150 Nhà thơ Nga
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 8 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 109 bài trong đề mục
cacbac 09.10.2009 16:11:26 (permalink)
KHÔNG CÒN EM
 
Không còn em u sầu và đỏng đảnh
Nhưng anh trao mình cho em đã từ lâu
Chính vì thế mà rất nhiều cuộc sống
Em biết cách bằng y chí gom vào.
 
Và ngày hôm nay bầu trời màu xám
Ngày qua trong cơn mê sảng rã rời
Sau cửa sổ, trên vườn hoa ướt sũng
Trò nhảy cừu những đứa trẻ không chơi.
 
Em ngắm nhìn những bức hình đã cũ
Và em đưa tay đỡ lấy mái đầu
Những hình dáng buồn cười vô nghĩa quá
Đi theo hàng thật buồn bã biết bao.
 
Em hãy nhìn, có thấy – một con chim
Và người kị sĩ, ngựa nhanh chân bước
Nhưng thật lạ lùng, vì sao bực tức
Và chau mày cau có một ông quan.
 
Rồi em đọc anh nghe chuyện ông hoàng
Rất đằm thắm, sáng trong và mộ đạo
Đầu ngón tay út của em chạm phải
Tay áo của anh khi lật từng trang.
 
Nhưng khi âm thanh của ngày lặng im
Trăng chiếu sáng trên bầu trời thành phố
Thì em bỗng vặn tay bất chợt quá
Và trở nên tái nhợt vẻ u buồn.
 
Đứng trước em anh luống cuống vô cùng
Anh lặng im, ao ước về chỉ một:
Sao cho vĩ cầm hát lên ngào ngọt
Để em nghe cõi cực lạc bằng vàng.
 
 CÂY LIỄU TRẮNG

Cây liễu trắng đen thẫm ở thân trên
Những con quạ nhẹ nhàng trong vội vã
Trong thung lũng bầu trời xanh – xanh quá
Những đám mây như những chú cừu non.
Trong mắt em ánh lên vẻ ngoan hiền
“Em yêu anh mất rồi” – em bảo thế
Cả bốn phía cỏ hoa như biển cả
Đấy là một giờ sau buổi trưa êm.
 
Anh hôn lên những lưu bút ngày xanh
Bóng hoa cỏ trong màu hồng đôi má
Ngày vui ánh sáng thơm ngào ngạt quá
Thơm trên màu đồng của mái tóc xoăn.
Và anh cứ ngỡ em là ước mong
Là xứ sở mà anh chưa từng có
Có vẻ như đấy là miền đất hứa
Của bài ca, của rượu, của hân hoan.
 
 
TRÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG
 
Trên những con đường mặt đất màu xanh
Anh hạnh phúc với phận mình tối mịt
Còn thơ ca? Em đọc chúng cho anh
Khi cúi xuống trên người anh bí mật.
 
Em xưa là nỗi cuồng điên của anh
Hay là trí khôn vô cùng kì lạ
Một khi nào đó thiên thần hung dữ
Từng nói cho con rắn đượm vẻ buồn:
 
“Rồi sẽ trôi qua bóng tối nghìn năm
Ngươi sẽ đánh nhau trong lồng chật hẹp
Rồi Đức Thánh linh và cả Chúa con
Sẽ đi đến đây trước giờ phán xét.
 
Đấy là những đấng cao hơn ta, và chỉ
Khi hạn kì đã định sẽ trôi đi
Thì ngôi sao buổi sớm lỗi lầm kia
Ngươi đến đây, kẻ có mắt buồn ạ.
 
Người anh em của ta dịu dàng, có cánh
Xưa từng chúa tể hay kẻ khốn cùng
Vườn cực lạc ở sau những bức tường
Ta tìm thấy là khu vườn tuyệt đỉnh.
 
Nơi dòng nước ngọt ồn ào tí tách
Bàn tay ta kết gắn những bàn tay
Và ngôi sao buổi sớm dễ thương này
Ta không nhớ về chia ly kiếp trước.
1917
 
 

 
 
CÔ BÉ
 
Thời gian không xua đi được nỗi buồn
Không còn sức để nhìn và để thở
Lấy bàn tay khép vào đôi mắt mở
Và anh bắt đầu mơ ước về em.
 
Không về cô bé mỏi mệt, thanh thanh
Như tất cả nhìn ra em như thế
Mà cô bé khiêm nhường và lặng lẽ
Trên cuốn sách của Musset cúi mình.
 
Cái ngày em biết được lần đầu tiên
Ấn Độ lạ kì của bao kì lạ
Có những cây cọ thiêng, có hổ
Giờ đối với anh ngày ấy vẫn còn.
 
Đôi khi em nhìn biển cả mênh mông
Còn bão tố đổ dồn trên biển cả
Đấy là trong hiện tại niềm đau khổ
Che mờ đôi mắt bằng một màn sương.
 
Tại vì sao trên bờ biển lặng im
Không chói ngời lên màu vàng cung điện?
Tại sao trên những luồng sóng sáng
Thiên thần lại không đi đến với em?
 
Anh biết rằng trong chiếc chăn trẻ con
Em không ngủ trong những chiều như vẫn.
Con tim thổn thức, đôi mắt ngời sáng
Em mơ về số phận lớn lao hơn.
 
Và khi vùi đầu kín mít trong chăn
Em muốn trở thành mặt trời sáng chói
Để cho loài người rồi đây sẽ gọi
Em là hạnh phúc, hi vọng của mình.
 
Thế gian này không xảo quyệt với em
Em bất thình lình xuyên qua bóng tối
Trở thành ngôi sao vô cùng chói lọi
Dù chẳng cho người – mà chỉ riêng anh.
 
Nhưng bây giờ em đã khác, em quên
Những gì buổi ấu thơ từng suy nghĩ
Hi vọng đâu? Thế gian là ngôi mộ
Hạnh phúc ở đâu? Anh thở nhọc nhằn.
 
Và người đối thoại của em bí huyền
Anh trao lòng mình cho em tất cả
Vì cái tạp dề của em hồi nhỏ
Vì con búp bê đã vỡ của em.
1917
 
#61
    cacbac 14.05.2010 13:57:19 (permalink)
    150 Nhà thơ Nga (Phần 2)



    Andrei Bely (tiếng Nga: Андрей Белый) là bút danh của Boris Nikolaevich Bugaev (16 /10 /1880 – 8/2/1934) là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, một đại diện tiêu biểu của trường phái ấn tượng Nga.

    Tiểu sử:
    Andrei Bely sinh ra trong gia đình giáo sư toán học Nicolai Vasilevich Bugaev và sống những năm tháng đầu đời ở đường phố Arbat, trung tâm của Moskva. Những năm 1891 – 1899 học ở trường gymnazy Polivanov nổi tiếng mà những năm cuối rất say mê Phật giáo và thuyết huyền bí cùng với văn học. Andrei Bely chịu ảnh hưởng của Dostoievsky, Soloviev, Ibsen, Nietzsche. Năm 1903 tốt nghiệp khoa toán-lí, Đại học Moskva. Các năm 1904-1905 học tiếp ở khoa lịch sử và ngôn ngữ của trường này. Sự làm quen với những thành tựu mới nhất của vật lí, toán học và các môn khoa học khác (khái niệm về thời gian, không gian, về cấu trúc vật chất…) được Andrei Bely thể hiện trong các hình tượng văn học cũng như trong những tác phẩm triết học về văn hóa.

    Năm 1904 Andrei Bely làm quen với Aleksandr Blok và họ trở thành những người bạn thân của nhau. Thời gian này vợ của A. Blok là Lyubov Mendeleeva, con gái của nhà bác học vĩ đại D. I. Mendeleev thường than phiền với Andrei Bely về chuyện Blok có quan hệ với rất nhiều cô gái xinh đẹp, dễ tính mà đâm ra chểnh mảng với cô. Thế rồi điều gì phải đến đã đến, một hôm Lyubov Mendeleeva thổ lộ tình yêu của mình với Andrei Bely và nhận được tình cảm đáp lại. Họ trở thành những người tình. Năm 1906, A. Blok viết vở kịch nổi tiếng Quán ván (Балаганчик) về một tam giác tình yêu làm cho Lyubov Mendeleeva rất khó xử, quyết định tạm chia tay với người tình để trở về với chồng. Thời gian này Andrei Bely từng có ‎định tự tử nhưng không thành. Cuối cùng Andrei Bely cũng đủ can đảm để chia tay với người tình để đi ra nước ngoài.

    Thời gian hai năm sống ở nước ngoài Andrei Bely sáng tác hai tập thơ, chủ yếu viết về người tình và A. Blok. Trở về nước Nga, Andrei Bely cưới Asya Turgeneva và họ cùng nhau đi du lịch sang Sicilia – Tunisia – Ai Cập – Palestine và chỉ trở về Nga năm 1916. Sau cách mạng tháng Mười, Andrei Bely dạy lí thuyết văn học cho các nhà văn cách mạng ở trường Đại học Văn hóa vô sản Moskva.

    Năm 1918 Asya Turgeneva bỏ Andrei Bely để đi lấy chồng khác. Mãi đến năm 1929 ông mới lấy vợ khác – là một người phụ nữ bỏ chồng của mình và tự nguyện đến với ông. Andrei Bely chết trên tay người vợ này ngày 8 tháng 2 năm 1934.

    Andrei Bely là người thành công trong cả văn xuôi cũng như thơ. Ông được người đến nhớ đến như hình tượng của một Hoàng tử Buồn trong văn học.

    Tác phẩm:
    Văn xuôi:
    *Симфония, 1902
    *Северная симфония, 1904
    *Возврат, 1905
    *Кубок метелей, 1908
    *Серебряный голубь, 1909
    *Трагедия творчества. Достоевский и Толстой, 1911
    *Символизм, 1910
    *Луг зелёный, 1910
    *Арабески, 1911
    *Котик Летаев, 1914-1915
    *Рудольф Штейнер и Гёте в мировоззрении современности, 1917
    *Крещёный китаец, 1921
    *На перевале, 1918-1919
    *Москва («Московский чудак», «Москва под ударом», 1926)
    *Маски, 1932
    *Ритм как диалектика и „Медный всадник, 1929

    Các tập thơ:
    *Золото в лазури, 1904
    *Пепел, 1909
    *Урна, 1909

    Thư mục:
    *А. В. Лавров. Белый Андрей // Русские писатели. 1800—1917: Биографический словарь, гл. ред. П. А. Николаев, Т. 1: А — Г. - М., 1992. С. 225—230.
    *К. А. Кедров. Многоочитая сфера Андрея Белого // К. А. Кедров. Поэтический космос. 1989 (то же: Метаметафора, 1999; Паралельные миры, 2002; Метакод, 2005).
    *Моника Спивак. Андрей Белый — мистик и советский писатель. — М.: РГГУ, 2006. 578 с.





    TÌNH YÊU

    Giờ dịu êm. Sóng vỗ dưới bàn chân
    Em mỉm cười, thì thầm lời giã biệt:
    “Mình gặp lại nhau… trước ngày hẹn gặp…”
    Hai đứa mình đều hiểu đấy dối gian.

    Rằng chúng mình vĩnh biệt đến ngàn năm
    Cả bầu trời cháy lên màu đỏ thắm
    Những cánh buồn trên con tàu nổi giận
    Tiếng hải âu kêu trên sóng dập dờn.

    Anh nhìn xa, ngực nhói một nỗi buồn
    Trên con tàu giữa hoàng hôn rẽ sóng
    Như chim thiên nga giăng ra đôi cánh
    Giữa dịu dàng, giữa bọt sóng màu lam.

    Và con tàu đi về chốn vô biên.
    Giữa nền trời một màu vàng tái nhợt
    Bỗng hiện ra một đám mây mờ mịt
    Và bừng cháy lên màu tím thạch anh.


    GỬI ASYA
    (Trong lần giã biệt)

    Màu thanh thiên bỗng tái nhợt xanh xao
    Những tảng đá như đang nhìn vào bóng
    Từ trong đêm đen chuyển vào ngày nắng
    Những đỉnh núi cao ánh sáng lập lòe.

    Ngày nối theo ngày, giờ tiếp theo giờ
    Thời gian gắn hai ta vào muôn thuở
    Đôi con mắt của em như rực lửa
    Lửa rực trong bờ mi vẫn khép hờ.

    Người bạn thủy chung, cuối cùng, muôn thuở
    Đừng trách chi sự im lặng của anh
    Trong im lặng có sợ hãi, đau buồn
    Và hiểu biết của tình không thể tả.







    Sasha Cherny (tiếng Nga: Саша Чёрный là bút danh của Aleksandr Mikhailovich Glickberg) (13/10/1880 – 5/7/1932) – nhà thơ thế kỉ bạc, nhà văn, dịch giả, nhà phê bình Nga.

    Tiểu sử:
    Sasha Cherny sinh ở Odessa trong một gia đình Do Thái đông con. Bố mẹ phải làm lễ rửa tội ở nhà thờ rất sớm cho Aleksandr để được vào học trường gymnazy nhưng cậu bé thường xuyên bỏ học đi ăn mày. Chuyện này được đăng trên báo và một quan chức có tên là K. K. Rochet hay làm từ thiện ở Zhitomir đã nhận Aleksandr về nuôi dạy. K. K. Rochet là người có ảnh hưởng đến việc phát triển năng khiếu thơ ca của Sasha Cherny.

    Từ năm 1900 đến năm 1902 Sasha Cherny phục vụ trong quân đội và một thời gian ngắn làm việc trong ngành hải quan. Năm 1905 chuyển về Saint – Petersburg và in thơ trào phúng ở các tạp chí: «Зритель», «Альманах», «Журнал», «Маски», «Леший»… Sasha Cherny bắt đầu nổi tiếng từ thời kì này và, như nhà văn Korney Chukovsky viết: “hễ mua được tờ tạp chí mới thì trước hết bạn đọc đi tìm đọc thơ của Sasha Cherny…”

    Từ năm 1906 đến năm 1908 sống ở Đức, học tại Đại học Heidelberg. Trở về Saint-Petersburg Sasha Cherny cộng tác với nhiều tạp chí và báo in hai tập thơ và trở thành nhà văn thiếu nhi cũng nổi tiếng không kém thơ. Những năm Thế chiến I ông tham gia quân đội và viết tập thơ Chiến tranh (Война). Năm 1920, không thừa nhận chính quyền cách mang, ông cùng vợ đi sang sống ở châu Âu (đầu tiên ở Kovno - Litva, sau ở Berlin – Đức) in tác phẩm ở các tạp chí Nga hải ngoại. Từ năm 1924 sống ở Paris và tham gia tích cực vào đời sống văn học của cộng đồng Nga ở Pháp. Năm 1929 ông mua đất xây nhà ở làng La Favière, vùng Provence, miền nam nước Pháp làm nơi qua lại của nhiều văn nghệ sĩ Nga sống ở Pháp.

    Sasha Cherny qua đời ngày 5 tháng 7 năm 1932 sau khi chạy sang giúp chữa cháy ở một trang trại gần nhà, khi trở về ông nằm nghỉ và mãi mãi không còn ngồi dậy. Phần mộ ông hiện ở nghĩa trang Lavandou, miền nam nước Pháp. Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn để lại nhiều bản dịch tác phẩm của Heirich Heine, Dehmel Rixard, Knut Hamsun… Đỉnh cao sáng tạo của ông là tập thơ được nhạc sĩ thiên tài Shostakovich phổ nhạc.

    Tác phẩm:
    *Разные мотивы, 1906
    *Сатиры, 1910
    *Тук-Тук, 1913
    *Жажда, 1923
    *Сон профессора Патрашкина, 1924
    *Дневник фокса Микки, 1927
    *Кошачья санатория, 1928
    *Несерьезные рассказы, 1928
    *Чудесное лето, 1929
    *Румяная книжка, 1930
    *Кому в эмиграции жить хорошо, 1931–1932
    *Белка-мореплавательница, 1932
    *Солдатские сказки, 1933



    TÌNH YÊU PHẢI TRỞ THÀNH HẠNH PHÚC

    Tình yêu phải trở thành hạnh phúc
    Đấy là quyền của tình yêu.
    Tình yêu phải là tình yêu đẹp
    Đấy là trí tuệ của tình yêu.
    Thế anh nhìn thấy tình yêu như thế ở đâu?
    Có phải ở các ông nam tào bắc đẩu?
    Hay người ca sĩ trên sân khấu
    Ép vào áo ngực chiếc găng tay
    Đánh lên váng sữa
    Từ tình yêu của họa mi và của ánh trăng?
    Chứ trong những dòng thơ trữ tình
    Thì tình yêu được gieo vần với máu
    Và hầu như đói khát thường xuyên?...

    Anh quì xuống dưới chân Thần ái tình
    Đặt vòng hoa đáng thương kết từ ngải cứu
    Mà anh hái từ trong những mảnh vườn hoang…






    BÀI THƠ ỨNG KHẨU

    Ngày xưa ta như Tin – Tin
    Nghe lời tiên ta đi tìm chim xanh!
    Và khi người đặt vào cho ta bấc
    Ta say sưa, đắm đuối với chim xanh.

    Ta đuổi theo biết bao dặm đường
    Rồi ta trở về với con Chim Đen!
    Còn Chim Xanh mà ta hằng mong mỏi
    Ở nước ngoài có gặp hở Tin - Tin?
    ____________
    *Tin-Tin (Tyltyl) là nhân vật trong tác phẩm “Chim xanh” của Maurice Maeterlinck (giải Nobel Văn học năm 1911). Bé trai Tyltyl và bé gái Mytyl là con của một tiều phu theo lời tiên Bérylun đi tìm Chim xanh. Nhưng con chim mà họ cho là chim xanh, thực ra không phải như họ nghĩ. Chim xanh ở trong xứ sở Hoài Niệm đã chết từ lâu. Bà ngoại cho họ con chim sáo mà họ cứ ngỡ là Chim xanh nhưng khi họ giã từ xứ sở này thì Chim xanh trở thành đen. Ở trong vương quốc Bóng Tối họ tìm thấy trong vườn Ước Mơ và Ánh sáng ban đêm rất nhiều Chim xanh nhưng những con chim mà họ bắt được đều chết - Tyltyl và Mytyl đã không tìm được con Chim xanh có thể mang lại ánh sáng ban ngày.


    KHÔNG KÌM NÉN ĐƯỢC

    Người vợ hiền của nhà thơ đã chết
    Từng yêu vợ hơn nhuận bút của mình!
    Một nỗi đau điên cuồng và khủng khiếp
    Nhưng nhà thơ không chết bởi đau thương.

    Chôn vợ xong nhà thơ đi về nhà
    Một cảm xúc mới trong lòng dâng ngập
    Và ông vội vàng viết một bài thơ:
    “Người vợ hiền của nhà thơ đã chết”.

    #62
      cacbac 14.05.2010 14:01:09 (permalink)


      Nikolai Alekseevich Klyuev (tiếng Nga: Никола́й Алексе́евич Клю́ев) (22/10/1884 – 25/10/1937) – là nhà thơ Nga, một đại diện của trường phái “thơ nông thôn” của thi ca Nga thế kỉ XX.

      Tiểu sử:
      Nikolai Klyuev sinh trong một gia đình nông dân ở làng Koshtugy, tỉnh Olonets. Hồi nhỏ học ở làng quê, sau đó học trung học ở Vytegra và Petropavlovsk. Nikolai Klyuev đi tham quan nhiều nơi ở nước Nga và tham gia nhiều giáo phái khác nhau của đạo Thiên Chúa. Ông cũng là người tích cực hưởng ứng cách mang trong những năm 1905 – 1907.

      Nikolai Klyuev in những bài thơ đầu tiên từ năm 1904, sử dụng phong cách thơ của nhóm hình tượng. Tập thơ đầu tiên Tiếng thông reo (Сосен перезвон) in năm 1911. Thơ của Nikolai Klyuev được các nhà thơ nổi tiếng đương thời như Aleksandr Blok, Valery Bryusov đánh giá cao. Aleksandr Blok có sự ảnh hưởng lớn đến sáng tạo của Nikolai Klyuev.

      Nikolai Klyuev cũng là người có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với nhà thơ nổi tiếng Sergei Esenin. Những năm 1915 – 1916 hai người thường xuyên cùng nhau đọc thơ trước công chúng. Sergei Esenin gọi Nikolai Klyuev là “cha đạo dịu dàng” và là người thầy của mình trong những bước đầu tiên. Mặc dù sau đó quan hệ hai người có lúc căng thẳng và phức tạp nhưng Nikolai Klyuev là người có ảnh hưởng đến sáng tạo của Sergei Esenin. Năm 1925 Sergei Esenin tự tử, Nikolai Klyuev in tập thơ Khóc Esenin (Плач по Есенин) in năm 1927.

      Năm 1927 ông in trường ca Làng (Деревня) bị phê bình gay gắt vì nỗi buồn nhớ về một “thiên đường” làng quê bị công cuộc công nghiệp hóa giết chết. Năm 1932 Nikolai Klyuev chuyển từ Leningrad về sống ở Moskva. Năm 1934 bị bắt vào trại cải tạo ở Tomsk. Năm 1937 ông bị kết tôi thành lập tổ chức tôn giáo chống chính quyền Xô Viết và bị xử bắn ngày 25 tháng 10 năm 1937 ở Tomsk.

