Vua Hùng Vương
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
HongYen 03.04.2008 22:14:10 (permalink)
18 đời vua Hùng Vương

........

Hệ số đếm dùng con số 9
 
Giải đáp số 9 là số của vua chúa, tuy tiến thêm 1 bước nhưng vẫn chưa giải thích được toàn diện tại sao người Hoa từ xưa vẫn ưa dùng các bội số của 9, như 36, 72, 108, và nhất là 18. Mặc dù rằng chúng ta đa khá đủ tư liệu, kể trên, để chứng minh rằng: số 18 trong ‘18 đời vua Hùng’ chỉ là một con số quy về ý niệm của một liên tục, một châu kì, một tập hợp kín.  Đóng góp quan trọng thứ hai của bài này chính là giả thuyết: Người Hoa nguyên thủy, kể luôn cả chủng Yueh (Việt) ở phía Nam sông Dương Tử, vào thuở
khai thiên lập địa, tạo dựng nên xã hội, đa dùng hệ thống đếm dựa trên con số 9, chứ không phải con số 10 theo hệ thống thập phân hiện nay. Phát hiện này, mặc dù còn trong dạng giả thuyết, có lẽ từ xưa đến nay chưa thấy bàn đến trong sách vở. Và có lẽ chính người Hoa cũng không ngờ tới chuyện này.
 
Thế nào là hệ thống đếm số 9? Muốn hiểu hệ thống đếm số 9 ta thử nhờ một em bé đếm thử từ 1 đến 20. Em đếm, bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 rồi 10. Tức con số lớn nhất trong hệ thống thập phân. Sau đó, em đếm tiếp: 10+1, em gọi tắt ‘mười một’, rồi 10+2, gọi tắt 12, 10+3, gọi tắt 13,… tuốt đến 19 (tức 10+9). Sau đó, em đếm 10+10. Nhưng 10+10, em nghĩ có vẻ bất tiện, nên thế bằng: 2 lần 10, gọi tắt thành ‘hai mười’, tức ‘hai mươi=20’. Tiếp theo đó: 20+1, tức 21; 20+2, tức 22, v.v.
 
Như đa phân tích kỹ trong bài viết về hệ thống đếm số của người Mường (hệ 9) [11], ở thời cổ đại có nhiều hệ thống đếm số khác nhau. Thí dụ, người Khờ-Me tức Cam Bốt ngày nay, dùng hệ thống đếm số 5. Tức khi đếm tới số 5 là hết. Họ phải đếm lại dùng số 1 ban đầu. Nghĩa là họ xem số 6 như là 5+1. Tiếp tục: 7=5+2,…
 
Phát âm về số đếm trong tiếng Cam Bốt, từ 1-12, xin liệt kê như sau:
 
0 = son {đọc như: /sohn/} => không
1 = múay /mooeh/ => một
2 = bpii /bpee/ => hai
3 = bey /bay/ => ba
4 = buan /booan/ => bốn
5 = bram /blam/ => năm => Số lớn nhất trong hệ 5.
Muốn đếm tiếp, phải dùng đến số 5, rồi cộng thêm:
6 = bram-múay /blam-mooeh/ => sáu => sáu (6)= bram (5)+muay (1): bram-muay
7 = bram-bpil /bram-bpee/ => bảy=> bảy (7)= bram (5)+bpil (2): bram-bpil
8 = bram-bey /bram-bay/ => tám => 8= bram (5)+bey (3)
9 = bram-búan /bram-booan/ => chín => 9= bram (5)+buan (4)
10 = dop /dup/ => mười => một tên gọi mới có nghĩa 2x5
11 = dop-muay /dup-mooeh/ => 11= dop (10)+muay (1), mười một
12 = dop-bpii /dup-bpie/ => 12= dop (10)+bpie (2), mười hai
……………………
16 = dop-brammuay /dup-blammơoeh/ => 16= dop (10)+bram(5)+muay(1)
Như vậy, đối với hệ đếm số 5, số 5 là số lớn nhất. Sau số 5 phải đếm như 5 cọng
với 1. Năm (5) + Hai (2), v.v. Hệ đếm này dựa vào lối đếm dùng bàn tay 5 ngón.
Đối với hệ thống đếm số 10 như toàn cầu xử dụng hiện nay, số 10 là số lớn nhất.
 
Hệ đếm số 10 xử dụng cả 10 ngón tay.
Đối với hệ thống đếm số 9, số 9 là số lớn nhất. Trong hệ đếm đó, số 9 lớn nhất đa được dùng để chỉ vua chúa. Hệ thống đếm số 9, theo thiển ý, đa dành 1 ngón tay để chỉ số không (0). Còn lại 9 ngón kia dành cho số đếm từ 1 đến 9.
 
