Thực Phẩm Độc Hại
Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 63 bài trong đề mục
Như Ý P 17.09.2008 06:56:39 (permalink)



Cuộc điều trần về vấn đề an toàn thực phẩm tại Hạ viện Mỹ

Lan Phương
14/05/2007


Bấm vào đây để nghe
Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để nghe
Bấm vào đây để tải xuống
Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để tải xuống


Nguồn lương thực bị nhiễm những chất độc hại là một vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ngay cả ở những quốc gia có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm được coi là có tiêu chuẩn cao cũng khó tránh khỏi. Tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ tư đã diễn ra cuộc điều trần về an toàn thực phẩm sau khi mới đây đã xảy ra vụ thức ăn cho chó mèo nhập khẩu từ Trung Quốc đã bị nhiễm chất độc hại. Hai chuyên gia từ cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ và Bộ Nông Nghiệp đã hiện diện tại buổi điều trần để trả lời những thắc mắc của ủy ban Hạ viện. Mời quí vị theo dõi bài tường trình sau đây với Lan Phương.
 






Chú chó tên Pebbles, đã trở thành một biểu tượng của vụ thức ăn nhiễm hóa chất độc tại Hoa Kỳ,  Pebbles đã chết sau khi ăn phải đồ ăn nhiễm độc Vào tháng ba một số chó mèo ở Mỹ đã lăn ra chết khiến cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm (gọi tắt là FDA) phải lên tiếng báo động và tức tốc mở ngay cuộc điều tra. Chuyện xảy ra vào tháng 3 năm nay và được truy nguyên từ những thức ăn cho chó mèo được nhập khẩu từ Trung Quốc đã nhiễm hóa chất Melamine và những chất tương tự. Cơ quan Kiểm Soát Thựcï Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã hạ lệnh thu hồi ngay các sản phẩm thức ăn cho chó mèo do nhà máy Menu Foods Emporia tại bang Kansas phân phối.
 
Công ty này đã sử dụng chất glutene từ lúa mỳ do công ty của Trung Quốc có tên là Xuzhou Anying Biologic Technology Development cung cấp. Những sản phẩm có chất glutene từ lúa mỳ và từ những thực vật khác của Trung Quốc đã bị tạm thời cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ chờ kết quả các cuộc thử nghiệm.
 
Đến tháng tư người ta lại phát hiện ra rằng Melamine trong thức ăn cho chó mèo còn dư lại trong qui trình sản xuất lại được pha trộn vào với thức ăn cho gia súc, và câu hỏi được dặt ra là: Con người có bị nhiễm độc khi ăn phải thịt những gia súc này lỡ bán trên thị trường hay không. Cho tới nay thì bộ nông nghiệp vẫn theo dõi sát và áp dụng các biện pháp an toàn như cách ly hoặc giữ lại những gia súc bị nghi là đã được nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamine, và thử ngiệm để tìm xem chúng có dấu vết gì là bị nhiễm Melamine hay không.
 
Tuy nhiên theo sự lượng định của sở kiểm tra an toàn thực phẩm của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì mức độ melamine nơi những gia súc ăn phải loại thực phẩm đó rất thấp, vì không hề có báo cáo nào nói rằng heo, gà vịt đã chết vì nguyên nhân này.
Bác sỹ Kenneth Petersen,thuộc sở Kiểm Tra An Toàn Thực Phẩm của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (gọi tắt là FSIS) đưa ra những lý do cho thấy là rủi ro cho sức khỏe con người rất thấp:
Lượng định đưa ra được căn cứ vào một số dữ kiện, vì chất melamine cô đọng lúc đầu đã tan loãng đi rất nhiều khi nó được pha trộn và chế biến qua hệ thống sản xuất thức ăn gia súc. Trước hết nó chỉ là một phần nào đó trong thực phẩm cho chó mèo, thứ nhì, nó chỉ là một phần của toàn thể thức ăn được dem nuôi heo và gà vịt, thứ ba, nó không lưu cữ trong cơ thể súc vật, thứ tư, cho dù nó có hiện diện trong thịt heo hay thịt gà vịt, thì thịt gà vịt hay thịt heo chỉ chiếm một phần nhỏ trong những gì mà người dân Mỹ ăn hằng ngày. Cả FDA lẫn FSIS đều không có chứng cớ gì về những tai hại do thịt heo hay gà vịt nuôi bằng thức ăn có nhiễm Melamine gây nên.
 
Khi được ủy ban Hạ viện chất vấn là thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc không mấy an toàn vì chứng cớ là họ đã xuất khẩu những thức ăn nhiễm hóa chất độc cho sức khỏe sang Mỹ, vậỵ Hoa Kỳ có thông diệp gì gửi đến Trung Quốc ?
 
Bác sỹ David Acheson, thuộc cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, tức FDA, trả lời:
Hiện chúng tôi tạm đình chỉ không cho nhập khẩu tất cả mọi protein thực vật cô đọng từ Trung Qụốc cho đến khi chúng tôi có được bằng chứng là chúng an toàn. Bằng chứng đó có thể thu thập được qua nhiều cách, có thể là được cơ quan chúng tôi thử nghiệm rồi chứng minh là an toàn, và qua việc hợp tác với cơ quan Tổng Quản Trị Giám Sát Chất Lượng và Kiểm Phẩm, Cách Ly của Trung Quốc (gọi tắt là AQSIQ) để họ phải bảo đảm là những sản phẩm của họ nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải thực sự an toàn.
 
Một dân biểu khác trong ủy ban nông nghiệp Hạ viện nêu lên nỗi lo ngại là TQ vẫn có một thành tích không hay về an toàn thực phẩm, lấy thí dụ như một số sản phẩm của họ trong quá khứ đã bị phát hiện là thiếu an toàn như mật ong, cá da trơn v..v.. thế rồi đến vụ thực phẩm chó mèo và thực phẩm gia súc bị nhiễm hóa chất, vậy Hoa Kỳ có tin cậy họ được hay không, FDA phải làm gì và có cần phải có thêm quyền hạn để đối phó với họ chăng ? Sau đây vẫn là lời bác sỹ Acheson: 
 
Theo tôi, thì chúng ta phải tiếp cận bằng đường lối lòng tin có kiểm chứng, chúng ta phải thiết lập những hệ thống buộc những nhà sản xuất, những công ty nhập cảng v..v phải có hệ thống vững chắc để bảo đảm an toàn của sản phẩm, nhưng chúng ta cũng phải kiểm chứng để đoan chắc rằng họ đạt tới những chuẩn mực đó.

Mức độ của dư lượng thuốc trừ sâu rầy trong thực phẩm chế biến từ sữa nhập khẩu của Ấn Độ cũng được ủy ban Hạ viện đem ra chất vấn, vì mức độ được chấp nhận của Ấn cao hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều. Bác sỹ Acheson trả lời:
 
Hiện FDA đang có một chương trình thử nghiệm tìm dấu vết của thuốc trừ sâu rầy trong thực phẩm. Một phần nó nằm trong chương trình nghiên cứu những gì mà dân chúng ăn hàng ngày, và một phần thuộc về những công tác được giao phó cho chúng tôi để tìm dấu vết của thuốc trừ sâu rầy. Khi chúng tôi phát hiện là lập tức chúng tôi đưa ra ngay lệnh báo động để kiểm soát việc nhập khẩu những sản phẩm đó. Riêng về Ấn Độ thì ngay bây giờ tôi không có cầm theo những dữ kiện đặc biệt về một số những thử nghiệm liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu rầy trong sản phẩm nhập khẩu của họ, tôi sẽ cung cấp cho quí vị sau.
 
Ủy ban nông nghiệp Hạ viện cũng nêu lên mối quan ngại là quân khủng bố có thể tấn công bằng cách gây ô nhiễm nguồn thực phẩm cung cấp và gợi ý rằng phải cần đến một sách lược phối hợp nhiều bộ, cơ sở, ban ngành từ cấp liên bang đến địa phương để dự phòng một tai họa như thế xảy ra.
Trong 8 tuần lễ qua, kể từ khi xảy ra những vụ việc này, FDA đã cho thực hiện cuộc điều tra cặn kẽ về thực phẩm chó mèo và thực phẩm nuôi gia súc để truy tìm nguyên nhân, xác định tầm cỡ của vụ nhiễm hóa chất, để bảo đảm là tất cả mọi thực phẩm có dấu vết của melamine được loại khỏi hệ thống cung cấp và dẹp khỏi những quầy hàng, và thông báo từng biến chuyển cho công chúng biết. Như một biện pháp thận trọng, FDA cũng đã yêu cầu trung tâm kiểm soát bệnh gọi tắt là CDC sử dụng mạng lưới của họ để giúp theo dõi những dấu hiệu, nếu có, cho thấy con người đã gặp rủi ro về sức khỏe,tỉ như tình trạng hư thận gia tăng, một dấu chứng của hệ thống cung cấp thực phẩm bị nhiễm hóa chất melamine.
Để có thể lượng định thêm về những nguy hại tiềm tàng cho sức khỏe con người, FDA đang cho triển khai và thực hiện thêm những thử nghiệm về mức độ độc hại của melamine và những chất tương tự, cũng như để theo dõi xem dân chúng đã có vô tình tiêu thụ phải các chất này hay không, và nếu có thì mức độ đó như thế nào.
 
http://voanews.com/vietnamese/archive/2007-05/2007-05-14-voa4.cfm
#46
    Như Ý P 17.09.2008 07:15:55 (permalink)



    Coi chừng thực phẩm xuất cảng của Trung Quốc!


    (LÊN MẠNG Thứ hai 3, Tháng Chín 2007)



    MICHAEL E. TELZROW` Sơn Nghị dịch
    Lời mở đầu: gần đây hàng loạt thực phẩm đóng hộp (dành cho người và súc vật) và đồ chơi con nít bị trả về Trung Quốc vì khám phá có chứa độc tố. Lối làm ăn vô đạo đức của những nước cộng sản quả thật không lạ lẫm gì đối với người Việt hải ngoại. Cách đây không lâu, hàng loạt hải sản đông lạnh nhập cảng lén lút từ Việt nam qua ngả Thái lan nằm trên bàn cơm của nhiều gia đình người Việt mỗi buổi chiều cũng bị khám phá chứa phoóc-môn. Hàng trăm tấn gạo tháng trước xuất cảng sang Nhật cũng bị trả về vì chứa độc tố. Còn ở trong nước VN thì ôi thôi, độc chất tràn lan, từ phân urê đến thuốc trừ rầy, tất cả đều được sử dụng một cách thoải mái nhằm kiếm lời nhanh chóng, dễ dàng. Ở các nước cộng sản, hai chữ lương tâm và đạo đức có thể chẳng bao giờ hiện diện trong nếp suy nghĩ, cách hành xử của họ. Bài viết sau đây trích từ tạp chí The New American, số tháng 8, nhan đề: The New Chinese Take-Out. Bài viết nêu rõ những nguy hiểm đối với người tiêu thụ, phân tích kỹ lưỡng từng vấn đề cũng như đề nghị nhiều phương cách đối phó. Tóm lại, mấy tay cộng sản Trung Quốc thế nào thì bọn đàn em cộng sản Việt cũng một ruồng như nhau.
     
