Phong Thủy Học
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 12 của 15 trang, bài viết từ 166 đến 180 trên tổng số 218 bài trong đề mục
ttiens 08.02.2009 18:19:35 (permalink)
Chào ae, e thấy ae hiểu biết thật, kiến thức thật rộng, e cũng là một người rất thích phong thuỷ, chỉ đơn giản là e đang học kinh tế, lại rất thích môn phong thuỷ này, vì nghĩ sẽ giúp ích rất nhìu về việc kinh doanh sau này. Tâm niệm của e thì chỉ nghĩ môn này là một môn khoa học, mà lại rất thú vị, tại sao mình lại không học nó nhỉ :D.
E cũng có thắc mắc là không bít môn phong thuỷ thì dạy ở đâu nhỉ ?
E cũng đã tìm chỗ học, mà tìm gần 1 năm trời mà ko bít chỗ nào dạy, các sư huynh có thể chỉ cho e với dc ko ah, thanks ae nhìu
E thấy trên này, hình như ae ai cũng biết nhau, chắc là chung 1 thầy phải ko ah :D, srry nếu e có nói sai j, thanks ae nhìu
Mong ae hồi âm:D
ttiens 09.02.2009 21:36:26 (permalink)
hix, chờ mấy hôm nay mà ko thấy ai lên hết, rất mong sự trả lời của ae, thanks ae nhìu. Theo e nghĩ chắc ae cũng còn trẻ nhỉ:D
Talkative 09.02.2009 22:08:26 (permalink)
talk biết có một số web dạy phong thủy á, nhưng talk chưa ghi danh học lần nào nên không biết ra sao... hihi
mỗi năm bên web tuvilyso có mở khóa dạy phong thủy á. vào web đó hỏi sẽ có người chỉ cho, còn ở đây thì có thể PM hỏi NCD xen sao, talk chưa nói chuyện với NCD lần nào nên không biết ttiens có được trả lời hay không...
chúc bạn may mắn tìm được chỗ học hỏi phong thủy...
nhưng trong thời gian chờ đợi bạn có thể mua sách "Bát Trạch Minh Cảnh" về nghiên cứu trước để có một số căn bản, thì sau nầy sẽ dễ thu thập kiến thức hơn.
thân ái...
NCD 10.02.2009 14:28:51 (permalink)
Chào bạn ttiens !
Việc các web dạy Pt thì mình không tham gia , và cũng chẳng quan tâm , dù biết 1 số địa chỉ vẫn thỉnh thoảng mở lớp như bạn talk có nói. NHƯNG theo mình , học Địa lý mà chỉ học qua web là chỉ học như con vẹt , có người hướng dẫn tận nơi , chỉ từng trường hợp cụ thể mỗi lúc đi xem nhà , còn học khó xong , huống hồ học qua mạng. Tốt nhất là bạn mua sách về tự tìm tòi nghiên cứu , sau đó lên các trang web trao đổi những chỗ mình không hiểu , mình tin những ai đã lên mạng trao đổi học thuật đều sẵn sàng chỉ cho bạn thôi.
Ở đây , cumusic , anh vanti67 , Nhím , Tím đều là sư đệ mình , vì mình chỉ hướng dẫn cho mọi người với tính cách sư huynh muội với nhau , chứ mình chưa thực sự nhận học trò bao giờ , ai thích tìm tòi học hỏi với cái Tâm tốt giúp đỡ mọi người , mình luôn sẵn sàng chỉ với tư cách người anh , người bạn đi trước.
Chúc bạn vui với việc nghiên cứu bộ môn Huyền thuật này.
Thân chào bạn

