Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949

Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 7 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 183 bài trong đề mục
Tác giả Bài
khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 15.06.2008 07:28:51
0
 
Từ Minsk trở đi, chúng tôi đi theo con đường bưu điện chạy từ Warsaw đến Moscow, đi qua Grodno, Minsk, Smolensk, và Vyazma. Đây chính là con đường Napoleon đã tiến đến Moscow. Con đường gây cho tôi một cảm giác sợ sệt, có thể vì nó quá cũ và vì sự kiện quân của Napoleon đã bước trên một con đường tráng đá mà bây giờ chúng tôi đang bước trên nó. Đây là một quốc lộ 2 làn xe ngược nhau được đắp cao lên với vệ đường khá cao. Đường được lát đá, không phải là đường tốt cho ngựa, vì nó gập gềnh và đá có thể làm sưng chân ngựa.
 
Tổng cộng, chúng tôi đi theo con đường này khoảng 700 km, từ Minsk đến Moscow. Cũ hơn hai trăm năm, con đường này chỉ đủ cho 2 xe vượt nhau. Xe không thể chạy hơn 45km một giờ vì đá. Vì chúng tôi là pháo ngựa kéo nên không có vấn đề gì, ngay cả tăng và xe tải cũng không gặp trở ngại nếu chúng chạy chậm. Chúng tôi không thể rời khỏi mặt đường vì 2 vệ đường rất cao so với mặt đất. Tất cả các con đường khác đều là đường đất và chúng sẽ lầy lội khi có mưa. Cầu cống hầu hết đã bị phá hủy, nên chúng tôi phải lội qua suối và sông. Đó là lý do chúng tôi cần 6 con ngựa để kéo xe.
 
Ở sông Berezina, chúng tôi đến một chỗ rất chật hẹp. Cây cầu bắt qua sông đã bị phá hủy, và chúng tôi phải đợi cho công binh làm cầu phao. Điều này làm tôi lo lắng, vì tôi biết chổ đầu cầu là chổ duy nhất có mặt đường cứng trong vùng và trở thành mục tiêu lý tưởng cho pháo binh bắn phá đường giao thông - địch chỉ cần pháo chỗ này thường xuyên là có cơ hội bắn trung một đơn vị nào đó đang bị kẹt cầu. Và bây giờ cả sư đoàn 18000 người đang ở trong cổ chai! Nếu chúng tôi bị pháo, bộ binh có thể rời khỏi con đường và ẩn nấp, nhưng với ngựa móc vào xe, pháo binh không thể làm gì được, chỉ có thể đứng đó chịu trận.
 
Và khi chúng tôi đợi, nó đã xảy ra. Tiếng rít kinh sợ của đạn pháo xoáy vào tai tước khi nổ tung lên gần đó với tiếng nổ dữ dội của đạn pháo hạng nặng. Một cơn lốc lửa quét sát mặt đất, mang theo mùi khét nghẹt của thuốc súng. Trước khi chúng tôi hoàn hồn lại, không khí lập tức tràng ngập tiếng kêu la, sau những tiếng nổ rung chuyển mặt đất và tung lên những đám khói đen và cơn mưa đất đá. Đây là trận pháo nặng nề nhất chúng tôi hứng chịu. Đoàn xe của chúng tôi đang đậu dọc trên đường dẫn đến cầu, và chúng tôi chỉ có thể ở đó. Lính giữ ngựa phải đứng kiềm ngựa, các pháo thủ thì nằm dọc theo các vệ đường.
 
Có thể là pháo bắn từ các xe lửa cách đó khoảng 30 -40 km. Chúng tôi không biết họ biết chúng tôi đang ở đó hay chỉ bắn là loạt đạn bắn may rủi. May thay, trận pháo chấm dứt nhanh chóng, chắc họ không biết chúng tôi ở đó. Chúng tôi có 3 người chết và 21 người bị thương. Tuy bị thiệt hại, nhưng cũng còn may, vì nó có thể tệ hại hơn.
 
Làng mạc ở Nga lớn nhỏ khác nhau. Ngôi làng nhỏ có chứng 30 "căn lều" (nguyên văn: huts) và ngôi làng lớn có đến vài trăm mái nhà. Thường thì ngôi làng nằm dọc theo hai bên đường. Đây là những căn nhà gỗ rất hoang sơ, với mái cỏ hay rạ. Bên trong, giấy báo được dùng để dán tường.. BÀn ghế thì hết sức thô sơ, , được chủ nhà tự làm, các căn nhà luôn luôn có nhũng lọ đất và chậu gỗ. Một thùng gỗ thay thế cho tủ. Người ta dùng đèn dầu hay nến để thắp sáng nếu có, mà chỉ những khu khá mới có, những khu nghèo hơn, người ta phải sống trong bóng tối từ khi mặt trời lặn cho đến sáng hôm sau - và trong mùa đông, bóng tối chiếm 17 giờ một ngày! Một hàng rào được dùng bằng những cọc gỗ hay bất cứ thứ gì. Một nông dân bình thường sống được hơn súc vật của anh ta một chút. Chúng tôi cứ như gặp phải một cuộc sống hoang sơ của xã hội loài người cách đây hàng thế kỷ.


khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 15.06.2008 07:32:36
0
 
Thường thì những căn nhà này là nơi ở của những người lao động làm ở các nông trường được thành lập sau cuộc cách mạnh của CS năm 1918. Một căn nhà có một cái lò lớn bằng gạch hay đá - chắc làm luôn lò sưởi - đặt giữa căn phòng duy nhất. Phần trên rất dày, và đá hay gạch được ấm lên bởi hút nhiệt vào ban ngày. Cái lò lớn đủ để một gia đình 6 người ngủ trên đó trong mùa đông. Nó có chỗ cho nấu ăn, nhưng chủ yếu, nó được dùng làm lò sưởi và để ngủ.
 
Hầu hết nông dân Nga sống trong những căn nhà xây trước cuộc cách mạng; vì có nơi cũng có dấu hiệu của sự sung túc, thường thì có 1-2 nhà lớn trong những làng này. Tuy nhiên, hầu hết vẫn còn là những ngôi nhà 1 phòng hoang sơ. Phía sau ngôi nhà là nhà xí và chỗ đựng nông cụ. Mỗi nhà có vài cửa sổ nhỏ. Bên cạnh lò sưởi, họ cũng dùng tuyết để giữ ấm bằng cách xúc tuyết đổ cao xung quanh nhà như một lớp cách nhiệt, đến ngang cửa sổ hay cao hơn. Súc vật được nuôi ở một nơi gần làng, có khi đi đến đó mất 1 giờ. Chỉ có gia cầm duy nhất được nuôi trong làng là gà.
 
Không may, nhiều ngôi nhà ở trong các làng chúng tôi ở lại có rận, và chúng tôi bị lây. Và chúng ở trên người chúng tôi cho đến khi chúng tôi được tẩy gội, và trong tình hình di chuyển nhanh như chúng tôi thì không có thời gian tắm rửa - tẩy gội. Chỉ khi nào dừng lại thì một cơ sở tẩy rửa được dựng lên. Thật là một sự hành hạ khi bị rận ở trong người hàng tháng. Chúng tôi gãi liên tục, tay chân, bụng, lưng, và lúc nào cũng ngứa nách. Ban đêm thì càng tệ hơn nữa, và lính tráng cứ phải cựa quậy liên tục trong chăn.
 
Trên đường sau khi qua khỏi Minsk, đường xe lửa chạy dọc theo đường quốc lộ, và chúng tôi luôn luôn có xe lửa mang tiếp tế đến; tuy nhiên, khi quân Nga rút lui, họ cố gắng phá huỷ đường xe lửa, và sửa đường sắt là công việc liên tục. Vì vậy, xe lửa luôn luôn khoảng 25 km phía sau, cho dù đường sắt được sửa rất nhanh.
 
Khoảng giữa Minkssk và Smolensk, chúng tôi gặp sự chống cự, và người chỉ huy trung đoàn bộ binh gọi một cuộc họp gồm các tiểu đoàn, đại đội và chỉ huy các pháo đội trong một khu rừng và lập kế hoạch tấn công. Đây không phải là việc khôn ngoan, vì tất cả các sĩ quan quan trọng đều tập trung ở một khu vực nhỏ. Ông ta không nên làm như vậy, nhất là trong rừng, nhưng vì sự chống cự khá bất ngờ và đã lâu chúng tôi không bị pháo. Khoảng 15 người chúng tôi đang lên kế hoạch, tiếng rít của đạn pháo làm chúng tôi nằm xuống, chúi đầu xuống đất. Tiếp đó là những tiếng nổ dữ dội. Một loạt đạn pháo nổ trên đầu chúng tôi, cách mặt đất chừng 10 mét khi trúng các ngọn cây, và cơn mưa mảnh ào xuống chúng tôi như một làn súng máy bắn từ trên trời. Tôi không bị gì, nhưng người nằm bên cạnh tôi giật nẩy người lên và tôi biết anh ta bị trúng đạn.
 
"Cứu thương!" Tôi là lên, và nhào đến bên anh ta, nhưng anh ta đã chết. Anh ta bị 2 vết thương trên đầu và sau lưng. Mồ hôi tôi vã ra như tắm và một cơn lạnh chạy dọc trên sống lưng tôi.
 
Chúng tôi nhanh chóng tản ra, vì chúng tôi không biết địch có tiền sát viên trong khu rừng và biết vị trí chúng tôi hay không, hay chỉ là một loạt đạn vu vơ. Chúng tôi có 2 chết và 5-6 người bị thương. Y tá chạy đến và đem những người chết và bị thương đi. Vì không bị bắn thêm, chúng tôi biết đó là loạt đoạn hú họa như đã bị ở cầu trước đó.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 15.06.2008 07:36:02
0
 
Nguời trung úy bị chết bên cạnh tôi là một sĩ quan trừ bị. Chúng tôi đang thảo luận với kế hoạch với nhau, chỉ một giây phút sau, một nguời chết và một người vô sự. Chúng tôi cùng nhào xuống đất cách nhau chỉ một khoảng, một người nằm lại và một người có thể đứng lên bước đi. Số mạng của tôi giữ tôi sống được bao lâu nữa? Tôi biết có thể lần sau, tôi là người không may mắn khi ở không đúng chỗ.
 
Tôi phải tin vào số mạng về chuyện này và nghĩ rằng nếu nó đến với tôi thì tôi chẳng làm gì được để tránh né. Tôi không đợi nó đến qua những việc như đứng thẳng và làm một mục tiêu lớn - Tôi cố gắng làm mình nhỏ được chừng nào tốt chừng đó - nhưng tôi biết rằng không sớm thì muộn tôi sẽ chết hay bị thương. Tỉ lện tôi trở về mà không bị thương rất nhỏ, và tôi phải chấp nhận cái chết hay tàn phế như là định mệnh. Chỉ khi nào tôi bắt tôi phải chấp nhận nó, tôi mới có thể để nó ra khỏi suy nghĩ và tiếp tục nhiệm vụ; Tôi sẽ không làm việc được nếu không chấp nhận nó.
 
Ở Orsha, giữa Minsk và Smolensk, quân Nga lập một phòng tuyến và chúng tôi phải chọc thủng để đến được Smolensk. Tuyến phòng thủ luôn có vài tuyến giao hào, tuyến chiến đấu và hầm hố tiếp nhau, và khi tấn công, chúng tôi phải chiếm được tất cả. Cách đánh tiêu tuẩn của tất cả các trận đánh, cho đến lúc ấy, là khi quân bộ binh tấn công chiếm được tuyến phòng thủ đầu tiên, lính địch nếu chưa bị chết hay bị thương nặng đứng lên tại chỗ và đưa hai tay lên trời, đợt thứ hai từ phía sau lên sẽ bắt họ làm tù binh và đưa về phía sau.
 
Trong khi tiến lên trong một khu rừng khá rộng gần Orsha, chúng tôi dàn hàng ngang. Tôi đi cùng với đại đội mũi nhọn, gần trung tâm hàng quân. Quân Nga ở tuyến đầu tiên đứng dươi giao thông hào, chỉ nhô đầu lên nên rất khó trông thấy. Chúng tôi bị bắn bằng súng trường, chúng tôi bắn trả và tiếp tục tiến. Tiếng súng mạnh dần. Một lúc sau, xung quanh tôi đủ mọi tiếng súng: tiếng lộp bộp của súng trường, bùm của cối, và từng tràng của súng máy.
 
Chúng tôi chiếm được tuyến thứ nhất và tấn công tuyến thứ 2 thì bỗng dưng bị bắn từ phía sau cũng như phía trước. Lính Đức ở tuyến đầu bị bắn chết vào lưng. Lính Nga ở tuyến đầu, sau khi bị chiếm, thay vì đứng lên đầu hàng thì họ cầm súng và bắn chúng tôi từ phía sau, và nhiều người trong chúng tôi bị chết vì kiểu bắn này. Tất nhiên, đất nước của họ đang bị xâm lươc bởi quân Đức và họ đang tuyệt vọng. Tuy nhiên, ở địa vị của chúng tôi, và không có lính Đức hay lính Nga nào phá hủy lòng danh dự của người lính - bắn vào phía sau - bởi vì niềm hy vọng sống sót hiếm hoi trong lúc chiến đấu đã bị tướt đi. Nếu niềm hy vọng bị mất, cái chết sẽ là chắc chắn - và không ai muốn chết! Trong tình huống chiến đấu, người lính luôn bị một áp lực rất tàn bạo, và khi anh ta thấy bạn bè của mình bất ngờ ngã xuống vì bị bắn từ phía sau, nó vượt quá sức chịu đựng. Những người lính trong chiến trận trở thành anh em, và tình anh em này rất quan trọng với họ nên họ sẵn sàng hy sinh cho nhau. Đó không phải chỉ là tình bạn, và nó cao hơn bất cứ lá cờ nào hay đất nước nào.
 
Lính chúng tôi nổi điên lên, và từ điểm đó, khi tấn công, họ không bắt tù binh và không để ai sống sót trong các hầm hố họ chiếm được. Tôi không ngăn cản họ, và không sĩ quan nào ngăn cản họ, vì chúng tôi cũng sẽ bị bắn vào lưng. Binh lính trong cơn thịnh nộ. Trước đây, nếu người lính Nga nào bỏ vũ khí và đứng lên với hai tay đưa cao, họ được dồn lại và đưa về tuyến sau. Nếu không bị chết, họ sẽ bị bắt làm tù binh, nhưng bây giờ, người Nga đã đánh mất lý lẽ đó. Kết quả là , tất cả đều bị giết mà không có sự tha thứ hay hối hận.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 15.06.2008 07:40:02
0
 
Mọi thứ hỗn loạn trong tôi đêm hôm đó, vì tôi chưa bao giờ trải qua những kinh hoàng của chiến trận. Đêm thật yên tỉnh sau những hành động man rợ nhất của loài người, với khói xám-xanh bay lên từ các bếp núc. Bụi và khói làm mờ đi cảnh vật xung quanh. Và người lính bộ binh ngồi uống cà phê hay trà và hút thuốc gần các bếp lửa. Người khác ăn tối từ lương khô, người sửa giày, người viết thư cho vợ, bạn gái, hay gia đình họ - Đêm này, tôi không thể suy nghĩ hay cảm giác bất cứ điều gì ngoài sự khủng khiếp và kiệt sức. Chắc họ đã quen với những ghê rợn của chiến tranh hơn tôi.
Có thể họ cảm thấy muốn trả thù. Chúng tôi chôn đồng đọi đã chết bên những chiến hào và hầm hố nơi những người sống sót viết thư, cạo râu, ăn uống... Những người lính trẻ này chỉ vui mừng là được sống thêm một ngày; sự thật, mỗi đêm họ lại ngạc nhiên khi thấy mình sống thêm 1 ngày. Tôi cố tìm hiểu để biết thêm về họ, và tôi viết rằng khi một người bạn bị chết, một phần trong cuộc sống của họ cũng chết theo, và trong những âm thanh cuồng loạn của trận đánh ngày hôm sau, họ vẫn nghe được tiếng của các đồng đội đã chết trong một vài giây phút lạ lẫm.
 
Tôi đi đến lều chỉ huy của Kreuger và lên kế hoạch tấn công ngày mai như mọi khi.
"Chào anh," Ông nói khi tôi bước vào. Ông ngẩn đầu lên từ tấm bản đồ và chỉ chiếc ghế. Ông nhìn tôi một lúc. "Anh không thích những gì anh nhìn thấy ngày hôm nay," cuối cùng ông lên tiếng. Nó không phải là câu hỏi.
 
"Không, nhưng tôi hiểu."
 
Ông lại nhìn tôi một hồi lâu, như thể ráng tìm ở tôi một phản ứng hay một cử chỉ. "Tốt, rất quan trọng. Anh hay tôi đều không làm được gì hơn trong trường hợp này. Người Nga đã chiếm lấy sự kiểm soát từ trong tay chúng ta."
 
"Jawohn, Herr Major," tôi đồng tình.
 
Thời tiết khô và rất nóng. Ngày dài và đêm ngắn trong suốt mùa hè. Tháng 6, 7, 8 cho chúng tôi thời tiết tốt nhưng rất nóng, và chúng tôi cứ hành quân mãi trong vùng đất cứ kéo dài ra, vùng đất mà không ai trong chúng tôi có thể mường tượng được. Và nó càng nóng về cuối hè, cái nóng và côn trùng cũng không biến đi vào ban đêm. Ngày càng nhận thức về sự rộng lớn của nước Nga, ngày càng đem đến sự xuống tinh thần trong chúng tôi. Một sự nghi ngờ rất nhỏ bắt đầu len lỏi chúng tôi. Làm sao vùng đất rộng mênh mông này lại có thể chiếm được bằng lính đi bộ?
 
Thỉnh thoảng cũng có dân chúng còn sống trong các làng mạc chúng tôi đi qua, họ không có thời gian để chạy trốn. Toàn là phụ nữ, trẻ em, người già, vì những người khác đều bị đăng lính. Chỉ khi nào chúng tôi tiến thật nhanh mới thấy được họ. Hoặc là họ chưa kịp chạy, hoặc không muốn đi. Dân chúng không bao giờ bị ngược đãi bởi lính chiến đấu, và họ cũng không tỏ thái độ ghét bỏ chúng tôi. Họ tỏ ra trung lập, và có người còn chào chúng tôi. Tất nhiên, những ai theo Cộng Sản đã rời theo quân Nga khi họ rút, và những người ở lại thường là những người bị Cộng Sản áp bức. Chỉ một lần tôi chứng kiến về thái độ thù nghịch của người dân Nga với chúng tôi khi vài người lính cười khi họ nhìn 2 đứa trẻ đang gãi vì bị rận. Người mẹ trở nên giận dữ.
"Đó là những con rận Đức. Các người mang chúng đến đây."
 
