Tôi đi biểu tình
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 61 bài trong đề mục
Quang Khôi 11.07.2007 12:19:50 (permalink)



Cuộc Biểu Tình Cần Thơ: 8-9-1945 Để Làm Gì? (11/29/2005)



Trong lịch sử tranh đấu của Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như trong sanh hoạt cách mạng của miền Tây Nam Việt, cuộc biểu tình ngày 8-9-1945 của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ, là một biến cố quan trọng.
 
Về mặt chính trị, cuộc biểu tình này là khởi điểm của tiến trình đối nghịch giữa hai khuynh hướng chính trị quốc gia và quốc tế tại miền Nam. Khảu hiệu “chống độc tài” xuất hiện lần đầu tiên từ cuộc biểu tình này, có nghĩa là chống chủ trương độc tài của Cộng Sản Đệ tam Quốc tế, chống âm mưu lấy đảng trị quốc và thao túng chánh quyền miền Nam của lãnh tụ Cộng Sản Trần Văn Giàu. Khảu hiệu “chống độc tài” đưa ra lúc đó, là một điều mới lạ đối với trình độ ấu trĩ chánh trị của quần chúng, bởi vì rất ít người có được ý niệm đúng về dân chủ, cho nên không thể có phản ứng “chống độc tài”. Lúc đó, khảu hiệu được phổ biến và quan trọng nhứt là “chống thực dân xâm lược Pháp.” Vì vậy khảu hiệu “chống độc tài” do Phật Giáo Hòa Hảo đưa ra, có thể xem như quá sớm, dù rằng rất đúng.
 
Không khí bắt đầu nặng nề, các giới tranh đấu bắt đầu thấy âm mưu Cộng Sản Đệ tam “dĩ đảng trị quốc” loại các chiến sĩ quốc gia ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo cuộc đấu tranh.
 
Trong phiên họp đêm 7-9-1945, Trần Văn Giàu bị đả kích và phải nhường chức vụ Chủ tịch Lâm ủy Hành chánh cho ông Phạm Văn Bạch, Giàu xuống làm Phó Chủ tịch, vẫn kiêm quân ủy.
 
Hội nghị kéo dài trong bầu không khí nặng nề. Đến 9 giờ tối, Lý Huê Vinh, cánh tay mặt của Trần Văn Giàu, bước vào phòng họp trao cho Giàu một bức điện tín báo tin: “Hòa Hảo nổi dậy đảo chánh và chiếm cứ Cần Thơ”. Liền đó Trần Văn Giàu có phản ứng côn đồ, đập bàn chất vấn Huỳnh Giáo chủ: “Ông chưởng giáo nghĩ sao đây?”
 
Huỳnh Giáo Chủ trả lời rằng Phật Giáo Hòa Hảo không có chủ trương đảo chánh chiếm cứ Cần Thơ, đó là một cuộc biểu tình hợp pháp của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo để biểu lộ quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài. Giáo Chủ hứa chắc rằng sẽ không có bạo hành hay gây rối loạn từ phía Phật Giáo Hòa Hảo.
 
Đây là một cuộc biểu tình có khoảng hai chục ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham dự, — có lẽ là cuộc biểu tình lớn lao và quan trọng nhứt ở Cần Thơ — với các khảu hiệu nêu lên các nguyện vọng:
§         Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp.
§         Tảy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ.
 
Trước đó không lâu, đã có ba cuộc biểu tình vĩ đại tại Saigon, ngày 21-8-1945 của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt, ngày 25-8-1945 của Lâm ủy hành chánh Nam Bộ, và ngày 2-9-1945 của Việt Minh. Các cuộc biểu tình trong bối cảnh đặc biệt lúc đó, đều có mục tiêu biểu lộ nguyện vọng độc lập, và biểu dương lực lượng dân tộc, để thế giới thấu hiểu, và để Pháp nhìn thấy sức mạnh quần chúng và ý chí tự do của dân tộc Việt Nam. Tất cả ba cuộc biểu tình này đều có hàng vạn quần chúng tham gia với nhiệt tình cao ngất.
 
Cuộc biểu tình Cần Thơ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng có mục tiêu huy động quần chúng để biểu dương ý chí và lực lượng, như ba cuộc biểu tình trước, nhưng đặc biệt thêm khảu hiệu chống độc tài, tức nhằm mục đích đòi hỏi thanh lọc hàng ngũ lãnh đạo trong ủy ban Hành chánh Nam bộ. Xét theo các khảu hiệu đã nêu lên, thì cuộc biểu tình này không có mục đích “đả đảo Việt Minh”, mà ngược lại vẫn ủng hộ chánh quyền cách mạng, nhưng đòi hỏi phải cải tổ nhân sự mà thôi.
Chắc chắn đây cũng không phải cuộc biểu tình tự động của quần chúng. Dù không có tài liệu để chứng minh, cũng có thể giả thiết rằng trong đừơng lối ngăn chặn âm mưu độc tài đảng trị của phe Trần Văn Giàu, Huỳnh Giáo Chủ đã chỉ thị cho tín đồ tổ chức biểu tình để yểm trợ quan điểm của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt đang tranh đấu đòi cải tổ Lâm ủy Hành Chánh. Cũng còn có thêm mục tiêu chứng minh cho hai đại biểu tổng bộ Việt Minh vừa từ Hà Nội vào Nam, có dịp nhìn thấy thực lực và tinh thần, cũng như khuynh hướng của quần chúng trong Nam.
 
Mục tiêu thực sự của cuộc biểu tình Cần Thơ là như thế, cho nên Ban tổ chức biểu tình có xin phép của ủy ban Hành chánh tỉnh Cần Thơ (lúc đó do giáo sư Trần Văn Khéo làm Chủ tịch) và đã được chấp thuận trước, như một cuộc biểu tình hợp pháp. Ngoài ra, còn có mặt những nhân vật tin cậy của Huỳnh Giáo Chủ trong ban tổ chức, đồng thời là nhân sự cao cấp trong hệ thống điều hành của Phật Giáo Hòa Hảo lúc đó. Điều này chứng tỏ rằng cuộc biểu tình không phải do quần chúng tự động làm càn, mà cuộc biểu tình có đường lối mục tiêu rõ rệt, yểm trợ yêu sách và lập trường của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt.
 
Phản ứng của Việt Minh trong Nam — lúc đó đã đưa các cán bộ Cộng Sản, phần nhiều từ Côn Đảo mới về, nắm các chức vụ then chốt trong guồng máy hành chánh, quân sự và công an —, là phải bẻ gẫy thanh thế các nhóm đấu tranh chống lại mình. Cá nhân Trần Văn Giàu còn có thêm lý do riêng để hành động như thế, đồng thời trả hận và củng cố uy quyền. Cho nên Trần Văn Giàu đã chỉ thị đàn áp cuộc biểu tình này, và gán cho mục đích quá khích là “đảo chánh, chiếm cứ Cần Thơ.”
 
Vấn đề đặt trên bình diện thuần túy lý luận, có thể được nhìn như sau:
§         Đảo chánh, có nghĩa là chiếm lấy chánh quyền. Vậy Phật Giáo Hòa Hảo đảo chánh tại một tỉnh Cần Thơ, thì chiếm được quyền hành gì? Chánh quyền một tỉnh không thể giúp họ chủ động tình thế, mà phải là chánh quyền tại Saigon mới có uy lực trên toàn miền Nam, và uy lực đối ngoại (tức đối với Đồng Minh và Pháp lúc đó).
§         Chiếm cứ Cần Thơ, có nghĩa là chiếm lấy quyền cai trị tỉnh Cần Thơ. Nếu thế thì đám quần chúng biểu tình phải có võ trang tới một mức độ nào đó, mới có thể dùng võ lực để dẹp được những đội võ trang quân sự và Quốc gia Tự vệ Cuộc của chánh quyền đương thời tại Cần Thơ, để mà chiếm lấy các cơ quan đầu não, thiết lập bộ máy cai trị mới tại đây.
 
Hai điểm trên đây, dù quần chúng không đủ trình độ để hiểu biết như thế, nhưng chắc chắn các giới lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo phải hiểu. Họ phải hiểu, và không thể làm một việc điên rồ, là đem tay không đi làm đảo chánh, rủ quần chúng không võ trang để chiếm cứ một tỉnh lÿ, mà không có một chuản bị nào cho giai đoạn trước và sau khi thành công.
 
Luận điệu “đảo chánh, chiếm Cần Thơ” do phía Trần Văn Giàu đưa ra, thực sự là để có cớ đàn áp, có “bằng cớ biện minh cho hành động đàn áp”, và có luận lý để lôi kéo quần chúng theo mình trong hành động đàn áp đó.
 
Sau cuộc biểu tình 8-9, phía Phật Giáo Hòa Hảo bị bắt bớ, đàn áp rất khủng khiếp, nhưng lại không có phương tiện tuyên truyền để đối phó với chiến dịch tuyên truyền của Việt Minh, cho nên dân chúng và công luận chỉ được nghe một tiếng chuông do Việt Minh, với vị thế chính quyền, có đủ phương tiện quảng bá trên toàn quốc.
 
Theo lời thuật lại của một số người đã sống tại Cần Thơ thời kỳ đó, cũng như một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã tham gia cuộc biểu tình, thì sự việc diễn tiến đại cương như sau:
 
Từ chiều ngày hôm trước (7-9-1945), các đoàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo từ các ngả đường thủy và bộ, kéo về hướng tỉnh lÿ Cần Thơ. Họ là tín đồ và bảo an, được lịnh tổ chức thành đội ngũ để đi “kéo biểu tình đòi độc lập” tại Cần Thơ. Các trục lộ từ Cái Răng ra, từ Bình Thủy xuống, từ Vĩnh Long sang, đều đặc nghẹt những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, phần nhiều mặc quần áo đen của nông thôn. Trên các thủy lộ, sông Bassac, rạch Cái Răng, rạch Cái Khế, từ phía Cái Côn ngược lên, hay từ khu Tân Lược Ô Môn xuôi xuống, ghe lớn ghe nhỏ được huy động từng đoàn chuyên chở các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đi biểu tình.
 
Họ nhận được khảu lệnh của ban tổ chức là dừng chân phía ngoài châu thành Cần Thơ, đợi chỉ thị. Họ không mang theo võ khí, chỉ có thực phảm và nước uống. Một số người mang các biểu ngữ viết sẵn, các khảu hiệu của cuộc biểu tình. Số quần chúng này không khích động quá độ như quần chúng trong cuộc biểu tình 2-9-1945 tại Saigon. Họ bình tĩnh, và không ai nghĩ rằng chỉ mấy giờ đồng hồ sau đó, họ sẽ phải đón nhận những trận mưa đạn. Họ chỉ biết theo lịnh của Đức Thầy, nên họ đi kéo biểu tình đòi độc lập. Và họ rất hân hoan được làm công việc này.
 
Trong châu thành Cần Thơ, một thị trấn khoảng hai mươi ngàn dân trên hữu ngạn sông Bassac, mệnh danh thủ đô miền Tây, dân chúng có vẻ lo ngại trước một tình trạng rõ ràng là bất thường và nghiêm trọng: bên ngoài thành phố là hàng chục ngàn tín đồ Hòa Hảo, bên trong thành phố là các đội thanh niên tiền phong được huy động. Và công an, cảnh sát, quốc-gia-tự-vệ-cuộc, quân đội chuản bị như sắp ra mặt trận. Quân đội và công an cảnh sát có súng đạn, Thanh Niên Tiền Phong chỉ có gậy tầm vông. Lệnh thiết quân luật được ủy ban Hành chánh tỉnh Cần Thơ ban hành, dân chúng ở trong nhà không được ra ngoài đường. Và tin tức được loan ra: “Hòa Hảo biểu tình chiếm Cần Thơ”, hay “Hòa Hảo làm loạn.” Không khí nghẹt thở.
 
Ủy ban Hành chánh họp tại dinh Chủ tịch cũ trên bờ sông Bassac, do Chủ tịch Trần Văn Khéo chủ tọa. Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo được mời tới để thảo luận. ủy ban Hành chánh yêu cầu các đại diện này (Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành, Huỳnh Thạnh Mậu) ra lệnh cho các đoàn biểu tình rút lui, nhưng gặp phải thái độ cương quyết không chấp nhận. Phía Phật Giáo Hòa Hảo viện dẫn lý do là cuộc biểu tình hợp pháp đã có sự thông báo trước và sự đồng ý của ủy ban Hành chánh, lại là cuộc biểu tình ủng hộ chánh quyền cách mạng, đòi độc lập, thì không có lý do gì phải giải tán. Hai bên chỉ còn cách hỏi lại chỉ thị của Saigon.
 
Sáng ngày 8-9-1945, trời chưa sáng hẳn, dân chúng Cần Thơ nghe có tiếng súng nổ ở các phía cầu Bắc Cần Thơ và đường đi Cái Răng. Sau đó, có tiếng loa loan báo cho công chúng biết: “Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ đổ bộ lên Châu Thành”. Và các toán thanh niên tiền phong được điều động đến phục kích trên mé sông phía Nam để chặn Hòa Hảo đổ bộ. Nhưng không thấy cuộc đổ bộ nào xảy ra, và sau nhiều loạt súng nổ, tình hình bỗng trở lại lắng dịu. Tới chiều, dân chúng Cần Thơ được biết “Hòa Hảo đã bị đảy lui rồi.”
 
Sự thật, súng của Việt Minh bắn xả vào đoàn biểu tình Phật Giáo Hòa Hảo làm cho nhiều người chết và bị thương. Phía Phật Giáo Hòa Hảo không bắn lại vì không có súng. Đoàn biểu tình rút lui trong hỗn loạn, mà không kháng cự. Nhờ vậy, chỉ trong mấy giờ sau khi súng nổ, tình hình trở lại yên tĩnh.
 
Hôm sau tại Cần Thơ, ủy ban Hành chánh tỉnh họp mít tinh dân chúng trong khuôn viên dinh Chủ tịch, để nghe Chủ tịch tuyên bố về “thắng lợi đảy lui cuộc tấn công của Phật Giáo Hòa Hảo” và gắt gao lên án Phật Giáo Hòa Hảo “âm mưu cướp chánh quyền và chiếm cứ tỉnh Cần Thơ”. Tiếp theo, là chiến dịch bắt bớ các cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo. Khám đường Cần Thơ không đủ chỗ để giam hết các cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo, vì số lượng bị bắt rất nhiều. Đây là đợt khủng bố rất dữ dội, có chủ đích tiêu diệt bộ máy cán bộ và lãnh đạo của Phật Giáo Hòa Hảo. Các cán bộ cao cấp, chỉ huy cuộc biểu tình là Huỳnh Thạnh Mậu, bào đệ Huỳnh Giáo chủ, Trần Văn Hoành, trưởng nam ông Trần Văn Soái, Nguyễn Xuân Thiếp, đại diện được phái ra Hà Nội tiếp xúc Tổng bộ Việt Minh, đều bị bắt giam tại khám đường Cần Thơ. Khoảng một tháng sau, họ bị đưa ra xử tử tại vận động trường Cần Thơ, ngày 7-10-1945.
 
Cuộc nội chiến đẫm máu bắt đầu từ đó. Nhiều cán bộ cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo khắp các tỉnh khác, đều bị bắt, và bị giết. Riêng tại Trà Vinh, các ông Chung Bá Khanh, Đỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời, Lâm Thành Nguyên.. bị neo dưới sông cho chết ngộp. Nhờ may mắn đặc biệt hay tại chưa tới số chết, ông Lâm Thành Nguyên giẫy thoát khỏi dây trói lội vào bờ, trốn đi được.
 
Cộng Sản khủng bố ác liệt nhứt tại các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc là hai tỉnh rất đông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Sự phản ứng tự vệ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng rất mãnh liệt, số người bị giết cả hai bên lên đến hàng chục ngàn người, tạo một tình huống nội chiến giữa chính quyền Việt Minh và tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng thực chất, đây là một cuộc đối nghịch của hai khuynh hướng quốc gia và quốc tế.
 
Tại Saigon đêm 9-9-1945, Trần Văn Giàu ra lịnh cho Quốc- gia-tự-vệ cuộc tức công an võ trang, đến bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, góc đường Miche để lùng bắt Huỳnh Giáo Chủ. Nhưng họ chỉ bắt được các tín đồ và chức sắc, còn vị Giáo Chủ thì họ không tìm thấy. Theo tin tức cung cấp bởi chính những người đã đưa Huỳnh Giáo Chủ đi thoát, thì trong lúc bộ đội và công an lục soát văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo, Huỳnh Giáo Chủ vẫn có mặt tại đó, nhưng không hiểu vì lý do nào mà họ không tìm ra được.
 
Sau cuộc biểu tình 8-9 ở Cần Thơ mà Hòa Hảo biểu dương lực lượng để ủng hộ chánh phủ, thì lại bị Việt Minh phao vu là “toan cướp chính quyền”, nên thẳng tay đàn áp, gây ra cuộc đổ máu cốt nhục tương tàn. Cuộc vây bắt ông Huỳnh Phú Sổ ngày 9-9 tại Saigon, ông này thoát khỏi, nhưng Lương Trọng Tường bị bắt. Mà Lương Trọng Tường là chỉ huy trưởng Đệ tứ Sư đoàn Dân quân. Trần Văn Giàu hạ lịnh giải tán Phật Giáo Hòa Hảo và tịch thâu khí giới. (*)

 
http://hoahao.org/default.asp?catid=4&nid=7662
#16
    Quang Khôi 11.07.2007 12:23:36 (permalink)
    Diễn biến tại miền Nam
     
    Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các đoàn thể quốc gia Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt... thành Mặt trận Quốc qia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.
    Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức biểu tình và cướp chính quyền tại Sài Gòn.
     
    http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_th%C3%A1ng_T%C3%A1m
    #17
      Quang Khôi 11.07.2007 12:36:38 (permalink)



      Lịch sử biểu tình phản chiến mới tại Mỹ


      16:43' 21/03/2003 (GMT+7)


      Chỉ trong một ngày, cảnh sát San Francisco đã bắt giữ 1.025 người tham gia cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq của Mỹ, đây là số người biểu tình bị bắt lớn nhất trong lịch sử 22 năm của thành phố này. Phong trào phản chiến cũng đã diễn ra tại nhiều thành phố khác trên toàn nước Mỹ và châu Âu với sự tham gia của hàng chục nghìn người. 
       






      Đoàn người biểu tình phản đối chiến tranh

      ''Nếu phong trào phản đối chiến tranh diễn ra ở khắp các thành phố trên toàn bộ các bang ở nước Mỹ, chính phủ sẽ phải thiết quân luật hoặc chấm dứt chiến tranh'', Berkely một sinh viên tham gia cuộc biểu tình cho biết. Jason Mark, một thành viên khác của cuộc biểu tình đã tuyên bố: ''Hôm nay không phải là một ngày bình thường. Nước Mỹ hôm nay khác hẳn với những ngày vừa qua, một cuộc chiến phi lý do Mỹ dẫn đầu đã được tiến hành''. Stephen Suess nói: ''Chưa bao giờ tôi cảm thấy hổ thẹn mình là công dân Mỹ như ngày hôm nay''. 
       
      Ngay khi các cuộc không kích Iraq vừa diễn ra, hơn 100 người biểu tình đã chặn Key Bridge, tuyến đường chính nối từ Virginia tới thành phố Geogre Town, Virginia trong giờ cao điểm để phản đối chiến tranh. Ngoài ra, 100 người khác cũng tụ tập trước Nhà Trắng trong cảnh mưa như trút nước để yêu cầu Tổng thống Bush ngừng tấn công Iraq.  
       
      Trái ngược với phong trào phản đối chiến tranh tại San Francisco và nhiều thành phố khác, Waxahachie, phía nam Dallas người dân thành phố này lại ủng hộ các cuộc tấn công bằng việc treo những chiếc ruy băng màu vàng trước cửa nhà.  
       
      Tuy nhiên, số lượng những người ủng hộ cuộc chiến Mỹ vẫn nhỏ hơn nhiều lần so với những người phản đối chiến tranh. Cũng trong ngày hôm qua (20/3), các cuộc biểu tình lớn cộng thêm xung đột đã diễn ra ở nhiều quốc gia trong đó có Bỉ, Tây Ban Nha, Ai Cập, Ấn Độ và Thuỵ sĩ. Tại Brussel, cảnh sát đã phải dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán những người phản đối đang ném đá vào đại sứ quán Mỹ tại đây. 
       
      (Hoài Linh - Theo BBC, Reuters)





      http://www.vnn.vn/thegioi/cuocchieniraq/2003/3/6037/
       
      #18
        Quang Khôi 14.07.2007 20:58:30 (permalink)
         
        Manila: Biểu Tình Chống Luật Chống Khủng Bố
         
        Việt Báo Thứ Bảy, 7/14/2007, 12:02:00 AM

         
        Các sinh viên cánh tả diễn hành trên đường phố Manila, Phi Luật Tân, hôm 13-7-2007, trong cuộc biểu tình chống lại luật chống khủng bố.


        http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=14&nid=111027
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2007 21:00:21 bởi Quang Khôi >
        #19
          Quang Khôi 14.07.2007 21:04:26 (permalink)



          Từ Biểu Tình Lớn Ở Saigon
           
          VI ANH . Việt Báo Thứ Bảy, 7/14/2007, 12:02:00 AM



          Một, về sự kiện, cuộc biểu tình của người dân đòi nhà đất ở Saigòn là một cuộc biểu tình lớn nhứt về số người và số ngày từ ngày CS Hà nội chiếm trọn đất nước. Hàng trăm, có lúc lên hàng ngàn đồng bào Miền Nam đã biểu tình đòi lại nhà đất. Dù nắng nóng cháy da, mưa rào như nước đổ, gian lao, khổ cực gần suốt 21 ngày nay mà cuộc biểu tình chưa dứt. Cán bộ thanh tra trung ương và ủy ban của gần 9 tỉnh Miền Nam lên vận động đưa những người biểu tình về địa phương giải quyết, người chịu về thí ít mà người lên và trở lại biểu tình thì nhiều vì không tin CS.

          Hai, có nhiều dấu chỉ cho thấy cuộc biểu tình đang biến thành phong trào lan rộng. Đồng bào Bình Thuận, Ninh Thuận cực Bắc của Miền Nam đã kéo vào biểu tình. Tây Đô của Miền Tây, đồng bào ở nông trường Sông Hậu kéo ra tỉnh lỵ Hậu Giang, biểu tình trước Uy ban tỉnh và và sẽ lên Saigon cùng biểu tình với đồng bào Mỹ tho các tỉnh kể cả Bà Ria Vũng Tàu. Theo lời Ông Nguyễn Văn Tư ở đồn Điền Sông Hậu (xưa là Cờ Đỏ thời Pháp) nói trên Đài RFA , "hồi sáng tụi tôi kéo xuống tỉnh cỡ khoảng hơn 100 người, và xuống dưới đó Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố không tiếp, tụi tôi bất mãn kéo về. Tụi tôi xuống đó để đòi lại cái quyền công dân của chúng tôi bị Nông Trường tịch thu mà không có chủ trương của nhà nước.Xuống dưới đó đòi lại thì cứ ông này đổ ông kia, ông kia đổ ông nọ, nó nói bây giờ phải chờ Thanh Tra Nhà Nước xử lý, thành thử tụi tôi bất mãn quá.. . Có thể ngày mai hoặc ngày mốt chúng tôi sẽ kéo lên đó [Saigon], nhờ cấp cao giải quyết giùm. Chắc là bữa lên thành phố Hồ Chí Minh thì thành phần đi khiếu kiện sẽ chừng 300 người."

          Ba,  về con người, số người biểu tình không phải chỉ có những người dân của Việt Nam Cộng Hòa, mà có cả những người "có công với Cách Mạng, những mẹ chiến sĩ", có người mang theo cả huân chương. Trong đó có bà con thân nhân của những cán bô, đảng viên, bộ đội cấp thấp như công an, mật vụ đang được "điều" đến canh gác và "cô lập" cuộc biểu tình. Những người đã mất tất cả, chỉ còn "cái quần xà lỏn" - nói theo phó thường dân Nam bộ - thì khó "trị" lắm.

          Bốn, truyền thông quốc tế, đài RFA Mỹ, RFI Pháp, đài Uc châu có chương trình tiếng Việt theo dõi và loan báo tin và đi phóng sự từng buổi. Hảng tin quốc tế như AFP Pháp, AP Mỹ cũng bám sát đi tin. 600 tờ báo của Đảng Nhà Nước CS thủ khẩu như bình trong nước. Chỉ có tờ Tuổi Trẻ ở Saigon đi một tin ngắn nói có cuộc tụ họp khiếu kiện để có lý do  vận động đồng bào "nên" về địa phương theo lời kêu gọi của nhà cầm quyền để được giải quyết. Điều đó cho thấy, ỉm tin không được, Đảng Nhà nước cho báo viết loan tin ý muốn của nhà nước gián tiếp giải tán đám đông sau khi không thể cô lập và chia cắt được cuộc biểu tình. Nhận định của truyền thông Tây Phương, Thủ Tướng Dũng cố gắng khu trú biến cố ở trong Nam mà thôi vì đại hội trung ương đảng, và quốc hội sắp họp bàn về nhân sự của chánh phủ.

