Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 11 của 13 trang, bài viết từ 151 đến 165 trên tổng số 183 bài trong đề mục
khikho007 26.06.2008 12:49:59 (permalink)
0
 
Người Nga có vẽ bị quyến rũ bởi giới quý tộc, mặc dù họ giết hoặc đuổi đi hết giới quý tộc Nga. Có thể khoảng 30% tù nhân là từ giới quý tộc Đức. Hầu hết là tướng lãnh hay sĩ quan tham mưu, nhưng cũng có một số thường dân. Hàng rào gỗ được dựng lên trong một phần trại che lấp làm chúng tôi không nhìn thấy một số tù nhân thường dân, đa số là gia đình của hoàng tử Ba Lan Radziwill. Người Nga đưa hoàng tử Radziwill đến Krasnogorsk để đề phòng ông ta có ảnh hưởng cho sự chống lại họ sau chiến tranh ở Ba Lan. Gia đình ông ta khoản 12 đến 15 người của cả 3 thế hệ. Họ có một nhà riêng cho họ, và người Nga xây hàng rào gỗ xung quan để cho họ sự riêng tư. Họ rõ ràng tỏ sự tôn kính của họ với hoàng tử Radziwill. Chúng tôi biết về gia đình Radziwill qua một linh mục công giáo, người ở trại chúng tôi và làm lễ cho họ. Tôi không biết là có phải một thành viên của gia đình hoàng tử Radziwill sau này làm xuôi gia với tổng thống Mỹ John F. Kennedy có từng ở trong trại không.
 
Một người thường dân quý tộc khác là Count Schwerin. Ông ta là một người goá vợ từ một gia đình rát nổi tiếng có nhiều đất đai ở Mecklenburg và Pomerania. Nhiều thành viên của gia đình ông ta là bộ trưởng của chính phủ, và một người là bộ trưởng tài chính của Hitler. Ông ta là một trong những người già nhất trong trại và một trong những người xứng đáng nhất của giới quý tộc. Ông ta rất giữ mình. Mạc dù ông ít khi đàn đúm, nhưng ông trở thành một người bạn hay khuyến khích tôi. Người Nga đưa ông đến Krasnogorsk vì ông ta nổi tiếng và có nhiều đất đai. Họ cũng có thể biết là người vợ đã mất của ông là một công chúa Nga đã trốn qua Đức sau cuộc cách mạng Nga. Tôi nghĩ người Nga muốn giữ những người như Schwerin và Radziwill như những con tin cho bất cứ những gì có thể xảy ra.
 
Cuối cùng, tôi biết hầu hết tất cả những người trong trại, có thể tên 1 nửa số người trong trại, và hầu hết những mặt mũi của họ (thường thì khoảng 600 người). Tôi biết nhiều câu chuyện về họ và lý do họ ở Krasnogorsk. Tôi cũng biết, phần lớn, những ai hợp tác với người Nga và được thêm thức ăn và những ai không hợp tác.
 
Những nhóm bạn hình thành nhanh chóng trong trại, gồm những người có chúng văn hoá hay sở thích. Các nhóm nhỏ lớn khác nhau từ nửa tá đến 1 tá. Những người tù cùng ăn, ngủ chung với nhau, chúng tôi biết nhau rất rõ, và chúng tôi không lo sợ nhiều về sự rình mò của những kẻ hợp tác bí mật (bên cạnh bọn "hoạt động"). Chúng tôi cùng tổ chức sinh nhật của nhau, và tổ chức các ngày lễ theo từng nhóm.
 
Wolff, tất nhiên, trở thành thành viên của nhóm chúng tôi. Tôi hoàn toàn tin ở anh ấy, và trong những năm tháng tù đầy, sự hoà nhã tự nhiên và sự lạc quan của anh giúp nhiều người qua được thời gian ảm đạm này.
 
Một người bạn tốt và thân tín khác là Thiếu Tá Friedrich von Burkersroda. Anh cũng rất thân thiện và hoà nhã, nhưng quan trọng hơn là anh rất trầm tỉnh và chững chạc, luôn toát ra một cá tính rất mạnh. Anh cũng rất thông minh, và anh ta gây sự tự tinh cho những người xung quanh. Anh ta là mẫu người mà ai cũng muốn có bênh cạnh trong bất cứ tình huống nào. Anh là một sĩ quan phụ tá sư đoàn và bị bắt bởi một lính Nga nữ, người mà anh diễn tả là tàn bạo hơn lính nam. Anh xuất thân từ một gia đình quý tộc cũ và có nhiều đất đai trước chiến tranh ở nơi bây giờ thuộc Đông Đức. Dĩ nhiên, gia đình anh mất hết tài sản dưới sự chiếm đóng của quân Nga.
 
Em trai của anh, Kurt, cũng là một phần của nhóm. Anh cháng qua ốm và xương xẩu nhìn già trước tuổi. Sau chiến tranh, người Nga bắt đầu tìm một số người, nhất là giới quý tộc. Khi họ tìm thất 2 anh em từ một gia đình quý tộc ở trại khác nhau, họ đưa 2 người về với nhau, có thể nghĩ rằng nếu họ làm như vậy hai anh em có thể hợp tác với họ. Điều đó không xảy ra trong trường hợp này, nhưng đó là sự may mắn cho Kurt. Là một trung uý, anh ta phải làm việc ở Krasnogorsk, những cuộc sống ở đây dễ chịu cho anh ta rất nhiều so với ở trại lao động. Kurt rất nhạy bén và có đầu óc tò mò. Với sự lạc quan tự nhiên của tuổi trẻ, and luôn nghĩ là sẽ được về.


khikho007 26.06.2008 12:56:00 (permalink)
0
 
Hai anh em von Wangenheims, một đôi anh em khác từ một gia đình quý tộc cũ, cũng trong nhóm chúng tôi. Người anh, Konrad, dã từng tham gia Olympics năm 1936 ở Berlin, môn cưỡi ngựa trong cuộc đua 3 ngày. Trong cuộc đua đường trường, anh bị té và gãy xương đòn, nhưng anh lên ngựa và mặc dầu bị thương và về đến đích trong cơn đau. Vì thế nên đội của anh được huy chương vàng, và anh là một anh hùng của nước Đức. Dĩ nhiên, người Nga biết điều đó.
 
Nhóm chúng tôi có một người là sĩ quan hành quân của Thống Chế Paulus, Tập Đoàn Quân 6, đã đầu hàng ở Stalingrad tháng 2 năm 1943. Anh là một đại tá tham mưu. Anh ta làm một người ít nói, và đau khổ về những kinh nghiệm ở Stalingrad. Anh ở khoảng cuối 30, tầm vóc bình thường, tóc đen và cặp mắt tư lự. Bên cạnh những trận đánh kinh hoàng với quân Nga ở Stalingrad, anh đã nhìn thấy quá nhiều người chết vô nghĩa vì đói, vì thiếu đồ ấm mùa đông, và thiếu chăm sóc y tế vì Tập Đoàn Quân 6 không được phép rút lui và không được tiếp tế đầy đủ. Anh hoàn toàn bỏ cuộc, dù anh còn vợ con ở nhà, và bây giờ anh chỉ sống lay lất qua ngày.
 
Chúng tôi có một người linh mục trong nhóm, người làm lễ cho hoàng tử Radziwill. Ông là một trong những giáo sĩ từng cộng tác với Cộng Sản bằng cách viết những bài báo và ký các văn kiện để chấp nhận Công Giáo cũng có thể là Cộng Sản. Người Nga đã đưa những giáo sĩ khác đến trại khác sau khi họ hợp tác, nhưng ông ở lại Krasnogorsk vì lý do nào đó. Chúng tôi biết những gì ông ta làm, nhưng ông ta rất hợp ý nên chúng tôi chấp nhận ông. Chúng tôi có những cuộc thảo luận với ông ta về lý do ông hợp tác với người Nga. Ông biện hộ là ông cần phải làm bất cứ điều gì để được sống để cầu nguyện cho các tù binh. Ông cũng nhận thức được là họ có thể tra tấn và bắt ông ký vào văn bản, nên ông hợp tác để họ không làm như vậy. Ông nghĩ là ông chỉ là người thực dụng. Nhưng Cộng Sản là những người vô thần đã được xác định; Làm sao một người vô thần cũng là người Công Giáo? Ông cũng lợi dụng lập luận "chúng ta không còn tổ quốc", điều mà nhiều tù binh Đức dùng nó làm lý do để hợp tác với người Nga để được thức ăn tốt hơn và đối xử tốt hơn. Ông ta là một người đã vượt qua cái chết, một người có tài hùng biện, và rất giỏi để biện hộ bất cứ thứ gì ông ta muốn bào chữa.
 
Đại Úy Arthur Pawelek, nguyên chánh án, bây giờ được phân công chia thức ăn, ở Krasnogorsk vì công việc đầy ảnh hưởng trước đây và vì gia đình tiếng tăm của ông. Người Nga đặc biệt lo sợ những người này, vì họ có thể lôi kéo người khác chống lại. Ông ta cao và ốm, một người tốt, lịch sự, thân thiện, và giúp đỡ mọi người. Ông ta muốn sống và muốn mọi người cùng sống, nhưng ông ta không làm tổn thương đến lòng tự trọng của mình để làm việc đó. Ông ta luôn phản ứng với nhưng ai biện hộ sự hợp tác với người Nga vì họ "không còn tổ quốc." Ông cảm thấy mạnh mẽ rằng vì thế hệ của chúng tôi góp hần tàn phá đất nước, nên trách nhiệm của chúng tôi là xây dựng lại nó. Ông luôn rộng lượng đối với những tù binh có gia đình ở Đông Đức, cho chúng tôi địa chỉ của ông ở Bremen (Tây Đức) và đề nghị giúp đỡ tất cả chúng tôi làm lại từ đầu nếu chúng tôi có cơ hội ra khỏi nước Nga.
 