      Tác phẩm:
      *Сосен перезвон, 1911
      *Братские песни, 1912
      *Лесные были, 1913
      *Мирские думы, 1916
      *Избяные песни, 1920
      *Ленин, 1923
      *Изба и поле, 1928
      *Плач по Есенину, 1927
      *Заозерье, 1927


      Thư mục:

      1. Клюев Н. Сочинения, тт. 1-2. Мюнхен, 1969
      2. Клюев Н. Стихотворения и поэмы. Л., 1977
      3. Клюев Н. Стихотворения и поэмы. Архангельск, 1989
      4. Михайлов А.И. Пути развития новокрестьянской поэзии. Л., 1990
      5. Азадовский К.М. Николай Клюев: Путь поэта. Л., 1990
      6. Базанов В.Г. С родного берега: О поэзии Клюева. Л., 1990
      7. Клюев Н. Стихотворения. М., 1991
      8. Шенталинский В. Рабы свободы: В литературных архивах КГБ. М., 1995
      9. Николай Клюев: Исследования и материалы. М., 1997
      10. Клюев Н. Сердце Единорога: Стихотворения и поэмы. СПб, 1999


      Một số bài thơ:


      BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC

      Tình yêu ta giữa mùa hạ bắt đầu
      Rồi kết thúc giữa mùa thu tháng chín.
      Trong trang phục thiếu nữ rất đơn giản
      Em đến bên anh với một lời chào

      Trao cho anh trứng phục sinh màu đỏ
      Màu tượng trưng của máu thắm, của tình
      Em đừng vội về phương bắc, chim non
      Hãy đợi mùa xuân ở phương nam nhé!

      Khu rừng nhỏ màu xanh nghi ngút khói
      Anh và em đều hồi hộp, lặng im
      Phía xa xa như có những bức mành
      Không nhìn thấy mùa đông đang tàn lụi.

      Có những màn sương – con tim linh cảm –
      Và âm u chuyển động của rừng xanh
      Những dối gian không tránh khỏi, tất nhiên –
      Của những buổi chiều âm u màu tím.

      Em đừng bay vào sương như chim non
      Năm tháng đi vào sương mù màu bạc
      Em sẽ trở thành nữ tu tội nghiệp
      Vào góc sâu tu viện, trước bậc thềm.

      Và có thể khi đó anh đi ngang
      Cũng gầy gò và đáng thương như vậy…
      Em hãy cho anh đôi cánh thiên thần
      Để bay theo em mà không nhìn thấy.

      Nên em ơi chớ lảng tránh câu chào
      Để rồi sau không có gì hối hận…
      Tình yêu ta giữa mùa hạ bắt đầu
      Rồi kết thúc giữa mùa thu tháng chín.



      N. Klyuev và S. Esenin


      KHÔNG TIN

      Hồn không tin vào tiếng gọi màu đen
      Với bóng ma của đêm không gặp gỡ.
      Em như mùa thu, tốt lành, sáng sủa
      Nhưng nghiêm hơn, âu yếm cũng ngắn hơn.

      Những con sếu khi bay qua cánh đồng
      Với tiếng kêu lê thê dài, thảm thiết
      Và đoạn đầu đài sẽ không cách biệt
      Em với nỗi buồn như với thiên nhiên.

      Và mùa thu không chỉ có một lần
      Khóc về em – xa xôi không còn nữa
      Sau chén rượu say sưa, người đao phủ
      Cúi xuống mái đầu nghiệt ngã đáng thương.



      NGƯỜI TA BẢO ANH RẰNG EM ĐÃ CHẾT

      Người ta bảo anh rằng em đã chết
      Cùng với mùa thu lá rụng màu vàng
      Và bây giờ rực rỡ ánh hào quang
      Ngự trị cơn mưa rừng chưa từng biết.

      Anh sẵn sàng quên như người lữ thứ
      Từng ngỡ như em to lớn vô cùng
      Màu lá đỏ của mùa thu đã sang
      Biết bao lần đã cùng anh ngắm nghía.

      Nghe nói rằng em đã không còn nữa
      Nhưng liệu có phai tia nắng của tình:
      Chẳng lẽ ánh mắt – không âu yếm của em
      Và tia sáng – không nụ hôn em đó?






      Natalia Rogacheva (?)

      GỬI NGƯỜI YÊU DẤU

      Hãy tha thứ cho em vì vẻ giả vờ
      Vì lòng kiêu hãnh của em tuổi trẻ
      Vì sự mãn nguyện thành tâm mà dối trá
      Hãy bỏ quá lỗi lầm như một mục sư.

      Hãy tha thứ cho em vì em đã sợ
      Không biểu lộ ra tình cảm của mình
      Và em đã không vĩnh biệt với tình
      Đã không biết căm ghét điều hèn hạ.

      Nhưng anh hãy tha thứ cho em một lần
      Mặc dù anh có thể không, em không biết
      Rằng em đã không kể ra điều bí mật
      Không biết cách chiến thắng sự nhát gan.

      Và bởi vì em chưa nói với anh
      Vì nụ cười mà con tim thổn thức
      Và với anh từ lần đầu gặp mặt
      Niềm hạnh phúc mù trong ngực lâng lâng.

      Và tiếp xúc, em cũng chưa nói rằng
      Dù tiếp xúc chỉ là trong thoáng chốc
      Vậy mà em nghẹt thở trong lồng ngực
      Hoa tháng năm như nở giữa con tim.

      Trong chia ly em đã giấu diếm anh
      Rằng cõi lòng của em giờ đã chết
      Mơ bờ môi anh trong đêm vắng ngắt
      Vì thế mà em đã sống đó anh.

      Khi gặp em anh không hề biết rằng
      Em không nhìn mà quay đi kiêu hãnh
      Chỉ buổi chiều hè nghe em cầu khẩn
      Giấu nước mắt buồn qua một màn sương.

      Tha cho em, em chưa nói một lần
      Rằng hi vọng trong em từ dạo đó
      Em đi tìm giữa đám đông xa lạ
      Người mặc áo quần, đầu tóc như anh.

      Đêm năm mới trên cây thông sáng đèn
      Là mong ước về anh, em đã viết
      Và giấu mình vào mũi kim ấm áp
      Trong đó là thời tuổi trẻ của em.

      Tha cho em, thật nghiệt ngã vô cùng
      Thật lỗi lầm để trôi theo ngày tháng
      Chờ ngày gặp nhau, khát khao thời hạn
      Và để dập tắt ngọn lửa vô hình.

      Và để chết. Và lại sẽ hồi sinh
      Với ước mơ, với van nài duy nhất
      Để dù một lần với anh thú thật
      Để dù phút giây gặp lại cùng anh.

      Tha cho em, thật khó nhọc để quen
      Để mở ra đớn đau và dục vọng
      Nhưng em phải gào lên trong điên loạn
      Rằng EM YÊU ANH SUỐT CUỘC ĐỜI MÌNH!

      Em biết rằng em bây giờ đã khác
      Anh hãy quên đi câu chuyện của mình
      Em tha thứ, vì đã nói với anh
      Vì yêu anh – bây giờ em thú thật.
      #63
        cacbac 14.05.2010 14:04:39 (permalink)


        Alexander Semenovich Kushner (tiếng Nga: Александр Семёнович Кушнер) sinh ngày 14 tháng 9 năm 1936 – là nhà thơ, nhà văn Nga.

        Tiểu sử:
        Alexander Kushner sinh ở Leningrad (nay là Saint-Petersburg) trong một gia đình gốc Do Thái. Bố là đại tá hải quân. Tốt nghiệp Đại học sư phạm, Alexander Kushner đi dạy môn tiếng Nga và văn học trong 10 năm (từ 1959 đến 1969). Từ cuối thập kỉ 60 chuyển sang hoạt động văn học chuyên nghiệp.

        Ông là hội viên Hội nhà văn Liên Xô (1965), hội viên Hội văn bút quốc tế Nga (1987). Từ năm 1992 là tổng biên tập của tạp chí Thư viện của nhà thơ (Библиотеки поэта), từ năm 1995 là tổng biên tập của Thư viện mới của nhà thơ (Новая библиотека поэта), đồng thời là thành viên hội đồng biên tập của các tạp chí “Звезда”, “Контрапункт”, “Арт-Петербург”… Hiện tại ông sống và làm việc ở Saint – Petersburg.

        Phong cách thơ của Alexander Kushner gần gũi với Innokenty Annensky, Boris Pasternak và các nhà thơ phái Đỉnh cao (Asmeism). Nhà thơ Joseph Brodsky (giải Nobel Văn học năm 1987) viết về ông như sau: “Alexander Kushner là một trong số những nhà thơ trữ tình hay nhất của thế kỉ XX, tên anh đặt bên cạnh những tên tuổi đáng quí nhất đối với mọi trái tim coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ”. Thơ của Alexander Kushner được dịch nhiều ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Nhật, Hebrew, Séc, Bulgari… và gần đây bắt đầu được dịch ra tiếng Việt.

        Giải thưởng:
        - Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga (1995)
        - Giải “Cây cọ phương Bắc” (1995)
        - Giải của tạp chí “Thế giới mới” (1997)
        - Giải quĩ Pushkin A. Tepfera (1998)
        - Giải thưởng Pushkin Liên bang Nga (2001)
        - Giải nghệ thuật nông nghiệp Nga hoàng (2004)
        - Giải thưởng “Nhà thơ” (2005)
        - Giải thưởng Korney Chukovsky
        - Giải “vì hoạt động tích cực khuyến khích trẻ đọc sách và đọc văn học thiếu nhi trong nước” (2007)


        Tác phẩm:
        Thơ:
        • Первое впечатление. 1962.
        • Ночной дозор. 1966.
        • Приметы. 1969.
        • Письмо. 1974.
        • Прямая речь. 1975.
        • Голос. 1978.
        • Таврический сад. 1984.
        • Дневные сны. 1986.
        • Живая изгородь. 1988
        • Ночная музыка. 1991.
        • На сумрачной звезде. 1994.
        • Тысячелистник. 1998.
        • Летучая гряда. 2000.
        • Кустарник. 2002.
        • Холодный май. 2005.
        • В новом веке. 2006.
        • Времена не выбирают (пять десятилетий), «Азбука-классика». 2007.

        Văn xuôi:
        • Аполлон в снегу
        • Волна и камень


        Một số bài thơ:

        CHIA TAY EM NHÉ

        Chia tay nhé, chia tay đến ngày mai
        Đến ngày kia, đến mùa đông lạnh giá.
        Chia tay nhé, chia tay đến tháng ba.
        Ta đón mùa đông hai người riêng lẻ.

        Sẽ gặp gỡ và sẽ tiễn đưa riêng.
        Chia tay em chờ đến ngày vui nhé.
        Đến mùa xuân. Đôi mắt ta không nhìn.
        Đến mùa xuân. Và muộn hơn thế nữa.

        Chia tay nhé, chia tay đến mùa hè
        Em vân vê găng tay làm chi thế
        Chia tay đến “bằng cách nào”, “đâu đó”
        Đến “một khi nào”, thôi thế em nghe.

        Em lần lữa đứng trước cửa làm gì
        Có thể nào chính xác hơn dược nữa?
        Ta chia tay đến tận đường biên nhé
        Biên giới tận cùng. Và sau đó em nghe.





        NGỦ CHUNG

        Hạnh phúc biết bao, thật là sung sướng
        Hai đứa cùng nằm, hai đứa trùm chăn
        Rồi ngủ say khi có em bên cạnh
        Và sáng ra thức giấc cùng em.

        Và trong khi ta ngủ, anh và em
        Trong khu vườn có tiếng xào xạc lá
        Giữa bầu trời, cả những miền đen đúa
        Cũng sáng lòa, cũng nhấp nháy long lanh.

        Và trong khi ta ngủ, bên chiếc bàn
        Tay gàn cãi nhau với cơn thiu ngủ
        Nhưng anh ngủ và cả em cũng ngủ
        Chỉ giấc mơ của thơ phú đứng lên.

        Ta ngủ say sưa, tất cả ngang bằng
        Với tình yêu và với điều bất tử
        Cho không biếu không khi trong giấc ngủ
        Còn ban ngày – bằng sốt sắng nhiệt tâm.

        Ta ngủ say sưa, cứ để mặc lòng
        Bất chấp hết, ta cứ say sưa ngủ
        Đi vào chi tiết, hoa văn giấc ngủ
        Và đi vào trong từng mớ tóc xoăn.

        Má kề bên má. Ta ngủ suốt đêm
        Với sự cả tin của con chim nhỏ
        Và trong vẻ không có gì che chở
        Sự lớn lao sẽ đến với chúng mình.

        Tiếng sấm tan vào giấc ngủ suốt đêm
        Và suốt đêm câu trả lời sấm đợi
        Giấc ngủ hai người – hạnh phúc biết mấy!
        Ai cho mình làm như vậy hả em?





        Nikolai Platonovich Ogarev (tiếng Nga: Николай Платонович Огарёв) (24 tháng 11 năm 1813 – 31 tháng 5 năm 1877) – là nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng Nga.

        Tiểu sử:
        Nikolai Ogarev sinh ở Saint-Petersburg, trong một gia đình có nguồn gốc quí tộc lâu đời. Mẹ mất sớm, tuổi thơ của Nikolai Ogarev trôi qua trong trang trại của bố ở tỉnh Penzenskaya. Từ năm 1820 sống ở Moskva. Năm 1826 bắt đầu kết bạn với Aleksandr Herzen – một nhà cách mạng dân chủ nổi tiếng, vừa là một người có họ hàng xa vừa là đồng chí trong tư tưởng của cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Thời gian học ở Đại học Moskva, Nikolai Ogarev là một trong những người tổ chức các nhóm chính trị trong sinh viên. Năm 1834 bị đi đày về tỉnh Penzenskaya. Những năm 1840 – 1846 sống ở nước ngoài, tham dự các giờ học ngoại khóa ở Đại học Berlin. Năm 1846 trở về trang trại ở tỉnh Penzenskaya cưới vợ. Năm 1850 bị bắt nhưng không lâu sau đó được trả tự do.

        Năm 1856 Nikolai Ogarev vượt biên sang Anh, sống ở London, cùng với A. Herzen lãnh đạo “Nhà in Nga tự do”. Ông là một trong những người sáng lập và biên tập tuần san Quả chuông (Колокол). Ông cũng là người vạch ra chương trình thủ tiêu chế độ nông nô bằng cuộc cách mạng của nông dân, phát triển lí thuyết “chủ nghĩa xã hội Nga” do A. Herzen đề xướng.

        Nikolai Ogarev là tác giả của nhiều trường ca và nhiều bài thơ lãng mạn nổi tiếng đến tận ngày nay có lẽ phần nào xuất phát từ cuộc đời riêng của ông. Nhà cách mạng, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho tự do và hạnh phúc của nhân loại là một người bất hạnh trong đời tư. Người vợ thứ nhất sống với ông được 4 năm, người vợ thứ hai – 8 năm rồi cũng bỏ. Chỉ cô gái người Anh không biết chữ trở thành người nội trợ, người chị, người bạn, người tình chung thủy của ông trong suốt 18 năm cuối cùng. Ông mất ở Greenwich (Anh) ngày 31 tháng 5 năm 1877. Hiện phần tro mai táng tại một nghĩa trang ở Moskva.

        Thư mục:
        1. Огарев Н.П. Избранные социально-политические и философские произведения, тт. 1-2. М., 1952-1956
        2. Путинцев В.А. Н.П.Огарев: Жизнь, мировоззрение, творчество. М., 1963
        3. Огарев Н.П. Стихотворения и поэмы. М., 1980
        4. Конкин С.С. Н.Огарев. Саранск, 1982
        5. Огарев Н.П. Избранное. М., 1984
        6. Либединская Л. С того берега. Повесть о Н.Огареве. М., 1985
        7. Елизаветина Г.Г. Н.П.Огарев. М., 1988
        8. Огарев в воспоминаниях современников. М., 1989
        9. Н.П.Огарев: Библиографический указатель. Саранск, 1991


        Một số bài thơ:





        GỬI M. L. OGAREVA

        Ta chia tay – có thể đó là cần
        Mà có thể, cứ phải là như thế
        Đã từ lâu ta không còn chia sẻ
        Ra hai phần của một cuộc đời chung.

        Và có thể hai người sẽ sống riêng
        Với tháng năm bằng một cách nào đấy
        Thu xếp cuộc đời không hề đáng ngại
        Thậm chí nghỉ ngơi bằng cả tấm lòng.

        Anh sẵn lòng chịu quở trách của em
        Cho dù chúng đắng cay như thuốc độc
        Đã đành anh từng có nhiều thói tật
        Đã đành anh trong nhiều thứ lỗi lầm.

        Nhưng có thời – bởi vì anh đã tin
        Bởi vì yêu nên đã từng hạnh phúc
        Anh đo tương lai của mình rộng khắp
        Cuộc đời anh từng sâu rộng thênh thang.

        Nhưng đời anh chết lặng giữa nỗi buồn
        Và hai ta ai là người có lỗi
        Anh chăng, em chăng, chuyện đau phải vậy
        Cuộc đời không còn quay lại đâu em.

        Nghĩ về quá khứ để nước mắt tuôn
        Để con tim co mình trong băng giá
        Nghĩ về quá khứ như bên ngôi mộ
        Thời trẻ con trong đau khổ đã tàn.

        Gấp sách lại – câu chuyện của chúng mình
        Đã được đọc cho đến dòng cuối tận
        Nhưng lời anh sẽ không làm xao xuyến
        Không hề làm em cắn rứt lương tâm.

        Những khoảnh khắc ngày cũ – anh mang ơn
        Khi anh đã tin, đã yêu như vậy
        Anh không cho phép mình quên điều ấy
        Còn đắng cay – anh rất sẵn lòng quên.

        Anh đâu phải kẻ thù – đưa tay cho anh!
        Vĩnh biệt em! Mong em không biết đến
        Không đau khổ của tâm hồn trống vắng
        Không âu lo của những chuyện sai lầm…

        Vĩnh biệt em! Biết đâu ta lại nhìn
        Vào cuộc đời với nụ cười lần nữa
        Và với thế giới rồi đây mình sẽ
        Nhớ về nhau trong giờ phút lâm chung.
        1844






        VĨNH BIỆT EM

        Anh cho em hạnh phúc chưa đầy đủ
        Trong nhiều điều chưa thực sự hiểu em
        Từng hành hạ em và tự mình đau khổ
        Giờ anh ra đi trĩu nặng trong lòng.
        Vĩnh biệt! – trong nước mắt anh nói với em
        Không một ai từng yêu em như thế
        Anh cầu nguyện cho em, xin em hãy nhớ
        Chớ giận hờn, đừng trách mắng chi anh
        Để cho anh quên những phút đau buồn
        Hãy nhớ rằng từng yêu em tha thiết
        Anh buồn bã nói với em: vĩnh biệt!
        Rồi lang thang về xứ sở xa xăm
        Thật nặng nề. Những năm tháng của anh
        Còn trẻ thế, nhưng trong đời đau khổ
        Anh vung phí tình, vung phí lòng tin
        Giờ anh sống bằng phần lớn cô đơn
        Cho chính mình. Nhưng em đừng quên nhé
        Rằng anh đã từng yêu em như thế
        Với nỗi buồn anh nói: vĩnh biệt em!..



        YÊU KỈ NIỆM NGÀY XƯA

        Cô chưa bao giờ yêu anh ấy cả
        Còn anh bí mật yêu cô
        Nhưng tình yêu anh chẳng nói ra
        Mà chỉ thiêng liêng trong lòng gìn giữ.

        Cô làm đám cưới với người xa lạ
        Còn anh vẫn qua lại như xưa
        Và lặng lẽ nhìn trộm gương mặt cô
        Rồi khổ sở rất lâu sau đó.

        Cô ấy chết. Đêm cũng như ngày
        Anh ấy thường xuyên đi ra ngôi mộ
        Cô chưa bao giờ yêu anh ấy cả
        Còn anh vẫn yêu kỉ niệm ngày xưa.
        1842
        #64
          cacbac 14.05.2010 14:07:31 (permalink)



          Vadim Sergeevich Shefner (tiếng Nga: Вадим Сергеевич Шефнер) (13 tháng 1 năm 1915 – 5 tháng 1 năm 2002) – là nhà thơ, nhà văn Nga – Xô Viết.

          Tiểu sử:
          Vadim Shefner sinh ở Petrograd trong gia đình một sĩ quan. Ông nội là thuyền trưởng Alexei Shefner – người đầu tiên thành lập ra cảng Vladivostok. Phần lớn cuộc đời của Vadim Shefner chủ yếu sống ở thành phố Petrograd – Leningrad (nay là Saint – Petersburg). Sau khi học xong phổ thông Vadim Shefner học trường trung cấp rồi làm việc ở nhiều nhà máy khác nhau của thành phố Leningrad. Năm 1938 được kết nạp vào nhóm các nhà thơ trẻ của Hội nhà văn.

          Thời gian đầu của Thế chiến II Vadim Shefner tham gia quân đội, phục vụ tại sân bay Leningrad. Từ năm 1942 làm phóng viên mặt trận của báo Ngọn cờ chiến thắng (Знамя победы). Sau khi chiến tranh kết thúc ông được tặng 3 huân chương.