P/S : À , sau này bạn có hỏi gì thì vào trong mục " Giải đáp thắc mắc " mà hỏi nhé ! Nơi đây chỉ dành đăng những kiến thức cho những ai tìm tòi , học hỏi về Phong Thuỷ thui.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2009 14:33:35 bởi NCD >
ttiens 10.02.2009 16:55:12 (permalink)
thanks ae nhìu, chắc e sẽ mua sách về nghiên cứu thêm. Mà e thích cách viết văn của mọi người hơn, vì nó giống văn nói hơn là văn viết, đọc dễ hiễu hơn. Dù sao cũng cảm ơn mọi người, có j ko hiểu e xin làm phiền mấy ae, mong ae giúp đỡ
mobifun 12.02.2009 17:43:25 (permalink)
Cám ơn các Anh Chị đã cho em 1 bài đọc rất bổ ích. Diễn Đàn này rất thú vị. Thanks
quanbao 05.04.2009 15:31:31 (permalink)
BÁT TRẠCH CHU THƯ NHỊ THẬP TỨ SƠN ĐỒ THUYẾT

Đại du niên ca quyết:
Kiền, lục thiên ngũ hoạ tuyệt diên sinh
Khảm, quỷ y khí niên mệnh hại sát
Cấn, sát tuyệt hoạ sinh diên thiên quỷ
Chấn, niên khí hại mệnh quỷ y sát
Tốn, thiên ngũ lục hoạ sinh tuyệt diên
Ly, sát quỷ mệnh niên hại khí y
Khôn, y diên tuyệt sinh hoạ ngũ lục
Đoài, khí hại niên mệnh sát quỷ thiên

Đại du niên ca quyết bên trên ai từng học qua Bát Trạch pháp đều phải biết đến nó. Như Kiền trạch thì cung Khảm là Lục Sát, cung Cấn là Thiên Y, cung Chấn là Ngũ quỷ, cung Tốn là Hoạ Hại, cung Ly là Tuyệt Mệnh, cung Khôn là Diên Niên, cung Đoài là Sinh Khí.

Đại du niên ca bên trên thực sự xuất phát từ:
- Sự tương sinh của ngũ hành do Tây tứ trạch Kiền Khôn Cấn Đoài là cục Kim sinh Thuỷ; Tây tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn là cục Mộc sinh Hoả.
- Phù hợp quy luật sinh thành của Hà Đồ-Lạc Thư do tổ hợp 1-6, 4-9, 2-7, 3-8, vừa là sinh thành vừa là hợp thập vừa là đối đãi với nhau.
- Quy luật âm dương tương phối, vì Càn Đoài thái dương phối Khôn Cấn thái âm, Tốn Khảm thiếu dương phối Chấn Ly thiếu âm.

Vì hợp lẽ Tiên thiên dùng cho phương vị Hậu thiên nên có Bát cung biến du niên như trên; Tuy nhiên trước nay vẫn phổ biến việc định trạch trong Bát Trạch phái chỉ có 8 cung mà thôi. Tình cờ Nam Phong đọc được trong Bát Trạch Chu Thư có câu: "Người đời chỉ biết phân làm Đông Tây nhị trạch mà không biết rằng trong Đông có Tây, trong Tây có Đông, trong Nam Bắc có cả Đông Tây. Hiểu được thì nạp quái, lập hướng, khai môn mới không sai lầm". Câu quyết đó đeo đẳng một thời gian đến khi tình cờ đọc được cách nạp giáp và đồ hình Kiền sơn thì mới thấu hết.
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý
Ly nạp Dần Ngọ Tuất Nhâm