Count von Schwerin cũng là thành viên của nhóm chúng tôi. Mạc dù ông ta lớn hơn tôi hơn 20 tuổi, chúng tôi trở nên thân thiết. Với đôi mắt sâu, ông nhanh chóng trở nên hốc hác khi xuống cân. Ông ta đổi phần thuốc lá lấy thức ăn, cũng như tôi làm. (Người Nga đối xử với tù binh quý tộc lớn tuổi như với các sĩ quan cao cấp - họ được nhận phần thuốc lá và không phải làm việc.) Ông ta thích đi bộ, mỗi ngày đi quanh trại hàng cây số.
 
Trừ người giáo sĩ, tôi có nhiều người bạn để nói bất cứ chuyện gì. Chúng tôi có nhiều cuộc tranh luận dài với vô số đề tài khác nhau. Khả năng thảo luận việc này nọ giúp chúng tôi giử được sự cân bằng. Nó là một trong vài vũ khí chúng tôi có để chống lại sự tuyên truyền không dứt và sự áp lực và chán nản của tình hình chúng tôi.
khikho007 19.07.2008 06:38:50 (permalink)
0
 

Chương 28
 
Mỗi tuần một lần chúng tôi được một xô nước ấm để tắm. Chúng tôi gọi đó là ngày banya (banya là tiếng Nga có nghĩa tắm, nhưng với chúng tôi từ đó có nghĩa là cho tất cả những thú vui nhỏ mà chúng tôi thiếu). Khi chúng tôi đến ngày banya, chúng tôi đi vào nhà tắm và được một miếng xà phòng bé tí mà chúng tôi phải dùng nguyên tuần, chờ đến ngày banya tới. Cục xà phòng là một miếng màu nâu không tác dụng mấy. Chúng tôi lấy một xô gỗ nước vào phòng, cởi đồ và tắm; sau đó dội lại bằng nước lạnh. Chúng tôi có một cái khăn nhỏ dùng từ lần tắm này cho đến lần tắm sau. Chúng tôi chỉ có thể tắm mỗi lần 1 tuần, vì phòng tắm chỉ chứa được một số người mỗi ngày. Mỗi tuần 1 lằm có thể là điều mà người Nga có thể làm được; vì vậy, chúng tôi phải gấp để mọi người đều được tắm. Chúng tôi cũng được cạo râu vào ngày banya; người Nga cất giữ dao cạo, tất nhiên, nhưng chúng tôi được cạo bởi người thợ cắt tóc (một tù binh Đức) sau khi chúng tôi được tắm.
 
Cắt tóc có nghĩa là bị cạo đầu bằng tông đơ. Điều này, ít nhất, là để tránh chí. Nếu một người bị chí, chúng sẽ lây cho mọi người. Lúc đầu là một điều sỉ nhục, nhưng chúng tôi quen dần đi. Tôi nhờ ai đó biết may để lấy miếng vải đỏ từ quần để may cho tôi một cái mũ chỏm giống như giáo hoàng, và khi nào họ cạo đầu tôi thì tôi đội cái mũ đó lên cho đến khi tóc mọc ra. Bọn "hoạt động" Đức không thích vậy, vì nó làm bằng miếng vải đỏ từ quân sĩ quan tham mưu, nhưng tôi không đếm xỉa đến họ.
 
Có lẽ điều khổ sở nhất của cuộc sống tù đày sau việc mất tự do và đói là rệp - hàng triệu con rệp. Vì chúng quá nhiều nên chúng ra cắn chúng tôi vào cả ban ngày. Cố gắng giết chúng không có nghĩa gì cả, vì chúng quá nhiều. Có con to như một con bọ rùa. Mùa đông, khi điểm danh trong nhà, chúng tôi có thể nhìn thấy lũ rệp bò trên tường khi chúng tôi đứng nghiêm. Cuối cùng chúng tôi thuyết phục được bọn "hoạt động" báo lên cho người Nga. Sau đó, chúng tôi phải dọn ra cứ 2 - 3 tháng 1 lần để người Nga có thể xông khói dãy nhà để giết rệp. Sau đó chúng tôi cảm thấy dễ chịu được vài ngày, và chúng bắt đầu sinh sản trở lại. Người Nga không thể hoàn toàn giết chúng, và có nhiều người bị dị ứng với rệp thì coi như là tai hoạ. Trong thời gian tệ nhất, có người bị dấu rệp cắn khắp người.
 
Tôi tìm được một cách ngủ mà không bị chúng quấy rầy. Tôi đổi được cái tấm phủ cho ngựa bằng 10 điểu thuốc và may nó lại giống như một cái bao thư, với phần mở ra về phía trung tâm từ cả phải phía đầu và chân. Tôi chui vào qua chỗ mở, ở trung tâm, ngay dưới lưng tôi. Nó gây ra khó thở qua tấm mền dày, nhưng tốt hơn bị rệp cắn rất nhiều.
 
Chúng tôi mặc áo quần mà chúng tôi đem theo khi vào trại. Tôi có quân phục của tôi, với quần cưỡi ngựa, quần lễ phục và giày boot. Tôi cũng có một cái quần dài của lính cơ giới, tôi đã mặc nó ở ngoài quân phục khi đầu hàng. Bên cạnh đó, tôi có thêm 2 quần lót, 2 áo. Chúng tôi phải tháo hết quân hàm ra khỏi quân phục, và chúng tôi không được phép đeo các huân chương. Hội nghị Hague cho phép chúng tôi đeo huân chương, nhưng Người Nga không cho, vì tất cả các huân chương đều có hình chữ thập ngoặc, và chúng tôi hiểu họ cảm thấy điều đó như thế nào. Chúng tôi không cảm thấy Stalin hay CS tốt hơn Hitler hay Phát Xít, nhưng chúng tôi không muốn kích động họ một cách không cần thiết.

khikho007 19.07.2008 06:44:35 (permalink)
0
 
Lúc đầu, tôi chỉ có ủng cưỡi ngựa, nên tôi mặc quần đi ngựa. Sau đó, tôi mua một đôi guốc gỗ, tôi mặc quần dài và cất ủng và quần cưỡi ngựa. Đôi guốc là 2 tấm gỗ được đẽo có dạng như đôi guốc gỗ của dân Phổ, với 1 miếng vãi bọc phía trên và được đóng đinh 2 bên. Mang chúng khó mà đi được đường dài, nhưng chúng khá thích hợp để mang trong trại. Mùa hè, chúng tôi không mang vớ. Chúng tôi chỉ mang đôi guốc và để dành vớ cho mùa đông. Người Nga không cung cấp món gì lúc đầu.
 
Sau đó, khi áo quần của chúng tôi rách, chúng tôi nhận được đồ lót của quân đội Nga - quần lót dài giống như vải flannel (tiếng Việt là gì nhỉ?), nhưng may rất thô sơ. Đồ lót được giặt mỗi tuần 1 lần. Chúng tôi không được giặc quần áo ngoại trừ đồ lót. Mùa đông, người Nga phát chúng tôi áo cũ và áo bông cũ đã mòn rách đã bị lính Nga bỏ đi. Chúng tôi nhận được chúng - đã bị vá, nhưng ít ra mặc chúng rất ấm. Áo Nga không có dáng và không có nút (cúc) (áo quần người Nga mặc không dùng nút ) - chúng chỉ thẳng xuống và ngắn, với dây cột.
 
Không có lính Đức nào đến trại mà đang ở trong tình trạng cần săn sóc y tế. Những ai bị thương để đã được điều trị ở Đức trước khi đến trại. Nhiều người có những vết thương cũ (ví dụ, nhiều người không thể đi nếu không có gậy), nhưng không có ai có vết thương đang mở. May thay, không có vết thương nào của tôi trở chứng.
 
Nếu ai đó bị bệnh, trại có trạm y tế họat động bởi các bác sĩ và y tá tù binh Đức. Người Nga sợ bệnh dịch và cố gắng phòng dịch. Chúng tôi được tẩy rận đều đặn, và chúng tôi có các cuộc kiểm tra sức khoẻ bởi người Nga cứ 3 tháng 1 lần. Tuy nhiên, khám bệnh không gì hơn là bị cởi truồng và đi qua một cái bàn có 3 bác sĩ Nga ngồi (2 trong số họ thường là nữ bác sĩ). Họ chỉ nhìn chúng tôi và coi chúng tôi có mạnh khoẻ không. Họ có thể chặn ai đó hỏi nếu như anh ta trông có vấn đề. Thỉnh thoảng, họ bắt chúng tôi xoay người, hoặc họ véo chúng tôi để coi chúng tôi có mỡ không. Nếu có ai đó có nhiều dấu rệp cắn, họ có thể lo sợ bệnh dịch về da. Nhưng thường thì các buổi khám không có gì nhiều.
 
Nhiều lần, viên trưởng trại cố gắng bắt các sĩ quan trung cấp trở lên làm việc. Tuy nhiên, chúng tôi biết số lệnh và ngày mà Stalin đã ký lệnh để các sĩ quan trung cấp trở lên không bắt phải làm việc, và khi bất cứ khi nào họ bắt chúng tôi làm việc, chúng tôi lại đem cái lệnh đó ra. Lần đầu tiên khi điều đó xảy ra, chúng tôi bị bắt ra ngoài và đứng trong đội hình. Rồi người trưởng trại nói chúng tôi phải làm việc. Chúng tôi trích dẫn lệnh của Stalin, và ông ta bắt đầu la hét chúng tôi "Các anh là tội phạm chiến tranh! Các anh sẽ làm việc khi được lệnh!" Một đại tá Đức biết các chi tiết của lệnh của Stalin đọc lệnh đó một lần nữa với nhiều chi tiết rõ ràng. Viên trưởng trại tiếp tục la hét thêm một hồi và họ chấm dứt. Chúng tôi nghi rằng anh ta được trả tiền cho mỗi tù nhân làm việc. Anh ta không thể bắt buộc chúng tôi làm việc mà bất chấp lệnh của Stalin, nhưng anh ta có thể trút nỗi hằn học của mình. Và anh ta đã làm.
 