          Vadim Shefner làm thơ từ bé. Năm 1933 in bài thơ đầu tiên trên tạp chí Dao khắc (Резец). Tập thơ đầu tiên in vào năm 1940. Tiếp đó cứ vài ba năm lại in một tập thơ. Từ năm 1952 ông bắt đầu viết văn bao gồm các thể loại: truyện thiếu nhi, truyện viễn tưởng, truyện chiến tranh… Các nhà phê bình cho rằng rất khó phân biệt giới hạn giữa các tác phẩm viễn tưởng của ông và các tác phẩm có chất viễn tưởng ở thể loại khác, kể cả trong thơ ca. Ngoài làm thơ viết văn, ông còn dịch thơ từ tiếng Hán, tiếng Phạn và các thứ tiếng của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

          Năm 1985 ông được tặng giải thưởng Nhà nước mang tên Gorky. Năm 1999 được tặng giải Truyện viễn tưởng Paladin (Паладин Фантастики). Năm 2000 được tặng giải Aelita (Аэлита). Vadim Shefner mất tại Saint – Petersburg năm 2002.

          Tác phẩm:
          Văn xuôi:
          • Жаркое лето (рассказ, 1940)
          • Наследница (рассказ, 1943)
          • Неведомый друг (рассказ, 1944)
          • Привал в Нежданном (рассказ, 1945)
          • Черта города (рассказ, 1946)
          • Холодная ковка (рассказ, 1952)
          • Никто не умрёт (рассказ, 1953)
          • Кто видит море (рассказ, 1954)
          • Облака над дорогой (повесть, 1954)
          • Чужедомье (рассказ, 1957)
          • Дальняя точка (рассказ, 1959)
          • Лесное чудо (рассказ, 1959)
          • Ход времени (рассказ, 1960)
          • Ночное знакомство (рассказ, 1961)
          • Тихая просьба (рассказ, 1961)
          • Ныне, вечно и никогда (Сегодня, завтра и никогда)(рассказ, 1961)
          • Людская единица (рассказ, 1962)
          • Змеиный день (рассказ, 1962)
          • Скромный гений (1963)
          • Девушка у обрыва, или Записки Ковригина (повесть, 1963)
          • Счастливый неудачник (повесть, 1964)
          • Человек с пятью «не», или Исповедь простодушного (повесть, 1966)
          • Запоздалый стрелок, или Крылья провинциала (повесть, 1967)
          • Сестра печали (повесть, 1968)
          • Дворец на троих, или Признание холостяка (повесть, 1968)
          • Круглая тайна (полувероятная история) 1969)
          • Курфюрст Курляндии (ненаучно-фантастический рассказ) (1970)
          • Миллион в поте лица, или Любовь на развалинах (маленькая повесть) (1971)
          • Фиалка Молчаливая (рассказ на вечную тему) (1972)
          • Когда я был русалкой (рассказ, 1972)
          • Имя для птицы, или Чаепитие на жёлтой веранде: Летопись впечатлений (1975)
          • Дядя с большой буквы, или Великая пауза (рассказ, 1976)
          • Записки зубовладельца (рассказ, 1978)
          • Лачуга должника: Роман случайностей, неосторожностей, нелепых крайностей и невозможностей (1981)
          • Отметатель невзгод, или Сампо XX века (рассказ, 1981)
          • Рай на взрывчатке (повесть, 1983)
          • Кончина коллекционера: Сказка для умных (1984)
          • Небесный подкидыш, или Исповедь трусоватого храбреца (повесть, 1989)
          • Съедобные сны, или Ошибка доброго мудреца (повесть, 1992)
          • Бархатный путь: Летопись впечатлений (1993)
          • Последний суд (рассказ)
          • Гость с балкона (рассказ; вероятно, неокончен)

          Các tuyển tập:
          • Избранные произведения в 2-х томах. (Л.,Худ.лит, 1975)
          • Избранные произведения в 2-х томах. (Л,Худ.лит, 1982)
          • Собрание сочинений в 4-х томах. (Л.,Худ.лит, 1991)

          Các tập thơ:
          • Светлый берег (Л.,Гослитиздат,1940)
          • Защита (Л.,Гослитиздат,1943)
          • Пригород (ЛМ.,Сов.писатель,1946)
          • Московское шоссе (Л.,Сов. Писатель,1951)
          • Взморье (Л.,Сов.писатель,1955)
          • Стихи (Л.,Сов.писатель,1956)
          • Нежданный день (Л.,Сов.писатель,1958)
          • Стихи (М.-Л.,Худ.лит.,1960)
          • Знаки земли (Л.,Сов.писатель,1961)
          • Рядом с небом (Л.,Детгиз,1962)
          • Стихотворения (Л.,Лениздат,1965)
          • Своды (Л.,Сов.писатель,1967)
          • Стихи о Ленинграде (Л.,Лениздат,1967)
          • Стихотворения (Л.,Худ.лит.,1968)
          • Избранная лирика (М.,Молодая гвардия,1969)
          • Запас высоты (Л.,Сов.писатель,1970)
          • Стихотворения (Л.,Лениздат,1972)
          • Цветные стекла (Л.,Дет.лит.,1974)
          • Переулок памяти (Л.,Лениздат.,1976)
          • Сторона отправления (М,Современник,1979)
          • Северный склон (Л,Сов.писатель,1980)
          • Вторая память (Л,Сов.писатель,1981)
          • Годы и миги (М.,Современник,1983)
          • Личная вечность (Л,Сов.писатель,1984)
          • Годы и миги (М.,Сов. Россия,1986)
          • В этом веке (Л.,Лениздат,1987)
          • Ночная ласточка (Л.,Дет.лит.,1991)
          • Архитектура огня (СПб.,Петербургский писатель,1997)
          • Стихотворения. (СПб.,Академический проект 2005)

          Các tập hồi kí:
          • Облака над дорогой (Л.,Сов.писатель,1957)
          • Ныне, вечно и никогда (Л.,Лениздат,1963)
          • Счастливый неудачник (М-Л.,Сов.писатель,1965)
          • Запоздалый стрелок (Л.,Сов.писатель,1968)
          • Облака над дорогой (Л.,Дет.лит,1969)
          • Сестра печали (Л.,Лениздат,1970)
          • Девушка у обрыва (М.,Знание,1971) (2-е изд. — 1991)
          • Сестра печали (М.,Сов. Россия,1973)
          • Скромный гений (М.,Молодая гвардия,1974)
          • Имя для птицы (Л.,Сов.писатель,1976)
          • Имя для птицы (Л.,Сов.писатель,1977)
          • Круглая тайна (Л.,Дет.лит,1977)
          • Сестра печали, Счастливый неудачник, Человек с пятью «не» (серия «Повести ленинградских писателей», Л.,Лениздат,1980)
          • Имя для птицы (Л.,Сов.писатель,1983)
          • Лачуга должника (Л.,Лениздат,1983)
          • Сказки для умных (Л.,Лениздат,1985)
          • Сказки для умных (Л.,Худ.лит,1987)
          • Запоздалый стрелок (Л.,Сов.писатель,1987)
          • Сказки для умных (Л.,Лениздат,1990)
          • Лачуга должника (М.,Терра,1994)
          • Сказки для умных (С-Пб.,Худ.лит,1995)
          • Лачуга должника (С-Пб.,Худ.лит,1995)
          • Сестра печали (СПб.,Библиополис,1995)
          • Скромный гений (М.,Рипол-Классик,1997)
          • Дядя с большой буквы (М.,Рипол-Классик,1998)
          • Бархатный путь (С-Пб.,Блиц,1999)
          • Девушка у обрыва (М.,АСТ,2002)
          • Рай на взрывчатке (С-Пб.,Азбука-классика,2004)
          • Лачуга должника (С-Пб.,Terra Fantastica,2004)
          • Листопад воспоминаний (С-Пб.,Logos,2007)


          Một số bài thơ:

          THỨ NĂM

          Tình yêu là buổi thứ năm của ngày đêm
          Không buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, buổi đêm.
          Em đi đến – thì nửa đêm vẫn sáng
          Em đi về - buổi sáng tối hơn đêm.

          Tình yêu là mùa thứ năm của năm
          Không mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông
          Mà tình yêu là mùa nào em muốn
          Và tất cả mùa phụ thuộc vào em.

          Tình yêu không giống thứ gì ở trần gian
          Không tuổi thơ, tuổi già, tuổi trẻ, trung niên
          Tình là quãng thứ năm trong cuộc sống.
          1962



          KHOẢNH KHẮC

          Đừng để quen với những cái tuyệt trần
          Hãy biết lấy làm ngạc nhiên với chúng!
          Đừng bao giờ để quen với trời xanh
          Mà đôi mắt về trời xanh hướng đến.

          Hãy ngó nhìn những đám mây xa ngái
          Và hãy lắng nghe tiếng hót của chim
          Hãy ghé sát nghe những mạch nước ngầm
          Mà xem – không thứ gì lặp lại.

          Mỗi khoảnh khắc, mỗi bước chân sau
          Hãy biết lấy làm kinh ngạc
          Tất cả giống – và tất cả khác
          Ngay trong một khoảnh khắc sau.
          1964





          KẺ THÙ RIÊNG

          Đừng chơi với những người bạn dở
          Thà cứ chơi với kẻ thù
          Kẻ thù thường xuyên để ý hơn, và
          Khuynh hướng nghiêm khắc của nó.

          Kẻ thù làm mắt sáng tỏ
          Đấy là quà tặng trời ban
          Trước hiểm nguy không ngờ tới
          Đòn sẽ giáng trả đòn.

          Nhưng ở đời có điều thấy được:
          Cái xấu trở thành cái tốt
          Đôi khi trở nên bạn bè
          Kẻ trước đấy là thù nghịch.

          Đừng sợ chi đời, nhưng để ý
          Nhìn vào con đường đang đi
          Đừng chơi với những người bạn dở
          Thà cứ chơi với kẻ thù.



          ANH ĐEM TRỒNG RÊU XÁM

          Anh đem trồng rêu xám lên trên đá
          Nơi em qua. Anh sẽ đợi trong vườn
          Như những cánh hoa của táo màu hồng
          Rất lặng lẽ lên vai em anh ngã.

          Và bằng cành phong trong tia chớp lóe
          Anh gõ vào cửa sổ. Giữa ban ngày
          Nhớ về em bằng im lặng ngất ngây
          Như đám mây hướng mặt trời anh chạy.

          Nhưng nếu như em buồn không chịu nổi
          Thì anh không làm đá nặng đè lên
          Mà khẽ chạm làn khói vào đôi mắt em
          Em hãy khóc một hồi – và rồi quên nhé…
          1944



          GẦN TRỜI

          Tất cả chúng ta, như Thượng Đế, gần trời
          Chúng ta sống trên hành tinh tốt nhất.
          Và Thượng Đế vẫn dùng mưa và tuyết
          Để quét đi những dấu vết của ta.

          Nhưng mà những đám mây giăng
          Bỗng đột ngột giữa bầu trời vây kín
          Và xuyên qua những sự việc bình thường
          Những điều kì lạ vẫn luôn nhìn ngắm.

          Và ánh trăng thanh trên những mái nhà
          Trên băng giá – có vẻ như đặt trước
          Và những cuộn hào quang từ phương bắc
          Được mở tung ra là để cho ta.

          Bằng kí ức về điều kì lạ chung
          Những ngôi sao trong màn sương ngái ngủ
          Ánh lên để cho con người luôn nhớ
          Rằng sống trên mặt đất tuyệt vô cùng.
          1961
          #65
            cacbac 14.05.2010 14:11:51 (permalink)


            Vsevolod Alexandrovich Rozhdestvensky (tiếng Nga: Всеволод Александрович Рождественский) (10 tháng 4 năm 1895 – 31 tháng 8 năm1977) – là nhà thơ Nga những năm 20 thế kỉ XX tham gia trường phái thơ Đỉnh cao.

            Tiểu sử:
            Vsevolod Rozhdestvensky sinh ở Hoàng thôn, học ở trường gymnazy do nhà thơ nổi tiếng Innokenty Annensky làm hiệu trưởng. Học xong gymnazy, vào học khoa lịch sử và ngôn ngữ Đại học Saint – Petersburg. Thế chiến I xảy ra, chàng sinh viên năm thứ ba Vsevolod Rozhdestvensky bị điều động vào quân đội. Những bài thơ đầu tiên in ở tạp chí Học trò (Ученик) năm 1910, tập thơ đầu tiên Những năm tháng học trò (Гимназические годы) in năm 1914.

            Những năm sau cách mạng tháng Mười Aleksandr Blok mời ông tham gia nhà xuất bản “Văn học thế giới”, chuyên dịch thơ cổ điển thế giới. Năm 1921 in hai tập thơ ЛетоЗолотое веретено. Những năm Thế chiến II ông làm phóng viên mặt trận ở nhiều chiến trường, in các tập thơ Голос родины (1943), Ладога (1945). Sau chiến tranh ông làm thơ về công cuộc xây dựng lại ở Leningrad và ca ngợi thiên nhiên phương bắc. Theo các nhà phê bình, Vsevolod Rozhdestvensky, khác với phong cách Đỉnh cao, là nhà thơ thành công khi viết về cuộc sống thôn dã hay về những tình yêu bình dị, cũng như trong việc chuyển dần từ sự cách tân trở về thơ truyền thống.

            Ngoài thơ, ông còn là tác giả của một số vở opera, lời bài hát, thơ dịch và hồi kí. Ông là thành viên ban biên tập của các tạp chí ЗвездаНева. Ông được tặng thưởng huân chương Lao động và huân chương Sao đỏ. Vsevolod Rozhdestvensky mất ở Leningrad năm 1977.

            Tác phẩm:
            Các tập thơ:
            *Гимназические годы» (1914).
            *Лето (1921)
            *Золотое веретено (1921)
            *Большая Медведица (1926)
            *Гранитный сад (1929)
            *Земное сердце (1933)
            *Окно в сад (1939)
            *Голос Родины (1943)
            *Ладога (1945)
            *Страницы жизни (hồi kí, 1962 – 1974)

            Một số bài thơ:




            TÌNH YÊU

            Chớ đem ra làm trò với ngôn từ
            Sáu chữ cái này, dù người đời quen vậy.
            Chúng là lửa. “Tình” gieo vần với “máu”
            Là ngôn ngữ tinh, vượt trội của ta.

            “Tình” và “máu”. Một khi tim còn đập
            Đưa máu chảy trong cơ thể ấm nồng
            Bạn như uống từ giếng mạch ngàn năm
            Rồi biến ước mơ trở thành hiện thực.

            Từ những ngày buồn trong đời thay đổi
            Khi mà trong tim tất cả giá băng
            Niềm vui của tình mang bạn vào trong
            Thế giới diệu kì của bao thay đổi.

            Người phụ nữ có biết bao ánh sáng
            Là bạn đường trong những bước chông gai
            Và con tim lập tức bảo: người này
            Vâng, người này – tia sáng trong số phận!

            Hãy để nàng là sáng tạo của ước mơ
            Là tưởng tượng, là hình dung của bạn
            Cùng hơi thở của vĩnh hằng ấm nóng
            Đã đặt vào trong tồn tại từ xưa.

            Như lời kêu gọi vọng tới ngàn năm
            Như ánh sáng bừng sau miền bóng tối
            Và ngọn lửa ta truyền cho cháu con
            Để đi vào bất tử, như ta vậy.
            1946



            TÌNH YÊU, TÌNH YÊU

            Tình yêu, tình yêu – một lời bí ẩn
            Liệu có ai hiểu được nó tận cùng?
            Trong tất cả - cũ và mới thường xuyên
            Mệt mỏi của hồn hay là sung sướng?

            Là không thể bù cho mình phí tổn
            Hay sự mở mang giàu có không cùng?
            Ngày ấm nồng không hề có hoàng hôn
            Hay là đêm làm cho tim trống vắng?

            Mà có thể, em chỉ là nhắc nhở
            Rằng vẫn chờ ta cái lẽ tất nhiên:
            Ánh hào quang với bất tỉnh, thiên nhiên
            Và sự tuần hoàn của đời muôn thuở.
            1976





            TÔI MƠ THẤY

            Tôi mơ thấy điều… không thể nói
            Trong cái đêm ngột ngạt đã mơ
            Đã nhìn thấy lại đường phố ấy
            Có những con chim trong tổ đung đưa.

            Tôi đã nghe những cây phong đen
            Như đang đứng chuyện trò trong im lặng
            Tôi hình dung nức nở của vàng anh
            Và lửa trại trên đồng tắt ngấm.

            Tôi nhìn thấy nhà mình, trên cửa sổ
            Ngọn nến cháy bùng, ngọn nến lung linh
            Những cây bạch dương đung đưa trước gió
            Chạm mái tóc ánh bạc lên vai mình.

            Từ cánh đồng xuyên qua làn mây trắng
            Lướt như dao cắt cỏ ở trên đồng
            Những vì tinh tú – những mắt sống động –
            Ngó nhìn vào gương nước lặng trên sông.

            Anh có thể kể về rất cặn kẽ
            Em đã ra sao trong buổi chiều kia
            Váy áo của em xạc xào to nhỏ
            Và ánh trăng thanh lộng lẫy chói lòa.

            Và để cho hơi thở ngập ngừng
            Bằng hơi mát trong đêm tĩnh lặng
            Ngày hôm ấy, em tròn mười chín
            Anh cũng chừng ấy tuổi, bấy nhiêu em.
            1933






            Irina Vladimirovna Odoyetseva (tên thật là Iraida Gustanovna Heinike, tiếng Nga: Ираида Густавовна Гейнике. Tiếng Latvia: Iraīda Heinike) (2 tháng 11 năm 1895 – 14 tháng 10 năm 1990) – là nữ nhà văn, nhà thơ Nga.

            Tiểu sử:
            Người đẹp Irina Odoyetseva sinh ra trong gia đình một luật sư ở Riga. Là thành viên của “Xưởng thơ” (Цех поэтов), học trò của nhà thơ nổi tiếng Nicolai Gumilyov. Irina Odoyetseva làm cho mọi người gặp cô đều yêu mến và cảm phục tài thơ, kể cả Nicolai Gumilyov. Từ nhỏ đã viết những bài thơ xuất sắc.

            Năm 1922 Irina Odoyetseva cùng chồng ra sống ở nước ngoài, phần lớn cuộc đời bà sống ở Paris. Thời gian này bà ít làm thơ mà chủ yếu là viết tiểu thuyết: "Ангел смерти" (1927), "Изольда" (1931), "Зеркало" (1939), "Оставь надежду навсегда" (1949). Sau chiến tranh bà trở lại làm thơ và viết nhiều hồi kí. Từng là thành viên của nhiều nhóm văn chương khác nhau, Irina Odoyetseva quen biết với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nicolai Gumilyov, Osip Mandelstam, Andrei Bely, Zinaida Gippus, Ivan Bunin và nhiều người khác.

            Năm 1987 bà quay trở về sống ở nước Nga. Bà mất ngày 14 tháng 10 năm 1990 ở Leningrad.

            Tác phẩm:
            Двор чудес, thơ 1920–1921, Изд. Мысль, Петроград, 1922
            Ангел смерти 1927, tiểu thuyết
            Изольда 1931, tiểu thuyết
            Зеркало 1939, tiểu thuyết
            Оставь надежду навсегда 1954, tiểu thuyết
            Год жизни 1957, tiểu thuyết
            На берегах Невы 1967, hồi kí
            На берегах Сены 1983, hồi kí
            На берегах Леты - hồi kí viết dở


            Một số bài thơ:




            BÀI BALLAD VỀ GUMILYOV

            Trên đường phố Preobrazhen vắng ngắt
            Ngọn gió tru và tuyết xoáy giữa trời
            Tôi gõ cửa nhà thơ Gumilyov
            Và nhà thơ ra mở cửa cho tôi.

            Một bếp lò cháy trong phòng làm việc
            Phía đằng sau cửa sổ thấy đen trời.
            Nhà thơ bảo: “ Em viết bài ballad
            Về tôi và về cuộc sống của tôi!

            Đấy quả thực là đề tài rất tuyệt”
            Nhưng mà tôi liền đáp: “Không bao giờ
            Làm sao em viết được bài ballad?
            Anh đâu phải anh hùng, chỉ nhà thơ”.

            Ánh phản chiếu phân kì từ lò sưởi
            Chiếu ánh hồng lên gương mặt nhà thơ.
            Đấy là trong một buổi chiều sương khói
            Trước đêm Giáng sinh ở Pê-téc-bua…

            Giờ tôi thường xuyên nhớ đến nhà thơ
            Cứ môi ngày nỗi buồn thêm tràn ngập.
            Và bây giờ tôi viết bài ballad
            Về nhà thơ và để tặng nhà thơ.

            Gumilyov từng khao khát Bôxpho
            Và tới châu Phi, vương quốc kì lạ
            Nghĩ về những anh hùng trong quá khứ
            Dưới lều căng rộng mở của bầu trời.

            Những ngôi sao từng rơi xuống, cắt ngang
            Bằng một sợi chỉ mỏng manh của lửa
            Và với mỗi ngôi sao anh từng nói:
            “Sao hãy biến ta thành một anh hùng!”

            Từng sống ở châu Phi hàng nửa năm
            Tựa hồ như người sống trong địa ngục
            Từng săn sư tử, và Gumilyov
            Từng đánh nhau với những thú rừng.

