Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris)

Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 8 trang, bài viết từ 151 đến 180 trên tổng số 225 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Ct.Ly
Thân thương
 
Gừng càng già càng cay





Gần đây, những live show của các nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng như Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Sang, Thanh Tuấn liên tục gây xôn xao sân khấu, làm nên không khí phấn khởi cho giới làm nghệ thuật cũng như người mộ điệu. Thật ra, các nghệ sĩ ấy tuổi đâu còn trẻ nữa, mà ai cũng thuộc U.60, U.70, thậm chí mai mốt đây tới live show của NSƯT Út Bạch Lan lại thuộc... U.80.



Những gương mặt càng “lão” càng nghề

Một lần đi chung đoàn từ thiện với cô Út Bạch Lan, tôi mới bất ngờ vì cô. Trước nay mình vẫn quen nghe cô hát trên sân khấu với micro, đã khen nức nở rồi, ấy vậy mà lần đó nghe cô "hát sống" tại chùa Trúc Lâm, tỉnh Đồng Tháp, không có micro giọng vẫn vang vang, ai nấy giật mình thán phục. Mà mới vừa xuống xe sau gần 150 cây số, lại hát một lúc mấy bài vọng cổ mới "sợ" chứ ! Và hình như chất giọng "tươi nguyên" này lại trầm ấm, ngọt ngào hơn cả khi thu vào micro nữa. Thật sự mọi người được "đãi" một bữa vọng cổ tuyệt vời. Không biết cô lấy đâu ra hơi ca khỏe như thế ở tuổi hơn 70. Cô cười: "Thì cứ đi hát từ thiện hoài, phổi được luyện thường xuyên". Một năm cô đi hát cho chùa, cho các chương trình cứu trợ không biết bao nhiêu suất, toàn đi cả trăm cây số trở lên, vậy mà tỉnh bơ chẳng nghe than đau lưng nhức mỏi gì hết!

NSƯT Bạch Tuyết cũng là một trường hợp nổi bật. NSND Diệp Lang vốn khó tính, nhưng ông vẫn nói: "Tôi ngồi trong cánh gà lắng nghe Bạch Tuyết hát, giật mình, vì thấy hơi ca của cô rất nhẹ, như không hề tốn sức. Lẽ ra người lớn tuổi giọng càng đục hơn, hơi càng nặng hơn, nhưng Bạch Tuyết lại nhẹ nhàng thanh thoát, lạ lắm. Có lẽ do cô ngồi thiền thường xuyên". Và chắc vì thế mà đầu óc Bạch Tuyết ngày càng minh mẫn, nên chị có thể viết mấy chục kịch bản được dựng trên sân khấu lẫn video, chưa kể làm đạo diễn cho nhiều vở hay như Trần Nhân Tông (Nhà hát Cải lương Việt Nam) hoặc các live show của đồng nghiệp, hoặc tham gia các đợt tập huấn cho lớp trẻ kế thừa. Chị đã 64 tuổi rồi đó! Chỉ một chút xíu phàn nàn nơi khán giả là Bạch Tuyết bây giờ "hơi điệu"! Nhưng fan của chị vẫn xuyên suốt từ trong nước ra tới nước ngoài.

Hồng Nga lại càng là một "củ gừng cay" không tưởng nổi! Cả chục năm nay chị được sân khấu kịch mời về diễn, mà diễn ăn khách vào bậc nhất! Nhiều khán giả nói thẳng: "Tui mua vé vì hai cô đào già Hồng Nga, Ngọc Giàu, chứ không phải vì mấy cô đào trẻ!". Hồng Nga diễn liền tù tì mỗi ngày hai, ba suất kịch cũng không nghe than, chưa kể chị còn chạy Honda từ nhà ở tận Lái Thiêu vô tới Sài Gòn, rồi diễn xong tự chạy về trong đêm khuya thanh vắng. Hơi hám còn mạnh lắm lắm! Đóng vai lẳng độc thì hét không khan cổ, còn vô vai mùi thì sụt sùi sưng mắt cũng không sao! Kinh ngạc hơn là khi trở lại đóng cải lương, Hồng Nga ca ngọt lịm một lúc mấy câu vọng cổ chẳng xi-nhê gì! Ai cũng nói chị là một "ngôi sao mọc muộn"!

NSƯT Ngọc Giàu làm nên một cặp "nữ quái" ăn khách với Hồng Nga. Ngọc Giàu hơi không khỏe bằng Hồng Nga, nhưng chị cười hì hì: "Tui "khôn" lắm nghen, biết lòn giọng, ngắt nhịp ngắn đi, nhấn nhá thiệt khéo để tròn câu vọng cổ mà tăng thêm xúc cảm". Kỹ thuật điêu luyện đã bù đắp cho tuổi tác. Diễn xuất kịch của chị cũng không thèm ào ào tốn sức như mấy năm trước, mà đi vào tìm những điểm nhấn gây ấn tượng.

NSƯT Trọng Hữu cũng là một nghệ sĩ đang được mời sô tới tấp chỉ nhờ vào giọng ca trầm ấm, khỏe khoắn, có thể làm một lèo 6, 7 bài vọng cổ cho chương trình đại nhạc hội. Và một ngày anh có thể hát tại mấy điểm liên tiếp. Hồi trẻ anh đâu có khỏe đến vậy, không hiểu sao bây giờ lại "được lộc trời cho" như thế! Nhưng thật ra, có một phần do anh không đụng tới bia, rượu, thuốc lá, cố gắng dành tất cả cho nghề, mới chạy đường trường không mệt mỏi!

NSƯT Việt Anh và Kim Xuân cũng là hai gương mặt càng "lên lão" càng lên tay nghề. Cả hai anh chị đều có thể đóng đủ các vai độc, lẳng, bi, mùi, với một độ chín lý tưởng. Xem Kim Xuân diễn bây giờ khác hẳn Kim Xuân của 10 năm trước, vừa mặn mà nhan sắc hơn, vừa có chiều sâu nội tâm, tính cách nhân vật rõ nét.

Có khi già cũng... bớt cay

Nói vậy chứ nghệ sĩ chúng ta cũng không thể chống lại quy luật lão hóa, sinh diệt. Nhiều hạn chế cũng nảy sinh đi kèm với tuổi tác. NSƯT Lệ Thủy thẳng thắn tâm sự: "Giọng tôi bây giờ đâu còn trong trẻo bằng ngày xưa. Và ca nhiều mệt lắm". Nghe kỹ thì thấy giọng của Minh Phụng, Tấn Tài, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ... cũng chỉ bằng 70-80% thời trẻ mà thôi. Chưa kể ngoại hình thường "mập" hơn, nên khi diễn lại vai hồi trẻ cũng hơi khó.

Và đối với các nghệ sĩ cao tuổi thì sợ nhất là học tuồng. Trí nhớ đã giảm rất nhiều, học trước quên sau. Vì vậy khi có kịch bản mới là mọi người rất lo, hoặc có người phải đeo một micro nhỏ xíu gần tai để nghe nhắc tuồng bên trong. Diệp Lang kể một sự cố mà ông nhớ đời: "Hôm đó tôi đi xuống tỉnh hát cho một chương trình từ thiện, cả trăm cây số nên quá mệt. Tôi bèn bảo nhạc công là hạ dây đờn xuống thì tôi ca mới nổi. Nhưng khổ thay, khi hạ dây thì lại không quen với hơi ca trước nay của mình, thành ra tôi cứ lo tập trung vô tiếng đờn, tự dưng quên lời vọng cổ. Chừng nhớ lại lời, thì trật nhịp. Trời ơi, một nghệ sĩ nhân dân mà ca trật nhịp, hết tưởng tượng nổi! Nhưng bà con vẫn vỗ tay ào ào động viên tôi, thật là cảm động!". Lệ Thủy cũng kể có lần chị quên ngang bài hát, mà khán giả vẫn vỗ tay bỏ qua. Mới đây, trong live show của NSƯT Thanh Sang, nghệ sĩ Mộng Tuyền quên lời bài hát tới hai lần, khán giả cũng mỉm cười xí xóa. Bảo Quốc cách đây mấy năm, trong một chương trình cũng tự dưng đứng ngẩn ra trên sân khấu vì quên lời. Trí nhớ là "kẻ phản trắc" nhất đối với người cao tuổi, nó muốn "đình công" lúc nào chẳng trở tay cho kịp!

Và sức khỏe giảm đi thì các động tác vũ đạo cũng không còn nhuần nhuyễn, khỏe mạnh như trước. NSƯT Minh Vương mới đây đóng Kim Vân Kiều vai Từ Hải phải có cascadeur thay thế cho màn đánh nhau với quân của Hồ Tôn Hiến. Tuổi 60 rồi mà cầm cây thương múa sao cho nổi!

