Cảm nhận thơ hay cùng với lời bình
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 69 bài trong đề mục
Bé cò cò 30.05.2008 17:35:26 (permalink)
 
KHÔNG ĐỀ

TG: Puskin

Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm, mòn mỏi bên bờ vắng
Như tiếng chim kêu lạc giữa ngàn.


Ngày nào đó trên mặt trang kỷ niệm
Nó chỉ còn là dấu vết không hồn
Giống như tình phai trên mộ chí
Nét ngoằn ngoèo một thứ tiếng xa xăm.

Tên cũ từ lâu bị lãng quên
Chẳng còn gợi lại được trong em
Tình xưa êm ái và trong trắng
Trước mối tình ai mới dấy lên

Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin, còn đây kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim…

Thúy Toàn dịch
LỜI BÌNH:

Em thầm thì hãy gọi tên lên…

Sống trên đời này, ai chẳng khao khát mình có được một tình yêu để được yêu hết lòng, sống hết mình cho người mình yêu dấu. Chả thế mà nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ Ta-go đã viết, đại ý: Trước khi từ biệt thế giới này, cho tôi xin được nói một điều rằng: Tôi đã từng yêu!

Cho dù nhiều người cũng như B. Russell hiểu rằng: "Sợ yêu là sợ cuộc sống, và ai sợ cuộc sống thì đã chết ba phần" nhưng đâu phải lúc nào Thần Ái tình cũng mỉm cười cùng bạn. Thế giới hôm qua, hôm nay và mai sau sẽ mãi còn chứng kiến những mối tình dang dở mà nước mắt người trong cuộc có thể chảy thành… sông.

"Mặt trời của nền thi ca Nga" Puskin cũng đã trải qua những tháng ngày đớn đau vì tình yêu tan vỡ. Xin hãy chia sẻ cùng nhà thơ những mất mát buồn đau về cuộc tình "êm ái và trong trắng" của mình trong nghẹn ngào xúc động “trước mối tình ai mới dấy lên". Một tình yêu với bao kỷ niệm đẹp nay bỗng hóa xa lạ. Người thương yêu nay bỗng hóa xa xôi… Mỗi câu thơ, nhà thơ như muốn được sống lại kỷ niệm xưa trong nỗi niềm tiếc nuối khôn nguôi. Cái tên thân thương ngày ấy, những kỷ niệm khắc ghi ngày ấy tưởng chừng mãi mãi tạc ghi này bỗng đi vào quên lãng "chìm như tiếng sóng buồn tan", "Như tiếng chim kêu lạc giữa ngàn".

Nhiều nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng của mình khi cuộc tình trắc trở: đau đớn, xót xa… Nhưng ứng xử sao đây thì mỗi người mỗi khác. Với Puskin sự độ lượng, bao dung, lòng nhân hậu, vị tha hiện dần lên qua từng câu thơ tha thiết. Lời cuối với người mình yêu lại là một lời hứa chân tình. Nếu gặp những buồn đau, chỉ cần khẽ gọi tên anh, anh sẽ bên em, bởi: "Em vẫn còn sống giữa một trái tim"…

Trung Hiền
#31
    Bé cò cò 30.05.2008 17:39:17 (permalink)
     
    Mẹ ốm
               Trần Đăng Khoa

    Cánh màn khép lỏng cả ngày
    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
    Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

    Khắp người đau buốt, nóng ran
    Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
    Người cho trứng, người cho cam
    Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

    Sáng nay trời đổ mưa rào
    Nắng trong trái chín ngọt ngào bay  hương
    Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

    Mẹ vui con có quản gì
    Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
    Rồi con diễn kịch giữa nhà
    Một mình con sắm cả ba vai chèo.

    Vì con, mẹ khổ đủ điều
    Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
    Con mong mẹ khoẻ dần dần
    Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

    Rồi ra đọc sách, cấy cày
    Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

     
    lời bình:
    Trần Đăng Khoa nổi tiếng là một thần đồng về thơ khi đang còn học lớp ba trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của Khoa trong sáng giản dị mà dạt dào cảm xúc, đầy tình yêu thương con người và thiết tha yêu quê hương đất nước. Biết bao em nhỏ Việt Nam yêu thích những bài thơ của Khoa viết và bài thơ “Mẹ ốm” cũng vậy. Tác giả đã bộc lộ tình cảm của một người con với mẹ - một tình cảm rất hồn nhiên của tuổi niên thiếu

    Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh:
    “Mọi hôm mẹ thích vui chơi.
    Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”

    Thường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã.  Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu...”.
    Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh:
    “Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.

    Tác giả - một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh “nắng mưa” mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm.
    Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:
    “Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.
    Người cho trứng, người cho cam
    Và anh y sĩ đã mang thuốc vào”.

    Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ - em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:
    “Cả đời đi gió, đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.
    “Cả đời đi gió đi sương”
    là hình ảnh ẩn dụ diễn tả sự vất vả, gian khổ của người mẹ.
    Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ “đi gió đi sương” là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm:
    “Mẹ vui con có quản gì
    Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca”.

    Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: “Một mình con sắm cả ba vai chèo” - một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ:
    “Vì con mẹ khổ đủ điều
    Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”.

    Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước:
    “Con mong mẹ khoẻ dần dần
    Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say”.

    Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con - một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh “Mẹ ốm”. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ:
    “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”.
    Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ: Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con !
    #32
      Bé cò cò 30.05.2008 17:41:26 (permalink)












      "Biết"
       
      Võ Thị Kim Liên

      Biết là em yêu chồng tôi
      Trầu cay, cau chát và vôi thì nồng
      Biết là em cũng có chồng
      Cơm canh không ngọt nên lòng vẩn vơ

      Biết là tôi vốn dại khờ
      Nhìn đời như thể bài thơ không vần
      Tôi không yêu được hai lần
      Nên thương em lỡ bước chân khó về

      Biết là sau phút đam mê
      Mộng mơ tan để não nề xót xa!
      Em thất vọng với người ta
      Tôi thất vọng với cỏ hoa… một thời

      Biết chồng vẫn chồng của tôi
      Chiều ngâu nhặt lá trầu rơi se lòng

                                                                     
      Lời bình:

      Ghen chứ sao không ghen! Ớt nào mà ớt chẳng cay – Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng không ghen sao mà chua chát thế: Trầu cay, cau chát và vôi thì nồng. Ba tính từ cay, chát, nồng đều là những tính từ nóng đi liền nhau hỗ trợ nhau nhằm đối phó với ngữ động từ em yêu chồng tôi như bất cứ người vợ nào trên đời cũng lồng lên khi biết là… có người phụ nữ khác yêu chồng mình, muốn chiếm hữu cục cưng của mình.

      Tuy nhiên người đàn bà này có cái khác đời khi chị biết em cũng có chồng chỉ vì một lý do nào đó cơm không lành canh không ngọt nên mới sinh lòng vẩn vơ. Có thể chị cũng đã từng trải cảnh ngộ của người phụ nữ ấy nên mới thấu hiểu, độ lượng và bao dung, mới thương em lỡ bước chân khó về đến như vậy. Thương thật đấy chứ không phải làm bộ, làm tịch kiểu mèo vờn chuột đâu?
      Hơn ai hết chị hiểu rất sâu, rất rõ chồng mình mới dám cam đoan rằng em mà tằng tịu với chồng chị, sau phút đam mê tất yếu sẽ xảy ra cảnh mộng mơ tan để não nề xót xa. Và như thế cả hai ta cùng khổ: Em thất vọng với người ta còn chị cũng chẳng hơn gì tôi thất vọng với cỏ hoa… một thời, tuy nhiên em khổ hơn chị nhiều bởi em lỡ bước chân khó về.
      Kiếp hồng nhan với nhau, chị hiểu đàn ông ít khi chịu tha thứ cho người phụ nữ lỡ bước trong khi họ thì huênh hoang khoe thành tích chim chuột vợ là vợ của người ta - anh ôm anh ấp như là vợ anh. Chồng em cũng chỉ thế thôi, còn chồng chị vẫn là chồng của chị, em không thể nào chiếm hữu được, có điều niềm yêu trong lòng chị ít nhiều cũng bị thương tổn Chiều Ngâu nhặt lá trầu rơi se lòng chứ chẳng phải chị sợ sệt gì .
      Ngưòi phụ nữ trong bài thơ Biết cho rằng tôi vốn dại khờ nhưng thật ra chị không khờ dại một tí nào mà còn khôn lanh ra phết. Bài thơ không vần không phải là căn cứ quy định chất lượng. Không vần thì còn có ý, có tứ, có nhịp, giọng, điệu, thanh, âm, từ ngữ… nghĩa là còn trăm thứ tạo nên chất cho bài thơ ấy.
      Chị rất cao tay vừa phối hợp cứng, mềm lấy tình thương đánh động vào chút phận đàn bà để cảm hóa, dạy dỗ rồi lại đe nẹt đối phương một cách rất đàn chị: vừa nói xa vừa nói gần: tôi không yêu được hai lần đến mộng mơ tan để não nề xót xa, dọn đường cho người những mong chiếm đoạt chồng mình biết nẻo hợp, tan mà quay về với chồng con, tránh được bước chân lầm lỡ, để cỏ hoa ngày đôi lứa yêu nhau vẫn ngát hương trong hồn cả chúng chị, chúng em. Như thế chẳng là hạnh phúc cả đôi đường hay sao?
      Rằng ghen tuông cũng chuyện người ta thường tình nhưng đây là một kiểu ghen đẹp, ghen tài hoa và nhân hậu, làm nguội cái máu cả ghen làm toáng lên, của quý bà, quý cô, lại giữ đựơc cơ đồ sắp xẻ đàn tan nghé. Không phải người phụ nữ nào trên đời cũng đủ bình tĩnh và bản lĩnh làm được như người phụ nữ trong bài thơ Biết của Võ Thị Kim Liên. Cái kiểu ghen điệu nghệ này các vị tiểu thư họ Hoạn hiện đại cần học tập và vận dụng, có phải tốt hơn không?
       