            Từng gặp cái chết không chỉ một lần
            Dưới “bầu trời khác” và trên sa mạc
            Khi nhà thơ trở về nhà, gặp mặt
            Những bạn bè đã an ủi anh rằng:

            “Ái chà, châu Phi! Quả là kì lạ
            Lửa trại và những cô gái da đen
            Những con hà mã là bạn của anh
            Những hươu cao cổ vô cùng tao nhã”.

            Mặc áo đuôi tôm, một chút nghi ngờ
            Anh bước ra giữa gian phòng sáng tỏ
            Cúi xuống hôn một bàn tay phụ nữ
            Một quí bà mặc váy kiểu Pa-ri.

            “Tôi viết tặng em cả một trường ca
            Về dòng sông Nin cho em tôi kể
            Và tôi sẽ tặng cho em da hổ
            Cọp gấm này tôi giết ở châu Phi”.

            Chiếc quạt màu hồng lúc lắc đung đưa
            Nàng có vẻ không thích Gumilyov
            “Em không yêu thơ. Thì em đâu biết
            Bộ lông thú kia dùng để làm gì”…

            Trong ngày kẻ thù tuyên bố chiến tranh
            Gumilyov lên đường đi chiến đấu
            Ra trận, bỏ lại Hoàng thôn yêu dấu
            Mẹ, đứa con trai cùng với vợ hiền.

            Gan dạ nhất trong những người gan dạ
            Và có lẽ chăng, vì chính điều này
            Mà đạn bom thù cảm thấy thương thay
            Không chạm đến người anh hùng như thế.

            Nhưng những bạn bè luôn nhìn hằn học
            Vào cây thập ác Georgy*
            “Tặng Gumilyov? Lố bịch nhường kia!”
            Sự mỉa mai làm miệng cười méo xệch.

            Những người lính cùng đại đội kị binh
            Những huân chương thế này đâu có được
            Nghe nói anh kết bạn cùng với sếp
            Qua rượu chè mà gạ gẫm cho mình.

            Không lâu trước ngày từ giã trần gian
            Anh rất tin tưởng nói rằng: “Chính xác
            Trong tình yêu, chiến tranh, trong bài bạc
            Tôi sẽ là người hạnh phúc thường xuyên!...

            Không trên biển cả, chẳng trên đất liền
            Đối với tôi – không có gì nguy hiểm…”
            Và anh đã từng là người bất hạnh
            Như mọi nhà thơ sống ở trần gian.

            Sau đó người ta trói anh vào tường
            Và xử bắn anh liền ngay sau đó**
            Cho đến bây giờ ở trên phần mộ
            Cả gò đất lẫn thập ác đều không.

            Nhưng những thiên thần vẫn từng yêu anh
            Bằng cả tấm lòng tìm anh bay đến
            Và những ngôi sao giữa trời lên tiếng:
            “Vinh quang cho ngươi, cho một anh hùng!”
            _________
            *Huân chương Thập ác Georgy (croix de Saint-Georges) của Đế chế Nga dùng để tặng cho sĩ quan và những người lình có thành tích xuất sắc trong chiến đấu.
            **Gumilyov bị bắt vì bị nghi ngờ tham gia vào “Tổ chức vũ trang Tagantsev” và bị xử bắn cùng với 60 người khác.






            TÔI KHÔNG LÀ NGƯỜI NỔI TIẾNG

            Không, tôi sẽ không là người nổi tiếng
            Tôi sẽ không đạt đến vinh quang.
            Giống như chức trưởng tu viện
            Là thứ tôi chẳng dám màng.

            Cả Gumilyov hay báo chí
            Không gọi tôi là tài năng
            Tôi chỉ là nữ nhà thơ nhỏ bé
            Với chiếc nơ thắt khiêm nhường.


            NGÀY HÔM NAY TÔI VUI

            Ngày hôm nay tôi vui từ sáng sớm
            Rặng trúc đào cười với tôi trong gương
            Bên cửa sổ rặng trúc đào cúi xuống.
            Thế giới này quả tuyệt đẹp… Nhưng

            Nếu như không có trên đời những chiếc gương
            Thì thế giới này vô cùng tẻ nhạt

            Nếu thơ không tồn tại ở trần gian
            Thì sẽ nhiều hơn: lỗi lầm, nước mắt

            Và có lẽ tôi sẽ buồn bã hơn
            Cả bệnh đau dây thần kinh ngày tháng
            Và trò mèo chuột loăng quăng tán loạn
            Nếu như tôi không có mặt trên trần.
            #66
              cacbac 14.05.2010 14:15:42 (permalink)


              Aleksandr Yakovlevich Yashin (họ thật là Popov) (14/3/1913 – 11/7/1968) là nhà thơ, nhà văn Nga.

              Tiểu sử:
              Aleksandr Yashin sinh ở làng Bludnovo, tỉnh Vologda trong một gia đình nông dân. Năm 1931 học xong trường trung cấp sư phạm đi dạy học ở làng quê. Bắt đầu in thơ từ năm 1928. Tập thơ đầu tay Песни Северу (Những bài ca gửi miền bắc) in năm 1934. Từ năm 1935 ông sống ở Moskva. Năm 1941 tốt nghiệp trường viết văn mang tên Gorky. Trong những năm thế chiến II Aleksandr Yashin tình nguyện ra mặt trận làm cán bộ chính trị và làm báo. Ông tham gia chiến đấu bảo vệ Leningrad, Stalingrad và giải phóng Crime.

              Sau chiến tranh ông đi về phương bắc, về miền Altai, về các công trình xây dựng nhà máy thủy điện và sau đấy là các vùng đất khai hoang, phản ánh cuộc sống xây dựng đất nước sau chiến tranh. Ông được tặng huân chương Sao đỏ và nhiều huân huy chương của nhà nước Xô Viết. Ông mất ở Moskva ngày 11 tháng 6 năm 1968.

              Tác phẩm:

              Thơ:
              *«Песни Северу» (1934)
              *«Свежий хлеб» (1957)
              *«Совесть» (1961)
              *«Босиком по земле» (1965)
              *«День творенья» (1968)
              Trường ca
              *«Город гнева» (1943)
              *«Алёна Фомина» (1949)

              Văn xuôi:
              *«Рычаги» (1956)
              *«Вологодская свадьба» (1962)
              *«Сирота» (1962)
              *«Угощаю рябиной» (1965)


              NẾU MÀ EM BỊ NGÃ XUỐNG SÔNG

              Nếu mà em bị ngã xuống sông
              Thì anh xuống tìm tận đáy
              Trước sóng biển chẳng kinh hoàng
              Hay bóng tối hoàng hôn cũng vậy.

              Dù thú dữ mang em vào rừng
              Hay giấu em trong hang gấu
              Thì anh vẫn tìm ra con đường
              Dù từ muôn vạn nẻo.

              Và anh sẽ tìm ra con đường
              Đến con rắn mười đầu hung dữ
              Và anh vẫn sẽ cứu được em
              Dù trong tay Kaschei* đáng sợ…

              Nhưng em không ngã xuống sông
              Nước sông không hề có lỗi
              Mà em ngã vào tim anh
              Thì anh – chứ em đâu ngại.

              Dù sông có sâu hay không
              Con tim này không đủ sức
              Và từ đáy này muôn kiếp
              Anh không thể tìm được em.
              ________
              *Kaschei – biểu tượng của sức mạnh hung dữ và khắc nghiệt trong văn học dân gian Nga.






              CHUYỆN NHƯ THẾ

              Chuyện như thế em tha thứ đã từng
              Và em từng biết cách yêu như thế
              Và em đã biết quên đi rất dễ
              Điều mà người ta không thể nào quên.

              Em bước đi với thanh thản nhẹ nhàng
              Với siêu thoát vào bần cùng, thiều thốn
              Và với vẻ con người Nga nhẫn nhịn
              Thập ác của người phụ nữ em mang.

              Em từng hiểu bằng tất cả tấm lòng
              Nỗi đau của người và điều tai họa
              Và lẽ tất nhiên là em từng ở
              Trong buồn vui: địa ngục lẫn thiên đàng.

              Không than van mà cũng chẳng thở dài
              Chỉ mong sao trong nhà mình hạnh phúc
              Em biện hộ ngay cả dù cái chết
              Và em bỏ qua tất cả cho người.

              Chỉ không chịu được giả dối mà thôi
              Không một điều gì dối gian chịu được
              Và tha thứ nó em không biết cách
              Không thể hiểu ra gian dối trên đời.
              1959


              VỀ TÌNH YÊU ĐƠN PHƯONG

              Thà tình không lời đáp
              Chỉ mong được yêu thương
              Mong sao trên thế gian
              Ta vẫn còn dấu vết.

              Hoa cỏ mùi thuốc sắc
              Sẽ ngửi trong lều tranh
              Chỉ mong sao trong lòng
              Không có giờ chết ngắt.

              Bằng đất hay bằng trời
              Theo người ta yêu quí -
              Nghĩa là ta mua vé
              Để đi về tương lai.

              Dù sống trong hắt hủi
              Nhưng giây phút bất kỳ
              Từ dưới chân hiện ra
              Theo tiếng kêu tình ái.

              Số phận người cô đơn
              Không có gì đau khổ
              Nếu biển là biển cả
              Và đất toả mùi hương.

              Ta sẽ sống như chim
              Và hát, như dòng suối
              Chỉ mong cho còn lại
              Những đêm cứ chong đèn.

              Dù tình yêu đơn phương
              Dù tình không đáp lại
              Sẽ bằng cách nào đấy
              Với gánh nặng hoà mình.

              Chẳng than thân trách phận
              Miễn là được yêu thương.
              Hãy trao tình đơn phương
              Cho cái người đáng nhận.

              Nhưng mà ai sẵn lòng
              Để leo vào đống lửa?
              Vẫn còn có thời gian
              Để mà xem xét nữa.
              1962-1964





              Georgi Victorovich Adamovich (tiếng Nga: Гео́ргий Ви́кторович Адамо́вич) (7-4/1892 – 21-2/1972) là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả.

              Tiểu sử:
              Georgi Adamovich sinh ra trong gia đình một sĩ quan quân đội, học khoa lịch sử - ngôn ngữ Đại học Saint Petersburg. Năm 1914 bắt đầu làm quen với những nhà thơ phái Đỉnh cao và sau đó tham gia „Xưởng thơ” (Цех поэтов). Là một trong số những học trò của Nikolai Gumilyov. Quyển thơ đầu tiên của Adamovich, Những đám mây (Облака,1916) được Gumilyov đánh giá cao.

              Sau cách mạng Tháng Mười, cũng giống như nhiều nhà thơ khác cùng phái Đỉnh cao, Adamovich tập trung cho dịch thuật. Ông dịch các nhà thơ, nhà văn Pháp: Voltaire, Baudelaire, Heredia, dịch các nhà thơ Anh : Thomas Moore, Byron. Năm 1923 ông ra sống ở nước ngoài, đầu tiên sang Berlin, sau đó sang Pháp. Thời kỳ này ông dịch Jean Cocteau, Saint – John Perse và Albert Camus. Năm 1934 ông làm biên tập của tạp chí Gặp gỡ (Встречи) và thành lập nhóm thơ Nốt nhạc Paris (Парижская нота).

              Tháng 9 năm 1939 ông gia nhập quân đội Pháp, tham gia phong trào kháng chiến chống phát xít. Năm 1947 ông viết cuốn Một quê hương khác (Другая родина) thể hiện sự ủng hộ Stalin và chính quyền Xô Viết bị coi là sự phản bội đối với những văn nghệ sĩ sống ở nước ngoài. Năm 1967 ông xuất bản cuốn Phê bình (Комментарии) tập hợp nhiều bài phê bình được đánh giá cao. Quyển thơ thứ hai của ông Ở phương Tây (На Западе) in vào năm 1939. Quyển thơ cuối cùng Thống nhất (Единство) in năm 1967 tại Mỹ. Georgi Adamovich mất ngày 21 tháng 2 tại Nice, Pháp.

              Tác phẩm:

              Thơ:
              Những đám mây (Облака,1916)
              Tĩnh ngục (Чистилище, 1922)
              Ở phương Tây (На Западе, 1939)
              Thống nhất (Единство, 1967)

              Phê bình:
              Một quê hương khác (Другая родина, 1947)
              Sự cô đơn và tự do (Одиночество и свобода, 1955)
              Về những cuốn sách và tác giả (О книгах и авторах, 1966)
              Phê bình (Комментарии, 1967)

              Một số bài thơ:




              TƯỞNG NHỚ MARINA TSVETAEVA

              Ta hãy trò chuyện, dù bây giờ, Marina
              Khi sống thì không cần. Giờ chị không còn nữa.
              Nhưng mà tôi vẫn nghe giọng thiên nga
              Như người báo tin mừng, người đưa tin tai họa.

              Khi sống thì không cần. Tôi không buộc tội.
              Văn chương là đi vào địa ngục thôi mà
              Cửa đi vào – mừng vui không giấu nổi
              Nhưng chẳng một ai tìm thấy đường ra.

              Tôi không có lỗi. Đời đớn đau nhiều thế.
              Và tôi cũng không trách chị điều gì.
              Tất cả đều ngẫu nhiên, tất cả đều nô lệ
              Sống thật diệu kỳ. Ta sống chẳng ra chi.


              THÔI TRÒ CHUYỆN

              Thôi trò chuyện và bỏ uống rượu vang
              Bỏ lại ngôi nhà, bỏ lại vợ con
              Bỏ bạn bè. Linh hồn anh phải hiểu
              Rằng không quay lại nữa - cái đã từng.

              Thôi yêu quá khứ. Và rồi sau đó
              Đến một ngày thôi yêu cả thiên nhiên
              Ngày lại ngày hờ hững cùng tất cả
              Tuần lại tuần và năm lại theo năm.

              Và ngay lập tức sẽ chết những ước mơ
              Bóng tối khắp nơi. Và trong đời mới
              Khi đó anh sẽ rõ ràng nhìn thấy
              Thập ác gỗ và một chiếc mũ gai.



              NGƯỜI TA CẦU XIN…

              Người ta cầu xin sự bố thí của em
              Người ta nghèo – chìa bàn tay ra đó
              Em hãy đáp lại nỗi lòng đau khổ
              Bằng nụ cười, bằng ánh mắt, lặng im.

              Vả lại, khổ đau vẫn có hân hoan
              Em không hiểu. Sự hân hoan chịu nhục
              Những đêm không ngủ, có trời biết được
              Sung sướng buổi mai, tha thứ gì chăng.

              #67
                cacbac 14.05.2010 14:19:27 (permalink)


                Boris Alekceevich Chichibabin (tiếng Nga: Бори́с Алексе́евич Чичиба́бин, họ thật là Polyshin – 09/01/1923 – 14/12/1994) là nhà thơ Nga đoạt giải thưởng Nhà nước Liên Xô 1990. Trong các thập niên từ 1950 đến 1980, Chichibabin là nhà thơ nổi tiếng nhất ở thành phố Kharkov. Từ cuối thập niên 1950 bản thảo thơ của ông được phổ biến khắp Liên Xô cũ. Sự thừa nhận chính thức chỉ đến với ông gần cuối đời, thời kỳ cải tổ.

                Tiểu sử:
                Boris Chichibabin sinh ở Kremenchuk trong gia đình một sĩ quan quân đội. Học phỏ thông ở Chuguev, tỉnh Kharkov. Họ Chichibabin được lấy từ họ của ông dượng đằng mẹ, viện sĩ Aleksey Evgenyevich Chichibabin – một nhà khoa học trong nghành hóa học. Năm 1940 Boris Chichibabin học khoa sử Đại học Tổng hợp Kharkov nhưng bỏ dở chừng để vào lính, phục vụ tại mặt trận Kapkage.

                Năm 1945 ông vào học khoa ngôn ngữ Đại học tổng hợp Kharkov nhưng đến năm 1946 bị bắt đi cải tạo 5 năm vì “tuyên truyền chống lại chính quyền Xô Viết”. Từ năm 1951 làm việc tại nhà hát kịch, sau đó làm ở phòng điều hành tắc-xi, học lớp kế toán và làm việc ở phòng điều hành tàu điện thành phố.

                Boris Chichibabin được kết nạp vào Hội Nhà văn Liên Xô năm 1968, đến năm 1973 bị khai trừ vì những phát biểu ở một ngày lễ tại Kharkov, năm 1987 được phục hồi. In thơ từ năm 1958. Đã in các tập thơ: Tuổi trẻ (Молодость, 1963), Giá lạnh và mặt trời (Мороз и солнце, 1963), Hài hòa (Гармония, 1965), Chiến hạm Rạng đông đang đi (Плывет “Аврора”, 1968), Quả chuông (Колокол, 1989), Những người bạn thập kỷ 1960 (Мои шестидесятые, 1990), Thơ và văn xuôi (В стихах и прозе, 1995). Thời kỳ Xô Viết tác phẩm của ông còn được in ở các tạp chí tiếng Nga ở nước ngoài như: “Глагол”, “22”, “Поиски”, “Континент”.

                Các thập niên 1970 – 1980 thơ của Boris Chichibabin được giới trí thức yêu mến vì sự thẳng thắn, không hề giả dối. Thời kỳ cải tổ thơ của ông được các báo và tạp chí in liên tục. Năm 1990 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô cho tập thơ Quả chuông. Tác phẩm của Boris Chichibabin được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Belarus, tiếng Ukraine, tiếng Ý, tiếng Séc… và gần đây được dịch ra tiếng Việt.

                Boris Chichibabin mất ngày 14 tháng 12 năm 1994 tại Kharkov. Thành phố này đã dựng tượng và đặt tên ông cho một đường phố ở trung tâm thành phố.

                Tác phẩm:
                - Tuổi trẻ (Молодость, 1963)
                - Giá lạnh và mặt trời (Мороз и солнце, 1963)
                - Hài hòa (Гармония, 1965)
                - Chiến hạm Rạng đông đang đi (Плывет “Аврора”, 1968)
                - Quả chuông (Колокол, 1989)
                - Những người bạn thập kỷ 1960 (Мои шестидесятые, 1990)
                - Thơ và văn xuôi (В стихах и прозе, 1995)
                - Dù sao ta đã là một nhà thơ… Những gì sống động không hề xa lạ (И все-таки я был поэтом... Всему живому не чужой..., 1998) tuyển tập thơ, văn xuôi, thư từ và những bài viết về Boris Chichibabin.


                Thư mục:
                Мороз и солнце. — Харьков, 1963.
                Молодость. — М.: Советский писатель, 1963.
                Гармония. — Харьков, 1965.
                Плывет Аврора: Книга лирики. — Харьков: «Прапор», 1968.
                Колокол: Стихи. — М.: Известия, 1989; М.: «Советский писатель», 1991
                Мои шестидесятые. Киев: Дніпро, 1990.
                Цветение картошки: Книга лирики. — М.: Моск. рабочий, 1994
                82 сонета + 28 стихотворений о любви. М., 1994
                В стихах и прозе. Харьков: СП «Каравелла», 1995; Харьков: Фолио, 1998





                GIỮA NỖI BUỒN VÀ KHÔNG GÌ CẢ

                Giữa nỗi buồn và không gì cả
                Chúng ta đã chọn nỗi buồn.
                Ai đấy hỏi: “để làm gì thế?”
                Còn ai đấy rằng: “thật đáng thương”.

                Hoặc làm dân đen, hoặc để biết
                Và cười lên và vẫy bàn tay.
                Không phải thời để đi giải thích
                Hoặc về tĩnh lặng nghĩ suy.

                Ta trong đời cho hàng trăm năm
                Ta trong đời cho hàng ngàn mảnh đất
                Trong ta không tắt ánh sáng thiên đàng
                Và men say của trời không khô kiệt.

                Và ta sẽ nhận về dấu triện
                Của sự chia ly và sự truy lùng
                Bằng ánh lửa trả lời tia sáng
                Tiếng nhạc lòng đáp lại âm thanh.

                Bằng sự tuyệt vọng cho cây thập ác
                Và uống vào cả những đắng cay
                Ta chuộc lại sự lăng xăng tíu tít
                Và thô bạo ở cuộc đời này.

                Ta sẽ bỏ lại nơi đây linh hồn
                Để Chúa Trời một khi nào đấy
                Tha cho thói kiêu căng sáng tạo
                Và tha cho thân xác than phiền.

                Và chúng ta vẫn cứ đi như thế
                Một khi còn đập những con tim
                Và biết rằng con đường kia chẳng có
                Những giới hạn hay điểm cuối cùng.

                Khi thiên thần vào ta áp sát
                Vỗ về bằng sự lặng yên
                Thì ta chỉ cần trong mấy phút
                Ta sẽ quên đi linh hồn.

                Và sau bản trường ca – lần nữa
                Sau bút vẽ và sau cả dương cầm
                Giữa nỗi buồn và không gì cả
                Ta đã chọn lấy nỗi buồn.
                1977






                Velimir Khlebnikov (tiếng Nga: Велими́р Хле́бников - là bút danh của Viktor Vladimirovich Khlebnikov) (09 tháng 11 năm 1885 – 28 tháng 6 năm 1922) là nhà văn, nhà thơ Nga thế kỷ bạc, là một trong những người sáng lập phái Vị lai và là nhà thơ xuất sắc, nhà cách tân ngôn ngữ thơ ca Nga thế kỷ XX.