Không có ai bị làm việc quá sức ở trại chúng tôi, không như các trại tù khác trong các trại lao động Nga (nơi các sĩ quan bị bắt buộc làm việc). Chúng tôi làm việc 8 giờ một ngày, và họ được trả 1 bữa ăn và 10 điếu thuốc. Những người đi làm không bao giờ phàn nàn về điều này. Nếu họ làm trong rừng, họ mang gỗ về trại và bán cho các tù nhân khác. Nếu họ làm việc ở nhà máy, họ có thể ăn cắp những thứ như các mảnh kim loại nhỏ và cao su và bán trong trại cho những ai có thể làm được đồ từ những món này. Họ cũng làm quen với công nhân Nga trong nhà máy và bán những món được làm trong trại - như hộp đựng thuốc lá, khung hình nhỏ, cờ vua - như là những người trung gian cho người mua và người bán. Họ làm việc chỉ 6 ngày 1 tuần; chủ nhật không được chính phủ Nga chấp nhận là ngày có ý nghĩa tôn giáo, mà họ công nhận đó là ngày nghỉ. Nhưng ai không làm việc hay không tự làm cái gì đó - chỉ nằm dài ra và suy nghĩ đến thức ăn và nhà - bắt đầu trở nên xuống giá trị của mình. Nhiều người tù mất khả năng suy nghĩ hay chấp nhận ý kiến trong vòng vài tháng.
khikho007 19.07.2008 06:50:24 (permalink)
0
 
Những ai không phải làm việc thì có nhiều cách làm cho họ bận rộn. Chúng tôi có chuyên gia về bất cứ đề tài gì - thần học, chính trị, kế toán, luật sư, nhà văn, thương gia - nên chúng tôi tổ chức những buổi học không thủ tục. Có ai đó nói "nói chuyện về nghề làm vườn," và một người cựu giáo sư về môn làm vườn sẽ hướng dẫn một cuộc thảo luận về cây cối, hoa cỏ, và cách trồng chúng, săn sóc như thế nào... Những cuộc thảo luận khác về kế toán, kinh tế, lịch sử, hay một môn nào đó. Những nhóm thảo luận phân ra khắp trại, bên ngoài vào mùa hè, trong nhà vào mùa đông. Chúng tôi phải giữ ít người, vì người Nga, qua bọn "hoạt động", không cho phép tập trung đông. Bọn "hoạt động" luôn theo dõi chặt chẽ, vì người Nga luôn sợ nổi dậy.
 
Chúng tôi có thể ngồi trong một gian nhà, đủ chỗ cho 8 người, với 4 nguời một giường đối mặt với 4 người bên giường bên kia. Tuỳ theo hứng thú, chúng tôi có thể tham gia vào những nhóm học kiểu này. Chúng tôi có thể có một loạt các buổi lý thuyết về một đề tài mỗi thứ 3. Có thể 10 đến 15 bài lý thuyết được dạy trong ngày. Những người tham gia các lớp học có thể giữ được đầu óc nhạy bén và nâng cao kiến thức. Người dạy giữ được khả năng cũng như kiến thức của họ. Họ dạy từ trí nhớ, tất nhiên, chúng tôi không có sách vở. Tôi tiếp tục học về ngôn ngữ, rèn luyện lại tiếng Anh và Pháp, bắt đầu học thêm tiếng Tây Ban Nha. Tôi thực hành tiếng Ý với các tù binh Ý. Tôi còn học thêm luật bằng cách tham gia nhóm học của Đại Úy Pawelek, cựu chánh án.
 
Chúng tôi cũng chơi bài, mặc dù đánh bài được coi là sa sút và cấm (bài bị cấm trong quân đội Nga, nên nó tự động bị cấm trong tù). Chúng tôi qua mặt họ bằng cách nói với họ rằng những con bài gỗ của chúng tôi là cờ domino. Họ không ngu ngốc đến mức phải tin chúng tôi, nhưng họ giả vờ, vì chời bài giúp giữ chúng tôi bận rộn và im lặng. Để làm lá bài, chúng tôi phải mua gỗ mỏng từ những nguời làm việc trong nhà máy. Chúng tôi làm lá bài lớn khoảng 2 x 4 cm. Rồi mài tấm gỗ cho đến khi nó láng (với giấy nhám ăn cắp từ nhà máy), rồi khắc số và ký hiệu lên gỗ và sơn màu chúng bằng mực đen và đỏ ăn cắp từ văn phòng bởi những người làm việc ở đó.. Lá bài có thể cong 1 chút, nhưng chúng quá cứng để cầm, nên chúng tôi làm một miếng đựng nhỏ và dựng lá bài lên đó.
 
Chúng tôi tổ chức các cuộc thi cờ vua và bài bridge cứ vài tháng 1 lần. Mặc dù cuộc thi cờ vua chỉ giới hạn trong trại, nhưng nhiều người nước khác tham gia nên chúng tôi gọi chúng là cuộc thi quốc tế. Một cuộc thi mất vài ngày, và mỗi "quốc gia" cữ nguời chơi cờ hay nhất. Một Đại Tá Hungarian và tôi vào đến chung kết nhiều lần, và tôi là vô địch ở Krasnogorsk trong suốt thời gian ở đó. Người Nga giúp tổ chức các cuộc thi này, vì họ cũng thích cờ vua và họ muốn làm chúng tôi bận rộn. Khi có khách quan trọng Nga viếng thăm trại từ Moscow, họ yêu cầu tôi đánh một ván cờ vua với người đó nếu họ biết nguời đó biết chơi cờ, và nhiều người Nga biết chơi cờ. Tôi luôn nhận được thêm thuốc lá và một ly trà ngon khi làm những điều trên, và thường thì diễn ra rất thân thiện (chỉ một lần một người trở nên giận dữ và chửi rủa khi tôi thắng ông ta).
 
Một cách khác để giữ bận rộn là làm những tặng phẩm tặng cho nhau trong dịp Giáng Sinh và sinh nhật. Chúng tôi mua gỗ từ những người làm việc trong rừng, và mua thiết từ những người làm ở bếp. Một lon thịt Spam của Oscar Meyer phục vụ chúng tôi rất tốt trong nhiều mục đích. Tù nhân làm việc ở bếp lấy lon không, vì người Nga không biết chúng có giá trị đối với chúng tôi. Họ bán phần kim loại cho những người có khả năng làm đồ thủ công. Chúng tôi dùng lon không chỉ để đựng đồ, mà còn dùng chúng để làm dao khắc gỗ. (Người Nga cho phép chúng tôi dùng dao khắc gỗ nhỏ; lưỡi dao quá nhỏ để xếp vào hạng vũ khí nguy hiểm). Để làm con dao, chúng tôi cắt miếng kim loại ra những hình tam giác nhỏ, gắn vào một cán bằng gỗ, và mài nhọn nó trên đá.
Người ta khắc cờ vua, hộp đựng thuốc lá hay thứ gì đó. Một tù nhân thậm chí làm đồng hồ, với tất cả bánh xe và răng cưa đều làm bằng thiết từ lon thịt Oscar Meyer! Chúng tôi gọi là đồng hồ Oscar Meyer. Nhưng người có năng khiếu thủ công có thể làm được chúng. Và tù nhân làm việc ở nhà máy đem chúng vào nhà máy và bán cho người Nga và ăn hoa hồng. Tôi vẫn còn giữ một khung ảnh và một hộp thuốc là đã được tặng cho tôi và một hộp đựng thuốc lá bằng nhôm khi tôi được tặng trong một cuộc thi cờ vua.

khikho007 19.07.2008 06:54:02 (permalink)
0
 
Không có lý do nào để chúng tôi chán. Vài người tạo áp lực tâm lý nặng nề cho chính họ bằng cách chỉ nằm dài suốt ngày nghĩ đến thức ăn và sống chờ bữa ăn này đến bữa ăn khác. Tất cả chúng tôi luôn luôn đói, nhưng tôi giữ thời gian của tôi bận rộn để khỏi suy nghĩ về nó. Tôi cố gắng tạo cho mình bận rộn với việc học hỏi và các buổi nghe lý thuyết, với những việc thủ công, nhạc, với bài bridge và cờ vua. Tất cả những món đó nghe vui vẽ và nhàn hạ, nhưng thật ra chỉ là những cố gắng tuyệt vọng để tồn tại và không bỏ cuộc. Dù những việc này tiếp tục trong tù suốt gần 5 năm, tôi luôn chống lại không cho phép mình trở nên chán nản. Mọi việc trở nên xấu chỉ khi nào tôi nghĩ về quê hương; nhưng thường thì tôi giữ tôi bận rộn suốt ngày. Khi tôi cảm thấy chính mình trở nên chán nản, tôi chỉ có thế tự nhắc nhở mình là tất cả những người lính Đức khác ở mọi cấp bậc làm việc đến chết ở các trại lao động tàn bạo.
 
