Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 13 trang, bài viết từ 136 đến 150 trên tổng số 183 bài trong đề mục
khikho007 24.06.2008 05:38:57 (permalink)
0
 

Chương 23

 
Ở sân bay Schweidnitz, chúng tôi báo cáo về cuộc vượt thoát thành công ra khỏi Breslau về Bộ Tư Lệnh quân đội. Sau đó chúng tôi nghỉ ngơi và chơi bài skat cho qua thời giờ cho đến khi von Losberg có thể liên lạc với phòng nhân sự của Quân Đội ở Berlin qua điện thoại. Ông ta muốn biết vị trí kế tiếp của ông ta và về việc thăng chức cho Dagel và tôi, đến hạn thăng cấp vào ngày hôm đó.
 
Đến 10 giờ thì có điện thoại cho von Lossberg. Khi ông ta cúp máy, ông ta chúc mừng Dagel và tôi đã được tăng chức thiếu tá tham mưu. Chúng tôi tìm thấy một chai Martel ở sân bây và ăn mừng. Khả năng chơi bài của tôi giảm đi ngay sau đó. Cuối cùng, sau nửa đêm, chúng tôi lăn ra ngủ ở khách sạn Schweidnitzerhof - nhưng chỉ sau khi Dagel và tôi ra lệnh cho người phụ tá có cầu vai mới trên áo vào sáng hôm sau.
 
Ngày hôm sau, tôi có rất nhiều việc phải làm để hoàn tất nhật ký chiến tranh của "Chỉ Huy Tổng Quát Quân Đoàn Bộ Binh Khu Vực VIII", mà tôi phải đưa lên cấp trên. 11 giờ đêm, chúng tôi lái đến Salzbrunn, nơi quân đôi đã dành một căn nhà đẹp cho chúng tôi, trên những con đường đầy người tị nạn. Nhiều người trong số họ đem bò đi theo, rôi sau đó phải bỏ. Cũng may cho họ, thời tiết không lạnh lắm như trước đó. Tôi chợt nhận ra là tôi đã nhìn họ như tôi đã từng nhì từ Bỉ hay Pháp hay Nga, và những gì đang xảy ra ở Đức thật sự không khác gì từ những gì chúng tôi đã làm cho những nước kia trước đây. Dường như chúng khác nhau, khi nó xảy ra với dân tộc khác, nhưng bây giờ nó xảy ra với dân tộc chúng tôi, và nó đánh mạnh vào cá nhân mình.
 
Trong khi đó, Dagel gởi quần chúng tôi đến một tiệm may để may vạch đỏ của sĩ quan tham mưu vào 2 bên chân quần. Người thợ may chưa bao giờ làm việc này, nên cần một quần mẫu, và Koch-Erpach cho chúng tôi mượn một cái quần đưa cho người thợ may. Sáng hôm sau, khi người giúp việc của tôi trở về từ tiệm may, chúng tôi được biết là người thợ may chỉ may được một cái quân, và cái quân đó của tôi. Tôi nghiệp Dangel phải mất một ngày nữa, trong khi tôi khệnh khạng với vạch đỏ của sĩ quan tham mưu lần đầu tiên.
 
Tướng Koch-Erpach và Tướng von Losberg báo cáo Thống Chế Schornor và được mời ăn tối. Tối đó, chúng tôi gặp nhau lại để von Lossberg chơi món bài ông rất thích- skat. Tôi đi ngủ sớm - tôi phải ngủ càng nhiều càng tốt để bù khi chúng tôi nhận nhiệm vụ mới ở mật trận. Ở đây chỉ có một cái điện thoại trong nhà, và nó không ở gần cái giường của tôi!
 
Sáng hôm sau, 17 tháng 2, von Lossberg nói chuyện điện thoại với tham mưu trưởng của Schornor, Tướng Xylander. Thay vì nhận một quân đoàn ở mặt trận, Koch-Erpach và nhân viên của ông ta nhận chỉ huy tổng quát quân quân đoàn khu vực Zwittau ở khu vực Sudetenland. Koch-Erpach, gần như khóc vì ông ta muốn chỉ huy chiến đấu thay vì phải chỉ huy một đơn vị hậu phương, chào tạm biệt chúng tôi và ra đi với người phụ tá, von Wallenberg, trên chiếc xe thể thao BMW màu trắng của ông ta. Von Lossberg, Dagel, và tôi được chuyển qua sĩ quan trừ bị của quân đội - ít ra có nghĩa là được thăm nhà một chút, nếu như không phải là nghỉ phép. Vui mừng, chúng tôi ngồi đánh bài.
 
Cuối ngày, điện thoại đến và gọi chúng tôi cũng như gọi Koch-Erpach trở lại và nắm lấy một khu vực trên cả hai bên bờ sông Oppeln với sư đoàn 168 bộ binh và sư đoàn 20 SS (Estonian). Dagel trình diện với Phương Diện Quân. Tôi gọi đến Zwittau để Koch-Erpach nhận được tin ngay khi đến. Rồi von Lossberg và tôi được xe đón đi Oppeln. Koch-Erpach đến Erlenburg vào khoảng nửa đêm. Ông ta đã lái xe suốt ngày để nắm lấy quân đoàn chiến đấu, một việc mà ông ta ao ước bao lâu nay. Tuy nhiên, ông ta không cần phải gấp gáp, vì phải thêm mấy ngày nữa chúng tôi mới nắm quyền. Chúng tôi đến nơi vào ngày 18 tháng 2, nhưng công việc bắt đầu vào ngày 23. Tướng Sieler phải chấn chỉnh lại các sư đoàn tan nát của ông ta, nhưng người và thiết bị thiếu thốn. Vì vậy nên chúng tôi được nghỉ ngơi thêm. Chúng tôi phải tái lập một bộ tham mưu quân đoàn hoàn chỉnh bằng cách thay thế nhân sự mà chúng tôi không đưa ra được khỏi Breslau với chúng tôi. Chúng tôi cũng phải tìm xe cộ để chúng tôi được cơ giới trên chiến trường vì chúng tôi không lấy được thiết bị ra khỏi Breslau.

khikho007 26.06.2008 02:21:26 (permalink)
0
 
Mặt trận im lặng trong lúc này, trong khi quân Nga đang chấn chỉnh cho đợt tấn công kế tiếp. Khu vực của chúng tôi gần Neisse. Trong thời gian tạm lắng này, tôi làm việc 1 - 2 giờ mỗi ngày với sĩ quan hành quân hiện tại. Tôi cũng lái xe quanh khu vực để làm quen địa hình và các tư lệnh sư đoàn và các sĩ quan hành quân.
 
Ngày 23 tháng 2, chúng tôi nắm lấy quân đoàn và tôi bị trói vào điện thoại trở lại. Bây giờ chúng tôi nhận được trang thiết bị và quân bổ sung. Mặc dù không đánh đấm gì, nhưng ngày trôi qua nhanh chóng. Tái tổ chức, đội hình mới, các cuộc tuần tra nhỏ, và các cuộc thanh tra của tư lệnh Tập Đòan Quân đẻ ra khá nhiều việc và mất nhiều thì giờ. Tướng tư lệnh quân đoàn bênh cạnh, Quân Đòan 8, là Tướng Hartmann, "Ông Già Đầu Bạc" người đã từng là đại tá chỉ huy của tôi ở Trung Đoàn pháo binh 24 lúc còn ở Altenburg, Plauen, và Jena trước chiến tranh. Tôi trải qua một buổi tối vui vẻ trong hầm làm việc của ông ta sau khi đến đó liên lạc công việc. Tôi cũng đến quân đoàn bên phải của chúng tôi để làm quen. Ngoài những việc đó, trừ vài lúc đi dạo, tôi ít khi có thể rời khỏi bàn làm việc.
 
Ngày 10 tháng 3, chúng tôi được tái phân công. Thay vì là quân đoàn bên trái của Tập Đoàn Quân Xe Tăng Số 1, chúng tôi trở thành quân đoàn bên phải của Tập Đoàn Quân 17. Tên cũng đổi từ Quân Đoàn Pháo Đài Breslau thành Quân Đoàn Silesia một thời gian ngắn rồi thành Quân Đoàn Xe Tăng 56. Tôi lái đi Neisse với Tướng Koch-Erpach để gặp tư lệnh Tập Đoàn Quân mới, Tướng Schulze, và thảo luận về các cuộc tấn công của quân Nga sẽ đánh vào Grottkau. Kết quả của cuộc họp, chúng tôi tái phối trí và lập ra lực lượng dự bị mạnh hơn. Chúng tôi cũng bắt đầu xây các vị trí phòng thủ phía Tây Nam của rừng Tillowitz. Với công việc này, cộng với vị trí hiện tại, chúng tôi chỉ có các đơn vị phòng thủ dân sự. Các nhân viên Đảng Quốc Xã địa phương trì hoãn việc sơ tán dân chúng ra khỏi khu vực, mà chúng tôi đã yêu cầu, và cứ tiếp tục trì hoãn.
 
Vì Thiếu Tướng von Lossberg có cấp bậc quá cao để làm tham mưu trưởng của một quân đoàn, cuốc cùng ông ta được thay thế vào ngày 14 tháng 3 bởi Trung Tá i.G. von Dufving, người mang theo thiếu tá Wolff, sĩ quan phụ tá của ông ta. Chúng tôi tiễn von Lossberg với ván bài cuối cùng - ván bài cuối cùng của cuộc chiến.
 
Trung Tá i.G. Theodor von Dufving là người đầy năng lực, làm việc siêng năng, và tận tâm, và ông ta có sự khéo léo về chính trị mà một tham mưu trưởng tốt cần phải có. Ông ta mới được chuyển về từ Phòng Huấn Luyện của BTL Tối Cao.
 
Thiếu Tá Wolff, khoảng gần 30, là một sĩ quan bộ binh chiến đấu bị chuyển qua làm việc văn phòng vì bệnh viêm khớp. Chúng tôi trở nên đôi bạn tốt, có thể vì chúng tôi giống nhau nhiều thứ - cấp bậc, tuổi tác, và kinh nghiệm chiến đấu cao.
 