    Lucia Cruz, một bà ngoại 74 tuổi người Panama, và ít nhất có đến 365 đồng bào của bà đã chết vì uống nhằm phải thuốc bị hư hoại. Chẳng hiểu làm thế nào mà hóa chất độc hại này lại nằm trong chai thuốc ho do nhà nước bào chế. Thật không ngờ chai thuốc mua không cần toa bác sĩ mà dân chúng Panama cứ tưởng là vô hại lại là tấm hộ chiếu giúp đưa họ sang bên kia thế giới vĩnh viễn (sic).
     
    Những thầy lang địa phương thoạt đầu lúng túng vì những triệu chứng xuất hiện trên người bà Lucia. Họ không giải thích được tại sao thận của bà lại suy yếu mau chóng đến thế. Không biết xoay vào đâu, họ đưa thẳng bà đến bệnh viện công. Ở đó, họ ngạc nhiên khi thấy nhiều người khác đang được điều trị đều có cùng những triệu chứng kỳ lạ như vậy. Bác sĩ Jorge Motta, giám đốc bệnh viện Gorgas, một bệnh viện hỗn hợp Mỹ - Panama, nghi ngờ đây là sự bộc phát của một cơn dịch truyền nhiễm. Ông nghĩ ngay đến hai loại vi khuẩn độc hại là West Nile (truyền nhiễm do muỗi) và E. coli (thường có trong thực phẩm). Không những ông, mà bác sĩ Cirilio Lawson - Bộ trưởng Y tế - cũng bối rối không hiểu loại vi khuẩn nào lại xâm nhập vào cơ thể con người hàng loạt và tàn phá hệ thống bài tiết mau chóng đến vậy. Họ rùng mình khi nghĩ đến bệnh dịch bùng nổ lan nhanh trong dân chúng qua tiếp xúc, và lúc đó hậu quả không thể nào lường được.
     
    Trong khi các bác sĩ và nhân viên y tế chạy đua với thời gian để tìm ra căn bệnh thì bà Lucia và hàng chục bệnh nhân nằm quằn quại trên giường bệnh vì các bộ phận trong cơ thể bị suy thoái trầm trọng. Ói mửa liên tục, cơn sốt triền miên, bà Lucia nhìn đôi chân sưng vù đến độ khủng khiếp. Chỉ sau vài tuần, bà chết. Cái chết thật đau đớn, nó kéo dài suốt thời gian bà nằm ở bệnh viện. Bệnh viện quyết định thiêu xác vì sợ vi khuẩn lây lan sang người khác.
     
    Phải mất đến mấy tháng sau đó, các viên chức Panama mới xác định được nguyên nhân đưa đến cái chết của bà Lucia. Đó là chất Diethylene Glycol - một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi và trong những ứng dụng kỹ nghệ khác. Chính hóa chất này đã làm nhiễm bẩn những chai thuốc ho. Hỡi ôi! Khi tìm cho được căn nguyên của con bệnh chết người thì cả nước đã có hơn 300 nạn nhân chết tốt. Bà Lucia là người thứ 17. Những cuộc điều tra sau đó khám phá ra hóa chất diethylene glycol nằm trong chai thuốc ho bắt nguồn từ Trung Quốc và được chuyển qua cho các công ty ở Tây-ban-nha như một loại glycerine thuần chất 99.5% - một thành tố có vị ngọt vô hại thường thấy trong những loại thuốc tây. Từ những công ty ở Tây-ban-nha, hóa chất lại được sang tay cho công ty Medicom SA ở Panama, và một lần nữa, nó thoát khỏi sự kiểm tra của phòng thí nghiệm quốc gia. Diethylene glycol còn tìm thấy trong những viên antihistamine và thuốc mỡ bôi da sản xuất từ cùng một công ty Medicom SA.
     
    Truy cứu nguồn nhiễm bẩn
    Đây không phải là lần đầu tiên hóa chất diethylene glycol của Trung Quốc gây ra chết chóc cho người tiêu thụ. Mười năm trước, thế giới chú ý đến hiện tượng hàng loạt trẻ em chết tại Haiti. Hơn 76 em - hầu hết dưới 5 tuổi - chết chỉ vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như những nạn nhân tại Panama. Những viên chức y tế ở Panama ban đầu cũng rất bối rối vì không tìm ra căn nguyên của căn bệnh. Thận bị hủy hoại ở mức độ cấp tính là một điều rất hiếm xảy ra nơi trẻ em, ngay cả tại Haiti, nơi mà mức độ tử vong của trẻ em tương đối khá cao. Những sự kiện tiếp nối xảy ra tại Haiti thuở đó càng làm cho tình hình thêm phức tạp. Sau cùng, những viên chức của Trung tâm Kiềm chế Bệnh tật đến từ Hoa kỳ tiếp tay với các viên chức địa phương và khám phá ra các trẻ em chết vì hệ thống hô hấp ngưng trệ, cơ bắp trên mặt tê liệt, và tế bào óc hư hoại. Họ nghi ngờ những em bé bị nhiễm trùng nhưng lại không tìm thấy một vi khuẩn nào. Sau một thời gian dài tìm tòi và nghiên cứu khó khăn, cuối cùng họ cũng tìm ra được nguyên nhân. Đó chính là chất diethylene glycol bị nhiễm bẩn trong loại thuốc trị sốt dành riêng cho con nít. Mỉa mai thay, thuốc dùng để giúp giảm cơn đau cho trẻ em lại gây ra cái chết đau đớn cho hơn 70 trẻ em tại Haiti.
     
    Cùng một chất nằm trong những chai thuốc ho bán tại Panama, những cơ xưởng bào chế thuốc tạiTrung Quốc chính là nguồn độc hại. Tiến trình nguồn độc chất này xảy ra giống nhau: từng lố chất hóa học bị giả mạo cho là chất glycerin vô hại bán cho các công ty ở Âu-châu, và các công ty này lại chuyển đến những công ty bào chế dược phẩm. Trường hợp ở Haiti, các viên chức điều tra tìm thấy nguồn chất độc hại phát xuất từ Xingang, Trung Quốc và công ty giao dịch Sinochem International. Theo bác sĩ Suzanne White Junod, thuộc cơ quan Kiểm phẩm Hoa kỳ, thì các viên chức Trung Quốc tìm cách cản trở công việc điều tra của bà về nguồn gốc của chất nhiễm bẩn glycerine. Báo cáo của bà về những cái chết của trẻ em tại Haiti xuất hiện lần đầu trên tạp chí Public Health Reports số tháng Giêng/Hai năm 2000 cho thấy chất glycerine không phải được bào chế tại các công ty dược phẩm nhưng tại các cơ xưởng hóa học. Theo bác sĩ Junod, những kẻ môi giới bên Âu-châu giả mạo giấy tờ kiểm chứng bằng cách sao chụp tên những công ty nổi tiếng rồi dán lên Giấy Chứng nhận Phân tích (Certificate of Analysis) để che giấu nguồn sản xuất chất glycerin. Khi những nhà điều tra tìm ra được nguồn cung cấp hóa chất từ một cơ xưởng ở Manchurian thì xưởng đã đóng cửa và các giấy tờ bị tiêu hủy hoàn toàn.
     
    Không riêng con người là nạn nhân và chết vì hậu quả của sự làm ăn sai trái của Tàu, súc vật nuôi trong nhà cũng chịu chung một số phận. Mùa xuân năm 2007, cơ quan Kiểm phẩm Hoa-kỳ xác định rằng những nhà sản xuất Tàu đã pha trộn chất gluten với hắc tố (melamine) để làm tăng lượng chất đạm trong sản phẩm của họ. Chất gluten này đã hiện diện trong hơn 60 triệu thùng thực phẩm của chó mèo tại Mỹ. Hậu quả là hơn 8.000 (tám nghìn) con vật bị chết. Con số này chỉ là khởi đầu và phải đợi đến mùa Thu năm nay người ta mới biết chính xác số con vật tử vong lên đến bao nhiêu.
     
    Mậu dịch Tử Thần
    Sự khám phá độc chất diethylene glycol và melamine (hắc tố) trong thực phẩm của súc vật và trong dược phẩm nói lên sự nguy hiểm mà người tiêu dùng phải trực diện. Chính quyền Hoa-kỳ nhận ra một sự thật, chuyện độc tố nằm trong thực phẩm súc vật chỉ mới là phần khởi đầu nhỏ nhoi của một sự thật kinh khủng hơn nhiều. Từ lúc nhận ra hắc tố nằm trong thực phẩm, một danh sách dài dằng dặc liệt kê những sản phẩm nhiễm bẩn với giấy tờ giả mạo được công bố trước công luận, và đây là bằng chứng rõ rệt về lối làm ăn nguy hiểm cố ý tung độc chất vào thị trường thế giới. Từ đồ chơi trẻ em đến kem đánh răng; danh sách này ngày càng dài.
     
    Kem đánh răng nhiễm bẩn và giả mạo sản xuất từ Trung Quốc đầu tiên phát hiện ở Gia-nã-đại, tại tiểu bang Massachusetts, và trong hệ thống nhà tù của Hoa-kỳ. Một biện pháp tạm thời đình chỉ sự nhập cảng kem đánh răng vẫn không giúp ích được gì; vì dân chúng hai nước đã khám phá ra sự nhiễm bẩn trong kem đang tiêu dùng trên thị trường. Các viên chức Y tế cảnh báo dân chúng từ đầu tháng 7 ngay sau khi thực hiện hàng loạt thử nghiệm trên kem đánh răng giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate và nhận thấy sự hiện hữu của những vi khuẩn tai hại. Sau khi nhận ra chất diethylene glycol nằm trong kem đánh răng, chính quyền Gia-nã-đại khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng ngay loại kem đánh răng làm tại Trung Quốc. Cùng lúc, những viên chức tiểu bang Massachusetts cũng khuyên người tiêu thụ tránh dùng loại kem đánh răng "Made in China", và "Colgate" sản xuất từ Nam Phi. Mặc dù cơ quan Kiểm phẩm gửi thông báo khẩn cấp cho dân chúng khoảng đầu tháng 6 nhưng vẫn không ngăn chặn hết loại kem này đến tay người tiêu thụ, vì lẽ những chủ nhân của những cửa hàng bán lẻ đã mua dự trữ từ lâu rồi.
     
