Konstantin (Krill) Mikhailovich Simonov (tiếng Nga: Константи́н (Кири́лл) Миха́йлович Си́монов, 28 tháng 11 năm 1915 – 28 tháng 8 năm 1979) – nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người được tặng Giải thưởng Lenin và 6 lần được tặng Giải thưởng Stalin, đại biểu Xô Viết Tối cao Liên Xô, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Liên Xô.
Tiểu sử: Konstantin Simonov sinh ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Khi khai sinh bố đặt tên là Kirill nhưng sau ông thấy khó đọc rõ ba chữ cái cuối cùng r i l nên đã đổi thành Konstantin. Konstantin không biết mặt bố vì ông bị mất tích ở mặt trận Thế chiến I khi Konstantin còn bé. Sau này Konstantin được bố dượng dạy dỗ, ông là người dạy môn chiến thuật ở các trường sĩ quan. Tuổi thơ của Konstantin là cuộc sống ở các khu gia binh ở Ryazan và Saratov. Kinh tế gia đình chật vật nên học xong lớp 7, Konstantin vào học trường trung cấp ở một nhà máy rồi làm thợ tiện kim loại ở Saratov và sau đó là Moskva. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ. Năm 1936 các tạp chí
Молодая гвардия và
Октябрь in những bài thơ đầu tiên của Konstantin Simonov.
Năm 1938 ông tốt nghiệp Trường viết văn Maxim Gorky, được kết nạp vào Hội Nhà văn và làm nghiên cứu sinh ở trường Đại học Văn – Sử - Triết. Năm 1939 được cử đi làm phóng viên mặt trận ở Mông Cổ và sau đó đã không còn quay lại để tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Năm 1940 ông viết vở kịch
Lịch sử một cuộc tình (История одной любви) được nhà hát Đoàn Côm-sô-môn dàn dựng.
Thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc ông làm phóng viên chiến trường của báo
Боевое знамя, năm 1943 được phong trung tá và sau chiến tranh – đại tá. Nhiều tác phẩm của ông viết thời kỳ chiến tranh trở thành những tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt, bài thơ
Đợi anh về đã rất nổi tiếng ở Việt Nam qua bản dịch của nhà thơ Tố Hữu. 25 năm sau ngày viết bài thơ này Konstantin Simonov đã viết bài thơ
Gửi đồng chí Tố Hữu, người dịch “Đợi anh về”.
Thời kỳ sau chiến tranh ông đi công tác ở nước ngoài rất nhiều lần trong suốt 3 năm liên tục. Từ 1958 đến 1960 ông làm phóng viên thường trú của báo
Sự Thật (Правды) ở Taskent, phụ trách các nước cộng hòa vùng Trung Á. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Sinmonov:
Đồng đội (Товарищи по оружию) được xuất bản năm 1952, cuốn
Người sống và người chết (Живые и мертвые) in năm 1959.
Ngoài thơ, văn, kịch, ông còn là tác giả của nhiều kịch bản phim như:
Парень из нашего города (1942),
Жди меня (1943),
Дни и ночи (1943 - 44),
Бессмертный гарнизон (1956),
Нормандия-Неман (1960, cùng với Ш.Спаакоми, Э.Триоле),
Живые и мертвые (1964)… Ông được tặng thưởng nhiều Giải thưởng cao quí và nhiều huân huy chương của nhà nước Liên Xô.
Konstantin Simonov mất ở Moskva, theo di chúc của ông, tro hỏa táng được đem rắc trên một cánh đồng ở ngoại ô thành phố Mogilov.
Tác phẩm: Thơ và trường ca: • «Победитель» (1937, поэма о Николае Островском),
• «Павел Черный» (1938, поэма, прославлявшая строителей Беломорско-Балтийского канала),
• «Ледовое побоище» (1938, поэма),
• поэма «Суворов», 1939
• Если дорог тебе твой дом…
• Жди меня (текст)
• Песня военных корреспондентов
• Сын артиллериста
• «С тобой и без тебя» (сборник стихов)
• Я знаю, ты бежал в бою…
• «Ты помнишь, Алеша, дороги Смоленщины..»