Quân Nga bắt đầu tấn công vào ngày 15 tháng 3, với các cuộc ném bom và pháo kích như thường lệ. Mũi tấn công chính là ở sông Neisse, nơi đó quân Nga áp đảo về quân số, pháo, và không quân yểm trợ. Trong khu vực của Quân Đoàn chúng tôi, chỉ khu vực cánh trái ngoài cùng bị uy hiếp, khu vực phòng thủ của một trung đoàn Estonian. Lỗ thủng đầu tiên trên tuyến chúng tôi xảy ra vào buổi chiều, và ngôi làng Kirchberg bị đổi chủ vài lần. Những khu vực khác của Quân Đoàn vẫn yên ắng trừ những cuộc tuần tra. Quả đấm chính nằm ở sư đoàn bên phải của tướng Hartmann, Quân Đòan 8, phía tây sông Neisse. Quân Nga tăng viện binh và đẩy lui toàn tuyến phòng thủ của chúng tôi ở khu vực đó và cánh trái của chúng tôi mất liên lạc với Quân Đoàn 8. Quân Nga cũng gia tăng áp lực phía cánh trải của Quân Đoàn chúng tôi, trong khi những nơi khác vẫn tương đối yên tỉnh ở phía trước chúng tôi hướng sông Oder. Máy bay chiến đấu của Không Quân phải bỏ sân bay Lansdorf, và Koch-Erpach cố gắng di tản trại tập trung ở Lansdorf nhưng không thành công.
khikho007 26.06.2008 04:58:55 (permalink)
0
 
Quân Nga đẩy QĐ 90 đến tận Neisse vào ngày 17 tháng 3, và xe tăng Nga vượt qua sông và tiến đến Zulz. Xe tăng Nga, cách Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ khoảng 1.5 km trong rừng, đi phía sau chúng tôi đến Zulz, nơi chúng gặp các đơn vị xe tăng khác đã chọc thủng từ phía Nam. Với điều đó, ngày 17 tháng 3, 1945, chúng tôi đã bị bao vây. Tuy nhiên, phía sau chúng tôi không phải là tuyến mạnh, và xe tăng Nga cũng đang ở trong tình trạng khó khăn, vì quân Đức vừa phía trước và phía sau họ.
 
Tôi mừng vì von Dufving có mặt ở đó, vì ông ta có tài ngoại giao mà chúng tôi cần để nhận được lệnh cho phép rút lui. Nếu không có tài của ông ta, chúng tôi sẽ bị ra lệnh dừng lại và chiến đấu cho đến người cuối cùng, điều này thật vô lý. Nếu chúng tôi dừng lại, chúng tôi sẽ mất cả 2 sư đoàn và không được thành quả gì. Ngay cả nếu quân Nga chỉ cần đi vòng qua chúng tôi, và chúng tôi chiếm giữ một vùng rừng vô dụng không đường xá, cầu cống, hay cái gì khác có giá trị. Chúng tôi chỉ ở đó, và sau 1 tuần là chúng tôi hết lương thực, đạn dượt. Quyết định đúng đắn để rút lui và vượt qua xe tăng địch phía sau, nhưng các đơn vị quân đội không bao giờ được phép làm như vậy vì lệnh của Hitler là quân Đức không rút lui. Von Dufving báo cáo là chúng tôi phải đưa người vào một tuyến phòng thủ phía sau chúng tôi - và người ta chấp nhận!
 
Chúng tôi di chuyển Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đến một ngôi nhà trong rừng Tillowitz và chuẩn bị kế hoạch vượt vòng vây. Tôi lên xe mô tô có xích thay vì có bánh xe phía sau và đi đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 20 SS, vì chúng tôi không còn liên lạc bằng điện thoại được vì không có dây và vì chúng tôi không biết tình hình của họ ra sao. Đến nơi mà không bị chạm trán với quân Nga, tôi trao đổi tình hình với Tư Lệnh Sư Đoàn, Thiếu Tướng Augsberger, và trao lệnh chuẩn bị vượt vòng vây. Tôi đi về đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tôi được biết là 2 sư đoàn của Quân Đoàn bên phải được đặt dưới sự chỉ huy của chúng tôi vì họ cũng bị bao vây với chúng tôi.
 
Nghỉ ngơi ban ngày và di chuyển ban đêm, chúng tôi hy vọng là sẽ vượt qua khỏi tuyến quân Nga mà không bị phát hiện. Chúng tôi không biết quân Nga phía sau chúng tôi mạnh yếu ra sao, nhưng chúng tôi biết là lực lượng xe tăng và xe tăng chiến đấu không hiệu quả vào ban đêm. Chúng tôi chuẩn bị và đưa các lệnh cần thiết đến các sư đoàn, và đến buổi sáng tôi lại ngồi lên chiếc mô tô xích, với một mô tô bảo vệ, để tìm cách di chuyển các vị trí tiền duyên từ bờ sông Oder đến các vị trí tập kết. Tôi nhận thấy mọi thứ đều theo kế hoạch. Rồi tôi đến Bộ Tư Lệnh 2 sư đoàn được nhập vào chúng tôi cho cuộc vượt thoát. Họ đang bị tấn công và rất vui mừng khi nhận được lệnh rút mà tôi mang đến. Chúng tôi thảo luận những chi tiết cần thiết cho kế hoạch hành quân vào đêm đó. Sau đó tôi quay lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, phải dừng lại tránh những chiếc máy bay chiến đấu Nga bay thấp và bắn vào đoàn người tị nạn trên đường.
 
11 giờ đêm, tôi lái đến Erlenberg để báo cho người chỉ huy tiểu đoàn tấn công đang đóng ở đó là anh ta có nhiệm vụ che chở cho bộ tham mưu Quân Đoàn. Tôi thảo luận từng chi tiết của cuộc hành quân với anh ta và chỉ rõ là Koch-Erpach không được gọi là "thưa Thiếu Tướng" trong suốt cuộc hành quân, sợ quân Nga nghe được.
 
12:30 sáng, chúng tôi bắt đầu tập trung. Sư đoàn 20 SS đi bên phải của sư đoàn 168, và 2 sư đoàn mới sáp nhập đi phía sau chúng tôi. Chúng tôi đi dọc theo một tuyến hẹp, bề ngang khoảng dưới 1/4 dặm, theo tuyến đường đã vạch sẵn để tránh tập trung quá đông. Mục tiêu của đêm thứ nhất là đến được khu rừng Riegersdorf và sáng hôm sau. Kế hoạch của chúng tôi là đến được Altenwalde vào buổi sáng ngày thứ nhì và quay trở lại lập một tuyến mới. 2 sư đoàn mới sáp nhập sễ đi tiếp về phía Nam và sẽ hội với Quân Đoàn cũ của họ.
 
Trời mưa lất phất khi chúng tôi tiến lên trong bóng tối lúc 1 giờ khuya, ngày 19 tháng 3. Chúng tôi đi theo hàng dọc, dùng bản đồ và địa bàn coi đường và tránh các làng mạc. Các trạm gác quân Nga vẫn giữ im lặng. Chúng tôi vượt qua xe cộ quân Nga mà không đụng đến chúng, và địch không phát hiện ra chúng tôi. Một người lính Nga cưỡi ngựa đi ngang vời thấy chúng tôi và chạy biến mất.
khikho007 26.06.2008 05:02:27 (permalink)
0
 
Sau một lúc, tôi vượt lên đầu và hướng dẫn đoàn quân, vì nhiều lần ở Nga tôi thấy lính bộ binh đọc sai bản đồ. Mặt đất ẩm ướt hút tiếng động trong một khoảng cách rộng. Những người đi trước hàng quân gần như đi theo cảm tính trong bóng tối. Có một lúc tôi nghe tiếng rên trong bóng tối. Cầm súng ngắn trong tay, tôi thận trọng đi lên phước trước. Khi tôi thấy vật gì đó cựa quậy trong một đường rãnh, tôi gọi nhỏ những chỉ nghe tiếng rên. Cuối cùng tôi nhận ra đó là một con ngựa bị ngã vào rãnh trong bóng đêm và có thể bị gãy chân. Tôi không thể làm cho chú ngựa giảm đau được, vì sợ quân Nga xung quanh biết được sự có mặt của chúng tôi. Rồi tôi suýt ngã vào một giao thông hào sâu mà ai đó đã đào. May mắn, giao thông hào bỏ trống.
 
Tiếng súng bất thình lình nổ phía bên phải chúng tôi. Sau đó chúng tôi được biết là sư đoàn 20 SS chạm địch, và một trong những người chết đầu tiên là Thiếu Tướng Augsberger, tư lệnh sư đoàn.
 
Trời bắt đầu sáng vào lúc 5 giờ, nhưng chúng tôi vẫn phải đi 500 mét nữa đến đến mục tiêu, những phải vượt qua một con suối rộng và sâu. Kỳ lạ thay, chúng tôi đến mục tiêu mà không bị quân Nga phát hiện. Chúng tôi tổ chức các trạm gác và tung các toán tuần tra đến Riegersdorf để tìm hiểu tình hình ở đó. Lúc này tôi có thể nhìn thấy lính Nga đi bộ và thỉnh thoảng có người cưỡi ngựa. Chắc chắn là chúng tôi sẽ bị phát hiện nếu chúng tôi rời khỏi khu rừng. Một lúc sau, các toán trinh sát trở về và báo cáo Riegersdorf đã bị xe tăng Nga chiếm.
 
Khoảng 8 giờ sáng, một pháo đội 105 ly pháo tự hành của sư đoàn 168 đến nơi, và chúng tôi thay đổi kế hoạch. Một tiểu đoàn bộ binh, cùng với các khẩu pháo tự hành, tấn công Riegersdorf ngay lập tức, vì xe tăng Nga sẽ chiến đấu kém hiểu quả khi chiến đấu trong làng. Koch-Erpach và von Dufving ở lại bìa rừng để quan sát trận đánh. Tôi và người sĩ quan phụ tá, Đại Úy Kafurke, đi theo người tiểu đoàn trưởng với đại đội trung tâm.
 