Chúng tôi hiểu tiếng Nga đủ để biết bà nói gì. Nó không đúng, vì chúng tôi cũng bị từ những ngôi nhà Nga, nhưng tôi xin lỗi cho những người lính kia.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 06:30:25
0
 
Thỉnh thoảng trong các trận đánh, người Nga pháo vào các làng mạc của chính họ nếu chúng tôi ở đó. Khi nó xảy ra, thường dân Nga cũng chung xuồng với chúng tôi, và trong trường hợp như vậy, quốc gia không còn là vấn đề - sống còn là trên hết. Chúng tôi cố gắng tự bảo vệ mình và những người khác nếu có thể. Họ cũng hợp tác với chúng tôi dập tắt lửa vào ban đêm và đóng kín các cửa sổ. Sau vài lần, nó trở thành như một sự hợp đồng làm việc, tôi nhớ có một lần tôi nằm xuống đất tránh pháo gần một ngôi nhà, tôi bỗng thấy một bà cụ Nga nằm gần tôi, khi thấy tôi nhìn bà, bà cười trấn an với tôi. Bà làm tôi cảm giác không gì hơn là bà đang trấn an con của bà.
 
Smolensk gần như bị phá hủy khi chúng tôi đến đó. Ga xe lửa bị xóa sạch vì nó được phòng thủ rất kỹ càng. Hàng trăm nghìn quân Nga bị bắt làm tù binh ở đây. Mặc dù chúng tôi không ở trong thành phố, nhưng chúng tôi ở trong khu vực Smolensk khoảng 1 tuần, nghỉ ngơi, sửa chữa và thay thế các trang thiết bị, thay móng ngựa, và lấy lại sức.
Hạ sĩ Knecht và những người giúp việc của anh ta làm việc không ngừng sửa chữa các vật dụng và thay móng ngựa. Quốc lộ đá gây nhiều khó khăn cho thiết bị và chân ngựa. Knecht và nhân viên làm việc có ngày 16 tiếng. Công việc của họ không dễ dàng chút nào.
 
Tôi viết thư cho Lilo gần như hàng ngày ở Smolensk và cố gắng bù lại những ngày tôi không viết được trong thời gian hành quân. Tôi không kể cho cô ấy nghe về những chết chóc và giết nhau, hay về sự nóng nực hay bụi đường. Tôi chỉ kể cho cô ấy nghe về những cảnh đẹp của đất nước mà chúng tôi đang đi qua và những con người hay ho mà tôi đã gặp. Lilo tượng trưng cho sự đẹp đẽ, văn minh, và những gì tốt đẹp trong cuộc sống đối với tôi. Tôi không muốn cho cô biết được những chuyện dã man, mất hết tính người của chiến tranh. Tôi đã nhìn thấy qua nhiều trên đường đi, qua những quốc gia khác nhau, con người bị buộc phải sống như thú vật. Viết thư co Lilo cũng giúp tôi giữ được thăng bằng trong tinh thần: nhiều việc tốt đẹp vẫn được tìm thấy ngay cả trong những trường hợp khủng khiếp nhất.
 
Chúng tôi mở đợt tấn công mới vào đầu tháng 9. Từ Smolensk trở đi, sự chống trả của quân Nga mạnh dần khi chúng tôi tiến đến Moscow gần hơn. Khoảng giữa Smolensk và Vyazma, tăng và bộ binh bao vây một số lớn quân Nga, mặc dầu lúc đầu chúng tôi không biết. Quân bộ binh mà chúng tôi yểm trợ đụng trận, nên pháo đội của tôi vào vị trí chiến đấu để yểm trợ họ. Tôi ở phía trước với Thiếu Tá Kreuger. Khi đêm xuống, chúng tôi dừng lại nghỉ đêm và định tấn công vào sáng sớm ngày hôm sau. Đây là một tình huống bình thường, tình huống mà chúng tôi đã được học ở trường quân sự và đã xử dụng quá nhiều lần. Chúng tôi hành quân, lính thám báo bị bắn, tiểu đoàn mũi nhọn dàn quân và cố gắng tìm hiểu thực lực của địch. Tôi lên trước với bộ binh, và goi về pháo đội cho Thiếu Úy Steinbach, để đưa súng vào vị trí và tác xạ và sớm hôm sau.
 
Khoảng 1 giờ sau nửa đêm, Mọi người đều ngủ ngoại trừ các trạm gác. Thiếu Tá Kreuger và tôi vẫn còn làm việc để chuẩn bị cho cuộc tấn công ngày mai và chúng tôi giật mình nghe tiếng súng nổ phía sau chúng tôi, hướng đại bác đang đặt. Chúng tôi nhìn nhau một cách lo ngại. Có nghĩa là trận đánh xảy ra phía sau chúng tôi chứ không phải phía trước, nơi mà chúng tôi nghĩ là địch đang đóng quân - phía sau khoảng chỗ chúng tôi đặt súng. Điện thoại reng. Đó là Steinbach, sĩ quan pháo đội.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:08:46
0
 
"Thưa trung úy, chúng ta bị tấn công từ phía Nam," anh ta nói với giọng hoảng hốt. "Nhưng hướng tấn công chính của địch về phía sau, nơi chúng ta để ngựa, trang bị và đạn đượt."
 
"Địch xử dụng vũ khí gì?" Tôi hỏi.
 
"Chỉ súng trường, không có súng máy hay cối."
 
"Được rồi, tiếp tục liên lạc với tôi, nhất là khi có tình huống gì xảy ra."
 
"Jawohl, thưa Trung Úy."
 
Quân Nga đang bị bao vây, mà chúng tôi không biết, quyết định phá vòng vây dưới bóng đêm. Họ tấn công pháo đội của tôi, vì nó nằm ngay trên đường đi của họ, và binh lính của tôi chống trả bảo vệ cho người ngựa, và họ chỉ có súng trường. Họ không thấy lính Nga để bắn, nhưng họ có thể nghe tiếng - và họ có thể ngửi thấy! Lính Nga có mùi thuốc lá Makhorka, một loại thuốc lá có mùi rất nặng. Chúng được làm từ các cọng thuốc lá thay vì lá thuốc (chỉ có sĩ quan Nga mới được phát thuốc làm bằng lá). Cai mùi khó chịu này bám vào quân phục dày cộm của họ và có thể ngửi thấy từ khoảng cách khá xa.
 
Tôi báo lại với Kreuger về báo cáo từ Steinbach, ông ta báo lên trung đoàn, và từ đó lên sư đoàn. Kreuger ra lệnh cho đại đội dự bị tấn công ngược lại phía sau. Họ chặn được quân Nga, nhưng trận đánh kéo dài cho đến sáng và thiệt hại nặng cho cả hai bên. Pháo đội của tôi mất vài người, bộ binh mất hơn 100, và quân Nga thiệt hại nhiều hơn. Họ bị mất tổ chức và lộn xộn, và đầu hàng khi bình minh đến vì họ không có vũ khí nặng và không thể trụ được vào ban ngày.
 
Chúng tôi kiểm tra thiệt hại, chôn những người chết, và bắt tù binh. Hàng trăm xác quân Nga nằm khắp nơi. Chắc họ phải có hơn một tiểu đoàn; có thể là một bộ tư lệnh quân đoàn nào đó hay đại loại là vậy. Đêm hôm sau, chúng tôi tổ chức phòng thủ đêm có tổ chức hơn và nó lại xảy ra, và chúng tôi phải ở lại thêm 2 ngày nữa để bổ xung. Khi đó, sự chống cự mạnh mẽ của địch ngày hôm trước đã giảm xuóng còn những trận đánh lẻ tẻ, và khi chúng tôi tiến lên thêm, địch đã rút xa.
 
Vì sư đoàn đã bị tổn thất nhiều nên cần được nghỉ ngơi và bổ sung, chúng tôi dừng lại 3 ngày. Thư từ theo kịp đến chúng tôi, và tôi nhận được thư của ba mẹ và tin là em tôi, Fritz, đã bị thương trong Phuong Diện Quân Bắc trong tháng 9, khoảng nửa đường đi Leningrad. Một viên đạn đã trúng cổ và nằm lại trong cột sống. Em tôi bị liệt từ cổ trở xuống, và bác sĩ không thể lấy viên đạn ra vì khả năng tử vong quá cao. Em nằm ở bệnh viện Leizig, ba mẹ tôi và chị Inge đến bên em hàng ngày.
 
Cuối tháng 9, trời bắt đầu mưa, và bùn lầy bắt đầu trở thành trở ngại đối với chúng tôi. Gió tạt mưa vào mặt và làm ướt đẩm quần áo khi hành quân. Tuyết rơi vào đầu tháng 10, nhưng nó không đủ lạnh để đường xá đông lại và làm mọi thứ trở thành lầy lội. Từng vón bùn dính vào giày và mỗi bước đi tạo thành những tiếng ùng ục. Với ngựa càng tệ hơn. Chúng tôi cũng không chuẩn bị cho tuyết, vì chúng tôi không nhận được áo quần cho mùa đông.
 
Chúng tôi đến được Vyazma khoảng giữa tháng 10. Ở đây gần với Borodino, nơi xảy ra trận đánh lớn cuối cùng của Napoleon trước khi ông ta đến được Moscow. Lực lượng xe tăng của chúng tôi bị chận đứng vì quân Nga phòng thủ rất mạnh, và chúng tôi đuổi kịp họ và đánh nhau với quân Nga trên cùng những ngọn đồi mà Napoleon đã chiến đấu. Khác nhau ở chổ là sau Borodino, Napoleon không còn gặp kháng cự cho đến khi ông đến Moscow. Chúng tôi không có được sự may mắn đó.



khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:13:11
0
 
Kreuger gọi các đại đội trưởng và tôi đến lều của ông ta sau khi chúng tôi đến Vyazma không lâu. Đây là chuyện hiếm khi xảy ra, nên chúng tôi biết là rất quan trọng. Khi 4 chúng tôi đều ngồi xuống, ông nói với chúng tôi:
 
"Quý vị, từ bây giờ trở đi, sư đoàn chúng ta sẽ ra tuyến đầu. Các sư đoàn panzer được lệnh rút ra cho các chiến dịch khác." (Sau này, chúng tôi được biết là họ được dùng để mở một cuộc tấn cong vòng quanh Moscow hòng cô lập Moscow từ các nguồn tiếp tế từ các nơi trên nước Nga. Xe tăng của Tướng Hoth đi về hướng North, qua Kalinin, và Tướng Guderian về hướng Nam, hướng Tula.) Ông dừng lại, và chúng tôi lo lắng nhìn nhau. "Bắt đầu từ đây cho đến khi chiếm được Moscow, chỉ có bộ binh và pháo binh. Cho đến nay, các đơn vị xe tăng đã lấy tất cả mọi vinh quan của chiến dịch này. Hãy để cho họ thấy rằng bộ binh và pháo binh có thể làm được mà không cần có họ."
 
Từ Vyazma trở đi, SĐ 87 BB không bao giờ dứt lâm chiến, và chỉ với bộ binh và pháo binh, chiến đấu trên một bề rộng tiến về Moscow. Pháo đội của chúng tôi hành quân, lúc nào cũng cùng với tiểu đoàn BB mà chúng tôi yểm trợ. Chúng tôi chiếm 1 ngôi làng, và quân Nga sẽ ở ngôi làng kế tiếp. Trong đêm, bộ binh tuần tra do thám và tìm ra chỗ yếu của địch. Sáng hôm sau, chúng tôi tác xạ vào ngôi làng, khoảng 7-8 km. Rồi bộ binh bắt đàu tấn công. Hầu hết, chúng tôi chiếm được ngôi làng và ở lại đêm và mọi việc lặp lại vào ngày hôm sau, tùy thuộc vào địa thế như thế nào - bao nhiêu con suối, cái đồi... - và lực lượng phòng thủ như thế nào.
 
Âm thanh chiến đấu nghe điếc tai. Nó cứ như là trộn hết tất cả các âm thanh mà bất cứ ai từng nghe vào trong một tiếng gầm khổng lồ. Nó là một cơn giông bão của âm thanh, nhưng không qua đi như cơn bão; nó cứ ở đó cho đến khi hết trận đánh. Tiếng gầm của trận đánh được hoà vào nhau bằng tiến pháo hạng nặng, pháo hạng nhẹ, cối, súng máy, lựu đạn, súng trường - tất cả các loái súng được dùng trên chiến trường. Chỉ âm thanh cuồng nộ này không cũng đủ làm tan biến đi sức chiến đấu của người lính. Nhưng chiến trận không chỉ có âm thành. Nó như những cơn gió lốc bằng sắt và chì, gào thét vào mặt người lính, xuyên qua mọi thứ nó đâm vào. Lạ thay, trong âm thanh cuồng nộ của chiến trận, người lính có thể nghe được tiếng "huýt gió" của đạn và vo ve của mảnh đạn, nhận thức từng thứ khác nhau - một viên đạn pháo binh nổ chỗ này, một tràng súng máy chỗ kia, một tên lính địch đang ẩn nấp ở nơi nọ. Trong sự hỗn loạn của chiến trận, người lính vẫn có được những giác quan sáng suốt từ chính sức lực của mình và của người bên cạnh; người lính có thể cảm nhận rõ ràng được ý thức cứng rắn của người lính cạnh mình. Đó là tình đồng đội của một người lính chiến đấu.
 
Sự sống tưởng chừng như không thật trong chiến đấu, sau một thời gian nó trở thành một thực tế duy nhất, và người lính trận sớm nhận thấy rằng khó mà nhớ được những thứ khác. Người lính cố gắng mường tượng khuông mặt của người thân và anh ta không thể nhớ ra. Người lính bên trái và người lính bên phải trở thành những thực tế duy nhất và hiện hữu, thậm chí, đó là những người thân duy nhất. Với người lính trận, cuộc đời trở thành những chuỗi công việc khó khăn không dứt, sự dũng cảm, vài nụ cười, và những cảnh vật khủng khiếp của cuộc sống hoàn toàn vô nhân bản mà luôn hút họ đến cái chết hay sự tàn phế. Một định mệnh khắc nghiệt đến với người lính trận. Lạ thay, những người vạm vỡ tráng kiện lại thường mất tinh thần trong chiến đấu hơn những người nhìn ốm yếu.
 
Cuối tháng 10, bùn lầy quá tệ hại làm không có thứ gì có thể di chuyển được. Tất cả mọi di chuyển phải dừng lại ngoại trừ đường xe lửa và đường tráng nhựa, làm cho quân Nga có thời giờ để tập trung quân vào các tuyến phòng thủ. Ngay cả lính bộ binh đi chân cũng khó khăn đi lại. Xe bánh hay xích đều không di chuyển được ngoài trừ con đường đá và đường sắt. Cách duy nhất chúng tôi có thể di chuyển xe cộ là làm một con đường bằng thân cây (corduroy) với những cây nhỏ đặt nằm bên nhau tạo thành một bằng cứng. Chúng tôi làm các đường cây từ súng đến chỗ chứa đạn và đường tiếp vận đến sư đoàn. Những con đường này có hại cho chân ngựa, và xe cộ bị xóc nhiều, nhưng ít ra chúng tôi có thể di chuyển đồ tiếp vận cũng như đạn dượt.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:16:37
0
 
Thời tiết đông đá đến vào ngày 7 tháng 11, đem cả lợi lẫn hại. Chúng tôi di chuyển được trở lại, nhưng bây giờ thì lạnh cứng vì không có quân phục mùa đông. Chúng tôi vẫn mặc quân phục đã mặc trong suốt mùa hè, cộng thêm cái áo khoát. Dường như không giải thích được tại sao họ không cung cấp đồ ấm cho chúng tôi. Lính tiếp vận làm tốt công việc của họ trong việc cung cấp bất cứ món gì cho chúng tôi - trừ việc cung cấp quân phục mùa đông. Chúng tôi cố gắng ngủ đêm ở trong các làng mạc để chúng tôi có thể sưởi ấm. Tháng 11 xa về hướng bắc này, chúng tôi chỉ có 7 giờ ban ngày. Chúng tôi bắt đầu làm việc trước khi trời sáng và tiếp tục sau khi trời tối vì không đủ giờ. Và khi di chuyển, tất nhiên, sự cử động làm cho chúng tôi không bị đông lạnh.
 
Lính coi ngựa giữa ngựa phía sau các ngôi nhà vào ban đêm, đắp chăn lên người chúng, cố gắng tránh hướng gió. Ngựa có lông dày, nên giúp được chúng chống lạnh, mặt dù vài con chết vì lạnh. Ngày 12 tháng 11, nhiệt độ tụt xuống 12 độ F dưới 0 (-24oC). Ngay cả ban ngày chúng tôi luôn tìm cách đi qua các làng mạc để được sưởi ấm trong nhà. Khi đến được căn làng mục tiêu trong ngày, tôi rời tiểu đoàn bộ binh và về pháo đội để kiểm tra. Tôi gặp Steinbach trong 1 ngôi nhà, đang cố gắng sưởi ấm.
 
"Mọi người như thế nào hả?" Tôi hỏi anh ta.
 
"Họ lạnh cóng rồi, thưa trung úy, tôi thật sự lo ngại về chứng tê cứng các ngón chân nếu cứ tiếp tục thế này."
 
Tôi bước ra và đến với các binh lính khi họ đưa súng vào vị trí phòng thủ đêm - vị trí mà chúng tôi có thể chiến đấu được - và cho ngựa ăn uống. Tô cố gắng nâng tinh thần họ lên một chút bằng sự có mặt của minh. Tôi gặp Jaschke đang đắp chăn cho ngựa.
 
"Anh sao rồi hả Jaschke?"
 
"Chúng ta phải đưa người vào trong nhà, thưa Trung Úy," anh ta trả lời. "Ít ra là 1 phần đêm. Nếu không, họ sẽ chết trong cái lạnh này nếu họ phải ngủ ở ngoài."
 
Tôi gọi Jaschke và Steinbach đến, và chúng tôi lên thời khoá biểu thay cho binh lính thay phiên nhau vào nhà ngủ. Quân Nga lợi thế hơn chúng tôi rất nhiều, vì họ có giầy và áo quần ấm hơn chúng tôi, và chúng tôi chỉ có áo khoát mỏng và không giúp được gì nhiều trong cơn lạnh như thế này. Lý do duy nhất chúng tôi nhận được là vì chúng tôi di chuyển quá nhanh nên không nhận kịp áo quần mùa đông. Lời biện hộ lúc nào cũng có vẻ hợp lý. Nhiều người lính lấy giày của lính Nga chết để mang, nhưng không ai dám mặc đồ lính Nga chết để mặc bên ngoài vì sợ bắn lầm. May thay, chúng tôi có thể kéo miếng vải hai bên của cái mũ xuống che tai để tai khỏi bị cóng. Lính quấn chăn mền lên người, bên ngoài áo quần và mũ, và luôn miệng chửi rủa những kẻ có trách nhiệm không cung cấp đủ áo quần cho họ.
 
