(url) Tiểu Sử Việt Dương Nhân
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 49 bài trong đề mục
Viet duong nhan 10.06.2008 23:01:53 (permalink)
 
Việt Dương Nhân, một hồn thơ ''nở hoa'' trên cát bụi
 

Hồ Trường An

Tôi quen Việt Dương Nhân từ năm 1977, khi tôi vừa định cư trên đất Pháp và bắt đầu trở lại nghề viết lách cho tới nay. Thuở đó cô say mê đeo đuổi theo nghệ thuật ca kịch cải lương. Cô lấy nghệ danh là Quốc Hương hợp cùng các nam nữ nghệ sĩ : Hữu Phước, Dũng Thanh Lâm, Minh Đức, Chí Tâm, Hương Lan, Phương Thanh, Mỹ Hòa, Kiều Lệ Mai, Hà Mỹ Liên, Kim chi, Lệ Hoa, Tài Lương, Minh Tâm, Hùng Tiến, Ngọc Lưu v.v... cùng những nhạc sĩ cổ nhạc : Michel Mỹ, Minh Thanh, Mai Thanh Hùng, Duy Đức v.v... thành một lực lượng hùng hậu.
Bạn bè trong giới văn nghệ thường gọi cô là Caroline, là Tuyết Hiver. Hiver là họ của chồng, còn cô họ Nguyễn, cô thuộc vào hàng thứ bảy trong gia đình.
Năm 1977, Việt Dương Nhân chỉ vào tam tuần. Cô không đẹp, nhưng dung nhan cô có nhiều nét thật đậm đà mà người Âu thường ưa chuộng: màu da sáng mịn và hồng hào chói lọi, lưỡng quyền hơi cao tạo cho gương mặt nét duyên dáng mặn mà, đôi môi đầy đặn và rõ nét, hai hàm răng khá đều đặn, nước men răng trắng bóng. Đáng kể là đôi mắt và giọng nói của cô. Đôi mắt có cái nhìn nung nấu và nồng nhiệt, làm người đối diện cô nghĩ rằng, người có đôi mắt ấy lúc nào cũng sẵn sàng lao tới lý tưởng, với ước vọng đam mê của mình. Giọng nói của cô khàn khàn và đặc sánh mật ong, tỏa ra cái âm vang dịu muốt như nhung mềm ở chót đuôi.
Thuở đó, Việt Dương Nhân ăn mặc giản dị, tóc chấm bờ vai, ít đeo nữ trang và cô tô son phấn thật gượng nhẹ, thật phơn phớt. Giữa tôi và cô quen biết thoáng qua.
Mới ra hải ngoại, tôi chưa cầm bút viết văn, hãy còn lận đận với nghề làm báo hơn viết báo. Cho nên công việc tôi rất phức tạp, rất rộn ràng. Còn Việt Dương Nhân thì say mê với nghệ thuật trình diễn. Nhà cô là nơi lui tới của các nghệ sĩ sân khấu, cô bung ra khỏi nếp sống thường nhật của gia đình để lao vào các cuộc lưu diễn thập phần hào hứng ở nhiều địa danh trên đất Pháp.
Mười sáu năm qua. Tôi đã bỏ nghề viết báo và bỏ nghề làm báo từ lâu. Tôi thiên cư về vùng Champagne cư ngụ.
Tôi hầu như lạc mất tin tức của Việt Dương Nhân. Vậy mà năm 1990, cô bắt liên lạc với tôi, gởi cho tôi bản thảo thi tập ‘’Tứ Hướng Thăng Trầm’’ nhờ tôi cho ý kiến. Tôi nói với cô ‘’Tứ Hướng Thăng Trầm’’ sao mà nghe nho quá. Cô hỏi tôi, lời rất chân thật : Bây giờ đổi tên gi ? Tôi nói : thì ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’. Cô kể lại cuộc đời trong mười mấy năm qua, biết bao là bất hạnh xẩy tới cho cô. Từ năm 1997, tôi và cô có nhiều dịp gặp nhau. Cô không già, răng cô vẫn đều như mười mấy năm về trước, có điều nước men răng phai bớt ánh sắc trân châu. Nhưng vóc mình cô vẫn thon gọn, vẫn mềm mại như cành lệ liễu, vẫn dẻo dai như nhánh thùy dương. Cặp mắt cô buồn quá đỗi, nụ cười cô lúc nào cũng man mác bâng khuâng.
‘’Tứ Hướng Thăng Trầm’’ được đổi lại là ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ và được trình làng vào mùa thu năm 1998 (năm Mậu Dần).
Trước năm cô ra mắt sách, chúng tôi thường gặp nhau ở nhiều nơi dễ thông cảm nhau hơn, thân mật nhau hơn. Chúng tôi gặp nhau vào một buổi tối ở quán Cây Cau với các nhà báo Tin Tức, với học giả Võ Thu Tịnh, với họa sĩ Lê Tài Điển, với nhà thơ nữ Bích Xuân. Chúng tôi gặp nhau trong bữa ăn lễ Giáng Sinh tại quán Đào Viên với nhạc sĩ Xuân Vinh và ca sĩ Mỹ Hòa. Chúng tôi gặp nhau trong bữa tiệc đãi nhà văn nữ Trần Thị Nguyệt Hồng từ Việt Nam qua thăm. Hôm đó có Lê Tài Điển, có ông giám đốc nhà xuất bản An Tiêm, có nam ca sĩ Thanh Hùng, có cây sáo Đoàn Văn Linh, có nữ diễn ngâm Ngọc Xuân, có nhà nữ điêu khắc gia Đặng Vũ Anh Trần, và có nhà thơ nữ Bích Xuân.
Và trong hôm Việt Dương Nhân ra mắt sách, rất nhiều nhà văn nhà báo, các chính khách đến tham dự. Riêng các văn nghệ sĩ gồm có : học giả Võ Thu Tịnh, nhà báo Tô Vũ, chủ bút báo Nhân Bản Phạm Dương Đức Tùng, nhà báo Trần Trung Quân v.v... các nhà thơ: Hoàng Minh Tâm, Vân Hải, Xuân Nương, Bích Xuân, Hoàng Dương, Cao Xuân Tứ, Đỗ Bình, v.v...Nữ ca sĩ Ngọc Hải, đôi uyên ương nghệ sĩ Minh Đức, Kiều Lệ Mai, và danh đờn cổ nhạc Minh Thanh. Hôm đó tôi được ban tổ chức mời lên diễn đàn bày tỏ cảm nghĩ của mình. Tôi nói rất ít, nhưng cô rất hài lòng. Trước khi cầm máy vi âm, tôi tặng cô bảy bông hồng màu gạch non, bó hoa thì nhỏ, đóa hoa chỉ lớn bằng trái chanh làm tôi hơi áy náy, hơi bứt rứt khi nhìn bó hoa to mà một văn nghệ sĩ tặng cô trước đó. Hôm ra mắt sách, Việt Dương Nhân tha thướt trong chiếc áo dài tím đậm nổi những cụm hoa kim tuyến lóng lánh, khoác khăn san như cuộn sương mỏng ở ngoài.
Sau buổi ra mắt sách, Việt Dương Nhân còn gặp tôi trong hôm nhà thơ nữ Dư Thị Diễm Buồn từ Hoa Kỳ qua Paris trình làng thi tập ‘’Những Ngày Xưa Thân Ái’’ tại quán Cây Me. Hôm đó cô mặc Âu phục màu xanh lông chim anh vũ, khoác khăn sau, cô tô son màu hồng quế, đánh phấn màu hồng đào. Cô có dịp tâm sự với tôi nhiều hơn, mắt cô sáng ướt màn lệ mỏng. Cô uống rượu rất nhiều, hút thuốc liên miên. Đời cô buồn quá đỗi : Hôn nhân đổ vỡ. Bạn bè phản trắc. Một đứa con gái đang trong bệnh viện tâm thần. Đứa con trai yêu quý ở tận Hoa Kỳ. Người tình vì công việc làm ăn ở Lyon. Tối tối cô tìm cảnh quán khuya đèn muộn để uống rượu và tay châm điếu thuốc liên miên. Khi về tới nhà, cô loay hoay thao thức, có khi phải uống thuốc ngủ hoặc thuốc an thần.
Nhưng Việt Dương Nhân không già, không bệ rạc. Cô còn hai cái phao để nắm trong bể khổ chập chùng sóng cả nầy. Đó là niềm ngưỡng mộ ánh đạo vàng của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Và kế đó là niềm yêu mến thi ca và công việc sáng tác của mình.
Song song với thi tập ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’, bản thảo thi tập ‘’Cát Bụi’’ được gởi tới cổ Nguyệt Đường của tôi vào 10 tháng 7 năm 1998. Cô nhờ tôi viết cho tập thơ hai của cô một cái Bạt.
‘’Cát Bụi’’ là một thi tập phản ảnh ít nhiều cuộc đời lẫn tâm sự của tác giả Việt Dương Nhân. Một tập thơ buồn, nhưng tác giả không thả nổi, không buông xuôi vào cái buồn chủ bại. Đâu đây vẫn còn lóe sáng ánh lửa tim yêu :