          Năm, lý do khiến người dân thường đứng lên biểu tình là những vấn để vô cùng nan giải cho Đảng Nhà nước CS Hà nội nếu không muốn nói là vô kế khả thi trên phương diện thực tế. Vì nhiều lý do nội tại. Nhà cầm quyền khó giải quyết vì mở cửa kinh tế, kỹ nghệ tăng gia thì phải có "mặt bằng để xây cất nhà xưởng", giá rẻ càng dễ hấp dẫn những nhà đầu tư ngoại quốc. Đất đai vốn quí hiếm với người Việt, đất chật người đông, lại càng quí hơn khi ngoại quốc cần. Trưng dụng để xây cất nhà thương, trường học, công ích cho người Việt, ít bị phản ứng hơn cho người ngoại quốc sữ dụng. Cán bộ đảng viên lợi dụng làm giàu, " tư túi" qua qui hoạch, qua móc nối với ngoại quốc ép giá bồi thưởng trả cho dân rẻ như giựt, để “thu vén cuối đời" vì hơn ai hết cán bộ đảng viên biết chế độ CS độc tài đảng trị toàn vẹn đang lung lay, không thể  bền vững. Lề thói sinh hoạt của Đảng là "đùn đẩy" cho nhau và nguyên tắc cấp ủy địa phương chỉ đạo thường làm bế tắc giải pháp. Dân kêu oan huyện ở tỉnh, tỉnh giao về cho huyện, xã phương giải quyết. Xã phường đổ lên trên. Chỉ đạo của tỉnh, huyện xã có thể làm lơ chờ ý kiến của cấp ủy. Hệ thống thanh tra đối với các cơ quan bạn bất lực, đối với "bản thân" với nhiều tì vết tham nhũng, không có thực quyền. "Đại biểu nhân dân" cấp Quốc Hội, đại diện dân cấp Hội đồng tỉnh, quận huyện, đại đa số do đảng cử dân bầu làm việc vì quyền lợi đảng hơn quyền lợi nhân dân, không dám can thiệp, tranh đấu cho dân. Báo đài của Đảng là cơ quan, tiếng nói, cán bộ công nhân viên của Đảng Nhà nước CS, không thể nói lên sự thật khi Đảng chưa bấm nút. Dân biểu tình hàng trăm người, hàng chục ngày, báo Tuổi Trẻ mới đi tin phớt qua. Nói tóm lại cấu trúc chánh tri và công quyền do Đảng Nhà nước nắm quá mạnh, quá chặc nên xơ cứng không thể linh động giải quyết trước tình hình đột biến, ở dưới không trực tiếp hay gián tiếp " tham mưu" giúp cho Đảng Nhà Nước trung ương giải quyết. Một cơ cấu tổ chức càng cứng rắng càng dễ bể trước một biến động lớn, vì thiếu linh hoạt, thiếu sáng kiến, dưới chờ trên, trên đổ dưới.

          Sáu, trong khi đó phe đảng nội bộ trong đảng CS sản cầm quyền "chơi" nhau nhơn khi Quốc Hội bàn thành phần tân nội các. Trong đảng có phe, trong phe có nhóm là chuyện thường. Nhưng chia rẽ của hai phe Nam Đổi Mới của Ô Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết, Trương tấn Sang gốc Miền Nam, với Ô Võ văn Kiệt là "Anh Hai" đang ở Saigon. Muốn hay không muốn phe này cũng bị những những cán bộ lão làng gốc Miền Bắc mà Ô Đỗ Mười, Lê đức Anh là "Anh Cả" ở Hà nội thân Trung Cộng xem như đối thủ. Thủ Tường Nguyễn tấn Dũng nhờ "nghiệp vụ" công an từ Miền Nam mà vọt lên và ra chiếm "nắm" chánh phủ ở Hà nội. Ô Dũng lại đi ngoại quốc, đến nhiều nước, thăm Mỹ như con thoi - đi Mỹ nhiều hơn đi TC. Những chuyến đi đó là những câu hỏi cho phe đảng thân TC đặt ra. Phải chăng Ô Dũng là tình báo chiến lược hai mang nhưng mang Mỹ lớn hơn mang TC. CIA dám chi hơn tình báo TC; hai con của Ô Dũng còn bị nghi là con tin ở Mỹ. Quốc hội đang bàn vấn đề nhân sự cho guồng máy nhà nước. Ô Dũng đề nghị bớt gần phân nửa số bộ, làm mất bao nhiêu ghế của Miền Bắc thâm niên đảng luôn cao hơn, ít tì vết lý lịch hơn đảng viên Nam. Nhưng Ông Dũng lại thêm Phó Thủ Tướng, mà người Ô Dũng đề nghị lại là Ô Nguyễn thiện Nhơn,  Nam "chánh cống".

          Trong tình thế đó, có lợi cho phe đảng Bắc  nếu để cho dân Miền Nam biểu tình ở Saigon, dân Miền Bắc và Trung (bị đặt dưới luật Hà nội hồi mới tiếp thu) ở Hà nội. Đó  là cách chứng minh sự thất bại của phe Nam trong vấn đê an ninh, trật tự. An ninh, trật tự là yếu tố phe Miền Bắc coi là yếu tố hàng đầu, ưu tiên cao hơn yếu tố phát triển kinh tế. Đặt phong trào biểu tình đòi nhà đất trong bối cảnh  ban chấp hành trung ương đảng và tân Quốc hội bàn về nhân sự tân nội các, người ta thấy cuộc biểu tình có lý do và có điều kiện còn kéo dài. Và Đảng Nhà nước chưa giải quyết.

          Bảy, hầu hết các tổ chức đấu tranh trong ngoài nước lên tiếng yễm trợ đồng bào biểu tình. Đồng bào hải ngoại, nhân sĩ, các đoàn thể đã dự sự, lập ủy ban lên tiếng yểm trợ tinh thần và vật chất. Truyền thông tiếng Việt hải ngoại đa số luôn gắn bó với vận mạng nước non nhà đã thông tin nghi luận đầy đủ, tỏ ra ủng hộ đồng bào nạn nhân bị tước đoạt nhà đất oan sai. Nhiều thùng mì khô được đồng bào trong nước chở đến giúp bà con; Công an CS ngăn chận, tạo thêm phẩn uất của người biểu tình.  Nhiều người réo tên Ô Dũng, Ô Triết hai người Nam đứng đầu nhà nước ra mà "ruả".
           
          Chuyện rất dĩ nhiên, hợp tình, hợp lý. Trong ngoài nước đấu tranh là đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN mà người dân vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Đặc biệt người Việt Hải ngoại đã có nhiều nhiều nhưng thứ ấy rồi, nên đấu tranh là vì đồng bào trong nước thiếu điều kiện để làm. Bao lâu cuộc đấu tranh cho những giá trị thượng tầng,  quyền tư do, dân chủ kết hợp được với quyền lợi vật chất nhà đất, cơm ăn áo mặc,  cuộc  đấu tranh sẽ có sức mạnh tổng hợp - nói một cách khác đó là cuộc cách mạng của nhân dân VN.


           VI ANH
          http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=111031
           
          #20
            Quang Khôi 15.07.2007 22:52:51 (permalink)
            Lần Đầu, Dân Kéo Đi Cả Đoàn Biểu Tình Tuần Hành Giữa SG
             
            Việt Báo Thứ Năm, 7/12/2007, 12:02:00 AM
             
             
            (Sài Gòn-VNN) -- Lúc 9 giờ sáng 11-07-2007, một đoàn dân chúng đã căng biểu ngữ kéo đi biểu tình ngay tại khu trung tâm quận 1 Sài Gòn. Trong lúc đoàn biểu tình kéo đi có 2 xe honda công an mặc sắc phục chạy theo.

            Cuối cùng đoàn biểu tình đến dàn hàng ngang ngồi đối diện UBND Sài Gòn (tức Tòa đô chánh cũ), ngay trước phòng vé Việt Nam airline. Trong khi đoàn biểu tình ngồi căng biểu ngữ biểu tình, công an đã cho người đến thu hình. Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được, phổ biến trên trang web "Tiếng DânKêu, vì an ninh CSVN theo dõi nên chỉ chụp được một số hình ảnh lúc đoàn biểu tình đang di chuyển.

            Đồng Bào Tiền Giang Tiếp Tục Biểu Tình Trước Quốc Hội 2 Sang Ngày Thứ 20
             
            (Sài Gòn-VNN) Đồng bào Tiền Giang và các tỉnh vẫn còn tiếp tục biểu tình kêu oan và đòi đất đai trước văn phòng QH 2 của CSVN tại Sài Gòn, cuộc biểu tình đã bước sang ngày thứ 20. Hồi cuối tuần qua, một đơn thỉnh nguyện tập thể đã được một số đồng bào đại diện các tỉnh biểu tình khiếu kiện tại trụ sở văn phòng QH2 ký chung ngày 7-7-2007, gởi cho Văn Phòng Quốc Hội 2, Văn Phòng Chính Phủ CSVN, Bộ Công An CSVN và Cơ Quan Thông Tấn Báo Chí Trong và Ngoài Nước để thỉnh nguyện những điều sau:

            1/ Văn Phòng Quốc Hội II mở cửa để dân oan được sinh hoạt bình thường.

            2/ Văn Phòng Quốc Hội II can thiệp khẩn cấp dân oan được giải quyết dứt điểm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân theo luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

            3/ Văn Phòng Quốc Hội II giám sát việc giải quyết dứt điểm cho dân oan theo tinh thần luật pháp với sự kết hợp của chính quyền Tỉnh Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Tháp... cùng đoàn Chính Phủ liên ngành.

            Đơn Thỉnh Nguyện với tên họ và chữ ký của các đại diện các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Cần Thơ ...

            Trong khi đó, theo tin đặc biệt từ người đưa tin từ Sài Gòn cho biết, đã có khoảng 100 đồng bào tỉnh Bình Thuận kéo đến biểu tình tuần hành trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sáng hôm nay, 11/07/2007, hướng về công viên trước mặt dinh Độc Lập cũ với biểu ngữ: "Tố Cáo Huỳnh Tấn Thành, Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Thuận tham nhũng" . Trong đoàn biểu tình có nhiều nam nữ mặc áo thun trắng với hàng chữ "Đã đảo bọn cướp đất, đánh đập dân dã man". Lúc 9 giờ cùng ngày đoàn biểu tình dừng lại ở công viên trước Dinh Độc Lập cũ thì bị CA đến giải tán.
             
            http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=110969
            #21
              Quang Khôi 16.07.2007 08:17:25 (permalink)
              'Sẽ thanh tra các vụ khiếu kiện lớn'
              15 Tháng 7 2007 - Cập nhật 20h05 GMT
               
              Đất đai là lý do khiếu kiện chính

              Sau khi nhiều người dân từ các địa phương kéo về khiếu kiện ở TP. HCM, chính phủ Việt Nam đã có phản ứng với loan báo sẽ thành lập đoàn liên ngành để giải quyết những vụ khiếu kiện mang tính "phức tạp, điển hình" tại các địa phương.
               
              Loan báo này được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết tại một cuộc họp ở TP. HCM ngày hôm nay.

              Ông Trọng chủ trì cuộc gặp với lãnh đạo các tỉnh thành phía Nam để bàn biện pháp giải quyết tình hình công dân các địa phương đến khiếu kiện đông người tại TP.HCM.

              Nhiều nông dân miền Nam đã tập trung trước trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại TP. HCM suốt ba tuần qua - một trong các vụ phản đối ôn hòa lâu nhất trong thời gian gần đây.

              Lo ngại
               
              Báo chí nhà nước trích lại đánh giá của Thanh tra Chính phủ, theo đó có bốn nguyên nhân chính dẫn đến khiếu kiện gồm: một số chính sách liên quan đến việc giải quyết nhà cửa, đất đai, giải tỏa đền bù còn bất cập; trách nhiệm của các địa phương vẫn chưa được đề cao đúng mức; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được chặt chẽ; chưa có biện pháp để xử lý kiên quyết đối với một số đối tượng kích động, xúi giục người dân khiếu kiện bất chấp pháp luật.

              Theo báo Tuổi Trẻ, ông Trương Vĩnh Trọng phát biểu tại cuộc họp rằng phải "kiên quyết xử lý" những ai làm sai dẫn đến khiếu kiện.

              Ông cũng nhấn mạnh phải tuyên truyền, hướng dẫn người dân khiếu kiện đúng nơi, đúng chỗ và đúng pháp luật.

              Ông nhắc lại quan điểm rằng với những đối tượng "lợi dụng khiếu nại tố cáo để làm việc xấu", phải nghiêm khắc phê bình, nếu tái phạm phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

              Người ta để ý lần này ngôn từ của phó thủ tướng Việt Nam có vẻ mềm mỏng hơn, bởi lâu nay, có quan điểm nói phải xử lý nghiêm "những kẻ xúi giục, kích động" người đi khiếu kiện.

              Tại Hà Nội mấy tuần nay cũng có nhiều người dân từ các địa phương kéo về khiếu kiện.

              Tình hình "gây mất trật tự" ở ngay thủ đô đã khiến Thanh tra Chính phủ phải gửi công điện cho 11 tỉnh, thành hôm 4-7.  Công điện số 1395/CĐ-TTCP được gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Nam Định.

              Thanh tra Chính phủ nói gần đây "tình hình khiếu tố của công dân diễn ra gay gắt, phức tạp".

              "Nhiều đoàn đông người, có tổ chức, kéo đến các cơ quan, công sở và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội".

              Do vậy lãnh đạo các tỉnh thành được yêu cầu phải cố gắng "vận động công dân trở về địa phương để giải quyết".

              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070715_land_dispute_update.shtml
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2007 08:19:25 bởi Quang Khôi >
              #22
                Quang Khôi 16.07.2007 08:30:30 (permalink)
                Dân Tiền Giang khiếu kiện
                02 Tháng 7 2007 - Cập nhật 11h16 GMT
                 
                 
                Những người khiếu kiện kéo đến Văn phòng II Quốc hội
                 
                Từ nhiều ngày qua, người dân Sài Gòn chứng kiến cảnh nông dân Tiền Giang lên khiếu kiện nhưng không được báo chí nhắc đến.
                 
                Theo các nguồn tin từ trong nước, tại khu vực đường Võ Thị Sáu và Trần Quốc Thảo từ 10 ngày qua có liên tục những nhóm dân chúng khiếu kiện.
                Đa số là các cụ già, phụ nữ, họ mang theo biểu ngữ có nội dung chống tham nhũng, áp bức, cường quyền.
                 
                Một hiện tượng mới lạ là với con số chừng 200-300 người, những “dân oan” này nay chia ra thành từng nhóm vài chục người để đi dọc các con phố.
                 
                Có vẻ như họ đi để vận động cho dư luận biết về cuộc đấu tranh đòi “công lý”.
                 
                Người ta nhìn thấy họ ở đoạn ngã tư Phú Nhuận, hay trên Bình Thạnh, hoặc dưới Chợ Bà Chiểu.
                 
                Họ đi trên vỉa hè hoặc lòng đường, mang theo các khẩu hiện đòi được giải quyết khiếu kiện đất đai.
                 
                Một nhân chứng ở TPHCM nói với BBC rằng trong một lần gặp họ bên đường cách đây vài hôm thấy có các nhân viên công an đi theo những người dân này nhưng không làm gì.
                Một quan chức tỉnh Tiền Giang, nơi có những người dân lên thành phố và tụ tập trước trụ sở Văn phòng Quốc hội cơ sở phía Nam, không bình luận việc này và nói “Tôi chưa nghe báo cáo nên chưa thể biết” và ngắt máy.
                Cũng có tin chưa được kiểm chứng rằng cán bộ tỉnh đã lên tận nơi khuyên dân về quê nhưng không được.
                 
                Trong khi đó, các trang mạng đối lập bằng tiếng Việt ở nước ngoài thì đã có rất nhiều bài và ảnh về chuyện họ gọi là “Dân Tiền Giang biểu tình”.
                Trái lại, các báo Việt Nam, ít ra là báo điện tử, kể cả ở TPHCM những ngày qua thì chưa thấy có bài và tin gì về việc này.
                 





                 

                Phodem
                Chắc nhiều người lấy làm lạ tự hỏi? Tại sao trong những người đi biểu tình khiếu kiện,đòi hỏi cho công bằng hợp lí ,chống xử ép, xử oan lại hoàn toàn là các cụ già,hay các bà các chị? Không thấy bóng dáng của đấng mày râu?
                Ngồi trong quán cà phê tôi làm quen để hỏi thăm thì được chị Nga kể lại , cái chuyện giấy tờ khiếu kiện Ông xã tui chạy khắp nơi rùi không làm gì được ,mỗi lần hỏi kết quả ra sao Anh? Ông nói bó tay bà muốn làm gì thì bà làm tui chịu thua... Nếu bà mà ép tui quá chắc Bà ở một mình nuôi con ,vì trước sau họ cũng nói tui là bị xách động bà hiểu chưa?
                Nghĩ cũng thông cảm cho mấy Ổng ,bây giờ chị em tui nắng mưa chịu trận mong các Ổng chính quyền nhìn vào cho chị em tui được nhờ ,chứ cứ phải sống trong cảnh bất hợp lí này mãi coi như sống cũng như chết thôi.
                 
                Cafeden, Sài Gòn
                Mấy hôm nay, ngày nào cũng vậy. Sáng, đi làm, ngang chỗ đồng bào Tiền Giang (ĐBTG). Kẻ đứng, người ngồi trên vỉa hè, bất động, những ánh mắt nhìn xa xăm. Thấy đau trong lòng nhưng không dám dừng lại dù chỉ để có một lời hỏi thăm, cho nên đi được một đoạn phải quay trở lại để nhìn tiếp bà con mình, một số người khác cũng thế. Khỏi phải nói, ở đây nếu có một vụ tai nạn giao thông dù nhỏ ắt sẽ có nhiều người dừng lại để xem lắm và có thể sẽ phải kẹt xe hàng giờ không chừng.
                 
                Trưa, giờ cơm cùng đồng nghiệp, nhắc chuyện ĐBTG thì bị phán: "Chuyện đó là chuyện của nhà nước, lo mà làm việc của mình đi!".
                Chiều, bạn bè rủ đi nhâm nhi, trong lúc cao hứng chuyện thời sự trên trời dưới biển, lại nhắc chuyện ĐBTG thì một thằng dứt khoát:"Đã quy định rồi, lúc ăn nhậu tuyệt đối không được nói chuyện chính trị mà lại?".
                Tối, ăn cơm cùng gia đình và xem thời sự trên TV, một lần nữa lại "bốc phét" chuyện ĐBTG. "Im ngay, tao lo là lo giùm cho mày. Cái miệng mày ăn mắm ăn muối tầm bậy tầm bạ, mai mốt cộng thêm chút cồn nữa vào rồi phát biểu linh tinh là toi nghen con!".
                Khuya, mở máy tính, vào BBC được một lúc. Có tiếng bước chân ngoài hẻm, giật mình, nhìn qua khe cửa, không có ai. Vào shutdown máy tính, lên giường. Tự nói chuyện một mình, rồi thiếp đi.
                 
                Một Người Dân, tpHCM
                Tôi sống tại TPHCM, mấy ngày gần đây nghe rất nhiều thông tin về vụ biểu tình này. Sao mấy ông lãnh đạo gì mà vô lương tâm đến như vậy? Luật pháp nằm ở đâu rồi, sao lại đàn áp dã man người dân nghèo đến mức như vậy được!
                 
                YBHN, Hà Nội
                Làm báo có nghĩa là được quyền nói, thế mà chẳng được nói. Thế là đủ để biết 600 tờ báo trong nước bằng hình ảnh 1 người bị bịt miệng.
                 
                Nguyen Nam, TP HCM
                Chúng tôi thật sự cám ơn đài BBC, vì chỉ có đài mới dám đưa thông tin trên cho chúng tôi, những cư dân mạng thường hay đọc tin của quý đài, chứ chẳng có tờ báo nào ở VN dám nói lên điều đó cả, họ chỉ là cánh tay nối dài của CS thôi. Xã hội ở VN bây giờ bất công lắm, thấy trước mắt đó nhưng chẳng ai dám nói lên điều đó cả vì sợ, sợ lắm ai ơi vì CS dùng bộ máy cai trị ghê lắm không ai dám mở mồm sợ bị quy chụp.
                 
                Suốt 12 năm làm học sinh và 4.5 năm làm sinh viên toàn rao giảng những điều hay lẽ phải, lúc nào cũng nói tốt cho chế độ này, nạp vào đầu những thứ xấu xa nhất về hình ảnh các đế quốc mà có ngờ đâu bây giờ khi rời khỏi ghế nhà trường tôi mới biết sự thật XHCN là như thế nào. Nhìn cảnh bà con đứng dầm mưa, dãi nắng mà trong lòng tôi thấy đau xót, xót lắm bà con ơi nhưng không biết giúp bằng cách nào. Đặc biệt suốt tuần nay ở SG thường hay mưa.
                 
                Không nêu tên
                Hồi trước 1975 có phong trào "người cày có ruộng" cũng bị phản đối, dân chạy theo MTDTGPMNVN; bây giờ có phong trào "người cày hết ruộng" cũng có người phản đối là nghĩa làm sao?
                 
                HungChen, Saigon
                Báo chí cũng biết hết quí vị ơi, nhưng đã được lịnh ở trên không đăng những tin này, nên họ đành phải thúc thủ thôi. Tuổi Trẻ truyền thống hăng nhất mà còn im re, huống hồ mấy trăm báo còn lại, hơn nữa lại toàn báo của Đảng. Dân mình thật đáng thương.
                 
                Tu Le, TPHCM
                Tôi là công dân VN, sống ở TP được 25 năm. Tôi nhận thấy ở xã hội này tồn tại hai cách hành sử. Một là hành sử đối với cán bộ thì rất ưu ái. Hai là hành xử với dân thì xem nhẹ và thiếu công bằng. Thế nhưng CS lúc nào cũng hô hào là Nhà nước của dân và vì dân. Những gì tôi được học tại giảng đường ĐH với những môn chính trị vô bổ, nào là 'cán bộ là đầy tớ của nhân dân' bây giờ cán bộ là chủ nhân dân thì đúng hơn, nào là 'cán bộ phải lo cho dân trước, vui sau cái vui của nhân dân' bây giờ thì cán bộ lo cho mình giàu trước rồi mới tới nhân dân. Tôi thấy VN nên có Đảng đối lập để tạo nên sự cạnh tranh có như vậy XH này mới tiến bộ được. Và người dân có thể có thêm sự lựa chọn Đảng đại diện cho mình nếu ĐCS làm không tốt.
                 
                Nguyen Thanh, TPHCM
                Nhà tôi cũng gần chỗ các bà con biểu tình tụ tập. Thấy những dòng biểu ngữ của bà con cũng giống như những gì chúng tôi suy nghĩ, và cũng muốn góp tiếng nói ủng hộ tinh thần đấu tranh của bà con, nên tôi cũng định đến tham gia đoàn biểu tình. Nhưng quả thật, khi nhìn những anh công an mặc sắc phục lẫn thường phục bao quanh, cũng như cách họ kiểm soát đoàn biểu tình, tôi thật sự hiểu rằng việc cầm biểu ngữ và đi biểu tình của bà con là một việc làm hết sức "mạo hiểm". Và hiểu rằng, người dân đã cạn lòng tin nên mới liều lĩnh mà đi biểu tình như vậy. Họ trong hoàn cảnh không còn gì để mất.
                Chẳng lẽ những người làm lãnh đạo Việt Nam chúng ta chẳng còn một chút lương tri, khi mà đẩy dân nghèo đến những hoàn cảnh như vậy, lại tỏ ra dửng dưng trước những nỗi khổ của họ? Cũng không thể nói đây chỉ là số người nhỏ nên không đáng quan tâm, vì đã có biết bao nhiêu vụ từ trước đến giờ, và rất nhiều trường hợp khiếu kiện khắp cả ba miền Nam Trung Bắc. Ngày trước học trong sách lịch sử, được dạy rằng chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa thực dân đã "bần cùng hoá", đã "bóc lột dân nghèo". Ngày nay nhìn những tình cảnh ấy, nào có khác chi đâu?
                 
                Noname
                Biểu tình nhưng có kết quả không? Mất tiền và thời gian vô ích.
                 
