150 Nhà thơ Nga
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 8 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 109 bài trong đề mục
cacbac 14.05.2010 14:51:59 (permalink)


Rimma Fyodorovna Kazakova (tiếng Nga: Ри́мма Фёдоровна Казако́ва, 27 tháng 1 năm 1932 – 19 tháng 5 năm 2008) – nữ nhà thơ Nga Xô Viết, tác giả của rất nhiều bài hát nổi tiếng thời Liên Xô.

Tiểu sử:
Rimma Kazakova sinh ở thành phố quân cảng Sebastopol. Bố là một sĩ quan quân đội, mẹ làm nghề thư ký đánh máy. Lúc đầu bố mẹ đặt tên là Remo (Рэмо), đấy là viết tắt của các từ: Cách mạng, Điện khí hóa, Tháng Mười thế giới (Революция, Электрификация, Мировой Октябрь). Năm lên 20 tuổi mới đổi thành Rimma.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông Rimma thi vào khoa sử Đại học Tổng hợp Leningrad và tốt nghiệp năm 1954. Bảy năm làm nghề giáo viên, biên tập báo và làm ở xưởng phim vùng Viễn đông. Năm 1958 xuất bản tập thơ đầu tiên: Ta gặp nhau ở Phương Đông (Встретимся на Востоке) ở thành phố Khabarovsk. Năm 1959 được kết nạp vào Hội Nhà văn Liên Xô. Năm 1964 kết thúc khóa cao học do Hội Nhà văn tổ chức. Các năm 1976 – 1981 là thư ký của Hội Nhà văn Liên Xô. Sau đó được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Moskva cho đến cuối đời.

Rimma Kazakova là tác giả của một số tập thơ và lời của nhiều bài hát nổi tiếng. Ngoài sáng tác thơ bà còn dịch thơ của các nước thuộc Liên Xô (cũ) ra tiếng Nga. Bà mất ngày 19 tháng 5 năm 2008 và được mai táng tại nghĩa trang Vagankovskoye nổi tiếng ở Moskva.

Tác phẩm:
* Nơi anh đang ở - There, where you are «Там, где ты»
* Thơ - Verses / «Стихи»
* Thứ sáu - Fridays / «Пятницы»
* Không khóc trong rừng Taiga - In Taiga Nobody Cries / «В тайге не плачут»
* Thông xanh - Fir-trees Green / «Елки зеленые»
* Bà già tuyết - Snow Babe / «Снежная баба»
* Nhớ - I Remember / «Помню»
* Trắng xóa - On White / «Набело»
* Xứ sở tình yêu - Country named Love / «Страна Любовь»
* Đá thử - Touchstone / «Пробный камень»
* Từ trên đồi - Out of Mind / «Сойди с холма»
* Chuyện của niềm hy vọng - Plot of Hope / «Сюжет надежды».


ANH HÃY YÊU EM

Anh hãy yêu em!
Nhút nhát, thẹn thùng
Yêu em trong sợ hãi
Có vẻ như mình làm đám cưới
Bởi con người và bởi thánh thần…

Anh hãy yêu em tự tin
Tổ chức cướp bóc
Rồi đưa đi mất
Thế là anh bắt được em!

Anh hãy yêu em kiên gan
Ác ôn và lỗ mãng.
Quay vòng em một cách lãnh đạm
Giống như mái giầm.

Hãy yêu em như cha đối với con
Dạy dỗ và rèn giũa
Như trong truyện ký
Hãy biết cách yêu em…

Hãy yêu em một cách sai lầm
Không cần giáo dục
Không cần lô-gích
Không mục đích rõ ràng…

Anh hãy yêu em mơ màng
Muôn năm và trái ngược
Em sẽ là tiếng vang, là đồ vật
Là người rửa bát, hầu bàn.

Là gối dưới tay anh
Là ghế dài trong bóng…
Khi nào muốn động đến
Hãy giơ tay nhé anh!

Em sẽ là nữ hoàng
Cúi lưng làm nô lệ!
Con tàu trên biển cả
Khi người ta đã cắt thang…

Sẽ là quả táo địa đàng
Với nhánh cành khắc khổ…
Và em sẽ là cô bé
Là người phụ nữ của anh.

Thì anh hãy cười lên
Và đề phòng cương quyết
Hãy giận dữ,
hãy tự hào,
hãy dại dột…

Và chỉ yêu em.
Chỉ yêu em nhé anh!





MÙA THU

Trong thiên nhiên tất cả đều nghiêm chỉnh
Trong thiên nhiên mọi thứ thật đắm say.
Dù chạm đến hay dù không chạm đến
Thì vẫn rất đáng sợ cái điều này.

Thật đáng sợ làm quả không ai hái
Bị bỏ quên trên hoa cỏ trong vườn
Làm thứ quả không ai người chạm tới
Bị bỏ quên trên lối nhỏ vườn hoang.

Thật đáng sợ khi làm một quả lê
Một quả lê ngọt ngào trong tháng tám
Làm một quả lê – một thứ đồ chơi
Bị vứt bỏ sau khi người đã cắn…

Nghiêm khắc và say đắm của ta ơi
Với các người – ta trong vòng tù hãm.
Ta sẽ không bao giờ chìa bàn tay
Cho một ai để được mong chạm đến.

Nhưng bởi vì ta là thanh lương trà
Là thứ đồ ngọt mê say rực lửa!
Từng chút nhỏ của hồng ngọc ru bi
Hễ người chạm đến là ta sẽ đổ.

Nhưng bởi vì ta đây như hội chợ
Có bao nhiêu trưng bày hết ra ngoài.
Ta như quả táo trên cây chín đỏ
Hễ ai chạm vào – ta đổ xuống ngay!

Giờ đồng cỏ đang ngào ngạt mùi hương
Và khu rừng trầm trồ trong lặng lẽ.
Chao ôi phụ nữ khốn khổ vô cùng
Khi thiếu vắng những bàn tay tin cậy!

Ta bẻ cây, làm gãy những nhánh cành
Rồi xếp lại và đốt lên ngọn lửa…
Ta bây giờ sẽ đi hành hạ mình
Và ta hành hạ cả anh nữa đó.
- Hãy chạm đến! Có?..
...Hoặc không!..


TÔI SẼ ĐẾN

Tôi sẽ đến nơi mà tôi sẽ đến
Nếu lỗi lầm, sẽ là lỗi lầm thôi
Đừng hỏi gì sự cho phép của ai
Về cái điều tôi muốn, tôi yêu mến.

Tôi tự đến, rồi ra đi cũng thế
Tôi chịu mọi điều trách nhiệm về tôi
Về cái khôn, cái dại của con người
Về những quả táo ở trong vườn lạ.

Tâm hồn tôi đớn đau, thì cứ mặc
Dù nỗi đau không một chút nào vơi
Lạy Chúa tôi! Chuyện đã xảy ra rồi
Thôi đành để quả táo này chua chát.

Tôi mong muốn cái điều tôi khao khát
Không có gì cấm đoán được với tôi
Điều gì đã hát – thì đã hát rồi
Mặc con tim – cho dù không đủ sức.

Tôi vẫn yêu người mà tôi yêu nhất
Bằng sự dịu dàng ngoan ngoãn lạ lùng
Và bài thơ này sẽ vẫn hát lên
Để kéo dài cái không thành hiện thực…
#76
    cacbac 14.05.2010 14:54:04 (permalink)


    Margarita Iosifovna Aliger (tiếng Nga: Маргари́та Ио́сифовна Алиге́р - họ thật là Zeiliger, 24 tháng 9 năm 1915 – 1 tháng 8 năm 1992) – là nữ nhà thơ Nga đoạt Giải thưởng Stalin năm 1943.

    Tiểu sử:
    Margarita Aliger sinh ở thành phố cảng Odessa trong một gia đình công chức. Sau khi học xong trường trung cấp làm việc ở một nhà máy theo chuyên môn. Những năm 1934 – 1937 học trường viết văn M. Gorky. Bắt đầu in thơ từ năm 1933.

    Năm 1942 viết trường ca Zoya (Зоя) về nữ du kích Zoya Anatolyevna Kosmodemyanskaya, người phụ nữ đầu tiên được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đây là tác phẩm xuất sắc nhất của bà được tặng Giải thưởng Stalin năm 1943. Số tiền 50.000 rúp của giải thưởng được Aliger gửi tặng các chiến sĩ Hồng quân đang chiến đấu ngoài mặt trận.

    Ngoài sáng tác, Margarita Aliger còn dịch thơ Pablo Neruda, Edna St. Vincent Millay và nhiều nhà thơ lớn của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ra tiếng Nga. Ví những thành tựu trong dịch thuật bà được tặng giải thưởng Pablo Neruda năm 1989.

    Margarita Aliger có hai đời chồng và hai người con nhưng bất hạnh. Người con gái đầu của bà là một dịch giả tài năng nhưng chết sớm. Người chồng thứ hai của bà tự tử. Người con gái với người chồng thứ hai cũng tự tử năm 1991. Margarita Aliger cũng kết kiễu cuộc đời mình một cách không bình thường ở ngoại ô Moskva năm 1992.

    Tác phẩm:
    * Год рождения, 1938
    * Зоя, 1942
    * Сказки о правде, 1945
    * Ленинские горы, 1953
    * Из записной книжки, 1957
    * Несколько шагов, 1962
    * Стихотворения и поэмы. В 2-х тт., 1970
    * Зоя. Поэмы и стихи, 1971
    * Стихи и проза. В 2-х тт., 1975
    * Тропинки во ржи. Статьи, 1980
    * Четверть века, 1981
    * Собр. соч. В 3-х тт., 1984



    GỬI NGƯỜI ĐANG Ở TRÊN ĐƯỜNG

    Em muốn làm người yêu dấu của anh
    Muốn trở thành sức mạnh của anh
    Là cơn gió mát
    Là cơm ăn áo mặc
    Bầu trời xanh lướt trên đầu anh.

    Nếu như anh bị lạc
    Thì em làm lối nhỏ dưới chân anh
    Anh bước đi không cần để mắt nhìn

    Nếu như anh bị khát
    Thì em làm dòng suối mát
    Anh hãy cúi mình uống đã khát thì thôi.

    Còn nếu như anh muốn nghỉ ngơi
    Trong đêm khuya vắng
    Thì không quan trọng
    Ở trên đồi hay ở trong rừng
    Em sẽ là làn khói trên mái nhà tranh
    Là ánh lửa đêm bừng sáng
    Để cho anh sẽ nhận ra em.

    Em muốn được trở thành
    Những gì anh yêu ở nơi trần thế.
    Buổi bình minh anh hãy đến bên cửa sổ
    Trong mọi điều anh hãy đoán ra em.

    Đấy là em quyết dấu
    Với những cọng cỏ khô em quyết sống còn
    Làm một cây mao lương bên bờ giậu
    Để cho anh cảm thấy thương em.

    Đấy là em hóa thành một con chim
    Một con chim vành khuyên lấp lánh
    Và em sẽ hót vang trong buổi sớm
    Để cho anh nghe ra tiếng của em.

    Đấy là em trong tiếng hót lạ
    Của chim.
    Xòe ra bao chiếc lá
    Trên những cánh hoa – giọt sương
    Đấy là em.

    Đấy là em.
    Những đám mây trong vườn
    Liệu anh có thích?
    Nghĩa là ở rất gần
    Tình yêu của em đang ở bên anh!

    Trong đám đông em nhận ra anh
    Những con đường chúng mình không riêng biệt
    Anh có hiểu không, con người của em?
    Dù ở đâu anh vẫn gặp em
    Dù sao thì anh vẫn biết
    Và sẽ yêu em đến mãi ngàn năm.





    Novella Nikolayevna Matveeva (tiếng Nga: Нове́лла Никола́евна Матве́ева - sinh ngày 7 tháng 10 năm 1934) – là nữ nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga, ca sĩ hát những bài hát do chính bà sáng tác.

    Tiểu sử:
    Novella Matveeva sinh ở thành phố Puskin, ngoại ô Leningrad. Bố là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử vùng Viễn Đông và mẹ cũng là một nữ nhà thơ. Những năm 1950 – 1957 làm ở một nhà trẻ của thủ đô Moskva. Các năm 1960 – 1962 học cao học ở trường viết văn Gorky. Biết làm thơ từ nhỏ và in những bài thơ đầu tiên vào năm 1958. Xuẩt bản tập thơ đầu tiên Лирика năm 1961 và trong năm này được kết nạp vào Hội Nhà văn Liên Xô.

    Novella Matveeva hầu như trở nên nổi tiếng ngay lập tức sau khi xuất hiện trên thi đàn. Bà là một trong những người đầu tiên trong số các nhà thơ – ca sĩ phổ nhạc thơ mình và biểu diễn với cây đàn ghi-ta. Thập niên 1960 những bài hát của Novella Matveeva được sinh viên cả nước hát. Năm 1998 bà được tặng Giải thưởng Puskin trong lĩnh vực thơ. Năm 2002 bà được tặng Giải thưởng Nhà nước của Liên bang Nga.

    Novella Matveeva hiện sống và làm việc ở thủ đô Moskva.

    Tác phẩm:
    * Лирикa (1961)
    * Кораблик (1963)
    * Душа вещей (1966)
    * Солнечный зайчик (1966)
    * Ласточкина школа (1973)
    * Река (1978)
    * Закон песен (1983)
    * Страна прибоя (1983)
    * Кроличья деревня (1984)
    * Избранное (1986)
    * Хвала работе (1987)
    * Нерасторжимый круг (1991)
    * Мелодия для гитары (1998)
    * Кассета снов (1998)
    * Сонеты (1998)
    * Караван (2000)
    * Жасмин (2001).





    CÔ BÁN QUÁN

    Anh sợ tình yêu của em thật phí
    Em yêu anh đâu đến nỗi kinh hoàng!
    Bởi vì em chỉ cần nhìn thấy anh
    Chỉ cần gặp nụ cười anh là đủ.

    Và nếu như anh bỏ theo ai đó
    Hoặc không biết anh đang ở nơi nào
    Thì em chỉ cần một chút làm sao
    Áo anh treo trên chiếc đinh là đủ.

    Còn nếu như khi người khách vội vàng
    Anh lao nhanh đi tìm số phận mới
    Thì em chỉ cần sao cho còn lại
    Chiếc đinh sau khi treo áo của anh.

    Bầu trời mù sương và mưa và gió
    Ngày trôi đi, xào xạc của tháng năm…
    Chuyện trong nhà – không gì đáng sợ hơn:
    Từ trên tường chiếc đinh người ta nhổ.

    Và tiếng mưa rơi và sương và gió
    Ngày trôi đi, xào xạc của tháng năm
    Có một điều quá đủ đối với em
    Là còn lại từ chiếc đinh – vết nhỏ.

    Còn khi vết của đinh không còn nữa
    Dưới vết sơn của người thợ ngày xưa
    Đối với em quá đủ một điều là
    Dấu vết đinh của ngày qua – thấy rõ.

    Anh sợ tình yêu của em thật phí
    Em yêu anh đâu đến nỗi kinh hoàng
    Bởi vì em chỉ cần nhìn thấy anh
    Chỉ cần gặp nụ cười anh là đủ!

    Trong cơn gió ấm tìm ra lần nữa
    Tiếng đàn khóc, tiếng của trống tang đồng…
    Từ điều này em có được gì chăng?
    Chuyện đó anh không bao giờ hiểu cả.

    #77
      cacbac 14.05.2010 14:55:39 (permalink)


      Yevhen Pavlovych Hrebinka (tiếng Ukraina: Євген Павлович Гребінка; tiếng Nga: Евге́ний Па́влович Гребёнка, 2 tháng 2 năm 1812 – 15 tháng 12 năm 1848) – là nhà thơ, nhà văn Ukraina và Nga. Ông sáng tác bằng tiếng Ukraina và tiếng Nga.

      Tiểu sử:
      Yevhen Hrebinka sinh ở Ubizhyshche, tỉnh Poltava trong một gia đình địa chủ. Những năm 1825 – 1831 học ở trường gymnazy Ubizhyshche và bắt đầu làm thơ, viết kịch và truyện ngụ ngôn. Từ năm 1831 đến năm 1833 phục vụ trong trung đoàn Cô-dắc của vùng tiểu Nga. Từ năm 1834 chuyển về Saint Petersburg dạy học ở các trường của quân đội Nga hoàng. Tham gia các nhóm văn học, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng ở Saint Petersburg. Hrebinka là một trong những người đầu tiên đánh giá cao tài năng của Taras Shevchenko và cùng tham gia bỏ tiền mua tự do cho Taras Shevchenko.