Anh nào thấu lòng này !
Phải chăng em đang say ?
Rượu cạn rồi mấy chai ?
Cháy bao nhiêu điếu thuốc ?
Mà nỗi sầu chưa nguôi !
Trái tim trói buộc rồi
Chỉ hình bóng anh thôi.

(Trích trong bài ''Ước Gì Có Anh")

Hoặc :
Một chàng Quân Tử giữa đời
Phun châu nhã ngọc tuyệt vời dìu đưa
Màn đêm giờ đã dần thưa
Bình minh ló dạng, nắng trưa lại về

''Tình Tri Kỷ''

Tác giả đã mất tình yêu, mất người chồng đã bao năm từng sống mặn nồng với cô. Nhưng định mệnh không dồn cô vào tuyệt lộ, cô còn tìm được một mối tình mới để nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan. Đó là người đàn ông người Pháp rất ôn hòa, rất hào hiệp có thể làm bóng mát chở che cho cô.
Và Việt Dương Nhân vẫn còn tấm lòng yêu thương đối với Sài Gòn ngày cũ. Nơi đó dù là không phải nơi sinh quán của cô, nhưng là nơi cô từng sống hạnh phúc.
Đó là cõi thiên đường hạ giới mà cô luôn tâm niệm trở về :

Tim ta, em chẳng lu mờ
Sài Gòn thương nhớ, muôn đời mãi yêu
Ráng đợi ta nhé em yêu
Ngày về mình sẽ dặt dìu đường xưa.

''Yêu Mãi Sài Gòn''

Nhà thơ còn đã tìm thêm được lẽ sống khi chiêm ngưỡng ánh đạo vàng. Tôn giáo ở đây là điểm tựa tinh thần cho nhà thơ, một người đàn bà có trái tim mềm yếu và mẫn căm :

Ta đã chở thuyền sầu đầy ắp nập
Xác tâm nầy không còn chỗ nữa đâu
Lòng xoay chuyển, nguyện-cầu-an-nhân-thế
Dẹp sân si, tìm nhặt lấy Từ Bi

''Thuyền Sầu''

Lật từng trang giấy trong thi tập "Cát Bụi", các bạn đọc giả có thể tưởng tượng được chăng ở đầu thành phố Ivry-sur-Seine, giữa vùng xanh tươi có những cây bạch dương, cây ngô đồng, cây hạnh đào, cây nhược liễu, cây thanh tùng, và trong một căn lầu buồn bã có một người thiếu phụ ôm một mối sầu da diết. Nàng đi đi về về lủi thủi chiếc bóng. Có nhiều đêm nàng nhìn vầng trăng treo nghiêng trên ngọn soan đào, để mà nhớ quê hương, để mà sầu dĩ vãng. Nàng vừa nhâm nhi cốc rượu, vừa hút điếu thuốc này sang điếu thuốc khác để tìm ý thơ và vần thơ. Ngón tay mềm mại nàng gõ nhẹ trên máy vi toán, rồi sau đó những câu thơ hiện ra trên màn ảnh của máy, phản ảnh nguyên vẹn tâm trạng của nàng như dòng sông Seine trong vắt vào mùa xuân in bóng nguyên vẹn thành phố Ivry-sur-Seine. Thỉnh thoảng nàng đốt một nén nhang bạch đàn hoặc nén nhang trầm hương trên bàn Phật rồi chiêm ngưỡng nụ cười phản ảnh nguyên vẹn tâm Từ Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi mường tượng đến một cảnh giới giải thoát mọi trói buộc của phiền não mà trong kinh điển Phương Đẳng Đại Thừa thường nói tới. Đó là cuộc sống của nhà thơ nữ Việt Dương Nhân, cô bạn văn chương hào hiệp và sầu mộng của tôi.

Chúc cô ngoài tôn giáo, ngoài tấm lòng đùm bọc của người tình mới, sẽ tìm được ở nghệ thuật sáng tác thi ca một điểm tựa vững chắc của tinh thần.

Cổ Nguyệt Đường, chớm Xuân Kỷ Mão (1999)
Hồ Trường An


Nhà văn Hồ Trường An và Nhà báo Huỳnh Tâm (GòKén)
Paris 13 - mùa hè 2006
***

Tôn Vinh "Thơ"
Mến gởi đến những tâm hồn đồng điệu


Thơ là tiếng "kêu tụ" lòng người,
Nói lên những lúc lệ sầu rơi.
Thơ là vị thuốc thần an ủi,
Ve vuốt hồn ta lúc chán đời !