Một khẩu pháo tự hành bắn cháy một xe tăng Nga ngay đầu làng, và những xe tăng Nga khác, phân tán ra khắp làng, và chạy về hướng tây. Chiếc xe tăng thứ nhì bị bắn trúng và trượt xuống một đường rãnh, tổ lái nhảy ra khỏi xe và bỏ chạy. Chúng tôi tiếng vào trung tâm làng, và dừng lại ở nhà thờ. Xe tăng Nga không rời khu vực mà chiếm giữ một ngọn đồi ở phía nam, ở khoảng cách an toàn, từ đó, họ bắn vào một góc làng. Xui là pháo đội pháo tự hành của chúng tôi tăng tốc độ vượt qua khỏi làng và chạy mất về tuyến quân Đức, và chúng tôi không còn được họ yểm trợ và bảo vệ. Quân Nga liên tục bắn vào các nhà cửa, gây nhiều tổn thất cho chúng tôi.
 
Khi chúng tôi phát hiện khoảng một đại đội bộ binh Nga tiến đến từ hướng Bắc, tôi ra lệnh cho Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đoàn xung kích phòng thủ phần ngôi làng mà chúng tôi đã chiếm được. Một vài binh lính hoảng sợ và bắt đầu bỏ chạy - chạy thẳng vào vị trí xe tăng Nga! Tôi rút súng ngắn và bắn vài phát lên trời. Một vài người đứng lại, nên tôi hét lên là phía đông của làng vẫn còn trong tay quân Nga - có thể tôi nói không đúng, nhưng những người lính nghe thấy và dừng lại. Bây giờ, mọi người bắt đầu đào hầm chiến đấu, và chúng tôi giữ ngôi làng cho đến tối.
 
Tôi quay lại và báo cáo cho Koch-Erpach, ông ta quyết định đợi đến đêm rôi cố gắng lén đi qua một lần nữa trong bóng đêm. Phía bên trái chúng tôi, khu vực sư đoàn 168, chúng tôi nghe tiếng súng dữ dội, nhưng không thể liên lạc với họ được. Một xe tăng Nga chạy vài vòng quanh khu rừng nhỏ nhưng khá rậm của chúng tôi, nhưng chúng tôi không bắn vào nó, vì nếu bắn nó chúng tôi sẽ làm lộ vị trí có thể lôi kéo hàng đống tăng tấn công chúng tôi. Tôi nhớ lại lính Nga có lần cố gắng vượt vòng vây vào chỗ pháo đội của tôi lúc chúng tôi tấn công Nga năm 1941, và bây giờ tôi hiểu họ cảm giác như thế nào.
khikho007 26.06.2008 05:07:57 (permalink)
0
 
Khoảng 7 giờ tối, một đơn vị khoảng 8-10 chiếc xe tăng Nga tấn công từ phía Nam và cố gắng tiến vào làng, Sau khi 2 xe tăng bị bắn cháy bởi panzerfausts, chúng rút lui. Cuối cùng, 8 giờ tối, trời đã đủ tối và chúng tôi di chuyển qua một vùng đất trũng phía Bắc ngôi làng. Tôi lại dẫn đầu đoàn quân. Đến 11 giờ, chúng tôi đến gần Altenwalde. Lý thuyết thì chúng tôi đã thành công, nhưng chúng tôi không chắc là quân Nga chiếm Altenwalde trước chúng tôi không. Sau 3 ngày, tình hình đã thay đổi nhiều, nên tôi dừng lại và đưa lính đạp xe đạp vào làng quan sát, khoảng vài cây số phía trước. Tôi gởi tin về phía sau cho Koch-Erpach rằng chúng tôi phải dừng lại cho đến khi lính trinh sát quay về. Rồi tôi ngồi xuống một gốc cây nghỉ và chờ đợi. Khi toán trinh sát quay lại, họ báo là quân Đức vẫn còn kiểm soát Altenwalde. Khi tôi định đứng lên, tôi không thể đứng được. Tôi không biết vì trời lạnh hay sự căng thẳng của những ngày vừa qua, nhưng tôi không thể cử động tay và chân. Vài người lính đặt tôi lên xe đạp và đẩy tôi đi. Sau khoảng 15 phút, sự sống đến lại với tay chân tôi, và đến khi vào làng, mọi việc trở lại bình thường.
 
Chúng tôi đã vượt vòng vây, mặc dù vài đơn vị bị thất lạc. Chúng tôi đã vượt ra với hầu hết nhân sự, nhưng chúng tôi đã phải phá hủy các thiết bị nặng, vì chúng tôi không thể dùng đường để di chuyển vì sợ xe tăng Nga. Ngày 20 tháng 3, chúng tôi đặt Bộ Tư Lệnh tại một ngôi nhà của người cảnh sát địa phương, ông ta có khá nhiều gia súc.
 
Buổi sáng, tôi lấy xe và bắt đầu đi tìm những đơn vị thất lạc, cũng như nhiều sĩ quan khác. Thiếu Tá Wolff và 1 nữa Bộ Tham Mưu Quân Đoàn vẫn thất lạc, và nguyên sư đoàn 168. Vài người đi tụt hậu đã báo tôi về sư đoàn 168. Từ lời của họ, tôi có thể đoán là toàn sư đoàn bị đẩy về phía Nam, nên tôi lái qua vài ngọn núi về hướng Đông Nam. Tôi biết không có tuyến tiên tục giữa quân Nga và Đức và tôi có thể đâm vào quân Nga bất cứ lúc nào, nhưng tôi phải tìm ra sư đoàn 168. Cuối cùng, sau một cuộc tìm kiếm lâu, tôi tìm được một số binh lính và sĩ quan của sư đoàn. Sau nhiều lần hỏi đường, tôi cuối cùng tìm được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn trong một ngôi làng. Khi tôi bước vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, Thiếu Tướng Schmidthammer nhìn tôi với cặp mắt ngơ ngác.
 
"Anh còn sống à!" Ông ta kêu lên. "Anh phải chết rồi mới đúng chứ!".
 
Có tin truyền trong sư đoàn là sĩ quan hành quân Quân Đoàn đã chết vì một trái đạn tăng. Tôi được biết là sư đoàn 168 rút ra được với 80% quân số, 70% xe xích và súng đạn, và 20% các phương tiện khác. Điều này, đối với tôi, có kết quả lớn hơn nhiều nếu toàn quân đoàn bị tiêu diệt ở rừng Tillowitz "chiến đấu anh dũng". Tôi cảm thấy chắc chắn là Schorner sẽ vui khi chúng tôi có thể cứu được 4 sư đoàn bộ binh, mặc dù chúng tôi mất gần như toàn bộ trang thiết bị ngoại trừ súng cá nhân. Tôi đưa lệnh cho sư đoàn liên lạc với phần còn lại của sư đoàn 20 SS bằng cách tung ra các toán do thám nhỏ trên một khu vực rộng. Rồi tôi quay về Quân Đoàn.
 
Trong lúc đó, Thiếu Tá Wolff đã đên cùng với các nhân viên khác. Họ cũng trải qua những điều tương tự. Tôi bược biết Sư Đoàn 20 SS được dành cho vị trí phòng thủ của chúng tôi, nhưng họ bị suy yếu rất nhiều vì thiệt hại nặng. Khả năng chiến đấu của họ bị suy yếu vì cái chết của Thiếu Tướng Augsberger, người tư lệnh đáng kính và được lòng lính.
Chúng tôi thiết lập tuyến phòng thủ mới. Sau đó chúng tôi nhận đợc tin là các sư đoàn của chúng tôi được bổ sung cho một quân đoan khác và Bộ Tham Mưu được rút ra khỏi mặt trận để nghỉ ngơi và tái bổ sung, vì chúng tôi đã mất hết toàn bộ trang thiết bị.
khikho007 26.06.2008 05:19:13 (permalink)
0
 

Chương 24
 

Chuẩn bị bản báo cáo chiến đấu toàn diện và nhật ký chiến tranh (hoàn tất với bản đồ tình hình và tất cả các giấy tờ cần thiết khác) giữ tôi bận rộn trong thời gian "nghỉ ngơi". Sau vài ngày, chúng tôi di chuyển từ một ngôi trường đến một toà lâu đài, vì chúng tôi không nắm sư đoàn nào và không bị vi phạm lệnh của Schorner là các sĩ quan tham mưu không được ở trong các lâu đài, dinh thự. Cuối cùng, tất cả các báo cáo hoàn tất, và chúng tôi chỉ ngồi chờ các thiết bị mới. Vì chúng tôi không chỉ huy trực tiếp đơn vị nào, chúng tôi hầu như không nhận được cú điện thoại nào. Bộ Tham Mưu làm việc với nhau đủ lâu để hoạt động thông suốt. Trừ người phụ tá của tôi, Đại Úy Kafurke, bây giờ tôi là người sĩ quan tham mưu phục vụ lâu nhất. Von Dufving muốn một danh sách các công việc cần phải làm (Lệnh trực chiến, cách điều hành trong tình hình có báo động...). Tôi giao một số nhiệm vụ cho những người phụ tá và bỏ một phần thời gian để tập các phương tiện mới, đi bộ, và cưỡi ngựa (có 2 con ngựa của người Tư Lệnh Quân Đoàn trước đây để lại). Thời tiết tháng 3 đẹp, và tôi cố gắng hưởng thụ chúng ít nhiều, vì những gì chờ đợi chúng tôi phía trược rõ ràng là rất ác liệt.
 
Ngày 25 tháng 3, cuộc sống tà tà của chúng tôi chấm dứt khi có lệnh nhận một khu vực trong tuyến phòng thủ ở một vùng núi phía Đông Nam Ziegenhals. Koch-Erpach và von Dufving lên đường ngay lập tức để liên lạc. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ, một lệnh khác đến với lệnh di chuyển bằng xe lửa, đến Lobau để tái tổ chức. Tôi gọi Koch-Erpach và von Dufving quay về. Khi về đến, họ quyết đinh họ và Thiếu Tá Wolff đi ngay đến Lobau như là bộ phận đi trước. Bây giờ, với cương vị chỉ huy của nhóm di chuyển bằng xe lửa, tôi có vài ngày hoàn toàn yên tỉnh mà không có tham mưu trưởng hay tư lệnh ra lệnh cho tôi làm việc. Suốt ngày, tôi cưỡi ngựa, đọc sách, ngủ, và nghe radio.
 