      Yevhen Hrebinka bắt đầu in sách từ năm 1831 (dịch chương 1 trường ca Poltava của Puskin ra tiếng Ukraina, dịch đầy đủ năm 1836). Năm 1835 in một số truyện như: Малороссийское преданиеСто сорок пять… bắt đầu gây được sự chú ý của dư luận. Thơ lãng mạn của Hrebinka mang màu sắc hoài cổ và một tình yêu quê hương, tình hữu nghị của hai dân tộc: Nga và Ukraina. Những bài thơ nổi tiếng nhất của Hrebinka được phổ nhạc, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội Nga và đã được dịch ra tiếng Việt dưới đây.

      Tác phẩm:
      * Будяк та коноплиночка
      * Ведмежий суд
      * Горобці да вишня
      * Дядько на дзвониці
      * Кулик (1840)
      * Лебедь і гуси
      * Пшениця
      * Рибалка
      * Українська мелодія
      * Чайковський (1843)
      * Човен (1833
      * Записки студента (1841)
      * Нежинский полковник Золотаренко (1842)
      * Богдан (1843)
      * Приключения синей ассигнации (1847)


      Các tuyển tập:
      * Полное собрание сочинений под ред. Н. Гербеля, т. 1—5, Санкт-Петербург 1862;
      * Твори, т. 1—5, К., 1957;
      * Вибране, К., 1961;
      * Избранное, вступ. ст. С. Зубкова, К.. 1964.






      NHỮNG ĐÔI MẮT ĐEN

      Những đôi mắt đen, đôi mắt đắm đuối!
      Những đôi mắt đen tuyệt đẹp, cháy bừng!
      Ta yêu mến và ta sợ hãi!
      Khi nhìn mắt trong giờ phút dữ dằn!

      Không ngẫu nhiên mắt đen hơn vực thẳm!
      Theo lòng mình ta nhìn thấy màu tang
      Thấy ngọn lửa trong mắt đầy chiến thắng
      Và một con tim tội nghiệp cháy bừng.

      Nhưng mà ta không đau khổ, chẳng buồn
      Bởi vẫn từng an ủi ta phận số:
      Rằng những gì tốt đẹp nhất trần gian
      Ta hiến dâng cho đôi mắt rực lửa!


      BÀI CA

      Ngày ấy tôi là thiếu nữ ngây thơ
      Ngày quân đội hành quân đi đâu đó
      Một buổi chiều. Tôi đứng trước cổng nhà
      Đội kỵ mã đang tiến trên đường phố.

      Chàng quí tộc đến gần bên cánh cổng
      “Người đẹp ơi, uống nước!” – chàng bảo tôi
      Chàng uống nước và chàng bắt tay tôi
      Và hôn tôi, tấm lưng chàng cúi xuống.

      Rồi chàng đi… tôi nhìn theo bước chân
      Nóng trong người, đôi mắt tôi vẩn đục
      Tôi không làm sao ngủ được suốt đêm
      Và suốt đêm mơ về chàng quí tộc.

      Một ngày gần đây – tôi thành góa phụ
      Bốn cô con gái đã đi lấy chồng
      Có vị tường ghé thăm nhà một hôm
      Đầy vết thương, tôi nghe người than thở…

      Tôi nhìn xem – và bỗng thấy rùng mình
      Đấy chàng quí tộc trẻ trung ngày trước
      Vẫn giọng nói, vẫn lửa trong ánh mắt
      Chỉ có điều mái tóc chẳng còn xanh.

      Thế là tôi lại không ngủ suốt đêm
      Suốt đêm tôi lại trở thành thiếu nữ.

      #78
        cacbac 14.05.2010 14:57:05 (permalink)


        Wilhelm Küchelbecker (tiếng Nga: : Вильге́льм Ка́рлович Кюхельбе́кер, 21 tháng 6 năm 1797 – 23 tháng 8 năm 1846) – là nhà thơ, nhà văn Nga, bạn học của nhà thơ Puskin, người tham gia khởi nghĩa Tháng Chạp.

        Wilhelm Küchelbecker sinh ở Saint Petersburg trong một gia đình quí tộc gốc Đức. Tuổi thơ sống ở Livland vùng Baltic. Năm 1808 học trường Pasion ở Võru (nay là Estonia). Từ năm 1811 được nhận vào học tại Tsarskoye Selo Lyceum cùng với Puskin. Sớm bộc lộ năng khiếu thơ ca và bắt đầu in thơ từ năm 1815 ở một số tạp chí. Năm 1817 tốt nghiệp Lyceum Hoàng thôn với huy chương bạc.

        Sau khi học xong Lyceum Hoàng thôn, Küchelbecker làm việc ở Bộ Ngoại giao, dạy tiếng Nga và tiếng Latin ở trường Sư phạm. Tháng 8 năm 1820 đi sang Đức và Pháp. Năm 1821 đọc các bài giảng về ngôn ngữ Slavơ và văn học Nga ở Paris nhưng bị Đại sứ quán Nga phản đối nên Küchelbecker quay trở về Nga. Những năm 1821 – 1822 ông phục vụ ở vùng Kapkage dưới quyền tướng Ermolov. Tháng 7 năm 1823 ông trở về Moskva dạy học và năm 1825 trở về Saint Petersburg.

        Wilhelm Küchelbecker tham gia cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp ngày 14 tháng 12 năm 1825. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, ông chạy ra nước ngoài nhưng một tháng sau bị bắt ở Warszawa và bị dẫn độ về Saint Petersburg. Tháng 7 năm 1826 ông bị xử tù 20 năm và bị đày đi nhiều nơi khác nhau. Tháng 3 năm 1846 ông được phép đến Tobolsk để chữa bệnh.

        Wilhelm Küchelbecker mất ngày 23 tháng 8 năm 1846 ở Tobolsk vì bệnh lao phổi. Phần nhiều thơ của ông trong một thời gian dài không được biết đến và chỉ được in đầy đủ thời Xô Viết.

        Tác phẩm:
        * Разлука, 1817
        * Поэты, 1820
        * Смерть Байрона», 1824
        * К Прометею, 1820; 1926
        * Тень Рылеева», 1827
        * Аргивяне», 1822—1825
        * Греческая песнь, 1821; 1939
        * Прокофий Ляпунов», 1834
        * Ижорский» (опубл. 1835, 1841, 1939)
        * Вечный жид», (опубл. 1878)
        * Последний Колонна», роман (1832—1843; опубл. в 1937 году)
        * Дневник» (написан в заключении, опубл. в Ленинграде в 1929 году)
        * Собрание стихотворений декабристов. — Лейпциг, 1862. — Т. 2.
        * Избранные произведения: В 2 т. — М., 1939
        * Избранные произведения: В 2 т. — М.; Л., 1967


        Thư mục:
        * Тынянов Ю. Н., Архаисты и новаторы, Л., 1929
        * Базанов В. Г., Поэты-декабристы, М. — Л., 1950
        * Семенко И. М., Поэты пушкинской поры, М., 1970
        * История русской литературы XIX в. Библиографический указатель, М. — Л., 1962



        THỨC TỈNH

        Sự quên lãng tốt lành
        Bay ra từ mí mắt
        Hành hạ trong lồng ngực
        Những hy vọng tan tành.

        Ngày sau có điều chi?
        Hoa của ta tàn lụi
        Ta giờ nghe tiếng gọi
        Mơ ước của lòng ta!

        Chúng bay thành đám đông
        Kỷ niệm mang theo mình
        Niềm vui và tĩnh lặng
        Cuộc đời với mùa xuân.

        Thần hộ mệnh trao tình
        Thiêng liêng cho ta đó!
        Bay đi giấc mơ vàng
        Mùa xuân thì héo úa!


        TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI TÙ

        Kẻ mang đến hạnh phúc và đau khổ
        Có phải ta một lần nữa gặp ngươi?
        Cả trong bóng đêm ở nơi giam giữ
        Ngươi đã tìm ra ta đó, tình ơi!

        Than ôi! Lời chào để làm chi vậy?
        Nụ cười kia cho ta để chi tình?
        Tinh cầu của người làm ta ấm lại
        Liệu đời ta có lần nữa hồi sinh?

        Không! Thời của những ước mơ đã hết
        Giờ là lúc của hy vọng, của tình
        Vì băng giá những gì đau khổ nhất
        Máu trong người ta giờ bỗng lạnh tanh.

        Liệu bóng đêm, vẻ hân hoan, ánh sáng
        Của mắt ích gì cho kẻ tù nhân?
        Tia sáng tắt trong tiết trời u ám
        Vẻ đẹp hãy quên kẻ đau khổ cho nhanh!

        #79
          cacbac 14.05.2010 14:58:49 (permalink)


          Vladimir Semyonovich Vysotsky (tiếng Nga: Влади́мир Семёнович Высо́цкий, 25 tháng 1 năm 1938 – 25 tháng 7 năm 1980) – là nhà thơ, ca sĩ Xô Viết gốc Do Thái nổi tiếng thế giới, ông là tác giả những bài hát do chính ông thể hiện với cây đàn ghi ta. Vladimir Vysotsky được coi là một trong những nhà thơ lón nhất của Nga thế kỷ XX. Tên của ông đã được đặt cho các vệ tinh.

          Tiểu sử:
          Vladimir Vysotsky sinh và mất đều ở thủ đô Moskva. Nguồn gốc và chủng tộc hiện vẫn có những ý kiến khác nhau. Từ thời ông bà, và ngay cả bố của Vysotsky vẫn có hai giả thiết. Họ là người ở tỉnh Bretsk, một tỉnh giáp với Ba Lan và nay thuộc cộng hòa Belarus.

          Tuổi thơ ở thủ đô Moskva. Những năm thế chiến II, từ 1941 đến 1943, sơ tán về tỉnh Chkalov (nay là tỉnh Orenburg). Năm 1947 bố và mẹ ly dị, Vladimir về sống với bố và vợ hai của bố. Những năm 1947 – 1949 sống ở Đức – là nơi mà bố của Vladimir làm việc. Ở đây Vladimir bắt đầu học đàn dương cầm.

          Năm 1956 học trường Đại học Kỹ sư xây dựng nhưng được một học kỳ thì bỏ. Sau đó vào học trường Nghệ thuật Moskva từ 1956 – 1960. Sau khi tốt nghiệp Vladimir Vysotsky bắt đầu cuộc đời nghệ sĩ đầu tiên ở nhà hát Pushkin, sau đó là nhà hát Taganka. Vladimir Visotsky tham gia hàng chục vai diễn trong hàng chục bộ phim, trong đó có nhiều bộ phim nổi tiếng thế giới.

          Vladimir Vysotsky biết làm thơ từ nhỏ. Ông sáng tác tất cả hơn 600 bài thơ và bài hát. Trong số này có rất nhiều bài hát viết cho phim và kịch. Ngoài thơ, ông còn viết văn xuôi, kịch bản sân khấu, phim và chuyện cổ tích. Ông sáng tác nhạc từ năm 1960 cho những bài thơ của mình. Những bài hát của ông được tuổi trẻ cả nước hát và ông cũng thường xuyên đi biểu diễn ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Phương Tây.

          Vladimir Vysotsky kết hôn ba lần. Hai người vợ đầu tiên được khoảng 5 năm. Người cuối cùng, từ năm 1970 đến cuối đời. Người vợ đầu tiên có một đứa con trai và mang họ Vysotsky nhưng thực ra là con của người đàn ông khác.

          Những năm cuối đời ông trở thành thần tượng của giới trẻ Xô Viết, đặc biệt nổi tiếng ở thập niên cuối cùng. Vladimir Vysotsky mất ngày 25 tháng 7 năm 1980 ở Moskva. Cả nước khóc cái chết của ông. Đám tang của ông có hàng chục nghìn người tham dự. Mặc dù vậy, sự thừa nhận chính thức chỉ đến với ông sau khi chết. Ông được công nhận Nghệ sĩ công huân của Liên bang Nga năm 1986. Năm 1987 ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô.

          Sau khi mất, toàn bộ sáng tác của ông được in thành sách và ghi thành nhiều bộ đĩa cả ở Liên Xô cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Thơ và bài hát của ông hiện tại đã được dịch ra 52 thứ tiếng trên thế giới. Tiếng Việt có bản dịch của Nguyễn Viết Thắng với khoảng 30 bài.

          Một số phim tham gia:
          • 1959 — Sverstnitsy (Сверстницы) - Mosfilm; Director: V. Ordynskii
          • 1961 — Karyera Dimy Gorina (Карьера Димы Горина) – M. Gorkii Studio Director: F. Dovlatyan & L. Mirskii
          • 1962 — 713-iy Prosit Posadku (713-й просит посадку) – Lenfilm; Director: G. Nikulin
          • 1962 — Uvol'neniye na bereg (Увольнение на берег) – Mosfilm; Director: F. Mironer
          • 1963 — Shtrafnoy udar (Штрафной удар) – M. Gorkii Studio; Director: V. Dorman
          • 1963 — The Alive and the Dead (Живые и мёртвые) – Mosfilm; Director: Aleksandr Stolper
          • 1965 — Na zavtrashney ulitse (На завтрашней улице) – Mosfilm; Director: F. Filipov
          • 1965 — Nash dom (Наш дом) – Mosfilm; Director: V. Pronin
          • 1965 — Stryapuha (Стряпуха) – Mosfilm; Director: E. Keosyan
          • 1966 — Ya rodom iz detstva (Я родом из детства) – Belarusfilm; Director: V. Turov
          • 1966 — Sasha-Sashen'ka (Саша-Сашенька) – Belarusfilm; Director: V. Chetverikov
          • 1967 — Vertikal' (Вертикаль) – Odessa Film Studio; Director: Stanislav Govorukhin & B. Durov
          • 1967 — Korotkiye vstrechi (Короткие встречи) – Odessa Film Studio; Director: Kira Muratova
          • 1967 — Voyna pod kryshami (Война под крышами) – Belarusfilm; Director: V. Turov
          • 1968 — Interventsiya (Интервенция) – Lenfilm; Director: Gennady Poloka
          • 1968 — Khozyain taygi (Хозяин тайги) – Mosfilm; Director: V. Nazarov
          • 1968 — Two Comrades Were Serving (Служили два товарища) – Mosfilm; Director: E. Karyelov
          • 1969 — Opasnye gastroli (Опасные гастроли) – Odessa Film Studio; Director: G. Yungvald-Hilkevich
          • 1969 — Bely vzryv (Белый взрыв) – Odessa Film Studio; Director: Stanislav Govorukhin
          • 1972 — Chetvyorty (Четвёртый) – Mosfilm; Director: A. Stolper
          • 1973 — Plohkoy khoroshy chelovek (Плохой хороший человек) – Lenfilm; Director: I. Heifits
          • 1974 — Yedinstvennaya doroga (Единственная дорога) – Mosfilm & Titograd Studio; Director: V. Pavlovich
          • 1975 — Yedinstvennaya (Единственная) – Lenfilm; Director: I. Heifits
          • 1975 — Begstvo mistera Mak-Kinli (Бегство мистера Мак-Кинли) – Mosfilm; Director: M. Shveitser
          • 1976 — Skaz pro to, kak tsar Pyotr arapa zhenil (Сказ про то, как царь Пётр арапа женил) – Mosfilm; Director: Alexander Mitta
          • 1977 — Ők ketten (Они вдвоём) – Mafilm; Director: M. Mészáros
          • 1979 — The Meeting Place Cannot Be Changed (Место встречи изменить нельзя); directed by Stanislav Govorukhin
          • 1979 — Little Tragedies (Маленькие трагедии); directed by Mikhail Shveytser

          Thư mục:
          • Wladimir Wyssozki. Aufbau Verlag 1989 (DDR) : Zerreißt mir nicht meine silbernen Saiten....
          • Vysotsky, Vladimir (1990): Hamlet With a Guitar. Moscow, Progress Publishers. ISBN 5-01-001125-5
          • Vysotsky, Vladimir (2003): Songs, Poems, Prose. Moscow, Eksmo. ISBN
          • Vysotsky, Vladimir / Mer, Nathan (trans) (1991): Songs & Poems. ISBN 0-89697-399-9
          • Vysotsky, Vladimir (1991): I Love, Therefore I Live. ISBN 0-569-09274-4
          • Vlady, Marina (1987): Vladimir ou Le Vol Arrêté. Paris, Ed. Fayard. ISBN 2-213-02062-0 (Vladimir or the Aborted Flight)
          • Влади М. Владимир, или Прерванный полет. М.: Прогресс, 1989.
          • Vlady, Marina / Meinert, Joachim (transl) (1991): Eine Liebe zwischen zwei Welten. Mein Leben mit Wladimir Wyssozki. Weimar, Aufbau Verlag. ISBN


          Một số bài thơ đã dịch ra Tiếng Việt:

          NGƯỜI ĐẸP ĐƯỢC YÊU THƯỜNG XUYÊN, CẦN MẪN HƠN

          Người đẹp được yêu thường xuyên, cần mẫn hơn
          Ít, nhưng nhanh hơn – với người vui vẻ
          Hiếm khi được yêu – những người lặng lẽ
          Nhưng nếu được yêu thì mạnh mẽ hơn.

