Bài nói chuyện của các nhà ngoại cảm
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 36 bài trong đề mục
lacquanteu 27.04.2007 22:44:59 (permalink)




Vì sao họ có khả năng ngoại cảm?







Hầu hết các nhà ngoại cảm ở nước ta có được khả năng kỳ lạ là do một biến cố trong đời. Ly kỳ nhất phải kể đến câu chuyện của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, cô đã có được khả năng phi thường sau một lần bị chó dại cắn suýt chết

 
Theo ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng, ở Việt Nam hiện có gần 100 người có khả năng đặc biệt, trong đó chỉ có hơn chục người có khả năng tìm mộ thực sự xuất sắc. Còn con số lừa bịp để trục lợi, hoặc hoang tưởng mình có khả năng đặc biệt thì phải đến hàng ngàn.

Chính vì thế, ông cũng cảnh báo rằng, tất cả những người chưa được các nhà khoa học cũng như những cơ quan có chức năng thẩm định, đánh giá bằng các đề tài nghiên cứu cụ thể thì không thể tin tưởng được.

Qua các cuộc nghiên cứu, đánh giá, các nhà khoa học tổng kết được 4 con đường dẫn đến khả năng ngoại cảm: Thứ nhất là bẩm sinh, tức sinh ra đã có khả năng ngoại cảm. Thứ hai, sau những trận ốm thập tử nhất sinh bỗng phát hiện ra khả năng này. Thứ ba, các thiền sư tu hành lâu năm, đắc đạo. Thứ tư, do được đào tạo.

Theo ông Khanh, trường hợp trở thành nhà ngoại cảm do bẩm sinh là rất hiếm, do tu hành đắc đạo thì có nhiều, song đối với các nhà tu hành, ngồi một chỗ biết chuyện thiên hạ chỉ là một bậc nhỏ trên con đường đến cõi niết bàn.

Các thiền sư chuyên tâm tu hành, không màng đến thế sự, tiếng tăm, danh phận và rũ bỏ hết việc đời nên họ không bao giờ công bố khả năng của mình. Họ muốn giữ tâm tịnh để tiếp tục tu hành khổ hạnh, do vậy, người đời thường không biết được khả năng của họ.

Người tiêu biểu về khả năng tu hành rồi trở thành nhà ngoại cảm là anh Nguyễn Văn Nhã. Anh Nhã hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh. Anh thường ít khi tiếp xúc, gặp mặt người tìm mộ. Những ai muốn tìm được hài cốt người thân thường gọi điện hỏi anh, anh sẽ chỉ dẫn qua điện thoại.

Anh Nhã làm thế là vì không muốn mang tiếng kiếm tiền từ việc chỉ dẫn người đời đi tìm mộ. Chính vì thế, nhiều gia đình tìm thấy mộ thân nhân qua sự chỉ dẫn của anh, muốn tìm anh hậu tạ nhưng không biết anh ở đâu, hỏi địa chỉ thì anh không cho, thậm chí mang quà đến anh cũng không nhận.

Đã có cả ngàn người tìm được mộ nhờ sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, song vẫn không biết mặt mũi nhà ngoại cảm này như thế nào. Việc có khả năng ngoại cảm do đào tạo bài bản chính là nét độc đáo ở Việt Nam mà các nhà khoa học đang chuyên tâm nghiên cứu, áp dụng.

Đã có một số người sẵn có khả năng đặc biệt, lại được các nhà khoa học rèn luyện nên trở thành nhà ngoại cảm có khả năng tìm mộ cũng như nhiều khả năng có ích khác, tuy nhiên, những người này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nên các nhà khoa học chưa cung cấp thông tin.

Hầu hết các nhà ngoại cảm ở nước ta có được khả năng kỳ lạ là do một biến cố trong đời. Có người bị điện cao thế giật (ông Nguyễn Văn Chiều), có người qua trận sốt hoặc trận ốm thập tử nhất sinh thì trở thành nhà ngoại cảm.

Trong số những người trải qua biến cố thành nhà ngoại cảm thì ly kỳ nhất phải kể đến Phan Thị Bích Hằng. Con đường trở thành nhà ngoại cảm của Bích Hằng vô cùng gian nan, kỳ lạ và nhiều nước mắt.

Phan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái.

Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó. Vài ngày sau khi bị chó cắn, Hằng nhận được giấy báo đỗ đại học.

Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đèo nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.

Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệu chứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thần đã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói như người mất hồn: “Đúng như vậy. Cháu và cô bạn đều bị một con chó cắn”. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất tỉnh. Cô bạn thân thì đã qua đời.

Gia đình đưa cô đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu an ủi: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”.

Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván mà người ta vừa bốc lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc khủng khiếp này.

Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.

Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói: “Anh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi”. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.

Đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn trống.

Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: “Thứ nhất, chưa qua giờ Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không được thắp hương”.

Lúc đó, một ông bác sĩ nói: “Tốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy”. Ông cụ đó nói tiếp: “Các anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết”.

Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.

Hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): “Vì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác”, bố Hằng trả lời: “Để linh hồn mau siêu thoát”. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: “Khi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình”.

7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái, ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi “Bố ơi!”.

Hằng đạp phải những chiếc vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.

Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.

Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà. Đúng lúc đó thì tiếng súng làm Hằng giật mình tỉnh dậy. Mọi người đều vui mừng khôn xiết, coi việc Hằng sống lại là chuyện thần kỳ.

Vài tháng sau, khi khỏe mạnh hẳn, Hằng thường đi lung tung, không có định hướng. Điều kỳ dị là nhìn mặt mọi người Hằng có thể biết được họ còn sống lâu hay sắp chết. Một số người đang khỏe mạnh song lại cứ như có ai đó nói với cô rằng họ sắp chết, thế là cô tìm họ nói cho họ biết rằng họ sắp chết.

Không ít lần cô bị ăn đòn vì... độc mồm, độc miệng. Ngày đó, trong làng có ông Vũ Văn Trác, 50 tuổi, rất khỏe mạnh và quý mến Hằng. Ngày Hằng còn bé, có cái bánh, cái kẹo ông đều dành cho.

Một hôm, gặp ông Trác đi làm đồng về, Hằng bảo: “Ông ơi, chắc là ông sắp mất rồi. Ông đừng đi làm nữa cho khổ!”. Nghe Hằng nói thế, ông Trác cầm cái roi trâu quát: “À, tưởng là con cô giáo mà tao không dám đánh à? Bố mày có là đại tá thì hôm nay tao cũng phải cho mày một trận”.

Khi ông Trác cầm roi trâu đuổi, Hằng còn vừa chạy vừa quay lại bảo: “Ông sẽ chết thật mà”. Ông Trác tức sôi máu đánh Hằng một trận, cô đau phát khóc, nhưng vừa khóc vừa khẳng định vài ngày nữa ông sẽ chết.

Hôm ấy những người chứng kiến được bữa cười ra nước mắt. Nhưng rồi, vài ngày sau loa truyền thanh xã thông báo ông Trác chết thật. Thông tin ấy làm cả làng sợ hãi.

Tiếp sau ông Trác là ông Bùi Văn Trai, Chủ nhiệm HTX thêu xuất khẩu xã Khánh Hòa. Ông Trai là bạn rất thân của mẹ Hằng. Hôm đó, giữa hội trường UBND xã, rất nhiều người chứng kiến, Hằng nói: “Đến tháng giêng là chú chết đấy, có bao nhiêu hợp đồng xuất khẩu chú bàn giao hết đi, nếu không đến lúc ấy lại không kịp”.

Ông Trai bực mình nói với bố mẹ Hằng rằng: “Anh chị phải về dạy bảo con, chứ cứ để nó huyên thuyên như thế là không được”. Không ngờ, đầu tháng giêng ông Trai chết thật. Sau chuyện đó cả làng bảo Hằng bị ma ám, nói ai chết là người ấy chết. Người ta cứ nhìn thấy Hằng là tránh xa.

Mọi người trong gia đình Hằng đều đau khổ. Mẹ Hằng là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, các phụ huynh đều rất tin tưởng khi con cái họ học lớp bà chủ nhiệm, nhưng biết chuyện của Hằng thì đều xin cho con chuyển lớp.

Hằng ra sức thuyết phục mọi người rằng cô không bị thần kinh, những chuyện đó là do cô nhìn thấy, nhưng không ai tin. Cha mẹ Hằng đưa cô đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác khám thần kinh, rồi đưa đi gặp hết “cậu nọ, cô kia” cúng bái.

Mặc dù khi đó Hằng có khả năng phán đoán được tình trạng sức khỏe, thậm chí cả suy nghĩ của người khác, song Hằng đau khổ đến nỗi chỉ mong quên hết khả năng ấy đi.

Theo lời kể của Hằng, một ngày, trong cơn tuyệt vọng, Hằng ao ước được "nhìn thấy" bà nội và bà ngoại, những người cô rất yêu quý. Thế rồi, kỳ lạ thay, vào ngày giỗ bà nội, Hằng “nhìn thấy” bà nội (bà chết khi Hằng 10 tuổi) về, bế theo một đứa trẻ và dắt theo một đứa nữa.

Hằng nói chuyện với bà, rồi kể cho mọi người nghe. Ông nội nghe Hằng nói liền kể rằng đó là hai đứa con của ông đã mất lúc 8 tháng và 3 tuổi. Lúc này, mọi người mới kinh hoàng nhận ra rằng, Hằng có khả năng đặc biệt.

Ngôi làng Hằng đang sống có ngôi chùa Dầu rất cổ. Khi nhà Trần đánh tan Chiêm Thành, bà Huyền Trân Công Chúa không về Thăng Long mà vào tu ở ngôi chùa này. Sau này gia tộc họ Trần cũng về đây ở, rồi chết đi thì chôn luôn ở quanh chùa.

Một lần, Hằng vào nhà ông chú ruột chơi rồi bảo rằng, trong vườn nhà chú có bóng người. Nhà chú Hằng ai cũng mắc bệnh kỳ lạ, teo một bên chân, ngoẹo một bên đầu về bên phải, nên ông rất tin lời Hằng nói.

Thế là hai chú cháu đào bới thử mảnh vườn. Không ngờ thấy một lớp ngói đã mục, rồi đến một lớp đất đỏ. Gạt lớp đất đỏ ra thì thấy lớp quách bằng hợp chất gồm vỏ hến, vôi, mật. Phá lớp này ra thì thấy cỗ quan tài chạm trổ rất đẹp bằng gỗ ngọc am. Bật nắp quan tài thấy xác ướp người đàn ông. Sau này, các nhà sử học xác định ngôi mộ có tuổi 700 năm.

Chính gia đình Hằng cũng để thất lạc mộ cụ 4 đời. Nhiều lần, bố Hằng nhờ đồng đội về đào bới mà không thấy. Đúng ngày giỗ cụ, Hằng thử đi tìm. Không ngờ, Hằng “nhìn” thấy mộ cụ nằm trên đường đi. Hằng liền rủ mấy người anh ra đường đào.

Mấy anh bảo vệ xã nhìn thấy thì bảo: “Chết dở thật. Con ông bộ đội rỗi việc đi phá đường”. Hằng khẳng định dưới lòng đường có mộ thì mấy anh bảo vệ bảo: “Thế thì đem cuốc xẻng ra đào thử xem con dở hơi này nó nói có đúng không!”.

Khi đào sâu gần 2m thì xuất hiện một tấm gỗ có khảm chữ Hán. Hằng liền đem rửa mảnh gỗ đi rồi mang cho ông nội đã 80 tuổi đọc. Ông nội Hằng đọc thấy hai dòng chữ ở hai mặt tấm gỗ là “Âm thủy quy nguyên” và “Vinh quy bái tổ” thì lăn ra khóc. Bao nhiêu năm nay đã nhiều đêm ông không nhắm mắt được vì đã để thất lạc mộ tổ.

Lúc này, mọi người không còn nghi ngờ gì về khả năng đặc biệt của Hằng nữa. Nhưng bố Hằng, là một cán bộ được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, tính tình cứng rắn, chỉ tin vào khoa học nên vẫn chưa tin vào khả năng của Hằng.

Ông bỏ cả việc cơ quan để ở nhà trông Hằng, đuổi hết những người tìm đến “cầu thánh, cầu thần”. Để chứng minh với bố rằng cô không bị thần kinh, không bị hoang tưởng di chứng chó dại cắn, cô xin bố cho đi thi đại học và hứa chắc chắn sẽ thi đỗ.

Để bố tâm phục khẩu phục, Hằng quay ngoắt sang ôn thi khối A, ĐH Kinh tế quốc dân, cho dù năm trước cô thi khối C. Chỉ có 15 ngày ôn thi, kể từ khi xin bố, vậy mà Hằng đã thi đỗ với số điểm khá cao, 24 điểm.

Khi đó, Hằng đã là cộng tác viên của Viện Khoa học thể dục - thể thao. Một số cán bộ có tâm huyết của Bộ VH-TT đã đi theo Hằng để nghiên cứu rất tỉ mỉ về khả năng tìm mộ. Hằng đã nhờ những vị cán bộ này cho người về giúp cô khảo sát lại di tích lịch sử chùa Dầu quê cô có từ đời nhà Trần.

Hằng về, “nói chuyện” với những người xây chùa, tất nhiên là đã chết cách đây 700 năm, trong đó có cả nhũ mẫu của Huyền Trân Công Chúa, là bà Phan Thị Vinh. Người xưa đã kể tỉ mỉ cho Hằng biết tòa sen như thế nào, bát hương ra sao, có bao nhiêu sắc phong từ các đời vua...

Những gì Hằng thu thập đều được các cơ quan quản lý văn hóa xác nhận đúng. Với những tài liệu, hiện vật thu thập được, Phòng văn hóa đã trình lên tỉnh, tỉnh trình lên bộ và sau đó chùa Dầu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Những gì Phan Thị Bích Hằng làm được cho đời thực sự trân trọng, không lý lẽ gì có thể bác bỏ. Đã có hàng ngàn gia đình tìm lại được người thân, đã có cả ngàn hài cốt liệt sĩ được trở về đất mẹ sau bao nhiêu năm nằm nơi rừng sâu núi thẳm, mà nhiều đồng đội, người thân đi tìm không thấy.

Thậm chí, qua Bích Hằng, lịch sử đã phải viết thêm những trang hào hùng về trận đánh khốc liệt ở cánh rừng K'Nác, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Nơi đây, dòng Đắk Lốp đã nhấn chìm 400 thi thể chiến sĩ và cả những chiến công của họ nếu không có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vượt rừng, lội suối tìm hài cốt của họ để đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ, mang lại niềm an ủi cho các gia đình.

Theo Phạm Ngọc Dương

 
 



 
#16
    khachxa 04.05.2007 12:18:14 (permalink)
    Phan Thị Bích Hằng tại chùa Hoằng Pháp, TP. HCM (25/03/07)  
    (MC):
     
    Nam mô bổn sư thích tăng ni Phật, kính bạch chi tôn đức, kính thưa toàn thể quý Phật tử,
     
    Trước khi bước vào chương trình, thay lời ban tổ chức, chúng tôi xin trình bày sơ nét về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
     
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng sinh năm 1971, nguyên quán tại tình Ninh Bình. Hiện tại cô là một trong số rất ít những người thành công trong lĩnh vực ngoại cảm. Với khả năng đặc biệt này, trong nhiều năm qua, cô đã cùng các tổ chức, cá nhân, cũng như thân nhân của những người mất, đi tìm hài cốt các liệt sĩ, cũng như đồng bào đã mất trên khắp cả nước. Với việc làm này, ý nghĩa này xin toàn thể đại chúng cho một tràng pháo tay thật nồng nhiệt để cám thán khích lệ tinh thần cao đẹp của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
     
    Và câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin phép được hỏi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Chúng tôi được biết hiện nay, cô là một trong số rất ít những người có khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm mà đặc biệt là hình thức đối thoại trực tiếp với những vong hồn đã mất. Vậy xin cô vui lòng cho biết, cô đã phát hiện ra bản thân mình có khả năng ngoại cảm này trong trường hợp nào và trong khoảng thời gian nào? Xin kính mời nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
     
    (Phan Thị Bích Hằng):
     
    Nam mô a di đà Phật,
     
    Kính thưa các chư thiên, các chư vị, các Phật tử,
     
    Hôm nay tôi rất là vui mừng và rất là vinh dự được có mặt trong cái buổi thuyết pháp thường niên của chùa Hoằng Pháp tại TP. HCM.
     
    Lời đầu tiên tôi xin gửi tới tất cả các chư vị, các chư tôn, các chư tăng ni Phật tử, lời chúc sức khỏe đầu năm mới, và một lời cầu nguyện cho tất cả các linh hồn người thân của tất cả các chư vị được siêu sinh tịnh độ.
     
    Xin kính thưa toàn thể các chư vị,
     
    Tôi sinh ra ở một (cái) vùng quê thuộc đồng bằng Bắc bộ. Đấy là một vùng quê nghèo. Vừa rồi thì các chư vị cũng đã được nghe sơ lược cái khả năng của tôi có từ năm 1989, là năm đầu tiên tôi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường đại học. Và cái khả năng này đã… cũng đã là một trong những cái tác động làm cho tôi lỡ bước một năm vào đại học. Thì một cái tai nạn hy hữu đã xảy ra. Thì trong số chúng ta ngồi đây thì cũng không ít những người đã được nghe qua cái đĩa mà tôi đã tự bạch về quá trình làm việc cũng như cuộc đời của mình một cách chưa được chi tiết lắm nhưng đấy cũng là những nét khái quát cơ bản.
     