Cuối cùng, xe lửa đến và chúng tôi chuyển mọi thứ lên xe lửa và chạy về hướng Bắc. Sau đúng 2 tháng từ khi tốt nghiệp trường tham mưu ở Hirschberg, tôi đi qua nó lại khi xe lửa chạy ngang qua HIrschberg. Khoảng 6 giờ chiều ngày 31 tháng 3, chúng tôi đến Lobau. Tôi lập tức gọi điện thoại đường dài về Leipzig và nói chuyện với Lilo khi xe lửa đang bỏ hàng xuống. Mọi thứ bình thường ở nhà. Hai sư đoàn được đặt dưới quyền chỉ huy của chúng tôi vào ngày 1 tháng 4, và chúng tôi cho họ xây dựng các vị trí phòng thủ dự bị khoảng 13 km phía sau mặt trận.
 
Một lần khi đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn trong thời gian này, tôi chứng kiến một kiểu "Biểu Dương Schorner". Thống Chế Schorner là một hiện tượng hiếm hoi - một sĩ quan nhà nghề và cũng là người tham gia Đảng Quốc Xã, mặc dù Quân Đội Đức được huấn luyện một cách thận trọng để không dính đến chính trị và chúng tôi không được phép tham gia bầu cử. Với sự biểu dương chính trị như lần này, ông ta hy vọng củng cố sức chống cự của đất nước. Ông ta nói chuyện với binh sĩ, sĩ quan, dân chúng, và người lao động ở phòng tuyến và những khu vực gần mặt trận. Nó có thể làm nhiều người có ấn tượng khi thấy một thống chế với những huy chương chiến tranh cao nhất nói về Đảng Quốc Xã.
 
Tôi thăm Quân Đoàn 57, đang đóng ở khu vực này. Các sĩ quan của Quân Đoàn này dường như đã xác định là sống được này nào hay ngày ấy vì rằng sự kết thúc đang đến gần - ít nhất là ấn tượng từ những bánh kem ngon lành mà họ mua cho binh sĩ của họ hàng ngày (những thứ cực kỳ hiếm hoi và đắt đỏ trong thời điểm đó). Von Dufving từ chối yêu cầu đi phép 2 ngày của tôi vào dịp Phục Sinh, mặc dù chẳng có việc gì để làm (tất nhiên, mọi việc có thể thay đổi nhanh chóng). Trong một chuyến đi đến Bộ Tư Lệnh Tập Đoàn Quân 4, tôi gặp người thiếu uý cũ khi còn ở Trung Đoàn 24 Pháo Binh ở Jena, Thiếu Úy Badstubner. Anh ta bây giờ là thiếu tá Tiếp Vận. Chúng tôi uống trà và hàn huyên về những kỷ niệm thời 1936.
khikho007 26.06.2008 05:26:04 (permalink)
0
 
Càng lâu càng tốt, và không nói cho von Dufving biết, tôi cho người phụ tá của tôi đi phép, Đại Úy Kafurke, anh ta nói vợ anh ta đến Lobau. Tôi không muốn Lilo đến đó, vì cô đang có bầu và vì chúng tôi ở quá gần mặt trận và quân Nga có thể tấn công bất cứ lúc nào.
 
Từ từ, Bộ Tham Mưu của chúng tôi (đặc biệt là đại đội thông tin của Quân Đoàn) trở lại hình dáng. Chúng tôi nhận được các sĩ quan trẻ, họ làm chúng tôi có khả năng chiến đấu hơn, nhưng 1/2 thiết bị điện thoại và 2/3 thiết bị vô tuyến vẫn thiếu. Những thứ khác, chúng tôi đã sẵn sàng nắm một quân đoàn ở đâu đó.
 
Thành phần còn lại duy nhất từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Bộ Binh khu vực (sẽ tạm dịch là quân khu) VIII là Koch-Erpach, vị tư lệnh 62 tuổi của chúng tôi. Cuối cùng, ông ta cũng rời khỏi chúng tôi, chỉ sau khi chúng tôi ăn mừng sinh nhật của ông ấy, có lệnh cho ông ta nắm lấy tư lệnh quân khu Kassel - một công việc không chiến đấu. Mặc dù chúng tôi đã vượt vòng vây thành công dưới sự chỉ huy của Koch-Erpach, Schorner quyết định đúng khi ông ta cần một tư lệnh Quân Đoàn với nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn. Schorner thay thế Koch-Erpach bằng Tướng Weidling, một tư lệnh có kinh nghiệm chiến đấu mặt trận cao và đã từng được tặng huân chương chữ thập hiệp sĩ với nhành lá sồi và cây kiếm - rõ ràng là rất ấn tượng cho một tư lệnh quân đoàn. Tuy nhiên, Weidling vẫn không đến cho đến ngày 13 tháng 4, vài ngày nữa.
 
Rồi chúng tôi nhận được lệnh tách rời Phương Diện Quân Schorner và nhập vào Phương Diện Quân của Heinrici. Chúng tôi nhập vào Tập Đoàn Quân 12 của Tướng Wenck, Tập Đoàn Quân này chưa được hình thành (nó chỉ là một Bộ Tư Lệnh Tập Đoàn Quân với vài Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn). Nó được thành lập ở vùng núi Harz, khoảng 400km phía tây nam Berlin. Ngày 11 tháng 4, tôi được lệnh chỉ huy di chuyển bằng đường sắt. Tôi phải đưa Bộ Tham Mưu Quân Đoàn lên tàu, khoảng 300 người (bao gồm cả đại đội thông tin), và đi đến vùng núi Harz. Chúng tôi sẽ gặp Weidling ở đó. Von Dufving đi bằng xe, với toán người đi trước, và dự định ghé thăm nhà ở Wittenberg. Tôi gọi về nhà từ ga xe lửa báo cho Lilo biết có hy vọng là tôi tạt về nhà ngày hôm sau. Tôi nghĩ là tôi có thể xuống xe lửa ở Eilenburg và lái mô tô đến Leipzig rồi sau đó đón xe lửa đi Halle, Magdeberg hay Oschersleben - hay lái thẳng đến Blankenburg nếu cần.
 
Cuối cùng thì công việc chuẩn bị lên tàu cũng chấm dứt, và tôi cuối cùng cũng có cơ hội biết về Lobau. Cùng với vài sĩ quan khác, chúng tôi đi đến một nhà hàng và đợi lên đường. Nhà hàng vắng ngắt. Schorner đã ra lệnh nếu ai đó bị bắt phía sau mặt trận mà không có lệnh sẽ bị đưa ra toà và treo cổ nếu bị kết tội đào ngủ. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện khủng khiếp về những nguời vô tội bị treo cổ bởi những phiên toà di động này đơn giản vì họ nhận được khẩu lệnh thay vì lệnh trên giấy tờ. Vì lệnh của Schorner, không một binh lính hay sĩ quan nào dám ra phố ở phía sau mặt trận, ngay cả khi đang làm nhiệm vụ (tôi an toàn vì nhờ các vạch đỏ của sĩ quan tham mưu trên quần). Lệnh của Schorner dường như quá quắt đối với tôi lúc đó, nhưng sau đó tôi nhận thấy tầm quan trọng của bàn tay sắt của ông ta để giữ trật tự trong tình hình này.
 
Cuối cùng, khuya hôm ấy, tôi bước lên xe của tôi, được đậu trên toa xe lửa, và đoàn xe lửa di chuyển chậm chạp trong đêm.
khikho007 26.06.2008 05:34:04 (permalink)
0
 

Phần 4
 
Ngày Mai Sẽ Tốt Đẹp Hơn
 
1945 - 1949




Chương 25
 
Trời đã chạng vạng khi chiếc máy bay đưa tôi đến một trại tù gần Moscow. Nhìn thành phố từ trên cao, tôi không thể không nhớ lại là chúng tôi gần chiếm được thành phố này vào tháng 12 năm 1941. Tôi nhớ là tôi bị thương chỉ bên ngoài Moscow và tôi đã nghĩ là mất cơ hội duyệt binh chiến thắng ở trước điện Kremlin. Những ý nghĩ đó bây giờ thật mỉa mai! Tôi cũng nghĩ đến những người lính can trường - Đức và Nga - đã nằm chôn vùi trong lòng đất trong những vùng mà chúng tôi đã bay qua.
 
Khi máy bay đáp xuống đường băng ở phía Nam Moscow (không có kiến trúc nào, chỉ vài đường băng), một sĩ quan Nga với một chiếc xe Jeep Mỹ, một tài xế, và một lính bảo vệ đến ngay cửa máy bay và đưa tôi đi mà hình như là điểm tới cuối cùng của tôi. Bằng cử chỉ, anh ta ra lệnh tôi ngồi lên xe bên cạnh tài xế, và anh ta và người lính bảo vệ ngồi phía sau. Bóng đêm đỏ xuống nhanh trong khi chúng tôi đi về hướng Bắc, ngang qua Moscow, đến một trại tù.
 
Đến trại, chúng tôi lái qua một cổng bằng gổ được mở ra với một lính canh với khẩu súng máy vắt trên vai. Một tấm bảng phía trên cổng "Krasnogorsk 27/II". Con số như nói lên rằng có nhiều trại tù Krasnogosk khác nữa. Người sĩ quan bước vào một căn nhà sát bên cổng trong khi tôi đợi bên ngoài với người lính bảo vệ. Bên ngoài cổng, tôi có thể nhìn thấy 2 hàng rào kẽm gai với một khoảng trống bằng cát ở giữa. Hàng rào cao khoảng 4 mét, xen kẻ với các tháp canh bằng gỗ cao khoảng 10 mét cách nhau chừng 30 mét. Tôi đã thấy hàng rào kiểu nào 4 năm về trước ở biên giới Nga - Ba Lan.
 
Cuối cùng, người sĩ quan áp tải trở ra cùng với một sĩ quan khác, ông ta ra hiệu cho tôi đi theo ông ta. Trong bóng đêm, tôi nhìn thấy mờ mờ có khoảng vài dãy nhà gỗ khi chúng tôi đi dọc con đường trải nhựa đi đến một cổng rào khác. Người lính canh, đi theo chúng tôi, mở khoá cổng, và người sĩ quan và tôi đi vào trong hàng rào. Bên trong cũng có một dãy nhà giống như những dãy chúng tôi vừa mới đi ngang. Người sĩ quan dẫn tôi vào đó và chỉ một cái giường trống, mà tôi hiểu là sẽ ở lại đó. Một bóng đèn duy nhất treo gần cửa soi sáng lối đi ở giữa hai dãy giường 2 tầng, có nhiều giường đang có người nằm.
 
