Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 15 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Viet duong nhan 17.11.2006 18:05:03 (permalink)
Mời mở link đọc xem...
Nữ Soạn Giả Nhị Kiều
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2006 05:49:10 bởi Viet duong nhan >
Viet duong nhan 18.11.2006 19:23:59 (permalink)
Nữ soạn giả Nhị Kiều, người soạn giả già nhất và viết nhiều nhất ở Việt Nam
2006.10.21
tác giả: soạn giả Nguyễn Phương

Thưa quí thính giả, có lẽ không có một nước nào trên thế giới mà có một người nữ tác giả như bà Nhị Kiều, đã 86 tuổi rồi (sanh năm 1921) nhưng vẫn phải còm lưng ngày đêm rị mọ sáng tác kịch bản theo đơn dặt hàng, kiếm tiền bản quyền để sống qua ngày.

Nguyễn Phương nghĩ là nên ghi danh bà soạn giả Nhị Kiều vào danh bạ những người lập thành tích kỷ lục ở Việt Nam, mà có thể bà Nhị Kiều lập được cả kỷ lục trên thế giới nữa khi bà Nhị Kiều sáng tác hơn trăm vở tuồng cải lương trong một thời gian bốn mươi năm sống bằng nghề soạn giả.

Niềm say mê cải lương

Xuất thân từ một cô gái rất đẹp, quê ở tỉnh Bến Tre, vì mê cải lương mà trở thành soạn giả. Đây là một trường hợp dặc biệt chớ không phải bất cứ ai mê cải lương rồi cũng có thể trở thành soạn giả như trường hợp của soạn giả Nhị Kiều.


Soạn giả Nhị Kiều thời còn trẻ. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Hồi năm 1954 – 1955, hòa bình lập lại sau chiến tranh Việt Pháp, các đoàn hát hết sợ bị liệng lựu đạn hay bị bố ráp nên họ mở rộng địa bàn hoạt động. Đoàn hát Việt Kịch Năm Châu xuống tỉnh Bến tre, hát ở cù lao Minh, cù lao Bảo, qua các quận Ba Tri, Mõ Cày, Thạnh Phú, Khâu Băng… Một cô gái đẹp của quận Mõ Cày theo chân đoàn hát, thường đêm xem hát vì cô ái mộ kép Tám Vân, người đóng vai Duy Bạt trong tuồng Gió Ngược Chiều.

Nghệ sĩ Tám Vân xúc động trước tình người đẹp ái mộ mình nên chàng bèn ký với nàng một hiệp ước chung thân, nàng xách khăn gói theo chàng trên các nẻo đường lưu diễn. Cô gái đó tên Nguyệt, và cô Nguyệt không phải chỉ muốn theo xem thần tượng nghệ thuật của mình hát mà cô còn muốn thần tượng nghệ thuật đó phải ca, ngâm, diễn xuất những tác phẩm của chính cô viết ra. Cô Nguyệt bèn học cách soạn tuồng, học cách viết và ca cổ nhạc. Từ đó giới sân khấu cải lương mới nẩy sanh ra một soạn giả gái: soạn giả Nhị Kiều.

Soạn giả Nhị Kiều tên là Quản Thị Minh Nguyệt, sanh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Chị viết tuồng lúc khởi đầu thì ký tên Cô Nguyệt, rồi Hoàng Thị Nguyệt và sau cùng chị đổi bút danh là soạn giả Nhị Kiều.

Chị Nguyệt nói về tên soạn giả Nhị Kiều của chị như sau: “Tôi bị rất nhiều người ganh ghét và họ thường nói là muốn gặp bà bầu Thơ, chủ gánh Thanh Minh Thanh Nga , phải qua “hai cái cầu.” Họ nghĩ Nhị Kiều là hai cái cầu nhưng thực sự ý nghĩa của nó không phải vậy.

