150 Nhà thơ Nga

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 109 bài trong đề mục
Tác giả Bài
cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
150 Nhà thơ Nga - 13.12.2007 08:22:30
150 Nhà thơ Nga




Bella (Izabella) Akhatovna Akhmadulina (tiếng Nga: Белла Ахатовна Ахмадулина, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1937) là nữ nhà văn, nhà thơ Nga, một trong những nhà thơ lớn của Nga nửa cuối thế kỷ XX.

Tiểu sử:
Bella Akhmadulina sinh ở Moskva. Biết làm thơ từ nhỏ, năm 1955 in bài thơ đầu tiên trên báo Комсомольская правда (Sự thật thanh niên). Tốt nghiệp trường viết văn Maxim Gorky năm 1960. Năm 1962 in tập thơ đầu tiên, Струна (Dây đàn), sau đó là các tập Уроки музыки (Những giờ học nhạc, 1970); Стихи (Thơ, 1975); Метель (Bão tuyết, 1977); Свеча (Ngọn nến, 1977); Тайна (Điều bí mật, 1983); Сад (Khu vườn, Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1989).
Nét chính của thơ Bella Akhmadulina là nhịp điệu khẩn trương, hình thức tao nhã và sự tiếp tục truyền thống thơ cổ điển. Nhà thơ Joseph Brodsky (giải Nobel Văn học năm 1986) gọi Bella Akhmadulina là “người thừa kế của trường phái thơ Lermontov – Pasternak trong thơ ca Nga”. Ngoài thơ sáng tác, Bella Akhmadulina còn là người dịch nhiều nhà thơ cổ điển của Gruzia và là tác giả của nhiều tập sách viết về các nhà thơ lớn như Pushkin, Lermontov, Akhmatova, Tsvetaeva…

Bella Akhmadulina là hội viên của Hội nhà văn Nga, Hội Văn bút Nga, Hội bạn bè của Bảo tàng Pushkin, thành viên danh dự của Viện hàn lâm Văn học Nghệ thuật Mỹ. Bà được tặng nhiều giải thưởng của Liên Xô, Nga và nhiều nước khác, trong đó: giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1989), giải Nosside (Italy, 1992), giải Independent (Triumph, 1993), giải Pushkin (Đức, 1994). Năm 1984 bà được tặng huân chương Hữu nghị các dân tộc, các năm 1997 và 2007 được tặng huân chương “Vì công lao với Tổ quốc”, năm 2004 được tặng giải thưởng Nhà nước Nga.
Bella Akhmadulina hiện sống và làm việc ở Moskva.

Tác phẩm:
* «Струна» (1962)
* «Озноб» (Франкфурт, 1968)
* «Уроки музыки» (1969)
* «Стихи» (1975)
* «Свеча» (1977)
* «Сны о Грузии» (1977, 1979)
* «Метель» (1977)
* альманах «Метрополь» («Много собак и собака», 1980)
* «Тайна» (1983)
* «Сад» (1987)
* «Стихотворения» (1988)
* «Избранное» (1988)
* «Стихи» (1988)
* «Побережье» (1991)
* «Ларец и ключ» (1994)
* «Шум тишины» (Иерусалим, 1995)
* «Гряда камней» (1995)
* «Самые мои стихи» (1995)
* «Звук указующий» (1995)
* «Однажды в декабре» (1996)
* «Созерцание стеклянного шарика» (1997)
* «Собрание сочинений в трех томах» (1997)
* «Миг бытия» (1997)
* «Нечаяние» (стихи-дневник, 1996—1999)
* «Возле елки» (1999)
* «Друзей моих прекрасные черты» (2000)
* «Стихотворения. Эссе» (2000)
* «Зеркало. XX век» (стихи, поэмы, переводы, рассказы, эссе, выступления, 2000)


Một số bài thơ:

ĐỪNG DÀNH CHO EM QUÁ NHIỀU THỜI GIAN
 
Đừng dành cho em quá nhiều thời gian
Và đừng hỏi gì em nhiều anh nhé.
Những ánh mắt dịu dàng và chung thủy
Đừng để chạm vào bàn tay em.

Đừng đi trên những đồng cỏ mùa xuân
Theo dấu vết của bàn chân em nhé.
Em biết rằng sẽ không bao giờ nữa
Gặp gỡ này tất cả chỉ bằng không.

Anh có nghĩ rằng, em vì kiêu hãnh
Mà đi chơi, mà kết bạn với anh?
Không phải thế - mà em vì đau đớn
Giữ thẳng mái đầu và chỉ nhìn ngang.


EM TỪNG NGHĨ

Em từng nghĩ anh là kẻ thù của em
Là điều tai họa nặng nề quá đỗi
Thế mà hóa ra chỉ là gian dối
Trò chơi của anh: thật quá rẻ tiền.

Anh đã từng đứng trên quảng trường
Đã từng ném đồng xu vào tuyết
Rồi bằng đồng xu đoán già đoán non
Liệu em có yêu anh không biết.

Và anh quấn khăn vào chân cho em
Và ở trong khu vườn Aleksandr ấy
Anh sưởi ấm bàn tay và nói dối
Và anh nghĩ rằng em đang dối anh.

Có một điều gian dối vây quanh em
Giống như là quạ khoang.

Nhưng trong lần giã biệt cuối cùng
Đôi mắt anh không đen, cũng chẳng xanh.
Ôi, anh sống không hề buồn bã
Còn em cũng không làm sao cả.

Nhưng tất cả thật uổng phí làm sao
Nhưng tất cả thật nhảm nhí biết bao!
Anh đi về bên trái
Còn em đi về bên phải.
1957
 
 




Anna Akhmatova (tiếng Nga: А́нна Ахма́това, tên thật: А́нна Андре́евна Горе́нко)(23/6/1889—5/3/1966) – nữ nhà thơ Nga, một trong những gương mặt xuất sắc nhất của thơ Nga thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Anna Akhmatova sinh ở Bolshoy Fontan, Odessa (nay là Ucraina). Năm 1890 gia đình chuyển về Hoàng thôn (Tsarskoe Selo), St. Peterburg. Năm 1905 bố mẹ chia tay nhau, các con theo mẹ đến thành phố Evpatoria ở phía nam. Học luật ở Kiev năm 1906-1907. Học văn học và lịch sử ở St. Peterburg năm 1908-1910. Tháng 4-1910 lấy chồng là nhà thơ Nikolai Gumiliev sau đó đi du lịch sang Pháp, Italia.

Bài thơ đầu tiên viết năm 11 tuổi in ở tạp chí Apollo nhưng bố không cho lấy họ Gorenko nên đã lấy họ thời trẻ của bà ngoại là Akhmatova. Năm 1912 in tập thơ đầu tiên Вечер (Buổi chiều) được giới phê bình chú ý. Năm 1914 in tập thơ thứ hai Чётки (Tràng hạt). Những nét chính của thơ Anna Akhmatova là sự hiểu biết tinh tế của những cung bậc tình cảm, sự suy ngẫm về những bi kịch nửa đầu thế kỉ XX. Trường ca Реквием (Khúc tưởng niệm, 1935-1940 in năm 1976) viếv những nạn nhân của cuộc trấn áp những năm 30. Đỉnh cao trong sáng tác của A. Akhmatova là Поэмa без героя (Trường ca không có nhân vật, 1940-1965) được đánh giá là một tác phẩm thi ca triết học tầm cỡ của thế giới. Năm 1962 được đề cử trong danh sách xét giải Nobel Văn học. Năm 1964 được tặng giải Etna Taomina của Italia. Năm 1965 được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford.

Ngoài thơ, A. Akhmatova còn là tác giả của nhiều bài viết về Pushkin và các nhà thơ đương thời. Anna Akhmatova được mệnh danh là “Bà chúa thơ tình Nga”. Thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và gần đây được dịch nhiều ra tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Вечер (Buổi chiều, 1912), thơ
*Чётки (Tràng hạt, 1914), thơ
*Белая стая (Bầy trắng, 1917), thơ
*Подорожник (Xa tiền thảo, 1921), thơ
*Anno Domini MCMXXI, 1922, thơ
*У самого моря (Bên biển, 1921), trường ca
*Бег времени (Bước chạy của thời gian, 1965), thơ
*Поэме без героя (Trường ca không nhân vật)(1940—1965, in đầy đủ năm 1976), trường ca
*Реквием (Khúc tưởng niệm)(1935-40; in năm 1976), trường ca



TÌNH YÊU

Tình như con rắn cuộn tròn
Trong sâu thẳm con tim làm phép thuật
Tình là bồ câu suốt ngày đêm
Bên cửa sổ gật gù khoan nhặt.

Tình là lấp lánh trong sương
Thuỷ dương mai trong mơ màng linh cảm…
Nhưng tình rất chân thành và bí ẩn
Tình bắt nguồn từ tĩnh lặng, hân hoan.

Tình là biết ngọt ngào, nức nở
Trong lời cầu nguyện của cây đàn.
Và thật khủng khiếp nhận ra tình
Trong nụ cười hãy còn xa lạ.
11-1911


SỰ ÂU YẾM BÂY GIỜ

Sự âu yếm bây giờ anh đừng lẫn
Với một điều gì, nó rất dịu êm.
Anh phí uổng quấn vào rất cẩn thận
Lông thú lên vai, lên ngực cho em.
Và phí hoài những lời rất ngoan ngoãn
Anh nói với em về một mối tình
Em rất biết những ánh mắt kiên nhẫn
Những cái nhìn rất khao khát của anh!
1913


KẺ ĐANG YÊU

Kẻ đang yêu có yêu cầu vô khối!
Kẻ không còn yêu không có bao giờ.
Em rất mừng vui rằng nước bây giờ
Dưới băng giá không màu đang cứng lại.

Và em đứng lên – lạy Chúa lòng lành
Trên lớp phủ mỏng manh và dễ vỡ
Còn anh những bức thư của em hãy giữ
Để đời sau sẽ phán xét chúng mình.

Cho rành mạch hơn và thật rõ rành
Người ta thấy anh thông minh, can đảm
Và trong tiểu sử danh giá của anh
Có lẽ nào chừa ra những khoảng trống?

Ôi nước uống trần gian sao quá ngọt
Lưới tình yêu sao lại dệt quá dày
Hãy để tên em một khi nào sẽ đọc
Lũ trẻ con trong sách lúc học bài.

Và, câu chuyện buồn khi đã hiểu ra
Mặc cho chúng sẽ mỉm cười ranh mãnh…
Yên lặng và tình yêu đã không cho
Hãy tặng em bằng vinh quang cay đắng.
1913


TẤT CẢ CHÚNG TA

Tất cả chúng ta – lũ say sưa, truỵ lạc
Vui vẻ gì đâu tụ tập nơi này!
Trên những bức tường hoa và chim chóc
Mệt mỏi bơ phờ dưới những đám mây.

Anh hút thuốc bằng cây tẩu màu đen
Khói vẽ lên những hình thù kỳ quặc
Chọn chiếc váy bó sát người em mặc
Để tôn thêm vẻ cân đối thân hình.

Những ô cửa đến muôn đời khép chặt
Ở ngoài kia giông bão hay giá băng?
Đôi con mắt rất cẩn trọng của anh
Giống như mắt mèo đắn đo, dè dặt.

Ôi con tim của em buồn quá mức
Phút lâm chung em có lẽ đang chờ?
Còn cô gái kia đang nhảy bây giờ
Chắc chắn là sẽ bước vào địa ngục.
1-1913


ANH XƯA DỊU DÀNG

Anh xưa dịu dàng, hay lo lắng, hay ghen
Đã yêu em như mặt trời của Chúa
Và để cho không hát như trước nữa
Anh giết đi con chim trắng của em.

Anh bước vào phòng thốt lên buổi hoàng hôn:
“Hãy yêu anh, hãy cười, thơ hãy viết!”
Còn em, con chim vui đem vùi lấp
Sau giếng tròn, dưới gốc một cây trăn.

Rằng sẽ không khóc, em hứa với anh
Nhưng tim em đã từ lâu hoá đá
Em ngỡ rằng mọi lúc và mọi ngả
Vẫn nghe giọng ngọt ngào, âu yếm của chim.
Thu 1914


TA KHÔNG CÙNG NHỮNG KẺ

Ta không cùng những kẻ
Bỏ quê hương, mặc cắn xé quân thù
Ta không nghe lời tâng bốc của họ
Và không trao cho họ những bài thơ.

Nhưng muôn thuở thương kẻ đày phát vãng
Như kẻ tù nhân, như kẻ tật nguyền.
Con đường tối tăm của người du lãng
Mùi bánh mì, ngải cứu lạ bốc lên.

Còn ở đây, trong khói đám cháy này
Ta phí hoài chút tuổi xuân còn lại
Nhưng chưa từng một đòn đau nào
Nhận về mình ta từ chối.

Ta biết, sự đánh giá sau này, dù chậm
Sẽ thanh minh cho từng phút, từng giờ
Nhưng trên đời không có người đơn giản
Không nước mắt và kiêu hãnh hơn ta.
7-1922


LỜI THỀ

Người con gái hôm nay vĩnh biệt người thương
Sẽ biến nỗi đau thương của mình thành sức mạnh
Ta thề với cháu con, với những nấm mồ yên lặng
Rằng không ai bắt được ta quì gối đầu hàng!
7-1941

(Xem thêm: Bà Chúa thơ tình Anna Akhmatova - 150 bài thơ và trường ca)





Innokentiy Fyodorovich Annensky (tiếng Nga: Инокентий Фёдорович Анненский, 1 tháng 9 năm 1855 – 11 tháng 12 năm 1909) – nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình Nga, là một nhà thơ lớn của văn học Nga thế kỷ bạc.

Tiểu sử:
Innokentiy Annensky sinh ở Omsk trong một gia đình công chức. Bố là trưởng đoạn đường sắt Omsk. Lên 5 tuổi gia đình chuyển về Sank-Peterburg. Cả bố và mẹ mất khi Annensky còn nhỏ nên ở với người anh trai – là nhà kinh tế học, nhà chính trị có ảnh hưởng đến sự nghiệp của Annensky sau này. Năm 1879 tốt nghiệp khoa ngôn ngữ Đại học Sank-Peterburg, Annensky làm giáo viên dạy tiếng Latin, tiếng Hy Lạp ở các trường gymnazy Peterburg, in các bài viết ở tạp chí của Bộ giáo dục. Năm 1891 làm hiệu trưởng trường gymnazy ở Kiev. Năm 1906 làm thanh tra giáo dục tỉnh Sank-Peterburg.

Annensky biết làm thơ từ nhỏ nhưng không sưu tập, chỉ đến năm 1904 mới in tập thơ đầu tiên Тихие песни (Những bài ca thầm lặng) theo lời khuyên của anh trai và chị dâu. Năm 1910 in tập Кипарисовый ларец (Chiếc hòm trắc bá diệp) và tuyển tập thơ sau khi chết in năm 1923. Thơ của Annensky, theo như lời của chính ông, là “sự thể hiện nỗi đau của tâm hồn thành thị”, cảm nhận mọi thứ qua tâm trạng của người theo chủ nghĩa ấn tượng. Ông có sự ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ phái Asmeist như Anna Akhmatova, Nicolai Gumilyov, Osip Mandelstam.

Ngoài thơ và phê bình, Annensky còn là một dịch giả nổi tiếng của Nga. Ông dịch thơ của Euripides và một loạt các bi kịch nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại: Melanippa-phylosoph (1901), Tsar Ixion (1903), Laodamia (1906). Các nhà thơ cổ điển Pháp: Baudelaire, Verlaine, Rimbaud…

Annensky mất ở Saint-Petersburg năm 1909.

Thư mục tiếng Nga:
*Тихие песни (под псевдонимом "Никто"), СПБ., 1904; 2-е изд., П., 1923;
*Кипарисовый ларец, вторая книга стихов, М., 1910; 2-е изд., П., 1923;
*Посмертные стихи, П., 1923;
*Фамира Кифарэд, вакхическая драма, СПБ., 1919;
*Книга отражений, СПБ., 1906; Вторая книга отражений, СПБ., 1909;
*Театр Эврипида, т. I, СПБ., 1907;
*Эврипид, драмы, М., 1916-1921 (из намеченных 6 тт. вышли I-III, текст переводов А. подвергся значительным переделкам со стороны редактора Ф. Ф. Зелинского);
*О современном лиризме: 1) "Они", 2) "Оне" (Обзор современной поэзии), статьи в журн. "Аполлон", № 1-3, 1909;
*Автобиографические материалы: Венгеров С., Критико-биографический словарь, т. VI, СПБ., 1904; Фидлер Ф., Первые лит-ые шаги, М., 1911; Архипов Е., Библиография А., М., 1914; Кривич В., А. по семейным воспоминаниям и рукописным материалам, альм. "Лит-ая мысль", III, Л., 1925.



Một số bài thơ:


HAI TÌNH YÊU

Có tình yêu giống như là làn khói
Nếu gần nhau tình sẽ hóa màn sương
Cho tình ý chí – tình không sống nổi
Là khói thôi – nhưng mãi mãi trẻ trung.

Lại có tình yêu giống như là bóng
Tình nghe lời, ngày nằm ở dưới chân
Đêm ôm ấp không còn nghe tiếng động
Là bóng, nhưng ngày đêm vẫn đi cùng.




KHÚC LÃNG MẠN MÙA THU

Anh nhìn sang em, đôi mắt hững hờ
Còn trong tim, nỗi buồn không giấu nổi
Ngày hôm nay anh mệt mỏi, bơ phờ
Nhưng mặt trời giấu mình sau làn khói.

Anh biết rằng mình đang ôm giấc mộng
Nhưng giấc mơ anh trung thực – còn em?..
“Sự hi sinh không cần – trên đường vắng
Đã chết rồi những chiếc lá rơi lên…”

Duyên số ta dẫn dắt ta mù quáng
Liệu có gặp nhau, biết được chỉ có trời…
Nhưng em biết… em đừng cười, bước xuống
Giữa mùa thu trên những chiếc lá rơi!



KHÚC LÃNG MẠN MÙA XUÂN

Dòng sông hãy còn chưa nổi sóng
Nhưng đang nhấn chìm tảng băng xanh
Những đám mây hãy còn chưa tan
Nhưng chén tuyết bằng mặt trời đang uống.

Em hé nhìn qua cánh cửa
Và con tim xao xuyến, rung rinh
Em hãy còn chưa yêu, nhưng hãy tin:
Tình yêu – em không thể chối từ được nữa.



TÔI VẪN NGHĨ

Tôi vẫn nghĩ con tim làm bằng đá
Rằng con tim là hoang vắng, giá băng
Dù trong tim, bằng lời nói thốt lên
Thì con tim cũng không làm sao cả.

Và quả vậy: tôi không làm sao cả
Còn nếu đau, chỉ một chút vậy thôi
Và dù sao, tốt hơn hết, là tôi
Dập tắt lửa, một khi còn có thể.

Trong con tim, như trong mồ, tăm tối
Tôi nghĩ rằng đám cháy có vô vàn…
Nhưng đem dập tắt… khi lửa không còn
Tôi từ giã cõi trần trong làn khói.



CANZONE

Nếu bỗng nhiên sống lại chuyện thần tiên
Thì anh đặt ngọn đèn lên cửa sổ
Em đến đây… chúng mình không chia sẻ
Hạnh phúc này, anh trao hết cho em.

Em đến đây với giọng nói đượm buồn
Bởi vì em dịu dàng, trong sáng quá
Bởi vì trao em cho anh từng hứa
ánh trăng vàng và tím tử đinh hương.

Nhưng mà anh hay có phút giây, thường
Rất sợ hãi và trống trơn trong ngực
Thấy nặng nề – anh lặng im, cúi gập
Em đi đi! Anh muốn một mình hơn.



GIỮA NHỮNG ĐỜI

Giữa những đời, giữa chập chờn tinh tú
Tôi nhắc cái tên của một Vì Sao…
Không phải vì để được yêu Em đâu
Mà bởi với người ta, tôi mệt lử.

Và nếu như mối nghi ngờ rất nặng
Câu trả lời ở Người ấy tôi tìm
Không phải vì ánh sáng đến từ Em
Mà bởi, với Em không cần ánh sáng.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2010 12:57:30 bởi cacbac >

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 08:40:03


Pavel Grigoryevcich Antokolsky (tiếng Nga: Павел Григорьевич Антокольский, 1/7/1896 – 9/10/1978) là nhà văn, nhà thơ, dịch giả Nga và Xô Viết.

Tiểu sử:
Pavel Antokolsky sinh ở Sankt-Peterburg trong gia đình một luật sư. Từ bé đã rất say mê hội họa và đã trình bày một số cuốn sách của mình. Năm 1904 cả gia đình chuyển về Moskva, Pavel Antokolsky học ở trường gymnazy và sau đó học luật ở Đại học Moskva nhưng không tốt nghiệp. Từ năm 1915 làm việc ở nhà hát, năm 1930 trở thành đạo diễn nhà hát và bắt đầu làm thơ. Năm 1920 làm quen với nhà thơ Valery Bryusov và in một số bài thơ ở hợp tuyển Художественное слово. Năm 1922 xuất bản tập thơ đầu tiкn Стихотворения. Những năm 1923 – 1928 фng đi thăm cбc nước Phap, Đức, Thụy Điển vа co y định thаnh lập “nhа hat thi sĩ”. Cuối những năm 1930 фng dịch nhiều nhа thơ Phap, Gruzia, Ukraina, Azerbaizan, Armenia ra tiếng Nga. Pavel Antokolsky được đánh giá là có nhiều bản dịch thơ thành công và có những đóng góp quan trong cho trường phái thơ dịch của Liên Xô.

Những năm Thế chiến II ông làm phóng viên chiến trường. Năm 1942 đứa con trai duy nhất của ông hy sinh ngoài mặt trận, ông viết trường ca Сын (Con trai) được tặng Giải thưởng Stalin năm 1943. Ngoаi sбng tбc thơ, ong con viết nhiều tập sбch về những nhвn vật lịch sử cũng như những danh nhan văn hoa của thế giới. Năm 1960 ong viết tập sach Сила Вьетнама (Sức mạnh của Việt Nam). Pavel Antokolsky trở thành tác gia cổ điển của văn học Nga thế kỷ XX. Ông mất ở Moskva năm 1978.

Tác phẩm:
*1943 Поэма "Сын" (Сталинская премия, 1946)
*1954 Поэма "В переулке за Арбатом"
*1958 Cборник стихов "Мастерская"
*1960 Cборник "Сила Вьетнама. Путевой журнал"
*1962 Cборник "Высокое напряжение"
*1964 Cборник "Четвёртое измерение"
*1969 Cборник "О Пушкине"
*Cборник статей "Пути поэтов" (1965)


 
 ANH YÊU EM

Anh yêu em, khi trong chuyến tàu xa
Trong ánh sáng phòng màu vàng của lửa
Giống như đuổi bắt, giống như nhảy múa
Xuyên qua anh, em bay trong đêm mờ.

Anh yêu em – đen đi vì ánh sáng
Chiếu vào trán, vào hai gò má cao
Không ở thủ đô – thì đâu đó, khi nào
Nhưng dù sao, cái điều này sẽ đến.

Anh yêu em trong gối chăn nóng bỏng
Trong cái khoảnh khắc tràn ngập thủy chung
Khi những bàn tay quấn chặt và buông
Trong yêu thương những vòng tay câm lặng.

Và anh không thể nào quên em đặng
Vì trên đời có nhà hát, có mưa
Có kỷ niệm, có âm nhạc, có thư…
Và vì tất cả những gì sẽ đến.


ĐOẠN KẾT

Tuổi già ơi, chớ buồn, đừng thương hại
Rằng tuổi trẻ ta đã chẳng nghe mi
Giờ mi đã không còn lại chút gì
Và không điều gì còn quay trở lại.

Đừng buồn chán, đừng thương xót đầy vơi
Và kết cục lạ thường đừng hy vọng
Nhưng hãy xem – điểm cuối, đừng tuyệt vọng
Nếu như trong bi kịch có ít hồi.

Đúng năm hồi. Chỉ năm hồi!
Kịch Shakespeare là vậy
Vì sự vĩnh hằng, vì đàn bà con gái
Thanh trường kiếm đâm xuyên qua người
Nhưng kẻ đã chết – kết thúc bằng thắng lợi.

Chỉ có thắng lợi này còn lại.
Chỉ có hy vọng này quay lại.
Bước đường xa đang sửa soạn tuổi già.
Sau tuổi già, tuổi trẻ còn đi mãi.


 LỜI CHÚC RƯỢU

Chúng ta sống trên mặt đất màu xanh
Uống rượu hàng đêm, rồi trở về cát bụi
Hãy quan tâm đến những hành tinh
Đừng một thứ gì no nê quá đỗi
Ta rồi sẽ chết trong sương.

Nhưng ta sẽ đi lên trung thực và nhẹ nhàng
Ta nhìn thấy những giấc mơ phiền muộn
Để lại rồi từ chốn xa xăm
Thời tiết của mùa xuân
Sẽ hôn và làm cho hư hỏng
Làm cho lời ta rét cóng.

Sắt kêu cót két. Và nước tuôn ra
Sao lấp lánh. Kêu vù vù dây điện.
Thế là ta lại tưởng
Thế giới là người khổng lồ
Và ta nhẹ nhàng chấp nhận
Tai họa bất kỳ.

Thời gian muôn năm! Con đường muôn năm!
Hãy mạo hiểm. Chớ rụt rè. Chớ tính điều hơn thiệt.
Còn nếu như sẽ chết
Thì hãy coi chừng, chớ hồi sinh!
Còn bài hát của mình?
Còn bài hát một người nào sẽ hát!
1935


KHO ĐỰNG ĐỒ
Tưởng nhớ Zoya

Không áo măng-tô, không đùa, không tiền bạc
Chỉ còn lại một cõi lòng câm và điếc.

Khoảng đất trống của anh hay khu vườn
Linh hồn ở lại và nhìn phía sau lưng.

Ở đấy kho chứa những đồ đã bỏ
Mùi hương mùa xuân xuyên vào khe hở.

Anh ở trong kho cùng với linh hồn
Trong lỗ thủng – nhưng anh là của em.

Và em là chiếc bóng của anh ngày trước
Không phải chuyện nghĩ ra trong ngày trời vẩn đục.

Có lẽ là cần ba cuộc đời đem giết
Anh là vậy, như từng yêu em ngày trước.
1929
 






Aleksey Nikolayevich Apukhtin (tiếng Nga: Алексей Николаевич Апухтин, 15 tháng 11 năm 1840 – 17 tháng 8 năm 1893) là nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Aleksey Apukhtin sinh ở Bolkhov, tỉnh Orlov trong một gia đình quí tộc lâu đời có nguồn gốc từ Pháp. Tuổi thơ sống ở làng quê. Những năm 1852 – 1859 học trường Cao đẳng Luật Sankt-Peterburg kết bạn với Pyotr Ilyich Tchaikovsky (người sau này là một nhạc sĩ nổi tiếng của Nga và thế giới). Tchaikovsky từng sống một năm trong nhà của Aptukhin, hai người cùng đi với nhau du lịch ra nước ngoài, còn khi trở về Aptukhin sống ở nhà của Tchaikovsky. Tình bạn của Aleksey Apukhtin và Pyotr Ilyich Tchaikovsky được người đời coi là tình cảm của những người đồng tính luyến ái, giống như Arthur Rimbaud và Paul Verlaine. Thời gian học ở trường Luật, Aleksey Apukhtin là một học sinh xuất sắc, học giỏi tất cả các môn, đồng thời là biên tập tờ tạp chí của trường. Sau khi tốt nghiệp Aleksey Apukhtin làm việc ở Bộ tư pháp cùng với Tchaikovsky, hai người không mấy mặn mà với công việc mà chỉ yêu “thời tuổi trẻ vàng son”. Những năm 1863 – 1865 Aleksey Apukhtin được phái về công tác tại tỉnh Orlov, sau đó trở về Peterburg làm việc ở Bộ nội vụ. Aleksey Apukhtin nhiều lần được cử đi công tác ở nước ngoài. Những năm 1870 ông bị bệnh phù, càng về cuối đời càng nặng. Những năm tháng cuối đời ông không ra khỏi nhà vì rất khó khăn trong việc đi lại.

Aleksey Apukhtin biết làm thơ từ bé, được Ivan Turgenev và Anafasy Fet đỡ đầu. Năm 1854 in những bài thơ đầu tiên và sau đó liên tiếp in thơ ở nhiều tạp chí khác nhau nhưng đến năm 1886 ông mới in một tập thơ đầu tiên. Ngoài thơ, ông còn viết tiểu thuyết và kịch nhưng tất cả tác phẩm chỉ xuất bản sau khi mất. Ngày nhận được tin Aleksey Apukhtin qua đời, Tchaikovsky viết cho nhà thơ Davydov: “Mặc dù không bất ngờ vì cái chết của Aleksey Apukhtin, thế mà tôi cảm thấy khiếp sợ và vô cùng đau đớn. Một thuở đấy là người gần gũi và thân thiết nhất của tôi”. Pyotr Ilyich Tchaikovsky viết 6 khúc lãng mạn phổ thơ của Aleksey Apukhtin, gồm: Кто идёт (Ai người đi đến, 1860, đã bị thất lạc); Забыть так скоро (Người nỡ quên mau, 1870); Он так меня любил (Người đã yêu tôi như thế, 1875); Ни отзыва, ни слова, ни привета (Không lời nói, câu chào, không tiếng gọi, 1875); День ли царит (Ngày có lên ngôi, 1880); Ночи безумные (Những đêm điên cuồng, 1886).

Tác phẩm:
*Сочинения, 4 изд., т. 1—2, [Биография. очерк М. Чайковского], СПБ. 1895;
*Стихотворения. [Вступ. ст., подгот. текста, прим. Л. Афонина], Орёл, 1959;
*Стихотворения, Л., 1961.



 
 
KHÔNG LỜI NÓI, CÂU CHÀO, KHÔNG TIẾNG GỌI

Không lời nói, câu chào, không tiếng gọi
Thế giới hoang vu nằm giữa hai người
Ý nghĩ tôi với câu hỏi không có trả lời
Đè lên con tim nặng nề và sợ hãi.

Chẳng lẽ sao giữa những giờ buồn giận
Chẳng còn gì, quá khứ biến mất tăm
Như tiếng động nhẹ nhàng của bài hát đã quên
Như vào bóng đêm một ngôi sao rơi xuống?


ANH KHÔNG TIẾC

Anh không tiếc rằng em đã chẳng yêu anh
Tình yêu của em anh không xứng đáng!
Anh không tiếc bây giờ trong xa vắng
Bởi cách xa càng yêu mãnh liệt hơn.

Anh không tiếc rằng rót và uống một mình
Chén hạ mình anh uống khô đến hết
Anh nguyền rủa, van nài và nước mắt
Sao em vẫn lạnh lùng như giá như băng.

Rằng ngọn lửa trong máu sôi không tiếc
Con tim anh từng mỏi mệt cháy lên
Nhưng anh tiếc rằng đã từng sống một mình
Rằng đã ít yêu đương thì anh tiếc.


ANH CHỜ EM

Anh chờ em… đồng hồ trôi buồn bã
Như kẻ thù xưa cũ vẫn làm phiền
Giọng nói ngọt ngào thức anh suốt cả đêm
Và nghe ra tiếng bước chân ai đó…

Anh chờ em… Trong suốt, tươi và sáng
Ngày mùa thu thoáng trên mặt đất này…
Trong nỗi buồn câm nín anh đón ngày
Ngày tuyệt vời bằng nước mắt cay đắng…

Hiểu giùm anh, trong cuộc đời náo động
Từng khoảnh khắc nắm bắt để cùng em
Anh yêu em, yêu em đến cuồng điên…
Như vẫn yêu hạnh phúc và cuộc sống!..


NHỮNG ĐÊM ĐIÊN CUỒNG

Những đêm không ngủ, những đêm điên cuồng
Những lời đứt quãng, những mắt mỏi mệt…
Ngọn lửa cuối cùng bỗng bừng cháy lên
Những bông hoa muộn của mùa thu chết!

Dù thời gian bằng cánh tay không thương tiếc
Chỉ cho ta điều gian dối ở người
Ta vẫn lao vào bằng ký ức khát khao
Tìm trong dĩ vãng câu trả lời không thể được.

Người hãy bằng những lời thì thào dịu ngọt
Dìm đi tiếng động ban ngày khó chịu, ầm vang
Người xua giấc mộng của ta trong đêm tĩnh mịch
Những đêm không ngủ, những đêm điên cuồng!




TÌNH YÊU

Khi thiếu sự say mê và công việc
Thì ngày trôi đi nhạt nhẽo, khô khan
Nhưng hễ tình như sóng gió nổi lên
Thì tình cuốn tôi bay từ mặt đất.

Tình lấy đi của tôi những lòng tin
Và đốt lên trong tôi nguồn cảm hứng
Tình cho tôi hạnh phúc vô bờ bến
Và nước mắt, nước mắt đến vô cùng…

Bằng những lời khô khan và nghiệt ngã
Tình làm cho mệt lử trái tim tôi
Với nước mắt tình chỉ khanh khách cười
Với nỗi buồn tình ra điều khinh thị.

Một đôi khi bằng những lời cháy bỏng
Với ánh mắt nhìn đằm thắm dịu dàng
Trong hào quang mới – xua đi nỗi buồn
Và tình yêu trong hồn tôi toả sáng.

Tôi quên hết, chỉ hít thở bằng tình
Cả cuộc đời tôi trao tình hết cả
Và tôi không biết làm sao đa tạ
Ngay cả một lời nguyền rủa cũng không.


LINH CẢM
Gửi vợ

Không hiểu sao, nhưng con tim chết lịm
Không hiểu sao, nhưng cả cõi lòng run
Mắt mỏi mệt, và đôi mắt không nhắm
Lý trí khổ đau, lý trí hướng về tim.

Anh gác mái đầu lên giường nóng bỏng
Và ngỡ như sẽ khóc suốt cuộc đời
Đang trôi qua trước mắt anh thấp thoáng
Những chuyện không đâu của tháng ngày trôi.

Anh nhớ những nghi ngờ và hy vọng
Những hân hoan, đau khổ tháng ngày qua
Trong ký ức, như bóng ma thấp thoáng
Những hình hài quen thuộc của ngày xa.

Một ý nghĩ về tương lai đè nặng
Tâm hồn anh đầy sợ hãi lặng câm
Và bóng đêm đè lên, làm xao xuyến
Anh chẳng mong chờ giấc mộng dối gian.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 08:51:00


Eduard Arkadyevich Asadov (tiếng Nga: Эдуард Аркадьевич Асадов, 7 /9 /1923 – 21 /4 /2004) là nhà thơ Nga – Xô Viết, anh hùng Liên Xô.

Tiểu sử:
Eduard Asadov sinh ở nước cộng hòa Trung á Turmenia. Cả bố và mẹ đều là người Armenia và đều làm nghề dạy học. Năm 1929, sau khi bố mất, Asadov cùng mẹ chuyển về Sverdlovsk (miền Ural, Nga). Lên 8 tuổi đã biết làm thơ. Năm 1939 gia đình chuyển về Moskva và học ở trường phổ thông số 38, thành phố Moskva. Năm 1941 học xong phổ thông, Asadov tình nguyện tham gia quân đội, chiến đấu ở mặt trận bắc Kapkage và mặt trận Ukraine. Bị thương nặng ở Sevastopol, hậu quả là bị mù.
Năm 1946 Asadov vào học trường viết văn Maxim Gorky. Năm 1951 tốt nghiệp, xuất bản tập thơ đầu tiên Светлая дорога (Con đường sáng), được kết nạp vào Đảng cộng sản và Hội Nhà văn Liên Xô. Thời gian sau đó, hầu như cứ vài ba năm lại in một tập thơ mới. Ngoài thơ ca, Asadov còn viết truyện và dịch thơ các nước trong Liên bang Xô Viết như Armenia, Gruzia, Kazakhstan, Uzkekistan… Trong những thời gian khác nhau ông cộng tác với nhiều tờ báo và tạp chí lớn như Литературной газете (báo Văn học), Огонёк (tạp chí Ngọn lửa nhỏ)…
Eduard Asadov đặc biệt nổi tiếng với thơ trữ tình, thế hệ trẻ luôn coi ông là thần tượng của mình. Thơ trữ tình của Asadov gần đây được dịch nhiều sang tiếng Việt. Asadov mất ở Moskva năm 2004.

Tác phẩm:
*Светлая дорога (Con đường sáng, 1951)
*Снежный вечер (Buổi chiều tuyết, 1956)
*Солдаты вернулись с войны (Những người lính không trở về, 1957)
*Во имя большой любви (Vì một tình yêu lớn, 1962)
*Лирические страницы (Những trang thơ trữ tình, 1962)
*Во имя большой любви (Vì tình yêu, 1963)
*Я люблю навсегда (Tôi yêu mãi mãi, 1965)
*Остров романтики (Hòn đảo mộng mơ, 1969),
*Доброта (Lòng tốt, 1972)
*Ветра беспокойных лет (Gió của những năm tháng không yên, 1975)
*Годы мужества и любви (Những năm tháng của tình yêu và lòng dũng cảm, 1978)
*Компас счастья (1979),
*Сражаюсь, верую, люблю! (Tôi chiến đấu, tin và yêu!, 1983)
*Высокий долг (Nghĩa vụ cao cả, 1986)
*Судьбы и сердца (Những con tim và những số phận, 1990)
*Зарницы войны» (1995),
*Не надо отдавать любимых (2000),
*Не проходите мимо любви (Đừng đi ngang qua tình yêu, thơ và truyện, 2000)
*Эдуард Асадов. Собрание сочинений в шести томах (Tuyển tập E. Asadov, 6 tập, 2003
*Что такое счастье (Hạnh phúc là gì, 2005)
*У любви не бывает разлук (Tình yêu không có sự chia ly, 2006)
*Первое свидание (Cuộc gặp đầu tiên, 2006)


CHỚ NHÌN NHẦM

Khao khát tình yêu, ta đi tìm cái đẹp
Nhưng chớ nhìn nhầm, bởi thường vẫn xảy ra
Một điều rằng vẻ đẹp chỉ mở ra
Cho trái tim chứ không hề cho mắt.


 
HAI VẺ ĐẸP

Dù mẹ-thiên nhiên chẳng phải ngồi không
Nhưng người lý tưởng ít khi sinh hạ
Vẻ đẹp hình thể cùng vẻ đẹp tâm hồn
Gặp trong một con người, quả là thật khó.

Hai vẻ đẹp đều tốt như nhau cả
Và cả hai đều xứng với vinh quang
Nhưng rất thường xuyên, vẻ đẹp tâm hồn
Lại ganh tị vẻ đẹp xinh hình thể.

Có một điều, quả là rất thú vị
Nhưng dù sao sự thật khó nhận ra
Bởi tình cảm, cần nói một điều là
Hay đánh mất mọi điều vô căn cứ.

Bởi số đông, thường không nhìn đầy đủ
Rồi khổ đau vì “cận thị” của mình
Khi nhìn thấy một gương mặt đẹp xinh
Thì vẻ đẹp tâm hồn không để ý.

Mà nếu nhận ra thì rất lâu sau đó
Chỉ khi cuống cuồng mới chịu nhìn ra
Những gì đẹp cho con mắt ngày xưa
Thì bây giờ đang bắt đầu hành hạ.

Mà, có thể là tại điều này nữa
Rằng dần dần theo ngày tháng trôi qua
Hai vẻ đẹp như hai cô gái trong nhà
Có vẻ như bất thình lình đổi chỗ.

Vẻ đẹp già đi: những gì xưa rực rỡ
Thời gian xoá nhoà không một chút tiếc thương
Trong khi đó vẻ đẹp của tâm hồn
Không tuổi tác, không vết nhăn gì cả.

Xuyên qua màn sương như ngôi sao nhỏ
Vẻ đẹp tâm hồn mãi mãi cháy lên
Ai người mở ra vẻ đẹp tâm hồn
Thì nói thật, may mắn cho người đó.

Vẻ đẹp tâm hồn luôn luôn rạng rỡ
Và tự mình, người đó mãi vinh quang.
Đời là thế, chỉ tiếc một điều rằng
Ta rất muộn màng nhận ra chân lý.


HẠNH PHÚC LÀ GÌ

Hạnh phúc là gì?
Người này gọi đó là những đam mê:
Là đánh bài, uống rượu và giải trí
Là những cảm xúc rùng rợn, mê li.

Một người kia thì tin rằng hạnh phúc
Là lương cao, là bổng lộc, quyền hành
Trong con mắt kẻ dưới quyền – khâm phục
Là những cô thư kí thật là xinh.

Người thứ ba lại cho rằng hạnh phúc
Đó là những công việc lớn lao
Là sự quan tâm, lo lắng cho nhau
Là khi hai người cùng nhau hồi hộp.

Còn người thứ tư cho rằng hạnh phúc
Là với người yêu suốt sáng, thâu đêm
Có một lần nói những lời tỏ tình
Rồi từ đó hai người như là một.

Nhưng cũng có người lại gọi thế này:
Hạnh phúc là khát khao cháy bỏng
Là tìm kiếm, ước mơ, là lao động
Là đôi cánh dữ dằn của một chuyến bay.

Còn theo tôi, hạnh phúc chỉ như vầy:
Rất đơn giản, hạnh phúc muôn hình dáng
Từ mô đất nhỏ đến gò đến đống
Chỉ phụ thuộc vào ý của mỗi người thôi.


  MỘT LỜI VỀ TÌNH YÊU

Yêu – trước tiên, nghĩa là dâng hiến
Yêu – nghĩa là tình cảm của mình như một dòng sông
Với sự hào phóng của mùa xuân hắt nước lên
Niềm hân hoan của người mình yêu mến.

Yêu – nghĩa là chỉ vừa mở mắt
Ngay lập tức nghĩ suy từ buổi bình minh
Xem bằng cách gì để trao tặng, hiến dâng
Cho cái người mà lòng yêu mến nhất!

Yêu – nghĩa là tiến hành một cuộc chiến tranh
Vì sự thủy chung, bằng ánh mắt, lời nói
Để cho hai con tim từ đầu đến cuối
Trong đau khổ, vui mừng mãi mãi kề bên.

Thế tình có đợi gì không? Tất nhiên là đợi
Đợi sự dịu dàng và ấm cúng, nhưng mà
Sự tính toán chi ly thì tình chẳng hề ưa
Đem cho bao nhiêu, nhận về chừng ấy.

Tình yêu không phải là ống tiền trong tủ
Là bài ca không quen tự đóng kín mình
Yêu – nghĩa là đáp lại với vẻ hân hoan
Tất cả những gì tốt đẹp nơi trần thế!

Yêu – nghĩa là nhìn thấy vật bất kỳ
Là cảm thấy kề bên một tâm hồn thân thiết
Quyển sách kia – dù người đọc hay không đọc?
Quả lê ư… Vì sao lại quả lê?

Điều vớ vẩn ư? Tại vì sao vẩn vơ
Người ta vẫn cứu cuộc đời bằng từng giọt nhỏ
Tình yêu – là lá cờ có màu huyết dụ
Trong hạnh phúc không hề có chuyện vẩn vơ!

Tình yêu – không phải là pháo hoa của sự đam mê
Tình yêu – đó là những bàn tay trong đời chung thủy
Những ngày tối tăm, tình không hề biết sợ
Và chẳng sợ gì cám dỗ hoặc chia ly.

Yêu – có nghĩa là bảo vệ điều chân lý kia
Thậm chí dù có phải ngược chiều cùng vũ trụ
Yêu – nghĩa là trong khổ đau biết cách tha thứ
Tất cả, chỉ trừ thói đểu cáng, phản bội kia.

Yêu – nghĩa là dù cho đến bao nhiêu lần
Với lòng kiêu hãnh những gì thừa chịu hết
Nhưng không bao giờ, thậm chí trong giờ chết
Lại bằng lòng chịu nhục, hạ thấp mình!

Tình yêu – không phải là cái nút thắt vui vẻ, vô tâm
Không phải là những lời trách móc bên sườn va đập
Yêu – nghĩa là cần phải có tài năng
Có thể, là tài năng lớn lao và tốt nhất.

Và cũng thật đáng thương cho những lời tranh cãi
Tất cả tình cảm đều biến mất như vào nước mà thôi
Mọi ham hố say mê đều chỉ nhất thời
Nhưng mà tình yêu – như mặt trời, sống mãi!

Và tôi nhổ nước bọt vào tiếng cười trơ trẽn
Vào những kẻ nào không đo đến những vì sao
Vì bài thơ này chỉ viết ra cho những người nào
Bằng tất cả trái tim biết yêu và tin tưởng!


  HOÀNG TỬ CỦA LÒNG EM

Em tin tưởng, đi tìm tình yêu lớn
Tình long lanh, lấp lánh như nước nguồn
Tình yêu thực sự, tình như em vẫn
Đọc ở trong những cuốn sách gối giường.

Rồi khi bắt đầu yên lặng xung quanh
Ánh sáng trong phòng khi mờ khi tỏ
Em vẫn thích thường xuyên ngồi một mình
Và lặng im nhìn vào ô cửa sổ.

Em im lặng, nhìn về chốn xa xăm
Sau những vì sao, và trên biển cả
Những con tàu hướng về em gặp gỡ
Những con tàu với những cánh buồm hồng…

Hiệp sĩ Aivanhô* chiến thắng quân thù
Lao vun vút sau tiếng dồn vó ngựa
Chàng Andrei Bolkonsky buồn bã
Mời em bước vào điệu nhảy đung đưa.

Chàng D’Artagnan đưa kiếm ra thề
Rằng sẽ yêu em muôn đời muôn kiếp
Và chàng Rômeo Mông-téc-ki-ơ
Dâng tặng cho em bông hoa tuy líp.

Rồi thoáng qua có rất nhiều khuôn mặt
Ánh mắt, nụ cười, quần áo thời trang
Em nhận ra hoàng tử của lòng mình
Bước ra với em từ trong cổ tích.

Và giờ đây chàng với một nụ cười
Đeo vào tay em chiếc vòng phép lạ
Từ phút này trong số phận của người
Em trở thành hạnh phúc và phận số!