Tôi luôn luôn tập thể thao, và tôi lập ra thời khoá biểu tập thể dục cho mình. Mùa hè, tôi đi bộ quanh trại trong 1 giờ, và tôi vặn người trong 30 phút. Trong thời gian lạnh nhất của mùa đông, tôi không đi bộ mà chỉ vặn người. Nhiều người khác cũng tập thể dục các cách khác nhau. Chế đệ ăn uống hạn chế làm chúng tôi mệt một cách nhanh chóng, và vì lý do đó mà nhiều người không tập thể dục, nhưng tôi không sao vì nhờ ít thức ăn có thêm từ thuốc lá.
 
Giấy có giá trị kinh khủng trong trại tù. Không phải giấy được cung cấp thiếu - mà hoàn toàn không có. Ngay cả người Nga cũng không có. Khi họ đếm chúng tôi, họ làm dấu số lên một tấm bảng nhỏ bằng gỗ, vì họ không có giấy. Sau khi con số được báo cáo, họ cạo tấm bảng bằng dao và dùng lại tấm bảng.
 
Thỉnh thoảng, khi thuốc lá khan hiếm, chúng tôi nhận thuốc "rê" makhorka "Sao Đỏ". Nhưng, tất nhiên, chúng tôi không có giấy cuốn. Chỉ có những người có thể lấy được giấy báo là bọn "hoạt động" và những người làm việc thông dịch (báo được cố ý làm để nó có thể được gấp lại như giấy cuốn thuốc lá). Những người thông dịch được phép đọc báo Nga Pravda và Izvestia, nên họ có giấy để cuốn thuốc lá. Bọn "hoạt động" và thông dịch viên chia giấy với bạn bè họ, còn những người khác phải mua hoặc cố gắng làm ống điếu để hút thuốc. Một trang giấy có giá trị 600 gram bánh mì. Chỉ có 1 lần chúng tôi nhận được giấy cuốn thuốc - và nó gần như quý hơn thuốc. Nếu nhóm chúng tôi có 12 người, chúng tôi chia giấy ra làm 6 miếng và chia phiên nhau dùng nó. Chúng tôi giữ danh sách để ai cũng có phần. Giấy quá dày để cuốn thuốc, nhưng khá tốt để viết. Chúng màu trắng với một ngôi sao đỏ và hình búa liềm trên đó.
 
Thời gian trong trại tù khác với thế giới bên ngoài. Ở góc độ lớn, thời gian chi phối và chỉ đạo thế giới bên ngoài, trái lại, trong tù thời gian không có nghĩa gì cả, bởi vì không có gì xảy ra và không ai đi đâu hết. Ngoại trừ chủ nhật, khi không có ai đi làm, những ngày khác ngày nào cũng như ngày nào. Công việc hàng ngày của chúng tôi đã được tổ chức cẩn thận. Thức ăn được cung cấp đúng giờ mỗi ngày, và trong sự trống rỗng đơn điệu của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi, các bữa ăn, dù dở tệ hại, chúng tạo ra sự kích thích rõ ràng cho mắt và não.


khikho007 19.07.2008 06:57:22 (permalink)
0
 
Tháng 5 năm 1946, đúng 1 năm sau khi tôi đầu hàng ở Berlin, người Nga cuối cùng cho phép chúng tôi viết thư về nhà. Tôi được phép viết một cái bưu thiếp, và một tấm bưu thiếp khác được kèm vào để người nhà viết trả lời. Tôi được phép viết chỉ 15 chữ trên bưu thiếp, và Lilo cũng được viết 15 chữ trả lời. Tôi viết rằng tôi vẫn mạnh khoẻ và bình thường, chờ và hy vọng nhận được hồi âm thật là một nỗi thống khổ tuyệt đối. Cuối cùng, sau hơn hai tháng, tôi nhận được hồi âm của Lilo vào ngày 24 tháng 7. Đó là một ngày được lên thiên đàng! Chỉ khi tôi nhận được nó, tôi biết chắc chắn là Lilo và Klaus sống sót sau cuộc chiến. Cô đã biết rằng tôi còn sống, vì người tướng già được thả ra từ trại tù ở Kopenick đem lá thư tôi gửi cho cô . Lilo viết rằng cô và Klaus vẫn khoẻ và đứa con thứ 2, cô đặt tên Alexander và sinh đúng 1 năm trước đây - ngày 24 tháng 7 năm 1945! Cô đã may một tấm hình của cô và 2 đứa con vào phía sau tấm bưu thiếp, và tôi thán phục cho sự khéo léo của cô. Nhận được tấm ảnh cứ như sống trở lại. Tôi vẫn còn giữ một hộp nhỏ đeo cổ với tấm hình của Lilo mà tôi đã giấu được qua biết bao nhiêu đợt khám xét của quản trại. Khi tôi nhận được tấm bưu thiếp với tấm hình gia đình mới, tôi cắt nó cho vừa cái hộp, và để vào mặt bên kia bên trong cái hộp. Cái hộp nhỏ luôn ở trên cổ tôi trong suốt những ngày tù còn lại.
 
Sự phấn khởi khi biết rằng gia đình của tôi vẫn còn sống chấm dứt mau chóng khi mắt tôi nhìn lên hàng rào kẽm gai. Biết được họ vẫn sống làm tôi nhớ nhung nhiều hơn. Cho đến nay tôi luôn chống lại những tin nói rằng họ không sống sót qua cuộc chiến. Cho đến nay, tôi sống một giây phút chỉ để có thể sống thêm giây phút đến. Bây giờ tôi có cái gì đó để sống, không chỉ vì sự sống còn của mình. Cho đến nay, tôi nhìn một ngày mới như là một điều kỳ diệu nhỏ và là một món quà tặng. Bây giờ tôi biết tôi có một gia đình đang chờ đón tôi, mỗi ngày trở nên quý giá hơn.
 
Từ tháng 5 năm 1946 trở đi, chúng tôi được phép trao đổi bưu thiếp với gia đình 2 lần 1 năm, tôi được thêm một bưu thiếp giải nhất cờ vua trong các cuộc thi cờ vua. Những tấm bưu thiếp là động cơ để thắng. Tuy nhiên, khi mọi việc xấu đi cho phía Nga trong cuộc chiến tranh lạnh, họ giữ bưu thiếp trả lời từ gia đình mà không đưa cho chúng tôi, nên chúng tôi không còn nhận được.
 
Không biết khi nào tôi mới được gặp lại Lilo và các con là phần tệ hại nhất trong sự tù đày. Thỉnh thoảng, người Nga nói chúng tôi, "Các anh là tội phạm chiến tranh - các anh sẽ không bao giờ được thả." Rồi đến khi mọi việc tốt đẹp hơn trong cuộc chiến tranh lạnh, họ nói chúng tôi là chúng tôi sẽ được thả trong dịp Giáng Sinh. Đôi khi họ chơi trò tâm lý để chúng tôi ngã lòng, nhưng với thời gian, tôi chấp nhận một câu triết lý của nông dân Nga: "Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn." Nó giúp tôi chấp nhận sự vô chừng của tù đày.
 
Tôi cũng học được giá trị của sự nhẫn nại, một bài học tôi đã trải qua trong thời gian sau này. Nhẫn nại cũng là tính cách của nông dân Nga, và bây giờ tôi biết tại sao.


khikho007 19.07.2008 07:01:35 (permalink)
0
 

Chương 29
 
Người Nga hỏi cung chúng tôi thường xuyên trong suốt thời gian ở tù. Một người lính đến vào đưa chúng tôi vào văn phòng cho cuộc hỏi cung.
 
Trong một cuộc hỏi cung bình thường, họ hỏi những câu hỏi như "Anh ở đơn vị nào?", "Anh đã làm gì?", "Anh đã ở đâu trong nước Nga?", "Thời gian nào?" Họ biết tên và phiên hiệu tất cả các đơn vị quân đội Đức, và họ cũng có khái niệm rất rõ về những gì đã xảy ra và ở đâu. Những tù binh Đức nào đã ở những người làng bị phá huỷ hay những nơi có thường dân bị giết là lãnh đủ từ người Nga. Bất cứ ai đã ở trong một đơn vị nào đã gây ra những hành động đó không có cơ hội thoát xử bắn, hoặc bị bỏ đói hay làm việc đến chết.
 
Các cuộc hỏi cung của tôi khác hơn từ lúc đầu, vì tôi là sĩ quan hành quân của Quân Đoàn xe tăng 56 trong suốt thời gian phòng ngự Berlin và đã ở trong căn hầm của của Dinh Quốc Trưởng trong cuối cuộc chiến. Người Nga muốn gắn lại hoàn toàn những gì đã xảy ra vào lúc cuối, nên họ dồn tất cả những ai mà họ tìm thấy đã ở đó. Tin tức đầu tiên mà họ muốn biết khi chúng tôi đầu hàng ở Berlin là về Hitler, Boebbels, Bormann, và những người quan trọng khác trong hệ thống Quốc Xã. Họ muốn tìm ra những người lãnh đạo mà họ tin rằng vẫn còn ở Berlin vào phút cuối. Điều kế tiếp là họ muốn nghiên cứu sâu vào lý thuyết chiến tranh và chiến đấu của Đức. Họ muốn biết về những điều đó từ bất cứ ai, cấp bậc nào.
 
Người Nga cũng nghĩ là chính quyền Đức đã thiết lập kế hoạch chóng đối ở Đức sau khi đầu hàng. Sự thật là, có những lời nói về những cuộc chống đối du kích, và hình như có một số kế hoạch (du kích bị gọi là "chó sói"), nhưng những gì tôi biết là không có những chuyện đó. Người Nga cũng lo ngại về điều đó, và đó là một trong những việc mà họ hỏi tôi. Tất nhiên, tất cả mà tôi biết là những lời đồn đại.
 
