Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)

Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 8 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
"Tiếng Sáo Đêm Trăng" của SG Lê Duy Hạnh - 29.08.2006 23:16:22
Những NS nhận hoa từ quí khán giả trao tặng


Từ trái sang phải : NS Vương Anh - Vũ Tâm - Ngọc Thảo - Thanh Sử - Thanh N gọc - NS Tài Bửu Bửu (đạo diễn) - Kim Thoa - Vũ Minh Vương - Chí Hải (em NS Chí Tâm) - Vương Cảnh

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Di Ảnh & Tiểu Sử Nữ Nghệ Sĩ Thanh Nga - 11.09.2006 00:26:03
Nữ Hoàng Sân Khấu
Thanh Nga

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/4536/B0A4648C3FF14D959C9999BB135A7F45.jpg[/image]


Tiểu sử

Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
Nơi sinh: Tây Ninh
Nguyên quán: Tây Ninh
Cha: Nguyễn Văn Lợi
Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời).
Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Diệu Minh)
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau với ông Phạm Duy Lân (luật sư). Cô có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình cô còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
Năm Nghĩa (cha dượng)
Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu Thìn, anh ruột của Thanh Nga)

Cô bị ám sát cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại Sài Gòn, được an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ.

*********
Quí Vị muốn tìm hiểu tất cả cuộc đời Nữ Cố NS Thanh Nga - Mời mở link này....
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Nga

<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.09.2006 00:31:36 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Giỗ Tổ Cải Lương - 14.09.2006 18:52:39
Chương trình phỏng vấn 6 :
Giỗ Tổ Cải Lương

Soạn Giả Nguyễn Phương


Kính thưa quí thính giả,

Trong những buổi nói chuyện trước đây, soạn giả Nguyễn Phương đã trình bày cùng quí thính giả về vấn đề cải lương và các bài bản trong cải lương, hôm nay một lần nữa, soạn giả Nguyễn Phương lại tái ngộ cùng quí thính giả về một số vấn đề khác cũng trong lảnh vực cổ nhạc.