    Tôi phát hiện ra khả năng của bản thân mình là bắt đầu từ ngày, chính thức là ngày 16/10/1989. Ngày đó là ngày giỗ của bà nội tôi. Và trước đó gần một năm thì tôi gặp phải một cái tai nạn. Và trong khi thập tử nhất sinh, thậm chí đã phải chết lâm sàng và tỉnh lại, thì trạng thái trong cơ thể có rất nhiều những cái sự biến đổi không bình thường. Và rồi cái, những cái hình ảnh, âm thanh khác lạ, siêu thực cứ chập chờn ở xung quanh. Và đã có lúc tôi tưởng như mình bị thần kinh, bị hoang tưởng. Và tôi đã kiểm chứng rất là nhiều. Những người thân trong gia đình cũng vậy. Mọi người rất là hoang mang và nghĩ rằng sau cái di chứng của bệnh dại cắn thì cái hệ thần kinh của tôi đã bị thay đổi và tôi không phải là người bình thường. Và trong quá trình đó thì tôi vẫn nghĩ rằng những cái điều mà mình nhìn thấy, mình cảm nhận thấy đó là do cái triệu chứng lâm sàng của những người bị bệnh hoang tưởng chứ không phải là dấu hiệu của một khả năng đặc biêt. Và chính vì thế nên là tôi đã phải đi khá nhiều bệnh viện và khá nhiều những cái cơ sở y học, kể cả về đông y, về tây y. Và thậm chí cả những cái mà gọi nôm na thì tôi thường gọi đùa là ‘âm y’. Nghĩa là phải đi xem rồi đi tìm hiểu khắp các nơi. Những nơi nào có thầy hay, có cô giỏi mà nghe thấy thông tin như vậy là gia đình tôi tìm đến để hỏi rõ cái căn nguyên mà cái tình trạng hiện nay tôi mắc phải là vì đâu. Vì đi tất cả các bệnh viện thì đều trả lời không phải bệnh tâm thần. Và sau tất cả những kiểm tra rất là khắt khe và các cuộc thử nghiệm thì hoàn toàn là trí não hoàn toàn bình thường. Như vậy căn nguyên nào mà cứ phát ngôn bừa bãi, bảo ai cũng chết. Rồi cứ nói việc này việc khác, nhìn thấy cái này cái kia. Vậy thì căn nguyên là do đâu, chắc chắn phải do là phần âm. Thế và rồi một loạt các mồ mả trong gia đình được chỉnh đốn, để nhằm mục đích là để cải thiện cái tình trạng thần kinh và tinh thần của tôi lúc ấy. Thế nhưng rất may trong công cuộc… đang đang rất là… mọi việc đang được đưa vào giám sát một cách hết sức là chặt chẽ thì đúng thời điểm là ngày giỗ của bà nội đến.
     
    Thế thì trong tâm nguyện của tôi, lúc nào tôi cũng rất là mong được nhìn thấy bà. Và luôn luôn ước nguyện là cái chết của bà nội và bà ngoại cùng đến trong một năm. Và tôi rất là gắn bó với bà, tôi nghĩ rằng đấy như là một giấc mơ. Và tôi chỉ mong rằng lúc nào tỉnh giấc mơ trở lại thì cái việc hai bà đã chết đấy chỉ là giấc mơ thôi và tôi lại thấy hai bà sống bình thường. Nên hôm ngày giỗ thì vẫn một cái suy nghĩ đấy, là suy nghĩ thường trực trong tôi kể từ ngày bà mất năm 1980. Sau đấy, đến hôm ngày giỗ tôi đến thắp hương cũng như những ngày khác trong năm và những ngày giỗ bình thường và tôi lên thắp hương. Và sau lúc khoảng 10 phút tập trung nhìn lên bàn thờ và khấn bà những cái điều rất bình thường “bà phù hộ cho cháu mạnh khỏe” và cái điều quan trọng nhất là “bà phù hộ cho cháu để cho cháu trở lại bình thường. Cháu thì nghĩ là cháu bình thường, nhưng mà mọi người bảo cháu không bình thường. Thế cho cháu được trở lại bình thường để cháu lại được đi học”. Thì trong lúc như vậy thì tôi nhìn thấy hình ảnh của bà nội. Và lúc đầu tôi tưởng mình hoa mắt, mấy lần tôi cứ dụi mắt. Nhưng không phải bà tôi ở trong cái ảnh là mặc áo dài rồi đeo chuỗi tràng hạt, trông rất là sang trọng. Nhưng mà trên thực tế bà nội tôi là một người phụ nữ đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ, tức là có một hàm răng hạt na trông rất là phúc hậu, và bà bình dị. Đời bà chưa một lần biết xỏ vào cái áo dài, bà chỉ mặc một cái áo trắng nom cũng bình thường. Và đến khi bà mất ấy, cái tiêu chuẩn phiếu vải cuối cùng của mẹ cũng chỉ đủ để may cho bà một bộ quần áo để khâm liệm vào năm 80, những cái năm cũng là khó khăn chung của đất nước. Thì bà hiện về với cái áo mầu nâu như vậy thì tôi bảo rằng ‘rõ ràng không phải là cái ảnh ở trên… cái ảnh nó tạo ảo ảnh, mà cái hình ảnh tôi đang nhìn thấy là thực’. Và tiếp theo thì thấy bà bế hai người cháu ở hai bên. Tôi nghĩ rằng bà bế hai đứa trẻ, tự nhiên tôi gọi là “Bà ơi”. Tôi quay lại “Ông, cháu thấy bà rồi”, thì cả nhà kinh hoàng, nghĩ rằng lại chuẩn bị… chắc là tôi nhớ bà quá, tôi căng thẳng và chuẩn bị cơn bệnh dại lại tái phát. Và cả nhà trong tâm trạng hoảng hốt. Có người đang ăn cơm bỏ hết bát đũa đứng dậy để xem tôi nói gì. Thì tôi nhìn mọi người bảo “mọi người đừng mất bình tĩnh như vậy, cháu nhìn thấy bà. Bà bế một đứa trẻ tám tháng tuổi (tầm vậy thôi) và dắt một đứa trẻ 3 tuổi bụ bẫm và xinh lắm”. Thì lúc đó ông nội tôi đứng… đầu tiên là mặt ông tái đi rồi sau đó ông sững sờ, ông đến ông cầm tay tôi lay lay tôi bảo: “Cháu tỉnh không đấy?”, “Cháu hoàn toàn tỉnh táo”. Thế ông nội nói là “Đấy là hai người con của ông. Một người chết lúc 3 tuổi, chết vào năm 45 và  một người chết lúc được 8 tháng tuổi. Như vậy cháu có nghĩa là cháu nhìn thấy bà thật” và ông tôi quay lại ông tôi nói với bố tôi rằng “Anh không nghi ngờ gì nữa, đây rõ ràng là trời cho nó ăn lộc, chứ không phải nó bị thần kinh đâu”. Và khi đó tôi cảm thấy một cái tâm trạng, tôi rất là vui mừng, nhưng tôi lại nghĩ rằng, bởi vì thật ra tôi và gia đình tôi rất là ưa lý sự, rất là hay biện luận, nhất là bố tôi. Bố tôi đặt vấn đề rằng bà nội tôi là người rất thân của tôi nên có thể là cái ấn tượng về bà và cái tình cảm đối với bà đã tạo nên cái dư ảnh đó và tôi đã nhìn thấy. Bởi vì bố tôi cũng là một người rất giỏi về vật lý. Bố tôi bảo “Chính vì những cái điều đó cho nên tôi có một cái hình dung trong óc tôi như vậy thế thì…” Sau khi cái lập luận đấy được đưa ra thì có vẻ là có khả năng rất là thuyết phục. Nhưng mà bản thân tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi bảo rõ ràng đấy là hình ảnh tôi nhìn thấy, và một hình ảnh rất là sống động. Tôi còn nhìn thấy sự biểu cảm trên khuôn mặt của bà nội, khi tôi nói rằng “Bà hãy giúp cháu để chứng minh cho mọi người rằng cháu là người bình thường và cháu trở lại bình thường như ngày xưa”, thì bà nhìn tôi, tức là cái nhìn thoáng có vẻ xót xa nhưng mà đầy âu yếm và trìu mến, và cái ánh mắt ấy như là an ủi và tôi có nhìn thấy miệng bà nói. Nhưng lúc ấy tôi không nghe thấy tiếng, không nghe thấy nói một cái gì cả, chỉ biết là miệng bà có lắp bắp và hình dung là bà đang an ủi mình điều gì đó. Thế và đến khi mà ông đứng lên, thì tôi nhìn thấy bà nhoẻn miệng cười, khi ông xác nhận rằng đấy là hai đứa con, thì chắc là bà nghe thấy và bà nhoẻn miệng cười. Thì rõ ràng là cái đấy không thể là cái ảo ảnh mà tôi tự hình dung ra được. Thì rõ ràng cái tôi nhìn thấy trước mắt. Thế sau đó thì tôi nghĩ rằng khó mà thuyết phục được bố mình, thì tôi mới nghĩ cách tôi bảo là ‘ở trên bàn thờ mình còn nhìn thấy, vậy thì thử ra mộ xem sao. Chắc chắn là ra mộ thì sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn’. Nhưng mà thật ra là đúng là cái việc ra mộ tôi chọn hơi sai lầm và tôi đã bị ngất xỉu ngay tại chỗ khi những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt. Đáng lý ra, ra một cái nơi mà chỉ có một mình bà nội nằm thôi, ở chỗ đó rất là ít mộ, thì tôi sẽ giữ được bình tĩnh hơn. Nhưng mà tôi đi thẳng lên cái nghĩa địa của làng, cách nhà khoảng hơn một cây số. Và khi bước chân lên nghĩa địa thì ở nơi đó là một bên là chôn những mộ đã cải táng và một bên là chôn những mộ mới. Thế thì khi tôi bước vào con đường giữa của hai khu ấy, thì bắt đầu là những hình ảnh, một bên thì toàn nhìn thấy những bộ xương thôi, còn một bên thì nhìn thấy nào vải trắng, vải đen nó cứ bùng nhùng ra. Và nhìn thấy rất nhiều người, họ nằm, họ ngồi, họ đứng. Thế và lúc ấy thì tôi, sau khi tôi nhìn thấy như thế thì tôi hét lên và tôi ngất xỉu ngay ở tại trên cái con đường đi ra nghĩa địa và sau đó thì tôi về phải vào khoảng một tháng sau không dám ra… không dám mon men ra nghĩa địa nữa, không dám nhìn, không dám ngó nghiêng gì cả.

    (còn nữa)

    #17
      khachxa 04.05.2007 15:31:20 (permalink)
      (tiếp theo)



      Khi tôi bình tĩnh trở lại và trấn át được tinh thần của mình, trấn an tinh thần của mình ấy, thì tôi lại nghĩ tôi sẽ quay trở ra, tức là quay ra cái mộ của bà nội và của chú, chính là cái người con ba tuổi mà ông… người con mà ông bảo mất lúc ba tuổi. Thì hỏi ông mộ của chú ở đâu, thì mộ của chú lúc bấy giờ là một cái nấm đất lè tè chui vào trong một cái bờ tre, thì rất là khó phát hiện. Ngày xưa là chết còn nhỏ thì nhiều khi các cụ quan niệm là để cho mau siêu thoát và đầu thai đi kiếp khác, cho nên các cụ không quan tâm lắm đến chuyện thờ cúng và mồ mả. Thì tôi đi ra mộ bà nội, thì lúc đấy là tôi khá bình thản, đi ra cách mộ khoảng 6-7m đã nhìn thấy bà rồi. Tôi thắp hương bàn thờ “Bà ơi, cháu đi ra thăm nhà của bà đây. Thế mà nếu mà cháu thực sự nhìn thấy bà là thật thì bà hôm nay bà lại cho cháu nhìn thấy ở trên mộ”. Thế là cách nhà 6-7m thì tôi đã thấy bà tôi bước ra và rất là tươi cười đón tôi. Hôm đó thì chỉ có một mình chứ không phải là với hai người con kia nữa. Thì bà nói rằng “Hôm nay cháu đến thăm nhà bà”. Thì tôi cứ nhìn cái miệng bà cười cười xong bà chỉ, tôi hình dung ra cái câu nói ấy là như vậy. Thì tôi lại trả lời lại rất là vô thức “Vâng, cháu đến thăm nhà bà đây. Thế bác với chú đâu rồi”. Tôi thấy bà cười và lắc đầu, thế rồi chỉ hai tay ra hai nơi. Tôi hiểu rằng có thể bà đang nói với tôi rằng bác ở chỗ này, chú ở chỗ kia vì ông bác thì mất mộ rồi. Thế thì lúc đó thì tôi cứ đứng ở trên mộ bà “Cháu nhìn thấy bà nói nhưng cháu không nghe thấy. Ước gì cháu được nghe nhỉ”. Tôi cứ nói và tôi cứ ước như thế thôi và hai bà cháu chỉ gật gù và giao lưu với nhau bằng ánh mắt thôi. Thế sau đó thì tôi về. Tôi về, tôi chạy nhẩy chân sáo từ mộ bà về và “Ông ơi ông, cháu nhìn thấy thật đấy”. Và mọi người thì rất ngạc nhiên: tại sao nó lại cứ chạy từ ngoài đường về nó bảo là “thế thì không phải cháu bị điên, thế thì không phải cháu bị điên”. Thế là hàng xóm quay ra nhìn, khi hàng xóm họ hỏi là tại sao cháu lại nói như vậy tôi cũng lý giải, tôi bảo “Cháu nhìn thấy bà nội, cháu nhìn thấy bà nội ở ngoài mộ”. Thế thì khi ông tôi nghe thấy tiếng xôn xao, thì ông tôi bảo rằng “Cháu nhìn thấy bà nội, vậy bây giờ ông dẫn cháu ra chỗ mộ của chú xem cháu có nhìn thấy chú không”. Bởi vì chú là người tôi chưa hề biết mặt, tôi chưa hề biết mặt một lần nào vì chú mất lúc 3 tuổi, lúc đó bố tôi cũng còn rất nhỏ, bố tôi mới có 6 tuổi thôi thì chú đã mất. Cho nên là ông bảo cháu ra… cháu ra mộ chú xem cháu có nhìn thấy không. Thế khi tôi ra mộ chú thì tôi đã miêu tả tường tận cho ông là “cháu nhìn thấy một cái nồi tròn tròn, ở trong đấy có một cái bộ xương với một cái đầu bé tí”. “Thế xong… thế sau cháu nhìn thấy gì?” Thì sau khoảnh khắc đầu tiên như vậy thì một lát sau “cháu nhìn thấy một cậu bé chừng ba tuổi, mặt trái xoan, mắt to và sáng mà da trắng lắm”. Thế là ông tôi xác nhận, ông tôi bảo cái người con thứ hai của ông khi sinh ra thì tướng mạo khác thường, da trắng môi đỏ mũi cao và mặt thì trái xoan, đẹp lắm. Và các cụ thường nói là sinh ra như vậy thì xinh đẹp quá, thì khó nuôi. Cho nên đến năm chú 3 tuổi, tức là vào năm 45, chú không phải là chết đói, tức là đến tháng 5 năm 45 thì chú tự nhiên bị một cơn ho. Có lẽ là như bây giờ gọi là viêm phổi cấp tính, thế lúc đó chỉ bảo là một cơn ho và chú ấy ra đi rất là nhẹ nhàng. Và lúc ra đi thì ông bảo là bế trên tay vẫn còn đầy đặn nguyên, bụ bẫm, đầy đặn, trắng trẻo. Và ông phải để một nửa ngày sau ông vẫn chưa dám làm gì cả vì ông nghĩ rằng con ông ngủ. Nhưng đến buổi chiều thì bắt đầu thấy tái dần, tái dần và bắt đầu người tím ngắt đi, thì ông biết là… là chú đã chết thật. Thế ông mới đem chú đi chôn cất. Và khi tôi tả lại thì ông khóc. Và những giọt nước mắt cứ lên trên gò má nhăn nheo và ông quay lại ông bảo là “Ơn Trời, ơn Phật, ơn tiên tổ, cháu tôi hoàn toàn bình thường và đây là chắc là Trời Phật giao nhiệm vụ cho cháu và cháu phải làm một cái gì đó”. Và thế là ngay khi đó thì tôi lại vẫn tiếp tục, tức là vẫn tiếp tục đi để kiểm chứng cái khả năng của mình. Bởi vì thực ra thì tôi vẫn là một người tương đối là cứng đầu, cứng cổ vì được đào tạo dưới mái trường XHCN, là con của một nhà cộng sản. Bố tôi là một người cực kỳ bôn-sê-vích và cụ đã từng ở chiến trường chôn cất bao nhiêu đồng đội của mình, nhưng mà cụ vẫn quan niệm là theo như triết học rồi là theo như quan niệm chung cái thời của thời đại bấy giờ là chết là hết không còn gì cả. Và tất cả những cái gì mà thuộc về những người đã chết được đưa ra đều được coi là mê tín dị đoan, là nhảm nhí. Rồi tất cả những cái việc ví dụ nhìn thấy người chết, hay là gọi hồn là bố tôi đều quy vào đồng bóng và bố tôi không tin. Và đến bây giờ cái… cái việc quan trọng nhất đối với tôi là làm sao thuyết phục được bố mình để bố mình tin rằng cái khả năng ấy là có thật.
       
      Thế khi hai ông cháu đi kiểm chứng thì bố đi công tác không có nhà. Thế khi về thì bố lại bảo rằng đấy là cái trò con trẻ. Biết đâu trong lúc nào vô tình ông kể lại nó nghe thấy. Đấy thế là bố tôi vẫn chưa tin và sau đó thì tôi chỉ còn một cách là tôi kéo bố đi “Bố đi với con, bố chịu khó nghe con một lần đi”. Đấy, thế nhưng mà bố tôi rất là ngại, bố tôi bảo rằng “Nếu bây giờ con đi với cháu là vô hình dung, con làm, tức là coi như là… như là nối giáo cho giặc ấy, tức là tiếp tay cho nó để nó vẫn tiếp tục cái đà hoang tưởng. Hôm nay nó tưởng nó thế này, mai nó tưởng nó thế kia. Thì không biết rồi sẽ như thế nào”. Thời gian cứ thế cứ trôi đi và tôi vẫn cứ bị sống trong cái cảnh tức là cứ nơm nớp nơm nớp lo sợ không biết mình nó là cái loại gì. Sau đó thì tôi mạnh dạn tôi chạy sang hàng xóm, tôi hỏi han một số các ông bà già có kinh nghiệm: là các bác, các cụ hay đi xem bói thì họ như thế nào? Thế xong người ta mới kể lại như thế như thế, thì tôi bảo gần giống mình. Thế sau đó thì tôi với cả anh trai của tôi trong một… mấy lần rất là tình cờ chúng tôi đi, thì đi ra ngoài ruộng thì tôi mới nhìn thấy ở dưới những luống lạc, luống đỗ, luống khoai mà thấy những người người ta nằm ở đấy. Bảo người ta nằm ở đấy thế thì chắc ở dưới có mộ. Thế tôi mới gọi anh trai tôi ra “Anh ra đây thử, thử xem”. Thế là hai anh em tôi đã đào đã cuốc, và anh em tôi đã cuốc khá nhiều những ngôi mộ như vậy lên. Cứ nhìn thấy có người nằm là cuốc. Và cuốc lên, đào lên thì là thấy ở dưới có tiểu hoặc có quan tài. Thế xong như vậy thì anh em tôi đắp lại. Nhưng mà cái việc đó bố không biết, mẹ không biết, ông nội cũng không biết. Hai đứa trẻ âm thầm đi làm với nhau. Anh tôi sinh năm 69 hơn tôi hai tuổi.
       
