Nhân văn
-
Số bài
:
895
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.12.2007
-
Trạng thái: offline
|
RE: Một Huyền Thoại Thi Ca
21.01.2008 11:25:18
( permalink)
V- NHỮNG GIAI THOẠI XUNG QUANH CUỘC ĐỜI THI CA PNT. Chúng ta sẽ còn tiếp tục khám phá cả một biển cả thơ tình cũng như thơ đời mênh mông của anh. Như trong bài thơ " lời của đại bàng " ( bài thơ số 223 trang 15 internet ), anh đã viết: Ta đi tìm ta vua xứ vĩnh hằng Nơi không vua quan không ngai vàng châu báu Nhưng có đất trời và người nương náu Quanh quất quỉ thần cùng vạn tuế - tung hô ! Ta ngủ hay ta mơ... thiên thu ơi, ta đứng đỉnh non đầu, Chiếm một giang sơn qua ngân hà bốn bể. ... giang sải cánh bay vượt qua bao Quách Thành tên tuổi Bản tình ca đời còn chất ngất muôn sau !... Mà có thể nói là PNT đã xây nên cả một " vạn lý trường thành " , rất... rất nhiều thơ hay để lại cho đời. Căn cứ vào những nét đặc trưng trong tính thơ ca đã viết, ta có thể gọi anh là một nhà thơ của dân gian ! Đến đây tôi chỉ xin xen kẽ kể chuyện về cuộc sống, chuyện về làng văn, làng thơ xung quanh cuộc đời tác giả... để ta hiểu về nhà thơ cũng như tập sách bình luận mà tôi muốn viết này cho thêm phần khúc triết và sinh động. 1/- Quá trình truyền bá thi ca của tác giả. Vào năm 1995, sau khi xuất bản tập thơ Người Đàn Bà Trắng ( NXB Thanh niên, thu đông 1994 ) - Đây là tập thơ thứ hai nhà thơ bắt đầu tung ra đời. Anh kể lại rằng: một hôm gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật (PTD) tại toà soạn Tuần báo Văn nghệ, anh hỏi: - Anh Duật thấy tập thơ của tôi thế nào? Nhà thơ PTD im lặng một lát, sau đó nói vài ba câu bâng quơ... rồi bảo: - Tao vừa mới lĩnh 500.000 tiền nhuận bút. Giờ ra quán, hôm nay tao đãi. Ngồi nhậu với nhau trong một cái quán thịt cầy trên phố, tác giả đọc lại cho anh Duật nghe vài bài rút ra ở trong tập... trong đó có bài Chiều Hoàng Hôn và Cô Quét Lá Đêm Hồ: Một đêm hồ nước đầy sương gió Người đi không rõ mặt người Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng Em thầm thì quét lá... bên tôi ! Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim ! Em hoá thành thơ rơi lặng lẽ Trong cõi lòng tôi buồn triền miên. Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng Con nai vàng chết bóng thu xưa (...) Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng: Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya. PTD khen bài nào cũng hay và tán thưởng mãi mấy câu thơ: Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng / Con nai vàng chết bóng thu xưa /- Ông ta ( tức là nhà thơ PTD) nói: Hình ảnh bóng trăng thật sống động, rất con người. Nhất là dùng hình tượng " con nai vàng chết... " thật tài ! Một bài thơ đẹp, giàu cảm xúc và giá trị nhân văn. _ Thế liên hệ những tập thơ đã xuất bản được giải thưởng trong mấy năm qua , thí dụ như: Sự Mất Ngủ Của Lửa của Nguyễn Quang Thiều và Viên Xúc Xắc Mùa Thu của Hoàng Nhuận Cầm chẳng hạn ! Mà Hội nhà văn đã trao giải nhất, so với tập thơ của tôi thế nào? PNT khẽ cười và hỏi lại PTD như vậy. Nhưng ông ta lại nói lảng sang chuyện khác: - Ờ, ờ... thôi, bỏ qua chuyện đó đi. Tao chán bàn về chuyện văn chương lắm rồi ! Chán nhỉ, mày lại không biết uống rượu. Tao mua rượu thuốc quí, bổ lắm đấy ! Uống với tao vài ngụm... Nói làm gì, chuyện thơ phú thời nay mà? - Nhưng ông còn ở trong Ban chấp hành của Hội đồng thơ HNVVN cơ mà? PNT cự lại. _ Nhưng Hội đồng thơ không phải chỉ mình tao. Thôi, uống đi mày ! Thế rồi câu chuyện đối thoại giữa hai nhà thơ họ Phạm ấy đã chìm vào trong sự yên lặng. Chắc là mỗi người sẽ theo đuổi một ý nghĩ riêng của mình? Chỉ biết là sau đó giữa hai người có những bất đồng về quan điểm trong văn chương nói chung, nhất là về thi