          Bạn đừng gào lên những lời dịu dàng
          Mà hãy giữ chúng trong vòng tù hãm
          Mặc những con tàu gào rống trong đêm
          Nhưng còn bạn thì giữ bề im lặng
          Vội vã – thì đi tìm gió ngoài đồng.

          Nàng đang đọc những cuốn tiểu thuyết buồn
          Để nàng so sánh, bạn thì tin tưởng
          Vì rằng có những bông tuy líp đen
          Để người ta ngỡ trắng hơn màu trắng.

          Bạn đừng gào lên những lời dịu dàng
          Mà hãy giữ chúng trong vòng tù hãm
          Mặc những con tàu gào rống trong đêm
          Nhưng còn bạn thì giữ bề im lặng
          Vội vã – thì đi tìm gió ngoài đồng.

          Lời chạy nhảy, bị gò bó – thế nhưng
          Bạn đừng bao giờ sợ rằng chậm trễ.
          Lời có nhiều, nhưng nếu như có thể
          Chỉ nói khi bạn không thể nào không.

          Bạn đừng gào lên những lời dịu dàng
          Mà hãy giữ chúng trong vòng tù hãm
          Mặc những con tàu gào rống trong đêm
          Nhưng còn bạn thì giữ bề im lặng
          Vội vã – thì đi tìm gió ngoài đồng.




          TÔI YÊU EM BÂY GIỜ...

          Tôi yêu em bây giờ
          Công khai – không hề bí mật
          Cháy trong ánh sáng của em – không “sau”, không “trước”.
          Cười hay khóc, nhưng tôi yêu bây giờ
          Trong quá khứ - không muốn, còn tương lai – không biết.

          Trong quá khứ là “tôi đã yêu em” –
          Đau buồn hơn cả ngôi mộ người đã chết
          Tất cả sự dịu dàng trong tôi như bị trói tay chân
          Mặc dù nhà thơ của mọi nhà thơ từng viết:
          “Tôi đã yêu em, và có lẽ tình…”

          Người ta nói như thế về cái đã héo tàn
          Và trong đó lòng trắc ẩn có nghĩa là độ lượng
          Giống như đối với ông vua đã bị truất quyền.
          Trong đó có lòng thương về sự khao khát không còn
          Nơi mà sự khát khao đã không còn nhanh nhẹn
          Và có vẻ như không tin đối với “tôi yêu em”.

          Tôi yêu em bây giờ –
          Không vết nhơ, không mất mát
          Thế kỷ của tôi là bây giờ - tôi không cắt tĩnh mạch!
          Trong thời gian, trong sự tiếp tục, bây giờ -
          Tôi không thở bằng quá khứ và tương lai không cuồng nhiệt.

          Tôi bơi qua, lội qua và đi đến
          Với em – dù cho có bị chặt đầu!
          Với xích dưới chân và những quả cân trọng lượng
          Chỉ mong em đừng bắt ép gì nếu em nhầm lẫn
          Để sau “tôi đang yêu” tôi thêm vào “sẽ vẫn còn yêu”.

          Có cay đắng trong “tôi sẽ”, mới lạ lùng sao
          Chữ ký giả mạo và lỗ đục sâu
          Và khe hở rút lui để làm dự trữ
          Dưới tận đáy ly sâu nọc độc không màu.
          Và giống như điều sỉ nhục cho thì hiện tại
          Nghi ngờ “tôi đang yêu” ngay lúc này sao.

          Tôi nhìn giấc mơ Pháp
          Với đủ kiểu thời gian
          Nơi mà cả quá khứ lẫn tương lai đều khác.
          Tôi cảm thấy như đang bêu xấu mình
          Trước hàng rào ngôn ngữ tôi đành bất lực.

          Ái chà, sự khác biệt trong nhiều ngôn ngữ
          Không có vị trí – mà thất bại hoàn toàn
          Nhưng lối thoát cả hai đứa sẽ đi tìm.
          Tôi yêu em và trong những thời gian phức tạp –
          Và trong tương lai, và ở trong quá khứ này em.


          BÀI BALLAD VỀ TÌNH YÊU

          Khi dòng nước của cơn Đại hồng thủy
          Quay trở lại lần nữa với bến bờ
          Thì từ bọt của dòng nước xưa kia
          Tình yêu thoát lên bờ trong lặng lẽ
          Và tan trong không khí đến hạn kỳ
          Mà hạn kỳ thì có nhiều vô kể.

          Và hãy vẫn còn những người ngớ ngẩn
          Thở đầy căng cái thứ hỗn hợp này
          Họ không chờ hình phạt hay phần thưởng
          Mà chỉ nghĩ rằng hít thở vậy thôi
          Họ rơi vào nhịp thở không bằng phẳng
          Nhịp thở như vầy – nhịp thở chơi vơi.

          Tôi trải giường cho những kẻ đang yêu
          Để họ hát cả ngoài đời, trong mộng!..
          Tôi đang thở – nghĩa là tôi đang yêu!
          Tôi đang yêu – nghĩa là tôi đang sống!

          Và sẽ có nhiều giang hồ phiêu bạt:
          Xứ sở tình yêu, xứ sở mênh mông!
          Tình thử thách những hiệp sĩ của mình
          Cứ mỗi ngày vặn hỏi càng nghiêm khắc:
          Tình đòi hỏi chia ly và khoảng cách
          Không nghỉ ngơi, không cho ngủ cho yên.

          Nhưng không quay lại những kẻ điên cuồng
          Mà họ bằng lòng trả bằng mọi giá
          Sẵn sàng mạo hiểm cả cuộc đời mình
          Để cho không làm rách và để giữ
          Sợi chỉ thần tiên, sợi chỉ vô hình
          Mà người ta đã căng ra giữa họ.

          Tôi trải giường cho những kẻ đang yêu
          Để họ hát cả ngoài đời, trong mộng!..
          Tôi đang thở – nghĩa là tôi đang yêu!
          Tôi đang yêu – nghĩa là tôi đang sống!

          Nhưng có khối kẻ chết ngạt vì tình
          Gọi tình yêu nhưng chưa từng gọi đến
          Biết bao nhiêu trống vắng với tin đồn
          Nhưng tổng số này ngâm trong máu nóng.
          Còn ta đặt những ngọn nến đầu giường
          Thờ những kẻ chết mà chưa được nhận.

          Linh hồn họ trong cỏ hoa thơ thẩn
          Giọng nói rồi sẽ hòa nhập cùng nhau
          Và một nhịp thở cùng chung vĩnh viễn
          Thổn thức trên môi – khi họ gặp nhau
          Trên bến đò ngang run rẩy, trên cầu
          Và trên những ngã tư đời chật lắm.

          Cơn gió mát làm say người được chọn
          Quấn bàn chân, làm người chết hồi sinh
          Bởi vì rằng, nếu như bạn chưa từng
          Yêu – nghĩa là chưa thở và chưa sống.


          KHÚC CA VỀ NHÀ TIÊN TRI CASSANDRA

          Thành Tơ-roa lâu ngày bị bao vây
          Vẫn trở thành một pháo đài đứng vững
          Nhưng dân Tơ-roa đã không tin tưởng.
          Nếu không, đã còn cho đến ngày nay.

          Cô gái cuồng điên nhắc đi nhắc lại:
          “Ta thấy Tơ-roa sẽ cháy thành tro… “
          Nhưng người mục kích, nhưng nhà tiên tri
          Muôn đời nay bị thiêu trên lửa cháy.

          Trong cái đêm từ bụng con ngựa gỗ
          Cái chết đi ra (như có cánh bay)
          Trên đám đông hoảng loạn và cuồng si
          Ai đó kêu: “Lỗi lầm do phù thủy!”

          Cô gái cuồng điên nhắc đi nhắc lại:
          “Ta thấy Tơ-roa sẽ cháy thành tro… “
          Nhưng người mục kích, nhưng nhà tiên tri
          Muôn đời nay bị thiêu trên lửa cháy.

          Trong đêm hoảng lọan, trong cái chết này
          Khi lời dự báo trở thành hiện thực
          Giá mà đám đông tìm ra một phút
          Để trừng phạt cho cái thói quen này.

          Cô gái cuồng điên nhắc đi nhắc lại:
          “Ta thấy Tơ-roa sẽ cháy thành tro… “
          Nhưng người mục kích, nhưng nhà tiên tri
          Muôn đời nay bị thiêu trên lửa cháy.

          Kết cục giản đơn – dù bất thường, đáng giận:
          Một người Hy Lạp tìm ra Cassandra
          Nhưng dùng không như Cassandra, mà
          Như người chiến thắng giản đơn, nhàm chán.

          Cô gái cuồng điên nhắc đi nhắc lại:
          “Ta thấy Tơ-roa sẽ cháy thành tro… “
          Nhưng người mục kích, nhưng nhà tiên tri
          Muôn đời nay bị thiêu trên lửa cháy.
          #80
            cacbac 14.05.2010 14:59:57 (permalink)



            KHỞI THỦY LÀ LỜI...

            Khởi thủy là Lời khổ đau, buồn bã
            Sinh trong khổ đau sáng tạo hành tinh
            Những mảng lớn dứt ra từ đất liền
            Thành những hòn đảo khắp nơi đâu đó.

            Trôi khắp nơi không hàng, không cước phí
            Xuyên qua bao thời đại, hàng triệu năm
            Kẻ lang thang thay đổi cả dáng hình
            Nhưng giữ thiên nhiên và hồn lục địa.

            Khởi thủy là Lời, nhưng lời kết thúc
            Thủy thủ kéo nhau sống khắp trần gian
            Và họ theo những hòn đảo đi lên
            Gọi chúng là “tàu” là vì cái đẹp.

            Nhưng giữ bờ - tốt hơn là mánh khóe
            Những hòn đảo kia quay trở về chăng.
            Chúng có trật tự đặc biệt của mình
            Nhưng giữ luật và thanh danh lục địa.

            Liệu khoa học có tha cho sự song song
            Trong sự giải thích có phần tự tiện
            Nếu khởi thủy là Lời chốn trần gian
            Thì không nghi ngờ lời này là :biển”.


            KHÚC LÃNG MẠN

            Nàng xưa trắng trong như tuyết mùa đông
            Theo quyền phép, theo vết bẩn của chồn…
            Nhưng bức thư nàng giờ tay tôi đốt
            Tôi nhận ra một sự thật đau lòng.

            Tôi chưa nếm khổ đau – vì mặt nạ
            Nhưng bây giờ xong vũ hội hóa trang
            Vâng, lần này thì tôi thua đậm quá
            Hy vọng rằng đây là lượt cuối cùng.

            Tôi vẫn nghĩ rằng: sốt ruột chờ mong
            Dòng máu xấu chui vào ven, lan rộng
            Tôi vò thư, như bóp đầu con rắn
            Thấm qua ngón tay chất độc phụ tình.

            Khổ đau, hấp hối tôi chửa từng quen
            Cơn gió trái chiều không lau dòng lệ
            Sự hờn giận không xua đi bầy ngựa
            Bão tuyết không hề xóa những vết chân.

            Và như thế, tôi bỏ lại sau lưng
            Ở dưới bầu trời âm u màu xám
            Cẩm chướng trần truồng, ngất ngư hoa tím
            Và nước mắt hòa trộn với tuyết tan.

            Mátxcơva vào nước mắt không tin
            Không nhận gì, không có gì trao cả
            Cuộc đấu mới tôi bước vào vội vã
            Và như mọi khi, dự định thành công.


            VỀ CUỘC GẶP CỦA CHÚNG MÌNH

            Về cuộc gặp của chúng mình – ai đó nói
            Anh chờ em như người ta đợi thiên tai
            Rồi hai đứa lập tức sống chung ngay
            Không sợ gì hậu quả, dù nguy hại.

            Anh vội co quan hệ em với người
            Mặc áo, đi giày, lôi từ rác bẩn
            Nhưng kéo theo em một cái đuôi dài –
            Cái đuôi dài của những quan hệ ngắn.

            Rồi sau anh đánh những bạn bè em
            Anh với họ có điều gì khó chịu
            Mặc dù, có thể, là trong số đấy
            Có những chàng trai xuất sắc, tuyệt trần.

            Điều em đòi hỏi – anh làm mau mắn
            Cứ mỗi giờ lại muốn tối tân hôn
            Anh nhảy vào tàu tự tử - vì em
            Nhưng mà may, không được thành công lắm.

            Giá mà em cái năm đó đợi anh
            Khi người ta cho anh về “nhà nghỉ”
            Thì anh đã trộm cả bầu hoàn vũ
            Và hai ngôi sao ở điện Kremlin.

            Và thề rằng kẻ đê tiện cuối cùng
            Không uống rượu, dối gian – xin phụ bạc
            Anh tặng cho em Bolshoi nhà hát
            Đấu trường thể thao nhỏ bé cho em.

            Nhưng chưa sẵn sàng gặp gỡ bây giờ
            Anh sợ em, sợ những đêm hoan lạc
            Như người dân của những thành phố Nhật
            Sợ tái diễn cảnh kinh hoàng ở Hiroshima.


            TÔI YÊU PHỤ NỮ

            Tôi yêu phụ nữ và thích tán tỉnh
            Cứ mỗi ngày với người mới không thôi
            Còn thiên hạ lại cứ ưa truyền miệng
            Về những chuyện tình, ân ái của tôi.

            Có một hôm trên một con đường nhỏ
            Gần biển nên không phải chuyện đùa chơi
            Tôi đã gặp một người trong số họ
            Trên con đường đời sôi nổi của tôi.

            Nàng của tôi có tâm hồn rộng mở
            Và một tư chất hào phóng, thênh thang
            Nàng của tôi – có dáng hình tuyệt mỹ
            Nhưng trong túi tôi không có một đồng.

            Còn nàng cần nhẫn vàng làm quà tặng
            Ăn uống nhà hàng và tặng nước hoa –
            Đem đổi lại – một ít nhiều sung sướng
            Của dịch vụ nhưng còn lắm nghi ngờ.

            Nàng bảo tôi: “Vasya yêu mến
            Em trao anh thứ quí giá nhất đời!”
            Tôi trả lời: “Có một trăm rúp thôi
            Còn nếu hơn – cưa đôi cùng đứa bạn!”

            Phụ nữ giống như những con ngựa dữ
            Cắn liên hồi hàm thiếc, thở phì phì
            Có thể có điều gì tôi không rõ
            Nhưng nàng phật lòng nên vội bỏ đi.

            …Một tháng sau cơn xúc động dịu đi
            Một tháng sau tôi thấy nàng lại ghé
            Khi đó tôi có cảm giác như là
            Nàng đồng ý với giá mà tôi trả.


            MỖI CON NGƯỜI

            Mỗi con người với hờn giận của mình
            Thời gian trôi đi – người ta quên vội
            Nhưng nỗi buồn tôi – như tuyết vĩnh hằng
            Không hề tan chảy, không hề tan chảy.