*
Thơ là nhật - nguyệt "Thường" soi
Cõi lòng chất đọng sự đời của ta.
Thơ là tiếng nói xót xa,
Nấc lên tự đáy lòng đà nát đau.

Thơ là bất luận giàu nghèo,
Đói no không bận, thoáng vèo bay qua.
Thơ là tay phóng bút ra,
Dệt vần thơ nhỏ thiết tha tặng đời.

Thơ là nhặt chữ, kết lời,
Vẽ tranh, đan thảm gởi người dấu yêu.
Thơ là cảnh đẹp những chiều…
Mây hồng, nắng tỏa mỹ miều hoàng hôn.

Thơ là tán tụng, vinh tôn :
Hiền nhân, những bậc "Anh Hùng" thế gian.
Thơ là dịu ngọt "Chàng, Nàng",
Dìu nhau qua đoạn lầm than khốn cùng.

Thơ là ngọn chỗi tâm hồn,
Quét đau thương sạch cõi lòng của ta.
Thơ là "Thuyền" rộng bao la,
Đưa tất cả, ai muốn qua biển sầu.

Thơ là muôn sắc, vạn màu,
Hiện trăm ngàn ảnh, ẩn bao nhiêu hình ?
Thơ là khối đọng chân tình,
Từ sâu thăm thẳm lòng mình vụt lên.

Thơ là liều thuốc thần-tiên,
Cứu người thoát cảnh ưu phiền khổ đau.
Tạ ơn "Thơ" biết là bao,
Đã lau dòng lệ tuôn trào bấy lâu.

Việt Dương Nhân
(Một góc trời Tự Do)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 16:10:28 bởi Viet duong nhan >
#31
    Viet duong nhan 11.06.2008 06:02:37 (permalink)
    Đọc tập truyện
    ''Gió Xoay Chiều''
    Của nhà văn Việt Dương Nhân
    Tô Vũ (Paris)

    "Gió xoay chiều" là tên một tập có nhiều truyện đã đăng rải rác trên các báo hải ngoại, Việt Dương Nhân gom lại thành một tập truyện lấy tựa là ‘’Gió Xoay Chiều.
    Vài năm trước, người viết đã có dịp đọc tập thơ ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ của nhà thơ Việt Dương Nhân xuất bàn và ra mắt tại Paris. Người viết đã tìm thấy những nét hay trong lời thơ, những nỗi lòng thầm kín của tác giả qua tựa đề biểu lộ phần nào quãng đời chìm nổi của tác giả.
    Những kinh nghiệm sống đó lại được nhà thơ, bây giờ là nhà văn Việt Dương Nhân, kể lại trong những đoản văn rải rác trong tập truyện. Mặc dầu tác giả đã thông cáo trước là những nhân vật và tình huống, cốt truyện đều là hư cấu, nhưng theo lời tác giả ‘’bật mí’’ thì không hoàn toàn là như thế, mà cũng có nhiều tình tiết đúng sự thật 100% của đời sống. Tôn trọng ý của tác giả, người viết để tùy người đọc tìm hiểu, khỏi làm mất cái ngạc nhiên cái thích thú khi đọc một truyện mới, một tập thơ lạ.
    Tựa đề ‘’gió xoay chiều’’ hứa hẹn những tình tiết gay cấn đã gợi chú ý tò mò cho người viết.
    Ca dao ta đã có câu ‘’Gió chiều nào theo chiều đó’’ và cũng có câu ‘’Có cứng mới đứng được đầu gió’’ hay là ‘’Vì dù cây cứng rễ bền, gió lay chẳng chuyển sấm rền nào rung’’ để nói lên hai thái độ tương phản trước một sự việc, một hiện tượng biến đổi.
    Tác giả, nhà văn Việt Dương Nhân đã dùng tựa đề ‘’Gió Xoay Chiều’’ trong chiều hướng nào ? Sự thật được phơi bày sau khi người đọc hết truyện, tác giả muốn nói đến sự xoay chiều giữa tình yêu của một cặp vợ chồng ‘’khi yêu thì trái ấu cũng tròn’’ mọi việc đều xí xái, đến khi hết yêu thì thò bộ mặt xấu xa, trắng trợn làm tiền, đến nỗi đứa con trai, bất mãn thay cho mẹ, phải cầm dao đâm chết người đàn ông bạc tình, đâm chết người bố dượng. Đây cũng chỉ là một thảm kịch, một án mạng đã có xẩy ra trong tình trường, nhưng cái đặc biệt của câu chuyện nằm ở đoạn kết, người mẹ đã nhận tội giết chồng, chấp nhận tù tội, hy sinh để bảo vệ tương lai cho đứa con. Câu chuyện đưa đến một kết luận đạo nghĩa mà trong tập thơ ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ tác giả đã nhiều lần bộc lộ đến sự tin tưởng vào đạo pháp nhiệm mầu. Cũng như trong truyện ngắn ‘’Xóa Hận Thù Riêng’’, một người đàn bà bị bạn cướp chồng, quyết định trả thù, nhưng đã được ánh sáng của đạo giáo cứu giúp để nhìn thấy con đường cởi mở của xóa bỏ hận thù, tha thứ cho kẻ đã làm tan nát hạnh phúc gia đình của mình, để tìm thấy một niềm thanh thản cho tâm hồn, một bình yên trong cõi sống.
    Những truyện ‘’Giọt Nắng Xuân’’, ‘’Kiếp Bơ Vơ’’, truyện xả hội trong nơi bùn lầy nước đọng, tả tình tả cảnh một số nhân vật như bà Thanh An, như bé Đỉnh được kết thúc trong tình nhân hậu với tấm lòng vàng, giống như những truyện cổ tích trong kho tàng văn hóa bình dân của nước ta như truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh v. v...
    Tác giả đã mở cho người viết những chân trời mới lạ, theo dõi những câu chuyện đặc biệt, thực hay hư cấu, có nhiều tình tiết khác biệt với quan niệm thông thường, những câu chuyện thoát thai từ những trường hợp đặc biệt của những nếp sống phóng khoáng, tự do hoan lạc.
    Đó cũng là những bức tranh sống động, sống thực, dẫn dắt người viết khám phá được những khía cạnh đặc biệt của hoàn cảnh riêng biệt.
    Người viết trân trọng giới thiệu và hy vọng được đọc những tập văn thơ khác của tác giả Việt Dương Nhân.