Tuyết thổi mất đường chân trời và thỉnh thoảng rơi suốt ngày, với những cơn gió thổi như đâm vào mặt bởi hàng ngàn mũi kim. Cái lạnh tê tái chết người bắt đầu từ chấn lên cho đến khi toàn thân nhức nhối khổ sở. Để giữ ấm, chúng tôi mặc, đội tất cả áo quần chúng tôi có. Mỗi người phải tự chiến đấu với cơn lạnh, co ro, và gồng người chịu đựng. Chúng tôi giảm giờ gác xuống 1 giờ, rồi 30 phút, và cuối cùng là 15 phút. Cái lạnh, rất đơn giản, là một tên giết người. Tất cả chúng tôi đều trong tình trạng nguy hiểm là chết cóng.


khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:21:52
0
 
Chúng tôi học được điều mới là sưởi ấm trong cái mái nhà cũng khá nguy hiểm. Hỗn hợp giấy báo và tường gỗ khô có thể tạo nên tai họa. Tôi và vài người nữa trong một căn nhà đang sưởi ấm và bàn kế hoạch cho trận đánh kế đến thì căng phòng bỗng bùng lửa. Mặc dù chúng tôi đều chạy được ra ngoài qua cửa và cửa sổ, chúng tôi học được là nếu ngọn lửa trong lò đốt lên từ tuần này qua tuần khác làm cho cả căn nhà trở nên rất nhạy lửa. Cái lò nóng và bức tường cũng trở nên nóng, và nếu các bức tường đạt đến điểm cháy và chỉ cần ai đó bật lửa đốt thuốc, tất cả mọi thứ sẽ bùng lên.
 
Chúng tôi dừng lại trong 1 ngôi làng để nghỉ chân. Người giúp việc của tôi, Schmitt, đem mấy con ngựa ra một chuồng ngựa gần đó. Lúc đó đã sắp tối thì chúng tôi bị pháo. Tuyết tung lên và một loạt các tiếng nổ rung chuyển mặt đất. Căn nhà tôi đang ở không bị gì. Tôi ra ngoài xem xét, cái chuồng ngựa bị trúng đạn và cả 2 con ngựa của tôi nằm chết trên tuyết.
 
Mặc dù mất Schwabenprinz (tên con ngựa của Knappe) là một mất mát về tinh thần đối với tôi, nhưng không phải là một thiệt hại lớn, vì chúng tôi chiến đấu liên tục và phải lội bộ với bộ binh tiện hơn đi ngựa và phải bỏ công bảo vệ chúng. Ngựa bây giờ chỉ dùng để kéo súng, đạn đượt và tiếp vận.
 
Sự chống đỡ của quân Nga ngày càng mạnh hơn khi càng đến gần Moscow, thương vong của chúng tôi ngày càng cao. Lúc đầu, chúng tôi chỉ bị thiệt hại nhẹ, và chúng tôi bắt vô số tù binh. Nhưng bây giờ thì chúng tôi tiến quân rất chậm, sự chống trả ngày càng mãnh liệt, tù binh ngày càng ít, và thương vong ngày càng cao. Stalin hiểu được tinh thần yêu nước nồng nàn của người Nga, nên tuyên bố cuộc chiến này là "cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại" và thuyết phục họ không phải chiến đấu cho chủ nghĩa Cộng Sản, mà là chiến đấu cho đất mẹ Nga. Và điều đó hiệu quả.
 
Tháng 12, chúng tôi ở không quá 20 km từ Moscow, nhưng nhiệt độ làm tê liệt. Tuyết rơi nặng trong ngày 1 tháng 12, và cái lạnh trở nên không thể chịu đựng được nữa. Thế giới trở thành một vực thẳm đông cứng. Tuyết lấp lánh trong ánh chớp của súng và có màu hồng hay xanh lục trong ánh sáng của đạn hiệu (signal flares). Đạn cối không còn hiệu lực vì nổ nghẹt trong lớp tuyết dày.
 
Mặc dù đang lạnh cóng, chúng tôi cũng cung cấp đủ ấm cho bọn rận đang hút máu chúng tôi. Chúng tôi đã trở nên mệt mỏi và lạnh cóng và luôn bị tra tấn bởi bọn ăn hại này. Chúng tôi giống súc vật hơn người. Tuyết dường như bao phủ không gian với một màng mỏng, đem mặt đất và bầu trời lẫn vào nhau trong một cảnh mập mờ. Tuyết dồn lại trên mặt đất, bị gió cuốn đi và tạo thành những mô hình kỳ lạ. Tê ngón chân đã bắt đầu gây thiệt hại, đưa về tuyến sau những người bị cắt cụt ngón chân, tay. Tôi chưa được thay đồ hơn 2 tuần. Tôi cố gắng tưởng tượng nó sẽ như thế nào khi được tắm nước nóng và chà lưng. Ý tưởng đó làm tôi muốn phát điên, và tôi lập tức cho nó ra khỏi đầu óc.
 
Ngày 4 tháng 12, chúng tôi đến Rasskazovka, một làng chỉ bên ngoài Moscow. Chúng tôi lập tuyến phòng thủ quanh làng vào đêm trước. Vào sáng sớm của một ngày rất lạnh, pháo đội của tôi là chướng ngại duy nhất với làng bên, chúng tôi thấy một nhóm chưng 30-40 lính Nga tiến đến chúng tôi qua một khoảng trống. Bộ binh nổ súng với cối và súng máy đẩy lùi họ. Một lúc sau, họ tấn công lại, làn này khoảng 1 đại đội với khoản 150 người. Một lần nữa, bộ binh đẩy lùi họ. Rôi họ tấn công với khoảng 1 tiểu đoàn, với khoảng 500 người. Chúng tôi có thể thấy họ di chuyển khoảng cách đó khoảng 3 cây số. Chúng tôi cho tác xạ pháo binh vào họ, nhưng họ vẫn tiếp tục tiến lên. Đó là hành động tự sát, vì họ ở ngoài đồng trống và không có xe tăng hay pháo binh hay bất cứ một sự bảo vệ nào. Họ đến gần khoảng 200 mét thì toàn bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì tôi không thể tin được thái độ vô lý của họ, tôi đi ra để tìm hiểu lý do về hành động tự sát của họ. Hàng trăm người chết và bị thương nằm đỏ tuyết, những mảnh thân thể văng tung toé đầy máu, mắt họ mờ dần đi khi cuộc sống rời khỏi họ. Lính cứu thương chúng tôi đi tìm cứu những người sống sót.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:26:22
0
 
"Họ trông như người Mông Cổ," một tiếng nói vang lên phía sau tôi. Đó là Kreuger. Hình như ông cũng tìm kiếm câu trả lời. "Tất cả lính Nga tôi thấy cho đến nay đều là người da trắng."

"Đúng vậy," tôi đồng tình. "Thiếu Tá cho điều này ý nghĩa như thế nào? Và nhân danh thượng đế nào mà họ bỏ mạng sống của bộ binh đi đấu với pháo? Điều đó còn tệ hại hơn sự ngu ngốc - Đó là tội ác khi hoang phí mạng sống con người như vậy."

"Có thể họ nghĩ chúng ta đã qua yếu vì lạnh và họ có thể đi đến và tiêu diệt chúng ta vì họ có quân mới," Kreuger suy đoán.

Nếu họ đợi đến đêm, có thể họ có cơ hội nhiều hơn, nhưng họ không có bất cứ một cơ hội nào giữa ban ngày khi chúng tôi có thể dùng pháo chống lại họ.

Khi chúng tôi đến ngoại ô của Moscow, môt cơn lạnh ghê hồn đổ xuống, và nhiệt độ tụt xuống xa dưới 0 độ và ở đó. Xe tải không thể nổ máy, ngựa bắt đầu chết hàng loạt; chúng chết trong cơn lạnh cực độ vào ban đêm, và chúng tôi thấy chúng nằm chết vào sang hôm sau. Người Nga biết thích ứng với thời tiết như thế này, nhưng chúng tôi thì không; xe của họ được thiết kế cho những điều kiện như thế này, xe chúng tôi cũng không. Chúng tôi quấn mình trong những tấm chăn. Mọi người đều bị cơn lạnh đối xử thô bạo. Mặt trời mọc trể vào buổi sáng, thô thiển dưới những cơn gió mùa đông, và không một dấu chân trên tuyết. Bệnh đông ngón bây giờ gây lên thiệt hại lớn cho chúng tôi. Ngày càng có nhiều người bị đông ngón tay và chân. Nhiều đại đội bộ binh còn lại chừng trung đội.

Ngày 5 tháng 12, nhiệt độ lao xuống 30 độ dưới 0. Cơ thể con người hầu như không hoạt động ở độ lạnh này. Chúng tôi chiếm được mục tiêu, Peredelkino, và buổi trưa. Chân chúng tôi như một khối đá và chúng tôi khó khăn lê từng bước chân. Tôi bật nghĩ bây giờ thì cái gì cũng có thể tốt hơn điều kiện này. Mặt và tai sẽ bị đông nếu chúng tôi tiếp tục đưa mặt ra ngoài lâu, và chúng tôi cố gắng quấn lấy bất cứ cái gì tìm được để chống đông. Tôi không thể không nghĩ đến lúc quân đội Napoleon rút quân ra khỏi Moscow. Ngón tay chúng tôi đông cứng ngay cả trong vớ và dấu trong túi áo khoát; chúng quá tê và không chịu cử động nửa. Chúng tôi không thể bắn được. Và tôi không thể không suy nghĩ về những người ở Berlin có ý kiến gì mà đưa chúng tôi qua đây. Tôi biết đó là những ý nghĩ của kẻ chiến bại, nhưng ít ra nó có chút ý nghĩa trong lúc này.

Thay vì tiếp tục di chuyển sau khi chiếm được Peredelkino, chúng tôi đi vào nhà dân để sưởi, vì cái lạnh chắc chắn sẽ giết chúng tôi nếu không vào. Trung Úy Schumann, pháo đội trưởng pháo đội 3, tôi và sĩ quan tiền sát và một thiếu úy bộ binh vào một nhà. Chúng tôi không nên tụ họp các sĩ quan chủ chốt của 2 pháo đội vào một chỗ mà chúng tôi có thể cùng bị chết một lúc, nhưng cái lạnh đã vượt qua sự chịu đựng của con người nên chúng tôi phải sưởi ấm nếu muốn sống sót.

Chúng tôi đang ngồi trên lò sưởi, mới vừa bắt đầu ấm, thì nghe tiếng nổ đanh của đạn pháo xe tăng bắn ra. Chúng tôi không nhận được thông báo của bộ binh, và chúng tôi chỉ vừa đứng lên quan sát thì một viên đạn nổ tung ở góc tường. Mảnh đạn văng tung toé trong phòng, căn phòng đầy những vật bể, thân người máu me, khói mịt mù, mùi thuốc súng, và tiếng la hét của người bị thương.

Hai người bị chết tại chỗ, Mặc dù còn sống, nhưng mặt Schumann đầy máu từ vết thương nặng ở đầu, và máu từ tay và cổ cũng trào ra. Cú nổ làm tôi té xuống, tôi cố gắng đứng lên nhưng lại té xuống. Tôi nhận ra là đầu tôi bị thương và tôi mất cảm giác thăng bằng. Thấy máu trên cánh tay, tôi khám và tìm ra tôi bị mất một miếng thịt bằng khoảng đồng xu lớn phía trên cánh tay. Tiếp tục khám mình thì thấy một mảnh đạn dính vào phù hiệu kim loại trên cổ áo, chút nữa tôi bị một vết thương ở cổ.
Mọi người trong phòng đều bị thương hay bị chết. Tôi gọi y tá và lo cho Schumann. Schumann vẫn còn nói được, nhưng anh ta bị thương nặng. Anh ta là người lớn con, 6 feet 5 và nặng hơn 200 pounds; có thể anh ta quá lớn con nên trở thành mục tiêu dễ dàng. Y tá băng bó vết thương của chúng tôi.
 
8 - 10 xe tăng Nga đã vượt qua hàng rào bộ binh rã rời của chúng tôi mà không bị phát hiện. Chúng tôi không thấy xe tăng Nga xuất hiện một thời gian nên cũng không cảnh giác. Chúng tìm được một vùng thấp hơn địa hình và vượt qua mà không bị phát hiện. Để chúng vượt qua mà không phát hiện là hoạt động yếu kém về phía chúng tôi. Nếu chúng tôi không quá lo về cơn lạnh thì nó cũng đã không xảy ra. Xe tăng không có bộ binh tùng thiết, nên họ chỉ đến gần và bắn vào làng rồi rút lui, vì tăng mà không có bộ binh tùng thiết thì rất dễ bị tấn công.
 
Lần đầu tiên tôi bị thương, ở Pháp, tôi đã nhạc nhiên, nhưng lần thứ hai, tôi chỉ nghĩ "bị nữa những tôi vẫn còn sống, tôi may mắn, và tôi hy vọng là sẽ may mắn lần sau."

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.06.2008 12:29:52 bởi khikho007 >

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:34:57
0
 

Chương 17
 
Sau khi biết rằng mình không bị thương tật vĩnh viễn, tôi cảm thấy vui vì bị thương và ra khỏi chiến đấu - và nhât là ra khỏi mùa đông khủng khiếp của nước Nga. Dù sao chúng tôi không được trang bị, hay chuẩn bị cho nó.
 
Y tá băng bó vết thương. Schumann và tôi được đặt trên xe trượt tuyết và đưa về pháo đội. Tôi trao quyền cho sĩ quan pháo đội, Thiếu Úy Steinbach, anh ta báo lên tiểu đoàn, cộng thêm việc 2 pháo đội trưởng đều bị thương. Thiếu Úy Jaschke chỉ bị thương nhẹ.
 
Schumann và tôi được đưa lên xe tải và chở về bệnh viện dã chiến ở Vyazma. Xe tải chở đồ tiếp vận lên phía trước và chở thương binh về phía sau. Chúng tôi đáng ở ngoại ô Moscow, chỉ khoảng 20km là đến Kremlin, và đường đi Vyazma dài 120km. Chín người chúng tôi phía sau thùng xe, tài xế và người lính bảo vệ phía trước. Trên mặt đường đóng băng, chuyến đi rất lạnh, xóc và đau đớn cho những người bị thương, nhưng không có cách nào khác hơn.
 
Tôi cố gắng làm cho Schumann được thoải mái. Vết thương ở đầu và cổ rất nặng, và nhưng cơn xóc làm anh ta đau đớn kinh khủng. Tôi gấp chăn của tôi và để dưới đầu anh ta để đầu khỏi đập vào thùng xe bằng kim loại. Sau 3-4 giờ dài vô tận trong đau đớn vì xóc, chúng tôi đến được bệnh viện dã chiến ở Vyazma.
 
Người ta băng bó lại vết thương cho chúng tôi. Vết thương ở cánh tay khá nhẹ, nhưng vết thương ở đầu làm tôi bị mất giác quan thăng bằng nên tôi không đứng lên được. Tôi ở bệnh viện dã chiến chỉ một đêm, vì người Nga tung ra một đợt tấn công lớn, nhiều người bị thương được đem đến, và nhân viện bệnh viện phải chuyển những người trước đi. Khi được đưa lên xe lửa cứu thương về Warsaw vào sáng hôm sau, rận đã chui vào lớp băng - cảm giác khó chịu khủng khiếp vì tôi không thể tháo băng ra được.
 
Schumann quá yếu để di chuyển, nên người ta giữ anh lại bệnh viện ở Vyazma, và sau đó anh chết ở đó.. Tôi biết anh từ lúc ở Pháp, đã được hơn 1 năm - 1 thời gian dài trong chiến đấu. Chúng tôi không thân nhau lắm, nhưng là những chiến hữu tốt với nhau. Là pháo đội trưởng trong cùng tiểu đoàn, chúng tôi đã chiến đấu cùng nhau ở Nga, như đã chiến đấu ở Pháp. Ở tuổi 31, tuổi anh lớn hơn so với cấp bậc, vì anh được thăng cấp qua chiến đấu chứ không vào học viện quân sự. Không may, người ta thường coi thường những sĩ quan này. Nhiều người trong số họ chiến đấu giỏi, thậm chí giỏi hơn nhưng sĩ quan khác, vì họ có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn, nhưng họ không qua trường lớp hay không bài bản. Đôi khi có những trò đùa xấu về họ. Họ bị gọi là "vomags," một từ được ghép bỡi những chữ cái đầu của "Sĩ quan nhà quê với khuông mặt nông dân." Đó là một lối đùa rất khinh miệt. Schumann đã bị những sự khinh miệt này, nhưng anh ta đã chịu đựng nó một cách can đảm và không tỏ ra cay đắng hay tức giận. Anh đã tỏ là một người lính can trường và một sĩ quan giỏi - và anh đã cho hết để phục vụ cho đồng đội, cho đất nước.
 
Chúng tôi không được biết vào ngày 5 tháng 12, ngày tôi bị thương, quân Nga đã tung ra hàng trăm nghìn quân mới, có lý tưởng, được huấn luyện kỹ, và được trang bị tốt đến từ Siberia tấn công vào chúng tôi. Và họ đẩy lùi chúng tôi ra xa Moscow. Tôi tránh được cảm giác của sự rút lui vì bị thương ngay từ lúc đầu. Khủng khiếp nhất là bị thương trong lúc rút lui, vì lính đang rút chạy ít khi đem theo thương binh với họ; người bị thương chỉ còn cách nằm đó, chết vì vết thương, vì lạnh, vì đói, hay bị bắt.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:38:48
0
 
Lúc đó, tôi chưa biết là quân Đức đang rút lui toàn bộ. Tôi không biết là lực lượng tăng không chiếm được Kalinin và Tula, phía bắc và nam của Moscow. Tôi chỉ biết những gì xảy ra ở phần nhỏ của chúng tôi, và không thấy gì xảy ra về dấu hiệu của cuộc rút lui. Những xe tăng đã tấn công chúng tôi không có bộ binh, nếu như bắn cháy vài chiếc, thì chúng sẽ rút lui ngay vì không có bộ binh bảo vệ. Tôi không những không biết về thảm họa đó đang xảy ra, mà ngược lại, tôi cứ nghĩ rằng cũng giống như mấy lần trước ở Sudetenland và Paris, lần thứ 3, sư đoàn của tôi sẽ diễn hành chiến thắng trước điện Kremlin và tôi không có mặt vì bị thương.
 
Chuyến xe lửa cứu thương chạy 2 ngày từ Vyazma đến Warsaw, khoảng chừng 800km. Lúc này thì tôi đã có thể ngồi dậy được; những nguời bị thương nặng không ngồi được ở trong những toa khác với sự chăm sóc của y tá. Tất cả chúng tôi đều tạ ơn trên khi được ra khỏi địa ngục chiến tranh và mùa đông giết người ở Nga. Chúng tôi nói chuyện với nhau về những gì trải qua ở Nga, về nhà, và về thức ăn chúng tôi được cung cấp trên xe lửa, những chuyện mà chúng tôi không biết đến trong một thời gian dài. Và chúng tôi cũng được ngủ bù. Đó là một cảm giác rất hạnh phúc của sự bình yên.
 