Tuy nhiên bất cứ giả thuyết nào nói về số {0} cũng giống như việc khui một hũ mắm. Hết sức rắc rối trên phương diện ý niệm trong toán học (xem [16]). Chúng tôi cũng xin mạo muội đề ra một giả thiết khác, cho hệ thống đếm dựa trên cơ số 9. Đó là người xưa - đặc biệt dân miền Lĩnh Nam - đa quan sát thời gian bào thai nằm trong bụng mẹ là khoảng 9 tuần trăng, tức 9 tháng.
 
Hệ thống đếm số 9 vận hành ra sao? Như thường, đếm từ 1 đến 9. Số 10 đã được đếm như 9+1. Mười một: 9+2, v.v. cho đến 17= 9+8.  Rồi 18 sẽ được gọi như= 2 lần 9. Tức 29. Số 19 sẽ trở thành ‘2 lần 9 + 1’.  Đếm tuốt đến 27 ta sẽ đếm theo hệ thống 9 thành 39, tức 3 lần 9.  Ba lần chín = 39 = 3x9 = 27. Đúng là những con số Bình Nguyên Lộc [5] đa nêu lên thắc mắc không hiểu tại sao người Mường lại đếm số khác với Việt. Việt gọi số đếm 27, trong khi Mường gọi đó 39. Số 39 của Mường mang nghĩa 3 lần 9, thuộc hệ thống đếm số 9. Việt 27 = Mường 39. Hai mươi bảy bằng vớí ba nhân cho chín lần, 27= 3x9. Mường đọc ‘ba chỉn’, tức 39. Muốn biết rõ về người Mường, và nếp sống cùng văn hoá của họ xin xem tác phẩm của Jeanne Cuisinier về xã hội Mường xuất bản vào năm 1946 [15].
 
Rất có thể người Hoa ở thời mới tạo dựng xã hội đa dùng hệ thống đếm 9, bởi những lý do sau:
(i) Họ đa dùng số 9 để chỉ người đàn ông có quyền lực nhất. Số 9 là số lớn nhất trong hệ thống đếm số 9. Chứ không phải trong hệ thống đếm số 10 như Ngọc Phương đa trình bày [10].
(ii) Vào thời cổ đại, thật cổ, văn minh Trung Đông chưa truyền đến Trung Quốc. Người Hoa chắc chắn phải có một hệ thống đếm hơi khác với hệ đếm số 10, của Trung Đông. Mặc dù rằng có thể đến đời nhà Thương, hoặc đầu đời nhà Châu (khoảng năm 1000 trước Công Nguyên), hệ thống đếm số 10 đa du nhập đến Khu vực sông Hoàng Hà.
(iii) Người Hoa vẫn thích dùng bội số của 9, như 18, 36, 72,… Y như những người quen hệ thống 10, sẽ thích dùng: 10, 20, 30, 40…
(iv) Người Mường cho đến giữa thế kỷ 20 vẫn còn dùng hệ thống đếm số 9, họ đa mang theo khi di cư về phía Nam. Người Mường là ai? Đại khái họ cũng cùng chung chủng Yueh (Việt), nhưng thuộc chi Thái. Khi xưa họ tập trung ở vùng phía Nam sông Dương Tử, đặc biệt tại nước Ba và
Thục, giáp giới với nhà Tây Châu (770-476 TCN). Sau khi nước Thục bị nhà Tần dứt điểm, họ thiên cư về Nam, và gia nhập cộng đồng Tây Âu ở khu vực Quảng Tây, Quí Châu, ngày nay. Bởi những gì họ còn giữ, rất có khả năng đa được chia xẻ qua lại với Hoa chủng bên nước Châu ngày trước. Nên nếu họ còn giữ hệ thống đếm số 9, người Hoa thứ
thiệt tại nước Châu ngày xưa chắc cũng đa dùng hệ đếm số 9 đó.
(v) Nếu ở cổ thời, lúc văn minh phương Tây chưa mang sang hệ đếm số 10, rất có khả năng cả hai vùng Hoa Nam và Hoa Bắc đều xử dụng và quen thuộc với hệ đếm theo số 9. Từ đó họ sẽ quen dùng những bội số như 18, 27, 36, 72, v.v.
(vi) 18 đời vua nhà Hạ, triều đại khởi thủy của nước Tàu, đa xử dụng con số 18 theo thói quen của hệ thống đếm số 9 đó. Và từ đó việc vay mượn ý niệm triều đại Hồng Bàng của Tàu đưa vào truyền thuyết dựng nước ở phía Nam, chắc cũng không có gì lạ cả.
 
