Cảm nhận thơ hay cùng với lời bình
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 69 bài trong đề mục
Bé cò cò 25.05.2008 03:33:17 (permalink)
ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM
(Hoài Vũ)

Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay anh lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay!
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?
Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao...

LỜI BÌNH:

Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh tôi, cứ bám riết lấy tôi theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này.
Nó ám ảnh tôi có lẽ bởi trước hết nó lúc nào cũng trong biếc, tinh khôi trong mắt, trong tim, trong óc, trong trí tưởng tượng của chàng trai đa tình và chung tình kia. Cái hình ảnh ấy cuối bài thơ mới xuất hiện, nhưng đọc một lần, để ý xem lại, ta thấy dường như nó hiển hiện trong toàn bộ bốn khổ thơ cũng đa tình và chung tình này!
Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em!
Này nhé:
Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”
Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em!
Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia. Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:
“Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay”
Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế!
Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”. Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng.
Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau. Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không - gian - tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không - gian - tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng!
Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…
Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…
Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.
#16
    Bé cò cò 25.05.2008 03:40:46 (permalink)




    Sau lưng mùa hạ cũ
     
    Trương Nam Hương



    Và lại đến cái mùa hoa phượng đỏ
    Kỷ niệm ơi chìm khuất ở nơi nào
    Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ
    Em không về nhận một tháng năm sao !

    Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
    Anh gom mây ngũ sắc bọc thơ tình
    Em nhón gót cho thời gian tụ lại
    Tay học trò giọt mực rớt lem xanh

    Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
    Nguyên cơn mưa không thiếu hạt nào
    Mắt mùa hạ trong veo nhìn thấu đáy
    Nở phập phồng bóng nước tán me chao

    Dành cả đấy cho em - dành cả đấy
    Mượn thời gian hăm mốt tuổi, anh đền
    Để mùa hạ nắng mưa là trai gái
    Phượng cũng từng hồi hộp lúc kêu tên !

    Và lại nhớ vòm trời hoa phượng cũ
    Khép rưng rưng mùa ha. giữa tay cầm
    Cửa lớp mở với một người trong đó
    Vẽ lên bàn và hát những lời câm

    Ai bảo nhớ, bảo dành cho em hết
    Anh tìm em mắt cứ nhóng lên trời
    Câu thơ viết tan vào mây ngũ sắc
    Cuối sân trường vô vọng xác xe rơi !
     
    Lời bình:
     
     



    Tháng tư và tháng năm dường như luôn là một ý niệm thời gian, một miền xưa cũ được gọi về dành cho những ai đã rời xa tuổi học trò. Đôi khi trong sâu thẳm mỗi chúng ta lại được đánh thức bởi những gì nhỏ bé, thân thuộc từ cánh phượng, tiếng ve... Nhà thơ Trương Nam Hương gọi những khoảnh khắc không thể nào quên đó là “Sau lưng mùa hạ cũ”


    Và lại đến cái mùa hoa phượng đỏ

    Kỷ niệm xưa chìm khuất ở nơi nao

    Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ

    Em không về nhận mặt tháng năm sao?


    Nhà thơ gọi là “mùa hạ cũ” bởi nó đã đi qua, mãi mãi không bao giờ trở lại. Nhưng lại luôn hiện diện trong đời sống thực tại để dễ dàng dẫn dắt cảm xúc của con người trở về những mốc thời gian của quá khứ.

    “Và lại đến…” câu thơ như một điệp khúc để so sánh giữa hiện tại và hồi ức. Nó cứ trở đi trở lại theo sự luân chuyển của mùa mà vẫn đủ sức trở thành một cái cớ để chạm khắc vào phần thiêng liêng của mỗi con người. Đó là phượng đỏ, tiếng ve - Tiếng ve vỡ trăm nghìn mảnh nhớ. Câu thơ vừa gợi thanh vừa gợi hình. Tiếng ve và nỗi nhớ đã được cụ thể hoá như những “mảnh” rồi lại “vỡ” ra, oà ra. Nhưng cái sự trớ trêu của nhân vật trong hành trình “ngược thời gian” này là, hồi ức đối diện trong cô đơn với nhiều câu hỏi: Em không về nhận mặt tháng năm sao? Tác giả luôn phân vân; không biết ở phương trời nào em có còn nhớ đến “mùa hạ cũ” giống như tôi?

    Ngày ấy, tất cả những gì trong veo tuổi học trò anh đã dành cho em “Dành cả đấy cho em - dành cả đấy/ Anh gom mây ngũ sắc bọc thơ tình”, “Nguyên cơn mưa không thiếu một giọt nào/ Nắng mùa hạ trong veo nhìn thấy đáy”… Người con trai đã dành trọn vẹn cho người con gái những thứ tưởng chừng như vời vợi, mênh mông nhưng lại rất đỗi chân thành, lãng mạn. “Mây ngũ sắc” đem bọc thơ tình mang một màu sắc huyền ảo; nửa như muốn giấu tất cả chỉ dành cho mình em biết, nửa như lại nhờ mây trời nói hộ những điều thầm kín trong lá thư ấy.

    Và lại đến vòm trời hoa phượng vĩ? Khép rưng rưng mùa hạ giữa tay cầm. Hình ảnh hoa phượng cứ đồng hiện một lúc mùa hạ của kí ức ngày xưa và hiện tại. Sự đồng hiện này làm nổi bật nét tương quan khác biệt đến với người đọc. Tác giả đã từng đi tìm kỷ niệm bằng hành động thiết thực để rồi nhận ra; không thể đồng nhất kỷ niệm với những gì cụ thể rõ ràng mà mất đi rồi người ta có thể tìm lại. Cửa lớp mở với một người trong đó/ Vẽ lên bàn và hát những lời câm. Trở về mái trường xưa, cánh cửa lớp vẫn mở như năm nào đón chờ bước chân của cậu học trò đến nơi đây. Tất cả mọi thứ vẫn còn nguyên, chỉ có bạn bè, thầy cô là thiếu vắng. Cậu học trò hồi tưởng bằng sự độc diễn, độc thoại; “vẽ” và “hát”.

    Sau bao nhiêu năm trôi đi, tuổi học trò đã mãi lùi xa, nhưng cứ mỗi mùa hạ sang thì kỉ niệm của ngày xưa lại hiện về. Giờ đây tác giả trở lại nơi ấy không phải bằng những bước chân đơn độc nữa mà bằng những hoài niệm và cả bằng thơ: Anh bảo nhớ, bảo dành cho em hết/ Anh tìm em mắt cứ ngóng lên trời/ Câu thơ viết tan vào mây ngũ sắc/ Cuối sân trường vô vọng tiếng ve rơi. Khi nhớ đến một điều gì đó thật sâu sắc có lẽ người ta chỉ cần thể hiện một cách âm thầm, tự mình cảm nhận và thấu hiểu được là đủ. Cũng giống như người con trai trong bài thơ, tìm một ai đó đâu phải cứ nhất thiết tìm một gương mặt cụ thể giữa dòng người tấp nập. Câu thơ tan vào mây, rồi tiếng ve rơi ở cuối sân trường… tất cả hoà vào nhau tạo thành những bản nhạc đầy dư vị bâng khuâng và tiếc nuối của những ai đã đi qua tuổi học trò.

    Sau lưng mùa hạ cũ của Trương Nam Hương là bài thơ mang nhiều tâm trạng hoài niệm, đẹp như một đoản khúc mãi lắng đọng trong tâm trí con người.
    SONG NGUYỄN
    #17
      Bé cò cò 25.05.2008 03:56:03 (permalink)

      ĐI LỄ CHÙA
       Dư Thị Hoàn

      Năm ngưòi đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa
      Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ
      Người thứ nhất thở dài:
      - Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng
        Người thứ hai chép miệng:
      - Vô phúc nhất người đàn bà không con
      Ngưòi thứ ba cười buông:
      - Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng
      Người thứ tư điềm đạm:
      - Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con
      Người thứ năm:
      - Mô phật!
      Lão xà ích giật dây cương
      Roi quất
      Tung bụi đường.
                                                                    
      16 - 12 – 1987


      lời bình:

      Dư Thị Hoàn viết nhiều về người phụ nữ, nói đúng hơn, chị viết nhiều về thân phận đàn bà. Ngay cả trong những bài thơ tình, hình ảnh người phụ nữ hiện lên bao giờ cũng phảng phất tiếng nói của thân phận. Người đọc bị hấp dẫn bởi âm điệu trúc trắc, gập ghềnh của nhịp thơ, bởi chất triết lí sâu sắc và thấm thía. Bài thơ Đi lễ chùa mang trong nó sức hấp dẫn ấy.
      Đi lễ chùa là một tín ngưỡng đã có từ rất lâu trong tâm linh người Việt, người đi lễ muốn tìm đến cõi Phật đẻ cầu mong có được hạnh phúc, có được sự thanh thản trong tâm hồn. Và trên con đường hành hương về cõi Phật ấy, người ta mang theo những “vật tế lễ”, mang theo những nỗi niềm và những nỗi đau. Có nỗi đau nói ra được bằng lời và có cả những nỗi đau không lời lẽ nào diễn tả nổi.  Cụ thể hơn, ở đây, đó là nỗi đau của kiếp đàn bà.

      Bài thơ như một câu chuyện được kể tự nhiên và hàm súc. Lời thơ thấm đẫm chất tự sự, những thông tin được gửi đến độc giả một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, giản đơn nhưng ám ảnh. Bao giờ cũng vậy, Dư Thị Hoàn làm người đọc phải bất ngờ bởi những ý tưởng nhân văn và rất thông minh của chị. Tác giả viết về “năm người đàn bà” “đi lễ chùa”, con số năm không phải là nhiều cũng không phải ít, nó vừa đủ để thể hiện dụng ý nghệ thuật: “Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa/ Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ”. Đâu phải năm người đàn bà mang theo năm nỗi đau khổ. Không! Khổ đau thì không bao giờ đếm được! Bài thơ có năm lời thoại, cũng có thể là độc thoại, mà đã là độc thoại thì hoặc người ta cô đơn hoặc người ta than thân trách phận. Các lời thoại được sắp xếp đầy ẩn ý, nỗi đau được kể ra theo cấp độ tăng tiến. Chỉ cần non tay một chút thôi ý thơ rất dễ rơi vào vụng về khiên cưỡng. Nhưng cây bút Dư Thị Hoàn đầy bản lĩnh, chị kể lể đấy, than thở đấy song lời than không rườm rà mà được cô đọng tối đa.

      Dường như những nỗi niềm của phận đàn bà cứ quặn thắt trong từng câu chữ: “- Tội nghiệp nhất ngươì đàn bà không chồng”, “- Vô phúc nhất người đàn bà không con”. Người phụ nữ Việt Nam thường gắn liền với gia đình, sẵn sàng hi sinh cho gia đình nên “không chồng”, “không con” thì thật “tội nghiệp”, thật “vô phúc”. Đến lời thoại thứ ba thì nỗi đau bắt đầu không còn cụ thể nữa: “- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng”. Phụ nữ vốn dễ xúc động và mau nước mắt, khi người ta khóc – đó là khi người ta muốn được sẻ chia, an ủi. Vậy mà người đàn bà kia “không khóc nổi trước mặt chồng”, ngay cả với người bạn đời đầu gối tay ấp bấy lâu, chị cũng không thể sẻ chia tâm sự, thậm chí đã cạn kiệt mọi trạng thái cảm xúc (dù chỉ là trạng thái của nỗi đau)! Nàng thơ đã đi sâu vào mọi ngõ ngách tâm hồn người phụ nữ để cảm hiểu những điều sâu kín nhất: “-Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con”. Có lẽ không cần nói thì ai cũng biết tình nghĩa mẹ dành cho con lớn lao biết nhường nào. Với một người mẹ, con là hi vọng, là hạnh phúc, là tương lai, mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Thế nhưng người mẹ không cười được khi thấy con thì đúng là tuyệt vọng nhất, người đàn bà đó như đã mất tất cả rồi.