Ngồi trên xe lửa ấm áp, thoải mái, và nhìn cảnh vật của nước Nga trôi qua, một lần nữa, chúng tôi rất ấn tượng với những vùng đất bao la mà chúng tôi đã vượt qua bằng đôi chân. Chúng tôi đi 2 ngày để vượt qua một khoảng cách mà chúng tôi đã mất 5 tháng gian khổ để đi bộ qua. Nhưng chúng tôi đã đi qua trong mùa hè khi còn có thể chịu được, và bây giờ nó đang đắp một tấm thảm tuyết mênh mông chết chóc. Chúng tôi kinh ngạc khi thấy khả năng của người Nga khi họ tiếp tục tung ra các sư đoàn mới, bất kể chúng tôi giết và bắt được bao nhiêu quân.
 
Đến Warsaw, chúng tôi được đưa đến một bệnh viện của quân đội Đức, trước đây là bệnh viện dân sự. Ở đây, họ rửa sạch vết thương và băng bó lại và cuối cùng cũng bắt được những con rận chết tiệt bám đầy trong băng. Chúng tôi cũng được tẩy rửa và không phải khổ sở về những con vật hút máu hèn hạ kia cho đến khi quay lại chiến trường. Cứ như là món quà của thượng đế khi được tắm và chà xà phòng khắp người. Bác sĩ khám tôi cẩn thận để chắc rằng những di chuyển trong tương lai sẽ không có hại đến sức khoẻ; bác sĩ luôn luôn lo lắng đặc biệt về các vết thương ở đầu.
Tôi ở Warsaw chỉ vài ngày. Tôi gọi điện cho ba mẹ và Lilo để họ biết là tôi bị thương và sắp trở về. Quân đội thông báo gia đình khi một người lính bị chết, nhưng không thông báo khi bị thương; vì sự thương vong xảy ra thường xuyên, nên không thể thực hiện được.
 
Trong khi tôi ở bệnh viện Warsaw, tôi được biết là Nhật tấn công Hoa Kỳ ở một nơi gọi là Trân Châu Cảng. Nên bây giờ nó là một cuộc chiến tranh thế giới khác. Tôi không nhận ra ý nghĩa của sự kiện này, tuy nhiên, khi Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ, tôi cũng không thấy nó có ý nghĩa gì với nước Đức. Ở trường học, tôi không học nhiều về kinh tế và ý nghĩa chính trị của Hoa Kỳ đối với thế giới hiện đại. Tôi chỉ nghĩ rằng Hoa Kỳ giúp đỡ Anh và Nga về vật chất và bây giờ chúng tôi phải phản ứng với họ. Với suy nghĩ là Hoa Kỳ sẽ bận rộn với Nhật, tôi không nhận thức là với sự góp mặt của họ trong chiến tranh, với nguồn tài nguyên vô tận, viễn cảnh chúng tôi phải chiến đấu ở cả hai mặt trận - nỗi ám ảnh của bất cứ tướng Đức nào vì kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh thế giới trước.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:45:43
0
 
Sau khi ở Warsaw, tôi được chuyển về Olmutz rồi Brunn (Brno), Tiệp, trước khi chuyển về bệnh viện ở Leipzig. Mặc dù tôi rất thận trọng vì vết thương ở đầu, bây giờ tôi có thể đi bộ được từng đoạn ngắn. Tôi làm giấy nhập viện và về thăm nhà ngay ngày đầu.
 
Được về nhà sau những tháng ngày dài chiến đấu ở tận đất Nga cứ như một đứa trẻ sợ hãi được nằm trong vòng tay người mẹ. Mẹ tôi ôm chặt tôi thật lâu như không muốn buông ra. Tôi biết điều này vì những gì đã xảy ra với Fritz và bây giờ tôi lại bị thương. Cha tôi cũng làm như vậy. Những gì xảy ra với hai đứa con là những mất mát to lớn trong đời cha mẹ tôi.
 
Ngày hôm sau, tôi cùng ba mẹ đi thăm Fritz. Nhìn em tôi thật tội nghiệp. Em đau đớn đến tột độ, nhân viên bệnh viện phải cho morphine để giảm đau. Em có thể nói chuyện với chúng tôi khi thuốc chưa ngấm, nhưng cơn đau lại hành hạ nó. Nó không cử động được, thân người được đắp trong tấm ra bệnh viện. Fritz biết rằng mình sẽ chết, và bỏ mặc mọi sự cho số mệnh. Chúng tôi cố gắng làm cho em mang hy vọng, nhưng chỉ làm em giận dữ hơn. Nếu viên đạn giết chết em nhanh chóng, có lẻ mọi sự sẽ dể chịu hơn.
 
Tôi đến thăm Lilo ở tiệm chụp hình và gây cho cô sự bất ngờ. Cô kêu lên vui sướng và ôm lấy cổ tôi, ôm tôi trong sự lo lắng về vết thương. Thật là hạnh phúc khi gặp lại cô và để biết rằng cô cũng có những cảm giác đó. Trí nhớ của tôi về cô không sai. Cô vẫn xinh đẹp và sung sướng như tôi vẫn nghĩ. Vẫn như xưa, tôi đón cô sau khi cô làm việc, đi ăn tối và đi xem phim, nhạc, hay khiêu vũ. Với tôi, cô là liều thuốc an thần của cuộc chiến.
 
Noel năm ấy khá buồn thảm với gia dình tôi. Chúng tôi thăm Fritz hàng ngày, và em tôi luôn vui mừng khi thấy chúng tôi. Trước Noel, em nhận được huân chương Chữ Thập Sắt Hạng 2 và huy hiệu bị thương. Em nhận huy hiệu bị thương bằng bạc vì vết thương nặng (thường thì màu đen cho lần bị thương đầu tiên). Việc nhận huân chương làm em tôi tự hào và vui sướng, vì chúng tượng trưng cho thành tựu duy nhất mà em đạt được trong cuộc sống ngắn ngủi của mình. Ngày Giáng Sinh, chúng tôi mang quà vào bệnh viện và tổ chức lễ giáng sinh ở đó, nhưng vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể đi sâu vào tinh thần của dịp lễ.
 
Tôi rất vui vì được cùng Lilo trong suốt thời gian trị thương. Tình trạng của Fritz ngày càng tệ, và tin tức từ Phương Diện Quân Trung Tâm cũng không tốt. Tôi vẫn nhớ về lòng tự tin quá cao lúc bắt đầu tấn công nước Nga và nhận ra chúng tôi đã tự cao tự đại về mình. Chúng tôi không biết gì về sự mênh mông của Liên Bang Xô Viết và dân số đông đúc cũng như tiềm lực, tài nguyên. Được ra ngoài ăn tối và coi phim hay ca nhạc với Lilo vào nhũng buổi tối giúp tôi phần nào quên đi về Fritz và những chuyện về pháo đội ngoài mặt trận. Khi tôi còn một mình, mọi việc lại ào ạt trở về trong tôi.
 
Tinh thần dân chúng Đức không đến nổi tệ. Từ cuộc tấn công Pháp, hầu hết mọi người chỉ nghĩ rằng Hitler chỉ lấy lại những gì đã mất từ cuộc Chiến Tranh Thế Giới. Cuộc chiến với Pháp được sự ưng thuận của người dân, vì chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và vì người Pháp tuyên chiến trước. Và, tất nhiên, sự việc chúng tôi đã thắng nên người dân ủng hộ. Dân Đức hình như rất hài lòng với những gì xảy ra trong thời gian đầu của chiến tranh. Ngay cả cuộc tấn công Nga, tinh thân rất tốt khi mọi việc trôi chảy ở lúc đầu. Nhìn chung dân Đức nhìn Cộng Sản như một xã hội tội lỗi vì những báo cáo bay ra từ nước Nga trước chiến tranh - báo cáo về nạn đói rộng lớn vì chính sách của chính phủ, về những cuộc giết người hàng loạt nhằm vào những người đối lập, và sự bắt buộc di dân đến với hàng triệu thường dân. Tất cả những thứ đó đều được biết ở Đức, và tất nhiên bộ trưởng bộ tuyên truyền nhấn mạnh và phóng đại ra. Và, tất nhiên, dân chúng, có thể bất đạo lý, không chống lại sự chiếm lấy vựa lương thực Ukraine và túi dầu Caucasus.


khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:50:07
0
 
Vì thương vong ở Nga này càng nhiều và càng nghiêm trọng, mọi việc bắt đầu thay đổi. Trong những chiến dịch nhanh chóng ở Ba Lan, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Nam Tư, và Hy Lạp, chúng tôi có thiệt hại nhiều, nhưng những thiệt hại đó chấm dứt nhanh chóng vì chiến dịch diễn ra nhanh. Ở mặt trận Nga, thiệt hại hàng ngày bắt đầu rất nhẹ, nhưng không bao giờ dừng - nó tiếp tục ngày sau ngày, tuần tiếp tuần, tháng này qua tháng khác. Thời gian trôi quan, thương vòng càng nặng nề hơn. Thiệt hại không bao giờ được công báo ở hậu phương, nhưng ngày càng có nhiều gia đình có con bị chết hay bị thương nặng. Từ từ, người ta bắt đầu thấy bức tranh, không phải từ chính quyền, mà gián tiếp tuyền miệng từ người này sang người kia. Những người không quen biết sắp hàng ở tiệm bánh mì hay mua sữa nói chuyện với nhau. Nhũng gì xảy ra với gia đình tôi không khác lắm đối với nhiều gia đình khác, và bây giờ nó trở thành bằng chứng cho thấy mọi việc không thuận lợi ở nước Nga. Tất nhiên, mọi người hy vọng là với cuộc tấn công vào mùa xuân sẽ thuận lợi trở lại. Chúng tôi học cách "dịch" một bản tin, vì Bộ Tuyên Truyền luôn dùng những từ ngữ giống nhau để diễn tả những tình huống giống nhau. Ví dụ, từ "heroes" hay "horoic" luôn có nghĩa là chúng tôi bị thiệt hại nặng. Khi chúng tôi đọc "the heroes at Tula," tôi hiểu là chúng tôi đã thua trận ở Tula.
 
Nhưng chỉ ở Moscow mới bị, còn Phương Diện Quân Bắc bao vây Leningrad, và Phương Diện Quân Nam chiến đấu rất tốt khi quân Nga phản công ở Ukraine và ở Crimea. Khi cuộc tấn công bắt đầu lại vào mùa xuân, tôi biết thiệt hại sẽ cao hơn nhiều, vì lúc đó người Nga đã phòng thủ chặt chẽ hơn. Tinh thần của họ cao hơn rất nhiều so với đầu chiến tranh.
 
Tôi không biết rằng thế thượng phong đã qua tay người Nga. Lúc đầu, lính Nga mà chúng tôi đối mặt chỉ chạy dài. Nhưng binh lính bây giờ ở ngoại ô Moscow có chất lượng tốt hơn nhiều. Họ dứt khoát phải bảo vệ Moscow, và họ biết chiến đấu trong mùa đông giỏi hơn chúng tôi. Họ mới và còn sức lực, chúng tôi đã mệt mỏi; họ có thiết bị mới, trang bị chúng tôi đã bị mòn; họ có động cơ, và chúng tôi thì rã rời. Tôi không thể tránh khỏi sự khoe khoan quá trớn của quân đội Đức, đang được cả thế giới thán phục là đang làm chủ tất cả các chiến trường cho đến lúc này, bây giờ lại bị chặn đứng bởi những người mà chính phủ chúng tôi gọi là "chưa giống người"!
 
Tháng Giêng năm 1942, tôi được thưởng huân chương Sturmabzeichen về việc cận chiến với bộ binh. Trong mùa xuân năm 1942, đã đến lúc tôi phải quay lại mặt trận. Hai lần bị thương, và nhìn thấy hàng trăm khác bị giết hay bị thương, tôi không có ảo tưởng gì cho chính mình. Tôi sắp sửa trở về với địa ngục. Nhưng không có cách nào khác hơn. Tôi cảm thấy chúng tôi phải chiến đấu cho đến lúc chấm dứt
 
Cha mẹ tôi và Lilo đưa tôi ra ga xe lửa. Tôi mặc đồ tác chiến, trong quân phục mùa đông tôi vừa nhận được ở hậu cứ. Cảnh chia tay buồn thảm. Tôi ôm chặt Lilo, có thể tôi không bao gặp lại cô ta. Tôi có bao nhiêu may mắn?
 
Tôi đến từ biệt Fritz ngày hôm trước. Cả hai đều biết đây là lần vĩnh biệt. Mặc dù em tôi cố không dùng morphine để nói chuyện, nhung cưới cùng phải yêu cầu chúng vì cơn đau đớn. Vài phút trước khi morphine ngấm vào, chúng tôi cố gắng tìm nhũng gì có ý nghĩa để nói với nhau, nhưng những giây phút đau đớn này làm chúng tôi không thể suy nghĩ và nói gì được. Mắt em tôi đầy nước mặt, và tôi cũng vậy. Tôi nắm lấy tay em cho đến khi mắt em nhắm lại an lành. Và, sau cái nhìn cuối, tôi bước nhẹ ra khỏi phòng. Em tôi luôn hãnh diện về tôi và những thành tích của tôi, và bây giờ cậu ta sắp chết trước khi có một cơ hội thật sự để đạt được những thành quả cho chính mình.


khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 12:55:25
0
 
Tôi rời pháo đội đầu tháng 12 ở ngoại ô Moscow, nhưng mùa xuân nó đã bị đẩy lùi đến tận tuyến phòng thủ chỉ phía đông của Smolensk. Pháo đội đóng ở trong những hầm mới làm trong một rừng cây. Mặt trận khá yên tỉnh. Mũi tấn công chính của quân Đức bây giờ đang được Phương Diện Quân Nam cố gắng chiếm toàn bộ Ukraine và Caucasus để lấy lương thực và dầu mỏ. Chúng tôi đấu vài loạt pháo với quân Nga chỉ để quấy rối lẫn nhau, nhưng không có những hoạt động chiến đấu lớn. Nó làm tôi nhớ thời gian "sitzkrieg" năm 1939 ở vùng núi Eifel. Trong mùa đông, Phương Diện Quân Trung Tâm đã không đủ sức mở một cuộc tấn công vì người ngựa đã mệt mỏi và trang thiết bị hư hỏng, và quân Nga cũng không đủ lực lượng để tấn công sau khi chúng tôi rút lui trong chiến dịch vào tháng 12. Họ đang chỉnh đốn hàng ngủ, và chúng tôi cũng vậy, và chỉ chờ xem chúng tôi sẽ tấn công chỗ nào.
 
Đã qua mùa xuân và tuyết bắt đầu tan, làm mặt đất lầy lội. Chỉ có loại xe nông trại của Nga, gọi là troika - được kéo bằng 3 chú ngựa nhỏ - có thể di chuyển được trên đường. Đường xá đã được lót gỗ từ pháo đội chúng tôi đến sư đoàn, để chúng tôi nhận được đạn dượt và tiếp vận, nhưng hầu hết tất cả các xe cộ có bánh đều không di chuyển được. Hầm trú ẩn của chúng tôi được dựng lên bằng gỗ từ mùa thu trước, và khi tuyết tan, cả khu vực trở nên lầy lội như một đầm lầy. Gỗ làm hầm bắt đầu mọc chồi non!
 
Tôi đã trở về được và tuần và mới làm quen lại các hoạt động thường ngày thì được lệnh trở về Berlin để học lớp huấn luyện pháo binh đặc biệt. Tôi đi nhờ trong một xe cứu thương đến ga xe lửa ở Smolensk và lên xe đi Berlin. Đến Berlin, tôi gọi về nhà và để báo cho mọi người và Lilo tôi đã ra khỏi những nguy hiểm của chiến trường, sau đó tôi trình diện tại trường.
 
Học viên của trường đều là những pháo đội trưởng kinh nghiệm, gồm các trung úy và đại uý. Mục đích của khóa học là huấn luyện các sĩ quan cho một số tướng pháo binh để lập các đơn vị pháo binh lớn hơn.
 
Tôi thường gặp Lilo trong khóa học. Tôi về Leipzig, chỉ cách 175km trong vài dịp cuối tuần, và Lilo đến Berlin trong những cuối tuần khác. Chúng tôi cảm thấy đủ đế nói về việc cưới hỏi, nhưng chúng tôi không muốn đám cưới trong khi chiến tranh đang xảy ra. Tất nhiên, chúng tôi không biết bao lâu cuộc chiến sẽ chấm dứt.
 
Tháng 5 năm 1942, tôi nhận được điện tín từ ba mẹ tôi: `FRITZ MẤT SÁNG NAY CHẤM ĐÁM MA VÀO NGÀY MỐT CHÂM CON VỀ ĐƯỢC KHÔNG CHẤM. Mặc dù tôi đã biết trước và Fritz chết cũng là điều tốt đối với cậu ấy, nhưng đó là sự mất mát rất to lớn. Tôi đã nhìn tháy nhiều người trẻ chết và tôi biết đó là cái giá chúng tôi phải trả cho tất cả các cuộc chiến thắng, nhưng đến khi nó trở thành mất mát của bản thân, thì thật đớn đau biết dường nào. Thật khó mà đứng vững trước ngôi mộ của Fritz và mang nặng nỗi đau mất đi người em trai duy nhất. Và càng khó khăn hơn cho tấm lòng đang bị tàn phá của cha mẹ tôi.
 
Trước khi xong khoá học, vị hiệu trưởng giới thiệu tôi gia nhập khoá học trong một trường khác và chuyển qua ngành chế tạo vũ khí - trong chương trình hợp tác giữa quân đội và các nhà máy vũ khí về phát triển nhân sự và nghiên cứu. Đó là một công việc ngon và an toàn - tôi sẽ không bao giờ ra mặt trận nữa. Nó cũng mở đường cho tôi lấy một tấm bằng kỹ sư ở trường đại học Berlin với chi phí của chính phủ, và tôi có nghề nghiệp ổn định sau chiến tranh. Nhưng tôi từ chối, vì tôi hy vọng được đi học Học Viện Tham Mưu, và tôi nghĩ cách duy nhất để đạt đến đó là ra mặt trận cho đến khi được chọn vào trường. Tôi gần như chắc chắn rằng nếu nhận một công việc dễ dàng và an toàn, tôi sẽ không bao giờ được chấp nhận vào học viện. Được vào Học Viện Tham Mưu là tối cần thiết cho một sĩ quan nhà nghề. Bên cạnh đó, tôi vẫn còn trẻ và năng nổ: tôi nghĩ rằng là một người lính trẻ, tôi nên ở tuyến đầu.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 13:00:59
0
 
Tôi không bao giờ có dịp thực hành những gì học ở khoá học. Chúng tôi không có những đơn vị pháo binh lớn, và khoá học là chuẩn bị thành lập những đơn vị đó. Họ muốn mọi người được học và chuẩn bị, nhưng hầu hết chúng tôi đều trở về đơn vị cũ sau khoá học cho đến khi đơn vị mới được thành lập.
 
Khi tôi tốt nghiệp trường pháo binh, Lilo và tôi lấy một kỳ nghỉ ngắn đến hồ Constance ngay biên giới Đức - Thụy Sĩ. Chúng tôi ở một khách sạn mà trước đây vốn là một tu viện. Chúng tôi đi bơi và đi thuyền quanh hồ và thư thả bên nhau trong những ngày ngắn ngủi. Tôi mặc đồ dân sự và cố gắng quên đi những gì đang chờ đợi tôi khi trở về mặt trận. Chúng tôi cố gắng sống vài ngày cứ như cuộc chiến chưa hề xảy ra và hai chúng tôi có những ngày nghỉ phép bên nhau trong một thế giới hoà bình.
 