                Thanh, USA
                Thưa bạn SN, bạn đừng trách người Tiền Giang viết "ủm hộ" chứ không phải "ủng hộ" vì dân Tiền Giang ở vùng Cái Bè, Cai Lậy thường nói như vậy. Đó là nét đặc trưng của dân Tiền Giang không lẫn vào đâu được.
                 
                Phoebe, Hà Nội
                Các bạn ở Hà Nội thỉnh thoảng đi qua vườn hoa đối diện đền Quán Thánh cũng sẽ thấy thường xuyên có khá đông người tụ tập biểu tình. Có tối, tôi đi dạo qua đấy, thấy bà con dựng lều, mắc võng ngủ la liệt, lại gần thì thấy rất nhiều người già và phụ nữ, toàn là những người nói giọng miền Nam. Bất giác thấy cay cay mắt. Bà con ở tận trong Nam lặn lội đường xa ra đây, màn trời chiếu đất để khiếu kiện. Không biết có kết quả gì không. Thương quá.
                 
                SN, TP Hồ Chí Minh
                Hôm qua đi đường thấy người dân giăng biểu ngữ không chỉ đơn thuần là khiếu kiện đất đai, vd: có biểu ngữ "ủm hộ Hồ Chí Minh" ("ủm" chứ ko phải "ủng"), tôi thấy như vậy bà con đã làm mất đi tiếng nói chân chính, chống tham nhũng và chống phá chính trị là hai việc không giống nhau (ai đứng đằng sau việc này?) nhưng đồng thời tôi không ủng hộ cách giải quyết của chính quyền, đó là bưng bít thông tin rồi âm thầm giải quyết vụ việc (chắc chắn việc này cũng có người đứng sau).
                 
                Tôi cũng ko đồng tình với báo BBC trong chuyện này, sao ko nêu lên vấn đề cụ thể người dân khiếu kiện ai, ở địa phương nào? sao chỉ thấy ghi thông tin chung chung? rồi đăng tải những ý kiến thù hằn và những lời than oán?
                 
                Việc này liệu có là chủ ý của BBC nhằm cổ vũ cái nhìn tiêu cực về chính quyền ở VN? Tôi đồng tình với ý kiến một bác ở đây nói rằng cần phải đưa việc này ra pháp luật, ai tham nhũng phải xử lí nghiêm minh trả lại công bằng cho người dân, còn người dân nếu nghe theo xúi dục ai đó lấy lí do chống tham nhũng để tổ chức chống phá chính trị thì cũng phải xử lí thật nghiêm, nước ta có pháp luật, dù việc này liên quan đến ai cũng phải đưa ra ánh sáng, có như vậy mới chấm dứt hẳn được tình trạng thế này, nếu cứ im lặng thì thật đáng lo ngại, sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động phá rối ổn định ngày một gia tăng.
                Sheva Pham
                Tiếng nói người dân ở Việt Nam chẳng được gì, cấp trên bảo làm sao thì cấp dưới tuân lệnh...vậy thôi, XHCN cái quái gì một khi những chuyện như vậy mà khó có một tờ bào nào trong nước dám đăng tin, dân chủ là cái gì mà chính bản thân Tôi là đang sống tại VN chẳng hiểu, cái gì mấy Ông lớn giải quyết hết rồi.
                , Thomasville, Hoa Kỳ
                Ngày xưa thì Đảng dùng lời ngon tiếng ngọt chiêu dụ bà con , muốn lợi dụng bà con để nổi dậy chống lại phía "kẻ thù" của họ. Nay khi "công cuộc cách mạng cao cả" của họ thành công rồi thì họ quay sang đối xử với những người ân nhân mình thế này đây. Bây giờ ngồi nghe lại luận điệu của mấy ông CS ngày xưa sao mà kệch cỡm và giả dối quá : nào là bảo vệ nhân dân , là đại diện cho tầng lớp những người nghèo khổ cùng cực trong xã hội , là đại diện của cấp nông dân và tầng lớp công nhân tri thức và .v.v.... còn nhiều lắm.
                 
                Trần Thanh, Tiền Giang
                Những tiếng nói của các đồng bào biểu tình, những ủng hộ từ khắp nơi vẫn thật sự nhỏ bé khi so với lòng tham không đáy của các quan chức chính quyền VN. Tham nhũng, hối lộ, hà hiếp dân nghèo đã từ lâu trở thành món nghề "tủ" được các quan chức nhà ta sử dụng rất thuần thục. Mọi địa phương đều có, chỉ vì người dân vốn quen chịu đựng và còn bị tâm lý sợ sệt, nên chưa cùng nhau lên tiếng. Bây giờ những người biểu tình và hàng triệu người sống trên nước Việt mới chính là giai cấp vô sản. Còn cái giai cấp đang lãnh đạo họ, mồm luôn oang oang là "đại diện cho giai cấp vô sản" thực sự gồm toàn những người "vô số sản"! Tức nước ắt vỡ bờ, chúng tôi không tin việc biểu tình chỉ dừng ở mức ôn hoà kiểu này nếu không có sự g! iải quyết thỏa đáng từ chính quyền!
                 
                TPT, Nha Trang
                Tôi chắc chắn rằng chính quyền không có cách giải quyết khiếu kiện đất đai đâu. Vì các vị có chức có quyền đã lấy đất của dân và 'bán sang tay" nhiều người rồi cho nên không lạ gì ở Việt Nam quan chức nào cũng nhà cao cửa rộng, cũng cho con cái đi du học ở các nước "tư bản" mà trước đây là họ cho là "đế quốc, phản động đang giẫy chết". Họ đã thanh toán đất đai lấy của dân rồi, đã "tiều xài" hết rồi, lấy gì trả lại? Chỉ có rút ngân sách nhà nước ra đền bù lại cho dân, nhưng việc này nhà nước CS không bao giờ làm. Do vậy họ chỉ hứa cuội và "lấp liếm" cho qua truông thôi, không bao giời giải quyết được vấn đề "cướp đất của dân đâu".
                 
                Trung Chinh, Huế
                Phải thừa nhận rằng, mấy cái nghị định về quản lý báo chí của chính phủ ta đã thật sự phát huy tác dụng. Không còn mấy anh phóng viên nào dám đăng những thông tin vượt rào nữa rồi. Hơn 600 tờ báo như một, không thấy tờ nào dám nói về chuyện biểu tình của đồng bào Tiền Giang. Mặc dân nghèo kêu khản cổ, không ai chịu lên tiếng, dù là một anh phóng viên, một cán bộ tiếp dân, hay một "đại biểu nhân dân", ai ai cũng biết quy luật "im lặng là vàng"!
                Hoan hô Đảng và Chính phủ ta kiểm soát báo chí thật tuyệt vời! Nhưng buồn cười ở chỗ, trong khi quản lý ngân sách, chống tham nhũng, quản lý hành chính còn dở bao nhiêu thì lại tăng cường quản lý báo chí bấy nhiêu. Với kiểu quản lý "tuyệt vời" như thế này của Đảng và Nhà nước ta, các độc giả trong nước sẽ phát hiện ra một cách nắm thông tin mới: muốn biết thông tin tường tận về mấy chuyện trong nước thì hãy đọc báo nước ngoài, còn nếu muốn biết mấy chuyện đời tư của mấy ông bà nước ngoài thì hãy tìm đọc bản tin của báo trong nước. Đó cũng là "hội nhập" đấy thôi!
                 
                Không nêu tên
                Thỉnh thoảng vào buổi sáng tôi thấy trên phố Ngô Quyền Hà Nội trước cửa Văn phòng Quốc hội tôi thấy rất nhiều người dân tụ tập ngồi tập trung trước của văn phòng quốc hội rồi thấy mấy người cảnh vệ đuổi họ sang bên đường có lẽ đây chính là những người dân đi biểu tình và khiếu kiện nhưng tôi không thấy báo chí và đài truyền hình trong nước phản ánh thông tin này.
                 
                Ha Trung, Ba Đình, Hà Nội
                Viết như Mr Neo thì đơn giản quá, không phù hợp với thực tế VN ta đâu. Không phải mấy ông lãnh đạo VN không biết những điều bạn viết, để rồi giấu nhẹm chuyện biểu tình cứ như không có vậy đâu. Thực ra chuyện giấu giếm này vì Đảng ta có nhiều điều để lo. Lý do mà bà con đi biểu tình là vì quan chức Đảng viên cướp đất dân nghèo, mà chuyện này thì khắp các địa phương trong cả nước nơi đâu mà chẳng có! Bây giờ giải quyết êm thắm và thoả đáng vụ này, dân chúng các địa phương khác noi theo lại biểu tình, cứ thế phong trào lan rộng, thì còn đâu cái uy tín của Đảng ta nữa! Lúc ấy mấy cái mỹ từ, như "đấy tớ nhân dân", "công an nhân dân", "cán bộ nhân dân", v.v... sẽ bị chính nhân dân đem quẳng vào sọt rác đấy!
                 
                Hơn nữa, nếu làm mọi việc theo kiểu như Mr Neo đề nghị: "lôi đầu những ai chịu trách nhiệm ra, đề ra biện pháp xử lý,..." thì chắc chắn cũng sẽ có vài vị trên trung ương dính líu. Rồi những vụ khiếu nại kế tiếp, lại cũng sẽ có mấy vị dính vào. Quyền lợi của các quan chức lãnh đạo VN nhà ta dính líu thật chằng chịt. Cứ như vậy, chắc phải tổ chức bầu cử bổ sung nhân sự trung ương mới có đủ nhân sự lãnh đạo! Giải quyết rốt ráo kiểu này thì nguy cho Đảng hơn là "những kẻ cực đoan kích động quấy phá" đấy Mr Neo! Bởi vậy Đảng và Nhà nước mới không dám công khai, hoặc sẽ có cách làm giảm tính nghiêm trọng của vụ biểu tình này. Rồi mọi việc cũng sẽ bị "bịt miệng" thôi!
                 
                Một ý kiến
                Hãy nhìn việc này ở góc độ xã hội. Chuyện dân đi khiến kiện đông người không có gì phải bàn. Chúng ta cần quan tâm đến những hậu qủa của nó. Làm sao lấy lại lòng tin của dân khi mà còn quá nhiều sai sót của cán bộ.
                Tư Ết
                Bạn Thanh nghĩ sai rồi, báo điện tử thì báo nào mà chẳng nhanh, nhưng nhanh của web site bạn nói là nhanh sao chép tin, sao chép hình ảnh tươi mát vô tội vạ của thiên hạ, chứ những việc khiếu kiện nhạy cảm đến uy tín đảng thế này thì có mau cũng còn phải chờ Bộ Chính trị duyệt xét, phân loại xong nguồn gốc phản động thì các báo cũng sẽ đăng nhanh thôi. Thú thật tôi rất thích web site bạn nói, sở dĩ nhiều người đọc nó vì thứ nhất là ít tuyên truyền lộ liễu, và nó không phải "lá cải" mà có nguyên một vườn rau để đáp ứng nhu cầu bà con các giới.
                 
                Khanh, Việt Nam
                BBC hãy góp một tiếng thông tin để Chính quyền Việt Nam may đâu thức tỉnh kịp thời chăng ! Còn xin đừng trách những "cái mồm" của Việt Nam tại sao "không nói gì ?", bởi lẽ "đang nhai" nên không "nói được". Dẫu sao cũng là một tiếng nói chân tình, nhân tình vậy.
                Nguyen, Việt Nam
                Ở Việt nam mình chuyện gì cũng giấu rất hay. Những chuyện này nếu không đọc những tờ báo "phản động" hay BBC thì làm sao mà biết. Rõ ràng là ở Việt nam mình đâu đâu cũng thế, Chính quyền chỉ lo cho cái bụng của mình càng to càng tốt. Cuối năm mang lên cống cho cấp trên để năm sau còn giữ được cái ghế. Nói chung Tất cả mọi chức vụ ở Việt nam đều do cấp trên ban bố xuống, và tất nhiên mọi thành viên nhà nước từ trung ương tới địa phương phải ra sức làm việc vì cấp trên mà thôi. Còn dân chúng có kêu thì cứ kệ, sống chết mặc bay. Miễn ông còn cái ghế để ngồi là còn no bụng!
                 
                Phương Nam, TP HCM
                BBC có khi lại làm hại đồng bào Tiền Giang đang khiếu kiện. Các ông kẹ Tiền Giang chỉ còn chờ bằng chứng là BBC và Hải ngoại đăng tải là họ sẽ chụp mũ cho những người này là "nông dân nổi loạn" hay "chống chế độ do các thế lực thù địch hậu thuẫn". Vụ Đồ Sơn là do dân ở ngoài Bắc gốc gác to lớn, nên không chụp mũ phản động được. Còn nông dân Tiền Giang bao đời nay đã bị cho là phản động rồi, chống tiêu cực là phản động, phản đối cường hào là phản động, bây giờ khiếu kiện thì quá phản động. Nói nhỏ là mấy ông kẹ Tiền Giang bây giờ gốc gác dữ lắm à, quen toàn các cụ Tổng Cục 2 không đó.
                 
                Dũng TP. HCM
                Tôi không hề bình luận về vấn đề này. Bởi vì, ai cũng biết rất rõ những câu (đầy tớ của dân, do dân và vì dân)những khẩu hiệu suông như thé nào? Tôi chỉ muốn nói chế độ này hay lắm luôn luôn lắng nghe luôn luôn im lặng. Vẫn lắng nghe và cho phép nguới dân khiếu kiện nhưng không hề giải quyết.
                Dân, TP. HCM
                Tôi hàng ngày đi làm về, thấy biểu tình như vậy trong lòng xót lắm, tôi hiểu người dân biểu tình như vậy là đã liều lắm rồi. Từ miền quê lặn lội lên Sài gòn tìm công lý, chắc chắn phải khó khăn chật vật lắm. Tôi rất muốn dừng lại để mua bánh mì, hay xôi, nước gì đó cho đồng bào. Tôi biết họ cần, nhưng tôi lại không thể làm được. Tôi có lỗi.
                 
                Thường, có cầu tất có cung. Lẽ ra ở những nơi tụ tập như thế sẽ có những người bán hàng rong xôi bắp gì đó, nhưng tuyệt nhiên không, vì sao thì mình cũng hiểu rồi. Tôi thấy xót lắm. Đành rằng đấu tranh trong ôn hòa là điều nên làm, nhưng như thế này tôi nghĩ lắm khi chỉ là trò cười cho CS thôi. CS họ gan lì lắm, tham nhũng rõ ràng ra đó, chỉ đích danh rồi đó, nhưng vẫn thề sống chết là ta không phải vậy. Chừng nào tang chứng vật chứng rành rành rồi lúc đó mới chịu cúi đầu xin xét công giảm tội. Phải làm cái gì đó đi thôi, dân nghèo ơi!
                 
                Quang, Australia
                Mời các bạn hãy tham gia trên trang web phòng chống tham nhũng mà VN vừa mới cho ra lò, chắc chắn sẽ có kết quả. http://chongthamnhung.thanhtra.gov.vn/
                 
                UHP, Nam Định
                CSVN được thành lập từ hành động "cướp chính quyền" (như họ thường nói, ngay cả trong sách giáo khoa). Vậy những đảng viên CS nối tiếp "truyền thống ăn cướp" của các bậc khai quốc công thần là chuyện hiển nhiên, "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" mà. Vì đa số dân ta lựa chọn cái chủ nghĩa cộng sản ấy, thì dân ta phải chấp nhận sống chung với nó thì hơn.
                 
                Dang, TP HCM
                Chuyện người dân lên SG khiếu nại việc đất đai là việc thường ngày, nếu bạn quan tâm thì có thể rẽ qua dường Võ Thị Sáu, Quận 3 nơi của Bộ phận tiếp dân của Trung ương Đảng, hay Nguyễn Trãi, Quận 1, nơi của Bộ Công An. Chỉ có báo BBC là dám đưa tin này lên, thật là bổ ích và hay. Còn các báo khác trong nước thì không dám rồi, bởi vì, các báo đó còn sự chỉ đạo của nhà nước VN, nếu có tin thì chắc là bị cảnh cáo và có thể là cấm phát hành. Tôi thấy, nên có những tờ báo nói lên nhưng điều này để cho dân chúng đọc báo đều biết, bởi, ít người dân quan tâm đến BBC nên không biết nhiều, vì, người dân VN trình độ còn thấp chưa có nhiều người cập nhật Internet và có thói quen đọc báo trên mạng. Các bạn thì sao?
                 
                Minh, TP HCM
                Tôi thấy BBC hết chuyện lên báo rồi hay sao mà có những hình ảnh làm xấu nước VN vinh quang tốt đẹp. Thật xấu xa cho BBC khi bôi nhọ quê hương bởi những người VN phản động làm cho BBC. Hãy thức tỉnh vì VN đang ngày một phát triển chứ đừng vì ba cái tin vớ vẩn dân oan bậy bạ ăn xin bị phản động giựt dây. Nước VN hôm nay đang được hơn 80 triệu dân ủng hộ thì BBC đừng vì tin nhỏ biểu tình mà làm mất uy tín BBC.
                 
                Mai Nam, Hà Nội
                Nhiều tin ít quan trọng, thậm chí rất vớ vẩn thì được nhiều tờ báo ở VN đăng tải, trong khi tin thức về hàng trăm đồng bào oan ức ở Tiền Giang lên văn phòng 2 QH (đặt ở Sài Gòn) khiếu kiện dài ngày thì mọi tờ báo cứ như mù, điếc và câm. Tôi đã điện thoại cho bạn bè ở Sài Gòn nhờ xác minh tin này thì mấy người đều thừa nhận. Tin trong nước, tại một thành phố đông đúc mà còn bị bưng bít, trách gì tin về chủ tịch Triết gặp ông Bush chẳng bị che dấu?
                 
                Nguyen, Florida
                Tin chắc người khiếu kiện khổ rồi còn khốn cùng hơn mà chưa chắc được xử lý vì nhà nước cấm truyền thông đưa tin chứng tỏ nhà nước thừa kiên nhẫn để người khiếu kiện kiệt sức lực và tự giải tán có khi phải vào nhà thương cho mau chết. Truyền thông ngoài nước càng la thì chứng minh ông Triết nói đúng, "bất đồng chính kiến là chuyện bình thường và VN tôn trọng dân chủ" là có thật bằng chứng là người khiếu kiện được CA bảo vệ cẩn thận và tôn trọng ý dân đến độ cán bộ Tỉnh lên khuyên về quê mà dân không chịu. Chỉ việc Thiên tai mới có chỉ thị thôi vì có cứu trợ của quốc tế loại tiền bở này mới hăng hái thôi. Ai có cao kiến giúp cho người khiếu kiện Miền nam thì lên tiếng một miếng khi đói bằng cả gói khi no. Tôi muốn giúp họ.
                PVC, TP HCM
                Hiện tượng biểu tình này không chỉ có dân Tiền Giang đâu mà còn có hầu hết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Long An, Bến Tre, Đồng Tháp ... và biểu tình từ rất lâu rồi nhưng báo chí trong nước thị bị bịt mòm lại. Tôi thường đi làm việc ngang qua Đường Võ Thị Sáu mỗi ngày, ngay phòng tiếp dân có rất nhiều người biểu tình ở đây. Tôi cũng không hiểu sự thật thế nào mà người dân đang biểu tình thế mà khi có hội nghị APEC thì những người này lại biến đi đâu mất.
                 
                Họ biểu tình là đúng rồi bởi ngày càng có nhiều chính sách chỉ đêm lại lợi ích cho một số quan chức mà chẳn quan tâm gì với người dân. Tôi cũng là một trong số những người nạn nhân của những chính sách đó. Chúng tôi đang sống yên ổn bổng nhiên có chính sách qui hoạ! ch, họ lấy đất đai của tôi, đẩy chúng tôi ra ngoài đường và chỉ đền bù cho tôi với giá mà họ áp đặt quá thấp.
                 
                Tôi có một lô đất ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc A TP.HCM mua với giá 2 triệu đồng/m2 thế nhưng khi họ qui hoạch khu dân cư chỉ đền với giá 200 ngàn đồng/m2. Trong khi đó sau khi họ qui hoạch xong có thể bán với giá trên 10 triệu đồng/m2. Vì lợi nhuận khổng lồ như vậy nên ngày càng có nhiệu dự án qui hoạch, nơi đâu cũng có qui hoạch, qui hoạch treo tràng lang. Theo báo tuổi trẻ thì TP.HCM hiện đang có 30.000 người bị chính sách qui hoạch đẩy ra đường và đang sống cảnh tạm bợ. Vậy mà sao người dân không biểu tình sao được???
                 
                Dân Sàigòn
                Ở các vùng nông thôn, bà con bị đàn áp rất dữ. Chính quyền xã lấy đất của người dân đã sống bao đời nay để làm khu dân cư rồi bán lại cho họ với giá cắt cổ. Người dân ở đây rất tức tửi nhưng không biết kêu ai. Những người không chịu di dời, dân quân và xe ủi sẽ đến ủi đất phá nhà, có nhiều bà con tức giận quá đem con mình đặt nằm trên bãi đất để chặn xe ủi. Những cái dự án đó ai được lợi? Quan chức địa phương không chứ ai, người ngoài có tiền cũng chưa chắc mua được những nền đất trong khu dân cư đó.
                 
                Tôi đã thấy và đã nghe rất nhiều sự bất mãn đối với chính quyền của những người dân từng là những người cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang. (Các bạn cứ về huyện lấp vò tỉnh Đồng Tháp, đi tới đâu cũng thấy dân tình kêu thán về đất đai cả) Theo tôi nghỉ, đường lối và chính sách của Chính Phủ hiện thời thì đúng đắn, nhưng chính tệ nạn tham nhũng, quan liêu và đặc biệt là tệ nạn COCC (con ong chau cha) đang làm suy úy cả chế độ.
                Phương, Sàigòn
                Mỗi khi BBC có một bài viết về tệ nạn hay sự kiện ở trong nước thì hầu như lập tức những người có định kiến lu loa lên chửi bới chính quyền. Các bạn phải hiểu rằng hầu như xã hội nào cũng có tiêu cực, có tệ nạn, có tham nhũng và đó chỉ là những vụ việc mang tính chất cá biệt. Tôi không thể dọc 1 bài viết về tội phạm người Việt ở Anh bị truy nã mà kết luận rằng hầu hết Việt kiều ở Anh đều là tội phạm. Cũng như tôi không thể đọc 1 bài báo về vài người Việt ở Canada trồng cây ma túy mà kết luận rằng hầu hết công đồng người Việt ở Canada đều làm điều đó.
                Mr Neo
                Về cái này thì tôi đồng tình với BBC. Đây là vấn đề trong nước, vấn đề oan sai. Dù khiếu kiện đúng hay sai cũng vẫn phải có tường thuật, ghi nhận rõ ràng trên khắp các báo đài, để quần chúng biết rõ. Sau đó nếu đúng thì lôi đầu những ai chịu trách nhiệm ra, đề ra biện pháp xử lý, nếu sai thì ghi rõ tại sao khiếu kiện sai. Chứ giấu nhẹm kiểu "ai cũng biết chỉ một vài người giả bộ không biết " như vậy thì ai cũng bức xúc, còn tạo cớ cho những kẻ cực đoan kích động quấy phá.
                 
                Ta Đi Tới, Sài Gòn
                Lại xảy ra một vụ cướp tiền của ngân hàng bằng súng, dạo này thành phố nhiều cướp quá, toàn sử dụng súng, cứ như chỗ không công an, luật pháp. Mà công an đâu rồi nhỉ? Có đấy. Nếu ai muốn biết công an ở đâu thì xin mời đi theo bà con khiếu kiện, biểu tình vì bị cướp đất, cứ một người biểu tình có hai, ba chú công an "bảo vệ". Mừng quá, đi khiến kiện mà được công an chăm sóc bảo vệ kỹ như thế thì còn gì bằng. Bọn cướp đương nhiên cảm thấy cơ hội có một không hai khi mà các đồng chí công an mải mê "chăm sóc" khiếu kiện, biểu tình, đòi hỏi dân chủ nên tha hồ hốt bạc. Cũng không hiểu làm sao cứ mỗi khi có khiếu kiện biểu tình các đồng chí công an phản ứng rất mau lẹ, chả bù cho vụ cướp tiệm vàng tại chợ An Đông ngay trước cửa công an phường mà chịu bó tay.
                 
                Oass
                Ở Việt nam là vậy đó.
                 
                SG
                Thật sự mà nói, tôi thấy bà con đi biểu tình cũng đã khá lâu rồi mà tai sao không có một sự trả lời nào của chính phủ cả. Họ đứng trong nắng, trong mưa, đùm túm quần áo, biểu ngữ, băng rôn, để kêu oan, vậy mà chính phủ vẫn im như không có chuyện gì, báo chí cũng không hề lên tiếng, không chỉ tỉnh Tiền Giang, mà còn có cả Bình Phước, Bình Dương nữa, không hiểu cán bộ cấp trên, ăn lương nhà nước để làm gì không biết nữa? Có lẽ thấp cổ bé họng như người dân mình còn phải chịu khổ đến bao giờ. Ông to bà lớn ngồi trên ăn bổng lộc nhà nước chưa đủ sao còn ăn cướp của dân nữa vậy.
                 