      NGUYỄN HÀN CHUNG 
      #33
        Bé cò cò 30.05.2008 17:43:43 (permalink)
                 Mẹ và quả
         
        Nguyễn Khoa Điềm

        Những mùa quả mẹ tôi hái được

        Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
        Những mùa quả lặn rồi lại mọc
        Như mặt trời, khi như mặt trăng

         
        Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
        Còn những bí và bầu thì lớn xuống
        Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
        Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

         
        Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
        Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
        Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
        Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

                                                                                       
        Lời bình
                                              (Nguyễn Ngọc Phú)
         
        Những bài thơ thành công của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thường có những tứ thơ sâu sắc về triết lý nhân sinh nhưng được chuyển tải bằng ngôn ngữ thơ nhuần nhị và tươi rói. Mẹ và quả là tứ thơ độc đáo và cảm động khi viết về mẹ.



        Quả tượng trưng cho sự sống mà mẹ chính là người gieo trồng chăm bẵm và mong mỏi được hái: Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt trăng. Chữ mọc thì hiển nhiên khi nói về cây trồng thực vật. Nhưng chữ lặn là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Ngoài sự chuyển dịch của thời gian, không gian còn có cả sự chuyển dịch không ngừng của sự sống, sức sống trỗi dậy tiềm ẩn chứa những trữ lượng sống nhân văn đầy ắp. Sự vận động này còn mang ý nghĩa triết học biện chứng.
         
        Giọng thơ của ông điềm đạm, khiêm nhường trong Mẹ và quả là một ứng xử giao hoà giữa con người với thiên nhiên. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên rồi và, chúng tôi một thứ quả trên đời. Ở đây nhà thơ không nói lũ chúng con, chúng con có lẽ ông muốn nới rộng biên độ tình cảm với sức khái quát lớn hơn ở một lứa tuổi đã đủ bản lĩnh và tự tin trước sự biến động của cuộc sống.
         
        Thường, chúng ta nhìn sự thay đổi của vạn vật bằng sự lớn lên, vươn lên cả về hình khối và thể chất. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là người đầu tiên phát hiện sự lớn xuống hướng tâm về mặt đất không phải bằng độ oằn cong của cành mà bằng chính kích thước của quả của sự lớn nhiều chiều trĩu nặng mang bao ý nghĩa hàm ơn sinh thành: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên – còn những bí, những bầu thì lớn xuống. Ông gọi tên bí, tên bầu như tên người thân thiết đầy biểu cảm và giao cảm.
         
        Phải có con mắt tinh tế và tấm lòng nhân ái mới nhận ra những bí những bầu ấy: Chúng mang dáng giọt mô hôi mặn - rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Những giọi mồ hôi ngưng tụ giữa không gian mang một vẻ đẹp thuần khiết kết tinh mà ám ảnh; vừa day dứt, vừa tôn vinh hình ảnh người lao động thật bình thản và tự tin làm chủ cuộc sống. Chữ rỏ đông kết mà lan tỏa ấm nóng sự cộng hưởng của tình người. Tôi nghĩ khó có thể thay được chữ nào hay hơn thế vừa tôn kính thiêng liêng, vừa ấm áp nhân hậu.
         
        Bài thơ có một giá trị lay thức thẩm mỹ khi ông thảng thốt: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi – mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Một sự thú nhận nhiều trực cảm; sự lan tỏa của bài thơ vì thế ngân vọng sâu xa hướng con người tới cội nguồn và vẻ đẹp vĩnh cửu của cõi Thiện.
         
        (Nguyễn Ngọc Phú)
        #34
          Bé cò cò 30.05.2008 17:48:10 (permalink)




          “Những vầng trăng Đồng Lộc”

          Tg: BÌNH NGUYÊN
           



          Những vầng trăng Đồng Lộc

          Mây bay Đồng Lộc trắng trời
          Khói mây thấp thoáng bóng người hiện lên
           
          Cô Giêng Hai tóc xanh mềm
          Sớm ra đứng ngẩn bên thềm tiếng chim
          Có gì thổn thức con tim
          Trong chiêm bao cứ lặng im cất lời
           
          Cô Tháng Ba hay trông trời
          Hễ mưa là nhắc áo tơi mẹ già
          Bao lần ngó bóng mây xa
          Sau bom nổ giở thư nhà chuyền tay
           
          Cô Tháng Tư hay giãi bày
          Nhớ mùa chớm hạ nắng đầy sân rêu
          Qua rằm vào tuổi đang yêu
          Mỗi trang gấp mở bao nhiêu thẹn thùng
           
          Cô Tháng Năm hay ngượng ngùng
          Mà qua bao trận bão bùng lạ chưa
          Lớn thầm trong nắng trong mưa
          Biết thương từng luống cày bừa nhà nông
           
          Cô Tháng Sáu cặp má hồng
          Tóc bồ kết gội gió nồng nã thơm
          Nhớ vàng sợi nắng trong rơm
          Trận mưa đầu vụ bát cơm cuối mùa
           
          Cô Tháng Bảy thích thêu thùa
          Tấm khăn gửi kín bốn mùa đấy thôi
          Mưa ngâu trời đất sụt sùi
          Lại thương hai phía hai người xa nhau
           
          Cô Tháng Tám mắt dao cau
          Bao đêm ngồi hát sông Cầu trao duyên
          Nhớ về từng trận lũ lên
          Sông quê neo bóng con thuyền và ai
          Cô Tháng Chín dáng mảnh mai
          Câu thơ lén gửicho người chưa quen
          Bao giờ... ai hẹn mà lên
          Đêm đêm trăng sáng bình yên lạ thường
           
          Cô Tháng Mười mắt như gương
          Se se nắng gió bụi đường bao năm
          Cứ vời trông phía xa xăm
          Gặp ai cũng gửi lời thăm quê người
           
          Cô Một Chạp miệng hay cười
          Hồn nhiên chẳng sợ gió trời buốt đêm
          Nhớ ai tay hái tay liềm
          Chợ quê cái lạt buộc mềm mớ rau
           
          Các cô đấy các cô đâu
          Nén nhang cháy đỏ xuống màu cỏ non.
           

          Lời bình:
           
          “Những vầng trăng Đồng Lộc” của nhà thơ Bình Nguyên đăng trên số 5-2006 Văn nghệ Ninh Bình là bài thơ mang hương vị ca dao dân ca. Bài thơ viết về mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh vì độc lập dân tộc ở Ngã ba Đồng Lộc - một địa danh mà người dân cả nước và không ít bạn bè quốc tế biết đến như một tượng đài chiến thắng của nhân dân Nghệ Tĩnh và cả nước. Bài thơ mang cảm hứng bi tráng, thương nhớ và lòng thành kính biết ơn những người đồng đội, người em, người chị đại diện cho phụ nữ Việt Nam, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân của mình cho quê hương đất nước.
           
          Với lòng cảm phục, thương nhớ các cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh, tác giả Bình Nguyên viết nên bài thơ “Những vầng trăng Đồng Lộc” để góp thêm hoa tươi, hương thơm vào quần thể di tích mười cô gái thanh niên xung phong. Những cáitên Dương Thị Xuân, Phạm Thị Tần, Hồ Thị Cúc…mãi mãi khắc vào bia đá, đi vào nhiều tác phẩm văn thơ, trường tồn cùng thời gian và lịch sử dân tộc.
           
          Tôi thích “Những vầng trăng Đồng Lộc” vì “Trăng” trong bài thơ đâu chỉ đơn thuần là một vệ tinh phát sáng huyền ảo cho địa cầu, trăng chính là mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã hy sinh xuân sắc, tình yêu lứa đôi, là tri âmđể làm dịu nỗi đau và mất mát chiến tranh. Mười vầng trăng đã chủ động lặng lẽ hạ giới làm bừng sáng cảnh vật, soi tỏ những cánh hoa lấp lánh hương sắc khiến mọi người tự tin hơn vào thế viên mãn của đất nước sau chiến tranh. Bài thơ nói về những người đã khuất - tập thể đồng đội đã hy sinh trong cùng một thời khắc của chiến tranh mà âm hưởng không bi ai, nghe lạc quan sảng khoái. Các cô đã mất nhưng lại hóa thân vào đất trời, vào thời gian, hiển hiện dưới những cái tên Giêng Hai, Tháng Ba, Tháng Tư, … Một Chạp - nghe mới gần gũi, thân thương làm sao.
           