    Lá trà, một sản phẩm xuất cảng tiêu biểu của Trung Quốc, cũng nằm trong danh sách độc hại. William Hubard, nguyên ủy viên cơ quan Kiểm phẩm Hoa-kỳ, có lần tiết lộ với Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia (National Public Radio) rằng có hãng Trung Quốc dùng khí thải từ xe hơi để làm khô lá trà. "Để làm khô những lá trà nhanh chóng, họ trải chúng lên sàn nhà của một nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để những khí thải từ ống khói xe hơi làm khô lá trà." Ông ta tiếp, "Vấn đề là ở chỗ Tàu dùng xăng pha chì, và những chất chì độc hại theo khói xe bám đều lên những lá trà." Ông còn cho biết cơ quan Kiểm phẩm chỉ kiểm tra chừng 1% toàn bộ sản phẩm nhập từ Tàu và thử nghiệm một nửa của 1% này mà thôi.
     
    Nếu mức độ thực phẩm và dược phẩm bị nhiễm bẩn chưa đủ để chúng ta quan tâm thì nay lại thêm đồ chơi trẻ em sản xuất từ Trung Quốc cũng đe dọa sự an sinh với mức độ trầm trọng không kém. Vào trung tuần tháng 6 năm nay, hơn 1,5 triệu bộ xe lửa Thomas & Friends bằng gỗ bị triệu hồi chỉ vì nước sơn có pha chì. Ngay cả hãng mẹ của Thomas & Friend, RC2 Corporation ở Chiacago, và hãng giữ môn bài HIT Entertainment cũng chẳng biết gì về nước sơn có pha chì.
     
    Nước sơn pha chì có cơ nguy dẫn đến hủy hoại hệ thống thần kinh não bộ, và các bậc cha mẹ lo lắng không biết những loại đồ chơi khác có chứa độc chất này hay không. Trẻ em 3, 4 tuổi ở nhà trẻ, là tuổi rất thích đồ chơi, thường hay ngậm những gì nắm trong tay. Độc chất chì tráng trên mặt sơn sẽ ngấm dần vào cơ thể của em bé qua đường thực quản. Độ nhiễm độc chì có thể dẫn đến sự suy giảm chỉ số thông minh (IQ), khiếm khuyết trầm trọng về việc học, hủy hoại thận, thân xác phát triển chậm, và còn nhiều nguy cơ khác.
     
    Tóm lại, 24 loại đồ chơi bị triệu hồi trong nửa năm đầu 2007 được sản xuất tại Trung Quốc. Theo Ủy ban Sản phẩm An toàn cho người Tiêu thụ (Consumer Product Safety Commission) thì 60% đồ chơi trẻ em tại Hoa-kỳ nhập cảng từ Trung Quốc.
     
    "OPEC" của Sinh tố C
    Ai ai cũng biết sản phẩm của Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá cao trong các cửa hàng bán lẻ, nhưng ít ai ngờ Trung Quốc cũng khuynh loát cả thị trường thuốc Sinh tố và dược phẩm nữa. Chín mươi phần trăm (90%) thuốc sinh tố C bán lẻ ở Hoa-kỳ được nhập cảng từ nước cộng sản khổng lồ Trung Quốc. Hiện tượng gần như độc quyền này đến nỗi tờ Wall Street Journal (chuyên về thị trường chứng khoán) phải gọi Trung Quốc bằng hỗn danh "OPEC của sinh tố C", như hiệp hội các nước dầu hỏa bị tố cáo lũng đoạn giá cả. Bốn nhà sản xuất lớn nhất họp ký vào một thỏa ước, và sau đó không lâu, kiềm giữ giá cả nhằm đánh bại sự cạnh tranh tại Hoa-kỳ và Âu-châu. Sự lũng đoạn giá cả khiến những công ty Hoa-kỳ - được điều hành trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh biết tôn trọng quy luật hoàn toàn khác với bầu khí thương mại tại Trung cộng - đâm đơn kiện chống độc quyền. Kết quả của vụ kiện thật không ai ngờ, cơ xưởng cuối cùng bào chế thuốc sinh tố C tại Hoa-kỳ bị đóng cửa vào năm 2006.
    Ngoài việc chiếm gần hết thị trường dược phẩm, Trung Quốc thừa thắng xông lên sản xuất 70% thuốc trụ sinh penicillin, 50% số lượng aspirin, và chiếm gần hết thị trường thuốc sinh tố C.
    Chẳng ai ngạc nhiên khi thấy chính quyền Trung Quốc vẫn ngoan cố phủ nhận việc họ coi thường tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù có quá nhiều bằng chứng quá hiển nhiên và ngày càng nhiều. Trong khi đó hàng triệu người Mỹ không một chút hoài nghi hằng ngày tiêu thụ thực và dược phẩm của Trung Quốc.
    Với mức nhập cảng từ Trung Quốc ngày càng tăng đến độ chóng mặt, đời sống và sức khỏe của dân chúng Mỹ ngày càng thấy rủi ro hơn. Ngay với mức nhập cảng tính đến hôm nay, theo Gary Weaver - giám đốc của Program on Agriculture and Animal Health Policy, tại Đại học Maryland, thì trung bình một người Mỹ tiêu thụ khoảng 260 cân thực phẩm đóng hộp nhập cảng. Mức nhập cảng nông phẩm hàng năm lên đến 70 tỉ, gấp đôi sức nhập năm 1997. Điều tệ hại là không giống như đồ chơi và quần áo, thực phẩm sản xuất tại Tàu không hề được ghi xuất xứ trên nhãn hiệu và người tiêu thụ Mỹ đành phải chơi trò may rủi khi mua thực phẩm đóng hộp.
     
    Lõi cốt của Vấn đề
    Vấn đề nào ở phía đàng sau hàng loạt thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc bị nhiễm bẩn hóa chất? Có phải là do sự tắc trách của một vài viên chức vùng hoặc địa phương trong một đất nước quá rộng lớn không? Người Trung Quốc có kinh qua những lo âu khủng hoảng khi họ chiếm lĩnh thị trường thực phẩm quá nhanh không? Nếu đúng là do bệnh quan liêu của các quan chức địa phương, thì căn bệnh (cố hữu) này có cơ may nào sửa đổi qua sự giám sát chặt chẽ và áp dụng biện pháp chế tài từ Trung ương ở Bắc-kinh không? Hoặc chính Bắc-kinh là căn nguyên của mọi vấn đề? Tạm suy nghĩ đơn giản như thế này: chúng ta có nên tin tưởng vào anh cộng sản khổng lồ khi họ sản xuất hàng loạt thực phẩm và sẽ giữ nguồn xuất cảng an toàn theo đúng hợp đồng; trong khi họ ngày càng kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm cho chúng ta như là một công ty độc quyền không?
    Dĩ nhiên chính quyền Trung Quốc đổ lỗi cho một vài viên chức ăn bẩn chứ chẳng phải đảng cộng sản. Tan Jiangying, một viên chức thuộc cơ quan kiểm phẩm Trung Quốc, lập lại những lời tuyên bố của đảng như một con vẹt: "Một vài nhân viên ăn bẩn thuộc cơ quan kiểm phẩm đã làm xấu hổ cho nhân dân cả nước và chuyện xấu xa này đã lộ ra một vài vấn đề nghiêm trọng." Ông Tan nói rất đúng chỉ một chuyện, đó là chuyện xấu xa này đã lộ ra một vài vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề nghiêm trọng là thực tế cho thấy vấn đề chẳng phải một vài viên chức nhưng là cả một hệ thống ăn bẩn ở phía sau (in đậm theo ý người dịch).
     
    Căn cứ vào sự hiểu biết thông thường, được các nhà chuyên môn mậu dịch tán thành và xu hướng truyền thông hỗ trợ, thì có phải nhà nước trung ương tập quyền của Trung Quốc thiếu kiểm soát trên các nhà sản xuất trong nước không? Theo David Fernyhough thuộc cơ quan Hill & Associates, chuyên cố vấn về những rủi ro quản lý cho các công ty ở khu vực Á-châu, cho biết, "Càng xa Bắc-kinh chừng nào thì việc điều hành càng thấy bất ổn chừng nấy, nhất là tại các tỉnh, huyện, và làng xã thì bệnh quan liêu, ăn bẩn của các viên chức càng phổ biến... điều này đã làm cho sự việc càng thêm khó khăn, trì trệ." Ian Coxhead, một giáo sư kinh tế tại đại học Wisconsin-Madison, nói với tờ báo The Why Files rằng những gì đang xảy ra ở Trung Quốc đều rập đúng khuôn mẫu tiêu biểu của một nền kinh tế phát triển: "Nước Tàu, như những nước có nền kinh tế phát triển phi mã, đang nằm trong trạng thái chuyển biến khi những cơ hội tạo nên do thị trường xảy ra dồn dập vượt quá khả năng quản lý của chính quyền có quá ít kinh nghiệm về nền kinh tế tư bản, đặc biệt trách nhiệm về cách điều hành của các công ty và cơ sở quốc doanh, và khả năng của nhà nước trong việc sáng tạo cũng như bổ sung các điều lệ về y tế, an toàn nghề nghiệp...v..v. Với những điều kiện khá phức tạp như thế, sự dối trá và cách điều hành vô trách nhiệm của các công ty quốc doanh tất nhiên phải xảy ra, và đó là nét đặc thù của nền kinh tế Trung Quốc."
     
    Các chuyên viên và học giả có thể phớt lờ đi và ủng hộ nền kinh tế phát triển vượt bực của Trung Quốc nhưng dân chúng Hoa-kỳ lại phản ứng hoàn toàn khác khi cán cân mậu dịch với Tàu quá chênh lệch với hàng nhập vào Hoa-kỳ gần 1 tỷ đô-la.
     