                Vu, Los Angeles
                Tầng lớp quan chức từ địa phương đến trung ương là những người có quyền lực nhất. Với sự lỏng lẻo và thiếu minh bạch của luật pháp cộng với sự độc quyền lãnh đạo, các quan chức có thể lấy quyền "sinh" tiền một cách dễ dàng. Đối với hầu hết các địa phương, chiếm đoạt đất đai là cách nhanh chóng nhất để các quan chức biến quyền thành tiền.
                 
                Tục ngữ có câu "sống cái nhà, già cái mồ". Người dân đã bao đời nay chân lấm tay bùn, lam lũ trên mãnh đất của mình để được cái ăn cái mặc. Họ không mong muốn gì hơn ngoài việc được sống và làm ăn trên mảnh đất của mình. Chính vì vậy họ đấu tranh đến cùng, cho dù phải vất vả bao nhiêu để giành lại công lý, và giành lại miếng cơm manh áo của mình.
                Thời chiến tranh, ĐCS coi nông dân và công nhân là lực lượng nòng cốt cho mục tiêu mình. Bây giờ, khi họ đã giành được quyền lực, họ trở thành một tầng lớp hoàn toàn khác, họ không còn quan tâm đến quyền lợi của nông dân và công nhân lao động. Họ quan tâm đến tiền của nhà đầu tư nước ngoài và đất của nhân dân hơn là quyền lợi và quyền làm người của nhân dân. Họ có thể lấy đất của 1000 người dân để cấp cho một nhà đầu tư. Họ có thể bằng một chữ ký để biến đất của ông A thành của ông B (ông B = bà con họ hàng).
                Chỉ xét về mặt đạo lý làm người chứ chưa xét về mặt nhân quyền, ĐCS có lỗi với nông dân và công nhân VN. Phải chăng quyền lợi và quyền con người của nông dân, công nhân, và nhân dân VN nói chung không bằng đô la của nước ngoài?
                 
                QTran
                200-300 người, đa số là cụ già, phụ nữ thì quả thật là đông và đáng nói. Đáng nói hơn nữa là trong một xã hội chính trị ngộp thở như VN mà có được những người này. Tôi có cảm giác là vài ngàn người biểu tình ở Washington hay bất cứ nơi nào trên đất Mỹ cũng không có ấn tượng bằng 200-300 người dân "quê" này.
                 
                Về vấn đề không có báo chí trong nước thông tin này thì chắc cũng dễ hiểu (tôi không hiểu tại sao lại có vị cho là "khó hiểu"!) Có con rắn nào tự cắn đuôi mình bao giờ. Thời điểm này nhiều người hy vọng mọi bất công trong dân rồi sẽ được giải quyết ổn thoả trong hoà bình bất bạo động. Nhưng lạ một cái là không có một Xã Hội Chủ Nghĩa nào kể cả VN được thành hình qua mô thức này. Lúc nào cũng từ đổ máu chiến tranh. Vậy xin đừng đòi hỏi phải này phải nọ hoặc vội phán xét những người tranh đấu.
                 
                MNQ
                Tôi thấy ông Ẩn danh nói thế là không được. Người Việt còn không đòi được công lý từ người Việt thì sao có thể đòi được công lý từ tay người Mỹ?
                Ẩn danh
                Có gì mà phải ồn ào như vậy? Biểu tình là chuyện thường mà. Sai trái thì ở đâu chả có. Tuy nhiên, muốn xử thì cũng phải điều tra, làm rõ chứ. Sai thì xử đích đáng, có gì lạ đâu. Vừa qua xử vụ trọng tài nhận hối lộ, vụ Bùi Tiến Dũng, vụ đất đai ở Đồ sơn... đó thôi chuyện thường ngày ấy mà. Ở cơ quan tôi cũng khiếu kiện đầy ra, chẳng ai lấy đó làm ngạc nhiên. Đó chính là cái dân chủ, tự do mà các bạn hải ngoại vẫn mong muốn còn gì. Dân chủ tự do cũng cần phải trả chút ít giá chứ, ở đâu có cái gì cho không đâu?
                 
                Một vài bạn hải ngoại tỏ ra thương cảm cho một số ông bà khỏe mạnh đội trời đi kiện. Nên làm! Tôi cũng hiểu rằng: Tỏ ra nhỏ chút lệ cho một số ông bà khỏe mạnh nêu trên để bù cho việc đã lỡ quay lưng lại với hàng chục nghìn đồng bào của mình bị dị tật do chất độc da cam do nền dân chủ tự xưng là vĩ đại nhất hành tinh này gây ra thì âu cũng là việc nên làm. Rất nên làm.
                Thanh
                Tôi có nghe một tờ báo ở VN được vào "top" 100 gì đó của thế giới và tự vỗ ngực khen mình là 1 tờ báo nhanh nhất trên thế giới. Sao tin nóng hổi như vậy thấy mấy chú cầm bút chẳng động đậy gì cả? Chắc tôi nghĩ là mấy người biểu tình nghèo quá cho nên mấy chú không chịu phỏng vấn họ. Mấy chú mấy cô chỉ phỏng vấn và đăng tin cho những ai chịu gửi quà trong bì thư thôi . Nhà báo VN nghèo quá rồi đổ ra hèn. Rồi đây lịch sử VN sẽ phán xét ngòi bút VN chỉ vì tiền chứ không còn cái tâm của người làm báo nữa .
                Ẩn danh
                Tôi thường hay vào BBC, có gì đặc biệt thì đọc cho ông bà ngoại tôi nghe, nhất là tin về bà con dưới quê. Tôi không góp ý kiến gì, chỉ muốn thú thật là đọc tới phần thư độc giả tôi chảy nước mắt, đọc không xuôi câu, khiến bà ngoại tôi khóc rồi ông ngoại tôi cũng khóc. Tình đồng bào có cái gì đó ràng buộc thật khó nói, ý tôi có vậy thôi.
                 
                Lâm Thị Ngọt
                Tôi ở xa không được chứng kiến tận mắt những cảnh đồng bào đi khiếu kiện, nhưng vẫn tự nhủ nếu gặp họ thì cũng nhín chút để giúp họ vài chai nước, mấy gói xôi, hoặc làm cho họ ít cơm vắt, biếu ít ngàn...gọi là chút tình dân nghèo thành phố giúp đồng bào dưới quê oan ức. Dè đâu qua phản ánh của bạn Mai Ninh (Sài Gòn) thì ra mấy chú công an cũng không dám cho phép người hảo tâm giúp những đồng bào đi khiếu kiện.
                 
                Xin các cấp trong đảng và nhà nước ngó lại tình cảnh đồng bào, họ còn niềm tin vào sự sáng suốt của đảng nên mới dám liều đi khiếu kiện, mới dám bày tỏ phản ứng như vầy, chớ mà các chức quyền trung ương cũng ngó lơ, báo chí không màng tới, thì tôi lo họ đã lén lút ra đi, lỡ chường mặt ra rồi mà thất bại thế này, g! iờ có muốn về cũng khó. Nhưng ném lao thì phải theo lao, uất ức thì sinh liều, đừng nghĩ làm họ nản lòng thì bỏ cuộc,kẻ khác không bắt chước, bằng cớ từ mấy năm nay dù báo chí bưng bít, bà con cũng đã nghe nói về những hiện tượng khiếu kiện với đình công mỗi ngày mỗi nhiều hơn.
                 
                Minh, Melbourne
                Ngòi bút nhà báo VN ngày nay chưa kịp rút ra đâm mấy thằng gian thì đã có chỉ thị đậy nắp viết lại. Lương tâm nhà báo nếu có thì đã bị lương tháng trùm kỹ rồi và chế độ kiểm duyệt báo chí của cộng sản xiết chặt không cựa quậy nổi! Sống ở trên đời là để yêu thương nhau, vì chúng ta chung một mẹ hiền Việt Nam. Nghe sao mà kệch cỡm, giả dối! Ra số 194 Hoàng Văn Thụ Sài Gòn với vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội mà coi!
                 
                Trung Thành, TP HCM
                Tôi thấy báo trong nước cũng có ý muốn đề cập, như Tuổi Trẻ online có đăng câu nói của bà Phạm Phương Thảo : "Đừng để người dân có cảm giác kêu hoài không tới". Nhưng nội dung bài viết thì lái sang chuyện khác. Chắc sợ đụng chạm! Tội nghiệp, dân bị bịt miệng, báo chí cũng vậy, cả xã hội bị Đảng CSVN biến thành "không biết-không thấy-không nghe". Đó chính là định nghĩa nhân quyền phù hợp nhất đối với VN chúng ta đấy, phải không vậy thưa chủ tịch Triết?
                 
                Tân Thanh, Bà Rịa Vũng Tàu
                Hãy trương thật nhiều biểu ngữ, hãy đấu tranh trong ôn hòa, và hãy kiên quyết trong thỏa hiệp. Mong quý đài tự do hãy loan tin này để tranh thủ sự ủng hộ của những tiếng nói dân chủ khắp nơi. Vì báo chí trong nước lúc này đều đã bị "bịt miệng" hết cả rồi!
                 
                Thiên Trinh, TP HCM
                Tôi biết có 1 số ký giả hoặc biên tập viên muốn nói đến vụ biểu tình của người dân ở Tiền Giang, nhưng khi bài đưa lên thì bị ông Tổng biên Tập kiểm duyệt theo đúng chỉ thị của"cấp trên. Nhưng đa phần các báo ở VN (báo viết + điện tử) im lặng 1 cách khó hiểu, nhưng không vì thế mà những sự việc xảy ra trong nước lại giấu được dư luận ở quốc nội và đồng bào ở hải ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin như hiện nay.
                Sài Gòn
                Mong bà con tiếp tục kiên trì và cương quyết đấu tranh trong ôn hòa, bất bạo động, tôn trọng pháp luật chính đáng cho đến khi đạt được nguyện vọng. Sự thành công của bà con sẽ là tấm gương cho vô số dân oan, lên tới hàng triệu khắp cả nước, đang bị bạo quyền Cộng Sản ngang nhiên cướp giật đất đai nhà cửa từ mấy chục năm qua.
                Không nêu tên
                Lúc trước tôi cũng gặp chỉ nghĩ là chuyện bình thường, có lúc họ đi cả đoàn nhưng báo chí thì không dám đăng bài đâu.
                 
                Nguyen, Đà Lạt
                Chính ông Triết đã nói :"Vấn đề không phải là có cần cải thiện nhân quyền hay không bởi vì Việt Nam có luật pháp riêng và những ai vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý". Nên tụi tui không lạ gì chuyện đồng loạt các báo trong nước, các đại biểu QH, các quan chức chính quyền im lặng trước biểu tình của người dân. Chỉ tội cho họ thật!
                 
                Bin, TPHCM
                Còn nhiều chỗ nữa kìa BBC, mấy báo của VN chưa đưa kịp thì BBC phản ánh giùm cho người dân họ nhờ đi. Ở Quận 5 chỗ Chợ Bình Tây, người dân oan Tiền Giang đi biểu tình dọc các con lộ...
                Mai Ninh, Sài Gòn
                Tôi thấy các trang web hải ngoại đăng tin về việc khiếu kiện của bà con Tiền Giang, nhưng lại không nói đến khía cạnh cùng cực và oan ức của bà con. Nếu bạn là thanh niên trẻ, khỏe, bạn thử nằm dưới nền đất, trong nhà của bạn trong 3 ngày xem, bạn sẽ thấy cơ thể của bạn "bất an" và đổ bệnh ngay, huống hồ các ông cụ, bà cụ lại "không có nơi tựa đầu", điều kiện sống tối thiểu cũng không, công an lại ngăn chặn sự giúp đỡ của những người hảo tâm... nghe đâu có một bà cụ đã kiệt sức vào chiều hôm qua (01-7-2007).
                Nếu để kéo dài có lẽ sẽ có thêm nhiều thảm cảnh. Hy vọng các "ông" công an chính trị có đọc bài này thì xin góp một tay đừng ngăn cản những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ bà con khiếu kiện, nếu các "ông" còn chút tấm lòng nhân. Cho dù các "ông" cho rằng họ sai, thì việc họ "bán" cả mạng sống của mình để khiếu kiện thì hẳn phải có oan ức nào đó.
                Hai Lúa, Tiền Giang
                Chủ tịch Triết mới nói hùng hồn bên Mỹ quốc, rằng VN tôn trọng và rất quý nhân quyền. Vậy mà, nhìn thực tế sao chán lời của Chủ tịch nói quá đi. Nói đuợc sao không làm được vậy? Không riêng vụ biểu tình này, mấy vụ trước đây ở Sài Gòn, rồi rất nhiều vụ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng HN nữa, vậy mà có báo trong nước nào dám đăng đâu. Riết rồi dân tụi tui cũng quen, nhưng chán thì càng thêm chán.
                 
                Quang Minh, Hà Nội
                Sao giờ đây ở VN lại hiếm những người dũng cảm đến thế, chả bù cho ngày xưa cứ "ra ngõ là gặp anh hùng", không hiểu các anh hùng ngày xưa đâu hết rồi? Các nhà báo dũng cảm sao không dám lên tiếng, không dám đưa tin về những cuộc biểu tình như vậy, phải chăng miếng cơm, manh áo đã khiến họ trở nên hèn nhát? Những viên đạn bọc đường quả thật nguy hiểm hơn những viên đạn đồng!
                Lắng nghe
                Tại sao nhà báo không lên tiếng bênh vực cho những người dân này? Hay nếu họ là những kẻ phản động thì sao không vạch mặt họ? Thái độ "câm như hến" này nghĩa là sao? Các bác hay bênh vực cho chế độ "dân chủ gấp triệu lần tư bản" giải thích dùm.
                My Dung, Canada
                Trang nầy rất ít người có ý kiến, nhất là những người đang bênh vực chính phủ VN vì làm sao biện minh cho việc làm xằng bậy của bọn tham nhũng ở Tiền Giang. Nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh (đảng CS cũng biết rõ mà), người dân Tiền Giang phải tự họ đòi công lý và công bằng. Các báo trong nước cũng im hơi vì nói ra sẽ đi tù vì tham nhũng ở VN chằng chịt như lưới nhện từ trung ương đến địa phương có liên quan với nhau, ai xử ai đây ?
                Người dân VN hãy nhìn Hong Kong đi, hôm chủ nhật vừa qua CT Hồ Cẩm Đào đến Hong Kong, người dân Hong Kong đã tuần hành đòi thêm tự do dân chủ (về phương diện chính trị). Người dân tranh đấu đòi thêm tự do dân chủ là đúng, xấu hổ thay cho VN, duy nhất tại đất nước nầy người dân đấu tranh đòi quyền được sống.
                 
                Trần Anh Hà, Brussels
                Việc 200 - 300 dân Tiền Giang vật vạ ngoài đường phố để đòi lại những quyền sở hữu của mình mà chẳng có chút bản tin nào trong số 600 tờ báo trong nước thông tin cũng đủ nói lên cái gọi là "dân chủ" trong nước.
                 
                Chưa dám nói tên, Quảng Trị
                Ở Việt Nam là vậy mà, cứ đụng đến những vấn đề bầu cử, biểu tình là báo chí im re, không nghe, không biết, không thấy, cứ như là những chuyện này xảy ra ở Mỹ hay ở Tây Ban Nha, tuyệt nhiên không có ở Việt Nam. Mà đúng là không có thật, vì có nghe đài báo nói gì đâu. Đồng bào tin như vậy. Thế nhưng, từ chuyện thâm cung bí sử cho đến chuyện ăn, mặc, đi lại, nói năng, ngủ, nghỉ của các chính khách từ Mỹ đến Á, đến Âu, đến Phi cũng có thể lôi tuốt tuồn tuột lên báo. Một nửa cái bánh mì là bánh mì, một nửa thông tin mà báo chí Việt Nam đưa lên thì là gì xin đồng bào yêu dấu hỏi các anh nhà báo và các chú tổng biên tập.
                Sài Gòn
                Những ai mang danh “đầy tớ nhân dân”, “đại biểu nhân dân”, “bạn hữu nhân dân”, “tiếng nói nhân dân” đừng làm sỉ nhục các danh hiệu cao quý này, đừng làm khổ thêm nữa cuộc sống của đồng bào vốn đã trở nên điêu linh cơ cực kể từ ngày chế độ CS hoành hành lên đất nước Việt Nam, đừng nhân danh “sự ổn định chính trị ” để gây mất ổn định xã hội, ổn định cuộc sống của đại đa số đồng bào. Những kẻ vỗ ngực coi mình là “của dân, do dân, vì dân” đó nhưng đang cướp dân, dọa dân, ví bắt dân hãy nhớ rằng lịch sử rất công bằng và công lý của toàn dân rất nghiêm thẳng, để đừng dại dột gây thêm tội ác nữa cho đồng bào ruột thịt.
                 
                Hung Châu A, Tây Ninh
                Làm sao mà các báo VN đăng được hình ảnh này khi mà họ được "quan tâm" và làm theo chỉ thị của bộ văn hóa thông tin. Nhớ lại vụ việc xăng dầu mới dây, các báo cũng đã ngừng theo đuỗi sau một thời gian dài viết về nó. Cũng giống như vụ phát hành tiền kém chất lượng thôi!
                 
                http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070702_tiengiangprotest.shtml
                #23
                  Quang Khôi 16.07.2007 08:39:30 (permalink)
                  Tiếp tục biểu tình đòi đất ở TP HCM
                  06 Tháng 7 2007 - Cập nhật 10h54 GMT
                   
                   
                  Cờ và biểu ngữ bên ngoài văn phòng quốc hội
                   
                  Nhiều người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An và Bình Thuận, đang trụ bên ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội II ở Tp Hồ Chí Minh để biểu tình đòi "công lý".
                   
                  Thế nhưng cuộc biểu tình đã kéo dài sang cả hai tuần nay mà vẫn chưa thấy báo chí trong nước đăng tin tức gì.

                  Được biết vào sáng thứ Sáu, hàng trăm người đã mang theo biểu ngữ và tiến hành biểu tình có trật tự.

                  Họ bày tỏ sự bất bình về việc "các quan" chiếm đất và tham nhũng.
                  Một người dân chứng kiến sự việc cho BBC biết: “Tại ngã ba Hồ Văn Huê và Hoàng Văn Thụ, nhiều người tập trung hơn mọi ngày. Cũng có cờ đỏ sao vàng và búa liềm".

                  "Một người cầm cả loa quay vào văn phòng quốc hội rồi hô đả đảo cướp đất. Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt”.

                  Ông kể tiếp: “Trong khi đó, công an dùng camera để quay hình đám người biểu tình. Lực lượng dân phòng khá đông. Ai đứng lại quan sát cũng bị họ mời đi. Bản thân tôi cũng bị đuổi khi đang đứng đọc các băng rôn”.
                  “Tôi cũng cảm thấy buồn và bức xúc vì sự việc như vậy xảy ra trước văn phòng quốc hội hơn mười ngày nay mà chưa giải quyết được”.

                  Theo một người dân Bến Tre tham gia biểu tình, có khoảng trên dưới 400 người vẫn bám trụ bên ngoài ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội cơ sở phía Nam.


                   Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt.
                   
                  Một người dân

                  Bà nói: “Dân từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang và Long An bám trụ ở đây 15 – 20 ngày rồi, còn người dân Bến Tre mới chỉ tới đây khoảng 4 ngày. Chúng tôi yêu cầu trả lại đất tập đoàn, đất đền bù không thỏa đáng”.
                  Một người khác nói thêm: “Yêu cầu giải quyết đất tập đoàn của tỉnh Bến Tre bị cán bộ tự động lấy rồi chia chác, bán cho người này người nọ”.






                  Nam,Hà Nội
                  Qua sự việc 600 tờ báo cứ như điếc, mù, hoặc câm, hoặc vô cảm, không có một dòng tin nào về các cuộc biểu tình sôi súc của dân oan, tôi càng khẳng định một điều đã suy nghĩ từ khi tôi biết nghĩ về đảng ta. Tự do báo chí quả thật là tử huyệt của đảng ta. Đảng ta nói thì tỏ ra rất mạnh (dám ghi vào Hiến Pháp nước CHXHCNVN: dân VN có quyền tự do báo chí), nhưng rất sợ báo chí được tự do. Lúc này chỉ cần một tờ báo "không phụ thuộc đảng ta" dám nói lên sự thật thì có lẽ chế độ ta bắt đầu chao đảo. Xin dự đoán: 1)Chẳng đặng đừng, sẽ có vài bài báo của CA, VNTTX "giải thích hiện tượng" theo cách có lợi cho đảng ta, ví dụ có bàn tay phản động... 2) Ngấm ngầm tìm "kẻ cầm đầu" để đàn áp mạnh

                  DM
                  Không có chứng cứ gì hết, không tin được. Thời đại hitech sao không thấy ai lấy điện thoại di động bí mật chụp vài tấm và gởi lên cho BBC show ra?

                  Minh Vo, Los Angeles.USA
                  Biểu tình đòi đất đã hơn hai tuần rồi mà không có một tờ báo nào đưa tin !! Bây giờ cứ thử làm theo tôi một việc nhỏ, bão đảm sẽ có vô số hoặc cả 600 tờ báo đăng tin liền cấp kỳ: chỉ cần thay mấy lá cờ đỏ sao vàng thành cờ vàng ba sọc đỏ xem sao.

                  Cuong Nguyen, NJ,USA
                  Tôi thấy người dân Việt bắt đầu biết ý thức tự do ngôn luận là gì, biểu tình là quyền căn bản, nhân dân VN không có gì phải sợ hãi CS nữa. Nhà nước không phải là Trời, muốn mưa là mưa, muốn gío là gío. Mưa quá dân cũng chết, gío nắng quá dân cũng chết. Nhà nước không lắng nghe dân là nhà nước bù nhìn.

                  Cafeden
                  Đất thì có "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" (quyền sở hữu, định đoạt thuộc chính phủ). Nhà thì có "giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà" (quyền sở hữu, định đoạt là ở ta). Không còn đất thì ta cũng còn căn nhà. Ta vẫn có quyền di chuyển căn nhà của ta đi ở bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam này, miễn là ở đó...À! Mà đặt căn nhà lên đâu nhỉ?

                  Viet Hung Nguyen, USA
                  Where are Bishops and priests in Vietnam? Aren't they supposed to support the poor and the powerless?

                  kmbui,Hanoi Vietnam
                  "Sống ở trên đời này...là để làm gì?để yêu thương đùm bọc lẫn nhau"...vâng,dây là lời của ông Ng Minh Triết nhưng không phải ở quận Cam bên Mỹ mà là ở trước văn phòng dân nguyện quốc hội,cạnh đấy tôi thấy ông Mạnh gào to"chính quyền của dân,dodân và vì dân...cán bộ là công bộc của dân" Đập phá mạnh nhất có lẽ là ông Phú Trọng đang chất vấn"...Cơ quan quyền lực cao nhất mà như thế này à..."ông Dũng hết vẻ hùng dũng ngày nào ...đứng im mồt góc...lố nhố một nhóm người ..Đặc biệt biểu ngữ cờ đỏ sao vàng rợp trời nổi bật" trả lại quyền lưc, trả lại tài sản"...không lẽ,thương dân các vị....à không phải vậy mà như các cụ xưa thường nói "....dân nổi can qua ,các quan thất thế lại ra đứng đường "(xin lỗi các cụ nếu con nh! nhầm)...Không lẽ nhanh thế,giật mình choàng tỉnh thì ra đó là.....Ôi đảng CS quang vinh muôn năm...

                  Tam Le
                  Một ý kiến Các quốc gia Tây phương giàu mạnh được xây dựng trên nền tảng "Salus populi suprema lex esto" (lợi ích quần chúng là luật pháp tối cao), do đó trước kia họ chiếm thuộc địa, nay xâm lăng lấy dầu hỏa hoặc giúp các nước theo văn hóa và triết học Tây phương được thêm giàu mạnh để chính họ cũng sẽ hưởng lợi, v.v... Có thể do vô tình hay cố ý họ gây đau khổ cho nhiều dân tộc khác nhưng dân tộc họ luôn được lợi cao nhất cho dù chính phủ thuộc đảng nào lên cầm quyền cũng vậy.
                  Tại các nước thuộc "trục nghèo" (Axis of Destitution) bao gồm Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam, chính quyền chỉ là "chính quyền hiện thực" (de facto government) chứ không phải "chính quyền hợp pháp" (legitimate government). Do đó họ không có uy tín, ngay cả căn bản pháp lý cho sự tồn tại, vì vậy họ phải luô! n dùng cách này hay cách khác để đe dọa, khủng bố người dân, ngõ hầu bắt buộc dân chúng làm nô lệ cho các chính sách nhằm kéo dài sự "de facto cai trị" của chính quyền đó.