      Ta nhận ra mỗi người mang một trạng thái: “Người thứ nhất thở dài”, “Người thứ hai chép miệng”, “Người thứ ba cười buông”, “Người thứ tư điềm đạm”, còn “Người thứ năm” thì chẳng biểu lộ một sắc thái gì:
      “Người thứ năm:
      - Mô phật!”
      Lời thoại thứ năm kết lại những nỗi đau, không hề thở than, không hề nói đến một nỗi bất hạnh cụ thể nào song lại nói được rất nhiều. Thì ra, nỗi đau không nói nên lời mới là đau nhất, “tội nghiệp nhất”, “vô phúc nhất”, “bất hạnh nhất” và “tuyệt vọng nhất”. Thử hỏi còn gì đau đớn hơn khi ta không thể nói về nỗi đau của mình? Có người nói với tôi rằng: “Người thứ năm” không hề than thở, không biểu hiện trạng thái gì tức là đã rũ bỏ hết mọi bụi bặm trần ai để đến với cõi Phật. Như thế không có nghĩa là nỗi đau được rũ bỏ.

      Con đường hành hương về cõi Phật vẫn chỉ là đường đời thôi, bụi bặm và nghiệt ngã: “Lão xà ích giật dây cương/ Roi quất/ Tung bụi đường”.
                     Trên con đường hành hương về cõi Phật, “năm người đàn bà” hay nhiều hơn nữa cũng không thể mang hết những nỗi đau của phận đàn bà, những nỗi đau trong cuộc sống nhân sinh. Dư Thị Hoàn đã cắt nghĩa những nỗi bất hạnh của con người bằng một tư duy sắc bén, bằng sự trải nghiệm và bằng cả sự đồng cảm. Chính điều này tạo nên chiếu sâu cho bài thơ.
      Trần Tuyết Hạnh
      #18
        Bé cò cò 25.05.2008 04:03:26 (permalink)
         
        Mưa
                                            
         Tg:     Vân Long
         
         
        Qua dải sân mưa tôi ngắm em
        Màn mưa nhòa những nét thân quen
        Tình yêu chớm nở sao mà đẹp
        Một thoáng nhìn nhau mưa cũng ghen!
         
        Bình luận:
         
        Trước Vân Long, thơ tình viết quanh chữ "ghen", có Xuân Diệu, Nguyễn Bính khá tinh tế, sâu sắc. Chỉ có điều trước đó, người ta nói tới ghen vẫn không ngoài thứ tình cảm ích kỷ, bản năng vốn có trong con người. Ghen của Vân Long trong "Mưa" có khác, hóm hơn. Chủ thể đánh ghen ở đây không phải con người, mà là mưa. Vì vậy, tình yêu không còn bó hẹp mà lan tỏa sang thiên nhiên. Nói cách khác, tình yêu được sự đồng cảm, sẻ chia của cả những hạt mưa...Mưa bỗng được hồn người thổi vào và trở thành "tình địch" với tác giả. Mưa cũng bị dáng em kia quyến rũ, si mê...


        Bài thơ tứ tuyệt có 4 câu 7 chữ, đọc thấy 3 câu trên chỉ là giao đãi, tả cảnh, ngôn ngữ, hình ảnh chưa có gì tác động mạnh người đọc. Thậm chí, đến câu thứ 4, mà mãi đến chữ cuối cùng "ghen" mới bật sáng linh hồn bài thơ. Đây là khám phá của nhà thơ: "Một thoáng nhìn nhau mưa cũng ghen".

        Cả bài thơ không miêu tả người con gái đẹp như thế nào, mà chỉ nói là "những nét thân quen" chung chung. Song, nếu nói những hạt mưa đang giăng thành màn để che, để xóa đi những nét dáng của em là bởi vì mưa "ghen" không muốn cho người con trai nhìn ngắm, thì quả thật cô gái bỗng hiện lên đẹp tuyệt vời! Thì ra cái hay của thơ ở đây không phải ở câu chữ, hình ảnh mà là ở cái hồn, cái tứ bài thơ.

        "Mưa" của Vân Long được sáng tác từ những năm đầu thập niên 60 thế kỷ 20, in trong tập thơ đầu tay của nhà thơ. Nhưng đến nay, sau gần nửa thế kỷ, vẫn có sức sống truyền cảm, chắc bởi tình yêu được tưới thấm đẫm vị ngọt mát của cả những hạt mưa chăng.



        Nguyễn Siêu Việt
        #19
          Bé cò cò 25.05.2008 04:28:07 (permalink)
          Dịu và nhẹ
           
          TG: NGUYỄN DUY
           





          Nhàm tai nghe rối tiếng ầm
          dọn tai ta lắng tiếng ầm thế gian
          Mùa xuân trở lại dịu dàng
          Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
          nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
          dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
          Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu
          em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng
          má hồng về xứ hồng hoang
          tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau rơi
          Dịu dàng vang tiếng mắt cười
          bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
          bỏ qua nợ tháng nợ năm
          Chợt nghe giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng.

           
          LỜI BÌNH:
           
          Tạo hóa sinh ra người Nam và người Nữ để yêu nhau. Tình yêu sẽ đồng hành với con người trong suốt cuộc đời, dẫu qua thời gian nó lớn lên và biến đổi. Từ cái háo hức, nồng nàn thuở ban đầu tới sự đằm thắm, sâu nặng, dần dần hai người đã thành tính thành nết của nhau, tình yêu vẫn vậy, chẳng cũ đi bao giờ. Hoa theo mùa và tình yêu theo tuổi...

          Ai từng đi qua cái trẻ trung của tình yêu đôi lứa cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vị ngọt ngào, ấm áp của tình yêu lúc tuổi già đứng bóng, khi yêu thương đã hóa thành tình nghĩa.

          Nguyễn Duy mang cái tâm thế ấy khi ông viết "Dịu và nhẹ" - một bài thơ nghe như tiếng tâm tình gửi tới người tóc đã muối tiêu.







          Câu thơ đầu như một lời tự sự - làm lối mở để đi vào một thế giới dịu và nhẹ mà nhà thơ đã "lắng" được trong "tiếng thầm thế gian". Câu thơ tiếp mở ra một không gian mà thời gian đã tự nhiên chảy trôi vào trong đó: "Mùa xuân trở lại dịu dàng". Thiên nhiên vẫn tuần hoàn, không phải một mùa xuân đầu tiên nhưng đây là cái khoảnh khắc xuân đọng lại để nghe tiếng sự sống tí tách đâm chồi:

          Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
          nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
          dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều


          Ba dòng thơ cắt ra từ một câu thơ, lại cứ quấn quýt vào nhau bởi cái lối lặp từ tràn từ dòng trên xuống dòng dưới "nhẹ nhàng hương bay", "nhẹ nhàng lộc cựa". Sự trở lại, cái bắt đầu của một mùa xuân nhu nhú trong những hương và lộc... Sức sống như lây lan, như truyền dẫn, như tỏa vào không gian. Nếu theo cái logic ấy, mạch thơ ấy, thì bỗng dưng, dòng thơ thứ ba như bất ngờ, bởi tự nhiên nó ngưng đọng:

          dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều

          "Vương" chứ không phải là đang trôi. "Tím mây" chứ không phải là mây tím. Câu thơ tám chữ đang xuôi trong âm điệu thanh bằng bất chợt vút cao lên giữa dòng bởi hai thanh trắc và lối đảo từ độc đáo. Cao độ và sức hút của câu thơ xoáy vào một màu tím - như là một nét đậm vẽ ngang qua nền trời. Đoạn thơ trở nên giàu giá trị tạo hình và rất đường nét. Cái dải mây ngang chiều ấy tựa như là khung, là viền của bức tranh mùa xuân tràn đầy hương sắc, nổi bật giữa thiên nhiên.

          Nhưng mà cái dáng điệu lững thững, ngưng nghỉ của dải mây màu tím ấy nghe ra như dáng hình tâm trạng, hay một chút vẩn lên trong tâm hồn thi nhân. Thật khó mà cắt nghĩa cho rạch ròi. Song, có lẽ đó là một sự chuyển giao, cái động đã nhường chỗ cho cái tĩnh. Sự rạo rực đã lắng lại trước những gì thâm trầm, thực sự dịu và rất nhẹ.

          Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu
          em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng
          má hồng về xứ hồng hoang
          tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau rơi


          Nguyễn Duy thường dùng lục bát. Thơ mà đã lục bát thường không thoát ra ngoài cái giọng ân tình, ân nghĩa, yêu thương. Lục bát là cảm xúc nén vào trong câu lục để rồi tãi ra trong câu bát - nhẹ nhàng như nhịp thở. Thơ không đua chen được với văn xuôi ở sự giàu có các chi tiết, song một khi chi tiết đã đi vào thơ thì đó là những gì đã được chọn lọc nghiệt ngã nhất. "Tiếng bóng xiêu xiêu", "tóc muối tiêu" và "má hồng".

          Dân gian sâu sắc và ý nhị vô cùng khi hài hước trong ca dao:

          Đàn ông nông nổi giếng khơi
          Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu


          Thơ yêu chồng và thương chồng nhiều; thơ yêu vợ và thương vợ chỉ thảng hoặc như cầu vồng sau mưa. Âu đấy cũng là cái sự mau nước mắt của đàn bà và cái quý giá của nước mắt đàn ông. Đành là thơ yêu chồng hay như thơ Xuân Quỳnh... thơ yêu vợ cũng nồng nàn và xúc động như thơ Tú Xương... và đến bây giờ là Nguyễn Duy. Trong thơ Nguyễn Duy còn ẩn chứa một nụ cười hóm hỉnh, đáng yêu.

          Bài thơ "Vợ ốm", nhà thơ viết:

          Thông thường thượng giới rong chơi
          Trần gian choang choác sự đời tùy em
          ...

          Cha con chúa chổm loanh quanh
          Anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia
          Việc thiên, việc địa, việc nhà
          Một mình anh vãi cả ba linh hồn


          Trở lại với buổi chiều mùa xuân, có người chồng ngồi ngắm vợ yêu chải tóc. Còn gì dịu dàng cho bằng hình ảnh người phụ nữ ngồi chải mái tóc dài. Nguyễn Duy đã "lạ hóa" cái cảm nhận dân gian quen thuộc ấy bằng một mái tóc muối tiêu. Suy cho cùng, cái lạ, cái xúc động không phải ở bản thân người phụ nữ mà ở trong cái nhìn của người đàn ông. Tóc xanh là tài sản độc quyền của một thời tuổi trẻ song mái tóc hai màu mới chứng tỏ được lòng thủy chung và tình yêu bền bỉ. Có một dòng chảy lạnh lùng của thời gian trong câu thơ vắt làm 4 dòng ấy. Thời gian đi qua màu hồng đôi má, đổ vào bóng dáng xiêu xiêu và nhuộm màu mái tóc. Mọi thứ đều biến đổi trong thời gian song có một thứ tình cảm vẫn nguyên sơ như những ngày xưa cũ, chỉ có điều giờ trở nên đằm thắm hơn, trong yêu thương có nỗi xót xa, cảm thông và chia sẻ:

          tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau rơi

          Ý thơ tuôn ra theo điểm nhìn của cái tôi trữ tình. Cái nhìn không giấu nổi nỗi bất lực trước thời gian. Sự bất lực là có thực song niềm đau xót cũng rất đỗi chân thành. Yêu lắm và sẻ chia nhiều lắm thì nhà thơ mới có nhiều cung bậc tình cảm chất chứa đến như thế khi nhìn thấy bóng người vợ yêu phía bên kia dốc của cuộc đời. Vẫn còn đắm say với vẻ dịu dàng; vẫn đầy hóm hỉnh, nghịch ngợm với má hồng ký ức và đầy xót xa trước mỗi sợi tóc rơi. Tấm lòng của một người đàn ông bao dung và độ lượng; trìu mến và thủy chung.

          Thơ là "từ ngữ được tự do phô ra toàn bộ ruột gan, toàn bộ ý nghĩ và ám thị, như một trái cây chín muồi hoặc như một tên lửa nổ tung giữa bầu trời. Nhà thơ giải thoát cho chất liệu của mình" (Octavio Paz). Có phải vì thế mà thơ nói được nhiều hơn cái ẩn chứa trong lời?