Tôi có người chị ruột tên là Quản Thị Trúc Mai (tức Hoàng Trúc Mai), giỏi làm thơ viết văn. Do đó tôi mượn một câu thơ của Tào Tháo: “Đồng Tước Chung Thân Tỏa Nhị Kiều “tự đặt bút danh Nhị Kiều để kỷ niệm gia đình tôi có hai người con gái theo nghiệp văn chương ” .

Nghệ sĩ Tám Vân tên thật Lê Văn Tám, sanh năm 1924, quê quán ở quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Anh Tám Vân học trường Trung Học Mỹtho, học sau tôi một lớp. Chúng tôi quen biết nhau khi cùng học chung trường. Đến năm 1955, Tám Vân và Nguyễn Phương hợp soạn hai tuồng cải lương hát trên sân khấu Năm Châu.

Đến năm 1960, Nguyễn Phương và Tám Vân cộng tác trong đoàn Thanh Minh Thanh Nga của bà Bầu Thơ. Chúng tôi có dịp hợp soạn thêm cho đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga các tuồng: Đợi Ánh Bình Minh, Chiếc Lá Giữa Dòng, Phụng Kiều Lý Đáng, Hoa Đồng Cỏ Nội, ký tên Nguyễn Phương và Cô Nguyệt.

Soạn tuồng cải lương

Thật ra thì trong lúc nầy chị Tám Vân chưa thực sự hợp soạn tuồng mà chỉ là anh Tám Vân cùng viết với tôi và để tên hợp soạn là Cô Nguyệt thay vì tên Vân Đệ như trong các tác phẩm hợp soạn trước của chúng tôi.

Cũng cần nói rõ phương pháp hợp soạn tuồng của chúng tôi từ năm 1956 đến năm 1961, 62, 63… Nguyễn Phương dựng cốt chuyện, viết thành thoại kịch hoàn chỉnh, anh Tám Vân lấy đối thoại viết sẳn trong thoại kịch đó viết lại thành bài ca cổ nhạc. Khi kịch bản được đưa ra dàn dựng thì anh Tám Vân đứng ráp tuồng, tập cho các nghệ sĩ ca và thoại ăn khớp với nhau.

Những vở tuồng Tàu hay tuồng sử mặc y phục cổ trang thì anh Tám Vân đứng tập tuồng với sự góp ý của Nguyễn Phương. Những tuồng xã hội thì Nguyễn Phương đứng tập tuồng, Tám Vân góp ý điều chỉnh khi cần. Hợp soạn với anh Tám Vân, tôi có cái lợi là khi tôi viết xong phần thoại kịch thì anh Tám Vân viết bài ca.

Nên biết nghệ thuật cải lương là gồm phần ca cổ nhạc và diễn xuất cùng với lời thoại, anh Tám Vân là một diễn viên nên hợp tác với anh tôi được nhẹ lo phần cổ nhạc.

Tôi kể rõ chi tiết nầy, chỉ là để nói lên tinh thần kiên trì đáng quí của chị Nguyệt đối với nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong thập niên 50, nghệ sĩ sân khấu bị người đời gán cho là thành phần “xướng ca vô loại “.

Phải là những người quá đam mê nghệ thuật sân khấu, chỉ thấy cuộc đời là sân khấu và sân khấu là cuộc đời, bất chấp dư luận nghĩ sao, bất chấp những điều tiếng trong thiên hạ thì mới có thể sống chết được với nghề hát cải lương. Nam nghệ sĩ phải phấn đấu không ngừng để mong xóa tan đi thành kiến xướng ca vô loại đó.

Một cô gái nhà lành như chị Nguyệt mà dám theo gánh hát, có chồng là kép hát và phải sống như những nghệ sĩ lang thang không nhà thì chị Nguyệt đúng là một người có đảm lược, có những sự suy nghĩ khác với người thường và chị Nguyệt đúng là một người thật sự yêu mến nghệ thuật sân khấu cải lương.