• «Майор привез мальчишку на лафете..»
• Хозяйка дома
• Горят города по пути этих полчищ...
Văn xuôi: • «Товарищи по оружию» (роман, 1952; новая редакция — 1971),
• «Живые и мертвые» (роман, 1959),
• «Солдатами не рождаются» (1963—1964, роман; 2 часть трилогии «Живые и мертвые»; в 1969 — кинофильм «Возмездие» режиссёр Александр Столпер),
• «Последнее лето» (роман, 1971).
• «Дым отечества» (1947, повесть)
• «Южные повести» (1956—1961)
• «Из записок Лопатина» (1965, цикл повестей; 1975 — одноимённый спектакль, премьера — Театр «Современник»)
Ký, tự truyện: • Симонов К. М. Разные дни войны. Дневник писателя. — М.: Художественная литература, 1982. — Т. 1. — 479 с. — 300 000 экз.
• Симонов К. М. Разные дни войны. Дневник писателя. — М.: Художественная литература, 1982. — Т. 2. — 688 с. — 300 000 экз.
• «Глазами человека моего поколения. Размышления о И. В. Сталине» (1979, опубликовано в 1988)
• «Письма из Чехословакии» (сборник очерков),
• «Славянская дружба» (сборник очерков),
• «Югославская тетрадь» (сборник очерков),
• «От Черного до Баренцева моря. Записки военного корреспондента» (сборник очерков).
Kịch: • «История одной любви» (1940, премьера — Театр имени Ленинского комсомола, 1940)
• «Парень из нашего города» (1941, пьеса; премьера — Театр имени Ленинского комсомола, 1941; в 1942 — одноимённый кинофильм)
• «Под каштанами Праги» (1945. Премьера — Театр имени Ленинского комсомола. Была популярна, с 1946 шла по всей стране. В 1965 — одноимённый телеспектакль, режиссёры Борис Ниренбург, Надежда Марусалова (Иваненкова)
• «Русские люди» (1942, опубликована в газете «Правда»; в конце 1942 премьера пьесы с успехом прошла в Нью-Йорке; в 1943 — кинофильм «Во имя Родины», режиссёры — Всеволод Пудовкин, Дмитрий Васильев; в 1979 — одноимённый телеспектакль, режиссёры — Майя Маркова, Борис Равенских)
• «Так и будет» (1944, премьера — Театр имени Ленинского комсомола)
• «Русский вопрос» (1944, премьера — Театр имени Ленинского комсомола; в 1947 — одноимённый кинофильм, автор сценария и режиссёр Михаил Ромм)
• «Чужая тень» (1949)
• «Четвёртый»(1961, премьера — Театр «Современник»)
• «Левашов» (1963, телеспектакль, режиссёр — Леонид Пчёлкин)
• «Мы не увидимся с тобой» (1981, телеспектакль, режиссёры — Майя Маркова, Валерий Фокин)
Kịch bản phim: • «Жди меня» (совместно с Александром Столпером, 1943, режиссёр — Александр Столпер)
• «Дни и ночи» (1944, режиссёр — Александр Столпер)
• «Второй караван» (1950, совместно с Захаром Аграненко, режиссёры-постановщики — Амо Бек-Назаров и Рубен Симонов)
• «Жизнь Андрея Швецова» (1952, совместно с Захаром Аграненко)
• «Бессмертный гарнизон» (1956, режиссёр — Эдуард Тиссэ),
• «Нормандия — Неман» (соавторы — Шарль Спаак, Эльза Триоле, 1960, режиссёры Жан Древиль, Дамир Вятич-Бережных)
• «Живые и мёртвые» (совместно с Александром Столпером, режиссёр — Александр Столпер, 1964)
• «Если дорог тебе твой дом» (1967, сценарий и текст документального фильма, режиссёр Василий Ордынский),
• «Гренада, Гренада, Гренада моя» (1968, документальный фильм, режиссёр — Роман Кармен, кинопоэма; премия Всесоюзного кинофестиваля)
• «Случай с Полыниным» (совместно с Алексеем Сахаровым, 1971, режиссёр — Алексей Сахаров)
• «Чужого горя не бывает» (1973, документальный фильм о вьетнамской войне),
• «Шел солдат» (1975, документальный фильм)
• «Солдатские мемуары» (1976, телефильм)
• «Обыкновенная Арктика» (1976, Ленфильм, режиссёр — Алексей Симонов, вступительное слово от автора киносценария и эпизодическая роль)
• «Константин Симонов: остаюсь военным писателем» ( 1975, документальный фильм)
• «Двадцать дней без войны» (по повести (1972), режиссёр — Алексей Герман, 1976), текст от автора
Thơ dịch: • Редьярд Киплинг в переводах Симонова
• Насими, Лирика. Перевод Наума Гребнева и Константина Симонова с азербайджанского и фарси. Художественная литература, Москва, 1973.