          Dịu dàng vang tiếng mắt cười
          bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
          bỏ qua nợ tháng nợ năm


          Dòng thời gian vẫn là sự ngoái lại quá khứ từ điểm nhìn hiện tại song dấu ấn thời gian đã nhạt dần sự khắc nghiệt của nó. Nguyễn Duy là người sáng tạo mạnh mẽ trong cấu trúc câu thơ lục bát. Mỗi câu thơ tách ra làm một đoạn, như là một quãng ngắt. Nó là những nhịp gấp gáp được nối liền bằng những khoảng lặng. Ngưng nghỉ để lắng vào trong cái nhẹ của đất trời và cái dịu của lòng người.

          Bài thơ lặp lại 4 lần từ "nhẹ nhàng" và 4 lần từ "dịu dàng". Xét về từ nguyên, "nhẹ nhàng" và "dịu dàng" đều diễn tả sự mềm mại, uyển chuyển. Song đi vào từng sắc thái, "dịu dàng" thiên về hình khối và tĩnh; "nhẹ nhàng" nghiêng về thanh âm và động. Có những câu thơ, nhà thơ chọn từ không thể thay thế như: "nhẹ nhàng lộc cựa nách cây" và "em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng".

          Nhưng cái hay của thơ không giới hạn ở sự chính xác. Có những sai lạc vẫn là thơ. Tại sao lại là "nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu" và "dịu dàng vang tiếng mắt cười". "Bóng" là hình, "bóng xiêu xiêu" lại càng tượng hình. Nhưng "nhẹ nhàng tiếng bóng" thì rõ là âm thanh. Mắt có cười song không có mắt cười thành tiếng để nghe thấy "dịu dàng". Toàn bộ bí ẩn được giải mã bằng nghệ thuật lồng ghép hình và thanh vào trong câu thơ tạo nên sức gợi cảm sâu xa của hình ảnh.

          "Bóng xiêu xiêu" là bóng gầy, bóng héo hon thì âu tiếng bóng cũng khẽ khàng và nhẹ nhàng. Hình ảnh bỗng mang theo âm thanh.

          Đôi mắt biết cười trước chiều dài tháng năm đầy thử thách, sấm chớp gian lao thì ánh mắt ấy vọng về những âm thanh dịu dàng và yêu thương lắm. Đấy là tiếng được cảm nhận qua sự nhìn của thi nhân.

          Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có những hình ảnh rất sáng tạo trong bài thơ "Về những trái cây đang chín..." rằng:

          Tôi đi qua những cành, tôi đi qua những lá
          Ký ức đôi khi mắc lại cô đơn như một trái còi


          Những kỷ niệm buồn thực như một thứ quả lạc giữa mùa trái chín, dai dẳng mà không rụng, vướng vào cành, vào lá, vướng vào cả mùa sau. Ký ức trong bài thơ "Dịu và nhẹ" được cởi bỏ một cách nhẹ nhàng hơn:

          bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
          bỏ qua nợ tháng nợ năm
          Chợt nghe giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng


          Giọt nước mắt đã lăn qua "một thời sấm chớp", qua "nợ tháng nợ năm" bao giờ cũng trĩu nặng. Nhưng có lẽ nó được thấu suốt bởi tấm lòng bao dung, vị tha của người phụ nữ và sự vỗ về đầy yêu thương của người đàn ông nên mới nhẹ nhàng đến vậy. R. Tagore đã có những câu thơ đầy triết lý về niềm vui và nỗi đau:

          Niềm vui mỏng mảnh như hạt sương
          Nó chết ngay trong lúc nó cười
          Nhưng sầu muộn thì vững vàng bền bỉ
          Hãy để cho tình yêu sầu muộn
          Bừng lên trong đôi mắt của em


          Chỉ có sự trải nghiệm mới thấu hiểu "giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng" là giọt buồn hay vui. Có lẽ đó là hạnh phúc có ngấm vào cay đắng, có niềm vui xuyên qua nỗi buồn, có tình nghĩa đã khởi nguồn từ tình yêu. Dẫu có thế nào đi nữa thì đó vẫn là giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn, đem đến tình yêu nhân ái, bao dung.

          Đọc lại câu thơ đầu trong sự liên kết với câu thơ cuối

          Nhàm tai nghe rối tiếng ầm
          dọn tai ta lắng tiếng thầm thế gian




          Chợt nghe giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng

          người ta sẽ thấy bài thơ là cả một quá trình thức nhận. Từ cái tâm thế chủ động "dọn tai ta lắng tiếng thầm thế gian", qua sự sững sờ trước "tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau rơi", cho đến sự sẻ chia ấm áp đến ngỡ ngàng trước tiếng "nước mắt lăn", cấu trúc bài thơ đưa đến những cảm nhận sâu sắc, triết lý về những gì quý giá, vĩnh hằng trong cuộc sống. Trong cái ồ ạt của cuộc sống hiện đại, nếu không biết lắng nghe, người ta dễ vô tình đánh rơi những âm thanh "dịu và nhẹ" nhưng rất đỗi mến thương với con người. Đó là thơ của một người gửi cho một người nhưng cũng là thơ cho cả một thế hệ, cho cả tương lai của những tình yêu vừa chớm nở.

          "Dịu và nhẹ" như là một âm thanh - lạc vào giữa những ồn ào, gấp gáp nhưng sẽ còn đọng lại rất đằm và rất sâu trong những tâm hồn biết đón nhận và nâng niu.



          Theo Evăn

          #20
            Bé cò cò 26.05.2008 01:51:25 (permalink)
            Em Nơi Giáo Đường
            Đông Hòa

            Em vừa đứng trên Giáo Đường
            Ngoài kia mặt trời vừa vương
            Nghe bay ngàn gió chướng về
            Đễ thì thầm em đọc kinh

            Em đứng nơi cạnh Giáo Đường
            Cuộc tình nào em đã thương
            Nghe tái tê trong tâm hồn
            Vừa nhìn mây hôn tóc em

            Em như chiếc lá rời nguồn
            Bay theo mối tình khói sương
            Ai tiếc cho ai bây giờ
            Bao chán chường chờ mùa đông

            Đâu mây hồng cao vời vợi
            Khóc đời khi đã mất em
            Tái tê tiếng em kinh cầu
            Chôn kín Giáo Đường năm xưa

            lời bình:
            Ngày nào cũng đi ngang qua nhà thờ nhưng cứ đều đặn mỗi thứ bảy và chủ nhật lại thấy có nhiều người tập trung nghe giảng kinh-cảm giác cũng bình thường thôi và hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc như thể nó là như vậy. Hôm nay, tình cờ đọc được bài thơ của Đông Hòa P chợt bùi ngùi...

            Em vừa đứng trên Giáo Đường
            Ngoài kia mặt trời vừa vương
            Nghe bay ngàn gió chướng về
            Đễ thì thầm em đọc kinh

            Em đứng nơi cạnh Giáo Đường
            Cuộc tình nào em đã thương
            Nghe tái tê trong tâm hồn
            Vừa nhìn mây hôn tóc em

            Đọc đoạn thơ làm P tưởng tượng ra một mối tình thật êm dịu của hai người trẻ tuổi. H và N là đôi bạn từ thời trung học. Đơn giản vì N là con gái nên không thể chủ động, phức tạp vì H là con trai nên không muốn gây phiền toái. Đôi bạn ấy là đôi thanh mai trúc mã trong mắt bạn bè nhưng với họ, họ chỉ là bạn thân mà thôi...

            Có người cho rằng: trên đời có hai mẫu người mà con trai không dám "chạm" tới. Một, là người với những đức tính không đẹp, làm người ta e dè . Hai, là người quá tốt, quá lương thiện, làm người ta sợ và giữ khoảng cách đầy kính trọng... Với sự thánh thiện của người ngoan đạo, N càng khiến H không dám để mình phạm sai lầm. Với vẻ lịch lãm, H càng làm N quý mến âm thầm, và tất cả chỉ có thế....

            Ngày N quyết định dành trọn cho đức tin, H không có lí do thuyết phục để giữ N ở lại. Và mọi thứ cứ êm đềm xảy đến, mỗi người cuốn theo một ngả đường riêng...

            Em như chiếc lá rời nguồn
            Bay theo mối tình khói sương
            Ai tiếc cho ai bây giờ
            Bao chán chường chờ mùa đông

            Đâu mây hồng cao vời vợi
            Khóc đời khi đã mất em
            Tái tê tiếng em kinh cầu
            Chôn kín Giáo Đường năm xưa

            Một ngày se sẻ lạnh, bạn hãy tượng tượng: với khí hậu như những ngày Đông mưa phùn ở Huế, chàng trai leo lên sân thượng của tào nhà cao cao để làm chi đó hỏng biết, một mình nghe tiếng chuông nhà thờ phía bên kia vọng về. Cảm giác ấy, như có con kiến cắn bao tử khi mình đói bụng, cảm giác hối tiếc như có cái gì đó đã bị đánh mất,... giá mà... Có giọt nước nào lăn trên má nhưng không phải là nước mắt mà là nước mưa, có cái nhoẻn cười buồn bã... Chôn kín Giáo Đường năm xưa

            Bài thơ êm đềm mà buồn vời vợi. Biết trách ai bi giờ, thôi thì vẫn sống và sống vậy thôi.
            #21
              Bé cò cò 26.05.2008 02:06:07 (permalink)
              Gửi anh
               
              THU NGUYỆT
               
              Em ngồi hóa đá thành thơ,
              Trả anh ngày tháng anh chờ lúc yêu.
               
              Em ngồi hóa đá thành chiều
              Trả anh cái nụ hôn liều ngày xưa
               
              Em ngồi hóa đá thành mưa,
              Trả anh giây phút anh đưa qua cầu.
               