    Một số chuyên viên nhận định là nhà nước khá dễ dãi trong việc quản lý và thiếu kiểm soát từ trung ương đã gây ra tình trạng tham nhũng, bệnh giấy tờ, quan liêu nhưng xem chừng nhận định này đã làm lạc hướng của vấn đề. Câu nói kinh điển của Lord Acton diễn tả tuyệt vời tình trạng hiện nay ở Tàu: "Quyền lực thường làm hư con người, và quyền lực tuyệt đối lại càng dẫn đến thối nát." Nhà nước cộng sản cai trị dân chúng Tàu bằng bàn tay sắt suốt 60 năm nay đã tạo ra một tình trạng thối nát đặc biệt ăn vào tận xương tủy của những người nắm giữ quyền lực trong toàn bộ cấu trúc xã hội, từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở. Cứ mỗi lần tham nhũng dẫn đến việc làm sai trái thì các quan chức lớn luôn đổ tội cho quan chức dưới quyền, trung ương đổ cho tỉnh, tỉnh đổ cho huyện, huyện đổ cho làng xã... làm lạc hướng sự chú ý của dư luận về một sự thật là nguyên cả hệ thống nhà nước thối nát. Chính cái hệ thống đầy quyền lực hiện nay của nhà nước Trung Quốc tạo ra sự thối nát chứ không phải do một vài cá nhân nào đó gây ra (in đậm theo ý người dịch).
     
    Mặc dù Trung Quốc đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhưng vẫn duy trì một chính thể cộng sản độc tài tàn bạo với nền đạo lý mơ hồ - đã tạo ra một bầu khí thù nghịch với nền dân chủ Hoa-kỳ.
     
    Sự cố ý vi phạm đạo lý căn bản của nhà nước Trung Quốc nhằm đạt được những thuận lợi bất công đối với phương Tây, và những người lãnh đạo đã luôn xem thường nguyện vọng của người dân. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Trung Quốc đã kiềm chế mãi lực của đồng nhân dân tệ (nhằm trả lương công nhân với giá rẻ mạt), tạo khó khăn trong việc nhập cảng (dẫn đến việc giá cả trong nước tăng vọt đối với dân chúng vốn đã nghèo), và sử dụng nhân công như những nô lệ để giảm giá thành, mà một ví dụ điển hình ở tỉnh Shanxi phía bắc nước Tàu mới đây vừa bị phát giác sử dụng 576 nhân công nô lệ.
     
    Thế giới nhìn cộng sản Trung Quốc như một trong những nước độc tài dã man nhất sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhà nước khủng bố và hành hạ các tín đồ Phật giáo, Công giáo, và cả các tôn giáo khác nữa. Bắc-kinh đã trấn áp và cầm tù ước tính khoảng 8 triệu người dân - trong đó có nhiều nhà bất đồng chính kiến. Một cách táng tận lương tâm không thể ngờ của nhà nước Trung Quốc là buôn bán những cơ phận của những kẻ tử tội. Theo đài BBC, cơ quan Ghép Cơ phận Anh (British Transplantation Society) cho biết nhà nướcTrung Quốc bán những cơ phận này không có sự đồng ý của tử tội hoặc thân nhân của họ. Chế độ hà khắc "một con" và sự khuyến khích phá thai công khai phổ biến rộng rãi trong tầng lớp dân chúng. Điều này cho thấy nhà nước Trung Quốckhông hề tôn trọng mạng sống con người và ý niệm vô nhân bản lan dần qua lãnh vực chính trị, rồi từ đó dẫn đến vấn đề mậu dịch phi lý với phương Tây.
     
    Chính Sách Đáng Nghi Ngờ
    Nguyên nhân đưa đến thảm trạng ngày càng tồi tệ và sự kiện một thể chế khó có thể cải tổ của Trung Quốc khiến chúng ta tự hỏi: "Tại sao chính quyền Mỹ lại chịu lép vế và tạo điều kiện cho họ trở thành độc quyền sản xuất từ thực phẩm đến dược phẩm đến quần áo - một nước mà chính quyền từng công khai tuyên bố là thù địch với Hoa-kỳ?"
     
    Mặc dù với nhiều nỗ lực sống chung hòa bình với Trung Quốc, khởi đầu từ tổng thống Nixon, và những thời tổng thống kế vị, Trung Quốc vẫn là một đe dọa về quân sự. Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến hành và công bố kế hoạch tấn công Đài-loan. Họ không ngần ngại đe dọa cả đất nước Hoa-kỳ chúng ta với vũ khí hạch nhân nhằm đánh lừa dư luận để cuối cùng thực hiện ý đồ thôn tính Đài-loan. Kế hoạch bao gồm chiến thuật cô lập Hoa-kỳ với các đồng minh trong vùng Thái-bình-dương, tạo cho Nhật và các nước khác quanh vùng vô phương tự vệ trước mộng bá quyền của Tàu. Theo báo cáo của chính quyền Phi-luật-tân, Tàu đã bắt đầu đặt căn cứ trên những đảo hoang quanh vùng. Trong khi đó, Los Angeles và Alaska là hai mục tiêu hàng đầu của hệ thống tên lửa hạt nhân hiện đại của Tàu. Một điều mỉa mai là nhờ quan hệ mậu dịch với Hoa-kỳ tạo cho họ tích lũy tư bản thặng dư để thực hiện mục đích hiện đại hóa quân đội. Hợp đồng đầu tư giúp các nhà tư bản Tàu xâm chiếm thị trường công khố phiếu. Từ đó họ vay mượn hàng triệu mỹ kim từ quỹ đầu tư và quỹ hưu bổng cùng với tiền mặt để nâng cấp vũ trang cho quân đội của họ.
     
    Thế giới đã thấy nhà nước Trung Quốcsẵn sàng làm những việc độc ác như bó buộc phá thai, buôn bán cơ phận kiếm lời, trấn áp và khủng bố những người bất đồng chính kiến và các mục tử, và sản xuất thực phẩm nhiễm bẩn chất hóa học. Giống như thế, sự bành trướng chủ nghĩa bá quyền của nhà nước Trung Quốc trong vùng Thái-bình-dương và sự ưu thế về mậu dịch là điều quá rõ ràng. Với những thực tại hiển nhiên như thế, người ta băn khoăn tự hỏi có nên chấp nhận để Tàu khuynh loát thị trường thực và dược phẩm không?
     
    Nhãn hiệu Quốc gia Sản xuất
    Như trên đã nói, người ta không thể tránh dùng những thực phẩm nhiễm độc sản xuất từ Tàu đơn giản bằng cách không mua thực phẩm với nhãn hiệu "Made in China". Mặc dù trên thực tế tổng thống Bush, cách đây 5 năm, đã ký sắc luật Farm Security and Rural Investment bắt buộc nhãn hiệu phải ghi rõ tên quốc gia xuất xứ đối với những mặt hàng thịt bò, thịt cừu, thịt heo, đồ biển, nông phẩm, và đậu phụng. Đảng Cộng hòa, với áp lực của những nhà sản xuất cho rằng thêm gánh nặng cho họ, vì thế sắc luật này bị đình hoãn chưa được thi hành.
     
    Tổng thống Bush, được đa số đảng cộng hòa ủng hộ, đã vô hiệu hóa sắc luật này cho đến tháng 9, năm 2008. Áp lực chính trị về những sự kiện nghiêm trọng xảy ra dồn dập trong những tháng qua chắc chắn sẽ buộc Quốc hội xem xét lại sự chậm trễ thi hành sắc luật này. Cho đến khi có quyết định của Quốc hội, người tiêu thụ không cách gì phân biệt được hàng hóa tiêu thụ sản xuất từ Trung Quốc. Chẳng bao lâu sau sì-căng-đan thực phẩm súc vật, cơ quan Kiểm phẩm báo cáo một danh sách gồm 257 mặt hàng bị trả về Tàu trong đợt tháng 4 vừa qua. Gia-nã-đại và Mễ-tây-cơ cũng trả về 23 và 140 mặt hàng. Những mặt hàng gồm có sữa đậu nành đông bị trả về vì nhiễm bẩn, cá đông lạnh nhiễm khuẩn salmolnella cùng với một số hóa chất độc hại khác. Danh sách còn kể thêm trái cây khô, thạch làm bằng táo, dầu ôliu, hải sản đông lạnh, và cá thu.
     
    Sự chậm trễ thi hành sắc luật buộc ghi rõ xuất xứ trên nhãn hiệu đã khiến một số nông gia tự mình tạo ra thị trường bằng cách phân phối trực tiếp nông phẩm đến tay người tiêu thụ, nhất là từ khi xảy ra vụ thực phẩm bị nhiễm bẩn. Qua việc phân phối nông sản trực tiếp, họ đã loại trừ tổn phí môi giới, và giảm được giá bán. Việc buôn bán trực tiếp này ngày càng tăng trong toàn cõi Hoa-kỳ, và rất nhiều nông gia tự mình kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm.
    Một công ty bảo toàn thực phẩm còn đi một bước xa hơn. Công ty Food for Health International tại tiểu bang Utah quyết định sẽ in nhãn hiệu với chữ "China-free", nghĩa là không phải hàng nhập cảng từ Trung Quốc, với nghĩa bóng là không bị nhiễm độc. Chủ tịch công ty, ông Frank Davis, mới đây nói với hãng Reuters rằng "...việc chúng tôi làm là phản ảnh những gì báo chí loan tin về thực phẩm Trung Quốc.
     
    Sắc luật bắt buộc ghi rõ quốc gia xuất xứ trên nhãn hiệu bảo đảm quyền lợi của người tiêu thụ, và giúp họ chọn lựa mặt hàng theo ý thích. Điều này có thể dẫn đến việc tẩy chay mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc, và chắc chắn sẽ đẩy mạnh sức sản xuất nội địa. Nhưng nên nhớ, nhãn hiệu không phải là phương thuốc trị bá bệnh vì ngườiTrung Quốc vẫn chuyên làm nhãn hiệu giả, và đây là ngón nghề chuyên biệt của người Tàu. Một thí dụ điển hình là hộp kẹo với nhãn hiệu "tangerine candy" cùng với một số món hàng khác; tất cả đều mang nhãn hiệu giả. Vào tháng 5 vừa qua, các viên chức Hoa-kỳ cảnh báo giới tiêu thụ về cá sư (monkfish) nhập cảng; đặc biệt cái đuôi của loại cá này dòn và béo, rất hợp với khẩu vị của nhiều người. Ăn loại cá này vào là có cơ nguy dẫn đến bệnh tật trầm trọng, ngay cả chết vì nguyên con cá được tẩm chất độc tetrodotoxin. Theo báo cáo của cơ quan Kiểm phẩm, tất cả 282 hộp cá sư, mỗi hộp nặng 22 cân, đã được phân phối đến California, Illinois, và Haiwaii trong tháng 9, năm 2006.
     