Rồi khi bắt đầu yên lặng xung quanh
Ánh sáng trong phòng khi mờ khi tỏ
Em vẫn thích thường xuyên ngồi một mình
Và lặng im nhìn vào ô cửa sổ…

Nghe giọng nói từ nơi xa xôi đó
Những con tàu đang bơi ở trong sương…
Và quả thật, những cánh buồm màu hồng
Trên cõi trần gian này vẫn có!

Mà có thể, trong số phận của em
Ở đâu đó, ở nơi này, bên cạnh
Có chàng Gray âm thầm, kiêu hãnh
Và có chàng hoàng tử của lòng em!

Dù chàng không từ trang sách bước lên
Liếc mắt quanh bốn phía, em hãy nhìn!
Dù khiêm tốn, nhưng là người bạn tốt
Dù giản dị, nhưng là bạn tâm phúc
Có thể, đó là hoàng tử của em?!
___________
*Hiệp sĩ Aivanhô – nhân vật trong tiểu thuyết Aivanhoe của nhà văn Walter Scott (1771 – 1832); Andrei Bolkonsky – nhân vật trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của Lev Tolstoy (1828 – 1910); D’Artagnan – nhân vật trong tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm của Alexandre Dumas (1802 – 1870); Rômeo – tức Romeo, người yêu của Juliet trong bi kịch Romeo & Juliet của Shakespeare (1564 – 1616); chàng Gray – thi sĩ Thomas Gray (1716 – 1771), nhà thơ Anh, tác giả của Hoài cảm bên ngôi mộ làng quê, hay có thể dịch là Bài thơ nghĩa địa nổi tiếng.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 08:59:26


CÔ HÀNG XÓM

Bản thiết kế gai góc. Chàng khó nhọc
Nhà kiến trúc sư vầng trán căng lên
Đếm, hút thuốc, chửi đổng rồi thổn thức
Rồi lại trên bản thiết kế cúi mình.

Bỗng có tiếng gõ cửa. Cô hàng xóm
Cô nữ sinh viên sống cạnh nhà bên
Chiếc áo vét của cô màu đỏ thắm
Cô bước vào, nhanh nhảu nói: “Chào anh!”

Cô thở dài, ngồi lên ghế lặng im
Sau đó nói, mắt nheo vì ngọn lửa:
– Anh lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm hơn em
Hãy cho em một lời khuyên anh nhé!

Em vừa về từ ngày hội mùa xuân
Hai chàng sinh viên trong cơn gió tuyết
Hai người, tất nhiên, chưa hề quen biết
Nói với em rằng họ rất yêu em.

Nhưng lòng người thì em không biết rõ
Em rất tin, rất quí trọng lời anh
Nên tin ai? Hãy cho em lời khuyên
Về từng người, với anh, em sẽ kể.

Nhưng anh chàng không muốn nghe câu chuyện
Gạt lọ mực và vứt chiếc com-pa
Nhìn vào đôi mắt – mặt hồ ngây thơ
Và nói giận dữ: – Chà, đồ vớ vẩn!

Đây không phải trong cửa hàng hay chợ!
Em cần lời khuyên? Lời khuyên của anh:
Mai em nói với người ta rằng: “không!”
Vì tình cảm ở đây không hề có!

Còn khi nào yêu người ta nghiêm túc
Khi đó tự mình, em sẽ hiểu ra
Lòng biết trả lời câu hỏi bất kỳ
Còn người ta nhận ra và hiểu được!

Chàng dừng lời và tin rằng xác đáng
Nhưng lại ngạc nhiên quá đỗi, khi mà
Nàng bỗng đứng dậy, buột miệng nói ra:
– Tự mình hiểu ra? Chà, đồ vớ vẩn!

Nghe những lời kia, hơi ngớ người ra
Chàng xoay người tìm cho mình điểm tựa
Nhưng gặp không phải mặt hồ ngây thơ
Mà là hai lưỡi dao sắc mài giũa.

– Người ta tự hiểu? Anh nói vậy chứ gì?
Thế nếu như: máu người ta – máu cá
Thế nếu tình yêu ở cái người kia
Còn ở đây chỉ rầm, xà, bản vẽ?

Người tự hiểu? Nhưng nếu người phân vân
Rằng con tim vừa lửa, vừa băng giá
Nếu không phải: người – mà bản thiết kế?!
Đường chấm khô khan! Phép tính vô hồn?!

Chàng lặng người, không nhúc nhích bước chân
Đầu cúi gằm, và bỗng nhiên đỏ mặt
Còn nàng nức nở và liền quay ngoắt
Mở cửa ra vào, chạy vội ra sân.

Xuyên qua ô cửa ngọn gió mùa xuân
Thổi lên giấy, tiếng kêu nghe sột soạt…
Còn bên chiếc bàn “phép tính vô hồn”
Nhắm đôi mắt và mỉm cười hạnh phúc…


 
ANH CÓ THỂ ĐỢI CHỜ EM

Anh có thể đợi chờ em
Rất lâu và chung thủy
Có thể không ngủ hằng đêm
Một, hai năm, và cả đời, có lẽ!

Mặc cho những tờ lịch
Bay đi như lá trong vườn
Chỉ mong em hiểu giùm anh
Nếu quả điều này cần thiết!

Anh có thể đi theo em
Khắp núi rừng hay trên cát
Nơi hầu như không có con đường
Hay trên đồi, theo con đường quen
Nơi quỉ sứ chưa từng có mặt!

Không trách ai, anh đi qua tất cả
Vượt qua mọi ưu phiền
Chỉ mong sao cho không uổng phí
Rằng sau này em phụ tình anh.

Anh có thể vì em mà đem cho
Tất cả những gì anh có
Anh có thể vì em mà nhận về
Nỗi đắng cay nhất trên đời của số.

Và anh sẽ hạnh phúc vô cùng
Mỗi giờ trao em tất cả
Chỉ mong em hiểu giùm anh
Rằng yêu em không uổng phí!


  HÒN ĐẢO MỘNG MƠ

Từ Bắc cực đến Nam cực
Người ta đều đi qua hết
Nhưng chỉ hòn đảo mộng mơ
Thì chẳng có trên bản đồ.

Có một hòn đảo như thế
Có trăng, núi đồi ở đó
Nhưng không có người bi quan
Không có người lý sự cùn.

Không có những tiếng thì thầm
Không có ưu phiền, buồn chán
Chỉ có những người mơ mộng
Những người yêu, những người gàn.

Có những mỏm đá màu xanh
Còn tất cả lời của gió
Chim hải âu trắng dập dờn
Và những cánh buồm thắm đỏ.

Và có vịnh Đông – Kisốt
Có mũi đất Rôbinsơn
Đàn ghi ta được quí nhất
Còn “danh dự” – lời đầu tiên!

Ở đó khắp nơi đường mòn
Và xung quanh từng đống lửa
Người ăn thịt với rau thơm
Và uống rượu Rum nặng độ.

Bài hát ở đó được yêu
Và được trao cho cúp bạc
Ai làm phật lòng người đẹp
Người này trên lửa bị thiêu.

Đêm đêm vang tiếng ghi ta
Pháo hoa lên trời vun vút
Ở đó tất cả bằng thơ
Nói với người yêu dấu nhất.

Từ Bắc cực đến Nam cực
Người ta đều đi qua hết
Nhưng chỉ hòn đảo mộng mơ
Thì chẳng có trên bản đồ.

Nhưng chớ buồn về bản đồ
Vì rằng, vấn đề ở chỗ
Muôn năm hòn đảo mộng mơ
Sống trong trái tim em đó!


TÌNH ĐÁNG TRÁCH

Đã mười giờ đêm. Trong nhà im ả
Nàng vẫn ngồi yên, căng thẳng đợi chờ.
Không thể nào đọc sách, không thể ngủ
Sợ bỗng nhiên chàng gọi điện, ghé qua?!

Dù buổi chiều đã thắp những vì sao
Chưa đến nỗi muộn. Ngày chưa sống hết.
Lẽ nào chàng không gọi điện, lẽ nào
Không nhớ về – không lẽ nào thế được!

“Tất nhiên, chàng đã không chỉ một lần
Nhưng bận bịu hết việc này việc khác…
Chàng ở đây bằng tấm lòng, trái tim”.
Tại vì sao nàng cứ tự dối lòng
Tại vì sao cứ dối mình không biết?

Bởi không ít ngày trong cuộc đời nàng
Đã trôi đi không như dòng sông bạc
Người nàng yêu vẫn đối xử thường xuyên
Như Girây* đối xử cùng người đẹp.

Cũng có khi uống rượu, chàng cảm động:
“Người yêu của anh mãi mãi chân thành!”
Nhưng trong lòng người – vui hay buồn chán
Không bao giờ đi tìm hiểu chàng cần
Không bao giờ nhận biết chàng cố gắng.

Khoác lác hay tục tằn, say hay tỉnh
Câu trả lời – không phản đối, chẳng thở dài
Chỉ chàng thông minh, chỉ mình chàng đúng
Còn nàng chỉ người “đần độn”, “dở hơi”.

Và nàng chẳng lẽ không biết người ta
Chưa bao giờ với mình thèm để ý
Trăm lần bỏ nàng, rồi lại quay về
Trăm lần dối, và được nàng tha thứ.

Còn bạn bè của nàng vẫn thường khuyên:
– Đã từ lâu cần chia tay với hắn
Đừng nhẫn nhục, hãy tỏ ra kiêu hãnh!
Hãy hiểu rằng: cứ như thế không nên!

Nhưng nàng lắc đầu, nước mắt triền miên
Và bỗng nhiên buồn rầu nhìn tất cả:
– Nhưng em yêu… Kinh khủng… Như lỗi lầm!
Anh ấy đâu đến nỗi người như thế!

Tranh cãi ở đây chỉ là vô ích
Nàng bước vào vòng tù hãm tự mình
Để lại tôn thờ, để lại hạ mình
Mà không đòi hỏi một điều chi hết.

Đã quá nửa đêm. Trong nhà im ả
Nàng vẫn ngồi yên, căng thẳng đợi chờ.
Không thể nào đọc sách, không thể ngủ
Sợ bỗng nhiên chàng gọi điện, ghé qua?

Tình mang về niềm vui trên ngưỡng cửa.
Nàng muốn tin để sống, để mộng mơ
Nhưng như người ta thường nói rằng – Lạy Chúa
Đừng cho tình yêu như thế bao giờ!
__________
*Girây – dòng họ vua ở Crưm thế kỷ 15 – 16.


  NẾU NHƯ TÌNH RA ĐI

Bạn phải làm gì, nếu như tình ra đi?
Có thể đưa ra lý do, tranh cãi và thuyết phục
Có thể van xin, thậm chí là chịu nhục
Có thể dọa trả thù, có thể răn đe.

Có thể chút nhỏ nhoi trong quá khứ nhớ về
Có thể nhắc với người rằng chia ly là cay đắng
Có thể dao động một thời gian, gợi lòng thương cảm
Nhưng chỉ một thời gian, chứ chẳng lâu gì.

Mà có thể, sợ hãi và đớn đau đừng lộ trong ánh mắt
Nói: anh yêu em! Em chớ để anh buồn
Nếu vẫn từ chối thì đừng run rẩy, mà cần
Mở toang cửa: – Anh không giữ em. Vĩnh biệt!

Tất nhiên là khó vô cùng để tỏ ra cứng rắn
Nhưng dù sao, để sau cho khỏi rẻ rúng mình
Nếu như tình ra đi – dù tru lên, nhưng tỏ ra kiêu hãnh
Như một con người chứ không như con rắn bò trườn!


TÌNH YÊU KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA

Tình yêu không phải trò đùa: ai ai cũng rõ
Tình là tiếng gõ mùa xuân của trái tim
Còn người như em, chỉ sống bằng lý trí
Quả là tầm phơ và dại dột vô cùng!

Nói một cách khác, thì những ước ao
Những con đường dưới trời đêm trăng sáng
Và có để làm gì với mùa xuân chim én
Và người ta bán hoa cho những kẻ yêu nhau?!

Vì rằng một khi không có tình yêu
Thì trong vườn có ai cần đi dạo
Và thậm chí, ngay cả chim họa mi
Từ núi đồi sẽ bay vào sân khấu.

Những cuộc dạo chơi và tĩnh lặng để cho ai
Vì trong những đôi mắt không hề có lửa?
Còn ánh trăng thanh sẽ trở thành vô nghĩa
Chỉ là ánh trăng han gỉ giữa bầu trời.

Em thử hình dung: không ai có thể yêu
Thì người ta sẽ ngủ nhiều kinh khủng
Sẽ ít khi cạo râu mà chỉ ăn cho đầy bụng
Và chẳng còn một ai thèm đọc gì thơ…

Nhưng không, chẳng vô tình mà có ánh trăng thanh
Và tiếng đàn ghi ta vẫn vang lên ầm ĩ
Và mùa xuân đến với ta không hề uổng phí
Và những lứa đôi sánh bước dạo trong vườn.

Em hãy xua đi những ngờ vực của mình!
Hãy yêu và hãy tin. Còn gì đơn giản thế
Vì họa mi hót trong đêm không hề uổng phí
Dù có hót cho đến khản tiếng trong rừng!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 09:10:30


CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI YÊU NHAU TRÊN ĐỜI

Có bao nhiêu người yêu nhau trên đời
Hiện tại chưa có thống kê như thế
Nhưng, nếu như không một nửa loài người
Thì chắc chắn một phần ba, có lẽ.

Thế còn tất cả những ai còn lại
Đã từng yêu hoặc chỉ mới biết yêu
Và mỗi người khi ngắm những ngôi sao
Sẽ ước mơ hạnh phúc khi nào đấy.

Thế hạnh phúc của em ở trên đời?
– Trong tình yêu như cuộc đời vô tận.
Không cả nhân loại như vậy trả lời
Thì là một nửa loài người, chắc chắn.

Ai dù một lần trong buổi chiều êm
Không rời khỏi kim đồng hồ ánh mắt
Không chờ đợi giờ hẹn hò gặp mặt
Không tỏ tình yêu, dù chỉ một lần!?

Có trong lời “yêu” một sức mạnh tuyệt vời
Hy vọng và niềm vui, nỗi buồn và đau đớn
Và nếu như cái vẻ dễ thương luống cuống
Không trải qua hết tất cả mọi người
Thì chín trong số mười người – chắc chắn.

Nhưng chưa phải trao con tim, khi nói lời
Thiếu tình cảm, không có gì thay được.
Không phải tất cả có khả năng nhận thức
Tình cũng như tài năng, không tất cả mọi người.

Thế có bao nhiêu người, có bao nhiêu người
Mọi cơ hội, hoặc không cần cơ hội
Mà về tình yêu sẵn sàng nói lời
Như bức điện theo đường dây được gửi.

Chưa phải là yêu, dù anh đã hôn
Hay xúc động ôm lần này lần khác
Và lời “anh yêu em” – ngay lập tức
Và ngay lập tức lời đáp: – Anh của em!

Thú nhận trong tình, đến muôn thuở một lần
Nhưng quả thật có rất nhiều trường hợp
Như người bị phá sản, khi trao tờ séc
Không biết rồi sao thanh toán nợ nần.

Trên đời này lời hay có thật nhiều
Tại sao cứ phải làm mình đau khổ
Sự phải lòng đâu phải đã tình yêu
Như dòng sông, dù bến bờ không rõ
Dù là vịnh – nhưng đã phải biển đâu!

Nếu không thể cháy bằng tình yêu – đừng cháy
Chỉ đi nói về sự phải lòng thôi
Và hãy biết quí trọng vẻ hiền dịu
Dù ít ỏi hơn nhưng thực với người.

Và nếu như yêu không phải mọi người
Thì mọi người đừng nói ra lời ấy.
Không mọi người, thậm chí không nửa loài người
Mà chỉ những ai yêu nhau. Chắc chắn vậy!



 
 
TA KHÔNG CÓ NHAU

Ta không có nhau, mọi việc đều tốt đẹp
Trong cuộc cãi nhau về đời sống nhọc nhằn.
Em có tất cả của em, anh có của anh
Những nụ cười của mình, và đau xót.

Trong xung đột ta tìm ra lối thoát
Và ngày qua ta chẳng chút tiếc thương
Đi con đường mới, bỗng nhiên hai đứa quyết
Em đi đường em, còn anh đi đường anh.

Tất cả theo ý muốn bây giờ: đời sống và công việc
Và thường xuyên gặp gỡ với mọi người.
Ta không có nhau, tất cả đều tốt đẹp
Chỉ hạnh phúc thì không có mà thôi…


BIỆT LY

Ngày hôm nay em ở rất xa anh
Em viết về tình yêu thương da diết
Về nỗi buồn chia rẽ hai chúng mình
Tất cả y hệt những điều anh viết.

Những câu chuyện mà ta vẫn thường nghe:
Rằng thiếu biệt ly hạnh phúc khó giữ
Không có chia ly làm sao gặp gỡ
Mà chỉ cãi nhau, xích mích, bất hòa.

Đã đành, lời khôn ngoan của người ta
Nhưng mà anh không thể nào biết được
Anh chỉ muốn tất cả đều trái ngược
Nói với em rằng: – Ta đừng chia ly!

Anh nghĩ là em hiểu những lời kia
Vai kề vai – không biết buồn, biết rét
Mà nếu có cãi nhau, thì cũng được
Cũng còn hơn là sống cảnh biệt ly!


LÒNG TỐT

Nếu bạn của anh tranh cãi bằng lời
Có thể nói điều làm anh xúc phạm
Chưa đau xót, dù có phần cay đắng
Dù sao anh vẫn tha thứ cho người.

Trong cuộc đời mọi chuyện đều có thể
Và nếu như tình bạn rất vững bền
Đừng vì những điều nhỏ nhặt mất khôn
Làm cho tình bạn vững bền tan vỡ.

Nếu như anh tranh cãi với người yêu
Mà nỗi buồn về nàng rất mạnh mẽ
Thì điều này không có gì đau khổ
Đừng vội vàng giật phắt khỏi bờ vai.

Và dù anh không phải là nguyên nhân
Của bất hòa, của những lời giận dữ
Hãy là đàn ông! Đứng ra bảo vệ
Dù sao đấy là tình yêu của anh!

Trong cuộc đời mọi chuyện đều có thể
Và nếu như tình yêu rất vững bền
Đừng vì những điều nhỏ nhặt mất khôn
Làm cho tình yêu vững bền tan vỡ.

Và để cho khỏi trách mình, sau đó
Vì đã làm điều gì ác cho ai
Hãy làm một người tốt ở trên đời
Vì người xấu trên đời này quá đủ.

Nhưng chỉ một điều không nên từ bỏ
Là chia ly hay là sự tuyệt giao
Chỉ thói đểu giả thì đừng tha thứ
Và sự phản bội thì đừng tha thứ
Cho một ai: dù bạn hay người yêu!



 
 
KHI NGƯỜI TA NÓI VỚI ANH

Khi người ta nói với anh vẻ đẹp
Anh thấy thích, đôi khi thấy thương thương
Không hiểu sao, lắng nghe rất vô tình
Để bây giờ nhớ về em da diết.

Khi người ta nói về sự dịu dàng
Và nhắc với anh cái tên ai đó
Là không hiểu sao lòng anh bỗng nhớ
Nét dịu hiền, giọng nói, ánh mắt em.

Những nét của em anh thấy khắp nơi
Những lời em anh nghe khắp mọi ngả
Dù anh ở đâu – với anh chỉ có
Một mình em, và một chút tự hào.

Con tim vẫn thích nghe những lời khen
Hãy gắng sống không tự cao tự đại
Vì khi nghe chuyện cãi nhau đâu đó
Thì lòng anh cũng lại nhớ về em…


EM ĐỪNG NGHI NGỜ

Ngọn gió xoay vòng tuyết bột như sao
Trong ngõ hẻm, dồn vào nơi tối mịt
Em đừng nghi ngờ: anh là người tốt
Làm người tồi có để làm chi đâu!

Em đừng nghĩ anh chơi trò ú tim
Rằng láu lỉnh, làm mịt mù ánh sáng
Trong người anh, tất nhiên còn nhược điểm
Có để làm gì đi nói rằng không?

Vả lại, chuyện ngợi khen hay đả phá
Dù có đo anh bằng thước đo nào
Em hãy nhớ rằng anh vẫn tự hào
Tên gọi con người. Em hãy tin điều đó.

Anh không dối trong lời hay bài hát
Em hãy tin: có để làm gì đâu
Vì làm một người trung thực, thẳng ngay
Sống thích hơn. Và đó là bí quyết.

Và nói chung anh không chờ lợi lộc
Mà để trong công việc phải cuống cuồng
Chỉ đơn giản bởi vì anh không mong
Sống trên đời làm một người nhỏ nhặt.

Anh cảm thấy trong đời luôn ấm áp
Vì trong đời có hoa, có các con
Vì làm điều thiện ở chốn trần gian
Một trăm lần dễ chịu hơn điều ác.

Và đơn giản bởi vì anh mơ ước
Về mùa xuân và dòng nước mùa xuân
Và chỉ đơn giản bởi vì có em
Trên đời này là người yêu thương nhất!

Em hãy bước ra đây, dừng do dự
Quên những câu “tại sao”, “để làm gì”
Anh là người tốt. Em đừng nghi ngờ
Làm người xấu để làm gì cơ chứ!



 
 
TÌNH YÊU VÀ SỰ NHÁT GAN

Vì sao không hiếm khi tình đổ vỡ?
Do thiển cận của ai? Do không hợp tính tình?
Không thể nào kể hết được nguyên nhân
Nhưng quan trọng, có lẽ là do sợ.

Không phải thiếu đam mê hay xích mích
Mà do nhát gan – nguyên nhân đầu tiên.
Sự nhát gan giống như một quả mìn
Thường được chôn sâu trong lòng hạnh phúc.

Quả thực, có vẻ như ta mọi lúc
Không nhận ra phẩm chất của lòng mình.
Tại sao với mình láu lỉnh tinh ranh
Một khi vẫn biết chuyện này chuyện khác
Một khi xấu tốt ta đều tỏ tường?

Khi người ta chưa biết gì cú sốc
Người tốt hay xấu – quan trọng gì đâu
Trong cuộc đời chỉ biết giải quyết sao
Cho đúng với chính mình như quả thực.

Nhưng khi người yêu vào – đến một lúc
Không thể nào từ chối được người ta
Người hạnh phúc và muốn mình được thích
Thì bỗng nhiên, để ý, thấy hiện ra
Sự nhát gan – tên kẻ thù hai mặt.

Người hồi hộp, sợ kết cục của tình
Nên cố gắng bằng mọi cách trang điểm
Chàng cố giấu đi nhược điểm của mình
Còn nàng cũng cố tìm cách giấu diếm.

Họ mong trở thành những người tốt nhất
Gắng điểm tô cho tính cách của mình
Trở thành hào phóng – kẻ xưa keo kiệt
Rất thủy chung – kẻ xưa vốn bạc tình.
Những người nói dối đứng sau sự thật.

Họ khát khao để ngôi sao bùng cháy
Những kẻ yêu nhau như đứng nhón chân
Cảm thấy mình đẹp hơn và tốt hơn.
“Anh có yêu em không?” – “Đúng vậy!”
“Em có yêu anh không?” – “Tất nhiên!”

Và giờ đây họ thành vợ thành chồng
Tiếp theo xảy ra đúng như cần có:
Liệu bao lâu họ có thể nhón chân?!
Thế là lặng lẽ âm thầm đổ vỡ…

Và giờ đây trong cuộc sống gia đình
Không cần chơi trò ú tim gì nữa
Họ đi tìm khuyết điểm, như quỷ sứ
Quả thực, đã từng có đến vô biên.

Nếu yêu nhau, đừng giấu nhau gì cả
Suốt cuộc đời hãy sống như chính mình
Để rồi không phải nói những lời buồn:
“Anh không ngờ là em người như thế!”
“Em cũng không ngờ như thế với anh!”

Mà có thể, cho hạnh phúc đầy đủ
Không cần nhân đôi tâm hồn của mình
Vì lòng dũng cảm rất cần trong tình
Như chiến tranh hay bay vào vũ trụ!


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 09:18:11


ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ QUEN VỚI TÌNH YÊU

Đừng bao giờ để quen với tình yêu!
Không bằng lòng ư, cho dù mỏi mệt
Để cho lặng im những chú họa mi
Và để héo tàn những bông hoa đẹp.

Và, quan trọng, đừng bao giờ tin tưởng
Rằng mọi điều có vẻ đến rồi đi
Sao mờ dần nhưng có ngôi sao kia
Gọi là Tình Yêu muôn đời tỏa sáng
Mãi mãi cháy lên giữa bầu trời kia!

Đừng bao giờ để quen với tình yêu
Đừng đổi thói quen thay vì hạnh phúc
Đổi đống lửa lấy que diêm nhỏ nhặt
Đừng nhỏ nhen, hãy biết sống cho nhiều!

Đừng bao giờ quen với những bờ môi
Rằng có vẻ đã quen từ lâu lắm
Dù đã quen với gió, với mặt trời
Hay mưa giông giữa đì đùng tiếng sấm!

Chút tình cảm có thể rồi lại gặp
Cứ mất đi và rồi lại trở về
Nhưng nếu tình yêu cháy lên bất chợt
Mà để quen – thì máu nguội lạnh đi
Như để thua đến đồng xu sau chót.

Với hạnh phúc cũng đừng quen bao giờ!
Mà ngược lại, đốt lên cho cháy sáng
Nhìn vào tình yêu mọi lúc, mọi khi
Với sự ngạc nhiên thường xuyên, sống động.

Kim cương không hề phụ thuộc thời gian
Đừng bao giờ để ý điều nhỏ nhặt
Một điều luôn luôn lấy làm kinh ngạc
Vì chúng tôi chẳng biết bạn đáng không
Nhưng dù sao có trên đời hạnh phúc!

Để ngôi sao tình yêu không biến mất
Cần tiến hành một nghệ thuật cao sang:
Chớ bao giờ để tình cảm lụi tàn
Đừng bao giờ quen với niềm hạnh phúc.
1994


CÂU CHUYỆN TÂM TÌNH

Một trăm lần về tình yêu của mình
Chàng muốn nói với nàng như lòng muốn
Nhưng mỗi lần, hễ cứ gặp mặt nàng
Lại đỏ mặt, chỉ nói điều vớ vẩn!

Chàng muốn nói ra một lời quyết định
Nhưng khổ đau, lúng búng như lỗi lầm
Chỉ biết đọc cho nàng nghe câu văn
Rồi bỗng nhiên lại thẫn thờ im lặng.

Cuối cùng để mất hết lòng can đảm
Đi về nhà lòng chán nản, u buồn
Và chỉ với bức chân dung của nàng
Chàng cởi mở giống như người hùng biện.

Trước bức chân dung nghiệp dư, đơn giản
Chàng can đảm và thật với chính mình
Chàng kiểm tra những ý nghĩ của nàng
Mà không dám trước con người sống động.

Còn nàng mặc áo thể thao màu trắng
Tay giữ mái tóc ngọn gió mơn man
Nàng đứng cầm trong tay vợt cầu lông
Và nheo mắt, mỉm cười rất đơn giản.

Chàng ngắm nhìn, rời mắt không đủ sức
Và thì thầm rất dịu ngọt những lời
Sau đó thở dài: – Em chỉ biết cười
Còn anh ở đây sau tình thất lạc!

Nàng ở khắp nơi, như điều lầm lỡ:
Ánh mắt, nụ cười – kênh kiệu, gọi mời
Trong giấc ngủ vẫn nghe thấy tiếng cười
Trách sự nhát gan, cho dù đang ngủ.

Nhưng rồi một hôm quyết định ra đi
Khi chàng tự nói với mình: thà chết
Chứ không chịu yếu mềm như giẻ rách
Thiếu câu trả lời sáng tỏ quay về!

Giữa đường phố, tiếng xe cộ rầm rì
Chàng bước về phía trước, như người lính
Để sẽ thắng hoặc thua trong trận đánh
Quyết sẽ không run rẩy trước điều gì!

Nhưng có điều gì vẫn chưa tính đến
Hay đã để rơi đâu đấy dọc đường
Lại đỏ mặt và lại nói cà lăm
Và chỉ nói ra những điều vớ vẩn.

– Thế là hết! – Chàng ra đường phố vắng
Rồi lấy ra bức ảnh của người yêu
Ngồi lên ghế và nói rất u sầu:
– Vậy là đã chết rồi “đòn quyết định!”

Chắc em buồn cười. Rằng anh e sợ
Hãy trả lời, ngôi sao đẹp của anh
Em có yêu? Em có là của anh?
Có hay không? – Và bỗng nghe rằng: – Có!

Điều mê sảng? Hay con tim lầm lỡ?
Hay tiếng rì rào của chiếc lá phong?
Chàng ngoảnh lại: trong ánh lửa hoàng hôn
Nàng đã đứng phía sau lưng chàng đó.

Chàng có thể thề thốt rằng vẻ đẹp
Của người yêu chưa nhìn thấy bao giờ.
– Người đau khổ, im lặng của em à
Em yêu anh! Kẻ nhát gan tội nghiệp!


 
 DÙ SAO ANH VẪN ĐẾN

Nếu như trời mưa ầm ĩ
Nếu như tiếng sấm đì đùng
Thì anh vẫn đến gặp em
Tiết trời, anh bất kể.

Nếu như giá băng rất dữ
Bão tuyết, như chó, gào lên
Thì anh vẫn đến gặp em
Dù lạnh làm tuôn dòng lệ!

Nếu mẹ bắt đầu giận dữ
Và bố không cho ra đường
Thì anh vẫn đến gặp em
Hãy đợi chờ anh, em nhé!

Nếu như anh gặp tai nạn
Và nếu hầu như mê sảng
Anh vẫn đến. Em có nghe?
Anh vẫn bò, lê… vẫn đến!

Nếu dấu vết của anh không còn
Và bình minh đến không có anh
Thì em yêu ơi, đừng giận
Vì giản đơn, anh đã không còn…


TÌNH ANH

Không hiểu em bằng điều bí mật gì
Mà đã lấy được đời anh, khi đó?
Chứ còn anh thì cùng em muôn thuở
Ngày cũng như đêm, đông cũng như hè.

Dù khi anh đi dạo trên quãng trường
Hay khi ngồi bên cái bàn ồn ã
Đối với anh chỉ cần gọi tên em
Là cảm thấy cả hai người khi đó.

Khi anh buồn cũng như khi anh vui
Và cả khi nỗi giận hờn chịu đựng
Yêu em cả khi trong lòng vui sướng
Và yêu em cả những phút ngậm ngùi.
Thậm chí, cả khi anh ngủ rất say
Trong giấc mơ bóng hình em vẫn đến!

Người đời nói rằng ngày tháng cứ trôi
Tình cảm nhất thời, không cần lo lắng
Có vẻ như chỉ cái chết mà thôi
Là có thể đến muôn đời thanh toán.

Anh không thể biết được ngày cuối cùng
Và chẳng cần lời đao to búa lớn:
Cái chết, tất nhiên, là vô cùng mạnh
Nhưng chẳng mạnh hơn tình yêu của anh.

Và một khi gióng lên phút lâm chung
Khi cõi đời trần gian anh từ giã
Em hãy nhớ rằng: tình anh vẫn ở
Trong cuộc đời này, mãi mãi cùng em.

Tình bước đến, không nước mắt, xót thương
Và vô hình, không ai nhìn thấy cả
Như một con chó trong thành, chung thủy
Nghếch cái mõm lên, lặng lẽ cúi mình
Rồi nằm khoanh tròn ở dưới chân em…


  CON ĐÃ KHÔNG CÒN MƯỜI SÁU TUỔI MẸ ƠI!

Tại sao con không ngủ, cứ chờ ai?
Không được thế. Quên mọi điều phiền muộn.
Con đã không còn mười sáu tuổi mẹ ơi!
Con lớn rồi! Đấy là điều quan trọng.

Con biết rằng, chuyện vẫn thế trên đời
Và linh cảm câu trả lời như thế
Rằng với mẹ, con trẻ là con trẻ
Dù có hai mươi, dù có ba mươi.

Nhưng mọi thứ trước đây, theo thời gian
Có lẽ cũng cần đổi thay tất cả
Sự giám sát, kiểm tra như hồi bé
Chỉ phật lòng con và đã không cần.

Vì rằng có điều gì đấy rất riêng
Khi cha mẹ cứ bắt con: phải nói!
Không ít khi vì điều này, buộc phải
Đi tìm điều gì đấy để dối gian.

Mẹ thân yêu, đừng nhìn con chằm chằm!
Tình yêu của chúng con rất mạnh mẽ.
Nhưng chẳng lẽ mẹ dạy con như thế?
Con chỉ xin rằng mẹ hãy tin con!

Mẹ hãy xua đi sợ hãi trong lòng
Vì rằng con chẳng hề yêu dại dột
Chẳng gặp gỡ với người không nên gặp
Với lũ xấu xa không kết bạn cùng.

Và tự mình lao xuống hố cũng không
Nếu con gặp phải điều gì tai họa
Thì con luôn cần lời khuyên của mẹ
Con sẽ đến ngay và thấy ấm lòng.

Có một thời con cần can đảm hơn
Và nếu như bây giờ không phải thế
Thì nghĩa là sau khôn hơn, có lẽ
So với tháp ngà vết tím vẫn hơn.

Hãy đưa bàn tay mẹ để con hôn
Những bàn tay tốt nhất trên trần thế
Con xin mẹ đừng ghen tuông mẹ nhé
Đã đành trẻ con muôn thuở trẻ con!

Mẹ ngồi lỳ bên cửa sổ cũng đừng
Rồi hiện ra trong lòng bao câu hỏi
Vì con đã không còn mười sáu tuổi
Xin mẹ thật nghiêm túc nhìn vào con!

Và xin mẹ: quên hết những nỗi buồn
Để nỗi muộn phiền không hành hạ mẹ.
Con sẽ trở về. Mẹ ơi đừng sợ!
Mẹ ngủ đi. Con chúc mẹ ngủ ngon!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 09:26:33


CÔ GÁI

Cô gái đọc bức thư và đỏ mặt
Rồi cô nhìn vào gương rất tò mò
Muốn tự mình tìm thấy và nhìn ra
Những gì tác giả bức thư đã viết.

Những bím tóc bạc màu rất mỏng mảnh
Và đôi con mắt thiếu lửa màu xanh.
Thế ở đâu “ngọn lửa tóc màu vàng”?
Và ở đâu hai “biển xanh sâu thẳm”?

Thế ở đâu “hình trông nghiêng cổ điển”
Khi ở đây mũi làm dáng vểnh lên
“Làn da trắng”… nhưng mà hãy nhìn xem
Nếu quả thật, nếu như chàng nói đúng
Thì biết giấu đâu những vết tàn nhang?

Và cô gái đọc lại bức thư chàng
Lại hy vọng nhìn vào gương lần nữa.
Bớt đòi hỏi và nhìn rất chăm chú
Cố gắng tìm ra, nhưng… chỉ hoài công.

Rõ một điều chàng trai chỉ đùa cô.
Đùa hay đấy. Nhưng mà ai cho phép?!
Và cô gái nhíu lông mày liên tục
Từ bờ mi dòng lệ bỗng trào ra…

Biết giải thích làm sao, một điều là
Không phải đùa, không có gì láu lỉnh!
Chỉ đơn giản, nơi con tim bừng sáng
Sự thật của gương kết thúc thôi mà.

Chỉ đơn giản, vẻ đẹp thật yêu kiều
Với màu xanh, mừng vui và hoan hỉ
Gương nói dối. Đừng tin gương em nhé
Mà chỉ tin đôi mắt của người yêu!


 
 HỌ ĐÃ TỪNG LÀ SINH VIÊN

Họ đã từng là sinh viên
Họ đã từng yêu nhau như thế.
Căn phòng tám mét vuông – như một gia đình!
Họ cùng nhau học bài trong mùa thi cử
Trên quyến sách hay trên cuốn vở
Không ít khi hai người ngồi đến đêm.

Nàng có phần mệt mỏi
Và nếu bỗng nhiên ngủ mơ màng
Thì chàng rửa bát, quét phòng.
Sau đó gắng không làm ầm ĩ
Tránh những ánh mắt châm chọc xỏ xiên
Chàng trong đêm giặt áo quần lặng lẽ.

Nhưng ai lừa dối cô hàng xóm
Thì người ấy phù thủy trở thành.
Sau tiếng kêu lạo xạo của nồi soong
Điều ong tiếng ve vang lên
Người ta bảo nàng lười nhác
Còn chàng là bà nội trợ tận tâm
Rằng quần áo của vợ chàng phải giặt.

Không ít khi hàng tiếng đồng hồ
Xì xào những lời như vậy
Những cô hàng xóm đặt điều, băm hành tỏi.
Và dù cho họ cũng yêu
Nhưng chắc gì họ hiểu
Rằng có một tình yêu chân thật nhường kia!

Hai người ra trường, thành những kỹ sư
Nhiều năm tháng không biết đến buồn rầu hay xích mích
Nhưng hạnh phúc – là thứ thất thường, khó nết.
Một ngày thứ bảy, sau buổi họp
Chàng từ nơi làm việc trở về nhà
Gặp vợ mình đang ôm hôn người khác.

Trên đời này còn đau xót nào hơn.
Thà chết đi cho khuất mắt!
Chàng đứng bên bục cửa, bơ phờ ánh mắt
Không thèm nghe lời giải thích
Không thèm làm sáng tỏ vấn đề
Không lấy theo thứ gì, chàng lui bước trở ra…
Suốt cả tuần trong nhà bếp xì xào to nhỏ:
“Mọi người có biết chàng Othello nào
Nàng đã sai lầm… với người khác hôn nhau
Còn chàng thì không tha thứ”.
Hỡi những kẻ hẹp hòi! Họ có biết đâu
Rằng có một tình yêu chân tình như thế!




 NHỮNG CON CHIM BAY ĐI

Mùa thu đang về giăng đầy mạng nhện
Như những con tàu, từng đám giữa trời xanh
Những con chim đang bay về phương nam
Dần biến mất trong màu hồng xa thẳm…

Com tim nhọc nhằn, con tim cay đắng
Nghe tiếng ồn của đôi cánh chia xa.
Giờ đối với tôi không chỉ mùa thu
Mà tình yêu đã giã từ, đi hẳn.

Tình ra đi, giống như một con cò
Tình trẻ lại vì điều mơ ước khác
Không cháy lên điều ước mong giã biệt
Quá khứ xưa không thương tiếc điều gì.

Mà quá khứ – là bài ca háo hức.
Con cò trẻ trung với đôi chân dài
Buổi sáng sớm gõ cửa sổ liên hồi
Niềm hạnh phúc muôn đời không báo trước.

Và tình yêu chạy lấy đà khủng khiếp
Cuộc đời chỉ là phiền muộn mà thôi
Còn con người, khi quả thực con người
Thiếu tình yêu không thể nào sống được.

Từng trung thành với em, như con chó
Vì điều này, em nhường ấy dịu dàng
Vì điều này, sinh cho anh đứa con
Em tốt đẹp trong mùa hè vui vẻ.

Tại sao bây giờ đã tắt ngọn lửa?
Người ta nói rằng vì quá nâng niu
Những hạt giống vàng rắc xuống quá nhiều
Và đã làm quá nhiều điều lầm lỡ.

Nghĩa là đủ rồi! Giờ tình không ở
Cái chết đã nhìn không chỉ một lần
Tôi khẳng định: rằng sẽ không đầu hàng
Việc đã thế, bây giờ không run nữa.

Ngày kết thúc, ngày mai – ngày mới nữa
Trong nhà giờ lặng lẽ… chẳng còn ai…
Con cò dại dột của hạnh phúc tôi
Ngươi đã làm điều gì vô tích sự?!

Con chim hạnh phúc ơi, xin từ giã!
Không điều chi còn quay lại đâu mà
Nếu từng chửi nhau – có thể giảng hòa
Nhưng thôi yêu – không còn yêu lại nữa.

Dù con tim khổ đau không tha thứ
Tôi – người dưng trong số phận của mình
Nhưng vì những gì tốt đẹp đã từng
Tôi xin cúi đầu cám ơn phận số…

Thôi đủ rồi! Giật phắt điều tai họa.
Tôi vững lòng nhìn phía trước không thôi
Và đóng cánh cửa lại sau lưng ngươi
Tôi tin tưởng rằng bình minh lại có.

Bình minh đến, trong lòng tan băng tuyết
Bằng bài ca mới mẻ hát không thôi.
Vì con người, khi quả thực con người
Thiếu tình yêu không thể nào sống được.


  TẶNG CHO CÁI NGƯỜI YÊU RẤT THỦY CHUNG!

Tôi có lẽ, đã từng yêu như vậy
Hãy nói với tôi trong lúc này đây
Để cho tôi vào ngọn núi ghé vai
Và tôi sẽ đi di dời ngọn núi!

Tôi có lẽ, đã từng mơ như vậy
Rằng một người thích mơ mộng bất kỳ
Sẽ ganh tỵ khi nghe lời thầm thì:
– Đừng hại tôi! Con ở nhà đang đợi…

Trong nỗi buồn, tôi cháy lên như thế
Trong biệt ly, tôi hướng tới người yêu
Rằng nỗi buồn của tôi đây có thừa
Cho cả một trăm biệt ly vẫn đủ.

Khi đi qua những con đường xa xăm
Vẻ dịu dàng này trong tôi thiêu đốt
Tôi không thể nào ngồi yên lặng được!
Ngay cả thư cũng thấy ít vô cùng!

Ở những người thám hiểm trong mùa đông
Luôn cảm thấy vật nóng bừng trên ngực
Còn tôi vẫn luôn làm thơ về nàng
Người trẻ tuổi tự mình không biết được
Có nhanh nhẹn gì hay là không nhanh?

Chỉ vấn đề không phải ở chỗ rằng
Tôi như lá cờ mùa xuân lấp láy
Còn bài thơ, tôi đặt tên như vậy:
“Tặng cho cái người yêu rất thủy chung!”

Tại vì sao trên đời này vẫn thường
Có biết bao đắng cay? Vì sao vậy?
Một con người mơ ước và sôi nổi
Có vẻ như đã đạt đến vinh quang
Bỗng nhiên – một đòn! Tất cả là xong!

Tại vì sao khi tất cả hát lên
Khi người ấy là tôi – quay trở lại!
Nghe cái tin, như một con mèo đen
Nhảy vào con tim tôi và bám lấy!

Vẫn con đường nhỏ đi qua khu vườn
Đến với tôi, theo đường, em đã chạy
Tất cả như xưa: em như ngày ấy
Và tử đinh hương vẫn nở như thường.
Nhưng đã không còn lại sự thủy chung.

Chim sáo đá bay về mỗi mùa xuân
Ai khổ đau, người ấy tất sẽ hiểu
Rằng dù cho vẫn hãy còn vết sẹo
Dù sao vết thương cũng vẫn đang lành…

Và điều còn lại từ những tháng năm
Chỉ là tiếng vọng của điều bất hạnh
Và những dòng thơ vô cùng nóng bỏng
“Tặng cho cái người yêu rất thủy chung!”

Tôi muốn đem thơ vào lửa, sẽ nung
Chung thủy của đàn bà – mê sảng vậy!
Nhưng bỗng nhiên, hình như tôi cảm thấy
Ai đấy kêu lên với tôi rằng: – Không!

Đừng vội vàng! Hãy nhìn cho rộng hơn:
Dù ai đấy phỉ nhổ vào danh dự
Chung thủy của đàn bà nơi trần thế
Dù sao thì vẫn có, và đã từng!

Tôi từng thấy những đôi mắt, hàng trăm
Lóe sáng lên từ bóng đêm xa thẳm
– Hãy đợi đấy! Anh đã từng quên hẳn
Rằng có chúng tôi sống ở trần gian.

Chao ôi, những đôi mắt thật tuyệt!
Những đôi mắt buồn, góa bụa, tinh ranh
Những đôi mắt đàn bà kiêu hãnh, nhưng
Tất cả sự thật: nụ cười và nước mắt.

Những mắt thiếu nữ – sáng rực thường xuyên
Khi vì nỗi buồn, khi vì hạnh phúc
Vô cùng sáng sủa, vô cùng thanh sạch
Tựa hồ như những mạch nước trên rừng.

Và tôi tin, và tôi đã rất tin
– Xin mọi người hãy đợi! – Tôi xin nói
Với những ai đang yêu và chung thủy
Những dòng thơ này tặng mọi người chung.

Dù em là bài ca trong số phận dửng dưng
Và anh không gặp em bao giờ, có lẽ
Dù sao. Thơ này tặng cho em nhé:
“Tặng cho cái người yêu rất thủy chung!”

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 09:33:35


THƯ CHO NGƯỜI YÊU

Ta xa nhau. Bây giờ giữa hai ta
Hình của sao và tiếng gào của gió.
Những con đường rộn rã tiếng con tàu
Và một chuỗi buồn rầu cột điện báo.

Có vẻ như xót xa vì ly biệt
Cây dương lòa xòa cũng thổn thức lên
Vào cửa sổ, chìa bàn tay màu xanh
Và đặt lên vai anh rất thân mật.

Dù tâm hồn đòi hỏi tin gì đấy
Ta đợi chờ, cháy bỏng mỗi dòng thơ
Nhưng tin tức không chỉ những bức thư
Mà chúng xuyên những bức tường đến vậy.

Hãy hình dung, khi em nghe tin rằng
Anh bị lừa, vì một thằng đểu cáng
Rằng anh bắt tay kẻ thù như bạn
Còn kẻ thù xô ngã phía sau lưng…

Cả thân hình dập nát, bờ môi rách
Phải làm gì? Số phận, biết làm sao!
Và dù cho em đau xót, buồn rầu
Em hãy tin. Lẽ nào như thế được!

Và nếu có tin, giống như ngọn gió
Đang xông vào, gào những tiếng kín thầm
Rằng cái chết ngắt bài ca giữa chừng
Đường viền đen quấn lại tên anh đó.

Những bờ môi vui khép lại muôn đời…
Sự mất mát không đo, không hiểu được!
Thật nhảm nhí! Nhưng điều này tin được:
Đá – không chết thôi, chứ anh – con người!