                Tiểu sử:
                Velimir Khlebnikov sinh ở làng Malye Derbsty, tỉnh Astrakhan. Bố là nhà sinh vật học, người lập ra khu bảo tồn sinh vật học đầu tiên ở Liên Xô. Những năm 1903 – 1911 học ở khoa toán – lý Đại học Kazan rồi học tiếp khoa ngôn ngữ - lịch sử ở Đại học Saint – Petersburg. Từ năm 1905 bắt đầu in các bài báo khoa học tự nhiên và từ năm 1908 bắt đầu in văn thơ. Năm 1909 tham gia Học viện thơ (Академия стиха). Năm 1910 tham gia nhóm văn học Hylea (Гилея). Những năm 1912 – 1913 cùng với Mayakovsky, Burliuk… thành lập trường phái thơ Vị lai và cùng ký bản tuyên ngôn đòi “vứt Pushkin, Dostoesky, Tolstoy và những người khác khỏi con tàu hiện đại”. Năm 1912 ông xuất bản cuốn Thầy và trò (Учитель и ученик) – đặt cơ sở cho khái niệm triết học Buletlyanstvo – đánh giá vai trò của những người tương lai, những người sáng tạo có khả năng thay đổi xã hội đồng thời thống nhất những người này với nhau như một cộng đồng của những người cùng chí hướng.

                Thế chiến I xảy ra Khlebnikov bắt đầu đi nghiên cứu về qui luật của chiến tranh trong lịch sử để dự đoán cuộc chiến này. Thời kỳ này ông viết Những trận đánh 1915 – 1917 (Битвы 1915-1917 гг), Học thuyết mới về chiến tranh (Новое учение о войне), Cuộc chiến trong bẫy chuột (Война в мышеловке). Thái độ căm ghét chiến tranh là chủ đề xuyên suốt của các tác phẩm viết trong thời kỳ này. Năm 1916 ông bị gọi vào quân đội mà theo lời ông thì “đã trải qua những nỗi kinh hoàng nơi địa ngục” nhưng sau đó nhờ một bác sĩ quen biết giúp đỡ, ông đã xin được ra quân.

                Thời kỳ sau cách mạng Tháng Mười Khlebnikov tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và đi rất nhiều nơi. Ông làm ở nhiều tờ báo khác nhau, đi về Ukraine rồi về miền Kapkage, làm cán bộ chính trị ở hạm đội biển Caspien. Ông còn sang cả Ba Tư làm thầy cho các con của lãnh chúa vùng Tehran. Thời kỳ này ông viết nhiều bài thơ được đánh giá là xuất sắc nhất. Năm 1921 ông quay lại Moskva gặp những người bạn cũ cùng phái Vị lai xưa như Kruchenykh, Mayakovsky, Burniuk trở thành thành viên chính thức của Liên minh các nhà thơ (Союза поэтов). Mùa xuân 1922 vì bệnh nặng nên ông về sống với vợ con ở tỉnh Novgorod. Ông mất ở Santalova, Novgorod ngáy 28 tháng 6 năm 1922. Năm 1986 bảo tàng Khlebnikov được xây dựng ở làng Ruchi tỉnh Novgorod. Hàng năm tại đây diễn ra các cuộc đọc thơ. Một tiểu hành tinh do nhà thiên văn học Xô Viết Nikolai Stepanovich Chernykh tìm ra năm 1977 được đặt tên 3112 Velimir.

                Sáng tạo của Velimir Khlebnikov đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ lớn thế kỷ XX như Mayakovsky, Mandelstam, Tsvetaeva, Pasternak… đặc biệt là về sự phát triển những khả năng mới – nhịp điệu, sáng tạo ngôn từ và tính dự báo – của thơ ca. Nhà thơ Mayakovsky gọi Khlebnikov là bậc thầy của thi ca và nói về ý nghĩa to lớn của những thử nghiệm để tạo ra một ngôn ngữ thơ ca mới.

                Thư mục:
                *Собрание произведений Велимира Хлебникова, тт. 1-5 (предисл. Ю.Тынянова). Л., 1928-1933
                *Степанов Н. Велимир Хлебников. Жизнь и творчество. М., 1975
                *Григорьев В. Грамматика идиостиля: Велимир Хлебников. М., 1983
                *Хлебников В. Творения. М., 1986
                *Хлебников В. Стихотворения. Поэмы. Драмы. Проза. М., 1986
                *Дуганов Р. Велимир Хлебников. Природа творчества. М., 1990
                *Перцов В., О Велимире Хлебникове, "Вопросы литературы", 1966, № 7
                *Харджиев Н., Маяковский и Хлебников, в кн.: Харджиев Н. и Тренин В., Поэтическая культура Маяковского, М., 1970
                *Степанов Н., Велимир Хлебников. Жизнь и творчество, М., 1975
                *Дуганов Р. В., Краткое "искусство поэзии" Хлебникова, "Изв. АН СССР. ОЛЯ", 1974, т. 33, № 5




                Một số bài thơ:

                QUẢ ĐẤT CÓ QUAY TRÒN

                Quả đất có quay tròn hay không tôi không biết được
                Điều này phụ thuộc vào lời có đặt được vào hàng
                Tôi không biết có từng có ông và bà của tôi hay không
                Là những con khỉ, vì rằng tôi không biết tôi muốn chua hay là ngọt.
                Nhưng tôi biết rằng tôi muốn sôi và muốn cho cơn run chung
                Hòa nhập mặt trời và gân tay của tôi làm một.
                Nhưng tôi muốn cho tia sáng ngôi sao hôn tia sáng của mắt mình
                Như nai với nai (ô, những đôi mắt nai tuyệt đẹp!).
                Nhưng tôi muốn tin rằng có cái gì đấy vẫn còn
                Khi bím tóc của người yêu được thay, thí dụ, bằng thời gian.
                Tôi muốn đưa ra ngoài dấu ngoặc của số nhân chung hòa nhập
                Tôi, mặt trời, bụi của ngọc và trời xanh.



                KHI NGỰA CHẾT

                Khi ngựa chết – ngựa thở dốc
                Khi hoa cỏ chết – hoa cỏ khô
                Khi mặt trời chết – mặt trời tắt
                Khi người chết – người hát bài ca.



                CON NGƯỜI, BỘ TỘC

                Con người, bộ tộc, tháng năm
                Ra đi mãi mãi
                Như nước kia cứ chảy
                Trong tấm gương uyển chuyển của thiên nhiên
                Ta là cá, những ngôi sao – là lưới
                Còn thánh thần là ảo ảnh giữa bóng đêm.





                ĐÃ TỪNG THỔN THỨC

                Đã từng thổn thức, từng yêu, từng gọi người
                Mà vẻ hồn nhiên đã đi vào cổ tích
                Người mà đã từng sống về tôi
                Và dâng chúng tôi cho niềm hạnh phúc…
                Nhưng người bẫy chuột la lên với chuột
                Lao vào đuổi chuột rồi gào lên
                Và thế rồi tội nghiệp những đôi chân
                Và ánh nến chập chờn bên nấm mộ.

                #68
                  cacbac 14.05.2010 14:22:49 (permalink)


                  Dmitri Borisovich Kedrin (04 tháng 2 năm 1907 – 18 tháng 9 năm 1945) – là nhà thơ Nga – Xô Viết.

                  Tiểu sử:
                  Dmitri Kedrin sinh ở làng Scheglovka vùng Donbass (nay là Ukraine). Bố là kế toán trong ngành đường sắt, mẹ là thư ký ở trường học. Dmitri Kedrin học trường trung cấp thương mại, sau đó học tiếp trường cao đẳng đường sắt ở Dnepropetrovsk. Năm 1924 làm cộng tác viên văn học của báo Komsomonskaya pravda của địa phương. Từ năm 1931 ông chuyển đến Moskva, từ năm 1933 đến 1941 cộng tác với nhà xuất bản “Đội cận vệ trẻ” (Молодая гвардия).

                  Những năm Thế chiến II ông ra mặt trận, làm phóng viên của một tờ báo quân đội. Chiến tranh kết thúc ông trở lại Moskva tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Mặc dù đã rất nổi tiếng từ sau bài thơ Búp bê (Кукла, 1931), Maxim Gorky đã khóc khi đọc bài thơ này, nhưng mãi đến năm 1940 ông mới in được tập thơ Những người chứng kiến (Свидетели) – tập thơ duy nhất được in khi ông còn sống.

                  Dmitri Kedrin là tác giả của nhiều trường ca lịch sử và nhiều bài ballade nổi tiếng. Ông cũng là một bậc thầy của thơ trữ tính. Bài thơ Những kiến trúc sư (Зодчие) của ông được nhà điện ảnh Andrei Tarkovsky dựng thành bộ phim Andrey Rublev và nhiều bài thơ khác của ông đựoc các nhạc sĩ phổ nhạc. Ngoài sáng tác, ông còn dịch thơ từ tiếng Ukraine, Litva, Estonia, Gruzia và nhiều thứ tiếng khác.

                  Ngày 18 tháng 9 năm 1945 Dmitri Kedrin bị những kẻ ghen ghét ném vào bánh tàu hỏa. Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Vvedensky, Moskva.

                  Thư mục:
                  1. Сельвинский И. Стихи Дмитрия Кедрина. — Новый мир, 1957, № 8
                  2. Кедрин Д. Избранное. М., 1957
                  3. Широков С.Е. Дмитрий Кедрин: Критико-биографический очерк. Днепропетровск, 1961
                  4. Тартаковский П.И. Дмитрий Кедрин: Жизнь и творчество. М., 1963
                  5. Красухин Г. Дмитрий Кедрин. М., 1976
                  6. Кедрин Д. Соловьиный манок: Стихотворения и поэмы. М., 1990
                  7. Кедрин Д. Дума о России. М., 1990
                  8. Кедрин Д. Избранное: Стихотворения и поэмы. М., 1991
                  9. Кедрина С.Д. Жить вопреки всему: Тайна рождения и смерти Дмитрия Кедрина. М., 1996

                  Một số bài thơ:




                  TÌNH YÊU

                  Nhột bờ môi và hàm răng ớn lạnh
                  Ngọn lửa lang thang trong bóng tối xác thân
                  Mồ hôi giữa ngực… Và đấy gọi là tình?
                  Đấy là tất cả những gì em muốn?

                  Niềm say mê tối đen trong đôi mắt!
                  Đêm qua nhẹ nhàng như một con chim…
                  Còn anh cứ nghĩ tình là rượu vang
                  Thứ rượu mà muôn đời say cũng được!



                  BUỔI XẾ BÓNG

                  Buổi xế bóng của cuộc đời. Chiều muộn.
                  Lạnh lẽo và không chút lửa trong nhà.
                  Bóng tối vây. Ngọn đèn giờ tắt ngấm.
                  Biết lấy gì để xua bóng tối ra.

                  Ánh bình minh, hãy nhìn vô cửa sổ!
                  Thiên thần của đêm! Xin hãy thương tôi
                  Tôi muốn nhìn thấy mặt trời lần nữa
                  Mặt trời trước giờ chính ngọ của ngày!


                  NGÀY NÀO ĐẤY

                  Ngày nào đấy trong con tim trai trẻ
                  Ước mơ về hạnh phúc cứ ngân nga
                  Giờ hồn tôi giống như một ngôi nhà
                  Người ta mang đứa bé ra từ đó.

                  Còn tôi bây giờ phân vân, nổi loạn
                  Trao cho đất đai tất cả ước mơ…
                  Thật giống như một bà mẹ điên rồ
                  Vẫn lắc lư chiếc nôi giờ trống vắng.


                  EM NÓI RẰNG

                  Em nói rằng ngọn lửa đà tắt ngấm
                  Rằng anh và em – hai đứa đã già
                  Em hãy nhìn xem, bầu trời xanh thắm!
                  Bầu trời kia còn lớn tuổi hơn ta…





                  Denis Vasilyevich Davydov (tiếng Nga: Дени́с Васи́льевич Давы́дов, 27/07/1784 – 04/05/1839) – là vị tướng quân đội Nga Hoàng, anh hùng của cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, là nhà sử học, nhà lý luận quân sự, nhà thơ, nhà văn Nga.

                  Tiểu sử:
                  Denis Davydov sinh ra trong một gia đình quí tộc lâu đời ở Moskva. Từ nhỏ đã được giáo dục rất đến nơi đến chốn. Từ năm 1801 phục vụ trong trung đoàn kỵ binh Nga Hoàng, tham gia vào các cuộc chiến tranh với Pháp (1806 – 1807), với Thụy Điển (1808 – 1809), với Thổ Nhĩ Kỳ (1809 – 1812). Trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 ông là người đề xuất phương án tổ chức chiến tranh du kích trong lòng địch và đã rất thành công với cuộc chiến tranh này. Năm 1814 ông được phong hàm tướng, năm 1823 ra quân và đến năm 1826 trở lại phục vụ quân đội ở vùng Kapkage. Năm 1832 ông về hưu sống ở trang trại tại tỉnh Simbirsk và mất ngày 04 tháng 5 năm 1939 tại đây.

                  Denis Davydov chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà thơ hay nhà văn, ông viết: “Tôi không phải là nhà thơ mà là người du kích, người lính Cô-dắc, tôi là nhà thơ không theo vần điệu mà theo tình cảm tự nhiên”. Mặc dù vậy, ông đã để lại cho đời sau một sự nghiệp văn học đáng kể cả thơ trữ tình lẫn văn xuôi. Nhà phê bình Vissarion Belinsky viết về Denis Davydov: “Ông là một nhà thơ từ trong tâm hồn, đối với ông cuộc đời là thơ ca và thơ ca là cuộc đời, ông thi ca hóa tất cả mọi thứ, những gì mà ông chạm đến… Như một nhà thơ, ông thuộc hàng những vì sao sáng nhất trên bầu trời thi ca Nga… Như một nhà văn, ông có quyền ngồi chung chiếu với những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Nga”.

                  Những tác phẩm xuất sắc nhất của Davydov còn giá trị đến ngày nay là mảng thơ trữ tình. Mặc dù là một vị tướng và các bạn bè của ông, trong số họ có cả Aleksandr Puskin, khuyên ông làm thơ lính nhưng thơ ông hầu như không nói gì về chiến tranh mà chỉ viết về rượu, về tình yêu, về những cuộc truy hoan… mà một số bài thơ trích giới đây cho thấy điều đó.

                  Thư mục:
                  • Русский биографический словарь, изд. Русского исторического общества, - СПб., 1905 (ст. А. Петрова).
                  • Садовский Б., «Русская Камена», - М., 1910
                  • Жерве В. В., Партизан-поэт Давыдов, СПб., 1913.
                  • Розанов И. Н., Русская лирика. От поэзии безличной к исповеди сердца, - М., 1914.
                  • Мезьер А. В., Русская словесность с XI по XIX ст. включительно, ч. II, - СПб., 1902.
                  • Венгеров С. А. Источники словаря русских писателей, т. II, - СПб., 1910.
                  • Словарь русских генералов, участников боевых действий против армии Наполеона Бонапарта в 1812-1815 гг. // Российский архив : Сб. — М.: студия «ТРИТЭ» Н.Михалкова, 1996. — Т. VII. — С. 374-375.
                  • Глинка В.М., Помарнацкий А.В. Давыдов, Денис Васильевич // Военная галерея Зимнего дворца. — 3-е изд. — Л.: Искусство, 1981. — С. 100-102.
                  • Геннадий Серебряков Денис Давыдов (ЖЗЛ)


                  Một số bài thơ:

                  TÔI YÊU EM

                  Tôi yêu em như cần phải yêu em
                  Bất chấp số phận hay người đời thêu dệt
                  Bất chấp cả chuyện có thể em mỏi mệt
                  Vì cuộc đời tôi đến nghiệt ngã, vô thần.

                  Tôi yêu em – chẳng phải là vì em
                  Đẹp hơn tất cả, dáng hình thanh mảnh
                  Ánh nhìn phương Đông, bờ môi ướt mọng
                  Em là thơ ca – từ đầu tới bàn chân!

                  Tôi yêu em không sợ, chẳng kinh hoàng
                  Mạc Tư Khoa, Penza hay bầu trời, mặt đất
                  Tôi yêu em dù điếc tai, mù mắt…
                  Tôi yêu em vì người đó chính là em!

                  Tôi yêu chẳng cần lý lịch gia đình
                  Khô héo vì ghen hờn của bao kẻ dở
                  Tôi kính trọng và tôi nài xin họ
                  Đừng bận tâm và hãy xéo cho nhanh!







                  TÔI NHỚ

                  Tôi nhớ - sâu vô cùng
                  Ánh mắt của tôi sâu thẳm
                  Như tia nắng xuyên đồi thông, rừng vắng
                  Và tôi ôm cả thảo nguyên rộng mênh mông

                  Nhưng ánh mắt sắc sảo, mắt tinh
                  Em đã làm cho sầu úa…
                  Tôi trông em là thiếu nữ của tình
                  Tôi khóc vì em trong những đêm không ngủ.



                  KHÚC LÃNG MẠN

                  Em tàn nhẫn, sao hành hạ gì anh?
                  Sao quyến rũ bằng những lời âu yếm?
                  Sao tình yêu rực sáng trong mắt em
                  Còn trong tim lại vội vàng, nóng giận.
                  Anh chỉ cần một chút em yên lặng
                  Còn anh thì đau khổ muôn đời
                  Anh trút bỏ những gì mơ mộng
                  Của cõi lòng đã tan nát em ơi…

                  Đây là vương quốc đăm đuối mê hồn
                  Nơi bao lần số phận đuổi xua anh
                  Anh đã yêu mà người không yêu lại
                  Đã đau khổ mà người không thương hại
                  Nơi mà anh từng đau khổ vô cùng
                  Vì phụ bạc bởi dầu môi chót lưỡi
                  Và nơi mà không một ai hiểu nổi
                  Cõi lòng anh với nức nở lặng câm!





                  EM TÔI

                  Em tôi nhẹ nhàng và em vui vẻ
                  Em hân hoan như buổi sáng tháng năm
                  Em đùa giỡn và đã không còn nhớ
                  Lời thề nào đã hứa hẹn cùng anh!...

                  Em có lý. Làm sao khi hân hoan
                  Trong cơn ngất ngây thì quên không dễ
                  Lời hẹn ước đó chỉ là có thể
                  Em đánh mất vì do quá vội vàng.

                  Còn anh chỉ trách số phận của mình
                  Ôm gối khóc sụt sùi như con trẻ
                  Vật vã trên giường, vì tình đau khổ
                  Anh nghĩ về em… và chỉ về em!
                  #69
                    cacbac 14.05.2010 14:26:26 (permalink)


                    Lev Ivanovich Oshanin (tiếng Nga: Лев Ив`а́нович Оша́нин, 17 tháng 5 năm 1912 – 31 tháng 12 năm 1996) - nhà thơ Nga Xô Viết, tác giả lời của rất nhiều bài hát nổi tiếng, người đoạt giải thưởng Nhà nước Liên Xô, giải thưởng Liên hoan sinh viên Thế giới.

                    Tiểu sử:
                    Lev Oshanin sinh ở thành phố Rybinsk, tỉnh Yaroslavl. Từ năm lên 10 tuổi sống ở Moskva. Từ năm 16 tuổi bắt đầu làm công nhân ở nhà máy và làm phóng viên của nhiều tờ báo và tạp chí. Những năm 1936 – 1939 học trường viết văn M. Gorky nhưng không tốt nghiệp vì lý do sức khỏe. Năm 1941 vào Hội nhà văn Liên Xô. Thời kỳ Thế chiến II, Lev Oshanin làm ở nhiều tờ báo của quân đội, thường đến các mặt trận đọc thơ cho những người lính đang chiến đấu.

                    Từ năm 1954 ông giảng dạy ở trường viết văn M. Gorky (được phong hàm giáo sư từ năm 1973). Ngoài giảng dạy và sáng tác, ông còn tổ chức những cuộc hội thảo (seminar) thường xuyên dành cho các nhà thơ trẻ và điều hành những cuộc hội thảo này cho đến cuối đời. Lev Oshanin là một trong những nhà thơ, tác giả lời của nhiều bài hát nổi tiếng nhất. Bài thơ Những nẻo đường hành quân (Дороги) được phổ nhạc đã trở thành một trong những bài hát được yêu thích nhất. Khi người ta hỏi tướng Giu-cốp về những bài hát hay nhất của Thế chiến II, vị tướng vĩ đại nêu tên 3 bài hát mà ông yêu thích nhất, trong đó có bài hát này.

                    Những năm đầu tiên của chiến tranh lạnh, ông viết Bài ca thanh niên dân chủ thế giới (Гимн демократической молодежи мира, 1947). Thập niên 1950 – 1960 ông có các bài Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng (Пусть всегда будет солнце), Bài ca về tuổi trẻ âu lo (Песня о тревожной молодости)… và nhiều bài hát nổi tiếng khác. Ngoài những bài thơ hay được phổ nhạc, Lev Oshanin còn nổi tiếng ở mảng thơ trữ tình mà bài thơ Nếu yêu thì đi tìm (Если любишь – найди) trích dưới đây là một ví dụ.

                    Lev Oshanin được tặng nhiều giải thưởng của nhà nước Liên Xô. Thành phố Rybinsk dựng tượng ông cầm cuốn sách nhìn ra sông Volga. Ông mất ở Moskva ngày 31 tháng 12 năm 1996.