Xin kính chào bác Nguyễn Phương,

Chào cô Thảo. Xin kính chào quí thính giả Đài Tiếng Nói Việt Nam .
Hỏi : Hôm nay bác Nguyễn Phương định cho chúng tôi và quí thính giả nghe về vấn đề gì, vậy thưa bác ?
Nhân xem một cuốn băng video tân nhạc mới xuất bản gần đây, quay cảnh sau hậu trường, tôi rất xúc động khi thấy, trước khi ra sân khấu trình diễn, các nghệ sĩ chấp tay, quay vào trong, xá Tổ ba cái rồi mới ra hát. Các nghệ sĩ cải lương và một số nghệ sĩ tân nhạc ở trong nước vẫn tuân thủ tập tục đó từ xưa đến nay, khi đi định cư nước ngoài, tôi thấy các nghệ sĩ ở bên Cali, bên Pháp, ở Canada hay ở Úc Châu vẫn theo cổ lệ của các nghệ nhân tiền bối, tôi mừng lắm. . .
Hỏi : Thưa bác, bác vừa nói là bác thấy anh em nghệ sĩ định cư ở nước ngoài vẫn theo cổ tục, xá Tổ, cúng Tổ, bác mừng lắm , bác có thể giải thích rõ thêm, tại sao không bác ?
Cô Thảo thấy không, tôn giáo nào, ngành nghề nào cũng có những Mỹ Tục được người trong đạo hay trong giới đó tôn trọng, gìn giữ. Ví dụ, ta thấy Thiên Chúa có lễ Pâques, lễ Assomption ( Lễ Thăng Thiên ) Lễ Toussaint, lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh, vân. . .vân. . . Phật Giáo có 3 lễ lớn : Lễ Phật Đản, Lễ Thành Đạo, Lễ Tịch Diệt, có 3 ngày Rằm lớn : Rằm Thượng Ngươn tháng giêng, Rằm Trung Ngươn Tháng bảy cúng xá tội vong nhân, Rằm Hạ Ngươn tháng 10 , Lễ Vu Lan, Cao Đài có Lễ Cao Đài Đạo Khai, Tam Tông Miếu có lễ Minh Lý Đạo Khai, phiá dân chúng thường dân có ngày lễ Cha( fête des pères) , ngày lễ Mẹ( fête des Mères), ngày Tình Nhân( Valentine ), ngày lễ chủ nhân, ( Fête des patrons ) lễ những người thợ ( fête des ouvriers) , người dân Việt Nam có lễ Giổ Tổ Hùng Vương, lễ Thánh Gióng, lễ Hai Bà Trưng. . . .v.v. . . Cải Lương cũng có ngày giổ Tổ, vì nghệ sĩ chúng tôi xem rạp hát như thánh đường, mỗi lần bước ra sân khấu hát là mỗi lần bước theo nghiệp Tổ. . . Tôi là người theo nghề cải lương lâu năm, thấy nghệ sĩ đồng nghiệp vẫn tưởng nhớ tới Tổ nghiệp thì tôi mừng vì thấy ngành nghề của mình có người kế thừa và phát triển.
Hõi : Thưa bác, các ngành nghề khác có cúng Tổ không? Cháu thấy là dường như lễ cúng Tổ của cải lương quá là long trọng , còn nghề khác, cháu ít nghe nói có cúng Tổ, phải vậy không bác ?
Không phải vậy đâu. Nói tới cúng Tổ nghề, người ta thường liên tưởng đến tập tục của giới nghệ sĩ sân khấu , vì mt lẽ dể hiểu là ở trong nước có hơn trăm đoàn hát cải lương và hát bội, mỗi đoàn có từ bốn đến năm, sáu chục nghệ sĩ và công nhân sân khấu, đó là chưa kể các nghệ sĩ hành nghề tự do trong các đài phát thanh, hãng dĩa, quán ăn có ca nhạc, các lớp dạy cổ nhạc, trường sân khấu kịch nghệ. Lễ cúng Tổ hàng mấy ngàn người, cùng cúng đồng loạt trong hai ngày, ở hàng trăm địa điểm, tự nhiên là thấy rất là long trọng và thu hút được sự chú ý của mọi người. Lại thêm nữa, nghệ sĩ được nhiều khán giả ái m nên những hoạt đng của giới nghệ sĩ cũng được người ta theo dõi, tìm hiểu hoặc tham gia, giúp đỡ.
Các nghề khác cũng có cúng Tổ, chỉ là khác ngày, ít người tham dự và ít rầm rộ hơn mà thôi.
Hỏi : Xin bác kể một vài nghề nghiệp nào khác hơn cải lương, khác hát bi mà có cúng Tổ nghề , thưa bác ?
Trước hết, phải hiểu là cúng Tổ nghề là một tập tục cúng bái có tầm vóc quan trọng như việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam. Hồi xưa, mỗi dòng họ trong dân gian có một từ đường thờ gia tiên, mỗi triều đại giòng Vua nào thì có Thái Miếu thờ Tiên Đế, mỗi phường nghề đều phải có miếu thờ vị Tổ Sư của nghề đó.
Vị Tổ Sư một nghề có thể là người phát minh ra nghề đó hoặc là người đầu tiên đem nghề đó ở một nơi khác, về truyền dạy cho dân chúng trong làng hay ở một vùng nào đó.
Người ta không những thờ cúng vị Tổ Sư như một hành đng biết ơn công khai sáng mà còn là sự khẩn cầu xin bảo hộ cho nghề nghiệp và bảo hộ người đang hành nghề.
Ở Montréal, anh Ba Trực, một ca sĩ cổ nhạc mà các hội đoàn đều có dịp thưởng thức giọng ca của anh, với anh Cam Văn Công, một nhạc sĩ cổ nhạc nổi danh trong sinh hoạt cng đồng, hai anh đều hành nghề Kim hoàng, tôi có đến tham gia cúng Tổ Kim Hoàng tại nhà hai anh. Theo lời anh Hai Nuôi, thợ Kim Hoàng tại Toronto thì người Tàu thờ ông Tổ nghề thợ bạc, là thờ ông Phật Di Lạc. Theo truyền thuyết thì Phật Di Lạc nguyên là một người thợ bạc trốn khỏi tòa Phật, mang theo vàng bạc xuống trần hành nghề thợ bạc, bị Phật Tổ sai Lữ Đồng Tân bắt về thiên đình. Ông Tổ Kim Hoàng Việt Nam thì lại khác.
Hỏi :Theo cháu nghĩ : văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. . .
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa nhưng không phải vì vậy mà việc thờ cúng rập khuôn theo người Trung Hoa.. . . Ở Văn Miếu Việt Nam, ngoài Khổng Phu Tử, dân Việt mình còn thờ những vị tiền hiền Việt Nam như ông Chu Văn An, ông Hàn Thuyên. Ở Y miếu, ngoài ông Thần Nông ra, người mình còn thờ Hải Thượng lão ông và Tuệ Tĩnh thiền sư. Trở lại các ông Tổ Kim Hoàng thì theo anh Ba Trực, Tổ ngành Kim Hoàng là ba anh em nhà họ Trần : Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền, người phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông dưới triều vua Lý Nam Đế, tức là người đã dạy nghề kim hoàng cho thợ bạc ở trong nước.
Hỏi : Cháu nghĩ là nên trở về đề tài chính của bác muốn nói, tức là ông Tổ Cải Lương và giỗ Tỗ.
Đúng. . .Đúng! Cám ơn cô Thảo đã nhắc. Tôi muốn nói về Tổ nghiệp sân khấu và các nghi lễ ngày xưa cúng Tổ như thế nào, vì hiện nay trong hoàn cảnh định cư nước ngoài, có nhiều người không còn nhớ hoặc không coi trọng tập tục cũ nữa. Tôi kể tỉ mỉ ra đây với hy vọng là lưu giữ lại một chút gì những tập tục cũ trong ngành sân khấu để mai sau các nhà nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dùng làm tư liệu trong chương trình nghiên cứu của mình. Các bạn trẻ sanh ra hoặc lớn lên ở nước ngoài, khi nhìn về quê hương Việt Nam, có thể hiểu ngày xưa các bậc trưởng thượng của mình đã có một niềm tin như vậy để mà đeo đuổi theo nghề nghiệp, có niềm tin đó mới cống hiến cả đời mình và nhiều thế hệ nối tiếp để làm cho nghề hát ngày thêm tiến bộ hơn, hay hơn, xứng đáng có một vị trí trên nền văn hóa nghệ thuật của thế giới.
Hỏi : Theo ý Bác thì ông Tổ hát bi hay ông Tổ cải lương là người có thật hay theo truyền thuyết dân gian ?
Tôi trả lời câu hỏi nầy của cô Thảo không phải theo ý kiến riêng của cá nhơn tôi. Tôi kể cho nghe những gì mà trong giới nghệ sĩ sân khấu tin tưởng và lưu truyền cho nhau nghe. Theo tài liệu sử sách, Tổ nghề Hát Bội là Lý Nguyên Cát và Liên Thu Tâm. Liên Thu Tâm vốn là kép hát Trung Quốc được vua Lê Ngọa Triều giao cho dạy cung nữ cách hát tuồng từ năm 1005. Lý Nguyên Cát vốn là người Tàu theo đoàn quân Nguyên qua xâm lược nước ta, bị bắt làm tù binh. Vì Lý Nguyên Cát có tài hát xướng nên vua Trần dùng để dạy hát trong cung vua.
Không biết các đoàn hát bi ở miền Trung có thờ hai ông này không, chớ ở miền Nam thì thờ Ông Làng, giống như hát Tiều thờ Lão lang Quân. Hỏng biết có phải ông Làng là do Lão lang quân đọc trại ra không? Ông Làng hay Lão Lang Quân là truyền thuyết. Lý Nguyên Cát và Liên Thu Tâm là người thật.
Ở nhà Truyền Thống của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ ở số 133 đường Cô Bắc, Quận Nhứt, khánh thờ Ông Tổ làm bằng một loại danh mộc, chạm trổ rất công phu, bên trong có Tam Vị Thánh Tổ và 12 cốt ông, tính đến nay có gần một trăm năm rồi, do bà Tám Đi tặng cho giới nghệ sĩ. Bà Tám Đi là một nhà phú hào, có đồn điền cao su ở Củ Chi và là chủ gánh hát bội và rạp hát tên là Rạp Bà Tám Đi ở đường Les Marins , nay là đường Trần Hưng Đạo Chợ Lớn, người bỏ tiền ra xây cất đình Phú Nhuận.
Hỏi : Xin lỗi bác , cháu có chổ không hiểu. Bác nói miền Nam thờ Ông Làng làm Tổ Hát Bội hay cải lương, nhưng bác nói trong khánh thờ Ông Tổ ở trụ sở Hi Ái Hữu lại có đến 12 cốt Ông, vậy là sao hả bác ?
Đúng là 12 cốt ông. Theo khái niệm chung của những nghệ sĩ tiền phong trong nghề hát thì Tổ Nghiệp của nghề hát là danh xưng để gọi chung các bậc tiền bối đã dày công sáng lập nên sự nghiệp có liên quan tới sân khấu như các vị : Tổ Sư, Thánh Sư, Tiên Sư, Tam Giáo đạo Sư, Lão lang Thần ( tức Ông Làng theo cách gọi miền Nam) Thập Nhị Công nghệ, nghĩa là mười hai ông Tổ các ngành nghề như nghề thợ mộc, nghề dệt vải, ngành âm nhạc, nghề múa, nghề kim khí, nghề vẽ, vân. . . vân. . . Hồi xưa, các nghệ nhân không dùng danh từ : sân khấu là một ngành nghệ thuật tổng hợp, gồm có văn, thơ, họa, nhạc, vũ đạo, trang trí mỹ thuật như ngày nay, nhưng trong khái niệm chung về nghề hát, các nghệ nhân tiền bối đã biết đến công lao của những ngành nghề khác như nghề dệt vãi để may y phục hát, ngành kim khí làm gươm giáo, đạo cụ sân khấu, ngành vẽ ,vẽ phong cảmh. . .12 cốt ông là tượng trưng Thập Nhị Công Nghệ đó, tức là 12 ông Tổ của các ngành nghề có liên quan tới nghề sân khấu như vừa mới kể.
Hỏi : Như vậy nghĩa là thờ Tổ là một cách để tỏ lòng tôn kính những vị tiền nhân có công làm cho nghề hát thêm rạng rỡ, thêm hay, lưu truyền một tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo như ông cha mình vẫn thường răng dạy con cháu, có phải vậy không, thưa bác.