          Mấy ai trong đời làm thơ không lấy quê hương đất nước làm điểm tựa, lấy lời ru ca dao, dân ca thuở nằm nôi chắp cánh ước mơ như những vần thơ xao xuyến, thơ thổn thức về quê hương xứ sở, về tuổi thơ, hình ảnh mẹ tần tảo sớm hôm, hai sương một nắng với ruộng đồng như tác giả Bình Nguyên. Trong lịch sử văn học nước ta đã có nhiều bài thơ của các nhà thơ khác nhau ca ngợi hình ảnh người mẹ, người chị, người em - người phụ nữ; từ những ký ức xa xưa, người mẹ trong thơ văn được tác thành những hình tượng gắn với những kỷ niệm khó phai. Từ những năm tháng chiến tranh khốc liệt, một thế hệ nhà thơ chiến sĩ trong đó có Bình Nguyên được trưởng thành và hình như trên mỗi bước đường hành quân gian lao vất vả, các anh đã được sưởi ấm bới tấm lòng nhân hậu, cao cả và bao dung của các mẹ, các chị, các em ở bất cứ nơi nào họ đi qua.
           
          Tôi thích bài thơ “Những vầng trăng Đồng Lộc” cũng là thích những tìm tòi của tác giả với một đề tài vốn có nhiều người viết và viết hay, nhưng cái khác của tác giả Bình Nguyên là, những bài thơ trước đó, mười cô gái thanh niên xung phong được nhìn như những anh hùng liệt nữ, nay họ hóa thân vào vũ trụ, thiên nhiên, gió, mây, thời gian năm tháng bốn mùa, núi sông, đất đai, cánh đồng, vào những trăn trở lo toan của cuộc sống thường nhật không ngừng đổi mới, đi lên…
           
          Mạn phép tác giả bài thơ “Những vầng trăng Đồng Lộc”, xin được mượn hai câu kết của bài thơ để kết thúc bài bình, xem như nén tâm hương để mượn gió gửi về bảo tàng văn hóa lồng lộng giữa đất trời Nghệ Tĩnh, nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả nước ta:

          “Các cô đấy các cô đâu
          Nén nhang chảy đỏ xuống màu cỏ non”.


          Dương Kim Anh
          #35
            Bé cò cò 30.05.2008 17:54:33 (permalink)
            Tình ca ban mai
            (Chế Lan Viên)
             
            Em đi, như chiều đi
            Gọi chim vườn bay hết
            Em về, tựa mai về
            Rừng non xanh lộc biếc
            Em ở, trời chưa ở
            Nắng sáng màu xanh che
            Tình em như sao khuya
            Rãi hạt vàng chi chít 
            Sợ gì chim bay đi
            Mang bóng chiều bay hết
            Tình ta như lộc biếc
            Gọi ban mai lại về
            Dù nắng trưa không ở
            Ta vẫn còn sao khuya
            Hạnh phúc trên đầu ta
            Mọc sao vàng chi chít
            Mai, hoa em lại về...

            LỜI BÌNH:

             
            Nhà thơ Chế Lan Viên với bài thơ Tình ca ban mai có cách biểu hiện thật riêng về nỗi “em đi” và niềm vui “em về”.

            Điều sắc sảo mà ân tình trong trạng thái tâm tư trong 4 câu thơ đầu của bài thơ là ở chỗ: Hình ảnh yêu thương của em gắn hoà với sự sống. “Em đi” với không em thì trong nỗi niềm khắckhoải của người yêu em, sự sống cũng rời xa “như chiều đi - gọi chim vườn bay hết”. Tác giả của “Tình ca ban mai” cũng từng thấm thía, chạnh lòng với sự thiếu vắng ấy:
            Không em anh chẳng qua vườn
            Sợ mùi hương...sợ mùi hương nhắc mình
            (Hoa tháng 3)
            Cũng chính vì thế mà hình ảnh “em về” như gắn với niềm vui của sự sống, của sức sống thanh tân “Tựa mai về - Rừng non xanh lộc biếc”. Hai câu thơ của Chế Lan Viên diễn tả hình ảnh “em về” sao mà tươi tắn và dạt dào sức sống một cách kỳ diệu - bởi niềm vui như sống dậy, cựa mình trong từng con chữ (rừng – non – xanh- lộc biếc).
            Và đây nữa, hình ảnh “em ở” mới thực sự là có em trọn vẹn như màu xanh của sự sống, như ánh nắng sáng của niềm tin yêu, như tình em “rãi hạt vàng chi chít” trên vòm trời đêm của hạnh phúc – tình yêu.
            “Em ở” có “tình em” và có “tình em” cũng có nghĩa là tình anh bừng dậy. Tình ý của mấy câu thơ của Chế Lan Viên mang theo cả sự toả lan, hô ứng thật tình tứ và thú vị:


            “Tình em như sao khuya
            Rãi hạt vàng chi chít
            Sợ gì chim bay đi
            Mang bóng chiều bay hết”
            Sự chuyển vận của cảm xúc tâm tình trong bài thơ tạo được ấn tượng đặc sắc bởi những câu thơ có sự chuyển hoá từ tình cảm mỗi người – tình cảm mỗi em, của anh, sang phía tình cảm của đôi lứa, sang tiếng nói chung điệu, chung tình. Hoá ra, nhà thơ đã khám phá vẻ đẹp mà cũng là sức mạnh lạ lùng của tình yêu. Vẻ đẹp cùng sức sống ấy như ánh lên từ sắc mầu nẩy nở như lộc biếc của tình yêu con người. Hai chữ “lộc biếc” được nhà thơ điệp lại như một thứ thông điệp vĩnh hằng của tình yêu, mà cũng là thứ thông điệp đầy sinh lực của sự sống muôn loài.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.05.2008 18:58:47 bởi coco_trencungtrang >
            #36
              Bé cò cò 31.05.2008 18:47:32 (permalink)
              TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC
               
              Hàn Mặc Tử

              Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
              Ai mua trăng tôi bán trăng cho
              Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
              Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
              Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

              Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
              Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
              Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
              Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

              Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
              Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
              Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
              Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
              Trăng mới là trăng của Rạng Ngời.

              Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!

               
               
              Lời bình:
               
              Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
              Hàn Mặc Tử đang reo to lên với mọi người. Ta ngỡ như nhà thơ đang nhảy nhót mừng vui. Như điên cuồng: “Ai mua Trăng tôi bán Trăng cho”. TRăng nào của riêng Hàn Mặc Tử? Nhưng Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử lại là một góc rất riêng của thi nhân. Như mỗi một Người-Thơ đích thực đều có một vầng trăng của riêng mình. Tôi không so sánh được Hàn Mặc Tử với thi tiên Trung Hoa Lý Bạch – nhà thơ của Rượu và Trăng, bởi giữa hai nhà thơ là hai thế giới hoàn toàn khác. Điều có thể khẳng định là ở Việt Nam ta, Hàn Mặc Tử là người viết về trăng hay số một trong số những thi sĩ lãng mạn 1932 – 1945. Vầng trăng đã trở thành sự gắn bó định mệnh với nhà thơ, trăng càng viên mãn thì thân thể nhà thơ càng bị đau đớn hao khuyết. Vẻ đẹp của trăng đã được Hàn Mặc Tử cảm nhận bằng chính nỗi đau thể phách của mình. Có hiểu vậy ta mới thấy mỗi lời thơ của Hàn Mặc Tử như được rứt ra tự sâu thẳm tâm hồn.
              “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
              Trăng của Hàn Mặc Tử. Mang nỗi đau vò xé thể xác nhưng tâm hồn đầy khát vọng của nhà thơ. Lời, từng lời choáng ngợp, sáng láng. Bệnh tật đẩy nhà thơ ra khỏi thế giới người bình thường, do định kiến của xã hội. Sự đày đọa thể xác cũng không bằng sự đày đọa tinh thần nhà thơ phải gánh chịu: cảm giác cô đơn. Hàn Mặc Tử cô đơn, cô đơn khủng khiếp. Có ai làm người mà lại thích cô đơn, nên người nào lâm vào cảnh đó cũng cố tìm một nguồn chia sẻ. Với Hàn Mặc Tử, là Trăng. Phải, chỉ còn Trăng cạnh nhà thơ, an ủi tâm hồn, vực dậy trong nhà thơ những tâm tư, khát khao vươn về cuộc sống. Khát vọng lớn lắm nên những câu thơ như huyết mạch sôi lên gấp gáp: “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”. Trăng là phần đời, là sự sống của Người:
              “Tôi đang cầu nguyện cho Trăng tôi”
              Không chỉ là bạn tâm tình, trăng đã thành sự hoá thân: “Tôi cũng Trăng mà nàng cũng Trăng” (Huyền ảo); thành nguồn thơ bất tuyệt: “Cả miệng ta trăng là trăng” (Một miệng trăng). Người “chơi giữa mùa trăng” để thấy mình tan ra trong cảm giác hoà nhập với ánh sáng. Trăng thành nguồn sáng trong đêm tối đời Người. Cho nên ta không lấy làm lạ khi đi vào vườn thơ của Hàn Mặc Tử, ta đã được tắm trong luồng ánh sáng kỳ ảo của Trăng, trong đủ mọi cung bậc cảm giác, lúc ấm nồng, khi ớn lạnh. Nguồn Thơ, Nguồn Trăng, “Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang?”. Một khi còn khat khao giao cảm với đời, nhà thơ làm sao có thể đánh đổi vầng trăng để mua về sự tuyệt vọng?
              Hàn Mặc Tử đã vào cõi vĩnh hằng tròn 50 năm*, nhưng đã mấy ai hiểu hết tấm lòng nhà thơ? Viết những câu thơ như đùa, như bỡn kia, nhà thơ đã phải sống, phải cảm “bằng máu, bằng lệ, bằng hồn”, sống đến tận cùng sự sống.
              Vẫn là vầng trăng đêm đêm toả sáng, chúng ta có thể coi là chuyện bình thường. Nhưng vầng trăng đã trở thành cõi – thiêng – liêng toả sáng hồn thơ Hàn Mặc Tử: “Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời”. Ngậm ngùi cho cuộc đời thi nhân, ta càng khâm phục, kính yêu người – thơ ấy: từ căn bệnh tuyệt vọng, từ cuộc sống đau thương, vẫn vươn lên nhập cuộc với Đời, bám víu lấy Đời bằng những luồng tơ trăng mỏng mảnh. Để sống. Để kết tụ hương – thơm qua những vần thơ diễm lệ:
              “Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!”
              Qui Nhơn tháng 8 – 10 năm 1990
              #37
                Bé cò cò 31.05.2008 18:49:39 (permalink)
                Gửi em, cô thanh niên xung phong
                 
