150 Nhà thơ Nga
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 8 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 109 bài trong đề mục
cacbac 13.12.2007 20:03:35 (permalink)


Maximilian Alexandrovich Kirienko-Voloshin (tiếng Nga: Максимилиа́н Алекса́ндрович Кирие́нко-Воло́шин, 16 tháng 5 năm 1877 - 11 tháng 8 năm 1932) - nhà thơ, nhà văn, dịch giả, hoạ sĩ, nhà hoạt động xã hội Nga.

Tiểu sử:
Maximilian Kirienko-Voloshin sinh ở Kiev. Bố là một luật sư, mất năm 1881. Năm 1893 mẹ của Voloshin mua đất rồi về sống ở Koktebel (vùng Cremia). Từ năm 1897 đến 1899 học ở khoa luật, Đại học Moskva nhưng chủ yếu là tự học ở nhà. Năm 1900, một thời gian làm công nhân đường sắt, sau đó đi du lịch ở Hy Lạp, Ý, Đức, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ kỳ, Ai Cập. Trở về Pháp, Voloshin nhiều lần nghe giảng ở Đại học Sorbonne và học vẽ ở Paris. Từ năm 1903 viết bài cho các báo và tạp chí của Nga. Năm 1907 trở về sống và sáng tác ở Koktebel. Năm 1914 Voloshin viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng từ chối tham gia quân đội. Thời kỳ Nội chiến không tham gia về phía nào. Năm 1924 Voloshin dùng nhà riêng của mình ở Koktebel là trại sáng tác cho các văn nghệ sĩ.
Maximilian Kirienko-Voloshin mất ở Koktebel năm 1932.

Tác phẩm:
*Стихотворения. 1900-1910 (1910), thơ
*Портреты современных поэтов (1923), phê bình
*Иверни (1916) thơ
*Верхарн. Судьба. Творчество. Переводы (1919), phê bình
*Anno mundi ardentis 1915 (1916), thơ
*Демоны глухонемые (1919), thơ
*Лики творчества (1914), tiểu luận





YÊU - THÌ ĐỪNG RƠI LỆ

Yêu - thì đừng rơi lệ, chẳng tiếc thương
Yêu - thì đừng tin ngày trở lại…
Để sao cho mỗi giây phút ấy
Trong đời ta là giây phút cuối cùng.
Để không còn kéo ta quay trở lại
Để cuộc đời lướt qua trong khói
Đi qua, tản ra… và để sao
Nỗi buồn vui sướng trong chiều
Bằng bàn tay của mình ôm ta chặt
Để tan chảy ra không còn dấu vết
Những giấc mơ, và để không khi nào
Ta giã từ với hạnh phúc buồn đau
Và để cho trong ngày cuối
Ta thở phào, rồi mừng vui đi khỏi.


NẾU CON TIM CHÁY LÊN

Nếu con tim cháy lên và run rẩy
Nếu chén xưa rượu đã rót tràn đầy…
Thật bất hạnh cho người đem hắt rảy
Chén rượu này, mà chẳng uống cho say.

Đêm mùa xuân trong ta từng rung động
Ánh trăng bí huyền lấp láy, long lanh…
Em chẳng từng ôm anh trong giấc mộng
Còn anh trong đêm đã chẳng hôn em.

Nỗi khát khao từng thiêu đốt hai ta
Một tình cảm dị thường từng hòa nhập:
Em đã từng yêu một ai đó khác
Còn trái tim anh - người khác hướng về.

Hai chúng mình đã từng ngẩng đầu lên
Từng say sưa bằng giấc mơ của lửa
Chén cổ xưa đã từng đem hắt té
Chiếc chén rót đầy thứ rượu thiêng liêng.





TÌNH CỦA EM

Tình của em khao khát thật vô vàn
Tình nức nở, cầu xin, tình quở trách…
Em hãy yêu lặng im và nghiêm khắc
Em hãy yêu, để tan chảy dần dần.

Hãy chiếu sáng cho người ngọn lửa sáng
Không quyết tâm, không khói cũng không buồn
Hãy yêu người bằng xác thân sung sướng
Nhưng con tim, yêu với nỗi đau thương.

Mặc ảo ảnh mà tình yêu tạo nên
Để hình khác không che lấp gương mặt
Em hãy yêu người ta bằng máu thịt
Rất đơn sơ, sống động của người trần…

Hãy giữ gìn điều mê tín dị đoan
Đừng sợ kẻ thù của lòng tin khác
Em hãy yêu người thủy chung, hết mực
Hãy yêu người tận sâu thẳm con tim.


ĐÊM NAY ANH LÀM NGỌN ĐÈN

Đêm nay anh làm ngọn đèn
Trong bàn tay âu yếm của em…
Em đừng thở, đừng nghiêng, đừng đập vỡ
Trên những bậc đá thềm.

Hãy mang anh với vẻ cẩn trọng hơn
Xuyên qua bóng đêm cung điện của em
Và hãy để cho muộn phiền, lo lắng
Hai con tim - nhịp đập sẽ sâu hơn…

Để trong khe hở của bàn tay em
Một ngọn lửa bé bỏng vô cùng
Anh sẽ cháy lên như tượng Thánh…
Chẳng phải là em đã đốt anh lên?


VẪN CỨ LÀ QUÁ SỚM

Tôi đợi chờ đau khổ bấy lâu nay
Với vẻ đủ đầy của hạnh phúc vô ý
Nỗi đau đến như ánh sáng màu xanh lặng lẽ
Quấn vào tim, giống như một bàn tay.

Tia sáng ước mong đã mang đến theo mình
Những âu yếm khổ đau, dằn vặt thế
Xuyên qua ẩm ướt của bao dòng lệ
Những sắc màu rót xuống cả trần gian.

Và con tim cứng đờ như tấm kính
Trong tim này vẫn hát một nỗi đau:
“Ôi, đau thương, dù mi đến khi nào
Thì mãi mãi vẫn cứ là quá sớm!”

*****************

 
 




Andrey Andreyevich Voznesensky (tiếng Nga: Андре́й Андре́евич Вознесе́нский, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1933) là nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Andrey Voznesensky sinh ở Moskva trong gia đình một kĩ sư thủy điện. Năm lên 14 tuổi viết những bài thơ gửi nhà thơ Boris Pasternak (giải Nobel Văn học năm 1958), và nhận được bức thư trả lời: “Sự tham gia của bạn vào văn học rất mạnh mẽ và hào hứng, tôi rất vui mừng được sống đến ngày này”. Chính Boris Pasternak đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp văn học của Andrey Voznesensky. Năm 1957 ông tốt nghiệp Đại học kiến trúc Moskva, nhận bằng tốt nghiệp là kiến trúc sư nhưng sự nghiệp chính của ông là văn học. Từ năm 1958 thơ ông liên tục xuất hiện trên các báo và tạp chí được hàng triệu độc giả yêu mến. Cũng chính thời gian này Andrey Voznesensky, cùng với Yevgeny Yevtushenko, Bella Akhmadulina bị coi là những nhà thơ có vấn đề. Tổng thống Mỹ John Kennedy đã trực tiếp gọi điện cho Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đề nghị cho phép Andrey Voznesensky được sang Mỹ đọc thơ. Năm 1961, ông sang Mỹ trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng nhất ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Mỹ Allen Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller và nữ diễn viên điện ảnh huyền thoại Marilyn Monroe.

Trường ca Antimiry của ông trở thành một vở kịch nổi tiếng thế giới của nhà hát Taganka năm 1965. Rất nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và trở thành những bài hát nổi tiếng. Riêng đối với bạn đọc Việt Nam, có lẽ ai cũng biết bài hát Triệu bông hồng (Миллион алых роз - Million of Scarlet Roses ) phổ thơ của Andrey Voznesensky, đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu và trở thành bài hát được nhiều người yêu thích. Andrey Voznesensky là bạn của Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre… Năm 1978 ông được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Ông là thành viên danh dự của hàng chục Viện Hàn lâm trên thế giới, trong số đó có Viện Hàn lâm giáo dục Nga, Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Mỹ, Viện Hàn lâm Nghệ thuật Bavaria, Viện hàn lâm Goncourt và nhiều Viện Hàn lâm khác. Ông được tặng nhiều giải thưởng của Liên Xô, Nga và các nước. Andrey Voznesensky hiện sống và làm việc ở Moskva.

Tác phẩm:
Các tuyển tập:
*«Мозаика» (1960)
*«Парабола» (1960)
*«Треугольная груша» (1962)
*«Антимиры» (1964)
*«Ахиллесово сердце» (1966)
*«Тень звука» (1970)
*«Ров. Стихи и проза» (1987)
*«Взгляд» (1972)
*«Дубовый лист виолончельный» (1975)
*«Витражных дел мастер»(1976; Giải thưởng Nhà nước Liên Xô, 1978)
*«Соблазн» (1978)
*«Избранная лирика» (1979)
*«Безотчётное» (1981)
*«Прорабы духа» (1984)
*«Ров» (1986)
*«Аксиома самоиска» (1990)
*«Видеомы» (1992)
*«Casino „Россия“» (1997)
*«На виртуальном ветру» (1998)
*«Страдивари сострадания» (1999)
*«Девочка с персингом»
*«Жуткий кризис „Суперстар“»
*«Гадание по книге»

Trường ca:
*«Мастера» (1959)
*«Лонжюмо» (1963)
*«Оза» (1964)
*«Авось» (1972)
*«Ров» (1986)

Văn xuôi:
*Мемуарная проза, публицистика
*книга «Прорабы духа» (1984)

 
 




Triệu bông hồng

Ngày xưa có một chàng họa sĩ
Có rất nhiều tranh và có ngôi nhà
Nhưng chàng đã đem lòng yêu quí
Một nàng nghệ sĩ rất yêu hoa.

Thế rồi một hôm chàng đem bán
Những bức tranh và bán ngôi nhà
Có bao nhiêu tiền chàng dành dụm
Rồi đem mua cả một biển hoa.

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.


Và bên cửa sổ lúc sáng sớm
Liệu em có sung sướng phát cuồng?
Tựa hồ như mình trong giấc mộng
Nhìn thấy hoa tràn ngập quảng trường.

Một chút lạnh trong lòng, em chợt nghĩ
Đại gia nào sao hoang phí thế này?
Thì dưới khung cửa sổ, như nghẹt thở
Tội nghiệp cho chàng họa sĩ đứng đây.

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.


Họ gặp nhau chỉ phút chốc vậy đó
Rồi nàng theo tàu về chốn xa xăm
Nhưng dù sao, trong đời nàng đã có
Khúc hát tình si của những bông hồng.

Còn chàng vẫn sống cuộc đời gian khó
Nhà không còn và chàng vẫn cô đơn
Nhưng dù sao, trong đời chàng đã có
Những bông hoa đầy cả quảng trường!

Triệu bông hồng, triệu bông hồng đỏ thắm
Em hãy từ cửa sổ đứng nhìn xem
Ai đang yêu nghiêm túc và say đắm
Biến đời mình thành hoa đẹp cho em.

 
 



 
Anh trở về khi em đi ra phố
 
Anh trở về khi em đi ra phố
Khẽ chạm vào chiếc áo khoác của em
Anh hiểu rằng từ chiều qua mưa nhỏ
Từ chiều qua em chưa bước ra đường.
 
Em chạy ra từ bậc thềm đến cổng
Rồi u sầu quay trở lại mái hiên…
Thật tuyệt vời khi yêu và trông ngóng
Nhưng tình yêu không một chút nhẹ nhàng.





Đừng trở lại với người yêu ngày cũ

Đừng trở lại với người yêu ngày cũ
Người yêu xưa không hề có trên đời.
Chỉ bản sao - như ngôi nhà mất rồi
Nơi hai người sống mấy năm ở đó.

Con chó trắng đón bạn bằng tiếng sủa
Nằm trên đồi là hai cánh rừng con
Bên phải, bên trái - hai khu rừng nhỏ
Lặp lại trong sương tiếng sủa của mình.

Hai tiếng vọng riêng lẻ ở trong rừng
Dường như trong hai loa âm thanh nổi
Những gì hai người đã làm ngày ấy
Chúng mang âm thanh đi khắp thế gian.

Tiếng vọng trong nhà làm rơi cốc chén
Tiếng vọng dối gian mời uống nước trà
Tiếng vọng dối gian bỏ lại đêm qua
Khi mà đêm, đáng lẽ, cần lên tiếng:

“Đừng quay trở lại hỡi người yêu mến
Người yêu xưa không hề có trên đời
Hai nét duyên thầm kỳ diệu, tuyệt vời
Dù uốn thẳng câu trả lời cho bạn…”

Và chiều mai, khi bạn bước ra tàu
Những chìa khóa bạn đem vứt xuống suối
Cả rừng bên phải, cả rừng bên trái
Bằng giọng của mình cho bạn sẽ kêu:

“Đừng từ giã những người yêu của mình
Người yêu xưa trên đời không hề có…”

Nhưng mà bạn đâu có nghe lời khuyên.


Tại vì sao

Tại vì sao có hai nhà thơ lớn
Những người cố xúy tình yêu muôn đời
Lại không lấp loé như hai khẩu súng?
Thơ kết bạn, thế mà người - than ôi!

Tại vì sao có hai dân tộc lớn
Lạnh lẽo trên bờ vực của chiến tranh
Dưới dưỡng khí mái lều không bền vững?
Người kết bạn, còn đất nước thì không…

Hai đất nước như hai bàn tay nặng
Hai bàn tay sinh ra để cho tình
Lại đi ôm lấy đầu trong khiếp đảm
Quỉ sứ làm gì ở chốn trần gian!