Thật nhanh, Lilo phải đi làm trở lại. Sau khi Lilo về, tôi thăm mẹ tôi, cũng đang nghĩ hè ở núi Alps gần đó, và rồi tôi lên xe lửa trở lại Smolensk và pháo đội ở tuyến đầu.
Mặc dù hầu hết những trận đánh trong suốt mùa hè đều do Phương Diện Quân Nam đảm nhận ở Ukraine, Caucasus, và Crimea, cũng có vài trận ở vùng chúng tôi gần Smolensk. Pháo đội của tôi vẫn yểm trợ tuyến phòng thủ, mặc dù không phải là tuyến mà tôi đã rời trước đó.
 
Tôi đến đúng ngay lúc chuẩn bị tấn công để lấy lại những khu vực đã mất. Chúng tôi làm thành một hàng rào pháo binh trước cuộc tấn công, và bộ binh tiến lên. Tôi đi theo họ, ngay sát đại đội mũi nhọn để có thể gọi pháo yểm trợ nếu quân Nga phản công. Tiếng ầm ĩ và lộn xộn của chiến trận, cúng như những kích động luôn đi cùng chúng, mọi thứ đều quen thuộc. Khi chúng tôi tiến lên, quân Nga bắn chúng tôi với súng cối. Một trái đạn cối nổ gần tôi, tôi ngã nhào xuống, và tiếp tục nằm đó vì đạn cối tiếp tục bắn, Thiếu Úy Jaschke nắm quyền chỉ huy và điều chỉnh pháo. Tôi nằm sát mặt đất và lắng nghe những tiếng rít của các loại đạn, mảnh, và tiếng kim loại bay sẽ trong không khí. Trận đánh kết thúc nhanh chóng, y tá băng bó vết thương cho tôi. Tôi bị trúng đầu gối vì một mảnh đạn cối. Y tá đưa tôi vào trạm y tế trung đoàn và đưa về trung tâm y tế sư đoàn. Mảnh đạnh đâm vào ngay dưới xương bánh chè. Một lần nữa, tôi gặp may - tôi về nhà với vết thương mà không bị tàn phế.
 
Xe cứu thương chở tôi đến một trạm xe lửa và về Warsaw, tôi ở đó vài ngày. Từ đó tôi về Bad Schandau gần Dreden, từ đó tôi gọi về nhà. Từ Dresden đến Leipzig chỉ hơn 100km, và cha tôi và Lilo đến thăm tôi (mẹ tôi phải ở nhà để lo lắng công việc vì bà biết tôi sẽ về nhà). Lúc đó là tháng 10 năm 1942.
 
Bác sĩ chụp quang tuyến đầu gối và thấy mảnh đạn còn nằm phía sau xương bánh chè bên trái, nhưng họ không muốn giải phẩu lấy nó ra, vì chỗ khớp xương sẽ không như cũ nếu giải phẩu, và họ cảm thấy mảnh đạn không có hại gì. Họ chỉ đặt chân tôi vào nẹp để tôi khỏi cử động. Sau một tuần ở Dresden, tôi được chuyển về bệnh viện Leipzig, tôi ở đó cho đến tháng 11. Bi thương lần thứ 3, tôi nhận được huy hiệu thương binh màu bạc.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 17.06.2008 13:05:47
0
 
Đến lúc này, tôi cảm thấy cực kỳ may mắn. Biết bao nhiêu binh lính và sĩ quan Đức chiến đấu liên tục ở mặt trận Nga cả năm trời, hoặc lâu hơn, mà chưa được về nhà. Tôi bị thương và gởi về điều trị 2 lần và được về đi học. Tôi chưa bao giờ chiến đấu trong một thời gian dài liên tục như những người kém may mắn khác. Thần may mắn đã để mắt đến tôi.
 
Tôi gặp Lilo gần như hàng ngày trong thời gian ở nhà. như mọi khi, tôi đến chỗ làm của cô và đi ăn tối, xem phim, kịch, ca nhạc. Chúng tôi cảm giác rằng mọi việc đều không chắc chắn để lập kế hoạch cho tương lai. Chúng tôi cố gắng không nghiêm trọng hoá vấn đề hay nghĩ về điều gì đó nghiêm túc. Chúng tôi chỉ lo bây giờ là mua vé phim hay gặp bạn bè và vui đùa. Chúng tôi cố gắng tạo ra thời gian vui vẻ với nhau và không nhớ đến cuộc chiến ở Nga. Lilo thật tốt đối với tôi, vì cô ấy luôn vô tư và dễ thương, và tôi cần tiếng cười và những niềm vui. Tôi sẽ phải trở lại chiến trường trong thời gian ngắn, nhưng giờ cho đến đó chúng tôi không muốn nói đến điều đó hay để nó làm cướp đi thời gian của chúng tôi.
 
Lilo vẫn phụ trách ở tiệm hình, và chụp tôi và tấm hình trong lễ phục với lon trung uý, với các huân chương: Chữ Thập Sắt hạng nhất và hạng nhì, huân chương mùa đông (cho mùa đông đầu tiên ở Russia), Sturmabzeichen (cho việc cận chiến trong chiến đấu), và Verwundeten - Abzeichen (huy hiệu thương binh) bằng bạc (bị thương 3 lần).
Vì thiếu nhân lực và trang bị cho chiến trường, mọi thứ đều thiếu thốn ở hậu phương, nhất là vài mặt hàng thực phẩm (thịt, cà phê, trà, chocolate, ...), và mọi thứ bắt đầu tệ hơn. Lúc đầu, khi mọi thứ trong chiến tranh còn theo ý chúng tôi, người ta chấp nhận sự thiếu thốn mà không phàn nàn - nhưng bây giờ chiến tranh không như ý, người ta bực bội vì sự thiếu thốn nhiều hơn. Dân chúng hình như sợ hãi và chán nản.
 
Chiến dịch nước Nga vẫn chưa chắc chắn trong thời điểm này. Nhìn vào bản đồ, chúng tôi có thể thấy cả một đất nước rộng lớn phía sau mặt trận. Chúng tôi chỉ chiếm được một phần nhỏ phía tây của cả nước. Đó là phần quan trọng nhất, với phần lớn nền công nghiệp, nhưng vẫn còn khá nhiều khu công nghiệp xung quanh Moscow mà chúng tôi chưa chiếm được - và người Nga đã dời nhiều nhà máy qua dãy Ural, quá khỏi tầm tay của chúng tôi. Tôi biết rằng chúng tôi không tiêu diệt được quân Nga. Tôi đã từng thấy binh lính mới từ Siberia, và tôi biết không còn hy vọng cho một cuộc chiến nhanh chóng.Tình hình ngày càng chán hơn, nhất là với cái chết của Fritz, và tôi biết tỉ lệ tôi sẽ chết trong chiến tranh rất lớn. Nhưng tôi vẫn muốn thấy cuộc chiến kết thúc bằng sự chiến thắng, và tôi nghĩ dân Đức cũng như vậy.
 
Tôi thăm Brunsbuttelkoog, nơi tôi sinh ra, với mẹ tôi tháng 11 năm 1942, trước khi trở lại mặt trận. Mẹ tôi chỉ tôi chỗ chúng tôi đã ở khi tôi sinh ra. Chú tôi bây giờ làm chủ việc buôn bán mà cha tôi đã lập ra. Tôi vẫn nhớ những con tàu đi qua con sông đào và hụ còi vào ban đêm. Cũng tốt cho chúng tôi khi hai mẹ con giành thời gian với nhau. Sau khi mất đi Fritz, bà chỉ còn bám bíu vào tôi, và tôi biết bà đã biết chắc rằng tôi sẽ chết ngoài chiến trường. Vì tôi cũng kết luận như vậy, nên tôi không chỉ làm vui lòng bà, mà còn giành thời giờ đi với nhau.
 
Chúng tôi đi vào một tiệm vào một buổi chiều. Bà tìm thấy một khăn quàng cổ bằng lông cừu và mua nó. Khi chúng tôi bước ra ngoài, bà nhấn nó vào tay tôi.
"Của con đó," bà nói, nước mắt trào ra và bà ôm chặt lấy tôi. Chúng tôi đứng đó, ôm chặt lấy nhau cho đến khi bà ngừng khóc.
 
Khi tôi trình diện với hậu cứ sau khi điều trị, tôi được tin là ai đó trong bộ chỉ huy tối cao quyết định là tôi lập ra một trường huấn luyện lính trượt tuyết thay vì trở lại đơn vị cũ. Hồ sơ của tôi từ Học Viện Quân Sự Potsdam có lời khen rằng tôi trượt tuyết giỏi. Quân Đội cần một trường dạy truợt tuyết, và người ta bắt đầu lập hồ sơ và bỏ tên tôi vào đó. Mùa đông ở Nga cần lính biết trượt tuyết đường dài với đầy đủ trang bị trên người, và tôi phải lập một trường để dạy chúng. Nhiệm vụ của tôi là tìm một địa điểm tốt để mở trường.
 
Tôi đi đến Alps, nơi có nhiều cơ hội tốt vì tuyết lúc nào cũng có, và bắt đầu tìm địa điểm. Tôi được chỉ vài chỗ. Tôi đến từng nơi và nhìn kỹ, kiểm tra để chắc có đủ chổ để dựng nhà và chỗ tập cho lính. Tôi bỏ 2 tuần ở Alps và trở về làm báo cáo.
Khi tôi mang báo cáo đến hậu cứ, tuy nhiên, tôi được biết rằng lệnh đã thay vì Stalingrad đang nghiêm trọng và cần viện binh. Lệnh mới cho tôi là trình diện với Tập Đoàn Quân Số 6 của Đại Tướng Paulus ở Stalingrad.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:33:37
0
 

Chương 18
 
Ngày 17 tháng 12 năm 1942, tôi đón xe lửa đi Rostov, gần Stalingrad, nơi tôi nhận nhiệm vụ mới ở một đơn vị đặc biệt ở Stalingrad. Đó là một chuyến xe lửa chở hàng kèm thêm vài toa chở hành khách, tiêu chuẩn bình thường của những chuyến tàu đến và rời Stalingrad.
 
Tôi dừng lại Kiev một ngày để chuyển xe lửa, một thành phố cổ kính xinh đẹp và là thủ đô của Ukraine. Mặc dầu thành phố bị hư hại sau trận đánh, nhưng nó vẫn hoạt động như một thành phố và nhiều người Nga vẫn còn ở dây. Nhà hát thành phố vẫn hoạt động, và tôi vào xem trình diễn vào tối hôm đó. Diễn viên là người Nga, mặc dù hầu hết khán giả là người Đức.
 
Trên xe lửa từ Kiev đến Rostov, tôi vượt qua biển Azov trong đêm Giáng Sinh. Tôi ngồi trong toa hành khách trên một đoàn tàu hàng chậm chạp với một nhóm sĩ quan cũng đi Stalingrad. Tất cả chúng tôi đều biết đánh nhau dữ dội ở Stalingrad và chúng tôi đi đến trong tình trạng nguy hiểm, nhưng chúng tôi không biết tình trạng xấu như thế nào, vì tình trạng thực tế không được thông báo rộng rãi. Nhiệt độ bên ngoài cực lạnh, dưới 0 độ rất xa. Dưới ánh trăng sáng, biển Azov đóng băng như một ảo ảnh của một sa mạc trong bóng đêm màu xanh lạnh lẽo. Nhìn như một tấm tranh bức tranh siêu thực hơn là một địa hình địa lý có thật. Trong trực giác, tôi có thể tưởng thượng 3 người đang cưỡi trên lạc đà vượt qua biển Azov dưới ánh sao trắng trong bầu trời đêm. Tôi giật mình ra khỏi cơn mộng tưởng cảnh đẹp tuyệt vời của cảnh vật chìm trong ánh trăng lạnh giá cũng là cơn lạnh giết người ở ngoại ô Moscow. cả hai đều đẹp nhưng cũng chết người. Tôi rồi cửa sổ và đi vào bên trong. Tôi nhập bọn với các sĩ quan với những bài thánh ca.
 
Tôi đến Rostov, một thành phố rất cổ của nước Nga và không lớn bằng Kiev, vào ngày Giáng Sinh năm 1942. Thành phố cũng bị hư hại vì chiến tranh, nhưng không đến nổi lắm. Xuống ga xe lửa, tôi được hướng dẫn đến trinh diện ở Bộ Tư Lệnh lực lượng phòng thủ Pháo Đài Rostov. Đến đó tôi trình diện Đại Tá i.G. Heisenberg, tham mưu trưởng, một người cao và gầy trong tuổi 40.
 
"Tôi sợ rằng anh phải ở lại đây một thời gian." ông nói, giọng buồn bã. "Quân Nga đã bao vây Tập Đoàn Quân 6, xe cộ không chạy đây đó được nữa. Chỉ có cách duy nhất là hàng không, và thời tiết làm tê liệt hết máy bay ngoại trừ tiếp viện đạn dượt cho Stalingrad và tải thương."
 
"Jawohl, thưa Đại Tá".
 
"Cho đến khi thời tiết tốt hơn và anh có chuyến bay vào Stalingrad, anh sẽ giúp tôi vài công việc ở đây. Bộ Tư Lệnh lực lượng phòng thủ Pháo Đài Rostov cần báo cáo hàng ngày về Tập Đoàn Quân 6 ở Stalingrad cho Phương Diện Quân Nam. Tôi không có thì giờ cho chúng, và tôi không có ai để giao công việc đó. Tôi hy vọng anh là người làm báo cáo giỏi."
 
Heisenberg bố trí bàn làm việc cho tôi, và tôi làm việc cho ông ta trong phòng hành quân của lực lượng phòng vệ pháo đài. Văn phòng nằm trong một công sở chắc là của Đảng Cộng Sản trước đây, vì nó rất đẹp và bày biện sang trọng - những thứ mà tôi chưa từng thấy ở Nga cho đến giờ phút này.
 
Chúng tôi nhận được các báo cáo của Tập Đoàn Quân 6 và gởi cho Phương Diện Quân Nam, vì nó rất quan trọng với các chỉ huy ở Rostov để biết tình hình Stalingrad. Sông Đon chảy qua Rostov và chảy tiếp về biển Azov, và sông Volga chảy qua Stalingrad. Kế hoạch đầu tiên là giữ sông Don và Volga, cách nhau khoảng 150km, và để tạo mọt tuyến phòng thủ vững chắc khu vực giữa để bảo vệ vùng Caucasus khỏi bị phản công. Dầu từ núi Caucauss sẽ được an toàn. Nếu chúng tôi không chiếm được Stalingrad, tuy nhiên, chúng tôi phải bỏ kế hoạch này. Rostov, với những cây cầu bắt qua sông Don, trở thành rất quan trọng trong trường hợp rút khỏi Caucasus nếu không chiếm được Stalingrad - và tình hình ở Stalingrad ngày càng tệ đi. Rostov đã được tuyên bố thành một pháo đài (từ mà chính phủ bây dùng để đặt cho những thành phố mà lực lượng ở đó không được rút lui trong bất cứ tình huống nào) vì nó là chìa khoá của đường tiếp tế duy nhất của chúng tôi vào Caucasus và là đường rút lui duy nhất của lực lượng trong đó.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:36:59
0
 
Dù tôi không muốn vào trong khi tình trạng nguy kịch ở Stalingrad, lệnh của tôi là phải vào đó. Tôi gọi đến sân bay hàng ngày để coi có chuyến bay nào không, nhưng thời tiết vẫn xấu. Cuôi cùng, ngày 1 tháng 1 năm 1943, bầu trời trong và sáng - thời tiết rất tốt cho các chuyến bay. Tôi đến sân bay, chắc chắn là tôi sẽ có chuyến bay hôm nay, nhưng được nói là có lệnh từ Fuhrerbefehl (lệnh trực tiếp từ Hitler) vừa đến từ Berlin là không một người lính nào được gởi đến Stalingrad nữa. Chính phủ cuối cùng cũng nhận thấy tình hình hết hy vọng - và tôi một lần nữa nhận được một giải thoát mới trong cuộc đời.
 
Vì không thể vào Stalingrad, tôi được bổ sung và lực lượng phòng thủ pháo đài Rostov. Rõ ràng là tôi tự tạo cho mình một công việc, và tôi lại lăn vào công việc mới.
 
Nhiều thường dân ở Rostov làm việc cho quân Đức, làm công việc như lúc trước, hầu hết là dọn dẹp và giúp việc. Trong số những người Nga làm việc ở đây, tôi gặp một phụ nữ trí thức người Nga biết nói tiếng Đức. Một đêm, tôi làm việc khuya và mê mải với bản báo cáo tôi đang thảo và tôi quên mất thời gian và không biết đã quá khuya cho đến khi người dọn dẹp bước vào văn phòng.
 
"Xin lỗi," bà ta nói bằng tiếng Đức. "Tôi không biết ông còn ở đây."
 
"Bà nói được tiếng Đức à?" tôi hỏi, hoàn toàn ngạc nhiên.
 
"Vâng, tôi học ở đại học." Bà ta vào khoảng ngoài 30, hơi mập, mái tóc vàng được cột bím, mắt xanh dương, và nụ cười nhẹ nhàng.
 
"Vậy là tôi nghĩ bà không phải là người dọn dẹp chuyên môn." Những chỗ đi qua, tôi luôn cố gắng làm quen với người địa phương, và bà ta là một cơ hội tốt để làm quen.
 
"Tôi là một cô giáo." Bà nhún vai. "Nhưng trường học đã đóng cửa. Tôi phải sống, và tôi làm bất cứ việc gì."
 
Tên bà ta là Olga Malenkov, và tôi trò chuyện với bà tìm hiểu về cuộc sống ở Nga. Rõ ràng, chính quyền Cộng Sản nhúng tay vào mọi khía cạnh cuộc sống của người dân Nga và thu nhận nhiều người làm dò xét cho chính quyền nên người dân Nga không tin bất cứ ai - kể cả thân nhân của họ. Một nhận xét vu vơ cũng có thể bị dịch thành lời phê phán chính quyền và có thể bị bắt và gởi đến trại lao động vài năm. Bà ta hoàng toàn không có cảm tình vớ chính quyền của bà, và hình như bà ta không quan tâm về việc chúng ta hay người Nga sẽ thắng trận, một việc dường như rất lạ đối với tôi.
 
"Ít ra Cộng Sản cũng là người Nga," bà nói khi tôi hỏi điều đó. "Tôi không tin là nước Đức Phát Xít sẽ tốt hơn."
 
Từ vài cuộc chuyện trò với bà ta, tôi rút ra nhận xét là cuộc sống trong Liên Bang Xô Viết thật là khắc nghiệt, ngay cả những người sống trong đô thị. Nhưng bà ta vẫn nhất quyết không tin rằng người ta sống cuộc sống tốt hơn bên ngoài nước Nga.
 