Nhưng khán giả vẫn thông cảm cho những hạn chế kia. Công chức 55, 60 tuổi đã được về hưu, huống chi nghệ sĩ mình gần 70, 80 vẫn hoạt động, thì đôi chút thiếu sót không là đáng kể. Miễn sao khán giả còn được gặp họ là vui rồi. Có đi ở ẩn như Thanh Sang, Minh Phụng, Thanh Tú, Nam Hùng, mọi người cũng cố mời ra biểu diễn. Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ mà!

Hoàng Kim
(Thanh Niên)

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
:: Nữ Nghệ Sĩ Hồng Nga, đa tài, đa tình, đa lận đận… :: - 13.05.2007 19:23:13

Có khi già cũng... bớt cay

Câu này hay hay.. nè .
Cứ tự nhiên dán "nhiều nhiều" cho xôm tụ nha Ly !
Chúc vui vẻ chiều chủ Nhật.
 
7_nn

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Nghệ Sĩ Chí Tâm, Kỳ Tài Nhiều Lãnh Vực Nghệ Thuật - 14.05.2007 07:23:12

Nghệ sĩ Chí Tâm, kỳ tài trên nhiều lãnh vực nghệ thuật
 
2007.05.13
Soạn giả Nguyễn Phương đài ACTD, ở đây!
 
Trong lãnh vực sân khấu cải lương, có nhiều trường hợp nghệ sĩ chỉ cần thành danh trong một vai tuồng là có thể thăng tiến mãi trên đường nghệ thuật như trường hợp các cô Thanh Nga, Bạch Tuyết, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, như các nam nghệ sĩ Năm Châu, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được,…

Bấm vào đây để nghe tiết mục này... theo ACTD, ở đây!
Tải xuống để nghe ...  hay ...  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/13/vconhac051207a.mp3 


     
    Nghệ sĩ Chí Tâm. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương
     
    Nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ có tài ba trên nhiều lãnh vực nghệ thuật sân khấu nhưng dường như số phận lận đận lao đao, cứ bị thay đổi việc làm, thay đổi hoàn cảnh nên khó mà đến tuyệt đỉnh trong nghề hoặc trong cuộc sống.
    Tôi xin giới thiệu nghệ sĩ Chí Tâm, người mà tôi theo dõi sự nghiệp của anh nhiều năm và thấy nghệ sĩ Chí Tâm đúng là mẫu người có nhiều tài trên nhiều lãnh vực nghệ thuật sân khấu nhưng là người lao đao lận đận trong quá trình hành nghề của anh.
     
    Lao đao, lận đận
     
    Nghệ sĩ Chí Tâm tên thật là Dương Chí Tâm, sinh tại quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cha mẹ của anh là người Việt gốc Hoa, sinh sống bằng nghề buôn bán, ông bà có cửa hàng tạp hóa lớn hiệu Vĩnh Hưng ở Trà Ôn.
    Vì nhà ở gần rạp hát Long Tấn nên từ nhỏ Chí Tâm thường được bà ngoại dẫn đi xem hát cải lương, bản thân Chí Tâm cũng thích nghe hát vọng cổ, anh xin cha mẹ cho anh học ca cổ nhạc từ lúc mới lên 6 tuổi. Anh đã được các nhạc sĩ cổ nhạc danh tiếng trong vùng như các thầy Minh, Mười Ngoạn, Bùi Kiên, Năm Thê dạy ca và dạy đờn.
    Năm 13 tuổi, Chí Tâm được gởi lên Saigòn học với thầy nhạc sĩ Bảy Bá tức soạn giả Viễn Châu nhưng lò cổ nhạc của Viễn Châu có quá nhiều đệ tử nên Chí Tâm theo học đờn ca với nhạc sĩ Út Châu tức soạn giả Yên Sơn.
     
    Nghệ sĩ Hữu Huệ và các nghệ sĩ Bạch Mai, Thanh Bạch là anh em bạn dì ruột, họ sống gần nhau từ nhỏ cho đến lớn trong đoàn hát, lấy rạp hát làm nhà. Nghệ sĩ tuồng cổ tài danh Minh Ngà là người cậu thứ tư của Hữu Huệ.
    Soạn giả Nguyễn Phương

    Tôi và soạn giả Yên Sơn phụ trách phòng thâu thanh của hãng dĩa Capitol của ông chủ Sáu Sếnh ở Chợ Lớn, chúng tôi hợp soạn nhiều vở tuồng hài ngắn, nhiều bài vọng cổ cho hãng diã Capitol thâu dĩa, những vai diễn phụ đều cho các học trò của nhạc sĩ Yên Sơn diễn coi như thực tập lúc học nghề với Yên Sơn.
    Trong số các đệ tử thành danh của Yên Sơn có nghệ sĩ Chí Tâm và nghệ sĩ Trọng Nhân. Chí Tâm học ca đầy đủ bài bản cổ nhạc và học đờn guitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Chí Tâm đáp ứng được nhiều vai trò cần thiết trong phòng thâu thanh, chứng tỏ em rất sáng dạ và có năng khiếu về đờn và ca cổ nhạc.
    Sau đó, Chí Tâm được giới thiệu đi hát cho đoàn hát Tinh Hoa của bà Bầu Mười Cơ, Chí Tâm được các nghệ sĩ dàn anh Hữu Lộc,Ngọc Thanh và nhạc sĩ Tuyết Mai dạy điệu bộ múa hát và kinh nghiệm diễn xuất trên sân khấu.
    Năm sau, được tin mẹ bệnh nặng, anh trở về nhà ở Trà Ôn, giúp cha quán xuyến tiệm chạp phô và học thêm tiếng Tàu. Khi mẹ mạnh, Ba anh muốn anh học chụp hình để mở một tiệm chụp ảnh, anh lên Cần Thơ học nghề chụp ảnh trong tiệm hình Á Châu. Trong thời gian học chụp hình rọi ảnh, Chí Tâm gặp Cò Quốc, một nhạc sư chuyên đờn cò.
     
    Tài năng nhiều mặt
     
    Cò Quốc vốn là bạn thân với nhạc sĩ Chín Trích,(thân phụ của nữ nghệ sĩ Tú Trinh), Chí Tâm không bỏ lỏ cơ hội hiếm có, anh theo nhạc sư Cò Quốc để học đờn cò. Qua quá trình học hát và học đờn, Chí Tâm đã thụ huấn với nhiều nhạc sư nhạc sĩ tài ba nên khi ra hành nghề trên sân khấu, Chí Tâm biểu lộ được tài năng nhiều mặt.
    Anh có thể đóng tuồng trong các vai kép mùi, kép lẳng, đóng hề cũng rất có duyên. Khi vào dàn đờn, Chí Tâm có thể đờn kìm, đờn cò, đờn tranh, đờn độc huyền tức đờn bầu và Chí Tâm cũng đờn guitare phím lõm tuyệt hay.
    Năm 1971, Chí Tâm đi hát cho gánh hát Dạ Quang Châu. Dạ Quang Châu là đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2 của bà Bầu Thơ, giao cho vợ chồng soạn giả Tám Vân - Nhị Kiều quản lý. Vì tình trạng giới nghiêm ở Saigon và các tỉnh lớn, đoàn Dạ Quang Châu phải lưu diễn ở các tỉnh Hạu Giang, vô các làng quận như Cái Tàu Hạ, Mỹ Hiệp, Mỹ Long ( Cao Lãnh ) để hát.
    Năm 1972, đoàn Dạ Quang Châu rã gánh, Chí Tâm về hát cho đoàn Kim Chung 5 ở rạp Olympic, thế vai cho nghệ sĩ Minh Vương vì Minh Vương bị động viên. Đoàn Kim Chung 5 trong thời gian nầy cũng chuyên lưu diễn miền Tây, các tỉnh như Long Xuyên, Châu Đốc và các làng mạc xa xôi.
     