            Không tan chảy, ngay cả trong mùa hạ
            Ngay giữa buổi trưa nóng bức, oi nồng
            Và tôi biết rằng: nỗi buồn như thế
            Đành mang theo mình suốt cả trăm năm.





            SAO KHÔNG NHƯ THẾ

            Sao không như thế? Dù dường như vẫn
            Vẫn bầu trời, lại vẫn một màu xanh
            Vẫn không khí ấy, vẫn nước, vẫn rừng
            Chỉ mình anh không về từ chiến trận.

            Giờ tôi không hiểu ai sai ai đúng
            Đã từng cãi nhau quên ngủ quên ăn
            Nhưng giờ đây tôi thấy thiếu vô cùng
            Khi anh không trở về từ chiến trận.

            Anh hát theo lỗi nhịp, thường im lặng
            Và anh thường xuyên nói chuyện lạc đề
            Không cho tôi ngủ, dậy lúc tinh mơ
            Nhưng hôm qua không về từ chiến trận.

            Không về chuyện ấy – giờ đây trống vắng
            Tôi bỗng nhận ra từng có hai người
            Giờ với tôi gió tắt lửa mất rồi
            Khi anh không trở về từ chiến trận.

            Như mùa xuân thoát ra từ tù hãm
            Khi tôi nhầm, buột miệng đã kêu lên:
            - Dành tớ hút với! – Câu trả lời: lặng im
            Anh hôm qua không về từ chiến trận.

            Người chết không bỏ ta cùng hoạn nạn
            Người ngã xuống – như những người lính canh
            Trời phản chiếu trong nước, trong rừng xanh
            Và những thân cây màu xanh đang đứng.

            Từng đủ chỗ hai người trong đất ấm
            Và thời gian trôi cho cả hai người
            Chỉ bây giờ khi còn lại mình tôi
            Ngỡ như tôi không về từ chiến trận.


            ĐÂU CÓ CHUYỆN GÌ ĐỂ NÓI VỚI EM

            Đâu có chuyện gì để nói với em!
            Em đằng nào cũng nói điều vớ vẩn
            Thà anh đi rủ bạn bè đánh chén
            Họ có nhiều ý nghĩ trọng đại hơn.

            Chuyện trò của họ nghiêm túc đàng hoàng
            Thí dụ như chuyện ai người uống giỏi.
            Bạn bè anh có tầm nhìn rộng rãi
            Từ rương hòm đến tiệm tạp hóa con.

            Chuyện của bọn anh thô kệch, thẳng thừng
            Mọi vấn đề giải quyết bằng chén rượu:
            Như tìm ở đâu mấy đồng còn thiếu
            Ai chạy đi mua rượu – nếu đủ tiền.

            Biết nghĩ gì cho em để thanh minh!
            Khi buổi sáng em cho anh kvas
            Trí tuệ chúng mình mỗi người mỗi khác
            Em cần nâng học vấn của mình lên!


            TA KHÔNG CẦN CỐT TRUYỆN

            Ta không cần cốt truyện và tình tiết
            Vẫn biết ra tất cả mọi điều mà.
            Tôi cho quyển sách trên đời hay nhất
            Là quyển sách luật hình sự của ta.

            Và nếu như hôm nào không ngủ được
            Hay gương mặt không có vẻ cồn cào
            Tôi mở bộ luật, bất kể trang nào
            Nhưng mà tôi không thể nào đọc hết.

            Tôi không khuyên bè bạn những lời khuyên
            Nhưng biết họ chiếm đoạt trong danh dự.
            Và tôi mới vừa đọc về chuyện ấy:
            Không dưới ba, và không quá mười lần.

            Những dòng giản đơn, bạn hãy nghĩ xem
            Có chuyện tình mọi quốc gia, thời đại
            Họ có quán ván, dài như dòng ấy
            Có đánh nhau, bài bạc lẫn dối gian.

            Giá trăm năm không thấy những dòng này
            Sau mỗi dòng tôi thấy từng số phận!
            Tôi mừng khi bài viết không đạt lắm
            Vì dù sao, có ai đó gặp may…

            Và con tim như con chim bị thương
            Khi tôi bắt đầu mở bài ra đọc
            Thì máu nóng rào rạt trên thái dương
            Như khi người ta đến nhà dọn rác.


            MỒ CHUNG

            Trên mồ chung không có tiếng khóc than
            Trên mồ chung không trồng cây thánh giá
            Những bó hoa, ai người mang đến đó
            Và luôn cháy lên ngọn lửa vĩnh hằng.

            Xưa ở đây đất nhô lên thành đống
            Còn bây giờ – những tấm đá hoa cương
            Ở nơi này không có số phận riêng
            Mà tất cả hòa chung cùng số phận.

            Thấy trong lửa này xe tăng cháy sáng
            Thành phố Smolensk cháy thành tro
            Cháy những ngôi nhà gỗ của nước Nga
            Nhà Quốc hội Đức và trái tim người lính.

            Bên mồ chung không có tiếng khóc than
            Đi đến đây chỉ những người mạnh mẽ
            Trên mồ chung không trồng cây thánh giá
            Nhưng phải đâu vì thế nhẹ lòng hơn?
            #81
              cacbac 14.05.2010 15:01:13 (permalink)



              GỬI MARINA

              Nếu anh giàu có như vua biển cả
              “Hãy bắt mồi!” – em kêu thế với anh
              Thế giới trên và dưới nước của mình
              Anh đổ hết ra không cần do dự.

              Nhà pha lê trên đồi – dành cho nàng
              Còn mình, như chó, lớn lên – trong xích.
              Những mạch nước nguồn của anh có bạc
              Và biết bao lớp sỏi cát có vàng!

              Nếu anh nghèo khổ, như chó – một mình
              Thì trong nhà anh, đem bóng em lăn
              Bởi vì em giúp cho anh, trời ạ
              Không cho ai tàn phá cuộc đời anh.

              Nhà pha lê trên đồi – dành cho nàng
              Còn mình, như chó, lớn lên – trong xích.
              Những mạch nước nguồn của anh có bạc
              Và biết bao lớp sỏi cát có vàng!

              Giá anh đem người khác so với em
              Dù treo cổ anh, dù đem xử bắn
              Hãy để ý cách của anh nhìn ngắm
              Em như người đẹp của Raphael.

              Nhà pha lê trên đồi – dành cho nàng
              Còn mình, như chó, lớn lên – trong xích.
              Những mạch nước nguồn của anh có bạc
              Và biết bao lớp sỏi cát có vàng!


              NẾN ĐƯỢC THẮP CHO TÔI

              Nến được thắp cho tôi cứ mỗi chiều
              Bóng hình em nhạt nhòa qua làn khói
              Tôi không muốn tin thời gian chữa khỏi
              Rằng theo thời gian, tất cả đi theo.

              Tôi không bao giờ còn có lặng yên
              Vì tất cả trong hồn – cho năm tới
              Em mang theo mình – thật không hiểu nổi
              Ra cảng biển, và sau đó – phi trường.

              Nến được thắp sáng cho tôi mỗi chiều
              Bóng hình em nhạt nhòa qua làn khói
              Tôi không muốn tin thời gian chữa khỏi
              Rằng theo thời gian, tất cả đi theo.

              Trong lòng tôi là sa mạc hoang tàn
              Chớ đứng trên cõi lòng tôi hoang vắng
              Chỉ những đoạn bài ca và mạng nhện
              Còn em đã mang tất cả theo mình.

              Nến được thắp cho tôi cứ mỗi chiều
              Bóng hình em nhạt nhòa qua làn khói
              Tôi không muốn tin thời gian chữa khỏi
              Rằng theo thời gian, tất cả đi theo.

              Điểm đến trong lòng không có đường đi
              Đào bới lên thì các người chỉ thấy
              Một vài nửa câu, nửa vời đối thoại
              Còn lại là chỉ Pháp với Paris.

              Nến được thắp cho tôi cứ mỗi chiều
              Bóng hình em nhạt nhòa qua làn khói
              Tôi không muốn tin thời gian chữa khỏi
              Rằng theo thời gian, tất cả đi theo.


              NẾU THÍCH

              Nếu thích thì – quá ít?
              Nếu đã yêu – quá nhiều?
              Nếu từ đầu mà biết
              Nếu mà biết được lâu!

              Em đâu, nghèo tưởng tượng
              Em đâu, lời dự phòng!
              Em dễ thương, âu yếm
              Chà, giá được yêu em!


              CHUYỆN ĐÃ TỪNG

              Chuyện đã từng – tôi yêu và đau khổ
              Chuyện đã từng – chỉ mơ ước về nàng
              Tôi bí mật thấy nàng trong giấc ngủ
              Trên ngựa trắng, như Amazonian.

              Để làm chi khôn ngoan những sách buồn
              Khi tôi có thể cúi hôn dấu vết
              Có điều gì, nữ hoàng bao mơ ước?
              Có điều gì, hạnh phúc quá mong manh?

              Hồn chúng tôi từng ngập giữa mùa xuân
              Những mái đầu chúng tôi bơi trong lửa
              Và buồn đau với nàng – thật xa xăm
              Và cứ ngỡ rằng sẽ không buồn nhớ.

              Thế mà giờ – thà áo quan chuẩn bị
              Cười ra nước mắt, khóc thiếu nguyên nhân
              Máu tê cứng vì băng giá vĩnh hằng
              Sống trong linh cảm chết vì nỗi sợ.

              Tôi hiểu rằng – không bao giờ hát nữa
              Tôi hiểu rằng – mơ mộng chẳng còn trông.
              Tháng ngày trôi theo dòng chỉ dối gian
              Sống với nàng – chỉ toàn là ảnh ảo.

              Tôi đem đốt hết bao nhiêu quần áo
              Bứt dây đàn, giải thoát khỏi mê man
              Không nô lệ cho hy vọng hão huyền
              Không thần tượng với những phường gian xảo.


              NỖI BẤT HẠNH

              Tôi mang nỗi bất hạnh của mình
              Đi trên băng giá của mùa xuân
              Băng giá tan, tâm hồn tôi tan nát
              Thành hòn đá và trôi dưới nước
              Mà bất hạnh – dù nặng vô cùng
              Đã mắc lại trên bờ mép sắc.

              Và bất hạnh kể từ ngày đó
              Đi tìm tôi khắp cõi trần gian
              Cùng với nỗi bất hạnh là tin đồn
              Rằng tôi đã không chết
              Mặt đất trần truồng cũng biết
              Chuyện về chim cút với cút con.

              Ai trong số họ đã nói
              Với quí ông đáng kính của tôi
              Ông ba hoa chuyện dưới đất trên trời
              Trong say mê không còn là mình nữa
              Và ông đến với tôi
              Tai họa và tin đồn đi theo từ đó.

              Quí ông đuổi kịp tôi
              Ôm chầm lấy trong vòng tay
              Nỗi bất hạnh ngồi bên cười đắc chí
              Nhưng ông đã không thể nào ở lại
              Tất cả chỉ có một ngày
              Còn nỗi bất hạnh thì lâu dài, mãi mãi.


              TÔI KHÔNG THỂ

              Đi ngang qua phụ nữ, tôi không thể
              Tôi kể bạn nghe chuyện Baba Yaga(*)
              Về cây chổi và nghề của bà ta
              Về cái đã có và chưa từng có.

              Chuyện bắt người qua đường đem nấu xúp
              Mà phần đông họ là những thanh niên
              Chuyện bí mật bay trong cối của mình
              Rồi khéo léo làm cho nhầm dấu vết.
              ____
              (*)Baba Yaga – là nhân vật dân gian của người Slavơ. Đấy là một bà phù thủy có tài làm yêu thuật và có thể bay trong cối.



              GIÃ BIỆT

              Những con tàu trên bến chuẩn bị ra đi
              Nhưng sẽ trở về, xuyên qua trời u ám.
              Chưa đầy nửa năm – và tôi xuất hiện
              Để rồi lại ra đi
              Để rồi lại ra đi sáu tháng.

              Tất cả quay về, trừ những người bạn tốt
              Những người yêu nhất, những phụ nữ thủy chung
              Tất cả quay về - trừ những người cần.
              Tôi không tin số phận
              Tôi không tin số phận, mà tin mình – còn ít hơn.

              Nhưng không hẳn thế, tôi muốn nghĩ rằng
              Nước cờ liều sắp tới đây hết mốt
              Tôi sẽ quay về, vì trong mơ ước, bạn bè thân.
              Tất nhiên, tôi sẽ hát
              Tất nhiên, tôi sẽ hát – chưa đến nửa năm.




              SÓNG THẦN

              Có một câu tục ngữ rất mỹ miều:
              Đừng thán phục chi bầu trời năm trước
              Đừng trở lại nơi từng là thiên đường
              Mà hãy đến nơi chưa từng có mặt!

              Ở nơi đó chỉ ta với thiên nhiên!
              Cả tin đồn cũng khó mà đến được.
              Ở nơi đó gặp ai là sóng thần
              Với bão tố trong lòng và trong óc.

              Yên lặng ở đây tiền không mua nổi
              Bè bạn bảo anh em sẽ quay về
              Em hành động trái với câu tục ngữ
              Đến cái nơi đã từng gặp bạn bè!

              Ở nơi này chỉ ta với thiên nhiên
              Ở đây tin đồn khó mà đến được
              Nơi này thỉnh thoảng vẫn có sóng thần
              Quét mọi thứ trong lòng và trong óc.

              Biển dịu êm nhưng đời không yên ả
              Máy rada tìm kiếm giữa trời xanh
              Sẽ báo động vì một điều gì đó
              Hoặc sẽ kêu lên: Chú ý – sóng thần!

              Giờ tôi nâng cốc để chúc bè bạn!
              Sóng thần – chỉ là con sóng vô tư
              Có những cái còn muôn phần khiếp đảm
              Và vui mừng hơn cả sóng thần kia.


              NẾU NHƯ

              Nếu như thể chất của tôi yếu đuối
              Thì chắc là tôi ổn định tinh thần
              Không đời nào theo đàn bà con gái
              Đồ uống có cồn không một gram!

              Nếu như thể chất của tôi khỏe mạnh
              Thì chắc là tôi sợ cả nghĩ suy
              Và có lẽ là thường xuyên tôi uống
              Nhưng theo đàn bà – không nửa bước, tôi thề!

              Nhưng nếu như tôi thường thường bậc trung
              Thì tôi biết làm gì đây cho phải?
              Tất nhiên tôi không thể không theo gái
              Không thể không dùng đồ uống có cồn!



              AI TRONG LÒNG CHỈ CÓ

              Ai trong lòng chỉ có một nỗi buồn lặng lẽ
              Làm bằng giấy bồi – thì quả nhẹ nhàng.

              Bạn biết không
              Có thể, người ta có lý
              Ai cười gằn, ai nghi hoặc và cười gằn
              Những lần kết hôn
              Sự nghiệp không sửa được –
              Cái gì đó hỏng, cái gì mất, và áo quần rách toạc.


              TRANG GIẤY TRONG BÌ THƯ

              Trang giấy trong bì thư đi rất chậm
              Thoát ra những dòng cuối cùng!
              Nhưng bởi vì đấy là Viễn Đông
              Đấy là Phương Đông, xa xôi lắm.

              Em chờ đợi mà không còn kiên nhẫn
              Một mẩu tin chỉ có mấy lời..
              Bọn anh ở đây đón buổi ban mai
              Sớm hơn tám tiếng.

              Những con tàu ở đây gào đến sáng
              Giữa bao la ầm ĩ của đại dương
              Không chỉ vì người ta gọi Thái Bình
              Biển ở đây quả là yên ả lắm.

              Em chờ đợi mà không còn kiên nhẫn
              Một mẩu tin chỉ có mấy lời..
              Bọn anh ở đây đón buổi ban mai
              Sớm hơn tám tiếng.

              Em đừng sợ chi những chuyện kể về
              Có vẻ như ở đấy là điểm cuối
              Phía sau hãy còn Sakhalin, còn sau đấy
              Là hành tinh tròn vành vạnh của ta.

              Em chờ đợi mà không còn kiên nhẫn
              Một mẩu tin chỉ có mấy lời..
              Bọn anh ở đây đón buổi ban mai
              Sớm hơn tám tiếng.