Saga

Em thức anh dậy buổi bình minh
Rồi tiễn anh, em đi chân đất.
Em sẽ không bao giờ quên được anh
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Anh muốn che giùm em cơn gió độc
Và anh nghĩ rằng: “Lạy Chúa lòng lành!
Anh sẽ không bao giờ quên được em.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Dòng nước sủi bọt ngầu trong bể nước
Và Admiranteistvo và Birzha
Anh đã không quên được chúng bao giờ
Và anh đã không bao giờ còn gặp.

Không chớp mắt, những cây anh đào khóc
Những cây anh đào vô vọng, sẫm màu.
Quay trở lại - có tốt đẹp gì đâu.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Và ngay cả khi ta quay về đất
Theo như Hafiz, thì trong lần này
Anh và em, tất nhiên, sẽ nhũn người
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.

Nên thành ra, sẽ là điều nhỏ nhất
Sự không hiểu nhau của cả hai người
Trước sự không hiểu còn ở sau này
Của người sống và khoảng không đã chết.

Hai câu nói giữa trời xanh tròng trành
Bay từ đây vào trời xanh mất hút:
“Anh sẽ không bao giờ quên được em
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt”.


Xảy ra như vậy

Thơ không phải viết - mà xảy ra như vậy
Giống như tình cảm hay buổi hoàng hôn.
Còn người cùng tham gia - là tâm hồn.
Không phải viết - mà xảy ra như vậy.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2009 14:46:35 bởi cacbac >
#46
    cacbac 13.12.2007 20:09:05 (permalink)


    Pyotr Andreyevich Vyazemsky (tiếng Nga: Пëтр Андреевич Вяземский, 12 tháng 7 năm 1792 - 10 tháng 11 năm 1878) là nhà thơ, nhà phê bình Nga.

    Tiểu sử:
    Pyotr Vyazemsky sinh ở Moskva trong mọt gia đình quí tộc lâu đời. Bố là một người học rộng, trong thư viện gia đình có 5000 đầu sách. Năm 1805 - 1806 học trường pansion ở Sankt-Peterburg. Năm 1807 trở về Moskva học với một giáo sư Đại học Moskva. Bố mất, để lại cho Pyotr Vyazemsky một gia tài đồ sộ. Năm 1808 bắt đầu in thơ và viết một số bài phê bình. Trong cuộc chiến với Napoleon năm 1812, ông tham gia trận đánh Borodino. Thời gian này bắt đầu kết bạn với Zhukovsky, Pushkin, Davydov. Những năm 1817 - 1821 ông làm việc ở Warsaw trong một cơ quan ngoại giao. Đến cuối đời ông đạt đến những chức vụ cao trong thời Nga hoàng Aleksandr II.

    Pyotr Vyazemsky bắt đầu hoạt động văn học như một người ngoại đạo nhưng thơ ca của ông đạt đến đỉnh cao, được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Nga thế kỷ vàng. Thơ của ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển Pháp, ông cố gắng đổi mới ngôn ngữ văn học Nga và cũng đạt được một số thành công. Ngoài sáng tác thơ ông còn là nhà phê bình nổi tiếng. Bắt đầu từ tạp chí Московского телеграфа của nhà văn Polevoi, sau đó là tạp báo Литературную газету của nhà thơ Denvig, và cuối cùng là tạp chí Современник của Pushkin. Sau cái chết của Pushkin, ông ngừng cộng tác với tạp chí Современник và thôi viết phê bình. Đến cuối đời ông quay lại viết một số hồi ký về những người nổi tiếng cùng thời. Pyotr Vyazemsky mất ở Baden-Baden (Đức) năm 1878, mai táng ở Sankt-Peterburg.

    Thư mục:
    *Собрание сочинений Вяземского в 12 тт. СПб. 1878-1886, его переписка, «Остафьевский архив», т. I-V.
    *Грот Я., Сухомлинов М., Пономарёв С., в Сборнике 2 отделения Академии наук, т. XX, 1880.
    *Трубачев С. С. Вяземский как писатель 20-х гг., «Исторический вестник», Ї 8, 1892.
    *Спасович В. Вяземский и его польские отношения и знакомства. Сочинения Спасовича, т. VIII, 1896.
    *Языков Д. П. Вяземский. - М. 1904.
    *Кульман H. Вяземский как критик. Известия Академии наук. книга 1. 1904.
    *Гинзбург Л. Я. Вяземский литератор, Сборник «Русская проза», под ред. Б. Эйхенбаума и Ю. Тынянова, Л., 1926.
    *Венгеров С. А. Источники словаря русских писателей, т. I, СПб. 1900.
    *Перельмутер, Вадим «Звезда разрозненной плеяды!…» М. Кн. сад. 1993.






    TRONG THUNG LŨNG NÀO

    Trong thung lũng nào, hay cánh rừng
    Trong giờ nào của buổi chiều tĩnh lặng
    Để em bây giờ trầm ngâm thơ thẩn
    Dưới ánh trăng tối và sáng nhá nhem?

    Ai mang cho tim ý nghĩ kín thầm
    Ai mang cho giấc mơ em vẻ đẹp?
    Em gọi ai về nhập bầy cô độc
    Khi gọi người cùng với ánh hoàng hôn?

    Giọng của ai nghe trong tiếng thì thầm
    Của dòng suối từ trên đồi rót xuống
    Trong im lặng của rừng rất bí ẩn
    Và trong lời của gió nhẹ lâng lâng?

    Ai người thức lên tình cảm đầu tiên
    Và trước giấc ngủ bí huyền sau cuối?
    Tên ai gợi vẻ ngượng ngùng bối rối
    Đang hiện ra trên gương mặt của em?

    Ai người giờ đang ở chốn xa xăm
    Nhưng đang có mặt trong trái tim em
    Ai trong cuộc đấu tranh cùng số phận
    Em gọi là niềm cứu rỗi cho mình?

    Hình bóng ai trong hồn đã lạnh tanh
    Đang tắt cùng ngọn lửa trong máu nóng
    Với sức mạnh của một ngày cuối tận
    Và sự nâng niu sau cuối của tình?





    CHÚC BẠN BÈ

    Ta uống chúc sức khoẻ một số người
    Một số người, nhưng những người chung thủy
    Những bạn bè chẳng bao giờ đổi thay
    Mặc cho ngày tháng đổi thay quyến rũ.

    Ta uống chúc sức khoẻ những người xa
    Những người xa, nhưng những người yêu quí
    Những bạn bè cũng cô đơn như ta
    Giữa những người mà con tim xa lạ.

    Chén của ta rót rượu cùng nước mắt
    Nhưng ngọt ngào và tinh khiết vô cùng
    Thì hoa hồng đỏ cùng hoa hồng đen
    Vào vòng hoa này của ta hãy kết.

    Chén ta chúc sức khoẻ một số người
    Một số người, nhưng những người chung thủy
    Những bạn bè chẳng bao giờ đổi thay
    Mặc cho ngày tháng đổi thay quyến rũ.

    Chúc sức khỏe những người thân xa xăm
    Dù xa xăm nhưng con tim yêu quí.
    Để tưởng nhớ những bạn bè cô đơn
    Trong những nấm mồ lặng câm yên nghỉ.





    Yulia Valerianovna Zhadovskaya (tiếng Nga: Жадовская, Юлия Валериановна, 29 tháng 6 năm 1824 - 28 tháng 7 năm 1883) là nữ nhà thơ, nhà văn Nga.

    Tiểu sử:
    Yulia Zhadovskaya sinh làng Subbotino, tỉnh Yaroslav trong một gia đình nguốn gốc quí tộc. Mẹ mất sớm, được gửi cho dì nuôi. Học ở trường Pansion, tỉnh Kostroma, biết làm thơ từ rất sớm. Thời gian học ở Pansion, Yulia Zhadovskaya yêu thầy giáo của mình nhưng không được sự ủng hộ của bố. Hai người phải chia tay nhau những hình ảnh người yêu đầu luôn xuất hiện trong thơ bà. Sau đó được bố đưa Yulia Zhadovskaya về Moskva và Sankt-Peterburg học tiếp. Yulia Zhadovskaya được làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng và bắt đầu in thơ từ năm 1846.

    Thơ của Yulia Zhadovskaya chịu sự ảnh hưởng của Nikolay Nekrasov, gần gũi với những bài hát dân gian. Nhiều bài thơ của bà được phổ nhạc, trở thành những bài hát nổi tiếng đến tận ngày nay. Những mô-típ chính trong thơ bà là khóc cho tình yêu đã mất, hoài niệm về người tình cũ, sự khuất phục trước số phận, hy vọng về hạnh phúc và sự nhận thức cay đắng của kiếp phù du. Ngoài thơ, Yulia Zhadovskaya còn viết nhiều tiểu thuyết, truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân và phụ nữ. Tuyển tập tác phẩm đầu tiên của bà được xuất bản năm 1885.

    Thư mục:
    *Полн. Собр. соч., т. 1-4; СПБ, 1885;
    *Полн. Собр. соч., 2 изд., т. 1-4; СПБ, 1894;
    *Избр. стихотворения, предисл. П. Лосева, Ярославль, 1958.



    ANH SẼ QUÊN EM

    Anh sẽ quên em như một giấc mơ
    Nhưng còn em không bao giờ quên cả
    Trong cuộc đời anh yêu người rồi bỏ
    Nhưng mà em không như thế bao giờ!

    Rồi những gương mặt mới sẽ tìm ra
    Anh sẽ chọn cho mình bao bạn mới
    Tình cảm mới lại sôi lên dữ dội
    Và biết đâu, hạnh phúc sẽ tìm ra.

    Còn em buồn rầu từ giã cõi đời
    Cuộc đời em niềm vui không hề có
    Em đang yêu và giờ đang đau khổ
    Chỉ một mình ngôi mộ biết mà thôi.
    1844.





    TÔI ĐIÊN RỒ VẪN CỨ YÊU NGƯỜI TA

    Tôi điên rồ vẫn cứ yêu người ta
    Gọi tên người cõi lòng tôi giá buốt
    Một nỗi buồn thắt lại trong lồng ngực
    Giọt nước mắt cháy bỏng cứ trào ra.

    Tôi điên rồ vẫn cứ yêu người ta
    Tràn ngập lòng tôi một niềm vui lặng lẽ
    Trong con tim có điều gì hoan hỉ
    Tôi cầu trời ban phước cho người ta.
    1846.





    HAI CHÚNG MÌNH KHÔNG THỂ YÊU NHAU

    Hai chúng mình không thể yêu nhau
    Cả hai xa lạ với tình quá đỗi
    Tại sao anh - bằng ánh mắt, lời nói
    Lại đem rót buồn vào trái tim em?
    Tại vì sao lại lo lắng, quan tâm
    Sao nỗi nhớ anh trong lòng dâng ngập?
    Vâng, có một điều gì rất khác
    Một điều mà em không đủ sức quên.

    Rằng trong ngày buồn, trong ngày ly biệt
    Giữa hồn em, không chỉ một lần
    Những nỗi khổ đau xưa tỉnh giấc
    Và trong mắt dòng lệ bỗng trào lên.





    Vasily Andreyevich Zhukovsky (tiếng Nga: Васи́лий Андре́евич Жуко́вский, 29 tháng 1 năm 1783 - tháng 4 năm 1852) là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả người Nga, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Sankt-Petrburg.

    Tiểu sử:
    Vasily Zhukovsky sinh ở làng Mishinsky, tỉnh Tula, là con ngoài giá thú của địa chủ Anafasy Ivanovich Bunin và một người hầu gốc Thổ. Đứa bé lấy họ của Andrey Ivanovich Zhukovsky, người mà theo yêu cầu của Anafsy Bunin đã làm bố đỡ đầu. Vasily Zhukovsky được học ở trường pansion của Đại học Moskva, say mê hội họa, ngoại ngữ và trở thành một học trò xuất sắc nhất của trường. Trong thời gian này Vasily Zhukovsky đã viết văn, làm thơ và chịu sự ảnh hưởng của nhà thơ Nicolay Karamzin. Năm 1802 ông in bản dịch Bài thơ nghĩa địa (Elegy Written in a Country Church Yard) của nhà thơ Anh Thomas Gray gây được sự chú ý của dư luận. Năm 1804 ông in bản dịch từ tiếng Pháp cuốn Don Kihote của Đại văn hào Cesvantes cũng được chào đón nồng nhiệt. Riêng bản dịch Bài thơ nghĩa địa, sau hơn 200 vẫn chưa ai có thể dịch hay bằng Vasily Zhukovsky.

    Năm 1808 ông được cử làm tổng biên tập của tờ tạp chí danh tiếng Вестник Европы, nơi trước đấy ông từng in Bài thơ nghĩa địa. Thời kỳ này ông viết nhiều, ngoài thơ, truyện, ông còn viết phê bình và giới thiệu cho nhiều cuốn sách. Những năm 1820 - 1830 ông dịch Schiller, Goethe, Scott, Byron và cả tác phẩm Слово о Полку Игореве (Bài ca về cuộc hành binh Igor) ra tiếng Nga hiện đại. Năm 1842 ông bắt đầu dịch Odyssey của Homer (in năm 1848 và 1849). Nhà phê bình Belinsky gọi Zhukovsky là “Colombo văn học của Nga”. Aleksandr Pushkin gọi Zhukovsky là “người vú nuôi” của các nhà thơ. Sau khi Pushkin viết xong trường ca Руслан и Людмила, Zhukovsky tặng ông bức chân dung của mình có đề dòng chữ “Người thầy chiến bại tặng người học trò chiến thắng” (Победителю ученику от побежденного учителя).

    Năm 1841, ở tuổi 58 Zhukovsky mới cưới vợ, là con gái của một người bạn, trẻ hơn ông 40 tuổi. Những năm cuối đời ông và gia đình sống ở Đức. Ông mất ở Baden-Baden, Đức năm 1852.