      Thế đến có một buổi đi làm như vậy thì nó xẩy ra một cái việc là không… không trong dự định. Có nghĩa là khi hai anh em tôi cuốc lên ở ngay cái đám ruộng mà cái tiêu chuẩn giáo viên được chia để tăng gia thêm của mẹ tôi, thì tôi mới thấy có một người đàn bà nằm ở dưới. Bảo “Anh ơi, bây giờ anh em mình cuốc cái bà này lên”. Thế sau khi cuốc lên thì thấy ở dưới có một cái tiểu. Nhưng mà khi cách… cách tiểu khoảng chừng 20 phân thì cảm nhận nóng như mình sờ lên một cái chõ xôi. Tức là khi anh tôi đang đạp chân xuống anh tôi phải nhẩy phắt lên bờ “Nóng quá em ơi! Hay là có rắn”. Bảo “Thế anh cứ thử xem!”. Cuốc, càng cuốc xuống dưới thì càng nóng. Nóng cho đến lúc chạm mặt tiểu thì nó nóng, rất là nóng, nóng mà cái hơi nóng nó lan tỏa ra xung quanh. Nhưng chỉ ở mặt đất thôi, chứ còn lên không khí thì không nóng. Chỉ nóng ở đất khi mình sờ cái đất thì là thấy nóng. Thế sau đó anh em tôi rất là liều, lật những viên gạch đấy lên. Khi lật viên gạch đấy lên thì ở trong tiểu có một cái bộ xương nguyên vẹn mà mầu đen như hắc ín, đen đúng như nhựa đường luôn. Thế là tôi rất là liều lĩnh, tôi bạo lắm, tôi mới thò tay tôi cầm tôi nhấc. Thế thì khi nhấc lên một cái thì nhấc toàn bộ, tức là nhấc như là nhấc một bức tượng lên chứ không phải là từng cái xương rời ra. Thế xong rồi bảo “Anh ơi, sao lại thế này?” Thế là hai anh em thả xuống. Sợ quá và… và lấp lại. Thế trong cái lúc thò tay nhấc thì tôi thò tay thì cầm không may cái ngón tay cái nó lại vào cái hàm răng của cái bộ hài cốt.  Thế lúc lôi tay ra nó cứ mắc, cứ mắc. Thế xong tôi bảo này chứ “Anh ơi, bà đó cắn em”. Thế… thế là tôi hoảng hốt. Lần đầu tiên tôi hoảng hốt tôi vất uỵch cái bộ xương xuống cái tiểu, không kịp đậy kín gạch lại. Thế là hai anh em lấp lại và tôi về, lần đầu tiên tôi biết sợ. Tức là sau cái việc sợ lần trước là sợ vì nhìn thấy nhiều người quá. Nhưng mà cái lần thứ hai là cái lần mắc vào cái răng ấy mà không hiểu vô tình hay cố ý nữa: thế cứ mắc vào, mắc mãi không kéo được tay ra. Thế là hai anh em lấp xong chạy về cứ toát mồ hôi ra. Thế xong sau đó anh tôi về và anh tôi nằm sốt li bì. Không hiểu vì sợ hãi quá hay vì lý do gì đấy sốt 15 ngày liền: chỉ uống nước thôi, không ăn uống được gì. Uống được một chút nước trái cây và cứ sốt. Nhưng mà uống thuốc thì càng sốt cao hơn và chỉ có thể đắp bằng khăn ướt thôi thì đỡ. Tức là uống tất cả các loại lá cây nhưng vẫn không đỡ. Đến ngày thứ năm thì gia đình đưa đi khám, thì tất cả những cái chẩn đoán của bác sĩ nào là lúc thì nghi là viêm gan, lúc thì bảo là viêm thận hay viêm một cái cơ quan gì như ngũ tạng trong cơ thể. Nhưng mà tất cả mọi xét nghiệm cho thấy đều không… không thấy vấn đề gì cả. Thậm chí xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu vẫn bình thường, chứng tỏ là không bị viêm nhiễm. Thế thì bị làm sao đây?

      (còn nữa)
      #18
        khachxa 07.05.2007 17:22:06 (permalink)
        (tiếp theo)



        Thế thì ông về ông mới kiểm soát. Ông mới nói là “Các cháu có chót nghịch ngợm đền chùa gì không?” Tức là bây giờ tất cả những cái về y học thì đã bó tay rồi, thế thì lại quay lại về vấn đề tâm linh. Quanh đi quẩn lại thì vẫn là ‘Có bệnh thì vái tứ phương’. Thì hỏi là “Bây giờ cháu kể cho ông nghe xem cháu đã làm gì, ở chỗ nào? Chứ không thì cháu không nói thì anh cháu chết.” Thế tôi sợ quá tôi kiểm soát lại thì tôi bảo “Cháu có làm hai việc. Thứ nhất là có cái miếu Bà cô, tức là miếu Công chúa, ở làng tôi có thờ công chúa Huyền Chân mà, cháu thấy cái đôi hài đẹp, thế là cháu nhặt cháu thả xuống sông làm thuyền.” Đấy là việc thứ nhất, thì đã ra cúng miếu Công chúa nhưng không khỏi. “Việc thứ hai là anh em cháu có đào vào một ngôi mộ”. Thế xong tôi mới kể lại cho ông nghe. Thế xong ông mới bảo “Thôi cháu đào phải mộ kết rồi. Vậy mộ ở chỗ nào, dẫn ông ra”. Thế lúc đấy tôi sợ lắm, tôi chỉ sợ ra lại bị cắn lần nữa. Tôi mới nói với ông rằng “Cháu không ra”. Thế ông bảo là “Không ra thì anh sẽ chết mất, cháu phải dẫn ông ra”. Thế tôi mới dẫn ông ra tôi chỉ “Đây này, ở chỗ này này”. Mà tôi vẫn còn run. Thế là khi mà tôi ra tôi nhìn thấy bà, bà cụ ấy, bà ấy đứng lên, mặt bà ấy thì rất là giận dữ. Thế thì tôi sợ quá, tôi cứ nép sau lưng ông, tôi bảo “Đấy, đấy. chỗ đấy”. Thế xong là tôi quay đầu tôi chạy về mất. Thế là ông tôi mới nói là “Về tôi sẽ chuẩn bị lễ. Ra đây lễ tạ ngôi mộ”. Thì thực ra là vì lúc đấy là bố tôi vẫn kịch liệt phản đối. Nhưng vì giữa cái sống và cái chết của con trai cho nên bố tôi chiều lòng, bố tôi phải chuẩn bị tất cả mọi thứ để cùng với ông ra mộ và quỳ lậy ở cái ngôi mộ đó bảo là “hai cháu chót dại thì xin cụ tha thứ”. Và tôi cũng không hiểu vì đấy là cái sự tác động tâm lý hay là một cái gì đó. Thì khi mọi người ra mộ lễ xong quay trở về thì khoảng tầm 6h chiều thì anh trai tôi ngồi dậy và hỏi là “Đi cúng về có xôi không? Cho con xin một miếng”. Cả nhà mừng quá, sau 17 ngày thì đến ngày thứ 17 thì đòi ăn. Thế sau đấy là ăn, ăn hết một nửa cái đĩa xôi mà vừa mới đi cúng ngoài mộ về, một nửa cái đĩa xôi gấc. Thế sau đó thì anh ấy ngồi dậy, mắt anh nhìn mọi người. Tức là khó tả lắm. Cũng như là hàm chứa cái lời cảm ơn ấy. Sau hôm đấy là tôi có chi tiết là sau khi lễ tạ xong thì đã đi gần về đến nhà rồi, thì bố tôi nghĩ sao bố tôi lại quay lại và trời thì đã tối rồi, nhá nhem tối nhưng một mình bố cứ lấy xẻng bố đắp, bố đắp cái mộ đấy lên rất là to. Thực ra lúc đấy đang trồng một ít rau, một ít đỗ, phá đi rất là tiếc, nhưng mà bố tôi vẫn đào, phá hết cả lạc đỗ xung quanh để đắp lên cái mộ rất là lớn cho bà cụ ấy và thắp một bó hương lên xong rồi về. Thế khi thắp hương xong đi cách mộ khoảng 15m thì thấy bó hương bùng lên cháy. Thế là bố cũng cảm thấy như là yên tâm. Thì là về nhà thấy con trai đang ngồi xơi xôi nhoen nhoẻn ở trên giường.
         
        Thế là bắt đầu từ đấy là cái… cái quan niệm trong bố tôi bắt đầu là thay đổi và cái lập trường của ông bắt đầu bị lung lay. Và ông bảo nếu như không có cái việc hôm nay thì sẽ không có cái chuyện là con trai mình bị như thế. Thế và rồi bắt đầu là bố tôi bị thuyết phục dần dần bởi những cái gì tôi nhìn thấy và tôi nói ra. Và cho đến một cái ngày mà cái khả năng đấy được công nhận một cách hoàn toàn chính là cái ngày tôi tìm thấy mộ của ông… ông tổ.
         
        Thế là ra đình tôi thì vốn là rất trân trọng về cái chuyện mồ mả, tiên tổ. Và ông nội tôi là một người theo Nho giáo, cho nên cụ là một trong những người điển hình là về cái nguyên tắc và đạo đức sống của những người đồ nho ngày xưa. Và đến cứ… năm nào đến ngày giỗ, ngày tết là việc đầu tiên là đi thắp hương ngoài mộ này, xong sau đó về lau dọn bàn thờ. Và nhà dù nghèo hay là giầu, dù nhiều tiền hay ít tiền, không quan trọng. Mà đối với ông, ngày giỗ là ông cứ dùng từ là, gọi là ‘thanh bông, hoa quả, chén nước, nén nhang’. Tức là ông rất đầy đủ và chu đáo và thành kính thắp hương cho những người đã khuất. Và tôi có một ấn tượng là thực ra tôi rất sợ nhìn thấy người khác khóc. Nhưng mà từ bé đến lớn tôi rất hay nhìn thấy ông nội khóc, và khóc rất nhiều lần. Và tôi chỉ hỏi thăm và hồi tôi 9, 10 tuổi tôi vẫn hình dung được cái cảnh cả nhà tôi: thuốn này, xẻng này, cuốc này, năm nào cũng đi đào, cũng đi bới, cũng đi tìm. Thế và ông nội tôi mỗi lần đi tìm về thì cái thất vọng lại tăng lên, nghĩa là bị mất mộ của cụ. Mà ngôi mộ ấy chính ông tôi là người chôn cất và là người chuyển.
         
        Thế cái năm đó là lại đến ngày giỗ cụ. Ông tôi lại khóc. Thế thì lúc đấy trong tôi mới lại hình thành một cái ý tưởng là: cháu sẽ đi tìm mộ cụ. Thế, ngày giỗ thì mọi người chuẩn bị ăn cơm, thì tôi bảo là “Cho cháu đi ra tìm mộ”. Và tôi đã chạy, chạy ra cái khu vực mà ngày xưa gia đình vẫn đào bới tìm kiếm. Thì tôi nhìn thấy cụ tôi đứng ngay ở trên giữa con đường đi. Bảo “Không lẽ cụ nằm trên đường đi?” Khi nhìn thấy cụ thì tôi bảo là “Bây giờ đào”. Nhưng hai anh em không đủ sức bởi vì không thuyết phục được dòng họ ra. Bởi vì mọi người vẫn chưa tin lắm. Thế là hai anh em hì hục đào và có sự hỗ trợ của một số người là bảo vệ ở… ở địa phương. Và khi đào thấy mộ cụ thì lúc ấy là cả họ hàng, cả dân làng bị chinh phục hoàn toàn. Tức là không ai nghĩ rằng trên một con đường đi hàng ngày người ta vẫn đi chợ, người ta vẫn đi trên con đường ấy, cả hai làng đi qua đi lại cùng một con đường mà ở giữa con đường ấy, mà có thể đào lên mà có một ngôi mộ nằm ở bên dưới. Vì sau thời cải cách ruộng đất họ nắn lại đường. Thế khi đào xong ngôi mộ thì ông cụ ra. Ông tôi chạy ra với đầy đủ những cái tấm gỗ để ở bên trên, và có khảm những cái chữ, ví dụ như là, một mặt là ‘Ẩm thủy khôi nguyên’, một mặt là ‘Vinh quy bái tổ’. Đấy là ông tôi đã đặt lên trên mộ cho cụ. Thế khi tìm thấy như vậy thì không còn gì thắc mắc nữa, và đấy là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh rằng cái khả năng này là hoàn toàn là có thật. Và tôi hoàn toàn bình thường. Thế, thì cái quá trình phát hiện được cái khả năng của tôi là như vậy.

        (còn nữa)

        #19
          khachxa 09.05.2007 17:14:47 (permalink)
          (tiếp theo)


          MC:
           
          Xin cám ơn nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Và câu hỏi thứ hai chúng tôi muốn đặt cho nhà ngoại cảm tiếp theo đó là: Kính thưa nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, chúng tôi được biết, để có thể dùng khả năng ngoại cảm đặc biệt này, giúp đỡ cho mọi người, đặc biệt là những người có thân nhân đã mất, mà không tìm được hài cốt, cô và gia đình đã phải trải qua một thời gian khá dài chịu sự dèm pha, chê cười, thậm chí xa lánh của những người xung quanh. Vậy tính đến nay bằng khả năng ngoại cảm cô đã giúp tìm được khoảng bao nhiêu hài cốt. Trường hợp nào đã để lại cho cô nhiều kỷ niệm ấn tượng sâu sắc nhất trong những chuyến đi tìm hài cốt như vậy. Xin cô vui lòng cho biết.
           
          Phan Thị Bích Hằng:
           
          Tính cho đến nay thì cái thời gian làm việc của tôi tính bằng thời gian thì khoảng 17 năm. 17 năm có lẻ đi tìm mộ. Về cái số khoảng bao nhiêu hài cốt ấy, thì con số này không chính xác được. Trước đây thì tôi cũng có ghi chép, ghi chép lại. Chỉ có ghi, ví dụ như ghi tên thôi. Ngày hôm nay đi làm cho những ai và tìm được bao nhiêu ngôi mộ, thì thường là tôi đánh dấu vào đấy. Đánh một cái dấu chữ nhân (x). Thế còn hôm nào mà đi tìm mà thất bại, thì tôi thường cũng ghi lại tên, và tôi đánh một dấu trừ (-). Năm 96, thì tôi đã, tôi đã đánh dấu như vậy được trên 2000 trường hợp, trên 2000 trường hợp vào năm 1996. Và trong trên 2000 trường hợp đấy thì có 17 trường hợp là đánh dấu trừ, có nghĩa là không thành công. Từ năm 96 đến năm 97, thì có một cái giai đoạn chuyển tiếp, tức là giai đoạn đó tôi lập gia đình và sinh con đầu lòng. Chính vì thế nên thời gian đấy tôi làm việc ít hơn, và số lượng giảm đi.
           
          Trong quá trình làm việc thì cũng có rất là nhiều những cái động cơ, những cái nguyên nhân và thậm chí có thể có những cái duyên nữa, khiến cho tôi thực ra là rất nhiều lần, nhiều lần lắm tôi tự mình cảm thấy quá mệt mỏi. Thời gian đầu tiền thì mệt mỏi vì dư luận xã hội. Bởi vì cái nhìn, cái sự kỳ thị của những người xung quanh. Thực ra tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình hoàn toàn bình thường. Một gia đình trí thức không dễ chịu gì với cái chuyện là tự nhiên lại có một người con cứ dở âm, dở dương. Cái điều đó là cái điều gia đình tôi chịu nhiều áp lực vô cùng, và kể cả những chị, em của tôi. Chị gái tôi lúc đó đang học trường y và chị gái tôi đã đem tất cả những kiến thức của mình học được về y học để phân tích về em gái mình. Và nhiều khi chị tôi nói những câu là “Chị buồn lắm, chị khổ lắm! Tại sao tự nhiên em lại như vậy?” Thế rồi cả bố, rồi cả mẹ, những cái chuyện mà áp lực, những cái điều mà gia đình phải chịu đựng hồi đó lớn vô cùng. Và tôi chỉ có một người bạn, nói là người bạn thì không đúng, nhưng thực sự đúng như một người bạn, bởi vì đấy là ông. Bởi vì ông tôi rất hiểu. Ông là người sống của những cái từ những thập niên 20, thập niên 30. Là cái thời buổi mà những câu chuyện tâm linh ý, là người ta xem xét ở một góc độ khác, chứ không phải như sau này, những thập niên 50, 60. Thì ông luôn luôn tin tưởng và ông luôn luôn giúp tôi là tìm hiểu nguyên do, lý do vì sao. Và một người nữa, không phải là chị ruột của tôi mà là con của một liệt sĩ. Chị đấy cũng là người góp phần giúp tôi nhìn nhận đúng đắn về khả năng của mình và không đi lệch hướng. Đó là cái chị Phạm Thị Hơn, tức là con độc nhất của liệt sĩ Phạm Văn Nhiên mà tôi chơi với chị và tôi chia xẻ với chị tất cả những cái điều mà tôi làm. Và chị cũng là người giúp tôi, ví dụ cứ lần nào tôi đi đâu về, đi công tác, thì chị bảo “Hôm nay em đi đâu, tỉnh nào? Em đã làm được bao nhiêu người?” và chị ghi chép lại. Tức là chị chỉ ghi tên lại thôi và chị cũng đánh dấu giúp tôi như vậy.
           