• и другие переводы
Một số bài thơ: GỬI ĐỒNG CHÍ TỐ HỮU, NGƯỜI DỊCH “
ĐỢI ANH VỀ”
Tôi biết rằng thơ của tôi đang sống
Ở đây trong bản dịch đẹp của Anh.
Và sẽ sống đến ngày người vợ vẫn
Ngóng trông chồng về từ cuộc chiến tranh.
Một phần tư thế kỷ súng không ngừng!
Những người vợ góa vẫn đi ra mộ
Vẫn chờ đợi, thì thơ tôi còn đó
Còn sống trong bản dịch đẹp của Anh.
Tôi cầu mong ngày ấy đến cho nhanh
Trên con đường đến tự do dằng dặc
Ngày mà thơ, cũng như người, kết thúc
Cuộc hành quân trong bản dịch của Anh.
Hãy để ngày, khi không còn trông ngóng
Người trở về - yên lặng giữa thiên nhiên
Thì thơ tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm
Rồi chết trong bản dịch đẹp của Anh.
ĐÊM ẤY ANH BỎ CHẠY
Đêm ấy anh bỏ chạy, ta biết rằng
Anh đã phản bội đồng đội của mình.
Với anh, ta không có gì để gọi
Kẻ hèn nhát – chỉ một lời ngắn ngủi.
Anh cứ việc không biết đến điều này
Nhưng ngày ấy anh thành kẻ giết người.
Cái hào chiến đấu mà anh bỏ lại
Tên lính Đức đã ngồi vào đêm ấy.
Vì cái chiến hào bỏ lại của anh
Mà người lính khác đã phải hy sinh.
Để lấy lại chiến hào cho trận đánh
Đồng đội đã phơi đầu mình trước đạn.
Đừng đi hát về người đã hy sinh
Đừng tiếc thương người phụ nữ góa chồng.
NẾU BẠN YÊU QUÍ NGÔI NHÀ
Nếu bạn yêu quí ngôi nhà của bạn
Nơi bạn lớn lên thành một người Nga
Nơi ở dưới trần nhà kêu loảng xoảng
Khi bạn nằm trên nôi nhỏ đung đưa.
Nếu bạn quí những gì trong nhà đó
Những góc phòng, lò sưởi, những bức tường
Nơi mà cụ cố, cụ ông và bố
Đã từng bước đi những bước đầu tiên.
Nếu bạn thương khu vườn nghèo xơ xác
Có hoa xuân và tiếng những con ong
Dưới cây gia từ 100 năm trước
Cụ ông xưa đã dựng một chiếc bàn.
Nếu bạn không muốn để cho trên sàn
Nhà của bạn bước chân thù giẫm đạp
Rồi ngồi bên chiếc bàn của cụ ông
Và cây cối trong vườn đem phá nát…
Nếu bạn yêu quí người mẹ của mình
Từng nuôi bạn lớn lên bằng dòng sữa
Đã từ lâu dòng sữa không còn nữa
Chỉ còn bằng đôi má bạn áp lên.