              Tất nhiên ở đây không phải thiên đường
              Nhưng thư từ quả là không chịu nổi
              Em thân yêu, em hãy mau đến với
              Vùng Viễn Đông – thì nơi đó rất gần!

              Thư hồi âm tới đây em sẽ nhận
              Một mẩu tin chỉ có mấy lời!
              Giá mà cùng em đón buổi ban mai
              Sớm hơn tám tiếng!


              THỜI BUỔI NÀY

              Thời buổi này quả vô cùng phức tạp
              Người đi qua đường… Anh ta là ai?
              Có thể đơn giản là một con người
              Mà cũng có thể là tên gián điệp!


              TÔI KHÔNG THỂ

              Tôi không thể không uống hay mộng mơ
              Câu thơ đến, và dâng cao ý tưởng
              Xin đừng phiền, hãy để cho sâu đậm
              Hãy để yên tôi suy nghĩ một giờ.


              SAU KHI CHẾT

              Sau khi chết cuộc đời không hề có.
              Điều này quả thực dối gian
              Đêm tôi nằm mơ thấy quỉ
              Từ địa ngục trốn lên.

              #82
                cacbac 14.05.2010 15:02:47 (permalink)


                Nikolay Alexeyevich Zabolotsky (tiếng Nga: Никола́й Алексе́евич Заболо́цкий, 7 tháng 5 năm 1903 – 14 tháng 10 năm 1958) – dịch giả, nhà thơ Nga.

                Tiểu sử:
                Nikolay Zabolotsky sinh ở Kazan. Bố là nhà nông học, mẹ là cô giáo trường làng. Thuở nhỏ sống ở làng Sernur (nay là nước cộng hòa Mari El). Năm 1920 học xong trung cấp ở Urzhum, Nikolay Zabolotsky lên Moskva và sau đó đến Petrograd học ngôn ngữ và văn học ở trường Đại học sư phạm. Tốt nghiệp Đại học sư phạm năm 1925. Năm 1926 vào quân đội và ra quân năm 1927. Cũng trong năm này Nikolay Zabolotsky cùng một số nhà thơ khác thành lập nhóm văn học – sân khấu OBERIUS (ОБЭРИУ (Объединение Реального Искусства – Thống nhất Nghệ thuật Hiện thực) tiếp tục truyền thống của phái Vị lai (Futurism).

                Năm 1929 in tập thơ đầu Столбцов và có được thành công ngoài sức tưởng tượng của Nikolay Zabolotsky. Tập thơ này cũng đã gây ra nhiều vụ xì-căng-đan trên các tờ báo. Tập thơ Стихотворения. 1926—1932 đã chuẩn bị xong bản thảo nhưng cuối cùng không in được vì bị phê phán là có những liên quan về chính trị. Điều này đã ảnh hưởng đến sáng tác của Zabolotsky một vài năm sau đó. Trong thập niên 1930 ông viết nhiều thơ và truyện cho thiếu nhi.

                Ngày 19 tháng 3 năm 1938 Nikolay Zabolotsky bị bắt giam vì tội tuyên truyền chống chính quyền Xô Viết. Bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và bị đày đi các trại cải tạo ở vùng Viễn Đông trong một thời gian dài nhưng Nikolay Zabolotsky cũng còn may mắn là chưa bị xử bắn như Boris Kornilov (chồng của nữ thi sĩ Olga Berggolts) và nhiều người khác. Đó là do dù bị chịu những cực hình tra tấn nhưng ông không thừa nhận sự buộc tội trong việc thành lập tổ chức phản cách mạng. Thời gian ở các trại cải tạo ông đã diễn ra thơ tiếng Nga hiện đại tác phẩm Bài ca về Binh đoàn Igor (Слова о полку Игореве) rất thành công, được đánh giá là bản dịch chính xác và hay nhất. Điều này cũng đã phần nào giúp ông được trả tự do và được trở về Moskva năm 1946. Cũng trong năm này ông được phục hồi hội viên Hội Nhà văn và được sống ở thủ đô Moskva.

                Dù phải nếm trải những đòn đau của số phận nhưng cuối cùng Nikolay Zabolotsky cũng đã biết cách gìn giữ được tài năng và trung thành với nghiệp văn chương cho đến hết cuộc đời. Ngoài sáng tác thơ, văn ông còn là một dịch giả xuất sắc, nổi tiếng với những bản dịch các nhà thơ Gruzia.

                Nikolay Zabolotsky mất ở Moskva.

                Tác phẩm:
                *Столбцы, 1929
                *Вторая книга, 1937
                *Стихотворения, 1948
                *Стихотворения, 1957
                *Стихотворения, 1959
                *Избранное, 1960
                *Стихотворения. Под общей редакцией Глеба Струве и Б. А. Филиппова. Вступительные статьи Алексиса Раннита, Бориса Филиппова и Эммануила Райса. Washington, D.C.-New York: Inter-Language Literary Associates, 1965.
                *Стихотворения и поэмы. М.-Л., Сов.писатель, 1965 (Б-ка поэта. Большая серия);
                *Избранные произведения в 2-х тт. М., Худож. литература, 1972;
                *Собрание сочинений в 3-х тт. М., Худож. литература, 1983—1984;
                *Вешних дней лаборатория. М., Молодая гвардия, 1987.


                Thư mục:
                *Тарусские страницы. Калуга, 1961;
                *Македонов А. Николай Заболоцкий. Л., Сов. писатель, 1968;
                *Лотман Ю. М. Н. Заболоцкий. Прохожий. — в кн.: Ю.Лотман. Анализ поэтического текста. Л., Просвещение, 1972;
                *Воспоминания о Заболоцком. М., Сов. писатель, 1977;
                *Заболоцкий Н. Н. Н. А. Заболоцкий после создания «Столбцов». — «Театр», 1991, № 11, с.153-160.
                *Заболоцкий Н. Н. «Жизнь Н. А. Заболоцкого». — М.: Согласие, 1998.
                *И. Лощилов. Феномен Николая Заболоцкого, Helsinki, 1997.
                *«И ты причастен был к сознанью моему…»: Проблемы творчества Николая Заболоцкого. М.: РГГУ, 2005.
                *Альфонсов В. Н. Заболоцкий и живопись // Альфонсов В. Н. Слова и краски. СПб., 2006.


                Một vài bài thơ:

                EM ĐÃ THỀ YÊU ANH

                Em đã thề yêu anh
                Cho đến ngày xuống mộ
                Hai chúng mình khi đó
                Trở thành thông minh hơn.

                Hai đứa hồi tâm lại
                Ta bỗng hiểu ra điều
                Rằng hạnh phúc đến cuối
                Sẽ chẳng có, em yêu.

                Con thiên nga chần chừ
                Trên mặt hồ sóng nước
                Nhưng thiên nga bây giờ
                Đang bơi vào bờ đất.

                Bây giờ lại cô đơn
                Mặt nước reo tí tách
                Một ngôi sao ban đêm
                Đang nhìn vào mắt nước.


                THÚ NHẬN

                Em yêu dấu, em làm cho mê đắm
                Một thuở kết hôn với gió ngoài đồng
                Cả người em tựa như ở trong cùm
                Người phụ nữ yêu thương và quý mến.

                Em chẳng vui mà cũng không buồn chán
                Tựa hồ như sa xuống tự trời đêm
                Em là bài ca đính hôn của anh
                Em là ngôi sao của anh cuồng loạn.

                Anh sẽ quì bên đầu gối của em
                Ôm đôi bàn chân một cách mãnh liệt
                Anh đem những dòng thơ, dòng nước mắt
                Để đốt lên vẻ cay đắng, dịu hiền.

                Cho anh xem gương mặt giữa trời đêm
                Cho đi vào đôi mắt đen u ám
                Vào đôi bờ mi phương Đông đen thẫm
                Và đôi bàn tay một nửa để trần.

                Sẽ chẳng bớt đi cái đã được thêm
                Sẽ lãng quên cái không thành hiện thực…
                Thì tại vì sao em khóc, người đẹp?
                Hay đấy chỉ là tưởng tượng hình dung?
                #83
                  cacbac 14.05.2010 15:04:08 (permalink)


                  Arseny Alexandrovich Tarkovsky (tiếng Nga: Арсений Александрович Тарковский, 25 tháng 6 năm 1907 – 27 tháng 5 năm 1989) – là dịch giả, nhà thơ Nga. Ông được coi là một nhà thơ lớn của Nga thế kỷ XX. Ông cũng là cha của đạo diễn phim nổi tiếng Andrei Tarkovsky.

                  Tiểu sử:
                  Arseny Tarkovsky sinh ở Elisavetgrad (nay thuộc tỉnh Kherson, Cộng hòa Ukraina). Bố làm việc ở ngân hàng nhưng tham gia vào các cuộc khởi nghĩa những năm 1880 nên bị đi tù 3 năm và sau đó bị đày đi vùng Sibêri. Khi được trở về Elisavetgrad ông cũng đi làm báo, viết bài cho các báo ở Elisavetgrad và Odessa.

                  Năm 1923 Arseny Tarkovsky đến Moskva ở với cô (chị của bố). Năm 1925 vào học trường viết văn và tốt nghiệp năm 1929. Thập niên 1920 vừa là cộng tác của báo Гудок, vừa học trường viết văn vừa sáng tác thơ, văn. Năm 1931 làm việc ở Đài phát thanh và viết một số vở kịch. Năm 1933 ông tập trung dịch thơ của các nhà thơ phương Đông và kết quả là đã để lại nhiều bản dịch thơ nổi tiếng của các nhà thơ Ả-rập, Gruzia, Armenia…

                  Thời kỳ Thế chiến II Arseny Tarkovsky làm ở tờ báo quân đội Боевая тревога nhưng không in thơ của mình mà chỉ đến ngày tròn 50 tuổi ông mới in ra. Hai mươi năm tiếp theo đó ông in 6 tập thơ: "Перед снегом" (1962); "Земле земное" (1966); "Вестник" (1969); "Стихотворения" (1974); "Зимний день" (1980); "Избранное" (1982).

                  Năm 1983 ông in tập Стихи разных лет gồm những bài thơ hay chưa từng in ở các tập trước đây. Cuốn sách cuối cùng От юности до старости của ông được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô tháng 11 năm 1989 (sau khi chết). Tháng 2 năm 2008 Hội đồng thành phố Moskva tuyên bố sẽ xây dựng xong bảo tàng về hai cha con Arseny và Andrei Tarkovsky và sẽ mở cửa vào năm 2011.

                  Tác phẩm:
                  *Перед снегом (1962)
                  *Земле — земное (1966)
                  *Вестник (1969)
                  *Волшебные горы (1978)
                  *Зимний день (1980)
                  *Избранное (полное прижизненное собрание стихотворений и переводов) (1982)
                  *Стихи разных лет (1983)
                  *От юности до старости (1987)
                  *Быть самим собой (1987)
                  *Благословенный свет (1993)
                  *Собрание сочинений в 3-х тт. (1991—1993)



                  Một số bài thơ:

                  MƯA ĐÊM

                  Đấy là chuyện về những giọt mưa rơi
                  Bay từ trong ánh sáng vào bóng tối.
                  Theo ý của cái lần đầu tiên ấy
                  Mình gặp nhau trong một buổi xấu trời.

                  Và chỉ những cầu vồng trong màn sương
                  Quanh những ngọn đèn lắt lay, mờ mịt
                  Chúng đã từng báo cho em biết trước
                  Một điều rằng thân thiết mối tình anh.

                  Về điều rằng mùa hè đã qua nhanh
                  Rằng cuộc sống âu lo và tươi sáng
                  Và dù em đã sống, nhưng ít lắm
                  Em hãy còn sống ít ở trần gian.

                  Những giọt mưa như nước mắt long lanh
                  Mưa trên gương mặt của em lấp lánh
                  Mà anh vẫn hãy còn chưa biết đến
                  Ta sẽ sống qua bao sự điên cuồng.

                  Anh nghe giọng nói của em xa xăm
                  Hai chúng mình không giúp gì nhau được
                  Mưa suốt đêm trên mái nhà gõ đập
                  Như ngày nào đã từng gõ suốt đêm.


                  ANH SỢ

                  Anh sợ là đã quá muộn màng
                  Để anh đi mơ về niềm hạnh phúc
                  Anh sợ là đã quá muộn màng
                  Nhoài người về phía của em
                  Xa lạ và tối đen như mực.

                  Anh đã từng biết cái đêm
                  Cái đêm tôi tăm, không ánh lửa
                  Và anh đã từng biết đến em
                  Không lặng yên và rất tươi trẻ
                  Trong những khi em chẳng có anh.

                  Anh từng biết, như bao người khác
                  Trong giờ muộn màng của nỗi buồn anh
                  Anh từng biết, như bao người khác
                  Đang nhìn vào đôi mắt rất đen
                  Những con mắt thật là tai ác.

                  Và trong cái đêm ghen tỵ của anh
                  Những gót giày của em gõ nhịp
                  Và trong cái đêm ghen tỵ của anh
                  Cơn ấm nồng đầu tiên ngây ngất
                  Thở dồn trên ngực của em.

                  Anh từng một thuở trẻ trung
                  Và em đến từ bao đêm ấy
                  Anh từng một thuở trẻ trung
                  Hiểu cái lạnh ngạt hơi đến vậy
                  Và nước lạnh mùa xuân trong máu của em.





                  GIÁ ĐƯỢC NHƯ NGÀY XƯA

                  Giá được như ngày xưa, từng kiêu hãnh
                  Thì anh đã bỏ lại em đến muôn đời.
                  Tất cả những gì không đáng mang theo
                  Và tất cả những gì không nên bỏ lại –
                  Vương quốc của anh giờ hai nửa chia đôi.

                  Thì anh sẽ nói rằng:
                  -Em mang đi theo mình
                  Một trăm lời hứa, một trăm ngày lễ
                  Một trăm lời. Cái này thì em có thể mang.

                  Chỉ còn lại cho anh lạnh lẽo bình minh
                  Và một trăm chuyến tàu đến muộn
                  Một trăm giọt mưa trên đường tàu điện
                  Một trăm ngõ, một trăm phố và một trăm
                  Giọt nước mưa chạy theo vết của em.

                  Từ sáng sớm, anh đợi từ hôm qua

                  Từ sáng sớm, anh đợi từ hôm qua
                  Em không đến – mọi người đoán thế
                  Em còn nhớ không, tiết trời khi đó?
                  Như ngày vui! Anh không mặc bành tô.

                  Hôm nay em đến, trời dành cho ta
                  Một ngày âm u rất là đặc biệt
                  Mưa, và đặc biệt là trong giờ chót
                  Chạy theo nhánh cành những giọt nước mưa.

                  Không có lời an ủi, không khăn để lau khô…


                  NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1935

                  Không quan trọng ngày lễ của tôi có màu xám hay màu đỏ
                  Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng trên cửa sổ luôn có hoa hồng
                  Không phải là sự biết ơn, mà tình cảm đủ đầy như thế
                  Trong cái ngày này tôi luôn có được thường xuyên.
                  Mà nếu tôi không đúng, thì hãy nói vì sao tôi lại cần
                  Sự yên lặng của cỏ hoa, tình bạn của những khu rừng nhỏ
                  Những mũi tên của cánh chim, và tiếng suối rì rào thỏ thẻ
                  Giống như lời tỏ tình của những người vừa điếc lại vừa câm?
                  #84
                    cacbac 14.05.2010 15:05:21 (permalink)


                    Mark Samoylovich Lisyansky (tíếng Nga: Марк Самойлович Лисянский, 13 tháng 1 năm 1913 – 30 tháng 8 năm 1993) – nhà thơ Nga, tác giả lời của nhiều bài hát nổi tiếng, trong đó có Bài ca chính thức của Thủ đô Nga (гимн столицы России).

                    Tiểu sử:
                    Mark Lisyansky sinh ở Odessa (nay là Cộng hòa Ucraina). Tuổi thơ sống ở thành phố Nikolaiev cho đến ngày học xong trung học. Những năm 1929 – 1932 làm thợ ở nhà máy đóng tàu Nikolaiev. Từ 1932 đến 1934 học ở trường Báo chí Moskva. Sau khi tốt nghiệp làm biên tập ở nhiều tờ báo của các tỉnh Ivanova, Yaroslavl… Năm 1940 xuất bản tập thơ đầu tiên Берег ở Yaroslavl.