........
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2008 05:27:49 bởi Ct.Ly >
#16
    HongYen 03.04.2008 22:46:32 (permalink)
    18 đời vua Hùng Vương
    ......
    Tóm tắt
     
    Bài này thử nhìn vấn đề ’18 đời vua Hùng’ dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt, không liên hệ đến chi tiết lịch sử.  Số 18, trong văn hoá Trung quốc, thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ.  Hoặc một liên tục, một tập hợp, mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác, nó là một con số che lấp những thiếu thốn về hiểu biết và chi tiết về tính chất của từng phần tử trong tập hợp đó. Nói một cách khác, số 18 chỉ là một lối nói cho văn vẻ, dùng toán số (2x9= 18) của giới sĩ phu Trung quốc. Có lẽ với mục đích… để hù những người không biết chữ, và cũng để cho bài viết, bài văn cho được trôi chảy, không có những điều ‘không biết’. Số 18 là một con số dùng để…hé mắt, lấn loát những cái không biết.
     
    Số 18 hoặc 36, 72, hay về sau in 'Bách’ tứ 100, như dùng để chỉ khống chủng Yueh (Bách Việt), đã được xử dụng thế xử tiện nghi.  'Bách’dùng để chỉ số nhiều, đến không hết. Có thể không đích xác bằng 100. Bởi vào thời Xuân Thu, ở phía Bắc sông Dương Tử có đến trên dưới 1000 nước [12]. Khố Yueh ở phía Nam chắc cũng tương tự vượt trên 100 rất xa. Do đó nên  ‘bách’(100) là một con số bất chợt, thì 'thập bát’(18) cũng chỉ như vậy mà thôi.
     
    Nhìn lại công trình của Ngô Sĩ Liên dưới góc độ của thế kỷ21 hiện nay, bắt buộc ta phải có một cái nhìn khác. Trong góc nhìn đó, chúng ta phải nhớ Ngô Sĩ Liên và cộng sự đã có tư duy rất khó vượt khỏi lối suy nghĩ viết lách của những sư phụ ở Bắc phương. Họ phải theo một khuôn khổ định trước để chứng tỏ tri thức đạt tới mức chuẩn của giới khoa bảng ở phương Bắc. Từ đó ta có thể thấy:
    (i) Truyền thuyết viết ra sao, họ chép y lại như vậy. Chỉ được phép than thở hoài nghi trong phần luận bàn mà thôi. Đặc biệt nhất, Ngô Sĩ Liên đã căn dặn hậu bối: ‘Hoàn toàn tin vào sách chẳng bằng không có sách’.
    (ii) Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được đẹp mắt. Không có cách gì khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Ký có tầm vóc đầu tiên của nước Nam.
    (iii) Đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng Việt Nam, rập y khuôn 18 đời vua nhà Hạ, triều đại Hồng Bàng ở bên Tàu. Để ý rất nhiều bài viết trong vài thập kỷ qua ưa liệt kê danh sách các đời vua Hùng. Khổ nỗi tất cả đều viết tên hiệu bằng…chữ Hán ròng. Thí dụ, Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương, v.v. Y như là cái nước của mấy ông vua Hùng giống như mấy cái nước chư hầu ở đời nhà Châu phía bắc sông Dương Tử, thời Xuân Thu Chiến quốc. Và những vua Hùng này có lẽ nói với thần dân của các ông bằng tiếng Tàu, trước khi người Tàu đến nước đó cả ngàn năm.
    (iv) Truyền thuyết dựng nước đó, ở mặt cội nguồn, cũng không quên lôi thêm một trong những biểu tượng xã hội nguyên thủy của Tàu là ‘vua’ Thần Nông. Theo thiển ý, Thần Nông chỉ là một biểu tượng, chỉ một xã hội đa tiến lên ngành canh nông để kiếm ăn, sinh sống. Nó cũng giống như thời bây giờ, người ta dùng ‘Thế Kỷ 18’ để chỉ thời đại con người
    đạt đến cách mạng công nghệ. Hoặc, trong một tương lai nào đó, có thể người ta dùng ‘thời đại Bill Gates’ để chỉ thời đại điện toán, và internet.  Chứ không phải Bill Gates là ông tổng thống toàn cầu ở vào thế kỷ 21, đối với hậu thế 4 ngàn năm sau, có thể đoán nhầm, v.v.
    (v) Con số 18, thường dùng trong văn hoá Trung quốc để chỉ một chuỗi trình nào đó theo với chiều thời gian, mà chi tiết thường không biết rõ.  Như một tập hợp, như một liên tục nay đa khép kín. Bản chất chi tiết của từng phần tử trong tập hợp hay liên tục đó vẫn là ẩn số cho đến ngày nay.
     