Tôi chỉ có áo khoát viền lông thú, bi đông nước, một túi xách đựng thức ăn nhà binh có dây đeo (chúng tôi dùng nó để đựng thức ăn trong chiến đấu). Tôi đặt tài sản ít ỏi của tôi xuống chân giường và mệt mỏi ngã lưng xuống, đắp áo khoát lên người, cho cảm giác an toàn hơn là ấm, vì bây giờ là mùa hè. Giấc ngủ đến nhanh, nhưng là giấc ngủ chập chờn, đầy lo sợ và không chắc chắn về tương lai. Tôi chắc là họ sẽ bắn tôi sau khi biết hết những gì tôi khai cho họ.
 
Khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, tôi cảm thấy đở hơn khi biết rằng trại chứa khoảng 15 sĩ quan Đức. Tôi giới thiệu mình với mọi người, và có ai đó đi đến chỗ được chỉ định trước và lấy thức ăn về cho mọi người. Tôi được đưa một tô canh cải bắp đầy nước có 1 con cá tí teo nổi trong đó và cà phê giả rất nhạt. Tôi thụt lui khi nhìn và ngửi mùi soup; nó rất tanh và khó chịu vì mùi cá. Lúc còn nhỏ, tôi đã một lần bị bệnh vì ăn cá, và tôi không bao giờ ăn cá lần nữa.
 
"Không có gì khác à?" tôi hỏi.
 
"Chừng đó thôi," người đại tá trả lời, cười méo mó. "Qua vài ngày, anh sẽ vui mừng khi có nó."
 
"Các bữa ăn khác thì sao?" tôi hỏi.
 
"Chúng cũng y chang như cái này. Bên cạnh, chúng tôi chỉ có 300 grams bánh mì một ngày."
 
Vậy là tất cả các món đứng giữa tôi và cái đói là món canh cải bắp thối tha này và một ít bánh mì! Tôi không thể biết cái gì dành sẵn cho tôi - hoặc là tôi bị bắn sau khi người Nga có những gì họ muốn biết từ tôi, hoặc tôi sẽ sống hết cuộc đời trong tù, hoặc tôi sẽ có ngày được về - nhưng bây giờ rõ ràng là tôi chỉ có một sự kiểm soát duy nhất là làm thế nào để xử lý tình hình mới. Tôi quyết định là phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để sống và cố giữ sức khoẻ và hy vọng có thể về nhà với gia đình. Tôi cầm lấy khẩu phần nghèo nàn của tôi và ăn, cố gắng không ngữi mùi. Tôi nuốt nguyên con cá.
khikho007 26.06.2008 05:38:54 (permalink)
0
 
Tôi trao đổi vài câu chuyện nhỏ với những người tù khác và được biết tôi đang ở dãy nhà thanh lọc và sẽ ở đây chừng 3 tuần. Tất cả các sĩ quan ở dãy nhà này là sĩ quan trung cấp (thiếu tá, trung tá, và đại tá) trừ một trung úy. Anh ta tên là Kurt von Burkersroda, và tôi nhớ có một người tên von Burkersroda ở trung đoàn tôi khi còn đóng ở Plauen.
 
"Anh ta là anh của tôi, Friedrich," người trung uý trả lời khi tôi hỏi. "Anh ta đang ở trong trại chính ở đây, theo lời người Nga, và họ đưa tôi từ trại lao động đến đây để ở với anh ấy. Tôi không biết tại sao họ tử tế như vậy, nhưng tôi cũng sung sướng nắm lấy nó."
 
Von Burkersroda em khoảng chừng 23 tuổi và rất ốm, gần như hốc hác. Và cũng tốt cho tôi để biết rằng ít nhất có một người quen ở trại chính. Tôi không biết nhiều về von Burkersroda anh, vì anh ta ở Altenburg và tôi ở Plauen, nhưng tôi nhớ anh ta qua các buổi họp sĩ quan toàn trung đoàn.
 
Sau buổi ăn sáng tôi di vòng ra ngoài dãy nhà, mặt trời chói chan tháng 6 làm thế gian nhìn vui tươi dù tôi đang ở trong tâm trạng buồn chán. Dãy nhà thanh lọc là thứ duy nhất phía bên trong hàng rào. Tôi không thể nhìn thấy nhiều bên ngoài. Tôi để ý thấy một ông lão đang chăm sóc hoa ở sát hàng rào. Ông ta mặc cái quần da kiểu Bavarian ngắn và cái mũ Bavarian truyền thống, cũng bằng da. Ông nhìn thấy quen quen, và rồi tôi nhận ra đó là Thống Chế Schorner trong thường phục.
 
Ông ta dừng tay và nhìn tôi một chút, rồi hỏi, "Tôi có biết anh không?"
 
"Jawohl, thưa Thống Chế," tôi trả lời. "Ông gởi tôi đến Breslau vào tháng giêng để giúp họ chuẩn bị cho việc bị bao vây."
 
"À, Breslau," ông nói, gật đầu. "Tôi nhớ rồi. Anh bị bắt ở đó à?"
 
"Thưa không, tôi đầu hàng ở Berlin. Tôi là sĩ quan hành quân của Quân Đoàn 56 Xe Tăng dưới quyền của tướng Weidling."
 
"Ồ, đúng rồi," ông nói. "Bọn Nga không bắt được tôi. Phương Diện Quân của tôi và tôi vừa đi vừa chiến đấu từ Tiệp về hướng tây và đầu hàng quân Mỹ. Tuy nhiên, bọn Mỹ lại trao tôi cho bọn Nga, làm mọi thứ cũng chẳng được gì. Nếu tôi biết bọn Mỹ làm như vậy, tôi đã không hy sinh nhiều binh sĩ để đánh mở đường về hướng Tây." Ông thở dài và nhìn xuống đất. "Anh có thể đã biết là bên trại chính ở đây, tôi bị lên án là tiếp tục chiến đấu sau khi đầu hàng để đưa Phương Diện Quân đi về hướng Tây. Họ nói là tôi hy sinh tính mạng nhiều người Đức không cần thiết. Nhìn vào những gì đã xảy ra, tất nhiên, họ đúng."
 
Hình như điều quan trọng cho ông ta là tôi hiểu được động cơ của ông về việc tiếp tục chiến đấu sau khi đầu hàng. Ông nói ông cũng muốn cho dân Đức cơ hội vượt qua hương Tây, và nhiều thường dân đã thật sự thoát được người Nga cùng với binh lính của ông.
 
Schorner được biết trong lính Đức là "tên treo cổ" vì lệnh của ông ta trong những ngày cuối cùng rằng nếu ai bị thấy phía sau mặt trận mà không có lệnh rõ ràng và bị đưa ra toà án quân sự và bị treo cổ nếu phạm tội đào ngủ.
 
Người Nga chắc phải thù hận Schorner về sự tiếp tục chiến đấu và giết chết lính Nga sau khi đầu hàng và đưa quân đầu hàng tây phương, nhưng rõ ràng là họ đối xử tử tế với ông vì lý do nào đó. Họ giữ ông trong nhà tù tương đối rộng thay vì ở xà lim ở nhà tù Lubyanka hay Butyrka, nơi họ giam các tướng lãnh cao cấp khác. Thời gian sau của 3 tuần trong trại thanh lọc, tôi ít khi thấy Schorner, làm tôi tin là ông có phòng riêng ở đâu đó.
 
Và tù nhân ở trại thanh lọc đã từng ở các nhà tù khác, và tôi được biết từ họ về cuộc sống tù đầy ở Nga.
khikho007 26.06.2008 05:43:58 (permalink)
0
 
"Cảm ơn thượng đế là anh ở đây," von Burkersroda nói với tôi. "Ở trại lao động mà tôi ở, bọn Nga đều đặn bỏ đói và bắt tù binh Đức làm việc cho đến chết." Sự diễn tả của anh ta về trại lao động không vẽ lên một bức tranh đẹp: sự khủng hoảng chiếm lấy linh hồn con người trong khí hậu của 4 tháng tối tăm, 16 giờ làm việc một ngày và 7 ngày làm việc 1 tuần, sức khoẻ yếu kém vì làm việc cực nhọc và ăn uống không đủ, sự tàn bạo của lính canh Nga (anh ta kể tôi nghe chuyện lính canh Nga bẻ răng vàng của một tù binh Đức, việc đem xác tù nhân chở đi chôn bằng xe đẩy mà không làm lễ an táng). Những ngày sau đó, bất cứ khi nào tôi nhận thấy chán nản vì hoàn cảnh hiện tại, tôi lại tìm đến Burkersroda và tìm vài sự an ủi vì được ở đây vẫn tốt hơn ở những trại lao động như địa ngục mà anh ta đã diễn tả sống động.
 
Trong 3 tuần ở trại thanh lọc, con số tù binh luôn vào khoảng 15 người, mặc dù có người được đưa ra trại chính và người khác được đưa đến, thường thì từ Đức, nhưng thỉnh thoảng từ các nhà tù khác. Trại tù Krasnogorsk 27/II chỉ bên ngoài Moscow, khoảng 20 km từ điện Kremlin, làm thuận lợi cho NKVD (sau này là KGB) hỏi cung. Rõ ràng, người Nga giữ những người họ muốn hỏi cung thường xuyên, như Weidling và von Dufving, ở Lubyanka hay Buryrka ở Moscow và những người ít bị hỏi cung hơn ở Krasnogorsk.
 
Với sự ngạc nhiên, tôi được biết rằng trại chính quả thật được trong coi bởi những người Đức gọi là "Những người hoạt động", những người cộng tác với người Nga. Tôi được biết rằng, lính gác, nhân viên hỏi cung NKVD, và chỉ huy trại tù (người đếm tù nhân mỗi ngày 2 lần) là người Nga.
 