          Thế rồi đến năm 96, 97. Năm 96 thì tôi vẫn tiếp tục làm, tôi còn đi miền Đông Nam Bộ, đi làm ở Bình Dương này, rồi ở Long An, rồi còn đi cả ngày ròng rã ở trên sông Vàm Cỏ Đông ấy, đi bằng cái ho-bo của công an để đi tìm liệt sĩ hy sinh ở hai bên bờ Vàm Cỏ Đông. Và lúc đấy tôi nghĩ rằng đây sẽ là lần cuối cùng tôi đi tìm liệt sĩ và sau đó về tôi sẽ tạm biệt cái công việc này để tôi lập gia đình và yên ổn với cuộc sống gia đình. Bởi vì lúc đó bạn trai của tôi là một sĩ quan quân đội, là công tác ở Học viện Hậu cần, thì cũng là là một người rất là… rất là… là có tâm trong những việc về tâm linh. Nhưng mà bạn trai của tôi cũng ra cho tôi một điều kiện. Tức là anh thông cảm hoàn toàn, chia xẻ với em, nhưng khi lấy nhau rồi em phải hứa là em không đi làm việc này nữa. Anh muốn có một cuộc sống bình yên và tôi hứa, tôi hứa với… với người yêu như thế. Nên là tôi định là cái chuyến đi ấy là sẽ là cái chuyến khóa chốt lại và có lẽ là cái con số trên 2000 nó sẽ khoanh lại ở đấy. Thế là tôi cũng ngồi tôi sắp xếp tỷ lệ, tôi bảo là trong hơn 2000 trường hợp mà lại có 17, 2567 trường hợp mà có 17 trường hợp đánh dấu trừ, có nghĩa là sác xuất của mình cũng tương đối đấy chứ. Và tôi tạm thỏa mãn với cái kết quả ấy. Và xếp gác tất cả công việc lại để lo cho việc riêng.
           
          Và cũng rất là may, cùng trong thời điểm đấy thì nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên xuất hiện và tôi chia xẻ bớt tất cả những khối lượng công việc sang cho anh Liên. Nhưng có một cái việc mà khi tôi sinh con trai đầu lòng ấy thì khi cháu được gần 2 tháng tuổi rồi, thì có một cụ già 80 tuổi rồi cụ đi ra và cụ nhờ tìm mộ cho con trai cụ là liệt sĩ. Thì một lời từ chối khéo léo tôi nói rằng “Cháu đang nuôi con nhỏ, cụ cứ về đi khi nào con cháu khoảng một tuổi thì cháu sẽ giúp cụ”. Cái lúc đó thì cũng trong thời gian sinh nên tôi cũng chưa kiểm chứng lại cái khả năng của mình có còn hay không, thì tôi trả lời cụ như vậy. Cụ ra cửa thì cụ buồn bã cụ nói rằng “Không biết là có sống được đến ngày ấy không”. Bởi vì đấy là con trai duy nhất của cụ «Có còn sống đến lúc con cô ấy được 1 tuổi không”. Thế tôi nghĩ rằng một cụ già đã đi từ trong miền Nam ra, tám mươi mấy tuổi đầu rồi, một cái khát vọng cuối cùng của cuộc đời là tìm thấy cái nắm xương tàn của người con đã đi chiến đấu hy sinh, cớ sao mình lại có thể vô tình với cái nguyện vọng của cụ. Đối với mình, mình cảm thấy là nhỏ nhoi, cụ nói là nhỏ nhoi, nhưng mà nó vô cùng lớn lao. Thế tôi gọi cụ quay lại, tôi quyết định tôi gọi lại “Cụ ơi, quay lại đây”. Và tôi nhủ, thầm nhủ với lòng mình và nói với con trai rằng “Mẹ chỉ nốt lần này thôi con ạ”. Thế thì tôi giúp cụ và sau 3 ngày thì cụ bay trở vào và cụ gọi điện từ ngã ba Long An, ngã ba Thu, cụ quay điện, cụ điện thoại ra cụ nói rằng cụ đã tìm thấy hài cốt của con trai. Thế, và đã đào được và hiện nay cụ đang chuẩn bị đưa con trai về quê. Và tôi cũng chia sẻ với cụ niềm vui ấy, nhưng mà tôi cũng nói luôn với cụ rằng “Sau khi cụ đi về, cháu giúp cụ xong là mấy ngày nay cháu bị mất sữa. Con cháu không có sữa để bú”. Thế thì 3 ngày sau khi an táng con trai xong thì cụ lại bay ra. Và tôi vô cùng xúc động: tự tay cụ bê một két sữa Ông Thọ, cụ mang lên, nhà tôi ở trên tầng 2 mà. Cụ bảo là “Ông gửi cho cháu để cháu uống sữa để con trai có sữa để bú”. Và thực ra thì không hiểu cái sự nhiệm mầu từ cái người liệt sĩ kia, hay là cái sự nhiệm mầu từ tấm lòng của ông cụ mà truyền sang tôi. Ngay tức khắc mà tự tay cụ bật cái hộp sữa đó ra và bảo với mẹ tôi rằng “Bà nguấy cho cháu”. Thế mẹ tôi pha cho tôi một cốc sữa rất là nóng để uống. Thế thì trong khi uống bao nhiêu thuốc của Viện Bà mẹ Trẻ em, rồi uống thuốc bắc thuốc đông, thuốc tây nhiều lắm thì chả thấy gì cả. Nhưng khi sau uống xong cốc sữa của ông cụ mang ra, cốc sữa Ông Thọ thôi, sữa nóng ấy. Thì hai tiếng sau thì sữa về rất nhiều và con trai lại có sữa bú.
           
          Thì cái lúc đó thì… cái niềm vui đấy được nhân lên, là tôi từ bỏ luôn cái ý định. Tức là tôi bảo là chỉ có một cố gắng rất nhỏ của mình thôi mà một ông cụ hơn 80 tuổi, sức sống bừng trở lại trên cái khuôn mặt già nua, khổ sở kia, thì tại sao mình lại không làm nhỉ. Thế là tôi lại nhủ thầm là: thôi, sẽ làm, khi nào con.. con lớn sẽ làm.
           
          Thế và đến lúc con tôi 4 tháng rưỡi thì tôi về ngoại, trốn về quê ngoại. Thực ra là không phải về thăm bố mẹ đâu mà tò mò về muốn biết xem là bây giờ mình có nhìn thấy nữa không. Ngoài cái việc nhìn ảnh thì ra nghĩa địa có nhìn thấy không. Thế là có một chú, mẹ chú mất tích từ rất lâu năm rồi, thế là tôi bảo là “Cháu về quê, chú đi với cháu. Nhưng mà một là được, một là thua. Tức là nhất ăn nhất thua đấy. Có thể là cháu hết khả năng rồi. Nhưng mà cứ đi xem có nhìn thấy bà không”. Thì trước khi tôi sinh con tôi đã vẽ cho chú sơ đồ về cái vùng núi ấy để đi tìm rồi. Thế nhưng mà hôm đó tôi bảo “Cháu cứ đi trực tiếp với chú”. Thế là khi đi ra nghĩa… nghĩa địa, đi qua cái nghĩa địa rồi mới đến cái hang núi mà có mẹ chú ấy nằm theo như lời của bà cụ nói. Thì đi qua nghĩa địa một cái thì nghĩa địa ấy thì thực ra là đã có, tôi đi đến, tôi nhận ra là có lần tôi đã đến. Và câu nói rất là nôm na là gặp người quen, tức là những người âm mà tôi đã tìm thấy họ ấy. Thì họ cười, họ ra họ vẫy tay họ chào. Các bạn học của tôi mỗi lần qua nghĩa trang nó chỉ “Bạn Hằng ở trong kia nhiều lắm”. Thế là gặp người quen. Thế mọi người thấy tôi cứ dơ tay tôi vẫy chào thế này, nếu như những người chưa bao giờ biết thì tưởng là mình bị làm sao: đi ra khoảng không mà cứ vẫy tay thế này. Nhưng thực ra đấy là gặp những người mà tôi đã tìm, người ta nhận ra và người ta ra người ta cảm ơn. Và sau khi nhìn thấy như vậy thì tôi mừng, đứng lặng một lúc. Thế xong khi đến cái hang ấy, nhìn thấy bà cụ. Bà ấy ra bà ấy đón tôi và rất là vui cười khi nhìn thấy hai người con trai xuất hiện thì bà quay mặt vào trong, bà không nói gì nữa. Và tôi hiểu đấy là bà rất là giận dữ, thì bà bỏ đi vì giận con và sau đấy bà quay mặt bà không tiếp. Thế xong rồi tôi bảo “Cháu chỉ cần thế là đạt yêu cầu rồi”. Thế bây giờ nói chuyện với cụ lại mất năng lượng lại mất sữa lần nữa. Thế là tôi quay về.
           
          Như vậy là tôi nung nấu với cái ý định là tôi sẽ quay trở lại tôi làm việc tiếp và cho đến khi mà… Và hồi đó thì thật ra là tôi đã… đã phải in một cái giấy dán ở cửa, dán ngay cầu thang, bất cứ chỗ nào nhìn vào để có thể đi đến nhà tôi là “Phan Thị Bích Hằng hết khả năng rồi”. Chỗ nào cũng dán cái đấy để có một cuộc sống bình yên. Để dành thời gian cho chồng cho con tôi đã dán ra như thế.
           
          Nhưng rồi đến lượt Giáo sư Trần Phương. Tôi ở ấn cũng không được nữa khi mà ông tìm em gái mãi không được. Thì lúc đó tôi không biết Giáo sư là ai cả. Tôi chỉ thấy có một chú hiệu phó, chú đến chú nhờ tôi là giúp cho một người này. Thế thì tôi đến. Thực ra tôi rất là phật ý. Bởi vì đến nhà gì mà bát hương bàn thờ gì chẳng có. Song lại rất là đơn giản, lại hỏi ‘Bây giờ cần gì? Gọi hồn thì phải cần những gì?” Thế may quá trên đường đi tôi đã bảo với anh lái xe là “Anh mua một ít vàng tiền để đem vào cho… cho người mất. Và cái nhà ông này là như thế nào?”, thì anh chỉ bảo là hình như nhà ông này không có bát hương. Thế bảo “Được rồi, để anh hỏi xem”. Thế tôi bảo “Vậy thì anh cứ mua sẵn một ít vàng tiền. Không biết họ có chuẩn bị lễ gì không”. Thật ra tôi đến nhà Giáo sư không hề có một cái gì: lễ cũng không có nữa. Thế là tôi cũng chẳng cần biết cái người đang ngồi trước mặt mình là ai,với một cái tâm trạng hơi bị ức chế, là bởi vì cái sự chuẩn bị sơ sài đấy thể hiện cái sự thiếu tôn trọng. Đấy là tôi suy diễn như vậy. Và tôi… tôi nhìn Giáo sư, tôi bảo là “Bác không có bàn thờ là hơi khó đấy. Bởi vì nếu mà bác không thờ thì làm sao người âm về với bác được. Nhưng thôi cháu thử cố gắng vậy”. Thế lấy một cốc nước với mấy cái lễ tôi mang đến, chỉ vậy thôi. Thế thắp hương thì gọi cô em gái của bác lên. Nhưng rất may, tức là trong cái hoàn cảnh gia đình tìm kiếm bao nhiêu ngày mà không thấy, có lẽ là cô cũng đang khát khao cháy bỏng cái việc là được tìm hài cốt mang về. Nên là khi mà tôi vừa thắp hương tôi khấn xong thì cô xuất hiện ngay. Đấy, và tất cả những cái quá trình làm việc như thế nào thì tôi đã ghi chép lại, Giáo sư đã ghi chép là và… và cái tài liệu ấy cũng rất nhiều người được đọc vì báo An ninh thế giới có đăng lại, tất nhiên là không đăng được chi tiết. Thì sau khi làm việc xong thì tôi ra cầu thang tôi đi về, thì bác có hỏi tôi là “Cháu có biết bác là ai không?” Bảo “Cháu không biết. Cháu chỉ biết là bác tên là Dung vậy thôi”. Thế bác Phương bác ấy bảo chứ “Tôi là… bác là Trần Phương. Thế cháu có biết thời ‘Giá-lương-tiền’ không?” Bảo là “Cháu có nghe loáng thoáng, nhưng mà vì lúc đó cháu còn bé quá. Thì bác bảo là “Bác là Trần Phương, nguyên là Phó thủ tướng. Bây giờ bác là hiệu trưởng trường đại học Quản trị kinh doanh Hà Nội. Hôm nay bác đã bị thuyết phục hoàn toàn. Nhưng tao còn phải chờ xem đã. Xem có tìm thấy em tao không. Nếu mà không tìm thấy em tao thì cũng chỉ là một trò nói láo”. Nói luôn câu đấy. Nhưng mà tôi nhìn cái ánh mắt và cái nụ cười của cụ rất là chân thành thì tôi hiểu ngay: đấy là câu nói đấy là rất là thẳng thắn chứ không hề có một ác ý gì cả. Tôi bảo “Vâng, bác cứ cố gắng đi, cháu sẽ ủng hộ, giúp đỡ bác đến cùng”. Thế bác bảo là, bác nắm tay tôi “Về trường bác nhé, cháu đừng ở quân đội nữa. Cháu về đây bác tạo điều kiện cho cháu đi làm việc. Thực sự là hôm nay là cháu đã làm thay đổi cho bác 80% cái quan niệm về vấn đề của người âm”. Thế là tôi cũng gật đầu với Giáo sư và sau đó thì khoảng chừng 4 tháng sau khi tìm thấy em gái của Giáo sư thì tôi về trường cộng tác với Giáo sư để làm việc: một cán bộ bình thường của Trường Quản lý kinh doanh.

          (còn tiếp)

          #20
            khachxa 17.05.2007 17:22:34 (permalink)
            (tiếp theo)

            Và từ cái giai đoạn ấy trở đi thì tôi làm… lại làm và các dấu nhân lại được đánh dấu thêm, đánh dấu thêm rất là nhiều. Và đánh dấu cho đến hiện nay thì con số đó đã lên tới trên 10 000. Trong số trên 10 000 đấy thì có rất nhiều trường hợp có lẽ là cái sự tìm gọi là tìm không chủ động, tức là nhắn gửi từ xa. Ví dụ như tôi đi đến, tôi tìm một liệt sĩ, thế nhưng mà cái liệt sĩ đó lại nói với tôi là: đấy, ở điểm này, điểm này, điểm kia là có rất nhiều liệt sĩ đang nằm. Thế và có những trường hợp các liệt sĩ cứ dẫn dắt tôi đi và nói với tôi là “cháu cứ đi đi, đi vào sâu trong nữa và nhìn lên trên cây”. Thế là khi tôi đi vào tôi bị hấp dẫn bởi những cái hoa rừng và tôi nhìn lên thì tôi đã phát hiện ra có một cái võng, tức là ở trên. Lúc đấy nó chỉ là cái võng hoa thôi. Thế bảo “Các chú ơi, có cái võng hoa”. Có một tiếng nói bên tai là ‘Võng thật chứ không phải võng hoa đâu’. Đấy, thế khi mà tôi nghe thấy thế thì tôi bảo các chú thử lên vạch vạch cái hoa xem nó là cái gì. Thế xong khi vạch hết lá cây ra thì phát hiện ra một cái võng Tô Châu và ở trên cái võng đấy là toàn bộ hài cốt của một người lính nằm nguyên trên võng. Trong tư thế nằm ở bên cạnh là cái súng vẫn còn báng xếp và ba lô vẫn gối trên đầu, một cái bi đông nước ở bên tay trái, súng ở bên tay phải, ở bên dưới chân vẫn còn đôi giầy. Còn nguyên vẹn một bộ xương khô trắng. Thì khi mà sờ lên trên ngực thì thấy có một cái miếng, chắc là ngày xưa nó là cái quyển sổ hay là cái gì đó, có một miếng ni lông. Và hiếm hoi lắm còn lại một chữ Dũng ở trên đó. Thế thì lúc đầu mọi người tưởng rằng là anh ấy tên là anh Dũng, nhưng không phải, đó là Yên Dũng. Cái từ viết là quê Yên Dũng – Hà Bắc. Thì cái trường hợp đấy thì chúng tôi hỏi liệt sĩ thì liệt sĩ nói rằng là liệt sĩ bị sốt rét. Bị sốt rét ác tính, mắc võng nằm ở trên cây, đêm thì không hiểu hoàn cảnh lúc đó như thế nào thì có lệnh hành quân. Chắc là anh sốt anh mê mệt đi, nên anh cứ nằm ở trên cây như vậy. Và đến khi mà đơn vị hành quân rồi thì phát hiện ra vì đêm mà, nên không biết là còn anh nằm lại. Và như vậy là anh đã lịm đi và sau đó mưa rừng ập xuống thì anh đã hy sinh. Và cứ như vậy, con đường hành quân không có ai đi quay lại đấy nữa. Chỉ có những người dân, nhưng mà họ không để ý. Vì những năm chiến tranh thì cái đường ấy chỉ có bộ đội đi thôi, chả ai đi cả. Mãi sau này dân đi qua thì cây rừng cứ ngày một lớn, ngày một lớn, cao dần lên và cái võng cao tít trên đỉnh đầu như thế này này. Thế khi cái võng lên cao như vậy, đồng thời đưa cái hài cốt của người chiến sĩ ấy lên trên cao. Đấy, và dây rừng nó cứ leo leo vào đấy, và kỳ lạ lắm, tự nhiên nó thành một dải hoa, dải hoa. Và cái dây dù buộc võng nó lằn sâu vào trong cây, nó lặn sâu vào trong vỏ cây. Đấy, thì đấy là một cái mà tôi cảm thấy là tôi cũng rất là xúc động.
             