Nếu như khi không còn sức chịu nữa
Tên phát xít đến ngôi nhà của mẹ
Nó tát vào đôi má mẹ đã nhăn
Và quấn tóc mẹ vào bàn tay mình
Để chính những bàn tay kia của mẹ
Những bàn tay một thuở đưa nôi êm
Sẽ giặt quần lót cho tên súc sinh
Và bàn tay ấy trải giường cho nó…
Nếu người bố mình bạn vẫn chưa quên
Người từng bế tung bạn trên tay mình
Và đã từng là một người lính tốt
Người đã mất ở vùng Karpat
Đã hy sinh vì Volga, sông Đông
Vì số phận của chính Tổ quốc mình
Nếu như bạn không muốn cho phát xít
Lật bới tung mọi thứ trong mộ phần
Chân dung lính trên những cây thánh giá
Tên phát xít đem xé vụn giữa sàn
Và trước ánh mắt người mẹ đang nhìn
Tên phát xít giẫm chân lên mặt bố…
Nếu như bạn không hề muốn đem dâng
Người mà bạn đã từng cùng sánh bước
Và là người mà bạn đã từng hôn
Bạn đã không dám – vì bạn yêu nàng –
Mà những tên phát xít bằng bạo lực
Bắt ép nàng, kẹp chặt vào trong góc
Rồi cả ba thằng cùng cưỡng hiếp nàng
Bắt cởi truồng như nhộng nằm trên sàn
Mà ba tên chó đẻ thừa hưởng được
Nàng trong máu me, khóc than, phẫn uất
Bạn giữ gìn những gì là thiêng liêng
Bằng sức mạnh tình yêu của đàn ông…
Nếu như bạn không hề muốn đem dâng
Cho kẻ thù đến muôn đời muôn thuở
Ngôi nhà bạn, người mẹ hiền, người vợ
Những gì mà ta vẫn gọi quê hương
Hãy nhớ rằng: không ai cứu quê hương
Nếu như bạn không ra tay cứu vớt
Nếu như bạn không giết lũ bạo hành
Một khi bạn chưa giết được một thằng
Thì về tình yêu bạn nên im lặng.
Miền đất bạn lớn lên, ngôi nhà xưa bạn sống
Bạn hãy đừng gọi nơi đó quê hương.
Thà phát xít bị giết bởi người anh
Thà phát xít giết bởi người hàng xóm
Đấy là họ đang trả thù báo oán
Bạn không hề có được sự thanh minh.
Họ không ngồi phía sau lưng người khác
Họ không báo thù bằng cây súng khác.
Nếu phát xít bị giết bởi người anh
Thì bạn không phải lính – mà anh mình.
Bạn hãy giết tên phát xít, để không
Không phải bạn, mà nó nằm trên đất
Để trong nhà bạn không còn tiếng khóc
Mà ở trong nhà nó tiếng khóc than
Nó muốn như thế - tự nó lỗi lầm –
Để không nhà bạn mà nhà nó cháy
Hãy để cho không phải người vợ hiền
Mà vợ nó sẽ trở thành góa phụ
Để mẹ của bạn không phải khóc than
Mà là người mẹ đã sinh ra nó
Không gia đình bạn, mà gia đình nó
Sẽ đợi chờ trong phí uổng, hoài công.
Bạn hãy giết ngay dù chỉ một thằng!
Bạn hãy giết tên phát xít nhanh lên!
Bao nhiêu lần bạn phải nhìn thấy nó
Bạn hãy đem giết nó bấy nhiêu lần!
EM TỪNG NÓI VỚI ANH
Em từng nói với anh rằng “yêu anh”
Nhưng đấy là trong đêm, qua hàm răng
Còn sáng ra, lời đắng cay “chịu đựng”
Đôi bờ môi mím lại đến nhọc nhằn.
Anh đã tin đôi bờ môi trong đêm
Tin đôi bàn tay nóng bừng, láu lỉnh
Nhưng anh không tin lời trong đêm vắng
Những lời trong đêm thầm kín, vô hình.