Tôi có thể nhìn một phần của trại chính từ trại thanh lọc. Nó bao gồm một số dãy nhà hai bên đường rải nhựa. Mặc dầu hầu hết các toà nhà là trại tù, một số bao gồm văn phòng, hội trường lớn mà sau này tôi được biết nó được dùng để chiếu phim tuyên truyền và các hoạt động khác, nhà xí, nhà tắm, một trạm xá nhỏ, nhà bếp và nhà giặt. Trại được bao quanh bằng hàng rào kẽm gai mà tôi đã thấy lúc đến, dây thép được đan vào thật gần để không ai có thể chui qua được. Khoảng trống ở giữa 2 hàng rào được chiếu sáng bằng đèn pha vào ban đêm và được rải cát để dấu chân có thể in lên rõ ràng.
 
Tôi được kể là có vài trường hợp vượt ngục, nhưng những người vượt ngục luôn bị bắt lại, và họ bị đánh đập và bị biệt giam hàng tuần. Ngay cả nếu ai đó thành công vượt ngục, anh ta vẫn cách các quốc gia khác hàng nghìn km. Sau này tôi nghe nói có vài tù nhân Đức vượt ngục từ các trại tù khác trốn ra được khỏi nước Nga. Chuyện một bác sĩ người Đức vượt ngục với sự giúp đỡ của một bác sĩ người Nga. Câu chuyện là bà ta làm tất cả các chuyện giao tiếp, anh ta giả điếc và ngu. Tôi nghi là câu chuyện này là chuyện hoang đường tác dụng làm cho những người tù đang tuyệt vọng được sống còn.
 
Ngày trôi qua chậm chạp ở trại thanh lọc. Chúng tôi kể cho nhau những câu chuyện, nhưng 15 câu chuyện không đủ dài để kể. Chúng tôi đi dọc theo dãy nhà, nhưng hàng rào cách không quá 5 mét từ toà nhà, nên lối đi của chúng tôi bị bó chặt và chung cấp một khoảng trống ít ỏi giải toả sự đè nén của sự thiếu hoạt động và bị cầm tù. Trung Úy von Burkersroda thích thú vì được ngủ đủ giấc, điều mà anh ta không thể làm được từ khi bị bắt ở Stalingrad 2 năm rưởi về trước. Nhưng với tôi, thật khó khăn khi bất ngờ từ một cuộc sống bận rộn, giúp đở các Tư Lệnh Sư Đoàn, đến một cuộc sống hoàn toàn không hoạt động, chưa nói đến những chuyện bình thường như bao giờ tôi được ăn uống. Thời gian, lúc truớc thì hình như không bao giờ đủ, dường như bỗng nhiên trở thành thứ duy nhất còn lại của cuộc sống. Tôi khó tin là nó trôi qua chậm như thế nào, và càng cảm nhận về nó bao nhiêu, nó càng trôi chậm bấy nhiêu. Không hoạt động và không ngừng suy nghĩ là 2 kẻ thù mà tôi phải chiến thắng.
khikho007 26.06.2008 12:18:39 (permalink)
0
 
Cũng tệ như thức ăn - và nó không bao giờ thay đổi chất lượng cũng như số lượng - bữa ăn là những sự kiện nhỏ nhoi để giúp thay đổi thời gian trong ngày. Đói là một yếu tố nghiêm trọng mà ai cũng phải đối đầu từ ngày bị bắt.
 
Mỗi chúng tôi chìm trong suy nghĩ của chính mình hầu hết thời gian grong ngày. Lilo và Klaus và đứa con chưa sinh luôn trong đầu tôi. Tôi không thể biết họ tồn tại qua cuộc chiến như thế nào, nhưng mẹ tôi đã nói với tôi qua điện thoại là quân Mỹ chiếm Leipzig thay vì quân Nga, và tôi cố gắng tập trung trong sự kiện đó - nó có nghĩa là họ có cơ hội để sống tốt hơn. Nhưng ngay cả nếu họ còn sống sót, họ sẽ sống như thế nào đây? Tôi cố gắng để họ ra khỏi đầu óc, nhưng không thể được.
 
Việc thua trận cũng giày vò tôi. Bị bắt luôn là điều có thể đối với chúng tôi, nhưng sự đầu hàng của đất nước... Tôi cảm thấy sửng sốt, hầu như là tôi đang ở trong cơn ác mộng của ai đó. Cuộc chiến phá vỡ cuộc sống của tôi và để lại một khoảng trống sâu đậm. Gia đình và cuộc sống bình thường là những điều mà có thể là tôi không bao giờ được thấy lại. Tôi phải học để điều chỉnh lại là chúng tôi đã thua trận và tình trạng của tôi là tù binh. Đó là cảm giác của sự tuyệt vọng hoàn toàn. Đất nước Đức bị chia đôi cả về địa lý và tư tưởng, và hầu như nó sẽ không tồn tại như một quốc gia nguyên vẹn một lần nữa.
 
Tôi bỏ nhiều thời giờ trong 3 tuần đầu tiên để nghiền ngẫm về những kinh nghiệm của nước Đức 6 năm vừa qua. Chúng tôi đã đi sai ở đâu? Tôi cảm giác là nước Đức chiếm lại Rhineland, Sudetenland, và hành lang Ba Lan vì những nơi đó bị tướt đi từ chúng tôi trong cuối WWI bởi hiệp ước Versailles. Hitler sáp nhập nước Áo là kết qua của cuộc bỏ phiếu toàn dân của dân tộc Áo. Tôi cảm nghĩ về cuộc tấn công Pháp là điều đúng vì Pháp tuyên chiến với chúng tôi. Bỉ, Luxembourg, và Hoà Lan không tuyên chiến với chúng tôi, tuy nhiên, chúng tôi đi qua nhưng nước này để vào nước Pháp. Chiếm đóng họ tạo ra sự tiện lợi cho chúng tôi; rõ ràng, nhìn lại, đó là những điều sai trái. Chúng tôi đã làm trong WWI và chúng tôi tự động làm lại lần nữa - và có thể bởi vì chúng tôi làm lần đầu, nên hình như được chấp nhận để làm lần thứ hai. Chúng tôi cần Na Uy vì tài nguyên của nó và để bảo vệ sườn Bắc từ người Anh - nhưng bây giờ tôi có thì giờ để suy nghĩ về hành động của chúng tôi, tôi phải thừa nhận là chúng tôi không có quyền để tấn công và chiếm đóng Na Uy. Bây giờ nó chỉ mới bắt đầu mở lối cho tôi thấy rằng các đối xử của chúng tôi đối với các nước khác là nhưng sự kiêu căng, ngạo mạn - và chỉ bào chữa rằng chúng tôi cảm thấy cần thiết là cho nhu cầu của chúng tôi. Đối với Liên Bang Sô Viết, chúng tôi thù hận khái niệm Cộng Sản và cảm thấy chính quyền Sô Viết là tàn bạo và nô dịch hoá dân Nga, nhưng điều đó không đủ để cho phép chúng tôi vi phạm chủ quyền của họ. Tất nhiên, chúng tôi không chỉ đánh Cộng Sản; khái niệm "Lebensraum", không gian sinh tồn, đã là sự biện hộ về việc sáp nhập Ukraine vì khả năng sản xuất lương thực và Caucasus về tài nguyên dầu mỏ. Chúng tôi đã hành xử dưới lý thuyết "có thể-làm cho-có lý".
 
Mọi việc đi qua suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu nhận thấy là tôi đã nên nghĩ về chúng trong thời gian chúng đang xảy ra - nhưng lúc đó tôi là người lính, và người lính không thắc mắc về lệnh của cấp trên. Tôi đã không đắn đo chấp nhận những triết lý tàn bạo "làm cho có lý"; sự kiêu ngạo của thái độ quốc gia chúng tôi chưa đến với tôi lúc đó. Mạc dù sự vâng lệnh mù quán có thể là cách quân sự duy nhất để giữ binh lính tập trung trong công việc trước mắt, và sự nhận thấy đó tôi đã để cá nhân tôi trở thành một bánh xe không suy nghĩ trong bộ máy quân sự của Hitler bây giờ làm tôi chán nản. Nhũng gì đã bắt đầu - ít ra trong đầu óc tôi - là những cố gắng lấy lại công đạo của hiệp ước Versailles đã đưa lên quá xa, qua khỏi bất cứ thứ gì mà không ai trong chúng tôi có thể tưởng tượng. Trong hồi tưởng, tôi nhận ra rằng tôi - và vô số những người như tôi - đã giúp Hitler bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới giết hại hàng chục triệu người và phá huỷ đất nước của chính mình. Tôi tự hỏi là tôi có bao giờ nghĩ đến những điều này nếu chúng tôi thắng cuộc chiến. Tôi phải kết luận chắc là không. Đây là bài học của sự thua trận, không phải chiến thắng.

khikho007 26.06.2008 12:27:21 (permalink)
0
 

Chương 26
 
Sau ba tuần lễ dài lê thê, cuối cùng tôi được đưa qua trại chính. Một Thiếu Tướng Đức tên Bammler găp tôi ở văn phòng quản trị và dẫn tôi về dãy nhà tôi được chỉ định. Bammler cao hơn tôi khoảng vài inches và lớn hơn khoảng 15 tuổi. Khi bước từ văn phòng về trại, ông ta liết nhìn quân phục của tôi.
 
"Anh nên khôn ngoan tháo mấy vạch đỏ trên quần ra đi," ông nói trong khi đang đi.
 
Tôi ngạc nhiên, vì vạch đỏ là biểu hiện của sự vinh dự của tướng lãnh hay một sĩ quan tham mưu. Tôi nhìn xuống và nhận thấy ông ta đã tháo vạch đỏ của ông.
 
"Tại sao?" tôi hỏi.
 
"Vì nguyên nhân duy nhất để đeo chúng là để đẩy anh vào hàng ngũ ưu tú, và không có cái hàng ngũ đó ở đây."
 
Tôi không trả lời, nhưng tôi tự hỏi tại sao một tướng lãnh Đức lại nói những câu như vậy. sĩ quan tham mưu là nhóm người ưu tú, và nhóm người đó rất lấy làm hãnh diện để xứng đáng là ưu tú. Tôi không tiếp tục cãi với ông ta, nhưng những ngày kế tiếp, những "người hoạt động" Đức, hay ai đó lên giọng tấn công tôi, cho đến khi tôi tháo vạch đỏ ở quần ra để được yên thân.
 