Đúng vậy. Nhưng ngoài ý nghĩa tôn sư trọng đạo, người trong giới còn tin là Tổ Nghiệp như một đấng Thần Linh, ban phước hay trừng trị tùy theo tư cách, đạo đức của người đang hành nghề. Vì có ý nghĩ Tổ Nghiệp như một vị Thần Linh nên trước khi bước ra sân khấu hát, nghệ sĩ chấp tay vái, xin Tổ Đãi, hát có duyên, đẹp sân khấu và được khán giả yêu mến. Nghệ sĩ nào gian dối, hại bạn hay làm nhơ danh nghề hát bị trù rủa là Tổ Nghiệp sẽ Lấy Nghề của kẻ đó, kẻ đó Mất Duyên Sân Khấu hay thề độc hơn nữa là Tổ Hại người đó, Tổ Đày, Tổ Móc Nhản. . .
Hỏi : Thưa bác , ngày cúng Tổ Hát Bội, Cải Lương là ngày nào ? Cách thức hành lễ cúng ra sao, xin Bác kể cho cháu và quí thính giả biết qua một tập tục ở quê nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 11 tháng 8 âm lịch thì lễ giổ Tổ Sân Khấu. Đêm 11 , lễ cúng chay với chè xôi, hoa trái. Sáng 12 là chánh lễ, cúng mặn với heo quay, gà luộc, bánh trái. Năm 2000 , tôi có về Việt Nam và đúng vào dịp cúng Tổ. Tôi có quây phim lễ cúng Tổ, bây giờ tôi kể nhưng có thể cho quí thính giả và cô Thảo nghe một chút âm thanh, nhạc trong cuộc lễ đó.
Quan khách và nghệ sĩ tề tựu đông đủ trước bàn thờ Tổ, mở đầu, ông chấp sự, là người đạo cao đức trọng, được người trong giới nghệ sĩ đề cử thay mặt làm lể xây chầu, tức là lể khai tràng. Ông Chấp sự nâng cặp roi trống chiến, xá ba cái, ban ba hồi thỉnh tổ .
.. . . . . . . . . . ( ba hồi trống chiến thỉnh Tổ ).. . . . . . . . . . . . .
( Nói tiếp trong khi tiếng trống đánh ) Một hồi trống chầu , ba hồi trống chiến, vì vậy mới có câu :‘’ Đuôi trống Chầu là đầu trống chiến.’’
Ông Bầu , Bà Bầu, Hi Trưởng Cô Bảy Phùng Há vào niệm hương.. . .
(. Người xướng : Thỉnh Hương. Dâng Hương. . . Quỳ. . .bái. . .v. v. . ).( đoạn âm thanh trống, kèn lá, đờn cò và tiếng xướng lớn rồi nhỏ dần, làm nền cho việc kể chuyện tiếp theo đây,)
Các năm xưa đến đây là có pháo nổ, lân múa từ ngoài vô lạy Tổ, năm nay chỉ có lân, không có pháo. Kế đó lễ Đại Bi truyền thống do các nghệ sĩ hát bi đoàn Tấn Thành Cầu Muối phối hợp với nghệ sĩ Bầu Thắng đình Cầu Quan múa Điểm Hương.
( Trống đánh đệm cho các phần làm lễ múa này )
Mở đầu là "Điểm Hương" một anh kép sắm mặt tướng, vai Thiên Lôi, cầm bó nhang đốt sẳn, múa b mở rộng, xoay bốn phương, tám hướng. Vai Thiên Lôi cắm nhang trên lư huơng bán thờ Tổ, chấp tay xá xá, lui ra. Trống vẩn đánh theo nhịp múa
Múa ‘’ Xang Nhật Nguyệt’’ do một nam diễn viên mặc mãng bào, đi mão vua, tay cầm Mặt Nhựt, ( 1 tấm bảng vẻ hình mặt trời, có chữ Nhựt viết theo chữ nho), một nữ diễn viên sắm vai mụ văn, mặc mãng bào, đi mũ cữu phụng, tay cầm mặt ‘’Nguyệt’’, cả hai múa điệu Âm Dương phối họp.
Kế đó ba người sắm vai ba ông Phước Lộc Thọ , múa điệu múa Tam Hiền, chúc lành cho mọi người.
Tiếp theo, múa Ngũ Hành, mt diễn viên đứng tuổi, sắm mặt đẹp, đi mão văn và bốn cô đào con, tượng trưng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, múa lễ tạ thánh Tổ, cầu an và chúc lành cho bá tánh.
Sau đó 4 võ tướng múa Tứ Thiên Vương, tượng trưng cho bốn Thiên Vương trấn giử bốn cỏi trời Đông, Tây, Nam, Bắc. Khi Tứ Thiên Vương trụ bộ lại, xổ ra bốn cun liễng có viết 4 câu : Quốc Thái Dân An, Phong Hòa Vũ Thuận, Hà Thanh Hải Yến, Nông Ngư Đắc Lợi. chúc mọi điều may mắn cho tất cả mọi người chớ không riêng gì giới nghệ sĩ.
Chót hết là Ông Địa ra múa, dâng liễng Gia Quan Tấn Tước. Từ sau 75 đến nay, ông Địa chỉ ra múa vui với lân, không dâng liễng Gia Quan Tấn tước nữa.
Trên đây là nghi lễ cúng Hi Kỳ Yên, tạ Thần Hoàng Bổn Cảnh, cúng Giổ Tổ Hùng Vương, Cúng Giổ Tổ Cải Lương, nói chung phần đầu nghi thức là cúng như vậy. Do đó ta thấy trong phần cúng tế các tiền nhân hay thánh thần, lời nguyện luôn luôn là cầu Thái Bình cho đất nước, dân được an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hoà, nông dân hay ngư phủ đều làm ăn phát đạt. Có lẽ các tiền nhân nghệ sĩ ngày xưa đã nghĩ rằng khi đất nước thái bình, dân an cư lạc nghiệp thì họ mới có tiền để coi hát, do vậy khi cầu cho nghề hát phát triển, bao giờ người nghệ sĩ cũng nhớ là phải cầu cho toàn dân an cư lạc nghiệp, đất nước thái bình.
Bầu không khí thật là trang nghiêm, khói hương bay quyện, các nghệ sĩ lần lượt vào lên hương, lạy Tổ theo thứ tự vai vế trong đoàn và thứ tự theo tuổi tác , kính lão đắc thọ.
Hỏi ; Nhìn hình ảnh các nghệ sĩ cúng Tổ, mắt hướng lên bàn thờ Tổ,miệng khấn lâm râm, thiệt là trang nghiêm. Ai cũng một thái độ thành kính như vậy, cháu nghĩ là chỉ nhìn thấy hình ảnh các nghệ sĩ cúng Tổ là khẳng định được lòng tin Tổ nghiệp của nghệ sĩ cao đến như thế nào rồi.
Cô Thảo biết hông, người nghệ sĩ hát bi và nghệ sĩ cải lương, trăm người như mt đều có lòng thành kính tin Tổ Nghiệp. Dù nghệ sĩ đang ở Việt Nam hay đã đi dịnh cư nước ngoài, bất kỳ ở đâu, khi nhớ ngày giổ Tổ, khi có tổ chức giổ Tổ thì mọi người đều tề tựu lại, chung phần tổ chức cúng Tổ. Còn mt tập tục rất hay là hát hầu Tổ. Ngày xưa thì tập tục này rất được người trong giới tuân theo, bây giờ đơn giản hóa, có chổ làm, có chổ không.
Hỏi : Thưa , hát hầu Tổ là sao, Thưa bác ?
Hát hầu Tổ là khi tề tựu, niệm hương, vái lạy xong, các diễn viên tùy theo niên kỹ, người lớn hát trước, tới xá Tổ rồi hát một câu hay một đoạn cho tổ nghe, câu hát mà người hát cho là hay nhứt. Xong rồi, tới người khác..
Đây xin mời quí thính giả và cô Thảo nghe mấy đoạn hát hầu Tổ : Trước hết là lảo nghệ sĩ Minh Biện hát mấy câu trong vai Tạ Ôn Đình.
Nhạc và các câu hát hoặc trống, đờn của ngành hát bội.
Có nghệ sĩ chỉ cầm roi ngựa, biểu diễn lên yên, gò cương, tế ngựa...vân..vân..
Có nghệ sĩ múa một đường đao,
Có nghệ sĩ hát khách, hát một câu trong vai Lưu Bị cầu hôn giang tả.
Có người thủ vai Triệu Tử Long, múa thương đương dương trường bản.
Mỗi người chỉ hát một câu, múa vài điệu bộ rồi lui ra nhường cho người khác vào hát hầu Tổ. Nhạc, trống cứ tự do tấu cho cuộc biểu diễn tự do của nghệ sĩ.
Đổi nhạc hoà tấu cải lương.
Đến đây đến phần các nghệ sĩ cải lương.
Các nhạc sĩ Út Trong, Bảy Bá, Hoàng Thành, Hoàng Huệ hoà tấu hầu Tổ một đoạn nhạc.
Anh Út Trà Ôn và Châu Thanh ca chung một câu vọng cổ.
Bạch Tuyết và Hữu Huệ ca một đoạn Kim Tiền Bản.
Minh Cảnh và Lệ Thủy hò Huế vô vọng Cổ,
Ngọc Giàu và Hữu Cảnh ca Lý Chiều chiều và một câu vọng cổ.. . .
Nghệ sĩ hát cho Tổ xem, xin độ trì, nên thái độ nghiêm túc. Hát xong xá ba xá lui ra. Người xem cũng kính cẩn nghiêm trang, không có một nụ cười vô ý thức nào làm giảm sự kính trọng Tổ Nghiệp.
Lệ hát hầu Ông trong lễ giỗ, mang một ý nghĩa rất tốt đẹp. Đây là dịp mà các đào kép đem hết khả năng ca diễn của mình, nói là hát cho Tổ coi, thật ra có ý tôn sư trọng đạo, trình cho các bậc đàn anh đàn chị nghệ sĩ thấy sự tiến bộ của từng người, và đặc biệt cho các ông Bầu, ông Nhưng, Thầy tuồng đánh giá khả năng của từng người để giao vai tuồng mới, để định vị trí diễn viên. . .
Tôi nghĩ, loại trừ một vài yếu tố có tính cách mê tín trong hình thức tổ chức nghi lễ, tục lệ giổ Tổ của giới sân khấu cũng như các ngành nghề khác biểu hiện lòng Tôn Sư Trọng Đạo, Uóng Nước Nhớ Nguồn, đó là truyền thống của dân Việt Nam. Lễ Giổ Tổ theo tôi là nên duy trì, bảo tồn để kết chặt tình tương thân tương ái giữa những người làm nghệ thuật hoặc giữa những đồng nghiệp với nhau.
Hỏi : Xin cám ơn bác Nguyễn Phương đã kể lại một tập tục lâu đời của Sân Khấu và cho nghe những âm thanh của cuc tế lễ mà khi chúng ta đang ở nước ngoài, không dễ gì có được dịp nghe lại như hôm nay. Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam một lần nữa xin cám ơn cuộc nói chuyện lý thú của bác Nguyễn Phương và hy vọng những kỳ nói chuyện khác, bác Nguyễn Phương sẽ kể về cuộc đời của các nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương hay hát bội mà bác biết.
Cám ơn Cô Thảo, cám ơn Đài Tiếng Nói Việt Nam đã cho tôi cơ hội nhắc lại những hoạt động của ngành sân khấu cải lương mà tôi đã gắn bó suốt đời. Xin cám ơn quí thính giả đã chịu khó lắng nghe buổi nói chuyện về Giỗ Tổ cải lương hôm nay. Xin cám ơn.