                (Phạm Tiến Duật)
                Có lẽ nào anh lại mê em
                Một cô gái không nhìn rõ mặt
                Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
                Áo em hình như trắng nhất

                Người tinh nghịch là anh dễ thân
                Bởi vì thế có em đứng gần
                Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là "Thạch Nhọn"
                Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón

                Em đóng cọc rào quanh hố bom
                Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
                Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
                Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.

                Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
                Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
                Mọi người cũng tò mò nhìn anh
                Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối

                Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
                Xong đọan đường này các em làm đâu
                Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
                Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
                Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
                Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.

                Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
                Những con đường như tình yêu mới mẻ
                Ðất rất hồng và người rất trẻ
                Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim

                Những đội làm đường hành quân trong đêm
                Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng
                Rực rỡ mặt đất bình minh
                Hấp hối chân trời pháo sáng
                Ðường trong tim anh in những dấu chân.

                Chiếc võng bạc trên đường hành quân
                Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
                Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
                Ở đâu em tinh nghịch của anh?

                Bụi mù trời mùa hanh
                Nước trắng khe mùa lũ
                Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
                Em vẫn đi, đường vẫn liền đường

                Cạnh giếng nước có bom từ trường
                En không rửa ngủ ngày chân lấm
                Ngày em phá nhiểu bom nổ chậm
                Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
                Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
                Thương em, thương em, thương em biết mấy...

                Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại
                Sẽ giật mình đường mới ta xây
                Ðã có độ dài hơn cả độ dài
                Của đường xá đời xưa để lại
                Sẽ ra về bao nhiêu cô gái
                Một ngày mai đường sẽ đứng chơ vơ
                Ðể cho đời sau còn thấy ngẩn ngơ
                Trước những công trình ngoằn ngòeo trên mặt đất.

                Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
                Có lẽ nào anh lại mê em
                Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
                Tên em đã thành tên chung anh gọi:
                Em là cô thanh niên xung phong. 


                lời bình:


                1. Sáng tác ngay trên đất lửa ác liệt của khu IV Hà Tĩnh, nơi “giặc điên cuồng trút hàng vạn bom rơi” . Vẻ đẹp những o thanh niên xung phong quả cảm đã đi vào nhiều bài thơ bài hát ca ngợi, nhưng có thể nói bài thơ của Phạm Tiến Duật giúp ta nhận ra rõ dáng nét, tâm hồn của cả một thế hệ thanh niên, những người con gái bằng xương bằng thịt mà lại có sức sống mãnh liệt vượt lên bom đạn.
                2. Thơ kháng chiến chống Mỹ gắn với tuyến đường Trường Sơn có nhiều bài sâu sắc mà cảm động, lại rất giàu chất hiện thực. Chính không khí của những ngày chống Mỹ làm nên cảm hứng thơ ca hướng về với con người - biểu trưng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Thơ của Phạm Tiến Duật, người chiến sĩ lái xe, viết ngay trong mưa bom bão đạn mà lại tươi rói sức sống tuổi xuân của một lớp người trưởng thành từ thực tế chiến đấu đã được đông đảo quần chúng đón nhận. Thô ráp, một mạc mà lại rất sinh động, tươi trẻ, chứa đựng tinh thần lạc quan của thế hệ chống Mỹ. Có lúc đằm sâu trong Nhớ, có lúc ngang tàng phóng khoáng bụi bặm đầy chất lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Riêng bài thơ này đã lý giải một tình yêu người lính – tình cảm trong chiến đấu, nảy nở giữa chiến trường, nơi sự sống – cái chết cách nhau một ranh giới mong manh đã ghi đậm dấu ấn tâm hồn tuổi thanh xuân trong hình tượng cô thanh niên xung phong.
                3. Cũng như nhiều bài thơ trong giai đoạn này ngồn ngộn những chất liệu hiện thực, tác phẩm của Phạm Tiến Duật kể về cuộc gặp gỡ với những nữ thanh niên xung phong mà trung tâm chính là em - một cô gái không không nhìn rõ mặt. Từ cuộc gặp gỡ cụ thể ấy, nhà thơ đã nâng tầm nhân vật trữ tình thành bức tượng đài nghệ thuật ngôn từ về lực lượng thanh niên xung phong thời chống Mỹ.
                4. Cái may mắn của thế hệ hiện nay là được hưởng hoà bình và được hưởng thụ nhiều tiện nghi về vật chất cũng như tinh thần. Nhưng sẽ là một thiệt thòi nếu thiếu những hiểu biết về một thời dân tộc đã anh dũng lập nên bao chiến công, không cảm nhận được về con người của một thời đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Sẽ là một thiếu sót nếu thế hệ hôm nay lãng quên quá khứ. Chúng ta thường dễ xúc động trước những người ngã xuống vì lý tưởng độc lập tự do của dân tộc, dễ cảm thương trước những thiệt thòi hôm nay của các o pháo binh Ngư Thủy, các o TNXP Đồng Lộc mà có thể không hiểu được rằng: vào thời ấy, họ đã phải hy sinh lặng thầm, không hề tính toán thiệt hơn.
                5. Những bài thơ của một thời có thể sẽ bị chìm vào quên lãng, lạc lõng trước những âm thanh hip-hop, rock-rap hiện đại. Nhưng nếu ta chịu khó hiểu, ta sẽ sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân và đất nước mình. Hãy đọc và cùng hoà vào cảm xúc rất trong trẻo của thời đại chống Mỹ ở bài thơ này, ta sẽ hiểu thế nào là Sự Sống, Tình Yêu mạnh hơn bom đạn và cái chết./.
                                                                                                    Trần Hà Nam
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.05.2008 18:52:18 bởi coco_trencungtrang >
                #38
                  Bé cò cò 31.05.2008 18:54:47 (permalink)
                  THAY LÁ
                   
                  TG: Lê Trung Nguyệt

                  Đã lâu rồi
                  Anh chắng nhìn em
                  Như cái thời ấy nữa.
                  Sao lại thế?
                  Người ơi sao lại thế?
                  Cây bàng cũ đã bao lần thay lá
                  Búp xanh lại ngơ ngác thuở ban đầu
                  Hãy chớp mắt nhìn nhau
                  Cho mùa lá rụng
                  Để cái nhìn lên búp tơ non
                  Mơn mởn trời xanh trên cành cổ thụ.

                  Anh sẽ lại thấy em
                  Như thuở ban đầu
                  Hãy chớp mắt đi anh
                  Cho cái nhìn thay lá.

                  Lời bình:

                  Một cuộc tình dù đẹp đẽ và hạnh phúc nồng ấm đến đâu chắc hẳn cũng phải có đôi lần người trong cuộc cảm thấy có những điều bất ổn mặc dù có thể đó chỉ là những linh cảm mong manh, khó nói. Tôi đã bắt gặp cái cảm gíac rất mơ hồ nhưng cũng rất thật ấy trong bài “Thay Lá” của Lê Trung Nguyệt.
                  “Đã lâu rồi
                  Anh chẳng nhìn em
                  Như cái thời ấy nữa”

                  Thời gian có sức mạnh ghê gớm, nó có thể chữa lành những nỗi bất hạnh nhưng cũng có thể bào mòn những niềm hạnh phúc. “Đã lâu rồi”, thời gian đấy!, “anh” đã không còn có ánh nhìn say đắm với “em” như cái thuở ban đầu ấy nữa. Không hiểu rằng ta có đòi hỏi quá nhiều hay không khi biết rằng chẳng có gì trên cuộc đời này là không thay đổi mà vẫn cứ mong muốn có những điều cứ phải tồn tại vĩnh viễn. Khi ánh nhìn của người yêu không còn như trước nữa, ấy là trong cảm nhận của riêng ta, thì bỗng thấy thảng thốt:
                  “Sao lại thế?
                  Người ơi, sao lại thế?”