    Tác phẩm:
    *«Сельское кладбище» (1802, вольный пер. из Т. Грея)
    *«Славянка» (1816)
    *«Вечер» (1806)
    *«Море» (1822)
    *«Кольцо души-девицы…» (1816)
    *Послания («Тургеневу, в ответ на его письмо», 1813), оды, идиллии
    *«Людмила» (1808) (вольные переложения баллады Г. А. Бюргера «Ленора»)
    *«Светлана» (1808-12) (вольные переложения баллады Г. А. Бюргера «Ленора»)
    *«Двенадцать спящих дев» (ч. 1 - «Громобой», 1810; ч. 2 - "Вадима, 1814-17),
    *«Лесной царь» (1818)
    *«Рыбак» (1818)
    *«Рыцарь Тогенбург» (1818)
    *«Замок Смальгольм, или Иванов вечер» (1822)
    *«Кубок» (1825-31)
    *«Суд Божий над епископом» (1831)
    *«Ленора» (1831).
    *«К ней» (1811, опубл. 1827)
    *«Певец во стане русских воинов» (1812)
    *«К месяцу» (1817)
    *«Ночной смотр» (1836)
    *«А. С. Пушкин» (1837)
    *«Шильонский узник» (1822) (Перевод Дж. Байрона)
    *«Ундина» (1837) (Перевод Ф. де Ламотт Фуке)
    *«Наль и Дамаянти» (1844) (часть индийской поэмы «Махабхарата»)
    *«Рустем и Зораб» (1849) (часть поэмы Фирдоуси «Шахнаме»)
    *«Одиссея (Гомер)» (1849; нов. изд. - 1982) (Перевод Гомера)
    *Повесть «Марьина роща» (1809)
    *«Писатель в обществе» (1808)
    *«О басне и баснях Крылова» (1809)
    *«О сатире и сатирах Кантемира» (1810)



    BÀI CA

    Khi anh yêu, anh sung sướng hân hoan
    Cuộc đời anh như giấc mơ tuyệt đẹp.
    Nhưng em quên anh - đâu niềm hạnh phúc?
    Tình yêu em là hạnh phúc của anh!

    Khi anh yêu, anh cảm xúc bằng em
    Anh hát lên, hồn sống bằng ca ngợi.
    Nhưng em quên anh, tài năng chết yểu
    Tình yêu em là thiên tài của anh!

    Khi anh yêu, những ân huệ của mình
    Bàn tay anh mang về nơi nghèo khó.
    Nhưng em quên anh, không còn đau khổ!
    Tình yêu em là ân huệ của anh!


    GỬI NÀNG

    Tên nơi nào cho em?
    Không là nghệ thuật của người trần mắt thịt
    Thể hiện vẻ đẹp của em!

    Thiên cầm không có cho em!
    Còn bài hát? Là lời không chung thủy
    Của tin đồn rất muộn về em!

    Và giá như có thể con tim
    Nghe ra lời, thì tình cảm
    Đã là bài hát cho em!

    Vẻ đẹp của cuộc đời em
    Là hình bóng trắng trong và thánh thiện
    Anh mang như điều bí mật trong tim.

    Anh chỉ biết yêu người
    Còn em yêu thế nào, em hãy nói
    Có thể vĩnh hằng chỉ một mà thôi!


    NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 1823

    Trước mặt anh
    Em đứng trong lặng lẽ.
    Ánh mắt em nhìn buồn bã
    Và tình cảm ngập tràn.
    Anh nhớ ánh mắt nhìn
    Nhớ về quá khứ thân thương..
    Ánh mắt nhìn sau cuối
    Trong ánh sáng trần gian.

    Em đi về chốn xa xăm
    Như thiên thần lặng lẽ
    Và mộ chí của em
    Như thiên thần lặng lẽ!
    Tất cả bây giờ ở đó
    Những hồi tưởng trần gian
    Tất cả bây giờ ở đó
    Những suy nghĩ thánh thần.

    Những ngôi sao của trời xanh
    Và đêm lặng lẽ!…

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2010 13:38:51 bởi cacbac >
    #47
      cacbac 15.12.2007 11:51:52 (permalink)

      (Hình minh họa)

      Aizenshtadt, Veniamin (1921 – 1991)

      KHI TÔI NÓI “TSVETAEVA”

      Khi tôi nói “Tsvetaeva”, là tôi khóc
      Giống như chết sau ba ngày tôi lại được hồi sinh
      Báo tin về cái điều không may đầy khoái lạc
      Về vị trí đầu tiên và tai họa của nàng.

      Tôi muốn báo tin về sự bần cùng rất đặc biệt
      Không mấy ai nghèo ở trong chốn thâm sơn
      Bước qua ngưỡng cửa quan tài không sơn phết
      Rồi sau đó trải ra kho báu của tâm hồn.

      Không hiểu tại sao nhưng tôi mơ thấy Marina
      Khi như kẻ đi lang thang trong bình minh buổi sớm
      Khi như người bạn đồng hành của Chúa Giê-su
      Khi lại như con chó cà nhắc trong sân rộng.

      Khi tôi nói “Tsvetaeva”, là tôi đau đớn
      Có vẻ như tôi đã lấy đi cắc bạc cuối cùng
      Của cái người đã trao mình rất tự nguyện
      Trao hết mình từ con tim đến bàn chân.

      Khi tôi nói “Tsvetaeva”, là một nửa thế gian
      Theo sau tôi bầy chó và những người hành khất
      Marina ơi, tôi cay đắng thở bằng tấm lòng
      Có vẻ như người mẹ và quan tài trên bờ môi đang khóc.



      Arkhangelsky, Aleksandr (1889 – 1938)

      QUÊN SAO ĐƯỢC
      (Nhại thơ Anna Akhmatova)

      Quên sao được! Giữa cái rét ghê người
      Em bước ra khỏi rừng trong băng giá
      Một chiếc xe chở củi từ trên đồi
      Đi chầm chậm vẻ chừng rất thích thú.

      Đàn chim bay có vẻ nhẹ nhàng hơn
      Một người đàn ông ngồi trên lưng ngựa
      Đôi găng tay còn dài hơn cùi chỏ
      Và chiếc áo lông đến tận bàn chân.

      Thở hổn hển, em kêu lên: – cứ đùa!
      Anh từ đâu? Trả lời! Em run thế
      Một cậu bé trả lời em lặng lẽ:
      – Bố chặt cây, còn tôi chở củi về.



      Batorin, Paven (?)

      BÊN BẾP LỬA

      Em ngồi cô đơn với một nỗi buồn
      Nhìn ngọn lửa đau thương buồn bã cháy
      Ngọn lửa khi thì vụt cháy bừng lên
      Khi bất lực lại tắt chìm xuống mãi.

      Em buồn về điều gì? Về những ngày đã trải
      Những tình yêu, hạnh phúc, những lời chào?
      Thì tại sao lại tìm trong than cháy
      Em chẳng tìm ra câu trả lời đâu...

      Hãy đợi đến khi không còn lửa cháy
      Ngọn lửa từng sưởi ấm, vuốt ve em
      Khi còn lại một đống than đen nháy
      Mà bây giờ chưa kịp cháy hết trơn.

      Em hãy tin – tình yêu như bếp lửa
      Nơi cháy lên tất cả những ước mơ
      Tình vụt tắt – trong con tim lạnh giá
      Phía trước khổ đau, nước mắt đang chờ.
      1901.


      EM HÃY QUÊN BẾP LỬA

      Em hãy quên bếp lửa xưa đã tắt
      Giờ đã thay bằng tia nắng bình minh.
      Và con tim của em từng tan nát
      Sẽ lại vui để âu yếm với tình.

      Bài hát này thức dậy trong lồng ngực
      Những ước mơ tàn lụi sẽ nảy mầm
      Em hãy quên bếp lửa xưa đã tắt
      Sẽ đến một ngày rạng rỡ mùa xuân.

      Em hãy quên bếp lửa xưa đã tắt
      Quên buồn đau, nỗi bất hạnh của mình
      Em hãy để cho vang lên bài hát
      Bài hát về hạnh phúc, ước mơ xinh.
      1914.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:38:11 bởi cacbac >
      #48
        cacbac 15.12.2007 11:54:15 (permalink)


        Danilieva, Galina (?)

        THƠ VỀ MARINA TSVETAEVA

        Vẫn lang thang một tiếng vọng không yên
        Không giữa núi đồi hay trong rừng thẳm
        Trên ngực chị tiếng gõ vào tuyệt vọng
        Và chiếc kim trên cân đã bị quên.

        Vẫn lang thang tiếng vọng… chị có nghe
        Đừng lẫn lộn – một tiếng kêu tha thiết!
        Vào cuốn vở, có thể, là hãy viết
        Một lời khổ đau hành hạ: “A-a-a!”

        Tiếng vọng lang thang – lời đã nói ra
        Một lời nào – những say mê tiệc lễ
        Yêu chị sau một trăm năm trôi qua
        Và tiếp theo – sẽ muôn đời, là thế.

        Vẫn lang thang một tiếng vọng không nhà
        Và khát khao hòa một khúc ca mới…
        Viết hiệu lệnh bằng một ngôi sao sa
        Đường của thi nhân – đường ngôi sao chổi.
        1994



        Diterikhs, E. (?)

        NHỮNG NGÔI SAO TRÊN TRỜI

        Em nằm mơ thấy một khu vườn êm
        Trong vườn này anh và em hai đứa.
        Những ngôi sao trên trời, những ngôi sao trên bể
        Những ngôi sao ở trong trái tim em.

        Ngọn gió thổi những chiếc lá thì thầm
        Hồn nhạy cảm em khát khao nắm bắt
        Môi lặng im để dành cho ánh mắt
        Nói lên rằng em chỉ muốn yêu anh.

        Trên cánh đồng bay lơ lửng bóng đêm
        Niềm hạnh phúc, niềm vui khắp mọi phía
        Những ngôi sao trên trời, những ngôi sao trên bể
        Những ngôi sao ở trong trái tim em.





        Finkel, Aleksandr (?)

        ANNA AKHMATOVA

        Tất cả vẫn như xưa: vẫn trời xanh
        Hoa cỏ ấy vẫn mọc trên đất ấy
        Em vẫn thế, không có gì đổi mới
        Nhưng mà anh thì đã xa em.

        Em hỏi rằng: anh muốn điều gì vậy?
        Anh trả lời: nhảy xuống tắm dưới đầm
        Em cười: ấy chết, em cảm thấy
        Cả hai người thì tai họa đó anh.

        Quên sao được? Anh bước ra háo hức
        Với những hình bong bong nước trên tay
        Và những bắp thịt cuồn cuộn trên đùi
        Đi trên cát vàng tiếng kêu răng rắc.

        Có phải là để cho những tháng năm
        Trong tình yêu cô đơn qua được
        Để anh trao cho làn nước đục
        Vẻ cổ xưa và bí ẩn của mình?!

        Con tim của em đang lặng lẽ tắt dần
        Giữa hồn em bỗng trở nên tăm tối
        Em không biết – anh cho em xin lỗi –
        Rằng thường xuyên đầu óc nặng hơn chân.

        Ô, con tim em sao mà tăm tối lạ
        Có lẽ là em đợi phút lâm chung?
        Và một mình em hóa thành tượng đá
        Trong vẻ tối tăm lạnh lẽo trên đầm.
        1914.


        MARINA TSVETAEVA

        Ngày hôm qua chỉ âu yếm dịu dàng
        Ánh hào quang của màu đen và trắng
        Thế mà hôm nay ghét không thể tưởng
        “Anh yêu ơi, em đã làm gì anh?”

        Ngày hôm qua hãy còn nằm dưới chân
        Em đáp lại, ngắm nhìn anh mê mải
        Thế mà hôm nay bỏ chạy vào rừng
        “Anh yêu ơi, em đã làm gì thế?”

        Và chó sói xám trong rừng thông dữ
        Bị người ta bắt cóc được mang về
        Anh của em cứ giậm chân tại chỗ
        Anh của em – đừng ăn thịt em nghe.

        Chỉ những bàn chân và một chiếc sừng
        Chỉ bàn chân và sừng em còn kịp
        Sừng và chân của kẻ thù thu xếp
        “Anh yêu ơi, em đã làm gì anh?”

        Biết sống làm sao bây giờ – trong lửa?
        Băng giá làm sao đi đến thảo nguyên?
        Đấy là điều anh đã làm cho em!
        “Anh yêu ơi, em đã làm gì thế?”
        1924




        Fyodoseev, Igor (1932 - )

        ĐỪNG VỘI BỎ ĐI ANH

        Đừng vội vã bỏ đi anh, đừng vội!
        Hãy đứng lại đây, bên cánh cửa này!
        Chẳng lẽ anh dễ dàng quên đến vậy
        Người vẫn tin, yêu anh đến mê say.

        Anh chớ vội vàng chối từ tất cả
        Khi với anh người rộng mở tâm hồn
        Anh hãy biết đi tìm trong lí trí
        Và biết rằng chỉ đơn giản lặng im
        Em vẫn biết điều này anh có thể.

        Và chia tay, anh nhé, chớ vội vàng
        Chớ vội vàng tình cảm đem chối bỏ
        Tình ấm áp có thể còn chưa đủ
        Để làm tan ghẻ lạnh giá băng.

        Cả thành tích anh cũng chớ vội vàng
        Hãy dừng lại, hãy tìm ra khoảnh khắc
        Rồi bỗng nhiên anh sẽ hiểu ra rằng
        Nơi anh cần là nơi đang có mặt.

        Đừng vội vàng quên hết anh, đừng vội
        Anh hãy xua những ý nghĩ mông lung
        Bởi vì anh hãy nhớ một điều rằng
        Đã ra đi không dễ dàng quay lại.




        German, P. (?)