    Trong một bài sau, chúng ta sẽ thấy cổ sử nước Hàn (Triều Tiên) cũng có đề cập
    đến con số 18, để chỉ 18 đời vua Bai-dal ở thời Hồng Bàng của nước họ.
     
    Tháng 3, 2005
    N.N.
     
    Ghi Chú
    [1] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ
    Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.
    [2] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1697). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Thanh Việt và
    Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông
    Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam được trình bày đầy đủ trên
    mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite
    [3] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia
    Tường. Nxb Thành Phố HCM. Bộ Môn Á Châu Á Học. Đại Học Tổng Hợp, TP
    HCM.
    [4] Họ Châu và họ Chu là hai họ hoàn toàn khác nhau. Từ phát âm, ý nghĩa, lối viết chữ Hán. Họ Châu có: Châu Nhuận Phát, Châu Ân Lai, nhà Châu bên Tàu (Đông Châu liệt quốc), Châu Chỉ Nhược (Ỷ Thiên Đồ Long Ký), v.v.. Họ Chu có:
    Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ), Chu Dung Cơ (cựu Tổng Lý), v.v. Từ ‘châu’ và ‘chu’ cũng vậy. ‘Châu báu, Trân Châu Cảng,…’ đáng nhẽ phải được viết và phát âm ‘chu báu, Trân Chu Cảng,…’. Ngược lại ‘Chu kỳ, Đông Chu liệt quốc,…’ đúng ra phải được viết và đọc ‘châu kỳ, Đông Châu liệt quốc,…’. Người Việt ưa lẫn lộn hai thứ họ và từ 'châu' và 'chu', do việc kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu. Xin xem [6].
    [5] Bình Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản.
    [6] Nguyên Nguyên (2004) Loạt bài: ‘Từ chữ Nôm đến quốc ngữ’ (tổng cộng 8 bài). Có đây đủ.tại các mạng: Khoahoc.net, Aihưucongchanh.com, honque.net, perso.wanadoo.fr/charite.
    [7] Ở một đoạn bàn luận về Lạc Long Quân, Ngô Sĩ Liên [2] cho thấy ông cũng có một viễn kiến đi trước Charles Darwin khá lâu: 'Trong buổi trời đất mới mở mang có người do khỉ mà hoá ra...'
    [8] Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002) Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nxb Văn Hoá Thông Tin.
    [9] Arthur Cotterell (1995) China – A History. Pimlico (Random House)
    [10] Ngọc Phương (2003) Kể chuyện Văn Hoá Truyền Thống Trung Quốc. Nhà Xuất Bản Thế Giới (Hànội)
    [11] Nguyên Nguyên (2004) Thử tìm hiểu số đếm 1-10 trong văn minh Đông Sơn.  Xem các báo mạng: khoahoc.net, honque.net, aihuucongchanh.com, perso.wanadoo.fr/charite,...
    [12] Nguyễn Hiến Lê (2002) Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá
    [13] Janet McRae & Peg White (1984) The Chinese Way. Brooks Waterloo
    [14] Phục Hy, đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch. Thần Nông: tổ nghề nông và dược thảo. Hoàng Đế: biểu tượng của vua đất màu vàng (Hoàng). Đất vàng có tên khoa học là loess, chính là đất bồi do gió mang đến. Ở Trung thổ có lớp dày đến 3 thước. Rất phì nhiêu bởi nước thẫm dễ dàng. Người Hoa cho dân tộc họ mang mạng Thổ, màu vàng, ở miền chính giữa: Trung. Bởi vậy nước của họ gọi Trung Hoa hay Trung Quốc. Thời xưa, nếu đối chiếu với bên ngoài họ vẫn gọi đất của họ: Trung nguyên. Thí dụ, trong truyện của Kim Dung, giới giang hồ ưa hỏi nhau: ‘Không biết tin đồn Tạ Tốn đa trở lại Trung nguyên có thật hay không’. Hiện diện của bà Nữ Oa, được sắp xếp rất lộn xộn, chỉ chứng tỏ giai đoạn cổ thời theo Mẫu hệ của Hoa chủng. Theo đó bà Nữ Oa đáng lẽ phải được sắp xếp trước tiên. Điển hình, Thái Dương Thần Nữ của dân tộc Phù Tang bị kẹt cứng thành mẫu tổ của dân Nhật. Dân Trung Hoa xưa sau khi chuyển qua Phụ hệ đa thay đổi thứ tự và đưa bà Nữ Oa xuống.
    [15] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie humaine et sociologie.  Institut d’Ethnologie. Paris
    [16] Cũng có thể ‘tá’ ở thời thượng cổ dùng để chỉ ‘hai chục’ theo hệ 9. Hai chục trong hệ 9 tức là 2x9 = 18. Bởi ‘tá‘ (= /da/ = ‘đôi’(?) = đôi chín = đôi chục?) ngày xưa tại Viêt Nam, có nơi chính là 18. Một tá xoài= 18 trái xoài = 2 x 9 trái xoài. Tất nhiên khi văn minh các nơi khác đến, ‘tá’ được đem ra dùng để dịch ‘dozen’, rồi trở thành 12. Nhưng đây chỉ là tản mạn mà thôi. Xem trang mạng về số KHÔNG:
    http://www.mathmojo.com/interestinglessons/originofzero/originofzero.html
    [17] Xin để ý ngoài cái mốt 18 cho một liên tục về thời đại, cổ sử Hoa ưa cho việc mất nước vì đàn bà đẹp. Có lẽ ‘suy diễn ngược’ từ vụ Đường Minh Hoàng với Dương Quí Phi. Đầu tiên vua Kiệt nhà Hạ vì mê nàng Muội Hỉ nên bị Thành Thang diệt. Kế đó vua Trụ nhà Thang vì sủng ái Đắt Kỉ nên mất nước với nhà Châu. Tiếp theo đó, vua nhà Châu vì mê Bao Tự nên thua giặc rợ Khuyển Nhung và bị giết. Sau đó phải di đô về phía Đông: Đông Châu.
    [18] Sử Việt Nam có vẻ mang khuynh hướng dễ dãi xem những vị Tam Hoàng Ngũ Đế này có thật. Người Tây Phương lại khác. Họ ưa xem những vị thần thánh nguyên thủy này như những biểu tượng xã hội.
     