    Hãm Tuột Dốc
    Khi mặt hàng nội địa được giới tiêu thụ chiếu cố vì an toàn hơn thì giới sản xuất không những phải chấp nhận một tình trạng không thuận lợi về thuế mà còn phải chấp hành một hệ thống quy tắc khổng lồ. Đây là hai nguyên do làm giảm bớt lợi nhuận mà giới sản xuất sẽ chuyển hết chi phí này vào giá thành cho người tiêu thụ. Học viện Competetive Enterprise vừa đăng tải bài viết nhan đề Ten Thousand Commandments 2007: An Annual Snapshot of the Federal Regulatory State của Clyde Wayne Crews, trong đó ông trình bày một hệ thống quy tắc liên bang đã làm tổn phí người dân Hoa-kỳ lên đến 1.400 tỷ (1.4 trillion) vào năm ngoái.
     
    Hoa-kỳ có truyền thống gìn giữ một chính sách cạnh tranh lành mạnh. Năm 1952, Harold R. Bruce, một giáo sư tại đại học Dartmouth, viết trong cuốn American National Government: "Chính sách này bắt nguồn từ cốt lõi truyền thống chính trị dân chủ của tính bình đẳng của cơ hội và trong niềm tin về sự tiến triển kinh tế cũng như hiệu năng được xiển dương qua việc khuyến khích cạnh tranh." Trừ phi Hoa-kỳ trở về với truyền thống "bình đẳng của cơ hội" bằng cách loại bỏ hợp lý những quy ước của môi trường kinh doanh và nghiêm chỉnh nêu rõ sự mất thăng bằng của cán cân mậu dịch, nếu không nó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước Trung Quốc.
     
    Sự nguy hiểm vẫn còn đó. Một khi hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường tiêu thụ Hoa-kỳ với phẩm chất dưới tiêu chuẩn và độc chất nhiễm bẩn trong hầu hết các mặt hàng thì một câu hỏi thiết yếu đặt ra là - việc nhà nước Tàu dùng hệ thống nhập cảng hiện hành của chúng ta cố ý bỏ các độc chất vào nguồn cung cấp thực phẩm như một điệp vụ chiến tranh liệu có khó khăn lắm không? Với những chồng hồ sơ dày cộm về sự dã man và tinh thần chủ nghĩa bành trướng của nhà nước Trung Quốc hiện nay thì còn lý do nào mà không tin rằng họ sẵn sàng đầu độc chúng ta qua nguồn thực phẩm, một khi có chiến tranh xảy ra? Cho đến khi chính phủ Hoa-kỳ phải cứng rắn nhiều hơn nữa trong việc ngăn ngừa những mặt hàng độc hại nhập vào nội địa, và đảo ngược tối đa cán cân mậu dịch hiện đang thâm thủng nghiêm trọng, thì người tiêu thụ đành phải khôn ngoan tự lo liệu lấy cho mình.
     
    MICHAEL E. TELZROW Sơn Nghị dịch

    http://www.vnn-news.com/spip.php?article3424
     
    #47
      Như Ý P 17.09.2008 07:18:26 (permalink)
      15 Tháng 9 2008 - Cập nhật 04h20 GMT

      Công ty sữa TQ từng bị cảnh cáo
       




      Một em nhỏ đã thiệt mạng vì uống sữa có độc tố
      Công ty Trung Quốc sản xuất sữa nhiễm độc khiến nhiều trẻ em bị sỏi thận nhận được cảnh báo hồi tháng Tám về vấn đề an toàn sản phẩm.
      Tập đoàn sữa khổng lồ Fonterra có trụ sở ở New Zealand cho biết đã thúc giục công ty Sanlu (Tam Lộ) của Trung Quốc thu hồi sản phẩm sữa bột nhiễm độc sáu tuần trước khi Sanlu ra quyết định với sản phẩm.
      Fonterra có sở hữu 43% cổ phần của Sanlu. Hơn 400 trẻ em ở Trung Quốc đã bị bệnh sau khi uống sữa có nhiễm hóa chất công nghiệp melamine.
      Đây là chất được dùng để sản xuất nhựa và bị cấm dùng trong thực phẩm. Chất này có thể khiến người sử dụng mắc bệnh sỏi thận.
      Ít nhất một em bé đã thiệt mạng ở Trung Quốc. Công ty Sanlu được lệnh thu hồi sản phẩm khỏi thị trường hồi tuần trước.
      Trong một thông cáo hôm 14/9, Fonterra nói đã yêu cầu ban lãnh đạo Sanlu thu hồi sữa bột sau khi phát hiện sản phẩm này có nhiễm độc vào ngày 2/8.
      Thông cáo có đoạn: “Kể từ ngày phát hiện sữa nhiễm độc tố hồi tháng Tám, Fonterra đã đã kêu gọi thu hồi toàn bộ sản phẩm bị nhiễm độc”.
      ‘Phạt nặng’
      Trong khi đó, quan chức Trung Quốc cho biết họ chỉ được cảnh báo hôm thứ hai tuần trước. Họ nói rằng khách hàng của Sanlu đã phàn nàn về sản phẩm sữa bột kể từ tháng Ba.
      Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Gao Qiang nói: “Đây là một vụ vi phạm an toàn thực phẩm nghiêm trọng. Những ai chịu trách nhiệm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc”.
      Có tin 19 người đã bị bắt vì có liên quan tới vụ việc. Sự việc khơi gợi lại vụ scandal sữa giả bốn năm trước làm ít nhất 13 em nhỏ thiệt mạng.
      Ông Gao Qiang cũng cho biết tập đoàn Sanlu đã được yêu cầu ngừng hoạt động sau khi hãng này bị phát hiện chịu trách nhiệm cho tình trạng trên.
      Các nhà điều tra cho biết rằng loại sữa mà những em nhỏ này uống không có giá trị dinh dưỡng, và vụ scandal này buộc chính quyền phải ra quân điều tra an toàn thực phẩm.
      Chất melamine được coi là có liên quan tới các vụ vật nuôi bị sỏi thận và suy thận ở Mỹ hồi năm ngoái, khiến hàng nghìn vật nuôi chết hoặc mắc bệnh.


       
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/09/080915_conteminated_milk_warnings.shtml




      <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2008 05:48:02 bởi Như Ý P >
      #48
        Như Ý P 21.09.2008 05:57:08 (permalink)
        Sữa của Trung Quốc tiếp tục bị tẩy chay
        Tuổi Trẻ Online - cách đây 2 giờ 47 phút
         
        TT- - Ngày 20-9, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur dẫn lời Bộ trưởng Y tế Malaysia Lưu Tông Lai cho biết bộ này đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu tất cả các loại sữa dành cho trẻ em, sữa và sản phẩm sữa từ Trung Quốc nhằm phòng ngừa cho người dân tránh bị nhiễm độc chất melamine có trong các sản phẩm sữa.
         
        Hiện Bộ Y tế Malaysia đã thông qua hệ thống thông tin an toàn thực phẩm của Malaysia tăng cường phát hiện, ngăn chặn việc nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Ngoài ra, bộ này còn triển khai một số biện pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm độ an toàn cho tất cả các loại sữa dùng cho trẻ em hiện đang bán tại thị trường Malaysia.
         
        Nếu trong quá trình kiểm tra, các cơ quan hữu quan phát hiện độc chất melamine trong bất kỳ thực phẩm nào thì nhà nhập khẩu và nhà sản xuất sẽ bị áp dụng theo điều 13 của Luật thực phẩm Malaysia sẽ bị phạt 100.000 ringit (29.000 USD) hoặc bị tù tới 10 năm và có thể cả hai.
        Bộ Y tế Malaysia cũng đưa ra lời khuyên các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì tất cả các loại sữa bán tại Malaysia đã được quản lý chặt chẽ, an toàn và nước này không nhập khẩu bất kỳ một sản phẩm bơ sữa nào từ Trung Quốc, đặc biệt là từ Tập đoàn Tam Lộc (Sanlu). Bộ cũng khuyến cáo những công dân Malaysia từng sử dụng sữa Trung Quốc nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh.
        Tập đoàn cà phê Starbucks của Mỹ tại Trung Quốc cũng ngừng phục vụ các đồ uống với sữa ở nhiều đại lý Trung Quốc sau khi Chính phủ Trung Quốc ra lệnh thu hồi hàng loạt sản phẩm sữa.
         
        Ngày 20-9, một quan chức cao cấp của Bộ Y tế Myanmar cho biết sẽ thu giữ và hủy các loại sữa trẻ em nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo bộ này, việc theo dõi sữa trẻ em nhập khẩu từ Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu và chính quyền đã thông báo với các bác sĩ nhi khoa về các triệu chứng nhiễm độc và dự kiến đưa ra lời cảnh báo về các nhãn sữa có nhiễm melamine.
         
        Tại Nhật Bản, ngày 19-9, công ty thực phẩm hàng đầu của nước này là Marudai Food Co. đã thu hồi hàng nghìn chiếc bánh nhân sữa vì sợ có chứa sữa nhiễm melamine của Tập đoàn Yili (Trung Quốc). Yili, Mengniu và Guangming là những nhãn lớn được hàng trăm triệu người Trung Quốc tiêu thụ và tin tưởng, đã bị tác động bởi việc thu hồi này sau khi chính quyền kiểm tra các sản phẩm của họ và phát hiện những dấu vết của melamine.
        Cũng trong ngày 19-9, Tanzania quyết định cấm tất cả các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
         
        Về phần mình, ngày 20-9, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ thị cho các cơ sở y tế bằng mọi giá phải cứu chữa cho các em bé bị mắc bệnh do dùng sữa bột nhiễm chất melamine. Theo lệnh của chính phủ, các bé bị bệnh sẽ được điều trị miễn phí. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng ra lệnh các cơ quan hữu quan siết chặt việc kiểm tra các cơ sở sản xuất sữa và cam kết sẽ nghiêm khắc trừng phạt những cơ sở và cá nhân gây ra vụ "sữa bẩn" này.
         