        CHỈ MỘT LẦN

        Ngày và đêm con tim này trìu mến
        Đầu óc này choáng váng cả ngày đêm
        Ngày và đêm như cổ tích xao xuyến
        Bên tai này văng vẳng những lời em.

        Chỉ một lần trong đời ta gặp gỡ
        Chỉ một lần thôi số phận nuông chiều
        Chỉ một lần trong lạnh lùng cơn gió
        Ta bồi hồi, ta khao khát tình yêu.

        ánh hoàng hôn đã chìm vào quên lãng
        Một màu xanh bao phủ những bông hoa.
        Người giờ đâu, từng một thời mong muốn
        Ở đâu người từng gợi những ước mơ.

        Chỉ một lần trong đời ta gặp gỡ
        Chỉ một lần thôi số phận nuông chiều
        Chỉ một lần trong lạnh lùng cơn gió
        Ta bồi hồi, ta khao khát tình yêu.


        ĐỪNG GẶP NỮA

        Giờ dĩ vãng hiện về trong trí nhớ
        Gương mặt em anh lại thấy rất gần
        Lại thoáng về hơi thở trong quá khứ
        Cuốn sổ ghi dòng lưu bút ngày xanh.

        Đừng gặp nữa… thôi ta đừng gặp nữa…
        Đừng nói lời, không cần nữa đâu em!
        Và nếu như con tim đau nức nở
        Em hãy bắt nó im lặng và quên!

        Bởi anh từng biết rằng đau đớn lắm
        Trong mỗi lời, từng cử chỉ của em
        Em trong trạng thái tâm hồn thác loạn
        Bờ môi run, cay xé ánh mắt nhìn…

        Đừng gặp nữa…

        Anh chẳng muốn bôi đen lên quá khứ
        Bằng trò chơi trở lại chút rồi qua.
        Đã một lần – không còn quay lại nữa
        Bàn tay em hãy xé nát, giày vò…

        Đừng gặp nữa…


        TẤT CẢ RỒI SẼ QUÊN

        Dù có đi đâu, không thể nào yên ổn
        Anh cảm thấy mình kì cục, lạ lùng ghê
        Dường như xuyên qua màn sương buổi sớm
        Trước mắt anh kỷ niệm lại hiện về.

        Anh hình dung ra giọng của em
        Và con tim khát khao nghe cho rõ…
        Hãy quay về! Tất cả rồi sẽ quên
        Ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ.

        Anh nhớ khu vườn… bên kia sông vắng
        Một màu xanh và lảng bảng khói sương
        Từ xa xa một vật gì thấp thoáng
        Như tiếng ngân vang ngày trước của cây đàn.

        Anh hình dung ra giọng của em…

        Dù chỉ là giấc mơ… là tiếng vọng
        Tiếng vọng vô hình của quá khứ dịu êm
        Nhưng cứ trong từng khoảnh khắc lại gióng
        Gợi một bóng hình không thể nào quên.

        Anh hình dung ra giọng của em…
        #49
          cacbac 15.12.2007 11:58:18 (permalink)
          Hovansky, G. A (?)

          CÁNH HOA LƯU LY

          Em dạo trên đồng cỏ
          Muốn xua đi nỗi buồn
          Muốn tìm bông hoa nhỏ
          Đem gửi tặng người thương.

          Em tìm cho đến khi
          ánh mặt trời gần tắt
          Tất cả đều tìm ra
          Chỉ bông hoa duy nhất.

          Một bông hoa duy nhất
          Em không thể tìm ra
          Không có bông hoa đẹp
          Em đành trở về nhà.

          Lòng trĩu nặng nỗi buồn
          Bông nhiên em nhìn thấy
          Một bông hoa dễ thương
          Mọc gần bên bờ suối.

          Em bẻ cánh lưu ly
          Mà mắt rưng giọt lệ
          Và miệng bỗng thầm thì:
          “Anh đừng quên em nhé!

          Đừng tặng em vàng bạc
          Mà hãy tặng tình anh!
          Em chẳng cần gì khác
          Ngoài lời: Anh yêu em!”
          1796.




          Kasatkin, S.

          ANH SẼ KHÔNG VỀ

          Anh sẽ không về, trong lòng anh đau đớn
          Em hãy tin, anh chẳng giấu say mê
          Anh đủ sức làm một người tự trọng
          Em hãy tin, anh sẽ không về.

          Về miền xa cho đam mê nguội lạnh
          Cho qua mau những ngày tháng ê chề
          Vì tự do buộc ràng anh lẫn tránh
          Đừng gọi anh, anh sẽ không về.

          Đừng gửi anh những thư tình rạo rực
          Anh sợ những dòng háo hức, si mê
          Em đừng hứa những gì không làm được
          Không, em ơi, anh sẽ không về.

          Đối với em anh đâu hề trách mắng
          Hay làm điều độc ác lúc ra đi.
          Tâm hồn đau giờ mong chờ yên lặng
          Thương cho anh... Anh sẽ không về.
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:40:00 bởi cacbac >
          #50
            cacbac 15.12.2007 12:04:05 (permalink)


            Kozlov, Pavel (1841-1891)

            NGƯỜI ĐÃ SỐNG BẰNG EM

            Buổi ấy dưới hoàng hôn màu huyết dụ
            Trên bờ sông Nhê-va ta đứng lặng nhìn
            Em bắt tay chào rồi không quay về nữa
            Giây phút ngọt ngào, sao em nỡ đành quên...

            Em đã thề suốt đời yêu thi sĩ
            Sợ người đời, sợ đồn đại huyên thuyên
            Em thề ước rồi không làm như thế
            Tình yêu mình – sao em nỡ đành quên...

            Nhưng cái chết đã gần bên ngôi mộ
            Anh chết lặng yên như cây cỏ trong đời
            Giọng nói của anh về bên em than thở:
            Người đã sống bằng em...sao em nỡ quên người!..
            1888.





            Kuchai, Lev (1985 - )(3 bài)

            NGOÀI NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ

            Dù tôi không ngồi trên yên ngựa
            Dù tôi không thể tự hào vì chức vụ
            Nhưng tôi không hề quì gối, cúi rạp người
            Trước bất kỳ một ai
            Ngoài những người phụ nữ.

            Chức vụ của tôi rất nhỏ
            Chức nhỏ hơn, có lẽ không hề có?
            Thế nhưng những bàn chân
            Không của một ai tôi hôn
            Ngoài những người phụ nữ.

            ANH VÀ EM

            Rằng em là ánh sáng –
            Không một chút hoài nghi.
            Mà nếu như nghi ngờ
            Thì anh luôn im lặng.

            Rằng em là ánh sáng –
            Không một chút hoài nghi
            Thế nhưng anh là gì?
            Nếu không là con bướm.

            KHÔNG BAO GIỜ EM SẼ LÀ CỦA ANH

            Không bao giờ em sẽ là của anh
            Những dấu vết tháng năm đều riêng lẻ.
            Anh càng cầu nguyện cho em
            Càng thấy rằng không bao giờ như thế
            Không bao giờ em sẽ là của anh.

            Trán anh tỳ lên kính
            Anh giống như kẻ chết rồi
            Trong làn khói tím đang bay
            Anh nhìn và anh cầu nguyện
            Trán anh tỳ lên kính.

            Ngọn gió giờ không còn hát cho ai
            Anh nghe ra trong lời khóc của gió
            Khóc về chiếc áo bành tô có cổ
            Khóc về những chiếc áo bỏ rơi.
            Ngọn gió giờ không còn hát cho ai.






            Labutin, Sergei Aleksandrovich (1951 - )

            CẦU CHÚA BAN EM NGƯỜI YÊU KHÁC

            Dù em chia tay tôi thật là đáng trách
            Tôi xin nói một lời rằng tôi đã yêu em
            Phút vĩnh biệt tôi chúc thật dịu dàng
            Để cầu Chúa ban em người yêu khác.

            Tôi xin lỗi, nếu bỗng nhiên lại gặp
            Giữa đám đông, trên ôtô buýt vô tình!
            Xin Chúa giữ gìn em! Tôi chẳng dám phiền
            Đến em nữa, dù chỉ là ánh mắt!




            Lensky, N (?)

            NHƯNG DÙ SAO TÔI VẪN YÊU EM

            Em chỉ đùa tôi, tôi vẫn biết
            Tình yêu tôi ngờ ngệch, dại khờ
            Em của tôi sao mà đáng ghét
            Tôi yêu em mê mệt, ngẩn ngơ...
            Tôi chẳng biết làm sao quên đặng
            Con tim tôi đau xót chân thành
            Em như kẻ chiều mưa sớm nắng
            Nhưng dù sao tôi vẫn yêu em.

            Bao cõi lòng em làm đau khổ
            Nhưng điều này em chẳng bận tâm?
            Chẳng bao giờ em yêu ai cả
            Bởi tình yêu trời chẳng cho em.
            Chỉ an ủi một niềm hy vọng
            Vâng, giờ tôi chịu đựng, tôi mong
            Em tàn nhẫn – ừ thì đã hẳn
            Nhưng dù sao tôi vẫn yêu em.

            Đến một ngày, ai mà biết trước
            Tình yêu này vào được tim em
            Khi đó em sẽ thôi cười cợt
            Và say mê trỗi dậy trong hồn.
            Khi đó em hiểu rằng đau khổ
            Nỗi đau tôi chuộc lại cho mình
            Tôi ao ước cho em khổ sở
            Nhưng dù sao tôi vẫn yêu em.
            1891





            Malakhov, Sergei (1902 – 1973)

            NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA MÌNH ANH ĐỪNG LẪN
            (Nhại thơ Anna Akhmatova)

            Người phụ nữ của mình anh đừng lẫn
            Với một người nào: em quấn khăn lông
            Còn anh muốn lẫn lộn chỉ hoài công
            Và anh ra vẻ thở dài, than vắn.

            Em giật mình kêu: này anh, này anh!
            Ô, lạy Chúa, anh giúp cho em mấy
            Em nhầm lẫn xỏ chiếc giày bên trái
            Sang bàn chân bên phải của mình(1).

            Anh thở dài, kêu lên: An-nhiu-ta!(2)
            Còn em ngồi lên bậc thềm: – gì thế?
            Anh mỉm cười rất ghê và lặng lẽ
            Rồi nói rằng: – đừng cọ xát bành tô!
            ______________
            (1)Chi tiết “tay phải xỏ nhầm găng tay trái” của Akhmatova rất đặc trưng cho vẻ bối rối của người phụ nữ khi yêu, chi tiết này rất nổi tiếng và, như ta thấy, có rất nhiều người nhại theo chi tiết này.
            (2)Cách gọi âu yếm tên Anna.






            Miller, Fyodor (1818-1881)

            EM CHẲNG BẬN LÒNG ĐÂU

            Em chẳng bận lòng đâu, khổ đau hay khoái lạc
            Với khổ đau em quen đã từ lâu
            Sẵn sàng khóc và sẵn sàng cười cợt
            Em chẳng bận lòng đâu!

            Em chẳng bận lòng đâu, dù ai thù ai hận
            Em quen những lời vu khống từ lâu
            Mặc ai chê bai, dù ai nhạo báng
            Em chẳng bận lòng đâu!

            Em chẳng bận lòng đâu, chân tình làm chi nữa
            Tình trong em quên lãng đã từ lâu
            Chẳng ai yêu, chẳng cần ai yêu nữa!
            Em chẳng bận lòng đâu!
            1859.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:41:36 bởi cacbac >
            #51
              cacbac 15.12.2007 12:15:37 (permalink)
              Mochulsky, Konstantin (1892 – 1948)

              SÁNG HÔM THỨ TƯ ANH ĐẾN THĂM EM

              Sáng hôm thứ tư anh đến thăm em
              Hai đứa mình mãi mãi là thù nghịch.
              Câu chuyện này không bao giờ em quên
              Không quên theo mỗi bàn chân anh bước.

              Em hỏi anh: “Có muốn uống trà không?”
              Anh im lặng, rồi trả lời rằng: “Có”.
              Tại vì sao em không biết được rằng
              Cứ hằng đêm em gọi tên anh đó.

              Khi ra về anh thì thầm: “Tạm biệt”
              Còn em trở nên sáng sủa vô cùng
              Trên khu vườn có tiếng kêu thảm thiết
              Của bầy chim bay lượn giữa không trung.


              Ortsevy, M. (?)

              TẤM ẢNH

              Tấm hình em ánh trăng rơi lên đấy
              Người em yêu, em của những ngày xưa
              Qua làn khói dường như người sống lại
              Trong phút giây hòa lẫn thực và mơ.

              Tôi ngắm nghía, mắt không rời tấm ảnh
              Tôi ước mơ, tôi hồi tưởng về em
              Tôi gọi em nhưng bốn bề im ắng
              Chỉ ánh trăng thanh ve vuốt tấm hình.


              Parmenov, Kyrill (1987 - )

              CÒN LẠI ĐÂY TỪ NHỮNG NGÀY XA LẮC

              Còn lại đây từ những ngày xa lắc
              Những bài thơ của một nhà thơ câm
              Như những đứa con của mùa hè phương Bắc
              Chúng nhẹ nhàng, nhuốm một vẻ buồn thương.

              Từ trong sâu thẳm tâm hồn
              Nghe theo tình, những bài thơ ông viết
              Ông không hiểu, dù ông từng hạnh phúc
              Từng một mình trong im lặng cô đơn.

              Còn lại đây từ những ngày xa lắc
              Những bài thơ của một nhà thơ điên
              Tôi ngồi đọc những bài thơ dịu êm
              Như những đứa con của mùa hè phương Bắc.
              1999.

              CÁI HANG ĐỘNG BÍ HUYỀN

              Có một lần chú bé đi du lịch
              Xa về bên kia biển để đi tìm
              Một cái hang tuyệt đẹp, bí huyền
              Cái hang này chú đã từng vẽ được.