    Trong số các đệ tử thành danh của Yên Sơn có nghệ sĩ Chí Tâm và nghệ sĩ Trọng Nhân. Chí Tâm học ca đầy đủ bài bản cổ nhạc và học đờn guitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Chí Tâm đáp ứng được nhiều vai trò cần thiết trong phòng thâu thanh, chứng tỏ em rất sáng dạ và có năng khiếu về đờn và ca cổ nhạc.
    Soạn giả Nguyễn Phương


    Sau đó Chí Tâm hát trên đoàn Kim Chung 2, nổi danh qua vai Lữ An Tùng trong tuồng Nhạn Về Xóm Liểu, hát với Lệ Thủy, Kiều Tiên và Minh Phụng. Anh cũng thành công trong vở Băng Tuyền Nữ Chúa trong vai Thái Tử Lưng Gù. Chí Tâm thay cho nghệ sĩ Vương Bình hát vai kép chánh với Mỹ Châu vì Vương Bình nghĩ đoàn Kim Chung để ra lập gánh hát.
    Từ năm 1975, Hữu Phước và Hương Lan được mời về cộng tác với đoàn Kim Chung và cùng xuất hiện với Chí Tâm trong tuồng Hán Đế biệt Chiêu Quân. Chí Tâm trong vai Hán Đế, Hương Lan trong vai Chiêu Quân. Sau đó Chí Tâm và Hương Lan lại thành công chung trong hai vai chánh tuồng Nắng Thu về Ngõ Trúc.
    Thời gian cộng tác chung trên sân khấu Kim Chung đã giúp cho Chí Tâm và Hương Lan hiểu nhau, mến tài nhau đưa đến hôn nhơn vào tháng 12 năm 1975, tiệc cưới được tổ chức trong nhà hàng Ngọc Linh trên đường Cô Giang.
     
    Di cư sang Pháp
     
    Chí Tâm và Hương Lan có với nhau hai đứa con, con trai lớn sanh năm 1977 tại Việt Nam tên Henri Bảo Nhi và một trai chào đời tại Pháp năm 1978, tên Patrick Bảo Trang.
    Vì Hữu Phước có quốc tịch Pháp nên sau năm 1975, anh được hồi hương về Pháp. Chí Tâm và Hương Lan cũng được đi Pháp trong diện hồi hương nầy vào tháng 2 năm 1978. Họ cư ngụ tại Saint Tolomon, ngoại ô thủ đô Paris, sau đó dọn về quận 13 ở Paris.
    Hơn 4 năm chung sống tại Paris, cuộc hôn nhơn của Chí Tâm và Hương Lan gảy đổ vì một sự hiểu lầm tai hại, cả hai đều còn rất trẻ, nóng tánh, không ai chịu nhường ai nên Chí Tâm và Hương Lan chia tay năm 1982.
    Khi mới qua Pháp năm 1978, Chí Tâm phải học riếng Pháp và học nghề, năm 1979, anh xin được việc làm ở công ty Alcatel Thompson, do đó hoạt động nghệ thuật sân khấu chỉ là thứ yếu, hát trong các cuộc lễ của cộng đồng Việt Nam tại Pháp. Sau khi Chí Tâm chia tay với Hương Lan, năm 1986, Hữu Phước thành lập nhóm nghệ sĩ tỵ nạn Paris (Assiociation des Artistes refugiés de Parie) gồm có Minh Dức, Kiều Lệ Mai, Hà Mỹ Liên, Phương Thanh, Hoàng Long, Kim Chi, Minh Thanh.
     
    Chí Tâm và Hương Lan có với nhau hai đứa con, con trai lớn sanh năm 1977 tại Việt Nam tên Henri Bảo Nhi và một trai chào đời tại Pháp năm 1978, tên Patrick Bảo Trang.
    Soạn giả Nguyễn Phương
    Nghệ sĩ Chí Tâm thành lập Hội nghệ sĩ trẻ ( Assiociation de jeunes artistes) gồm có Chí Tâm, Minh Tâm, Tài Lương, Mỹ Hòa, Ngọc Lựu, Hùng Tiến, nhạc sĩ Michel Mỹ. Nhóm Nghệ Sĩ Trẻ lập đoàn hát Năm Châu để tưởng nhớ vị minh sư của ngành sân khấu cải lương Việt Nam. Đoàn hát Năm Châu của Chí Tâm và Michel Mỹ đã hát qua các tuồng Tình Cô Gái Huế, Máu Nhuộm Sân Chùa, Đường Gươm Nguyên Bá, Tâm Sự Loài Chim Biển.
    Đồng bào khán giả ở Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Đức, Na Uy, Đan Mạch rất ái mộ các nghệ sĩ trẻ, biết tiếng tâm của nghệ sĩ đa tài Chí Tâm. Họ rất ủng hộ, mua vé xem hát nhưng vì chi phí quá cao, đoàn hát Năm Châu phải rã gánh.
    Năm 1985, nữ nghệ sĩ Hương Lan đưa hai con sang sống ở California, nghệ sĩ Chí Tâm vẫn ở Pháp. Năm 1986, anh gặp một bạn gái khác, người cùng hoạt động văn nghệ của chùa Khánh Anh, hai người mua một căn nhà gần Versailles để chung sống. Nhưng cái số của Chí Tâm nhiều tài hoa mà kém phần hậu vận với đào nên lại gảy gánh lần nữa.
     
    Di dời sang Hoa Kỳ
     
    Tháng 10 năm 1989, Chí Tâm quyết định dời sang Hoa Kỳ, định cư tại Houston vì hy vọng trên đất Hoa Kỳ dễ hoạt động nghệ thuật cải lương hơn ở Pháp. Tại Houston anh cộng tác với anh Hoàng Ngọc Ẩn, phụ trách mục Điện Ảnh Hồng Kông cho tờ báo VietNam Post, Thương Mại Việt Nam tại Houston và anh được mời làm chuyên viên thu thanh cho trung tâm Hạ Quyên.
    Ở Houston 7 năm, Chí Tâm vẫn chưa tạo được một sự nghiệp văn nghệ theo đúng như sở thích của anh. Anh có thể kiếm sống dễ dàng nhưng tình hình sinh hoạt văn nghệ trong vùng không mấy gì khả quan, anh quyết định di cư sang California vào năm 1996 để thử thời vận. Chí Tâm được trung tâm ban nhạc Làng Văn mời anh phụ trách phòng thu thanh ở quận Cam.
    Sau đó Chí Tâm lập phòng thu thanh riêng mang tên anh Chí Tâm Production, anh thu những dĩa CD cổ nhạc và tân nhạc của anh ca với các bạn bè trong giới nghệ sĩ. Chí Tâm xuất hiện trên vidéo Paris by night của Trung Tâm Thúy Nga trong những năm 1997, 1998 với những tác phẩm Nấu Bánh Đêm Xuân và Chiếc Bánh Bông Lan.
    Chí Tâm gặp nhiều bạn nghệ sĩ cải lương định cư tại Cali nên có nhiều bạn diễn, nhiều show diễn. Chí Tâm sáng tác được các tiểu phẩm hài, tự mình đờn cổ nhạc bằng nhiều cây đờn khác nhau rồi làm thành CD cổ nhạc, mới nghe qua tưởng như có một ban cổ nhạc hoàn chỉnh cùng hòa tấu với anh.
    Ngoài các show diễn, Chí Tâm còn làm người dẫn chương trình, nhà tổ chức show, làm xướng ngôn viên trên đài little Saigon.
    Về đời sống tình cảm thì từ năm 1999 đến nay Chí Tâm sống với người bạn đời tên Minh Tuyền, quê ở Châu Đốc. Minh Tuyền là người nội trợ giỏi, giúp Chí Tâm không ít trên con đường sự nghiệp văn nghệ và đời sống tình cảm gia đình.
    Chí Tâm là một nghệ sĩ đa tài, trên lãnh vực nghệ thuật nào mà anh tham gia, anh cũng có một khả năng thiên phú và một sự học hỏi chu đáo. Nói về kỷ thuật, mỹ thuật, văn nghệ nói chung Chí Tâm đều đáng gọi có khả năng bậc thầy nhưng anh khó thành đạt vì phải thay đổi chổ ở quá nhiều lần, anh phải làm lại từ đầu cho mỗi lần đổi chổ ở khi anh đi định cư tại Pháp, tại Hoa Kỳ, ở Houston hay Cali.

    Thưa qúy thính giả, giọng ca của nghệ sĩ Chí Tâm vừa rồi chấm dứt chương trình cổ nhạc, Nguyễn Phương xin hẹn giờ nầy tuần sau.

    Chí Tâm Production 
     
     
     
    Những bài liên quan

    ·         Cụ bà Việt Nam 66 tuổi sẽ biểu diễn đổ bánh xèo tại Smithsonian
    ·         Nữ Nghệ sĩ Hồng Nga đa tài, đa tình, đa lận đận...
    ·         Nghệ sĩ Hữu Huệ, một tài năng lớn chìm trong quên lãng!
    ·         Giai nhân sân khấu Mộng Tuyền
    ·         Nghệ Sĩ Châu Thanh
    ·         Tìm hiểu nghệ thuật Hát Chèo
    ·         Chuyện lựu đạn nổ trên sân khấu Kim Thoa, 50 năm trước
    ·         Soạn giả Thế Châu, và tuồng Bên Cầu Dệt Lụa
    ·         Viện dưỡng lão nghệ sĩ cải lương






    Cổ Nhạc... theo LT... 