Như vậy nếu Kiền trạch(Giáp Nhâm đồng lệ) thì:
Nhâm sơn là Phục vị
Tý sơn là Lục Sát
Quý sơn là Diên niên
Sửu sơn là Sinh khí
Cấn sơn là Thiên y
Dần sơn là Tuyệt mệnh
Giáp sơn là Phục vị
Mão sơn là Ngũ quỷ
Ất sơn là Diên niên
Thìn sơn là Lục sát
Tốn sơn là Hoạ hại
Tỵ sơn là Sinh khí
Bính sơn là Thiên y
Ngọ sơn là Tuyệt mệnh
Đinh sơn là Sinh khí
Mùi sơn là Ngũ quỷ
Khôn sơn là Diên niên
Thân sơn là Lục sát
Canh sơn là Ngũ quỷ
Dậu sơn là Sinh khí
Tân sơn là Hoạ hại
Tuất sơn là Lục sát
Kiền sơn là Phục vị
Hợi sơn là Ngũ quỷ
Đại du niên ca của Bát Trạch thực không chỉ dùng cho 8 cung, chỉ vì những người học được không nói ra để kẻ học sau phải sai lầm; Bát Trạch như vậy mới đầy đủ vì 24 sơn hoạ phúc không như nhau, mấy ai hiểu được Cấn là Thiên y mà lại có Tuyệt mệnh trong đó, Khảm là Lục sát mà lại có Diên niên, cùng một cung vị mà hoạ phúc lại khác nhau chính là vì vậy.
Lấy một trạch Kiền để tính, các trạch khác cũng theo đó mà suy ra.
Từ đây các thứ phối trạch, phối mệnh, định môn, phân phòng, bếp... theo 24 sơn như trên biến thành vô số trường hợp không thể nói hết. Nếu đã tinh thông rồi thì phối với Tiểu du niên tầm lấy cát tinh toạ nơi cát vị, khi đó sẽ thấy Hoạ hại mà phát phúc, Thiên y mà bại vong.
Bài viết này hy vọng mở đường cho các bạn học Bát Trạch sớm có được thành tựu.


Nam Phong

PS: tuy nhiên khi đem hợp nhất với Phiên quái Tiểu du niên thì lại sai ở hai sơn Nhâm Quý, nếu Nhâm nạp vào Ly, Quý nạp vào Khảm thì sẽ đúng hoàn toàn. Phần này nói thêm để các bạn lưu ý hai sơn Nhâm Quý, phải lấy thực tế kiểm chứng để có thể kết luận nên dùng Nạp quái Tiên Thiên(Nhâm theo Càn, Quý theo Khôn) hay Nạp quái Nguyệt thể(Nhâm theo Ly, Quý theo Khảm).

nhim_con75 08.04.2009 11:25:56 (permalink)
Chào bạn tonkin !
Trong room KHHB có mục Giải đáp thắc mắc , bạn nên vào đó hỏi nhé , ở đây chỉ dành để đăng các bài kiến thức về Phong Thuỷ thôi , bài này sẽ được dời đi sau 48 giờ nữa , bạn chuyển câu hỏi sang mục kia , Nhím sẽ trả lời cho bạn há!
Thân chào bạn.
danhphong 13.05.2009 20:29:40 (permalink)
BÀI VIẾT TRONG PHẦN NÀY HAY QUÁ!!!

Rất mong tiền bối NCD và Chị Nhím tiếp tục.
Nhưng cứ từ từ... thôi nha. Em còn đọc mà.... Không gấp được! Hi

Vừa đọc vừa ngẫm, nghĩ cũng phải.... vài tháng đấy.
 
ps: mong các bạn muốn hỏi và thắc mắc gì thì hãy vào phần hỏi đáp.
Phần này chỉ dành để các tiền bối đăng bài thôi.
Như vậy hay hơn phải không các bạn?!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2009 10:40:06 bởi danhphong >
về nguồn 30.05.2009 20:37:14 (permalink)
Chào NHIM và NCD Các bạn có thể viết vài ví dụ thực tế về cách luận kết hợp huyền không và bát trạch cho mình và các bạn trên dđ tìm hiểu thêm về phong thuỷ.THÂN CHÀO.
An_Nam2001 01.06.2009 22:51:44 (permalink)

Trích đoạn: quanbao

BÁT TRẠCH CHU THƯ NHỊ THẬP TỨ SƠN ĐỒ THUYẾT
.......Câu quyết đó đeo đẳng một thời gian đến khi tình cờ đọc được cách nạp giáp và đồ hình Kiền sơn thì mới thấu hết.
Kiền nạp Giáp Nhâm
Khôn nạp Ất Quý
Cấn nạp Bính
Tốn nạp Tân
Đoài nạp Đinh Tỵ Dậu Sửu
Chấn nạp Canh Hợi Mão Mùi
Khảm nạp Thân Tý Thìn Quý
Ly nạp Dần Ngọ Tuất Nhâm