            Nhưng mà cái điều xúc động hơn nữa là khi tôi về, tôi mang lại cái lời nhắn gửi ấy cho bà mẹ của chiến sĩ ấy. Thì tôi về tôi gặp bà cụ và tôi nói như vậy thì bà cụ chỉ có người con trai duy nhất hy sinh, thế nên là bà cụ nhìn và bà cụ tưởng tôi ấy, tức là con người bộ đội ấy. Bà cụ ôm chặt lấy tôi và bà cụ bảo “Tại sao bao nhiêu năm cháu không tìm về với bà”. Không hiểu vì sao bà nhìn bà bảo “Cháu giống, cháu giống thằng Dũng lắm” (anh ấy cũng tên là Dũng luôn, nhưng thật ra, thật ra tên là Việt. Tên gọi là Việt, nhưng ở nhà gọi là Dũng). Thì anh sinh ra ở quê Yên Dũng mà, thế là bố bảo thôi gọi là Dũng, nhưng mà tên của… gọi trong quân đội là Việt. “Sao cháu giống nó quá! Cháu ở đâu? Bây giờ ở đâu? Thế bố cháu thế nào rồi? Nó cụt chân cụt tay à? Nó mù mắt à? Hay là nó bị thương vào đầu, nó không còn trí nhớ nữa để nó không về được với mẹ?” Thế cụ cứ ôm lấy tôi cụ khóc, cụ không để cho tôi truyền đạt hết câu chuyện. Nên tôi… tôi cứ mặc kệ cho cụ, cụ khóc cho thoải mái. Và mãi sau đấy thì tôi mới nói, giải thích. Bởi vì không… lúc đấy khó mà giải thích cho cụ hiểu ngay được rằng là tôi nghe thấy người chiến sĩ kia nói là bằng tiếng nói của linh hồn, không phải là người chiến sĩ kia còn sống, và cũng không phải là tôi là con. Và tôi lại phải về nhà và lần thứ hai tôi quay lên thì tôi mới kể lại. “Đấy, cháu lên thăm bà và cháu mới kể lại câu chuyện là như vậy, như vậy”. Thì bà cụ, tức là lại thất vọng trong niềm vui. Tức thất vọng vì tưởng rằng đầy là giọt máu của con trai mình để lại, nhưng rồi không phải. Nhưng cụ lại vui vì đã kiếm được hài cốt của con. Thế và tôi đã tình nguyện tự mình đi vào đem cái hài cốt đó về cho bà cụ. Và tôi cũng là người duy nhất, là người duy nhất ôm cái ảnh của cụ khi cụ mất. Và tôi cũng xin phép gia đình và xin phép mọi người là bà không có con có cháu gì cả, bà không có người thân, là vì đi hoạt động từ Quảng Ninh lên và theo chồng đi hoạt động. Thế bảo “Bây giờ cho con được để tang cho bà cụ. Bởi vì bà cụ đã lầm tưởng rằng con là cháu nội của cụ, thì hãy coi như vậy đi”. Và tôi phải xin phép hai bên bố mẹ và tôi lên tôi để tang cho cụ. Tôi ôm cái di ảnh của cụ để đưa tiễn cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Đấy là…
             
            (còn tiếp)

            #21
              khachxa 24.05.2007 17:24:14 (permalink)
              (tiếp theo)

              Và có lẽ là bạn đọc đã đọc báo “An ninh thế giới” thì đã biết được về cái trận đánh ở Knắc. Thì có lẽ là trong cuộc đời đi tìm hài cốt liệt sĩ 17 năm nay, thì cái việc đi tìm các liệt sĩ ở Knắc là để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều kỷ niệm nhất. Bởi vì ở đó không phải là tìm một người, xuất phát là tìm một người, mà thành ra là tìm rất nhiều người, là tìm được rất nhiều người.
               
              Cho đến bây giờ thì cái con số mà tôi tìm được ở Knắc, từ năm 2002 cho đến bây giờ, đã lên tới khoảng 300 người rồi, nhưng vẫn chưa hết. Bởi vì trong cái trận đánh đó, chôn vùi xuống núi rừng của Knắc và của huyện Kbang tỉnh Gia Lai, là phải có nghìn người cơ. Nhưng tôi biết rằng là cái khả năng của tôi và cái nguyện vọng của tôi chắc cũng sẽ không đạt được 100%, bởi vì các liệt sĩ qua nhiều năm quá cơ, sự phân hủy của thời gian, thì hài cốt của các liệt sĩ đã lẫn hết vào trong đất rồi. Và hơn nữa là đồng bào miền Bắc đi vào đấy khai hoang làm kinh tế mới, xây dựng lâm trường, rồi làm nhà ở, rồi chuồng trại chăn nuôi, đã làm hết lên cái nơi chôn cất của các liệt sĩ. Đó là một trận đánh vô cùng là ác liệt, đánh vào căn cứ biệt kích của Mỹ ngụy và trong đêm mùng 7/03/1965. Ngày hôm qua là ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch thì trùng với ngày giỗ của các liệt sĩ ở Knắc. Thì khi tôi vào tôi tìm một liệt sĩ Phạm Văn Thành, quê ở Sơn Trung, Sơn Trường, Nam Định, thì có một kỷ niệm là có lẽ là không bao giờ lặp lại nữa.
               
              Khi tôi tìm thấy anh Thành ở dưới lòng hồ Đắc Lốp, tức là trước đây chôn ở ven bờ suối, và sau này người ta chặn cái suối đó để làm đập thủy lợi, thế là nước cứ dâng lên, dâng lên. Ngày xưa là một con suối nhỏ, bây giờ là cả một hồ nước mênh mông. Và sau rất nhiều những cái công sức đổ vào đó, thì đã lấy được 8 liệt sĩ ở dưới lòng hồ lên. Thế nhưng rất tiếc khi tôi cắm vị trí xong, cái lúc mà khai quật hài cốt thì tôi lại không có mặt, tôi đi công tác ở nước ngoài, thế là cái thứ tự, cái thứ tự bị nhầm lẫn. Tức là thứ tự 2 từ trên xuống và 2 từ dưới lên là có bị nhầm lẫn. Cho nên cái quá trình lấy hài cốt của anh Thành, anh Phạm Văn Thành đó về, thì lại tính là thứ 2 từ trên xuống, nên đã nhầm sang một hài cốt của một người chiến sĩ khác. Thế nhưng vẫn cứ nghĩ rằng đấy là Phạm Văn Thành, bởi vì thứ 2 mà. Thế là cái liên lạc bằng điện thoại sang bên nước ngoài với tôi thì rất là khó khăn, nên là gia đình cứ lấy về và làm cái lễ mai táng rất là long trọng, bởi vì đấy là khát khao sau hơn 20 năm tìm kiếm của người em trai là Phạm Văn Mẫn mà hiện đang làm giám đốc của công ty S-Phone ở Hà Nội, thì đưa về. Nhưng sau ngày làm lễ xong, thì kể cả những cán bộ của huyện đội Kbang, rồi kể cả những người đi đưa tiễn, và kể cả bản thân người em của liệt sĩ, tức trong tâm trạng có một cái gì đó bồn chồn không yên. Bình thường khi tìm thấy về rồi là thỏa mãn, là vui vẻ, là yên tâm rồi, nhưng mà tâm trạng bồn chồn không yên. Mà tôi khi nghe… lần đầu tiên khi đặt chân xuống sân bay về Việt Nam, thì tôi nhìn thấy mặt người em trai đấy ra đón. Và một người cựu chiến binh ở Tây Nguyên tiễn liệt sĩ ra miền Bắc và ông ở lại ông chờ tôi về để lập kế hoạch tìm kiếm tiếp, thì tôi nhìn thấy có một liệt sĩ khác, không phải là anh Thành cùng đi ra sân bay. Và tôi biết ngay, nhầm rồi. Tức là cái linh cảm nhầm. Là cái ở bên Nga tôi đã cảm nhận được rồi, nhưng vì ở quá xa cho nên tôi chỉ nói rằng ‘Anh phải thận trong khi lấy thứ tự. Anh phải thận trọng’. Nhưng đến khi tôi về thì tôi nhìn thấy và tôi nén lòng, tức là không để lộ, không bật ra một cái tiếng khóc, vì tôi thấy xót xa cho gia đình ấy quá: sau bao nhiêu năm chờ đợi, bây giờ lại mang một người không phải là anh của mình về.
               
              Thế sau đó thì cũng phải một tuần sau, tôi bàn với bộ môn, với tất cả mọi người về cái sự việc đó và tìm ra những quyết định để xử lý. Thì cũng trong thời gian đấy, trong linh cảm của những người trong gia đình ấy, nhất là người em trai và một số người trong gia đình, có rất nhiều chuyện nó xẩy ra. Có lẽ đây là người chiến sĩ ấy, cái người nhầm là bác Nguyễn Văn Tất, quê ở Bình Định, đấy thì bác ấy nói ngay ‘Tôi là Nguyễn Văn Tất, quê ở Bình Định. Tự nhiên lại đem tôi đến cái mảnh đất Nam Định vô cùng là xa xôi, tôi chưa một lần đặt chân đến, tôi chỉ nghe thấy trên bản đồ thôi, nhưng tôi chưa đặt chân đến bao giờ’. Thế thì tôi đã phải có một cuộc đàm phán riêng với liệt sĩ đó. Nghe thế thì có vẻ hoang đường, đúng không? Tại sao lại đàm phán với người âm? Nhưng thực ra tôi đã gọi cả anh Phạm Văn Thành, và bác Nguyễn Văn Tất lên nói chuyện. Bảo ‘Bây giờ cái sự nhầm lẫn đấy thì phải giải quyết như thế nào?’ Thì bác Tất bảo ‘Đã là bộ đội thì đâu cũng là quê hương. Đi đặt chân đến nơi nào, chiến đấu để giành giật lấy cuộc sống, lấy tự do, lấy cơm áo cho nhân dân, thì nơi đó là xứ sở của mình, tôi không có sự phân biệt. Nhưng, tôi nói một chữ nhưng, vì tôi còn vợ, còn con, tôi còn những người thân trong gia đình, họ sẽ đi tìm tôi như cậu đi tìm anh cậu, vậy thì họ sẽ nghĩ sao khi tôi chiến đấu ở Tây Nguyên, mà bây giờ hài cốt tôi lại nằm ở Nam Định. Lý giải bằng cách nào đây? Nếu như có biết được để đi ra đây, thì lý giải như thế nào? Và điều thứ hai là khi vợ con tôi vào Tây Nguyên tìm tôi, biết đâu được lại có thể nhận nhầm một cái hài cốt nào đó để đem về như cậu thì sao? Tôi và Thành không có vấn đề gì, chúng tôi có thể hy sinh cho nhau, chia xẻ xương máu cho nhau, chúng tôi không nề hà. Nhưng cái sự nhầm lẫn này là chúng tôi cảm thấy không ổn, bởi vì chính vì những người thân của mình, và cậu có vui không, khi cậu mấy chục năm lăn lộn ở Tây Nguyên để đi tìm anh mình, và cuối cùng lại đem về một người khác? Còn bây giờ tôi chỉ nói ra những điều ấy thôi, còn giải cái bài toán này như thế nào, đấy là việc của cậu”.
               
              Thế và chúng tôi đã phải bàn nhau, đây là một áp lực tâm lý rất là nặng nề. Mẹ của liệt sĩ 85 tuổi rồi. Bố của liệt sĩ 90 tuổi rồi. Thế bây giờ vui mừng đón con về, từ ngày đón được hài cốt đó về, hai ông bà vui vẻ và cảm giác như mình trẻ lại 10 tuổi nữa. Hai cụ khỏe khoắn ra tận nghĩa trang để đón con. Thế rồi bao nhiêu giọt nước mắt của bà con, của người thân đổ xuống để khóc mừng vui khi đón liệt sĩ về. Thế bây giờ lại trả lời lạnh lùng một câu “Nhầm”. Thế giải thích làm sao đây. Thế là anh em chúng tôi đã quyết định làm một cái việc: xin lỗi hai liệt sĩ và xin lỗi các liệt sĩ ở nghĩa trang là xin hoạt động du kích. Âm thầm về đấy lấy cái hài cốt của bác Tất đi. Lấy cái hài cốt đó và đem trở lại Tây Nguyên, trao trả lại đúng vị trí và lấy liệt sĩ Thành về. Thật ra bây giờ tất cả mọi công việc đã xong rồi, và cái việc này cũng nhằm cái mục đích rất là cao cả: đó là lấy đúng liệt sĩ, về đúng quê hương, đúng địa chỉ. Cho nên bây giờ là chúng tôi cũng không ngại gì, nhưng lúc đó là chúng tôi dấu. Mặc dù vào cơ quan huyện đội, các đồng chí trong huyện đội có nói rằng “Nếu mà cần thiết thì chúng tôi sẽ giúp đỡ trong cái việc là đổi lại”. Nhưng mà lúc đấy mọi người không ai nói ra mà đều âm thầm biết như vậy thôi và chúng tôi đã phải làm rất là bí mật.
               
              Thì trước khi đi thì liệt sĩ nói rằng “Vì đảo lộn hài cốt như vậy cho nên không phải là bây giờ lấy cái hài cốt tên là Tất mà đã là thành đâu. Bởi vì đảo lộn từ trên xuống dưới, cho nên là nó cứ dịch đi một người. Bây giờ cháu phải tìm đúng cái hòm gỗ mà có chữ ‘Liệt sĩ Hưởng ở bên trong ấy thì đấy mới là bác Thành. Chứ còn nếu mà lấy phải cái hài cốt khác, mà không phải là tên Hưởng, thế hiện nay có cái giấy viết là Hưởng trên đấy đấy”. Thế là tôi phải viết vào một tờ giấy pơ luya rất mỏng và tôi gấp để rất là sâu trong ví về cái thông tin đó và đi vào Tây Nguyên.



              (còn nữa)
              #22
                khachxa 28.05.2007 17:18:57 (permalink)
                (tiếp theo)

                Thế khi đi vào tìm thì sau hơn một tháng trời thì tất cả các cái mộ đã được quét vôi trắng tinh, sau khi đưa 8 hài cốt đó về. Tất cả mộ nào cũng giống mộ nào và đều là cái bia chưa có tên (thế xác định được tên thì họ chưa dán bia mà). Thế bây giờ cái nào là 7 cái trong số 7 cái đưa dưới hồ lên và cái quan trọng nữa là cái nào mà ở dưới, ở trong quan tài có tên là Hưởng đây. Thật ra hôm đó là một cái hôm mà tôi có thể nói là gần như mắc bệnh đau tim. Và khi xác định “đây rồi”, bác ấy bảo “Bác nằm đây”, bác Tất cũng chỉ “bác nằm đây”, chú Thành cũng bảo “chú nằm đây”, anh em mình bóc cái mộ này ra. Thì họ vừa ghép lại nên cái vữa rất là dễ, cậy ra một cái, mở ra rất là dễ dàng. Nhưng cái giây phút mà kéo cái quách gỗ ra để mở ra xem bên trong là cái gì, không thể tả được. Hai người bới thì bảo ‘im lặng, thôi dừng lại một tí, nghỉ đã’. Tôi hiểu tâm lý của hai người đó, tức là họ cũng rất sợ: bây giờ lại nhầm lẫn một lần nữa thì sao. Rồi cái chú mà, chú Nguyễn Minh Sang, là cựu chiến binh, là người cán bộ của Tiểu đoàn 409 đặc công hồi xưa còn sống sót lại sau cái trận đánh ấy, đứng ở bên ngoài. Mà chú cũng, tức là chú bảo cái trái tim già này không đủ sức để chịu đựng cái giây phút này, chú chạy ra cổng chú đứng. Thế là còn ba anh em, thì đến lượt tôi thì tôi cũng bỏ đi luôn: tôi không thể chịu nổi. Bây giờ mà bật ra mà không phải là chữ Hưởng mà là chữ gì đây thì không biết là sẽ như thế nào? Và cái tâm lý của… của cái người thân ý, của anh Mẫn này sẽ ra sao, và không lẽ phải đào cả 7 cái lên hay sao?
                 
                Thế đến khi run rẩy mọi người mở ra thì tôi mới thấy, nghe thấy một tiếng “Em ơi quay lại. Đây rồi”. Thì khi quay trở lại thì mới bật ra, mở cái mảnh giấy đấy ra, thì thấy ghi là liệt sĩ Hưởng. Thế là ba anh em, ba bốn anh em chú cháu chúng tôi ôm chặt lấy nhau, và ôm ở giữa là cái quách gỗ ấy. Và sau khi ôm nhau một lúc vì quá mừng, thì chợt nghĩ ra rằng mình đang… đang đi hoạt động du kích. Nên thôi, kìm nén cảm xúc để chạy ra cốp xe để mang cái hài cốt của bác Tất vào, trả về cái ngôi mộ đấy, và đem anh Thành ra. Thế khi đem ra rồi thì trên đường đi, tất cả mọi cái như có sắp đặt sẵn, rất là vui. Tức là khi đi đến chợ mua hoa quả, tự nhiên cái bà ở chợ đã bầy sẵn ra một cái lễ rất là đầy đủ, và hoa rất đẹp, toàn hoa cúc trắng như thế này. Bảo “chuẩn bị, tôi chuẩn bị để cài lên mộ liệt sĩ”. Bảo “Ai bảo bà là có liệt sĩ mà bà bảo thế”. “Tự nhiên tôi cảm thấy là như thế”. Thế xong cụ bảo là “Có mấy liệt sĩ đã lên nói với tôi rằng chuẩn bị một ít hoa cúc trắng”. Thế là cụ chuẩn bị sẵn cụ để đấy.
                 
                Thế xong rồi khi về đến Đông Hà, Quảng Trị cũng vậy. Tức là tự nhiên nhà hàng họ dọn cơm ra, xong họ lại để thừa ra một cái bát, một đôi đũa. Đoàn thì chỉ có 3 người, thế họ lại để 4 bộ. Hỏi “Sao lại để?” Thì “Nhỡ có ai đi theo các anh thì có bát đũa mà ăn”. Cái câu nói rất tình cờ của cái cô bé ở cửa hàng ăn ở chỗ Quảng Trị cô ấy nói câu như thế.
                 
                Thế xong khi về đến quê hương của liệt sĩ. Đem đi đã khó, bây giờ đem về còn kinh khủng hơn. Tức là khi về thì anh em chúng tôi đã quyết định chọn cái thời điểm là nhá nhem tối, bởi vì cái nghĩa địa rất gần với dân. Nếu như về giữa đêm thì người ta cũng phát hiện ra mình làm cái gì khuất tất. Thế là ngay buổi nhá nhem tối thì anh em cho người vào đào trước. Bí mật đào cái mộ đó lên. Nhưng khi lấy anh… anh Thành đi rồi, khi lấy cái hài cốt không phải là anh Thành đi, thì vẫn phải ngụy trang bằng cách gói một cái vải đỏ để nguyên mặt mộ, để lỡ có ai đó nhìn thấy dấu hiệu trên đất không bình thường, bới lên xem, thì vẫn thấy có một cái bọc ở đấy rồi. Đấy, còn đề phòng đến mức độ như thế. Thế là khi đào gần tới huyệt để lấy cái tiểu cũ lên và để đặt cái hài cốt của anh Thành xuống, thì hài cốt của anh lúc đấy được để ở trên ghế trước của xe và giả vờ phù một cái áo lên. Đấy, khi cái huyệt vừa mới đào xong, thì chuẩn bị người em trai trèo từ dưới huyệt để ra ôm cái hài cốt của anh mình đem vào.
                 