Chị Nguyệt lại đáng cho tôi khâm phục hơn là chị đã mài mò tự học soạn tuồng khi anh Tám Vân cộng tác với các bạn và trong năm ba năm sau, đó chị Nguyệt đã có thể đường hoàng dựng lên cái tên soạn giả thật sự như bao nhiêu người soạn giả đang hành nghề và sống được với nghề.

Những vở tuồng đã soạn

Văn chương của soạn giả Nhị Kiều nhiều nữ tính, nhẹ nhàng, ngay trong những đoạn gay cấn nhứt, cần có những lời nói cay độc hoặc hung hăng nhứt để đẩy kịch tính lên cao trào thì lời văn của Nhị Kiều vẫn nhẹ nhàng, nói như một lời trách móc. Bù lại những đoạn tả tình của vai nữ đối với người yêu thì đúng là giọng nói, cách nói của một cô gái đang yêu, đang khao khát tình yêu.


Gia đình Soạn giả Nhị Kiều - Tám Vân. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Chuyện tuồng phần lớn được xây dụng một mạch có đầu có đuôi như thể loại kể chuyện, như tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Tuồng của Nhị Kiều quá nhiều bài ca, gần như nói năm ba phút lại là ca cổ nhạc.

Người ghiền cổ nhạc chắc là thích lắm nhưng cao trào của từng vở tuồng bị phân tán vì những bài ca đó. Khi ca thì nghệ sĩ phải tuân thủ theo giọng điệu và nhịp nhàng của bài ca. Lời đối thoại được diễn tả thong dong hơn, dễ bộc lộ được nội tâm của nhân vật nhiều hơn.

Có lẽ anh Tám Vân thích ca, thích khai thác giọng ca của những danh ca sân khấu nên anh chị mới sáng tác như vậy.

Tôi còn nhớ, ngoài những vở tuồng soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với Nguyễn Phương như vừa kể thì trong thời gian từ 1963 đến năm 1972, Nhị Kiều đứng tên hợp soạn với các soạn giả sau đây:

Với thi sĩ Anh Tuyến, tuồng Hương Lúa Tình Quê, Trăng Rụng Bến Từ Châu, Kim Hồ Điệp, Lỗi Tình Cố Nhân.
- Với soạn giả Hà Triều Hoa Phượng tuồng Khói Sóng Tiêu Tương.
- Với soạn giả Thanh Cao, tuồng Những đứa con lai.
- Với soạn giả Nguyễn Đạt, tuồng Mùa Sen Trắng Nở, Mạnh Lệ Quân, Thạch Phá Thiên, Đường về Vạn Kiếp.
- Với nhóm Bông Lan (soạn giả Hoàng Lan) tuồng Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ, Sở Vân, Đường Nào Lên Thiên Thai.
- Với soạn giả Thế Châu: tuồng Qua cầu đắng cay, Tâm sự cha tôi, Thanh Xà Bạch Xà, Anh Bảy Chà, Mùa Thu Lá Bay, Cánh Chim Bạt Gió.

- Nhị Kiều cũng phóng tác theo tiểu thuyết của Ngọc Linh thành tuồng Nắng sớm mưa chiều, và phóng tác tiểu thuyết của Trang Thề Hy thành tuồng Vầng Trăng Bên Kia Sông.

- Sau năm 1975, soạn giả Nhị Kiều có tuồng thu vidéo: Hoa cẩm chướng, Huyền thoại một chuyện tình, Giọt mưa thu, Lỡ chuyến đò thương, Vết thương kỷ niệm, Vị đắng lá sầu đâu, Trăng nước Lạc Dương Thành, Người Khách Thương Hồ, Nữa đêm chợt tỉnh, Lòng người bạc đen… (Còn rất nhiều tuồng nữa mà tôi nhớ không hết)

“Không viết là đói ”

Hơn bốn mươi năm theo chồng lang thang theo nhiều đoàn hát, nữ soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với nhiều soạn giả nổi danh của những thập niên 60, 70, chị cũng phóng tác theo các tiểu thuyết của các nhà văn nhà báo, và khi phong trào thu vidéo cải lương phát triển rộn rịp thì chị cũng có mặt trong hàng ngũ của những soạn giả được đặt hàng nhiều nhất, nữ soạn giả Nhị Kiều được kể là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và cũng là một soạn giả già nhất còn minh mẩn, còn nhớ trước nhớ sau và sáng tạo ra chuyện tuồng được.