Anh hiểu rằng em muốn được yêu anh
Anh biết em đã không hề nói dối
Chỉ về đêm em thường gian dối vậy
Khi xác thân cai trị lấy linh hồn.
Nhưng trong giờ tỉnh táo buổi bình minh
Khi tâm hồn lại như xưa – mạnh mẽ
Thì giá một lần mà em nói “có”
Với anh trong niềm hy vọng, chờ mong.
Và bỗng chiến tranh, sân ga, ly biệt
Nơi không còn một chỗ để ôm em
Với toa tàu ở nhà ga ngoại thành
Trong toa này anh đi về Brest.
Bỗng nhiên cơn gió về đêm vô vọng
Về hạnh phúc, về gối ấm chăn êm
Không có gì giúp được! – như tiếng vang
Là vị của nụ hôn trên áo lính.
Để lời trong cơn say, trong đêm vắng
Anh không nhầm lẫn với những lời xưa
Em bỗng nói với anh rằng “em yêu”
Bằng đôi bờ môi hầu như tĩnh lặng.
Xưa anh chưa từng thấy em như thế
Trước những lời cay đắng buổi chia ly:
Em yêu anh… và sân ga đêm khuya
Đôi bàn tay lạnh giá vì đau khổ.
ANH KHÔNG THỂ LÀM THƠ VỀ EM NỮA
Anh không thể làm thơ về em nữa
Không em ngày xưa, chẳng của bây giờ.
Đã rõ ràng, những lời cay đắng thế
Từ lâu rồi không còn đủ cho ta.
Điều tốt đẹp – cám ơn! Anh không tính
Chuyện nhỏ nhen, bởi một thuở sống cùng
Anh chưa đem cho và chưa từng nhận
Dù chắc gì anh còn nợ tiếng thơm.
Điều ác dữ tựa hồ như gánh nặng
Mà bàn tay em đặt xuống vai anh
Là của anh! Anh tự mình xác định
Đời với anh nghiệt ngã chẳng vô tình.
Lời quở trách muộn màng buông ra gió
Đừng sợ gì trò chuyện đến bình minh.
Chỉ đơn giản không còn yêu em nữa
Nên anh không làm thơ nữa về em.
LINH CẢM TÌNH YÊU
Linh cảm của tình yêu còn kinh hoàng
Hơn cả tình. Tình yêu là trận đánh
Mắt nhìn mắt, bạn gặp gỡ với tình
Không đợi gì, tình yêu cùng với bạn.
Linh cảm của tình yêu – như biển động
Đã hơi hơi đôi bàn tay ướt dầm
Nhưng vẫn hãy còn lặng im, và tiếng
Đàn dương cầm nghe rõ sau bức mành.
Còn trên áp kế hướng về ma quỉ
Tất cả đang rơi, áp lực rơi nhanh
Trong nỗi sợ hãi trước ngày tận thế
Áp vào bến bờ khi đã muộn màng.
Không, tệ hơn. Điều này như chiến hào
Nơi bạn ngồi chờ để xông vào trận
Còn đằng kia, cách nửa dặm vexta
Người cũng chờ để đạn xuyên vào trán…
ANH MUỐN ĐƯỢC GỌI EM LÀ NGƯỜI VỢ
Anh muốn được gọi em là người vợ
Vì người ta không gọi thế bao giờ
Vì ngôi nhà anh chiến tranh tàn phá
Em đến làm khách lần nữa, chắc gì.
Vì anh từng mong cho em điều ác
Vì hiếm khi em thấy xót thương anh
Vì em đến không cần chi mời mọc
Khi tự mình đêm ấy đến với anh.
Anh muốn được gọi em là người vợ
Không phải để rồi đem nói cùng ai
Cũng chẳng phải vì từ lâu em đã
Cùng anh trong thêu dệt của người đời.
Anh chẳng phải hám danh vì danh tiếng
Hoặc hư vinh nhờ sắc đẹp của em
Anh chỉ cần vẻ dịu dàng bí ẩn
Của tiếng bước chân em đến nhẹ nhàng.