                    Những năm Chiến tranh Vệ quốc Mark Lisyansky phục vụ trong quân đội. Đầu tiên làm trung đội trưởng tháo gỡ bom mìn, sau làm biên tập tờ báo Vào trận đánh vì Tổ quốc (В бой за Родину) và làm phóng viên chiến trường của nhiều tờ báo khác. Thơ viết ở chiến trường in trong các tập Моя земля, 1942; Фронтовая весна, 1942; От имени Черного моря, 1947.

                    Sau chiến tranh Mark Lisyansky sống ở Moskva. Ông là tác giả của các tập thơ: Моя земля, Золотая моя Москва, За весной весна, Такое время, За горами, за лесами, Спасибо… Ông cũng là tác giả phần lời của rất nhiều bài hát nổi tiếng từ thời chiến tranh cho đến tận ngày nay. Bài thơ Mát-xcơva của ta (Моя Москва) in ở tạp chí Thế giới mới năm 1941 được nhạc sĩ Isaak Dunayevsky phổ nhạc trở thành một biểu tượng của cuộc chiến chống phát xít xâm lược. Ngày 5 tháng 7 năm 1995 Hội đồng thành phố Moskva đã quyết định lấy bài hát này làm Bài ca chính thức của Thủ đô Nga.

                    Mark Lisyansky mất ngày 30 tháng 8 năm 1993 ở Moskva.

                    Một số bài thơ:

                    TÌNH YÊU LÀ GÌ?

                    Chúng mình chia tay trong ánh hoàng hôn
                    Còn buổi chiều như ngôi sao xa lắc.
                    Tình yêu là gì? Đó là gặp mặt
                    Đến tận cùng, suốt thế kỷ, muôn năm.

                    Con tàu đang bơi về chốn xa xăm
                    Không đi khỏi những bàn tay lưu luyến.
                    Bởi tình yêu không có bờ có bến
                    Bởi tình yêu không ly biệt cách ngăn.

                    Không hề có… Giã biệt! Chỉ tiếng vang
                    Của lời “giã biệt” nhắc đi nhắc lại!
                    Xa tình yêu không một ai đi khỏi
                    Không một ai đi khỏi được với tình.

                    Không ai, không gì thay thế được em
                    Anh và em – xa mà gần là thế.
                    Tình yêu là gì? Đó là gặp gỡ
                    Đến tận cùng, suốt thế kỷ, muôn năm.





                    MOSKVA CỦA TA
                    (Bài ca chính thức của Thủ đô Nga)

                    Thế gian này nhiều nơi đã từng đi
                    Từng ở rừng, trong chiến hào, công sự
                    Từng bị chôn sống đôi ba lần có lẻ
                    Từng yêu trong u sầu, từng hiểu biệt ly.

                    Nhưng ta quen tự hào về Mát-xcơva
                    Dù ở đâu ta vẫn luôn nhắc mãi:
                    Mát-xcơva thành phố vàng của ta
                    Thủ đô của ta, thủ đô yêu dấu!

                    Ta yêu những khu rừng nhỏ ngoại ô
                    Yêu những cây cầu trên sông thành phố
                    Yêu quảng trường của người – Quảng trường Đỏ
                    Và ta yêu tiếng chuông của đồng hồ.

                    Ở những thành phố, ở những vùng xa
                    Ta nghe tiếng về thủ đô yêu dấu
                    Mát-xcơva thành phố vàng của ta
                    Thủ đô của ta, thủ đô yêu dấu!

                    Ta nhớ về một mùa thu khốc liệt
                    Lê sáng bừng và tiếng rú xe tăng
                    Và tiếng thơm còn vọng mãi ngàn năm
                    Hai mươi tám người con anh dũng nhất.

                    Và kẻ thù không bao giờ có thể
                    Bắt cúi đầu nổi thành phố của ta
                    Mát-xcơva thành phố vàng của ta
                    Thủ đô của ta, thủ đô yêu dấu!

                    #85
                      cacbac 14.05.2010 15:07:50 (permalink)


                      Karolina Karlovna Pavlova (họ trước khi lấy chồng: Jänisch, tiếng Nga: Кароли́на Ка́рловна Па́влова - Каролина Павлова-Яниш)(10 tháng 7 năm 1807 – 2 tháng 12 năm 1893) – là nữ nhà thơ Nga gốc Đức.

                      Tiểu sử:
                      Karolina Pavlova sinh ở Yaroslavl. Bố là một giáo sư ngành y rất yêu hội họa và văn học. Karolina được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Từ nhỏ đã thông thạo 4 ngoại ngữ và nổi tiếng khắp Moskva là “một thiếu nữ tài năng và đa tài”. Năm 1825 Karolina Pavlova gặp nhà thơ Adam Mickiewicz ở Moskva. Hai người yêu nhau và định làm đám cưới nhưng bố của Karolina phản đối. Ông không muốn con gái mình kết hôn với nhà thơ nghèo lại đang theo đuổi chuyện chính trị (kêu gọi dân Ba Lan khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Nga hoàng). Sau đó Adam Mickiewicz rời Moskva và từ đó hai người không còn gặp nhau nữa. Mối tình này được thể hiện trong nhiều bài thơ của Karolina Pavlova. Sau này bà viết cho con trai của Adam Mickiewicz: “Hồi tưởng về tình yêu này là niềm hạnh phúc đối với tôi”.

                      Năm 1833 in cuốn Das Nordlicht… Proben der neueren russischen Literatur (Ánh sáng phương Bắc. Những hình ảnh của văn học Nga mới) ở Đức gồm các bản dịch thơ của Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Vasily Andreyevich Zhukovsky, Evgeny Abramovich Baratynsky, Anton Antonovich Delvig… và một số bài hát dân gian cùng với 10 bài thơ sáng tác bằng tiếng Đức. Năm 1835 đăng trên tạp chí Revue Germanique của Pháp bản dịch Die Jungfrau von Orléans của Friedrich Schiller ra tiếng Pháp. Năm 1839 bà xuất bản ở Paris cuốn Les preludes gồm các bản dịch thơ của các nhà thơ Nga và Anh, Đức sang tiếng Pháp.

                      Năm 1937 nhờ món tài sản thừa kế rất lớn của người cậu nên Karolina Pavlova mặc dù lúc nhan sắc đã không còn mặn mà nhưng vẫn cưới được nhà văn Nicolay Pavlov đang rất nổi tiếng lúc đó. Sau này chính Nicolay Pavlov đã thú nhận rằng “sai lầm lớn nhất trong đời là cưới vợ vì tiền”. Đến đầu thập niên 1850 thì cuộc hôn nhân này tan vỡ cùng với những vụ xì-căng-đan. Năm 1853 bà đi sang Đức rồi Pháp, Thụy Sĩ. Từ năm 1861 trở về Dresden sống thường xuyên, thỉnh thoảng mới về thăm nước Nga trong vài ngày. Karolina Pavlova mất ở Dresden, Đức.

                      Thư mục:
                      *Павлова К. Полное собрание стихотворений. М. — Л., 1964
                      *Павлова К. Стихотворения. М., 1985
                      *Файнштейн М.Ш. К.К.Павлова. — В кн.: Файнштейн М.Ш. Писательницы пушкинской поры. Л., 1989
                      *Кони А.Ф. К.Павлова. — В кн.: Кони А.Ф. Воспоминания о писателях. М., 1989

                      Một số bài thơ:

                      EM BÂY GIỜ CÓ SUY NGHĨ VỀ ANH

                      Em bây giờ có suy nghĩ về anh
                      Không lầm lỗi, dù có phần buồn bã!
                      Lòng em hướng về miền đất xa xăm
                      Về số phận đã từ lâu xa lạ.

                      Nhiều năm qua – và những ngày đau khổ
                      Và ngày vui chưa từng gặp một lần
                      Rất nhiều năm – và còn hơn thế nữa
                      Biến cố làm thay đổi em và anh.

                      Anh và em chia tay không như thế
                      Ta chia tay – thi sĩ, còn nhớ chăng?
                      Món quà hạnh phúc là do phận số
                      Mà, có thể là: có, có thể - không!

                      Ai đã từng có ảo ảnh màu hồng
                      Những giấc mơ cầu toàn và kiêu hãnh?
                      Ai từng ngăn lại phút giây xúc cảm
                      Ánh hoàng hôn, những ngọn sóng triều dâng?

                      Ai không bảo vệ? Sợ hãi, lặng câm
                      Trước thần tượng đã không còn uy tín?...


                      VỀ CÁI CŨ XƯA

                      Về cái cũ xưa, những gì đã chết
                      Ý nghĩ lặng câm đè nặng trong lòng
                      Trong cuộc đời tôi gặp bao cái ác
                      Và biết bao tình cảm đã xài hoang
                      Nhiều hy sinh cho mình không đúng lúc.

                      Tôi lại bước đi sau mỗi sai lầm
                      Mà lãng quên bài học đời nghiệt ngã
                      Tôi bất lực, lầm lẫn giữa đời thường
                      Tin vào nước mắt, nụ cười, lời nói
                      Trí tuệ không dứt được khỏi trái tim.

                      Và tâm hồn và số phận cứng đầu
                      Giữa những khổ đau đã giành phần thắng
                      Vào thành công tôi hãy còn tin tưởng
                      Như con bạc kiên nhẫn và đời chờ
                      Ngày hạnh phúc, tôi dõi theo ngày tháng.

                      Kho báu này tiếp theo kho báu khác
                      Tôi vứt ra mà chẳng thấy thành công
                      Những kẻ hạnh phúc, những kẻ ngồi gần
                      Nhìn bằng ánh mắt tham lam, ác độc
                      Liệu hồn kiên gan có đổi thay chăng?




                      Các nhà thơ của Thế kỷ bạc Nga: Georgy Chulkov, Mariya Petrovykh, Anna Akhmatova, Osip Emilyevich Mandelstam.

                      Mariya Sergeevna Petrovykh (tiếng Nga: Мари́я Серге́евна Петровы́х, 26 tháng 3 năm 1908 – 1 tháng 6 năm 1979) – là nữ nhà thơ và dịch giả Nga.

                      Tiểu sử:
                      Mariya Petrovykh sinh ở Norskii Posad, tỉnh Yaroslavl. Cậu ruột là giám mục giáo xứ Yaroslavl. Một người cậu khác cũng là giám mục và là nhà văn Thiên chúa giáo (nhiều lần bị chính quyền bắt và cuối cùng bị xử bắn trong cuộc Đại thanh trừng). Mariya Petrovykh biết làm thơ từ năm lên 6 tuổi. Từ năm 1922 lên sống ở thành phố Yaroslavl và thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt của các nhà văn địa phương. Năm 1925 lên Moskva học trường viết văn (cùng lớp với nhà thơ Arseny Tarkovsky) và tốt nghiệp năm 1930 tai khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Moskva (MGU).

                      Mariya Petrovykh làm quen với nhà thơ Boris Pasternak năm 1928, làm quen với Anna Akhmatova và Osip Mandelsstam năm 1933. Anna Akhmatova gọi bài thơ Назначь мне свиданье на этом свете (Hãy hẹn gặp em ở trên cõi đời) là “một kiệt tác thơ trữ tình trong những năm gần đây” (шедевром лирики последних лет). Mặc dù vậy, khi còn sống bà rất ít in thơ của mình thành tập riêng. Duy nhất chỉ một lần vào năm 1968 in tập Дальнее дерево ở Erevan.

                      Ngoài sáng tác thơ, Mariya Petrovykh còn dịch nhiều nhà thơ Armenia, Gruzia, Bulgaria, Ba Lan, Serbia, Séc, Do Thái, Ấn Độ… ra tiếng Nga. Năm 1970 được trao danh hiệu Nhà hoạt động Văn hóa của Armenia và đầu năm năm 1979 được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Armenia. Mariya Petrovykh mất ở Moskva.

                      Tác phẩm:
                      *Предназначенье. — М.: Советский писатель, 1983.
                      *Черта горизонта: стихи и переводы. Воспоминания о М. Петровых. — Ереван, 1986.
                      *Избранное. — М., 1991.
                      *Домолчаться до стихов. — М., 1999.
                      *Прикосновение ветра. — М., 2000.


                      Thư mục:
                      *Мкртчян Л. Поэт // Петровых М. Дальнее дерево. — Ереван: Айастан, 1968. — С. 3-15.
                      *Арс. Тарковский. Тайна Марии Петровых.
                      *Мкртчян Л. Так назначено судьбой. Заметки и воспоминания о Марии Петровых. Письма Марии Петровых. — Ереван, Изд-во РАУ, 2000.

                      Một số bài thơ:

                      HÃY HẸN GẶP EM

                      Hãy hẹn gặp em
                      ở trên cõi đời.
                      Hãy hẹn gặp em
                      trong thế kỷ hai mươi.
                      Thiếu tình yêu của anh em khó thở.
                      Anh hãy gọi em, hãy xem, hãy nhớ
                      Hãy hẹn gặp em
                      ở thành phố phương nam
                      Nơi những ngọn gió
                      thổi theo đồi vòng quanh
                      Nơi biển xanh quyến rũ
                      bằng con sóng bảy sắc cầu vồng
                      Nơi mà con tim chưa biết đến
                      một tình yêu đơn phương.
                      Anh hãy nhớ về lần gặp đầu tiên
                      Khi hai đứa theo vùng ven rảo bước
                      Giữa những ngôi nhà san sát
                      theo những nhánh đường hẹp
                      Và dân ở đây không nói giọng Nga
                      Phong cảnh nơi này tiều tụy, hoang sơ
                      Nhưng anh có nhớ, ngay cả trong hố rác
                      Những chai lọ thủy tinh và hộp sắt
                      cũng lấp lánh như kim cương
                      Ngỡ như ta mơ về điều gì đó tuyệt trần
                      Con đường nhỏ leo lên trên miệng vực…
                      Anh có nhớ chăng nụ hôn
                      nụ hôn dưới trời xanh?...
                      Em không nhớ gì con số
                      nhưng kể từ ngày ấy
                      Anh trở thành không khí và ánh sáng đối với em.
                      Hãy để tháng năm quay trở lại cho nhanh
                      Và mình sẽ gặp lại nhau trên phố Lựu…
                      Hãy hẹn gặp em ở chốn trần gian
                      Trong con tim ấm nồng và bí ẩn của anh
                      Như ngày xưa hai chúng mình
                      sẽ bước ra gặp gỡ.
                      Một khi ta còn thở
                      Một khi ta còn nghe
                      Một khi ta còn nhìn
                      Thì qua lời nức nở
                      Em cầu khẩn anh:
                      hãy hẹn với em ngày gặp gỡ!
                      Anh hãy hẹn gặp với em
                      dù chỉ trong phút chốc
                      Trên quảng trường người chật
                      dưới cơn bão mùa thu
                      Em khó thở, em xin người cứu vớt…
                      Dù chỉ là trong giờ phút lâm chung
                      Hãy hẹn gặp em bên đôi mắt màu xanh!


                      TRÊN ĐỜI CÓ MỘT ĐIỀU TỐT ĐẸP

                      Trên đời có một điều tốt đẹp –
                      Là trao hết mình và quên
                      Trao và xóa sạch không còn dấu vết.
                      Trên đời có con đường thành công:
                      Là sống vô tư như dòng nước
                      Dòng nước trẻ trung, trong suốt
                      Tồn tại mà chẳng nhọc lòng
                      Dòng nước này và là dòng nước khác
                      Sinh sôi nảy nở thường xuyên.

                      #86
                        cacbac 14.05.2010 15:09:50 (permalink)


                        Yaroslav Vasilyevich Smelyakov (tiếng Nga: Яросла́в Васи́льевич Смеляко́в, 26 tháng 12 năm 1912 (lịch mới: 8 tháng 1 năm 1913) – 21 tháng 11 năm 1972) – là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả Nga Xô Viết.