              Xa rồi anh có hay đâu,
              Đã từ phút ấy bắt đầu hóa em…
               
               
              Lời bình:
                        Một bài lục bát chỉ có tám câu, chia thành bốn khổ, mỗi khổ có hai câu – cảm nhận đầu tiên về gửi anh của Thu Nguyệt là một sự xinh xắn, nhỏ nhắn, có cái duyên rất con gái, như đa phần những bài thơ của chị.
                        Nếu đặt một bài tựa đề cho bài bình luận của mình, chắc chắn cái tên mà tôi sẽ chọn là Hóa đá hay Hóa thân. Bài thơ cứ nhắc ta nhớ đến nàng Tô thị. Mà đúng, chúng ta đang đến với một nàng Tô thị - nàng Tô thị của thơ mà là thơ đương đại hẳn hoi! Có điều ở đây nàng không bị đá hóa mà là hóa đá – hai quá trình hoàn toàn trái ngược nhau.
                        Em ngồi hóa đá thành thơ,
              Trả anh ngày tháng anh chờ lúc yêu.
                         Em ngồi hóa đá thành chiều
              Trả anh cái nụ hôn liều ngày xưa
              Em ngồi….
                        Nàng Tô thị của cổ tích đứng ngàn năm chờ chồng, còn nàng Tô thị của Gửi anh thì ngồi mà đợi. Một sự so sánh có phần ngớ ngẩn. Ngớ ngẩn thật! nhưng không phải là không đáng đẻ so sánh. Bởi nàng Tô thị của Thu Nguyệt chỉ ngồi nên cái tầm mắt nó “hạn hẹp” lắm. Nó không được mở ra với trời đất như nàng Tô thị cổ tích mà chỉ quẩn quanh trong cái sân của tâm hồn. Bởi thế mà không có cái chiều rộng của không gian, chỉ còn lại cái chiều sâu của tâm trạng. Và cũng bởi vậy mà cái dáng hình kia hóa đá hơn vào tâm trí bạn đọc.
                        Có một điều mà tôi cứ băn khoăn là tại sao thơ tình lại có nhiều từ “trả” đến thế? Chỉ có tám câu mà đã có đến ba từ “trả”. Khi người ta đã tính đến chuyện trả - vay liệu có còn là tình yêu nữa không? Không! Chắc chắn là không. May là ở đây, cô gái chỉ trả...vờ chứ không trả thật. Cứ xem những thứ mà cô định trả thì biết. Toàn là những thứ đẹp đẽ về tình yêu cả. Là thơ, là chiều, là cơn mưa.. Đó là những thứ vô hình, khó nắm bắt. Chỉ có cơn mưa có vẻ cụ thể, hữu hình hơn, nhưng xem ra cũng vô lường lắm. Nắng mưa là bệnh của trời mà lại! Và chính bởi chỉ trả vờ nên cái sự trả ấy thành ra có tác dụng ngược lại. Nghĩa là em đã nhận về mình tất cả những nhớ mong, chờ đợi. Nói như thi sĩ Nguyễn Bính, em đã nhận về mình cái bệnh tương tư. Vậy sự trả ở đây chỉ là cái cớ, cái cớ để mà nhớ mong, trách móc, giận hờn. Nó cũng giống như tâm trạng của chàng trai đi đòi yếm trong ca dao vậy:
              Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
              Em có chồng rồi trả yếm cho anh
                        Một sự đòi hỏi xem ra là vô lí, bởi thực ra chàng trai cũng đâu muốn thế, cho nên cô gái mới trả lời dứt khoát:
              Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
              Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi?
                        Cô gái trong Gửi anh khéo léo hơn, cô không đòi chỉ trả nên cái vô lý trong cách nói được khỏa lấp đi rất nhiều. Đúng là bài thơ mang âm hưởng giận hơn, nhưng giận hơn mà không ngúng nguẩy, trách móc mà chẳng vùng vằng. Bởi nó rất thật, thật đến mức tội nghiệp! Và cũng bởi có ai đâu mà vùng vằng. Anh đã xa, thật xa, biết có như chàng trai trong cổ tích kia một đi không trở lại? Và cũng bởi anh đã xa nên làm sao thấu hiểu được cho lòng em.
              Xa rồi anh có hay đâu,
              Đã từ phút ấy bắt đầu hóa em…
                        Cái ngụ tình của bài thơ nằm ở đây. Nghĩa là trong những thứ mà em muốn trả có cả em. Nghĩa là trong những thứ anh phải nhận phải có cả em. Nghĩa là em đã hóa thân. Nghĩa là… mà thôi, không cần phải nói hết làm gì. Đôi khi có những cái không nói hết lại nói rất tường tận. Duy có điều này không thể không nói, là cho dù chàng trai kia có là ai đi chăng nữa, khi đọc những tâm sự này không thể không tỉnh ngộ, không thể không nhận ra mình đã đánh mất cái gì. Và biết đâu, nàng Tô thị của Gửi anh lại có một kết cục tốt đẹp hơn nàng Tô thị của cổ tích…
               
               
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.05.2008 03:06:11 bởi Ct.Ly >
              #22
                Bé cò cò 26.05.2008 02:19:12 (permalink)
                Vọng Hải Đài
                Phạm Hầu
                 
                Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
                Thềm son từng dội gót vân hài
                Hỡi ôi ! Người chỉ là du khách
                Giây phút dừng chân Vọng hải đài

                Cơn gió nào lên có một chiều
                Ai dè thổi tạt mối tình kiêu
                Tháng ngày đi rước tương tư lại
                Làm rã chân thành sắp sửa xiêu

                Trống trải trên đài du khách qua
                Mây ngày vơ vẩn , gió đêm là
                Muôn đời e hãy còn vương vấn
                Một sắc không bờ trên biển xa

                Lòng liêu xiêu , hồn nức hương mai
                Rạng đông về thức giấc hoa nhài
                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
                Chẳng biết xa lòng có những ai?

                Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
                Thềm son từng dội gót vân hài
                Hỡi ôi ! Người chỉ là du khách
                Giây phút dừng chân Vọng hải đài

                Cơn gió nào lên có một chiều
                Ai dè thổi tạt mối tình kiêu
                Tháng ngày đi rước tương tư lại
                Làm rã chân thành sắp sửa xiêu
                Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
                Thềm son từng dội gót vân hài
                Hỡi ôi ! Người chỉ là du khách
                Giây phút dừng chân Vọng hải đài

                Cơn gió nào lên có một chiều
                Ai dè thổi tạt mối tình kiêu
                Tháng ngày đi rước tương tư lại
                Làm rã chân thành sắp sửa xiêu

                Trống trải trên đài du khách qua
                Mây ngày vơ vẩn , gió đêm là
                Muôn đời e hãy còn vương vấn
                Một sắc không bờ trên biển xa

                Lòng liêu xiêu , hồn nức hương mai
                Rạng đông về thức giấc hoa nhài
                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
                Chẳng biết xa lòng có những ai?


                Trống trải trên đài du khách qua
                Mây ngày vơ vẩn , gió đêm là
                Muôn đời e hãy còn vương vấn
                Một sắc không bờ trên biển xa

                Lòng liêu xiêu , hồn nức hương mai
                Rạng đông về thức giấc hoa nhài
                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
                Chẳng biết xa lòng có những ai?

                oChẳng biết trong lòng ghi những ai?
                Thềm son từng dội gót vân hài
                Hỡi ôi ! Người chỉ là du khách
                Giây phút dừng chân Vọng hải đài

                Cơn gió nào lên có một chiều
                Ai dè thổi tạt mối tình kiêu
                Tháng ngày đi rước tương tư lại
                Làm rã chân thành sắp sửa xiêu

                Trống trải trên đài du khách qua
                Mây ngày vơ vẩn , gió đêm là
                Muôn đời e hãy còn vương vấn
                Một sắc không bờ trên biển xa

                Lòng liêu xiêu , hồn nức hương mai
                Rạng đông về thức giấc hoa nhài
                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
                Chẳng biết xa lòng có những ai?

                Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
                Thềm son từng dội gót vân hài
                Hỡi ôi ! Người chỉ là du khách
                Giây phút dừng chân Vọng hải đài

                Cơn gió nào lên có một chiều
                Ai dè thổi tạt mối tình kiêu
                Tháng ngày đi rước tương tư lại
                Làm rã chân thành sắp sửa xiêu

                Trống trải trên đài du khách qua
                Mây ngày vơ vẩn , gió đêm là
                Muôn đời e hãy còn vương vấn
                Một sắc không bờ trên biển xa

                Lòng liêu xiêu , hồn nức hương mai
                Rạng đông về thức giấc hoa nhài
                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
                Chẳng biết xa lòng có những ai?

                lời bình:
                 
                Tình cờ đọc được những bài thơ của một tác giả đối với riêng tôi là lần đầu tiên biết đến. Một nhà thơ mang một căn bịnh điên và qua đời khi mới vừa tròn 24 tuổi. Đó là nhà thơ Phạm Hầu ,ông để lại rất nhiều bài thơ với tâm trạng của một người luôn khao khát với chân _thiện _ mỹ ,ông còn có tài vẽ tranh theo lối lập thể rất giỏi và chơi đàn tranh rất hay. Tiếc thay cho một người tài hoa nhưng bạc mệnh. Bài thơ Vọng Hải Đài là một trong những bài thơ đã cho tôi sự cảm xúc tiếc thương :
                Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
                Thềm son từng dội gót vân hài
                Hỡi ôi ! Người chỉ là du khách
                Giây phút dừng chân Vọng hải đài

                Vọng hải đài là có thật hay là một Vọng hải đài trong tâm tưởng của riêng ông mà thôi? Là nơi ông tìm đến khi đầy ấp tâm sự ,là nơi gởi gấm bao khát vọng bay cao hay khi mỏi mệt chân đời. Tự ví mình chỉ là một khách qua đường , dừng chân bên Vọng hải đài mà lòng vương hoài nỗi hoài nghi phân vân.

                Chẳng biết trong lòng ghi những ai?

                Hỏi ai đây? Hỏi trời? Hỏi đất? Khi trái tim còn phát sinh bao câu hỏi.

                Cơn gió nào lên có một chiều
                Ai dè thổi tạt mối tình kiêu
                Tháng ngày đi rước tương tư lại
                Làm rã chân thành sắp sửa xiêu

                Với sức tàn phá của thời gian nghiệt ngã , có thể xoáy mòn mọi vật. Vọng hải đài của ông cũng không ngoại lệ. Lời ta thán của một trái tim đi tìm lý tưởng của cuộc đời , mà do chứng bịnh khiến ông khi tỉnh khi ngây , tâm hồn và thể xác của ông cũng bị xoáy mòn theo.

                Trống trải trên đài du khách qua
                Mây ngày vơ vẩn , gió đêm là
                Muôn đời e hãy còn vương vấn
                Một sắc không bờ trên biển xa

                Ôm cô đơn với tâm trạng người lữ khách , ngày đêm bầu bạn cùng với mây với gió. Hỏi có ai ngăn được dòng cô đơn chảy mà không nỗi dạ xót hoài

                Muôn đời e hãy còn vương vấn

                Ông muốn nói đến dòng sông ký ức chăng? Nhưng cho dù biển vẫn ngàn năm réo gọi , một ngày con sông cạn kiệt cũng không thể nào xuôi về biển khơi. Sắc màu nào ở tầm nhìn xa? Có phải đó là sắc màu nơi chốn vĩnh hằng? Tuy ở xa lắm nhưng đối với riêng ông lại như rất gần rồi.

                Lòng liêu xiêu , hồn nức hương mai
                Rạng đông về thức giấc hoa nhài
                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
                Chẳng biết xa lòng có những ai?

                Trong những giờ phút tâm hồn mê mẩn , lang thang bên Vọng hải đài hết đêm. Cho đến khi bình minh thức , mùi hoa nhài thoảng hương trong gió mới khiến cho ông sực tỉnh với hiện thực.

                Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận

                Bên Vọng hải đài , ông đã nhìn thấy gì và nghĩ gì? Vô tận , một điểm cuối cùng mà ông sẽ đi tới.

                Chẳng biết xa lòng có những ai?

                Sao trong lòng ông mãi hoài là câu hỏi? Mối day dứt sầu buồn của thi nhân đến bao giờ mới thôi không còn? Khi ông chết những câu hỏi đó không biết ông đã tỏ được hay chưa? Còn lại được mấy ai sẽ còn nhớ tới ông?

                Đọc thêm bài Vọng Lâu sẽ rõ hơn một tâm hồn tài hoa :

                Mắt theo lầu vọng buồn bên trúc
                Trúc rũ buồn trên mái vọng lâu
                Tuổi tôi , màu lá : Ai sinh trước?
                Hiu hắt đôi bên lúc đọ màu

                Lầu đứng bơ vơ lầu vắng vẻ
                Lầu mơ đàn địch tiếng lầu xưa
                Thẫn thờ lá trúc rưng rưng lệ
                Như mắt đa tình lúc tiễn đưa

                Quanh tôi là mộng hay bươm bướm?
                Lầu dựng buồn cao ngập giấc mơ
                Quanh tôi là mộng hay mây sớm?
                Lầu dựng buồn cao ngập ý thơ

                Tôi buồn cô độc , ôi lầu vọng !
                Ai biết cho lòng như thế đâu
                Buồn đưa hương lúa , buồn đưa võng
                Những cảm tình tôi tựa bóng lầu

                Xưa tiếng người bay rực rỡ lầu
                Ngày nay lầu quạnh ngắm biển dâu
                Tôi buồn rưng rức bên lầu vọng
                Ai dựng trong lòng cảnh vọng lâu

                Dù là thực hay tưởng tượng cũng thấy rõ bao nỗi day dứt , sự buồn rầu đau thương , của một kẻ tài hoa nhưng mắc chứng bịnh hiểm nghèo , sống trong thất vọng não lòng.