                  Người phụ nữ thường nhạy cảm và yếu đuối là thế, có một sự thay đổi nào đó dù rất nhỏ cũng làm họ thấy lo lắng về một điều xấu có thể xảy ra và muốn tìm hiểu nguyên nhân của nó. Hai câu hỏi dồn dấp toát lên cái vẻ gấp gáp, nóng lòng muốn biết sự thật mà như một lời thổn thức.”Người ơi”, tôi cảm nhận ở tiếng gọi tha thiết ấy một tình cảm yêu thương da diết nhưng vẫn có gì đó như dè dặt, xa xôi.
                  “Cây bàng cũ đã bao lần đổi lá
                  Búp xanh lại ngơ ngác thuở ban đầu”

                  Câu chuyện của thiên nhiên, cây lá được “xen vào” một cách khéo léo, tự nhiên. Cây thay lá, điều ấy có gì lạ đâu nhỉ? Và rồi…
                  “Hãy chớp mắt nhìn nhau
                  Cho mùa lá rụng
                  Để cái nhìn lên búp tơ non
                  Mơn mởn chồi xanh trên cành cổ thụ”

                  Hãy làm mới lại, trẻ lại chính cái nhìn của “anh” để nó trở về “tơ non” của “thời ấy” như cây thay lá mỗi mùa thu. Tình yêu vẫn luôn cần phải hâm nóng để có được cái cảm gíac mới mẻ, vâng, đấy là cái mà “em” mong chờ nơi “anh”. Nỗi mong chờ, khát khao ấy thật giản dị nhưng cũng thật cần thiết, phải không? Nó như khí trời ta vẫn thở mỗi giây, không thể thiếu được dù rất dễ bị lãng quên bởi chính sự hiển nhiên không thể thiếu của nó
                  “Anh sẽ lại thấy em
                  Như thuở ban đầu
                  Hãy chớp mắt đi anh
                  Cho cái nhìn thay lá”

                  Hỡi những người yêu dấu của chúng tôi ơi, các anh hãy tự nhìn lại mình đi, các anh có nhận thấy trong lúc nào đó mình đã nhìn người yêu bằng ánh nhìn của những chiếc lá vàng úa mà chưa chịu rời cành không?. Nếu vậy thì “Hãy chớp mắt đi anh, cho cái nhìn thay lá!”, chắc chắn rồi “anh sẽ lại thấy em như thuở ban đầu” và tình yêu sẽ là mãi mãi với những ai biết nuôi dưỡng nó, “thay lá” lá cho nó!
                  Và cuối cùng tôi xin được trả lời câu hỏi của chính mình: “Không hiểu rằng ta có đòi hỏi quá nhiều hay không khi biết rằng chẳng có gì trên cuộc đời này là không thay đổi mà vẫn cứ mong muốn có những điều cứ phải tồn tại vĩnh viễn?”. Không! Với tình yêu thì không bởi để tình yêu tồn tại vĩnh viễn là ta phải biết thay đổi nó. (chà, nói một hồi thấy luẩn quẩn quá, nhưng mọi người hiểu mà, phải không?)

                  #39
                    Bé cò cò 31.05.2008 18:57:04 (permalink)
                    KHOẢNG CÁCH
                    (Bùi Kim Anh)

                    Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh
                    Chỉ một lần thôi êm ả
                    Dẫu đã có bao lần vội vã
                    Anh vẫn là anh xa cách giữa cuộc đời

                    Sẽ chẳng bao giờ có được giữa lòng tay
                    Chút ấm áp hương người thương nhớ
                    Một bông cúc muộn mằn mới nở
                    Dẫu vàng tươi vẫn trơ trọi cuối mùa

                    Một tình yêu tha thiết hẹn hò
                    Anh vói em chỉ là trong mộng ước
                    Một giấc mơ rất gần mà không thực
                    Rất mặn nồng mà trống trải đơn côi

                    Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh
                    Chỉ một lần thôi là tất cả
                    Để cứ đến rồi đi trên đường cúc nở
                    Không hương mùi vẫn gợi nhớ âm thầm.

                    Lời bình:

                    “Khoảng Cách”, tựa đề bài thơ đã dự báo “điều chẳng lành” rồi, và quả thế thật: “Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh”, một sự ngăn trở có lẽ là không thể phá bỏ được, bởi thế mà “sẽ chẳng bao giờ” dù “chỉ một lần thôi êm ả”. Giữa hai người là một khoảng cách vời vợi “Anh vẫn là anh xa cách giữa nỗi đời”, đọc đến câu này tôi bỗng nhớ đến mấy câu thơ của Xuân Diệu “Em là em; anh vẫn cứ là anh/ Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành/ Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật” (Xa Cách), sự xa cách đáng sợ nhất là xa cách về tâm hồn giữa con người với nhau bởi mọi khoảng cách về không gian đều có cách để vượt qua, và thậm chí cả những khoảng cách về thơi gian cũng có thể khắc phục được, ấy là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn của những thế hệ khác nhau.

                    Sẽ chẳng bao giờ có được giữa lòng tay/ Chút ấm áp hương người thương nhớ”, một tâm trạng khát khao trong vô vọng, ấy là biết rằng không bao giờ nắm được “hương người thương nhớ” dù rất muốn thế. “Ấm áp hương người", sao mà thân quen, gần gũi nhưng cũng rất đỗi mong manh, mơ hồ không sao nắm giữ, không sao mô tả được, chỉ thấy thương nhớ thế thôi. Phải chăng sự ngăn trở ở đây là vì cái lẽ gặp không phải lúc khi mà “Một bông cúc muộn mằn mới nở/ Dẫu vàng tươi vẫn trơ trọi cuối mùa” thế đấy, muộn màng thì dù “vàng tươi”, dù tha thiết cũng chỉ là “trơ trọi”, là cô lẻ mà thôi. “Người ơi gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không”, đấy là tâm trạng nàng Kiều, nàng lo lắng cho sự “biết có duyên gì hay không” là lo lắng cho tương lai sợ rằng có thể có trắc trở, nhưng “biết có” thì vẫn còn chút hy vọng là có thể có hoặc không. Còn “em”, “em” chắc chắn một điều rằng “em” gặp anh là một sự muộn màng như hoa cúc nở về thu, bởi thế mà “Sẽ chẳng bao giờ…”

                    Một tình yêu tha thiết hẹn hò/ Em với anh chỉ là trong mộng ước”, tôi muốn trở về với sự xa cách về tâm hồn giữa hai con người ở khổ thơ đầu, khi đọc khổ thơ ấy tôi tưởng chừng như có sự trách móc nào đó của cô gái vì sự “bất đồng điệu” giữa tâm hồn của hai kẻ yêu nhau bất hạnh ấy, nhưng có lẽ không phải thế! Hình như là tâm hồn họ không dám cùng cất tiếng, không dám đến gần nhau, không dám hòa vào nhau chứ không phải là không tìm thấy “nhịp điệu chung”, bởi vậy mà “Một tình yêu tha thiết hẹn hò” nhưng cô gái vẫn dặn lòng rằng “Em với anh chỉ là trong mộng ước”, vâng chỉ dám nghĩ là mộng thôi, không mong nó là thật. Cảm xúc ấy lại tiếp tục trải dài, miên man với hai câu tiếp theo: “Một giấc mơ rất gần mà không thực/ Rất mặn nồng mà trống trải cô đơn”. Trời ơi! mơ mơ - tỉnh tỉnh, hư hư - thực thực, hai cái ấy cứ đan quện vào suốt khổ thơ để rồi âm hưởng còn sót lại là “trống trải”, là “cô đơn” sau tất cả những “tha thiết”, những “mặn nồng”.

                    Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh”, điệp khúc này được lặp lại một lần nữa như để nhấn mạnh lại cái sự không thể vượt qua của những ngăn trở, “Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh/ Chỉ một lần thôi là tất cả”, dẫu vậy mà vẫn “Để cứ đến rồi đi trên đường cúc nở/ Không hương mùi vẫn gợi nhớ âm thầm”. Muộn màng, cách trở nhưng vẫn "âm thầm" nhớ, nhớ không quên được nên “cứ đến rồi đi” và vẫn mãi khát khao “Chỉ một lần thôi là tất cả”… dù “em” đã “trên đường cúc nở”, đã muộn màng cả tuổi xuân?

                    #40
                      Bé cò cò 01.06.2008 21:10:57 (permalink)
                       
                      Tan vỡ
                       
                       TG: Dư thị Hoàn

                      Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ
                      Bút viết xong không đậy nắp bao giờ
                      Ôi anh yêu, lơ đãng đến là
                      Con nai rừng của em...
                       
                      Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi
                      Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng
                      Nếu không có một lần...
                      Một lần như đêm nay
                      Sau phút giây
                      Êm đềm trên ghế đá
                      Anh không cài lại khuy áo ngực cho em
                       

                      Lời bình:
                       
                         Vâng! chỉ vì cái tội "lơ đãng" mà anh - nhân vật trữ tình của chị - "mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ / bút viết xong không đậy nắp bao giờ”. Chị không hề trách cứ, không lời phàn nàn,... bởi có thể là anh mải nghĩ, mải làm rồi quên đấy thôi. Ai mà chẳng có lúc lơ đãng. Hơn nữa chính sự lơ đãng nhiều khi đem lại cho cuộc sống một chút lãng mạn. Và anh, anh cũng đáng yêu hơn. Dưới mắt nhìn của chị, anh như "con nai rừng ngơ ngác" trong thơ Lưu Trọng Lư giữa đêm vàng hư ảo:

                          Ôi anh yêu, lơ đãng đến là
                         Con nai rừng của em...