    Tân Nhạc... theo LT... 


    LT... các bài đã được đăng ở đây!  

    ST

    duyduc
    • Số bài : 1
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 11.06.2007
    RE: Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris) - 13.06.2007 07:11:01
    Hi chi Quốc  Hương,
     
    Còn nhớ em không, cái tên duy đức chi có nghe qua không, nếu nhớ thì
    liên lạc với em nha!
     
     

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    RE: Văn Nghệ Sĩ & Quốc Hương_VDN (Paris) - 18.06.2007 20:35:54

    Trích đoạn: duyduc

    Hi chi Quốc  Hương,

    Còn nhớ em không, cái tên duy đức chi có nghe qua không, nếu nhớ thì
    liên lạc với em nha!



     Duy Đức ơi ! Có phải là Danh đàn Cổ Nhạc Paris không ?
    Nếu đúng thì liên lạc với chị QH qua mail ; vietduongnhan2@yahoo.fr
     
    Chúc D Đ và gia đình an vui.
    Thân
    QH_vdn

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    DVD RMS "Bốn Phương Chìm Nổi" của VDN - 06.07.2007 06:06:47
      
     
     


    Bốn Phương Chìm Nổi
    Kính dâng Thầy Thích Minh T.

    Con biết thân con phận lạc loài
    Cam đành chấp nhận số mà thôi
    Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
    Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.

    Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
    Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
    Đời con như thuyền trong cơn sóng
    Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

    Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
    Nay còn chút tâm tình ước mong:
    Sao cho tất cả đều được phước
    Trải một kiếp người TÂM trắng trong.

    (Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994)

    Hình ảnh ra mắt Thi Tập "Bốn Phương Chìm Nổi"


    Nhà Văn Hồ Trường An cảm nghĩ... và tặng hoa vdn


    Cảm nghĩ BPCN của Hoàng Minh do Thu Hồng đọc thế
    Hình dưới : Quan khách


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2007 06:10:08 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    DVD RMS "Bốn Phương Chìm Nổi" của VDN - 07.07.2007 18:01:12
    Hôm qua Nữ Sĩ Miên Thụy có vài (chục) hàng cảm nghĩ ... Xin quí ACE đọc chơi ........
    (Lời vdn)

    ***

    Với Bốn Phương Chìm Nổi - Việt Dương Nhân
    Miên Thụy

    Xem chương trình Buổi RMS của chị VDN vừa đăng tải trên Tao Ngộ hay quá, nhưng phải bỏ giữa chừng vì đã đến giờ tôi phải đi làm ,tiếc thật ...

    Chương trình rất phong phú , có đầy đủ màu sắc nhất là giữa hai giới , một thế hệ lão thành và một thế hệ thứ hai đang tiếp tục những con đường của các bậc cha anh đã đi qua . Theo dõi chương trình này , tôi thấy được nhiều khuôn mặt từng có tiếng tăm một thời như nhà văn Hồ Trường An, nhà ký giã Trần Trung Quân , nhà văn Đỗ Bình, nhà thơ kiêm phóng sự Bích Xuân và nhà báo lão thành Tô Vũ v.v..

    Đặc biệt nhất là chương trình buổi lể RMS của chị mở đầu vẫn là chào Quốc Kỳ và hát Quốc Ca , một hình thức rất trang nghiêm cho các buổi lễ . Dáng dấp người nữ MC mặc áo dài vàng có cờ ba sọc đã làm tôi hảnh diện lây, nhìn tờ chương trình cũng đã trân trọng với bìa cứng có hình cờ vàng ba sọc mà thấy rưng rưng trong lòng . Tôi cũng đã từng khóc vì xúc động mỗi khi được hát Quốc Ca và nghiêm trang dươí màu cờ Tổ Quốc không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng mỗi lần nhìn lại vẫn là một xúc động không kém .

    Người thơ VDN đã cho chúng ta xem một chương trình thật phong phú khi chị và các bạn hưữ tổ chức buổi lễ RMS cách đây đã gần 10 năm rồi, chị chính là con chim đầu đàn của những buớc đầu khó khăn và sôi động cho tập thơ đầu tay khi ra mắt. Trong mười năm trước vấn đề ra mắt một tập thơ không được dễ dàng như bây giờ, là cần đòi hỏi tên tuổi của nhà văn hay một nhà thơ phải được mọi người biết đến nếu không thì khó mà nhà xuất bản nào nhận lời, bằng không tác gia phả tự bỏ tiền in ấn và xuất bản .

    Giòng thơ của VDN không chỉ là những giòng thơ chỉ biết nói về những tình cảm vụn vặt của con người mà còn là tình cảm xa xôi hơn khi nghĩ về quê hương mà ngàn trùng cách biệt . Đức Tùng một nhà thơ trẻ ở thế hệ thứ hai đã cảm được lời thơ của tác giả khi đọc và thấy nỗi lòng trong bài thơ của chị vìết về một quê hương dấu yêu, nhắn nhủ các đứa con vẫn còn đang tha hương lạc loài nơi đất khách. Bài thơ này đã làm xúc động tâm tình của người trai trẻ khi nghĩ tới quê hương và thân phận lưu đầy nơi đất khách.

    Tất cả những bài hát trong chương trình có lẽ đã chọn lọc rất kỹ vì toàn nhạc viết cho quê hương, chỉ một vài bài nhạc tình cảm nhẹ nhàng thôi . Giọng ngâm của chị Ngọc Xuân rất tình cảm qua nhiều vần thơ tiêu biểu trong tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi của VDN, giọng ngâm Ngọc Xuân nếu tôi không nhìn rõ mặt tôi cứ ngỡ là giọng ngâm của ca sĩ Hoàng Oanh khả ái mà tôi từng mến mộ .

    Nói chung đây là một thành công không nhỏ đối với nhà thơ nữ VDN của chúng ta, dù đã sau mười năm nhưng hào khí của chị tôi vẫn còn thấy ở những thời điểm như mỗi năm cứ gần đến ngày 30 tháng 04 là bằng mọi cách ngay trang thơ chị nơi chị đang cộng tác trên các diễn đàn đã dẫn topic lên hàng đầu trong suốt thời gian Tưởng Niệm cho ngày 30 tháng 04 vừa qua như tôi đã được biết . Chị vẫn hăng say làm việc và vẫn một lòng chung thủy với quê hương..

    Cuối cùng là lời nhận xét và phê bình tập thơ Bốn Phương Chìm Nỗi của nhà báo lão thành Tô Vũ , ông trân trọng giòng thơ của VDN , qua tuyển tập mà ông đã đọc, đề tài tập thơ viết về quê hương ,viết cho thân phận con người và nỗi chán chường cho tình ái long đong của kiếp má hồng phận bạc và tôn giáo .Cuối cùng nhà thơ chỉ còn biết tìm về nơi chốn Đạo Pháp lấy câu kinh tiếng kệ quên đi cuộc sống đời thường . Ông đã chúc mừng nhà thơ VDN khi ước vọng của tác giả đã được thực hiện trong đời, như lời thơ của chính tác giả viết

    Yêu thơ tôi mộng tôi mơ
    Mơ thành thi sĩ làm thơ tặng người...

    Và cuối đời tác giả tìm được sự an bình khi đến với Tôn Giáo.

    Bao đêm khấn nguyện Di Đà
    Giúp gương trí tuệ đánh tà đuổi ma
    Tà ma nay đã lìa xa
    Thâm tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng


    Có ai biết đến chị không ? nhưng riêng tôi , tôi vẫn nhìn chị như tấm gương sáng từ tâm hồn cho đến cung cách sống của một người nữ lưu đang trong lứa tuổi về chiều . VDN vẫn mãi là một đoá hồng nở rực với thời gian, cho dù cũng có lúc bị gió mưa dập vùi..

    Xin cho những tháng ngày còn lại đầy nắng ấm và mây nước hiền hoà để đóa hồng vẫn luôn nở rộ cho đời thêm sắc, thêm hương...