Vào đến chỗ giường, tôi giới thiệu tôi với người bên cạnh và trò chuyện với nhau. Tôi tìm Trung Uý von Burkersroda và thấy anh ta ở trong dãy nhà của tôi. Anh ta giới thiệu cho anh trai mình, Friedrich, người vẫn nhớ tôi từ năm 1938 khi chúng tôi phục vụ cùng trung đoàn. Đơn vị của anh ta đầu hàng quân Nga ở Crimea mùa hè năm 1943 và anh ta ở tù đã 2 năm. Chúng tôi trở thành bạn tốt. Anh ta nói với tôi là Tướng Bammler hợp tác với người Nga để được hưởng nhiều thức ăn và đối xử tốt hơn và cảnh giác tôi là phải rất cẩn thận khi nói chuyện với Bammler hay bất cứ ai khác mà tôi không biết rất rõ về họ.
 
Tôi bắt đầu quan sát người xung quanh tôi cẩn thận. Từ từ trong suốt những ngày, những tuần sau đó, tôi được biết nhiều về họ, không phải từ những gì họ nói với tôi hay từ cách họ tư cách của họ. Tôi nhận biết bằng cách quan sát họ phản ứng với những gì xảy ra xung quanh ọ bây giờ quan trọng hơn những gì họ đã làm trong quá khứ.
 
Bây giờ tôi có thể quan sát trại kỷ hơn. Mỗi dãy trại là một toà nhà dài và hẹp, khoảng 10 mét rộng và 24 mét dài. Hai lối đi chạy dọc theo mỗi dãy, với một dãy giường hai bên lối đi, và có lò nấu ăn bằng củi đặt cuối lối đi (các lò không được dùng vào tháng 6). Ở góc của mỗi dãy nhà có một phòng nhỏ riêng cho những "người hoạt động" Đức giám sát chúng tôi thay cho người Nga.
 
Chúng tôi ngủ trên "giường" ván được chia làm 3 tầng. Mỗi "giường" được dựng cho 2 người, Những sau một năm chúng tôi quá đông nên 6 người phải ngủ trên giường cho 2 người (khi đó, chúng tôi không thể xoay người vào ban đêm trừ khi tất cả chúng tôi xoay một lần). Chúng tôi có túi rơm thay nệm (quân đội Đức cũng dùng túi rơm cho nệm, nhưng đồ của chúng tôi đầy hơn). Một cái bàn nhỏ, thô và cửa sổ ngăn các giường ra. Cái bàn không có ghế, nhưng chúng tôi có thể ngồi trên giường tầng dưới. Dãy nhà tối tăm, chỉ có 4 bóng đèn treo từ trần nhà, 2 cái mỗi lối đi.
khikho007 26.06.2008 12:33:57 (permalink)
0
 
Việc đầu tiên mỗi ngày là điểm danh lúc 6 giờ sáng. Người trưởng trại, tương đương với chức đại úy, đếm chúng tôi hai lần mỗi ngày, một người hạ sĩ quan đi theo. Ông ta hay nói bằng tiếng Nga "Chào các tù binh buổi sáng." và chúng tôi phải trả lời bằng tiếng Nga "Chào buổi sáng". Tiếp đó là ông ta đếm chúng tôi. Nếu con số đúng, chúng tôi được đi ăn sáng, nếu không đúng, ông ta sẽ đếm lại. Viên đại úy người chắc nịch, dáng dấp của một nông dân - kiểu như Nikita Khrushchev nhưng nhìn không thông minh. (Người Nga phải chắc để những sĩ quan không ra gì coi tù, vì hầu hết họ rất ngốc, thỉnh thoảng, họ đếm bằng các ngón tay. Tất nhiên họ có nhiều người thông minh hơn nhiều.) Mùa hè, chúng tôi bị đếm trên con đường giữa trại. Chúng tôi đứng theo đội hình nhà binh, làm 3 hàng, trước dãy nhà, và người trưởng trại đi qua với một tấm bảng nhỏ bằng gỗ. Không cố gắng nhớ mặt chúng tôi. Rồi ông ta làm như vậy với các dãy nhà khác. Mùa đông, chúng tôi ở trong nhà để đếm nếu bên ngoài quá lạnh. Thỉnh thoảng, việc điểm số rất nhanh nhưng thỉnh thoảng mất cả giờ.
 
Nếu có thông báo, người trưởng trại sẽ nói bằng tiến Nga sau khi đếm, rồi một người "hoạt động" Đức nói Tiếng Nga thông dịch lại. Bọn "hoạt động" sau đó đọc tiên tức mà người Nga muốn chúng tôi nghe - những thông báo in bằng chữ nghiên và được chọn lọc kỹ càng có giá trị cho chúng tôi chỉ khi nào chúng tôi đọc giữa các chữ. Thỉnh thoảng, tin tức cho chúng tôi vô tình cho biết họ có vấn đề với các nước phương tây; khi quan hệ của họ với phương tây giảm đi, họ đối xử chúng tôi tệ hơn; khi quan hệ tăng cao, họ đối xử chúng tôi tốt hơn.
 
Sau khi đọc tin, chúng tôi được ăn sáng. Mỗi gian nhà (thường từ 12 đến 18 người), các tù nhân thay nhau đi đến nhà bếp, lấy thức ăn cho cả nhóm. Mỗi nhóm cử ra một người thật tin cậy để lo về thức ăn, nhiệm vụ là chia thức ăn ra từng phần bằng nhau. Nếu dư ra, người phụ trách thức ăn sẽ cho người vừa được chuyển tới, và thức ăn dư được phân phối đều bằng cách này. Người phụ trách chia thức ăn là Đại Úy Pawelek, một chánh án cũ ở Bremen.
 
Sau khi ăn sáng, chúng tôi đi đến nhà không mái, ở đó có một ống nước bằng sắt chạy qua giữa. Nước phun ra thành tia từ những lỗ hai bên thành ống và chảy xuống một thùng gỗ đặc phía dưới. Chúng tôi đứng mỗi hàng 10 người hai bên ống, và rửa từ thắt lưng trở lên bằng nước lạnh. Nước được tắt và chúng tôi đánh răng (những ai không đem theo bàn chải lúc bị bắt dùng ngón tay để đánh răng), và nước được phun ra một chút nhữa. Tôi đem theo lược và bàn chải vào trại, nhưng tất nhiên là không có kem đánh răng. Sau đó chúng tôi nhường cho nhóm kế tiếp.
 
Nhà xí là một tấm ván có 12 lỗ phía trên một cái hố được dọn 2 tuần 1 lần. Nó ở ngoài trời, chỉ chắn ở phía sau nên rất lạnh vào mùa đông. Nhà xí cách các dãy nhà chừng 100 mét, và hoá chất được đổ vào thường xuyên để tẩy uế.
 
Sau khi điểm danh, ăn sáng, và tắm rửa, ai phải đi làm thì tập trung lại và đi làm. Các sĩ quan trung cấp không bị bắt làm việc, vì Stalin, lý do nào đó mà chúng tôi không bao giờ biết, đã ra lệnh này. Tất cả các cấp đến đại uý phải làm việc, và vài người sĩ quan cao cấp hơn tình nhguyện đi làm để được đi ra khỏi trại. Hầu hết tù binh làm việc trong rừng, chặt cây, đốn gỗ, và một số cũng đi làm ở các nhà máy trong Moscow, và một số làm việc ở trại (lau chùi nhà tắm, giặt đồ, bếp...). Sĩ quan trung cấp được cấp 10 điếu thuốc cho mỗi ngày làm việc. Thuốc lá và thức ăn trở thành đơn vị tiền tệ trong trại.
khikho007 26.06.2008 12:40:19 (permalink)
0
 
Chúng tôi được cho ăn lúc 7: 30 sáng, 12:30 trưa và 5:30 chiều. Bữa ăn là một tô soup nhỏ 3 lần 1 ngày, và 2 trong 3 tô soup có 1 miếng cá hay thịt nhỏ nếu chúng tôi may mắn. Người Nga cho chúng tôi 2 loại soup khác nhau: 1 là soup cải bắp, và một loại là kasha, soup nấu từ lúa mạch đen, lúa mạch, hay một loại hột gì đó. Mặc dù kasha khá đặc, nhưng chúng tôi chỉ được 1 tô nhỏ. Soup cải bắp có ít khỏi tây, cải bắp, và thỉnh thoảng có cá nhỏ - đủ đầu và ruột! Tôi phải bắt buộc mình ăn vì nó tanh kinh khủng. Con cá nhỏ hay miếng thịt là nguồn đạm duy nhất, và chúng tôi nhận thấy đó là sự đối xử hiếm hoi sau vài tuần ở trại. Chúng tôi không có sự chọn lựa là phải ăn hoặc nhịn đói, vì thỉnh thoảng trong thời gian 3 tuần chúng tôi không được ăn gì cả, từ sáng đến tối.
 
Chính phủ Nga cung cấp trại môt số lượng thịt nào đó cho mọi người, nhưng cân sống, có nghĩa là xương, sừng, và ruột cũng được cân. Lính Nga thường chọn thịt ngon cho họ và cho chúng tôi đầu và phần xương của con bò, nên mặt dù chúng tôi có phần, nhưng hầu như là xương. Họ chỉ quăng cái đầu bò và trong thùng soup - lông, mắt, mũi, tất cả! Rồi họ vớt lông ra, nhưng chúng tôi nhanh chóng học bằng cách là không nhìn vào những thứ chúng tôi ăn. Nếu chúng tôi có được chút thịt là chúng tôi may mắn và không phàn nàn là có lông trong đó. Nhiều lần, tôi thấy có mắt bò trong soup của tôi. Thỉnh thoảng chúng tôi có thức ăn tốt hơn vì người Nga nhận được thịt lon spam chương trình Lend-Lease của Mỹ giúp cho Nga về tài chánh và vật chất cho Liên Bang Xô Viết trong cuộc chiến, nhưng người Nga không thích chúng, nên thỉnh thoảng họ bỏ chúng vào soup. Đó là những bữa ăn ngon nhất của chúng tôi, và chúng tôi rất vui là họ không thích món đó.
 
Chúng tôi cũng được phát một loại trà loãng hay một loại cà phê rất nhạt làm từ loạt hạt nướng nào đó. Chúng giống cà phê và cũng có vị đắng, nên với một chút tưởng tượng chúng tôi có thể uống chúng như cà phê. Chúng tôi được cà phê hay trà trong mỗi bữa ăn.
 