                #23
                  Bé cò cò 26.05.2008 02:48:35 (permalink)
                  Tống Biệt Hành

                  Tg:  Thâm Tâm


                  Đưa người ta không đưa qua sông
                  Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
                  Bóng chiều không thắm không vàng vọt
                  Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

                  Đưa người ta chỉ đưa người ấy
                  Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
                  Ly khách! Ly khách! Con tàu nhỏ
                  Chí lớn chưa về, bàn tay không
                  Thì không bao giờ nói trở lại
                  Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

                  Ta biết người buồn chiều hôm trước
                  Bây giờ muà hạ sen nở nốt
                  Môt chị, hai chị cũng như sen
                  Khuyên nốt em trai giòng lệ sót

                  Ta biết người buồn sáng hôm nay
                  Trời chưa vào thu tươi lắm thay
                  Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
                  Gói tròn thương nhớ chiếc khăn tay..

                  Người đi? Ừ nhỉ, người đi thật
                  Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
                  Chị! thà coi như là hạt bụi
                  Em! thà xem như hơi rượu cay


                  lời bình:
                  Trong bầu trời thơ Việt Nam, những bài viết về chia ly lúc nào cũng nhiều hơn đoàn tụ. Điều này chắc không chỉ xảy ra trong cảm xúc của các nhà thơ Việt. Thế giới cũng thế cả thôi. Chắc hẳn, khi trái tim tràn ngập yêu thương, sung sướng, người ta không có nhiều thời giờ để dành cho thi ca.

                  Lấp lánh như một viên ngọc giữa bao la đất cát bùn lầy, bài thơ dưới đây có vẻ như chễm chệ một mình một chiếu trong vô vàn bài thơ khác của cả một chiều dài văn học. Như đã nói ở trên, cảm xúc biệt ly được ghi thành thơ thì hằng hà sa số, nhưng cái cách mà bài thơ này bật lên như con chim phượng giữa bầy gà là một điều rất đỗi tự nhiên.

                  Ngay cả đối với tác giả - người khai sinh ra nó – cũng lâm vào một tình thế chẳng lấy gì làm dễ chịu. Người ta, thay vì nhắc tới anh, làm luận đề về toàn bộ tác phẩm của anh, đã chỉ nói về nó. Làm như thể, cả đời anh chỉ có làm được một bài thơ. Điều này, dẫu vinh dự tới đâu, cũng chẳng phải là điều bất cứ người làm thơ nào ham muốn. Thiên hạ đã thế, kẻ viết bài tùy bút này cũng không là ngoại lệ.
                  Tôi muốn nói với các bạn về bài Tống Biệt Hành của nhà thơ Thâm Tâm.

                  Bài này đã được biết bao nhiêu ngòi bút thiên tài lẫn không thiên tài bàn tới. Trong đó, ấn tượng nhất đối với tôi là bài của Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam. Mà không phải toàn bài, chỉ một câu, một câu để đời : Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc.

                  Ý nghĩa của bài Tống Biệt Hành không nhiều hơn những gì ta nhìn thấy ban đầu. Hầu như không có cái gọi là ý tại ngôn ngoại nơi đây. Có chăng, một ẩn khuất (có lẽ cũng chẳng quan trọng gì lắm nếu ta chỉ để ý tới bài thơ mà không cần tìm hiểu về tác giả). Nhiều người thắc mắc bài này Thâm Tâm viết cho mình hay về một người bạn khác. Theo tôi, điều này không làm tăng hay giảm giá trị của bài thơ. Ai, Thâm Tâm hay một người khác, cũng thế thôi, bởi vì, bài thơ không đưa ra một cảm xúc gì mới mẻ lắm so với những bài thơ khác, cũng diễn tả một cuộc chia tay trên sân ga, với nhiều hệ lụy, bi, tráng…

                  Có chăng, ở đây, chất tráng có phần mạnh mẽ lấn át chất bi.

                  Điều tôi muốn nói, là hình thức của bài thơ. Chính cái bộ dạng bên ngoài của TBH đã đưa nó vào lòng độc giả bằng những bước chân gắt, gấp, gân guốc và rắn rỏi.

                  Thâm Tâm khôn ngoan chọn cho mình thể loại hành để diễn tả. Hành là một thể thơ cổ, khi mà mớ rắc rối của Đường thi chưa thò bàn tay uy lực vào để áp chế nàng thơ, bắt nàng vào khuôn, vào phép, đi thưa về trình, vào ra khép nép…Thể loại cổ phong hào sảng, tự do hơn nhiều.

                  Trong cái không khí ồn ào của sân ga, rền rĩ những tấm tức, buồn bã, TBH của Thâm Tâm như một bộ phận lọc âm, tiêu trừ những âm thanh thừa mứa. Chúng ta, người đọc, chỉ nghe mồn một cái tiếng lòng của người ra đi, dứt khoát mạnh mẽ với sự lưu luyến dây dưa…

                  Bóng chiều không thắm / không vàng vọt
                  Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?


                  Câu trước đưa người đọc tới một tâm trạng quân bình bởi phân đoạn trước kết thúc với một âm trắc, và phân đoạn sau cũng thế. Nhưng, từ vọt là một âm khép, lại dấu nặng, nó buông xuống đanh, gọn như một nhát búa vào khối kim loại đặc, nặng và đục. Có lẽ để bù lại cái miên man dàn trải ở câu sau, những thanh bằng nối nhau là đà trôi vào cặp mắt của nhân vật, vào lòng của người đọc bài thơ.

                  Ly khách / Ly khách / con tàu nhỏ
                  Chí lớn chưa về / bàn tay không


                  Nhịp đôi tiếp nhịp đôi ở câu trên gợi âm thanh một chuyến xe lửa đang chầm chậm trôi vào ga. Chậm và lừ lừ với hình khối to lớn, lãnh đạm mà đe dọa, dù chỉ là con tàu nhỏ…Cuộc chia ly đã đến, đã cận kề. Ba tiếng cuối câu dưới, bàn tay không, buông ra như một cái phủi tay…Chính vì cái không này, phải cất bước mà đi…trong bi có tráng, trong âm thanh đều đều buồn tẻ của tiếng con tàu nhỏ, như vọng lên tiếng gươm khua của khách giang hồ…

                  Không biết, khổ thơ trên có phải đã được Thâm Tâm cố ý đẩy lên thành sáu câu. Du người đọc tới tâm trạng khắc khoải chờ đợi một cái gì đang sẵn sàng bùng phát, vỡ ra…Lúc nhỏ, đọc bài thơ này, tôi chê ý tứ trong đoạn sáu câu lếnh loãng, không rõ ràng, minh bạch. Bước chân ra đi mà còn phải dặn lòng không đạt được cái này cái kia thì không trở về, đã vô tình hiện rõ sự yếu thế. Thuở xưa, Trần Hưng Đạo sở dĩ phải chỉ tay trước dòng sông : Không thắng giặc thề không trở về sông này nữa, cốt để ổn định lòng quân đang dao động. Trường hợp kẻ chinh phu trong TBH cũng vậy.

                  Sau này, khi lớn lên, tôi mới mơ hồ cảm thấy một điều, Thâm Tâm đã cố ý đưa vào bài hành của mình nỗi dao động của kẻ lên đường rắp tâm chí lớn, là có nguyên do của nó. Thành, bại, được, thua trong cõi nhân sinh, có khi chẳng khác gì nhau, chỉ là những thứ sắc, không huyễn ảo. Như Thanh Tâm Tuyền đã thốt lên run rẩy : Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới…nhiều thi nhân đã dự cảm về một tương lai bất định của mình, của dân tộc mình. (Thâm Tâm mất đi trong màu áo Vệ Quốc Quân ngày 18 tháng 8 năm 1950, thọ 33 tuổi, một cái chết trẻ, rất trẻ)

                  Khổ thơ kế tiếp, Thâm Tâm chuyển qua sử dụng vần trắc. Âm điệu bài thơ xoay chuyển theo hướng gần như dằn dỗi với người, với chính mình.

                  Ta biết / người buồn / chiều hôm trước
                  Bây giờ muà hạ / sen nở nốt
                  Môt chị / hai chị / cũng như sen
                  Khuyên nốt em trai / giòng lệ sót


                  Mỗi ngắt quãng giống như một tiếng nấc. Và bực dọc với sự ủy mị của mình, nhà thơ quăng ra những âm vận cộc lốc một cách cố ý.

                  Sau đó, giống như một người chuộc lỗi, giọng điệu khổ thơ kế tiếp mềm hẳn đi. Những âm nay, thay, tay như vỗ về, như an ủy người đưa tiễn. Những hình ảnh sáng hôm nay, trời chưa là thu, đôi mắt ướt, chiếc khăn tay…từ thời gian, không gian to rộng bao dung thu lại một cách hiền hòa khép nép với một chiếc khăn tay trong đôi mắt ướt. Kỹ thuật sử dụng hình ảnh này, có lẽ một đạo diễn điện ảnh của Việt Nam bây giờ, cần phải học rất nhiều.

                  Khổ cuối, nhà thơ sử dụng cách gieo cước vận khác hẳn các khổ thơ trên, vận cách.

                  Người đi / Ừ nhỉ / người đi thật
                  Mẹ / thà coi / như chiếc lá bay
                  Chị / thà coi như / là hạt bụi
                  Em / thà xem như / hơi rượu cay


                  Ngữ điệu gấp gáp đến giật cục. Giờ chia tay điểm từng tiếng cuối cùng. Lúc này, cái tráng át hẳn cái bi. Không còn chút gì bi lụy dằn kéo, đã là sự dứt khoát của kẻ khẳng khái bước vào chốn mịt mù vô định. Cuộc chia ly, trên một sân ga lẻ, đĩnh đạc bước vào lòng độc giả dưới ngòi viết của Thâm Tâm, một nhà thơ chưa bao giờ được coi là một nhà thơ lớn của Văn học sử.

                  Thâm Tâm một thời được nhắc nhở tới với sự xuất hiện ì xèo của một nàng thơ bí ẩn, TTKH. Nhưng gẫm lại, những thứ đó không làm cái bóng của ông lớn hơn, có khi còn có tác dụng ngược. Theo thiển ý, chỉ với một Tống Biệt Hành, Thâm Tâm đã đủ tầm cỡ sánh vai đồng hành với những thi gia lớn nhất của Việt Nam. Đại đa số độc giả đã tự trong tiềm thức, khẳng định điều này, mà không cần bất cứ một sự bảo chứng nào từ những nhà phê bình cổ thụ.

                  Sức sống của Tống Biệt Hành, trong đó tiềm ẩn sức sống của thể loại hành, bất kể những cơn sóng thơ Đa-Đa, thơ Tự-Do, thơ Hũ-Nút, thơ Tân-Hình-Thức, thơ Hậu-Hiện-Đại, hay thơ gì gì nữa trong tương lai tràn ngập.

                  Trong khu vườn muôn sắc của thi ca, Tống Biệt Hành là một bông hoa chưa thấy nguy cơ tàn héo.
                   
                  #24
                    Bé cò cò 26.05.2008 02:54:17 (permalink)
                    Chuyến Tàu Đời
                     
                    ( Kiên Giang )
                    Chuyến tàu đã chuyển bánh rồi
                    Xe qua từng trạm kéo còi biệt ly
                    Khói tàu vơ vẩn thành mây
                    Mối tình lưu khứ thoáng bay lên trời

                    Em tôi đứng giữa ga đời
                    Lần đầu tiên khóc , tiễn người đi xa
                    Xe qua cổng , khuất nhà ga
                    Bánh nghiền gió bụi , nghiến qua cõi lòng

                    Đôi con đường sắt song song
                    Chạy về một hướng mà không giao đầu
                    Sân ga nằm nhớ con tàu
                    Tàu theo bóng sắc để sầu sân ga

                    Trường đời là bóng đường xa
                    Tình đời là chuyến tàu qua vội vàng
                    Đắng cay là cát bụi đường
                    Lòng ta là một đám tang ... không mồ

                    Thân tầm gầy guộc xác xơ
                    Chợ đời , mấy kẻ bán thơ làm giàu
                    Đời ta lỡ mấy chuyến tàu
                    Vì chưng vứt bỏ công hầu sau lưng


                    lời bình:

                    " Yêu , là chết trong lòng một ít ".(Xuân Diệu)


                    " Đi , là chết trong lòng một ít " .
                    Yên cũng chết , đi cũng chết .Chết ít hay chết nhiều , chết vì điều gì cũng là chết . Cảm nhận nỗi chết của sự ly biệt mới là nuốt lấy nỗi đau vô cùng . Lời nào muốn nói không bật thoát ra được , mối tình có thật sự đã bay ? " Thôi em về đi , anh đi . "

                    Chuyến tàu đã chuyển bánh rồi
                    Xe qua từng trạm kéo còi biệt ly
                    Khói tàu vơ vẩn thành mây
                    Mối tình lưu khứ thoáng bay lên trời


                    Con tàu cách chia mối tình giữa người đi và người ở lại , là sự khốc liệt của điều ly biệt . Chuyến tàu rong ruỗi có phải như một cuộc an bài ? Còn cô gái ? Chấp nhận trong nước mắt , đứng giữa ga đời bước trở về em có mải mê ? Khi người ra đi cũng mang hồn em đi rồi . Năm tháng trông người trở lại , nước mắt em có khi nào ngừng chảy ?