                          Hai câu thơ của chị Dư Thị Hoàn đẹp trong cái nhìn thi vị và thật dễ thương bởi tình yêu chân thật. Được biết chị là con người ý tứ và cẩn trọng trong hình thức, thế mà, chị vẫn dành cho anh - nhân vật hay "lơ đãng" được nói đến trong bài thơ - một sự bao dung.
                          Cứ ngỡ " tất cả rồi sẽ dễ qua đi, qua đi”, hai con người yêu nhau kia "sẽ thành vợ thành chồng". Câu chuyện thơ khép lại. Nào ngờ... cái điều chị muốn trao gửi đến bạn đọc lại không chỉ là sự "lơ đãng" thường tình mà lại là một vấn đề lớn hơn không thể tha thứ trong tình yêu:

                          Nếu không có một lần...
                         Một lần như đêm nay
                         Sau phút giây
                         Êm đềm trên ghế
                      đá
                         Anh không cài lại khuy áo ngực cho em


                          Những câu thơ gãy đổ, dự báo một tình yêu tan vỡ. Anh có thể quên đóng ngăn kéo, không đậy nắp bút và gì gì đi chăng nữa nhưng đừng bao giờ “lơ đãng" kiểu đó. Dư Thị Hoàn không đòi hỏi một sự viên mãn trong tình yêu bởi chị đã từng viết: "Nếu anh cũng như em / đòi nhau sự viên mãn / thì điểm gặp nhau của chúng ta / còn thảm hại hơn hai hòn bi" (Viên mãn). Thế nhưng thật khó chấp nhận một sự thật phũ phàng đến thế. Ai mà không có lúc thiếu cẩn trọng trong việc làm song tình yêu lại không cho phép, bởi tình yêu vốn mong manh, dễ vỡ.
                          "Người mà đến thế thời thôi...” thì dẫu chỉ một lần, "một lần như đêm nay" cũng dẫn đến một kết thúc buồn. Xin sẻ chia cùng chị nỗi đau được bộc lộ một cách mãnh liệt và trần trụi trong bài thơ Tan vỡ.
                       
                      Nguyễn Mậu Hùng Kiệt




                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.06.2008 21:12:52 bởi coco_trencungtrang >
                      #41
                        Bé cò cò 04.06.2008 19:12:58 (permalink)





                        Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
                        Hoàng Nhuận Cầm
                         
                        Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
                        Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi
                        Còn sót lại trên bàn bông cúc tím
                        Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi

                        Hò hẹn mãi cuối cùng em đã tới
                        Như cánh chim trong mắt của chân trời
                        Ta đã chán lời vu vơ, giả dối
                        Hót lên! Dù đau xót một lần thôi

                        Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
                        Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
                        Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
                        Em hay là cơn bão tự ngàn xa

                        Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
                        Gió em vào - nếu chán - gió lại ra

                        Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó
                        Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi...

                        (Theo bản in trong tập Xúc xắc mùa thu - NXB Hội Nhà văn - 1992)

                        Bình thơ
                        Có những hẹn hò làm tình yêu thêm thi vị. Có những hẹn hò để rồi xa nhau. Có những hẹn hò để rồi có bài thơ như Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến của Hoàng Nhuận Cầm. Tôi vẫn luôn thích những sự lỡ làng trong thơ anh. Một hạnh phúc tưởng như đến tay rồi chợt vỡ, một tình yêu vẹn tròn rồi chia xa, và những hẹn hò từ từ khép lại ….
                        Đây là một trong những bài thơ viết hay về sự hẹn hò trong tình yêu. Vốn dĩ, hẹn hò là một phần của tình yêu, thật hiếm có những tình yêu mà không hò hẹn. Nhưng cách cảm nhận của Hoàng Nhuận Cầm lại thật đặc biệt. Đặc biệt trong nỗi đợi chờ không phải là vô vọng, vì cuối cùng thì "em cũng tới", nhưng khi em tới thì không phải anh không còn đợi nữa, mà chính mùa thu đã không còn kiên nhẫn với cuộc tình…Bởi lẽ:
                        Còn sót lại trên bàn bông cúc tím
                        Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi
                         
                        Hoàng Nhuận Cầm vốn giỏi dùng những hình ảnh thật cụ thể để diễn đạt những cảm giác vô cùng mơ hồ, tinh tế. Thấy bông hoa sót lại cuối cùng để biết một mùa thu đã qua, và người đọc cũng cảm nhận được nỗi đợi chờ đã mòn mỏi thế nào! Cuối cùng em cũng đến, nhưng đến chỉ để thấy có những điều quý giá đã trôi qua...
                        Ta đã chán lời vu vơ, giả dối
                        Hót lên! dù đau xót một lần thôi

                        Tiếng thơ như chưa bao giờ thành thật đến thế, thành thật để kiếm tìm một tiếng nói chân thành từ trái tim không toan tính, để con người đối diện với nhau không qua một tấm mặt nạ nào! Có lẽ cũng bởi sự thành thật một cách hồn hậu đó, mà thơ Hoàng Nhuận Cầm tìm đến được với bao tấm lòng, bao tình cảm tri âm!
                        Khổ thơ thứ ba của bài thơ, tôi thích nhất, vì nó chất chứa trong đó rất  nhiều suy tưởng. Một sự suy tưởng giản dị, nhưng nó không phải không chứa trong đó một quan niệm rõ ràng về tình yêu!
                        Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói
                        Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ
                        Anh sợ hãi bây giờ anh mới nhớ
                        Em hay là cơn bão tự ngàn xa

                        Không hiểu vì đâu nhiều bạn trẻ thường hay chép lệch thành "Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói/ Rằng bồ câu không chết lẻ bao giờ". Nếu như thế, câu thơ vẫn hay nhưng lại hay theo một cách khác. Tôi thích cách suy tưởng của anh, bồ câu không chết trẻ cũng như những mong ước về tình yêu là vĩnh viễn. Tình yêu một mặt nào đó cũng là hiện thân của cái Đẹp mà con người hằng khát khao vươn tới và chiếm lĩnh một cách trọn vẹn. Vì thế mà bồ câu không chết trẻ, cũng như những tình yêu không có quyền chết trẻ, những khát khao không có quyền lụi tàn. Em hay là cơn bão tự ngàn xa. Tứ thơ không mới, nhưng lại lạ trong nỗi sợ hãi của con người, sợ hãi mà vẫn đón nhận, vẫn đợi chờ, vẫn phấp phỏng trong âu lo và hạnh phúc.
                        Khổ thơ cuối cùng là một sự so sánh có phần chua chát, nhưng chua chát một cách ngộ nghĩnh, một các bâng khuâng và tiếc nuối, cái chua chát của một người còn trẻ:
                        Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ
                        Gió em vào - nếu chán gió - lại ra

                        Tưởng như tình yêu chỉ là một trò đùa, dễ dàng và chóng vánh với người con gái. Nhưng nếu để ý thì ta lại nhận ra một sự bao dung. Trái tim ấy là một tấm lòng, một tình yêu luôn chờ đợi, dẫu bé nhỏ nhưng vẫn là tổ ấm đủ để chở che cho những cơn gió vô tình một lần lạc bước. Để rồi cuối cùng, có một lần em đến, một lần em nói, một lần em đứng đó…. Chỉ có điều "mùa thu hoa cúc cướp anh rồi"… Đã bao lần đọc câu thơ này, tôi vẫn cảm thấy nỗi chông chênh của một con người, vừa quyết định sẽ lên tàu thì con tàu vụt chạy đi mất. Tàu thiếu đi một hành khách và người đi thành kẻ lỡ đường….
                        Câu thơ cuối cùng của bài thơ lưu lại trong ấn tượng người đọc bởi từ "cướp" rất đậm "chất" Hoàng Nhuận Cầm. Nó giúp ta không quên những ngày anh còn là người lính làm thơ. Chất lính tráng ấy vẫn đôi lần trở về trong thơ anh như một gợi nhớ, một dấu ấn, một nét riêng đặc biệt.
                        Thoáng đọc Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, người ta có thể nghĩ, ừ, bài thơ này "kết thúc có hậu" vì cuối cùng em cũng đến kia mà. Nhưng dư âm bài thơ, cách kết thúc của bài thơ lại cho ta một cảm nhận khác. Ấy là dư âm của sự lỡ làng... Ta có thể đợi nhau, nhưng cuộc đời không đợi ta. Vì thế mà đã có rất nhiều tình yêu đẹp trong cuộc đời, nhưng chẳng biết có bao nhiêu trong số đó, đi trọn vẹn được đến cuối đường?
                        #42
                          Bé cò cò 05.06.2008 13:11:11 (permalink)
                          TIẾNG CƯỜI TRONG TRẺO
                          Trần Thị Mỹ Hạnh
                              
                          Khi không khóc được thì cười


                          Cười nghiêng ngửa trước đầy vơi tủi hờn
                          Nỗi mình lắm cái đa đoan
                          Nỗi nhà đau đáu mênh mang tuổi đời
                          Tưởng dòng nước mắt cạn rồi
                          Đâu ngờ nước mắt khi cười trào tuôn
                          Ngọt ngào mặn đắng hoàng hôn
                          Chát chua bươn trải càng thương yêu mình
                          Đất trời vốn chẳng yên lành
                          Dòng trong bến đục , ân tình,lo toan
                          Không khóc được thì cười vang
                          Tiếng cười trong trẻo át ngàn nỗi đau
                                                                        