                        Tiểu sử:
                        Yaroslav Smelyakov sinh ở thành phố Lutsk (nay là Ukraina) trong một gia đình công nhân đường sắt. Tuổi nhỏ sống ở làng quê, sau chuyển đến Moskva. Năm 1931 tốt nghiệp trường trung học in và làm việc tại nhà máy in. Bắt đầu đăng thơ ở các tờ báo tường được các nhà thơ Mikhail Arkadyevich Svetlov, Eduard Bagritsky chú ý. Năm 1932 in tập thơ đầu Работа и любовь do chính ông tự tay xếp chữ ở nhà in. Năm 1934 do lời buộc tội không có căn cứ đã bị bắt đi cải tạo đến năm 1937. Tiếp đến là một số năm làm việc ở một số tờ báo.

                        Thời kỳ thế chiến II Yaroslav Smelyakov làm lính trơn, chiến đấu tại mặt trận Karenlia, bị bắt làm tù binh ở Phần Lan và đến năm 1944 mới được ra tù. Sau chiến tranh ông lại bị bắt đi cải tạo một lần nữa. Chỉ đến năm 1956 mới được hưởng ân xá. Cũng trong năm này ông in câu chuyện thơ Строгая любовь viết về thế hệ trẻ thập niên 1920 được thừa nhận là một tác phẩm xuất sắc. Năm 1959 xuất bản tập thơ Разговор о главном và năm 1967 tập День России trở thành một hiện tượng thơ ca, được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Ngoài thơ ông còn viết phê bình và dịch các nhà thơ của các nước cộng hòa khác ra tiếng Nga.

                        Ngoài giải thưởng Nhà nước ông còn được tặng 3 huân chương khác của Nhà nước Liên Xô. Yaroslav Smelyakov mất ngày 21 tháng 11 năm 1972 ở thủ đô Moskva.

                        Tác phẩm:
                        *Работа и любовь, 1932
                        *Строгая любовь, 1956)
                        *Разговор о главном, 1959
                        *День России (1967; Гос. премия СССР)
                        *Товарищ Комсомол, 1968
                        *Молодые люди, 1968
                        *Мое поколение, 1973
                        *Служба времени, 1975


                        Thư mục:
                        *Дементьев В., Ярослав Смеляков. Сильный, как терн, М., 1967;
                        *Рассадин Ст., Ярослав Смеляков, М., 1971;
                        *Урбан А., Открывая книгу стихов, "Звезда", 1975, № 1.

                        Một số bài thơ:

                        NGƯỜI GIỜ ĐÃ XA XĂM

                        Đấy là người phụ nữ
                        Người phụ nữ khi mà tôi
                        Đã quên đi về những gì cay đắng
                        Thì người nhẹ nhàng mang theo gánh nặng
                        Của tình yêu và của nỗi buồn tôi.

                        Ngọn gió với chiếc áo màu vàng đùa chơi
                        Nhưng trông nàng ngay ngắn và chững chạc
                        Trong trẻo và tinh khiết
                        Tôi ngỡ nàng bây giờ là vợ của tôi!

                        Bàn tay hất mái tóc một cách lơ đãng
                        Đôi mắt không nhìn xuống
                        Nàng bước đi trên đường
                        Như mùa thu vừa sang
                        Như cơn giống mùa hè bất ngờ ập đến.

                        Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng
                        Rằng đã từng sống gần nhau nhiều năm
                        Với những công việc lăng xăng và bận rộn
                        Khi đó tôi đã không nhìn ngắm
                        Bằng ánh mắt tỉnh táo để mà xem!

                        Hãy tha thứ cho tôi vì những quở trách đáng thương
                        Vì ngọn lửa phát bùng một cách vô lý
                        Vì những dòng thơ không hề suy nghĩ
                        Hỡi người đẹp của tôi giờ đã xa xăm.


                        NGÀY XỬA NGÀY XƯA

                        Ngày xửa ngày xưa khi chưa sinh thành
                        Anh đã biết em, đã yêu, đã đợi
                        Anh nghĩ ra em, khát khao hướng tới
                        Em là nỗi buồn, lý tưởng của anh.

                        Và em đến, nghe được nỗi chờ mong
                        Biết được anh đã yêu từ trước đó
                        Giống như hồi tưởng của thời thơ bé
                        Từ thẳm sâu xa vắng của thời gian.

                        Tin chắc rằng đấy hình bóng của anh
                        Được tạo bởi một nỗi buồn hành hạ
                        Không phải em – người anh đang ngắm nghía
                        Mà trò chơi của ý nghĩ vô tình.

                        Anh cám ơn sự tập luyện can trường
                        Vì ý nghĩ của em, vì tất cả
                        Vì tất cả những gì mà em
                        Không chỉ là sự hiện thân nô lệ
                        Không chỉ bản sao của ước mơ anh.

                        Với đầy đủ sức mạnh của tinh thần
                        Em xa xôi với những gì dối trá
                        Như ánh chớp của những tinh cầu giả
                        Rất cách xa đời thực của hành tinh.

                        Và bây giờ anh đang đứng trước em
                        Rất trinh bạch và chân thành đến vậy
                        Đến muôn đời anh bị chinh phục bởi
                        Vẻ đẹp dịu dàng say đắm của nhân gian.

                        Người mộng mơ đừng xét đoán gì anh:
                        Anh hôm nay mừng cho hai người đó
                        Rằng cuộc đời này đã, đang và sẽ
                        Cao hơn nhiều những tưởng tượng của anh.
                        #87
                          cacbac 14.05.2010 15:12:03 (permalink)


                          Leonid Nickolayevich Martynov (tiếng Nga: Леони́д Никола́евич Марты́нов, 9 tháng 5 năm 1905 – 21 tháng 6 năm 1980) – nhà thơ, nhà văn, dịch giả Nga, được coi là một trong những nhà thơ lớn của Nga thế kỷ XX.

                          Tiểu sử:
                          Leonid Martynov sinh ở Omsk. Bố làm công nhân đường sắt, mẹ là giáo viên trường làng. Bản thân Martynov chưa học hết phổ thông trung học nhưng từng làm phóng viên của nhiều tờ báo. Năm 1921 in những bài thơ đầu tiên trên một số tờ báo địa phương. Năm 1930 in cuốn văn xuôi đầu tiên. Năm 1932 đưa bản thảo đến nhà in cuốn “Câu chuyện về yêu và ghét trong những năm đầu cải tổ xã hội chủ nghĩa” nhưng không được in và bản thảo bị thất lạc. Cũng trong năm 1932 bị bắt vì tội tuyên truyền chống cách mạng và bị đi miền Bắc cải tạo 3 năm. Nói là cải tạo nhưng ông cũng được phép làm ở tờ báo của tỉnh Vologda và ở đây ông đã cưới được vợ.

                          Năm 1939 in cuốn thơ đầu tiên Стихи и поэмы (Thơ và trường ca) và trở nên nổi tiếng sau khi in cuốn sách này. Năm 1942 được kết nạp vào Hội Nhà văn. Năm 1943 gia nhập vào một trường bộ binh nhưng vì lý do sức khỏe nên không phải ra trận mà chỉ ngồi viết sách lịch sử của trường. Từ năm 1946 ông chuyển về sống ở Moskva.

                          Ngoài sáng tác ông còn dịch nhiều nhà thơ nổi tiếng của thế giới. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và trở thành những bài hát nổi tiếng. Leonid Martynov ba lần được tặng huân chương Lao động trong các năm 1964, 1971 và 1975, Giải thưởng Nhà nước của Liên bang Nga năm 1966, Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1974. Ông mất ở Moskva năm 1980. Ở thành phố Omsk người ta đã dựng tượng ông và có một con đường, một thư viện mang tên ông. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt

                          Tác phẩm:
                          Thơ và văn xuôi:
                          *Грубый корм, или Осеннее путешествие по Иртышу: [Очерки] — М.: Федерация, 1930.
                          *Стихи и поэмы. Омск: Областное издательство, 1939.
                          *Крепость на Оми: [Очерки]. — Омск: Омское областное государственное издательство, 1939 (на обложке: 1940).
                          *Поэмы. Омск: Государственное издательство, 1940.
                          *Поэмы. М.: Сов.писатель, 1940.
                          *Мы придем: Книга стихов. Омск: Областное государственное издательство, 1942.
                          *Жар-цвет: Книга стихов. Омск: Областное государственное издательство, 1944.
                          *Лукоморье: Книга стихов. — М.: Советский писатель, 1945.
                          *Эрцинский лес: Книга стихов. — Омск: ОмГИЗ, 1945 (на обложке: 1946).
                          *Стихи. — М.: Молодая гвардия, 1955.
                          *Лирика: Книга стихов. — М.: Советский писатель, 1958.
                          *Стихотворения. — М.: Художественная литература, 1961 (Серия «Библиотека советской поэзии»).
                          *Первородство: Книга стихов. — М.: Молодая гвардия, 1965.
                          *Сочинения: В 2-т. — М.: Художественная литература, 1965.
                          *Людские имена: Книга стихов. — М.: Молодая гвардия, 1969.
                          *Гиперболы: Книга стихов. — М.: Современник, 1972.
                          *Во-первых, во-вторых и в-третьих: Книга стихов. — М.: Молодая гвардия, 1972.
                          *Воздушные фрегаты: Книга новелл. — М.: Современник, 1974.
                          *Пути поэзии: Книга стихов. — М.: Советская Россия, 1975.
                          *Земная ноша: Книга стихов. — М.: Современник, 1979.
                          *Собрание сочинений: В 3 т. — М.: Художественная литература, 1976—1977.
                          *Узел бурь: Книга стихов. — М.: Современник, 1979.
                          *Золотой запас: Книга стихов. — М.: Советский писатель, 1981.
                          *Черты сходства: Новеллы. — М.: Современник, 1982.
                          *Стихотворения и поэмы. — Л.: Советский писатель, 1986 (Библиотека поэта. Большая серия).
                          *Дух творчества: Стихотворения, поэмы. — М.: Русская книга, 2000.
                          *У дверей вечности: Стихотворения. — М.: ЭКСМО-Пресс, 2000.
                          *«Буря календарь листала…» М.: Молодая гвардия, 2005.
                          *Дар будущему: Стихи и воспоминания / Сост. Г. А. Сухова-Мартынова, Л. В. Сухова. — М.: Вече, 2008.

                          Dịch thuật:
                          *Такташ Х. Стихи/Пер. с татар. Л. Мартынова. М., 1948.
                          *Мадач Имре. Трагедия человека: Пьеса/Пер. с венг. Леонида Мартынова. М., 1964.
                          *Поэты разных стран: Стихи зарубежных поэтов в переводе Леонида Мартынова. — М.: Прогресс, 1964. (Серия «Мастера поэтического перевода», вып.2).
                          *Такташ Х. Письма в грядущее: Стихотворения и поэмы/Пер. с татар. Л. Мартынова. Казань, 1971.
                          *Ади Э. Стихи/Пер. с венг. Леонида Мартынова. М., 1975.
                          *Межелайтис Э. Голос/Стихи в пер. Л. Мартынова. Вильнюс, 1977.
                          *Вёрёшмарти М. Чонгор и Тюнде: Пьеса-сказка/Пер. с венг. Л. Мартынова. М., 1984.

                          Sách viết về nhà thơ:
                          *Сын Гипербореи: Книга о поэте. Омск: Инкомбанк, 1997.
                          *Сухова-Мартынова Г. А. Воспоминания о Леониде Мартынове. М.: Советский писатель, 1989.
                          *Шайтанов И. О. Леонид Мартынов / Художественные поиски и традиции в современной поэзии //Русская литература XX века. Под ред. В. В. Агеносова. 11 кл. Ч.2. М.: Дрофа, 2007.
                          *Поварцов С. Над рекой Тишиной. Омск: Омское книжное издательство 1988.
                          *Красников Г. Н. Время собирать камни мироздания (Вступительная статья) / Л.Мартынов. Буря календарь листала. М., Молодая Гвардия, 2005.

                          Một số bài thơ:



                          ANH YÊU EM

                          Cánh buồm của anh
                          Vá chặp vá đùm
                          Nhưng nó phục vụ cho con thuyền chăm chỉ.
                          Anh yêu em
                          Quan trọng gì già hay trẻ
                          Nếu như anh yêu em!

                          Có thể
                          Còn lại anh và em
                          Chỉ anh và em trên thực tế
                          Anh yêu em là để
                          Biển nổi sóng, dù vẫn lặng theo thời gian.

                          Và mây đen giữa trời xanh
                          Và dây rợ
                          Cót két kêu lên.
                          Nhưng em là chủ con thuyền –
                          Chỉ em.
                          Và không có gì hay hơn nữa
                          Rằng anh yêu em!


                          SỰ DỊU DÀNG

                          Em giờ úa vàng, còn anh tê tái
                          Sẽ không hay ta gặp gỡ lúc này
                          Chỉ sự dịu dàng ngày trước quên ở đây
                          Đã buộc anh đánh đường quay trở lại.

                          Anh vào nhà, không chào hỏi, kêu vang:
                          - Người gác ngủ, cửa nhà em đang mở
                          Anh không doạ gì đâu, em đừng sợ
                          Chỉ xin em trả lại sự dịu dàng.

                          Anh mang lên gác thượng, vào bóng đêm
                          Nơi bầy chuột trong đôi giày lót ổ
                          Anh mang lên gác sự dịu dàng xưa cũ
                          Để trẻ bơ vơ không thể đi tìm.


                          XƯA Ở NƯỚC NGA

                          Xưa ở nước Nga hoa súng nở trên đầm
                          Nơi vẫn đang mơ màng những con cá giếc
                          Bạn xuống tắm. Và bỗng nhiên cá giếc
                          Có vẻ như từ dưới đáy nổi lên.

                          Và bạn hỏi hoa súng trong bóng đen:
                          “Này hoa! Mày có điên không đấy!
                          Thế, nếu như ta đưa tay ra hái?”
                          “Hái đi. Đừng sợ, Ta sẽ hồi sinh!”

                          Hoa súng nhọc nhằn – lên đến đỉnh.
                          Hoa kia muốn trở thành bình
                          Dù là chiếc bình không lớn
                          Nhưng với linh hồn người trần gian.

                          Tất cả được bắt đầu
                          Từ cái chết
                          Và khi đó sẽ rõ ràng
                          Ai với ai thân thiết
                          Ai với ai giao thiệp
                          Quê hương có tự hào về anh.
                          Và tất cả trở nên sáng tỏ hơn
                          Ai chân lý, ai phù vân
                          Ai nô lệ, ai biết…
                          Còn nếu tất cả kết thúc bằng cái chết
                          Thì chẳng có chi để bắt đầu!
                          #88
                            cacbac 14.05.2010 15:14:57 (permalink)


                            Nikolay Nikolaevich Aseyev (tiếng Nga: Никола́й Никола́евич Асе́ев, 27 tháng 6 năm 1889 – 16 tháng 7 năm 1963) – nhà thơ Nga Xô Viết.

                            Tiểu sử:
                            Nicolay Aseyev sinh ở Lgov, tỉnh Kursk. Thời nhỏ sống với ông nội, là một người yêu thích dân ca, truyện cổ tích và kể chuyện rất hay. Tốt nghiệp trường trung học ở Kursk năm 1907. Học Đại học Thương mại Moskva trong các năm 1909 – 1912. Ngoài ra ông còn dự các khóa học ngôn ngữ ở Đại học Quốc gia Moskva và Đại học Tổng hợp Kharkov. Từ năm 1908 bắt đầu in bài ở các tạp chí Весна, Заветы, Проталинка. Một thời gian làm thư ký tòa soạn của tạp chí Русский архив. Từ năm 1922 chuyển về Moskva và sống ở đây cho đến cuối đời.

                            Nicolay Aseyev bắt đầu như một nhà thơ theo phái hình tượng. Tập thơ đầu tiên Sáo đêm (Ночная флейта) mang đậm hơi thở của trường phái thơ này. Từ năm 1914, Nicolay Aseyev cùng với Sergey Bobrov và Boris Pasternak là những nhà thơ chủ đạo của nhóm Trung tâm (Центрифуга). Nicolay Aseyev cũng thường xuyên trao đổi về thơ ca với Vladimir Mayakovsky và chịu sự ảnh hưởng của nhà thơ này. Từ năm 1923 ông tham gia nhóm Phái tả (ЛЕФ).