                  Kết quả thì dân chúng tại Trục Nghèo bị mất an sinh xã hội, nhà cửa đất đai không bảo đảm quyền sở hữu, sức khỏe và giáo dục không được bảo đảm mức tối thiểu. Chính quyền dùng mọi cách gạt gẫm quần chúng qua các chỉ số kinh tế, giá cả sai sự thật (thí dụ, "giá tăng 5,2% từ đầu năm đến nay tại Việt Nam"), hoặc đề ra các chính sách không căn cứ khoa học như "xã hội hóa, thị trường hóa, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, v.v..." làm bần cùng hóa tư tưởng và tài sản hàng trăm triệu người trong quốc gia họ.

                  Noname
                  Các bác nhầm rồi kỳ bầu cử vừa qua ở địa phương có người dân đi khiếu kiện, chỉ có vài đại biểu ứng cử thôi mà số đại biểu này không có ngồi trong trụ sở QH II nên không biết cử tri của họ khổ như thế. Tội nghiệp mấy bác cử tri kêu không đúng chỗ nên chưa được giải quyết.

                  TQVN
                  Thật là tội nghiệp cho 80 triệu người Việt Nam. Họ đã bị những người "đày tớ trung thành" của mình, "đại diện" cho họ lại ức hiếp và đẩy họ vào con đường bần cùng.

                  Pinochio, VN
                  Các bạn ơi, các bạn nào thích phê phán BBC Việt Ngữ thì xin đừng vào đây xem. Đã chê là không trung thực thì xem làm gì. Lúc trước vụ bức hình bịt miệng cũng có người nói là BBC tạo dựng ra. Bây giờ chính Chủ tịch Nước VN xác nhận là có việc này thì các bạn im re, không có ai biết xin lỗi hết. Các bạn có quyền tranh luận và phát biểu quan điểm của mình trên diễn đàn này nhưng xin lịch sự và có văn hoá một chút. Đừng để người ta chê cười người VN không có văn hoá tranh luận. Cám ơn BBC đã đăng bài.

                  Noname
                  Quốc hội VN làm gì có quyền mà giải quyết, chỉ bỏ phiếu hợp pháp hóa các quyết định của đảng cộng sản mà thôi.

                  Kgb
                  Phải nói là BBC cũng như 1 số báo nước ngoài thường lợi dụng, cường điệu thông tin lên quá mức, không hiểu ý đồ của BBC là gì, đã là báo thì nên đưa tin khách quá nhất, không nên quá nghiêng về một phái.

                  Thành, tp.HCM
                  Dù ở SG nhưng quả thật tôi không biết có vụ biểu tình khiếu kiện nào cả. Cho đến chiều ngày thứ sáu 6/7 tôi thấy 1 đoàn xe cảnh sát cơ động hú còi chạy trên đường Nguyễn Tri Phương, có cả xe vòi rồng, tôi mới nghĩ rằng có việc gì rồi, nhưng chưa biết là việc gì, nay vô BBC mới biết. Tôi lo cho bà con mình quá. Tôi mong rằng ông Triết, ông Dũng sẽ chỉ đạo giải quyết tốt cho bà con mình thôi. Dù sao Chủ tịch Triết cũng là người có tấm lòng.

                  Dung, tp.HCM
                  Cách đây mấy hôm tôi có đi qua đường Phú Nhuận và thấy cảnh này. Thật tội nghiệp cho những người dân của chúng ta. Nhà nước cần quan tâm đến họ nhiều hơn thế. Nhưng tôi nghĩ một con sâu làm rầu nồi canh, pháp luật cần trừng trị thẳng tay những kẻ đã không làm đúng theo nguyên tắc của đảng và nhà nước.

                  Trần Văn Trôi, tp.HCM
                  Writting incorrectly about Vietnamese events. Many things are untrue. It should be considered.

                  Nguyễn Minh, Mỹ Tho
                  Thực ra làm gì có chuyện "cướp đất" nên ai mà giải quyết cho cái chuyện đòi lại này. Ở Việt nam đã có giải toả và đền bù hẳn hoi đó chứ. Có điều cách nói và làm không như nhau mà thôi. "Giải toả" được hiểu là chính quyền cứ ra quyết định lấy thu hồi khu đất này để sử dụng vào mục đích chung như xây nhà hàng, khu biệt thự chất lượng cao cho quan chức, khu nhà máy để quan chức làm ăn, làm đường xá để quan đi lại do đường vào nhà quan không đủ rộng... Sau khi "quyết định này ra đời thì dân ra đường" với số tiền đền bù "thoả đáng", còn nếu không ra thì công an kéo tới nhà thi hành quyết định là "dỡ nhà". Đền bù "thoả đáng" được xây dựng trên cơ sở là gồm các thành viên trong ban "giải toả" cùng với đại diện "chính quyền" "công đoàn"... Hội đồng "ừ" này họp lại để qui định giá cả đền bù cho thoả đáng. Cơ sở của thoả đáng là mỗi thành viên sẽ có một vài lô đất trong số đó sau khi giải toả xong với giá giá cả hợp lý trên cơ sở giá đền bù cao giá mua sẽ phải cao. Kết quả của quá trình hiệp thương này là quyết định dân chúng sống trên diện tích giải toả đó phải lập tức di dời để trả mặt bằng cho ban quản lý dự án "tiến hành lập bản đồ chia lô". Số tiền đền bù thoả đáng thông thường có giá mà tính ra chừng vài đô la/mét vuông (do đất này chỉ được phép làm nông nghiệp). Cùng với số tiền tính ra vài chục đô la để đi dời. Còn chuyện dân dời đi đâu, dân làm gì để sống sau đó thì "sống chết mặt bay".

                  NBK
                  Theo tôi ai lãnh đạo đất nước không quan trọng. Cái quan trọng là làm sao để đất nước ngày càng phát triển, người người được hưởng thụ những điền kiện sống tốt nhất, không còn ai phải chịu cảnh đói rách, thất học hay phải đi kiện tụng đòi công lý như những người nông dân Tiền Giang bây giờ. Ấy là điều quí lắm rồi.

                  Camry
                  Giá đất đền bù đã được qui định trong luật đất đai và có tính mềm dẻo, mức chênh cũng không lớn. Có thể coi đó là những vụ mua bán hợp pháp. Gạt đi sự tranh cãi về giá đất, tôi không đồng ý với ý kiến của một số nhà báo cho rằng người nông dân mất đất. Họ đã bán vì lợi ích chung của quốc gia và cũng là vì họ. Và theo tôi giá đất ấy là hợp lý.

                  Có thể lúc đầu mua của dân với giá vài chục ngàn đồng một m2, nhưng nhà nước phải bỏ ra hàng tỷ để đầu tư cải tạo thành khu công nghiệp, đường xá.. dẫn đến giá đất nâng cao là lẽ thường tình.

                  Kim, Sài Gòn
                  Tôi cả thấy quá ngán ngẩm với việc đòi công lý, vì thật sự có công lý đâu mà đòi. Cho dù báo chí trong nước có dám đăng tin đi nữa thì rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy, chìm xuồng.

                  Ngày tôi càng thấm thía các câu nói truyền miệng của người dân "đấu tranh thì tránh đâu", hoặc câu "lấy dân làm gốc rồi lại lấy gốc làm thớt"... Thật tội cho những người dân nghèo cả đời chỉ biết có mảnh ruộng từ thời ông bà để lại làm kế sanh nhai.

                  Hiếu
                  Một số người dân bức xúc vì vấn đề quyền lợi của họ bị xâm phạm nên họ biểu tình. Ai đi qua ngã ba HVT-HVH thì đều thấy như một chuyện bình thường.

                  Có điều BBC và một số bạn đọc đã thổi phồng số người tham gia lên rồi đó. Nhà tui gần ngay đó, ngay nào cũng đi làm việc ngang qua. Thực tế là chưa tới 100 người chứ không nhiều hàng trăm người như BBC nói đâu. Ngay cả tấm hình BBC chụp cũng cho thấy chỉ có rất ít người. Chuyện bé xé ra to là việc quen làm của các cơ quan truyền thông. Có phải vậy không BBC?

                  NCH
                  Tôi chắc rằng sau khi biểu tình chấm dứt sẽ có một số người bị bắt về tội lợi dụng dân chủ, xúi giục biểu tình. Còn cán bộ và gia đình họ vẫn nhà đất mênh mông, cùng lắm chỉ bị kiểm điểm cho về nhà hoặc vào tù vài năm ra sống sung sướng tới đời con cháu.

                  Đại bàng xanh
                  Sao không thấy chụp ảnh nhiều người đi biểu tình. Toàn thấy ảnh nhiều lắm là 10 người. Thế mà bảo là 500 người. Chỉ cần các bạn chụp được ảnh của 200 người thôi. Ảnh đâu.

                  Le Nguyen, California, USA
                  Thành thật mà nói, báo chí tại Việt Nam chỉ là những công cụ của đảng cộng sản Việt Nam mà thôi. Họ chỉ dám nói những điều được phép nói và chỉ dám làm những điều được phép làm.

                  Một ví dụ điển hình là cuộc phỏng vấn của ông Triết với CNN trong thời gian ở Mỹ vừa qua. Tất cả các báo tại Việt Nam chỉ "trích đăng" những phần không liên quan đến nhân quyền và dân chủ. Nếu ai biết tiếng Anh, thì xin vào http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.01.html để được đọc tòan bộ cuộc phỏng vấn. Để hiều được sự "đưa tin khách quan" của các báo tại Việt Nam hư thế nào.

                  Mai, Florida, Hoa Kỳ
                  Ý kiến của một số các bác không ổn rồi! Quốc Hội là đại biểu của 84.000.000 dân Việt chứ đâu phải chỉ đại diện cho 1.000 người?
                  Còn công an có mặc thường phục trà trộn vào hàng ngũ biểu tình, quay phim, chụp ảnh là chỉ để bảo vệ người biểu tình vì nhở có ai đó ném đá bể đầu rồi vu oan cho công an nhân dân đàn áp sao? Đừng ồn ào, hãy để yên lặng cho các đại biểu làm việc!

                  Còn báo chí thì đang bận rộn chuyện tường thuật họp ở trung ương đảng chứ đâu có rỗi rãnh đâu. Đấy, ai cũng bận tíu tít cả chứ đâu có như mấy người biểu tình rách việc đâu! Đã bảo dân đừng có no. Đảng no đủ rồi!

                  Thanh Tùng, Đồng Nai
                  Khi nhìn một số lượng lớn bà con tập trung biểu tình, có người vội kết luận:"đấy, VN ta dân chủ tràn trề đấy, cũng cho phép biểu tình đấy!"
                  Nhưng nghĩ lại, biểu tình này đâu phải như những sinh hoạt chính trị thường xuyên như các quốc gia dân chủ. Dân VN chưa quen biểu tình, nay họ bị dồn vào đường cùng nên phải làm vậy. Nhiều người khi về quê cũng đâu còn đất để ở, nên cũng phải ráng bám TP để đòi lại đất. Khả năng để họ đòi lại thành công thì rất thấp, nhưng nguy hiểm mà họ phải đối mặt thì rất nhiều. Nhưng họ vẫn cứ làm. Chẳng lẽ cứ bám TP mà biểu tình mãi? Và cuối cùng họ sẽ nhận được gì từ chính quyền đây?

                  Quang, Paris
                  Đây lại là một ví dụ nữa về khẩu hiệu "báo chí là công cụ của Đảng". Thật buồn cho người dân kiện và cho những nhà báo nữa.

                  MH, Hà Nội
                  Bài viết này làm tôi cảm thấy rất đau xót cho những con người nghèo khổ ở VN. Chi mà phải qua tận Mỹ để đòi công lý vậy, ngay trên quê hương mình còn không có công lý kia kìa. Tôi van xin các ông các bà ủng hộ chế độ làm ơn dành chút tình thương cho những người này mà nói lên tiếng nói chính nghĩa , đừng vì quyền lợi cá nhân mà nói ra những lời trái lương tâm của mình!

                  Hanh, TP HCM
                  Tôi nghĩ nếu BBC loan tin sai, như cách bạn Phi Long VN phản ánh, thì BBC cũng nên đưa tin đính chính cho rõ lập trường trung lập của tờ báo.
                  Nhưng có điều, những gì tôi thấy trong mấy ngày gần đây ở tại nơi bà con tập trung biểu tình, gần nơi tôi ở, lại rất giống những gì mà BBC và nhiều bạn đọc phản ánh. Vậy thế này là thế nào? Có lẽ nào TPHCM rộng lớn quá chăng?
                  Lắng nghe
                  Những người biểu tình khiếu kiện chắc hẳn thuộc thành phần giai cấp vô sản. Họ đang làm theo qui luật "có áp bức thì có đấu tranh" của Mác. Họ đang đấu tranh với những người có chức có quyền và có cả rất nhiều tiền (Tư sản đỏ).
                  Cuộc đấu tranh của họ đang ở giai đọan tự phát. Nếu bây giờ có người lãnh đạo đem "ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin nguyên bản" đến cho họ, biến phong trào đấu tranh từ "tự phát đến tự giác", rằng cuộc đấu tranh là không khoan nhượng, kêu gọi "giai cấp vô sản đoàn kết lại", phải "dùng bạo lực cách mạng", v.v...

                  Nói chung là cứ lấy đúng trong sách vở Mác Lê ra mà ứng dụng (tuyệt đối không cần dùng bất cứ cái gì dính líu tới Mỹ, như "dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng"), thì họ có phải là những! tên phản động ăn bơ thừa sữa cặn của bọn đế quốc phản bội đất nước không nhỉ!!!

                  Phi Long, VN
                  Sao những gì tôi chứng kiến lại khác xa với miêu tả của BBC nhỉ? Tôi thiết nghĩ biểu tình là chuyên rất bình thường và nó cũng được VTV phản ánh trong bản tin thời sự.
                  Nhưng không hiểu sao BBC lại đưa tin theo kiểu giật gân như vậy. Tôi là người chứng kiến cuộc biểu tình ở Sài Gòn, và cũng là người đã từng tham gia biểu tình ở Vạn Phúc - Hà Đông 3 năm về trước . Tôi chưa thấy Công an có hành động "đàn áp người biểu tình" theo cách BBC miêu tả bao giờ cả, có chăng sự xuất hiện của họ chỉ để đảm bảo an ninh như cảnh sát của bao nhiêu nước khác mà thôi.

                  Hà, Đà Lạt
                  Tôi còn nhớ trước đây vài tháng, vào dịp bầu cử QH của nước ta, trên diễn đàn BBC xuất hiện nhiều ý kiến rất hăng hái. Họ cho rằng, những người được bầu làm Đại Biểu QH Việt Nam thực sự là những người xứng đáng đại diện cho những cử tri trên cả nước.

                  Họ đả kích những người vốn phê phán bầu cử giả tạo là những người phản động và không yêu nước. Chỉ vài tháng sau bầu cử, những hình ảnh mỹ miều của những ĐB nhân dân đã bị thay đổi nghiêm trọng. Vậy thì những người yêu nước ơi, hãy lên tiếng giùm đồng bào nghèo bị áp bức đi chớ!

                  Ẩn danh
                  Đồng bào các tỉnh khốn khổ lên Sàigòn hơn hai tuần nay đòi đất đai bị chiếm đoạt,khiếu nại đến quốc hội để đòi công lý ,vậy mà hơn 600 tờ báo ở VN đang ở đâu , đặc biệt các tờ báo ở Sài gòn mà không đưa tin phóng sự. Vậy mà đảng CSVN nói hay lắm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn nói nhà nước, đảng ta sẽ lắng nghe nguyện vọng của nhân dân.

                  Thế đấy, hàng trăm báo chí trong nước không nghe, không thấy, không đi, không viết, không có lương tâm nghề nghiệp và chắc lo chạy tin kiếm tin riêng hết rồi. Thật vậy, ở VN có hơn 600 tờ báo mà không có một tờ báo độc lập để nói lên sự chân chính của xã hội của đất nước VN đang bước vào thời kỳ hội nhập hướng tầm nhìn ra quốc tế.

                  Dân đen, TP HCM
                  Tin vắn báo chí (trong nước): vì mấy ngày qua lực lượng phóng viên của các tờ báo trong nước chúng ta đang bận viết bài về chuyến đi rất thành công của Chủ Tịch Triết sang Hoa Kỳ, nên chúng tôi tạm thời chưa có điều kiện cho đồng bào biết về những tin xung quanh văn phòng Quốc Hội 2 tại TPHCM. Nhìn chung Văn phòng QH đang hoạt động bình thường, tuy có nhiều đơn cần giải quyết hơn trước, nhưng các vị đại biểu nhân dân luôn hoàn thành trách nhiệm, nhằm lập thành tích chào mừng kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới sắp diễn ra.

                  Ho, TP HCM
                  Mấy người bạn chúng tôi kể rằng, rất nhiều công an đã trà trộn trong đoàn người biểu tình, họ mang máy quay phim, chụp hình để ghi lại hình ảnh những người biểu tình nhằm mục đích nhận diện và lưu giữ vào sổ "bìa đen". Đặc biệt, Công an luôn kèm sát dân chúng di chuyển trên đường khi ngang qua số 194 Hoàng Văn Thụ, làm dân chúng khiếp sợ không thể tiếp tế hay an ủi gì được cho các dân oan.

                  NKM, Hà Nội
                  Dân biểu tình là phải rồi. Họ trả dân quá rẻ.Trong khi bán lại cho doanh nghiệp cao gấp mấy lần số tiền họ trả cho dân.Tôi được biết khi doanh nghiêp muốn thuê đất họ ra giá cao gấp mấy lần rồi yêu cầu doanh nghiệp chỉ được bồi thường theo giá quy định còn phần chênh lệnh họ nói còn phải chi cửa này cửa nọ.Vậy là doanh nghiệp muốn có đất để sản xuất thì phải bấm bụng mà làm theo,còn không làm theo cách đó thì vĩnh viễn không bao giờ có đất mà sản xuất.Mà chuyện này làm sao giấu được dân mãi.

                  Ẩn danh
                  Không biết mấy ông vừa trúng cử đại biểu Quốc hội VN để làm gì mà không cứu dân mình đang bị oan sai, bức xúc.Thế là cán bộ quan chức trở thành những ông trời con tham nhũng, bóc lột, đàn áp, ăn cướp đất đai dân chúng. Như vậy áp dụng lý thuyết Marx- là phải đấu tranh quyết liệt để đòi công lý. Đây là nỗi đau khổ của những người dân dưới đáy cùng của xã hội bị bóc lột, bị lừa đảo, bị chiếm đoạt, và bị đàn áp thật là to lớn.

                  Bac, TP HCM
                  Theo chúng tôi biết, chính quyền không những không tiếp tục giải quyết các khiếu kiện của người dân mà họ tìm mọi cách để làm khó dễ sinh hoạt của đồng bào. Ví dụ như thay vì tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn để chờ cứu xét , thì họ lại cố tình "làm tình làm tội" người khiếu kiện nhiều hơn. Từ nửa khuya, ban quản lý trụ sở Quốc Hội đã cho khóa cửa toàn bộ các nhà vệ sinh bên khu nữ, và bên khu nam thì chỉ mở một cái gây sự xáo trộn khi nhiều người phải tranh nhau sử dụng nhà vệ sinh. Và đến sáng thì tất cả nhà vệ sinh đều bị khóa chặt cũng như các cửa vào Quốc Hội cũng được "niêm phong" bằng các "bạc" để bên ngoài không thể nhìn vào bên trong.

                  Một người dân
                  Qua những diễn biến gần đây, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: - Quốc Hội, nơi mang danh là đại diện của cử tri, thực chất không hề lưu tâm đến quyền lợi người dân. Họ chịu sự kiểm soát của Đảng, và tuân lệnh Đảng. Trong những trường hợp này, họ đã sẵn sàng đi ngược lại quyền lợi của cử tri, những người đã đi bỏ phiếu bầu nên họ.

                  - Những người làm lãnh đạo VN đã hành xử không theo luật pháp. Khiếu kiện của dân không được họ tôn trọng và giải quyết rốt ráo. Hơn thế nữa, họ hành động không một chút cảm thông, không một chút nhân đạo đối với những người dân nghèo bị ảnh hưởng từ chính các chính sách mà họ đã ban hành. Đó phải chăng là một hình ảnh lập lại của "Cải cách ruộng đất" 50 năm về trước?

                   
                  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070706_landprotest.shtml
                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2007 11:19:53 bởi Quang Khôi >
                  #24
                    Quang Khôi 16.07.2007 08:47:03 (permalink)
                    Đừng khinh thường quần chúng
                    13 Tháng 7 2007 - Cập nhật 11h14 GMT
                     
                    Tạ Phong Tần
                    Gửi cho BBC từ TP. HCM
                     
                     
                    Nhiều người dân năm xưa nuôi cán bộ nay lặn lội đi khiếu kiện
                     

                    Có ý kiến cho rằng một số người dân miền Nam tập trung ở trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu kiện là do "bọn hải ngoại lôi kéo, xúi giục". Luận điều này vừa cũ rích vừa thể hiện cái tư duy rất bảo thủ và xem thường quần chúng.
                     
                    Ai chẳng biết rằng quần chúng nhân dân chính là những người viết nên lịch sử chớ không phải một vài cá nhân hay một giai cấp nào. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng thông minh và giàu sáng tạo mà dễ dàng để bị lôi kéo, xúi giục làm chuyện bậy bạ ư?
                     
                    Chính quyền của ai?
                    Ông Vũ Đức Khiển-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi còn kháng chiến, cán bộ đến nhà, dân mở cửa tiếp đón, nấu cơm cho ăn, nay dân đến nhà, chẳng lẽ không tiếp?” (Thanh Niên ngày 07/5/2006). Ngày xưa, dù bị o ép, bị đàn áp nhưng người dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, nuôi giấu cán bộ, chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lực lượng hùng hậu hơn lực lượng cách mạng miền Nam rất nhiều lần, không màng đến chuyện hiểm nguy đe dọa tính mạng; vậy có phải là quần chúng bị “Việt cộng lôi kéo, xúi giục”, hay là họ quyết tâm làm cái việc mà họ cho là đúng?
                    Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, Báo cáo kết quả làm việc của sáu đoàn công tác Chính phủ kết luận: “Qua kiểm tra, phần lớn là dân khiếu kiện đúng” (VnExpress ngày 2/2/2001).
                     
                    Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu bày tỏ quan điểm: "Đại biểu phải lắng nghe dân nói, xem xét kỹ lưỡng vụ việc dân khiếu kiện có đúng pháp luật không, nêu rõ yêu cầu, kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết chứ không chỉ làm mỗi việc kính chuyển''. Bà nói thêm: "Trong nhiều năm làm công tác dân nguyện, tôi thấy là đơn thư của dân nhiều vụ khiếu kiện đúng, ít vụ sai.'' (Thanh Niên ngày 07/5/2006).
                    Trong vấn đề người dân tập trung khiếu kiện đông người tại Văn phòng Quốc Hội, công dân bình thường như tôi không thể tiếp xúc được với người khiếu kiện và cũng không được nghiên cứu hồ sơ khiếu kiện nên tôi không bàn đến chuyện khiếu kiện đúng hay sai, người dân có thể đúng và cũng có thể sai.
                    Ở đây, tôi muốn đề cập đến vấn đề vì sao lại để cho người dân khiếu kiện gần nửa tháng nay (và chưa có dấu hiệu chấm dứt) như thế? Họ giương biểu ngữ đả đảo tham nhũng, đả đảo chính quyền tỉnh, cắm cờ đỏ sao vàng la liệt, treo ảnh Bác; và bây giờ, do sinh hoạt ăn uống, ngủ nghê tại chỗ nên họ bắt đầu phơi quần áo, căng tấm ni-lông che mưa che nắng lên hàng rào trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mỗi buổi chiều đi ngang đều nhìn thấy một đống vỏ bao thức ăn to tướng ngay cổng ra vào Văn phòng, thật là nhếch nhác. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, nhìn vào cảnh tượng này du khách sẽ nghĩ gì về năng lực làm việc của chính quyền sở tại?
                     







                     Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?
                     
                    Cổ nhân có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân quý nhất, đất nước thứ hai, vua nhẹ nhất). Đây chính là cái đạo lý dân làm chủ, lấy dân làm gốc, cái tinh thần dân chủ đã có từ thời phong kiến. Nay quần chúng tập trung đông người ăn ở vạ vật bên lề đường, dầm mưa dãi nắng, lại ngay trước trụ sở Văn phòng Quốc Hội, mà chính quyền địa phương (có dân khiếu kiện) không có biện pháp giải quyết ổn thỏa để người dân “tâm phục khẩu phục” thì cái đạo lý “dân vi quý” ở đâu?
                     