Bên cạnh soup và cà phê hay trà, chúng tôi được phân phối 300 gram (11 ounces) bánh mì mỗi ngày, nhưng bánh mì Nga có 2/3 là nước và 1/3 là bột, nên khi nó khô lại (hay được nướng lên ở các lò sưởi trong trại vào mùa đông) miếng bánh mì 300 grams còn 100 grams. Bên cạnh bánh mì, chúng tôi được 30 grams đường, và 20 grams mỡ (bơ, margarine, hay mỡ lợn). Chúng tôi được món khác nhau vào thời điểm khác nhau, luôn luôn trong khoảng thời gian 3 tuần. Khi xe lửa tiếp tế đến khu vực, chúng tôi ăn bất cứ món gì có sẵn cho đến khi hết. Nếu là cải bắp, chúng tôi ăn soup cải bắp cho đến khi hết; nếu là hạt, chúng tôi ăn kasha cho đến khi cạn.
 
Tôi mua thêm thức ăn với khẩu phần thuốc lá của tôi. Trong trại có lúc thiếu thức ăn, nhưng thuốc (hay ít nhất là lá thuốc) lúc nào cũng có, và lúc nào cũng có người muốn đổi phần ăn của họ để lấy thuốc; thực tế, có một số người ít ngày càng ít và hút thuốc ngày càng nhiều để sức khoẻ giảm xuống, hy vọng là người Nga sẽ thả họ về khi sức khoẻ xấu. Nó có tác dụng cho một số người lớn tuổi, nhưng hầu hết những người khác thì họ tự hại sức khoẻ của họ.
 
Vài người trong trại nói nhiều về thức ăn, vì mọi người ai cũng đói. Vài người kể về mẹ hay vợ con của họ nấu món này món kia, và những người không ngại tự hành hạ mình lắng nghe chăm chú và mơ những món theo nướng ngon lành và khoai tây. Một viên thiếu tá thích kể về món cải bắp cuốn mà mẹ anh ta thường làm; anh ta có thể diễn tả chúng làm bạn gần như có thể ngữi hay nếm được. Tôi tránh những cuộc nói chuyện như vậy, vì chúng chỉ làm mọi người cảm thấy đói hơn.
 
Tôi không biết bao nhiêu calories chúng tôi nhận được mỗi ngày, nhưng vì mọi người ai cũng đói, rõ ràng nó không đủ. Nếu chúng tôi nhận đủ khẩu phần chính phủ Nga phân phối và nếu lính Nga không gian lận bỏ đầu bò và những thứ tương tự, có thể chế độ ăn của chúng tôi không đến nổi. Calories không đầy đủ và thiếu chất đạm nghiêm trọng trong chế độ ăn uống. Nhưng cũng ngạc nhiên, ít khi có bệnh tật trong trại.
 
Buổi tối, người Nga thường để đài phát thanh Moscow qua loa phóng thanh ồn trong trại. Chúng tôi được nghe nhiều nhạc hay bằng cách ấy, và tôi cũng thích thú lắng nghe. Với tôi, âm nhạc làm cho thời gian trôi qua nhanh hơn. Tôi chắc là người Nga cố gắng làm cho chúng tôi ngoan ngoãn. Người Nga thích âm nhạc và thậm chí cho phép chúng tôi lập ban nhạc; họ chơi nhạc cho người Nga nhiều hơn là cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng thỉnh thoảng được văn nghệ.
 
Một ngày cuối năm 1945, hoàn toàn bất ngờ, tôi bỗng đụng đầu với Thiếu Tá Wolff! Anh ta cũng ngạc nhiên khi tìm thấy một người bạn cũ trong nhà tù Nga. Đây là điều vui vẽ nhất xảy ra với tôi kể từ khi tôi rời nước Đức. Tôi được biết sau khi tôi rời khỏi trại tù ở mỏ đá, anh ta bị bệnh rất nặng - nặng đến nỗi người Nga động lòng và gởi anh đến bệnh viện. Anh nằm bệnh viện vài tuần, và trước khi rời bệnh viện, anh yêu một nữ y tá người Đức. Tôi vui mừng cực độ khi có một người bạn cũ xung quanh và tìm cho anh một chỗ ở trong dãy của tôi. Chúng tôi nương tựa với nhau bằng mối quan hệ thoải mái của 2 người đồng nghiệp cũ và là bạn thân nhau, mặc dù tôi gần như ước là anh đừng có tình yêu với người y tá ở Berlin, vì bây giờ anh ta có thêm một người nữa để lo lắng, và anh ta kể về cô nàng liên tục.
khikho007 26.06.2008 12:45:03 (permalink)
0
 

Chương 27
 
Trại tù chứa tù nhân từ khắp các nước Châu Âu: Bulgarians, Rumanians, Tiệp, Ba Lan, Áo, Hung, Ý - những người từ các nước đã chiến đấu như là đồng minh của Đức. Mặc dù Tây Ban Nha đứng trung lập trong chiến tranh, nhưng chúng tôi cũng có và người Tây Ban Nha, vì Tây Ban Nha gởi đến 1 sư đoàn gồm những người tình nguyện để chiến đấu cho nước Đức để trả ơn sự giúp đở của chúng tôi cho Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tất nhiên, hầu hết tù nhân là người Đức.
 
Khoảng 10 - 15% số tù binh là sĩ quan cấp thấp (dưới thiếu tá) ở đây vì họ thuộc dòng dõi quý tộc hay nổi tiếng, khoảng 5% là thường dân hay binh lính cũng vì lý do trên, và 80 - 85% là sĩ quan cấp cao hơn (từ thiếu tá trở lên). Hệ thống quân giai của Đức vẫn được giử trong trại. Chúng tôi không đeo lon hay dùng cấp bậc khi nói chuyện, nhưng mọi người đều biết cấp bậc của nhau và phần lớn chúng tôi giữa quan hệ đó với nhau.
 
Tôi khám phá nhanh chóng là Krasnogorsk có nhiều nguời rất lý thú. Người Nga tụ tập về đây nhiều người nổi tiếng về quân sự cũng như dân sự từ khắp Châu Âu và Châu Á: khoa học gia, các học giả, nhà ngoại giao, nghệ sĩ, tướng lãnh, quý tộc - nhưng người mà người Nga thấy có lợi hay thích thú. Tôi cảm thấy may mắn bị giữ chung với những người giỏi nhất và sáng giá nhất nước Đức, nhưng tôi cũng nghĩ là người Nga sẽ bắn hết chúng tôi sau khi họ khai thác hết những gì họ muốn từ chúng tôi, vì đây là những người có thể làm ảnh hưởng rất lớn cho xã hội nước Đức.
 
Tôi được biết rằng tôi ở đây là vì tôi là sĩ quan hành quân của Weidling và họ muốn biết những gì xảy ra ở Berlin, và nhất là trong hầm Quốc Trưởng. Họ cũng có Weidling, von Dufving, Refior, và những người đã ở Berlin vào phút cuối. Một cách khác, chỉ vì nơi tôi đã ở trong những tuần cuối cùng của chiến tranh đã đưa tôi đến đây thay vì những trại lao động. Người Nga thấy tôi "thích thú" chỉ vì kinh nghiệm của tôi trong việc phòng thủ Berlin, và đó là sự may mắn. Vì nếu chúng tôi không mất liên lạc với Tập Đoàn Quân 9 khi lui về Berlin, nếu Weidling không quyết định đến hầm Quốc Trưởng để biết tình hình lúc đó thì Hitller đã không ra lệnh chúng tôi vào bên trong để phòng thủ Berlin.
 
Tôi cảm thấy khó để "bào chữa" cho sự may mắn của mình trong suốt cuộc chiến. Tôi phải chấp nhận nó như là định mệnh của mình mà không cảm thấy tội lỗi - tội lỗi là tôi đã nhập viện ở hậu phương và đi học trong chiến tranh trong khi những người khác phải ở mặt trận, tôi lỗi là tôi đã sống trong khi biết bao người đã chết, và tôi lỗi là bây giờ tôi trong nhà tù mà tôi không phải làm việc trong khi biết bao người lao động đến chết trong những trại tù lao động khổ sai.
 
Tôi kết luận là người Nga đưa tù nhân về Krasnogorsk hoặc vì những người này có thông tin mà họ cần hay vì họ hy vọng có thể tuyển mộ và huấn luyện những nguời này và đưa về Đức để gián điệp hay làm việc cho họ. Họ nghĩ là ai đó với tên tuổi nổi tiếng sẽ đặc biệt có ảnh hưởng ở nhà, và suy nghĩ của họ có thêm cái lợi: nếu họ đưa những người đó đến đây, những người đó sẽ không gây ảnh hưởng những nguời ở nhà chống lại họ ; và nếu có thể tuyển mộ được những người đó, họ sẽ đưa những người nổi tiếng về Đức để gây ảnh hưởng có lợi cho họ.
 
Vài người trong trại bị đưa đến đây chỉ vị tên của họ. Một người, một ví dụ, có tên là Truman có cửa tiệm cigar ở Potsdam. Người Nga hỏi anh ta có quan hệ gì với tổng thống Mỹ, và anh ta khoác lác là có thể vì anh em của ông nội anh ta di cư qua Mỹ. Sự khoác lác của anh ta thắng được một chiếc vé đi Krasnogorsk! Một người khác tên Ackermann. Cha anh ta là một nhà chính trị quan trọng của Đức từ trước WW I. Anh ta bị họ để ý chỉ vì cái tên, và họ đưa anh ta đến Krasnogorsk. Một người khác tên Hugo Dorpfeld. Cha anh ta, Wilhelm Dorpfeld, là giám đốc của viện khảo cổ học của Đức ở Athens và có tham dự một cuộc khai quật ở Olympia và Troy; anh ta đến Krasnogorsk đơn giản bởi vì người Nga nhận ra tên của cha anh ta. Anh ta vào khoảng 50, một dược sĩ. Thông minh, chững chạc, và quý phái, anh ta tỏ ra xứng đáng là con của một người nổi tiếng, và tất cả chúng tôi đều thích anh ta. Anh ta chưa bao giờ là một mối đe doạ cho người Nga.

Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 13 trang, bài viết từ 136 đến 150 trên tổng số 183 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9