    Nguyên Nguyên
     
    http://alcor.concordia.ca/~tmai/18Hung.pdf

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.04.2008 05:28:18 bởi Ct.Ly >
    #17
      HongYen 03.04.2008 22:51:32 (permalink)

      http://www.mathmojo.com/interestinglessons/originofzero/originofzero.html

       
      Xem trang mạng về số KHÔNG "O":
       
      This was the question:
      What is the origin of zero? Does it have something to do with why x/ 0 is undefined?
      Thanks

       
      Professor Homunculus' answer:
      The origin of zero is a nebulous subject.

      The Babylonians were known to have used a space as a placeholder for empty "columns" as far back as 1700 BC.
      Around 1400 years later, they developed the first known symbol to stand for an empty place. It looked something like YY.

      It didn't actually stand for the number we know as "zero." It was never used alone. It was only a place holder.
      The Mayan culture developed a symbol for the number zero, probably independently of the Babylonians, sometime later. So did the Hindu culture.

      The first records we have of the symbol we use for 0, is from Hindu writings from the late 9th century.
      There was no internet back then, but information still got around. Mostly by camelback, or foot, so it took awhile for 0 to migrate to Arab lands, (probably due to commerce).

      Eventually, about 400 years after South Asia and Asia Minor had been using 0 and inventing and discovering math concepts the we in the west couldn't even consider (because we were busy being "religiously enlightened" and culturally superior) 0 finally got to the civilized world.

      In its superior intellect, civilized Europe continued to use the Roman numeral system, refusing to change for as long as possible, as the infidels ran circles around it.
      Eventually the Europeans gave in.
      That's the scoop in a nutshell,

      The fact that almost anything divided by zero is undefined came to the west much later. The zero came first, then the paradox.
      By the way, do you know which number divided by zero is not undefined, and why? Find out by
      clicking here.

      Happy calculating,

      Prof. Homunculus
       
      http://www.mathmojo.com/interestinglessons/originofzero/originofzero.html
      #18
        HongYen 03.04.2008 23:01:45 (permalink)
         
        Lịch sử của số không "0"
         
        Số 0 được phát minh cuối cùng nhưng không phải ở Ả Rập mà ở Ấn Độ.

        Các ban vào đây coi về lịch sử nó nhé:
        http://vi.wikipedia.org/wiki/0
        http://vi.wikipedia.org/wiki/s%e1%bb%91_...
        http://www.forever1.org/forum/showthread...
        http://blog.360.yahoo.com/blog-7jylyioif...