                    Em tôi đứng giữa ga đời
                    Lần đầu tiên khóc , tiễn người đi xa
                    Xe qua cổng , khuất nhà ga
                    Bánh nghiền gió bụi , nghiến qua cõi lòng


                    Những chuyến xe vội đi , những chuyến xe vội về , qua bao nhiêu con đường mang theo những tâm hồn vui có , buồn có . Không có điểm giao đầu làm sao gặp nhau cho đặng . Nhưng vẫn hiện hữu sự tương quan lẫn nhau , cần nhau . Như đời người vẫn miệt mài đi tìm kiếm lẫn nhau . Như sân ga vẫn nằm chờ con tàu và những con tàu đi , về trên nẻo đường quen , mây trên đầu , gió thổi lốc bụi đường , vẫn cần sân ga để đỗ bến . Trời vẫn ở trên cao ...

                    Đôi con đường sắt song song
                    Chạy về một hướng mà không giao đầu
                    Sân ga nằm nhớ con tàu
                    Tàu theo bóng sắc để sầu sân ga


                    Trong dòng đời mênh mang , trên những chuyến tàu đời xuôi ngựơc . Tình cờ gặp nhau , cho nhau nụ cười quen biết . Hoặc bắt đầu hoặc sự nối tiếp cho bao lần giã biệt , dặn dò nhau ngày về . Hay chỉ là lần sau cuối đưa tiễn một cuộc chơi đã tới hồi kết thúc . Tàu đi , người vãng , sân ga vắng . Đó là những mảnh đời đích thực , thảng thốt nhận ra còn gì , mất gì . Ai đã đi xa ? Ai sẽ trở về ? Chờ ? hay muộn rồi ? Chỉ cần một bước hụt chân thôi , chuyến tàu đời sẽ đưa người ta đi mãi không có ngày về . Khi gió bụi đời phủ lấp mệt nhoài , nghĩa gì ngoài một nấm mồ chôn thân theo ngày tháng sống đời ảo ảnh .

                    Trường đời là bóng đường xa
                    Tình đời là chuyến tàu qua vội vàng
                    Đắng cay là cát bụi đường
                    Lòng ta là một đám tang ... không mồ


                    Chợ đời có giống như một sân ga không ? Cũng có kẻ đón , người đưa ? Mỗi người là mỗi một số phần riêng mang . Chợ đời có đủ loại người , có nam có nữ , có già có trẻ ... Có những rạng rỡ môi cười , no đủ . Cũng có thân trơ gầy , xác xơ . Chợ đời ( bình yên và thực phẩm ) , công hầu danh tước chớ bán chớ mua , trò chơi lừa bịp khiến người đời ngộ nhận . Chợ có đi thì phải có về .

                    Những chuyến tàu đời đưa xuôi đưa ngược những thân phận , khóc biết vì sao mình khóc , thua biết vì sao mình thua :" Đời ta lỡ mấy chuyến tàu" . Rồi vẫn lại đi tiếp ... thôi thế thì thôi ... đành thôi .

                    Thân tầm gầy guộc xác xơ
                    Chợ đời , mấy kẻ bán thơ làm giàu
                    Đời ta lỡ mấy chuyến tàu
                    Vì chưng vứt bỏ công hầu sau lưng


                    Câu thơ " Vì chưng vứt bỏ công hầu sau lưng " làm tôi chợt nhớ tới câu thơ của Nguyễn Du :

                    Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu !
                    Áo xiêm buộc trói lấy nhau,
                    Vào luồn ra cúi công hầu mà chi !


                    #25
                      Bé cò cò 26.05.2008 16:12:08 (permalink)
                      MỘT THỜI DỄ THƯƠNG
                      Nguyễn Ngọc Hưng
                       

                      Dễ thương là dễ thương ơi
                      Cái thời đi học
                      Cái thời vô tư
                      Mầm non chưa biết cộng trừ
                      Bạn bè chung lớp xem như một nhà
                      Dễ thương là dễ thương à
                      Bước vui chân sáo
                      Đuôi gà đong đưa
                      Lối về bất chợt cơn mưa
                      Một tàu lá chuối cũng vừa che chung !

                      Dễ thương là dễ thương hung
                      Tuổi trăng tròn chớm ngượng ngùng môi son
                      Chùm mận chín
                      Trái me non
                      Giành nhau chí choé như còn trẻ thơ
                      Dễ thương đến độ không ngờ
                      Là khi ai đó ngẫn ngơ mắt buồn
                      Một chút khói
                      Một chút sương
                      Một tà áo lụa trắng vương mấy chiều
                      Yêu thì chưa thể gọi yêu
                      Chỉ nghe trong dạ ít nhiều mến thương

                      Bay bay
                      Cánh phượng sân trường
                      Bóng ai thấp thoáng qua vườn ca dao
                      Thương làm sao nhớ làm sao
                      Cái thời đi học xưng tao gọi mày
                      Như vừa vụt khỏi bàn tay
                      Cánh chuồn bay
                      Cánh chuồn bay
                      Cánh chuồn ...

                      lời bình:
                       
                      Đọc bài thơ này, B_A thấy có một cảm xúc thật nhẹ nhàng... Đã qua rồi sao, cái thời dễ thương ngày xưa? Nuối tiếc ư? Không hẳn là như vậy! Chỉ thấy lòng chợt nhẹ hẫng...

                      Nếu hỏi B_A thích câu thơ nào nhất, có lẽ B_A sẽ chọn câu thơ này:
                      Yêu thì chưa thể gọi yêu
                      Chỉ nghe trong dạ ít nhiều mến thương


                      Đây chính là điểm dễ thương của thời học sinh. Những cảm xúc đơn sơ, những ánh mắt, nụ cười của ai đó cứ len lén đi vào suy nghĩ của mình lúc nào không biết... để rồi chợt mỉm cười khi nghĩ đến người ta, rồi lại giật mình "sao mình lại nghĩ đến người ta nhiều như vậy nhỉ?"
                      Bay bay
                      Cánh phượng sân trường
                      Bóng ai thấp thoáng qua vườn ca dao


                      Hai câu thơ lục bát nhưng tác giả lại tách làm 3 dòng thơ tạo cho người ta cái cảm giác chơi vơi, vừa thực vừa như ảo ảnh. Hồi đó trường của B_A không có phượng, nhưng có những cây điệp vàng. Hoa điệp vàng rụng đầy sân làm cho sân trường như một biển hoa vàng... Bất cứ điều gì cũng đều có bắt đầu và kết thúc, và thời học sinh cũng vụt qua...
                      Như vừa vụt khỏi bàn tay
                      Cánh chuồn bay
                      Cánh chuồn bay
                      Cánh chuồn ...


                      Bài thơ kết thúc bởi hình ảnh "cánh chuồn bay" được lặp lại 3 lần, càng làm cho người đọc thấy chơi vơi, luyến tiếc, lại vừa thấy nhớ da diết những gì đã qua...

                      #26
                        Bé cò cò 28.05.2008 18:35:08 (permalink)
                        KHẤT GIẢ
                         
                        TÔ THÙY YÊN
                         
                        Đến dạ du thần chừng cũng đã ngủ,
                        Sao khất giả còn đi ,
                        Lê mấy lời thương thảm cổ đại
                        Vào sâu mãi xóm trong ?
                        Ra bữa xin chưa đủ ,
                        Thân đọa đày thân , phải chịu thôi ,
                        Chỉ mong đồng loại chớ xua đuổi .
                        Giờ này , thế giới kín khuya khoắt,
                        Còn cửa nào cho ta gõ đây ?
                        Lũ chó sủa rong theo

                        Cái giá phải trả cho sự thất bại nào trong đời đã có từ quá khứ , mặc có vay hay là không và cũng không có cả cái quyền được trả giá . Chỉ biết khi khoác lên hình người cái bộ dạng nhếch nhác của một kẻ không nhà để về , không nơi để đi thì cái giá đó hẳn không rẻ tí nào cả . Tiếng chó sủa phía sau lưng người khất giả biểu hiện cho sự xua đuổi , đã bị chối từ sự hiện diện. Nó còn toát lên một nghĩa khác của một sự săn đuổi và đủ mãnh liệt đi sâu vào ấn tượng của người đọc về hình ảnh của những kiếp người đã bị bỏ rơi , bị bỏ quên , cô đơn , lạc lõng , bị cô lập ..... bên đời .

                        Đêm đã sâu , thế giới khuya khoắt đã ngủ yên mà biển dâu đời vẫn luôn thức bất kể thời gian . Những nhục nhằn hằn sâu nào khiến người phải bật thốt ra những tiếng thương thảm " Còn cửa nào cho ta gõ đây ?. Ôi cũng chỉ là lời tự hỏi rồi cũng sẽ rơi vào khoảng không im lặng vô cùng ? Đêm vẫn bình thản trôi .....

                        Quả đáng ngờ vực, mọi nhân dạng.
                        Mấy bữa rồi , gió cứ lầy nhầy trên ngọn cây cao .
                        Mùa đông năm nay chừng đến sớm .
                        Trời đất vẫn không chừa bỏ thói ngặt nghèo .
                        Đêm qua , lão bạn nằm bên ngủ chết lạnh .
                        Anh em tri hô xúm tiếp tay .
                        Rõ vô vọng .
                        Lửa ngoài thân sao truyền được vào thân
                        Khi thân chẳng sẳn sàng thứ bắt cháy ?

                        Trong cơn gió lạnh hắt hiu , hình ảnh một người không nhà nằm chết trong đêm đông đủ khiến cho lòng người phải ngậm ngùi chạnh lòng . Mạng người phải chăng quá nhỏ nhoi trước quy luật sinh diệt ,chứng kiến những cái chết - giữa - đời nặng hoài niềm vô vọng ngự trị vì biết chẳng có phép màu nào có thể cứu được sự chết khi đối diện cùng với nó . Tia lửa ở đây là hơi ấm của người , của tình người mà cũng phải cúi đầu chịu thua trước một thân xác đã lạnh tanh , khi đã bằng lòng bỏ lại tất cả rồi. Nỗi chết nào đến rất nhanh cho bất cứ ai cũng phải tự mang , bởi không ai có thể gánh vác dùm cho ai về sự chết cả.

                        Thời tiết vô lường thay ,
                        Ta phải cố giữ mình luôn ấm áp .
                        Người lần lượt bỏ nhau đi ,
                        Mộng hãy vì ta nán hủ hỉ .
                        Gió lại gió thường kỳ
                        Xúc xiểm âm mưu những biến chuyển .
                        Thời thế vút qua đi , bỏ rơi lại oan hồn ,
                        Chốn xưa lai vãng khóc dâu biển .
                        Trăng thâu thiên cổ sáng im lìm ...

                        Thời thế vút qua đi hay lai vãng chốn xưa gợi lên nỗi nhớ là một sự hoài niệm về những gì đã trải qua trong cuộc biến chuyển của thế sự và cả thay đổi của trời đất , người đã lần lượt bỏ đi hay cả những người còn ở lại , cũng chẳng thể nào đòi lại được những gì đã mất , đã đi qua rồi . Như con cá nằm trên cạn , giương đôi mắt đau thương há miệng đòi nước .