        Theo TTXVN
         
        http://vn.news.yahoo.com/tto/20080921/twl-sua-cua-trung-quoc-tiep-tuc-bi-tay-c-5727bc2.html

        YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
        var sStoryHeadline='%0A';
        var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tto/20080921/twl-sua-cua-trung-quoc-tiep-tuc-bi-tay-c-5727bc2.html"+'%0A';
        var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";
        #49
          hocinternet 21.09.2008 15:47:07 (permalink)
          @Như Ý P
          Cảm ơn bạn sưu tầm về vấn đề này
          Càng ngày thực phẩm càng nhiều chất độc hại, mà sữa cho trẻ còn có chất gây ung thư, thật là choáng, cứ tình hình này thì chắc người dân tự làm thực phẩm tự ăn mà thôi.
          #50
            Như Ý P 22.09.2008 12:07:36 (permalink)
            #51
              HongYen 25.09.2008 00:52:18 (permalink)



              Người đứng đầu cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm TQ từ chức


              22/09/2008








              Cha mẹ đưa con nhỏ tới bệnh viện sau khi uống sữa nhiễm độc
              Tổng cục trưởng tổng cục quản lý chất lượng sản phẩm của Trung Quốc, ông Lý Trường Giang, đã từ chức sau khi vụ tai tiếng về sữa bột bị nhiễm độc ngày càng gia tăng khiến 53,000 trẻ em phải đưa vào bệnh viện và 4 ca bị thiệt mạng.

              Cơ quan thông tấn do nhà nước quản lý, Tân Hoa Xã, nói rằng, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã chấp thuận đơn xin từ chức của ông Lý Trường Giang ngày hôm nay.

              Ông Lý Trường Giang đứng đầu cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Ông sẽ được thay thế bởi ông Vương Dũng, cựu phó Bí Thư Trưởng Quốc Vụ Viện.

              Người ta đã phát hiện hóa chất melamine trong sữa bột trẻ em và các sản phẩm sữa khác của 22 công ty sữa Trung Quốc.

              Bộ Y Tế Trung Quốc nói rằng gần 13,000 trẻ em vẫn còn phải nằm viện vì uống sữa bị nhiễm độc, với 104 em đang ở trong tình trạng nguy kịch.

              Trung Quốc cho biết khoảng 80% trong số những trẻ em bị nhiễm độc đều chưa tới hai tuổi.

              http://www.voanews.com/vietnamese/2008-09-22-voa37.cfm
              #52
                Như Ý P 25.09.2008 09:56:50 (permalink)
                "Làn sóng" lo ngại sữa nhiễm độc bao trùm châu Á
                TT- - TTO - Ngày 23-9, hàng loạt nước và lãnh thổ ở châu Á đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ những lô sản phẩm mới bên cạnh việc thu hồi hay cấm các sản phẩm sữa có khả năng chứa độc tố có xuất xứ từ Trung Quốc.
                 
                Từ khi vụ sữa nhiễm độc melamine được phát hiện tại Trung Quốc vào đầu tháng 9-2008, có ít nhất sáu nước châu Á cấm hay hạn chế nhập khẩu các sản phẩm sữa cùng nhiều sản phẩm khác có xuất xứ từ Trung Quốc.
                Các nước Singapore, Brunei, Việt Nam, Philippines, lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hong Kong đã ban hành biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt, thực hiện thu hồi hay cấm sử dụng nhiều sản phẩm sữa của Trung Quốc. Các loại thực phẩm từ yaourt sữa đến yaourt tươi hay bánh kẹo xuất xứ Trung Quốc cũng được đặt dưới "kính lúp" của cơ quan an toàn thực phẩm châu Á.
                Nỗi lo ngại sữa nhiễm độc còn lan sang các loại sữa có nhãn hàng khác. Chính quyền Bangladesh còn ra lệnh phân tích mẫu sữa bột có xuất xứ từ những nước có các quy chế an toàn thực phẩm chặt chẽ như New Zealand hay Đan Mạch. Chính quyền Malaysia mở rộng lệnh cấm sử dụng sản phẩm sữa Trung Quốc bao gồm cả các loại bánh kẹo và chocolate. Trước ý kiến của công chúng, một số trường học đã thu hồi các sản phẩm trên.
                 
                Tại Nhật, Marudai, một tập đoàn thực phẩm lớn đã thu hồi sản phẩm bánh kem, thịt... tại các siêu thị trong khi chờ kết quả các mẫu phân tích xác định chất lượng sản phẩm. Nhiều tập đoàn thực phẩm quốc tế tên tuổi như Kraft Foods đã bị vạ lây dẫn đến việc bị thu hồi hàng loạt sản phẩm bánh kẹo. Trong một thông báo mới đây, Kraft khẳng định sản phẩm bánh quy sữa Oreo không chứa bất kỳ một sản phẩm sữa xuất xứ Trung Quốc nào. Các nhà sản xuất chocolate Hershey và Dove cũng có những tuyên bố đảm bảo an toàn cho sản phẩm của họ.
                 
                Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo sữa nhiễm độc melamine từ Trung Quốc có thể xâm nhập vào các nước khác qua hệ thống buôn lậu.
                 
                Trong một diễn biến khác, ngày 23-9, chính quyền Macau thông báo một em bé 16 tháng tuổi đã nhập viện sau khi uống sữa bột Nestlé sản xuất tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
                 
                ĐỨC TRƯỜNG (Theo AP, AFP)
                 
                http://vn.news.yahoo.com/tto/20080925/twl-lan-song-lo-ngai-sua-nhiem-doc-bao-t-5727bc2.html

                YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
                var sStoryHeadline='%0A';
                var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tto/20080925/twl-lan-song-lo-ngai-sua-nhiem-doc-bao-t-5727bc2.html"+'%0A';
                var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";
                #53
                  Như Ý P 27.09.2008 08:47:19 (permalink)
                  Thêm nhiều thực phẩm bị phát hiện có melamine
                   
                  [/link]
                   
                  1 - Thêm nhiều thực phẩm bị phát hiện có melamine
                  Tuổi Trẻ Online - Thứ Bảy, 27/9
                  TT- - TTO - Xìcăngđan thực phẩm nhiễm độc Trung Quốc đang ngày càng lan rộng khi ngày 26-9, chính quyền đặc khu Hong Kong thông báo đã tìm thấy melamine trong bánh quy và bột ngũ cốc dành cho trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc.
                   
                  Theo nhà chức trách Hong Kong, sản phẩm bột ngũ cốc có melamine do công ty Heinz sản xuất, còn sản phẩm bánh quy do công ty Silang House sản xuất. Cả hai đều được làm tại Trung Quốc.
                  Tại Đài Loan, nhà chức trách cho biết một bà mẹ và 3 trẻ nhỏ bị sạn thận có thể do dùng sữa có melamine của Trung Quốc.
                  Liu Yi-lien, giám đốc Sở y tế Ilan (đông Đài Loan) cho biết hai bé gái 3 tuổi và 1 bé trai 1 tuổi bị sạn thận đều uống sữa Trung Quốc và thường xuyên đi lại giữa Đài Loan và Trung Quốc cùng cha mẹ. Mẹ của một trong ba em bé cũng mắc sạn thận.
                  Hiện cơ quan chức năng Đài Loan đang tiến hành xét nghiệm để xem nguyên nhân gây bệnh cho các bệnh nhân có phải do sữa nhiễm melamine hay không.
                  Tại Nhật Bản, sản phẩm của hai công ty bánh kẹo cũng bị phát hiện có melamine. Một quan chức Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản cho biết một trong hai công ty là Marudai Food Co., vốn đã thu hồi các sản phẩm bánh kẹo của mình khỏi các siêu thị từ tuần trước sau khi xảy ra xìcăngđan sữa melamine.
                   
                  Công ty thứ hai là Lotte China Foods Co., có trụ sở tại Tokyo, nổi tiếng với sản phẩm bánh chocolate Koala's March. Công ty này xuất khẩu sản phẩm sang Macau. Chính quyền Macau hôm 25-9 cho biết họ tìm thấy hàm lượng melamine trong bánh của công ty cao gấp 24 lần mức độ cho phép. Ngày 26-9, các siêu thị tại Hong Kong đã thu hồi sản phẩm bánh chocolate rất được yêu thích này khỏi các giá hàng.
                  TƯỜNG VY (Theo AP)
                   
                  [link=http://vn.news.yahoo.com/tto/20080927/twl-them-nhieu-thuc-pham-bi-phat-hien-co-5727bc2.html]http://vn.news.yahoo.com/tto/20080927/twl-them-nhieu-thuc-pham-bi-phat-hien-co-5727bc2.html


                  YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
                  var sStoryHeadline='%0A';
                  var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tto/20080927/twl-them-nhieu-thuc-pham-bi-phat-hien-co-5727bc2.html"+'%0A';
                  var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";


                   
                  #54
                    Như Ý P 27.09.2008 10:16:47 (permalink)
                    26 Tháng 9 2008 - Cập nhật 11h47 GMT
                    Trung Quốc ngưng bán kẹo có chất melamine
                     
                    ông ty làm kẹo White Rabitt quyết định ngưng không phân phối kẹo có độc chất
                     
                     
                    Công ty bánh kẹo Trung Quốc đã ngưng bán một trong những sản phẩm được nhiều người biết đến nhất, sau khi gới chức phát hiện ra kẹo này chứa chất melamine.
                    Melamine là hóa chất công nghiệp được trộn vào sữa để, theo lý thuyết, tăng hàm lượng đạm. Trẻ nhỏ uống sữa này bị các loại bệnh khác nhau.
                    Công ty Quan Sinh Viên, đã ngưng xuất khẩu kẹo Ngọc Thỏ, White Rabbit, làm từ sữa trộn melamine.
                    Đây là diễn tiến mới nhất trong vụ sì căng đan về sữa nhiễm độc tại Trung Quốc.
                    Nhiều nước nay đã cấm hay hạn chế việc nhập cảng thực phẩm, kẹo bánh có sữa của Trung Quốc.
                    Ít nhất 13.000 trẻ em tại Trung Quốc hiện đang điều trị tại nhà thương vì uống sữa có trộn độc chất. Bốn trẻ em đã thiệt mạng và 53.000 em khác đang bị bệnh.
                     
                    'Bi kịch'
                    Quan Sinh Viên là chi nhánh của Bright Foods – một trong các công ty sữa đứng ở trung tâm của vụ sữa nhiễm độc chất.
                    Công ty nói rằng họ ngưng phân phối toàn bộ kẹo White Rabbit. Trước đó công ty đã ngưng xuất cảng sang 50 nước, khi đầu tuần tại Singapore người ta phát hiện ra kẹo của công ty có chứa chất melamine.
                     