                    Chính quyền chúng ta là chính quyền nhân dân, hành xử theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, ở sát ngay bên dân, ở ngay trong dân mà lãnh đạo địa phương lại không thuyết phục được dân. Có người lại đổ cho bên ngoài cách xa vạn dặm lôi kéo, xúi giục thì có còn ý nghĩa chính quyền của dân nữa hay không?
                     
                    Xa rời nhân dân
                    Trong bài “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh" do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo (bản gốc hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), Người kịch liệt phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng khi thực hiện công việc thì lại theo lối quân chủ và xa rời nhân dân.








                    Vụ phản đối của người dân ở Sài Gòn đã kéo dài hơn hai tuần
                    Người viết: “Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?
                     
                    Nguyên nhân bệnh ấy là:
                     
                    Xa nhân dân: do đó mà không hiểu tâm lý của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân.
                     
                    Khinh nhân dân: cho là dân ngu khu đen, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị cao xa như mình.
                     
                    Sợ nhân dân: Khi có sai lầm khuyết điểm thì lại sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
                     
                    Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy dễ mấy làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy to mấy cũng làm được.
                     
                    Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy quyền lợi thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc, đối với dân không thể lý luận suông.
                     
                    Không yêu thương nhân dân: do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của sức người của nhân dân”.
                     
                    Tôi thấy lãnh đạo các tỉnh có dân tập trung khiếu kiện nêu trên, hình như họ “xa nhân dân”, “sợ nhân dân”, “không hiểu biết nhân dân”.
                    Còn ai đó cứ đổ lỗi cho người ngoài lôi kéo, xúi giục dân là “khinh nhân dân”, “không tin cậy nhân dân”, mà còn là tự nhận mình bất lực, bất tài và không có uy tín với dân.
                     
                    Được biết “Lãnh đạo TTCP đang tập trung cao độ để có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng dân đổ về TP.HCM khiếu kiện. Hướng chỉ đạo của TTCP vẫn là vận động người dân trở về địa phương và yêu cầu lãnh đạo UBND các tỉnh trực tiếp tiếp xúc với người dân, giải quyết khiếu kiện ngay tại địa phương mình. Cũng với hướng này, TTCP sẽ giải quyết đối với khoảng 140 người dân của tỉnh Bình Thuận hiện đang có mặt ở Hà Nội để khiếu kiện” (Tuổi Trẻ ngày 7/7/2007). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay (10/7/2007) vẫn còn thấy người khiếu kiện “bám trụ” tại trụ sở Văn phòng Quốc Hội (Thành phố Hồ Chí Minh).
                    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố; cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
                     
                    Người đề ra biện pháp “chữa bệnh” quan liêu mệnh lệnh là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm kiểu mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”.
                    Đừng khinh thường quần chúng ngu dốt để người ngoài “xúi giục”, “lôi kéo” mà xin ai kia hãy thấm nhuần tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh để dũng cảm tự nhìn lại chính mình.
                     





                    Vô danh
                    Tôi cho rằng khiếu kiện về đất đai là một vấn đề nổi cộm nhất hiện nay ở Việt Nam, chính quyền đang nỗ lực tháo gỡ. Tôi cho đây là một phần của hệ quả khó tránh khỏi của phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, kinh tế phát triển quá nóng, tốc độ đô thị hoá quá nhanh mà cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp.
                    Tôi không bênh vực CPVN, họ cần phải cố gắng nhiều, nhưng tôi chia sẻ với khó khăn của chính quyền.
                     
                    sheva pham
                    Tôi đã chứng kiến cảnh này lâu lắm rồi, tội nghiệp những người cao tuổi...phải phơi mình cho nắng, đêm xuống thì họ nằm ngoài lề đường...ngày 13/07 Hình ảnh đôi vợ chồng già cầm biểu ngữ yêu cầu đòi quyền lợi...làm Tôi nhớ mãi, không hiểu cái mà chính phủ VN nói ;" nước VN của dân do dân vì dân " ở chỗ nào.
                     
                    Thính giả không tên
                    Tranh chấp đất đai là chuyện "không có gì mà ầm ỹ". Ngoài ra theo báo Tuổi Trẻ 14/7 nông dân còn phải đóng "phí, lệ phí do T.Ư qui định gồm 72 loại phí và 42 loại lệ phí" CỘNG THÊM "các khoản đóng góp của dân do HĐND cấp xã quyết định".
                    Thôi chết, 114 "phí và lệ phí" đóng cho Hà Nội mà thôi thì nông dân không còn gạo do chính họ trồng ra mà ăn, thêm Ông Bà Hội đồng quyết định các "khoản đóng góp" nữa thì cháo không có mà húp.
                    Thời chị Dậu thật không đến nỗi. Mà đó là chưa tính tiền thuế, tiền lo lót cho quan chức khi thu hoạch và bán sản phẩm.
                    Ông Trần Trường, Việt kiều Mỹ từng khuấy động khu Little Saigon qua việc treo hình HCM, về VN nuôi cá bị tịch thu mấy tỉ đồng cũng vì ông tưởng VN ngày nay giống Mỹ ở chỗ ông chỉ cần đóng thuế theo luật là được. Còn biết bao loại "lì xì" khác mà mọi người VN từ nông dân đến anh sửa xe ngoài đường phải biết.
                    Người nhà tôi bán thuốc hút ngoài đường vẫn bị kiểu này, anh công an phường lại "đổi" 3 gói thuốc Mã lai lạ hoắc lấy 3 gói con mèo. Tôi ngạc nhiên hỏi, người nhà tôi buồn mà nói, "Tiêu mấy ngày công, vì không đổi bữa khác 'họ' sẽ lại vịn tay lên thùng thuốc, vài phút sau sẽ có xe xuống hốt đi vì tội lấn chiếm lòng lề đường". Mà thật, đúng là có tội này không thể chối, nhưng không bán thuốc thì lấy gì sống, và tại sao "đổi thuốc" lỗ mấy triệu hàng tháng thì không sao, không đổi thì cả khu chỉ một mình bị hốt mất thùng thuốc?
                     
                    Sinh viên
                    Một đất nước có hệ thống chính trị được gọi là tiến bộ một khi người dân đất nước đó có dân chủ và ba quyền (lập pháp-hành pháp-tư pháp).
                    Dân chủ không đâu xa vời, chỉ đơn giản là người dân có quyền được nói sự thật và được chính quyền giải quyết.
                    Ba quyền cơ bản hiện nay vẫn còn nằm trong tay Đảng CS và sẽ vẫn luôn như thế vì nếu Đảng không có CA, Tòa án, Điều 4 Hiến pháp thì Đảng CS sẽ cũng chỉ như biết bao đảng phái trên thế giới! Hơn 600 tờ báo tại VN nhưng đều phải do Đảng quản lý, viết theo ý Đảng, viết những gì Đảng muốn thì liệu rằng đó có phải là một nền báo chí khách quan?
                    Tuy rằng VN dưới sự cai trị hơn 100 năm của Pháp nhưng không thể phủ nhận được giá trị học thuật và văn hóa mà họ đem lại. Các thầy cô dạy giỏi tuổi từ trên 60 hiện giờ đa số là các cựu học sinh từ Petrus Ký, Lasan ... Cái gì là hay của người ta thì mình giữ lại, cái gì ko hay thì bỏ đi. Nhưng đừng nghĩ rằng 100% cái gì liên quan đến tư bản, đến Mỹ - Pháp đều là sai cả!
                     
                    Pinochio
                    Để đất nước cho nước khác cai trị và làm nghèo là một điều sĩ nhục nhưng chúng ta tự trị, có độc lập mà làm cho nước nghèo hơn khi bị ngoại bang cai trị thì nỗi nhục còn lớn hơn gấp trăm gấp ngàn lần.
                    Tại sao các bạn không thấy nhục? Có bạn chứng minh mình là yêu nước bằng cách phản đối mọi thứ "ngoại bang" đưa vào (như ngôn ngữ, sách vở..v.v.) nhưng quên rằng yêu nước không phải là bế quan tỏa cảng, không phải là miệng luôn hô hào chủ nghĩa dân tộc ...thì mọi thứ đều tốt đẹp. Chúng ta phải biết học cái tốt của bên ngoài, thậm chí của kẻ cai trị ta trước kia vì mọi vấn đề đều có mặt phải và trái.
                    Hiện giờ giới trẻ trong nước học đòi cái tốt nhiều hay cái xấu nhiều thì các bạn cũng đã thấy, nó thể hiện cho cái gì?! Có phải là hậu quả của một tư duy bảo thủ, coi thường nhân dân hay không?
                     
                    Nguyễn
                    Ngày tôi nào cũng đi qua Văn phòng 2 của Quốc hội, thấy đồng bào khổ cực kêu oan mà thắt lòng. Chỉ biết thở dài hận mình hèn nhát, ngoảnh mặt làm ngơ.
                     
                    Ẩn Danh
                    Tôi nhận thấy có rất nhiều ý kiến quanh bài viết này nhưng đa phần chỉ trích chế độ ở VN. Tôi không nói gì thêm mà chỉ gởi đến bạn đọc Vodanh và Noname vài ý nhỏ.
                    Bạn Vodanh cho rằng nước Mỹ vì quyền lợi của người Mỹ thì có quền cầm quân đi đánh các nước khác, tôi không hiểu cái quyền đó được ai công nhận vây thưa bạn, chắc bạn đang sống ở Mỹ, bạn thử dùng sức mạnh của mình xâm hại người khác mang lợi ích cho mình xem bạn sẽ được gì.
                    Bạn Noname thì so sánh VN và Hàn Quốc nhưng bạn ơi, sao bạn không nghỉ lại xem trước kia Hàn Quốc đã làm những gì đã gây ra những tôi gì...Ai cũng nói VN chậm phát triển điều đó nhưng không ai nghỉ lại xem VN phải phát triển trên nền tảng nào. Đất nước của mình lại để cho kẻ khác cai trị vậy mà coi đó là tự hào, mọi của cải vật chất đều bị vơ vét về nước họ hàng tấn hằng trăm bây giờ hàng tháng họ phụ cấp lại chút ít thì cho thì cho đó là tốt và cổ vũ. Tôi không nói VN tốt hơn nhưng nhũng tư tưởng của hai bạn tui thấy tui nhục giùm hai bạn quá.
                     
                    Bình, Hà Nội, VN
                    Bạn "Noname" nào đó viết rất hay! Đúng ra một người như bạn không nên tồn tại như bút danh của bạn mới phải!
                    Nói như bạn thì như học sinh thời Pháp thuộc khi đọc sách Quốc ngữ luôn học vỡ lòng là tổ tiên ta là người Gô-loa và ta cứ theo Pháp luôn thì đất nước bây giờ giàu mạnh lắm?
                    Các nước Châu Á đã giàu mạnh lên nhờ chính sách tốt và cái gốc văn hóa chứ không phải là có Mỹ hay không. Không ai tôn trọng một dân tộc sống nhờ ở đậu, không có đất nước cả. Nếu bạn ở nước ngòai thì hãy xem thời sự để biết dân tộc Israel đã đấu tranh thế nào để có độc lập và mảnh đất cho riêng mình. Đừng chê bai ai cái gì khi tầm hiểu biết của bạn ở mức thấp như vậy. Tôi có địa chỉ e-mail trong thư này, nếu bạn cần gì tôi sẽ giúp.
                     
                    Ẩn Danh
                    Tại sao bây giờ vẫn có những kẻ chấp nhận sống một cuộc sống đi chỉ trích Việt Nam nhỉ. Các người có thể phê phán, nhận xét nhưng nếu chỉ để ủng hộ cái ý nghĩ làm nô lệ cho người khác cưỡi thì tôi khinh! Dân tộc Việt Nam muôn đời do người Việt Nam làm chủ, sống và hành động theo suy nghĩ của người Việt Nam!!!
                     
                    Ẩn Danh
                    Đừng vội chê trách Tạ Phong Tần. Đó chẳng qua là cách của người viết bảo vệ mình để còn dài hơn tranh đấu.
                    Ở VN cách chống chế độ an toàn nhất là phải dựa vào chế độ (Hồ Chí Minh ắt phải là biểu tượng cao nhất của chế độ!). Tương tự, chẳng lẽ chúng ta không thấy chính những người dân xuống đường biểu tình mà cũng dương khẩu hiệu "Bác Hồ vĩ đại" "Đảng CSVN muôn năm" đó ư? Không có những "lá chắn" đó thì có mà vô tù sớm vì bị quy chụp. Ngoài ra có thể tác giả bài báo muốn dùng chiêu "gậy ông đập lưng ông" đối với chế độ CSVN.
                     
                    Độc giả
                    Nói qua rồi bỏ, chứ cho dù chính quyền Hà nội muốn giải quyết cũng không biết bắt đầu từ đâu, và ra sao?
                    Đất đai quan chức lấy được đã "sang tay" qua nhiều lần, người hiện ở tại các vùng đất đó nhiều khi đã có giấy tờ mua rõ ràng, bây giờ nếu lấy lại trả cho nguyên chủ thì người đang ở lại sẽ khiếu kiện.
                    Gia đình tôi cũng gặp cảnh dỡ khóc dỡ cười thế này. Gần đây về lại VN gõ cửa các nhà, khu đất, biệt thự bị tịch thu sau 1975 thì các người chủ đều trưng ra bằng chứng mua lại, trả tiền đàng hoàng, nay đã có sổ đỏ. Họ có giấy, gia đình tôi cũng có giấy, nhưng của họ là của chính quyền hiện hành (de facto government), của chúng tôi là của chính quyền hợp pháp (legitimate government) do dân bầu ra, vậy ai đúng, ai sai, và ai xử, và xử xong thì làm sao thi hành nếu gia đình tôi thắng kiện?
                    Chính quyền Hà nội là một chính quyền bất hợp pháp, KHÔNG do dân bầu ra, KHÔNG có đến MỘT lá phiếu bầu, do đó tất cả các điều họ làm, suy cho cùng, đều là bất hợp pháp. Ngay cả chính phủ Thái lan hiện tại sắp tới đây cũng phải cho bầu cử tự do, cho dù họ đứng phía sau giật dây ít nhiều.
                    Ngày nào chính quyền Hà nội không cho một cuộc bầu cử tự do thì ngày đó tất cả giấy tờ do chính quyền này cấp, suy cho cùng, đều không có giá trị pháp luật.
                     
                    Tuấn Anh
                    Chị Tần này viết bài có ý bênh vực cho dân đen, nhưng chị dùng ông Hồ quá nhiều để làm bia đỡ đạn cho mình, khiến bài viết không thuyết phục.
                     
                    NoName
                    Tôi ước gì người ta nhìn rộng hơn các cuộc biểu tình, chặn thức ăn kỳ này. Phải nhìn vào văn hóa, "đạo đức cách mạng".
                    Không có văn hóa bất đồng ý để tranh đấu cho sự thật tại VN ngày nay. Do đó quốc gia suy bại, cái xấu lấn cái tốt.
                    Năm 1975 xé bỏ sách và băng cassettes học Anh văn, dẹp trường Anh ngữ, để rồi nay mở lại, dạy lại, nhưng do không còn bao nhiêu thầy cô giỏi nên nay trình độ Anh ngữ học sinh, sinh viên VN không bằng 1/10 trình độ hssv miền Nam VN. Học sinh lớp 4 Lasan Taberd đã đọc Grand Coeur nguyên bản, nói hoàn toàn tiếng Pháp trong giờ Pháp văn, nay thì sinh viên đại học chưa làm được. Tại sao? Vì nguồn mạch văn hóa, văn minh, đã bị đứt đoạn, gãy vụn.
                    Đọc Grand Coeur thế nào được khi chính thầy cô dạy luôn vòi vĩnh tiền bạc, dụ dỗ hssv học thêm mới cho lên lớp; khi nhìn xung quanh không thấy điều gì hay, đẹp, chân, thiện, mỹ, mà chỉ thấy toàn sự xấu xa cả nghĩa đen lẫn bóng suốt sáng, trưa, chiều, tối.
                     
                    Lắng nghe
                    Bài viết hay, chặt chẽ. Tác giả là người ở trong nước và dám đăng tên thật nên khi viết phải trích dẫn các phát biểu, nhất là từ ông HCM, để làm lá chắn cho khỏi bị chụp mũ là phản động, chứ thật là quan điểm lấy dân làm gốc là có từ ngàn xưa của cả nhân lọai, chứ không phải chỉ mới có từ thời ông HCM.
                    Ngồi xem Tam quốc chí cũng thấy Lưu Bị, Tào Tháo, Tư Mã Ý đều coi trọng việc thu phục lòng dân để xây dựng cơ đồ. Những điều như thế tôi biết TPT thừa biết. Xin tặng thêm một lời khen dành cho tác giả bài viết.
                     
                    Jane
                    Phần đầu bài viết làm tôi hy vọng. Lập luận vững chắc và có sức mạnh, cho thấy người viết có tấm lòng đang ray rức vì những bức xúc trong xã hội.
                    Nhưng rất tiếc phần sau lại sa đà vào lí thuyết không thực tế. Ai cũng biết CNCS là không thực tế, lý thuyết thì hay lắm mà áp dụng vào cuộc sống thì vô cùng nghiệt ngã.
                    Nên nhớ cán bộ cũng chỉ là người, đã là người thì không ai có thể thoát khỏi lòng tham: tham quyền, tham tiền, tham danh. Không có thứ 'đạo đức cách mạng' nào có thể biến con người thành thánh.
                    Khi mọi phương tiện truyền thông đều nằm trong tay đảng và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: che đậy hoặc phủ nhận nhược điểm và tô hồng chế độ, kể cả dối trá nếu cần để đạt được mục đích! Tôi thật sự thương và kính phục Tạ Phong Tần vì ông là người có tấm lòng biết đau trước nỗi đau của người khác, can đảm nói lên những ý kiến khác biệt. Nhưng cũng thưong ông vì nữa phần sau của bài viết cho thấy ông còn đặt niềm tin vào một lý thuyết không tưởng.
                     
                    Linh, Hà Nội
                    Tôi cũng đã thấy người dân khiếu kiện ở quanh vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Tạm không nói đến chuyện kiện tụng ấy đúng sai thế nào, tôi chỉ muốn biết: một người dân bình thường như tôi có thể giúp gì cho họ, không phải về phương diện pháp lý, mà hoàn toàn là ở phương diện tình cảm đồng bào?
                    Vì sao không thấy họ có đại diện đi quyên góp gì cả, để có tiền giúp việc kiện tụng nhanh có kết quả?
                     
                    Bill, Norway
                    Chẳng biết thực hư thế nào, chỉ biết có những người đang cố moi móc, mượn gió bẻ măng, không có lí tưởng, sống ở nước ngoài không thoải mái về nhà cũng không xong. Các nước biểu tình nhiều vô kể, rồi bạo động, quan chức bị điều tra... vậy đâu mới là loạn?!
                     
                    Vô Danh
                    Cảm ơn BBC đã đăng bài này. Phân tích của tác giả rất đúng làm cho độc giả bức xúc và xúc động.
                    Báo chí Việt Nam làm sao dám đăng sự thật như vậy chứ. Người Việt Nam giờ được đảng giáo dục phải sống ích kỷ, bàng quan theo kiểu chuyện ai làm nấy biết. Đảng làm Đảng biết. Nhà Nước làm nhà nước biết và chuyện của dân thì cũng chỉ có... dân biết thôi. Nói lên chính kiến của mình thường đã không giúp ai được gì vì đụng tới chính trị coi như bán rẻ tương lai, sự nghiệp, gia đình luôn. Theo cách nói của Đảng thì việc "công khai sự thật" cũng phải nằm trong khuôn khổ của Pháp luật do Đảng và Nhà Nước đề ra. Người dũng cảm quên điều này như tác giả hiện không còn nhiều lắm. Dân chúng khổ quá không còn nơi nào để cầu cứu nên phải liều như vậy thôi. Một lần nữa xin cảm ơn BBC và tác giả.
                     
                    Nguyễn Đức, Sài Gòn
                    Anh Tạ Phong Tần thân mến. Người dân Việt Nam không cần bài học đạo đức Hồ Chí Minh của anh. Họ cần cái một thứ thiết thực hơn và phải được pháp luật bảo vệ, đó là quyền đuợc lắng nghe. Quyền được lắng nghe chính là quyền được phát biểu, quyền tự do ngôn luận. Bài học đạo đức của anh chúng tôi nghe và được học quá nhiều đến nỗi chẳng thể tiêu hoá nữa.
                    Cường, Vietmai
                    BBC là nguồn động lực rất lớn để người dân Việt Nam tin vào công lý. Việt Nam đang thay đổi từng ngày.
                     
                    Barie, BT
                    Gửi ông có cái tên Noname. Tôi nghĩ ông nên biết hết những gì mình nói và đừng nói hết những gì mình biết. Ông lại đem chuyện cụ Hồ giải phóng dân tộc ra mà phỉ báng thì chẳng khác gì ông chửi cả thế giới này mù mắt, mù luôn cả óc bởi vì TG người ta đã bình chọn cụ Hồ là Danh Nhân, là nhà lãnh tụ giải phóng dân tộc.
                     
                    Josie Nguyen
                    Tôi thấy bài của bạn Noname rất hay. Chỉ vọn vẹn có 335 từ mà đã tổng kết được thành tích mấy thập kỷ của ĐCSVN một cách chính xác, sinh động và cập nhật .
                     
                    Alansaints, Hà Nội
                    Tôi thực sự là không hiểu được các vị mất công về vấn đề đó để làm gì. Tôi cũng rất bức xúc về một số vấn đề của xã hội Việt Nam hiện tại, nhưng cũng như 99,99% dân số việt Nam bây giờ, chúng tôi có cùng một suy nghĩ. Nước Việt Nam độc lập, người dân Việt Nam được hạnh phúc, kinh tế đần mở mang, xã hội tự do hơn. Đảng cầm quyền luôn cố gắng để xã hội được tiến bộ hơn. Không ai muốn có thay đổi hay lật đổ ĐCS đâu. Các vị nên về Việt Nam thì biết, không nên nói bậy bạ.
                     
                    Hà Luân
                    "Đừng khinh thường quần chúng" - tựa đề có vẻ ngây ngô quá. Quí vị đừng quên thắng lợi của Đảng CS Việt Nam chính là nhờ vào nhân dân. Không ai có thể hiểu nhân dân bằng Đảng CS. Quí vị muốn dạy Đảng CS điều đó có phải là múa rìu qua mắt thợ không?
                     
                    PTA, Đaklak
                    Nhiều lúc ngẫm nghĩ mà thấy thật là chán nản và sui xẻo khi mình "bị" sinh ra và lớn lên ở cái chế độ CS này. Có lẽ không chỉ mình tôi mà là 90% dân số VN có suy nghĩ như tôi nhưng họ không thể nói ra được vì đã và đang "bị bịt miệng". Chán thật.
                     
                    Sếu, Hà Nội
                    Tôi nhận thấy diễn đàn của BBC chỉ toàn những bài tuyên truyền phản động. Đọc thêm bực mình.
                     
                    Si Nghi, tp.HCM
                    Cứ khiếu kiện kiểu này thế nào Đảng cũng chỉ thị chuyển văn phòng quốc hội vào trong hẻm hoặc chỗ vắng người cho khỏi mất mặt với thiên hạ.
                     
                    Lão Đả Cẩu
                    Đọc phân tách chí lý của tiền bối Tạ Phong Tần, tôi chợt nhớ Hồ bang chủ ngày xưa nay đây mai đó diệt ma giáo thường chống gậy, khi về kinh đô thường chống ba-toong. Có lẽ khi giáo chủ lâm chung, các đệ tử không gom hết gậy và ba-toong để cất dấu nơi bí huyệt, nên bây giờ các môn phái "phản động" cứ lượm "gậy" của cố bang chủ để tấn công, khiến các đệ tử đời sau khó lòng chống đỡ, phải dùng đến độc chiêu "tay không bịt miệng".
                     