              Từ những câu chuyện cổ chú nghe rằng
              Cứ buổi sáng lại đi về chốn đó
              Như một quả cầu màu nâu buồn bã
              Từ trên trời ghé xuống mặt trăng.

              Và lập tức ngay trong giờ phút đó
              Hang biến thành một cung điện nguy nga
              Trong cung điện này nhảy múa hát ca
              Mười hai nàng tiên nữ.

              Những con thú trong vườn vui chạy nhảy
              Chim hoạ mi âu yếm hót vang
              Và muôn năm vẻ ấm cúng thanh bình
              Vương quốc này con người không biết tới.
              …………….

              Tôi ngày xưa – chú bé con như thế
              Tôi mơ về một xứ sở xa xăm
              Và thường xuyên những khi còn một mình
              Cái hang động bí huyền tôi lại vẽ.
              2000.

              TƯỢNG THẦN VỆ NỮ

              Ta muốn áp má lên đùi
              Bộ ngực trần của Nữ Thần ve vuốt…
              Liệu có nên cấm con người
              Mơ ước về thân hình bằng cẩm thạch?
              1999.





              Penkovsky, Lev (?)

              TA CHỈ QUEN

              Rất lặng lẽ, bình thường ta gặp gỡ
              Đã lên da vết thương của ngày nào
              Nhưng vết rạn lại nằm ngăn cách giữa:
              Ta chỉ quen. Nghe mới lạ lùng sao...

              Lạ lùng chưa: đã có gì lâu lắm
              Ta bên nhau đã áp ngực, tựa đầu
              Thế mà giờ tựa hồ như xa vắng:
              Ta chỉ quen. Nghe mới lạ lùng sao...

              Dây vào nhau – ngọt ngào. Gỡ nhau ra – đau đớn
              Nhưng lúc nào cũng nghĩ đến nỗi đau
              Để làm gì? Có lẽ đành quên lãng
              Ta chỉ quen. Nghe mới lạ lùng sao...


              Razorenov, Aleksei (1819-1891)

              MẸ ƠI ĐỪNG MẮNG CON

              Mẹ ơi đừng mắng con
              Rằng con yêu người ấy
              Mẹ ơi buồn rất buồn
              Sống một mình như vậy.

              Vì đâu con chẳng biết
              Bỗng nhiên lại thế này
              Con tim đập mãnh liệt
              Và buồn khổ đọa đày.

              Tất cả đều chán chường
              Người con như lửa cháy
              Chẳng có gì đễ thương
              Con khổ vì người ấy.

              Con chẳng cần trang phục
              Hay báu vật trên đời
              Chỉ ánh nhìn, mái tóc
              Để sưởi ấm lòng thôi...

              Mẹ ơi hãy yên lòng
              Đừng mắng con như vậy.
              Mẹ biết không đời con
              Cần phải yêu người ấy.
              1840-1850.


              Rumer, Yuri (1901 – 1985)

              AKHMATOVA

              Ngày hôm nay em vô cùng mỏi mệt
              Trong người em ngự trị một nỗi buồn
              Còn phó mát tươi thì lại vô cùng ít
              Phó mát tươi – em nhìn thấy mà thương.

              Anh bước vào như con ốc im lặng
              Sau tiếng hò reo ngày lễ phục sinh
              Em thấy yêu vô cùng sợi chỉ trắng
              Không hiểu vì sao tuột khỏi vai anh.

              Anh yêu ơi đừng gọi là phản bội
              Thiếu phó mát tươi em buồn bã, héo hon
              Còn bàn tay em thì lại xỏ nhầm
              Găng tay phải vào bàn tay bên trái.


              Sharganova, Elêna (1985 - )

              EM YÊU RỒI CHĂNG

              Em yêu rồi chăng?
              Thật là kỳ quặc…
              Mà biết đâu là sự thật?
              Ô không, không có chuyện đó rồi.
              Tình yêu – cổ xưa như trái đất
              Và em nhớ đến cơn khát.
              Có thể chỉ là quyến luyến vậy thôi.

              ***
              Em nhìn vào bầu trời đêm
              Em đếm những ngôi sao nhỏ
              Giữa bầu trời đêm, ngọn gió
              Trả lời những câu hỏi của em.

              Em muốn biết về anh
              Nhưng gió không nói cho em sự thật
              Gió chỉ lặng lẽ rung cành
              Và thì thầm: “Đợi ngày mai sẽ biết”.

              Em ngồi đợi chờ anh
              Đắng cay rơi giọt lệ
              Và giữa bầu trời đêm, ngọn gió
              Trả lời những câu hỏi của em.




              Skotnevsky, Boris (1952-)

              CĂM THÙ VÀ YÊU

              Căm thù và yêu
              Anh ngây thơ như cậu bé
              Đôi khi thấy thương mình thật nhiều
              Nhưng thương em còn nhiều hơn thế.

              Mạo hiểm thì đành mạo hiểm
              Có phải áo đâu, chỉ bộ lông
              Nhưng không thể nào chịu đựng
              Đành để mất tâm hồn.

              Tất cả ta đều tha thứ cả thôi
              Tất cả hiểu ra như là bài học
              Thật đắng cay làm ra vẻ buồn cười
              Nhưng khủng khiếp hơn làm người ác độc.

              Hãy bạo dạn ngước mắt nhìn em nhé
              Cuộc đời, ai đem đo đếm, so bì
              Thật dại khờ tin vào điều diệu kì
              Nhưng không tin còn dại khờ hơn thế!

              THÔI ĐÀNH THẾ

              Thôi đành thế!
              Chỉ còn lại không nhiều, mà chẳng ít
              Học cho ngón tay vào miệng huýt lên
              Học tiếc thương cho người mẹ của mình
              Học với bản thân mình không thương tiếc.

              Nghe tiếng động là tôi đi tìm cách
              Đoán ra những gì ngự trị trong hồn
              Không cách này thì cách khác vẫn còn
              Chỉ thời gian thì đã còn rất ít.

              Nhưng dù sao, tôi vẫn đi tìm cách
              Khi tôi lang thang trên những lối mòn
              Làm người tốt, hạnh phúc, thật dễ dàng
              Thật dễ làm người vô phúc và ác.

              Và bây giờ ngoài cửa nghe tiếng gõ
              Em hãy vào, hãy cởi áo bành tô
              Ngày hôm nay anh hạnh phúc bất ngờ
              Và bởi thế anh tốt như tất cả.


              Surin, A. (?)

              NHƯNG DÙ SAO TÔI VẪN YÊU ANH

              Anh chỉ chơi, đùa tôi vậy thôi mà
              Anh không có tim hoặc là tim băng giá.
              Nhưng điểm cuối cùng thì tôi đã nhìn ra
              Tôi van anh, xin chớ đùa với lửa!..

              Tôi đau khổ đâu phải vì số phận
              Tôi đợi chờ gặp gỡ chỉ hoài công
              Vẫn biết rằng đó là điều bất hạnh
              Nhưng dù sao tôi vẫn yêu anh!

              Khi gặp anh tôi chỉ vô tình thôi
              Tôi bối rối ngượng ngùng rồi im lặng
              Giá mà anh biết rằng tôi đau đớn
              Đành lặng im khi muốn nói lên lời.

              Rằng yêu anh, về anh tôi mơ ước
              Để yêu anh tôi chỉ biết quên mình
              Tôi thú nhận điều này bao khó nhọc
              Nhưng dù sao tôi vẫn yêu anh!

              Chẳng biết anh bùa mê nào có được
              Mà không thể nào tôi thoát khỏi anh?
              Anh đến với tôi như quỉ sứ, yêu tinh
              Làm náo động trong lòng bao mơ ước.

              Tôi đáng lẽ phải căm thù anh lắm
              Vì khổ đau tôi chịu đựng một mình
              Giá mà giết chết anh tôi mừng lắm
              Nhưng dù sao tôi vẫn yêu anh!
              1899.




              Terenchieva, Anna (1945 -)

              CHIA TAY NHẸ NHÀNG

              Chia tay nhẹ nhàng, chia tay không thương tiếc
              Nếu tình nhân trở nên chán mớ đời
              Nếu tình nhân – kẻ mê gái không thôi…

              … Chiếc khăn Akhmatova lên cổ mình, tôi quấn…
              Và với những bài thơ như điều giáo huấn…


              Vanin, Dmitry (1979-)

              EM LÀ CUỘC ĐỜI ANH

              Em là cuộc đời anh
              Em là dòng máu nóng
              Dòng máu trong huyết quản.
              Em chạy trốn, anh tìm
              Em như buổi bình minh
              Em như tia lửa sáng.

              Em là giấc mơ, kỷ niệm
              Em là dòng sữa tươi
              Mới vắt trong buổi sáng
              Em tựa hồ như ánh sáng
              Trên cửa sổ mọi nhà…
              Nhưng em thật là xa.




              Vengerskaya, N.

              LỜI YÊU

              Hít vào mùi hương của hoa hồng
              Tôi nhớ vườn cây rợp bóng râm
              Và lời “yêu em” bao trìu mến
              Ngày đó mà anh đã nói cùng.

              Giờ trong tôi tình yêu lại cháy
              Dù người đi và chẳng quay về
              Nhưng lời yêu ngọt ngào buổi ấy
              Tôi sẽ không quên được bao giờ.

              Tình yêu tôi đâu như ngọn khói
              Để bỗng nhiên tan biến giữa trời
              Nhưng vì anh đi ngang qua đấy
              Với nụ cười không để ý thôi.

              Trả lại anh tấm hình ngày trước
              Tình yêu anh tôi chẳng cầu xin
              Trong thư tôi không có lời qưở trách
              Bởi bây giờ tôi vẫn yêu anh.



              Tác giả
              KHUYẾT DANH

              NGỌN LỬA TÌNH YÊU

              Đừng gợi lên hoài niệm
              Của những tháng ngày qua
              Những ước mong thầm kín
              Đừng trả lại hồn ta.

              Ánh mắt đầy nguy hiểm
              Đừng dồn hết vào đây
              Giấc mơ tình âu yếm
              Đừng lôi cuốn như vầy.

              Có một lần trong đời
              Hạnh phúc ta nếm trải
              Ngọn lửa thần tình yêu
              Hãy bùng lên, hãy cháy.

              Nhưng ai ngọn lửa thiêng
              Có thể đem dập tắt
              Kẻ ấy đời không quên
              Chẳng còn nhìn thấy mặt.
              1877





              HÃY CHO EM ĐI CÙNG

              Hỡi người em yêu thương
              Hãy cho em đi cùng!
              Về quê, nơi xa ấy
              Em là vợ của anh.

              Người yêu của anh ơi
              Anh rất sẵn lòng thôi
              Nhưng ở nơi xa ấy
              Anh đã có vợ rồi.

              Hỡi người em yêu thương
              Hãy cho em đi cùng!
              Về quê anh em sẽ
              Làm em gái của anh.

              Người yêu của anh ơi
              Anh rất sẵn lòng thôi
              Nhưng ở nơi xa ấy
              Đã có em gái rồi.

              Hỡi người em yêu thương
              Hãy cho em đi cùng!
              Về quê anh em chỉ
              Kẻ lạ mặt, người dưng.

              Người yêu của anh ơi
              Anh rất sẵn lòng thôi
              Nhưng ở nơi xa ấy
              Người lạ chẳng cần rồi.

              ©NGUYỄN Viết Thắng giới thiệu, dịch, chú giải:
              "150 Nhà thơ Nga"
              với sự cộng tác của IVANOV, Ivan Ivanovich


              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.06.2010 13:10:24 bởi cacbac >
              #52
                cacbac 23.12.2007 12:54:47 (permalink)
                 


                Taras Hryhorovych Shevchenko (9/3/1814—10/3/1851) – nhà thơ, họa sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, người khởi xướng nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ucraina.

                Tiểu sử và tác phẩm:
                Taras Shevchenko sinh ngày mùng 9 tháng ba năm 1814 tại làng Moryntsi, châu Kiev, Đế chế Nga (nay là tỉnh Cherkasy, Ucraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavel Engelhardt. Chín tuổi mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám "tiểu đồng" cần vụ của chủ, chẳng bao lâu được theo chủ đến thủ đô Peterburg. ở đây Taras được theo học vẽ bốn năm. Năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt chuộc ra để thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh họa Briullov.
                Chăm chỉ học tập rèn luyện ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca hơn. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Kobzar (Người hát rong) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ucraina của mình. Tập thơ đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc Ucraina cũng như bạn đọc Nga.
                Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haidamaki miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Kobzar, bản trường ca Haidamaki đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Maria, Katerina v.v...

                Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ucraina bắt đầu làm việc tại ủy ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ và tham dự hội họp bí mật nên năm 1847, Shevchenko đã bị bắt cùng với những người khác trong tổ chức. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.
                Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko mới được trả tự do. Ông được trở về Nizhnyi Novgorod, sau đó về Peterburg. Năm 1860, tại Peterburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Kobzar.
                Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ucraina sinh sống nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, thi hào Taras Shevchenko qua đời. Ông được chôn cất tại Peterburg, sau đó mới được phép cải táng đưa hài cốt về an táng tại quê hương Ucraina.
                Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ucraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của Taras Shevchenko đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushin, Goethe, Maeterlinck… Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng và được dịch nhiều ra tiếng Việt. Năm 2004 Hội đồng dịch, Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản tập Thơ Taras Shevchenko với bài giới thiệu của ngài Đại sứ Ukraina tại Việt Nam.





                KHÓC CHO NHỮNG NGÀY XƯA

                Giá mà ta sẽ còn gặp lại nhau
                Thì em sẽ thế nào, em có sợ?
                Có bằng những lời êm ái, ngọt ngào
                Em thốt lên bên tai tôi khi đó?