Soạn giả Nguyễn Phương

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Giỗ Tổ Cải Lương Tại Paris 2006 - 08.10.2006 07:19:34
Giỗ Tổ Cải Lương Tại Paris 2006
Giỗ Tổ Cải Lương tại Paris 2006




NS Bích Thuận

Bích Thuận & Phu Quân Tonton Hiếu

<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.10.2006 07:30:03 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Giỗ Tổ Cải Lương Tại Paris 2006 - 08.10.2006 07:26:27

NS Kiều Lệ Mai & Minh Đức

Kiều Lệ Mai

NS Phương Thanh

NS Kim Chi

<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.10.2006 07:29:20 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Giỗ Tổ Cải Lương Tại Paris 2006 - 08.10.2006 07:30:42
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.10.2006 07:32:02 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Giỗ Tổ Cải Lương Tại Paris 2006 - 08.10.2006 23:19:39


ACE Nghệ Sĩ "Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Paris" - Anh chụp tại tư gia Kiều Lệ Mai & Minh Đức


Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tết Trung Thu tại Paris Chủ Nhật 15-10-2006 - 13.10.2006 21:00:31
Tết Trung Thu tại Paris Chủ Nhật 15-10-2006
Từ 14 giờ đến 17 giờ



Xin lưu ý

Tết Trung Thu THSV Paris sẽ được tổ chức tại:
Gymnase Bourneville-Kellermann, métro: Porte d’Italie
(Cách gymnase Carpentier khoảng 500 thước)
Rất mong được tiếp đón Quý Anh Chị Quý ban cùng gia quyến.