Tin tức hàng ngày từ TĐQ 6 về cho PDQ Nam về con số binh lính bị chết hàng ngày, số bị thương, số đạn dượt được tiếp, lương thực, và vũ khí. Báo cáo cũng cho biết vị trí các đơn vị và các hoạt động họ đối mặt (pháo, tăng, súng nhỏ....) Tôi có thể nhìn thấy tình hình trên bản đồ của chúng tôi, và các bản báo cáo tạo nên một bức tranh ác liệt cực độ và ngày càng tệ đi. Cảm giác rợn người rằng nếu tôi đi vào Stalingrad chỉ để bị chết hay bị bắt. Rõ ràng không có sự vượt thoát từ đó ra ngoài vào thời điểm này. Các báo cáo cho thấy tiếp vận đạn dượt lương thực tiếp tục giảm hàng ngày và thương vong càng cao. TĐQ 6 cuối cùng không còn chịu được tổn thất hơn được nữa. Lệnh của Hitler phải chiến đấu đến người cuối cùng còn hơn rút lui rõ ràng trở thành một kết quả bi thảm.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:41:23
0
 
Vì các bản báo cáo được đưa thẳng đến Hitler, nên chúng phải được lựa từ ngữ cẩn thận. Chúng không bao giờ nói tình hình thật vô vọng, vì điều đó chỉ đem cái tiếng "sợ hãi" đến cho viên sĩ quan trách nhiệm. Một sĩ quan không thể nói rằng mọi sự đều thất bại và anh ta chuẩn bị đầu hàng. Anh ta chỉ báo cáo những sự thật và để chúng tự nói lên. Thật sự là ngu dốt để giữ quân chúng tôi ở lại Stalingrad mà không có cách gì giải thoát họ thay vì cho phép họ rút lui. Nhưng họ có lệnh phải ở lại, và họ đã ở lại. Và tôi được lệnh nhập với họ, và tôi đã phải đến đó nếu như thời tiết không xấu. Những lỗi lầm quân sự một cách ngu ngốc chắc chắn là từ HItler - người hoàn toàn không có kiến thức quân sự và kinh nghiệm không quá cấp bật hạ sĩ - nắm lấy quyền chỉ huy quân đội hàng ngày. Đành rằng chúng tôi phải tỏ ra "chủng tộc thượng đẳng", theo sự tuyên truyền của tiến sĩ Goebbels, và người Nga - những người có trí tuệ dẫn quân đội họ chạy dài - là những kẻ "dưới con người". Sự mỉa mai của vấn đề là tất cả biến thành một sự cay đắng.
 
Người Nga đúng ra chỉ cần vòng qua Tập Đoàn Quân 6 sau khi bao vây họ, để họ chết khô, và tiến đến Rostov để cắt đứt con đường duy nhất từ Caucasus. Sau này trong chiến tranh, họ có thể làm điều đó. Bây giờ thì không, có thể vì họ không có đủ sức để thực hiện điều đó.
 
Là một phần của bộ tham mưu của pháo đài Rostov, tôi giúp ra kế hoạch rút lui lực lượng chúng tôi từ vùng núi Caucasus về Ukraine. Công việc của chúng tôi là sao quân Đức có thể rút lui thành công ra khỏi Caucasus trước khi quân Nga có thể chiếm Rostov và cắt đứt độc đạo này. Tuy nhiên, sự thật là ngoài lý do là chỉ thời gian biển Azov đóng băng thì mọi người mới rút ra được ngoại trừ tăng hạng nặng. Chỉ với 2 - 3 cây cầu bắt qua sông Don rộng 200 mét, không cách nào để cho tất cả các đơn vị rút lui có trật tự.
 
Giúp đỡ vạch ra kế họach nắm chắc thất bại và rút lui, bên cạnh việc đọc những bản báo cáo từ Stalingrad, là một sự chán nản cực độ. Chúng tôi không biết chắc những gì xảy ra ở các mặt trận khác, vì chúng tôi biết chính phủ không phát tin thua trận. Sau những thành công về quân sự, từ việc chiếm đóng Rhineland năm 1936 cho đến việc hành quân đến ngoại ô Moscow năm 1941, thật lạ và có linh tính báo trước của sự bất lực để biết rằng chúng tôi đang bên bờ thảm hoạ thua trận. Nó tổn thương lòng tự hào của tôi để nhìn thấy sự nghiệp quân sự tốt đẹp của tôi bị mất đi vì sự lãnh đạo vô lý của một người không được huấn luyện quân sự, kiến thức, hay kinh nghiệm. Mặt trận vẫn xa biên giới Đức, và chúng tôi vẫn hy vọng - có thể bỏ cuộc ở đây - cho một thay đổi tốt hơn. Tôi trở nên cay đắng về lệnh ngu ngốc và dã man của Hitler, chết thay vì rút lui và tập họp lại - như tất cả các quân đội khác.
 
Đúng ra tôi phải ở lại Rostov cho đến khi lực lượng của chúng tôi rút hết ra khỏi Caucasus và Rostov bị tấn công, nhưng sự may mắn đã xen vào một lần nữa. Một buổi sáng đầu tháng 2 năm 1043, khi tôi đến làm việc và được báo là Đại Tá Heisenberg muốn gặp tôi. Tôi trình diện ông ta, ông chào lại tôi và cười, một việc ít thấy ở ông ta.
 
"Chào buổi sáng, Đại Uý Knappe," ông nói. "Chúc mừng anh. Anh không những được thăng chức đại úy, mà còn được chuyển qua Pháp để giúp thành lập và huấn luyện TĐQ 6 mới."
 
Tôi không thể tin ở tai mình được nữa. Một lần nữa, tôi lại may mắn: tôi được kéo ra khỏi sự chết chóc ở giây phút cuối, trước khi quân Nga tấn công và chiếm Rostov.
Ngày hôm sau, tôi chào tạm biệt Đại Tá Heinsenberg và mọi người và đón xe lửa trở về Đức. Xe lửa chạy thường xuyên giữa Đức và Rostov, mang đồ tiếp tế vào và mang thương binh, lính đi phép, và lính thuyên chuyển ra. Tôi là người đầu tiên trình diện ở hậu cứ tại Altenburg.
 
Khi tôi trình diện ở đó ngày 17 tháng 2 năm 1943, tôi được phép nghĩ 3 tuần nghỉ phép "về từ mặt trận phía đông", mặc dù tôi chỉ ở Rostov chỉ vài tuần. Tôi về Leipzig, về đúng ngay lúc radio thông báo - trước khi làm lễ mặc niệm - sự chiến đấu anh dũng cho đến viên đạn cuối cùng" của lực lượng chúng tôi ở Stalingrad. Chính phủ bị buộc phải thông báo việc thua trận ở Stalingrad, vì không thể dấu một tai hoạ quá lớn. Tất cả chúng tôi đều cay đắng về những cố gắng không ngừng của chính phủ đánh lừa dư luận và che dấu sự thật.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:43:46
0
 
Stalingrad là điểm ngoặc của cuộc chiến đối với chúng tôi. Đã có những Stalingrad nhỏ trước đây, tất cả những nơi đó đều bị xảy ra bởi những mệnh lệnh ngu ngốc không thể tin được của HItler bắt binh sĩ phải chiến đấu đến người cuối cùng, mặc dù nó chỉ mang đến sự tàn sát những thanh niên Đức, thay vì sáng suốt rút lui và tái tổ chức và tiếp tục chến đấu. Những trận đánh tuyệt vọng kiểu này xảy ra ngày càng nhiều, tổn thất của chúng tôi tiếp tục tăng lên, và quân Nga bắt đầu chọc thủng phòng tuyến của chúng tôi thường xuyên hơn. Không những chúng tôi bị thương vong trên trận địa, mà tù binh Đức còn bị bắt bởi những con số lớn. Nguyên một TĐQ đã bị bao vây và thua trận, là một ví dụ, với tất cả các trang thiết bị. Nó đã xảy ra ngày càng tệ trong một thời gian, nhưng sự tan rã của Tập Đoàn Quân 6 ở Stalingrad với cuộc rút lui của Phương Diện Quân Nam ra khỏi vùng núi Caucasus đã làm cho tôi thấy rõ là chúng tôi không thể đánh bại quân Nga. Hệ thống tuyên truyền của Goebbel tiếp tục cố gắng để đưa ra một bộ mặt tốt đẹp về sự việc, nhưng sau khi Stalingrad mọi người biết suy nghĩ đều biết rằng chúng tôi không thể thắng trong cuộc chiến chống người Nga. Bây giờ chúng tôi phải bỏ vùng đất màu mỡ Ukraine và túi dầu Caucasus, những thứ nếu chúng tôi thiếu thì chúng tôi không thể thắng Liên Bang Xô Viết. Đến mức đó, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng có ngày Liên Xô sẽ có thể tấn công vào nước Đức. Sự kiêu ngạo của sự thượng đẳng vẫn chưa bị sức mẻ - cho dù sau khi bị tất bại có tầm cỡ ở Stalingrad!
 
Kỳ nghỉ phép của tôi không vui như trước đây vì cuộc thất bại ở Stalingrad. Một màu tang bao trùm nước Đức. Khiêu vũ nơi công cộng bị cấm đoán, nên Lilo và tôi chỉ còn đi coi nhạc và kịch. Chúng tôi đi trượt tuyết ở Alps, Áo, một phần để tránh xa những tin tức u ám và những buổi truy niệm liên tục được phát ra từ radio. Chúng tôi nhận thấy không khí trên cao, bầu trời xanh, tuyết trắng sạch mang lại sinh lực cho chúng tôi sau khi nghe những tin tức chán chường.
 
Lilo và tôi bây giờ quyết định sẽ làm đám cưới trong kỳ nghỉ phép kế đến. Cuộc chiến rõ ràng là không kết thúc sớm, và chúng tôi không muốn chờ lâu hơn nữa.



khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:47:31
0
 

Chương 19
 
Trên đường đi nhận nhiệm vụ mới ở Pháp, tôi dừng lại 1 ngày ở Paris. Tôi đi thăm viếng Paris một lần nữa, nhưng tôi đi thang máy lên đỉnh tháp Eiffel lần này thay vì leo lên từng bậc thang như lần trước. Thành phố không cho tôi cảm giác phởn phơ như tôi đã cảm giác trước đây. Tôi cảm thấy ít nồng nhiệt hơn, có thể, vì tôi đã lớn hơn hay có thể vì cuộc thất bại vô nghĩa ở Stalingrad. Những kinh nghiệm ở Moscow và Stalingrad đã làm tôi trở nên già dặn đến mức ấy? Ở tuổi 26, tôi vẫn còn rất trẻ. Nhưng chứng kiến quá nhiều cái chết, và bây giờ thất bại, tôi không còn cảm thấy trẻ trung như tuổi của mình, và tôi cảm thấy không còn lý thú với Paris như lúc trước.
 
Tôi đóng tại một ngôi làng gần một thành phố Pháp Quimper, tỉnh Brittany, nơi đây chúng tôi tổ chức lại Tập Đòan Quân 6 mới. Quimper gần bờ biển Atlantic và hệ thống tường phòng thủ Alantic bảo vệ cuộc tấn công từ Anh của quân Đồng Minh.
 
Tôi trình diện với tiểu đoàn trưởng mới, Thiếu Tá Nickisch. Ông ta bị thương ở Stalingrad và được chuyển về điều trị phía sau trước khi TĐQ 6 bị bao vây. Ông ta rất nghiêm túc trong thời khoá biểu các công việc huấn luyện trước mặt, vì ông biết chắc chúng tôi sẽ được tung vào chiến đấu ở Nga trở lại sau khi chúng tôi được huấn luyện đầy đủ.
 
Pháo đội mới của tôi là Pháo Đội 9, TĐ 3, Trung đoàn 194, SĐ 94 BB. Người thượng sĩ nhất mới của tôi, Naumann, đã đến từ trước, và anh ta và tôi chuẩn bị đón tiếp người và ngựa. Sĩ quan pháo đội, Thiếu Úy Duestenberg, và sĩ quan tiền sát, Thiếu Úy Euringer, đến ngay sau đó, và cả 4 chúng tôi bận rộn khi người, ngựa, thiết bị bắt đầu đổ đến. Trong khi tôi tạo nên pháo đội mới, tôi vẫn nghĩ về pháo đội cũ tôi đã bỏ lại ở Nga - Lammers, Boldt với đôi lông mày rậm, người y tá thú y, người thợ rèn, có thể tất cả đã chết. Con người có thể sống sót bao lâu trong tình trạng chiến đấu liên tục?
 
Khoảng chừng 10 phần trăm binh lính là những cựu quân nhân từ TĐQ 6 cũ được phục hồi sau khi bị thương hay đang nghỉ phép khi Stalingrad bị bao vây. Những người còn lại đều là tân binh. May thay, Duestenberg, Euringer, và Naumann đều là những lính cựu đầy kinh nghiệm, làm cho công việc của tôi dễ dàng hơn rất nhiều. Cả 4 chúng tôi đều quen với công việc và chuẩn bị công việc phía trước.
 
Chúng tôi dùng những lính cũ để huấn luyện tân binh. Vì chúng tôi nghĩ là phải trở lại mặt trận ngay sau khi tân binh được huấn luyện, chúng tôi thi hành nhiệm vụ rất nghiêm chỉnh vì chúng tôi muốn binh lính được huấn luyện cẩn thận khi quay lại Nga. Công việc hàng ngày và hàng tuần tương đối giống như ở Plauen khi thuấn luyện, pháo thủ, lính giữ ngựa, và lính thông tin. Mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng cho lính coi ngựa và 6 giờ sáng cho những người khác về tất cả các công việc mà tân binh phải học. Ngay cả cựu binh cũng phải tập luyện lại, vì họ phải học để làm việc với nhau và trở thành một đơn vị liên kết với nhau. Chúng tôi chỉ có thể dạy cho tân binh những thao tác và kỹ năng và hy vọng là những cựu binh trong số họ có thể dạy cho họ những gì đang chờ đón ở chiến trường. Bên cạnh việc huấn luyện, chúng tôi là lực lượng phòng thủ chính ở Bức Tường Atlantic nếu quân Đồng Minh tấn công từ Anh, nên chúng tôi đẩy mạnh việc huấn luyện đến giới hạn mà binh lính có thể chịu đựng được.
 
Khu vực Quimper chưa bị chiến tranh đụng đến. Tôi không nghĩ là có đơn vị nào được đưa đến đây trước đây, nên sự có mặt của quân đội là cái gì mới đối với dân chúng. Không xa lắm là bờ biển nơi có các công sự của Bức Tường Atlantic và các căn cứ tàu ngầm ở St. Nazaire và Lorient. Những nơi đó bị quân Đồng Minh ném bom, và dân chúng ở Quimper nhìn thấy máy bay ném bom bay ngang và nghe tiếng bom nổ, nhưng họ chưa trải qua trực tiếp những tàn bạo của chiến tranh.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:51:31
0
 
Tôi đến thăm Bức Tường Atlantic và căn cứ tàu ngầm Lorient trong một dịp cuối tuần. Những tàu ngầm được chứa trong các kiến trúc như một cái lô cốt lớn mà Hải Quân gọi là "pens" (tạm dịch là bến), và những cái bong bóng rất lớn được treo lơ lững phía trên để bảo vệ chúng khỏi bị máy bay bay thấp tấn công (máy bay địch có thể bắn hạ các bong bóng, nhưng làm như vậy họ sẽ phơi mình ra cho các súng phòng không). Quân Đồng Minh ném bom các "bến" tàu ngầm nhiều lần từ trên cao, nhưng không làm hư hại nhiều. Nếu họ có thể ném bom từ các cao độ thấp hơn thì kết quả đã khác hơn nhiều.
 
Brittany là một nời rất đẹp, với những ngôi làng xinh xắn. Chúng tôi làm nhiệm vụ chúng tôi, huấn luyện binh lính, ngày này sang ngày khác. Dân địa phương không cần thứ gì. Họ tự trồng trọt lấy, và họ cũng vui lòng bán cho chúng tôi bất cứ thứ gì chúng tôi muốn.
 
Mọi việc hình như yên ắng ở mặt trận phía tây, nên tôi xin nghỉ phép về đám cưới. Đề nghị được chấp thuận, và gia đình chúng tôi chuẩn bị cho lễ cưới.
 
Ở Đức vào lúc đó, một buổi tiệc mừng được tổ chức đêm trước ngày cưới cho gia dình và bạn bè cô dâu chú rể. Khác khứa, đem chén đĩa cũ để đập xống sàn nhà để chúc may mắn - và cô dâu phải dọn sạch các mảnh vỡ.
 
Tuy nhiên, khi tôi chuẩn bị đi phép, lệnh đưa ra hủy bỏ tất cả các cuộc đi phép vì tình trạng khẩn cấp. Tệ hơn nữa là tôi không thể gọi điện thoại hay đánh điện tín để báo cho Lilo, vì mọi việc đều bị giữ bí mật. Họ tiếp tục buổi tiệc đêm trước ngày tôi mà không có tôi, nghĩ rằng tôi không thể về vì lý do quân sự và tôi không thể báo cho họ.
 
Mười ngày sau, lệnh cấm nghĩ phép được hủy bỏ và tôi lên thời biểu đám cưới lại. Lần này, tôi thấy cô đẹp hơn, nhất là trong áo cưới. Chúng tôi làm nghi lễ dân sự rồi làm lễ ở nhà thờ. Buổi lễ ở nhà thờ được tổ chức ở ngôi nhà thờ lịch sử Thomas ở Leipzig, nơi Martin Luther rao giảng bài thuyết giáo đầu tiên của ông ta, nơi nhạc sĩ nỗi tiếng Richard Wagner rửa tội, và nơi Johann Sebastian Bach chơi đàn organ suốt 27 năm và viết hầu hết các bản nhạc của ông. Lilo mặc bộ đồ cưới thật đẹp và tôi mặc lễ phục và mang kiếm. Trung đoàn bộ binh đóng ở Leipzig cho mượn một xe ngựa để đưa chúng tôi đến nhà thờ làm lễ và đưa đến khách sạn cho buổi tiếp tân. Chúng tôi không đi đâu cho tuần trăng mật, vì thời giờ quá ngắn. Cũng không cần thiết, vì chúng tôi đã có thứ mà chúng tôi muốn - có nhau.
 
Rất mau, tôi phải trở lại với công việc huấn luyện ở Pháp. Từ biệt Lilo bây giờ là người vợ thật khác với những lần giả biệt trước, nhưng ít ra lần nay tôi không phải trở lại ngay đến với chiến trường.
 
Tháng 6 năm 1943, sau hơn 3 tháng huấn luyện cật lực, các đơn vị của Tập Đoàn Quân 6 bắt đầu thao diễn, tập trận, thực tập phòng thủ chống quân Đồng Minh đổ bộ vào bãi biển. Rommel đến để quan sát cuộc tập trận. Đây là lần đâu tiên tôi gặp lại ông ta kể từ khi ông chỉ huy ở Trường kriegschule Pótdam, và cũng là lần cuối cùng tôi thấy ông.
 