    Ba-Lê tháng 11 năm 2000
    Tô Vũ (Paris)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 16:16:19 bởi Viet duong nhan >
    #32
      Viet duong nhan 11.06.2008 06:09:18 (permalink)
      Một vài cảm nhận về tập truyện
      "Gió Xoay Chiều"
      của nhà văn Việt Dương Nhân

      Nguyễn Thanh Tùng


      Tôi không phải là một nhà văn, cũng chẳng phải là một nhà phê bình văn học. Tôi chỉ là một độc giả bình thường, tình cờ có trong tay tập truyện "Gió Xoay Chiều" của nhà văn Việt Dương Nhân, Nguyên Việt xuất bản, tình cờ đọc, để rồi chẳng thể tình cờ viết ra đây một vài cảm nhận của mình.
      Thoạt tiên, thấy cuốn sách có tựa đề "Gió Xoay Chiều", tôi cứ nghĩ đấy là một ấn phẩm chống đối hay đả kích một đảng phái chính trị nào, nên cũng hơi... rờn rợn. Tuy nhiên, liều đọc, rồi đọc riết, đọc mãi mà cũng chẳng thể tìm thấy trong hơn 200 trang sách một tiếng súng, một cuộc biểu tình nào... và rồi yên tâm nhìn nhận rằng, hẳn tác giả là một phụ nữ dung dị, bình thường như bao người phụ nữ Việt Nam khác, yêu chuộng sự yên bình, yêu từng con phố, từng lũy tre, bờ xóm... để thở cái phào, tự thưởng cho mình một tách trà hương sen Sơn Tuyết.
      Cái cảm nhận đầu tiên là cuốn sách rất bình dị. Hay chính xác và đầy đủ hơn là một lối văn phong giản dị, cốt truyện giản dị, tình huống giản dị... Chắc chẳng thế nào tìm được ở đó những mỹ từ, những câu văn bóng bẩy, màu sắc, những triết lý văn học, triết lý xã hội cụ thể nào... Tất cả diễn ra rất nhẹ nhàng, đời thường, như những gì ta vẫn thấy, vẫn nghe hàng ngày mà ta không biết. Cộng với các cốt truyện kết thúc có hậu khiến người đọc cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng khi đọc xong cuốn sách.
      Ta gặp ở đó những tình huống sinh hoạt đời thường, mà theo kinh nghiệm của mình, tác giả đã dàn trải hoặc cô đọng lại những từng câu truyện, để tạo nên một bức tranh sống động, đa dạng phong phú về màu sắc riêng của mình.

      Vài chục nhân vật trong 13 chuyện nhỏ, vậy thôi mà có ở biết bao nhiêu tình huống ly kỳ, hấp dẫn... khiến khi đọc xong rồi, ai cũng cảm thấy rằng... hình như có mình trong đó. Đấy là thành công lớn nhất của cuốn sách và cũng là thành công của tác giả.
      Một đặc điểm khá riêng biệt và nổi bật của tập truyện là lời đối thoại nhiều, thậm chí rất nhiều. Điều này cũng làm cho các tình huống dường như thật hơn, đời hơn... và cũng chính vì thế mà sống động, hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc, đọc liền một mạch hết chuyện này sang chuyện khác mà cứ tưởng như chính đang xẩy ra trong xã hội ngoài đời.
      Các câu chuyện không giống nhau, có những truyện kết thúc lửng lơ, để rồi cứ tưởng vẫn như đang tiếp diễn, để rồi cứ thấy ngẩn ngơ, tự suy đoán, tự ngẫm nghĩ, tự chiêm nghiệm... Với tôi, thế là một cái tài.
      Một lời chê ư ? Có lẽ xin được nhường cho các nhà phê bình văn học. Nhưng chẳng lẽ cứ thật khen mãi thì ai đó lại cho là chỉ được cái "bốc thơm". Thôi thì... đành phải tìm một cái gì đó vậy. Nếu lời chê này không khéo, không đúng thì cũng xin tác giả và các nhà văn coi đó chỉ là một sự nghịch ngợm bồng bột của một tên trẻ con láo toét, biết gì đâu mà chê với trách, mà dành cho hai chữ "Đại Xá".
      Tôi rất yêu cải lương, yêu vì cái làn điệu đặc sắc, vì những lời ca mùi mẫn rất không giống với bất cứ làn điệu dân ca nào. Nhưng tôi cũng không thích lắm khi xem các vở cải lương, vì thấy ở đó có cái gì như được sắp đặt sẵn, (có lẽ là do tôi còn chưa am tường về loại hình nghệ thuật này lắm). Thì đấy, ở một vài bố cục trong tập truyện tôi cũng thấy từa tựa như một kịch bản cải lương vậy.
      Nhưng dù sao đây cũng là một cuốn sách đáng đọc, phù hợp với tất cả mọi người, một ấn phẩm văn học đáng được trân trọng.
      Cuối cùng, xin kính chúc nhà văn Việt Dương Nhân dồi dào sức khỏe, tràn trề sức viết để chúng ta sẽ lại được đọc những tác phẩm hay và mới của Bà.

      Ba-Lê, tháng 7 năm 2001
      Nguyễn Thanh Tùng
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2008 06:16:37 bởi Viet duong nhan >
      #33
        Viet duong nhan 11.06.2008 16:30:01 (permalink)

        Nhạc sĩ Trịnh Hưng
        Mến tặng Nữ Sĩ Việt Dương Nhân với tất cả tấm lòng quý mến.

        Đôi Dòng Mến Tặng Thi Nhân

        Việt Dương Nhân hỡi ! Việt Dương Nhân ơi !
        Bốn Phương Chìm Nổi, đã ra đời.
        Vườn bông Thi tứ thêm hoa quý.
        Tao nhân mặc khách đón mừng vui.

        Việt Dương Nhân hỡi ! Việt Dương Nhân ơi !
        Giấc mộng Thi Nhân đã đạt rồi
        Bao năm ấp ủ, và thai nghén
        Thi phẩm ra đời trọn niềm vui.

        Bốn Phương Chìm Nổi, với phong ba
        Chẳng còn lại chi để thiết tha.
        Giờ đây chỉ còn niềm vui thú.
        Là thú Văn Thơ đón tuổi già.

        Việt Dương Nhân hỡi ! Việt Dương Nhân ơi !
        Thi phẩm đầu tay, thật tuyệt vời.
        Cảm hứng nên viết lời thơ tặng
        Để người Nữ Sĩ được thêm vui.