Cette année, l’AGEVP organisera le Tet Trung Thu au :
Gymnase Bourneville-Kellermann, métro: Porte d’Italie
(à 500 m environ du gymnase Carpentier)
Nous serons très heureux de vous accueillir à cette occasion

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tết Trung Thu tại Paris Chủ Nhật 15-10-2006 - 14.10.2006 06:19:05

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón SG Nguyễn Phương tại Paris Chủ Nhật 12-11-2006 - 22.10.2006 10:30:43
Thông báo thay
Thiệp Mời
Văn Nghệ Cổ Nhạc
"Bỏ Túi"


Nhân dịp Soạn Giả Lão Thành Nguyễn Phương
cùng Phu Nhân sang Paris


Đứng từ trái sang phải : Trần Nghĩa Hiệp - Nguyễn Toàn & Phu Nhân
Kiều Lệ Mai - Bạch Nhân trang - Kim Chi - Ngọc Tâm - Minh Đức
Ngồi từ ngoài : Hoàng Minh - ? - Tonton Hiếu (Phu Quân BTh.)
Bích Thuận - Văn Đức - Văn Đệ - Minh thanh - Hà Mỹ Liên - Quốc Hương
Dũng Thanh Hồng - Phương Thanh - Thu Thảo

Lý Kim Thanh
"HỘI ÁI HỮU NGHỆ SĨ PARIS"
Tổ chức
Buổi họp mặt

Bữa Cơm Thân Mật

Vào lúc 16 giờ đến 22 giờ 30
Chủ Nhật 12-11-2006
Tại nhà hàng "Sài Gòn"

104 Avenue D'IVRY - 75013 Paris
Đt : 01 45 86 77 37

(đóng góp 15 euros/per. trà nước - không có rượu)
Thay mặt ban tổ chức
Quốc Hương_vdn
Mọi chi tiết xin liên lạc :
vietduongnhan2@yahoo.fr
Đt : 01 46 71 94 81 (sau 12 giờ trưa Paris)

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 14.11.2006 06:03:19
Photo MT
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương & Phu Nhân
Ngày 12.11.2006 tại Paris



Nước đổi chủ người đi kẻ ở
Màn nhung khép lại , bóng trăng tàn
Về khuya sân khấu , đèn hiu hắt
Nghệ sĩ vẫn còn vẹn nghĩa nhân.
(Nguyễn Phương, Paris 12.11.2006)



Soạn giả Nguyễn Phương & Phu Nhân


SG Nguyễn Phương & Nhà Văn Hồ Trường An

<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2006 01:11:26 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 14.11.2006 06:05:41

Từ trái sang phải dưới : Danh đàn cổ nhạc Minh Thanh - Nguyễn Phương Phu Nhân - Nguyễn Phương - Nữ NS tài danh Bích Thuận - Ca sĩ Đỗ Quyên
Đứng giữa : NS Kim Chi - NS Tài Lương
Đứng trên : NS Trần Nghĩa Hiệp - NS Hoàng Long - Thanh Phương (Phóng viên đài RFI) - NS Minh Tâm - NS Lý Kim Thành - NS Minh Đức - Kiều Lệ Mai - NS Dũng Thanh Hồng - Quốc Hương




Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 14.11.2006 06:07:50


Ngọc Hạnh (ái nữ Nguyễn Phương) - Ô&B Soạn Giả Nguyễn Phương - Bà Vũ Lan Phương (chủ n/h "Đào Viên") - Nhà Văn Hồ Trường An - Phóng viên đài RFI Thanh Phương

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 14.11.2006 06:11:18


Quốc Hương

Nữ NS Tài Lương

Quốc Hương & Tài Lương

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 14.11.2006 06:14:05

Tài Lương - Minh Tâm - Linh & con gái - Quốc Hương - SG Nguyễn Phương

Minh Tâm - Tài Lương - Quốc Hương - Nguyễn Phương Phu Nhân

Còn nhiều hình ảnh link này......
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=151649&mpage=70&key=
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.11.2006 06:19:57 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RE: Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 17.11.2006 18:05:03
Mời mở link đọc xem...
Nữ Soạn Giả Nhị Kiều
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2006 05:49:10 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Nữ Soạn Giả Nhị Kiều - Nguyễn Phương - 18.11.2006 19:23:59
Nữ soạn giả Nhị Kiều, người soạn giả già nhất và viết nhiều nhất ở Việt Nam
2006.10.21
tác giả: soạn giả Nguyễn Phương

Thưa quí thính giả, có lẽ không có một nước nào trên thế giới mà có một người nữ tác giả như bà Nhị Kiều, đã 86 tuổi rồi (sanh năm 1921) nhưng vẫn phải còm lưng ngày đêm rị mọ sáng tác kịch bản theo đơn dặt hàng, kiếm tiền bản quyền để sống qua ngày.

Nguyễn Phương nghĩ là nên ghi danh bà soạn giả Nhị Kiều vào danh bạ những người lập thành tích kỷ lục ở Việt Nam, mà có thể bà Nhị Kiều lập được cả kỷ lục trên thế giới nữa khi bà Nhị Kiều sáng tác hơn trăm vở tuồng cải lương trong một thời gian bốn mươi năm sống bằng nghề soạn giả.

Niềm say mê cải lương

Xuất thân từ một cô gái rất đẹp, quê ở tỉnh Bến Tre, vì mê cải lương mà trở thành soạn giả. Đây là một trường hợp dặc biệt chớ không phải bất cứ ai mê cải lương rồi cũng có thể trở thành soạn giả như trường hợp của soạn giả Nhị Kiều.


Soạn giả Nhị Kiều thời còn trẻ. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Hồi năm 1954 – 1955, hòa bình lập lại sau chiến tranh Việt Pháp, các đoàn hát hết sợ bị liệng lựu đạn hay bị bố ráp nên họ mở rộng địa bàn hoạt động. Đoàn hát Việt Kịch Năm Châu xuống tỉnh Bến tre, hát ở cù lao Minh, cù lao Bảo, qua các quận Ba Tri, Mõ Cày, Thạnh Phú, Khâu Băng… Một cô gái đẹp của quận Mõ Cày theo chân đoàn hát, thường đêm xem hát vì cô ái mộ kép Tám Vân, người đóng vai Duy Bạt trong tuồng Gió Ngược Chiều.

Nghệ sĩ Tám Vân xúc động trước tình người đẹp ái mộ mình nên chàng bèn ký với nàng một hiệp ước chung thân, nàng xách khăn gói theo chàng trên các nẻo đường lưu diễn. Cô gái đó tên Nguyệt, và cô Nguyệt không phải chỉ muốn theo xem thần tượng nghệ thuật của mình hát mà cô còn muốn thần tượng nghệ thuật đó phải ca, ngâm, diễn xuất những tác phẩm của chính cô viết ra. Cô Nguyệt bèn học cách soạn tuồng, học cách viết và ca cổ nhạc. Từ đó giới sân khấu cải lương mới nẩy sanh ra một soạn giả gái: soạn giả Nhị Kiều.