                Thì cái câu chuyện này nghe ra thì cực kỳ hoang đường nếu không ai chứng kiến. Nhưng rất may hôm đó thì 5 người chứng kiến. Tự nhiên có một tia sáng mầu xanh từ cái ghế ô-tô. Vừa cánh cửa vừa bật mở một cái, mở ra để ôm hài cốt vào, thì tức là cái tia sáng đấy chạy ra ngoằn ngoằn ngoằn ngoằn. Mà từ cái chỗ ô-tô đỗ đến vị trí của mộ cách khoảng 30m. Thì cái tia sáng cứ chạy chạy chạy chạy trong vòng 30m và lao thẳng xuống mộ đấy. Hai người họ đào họ bỏ họ chạy luôn. Sợ quá họ bỏ họ chạy luôn không nói được câu nào, sợ quá.
                 
                Thì khi tôi nhìn thấy họ chạy tôi bảo là “thôi cứ bình tĩnh, không việc gì phải sợ cả”. Và chính bản thân tôi, trong tình huống đấy tôi cũng chưa gặp phải bao giờ. Tôi cũng sợ. Nhưng nếu tôi cũng sợ tôi cũng chạy nốt, thế thì cái việc của mình nó dở dang. Thế là tôi lúc đấy phải lấy lại bình tĩnh. Tôi động viên mọi người và tôi hiểu rằng là liệt sĩ Phạm Văn Thành khao khát về quê hương quá, sau mấy chục năm nằm ở Tây Nguyên, tức là từ năm 65 cho đến năm 2002, đó là 37 năm. 37 năm chờ đợi, 37 năm khát khao, 37 năm hy vọng được về với quê hương. Nhưng đến cuối cùng khi được về, cái ngày về trống dong cờ mở, làm lễ truy điệu rất là đàng hoàng, thì anh chỉ ngậm ngùi đi bên hài cốt của người bạn, chứ anh cũng vẫn chưa được về. Và sau bao nhiêu trăn trở, sau bao nhiêu cái gian khổ thì anh mới đích thực được về quê hương. Nên anh ấy không đủ, tức anh ấy không đủ sự kiên trì để chờ đợi thêm nữa… anh ấy đã chạy xuống mộ trước cả khi cái phần hài cốt của anh được xuống. Và anh em tôi thắp hương, mà hôm đó trời mưa, khi thắp hương xong thì trời mưa. Cái bát hương ở nghĩa trang nó ướt vũng nước và cái bát hương ở chân mộ cũng ướt xũng chân hương, ướt hết. Nhưng mà mấy anh em thắp hương và buổi tối không dám thắp nhiều vì sợ bà con họ nhìn thấy, nên chỉ thắp có 7 nén nhang thôi. Nhưng khi 7 nén nhang đấy cháy gần đến… đến dưới bát ấy, thì nó cháy bùng thành ngọn lửa. Và tự nhiên cái bí mật của anh em tôi lại trở thành một cái công khai. Tức là cái bát hương to ở trên nghĩa trang nó cháy to, soi rõ từng ngọn cỏ một. Cháy bùng lên. Cháy ngọn lửa cao vút thế này. Thế là dân họ chạy vào họ hỏi “Làm gì đấy?” Thế bảo là “Anh em đi công tác ghé qua đây thắp hương cho anh Thành”. Thế thôi.
                 
                Thế lúc ấy thì là mấy cái ông mà chân tay lấm lem đào đất là phải núp vào bụi cây, nấp vào bụi cây không được ra. Bởi vì họ nhìn thấy họ biết là đào mộ. Đấy khi mà… khi mà an táng xong và bát hương bốc cháy xong thì cái người em trai ấy lên ô-tô và chắc là lúc đó, trong khoảnh khắc đó là liệt sĩ nhập vào anh ấy: anh ấy khóc xong anh ấy cười. Tôi sợ quá và tôi nghĩ rằng hay là vì quá căng thẳng sau mấy ngày đi thay đổi hài cốt thì anh ấy bị hoảng loạn tâm thần: cứ khóc xong rồi lại cười, khóc xong rồi lại cười. Bọn tôi rất là sợ, bật đèn ô-tô lên nhìn mặt. Mặt anh ấy không hề bình thường một chút nào, ở trong cái cười ấy như cái cười của liệt sĩ, mà lại có rất nhiều cái nụ cười khác chứ không chỉ của một người đấy. Thế xong rồi anh lái xe sợ quá bảo “Anh bị làm sao đấy?” Thế anh ấy bảo là “Cho anh được khóc được cười. Sau 37 năm cho anh được khóc được cười”. Thế tôi bào “Thôi kệ anh ấy”. Một lát sau, chỉ khoảng chừng… khoảng chừng 7 phút sau thì anh ấy trở lại trạng thái bình thường. Thế là bọn tôi ra về chấm dứt một cái hành trình 37 năm đi tìm kiếm người thân và cũng chấm dứt một hành trình xa quê hương 37 năm của liệt sĩ Phạm Văn Thành.
                 
                Và sau đó thì liệt sĩ Phạm Văn Thành cũng cùng giúp đỡ cho tôi đã tìm thấy rất nhiều liệt sĩ đưa về quê hương. Anh chỉ dẫn là ở vị trí này, vị trí kia, ở vị trí chuồng lợn này hay là ở nhà kia, ở phòng ngủ. Thế là có một liệt sĩ rất là vui mừng nói với chúng tôi rằng “Anh đổi nghề rồi, từ đặc công trinh sát, anh chuyển sang làm nghề chăn lợn”. Hỏi tại sao anh lại làm nghề chăn lợn, “Anh đang nằm trong chuồng lợn nhà chị Xoa đấy. Anh nằm trong chuồng lợn đấy”. Thế là bọn tôi lại đào chuồng lợn lên thấy hài cốt anh nằm trong đấy thật. Thế còn có một anh tên là liệt sĩ Kpa-pắc, chúng tôi mới tìm thấy vào ngày 27/07/2006 vừa rồi. Khi tìm thấy anh ấy thì anh ấy bảo là “Tôi nằm ở cạnh bác Khanh, ngày nào tôi chả nhìn thấy bác, sáng nào tôi cũng nhìn thấy”. Không biết nhìn thấy bằng hình thức như thế nào?... thì “Sáng nào bác ra vệ sinh là tôi nhìn thấy hết! Tôi nằm gần nhà vệ sinh của bác”. Nhưng mà còn một cái thú vị hơn và thú vị hơn là cái gì? “Tôi luôn luôn được trông coi cho 2 cô con gái nhà bên tắm!” Thế thì khi mà đến đấy xác định vị trí thì hóa ra là cái hài cốt của liệt sĩ đấy nằm gần cái… gần cái nhà vệ sinh của nhà bác Hồ Văn Khanh ở khu phố 8 Thị trấn Kbang và nằm dưới cái nhà tắm của một nhà hàng xóm của bác Khanh và đúng là nhà đấy có 2 cô con gái thật. Thế xong hôm mà các đồng chí trong đội tình nguyện đào lấy được cái hài cốt đấy đi thì… tôi thì chỉ đạo ngoài Hà Nội thì anh ấy ngậm ngùi anh ấy nói rằng là “Thôi tạm biệt mọi người, tôi đi về nghĩa trang đây. Nhưng mà buồn lắm”. Hỏi “Buồn làm sao?” “Từ nay trở đi chả được ngắm cháu Yến tắm nữa”. Đấy, mặc dù bị ở dưới buồng tắm, ở dưới gầm nhà vệ sinh nhưng mà rất là vui vẻ và còn có tỏ vẻ là nuối tiếc là không được tiếp tục ở dưới đấy nữa. Đấy cho nên có khi đúng là đấy là kỷ niệm cười ra nước mắt. Khi bọn tôi đứng khóc khóc rất nhiều khi nhìn thấy anh ấy nằm ở dưới cái chỗ bẩn thỉu như thế. Bởi vì khi các anh ấy chết là năm 65 thì mãi đến tận năm bẩy mấy sau này dân họ mới vào họ khai hoang vùng kinh tế mới mà, nên họ không biết họ làm lên trên. Đấy, nhưng mà đến lúc nghe anh ấy nói rất là hài hước như thế: không hề chửi mắng, không hề than phiền “tôi ở bẩn thỉu, làm lên người tôi”. Nói rất vui vẻ, rất là vinh dự được canh cho hai cháu tắm và bây giờ tiếc vì không được tiếp tục canh giữ nữa.

                (còn nữa)
                #23
                  khachxa 13.06.2007 15:51:17 (permalink)
                  (tiếp theo)


                  MC:
                  Vâng, xin được cám ơn nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Và câu hỏi cuối cùng chúng tôi muốn đặt với cô, đó là: Chúng tôi được biết, theo tổng kết từ các đề tài nghiên cứu “khả năng tìm mộ” của Bộ môn cận tâm lý thì sự thành công của các nhà ngoại cảm chỉ đạt khoảng 60%, như vậy thì 40% còn lại thì phụ thuộc vào yếu tố nào? Nếu như một người họ đến họ muốn đặt tìm mộ, xin cô cho biết cụ thể 40% còn lại nó phụ thuộc vào những yếu tố như thế nào để dẫn đến thành công của một cái quá trình tìm mộ như vậy?
                   
                  Phan Thị Bích Hằng:
                  Về cái xác suất và cái tỷ lệ khi đi tìm hài cốt thì tổng kết chung là 60-41 (đấy là cái chung), đấy là của nhiều nhà ngoại cảm cộng lại và chia lấy con số bình quân. Thế còn mà cụ thể của từng nhà ngoại cảm thì cái xác suất đó từ 46%, tứclà có người tỷ lệ chính xác khoảng tầm 46%. Có người thì trên 50, có người thì trên 70 và có những người trên 80%. Thì cộng lại chia thì lấy một cái xác suất chung là 60%. Thì thật ra, chính bản thân tôi có những trường hợp tìm không được tôi cũng rất là trăn trở. Vào cái giai đoạn mà năng lực của tôi mạnh mẽ nhất, năng lực mạnh nhất là vào khoảng những năm từ 95, 93, 94, 95, 96, thì tôi nhiều khi rất tự hào là tuyên bố rất hùng hồn: Cháu mà đã đi là bách chiến bách thắng. Bởi vì thực ra tôi chưa chịu khuất phục bất kỳ một trường hợp nào. Kể cả là xuống dưới nền miếu chôn ở chùa Non Nước, cả một tảng đá rất là to vĩ đại như thế đè lên trên nhưng tôi vẫn quyết tâm cho khai quật và phải… phải đấu tranh về tâm lý rất là căng thẳng. Hoặc thậm chí ở bờ sông Vĩnh Điện ở Điện Thọ-Điện Nam của tỉnh… huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũng vậy. Mặc dù vừa mới lũ lụt miền Trung sau năm 99, cát nó bồi lên 5, 6 mét, nhưng tôi vẫn quyết định đào và chắc chắn sẽ thấy. Khẳng định một cách xanh rờn, không hề nghi ngờ. Thế nhưng khẳng định xong thì cũng hơi sợ. Cuối cùng vẫn rất may là vẫn tìm thấy. Và có những vụ là vỡ đê ở Du Lâm ở Đông Anh – Hà Nội cũng vậy, tôi cũng đã tìm thấy hài cốt là sâu 6m. Tức là đến ngày thứ ba đào bới rồi thì những người trong gia đình, gia đình này ở số 12 Hàng Chuối – Hà Nội, họ bảo “Cô này cô nói thế nào ấy, 4, 5m rồi mà vẫn chả thấy cái gì”. Thế thì họ nghi ngờ, họ bắt đầu nghi ngờ. Khi họ nghi ngờ thì tôi bảo là “Thôi cứ tiếp tục đào bới đi, cứ kiên trì”. Thì đi xuống 6m thì mới thấy bia, và có nghĩa là hài cốt còn sâu dưới 6m cơ vì 6m mới thấy bia. Bởi vì vỡ đê mà, đất phù sa nó bồi lên kinh khủng.
                   
                  Cái hồi mà trước năm 97, 96, 97 thì những cái không thấy chẳng qua là do họ chưa tìm được. Tức là họ chưa có điều kiện họ đi tìm, bởi vì những gia đình liệt sĩ có những gia đình cũng khổ lắm. Họ đến họ nhờ mình, thế nhưng mà cái khả năng về mặt tài chính là không có. Cái sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ ở mức độ nào thôi. Mà còn đi lại, đâu có phải là một lần đã tìm thấy, có khi có người phải đi lại vài lần. Nên là họ họ chưa có phản hồi thì tôi mới đánh cái dấu trừ (-) trở lại. Còn có những người thì bị tìm không thấy thì họ cũng có phản hồi. Hồi đó là chỉ có trong hơn 2000 trường hợp, hai nghìn bẩy trăn năm mươi mấy trường hợp đấy thì chỉ có mỗi 17 trường hợp là phải đánh dấu trừ. Sau đó, từ sau giai đoạn năm 98, 99 thì cũng có nhiều trường hợp, ví dụ như trường hợp của Bí thư Thành ủy Ngô Lén (?) ở Huế là cũng không có tìm thấy, tức là biết là ở chỗ đấy, vị trí sơ đồ là như vậy nhưng cái sự thay đổi của địa bàn nó quá lâu. Và có một số trường hợp nữa thì cái Bộ môn Cận tâm lý của tôi do thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm, thì Thiếu tướng, vừa rồi tổng kết năm 2006, thì đấy chính là cái đề tài của Thiếu tướng là “Vì sao không thấy” và xoáy vào 40% còn lại là không thấy, nên là vì sao lại không thấy. Trong đó điển hình là trường hợp của nhà gia đình đại tá Vũ Tự Cường mà tìm bố là Vũ Bội Liêu, phải nhờ đến hơn 10 nhà ngoại cảm, không tìm được. Không phải cái lý do không tìm được không phải là không tìm thấy hài cốt mà là vì cái thông tin nó không được rõ ràng. Và cho đến bây giờ sau hơn 10 năm tìm kiếm thì vẫn tuyệt vọng. Tức là tất cả các nhà ngoại cảm của Việt Nam và những người có khả năng tìm mộ hoặc gọi hồn đã đều được huy động vào hết nhưng mà vẫn chưa tìm thấy.
                   
                  Thì 40% này có một số các yếu tố. Yếu tố chủ quan là ví dụ có những liệt sĩ chết mất xác hoàn toàn. Khi xác mất đi nhưng mà cái thông tin vẫn còn lưu lại, tức là người ta vẫn có thể cung cấp các thông tin và các chiến sĩ cung cấp thông tin là đã từng nằm ở chỗ đấy, nhưng mà hiện nay là hài cốt đã không còn nữa, có thể do sự phân hủy của thời gian hoặc là do bị bom bỏ hoặc bị mất tích, hoặc là có những hài cốt là bị lũ lụt thiên tai cuốn đi mất. Mà cái đấy là cái hồi năm 95 tôi đã phải gặp trường hợp như vậy, vừa mới cách đấy 3 ngày còn đánh dấu ở chỗ đấy và sau 3 ngày nữa sẽ quay trở lại đào. 3 ngày hôm sau thì, ngày hôm sau thì cơn lũ nó về và mấy hôm sau quay trở lại còn mỗi một cái võng dù cứ phất pha phất phơ. Hài cốt đã bị cuốn trôi bởi vì sát suối mà. Và đấy là một trường hợp trong những trường hợp mà tôi rất là đau lòng. Nếu như hôm đó cố gắng hơn một chút không sợ tối ở trong rừng thì đào lên ngay thì cái hài cốt đấy của liệt sĩ không mất.  Còn nhiều những cái yếu tố khác nữa ví dụ như trong gia đình người ta, tức là có khoảng 5, 7 người gì đó thì có rất ít người là có tâm nguyện đi tìm, số còn lại là bán tín bán nghi, tức là lúc thì tin lúc thì không tin và không thật tâm. Và còn một yếu tố nữa: có những người thì tự nhiên bảo rằng “Tôi muốn đi tìm mộ ông cụ tôi, hay là ông nội hay bà nội gì đó. Người thân của tôi thì là mất mộ nên mấy năm nay tôi thấy làm ăn nó không suôn sẻ. Con cháu trong gia đình gặp chuyện nọ chuyện kia”. Tức là cái động cơ để đi tìm, không phải xuất phát từ tình cảm, không phải xuất phát từ đạo lý hay là xuất phát từ bổn phận và trách nhiệm, mà lại xuất phát từ cái việc là thấy làm ăn không tốt thì phải đi tìm thôi. Giả sử làm ăn tốt liệu có tìm không? Chắc chắn khi người âm hiểu được điều đó thì người ta sẽ lập luận như vậy thế và người ta không cho tìm luôn. Cho nên cái 40% này có thể 20% là do người thân và 20% do ngoại cảm.

                  (còn nữa)
                  #24
                    khachxa 18.06.2007 17:06:35 (permalink)
                    (tiếp theo)


                    Các nhà ngoại cảm thì phụ thuộc mấy yếu tố: thứ nhất là thời tiết và thứ hai nữa là sức khỏe và một yếu tố vô cùng quan trọng đó là tâm lý. Nếu như gặp phải thời tiết xấu quá, mưa gió bão bùng thì cũng không tìm được, bởi vì trời mưa trời gió thì nó ảnh hưởng lắm, ảnh hưởng đến cái sự giao lưu về thông tin và nó hay bị nhiễu. Bởi vì cái thế giới người âm dầy đặc, không phải là ta muốn gặp một người mà chỉ có một người ấy đâu, xung quanh cũng có rất nhiều… nhiều người. Và cái thứ hai nữa là về cái tâm lý và sức khỏe của nhà ngoại cảm. Tức là khi mà sức khỏe không được tốt thì họ sẽ dễ bị tức là dễ bị lệch lạc.
                     
                    Có khi vì cái sự nài nỉ của người thân, của những người bị mất, rồi người ta khóc, rồi người ta xin xỏ, rồi thậm chí có người quỳ xuống van lậy, rồi kể lể trình bầy hoàn cảnh, thế là cuối cùng là các nhà ngoại cảm cả nể. Về tình cảm thì cả nể nhưng mà thật ra mà về khoa học thì nếu mà cả nể là nhiều khi sẽ không phải là kết quả mà là hậu quả. Đấy, chính vì thế cho nên là các nhà ngoại cảm bị miễn cưỡng làm trong cái điều kiện là cái sức khỏe của mình không được tốt, mà cái điện lúc bấy giờ nó yếu đi thì cái độ nhậy nó không còn nữa, thì rất dễ nhầm lẫn.
                     