                        Thời thế vút qua đi , bỏ rơi lại oan hồn

                        " Bỏ rơi lại oan hồn " làm tôi nhớ tới câu trong bài viết của ông H.T.A.:

                        " Cái chết là mặt đối nghịch của cuộc sống , cái này hiện hữu thì cái kia cũng hiện hữu . Như đồng tiền vẫn phải có hai mặt thì mới hiện hữu một đồng tiền nguyên vẹn . Nó như ảo như chân , phơ phất trong cõi cảm nhận , trong ấn tượng từ thuở thiên thu trước và cho đến thiên thu sau vẫn còn hiện hữu qua trạng thái chập chờn phiêu diễu như hình bóng ma hay hình bóng trong chiêm bao ."

                        Thế thì sự sống hay sự chết là một sự hiện hữu , có đi có về toàn vẹn của một kiếp người . Người chết toàn vẹn , còn người ở lại vẫn là mang một nửa của điều hiện hữu kia . Những oan hồn bị bỏ rơi cứ cho là một sự đã hết ,là một sự chấm dứt . Không . Một mình thì không thể hiện hữu và oan hồn không còn là những bóng ma mà đã trở thành những hiện diện cho một khái niệm của yêu thương , của tưởng nhớ về , và nó luôn đi bên cạnh người còn sống .

                        " Ta phải cố giữ mình luôn ấm áp ." Niềm tin về ngày mai tươi sáng mặc cho bao thay đổi mới chính là ngọn lửa tuyệt diệu nhất sưởi ấm cho trái tim khốn khổ , đủ sức chấp thêm cho người đôi cánh để đưa giấc mộng đời bay thoát ra vùng bóng tối luôn bủa vây .....

                        Có lần cát bụi làm sương máu,
                        Hoàn kiếp , còn nỗi đau máu xương .
                        Giặc đại thắng mùa xuân ,
                        Đất ểm , nhà ma không ở được ,
                        Ta quăng sử tịch , chạy mình không .
                        May còn chiếc bóng theo làm bạn ,
                        Đêm đêm vét mộng trải nơi nằm .
                        Thượng Đế chìu ta , không hiện hữu ,
                        Mặc ta rộng rãi tùy nghi ta .

                        Khi một người còn mang nặng trong tâm hồn cái cảm giác bất lực vì thấy mình trắng tay hoàn toàn chỉ cho một lần nhập cuộc . Để từ đó xót khô giòng lệ , không biết phải đi đâu và không có một nơi chốn để về cho lòng người thêm cô đơn , bơ vơ lạc lõng , thấy đời mình khiếm khuyết hẳn đi . Hồn du mộng như níu một điểm tựa cuối cùng để làm vơi nhẹ dĩ vãng , để ru trải giấc đêm đêm . Thượng Đế không hề hiện hữu , nương tựa hư vô là một điều ảo tưởng không thể . Ngay cả thế gian cũng luôn chối từ lời biện hộ thì thôi riêng mặc người hãy cứ hào phóng tùy nghi .

                        Gió vẫn gió ngật ngầy ,
                        Dã dượi hàng cây không ngủ được .
                        Người già như kẻ đi xa lâu ,
                        Về thăm nhìn ngơ ngác cố thời ,
                        Chừng chẳng nhận ra .
                        Ta cười khóc bất kỳ , hát điên loạn ,
                        Nhớ đó , quên đây ,
                        Nhìn biết thị phi , không đứng lại ,
                        Đời bỏ đi rồi , trong đục chi ?

                        " Sẽ không có gì trôi qua . Thời gian sẽ phủ tro lên những nỗi đau hy sinh mất mát . Và con người tưởng có thể nguôi quên , tưởng sẽ được xoa dịu . Và con người sẽ dần bị cuốn vào chuyện áo cơm của thời hậu chiến . Tuy nhiên , không phải là như thế ..... ( L.M.H.)

                        Tháng lụn ngày qua , trong tâm thức của người còn mãi dư âm tủi hờn , với tấm thân mòn mỏi đã trải qua muôn ngàn bể ái phong trần , mà sao sự trở về lại trở thành người xa lạ với chính nơi chốn của mình , hỏi còn cay đắng nào hơn nữa .

                        Tiếng đời phê phán chua cay
                        Cười ai dâu bể men say não nề !
                        Qua rồi cũng chán bờ mê
                        Kìa hương tiếng vọng đi về mấy ai *


                        Đục trong nhục vinh , đời bỏ đi rồi ,xin hỏi thế nhân có còn phiền ?

                        Đôi khi thơ thới như thơ trẻ ,
                        Thường khi nặng chịch như thần linh .
                        Phải ta đang sống chệch
                        Một dị bản nào đây của chính ta ,
                        Mãi không vừa chập ?
                        Nghiệp khất giả , tiếng rao thương thảm ,
                        Cõi trăm năm , người nghe bất an .

                        Sống mà chỉ dám ước mơ trong bóng tối , ngày khập khểnh với tiếng rao thương thảm , khi tung tăng với bài hát của trẻ thơ ,hay khi chìm đắm vào thế giới phép màu để được ngẩng cao đầu hơn và có thể đòi những gì đã mất . Những ước mơ nào khi đã không thể sở hữu thì biết níu lấy vào đâu ? Nếu đã là nghiệp thì thôi hãy chống gậy khập khểnh , bước thấp bước cao rong ruổi tiếp trên đường dài. Người khất giả cất lời bi thương tận đáy sâu tâm hồn , bật ra ngào nghẹn buồn tủi " Tối nay ta về đâu ? " trên chính quê hương của mình .Sự tìm kiếm bản ngã chỉ muốn nói lên một niềm ham muốn được tái sinh .

                        Tô Thùy Yên thốt lên " Cõi trăm năm , người nghe bất an ." Có ai , có ai ... có sự đồng cảm cùng với nhà thơ ? Nếu đều cùng hiểu rằng chẳng một ai có thể thoát khỏi được " lộ trình định mệnh " , những gì đang đợi ở phía trước nào biết nào hay . Có thẩm thấu hết nghĩa của một chữ đời , thấm tận cùng sâu sắc nỗi đời vô biên thì không thể không đau đời và từ nỗi đau đó , sẽ thấy đeo mang dai dẳng mãi những cảm giác bất an .

                        cằm rêu mọc trơ mặt mình ra đất
                        mong cắt linh hồn những lúc buồn không
                        rồi chợt đến chợt đi còn hay mất
                        đời có rồi chút lạ một mùa đông
                        ( Đồng cảm)

                        Nếu thấy còn đủ thời gian , cũng có thể theo chân của H.T. nghĩ đến kiếp sau để mà cười hài :

                        Kiếp sau nếu được làm chim
                        Tình thương dang dở bay tìm nơi nơi
                        Giương cung
                        đừng nhé người ơi
                        Vết thương thuở trước luân hồi còn đau
                        #27
                          Bé cò cò 28.05.2008 18:43:52 (permalink)
                          Anh có phải mùa đông
                           
                          Thơ: Quỳnh Lê Hương


                          Anh có phải là mùa đông giá lạnh,
                          Phủ kín lòng em. Ôi Hà Nội buồn!

                          Anh có phải cơn mưa phùn đêm đông
                          Hắt nhè nhẹ ô cửa sổ em ngỏ
                          Đêm mùa đông không có trăng sáng tỏ
                          Chỉ có ngọn cây run run bờ vai gày

                          Anh có phải là cơn gió mùa đông bắc
                          Đêm chuyển mùa lắc rắc mưa bay
                          Gió mùa anh ùa đến em nhanh quá
                          Chỉ kịp nhìn anh mang mùa thu đi

                          Mưa rơi - kìa mưa rơi........

                          lời bình :
                          Xin viết đôi lời cho bài thơ của Quỳnh Lê Hương "Anh có phải là mùa đông.."

                                       Hà nội những ngày đông rét mướt dễ dàng làm cho lòng người buồn hiu hắt, chông chênh một sự thanh vắng, trong sâu thẳm cõi lòng người nhung nhớ một ước ao anh... dù anh lạnh thế vẫn muốn anh về "phủ kín lòng em". Một tượng hình mơ hồ nhưng là có thật, Hà nội buồn hay em buồn , em và Hà nội và em mượn cái rộng lớn hơn - mảnh đất này để mong nhớ anh , lại một sự rộng lớn khác là một mùa trong năm, hai cái lớn của khoảnh khắc mùa và em Hà Nội tạo nên một nỗi da diết nao lòng .

                          Em đấy, anh có biết không, bờ vai gày bên ô cửa, dù có gió lạnh về se lòng đến mấy thì em cũng mở cửa đón anh :

                          ...Anh có phải cơn mưa phùn đêm đông
                          Hắt nhè nhẹ ô cửa sổ em ngỏ
                          Đêm mùa đông không có trăng sáng tỏ
                          Chỉ có ngọn cây run run bờ vai gày ...

                          Bờ vai rung lên trong sự mớn trớn của hạt mưa anh lướt nhẹ trên áo, để em vẫn cảm được còn có hơi ấm anh đêm đông giá lạnh.

                          Nhưng mùa đông anh quá lãng du, quá vô tình với Hà nội em cho nên mưa vẫn bay. Em thảng thốt , ô kìa anh

                          ...Gió mùa anh ùa đến em nhanh quá
                          Chỉ kịp nhìn anh mang mùa thu đi ...

                          Nhìn "mùa thu đi" trong cái "ùa" của gió - thật là một bức tranh đẹp, rất đẹp trong toàn bài thơ và chính nó đã kết cho một mối tình vu vơ, mơ mộng, nhưng rất lãng mạn, rất tình người ... Chẳng cần nuối tiếc, chẳng cần che dấu nuối tiếc, cứ để gió vô tình mang đi một niềm khát khao. Mưa rơi... bâng khuâng lắm !

                          thuhanoi, 20/1/2005.

                          #28
                            Bé cò cò 30.05.2008 12:09:28 (permalink)
                            Khi Chúa Muốn Một Người
                             
                            Tg: Angela Morgan

                            Khi Chúa muốn rèn luyện một người
                            Muốn tôi luyện một người
                            Đứng ra đảm nhận sứ mạng cao cả
                            Khi Chúa muốn tạo nên một người
                            Một người đủ cam đảm và mạnh mẽ
                            Để sau này nhân loại ngợi ca
                            Hãy xem Chúa làm thế nào

                            Hãy xem Chúa tôi luyện người đó một cách không thương xót
                            Người mà Chúa đã lựa chọn
                            Chúa rèn người đó
                            Làm cho người đó đau đớn
                            Và với những thử thách khắc nghiệt nhất
                            Làm biến đổi người đó
                            Hình thành nên những đức tính cần thiết cho sau này

                            Khi người đó đau đớn
                            Khi trái tim người đó rỉ máu
                            Chúa vẫn tiếp tục tôi luyện
                            Chúa vẫn tiếp tục tôi luyện
                            Nhưng không bao giờ làm hỏng người đó
                            Chúa nung chảy người đó
                            Và bằng mọi cách khích lệ người đó
                            Thử hết sức mình
                            Chúa biết dự định của mình…

                            Khi Chúa muốn tạo nên một người
                            Muốn thức tỉnh một người
                            Để giao phó một sứ mạng trong tương lai
                            Chúa làm tất cả
                            Để tạo nên một người vĩ đại và hoàn chỉnh
                            Chúa khôn khéo chuẩn bị cho người đó
                            Những đức tính cần thiết
                            Chúa khiêu khích người đó
                            Rồi lại khích lệ người đó
                            Nhưng không bao giờ làm hại người đó
                            Và trong khó khăn nâng đỡ người đó
                            Chúa làm cho người đó thất vọng
                            Và đôi khi đưa người đó vào hoàn cảnh tuyệt vọng
                            Nhưng khôn ngoan che chở cho người đó
                            Cho dù đôi khi tài năng của người đó bị mọi người bỏ qua
                            Nhưng người đó vẫn tiếp tục cố gắng
                            Và những khi cô đơn…
                            Người đó dần hiểu ra những điều Chúa muốn nhắn nhủ với mình