Nhưng nếu em nghe trong mùa xuân này
Anh theo đuổi niềm hạnh phúc trong suốt
Con tim chẳng dành cho em, và người khác
Bỗng nhiên ngậm ngùi đặt giữa bàn tay.

Đừng nước mắt, đừng run rẩy bờ mi
Cơn băng giá không ngăn điều tai họa!
Em đừng tin! Điều này không xảy ra!
Em có nghe? Không bao giờ thế cả!


 
 CUỘC GẶP GỠ NGÀY XƯA

Trên mặt đất này từ thuở hồng hoang
Đã từng sống những con người thượng cổ
Cái thời người ta ăn lông ở lỗ
Họ yêu nhau chỉ biết theo bản năng.

Xưa vẻ đẹp đã từng nghe như vậy:
Rằng không thể nào sống được với nhau
Sự man rợ và vẻ đẹp yêu kiều
Mà cần chiến thắng một bên nào đấy.

Và khi mùa xuân tưng bừng sôi nổi
Giữa bầu trời đôi cánh của bình minh
Đã ghé xuống trên bờ sông một mình
Màu bồ quân, xù lông và lộng lẫy.

Còn mặt đất réo lên ở xung quanh
Trong líu lo, mừng vui không tả được
Nàng trinh nữ bỗng cúi mình xuống nước
Rất bâng khuâng với vẻ đẹp trần truồng.

Bộ da gấu lấy xuống từ bờ vai
Nàng cắt ra rồi phân vân đo đếm
Thêm vào chỗ này, bớt đi chỗ kia
Rồi mặc vào và nhìn ngắm, so đo
Có vẻ như trở thành người khác hẳn.

Mái tóc trên đầu nàng vấn xung quanh
Như trò chơi, một vật treo trên cổ
Cái vỏ sò to mừng vui, hoan hỉ
Nàng đã từng rửa sạch dưới nước sông.

Một chàng trai oai hùng như sư tử
Đã bước ra từ giữa chốn rừng xanh
Nhìn thấy nàng, chàng tê tái lặng im
Vẻ xúc động là kinh thiên động địa.

Còn nàng nhìn bằng ánh mắt e sợ
Chẳng kêu lên vui vẻ trong lặng yên
Và thậm chí, không thấy nhột sau lưng
Mà cúi đầu nhẹ nhàng, đôi má đỏ…

Có điều gì xảy ra không rõ ràng…
Chàng cố căng lý trí rất cố chấp
Chỉ biết gãi gáy mà không biết được
Rằng đấy chính là nữ tính nảy sinh!

Nhưng bỗng nhiên, trong ánh sáng huy hoàng
Chàng bước nhanh lên ngọn đồi trước mặt
Và chàng ngắt một bông hoa tuy líp
Cúi trước nàng, đặt hoa dưới bàn chân.

Và đánh mất điều hung dữ xưa nay
Không lao vào thiếu con tim ấm áp
Không làm điều như cha ông ngày trước
Mà nhẹ nhàng ve vuốt đôi bàn tay.

Rồi sau đó chàng thủ thỉ những lời
Lần đầu tiên không tục tằn lỗ mãng
Bờ môi chàng lên vai nàng khẽ chạm
Trong ngạc nhiên thấy mở những bờ môi…

Còn nàng vô cùng xao xuyến bâng khuâng
Nàng cười vui và nàng đã khóc
Ngả vào ngực chàng mà không biết được
Rằng đấy chính là tình đã nảy sinh!


MỘT BỨC THƯ

Con người ta chỉ cần ít thôi mà!
Một bức thư. Tất cả cần chỉ một
Và sẽ hết mưa, vườn thôi ẩm ướt
Và bóng tối sau cửa sổ lùi xa.

Đã cháy lên những cây thanh lương trà
Bốn phía xung quanh màu vàng – huyết dụ…
Không còn căng thẳng, không còn ủ rũ
Con tim mừng và nghe tiếng hoan ca.

Anh bây giờ giàu hơn chủ nhà băng
Em tặng cho anh bình minh, sông suối
Rừng tai-ga, những ngôi sao, biển cả
Bức thư em là cả cõi trần gian
Con người ta quả có lắm thứ cần!


  LIỆU CHÚNG MÌNH CÓ YÊU NHAU HAY KHÔNG?

Liệu chúng mình có yêu nhau hay không?
Có vẻ như: không nghi ngờ thì phải
Chỉ một điều, khi đi tìm lời giải
Lại băn khoăn khi gần sáng, khi nửa đêm.

Có lẽ ta cần nhớ điều quan trọng:
Tình cảm con người dù dở dù hay
Dù giận dữ hay ấm áp nồng say
Dù sao thì cũng chỉ vì gây dựng.

Tình cảm có thể chắp cánh như sao
Nếu như giữ gìn mà không hành hạ
Và, ngược lại: tìm mọi cách đập phá
Nếu bằng mọi cách để làm cho đau.

Có thể tìm ra, có thể mở ra
Tất cả những gì mà ta tiếp cận.
Và, ngược lại: nếu như không tin tưởng
Có thể bóc như vảy kết trên da
Tất cả những gì làm cho cách xa.

Khi đau khổ, khi mỉm cười với nhau
Khi lòng giá băng vì lời trách mắng
Khi tâm hồn, bàn tay, bờ môi bừng sáng
Khi hận thù, ghét bỏ đến là yêu.

Khi hạnh phúc bao trùm lấy hai ta
Khi con tim giày vò không thương xót
Những lời giận dỗi hờn ghen ta rắc
Nhưng dù sao, không một ngày, một giờ
Hai chúng mình có thể sống cách xa.

Có ai giúp ta giải được điều rằng:
Liệu chúng mình có yêu nhau hay không?


NÀNG NGỦ SAY TRÊN BỜ VAI CỦA TÔI

Nàng ngủ say trên bờ vai của tôi
Hơi thổn thức, nhẹ nhàng như con trẻ
Giấc mơ mùa xuân đang làm phép lạ
Không nghe lời hay tình cảm của tôi…

Trong lặng yên của cái đêm trăng này
Nơi bóng tối đan xen cùng ánh sáng
Nàng mơ gì hôm nay trong giấc mộng?
Nàng đang mỉm cười âu yếm với ai?

Ai đến với nàng trong giấc mơ này?
Tôi là người thông minh và tỉnh táo
Nụ cười này, tất nhiên, dành cho tôi
Đối với nàng, tôi là người yêu dấu!

Đi qua tuổi trẻ, năm tháng dãi dầu
Chúng tôi luôn bên nhau, không biết mệt
Nếm mọi buồn vui của đời bão táp
Giờ phút nhọc nhằn ủy thác cho nhau.

Nhưng ánh trăng tốt bụng và khôn ngoan
Bỗng cười lên: “Xin ngươi đừng giận nhé
Ngươi nghĩ đúng, nhưng nàng là người vợ
Là vợ ngươi, dù nàng rất dễ thương
Mà vợ thì không đi mơ về chồng!

Tất cả đều trái ngược ở trần gian
Ngươi là chồng tốt thì chớ phân vân!
Nhưng hãy nói: ngươi có là trái cấm?
Không, tôi nói: thế ngươi là trái cấm?
Ô không? Vậy thì chớ bận lòng!

Cần người chồng ở trong nhà là để
Gánh vác cho vợ công việc bất kỳ.
Cần người chồng cho việc này việc kia
Nói tóm lại là hầu như tất cả
Nhưng chỉ không để ôm ấp, vỗ về…

Còn nếu như, tự mình, muốn đến thăm
Những giấc mộng dưới trời đêm trăng sáng
Thì nhất định là ngươi phải trở thành
Dù trước đây, bây giờ, nhưng ngươi cần
Ngươi cần biến mình trở thành “trái cấm”.

Nàng ngủ say trên bờ vai của tôi
Không nghe đêm dưới trời đang kết đọng…
Người vợ thân yêu say trong giấc mộng
Và như trẻ con lặng lẽ mỉm cười…

Chẳng cần đi vào ý nghĩ của người thân
Và tranh luận không để làm gì cả.
Hãy để cho trong lặng lẽ mùa xuân
Vợ ngọt ngào với giấc mơ như thế
Một điều gì tốt đẹp sẽ hồi sinh…

Và cho dù tôi không là cái người
Mà vợ tôi mơ về trong giấc mộng
Hay trong bí ẩn say sưa choáng váng
Tôi không hề động đến giấc mơ ai!

Lòng ghen tuông tôi cũng chẳng sợ rồi
Bởi biết đâu, có thể rồi số phận
Một khi nào tôi sẽ là cái người
Cũng say sưa mơ về trong giấc mộng
Và lòng tôi khâm phục một hồn ai…

Xin hãy để cho giấc mơ như vậy
Tuy nhiên, một điều có thể xảy ra
Vì tôi không thằng ngốc từ rừng già
Trong bài ca của hồn ai run rẩy
Tôi sẽ là người trang trọng bước ra!


HAI LỜI VỀ TÌNH YÊU

Tranh cãi với nhau có để làm gì
Vì tranh cãi, hay xích mích dại dột
Không hề mang lại điều gì tốt đẹp
Mà chỉ còn lại những giận hờn kia.

Ừ thì cả hai đã từng dại dột
Vì vẻ dại khờ có dễ nhận đâu
Hay giả sử đã từng không yêu nhau
Thế mà đã từng yêu và hạnh phúc!

Ai cũng muốn được yêu trên mặt đất
Nhưng tình yêu lớn cần biết giữ gìn.
Và để hạnh phúc đến ngày cuối cùng
Cần biết cách chịu đựng và nhẫn nhục
Đừng khát khao ra lệnh hoặc bề trên.

Ai nói tình – là màu sắc, ánh sáng
Hạnh phúc lớn lao như thế giới, như lời
Rằng tình chỉ là say đắm, dịu dàng thôi
Mà vì nó, đấu óc người choáng váng?!

Thì quả đúng. Nhưng mà trong cuộc sống
Cần kiên trì, lao động. Chẳng chuyện đùa
Trong tình cảm cũng có chuyện rất xưa
Từng viên gạch xây lâu đài, cung điện.

Đâu có ích gì tranh cãi nhỏ to
Mà tốt hơn là kiên trì xây dựng.
Bởi vì yêu nhau không bao giờ sớm
Huống hồ chi yêu lại muộn bao giờ!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 09:39:44


EM ĐỪNG ĐI KHỎI GIẤC MƠ CỦA ANH

Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!
Bây giờ em đang mỉm cười đẹp lắm
Có vẻ như tặng anh, em cố gắng
Tặng riêng anh một mảnh trời xanh
Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!

Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!
Vì bàn tay em dịu dàng vấn lấy
Và có vẻ như cầu vồng trỗi dậy
Mà tốt nhất cầu vồng ấy không cần
Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!

Khoảng cách muôn đời giữa em và anh
Sau gặp gỡ là chia ly đau khổ
Là khắp nơi giống như miền hoang dã
Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!

Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!
Bây giờ là lúc em ngồi bên cạnh
Ánh mắt, nụ cười, con tim ấm nóng
Ít ỏi quá, anh cần phải nhiều hơn
Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!

Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!
Để cho tất cả những gì khó nhọc
Sẽ quay trở về, sẽ cười và khóc
Vì ngày hôm nay tất cả đều hơn
Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!

Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!
Hãy đến với anh trong giấc mơ nhé!
Và ban ngày em cũng đừng từ giã
Mà em đừng làm gì cả thì hơn
Em đừng đi khỏi giấc mơ của anh!


HÃY KIỂM TRA TÌNH YÊU

Từ xa xưa, vì những thứ quí hơn
Vì ánh mắt trong con tim cháy bỏng
Những người đàn ông đi vào chiến tranh
Bước lên đoạn đầu đài hay đấu súng.

Với cái tên duy nhất trên bờ môi
Dám chống lại bóng tối và ánh sáng
Họ dữ dội và trung thực đánh nhau
Bằng dùi cui, bằng giáo gươm, bằng súng.

Dù những kiểu tranh đua đã cũ rồi
Nhưng để phân chia cái thiện và cái ác
Hãy kiểm tra tình yêu bằng công việc
Như cha ông làm từ thuở xa xôi.

Vì, quyết đấu – không phải cuộc truy hoan
Tình cảm nhỏ không tội gì mạo hiểm.
Nếu phụ nữ, mình không yêu cháy bỏng
Đừng bao giờ nổ súng vào thái dương.

Từ chối kiểu ấy có lẽ hay hơn
Từ chối khắt khe một cách mềm dẻo
Cần kiểm tra tình yêu cho thấu đáo
Vì những con đường quả lắm sai lầm.

Chẳng lẽ nói sự thật buồn cười chăng
Có nhiều cách để người ta chinh phục
Quà tặng hiếm, xem phim, nghe hòa nhạc
Hay bữa ăn đặt trước ở nhà hàng.

Dù đơn thuốc không hề có trên đời
Đừng bao giờ vội vàng trong quyết định
Kiểm tra tình bằng ấm nồng, ánh sáng
Và kiểm tra lòng chung thủy của người.

Hãy kiểm tra lòng tốt, lòng can đảm
Kiểm tra thời gian và cả không gian
Kiểm tra cả những thử thách đã làm
Sự chân thành, sự thủy chung, ngay thẳng.

Và có thể nhiều thứ không chịu được
Vẻ nhát gan, trống rỗng, bộp chộp kia
Với tình yêu – thử thách không sợ gì
Giống như vàng không sợ gì a-xít.

Và nếu như ai đó chau bờ mi
Chớ áp dụng những gì vô căn cứ
Không ngẫu nhiên đời luôn nhắc chúng ta:
“Hãy kiểm tra tình yêu, hãy kiểm tra
Luôn kiên trì kiểm tra tình yêu nhé!”


 
 TÌNH YÊU, PHỤ BẠC VÀ THẦY PHÙ THỦY

Ngồi trên núi ước mơ về phóng đãng
Sự phụ tình vẻ ác độc và gầy
Còn gần đấy, ngồi dưới một gốc cây
Tình yêu đang bện mái tóc vàng óng.

Họ cùng nhau hái quả từ sáng sớm
Rồi ngồi bên hồ nước dưới chân đồi
Và họ cùng nhau tranh cãi không thôi
Một kẻ cười, còn kẻ kia khinh khỉnh.

Một người nói: – Trên đời này cần thiết
Lòng thủy chung, thanh sạch, vẻ đoan trang
Và lòng tốt, sự trong trắng rất cần
Cho một thứ có tên là – Cái đẹp!

Một người kêu lên: – Rõ đồ vớ vẩn!
Ai nói với mày một câu cám ơn?
Nghe mày nói thì chỉ muốn cười lăn
Cả những con cá ngu si, đần độn!

Sống là cần phải khôn ngoan, láu lỉnh
Biết ngây thơ và phải biết ăn thua
Thấy sung sướng thì chớ có bỏ qua
Hãy nhận lấy! Rồi sau này tính chuyện!

– Tôi phản đối lối sống vô lương tâm
Hãy thử làm người tốt, yêu trung thực!
– Yêu trung thực? Rõ là đồ ngu ngốc
Chẳng có gì hơn khoái lạc lỗi lầm?!

Họ tranh cãi ầm ĩ, có một lần
Làm tức giận một ông già đang ngủ
Và ông già tỉnh giấc – thầy phù thủy
Đã ngủ trong hang núi ba ngàn năm.

Ông già kêu: – Vì sao lại chiến tranh?!
Ta bày cho cách gọi thầy phù thủy
Để cho các ngươi không còn cãi cọ
Nhập hai người làm một đến muôn năm!

Ông già ôm lấy tình yêu một bên
Còn bên kia ôm lấy điều phụ bạc
Ném vào cái bình như biển, màu xanh
Rồi ném tiếp vào – niềm vui, nước mắt
Và sự giận dữ, lòng tốt, thủy chung
Cả thuốc mê, dối gian và sự thật.

Ông già đặt chiếc bình lên đống lửa
Bay lên rừng một ngọn khói màu đen
Lên tận đỉnh cao dập dờn theo gió
Ông già tò mò nhìn vào chiếc bình.
Khi đã đun xong ông già trăn trở:
Liệu có trở thành quỷ sứ gì chăng?

Khi bình nguội. Cuộc thử nghiệm đã xong
Dưới đáy bình bỗng nứt ra vết rạn
Và sau đó vỡ ra cả trăm ngàn
Thế là phụ nữ trên đời xuất hiện…


TÌNH THỨ HAI

Có thể là em từng yêu người ta
Từng xúc động, cho người em mở cửa.
Tất cả trước anh, một thời nào đó
Cái ngày xưa, chứ không phải bây giờ.

Ta có vẻ như sống đời thứ hai
Hơi thở thứ hai, bài ca cũng vậy
Em hạnh phúc với anh, em sáng ngời
Và anh với em mừng vui nhường ấy.

Nhưng tại sao vẫn có một điều rằng
Dù ít khi, không rõ ràng, bí ẩn
Trong con tim, tựa hồ như chiếc bóng
Châm chích ta đến nhức nhối giá băng…

Nhưng mà không, anh thừa hiểu được rằng
Em yêu anh ngày gặp gỡ với anh
Và anh cảm nhận rằng nơi nào đó
Có thể là, bây giờ anh đang mở
Ra cái điều đã quá rõ với em.

Em rất khéo thắt cà vạt cho anh
Em cười đùa hay là rất tin tưởng.
Có vẻ như điều gì em nói bóng
Hay nhìn ra điều kỳ diệu nấu ăn.

Anh quí trọng điều này rất dễ thương
Nhưng dù sao, lúc này anh cứ ngỡ
Hình như tất cả đã là quá khứ
Và bây giờ, nhưng không phải với anh.

Còn tâm hồn kêu lên đã sẵn sàng
Trong phút giây dịu dàng, trong giấc mộng
Thầm thĩ với anh một lời xao xuyến
Có thể là mới mẻ đối với anh
Nhưng trước đây nói với anh chưa từng.

Đúng như vậy, có thể, lúc này đây
Nhưng ánh mắt em bỗng nhiên sầm tối
Rõ một điều, anh đứng trước em đây
Cái ngày ấy anh không hề có lỗi.

Khi tình yêu thứ hai bất thình lình
Bước vào đời đắng cay và tê tái
Ta không chỉ thấy niềm vui trong tình
Mà lặp lại một điều gì trong đấy
Và điều này ta giấu bản thân mình.

Và ta nói với mình rất ít khi
Rằng tình đầu có phần không mạnh mẽ
Tình màu xanh, giống như cành lá nhỏ
Một chút buồn cười, một chút ngây thơ.

Không thừa nhận với mình suốt cuộc đời
Rằng ta đã gặp một tình yêu mới
Dù sao vẫn có một phần nào đấy
Của tình đầu trong sáng và buồn cười!

Không hề có hai bài hát như nhau
Dù bao nhiêu sao sáng vẫn vẫy chào
Nhưng với phép nhiệm mầu thì chỉ một.
Và dù cho tình thứ hai vẫn đẹp
Ta vẫn nên gìn giữ mối tình đầu!


CHÙM THƠ NHỎ

Người ta thường nói rằng: “Sống trên đời này phức tạp quá
Mà con tim thì khao khát niềm vui không kể tháng năm”.
Phụ nữ trên đời có nhiều, không thể nào yêu tất cả
Nhưng mà điều này đàn ông cần ao ước thường xuyên.

***

Trong người phụ nữ có nhiều tư cách lắm:
Sắc đẹp, tình yêu, vui vẻ, tinh ranh.
Phụ nữ, về bản chất, cũng giống như rượu vang:
Uống thì rất hay. Mà say thì rất nặng.

***

Em hãy dễ thương, dịu dàng, đằm thắm
Hãy nhớ rằng: vào nụ cười của em
Phụ thuộc không chỉ tâm trạng của mình
Mà tâm trạng cả hàng nghìn người khác.

***

Lời về tình yêu vang lên sang sảng:
Họ đẹp xinh và họ thật mảnh mai
Tuy vậy, tình yêu – không chỉ có lời
Tình yêu – trước hết, đó là hành động.

Và ở đây không cần ai mánh khóe
Chứng minh tình cảm – là bí mật thôi.
Còn nếu không hành động sau những lời
Thì tình này chỉ ba xu đáng giá.

***

Trong lâu đài của Nữ hoàng nước Anh
Người chồng không bao giờ chạy về bên trái.
Em hãy làm cho anh trở thành ông chồng ấy
Thì anh xử sự cũng chẳng kém hơn.
Và không chỉ không chạy về bên trái
Mà, thậm chí, không đụng đến Nữ hoàng!

***

Trong cuộc đời có vô vàn cái ác
Nghĩa là, cần phải nhớ thường xuyên:
Không bao giờ sớm sủa hay muộn màng
Đi làm điều tốt.

Và để cho con tim khỏi giá băng
Dù đã làm bao nhiêu điều không tốt
Không bao giờ sớm sủa hay muộn màng
Đi xin lỗi nghiêm túc và trung thực
Vì cái ác, lúc nào đó đã làm.

***

Người ta nói: “Không có lửa làm sao có khói”.
Chỉ vớ vẩn thôi! Vì trong những lời em
Có biết bao nhiêu là khói để cho anh…
Nhưng quả thật, nóng bừng như lửa cháy
Thì có vẻ như chưa thấy một lần…

***

Số phận cho tôi cả tình yêu, tình bạn
Có vẻ như trong suốt cả cuộc đời
Cả phụ nữ, cả chó đều yêu tôi
Và quả thật, điều này là quý lắm.

Mặc dù thế, rất chi là khó nhọc
Phái đẹp có thể tha thứ câu này:
Rằng phụ nữ thường xuyên phụ tình tôi
Nhưng chó thì chưa bao giờ phụ bạc.

Xin đừng giận! Lòng tôi vẫn khát khao
Và ước mơ một điều hơi kỳ lạ:
Giá trao cho chó sự kiên trì của phụ nữ
Còn lòng thủy chung của chó, cho phụ nữ sẽ trao.

***

Người ta nói rằng: “Sống với người mình yêu mến
Thì trong túp lều tranh vẫn cảm thấy thiên đường”.
Nhưng “thiên đường” này kéo dài bao nhiêu năm
Thì than ôi, không một ai nói đến.

***

Bạn thử nhớ về bản chất phụ nữ:
Người ta ngượng ngùng trước mặt đàn ông
Phụ nữ luôn luôn cần sự bảo vệ
Nhưng thầm nghĩ suy về sự tấn công…

***

Những phụ nữ tập thể thao nhiều năm
Theo nhiều nguyên nhân bước vào đường lớn:
Người ta leo núi vì lòng dũng cảm
Còn đi chu du – là để lấy chồng.

***

Khi ta khiêm tốn, sống rất thủy chung
Thì vợ, ngược lại, thường không khiêm tốn.
Nhưng nếu ta dan díu với người tình
Thì vợ, ngược lại, yêu ta càng mạnh.


Nguyễn Viết Thắng giới thiệu, dịch, chú giải:
“108 Nhà thơ Nga”
với sự cộng tác của Ivan Ivanovich Ivanov


Còn nữa...

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 09:47:25


Konstantin Dmitrievich Balmont (tiếng Nga: Константин Дмитриевич Бальмонт, 15 tháng 6 năm 1867 – 24 tháng 12 năm 1942) – nhà thơ, dịch giả, là một nhà thơ lớn của thế kỷ bạc trong thơ Nga.

Tiểu sử:
Konstantin Dmitrievich Balmont sinh ở tỉnh Vladimir trong một gia đình dòng dõi quí tộc. Lên 10 tuổi biết làm thơ. Học trường gymnazy ở Vladimir. Từ năm 1886 học khoa luật Đại học Moskva nhưng không tốt nghiệp. Trong một lần xích mích với vợ, Balmont nhảy từ tầng 3 xuống đất tự tử nhưng không chết, hậu quả là phải đi cà nhắc suốt đời. Năm 1899 được bầu làm thành viên của Hội những người yêu ngôn ngữ Nga, sau đó bắt đầu in những tập thơ đầu tiên. Tiếp đến là một thời kỳ sáng tạo sung sức nhất của Balmont. Năm 1903 in các tập thơ: “Будем как Солнце”(Ta sẽ như mặt trời), “Только любовь. Семицветник” (Chỉ tình yêu. Bảy vườn hoa), Năm 1905 in: “Литургия красоты” (Thánh lễ của cái đẹp) và trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Từ năm 1907 – 1910 xuất bản ở Moskva “Полное собрание стихов”(Tuyển tập thơ) gồm 10 tập. Thời gian này Balmont đi du lịch rất nhiều nước châu Âu: Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và định đi sang Mexico. Năm 1905 Balmont quay trở về Nga làm quen với Maxim Gorky và cộng tác với báo Новая жизнь (Cuộc đời mới), tạp chí Красное знамя (Cờ đỏ). Cũng trong năm này bí mật đi sang Paris và chỉ trở về Nga vào năm 1916. Do không tán thành cuộc Cách mạng tháng Mười nên năm 1920 ông ra sống ở nước ngoài cho đến hết đời. Ông mất năm 1942 ở Noisy-le-Grand, gần Paris lúc đó bị Đức chiếm đóng.
Ngoài sáng tác thơ, Balmont còn là một dịch giả nổi tiếng của Nga. Phạm vi dịch thuật của ông rất rộng. Ông dịch các nhà thơ lớn của Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc, Gruzia, Litva, Phần Lan… tổng cộng hơn 30 ngôn ngữ của thế giới, trong đó có cả Kinh Phật, Upanishads, Kinh Vệ Đà của Ấn Độ.

Tác phẩm chính:
*Под северным небом (Dưới bầu trời phương Bắc, 1889)
*Тишина (Yên lặng, 1898)
*Горящие здания (Những ngôi nhà nóng bỏng, 1900)
*Будем как Солнце (Ta sẽ như mặt trời, 1903),
*Только любовь. Семицветник (Chỉ tình yêu. Bảy vườn hoa, 1903),
*Литургия красоты (Thánh lễ của cái đẹp, 1905)
*Песни мстителя (Những khúc hát của kẻ báo thù, 1907)
Toàn bộ tác phẩm của Balmont gồm 50 tập, trong đó 22 tập in ở nước ngoài.


ĐẾN NGÀY CUỐI TẬN

Có thể, một khi em đã phụ tình
Em lạnh lùng với anh nhiều lắm lắm
Nhưng cả cuộc đời cho đến ngày cuối tận
Bạn tình ơi, em vẫn mãi của anh.

Với những đam mê mới mẻ, anh biết rằng
Với người khác, tình xưa em quên lãng
Nhưng trong kỷ niệm bóng hình xưa vẫn sống
Dù tình xưa đã yên giấc ngàn năm.

Và sẽ có một khoảnh khắc đau khổ của tình
Trong ánh sáng của một ngày xưa cũ
Bên người ta, em nhìn vào ngọn nguồn bất tử
Em chợt rùng mình và bỗng nhớ đến anh.


 
 ANH YÊU EM

Anh yêu em hơn Bài ca, hơn Trời cao, Biển rộng
Anh yêu em lâu hơn những ngày được sống trên đời
Chỉ vì em mà anh cháy lên như ngôi sao trong tĩnh lặng xa xôi
Em là con tàu không chìm trong giấc mơ, trong sương mờ, trong sóng.

Anh yêu em bất thình lình, ngay lập tức, tuyệt vọng
Nhìn thấy em – anh giống như người mù bỗng nhiên sáng mắt ra
Và ngạc nhiên rằng trong cuộc đời tượng vẫn luôn kết gắn
Rằng vẫn có thừa châu ngọc dưới chân ta.

Anh nhớ. Em mở cuốn sách lật từng trang sột soạt
Anh hỏi em: “ở trong lòng có tan hết giá băng?”
Em đến gần, trong khoảnh khắc anh nhìn thấy trời cao và thấy chốn xa xăm
Và anh yêu – vì người yêu và về tình yêu anh cất tiếng hát.


BEATRICE

Anh yêu em từ cái nhìn đầu tiên
Nhớ câu nói thì thầm khắp mọi chốn
Em lặng im, chỉ những lời nóng bỏng
Của mắt nhìn em gửi đến cho anh.

Ngày theo ngày. Bây giờ đã một năm
Và mùa xuân lại bừng lên vẻ đẹp
Trên trang phục những bông hoa đang kết
Còn anh vẫn yêu em như buổi đầu tiên.

Em vẫn như xưa, buồn bã, lặng im
Chỉ ánh mắt nhìn thay cho lời nói
Vẻ lạnh lùng như Chúa tể – vầng trăng.

Vẻ đẹp của trăng ẩn giấu ở sau rừng
Nhưng sau vách đá dáng hình cúi xuống
Và sáng lên từ bóng tối đêm đen.


GỬI NGƯỜI CHƠI TRÒ TÌNH ÁI

Có những nụ hôn như giấc mộng tự do
Sung sướng mừng vui đến tận cùng khoái lạc
Có những nụ hôn lạnh lùng như tuyết
Những nụ hôn như xúc phạm người ta.

Những nụ hôn như bạo lực từ xa
Những nụ hôn như trả thù, báo oán
Những nụ hôn tưởng chừng như ghê tởm
Thế mà sao vẫn cháy bỏng lại kì.

Nụ hôn tận cùng khoái lạc hãy biến đi
Không gọi tên và không cần giấc mộng
Ta căm thù – ta có thừa bạo dạn
Ta có đủ đầy ý chí của tình ta.
1901


AD INFINITUM(1)

Trong nhà thờ – tất cả như ngày trước.
Nghe tiếng rung khe khẽ của bình hương.
“Anh nói đùa, anh cười hỏi em
Chẳng lẽ là em yêu anh thật?”

Ngọn nến rung, mịt mờ làn khói bốc
ánh sáng như vay mượn chiếu lên tranh
Ai cũng muốn trong nhà thờ tối đêm
Để hết nến này, nến kia sẽ đốt.

Trong nhà thờ rồi vẫn như ngày trước.
Nghe tiếng rung khe khẽ của bình hương.
“Anh chỉ đùa tôi, anh không chân tình
Khổ thân tôi! Thế mà tôi yêu thật”.
__________
(1)Đến vô cùng (tiếng Latinh).





Evgeny Abramovich Baratynsky (tiếng Nga: Евгений Абрамович Баратынский, 2 tháng 3 năm 1800 – 11 tháng 7 năm 1844) là nhà thơ Nga, một trong những nhà thơ lớn của Nga thế kỷ XIX.

Tiểu sử:
Evgeny Baratynsky sinh ở làng Mara, tỉnh Tambov trong một gia đình quí tộc gốc Ba Lan đã sa sút. Từ năm 1808 đến 1810 sống ở Moskva. Học ở Sankt-Peterburg. Những năm 1820 – 1825 phục vụ trong quân đội đóng ở Phần Lan. Sau khi giải ngủ, ông cưới vợ và sống ở Moskva. Năm 1843 ông cùng với cả gia đình đi du lịch sang Pháp, Đức, Ý và bị bệnh đột ngột, mất ở Napoli (Ý) năm 1844.

Evgeny Baratynsky bắt đầu làm thơ từ tuổi thiếu niên. Năm 1819 in những bài thơ đầu tiên. Thời gian ở Sankt-Peterburg ông làm quen với Aleksandr Pushkin, Anton Delvig và nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng khác. Năm 1826 in tập thơ финляндская повесть (Câu chuyện Phần Lan). Thơ của Evgeny Baratynsky đượm chất trữ tình triết học với ý nghĩa sâu sắc. Ông là nhà thơ trữ tình triết học cùng hàng với Fyodor Tyutchev. Nhà phê bình Belinsky viết về ông: “Trong tất cả những nhà thơ cùng thời với Pushkin, Evgeny Baratynsky giữ vị trí hàng đầu mà không cần bàn cãi” (Полн. собр. соч., т. 6, 1955, с. 479). Ông có sự ảnh hưởng tới các nhà thơ nổi tiếng trong thế kỷ XX như Anna Akhmatova, Joseph Brodsky.

Tác phẩm:
*Соч.: Полн. собр. соч., под ред. и с примеч. М. Л. Гофмана, т. 1-2, СПБ. 1914-151 *Стихотворения. Поэмы. Проза. Письма, вступ. ст. К. Пигарева, М., 1951;
*Полн. собр. стихотворений. Вступ. ст., подготовка текста и примеч. Е. Н. Купреяновой, 2 изд., Л., 1957.
Thư mục:
*Белинский В. Г., О стихотворениях г. Баратынского, Полн. собр. соч., т. 1, М., 1953; 1955
*Белинский В. Г., Стихотворения Е. Баратынского, там же, т. 6, М., 1955
*Фризман Л. Г., Творческий путь Е. А. Баратынского, М., 1966
*Хетсо Г., Е. Баратынский. Жизнь и творчество, Осло, 1973 (на русском языке) *Голубков Д.Н., Недуг бытия. Хроника дней Е. Баратынского, М., 1974


TÌNH YÊU VÀ TÌNH BẠN

Tình yêu và tình bạn khác với nhau
Nhưng ta biết làm sao phân biệt chứ?
Cả hai tình đều mong muốn như nhau
Nhưng sai khiến ta giấu đi một thứ.
Ý nghĩ trống không! Dối lừa phí uổng!
Có tình bạn say đắm và dịu dàng
Ép con tim và máu nóng sôi lên
Dù vẫn giấu ngọn lửa đầy nguy hiểm
Nhưng với cô giá đẹp, thì tình bạn
Bao giờ cũng là giống với tình yêu.


 GỬI CÁC CÔ GÁI PHẦN LAN

Tiếng của em với tôi còn xa lạ
Nhưng ánh mắt nhìn cuốn hút con tim
Và âm thanh của giọng nói chưa quen
Đã từ lâu cõi lòng tôi hiểu rõ.
Tôi hãy vẫn còn chưa biết cách yêu
Nhưng ánh mắt của em nguy hiểm thế!
Và con trai thần Fregei, có thể
Mạnh mẽ hơn con trai của Lada.


GIỌNG CỦA EM QUYẾN RŨ

Giọng của em quyến rũ và dịu dàng
Nhưng chẳng làm cho tôi mất lý trí
Em dễ thương hơn nhiều kẻ, tất nhiên
Nhưng yêu em – câu chuyện đùa rất dở!

Em chẳng cần tình yêu của tôi đâu
Tôi chẳng làm em quan tâm đến vậy
Và vẻ dịu dàng đỏng đảng của em
Chẳng làm cho tôi say mê nhường ấy!

Em quí tôi, em nói thế với tôi
Nhưng tù binh thừa em còn quí nữa.
Em thấy tôi dễ thương, nhưng than ôi!
Bao người khác cũng dễ thương như thế.

Và với đám đông tình địch của mình
Tôi không khổ sở tranh tài với họ
Tôi nhường tất cả, không cần chiến tranh
Vì sức mạnh vượt trội hơn của họ.


KHI MỐI NGHI NGỜ

Khi mối nghi ngờ và niềm say đắm
Của nhà thơ nhìn đắm đuối sang em
Em quyết định xẻ chia niềm xúc động
Trong đau thương em yêu vẻ bí huyền.

Em đỏng đảnh và can đảm cùng anh
Tay trong tay cùng đi về địa ngục
Nhưng với tình yêu nhìn thấy thiên đường.

Đã bao lần ngả mái đầu điên cuồng
Trên người em thiêng liêng và âu yếm
Anh lại tin mình, tin ở trời xanh.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 10:08:34


Agniya Lvovna Barto (tiếng Nga: Агния Львовна Барто, 17 tháng 2 năm 1906 – 1 tháng 4 năm 1981) là nữ nhà văn, nhà thơ Nga. Agniya Barto là tác giả của những tập thơ viết cho thiếu nhi rất nổi tiếng.

Tiểu sử:
Agniya Barto sinh ở Moskva, trong gia đình một bác sĩ thú y. Học trường múa ba lê nhưng say mê thơ của Anna Akhmatova, Vladimir Mayakovsky nên đi làm thơ. Sau đó, theo lời khuyên của Bộ trưởng Giáo dục Anatoly Lunacharsky đã tập trung cho sự nghiệp văn học. Năm 1925 in những bài thơ đầu tiên được khen ngợi. Năm 1936 in tập thơ Игрушки (Đồ chơi) vа một số tập thơ khбc, trở thаnh một nhа thơ được trẻ em yкu mến nhất.
Chồng đầu của Agniya Barto là nhà thơ gốc Ý, Pavel Barto. Hai người viết chung nhiều bài thơ nổi tiếng nhưng sau một thời gian sinh con, họ chia tay nhau. Chồng thứ hai của Agniya Barto là Andrei Shchelyaev, một nhà bác học nổi tiếng. Họ có một con gái và sống với nhau gần 50 năm. Ngoài thơ, Agniya Barto còn viết truyện và nhiều kịch bản phim cũng rất nổi tiếng. Agniya Barto được tặng 3 huân chương và nhiều huy chương. Năm 1950 bà được tặng giải thưởng Stalin. Năm 1972 được tặng giải thưởng Lenin. Năm 1976 được tặng giải thưởng Hans Christian Andersen. Tên Agniya Barto được đặt cho một hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, tên Agniya Barto cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên sao Kim. Thơ của Agniya Barto được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bà mất ở Moskva năm 1981.

Tác phẩm:
Các tập thơ:
*"Братишки" (1928)
*"Мальчик наоборот" (1934)
*"Игрушки" (1936)
*"Снегирь" (1939)
*"Стихи детям" (1949; giải thưởng Stalin 1950)
*"Я расту" (1968)
….
Các kịch bản phim:
*"Подкидыш" (1939)
*"Слон и верёвочка" (1946)
*"Алеша Птицын вырабатывает характер" (1958)
….


TÔI RẤT HAY ĐỎ MẶT

Tôi rất hay đỏ mặt
Mà không có nguyên nhân
Bà hàng xóm có lần
Hỏi tôi con dao nhíp
Thế mà tôi phân vân
Đứng nhìn và đỏ mặt.

Không phải tôi làm đổ
Lọ mực lên khăn bàn
Nhưng tôi cảm thấy rằng
Không hiểu sao mặt đỏ.

Ngay cả trong giấc ngủ
Ngay cả trong giấc mơ
Có ai hỏi câu gì
Tôi trả lời, mặt đỏ.

Lena Nekrasova
Bảo tôi ngày hôm qua:
-Đỏ mặt là không đẹp
Với lại không thức thời.

Tôi chẳng tranh luận gì
Chỉ đứng và đỏ mặt


SUY NGHĨ SUY NGHĨ

Cậu Vova gàn dở
Cứ ngồi đó đăm đăm
Rồi nhắc bản thân mình:
“Suy nghĩ, Vova, suy nghĩ”.

Khi trèo lên gác nhỏ
Cứ như người gàn dở
Hay khi chạy ra vườn
Cứ nhắc bản thân mình:
“Suy nghĩ, cần suy nghĩ”.

Cậu cho rằng suy nghĩ
Lý trí sẽ khôn lên.

Bé Masa năm tuổi
Hỏi lời khuyên Vova
Nói: bao ngày trôi qua
Thì đầu khôn hơn vậy?







Olga Fyodorovna Berggolts (16 tháng 5 năm 1910 – 13 tháng 11 năm 1975) là nữ nhà thơ, nhà văn Nga.

Tiểu sử:
Olga Berggolts sinh ở Sankt-Peterburg. Những năm 20 học ở trường phổ thông, tham gia nhóm Смена, làm quen với Boris Kornilov (sau này trở thành chồng đầu của Olga Berggolts). Năm 1930, tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Leningrad, Olga Berggolts đi Kazakhstan làm phóng viên của báo Советская степь (Thảo nguyên Xô Viết). Sau đó trở về Leningrad làm biên tập ở một số tờ báo và xuất bản các cuốn: Годы штурма (Những năm xung kích), ký; Ночь в Новом мире (Đêm trong thế giới mới), truyện; và tập Стихотворения (Thơ). Từ đây thơ của Olga Berggol bắt đầu được chú ý. Năm 1937 bị bắt giam vì liên hệ với “kẻ thù của nhân dân” (chồng của bà bị xử bắn năm 1938). Năm 1939 bà được trả tự do.
Thời kỳ Thế chiến II Olga Berggolts ở lại thành phố Leningrad bị bao vây, bà làm việc ở Đài phát thanh, hàng ngày kêu gọi người Leningrad dũng cảm bảo vệ thành phố thân yêu của mình. Thời gian này bà viết những trường ca nổi tiếng về những người bảo vệ thành phố Leningrad: Февральский дневник (Nhật ký tháng hai) và Ленинградскую поэму (Trường ca Leningrad). Câu nói nổi tiếng của Olga Berggolts “Никто не забыт и ничто не забыто” (Không ai bị quên và không cái gì bị quên) được khắc trên bức tường của nghĩa trang Liệt sỹ Leningrad. Olga Berggolts mất năm 1975 ở Leningrad.

Tác phẩm:
*Глубинка (Độ sâu, 1932), ký
*Годы штурма (Những năm xung kích), ký;
*Ночь в Новом мире (Đêm trong thế giới mới, 1935), truyện
*Журналисты (Nhà báo, 1934), truyện
*Зерна (Ngũ cốc, 1935), thơ
*Стихотворения, (Thơ, 1934)
*Книга песен (Cuốn sách những bài ca, 1936)
*Февральский дневник (Nhật ký tháng hai, 1942), trường ca
*Ленинградская поэма (Trường ca Leningrad, 1942), trường ca
*Памяти защитников, (Ký ức những người bảo vệ, 1944), ký
*Ленинградская тетрадь (Cuốn vở ghi chép Leningrad, 1942
*Первороссийск (Pervorossiysk, 1950), trường ca –giải thưởng Nhà nước Liên Xô 1951.
*Они жили в Ленинграде (Họ đã sống ở Leningrad, 1944), kịch
*У нас на земле (Trên đất của ta, 1947),
*Верность (Lòng chung thủy, 1954), bi kịch




TÌNH LÀ KHÔNG THA

Con tim mình không bao giờ em thương xót
Không trong thơ, trong đau khổ, trong say đắm, tình thân
Anh hãy tha thứ cho em. Những gì đã từng
Cay đắng lắm. Nhưng đó là hạnh phúc.

Và cái điều em đam mê, em buồn khủng khiếp
Cái điều này đáng sợ hơn cả bất hạnh đau thương
Chỉ cái bóng nhỏ nhoi mà em tức giận vô cùng
Thật khủng khiếp. Nhưng đó là hạnh phúc.

Cho dù ngạt thở, cho dù nước mắt
Dù lời trách cứ xì xào như cành lá khi mưa:
Còn kinh hoàng hơn cả tha thứ, hơn cả sự hững hờ.
Tình là không tha. Và đó là hạnh phúc.

Em vẫn biết rằng giờ tình yêu đang giết
Không chờ đợi lòng thương, không chia sẻ quyền hành
Nhưng một khi tình tuyệt vời, tình đang sống trong tim
Thì tình không phải là trò vui mà tình là hạnh phúc.




BUỔI SÁNG XUÂN

Buổi sáng xuân dạo trên đất băng giá
Tiếng ngân vang kêu lên dưới bàn chân
Chim sáo đá nhất quyết không nhìn em
Khi bay qua những đám mây rất trẻ.

Em nhìn vào mắt đen sáo đá
Và nhắc đi nhắc lại cho mình
Sẽ bình tĩnh như buổi sáng mùa xuân
Không một ai, không bao giờ gặp gỡ.


ROMANCE

Em lang thang trên phố khẽ hát lên
Một bài ca mà lời không quen lắm
ở nơi này em chia tay với anh
Rồi ngoảnh lại nhìn nhau, không chịu đựng.

Khi chia tay, ta đã ngoái lại nhìn
Cả hai đứa cảm thấy điều bất hạnh.
Còn đường phố rắc đầy hoa bụi trắng
Và nước, và những chiếc lá dịu dàng.

Em trao hết – mặc thiên hạ cười chê
Dù nợ nần không dễ dàng trút bỏ
Nhưng để được ngoảnh lại nhìn lần nữa
Người bạn cũ ngày xưa.
1937.




MÙA RỤNG LÁ CÂY

Mùa thu ở Matxcơva, trên đường phố treo những tấm
biển đề dòng chữ “Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”


Mùa thu! Giữa trời Matxcơva
Những đàn sếu bay về trong sương khói
Những chiếc lá màu vàng sẫm tối
Đang cháy lên trong những khu vườn.
Những tấm biển treo dọc theo con đường
Những tấm biển nhắc nhở cùng tất cả
Dù ai có lứa có đôi, ai người đơn lẻ:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”

Ôi, con tim của tôi sao mà cô đơn
Trên con đường xa lạ!
Buổi chiều lang thang bên những ô cửa sổ
Và khẽ rùng mình dưới những cơn mưa.
Tôi ở đây một mình có phải để cho
Một người mà tôi vui, một người mà tôi quí?
Không hiểu vì sao lòng tôi lại nhớ:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”

Lúc này đây đã không có gì cần
Thì cũng có nghĩa chẳng còn gì để mất
Ngay cả người thân yêu, người gần gũi nhất
Đã không còn có thể gọi bạn thân.
Thì tại vì sao tôi lại cứ buồn
Rằng đến muôn đời tôi đành vĩnh biệt
Một kẻ không vui, một kẻ không hạnh phúc
Một kẻ cô đơn.

Chỉ đáng nực cười hay thiếu cẩn trọng chăng
Hay phải biết đợi chờ, hay chịu đựng…
Không – thật vô cùng khiếp đảm
Vẻ dịu dàng khi vĩnh biệt, như mưa.
Cơn mưa tối sầm, mưa ấm áp nhường kia
Mưa lấp loá và mưa run rẩy thế
Mong anh hạnh phúc và mong anh vui vẻ
Trong phút giây này vĩnh biệt, như mưa.

… Tôi một mình đi bộ ra ga
Một mình thôi, không cần ai tiễn biệt
Tôi chưa nói với anh mọi điều đến hết
Nhưng mà thôi, không nói nữa bây giờ.
Con đường nhỏ tràn đầy trong đêm khuya
Những tấm biển dọc đường như vẫn nói
Với những kẻ cô đơn trên đường qua lại:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”
1938


MỘT BÀI CA

Chúng mình sẽ không còn gặp lại nhau
Anh hãy mỉm cười, vĩnh biệt…
Anh có còn giận hờn chi, không biết
Khi ngày tháng qua mau?