    Miên Thụy
    06July07 
     

    www.mienthuy.com
    nguồn : DĐ TaoNgộ
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2007 03:08:51 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Cải Lương Hồ Quảng 14 giờ - Chủ Nhật 16-9-2007 Tại Paris - 11.07.2007 06:43:15
     
     
    Cải Lương Hồ Quảng
    14 giờ Chủ Nhật 16-9-2007
    Tại Paris
     
     



    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.07.2007 19:22:31 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Kỷ niệm hát tuồng "Bông Hồng Cài Áo" Tại Paris - 13.07.2007 18:27:41
    Hôm nay thêm 1 ngày vui nữa của 7. Là nhìn thấy mình đóng tuồng trên sân khấu 20 năm về trước.
    Cảm ơn J. cho 7 niềm vui.
     
    << 0 >>
     
    " Nghệ sĩ Quốc Hương, ban tổ chức, trao tiền quyên góp cho Từ Thiện  "
    Trích đoạn hát trực tiếp trên sân khấu.
    http://www.youtube.com/watch?v=Pe5bcmwv36w
     
    " Nói có sách - Mách có chứng "


    < Sửa đổi: Việt Dương Nhân -- 7/11/2007 5:53:46 AM

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    ĐCL Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 07.02.2008 09:09:39
    Kiếp Tằm Còn Mãi Vương Tơ
    11/13/2007
     
     
    Mới 9 giờ sáng tiếng điện thoại reo... Tôi nhủ : "Thôi, mặc kệ, mình không thèm nhấc lên đâu ! ". Chuông reo liên tiếp - tôi phải tốc mền ngồi dậy nhấc đ/t : "Ô lô ai đó !". Nghe đầu giây bên kia :
    - Kiều Lệ Mai đây !
    - Trời ! Làm gì gọi chị sớm quá vậy ?
    - Hơn chín giờ rồi mà sớm sao ?
    - Ừa, với chị phải 12 giờ trưa ! Mà chuyện gì vậy Kiều Lệ Mai (KLM)?
    - Tụi em mời chị đóng lại vai bà Cảnh Sát trong tuồng "Đi Biển Một Mình" hát trong dịp Tết Mậu Tí (10-02-2008) ttới này.
    Tôi chần chừ... rồi nói :
    - Ý ya, đi tập tuồng xa xôi quá. Vả lại phải mua quần áo nữa ? Già cả rồi hát hò gì em ơi !
    - Có gì đâu. Tụi em sẽ nhờ ai hoặc ra đón chị. Còn quần áo cũng chẳng có gì. Quần đen, áo sơ mi trắng... Chịu đi nha chị !
    - Ok, được rồi. Cảnh Sát già đầu bạc trắng...!
    - Có sao đâu ! Rồi nha ! Em để hình chị lên bích chương.
    - Được rồi, kỳ này cô đào già Quốc Hương "ra trận" nữa !
    Thật là "Kiếp Tằm Còn Mãi Vương Tơ" !
     
    ***
    Chiều Giáng Sinh, Ivry sur Seine 25.12.2007
     
    Tối qua đang đọc bài trên NET, điện thoại reo liên tu bất tận. Trong đó có nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai gọi cho hay là cuối tuần này vào nhà cô để tập tuồng "Đi Biển Một Mình" và ăn tất Niên luôn. Từ đây tới ngày hát các nghệ sĩ Cải Lương sẽ họp mặt tập tuồng và ăn uống đều đều.
    ................. 
    Nhân Dịp Xuân Mậu Tý
     Đoàn Cải Lương Nghệ Sĩ Paris
    Hân hạnh trình diễn
    Vở Tuồng 
     "Đi Biển Một Mình"
    Của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng
    Mùng 4 Tết (tức10.02.2008) lúc 14 giờ 30
    Tại Théâtre Maurice Javel
    6 Avenue Maurice Javel - Paris 12ème
     
     
     Hôm chiều 30-12-07 vào nhà nữ Nghệ sĩ Kiều Lệ Mai & Minh Đức tập tuồng. 
     
    Từ trái sang phải : Kim Anh - Hà Mỹ Liên - Minh Đức - Phương Thanh

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 11.02.2008 22:10:12

    Quốc ương đêm Giao Thừa bước sang Tết Mậu Tý (2008) tại nhà hàng SG Paris 13

    ***

    Từ thông báo, tập tuồng đến ngày trình diễn tuồng "Đi Biển Một Mình" tính chung tất cả là hơn hơn ba tháng. Thật tình mà nói, tập một tuồng cải lương cực khổ lâu dài mà để diễn trong vài tiếng đồng hồ uổng quá !
    Chiều qua (chủ Nhật 10.02.2008) đã hát xong. Buồn thay, Paris "đụng" nhiều tổ chức nên hơi vắng khán giả !!
    Vdn, tôi có diẽn nen nhờ một chị bạn (khán giả) chụp dùm. Hình ảnh bị thiếu ánh sáng nên không rõ lắm. Nhưng có còn hơn không.
    Sau đây những hình ảnh "Đoàn Cải Lương Nghệ sĩ tại Paris"

    Ngồi : Dũng Thanh Hồng - Minh Đức - nhạc sĩ Thu Thảo - Văn Đệ - Kim Diệu - Phương Thanh
    Đứng 1 : Minh Thanh - Kim Chi - Kiều Lệ Mai - Hải Yến - Hà Mỹ Liên - Kim Anh - Ngọc Tâm
    Đứng 2 : nghệ sĩ Y-Sa

    QuốcHương_7_VDN_Caroline_TuyếtHiver_MaiLy

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 11.02.2008 23:51:09

    Sau khi tập tuồng xong, Kim Diệu đãi mắm kho & rau ngon tuyệt "cú mèo"

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 00:04:37

    Nam nghệ sĩ Lão Thành Minh Đức



    Đôi uyên ương Kiều Lệ Mai - Minh Đức

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 00:08:27

    Nhạc sĩ cổ nhạc Minh Thanh


    Đôi uyên ương Kim Chi - Minh Thanh


    Minh Thanh và Kim Diệu (Văn Đệ phu nhân)

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 00:12:14
    Đôi uyên ương ns Hải Yến - Y Sa
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.02.2008 00:13:25 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 20:10:38
    Chủ Nhật 10.02.2008
    (Tức Mồng 4 Tết Mậu Tý)
    Trình diễn vở tuồng

    "Đi Biển Một Mình"
    Soạn giả :
    Hà Triều Hoa Phượng

     

    Sau hậu trường các ns hóa trang sắm tuồng

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 20:13:36

    Trước khi trình diễn tuồng "ĐBMM" - Tất cả ns hợp ca "Ly Rượu Mừng".
     
    Xin nghe (đỡ) ở đây >>  LY RuỢU MỪNG

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 20:16:28
    Bắt đầu trình diễn tuồng cải lương "Đi Biển Một Mình"
     


    Đang nhảy đầm không giấy phép - Cảnh Sát vào hỏi giấy...


    Quốc Hương (trong vai Cảnh Sát )

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 20:18:39

    Phương Thanh (trong vai Tấn, con chủ nhà ) - Quốc Hương (trong vai Cảnh Sát)

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 12.02.2008 20:22:07

    Cảnh Sát mời người đại diện chủ nhà về bót lập biên bản và đóng tiền phạt...

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 22.02.2008 01:05:53
     
     

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 22.02.2008 01:10:55
     

    Từ trái sang phải : Thu Thảo - Minh Thanh - Thanh Sơn - Hà Mỹ Liên - Minh Đức - Kiều Lệ Mai - Kim Chi - Văn Đệ - Ngọc Tâm - Hải Yến - Quốc Hương - Phương Thanh - Kim Anh

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    Nghệ Sĩ Paris trình diễn vở tuồng "Đi Biển Một Mình" - 22.02.2008 01:13:39
     
    Thu Thảo - Minh Thanh - Thanh Sơn - Hà Mỹ Liên - Minh Đức - Kiều Lệ Mai - Kim Chi - Văn Đệ - Ngọc Tâm - Hải Yến - Quốc Hương - Phương Thanh - Kim Anh - Y-Sa
    Chào khán giả sau khi trình diễn xong vở tuồng cải lương
    "ĐI BIỂN MỘT MÌNH"
    của Hà Triều Hoa Phượng
     
     

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Kỷ Niệm :: - 16.06.2008 19:14:58
    Những ngày cuối xuân, Ivry/Seine, 15.06.2008

    Dọn dẹp nhà 'xả' bỏ đồ đạc bỗng lòi ra tấm bích chương 31 năm qua. Tui mang tên Quốc Hương trong giới Cải Lương đã 31 năm và trở thành ngươì "nghệ sĩ bất đắc dĩ" - Cũng bởi "nhờ" văn nghệ văn gừng, giúp vui cho đồng bào mới chân ướt chân ráo rời khỏi quê hương để trốn chạy csVN mà đời tui bềnh bồng chìm nổi bao lần mấy lượt mới được yên.
    Ngày nay mọi việc đã an bày - Chỉ còn một tâm luôn cầu nguyện khắp nơi nơi đều sống được Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền - CƠM ĂN - ÁO MẶC - NHÀ Ở và tinh thần được BÌNH AN HẠNH PHÚC.