                    Noname
                    Chuyện đâu phải mới. Ông Hồ "cướp chính quyền" luôn tiện mượn luôn biết bao tiền bạc, vòng vàng, đồ gia bảo, của biết bao gia đình trong cuộc lấy vàng đổi vũ khí trong và sau 1945. Sau đó đến "cải cách ruộng đất", "đấu tố địa chủ" lấy đất đai, tiền bạc chẳng qua là cho Đảng, chứ có vì lợi ích nhân dân đâu. Rồi đến cướp đi biết bao sinh mạng dân chúng toàn quốc đẩy họ vào cuộc chiến vô ích, vô lý, vô nghĩa "chống Mỹ cứu nước" trong khi nếu không có cuộc chiến thì miền Nam đã như Hàn quốc hiện nay, có quân lính Mỹ nhưng chẳng hại gì mà còn có lợi vì họ xài tiền nhiều và đem lại văn hóa, văn minh Tây phương. Bắc Việt đã có thể theo Nam Việt để toàn quốc VN ngày nay giàu có như Hàn quốc, chứ không phải tổng sản lượng VN chỉ bằng 1/3 chỉ một công ty Samsung của họ (145 tỉ đô la năm 2005, so với 45 tỉ của toàn bộ VN).
                    Rồi năm 1975 vừa vào thì quân giải phóng "giải phóng" dùm luôn biết bao nhà cửa, đất đai của dân miền Nam, mà nếu tính giá hiện nay phải lên đến hàng chục tỉ đô la. Sau đó thì "đánh tư sản" chẳng qua để ăn cắp tiền của họ, đẩy ra biển cho chết mất xác trong khi họ chỉ có một tội, đó là "tội giàu". Nay thì cán bộ quan chức đều phạm tội này, có chăng là vô cùng bất chánh chứ không như các "tư sản mại bản" làm ăn đàng hoàng. Tại các sân bay, trên từng cây số quốc lộ, cán bộ quan chức vẫn đang "xin đểu" hàng ngày, ai không cho thì thổi phạt, vu oan "mang hàng cấm" rồi tịch thu hàng hóa, "phạt hành chánh" cho bõ ghét, hoặc cho ra tiền đút lót lấy hàng lại.
                     
                    Vô danh
                    Các quốc gia Tây phương giàu mạnh được xây dựng trên nền tảng "Salus populi suprema lex esto" (lợi ích quần chúng là luật pháp tối cao), do đó trước kia họ chiếm thuộc địa, nay xâm lăng lấy dầu hỏa hoặc giúp các nước theo văn hóa và triết học Tây phương được thêm giàu mạnh để chính họ cũng sẽ hưởng lợi, v.v... Có thể do vô tình hay cố ý họ gây đau khổ cho nhiều dân tộc khác nhưng dân tộc họ luôn được lợi cao nhất cho dù chính phủ thuộc đảng nào lên cầm quyền cũng vậy.
                    Tại các nước thuộc "trục nghèo" (Axis of Destitution) bao gồm Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam, chính quyền chỉ là "chính quyền hiện thực" (de facto government) chứ không phải "chính quyền hợp pháp" (legitimate government). Do đó họ không có uy tín, ngay cả căn bản pháp lý cho sự tồn tại, vì vậy họ phải luôn dùng cách này hay cách khác để đe dọa, khủng bố người dân, ngõ hầu bắt buộc dân chúng làm nô lệ cho các chính sách nhằm kéo dài sự "de facto cai trị" của chính quyền đó.
                    Kết quả thì dân chúng tại Trục Nghèo bị mất an sinh xã hội, nhà cửa đất đai không bảo đảm quyền sở hữu, sức khỏe và giáo dục không được bảo đảm mức tối thiểu. Chính quyền dùng mọi cách gạt gẫm quần chúng qua các chỉ số kinh tế, giá cả sai sự thật (thí dụ, "giá tăng 5,2% từ đầu năm đến nay tại Việt Nam"), hoặc đề ra các chính sách không căn cứ khoa học như "xã hội hóa, thị trường hóa, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, v.v..." làm bần cùng hóa tư tưởng và tài sản hàng trăm triệu người trong quốc gia họ.
                     
                    Yêu VN
                    Các quan tham ních đầy túi tham rồi còn lấy gì mà lo cho dân chứ. Muôn đời khổ vẫn là dân. Không có đài BBC thì lấy đâu ra nguồn thông tin cho chúng tôi biết sự thật. Cảm ơn Đài BBC và mong quý đài luôn mạnh khỏe, bền vững để nói dùm chúng tôi những điều mà không được biết và không được nói.
                     
                    Nguyễn
                    Tất cả những việc xảy ra chứng tỏ một điều: CSVN qúa tệ. Dân biểu tình thì đóng cửa cầu tiêu. Báo Nhân Dân thì sửa nội dung phỏng vấn. Có ai mà chỉ trích những sai trái của DCSVN thì gán ngay cho người ta cái tội phản động. Rồi đây lịch sử sẽ kết tội kẻ phản động và phản bội lại nhân dân VN chính là ĐCSVN.
                    Một độc giả
                    Báo đài VN hàng ngày ra rả kêu gọi học tập nọ kia hết đợt này đến đợt khác. Nay Tạ Phong Tần cũng “tiếp bước”, chỉ khác một điều là dùng đài “Tây”.
                    Một việc làm vô ích, không giúp được gì cho dân! Tôi xin bày cho các cán bộ như sau: ngày mai ăn mặc chỉnh tề ra trước dân xin lỗi hết sức thành khẩn, khoe rằng mình đã học tập tốt đạo đức cách mạng và hứa những gì đã và đang hứa. Sau đó về nhà ngủ kỹ. Lần sau lại thế cho đến hết thế kỷ 21. Người dân ngoài bỏ nhà (nếu có) lên cửa cán bộ nằm chầu chực là chấm hết. Họ không thể làm gì hơn. Báo chí cứ giả điếc thì cán bộ sợ gì ai!
                     
                    Minh Văn, Melbourne, Australia
                    Cảm ơn bài viết của Tạ Phong Tần. Nhờ bài ông viết gởi đến BBC, tôi nhận thức ra và mừng cho quê nhà còn có những người như ông can đảm viết ra sự thật, đọc tin tức do BBC cung cấp tôi lo ngại quá, thưa ông. Đồng bào đã biểu tình hơn 3 tuần nay rổi, nhà Nước vẫn im lặng. Thật khổ đau cho đồng bào, ăn nhờ ở đậu ngoài đường mưa gió hơn 3 tuần, khó khăn lắm vô cùng. Tôi đang ở nước ngoài, tôi chỉ mong chế độ Cộng Sản đối xử tốt lành với dân mà thôi.
                     
                    TQVN
                    Nhà đã mục nát rồi, các Bác của tui ơi đừng nên chống dột nữa! Bây giờ là lúc phải tháo bỏ và làm lại cái mới hoàn toàn thôi.
                    Không nêu tên
                    Chúng ta đang sống ơ thời kì mà: - Truyền thống bị lợi dụng: mọi khẩu hiệu, phong trào...mọi chương trình ca ngợi kỉ niệm chỉ nhằm che đậy hành động tư lợi cá nhân. -Thành quả bị đánh cắp: chúng ta có được đất nước thống nhất và hoà bình để phát triển là do thành quả của hàng triệu người yêu nước ( cả CS và không CS) đã đấu tranh, hi sinh... nhưng phần lợi lớn nhất của thành quả đấu tranh lại rơi vào túi một số người!
                    Xin trích nguyên văn: "Ông Vũ Đức Khiển-Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói: “Khi còn kháng chiến, cán bộ đến nhà, dân mở cửa tiếp đón, nấu cơm cho ăn, nay dân đến nhà, chẳng lẽ không tiếp?” (Thanh Niên ngày 07/5/2006). Không phải "chẳng lẽ", mà rõ là họ không tiếp, không muốn tiếp! Quan chức địa phương đâu có ăn một mình!
                     
                    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/07/070710_land_people_opinion.shtml
                    #25
                      Quang Khôi 16.07.2007 11:26:59 (permalink)




                      Giải pháp cho tranh chấp đất đai?
                      10 Tháng 7 2007 - Cập nhật 09h54 GMT
                       
                      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070710_land_disputes_interview.shtml









                      Người dân từ các tỉnh lên TP. HCM, hy vọng chính quyền trung ương quan tâm
                       Tranh chấp đất đai tiếp tục là vấn đề phức tạp ở Việt Nam. Mặc dù báo chí nhà nước gần như im lặng trước cảnh người dân nông thôn lên Hà Nội hay TP. HCM khiếu kiện, nhưng mới đây chính phủ Việt Nam cũng phải lên tiếng thừa nhận vấn đề đang nóng lên.
                       
                      Một công điện ngày 4-7 của Thanh tra Chính phủ thừa nhận từ cuối tháng Sáu đến nay, tình hình khiếu tố của công dân diễn ra "gay gắt, phức tạp."
                       
                      Bức công điện gửi cho 11 tỉnh và thành phố nói rõ: "Nhiều đoàn đông người, có tổ chức, kéo đến các cơ quan, công sở và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội."
                       
                      Trong khi đó, trong gần 20 ngày nay, nhiều nông dân từ các tỉnh thành đã tụ tập biểu tình trước cửa văn phòng quốc hội 2 tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm gây sức ép đòi giới chức phải giải quyết những khiếu nại của họ.
                      Có giải pháp lâu dài nào cho những tranh chấp đất đai ở Việt Nam?
                       
                      Lê Quỳnh của BBC đã có cuộc phỏng vấn với GS. Haroon Akram-Lodhi, dạy tại Khoa Nghiên cứu Phát triển Quốc tế thuộc Đại học Trent, Ontario, Canada.
                       
                      Trước đó, từ 1995 đến 2006, ông là phó giáo sư ngành Phát triển Nông thôn ở Viện Nghiên cứu Xã hội, Hague, Hà Lan.
                      Đã viết nhiều về chính sách đất đai của Việt Nam, GS. Haroon Akram-Lodhi, từ 1999 đến 2002, cũng là Trưởng dự án cao học Việt Nam - Hà Lan.
                       
                      Haroon Akram-Lodhi: Gốc rễ của vấn đề tương đối khác nhau tùy theo từng vùng, và đặc biệt là giữa vùng ven quanh Hà Nội và TP. HCM mà đang trong quá trình đô thị hóa, khu vực Tây Nguyên, và vựa lúa ở đồng bằng sông Hồng và sông Mekong.
                      Tại các khu vực ven đô đang bắt đầu đô thị hóa, mặc dù quyền sở hữu bất động sản trên lý thuyết thì chắc chắn hơn so với Trung Quốc, các xã địa phương vẫn có sự tùy ý khá lớn khi thu hồi đất với giá thấp hơn giá thị trường. Điều này có nghĩa là việc lấy đất trở thành nguồn thu quan trọng từ tham nhũng, và nhiều tranh chấp ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ phản đối xảy ra ở Hà Nội hay TP. HCM, phản ánh sự cưỡng lại của nông dân trước hành vi tham nhũng của chính quyền địa phương.








                      Đất ngày càng có giá, đồng thời nhiều người vẫn nghèo đi
                      Tại cao nguyên Trung phần, cũng tồn tại tham nhũng, nhưng gốc rễ vấn đề còn dính dáng đến cách thức chia đất cho các di dân chuyển đến vùng này gây thiệt thòi cho người dân tộc sở tại. Trong nhiều trường hợp, phương thức canh tác của người dân tộc sở tại lại khác biệt với phương thức mà Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đề nghị.
                       
                      Tại khu vực đồng bằng, lại nảy sinh vấn đề là càng ngày đất nông nghiệp càng thu hẹp. Nhiều người cho rằng chuyện này phản ánh sự thịnh vượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, với nhiều người khác, tôi nghĩ, nó phản ánh sự túng quẫn vì nợ nần. Người nông dân muốn chính quyền địa phương giải quyết sự túng quẫn của họ, nhưng đã không được, một phần bởi vì chính các đảng viên ở địa phương đã lấy thêm đất cho mình – ở nông thôn, nhiều đảng viên cũng là các nông gia lớn.
                       
                      Nhiều người cho rằng những thất bại như vậy trong việc “điều hành” nông thôn là do thiếu bộ máy tư pháp độc lập, thiếu những khế ước vững chắc về pháp lý. Hệ thống pháp quyền bị chính trị hóa nặng nề, nhất là tại nông thôn. Tôi đồng ý với nhận xét này, nhưng tôi cũng muốn nói rằng vấn đề không chỉ có vậy. Ta cần lưu ý đến sự bất bình đẳng gia tăng ở nông thôn, và giữa thành phố và nông thôn mà chính phủ hầu như bất lực – và thực sự họ cũng không muốn giải quyết vì có quá nhiều cán bộ địa phương hưởng lợi từ sự bất bình đẳng ở nông thôn.
                       
                      BBC:Dựa trên quan sát của ông, ông dự đoán các tranh chấp đất đai ở Việt Nam có trở nên tồi tệ hơn, đến mức như tình trạng ở Trung Quốc không?
                       
                      Những mâu thuẫn về đất đai ở Trung Quốc được biết đến nhiều, nghiên cứu nhiều – con số mà tôi thường dẫn là khoảng 87.000 vụ mỗi năm.
                       







                       Quan hệ giữa đảng và thu vén tài sản gắn bó quá mật thiết, thành ra, chống tham nhũng có nghĩa là rốt cuộc phải giải quyết vị trí của đảng trong bộ máy nhà nước Haroon Akram-Lodhi
                      Tại Việt Nam, chúng ta không biết rõ tầm mức của vấn đề. Tuy nhiên, đế tranh chấp đất đai đạt đến quy mô như người ta chứng kiến ở Trung Quốc thì ở Việt Nam chỉ cần có khoảng 5075 vụ mỗi năm. Tôi phỏng đoán – nhưng tôi chưa có đủ dữ liệu chứng minh – là tranh chấp đất đai mỗi năm lại tăng lên. Nói cách khác, tôi tin rằng tình hình tranh chấp đất đai ở Việt Nam đã tới mức còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc.
                       
                      BBC:Liệu có giải pháp nào cho tình trạng hiện nay, hay đó là kết quả không tránh khỏi của quá trình chuyển đổi ở Việt Nam?
                       
                      Ở nông thôn Việt Nam, sự bất bình của người nông dân diễn ra rất thận trọng. Tôi nói thận trọng theo cái nghĩa là rất hiếm khi người dân phản đối nhà nước hay Đảng.
                       
                      Sự bất bình thường nhắm đến những cá nhân cụ thể (mặc dù cũng có những vụ được ghi chép rõ, cho thấy người dân phá hoại tài sản của nhà nước, và cán bộ bị dân bắt nhốt lại.)
                       







                       Nhiều người trong đảng và chính phủ biết rằng hệ thống hiện nay không bền vững. Nó sẽ sụp đổ, chỉ còn vấn đề thời gian mà thôi. Vì thế họ sử dụng quan hệ để tranh thủ kiếm tiền.  Haroon Akram-Lodhi
                      Một phần, điều này phản ánh tính chất tản quyền cao độ của nhà nước Việt Nam – tại đa số vùng, quan chức điều hành chủ yếu cũng là người địa phương. Người ta quen biết nhau, là hàng xóm của nhau, và dân phẫn nộ khi những người họ quen lại làm giàu nhờ quyền chức. Thế nên vấn đề mang tính cá nhân, đặc biệt là ở nông thôn. Nó có tác động quan trọng cho chính phủ - dân bất bình nhưng không đặt vấn đề với cả hệ thống. Như vậy, nếu chính phủ thực sự nỗ lực chống tham nhũng, vấn đề sẽ được giảm rất nhiều.
                       
                      Tuy nhiên, và điều này rất quan trọng, tham nhũng lại tràn lan. Quan hệ giữa đảng và thu vén tài sản gắn bó quá mật thiết, thành ra, chống tham nhũng có nghĩa là rốt cuộc anh phải tìm cách giải quyết vị trí của đảng trong bộ máy nhà nước. Mà chuyện này là không thể làm được trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, theo ý riêng của tôi, nhiều người trong đảng và chính phủ biết rằng hệ thống hiện nay không bền vững. Nó sẽ sụp đổ, chỉ còn vấn đề thời gian mà thôi. Vì thế họ sử dụng quan hệ để tranh thủ kiếm tiền trước khi sự bảo trợ chấm dứt. Điều này giải thích nhiều điều, ví dụ, vì sao khu vực tư nhân ở Việt Nam được xây dựng bởi những người có quan hệ với đảng, để họ vẫn tồn tại và tài sản của họ vẫn giữ nguyên cả sau khi hệ thống đã sụp đổ. Khi nhìn theo hướng này, ta thấy không phải là ngẫu nhiên mà những người có nhiều đất nhất ở nông thôn luôn là những người có quan hệ với chính phủ hoặc đảng (hoặc cả hai).
                       
                      Vấn đề đối với Đảng Cộng sản, nhìn từ góc độ bền vững, là sự cầm quyền của nhà nước dựa trên khả năng đem lại giàu có cho nông thôn. Nếu vì bất cứ lý do gì điều này bị nông dân nghi ngờ, sẽ có những ảnh hưởng cho ổn định xã hội mà đảng nhận thức rất rõ. Vì thế họ phải giải quyết bất ổn ở nông thôn, và giải pháp của họ là nâng mức sống cho nông thôn – giống như ở Trung Quốc. Nhưng họ không đụng đến những bất bình về đất đai, và vì thế nó không giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống mà nông thôn Việt Nam đang gặp phải.
                       
                      Tóm lại, có giải pháp nào không? Về lý thuyết thì có. Trên thực tế, tôi không thấy có giải pháp nào.
                      ....
                      #26
                        Quang Khôi 16.07.2007 11:31:18 (permalink)
                        Giải pháp cho tranh chấp đất đai?
                         
                        .....
                         
                        Ngọc Thảo, TP. HCM
                        Ngài Haroon Akran - Lodhi là người nước ngoài có nhận xét và nêu vấn đề tranh chấp đất đai hơn hẳn những chuyên gia nước ngoài khác. Nhưng ông chưa đưa ra được lời giải. Tôi nghĩ cũng đúng thôi, tranh chấp đất đai là một bài toán không đơn giản. Lúc nào thu xếp được thời gian tôi sẽ viết kỹ về đề tài này.
                         
                        Huy Phong, Ba Đình
                        Bài báo này quá hay, đã nói hết lên tất cả những gì hiện tại đang xảy ra tại đất nước của chúng ta.
                        Tôi có một thắc mắc là đảng cộng sản luôn luôn nói rất là hoành tráng rằng đảng cộng sản là đảng của giai cấp vô sản, mà các đảng viên cộng sản tại sao bây giờ họ lại giàu có quá vậy. Trong các sách dạy học sinh, sinh viên về lịch sử, đảng cộng sản luôn luôn bắt các em phải học đảng là đại diện cho giai cấp công nhân và nông dân, chế độ XHCN là một chế độ siêu việt, mọi người bình đẳng, bác ái, ai cũng như ai, không có cảnh người bóc lột người...
                        Vậy mà giờ đây, đảng cộng sản nghĩ sao khi các em bước ra khỏi trường học thì thấy công nhân đình công, nông dân thì biểu tình.
                         
                        Người Dân, tp.HCM
                        GS Haroon Akram-Lodhi biết rất rõ về tai họa này ở Việt Nam. It's amazing! Tôi thật khâm phục khi ông đã nói được những điều không ai trong nước dám nói. Chính tôi cũng là nạn nhân của những vụ tham nhũng đất đai từ tay các cán bộ tham lam.
                        Xin quý vị chú tâm vào việc này để giúp dân nghèo trong nước. Hy vọng các nhà lãnh đạo có lương tâm trong nước đọc bài phỏng vấn này.
                         
                        Việt Cường
                        Tôi thấy tác giả viết bài này quá hoàn hảo, tác giả ở nước ngoài mà có rất nhiều ý kiến như đang sống và làm việc trên đất nước Việt Nam.
                        Chỉ khi nào các quan chức chính phủ Việt Nam thực sự vì dân, lo cho dân thì cuộc sống của người dân mới thực sự đi vào ổn định. Ở Việt Nam, bạn chỉ cần có cơ hội kiếm tiền như chèn ép kẻ yếu, cấp dưới để nhận phong bì là mọi luân lý đạo đức đã được học quẳng ra sọt rác hết. Từ tổng giám đốc cho đến nhân viên quèn. càng cơ quan quản lý cấp trên càng công khai vòi tiền cấp dưới.
                        Các quan chức Việt Nam có biết điều này không ? Câu trả lời là tất nhiên rồi, nhưng nếu thực sự "liêm khiết" thì ai là người đem tiên cúng nạp sếp, sếp lấy tiền đâu cho con đi du học, ăn chơi ở nhà hàng, kể cả sếp nữa.
                         
                        Mi Nhơn
                        Tranh chấp đất đai nói ở đây không phải giữa nhân dân với nhau, mà là giữa dân với đảng. Ý đảng một đường (coi đất đai là sở hữu toàn dân, do đảng làm đại diện) còn ý dân lại muốn sở hữu đất đai do tổ tiên Lạc Hồng để lại cho con cháu.
                        Xoá quyền tư hữu đất đai là tàn dư rơi rớt cuối cùng của chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin, nay đã sụp đổ tan tành trên thế giới mà ĐCSVN còn luyến tiếc. Luật đất đai của đảng sẽ phá sản, khiến dưới chân đảng hết chỗ đứng; còn tự do báo chí sẽ là tử huyệt của đảng như lưỡi gươm kể trên đầu. Do vậy, có thể dự đoán đảng ta sẽ sống-chết bảo vệ hai cái này. Bạn nào dưới 30 tuổi sẽ đủ thời gian chiêm nghiệm.
                         
                        Josie Nguyễn
                        Ông GS này có câu kết luận rất sát thực tế vì đã gắn liền kinh tế, xã hội và chính trị là 3 thành phần không thể tách rời của vấn đế phát triển. Những bất công xã hội chỉ là những triệu chứng chứ không phải nguyên do của sự suy đồi của một hệ thống.
                        Nguyên do của tất cả bất công xã hội đều xuất phát từ vấn đề phân bổ quyền lực chính trị. Vấn đề ở đây không phải là cộng sản hay tư bản mà là phân bổ quyền lực. Nếu làm cộng sản không còn là nguồn nắm quyền lực thì những người CS nắm quyền sẵn sàng kế hoạch chuyển mình thành nhóm tư sản thông qua các hành động bất chính; tương tự như các đại gia xã hội đen tích tụ tư sản qua các hành động vô lương, rồi mang tư bản tích tụ được vào làm ăn chính thức để chuyển mình từ phi pháp thành nhà kinh doanh chính danh.
                        Quả thật muốn có một VN thực sự phát triển thì nhất thiết ta phải giải quyết vấn đề dộc quyền chính trị.
                         
                        Sao Mai, Hà Nội
                        Những cảnh người dân khiếu kiện đất đai tại Hà Nội đang trở nên phổ biến. Với sự độc quyền lãnh đạo của ĐCS, xã hội VN ngày nay đang tạo ra những người dân vô sản trong khi lại đang đẻ ra rất nhiều tư sản đỏ giàu lên từ việc chiếm đoạt tài sản của nhân dân là đất đai.
                        Đây chính là một trong những tệ nạn được sinh ra trong những chế độ độc tài toàn trị như CSVN.
                         
                        Nguyễn Văn An, Sài Gòn
                        Có một giải pháp duy nhấ:cho tranh chấp đất đai. Cần một lực mạnh để đưa đảng CS về đúng Vô Sản. Buộc họ phải làm như nói thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp ngay.
                         
                        Quốc Bảo, Anchorage
                        Đã đến lúc đảng CSVN phải thật sự xin lỗi, và bồi thường cho những nạn nhân của chế độ, trả lại tài sản mà họ đã tịch thu sau 1975, trả lại tài sản của tất cả các tôn giáo. Riêng phật giáo Hòa Hảo phải trả lại giảng đường, và chấm dứt việc quốc doanh hóa tôn giáo.
                         
                        Chân Đất
                        Bài viết rất đúng và rất trúng. Vấn đề là cách xử lý. Chỉ có một cách 'tương kế tựu kế".
                         
                        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070710_land_disputes_interview.shtml
                        #27
                          Quang Khôi 16.07.2007 11:39:11 (permalink)
                          12 Tháng 7 2007 - Cập nhật 10h27 GMT 
                           





                          'Sẵn sàng đối thoại với người khiếu kiện'
                           










                          Đất đai là lý do khiếu kiện chính
                          Nhiều nông dân miền Nam đã tập trung trước trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại TP. HCM suốt ba tuần qua - một trong các vụ phản đối ôn hòa lâu nhất trong thời gian gần đây.
                           Trong khi đó, tại Hà Nội mấy tuần này cũng có nhiều người dân từ các địa phương kéo về khiếu kiện.
                           
                          Tình hình "gây mất trật tự" ở ngay thủ đô đã khiến Thanh tra Chính phủ phải gửi công điện cho 11 tỉnh, thành hôm 4-7.
                           
                          'Gay gắt'
                          Công điện số 1395/CĐ-TTCP được gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Nam Định.
                           
                          Thanh tra Chính phủ nói gần đây "tình hình khiếu tố của công dân diễn ra gay gắt, phức tạp".
                           
                          "Nhiều đoàn đông người, có tổ chức, kéo đến các cơ quan, công sở và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội".
                           