Nam Phong

PS: tuy nhiên khi đem hợp nhất với Phiên quái Tiểu du niên thì lại sai ở hai sơn Nhâm Quý, nếu Nhâm nạp vào Ly, Quý nạp vào Khảm thì sẽ đúng hoàn toàn. Phần này nói thêm để các bạn lưu ý hai sơn Nhâm Quý, phải lấy thực tế kiểm chứng để có thể kết luận nên dùng Nạp quái Tiên Thiên(Nhâm theo Càn, Quý theo Khôn) hay Nạp quái Nguyệt thể(Nhâm theo Ly, Quý theo Khảm).



Câu này viết sai rồi!!
(xem chữ màu đỏ )

Chaos
nhim_con75 09.06.2009 06:45:29 (permalink)
                     PHÂN KIM-LẬP HƯỚNG(tt)
 
16/. MÙI LONG :
Mùi Long Nhập Thủ chỉ có 1 Hướng cần lập là : Khôn Sơn Cấn Hướng lây Đinh Mùi làm Chính Khí vào huyệt.
Mùi Long Nhập Thủ thì khí từ bên phải đi xuống, nên đặt thiên về bên phải để lấy khí Đinh Mùi đi suốt vào tai bên phải của Huyệt
Nếu kiêm Sửu Mùi thì chọn Tân Sửu, Tân Mùi lúc phân kim.
Nếu kiêm Dần Thân thì chọn Bính Dần, Bính Thân lúc phân kim.
 
17/. KHÔN LONG :
Khôn Long Nhập Thủ cũng chỉ có 1 Hướng cần lập là Đinh Sơn, Quý Hướng, lấy khí của Giáp Thân làm chính khí vào huyệt.
Khôn Long Nhập Thủ thì khí đi từ bên trái qua, nên đặt thiên bên phải gia thêm nửa phần Thân, để Chính khí Giáp Thân đi suốt vào tai bên trái Huyệt.
Nếu kiêm Tý Ngọ thì dùng Canh Tý, Canh Ngọ lúc phân kim
Nếu kiêm Sửu Mùi nên chọn Đinh Sửu, Đinh Mùi lúc phân kim.
 
18/. THÂN LONG:
Thân Long Nhập Thủ cũng chỉ lập mỗi Hướng : Đinh Sơn, Quý Hướng, lấy Mậu Thân làm chính khí vào Huyệt.
Thân Long Nhập Thủ thì khí đi từ bên trái xuống, nên đăt thiên về bên phải, để lấy khí Mậu Thân Chính Khí đi suốt vào tai bên trái Huyệt.
Nếu kiêm Ngọ Tý nên chọn Canh Ngọ, Canh Tý lúc phân kim.
Nếu kiêm Mùi Sửu nên chọn Đinh Mùi, Đinh Sửu lúc phân kim.
nhim_con75 15.06.2009 23:52:45 (permalink)
19/. CANH LONG :
Canh Long nhập thủ có 2 hướng là :  Dậu Sơn Mão Hướng và Khôn Sơn Cấn hưóng, lấy Ất Dậu làm chính khí vào huyệt.
 a/. Tọa Dậu Hướng Mẹo   : Canh Long nhập thủ, mạch đi từ bên phải xuống thì lập hướng Tọa Dậu Hướng Mẹo, lệch về bên trái gia thêm Thân 1 phân để lấy khí Ất Dậu làm chính khí đi suốt vào tai bên phải huyệt.
  Nếu kiêm Canh Giáp thì nên chọn Tân Dậu, Tân Mẹo lúc phân kim
  Nếu kiêm Tân Ất thì nên chọn Đinh Dậu, Đinh Mẹo lúc phân kim.
 
 b/. Tọa Khôn Hướng Cấn  : Canh Long nhập thủ, mạch đi từ bên trái xuống thì lập hướng Tọa Khôn Hướng Cấn, nên đặt lệch về bên phải, gia thêm Dậu 1 phân để lấy khí Ất Dậu đi suốt vào tai bên trái huyệt.
  Nếu kiêm Mùi Sửu thì nên chọn Tân Mùi, Tân Sửu lúc phân kim.
  Nếu kiêm Thân Dần thì nên chọn Bính Thân, Bính Dần lúc phân kim.
 