Ngày tháng đã trôi qua, qua mau
Như gió thổi vào nhà trống
Như tiếng rì rào của bụi cây lau…

… Rồi anh chớ có còn nhớ đến người yêu
Chớ có còn nhớ đến người quen biết
Mà hãy nhớ về như một giấc chiêm bao…

Những bài thơ cuồng dại của em
Như mái tóc bờm trong gió
Phập phồng như đống cỏ
Mỗi buổi sáng rung lên…
1927




TẶNG BORIS KORNILOV(1)

(hoặc: BÀI THƠ CUỘC ĐỜI)

… Và tất cả đổi thay, em bây giờ đã khác
Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…
B. Kornilov.


1

Ồ vâng, em khác hẳn ngày xưa!
Sao cuộc đời kết thúc nhanh quá vậy…
Em đã già mà anh đâu nhận thấy
Mà, có thể là anh vẫn nhận ra?

Em sẽ chẳng cầu xin sự tha thứ đâu mà
Hay thề thốt, cũng là vô ích vậy
Nhưng nếu em tin rằng anh còn quay trở lại
Nhưng nếu như anh còn có thể nhận ra.

Thì sẽ quên hết giận hờn, ta lại cùng ta
Ta lại cùng ta, như ngày xưa, sánh bước
Hai chúng mình sẽ khóc và chỉ khóc
Về điều gì ư – chỉ ta biết thôi mà.
1939

2

Em bây giờ lục tìm trong ký ức
Em nhớ về những câu hát đầu tiên:
“Ngôi sao trên sông Nêva cháy lên
Và hoạ mi miền ngoại ô đang hót…”

Nhưng cay đắng và ngọt ngào hơn, năm tháng đã qua
Trái đất này mênh mông bát ngát, bao la
Anh có lý – bây giờ em mới biết
Anh – người đầu tiên của em và anh đã mất
“Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…”

Lớp trẻ lớn lên, lại vẫn giống như ta
Lại vẫn sông Nêva, ánh chiều tà, sóng nước
Vẫn hồi hộp, say mê trong từng câu hát
Và tuổi thanh xuân vẫn có lý như xưa.
1940
______________
(1)Kornilov, Boris Petrovich (1907-1938) – nhà thơ Nga Xô-viết, người yêu, chồng đầu của Olga Berggolts, bị xử bắn năm 1938.


EM KHÔNG THỂ GIẤU

Em không thể giấu được anh nỗi buồn
Cũng như niềm vui em không giấu được.
Con tim mình em mở ra đầu tiên
Giống như câu chuyện của anh đích thực.

Không trong đài kỷ niệm hay bia cột
Không trong những lâu đài bằng kính – bê tông
Anh hiện ra không nhìn thấy, rất gần
Trong những con tim ta cổ xưa khao khát.

Anh hiện ra tự nhiên hơn thổn thức
Lặng im và rạo rực dòng máu của em
Và em trở thành thời đại – trở thành anh
Qua trái tim của em anh nói được.

Em không thể giấu được anh nỗi buồn
Và không giấu đi điều sâu kín nhất
Con tim mình em mở ra đầu tiên
Giống như câu chuyện của anh thú thật…
1937


NGƯỜI TA SẼ HIỂU

Tôi sợ rằng tất cả những người tôi yêu
sẽ để mất đi lần nữa…
Tôi bây giờ gom góp và ấp ủ
tình yêu của mọi người.

Và nếu ai đó cười – tôi không sợ
rồi sẽ đến một ngày
khi mối lo ngại tiên tri của tôi
người ta sẽ hiểu.
1939



LỜI THỈNH CẦU

Không nước mắt hay thương xót gì đâu
không điều gì còn chờ đợi.
Chỉ mong được ngủ mà không mơ tới
ngủ thật lâu, thật lâu, thật lâu.
Nếu đã không còn thiêm thiếp khổ đau
đang nhắc lại và dập dồn máu nóng
thì chớ mơ về ly biệt u sầu
và tình yêu của chúng mình cay đắng.
Giấc mơ về gặp gỡ và vui sướng
hãy bỏ lại phía sau.
Và dù anh không còn mơ nữa, chẳng cần đâu
người duy nhất, người yêu thương ạ…
Dù với đầm bạch dương
em mơ về đôi khi, thỉnh thoảng.
Và trong thành giếng đêm bằng ván
một ngôi sao cô đơn…
7-1939


VÌ MỘT LỜI HAY NHẤT

Vì một lời hay nhất ấy
của một người trong hai đứa chúng ta
anh cần đi yêu lại
nói với em điều ấy bây giờ.

Anh đã bỏ qua thời gian!
Cái gánh nặng hạnh phúc và kiêu hãnh
của tình em to lớn
anh hãy gọi về, chớ dềnh dang.

Và anh chớ tìm kiếm cái phần
của chiều cao không tìm ra người khác
vì trong đó – là ý thích sau chót
và bầu không khí cuối của hai người chung.
1949


HY VỌNG

Tôi vẫn tin rằng sẽ quay lại cuộc đời
một lần trong buổi bình minh thức dậy.
Trong buổi sớm, nhẹ nhàng, trong giọt sương mai
bao trùm lên những lá cành – hết thảy
còn tôi cúi gương mặt còn tươi trẻ
nhìn vào nước như điều lạ kỳ
những giọt nước mắt sung sướng trào ra
và nhẹ nhàng nhìn thấy cuộc đời xa thẳm…
tôi vẫn hãy còn tin rằng trong buổi sớm
từng rét run, lấp lánh rồi lại quay về
với tôi – cuộc đời nghèo khó chẳng hề vui
không dám thổn thức nức nở và sung sướng…
1949


KHÔNG ĐẾN ĐÁM CƯỚI BẠC

Không đến đám cưới bạc, chẳng đến đám cưới vàng
Tất cả đã rõ ràng, với anh không sống hết.
Nhưng ta đã từng sống qua đám cưới sắt
Bên bờ cái chết trong cuộc chiến tranh.
Tôi sẽ không nhường nó cho tất cả bạc vàng
Cũng như vẫn yêu thứ chỉ làm bằng sắt.
1949

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 10:17:54


Aleksandr Aleksadrovich Blok (tiếng Nga: Алекса́ндр Алекса́ндрович Блок)(16/11/1880--7/8/1921) – nhà thơ trữ tình Nga. Là nhà thơ hàng đầu của trường phái hình tượng Nga, A. Blok cùng với những nhà thơ lớn khác làm nên một “Thế kỷ bạc” của thơ ca Nga.

Tiểu sử:
Aleksandr Aleksadrovich Blok sinh ra trong một gia đình trí thức. Bố là một luật sư Ba Lan gốc Đức, mẹ là con gái của hiệu trưởng Đại học Saint-Petersburg. Lên 5 tuổi đã biết làm thơ. Tuổi nhỏ thường đến sống ở điền trang Shakhmatovo của ông ngoại vào những tháng hè. Những bài thơ về phong cảnh thiên nhiên Nga in trong tập “Thơ tuổi thiếu niên”( Отроческие стихи, 1922). Blok học khoa luật (1898-1901), sau đó học khoa ngôn ngữ (tốt nghiệp năm 1906) ở Đại học Saint-Petersburg. Năm 1903 Blok cưới Lyubov Mendeleeva, con gái của nhà bác học vĩ đại D. I. Mendeleev. Kết quả của cuộc hôn nhân này là hơn 800 bài thơ viết về người phụ nữ này. Phong cách thơ của A. Blok hình thành trong sự phát triển mạnh mẽ của trường phái thơ hình tượng, mà Blok là chủ soái. Thơ của Blok được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dịch nhiều sang tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Стихи о Прекрасной Даме (Thơ về người đàn bà tuyệt vời, 1904), thơ
*Город (Thành phố, 1904-1908), thơ
*Роза и крест (Hoa hồng và thập ác, 1912), kịch
*Родина (Tổ quốc, 1907-1916), thơ
*Возмездие (Trừng phạt, 1910-1921), thơ
*Двенадцать (Mười hai chiến sĩ, 1918), thơ


NƯỚC NGA

Bây giờ lại như những tháng năm vàng
Ba vòng đai lưng đã mòn đang run rẩy
Những nan hoa của bánh xe kết lại
Những bức tranh trong những bánh xe lăn.

Ôi nước Nga, ôi nước Nga nghèo khó
Nhà gỗ của Người màu xám thương sao
Những bài ca của Người trong gió
Đối với ta như nước mắt tình đầu!

Xót thương Người ta không biết làm sao
Cây thập ác của mình ta vẫn vác…
Người muốn để cho kẻ làm bùa phép
Thì vẻ tuyệt vời cướp bóc hãy trao!

Mặc cho ai dụ dỗ, dối lừa
Không quì gối, nước Nga không thể chết
Duy chỉ có điều lo lắng làm mờ
Những đường nét của Người tuyệt đẹp.

Thôi đành thế. Một nỗi lo nhiều hơn
Thêm giọt nước mắt, sông thêm ầm ĩ
Còn Người vẫn thế – rừng và cánh đồng
Và tấm khăn thêu trên đầu – vẫn thế.

Thành có thể cả điều không thể tưởng
Con đường dài lâu bỗng hoá nhẹ nhàng
Khi ánh lên ở miền xa thẳm
Ánh mắt nhìn dưới tấm khăn vuông
Khi bài hát người xà ích cẩn trọng
Đang vang lên thấm đượm một nỗi buồn.
1908.
(Xem thêm: 100 bài thơ Aleksandr Blok)
.................
 
 




Joseph Brodsky (1940-1996) - nhà thơ Mỹ gốc Nga, giải Nobel Văn học năm 1987, sinh ngày 24-5-1940 tại Leningrad (Liên bang Nga). Cuộc đời của nhà thơ này từ nhỏ đã có những chi tiết thú vị. Thời thơ ấu Brodsky sống trong một căn hộ nhỏ của ngôi nhà mà trước cách mạng tháng Mười đã từng sống hai nhà thơ Nga sau đó cũng ra sống ở nước ngoài: Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Học ở trường phổ thông mà ngày trước Afred Nobel đã từng học và năm 1987 được trao giải Nobel Văn học…
Thuở nhỏ Brodsky mơ ước trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi đã phải nghỉ học vì mưu sinh. Sau đó, tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan, nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo và triết học; 16 tuổi bắt đầu làm thơ; 17 tuổi hoàn thành tập thơ nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... và được công nhận là một nhà thơ, một dịch giả tài năng . Năm 1963 J. Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Vienna, London và cuối cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1977, ông nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học Yale trao cho J. Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật - Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ).
Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông “là người tổng kết thơ ca thế kỷ XX”. Joseph Brodsky mất ở Mỹ ngày 28-01-1996.

Tác phẩm:
- Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и не обессудь, 1957), thơ.
- Khúc bi ca lớn gửi Donne John (Большая элегия Джону Донну, 1963).
- Thơ và trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965), thơ.
- Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970), thơ.
- Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977), thơ.
- Một phần của lời nói. Thơ những năm 1972-76 (Часть речи. Стихотворения 1972-76, 1980), thơ và bài viết.
- Những khúc bi ca La Mã (Римские элегии, 1982), thơ.
- Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983), thơ.
- Сẩm thạch (Мрамор, 1984), kịch.
- Ít hơn một (Меньше одиницы, 1986), tiểu luận.
- Lịch sử thế kỉ hai mươi (History of the twentieth century, 1986), thơ.
- Urania (Урания, 1988), thơ.
- Bút kí dương xỉ (Заметки папоротника, 1990).
- Trên các nẻo Atlantida (На околицах Атлантиды, 1992).
- Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992), thơ.
- Hoa văn mờ trên giấy (Watermark, 1992), tiểu luận.
- Nỗi đau và lí trí (Скорбь и разум, 1995), tiểu luận.


VĨNH BIỆT, HÃY QUÊN

Vĩnh biệt
Hãy quên
Đừng trách cứ gì nhau.
Còn những bức thư
Em hãy đốt
Như cầu.
Con đường của em
Sẽ trở thành can đảm
Con đường thẳng
Và sẽ giản đơn.
Rồi đây trong màn sương
Sẽ cháy lên cho em
Một vì sao ngời sáng
Và một niềm hy vọng
Của bàn tay sưởi ấm
Bên bếp lửa nhà em.
Rồi sẽ có bão tuyết, mưa giông
Và tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ có những thành công rực rỡ
Phía trước đợi chờ em
Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một trận đánh
Sẽ vang lên trong lồng ngực của em.

Anh hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho người, mà có thể
Sẽ đi cùng em
Trên một con đường.
1957.
(Xem thêm: Các nhà thơ đoạt giải Nobel)
.......................





Valery Yakovlevich Bryusov (tiếng Nga: Валерий Яковлевич Брюсов, 13 tháng 12 năm 1873 – 9 tháng 10 năm 1924) là nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Valery Bryusov sinh ở Moskva, trong gia đình một thương gia. Từ nhỏ đã say mê đọc sách văn học. Năm 1893 học xong trường gymnazy, Valery Bryusov vào học lịch sử và ngôn ngữ ở Đại học Moskva. Thời kỳ này ông đã say mê các nhà thơ Pháp: Paul Verlaine, Arthur Rimbaud, Maurice Maeterlinck, Stéphane Mallarmé… Năm 1899, tốt nghiệp Đại học, Valery Bryusov làm thư ký tòa soạn của tạp chí Русский архив, sau đấy thành lập nhà xuất bản Scorpion. Năm 1900 in quyển Третья стража, năm 1903 in Граду и миру, năm 1906 in Венок, được thừa nhận là một nhà thơ lớn. Những năm Thế chiến I, ông là phóng viên mặt trận của báo Русские ведомости, viết nhiều bài báo và phóng sự về chiến tranh. Thời kỳ tiếp theo, ông dành cho thơ và dịch thuật. Từ năm 1920 ông dạy môn làm thơ ở nhiều trường Đại học, một số giáo án của ông về cách làm thơ được xuất bản thành sách.

Valery Bryusov là người có những đóng góp lớn trong việc phát triển hình thức thơ, sáng tạo ra thể loại thơ tự do, chịu ảnh hưởng của Emile Verhaeren. Ông cũng là người có nhiều thể nghiệm cách tân thơ, được coi là một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng trong thơ ca Nga. Ngoài sáng tác, Valery Bryusov còn là một trong những người đầu tiên dịch các nhà thơ Paul Verlaine, Edgar Allan Poe, Romain Rolland, Maurice Maeterlinck, Victor Hugo, Jean Racine, Ausonius, Molière, Byron, Oscar Wilde, Johann Goethe, Virgil… ra tiếng Nga. Ông mất ở Moskva, chưa sống hết 51 tuổi.

Tác phẩm:
*«Декаденты. (Конец столетия)». Драма, 1893.
*«Juvenilia» — «Юношеское», 1894
*«Chefs d’oeuvre» — «Шедевры», 1895
*«Me eum esse» — «Это я», 1897
*«Tertia Vigilia» — «Третья стража», 1900
*«Urbi et Orbi» — «Граду и Миру», 1903
*«Stephanos» — «Венок», 1906
*«Земная ось», 1907
*«Все напевы», 1909
*«Огненный ангел» (исторический роман), 1908
*«Ф. И. Тютчев. Смысл его творчества», 1911. Текст: Брюсов В. Я. Ф. И. Тютчев. Смысл его творчества.
*«Зеркало теней», 1912
*«Семь цветов радуги», 1912
*«Алтарь победы», 1913
*«Юпитер поверженный», 1916
*«Рея Сильвия», 1916
*«Опыты по метрике и ритмике, по евфонии и созвучиям, по строфике и формам», 1918
*«Последние мечты», 1920
*«В такие дни», 1921
*«Дали», 1922
*«Кругозор», 1922
*«Миг», 1922
*«Mea» — «Спеши!», 1924
Автобиография // Русская литература XX века. 1890—1914 / Под ред. С. А. Венгерова. — М., 1914. — Т. 1.
Các tuyển tập:
*Полное собрание сочинений и переводов, не оправдавшее, увы, своё название — увидели свет только тт. 1—4, 12, 13, 15, 21 — вышло в Санкт-Петербурге в 1913—1914 (издательство «Мусагет»).
*Избранные сочинения в 3-х тт., М. — Л., Гослитиздат, 1926.
*Избранные сочинения в 2-х тт., М., Гослитиздат, 1955.
*Собрание сочинений в 7-ми тт., М., 1973—1975 (наиболее полное в данный момент).
*Неизданные стихотворения, М., ГИХЛ, 1935.
*Стихотворения и поэмы, Л., «Советский писатель», 1961.
*Творческое наследие Брюсова до сих пор ещё окончательно не собрано. В настоящее время (2006) полное собрание сочинений готовится издательством «Наука».


Anh gặp gỡ với em rất vô tình

Anh gặp gỡ với em rất vô tình
Rồi ước mơ về em rất thầm lặng
Nhưng mà rất lâu cái điều thầm kín
Đã tan vào trong đau khổ của anh.

Nhưng nếu như trong cái khoảnh khắc vàng
Anh đã từng nói ra điều bí ẩn
Đã nhìn thấy gương mặt hồng luống cuống
Và đã nghe trong lời đáp “yêu anh”.

Đã bừng lên run rẩy ánh mắt nhìn
Và những bờ môi đã hoà làm một
Và tất cả đã như câu cổ tích
Mà trong đời còn trẻ đến muôn năm.


Gửi người phụ nữ

Em là phụ nữ, cuốn sách giữa muôn cuốn sách
Em – gập vào là một cuộn niêm phong
Thừa ngôn từ, ý nghĩ trong những dòng
Trong những trang điên cuồng từng khoảnh khắc.

Em là phụ nữ, nước yêu tinh giải khát
Cháy bằng lửa, khó nhọc đến bờ môi
Nhưng uống lửa, kìm lại tiếng kêu trời
Tâng bốc điên cuồng giữa bao hình phạt.

Em là phụ nữ, và điều này em đúng
Giấu vương miện của sao tự bao đời nay
Em là bóng dáng thiên thần trong vực thẳm!

Chúng tôi vì em mê hoặc bờ vách sắt
Thờ phụng em, thề khổ đau đập nát
Và cầu nguyện cho em đến muôn đời.


 Cả ghét và yêu

Odi et amo.
Catullus.


Vâng, có thể vừa yêu vừa ghét
Yêu với một tâm hồn tối tăm
Nhìn thấy cả lời nguyền rủa cuối cùng
Cùng với hạnh phúc cuối cùng – trong một.

Chao ôi, những bờ môi khắc nghiệt
Và ánh mắt nhìn lôi cuốn, dối gain
Cả hình thể, thô lỗ và dịu dàng
Như bóng đêm, chuyện trò rất cuốn hút!

Ai người đã gắn mình vào ma lực
Ai cận kề với quyền lực u buồn
Ai từng uống say, ai từng ôm ấp
Thuốc độc của niềm say đắm yêu thương?

Tôi vẫn muốn nguyền rủa, nhưng vô tình
Tôi cầu nguyện về âu yếm đã quen
Tôi khó thở, kinh hoàng, tôi đau đớn
Nhưng mà tôi nhắc lại: “anh yêu em!”

Tôi đọc ra trong ánh mắt giễu cợt
Vẻ bán mua, đểu giả, vẻ dối gian
Nhưng có say mê trong điều sỉ nhục
Và vẻ hân hoan trong sự hạ mình!

Khi những nụ hôn ở trong màn đêm
Đâm vào tôi giống như là dao sắc
Tôi giống như chàng Odysseus
Mơ về ngày thiếu vắng Ithaca.

Nhưng hễ tôi từ giã Calypso
Là tôi lại buồn nhớ về một kẻ.
Khổ thân tôi! Tôi bốc thăm, rút thẻ
Số định cho tôi đường nét tối mù!  

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 10:27:18


Ivan Bunin (1870-1953) - nhà văn, nhà thơ Nga, giải Nobel Văn học 1953.

Tiểu sử:
Sinh ngày 22-10-1870 ở vùng trung Nga, tuổi thơ sống ở miền quê tĩnh lặng của tỉnh Orlov. Thời trẻ làm thợ sửa bản in, viết báo. Năm 1891 in tập thơ đầu tay Dưới bầu trời rộng mở, năm 1897 xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, được giới phê bình đánh giá cao. Năm 1889 I. Bunin rời quê, làm nhiều nghề kiếm sống như thợ sửa bản in thử, thủ thư, làm báo... Niềm đam mê hội họa và âm nhạc đã ảnh hưởng tới sáng tác văn học sau này của ông. I. Bunin làm thơ, viết văn khá sớm, sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu nổi tiếng về văn xuôi với các truyện ngắn và truyện vừa.
Tác phẩm đầu tiên của ông là bài thơ Bên mộ Nadson - tên một nhà thơ Nga - (1863-1887). Năm 1891 ông xuất bản tập thơ trữ tình đầu tiên Những bài thơ (1891) ở Orlov. Thơ đã mở đầu văn nghiệp và còn đeo đẳng mãi ngòi bút của ông đến tận cuối đời. Năm 1894 ông in truyện ngắn đầu tay Tanka. Năm 1897, xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, viết về sự suy tàn của tầng lớp quý tộc và cảnh sống cơ cực của người nông dân Nga, được giới phê bình khen ngợi.
Tác phẩm của ông không đề cập đến các vấn đề chính trị. Ông không theo một trường phái nào như Suy đồi, Tượng trưng, Lãng mạn hay Tự nhiên chủ nghĩa. Ông sống chủ yếu ở nông thôn, đi du lịch nhiều nơi ở Nga và các nước trên thế giới như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp, Palestin, Tunisia, Ai Cập và các vùng nhiệt đới... Ông quan tâm nhiều đến các vấn đề về tâm lý, tôn giáo, đạo đức và lịch sử.
Năm 1909 I. Bunin được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Năm 1910 ông xuất bản thiên truyện Làng, một bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn nước Nga; tác phẩm trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của giới trí thức Nga về thực chất xã hội Nga và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã khiến I. Bunin nổi tiếng; thành công này được tiếp tục phát huy ở các tác phẩm tiếp theo.
Bunin đi du lịch nhiều nơi, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Năm 1909 được bầu làm Viện sĩ danh dự của Viện hàn lâm Khoa học Nga. Sau cách mạng tháng Mười ông di cư sang Pháp và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Tập truyện Những con đường rợp bóng được tặng giải Nobel được viết trong thời kỳ này. Ngoài văn, thơ Bunin còn nổi tiếng là một dịch giả thơ bậc thầy. Bản dịch Bài ca về Hiawatha (The Song of Hiawatha) của Henry Wadsworth Longfellow được tặng Giải thưởng Puskin. Những năm cuối đời, I. Bunin viết một số truyện ký độc đáo và sâu sắc về các danh nhân Nga như L. Tolstoi, A. Sekhov... Năm 1951 ông được bầu là Hội viên danh dự số một của Hội Văn bút quốc tế.
Ivan Bunin là nhà văn Nga đầu tiên được nhận giải Nobel Văn học. Ông mất ngày 8-11-1953 ở Pháp.

Tác phẩm:
- Dưới bầu trời rộng mở (Под открытым небом, 1891), tập thơ.
- Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác (На край света и другие рассказы, 1897), tập truyện.
- Những quả táo Antonov (Антоновские яблоки, 1900), truyện ngắn.
- Lá rụng (Листопад, 1901), tập thơ.
- Làng (Деревня, 1910), truyện vừa.
- Sukhodol (Суходол, 1911), truyện vừa.
- Quý ông từ San Francisco (Господин из Сан-Франциско, 1915), truyện vừa.
- Hơi thở nhẹ (Легкое дыхание, 1916), truyện ngắn.
- Hoa hồng Jericho (Роза Иерихона, 1924), tập truyện.
- Tình yêu của Mitia (Митина любовь, 1926), truyện vừa.
- Những ngày đáng nguyền rủa (Окаянные дни, 1926), nhật kí.
- Cuộc đời Arseniev (Жизнь Арсеньева, 1930), tiểu thuyết.
- Giải phóng Tolstoi (Освобождение Толстого, 1937), tiểu luận.
- Những con đường rợp bóng (Темные аллеи, 1943), tập truyện.
- Hồi tưởng (Воспоминания, 1950), tập kí.



KHI ĐÔI MẮT MÀU XANH

Anh hạnh phúc khi đôi mắt màu xanh
Mắt màu xanh em ngước nhìn anh đó
Niềm hy vọng trong mắt em rạng rỡ
Bầu trời trong veo của một ngày xanh.

Và đắng cay khi đôi mắt màu xanh
Rủ hàng mi đen và em im bặt
Yêu anh không, tự mình, em chẳng biết
Còn tình yêu e ấp, cố giấu mình.

Nhưng ở khắp nơi và chung thuỷ, thường xuyên
Khi gần em tâm hồn anh toả sáng…
Người yêu ơi hãy mãi là cao thượng
Sắc đẹp tuyệt vời và tuổi trẻ của em!
1896.



HOA HỒNG JERICHO

Để thể hiện lòng tin vào cuộc sống bất tử, sự hồi sinh từ cõi chết, ở phương Đông từ xa xưa người ta đặt hoa hồng Jericho vào quan tài, vào mộ.
Thật lạ lùng rằng người ta gọi là hoa hồng, lại còn hoa hồng Jericho – một bó cọng gai giống như cỏ lông chông ở ta đây. Loài cây sa mạc này chỉ mọc trên cát sỏi ở vùng biển Chết, ở miền đồi núi Sinai không có người ở. Nhưng có huyền thoại rằng chính Ngài Savva khả kính đã chọn cho dân mình thung lũng Lửa, một thung lũng chết trơ trụi trong sa mạc Do Thái. Biểu tượng của sự hồi sinh đối với Ngài là hình một chó sói dữ, nó tô điểm cho Ngài hơn tất cả mọi thứ trên đời này.
Bởi vì con chó sói này quả là kì diệu. Bỏ xứ sở của mình chạy đi xa hàng nghìn dặm, rồi trong nhiều năm nó có thể nằm chết, có màu xám và khô. Nhưng khi đặt nó vào nước thì ngay lập tức nở ra, có nhiều lá nhỏ, có màu hồng. Và con tim người trần tội nghiệp sẽ hân hoan và được an ủi: trên đời này không có cái chết, không chết những gì một thời đã có! Không có sự chia lìa và mất mát cho đến một khi hãy còn sống tâm hồn ta, Tình yêu và Ký ức của ta!
Ta tự an ủi mình như vậy, sống lại trong ta những miền đất cổ xưa, nơi một thuở đã từng in dấu chân ta, ta sống lại những ngày hạnh phúc, nơi buổi trưa có mặt trời của cuộc đời ta đứng bóng. Khi hãy còn tràn đầy hy vọng và sức lực tràn đầy, khi tay trong tay với người con gái mà Chúa Trời sai làm người bạn đời của ta cho đến ngày xuống mộ. Lần đầu tiên ta đi về nơi xa lạ, cuộc du lãm của hôn nhân và chuyến hành hương về miền đất Thánh của Chúa Giê-su. Trong vẻ im lặng vô bờ của sự lãng quên và lặng yên muôn thuở, trước mặt ta là xứ sở Palestin – thung lũng Galilaia, những ngọn đồi Do Thái, là muối và vạc dầu của Pentapolis*. Nhưng khi đó mùa xuân, và trên tất cả mọi con đường của ta âm thầm nở hoa những bụi cây anh túc, những bông hoa đã từng nở thuở Rachel**, từng khoe vẻ đẹp những cánh đồng và những con chim nơi thiên đàng từng hót, một niềm vô tư khoái lạc qua câu ngụ ngôn trong Kinh Thánh đã dạy ta…
Hoa hồng Jericho. Vào trong nước sống của con tim, vào trong hơi mát thanh sạch của tình, ta đắm chìm trong ngọn nguồn của sự dịu dàng và buồn đau xưa cũ – và lại một lần nữa, lại một lần nữa ngọn lúa của ta kỳ lạ sống vất vưởng qua ngày. Hãy đi khỏi nơi đây, cái giờ khắc sẽ đến, khi nước sẽ khô khan, con tim sẽ héo hon – thì tro tàn của sự lãng quên sẽ bao trùm lêm hoa hồng Jericho của ta muôn thuở.
________________
Jericho – thành phố ở thung lũng Gioóc-đa-ni, phía bắc biển Chết.
*Pentapolis – vùng đất của năm thành phố: Sodom, Gomorrah, Admah, Zeboiim, Zoar.
**Rachel: vợ của Jacob.
 
 





Anton Antonovich Delvig (tiếng Nga: Анто́н Анто́нович Де́львиг, 6 tháng 8 năm 1798 – 14 tháng 1 năm 1831) là nhà thơ Nga, bạn thân của Aleksandr Pushkin.

Tiểu sử:
Anton Delvig sinh ở Moskva trong một gia đình quí tộc. Đầu tiên học ở trường pansion, sau đó học Tsarskoye Selo Lyceum cùng với Pushkin. Anton Delvig lười học nhưng biết làm thơ từ rất sớm và năm 1814 đã in thơ ở tạp chí Вестник Европы. Ông từng làm việc ở Bộ tài nguyên, Bộ tài chính, sau đó làm ở Thư viện Hoàng gia và cuối cùng làm ở Bộ nội vụ nhưng ở đâu ông cũng nổi tiếng là một người không yêu thích công việc của mình. Năm 1825 ông cưới vợ, trong gia đình thường tổ chức những buổi dạ hội văn thơ và âm nhạc mà những bạn bè của ông, là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thường góp mặt. Cũng trong thời gian này ông tham gia hoạt động xuất bản, in nhiều hợp tuyển văn thơ có giá trị.

Di sản văn học của ông không lớn, cũng như trong mọi công việc, trong thơ ca ông cũng nổi tiếng là một người lười viết, tuy nhiên, nhiều bài thơ trữ tình của ông dành cho ông một vị trí trong các nhà thơ lớn của thế kỷ vàng của thơ Nga. Đối với những người nghiên cứu lịch sử văn học thì ông là người bạn thân của Aleksandr Pushkin mà trong một bức thư Pushkin viết: “… Chẳng có ai trên đời này thân thiết hơn với tôi bằng Delvig… Thiếu Delvig thì chúng tôi chắn chắn là những kẻ mồ côi”.
Anton Delvig mất ở Sankt-Peterburg.

Tác phẩm:
*Полное собрание сочинений — в «Библиотеке Севера» за июль 1893 г., под ред. В. В. Майкова.
*Полн. собр. стихотворений. Вступ. ст. Б. Томашевского, 2 изд., Л., 1959 *Стихотворения, М. - Л., 1963.
*Дельвиг А.А. Сочинения. Л., 1986.


 Tình yêu

Yêu là gì? Một giấc mơ rời rạc.
Là sự hòa nhập quyến rũ, say mê
Và khi ta ôm ấp những ước mơ
Thì sẽ thốt ra những lời thổ thức.

Rồi mơ màng trong say sưa ngọt lịm
Đưa bàn tay để nắm bắt ước mơ
Còn khi giấc mộng bắt đầu giã từ
Để lại cái đầu đớn đau và nặng.


Bài ca chúc rượu

Không có gì bất tử hay vững chãi
Dưới ánh trăng này muôn thuở đổi thay
Vì tất cả nở hoa rồi tàn lụi
Những gì sinh ra trên mặt đất này.

Và trước chúng ta đã từng vui vẻ
Đã từng yêu nhau, từng uống rượu say
Sẽ tốt lành, ta uống cốc rượu này
Chúc những ai đã từng trong quá khứ.

Rồi sau ta sẽ còn nhiều vui nữa
Còn yêu nhau và còn uống rượu vang
Và người ta lại nâng cốc chúc mừng
Cho những ai đã từ lâu yên ngủ.

Ta bây giờ cả tin và vui vẻ
Và quây quần bên chén rượu ta ngồi
Ôi tình bạn, cháy lên bằng ngọn lửa
Đốt ta bằng vẻ bất tử của ngươi.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 10:38:38

 
Andrei Dmitryevich Dementiev (tiếng Nga: Андрей Дмитриевич Дементьев, sinh ngày 16 tháng năm 1928) là nhà thơ, nhà báo Nga.

Tiểu sử:
Andrei Dementiev sinh ở Tver. Tốt nghiệp phổ thông năm 1946. Bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1948, in thơ ở các báo và tạp chí. Năm 1948 – 1949 học năm thứ nhất ở Đại học Kalinin. Những năm 1948 – 1952 học ở trường viết văn Maxim Gorky.

Andrei Dementiev là cộng tác viên của báo “Sự thật Kalinin” (những năm 1953 – 1955), trưởng ban đời sống thanh niên của báo “Smena” (những năm 1955 – 1958). Từ năm 1967 ông sống ở Moskva, biên tập thơ của nhà xuất bản “Đội cận vệ trẻ”. Biên tập của tạp chí “Tuổi trẻ” (những năm 1981 – 1992). Những năm 1990 được cử làm đại diện của Đài truyền hình ORT (kênh 1 truyền hình Nga) ở Israel. Năm 2000 bị miễn nhiệm vì những bài thơ đăng ở báo “Thanh niên Moskva” phê phán những nhà lãnh đạo Nga sau thời cải tổ.

Andrei Dementiev là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Nga nửa cuối thế kỷ XX. Ông được tặng giải thưởng của Đoàn thanh niên Komsomol năm 1981, và Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1985.

Tác phẩm:
*Лирические стихи. Калинин. 1955
*Родное: Стихи. Калинин. 1958
*Дорога в завтра: поэма о Валентине Гагановой. Калинин. 1960
*Глазами любви: стихи. Калинин. 1962
*Про девочку Марину и про смешную птицу: Стихи. Калинин. 1963
*Солнце в доме: Стихи. М. 1964
*Наедине с совестью: Стихи. М. 1965
*Штрихи большой жизни: М. И. Калинин в родных местах. М. 1965
*Август из Ревеля: рассказы о М. И. Калинине. М. 1970
*Избранная лирика: Стихи. М. 1970
*Боль и радость: Стихи и поэма. М. 1973
*Первый ученик: рассказ о М. И. Калинине. М. 1973
*Рядом ты и любовь. М. 1976
*Азарт. М. 1983.
*Стихотворения. М. 1988.
*Снег в Иерусалиме. М. 1995.
*У судьбы моей на краю. М. 2002.
*Я живу открыто. М. 2003.
*Виражи времени. М. 2004.
*Избранное. М. 2004.
*Нет женщин нелюбимых. М. 2006.
*Новые стихи. М. 2006.


ĐỪNG BAO GIỜ TIẾC THƯƠNG MỘT ĐIỀU GÌ

Đừng bao giờ tiếc thương một điều gì
Điều xảy ra, thay đổi là không thể
Vò nỗi buồn như bức thư ngày cũ
Quá khứ này bạn đừng tiếc thương chi.

Điều đã xảy ra đừng bao giờ tiếc thương
Hoặc cả với điều không bao giờ còn xảy
Chỉ mong sao cõi lòng đừng tê tái
Hy vọng như chim bay lượn trong hồn.

Với số phận mình cũng đừng tiếc thương
Ngay cả khi đầy mỉa mai, chua chát…
Mặc ai lên cao, mặc ai xuống thấp
Đừng tiếc thương, mặc thiên hạ vui buồn.

Đừng bao giờ thương tiếc một điều gì
Dù bắt đầu muộn hay ra đi quá sớm
Dù ai đó chơi đàn rất ấn tượng
Nhưng bài ca từ hồn bạn lấy về.

Đừng bao giờ thương tiếc một điều gì
Không ngày đã mất, không tình đã chết
Mặc cho ai đó chơi đàn rất tuyệt
Nhưng tuyệt vời hơn là bạn biết nghe!




KHI TÌNH RA ĐI

Khi tình ra đi, không về nữa
Em hãy chia tay vui vẻ với tình.
Vì, em tự do với quá khứ
Nhưng không với ký ức của mình.

Anh xin em
Hãy là người cao thượng
Bỏ qua những dối lừa, láu lỉnh.
Khi tình ra đi không về
Hãy đàng hoàng tiễn biệt tình đi.

Em hãy xứng với hạnh phúc ngày cũ
Thừa nhận những giận hờn.
Ta phải trả nợ cho quá khứ
Trong hiện tại của em và anh.

Em hãy xứng với tình yêu của mình
Dù tình đi, tình đến
Vì, cho hạnh phúc của mình
Cả hai ta đều đang đứng
Bên sự khổ đau
Mà cái giá khác nhau.



 
BÀI BALLAD VỀ TÌNH YÊU

– Em không thể nào sống thiếu anh
Từ ngày đầu tiên em đã hiểu…
Giống như con ngựa phi nước kiệu
Vừa từ dưới vực thoát lên.

– Và em không thể thiếu anh
Em đợi chờ bao nhiêu. Mỏi mệt.
Giống như giữa trời trắng tuyết
Lòng em bỗng gặp cơn giông.

Gặp rồi tách, những con đường
Nhưng chàng gọi cho nàng khắp mọi chốn
Chàng lặng lẽ nói: “Em đừng buồn…”
Và nàng nghe ra: “Anh sẽ đến…”

Một lần con ngựa phi nhanh
Chàng ngã xuống từ con ngựa ấy…
– Em không thể nào sống thiếu anh
Nàng thì thầm với chàng trong bóng tối.

Chàng mê sảng… nhưng sức mạnh của tình
Lại trả chàng về cuộc sống
Và cái chết khuyên rằng: “Cứ sống!”
Tất cả bắt đầu như buổi đầu tiên.

– Em không thể nào sống thiếu anh…
Chàng mỉm cười có phần mệt mỏi
– Thế em có nhớ ngày tuyết ấy
Lòng em từng gặp cơn giông?

Những bông tuyết bám vào thái dương
Và những giọt sương trên khóe mắt…
Em không thể nào thiếu anh được
Nghĩa là, điều xảy ra, chưa từng.
1947


XIN CÁM ƠN VÌ EM CÓ TRÊN ĐỜI

Xin cám ơn, vì em có trên đời
Vì giọng nói của mùa xuân tươi mát
Như một tin vui tốt đẹp đến đây
Trong những phút giây giận hờn, ngờ vực.

Xin cám ơn, vì ánh mắt chân thành
Vì cái điều mà anh luôn khao khát
Trong lòng anh còn đau nỗi đau em
Trong lòng anh sức lực em tích góp.

Xin cám ơn, vì em có trên đời
Xuyên qua mọi dòng thơ và khoảng cách
Và những dòng điện nào đang lẩn quất
Bỗng nhắc cho anh nhớ – em ở đây.

Em ở đây, trên đời, khắp mọi ngả
Anh nghe ra giọng nói và tiếng cười.
Anh bước vào tình, như điều kỳ lạ
Và anh vui trước tất cả mọi người.
1970

 
 




Gavrila Romanovich Derzhavin (tiếng Nga: Гаври́ла Рома́нович Держа́вин, 14 tháng 7 năm 1743 – 20 tháng 7 năm 1816) là nhà thơ Nga thế kỷ Ánh sáng, một đại diện của Chủ nghĩa cổ điển. Derzhavin là nhà thơ lớn của Nga trước Aleksandr Pushkin.

Tiểu sử:
Derzhavin sinh ở Kazan (nay là Cộng hòa Tatar thuộc Liên bang Nga) trong một gia đình quí tộc đã sa sút. Từ năm 1762 phục vụ trong quân đội Nga hoàng ở Sankt-Peterburg, tham gia cuộc đảo chính mà sau đó Nữ hoàng Ekaterina II lên ngôi. Những năm 1776-1777 tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân của Pugachev. Sau khi viết bài thơ Оды к Фелице, 1782 về Nữ hoàng Ekaterina II được phong làm tỉnh trưởng tỉnh Olonetsky (từ năm 1784), tỉnh Tambov (1785 –1788). Ở các tỉnh này Derzhavin đã đấu tranh với nạn tham nhũng dẫn đến xích mích với tầng lớp quí tộc địa phương và đành quay lại thủ đô năm 1789. Thời kỳ này ông được giữ nhiều chức vụ cao trong chính phủ. Năm 1802 – 1803 giữ chức Bộ trưởng Tư pháp. Từ năm 1803 ông xin từ chức về sống ở trang trại Zvanka ở Novgorod. Những năm cuối đời ông chỉ tập trung cho sáng tác văn học.

Gavrila Derzhavin có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ lớn của Nga thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Aleksandr Pushkin gọi Gavrila Derzhavin là “nhà thơ vĩ đại”, là bậc tiền bối của mình. Nhiều nhà tư tưởng, nhà phê bình cho rằng nền văn học Nga vĩ đại được bắt đầu từ bài thơ Thượng Đế (Бог) của Gavrila Derzhavin. Dưới đây là mấy câu trích trong bài thơ nổi tiếng ấy:

Ta là vua – là nô lệ - là Thượng Đế - là giun
Nhưng trong người ta thật vô cùng kỳ lạ
Ta đến từ đâu? Không ai hay biết cả
Và tự ta không thể trở thành chính mình.

Gavrila Derzhavin mất năm 1816 ở tu viện Khutyn Monastery gần Novgorod.


DÒNG SÔNG THỜI GIAN

Dòng sông thời gian trong dòng chảy
Sẽ cuốn đi bao sự nghiệp theo dòng
Và sẽ dìm những vương quốc, ông hoàng
Những dân tộc vào lãng quên, cát bụi.
Và nếu như có chút gì còn lại
Sau tiếng ngân vang của những cây đàn
Thì cũng sẽ bị cuốn vào vĩnh hằng
Đấy là số phận chung không thoát khỏi.


GIÁ MÀ NHỮNG THIẾU NỮ

Giá mà những thiếu nữ
Có thể bay được như chim
Rồi đậu trên cành
Thì tớ xin làm cây gỗ
Để cho cả nghìn thiếu nữ
Sẽ đậu trên cành.
Để cho họ hát lên
Hót líu lo và làm tổ
Và nở ra những con chim nhỏ
Không bao giờ tớ chịu ngả nghiêng
Muôn thuở sẽ ngắm nhìn
Và sẽ hạnh phúc hơn tất cả.



 
RƯỢU ĐA DẠNG

Đây là rượu màu hồng
Ta uống mừng sức khoẻ
Con tim âu yếm quá
Ta hôn những môi hồng!
Em cũng hồng cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!

Đây là rượu màu đen
Ta uống mừng sức khoẻ
Con tim âu yếm quá
Đỏ thắm những môi hôn!
Em cũng giòn cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!

Đây là rượu màu vàng
Ta uống mừng sưc khoẻ
Con tim âu yếm quá
Tuyệt đẹp những môi hôn!
Em cũng xinh cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!

Đây nước mắt thiên thần
Ta uống mừng sưc khoẻ
Con tim âu yếm quá
Yêu lắm những môi hôn!
Em cũng hiền cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!


NGÀY HẠ THỦY CON TÀU “ORLOV”

Khi ngươi lướt đi trên những ngọn sóng dưới trời cao
Nhìn thấy trí tuệ con người và quyền lực trên biển cả
Nhưng nếu rơi xuống vực – sẽ nhìn ra kiếp phù vân của họ.
Ngươi hãy bay lên để muôn đời sống giữa những vì sao.


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 10:51:00


Yulia Vladimirovna Drunina (tiếng Nga: Юлия Владимировна Друнина, 10 tháng 5 năm 1924 – 21 tháng 11 năm 1991) – nữ nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Yulia Vladimirovna Drunina sinh ở Moskva. Bố là giáo viên dạy lịch sử, mẹ là nhân viên thư viện trường. Học ở trường bố dạy. Năm 17 tuổi tình nguyện ra mặt trận làm y tá chiến trường. Hai lần bị thương. Năm 1947 tham gia Đại hội các nhà văn trẻ toàn liên bang, được kết nạp vào Hội nhà văn Liên Xô. Năm 1952 tốt nghiệp trường viết văn Maxim Gorky. Yulia Vladimirovna Drunina từng được bầu là thư ký Hội nhà văn Liên Xô, được tặng nhiều huân, huy chương. Năm 1990 được bầu vào Xô viết Tối cao. Khi báo chí hỏi “vào Xô viết Tối cao để làm gì?”, Yulia Drunina trả lời: “Tôi muốn bảo vệ quyền lợi của quân đội, bảo vệ quyền lợi của những người tham gia chiến tranh Vệ quốc và những người tham gia chiến đấu ở Afghanistan”. Sau đó, khi cảm thấy bất lực, Yulia Drunina đã tự rút lui khỏi Xô viết Tối cao. Năm 1991, bà tự vẫn ở Moskva do không thừa nhận những nguyên tắc của công cuộc cải tổ (Perestroyka).
Thơ của Yulia Drunina viết về tình yêu, tình bạn, tình đồng đội và tình yêu Tổ quốc.

Tác phẩm:
*Разговор с сердцем, (Trò chuyện với trái tim, 1955), thơ
*Ветер с фронта (Gió từ chiến trường, 1958), thơ
*Современники, (Những người đương thời, 1960), thơ
*Тревога (Nỗi lo, 1965), thơ
*Страна Юность, (Đất nước tuổi trẻ, 1966), thơ
*Ты вернешься, (Anh sẽ trở về, 1968), thơ
*В двух измерениях, (Hai cách đo, 1970), thơ
*Не бывает любви несчастливой (Không có tình yêu nào bất hạnh, 1973), thơ
*Окопная звезда (Ngôi sao nơi chiến hào, 1975), thơ
*Бабье лето (Hè muộn, 1980), thơ
*Алиска (Aliska, 1973), truyện
*С тех вершин (Từ những đỉnh cao ấy, 1979), tự truyện
Các tuyển tập:
*Есть время любить (Một thời để yêu, 2004)
*Память сердца. Стихотворения (Ký ức của trái tim, 2002)
*Неповторимый звёздный час. — Эксмо-Пресс, 2000.
*Мир до невозможности запутан. Стихотворения и поэмы (Thế giới rối bời. Thơ và trường ca, 1997)
*Юлия Друнина. Избранное. В двух томах (Tuyển tập tác phẩm. 2 tập, 1981)


BIẾT LÀM SAO GIẢI THÍCH

Biết làm sao giải thích cho người mù
Từ lúc sinh ra đã như đêm mờ mịt
Vẻ đẹp của mùa xuân ngang tàng bạo ngược
Hay sắc cầu vồng không thể hình dung ra?
Biết làm sao giải thích cho người điếc
Từ lúc sinh ra đã điếc lặng như đêm
Vẻ dịu êm của tiếng viôlôngxen
Hay cơn giông khi giữa trời sấm sét?
Biết làm sao giải thích cho người tội nghiệp
Sinh ra trên đời với máu cá lạnh tanh
Vẻ bí ẩn của sự diệu kỳ trên mặt đất
Có tên gọi là TÌNH???
1959


ANH BÊN EM

Anh bên em – tất cả đều tuyệt vời
Và mưa rơi, và cơn gió lạnh
Em cám ơn anh, nguồn ánh sáng
Xin cám ơn vì anh có trên đời.