                          Lời bình
                              
                          Trái tim phụ nữ vốn dĩ đa thanh , phức điệu lắm rồi ,phụ nữ mà ‘’giời  bắt làm thi sĩ ‘’ thì mức độ tăng tiến lại càng  hơn gấp bội,thế nhưng mở đầu bài thơ nữ sĩ họ Trần lại phán một câu gọn ơ khẳng định ;
                            ‘’ Khi không khóc được thì cười’’
                          Thoạt  nghe có vẻ đơn giản  kiểu nói lấy được ,không khóc thì cười  chớ sao,nhưng là loại đơn giản đã được trui  trong lò bát quái nhân sinh quan của người  từng’’ bươn trải ‘’bao nhiêu đắng cay ,thất bát của cuộc đời mới luyện thành bản lĩnh khóc cười như ý làm vậy.Khóc lóc có giải quyết được gì đâu , ông cha đã chẳng từng căn dặn  cháu con đó sao:’’khóc nhục,rên hèn ,van yếu đuối’’.Thế thì cười lên đi ,tiếng cười tạm thời  xua tan bóng tối ,oán thù , ,nói theo y học tiếng cười là liều thuốc bổ, tiếng cười làm giãn nếp nhăn giúp quý ông ,quý bà cãi lão…’’trước đầy vơi tủi hờn’’.Nói như vậy nhưng hàm ẩn trong cái động  thái ‘’cười nghiêng ngửa ‘’ ấy có một cái gì đó xót xa cố nén  ‘’.Mà đúng rồi ‘’tủi  hờn, đa đoan, mênh mang nỗi đời’’ thì đố ai mà cười vô tư cho được  .Giá như tác giả đừng quá bộc bạch :’’Tưởng dòng nước mắt cạn rồi-Đâu ngờ nước mắt khi cười trào tuôn ‘’thì độ nén của tứ thơ sẽ ngấm sâu hơn vào lòng người đọc .Thật ra’’ cười nghiêng ngửa ‘’để’’nước mắt khi cười trào tuôn ‘’thì cũng không có gì là ghê gớm lắm đâu bởi đó là chuyện thường ngày ở…phim ,ở báo  !Phải đạt đến cảnh giới ‘’cười là tiếng khóc khô không lệ ‘’ kia mới tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong quá trình sống ‘’ ngọt ngào mặn đắng-chát chua bươn trải’’thì cái độ yêu mình mới không gói gọn trong tính cá thể nhỏ nhoi  mà ít nhiều đã vươn ra ngoài cuộc sống .Có thế sự yêu mình mới phát sáng hơn , đáng quý hơn.
                          Khổ cuối  tác giả khái quát một vấn đề không có gì mới ,một quy luật muôn đời bất biến với hàng loạt các sáo từ ‘’dòng trong, bến đục, ân tình,lo toan’’ đã được chẳng những thơ ca mà các loại hình nghệ thuật khác đề cập đến từ thuở nảo thuở nao rồi  .Tuy nhiên  Trần Thị Mỹ Hạnh không rườm lời đâu ,chị chỉ muốn mượn hai câu đầu của khổ cuối như lưỡi dao để vót nhọn từ ‘’cười vang’’  trong câu ‘’ Không khóc được thì cười vang ‘’cứa vào tim những con người yếu đuối ,thiếu bản lĩnh dễ đầu hàng nghịch cảnh . Tôi nghe như từ hai chữ ‘’cười vang‘’có  cả hình ,cả ảnh có  âm sắc, âm giai đủ để thôi thúc con người phát tán nỗi đau trong tiếng cười vang tràn đầy tinh thần lạc quan của kẻ đã thấu triệt lẽ đời bi,hoan,ly,hợp . Tôi mãnh liệt tin rằng những con người  yếu  đuối ấy khi đọc bài thơ Tiếng cười trong trẻo ngấm câu này, thấm từ  ‘’cười vang’’ này ,nếu  đang  ‘’tủi hờn,  chát chua đớn đau’’ định sẽ làm một việc dại đột nào đấy  sẽ mau chóng  cười vang . Và khi đã cười vang được rồi thì tội gì mà không sống ,chiến đấu  kia chứ .Cuộc đời dài lắm mà !
                          Từ những  suy ngẫm mang tình chủ quan, ở góc độ người đọc cố gắng thấu cảm,chiếm lĩnh tác phẩm  tôi mạo muội nghĩ rằng giá như  tác giả cắt câu thơ cuối cùng đi để tiếng cười vang trong câu áp chót làm nhiệm vụ kết bài thì âm hưởng của tiếng cười vang ấy sẽ ngân nga  đồng vọng mãi trong lòng người đọc .Lý giải’’Tiếng cười trong trẻo át ngàn nỗi đau ‘’  làm gì  khi ‘’lòng đã tới rồi bút bất tất phải nói nữa ‘’  (Kim Thánh Thán) .
                          Bài thơ thuần lục bát ,giản dị ,từ không mới ,tứ không mới mà để lại dư ba cuốn hút người đọc phải chăng  là vì con chữ bình thường đã được nhà thơ điểm nhãn trở thành ‘’con mắt thơ’’?
                           
                          Nguyễn Hàn Chung
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.06.2008 13:14:14 bởi coco_trencungtrang >
                          #43
                            Bé cò cò 05.06.2008 13:39:21 (permalink)
                            Bờ sông vẫn gió
                            Tác Giả: Trúc Thông


                            Lá ngô lay ở bờ sông
                            Bờ sông vẫn gió
                            người không thấy về
                            Xin người hãy trở về quê
                            một lần cuối ... một lần về cuối thôi.
                            Về thương lại bến sông trôi
                            Về buồn lại đã một đời tóc xanh
                            Lệ xin giọt cuối để dành
                            trên phần mộ mẹ nương hình bóng cha
                            Cây cau cũ giại hiên nhà
                            Còn nghe gió thổi sông xa một lần.
                            Con xin ngắn lại đường gần
                            một lần ... rồi mẹ hãy dần dần đi ...
                            ***

                             
                            Lời bình:

                            Trong đời sống người dân miền châu thổ thì con sông là nguồn sữa phù sa nuôi dưỡng cánh đồng, mùa vụ. Ấy là xét về giá trị thời gian. Còn từ độ nhìn không gian thì hình ảnh con sông được xem là một điểm mốc hẹn mang giá trị lâu dài, có khi thành vĩnh tồn. Vĩnh tồn ngay cả khi nó bị lấp đi! Cái con sông – “Bờ sông” – xưa tiến đưa, nay đang mong đợi ở bài thơ này được Trúc Thông sử dụng với cả hai yếu tố: không gian, thời gian và lồng cộng với hai biểu tượng tinh thần là: lá ngô và làn gió. Một thời gian mang niềm thương nhớ khôn khuây, một không gian không đổi dời, một thứ tiếng gọi thao thiết đêm ngày của gió quê, và một thứ sinh thể mang cái màu sắc thiên thu đã lay động lên, hoá thượng thanh khí lên là chiếc lá ngô – nơi cõi phần ký ức. Bốn thứ lực tác động tạo hình ảnh, hình tượng này, chúng đã hoá thân vào nhau làm một - một niềm hướng tưởng duy nhất: Miền cố hương.

                            Lá ngô lay ở bờ sông
                            Bờ sông vẫn gió
                            người không thấy về
                            Xin người hãy trở về quê
                            một lần cuối ... một lần về cuối thôi.
                            Về thương lại bến sông trôi
                            Về buồn lại đã một đời tóc xanh...