      • cách đây 6 tháng
        Aramis
         
        http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070924050527AAYXvjY
      • #19
          HongYen 07.04.2008 04:21:46 (permalink)



          Việt Nam Thư Quán - Thư Viện Online












          Cho điểm 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao 90 Phiếu

          Đã xem 18224 lần.
          Lịch sử
          18 đời vua Hùng Vương: Một ý niệm về liên tục
           
          ......

           
           
          http://vnthuquan.net/truyen/truyentext.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn3n1n2n31n343tq83a3q3m3237nvn
          #20
            HongYen 07.04.2008 04:34:03 (permalink)
            18 đời vua Hùng Vương
             
            Hùng Vương, hay vua Hùng, là tên hiệu các vị vua cai trị nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long QuânÂu Cơ.






            Mục lục


            //



             Truyền thuyết
            Lĩnh Nam chích quái thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương."
            Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng giúp việc. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.

             Các vị vua
            Nước Văn Lang truyền được 88 đời vua, danh hiệu 88 đời còn lưu lại được 18 là [cần chú thích]:

            Theo Hùng triều ngọc phả, nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

             Xem thêm


             Liên kết ngoài

            Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng

            Các thể loại: Bài cần chú thích nguồn gốc | Hồng Bàng
             
            http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng
            #21
              HongYen 16.04.2008 22:27:13 (permalink)
              Nguồn: VietShare.com
              Lễ Hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương
               
              "Dù ai đi ngược về xuôi,
              Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

               
              http://www.vietshare.com/vanhoa/denhung/hinhdenhung/denhung03.jpg 
               
              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=265350
               
               
              Ngọc Lý


              titleAndStar(3304,0,false,false,"","")

              VIP 

              Bài viết đã đăng: 3304
              Gia nhập ngày: 27.8.2005
              Hiện trạng: offline
              #22
                HongYen 17.04.2008 22:51:45 (permalink)
                 
                 









                setTypingMode(1);





                Lễ rước kiệu trong ngày Giỗ Tổ tại Phú Thọ, sáng nay. Ảnh: TTXVN
                 
                 
                http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/04/3BA014C4/
                #23
                  HongYen 17.04.2008 22:55:08 (permalink)
                  Thứ hai, 14/4/2008, 16:49 GMT+7

                  Hành hương giỗ Tổ


                  7h sáng nay, tại đền Hùng (Phú Thọ) diễn ra lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Vài ngày nay, dòng người đổ về khu di tích này đông nghẹt, các dịch vụ ăn theo cũng được dịp nở rộ.

                  > Ảnh người dân đổ về đền Hùng/ Trộm cắp hoành hành ở đền Hùng

                  Trên khắp các ngả đường ở thành phố Việt Trì, đâu đâu cũng treo cờ, băng rôn mang dòng chữ: "Chào mừng khách thập phương về dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương", "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba"... Thậm chí, nhiều cửa hàng, quán ăn cũng đua nhau tung ra chương trình khuyến mãi nhân dịp này.





                  Dòng người kéo nhau đổ về xem hội. Ảnh: Tiến Dũng.

                  9h sáng, con đường vào khu di tích Đền Hùng tấp nập người và xe. Để tránh ùn tắc, ngay tại cổng chính, Ban tổ chức lễ hội đã cấm xe ôtô vào khu vực đền. Ngại đi bộ, hành khách phải trả 5.000 đồng cho một cuốc xe ôm đi vào hoặc đi ra. Theo lời những lái xe ôm, mấy ngày qua, lượng khách đổ về đây khá đông.


                  ..............

                  http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/04/3BA013F1/
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2008 22:58:09 bởi HongYen >
                  #24
                    LXMai 18.04.2008 11:00:12 (permalink)
                    Hoa Thịnh Đốn: Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 
                    TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Ba, 4/15/2008, 12:02:00 AM
                     












                    Tuổi trẻ đứng gác bên cờ vàng, trứơc bàn thờ tổ qúôc.“Ai lên Phụ  Thọ cùng ta
                    Vui ngày Giỗ Tổ Tháng Ba Mùng Mườì
                     
                    "Dù  ai đi ngược về xuôi
                    Nhớ ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba.”
                     
                    Đó là những câu ca dao nhắc dân gian nhớ ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Dù lưu lạc ở chân trời gốc bể nào, người Việt tha hương luôn tưởng nhớ tổ tiên, nhớ ngày này. Hội người Việt Cao Niên vùng HTĐ và phụ cận với sự tiếp tay  hỗ trợ của Cộng Đồng VN vùng HTĐ, MD&VA, Liên Hội  Cựu Chiến Sĩ QGVNCH/HTĐ và Hội Hải Quân & Hàng Hải Miền Đông Bắc HK, Liên Đoàn Thăng Long đã trang trọng cử hành lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vào lúc 11 sáng ngày 13 Tháng Tư, 2008 tại một hội trường của Trường  Falls Church High School ở Falls Church, VA.
                     