Xin cám ơn vì những bờ môi
Cám ơn những bàn tay âu yếm
Cám ơn anh, người em yêu mến
Xin cám ơn vì anh có trên đời.

Anh bên em – vì có một điều này
Đã có thể hai chúng mình không gặp…
Cám ơn anh, người yêu duy nhất
Xin cám ơn vì anh có trên đời.
1959





ĐEM CHÔN TÌNH YÊU

Tình yêu của mình
Hai đứa đem chôn
Và cây thánh giá
Ta đặt trên ngôi mộ.
– Lạy Chúa! –
Cùng nói lời hai đứa…
Chỉ tình yêu của ta
Đứng dậy từ nấm mồ
Quở trách hai đứa:
– Các người đã làm gì thế?
Ta vẫn sống đây mà!…
1960


ĐỪNG GẶP LẠI

Đừng gặp lại
Với tình yêu đầu tiên
Hãy cứ để cho tình mãi mãi
Là nguồn hạnh phúc vô biên
Hay là nỗi đau buốt nhói
Hay là bài ca tê tái
Đã ngừng lại bên sông.

Đừng nhớ về ký ức
Không đáng mà –
Tất cả đều đã khác
Ta cảm thấy bây giờ…
Hãy cứ để cho
Điều thiêng liêng nhất
Sẽ bất di bất dịch
Ở trong ta.
1969


EM KHÔNG HỀ QUEN

Em không hề quen
Để cho người ta xót thương mình
Và em tự hào rằng trong khói lửa
Những người đàn ông trong máu lửa
Đã gọi người giúp đỡ
Người đó là em…

Nhưng trong buổi chiều nay hòa bình
Buổi chiều tuyết trắng xóa mùa đông
Em không muốn nhớ về quá khứ
Và người phụ nữ –
Vẻ luống cuống, ngỡ ngàng
Em ngã xuống bờ vai anh.


THỜI BUỔI NI KHÔNG AI CHẾT VÌ TÌNH

Thời buổi ni không ai chết vì tình
Thời đại nay buồn cười và tỉnh táo
Chỉ huyết cầu tố giảm đi trong máu
Chỉ người buồn mà không có nguyên nhân.

Thời buổi ni không ai chết vì tình
Chỉ con tim cứ mỏi mệt hằng đêm.
Nhưng “xe cấp cứu”, mẹ ơi đừng gọi
Kẻo bác sĩ thất vọng nhún vai và nói:
“Thời buổi ni không ai chết vì tình …”


CÓ MỘT THỜI ĐỂ YÊU

Có một thời để yêu
Có một thời về tình yêu sẽ viết
Tại sao anh cứ yêu cầu:
“Thư của anh hãy đốt!”
Em rất vui mừng
Rằng có một người ở chốn trần gian
Người này không hề biết
Rằng tuyết của thời gian
Từ lâu trên đầu tóc
Của cô gái đã mang
Rằng cô đã từng
Nếm trải niềm vui và nước mắt…
Anh chớ yêu cầu:
“Thư của anh hãy đốt!”
Có một thời để yêu
Có một thời về tình yêu sẽ viết.


TÌNH YÊU ĐI QUA

Tình yêu đi qua.
Nỗi đau đi qua.
Và lòng hận thù tàn tạ.
Chỉ sự hững hờ –
Đấy là điều tai họa –
Như tảng băng cứng đờ.


TRONG TÌNH YÊU KHÔNG CÓ KẺ ĐÚNG, SAI

Trong tình yêu không có kẻ đúng, sai
Chẳng lẽ hiện tượng tự nhiên này là rượu?
Tình yêu cũng giống như lò lửa cháy
Bay trên số phận mọi người.

Trong tình yêu không có kẻ đúng, sai
Trong tình yêu không một ai có lỗi
Chỉ tiếc thay cho dại dột cái người
Từng cố tình dập tắt lò lửa cháy…

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 17:36:29


Sergei Aleksandrovich Esenin (3/10/1895 – 28/12/1925) – nhà thơ trữ tình Nga, là một trong những nhà thơ được yêu thích nhất của thế kỷ XX.

Tiểu sử:
Esenin sinh ở làng Konstantinova, tỉnh Ryazan trong một gia đình nông dân. Bố là Aleksandr Nikitich, mẹ là Tatyana Fyodorovna. Bố mẹ lấy nhau theo ý của ông bà chứ không phải vì tình nên sau một thời gian, mẹ đưa Esenin về sống nhà ông bà ngoại. Sau đó, mẹ đi tìm kế mưu sinh, Esenin được ông bà ngoại nuôi dạy. Ông ngoại là người sùng đạo và rất hiểu sách Thánh, bà ngoại là người thuộc nhiều chuyện cổ tích và những bài hát dân gian. Theo lời Esenin thì chính bà ngoại là người gợi cho ông những cảm xúc để viết những bài thơ đầu tiên. Esenin đầu tiên học ở trường làng, sau đó học ở trường của nhà thờ. Năm 1912, Esenin lên Moskva, nơi bố đang làm việc cho một thương gia. Năm 1913 vào học khoa sử-triết ở Đại học nhân dân Moskva và học ở đây trong một năm rưỡi. Thời gian này Esenin đã có con với Anna Izryadnova (hôn nhân không đăng ký). Năm 1914, tạp chí Mirok in những bài thơ đầu tiên của Esenin. Năm 1915, Esenin đến Petrograd gặp Aleksandr Blok và làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng khác. Năm 1917, ông kết hôn lần thứ hai với nữ diễn viên Zinaida Raikh, họ có hai đứa con. Những năm 1918 – 1920, Esenin kết bạn với Anatoly Mariengof và tích cực tham gia vào nhóm hình tượng. Năm 1921, Esenin đi về vùng Ural và trung Á. Mùa thu năm 1921, Esenin làm quen với Isadora Duncan, hai người làm đám cưới vào năm 1922 và sau đó đi du lịch sang nhiều nước châu Âu và Mỹ. Năm 1923, Esenin lại say sưa với nữ nghệ sĩ Augusta Miklashevskaya, kết quả của cuộc tình này là tập thơ “Mối tình của tên du đãng”. Những năm 1924 – 1925, Esenin đi về vùng Kapkage (Azerbajan, Gruzia). Cảm xúc trước vẻ đẹp của vùng này cùng với ấn tượng về các nhà thơ Ba Tư cổ là nguồn cảm hứng cho ông viết tập thơ “Những mô-típ Ba Tư” – đỉnh cao trong sáng tạo của ông. Tháng 6 năm 1925, Esenin kết hôn với Sofia Tolstaya, cháu gái của đại văn hào Lev Tolstoy nhưng cuộc hôn nhân này cũng không mang lại cho ông hạnh phúc. Cuối năm 1925 ông đi về Leningrad, không cho vợ biết và tự kết thúc cuộc đời mình vào năm 30 tuổi ở khách sạn Anglettere. Về cái chết của Esenin, có nhiều giả thiết cho rằng không phải ông tự tử mà bị giết. Năm 1989 một hội đồng về cái chết của Esenin do Yuri Prokushev làm chủ tịch được thành lập và kết luận cũng không có gì mới.





NƯỚC NGA YÊU DẤU

Ôi nước Nga yêu dấu của tôi ơi
Nhà gỗ thông của Người mang tượng Chúa
Một màu xanh tít tắp tận chân trời
Cho đôi mắt được ngắm nhìn thuê thỏa.

Giống như kẻ hành hương mùa trẩy hội
Tôi ngắm nhìn đồng ruộng của nước Nga
Bên bờ giậu quanh làng thấp te tái
Những cây dương gầy guộc vẫn vui đùa.

Hương táo chín và mật thơm lan tỏa
Trong nhà thờ ca tụng Đức Chúa Trời
Có tiếng kêu vù vù sau làng nhỏ
Rồi trên đồng là điệu nhảy vui tươi.

Tôi chạy theo lối mòn hoa cỏ nát
Ra bao la đồng ruộng trải ngát xanh
Đón chào tôi – như vành khuyên lúc lắc
Là tiếng cười các cô gái vang lên.

Nếu thiên thần đồng thanh cất tiếng gọi:
“Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường!”
Tôi sẽ nói: “Thiên đường tôi chẳng lấy
Hãy trao cho tôi tổ quốc yêu thương!”
1914


THẰNG NGÔNG

Cơn mưa nhỏ như những chiếc chổi ướt
Đang quét phân dương liễu vãi trên đồng.
Gió hãy làm cho lá kêu sột soạt
Ta cũng như mày, gió ạ, thằng ngông.

Ta mến yêu những khi rừng xanh thắm
Giống như đàn bò rảo bước nặng nề
Thở bằng lá phì phò trong những bụng
Một phần cây, đến đầu gối, bùn dơ.

Này đây mi, đàn bò vàng ta ơi!
Còn ai hát về rừng hay hơn thế?
Ta nhìn thấy buổi hoàng hôn đang ghé
Liếm dấu chân bỏ lại của con người.

Ôi nước Nga bằng gỗ của ta ơi
Một mình ta – người đưa tin, thi sĩ.
Thơ ta – nỗi buồn của loài muông thú
Ta nuôi chúng bằng những cỏ và cây.

Lúc nửa đêm cái gàu trăng hãy ngó
Rồi múc vào dòng sữa của bạch dương!
Có vẻ như muốn bóp cổ ai đó
Bằng bàn tay của thập ác nghĩa trang!

Trên ngọn đồi thơ thẩn một bóng đen
Đổ vào vườn vẻ dữ dằn tên trộm
Ta tự mình cũng là tay lỗ mãng
Một máu cùng tên trộm ngựa thảo nguyên.

Ai nhìn ra đang sôi sục trong đêm
Rặng anh đào dại rì rầm sôi động?
Giá mà trong đêm trên thảo nguyên xanh
Ở đâu đó cầm dùi cui ta đứng.

Đã khô bụi cây trên mái đầu ta
Vòng tù hãm của thơ ca cuốn hút.
Ta khổ sai trong mạch nguồn cảm xúc
Buộc xoay vòng cái cối của thơ ca.

Đừng sợ chi, hỡi ngọn gió điên cuồng
Lá trên đồng cứ cuốn vào lặng lẽ
Ta chẳng sợ mất cái tên “thi sĩ”
Ta trong thơ, cũng như gió, thằng ngông.
1919


TÔI – NHÀ THƠ CUỐI CÙNG CỦA NÔNG THÔN
Tặng A. Mariengof

Tôi – nhà thơ cuối cùng của nông thôn
Cây cầu gỗ khiêm nhường trong bài hát.
Tôi đứng sau lễ mi-xa tiễn biệt
Lá bạch dương vẫn lắc những bình hương.

Sẽ cháy hết màu vàng trong ngọn lửa
Từ xác thân ngọn nến, sẽ tàn thôi
Và mặt trăng đồng hồ quê giục giã
Sẽ gióng lên giờ phút cuối cho tôi.

Trên lối nhỏ của ruộng đồng xanh thắm
Sẽ bước ra vị khách thép và gang.
Lúa kiều mạch bằng ban mai rót xuống
Sẽ gom về lúa mạch cánh tay đen.

Những bàn tay chết, bàn tay xa lạ
Những bài ca không sống với ngươi đâu!
Chỉ tội những bông lúa mì cho ngựa
Về người chủ xưa buồn bã u sầu.

Ngọn gió làm đau tiếng hý vang trời
Điệu nhảy lồng lên cầu siêu cho ngựa.
Sắp tới đây đồng hồ quê giục giã
Sẽ gióng lên giờ phút cuối cho tôi.
1920


THẾ GIỚI CỦA TA CỔ XƯA, BÍ ẨN

Thế giới của ta cổ xưa, bí ẩn
Còn ngươi lặng im như gió ngồi lên
Đưa bàn tay ra bóp cổ ngôi làng
Bàn tay đá của những con đường lớn.

Giữa trời tuyết thật vô cùng khiếp đảm
Vẻ kinh hoàng đang giãy giụa, kêu la
Ta chào ngươi, cái chết đen của ta
Bước ra đường ta cùng ngươi chào đón!

Đô thị hỡi, ngươi trong cơn giao chiến
Đặt tên ta như rác bẩn, xác chôn
Đồng ruộng tái tê trong đôi mắt buồn
Vẻ sững sờ như những dòng điện tín.

Bắp thịt gân trên cổ bầy quỉ ác
Tấm lót bằng gang lên đó đặt vào
Đành chịu chăng? Bởi không phải lần đầu
Ta từng chịu lung lay và mất mát.

Thôi con tim đớn đau thì cứ mặc
Bài ca này của sự thật thú muông
… Kẻ đi săn đuổi theo chó sói rừng
Rồi vòng vây cứ dần dần siết chặt.

Con thú né… và từ nơi mai phục
Có ai người lúc ấy bóp cò nhanh
Bỗng chồm lên… và địch thủ hai chân
Bị xé ra từng phần vì nanh vuốt.

Ta chào con thú yêu thương của ta!
Chẳng vô tình mi nhảy vào dao sắt.
Ta cũng thế – bị khắp nơi đuổi bắt
Giữa những kẻ thù sắt thép ta qua.

Cũng như mi – ta sẵn sàng chờ đợi
Dù nghe tiếng kèn chiến thắng hoan ca
Nhưng sẽ thử thách máu thịt kẻ thù
Bằng cú nhảy chết người trong lần cuối.

Dù trên tuyết, rồi đây ta sẽ đổ
Sẽ chôn mình trong tuyết trắng quê hương…
Nhưng bài ca về cái chết đau buồn
Sẽ hát ta nghe ở bờ bến nọ.
1921


TẶNG CHÚ CHÓ NHÀ KACHALOV

Jim, hãy đưa ta bàn chân lấy may
Bàn chân thế chưa bao giờ được ngắm.
Nào, hai ta cùng sủa dưới trăng này
Trong tiết trời lặng yên và thanh vắng
Jim, hãy đưa ta bàn chân lấy may.

Nào, Jim yêu, đừng liếm ta rối rít
Hiểu cùng ta một điều tối giản đơn
Bởi đời là gì Jim đâu có biết
Có biết đâu đáng sống lắm trên trần.

Chủ của Jim đáng yêu và danh tiếng
Khách khứa thường hay lui tới đầy nhà
Ai cũng cố mỉm cười và âu yếm
Vuốt ve bộ lông Jim mượt như tơ.

Trong loài chó, quả là Jim tuyệt đẹp
Với vẻ đáng yêu, tin cậy, dịu dàng
Jim chẳng thèm hỏi han chi ai hết
Như người say, cứ sấn đến đòi hôn.

Jim yêu dấu, giữa bao nhiêu khách đấy
Có đủ hạng người thế nọ thế này.
Nhưng một nàng buồn, lặng hơn hết thảy
Có bỗng tình cờ từng ghé đến đây.

Nếu nàng đến, giao phó cho Jim đấy
Dù vắng ta, hãy đắm đuối nhìn nàng
Thay ta hôn bàn tay thật dịu dàng
Vì tất cả, có và không có lỗi.
1925


NHỮNG CON NGỰA VÀ NHỮNG XE TRƯỢT TUYẾT

Những con ngựa và những xe trượt tuyết
Rõ một điều quỉ mang xuống trần gian.
Trên thảo nguyên phi nước đại ngang tàng
Tiếng nhạc ngựa cười vang, trào nước mắt.

Không trăng sáng, chẳng còn nghe tiếng chó
Phía ngoài rìa chốn hoang mạc xa xăm
Hãy gắng giữ, cuộc đời ta điên cuồng
Đến muôn thuở ta đã già đâu chứ.

Mặc đêm tối, hãy hát lên xà ích
Nếu ngươi cần ta sẽ hát cùng ngươi
Hát về một thời tuổi trẻ vui tươi
Về ánh mắt những cô nàng tinh nghịch.

Có nhiều khi mũ lông ngươi đội lệch
Rồi gióng ngựa vào giữa hai càng xe
Chỉ người ta kêu tên, hãy nhớ về
Khi đè trên lớp cỏ khô, ghì chặt.

Và phong thái lấy từ đâu chẳng biết
Khi giữa đêm hôm khuya khoắt vắng tanh
Đã từng rủ rê không chỉ một nàng
Sau tiếng đàn ta-lin-ka khoan nhặt.

Tất cả đi qua, tóc ta giờ thưa bớt
Ngựa không còn, sân nhà rộng thênh thang
Tiếng đàn nay đã chùng xuống, u buồn
Quên hết mất những điều xưa đã học.

Nhưng dù sao, lửa lòng đâu đã tắt
Ta vẫn còn yêu tuyết với giá băng.
Về tất cả những gì đã xa xăm
Tiếng nhạc ngựa cười vang trào nước mắt.
19-9-1925.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 17:40:51

 
 
LỜI KÊU GỌI

Hãy vui lên!
Mặt đất đã đệ trình
Một cái chậu nhà thờ mới nhất!
Đã cháy hết
Những cơn bão tuyết màu xanh
Và con rắn đã mất
Cái nọc đọc của mình.

Ôi tổ quốc
Cánh đồng nước Nga của tôi
Và các anh, những đứa con của Người
Hãy dừng lại đây
Bên bờ giậu
Hãy ca tụng mặt trăng, mặt trời
Mặt trăng, mặt trời của Chúa!

Còn trong những vườn trẻ
Một ngọn lửa hồi sinh
Của khắp mọi nơi trên trái đất
Thành phố mới Nazareth(1)
Trước mặt các anh.
Và những mục sư ca tụng
Một buổi sáng
Ánh sáng sau những ngọn đồi…

Điều kỳ diệu của nước Anh hãy cúi xuống
Và hãy tung ra trên biển!
Sự thần kỳ phương bắc của ta
Những đứa con nước Anh không thể nhận!

Và ngươi sẽ không nhận ra thần tượng
Không nghe ra tiếng gọi kín thầm
Vì ánh mắt nhìn mờ sương
Và trên đôi môi của ngươi – tấm thảm.

Tất cả ngang bướng hơn, tất cả phí hoài
Cái miệng ngươi bóng tối không nắm bắt.
Không, trong vườn trẻ ngươi không nói ra sự thật
Cho Chúa Jêsus Christ của ngươi!

Nhưng hãy biết điều này
Những kẻ đang ngủ say:
Có một ngôi sao từng sáng rực
Ngôi sao của Phương Đông!(2)
Và vua Herod không thể dập tắt
Bằng máu của những đứa bé con…

“Nàng Salome hãy nhảy cẫng lên!”
Đôi chân của nàng nhẹ nhàng như đôi cánh.
Và hãy hôn bằng đôi môi vô hồn
Nhưng giờ đóng đinh của nàng sắp đến!
Và đã đứng dậy Ngài Giăng
Kiệt sức vì vết thương
Nâng lên từ dưới đất
Cái đầu lâu bị cắt
Và đôi môi của Ngài
Lại vang lên lời
Lại dọa dẫm
Cả thành phố Sodom:
“Hãy hồi tâm lại!”

Ôi những con người, những anh em của tôi
Các anh ở đâu? Đáp lời tôi nhé
Tôi không cần người tráng sĩ
Không biết gì sợ hãi trên đời.

Tôi không cần chiến thắng của ngươi đâu
Tôi không cần cống phẩm!
Tất cả chúng tôi là táo và anh đào
Của khu vườn xanh thắm.

Tất cả chúng tôi – những chùm nho trĩu nặng
Của mùa hè vàng
Chúng tôi có đầy đủ đến ngày tận cùng
Cả ấm áp và ánh sáng!

Ai đó khôn ngoan không thể tả
Tất cả đều giống như mình
Cho người sống – bằng bài ca hát lên
Cho người chết – giấc ngủ trong ngôi mộ.

Ai đó dạy chúng tôi và yêu cầu
Đo đếm và nhận thức.
Chúng tôi sinh ra đời đâu phải vì giết chóc
Mà để tin và để yêu nhau!
1917
___________
(1)Nazareth – thành phố quê hương của Chúa Giê-su Christ.
(2)Ngôi sao Phương Đông: ngôi sao báo tin Chúa Giê-su ra đời (Tân Ước_Ma-thi-ơ 2:1-12).
–Vua Herod (73-4 tr CN) – vị vua tàn bạo, thích quyền lực, giết hết những ai là đối thủ. Theo truyền thuyết đã giết hết bé trai từ 2 tuổi trở xuống khi nghe tin Chúa Giê-su ra đời. (Tân Ước_Ma-thi-ơ 2:16).
–Salome: con gái của Herodias, là một cô gái xinh đẹp và quyến rũ. Trong ngày sinh nhật vua Herod nàng đã nhảy múa giữa những người dự tiệc làm vua rất thích và hứa sẽ cho nàng điều chi nàng muốn. Nàng Salome, theo lời xui của mẹ, bảo vua rằng nàng muốn cái đầu của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Vua rất buồn nhưng vẫn sai chém đầu Giăng như nàng yêu cầu… (Tân Ước_Ma-thi-ơ 14: 6-11).
–Thành phố Sodom (Sodom and Gomorah) – là thành phố trong Kinh Thánh (Tân Ước_Ma-thi-ơ 10:15; 11: 20-24).
Hai khổ thơ trên đây của Esenin nói về một sự tích trong Kinh Thánh. Trước Esenin, sự tích này cũng đã từng được nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Oscar Wilde (1854-1900) chuyển thành vở kịch Salome nổi tiếng thế giới. Trong vở kịch này nàng Salome có phần đam mê mãnh liệt hơn, mọi tình tiết cũng phức tạp và gay cấn hơn. Giăng là một vị Thánh, xa lạ với những quyến rũ thân xác của phụ nữ nên ông thẳng thừng từ chối… Nhưng Salome không chịu đầu hàng: đã không chiếm đoạt được người tình bằng xương bằng thịt thì vẫn có được người tình, dù là xác chết… Vở kịch này cho thấy một sự ghen tuông, thói đỏng đảnh tai ác của phụ nữ trong tình yêu. Chính nàng Salome của Wilde (chứ không phải của Kinh Thánh) trong suốt hơn một trăm năm nay là nguồn cổ vũ cho rất nhiều nhà đạo diễn, nhiều họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn trong sáng tạo của mình.





NGƯỜI ĐÁNH TRỐNG TRỜI

1

Ê, những kẻ tôi đòi
Bụng bám vào mặt đất
Bây giờ mắt trăng từ dưới nước
Ngựa đã uống hết rồi.

Những ngôi sao như lá vàng đang rót
Xuống những dòng sông trên đồng.
Cách mạng muôn năm
Cả trên trời, dưới đất!

Ta ném hồn như bom
Vãi ra tiếng còi bão tuyết.
Ta sợ gì nước bọt
Nhổ vào cánh cổng trời xanh?

Có phải ta sợ những thống soái
Của bầy khỉ trắng kia chăng?
Thế giới này như đội kỵ binh
Khát khao những bờ bến mới.

2

Nếu đây là mặt trời
Trong âm mưu cùng với chúng
Thì ta giương súng
Cả hàng ngũ hướng vào.

Nếu đây là mặt trăng
Người bạn của thế lực kia đen tối
Thì ta sẽ từ trời xanh
Ném đá ào ào vào gáy.

Ta xua hết mây đen
Những con đường nhào đất
Quả đất như lục lạc
Lên cầu vồng treo lên.

Còn ngươi hãy ngân vang
Mẹ – mặt đất ẩm ướt
Về rừng, về cánh đồng
Của mền quê xanh mướt.

3

Hỡi những người lính, những người lính
Chiếc roi da lấp lánh trên vòi rồng
Ai tình hữu ái và tự do mong muốn
Người đó coi cái chết tựa lông hồng.

Hãy đoàn kết chặt chẽ như bức tường!
Những ai căm ghét màn sương và khói
Bằng bàn tay đã chai sần người ấy
Giật mặt trời làm một chiếc trống vàng.

Giật mặt trời và bước đi trên đường
Rót lời gọi trên những hồ sức mạnh
Trong bóng tối của nhà thờ và đinh
Thành màu trắng của một bầy khỉ trắng.

4

Hãy vững tin rằng chúng ta sẽ thắng!
Rằng bến bờ mới mẻ chẳng xa xăm
Móng vuốt trắng tinh của từng ngọn sóng
Sẽ cào cấu lên những bãi cát vàng.

Sắp tới đây một đợt sóng cuối cùng
Sẽ vẩy lên mặt trăng nhiều vô kể
Và con tim – ngọn nến sau ngày lễ
Của công xã và quần chúng nhân dân.

Da sạm đen, đoàn kết một đoàn quân
Ta đi lên đoàn kết toàn thế giới
Ta đi lên bằng nhiệt tình sôi nổi
Và đám mây của bầy khỉ sẽ tan.

Ta đi lên, còn ở sau rừng cây
Xuyên qua màn sương, xuyên qua màu trắng
Người đánh trống trời của ta sẽ đánh
Sẽ đánh vào chiếc trống – mặt trời.
1918-1919.




SOROKOUST

(Những lời cầu nguyện cho người chết trong 40 ngày)
Tặng A. Mariengof

1

Tù và chết đang thổi!
Còn ta biết làm sao được bây giờ
Trên những con đường lầy lội?

Các ngươi, những kẻ yêu bọ chét
Các ngươi có muốn chăng……..

Đầy ắp vẻ dịu dàng trên gương mặt
Yêu hoặc không yêu – cứ nhận lấy cho mình.
Thật dễ chịu khi hoàng hôn trêu chọc
Và trút vào những đôi mông chắc nịch
Cái chổi nào thấm máu của bình minh.

Sắp tới đây giá lạnh bằng bụi vôi nhuộm trắng
Ngôi làng này và những đồng cỏ kia.
Sẽ không còn nơi để ẩn náu kẻ thù
Sẽ không còn nơi lẩn tránh.
Và đây, kẻ thù với cái bụng
Bằng sắt, và sẽ xoè rộng bàn tay.

Chiếc cối xay gió cũ sẽ vểnh đôi tai
Cối xay gió nghe hơi và tiên đoán
Và con bò trong sân im lặng
Vì đầu óc của mình đã rót hết cho bê con
Bên bờ giậu cọ cái lưỡi của mình
Cảm nhận ra trên cánh đồng có điều chi tai họa.

2

Phía sau làng, có phải là vì thế
Mà tiếng phong cầm nức nở khóc than:
Ta-li-a-la-la, ti-li-gôm
Treo trên khung cửa sổ trắng.
Và ngọn gió mùa thu màu vàng
Có phải vì thế mà chạm vào mặt nước màu xanh
Như chiếc bàn chải ngựa kia bằng sắt
Chải sạch lá vàng từ những cây phong.
Đang bước đi một người đưa tin khủng khiếp vô cùng
Bước chân khệnh khạng đập vỡ những cánh rừng.
Và tất cả những bài ca đều trở nên buồn bã
Sau tiếng kêu của ễnh ương trong rơm chí choé.
Ô, bình minh điện khí hoá
Bằng dây đai và vẻ ôm choàng
Lên bụng những mái nhà con
Đang thức dậy một cơn sốt bằng gang thép!

3

Các ngươi có nhìn thấy chăng
Đang chạy trên thảo nguyên
Trong sương hồ đang cắt
Thở phì phò bằng lỗ mũi sắt
Một con tàu trên bàn chân gang?

Còn sau lưng
Trên hoa cỏ rậm
Như trong cuộc đua tuyệt vọng
Vắt đôi chân nhỏ lên đến tận đầu
Con ngựa nhỏ tung bờm đang phóng?

Kẻ khờ khạo dễ thương
Nó về đâu cố theo cho kịp?
Chẳng lẽ nó không biết rằng con ngựa bằng da bằng thịt
Đành chịu thua ngựa bằng thép bằng gang?
Chẳng lẽ nó không biết rằng trên những cánh đồng
Bước chân xưa đã không còn quay trở lại
Khi mà hai cô gái Nga xinh đẹp nơi đồng nội
Bị đem dâng để lấy ngựa – một kẻ mục cư?
Số phận nơi bán mua đã khác hẳn bây giờ
Lạch nước sâu thức dậy bằng tiếng kêu cót két
Dùng hàng nghìn pút da ngựa và cả thịt
Người ta đem mua đầu máy bây giờ.

4

Vị khách kinh tởm kia, quỉ hãy bắt mi đi!
Bài hát của ta và mi không thể nào quen nổi.
Ta chỉ tiếc rằng từ cái thời ta hãy còn nhỏ tuổi
Đã không phải dìm mi như cái xô xuống đáy giếng sâu.
Giờ chúng vẫn đứng và nhìn ngó mà chẳng u sầu
Tô những bờ môi trong những nụ hôn bằng sắt
Chỉ có ta, như người hát thánh ca, đành phải hát
Lời nguyện cầu cho tổ quốc yêu thương.
Chính vì thế mà trong tháng chín u buồn
Trên mặt đất khô và lạnh lẽo
Đập đầu vào bờ giậu
Quả thanh lương trà đỏ như máu đang tuôn.
Chính vì thế mà đâm rễ nỗi buồn
Trong tiếng đàn ta-lian-ka thành chuỗi
Và chàng thợ cày mê mải
Đắm chìm trong “nước mắt quê hương”.
1920
________________
*Phần 3 của tác phẩm nói về một biến cố hiện thực. Trong bức thư gửi Livshits E. N. , Esenin viết: “Điều này đã làm tôi cảm kích… chỉ nỗi buồn thú vật thân thương đã mất và sức mạnh khủng khiếp, chết chóc của cơ giới. Một ví dụ về điều này. Chúng tôi đi tàu từ Tikhoretskaya đến Piattigorsk, bỗng nghe thấy tiếng kêu và chúng tôi ngó qua cửa sổ thấy một con ngựa non chạy đuổi theo con tàu và không hiểu sao nó lại nghĩ rằng sẽ vượt con tàu. Con ngựa chạy đuổi rất lâu nhưng cuối cùng đã đuối sức và đến một ga nào đấy người ta đã bắt lấy nó. Sự kiện này với ai đó thì không có gì nhưng với tôi nó nói lên rất nhiều điều. Con ngựa sắt đã thắng con ngựa bằng xương thịt. Và con ngựa non, đối với tôi, là hình ảnh về làng quê đang dần chết…” Những bài thơ “Tôi – thi sĩ cuối cùng của nông thôn”; “Thế giới của ta cổ xưa, bí ẩn”… cũng đều về đề tài này.
Nguyễn Bính của Việt Nam đã từng rất khổ sở khi thấy cô em đi tỉnh về mặc áo cài khuy bấm nhưng sợ mất lòng em ông đã không dám nói ra chỉ thầm van xin cô hãy giữ lấy cái vẻ quê mùa với quần nái đen, khăn mỏ quạ. Còn Esenin của nước Nga đã phát khóc lên khi thấy con ngựa bằng xương bằng thịt đành chịu thua ngựa bằng thép bằng gang… Ta thấy hai nhà thơ này có những nét thật giống nhau.



LỜI TỰ THÚ CỦA TÊN DU ĐÃNG

Không phải ai cũng biết hát
Không phải người nào cũng được trời cho
Quả táo rơi dưới chân người khác.

Này là lời thú nhận lớn nhất
Do một tên du đãng xưng lời.

Tôi cố ý để đầu tóc rối bời
Với cái đầu như cây đèn trên vai.
Mùa thu lụi tàn của tâm hồn người khác
Tôi thích trong bóng tối soi lên.
Tôi thích những hòn đá sỉ nhục
Ném vào tôi như mưa đá cơn giông
Khi đó tôi chỉ nắm tay thật chặt
Cái bong bóng nghiêng của mái tóc mình.

Rất dễ chịu tôi nhớ về khi đó
Cái đầm rêu, giọng khản của cây sồi
Bố mẹ tôi hiện sống ở đâu đó
Bố mẹ chẳng hề cần đến thơ tôi
Như máu thịt, ruộng đồng, tôi quí họ
Và như mưa xuân tưới xuống cỏ cây.
Họ lấy cào đánh vào các ngươi đó
Vì mỗi tiếng kêu các người ném vào tôi.

Những người nông dân tội nghiệp!
Bố mẹ, có lẽ, đã không còn đẹp
Và vẫn hay sợ Chúa, sợ đầm lầy
Ôi, giá mà bố mẹ hiểu con đây
Rằng con trai bố mẹ ở nước Nga này
Là nhà thơ ưu tú nhất!
Có phải con tim bố mẹ đã từng lạnh ngắt
Khi con nhúng đôi chân trần vào vũng nước mùa thu
Thế mà bây giờ con đi ngao du
Mũ cao sang, giày bóng mượt.

Nhưng trong hắn vẫn còn vẻ ham mê ngày trước
Của cái dòng ngổ ngáo nông thôn.
Với mỗi con bò đeo tấm biển của quầy hàng thịt
Hắn đã cúi chào từ chốn xa xăm.
Và khi gặp những người xà ích
Hắn lại nhớ mùi phân của ruộng đồng
Hắn sẵn sàng nâng đuôi từng con ngựa
Như váy cưới nàng dâu trong lễ tân hôn.

Tôi yêu quê hương
Tôi yêu quê hương mình tha thiết!
Dù quê hương có nỗi buồn da diết
Cái miệng lem luốc của con ngựa làm cho tôi thích
Và trong đêm khuya tiếng ếch nhái dặt dìu.
Tôi đau đớn ngọt ngào bằng hoài niệm ấu thơ
Mơ về khói sương của những chiều tháng tư.
Có vẻ như đang ngồi sưởi ấm
Cây phong nhà trước đống lửa bình minh
Trên cây phong có biết bao nhiêu là trứng quạ khoang
Và tôi đã từng trèo lên ăn cắp trứng!
Không biết bây giờ có còn xanh trên ngọn?
Và có như xưa, chắc chắn lớp vỏ bì?

Còn con chó thân yêu kia
Con chó trung thành và loang lổ?!
Mày già trở nên mù và kêu the thé
Kéo cái đuôi lòng thòng mày chạy quanh sân
Không còn đánh hơi ra đâu bánh mì, đâu cửa.
Những trò nghịch ngợm kia tao quí hóa
Khi mẹ sắp những mẩu bánh mì tròn
Tao cùng với mày, theo lượt cắn ăn
Không xâm phạm của nhau dù một chút.

Tôi giờ vẫn như ngày trước
Tấm lòng tôi vẫn như xưa.
Như cây thỉ xa, nở hoa trên gương mặt.
Trải chiếc chiếu thơ
Tôi muốn nói ra những lời dịu ngọt.

Chúc ngủ ngon!
Chúc tất cả ngủ ngon!
Giọt sương reo vang trên hoa cỏ hoàng hôn
Và hôm nay tôi vô cùng muốn
Đái từ cửa sổ vào trăng…

Ánh sáng màu xanh, ôi ánh sáng màu xanh!
Trong màu xanh này chết đi không thấy tiếc.
Nhưng mà tôi nghĩ rằng trơ trẽn thật
Gắn mình vào cái đuôi của ngọn đèn!
Chòm sao Phi mã xưa tốt bụng ghé thăm
Nhưng liệu ta có cần nước kiệu ngươi chầm chậm?
Ta đến đây như bậc thầy cứng rắn
Để hát ngợi ca những chú chuột đồng
Cái đầu ta tựa như ngày tháng tám
Rót rượu nho của mái tóc măng.

Tôi muốn làm một cánh buồm màu vàng
Về xứ sở mà chúng ta muốn đến.
1920


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 17:43:52


Evgeny Aleksandrovich Evtushenko (tiếng Nga: Евге́ний Алекса́ндрович Евтуше́нко – tên khai sinh: Евгений Александрович Гангнус)(sinh ngày 18 tháng 7 năm 1933) – nhà thơ Nga. Ông còn nổi tiếng là đạo diễn và diễn viên điện ảnh, là một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Yevgeny Aleksandrovich Yevtushenko sinh ở thị trấn Zima, tỉnh Irkutsk, vùng Siberia, Nga. Bố là Aleksandr Rudolfovich Gangnus, mẹ là Zinaida Ermolaevna Evtushenko, khi lớn lên Yevtushenko lấy họ mẹ. Bắt đầu in thơ từ năm 16 tuổi. Năm 1951-1954 học ở trường viết văn Maxim Gorky. Hội viên Hội nhà văn Liên Xô từ năm 1952. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Yevtushenko có thể kể đến các tập thơ: “Con đường của những người nhiệt tâm”, 1956; “Thủy điện Brat”, 1965; “Đằng sau tượng Nữ thần tự do”, 1970; “Thơ tâm tình”, 1973; tiểu thuyết: “Đừng chết trước cái chết”, 1994… Ngoài thơ và văn xuôi, ông còn là đạo diễn của hai bộ phim theo kịch bản của mình: “Vườn trẻ”, 1984; “Lễ mai táng Stalin”, 1991. Năm 1979 ông đóng vai Sionkovsky trong bộ phim “Cất cánh” của đạo diễn Kulik. Năm 1986-1991 ông là thư kí của Hội nhà văn Liên Xô. Năm 1983 được bầu làm Đại biểu Quốc hội Liên Xô của tỉnh Kharkov. Từ năm 1991 ông kí hợp đồng với Đại học Oklahoma (Mỹ) dạy văn học Nga ở trường này.

Sự đánh giá:
Nhà văn, nhà phê bình Yevgeny Rein – người được coi là người bạn, vừa là người thầy của Joseph Brodsky (giải Nobel Văn học 1986) viết: “Nước Nga là một xứ sở đặc biệt, quả quyết trong tất cả mọi mặt, thậm chí dưới góc nhìn của gương mặt thơ ca. Đã 200 năm nay thơ ca Nga chỉ có một nhà thơ vĩ đại. Vẫn như vậy trong thế kỷ 18, trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Chỉ có điều, nhà thơ vĩ đại này với nhiều khuôn mặt. Đấy là một dây xích liền mạch. Xin đưa ra một thứ tự: Derzhavin – Pushkin – Lermontov – Nekrasov – Blok – Mayakovsky – Akhmatova – Yevtushenko. Đấy là nhà thơ vĩ đại duy nhất với nhiều gương mặt khác nhau. Đấy là số phận thơ ca của nước Nga”.
Cho đến đầu thế kỷ 21 này, đối với Yevgeny Yevtushenko, thứ tự này xem ra vẫn đúng.

Giải thưởng:
Yevgeny Yevtushenko được tặng rất nhiều giải thưởng của Liên Xô và các nước. Đáng kể nhất có thể kể đến: Huân chương Lao động cờ đỏ, 1983; Giải thưởng Sư tử vàng (Italia); Giải thưởng Quốc gia của Gruzia, Latvia, Ukraina…, Giải thưởng Walt Whitman. Năm 1995, tiểu thuyết “Đừng chết trước cái chết” được công nhận là tiểu thuyết nước ngoài hay nhất của Italia. Năm 2002 được tặng giải quốc tế Aquila của Italia. Ông là thành viên danh dự của Viện hàn lâm Nghệ thuật Mỹ, Tây Ban Nha, Giáo sư danh dự của Đại học mới New York, là công dân danh dự của nhiều thành phố ở Nga và Mỹ. Năm 1994 Bảo tàng Bách khoa Moskva ký với Yevtushenko hợp đồng nhận quyền tổ chức sinh nhật của ông trong vòng 25 năm, đến năm 2019. Hằng năm, cứ đến dịp sinh nhật của mình, ông lại từ Mỹ trở về Nga đọc thơ cho người hâm mộ. Thơ của Yevgeny Yevtushen ko được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Шоссе энтузиастов (Con đường của những người nhiệt tâm, 1956), thơ
*Братская ГЭС (Thủy điện Brat, 1965), thơ
*Под кожей статуи Свободы (Đằng sau tượng Nữ thần tự do, 1970), thơ
*Интимная лирика (Thơ tâm tình, 1973), thơ
*Не умирай прежде смерти (Đừng chết trước cái chết, 1994), tiểu thuyết
*Ягодные места (Những miền quả mọng, 1981), tiểu thuyết
*Взлет (Cất cánh, 1979), phim
*Детский сад (Vườn trẻ, 1984), phim
*Похороны Сталина (Lễ mai táng Stalin, 1991), phim


LUÔN LUÔN TÌM MỘT BÀN TAY PHỤ NỮ

Luôn luôn tìm một bàn tay phụ nữ
Một bàn tay rất mát mẻ, nhẹ nhàng
Một chút yêu yêu, một chút thương thương
Như một người em bàn tay ấp ủ.

Luôn luôn tìm một bờ vai phụ nữ
Để trong bờ vai hơi thở nóng bừng
Để khi mái đầu phóng đãng ấp lên
Sẽ tin tưởng trao bờ vai giấc ngủ.

Luôn luôn tìm một đôi mắt phụ nữ
Để làm tiêu tan đau khổ của mình
Nếu không tất cả, thì dù một phần
Những con mắt sẽ nhìn ra đau khổ.

Nhưng cũng có một bàn tay phụ nữ
Một bàn tay đặc biệt, rất ngọt ngào
Khi lên vầng trán mệt mỏi chạm vào
Giống như vĩnh hằng, giống như phận số.

Nhưng cũng có một bờ vai phụ nữ
Một bờ vai không hiểu tại vì đâu
Không cho một đêm, không cho dài lâu
Và điều này từ lâu anh đã rõ.

Nhưng cũng có một đôi mắt phụ nữ
Một đôi mắt luôn nhìn ngó rất buồn
Và chuyện này cho đến ngày cuối cùng
Con mắt của tình, của lương tâm anh đó.

Còn anh sống trái ngược với đời anh
Và ít ỏi một bàn tay phụ nữ
Một bờ vai, một đôi mắt buồn bã
Mà trong đời, anh phụ bạc bao lần!

Thì sự trừng phạt sẽ đến với anh
“Kẻ phụ tình!” – mưa vào anh sẽ đập
“Kẻ phụ tình!” – cành lá quất lên mặt
“Kẻ phụ tình!” – tiếng vọng giữa rừng xanh.

Anh trằn trọc, anh đau khổ, anh buồn
Và tất cả cho mình không tha thứ.
Nhưng chỉ bàn tay của người phụ nữ
Tha thứ cho anh, dù có phật lòng.

Và chỉ bờ vai mòn mỏi chờ trông
Tha thứ bây giờ và còn tha thứ nữa
Và chỉ có đôi mắt ai buồn bã
Tha thứ cho anh cả những thứ không nên…
1961


EM TO LỚN TRONG TÌNH

Em to lớn trong tình.
Em gan dạ.
Còn anh rụt rè sau mỗi bước chân.
Điều tồi tệ cho em anh chẳng làm
còn tốt đẹp chắc gì anh có thể.
Tất cả như trong rừng
anh cứ ngỡ
em dẫn anh đi không theo một lối mòn.
Trong hoa cỏ ngập đến tận thắt lưng.
Anh không hiểu hoa có tên gì vậy.
Không dùng được những thói quen ngày ấy.
Anh không biết rằng anh phải làm sao.
Em mỏi mệt.
Cần bàn tay trao nhau.
Và ngã vào trong lòng anh khi đó.
“Anh có thấy,
trời hôm nay xanh thế?
Và có nghe
chim hót ở trong rừng?
Nào anh yêu?
Nào anh?
Hãy bế em!”
Bế em đi đâu anh không biết?…
1953


KHI GƯƠNG MẶT CỦA EM XUẤT HIỆN

Khi gương mặt của em xuất hiện
trước cuộc đời rất nhàu nát của anh
khi đó, đầu tiên anh chỉ nghĩ rằng
những gì anh có, tất cả đều thiếu thốn.

Nhưng những cánh rừng, dòng sông và biển
gương mặt em đặc biệt chiếu sáng lên
màu sắc cuộc đời gương mặt hiến dâng
chỉ riêng anh thì không hề dâng hiến.

Anh sợ lắm, lúc này anh sợ lắm
sợ vầng đông không đợi sẽ tận cùng
tận cùng mở đầu, nước mắt, hân hoan
nhưng nỗi sợ không thể nào kìm nén.

Anh nhớ lại – chính cái điều khiếp đảm
là tình yêu. Và nỗi sợ nâng niu
dù anh không biết rằng phải chiều theo
và tình yêu canh chừng không cẩn thận.

Bằng nỗi sợ anh cầm lên chiếc nhẫn.
Khoảnh khắc này – anh biết – ngắn ngủi thôi
với anh biến mất màu sắc cuộc đời
khi gương mặt em trước anh xuất hiện…
1960


 
 TƯỞNG NHỚ AKHMATOVA

Akhmatova là người của hai thời
Có vẻ như về nàng không nên khóc
Nàng đã sống, có vẻ không tin được
Lại không thể tin nàng đã qua đời.

Nàng ra đi, giống như một bài ca
Đi vào sâu thẳm của khu vườn tối
Nàng ra đi, có vẻ như mãi mãi
Từ Leningrad trở về Pê-téc-bua.

Nàng gắn chặt với cả hai thời gian
Giữa tâm điểm của sương và của bóng
Nếu Puskin là mặt trời, thì nàng
Trong thơ ca – sẽ mãi là đêm trắng.

Trên cái chết, bất tử, ngoài tất cả
Nàng đã nằm – có lẽ nói thế này:
Không phải trong hiện tại, mà trên nó
Nàng đã nằm giữa quá khứ, tương lai.

Và quá khứ bên quan tài im lặng
Không như của người sống hợp ý trời.
Bờm tóc bạc sáng sủa và kiêu hãnh
Lấp lánh từ những chíêc mũ lỗi thời.