    Nhựt Thanh & Quốc Hương
    Trong vở tuồng cải lương

    ''Tình Đời - Nghĩa Đạo''

    Lần đầu tiên tui đóng tuồng trên sân khấu (cải lương) Paris ngày 11 tháng 6 năm 1977

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng :: - 03.12.2008 05:59:57
    Vô Cùng Thương Tiếc
    Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng

    ***


    >> Giọng Ca Đặc Biệt NS Minh Phụng

    ***
    Danh ca Minh Phụng...không còn nữa...


    Sáng sớm cuối tuần, đang lên net và đi ăn sáng thì nhận được tin NS Minh Phụng vừa qua đời chừng 10 phút tại bệnh biện Chợ Rẫy. Vậy là 3 chàng Minh tài hoa của sân khấu cải lương "Minh Cảnh - Minh Phụng - Minh Vương" nay chỉ còn 2, Minh Phụng đã ra đi vĩnh viễn. Đã cắt đi chân trái đến đầu gối mà...

    Không kịp ăn sáng, quay về nhà trọ lấy máy chạy xuyên Phú Mỹ Hưng vòng lên nhà NS Minh Phụng để chờ và vào đây báo tin.

    Vậy là sau xuất hát trong show NS Ngọc Đáng thì vào Sáng 16-11, gia đình NSƯT Minh Phụng đã đưa anh vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vì ngón chân cái và út của bàn chân trái bị hoại tử.

    Sau lần giải phẫu tim vào năm 2005, anh phải điều trị dài hạn chứng bệnh suy thận, lần này các bác sĩ chuyên khoa đã yêu cầu gia đình phải ngưng hẳn việc biểu diễn của Minh Phụng để tiến hành việc giải phẫu tháo khớp hai ngón chân đã bị hoại tử của anh nhưng Minh Phụng vẫn tiếp tục tham gia biểu diễn. Suất diễn gần nhất trước ngày anh nhập viện là chương trình chuyên đề sân khấu của NSƯT Ngọc Đáng. Nghệ sĩ Kiều Tiên cho biết: “Trong đêm diễn của chị Ngọc Đáng, ban tổ chức phải kéo màn lại sau trích đoạn Xin một lần yêu nhau, vì chân của anh quá đau không thể di chuyển vào cánh gà”. (NLĐ)

    Một sự trùng hợp, bởi tối nay anh hai Minh Cảnh, người anh thân thiết và cũng là thần tượng của NS Minh Phụng sẽ tổ chức show hát "Tạ tình tri âm" (28-11) tại San Jose để cùng ái nữ của NS Minh Phụng là Tiểu Phụng sẽ vào trích đoạn "Mùa Thu Trên Bạch Mã Sơn"...

    Lại thêm một nghệ sĩ tài hoa của sân khấu Kim Chung ngày nào không còn nữa.
    Đang ở tiệm nét gần nhà NS Minh Phụng...thật buồn, bởi bệnh tiểu đường của NS Minh Phụng đã nặng từ rất lâu...khi đưa vào BV chỉ nghĩ là cắt bỏ 2 ngón chân...nhưng bệnh quá nặng, tiểu đường đã ăn sâu cả chân trái...nên chân trái của NS Minh Phụng đã bị cắt tới đầu gối...thế nhưng cắt bỏ đi mà NS Minh Phụng vẫn không sống được. Nhìn toàn thân thể Minh Phụng ở đâu cũng là vết mỗ...

    Tang lễ của NS Minh Phụng được hoàn tại nhà riêng, Quận 7. Sau đó 7 ngày sẽ đưa đi chôn cất tại chùa NS.

    ___________________
    Nguồn : HinhTran.com
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2008 06:28:17 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng :: - 03.12.2008 06:02:19
    NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG MINH PHỤNG QUA ĐỜI


    Sau thời gian chống chọi với bệnh suy thận sáng 29/11, Nghệ sĩ Minh Phụng đã qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, Saigon. Ông là một trong những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của sân khấu miền Nam. Tang lễ ông được tổ chức tại nhà riêng trên đường Trần Xuân Soạn, quận 8, Saigon.

    Nghệ sĩ Minh Phụng tên thật Nguyễn Văn Hoài, sinh năm 1945 tại Mỹ Tho. Lúc mới vào nghề ông lấy tên Tân Tiến, khi vào đoàn hát Thanh Phương mới đổi thành Minh Phụng từ đó đến nay. Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật này, nghệ sĩ Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng.

    Nghệ sĩ Minh Phụng đã làm việc ở nhiều đoàn hát khác nhau như Tân Đô, Hoa Thảo - Hậu Tấn, Thanh Phương... và sánh vai cùng nhiều ngôi sao cải lương nổi tiếng trong những vở hát vang bóng một thời như với Út Bạch Lan trong vở Trinh tiết một loài hoa; với nghệ sĩ Mỹ Châu trong Bích Vân cung kỳ án; với nghệ sĩ Diệu Hiền... Hàng loạt vở tuồng và những bài vọng cổ với sự góp mặt của ông đã đi vào lòng khán giả như: Bóng hồng sa mạc, Tâm sự loài chim biển, Xin một lần yêu, Kiếp nào có yêu nhau...; bài vọng cổ An Lộc Sơn, Nước mắt quê hương, Thương về cố đô... Đến khoảng năm 1970, khi đóng cặp với Nghệ sĩ Lệ Thủy trong những vở Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau... tên tuổi Minh Phụng sáng chói hơn trên bầu trời nghệ thuật cải lương. Sau lần giải phẫu tim vào năm 2005, ông phải điều trị dài hạn chứng suy thận và hoại tử chân kéo dài. Dù vậy, người nghệ sĩ yêu nghề vẫn cố xuất hiện trong liveshow của Nghệ sĩ Ngọc Đán tổ chức tại rạp Hưng Đạo hồi đầu tháng 11. Đó là lần đứng trên sân khấu cuối cùng của ông.

    Nghệ sĩ Minh Phụng là cha của diễn viên Tiểu Phụng nhưng năm 2005, Minh Phụng đã đăng báo từ con với lý do cô lợi dụng lúc ông bị bệnh nặng liên lạc với bạn bè, người thân và người ái mộ ông ở bên Mỹ để quyên góp tiền, quà.

    ST

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2008 06:29:05 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng :: - 03.12.2008 06:04:59
    NSƯT Minh Phụng, chàng “lãng tử - kiếm khách” đã qua đời !



    Không năm qua, cái tên Minh Phụng đã in đậm trong lòng khán giả mộ điệu... Trong cơn đau nhức hành hạ, anh vẫn ra sân khấu tham gia live show của nghệ sĩ Ngọc Đáng. Đây là hình ảnh cuối cùng, tuyệt đẹp của anh để lại cho sân khấu cải lương.

    Sáng 29-11, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Minh Phụng đã qua đời tại nhà riêng sau khi gia đình cố hết sức giữ gìn những hơi thở sau cùng cho anh trên đường đưa từ Bệnh viện Chợ Rẫy về nhà. Gia đình, đồng nghiệp, khán giả ngậm ngùi tiếc thương anh, mãi nhớ về một nghệ sĩ hào hoa trong hình tượng những “lãng tử-kiếm khách” lay động con tim khán giả...