Tháng 7 năm 1943, sau khi cuộc tập trận chấm dứt, tôi nhận được 3 tuần nghỉ phép. Lilo đang có bầu đứa con đầu lòng, và tôi rất nóng lòng trở về. Cô vẫn xinh đẹp và vui vẻ. Một lần nữa, chúng tôi lại đi coi phim, kịch, hoà nhạc - cố gắng tận hưởng những thời gian ngắn chúng tôi có bên nhau.
 
Một đêm khi Lilo và tôi đang coi hoà nhạc, mẹ tôi nhờ người đến kêu tôi về ngay lập tức vì cha tôi bị đau tim. Ông đã chết khi tôi về đến nhà. Ông được 58 tuổi và bị tim đã một thời gian. Tôi nghĩ cái chết của em trai tôi Fritz đã làm cái chết đến nhanh hơn. Cha tôi đã đau đớn tột cùng khi nhìn Fritz đau đớn hàng ngày suốt 7 tháng ròng rã, và tôi nghĩ nó đã làm tổn thương đến sức khoẻ của ông. Vết thương lòng để lại bởi chuyện đó trở thành vĩnh viễn, và biết rằng đứa con trại duy nhất còn lại gần chắc chắn sẽ chết vì cuộc chiến trở thành gánh nặng về tình cảm, nó quá nặng để cha tôi gánh vác. Và nó đã vật đổ cha tôi tháng 7 năm 1943.
 
Tôi đã ở Quimper 5 tháng, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1943. Chúng tôi được lệnh lên đường.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 12:56:12
0
 

Chương 20
 
Quân Đồng Mịnh đổ bộ lên Sicily vào ngày 10 tháng 7 năm 1943, và đến tháng 8, tình hình không thuận lợi cho chúng tôi. Sư đoàn mới của tôi được tách ra khỏi Tập Đoàn Quân 6 và được lệnh đi Ý để đề phòng. Chúng tôi lên xe lửa ở Quimper. Tiến trình lên tàu của lũ ngựa không kinh nghiệm, sơ hãi với sự vụng về của lính mới là mọi việc khó khăn. Chúng tôi cũng vượt qua các khó khăn, và đi từ Quimper đến Modane, Savoy, biên giới Pháp - Ý. Chúng tôi xuống xe lửa ở Modane và hành quân bộ đến Alps, và nghỉ đêm ở đó. Tôi được lệnh đến lều của tiểu đoàn trưởng, Thiếu Tá Nickisch, sau khi chạng vạng. Đến nơi, tôi thấy 2 pháo đội trưởng kia cũng đang ở đó.
 
"Chúng ta phải đi bộ vượt qua núi Alps," Nickisch nói. "Cấp trên sợ du kích Ý có thể đặt mìn trong hầm xe lửa chui qua núi Alps và có thể cho nổ khi xe lửa đi qua. Họ nghĩ tốt hơn đi bộ qua núi, chúng ta có thể tự bảo vệ mình nếu cần thiết."
 
Đây sẽ là một kỳ công to lớn! Tôi trở lại lều của mình và gọi 2 sĩ quan lại, Thiếu Úy Duestenberg và Thiếu Úy Euringer. Tôi cho họ biết tình hình. Chúng tôi sẽ đi theo con đường mà Hannibal đã đi qua núi Alps với đoàn voi của ông ta. Ngựa của chúng tôi phải kéo những khẩu súng rất nặng và những xe chất đầy đạn và vật dụng. Chúng tôi sẽ đi bộ qua đèo ở đỉnh Mont Cenis và đi xuống bên kia núi vào Ý. Mont Cenis cao khoảng 2100 mét. Rõ ràng đây là công việc "herculean" (hercule: người có sức mạnh vô địch) cho ngựa của chúng tôi và cho những ai quan tâm.
 
Tôi dậy lúc 5 giờ sáng và kiểm tra việc chuẩn bị cho cuộc hành quân. Chúng tôi bắt đầu đi lúc 6 giờ và bắt đầu gian khổ leo qua đèo. Chúng tôi không ngồi trên ngựa, hay ngồi trên các xe ngựa, nhưng đi bộ và giúp kéo ngựa đi. Chúng tôi đi trên con đường mới hiện đại, nhưng thỉnh thoảng cũng thấy con đường Roman cũ mà Hannibal đã đi qua, vì nó chạy song song với con đường chúng tôi đang đi.
 
Những con ngựa gồng sức trong bộ yên cương kéo những chiếc xe nặng nề qua núi. Ít ra con đuòng được tráng nhựa và bánh xe có thể quay dễ dàng; nếu phải vượt qua địa hình để đi, tôi không nghĩ chúng tôi có thể vươt qua được. Chúng tôi ngừng lại cứ 30 phút 1 lần để nghỉ ngơi thay vì 1-2 giờ như bình thường. Thời tiết rất đẹp, nắng, không khí trong lành, và bầu trời trong xanh. Khu vực cũng rất đẹp, với những ngọn núi cao bao xung quanh chúng tôi. Nhưng leo lên con đường núi dốc và phải kéo nặng là công việc cực kỳ khó nhọc với lũ ngựa. Sau 9 giờ, lúc giữa chiều - chúng tôi đến được đỉnh đèo và biên giới Ý.
 
Chúng tôi dừng lại ở một hồ nhỏ với mặt nước trong như pha lê, cho ngựa ăn uống và nghỉ ngơi 2 giờ đồng hồ trước khi đi xuống núi. Phải công nhận đây là chiến công tinh thần khi đem được tất cả súng ống và thiết bị qua khỏi đèo. Từ đây, chúng tôi có thể nhìn thấy toàn bộ con đường đi xuống phía bên kia, với con đường uốn khúc, những khúc cua gấp, và những con suối nước chảy ào ạt.
 
Chúng tôi biết đi xuống cũng không dễ dàng; tất nhiên nó dễ và nhanh hơn lúc đi lên, nhưng cũng dễ bị tai nạn. Với ngựa, đi xuống núi cũng khó khăn và nguy hiểm. Mạc dù súng và xe có thắng, nhưng chúng là những cái thắng thô sơ chỉ gồm có một khúc gổ cọ sát vào bánh xe. Không những nó không có hiệu quả trên đường dốc, mà chúng còn mòn mau chóng. Mặc dù 2 con ngựa phía sau đội 6 con ngựa có thể giúp kéo chiếc xe lại, nhưng chúng sẽ không chịu nỗi nếu toàn bộ sức nặng của chiếc xe đẩy vào chúng.
 
Chuyến đi xuống núi thật căng thẳng đối với mọi người, vì chúng tô biết sự nguy hiểm luôn kề cập. Đến khi xuống hết núi, chuyến đi vượt núi Alpss trở thanhf một cuộc luyện tập khó khăn nhất mà chúng tôi đã từng trải qua. Chúng tôi xuống hết dốc sau khi tối. Chúng tôi dựng lều gần một thị trấn Ý tên Susa, ở một đồng cỏ được bao quanh bỡi những rừng cây. Một con suối chảy ngang qua đồng cỏ, và lính coi ngựa lấy nước cho ngựa uống và tắm ngựa ở con suối. Pháo đội có 180 người đã rất mệt và 165 con ngựa đã kiệt sức đêm đó. Khi mọi việc xong xuôi đã là nửa đêm, mọi người chỉ đổ vào trong các lều và ngủ như chết.
 
Chúng tôi ở Susa thêm một ngày để cho người ngựa mệt nhừ nghỉ ngơi. Binh lính tắm rửa giặc giủ và viết thư. Thời tiết rất dễ chịu nên ngủ trong lều không có vấn đề gì.




khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 13:00:24
0
 
Trong lúc này, xe lửa lại được cung cấp cho sư đoàn, và ngày hôm sau chúng tôi lên xe lửa ở Susa và đi về phía Piacenza. Chúng tôi xuống xe ở Alessandria và đi bộ đến Piacenza. Con sông Po chảy qua Piacenza, và những cây cầu trên sông Po là những điểm quan trọng chiến lược vì chúng tôi cần chúng để tiếp tế cho lực lượng ở miền Nam nước Ý. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ những cây cầu đó. Lính Ý canh gác các cây cầu; chúng tôi ở đó để canh chừng, trong trường hợp quân Ý bỏ rơi chúng tôi và rút ra khỏi cuộc chiến. Chúng tôi không thể để cho họ làm điều đó, vì nó sẽ để hở toàn bộ miền Nam Châu Âu cho quân Đồng Minh tấn công.
 
Các đơn vị tiền phương đã đến đó trước chúng tôi, và tất cả các đơn vị đều được cấp chỗ ở. Pháo đội của tôi ở trong một ngôi làng bên ngoài Piacenza. Trong vài ngày đầu, chúng tôi ngủ trong lều. Lực lượng chúng tôi trong khu vực Piacenza gồm một trung đoàn bộ binh và tiểu đoàn pháo binh chúng tôi. Các thành phần khác của sư đoàn ở các cây cầu khác bắt qua sông Po. Sau vài ngày ở lều, chúng tôi được có chỗ ở tốt hơn. Chúng tôi được phát quân phục khaki (ka ki) của Afrika Korp thay cho bộ quân phục màu xám (Bắc Phi đã mất về tay quân Đồng Minh và quân phục của họ bây giờ được dùng ở Ý).
 
Piacenza là thành phố như một bức tranh, một thành phố tiêu biểu cho các thành phố Ý thời trung cổ với các pháo đài, tường thành. Các pháo đài được xây dựng cách đây vài thế kỷ vì sự quan trọng của các cầu. Giống như hầu hết các thành phố cổ ở Ý, Piacenza có nhiều lối đi có mái vòm và những quảng trường buôn bán trong trung tâm thành phố nơi người dân địa phương hay tụ tập.
 
Chúng tôi ở khu vực Piacenza chỉ 2 tuần thì nhận được lệnh vào một đêm là chính phủ mới của Ý có kế hoạch giản hoà với quân Đồng Minh và quay lại chống chúng tôi và chúng tôi phải tước vũ khí quân Ý trước khi chúng được dùng để chống lại chúng tôi. Chúng tôi ra kế họach tập dượt pháo binh vào ngày hôm sau, và tiểu đoàn pháo binh chúng tôi mời tất cả các sĩ quan của trung đoàn pháo binh Ý đóng ở Piacenza tham gia quan sát cuộc tập dượt. Chúng tôi đã đến tham gia vài cuộc tập dượt của họ, và những sự trao đổi kiều này là rất bình thường. Bây giờ, khi họ đến để quan sát buổi thao dượt của chúng tôi, chúng tôi sẽ tước vũ khi của họ và bắt họ như tù binh. Đây là nhiệm vụ rất phiền hà mà chúng tôi không muốn làm. Chúng tôi đã có quan hệ rất thân thiết với họ, và nhiều người trong số họ mang huân chương chữ thập sắt vì họ đã phục vụ dưới sự chỉ huy của quân Đức trong chiến dịch Châu Phi. Chúng tôi cảm thậy, về phương diện cá nhân, là chúng tôi có lệnh để làm một hành động phản bội. Nhưng đó là mệnh lệnh, và chúng tôi phải thi hành chúng.
 
Khi những chiếc xe buýt chở khoảng 30 người đến nơi và sáng hôm sau, chúng tôi nói xin lỗi họ về lệnh tướt khí giới của họ cùng với tất cả các lực lượng của quân đội Ý. Chúng tôi đã có hầu hết các sĩ quan của trung đoàn pháo binh. Trung đoàn bộ binh của chúng tôi đã ở trong các vị trí xung quanh Piacenza, và pháo đội của tôi chỉ ở cách đó khoảng 2 km.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 13:03:44
0
 
Tuy nhiên, các lực lượng Ý nhận lệnh không để cho chúng tôi tước vũ khí, và khi bộ binh chúng tôi đến gần họ, họ nổ súng. Bộ binh rút lui và yêu cầu chúng tôi yểm trợ pháo binh. Sau đó vài chiếc xe bọc thép Ý tiến đến gần và tỏ ra đe doạ chúng tôi, chắc họ nghĩ rằng sự lui quân của bộ binh là một cuộc rút lui. Bộ binh nổ súng vào họ, mấy chiếc xe bọc thép quay lại và biến mất. Tình hình có lẽ chúng tôi phải chiếm Piacenza bằng vũ lực, dù cho dân chúng vẫn còn ở trong thành phố. Vì chúng tôi muốn tránh để dân chúng không bị thương vong, người tiểu đoàn trưởng bộ binh và tôi quyết định bắn một loạt pháo vào quảng trường thương mại của Piacenza để họ thấy thành phố sẽ bị thiệt hại như thế nào nếu chúng tôi dốc toàn lực lượng. Quảng trường vắng tanh, vì dân chúng biết xung đột có thể xảy ra và họ ở trong nhà. Quân Ý không có cơ hội chặn được chúng tôi nếu chúng tôi tấn công, vì họ không sử dụng được pháo binh - pháo chưa được bày trận, và chúng tôi bắt giữ hầu hết các sĩ quan pháo binh.
 
Tôi chuẩn bị và bắn 1 loạt 4 trái đạn vào quảng trường. Rồi chờ đợi. Khoảng 20 phút sau, một xe gắn máy chở một sĩ quan cao cấp trên thùng xe đi ra, vẫy lá cờ trắng, thành phố đã đầu hàng. Loạt pháo làm cho họ hiểu được họ không cách gì chống lại. Chúng tôi tạm giam giữ binh lính Ý trong các doanh trại của họ, và bộ binh giữ an ninh các cây cầu bắt qua sông Po.
 
Không phải ở đâu cũng thuận tiện như ở Piacenza. Ở Genoa và Sanova, Hải Quân Ý nắm các hoạt động quân sự, và họ từ chối đầu hàng; hai thành phố này bị chiếm bằng vũ lực và thiệt hại cho cả 2 bên. Sư đoàn của tôi tham dự ở Genoa, bộ binh được đưa đến nhanh chóng bằng xe tải; pháo binh theo sau, nhưng khu vực này có nhiều núi nên trận đánh đã kết thúc khi chúng tôi đến nơi. Toàn bộ sự việc tước vũ khí quân Ý chỉ kéo dài vài ngày.
 
Rất khó khăn khi sử dụng ngựa kéo pháo ở Ý vì nhiều núi và thời tiết nóng, nên tôi lấy xe chiếm được của đơn vị pháo binh cơ giới của Ý ở Piacenza và lần đầu tiên trở thành cơ giới hoá. Quân Đức ở Ý bây giờ trở thành 100% cơ giới hoá; ở Nga khoảng chừng 25%; ở Pháp, khoảng 60%. Được cơ giới hoá sau bao năm dùng ngựa kéo xe cứ như hai cuộc sống khác nhau. Với ngựa, mọi người, từ lính coi ngựa cho đến pháo thủ, lúc nào cũng phải chăm sóc cho ngựa - cho ăn, uống, chải lông, và nhưng công việc khác - bây giờ, chúng tôi chỉ cần dừng xe lại, tắt máy, và quên chúng đi cho đến sáng hôm sau. Chúng tôi để ngựa lại cho nông dân địa phương và trả họ tiền để chăm sóc ngựa cho đến khi chúng được đưa về Đức. Cuối cùng giấc mơ của tôi trở thành pháo binh cơ giới trở thành sự thật sau 7 năm trong quân đội!
 
Sau trận đánh ở Genoa, chúng tôi bắt đầu nhiệm vụ chiếm đóng. Sư đoàn phân chia khu vực chiếm đóng cho từng đơn vị. Pháo đội của tôi được giao ở một khu vực trong vùng Riviera dài khoảng 75km. Đơn vị chúng tôi có trách nhiệm khu vực chung với một tiểu đoàn kỵ binh - mô tô, chỉ huy là Đại Úy Otto Beloff.
 
Nhiệm vụ của chúng tôi là canh chừng quân Đồng Minh có thể đổ bộ vào khu vực Italian Riviera. Quân Ý đã xây các vị trí pháo vào trong núi, tôi tịch thu súng của họ thêm vào súng của chúng tôi. Tôi có đủ pháo cho một tiểu đoàn pháo binh thay vì một pháo đội, mặc dù quân số vẫn chỉ là một pháo đội. Nếu xảy ra việc đấu pháo giữa chúng tôi và Hải Quân Đồng Minh, chúng tôi sẽ bị yếu thế hơn nhiều. Nếu quân Đồng Minh đổ bộ ở đây, chúng tôi sẽ không đủ mạnh đệ cầm chân họ lâu dài, nhưng dãy Alps phía sau chúng tôi sẽ là một lá chắn thiên nhiên. Tất cả cấc cầu, đèo, hầm qua Alps đều đã được quân Ý đặt mìn trước đây, và nó trở thành một phần trách nhiệm của chúng tôi phá hủy chúng nếu chúng tôi không chặn được quân Đồng Minh đổ bộ.
 
Khu vực của tôi chạy từ Ventimiglia, biên giới Pháp đến Savona (căn cứ Hải Quân), với Imperia nằm ngay giữa. Tôi chịu trách nhiệm về pháo binh và Beloff trách nhiệm về bộ binh. Tôi chọn Imperia để làm bộ chỉ huy, và Beloff chọn một ngôi làng gần đó. Tôi tìm được một biệt thự bỏ trống, của một người bạn của Mussolini tên Faravelli và dọn vào đó. Tôi được biết chủ nhà đang ở một căn nhà khác của ông ta trên núi.
 
Căn biệt thự có 25 phòng. Phòng tắm có cả nước biển và nước ngọt, và tôi có thể chọn tắm bất cứ loại nào. Biệt thự nhìn ra Địa Trung Hải, ở giữa biệt thự và biển là đường quốc lộ và đường sắt. Tôi ở trong biệt thự với người giúp việc và người lính mô tô liên lạc và văn phòng làm việc gần đó.



khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 13:07:32
0
 
Thời gian ở Imperia là thời gian sung sướng nhất của tôi trong suốt cuộc chiến. Ngoại trừ làm quen với súng và đạn dượt Ý, chúng tôi ít có việc gì để làm, vì phòng ngừa một cuộc tấn công hầu như không xảy ra. Trước đây, công việc phiền nhất là chăm sóc cho lũ ngựa nhưng bây giờ chúng tôi không phải lo nữa, cuộc sống thật an nhàn. Có lần Đại Úy Beloff và tôi thay đồ dân sự và lái xe đến sòng bài Monte Carlo để đánh bạc (vì Monte Carlo đứng trung lập trong chiến tranh). Từ Monaco, chúng tôi đi Nice, và trở về Imperia.
 
Nhiệm vụ sung sướng ở Imperia quá ngắn. Quân Đồng Minh đổ bộ ở Salerno vào tháng 9 năm 1943, và Thống Chế Kesselring, tư lệnh toàn bộ lực lượng Đức ở khu vực Địa Trung Hải, quyết định dùng sư đoàn của tôi làm đơn vị phòng thủ chiều sâu băng qua chiếc giày Ý (hình dáng nước Ý giống chiếc giày ), phía Nam Rome, rõ rằng ông nghĩ là quân Đồng Minh không thể tấn công Salerno và miền bắc Ý trong cùng một lúc. Chúng tôi nhận lệnh lên xe lửa vào lúc 6:30, và nhận ra lên tàu với các phương tiện cơ giới nhẹ nhàng hơn ngựa rất nhiều. Chúng tôi lại đi qua Piacenza và qua ngoại ô Rome.
 