Soạn giả Nhị Kiều tên là Quản Thị Minh Nguyệt, sanh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Chị viết tuồng lúc khởi đầu thì ký tên Cô Nguyệt, rồi Hoàng Thị Nguyệt và sau cùng chị đổi bút danh là soạn giả Nhị Kiều.

Chị Nguyệt nói về tên soạn giả Nhị Kiều của chị như sau: “Tôi bị rất nhiều người ganh ghét và họ thường nói là muốn gặp bà bầu Thơ, chủ gánh Thanh Minh Thanh Nga , phải qua “hai cái cầu.” Họ nghĩ Nhị Kiều là hai cái cầu nhưng thực sự ý nghĩa của nó không phải vậy.

Tôi có người chị ruột tên là Quản Thị Trúc Mai (tức Hoàng Trúc Mai), giỏi làm thơ viết văn. Do đó tôi mượn một câu thơ của Tào Tháo: “Đồng Tước Chung Thân Tỏa Nhị Kiều “tự đặt bút danh Nhị Kiều để kỷ niệm gia đình tôi có hai người con gái theo nghiệp văn chương ” .

Nghệ sĩ Tám Vân tên thật Lê Văn Tám, sanh năm 1924, quê quán ở quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Anh Tám Vân học trường Trung Học Mỹtho, học sau tôi một lớp. Chúng tôi quen biết nhau khi cùng học chung trường. Đến năm 1955, Tám Vân và Nguyễn Phương hợp soạn hai tuồng cải lương hát trên sân khấu Năm Châu.

Đến năm 1960, Nguyễn Phương và Tám Vân cộng tác trong đoàn Thanh Minh Thanh Nga của bà Bầu Thơ. Chúng tôi có dịp hợp soạn thêm cho đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga các tuồng: Đợi Ánh Bình Minh, Chiếc Lá Giữa Dòng, Phụng Kiều Lý Đáng, Hoa Đồng Cỏ Nội, ký tên Nguyễn Phương và Cô Nguyệt.

Soạn tuồng cải lương

Thật ra thì trong lúc nầy chị Tám Vân chưa thực sự hợp soạn tuồng mà chỉ là anh Tám Vân cùng viết với tôi và để tên hợp soạn là Cô Nguyệt thay vì tên Vân Đệ như trong các tác phẩm hợp soạn trước của chúng tôi.

Cũng cần nói rõ phương pháp hợp soạn tuồng của chúng tôi từ năm 1956 đến năm 1961, 62, 63… Nguyễn Phương dựng cốt chuyện, viết thành thoại kịch hoàn chỉnh, anh Tám Vân lấy đối thoại viết sẳn trong thoại kịch đó viết lại thành bài ca cổ nhạc. Khi kịch bản được đưa ra dàn dựng thì anh Tám Vân đứng ráp tuồng, tập cho các nghệ sĩ ca và thoại ăn khớp với nhau.

Những vở tuồng Tàu hay tuồng sử mặc y phục cổ trang thì anh Tám Vân đứng tập tuồng với sự góp ý của Nguyễn Phương. Những tuồng xã hội thì Nguyễn Phương đứng tập tuồng, Tám Vân góp ý điều chỉnh khi cần. Hợp soạn với anh Tám Vân, tôi có cái lợi là khi tôi viết xong phần thoại kịch thì anh Tám Vân viết bài ca.

Nên biết nghệ thuật cải lương là gồm phần ca cổ nhạc và diễn xuất cùng với lời thoại, anh Tám Vân là một diễn viên nên hợp tác với anh tôi được nhẹ lo phần cổ nhạc.

Tôi kể rõ chi tiết nầy, chỉ là để nói lên tinh thần kiên trì đáng quí của chị Nguyệt đối với nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong thập niên 50, nghệ sĩ sân khấu bị người đời gán cho là thành phần “xướng ca vô loại “.

Phải là những người quá đam mê nghệ thuật sân khấu, chỉ thấy cuộc đời là sân khấu và sân khấu là cuộc đời, bất chấp dư luận nghĩ sao, bất chấp những điều tiếng trong thiên hạ thì mới có thể sống chết được với nghề hát cải lương. Nam nghệ sĩ phải phấn đấu không ngừng để mong xóa tan đi thành kiến xướng ca vô loại đó.

Một cô gái nhà lành như chị Nguyệt mà dám theo gánh hát, có chồng là kép hát và phải sống như những nghệ sĩ lang thang không nhà thì chị Nguyệt đúng là một người có đảm lược, có những sự suy nghĩ khác với người thường và chị Nguyệt đúng là một người thật sự yêu mến nghệ thuật sân khấu cải lương.

Chị Nguyệt lại đáng cho tôi khâm phục hơn là chị đã mài mò tự học soạn tuồng khi anh Tám Vân cộng tác với các bạn và trong năm ba năm sau, đó chị Nguyệt đã có thể đường hoàng dựng lên cái tên soạn giả thật sự như bao nhiêu người soạn giả đang hành nghề và sống được với nghề.

Những vở tuồng đã soạn

Văn chương của soạn giả Nhị Kiều nhiều nữ tính, nhẹ nhàng, ngay trong những đoạn gay cấn nhứt, cần có những lời nói cay độc hoặc hung hăng nhứt để đẩy kịch tính lên cao trào thì lời văn của Nhị Kiều vẫn nhẹ nhàng, nói như một lời trách móc. Bù lại những đoạn tả tình của vai nữ đối với người yêu thì đúng là giọng nói, cách nói của một cô gái đang yêu, đang khao khát tình yêu.


Gia đình Soạn giả Nhị Kiều - Tám Vân. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Chuyện tuồng phần lớn được xây dụng một mạch có đầu có đuôi như thể loại kể chuyện, như tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Tuồng của Nhị Kiều quá nhiều bài ca, gần như nói năm ba phút lại là ca cổ nhạc.

Người ghiền cổ nhạc chắc là thích lắm nhưng cao trào của từng vở tuồng bị phân tán vì những bài ca đó. Khi ca thì nghệ sĩ phải tuân thủ theo giọng điệu và nhịp nhàng của bài ca. Lời đối thoại được diễn tả thong dong hơn, dễ bộc lộ được nội tâm của nhân vật nhiều hơn.

Có lẽ anh Tám Vân thích ca, thích khai thác giọng ca của những danh ca sân khấu nên anh chị mới sáng tác như vậy.