Chuyện khác mà họ muốn biết là những gì mà họ cho là "tội phạm chiến tranh", chủ yếu là ở Nga những cũng bao gồm luôn những quốc gia Đông Đức mà họ chiếm đóng. Trong suốt tất cả các cuộc hỏi cung, họ muốn biết là chúng tôi có ở nhứng nơi mà du kích của họ bị xử tử hay bất cứ chuyện gì xảy ra. Nếu họ tìm thấy điều gì, họ đào xâu vào điều đó.
 
Người hỏi cung tôi ở Krasnogorsk trong hầu hết các cuộc hỏi cung là Đại Tá Stern. Ông ta cao hơn người bình thường 1 chút, ăn mặc rất chỉnh tề, có dáng dấp người Trung Âu, và hơi ốm. Ông ta khá đẹp trai, thông minh, học thức, và là một người có văn hoá và nói tiếng Đức không có giọng người nước ngoài và luôn luôn mặc đồ dân sự. Ông ta hoàn toàn khác với những sĩ quan trong trại, những người trông giống nông dân. Ông ta hỏi cung tôi khoảng 4 tuần 1 lần. Ông ta là người Do Thái, và trong cuộc hỏi cung đầu tiên, ông hỏi về Auschwitz.
 
"Ông là người sĩ quan Nga thứ hai hỏi tôi về điều đó," Tôi nói, có một chút tò mò. "Người đầu tiên, ở Berlin, đã trở nên giận dữ và nói, "Đừng giả vờ là anh không biết!" Có điều gì mà tôi không được biết hả?"
 
Stern tìm kiếm trong mắt tôi một lúc lâu rồi trả lời. "Trại tập trung ở Auschwitz là một trong vài trại giết người, nơi hàng triệu người Do Thái và Đông Âu đã bị giết chết," ông ta nói với một vẽ khinh miệt rõ ràng. "Và tôi không tin là anh không biết gì về nó. Sau cùng, anh đã ở ngày trong Dinh Quốc Trưởng."
khikho007 19.07.2008 07:06:38 (permalink)
0
 
Tôi chắc rằng những lời rõ ràng dối trá đó là cái bẫy gì đó. Những gì ông ta nói chưa chắc đã đúng, nhưng tôi quyết định đi hàng hai với ông ta cho đến khi tôi tìm ra ông ta muốn gì.
 
"Tôi không có thời giờ cho bất cứ việc gì ngoài chiến đấu ở Berlin." Tôi nói "thậm chí không đủ thời gian cho nó."
 
Mặc dù không dễ dàng, nhưng tôi đã làm cho ông ta tin rằng tôi không biết chút gì về Auschwitz cũng như các trại giết người khác.
 
"Nhưng anh biết về các trại tập trung?" Cuối cùng ông ta hỏi.
 
"Vâng, tôi biết về Dachau là nơi chính quyền giam giữ những người khích động chính trị, người Do Thái, và những người đồng tình luyến ái. Những điều này được đưa trên báo, nhưng không biết gì về việc người ta bị giết."
 
Sau đó, Stern không bao giờ đưa ra đề tài này. Ông ta hỏi những câu hỏi rất chi tiết về những sự kiện quân sự ở Berlin. Tôi không bao giờ bị chống đối không vui trong các cuộc hỏi cung. Ông ta không bao giờ ghi chép, nên tôi biết là ông ta chỉ theo những thông tin nhỏ. Ông ta muốn tìm hiểu về ngày giờ, về những trận đánh giữa sông Oder và Berlin, về trận đánh ở Berlin, và những nguời chỉ huy ở đó. Sau khi tôi thuyết phục ông ta là tôi không biết gì về những trại diệt chủng, những câu hỏi ông đưa ra chỉ là về lịch sử quân sự.
 
Sau khi những người hỏi cung thoả mãn về những gì xảy ra ở Berlin, họ muốn biết về cuộc chiến ở Nga năm 1941. Họ muốn biết tôi ở đâu, khi nào, và trong những đơn vị nào. Họ cũng tỏ ra thích thú để biết đến những người Nga hợp tác với chúng tôi. Tất nhiên, nhiều người Nga phía sau mặt trận làm việc cho chúng tôi ở bệnh viện, các trạm tiếp vận, và tương tự. Người Nga luôn luôn muốn biết tên tuổi của họ, nhưng họ biết là tôi luôn ở tuyến đầu trong thời gian tôi ở Nga và họ luôn bỏ chúng khi tôi nói tôi không biết ai.
 
Tất cả các cuộc hỏi cung luôn bao gồm một loạt các câu hỏi chung chung, và nếu ai đó bị vấp và nói gì đó khác trước, người Nga trở nên nghi ngờ và buộc tội nói dối. Rồi họ thật sự tấn công để tìm ra những gì anh ta giấu diếm. Họ chộp được nhiều người bằng cách đó, và thật kinh hoàng cho những ai bị chộp. Những ai giấu diếm chuyện gì, những ai nói điều gì ngu ngốc, hoặc những đơn vị trong sự chú ý của người Nga, hoặc những ai họ nghĩ có thể hợp tác với họ bị hỏi cung thường xuyên hơn chúng tôi.
 
Những người hỏi cung đều là nhân viên NKVD, và tất cả bọn họ ngoại trừ Đại Tá Stern đều mặc quân phục Nga, nhưng mũ màu khác. Một lần tôi bị hỏi cung bởi một người khác, người phiên dịch là một nữ thiếu uý khá trẻ. Có một lúc, người hỏi cung để tôi ngồi một mình với cô gái. Tôi vừa nói tôi đã ở Ý, và trong khi người hỏi cung không có ở đó, cô ta nói với tôi là cô ta cũng đã ở Ý. Chúng tôi nói chuyện về Ý, và cô ta hỏi tôi có biết bài hát Ý "Parla mi d''amore" ("Speak to Me of Love" - "Hãy nói lời tình yêu"), và cô ta hát vài lời về bài hát. Chúng tôi nói chuyện thân mật vài phút, nhưng khi người hỏi cung quay lại và cô ta trở nên điềm tĩnh và nghiêm túc trở lại. Rõ ràng là cô ta đã ở Ý để làm gián điệp, vì thường các sĩ quan Nga không đi Ý trước khi hay trong cuộc chiến. Đó là một trong vài ví dụ khi tôi thấy một vài tính cách con người bình thường từ người Nga, mặc dù Đại Tá Stern tỏ ra một ít tính cách con người trong trường hợp chỉ có 2 người với nhau.
 
Tôi nhanh chóng học tiếng Nga để hiểu những câu hỏi của người hỏi cung, mặc dù tôi không bao giờ cho họ biết điều đó, vì giả vờ không biết cho tôi nhiều thời giờ chuẩn bị câu trả lời trong khi người thông dịch chuyển ngữ câu hỏi. Điều này rất quan trọng, vì thỉnh thoảng chỉ cần 1 từ về việc chặt cây làm hầm hay để đốt lửa ở Nga, hay cho ngựa ăn từ lương thực Nga, hay cho nổ một cây cầu trong lúc rút lui ở Nga, có thể sau này là bản án 25 năm trong trại lao động. Đó là trò chơi nhỏ mà họ "sáng chế" sau này, khi họ muốn có lý do để không thả một số người về. May mắn, chuyện của tôi đáng tin được và phù hợp. Tôi làm cho họ tin là tôi không bao giờ có vấn đề với tiếp vận trong suốt cuộc tấn công nước Nga vì chúng tôi luôn ở trên con đường quốc lộ và dòng tiếp vận của chúng tôi luôn được đưa đến nơi. Câu chuyện của tôi luôn lôgic và tôi không bao giờ bị vấp, nên họ tin nó. Tôi may mắn là tôi luôn nằm dọc theo tuyến tiếp vận chính trong suốt cuộc tấn công nước Nga, và tôi nằm bệnh viện và đi học khá nhiều, và tôi không bao giờ ở không đúng chỗ, không đúng thời gian - ví dụ, nơi một ngôi làng bị tiêu huỷ.

khikho007 19.07.2008 07:11:58 (permalink)
0
 
Tôi luôn vô cùng cẩn thận về những gì tôi nói ở các cuộc hỏi cung. Tôi tạo ra một đường lối là không bao giờ nhận rằng binh lính trong pháo đội của tôi giết một con gà hay dùng củi hay rơm rạ của người Nga, nhưng tôi luôn cẩn thận không nói dối với họ những chuyện khác. Họ sẽ hỏi lại câu hỏi đó vào năm tới, nhưng ở một góc độ khác, và họ sẽ chộp được ngay nếu bạn nói dối. Tôi không bao giờ nói lời nào hơn sự cần thiết tuyệt đối, nhưng cũng không ít hơn để cung cấp một câu trả lời có lý do. Tôi cố gắng không tỏ thái độ chống đối Liên Bang Xô Viết, nhưng khi bị hỏi, tôi luôn cho rằng nước Đức có những quan hệ tốt với các quốc gia khác để hợp tác với nhau sau chiến tranh, ngay cả khi nước Nga đang đứng trên đỉnh cao về quyền lực. Nếu bị đào sâu, tôi nói thẳng với họ là tôi không tin chế độ Cộng Sản là tốt cho 1 chính thể ở Đức, nhưng tôi cẩn thận không phê phán hệ thống của họ hay ca ngợi chủ nghĩa phát xít.
 
Sau mỗi cuộc hỏi cung, chúng tôi phải ký vào biên bản, và bất cứ cái gì trong đó đều có thể được dùng để chống lại chúng tôi. Có một lần, người hỏi cung bắt tôi phải ký một biên bản bằng tiếng Nga, và tôi không chịu ký vì tôi không thể đọc chúng. Người hỏi cung trở nên giận dữ và bắt đầu la hét, nên tôi viết "Tôi không hiểu tiếng Nga" và ký ở đó. Ông ta càng giận dữ hơn nữa, nhưng tôi từ chối ký thêm trong bất cứ hình thức nào, vì nếu tôi ký, nó có thể bảo đảm cho cái chết của tôi.
 