Phần của tuyến phòng thủ, gọi là tuyến Gustav, đươc giao cho chúng tôi là ở phía bắc Naples. Hai sư đoàn khác nhận các phần còn lại ở tuyến phòng thủ. Chúng tôi xuống xe lửa ở Vallerti và đi bộ vài cây số đến vị trí, như mọi khi. Chúng tôi chuẩn bị tuyến phòng thủ, vẫn còn cách xa mặt trận 95km. Tuyến phòng thủ đi ngang qua thị trấn Castelforte, nhưng chúng tôi tránh thị trấn vì nó sẽ trở thành một mục tiêu mời mọc cho đồng minh và thay vào đó là lập tuyến phòng thủ phía nam của thị trấn.
 
Công việc đầu tiên là làm quen với địa hình trong khu vực. Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng phòng khi tuyến trước gần Naples bị chọc thủng, bộ binh có thể rút về tuyến chúng tôi. Lúc đó quân Đồng Minh sẽ phải đối mặt với những đơn vị mới và nghỉ ngơi đầy đủ phòng thủ sâu, được yểm trợ bởi pháo binh quen thuộc với địa hình và biết những nơi có thể trở thành mục tiêu trong khu vực. Khi chúng tôi giữ phòng tuyến, các đơn vị từ phía trước sẽ rút về phía sau và được nghỉ ngơi cũng như chuẩn bị phòng tuyến mới và làm lực lượng trừ bị. Rất khó để quân đang rút lui dừng lại và quay trở lại chiến đấu, nhất là khi đối phương ép mạng ngay sau lưng, và địch luôn làm điều đó. Nên chức năng của chúng tôi phải là quân rút lui vượt qua phòng tuyến rồi đóng lại và chặn đứng quân địch đang đuổi theo. Chúng tôi có một quân đoàn, với 3 sư đoàn trên phòng tuyến và một sư đoàn dự bị. Sư đoàn chúng tôi ở phần sát với Tyrrhenian sát Địa Trung Hải. Sư đoàn ở giữa ở khu vực sòng bài Monte, và sư đoàn thứ ba ở biển Adriatic.
 
Hàng ngày chúng tôi bận rộn quan sát địa hình. Bộ binh lo canh chừng mọi khe suối hay hẽm núi trong khu vực và xây các tuyến tiền duyên, bao gồm giao thông hào và hố chiến đấu. Tôi phải lập ra các khu vực có thể trở thành mục tiêu cho việc yểm trợ pháo binh. Tôi đi dến các khu vực với bộ binh và tìm hiểu nơi nào họ cần phải cố thủ, và lập ra các kế hoạch theo đó. Chúng tôi có thì giờ làm hết tất cả mọi việc vì mặt trận vẫn ở xa về phía Nam. Chúng tôi ở trong một đất nước nhiều núi đồi, rất dễ phòng thủ, vì xe tăng địch không thể hoạt động được. Cơ bản là, cách tấn công duy nhất vào chúng tôi là bằng bộ binh.
 
Sau khi hoàn tất tuyến phòng thủ mới, chúng tôi chỉ chờ đến phiên chúng tôi nhập trận. Bộ binh đào hầm hố trú ẩn. Tôi đặt súng trong một vườn cam phía sau môt con rạch nhỏ, và mọi thứ đều sẵn sàng. Chúng tôi có thể nhìn thấy ngọn núi Vesuvius từ đây. Khu vực và thời tiết thật đẹp, và chúng tôi có rất nhiều cam từ các vườn cam. Phụ nữ ở các ngôi làng lân cận thường ra giặt giủ gần vị trí của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ mất khoảng 2-3 tuần trước khi mặt trận sẽ lùi đến chỗ chúng tôi.

khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 13:11:00
0
 
Ngày 19 tháng 11 năm 1943, tôi nhận được điện tín là Lilo đã sinh con trai vào ngày 12 tháng 11, tên Kláu-Jurgen. Bản điện tín cũng báo rằng Lilo và đứa bé phải chạy ra khỏi Leipzig sau một cuộc ném bom dữ dội và đứa trẻ đang nằm trong bệnh viện nhi đồng ở Braunschweig trong điều kiện tồi tàn. Vì tình hình ở đây yên nên tôi xin nghỉ phép để về thăm Lilo và con. Khi rời đơn vị, tôi chở cam và gà tây đầy cốp xe, những thứ rất hiếm ở Đức.
 
Đến Leipzig, tôi choáng váng vì sự tàn phá bởi không quân Đồng Minh. Leipzig thật tương phản khi so với Rome không bị hư hại, nơi mà tôi vừa rời khỏi. Vì phải đổi xe lửa để đi Blankenburg, nơi Lilo đang ở tạm nhà ngời chú, tôi ghé về nhà mẹ, thay đồ dân sự, để lại một số cam và gà tây cho bà, và đi Blankenburg, với số thức ăn còn lại mang theo.
 
Khi thấy tôi, Lilo nhào vào vòng tay tôi và khóc sướt mướt. Cô kể tôi nghe toàn bộ câu chuyện về việc sinh Klaus-Jurgen. Sau khi sinh vài ngày ở một bệnh viện tư nhân nhỏ, Leipzig bị một trận bom tệ hại nhất cuộc chiến vì nó là môt trung tâm xe lửa quan trọng. Quân Đồng Minh ném bom cháy trên một khu vực rộng và một phần lớn của Lepzig đã bốc cháy. Bệnh viện nơi Lilo và Klaus ở bị trúng bom và bốc cháy. Lilo và Klaus ở dưới tầng hầm khi người ta cố dập lửa ngay phía trên. Lửa được dập tắt, nhưng điện nước bị cúp - không chỉ riêng bệnh viện, mà hầu hết Leipzig. Không điện và nước, không thể sống nổi. Lilo không thể cho Klaus bú, vì không có sữa, và cô bị nhiễm trùng nên không thể cho bú bằng sữa mẹ. Cô phải rời khỏi thành phố ngay nếu không thì Klaus sẽ chết. Mẹ cô đề nghị nên đi nhà anh của bà, cậu của Lilo, ở Blankenburg, trên vùng núi Harz.
 
Bình thường, xe lửa đi Blankenburg mất khoảng 4 tiếng, những chuyến đi này mất 24 tiếng, không chỉ vì trận bom đã làm ngưng trệ dịch vụ xe lửa và đường sắt bị hư hại, mà rất nhiều người dân Leipzig phải di tản ra khỏi thành phố. Trong suốt thời gian đó, Klaus không được bú và không được sưởi ấm. Khi Lilo đến được Blankenburg, Klaus bệnh rất nặng, và cô biết cô không thể giữ con ở Blankenburg. Cô phải đi đến bệnh viện gần nhất, cách khoảng 60km. Cô đón được một xe cứu thương và đưa con đến một bệnh viện nhi đồng trên con đường đóng băng nguy hiểm.
 
Khi họ đến bệnh viện, một nữ bác sĩ khám Klaus. Nó gần chết và bác sĩ ráng cứu sống nó. Nó cân nhẹ hơn lúc mới sinh. Mặc dù không chết, nó trong tình trạng thập tử nhất sinh trong vài tuần. Lilo cuối cùng phải để Klaus ở bệnh viện và quay về Blankenburg. Những thử thách mà cô phải chịu đựng thật khủng khiếp, và chỉ đến bây giờ tôi mới được biết câu chuyện. Tôi an ủi cô và thầm nguyền rủa cuộc chiến tranh đã gây ra những gì đến cho vợ con.
 
Chúng tôi đón xe lửa từ Blankenburg đi Braunschweig, nơi Klaus nằm bệnh viện, và ở đó, ngày 8 tháng 1 năm 1944, lần đầu tiên tôi được nhìn con tôi. Nó đã 8 tuần tuổi, những vẫn thiếu cân trầm trọng và nhìn thật tệ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy trẻ sơ sinh trước đây, ngoại trừ những đữa trẻ trông khoẻ mạnh, mập mạp trong tranh ảnh, và con tôi nhìn nhỏ thó và bệnh hoạn.
 
Trước khi quay lại Ý, chúng tôi may mắn tìm được cho Lilo một chỗ để ở. Chú của cô ở Blankenburg có 3 đứa con và cô không muốn làm phiền ông nếu như không thật cần thiết. Chúng tôi tìm được một căn phòng ở nhà một viên bác sĩ (chính phủ bắt buộc những ai có dư phòng để phải cho những nạn nhân bị mất nhà thuê). Klaus vẫn phải ở bệnh viện thêm vài tuần nữa sau khi tôi đi, nhưng không trong tình trạng nguy hiểm nữa. Cu cậu đã bắt đầu hồi phục lúc tôi đi, mặc dù mất thêm nhiều thời gian để trở nên mập mạnh.


khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 13:15:13
0
 
Tôi lên đường trở lại Ý ngày 24 tháng 1 năm 1944. Khi đi qua Leipzig và thấy cảnh hoang tàn của thành phố, tôi biết những trận bom đã làm thoái chí dân chúng. Hệ thống tuyên truyền nói rằng những trận bom chỉ làm nhân dân đoàn kết và ý chí cứng rắn hơ. Nó cũng đúng vì người ta sẽ ghét những ai gây ra điều này đến với họ, nhưng việc ném bom cũng có hiệu quả làm người ta thoái chí - nhất là những người lao động, họ không có đủ giấc ngủ hay nghỉ ngơi vì họ phải đi tránh bom suốt đêm. Người dân bắt đầu mong muốn chiến tranh chấm dứt càng sớm càn tốt.
 
Khi đoàn xe lửa đến ga Florence và tôi đi xuống, nhiều sĩ quan Đức đang có mặt trong sân Ga và hướng dẫn tất cả những ai mặc quân phục Đức đến một chỗ. Quân Mỹ đã đổ bộ lên Anzio (chúng tôi gọi đây là chiến dịch đầu cầu Nuttuno vì Nettuno là địa danh ngay chỗ đổ bộ), và tất cả các sư đoàn chủ lực đều bị cột chặt vào các mặt trận chống lại quân Đồng Minh đang tiến về phía bắc từ khu vực Salerno, không có quân sẵn sàng chống lại địch ở khu vực này. Nên tất cả các quân nhân nghỉ phép hay điều trị trở về đều được chặn lại và thành lập các đơn vị tạm thời để chặn quân Mỹ ở Anzio/Nettuno cho đến khi các sư đoàn chủ lực đến nơi. Là sĩ quan, tôi được hướng dẫn đến một khách sạn gần đó. Tất cả các sĩ quan đều được phỏng vấn về kinh nghiệm của họ, và tôi được giao chỉ huy một tiểu đoàn gồm 3 đại đội tạm thời, kể cả lính hải quân và không quân.
 
Florence cách Anzio khoảng 370 km. Chúng tôi đến Rome bằng xe buýt và chuyển qua xe tải. Các sĩ quan đợi ở Anzio và hướng dẫn chúng tôi vào tuyến phòng thủ đã được thành lập. Tiểu đoàn tôi được phân một phần của phòng tuyến về phía đông nam của tuyến phòng thủ vòng quanh khu vực đổ bộ. Tôi chỉ định mỗi đại đội phụ trách một phần nhỏ, giữ một số lính trừ bị, và chờ những gì sẽ xảy ra. Tuyến phòng thủ dài khoảng 45km, tạo thành nửa vòng tròng bao quanh đầu cầu của quân Mỹ. Chúng tôi có súng cá nhân, nhưng không có tăng, pháo, hay súng máy. Với binh lính không kinh nghiệm và chưa bao giờ làm việc với nhau trước đây và được chỉ huy bởi những sĩ quan xa lạ, chúng tôi không phải là những đơn vị chiến đấu có hiệu quả, và không có súng máy, súng cối, xe tăng, pháo binh, chúng tôi không chịu đựng được lâu nếu quân Mỹ tấn công. Nhưng họ không tấn công. Họ chỉ phòng thủ. Chúng tôi đợi họ tấn công, nhưng rõ ràng là họ cũng đang đợi viện binh. Một trận đánh yên lặng nhất tôi được chứng kiến. Chúng tôi thấy tàu chiến đậu ngoài khơi, với khinh khí cầu bay phía trên để bảo vệ tàu không bị máy bay bay thấp tấn công.
 
Hai kẻ thù chỉ ngồi và đợi đối phương. Vài ngày sau, quân chính quy đến nơi và thay thế chúng tôi và chúng tôi trở về đơn vị của mình. Tôi mừng vì tướng chỉ huy Mỹ không phải là Patton, vì với một tướng lãnh xông xáo đã có thể chiếm được Rome mà không cần những nỗ lực lớn. Một khi họ để cho chúng tôi có quân chính quy vào các vị trí đối đầu, họ phải chiến đấu trên từng bước tiến.



khikho007
  • Số bài : 183
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.05.2008
RE: Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949 - 18.06.2008 13:20:11
0
 
Khi tôi đến gần phòng tuyến Gustav trên đường về pháo đội, chiến trận đã đến gần Casino. Đến gần khoảng 35 km, tôi bắt đầu nghe tiếng pháo hạng nặng, âm thanh như sấm sét ở đâu đó khá xa. Và khi đến gần hơn, tôi bắt đầu nghe tiếng pháo hạng nhẹ. Cuối cùng, âm thanh chiến tranh trở nên quen thuộc với những tiếng gầm rú hỗn loạn, với tiến đạn cối, súng máy và súng trường bên cạnh tiến pháo. Như trước đây, ở Pháp và Nga, tiếng gầm rú liên tục này đã trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống của tôi ở mặt trận và tôi không suy nghĩ về nó, nhưng lần này rất khác lạ, và tôi bỗng suy nghĩ với chính mình, "Trời! Lại nó, với những trận đánh từ ngày này qua ngày khác." Lúc trước, tôi chưa bao giờ suy nghĩ hay cảm thấy kiểu này, và nó cũng không bao giờ xảy ra nữa. Tôi luôn kiểm soát được nổi sợ hãi trong khá khứ. Có thể lần này vì tôi mới được nhìn Klaus lần đầu, và cuộc sống bây giờ có nghĩa hơn lúc nào hết, và nó ảnh hưởng đến tâm lý tôi hơn bao giờ. Có thể vì tôi đã không chiến đấu trong một thời gian, hay có thể vì chúng tôi chắc chắn sẽ thua trận. Lý do gì đi nữa, trở lại chiến trường lần này tôi không có tinh thần chút nào.
 
Khi tôi trình diện với tiểu đoàn trưởng, Thiếu Tá Nickisch, ông chào tôi với nụ cười rạng rỡ.
 
"Anh mong ước thứ gì nhất, Knappe?" ông ta hỏi.
 
"Chiến tranh kết thúc," tôi nói một cách mệt mỏi.
 
"Sau đó," ông ta đưa đẩy.
 
Tôi nhìn ông. Hình như công có tin gì đó cho tôi.
 
"Anh đã được chọn huấn luyện thành sĩ quan tham mưu", ông nói. "Xin chúc mừng".
 
Tôi vui sướng và hãnh diện tột độ, vì được chọn huấn luyện sĩ quan tham mưu là vinh dự lớn nhất của các sĩ quan trẻ trong quân đội Đức. Bạn không thể yêu cầu điều đó; bạn chỉ có thể được chọn. Có thể một trong những lý do tôi được chọn là tôi đứng thứ 24 trong khoá huấn luyện năm 1938 trong số 4 nghìn sinh viên của 4 học viện quân sự. Đến lúc đó, số của tôi được đổi từ 24 thành 12, có nghĩa là những người phía trên tôi hoặc đã chết hoặc đã bị thương nặng. Một thống kê ớn lạnh! Có thể hầu hết họ đã chết ở Ba Lan, Pháp, Nga, Bắc Phi, hay Ý.
 
Người thay thế tôi đã nắm lấy pháo đội, và tôi được chỉ định vào ban tham mưu của sư đoàn bộ binh 17 ở bênh cạnh để bắt đầu được huấn luyện tại chỗ. Việc huấn luyện sĩ quan tham mưu có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là huấn luyện tại chỗ, trong thời gian này người được huấn luyện sẽ được nhận vào một sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân, hay phương diện quân để học bằng cách khảo sát trực tiếp các công việc của sĩ quan tham mưu như thế nào. Giai đoạn 2 là qua một loạt các lớp huấn luyện đặc biệt ngắn về chiến thuật xe tăng, pháo binh, công binh, v.v..., để cung cấp cho người được huấn luyện có kiến thức rộng về tất cả các loại hoạt động quân đội cần thiết cho một sĩ quan tham mưu. Giai đoạn 3 là Trường Tham Mưu, trường lập ra để huấn luyện việc chỉ huy cấp sư đoàn.
 
Trong thời gian huấn luyện tại chỗ, một trong những điều đầu tiên tôi học được là một phần trong những trách nhiệm của tôi là phải biết tất cả những người quan trọng trong sư đoàn. Là pháo đội trưởng, tôi chỉ cần biết tiểu đoàn trưởng của tôi và các pháo đội trưởng trong tiểu đoàn bên cạnh ngưởi chỉ huy bộ binh mà chúng tôi phải yểm trợ. Nhưng bây giờ tôi được biết một sĩ quan tham mưu sư đoàn phải biết tất cả các trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trường, chỉ huy pháo binh, v.v... Tôi bỏ ra ngày đầu tiên để biết mọi người, coi vị trí chúng tôi trên bản đồ, và xem lại các kế hoạch phòng thủ của sư đoàn trong tuyến phòng thủ Gustav. Một vài trận đánh đang xảy ra, và sĩ quan hành quân sư đoàn tóm tắt cho tôi những gì đang xảy ra, các vị trí, và các chỉ huy ở đó. Tôi được chỉ định bỏ vài ngày với sĩ quan hành quân, chỉ quan sát các nhiệm vụ và chức năng của anh ta. Tôi có thể nghe điện thoại, nhưng hầu hết chỉ quan sát. Sau đó tôi đi vài ngày với sĩ quan tình báo, và sau đó với sĩ quan tiếp vận, chỉ quan sát nhiệm vụ và chức năng của mỗi người. Tiếp đó tôi làm việc với sĩ quan hành quân, tham gia quan hệ trực tiếp với các trung đoàn trưởng. Tôi quan sát những nguời khác nhau làm việc, họ nhận báo cáo từ các trung đoàn ra sao, và họ tổng kết các báo cáo như thế nào và gởi lên quân đoàn. Thỉnh thoảng tôi giúp ai đó làm việc, nhưng hầu hết là quan sát và học hỏi. Mặc dù tôi đã từng là sĩ quan phụ tá tiểu đoàn và làm việc một thời gian với các sĩ quan cao cấp ở Rostov, tôi vẫn luôn là sĩ quan tuyến trước và không biết chút gì về công việc của sĩ quan tham mưu.


Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 7 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 183 bài trong đề mục