                          Do vậy lãnh đạo các tỉnh thành được yêu cầu phải cố gắng "vận động công dân trở về địa phương để giải quyết".
                           
                          'Đối thoại'
                          Trả lời hãng tin AFP tại buổi họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chính quyền "rất quan tâm" giải quyết các vụ khiếu kiện.
                           
                          Ông Lê Dũng cho rằng: "Việc thu hồi đất cũng như việc đền bù, tái định cư cho người dân được triển khai theo các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương."
                           







                           Chính quyền TP. HCM và các địa phương rất quan tâm và tích cực xem xét từng trường hợp cụ thể Lê Dũng, Bộ Ngoại giao Việt Nam
                          Về các trường hợp khiếu kiện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời:
                           
                          "Liên quan đến một số trường hợp khiếu nại của người dân về việc đền bù, giải toả đất đai ở một số địa phương, chính quyền TP. HCM và các địa phương rất quan tâm và tích cực xem xét từng trường hợp cụ thể, sẵn sàng đối thoại và tìm biện pháp giải quyết thoả đáng trên tinh thần tạo thuận lợi cho việc ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước."
                           
                          Nhiều người tham gia khiếu kiện đã tuyên bố sẽ ở lại tới cùng, cho tới khi nào vụ việc của họ được giải quyết dứt điểm.
                          Bà Vũ Thanh Phương, từ tỉnh Đồng Nai, một trong những người đang ăn dầm ở dề tại TP. HCM, nói với BBC:
                           
                          "Đa số những người biểu tình muốn đòi lại quyền lợi của họ, như đất đai bị các quan chức tước đoạt của nhân dân. Nhưng nói chung người biểu tình có nhiều thành phần khác nhau, với nhiều vụ việc khác nhau."
                           







                           Chúng tôi kiên quyết cứ nằm đây cho tới khi thủ tướng có hướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, chứ không để địa phương đón về. Vũ Thanh Phương
                          Bà nói thêm: "Chúng tôi kiên quyết cứ nằm đây cho tới khi thủ tướng có hướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, chứ không để địa phương đón về giải quyết như trước. Vì chúng tôi không tin họ nữa rồi."
                           
                          Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, GS. Haroon Akram-Lodhi, Đại học Trent, Ontario, Canada, nói giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam phải gắn với cuộc chiến chống tham nhũng.
                           
                          "Nhiều tranh chấp ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ phản đối xảy ra ở Hà Nội hay TP. HCM, phản ánh sự cưỡng lại của nông dân trước hành vi tham nhũng của chính quyền địa phương."
                           
                          Ông nhận xét việc thu hồi đất trái phép ở nhiều địa phương dính đến các quan chức của Đảng Cộng sản, và điều này gây khó khăn trong hướng giải quyết.
                           
                          "Quan hệ giữa đảng và thu vén tài sản gắn bó quá mật thiết, thành ra, chống tham nhũng có nghĩa là rốt cuộc anh phải tìm cách giải quyết vị trí của đảng trong bộ máy nhà nước. Mà chuyện này là không thể làm được trong giai đoạn hiện nay."





                          Trúc
                          Dân biểu là đại diện cho dân, mà bây giờ dân đang gặp khó thì chẳng thấy ông dân biểu nào lên tiếng hết. Điều này cho thấy rõ ràng cái quốc hội này là một cái quốc hội bù nhìn của ĐCSVN.
                          Tôi nghĩ nếu mà có đa nguyên đa đảng thì những trường hợp khiếu kiện về đất đai bị ăn cướp như hiện nay sẽ được giải quyết dễ dàng.
                          Người CS rất sợ đa nguyên đa đảng, vì nếu có đa nguyên đa đảng thì những nhà tù trên khắp VN sẽ không còn chỗ để chứa họ, bởi vậy họ phải tìm đủ mọi cách để tiêu diệt ngay từ trong chứng nước những người có đầu óc đa đa nguyên đa đảng.
                           
                          Thanh Mai, Hà Nội
                          Quy hoạch treo, dự án ma, nắn cho đường chạy qua trước nhà quan chức là những thuộc tính hết sức đặc trưng và cố hữu của chế độ CSVN. Dân oan đi kiện do vậy sẽ là bản trường ca không có hồi kết. Ông bà, cha mẹ, con cái, đời đời lớp lớp đội đơn lũ lượt kéo nhau lên cửa quan, đấu tranh chống cướp nhà cướp đất. Cho dù chính quyền có 3 đầu 6 tay cũng phải lắc đầu bó tay trước số lượng và độ phức tạp của núi hồ sơ tích tụ từ năm này qua năm khác.

                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070712_peasant_protest_update.shtml
                          #28
                            Quang Khôi 17.07.2007 04:41:42 (permalink)
                            Các nhà sư gốc Khmer Nam Bộ biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam
                            2007.02.28
                            Nguyễn Bình, đặc phái viên đài RFA
                            Nhân chuyến thăm Cambodia của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, có khoảng trên 100 nhà sư người Khmer gốc ở miền Tây Nam bộ biểu tình để phản đối chính quyền Sóc Trăng buộc 9 vị sư người Khmer ở đó hoàn tục hồi tuần trước. Phóng viên Nguyễn Bình từ Cambodia có bài tường trình về sự kiện này như sau.


                            Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
                            Tải xuống để nghe


                            Khoảng trên 100 vị sư người Khmer Krom ở thủ đô Phnom Penh tổ chức biểu tình vào sáng ngày 27 tháng 2 năm 2007 gần Đại sứ quán Việt Nam, nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Photo Nguyen Binh/RFA
                             Nhân chuyến thăm Cambodia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, khoảng trên 100 vị sư người Khmer Krom ở thủ đô Phnom Penh tổ chức biểu tình vào sáng ngày 27 tháng 2 năm 2007 gần Đại sứ quán Việt Nam.
                            Một nhà sư đang tham gia biểu tình cho biết mục đích của cuộc biểu tình là để phản đối chính quyền tỉnh Sóc Trăng bắt 9 vị sư Khmer hoàn tục vào ngày thứ Năm và thứ Bảy tuần trước, trong đó có 4 vị đang bị giam ở trong tù.
                             
                            Đoàn biểu tình dự định đến trước Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, nhưng chưa đến nới thì bị quân cảnh chặn lại, do đó đoàn biểu tình phải dừng lại trên đại lộ Monivong cách Đại sứ quán Việt Nam khoảng 200 mét.
                             
                            Có khoảng trên 300 lực lượng quân cảnh được huy động đến ngăn chặn đoàn biểu tình và bảo vệ Đại sứ quán Việt Nam. Có một số quân cảnh dùng lời lẽ thô tục để chửa cách vị sư, đây là hình ảnh hiếm thấy trong một quốc gia phật giáo. Và các vị quân cảnh này còn nói rằng các vị sư đang phá hoại tình hữu nghĩ giữa 2 nước Việt Nam – Cambodia.
                             
                            Đến gần 11 giờ trưa có một người đàn ông mặt thường phục nói chưa thành thạo tiếng Khmer, các nhân chứng cho rằng ông ta là người Việt, vì có nghe ông ta chửi bằng tiếng Việt, đến ôm cổ một vị sư để giành lấy biểu ngữ. Có xô xát nhẹ xải ra giữa người đàn ông này và các vị sư, nhưng không gây thương tích cho cả 2 phía.
                             


                            Khoảng trên 100 vị sư người Khmer Krom ở thủ đô Phnom Penh tổ chức biểu tình vào sáng ngày 27 tháng 2 năm 2007 gần Đại sứ quán Việt Nam, nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Photo Nguyen Binh/RFA
                              Đến hơn 12 giờ trưa, thì đoàn biểu tình giải tán. Cao ủy nhân quyền của Liên hiệp quốc tại thủ đô Phnom Penh đưa các vị sư này về một ngôi chùa ở ngoại ô Phnom Penh để phỏng vấn.
                             
                            Được biết vào hôm Chủ Nhật vừa qua, đảng đối lập Sam Rainsy của Cambodia cũng đưa ra thông cáo báo chí, trong đó tố cáo chính phủ Việt Nam vi phạn nhân quyền đối với người Khmer đang sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long.
                             
                            Phát ngôn viên đảng Sam Rainsy, bà Mou Sok Hour, người gốc miền Tây Nam bộ nói với báo chí rằng thông cáo vừa đưa ra của đảng Sam Rainsy sẽ không làm liên lụy đến người Việt đang sinh sống ở Cambodia, mà chủ yếu đòi chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền đối với người Khmer ở Việt Nam.
                             
                            Bà cho rằng đảng Sam Rainsy rất quan tâm đến người Khmer hiện đang sinh sống ở miền Nam Việt Nam, vì họ cũng là người Cambodia, và là nạn nhân của hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
                             
                            Đại sứ quán Việt Nam, sau nhiều lần né tránh với báo chí, vào ngày thứ Hai vừa qua, ông Nguyễn Sơn Thủy, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam nói với nhật báo tiếng Anh The Cambodia Daily rằng chính phủ Việt Nam không bắt buột các vị sư Khmer hoàn tục. Ông cho rằng căng thẳng xảy ra ở Sóc Trăng vừa qua chỉ là sự hiểu lầm giữa chính quyền địa phương và các vị sư Khmer.
                             
                            http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/28/100MonksKhmerKromProtestVietnamPresident_NBinh/
                             
                             
                            #29
                              Quang Khôi 17.07.2007 10:31:49 (permalink)



                              Xô Viết Nghệ Tĩnh, Có Hay Không?
                               
                              TRẦN GIA PHỤNG . Việt Báo Thứ Sáu, 8/18/2006, 9:00:00 AM




                              Hào khí của cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 đã làm cho dân chúng cả nước hăng hái tranh đấu giành độc lập, đòi quyền sống, nhất là trong hoàn cảnh xã hội đen tối sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929.

                              Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ tại Hoa Kỳ, từ tháng 10-1929 lan sang các nước Âu Châu và các nước Á Châu.  Nền kinh tế Việt Nam tuy còn chậm tiến, nhưng lệ thuộc nhiều vào những hoạt động của nền kinh tế Pháp, nên cũng bị ảnh hưởng bởi nạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.  Các sản phẩm Việt Nam do Pháp xuất cảng ra thị trường thế giới như lúa gạo, than đá đều giảm sút trầm trọng.  Đồng bạc Đông Dương bị phá giá.  Nhiều công nhân ở thành phố bị thất nghiệp.  Ở nông thôn, giá gạo hạ thấp nên nhiều cánh đồng bị bỏ hoang. 
                               
                              Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho đời sống khó khăn đói nghèo, khiến cho dân chúng bất mãn, sẵn sàng nổi lọan.  Đây là cơ hội tốt cho các chi bộ đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mới được thành lập, có cơ hội xách động quần chúng biểu tình và đình công chống nhà cầm quyền.  Các chi bộ  nầy được hình thành ngay sau khi đảng CSVN chính thức ra đời ngày 6-1-1930.
                               
                              Từ đầu năm 1930, khoảng 3,000 công nhân đồn điền Phú Riềng nổi loạn vào tháng 2-1930.  (Phú Riềng thuộc tỉnh Phước Long trước 1975, cách Đồng Xoài khoảng 20 km.)  Công nhân nhà máy dệt Nam Định đình công tháng 3-1930.  Nhân ngày lễ Lao động, 1-5-1930, nổ ra các cuộc biểu tình ở nhiều tỉnh trong đó quan trọng nhất ở Quảng Ngãi và Vinh (Nghệ An). 
                               
                              Trong cuộc biểu tình tại Vinh, số nạn nhân bị Pháp bắn chết là 6 người.  Phong trào biểu tình vẫn tiếp diễn trong nhiều tháng và nhiều nơi khác nhau trong khắp nước.  Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), nông dân các huyện Nam Đàn, Can Lộc đập phá huyện đường, các hào mục bỏ nhiệm sở, chạy trốn.  Người ta phá nhà giam, thả tù nhân, tìm giết các viên chức.  Ngày 12-9-1930, nông dân tụ tập để tiến về thành phố Vinh.  Pháp dùng máy bay thả bom, giết 217 nông dân tại Hưng Nguyên.  Pháp còn đàn áp và sát hại 8 nông dân ở Tiền Hải (Thái Bình) ngày 14-10-1930.(1) 
                               
                              Lúc đó, Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy), sau khi thành lập xong đảng Cộng Sản Xiêm La và Mã Lai, ông trở lại chi nhánh Đông phươn bộ ở Hương cảng khỏang giữa tháng 5-1930.  Tại đây, Nguyễn Ái Quốc mở những khóa giảng huấn chính trị.  Trong số các học viên, Nguyễn Thị Minh Khai (2) đến Hương Cảng từ tháng 4-1930, cũng làm việc ở văn phòng nầy.  Gần cuối năm 1930, Nguyễn Ái Quốc được tin nông dân Nghệ Tĩnh nổi dậy, liền làm báo cáo với QTCS và Quốc tế Nông dân (tổ chức hữu danh vô thực của QTCS) rằng: “Hiện nay ở một số làng đỏ Xô-viết nông dân đã được thành lập.”(3) 
                               
                               Từ đó, danh xưng “Xô-viết Nghệ Tĩnh” đi vào sách vở của CSVN
                              Các tài liệu, sử sách chính thức của đảng CSVN hiện nay, dựa theo báo cáo của Nguyễn Ái Quốc, viết rằng khi chính quyền “đế quốc và phong kiến” bị tan rã, những người nổi dậy đã thay thế bằng chính quyền Xô-viết Nghệ Tĩnh. Vì dụ sách Lịch sử Việt Nam tập II do Ủy Ban Khoa học Xã Hội Việt Nam xuất bản năm 1985 viết: “Từ thực tế đó, lần đầu tiên ở Việt Nam đã xuất hiện một hình thức mới về chính quyền của những người lao động: Xô viết Nghệ Tĩnh.  Trong bước đầu, tuy còn thô sơ, nhưng về thực chất, Xô viết Nghệ Tĩnh làm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.”(4)
                               
                              Giống như những tài liệu tuyên truyền khác của đảng CSVN, các tài liệu về Xô viết Nghệ Tĩnh viết rất kêu, với nhiều tĩnh từ rất hấp dẫn, nhưng không cụ thể, không cho biết chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh do ai lập, lập ở Nghệ Tĩnh nhưng tại làng nào, huyện nào, và vào lúc nào, ngày tháng cụ thể nào? (5)
                               
                              Trong khi đó, theo tài liệu của một cựu đảng viên CSVN, thì khoảng tháng 9-1930, thật sự có những cuộc biểu tình lớn của nông dân Nghệ Tĩnh, làm cho hào mục vài vùng nông thôn lo sợ bỏ chạy, nên dân làng cử người đứng ra lo công việc chung trong xã thôn, trong lúc hào mục vắng mặt.  Cũng theo tài liệu nầy, “…chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết thì hồi đó không đồng chí nào nhận được chỉ thị hoặc nghe phổ biến”.  Hơn nữa lúc đó, Trần Phú, tổng bí thư đảng CSVN, cũng hoàn toàn không biết gì về chủ trương thành lập chính quyền Xô-viết và rất “bực mình vì sự báo cáo vội vã của Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế cộng sản”.(6)  
                               
                              Hai tài liệu trên đây có một điểm chung là vào năm 1930, dân chúng tại nhiều làng quê ở Nghệ Tĩnh đã nổi dậy chống chính quyền.  Điều nầy không có gì làm lạ vì cuộc khủng hỏang kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho dân chúng đói khổ.  Ngày trước, dưới chế độ quân chủ, mỗi lần có thiên tai như lụt lội, hạn hán, côn trùng phá hoại đưa đến mất mùa; dân chúng đói khổ, thường nổi lên chống lại triều đình.  Đây là phản ứng bộc phát của dân chúng khi gặp họan nạn đói rách. 
                              Bên cạnh sự nổi dậy của nông dân, hai tài liệu trên đây có điểm khác nhau về việc chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh có thực sự được thành lập hay không?  Để trả lời câu hỏi nầy, chúng ta thử đặt vài câu hỏi kế tiếp:
                               
                              1) Thứ nhất, lúc đó, đảng CSVN mới thành lập ngày 6-1-1930.  Tổng bí thư Trần Phú đang bận rộn với chỉ thị của ĐTQTCS, lo đổi tên đảng CSVN thành đảng CSĐD trong Hội nghị Kowloon (Cửu Long), gần Hương Cảng.  Vậy các nhà lãnh đạo CSVN đồng thời có nghĩ đến chương trình nổi dậy ở Nghệ Tĩnh hay không?  Nếu có, đảng CSVN có dự tính kế họach thành lập các chính quyền Xô viết hay không?
                               
                              2) Thứ hai, đa số giới công nhân tập trung ở những thành phố có các công xưởng, hay các hải cảng, vậy ở vùng nông thôn Nghệ Tĩnh, đảng CSVN có đủ công nhân để nổi dậy và thành lập chính quyền Xô viết hay không?  Thứ ba, nông dân lúc đó chưa biết gì về chính quyền Xô viết thì làm sao có thể thiết lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh?  Cuối cùng, giả thiết như cán bộ cộng sản quả thật có ý định thành lập chính quyền Xô viết, nhưng khi họ nổi dậy ở đâu, Pháp đưa quân dẹp đến đó, thì họ có tổ chức được chính quyền Xô viết hay không? Các cuộc biểu tình xảy ra vài nơi ở Nghệ Tĩnh diễn ra khoảng 3 tháng cuối năm 1930.
                               
                              Với những câu hỏi nầy, ai cũng có thể thấy rõ rằng lúc đó chẳng hề có việc đảng CSVN có thể thành lập cái gọi là chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh như Nguyễn Ái Quốc viết.  Phải chăng Nguyễn Ái Quốc bịa ra chuyện chính quyền Xô-viết Nghệ-Tĩnh, báo cáo không đúng sự thật lên thượng cấp cộng sản ở Liên Xô, nhắm để tâng công với ĐTQTCS, hoặc nhắm khích động các nước khác ở Đông Nam Á lập ra chính quyền Xô-viết?  Chính Nguyễn Ái Quốc sẽ phải trả giá cho cái báo cáo bịa đặt của ông ta. 
                              Sau cuộc nổi dậy của nông dân ở một số thôn làng tại Nghệ Tĩnh, Pháp mở cuộc lùng bắt gắt gao các lãnh tụ cộng sản.  Trần Phú, đang hoạt động ở Sài Gòn, bị bắt ngày 19-4-1931.  Trong tù, ông bị bệnh nặng và mất tại bệnh viện ngày 6-9-1931. 
                              Do phát hiện được đường dây tổ chức cộng sản từ Singapore, người Anh bắt được Song Man Ch'o lúc 2 giờ sáng 6-6-1931 tại thành phố Cửu Long (Kowloon), gần Hương Cảng.  Song Man Ch'o hay Tống Văn Sơ chính là Nguyễn Ái Quốc.  Lãnh sự Pháp tại Hương Cảng yêu cầu nhà cầm quyền Anh giải giao Nguyễn Ái Quốc về Hà Nội. 
                               
                              Được tin trên, ĐTQTCS nhờ văn phòng luật sư Frank H. Loseby & N. Pritt tại Luân Đôn (thủ đô Anh Quốc) biện hộ cho Nguyễn Ái Quốc.   Văn phòng nầy ủy nhiệm cho luật sư  F. C. Jenkin, có văn phòng ở Hương Cảng, lo việc bào chữa.  Tòa án Hương Cảng quyết định trục xuất Quốc về Hài Phòng ngày 12-8-1931.  Jenkin chống án.  Tòa phá án Hương Cảng vẫn giữ y án, và buộc đương sự phải rời Hương Cảng đầu tháng 9-1931.  Luật sư F.C. Jenkin kiện lên Hội đồng Cơ mật Vương quốc Anh.  Hội đồng cho ngưng thi hành lệnh trục xuất.  Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bị giam ở Hương Cảng cho đến tháng 1-1933, ông mới bị đuổi ra khỏi Hương Cảng và được tự ý chọn lựa điểm đến.
                               
                              Nguyễn Ái Quốc qua Singapore, nhưng không được nhận.  Ông trở về Hương Cảng và bị bắt trở lại ngày 19-1-1933.  Lúc đó có tin ông bị chết trong nhà tù Hương Cảng, do phía cộng sản tung ra nhắm đánh lạc hướng người Pháp, nhưng thật sự, ông bị trục xuất lần nữa, và đến tạm trú ở Sa Diện tại Quảng Châu, nơi có khu tô giới ngoại quốc.  Mùa hè năm 1933, lãnh tụ đảng CS Pháp là Paul Vaillant-Couturier ghé qua Trung Hoa.  Nhân đó Vaillant-Couturier giúp Nguyễn Ái Quốc trốn đi Thượng Hải.  Từ Thượng Hải, ông đi tàu lên Vladivostok, rồi qua Moscow. 
                               
                              Tại đây Nguyễn Ái Quốc bị giữ lại và “bị khiển trách vì những hậu quả thảm khốc do sách lược cực tả tai hại của CSQT ở Việt Nam”.(7) Sự khiển trách nầy phải chăng bắt nguồn từ những báo cáo không đúng sự thật của Nguyễn Ái Quốc về chuyện chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh năm 1930?  Hoặc việc nầy cũng có thể vì những báo cáo phản đối Nguyễn Ái Quốc của tổng bí thư Trần Phú ở trong nước, trước khi Trần Phú bị bắt và từ trần trong ngục?  Ngoài ra, có tin nói rằng ĐTQTCS nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc hoạt động nhị trùng trong lúc bị người Anh bắt cầm tù ở Hương Cảng.  Cho đến nay, chưa có tài liệu nào cụ thể để xác minh vì sao Nguyễn Ái Quốc bị giữ ở Liên Xô?  Có điều chắc chắn, Nguyễn Ái Quốc ở lại Liên Xô cho đến khi được ĐTQTCS gởi qua Trung Hoa vào năm 1939 để thực hiện một công tác mới.
                               
                              TRẦN GIA PHỤNG
                              (Toronto, Canada)
                               
                              CHÚ THÍCH:
                              1. Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, Lịch sử Việt Nam tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985, tt. 258-261.
                               
                              2. Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941) tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh tại Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Binh, nhân viên Hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp.  Minh Khai học trường Tiểu học Pháp ở Vinh, gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1928, qua đảng CS và sang Hương Cảng.  Tháng 4-1931, Minh Khai bị bắt ở Hương Cảng, đến đầu năm 1932 thì được thả ra.  Minh Khai qua Liên Xô dự Đại hội QTCS kỳ 7, khai mạc ngày 25-7-1935 trong phái đoàng đảng CSĐD.  Sau Đại hội, Minh Khai vào học tại Viện Thợ Thuyền Đông Phương. Đến tháng 2-1937, Minh Khai về nước qua đường Pháp, đến Sài Gòn năm 1938.  Năm 1940, Minh Khai bị bắt, bị lên án tử hình và bị bắn năm 1941 tại Hóc Môn.  Nhiều tài liệu cho thấy khi ở Hương Cảng, Minh Khai trở thành vợ Lý Thụy.  Theo tài liệu của CSVN, về sau Minh Khai là vợ Lê Hồng Phong.
                               
                              3. Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Nxb. Tuổi Xanh, không đề nơi xuất bản, 2001, tr. 75.
                               
                              4. Nguyễn Khánh Tòan, sđd. tr. 262.
                               
                              5. Những báo cáo của Nguyễn Ái Quốc về Xô-viết Nghệ Tĩnh (có thể đọc trên web của đảng CSVN: http://www.cpv.org.vn.  Những tài liệu do đảng CSVN viết về biến cố nầy, hoàn toàn là ngôn ngữ tuyên truyền, không có số liệu, không có nhân vật, cũng không có thờI gian và địa điểm cụ thể.
                               
                              6. Nguyễn Minh Cần, sđd. tt. 75, 77.
                               
                              7. Encyclopedia of Marxism, http://marxists.anu.edu.au/glossary/index.htm, chọn chữ H, tìm mục Hồ Chí Minh.  Nguyên văn câu Anh ngữ trong sách nầy: “Arrested for sedition in Hong Kong in 1931, and presumed dead by his comrades in Vietnam.  In fact, Ho was 'recalled' to Moscow, where he did routine duties.  Meanwhile, he was blamed for the disastrous results of the Comintern's disastrous ultraleft policies in Vietnam.”(Xin tạm dịch: “Bị bắt vì gây rối ở Hương Cảng năm 1931, và các đồng chí ở Việt Nam tưởng rằng ông ta đã chết.  Thật ra, Hồ bị ‘gọi trở lại  về’ Moscow, nơi ông phải làm bổn phận thông lệ [học tập chính trị ?].  Đồng thời ông ta bị khiển trách vì những hậu quả thảm khốc do sách lược cực tả tai hại của CSQT ở Việt Nam.”)


                               TRẦN GIA PHỤNG
                               
                              http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=93340
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 61 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9