                Không. Em sẽ chẳng nhận ra
                Mà, có thể, nhớ ra và nói:
                Tất cả chỉ là trong một giấc mơ!
                Còn tôi sẽ mừng vui trở lại.

                Người con gái có đôi mắt đen!
                Khi tôi hồi tưởng lại
                Về những ngày xưa thân ái
                Vui vẻ và cay đắng, xót xa
                Thì tôi sẽ khóc oà.

                Xin cám ơn điều này không sự thật
                Mà chỉ là giấc mơ
                Xin rót đầy nước mắt
                Khóc cho những ngày xưa!
                1848





                CATHERINA

                Cô gái tên Catherina
                Có ngôi nhà sàn gỗ
                Một lần, có ba người khách ghé
                Họ đến từ thành phố Zaparoze.

                Một người có tên: Semen Bosy
                Người kia tên: Ivan Goly
                Người thứ ba - Ivan Yaroshenko.
                “Chúng tôi đi vòng quanh Ba Lan đấy
                Và chúng tôi đi khắp Ucraina
                Nhưng không đâu nhìn thấy
                Cô gái nào đẹp hơn Catherina!”

                Một người thốt lên rằng
                “Giá mà tôi giàu có
                Thì tôi đem hết bạc vàng
                Tặng cho Catherina đó
                Chỉ mong sao có nàng”.
                Người thứ hai thì thầm:
                “Ơi những người anh em
                Giá mà tôi khỏe như lực sĩ
                Thì tôi trao hết cho nàng
                Chỉ mong được có em”.
                Còn người thứ ba thì nói:
                Vì Catherina
                Tôi sẽ làm tất cả
                Không có việc gì khó
                Với tôi trên đời này”.

                Catherina suy nghĩ một hồi
                Rồi trả lời ba người khách:
                “Em có người anh trai
                Đang chịu cảnh tù đày
                Ơ Crưm, hay đâu đấy
                Ai cứu được anh ấy
                Thì em đây sẽ của người!”

                Thế là ba chàng trai
                Cùng nhau thắng yên ngựa
                Rồi họ lên đường
                Để đưa về kẻ tha hương -
                Người anh trai của Catherina yêu mến.

                Thế rồi một người chết đuối
                Ơ vùng cửa sông
                Người thứ hai chết vì đâm vào cọc
                Ơ vùng Ca-dơ-lốp
                Chỉ còn người thứ ba
                Ivan Yaroshenko
                Đã từ nhà tù
                Ơ vùng Ba-tri-sa-rai
                Cứu được người anh trai
                Của Catherina yêu dấu!

                Một buổi sáng cánh cửa kêu cót két
                Có ai đấy bước vào nhà:
                “Hãy dậy mau Catherina
                Để gặp người anh trai yêu quí!”
                Catherina như người trong mộng mị
                Và cô kêu lên:
                “Em đã nói không thật một điều
                Đây không phải anh trai, mà người yêu!”
                “Em đã lừa dối các anh...”
                Rồi cô ngã lăn đùng xuống đất.
                “Nào người anh em ta đi khỏi nơi này
                Đi khỏi ngôi nhà nguyền rủa!”
                Rồi họ đuổi theo ngọn gió
                Như cánh chim bay.

                Catherina tươi trẻ
                Người ta đã chôn cô trên đồng
                Còn những người Zaparoze trên thảo nguyên
                Đã trở thành anh em kết nghĩa.
                1848





                KHI XƯA

                Khi xưa bé ta cùng chơi với nhau
                Ta yêu nhau khi ta còn thơ bé
                Mẹ của ta cứ nhất định một điều
                Khi ngắm nhìn hai đứa trẻ:
                “Ta sẽ cho chúng lấy nhau”.
                Rồi thời gian trôi như nước chảy qua cầu
                Ta chia tay như ngày còn thơ bé
                Từ đó đến giờ chẳng gặp lại nhau.

                Tôi bước ra cuộc đời sóng gió ba đào
                Phiêu bạt khắp mọi nẻo
                Trở về nhà khi tóc đã trắng phau.
                Làng tôi ngày xưa màu sáng
                Thế mà giờ tôi ngỡ rằng
                Làng của tôi màu tối, lặng câm
                Như tôi đây, tự mình, màu xám.
                Tôi cứ ngỡ rằng
                Trong làng không có gì thay đổi
                Sau bao nhiêu tháng năm
                Tất cả vẫn như ngày ấy
                Vẫn cánh đồng, vẫn rặng cây dương
                Trước mặt tôi con suối và cây liễu

                Cúi mình trên mặt nước
                Như người mang gánh nặng, nhọc nhằn thay
                Đây cái hồ, đập nước, chiếc cối xay
                Sau cánh rừng cánh quạt đang lúc lắc
                Cây sồi xanh giống như người Cô-dắc
                Từ trong rừng đang bước dạo chơi
                Và những chiếc lá màu đen của sồi
                Rắc đầy lên ngôi vườn rộng
                Nơi mà ông bà tổ tiên trong im lặng
                Nằm ngủ yên trong bóng, tựa thiên đàng
                Những cây thập ác cúi mình, đã bị bỏ quên
                Những lời trên đó bị nước mưa rửa sạch
                Mà chẳng cần mưa, chẳng cần lời trên thập ác
                Sao Thổ Tinh cũng sẽ xoá sạch trơn...
                Thôi thì để cho mẹ cha yên nghỉ với Thánh thần!
                “Thế còn Oksana?” - hướng về người anh tôi hỏi
                “Oksana nào? - có phải cô bé con chơi với chú ngày nào
                Cô bé tóc xoăn mà chú đã quên lâu
                Mà tại sao, chú buồn điều gì vậy?”
                “Không, em không buồn về chuyện ấy

                Mà chuyện là Oksana cũng đi về chốn xa xôi
                Với những người lính rồi biến mất tăm hơi
                Nàng trở về nhà một năm sau đó
                Nhưng không một mình mà trên tay đứa bé
                Nàng trở về trong đêm tối không trăng sao
                Nàng ngồi xuống bên bờ rào
                Rồi kêu như chim tu hú
                Tiếng đáp lại cũng nghe rất rõ
                Nàng tháo bím tóc ra.
                Sau đó rồi nàng lại đi xa
                Nàng đi về đâu không ai biết được
                Nàng hoá điên rồi lang thang, phiêu bạt…
                Thế mà cô gái ngày xưa
                Đẹp như hoa! Nhưng hạnh phúc trời không cho...”
                Mà có thể, trời cho nhưng ai đấy
                Đã lấy cắp mất của nàng đi vậy
                Và người ta đã lừa dối cả ông trời.
                1849





                TA HÁT VỚI NHAU

                Ta hát với nhau rồi sau đấy giã từ
                Không nước mắt, không nói lời giã biệt
                Liệu ta còn gặp lại nhau không biết
                Để cùng nhau ta lại hát như xưa.

                Có thể gặp lại nhau, nhưng đến bao giờ
                Và ở đâu? Bài hát gì sẽ hát
                Không ở đây, và tất nhiên, bài hát khác
                Chẳng phải bài đã từng hát ngày xưa.

                Cuộc sống ở đây đầy nỗi âu lo
                Nên ở đây những bài vui không hát
                Nhưng dù sao những ngày ta có được
                ở chốn này đã buồn nhớ cùng nhau.

                Ta nhớ về vùng đất chẳng u sầu
                Sông Đnhép oai hùng, những ngọn đồi vạm vỡ
                Và cả những khổ đau thời tuổi trẻ
                Và thiên đường tội lỗi tháng ngày xanh!
                1850





                MẸ ƠI

                Ôi mẹ ơi, con khổ quá chừng!
                Đôi mắt sáng nhưng mẹ biết không
                Chẳng có người để mà trao ánh mắt.

                Ôi mẹ ơi, mẹ ơi, con khổ lắm!
                Đôi tay trắng mà tay không âu yếm
                Không có ai mà ve vuốt mẹ ơi.

                Ôi mẹ ơi, mẹ biết không, mẹ ơi
                Đôi chân nhẹ nhàng nhưng chẳng có ai
                Con biết nhảy cùng với ai hả mẹ?
                10-6-1859


                NHƯ CHƯA TỪNG GẶP GỠ

                Ta gặp gỡ rồi kết tóc xe duyên
                Rồi sinh sôi, nảy nở
                Như hoa ở trong vườn
                Rồi làm nhà. Chẳng biết đến đau buồn
                Bầy trẻ nhỏ vui đùa giỡn
                Rồi chúng lớn lên
                Những đứa trai đi vào lính
                Những đứa gái cũng bị lính mang đi
                Còn chúng mình như có vẻ đã chia ly
                Có vẻ như ta chưa từng gặp gỡ.
                5-12-1860
                #53
                  cacbac 26.12.2007 11:51:29 (permalink)
                   


                  150 Nhà Thơ Nga
                  ................



                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2010 13:16:41 bởi cacbac >
                  #54
                    cacbac 29.02.2008 13:12:10 (permalink)

                     
                    Taras Grigorjevich Shevchenko (tiếp theo)
                     
                     
                    LỜI DI CHÚC
                     
                    Khi tôi chết xin hãy chôn
                    Trên đất Ucraina yêu thương.
                    Xin hãy đào mộ
                    Giữa thảo nguyên rộng mênh mông
                    Để tôi được nằm giữa đồi mộ cổ
                    Bên trên con sông
                    Để được nghe tiếng gầm réo
                    Của sông Đnhép chuyển dòng.
                    Và khi từ những cánh đồng
                    Máu của quân thù đáng ghét
                    Bị cuốn phăng
                    Thì khi đó
                    Tôi bước ra từ ngôi mộ
                    Tôi bước lên đạt đến ngưỡng thánh thần.
                    Và tôi sẽ nguyện cầu
                    Chứ bây giờ tôi chẳng biết có Chúa trời đâu.
                    Xin hãy giấu đi rồi đứng dậy
                    Gông cùm xin bẻ gãy
                    Và máu quân thù
                    Hãy tưới bằng khí phách hiên ngang
                    Còn về tôi trong Đại gia đình
                    Đại gia đình tự do và mới.
                    Xin hãy đừng quên nhắc tới
                    Một lời tốt đẹp thì thầm.

                     
                     

                    (Một con tàu mang tên Taras Shevchenko)
                     
                    Заповіт
                     
                    Як умру, то поховайте
                    Мене на могилі,
                    Серед степу широкого,
                    На Вкраїні милій,
                    Щоб лани широкополі,
                    І Дніпро, і кручі
                    Було видно, було чути,
                    Як реве ревучий.
                    Як понесе з України
                    У синєє море
                    Кров ворожу... отойді я
                    І лани, і гори —
                    Все покину і полину
                    До самого бога
                    Молитися... а до того
                    Я не знаю бога.
                    Поховайте та вставайте,
                    Кайдани порвіте
                    І вражою злою кров'ю
                    Волю окропіте.
                    І мене в сем'ї великій,
                    В сем'ї вольній, новій,
                    Не забудьте пом'янути
                    Незлим тихим словом.

                     

                     
                    #55
                      cacbac 28.04.2008 10:29:33 (permalink)

                       
                      Silva (Sirvard) Barunakovna Kaputikyan (1919 – 2006) – nữ nhà thơ, nhà văn Armenia, thành viên của Hội Văn bút Quốc tế, là nhà thơ nữ lớn nhất của Armenia thế kỷ XX.

                      Tiểu sử:
                      Sirvard Kaputikyan sinh ngày 5/1/1919 ở Erevan. Bố là người tỵ nạn từ thành phố Van (Thổ Nhĩ Kỳ), trước làm biên tập viên của một tờ báo, sau dạy học. Sirvard Kaputikyan tốt nghiệp khoa ngôn ngữ Đại học Erevan và trường viết văn. Bắt đầu in thơ từ năm 1933. Hội viên Hội nhà văn Armenia từ năm 1941. Năm 1952 được tặng Giải thưởng nhà nước Liên Xô.
                      Những đề tài chính trong thơ Sirvard Kaputikyan là tình yêu, lòng yêu nước và sự cô đơn của người phụ nữ. Bà đặc biệt nổi tiếng với nhiều bài thơ về tình yêu, tình mẹ và nhiều bài viết về số phận của cộng đồng người Armenia ở nước ngoài. Ngoài hoạt động văn học bà còn là Đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô và Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga. Bà được tặng nhiều giải thưởng cao quí của nhà nước Armenia, Liên Xô và nhiều giải thưởng của các nước: Ý, Ukraina, Mỹ, Grruzia, Anh.
                      Sirvard Kaputikyan là tác giả của gần 60 cuốn sách viết bằng tiếng Armenia và tiếng Nga.

                      Tác phẩm:

                      Một số tập thơ bằng tiếng Nga:

                      *В эти дни (Trong những ngày này, 1945)
                      *Стихи (Thơ, 1947)
                      *На берегу Занги (Bên bờ sông Zangy, 1947)
                      *Мои родные (Những người ruột thịt của tôi, 1951)
                      *В добрый путь (Lên đường may mắn, 1954)
                      *Откровенная беседа (Cuộc trò chuyện cởi mở, 1955)
                      *Раздумья на полпути (Suy ngẫm trên đường, 1960)
                      *Часы ожидания (Những giờ đợi chờ, 1983)
                      *Тревожный день (Ngày lo âu, 1985)



                      Một số bài thơ:

                      Em bảo anh: "Đi đi!”

                      Em bảo anh: "Đi đi!”
                      Sao anh không ở lại?
                      Em bảo anh: "Đừng đợi!”
                      Sao anh lại ra đi?

                      Những lời em trái ngược
                      Mắt em lệ đầy vơi
                      Tại sao anh tin lời?
                      Sao không nhìn đôi mắt?