        (Lyon, 05-11-1998)
        #34
          Viet duong nhan 11.06.2008 16:32:59 (permalink)
          Đọc
          Bốn Phương Chìm Nổi
          Của thi sĩ
          Việt Dương Nhân
          Nguyễn Xuân Túy

          Cách đây đúng một tuần lễ, tôi được hân hạnh nói chuyện nhiều với Việt Dương Nhân, trong một nhà hàng ở ngoại ô Paris. Một sự tình cờ xui khiến Việt Dương Nhân và tôi ngồi đối diện, từ 22 giờ đến quá nửa đêm. Đến lúc nhà hàng đóng cửa, thì chúng tôi cùng mọi người thực khách đứng dậy ra về, Cũng ngày hôm ấy V.D.Nhân có nhã ý yêu cầu tôi lên diễn đàn phát biểu ý-kiến về tập thơ "Bốn Phương Chìm Nổi" sẽ ra mắt ngày 25-10-1998 và tôi... đã nhận lời, không hiểu vì sao, mặc dầu không có thói quen bình thơ.
          Hôm ấy, trong nhà hàng, đối diện với Thi-Nhân, tôi nghe Việt Dương Nhân nói chuyện sang sảng. Thỉnh thoảng lại ngừng, nhắ một hớp rượu, châm một điếu thuốc rồi lại tiếp tục. Chúng tôi nói chuyện say sưa, hay nói đúng hơn là tôi nghe chuyện V.D.Nhân say sưa, mặc dầu không say. Đề tài thi thú thực là quay quanh những đề tài mà tác giả đã viết trong lời tựa, vẫn không thoát ra khỏi, tức là : Quê hương, Thân phận, và Đạo, chỉ thiếu tình yêu là không đề cập tới. Có điều là những đề tài riêng biệt, không hề đá động gì đến thơ cả.
          Trong không gian đầy khói thuốc, nói chuyện đôi lúc phải gào lên : chung quanh tiếng cười, tiếng nhạc rất ồn ào, nhưng vẫn không quấy rầy chúng tôi vì cả, thực tình thì đây cũng tiêu biểu cho bối cảnh chung của Việt-Kiều Hải-Ngoại, cũng như cuộc sống tha hương của nhiều người, lúc nào cũng quay cuồng bận rộn. Cứ như thế là thắm thoát hai, ba giờ trôi qua. Lúc sắp về thì Việt Dương Nhân có tặng tôi hai tập thơ : "Bốn Phương Chìm Nổi", "Cát Bụi" và một cuốn băng thơ của V.D.Nh., do Ngọc Xuân ngâm và Đoàn Văn Linh đệm sáo cùng đàn bầu.
          Sau đó, trong tuần qua tôi đã đọc nhiều lần "Bốn Phương Chìm Nổi" của V.D.N., cùng nghe giọng ngâm rất khả ái và điêu luyện của Ngọc Xuân cùng tiếng sáo tiếng đàn trữ tình của Đoàn Văn Linh. Phải nói là có một sự cộng-hưởng rõ ràng giữa 3 nghệ sĩ nầy khiến người nghe rất thích thú. Cuốn băng làm theo thủ công, nhưng nghe lại có phần thấm hơn nhiều cuốn băng phát hành trên thị trường.
          Trở về với "Bốn Phương Chìm Nổi" của V.D.N. thì tôi thấy thơ và người giống nhau : không khách-sáo bóng-bẩy, nhưng đầy ý-tứ, đầy cá-tính, rất linh-động. Có những bài thơ buồn, rất buồn nhưng người đọc vẫn thấy VDN đã vượt cao trên những nỗi buồn đó, phải chăng bằng những thanh thản của người đã thấu triệt đạo lý, đã biết ‘Bình tâm’ ‘Xả tâm’ hay có một niềm tin vững chắc với căn bản trên "Chân Lý" quảng đại ?
          Bằng cớ cụ thể nhất là người yêu thơ, ngay trong những bài thơ có vẻ buồn hay mềm yếu, vẫn thấy tác giả nắm thơ rất vững, cũng như nghệ thuật dùng chữ rất độc đáo, điêu luyện. Hôm ấy, lúc chia tay Thi Nhân, sau khi đề cập đến bao nhiêu Chìm Nổi trong cuộc sống tha hương, chủ quan có, khách quan có, mà tôi vẫn thấy không có một luống tình cảm hay ý-nghĩ tiêu-cực nào cả.
          Tôi rất thích những bài thơ thể lục bát của VDN với kỹ thuật rất vững, mặc dầu thể thơ nầy sử dụng rất khó mà trước đây Nguyễn Du qua tác phẩm Kiều là một thành công hiếm có.
          Nếu ví "Bốn Phương Chìm Nổi" như một vườn hoa đẹp, nếu cho phép người xem hoa lựa chọn một bông hoa thì tôi chỉ xin giới thiệu độc giả bông hoa tôi thích nhất có tựa đề là : "Nhạt Nhòa", cũng theo thể thơ lục bát ; Hai câu cuối tả nỗi buồn của một cô gái giang-hồ giữa rừng khuya với ánh mắt buồn u-uất :

          Mắt như vướng vướng lo rầu
          Rừng khuya đêm vắng biết đâu nẻo về...

          ‘Lo rầu’ cũng như ánh mắt của người tha hương. Cánh Mai mỏng manh lo-âu không hẳn vì sợ không kiếm ra phương-tiện về nhà giữa rừng khuya, nhưng lo-rầu vì không thấy nẻo đường về. Không thấy nẻo đường về với đời sống đầm-ấm. ‘Mắt như vương vướng lo rầu’ cũng như tâm trạng của người tha hương chưa thấy đường về mái nhà xưa, đường về mảnh đất quê-hương thân yêu thanh-bình như còn xa vời quá !
          Bài thơ hay và buồn. Nhưng VDN không thả hồn theo nỗi buồn nầy. Xin giới thiệu bài thơ đầy ý-chí, đầy tin-tưởng đáp lại những nỗi lo-âu trên tựa là :
           
           "Đưa Nhau về Năm 2000"

          Cũng để kết luận, tôi xin mường tượng giọng nói sang sảng của Việt Dương Nhân qua bài nầy :

          Hồn thiêng sông núi ba miền
          Reo vui đón nhận Nhân-Quyền Tự-Do

          Hoặc là :

          Nhân-Quyền Dân-Chủ Anh-Minh
          Tự-Do Bình-Đẳng dầy tình Việt-Nam.

          Tái bút :
          Bài viết phỏng theo phát biểu chiều 25-10-1998
          Antony, 04 Novembre. 1998
          Nguyễn Xuân Túy
          #35
            Viet duong nhan 11.06.2008 16:35:27 (permalink)
            Cảm nghĩ của tuổi trẻ
            Thi tập
            Bốn Phương Chìm Nổi
            của
            Thi sĩ Việt Dương Nhân
            Hoàng Minh
             