Soạn giả Nhị Kiều lúc về già. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Có lần phóng viên báo Sân Khấu phỏng vấn chị: “Bà nghĩ sao khi người ta cho rằng hiện nay các soạn giả chỉ chú trọng khai thác đề tài tình yêu, xa rời thực tế và hiện tình đất nước”.

Nữ soạn giả Nhị Kiều đã trả lời như sau: “Sân khấu cải lương hiện nay không còn bao nhiêu đoàn hoạt động, các soạn giả sống được đều nhờ vào vidéo cải lương. Muốn kịch bản được dàn dựng bên vidéo thì phải chịu chi phối bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là thị hiếu công chúng và nguyên nhân nữa là nếu vở nặng về chính trị quá thì không ăn khách…”

Từ năm 1995 đến nay, nữ soạn giả Nhị Kiều và nghệ sĩ Tám Vân về sống cùng các con ở xã Bình Nhâm, quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Một khu vườn yên tịnh bao quanh ngôi nhà nhỏ, cạnh ngôi nhà được cất thêm một chái nhà tranh. Đây là nơi đôi vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân - Nhị Kiều sống an hưởng tuổi già.

Trong chái nhà tranh nhỏ đó, từng chồng sách báo choáng chật cả căn nhà, đó là tài sản, là kho tàng của nữ soạn giả Nhị Kiều. Hằng ngày, chị vẫn quầng thảo với đống sách báo đó để kiếm đề tài viết theo đơn đặt hàng, vì theo chị: “không viết là đói” . Chị nói: “Tôi sẽ viết cho đến lúc tàn hơi.”

Khi nghĩ tới chị Tám Vân, nữ soạn giả Nhị Kiều, đã trên 86 tuổi mà vẫn phải cặm cụi đêm ngày nặng óc nặng chữ để kiếm cơm, tôi thật sự thương mến hai anh chị và nghĩ là mỗi người có một phần số nên tôi thường giúp đỡ cho các bạn nghệ sĩ trong điều kiện có thể của tôi.
 
nguồn: RFA - Đài Tự Do Á Châu
Link này....
Viet duong nhan 19.11.2006 00:56:41 (permalink)
Nữ Nghệ sĩ Bích Thuận - Danh đàn cổ nhạc Minh Thanh
NS Bích Thuận & Minh Tâm
NS Bích Thuận & NS Lý Kim Thành
Viet duong nhan 19.11.2006 00:59:13 (permalink)
Đôi uyên ương Minh Đức_Kiều Lệ Mai
 
Danh Đàn Cổ Nhạc Minh Thanh & NS Minh Tâm
Viet duong nhan 19.11.2006 01:01:51 (permalink)
Nữ Nghệ Sĩ Kim Chi
Nhạc Sĩ Cô Nhạc Minh Thanh
Đôi uyên ương Kim Chi & Minh Thanh
NS Kim Chi & NS Lý Kim Thành
 
Viet duong nhan 19.11.2006 01:08:44 (permalink)
SG Nguyễn Phương & Thanh Phương (Phóng viên dài RFI Paris)
Thanh Phương đang phỏng vấn soạn giả Nguyễn Phương tại n/h "SàiGòn"
Thanh Phương (RFI Paris) & NS Lý Kim Thành
Nguyễn Phương - Thanh phương - Minh Tâm
Anh Thọ (bạn MTâm&TLương) - Nguyễn Phương - Thanh Phương - Quốc Hương
 
Viet duong nhan 23.11.2006 04:31:10 (permalink)
Xin mời mở Link để nghe SGNP nói về Cải Lương VN...
 