20/. DẬU LONG :
Dậu Long nhập thủ có 3 hướng có thể lập là  :  Khôn Son Cấn Hướng, Càn Sơn Tốn Hướng, Hợi Sơn Tị Hướng, lấy Kỷ Dậu làm Chính Khí rót vào huyệt.
  a/. Tọa Khôn Hướng Cấn  : Dậu Long nhập thủ, nếu mạch đi từ bên trái xuống có thể lập Tọa Kôn Hướng Cấn, lệch về bên phải, gia thêm Tân 1 phân để lấy khí Kỷ Dậu đi suốt vào tai bên trái huyệt.
  Nếu kiêm Mùi Sửu nên chọn Tân Mùi, Tân Sửu lúc phân kim.
  Nếu kiêm Thân Dần nên chọn Bính Thân, Bính Dần lúc phân kim.
 
 b/. Tọa Càn Hướng Tốn    :  Dậu Long nhập thủ, nếu huyệt đi từ bên phải xuống có thể lập Tọa Càn Hướng Tốn, đặt lệch về bên trái, gia thêm Canh 1 phân để lấy khí Kỷ Dậu đi suốt vào tai bên phải huyệt.
  Nếu kiêm Tuất Thìn nên chọn Canh Tuất, Canh Thìn lúc phân kim.
  Nếu kiêm Hợi Tị nên chọn Đinh Hợi, Đinh Tị lúc phân kim.
 
 c/. Tọa Hợi Hướng Tị        : Dậu Long nhập thủ nếu huyệt đi từ bên phải xuống có thể lập hướng Tọa Hợi Hướng Tị, đặt thiên về bên trái, gia thêm Canh 1 phân để lấy Chính Khí Kỷ Dậu đi suốt vào tai bên phải huyệt.
  Nếu kiêm Càn Tốn nên chọn Tân Hợi, Tân Tị lúc phân kim.
  Nếu kiêm Nhâm Bính nên chọn Định Hợi, Đinh Tị lúc phân kim.
 
21/. TÂN LONG:
Tân Long nhập thủ có 3 hướng có thể lập : Càn Sơn Tốn Hướng, Dậu Sơn Mẹo Hướng, Khôn Sơn Cấn HƯớng, lấy Bính Tuất làm Chính Khí rót vào huyệt.
  a/. Tọa Càn Hướng Tốn    : Tân Long nhập thủ, nếu huyệt đi từ bên phải xuống có thể lập hướng là Tọa Càn Hướng Tốn, đặt thiên về bên trái, gia thêm Dậu 1 phân để lấy Bính Tuất làm Chính Khí đi suốt vào tai bên phải huyệt.
  Nếu kiêm Tuất Thìn nên chọn Canh Tuất, Canh Thìn lúc phân kim.
  Nếu kiêm Hợi Tị nên chọn Đinh Hợi, Đinh Tị lúc phân kim.
 
  b/. Tọa Dậu Hướng Mẹo    : Tân Long nhập thủ, nếu mạch đi từ bên trái xuống có thể lập hướng Tọa Dậu Hướng Mẹo, đặt lệch về bên phải, gia thêm Tuất 1 phân để lấy Chính Khí Bính Tuất đi suốt vào tai bên trái huyệt.
  Nếu kiêm Canh Giáp nên chọn Tân Dậu, Tân Mẹo lúc phân kim.
  Nếu kiêm Tân Ất nên chọn Đinh Dậu, Đinh Mẹo lúc phân kim.
 