            Thật là một hân hạnh cho em được chị Tuyết mời lên đây để phát biểu cảm nghĩ về tập thơ của chị. Thật ra, ngay chính bản thân em cũng chưa làm được một bài thơ nào mà nay lại đứng đây để nói về "thơ" thì cũng hơi ngại.
            Tuy vậy, vì thơ của chị Việt Dương Nhân đọc dễ hiểu và khi đọc nó trực diện thẳng vào hồn của tác giả nên cũng cảm nhận được thơ chị viết dành cho mọi giới cũng như những thể thơ cho quê hương, tình yêu, cuộc đời và đạo.
            Cho quê hương, chị đã tha thiết muốn "Về lại đất Mẹ" về để ca ngợi một "Mẹ Việt Nam" một "Việt Nam Mẫu Quốc" và chị đã không ngừng hy vọng sẽ cùng "Đưa nhau về năm 2000" (mà quý vị sẽ thấy được trong "Bốn Phương Chìm Nổi" trang 89).
            Nhưng trong tình yêu, chị, đã đi cùng với thân phận mà chỉ mình "Ta với Ta" nhìn "Cảnh Đời" để "Đêm Nay" để "Tìm Quên" chị đã mượn "canh bài chén bạc để tìm quên hình bóng kẻ ta yêu".
            Thật là mt "Trắc Trở" "Hẩm Hiu" "Buông Giọt Tình" và ngậm đắng nuốt cay một "Nỗi Buồn Sâu Thẳm".
            Nhưng chị đã chấp nhận nó. Chấp nhận nó để "Trả Lại Cho Đời" tất cả chuyện sầu âu mà chị đã nhìn thấy "Tất cả là ảo vọng" (và dĩ nhiên quý vị cũng sẽ nhìn thấy chung với chị trong "Bốn Phương Chìm Nổi" trang 61).
            Song song chị cũng tha thiết "Tặng Đời" "Một nén hương Tâm" để cùng chia "chút tài, chút của và chút công" cũng chỉ để cầu mong đánh đổi lại chút tình cư xử giữa người và người.
            Chị, một Tuyết-Caroline hay mõt Việt Dương Nhân cũng vậy. Đã thấm thía trên "Bốn Phương Chìm Nổi" và chị cũng đã biết được thân phận con người cuối cùng cũng là "Cát Bụi" chị đã "Xả và Bình Tâm" để "Trên Đường Quy Phật" chị cố gắng "Sông sâu biển rng bao la, cố tâm bơi lội cố qua bến bờ" mà chúng ta đã nhìn thấy tâm chị qua tập thơ. Chị muốn "Đáo Bỉ Ngạn" mà trong Đại Thừa Phật Giáo chị đã tìm thấy.
            Trước khi dứt lời, mong chị nhận nơi em, tự đây, lời chúc thành kính nhất, chị sẽ mãi mãi thành công trên bước đường chị đã chọn.

             

            Hoàng Minh tạ bút
            Paris, 25 tháng 10 năm 1998



            #36
              Viet duong nhan 11.06.2008 16:40:28 (permalink)

              Nhà Văn Tô Vũ
              Giới thiệu tập thơ
              "Bốn Phương Chìm Nổi"
              Của thi sĩ
              Việt Dương Nhân

              Dịp trình làng một tác phẩm đầu tay, là một dịp vui mừng hiếm có cho một tác giả. Ngày ra mắt là một ngày vui trọng đại đánh dấu son đậm trong cuộc đời cầm bút, ghi khắc trong trí óc những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, những cả giác không bao giờ xóa nhòa.
              Thật vậy, ngày ra mắt tác phẩm là cụ thể hóa bao tâm tư suy nghĩ, cụ thể hóa bao cảm giác, bao cảm xúc tâm hồn đã tạo lên trong lúc hình thành tập thơ tập truyện, bao thời giờ khó nhọc, vất vả, mê say không kể ngày đêm, có khi quên ăn, bỏ ngủ để kết thúc bài viết trong điều kiện mong ước.
              Thụ thai một đứa con tinh thần không có thời gian nhất định, có thể là vài tháng, có thể vài năm, có thể là vài chục năm nhất là sáng tác tùy hứng không bị điều kiện nào dàng buộc. Tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi của thi sĩ Việt Dương Nhân là một thí dụ điển hình. Bài Về Đất Mẹ đã ghi sáng tác năm 1976, và liên tiếp những năm sau 76, những năm 80, những năm 90 đều có những bài sáng tác, gần nhất là trong năm nay, năm 1998, như thế chứng tỏ tập thơ này đã có 22 tuổi đời kể từ bài đầu. Ngoài tinh thần và nhịp sáng tác của tác giả, phải nói đến những điều kiện cụ thể để in ra tập thơ, tập truyện, mà không phải ai cũng có đủ. Mt tác giả chưa có tiếng tăm trên văn đàn, không thể tìm thấy mt nhà xuất bản nhận in tác phẩm của mình, vì vấn đề lợi tức của họ, đừng nói đến món thơ là món khó tiêu thụ. Vì vậy nhiều tác phẩm đã phải do chính tác giả bỏ tiền ra in để tự mình phát hành lấy. Do đó cái cơ may của mt tác phẩm được trình làng rất hiếm hoi, vì còn tùy thuc điều kiện sáng tác, nhất là tùy thuộc điều kiện xuất bản.
              Tựa đề Bốn Phương Chìm Nổi đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của tập thơ. Người đọc lúc cầm đến tập thơ đã có một quan niệm tổng quát về nội dung. Tựa đề đã cho thấy ngay tâm sự của tác giả, và đã phóng đoán ngay được cuộc đời của tác giả, hẳn phải đã sống nhiều, gặp nhiều gian truân, gặp nhiều cảnh ngộ sóng gió ngang trái, hẳn phải có những thăng trầm, hẳn phải có nhiều nghịch cảnh để lại những vết hằn trên tâm hồn.
              Giỡ tập thơ, đọc bài "Ngỏ" ở trang đầu, nhà thơ đã cho biết ngay những động cơ nào đã thúc đẩy sáng tác cả trăm bài thơ từ lâu, và cũng đã cho biết tập thơ của thi sĩ quay quanh bốn đề tài :

               
              Quê hương, Thân phận, Tình yêu và Đạo Lý.

              Hãy lướt qua từng bài, để tìm hiểu tác phẩm và tác giả :
              Đề tài thứ nhứt : Quê Hương
              Tác giả đã sáng tác gần mười bài nói lên tình yêu quê hương tha thiết, mối sầu vong quốc, nỗi nhớ Tổ quốc, nhớ ngọn cờ vàng ba sọc đỏ biểu hiệu cho quê hương mà tác giả hy vọng một ngày gần đây chính tay sẽ cắm lên nóc chợ Sài-Gòn, cũng như hy vọng :


              Mấy mươi năm tạm quê người,
              Năm hai ngàn đến, nụ cười đoàn viên
              Hồn thiêng sông núi ba miền,
              Reo vui đón nhận Nhân Quyền Tự Do.

              (Trích bài "Đưa Nhau Về Năm 2000")

              Đề tài thứ hai và thứ ba : Thân Phận và Tình yêu. Hai đề tài nầy rất phong phú, khai triển khoảng ba chục bài.
              Nói đến thân phận tác giả viết :

              Con biết thân con phận lạc loài,
              Cam đành chấp nhận số mà thôi
              Bốn phương chìm nổi như mây khói,
              Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi...
              ...Đời con như thuyền trong cơn sóng,
              Vùi dập tơi bời giữa biển đông
              (Trích bài Bốn Phương Chìm Nổi)

              Vì đâu mà gây những cảnh đau thương ?
              1) Vì tình yêu  *  Bài Mong Đợi...