Vâng, thời gian làm đổi thay đường nét
Những con người thời đó ở nước Nga
Nhưng đôi mắt họ – ánh sáng nhân từ –
Chẳng gió xoáy hay sương nào dập tắt.

Tương lai yếu đuối trên những đôi vai
Những cậu bé đi đến trường đã đốt
Ngọn lửa học trò trong từng đôi mắt
Những cuốn vở con nắm chặt trong tay.

Và những cô bé trong cặp của mình
Có lẽ mang nhật ký và danh mục
Họ vẫn thế – thiêng liêng và hạnh phúc
Vẫn ngây thơ như ngày ấy nữ sinh.

Sự sụp đổ toàn cầu, xin đừng để
Mất đi mối liên hệ của thời gian
Vì không thể hai nước Nga – điều giản đơn
Cũng như hai Akhmatova, không thể.


NHỮNG CON NGƯỜI

Người tẻ nhạt trên đời không hề có
Số phận như lịch sử những hành tinh.
Mỗi hành tinh có đặc điểm của mình
Và chẳng có hành tinh nào giống nó.

Nếu như ai đấy sống đời lặng lẽ
Với vẻ ít ai để ý của mình
Thì người này với những kẻ xung quanh
Hay ở cái không có gì đáng nhớ.

Mỗi con người bí ẩn và riêng lẻ.
Có trong đời một khoảnh khắc tuyệt vời.
Có một giờ phút khủng khiếp trong đời.
Nhưng chúng ta đều không ai biết rõ.

Và nếu con người trần gian từ giã
Bông tuyết đầu của người ấy đi theo
Trận đánh đầu tiên và nụ hôn đầu…
Con người này mang theo mình tất cả.

Chỉ còn lại những cây cầu, sách vở
Những máy móc và cả những bức tranh
Có nhiều thứ phải bỏ lại sau mình
Nhưng vẫn mất đi một điều gì đó.

Luật trò chơi không tiếc thương như thế
Không phải người, mà thế giới mất đi.
Ta nhớ người trần lầm lỗi thế kia
Nhưng sâu xa ta biết gì về họ?

Và cả bạn bè, cả anh em nữa?
Ta biết về người duy nhất của mình?
Và ngay người cha ruột thịt của mình
Ta biết hết, mà không hề biết rõ.

Người ra đi… không còn quay về nữa
Không hồi sinh những thế giới bí huyền.
Cứ mỗi lần tôi lại muốn kêu lên
Vì cuộc đời chỉ đi về một phía…


Anh đã hết yêu em

Anh đã hết yêu em… một kết cục tầm thường
Vô vị như cuộc đời, vô vị như cái chết
Anh làm cho đứt dây khúc tình cay nghiệt
Vờ vĩnh để làm chi – một nửa cây đàn!

Chỉ con chó không hiểu – nó què quặt, xù lông
Em và anh cứ vẽ vời để làm chi không biết.
Anh kéo về mình – nó kêu bên cửa nhà em thút thít
Còn em thả nó ra – nó rên ừ ừ bên cửa nhà anh.

Có lẽ sẽ cuồng điên rồi sẽ chạy loăng quăng
Con chó đa cảm đa sầu, mi quả là trẻ lắm
Nhưng ta không cho phép mình làm người đa cảm
Hễ tiếp tục đớn đau – sẽ kéo đến cuối cùng.

Làm người đa cảm không phải yếu hèn, mà tội lỗi
Khi lại vẫn mềm lòng thì lại vẫn hứa suông
Rên ư ử, khừ khừ rồi lại hình dung
Với tên gọi dại khờ rằng “Tình cứu rỗi”.

Cứu tình yêu là trong những ngày đầu tiên, với
“Không bao giờ!” của nhiệt huyết, “mãi mãi!” của trẻ con.
“Không cần hứa!” – tiếng những con tàu vang lên
“Không cần hứa!” – tiếng những dây diện thoại.

Cành chớm gãy và u ám giữa trời xanh
Cảnh báo cho ta, những con người ít học
Rằng lạc quan tràn đầy là do không hiểu biết
Rằng vô vọng mới là điều hy vọng đáng tin.

Nhân đạo hơn là làm người tỉnh táo và cân
Và hỏi kỹ trước khi đeo vào – đó là qui luật
Đừng hứa gì trời xanh, nhưng hãy trao dù chút đất
Không đến ngày xuống mồ, nhưng dù khoảnh khắc rất cần.

Nhân đạo hơn là đừng nói “em yêu…” khi yêu anh
Kẻo rồi thật nặng nề, từ những bờ môi ấy
Nghe những lời trống không, buồn cười, giả dối
Và nghe dối gian như cả thế giới hoang tàn.

Không cần hứa… Tình – là không thể thi hành
Gian dối để làm chi, cũng giống như vương miện
Ảo ảnh là hay, một khi ảo ảnh chưa tan biến
Nhân đạo hơn là đừng yêu, kẻo sau đấy – cuối cùng.

Con chó kêu rên đến rối loạn tâm thần
Đập cửa nhà anh, rồi bên cửa nhà em ư ử.
Vì đã hết yêu, anh không hề xin em tha thứ
Chỉ tha thứ cho anh vì một thuở đã yêu em.


Về những bản dịch

Bạn đừng sợ gì bản dịch tự do
Không gì tự do, nếu như yêu mến.
Nhưng nếu như nhạc của thơ làm hỏng
Thì bạn làm đứt đoạn cả ý thơ.

Tôi không khen vẻ khôn khéo dối lừa
Mà tôi khen những nhà thơ được phép
Có sự chính xác ngây thơ tội nghiệp
Và chi ly của sáng tạo thơ ca.

Đừng tự gò mình, những kẻ ngây thơ
Hãy để cho nhiều tự do và nhạc
Tôi đơn giản không tin vào bản dịch
Mà tôi chỉ tin ở những bài thơ.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 17:47:45


Afanasy Afanasievich Fet (tiếng Nga: Афанасий Афанасьевич Фет, họ thật là Shenshin, Fet là họ mẹ - tiếng Đức: Foeth – đọc là Phớt, 5 tháng 12 năm 1820 – 3 tháng 12 năm 1892) – nhà thơ Nga, một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga thế kỉ XIX.

Cuộc đời:
Fet là con ngoài giá thú của địa chủ Afanasy Ivanovich Shenshin và Charlotta Foeth, một phụ nữ người Đức. Đến cuối đời ông mới giành được quyền lợi về tầng lớp xuất thân và họ thật nhưng trong thơ ca mãi mãi gọi là Fet. Sinh ở tỉnh Orlov, từ năm 1835 – 1837 học ở trường tư thục. Những năm 1838 – 1844 học Đại học Moskva. Năm 1840 in tập thơ đầu tiên, năm 1850 in tập thơ đầu tiên và bắt đầu được chú ý. Những năm 1845 – 1858 Fet phục vụ trong quân đội. Thời gian đóng quân ở Ukraina Fet yêu cô Maria Lazich, là một cô gái có học, xinh đẹp và tài năng. Maria Lazich yêu Fet đến quên mình nhưng hai người không đi đến hôn nhân vì Fet cảm thấy chưa đủ điều kiện để lập gia đình. Maria Lazich chết vì quần áo cháy do nến đốt. Người đời nói về vụ tử tử vì tình do sự “tính toán” của Fet. Thực hư không ai biết chính xác nhưng sau đó hình bóng Maria luôn xuất hiện trong thơ Fet. Năm 1857 Fet lấy vợ, là con gái của một người bạn. Sau khi giải ngũ, Fet mua được rất nhiều đất và trở thành một địa chủ giàu có. Fet mất ở Moskva, mai táng tại nghĩa trang dòng họ Shenshin ở Orlov.

Thơ ca:
Fet làm thơ từ thời trẻ cho đến những năm tháng cuối đời. Thơ của Fet thể hiện sự lẩn tránh đời thường để đi vào “vương quốc xán lạn của ước mơ”. Chủ đề chính của thơ Fet là tình yêu và thiên nhiên. Fet là một bậc thầy ngôn ngữ, đại diện tiêu biểu của trường phái “thơ tinh khiết”, cả đời tranh luận với Nicolay Nekrasov, người đại diện tiêu biểu của trường phái “thơ xã hội”. Đặc điểm của thơ Fet là nói về cái cốt lõi nhất, tránh những ám chỉ thừa. Dưới đây là một bài thơ tiêu biểu được nhiều người biết:

Шёпот, робкое дыханье,
Трели соловья.
Серебро и колыханье
Сонного ручья.
Свет ночной, ночные тени.
Тени без конца,
Ряд волшебных изменений
Милого лица,
В дымных тучках пурпур розы,
Отблеск янтаря,
И лобзания, и слёзы,
И заря, заря!..

Thì thầm, hơi thở nhẹ
Tiếng ngân của họa mi.
Ánh bạc, tiếng thầm thì
Của dòng sông ngái ngủ.
Ánh sáng đêm, bóng đêm.
Bóng không có tận cùng
Những đổi thay kỳ diệu
Của gương mặt thân thương.
Trong khói, hoa hồng nhung
Ánh sáng màu hổ phách
Nụ hôn và nước mắt
Và bình minh, bình minh!..


Cả bài thơ này không có một động từ nào cả. Tuy nhiên sự mô tả không gian chuyển tải sự vận động tự thân của thời gian. Fet có sự ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ phái hình tượng, đặc biệt là Innokenty Annensky và Aleksandr Blok. Ngoài sáng tác, Fet còn dịch Goethe và nhiều nhà thơ La Mã cổ đại.


ANRUF AN DIE GELIEBTE BETHOVEN

Em hãy tin sự thừa nhận đau buồn
Dù một lần, nghe hồn anh năn nỉ
Anh đứng trước em – hình hài tuyệt mĩ
Sức mạnh nào trong hơi thở trào dâng.

Trước ngày xa em, anh bắt gặp bóng hình
Tràn ngập hồn anh, đắm say, ngây ngất
Không có em, anh rã rời muốn chết
Anh quí nỗi buồn như hạnh phúc của anh.

Gọi tên em, dù chết, anh sẵn sàng
Em đứng trước mặt anh như thần thánh
Trong nỗi buồn của mình, anh vui sướng
Với vẻ đẹp tuyệt vời anh nhìn thấu vinh quang.


HẠNH PHÚC BIẾT BAO

Hạnh phúc biết bao: đêm, và ta hai đứa!
Dòng sông như gương phản chiếu những vì sao
Em hãy nhìn kia, hãy ngẩng cao đầu
Trời trên đầu ta sạch sẽ và sâu thế!

Cứ gọi anh là điên, gọi là điên
Hay thế nào… lúc này anh mất trí
Và trong tim cảm thấy cơn đau tình
Rằng không thể lặng im, anh không thể.

Anh đau, anh yêu, nhưng yêu và đau khổ
Anh chẳng giấu đam mê, em hãy hiểu cho anh
Và anh muốn nói rằng anh yêu em –
Yêu em, một mình em, anh yêu và muốn có!


VƯƠNG MIỆN TRAO AI

Vương miện trao ai: cho nữ thần sắc đẹp
Hay cho gương phản chiếu bóng hình nàng
Nhà thơ bối rối khi em kinh ngạc
Rằng sự hình dung giàu có gấp nhiều lần.

Không phải anh, mà trần gian giàu có
Trong cát bụi trần, đời cứ thế nhân lên
Rằng chỉ một ánh mắt nhìn của em
Nói lại điều này thì nhà thơ không thể.


NHƯ ĐÊM KHÔNG MÂY

Như đêm không mây, rất rõ rành
Như những ngôi sao không tắt
Đôi mắt của em cháy lên
Niềm hạnh phúc bí huyền, ẩn ước.

Cho tất cả, bằng ánh sáng vô tình
Xa hay gần đều toả sáng
ánh lên vẻ hạnh phúc bí ẩn
Cho con người, vách đá, cho thú và chim.

Chỉ mình anh, nữ hoàng trẻ trung
Không cho yên, không cho hạnh phúc
Và trong tim, như con chim trong ngục
Một bài ca không cánh, khổ vô cùng.


CHỈ CẦN TRỜI HƠI TỐI MỘT CHÚT THÔI

Chỉ cần trời hơi tối một chút thôi
Là anh chờ, ngóng chừng chuông rung động
Đến với anh, con mèo của anh ơi
Đến với anh trong buổi chiều thanh vắng.

Anh thổi tắt những ngọn nến trước gương
ánh sáng và hơi ấm từ lò sưởi
Sẽ nghe những lời vui vẻ, dễ thương
Để cho cõi lòng anh tê tái lại.

Anh sẽ nghe những giấc mộng ấu thơ
Nơi tất cả đều ánh lên phía trước
Cứ mỗi lần như thế những ước mơ
Lại sôi lên dạt dào trong lồng ngực.

Đến sáng ngày bằng bàn tay cẩn thận
Anh vân vê, thắt lại chiếc khăn tay
Rồi dọc tường, ánh trăng còn chiếu sáng
Anh tiễn em ra đến tận cổng ngoài.
1856.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 17:55:07


Gamzatov, Rasul (1923-2003)
(Xem: 500 bài thơ Rasul Gamzatov)

************************





Zinaida Nikolaevna Gippius (tiếng Nga: Зинаида Николаевна Гиппиус, 8 tháng 11 năm 1869 – 9 tháng 9 năm 1945) là nữ nhà thơ, nhà văn Nga, vợ của nhà thơ Dmitriy Sergeyevich Merezhkovsky.

Tiểu sử:
Zinaida Nikolaevna Gippius sinh ở Belev, tỉnh Tula trong gia đình một luật sư gốc Đức. Gippus không học trường Đại học nào, mặc dù thời trẻ là một cô gái rất thông minh. Năm 1889 lấy chồng – là nhà thơ, nhà văn, nhà triết học Merezhkovsky và theo chồng về Sankt-Peterburg. Hai người sống với nhau, theo lời của Gippus, suốt 52 năm không một ngày xa nhau.

Bắt đầu in thơ năm 1888 ở tạp chí Северном вестнике (Người đưa tin phương bắc). Gippus là một gương mặt tiêu biểu của trường phái ấn tượng. Năm 1900 cùng chồng và một số nhà thơ thành lập “Hội Triết học và Tôn giáo” ở Sankt-Peterburg. Tuyển tập thơ 1889 – 1903 (xuất bản năm 1904) trở thành một sự kiện của thơ ca Nga đương thời. Nhà thơ Innokentiy Annensky gọi tác phẩm của Gippus là “tất cả lịch sử 15 năm của thơ hiện đại”. Ngoài thơ, Gippus còn nổi tiếng là nhà phê bình thường xuyên đăng bài trên các tạp chí nổi tiếng đương thời trong những năm từ 1899 – 1914. Tác phẩm Литературный дневник, (Nhật ký văn học, 1908) được đánh giá là một tác phẩm phê bình xuất sắc.

Gippus không thừa nhận Cách mạng tháng Mười. Điều này được phản ánh trong tập Последние стихи. 1914-1918 (Những bài thơ cuối cùng, 1918) và Петербургские дневники (Nhật ký Peterburg). Năm 1920 bà cùng chồng sang Ba Lan rồi sang Pháp. Những năm 1925 – 1940, Gippus thành lập hội Зеленая лампа (Ngọn đèn xanh), nhằm thống nhất các nhóm văn học Nga ở nước ngoài, tuy nhiên, hội này không có được sự thống nhất thường xuyên như người sáng lập mong muốn. Năm 1941, sau khi chồng mất Gippus tập trung những năm cuối đời viết tiểu sử của chồng nhưng dang dở dang thì bà mất ngày 9 tháng 9 năm 1945 ở Paris.

Tác phẩm:
*Собрание стихов. 1889 - 1903" (Москва, 1904),
*Собрание стихов. Кн. 2. 1903 - 1909" (Москва, 1910),
*Новые люди (Петербург, 1896; 1907),
*Зеркала (Петербург, 1898),
*Алый меч (Петербург, 1906)
*Маков цвет (1908; совместно с Д. С. Мережковским и Д. В. Философовым),
*Чёртова кукла (1911),
*Роман-царевич (1913),
*Зеленое кольцо (1916).
*Последние стихи. 1914-1918 (1918)
*Живые лица" (1925)
Các tuyển tập xuất bản ở Nga sau cải tổ:
*Гиппиус З. Пьесы. Л., 1990
*Гиппиус З. Живые лица, тт. 1-2. Тбилиси, 1991
*Гиппиус З. Сочинения. Ленинградское отд. Худож. лит. 1991
*Гиппиус З. Стихотворения. СПб, 1999
*Гиппиус З. Дневники, тт. 1-2. М., 1999

******************

Đơn vị đo lường

Luôn luôn thế, một điều gì không có
Và một điều gì đó cần nhiều hơn
Dường như có câu trả lời cho tất cả
Nhưng dù sao, thiếu âm tiết cuối cùng.

Liệu làm xong một điều gì – không phải thế
Không đúng lúc, không chắc chắn, tròng trành…
Và mỗi dấu hiệu đều không chung thủy
Và trong từng quyết định – vẫn sai lầm.

Mặt trăng uốn khúc, ngoằn ngoèo trong nước
Nhưng con đường vàng ánh và dối gian
Khắp mọi nơi đều có sự mất mát
Chỉ Thượng Đế có đơn vị đo lường.


Tình chỉ một

Chỉ một lần sôi lên ngầu bọt
Và con sóng tung lên
Con tim không thể sống bằng dối gian
Không hề có dối gian – tình chỉ một.

Ta đùa chơi hay là ta cáu gắt
Hay dối gian – nhưng tĩnh lặng trong tim
Ta không bao giờ thay đổi gì hơn:
Hồn chỉ một – và tình yêu chỉ một.

Rất đơn điệu, hoang vu như sa mạc
Tình mạnh mẽ nhờ đơn điệu mà thôi
Đi qua đời… trong cuộc đời rất dài
Tình chỉ một, và luôn luôn chỉ một.

Chỉ trong sự thủy chung – và vô cực
Chỉ trong sự thường xuyên – có độ sâu
Gần vĩnh hằng, và con đường tiếp theo
Sẽ càng rõ ràng hơn: tình chỉ một.

Ta trả giá cho tình bằng máu huyết
Tâm hồn thủy chung thì vẫn thủy chung
Và ta yêu chỉ bằng một mối tình
Tình chỉ một, chỉ một như cái chết.


Tiếng kêu

Tôi cảm thấy mệt nhoài vì kiệt sức
Và tâm hồn này trong máu bị thương
Chẳng lẽ cho ta không một chút tình
Chẳng lẽ Chúa Trời không hề thương xót?

Ta thi hành ý muốn rất nghiêm ngặt
Như bóng đêm, không dấu vết, lặng im
Bằng con đường nghiệt ngã, chẳng xót thương
Nhưng ta đi về đâu – không biết được.

Gánh nặng cuộc đời, gánh nặng cây thập ác
Càng đi xa, càng thấy nặng nề hơn…
Đang chờ ta – kết cục không rõ ràng
Ở những cánh cửa muôn đời đóng chặt.

Không hề ngạc nhiên và không than khóc
Ta làm điều mong muốn của Chúa Trời.
Ngài tạo ra ta thiếu hứng khởi tràn đầy
Tạo ra ta, nhưng yêu không thể được.

Và ta rơi xuống, đám đông bất lực
Bất lực và tin vào sự diệu kỳ
Như nắp mộ chí – từ trên cao kia
Những bầu trời mù quáng đang đè chặt.


Nếu

Nếu đèn tắt – thì tôi chẳng thấy gì.
Nếu người là thú – thì tôi căm ghét.
Nếu người tệ hơn thú – thì tôi giết đi.
Nếu không còn nước Nga – thì tôi chết.


Bất lực

Tôi nhìn biển bằng ánh mắt khao khát
Nhìn dải đất bao bọc ở trên bờ
Tôi đứng đây – trên trời, trên bờ vực
Không thể bay vào màu xanh ước mơ.

Tôi không biết, đứng lên hay phủ phục
Tôi không dám chết, nhưng sống cũng không…
Không thể cầu nguyện – dù Chúa rất gần
Tôi muốn tình yêu – nhưng không yêu được.

Tôi đưa bàn tay hướng về mặt trời
Và tôi nhìn thấy màn mây xám ngắt
Tôi cứ ngỡ mình hiểu ra sự thật
Nhưng dành cho sự thật chẳng có lời.


Tình yêu

Trong hồn tôi không còn chỗ cho đau khổ
Tâm hồn của tôi là tình.
Tình đập vỡ những mong ước của mình
Để hồi sinh những ước mong lần nữa.

Khởi thủy là Lời. Hãy đợi chờ Lời
Lời sẽ mở.
Điều gì đã làm xong – sẽ còn làm nữa
Bạn và Ngài – chỉ một mà thôi.

Ánh sáng cuối, cho tất cả mọi người
Dấu hiệu là chỉ một.
Hãy bước đi, dù ai cười, ai khóc
Hãy bước đi – hãy đi đến với Ngài.

Đến với Ngài trong giải thoát đất đai
Và sẽ có những điều kỳ lạ.
Và sẽ ở trong sự thống nhất tất cả -
Mặt đất và bầu trời.


Niềm vui

Những nghi ngờ làm phiền tôi bạn ạ
Đã từ lâu cảm tháy cái chết gần.
Trong nấm mồ mà tôi sẽ ngủ yên
Tôi biết rằng tối tăm và oi ả.

Nhưng tôi vẫn ở đây, cùng bạn đó
Trong hơi thở gió, trong ánh mặt trời
Tôi sẽ làm con sóng trên biển cả
Và đám mây bay lượn giữa bầu trời.

Tôi xa lạ với ngọt ngào trần thế
Và con tim, ngay cả với buồn thương
Như sao xa lạ hạnh phúc, vui mừng
Nhưng cho tôi bạn đừng thương xót nhé.

Tôi đợi lặng yên… hồn tôi mệt lử
Mẹ - thiên nhiên cất tiếng gọi tôi về
Thật nhẹ nhàng, gánh nặng đời yên ngủ
Bạn tôi ơi, chết sung sướng nhường kia!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 17:59:21


Apollon Aleksandrovich Grigoryev (Аполлон Александрович Григорьев, 20 tháng 7 năm 1822 - 25 tháng 9 năm 1864) là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả người Nga.

Tiểu sử:
Apollon Grigoryev sinh ở Moskva. Ông nội là một nông dân tỉnh lẻ lên Moskva làm công chức và phấn đấu lên tầng lớp quí tộc. Bố từng làm thư ký tòa thị chính thành phố. Apollon Grigoryev có được sự giáo dục tốt của gia đình, không cần học gymnazy (như trường phổ thông bây giờ) mà vào thẳng Đại học Moskva học khoa luật. Ông là người bảo vệ luận án tiến sĩ đầu tiên của khoa luật trường này. Những năm 1842-1843 làm việc ở thư viện trường, cuối năm 1843 làm thư ký Hội đồng Đại học Moskva, kết bạn với Fet, Polonsky, Solovyov. Họ thành lập nhóm văn học trong trường và thường xuyên đọc tác phẩm của mình trước công chúng.

Apollon Grigoryev bắt đầu in thơ từ năm 1843. Thời kỳ này ông viết nhiều thơ tình về một tình yêu không được đáp lại. Thất tình ông bỏ về Sankt-Peterburg làm việc 2 năm ở Nghị viện. Từ năm 1848 – 1857 ông dạy luật ở một số trường Đại học, năm 1850 tham gia tạp chí Москвитянин (Moskvityanin), trở thành nhà phê bình sân khấu nổi tiếng. Năm 1856 tạp chí này bị đóng cửa, ông được mời cộng tác với các tạp chí Русскую беседу vа Современник. Những năm 1852 – 1857 фng lại đau khổ vм một tмnh yкu khфng được đбp lại. Thời kỳ nаy фng viết được nhiều bаi thơ mа Aleksandr Blok gọi lа “những viкn ngọc của thơ trữ tмnh Nga”. Những năm 1857 – 1858 фng ra nước ngoаi, sống ở Phбp, Э. Trở về Nga, tiếp tục cộng tбc với cбc tờ tạp chн Время vа Эпоха do Mikhail Dostoevsky lаm chủ bъt. Thời kỳ nаy фng viết nhiều hồi kэ theo lời khuyкn của Mikhail Dostoevsky. Những năm cuối đời фng sống trong cảnh nợ nần vа nghiện rượu. Фng mất ở Sankt-Peterburg năm 1864.


************

Anh hành hạ, khổ sở vì nỗi buồn

Anh hành hạ, khổ sở vì nỗi buồn
Nhưng với em, thiên thần, anh chẳng nói
Không bao giờ em biết vì sao vậy
Anh lang thang, thơ thẩn giống người điên.

Có những phút giây mà những lời em
Mang lại cho anh một niềm hạnh phúc
Anh trao tất cả, những gì quí nhất
Đổi lấy bàn tay và ánh mắt nhìn.

Có những phút giây giận dữ điên cuồng
Và hằng đêm anh thở than nức nở
Có trời biết, anh xin làm tất cả
Chỉ để được nằm ở dưới chân em.

Có những phút giây, mà anh thấy không
Biết cách dìm nỗi cuồng điên khao khát…
Anh van em – cho dù em lạnh ngắt
Hãy thương anh và thương bản thân mình!


Gửi

“Anh có tin sự thật, có tin luật pháp
Anh hãy nói với em, chớ có đùa?
-“Em ơi, tình yêu là luật pháp
Còn sự thật, đó là
Anh yêu em, em yêu ạ”.

-“Nhưng mà những ước mơ cao cả
Anh có tin hay không?
-“Em ơi, em còn cao cả hơn
Cả ước mơ, và còn gì cao cả hơn vẻ đẹp?
Câu trả lời em tìm trong chính mình!”

-“Thế vào cái Thiện
Và tự do, anh có tin?”
-“Để làm gì, em yêu? Khi đó
Anh không hạnh phúc, không nô lệ
Của sắc đẹp, của tình”.

-“Thế tình yêu muôn thuở
Anh có tin không?
-“Em ơi! Con sóng là tình
Sóng và sóng có còn gặp nữa –
Chỉ có trời biết được thôi em!”

-“Nếu thế thì – anh hãy tin sự mê say
Anh hãy trao hết mình cho nó!”
-“Liệu em có biết anh tin sự mê say?
Nhưng mà anh giữ quyền cho lý trí
Và sẽ hạnh phúc gấp đôi!”
 



Vera Mikhaylovna Inber (tiếng Nga: Ве́ра Миха́йловна И́нбер, 28 tháng 6 năm 1890 – 11 tháng 11 năm 1972) là nữ nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Vera Inber sinh ở Odessa (nay là Ukraina), bố là chủ một nhà xuất bản, mẹ là giáo viên dạy tiếng Nga. Học xong gymnazy, Vera Inber vào học khoa lịch sử và ngôn ngữ ở trường Đại học nữ Odessa. Bắt đầu in thơ từ năm 1910 ở các báo địa phương, sau đó in ở tạp chí Солнце России (1912). Từ 1910 đến 1914 sống ở Pháp và Thụy Sĩ, năm 1914 in tập thơ đầu tiên Печальное вино ở Paris. Trở về Odessa năm 1914 tiếp tục sáng tác thơ, viết kịch và thử sức trong lĩnh vực biểu diễn sân khấu. Năm 1917 in tập thơ thứ hai Горькая услада ở Petrograd. Năm 1922 bà chuyển về Moskva, cộng tác với các tờ tạp chí ОгонекКрасная нива. Nghề báo không cản trở bà in thơ thường xuyên: Цель и путь (1925), Мальчик с веснушками (1926), Сыну, которого нет (1927), Избранные стихи (1933). Thời kỳ Thế chiến II bà sống ở thành phố Leningrad bị bao vây. Trường ca Пулковский меридиан (1941-1943) của bà sáng tác trong thời kỳ này được tặng giải thưởng Stalin (giải thưởng Nhà nước) năm 1946. Bà cũng là tác giả của các cuốn sách Душа Ленинграда, О ленинградских детях, О Ленинграде, được viết trong thời kỳ này.

Những năm sau chiến tranh bà tiếp tục làm thơ, viết văn và dịch thơ Taras Shevchenko, Paul Eluard, Sándor Petőfi ra tiếng Nga. Những năm cuối đời bà vào Hội Nhà văn và tham gia ban biên tập của tạp chí Знамя. Vera Inber mất ở Moskva năm 1972.

Tác phẩm:
*Сборник стихов «Печальное вино» (1914)
*Сборник стихов «Горькая услада» (1917)
*Сборник стихов «Бренные слова» (1922)
*Сборник стихов «Цель и путь» (1925)
*Рассказы «Уравнение с одним неизвестным» (1926)
*Сборник стихов «Мальчик с веснушками» (1926)
*Рассказы «Ловец комет» (1927)
*Сборник стихов «Сыну, которого нет» (1927)
*Сборник стихов «Избранные стихи» (1933)
*Путевые записки «Америка в Париже» (1928)
*Автобиография «Место под солнцем» (1928)
*Сборник стихов «Вполголоса» (1932)
*Комедия в стихах «Союз матерей» (1938)
*Поэма «Путевой дневник» (1939)
*Поэма «Овидий» (1939)
*Поэма «Весна в Самарканде» (1940)
*Сборник стихов «Душа Ленинграда» (1942)
*Поэма «Пулковский меридиан» (1943)
*Дневник «Почти три года» (1946)
*Очерки «Три недели в Иране» (1946)
*Сборник стихов «Путь воды» (1951)
*Книга «Как я была маленькая» (1954)
*Статьи «Вдохновение и мастерство» (1957)
*«Апрель» (1960)
*Сборник стихов «Книга и сердце» (1961)
*Книга «Страницы дней перебирая» (1967)
*Сборник стихов «Анкета времени» (1971)

Tất cả dưới sao trời

Tất cả dưới sao trời
Chờ đến lượt.
Và thời tan của tuyết
Sẽ đến nơi.
Và mây đen lên đá granit
Sẽ rót nỗi buồn.
Và ánh trăng mạ bạc
Lên bụi hạnh nhân.
Và nước sẽ có mùi hương
Và tiếng vỗ bờ sẽ khác.
Và em ra đi, như mọi lúc
Vào mùa xuân.
Và hai chúng mình giã biệt
Anh yêu của em
Và liệu ta có còn
Gặp lại nhau không biết?


Một tình yêu

Tôi quên hết: ánh mắt và dáng đi
Mái tóc, nụ cười, trước khi đi ngủ
Nhưng dù sao, còn đấy, một tình yêu
Giống như bông lúa.

Nhưng dù sao tôi cúi xuống. Kẻ qua đường
Đi cho nhanh, và đừng quay trở lại
Một tình yêu không thể nào quên
Trong tôi còn đấy.


  Người chiến thắng

Tuyết, đường xấu, bụi nóng, khô hanh
Trận đánh, bãi mìn và gió kẽm
Trong quân phục của mình, em đã nếm
Em, người lính trở về từ chiến tranh.

Em theo nhà máy về miền Ural
Bỏ ngôi nhà, chưa mọt lần khóc lóc
Bàn tay phụ nữ làm ngạc nhiên sắt thép
Nhưng mà qui phục, tuy nhiên.

Ta là người chiến thắng. Tiếng súng đã im
Đã qua thời kỳ chiến tranh khó nhọc
Em nhớ lại, qua nghề của đàn ông
Nhưng phụ nữ là em, trước hết.

Ngày tháng ba. Một giọt nước màu xanh
Rơi lên mái nhà, xuyên qua khe hở.
Phòng lặng lẽ. Một chiếc nôi bên tường
Trên cốc nước màu trắng từ hoa quả.

Đứa bé nằm ngủ ôm chiếc gối mềm
Mặt trời dịu dàng xuyên vào mái tóc.
Em giơ tay, thì thầm: “Xin lặng yên
Kẻo bé con thức giấc”.
1946

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:02:51


Mikhail Vasilyevich Isakovsky (tiếng Nga: Михаил Васильевич Исаковсий, 19 tháng 1 năm 1900 – 20 tháng 6 năm 1973) là nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Mikhail Isakovsky sinh ở làng Glotovka, tỉnh Smolensk trong một gia đình nông dân nghèo. Học ở trường gymnazy nhưng phải bỏ học vì nhà nghèo. Năm 1914 bắt đầu in thơ trên một tờ báo ở Moskva. Ông từng làm nghề dạy học, biên tập một số tờ báo và tạp chí. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc trở thành những bài hát nổi tiếng.

Đối với bạn đọc Việt Nam, Mikhail Isakovsky được biết đến qua một số bài thơ, mà đặc biệt là bài hát Katyusha (Cachiusa) do nhạc sĩ Matvei Blanter phổ thơ ông. Bài hát này nổi tiếng khắp thế giới, còn ở Liên Xô, nó nổi tiếng đến mức người ta đã lập một bảo tàng về bài hát “Cachiusa” ở quê hương ông. Ngoài thơ sáng tác, ông còn dịch nhiều thơ các nước cộng hòa của Liên Xô cũ ra tiếng Nga. Mikhail Isakovsky hai lần được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1943, 1949), năm 1970 được phong Anh hùng Lao động. Ông cũng được tặng nhiều huân huy chương các loại của nhà nước Liên Xô. Ông mất ở Moskva năm 1973.

Tác phẩm:
*По ступеням времени (1921)
*Взлеты (1921)
*Четыреста миллионов (1921)
*Провода в соломе (1927)
*Провинция (1930)
*Мастера земли (1931)
*Стихи и песни (1938, доп. изд. 1940)
*Наказ сыну, 1943
*Здравствуй, Смоленск, 1944
*Избранные стихи и песни (1940, доп. изд. 1947)
*Стихи и песни (1948, Гос. премия СССР, 1949)
*Поэма ухода (1920)
*О поэтах, о стихах, о песнях (1968)
*На Ельнинской земле: Автобиографические страницы (1971-1972)
*Исаковский М. Собрание сочинений, тт. 1-4. М., 1968-1969
*Исаковский М. Собрание сочинений, тт. 1-4. М., 1968-1969



CACHIUSA

Lê và táo nở hoa
Sương giăng trên sông vắng
Katyusha ra bến
Trên bờ cao năm nào.

Nàng cất lên bài hát
Về đại bàng, thảo nguyên
Về một người yêu thương
Mà thư nàng vẫn đọc.

Ôi, bài ca thiếu nữ
Hãy bay theo mặt trời
Về biên cương xa xôi
Trao lời thăm hỏi nhé.

Để chàng nhớ về em
Để chàng nghe câu hát
Chàng giữ gìn tổ quốc
Tình yêu – em giữ gìn.

Lê và táo nở hoa
Sương giăng trên sông vắng
Katyusha ra bến
Trên bờ cao năm nào.
__________
Một vài chi tiết liên quan đến bài hát Cachiusa:
*Bài thơ này được nhạc sĩ Matvei Blanter phổ nhạc năm 1938 thành một bài hát nổi tiếng không chỉ ở Nga mà cả thế giới. Bài hát này còn tạo cảm hứng để người Nga đặt tên cho các dàn phóng tên lửa của mình là BM-8, BM-13 và BM-21, được sản xuất và trang bị cho Hồng quân Xô Viết trong Thế chiến II, giai đoạn 1939-1945.


*Những năm 1943-1945 rất phổ biến đoạn thơ sau:
Để Fritz nhớ mãi “Cachiusa”
Cho nghe ra lời “Cachiusa” hát:
Làm cho quân địch hồn xiêu phách lạc
Và tăng thêm dũng khí cho quân ta.


(Пусть фриц помнит русскую «катюшу»,
Пусть услышит, как она поет:
Из врагов вытряхивает души,
А своим отвагу придает!)


*Sau này, khi bài hát đã nổi tiếng khắp thế giới, Mikhaili Isakovsky viết khổ thơ kết sau đây:

Lê và táo hết hoa
Sương tan trên sông vắng
Cachiusa rời bến
Mang bài hát về nhà.


(Отцветали яблони и груши,
Уплыли туманы над рекой.
Уходила с берега Катюша,
Уносила песенку домой).





NGHE ANH NÀY EM XINH

Nghe anh này em xinh
Nghe anh này em đẹp
Em – hoàng hôn của anh
Một tình yêu không tắt.

Anh đi theo đường phố
Còn trăng sáng trên trời
Còn trăng sáng trên trời
Cho chúng mình gặp gỡ.

Khi lưỡi hái đang mài
Trên đồng chưa cắt cỏ
Anh đào chưa nở đầy
Nghiêng cây vào cửa sổ.

Khi hãy còn tuổi trẻ
Ân ái hãy còn nhiều
Yêu, khi còn được yêu
Gặp, khi còn gặp gỡ.

Gặp gỡ này em xinh
Gặp gỡ này em đẹp
Em – hoàng hôn của anh
Một tình yêu không tắt.


CHÀNG TRAI VỚI CÂY ĐÀN

Giờ tất cả đóng băng đến sáng mai
Lửa không cháy, cửa không kêu cót két
Chỉ nghe ra đâu đó từ phía ngoài
Một chàng trai với cây đàn rảo bước.

Chàng đi ra cánh đồng, ra ngoài cổng
Rồi lại quay trở lại đứng bên nhà
Có vẻ như tìm ai trong đêm vắng
Nhưng mà chàng đã không thể tìm ra.

Từ cánh đồng thoảng hơi lạnh ban đêm
Trên cây táo bám đầy sương đặc quánh
Chàng cần ai – chàng trai ơi thú nhận
Hãy nói ra – chàng trai với cây đàn.

Bởi biết đâu người ấy ở rất gần
Mà biết đâu chàng không chờ người ấy…
Thì tại sao chàng một mình trong đêm
Không cho ngủ biết bao nhiêu cô gái?!


CHẲNG CÓ MÀU NÀO ĐẸP HƠN

Chẳng có màu nào đẹp hơn
Khi táo trong vườn nở trắng
Không có giờ phút nào bằng
Khi người tôi yêu đi đến.

Khi tôi nhìn thấy, nghe ra
Tất cả trong tôi lên tiếng
Tất cả hồn tôi thiết tha
Tất cả hồn tôi cháy sáng.

Nhìn vào mắt nhau ngất ngây
Bàn tay trong tay đan kết
Đi đâu, ta không thể biết
Tựa hồ như những người say.

Ta đi theo những con đường
Nơi một màu xanh hoa cỏ
Nơi từ con tim nức nở
Thốt ra những lời không quên.

Còn xung quanh khu vườn trắng
Tháng Năm rạo rực không yên
Và trăng trên trời thật sáng
Dù kim ai có đi tìm.

Có tiếng đàn ở bên sông
Khi vang lên, khi im ắng…
Chẳng có màu nào đẹp hơn
Khi táo trong vườn nở trắng.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:08:41


Vyacheslav Ivanovich Ivanov (tiếng Nga: Вячеслав Иванович Иванов, 16 tháng 2 năm 1866 – 16 tháng 7 năm 1949) là nhà viết kịch, nhà thơ Nga, ông cũng là nhà triết học, nhà phê bình, dịch giả.

Tiểu sử:
Vyacheslav Ivanov sinh ở Moskva trong gia đình một công chức. Bố mất sớm, mẹ là người từ đầu đã biết rằng con mình sẽ trở thành một nhà thơ. Học xong trường gymnazy, Vyacheslav Ivanov vào học khoa lịch sử - ngôn ngữ Đại học Moskva, hai năm sau sang Đức học Đại học Berlin, tiếp tục học ngôn ngữ, lịch sử và triết học. Thầy giáo lịch sử của ông là Theodor Mommsen (giải Nobel Văn học năm 1902), luận văn tốt nghiệp của ông viết về lịch sử La Mã. Vyacheslav Ivanov đi du lịch nhiều nơi ở châu Âu, châu Phi. Ông sống thường xuyên ở Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, đi sang Ai Cập, Palestin. Vyacheslav Ivanov say mê triết học và chịu ảnh hưởng của Vladimir Solovyov, Friedrich Nietzsche.

Năm 1907, vợ đầu của ông mất, năm 1910 ông cưới vợ lần thứ hai – một người bạn, người học trò của ông. Năm 1911 ông in tập thơ Cor ardens gồm những bài thơ viết về người vợ đã mất. Năm 1913 ông tham gia Hội Triết học và Tôn giáo mang tên Vladimir Solovyov, làm quen với nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng thời đó. Những năm 1918 – 1920, ông là một trong những người tổ chức và lãnh đạo ban văn học, sân khấu của Bộ Văn hóa, tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học, tuy vậy ông vẫn nuôi ý đồ ra sống ở nước ngoài. Năm 1921 ông đi về vùng bắc Kapkage, dạy ngôn ngữ cổ điển ở Đại học Baku. Năm 1924, nhờ sự giúp đỡ của Bộ trưởng Lunacharsky, ông được ra nước ngoài công tác nhưng sau đó không quay trở lại Liên Xô. Ông nói với những người thân của mình rằng: “Tôi đến Roma để sống và chết ở đó”. Thời gian ở nước ngoài, ông không tham gia các hoạt động chính trị của các đảng phái lưu vong, chỉ tập trung cho việc sáng tác, dạy học và nghiên cứu khoa học. Ông thường xuyên đăng bài ở các tạp chí tôn giáo của Đức và Pháp. Vyacheslav Ivanov mất ở Roma năm 1949.

Tác phẩm:
*«Кормчие звёзды», СПб, 1903;
*«Прозрачность», М., 1904;
*«Эрос», СПб, 1907;
*«Cor ardens», в 2-х тт., М., 1911—1912.
*«Нежная тайна», СПб, 1912
*«Младенчество», поэма, Петроград, 1918;
*«Прометей», трагедия, Петроград, 1919;
*«Любовь — Мираж», музыкальная трагикомедия, 1923.
*«Римские сонеты», Рим, 1925;
*«Достоевский. Трагедия — миф — мистика». Монография (на немецком языке). 1932.
*«Человек», Рим, 1939;
*«Свет вечерний», Оксфорд, 1962, опубликован посмертно.
Phê bình:
*«По звездам», СПб, 1909
*«Борозды и межи», М., 1916
*«Родное и вселенское», М., 1917.
Tác phẩm dịch:
*«Алкей и Сафо», М., 1914.

Các tuyển tập:
*Собрание сочинений в 6 тт. Т. 1-4, Брюссель, 1971-1987.
*Стихотворения и поэмы, Л., 1976.
*Стихотворения. Поэмы. Трагедия. СПб, Академический проект, 1995.


 
TÌNH YÊU

Ta là hai thân cây cháy bằng bão táp
Là hai ngọn lửa cháy giữa rừng đêm
Là hai ngôi sao bay trong trời đêm
Hai mũi tên có chung cùng số kiếp.

Là hai con ngựa có chung hàm thiếc
Một bàn tay – đinh thúc ngựa giơ lên
Là hai con mắt của một ánh nhìn
Hai cánh bay của một niềm mơ ước.

Ta là hai chiếc bóng đau thương – một cặp
Trên phiến đá hoa của một nấm mồ
Nơi vẻ đẹp cổ xưa giờ yên giấc.

Hai bờ môi của một điều ẩn ước
Ta là hai thân của một vị thần
Hai bàn tay của một cây thập ác.


HẠNH PHÚC

Mặt trời tỏa hào quang và nắng ấm
Con tim hạnh phúc là biết xài hoang
Người hạnh phúc là người đem ban tặng
Một cách hào phóng tình cảm của mình
Có vẻ như với tất cả đính hôn
Người hạnh phúc tươi tỉnh và sống động.

Hạnh phúc không phải xảy ra hằng năm
Mà hạnh phúc kết thúc bằng phút chốc
Hạnh phúc không đợi và không nắm bắt
Linh hồn lên hạnh phúc sẽ đăng quang
Khoác cho hạnh phúc muôn đời lễ phục
Hạnh phúc – là chiến thắng của tình.

*************************


Vladislav Felitsianovich Khodasevich (tiếng Nga: Ходасевич, Владислав Фелицианович, 16 tháng 5 năm 1886 – 14 tháng 7 năm 1939) là nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Vladislav Khodasevich sinh ở Moskva trong gia đình một thợ ảnh, có gốc gác quí tộc, từng chụp ảnh Lev Tolstoy. Vladislav Khodasevich học trường gymnazy ở Moskva, sau đó vào học khoa luật, rồi khoa lịch sử và ngôn ngữ Đại học Moskva nhưng không tốt nghiệp. Năm 1907 in tập thơ Молодость, được coi là tập thơ chưa chín, năm 1914 in tập thơ thứ hai Счастливый домик và thường xuyên viết những bài phê bình đăng trên các báo, trở thành một nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp sống được bằng nghề văn. Năm 1917 ông ủng hộ Cách mạng Tháng Hai, khi Cách mạng Tháng Mười thành công ông quay sang cộng tác với những người Bôn-sê-vích. Năm 1922 ông bỏ ra sống ở nước ngoài, đầu tiên sang Đức, năm 1925 sang Paris. Ở Paris, ông làm biên tập của báo Дни và báo Возрождение.

Năm 1927 in tập thơ Европейская ночь, từ đây trở về sau ông ít làm thơ, chỉ tập trung viết phê bình và truyện chân dung. Ông là tác giả của nhiều bộ sách viết về các nhà thơ, nhà văn đương thời có giá trị nghiên cứu. Trong các bài phê bình cũng như các tiểu thuyết, truyện chân dung ông có một lối suy nghĩ đọc lập, tránh những vấn đề chính trị mà chỉ mô tả chân dung của nhân vật “trong cái mạng chung của yêu và ghét, của cái riêng và của văn học”. Vladislav Khodasevich mất ở Paris năm 1939.

Tác phẩm:
*сборник «Молодость», 1908
*сборник «Счастливый домик», 1914
*сборник «Из еврейских поэтов» 1918
*сборник «Путём зерна», 1920
*сборник «Тяжёлая лира», 1922
*цикл «Европейская ночь», 1927
*биография «Державин», 1931
*сборник статей «О Пушкине», 1937
*книга воспоминаний «Некрополь», 1939
Thư mục:
*Богомолов Н. А. Жизнь и поэзия Вячеслава Ходасевича // В кн. Ходасевич В. Ф. Стихотворения. — Л.: 1989. — С. 5-51.
*Асеев Н. Н. Владислав Ходасевич — М.: 1972.
*Малмстад Д. Современные записки — М.: 1967.
*Из истории русской поэзии начала 20в. — М.: 1976.
*Строфы века. Антология русской поэзии — Мимск-М.: 1995.
*Энциклопедия для детей. Русская литература. 20 век. Аванта+ — М.: 1999.
*Ходасевич В.Стихотворения — М.: 2003

***********

LẠI NỮA

Tôi lại khóc. Một buổi chiều thu
Và có thể - nỗi buồn đang gần lắm
Bàn tay tái nhợt lại đã khoác cho
Con tim tôi chiếc áo quan màu trắng.