                    Tác phẩm:
                    *Этажи (1930)
                    * Песнь о Куэльпоре (1937)
                    *Твое личное дело (1953)
                    *Я тебя найду, 1957)
                    * Мой друг Борис (1944).
                    *Дети разных народов (1950)
                    *Стихи о любви (1957)
                    *Я и ты (1962)
                    *Просто я работаю волшебником (1966)
                    *Шел я сквозь вьюгу (1970)
                    *Островитяне (1972)
                    *Издалека - долго (1977)
                    * Самолеты и соловьи (1982)
                    *Пока я дышать умею (1985)
                    *Баллады (1987)
                    *Осколки любви (1992)


                    Một số bài thơ:


                    BÀI CA VỀ TUỔI TRẺ ÂU LO

                    Mối quan tâm của ta thật giản đơn
                    Mối quan tâm của ta là như vậy:
                    Sao cho đất nước này sống mãi
                    Và không còn sự lo lắng nào hơn!

                    Dù những vì sao rơi rụng trong đêm…
                    Và dù tuyết rơi, và cơn gió thổi
                    Con tim này vẫn luôn vẫy gọi
                    Ta đi vào sự lo lắng xa xăm.

                    Thì cứ để mặc cho anh và em
                    Tai họa này tiếp theo tai họa khác
                    Nhưng tình bạn của hai chúng mình
                    Mãi theo anh cho đến ngày anh chết.

                    Một khi anh hãy còn biết đi
                    Một khi hãy còn biết cách nhìn ngó
                    Một khi anh hãy còn biết thở
                    Thì anh chỉ đi về phía trước kia.

                    Và mỗi người trong cuộc đời vẫn thế
                    Tình yêu mà ta đã gặp một lần
                    Cùng với bạn, và như bạn, can trường
                    Tình yêu sẽ cùng vượt qua bão tố.

                    Chớ nghĩ rằng tất cả đã hát xong
                    Rằng bão tố tất cả giờ im lặng.
                    Bạn hãy sẵn sàng cho mục đích lớn
                    Và sẽ tìm ra bạn giữa vinh quang.

                    Dù những vì sao rơi rụng trong đêm…
                    Và dù tuyết rơi, và cơn gió thổi
                    Con tim này vẫn luôn vẫy gọi
                    Ta đi vào sự lo lắng xa xăm.

                    Link bài hát:
                    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=-TN8RGf_IN
                    http://www.youtube.com/watch?v=12ij-RX_tVY





                    NẾU YÊU THÌ ĐI TÌM

                    Trong điệu nhảy vũ hội buổi tối này
                    Bàn tay anh lên tay em khẽ chạm
                    Và bỗng nhiên như từ đâu cơn nóng
                    Cơn nóng rần rần trong những ngón tay.

                    Sau đó ở đâu anh không còn nhớ
                    Chỉ nhớ bờ môi trong phút lặng im
                    Và chỉ những lời em nói với anh
                    Những lời thì thầm trước lúc từ giã:

                    Nếu yêu thì đi tìm
                    Nếu muốn thì đến gặp
                    Cho ngày còn dấu vêt.
                    Nhưng nếu chẳng có tình
                    Thì gọi em vô ích
                    Anh chẳng tìm thấy em.

                    Và từng đêm tôi mơ chẳng vô tình
                    Về chiếc ghế trong đêm dài giá lạnh
                    Và làn da dịu dàng khi khẽ chạm
                    Lên bàn tay trần sạm nắng của em.

                    Chẳng lẽ không còn quay lại nữa chăng
                    Cái đêm hè mơ màng thiu thiu ngủ
                    Giọng nói thân thương thì thào to nhỏ
                    Và êm đềm hơi thở nhẹ của em:

                    Nếu yêu thì đi tìm
                    Nếu muốn thì đến gặp
                    Cho ngày còn dấu vêt.
                    Nhưng nếu chẳng có tình
                    Thì gọi em vô ích
                    Anh chẳng tìm thấy em.





                    HÃY ĐỂ MẶT TRỜI LUÔN CHIẾU SÁNG

                    Một vầng thái dương
                    Bầu trời vòng quanh –
                    Đấy là bức tranh một cậu bé
                    Cậu bé vẽ trên tờ giấy nhỏ
                    Và bên góc ký tên mình:

                    Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng
                    Hãy để cho bầu trời mãi xanh
                    Hãy để cho có mẹ thường xuyên
                    Và hãy để cho em mãi mãi.

                    Hỡi người bạn mến thương
                    Hỡi người bạn tốt
                    Nhân loại muốn hòa bình.
                    Và ở tuổi ba lăm
                    Con tim không mỏi mệt
                    Chỉ muốn nhắc lại rằng:

                    Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng…

                    Người lính hãy lặng im hơn
                    Hãy nghe này anh lính trẻ
                    Loài người sợ vô cùng tiếng nổ.
                    Hàng nghìn đôi mắt mở
                    Hàng nghìn đôi mắt nhìn bầu trời
                    Lặp đi lặp lại những đôi môi:

                    Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng…

                    Chúng ta phản đối tai nạn
                    Chúng ta chống lại chiến tranh
                    Ta đứng lên theo những cậu bé của mình.
                    Mặt trời muôn măm! Hạnh phúc muôn năm –
                    Đấy là lời con người ra lệnh.

                    Hãy để mặt trời luôn chiếu sáng
                    Hãy để cho bầu trời mãi xanh
                    Hãy để cho có mẹ thường xuyên
                    Và hãy để cho em mãi mãi.
                    _____
                    *Theo nhà thơ K. Chukovsky trong cuốn “Ọ dvux do piat” thì điệp khúc của bài thơ này là những lời của một cậu bé 4 tuổi viết năm 1928.

                    #70
                      cacbac 14.05.2010 14:29:44 (permalink)


                      Konstantin Yakovlevich Vanshenkin (tiếng Nga: Константи́н Я́ковлевич Ванше́нкин sinh ngày 17 tháng 12 năm 1925) – là nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết, tác giả của những bài hát nổi tiếng như Ta mến yêu người, ơi cuộc sống (Я люблю тебя, жизнь), Điệu Vals giã từ («Вальс расставания) vv…

                      Tiểu sử:
                      Konstantin Vanshenkin sinh ở Moskva, trong gia đình một kỹ sư yêu thơ ca. Năm 1942 đang học lớp 10 thì tình nguyện ra trận. Sau chiến tranh vào học trường Đại học mỏ được một năm thì chuyển sang học trường viết văn M. Gorky và tốt nghiệp năm 1953. Bài thơ đầu tiên viết về đất nước Hungari được Hồng quân giải phóng và in sau chiến tranh. Những tập thơ đầu tiên: Песня о часовых (1951), Подарок (1952), Лирические стихи (1953), Портрет друга (1955), Волны (1957), Лирика (1959).

                      Thơ của Konstantin Vanshenkin giản dị, gần gũi với những nhà thơ thế hệ chiến tranh Vệ quốc, viết về những đề tài như: tình đồng chí, về những cậu bé đi vào cuộc chiến từ những ngày tuổi thơ, về cuộc sống riêng tư của mỗi con người và cuộc sống của cả đất nước, nghĩa vụ đối với tổ quốc... Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và trở thành những bài hát nổi tiếng. Vợ ông – Inna Goff cũng là nữ nhà thơ, nhà văn, tác giả của bài hát Cánh đồng Nga (Русское поле) nổi tiếng. Con gái Galina hiện nay cũng là một họa sĩ nổi tiếng ở Nga.

                      Konstantin Vanshenkin được tặng Giải thưởng Nhà nước Nga (Лауреат Государственной премии Российской Федерации) năm 2001 và nhiều huân, huy chương các loại của Liên Xô và Nga.

                      Tác phẩm:
                      • Песня о часовых, 1951
                      • Подарок, 1952
                      • Лирические стихи, 1953
                      • Портрет друга, 1955
                      • Волны, 1957
                      • Надпись на книге, 1960
                      • Окна, 1962
                      • Армейская юность, 1964
                      • Другу, 1965
                      • Соловьиный коридор, 1967
                      • Избранное, 1969
                      • Прикосновение, 1972
                      • Характер, 1973
                      • Наброски к роману. Статьи, 1973
                      • Избранные произведения в 2 т., 1975
                      • Лица и голоса, 1978
                      • Повести и рассказы, 1976
                      • Дорожный знак, 1977
                      • Десятилетье, 1980
                      • Поздние яблоки, 1980
                      • Ветка, 1981
                      • Рассказ о потерянном фотоальбоме, 1982
                      • Жизнь человека, 1983
                      • Собрание сочинений в 3 т., 1983-84
                      • Графин с петухом, 1985
                      • Далекий свет, 1985
                      • Поиски себя: Воспоминания, заметки, записи, 1985
                      • Зимняя дорога, 1986
                      • Жизнь человека, 1988
                      • Любовь по переписке, 1988
                      • Писательский Клуб, 1998
                      • Женщина за стеной, 2003
                      • Шепот. Интимная лирика, 2008



                      Một số bài thơ:




                      TA MẾN YÊU NGƯỜI, ƠI CUỘC SỐNG
                      Tặng M. Bernes

                      Ta mến yêu người, ơi cuộc sống
                      Tự nhiên thôi, mới mẻ gì đâu
                      Ta mến yêu người, ơi cuộc sống
                      Ta yêu rồi yêu lại lần sau.

                      Những ô cửa sổ đèn đã sáng
                      Ta về nhà mỏi mệt bước chân
                      Ta mến yêu người, ơi cuộc sống
                      Và mong người sẽ tốt đẹp hơn.

                      Cuộc đời đã cho ta không ít
                      Mặt đất trải rộng, biển mênh mông
                      Và ta đã từ lâu được biết
                      Vô tư tình bạn của đàn ông.

                      Trong tiếng ngân vang của mỗi ngày
                      Ta hạnh phúc rằng ta bận bịu!
                      Một tình yêu trong tim ta đây
                      Yêu là gì chắc người đã hiểu.

                      Tiếng họa mi hót hay biết bao
                      Buổi hoàng hôn, nụ hôn buổi sớm
                      Con trẻ ơi, đỉnh của tình yêu
                      Đấy là điều diệu kỳ quá lớn!

                      Ta lại cùng các con qua đấy
                      Tuổi thơ, tuổi trẻ và bến tàu
                      Và sau đấy là bao đứa cháu
                      Tất cả như lặp lại từ đầu.

                      Chao ôi, ngày tháng trôi nhanh quá
                      Nhìn lên tóc bạc, bỗng thấy buồn
                      Đời ơi có nhớ bao người lính
                      Không về để bảo vệ đời chăng?

                      Thì hãy vui lên và thể hiện
                      Trong tiếng kèn khúc hát mùa xuân!
                      Ta mến yêu người, ơi cuộc sống
                      Và được người yêu lại, ta mong!


                      MÙA XUÂN

                      Mưa dông đầu mùa trên thành phố
                      Mưa kêu trong ống xối vang rền.
                      “Chẳng ai trên đời yêu ta cả”
                      Cô bé nhà ai dối chính mình.

                      Nước trên vỉa hè rơi tung tóe
                      Bé con trong căn hộ một mình
                      Bé con khoác lác vì vui quá
                      Hân hoan bên cửa sổ mở toang.

                      Mưa tuôn ào ào trên đường phố
                      Mưa trên nóc xe điện ầm vang.
                      “Chẳng ai trên đời yêu ta cả”
                      Giọng ai hạnh phúc vẫn ngân vang.


                      TÔI VỚI NÀNG

                      Tôi với nàng chia tay đã nhiều năm.
                      Lùi lại tháng năm theo đường phố cũ
                      Tôi bất chợt lại đi về nơi đó
                      Nơi mà tôi thường gặp gỡ với nàng.

                      Chỉ nhớ ra dưới ánh những ngọn đèn
                      Xung quanh nhà nàng và treo trước cửa…
                      Thật giống cảnh những ngày đầu tháng giêng
                      Người ta đề trong thư ngày năm cũ.





                      Konstantin Mikhailovich Fofanov (tiếng Nga: Константин Михайлович Фофанов, 18 tháng 5 năm 1862 – 17 tháng 5 năm 1911) là nhà thơ Nga.

                      Tiểu sử:
                      Konstantin Fofanov sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Saint Petersburg. Fofanov không được học hành đến nơi đến chốn nhưng rất ham mê đọc sách và biết làm thơ từ nhỏ. Năm lên 14 tuổi làm thơ bắt chước Nekrasov và năm lên 16 tuổi làm thơ theo những đề tài trong Kinh Thánh. Năm 1881 in bài thơ đầu tiên ở báo Người Nga Do Thái (Русский еврей), bài thơ Bí ẩn của tình yêu (Таинство любви) viết năm 1885 in ở tạp chí Người quan sát (Наблюдатель) năm 1888.

                      Từ năm 1887 Fofanov thường xuyên in thơ ở báo Thời Mới (Новое время) của nhà báo, nhà phê bình và chủ nhà in Aleksei Sergeevich Suvorin. Sau khi in tập thơ đầu tiên Стихотворения vào năm 1887, Suvorin cho in tập thơ thứ 2 cũng với tên gọi như vậy vào năm 1889. Những tập thơ này gây được tiếng vang mạnh mẽ, được các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng thời đó như Yakov Petrovich Polonsky, Apollon Nikolayevich Maykov , Lev Nikolayevich Tolstoy ủng hộ. Họa sĩ Ylya Repin vẽ chân dung của Konstantin Fofanov sau khi đọc Cтихотворения. Nhà thơ Polonsky đề cử tập thơ này cho giải thưởng Puskin của Viện Hàn lâm khoa học nhưng sau đó đã không được trao giải vì một số điểm tự do về ngôn ngữ và phong cách của tác giả không được ban giám khảo tán thành.

                      Thập niên 1890 Fofanov nghiện rượu nặng và mắc bệnh tâm lý, những năm cuối đời sống trong cảnh nghèo túng nhưng ông vẫn sáng tác đều đặn. Ông đã chuẩn bị bản thảo một số cuốn sách nhưng không tìm được nhà in nào ủng hộ. Konstantin Fofanov được thừa nhận là một hiện tượng của thơ ca Nga cuối thế kỷ 19. Ông mất ngày 17 tháng 5 năm 1911 ở Saint Petersburg.

                      Tác phẩm:
                      *Стихотворения, 1887
                      *Стихотворения, tập 2, 1889
                      *Тени и тайны», 1892
                      *Барон Клакс, 1892
                      *Стихотворения (в пяти частях), 1896
                      *Иллюзии», 1900



                      Một số bài thơ:




                      TÌNH YÊU ĐI QUA

                      Tình yêu đi qua, bão tố đi qua
                      Nhưng một nỗi buồn vẫn còn hành hạ
                      Và hãy còn đây một giọt lệ nhòa
                      Giọt nước mắt cuối cùng, chắc lẽ thế.

                      Còn nơi kia – khi trả hết nợ đời
                      Anh quên tất cả, những gì một thuở
                      Anh sẽ lên đường bằng một chuyến bay
                      Về cái nơi không còn quay lại nữa.

                      Dù sẽ chết, sức lực sẽ không còn
                      Nhưng cái chết không hẳn là mất cả.
                      Hãy nhớ rằng anh đã từng yêu em
                      Yêu như thế, không ai còn có thể!

                      Và cùng với bài ca cuối của tình
                      Đôi mắt buồn bã kia anh khép lại…
                      Em hãy tạ ơn giấc mơ của anh
                      Giống như anh sẽ mang ơn em vậy!


                      CÓ VẺ NHƯ

                      Có vẻ như chúng mình đang yêu nhau
                      Nhưng tại sao đôi khi ta chạy trốn
                      Những lời dịu dàng giống như bệnh hoạn
                      Tránh xa và xấu hổ, tại vì sao?

                      Tại vì sao ta quen sự gièm pha
                      Sao ta muốn hành hạ nhau cho đã?
                      Chẳng lẽ sôi lên vì một tình yêu
                      Thì hai con tim thấy cần ghét bỏ?





                      KỶ NIỆM

                      Chứa chất trong lòng lời trách cay đắng
                      Vì câu chuyện buồn ngày tháng xa xăm
                      Vì lầm lỡ, vì giấc mơ cuồng loạn
                      Tôi nhìn kỹ hơn bức ảnh của nàng.

                      Tôi lại yêu, khổ đau mà say đắm
                      Và lại giống như ngày ấy phật lòng
                      Đôi mắt nàng nhìn sang tôi hờ hững
                      Và cứ thế lặng im.

                      Tôi như người bị vô tình trói chặt
                      Không làm sao rời ánh mắt khỏi nàng…
                      Trong lặng im này có điều bí mật
                      Là kỷ niệm về ngày tháng xa xăm…

                      #71
                        cacbac 14.05.2010 14:33:50 (permalink)


                        Aleksandr Nikolayevich Radishchev (tiếng Nga: Алекса́ндр Никола́евич Ради́щев) (31 tháng 8 năm 1749 – 24 tháng 9 năm 1802) – là nhà văn, nhà triết học, nhà thơ Nga, hiệu trưởng trường hải quan Saint Petersburg, người tham gia soạn nhiều bộ luật và từng bị đày đi Siberia.

                        Tiểu sử:
                        Aleksandr Radishchev là con đầu lòng của quí tộc Nicolai Radishchev (1728—1806). Thuở nhỏ từng được những đầy tớ trong nhà kể cho nghe những câu chuyện về nổi khổ của tầng lớp nông dân. Những câu chuyện này khơi dậy trong lòng cậu bé sự căm ghét chế độ áp bức. Năm lên 7 tuổi được một người Pháp dạy ngôn ngữ và những khái niệm đầu tiên về triết học. Năm 1762 vào học trường Thiếu sính quân ở Saint Petersburg. Từ năm 1766 đến 1770 học luật ở Đại học Leipzig, Đức. Những năm học ở Đức, Aleksandr Radishchev say mê môn triết học, ông nghiên cứu chủ nghĩa kinh nghiệm nhất nguyên và các nhà triết học tiêu biểu của Thế kỷ Ánh sáng.

                        Sau khi trở về Nga, ông làm việc ở Thượng viện sau đó ở Phòng thương mại và tham gia tích cực vào đời sống văn học của thủ đô. Aleksandr Radishchev in nhiếu tác phẩm dịch và sáng tác nhưng tất cả bỗng thay đổi sau khi in Cuộc hành trình từ Peterburg về Moskva (Путешествие из Петербурга в Москву) vào năm 1790. Đấy là tác phẩm phê phán mạnh mẽ chế độ nông nô và mô tả những cảnh đau thương và bất công trong xã hội Nga lúc đó. Radishchev bị coi là tên tội phạm quốc gia, bị tòa kết án tử hình, sau được đổi thành chuyến đi đày ở Siberia, ở tháp Ilimsk trong 10 năm. Thời gian này ông tiếp tục sáng tác và viết các tác phẩm triết học như Về cái chết và sự bất tử của con người (О человеке, о его смертности и бессмертии,1790-1792), Câu chuyện tóm lược về chuyện sở hữu Siberia (Сокращенное повествование о приобретении Сибири).

                        Năm 1796 hoàng đế Pavel I cho Radishchev về trang trại của mình ở Kaluga. Năm 1801 hoàng đế Aleksandr I cho phép ông chuyển về thủ đô Saint Petersburg. Những năm cuối đời ông soạn một số bộ luật, nếu ra sự cần thiết phải cải cách và xóa bỏ chế độ nông nô. Aleksandr Radishchev mất ở Saint Petersburg ngày 24 tháng 9 năm 1802.

                        Thư mục:
                        Радищев А. Н. Путешествие из Петербурга в Москву. — СПб.: б. и., 1790. — 453 с.
                        Радищев А. Н. Полное собрание сочинений А. Радищева / Ред., вступ. ст. и прим. В. В. Каллаша. Т. 1. — М.: В. М. Саблин, 1907. — 486 с.: п., То же Т. 2. — 632 с.: ил.
                        Радищев А. Н. Полное собрание сочинений. Т. 1 — М.; Л.: Академия наук СССР, 1938. — 501 с.: п. То же Т. 2 — М.; Л.: Академия наук СССР, 1941. — 429 с.
                        Радищев А. Н. Стихотворения / Вступ. ст., ред. и примеч. Г. А. Гуковского. Ред. коллегия: И. А. Груздев, В. П. Друзин, А. М. Еголин [и др.]. — Л.: Сов. писатель, 1947. — 210 с.: п.
                        Радищев А. Н. Избранные сочинения / Вступ. ст. Г. П. Макогоненко. — М.; Л.: Гослитиздат, 1949. — 855 с.: П, к.
                        • Радищев А. Н. Избранные философские сочинения / Под общей ред. и с предисл. И. Я. Щипанова. — Л.: Госполитиздат, 1949. — 558 с.: п.
                        Радищев А. Н. Путешествие из Петербурга в Москву. 1749—1949 / Вступит. статья Д. Д. Благого. — М.; Л.: Гослитиздат, 1950. — 251 с.: ил.
                        Радищев А. Н. Избранные философские и общественно-политические произведения. [К 150-летию со дня смерти. 1802—1952] / Под общ. ред. и со вступит. статьей И. Я. Щипанова. — М.: Госполитиздат, 1952. — 676 с.: п.
                        Радищев А. Н. Путешествие из Петербурга в Москву / [Вступит. статья Д. Благого]. — М.: Дет. лит., 1970. — 239 с. То же — М.: Дет. лит., 1971. — 239 с.
                        • Шеметов А. И. Прорыв: Повесть об Александре Радищеве. — М.: Политиздат, 1974 (Пламенные революционеры) —— 400 с, ил. То же. — 2-е изд., перераб. и доп. — 1978. — 511 с, ил.