  c/. Tọa Khôn Hướng Cấn   : Tân Long nhập thủ, nếu mạch đi ngang thì nên chọn Tọa Khôn HƯớng Cấn lập huyệt, đặt thiên về bên phải để thu Bính Tuất Chính Khí đi suốt vào lưng bên trái huyệt.
  Nếu kiêm Mùi Sửu nên chọn Tân Mùi, Tân Sửu lúc phân kim.
  Nếu kiêm Thân Dần nên chọn Bính Thân, Bính Dần lúc phân kim.
nhim_con75 01.07.2009 18:57:36 (permalink)
22/. TUẤT LONG :
Tuất Long Nhập Thủ chỉ có 1 Hướng khả dĩ lập là Tọa Tân Hướng Ất, lấy Canh Tuất làm Chính Khí rót vào Huyệt.
Tuất Long Nhập Thủ thì khí đi từ bên trái xuống, nên đặt Huyệt thiên về bên phải, gia thêm Dậu để lấy Chính Khí Canh Tuất đi suốt vào tai bên trái Huyệt
Nếu kiêm Dậu Mẹo nên chọn tân Dậu, Tân Mẹo lúc Phân Kim
Nếu kiêm Tuất Thìn nên chọn Bính Tuất, Bính Thìn lúc Phân Kim.
 
23/. KIỀN LONG  :
Kiền Long Nhập Thủ cũng chỉ có 1 Hướng có thể lập là Tọa tân Hướng Ất, lấy Đinh Hợi làm Chính Khí rót vào Huyệt.
Kiền Long Nhập Thủ thì Khí đi từ bên trái xuống, nên đặt Huyệt thiên về bên phải, gia thêm Tuất để lấy Đinh Hợi Chính Khí đi suốt vào tai bên trái Huyệt
Nếu kiêm Dậu Mẹo nên chọn Tân Dậu, Tân Mẹo lúc Phân Kim
Nếu kiêm Tuất Thìn nên chọn Bính Tuất, Bính Thìn lúc Phân Kim
 
24/. HỢI LONG  :
Hợi Long Nhập Thủ có 5 Hướng có thể lập : Tọa Nhâm Hướng Bính, Tọa Càn Hướng Tốn, Tọa Quý Hướng Đinh, Tọa Dậu Hướng Mẹo, Tọa Sửu Hướng Mùi. Lấy Tân Hợi lám Chính Khí rót vào Huyệt
 a/. Tọa Nhâm Hướng Bính  :  Hợi Long Nhập Thủ, mạch đi từ bên phải xuống thì lập Huyệt Tọa Nhâm Hướng Bính, nên đặt thiên về bên Thanh Long, gia thêm nửa phần Càn để lấy Chính Khí Tân Hợi đi suốt vào tai bên phải Huyệt.
 Nếu kiêm Hợi Tị thì nên chọn Tân Tị, Tân Hợi lúc Phân Kim
 Nếu kiêm Tý Ngọ thì nên chọn Bính Tý, Bính Ngọ lúc Phân Kim
 
 b/. Tọa Càn Hướng Tốn      :  Hợi Long Nhập Thủ, mạch đi từ bên trái xuống có thể lập Huyệt Tọa Càn Hướng Tốn, nên đặt thiên về bên Bạch Hổ, gia thêm Nhâm nửa phần lấy Quý Hợi làm Chính Khí đi suốt vào tai bên trái Huyệt.
 Nếu kiêm Tuất Thìn thì nên chọn Canh Tuất, Canh Thìn lúc Phân Kim
 Nếu kiêm Hợi Tị thì nên chọn Đinh Hợi, Đinh Tị lúc Phân Kim.
 
 c/. Tọa Quý Hướng Đinh     :  Hợi Long Nhập Thủ, mạch đi từ bên phải xuống có thể lập Huyệt Tọa Quý Hướng Đinh, nên đặt thiên về bên Thanh Long gia thêm Càn 1 phân, lấy Tân Hợi làm Chính Khí đi suốt vào tai bên phải Huyệt.
 Nếu kiêm Tý Ngọ nên chọn Canh Tý, Canh Ngọ lúc Phân Kim
 Nếu kiêm Sửu Mùi nên chọn Đinh Sửu, Đinh Mùi lúc Phân Kim.
 