                      Tôi và anh mang một tình yêu lớn

                      Tôi và anh mang một tình yêu lớn
                      Nhưng tôi yêu anh, anh lại yêu người
                      Cả hai ta cháy lên bằng lửa bỏng
                      Nhưng tôi – bằng lửa của anh, còn anh – chẳng của tôi.

                      Anh đợi chờ lời, tôi đợi chờ lời
                      Tôi đợi từ anh, còn anh – từ người khác
                      Tôi thấy anh trong cơn mê của tôi
                      Còn anh mê sảng thấy hình bóng khác.

                      Thì đành vậy thôi, biết làm sao được
                      Một khi mà số phận chẳng thương ta
                      Ta vẫn sống và yêu, mặc dù là
                      Tôi yêu anh, còn anh yêu người khác.



                      Những giờ chờ đợi

                      Anh không đến… Đêm đen trong nỗi buồn
                      Con tim em giống như đường phố vắng.
                      Chỉ bước chân ai gõ vào yên lặng
                      Bước chân muộn màng, buồn bã, âm vang.

                      Em hy vọng. Em nhìn vào bóng đêm
                      Xem những bước chân trên đường đo đếm.
                      Mỗi lúc một to, gần đến bậc thềm
                      Sắp đến nơi, và bỗng nhiên im hẳn…

                      Nhưng những bước chân mỗi lúc càng xa
                      Rơi vào lặng im và nghiêm khắc hẳn…
                      Trong con tim em nỗi đau càng nặng
                      Có vẻ như giẫm lên từng kẻ đi qua.


                      Anh trong tim

                      Anh trong tim, trong hơi thở của em
                      Trong nỗi buồn, trong mừng vui, hoan hỉ
                      Cháy lên trong thơ em như ngọn lửa
                      Em nhìn người ta – trước mặt chỉ thấy anh.
                      Em đến nhà ai thì anh cũng theo cùng
                      Anh là không khí, là ánh sáng, là dịu êm, là gió
                      Thế mà sao anh chạy trốn khỏi em!…




                      Khi anh tiễn em về nhà

                      Khi anh tiễn em về nhà
                      Con đường của ta đầy bụi
                      Em cứ ngỡ như tấm vải hoa
                      Đẹp hơn mùa xuân đồng nội.

                      Khoảng cách đọ dài của những con đường
                      Trên mặt đất này có nhiều vô kể…
                      Nhưng tại vì sao nhà em thật gần
                      Và tại vì sao con đường ngắn thế!…


                      Bí ẩn của tình yêu

                      Bí ẩn của tình yêu – sâu thẳm, cổ xưa – em không hiểu
                      Tâm hồn đang yêu – giàu hơn, nghèo hơn – em không hiểu
                      Yêu anh nhưng u ám, lang thang, con tim dè dặt là anh.
                      Em là người thắng hay là người thua – em không hiểu.


                      Em chẳng muốn nhìn thấy anh

                      Không! Em chẳng muốn nhìn thấy anh!
                      Nếu như đôi mắt đi tìm
                      Thì em nhắm mắt.

                      Nếu lưỡi em gọi tên anh
                      Thì em mím chặt hàm răng:
                      "Đồ dở hơi, im lặng!”

                      Nhưng nếu tiếng kêu từ trái tim?
                      Nếu trái tim sẽ gọi tên anh
                      Thì biết làm sao ngăn được lưỡi
                      Lưỡi làm sao bắt im được con tim?



                      Em nhún bờ vai kiêu hãnh

                      Em nhún bờ vai kiêu hãnh
                      Em chịu đựng
                      Sẽ không gọi tên anh.
                      Ôi, giá mà người ta biết rằng em cay đắng!
                      Nhưng điều này không nên biết một ai!
                      Đâu phải vì bối rối cúi hàng mi
                      Em vẫn đi giữa những người quen xa lạ…
                      Dù trong ngực tất cả đều phun khói và bốc lửa
                      Những giá mà khói đừng phun từ dưới những hàng mi!
                      #56
                        cacbac 29.08.2008 15:39:41 (permalink)

                        Robert Rozhdestvensky (tiếp)


                        CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ

                        Có thành phố êm ả như giấc mơ.
                        Nơi đó trên ngực có đầy bụi bám.
                        Nước trên sông như mặt kính, lững lờ
                        Có thành phố, nơi mà trong ấm nóng
                        Trôi đi tuổi thơ xa vắng của ta...

                        Trong đêm khuya tôi vội ra khỏi nhà
                        Đến nhà ga, ghé vào phòng bán vé:
                        “Có thể, lần đầu trong nghìn năm qua
                        Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ!...”
                        Cô bán vé trả lời: “Không có vé...”

                        Biết làm sao cãi lại được cô ta?
                        Đường về tuổi thơ còn tìm đâu vậy?
                        Mà có thể, chỉ đơn giản, đôi khi
                        Trong kí ức ta đi về chốn ấy?...

                        Thành phố này có những câu chuyện cổ
                        Những ngọn gió gọi tất cả lên đường.
                        Ở nơi đó ta mê như điếu đổ
                        Nhà đến mặt trời, thông đến trời xanh.
                        Mùa đông đi trên tuyết dày lặng lẽ...

                        Bài hát xa xôi trong số phận mình
                        Thành phố dịu dàng, cám ơn ngươi nhé!
                        Ngươi đừng đợi, ta chẳng quay về nữa.
                        Trên hành tinh còn có những con đường.
                        Ta đã lớn. Hãy tin. Và tha thứ.





                        NGÀY SINH CỦA PHỤ NỮ

                        “Cô ấy bao nhiêu tuổi?...” “Tuổi thực – bao nhiêu?...”
                        Người phụ nữ phẩy tay rồi thốt lên
                        Giọng kéo dài – vui và cay đắng:
                        - Tính đếm làm gì cho uổng? Tất cả - của mình
                        Sau đấy nâng cốc uống chúc bè bạn.
                        Và ánh sáng bừng lên...

                        Phụ nữ chỉ có những ngày sinh.
                        Còn những năm sinh phụ nữ không hề có!

                        1973-1977


                        THÁNG NĂM LÀ TÀI SẢN

                        Dù đầu tôi bạc trắng –
                        Tôi chẳng sợ mùa đông.
                        Không gánh nặng – tháng năm.
                        Tháng năm là tài sản.

                        Tôi thường giục thời gian
                        Quen làm tất mọi chuyện.
                        Dù tiền bạc không gom.
                        Tháng năm là tài sản.

                        Tôi cám ơn tháng năm
                        Và uống vào thuốc đắng.
                        Không cho ai tháng năm!
                        Tháng năm là tài sản.

                        Nếu thế kỉ nói rằng
                        “Ngôi sao giờ tắt hẳn”
                        Bàn tay trẻ giơ lên
                        Tháng năm là tài sản.


                        EM HÃY YÊU

                        Em hãy yêu, hãy yêu.
                        Hãy rót ra như chiều.
                        Bổ tim làm hai nửa...
                        Người không nói: “uổng!” đâu...

                        Em hãy tin, hãy tin.
                        Em bắt đầu van xin.
                        Không bao giờ góa bụa...
                        Mà cũng như góa chồng.

                        Rồi em sẽ hết nhìn
                        Vào dày đặc bóng đêm.
                        Đồ trong nhà kê lại...
                        Người không hỏi: sao em?...

                        Rồi em sẽ quen mà
                        Rồi đêm sẽ sáng ra
                        Em một mình cất bước...
                        Người không hỏi: đâu về?...

                        Rồi em sẽ dối gian
                        Trên ngón tay ánh lên.
                        Đôi mắt đầy gian dối...
                        Nhưng người sẽ không nhìn.

                        Rồi em sẽ khóc lên.
                        Đờ bên cửa, như băng.
                        Tai họa em đem giấu.
                        Của người. Và của em.




                        QUẢ NGỌT

                        Quả ngọt làm vui mắt
                        Quả ngọt làm kinh ngạc.
                        Quả ngọt làm say sưa
                        Quả đắng làm sáng mắt.

                        Ôi, số kiếp phong ba
                        Cay đắng đến giày vò.
                        Quả ngọt cho một nắm
                        Quả đắng đầy hai xô.

                        Em không biết điều gì
                        Nó cứ lớn nhường kia
                        Mùa xuân cho quả ngọt
                        Quả đắng - cả bốn mùa.

                        Anh đừng cười gì em
                        Qua ô cửa hãy nhìn
                        Hai người ngắt quả ngọt.
                        Quả đắng chỉ mình em.


                        EM CHỚ CÓ BUỒN

                        Bọt nước mưa đặc quánh lại lắc lư
                        Những giọt mưa gõ đều trên cửa sổ.
                        Ngày hôm nay tình yêu vừa ngang qua
                        Còn ngày mai, ngày mai em gặp nó!

                        Em chớ có buồn
                        Cả cuộc đời phía trước
                        Cả cuộc đời phía trước
                        Hãy chờ đợi, hãy tin!

                        Hương xuân quyện lối mòn giữa rừng thưa
                        Đất héo hon vì những ngày nắng lửa.
                        Ngày hôm nay mơ ước vừa ngang qua
                        Còn ngày mai, ngày mai em gặp nó.

                        Như sương trên đồng, như sao trên trời
                        Như con sóng vui dập dờn trên biển
                        Hãy cứ để bên em đến muôn đời
                        Giấc mơ xa và một tình yêu lớn!

                        Em chớ có buồn
                        Cả cuộc đời phía trước
                        Cả cuộc đời phía trước
                        Hãy chờ đợi, hãy tin!


                        NHỮNG KHOẢNH KHẮC

                        Đừng nghĩ về từng giây rồi lên mặt.
                        Sẽ đến thời gian và bạn hiểu rằng
                        Chúng rít lên như đạn xuyên thái dương
                        Những khoảnh khắc, khoảnh khắc, và khoảnh khắc.

                        Mỗi khoảnh khắc có lí lẽ của mình
                        Có cây chuông của mình và dấu vết.
                        Khoảnh khắc phân chia – cho ai nỗi nhục
                        Bất tử cho ai – ai đấy vinh quang.

                        Những khoảnh khắc ép vào trong từng năm
                        Những khoảnh khắc nén vào từng thế kỉ
                        Và tôi đôi khi không hiểu được rằng
                        Đâu khoảnh khắc đầu, còn đâu cuối nhỉ.

                        Mưa giăng từ những khoảnh khắc bé bỏng
                        Dòng nước giản đơn rót xuống từ trời.
                        Còn bạn chờ đợi hết nửa cuộc đời
                        Xem khi nào khoảnh khắc kia sẽ đến.

                        Khoảnh khắc sẽ đến giống như hớp nước
                        Hớp nước mưa giữa oi bức mùa hè.
                        Ta cần nhớ về nghĩa vụ của ta
                        Từ khoảnh khắc đầu tiên cho đến chót.

                        Đừng nghĩ về từng giây rồi lên mặt.
                        Sẽ đến thời gian và bạn hiểu rằng
                        Chúng rít lên như đạn xuyên thái dương
                        Những khoảnh khắc, khoảnh khắc, và khoảnh khắc.

                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2008 15:55:49 bởi cacbac >
                        #57
                          cacbac 11.11.2008 09:16:16 (permalink)


                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:58:29 bởi cacbac >
                          #58
                            cacbac 05.03.2009 11:03:44 (permalink)



                            Nikolay Stepanovich Gumilyov (tiếng Nga: Николай Степанович Гумилёв) (15/4/1886 – 8/1921) là nhà thơ Nga thế kỉ bạc, người sáng lập trường phái văn học Đỉnh cao.

                            Tiểu sử:
                            Nicolai Gumilyov sinh ở Kronstadt, là con trai của bác sĩ Stepan Yakovlevich Gumilev và Anna Ivanovna L'vova. Thuở nhỏ sống ở Hoàng thôn, học ở trường gymnazy do nhà thơ nổi tiếng I. Annensky làm hiệu trưởng. Học xong trường gymnazy, Nicolai Gumilyov học Đại học Saint Petersburg và Đại học Sorbonn. Năm 1902 in bài thơ đầu tiên ở một tờ báo. Năm 1905 tập thơ đầu tiên Con đường của những nhà chinh phục (Путь конквистадоров). Từ năm 1907 đi du lịch sang các nước châu Âu nhiều lần. Năm 1908 in tập thơ Những bông hoa lãng mạn (Романтические цветы).

                            Năm 1910 Nicolai Gumilyov và Anna Akhmatova làm đám cưới, hai năm sau sinh con trai Lev Gumilyov – sau này là một nhà khoa học nổi tiếng của Nga. Năm 1911 thành lập phái Đỉnh cao (акмеизм) cùng với Anna Akhmatova và Osip Mandelstam. Năm 1912 in tập thơ Bầu trời xứ lạ (Чужое небо). Từ năm 1914 đến 1918 tham gia quân đội. Năm 1918 chia tay với Anna Akhmatova, năm 1919 cưới Anna Engelgardt.

                            Năm 1921 Nicolai Gumilyov in hai tập thơ lấy cảm hứng từ những chuyến đi châu Phi, cũng trong năm này ông bị bắt do nghi ngờ tham gia vào tổ chức vũ trang Tagantsev và bị xử bắn, nơi xử bắn và phần mộ không rõ.

                            Nicolai Gumilyov không chỉ là nhà thơ mà ông còn là một nhà thám hiểm châu Phi có tiếng. Ông tham gia các đoàn thám hiểm đông và bắc Phi, mang về cho bảo tàng dân tộc học ở Saint Petersburg nhiều bộ sưu tập có giá trị. Ngoài sáng tác thơ ông còn là một nhà văn với nhiều truyện hay và là một dịch giả xuất sắc.