                        Một số bài thơ:

                        NHỮNG DÒNG THƠ SAPPHO

                        Đêm dịu mát, bầu trời như ánh lên
                        Sao dập dờn, dòng suối trôi lặng lẽ
                        Gió thổi nhẹ, lao xao từng chiếc lá
                        Trắng xóa những hàng dương.

                        Em đã thề chung thủy đến ngàn năm
                        Thề với anh trong cái đêm thần thánh
                        Cơn gió phương bắc một lần thổi mạnh
                        Thề nguyện biến mất tăm.

                        Tại vì sao em thề nguyện dối gian
                        Thà nghiệt ngã nhưng trong lòng thấy nhẹ
                        Em quyến rũ bằng say mê đáp trả
                        Khiến người khác bỏ mình.

                        Giết đời đi, hỡi số kiếp dữ dằn
                        Hoặc nhắc nàng nhớ lời thề chung thủy.
                        Hãy hạnh phúc, nếu như người có thể
                        Sống cuộc sống thiếu tình.





                        TA ĐI VỀ THÁP ILIMSK

                        Ngươi muốn biết: ta là ai? ta là gì? ta đi đâu?
                        Ta là kẻ đã từng và sẽ sống theo thế kỷ.
                        Không súc vật, chẳng cây, không nô lệ, nhưng người!
                        Ta đi trên con đường chưa từng có dấu vết chân ai
                        Dành cho những ai gan dạ ở trong văn và thơ cũng vậy
                        Chân lý và những con tim nhạy cảm làm cho ta sợ hãi
                        Ta đi về tháp Ilimsk.






                        Ilya Grigoryevich Erenburg (tiếng Nga: Илья́ Григо́рьевич (Ги́ршевич) Эренбу́рг, 27 tháng 1 năm 1891 – 31 tháng 8 năm 1967) – nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết.

                        Ilya Erenburg sinh ở Kiev, trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm 1895 gia đình chuyển đến Moskva. Erenburg học ở trường gymnazy cùng với Nikolai Ivanovich Bukharin. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1905. Cuối năm 1908 sang Pháp hoạt động văn học, kết bạn với Picasso, Louis Aragon, Alexis Leger (Saint-John Perse).. và in các tập thơ: «Стихи» (1910), «Я живу» (1911), «Будни» (1913). Các năm 1914 – 1917 làm phóng viên cho một số tờ báo.

                        Cuối năm 1919 cùng với Osip Mandelstam đi về vùng Cremia, sống ở nhà Maximilian Alexandrovich Voloshin. Bị bắt nhưng nhờ sự can thiệp của Bukharin nên được trả tự do. Từ năm 1921 đến năm 1924 sống ở Berlin, Đức. Thời kỳ Nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939) Erenburg làm phóng viên chiến trường của báo Izvestya, sau khi những người cộng hòa thất bại, ông sang Pháp. Năm 1940 ông trở về Liên Xô. Thời kỳ chiên tranh Vệ quốc ông làm phóng viên của các tờ báo Sự Thật (Правда), Tin Tức (Известия), Ngôi sao đỏ (Красная звезда). Từ năm 1942 ông tham gia “Ủy ban Do Thái chống phát xít” rất tích cực và đã thu thập được nhiều tài liệu về cuộc tàn sát chủng tộc đối với người Do Thái (Holocaust).

                        Trong mục trích các bài thơ của Erenburg có bài thơ “Hãy giết” nổi tiếng của ông. Erenburg viết bài thơ này trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Vệ quốc. Cũng trong thời kỳ này ông viết bài “Hãy giết người Đức” đăng trên báo Ngôi sao đỏ ngày 24 tháng 7 năm 1942.

                        Nguyên cớ của bài báo là cuộc tấn công của quân Đức vào vùng sông Đông, hai tuần trước mệnh lệnh số 227 của Tổng tư lệnh Stalin: “Không lùi một bước!” ra đời, theo lời của tác giả, là những bức thư từ Đức mà người ta tìm thấy trong túi áo của những lính Đức tử trận về ý định của người Đức “biến dân Nga thành những kẻ nô lệ”. Erenburg viết:

                        “Chúng ta hiểu rằng: người Đức không phải là những con người. Kể từ nay từ “người Đức” đối với chúng ta là sự nguyền rủa kinh hoàng nhất. Kể từ nay từ “người Đức” tháo đạn. Ta sẽ không nói gì thêm. Ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên. Ta sẽ giết. Nếu như một ngày mà anh không giết dù chỉ một người Đức thì một ngày của anh đã mất. Nếu anh nghĩ rằng người hàng xóm sẽ giết người Đức thay anh thì anh không hiểu ra mối hiểm họa khôn lường. Nếu anh không giết người Đức, người Đức sẽ giết anh. Người Đức sẽ bắt những người thân của anh và sẽ hành hạ họ ở nước Đức khốn nạn của mình. Nếu anh không thể giết người Đức bằng viên đạn thì hãy giết người Đức bằng lưỡi gươm. Nếu vùng đất của anh lặng yên, nếu anh đang chờ trận đánh thì hãy giết người Đức trước khi trận đánh xảy ra. Nếu anh để cho người Đức sống thì người Đức sẽ treo cổ người Nga và làm nhục phụ nữ Nga. Nếu anh đã giết một người Đức rồi thì hãy giết thêm những người Đức nữa. Với chúng ta, không có niềm vui nào lớn hơn xác người Đức. Anh đừng tính ngày. Đứng đếm dặm vesta. Hãy đếm một điều là: bao nhiêu người Đức mà anh đã giết. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang van vỉ mẹ già. Hãy giết người Đức! – đấy là điều đang năn nỉ con thơ. Hãy giết người Đức! – đấy là điều quê hương đang gào thét kêu la. Đừng bắn trượt. Đừng bỏ qua. Hãy giết!”

                        Bài viết này sau đó đã bị dư luận nước ngoài chỉ trích và trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận. Nhà văn Anh Antony Beevor trong cuốn Berlin sụp đổ (Berlin:The Downfall 1945) cho rằng những khẩu hiệu kiểu như vậy khiêu khích bạo lực của Hồng quân đối với dân thường Đức trong những năm 1944 – 1945. Ilya Erenburg đã viết những lời giải thích sau đây:

                        “Tôi nhớ “cuộc chiến lạ lùng” – lễ chôn cất phi công Đức, tiếng gào của loa phóng thanh… Chiến tranh là kinh hoàng và đáng ghét nhưng không phải chúng ta đã phát động nó mà là kẻ thù rất mạnh và vô cùng tàn ác. Tôi biết rằng nghĩa vụ của tôi là chỉ ra bộ mặt thật của lính phát xít, những kẻ chép vào sổ tay điều vô lý khát máu và dị đoan về sự ưu việt của chủng tộc mình, những thứ trâng tráo, bẩn thỉu và tàn ác có khả năng làm cho kẻ mọi rợ bất kỳ nào cũng phải bối rối. Tôi phải cảnh báo những người lính chúng ta rằng chớ trông chờ một cách vô ích vào sự đoàn kết giai cấp của tầng lớp công nhân Đức, vào điều rằng những người lính Đức sẽ thức tỉnh lương tâm, đây không phải là lúc đi tìm “những người Đức tốt bụng” ở đội quân thù địch đang tấn công mà đem dâng những thành phố, những làng quê của mình cho cái chết. Và tôi đã viết: Hãy giết người Đức!”.

                        Ilya Erenburg là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô các nhiệm kỳ 3 – 7. Từ năm 1950 là Phó chủ tịch Hội đồng hòa bình Thế giới. Hai lần ông được tặng Giải thưởng Stalin (1942, 1948). Năm 1952 được tặng Giải thưởng Lenin vì “sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc”. Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 1967 ở Moskva.

                        Tác phẩm:
                        * 1918 — Молитва о России
                        * 1922 — Портреты русских поэтов. Берлин. «Аргонавты».
                        * 1922 — Необычайные похождения Хулио Хуренито
                        * 1923 — Жизнь и гибель Николая Курбова
                        * 1923 — Тринадцать трубок
                        * 1923 — Трест «Д. Е.»
                        * 1924 — Любовь Жанны Ней
                        * 1925 — Рвач
                        * 1926 — Лето 1925 года
                        * 1927 — В Проточном переулке
                        * 1928 — Белый уголь или Слёзы Вертера
                        * 1928 — Бурная жизнь Лазика Ройтшванеца
                        * 1929 — Заговор равных
                        * 1933 — День второй
                        * 1934 — Затянувшаяся развязка
                        * 1941 — Падение Парижа ; Сталинская премия первой степени (1942)
                        * 1947 — Буря ; Сталинская премия первой степени (1948)
                        * 1950 — Девятый вал
                        * 1954 — Оттепель
                        * 1961—1965 — Люди, годы, жизнь (книги 1—7)



                        HÃY GIẾT

                        Như máu trên thái dương của anh đang dồn dập
                        Như tháng năm trong máu, như tính sổ những hờn căm
                        Như say vì đau khổ mà không có rượu vang
                        Và giống như sự yên lặng mênh mang
                        Sau những viên đạn, sau những quả mìn
                        Và một trăm pút, vào một khoảnh khắc
                        Như cuộc đời này – anh đừng uống, đừng ăn
                        Và đừng thở - chỉ một điều: hãy giết!
                        Vì cái miệng của vợ anh mím chặt
                        Vì những tháng năm giặc đem thiêu đốt
                        Vì không còn giấc ngủ, không thành quách
                        Vì tiếng khóc con trẻ, tiếng kêu tử đinh hương
                        Vì một điều, thậm chí sự hình dung
                        Những con mắt của mình khóc sướt mướt
                        Vì nỗi đau của những con ong bị sỉ nhục
                        Vì một điều rằng nó tự tìm đến anh
                        Và vì chính anh – đừng uống và đừng ăn
                        Như máu trên thái dương – chỉ một điều: hãy giết!


                        KHÔNG AI NÓI VỚI TÔI

                        Không ai nói với tôi trong giờ học: “hãy lắng nghe”
                        Không ai nói với tôi trong bữa ăn: “hẵy ăn đi”
                        Và chẳng có ai gọi tên tôi là Ilya
                        Và không ai có thể dịu dàng âu yếm
                        Như mẹ hiền âu yếm đứa con thơ.


                        ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC

                        Đau khổ của người khác - nó như con ruồi
                        Em xua đuổi nó, và em lại ngồi
                        Em muốn bước ra, bước ra rất muộn
                        Đau khổ là không khí ướt và rất nóng
                        Và dù em có thở thì vẫn cứ oi.
                        Đau khổ không nghe, đau khổ là cuồng loạn
                        Đau khổ đến và hằng đêm than vãn
                        Biết làm gì với nó – đau khổ của người ta.

                        #72
                          cacbac 14.05.2010 14:41:49 (permalink)


                          Aleksei Aleksandrovich Surkov (tiếng Nga: Алексе́й Алекса́ндрович Сурко́в, 13 tháng 10 năm 1899 – 14 tháng 6 năm 1983) – nhà thơ Nga Xô Viết, nhà hoạt động chính trị, trung tá quân đội, anh hùng lao động, người hai lần được Giải thưởng Stalin (tức Giải thưởng Nhà nước Liên Xô).

                          Tiểu sử:
                          Aleksei Surkov sinh ở làng Serednevo, tỉnh Yaroslavl trong một gia đình nông dân. Từ năm 12 tuổi đã lên thủ đô Saint Petersburg kiếm sống. Năm 1918 tự nguyện gia nhập Hồng quân, tham gia nhiều trận đánh ở các mặt trận khác nhau. Sau khi Nội chiến kết thúc Surkov trở về làng quê làm thư ký tòa soạn báo tỉnh. Năm 1925 được kết nạp vào Đảng cộng sản. Những năm 1924 – 1926 làm công tác Đoàn thanh niên ở tỉnh Rybinsk. Các năm 1926 – 1931 biên tập báo Người đoàn viên Phương Bắc (Северный комсомолец) ở tỉnh Yaroslavl.

                          Các năm 1931 – 1934 học trường Đại học Khoa học xã hội Mác-xít (Институте красной профессуры - Institute of Red Professors). Từ năm 1934 đến năm 1939 dạy học ở các trường Đại học Xuất bản và Viết văn, làm Phó tổng biên tập tạp chí Học văn (Литературная учеба) do Maxim Gorky lãnh đạo. Các năm 1940, 1941 ông là Tổng biên tập của tạp chí Thế giới mới (Новый мир) nổi tiếng. Thời kỳ Thế chiến II Aleksei Surkov làm phóng viên chiến trường của các tờ báo Sự thật Hồng quân (Красноармейская правда) Ngôi sao đỏ (Красная звезда). Tổng biên tập Báo văn học (Литературная газета) trong các năm 1944 – 1946, tạp chí Ngọn lửa nhỏ (Огонек) trong các năm 1945 – 1953. Từ năm 1962 là Tổng biên tập Từ đển Văn học (Краткая литературная энциклопедия). Nhiều năm là Hiệu trưởng Trường viết văn Gorky.

                          Aleksei Surkov là Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (1952- 1956), là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956 – 1966), Đại biểu Quốc hội Nga và Liên Xô trong nhiều nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng Hòa bình Thế giới, Phó tổng thư ký, Tổng thư ký Hội Nhà văn Liên Xô. Ông được phong Anh hùng lao động (1969) và được tặng nhiều huân, huy chương các loại của Nhà nước Liên Xô, Liên bang Nga và Bulgari. Aleksei Surkov mất ngày 14 tháng 6 năm 1983 ở Moskva.

                          Những bài thơ nổi tiếng nhất của Aleksei Surkov là Ngọn lửa trong lò sưởi (Бьется в тесной печурке огонь) và Bài ca bảo vệ Moskva (Марш защитников Москвы). Bài thơ Ngọn lửa trong lò sưởi được nhạc sĩ Konstantin Listov phổ nhạc năm 1942 và trở thành bài hát rất nổi tiếng ngoài mặt trận. Trong bài thơ có câu: Đến cái chết – bốn bước chân, gần lắm/ Còn đến với em – không chút dễ dàng làm cho nhiều người lính từ mặt trận viết thư cho tác giả yêu cầu: “Anh hãy viết cho những người này rằng đến cái chết là bốn nghìn dặm Anh, còn chúng tôi thì xin để yên – vì rằng chúng tôi biết rõ bao nhiêu bước đến cái chết” (Напишите вы для этих людей, что до смерти четыре тысячи английских миль, а нам оставьте так, как есть, — ведь мы-то знаем, сколько шагов до смерти).

                          Bài thơ này đã được dịch ra tiếng Việt.


                          NGỌN LỬA TRONG LÒ SƯỞI

                          Ngọn lửa trong lò sưởi nhỏ cháy bừng
                          Nhựa trên củi giống như là nước mắt
                          Đàn phong cầm trong căn hầm đang hát
                          Về nụ cười, về ánh mắt của em.

                          Những bụi cây từng thủ thỉ về em
                          Trên những cánh đồng Mátxcơva trắng tuyết
                          Anh rất muốn để cho em nghe được
                          Giọng nói của anh sống động đang buồn.

                          Em bây giờ đang ở rất xa xăm
                          Giữa hai ta tuyết trắng và tuyết trắng.
                          Đến cái chết – bốn bước chân, gần lắm
                          Còn đến với em – không chút dễ dàng.

                          Đàn hãy hát lên bão tuyết coi thường
                          Hãy gọi về niềm hạnh phúc thất lạc.
                          Trong hầm lạnh anh vô cùng ấm áp
                          Bởi tình yêu đang rạo rực trong lòng.


                          LINH CẢM MÙA XUÂN

                          Con đường ta là thế - đã rõ ràng
                          Sống trên đời để đi vào trận chiến
                          Nước róc rách, dưới bàn chân đang ngấm
                          Tổ chim én treo lơ lửng trên tường.

                          Những ngọn cây thông giữa trưa ánh vàng
                          Của mặt trời vang – vùng còn nguyên vẹn
                          Mà bởi do rừng cho nên pháo lớn
                          Cứ gầm vang, gầm vang mãi không ngừng.

                          Ai giữa trưa cấm được chúng gầm vang?
                          Chúng biết gì nỗi đau từ mầm mống?
                          Chúng đâu có nghe mùa xuân đang đến
                          Trong mỗi cành hoa ngọn cỏ tưng bừng.

                          Dù phận ta không hợp với bình yên
                          Ta không vì áp bức mà hóa dại.
                          Vì niềm vui, vì nở hoa kết trái
                          Ta làm cho sắt thép phải kêu lên.

                          Dù thời của ta ác liệt, dữ dằn
                          Hãy chịu đựng! Đừng lấy tay nhổ đất.
                          Vì lớp trẻ - từ tiếng kêu sắt thép
                          Ta luyện bài ca trong sáng của tình.





                          Mikhail Arkadyevich Svetlov (tiếng Nga: Михаи́л Арка́дьевич Светло́в, họ thật là Sheinman – Ше́йнкман) (17 tháng 6 năm 1903 – 28 tháng 9 năm 1964) – là nhà viết kịch, nhà thơ Nga Xô Viết.

                          Tiểu sử:
                          Mikhail Svetlov sinh ở Ekaterinoslav (nay là Dnepropetrovsk, Ukraina). Gia đình làm nghề thủ công và rất nghèo. Bắt đầu in thơ từ năm 1917. Năm 1919 được cử làm trưởng phòng báo chí của tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Ekaterinoslav. Năm 1920 tình nguyện gia nhập Hồng quân và chiến đấu trong thời kỳ Nội chiến. Một thời gian ông về sống ở Kharkov và từ 1922 chuyển lên sống ở Moskva. Năm 1926 ông viết bài thơ Гренада (Grenada) được 20 nhạc sĩ ở nhiều nước khác nhau phổ nhạc.

                          Năm 1928 ông bị khai trừ khỏi đoàn Côm-sô-môn vì ủng hộ tư tưởng xét lại của Trốt-xky. Thời kỳ thế chiến II ông làm phóng viên chiến trường của báo Красная звезда (Ngôi sao đỏ). Bài thơ nổi tiếng nhất của ông thời chiến tranh là bài Итальянец (Người Italia). Sau chiến tranh một thời gian sáng tác của ông bị coi là có vấn đề. Trong Đại hội II của Hội Nhà văn ông được các nhà thơ Semen Isaakovich Kirsanov, Olga Berggolts ủng hộ. Tập thơ Стихи последних лет, 1967 được tặng Giải thưởng Lê-nin.

                          Mikhail Svetlov mất ngày 28 tháng 9 năm 1964 tại Moskva.

                          Tác phẩm:
                          * Рельсы (1923)
                          * Стихи (1924)
                          * Корни (1925)
                          * Гренада (1927)
                          * Ночные встречи (1927)
                          * Горизонт (1959)
                          * Охотничий домик (1964)
                          * Стихи последних лет (1967)


                          Thư mục:
                          * Шкловский В. О сказке. — Детская литература, 1940, № 6
                          * Макаров А. Перед новым приливом. — В кн.: Макаров А. Разговор по поводу. М., 1959
                          * Любарева Е. Михаил Светлов. М., 1960
                          * Светлов М. Стихотворения и поэмы. М. — Л., 1966
                          * Светов Ф. Михаил Светлов. М., 1967
                          * Паперный З. Человек, похожий на самого себя. М., 1967
                          * Игин И. Улыбка Светлова. Л., 1968
                          * Светлов М. Беседа. М., 1969
                          * Светлов М. Собрание сочинений, т. 1-3. М., 1974-1975
                          * Асеев Н. Михаил Светлов. — В кн.: Асеев Н. Родословная поэзии. М., 1990
                          * Светлов М. Избранное. М., 1990


                          Một số bài thơ:


                          NGƯỜI ITALIA

                          Cây thập ác màu đen nằm trên ngực
                          Không vết khắc, không bóng, chẳng hoa văn
                          Gia đình anh, dòng họ anh nghèo hèn
                          Và anh là đứa con trai duy nhất…

                          Hỡi người Napoli còn rất trẻ trung
                          Sao chết trên cánh đồng Nga trắng tuyết?
                          Sao không thể làm một người hạnh phúc
                          Ở vùng vịnh xanh nổi tiếng của mình?

                          Ở ngoại ô Mozdok, ta giết anh
                          Miền núi lửa xa xăm từng mơ ước!
                          Ta đây ở vùng Volga bát ngát
                          Từng mơ một lần dạo với du thuyền!

                          Nhưng bởi vì ta không mang súng lục
                          Đến cướp bóc mùa hè Italia
                          Vì trên đất Thánh Raffaelo
                          Đạn của ta không bao giờ gầm rít.

                          Ta bắn ở đây! Nơi ta sinh ra
                          Ta tự hào với bạn bè thân thiết
                          Nơi bài Bylina về nhân dân ta
                          Không bao giờ vang lên qua bản dịch

                          Chẳng lẽ ở nơi sông Đông uốn khúc
                          Người nước ngoài đã học, đã hiểu ra?
                          Đất của ta – Nước Nga, Nga-la-tư
                          Chẳng lẽ anh từng gieo trồng, cày cuốc?