Cái chết làm ngang hàng bao tên tuổi
Như ga tàu, sắc đẹp sẽ qua nhanh
Và người chủ trong những ngày tháng cuối
Sẽ ghen tuông với ảnh của chính mình.
Anh muốn được gọi em là người vợ
Vì những ngày ly biệt có vô vàn
Vì sau này những bàn tay xa lạ
Vuốt mắt cho nhiều người sống cùng anh.
Vì một điều em đã từng chân thật
Không hứa với anh quan trọng một điều
Buổi chia tay của lính trong giờ chót
Em mới lần đầu nói dối – rằng yêu.
Em từng là ai? Của anh hay xa lạ?
Vì thế mà con tim hãy còn xa…
Hãy tha thứ, anh gọi em là vợ
Theo quyền những ai có thể không về.
HẠNH PHÚC
Ngày còn bé. Người ta từng hỏi anh:
“Cháu muốn gì để thành người hạnh phúc?”
-“Cháu muốn được cưỡi ngựa phóng lên đường
Và cháu muốn được thổi kèn tập hợp”.
Thành chàng trai. Người ta đã hỏi chàng:
“Chàng muốn gì để thành người hạnh phúc?”
-“Cháu muốn mình được sống đến trăm năm
Và muốn được đi cùng trời cuối đất”.
Thành người lính. Và người ta hỏi anh:
“Cậu muốn gì để thành người hạnh phúc?”
-“Tôi biết rằng nếu lựa chọn là cần
Thì tôi chọn hy sinh vì Tổ quốc”.
Anh đã chết. Người ta hỏi vợ anh:
“Chị muốn gì để mình không bất hạnh?”
-“Tôi muốn, nếu cha chẳng thể hồi sinh
Thì con trai muốn điều như cha muốn”.
NẾU CHÚA TRỜI
Nếu Chúa Trời bằng quyền lực của mình
Cho ta đến thiên đường sau khi chết
Tôi biết làm gì với tài sản trần gian
Nếu như Ngài nói rằng: cần chọn lọc?
Tôi không cần nơi thiên đường buồn bã
Một người luôn ngoan ngoãn bước theo mình
Có lẽ tôi mang theo người như thế
Người đã từng sống ở cõi trần gian.
Người nông nổi, dữ dằn, hay châm chọc
Dù chẳng dài lâu, nhưng vẫn của mình!
Người đã từng hành hạ trên mặt đất
Sẽ không cho buồn chán ở thiên đường.
Những người bất trị, hư thân như thế
Chẳng mấy ai mang theo đến thiên đường
Vì những người ngoan đạo nơi đó sẽ
Để mắt nhìn, và để ý coi trông.
Tôi có lẽ mang theo mình khoảng cách
Để giày vò mình trước cảnh chia lìa
Để nhớ về trong phút giây ly biệt
Nỗi đau treo trên cổ của bàn tay.
Tôi có lẽ mang mọi điều nguy hiểm
Để cho người chờ đợi thủy chung hơn
Để đôi mắt em rõ ràng xanh thắm
Đang ở nhà không cho kẻ nhát gan.
Tôi có lẽ mang theo mình người bạn
Để có người cụng chén khi tiệc tùng
Và kẻ thù để phút giây ghê tởm
Sẽ thù hằn theo kiểu của trần gian.
Chẳng tình yêu, buồn chán, chẳng xót thương
Ngay cả họa mi Cuốc-xcơ nổi tiếng
Cả những gì nhỏ mọn nhất cũng không
Không bỏ lại nơi trần gian đã sống.
Cả cái chết, nếu điều này có thể
Tôi cũng không bỏ lại ở trần gian
Tất cả những gì có nơi trần thế
Tôi sẽ mang theo hết đến thiên đường.
Vì thói tư lợi của người trần thế
Chúa sẽ ngạc nhiên mà chửi mắng tôi
Tôi tin chắc rằng rồi đây Ngài sẽ
Lần nữa đuổi tôi về lại cõi đời.