                            Ảnh hưởng văn học của Gumilyov:
                            Nicolai Gumilyov kiên trì tổ chức nhiều nhóm văn học, không được người đương thời đánh giá cao, nhưng đã để lại nhiều kết quả tốt đẹp. Những học trò của ông như Georgy Abramovich, Georgy Ivanov, Vsevolod Rozhdestvensky, Irina Odoevtseva, Nicolai Tikhonov… và nhiều người khác sau này đã trở thành những nhà thơ nổi tiếng. Phái văn học Đỉnh cao đã thu hút những tài năng thi ca xuất sắc đương thời như Anna Akhmatova và Osip Mandelstam. Nicolai Gumilyov có sự ảnh hưởng sâu sắc đến thơ ca hải ngoại của Nga cũng như thơ ca Xô Viết.

                            Tác phẩm:
                            *Путь конквистадоров (1905)
                            * Романтические цветы (1908)
                            *Жемчуга (1910)
                            *Чужое небо (1912)
                            *Колчан (1916)
                            *К Синей звезде (1917)
                            *Колчан, Четвертая книга стихов, Книгоиздательствово «Петрополис», Берлин (1923).
                            *Тень пальмы (1922) – tập truyện
                            *Эмали и камеи (1914) – dịch Théophile Gautier.


                            Thư mục:
                            1. Павловский А.И. Николай Гумилев. — В кн.: Гумилев Н. Стихотворения и поэмы. Л., 1988
                            2. Николай Гумилев в воспоминаниях современников. М., 1989
                            3. Гумилев Н.С. Проза. М., 1990
                            4. Гумилев Н.С. Драматические произведения. Переводы. Статьи. Л., 1990
                            5. Гумилев Н.С. Собрание сочинений, тт. 1-3. М., 1991
                            6. Н.С.Гумилев pro et contra: личность и творчество Н.Гумилева в оценке русских мыслителей и исследователей. СПб, 1995



                            Gumilev với vợ và con trai


                            CÓ NHIỀU NGƯỜI YÊU NHIỀU VẺ KHÁC NHAU

                            Có nhiều người yêu nhiều vẻ khác nhau
                            Người khôn ngoan đi xây nhà xây cửa
                            Quanh những cánh đồng tốt tươi màu mỡ
                            Lũ trẻ con đùa nghịch chạy theo nhau.

                            Có những người yêu nhau rất nghiệt ngã
                            Chỉ những câu hỏi và câu trả lời
                            Máu sôi lên, trút giận lên đầu ai
                            Nghe như tiếng của bầy ong vò vẽ.

                            Lại có những kẻ yêu như là hát
                            Họ vui mừng và vui vẻ hát lên
                            Họ giấu mình chốn nương náu thần tiên
                            Có những kẻ lại yêu như nhảy nhót.

                            Còn em khi yêu thế nào, cô gái
                            Vì điều chi em mệt mỏi em buồn?
                            Có lẽ nào em lại chẳng cháy lên
                            Bằng ngọn lửa bí huyền em quen ấy?

                            Nếu em có thể hiện trước mắt anh
                            Bằng tia chớp loé sáng ngời của Chúa
                            Thì anh từ nay cháy lên trong lửa
                            Ngọn lửa từ địa ngục đến trời xanh!


                            NÀNG

                            Tôi biết người phụ nữ luôn im lặng
                            Mệt mỏi đắng cay vì lời nói, vì từ
                            Nàng sống trong vẻ chập chờn bí ẩn
                            Của những con ngươi luôn mở rất to.

                            Tâm hồn nàng khao khát được mở ra
                            Và chỉ dành cho âm nhạc của thơ
                            Trước cuộc đời dung tục và hoan hỉ
                            Tâm hồn kia ngạo mạn và tránh xa.

                            Tiếng bước chân rất nhẹ và thong dong
                            Tiếng bước chân êm ả đến lạ lùng
                            Dù tôi không thể gọi nàng là đẹp
                            Nhưng hạnh phúc tôi tất cả trong nàng.

                            Những khi tôi khao khát sự bất thường
                            Tôi ngạo mạn, can đảm đến với nàng
                            Để học nỗi đau khôn ngoan dịu ngọt
                            Trong vẻ rã rời mê sảng của em.

                            Trong giờ mỏi mệt giữ vẻ sáng trong
                            Giữ trong tay mình biết bao sấm sét
                            Những giấc mơ của nàng là chuỗi hạt
                            Như bóng trong cát lửa chốn thiên đàng.





                            TÔI VÀ EM

                            Tôi và em không xứng đôi vừa lứa
                            Bởi tôi từ xứ sở khác đến đây
                            Và tôi thích không phải ghi-ta kia
                            Mà giai điệu đàn zu-na hoang dã.

                            Và không phải những xa-lông bóng lộn
                            Những gian phòng, những áo váy màu đen
                            Mà tôi đọc thơ cho những con rồng
                            Những thác nước và những làn mây trắng.

                            Thích như người Ả Rập trong vắng vẻ
                            Áp sát mình vào nước uống nước trong
                            Chứ không như hoàng tử ở trong tranh
                            Nhìn sao trời và đợi điều gì đó.

                            Và chết không trong gối ấm chăn êm
                            Có thầy thuốc cùng với viên chưởng khế
                            Mà trong một khe mương nào hoang dã
                            Chìm đắm trong dày đặc của trường xuân.

                            Để rồi không đi vào chốn thiên đàng
                            Của đạo Tin lành đã từng chọn lựa
                            Mà nơi có kẻ cướp, người thu thuế
                            Và gái làng chơi gào thét: dậy đi anh!

                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2010 13:55:40 bởi cacbac >
                            #59
                              cacbac 21.04.2009 17:10:36 (permalink)
                              Nicolay Gumilyov (tiếp)




                              GIỮA LÒNG TÔI NHỮNG BÔNG HOA KHÔNG NỞ

                              Giữa lòng tôi những bông hoa không nở
                              Tôi bị lừa bởi vẻ đẹp qua mau
                              Ngày một ngày hai rồi bỗng nát nhàu
                              Giữa lòng tôi những bông hoa không nở.

                              Và giữa lòng tôi chim chóc không ở
                              Chỉ xù lông rồi trầm giọng u buồn
                              Và sáng ra – một nắm nhỏ bằng lông...
                              Ngay cả chim, giữa lòng tôi không ở.

                              Chỉ có sách được xếp thành tám dãy
                              Những tập sách dày buồn bã lặng im
                              Chúng canh chừng vẻ mỏi mệt ngàn năm
                              Như những chiếc răng xếp thành tám dãy.

                              Người buôn sách cũ bán chúng cho tôi
                              Người này xưa lưng gù và nghèo khó…
                              Ông buôn bán vì nghĩa trang nguyền rủa
                              Người buôn sách cũ bán chúng cho tôi.


                              GIẤC MƠ

                              Anh nức nở trong giấc mơ khủng khiếp
                              Và thức giấc với một nỗi buồn thương:
                              Anh mơ thấy em đã yêu người khác
                              Và người này đã xúc phạm đến em.

                              Anh vùng dậy khỏi giường mình và chạy
                              Như kẻ sát nhân khỏi đọan đầu đài
                              Qua ánh sáng đục mờ anh nhìn thấy
                              Những ngọn đèn như mắt thú đâu đây.

                              Và có lẽ không còn ai như vậy
                              Anh lang thang giống như kẻ không nhà
                              Trong đêm ấy trên những đường phố tối
                              Như theo dòng những dòng suối cạn khô.

                              Và bây giờ đứng trước cửa nhà em
                              Bởi vì anh không còn cách nào khác
                              Mặc dù biết rằng anh không dám bước
                              Không bao giờ anh dám bước vào trong.

                              Người xúc phạm em, anh vẫn biết rằng
                              Đấy chỉ là một giấc mơ khủng khiếp
                              Nhưng dù sao thì anh giờ đang chết
                              Trước cửa sổ nhà kín mít như bưng.


                              SAU BAO NĂM THÁNG DÀI

                              Sau bao năm tháng dài
                              Anh lại quay về đây
                              Nhưng anh bị đày ải
                              Người dõi theo anh đây.

                              - Em đã chờ đợi anh
                              Suốt bao nhiêu tháng năm
                              Với tình em – khoảng cách
                              Không hề có trong tình.

                              - Anh bôn ba xứ người
                              Sống gần hết cuộc đời
                              Cuộc đời trôi nhanh quá
                              Không để ý em ơi.

                              - Cuộc đời em đã từng
                              Bao âu yếm, dịu dàng
                              Em đã từng chờ đợi
                              Trong mơ em thấy anh.

                              Cái chết trong nhà em
                              Cái chết trong nhà anh –
                              Chẳng đáng gì cái chết
                              Nếu giờ ta có mình.





                              GIÁC QUAN THỨ SÁU

                              Rượu tình yêu trong ta thật tuyệt vời
                              Bánh mì cho ta tự vào lò nướng
                              Và người phụ nữ mà trời ban tặng
                              Lúc trước khổ đau, giờ đến ngọt bùi.

                              Biết làm chi với hoàng hôn tím đỏ
                              Trên bầu trời đang từng phút lạnh dần
                              Đấy là nơi có tĩnh lặng thần tiên
                              Biết làm chi với dòng thơ bất tử?

                              Không hôn ai và không uống, không ăn
                              Khoảnh khắc trôi, không thể nào giữ lại
                              Ta vật vã khóc than, nhưng cứ phải
                              Tất cả đi qua, tất cả đi ngang.

                              Như đứa bé quên trò chơi của mình
                              Để ghé mắt ngó nhìn con gái tắm
                              Chẳng biết gì tình yêu, dù một bận
                              Vẫn bâng khuâng một mong ước kín thầm.

                              Như thuở nào trong khu rừng nguyên sinh
                              Vật bò sát rống lên vì bất lực
                              Khi cảm thấy vẫn hãy còn chưa mọc
                              Trên vai mình đôi cánh của loài chim.

                              Thế kỉ theo nhau, Trời hỡi, đến bao giờ?
                              Dưới dao mổ thiên nhiên và nghệ thuật
                              Linh hồn gào lên, xác thân suy kiệt
                              Và giác quan thứ sáu được sinh ra.


                              THƠ VỀ EM

                              Thơ về em, về em, chỉ về em
                              Không một chút gì về anh hết cả!
                              Trong số phận con người tăm tối quá
                              Em là lời kêu gọi tới trời xanh.

                              Con tim yêu thương cao thượng của em
                              Như biểu tượng thời gian trong quá khứ
                              Sự tồn tại mọi giống nòi, tất cả
                              Làm phép thiêng, thần thánh hóa thời gian.

                              Nếu những vì sao sáng và kiêu hãnh
                              Mà quay lưng lại với trái đất này
                              Thì trái đất có hai vì sao sáng
                              Là đôi mắt can đảm của em đây.

                              Và đến một khi thiên thần màu vàng
                              Thổi kèn lên rằng thời gian đã cạn
                              Thì chúng tôi giơ khăn em màu trắng
                              Trước thiên thần để che chở cho em.

                              Tiếng động lặng ngừng trong ống kèn rung
                              Thiên thần đổ xuống từ trên cao đó…
                              Thơ về em, về em, chỉ về em
                              Không một chút gì về anh hết cả!




                              ANH MƠ THẤY HAI CHÚNG MÌNH ĐÃ CHẾT

                              Anh mơ thấy hai chúng mình đã chết
                              Ta nằm đây với ánh mắt yên lòng
                              Cả hai chiếc quan tài đều trắng toát
                              Người ta đặt kề bên.

                              Khi nào ta từng nói rằng: “Quá đủ”?
                              Đã lâu chưa và có y nghĩa gì?
                              Nhưng thật lạ lùng tim không đau khổ
                              Và con tim không khóc, thấy lạ ghê.

                              Và tình cảm bất lực đến lạ lùng
                              Những y nghĩ giá băng trong sáng quá
                              Bờ môi không còn khao khát ước mong
                              Dù bờ môi vẫn tuyệt vời muôn thuở.

                              Thế là hết: hai chúng mình đã chết
                              Ta nằm đây với ánh mắt yên lòng
                              Cả hai chiếc quan tài đều trắng toát
                              Người ta đặt kề bên.


                              MỘT NIỀM VUI CHƯA TỪNG CÓ

                              Một niềm vui chưa từng có – dịu dàng
                              Ghé xuống bờ vai của anh chạm khẽ
                              Và bây giờ anh không cần gì nữa
                              Không hạnh phúc, và không muốn cả em.

                              Chỉ một điều, giá được nhận – tất nhiên
                              Vẻ dịu êm màu vàng và tĩnh lặng
                              Cả mười hai nghìn foot đo mặt biển
                              Trên mái đầu bị xuyên thủng của anh.

                              Nghĩ suy chi, giá được âu yếm lòng
                              Từng hành hạ tiếng ồn và tĩnh lặng
                              Chỉ giá mà chưa bao giờ đã sống
                              Chưa bao giờ đã hát, đã yêu em.





                              KHÔNG CÓ GÌ THAY ĐỔI

                              Không, tất cả không có gì thay đổi
                              Trong thiên nhiên này tội nghiệp, giản đơn
                              Tất cả bừng lên một vẻ lạ thường
                              Của sắc đẹp không thể nào tả nổi

                              Vẻ như thế sẽ hiện ra, có lẽ
                              Thân xác con người đau ốm, gầy còm
                              Khi Thượng Đế từ bóng đêm tận cùng
                              Gọi thân xác bước lên giờ phán xử.

                              Em của tôi dịu dàng, kiêu hãnh thế
                              Hãy nhớ rằng chỉ với một mình em
                              Trắng như tuyết và mái tóc màu hung
                              Tôi tìm được chính mình trong giây lát.

                              Và em mỉm cười – người yêu dấu nhất
                              Nhưng mà em không hiểu một điều rằng
                              Tự thân em đang tỏa ánh hào quang
                              Và bóng đêm nào quanh em dày đặc.
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 8 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 109 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9