Tôi còn nhớ, ngoài những vở tuồng soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với Nguyễn Phương như vừa kể thì trong thời gian từ 1963 đến năm 1972, Nhị Kiều đứng tên hợp soạn với các soạn giả sau đây:

Với thi sĩ Anh Tuyến, tuồng Hương Lúa Tình Quê, Trăng Rụng Bến Từ Châu, Kim Hồ Điệp, Lỗi Tình Cố Nhân.
- Với soạn giả Hà Triều Hoa Phượng tuồng Khói Sóng Tiêu Tương.
- Với soạn giả Thanh Cao, tuồng Những đứa con lai.
- Với soạn giả Nguyễn Đạt, tuồng Mùa Sen Trắng Nở, Mạnh Lệ Quân, Thạch Phá Thiên, Đường về Vạn Kiếp.
- Với nhóm Bông Lan (soạn giả Hoàng Lan) tuồng Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ, Sở Vân, Đường Nào Lên Thiên Thai.
- Với soạn giả Thế Châu: tuồng Qua cầu đắng cay, Tâm sự cha tôi, Thanh Xà Bạch Xà, Anh Bảy Chà, Mùa Thu Lá Bay, Cánh Chim Bạt Gió.

- Nhị Kiều cũng phóng tác theo tiểu thuyết của Ngọc Linh thành tuồng Nắng sớm mưa chiều, và phóng tác tiểu thuyết của Trang Thề Hy thành tuồng Vầng Trăng Bên Kia Sông.

- Sau năm 1975, soạn giả Nhị Kiều có tuồng thu vidéo: Hoa cẩm chướng, Huyền thoại một chuyện tình, Giọt mưa thu, Lỡ chuyến đò thương, Vết thương kỷ niệm, Vị đắng lá sầu đâu, Trăng nước Lạc Dương Thành, Người Khách Thương Hồ, Nữa đêm chợt tỉnh, Lòng người bạc đen… (Còn rất nhiều tuồng nữa mà tôi nhớ không hết)

“Không viết là đói ”

Hơn bốn mươi năm theo chồng lang thang theo nhiều đoàn hát, nữ soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với nhiều soạn giả nổi danh của những thập niên 60, 70, chị cũng phóng tác theo các tiểu thuyết của các nhà văn nhà báo, và khi phong trào thu vidéo cải lương phát triển rộn rịp thì chị cũng có mặt trong hàng ngũ của những soạn giả được đặt hàng nhiều nhất, nữ soạn giả Nhị Kiều được kể là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và cũng là một soạn giả già nhất còn minh mẩn, còn nhớ trước nhớ sau và sáng tạo ra chuyện tuồng được.


Soạn giả Nhị Kiều lúc về già. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.

Có lần phóng viên báo Sân Khấu phỏng vấn chị: “Bà nghĩ sao khi người ta cho rằng hiện nay các soạn giả chỉ chú trọng khai thác đề tài tình yêu, xa rời thực tế và hiện tình đất nước”.

Nữ soạn giả Nhị Kiều đã trả lời như sau: “Sân khấu cải lương hiện nay không còn bao nhiêu đoàn hoạt động, các soạn giả sống được đều nhờ vào vidéo cải lương. Muốn kịch bản được dàn dựng bên vidéo thì phải chịu chi phối bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là thị hiếu công chúng và nguyên nhân nữa là nếu vở nặng về chính trị quá thì không ăn khách…”

Từ năm 1995 đến nay, nữ soạn giả Nhị Kiều và nghệ sĩ Tám Vân về sống cùng các con ở xã Bình Nhâm, quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Một khu vườn yên tịnh bao quanh ngôi nhà nhỏ, cạnh ngôi nhà được cất thêm một chái nhà tranh. Đây là nơi đôi vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân - Nhị Kiều sống an hưởng tuổi già.

Trong chái nhà tranh nhỏ đó, từng chồng sách báo choáng chật cả căn nhà, đó là tài sản, là kho tàng của nữ soạn giả Nhị Kiều. Hằng ngày, chị vẫn quầng thảo với đống sách báo đó để kiếm đề tài viết theo đơn đặt hàng, vì theo chị: “không viết là đói” . Chị nói: “Tôi sẽ viết cho đến lúc tàn hơi.”

Khi nghĩ tới chị Tám Vân, nữ soạn giả Nhị Kiều, đã trên 86 tuổi mà vẫn phải cặm cụi đêm ngày nặng óc nặng chữ để kiếm cơm, tôi thật sự thương mến hai anh chị và nghĩ là mỗi người có một phần số nên tôi thường giúp đỡ cho các bạn nghệ sĩ trong điều kiện có thể của tôi.
 
nguồn: RFA - Đài Tự Do Á Châu
Link này....

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 19.11.2006 00:56:41
Nữ Nghệ sĩ Bích Thuận - Danh đàn cổ nhạc Minh Thanh
NS Bích Thuận & Minh Tâm
NS Bích Thuận & NS Lý Kim Thành

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 19.11.2006 00:59:13
Đôi uyên ương Minh Đức_Kiều Lệ Mai
 
Danh Đàn Cổ Nhạc Minh Thanh & NS Minh Tâm

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 19.11.2006 01:01:51
Nữ Nghệ Sĩ Kim Chi
Nhạc Sĩ Cô Nhạc Minh Thanh
Đôi uyên ương Kim Chi & Minh Thanh
NS Kim Chi & NS Lý Kim Thành
 

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Tiếp Đón Soạn Giả Nguyễn Phương - 12-11-2006 tại Paris - 19.11.2006 01:08:44
SG Nguyễn Phương & Thanh Phương (Phóng viên dài RFI Paris)
Thanh Phương đang phỏng vấn soạn giả Nguyễn Phương tại n/h "SàiGòn"
Thanh Phương (RFI Paris) & NS Lý Kim Thành
Nguyễn Phương - Thanh phương - Minh Tâm
Anh Thọ (bạn MTâm&TLương) - Nguyễn Phương - Thanh Phương - Quốc Hương
 

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
RFI Phỏng Vấn Soạn Giả Nguyễn Phương 22.11.06 - 23.11.2006 04:31:10
Xin mời mở Link để nghe SGNP nói về Cải Lương VN...
 
 
Thanh Phương RFI Paris đang phỏng vấn soạn giả Nguyễn Phương tại n/h "SàiGòn"

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
:: Nhạc Sĩ Trịnh Hưng & Ông Trần Hồng :: - 11.01.2007 07:25:03
Nhạc Sĩ Trịnh Hưng (tác giả "Lối Về Xóm Nhỏ") & Ông Trần Hồng
 
Lối Về Xóm Nhỏ
Trịnh Hưng





Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca
Ngọt bông lúa tình quê thêm đậm đà
Rào rạt bao niềm thương trong mái lá
Bờ dâu xanh, cô gái hát êm êm
Tầm mai chín gởi anh dâng mẹ hiền
Lòng già thêm hơi ấm khi chiều lên
Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu hôm
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm hồng
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông

Chiều hôm nay quay gót bước phiêu du
Về thôn xóm để vui chung ngày mùa
Đường về thôn quyện chân lên nhánh lúa
Vầng trăng nghiêng soi mái tóc em thơ
Vài cô gái nhỏ to vui chuyện trò
Đường về thôn niềm vui dâng đây đó
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.01.2007 22:48:23 bởi Mayvang >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
:: Nhạc Sĩ Trịnh Hưng & Ông Trần Hồng :: - 11.01.2007 07:31:21

Vọng Cổ
Việt Dương Nhân
 
Cánh Chim Đơn
(Nguyện Cầu Dân Chủ Tự Do)
 
Ngâm Sa Mạc :
 
Việt Nam xưa đất chôn nhau
Ba-Lê nay đất chôn bao nỗi sầu
Ngày đêm em mãi nguyện cầu
Cầu cho quê Mẹ đổi màu vàng xưa...
 