ca ! PTD là một nhà thơ của Trường Sơn đánh Mĩ, mà ngay trong thưở còn chiến tranh - PNT ( vốn cũng là một chiến sĩ giải phóng ngoài chiến trường, một chiến sĩ của Trường Sơn ), anh đã rất yêu quí ông và còn thuộc nhiều thơ của ông. Nhưng nay thời thế đã đổi khác. Cứ cái giọng thơ ấy, kiểu thơ ấy... người ta không còn muốn đọc nữa. Có một lần PTD bảo với PNT rằng: - Mày phải nghe các lớp đàn anh, thơ của mày nhiều " em " quá !... - Tôi nghe các ông để tôi dẫm xuống bùn à? PNT đã quặc lại nhà thơ lớp đàn anh của mình như vậy. Và PNT đã đúng ! Anh liên tục sáng tác, tạo dựng cho mình cả một thế giới thơ bất hủ , còn có khả năng để lưu truyền mãi trong dân gian. Có lẽ cho đến khi xuống suối vàng ông vẫn không thể ngờ rằng : " Cái tay nhà thơ lớp đàn em vừa rất thân thiện nhưng cũng hay bốp chát với ông ấy, đã đi xa hơn ông nghĩ rất nhiều ! ". Dần dần anh mới nhận ra sự sâu mọt, thối ruỗng của bao kẻ gọi là cầm cân nẩy mực trong Hội hoặc Làng văn chương. Một lớp nhà thơ thời hậu chiến đã cùn rỉ, lỗi thời... trên báo chí, trong những giải văn học chỉ tung hô, chia chác ba lăng nhăng, bát nháo. Bầu trời thơ hỗn tạp không còn phân biệt đâu là thơ hay thực, giả nữa. Giống như một lớp chão chuộc phồng mang, bành má kêu to, như trong bài thơ Người Chơi Mưa anh đã viết: Hữu ý, vô tình: ai biết ai nhân bản? Họ lên diễn đàn - Còn tôi đứng chơi mưa, Cứ đái vào mưa như một trò đùa Oàm oạp quanh hồ... tai nghe toàn chão chuộc !... Anh ngừng xuất bản và bắt đầu cho in những tập thơ lẻ và bình tự do tung khắp chốn kinh thành. Vào làng văn , làng thơ, trong giới báo chí và tràn rất nhiều thơ tình vào giới sinh viên ở các trường đại học để truyền bá thơ ca ! Anh bất cần quan tâm đến các giải văn học kể cả của Hội nhà văn hoặc trên báo chí... Anh viết thơ cho thích , cho hay và tung phủ trên đầu của làng thơ đương đại. Thời kỳ này xuất hiện một tập bình của Phạm Văn Chúc - Một người bạn cùng chiến đấu với anh năm xưa, đã dầy công viết cả một tập bình mấy chục trang để bình tập thơ Người Đàn Bà Trắng. Tập bình đã gây tiếng vang không nhỏ trong giới văn thơ cũng như báo chí thủ đô hồi đó. Có một lần nhà văn Băng Sơn ( ông đã qua tuổi thất thập ), bảo anh : - Nó bình thế chẳng hoá ra mày vĩ đại à? - Thế ông thấy người ta bình sai chỗ nào? Nhà văn Băng Sơn im lặng. - Tại sao tôi không thể vĩ đại, nếu như người ta không bình sai? Anh phản bác lại. Còn nhà văn và cũng là nhà thơ Ngô Văn Phú thì bảo: - Đúng là ông không coi ai ra gì? PNT phớt hết và anh thản nhiên để tiếp tục cái việc truyền bá thơ ca ấy ! Phải nói thời kỳ này anh nhận được rất nhiều sự cảm đồng ngưỡng mộ đương thời , rất nhiều thư của sinh viên từ các tỉnh xa gửi về cho anh. Nhiều nữ sinh còn học thuộc và chép vào sổ tay tình yêu những bài thơ của anh , như: Thời áo trắng , Khóc bên hồ núi cốc, Em về biển, Một góc Hồ Tây, Người đàn bà trắng, v.v... Tên tuổi và thơ anh bắt đầu nổi lên, nhất là ở thủ đô. Dù sao thì anh cũng đã xé toạc được lớp mây mù phủ kín chân dung mình, những tệ nạn của thời thế không thể dìm anh xuống bùn đen được nữa. Anh đã tự dựng tượng đài cho mình ! Nhưng cuộc đời không phải cứ thế mà đi thuận buồm xuôi gió. Bao nhiêu nghịch cảnh vẫn xẩy ra. Một số ông nhà thơ cũng gọi là có mác, có tem... nhưng tính khí thường hay ghen ăn tức ở, nói với nhau: - Hắn ( ý nói nhà thơ PNT ) là một thi nhân lớn thật, nhưng phải chờ cho chúng tao chết đã ! PNT đúng là một cựu chiến binh, đã từng trải qua cả một cuộc chiến tranh bất khả chiến bại của dân tộc : Anh quyết định tuyên chiến với một lớp các nhà thơ đương thời. Một cuộc chiến mới lại bắt đầu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2008 12:08:53 bởi Nhân văn >
|