                    Cát Quân Kiệt, phó chủ tịch tập đoàn Bright Foods nói công ty đã quyết định ngưng phân phối hàng, ngay cả khi các cuộc thử nghiệm chưa có kết quả rõ ràng. Ông nói thêm:
                    "Đây là bi kịch cho ngành công nghiệp thực phẩm của Trung Quốc và là bài học cho chúng ta, vì tin sữa nhiễm độc đã phá hoại hình ảnh của một sản phẩm tốt.
                    Quan chức an toàn thực phẩm tại Canada và Anh đã yêu cầu tiệm bán hàng không bày bán sản phẩm kẹo White Rabbit. Philippines đi xa hơn, yêu cầu ngưng bán toàn bộ các loại kẹo bánh hay thực phẩm có dính đến sữa của Trung Quốc.
                     
                    Kể từ thứ Sáu (26/9) Liên hiệp Âu châu đã cấm nhập cảng toàn bộ thực phẩm có chứa sữa từ Trung Quốc. Hiện quan chức đang kiểm nghiệm các loại hàng hóa khác của Trung Quốc.
                    Quan chức tại Brussels nói cho đến nay họ có thể nói rằng nhìn chung thực phẩm tại Trung Quốc không bị dính chất melamine.
                     
                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/09/080926_china_stop_candy.shtml
                    #55
                      Như Ý P 27.09.2008 10:19:45 (permalink)
                      Trung Quốc ngưng bán kẹo có chất melamine









                      26 Tháng 9 2008 - Cập nhật 11h47 GMT
                       
                       

                      CÁC BÀI LIÊN QUAN
                      WHO: 'Sữa mẹ là an toàn nhất'
                      25 Tháng 9, 2008 | Thế giới
                      Vị "đắng" sữa độc trẻ em Trung Quốc
                      23 Tháng 9, 2008 | Thế giới13 ngàn trẻ TQ nhập viện vì sữa độc
                      22 Tháng 9, 2008 | Thế giớiSố trẻ TQ bệnh vì sữa độc tăng
                      17 Tháng 9, 2008 | Thế giớiCông ty sữa TQ từng bị cảnh cáo
                      15 Tháng 9, 2008 | Thế giớiVụ nhiễm độc sữa ở TQ 'nghiêm trọng'
                      14 Tháng 9, 2008 | Thế giớiTrung Quốc thu hồi sữa bột trẻ em
                      12 Tháng 9, 2008 | Thế giới 
                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/09/080926_china_stop_candy.shtml
                      #56
                        Như Ý P 27.09.2008 10:24:07 (permalink)



                        Thứ Ba, 23 Tháng Chín 2008 17:07



                        Bài học thực sự từ hóa chất melamine
                         




                        Melamine là một hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa và nhiều ngành công nghiệp khác. Đưa melamine vào dạ dày trong một thời gian dài sẽ làm hỏng thận và có thể gây ung thư ruột. Hóa chất này bị cấm trong chế biến thực phẩm cho con người và vật nuôi.








                        Các nhân viên kiểm định chất lượng đang tiêu hủy sữa ở Thâm Quyến, Quảng Đông. (Ảnh: Reuters)
                        Nhiều lô sữa của hàng chục công ty ở Trung Quốc đã được phát hiện có melamine ở các cấp độ khác nhau. Tam Lộc là hãng đầu tiên lộ diện, và các sản phẩm của Tam Lộc cũng có mức độ melamine cao nhất.

                        Trong một chiến dịch kiểm tra rộng khắp, Tổng cục Kiểm định Chất lượng quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) đã phát hiện thêm nhiều hãng có sản phẩm chứa melamine.

                        Tuy nhiên, AQSIQ dẫn lời một số nhà khoa học nói rằng lượng hóa chất độc hại trong sữa dạng lỏng qua đợt kiểm tra này không gây nguy cơ lớn về sức khỏe.

                        Melamine có tác dụng gì?

                        Miếng giấy nhỏ dán sau mỗi sản phẩm sữa, ngoài những thông tin về hãng sản xuất, nguyên liệu, còn cho biết về hàm lượng protein. Và con số này được ghi nhận thông qua một phương pháp kiểm tra có tên gọi Kjeldahl, lấy theo tên một nhà hóa học Đan Mạch.

                        Phương pháp Kjeldahl, về cơ bản, đo lượng nitơ trong sữa bằng cách xem xét mức ammonia.

                        Khi sữa tươi bị pha loãng bằng nước, bột đậu tương hay các thành phần thay thế khác rẻ hơn, lượng protein chắc chắn sẽ giảm. Và vì vậy, vai trò của "tội đồ" melamine được cần đến.

                        Melamie là một chất bột màu trắng không có mùi vị chứa hàm lượng ammonia rất
                        lớn.

                        Việc trộn melamine vào sữa chỉ phục vụ một mục đích duy nhất là đánh lừa phương pháp kiểm tra Kjeldahl bằng cách hiển thị giả hàm lượng nitơ cao.

                        Vấn đề thực sự ở đây không phải là nhiễm melamine ở mức độ nào sẽ không tốt cho con người, mà là tại sao một chất dùng để sản xuất nhựa thậm chí gây hại cho lợn và gia cầm lại có mặt trong thực phẩm cho người.

                        Bài học thực sự

                        Nhật báo Thượng Hải cho rằng, melamine có thể được thêm vào 3 bước trong quá trình chế biến sản phẩm.

                        Những người nông dân nuôi bò sữa pha nó vào trước khi giao sữa cho trạm thu mua. Tuy nhiên, lượng sữa nguyên liệu mà mỗi hộ sản xuất được rất ít nên thêm melamine vào chẳng thu lợi được bao nhiêu.
                         
                        Thêm melamine tại các trạm thu mua sẽ hiệu quả hơn và hầu hết những người tình nghi bị bắt giữ tính đến thời điểm hiện tại đều liên quan đến khâu này.

                        Thêm melamine tại nhà máy sản chế biến sữa của Tam Lộc là khả năng cuối cùng.

                        Dù sao, Tam Lộc cũng phạm tội giám sát lỏng lẻo lượng sữa nguyên liệu mà tập đoàn này gom từ các trạm thu mua.

                        Ngoài vấn đề hóa chất, bài học thực sự được rút ra từ trang đen tối nhất trong lịch sử ngành công nghiệp bơ sữa của Trung Quốc là thị trường tự do hoặc cạnh tranh công khai không phải là thuốc chữa bách bệnh.

                        Với những quy định lỏng lẻo về những sản phẩm mà chất lượng khó phân biệt, thì ngay cả các công ty làm ăn nghiêm chỉnh cũng có thể vì tham lam lợi nhuận mà bất chấp luân lí.

                        http://www.vnchannel.net/news/quoc-te/200809/bai-hoc-thuc-su-tu-hoa-chat-melamine.105436.html
                         
                         
                        #57
                          Như Ý P 27.09.2008 10:36:57 (permalink)
                          Chủ Nhật, 21/09/2008 - 9:54 AM
                          Sự thật về melamine



                          Một nạn nhân của sữa có melamine phải nằm viện chữa sạn thận ở Trung Quốc.

                          Melamine là một mánh khoé ảo tạo ra hàm lượng protein. Khi hoạt chất này được dùng đầy dẫy trong ngành chăn nuôi, đem đến lợi nhuận cao, đến lượt trẻ em cũng được “chăn nuôi” bằng melamine trong sữa formula dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống.

                          Không có mấy nghiên cứu về độ độc của melamine gây ra với con người. Nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng melamine không chuyển hoá ở chuột và được thải ra nguyên xi.

                          Độ độc về lâu dài

                          Ăn melamine có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc thận, có thể gây ung thư bàng quang.

                          Vừa qua, Sanlu (có một phần sở hữu trong tập đoàn cung cấp sữa lớn trên thế giới Fonterra, New Zealand) thu hồi toàn bộ sữa bột ở vùng tây bắc Cam Túc. Sữa bột bị nhiễm melamine khiến nhiều trẻ em phải nhập viện trong tình trạng sức khoẻ rất xấu. Đến 15/9, có hai trẻ em được xác định là chết do dùng sữa bị nhiễm melamine.

                          Ngày 27/4/2008, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng tất cả protein thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc dành cho người và vật nuôi phải tạm giữ mà không cần khảo sát vật lý, bao gồm gluten lúa mì, gluten gạo, protein gạo, protein gạo cô đặc, gluten bắp, thức ăn gluten bắp, phó phẩm bắp, protein đậu nành, gluten đậu nành, thực phẩm đậu nành và đạm đậu dạng nước giải khát.

                          Ngày 28/4, bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và FDA, trong một thông cáo báo chí chung thừa nhận rằng: Thịt heo nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamine đã hiện diện trong nguồn cung thực phẩm cho người, khẳng định: “Dựa trên thông tin nắm được, FDA và USDA cho rằng có thể mắc bệnh rất thấp do ăn thịt từ heo được nuôi bằng thực phẩm nhiễm”.

                          Đến ngày 30/5, sau nhiều thông báo cập nhật, FDA phát đi một thông cáo báo chí khẳng định rằng hai nhà sản xuất thực phẩm gia súc đã pha trộn thực phẩm gia súc và tôm/cá với melamine. FDA cũng đã yêu cầu các trung tâm phòng chống bệnh (CDC) sử dụng mạng lưới giám sát của mình để kiểm soát các dấu hiệu bệnh ở người, như suy thận để xác định việc lây nhiễm melamine đối với thực phẩm cung cấp cho người.

                          Ngày 7/6, cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) kết luận: “EFSA tạm thời quy định không áp dụng hàm lượng 0,5mg/kg thể trọng đối với melamine và các chất tương đương...”.

                          Ngày 21/6, giám đốc chỉ đạo bảo vệ sức khoẻ và người tiêu dùng của uỷ ban Châu Âu chỉ đạo “trong trường hợp thực phẩm sản xuất từ gia súc được nuôi bằng thực phẩm nhiễm melamine và các hợp chất liên quan, nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, phải tuân thủ các kết luận của EFSA”.

                          Từ năm 2002 đến 2007, trong khi giá melamine trên thế giới ổn định, giá urea (nguồn cung cấp melamine cho chăn nuôi) tăng đã làm giảm lợi nhuận của ngành sản xuất melamine. Hiện nay, Trung Quốc là nhà xuất khẩu melamine lớn nhất thế giới, trong khi lượng tiêu thụ nội địa tăng 10%/năm.

                          Thêm melamine làm gì?