                    Trong nắng Xuân chan hòa, hoa Xuân rộ nở, hơn ba trăm đồng hương  vùng HTĐ và hướng đạo sinh Liên Đoàn Thăng Long đã nô nức về dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong một không khí thật trang nghiêm, trước bà thờ  với nhiều hoa quả, hương đèn  sáng choang và cờ lộng ngủ sắc rực rỡ hai bên,  Ông Nguyễn Đình Kỳ, Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên vùng HTĐ và Phụ Cận  có lời cảm tạ quan khách đến tham dự. 
                     
                    Ông nói, hằng trăm năm nay lễ Quốc Tổ Hùng Vương là một ngày lễ quan trọng của người Việt Nam. Đức Quốc Tổ Hùng Vương có lăng tại tỉnh Phú Thọ,  Bắc Việt, VN. Ngày xưa triều đình luôn cử đại diện đến chủ lễ. Từ khi  tỵ nạn CS ở hải ngoại đến xứ này, nghĩa là từ hơn ba mươi năm, năm  nào Hội Người Việt Cao Niên vùng HTĐ cũng tổ chức lễ Giỗ tổ rất trang nghiêm và trọng thể. Hội rất ước mong được sự tiếp tay của các hội đoàn trong vùng để buổi lễ được tổ chức một cách trang ngihêm và trọng thể hơn. Ông Kỳ nói rõ năm nay Hội được sự tiếp tay hỗ trợ của CĐVN/HTĐ, MD&VA , Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QG/VNCH và Hội Hải Quân và Hàng Hải HTĐ về nhân sự và tài lực. 
                     
                    Ông Kỳ cho biết tiếp, kể từ năm ngoái và năm nay, Toà Đại Sứ CS đã tổ chức Lễ Hùng Vương và trong nước Ngày Quốc Tổ Hùng Vương Mùng Mười Tháng Ba Âm Lịch là một  ngày nghĩ lễ quan trọng, chứng tỏ là Chính quyền CS đã tìm về nguồn,  chứ  không phải là người ngoại quốc vu  vơ nào đó như họ đã  từng làm nhiều năm qua kể từ ngày 2 Tháng 9 , 1945. Hy vọng rằng với sự thay đổi đó những sự thay đổi lớn lao hơn quan trọng hơn sẽ tiếp đến và một ngày không xa chúng ta sẽ có dân chủ, nhân quyền tại quốc nội.
                     
                    Trong dịp này Ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch Cộng Đồng HTĐ, MD&VA nhắc lại lịch sử VN. Ông nói, Quồc Tổ Việt Nam là Vua Hùng. Theo truyền thuyết thì trên lưu vực Sông Hồng, Sông Mã đã có mười lăm bộ lạc  sống ở đấy, vì nhu cầu dẫn thủy nhập điền để canh tác và mục đích quản trị xã hội  cũng như đối đầu với quân địch xâm lấn, các bộ lạc này đã kềt hợp lại và lập vương quốc Việt Nam đầu tiên. Trong mười lăm bộ lạc nói trên,  bộ lạc Văn Lang sống trên dãi đất Sông Hồng, chạy dài từ Ba Vì cho đến núi Tam đảo, người lãnh đạo bộ lạc này và mười bốn bộ lạc còn lại xưng Vương là Hùng Vương. Vua Hùng đặt quốc hiệu là Văn Lang, và đóng đô tại Bạch Hạt , nay là Việt Trì, Phú Thọ.
                     
                    Theo các huyền thoại  khác, lịch sử dân tộc Việt bắt nguồn từ Lạc Long Quân, cưới Bà Âu Cơ thuộc dòng  dõi Tiên, sinh ra một trăm trứng, nở ra một trăm người con  rất giống nhau về hình tướng cũng như về chủng tộc. Khi  các con  trưởng thành thì Vua Lạc Long Quân và Hoàng Hậu Âu Cơ thỏa thuận sống riêng, mỗi vị đem theo năm chục người con.  Hùng Vương nối ngôi vua cha, đóng đô tại  Phong Châu, trị vì toàn một cõi nước sau đổi tên thành Văn Lang, có tất cả 18 vị vua, trị vì khoảng 150 năm. Dưói triều Đại Hồng Bàn, các Vua Hùng,  dân Bộ Lạc Văn Lang,  thật sự hưởng được thịnh vượng, thái hoà.  Đặc biệt  Vua Lạc Long Quân dành rất nhiều thời giờ để phổ biến trong dân chúng cách xâm mình  để chống lại sự đe dọa của nhiều loại quái vật và dạy người dân lối sống hòa đồng.Các Vua Hùng cũng xúc tiến việc ban giao với nước Tàu để có thể giữ vững nền độc lập nước nhà.
                     