Thật nặng nề và vô cùng cay đắng
Giờ gặp lại với những tháng ngày…
Và tâm hồn trong bóng đêm vô tận
Đang nhìn ra ngọn lửa đỏ lắt lay.

Sẽ rất lâu nghe rõ trong màn sương
Tiếng khóc đau thương, tiếng khóc cuối tận
Tôi đợi chờ. Tên đao phủ vô hình
Trong bóng đêm, với tôi, đang đi đến.


TÔI KHÔNG BIẾT

Tôi không biết điều gì đau khổ nhất
Vì tôi chưa biết đau khổ bao giờ.
Sự đổi mới – trong khổ đau tột bậc
Và ngôi sao - ẩn giấu sau sương mờ.

Nếu thường xuyên chỉ những điều dễ chịu
Và mỗi ngày mang đến những bông hoa
Thì ta chẳng biết những gì ngang trái
Ta chẳng biết gì đến những ước mơ.

Ta không hiểu được niềm vui ước muốn
Nếu chỉ “vâng”, người khác trả lời ta.
Tôi không biết được đắng cay khổ tận
Vì tôi chưa biết đau khổ bao giờ.


ĐOẠN MỞ ĐẦU
Gửi Andrei Belyi

Nỗi đớn đau say nhất – là Vô vọng
Và câu chuyện nghiêm khắc nhất – là Tình.
Trong con tim, vì dịu dàng cay đắng
Mỗi dòng thơ là dòng máu đang tuôn.

Phận nhà thơ – đóng đinh và đánh đập
Và kết thúc bằng vương miện mũ gai.
Ai viết bài thơ về những vòng tay
Buông tay ra – sẽ trở thành người chết.

Hãy bình tĩnh! Tất cả rồi kết thúc.
Đừng đi đâu! Sẽ chẳng có cung tên
Mà có lẽ, cần né tránh nhẹ nhàng
Bước chân Số phận vô cùng chắc chắn.

Trong con tim, vì dịu dàng cay đắng
Dòng máu tuôn ra bằng rượu màu đen…
Nỗi đớn đau say nhất – là Vô vọng
Và câu chuyện nghiêm khắc nhất – là Tình.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:13:35


Semen Isaakovich Kirsanov (tiếng Nga: Семён Исаа́кович Кирса́нов; họ thật là Kortchich – Кортчик, 5 tháng 9 năm 1906 – 10 tháng 12 năm 1972) là nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử:
Semen Kirsanov sinh ở Odessa trong gia đình một thợ may. Học ở trường gymnazy và từ năm 1920 học ở khoa ngôn ngữ Đại học nhân dân Odessa. Từ năm 1922 bắt đầu in thơ ở tạp chí Юголеф. Năm 1924 làm quen với Vladimir Vladimirovich Mayakovsky và trở thành người của phái Vị lai. Năm 1926 Kirsanov đến Moskva, cùng với Mayakovsky đi đọc thơ ở nhiều thành phố, khát khao tạo nên một hình thức thơ mới. Những năm tiếp đó ông liên tiếp in các trường ca: "Прицел" (1926), "Опыты" (1927), "Моя именинная"(1928)…Cuối thập niên 1930, ông cùng với một số nhà thơ Xô Viết đi Ba Lan, Tiệp Khắc, Pháp. Thời kỳ Thế chiến II ông làm phóng viên chiến trường của một số tờ báo quân đội, có mặt ở nhiều chiến trường khác nhau, viết báo, viết khẩu hiệu, truyền đơn và làm thơ. Năm 1951 ông được tặng giải thưởng Stalin (giải thưởng Nhà nước).

Thơ của Semen Kirsanov rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Ông là một trong những học trò của Vladimir Mayakovsky tạo được cho mình một con đường riêng trong thơ ca nửa cuối thế kỷ XX và có ảnh hưởng đến nhiều nhà nổi tiếng như Bella Akhmadulina, Yevgeny Yevtushenko, Robert Rozhdestvensky, Andrey Voznesensky... Dưới đây là một bài thơ có hình thức rất độc đáo:

АД
Иду
в аду.
Дороги -
в берлоги,
топи, ущелья
мзды, отмщенья.
Врыты в трясины
по шеи в терцинах,
губы резинно раздвинув,
одни умирают от жажды,
кровью опившись однажды.
Ужасны порезы, раны, увечья,
в трещинах жижица человечья.
Кричат, окалечась, увечные тени:
уймите, зажмите нам кровотеченье,
мы тонем, вопим, в ущельях теснимся,
к вам, на земле, мы приходим и снимся.
Выше, спирально тела их, стеная, несутся,
моля передышки, напрасно, нет, не спасутся.
Огненный ветер любовников кружит и вертит,
по двое слипшись, тщетно они просят о смерти.
За ними! Бросаюсь к их болью пронзенному кругу,
надеясь свою среди них дорогую заметить подругу.
Мелькнула. Она ли? Одна ли? Ее ли полузакрытые веки?
И с кем она, мучась, сплелась и, любя, слепилась навеки?

Франческа? Она? Да Римини? Теперь я узнал: обманула!
К другому, тоскуя, она поцелуем болящим прильнула.
Я вспомнил: он был моим другом, надежным слугою,
он шлейф с кружевами, как паж, носил за тобою.
Я вижу: мы двое в постели, а тайно он между.
Убить? Мы в аду. Оставьте у входа надежду!
О, пытки моей беспощадная ежедневность!
Слежу, осужденный на вечную ревность.
Ревную, лететь обреченный вплотную,
вдыхать их духи, внимать поцелую.
Безжалостный к грешнику ветер
за ними волчком меня вертит
и тащит к их темному ложу,
и трет меня об их кожу,
прикосновенья — ожоги!
Нет обратной дороги
в кружащемся рое.
Ревнуй! Эти двое
наказаны тоже.
Больно, боже!
Мука, мука!
Где ход
назад?
Вот
ад.

Ngoài sáng tác, Semen Kirsanov còn dịch nhiều thơ của Louis Aragon, Pablo Neruda và nhiều nhà thơ khác ra tiếng Nga. Ông được tặng 2 huân chương Lenin và nhiều huân, huy chương khác của Nhà nước Liên Xô. Ông mất năm 1972 ở Moskva.

Tác phẩm:
*Прицел, 1926
*Опыты, 1927
*Моя именинная, 1928
*Слово предоставляется Кирсанову, 1930
*Товарищ Маркс, 1933
*Владимир Ильич Ленин, 1933
*Золушка, 1934
*Война — чуме!, 1937
*Семь дней недели, 1956
*Строки стройки, 1930
*Перед поэмой, 1931
*Ударный квартал, 1931
*Стихи в строю, 1932
*Дорога по радуге, 1938
*Четыре тетради, 1940
*Желания, 1935
*Мыс желания, 1938
*Поэма поэтов, 1939
*Новое, 1935
*Советская жизнь, 1948
*Время — наше! 1950
*Товарищи стихи , 1948-1953
*Однажды завтра, 1964
*Стихи о Латвии, 1948
*Месяц отдыха, 1952


CÔ GÁI

Cô gái đi trên đường. Cô gái khóc
Cô gái chùi đôi mắt màu xanh.
Tôi hiểu ra – ai người cô để mất.

Hỡi những người qua đường! Sao các anh
Đi ngang với những đôi mắt ráo hoảnh?
Hay là các anh không đánh mất mình?

Sao các anh không khóc? Giấu nước mắt
Như bạch dương giấu nhựa đắng cay
Dưới vỏ cây giữa trời giá rét?…


KHÔNG CÒN CÁI CHẾT

Không còn cái chết.
Không còn cái chết.
Không còn.
Không còn.
Không.

Không còn cái chết.
Không khí bình minh.
Còn bình minh hẹp
Sương trên hoa hồng.

Còn tia hổ phách
Trên vỏ cây thông.
Và đá trên cát.
Còn sự xuất phát
Trong cánh hoa hồng.
Không còn cái chết.

Không còn cái chết.
Trưa sẽ nóng hơn
Còn rơm – để ngủ.
Mặt trời sẽ có
Một nửa con đường.

Từ những sợi tơ
Múi khăn buộc chặt
Kén trắng vỡ ra
Cháy lên thỉ xa
Không còn cái chết.

Không còn cái chết!
Cào cào vừa sinh
Chỉ năm phút trước –
Một kẻ lạ lùng
Mũi to và xanh
Có ve và có
Bài hát của mình
Tôi vì thế nên
Chết trong năm phút…
Không còn cái chết!

Không còn cái chết!
Không còn!
Không!


GIẤC NGỦ TRONG MƠ

1
Tôi kêu suốt đêm.
Không ai nghe tiếng
Không ai đi đến.
Tôi đã không còn.

2
Tôi đã không còn
Không ai nghe tiếng
Không ai đi dến.
Tôi kêu suốt đêm.

3
Tôi đã không còn!
Tôi kêu suốt đêm.
Không ai nghe tiếng
Không ai đi đến…


 
 BỐN BÀI SONNET

1
Vườn nơi anh sống – nở hoa bằng em
Nhà anh ngủ - bằng em, anh xếp đặt
Những vì sao, tỏa sáng – anh bắt buộc
Và cho lá cành giọng nói của em.

Bước em đi, anh làm thành con sóng
Bàn tay em, nắn thành những cánh chim
Gương mặt em, anh thả vào trời xanh
Và sẽ trở thành ngôi sao số phận.

Anh sống ở nơi có em, và em
Là ngôi nhà, khu vườn, là biển cả
Là con sóng, là chim tự trời xanh.

Nơi không có lời, để thốt: “Không có em”
Không nghi ngờ, điều này rất có thể
Nhưng dù sao – thơ của ước mơ anh.

2
Không thành hiện thực. Vườn thu trơ trụi
Với mùa thu có thật ít cái chung
Và không khí bằng giọng thu vang lên
Và sao trời bằng mùa thu lấp láy.

Những chiếc lá, lời thu không xao động
Biển không dám làm thành một bước chân
Cánh quạ khoang bên ống khói đen hơn
Những đám mây đen từ trời lơ lửng.

Trời cho anh một mùa thu trống rỗng
Ngôi nhà và biển – không phải mùa thu
Và ly biệt trở thành mất mát nặng.

Thậm chí không còn vết của lời “em”
Sự tồn tại của mùa thu sây sát
Nhưng dù sao – thơ của ước mơ anh.

3
Lại vang lên. Có thể, không ở đây
Mà đâu đó – mùa thu trong giấc mộng
Hơi thở và lời trong ngôi nhà này
Chìa bàn tay – những cây đề đang lớn.

Thu vẫn sống. Người ta đợi ăn trưa
Thu vào nhà. Gương mặt rất quen thuộc
Tay đặt trên quyển sách Lermontov
Và đôi mắt màu xám của ngày xưa.

Vẻ lặng yên nhận ra giọng của em
Và mọi ngày ngôi nhà sẽ đón em
Không nhà – thì rừng, không rừng – đồng nội.

Và thường xuyên cùng em bước ra đồng
Không anh – thì người ta, không người ta – bạn gái
Nhưng dù sao – thơ của ước mơ anh.

4
Chỉ là tưởng tượng. Anh đi tìm trong đó
Vứt tất cả - cuộc đời và vinh quang
Làm người xa lạ bước giữa trần gian
Tìm mỗi ngôi nhà, cánh rừng, đồng cỏ.

Anh đi bằng chân đất trên tuyết phủ
Không đội mũ dưới nắng cháy mùa hè
Dưới tuyết nổi, gió sa, dưới nắng mưa
Đợi từ đêm đến sáng bên cửa sổ.

Và nếu như có ngôi nhà như thế
Dù đến già, tìm được bàn tay anh:
“Hãy nhận anh, em yêu, bằng tiếng gõ!..”

Dù trả lời: “Trong nhà không có nàng!”
Anh vẫn ép bàn tay vào cánh cửa
Viết xong bài thơ của ước mơ anh.
1938


GẶP GỠ

Anh đến sớm hơn hai giờ
Và đi nhiều hơn hai dặm.
Bên cạnh anh những cây thông rất lớn
Tuyết phủ đầy dưới những chân to.

Em đến muộn hơn hai giờ
Tất cả đóng băng. Anh chờ lâu quá
Anh sống thêm trên đời hai giờ nữa
Những tảng băng dày trên sông Volga.

Bắt đầu một thời kỳ đóng băng
Không khí cứng. Và ngọn cây màu trắng
Trong áo bào trắng, mặt đất đông cứng
Sự đợi chờ quả vĩ đại vô cùng!

Nhưng em nhận ra ngay, thật khó khăn
Bước chân đầu là tháng tư tan tuyết.
Hoa lưu ly cứ tràn lên đôi mắt.
Những mạch nước nguồn róc rách thì thầm.

Và lại nở hoa, và lại màu xanh
Trong cuộc đời ấm nồng muôn màu sắc
Băng giá có vẻ chưa từng, dù quả thật
Anh từng đợi em trong bốn giờ liền.
1918

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:16:53


Aleksey Vasilievich Koltsov (tiếng Nga: Алексей Васильевич Кольцов, 15 tháng 10 năm 1808 – 19 tháng 10 năm 1842) là nhà thơ Nga. Người đời gọi Aleksey Koltsov là Robert Burns của Nga vì thơ ông lý tưởng hoá tình yêu thôn dã và đời sống lao động thôn quê.

Tiểu sử:
Aleksey Koltsov sinh ở Voronezh, là con một nhà buôn gia súc. Từ nhỏ đã giúp bố chăn gia súc ở thảo nguyên và bán ở các chợ làng quê. Biết làm thơ từ năm lên 16 tuổi. Năm 1830 làm quen với nhà văn Stankevich, được ông giới thiệu với các nhà thơ nổi tiếng ở Moskva và Sankt-Peterburg. Trong số này có Vasily Zhukovsky, Pyotr Vyazemsky, Vladimir Odoevsky, Aleksandr Pushkin, và nhà phê bình nổi tiếng Belinsky. Sau này, Belinsky trở thành người bạn, người thầy của Aleksey Koltsov. Belinsky có sự ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành thế giới quan của ông. Năm 1830 bắt đầu in thơ trên báo Văn học, năm 1835 in tập thơ đầu tiên nhờ sự giúp đỡ về tài chính của Stankevich và Belinsky. Đây cũng là tập thơ duy nhất được in ra khi ông còn sống.

Công việc buôn bán gia súc làm cho ông đi nhiều vùng quê, thu thập được nhiều bài hát của dân gian. Thơ của ông chủ yếu viết về những người nông dân, về cuộc sống và tình yêu thôn dã. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, trở thành những bài hát dân gian. Tuy vậy, bố của ông thường xuyên kiểm soát gắt gao và không ủng hộ nghiệp thơ văn của ông. Kết quả của cuộc sống tù túng và bệnh lao kéo dài, ông mất khi chưa đầy 34 tuổi. Ở Voronezh có tượng đài, có vườn hoa và đường phố mang tên ông.


TÔI Ở NHÀ NÀNG

Tôi ở nhà nàng, nàng bảo tôi
“Em yêu anh, hỡi người yêu dấu!”
Nhưng điều bí mật này hãy giấu
Với những người bạn gái – nàng khuyên.

Tôi ở nhà nàng; dù bạc vàng
Nàng đã thề sẽ không đem đổi
Niềm say mê bừng như lửa cháy
Nàng yêu tôi như một người anh.

Tôi ở nhà nàng; từ môi đẹp
Tôi uống say hạnh phúc lãng quên
Quên mọi điều ở chốn trần gian
Bên bộ ngực thanh tân tuyệt đẹp.

Tôi ở nhà nàng; đến muôn đời
Sống với hồn nàng cả hồn tôi
Mặc cho nàng với tôi phụ bạc
Nhưng lòng tôi sẽ chẳng đổi thay.
1829


LY BIỆT

Buổi bình minh tuổi trẻ mờ sương
Tôi yêu nàng bằng cả tấm lòng
Ánh sáng trời đọng trong đôi mắt
Ngọn lửa tình trên mặt người thương.

Buổi sáng tháng năm trước mặt nàng
Cây sồi xanh mướt một màu xanh
Thảo nguyên hoa cỏ như nhung gấm
Chiều hoàng hôn, đêm có phép tiên.

Các người đẹp lắm khi thiếu nàng
Cùng tôi chia sẻ nỗi buồn thương
Nàng đến, các người như chẳng có
Đêm thành ngày, đông giá – mùa xuân.

Tôi không quên được lần cuối cùng
Nàng bảo tôi: “Giã biệt người thương
Trời sai khiến vậy, đành ly biệt
Nhưng ngày nào đó, lại đoàn viên…”

Bỗng chốc trên mặt, lửa bừng lên
Như tuyết trắng trong chặn ngang dòng
Trên ngực của tôi nàng gục xuống
Và thổn thức như kẻ điên cuồng.

“Anh đừng đi vội – nàng kêu lên –
Để em khóc cho nỗi buồn thương
Cho anh, cho chim ưng sáng chói…”
Linh hồn trùm lấy – lời bỗng ngừng…
1840


HÃY ĐẾN VỚI EM

Hãy đến với em, khi gió mát
Biếng lười lay khẽ những cánh rừng
Thảo nguyên, đồng cỏ - cả thế gian
Chiếc áo khoác mơ màng sẽ mặc.

Hãy đến với em, khi trăng thanh
Lặn bơi trong những đám mây đen
Hoặc khi trăng giữa trời quang đãng
Chiếu vào mặt nước phẳng như gương.

Hãy đến với em, khi mà em
Chìm đắm trong suy nghĩ về tình
Hãy đến với em, khi người đẹp
Nóng lòng, sốt ruột đợi chờ anh.

Hãy đến với em, một khi tình
Nảy sinh những ý nghĩ hân hoan
Hãy đến với em, khi nhiệt huyết
Đùa vui, hồi hộp và sôi lên.

Hãy đến với em, cùng với anh
Cuộc đời sung sướng sẽ nhân lên
Em muốn áp vào trong ngực trẻ
Cả say mê khao khát của mình.
1829


TRIOLET

Tôi xin em, hãy để tôi yên
Tình của tôi với em đã nhạt.
Ngọn lửa tình ngày xưa đã tắt
Tôi xin em, hãy để tôi yên.

Em không biết, tôi xưa vui mừng
Nhận ra em – niềm vui đi mất.
Tôi xin em, hãy để tôi yên
Tình của tôi với em đã nhạt.


KHI CÓ CUỘC ĐỜI KHÁC

Khi có cuộc đời khác ở chốn kia
Giã biệt! Chúc lên đường may mắn!
Còn nếu không – xin bạn hãy quay về
Về với chúng tôi, nơi này hãy sống!
1842




Ivan Andreyevich Krylov (tiếng Nga: Ива́н Андре́евич Крыло́в, 13 tháng 2 năm 1769 – 21 tháng 11 năm 1844) là nhà văn, nhà thơ Nga nổi tiếng với những câu chuyện ngụ ngôn.

Tiểu sử:
Ivan Krylov sinh ở Moskva, là con trai của một sĩ quan phục vụ trong quân đội. Krylov ít học nhưng đọc sách nhiều, được thừa hưởng một thư viện lớn của bố, là một người rất ham mê đọc sách. Lên 10 tuổi mồ côi bố, Krylov được nhà văn Nicolai Lvov đỡ đầu, được sống trong môi trường văn chương từ nhỏ. Năm 1872 cùng với mẹ đi lên Sankt-Peterburg làm lương hưu cho mẹ và xin việc làm. Thời gian này ông bắt đầu viết một vài vở kịch và bắt đầu làm thơ. Năm 1785 viết bi kịch Cleopatra (bản thảo sau này bị thất lạc) được nghệ sĩ nổi tiếng Dmitryevsky khen ngợi và khuyên nên tiếp tục sáng tác. Năm 1786 viết bi kịch Phelomela. Những tác phẩm này không mang lại cho Krylov tiền bạc hay danh tiếng nhưng cho phép ông nhập hội với những văn nghệ sĩ của Sankt-Peterburg. Cuối những năm 1880 ông tập trung vào lĩnh vực báo chí, thành lập tờ tạp chí Почта духов nhưng chỉ sau một thời gian phải đổi tên vì không có nhiều bạn đọc. Năm 1793 đổi tên thành Санкт-Петербургский Меркурий nhưng đến cuối năm này cũng ngừng hoạt động. Thời gian này Krylov đi về các tỉnh, sống với bạn bè rồi lên Moskva tiếp tục sáng tác. Năm 1805 ông in một số truyện ngụ ngôn và một số bản dịch ngụ ngôn của Jean de La Fontaine rồi quay sang viết kịch. Năm 1807 nhiều vở kịch của ông gây được sự thành công không ngờ nhưng chính vào thời điểm như vậy ông lại quay sang viết ngụ ngôn.

Ivan Krylov trở thành một tác gia cổ điển khi còn sống. Năm 1835, nhà phê bình Belinsky trong bài Литературные мечтания (Những giấc mơ văn học) nêu tên bốn tác giả cổ điển, đặt Krylov bên cạnh Derzhavin, Pushkin và Griboedov.

Ivan Krylov viết hơn 200 truyện ngụ ngôn trong khoảng thời gian từ năm 1809 đến năm 1843. Từng được in ra với số lượng lớn và được bạn đọc chào đón nồng nhiệt. Một số đề tài ngụ ngôn của ông ban đầu mô phỏng theo truyện ngụ ngôn của Aesop và Jean de La Fontaine nhưng về sau là sáng tác của ông. Ngày sinh nhật 50 tuổi của ông từng trở thành một ngày hội của quần chúng. Gần 200 năm nay có biết bao nhiêu thế hệ người Nga lớn lên qua những câu chuyện ngụ ngôn của Ivan Krylov. Ông mất năm 1844 ở Sankt-Peterburg.


 
QUẠ KHOANG VÀ CÁO

Muôn đời nay vẫn nhắc đi nhắc lại ở trần gian
Rằng ton hót là xấu xa, có hại; nhưng nếu không có ích
Và kẻ nịnh thần luôn tìm ra một góc trong tim.
__________________

Quạ khoang kiếm được một thanh phó mát
Liền ì ạch bay lên ngọn cây thông
Quạ chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình
Cặp mỏ quạ giữ gìn thanh phó mát.
Nhưng thật không may, một con cáo đi qua
Bỗng nhiên, mùi phó mát cáo nghe ra
Cáo nhìn thanh phó mát thèm rõ dãi
Cáo tinh ranh liền ghé sát gốc cây
Vẫy đuôi, nhìn quạ không rời ánh mắt
Rồi cất giọng, lời cáo rất ngọt nhạt:
“Chao ôi, chị mới đẹp làm sao!
Cái cổ đẹp biết bao, và đôi mắt!
Chị hãy kể một câu chuyện cổ tích
Bộ lông tuyệt đẹp! Cái mũi tuyệt trần!
Giọng của chị, tất nhiên, sẽ thiên thần!
Chị hát lên nào, chị đừng xấu hổ
Chị đẹp vậy hát sẽ hay vô cùng
Vì trong loài chim, chị là bà Chúa!”
Quạ khoang choáng váng vì những lời khen
Qụa vui mừng và quạ dồn hơi thở
Để đáp lại những lời khen của cáo
Tiếng kêu quạ quạ vừa mới cất lên
Phó mát rơi – kẻ tinh ranh dưới đó.


THƠ TRÀO PHÚNG

Ai vẫn nói rằng phê bình là nhẹ
Tôi đọc phê bình “Ruslan và Lútmila”.
Dù sức lực của tôi rất mạnh mẽ
Nhưng với tôi, trường ca quá nặng nề!

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:25:52


Mikhail Alekseevich Kuzmin (tiếng Nga: Михаил Алексеевич Кузмин, 6 tháng 10 năm 1872 – 1 tháng 3 năm 1936) là nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ Nga thế kỷ bạc.

Tiểu sử:
Mikhail Kuzmin sinh ở Yaroslav trong một gia đình có gốc gác quí tộc. Lớn lên ở Saratov. Năm 1884 gia đình chuyển về Sankt-Peterburg, Kuzmin vào học trường gymnazy. Năm 1891 học xong gymnazy Kuzmin vào học tại Nhạc viện Sankt-Peterburg. Tốt nghiệp nhạc viện, Kuzmin sáng tác nhạc và biểu diễn đàn piano. Năm 1895, cùng với một người bạn đi du lịch sang Ý, Ai Cập, Hy Lạp. Năm 1901 in tập thơ История рыцаря д’Алессио, được nhà thơ Valery Bryusov mời làm cộng tác với tạp chí Весы và bắt đầu trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Tập thơ Александрийские песни in ở tạp chí Весы của ông làm cho nhà thơ, nhà phê bình M. Voloshin lấy làm ngạc nhiên vì vẻ kết hợp tài ba giữa đời sống của nước Nga đương thời với xã hội Hy Lạp cổ đại. Александрийские песни trở thành một tác phẩm cổ điển trong thế kỷ XX.

Năm 1906 ông bắt đầu in một số truyện và kịch, đặc biệt, tác phẩm Крылья của ông viết về tình yêu của những người đồng tính luyến ái gây nên một vụ xì căng đan thực sự. Nhà văn Maxim Gorky gọi Kuzmin là “kẻ trơ trẽn”, còn nữ thi si Zinaida Gippus gọi ông là kẻ “lưu manh”. Những năm Thế chiến I ông đứng về phía cách mạng, tuy vậy, sau Cách mạng Tháng Mười ông viết rất ít và tự coi mình là nhà thơ không hợp thời.

Ngoài thơ và văn xuôi, Kuzmin còn để lại nhiều tác phẩm kịch và phê bình. Ông mất ở Leningrad năm 1936. Một số tác phẩm của ông viết ở giai đoạn cuối bị thất lạc.

Tác phẩm:
*Александрийские песни (1905-1908)
*Приключения Эме Лебефа (1907)
*Повесть об Елевсиппе, рассказанная им самим (1906)
*Из писем девицы Клары Вальмон к Розалии Тютельмайер (1907)
*Возвращение Одиссея (1911)
*Параболы. Стихотворения. 1921-1922 (1923)
*Форель разбивает лед. Стихи 1925-1928 (1929)

Về Mikhail Kuzmin:
*Михаил Кузмин и русская культура XX века. Тезисы и материалы конференции 15-17 мая 1990 г. Сост. и ред. Г. А. Морева. Л., 1990.
*Богомолов Н. А. Михаил Кузмин: Статьи и материалы. М., 1995.
*Богомолов Н. А., Малмстад Джон Э. Михаил Кузмин: искусство, жизнь, эпоха. М., 1996.
*Malmstad John E., Bogomolov Nikolay. Mikhail Kuzmin. A Life in Art. Cambridge, Massachusetts, London, England: Harvard University Press, 1999.
*Панова Л. Г. Русский Египет. Александрийская поэтика Михаила Кузмина. М., 2006 .


 
 KHOÁI LẠC TÌNH YÊU CHỈ TRONG PHÚT CHỐC

Plaisir d'amour ne dure qu'un moment.
Chagrin d'amour dure toute la vie.


Khoái lạc tình yêu chỉ trong phút chốc
Đau khổ tình yêu theo suốt cuộc đời.
Tôi đã từng hạnh phúc với người yêu
Từng khát khao uống chén tình mỏi mệt!

Và chúng tôi đã từng gom trái ngọt
Của một cuộc tình đằm thắm qua mau
Dòng thời gian điên cuồng và đói khát
Xóa hết rồi dấu vết của tình yêu.

Trên đồng cỏ, nơi ngày xưa đùa chơi
Những giọt sương làm cho nghiêng hoa cỏ
Vương miện tình yêu, than ôi! Gục đổ
Người yêu tôi không còn nữa trên đời.

Nhưng rất lâu, sau cơn nóng rã rời
Trong mê sảng, tôi gọi bằng tên khác
Khoái lạc tình yêu chỉ trong phút chốc
Đau khổ tình yêu theo suốt cuộc đời.


NGƯỜI YÊU PHỤ BẠC

Bị người yêu phụ bạc – hạnh phúc ghê!
Thấy ánh sáng chói lòa trong quá khứ
Mùa đông u ám đến sau mùa hè
Nhớ mặt trời, dù đã không còn nữa.

Bông hoa khô và những bức thư tình
Ánh mắt cười, gặp gỡ đầy hạnh phúc
Dù bây giờ trên con đường tối đen
Nhưng mùa xuân ta lang thang trên đất.

Để hạnh phúc, có một bài học khác
Con đường khác – hoang vắng và thênh thang
Kẻ bị phụ tình – thật là hạnh phúc!
Làm kẻ không yêu – cay đắng vô cùng.


TÔI NÓI MÀ KHÔNG YÊU

“Anh yêu em”, tôi nói mà không yêu
Và bỗng nhiên thần tình yêu bay đến
Nắm tay tôi, như một người hướng dẫn
Tôi theo thần và đi đến với em.

Đôi mắt sáng, không còn vẻ mơ màng
Của tình yêu đã quên trong quá khứ
Thần bất ngờ dẫn tôi ra đồng cỏ
Ánh sang đầy và có những giọt sương.

Điều dối gian buổi sáng rất dị thường
Tôi nhìn thấy lạ lùng và sáng tỏ
Một vẻ rất dịu dàng màu thắm đỏ
Ánh hồng lên một hình bóng lung linh.

Và tôi nhìn thấy miệng hơi hé mở
Tôi nhìn ra đôi má đỏ thẹn thùng
Thấy ánh mắt hãy còn rất mơ màng
Và chiếc cổ cao nhẹ nhàng xoay trở.

Suối rì rầm cùng tôi giấc mơ đẹp
Tôi uống luồng sinh khí rất thèm thuồng
Và tôi lại yêu trong lần đầu tiên
Tôi lại yêu đến muôn đời muôn kiếp.
 
*****************





Mikhail Yuryevich Lermontov (tiếng Nga: Михаи́л Ю́рьевич Ле́рмонтов, 15 tháng 10 năm 1814 – 27 tháng 7 năm 1841) – nhà thơ, nhà văn Nga, là nhà thơ lớn của Nga sau Pushkin.

Cuộc đời:
Mikhail Yuryevich Lermontov sinh ở Moskva trong một gia đình có gốc gác từ Scotland. Mẹ mất sớm nên Lermontov được bà ngoại nuôi dạy. Từ nhỏ đã thông thạo tiếng Pháp, tiếng Đức. Năm 1825 bà ngoại đưa Lermontov đi về vùng Kapkage. Kí ức tuổi thơ trước phong cảnh thiên nhiên của vùng Kapkage in đậm trong nhiều sáng tác của ông. Năm 1827 trở lại Moskva, Lermontov vào học tại học xá Moskva, đến năm 1830 học xá trở thành gymnazy thì nghỉ học, sau đó vào học Đại học Moskva nhưng hai năm sau lại nghỉ học. Theo lời khuyên của một người bạn, Lermontov vào học trường võ bị Peterburg. Sau khi tốt nghiệp đi về vùng Kapkage phục vụ. Thời gian ở Kapkage, trong một vụ xích mích với Martynov, người trước đây từng là bạn học ở trường võ bị, đã quyết định đấu súng và bị giết chết.

Thơ ca:
Cuộc đời của Lermontov chỉ vỏn vẹn có 27 năm nhưng di sản thơ ca mà ông để lại cho đời vô cùng to lớn. Lermontov giữ một vị trí đặc biệt trong thơ ca Nga. Nhà phê bình Belinsky viết: “Trong thơ của Lermontov là tất cả sức mạnh, là tất cả yếu tố để làm nên cuộc đời và thơ ca: một sức mạnh bền vững của tâm hồn, sự nhún nhường của than vãn, mùi hương của lời cầu nguyện, một sự khích lệ như sóng gió ba đào, một nỗi buồn tĩnh lặng, một nỗi trầm tư dịu dàng, những lời thở than kêu hãnh, những tiếng kêu la tuyệt vọng, vẻ đằm thắm bí huyền của tình cảm, những ước mong táo bạo không thể ngăn kìm, sự trong trắng trinh nguyên, những bệnh tật của xã hội, những bức tranh của thế giới, những lời quở trách của lương tâm, sự hối hận đến mủi lòng, sự thổn thức của đam mê và những giọt nước mắt lặng lẽ rót vào sóng gió của con tim, sự hoan hỉ của tình, lo âu của ngày ly biệt, niềm vui của ngày gặp mặt, sự coi khinh vẻ đơn điệu của đời thường, sự khát khao điên cuồng của vẻ hân hoan, một lòng tin cháy bừng như ngọn lửa và nỗi khổ của sự trống vắng trong tâm hồn, tiếng kêu than xua đi cảm giác về một cuộc đời đang chết lặng, chất độc của phủ nhận, vẻ lạnh lùng của mối nghi ngờ, ác quỉ ngạo mạn và đứa bé ngây thơ, vẻ ngang tàng của kẻ rượu chè và cô gái ngây thơ trong trắng – tất cả, tất cả trong thơ này: và bầu trời, và mặt đất, và thiên đàng, và địa ngục”.
Với vẻ phong phú về ý tưởng và mô-típ kể trên, có thể chia sáng tác của Lermontov thành 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất đến năm 1835 và giai đoạn thứ hai là những năm còn lại của cuộc đời thơ ngắn ngủi. Ở giai đoạn đầu Lermontov sáng tác bằng trí tưởng tưởng, bằng cảm nhận về thế giới xung quanh mình: sự đấu tranh không khoan nhượng của hai mặt đối lập giữa trời và đất, qua đó nhìn ra nguyên nhân của bi kịch cuộc đời mình. Giai đoạn thứ hai nhà thơ đã gần hơn với thực tế qua sự với tiếp xúc nhiều với những con người và đời sống xã hội. Như một người theo thuyết nhị nguyên luận, nhà thơ cảm nhận vẻ hai mặt của con người “trong khoảng trung gian kinh hoàng giữa hai cuộc đời”.

Thư mục
Tiếng Nga:
I. Издания
*"Герой Нашего Времени", части I-II, изд. И. Глазунова (СПб., 1840);
*"Стихотворения М. Лермонтова" (СПб., 1840);
*“Сочинения Лермонтова", тома I-II, изд. А. Смирдина (СПб., 1847);
*"Сочинения Лермонтова, приведенные в порядок и дополненные С.С. Дудышкиным", тома I-II, изд. А.И. Глазунова (СПб., 1860);
*Сочинения Лермонтова", под ред. П.А. Ефремова, изд. "Новое Время" (СПб, 1880).
*"Жизнь и творчества Лермонтова", П.А. Висковатова (М., 1889-1891).
*"Сочинения М.Ю. Лермонтова", под редакцией и с примечаниями И.М. Болдакова, тома I-V, (М., 1891).
*"Полное собрание сочинений Лермонтова", под ред. Арс. И. Введенского, тома I-IV, (СПб., 1903).
*"Полное собрание сочинений М.Ю. Лермонтова", под ред. Д.И. Абрамовича, *"Академическая библиотека русских писателей", издание Академии Наук (СПб., 1910-1912).




TÔI MỘT MÌNH BƯỚC RA CON ĐƯỜNG NHỎ

1
Tôi một mình bước ra con đường nhỏ
Qua màn sương con đường đá ánh lên
Đêm tĩnh lặng. Đồng hoang nghe lời Chúa
Và những ngôi sao to nhỏ tự tình.

2
Giữa bầu trời diệu kỳ và trang trọng
Đất ngủ yên trong ánh sáng màu xanh
Có điều chi làm cho tôi đau đớn?
Có điều chi tôi mong đợi cho mình?

3
Không còn đợi điều chi từ cuộc sống
Tháng ngày qua không một chút tiếc thương
Tôi đi tìm tự do và tĩnh lặng
Tôi chỉ mong giá được ngủ và quên!

4
Nhưng không bằng giấc mơ trong mồ lạnh
Dù vẫn mong được ngủ vậy muôn đời
Để trong ngực mê man nguồn nhựa sống
Để lặng yên con sóng giữa lòng tôi.

5
Để suốt đêm, suốt ngày tôi nghe được
Về tình yêu một giọng hát ngọt ngào
Để trên đầu tôi muôn đời xanh mướt
Cây sồi đen ngả cành xuống lao xao.
1841.


HÃY Ở LẠI CÙNG ANH

Hãy ở lại cùng anh như lần trước
Hãy nói với anh, dù chỉ một câu
Để hồn anh trong những lời tìm được
Điều tâm hồn mong đợi đã từ lâu.

Nếu những tia hi vọng còn gìn giữ
Trong tim này – chắc chúng sẽ hồi sinh
Nếu còn có thể tuôn ra dòng lệ
Trong mắt này – chắc chúng sẽ trào lên.

Có những lời mà không thanh minh nổi
Vì điều này, chúng quyền lực với anh
Những lời này làm cho anh sống lại
Nhưng không làm cho kẻ khác hồi sinh.

Em hãy tin rằng những lời buốt giá
Chúng chỉ làm cho vấy bẩn bờ môi
Như những cánh hoa của bông hoa nhỏ
Chúng giống như nọc rắn độc giết người!


NÀNG XINH ĐẸP

Nàng xinh đẹp tựa hồ như giấc mộng
Của bé con dưới ánh sáng phương Nam
Ai cắt nghĩa rằng đẹp nghĩa là nàng
Với ngực cao hay thân hình duyên dáng.

Hay đôi mắt mở to? – nhưng tôi tin
Tất cả đấy không gọi là sắc đẹp
Miệng không nói lời làm sao yêu được
Chẳng mùi hoa – không ánh lửa mắt nhìn.

Nhưng trời ơi, tôi xin được thề nguyền
Nàng rất đẹp!.. tôi cháy lên, run rẩy
Khi mái tóc xõa trên vầng trán ấy
Tơ nhung vàng tôi khẽ chạm tay lên.

Và tôi sẵn sàng quì xuống chân nàng
Trao thiên đàng, cuộc đời, trao hết tất
Chỉ để được nhận về tôi ánh mắt
Là tất cả niềm khoái lạc hân hoan!


EM CỨ GỌI GIẤC MƠ LÀ HY VỌNG

Em cứ gọi giấc mơ là hy vọng
Điều dối gian là chân lý cho rồi
Em chớ tin lời cam đoan, ca tụng
Nhưng hãy tin, hãy tin ở tình tôi.

Tình như thế không tin làm sao nổi
ánh mắt tôi không giấu một điều gì
Giấc mơ tôi với em thành giả dối
Em xứng thiên thần với điều ấy quá đi.
1831.


TẠI VÌ SAO

Tôi buồn, bởi vì yêu em đó
Và biết rằng tiếng xấu chẳng hề thương
Tuổi trẻ của em dậy sức thanh xuân.
Mỗi giây ngọt ngào, mỗi ngày sáng tỏ
Em phải trả bằng nước mắt, nỗi buồn.
Tôi buồn… bởi vì em vui vẻ.


GỬI BẠN V.SH(1)

Chia tay nhau “ta hẹn đến ngày vui!”
Bạn xiết tay tôi, nói lời khi giã biệt
Rồi rất lâu tôi đợi những ngày này
Nhưng chờ đợi của tôi thành vô ích.

Bạn thân yêu! Những ngày vui chẳng thấy
Trong tương lai hạnh phúc chẳng có gì
Tôi vẫn nhớ những ngày vui vẻ ấy
Nhưng cái nhớ về là cái đã mất đi.

Cả quá khứ với ta thành vô nghĩa
Như ngọn hải đăng chỉ sáng trong đêm
Khi trên biển phong ba và bão tố
Bờ thuỷ chung – hướng vẫy gọi ngọn đèn.

Khi trên thuyền chỉ một người cô quạnh
Lái con thuyền đi cảm thấy dập dờn
Và nhìn thấy – bến bờ không xa lắm
Nhưng dù sao cái chết vẫn gần hơn.

Không! Bị quyến rũ bằng ước mơ vô ích
Con tim đau nhận ra sự anh minh
Khi khó nhọc hạ mình giấc mơ đẹp
Thì con tim chợt tỉnh giấc mơ tiên.
1831.
____________
(1)Vladimir Alexandrovich Sheshin – bạn, bạn học của Lermontov, người quen của A. Puskin, người bà con của D. Davydov và A. Fet, đều là những nhà thơ lớn.


CÁNH BUỒM

Một cánh buồm cô đơn đang dần trắng
Trong màn sương của nước biển ngời xanh
Buồm đi tìm chi ở nơi xa vắng?
Và tại vì sao từ giã quê mình?…

Những ngọn sóng chơi đùa – cơn gió thét
Và cột buồm đang cót két, uốn cong…
Than ôi – buồm chẳng đi tìm hạnh phúc
Và cũng không chạy trốn nỗi vui mừng!

Phía dưới buồm, nước màu xanh sáng tỏ
Phía trên buồm ánh nắng có màu vàng…
Còn buồm nổi loạn, cầu xin bão tố
Tựa hồ trong bão tố có bình yên!


DEMON
(Trích I-15)

Rơi trên gia đình yên ấm lão Gudan
Sự trừng phạt của trời như tiếng sét
Tamara ngã xuống trên giường mình
Nức nở khóc – nàng Tamara tội nghiệp.

Dòng nước mắt tuôn theo dòng nước mắt
Ngực phập phồng, nàng khó thở lắm thay
Một giọng nói diệu huyền, nghe đâu đây:
“Chớ khóc, con! Khóc làm chi vô ích!

Nước mắt con trên xác không biết nói
Thành giọt sương sống động chẳng rơi lên
Chỉ làm cho mờ mịt ánh mắt nhìn
Và đôi má nữ trinh đem đốt cháy.

Người đã xa, không hề hay biết vậy
Không hiểu ra đau đớn của con đâu
ánh sáng trời, giờ âu yếm biết bao
Nhìn đôi mắt của người không xác ấy…

Người đã nghe những khúc hát thiên đàng
Rằng giấc mơ nhỏ nhen nơi trần thế
Và thổn thức, và nước mắt thiếu nữ
Chỉ dành cho khách ở phía trời chăng?

Không số phận của người thịt mắt trần
Hãy tin ta, thiên thần trên mặt đất
Không đáng giá, dù chỉ là khoảnh khắc
Với nỗi buồn, nỗi đau đớn của con!

Con hãy nhìn lên, vào giữa không trung
Không phương hướng và mục đích không có
Đang bơi rất nhẹ nhàng ở trong sương
Dàn đồng ca của những vì tinh tú.

Giữa những cánh đồng rộng lớn mênh mông
Giữa trời xanh chúng đi không dấu vết
Những đám mây không thể nào bắt được
Như những bông chúng quây lại thành đàn.

Giờ gặp gỡ, phút chia ly
Chúng chẳng cần mừng vui hay buồn giận
Vào tương lai không mong ước điều gì
Và quá khứ chẳng cần chi thương cảm.

Trong cái ngày mà con bất hạnh
Thì những vì sao con hãy nhớ về
Với trần gian như những đám mây kia
Không số phận và hững hờ như chúng”.

…………………………………..
…………………………………..

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:29:21

 
 
Mirra Aleksandrovna Lokhvitskaya (tiếng Nga: Мирра Александровна Лохвицкая, 1869 – 1905) là nữ nhà thơ Nga, thường được gọi là Sappho của Nga.

Tiểu sử:
Mirra Lokhvitskaya là con gái của một nhà bác học và là một luật sư nổi tiếng, chị gái của nữ nhà thơ Teffi. Tốt nghiệp Đại học Aleksandr Moskva. Làm thơ từ những ngày còn là sinh viên. Từ năm 1889 bắt đầu in thơ ở các tạp chí Севере; Художнике; Сев. Вестн; Неделе; Ниве… Năm 1896 in tập thơ đầu tiên, năm 1898 in tập thứ 2, năm 1900: tập thứ 3, năm 1903: tập thứ 4, năm 1905: tập thứ 5.

Năm 1897 được tặng Giải thưởng Pushkin cho tập thứ 1. Năm 1905, tập thứ 5 được tặng giải thưởng của Viện hàn lâm. Nhà thơ Konstantin Balmont gọi Mirra Lokhvitskaya là Sappho của Nga và tên gọi này trở thành phổ biến vì thơ của bà chỉ viết về tình yêu dưới mọi biểu hiện của nó. Về tài thơ, Mirra Lokhvitskaya là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc nhất của Nga. Thơ của bà được yêu thích cả đương thời cũng như hiện tại.




EM MUỐN LÀM NGƯỜI YÊU DẤU CỦA ANH

Em muốn làm người yêu dấu của anh
Nhưng không phải chỉ vì giấc mơ đẹp
Mà để cho đến muôn đời gắn kết
Số phận và tên hai đứa chúng mình.

Thế giới này làm mê hoặc con người
Cuộc đời này buồn đau và tăm tối
Người thương ơi giá mà anh hiểu nổi
Rằng trong đời em chỉ một mình thôi.

Đâu đúng, sai – em không biết được rằng
Em như kẻ giữa rừng sâu lạc lối
Rằng đời em nếu như anh xô đẩy
Thì giữa lòng tiếng vọng sẽ hồi âm.

Mặc cho bao người sẽ vứt hoa lên
Và cản trở, mặc trần gian cát bụi
Nhưng không phải anh, tất nhiên, không phải
Hỡi ông hoàng của trái tim em.

Đến muôn đời em mãi mãi của anh
Sẽ ngoan hiền và dịu dàng, đằm thắm
Không nước mắt và không điều trách mắng
Em muốn làm người yêu dấu của anh.
1904




KHÚC HÁT TÌNH YÊU

Em muốn, giá mà đem mơ ước của anh
Những ước mong kín thầm, hay giấc mộng
Sẽ biến chúng thành những bông hoa sống động
Nhưng… có lẽ là quá chói chang những bông hồng!