Một chủ đề khác mà các cuộc hỏi cung của họ để lấy tin tức từ tù nhân để xem xét có nên dùng người đó làm gián điệp cho họ hay không.
 
Chúng tôi liên tục có tù nhân đến Krasnogorsk và đi từ nhà tù Lubyanka và Butyrka ở Moscow. Tôi may mắn là không bị đưa đến các nhà tù chính trị đó và ở tất cả các năm tù của tôi trong trại tù, nơi chúng tôi có thể đi lại trong khoảng 300 x 150 mét thay vì trong xà lim 4 x 5 mét có lúc cho 6 người. Trong trại, chúng tôi luôn bị giám sát bởi bọn "hoạt động" và lính gác Nga, nhưng chúng tôi ít nhất có thể đi lại. Những người tù đặc biệt quan trọng được giữ ở Lubyanka và Butyrka để người Nga có thể hoàn toàn kiểm tra họ. Khi người Nga nghĩ rằng họ đã có tất cả các tin tức mà ai đó có thể cung cấp cho họ, họ đưa người đó từ Lubyanka hay Butyrka đến Krasnogorsk. Họ vẫn hỏi cung mọi người trong những khoảng thời gian đều đặn, tuy nhiên, khi họ phát hiện được chuyện gì đó về ai đó mà trước đây không để ý đến, họ sẽ đưa người tù trở lại Lubyanka hay Butyrka.
 
Mỗi tuần, những nguời mới được đưa đến từ các nhà tù chính trị, luôn với khuông mặt xanh xao - trắng nhợt, vì họ không bao giờ thấy ánh mặt trời trong xà lim. Trong thời gian đầu , họ sợ bất cứ ai và việc gì. Họ rất im lặng và vô cùng cảnh giác. Những người này rất dễ làm mồi cho bọn "hoạt động" và "ăng ten". Họ thường thua cuộc trong những cố gắng của bọn "hoạt động" bắt họ hợp tác hay đi về hướng ngược lại là công khai chống lại bọn chúng - trường hợp này, họ có thể bị biến mất.
 
Von Dufving, Refior, và Weidling đều ở Butyrka, cũng như nhiều tướng Đức và sĩ quan tham mưu. Khi người Nga xong việc với họ, họ được đến trại chúng tôi nếu họ không bị coi là nguy hiểm; nếu không thì bị đưa đến trại lao động. Refior được đưa đến trại chúng tôi, và von Dufving bị đưa đến trại lao động. Ở trại lao động mà von Dufving bị đưa đến, người Nga rõ ràng cố ý để tù nhân chết, bắt họ ở trong thời tiết khắc nghiệt, lao động nhiều giờ, phần còn lại, là không đủ thức ăn. Nó cũng gần Bắc Cực, nơi tối tăm vài tháng trong một năm và bị đẩy xuống tận đấy cùng cực. Von Dufving sống sót ở đó 2 năm.
khikho007 19.07.2008 07:15:28 (permalink)
0
 

Chương 30
 
Mùa Giáng sinh đầu tiên trong tù, năm 1945, mọi người trong nhóm của tôi dành mỗi người 1 ít bánh mì, đường và mỡ hàng ngày trong 2 tuần để làm bánh. Vì bánh mì có 2/3 là nước, chúng tôi có thể ngâm nó vào nước với 1 ít đường để làm bánh. Rồi trộn đường với bơ hay mỡ - thứ gì mà chúng tôi nhận được trong thời gian đó - để làm kem cho bánh. Một người trong nhóm làm bánh, còn tôi làm kem và trang trí.
 
Đêm Giáng Sinh, chúng tôi tụ tập lại với nhau và làm lễ. Trong lúc đó chúng tôi phải canh giữ cái bánh cẩn thận vì sợ bị ăn cắp, vì ai cũng rất đói. Hương vị của cái bánh đưa chúng tôi đến tận thiên đường sau những bữa cơm tù. Chúng tôi ngồi với nhau trong trại và hồi tưởng lại những Giáng Sinh xưa ở nhà và gia đình. Chúng tôi hát vài bài hát Giáng Sinh, và người linh mục trong nhóm chúng tôi làm lễ (phải làm lễ một cách im lặng, vì người Nga không tha thứ cho việc phục vụ tôn giáo). Chúng tôi trao đổi quà với nhau, qua mà chúng tôi đã làm hay mua từ những người tù khác, như hộp đựng thuốc lá, trong sự cố gắng gìn giữ đời sống xã hội bên ngoài trong tù. (những ai có khá năng thì làm những món đó, và những ai không có khả năng thì mua chúng bằng thuốc lá hay thức ăn). Sau khi hát và làm lễ, đêm Giáng Sinh trôi qua rất im lặng và buồn tẻ, vì tất cả chúng tôi lạc lối trong những kỷ niệm vui ngày xưa. Giáng sinh là ngày tệ nhất trong năm, trong nỗi nhớ nhà.
khikho007 19.07.2008 07:17:54 (permalink)
0
 

Chương 31
 
Trong thời gian xử án ở Nuremberg, người Nga muốn đổ tội việc tàn sát lính Ba Lan ở Katyn cho Đức mặc dù Hội Hồng Thập Tự quốc tế đã làm bản báo các là người Nga đã làm ra tội ác đó. Để chứng minh, họ cần nhân chứng "ngu ngốc" (foolproof), nên họ tìm một lính trơn Đức để có thể bắt anh ta nhận có phần trong tiểu đội hành quyết. Họ tìm được một người trong 1 trại lao động và đưa anh ta về Krasnogorsk để chỉ dẫn. Anh chàng là một anh nhà quê to lớn, thích vui và dễ tin. Anh ta không đủ thông mình để nhận ra rằng hành động đó là tính mạng anh ta nguy hiểm. Anh ta ở gần Nuremberg nên họ hứa với anh ta là sẽ được thăm nhà nếu hợp tác với họ. Thật dễ dàng để giải thích việc anh ta đã làm, nhất là khi người Nga chỉ ra rằng đất nước mà anh ta thề trung thành đã không còn tồn tại nữa. Họ cho anh ta ăn ngon hơn và quân phục mới để làm anh ta cảm thấy quan trọng.
 
Họ hướng dẫn anh ta vài tuần, có lẽ cho đến khi anh ta thành thật tin vào những gì mình nói. (Chúng tôi không biết về những điều này trong lúc đó, mặc dù anh ta kể với vài người bạn của anh ta về điều đó, đa số chúng tôi biết được việc này sau khi các sự việc xảy ra.) Rồi một ngày họ đưa anh ta đi, và vài ngày sau, chúng tôi đọc tin tức, và biết được là anh ta diện diện như là nhân chứng quan trọng cho người Nga ở phiên toà Nuremberg. Anh ta diễn tả rất chi tiết đơn vị bộ binh của anh gây ra cuộc tàn sát Katyn như thế nào. Tuy nhiên, các nước phương tây bác bỏ bằng chứng, vì hồ sơ của Hồng Thập Tự, vì vậy sự dối trá chu đáo của người Nga dựng lên xung quanh anh ta không có kết quả.
 
Mặc dù các tin tức về cuộc tàn sát Katyn tràn ngập và quân Đức tàn ác giết hơn 4000 sĩ quan Ba Lan vô tội ra sao, chúng tôi bổng nhiên không nghe thêm gì nữa ở Katyn. Vài ngày sau, ngôi sao nhân chứng quay về trại. Anh ta vẫn vênh váo như trước - nhưng không im lặng vì anh ta không được phép thăm lại cha mẹ như họ đã hứa. Có thể nếu họ đã thành công trong việc lừa dối, họ đã cho cha mẹ anh ta đến thăm. Kết quả, anh ta không được gì cho sự phản bội của mình ngoại trừ việc đối xử tốt hơn trong trại. Có thể anh ta bị nhốt trong xà lim ở Nuremberg và bị giữ ở đó trừ những lúc anh ta ra làm nhân chứng. Họ cũng nói với anh ta là nếu anh ta làm tốt, họ có thể cho anh ta về sau khi làm nhân chứng. Anh ta nên biết rằng họ sẽ không thả anh ta sau khi anh ta nói láo cho họ.
 
Khi họ đưa anh ta về trại, anh ta vẫn nhận được thức ăn nhiều và ngon hơn, và anh ta vẫn giữ quân phục mới, nhưng những ngày sau đó anh ta bắt đầu phàn nàn với người khác rằng người Nga đã không giữ lời hứa. Khi những lời phàn nàn được báo lên người Nga, họ chấm dứt việc đối xử đặc biệt. Anh ta ăn những gì chúng tôi ăn, và họ lấy lại áo quân. Anh ta phàn nàn lớn tiếng hơn, một sự ngu ngốc không thể tin nổi. Và anh ta biến mất. Họ thích những gì những kẻ phản bội làm cho họ, nhưng họ khinh thường anh ta như là một con người.
 