Vọng cổ :
 
1-) Trưởng huynh ơi ! Bão tố năm xưa đã đưa bao người Việt Nam phải ly hương vong quốc, khắp bốn bể năm châu đầy tiếng khóc của dân... mình... Đời của em cũng nổi trôi như cánh lục...bình. Số mệnh trời dành em gặp nhiều điều bất hạnh, mà lòng muốn lắp bằng để xóa hận thù chung. Bởi gia đình mình có lắm cảnh trái ngang. Ông làm cho Thực-Dân còn Ba thì Kháng-Chiến. Dân tộc hai miền triền miên thù hận, cốt nhục tương tàn mấy mươi năm nội chiến...
 
2-) Trời ơi ! Cứ chống Tây, chống Mỹ ! Ngày nay Tây Mỹ đi rồi ta chống ai đây ? Ta không thương dân tộc của ta thì có ai thương dùm được bây...giờ. Vậy anh hãy đứng lên chớ có đợi...chờ. Lấy lửa công minh mà đốt quyền độc trị, cho nước Việt mình có Dân Chủ Tự Do. Và nhà nhà được cơm no áo ấm, hưởng mọi quyền người như tất cả nhân sinh. hơn ba mươi năm chiến chinh đà nguội lạnh, mà sao vẫn còn nghi ngút lửa thù căm...

Ngâm Sa Mạc :
 
Tuổi thơ vắng Mẹ, mất Cha
Thế gian còn biết ai mà cậy trông
Chiến tranh xa vợ, lìa chồng
Tương tàn cốt nhục nát bầm tình thâm...
 
Vọng Cổ :
 
5-) Năm mươi mấy năm qua, ngày ba hy sinh vì lý tưởng, định mệnh đợi chờ đưa đời em phải phiêu bạt khắp bốn phương...trời... Giờ đây em xin gởi về anh bấy nhiêu...lời. Anh hãy làm sao cho sáng ngời nước Việt, cho dân tộc mình một cuộc sống bình yên. Ôi ! Con người sao quá mâu thuẫn đảo điên, miệng thì nói là thù Tây hận Mỹ, mà tiền của người tay lại xè xin, dối gạt lương dân suốt mấy chục năm trời.
 
6-) Trưởng huynh ơi ! Đời của em là một cánh chim đơn, với cuộc sống thăng trầm gặp bao cơn giông tố, giờ đây em xin bỏ đời cát bụi, cậm cuội ngồi nhà mà cầu nguyện thế gian, và cầu cho Quốc-thái dân-an. Mong đất Mẹ Việt Nam có một vầng trăng sáng. Rồi đây với những tháng ngày nắng mới, "Đàn Chim Việt" sẽ vổ cánh bay về.
 
Tự Do Dân Chủ vẹn bề,
Thù xưa sẽ xóa cận kề tình thâm.
Cầu Trời, khẩn Phật Quán Âm,
Độ cho nước Việt ngàn năm thanh-bình./.
 
Việt Dương Nhân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.01.2007 21:29:53 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Hình ảnh vở CL "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân - 15.01.2007 07:37:01
Đoàn Cải Lương Nghệ Sĩ
 Paris
Hân hạnh trình diễn vở
"Biên Giới Một Chiều Mưa"
Soạn giả Trần Trung Quân
vào
Chủ Nhật 14 tháng 1 năm 2007
14 giờ 30
TẠI
Théâtre Maurice Ravel
6 rue Maurice Ravel 75012 Paris
 
Vừa trình diễn xong chiều nay - Hình ảnh và tường thuật từ từ VDN sẽ post lên ..
Dán tấm ảnh NS chào khán giả trước ... Mai sẽ ghi từng danh tánh của các NS ...
Chúc ACE VNTQ thật vui vẻ .

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Hình ảnh vở CL "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân - 16.01.2007 10:41:12
Ngày Chủ Nhật Vui
 
Sáng chủ Nhật 14-1.2007 nắng tỏa chan hòa nhiệt độ 14°C - trời ấm áp y như mùa xuân......... 
Thức dậy, chuyện đầu tiên là lấy gương soi mặt coi những vết phỏng trên mặt ra sao ? ...  Vào nhà làm vệ sinh - lau mặt bằng giấy Kleenex mềm - thấy da xạm nám trốc ra từng miếng vụng, lấy tay thoa thoa ... Ôi , mừng quá, lảm nhảm : "Cảm ơn trời Phật cho mặt con lành lặn không bị có thẹo..".
Tinh thần tui phấn khởi liền sửa soạn đi xem Cải Lương...
Xuống đường lấy kịp xe bus đến nơi an toàn không bị lạc .....
 ..........
 
Vào Hội Trường - tui đi thẳng xuống tầng dưới và mua vế vào cửa - Trong lúc đó tui gặp Ông Và Bà Cụ tuổi ít nhất là 90 tuổi cũng mua vé coi tuồng "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân -

 
Bàn bán vé, vidéo, băng K7 và tụi thấy có vài quyển sách ..

 

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Hình ảnh vở CL "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân - 16.01.2007 10:43:59
Tôi gặp Nữ NS Bích Thuận đang truyện trò với Nhà Thơ, NS Đỗ Bình .. Tôi đến chào ... " Dạ, thưa Cô Bích ! Cô cho con một nụ cười ... con chụp hình đây ... 1, 2, 3 ...... chụp nha.......
 
Nữ NS Bích Thuận & Nhà Thơ, Nhạc Sĩ Đỗ Bình

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Hình ảnh vở CL "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân - 16.01.2007 10:46:16
Chị QH ! Chụp cho tụi này 1 tấm đi ! ...... Ok ! Sau đó mình chụp chung 1 bô làm kỷ niệm há !
 
Phu nhân NS Lý Kim Thành & Phu nhân NS Phương Thanh
 

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Hình ảnh vở CL "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân - 16.01.2007 10:50:19
Cho tụi 1 tấm hình em nữa chị QH ơi !
Ok ... lẹ lẹ vào xem htá .. Hình như sắp mở màn rồi kìa ..........
Diệu (phu nhân Hề Văn Đệ) với một trong những Nữ Mạnh Thường Quân .

 

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Hình ảnh vở CL "Biên Giới Một Chiều Mưa" của SG Trần Trung Quân - 16.01.2007 10:52:46
Ô, kia Bà Vũ Lan Phương & Nhà Văn Hồ Trường An  ... Tôi vui vẻ :
- Dạ, kính chào Anh, Chị .. Và cho em xin chụp hình ....
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2007 23:51:43 bởi Viet duong nhan >

Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 8 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 225 bài trong đề mục