 d/. Tọa Dậu Hướng Mẹo     :  Hợi Long Nhập Thủ, mạch đi từ bên trái xuống có thể lập Huyệt Tọa Dậu Hướng Mẹo, nên đặt thiên về Bạch Hổ, lấy Tân Hợi làm Chính Khí đi suốt tai bên trái Huyệt.
 Nếu kiêm Canh Giáp nên chọn Tân Dậu, Tân Mẹo lúc Phân Kim
 Nếu kiêm Tân Ất nên chọn Đinh Dậu, Đinh Mẹo lúc Phân Kim
 
 e/. Tọa Sửu Hướng Mùi      :  Hợi Long Nhập Thủ, mạch đi từ bên phải xuống vòng sang trái xuất ra, có thể lập Huyệt Tọa Sửu Hướng Mùi, nên đặt thiên về bên Thanh Long, lấy Tân Hợi làm Chính Khí đi suốt vào tai bên phải Huyệt.
 Nếu kiêm Quý Đinh nên chọn Tân Sửu, Tân Mùi lúc Phân Kim
 Nếu kiêm Cấn Khôn nên chọn Đinh Sửu, Đinh Mùi lúc Phân Kim.
 
 
NCD 02.07.2009 18:15:30 (permalink)
CỬU CUNG, BÁT SƠN
TỔNG LUẬN
 
Nhà Địa lý Thái Cửu Thăng nói: Người đời nay nói về Lý Khí ở trong miền Bình dương, đại để là không ngoài hai môn: Cửu Cung và Bát Sơn. Cửu Cung thì lấy Bản cục tinh nhập Trung Cung, phi ra 8 phương, lấy phương Sinh Khí và Vượng kHí làm phương tốt lành. Bát Sơn  thì lấy Bản cục quái, khởi sao Liêm Trinh, lấy Tham Lang, Cự Môn, Vũ khúc là 3 sao ở 3 phương đó làm tốt lành.Về định cục và biện quái của 2 môn thì cùng như nhau, nhưng so sánh cái Cát và cái Hung ở 8 phương thì không giống hệt như nhau. Tức là bất đồng. Xem ra tập Can thì chỉ có 1,2 cái là đồng còn 8,9 cái là bất đồng. Vì thế nên người theo môn Cửu Cung thì bảo Cửu Cung là phải; người theo phái Bát Sơn thì cho Bát Sơn là phải. Hai bên mâu thuẫn và tranh cãi rất nhiều, NHƯNG, thực ra, thì do cả 2 phái đều chưa thấu đáo cái LÝ bên trong. Họ có biết đâu Địa Vận có lúc Thịnh, lúc Suy; đắc Vận thì Hưng Vượng, thất Vận thì suy bại. Nếu không tường môn Cửu Cung thì không biết khi nào hưng thịnh, khi nào suy bại, vì Cửu Cung chính là cách xem Khí Vận của Địa cục. Phương vị thì có tinh thuần, có bác tạp. Cho nên mới có câu:
" Âm, Dương tương kiến nhi cát
Âm, Dương tương thừa nhi hung"
( nôm na là có cái Âm, Dương gặp nhau thì Cát, có khi Âm, Dương gặp nhau lại Hung)
Và không có Bát Sơn thì không thể biết khi nào Cát, khi nào Hung vậy.
Bát Sơn là cách xem Thủy định Hướng, nếu không thông tỏ Bát Sơn thì không biết phương vị đó là Cát hay Hung được. Không am hiểu Cửu Cung thì không biết lúc nào Vận Vượng, lúc nào Vận Suy.
Vậy cả 2 môn hỗ tương cho nhau, cùng dùng cả, chẳng thể thiếu một. Nên khi xét phương hướng định vị thì lấy Bát Sơn làm chủ, lấy Cửu Cung để hỗ trợ. Tỷ như Bát Sơn có Cát Địa, Cát Thủy cũng phải đợi đến lúc Vận Vượng mới ứng nghiệm mà phát được.
Nói vậy cũng có nghĩa là: Khi xem xét Khí Vận phải lấy Cửu Cung làm chủ, mà Bát Sơn hỗ trợ thêm. Tỷ như Cửu Cung đã gặp Vận Hưng, nhưng cũng phải có Cát Sơn, Cát Thủy thì mới phát Phú Quý được.