 
Thanh Phương RFI Paris đang phỏng vấn soạn giả Nguyễn Phương tại n/h "SàiGòn"
Viet duong nhan 11.01.2007 07:25:03 (permalink)
Nhạc Sĩ Trịnh Hưng (tác giả "Lối Về Xóm Nhỏ") & Ông Trần Hồng
 
Lối Về Xóm Nhỏ
Trịnh Hưng





Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá
Bờ dâu xanh, cô gái hát êm êm
Tầm mai chín gởi anh dâng mẹ hiền
Lòng già thêm hơi ấm khi chiều lên
Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu hôm
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm hồng
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông

Chiều hôm nay quay gót bước phiêu du
Về thôn xóm để vui chung ngày mùa
Đường về thôn quyện chân lên nhánh lúa
Vầng trăng nghiêng soi mái tóc em thơ
Vài cô gái nhỏ to vui chuyện trò
Đường về thôn niềm vui dâng đây đó
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.01.2007 22:48:23 bởi Mayvang >
Viet duong nhan 11.01.2007 07:31:21 (permalink)

Vọng Cổ
Việt Dương Nhân
 
Cánh Chim Đơn
(Nguyện Cầu Dân Chủ Tự Do)
 
Ngâm Sa Mạc :
 
Việt Nam xưa đất chôn nhau
Ba-Lê nay đất chôn bao nỗi sầu
Ngày đêm em mãi nguyện cầu
Cầu cho quê Mẹ đổi màu vàng xưa...
 
Vọng cổ :
 
1-) Trưởng huynh ơi ! Bão tố năm xưa đã đưa bao người Việt Nam phải ly hương vong quốc, khắp bốn bể năm châu đầy tiếng khóc của dân... mình... Đời của em cũng nổi trôi như cánh lục...bình. Số mệnh trời dành em gặp nhiều điều bất hạnh, mà lòng muốn lắp bằng để xóa hận thù chung. Bởi gia đình mình có lắm cảnh trái ngang. Ông làm cho Thực-Dân còn Ba thì Kháng-Chiến. Dân tộc hai miền triền miên thù hận, cốt nhục tương tàn mấy mươi năm nội chiến...
 
2-) Trời ơi ! Cứ chống Tây, chống Mỹ ! Ngày nay Tây Mỹ đi rồi ta chống ai đây ? Ta không thương dân tộc của ta thì có ai thương dùm được bây...giờ. Vậy anh hãy đứng lên chớ có đợi...chờ. Lấy lửa công minh mà đốt quyền độc trị, cho nước Việt mình có Dân Chủ Tự Do. Và nhà nhà được cơm no áo ấm, hưởng mọi quyền người như tất cả nhân sinh. hơn ba mươi năm chiến chinh đà nguội lạnh, mà sao vẫn còn nghi ngút lửa thù căm...

Ngâm Sa Mạc :
 
Tuổi thơ vắng Mẹ, mất Cha
Thế gian còn biết ai mà cậy trông
Chiến tranh xa vợ, lìa chồng
Tương tàn cốt nhục nát bầm tình thâm...
 
Vọng Cổ :
 
5-) Năm mươi mấy năm qua, ngày ba hy sinh vì lý tưởng, định mệnh đợi chờ đưa đời em phải phiêu bạt khắp bốn phương...trời... Giờ đây em xin gởi về anh bấy nhiêu...lời. Anh hãy làm sao cho sáng ngời nước Việt, cho dân tộc mình một cuộc sống bình yên. Ôi ! Con người sao quá mâu thuẫn đảo điên, miệng thì nói là thù Tây hận Mỹ, mà tiền của người tay lại xè xin, dối gạt lương dân suốt mấy chục năm trời.
 
6-) Trưởng huynh ơi ! Đời của em là một cánh chim đơn, với cuộc sống thăng trầm gặp bao cơn giông tố, giờ đây em xin bỏ đời cát bụi, cậm cuội ngồi nhà mà cầu nguyện thế gian, và cầu cho Quốc-thái dân-an. Mong đất Mẹ Việt Nam có một vầng trăng sáng. Rồi đây với những tháng ngày nắng mới, "Đàn Chim Việt" sẽ vổ cánh bay về.
 