                          Không! Người ta chở anh đến bằng xe lửa
                          Để chiếm làm những thuộc địa xa xăm
                          Để cây thập ác trong rương gia đình
                          Lớn bằng thập ác ở trên mộ chí.

                          Ta không cho phép biến quê hương ta
                          Thành khoảng bao la của bờ bến lạ!
                          Ta nổ súng – không có điều chính nghĩa
                          Nào chính nghĩa hơn viên đạn của ta.

                          Ở nơi này anh chưa sống, chưa từng
                          Nhưng bỏ mạng trên cánh đồng tuyết trắng
                          Để bầu trời Italia xanh thắm
                          Lắp kính trong đôi con mắt vô sinh…




                          BÀI CA

                          Để em không khổ sở vì bụi bặm
                          Để gió không trùm dấu vết của em
                          Anh đã bế em trên tay cẩn thận
                          Rồi đặt người yêu vào giữa mây xanh.

                          Rồi khi anh đuổi theo gió, lao nhanh
                          Khi anh đang vội vàng thôi thúc ngựa
                          Thì em trên cao hãy dồn mây xanh
                          Và hãy nhìn sang phía anh, em nhé!..

                          Anh không là chồng hay bạn của em
                          Anh chỉ có việc làm theo dấu vết
                          Hôm nay trao em cả bầu trời xanh
                          Còn ngày mai anh sẽ trao quả đất!


                          CÁI CHẾT

                          Cây hạnh nhân nở hoa hằng năm
                          Và hạnh nhân tàn lụi…
                          Hàng tỷ người trên hành tinh
                          Đã kịp trở về cát bụi…

                          Chúng ta tiếc thương gì người đã chết!
                          Với tôi – không chút mảy may!
                          Xin hãy thương cho tôi đây!
                          Vì tôi hãy còn phải chết!


                          NGỤ NGÔN

                          Huyền thoại xưa kể rằng như vậy
                          Rằng đã có từ hàng tỷ năm:
                          Sấm là chàng trai của một ngôi làng
                          Còn chớp là cô gái.

                          Ai biết được khi nào và tại sao
                          Chớp lóe sáng còn sấm đì đùng nổ?
                          Nhờ khoa học đã cho ta biết rõ
                          Về cái điều mà ta vẫn phân vân.

                          Sấm và chớp đã hẹn ngày gặp nhau
                          (Ngày gặp này – vẫn là điều bí ẩn).
                          Trước mặt họ là thế giới tình yêu
                          Chỉ có điều cứ mỗi ngày một lớn.

                          Khoảng trời xanh mênh mông tỏa sáng
                          Những chú voi đang gặm cỏ bên thềm
                          Dân chài lưới chuẩn bị cho bữa sáng
                          Đang làm lòng những con ngư long.

                          Và dòng nước cũng vô cùng to lớn
                          Tất cả đều to, nhưng có một điều:
                          Những con họa mi bên sông im tiếng
                          (Chưa bao giờ có chuyện thế kia).

                          Trên đầu họ cả trăm năm chuyển động
                          Lúc bấy giờ quá sớm để thành hôn…
                          Rồi theo dòng thời gian vụt đến
                          Và giờ khắc mong muốn được thành hôn.

                          Người quen biết và không quen uống rượu
                          Những người khách lử lả với hơi men
                          Và ngay cả những ai còn tỉnh táo
                          Vẫn hô to những tiếng: Hôn! Hôn!

                          Chàng Sấm ngồi với vẻ mặt trầm ngâm
                          Nghĩ rằng có lẽ nên cần nói nhỏ?
                          Còn nàng chớp với vẻ ngượng ngùng
                          Có thể, vẻ khiêm nhường chưa đủ?

                          - Nào uống mừng tân hôn! Xin chúc mừng!
                          Cơn giông đầu tiên ra đời như vậy.
                          Tia chớp lóe sáng, sấm nổ đì đùng
                          Hàng tỷ năm họ hai người thế đấy…

                          Hãy để tình yêu ở trong vũ trụ
                          Sẽ nhắc về chung thủy ở trần gian
                          Hỡi người vợ thân yêu và người mẹ
                          Lóe sáng lên, anh sẽ nổ đì đùng!

                          #73
                            cacbac 14.05.2010 14:44:58 (permalink)


                            Boris Petrovich Kornilov (tiếng Nga: Бори́с Петро́вич Корни́лов, 29 tháng 7 năm 1907 – 21 tháng 2 năm 1938) – nhà thơ Nga Xô Viết, tác giả của bài thơ nổi tiếng Bài ca gặp gỡ (Песня о встречном - The Song of the Meeting).

                            Tiểu sử:

                            Boris Kornilov sinh ở làng Pokrovskoye, huyện Semyonov, tỉnh Nizhny Novgorod. Bố mẹ là những giáo viên trường làng. Năm 1922 lên thị trấn Semyonov làm thơ và tham gia tích cực vào công tác Đội và Đoàn Côm-sô-môn. Những bài thơ đầu tiên in ở báo tường và sau đó là báo huyện rồi báo tỉnh. Năm 1925 Boris Kornilov viết đơn lên huyện đoàn đề nghị xin đi học “ở một trường báo chí hoặc trường viết văn nào đấy”. Kết quả là cuối năm 1925 được cử đi học ở Leningrad. Boris Kornilov hy vọng sẽ được gặp và đọc thơ mình cho Sergei Yesenin nghe nhưng điều này đã không thành hiện thực – khi Kornilov đến Leningrad thì Esenin đã không còn.

                            Kornilov tham gia nhóm Смена và được thừa nhận là một trong những nhà thơ trẻ tài năng nhất của nước Nga. Năm 1926 làm đám cưới với Olga Fyodorovna Berggolts (cũng là một thành viên của nhóm này). Cuộc hôn nhân này không được lâu nhưng nó là nguồn cảm hứng của một số bài thơ nổi tiếng của Olga Berggolts, từng được dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Có thể là do bạn đọc Việt Nam thương cảm cho số phận nghiệt ngã của những nhà thơ tài hoa mà bạc mệnh của nước Nga. Olga Berggolts có hai đời chồng nhưng có thể nói những bài thơ viết về Boris Kornilov, hoặc qua người khác nhưng nhắc tới Boris Kornilov là những tình cảm chân thành và xúc động nhất.

                            Năm 1928 Kornilov in tập thơ đầu tiên Молодость. Năm 1933 in 2 tập: Книга стиховСтихи и поэмы. Thập niên 1930 Kornilov in nhiều trường ca và đặc biệt là Bài ca gặp gỡ - là tác phẩm nổi tiếng nhất của Kornilov được nhạc sĩ Dmitry Shostakovich phổ nhạc, trở thành biểu tượng của một thời đại.

                            Giữa thập niên 1930 Kornilov sa vào một cơn khủng hoảng tinh thần và đâm ra nghiện rượu nặng. Năm 1936 bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Năm 1937, trong cuộc Đại thanh trừng, Kornilov bị bắt tại Leningrad và bị xử bắn ngày 21 tháng 2 năm 1938. Hiện không rõ phần mộ ở đâu. Sau khi chết được phục hồi danh dự và thành viên Hội Nhà văn. Tại thành phố Semyonov có tượng đài và bảo tàng Boris Kornilov, còn ở Nizhny Novgorod có đường phố mang tên ông.

                            Tác phẩm:
                            * Молодость, 1928
                            * Первая книга, 1931
                            * Стихи и поэмы, 1933
                            * Новое, 1935
                            * Триполье // «Звезда», 1935, № 1
                            * Моя Африка // «Новый мир», 1935, № 3
                            * Стихотворения и поэмы, 1957, 2-е изд. — 1960
                            * Стихотворения и поэмы, 1966
                            * Продолжение жизни, 1972
                            * Избранное, 1977
                            * Поэмы, 1984.

                            Thư mục:
                            * Цурикова Г., Борис Корнилов, М.— Л., 1963;
                            * Берггольц О., Борис Корнилов. 1907—1938. Продолжение жизни, в кн.: Русские поэты. Антология, т. 4, М., 1968.
                            * Казак В. Лексикон русской литературы XX века = Lexikon der russischen Literatur ab 1917. — М.: РИК «Культура», 1996. — 492 с. — 5000 экз. — ISBN 5-8334-0019-8


                            BÀI CA GẶP GỠ

                            Buổi sáng đón ta bằng luồng hơi mát rượi
                            Sông đó ta bằng ngọn gió của sông.
                            Cô gái tóc xoăn, sao em chẳng vui mừng
                            Với khúc ca vui của còi tầm đang thổi?
                            Em đừng ngủ nữa, thức dậy đi em gái!
                            Trong xưởng máy ngân vang
                            Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
                            Đón chào ngày mới.

                            Và niềm vui không dứt đang hát lên
                            Và bài ca đang bước ra gặp gỡ
                            Và nhân dân đang cười vui hớn hở
                            Và mặt trời chào đón đang bước lên.
                            Hùng dũng và nóng bừng
                            Cho anh phấn khích thêm.
                            Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
                            Đón chào ngày mới.

                            Tổ lao động đón ta bằng việc làm
                            Hãy mỉm cười với bạn bè em nhé
                            Cùng lao động, cùng chung mối quan tâm
                            Và gặp gỡ, và cuộc đời – phân nửa.
                            Và ở sau miền ngoại ô thành phố
                            Trong ánh lửa và trong tiếng sấm rền
                            Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
                            Đón chào ngày mới.

                            Cùng đất nước đi đến miền thắng lợi
                            Em, tuổi trẻ của ta, rồi sẽ đi qua
                            Một khi tuổi trẻ còn chưa đi qua
                            Thì tuổi trẻ với em đón đợi.
                            Thành đám đông vào cuộc đời sẽ chạy
                            Thay thế cha anh mình.
                            Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
                            Đón chào ngày mới.

                            Và niềm vui không thể nào giấu nổi
                            Khi mà tiếng trống đang vang lên
                            Những bạn trẻ Tháng Mười sau ta bước lên
                            Hát những bài ca hãy còn ngọng ngịu.
                            Đả đớt và gan dạ
                            Họ bước đi, ngân vang
                            Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
                            Đón chào ngày mới.

                            Bằng lời tuyệt vời như vậy
                            Em hãy nói lên sự thật của mình.
                            Ta bước ra với cuộc đời gặp gỡ
                            Với lao động, với tình!
                            Yêu là lỗi lầm chăng, em gái
                            Một khi đang vang lên
                            Đất nước thức dậy với niềm vinh quang
                            Đón chào ngày mới.


                            Olga Berggolts viết về Boris Kornilov:

                            GỬI BORIS KORNILOV

                            …Và tất cả đổi thay, em bây giờ đã khác
                            Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…

                            B. Kornilov.

                            1

                            Ồ vâng, em khác hẳn ngày xưa!
                            Sao cuộc đời kết thúc nhanh quá vậy…
                            Em đã già mà anh đâu nhận thấy
                            Mà, có thể là anh vẫn nhận ra?

                            Em sẽ chẳng cầu xin sự tha thứ đâu mà
                            Hay thề thốt, cũng là vô ích vậy
                            Nhưng nếu em tin rằng anh còn quay trở lại
                            Nhưng nếu như anh còn có thể nhận ra.

                            Thì sẽ quên hết giận hờn, ta lại cùng ta
                            Ta lại cùng ta, như ngày xưa, sánh bước
                            Hai chúng mình sẽ khóc và chỉ khóc
                            Về điều gì ư – chỉ ta biết thôi mà.


                            2

                            Em bây giờ lục tìm trong ký ức
                            Em nhớ về những câu hát đầu tiên:
                            “Ngôi sao trên sông Nêva cháy lên
                            Và hoạ mi miền ngoại ô đang hót…”

                            Nhưng cay đắng và ngọt ngào hơn, năm tháng đã qua
                            Trái đất này mênh mông bát ngát, bao la
                            Anh có lý – bây giờ em mới biết
                            Anh – người đầu tiên của em và anh đã mất
                            “Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…”

                            Lớp trẻ lớn lên, lại vẫn giống như ta
                            Lại vẫn sông Nêva, ánh chiều tà, sóng nước
                            Vẫn hồi hộp, say mê trong từng câu hát
                            Và tuổi thanh xuân vẫn có lý như xưa.





                            BUỔI TỐI EM ĐÃ ĐỂ MẤT MỘT LỜI

                            Gửi B. K

                            Buổi tối em đã để mất một lời
                            Dành riêng cho anh mà em đã nghĩ.
                            Và em lại đã bắt đầu lần nữa
                            Bài ca này – hết giận rồi thương…
                            Rồi thiếp đi trong nước mắt, không tin
                            Điều em thấy trong mơ khi gần sáng
                            Sao anh tìm ra mất mát của em
                            Khi bắt đầu viết bài hát về em.


                            XIN ĐỪNG NHÌN NGOÁI LẠI

                            Ôi, xin đừng nhìn ngoái lại
                            vào tảng băng này
                            vào bóng tối này
                            có ánh mắt ai
                            đang nhìn ở đấy
                            không thể nào không đáp lại ánh mắt đâu.

                            Ngày hôm nay tôi ngoái nhìn … và bỗng thấy:
                            người bạn của tôi đang nhìn từ tảng băng
                            ánh mắt của người bạn tôi sống động vô cùng
                            người duy nhất của tôi – muôn đời, mãi mãi.

                            Chuyện là thế mà tôi đã không biết rằng
                            Tôi đã nghĩ rằng tôi thở bằng người khác
                            Nhưng, tử hình của tôi, niềm vui của tôi, mơ ước
                            tôi chỉ sống được bằng ánh mắt của anh!

                            Tôi vẫn hãy còn chung thủy chỉ với anh
                            và chỉ với điều này tôi vẫn đúng:
                            tôi là vợ anh – với những người còn sống
                            là góa phụ của anh – với tôi và anh.


                            NGẢI CỨU

                            Tôi mím miệng một cách bướng bỉnh
                            Giữ lại tất cả mọi lời
                            Ngải cứu, ngải cứu, hoa cỏ của tôi
                            Hoa cỏ của tôi đã lớn.

                            Ta đã không thể tha thứ cho nhau bằng hết
                            Mà mọi điều ta lại đã giấu nhau
                            Anh lấy của tôi chiếc khăn màu
                            Giật tung đường viền cạp…

                            Anh làm gì với chiếc khăn đã rách
                            Anh làm gì với những đường viền?...
                            Còn tôi cần gì con tim đã mòn
                            Vì những bước đi trên đất?...

                            Tôi đâu có cần những lời dễ thương
                            Từ những người không yêu, người xa lạ?...
                            Hoa cỏ của tôi, ngải cứu, ngải cứu
                            Nằm trên tất cả mọi con đường…
                            #74
                              cacbac 14.05.2010 14:50:03 (permalink)


                              Yevgeniy Aronovich Dolmatovsky (tiếng Nga: Евге́ний Аро́нович Долматовский, 22 tháng 4 năm 1915 – 10 tháng 9 năm 1994) – nhà thơ, nhà văn Nga Xô Viết.

                              Tiểu sử:
                              Yevgeny Dolmatovsky sinh ra trong gia đình một luật sư, phó giáo sư Đại học Luật Moskva. Trong thời gian học ở trường trung cấp sư phạm đã in thơ ở nhiều tờ báo thiếu nhi. Từ năm 1929 làm phóng viên của các tạp chí thiếu nhi: Дружные ребята, Пионер, Пионерская правда. Trong các năm 1932 – 1934 Yevgeny Dolmatovsky làm việc ở công trường xây dựng metro của thành phố Moskva. Các năm 1932 - 1937 học Trường Viết văn M. Gorky. Quyển thơ đầu tiên in năm 1934.

                              Tháng 3 năm 1938 bố của Yevgeny Dolmatovsky bị bắt giam vì tội tham gia vào tổ chức phản cách mạng và bị xử bắn tháng 2 năm 1939. Đến tháng 12 năm 1954 ông được phục hồi danh dự.

                              Từ năm 1939 đến năm 1945 Dolmatovsky làm phóng viên chiến trường ở nhiều mặt trận khác nhau. Năm 1941 ông bị bắt làm tù binh nhưng trốn thoát và lại tiếp tục ra mặt trận. Ông nổi tiếng không chỉ vì văn, thơ mà còn bởi những bài hát phổ thơ ông được dùng trong rất nhiều bộ phim nổi tiếng. Vì những đóng góp của mình, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước và rất nhiều các loại huân, huy chương của Nhà nước Nga và Xô Viết.

                              Yevgeny Dolmatovsky mất ở Moskva ngày 10 tháng 9 năm 1994.

                              Tác phẩm:
                              Thơ:
                              * Лирика (1934, сборник стихов);
                              * День (1935, сборник стихов);
                              * Феликс Дзержинский (1938, поэма);
                              * Дальневосточные стихи (1939, цикл стихотворений);
                              * Московские рассветы (1941, цикл стихотворений);
                              * Степная тетрадь (1943, цикл стихотворений);
                              * Вера в победу (1944, цикл стихотворений);
                              * Письма издалека (1945, цикл стихотворений);
                              * Одна судьба (1942—1946, поэтическая трилогия);
                              * Слово о завтрашнем дне (1949, цикл стихотворений);
                              * Песнь о лесах (1949, текст оратории);
                              * Сталинградские стихи (1952, цикл стихотворений);
                              * Добровольцы (1956, роман в стихах);
                              * Последний поцелуй (1967, поэма);
                              * Верность (1970, цикл баллад);
                              * Руки Гевары (1972, поэма);
                              * Чили в сердце (1973, поэма);
                              * Побег (1974, поэма);
                              * Хождение в Рязань (1975, поэма);
                              * Письма сына (1977, поэма);
                              * У деревни «Богатырь» (1981, поэма).

                              Văn xuôi:
                              * Зеленая брама. Документальная легенда об одном из первых сражений Великой Отечественной войны (1979—1989).

                              Phê bình văn học:
                              * Из жизни поэзии (1965);
                              * Молодым поэтам (1981).

                              Bài hát trong phim:
                              * 1939 — Истребители — «Любимый город»
                              * 1941 — Морской ястреб - «Уходит от берега «Ястреб морской»»
                              * 1949 — Встреча на Эльбе
                              * 1954 — Мы с вами где-то встречались… — «Песня Ларисы»[2]
                              * 1957 — Екатерина Воронина — «Здесь у нас на Волге»
                              * 1958 — На дорогах войны — «Песня о Севастополе»[3]
                              * 1958 — Добровольцы — «Комсомольцы-добровольцы» «А годы летят…»
                              * 1963 — Мечте навстречу
                              * 1964 — Армия трясогузки
                              * 1971 — Молодые


                              NỖI ĐAU VIỆT NAM

                              Những quả bom rơi gần –
                              ngay chính giữa con tim.
                              Chúng ta không quên, không được quên, đồng chí.
                              Tuổi già bị ném bom
                              tuổi thơ tan tành –
                              Một vết thương của cuộc đời ta nhức nhối –
                              Việt Nam.
                              Tôi không muốn quên
                              và không dám quên.
                              Tôi thấy những túp lều tranh
                              và thấy những hào cong.
                              Thú dữ trong rừng rậm
                              và trong rừng có rắn
                              Nhưng những vị khách không mời còn độc ác hơn.
                              Những thanh niên to lớn –
                              như những cầu thủ trong đội bóng chày.
                              Nhưng họ chỉ với cái chết đang chơi
                              mà không phải bóng.
                              Nhìn rừng cháy mà không hề đau đớn
                              Tên đao phủ
                              chỉnh tề
                              đã học xong đại học.
                              Đây dấu vết của những tên can thiệp –
                              nước mưa không sao xóa hết.
                              Thế giới gióng lên hồi chuông báo động Việt Nam.
                              Những Sullivan, Smith đang hóa thành
                              Những người lính vô danh
                              những người lính vô danh.
                              Trên sông Elba tôi đã từng phải
                              gặp với cha anh của họ
                              Họ chiến đấu chống phát xít
                              ai cũng rõ.
                              Con cháu họ đã chứng tỏ mình ở Việt Nam.
                              Tự các ngươi lỗi lầm
                              rằng lời “ami” tốt đẹp
                              Giống như điều sỉ nhục
                              như một lời nguyền rủa vang lên.
                              Tôi không vui trước cái chết của những người rừng
                              Nỗi đau của những người mẹ không thể nào nguôi được.
                              Nhưng
                              Người trồng lúa và xạ thủ - ngắm càng chính xác.
                              Chúng đã dội bom? Rồi bay đi mất?
                              Không, không thể nào thoát được!
                              Máu nhuộm đỏ ròng
                              những ngọn sóng Mê-kông
                              Nhưng Việt Nam chiến đấu đến thắng lợi sẵn sàng.
                              Thưa ngài Johnson!
                              Chẳng lẽ những chiếc thuyền mành
                              Đe dọa chiến hạm của ngài chăng?
                              Đối mặt
                              với mãnh thú nhe răng
                              Là những gương mặt bất khuất kiên cường
                              Và những thân hình nhỏ thấp
                              Và tiếng nói vang như tiếng hót của chim
                              Chúng tôi biết rằng:
                              ai chiến đấu vì chính nghĩa
                              đi vào trận
                              có thừa sự anh hùng
                              Rót thép vào những thân hình nhỏ thấp
                              Làm cho những kẻ ưa mạo hiểm phải kinh hoàng.
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 8 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 109 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9