                          Ngày 30/4/2007, tờ New York Times viết rằng: Việc thêm melamine vào thức ăn gia súc và cá tạo ra một mức độ protein cao một cách giả tạo. Một bí mật tiết lộ tại nhiều nơi ở Trung Quốc cho rằng có cả một nhà máy chế biến than thành melamine. Loại vệt melamine này được bán rẻ hơn vệt melamine tinh khiết.

                          Ngày 12/9/2008, Tân Hoa Xã loan tin rộng rãi việc làm giả sữa formula (dành cho trẻ em từ sáu tháng tuổi trở xuống) bằng melamine. Chất này gây ra cho nhiều trẻ em những viên sạn thận có đường kính lớn đến 1cm. Việc làm giả sữa này do tập đoàn Sanlu, một nhà sản xuất sữa hàng đầu Trung Quốc. Sanlu đã kêu gọi thu hồi 10.000 tấn sữa formula nhiễm melamine trước ngày 6/8/2008.

                          FDA đã đưa ra thông báo coi sữa formula dành cho trẻ em của Trung Quốc sản xuất là bất hợp pháp tại Mỹ.

                          Ngày 15/9/2008, bộ Y tế Trung Quốc công bố rằng 1.253 trẻ em ở Trung Quốc mắc bệnh sau khi uống sữa formula nhiễm melamine với 340 nhập viện và 53 em bị nặng.

                          Không chỉ là melamine

                          Melamine được xem là ít độc đối với người nhưng gây tác hại nghiệm trọng đối với trẻ em. Là vì sữa formula dành cho trẻ em thiếu sữa mẹ dưới sáu tháng tuổi phải dùng dạng sữa nhái sữa mẹ này, bị trộn melamine. Điều chế sữa formula đòi hỏi công nghệ cao và sản xuất quy mô lớn để hạ giá thành. Do lợi nhuận kếch sù, nhiều loại formula không đạt yêu cầu chất lượng dành cho trẻ trong tình trạng thận chưa phát triển cũng được lưu hành trên thị trường.

                          Nhiều nghiên cứu cho thấy ngay cả trẻ em dưới sáu tháng tuổi uống sữa bò nguyên chất đối chứng với trẻ em uống formula đạt yêu cầu chất lượng, cũng để lại những di chứng về thận cũng như cao huyết áp “bẩm sinh” vì hàm lượng khoáng trong dạng sữa này cao hơn sữa mẹ và đã không được lấy bớt đi. Nhiều thế hệ trẻ em trong nước cũng đã uống sữa bò dạng này và formula không đạt yêu cầu chất lượng.

                          Theo Công Khanh
                          Sài Gòn tiếp thị

                          Các tin mới:

                             Không thể kiểm soát đường đi của sữa nhập khẩu (25/09)

                             Phát hiện gần 300 tấn sữa Trung Quốc cận "đát" (24/09)

                             TP.HCM: Cơ sở sản xuất, nhập khẩu sữa tự kiểm nghiệm Melamine (24/09)

                             Nhiều doanh nghiệp dùng sữa Trung Quốc để chế biến (24/09)

                             Gian lận trong việc nhập khẩu sữa YiLi (23/09)

                             Sữa gây sạn thận đã có ở Việt Nam (23/09)

                             Hà Nội: Chưa tìm thấy melamine trong sữa (23/09)


                          Các tin cũ:

                             Sữa “ma” sản xuất từ sữa bột Trung Quốc (21/09)

                             Kiểm tra cơ sở cung cấp sữa bột cân cho các cửa hàng (20/09)

                             Việt Nam chưa đủ khả năng xét nghiệm melamine gây sạn thận (20/09)


                          http://dantri.com.vn/suckhoe/Su-that-ve-melamine/2008/9/251646.vip
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.09.2008 10:40:07 bởi Như Ý P >
                          #58
                            Như Ý P 27.09.2008 20:06:22 (permalink)



                            Chính phủ khắp thế giới thu hồi các sản phẩm sữa của TQ


                            26/09/2008

                            Chính phủ khắp thế giới thu hồi các sản phẩm sữa của TQ (MP3 1.09 MB) - Nghe trực tiếp trên mạng (MP3)
                            Chính phủ khắp thế giới thu hồi các sản phẩm sữa của TQ (MP3 1.09 MB) - Tải xuống  (MP3)


                            Những lệnh cấm mua bán các sản phẩm sữa Trung Quốc đã gia tăng trong ngày thứ năm giữa lúc các chính phủ trên khắp thế giới lấy các sản phẩm của Trung Quốc ra khỏi quầy hàng và tiến hành những cuộc xét nghiệm melamine. Đã có hơn 10 chính phủ ở Á Châu, Phi Châu và Âu Châu đã cấm mua bán hoặc thu hồi các sản phẩm sữa Trung Quốc từ khi vụ tai tiếng sữa độc bùng ra cách nay hơn hai tuần. Mời quí vị theo dõi thêm các chi tiết sau đây dựa theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Melinda Smith.







                            Bộ trưởng Y tế Francisco Dukey đích thân đến các cửa tiệm cùng với cảnh sát và nhân viên bán hàng thu hồi các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Trung Quốc
                            Tại Philipin, Bộ trưởng Y tế Francisco Dukey đã đích thân đến các cửa tiệm để cùng với cảnh sát và nhân viên bán hàng lấy các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Trung Quốc ra khỏi các quầy hàng.

                            Ông Dukey phát biểu: "Hôm nay chúng tôi phải thu hồi toàn bộ số sữa và các sản phẩm có sữa nhập khẩu từ Trung Quốc."

                            Nam Triều Tiên cũng áp dụng lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm sữa Trung Quốc sau khi các cuộc xét nghiệm cho thấy có chất melamine trong các loại bánh bích qui và những loại quà vặt.

                            Ông Choi Sung Rak là một chuyên viên về an toàn vệ sinh thực phẩm của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Nam Triều Tiên. Ông đã cập nhật thông tin trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm tại Hán Thành.

                            Ông Choi nói: "Có 124 sản phẩm đã được xét nghiệm, bao gồm chocolate, bánh mì và bánh bích qui. Kết quả là chất melamine được phát hiện trong hai sản phẩm."

                            Ông Choi nói thêm rằng lệnh cấm các loại thức ăn có chứa sữa của Trung Quốc sẽ tiếp tục được áp dụng cho tới khi nào vấn đề an toàn được bảo đảm.

                            Các mặt hàng sữa xuất khẩu là một trong các khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế Trung Quốc. Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm Trung Quốc thu về hơn 3 tỉ rưỡi đô la nhờ vào việc xuất khẩu các mặt hàng này.

                            Bà Lilian Lee là Giám đốc công quan của công ty bán lẻ Carrefour ở Đài bắc. Bà cho biết lệnh cấm của chính phủ Đài Loan đã gây nhiều thiệt hại cho doanh thu của công ty.

                            Bà Lee nói: "Dù ít dù nhiều thì các sản phẩm nhiễm độc này cũng đã tác động tới công cuộc làm ăn của công ty chúng tôi. Chẳng hạn như, việc thu hồi các sản phẩm nhiễm độc đã khiến cho doanh thu của chúng tôi bị giảm từ 10% đến 20%."

                            Tại Trung Quốc, có 4 em bé thiệt mạng và 53,000 em khác bị ngã bệnh vì uống phải sữa có chất melamine. Hóa chất công nghiệp này gây ra bệnh sạn thận và có thể khiến cho trẻ em bị suy thận. Phần lớn các nạn nhân là những em bé dưới 2 tuổi.

                            Tổ chức Y tế Thế giới và Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc mới đây đã lên tiếng đả kích những hành động bất nhân của những người liên can tới vụ tai tiếng sữa độc ở Trung Quốc. Họ gọi vụ bê bối này là 'đáng kinh tởm'.

                            http://www.voanews.com/vietnamese/2008-09-26-voa8.cfm
                             
                            #59
                              Như Ý P 04.10.2008 13:03:00 (permalink)
                              Việt Nam phát hiện 18 sản phẩm nhiễm chất melamine

                              03/10/2008



                              Các cửa hàng khắp nước đã loại bỏ hàng tấn sản phẩm sữa của Trung Quốc ra khỏi các kệ hàng Bộ Y Tế Việt Nam đã phát hiện chất melamine trong 18 sản phẩm sữa và bánh bích quy nhập khẩu từ Trung Quốc và từ 3 nước khác là Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

                              Theo Thông Tấn Xã AP, hôm thứ Sáu Bộ đã ra lệnh thu hồi và tiêu hủy tất cả các sản phẩm này. Người ta cho rằng sữa chứa chất melamine đã là nguyên nhân khiến 4 em bé thiệt mạng và hơn 54,000 em bé bị bệnh tại Trung Quốc.

                              Vụ tai tiếng sữa độc này đang tạo một nỗi kinh hoàng trên toàn cầu đối với những loại thực phẩm làm bằng sữa hay sữa bột của Trung Quốc.

                              Tin cho hay: phía chính phủ Việt Nam không liệt kê tất cả thương hiệu của những sản phẩm bị thử nghiệm thấy có chứa chất melamine. Tuy nhiên, người ta được biết có 5 sản phẩm mang nhãn hiệu Y Lợi của Trung Quốc.

                              Bà Nguyễn Thị Khánh Trâm, Phó Cục Trưởng Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, cho hay là sẽ gia tăng các cuộc thanh tra về thực phẩm nhiễm chất melamine để bảo đảm an toàn cho giới tiêu thụ.

                              Theo Bộ Y Tế, chất melamine đã được tìm thấy phần lớn trong các sản phẩm sữa do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, trong số những sản phẩm nhiễm chất này còn có bánh bích quy nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia và loại kem làm bằng sữa bột nhập khẩu từ Thái Lan.

                              Theo các cơ quan truyền thông Việt Nam, trước khi kết quả các cuộc thử nghiệm của Bộ Y Tế được loan báo, giới bán lẻ trên khắp nước đã loại bỏ hàng tấn sản phẩm sữa của Trung Quốc ra khỏi các kệ hàng và giới nhập khẩu đã tiêu hủy các sản phẩm này.

                              Nhà chức trách Việt nam còn cho biết là sẽ đòi hỏi phải thử nghiệm mọi sản phẩm có sữa trước khi các sản phẩm này được nhập khẩu vào Việt Nam.

                              http://www.voanews.com/vietnamese/2008-10-03-voa9.cfm
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.10.2008 13:04:48 bởi Như Ý P >
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 63 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9