                            Ngoài thơ, Nicolay Aseyev còn viết các bài về lịch sử thơ Nga, thơ thiếu nhi và dịch thuật. Ông là người dịch thơ của Chủ tịch Mao Trạch Đông ra tiếng Nga. Nicolay Aseyev được tặng Giải thưởng Stalin, Huân chương Lenin và Huân chương Cờ đỏ. Ông mất ngày 16 tháng 7 năm 1963 ở Moskva.

                            Tác phẩm:
                            *Ночная флейта: Стихи. / Предисл. и обл. С. Боброва. — М.: Лирика, 1914. — 32 с.
                            *Зор. / Обл. М. Синяковой. — М.: Лирень, 1914. — 16 с.
                            *Леторей: Кн. стихов / Обл. М. Синяковой. — М.: Лирень, 1915. — 32 с.
                            *Ой конин дан окейн! Четвёртая кн. стихов. — М.: Лирень, 1916. — 14 с.
                            * Оксана. — М.: Центрифуга, 1916. — 88 с.
                            *Бомба. — Владивосток: Вост. трибуна, 1921. — 64 с.
                            *Аржаной декрет. — М.: Гиз, 1922. — 20 с.


                            Thư mục:
                            *Асеев Н. Собрание сочинений, тт. 1-5. М., 1963-1964
                            *Молдавский Д. Николай Асеев. М. — Л., 1965
                            *Карпов А. Николай Асеев. М., 1969
                            *Воспоминания о Николае Асееве. М., 1980
                            *Смола О. Лирика Николая Асеева. М., 1980
                            *Шайтанов И. В содружестве светил: Поэзия Николая Асеева. М., 1985
                            *Мешков Ю. Николай Асеев: Творческая индивидуальность и идейно-художественное развитие. Свердловск, 1987

                            Một số bài thơ:

                            NHỮNG DÒNG GIẢN DỊ

                            Anh không thể nào sống chẳng có em!
                            Không có em, ngày mưa – là hạn hán
                            Không có em trời nắng – anh lạnh cóng.
                            Không có em – Mátxcơva hóa rừng hoang.

                            Không có em – một giờ bằng cả năm
                            Giá mà được đem thời gian băm nhỏ
                            Và thậm chí, lòng anh đây cứ ngỡ
                            Bầu trời xanh là đá – nếu không em.

                            Không điều gì anh muốn biết đâu em –
                            Sức mạnh của thù, yếu hèn của bạn
                            Và chẳng có điều chi anh trông ngóng
                            Ngoài tiếng bước chân quí giá của em.



                            MÙA HÈ ĐANG VỀ CUỐI

                            Mùa hè đang về cuối
                            Những bông hoa ửng hồng
                            Ánh sáng giờ ít hơn
                            Đang về gần bóng tối.

                            Nhưng tia sáng vầng dương
                            Không thuộc quyền bóng tối
                            Mình vẫn như ngày ấy
                            Cháy bỏng và chân thành.


                            ROMEO VÀ JULIET

                            Hỡi những con người đáng thương, tội nghiệp!
                            Cuộc sống thiếu thơ cuộc sống thật buồn
                            Thiếu khúc dạo đầu, cảm giác hõa huyền
                            Sống trong thế giới chỉ toàn máy móc.

                            Thiếu lung linh của muôn loài hoa cỏ
                            Thiếu ngàn hoa lấp lánh, sáng long lanh
                            Thiếu ngất ngư khoan khoái của mùi hương
                            Từ những cái miệng con thơ rộng mở.

                            Xin các người hãy mở mắt cho rộng
                            Hãy để ý hơn và hãy lắng nghe
                            Thế gian có bao nhiêu thứ diệu kỳ
                            Mà cuộc sống xung quanh ta ban tặng.

                            Đấy là tia nắng đầu tiên ve vuốt
                            Những giọt sương trên lá cỏ và hoa –
                            Cuộc tranh luận về họa mi, sơn ca
                            Muôn đời của Romeo và Juliet.



                            <img alt="" src="http://img.encyc.yandex.net/illustrations/krugosvet/pictures/1/14/1006754-A00021E5.jpg">

                            Eduard Georgevich Bagritsky (tiếng Nga: Эдуа́рд Гео́ргиевич Багри́цкий, họ thật là Dzyubin, 22 tháng 10 năm 1895 – 16 tháng 2 năm 1934) – nhà thơ, dịch giả, nhà viết kịch Nga.

                            Tiểu sử:
                            Eduard Bagritsky sinh ở Odessa, trong một gia đình tư sản Do Thái với truyền thống tôn giáo rất nghiêm khắc. Bố mẹ muốn Eduard trở thành một kỹ sư hay bác sĩ nhưng Eduard thì lại mê say chất nghệ sĩ từ nhỏ. Từ năm 1915 lấy bút danh Eduard Bagritsky và bút danh tên phụ nữ Nina Voskresenskaya, bắt đầu in thơ trên các báo, tạp chí ở Odessa và trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất trong số những nhà thơ trẻ của Odessa, những người sau này đã trở thành những nhà thơ, nhà văn lớn của Liên Xô như Semen Isaakovich Kirsanov, Vera Mikhaylovna Inber, Yuri Olesha…

                            Năm 1918 tình nguyện gia nhập Hồng quân, làm chính trị viên và viết nhiều thơ tuyên truyền trong thời kỳ Nội chiến. Sau chiến tranh làm việc tại chi nhánh điện báo Nga ở Ukraina. In ở các báo và tạp chí Odessa với các bút danh: “Некто Вася”, “Нина Воскресенская”, “Рабкор Горцев”.

                            Năm 1925 Bagritsky đến Moskva, trở thành thành viên của nhóm văn chương Перевал. Năm 1928 in tập thơ Tây Nam (Юго-запад), năm 1932 in tập thứ 2 Người chiến thắng (Победители). Năm 1930 gia nhập Hội các nhà thơ vô sản Nga (РАПП) và sống ở Ngôi nhà Hợp tác xã Văn (Дом писательского кооператива) nổi tiếng ở Moskva. Ngoài sáng tác, ông còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn của thế giới.

                            Từ năm 1930 ông bị bệnh suyễn (Asthma) hành hạ. Eduard Bagritsky mất ngày 16 tháng 2 năm 1934 ở Moskva. Vợ ông bị bắt đi cải tạo năm 1937 và đến năm 1957 mới được trở về đời thường. Con trai ông cũng hy sinh ngoài mặt trận năm 1942.

                            Tác phẩm:
                            *1918, 1926 — «Птицелов»
                            *1918, 1922, 1926 — «Тиль Уленшпигель»
                            *1926 — «Дума про Опанаса»
                            *1927 — «Контрабандисты». Положено на музыку Леонидом Утёсовым, Виктором Берковским и другими бардами.
                            *1927 — «От черного хлеба и верной жены»
                            *1932 — «Смерть пионерки»
                            *1932 — «Последняя ночь»


                            Thư mục:
                            *Беспалов И. Поэзия Эдуарда Багрицкого. – В кн.: Беспалов И. Статьи о литературе. М., 1959
                            *Багрицкий Э. Стихотворения и поэмы. М., 1964
                            *Багрицкий Э. Избранное. М., 1987
                            *Лежнев А. Эдуард Багрицкий. – В кн.: Лежнев А. Статьи о литературе. М., 1987
                            *Адамович Г. Эдуард Багрицкий и советская поэзия. – В кн.: Адамович Г. С того берега. М., 1996

                            Một bài thơ:



                            VỀ NGƯỜI YÊU CHIM HỌA MI

                            Tôi yêu anh
                            Còn anh thì yêu những con họa mi nào đấy…
                            Anh không biết rằng tôi không hề có lỗi
                            Rằng tôi yêu anh
                            Không búng, không huýt, thậm chí không lời nói
                            Anh thật khó mà hiểu nổi
                            Sao con người lại có thể yêu anh
                            Từ bấy đến giờ yêu anh chỉ những con chim.

                            Anh dấu yêu! Hãy để cho tôi được ôm anh
                            Nhìn những mũi tên của bờ mi rủ xuống
                            Kể với anh về những đau khổ của tình.
                            Tôi biết anh sẽ hỏi tôi: “Thế ở đâu cái đuôi của em?
                            Mỏ của em? Và ở đâu rồi đôi cánh?”
                            Anh yêu ơi! Em không phải chim họa mi, chích chòe
                            không phải chim sáo hét…
                            Anh hãy yêu em – yêu CÔ GÁI ĐẸP
                            hỡi NGƯỜI GIỐNG CHIM

                            còi cọc… Anh yêu dấu của em!”

                            #89
                              cacbac 14.05.2010 15:18:59 (permalink)


                              Nikolai Mikhailovich Karamzin (tiếng Nga: Никола́й Миха́йлович Карамзи́н, 1 tháng 12 năm 1766 – 22 tháng 5 năm 1826) – là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học Nga, thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg, tác giả của bộ Lịch sử Nhà nước Nga gồm 12 tập, là một trong những công trình sử học tổng hợp đầu tiên của Nga.

                              Tiểu sử:
                              Nikolai Karamzin sinh ở làng Mikhailovka tỉnh Simbirsk trong một gia đình giàu có. Biết tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý. Năm lên 14 tuổi được gia đình gửi lên Moskva học ở trường tư do giáo sư của Đại học Quốc gia Moskva, Shaden dạy. Năm 1783, theo lời khuyên của bố, Karamzin vào phục vụ tại trung đoàn kỵ binh Petersburg. Từ tháng 5 – 1789 đến tháng 9 – 1790 đi các nước Đức, Thụy Sĩ, Pháp và Anh. Trong chuyến đi này ông đã gặp nhà triết học Immanuel Kant ở Königsberg và có mặt ở Paris trong những ngày Cách mạng Pháp.

                              Trở về Moskva ông thành lập Tạp chí Moskva (Московский Журнал) và sớm trở thành một tạp chí có tiếng thời đó. Năm 1802 ông thành lập tạp chí Tin Châu Âu (Вестник Европы) là tạp chí tư nhân đầu tiên ở Nga. Ông đã mời 12 nhà báo nổi tiếng của châu Âu cộng tác và mời những nhà thơ nhà văn nổi tiếng của Nga, trong số này có Gavrila Romanovich Derzhavin, Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Vasily Andreyevich Zhukovsky..

                              Tháng 10 năm 1803 Nga hoàng Aleksandr I ký lệnh phong Karamzin làm người viết sử với mức lương 2000 rúp mỗi năm. Đây là công việc mà ông làm cho đến cuối đời. Bộ Lịch sử Nhà nước Nga ở thời đó in 3000 bản và bán hết trong vòng 25 ngày. Năm 1812 ông sống ở Moskva. Năm 1816 chuyển về Saint Petersburg và sống 10 năm cuối đời ở gần Nga hoàng. Năm 1818 ông được bầu là thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg. Năm 1824 ông trở thành cố vấn quốc gia của Nga hoàng Aleksandr I. Sau khi Nga hoàng Aleksandr I mất (tháng 11 năm 1825) Nikolai Karamzin cũng thường xuyên ốm nặng. Đầu năm 1826 ông được Nga hoàng Nicolai I cho tổ chức chuyến đi nghỉ dưỡng ở Pháp và Ý nhưng sức khỏe của ông không cho phép. Nikolai Karamzin mất ngày 22 tháng 5 năm 1826 ở Saint Petersburg.

                              Tác phẩm:
                              Thơ:
                              *К Милости, 1792
                              *Поэзия, 1792
                              *Меланхолия, 1802
                              Văn:
                              *Евгений и Юлия, 1789
                              *Письма русского путешественника, 1791/92
                              *Фрол Силин, 1791
                              *Бедная Лиза, 1792
                              *Лиодор, 1792
                              *Наталья, боярская дочь, 1792
                              *Остров Борнгольм, 1793
                              *Юлия, 1794
                              *Сиерра-Морена, 1794
                              *Чувствительный и холодный (Два характера)), 1801
                              *Рыцарь нашего времени, 1802
                              *Марфа Посадница, или Покорение Новагорода, 1803
                              *История государства Российского, 1818

                              Thư mục:
                              *Карамзин Н.М. Избранные сочинения, тт. 1-2. М., 1964
                              *Карамзин Н.М. Полное собрание стихотворений. М. — Л., 1966
                              *Карамзин Н.М. Избранные статьи и письма. М., 1982
                              *Карамзин Н.М. Письма русского путешественника. Повести. М., 1982
                              *Эйдельман Н.Я. Последний летописец. М., 1983
                              *Лотман Ю.М., Успенский Б.А. "" Письма русского путешественника Карамзина и их место в развитии русской культуры. — В кн.: Карамзин Н.М. Письма русского путешественника. Л., 1987



                              Một số bài thơ:

                              VĨNH BIỆT

                              Có ai yêu điên cuồng
                              Như anh từng yêu em?
                              Nhưng thở than phí uổng
                              Anh làm hại đời mình!

                              Khổ sở hành hạ anh
                              Say đắm chỉ một mình!
                              Yêu một cách cưỡng ép
                              Ai có thể đâu em.

                              Anh kém cỏi, tầm thường
                              Sao quyến rũ được em?
                              Không vui, không ngộ nghĩnh
                              Lấy gì để yêu anh?

                              Con tim thì giản đơn
                              Tình cảm trên thế gian.
                              Ở nơi cần nghệ thuật
                              Anh đã không biết đường!

                              (Nghệ thuật biết oai phong
                              Nghệ thuật biết tinh nhanh
                              Thông minh hơn tất cả
                              Và nói chuyện dễ thương.)

                              Anh đã không biết rằng
                              Mù vì tình yêu mình
                              Nên anh từng can đảm
                              Mong tình yêu của em!

                              Anh khóc, em cười anh
                              Đùa giỡn với tình anh
                              Em lấy làm tiêu khiển
                              Nỗi buồn anh chân thành.

                              Tia hy vọng lụi tàn
                              Giờ đây trong lòng anh…
                              Người khác đang làm chủ
                              Mãi mãi cánh tay em!..

                              Hãy hãy phúc, yên bình
                              Và vui vẻ chân thành
                              Bằng lòng cùng số phận
                              Và chung thủy với chồng!

                              Trong bóng tối mơ màng
                              Anh sống nốt đời mình
                              Và tuôn dòng lệ bỏng
                              Anh đợi phút lâm chung.


                              BÀI CA TỪ TRUYỆN "ĐẢO BORNHOLM"

                              Luật pháp rồi đây sẽ
                              Phán xét tình của anh
                              Nhưng mà ai có thể
                              Cưỡng lại được con tim?

                              Luật nào thiêng liêng hơn
                              Tình của em tha thiết?
                              Quyền lực nào mạnh hơn
                              Tình yêu và sắc đẹp?

                              Người đời nguyền rủa anh –
                              Anh vẫn yêu và sẽ -
                              Những tâm hồn nhẫn tâm
                              Những con tim nghiệt ngã!

                              Hỡi thiên nhiên thần thánh!
                              Bạn và con trai em
                              Em trao anh trái tim
                              Anh hoàn toàn trong trắng.

                              Và chính món quà tặng
                              Trang điểm thiên nhiên mà –
                              Thiên nhiên! Người đã muốn
                              Cho ta yêu Lila!

                              Tiếng sấm ngươi vang rền
                              Nhưng mà không giết chết
                              Khi mà ta hạnh phúc
                              Trong ôm ấp của tình.

                              Hỡi Bornholm yêu thương
                              Tâm hồn ta khao khát
                              Ta hướng về miền đất
                              Ta khóc thật hoài công.

                              Mệt mỏi và thở than
                              Muôn thuở ta cách ngăn
                              Lời thề nguyền cha mẹ
                              Với bờ bến của em!

                              Lila, em hãy còn
                              Sống trong nỗi buồn anh?
                              Hay là trên ngọn sóng
                              Đã kết liễu đời mình?

                              Hãy hiện ra với anh
                              Hỡi chiếc bóng thân thương!
                              Anh tự mình trên sóng
                              Sẽ chết cùng với em.
                              _________
                              * Bornholm – hòn đảo của Đan Mạch nằm trên biển Baltic. “Đảo Bornholm” là một tác phẩm của N. Karamzin, là câu chuyện của một chàng trai trẻ kể về chuyến du hành đến những miền đất lạ mà đảo Bornholm và câu chuyện tình với cô gái trên đảo này là những hoài niệm của nhân vật khi trên đường trở về nước Nga.

                              #90
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 8 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 109 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9