Em muốn, giá mà em có cây đàn
Đặt vào ngực cho tình cảm trẻ trung muôn thuở
Như những bài ca, sẽ vang lên trong đó
Nhưng… có lẽ là dây đứt hết vì tim!

Em muốn, giá mà trong giấc ngủ thật nhanh
Nhận biết ra sự ngọt ngào, đê mê khoái lạc
Nhưng… có lẽ là em chết mất
Khi đợi chờ sự thức dậy của anh!
1889


ÁNH MẮT CỦA ANH

Ánh mắt của anh vừa nóng bỏng lại dịu êm
Làm cho em hồi hộp
Bằng sức mạnh kinh hoàng thức dậy trong lồng ngực
Một tình yêu đã ngủ quên!

Gặp ánh mắt nhìn em muốn ngã vào lòng anh
Nhưng say mê em kìm nén
Anh có biết rằng em ngọt ngào và em đau đớn
Bởi vì em yêu anh!

Em nhắm mắt lại, che mắt hai lần
Cùng bờ mi của anh dày rậm
Anh không hiểu được sau cái vẻ ngoài lạnh cóng
Không nghĩ suy, không tình cảm của em!
1890


KHÚC BI CA

Em muốn được chết trong mùa xuân
Với sự trở về của tháng Năm vui vẻ
Khi mà trước mặt em cả thế gian
Hồi sinh lại, trong mùi hương dịu nhẹ.

Tất cả những gì trong cuộc sống từng yêu
Với nụ cười em ngắm nhìn khi đó
Với cái chết em mang niềm ân huệ
Gọi cái chết là tuyệt đẹp, đáng yêu.
5-3-1893

[IMG][/IMG]


GIÁ MÀ HẠNH PHÚC CỦA EM

Giá mà hạnh phúc của em là chim đại bàng
Rất kiêu hãnh bay giữa trời xanh thắm
Thì em sẽ giương cung tên, dịu dàng em bắn
Dù sống hay chết rồi nhưng nó của riêng em!

Giá mà hạnh phúc của em là bông hoa diệu huyền
Bông hoa nở trên đỉnh cao vách đá
Thì em sẽ hái hoa, không sợ gì hết cả
Bằng hơi thở của mình em hít cánh hoa tiên!

Giá mà hạnh phúc của em là chiếc nhẫn vàng
Giấu ở dưới đáy sông, chìm dưới cát
Thì em sẽ hoá thành tiên cá đi tìm bằng được
Và nhẫn vàng sẽ lấp lánh giữa tay em!

Giá mà hạnh phúc của em nằm trong trái tim anh
Thì ngày cũng như đêm em đốt hạnh phúc bằng ngọn lửa
Để cho không phân chia, em trao anh muôn thuở
Để hạnh phúc sẽ bồi hồi xao xuyến chỉ tình em!
1-1891


CÓ ĐIỀU GÌ BUỒN BUỒN

Có điều gì buồn buồn trong ánh bình minh
Và trong tiếng cười từ xa xôi chìm xuống
Và có nỗi buồn đau trong mùa hè oi nóng
Trong trang phục uy nghiêm của đất quê mình.

Và có tiếng hoạ mi đâu đó rì rầm
Như tiếng tơ đồng khóc than, nức nở
Có điều gì buồn buồn trong niềm vui gặp gỡ
Trong giấc mơ tuyệt vời của gian dối mùa xuân.
1896-1898



 
 
ĐÔI MÔI ANH NHƯ HAI CÁNH LỰU XANH

Đôi môi anh như hai cánh lựu xanh
Nhưng vị ngọt ong đi tìm không có
Em từng khát khao uống say một thuở
Hương mật ong, vị say đắm của tình.

Bờ mi anh như đôi cánh của đêm
Nhưng không ngủ dù thâu đêm suốt sáng
Trong mắt này em đã từng nhìn ngắm
Trong mắt này có hình bóng của em.

Tâm hồn anh như huyền bí Đông phương
Cổ tích, diệu kì nhưng không dối trá
Bởi anh là của em, của em tất cả
Đến một ngày còn sống sẽ còn thương.
1899


CÂU CHUYỆN VÔ TÌNH

Câu chuyện vô tình, hững hờ, trống rỗng
Một nỗi buồn u ám ngự trong tim
Nhưng mênh mông sâu thẳm ánh mắt nhìn
Dù không nói mà nói nhiều lắm lắm…

Lời đổi trao chỉ tầm phào, hờ hững
Cái bắt tay không xiết chặt, nhẹ nhàng
Nhưng đầu óc nổi loạn vẫn sẵn sàng
Và lồng ngực đợi chờ ôm, xúc động.

Không phải tình yêu, không phải sự mê say
Và lúc này cũng không cần quên lãng
Hãy nắm bắt khi khoảnh khắc chợt đến
Và trở thành thần trong một phút giây.

Không phải tình yêu, không phải sự mê say
Và lúc này cũng không cần quên lãng
Hãy nắm bắt khi khoảnh khắc chợt đến
Và trở thành thần trong một phút giây.
1-7-1894


HÃY BIẾT NẾM MÙI ĐAU KHỔ

Khi thiên hạ gọi ta là người mẹ, người phụ nữ
Thì ta hãy bớt đi một khoảnh khắc trong hạnh phúc của mình
Hãy lặng im và thản nhiên gìn giữ
Hãy biết cách lặng im!

Và nếu như niềm vui là những ngày rất ngắn
Và thần tượng sẽ xét đoán ta trong một sớm một chiều
Thì trong nhục nhã ê chề, khổ đau buồn chán
Hãy biết học cách yêu!

Và nếu trên người ta có dấu son chọn lựa
Nhưng cái ách nô lệ cho ta trời đã đặt lên
Thì hãy vác cây thập ác của mình với vẻ thần tiên
Hãy biết nếm mùi đau khổ!


cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:36:00


Osip Emilyevich Mandelstam (tiếng Nga: О́сип Эми́льевич Мандельшта́м, 15 tháng 1 năm 1891 – 27 tháng 12 năm 1938) – nhà thơ, nhà văn Nga, một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của trường phái thơ Asmeist (Đỉnh cao), Nga.

Tiểu sử:
Osip Mandelstam sinh ở Warsaw, Ba Lan trong một gia đình người Do Thái. Bố là một thương gia nên tuổi nhỏ Mandelstam được sống đầy đủ. Năm 1897 cả gia đình chuyển về Sankt-Peterburg. Từ năm 1900 đến năm 1907 học ở trường trung học Tenishesky, một trong những trường học có xu hướng tiến bộ thời bấy giờ. Từ nhỏ đã tỏ ra ấn tượng với vẻ kiến trúc hài hòa của Peterburg qua cuộc sống của cộng đồng Do Thái. Năm 1908 – 1910 học ở Đại học Sorbonne và Đại học Heidelberg. Năm 1911 vào học Đại học S. Peterburg và tốt nghiệp năm 1917. Năm 1923, sau khi tiếp xúc với nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Osif Mandelstam đã nhận xét: “Nguyễn Ái Quốc thấm đượm chất văn hóa – không phải thứ văn hóa châu Âu, có lẽ đấy là nền văn hóa của tương lai”.

Mandelstam bắt đầu sự nghiệp thơ ca như một nhà thơ của phái hình tượng, chịu ảnh hưởng của Sologub và Tyutchev. Cuối năm 1912 tham gia phái Asmeist, kết bạn với Anna Akhmatova, Nicolai Gumilyov, xuất bản tập thơ đầu Камень (Đá, ba ấn bản: 1913, 1916, 1922). Thời kỳ Thế chiến I và Cách mạng tháng Mười (1916 – 1920) Mandelstam hoàn thành tập thơ thứ hai Tristia, xuất bản năm 1922, năm 1923 in lại dưới tên “Quyển sách thứ hai” đề tặng Nazezhda Khazina, vợ của nhà thơ. Những năm 1925 – 1930 Mandelstam chỉ viết văn, năm 1930 bắt đầu quay lại với thơ.
Tháng 11 năm 1933 ông viết bài thơ Мы живем, под собою не чуя страны... chỉ trích Stalin nên bị bắt vào trại cải tạo ở Voronezh. Tháng 5 năm 1937 được ra trại Voronezh. Năm sau lại bị bắt đi cải tạo ở vùng Viễn đông. Mandelstam mất ngày 27 tháng 12 năm 1938 trong trại cải tạo ở Vladivostok.

Tác phẩm:
*Камень (Đá, 1913, 1916, 1922), thơ
*Tristia, 1922, thơ
*Шум времени (Tiếng ồn của thời gian, 1923), văn xuôi
*Египетская марка (Con tem Ai Cập, 1927), văn xuôi
*Стихотворения (Thơ, 1928), thơ
*Слово и культура (Lời nói và văn hóa, 1922), tiểu luận
*О природе слова (Về bản chất của lời nói, 1922), tiểu luận
*Четвертая проза (Văn xuôi thứ bốn, 1930), văn xuôi
*Воронежские тетради (Những ghi chép ở Voronezh, 1935–1937), văn xuôi
*О поэзии (Về thơ ca, 1928), văn xuôi
*Разговор о Данте (Trò chuyện về Dante, 1933), văn xuôi
*Стихи о неизвестном солдате (Thơ về người lính vô danh, 1937), thơ
*Собрание сочинений: в 4 тт (Tuyển tập tác phẩm, 4 tập), tuyển tập




GỬI CASSANDRA(1)

Anh không đi tìm những khoảnh khắc đầy hoa
Bờ môi em, Cassandra, hay ánh mắt
Nhưng những đêm không ngủ trong tháng chạp
Kỷ niệm xưa vẫn hành hạ hai ta.

Năm 1917, trong tháng chạp
Ta đã để mất tất cả, trong tình
Một người bị ý chí nhân dân cướp bóc
Còn người kia tự cướp bóc chính mình…

Rồi thủ đô sẽ có một khi nào
Trên bờ sông Nê-va, trong ngày lễ
Trong tiếng ồn đêm hội rất kinh sợ
Ai giật chiếc khăn tuyệt đẹp trên đầu.

Nhưng nếu như cuộc đời – cần mê sảng
Và một rừng thông – những ngôi nhà cao –
Anh đã yêu em, vụng về chiến thắng
Và một mùa đông dịch hạch năm nào.

Trên quảng trường với những xe bọc thép
Anh nhìn ra người ấy – một con người
Dọa bệnh than như chó sói dọa người
Hô: bình đẳng, tự do và luật pháp.

Còn em, Cassandra đớn đau, lặng lẽ
Anh đã không còn có thể nữa đâu em
Mặt trời Aleksandr(2) đã từng cháy lên
Một trăm năm trước soi cho tất cả?
__________
(1)Đây là bài thơ viết về Anna Akhmatova. Cassandra – theo thần thoại Hy Lạp là con gái của vua Priam.
(2)Aleksandr I (1777-1825) – Hoàng đế Nga từ năm 1801.



HÌNH BÓNG EM LUNG LINH VÀ KHỔ ẢI

Hình bóng em lung linh và khổ ải
Anh không thể nào cảm nhận được trong sương
“Lạy Chúa tôi!” – anh nhầm lẫn kêu lên
Nhưng tự mình không nghĩ rằng nói vậy.

Tên thánh thần như một con chim lớn
Đã bay ra từ lồng ngực của anh
ở phía trước sẽ dày đặc màn sương
Còn phía sau còn chiếc lồng trống rỗng.



LADY GODIVA(1)

Tôi với vẻ dại dột, ngây thơ thuở gắn mình vào thế giới hoàng gia, quí tộc
Sợ những món hải vị sơn bào và chỉ dám liếc mắt nhìn ngó đội vệ binh
Và tôi cũng không có trách nhiệm với họ dù chỉ một chút hồn mình
Bởi thế tôi không tự hành hạ mình vì dáng hình kẻ khác.

Với vẻ quan trọng ngô nghê tôi chau mày trong chiếc mũ như mũ nhà thờ
Tôi không đứng một mình dưới cột đá hành lang của nhà băng Ai-cập
Và trên sông Nê-va màu vàng chanh, sau tiếng xạc xào của tờ một trăm đồng rúp
Cô gái Digan trước mặt tôi đã không còn nhảy múa nữa bao giờ.

Cảm nhận thấy những trận tử hình, từ tiếng thét gào của thời loạn lạc
Tôi chạy về phía biển Đen, để tìm đến những nàng tiên
Và thế rồi vì những người đẹp thuở ấy, những cô gái châu Âu dịu dàng
Tôi đã chịu đựng biết bao nhiêu là ngượng ngùng cùng đớn đau khó nhọc.

Không hiểu tại vì sao đến tận bây giờ thành phố này vẫn còn thỏa mãn
Với những ý nghĩ và tình cảm của tôi theo lề lối cổ xưa?
Thành phố vì những cơn nóng lạnh trở nên càn rỡ hơn hết bao giờ
Với vẻ tự ái đáng rủa nguyền, với vẻ trẻ trung và trống rỗng.

Có phải tại vì tôi đã từng ngắm nhìn trong bức tranh từ thời tôi còn nhỏ
Quí bà Godiva buông tuồng ngồi trên lưng ngựa màu hung
Và tôi thầm vụng, lén lút tự nhắc nhở trong lòng:
“Lady Godiva, vĩnh biệt! Tôi không còn nhớ Lady Godiva nữa…”
__________
(1)Lady Godiva (980-1067) – nữ bá tước, vợ của ngài bá tước Leofric III. Theo truyền thuyết của Anh, Godiva là một phụ nữ tuyệt đẹp đã yêu cầu chồng giảm thuế nặng cho dân chúng Coventry. Leofric hứa sẽ giảm thuế cho dân nếu vợ ông khỏa thân cưỡi ngựa dạo quanh thành phố Coventry. Leofric tin chắc rằng Godiva không bao giờ chịu làm như vậy. Không ngờ Godiva đồng ý, mặc dù có một chút khôn vặt – nàng đề nghị dân chúng vào một ngày hẹn trước đóng hết cửa và không nhìn ra đường phố. Và thế là Godiva đi hết một vòng quanh thành phố Coventry. Ngài bá tước vô cùng kinh ngạc trước tinh thần dám xả thân của phụ nữ nên giữ lời hứa của mình, đã giảm thuế cho dân chúng. Cũng theo truyền thuyết thì trong ngày hôm đó chỉ có duy nhất một chàng Tom tò mò (Peeping Tom) đã lén lút ngó nhìn qua cửa sổ và chính ngay trong khoảnh khắc nhìn thấy đã bị mù cả hai mắt.


CŨNG NHƯ BAO NGƯỜI KHÁC

Cũng như bao người khác
Anh muốn phụng thờ em
Những bờ môi khô khan
Vì ghen làm phép thuật.
Lời nói không xua được
Cơn khát của bờ môi
Thiếu em anh lại rồi
Khí hoang vu rậm rạp.

Không còn ghen chi hết
Nhưng anh muốn có em
Anh mang anh, tự mình
Như dâng cho đao phủ.
Không gọi tên em nữa
Không niềm vui không tình.
Thay dòng máu của anh
Bằng dửng dưng hoang dã.

Một phút giây thêm nữa
Và anh nói với em:
Chẳng vui mà đau khổ
Hình như tội lỗi đã
Đưa anh đến với em
Và châm chích cuống cuồng
Bờ môi màu thắm đỏ…

Quay về mau em nhé
Anh sợ chẳng có em
Anh không hề mạnh mẽ
Khi chưa cảm thấy em
Những gì anh muốn có
Anh nhìn thấy rõ ràng.
Không ghen gì em nữa
Nhưng anh gọi tên em.


DỊU DÀNG HƠN DỊU DÀNG

Dịu dàng hơn dịu dàng
Là gương mặt của em
Trắng hơn cả màu trắng
Là cánh tay của em
Cách cả cõi trần gian
Em bây giờ xa lắm
Và tất cả của em
Là điều không thể tránh.

Vì điều không thể tránh
Là nỗi buồn của em
Và những ngón tay êm
Cũng không hề nguội lạnh
Và tiếng động êm đềm
Từ những lời của em
Cũng không hề buồn nản
Và một cõi xa xăm
Của đôi mắt ngời sáng.




Ta sống đây...

Ta sống đây mà không cảm thấy đất nước mình
Lời của ta sau mười bước chân không nghe rõ
Còn ở nơi bắt đi người đang trò chuyện dở
Nơi ấy người ta nhớ kẻ miền rừng ở điện Kremlin.
Những ngón tay thô, béo múp như những con trùn
Còn lời, giống như những quả cân, chính xác
Như những con gián cười hàng ria vểnh ngược
Và tỏa ánh hào quang ống bốt dưới bàn chân.

Còn xung quanh ông ta là một lũ lưu manh
Ông ta chơi những đầy tớ nửa người nửa ngợm.
Ai người huýt gió, ai kêu meo meo, ai than vãn
Chỉ ông ấy giọng đều đều chỉ xuống chỉ lên
Như rèn móng ngựa, ông chiếu chỉ bằng sắc lệnh
Ai vào mắt, vào trán, ai vào lông mày, vào bẹn
Ai không phải tử hình – quả là sướng như tiên
Và bộ ngực rộng của người đàn ông Ô-xê-tin.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:41:47


Samuil Yakovlevich Marshak (tiếng Nga: Самуил Яковлевич Маршак, 3 tháng 11 năm 1887 – 4 tháng 6 năm 1964) là nhà văn, nhà thơ, dịch giả nổi tiếng của Nga.

Tiểu sử:
Samuil Marshak sinh ở Voronezh trong một gia đình người Do Thái. Samuil Marshak yêu thơ cổ điển và biết làm thơ từ bé. Năm 1902 cùng gia đình chuyển về Sankt-Peterburg, được làm quen với nhà phê bình nổi tiếng Vladimir Stasov, rồi qua Stasov làm quen với Maxim Gorky. Từ năm 1904 đến năm 1906 Samuil Marshak sống ở Yalta, Crimea cùng gia đình Maxim Gorky. Năm 1907 trở về Sankt-Peterburg, Samuil Marshak tham gia tạp chí Satirikon. Năm 1912 được sang Anh học triết học ở Đại học London, thời gian nghỉ hè ông thường đi bộ khắp nơi, được nghe những bài hát dân gian, bắt đầu dịch các bài ballad dân gian và chính ông là người đã làm cho những bài ballad dân gian này nổi tiếng bằng tiếng Nga. Năm 1914 về nước, ông bắt đầu in các bản dịch thơ William Blake, Robert Burn và các bài ballad Scotland ở các tạp chí Северные записки, Русская мысль… Năm 1917 ông tổ chức “Phố trẻ thơ” – một tổ hợp bao gồm trường học, thư viện, cửa hàng và nhà hát dành cho thiếu nhi ở Ekaterinodar (nay là Krasnodar). Thời kỳ này ông viết nhiều vở kịch cho nhà hát và thơ cho thiếu nhi. Năm 1922 trở về Sankt-Peterburg tổ chức trường học cho thiếu nhi trước tuổi đến trường. Các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông luôn dành được sự ưu ái của bạn đọc nhỏ tuổi, nhiều bài thơ, truyện thiếu nhi của ông trở thành những tác phẩm cố điển. Maxim Gorky gọi Samuil Marshak là “ông tổ của văn học thiếu nhi Nga”.

Thời kỳ Thế chiến II ông viết thơ trào phúng, những năm 1960 viết tự truyện. Với cuộc đời sáng tác trong gần 50 năm, ông để lại một di sản văn học đồ sộ gồm thơ, truyện, kịch, tự truyện. Ngoài ra, Samuil Marshak là dịch giả nổi tiếng với những bản dịch tác phẩm của William Shakespeare, Robert Burn, William Blake, Rudyard Kipling… ra tiếng Nga. Ông còn dịch cả thơ của chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Samuil Marshak bốn lần được tặng Giải thưởng Stalin (1942, 1946, 1949, 1951), hai huân chương Lenin và nhiều huân, huy chương các loại. Ông mất ngày 4 tháng 6 năm 1954 ở Moskva.

Tác phẩm:
*Собрание сочинений, т. 1-8, М., 1968-72.


LỜI “ANH YÊU EM”

Trọng lượng thừa sẽ cản trở con thuyền
Những lời thừa có hại cho nhân vật
Lời “anh yêu em” sẽ vang lên chân thật
Và mạnh mẽ hơn “anh rất yêu em”.


GÁNH TÌNH NẶNG

Gánh tình nặng, dù hai người vẫn nặng
Thế mà tình ta anh gánh chỉ một thôi.
Phần cả hai đứa anh giữ gìn cẩn thận
Nhưng để làm gì? Cho ai? – không nói ra lời.



Trên quá khứ, như trên từng dãy núi

Trên quá khứ, như trên từng dãy núi
Nghệ thuật của anh theo đó lên cao
Còn nếu thiếu những dãy lịch sử bạc đầu
Thì nghệ thuật của anh chỉ là tổ mối.


Có không ít cuốn sách tôi đã in

Có không ít cuốn sách tôi đã in
Nhưng chúng như những con chim bay mất
Và tôi chỉ là tác giả một trang
Trang chưa ký tên, là trang sau chót.


Hãy để cho dòng đầu là bầu trời

Hãy để cho dòng đầu là bầu trời
Dòng thứ hai – những đám mây đầy nước
Qua dòng thứ ba là mưa đang rơi
Và bàn tay đứa bé bắt giọt nước.


Những giờ

Những giờ trôi, không nghe ra tiếng động
Nhưng những giờ mang đến những tháng năm.
Và mùa hè đi ra từ mùa xuân
Rồi mùa hè đi vào mùa thu muộn.


Những lời chúc bạn bè

Tôi chúc các anh tươi tốt, nở hoa
Chúc dành dụm và chúc sức khoẻ tốt
Sức khoẻ để dành cho bước đường xa
Và sức khoẻ là điều quan trọng nhất.

Chúc mỗi ngày, mỗi giờ của các anh
Mang đến cho các anh điều mới mẻ
Chúc đế cho nhân hậu trong lý trí
Còn trong con tim thì sẽ thông minh.

Tôi chúc các anh tự đáy lòng mình
Tôi chúc bạn bè mọi điều tốt đẹp
Mà những gì tốt đẹp, bạn biết không
Thường là ta phải trả bằng giá đắt!




Ngọn gió đời không làm em lo lắng

Ngọn gió đời không làm em lo lắng
Như gương nước hồ lạnh lẽo mùa đông.
Và ngay cả con tim rất nhạy cảm
Không thể nghe tiếng sóng rất nhẹ nhàng.

Em đã từng nhanh nhẹn và ngân vang
Và những bước chân của em nhẹ lắm!
Anh cứ ngỡ rằng những tia lửa sáng
Từ đôi bàn tay biết nói của em.

Em đã sống, đã hít thở bằng tình
Em đã đến, như mặt trời hào phóng
Rồi để lại những lời cuối của mình
Bao nhiêu ấm nồng, bao nhiêu ánh sáng!


Đã bao lần chạy đua với thời gian

Đã bao lần chạy đua với thời gian
Thời gian vẫn mang anh về phía trước
Anh quất roi, anh xua đuổi thời gian
Để nghe ra bước chân thời gian bước.

Còn bây giờ anh bước đi thủng thẳng
Nhưng mà trong bàn chân bước anh nghe
Nhưng cây sồi đang cùng nhau trò chuyện
Và mạch nước nguồn đang đổ xuống khe.

Đời trôi không chậm hơn, nhưng lặng hơn
Bởi thế mà trong rừng chiều lặng lẽ
Anh nghe lời tiễn biệt của lá cành
Không có em – anh nhận cho hai đứa.


Những bông hoa trên mồ rung lặng lẽ

Những bông hoa trên mồ rung lặng lẽ
Vì luồng hơi rất nhẹ giữa không trung
Trong cái đung đưa của bông hoa huệ
Anh nhìn ra bàn chân bước của em.

Không khuây được, anh buồn ngay lập tức
Em xưa từng xa lạ cảnh lăng xăng
Bước em đi thong thả và nhẹ nhàng
Như những bông hoa này – rất nghiêm khắc.


Tất cả chết trên đất liền, trên biển

Tất cả chết trên đất liền, trên biển
Nhưng con người, số kiếp nghiệt ngã hơn
Con người cần phải biết về bản án
Đã ký vào người ấy tự lúc sinh.

Nhưng hiểu rằng đời thấm thoát trôi nhanh
Con người sống – trái ngược cùng tất cả -
Con người sống và tính đến vĩnh hằng
Và thế giới này thuộc về người đó.




Vladimir Vladimirovich Maiakovsky (tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Маяко́вский)(19/7/1893—14/4/1930) – nhà thơ Nga, một đại diện tiêu biểu nhất của trường phái thơ Vị lai, thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Vladimir Maiakovsky sinh tại làng Baghdati, tỉnh Kutaisy, Gruzia trong một gia đình kiểm lâm. Vì sinh vào ngày sinh của bố nên được đặt tên trùng với tên bố. Cả bố và mẹ đều là những người có dòng dõi quí tộc. Lên 6 tuổi đã ham mê sách vở và thích đọc nhiều loại sách. Năm 1906, sau cái chết đột ngột của người bố, cả gia đình chuyển về Moskva. Năm 1908 vào đảng Dân chủ Xã hội Nga và tham gia hoạt động bí mật nên bỏ học từ lớp 5. Ba lần bị bắt giam, 11 tháng ngồi tù vì tội hoạt động cách mạng bí mật. Năm 1911 Maiakovsky học hội họa, điêu khắc và kiến trúc ở trường nghệ thuật. Tại đây Maiakovsky làm quen với David Burlyuk – một trong những thủ lĩnh của nhóm Vị lai. Burlyuk đánh giá cao tài thơ của Maiakovsky và khuyên nên tiếp tục sáng tác. Maiakovsky thường xuyên tham dự vào các buổi sinh hoạt văn nghệ và đọc thơ. Công chúng không thể không để ý một chàng trai – thi sĩ cao lớn, đẹp và rất thích tranh luận. Thời kỳ sau cách mạng Maiakovsky vẫn tích cực đi đọc thơ ở nhiều nơi. Được công chúng đánh giá là người đọc thơ hay tuyệt vời, giọng ngân vang và mạnh mẽ, là người biết truyền đạt đến người nghe những chi tiết của cả âm thanh lẫn sắc màu.
Từng có một thời trong các sách giáo khoa ở Liên Xô người ta gọi Maiakovsky là “lá cờ đầu của thơ ca Tháng Mười”, là “sự thể hiện sống động của một kiểu nhà thơ mới – người chiến sĩ tích cực đấu tranh cho tương lai tươi sáng của dân tộc”vv… Sau khi Liên Xô sụp đổ một số người lại đòi vứt Maiakovsky khỏi “Con tàu Hiện đại” như ngày nào Maiakovsky cùng với một số người đã ký tên vào bản tuyên ngôn của nhóm Vị lai: “vứt Puskin, Dostoievsky, Tolstoy vv và vv… khỏi Con tàu Hiện đại”. Những suy nghĩ nông nổi qua đi, ngày nay ý kiến trên cũng sai lầm như nhóm Vị lai ngày trước. Bởi vì tài năng của Maiakovsky vô cùng to lớn. Maiakovsky không phải như D. Burlyuk hay A. Kruchenykh – những người cùng ký tên vào bản tuyên ngôn năm 1912. Di sản thi ca của Maiakovsky rất đồ sộ và sự cách tân hình thức thơ của Maia đã có ảnh hưởng không chỉ đến thơ ca Nga mà thơ ca cả thế giới. Trường ca Đám mây mặc quần (Облако в штанах) được coi là một kiệt tác của Maiakovsky. Bài thơ tình với cảm xúc mãnh liệt đến mức hoang dại. Nhà thơ tạo nên một hình thức mới, một hơi thở mới cho thơ ca Nga bằng việc cắt đứt vần điệu, trộn lẫn ngôn ngữ nói, cách thức biểu đạt thô thiển với những câu thơ mềm mại. Người ta vẫn thường so sánh Maiakovsky với T. S. Eliot (1885-1965) – nhà thơ Anh, nhà cách tân thơ ca Anh-Mỹ nửa đầu thế kỉ XX.

Tác phẩm:
*Ночь (Đêm, 1912), thơ
*Владимир Маяковский (Vladimir Maiakovsky, 1914), bi kịch
*Облако в штанах (Đám mây mặc quần, 1915), trường ca
*Флейта-позвоночник (Cây sáo-cột sống, 1916), trường ca
*Человек (Con người, 1916—1917), trường ca
*Все сочиненное Владимиром Маяковским (Tuyển tập Vladimir Maikovsky, 1919)
*150000000, 1921, trường ca
* Владимир Ильич Ленин (Vladimir Ilich Lenin, 1924), trường ca
*Хорошо! (Tốt lắm!, 1927), trường ca
* Письмо Татьяне Яковлевой (Bức thư gửi Tatyana Yakovleva, 1928), thơ
*Клоп (Con rệp, 1929), kịch
*Баня (Nhà tắm, 1930), kịch


PHONG CÁCH HEINE*

Đôi mắt em bừng lên như tia chớp
em nói rằng em đã nhìn
thấy anh đi cùng cô gái khác.
Rằng anh là người đê tiện nhất
rằng anh là kẻ thấp hèn.
Và em bước
đi trên đường
em vừa đi vừa rủa.
Anh chỉ là nhà bác học tầm thường, em yêu ạ
những tiếng sấm kia em hãy giữ cho mình.
Nếu như tia chớp đã không giết được anh
thì tiếng sấm rền
nói có trời, anh không sợ.
1920
_________
*Heine, Heinrich (1797 – 1856) – nhà thơ Đức.




CƯ XỬ VỚI CÔ NƯƠNG

Buổi chiều này đã quyết
còn anh và em có là người tình?
Trời tối đen
không ai nhìn thấy hết.
Và anh đã quì xuống thật
quả thật
là anh
trong khi cúi mình
nói với em
như người cha tốt bụng:
“Dục tình như vách dựng đứng
con làm ơn
đứng tránh ra bên đường.
Tránh ra bên đường
con nhé”.
1920.

cacbac
  • Số bài : 412
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.10.2007
RE: 108 nhà thơ Nga - 13.12.2007 18:44:25


Apollon Nikolayevich Maykov (tiếng Nga: Аполлон Николаевич Майков, 4 tháng 6 năm 1821 – 20 tháng 3 năm 1897) là nhà thơ Nga, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg (1853).

Tiểu sử:
Apollon Maykov sinh ở Moskva, con trai của Nikolay Apollonovich Maykov, là nhà quí tộc, họa sĩ, viện sĩ. Mẹ và các anh chị em của Apollon Maykov đều là những nhà văn, nhà phê bình, dịch giả. Năm 1834 cả gia đình chuyển về Sankt-Peterburg. Từ năm 1837 – 1841 ông học luật ở Đại học Sankt-Peterburg, đầu tiên say mê hội hoạ nhưng về sau đã dành toàn bộ sức lực cho thơ ca.
Năm 1842 được Nga hoàng Nikolay I cho đi du lịch ở nước ngoài, ông sang Ý, Pháp, Đức và Áo-Hung. Năm 1844 trở về Nga, ông làm việc ở Bảo tàng Rumyantsev, gặp gỡ và làm quen với Belinsky, Nekrasov, Turgenev. Thời kỳ này ông trở thành nhà thơ nổi tiếng, thường xuyên được in thơ trên những tạp chí uy tín nhất của thời đó, ông cũng là người thường xuyên tham gia các buổi đọc thơ trước công chúng và dành được sự mến mộ của bạn đọc. Thời kỳ tiếp theo ông làm cố vấn và sau đó là chủ tịch của Hội đồng kiểm duyệt văn học nước ngoài. Năm 1870 ông dịch xong tác phẩm Слова о полку Игореве (Bài ca về cuộc hành binh Igor) ra tiếng Nga hiện đại, ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm thơ cổ điển của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Belarus, Serbia, các tác phẩm của Heinrich Heine, Adam Mickiewicz, Goethe… Năm 1882 ông được tặng Giải thường Pushkin của Viện Hàn lâm Khoa học.
Apollon Maykov mất ở Sankt-Peterburg năm 1897.

Tác phẩm:
*Сборник «Стихотворения» (1842)
*Поэма «Две судьбы» (1845)
*Поэма «Машенька» (1846)
*Поэма «Савонарола» (1851)
*Поэма «Клермонтский собор» (1853)
*Цикл стихов «В антологическом роде»
*Цикл стихов «Века и народы»
*Цикл стихов «Вечные вопросы»
*Цикл стихов «Неаполитанский альбом»
*Цикл стихов «Новогреческие песни»
*Цикл стихов «Отзывы истории»
*Цикл стихов «Очерки Рима»
*Драма «Два мира» (1872)
*Драма «Три смерти» (1851)
*Драма «Смерть Люция» (1863)


FORTUNATA

Hãy yêu anh, đừng suy nghĩ trầm ngâm
Đừng buồn bã, đừng nghĩ điều bất hạnh
Đừng trách cứ hay nghi ngờ trống vắng!
Nghĩ suy gì? Anh của em, em của anh!

Hãy quên hết, và trao hết cho anh!..
Và em đừng nhìn anh buồn bã thế!
Đừng cố đoán ra con tim em nhé
Em đi đi – và trao hết cho tim!

Vì anh không hề đo đếm gì tình
Không, tình yêu là tâm hồn anh đó
Anh yêu, tin và anh tuyên thệ…
Em như cuộc đời biết mấy đẹp xinh!

Hạnh phúc sẽ không biến mất trong tình
Em hãy tin, người kiêu hãnh, như anh
Rằng đến muôn đời mình không từ giã
Và nụ hôn đến muôn thuở nghe em…
1845



Đừng nói rằng không có niềm cứu rỗi

Đừng nói rằng không có niềm cứu rỗi
Rằng em rã rời trong nỗi buồn thương:
Đêm càng tối ngôi sao càng chói lọi
Càng đau thương càng thấy Chúa gần hơn.


Hồn thế kỷ

Hồn thế kỷ là thần tượng của các anh
mà thế kỷ của các anh là khoảnh khắc ngắn ngủi.
Thần tượng sẽ rơi vào quên lãng, vô cùng…
Hỡi những kẻ điên cuồng!
chẳng lẽ lý trí của các anh không hiểu nổi
Rằng cao hơn mọi thế kỷ là cõi Vĩnh hằng!…


Hạnh phúc là gì?…

Hạnh phúc là gì?…
Trên con đường của mình
Nghĩa vụ sai khiến anh về đâu – hãy đến
Không biết kẻ thù, không đo điều ngăn cản
Hãy yêu, hãy hy vọng, hãy tin.


Ghi vào albom

Cuộc đời hãy còn trước mặt tôi đây
Tất cả trong mắt nhìn, tai nghe tiếng
Giống như một thành phố xa buổi sớm
Đầy âm thanh và ánh sáng đầy!..

Và tất cả những khổ đau ngày trước
Tôi nhớ về với một vẻ hân hoan
Như những bậc thang để tôi bước lên
Những bậc thang dẫn tôi về mục đích…




Dmitry Sergeyevich Merezhkovsky (tiếng Nga: Дмитрий Сергеевич Мережковский, 14 tháng 8 năm 1865 – 9 tháng 12 năm 1941) là nhà văn, nhà phê bình, nhà thơ Nga. Merezhkovsky là chồng của nữ nhà văn, nhà thơ Nga Zinaida Gippius.

Tiểu sử:
Dmitry Merezhkovsky sinh ở Sankt-Peterburg trong gia đình một công chức hoàng gia, là con thứ sáu của một gia đình có 9 người con. Từ năm 1884 đến 1889 học lịch sử và ngôn ngữ ở Đại học Sankt-Peterburg. Bắt đầu in thơ từ năm 13 tuổi trên các báo và tạp chí. Năm 15 tuổi, bố tổ chức cho Merezhkovsky gặp nhà văn Fyodor Dostoyevsky – là người không hài lòng với cuộc sống hiện tại của nhà thơ trẻ. “Để sáng tác tốt – cần đau khổ và đau khổ”, những lời này của Fyodor Dostoyevsky, không ngờ, được thể hiện trong số phận của Merezhkovsky sau này.

Năm 1888 in tập thơ đầu tiên, năm 1892 in tập thơ thứ 2. Năm 1896, chưa đến 30 tuổi, đã có tên trong Từ điển bách khoa “Brokgayz và Efron”, được gọi là “một nhà thơ nổi tiếng”. Năm 1889 Merezhkovsky cưới Zinaida Gippius, sau này cũng là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Nga sống lưu vong ở nước ngoài. Năm 1900 cùng với Zinaida Gippius, Vasily Rozanov và một số nhà thơ khác thành lập “Hội Triết học và Tôn giáo”. Dmitry Merezhkovsky chào mừng Cách mạng Tháng Hai nhưng chống đối Cách mạng Tháng Mười. Kết quả là sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, ông bỏ ra sống ở nước ngoài. Năm 1920 đi sang Ba Lan, sau đó sang Pháp. Sau khi ra nước ngoài, tác phẩm của Merezhkovsky hầu như không được nhắc đến ở Liên Xô. Di sản văn học của Merezhkovsky rất đồ sộ, bao gồm tiểu thuyết, các tác phẩm về triết học, tôn giáo, phê bình, thơ. Ngoài ra ông còn là người dịch nhiều tác gia cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tiểu thuyết của Merezhkovsky có sự ảnh hưởng đến các nhà văn lớn của thế giới như Mikhail Bulgakov, James Joyce, Thomas Mann…

Dmitry Merezhkovsky là người nhiều lần có tên trong danh sách đề cử giải Nobel Văn học nhưng vì ông là người ủng hộ Hitler và Mussolini nên không được trao giải. Năm 1939 ông phát biểu trên Đài phát thanh Paris ủng hộ Hitler bị phản đối. Sau đó là những ngày tháng nghèo túng và bệnh tật. Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1941 ở Paris bị Đức chiếm đóng. Tác phẩm của Dmitry Merezhkovsky bắt đầu được bạn đọc quan tâm ở phương Tây từ những năm 1950–1960, còn ở Nga từ những năm 1980-1990, thế kỷ XX.

Thư mục:
I.
*Полное собр. сочин., 17 тт., изд. т-ва М. О. Вольф, СПБ, 1911-1913; То же, 24 тт. (полнее), изд. т-ва Сытина, М., 1914-1915. Не вошли в "Собр. сочин.": 14 декабря, П., 1918;
*Рождение богов. Тутонкамон на Крите, Прага, 1925;
*Мессия, "Современ. записки", Париж, 1926, XXVII-XXXII (романы);
*Будет радость, П., 1916; Романтики, Петроград, 1917 (драмы);
*Две тайны русской поэзии. Некрасов и Тютчев, Петроград, 1915;
*Завет Белинского, Петроград, 1915 (критика).

II.
*Ларин О. Я., Хронологич. указатель произведений и литературы о произведениях Мережковского, при т. XXIV Полного собр. сочин., СПБ, 1915;
*Фомин А. Г., Библиография новейшей русской литературы, "Русская литература XX в.", под ред. С. А. Венгерова, т. II, вып. V, М., 1915;
*Мезьер А. В., Русская словесность с XI по XIX ст. включительно, ч. 2, СПБ, 1902;
*Владиславлев И. В., Русские писатели, изд. 4-е, Гиз. Л., 1924;
*Владиславлев И. В, Литература великого десятилетия (1917-1927), том I, Гиз, Москва, 1928;
*Мандельштам Р. С., Художественная литература в оценке русской марксистской критики, ред. Н. К. Пиксанова, издание 4-е, Гиз, Москва, 1928.




YÊU THƯƠNG – THÙ HẬN

Ta yêu nhau nhưng mà ta không hiểu
Cả hai người cái mới vẫn khát khao
Nhưng mà ta cũng không phản bội nhau
Dù tình yêu rất cầu kỳ, nũng nịu.

Ta muốn được tự do như ngày trước
Ta nghĩ rằng xiềng xích sẽ giật tung
Nhưng đều vô phương cứu chữa bao lần
Kiếp nô lệ của mình ta hiểu được.

Và cả hai đều không ưa tiên đoán
Vì cả hai không biết cách sống chung
Không thù hận bằng tất cả tấm lòng
Không yêu thương đến vô cùng vô tận.

Ôi, những điều quở trách muôn thuở ấy
Hận thù này quả láu lỉnh, tinh ranh
Cả hai cô đơn, cả hai thấy buồn
Cả hai thấy ghét – gần nhau mãi mãi.

Nhưng tranh cãi với em, anh mệt lử
Anh vẫn yêu, vẫn đau khổ, đọa đầy
Em yêu ơi, anh cảm nhận điều này
Nơi không có em, cuộc đời chẳng có.

Điều dối gian hay sự quỷ quyệt nào
Mà cả đời ta cùng nhau cãi cọ
Mỗi người đều muốn trở thành tiếm chủ
Có ai chịu làm nô lệ ai đâu.

Nhưng dù sao, tình chẳng cho ta quên
Mà lớn lên khắp nơi và muôn thuở
Như cái chết, mù quáng và mạnh mẽ
Tình yêu thương như thù hận mà em.

Chỉ khi một người đã dưới suối vàng
Thì người còn lại may ra hiểu được
Sức mạnh của tình yêu không thương xót
Trong giờ cuối cùng, trong phút lâm chung!




CÔ ĐƠN TRONG TÌNH YÊU

Trời dần tối trên thành phố lạ
Hai đứa ngồi quay mặt vào nhau
Trong bóng đêm lạnh lẽo, u sầu
Cả hai lặng im và đau khổ.

Và cả hai từ lâu hiểu rõ
Rằng ngôn từ bất lực, vô sinh:
Một khi rất tội nghiệp ở trong tim
Thì thể hiện bằng lời không thể.

Không điều gì và không ai có lỗi
Ai không thể nào thắng được kiêu hùng
Thì người này muôn thuở cô đơn
Ai yêu – phải trở thành nô lệ.

Khi khát khao hạnh phúc và lòng tốt
Sống lắt lay vất vưởng tháng ngày xanh
Tất cả chúng ta muôn thuở một mình
Anh sống một mình, một mình anh chết.

Trên kính cửa sổ một màu xám xịt
Đã tắt rồi ánh sáng buổi ban chiều
Chỉ cái chết dạy được cho ta yêu
Tất cả đi vào mà không lối thoát.
 
******************





Lev Aleksandrovich Mey (tiếng Nga: Лев Александрович Мей, 13 tháng 2 năm 1822 – 16 tháng 5 năm 1862) là một dịch giả, nhà viết kịch, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Lev Mey sinh ở Moskva trong một gia đình quí tộc gốc Đức đã sa sút. Bố ông là một sĩ quan từng tham gia trận đánh Borodino nổi tiếng, mất khi ông mới 5 tuổi. Học xong trường Lycee, ông làm việc trong tòa thị chính Moskva. Những năm 1848 – 1853 là thành viên tích cực của tạp chí Москвитянин, làm quen với các nhà thơ: Grigoryev, Ostrovsky. Từ năm 1853 chuyển về sống ở Sankt-Peterburg, làm việc ở cơ quan lưu trữ và tập trung cho việc sáng tác. Ông cộng tác với các tạp chí: «Отечественные записки», «Сын отечества», «Светоч», «Время, và các báo: «Русский мир», «Иллюстрация». Từ năm 1862, vợ ông vay tiền của bạn bè mở tạp chí «Модный магазин» được bạn đọc đón chào rất nồng nhiệt.

Thơ của Lev Mey giàu nhạc điệu, nhiều bài thơ của ông lấy đề tài lịch sử và dân gian, chuyển tải một cách trung thành tâm lý và những nhân vật của lịch sử. Ngoài sáng tác thơ, văn, Lev Mey còn dịch nhiều nhà thơ lớn như Anacreon, Lord Byron, Johann Wolfgang von Goethe, Heinrich Heine, Taras Shevchenko, Adam Mickiewicz … ra tiếng Nga. Nhiều bản dịch thơ của ông đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Lev Mey mất ở Sankt-Peterburg năm 1862.

Tác phẩm:
*Хозяин, 1849
*Оборотень, 1858
*Песня про княгиню Ульяну Андреевну Вяземскую, 1858
*Песня про боярина Евпатия Коловрата, 1859
*Александр Невский, 1861
*Юдифь, 1855
*Еврейские песни, 1856
*Соборное Воскресенье, 1850
*Медвежья правда, 1850
*Гривенник, 1860
*Чубук, 1860
*Батя, 1861
*Царская невеста (1849)
*Псковитянка (1849-1859)
*Полн. собр. соч., 4 изд., т. 1-2, СПБ, 1911
*Избр. произв. [Вступ. ст. Г. М. Фридлендера], М. - Л., 1962
*Избр. произв. [Вступ. ст. К. К. Бухмейер], Л., 1972


Hỡi người ca sĩ

Hỡi người ca sĩ sống không lâu
Vì anh chẳng còn sức nữa
Nhưng tình yêu sẽ còn rất lâu
Những bông hoa trên mồ anh sẽ nhổ.

Và hồi âm bài hát trên mồ anh
Sẽ muôn thuở không hề im lặng
Một khi Chúa Trời chưa lên tiếng:
“Lazarus, ngươi hãy hồi sinh!”


Tôi muốn có một lời

Tôi muốn có một lời
Hoà vào nỗi buồn tôi
Rồi ném vào ngọn gió
Bay về nơi xa xôi.

Mặc dù lời có buồn
Theo gió đến với em
Mọi nơi và mọi lúc
Rót vào trong lòng em!

Nếu mỏi mệt mắt nhìn
Khép lại trong bóng đêm
Dù cho lời buồn bã
Vang trong mộng về em.


Tại sao?

Hỡi người đẹp xa xăm
Sao đi mơ về anh
Bừng lên trong tơi xốp
Một chiếc gối cô đơn?

Gập người trong bóng đêm!
Những con mắt lười nhác
Bụi tóc tơi và xốp
Và bờ môi kiêu hùng.

Anh mơ giữa đời thường
Giấc mộng của mùa xuân
Trong con tim đã mất
Đêm địa ngục trùm lên.

Hỡi người đẹp xa xăm
Sao đi mơ về anh
Nếu lạnh cùng giấc mộng
Một chiếc gối cô đơn?

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 109 bài trong đề mục