Cho nên, cả 2 môn cũng như Thể, Dụng đi đôi với nhau, không thể tách rời.
Xét về ứng dụng thì thế, xét về phạm vi thì Cửu Cung luận cái Tổng Quát, đại lược của bố cục thôi; còn Bát Sơn thì phải đến trên Huyệt mà định 8 quẻ, mỗi quẻ phân ra 3 sơn, xem Thủy, xét phương một cách chi tiết hơn. Cả 2 môn không thể trộn lẫn mà dùng 1 cách hỗn tạp, mà phải có từng cái Dụng riêng, do đó không có tình trạng dẫm chân nhau như người của 2 phái này thường tranh luận. Vậy ta cũng thấy 2 môn đâu hề mâ thuẫn nhau, chỉ có người học không đến nơi, hiểu không đến chốn mới bình phẩm cái này đúng, cái kia sai, không hề có việc cái này phải, cái kia trái khi xét 1 cuộc đất giửa 2 môn này.
Đại sư Lại Bố Y cho rằng: Bát Sơn dụng Ngũ Quỹ quái, ở trong cái Âm, Dương thuần tịnh có Liêm Trinh, ở cái Âm , Dương bác tạp có Phụ Tinh, chỗ thuần tịnh chẳng phải lúc nào cũng toàn Cát, chỗ bác tạp chẳng phải lúc nào cũng toàn Hung. Âm, Dương cùng gốc, họa phúc cùng chịu. "Cực tắc bất biến" chính là "Thiên đạo chi diệu dã" vậy (Vật đến chỗ cùng cực tất sẽ biến đổi, đó mới đúng là đạo thật hay).  Lý này của Ngài chẳng khác nào Ý Dịch mà NCD mình đã nhiều lần nói với các anh chị, các bạn "Dịch không có tốt, không có xấu, mà tốt xấu cùng 1 chỗ", cũng như vòng tròn Lưỡng Nghi, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, khi đến Thái Dương tất sẽ sinh Thiếu Âm, đến Thái Âm tất sẽ sinh Thiếu Dương vậy.
Theo Ngọc Xích Kinh nói thì miền Bình dương (đồng bằng) chỉ có Tiểu vận thôi, cho rằng ở miền Bình Dương chỉ có Địa cuộc nhỏ sẽ không đắc Đại vận được, nên chỉ luận Tiểu vận. Nếu các anh chị, các bạn còn nhớ, trong bài "Thánh vật sông Tô Lích", NCd mình đã từng nói ở miền Bình dương đa phần là Huyệt Phú, ít có Huyệt Quý, nhưng nếu có thì Huyệt kết sẽ lớn không kém miền sơn cước. Bởi ở vùng đồng bằng cũng có Đại Cán Longkết Huyệt vậy, chẳng những thế, Lực của nó rất lớn, Khí dồi dào, phải lấy Đại vận mà suy xét sự Hưng, Suy của nó vậy.
Tiểu Vận thì lấy 20 năm, đổi thay 1 sao vào giửa Trung Cung mà phi đi.
Đại Vận thì lấy 60 năm ( tương đương 1 Nguyên) cũng lấy 1 sao chủ Đại Vận nhập vào Trung Cung mà thuận phi đi.
Muốn luận đất là Đại địa hay Tiểu Địa phải xem xét cái Địa Cục đó lớn hay nhỏ, dày hay mỏng mà quyết định Sao vào Trung Cung là của Tiểu Vận hay Đại Vận, có vậy mới khỏi lầm lạc khi quyết đoán sự Cát Hung khi 8 sao phi đến 8 phương.
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 12 của 15 trang, bài viết từ 166 đến 180 trên tổng số 218 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9