    Vẫn một tâm hồn nghệ sĩ đến phút cuối

    Trên chiếc xe ca, người nhà vẫn cố sức bóp bóng hỗ trợ nhịp thở cho nghệ sĩ Minh Phụng nhưng việc ấy chẳng tỏ ra có tác dụng gì. Về đến nhà, anh đã hoàn toàn bất động.
    Nghệ sĩ Kiều Tiên òa khóc, nhờ nghệ sĩ Lệ Thủy làm mặt cho chồng như một “tục lệ” trong giới nghệ sĩ. Giữa lúc ruột gan rối bời, thi hài chồng nằm đó, người nhà, bạn bè xúm quanh, nghệ sĩ Kiều Tiên như giật mình, vội vàng chạy đi kiếm cái đầu tóc giả. Chị thổn thức: “Phải đội vô cho đẹp, ảnh sợ xấu lắm. Ảnh nói mình là nghệ sĩ, lúc nào khán giả cũng nhìn vô mình như tượng trưng cho cái đẹp”. Vừa thoa son, phủ phấn cho thi hài nghệ sĩ Minh Phụng, người bạn diễn ăn ý từng được mệnh danh là "cặp đôi Bão biển" trên sân khấu Kim Chung với mình, nghệ sĩ Lệ Thủy vừa nói như dỗ dành: “Rồi nè, đẹp rồi nè, ra đi tươi tắn nghe anh!...”.
    Nghệ sĩ Kiều Tiên khóc, kể: “Anh Minh Phụng mất lần này một phần vì ảnh là nghệ sĩ, sợ xấu, sợ phải cưa chân. Cách đây nửa tháng, ảnh đau quá, gia đình mới đưa vào Chợ Rẫy. Bác sĩ nói phải cưa chân mới giữ được mạng sống nhưng ảnh không cho. Qua giới thiệu, gia đình đưa ảnh qua Bệnh viện Đại học Y Dược để một bác sĩ từ Pháp về chạy chữa theo cách khác. Mấy ngày gần đây ảnh đau quá, hôn mê, gia đình lại đưa ảnh vào Chợ Rẫy, quyết định cưa bớt một khúc chân bị hoại tử vì suy tim, suy thận để giữ mạng sống cho ảnh mà ảnh vẫn không qua khỏi. Ảnh đâu có muốn chết, ảnh vẫn mang tâm nguyện được sống thêm hai năm nữa để nhìn đứa con trai út lấy vợ mà...”.
    Thẫn thờ, nghệ sĩ Lệ Thủy cho biết cách nay 10 ngày, khi chị vào thăm, nghệ sĩ Minh Phụng vẫn còn rất tỉnh táo. Anh vẫn đau đáu chuyện ca diễn, gặp gỡ khán giả. Anh hăng hái bàn tính với chị Tết này sẽ diễn nguyên tuồng Xin một lần yêu nhau. Anh nói lúc đang trên giường bệnh: “Tôi sẽ hát đến hơi thở cuối cùng. Căn bệnh suy thận hiện nay buộc tôi phải ba ngày trong tuần đến bệnh viện chạy thận nhưng tôi vẫn hết sức lạc quan vì bên tôi vẫn còn đồng nghiệp, khán giả yêu mến mình”.
    Và thật, đúng là anh đã hát đến hơi thở sau cùng. Đêm 1-11, trong cơn đau nhức hành hạ, anh vẫn ra sân khấu tham gia live show của nghệ sĩ Ngọc Đáng. Đây là hình ảnh cuối cùng, tuyệt đẹp của anh để lại cho sân khấu cải lương. Còn năm 2005, khi vừa từ cõi chết trở về sau một lần thay tim, còn khá yếu, anh vẫn sóng đôi cùng các nghệ sĩ Bạch Tuyết, Lệ Thủy trên sàn diễn tạo nên những khoảnh khắc vừa mong chờ vừa thỏa lòng người xem...

    Nhớ mãi “áo vũ cơ hàn”...

    Trong lòng khán giả cải lương hằng bao thế hệ, vở tuồng Tâm sự loài chim biển đã trở nên vô cùng quen thuộc. Thậm chí nhiều người còn có thể ngân nga một vài câu vọng cổ mô tả ngạo khí ngang tàng của một tay kiếm khách nghèo lang bạt nhưng trọng nghĩa, trọng tình có cái tên “Áo vũ cơ hàn”.
    Sở dĩ “Áo vũ cơ hàn” có sức sống như thế là nhờ công không nhỏ của nghệ sĩ Minh Phụng. Anh đã thể hiện nhân vật bằng một giọng ca vừa khí khái, vừa u buồn, vừa tha thiết khiến người nghe rất dễ nhập tâm và dễ cảm. Và dĩ nhiên, trong cái dễ cảm, dễ nhớ của những nhân vật lãng tử-kiếm khách không thể thiếu sự hào hoa cùng những mối tình ngang trái. Minh Phụng thường rất thành công trong những vai diễn như thế với một vóc dáng sân khấu sáng đẹp, giọng ca hay trời phú và khả năng diễn được xem là vượt trội so với những nghệ sĩ được xếp hạng là “đào - kép ca” (khác đào - kép diễn) như anh.
    Bây giờ những “Áo vũ cơ hàn” trong Tâm sự loài chim biển, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Mộ Dung Thạch - Kiếp nào có yêu nhau, Trần Tự Tâm - Máu nhuộm sân chùa, hay một Mẫn Vân Lâu - Mùa thu lá bay mang nét lãng tử phong trần, si tình của nghệ sĩ Minh Phụng vẫn sống mãi cùng khán giả. Và bởi các nhân vật của nghệ sĩ Minh Phụng dễ nhớ, dễ cảm quá nên khi nghe ông sức khỏe suy kém, cần thay thận vào năm 2005, đã từng có một người hâm mộ tình nguyện tặng cho ông quả thận của mình...
    Vinh quang đến từ cơ cực
    Tuổi thơ cậu bé Thiệu trôi qua khốn khó trong gia đình có 10 người con. Từ bảy tuổi, hàng ngày cậu bé đã phải dậy từ 4 giờ sáng để phụ mẹ dọn gánh hàng nhỏ ra chợ bán. Còn nghề chính của Thiệu sau giờ đến trường là bán đậu phộng rang, chuối chiên giúp gia đình. Tuổi thiếu niên, nhờ giọng ca hay, Thiệu được nhạc sĩ Hương Huyền giới thiệu vào gánh hát Tân Đô và được ông bầu đặt nghệ danh là Tân Tiến.
    Vai diễn đầu tiên của anh “kép con” Tân Tiến lại là vai một nhà sư già trong vở Bến tang thương. 17 tuổi, kép Tân Tiến đổi tên thành Minh Phụng ghép từ hai cái tên “Minh” và “Phụng” của con một người bạn thân. Từ đó, cuộc đời nghệ sĩ Minh Phụng trôi nổi hơn 10 năm qua hàng chục đoàn hát lớn, nhỏ với đủ dạng vai và cả cái nghề nhắc tuồng để kiếm sống
    Sự gian khổ và lòng kiên trì đã tôi luyện anh kép trẻ ngày một sáng giá hơn để lọt vào mắt các ký giả kịch trường. Từ những năm 1968, cái tên Minh Phụng bắt đầu được báo chí nhắc đến trên sân khấu Thủ Đô. Sau đó, được đoàn Kim Chung mời ký hợp đồng, cũng là lúc giọng ca chín muồi, nét diễn trở nên sắc sảo, từ cơ cực, nghệ sĩ Minh Phụng bắt đầu đón nhận vinh quang của một ngôi sao sân khấu. Cái tên của anh sánh cùng tên những cô đào hạng nhất thời bấy giờ như Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ... từ lĩnh vực băng đĩa ra đến sân khấu. 50 năm qua, cái tên Minh Phụng đã in đậm trong lòng khán giả mộ điệu...



    Lần xuất hiện cuối cùng trước khán giả của NSƯT Minh Phụng trong live show của nghệ sĩ Ngọc Đáng, ngày 1-11-2008. 


    ____________________________________
    Nguồn :
    http://www.cailuongvietnam.info
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.12.2008 06:29:51 bởi Viet duong nhan >

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng :: - 03.12.2008 06:07:37
     
    Sau thời gian điều trị căn bệnh hoại tử chân tại bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM và bệnh viện Chợ Rẫy, dù đã được sự chăm sóc, cứu chữa của các bác sĩ, NSƯT Minh Phụng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 giờ 45 ngày 29/11/2008 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Hưởng thọ 65 tuổi.
    Tang lễ của NSƯT Minh Phụng sẽ được tổ chức tại nhà riêng trên đường Trần Xuân Soạn, quận 8, TPHCM.
    Điều xúc động nhất khi NSƯT Minh Phụng tâm sự với khán giả là anh đã vượt qua bệnh tật để có thể tiếp tục sống với sân khấu. Căn bệnh thận của anh đã nhiều lần gặp nguy kịch, nhưng anh vẫn lén trốn khỏi bệnh viện để đến sân khấu. Với cá tính hòa đồng, lịch lãm và hòa nhã, dù đã 65 tuổi nhưng anh vẫn giữ được phong độ trong biểu diễn.
    Suất diễn cuối cùng của NSƯT Minh Phụng là đêm 1/11 trong chương trình liveshow NSƯT Ngọc Đáng tại rạp Hưng Đạo.