                            Những điều Chúa dự định
                            Mặc dù người đó không hiểu
                            Nhưng đã cho người đó nghị lực để cố gắng
                            Chúa không ngừng thúc giục người đó tiến lên
                            Thúc giục người đó tiếp tục cố gắng
                            Người mà Chúa đã lựa chọn kỹ càng

                            Khi Chúa muốn tôn vinh một người
                            Muốn thuần dưỡng một người
                            Muốn khích lệ một người
                            Đứng ra đảm nhiệm một sứ mạng cao cả
                            Chúa đưa ra những thử thách khắc nghiệt nhất
                            Những thử thách để rèn nên một con người cao cả
                            Chúa tôi luyện người đó
                            Thử thách người đó
                            Hun đúc người đó
                            Và truyền cho người đó khát vọng
                            Những khát vọng cháy bỏng
                            Về một mục đích cao xa
                            Chúa hứa hẹn người đó
                            Rồi lại làm tan nát trái tim người đó
                            Đặt ra những thử thách
                            Rồi lại đặt ra những thử thách mới khi người đó gần vượt qua
                            Bắt người đó băng rừng, lội suối
                            Bằng cách đó Chúa đã tạo nên một người
                            Và để thử thách lần cuối
                            Chúa đưa ra một lựa chọn nghiệt ngã
                            Chúa đặt một ngọn núi chắn đường
                            Và nói với người đó:
                            “Con phải vượt qua hoặc là chết!”
                            Chúa đã rèn một người như vậy

                            Không ai hiểu được
                            Những điều Chúa sắp đặt
                            Nhưng thật sai lầm nếu nghĩ Chúa đui mù
                            Khi bàn chân của người đó bầm nát và chảy máu
                            Tinh thần của người đó vẫn vượt lên trên tất cả
                            Soi sáng và khai phá những con đường mới cho nhân loại
                            Vượt qua mọi chông gai và trở ngại
                            Người đó vẫn không mất đi lòng nhiệt huyết của mình

                            Rồi đến một ngày kia…
                            Khi mọi niềm hy vọng bị dập tắt
                            Khi thế giới xảy ra khủng hoảng cần một bàn tay dẫn dắt
                            Khi tất cả mọi người cần một niềm tin
                            Lúc đó có một người đứng lên dẫn dắt mọi người
                            Và chỉ đến khi đó mọi người mới hiểu dự định của Chúa
                            Và khi đó nhân loại tìm ra: một người!


                            Bình Luận:

                            Bài thơ này được nữ thi sĩ Angela Morgan (người Mỹ) viết năm 1918. Vào thời điểm thế giới đang có nhiều biến động quanh Thế chiến lần thứ nhất. Bài thơ này là một ví dụ tuyệt vời minh chứng cho Luật thử thách. Bài thơ đề cập quá trình Chúa thử thách và tôi luyện một con người để sau này người đó trở thành một người dẫn dắt nhân loại.

                            Cũng như nữ thi sĩ Angela, tôi tin rằng những khó khăn, những mất mát và những thất bại là những công cụ tốt nhất để qua đó, Chúa thử thách và rèn luyện một con người, kẻ mà sau này Người sẽ lựa chọn để thực hiện những sứ mạng của mình. Người muốn tin chắc rằng kẻ được Người giao phó sẽ có đủ những năng lực cần thiết để có thể thực hiện được sứ mạng của mình. Thông qua thử thách, Người gạn lọc và loại bỏ những căn bã của người đó. Thông qua thử thách, Người muốn tôi luyện để người đó có thể đứng vững và vượt qua được những thử thách khắc nghiệt nhất.

                            Kẻ được Người lựa chọn thực hiện những sứ mạng cao cả phải vượt qua những thử thách gì? Người đó phải trải qua những mất mát tưởng chừng như không gì bù đắp nổi. Người đó phải trải qua những đau đớn về thể xác và tinh thần tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi. Người đó phải trải qua những giờ phút ở sâu dưới đáy cùng của tuyệt vọng và cuộc đời kẻ tưởng chừng như không có lối thoát, không còn đường ra.

                            Nói tóm lại, người đó phải trải qua rất nhiều đau đớn, thất bại và vấp ngã. Nhưng vượt lên trên tất cả, người đó vẫn âm thầm và lặng lẽ cố gắng và không bao giờ đánh mất đi niềm tin và lòng nhiệt huyết của mình.

                            Nhưng tôi tin rằng nhất định đến một ngày thế giới cần đến những con người như vậy. Những con người đứng trước những cơn dông tố bão bùng, trước những tiếng sấm rền vang vẫn không nao lòng. Những con người biết trấn an mọi người trong cơn hoảng loạn nguy biến. Những con người biết nắm lấy bàn tay và dẫn đắt mọi người, những con người đang lầm đường lạc lối. Những con người biết nhìn xa trông rộng, biết dung hòa những điều không thể dung hòa, biết soi sáng và mở những con đường mới cho nhân loại…

                             
                            #29
                              Bé cò cò 30.05.2008 17:30:19 (permalink)
                              Người bán rau

                              Tg: THÁI HẢI

                              Một mớ hành ta
                              Một mớ ngò tây
                              Tập tàng một mớ
                              Mỗi thứ dăm cây

                              Rau xanh như chị
                              Chị như rau gầy

                              Có người hỏi mua
                              Chị mừng nín thở
                              Sợ e khách đùa

                              Dăm ngàn bạc lẻ
                              Chợ tan lúc nào
                              Bước thấp bước cao
                              Chị về sắm tết.
                               
                              lời bình:
                              Năm mươi hai từ đơn, bài thơ ngắn gọn, giản dị, dễ đọc, dễ thuộc mà có sức lay động dữ dội. Nó là một bức tranh nhỏ, một bức tượng nhỏ, mà - như đồ chơi Matrirốtca (lật đật) của Nga - bên trong còn có những bức tranh tượng nhỏ khác.

                              Một mớ hành ta/Một mớ ngò tây/ Tập tàng một mớ là ba khuôn hình cận cảnh miêu tả tĩnh vật định danh: hành ta, ngò tây, rau tập tàng, và chi li tỉ mẩn đến nghiệt ngã: Mỗi thứ dăm cây. Một người nghèo vốn liếng ít ỏi?! Đương nhiên rồi. Người có chút vốn không sở hữu cái mẹt rau buồn đến thế. Chủ nhân của thứ tài sản trên đây không thể có gương mặt hồng, tươi tắn, không cài trâm vấn khăn… Một người đàn bà nghèo đến tội nghiệp, chỉ biết trồng rau, nhổ rau đi bán - mà cái phần vườn ấy chắc cũng không rộng…

                              Rau xanh như chị - ống kính camera sau ba cú bấm cận cảnh chuyển sang đặc tả phải hết sức chuẩn để miêu tả được cái chân dung và tâm trạng người bán rau, vừa mang tính thời sự báo chí (chân dung) và đã bước sang địa hạt nghệ thuật (tâm trạng).

                              Tiếp ngay đó Thái Hải bấm tiếp một cú đặc tả hoàn toàn nghệ thuật - thực ra là một bức ảnh truyền thần cao tay Chị như rau gầy. Thật tài tình, với 8 từ đơn, nhà thơ vẽ xong chân dung và thân phận người đàn bà: luống tuổi, gầy, xanh, buồn héo, nghèo và… thủ phận.

                              Ngay sau đó, tác giả thoát ra khỏi tâm trạng ủ dột của người bán hàng. Vì sao? Vì chị đến đây là để bán hàng, để mưu sinh, bán hàng mà cứ ỉu xìu như rau cải héo, mà xanh xao bệnh tật liệu ai dám mua đây!? “Thương trường như chiến trường”, chợ là chào hàng, mặc cả, cò cưa - chợ không có chỗ cho lòng thương hại: Có người hỏi mua/ Chị mừng nín thở/ Sợ e khách đùa. Trời ơi! Bất hạnh đến thế ư?! Một mớ rau tập tàng bán được bao nhiêu, lãi được bao nhiêu, liệu người ta có mua hay chỉ hỏi rồi đi qua mà đã khiến người đàn bà giật thót mình đến nín thở.

                              Kịch tính đẩy lên cao trào, và thân phận người đàn bà bán rau cũng được lột tả hết. Ba câu thơ ngắn gợi ta nhớ đến Giấc mơ anh lái đò của Nguyễn Bính: Một người chèo đò ngang cứ chiều chiều chở một thôn nữ xinh đẹp sang sông trước đây. Khi vắng khách anh nằm trên lái thuyền mơ màng, rồi mình cũng được đi học, thi đỗ trạng nguyên, vinh quy bái tổ, cùng rước nàng về: Võng anh đi trước võng nàng/ Cả hai chiếc võng cùng sang một đò. Bỗng giật mình nghe tin “ai” sắp lấy chồng, đám cưới to lắm. Nhà trai rước dâu bằng chín chiếc đò, nhà gái ăn chín buồng cau (đông lắm). Tiền chi phí tới chín nghìn quan. Ngẫm lại tài sản của mình, thử đem dạm bán: Lang thang anh dạm bán thuyền/ Có người trả chín quan tiền lại thôi. 9 đồng so với 9000 đồng, còn xa quá. Mà người ta chỉ trả chơi chứ không mua.

                              Cái người khách mua rau của chị đã ngã giá chưa mà chị mừng tới nín thở vậy?! Đấy là cách thậm xưng quyết liệt nhất như một cú đánh hiểm vào trái tim độc giả làm tan chảy những mảnh lòng băng giá, vô cảm nhất. Đây là một toàn cảnh hẹp, động: Người khách hàng đứng thờ ơ hỏi mua và một cảnh tâm trạng: chị mừng quýnh quáng đến nín thở. Còn nhớ câu thơ của Pêtôphi miêu tả niềm vui của một em bé sắp bị lính Đức hành hình mà cứ tưởng mình đước thả tự do…

                              Em mừng quýnh cả đôi chân
                              Nho nhỏ đôi gót son em băng liều giữa tuyết
                              Chiều đó em đi… Vĩnh biệt.

                              Thái Hải cũng thế. Chị bán rau mừng nín thở nhưng nổi mừng của chị thật thảm hại. Toàn bộ mớ rau bán được chỉ vỏn vẹn “Dăm ngàn bạc lẻ”. Bạc lẻ thì tất nhiên rồi. Nhưng người đọc còn cảm nhận được những ý ngoại ngôn, chắc nó không còn nguyên lành, không còn mới và … ướt nhoèn. Cũng mặc nhiên buổi chợ ấy có mưa bay bay, và rét.

                              Buổi chợ cũng được Thái Hải đặt vào thời điểm điển hình đến nghiệt ngã: Chợ tết. Dăm ngàn bạc lẻ/ Chợ tan lúc nào/ Bước thấp bước cao/ Chị về sắm tết. Ơ hay! Chợ tan lúc nào rồi cũng không biết, lại còn đi sắm tết - sắm ở đâu? Với dăm ngàn bạc lẻ và khu chợ đã vãn… Thế là, một khoảng lặng dành cho vĩ thanh của bản nhạc buồn: Một căn lều nhỏ, người đàn bà trở về (quần ống xăn ống xổ). Trong căn nhà có những đứa trẻ ríu rít mừng “mạ đi chợ về”.

                              Thái Hải đã thành công với bài thơ ngắn, ý tưởng mạnh và đầy lòng nhân ái. Thơ là tâm, là tình, là cảm, là cho… và, bài thơ ngắn của Thái Hải đã hoàn thành xuất sắc chức năng nghệ thuật: Lay động lòng người. Những ai từng đọc bài thơ này, một ngày giáp tết đi ra chợ gặp một người đàn bà gầy, buồn ngồi âm thầm bên mẹt rau nhỏ mà trái tim đa cảm không có một chút động cựa mới là lạ.
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 5 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 69 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9