Trong thời gian Nuremberg, chúng tôi nhận được thông báo hàng ngày về những gì đang xảy ra. Chúng tôi được biết chi tiết hơn về những trại huỷ diệt của đảng Quốc Xã và bắt đầu chấp nhận đó là sự thật hơn là sự tuyên truyền của người Nga. Có một sự hoài nghi được đồng tình trong chúng tôi về chuyện cái trại diệt chủng vì những cố gắng của người Nga trong việc đổ tội tàn sát sĩ quan Ba Lan ở Katyn cho chúng tôi. Sau đó, chúng tôi chỉ thừa nhận là những câu chuyện tàn ác kinh hoàng trong những trại tập trung của Đức chỉ có trong bộ máy tuyên truyền Nga. Nhưng khi nó trở thành rõ ràng mà phe Đồng Minh phương Tây và Nga đều điều tra trách nhiệm của Đức trong các cuộc tàn sát, nó là những chứng cứ về những sự thật trong các câu chuyện - mặc dù chúng tôi vẫn không thể tin được rằng 6 triệu người Do Thái đã bị giết.

khikho007 19.07.2008 07:24:19 (permalink)
0
 
Chúng tôi biết rằng người Do Thái bị ngược đãi bởi chính phủ Phát Xít, tuy nhiên, và rằng họ đã bị bắt và đưa vào các trại tập trung chỉ vì họ là người Do Thái. Bài chống Do Thái có lịch sử lâu dài ở Đức, và Hitler dùng nó để lấy lợi thế chính trị bằng cách đổ tội cho người Do Thái về bất cứ chuyện không hay ho nào. Nên nó không khó để chúng tôi tin rằng có nhiều người Do Thái bị giết, nhưng con số 6 triệu người thật là khó tin được. Tuy nhiên, chúng tôi từ từ, buồn bả, bắt đầu nhận thấy những gì đảng Quốc Xã quả thực đã gây ra những tội ác tày trời chống lại nhân loại.
 
Tôi biết về những trại tập trung chính trị như Dachau, nơi người ta bị gởi đến cho cái gọi là "cải tạo chính trị". Nhưng những người đó trở lại và hồi phục lại chỗ đứng của họ trong xã hội Đức, và khi họ trở về, họ không còn chống đối với chính quyền nữa. Đó là những kiến thức chung. Nước Đức không có truyền thống tự do ngôn luận mà người Mỹ kỳ vọng rất nhiều, và chúng tôi không thấy chuyện gì bất thường về những người bị đưa đến Dachau để "cải tạo" - nhất là vì nó giúp giữ được ổn định. Có những chuyện vui về Dachau lúc đó cũng như những câu chuyện vui về việc bị cho đi Siberia ngày nay. Các lãnh đạo công đoàn và CS chống lại các chương trình của Đảng Quốc Xã bị đưa đến đó, cũng như người Do Thái và những người đồng tình luyến ái. Nhưng không có ai bị giết, ít ra những người chúng tôi biết.
 
Khi suy nghĩ về những điều đó, tôi thường quay trở về những năm vị thành niên trong giữa thập niên 30, khi Hitler được lòng quần chúng Đức - khi mà không có người Đức nào có thể mơ những cơn ác mộng sẽ đến sau này. Hitler đưa sự ổn định chính trị và kinh tế đến cho nước Đức, những điều hết sức lôi cuốn dối với những người Đức bình thường. Với kết quả đó, ông ta đã đoàn kết được dân Đức vốn bị chia rẽ bởi hàng tá đảng phái chính trị trong suốt thời gian chế độ cộng hoà Weimar được thiết lập ở đức sau chiến tranh thế giới thứ 1.
 
Một nhân tố chính khác trong sự ủng hộ của quần chúng đối với Hitler là tái lập được lòng tự hào quốc gia. Trong suốt thập niên 20 và đầu thập niên 30, chúng tôi luôn bị nói bởi cả thế giới là chúng tôi đã bắt đầu cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ 1( mà chúng tôi cảm thấy là không đúng) và đó là những gì chúng tôi nhận lấy vì nó. Và chúng tôi luôn nghe từ chính quyền Đức và báo chí về Hiệp Ước Versailles lấy đi những phần đất lớn của Đức và đưa cho các nước khác. Hitler chối bỏ hiệp ước Versailles, hiệp ước làm thiệt hại nghiêm trọng cho nên kinh tế Đức, và những bước đi của ông ta lấy lại đất đai và cư dân cho nước Đức. Hiệp ước cũng giới hạn nước Đức chỉ có một đội quân 100000 người, làm chúng tôi không thể bảo vệ chúng tôi được. Nên sự mở rộng của Hitler đối với lực lượng quân sự sau khi xé bản hiệp ước Versailles cũng rất hợp lòng dân. Hitler thống trị nước Đức vì những kết quả của những năm đầu và ông ta lấy lại lòng tự hào dân tộc. Ngay cả trong những giấc mơ hoang dã nhất, chúng tôi không thể đoán trước được những tội ác mà chính phủ của ông ta nhúng tay vào.
 
Thua trận, mất tự do, và mất nước là những điều mà tôi có thể suy nghĩ qua và hiểu được. Chiến tranh là một bài toán mạo hiểm, với kẻ thắng người bại. Tôi có thể hiểu được những trừng phạt mà chúng tôi phải trả cho sự thua trận. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự tham dự của chúng tôi là cao thượng và vinh dự. Bây giờ chúng tôi chỉ có thể xấu hổ rằng sự mạo hiểm cao quý của chúng tôi để đòi lại những quyền lợi mà hiệp ước Versailles bất công đã lấy đi để lấy lại những gì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có quyền đã dẫn đến kinh hoàn vô nhân của những trại diệt chủng. Không có cách nào để bào chữa cho việc diệt chủng cả một sắc tộc. Tôi nhớ lại lời tuyên truyền của chính phủ rằng người Do Thái trên toàn thế giới âm mưu chiếm toàn bộ quyền lực trong tất cả các nước trên thế giới. Trong thập niên 20 và 30, người Do Thái nắm giữ nhiều chức cao trong chính quyền và họ là những ông chủ ngân hàng và công nghiệp - họ kiểm soát hầu hết sự giàu có của nước Đức, và Bộ trưởng bộ tuyên truyền lải nhải liên tục khi đảng Quốc Xã lên cầm quyền. Nhưng nếu chính quyền thật sự cảm thấy sự đe doạ bởi cái gọi là "âm mưu" của người Do Thái, thật điên rồ khi nghĩ nguyên một sắc tộc nên cho diệt chủng. Tôi phát bệnh vì những tin này. Cuối cùng tôi quyết định rằng tôi không có khả năng giải quyết nó và nó sẽ lấy mất đi nghị lực của mình, những thứ đã bị thử sức khốc liệt, nên tôi để những chuyện đó ở một góc tối trong tâm trí của mình và không tham gia thảo luận về chủ đề đó. Tô phải chấp nhận sự thật là nó đã xảy ra nên tôi chỉ có thể coi nó như những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng tôi không nhất thiết phải thích nó hay thảo luận về nó. Tôi chỉ đơn giảng bắt buộc mình tập trung vào thời điểm và không gian hiện tại, để tôi có thể sống còn. Là người lính nhà nghề, tôi không thể thoát khỏi phần của mình về sự tội lỗi, vì nếu không có chúng tôi, Hitler đã không thể làm những việc khủng khiếp mà ông ta đã gây ra; nhưng về phần nhân bản, tôi không cảm thấy có tội, vì tôi không tham dự và không biết chút gì về những điều ông ta đã làm.
 
Chấp nhận việc chính quyền của tôi đã giết một con số quá lớn của người Do Thái đã đưa tôi vào chán nản sâu sắc. Tôi vẫn thấy khó mà tin rằng Hitler phải chịu trách nhiệm một mình những những hành động đó, nhưng họ (chính phủ Đức - KK) cũng không thể làm nếu không không có sự chấp nhận của ông ta. Trong tất cả những kinh nghiệm của tôi, chỉ có ông già Herr Hoffer có thể thấy Hitler đưa chúng tôi vào sự tàn phá. "Ở giá nào?" Có thể ông ta đã nhìn thấy cá giá kinh hoàn mà Hitler đã bòn rút không chỉ từ dân tộc Đức mà còn từ cả thế giới. Và đó là sự mù loà của chúng tôi và niềm tin mù quáng của chúng tôi, những thứ cho phép ông ta gây ra những tội ác.
khikho007 19.07.2008 07:29:09 (permalink)
0
 

Chương 32
 
Tù nhân trong trại chia làm 3 nhóm: số đông giống nhau, những người chống đối, và những người "hoạt động".
 
Hầu hết các tù nhân thuộc nhóm số đông giống nhau. Dưới sự đè nén của nhóm "hoạt động" họ thường làm những gì nhóm "hoạt động" muốn, nhưng thường thì họ tránh va chạm và chọn hướng ít chống đối nhất.
 
Tôi thuộc về nhóm chống đối, nhưng chúng tôi phải giữ im lặng. Sự công khai chống đối có thể dẫn chúng tôi đến cái chết vì "hoạt động phát xít" hay "tội phạm chiến tranh". Nhưng chúng tôi từ chối tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào và từ chối đưa ra lý do, và chúng tôi thoát được. Chừng nào chúng tôi còn giữ im lặng, chúng tôi không bị tra tấn hay bị tách rời để hành hạ, trừ khi bị phiền nhiễu từ bọn "hoạt động".
 
Bọn "hoạt động" (họ tự gọi họ là những người chống phát xít) là những người cộng tác công khai; họ chạy khu trại và kiểm soát các việc làm. Họ nhận lệnh từ người Nga, báo cáo cho người Nga, và do thám cho người Nga. Người Nga gọi họ là natchalnik, có nghĩa là "chief" hay "superior", và chúng tôi thỉnh thoảng cũng gọi họ như vậy. Nếu chúng tôi muốn gì từ người Nga, chúng tôi phải nói cho họ thay vì nói cho người Nga, vì chỉ có họ mới có thể nói chuyện với người Nga. Để duy trì chỗ đứng của họ như là "người hoạt động" và giữ các đặc quyền của họ là thức ăn nhiều và ngon hơn và được đối xử tốt hơn, họ được yêu cầu phải công nhận, chấp nhận, và tán thành quan điểm của người Nga trong bất cứ điều gì.
 