                            Nỗi nhớ quê hương trong tâm tưởng người tha hương mặn mòi, da diết lắm. Người ta xưa nay hằng “chiều chiều ra đứng ngõ sau ...” khi nhìn sông thấy khói sóng lúc cuối ngày mà buồn, khi nhìn trăng sáng đẹp mà nhớ. Vâng, còn biết nói thế nào, đến cả loài cầm thú cũng đã phải “ba năm quay đầu về núi” kia mà.
                            Niềm tha hương ở bài thơ này, với người mẹ - người đã dành cả quãng ngày xanh tuổi trẻ cho con cháu, nay da mồi, tóc bạc, tuổi đã vào cuối hoàng hôn mà vẫn chưa thực hiện được nguyện ước cuối cùng, về thăm quê hương bản quán, mà khoảng dặm đường nào có xa xôi: “Con xin ngắn lại đường gần ...” . Lẽ thường người con đứng trước khoảng cách “đường xa dặm thẳng” mới phải mong cho “ngắn lại” chứ?! Chính từ cái “nghịch lý” này mới hoạ rõ lên cái “nghịch phận”. Tình thơ bởi thế mới sâu nặng, mới ám ảnh. Và cũng bởi thế mà không phải ngẫu nhiên, trong một bài thơ, nhà thơ đã sử dụng từ “xin” tới ba lần : Xin người hãy trở về quê; Lệ xin giọt cuối để dành; Con xin ngắn lại đường gần . Từ xin trong ngôn ngữ tiếng Việt mang đậm tính thân phận, nhân tính, Phật tính như : cầu xin, xin ăn, xin học ... Vậy nên từ này chỉ được dùng khi tấm lòng có việc chân thành hay ai cảm. Trúc Thông với tâm thi thành và ai đã sử dụng ba lần từ xin . Qua đó niềm thân phận buồn thương, lệ tình mẫu tử lung linh ngời sáng lên tính luân lý và đạo lý sâu sắc.
                            Sự dụng công đầy tính kỹ thuật của bài thơ cũng là một thành công cần được soi tỏ. Nếu ta thấy tổng lượng câu chữ của bài thơ là 12 câu với 84 chữ, một bài thơ có số lượng câu chữ giản thiểu như vậy, nhưng ở phần phân lượng chữ lại được nhà thơ sử dụng gia tăng, đẩy nhân đầy ắp lên. Tính cả cụm từ “một lần” thì bài thơ có những 6 chữ được sử dụng lặp đi lặp lại thành 24 lần chữ. Lặp ngôn tới tỷ lệ như vậy mà khi thưởng thức không phải người kỹ tính không dễ nhận ra. Ấy là bởi, trong một thi phẩm khi tình thơ, hồn thơ đã toả sáng lên, động vang lên, tạo ra một trường xung cảm mạnh mẽ giữa thi phẩm và người thưởng thức thì khi ấy tính hình thức, kỹ thuật đã trở thành một phương diện cấu thành, biểu đạt của nội dung nghệ thuật; tình thơ khi ấy cất cánh bay thoát ra khỏi cái “cốt – ngôn ngữ”, thơ đã đi từ cái cá thể - mang dấu vết ngôn ngữ và thân phận - đến nhập vào hợp thể, đồng vang nơi tiếng nói (thanh ngữ ) chung. Đó là nơi ẩn cư truyền nối thiêng liêng của cõi phần tâm tình, tâm linh; nơi mà kỹ thuật ngôn ngữ chỉ còn tồn tại như một lễ nghi trước bàn thơ tinh thần: Hồn thơ màu nhiệm.
                            Bờ sông vẫn gió thực sự là một thi phẩm có giá trị nghệ thuật của Trúc Thông góp cho kho tàng nghệ thuật thơ và thơ lục bát nước nhà
                            Đỗ Trọng Khơi
                            #44
                              Bé cò cò 07.06.2008 16:00:37 (permalink)
                              CHUYỆN DÂN GIAN
                               
                              Vũ Cao

                              Giữa trưa trời đổ mưa rào
                              Không quen bỗng gặp cùng vào trú mưa
                              Bập bùng gió đập phên thưa
                              Mái nghiêng lại dột không chừa áo em
                              Nhẹ nhàng tôi nép sang bên
                              Nhường nơi khất gió cuối thềm cho nhau
                              Em cười: mưa vậy mà lâu
                              Anh xem, lại một chuyến tàu nữa qua!
                              Nhưng rồi mây tản đi xa
                              Và mưa bỗng tạnh, nắng nhoà bóng cây
                              Tôi chìa tay để bắt tay
                              Hỏi thăm nơi ở mai này lại chơi
                              Thế rồi người ấy yêu tôi
                              Tôi yêu người ấy thành đôi vợ chồng
                              Cái duyên nghĩ cũng lạ lùng
                              Trú mưa một lát, cảm thông một đời
                              Đến nay người ấy vẫn cười:
                              - Gía như buổi đó ông trời chẳng mưa!

                              Lời bình:


                                        Bài thơ đúng là “chuyện dân gian” nhưng đó là chuyện dân gian thời nay. Nói cặn kẽ, đúng hơn là một “chuyện cổ tích” - một thể loại của chuyện dân gian - có nhân vật, có tình huống, có diễn biến tình huống, có thắt nút, mở nút và nhất là một kết thúc có hậu (đặc trưng của truyện cổ tích), chứ không đơn thuần là… chuyện dân gian chung chung. Và, đã xem như là một chuyện cổ tích thì điều gì trong “chuyện” đã “làm nên” ông Bụt, cô Tiên có phép “thần thông màu nhiệm” đem đến điều lành, cái hậu cho con người trong CHUYỆN DÂN GIAN đây?

                              Rõ ràng, không có gì khác ngoài MƯA, mưa đã làm nên chuyện “hội ngộ kỳ duyên” cho chàng trai và cô gái trong bài thơ. Cơn mưa rào có vai trò “quyết định” như ông Bụt, cô Tiên đã… kết “thành đôi vợ chồng” cho họ.

                              Mở đầu CHUYỆN DÂN GIAN là một tình huống: cơn mưa rào đến bất ngờ (giữa trưa trời đổ mưa rào), chàng trai và cô gái không hề quen biết nhau vào trú mưa cùng một lúc. Nếu chỉ vậy thì có gì đáng nói. Điều đáng nói là cơn mưa rào khá lớn, lại có gió to, chỗ trú mưa không được tốt lắm (Bập bùng gió đập phên thư/ Mái nghiêng lại dột không chừa áo em). Cái nút thắt trong CHUYỆN DÂN GIAN là ỏ chỗ này đây. Nếu chàng trai là người vô tình, dửng dưng thì hà cớ gì lưu tâm đến cô gái. Đằng này “chàng” có để ý, có lưu tâm mới phát hiện (đúng hơn là thấy rõ mưa đã “không chừa áo em”. Ngẫm một chút, người đọc dám chắc lá khi vào trú mưa “anh” đã “để mắt” đến “em” rồi, vì nơi trú mưa chỉ có… hai người. Chính vậy mà, khi thấy mưa “không chừa áo em”, “anh” thật áy náy, băn khoăn. Không chần chừ so tính “anh’ đã nhẹ nhàng nép sang bên “Nhường nơi khuất gió cuối thềm cho nhau”. Thế mới gọi là đàn ông, mới đáng mặt là đấng “nam nhi quân tử” chứ! những lời thơ “nhẹ nhàng”, “nép”, “nhường”, “cho nhau” thật gợi, thật cảm, cho thấy cử chỉ, việc làm của “anh” rất ý tứ, khiêm nhường, lịch sự, đầy tính tôn trọng và rất văn hóa đối với “em”. Người đọc hẳn đồng tình và “em” cũng rất xao xuyến, không thể thờ ơ trước việc làm đó của “anh” được. Điều đó có nghĩa là “anh” sẵn sàng hứng chịu cảnh mưa dột và gió lùa, nhưng ta biết chắc là lòng “anh”rất vui, phải không bạn? Hơn thế, theo sự “mách bảo” của trái tim, người đọc sẽ thẩm cảm được độ rung động của “em” qua những lời đằm thắm, chân tình: “Em cười: mưa vậy mà lâu/ Anh xem, lại một chuyến tàu nữa qua!”
                              Thế là rõ rồi. Bởi lẽ đã là mưa rào thì đâu có lâu, nhưng “em cười: mưa vậy mà lâu” vì “em” sợ mưa lâu thật thì “thương” và “tội” cho anh quá! Chỉ cần qua câu thơ này thôi, đủ thấy nhà thơ Vũ Cao rất tinh tế, sâu sắc về tâm lý, tình cảm của phái đẹp. Và, chỉ cần “em cười: mưa vậy mà lâu”, người đọc cũng ngẫm được bao nhiêu điều… sau đó. Như vậy, cái thắt nút của CHUYỆN DÂN GIAN được mở ra. Từ lúc chàng trai nhường chỗ trú mưa, cũng là lúc cô gái tỏ ra “quan tâm” đến mưa hơn, đúng hơn là mong mưa mau tạnh hơn, thực chất là đã ngầm “để mắt” đến chàng rồi. Chính việc làm đẹp của chàng trai đã “cảm” cô gái, làm cho trái tim cô gái ấm dần lên, rung động lên, “nhịp đập tình yêu” đã có cơ “bừng cháy” khi có điều kiện.

                              Cái gì đến ắt nó phải đến. Theo “diễn biến” của bài thơ, thì mưa phải tạnh, hai người trú mưa cũng phải tạm chia tay. Điều thú vị chàng trai đã chủ động đưa tay bắt tay “em” tạm biệt, nhưng vẫn không quên “hỏi thăm nơi ở mai này lại chơi”. Chất xúc tác này chính là điều kiện để tạo nên một kết thúc có hậu: “Thế rồi người ấy yêu tôi/ Tôi yêu người ấy thành đôi vợ chồng”
                              Vui với hạnh phúc, người con trai tự luận một chút về “cái duyên”: “Cái duyên nghĩ cũng lạ lùng/ Trú mưa một lát cảm thông một đời/ Đến nay người ấy vẫn cười/ - Giá như buổi đó ông trời chẳng mưa!”
                              Quả thật “- Giá như buổi đó ông trời chẳng mưa!” thì chắc chắn không có CHUYỆN DÂN GIAN. Bài thơ thật nhuyễn về vần điệu, đằm thắm, dung dị trong lời chữ, ngọt ngào thi vị ở tứ thơ, thật sự ấn tượng người đọc bởi ý ngĩa dân gian của nó. Cám ơn đại tá – nhà thơ Vũ Cao, từng danh tiếng với bài thơ “Núi đôi” cách đây hàng nửa thế kỷ, nay lại có CHUYỆN DÂN GIAN góp cho nền thơ lục bát Việt Nam thêm một thi phẩm độc đáo.

                              (MINH QUANG)
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 5 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 69 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9