                    Và còn một cái nữa, tức là về tâm lý. Tức là có những gia đình khi họ đi tìm thì trong số những người mà họ rất là thiện chí, thì có những người không thiện chí. Họ cho rằng đấy là cái chuyện đồng bóng vớ vẩn. Họ cho rằng những cái trò của các nhà ngoại cảm này chỉ là lừa phỉnh thôi, chứ còn không có thật, thế là họ có những câu nói hoặc những động thái làm chấn động đến tâm lý của nhà ngoại cảm. Bản thân tôi khi đi tìm ở trong Tây Nguyên cũng vậy. Tức là khi tôi xác định rằng các liệt sĩ nằm ở dưới mộ Đăk Lốp và tôi yêu cầu các chiến sĩ công binh làm cách nào đấy để đưa tôi ra giữa hồ để tôi cắm cái vị trí đó, thì người thân của gia đình liệt sĩ đó buông ngay một câu là “Ba mươi sáu chước, chước này kiểu là chước chuồn”. Nên là cứ chỉ đại xuống hồ một phát, hồ nước như thế kia nói có cái gì ở dưới mà chả được. Bởi vì một cái hồ nước đấy ai mà tháo ra để chứng minh rằng cô ấy nói có hài cốt ở dưới đấy là đúng. Tôi nghe thấy lời nói đấy, nhưng mà tôi kìm nén cái sự bực mình lại và tôi… tôi quay trở lại tôi nói rằng “Em vì liệt sĩ, em vì 8 cái người liệt sĩ đang nằm lạnh lẽo ở dưới lòng hồ kia kìa, chứ còn anh đừng bẻ thước tiểu nhân mà đo lòng quân tử. Em mong rằng có một ngày nào đấy, em sẽ thuyết phục với địa phương xả hồ nước để lấy 8 hài cốt đấy lên. Đấy là câu trả lời. Đấy là câu chứng minh cho cái việc … ngày hôm nay, chứ còn bây giờ không tranh luận. Cứ im lặng để cho em làm việc”. Và tôi nén cái sự bực tức lại tôi nói câu đó. Mặc dù lúc đó là các nhà báo rồi những người đi cùng bộ môn rất lo sợ bởi vì cái sự chấn động về tâm lý là tôi sẽ bị nhầm. Nhưng không, tôi lấy thăng bằng tôi cương quyết ngay.
                     
                    Đấy, cho nên là có một vài nhà ngoại cảm bị trong cái tình trạng như vậy: tức là người ta đang, người ta đang tập trung thì người ta bị một cái chấn động là người ta làm sai ngay. Hoặc có những trường hợp là do cái người âm đó người ta cố tình, cũng có thể là người ta cứ lẩn tránh vì hờn dỗi với con cháu hay vì không bằng lòng với con cháu. Còn có những trường hợp, thực ra là ông tổ đến 7, 8, 9 đời rồi, các cụ đã siêu thoát lên đến cõi nào rồi, cái sự giao tiếp với linh hồn không được nữa thì các người thân thì vẫn cứ cố là ‘Thôi, đây là ông tổ, chẳng nhẽ để mất mả tổ’, thì vẫn cứ cố, vẫn cứ muốn, muốn và sẽ có một cái vong nào đấy họ nhận, họ nhận nhầm, họ nhận đại đi. Người âm cũng không phải là toàn là những người tốt cả đâu. Tất nhiên những con số đấy rất ít, ít lắm, tỷ lệ đấy so với những người trần của mình thì có lẽ tỷ lệ của họ ít hơn nhiều, nhiều lắm. Nhưng họ, nhưng họ cũng có cái ham muốn, nhiều khi người ta cũng… cũng muốn là được chăm sóc, muốn là được hương khói thì người ta cứ nhận. Khi cứ khấn xin mãi người ta bảo “Tôi là cái ông đấy đây, tôi là bà đấy đây”. Thế là người ta nhận vào chỗ đấy. Hoặc cũng có những người, đứa trẻ con nghịch ngợm, nó chỉ lung tung. Tại vì tôi nhiều khi tôi cứ hay dùng trẻ con làm cái khóa mở khi mà tìm bí quá, các cụ dỗi, các cụ chả chỉ gì, đi tìm cái mộ trẻ con hỏi “Cháu ơi cháu, ông cụ đấy ông ấy nằm ở chỗ nào?” nó chỉ ngay “Đây, ở chỗ này này” và dẫn ngay đến đấy chỉ thẳng vào đấy “Đây là mộ cụ này”. Thì lúc đấy cụ ấy không trốn được. Nhưng cũng có những đứa nghịch ngợm, nó vẫn cái tính chất của nó vẫn là trẻ con mà: láu cá mà. Thế là nó chỉ đại vào một cái người nào đấy hoặc là nó chỉ vào một cái chỗ vô thiên vô địa nó bảo “Đấy, cụ nằm đấy. Rõ ràng nằm đấy”. Nhưng cuối cùng đào có thấy gì đâu. Đấy, thì cái 40% đấy là có nhiều. Và hiện nay là cái đề tài của thiếu tướng Nguyễn Chu Phác vẫn vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về cái 40% còn lại này. Kỳ vọng một ngày nào không xa thì sẽ tìm ra cái cơ chế này tức là vì sao tìm được, vì sao không tìm được.

                    (còn nữa)
                    #25
                      khachxa 18.06.2007 17:10:10 (permalink)
                      (tiếp theo)

                      MC:
                      Dạ, xin được cám ơn cô. Dạ, cô có việc gì? Dạ, đưa cái micro này không có ấy pin gì hết trơn. Không có ai. Có có thể dùng… đi đâu hết trơn rồi.
                       
                      Một tín nữ:
                      Dạ, nam mô bổ sư thích ca mâu ni Phật, con chào thầy, chào quý sư và quý cô… À…
                       
                      MC:
                      Cô qua bên này nói, máy bên này này cô ơi.
                       
                      Tín nữ:
                      Dạ, con bạch thầy, chào quý thầy, quý sư và các sư cô. Hôm nay em… con rất là sung sướng và hạnh phúc để chứng kiến nhà ngoại cảm của chị Hằng. Hôm nay em cũng muốn hỏi, xin các thầy và xin chị để em hỏi một câu là má em đã chết hôm nay đã 6 năm rồi, mà em muốn hỏi là má em có được siêu thoát hay không? Chị có thể giúp dùm em được không ạ?
                       
                      MC:
                      Xin cám ơn câu hỏi của cô và…
                       
                      Phan Thị Bích Hằng:
                      Thực ra cái câu hỏi của em…
                       
                      MC:
                      Xin quý vị giữ yên lặng.
                       
                      Phan Thị Bích Hằng:
                      Cái câu hỏi của em và cái tâm nguyện của em nó rất là bình dị và có lẽ câu hỏi của em đấy cũng là câu hỏi chung của bao nhiêu người mà có người thân của mình đã mất và rất muốn biết là người thân của mình đã siêu thoát chưa và hiện đang như thế nào và đang ở đâu.
                       
                      Thì câu này thì chị có thể trả lời em. Tức là cái sự siêu thoát của má em. Cái đầu tiên là xuất phát từ cái tâm của những người còn sống. Cái tâm của em và của những người thân của em: từ khi má mất là luôn luôn cầu nguyện và luôn luôn hướng đến những cái việc làm tốt, những việc làm thiện và làm tất cả mọi việc cho má và cho cuộc đời bằng cái thiên lương trong sáng nhất của mình, thì cái đó là cái đẩy nhanh cái thời gian siêu thoát của má em. Thông thường thì cái thời gian siêu thoát giống như khái niệm về sinh tử: sinh có hạn mà từ thì bất kỳ. Cái sự siêu thoát là bất kỳ, có thể người ta phát tâm tốt và người ta tu tốt thì siêu thoát sớm. Còn trả lời cụ thể cho là má em có siêu thoát được chưa thì chị sẽ trả lời em khi chị được tiếp xúc với linh hồn của má em. Nhiều người siêu thoát rồi nhưng người ta cũng chưa biết người ta ở tầng thứ mấy, người ta ở tầng nào. Thế nhưng người ta chỉ biết rằng là thay vì cái sự khóc lóc, cái sự nuối tiếc cuộc sống trần tục của 49 ngày đầu tiên, thì có những người sau thời gian 49 ngày họ vẫn còn âu sầu khổ sở và họ vẫn còn thèm khát cái cuộc sống ở trên trần. Và những người như vậy thì cái sự siêu thoát của họ chậm và cái đó ảnh hưởng rất nhiều. Bởi vì sao? Bởi vì họ khi họ về họ nhìn thấy người thân là cứ thảm thiết khóc thương nhiều quá, rồi cứ làm những cái việc cho người ta quyến luyến trần tục nhiều quá thì người ta rất là khó siêu thoát. Thế còn những cái người mà người thân trong gia đình khi xác định được: khi người thân đã mất ai cũng đau thương, ai cũng mất mát cũng buồn khổ, nhưng mà người ta xác định được và người ta làm những cái việc cho người mất. Thứ nhất là sống và làm việc tốt, tôt hơn và làm theo cái tâm nguyện của người đã khuất và làm những việc thiện, việc tốt ấy thì người mất lúc đấy người ta thấy thanh thản lắm. Và một trong những cái điều mà những người mới chết cần nhất ở chúng ta là sau khi họ mất, họ sợ nhất là chúng ta lãng quên họ và cái điều họ cũng sợ nhất là chúng ta quá đau buồn, chúng ta than khóc nhiều quá và chúng ta lễ lạc linh đình quá để làm cho họ cảm thấy quyến luyến trần gian.

                      (còn nữa)
                      #26
                        khachxa 26.06.2007 17:23:11 (permalink)
                        (tiếp theo)

                        MC:
                        Xin cám ơn cô. Kính bạch chư tôn đức, kính thưa quý Phật tử, vừa qua là phần trình bầy của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, tất cả chúng ta chắc cũng có lẽ cảm nhận được thông qua lời kể chuyện cũng như thông qua những cái lời tường trình về cái việc làm của cô trong suốt hơn 10 năm qua với cái số lượng mà tìm được hài cốt thì cũng không phải là nhỏ (trên 10 000 hài cốt). Thì kính thưa quý vị, trong những cái lần mà cô tiếp xúc và nghe nhìn thấy những cái vong hồn nói chuyện như vậy thì cũng có những cái vong hồn biểu lộ những cái cảm xúc buồn giận khi mà tìm nhầm hoặc là họ vui sướng khi họ được tìm thấy hài cốt và đưa trở về quê hương. Cũng có những cái nhiều lần cô nhìn thấy những cái hài cốt vẫn còn mặc đồ rất đẹp và chung quanh có những người thân. Như vậy thì những cái vấn đề buồn vui, nói chung cái tâm lý của những cái vong hồn và vấn đề huyết thống của vong hồn, theo lời của cô… theo lời của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thì hình như nó vẫn còn tồn tại. Và trong thời gian vừa qua, khi nghe tin cô Bích Hằng trở về thuyết trình tại chùa Hoằng Pháp, chúng tôi nhận được rất nhiều thư và email từ các nơi gửi về. Nội dung cũng liên quan tới lĩnh vực ngoại cảm, sự hiện hữu tồn tại của vong hồn, và trong cái thời gian hạn hẹp hôm nay thì chúng tôi có thỉnh thầy Nhật Từ sẽ có đôi lời nhận xét về cái phần trình bầy của cô… nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vừa rồi.
                         
                        Kính bạch thầy, vừa qua thầy và đại chúng cũng đã được nghe phần trình bầy hết sức chân tình và cởi mở của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, vậy đứng về góc độ, góc nhìn của nhà Phật, hay nói đúng hơn là Phật giáo, xin thầy hoan hỉ cho biết những cái quan điểm của thầy về vấn đề mà cô Bích Hằng vừa trình bầy. Chẳng hạn như là về vấn đề luân hồi, tái sanh, luân hồi về vấn đề huyết thống còn tồn tại hay không sau khi vong hồn đã mất. Về cái vấn đề như là có nên cúng đốt vàng mã cho vong linh không? Bởi vì khi mà nằm mơ thấy họ về họ đòi hỏi… những cái vấn đề này, nói chung là rất rất nhiều và trong số đó thì cũng có những người hỏi về cái tâm lý của vong linh như thế nào và Phật giáo giải thích những cái quan điểm về hiện tượng nhập vong hay là áp vong như thế nào. Xin thầy hoan hỉ giải thích cho quý Phật tử, cũng như trình bầy về cái quan điểm của thầy qua cái phần trình bầy của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vừa rồi.
                         
                        Xin kính cung thỉnh thầy.
                         
                        Thầy Nhật Từ:
                        Trước nhất chân thành cám ơn thượng tọa Chân Tín đã dành cho chương trình “Ánh sáng Phật pháp” lần thứ, 5 cho được lý giải hiện tượng ngoại cảm và mời nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, một trong những nhà ngoại cảm mà tầm vóc nhất và có công lao tìm kiếm rất nhiều hài cốt nhất, đã về đây để chia sẻ với tất cả chúng ta. Chúng ta cũng cám ơn nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã trình bầy về những nguyên do, những điều kiện dẫn đến cái năng lực ngoại cảm đặc biệt của cô và hơn 10 000 tình huống đã được cô giúp để có thể tái hội tụ giữa người sống, người mất, trong thế giới khổ đau của sanh ly và tử biệt. Chúng ta cũng được lắng nghe tất cả những sinh hoạt của cõi âm, cái tâm trạng, đời sống của họ sau khi họ qua đời. Có người 30 năm, có người 300 năm, có người có thể nhiều năm, nhiều kiếp hơn nữa.
                         
                        Trước nhất chúng ta có thể thấy rằng là ngoại cảm là một năng lực truyền thông đặc biệt hai chiều giữa người có năng lực này với những người âm ở thế giới vô hình. Năng lực truyền thông đó không được sử dụng bằng các giác quan của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân như chúng ta nhìn thấy thế giới thông thường, thì thế giới cõi âm là thế giới vô hình. Năng lực ngoại cảm còn có thể giúp cho các nhà ngoại cảm cảm nhận được cái tần số tâm thức với các vùng cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức của vong linh và đặc biệt là cũng như những người còn sống về phương diện sắc diện, liên hệ đến … (đoạn này có 4 từ tôi không nghe ra) của họ. Nhà ngoại cảm cho chúng ta biết rằng là khi phát hiện ra năng lực đặc biệt này thì nhiều người sẽ cho rằng đó là một người nửa âm và nửa dương. Nhưng trên thực tế, theo nhà Phật, thì đây là một con người, là một vai trò rất quan trọng mang lại niềm hy vọng và hạnh phúc cho hàng ngàn gia đình vốn đang có những thao thức, muốn biết được thân phận của thân bằng quyến thuộc của mình sau khi qua đời trong các cuộc chiến hoặc do thiên tai, sóng thần, động đất, hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn hoặc những cái chết bất đắc kỳ tử, những cái chết do tai nạn gây ra và phần lớn những người chết chưa sẵn sàng được tâm lý và chấp nhận cái chết diễn ra với mình như là một sự thật. Cái nhịp cầu đó đã giúp ra sự đoàn tụ của người sống và kẻ mất, mang lại hạnh phúc rất là lớn lao và ý nghĩa của nó không chỉ về phương diện xã hội mà nó còn là một nghi thức thực tập mang tính chất trị liệu và chuyển hóa rất lớn.
                         
                        Bên Phật giáo có đề cập đến khái niệm thần thông như là những năng lực đặc biệt mà sử dụng theo ngôn ngữ ngày nay một phần trong số đó được gọi và đồng nghĩa với “ngoại cảm”. Sáu phép thần thông được Kinh Phật mô tả trước nhất là ‘thiên nhãn thông’, tức là khả năng nhìn thấy thẩm thấu của con mắt không lệ thuộc vào con mắt, giác quan này, mắt thịt mắt phàm. Tiếp đó ‘thiên nhĩ thông’ là năng lực nghe cái âm thanh một cách hết sức đặc biệt, không bị giới hạn bởi không gian vật lý, hay là thời gian. Tiếp đến chúng ta còn được biết là ‘thần túc thông’ là năng lực kinh thân độn thổ, thần biến bằng nhiều hình dạng ở nơi này và nơi kia. ‘Túc mãn thông’ là năng lực nắm bắt được dạng mệnh của con người từ đại cương đến chi tiết đã diễn ra trong thời quá khứ trên quy luật của nhân quả tới bản thân mình cũng như là những người khác. Và cuối cùng là ‘lầu tang thông’ tức là năng lực và tuệ giác nhìn thấy được tất cả những nỗi khổ niềm đau đã được nhổ ra khỏi  tận gốc rễ của dòng cảm xúc nhận thức đời sống và sinh hoạt.
                         
                        Nếu chúng ta dựa vào học thuyết 6 thần thông như vừa nêu để làm một so sánh nhỏ giữa năng lực ngoại cảm, chúng ta thấy rằng là các nhà ngoại cảm có thể đạt được một hoặc nhiều phần ở trong các năng lực đặc biệt này. Bản chất của ngoại cảm liên hệ đến hai năng lực chính đó là nhìn thẩm thấu hay còn gọi là ‘thẩm thị’. Cái nhìn thẩm thấu đó nó có thể giúp cho các nhà ngoại cảm nhìn xuống được lòng đất hoặc là có thể đoán biết được, chỉ vẽ các sơ đồ ở một nơi rất xa, có thể hàng trăm cây số mà người đó chưa hề đặt chân lên, và có thể mô tả một cách rất là chính xác, được chi tiết, các sự kiện, các dữ liệu diễn ra trong quá khứ, có mặt trong hiện tại. Thì cái năng lực thẩm thấu bằng con mắt đặc biệt được các nhà khoa học gọi là ‘con mắt thứ ba’, thì kinh nhà Phật gọi là ‘thiên nhãn thông’. Năng lực thứ hai các nhà ngoại cảm sử dụng đó là khả năng nghe một cách không giới hạn. Khả năng nghe của con người nó có thể bắt được các tần sóng âm phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán nơi mình được sinh ra. Các luồng sóng âm khác với chủng loại của con người, chúng ta có thể tiếp nhận được ở một mức độ rất đơn giản, chẳng hạn các loại sóng âm của các loài động vật, mà thông qua đó chúng ta có thể biết được các trạng thái cảm xúc buồn vui và các thông tin truyền thông với nhau của các loài động vật ở một mức độ tương đối. Nhà ngoại cảm có thể có khả năng nghe rất rõ những cuộc truyền thông giữa những người cõi âm và họ có thể có khả năng đối thoại trực tiếp với những người này và do đó họ có được một phần của ‘thiên nhĩ thông’. Dĩ nhiên nắm bắt được tâm trạng những dòng cảm xúc như nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vừa cho chúng ta biết thông qua các câu chuyện mà chị vừa kể, thì cuộc đối thoại đó nó diễn ra với rất nhiều mức độ khác nhau. Và nhà ngoại cảm đã nắm bắt được cái tần số tâm thức của các hương hồn … và do đó mới có thể tạo ra được cái điểm hội tụ mà khoa học thường gọi là ‘trường sinh học’.
                         