Tự Do Dân Chủ vẹn bề,
Thù xưa sẽ xóa cận kề tình thâm.
Cầu Trời, khẩn Phật Quán Âm,
Độ cho nước Việt ngàn năm thanh-bình./.
 
Việt Dương Nhân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.01.2007 21:29:53 bởi Viet duong nhan >
Viet duong nhan 15.01.2007 07:37:01 (permalink)
Đoàn Cải Lương Nghệ Sĩ
 Paris
Hân hạnh trình diễn vở
"Biên Giới Một Chiều Mưa"
Soạn giả Trần Trung Quân
vào
Chủ Nhật 14 tháng 1 năm 2007
14 giờ 30
TẠI
Théâtre Maurice Ravel
6 rue Maurice Ravel 75012 Paris
 
Vừa trình diễn xong chiều nay - Hình ảnh và tường thuật từ từ VDN sẽ post lên ..
Dán tấm ảnh NS chào khán giả trước ... Mai sẽ ghi từng danh tánh của các NS ...
Chúc ACE VNTQ thật vui vẻ .
Viet duong nhan 16.01.2007 10:41:12 (permalink)
Ngày Chủ Nhật Vui
 
Sáng chủ Nhật 14-1.2007 nắng tỏa chan hòa nhiệt độ 14°C - trời ấm áp y như mùa xuân......... 
Thức dậy, chuyện đầu tiên là lấy gương soi mặt coi những vết phỏng trên mặt ra sao ? ...  Vào nhà làm vệ sinh - lau mặt bằng giấy Kleenex mềm - thấy da xạm nám trốc ra từng miếng vụng, lấy tay thoa thoa ... Ôi , mừng quá, lảm nhảm : "Cảm ơn trời Phật cho mặt con lành lặn không bị có thẹo..".
Tinh thần tui phấn khởi liền sửa soạn đi xem Cải Lương...
Xuống đường lấy kịp xe bus đến nơi an toàn không bị lạc .....
 ..........
 
Vào Hội Trường - tui đi thẳng xuống tầng dưới và mua vế vào cửa - Trong lúc đó tui gặp Ông Và Bà Cụ tuổi ít nhất là 90 tuổi cũng mua vé coi tuồng "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân -

 
Bàn bán vé, vidéo, băng K7 và tụi thấy có vài quyển sách ..

 
Viet duong nhan 16.01.2007 10:43:59 (permalink)
Tôi gặp Nữ NS Bích Thuận đang truyện trò với Nhà Thơ, NS Đỗ Bình .. Tôi đến chào ... " Dạ, thưa Cô Bích ! Cô cho con một nụ cười ... con chụp hình đây ... 1, 2, 3 ...... chụp nha.......
 
Nữ NS Bích Thuận & Nhà Thơ, Nhạc Sĩ Đỗ Bình
Viet duong nhan 16.01.2007 10:46:16 (permalink)
Chị QH ! Chụp cho tụi này 1 tấm đi ! ...... Ok ! Sau đó mình chụp chung 1 bô làm kỷ niệm há !
 
Phu nhân NS Lý Kim Thành & Phu nhân NS Phương Thanh
 
Viet duong nhan 16.01.2007 10:50:19 (permalink)
Cho tụi 1 tấm hình em nữa chị QH ơi !
Ok ... lẹ lẹ vào xem htá .. Hình như sắp mở màn rồi kìa ..........
Diệu (phu nhân Hề Văn Đệ) với một trong những Nữ Mạnh Thường Quân .

 
Viet duong nhan 16.01.2007 10:52:46 (permalink)
Ô, kia Bà Vũ Lan Phương & Nhà Văn Hồ Trường An  ... Tôi vui vẻ :
- Dạ, kính chào Anh, Chị .. Và cho em xin chụp hình ....
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2007 23:51:43 bởi Viet duong nhan >
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 15 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9