     

    Nguồn : Người Lao Động

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng :: - 03.12.2008 06:10:12
    Ký giả Việt Khang, Báo Sân khấu đã nhận định về Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng rất chính xác: “Trong thế hệ của mình, có thể coi Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng là hình mẫu đẹp nhất của chàng kiếm sĩ hào hiệp, giang hồ lãng tử, tài hoa, đa cảm. Đủ sức mạnh vượt qua rừng gươm biển giáo nhưng lại yếu ớt dễ thương chìm lụy trong bể ái trời tình, mới hay chữ tình mạnh hơn sức mạnh ngàn quân”.
    Nay Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng đã về với thế giới bên kia. Dẫu biết chuyện sinh ly tử biệt là khó mà tránh được, nhưng hôm nay khi nghe tin, giới mộ điệu cải lương vẫn không tin được là mình đã vĩnh viễn mất đi một giọng ca thiên phú. Xin giã biệt ông.
    (Thanhnien)

    Viet duong nhan
    • Số bài : 6666
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.10.2004
    • Nơi: Suối Yêu Thương
    :: Vĩnh Biệt NS Tài Danh Minh Phụng :: - 03.12.2008 06:15:10
    Vở diễn đầu đời trong sự nghiệp của NSƯT Minh Phụng đã diễn ra tại rạp Viễn Trường (TP Mỹ Tho) năm 1962, lúc đó anh vừa tròn 17 tuổi



    Lúc đó anh đã yêu một cô thôn nữ tại quê nhà, cô gái này có hai người cháu rất dễ thương tên Minh và tên Phụng, vì thế anh quyết định lấy tên hai người cháu của người mình yêu, ghép lại thành nghệ danh Minh Phụng. Và nghệ danh này đã theo anh suốt gần 50 năm gắn bó với thế giới màn nhung.
     
    Từ vai lão đến kép đẹp

     
    Khác với các nghệ sĩ vào nghề thường đi từ những vai trẻ, Minh Phụng lại vào nghề từ vai lão. Vốn là người thích nghiên cứu, nghiền ngẫm vai diễn, anh thích quan sát cuộc sống để hình thành tính cách nhân vật. Từ vai nhà sư trong vở Bến tang thương, anh đã có thêm một số vai lão để thử nghiệm bước đầu đến với sân khấu cải lương. Có lần anh nói: “Vào nghề có ngay vai lão đã mừng, nhiều anh em còn phải đóng vai quân sĩ, làm hậu đài rồi mới vào nghề diễn viên. Tôi cảm ơn cơ hội đã cho tôi đóng những vai lão đầu đời để thấy mình cần rèn luyện tính kiên nhẫn. Nghề hát mà lụp chụp, tranh giành sẽ không khá nổi”. Sau đoàn Tân Đô, cuộc đời đi hát của anh luân chuyển qua nhiều đoàn hát nhỏ như: Hoa Thảo, Hậu Tân, Thanh Phương... về đến đoàn Thanh Phương, anh mới bắt đầu có vai kép trẻ, đó là dũng sĩ An Dũng Phương trong vở Bên cầu định mệnh.
    Đầu năm 1964, anh về đoàn Quốc Việt. Trên sàn diễn này anh đã gặp và yêu nghệ sĩ Kiều Tiên – người vợ sau này của anh. Đến cuối năm 1964, anh về đầu quân cho sân khấu Thủ Đô. Tên tuổi anh được chú ý qua các vở: Sầu quan ải, Hoa chiều hương muộn, Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Mây trôi về phương cũ, Gió bạt ngàn... Tên tuổi anh nổi lên như diều gặp gió, tiền công được ký thời đó lên tới vài trăm triệu đồng. Số tiền này đã giúp cho cha mẹ anh thay đổi cuộc sống, nuôi các em anh ăn học. Năm 1965, sự nghiệp của anh thăng tiến vượt trội với sự kiện ông bầu Long mời anh về diễn trên sân khấu Kim Chung 5 và giao các vai kép chánh diễn chung với các nữ nghệ sĩ tài danh như: Út Bạch Lan (Trinh tiết một loài hoa), Mỹ Châu (Bích Vân cung kỳ án), Diệu Hiền (Thạch Sanh)... Đến năm 1970, khi anh đóng cặp với Lệ Thủy, qua các vở kiếm hiệp kỳ tình: Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau... anh đã tạo cho mình một vị trí sáng chói trong lòng công chúng với các vở tuồng gắn liền với tên tuổi của anh như: Hỏa sơn thần nữ, Băng Tuyền nữ chúa, Mùa thu lá bay, Áo vũ cơ hàn... Năm 1976, anh về đoàn Hương Mùa Thu của ông bầu Thu An, trên sân khấu cách mạng anh đã có vai chính trong các vở: Con cò trắng, Lửa phi trường, Gánh cỏ sông Hàn...

     
    Đêm diễn để đời

    Tối 27-12-2006, HTV đã tổ chức chương trình Những cánh chim không mỏi – NSƯT Minh Phụng do đạo diễn NSND Huỳnh Nga và NSƯT Bạch Tuyết dàn dựng tại rạp Hưng Đạo. Đây cũng là chương trình khép lại chủ đề Những cánh chim không mỏi của HTV sau 5 năm tổ chức nhằm tôn vinh những nghệ sĩ đã cống hiến cho sự nghiệp sân khấu dân tộc. Trong đêm diễn đó, NSƯT Minh Phụng và các đồng nghiệp đã phối hợp thật ưng ý nhằm giới thiệu đến khán giả những dấu ấn nghệ thuật của anh theo từng giai đoạn. Đó là một chân dung gắn bó với thế giới màn nhung và ôm ấp một hoài bão được bền bỉ với tình yêu sân khấu, cho dù những năm gần đây căn bệnh tim, suy thận đã không cho phép anh có đủ sức khỏe để thể hiện vai diễn mới.
    Một ưu điểm mà các bạn đồng nghiệp mỗi khi nhắc đến Minh Phụng đều khâm phục đó là tính hòa đồng, nhã nhặn của anh. NSND Huỳnh Nga đã kể trong đêm diễn: “Một lần, tôi thấy anh Minh Phụng nổi nóng, đó là lần anh bắt gặp một anh hề diễn tục trên sân khấu và đề nghị đoàn phải thay vai của anh hề đó. Đối với Minh Phụng, đã lên sân khấu là phải nghiêm túc, dù đó là một vai chọc cười cũng không được rời xa kịch bản, diễn cương, diễn ẩu. Sáng hôm đó anh đã thức dậy lúc 7 giờ để triệu tập anh em nghệ sĩ và tìm người thay vai anh hề đó. Câu chuyện này cho thấy Minh Phụng rất nghiêm khắc với nghề nghiệp của mình”.
    Thật vậy, trong hơn 50 chương trình Những cánh chim không mỏi do Ban Văn nghệ HTV tổ chức, chương trình của NSƯT Minh Phụng đã có một cảnh trí thật ấn tượng và sang trọng. Chính anh đã đề nghị anh em diễn viên phải hết sức chăm chút, cùng anh làm nên một bức tranh đẹp cho cải lương. Anh đã diễn xuất sắc các trích đoạn: Hàn Mặc Tử (diễn với Kiều Tiên và Hữu Tài, Bích Thủy), Lời ru - Mùa thu lá bay (với NSƯT Bạch Tuyết), Xin một lần yêu nhau (với Lệ Thủy), Trả lại tình xưa (với NSƯT Thanh Kim Huệ, Bảo Quốc, Phượng Hằng, Ngân Tâm). Tham gia chương trình còn có các nghệ sĩ: Thanh Tuấn, Trọng Hữu, Chí Hải, La Kính, Linh Hằng, Giang Bình...
    Nghệ sĩ Kiều Tiên, vợ của NSƯT Minh Phụng, tâm sự: “Những ngày nằm điều trị căn bệnh suy thận rồi dẫn đến hoại tử các ngón chân, anh thèm được đi hát, cứ nằm mơ thấy hát trễ tuồng. Đêm diễn cuối cùng anh được diễn là live show NSƯT Ngọc Đáng tổ chức tại rạp Hưng Đạo, đêm đó anh đau chân lắm, nhưng vẫn đến sân khấu hát trích đoạn Xin một lần yêu nhau”.
    Xin vĩnh biệt NSƯT Minh Phụng – người nghệ sĩ đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp sân khấu cải lương. Ở chốn vĩnh hằng, anh sẽ mỉm cười hạnh phúc vì công chúng không bao giờ quên anh.

    Thanh Hiệp

    CLVN

    Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 8 trang, bài viết từ 151 đến 180 trên tổng số 225 bài trong đề mục