Vài người "hoạt động" không giống như những người kia và cố gắng giữ quan hệ tốt với những người chống đối bằng cách thảo luận một cách khách quan. Hầu hết những người này có gia đình sống ở khu vực bị Nga chiếm đóng và họ cảm thấy không có sự chọn lựa mà phải đi theo đến góc độ nào đó, nhưng họ muốn tránh nhãn hiệu "phản bội", mà những người chống đối đặt cho những người "hoạt động". Một nhóm nhỏ những người "hoạt động" thật sự là những người khích động cho người Nga; họ làm công việc chính trị, trưởng trại, tuyên truyền, v.v... Họ ca tụng và bào chữa về bất cứ điều gì từ những người cầm quyền Nga. Chỉ có vài trường hợp hiếm hoi họ trở thành người Cộng Sản; họ đối xử như vậy vì họ được đối xử tốt hơn hay vì họ cảm thấy tội lỗi về việc gì đó (ví như như họ thật sự là tội phạm chiến tranh). Những người này nguy hiểm vì sự cuồng tín của họ.
 
Bất cứ khi nào phải làm một điều gì đó không vui, người Nga không tự họ làm - họ giao cho những người hợp tác cho họ, những người "hoạt động", đi làm. Ví dụ, nếu có một cuộc vượt ngục xảy ra, họ sẽ cho gọi bọn "hoạt động" và nói, "Nó đã xảy ra rồi, nên bây giờ các anh phải đứng ngoài trời lạnh 1 giờ." Và bọn "hoạt động" sẽ thực hiện, và tất cả chúng tôi phải đứng ngoài trời lạnh 1 giờ. Họ có tất cả các quyền, và tất cả chúng tôi dưới quyền của họ.
 
Bọn hoạt động tổ chức các buổi lên lớp ủng hộ Cộng Sản và tất cả chúng tôi bị yêu cầu phải tham gia, họ biểu diễn các màn kịch chính trị và chúng tôi bị yêu cầu đến xem, và họ viết những bài viết khích động và chúng tôi bị yêu cầu phải đọc. Bọn "hoạt động" cũng lưu hành các nghị quyết chính trị về các đề tài mà người Nga có lợi thế hơn phương tây. Một nghị quyết khoảng 1 hay 2 trang ủng hộ vị trí của người Nga trong vấn đề nào đó. Bọn "hoạt động" ép mọi người ký vào các văn bản này. Họ nói "đây là cho hoà bình. Liên Bang Xô Viết muốn hoà bình trên toàn thế giới, và các thế lực phương tây là những kẻ hiếu chiến. Anh theo hoà bình hay chiến tranh? Nếu anh theo hoà bình, anh sẽ ký vào nghị quyết này. Nếu anh không ký, anh theo chiến tranh." Trong thời gian Berlin bị phong toả, ví dụ, khi người Nga cố gắng đóng các ngã đường đến Berlin từ các đồng minh phương tây, chúng tôi bị bắt phải ký một bản nghị quyết ủng hộ sự phong toả Berlin. Mục đích của các bản nghị quyết này là để kiểm soát đầu óc chúng tôi, vì các bản nghị quyết không có giá trị thực dụng nào với người Nga sau khi họ đã ký. Khoảng 80% tù nhân đã ký vì sợ hậu quả nếu họ không ký.
khikho007 19.07.2008 07:34:50 (permalink)
0
 
Bọn "hoạt động" không phải ai cũng cấp nhỏ hay không thông minh. Vài người trong số họ là tướng và Ph.D; thật sự, họ là những người đáng sợ nhất. Bác sĩ Nawrocki là một ví dụ, là một trong những người tích cực và nguy hiểm. Ông ta hô hào tù nhân ký bản nghị quyết và không ngừng làm việc để lay chuyển các tù nhân khác và thay đổi họ để họ hợp tác với người Nga. Một cựu giáo sư đại học, ông ta vào trại vì người Nga nhận thức rằng ông ta là người trí thức cho nên có thể gây nguy hiểm cho họ, và ông ta quyết định làm cho họ thấy là họ không phải sợ ông ta điều gì. Ông ta làm tốt hơn người Nga trong sự cố gắng tuyên truyền. Ông ta hoàn toàn tự nguyện, và có thái độ khinh miệt mọi người. Khinh bỉ và ngạo mạn, dường như ông ta không học điều gì từ việc thua trận của người Đức. Ông ta tìm cách vươn lên các công việc cao cấp hơn cho mình trong chế độ Cộng Sản ở Đông Đức sau khi được tha khỏi trại.
 
Một người "hoạt động" khác là trưởng khu nhà của chúng tôi, Thiếu Tướng Bammler, người đã từng là sĩ quan tham mưu về tình báo trong thời bình và lúc đầu chiến tranh. Sau khi Đức chiếm Na Uy, ông ta trở thành tham mưu trưởng của Bộ Chỉ Huy tối cao Đức ở Na Uy. Sau đó ông ta chuyển qua mặt trận phía đông với chức tư lệnh sư đoàn, và ông ta bị bắt năm 1944 khi Phương Diện Quân Trung Tâm sụp đổ. Bammler vào khoảng giữa 40 vào cao 6 feet. Ông ta luôn để ý cho lợi riêng của mình. Ông ta không những làm tất cả mọi việc người Nga yêu cầu, mà ông ta còn làm những gì ông ta nghĩ rằng họ có thể muốn. Ông ta không chỉ muốn được tha, mà như Nawrocki, có tham vọng nắm một vai trò trong chính phủ Đông Đức mới.
 
Ông ta trở thành 1 trong những người lãnh đạo và tổ chức tích cực nhất, xảo quyệt, vô lương tâm trong việc phục vụ cho NKVD. Ông ta ký tất cả những gì NKVD muốn ông ký và viết những bài viết khích động cho họ, và ông ta cố gắng hết sức ở khả năng của mình để bắt những người khác làm theo. Ông ta hợp tác với người Nga trong việc thu nhập hay bịa đặt các chứng cớ dùng để kết tội nhiều người, những người bị kết tội về sau bởi người Nga và bị tuyên án những án tù dài hơn. Nếu ông ta sống đến bây giờ, ông ta phải trả số phận nhiều người cho chính lương tâm của ông ta.
 
Tất nhiên, tất cả chúng tôi đều biết rằng ông ta đã không bất ngờ thay đổi thành Cộng Sản, mà ông ta có điều gì đó day dứt trong lương tâm và ông ta cố giữ mạng mình- bằng cách trả giá tính mạng của người khác nếu cần. Và tất nhiên, người Nga cũng biết điều đó. Có thể là với tư cách tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy tối cao Na Uy, ông đã ra lệnh hành hình các du kích hay những người dân ủng hộ du kích. Điều này được coi là rất tội phạm chiến tranh rất nghiêm trọng đối với người Nga. Đương nhiên ông ta biết là người Nga biết những gì xảy ra ở Na Uy và ông ta ít nhất có phần trách nhiệm. Na Uý là nước dài, hẹp, núi non và rất khó kiểm soát. Nếu du kích phá nổ một đập thuỷ điện ở vùng trách nhiệm của ông ta, ông ta phải phản ứng. Là người lính, đó là công việc của ông ta để giữ khu vực hoạt động hiệu quả. Người Nga có thể không quan tâm vì họ cho rằng Na Uy là kẻ thù trong cuộc chiến tranh lạnh. Nếu ông ta là y như vậy ở một nước Đông Đức dưới sự chiếm đóng của họ, tôi chắc chắn là ông ta sẽ bị xử tử. Cho nên, ông ta sợ người Nga sẽ giao ông ta cho Na Uy để ra toà. Ông ta có thể nghĩ rằng hợp tác với người Nga có thể giữ được tính mạng. Bammler, để thay đổi cho thức ăn tốt hơn và các đặc quyền, đã hy sinh tất cả lý lẽ, phẩm chất, và lòng tự trọng. Mặc dù ông ta giả vờ gia nhập Cộng Sản, tôi chắc rằng người Nga không tin ông cũng như chúng tôi.
 
Chúng tôi cũng có một sĩ quan tham mưu làm "hoạt động". anh ta chơi bài brigde rất hay, và anh ta và tôi thường làm một phe vì 2 chúng tôi có thể thắng bất cứ phe nào. Anh ta là sĩ quan hành quân của một sư đoàn bộ binh và bị bắt ở Stalingrad năm 1943. Anh ta trở nên cay đắng vì Hitler từ chối không cho rút lui và tập trung ở Stalingrad, và anh ta đã quay lưng về phía chính phủ như Thống Chế von Paulus đã làm. Anh ta cảm thấy mình là người vô tổ quốc và không có bổn phận trung thành cho bất cứ ai, và anh ta không cảm thấy tội lỗi hay nhục nhã gì khi hợp tác với người Nga để đổi công việc cở nhà bếp và đối xử tốt hơn. Mạc dầu chúng tôi biết là anh không hề làm hại bất cứ chúng tôi, chúng tôi cũng cẩn thận khi tiếp xúc với anh và tránh không cung cấp cho anh bất cứ tin gì có thể dùng để chống lại chúng tôi. Anh ta không phải là người buồn rầu hay chán nản trong việc thù hận của sự kết thúc đen tối của số phận mình. Thật sự, anh tỏ ra vui vẽ gần như mọi lúc. Anh thỉnh thoảng bị gọi lên hỏi cung vào ban đêm, và thường thì người bị "hỏi cung" vào ban đêm báo cáo cho người Nga.

Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 11 của 13 trang, bài viết từ 151 đến 165 trên tổng số 183 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9