                    Nguồn gốc của Hùng Vương phần lớn được biết là nhờ truyền thuyết , tuy nhiên có các di tích từ đời vua Hồng Bàng như đền thờ Vua Hùng được  tìm thấy ở Phú Thọ Bắc Việt.Hằng năm Ngừời Việt Nam tổ chức lễ Hùng Vương vì Vua Hùng có công dựng nước. Người Việt Nam ở khắp nơi đã tưởng niệm quốc Tổ vì đó là ngày lịch sử đáng ghi nhớ nhằm phục hồi truyền thống của dân tộc. Với tư cách  Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Năm vùng HTĐ, MD&VA Ông Lý Văn Phước đã kêu gọi đồng hương , đặc biệt các anh em thanh niên sinh viên và học sinh tích cực  tham gia ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương hằng năm để chnúg ta biểu lột lòng yêu nước, tinh thần ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
                     
                    Theo sau quý vị trong ban tế lễ trong quốc phục áo dài gấm, khăn đống màu xanh, đỏ đã trang trọng dâng lên bàn thờ nhiều hương, hoa trà, lễ vật theo nghi lễ cổ truyền trong tiếng chiêng trống ngân vang.
                     
                    Chương trình được tiếp nối với màn múa lân, văn nghệ giúp vui và đồng hương thọ lộc, trong một không khí rất nhộn nhịp vui tươi. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được chấm dứt vào lúc 1 giờ trưa.
                     
                    HÌNH ẢNH LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
                    WWW.YOUTUBE.COM/TUYETMAI45


                     TUYẾT MAI
                    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=126818
                    #25
                      draculatransy 30.05.2008 08:42:45 (permalink)
                      Nguồn http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/779128/
                      UBND TP.HCM khẳng định không làm giả bánh giầy dâng vua Hùng20:49' 18/04/2008 (GMT+7)  - UBND TP.HCM khẳng định không có vấn đề làm giả bánh giầy tiến cúng nhân Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ (ngày 15/4).
                      Mút xốp được lấp ra trong bánh giầy. (Ảnh: TT)Theo UBND TP, sau khi chuyển cặp bánh chưng, bánh giầy ra khỏi xe lạnh, phát hiện phía ngoài cặp bánh bị mốc do thời tiết quá nóng, nên lãnh đạo UBND TP đã đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm và phát hiện cặp bánh có vi sinh, không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
                      Lãnh đạo UBND TP đã thống nhất với UBND tỉnh Phú Thọ và Ban tổ chức Lễ giổ Tổ Hùng Vương không khai bánh và cắt chia cho công chúng như những lần trước, chỉ để trưng bày phục vụ thưởng ngoạn.
                      Cũng theo UBND TP, cặp bánh bị mốc mặt ngoài do thời tiết tại Phú Thọ nóng hơn mọi năm và Công viên văn hoá Đầm Sen xử lý kỹ thuật về nhiệt độ xe lạnh bảo dưỡng bánh suốt 4 ngày đêm vận chuyển từ TP ra Phú Thọ chưa bảo đảm.
                      Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được giao kiểm điểm trách nhiệm của Công viên văn hoá Đầm Sen.
                      Sáng 16/4, hàng chục người dân trong xã Hy Cương (tỉnh Phú Thọ) đã "mổ" cặp bánh và phát hiện bánh chưng vữa và lên men, có mùi khó chịu, bánh giầy bị mốc xanh, bên ngoài có một lớp bột mỏng, bên trong hoàn toàn được làm bằng mút xốp.
                      Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Hữu Trung, Phó giám đốc công viên văn hóa Đầm Sen, giải thích, phần xốp chỉ để tạo hình. "Chúng tôi cũng cố gắng tạo nên bánh thật nhưng nếu đổ cả tấn bột để làm bánh giầy thì... phí quá!".
                      Ông Trung còn cho báo Pháp luật TP.HCM biết đã thống nhất với Ban tổ chức lễ hội là không cắt bánh giầy để ăn mà để cúng tượng trưng.
                      • P.Cường
                       

                      #26
                        Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 26 trên tổng số 26 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9