                        Mức độ tập trung cao độ của nhà ngoại cảm bao gồm các yếu tố tâm lý, sức khỏe, thời tiết và lòng thành của thân bằng quyến thuộc còn sống, có thể làm cho ‘trường sinh học’ đó được hội tụ một cách rõ rệt hay là một cách mờ ảo. Năng lực tập trung về đời sống tinh thần cũng như tâm linh của nhà ngoại cảm càng cao thì điểm hội tụ của trường sinh học này sẽ lớn, giúp cho độ phán đoán về phương vị, cũng như là nơi ở của các hài cốt gọi là của các hương linh và rất rõ một cách không nhầm lẫn giữa những người có thể có tên trùng với nhau. Thì như vậy nhà Phật gọi rằng có thêm một năng lực của ‘tha tâm thông’.

                        (còn nữa)

                        #27
                          khachxa 28.06.2007 17:08:28 (permalink)
                          (tiếp theo)

                          Ba năng lực này nó có thể xuất hiện một số ở những nhà ngoại cảm đặc sắc và nổi tiếng nhất trên thế giới. Có một số nhà ngoại cảm chỉ có năng lực nhìn thẩm thấu nhưng lại không có năn lực nghe thẩm thấu. Do đó trong cuộc đi tìm kiếm các hài cốt để xác định rằng là vong đó đã được siêu sanh hay là chưa, hoặc là có mặt ở phương vị nào trên mặt đất này, thì có một số nhà ngoại cảm đã thành công vì đã có được năng lực nhìn thẩm thấu đó. Nhưng một số nhà ngoại cảm lại không có được cái năng lực nghe thẩm thấu và truyền thông thẩm thấu cho nên cái cơ hội truyền thông giữa người mất và người sống trong tình huống này có thể gặp một số sự trở ngại. Và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có luôn cả hai năng lực này. Cho nên mức độ chuẩn xác và thành công của chị trên 10.000 tình huống cho chúng ta thấy là một điều rất là đáng mừng và chúng ta cũng nên thay mặt cho tất cả các gia đình và nhất là các hương linh đã được… tìm thấy được xác đưa về nhà thờ hoặc là đưa đến các nơi chùa tụng niệm, cầu siêu, …để hòng hướng cho họ được siêu sinh … là một điều phước báu rất lớn đối với… đối với họ.
                           
                          Bản chất của thiên nhãn thông như là một cái hội tụ thấu kính với chức năng truyền đạt những thông tin. Họ có thể nắm bắt sự kiện như là một máy chụp ảnh, máy quay phim ghi nhận các sự kiện diễn ra một cách khá chuẩn xác. Những người bị khiếm thị nếu biết tập trung năng lực và có sự hướng dẫn thì có thể phát ra được những năng lực ngoại cảm này và mức độ thành công của họ trong sự tập luyện có thể cao hơn là những người có mắt như là chúng ta.
                           
                          Theo Phật giáo thì nó có tất cả 4 loại ngoại cảm khác nhau. Ngoại cảm bẩm sinh có mặt từ lúc con người có mặt ở trong bụng mẹ. Năng lực ngoại cảm của những nhà ngoại cảm bẩm sinh rất cao. Thời gian tồn tại của năng lực đó có thể đến cuối cuộc đời của những nhà ngoại cảm này. Tại Ấn Độ thời Phật có rất nhiều nhà tiên tri, ngày xưa người ta dùng bằng cái từ ‘nhà tiên tri’, chẳng hạn như tiên tri A Tư Đà biểt rất rõ về tướng trạng và tất cả những dự đoán của ông về cuộc đời của Đức Phật là khá chuẩn xác và thành công.
                           
                          Loại ngoại cảm thứ hai là ngoại cảm sau một biến cố bệnh lý, liên hệ tới những chính bệnh rất nặng, tác động một cách rất là tích cực đến cái vùng hải mã ở vỏ não. Và từ đó năng lực này nó làm khai thông và mở cửa tất cả các nguồn tiềm năng rất lớn, hiếm có ở từng mỗi con người và chúng sinh theo tinh thần của Phật dạy. Các nhà khoa học hiện đại, chúng ta đã biết, là bộ não con người như là một máy siêu vi tính, nó là một bộ máy vi tính lượng tử, chứa đựng tối thiểu từ 100 cho đến 200 tỷ nơ-ron thần kinh. Mỗi một nơ-ron thần kinh như vậy với chức năng duy trì, giữ các hạt giống của tri thức, tình cảm, nhận thức. Và bằng những hành động của con người, nó tạo ra những vùng nhớ và những sử dụng khác nhau cho đời sống. Các nhà khoa học chỉ mới sử dụng được vài phần trăm của khối lượng các nơ-ron thần kinh đó. Còn những người bình thường như chúng ta, việc khai thác và sử dụng còn ít hơn nữa. Nhà ngoại cảm sau một biến cố làm chấn động lớp vỏ não ở một tình thế đặc biệt nào đó, đã làm cho họ ‘thay hình đổi dạng’. Mặc dầu cũng là một con người như bao nhiêu người khác, nhưng năng lực nhìn thẩm thấu, nghe thẩm thấu, truyền thông thẩm thấu lại đặc biệt cao hơn chúng ta đến độ trong khoảng thời gian mấy tháng đầu hay là một năm đầu, như nhà ngoại cảm Bích Hằng vừa cho chúgn ta biết, họ không tin rằng mình có khả năng có được năng lực đó.
                           
                          Trường hợp ngoại cảm do một biến cố có thể gọi là thập sinh nhất tử, nó có thể tồn tại với con người là 10 năm, 20 năm, 30 năm hoặc có thể là suốt cuộc đời, tùy theo cái đời sống tâm linh và cái sinh hoạt tinh thần của nhà ngoại cảm đó. Nếu nhà ngoại cảm đó có một đời sống tinh thần vững chãi, như là những người xuất gia, thì năng lực ngoại cảm này có thể sống mãi suốt cả cuộc đời. Và theo truyền thống tái sanh của nhà Phật, thì người đó ở đời sau khi sanh ra lại tiếp tục duy trì được cái nguồn năng lực ngoại cảm đó. Cho nên họ có cái khả năng đặc biệt hơn những người khác.
                           
                          Tình huống thứ tư là tình huống đào tạo và huấn luyện. Những nhà ngoại cảm được đào tạo và huấn luyện có thể học hỏi được một số các năng lực truyền thông. Nhưng giá trị của những khả năng này nó có một giới hạn nhất định. Nhà ngoại cảm học có thể cảm nhận được những cái sắc thái của con người và do đó có thể dự đoán được rằng là người này đang bị vương vào chứng bệnh nào, tuổi thọ ra làm sao, chết như thế nào, ở mức độ khá đơn giản và không thể nào có được cái năng lực đặc biệt như các nhà ngoại cảm bẩm sinh hoặc là ngoại cảm do một cái biến cố nào đó làm thay đổi cái cấu trúc của vỏ não dẫn đến cái khả năng đặc biệt như vừa nêu.
                           
                          Các nhà ngoại cảm đã thực hiện sự truyền thông giữa họ và thế giới của cõi âm theo một phương thức hoặc là đặt trên nền tảng của âm thanh. Họ có được cái khả năng có thể thẩm thấu được các tầng sóng âm cao và thấp từ thượng giới, trung giới và hạ giới khác nhau. Và họ có thể tích tụ tất cả các loại sóng âm này, giải mã nó một cách khá chuẩn xác về nội dung cũng như là những gì mà thế giới cõi âm họ đang gửi gắm cho thân bằng quyến thuộc của họ đang còn sống. Trường sinh học của con người sau khi qua đời nó không mất hẳn. Nó như là bản chất của thế giới vật lý được bảo toàn bản chất năng lực của nó. Các trường sinh học về sóng âm nó cũng lan tỏa ra và nhà ngoại cảm khi thiết lập được cái tần sóng âm một cách tương thích với các vong hồn thì họ có thể đọc được tâm trạng của các vong hồn này, và do đó các loại vong hồn đó có thể gởi gắm những thông tin, những lời nhắn nhủ của họ cho thân bằng hoặc quyến thuộc. Chính vì vậy mà truyền thông này phần lớn đặt trên nền tảng truyền thông âm thanh. Vì đặt nền tảng trên truyền thông âm thanh, một số nhà ngoại cảm khó có thể xác định được và hỗ trợ được cho các vong hồn chết ở trong bụng mẹ, tức là thai nhi chưa có được tiếng nói, chưa chào đời hoặc là mới vừa có mặt, do sự cố nào đó mà phải qua đời một cách tức tưởi, thì những cái luồng sóng âm tạo ra một cái trường sinh học đó nó không có rõ rệt và do vậy rất là khó khăn để một nhà ngoại cảm có thể xác định được và giúp cho quyến thuộc hỗ trợ cho người mất đó được siêu sanh và thoát hoá theo tinh thần Phật gia.

                          (còn nữa)
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.07.2007 16:17:57 bởi khachxa >
                          #28
                            khachxa 03.07.2007 16:17:34 (permalink)
                            (tiếp theo)

                            Trường hợp truyền thông này đó nó có thể liên hệ đến năng lực đối thoại và nhà ngoại cảm Bích Hằng cho chúng ta biết là chị sử dụng cái năng lực vừa đối thoại vừa vấn thoại. Dựa vào một cuộc đối thoại với một vong hồn mình có chủ đích đi tìm kiếm, như thỉnh thoảng chị cho chúng ta biết là chị tình cờ gặp lại các vong hồn khác, chúng không hề nằm trong đối tượng đang tìm kiếm của chị. Những cuộc đối thoại đó đã được diễn ra là nhờ chị có được cái năng lực nói một cách rất là khéo: tạo ra được thiện cảm rất đặc biệt ở thế giới cõi âm. Cho nên những người có thể khi tiếp xúc với chị, vong hồn đó có thể chưa gặp, hoặc là nói rỡn hoặc là nói không thật tình, nhưng cuối cùng họ cũng đã thật lòng vì thấy được cái tấm lòng về tình từ bi, tình thương thật của chị làm công việc này giúp cho thế giới cõi âm được siêu thoát. Cho nên họ đã hỗ trợ một cách rất là đắc lực và do đó cái kết quả của những cuộc tìm kiếm do chị thực hiện nó cao khá nhiều so với các nhà ngoại cảm khác.
                             
                            Sự truyền thông ngoại cảm trong … thứ hai đó nó liên hệ với cái khả năng nhìn thẩm thấu. Các nhà ngoại cảm có khả năng nhìn thẩm thấu có thể nhìn thấy tất cả các hình thù, vóc dáng, mặc dầu thân thể vật lý hình hài của người quá cố đó đã qua đời cách đây mấy mươi năm hoặc là vài trăm năm. Xương có thể tan tành thành tro và bụi, có nhiều người đã không còn một cái gì để có thể nhận dạng. Nhưng cái năng lực thẩm thấu này với cái tập trung cao độ đã làm cho họ có thể hình dung được cái trường năng lượng sinh học của những vong linh đã qua đời đó, để họ có thể xác định được cái phương vị người đó đang ở chỗ nào, và từ đó, nếu có một sự phối hợp đặc biệt giữa các nhà ngoại cảm có năng lực nhìn thẩm thấu và những nhà ngoại cảm có năng lực nghe thẩm thấu, đối thoại về vấn đề thẩm thấu, thì kết quả của những cuộc tìm kiếm theo tinh thần Phật giáo nó sẽ cao gấp nhiều lần so với những hoạt động mà nỗ lực một cách đơn giản. Và rất hiếm có được những nhà ngoại cảm có được hai  năng lực như là nhà ngoại cảm Bích Hằng.
                             
                            Thế giới của cõi âm là một thế giới giống như xã hội của con người ở trên dương thế mặc dầu nó không có cái cấu trúc trật tự như chúng ta. Trên thế giới này, nó có nhiều quốc gia, mỗi quốc gia có vua, tổng thống, thủ tướng hay là chủ tịch nước cai trị với những hệ luật pháp khác nhau. Và thế giới của cõi âm nó không có những ranh giới giữa các quốc gia, mặc dầu người âm có thể xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi họ qua đời, họ trở thành những người mà đời sống của họ chỉ liên hệ đến dòng cảm xúc tri giác, tâm tư và nhận thức. Thế giới vật lý đối với họ chỉ là những ảo giác được hình thành trong một quá trình mà họ sống với những cái ấn tượng gì quan trọng nhất trong cuộc đời. Thì khi qua đời, các ấn tượng đó nó vẫn còn lưu giữ lại và nó tạo ra một cái trường sinh học. Chính nhờ vào cái sự hội tụ cái trường sinh học đó mà các nhà ngoại cảm có thể tiếp nhận được và thấy được rằng vong hồn đó, xác chết đó, mặc dầu áo quần nó không còn nữa, nhưng họ nhìn bằng vóc dáng, màu sắc, hình thù, y hệt như là hương hồn lúc còn sống. Cái chất liệu hội tụ của trường sinh học này hiện là một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng để nhà ngoại cảm có thể giải mã và phán đoán một cách chính xác đối tượng mà họ đang tìm kiếm. Trong tình huống này chúng ta thấy là các hương hồn có thể qua đời ở 3 tháng tuổi, hay là 30 năm tuổi hoặc là 100 năm tuổi thì cái điểm hội tụ của cái trường sinh học tạo ra cho các nhà ngoại cảm, nó cũng giống y hệt ngay cái cách thức mà trước khi họ qua đời.

                            (còn nữa)

                            #29
                              khachxa 03.07.2007 16:23:11 (permalink)
                              (tiếp theo)

                              Ví dụ là một bé gái chết 3 tháng tuổi, thì các nhà ngoại cảm sẽ nhìn thấy hình thù của vong hồn đó dưới hình thức là 3 tháng tuổi. Nếu là một người 30 tuổi, khi cái chết đó diễn ra 300 năm hoặc 3000 năm, thì hình thù mà nhà ngoại cảm cảm nhận được phần lớn nó dựa theo cái cấu hình vật lý trước khi chết của vong hồn đó. Do đó cái trường sinh học này nó hỗ trợ khá đặc biệt để nhà ngoại cảm dẫn đến sự phán đoán thành công.
                               
                              Tại sao có những khuynh hướng mà ta thấy rằng thân bằng quyến thuộc chưa siêu thoát của mình trở về nhà đòi chúng ta phải đốt giấy vàng mã hoặc là cúng kiếng các loại phẩm vật khác nhau, thì họ có thể than rằng là “tui đang khát sữa”, nếu các cô hồn, vong hồn đó là các bé trai, bé gái nhỏ đang sống trong sự chăm sóc của bầu sữa của người mẹ. Hoặc là những cụ già có thể về báo mộng cho con cháu của mình biết rằng là “cha mẹ thiếu thốn quần áo, cơm áo không có” cho nên hãy cúng giấy vàng mã đốt xuống để giúp cho họ được siêu sanh. Tất cả những quan niệm đó, theo Phật giáo, là do khi còn sống các vong hồn này đã từng có những quan niệm sai lầm về thế giới của cõi âm và họ nghĩ rằng đây là một cõi giới tồn tại một cách lâu dài hay là vĩnh hằng.
                               
                              Trong dân gian của người Trung Hoa thường gọi là ‘sanh ký, tử quy’ tức là ‘sống gửi, thác về’ cho rằng là thời gian có mặt trên dương giới chỉ vài mươi năm hoặc trên một trăm năm là cùng, cảnh giới sống ở dưới âm phủ mới là lâu dài. Và do đó họ đầu tư hết tất cả, các kim tự tháp nguy nga tráng lệ của các vị Pha-ra-ông, tức là các vị vua ở Ai-cập cũng do phát xuất từ những quan niệm sai lầm về hai cảnh giới sự sống: một bên là vĩnh hằng, một bên là tạm thời. Và họ đã đầu tư rất nhiều cho thế giới của cái chết. Thậm chí họ đem luôn cả người thân, người thương, người tình, và gia tài, sự nghiệp, của cải, vật báu xuống ở dưới cõi âm để có thể hưởng thụ tiếp tục đời sống đó. Người Trung Hoa khi tiếp thu lại nền văn hóa này một cách tình cờ, đã có những cải biên rất là tích cực: thay vi chôn người thật, chôn ngọc ngà châu báu thật, thì họ thể hiện các hình thù đó bằng những loại giấy vàng mã khác nhau, mà giá trị gửi gắm tình thương, cho mối quan hệ giữa người quá cố và người còn sống, vẫn được duy trì.
                               
                              Trong nền văn hóa của châu Á, chăm sóc cho những người quá cố cũng có nghĩa là mang lại hạnh phúc cho những người đang còn ở dương thế. Cái mối quan hệ tình thân và tình thương giữa người sống và kẻ chết không kết thúc khi người đó nhắm mắt lìa đời mà nó còn tiếp tục vài mươi năm hoặc là vài kiếp sau nữa. Chính vì vậy mà cái ảo giác sai lầm khi còn sống nó lại có một cái ảnh hưởng khá tiêu cực đối với thế giới của cõi âm. Những người … của đời sau cho rằng là sau khi chết con người là không còn gì cả, hình hài sắc thanh lại trở về với cát bụi. Và thần thức với bốn loại hình của nó là: cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức sẽ không còn có điều kiện để tồn tại và phát triển. Thì sau khi qua đời, với những quan niệm đó, họ sẽ không chuẩn bị sự tái sanh và họ có quan niệm cho rằng đây là cái dấu chấm cuối cùng trong đời sống của mình. Chính vì vậy mà có rất nhiều người suốt cả cuộc đời làm thiện, làm những việc phước báu, sống cho quê hương, cho xã tắc, lằm những việc rất là có ích cho cộng đồng và xã hội, ấy thế mà họ không ra đi được là bởi vì họ không tin tưởng rằng có một thế giới tiếp tục trong tiến trình tái sanh, tùy theo nghiệp lực.

                              (còn nữa)
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 36 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9