              Yêu làm chi ? Yêu để mà làm gì ?
              Thôi thì nhận. Vì yêu đành phải khổ...
              Giây phút yêu là hạnh phúc trắng trong
              Dầu ôm khổ cũng bằng lòng mong đợi.

              *  Bài Yêu Triền Miên
              (Đồng sáng tác với Nguyễn Thành Hoàng và Lý Dặm Trường)

              Tôi muốn thôi yêu, thôi nhớ, thôi... thương
              Thôi... những đêm thao thức suốt canh trường
              Đời ! Tiền đã bạc, sao tình cũng bạc ?
              Mà tim yêu muôn thuở vẫn chưa ngừng.

              2) Vì Tình thương đồng loại * Bài Đốt Nén Hương Tâm

              Làm sao có thể ung dung ngồi an hưởng
              Khi giữa đời còn vướng quá đau thương
              Đốt nén hương tâm, xin khấn nguyện với lòng
              Giúp kẻ té, không trông tìm lợi lộc.

              *  Bài Bố Thí :
                 
              Ai ơi ! hãy xót xa đời,
              Cơm no áo ấm của Trời cho ta
              Có dư bố thí gọi là :
              Như giao thượng Đế cất mà mất đâu.

              Đề tài thứ tư : Đạo giáo

              Sẵn có tâm Bồ Đề thương người hoạn nạn nghèo nàn, với tâm trạng yếm thế, buồn vì số phận, buồn vì tình ái long đong, thi sĩ
              đã đến với tôn giáo để tìm con đường thanh thản bình yên trong tâm hồn trí não.

              *  Bài Trên Đường Quy Phật :

              Trên đường Quy Phật chập chùng,
              Đèo cao núi thẳm ráng cùng vượt qua
              Sông sâu biển rng bao la,
              Quyết tâm bơi lội cố qua bến bờ

              *  Bài Hứng Giọt Mưa Kinh:

              Bấy lâu hứng giọt mưa Kinh
              Lau chùi cát bụi bám linh hồn nầy
              Bây giờ tâm được như vầy
              Nhờ mưa Kinh rửa những ngày tháng qua

              Kết luận

              Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, tôi xin
              trân trọng gửi đến thi sĩ Việt Dương Nhân hai lời mừng :

              *  Lời mừng thứ nhứt : thi sĩ đã thực hiện được giấc mơ :

              Yêu thơ tôi tập làm thơ,
              Mơ thành thi sĩ làm thơ tặng người
                
              (Bài yêu Thơ)

              Lời mừng thứ hai : qua tôn, giáo thi sĩ đã tìm
              thấy yên ổn tâm hồn, lấy lại được bình tĩnh và
              yên vui trong tâm trí :

              Bao đêm khấn nguyện Di Đà,
              Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
              Tà ma nay đã lìa xa,
              Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.

              (bài Khấn Nguyện)

              Ba Lê ngày 25 tháng 10 năm 1998
              Tô Vũ (Paris)
              #37
                Viet duong nhan 11.06.2008 16:46:36 (permalink)
                Thư Gửi Thiên Kim
                Nguyễn Thị Vinh
                Thay Lời Bạt
                Tập truyện
                "Đàn Chim Việt"

                của
                Việt Dương Nhân

                *


                Thiên Kim thân mến,

                Đọc bản thảo Đàn Chim Việt của mẹ cháu, nhà văn Việt Dương Nhân, hầu như cốt truyện nào cũng mang hình bóng ít nhất một người làm thơ, dăm ba người ngâm thơ hoặc nhiều người thích thơ; truyện nào của mẹ cháu, nói cho cùng rồi cũng hướng tới một chất thơ, mà tôi tạm gọi là thơ của đời sống, nằm ở ngoài mọi chữ nghĩa: Mong sao con người được tôn trọng và cùng sống tử tế với nhau, dù ở quê nhà hay quê người. Nhưng chính Thiên Kim, một đôi cánh trong đàn chim Việt, đã giúp mẹ cháu viết nên một bài thơ xuôi, mang tên Mây Vẫn Còn Bay, khiến người đọc như tôi hết sức bồi hồi. Cảm động trước một tình mẫu tử vừa thiêng liêng, vừa cao đẹp. Nơi mà người mẹ bị cuốn hút vào trăm công ngàn việc của cuộc sống tỵ nạn, thể nhập và đấu tranh; có việc cần phải làm gấp, có việc nên làm và có việc chưa cần lắm, để cuối cùng mang trong lòng một niềm ân hận khôn nguôi: "Con mình đã mất tiếng Việt!". Dường như mẹ cháu, nhà văn Việt Dương Nhân, chỉ mới tiếc cho năm mươi phần trăm gốc Việt nơi Thiên Kim mà bà đau lòng như vậy; nói chi các bậc cha mẹ khi thấy con mình, Việt ròng mà mất gốc, thì sự áy náy hẳn sẽ vô cùng mạnh mẽ hơn? Con cháu, của những người Việt nặng lòng với quê hương, bản quán, mà lại không ăn một món ăn Việt nào, không nói được tiếng Việt, không viết được chữ Việt, nếu học cao bất quá họ trở thành các chuyên viên, các nhà trí thức Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Na Uy... gốc Việt; trong khi các bậc sinh thành ao ước họ trở thành các nhà trí thức, các chuyên viên Việt Nam ở nơi đất khách. Những cuộc rời làng, xa nước nào mà không có sự hy sinh, mất mát? Có những thứ mất đi, của đời làm cha mẹ, để đổi lấy sự tự do, no ấm và học hành cho chính mình và trên hết là cho con cháu. Nhưng mất luôn cả "tâm hồn Việt" thì mục đích ban đầu "vì tương lai của thế hệ sau" cuối cùng sẽ chỉ là niềm tiếc hận mãi?
                Thiên Kim thân mến, cháu và những ai như cháu, tìm về tiếng Việt là tìm về với người Việt, trong đó có mẹ cháu, là tìm về nước Việt, nơi cháu đã được sinh ra, nơi mà dòng sữa của mẹ cháu có cả mùi gạo hẩm, cơm ôi, lẫn mùi thơm của gạo Tám Thơm, Nanh Chồn, Nàng Hương; nghĩa là có cả đau khổ lẫn hạnh phúc.
                Cảm ơn cháu, Thiên Kim ạ, tâm hồn cháu như phù sa sông Cửu, đã bồi thêm đất hạnh phúc cho mẹ, cho nhiều người khác, trong đó có tôi; với hành trình ngôn ngữ Việt, của cháu từ năm lên sáu, đứt quãng rồi nối tiếp không dễ dàng, tới năm ba mươi tư tuổi, giả dụ chỉ với một câu: "Con thương má nhiều lắm!!", bằng chữ Việt nguệch ngoạc của cháu, cũng đã là một câu thơ; và với tôi, nó trở thành bài thơ vì hai cái chấm than (!!).
                Tôi, may mắn thay, đã được đọc vài bài thơ cháu viết bằng Pháp văn, trôi chảy và trong sáng, hàm chứa một Tấm Lòng yêu con người và cuộc sống. Mấy bài thơ đó hay, nhưng chưa làm tôi xúc động bằng những câu của Thiên Kim, một người con chúc mẹ năm mới sức khỏe, may mắn và hạnh phúc. Lời chúc, nghĩ cho cùng, chính là tên gọi khác của ước mơ. Mơ ước đẹp của Thiên Kim, mà cô giáo Phương Khanh đã ghi lại: ''Em hỏi Kim học tiếng Việt để làm gì? Kim trả lời, học chữ Việt để đọc sách của chị và muốn biết những gì chị viết...''. Cảm ơn những thầy cô giáo tiếng Việt ở nơi đất khách, mất bao thời giờ, công sức đôi khi cả tiền bạc riêng tư, chỉ để nhận lại một niềm vui toát ra từ những trang vở học trò: "Hãy nói và viết tiếng Việt như ăn Phở, như ăn Chả Giò, tự nhiên như tình yêu của người Mẹ Việt giành cho mình". Nhiều người nước ngoài còn đi học nói và viết tiếng Việt. Cao hơn nữa, họ còn dịch sách Việt qua ngoại văn, chuyển Truyện Kiều sang Đức ngữ, Anh, Pháp văn; có người còn vào Thư viện Quốc Gia Pháp để tìm cho ra những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chưa in thành sách; có là người Việt hay không, chưa hẳn đã tùy thuộc vào việc nói sõi tiếng Việt và viết rành chữ Việt! Là hay không là, người Việt, ở chỗ có tìm về tiếng Mẹ Đẻ hay không. Không gần gũi với Tiếng Mẹ Đẻ thì dễ dàng xa cách với Tình Mẹ? Không nhất thiết đều là như vậy... Nhưng chắc chắn, theo những gì tôi thấy được ở cuộc sống, sẽ không có một tình Yêu Nước gắn bó và nồng nàn!
                Thiên Kim thân mến, trong các bài thơ của cháu mà tôi được đọc, nhiều, rất nhiều câu hay, bởi "văn hóa là sự hợp tác", như:


                "...Nous nous aimons
                C'est la seule loi
                A laquelle nous obéissons
                Et nous sommes libres
                De notre choix
                Toi et moi,
                Unis pour la vie!.."
                (Trích "Je t'ai attrapé" của Kim Agnès Hiver.)


                Tôi đã tạm thoát dịch, theo cảm nhận, được gói tròn như sau:


                Nguyện theo một luật Thương Yêu
                Đời ta hòa hợp với nhiều tự do
                .


                Thiên Kim thân mến, lẽ ra tôi phải viết một bài Bạt cho cuốn sách Đàn Chim Việt này về tác phẩm hoặc tác giả, theo đúng nghĩa một bài viết ở sau mỗi cuốn sách, nhưng chính mẹ cháu đã tự viết Bạt rồi, qua bài Mây Vẫn Còn Bay, người đọc đã thấy ở nơi mẹ cháu một tình thương nước, xót người đầy nỗi đau khổ: "Mình làm mẹ mà con mình không biết nói được tiếng của mình. Thật là đáng trách!'' và với niềm hạnh phúc: ''Không, không. Con không quên đâu Má ơi!". Không quên là có nhớ, nhớ đến lời ru, tiếng nựng của mẹ khi mình còn thơ ấu, nhớ đến giọng nhắc nhở, la rầy của mẹ khi mình lớn lên cùng với nhiều sai sót vô tình hoặc cố ý. Thế nên, cách yêu mẹ hay nhất là yêu Tiếng Mẹ Đẻ, có thể Thiên Kim và ai đó chưa chia sẻ với tôi về cách nói trên, tôi vẫn xin cảm ơn tất cả, mà trước hết là cảm ơn "Ngàn Vàng", Thiên Kim Agnès Hiver !

                Nguyễn Thị Vinh (Tự Lực Văn Đoàn)
                Na Uy Oslo, mùa Tuyết, tháng 1, năm 2004.


                #38
                  Viet duong nhan 14.06.2008 06:26:15 (permalink)
                  Cảm thơ Việt Dương Nhân
                   
                  1) Xem bản thảo, tập thơ Cát Bụi,
                  Việt Dương Nhân, cặm cụi viết lên.
                  Lâm-ly tự-sự rủi hên,
                  Hùng-hồn biện-luận vui phiền tự tâm.
                   
                  2) Chữ nghĩa chọn thanh âm nhạc điệu,
                  Ý tứ sâu, chất liệu nên thơ,
                  Thân gồm tứ đại thành mơ,
                  Tình trong đau khổ, Đạo cơ an-bình.
                   
                  3) Dùng thi phẩm chúc lành nhân thế,
                  Cảm tạ riêng, văn vẻ lời chân...
                  Từ đầu đến cuối cảo thơm,
                  Thú say đọc lại vẫn còn mến ưa...
                   
                  Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh 1999
                  #39
                    Viet duong nhan 16.06.2008 09:18:37 (permalink)
                    Xem Video bấm đây >>  Bốn Phương Chìm Nổi
                     [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/upfiles/4536/39E50DBF1A114A2FBC2687718A51A486.jpg[/image]
                     
                    Diễn Ngâm : Uyên Phương Minh Nguyệt

                    Bốn Phương Chìm Nổi
                    Kính dâng Thầy Thích Minh T.


                    Con biết thân con phận lạc loài
                    Cam đành chấp nhận số mà thôi
                    Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
                    Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.

                    Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
                    Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
                    Đời con như thuyền trong cơn sóng
                    Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

                    Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
                    Nay còn chút tâm tình ước mong:
                    Sao cho tất cả đều được phước
                    Trải một kiếp người TÂM trắng trong.


                    (Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.06.2008 09:23:32 bởi Viet duong nhan >
                    #40
                      Viet duong nhan 17.06.2008 06:56:06 (permalink)
                       
                      (Trình bày LeThy44 TVTC)
                       

                      Phần 1
                      Phần 2

                      Thanh Vinh, kỹ sư điện tử, khoảng ba mươi tuổi. Hơn hai năm nay được chi nhánh hãng ''IBM'' mướn và giao cho chức vụ Giám đốc tại Quận-Cam Californie (Hoa Kỳ). Trong dịp nghỉ hè về Paris thăm cha mẹ. Thanh Vinh để ý và làm quen nữ chiêu đãi viên hàng không trên chuyến bay hãng Air-France từ Los-Angeles về Paris.
                      Nguyệt Thủy, cô gái mang hai dòng máu Việt-Mỹ, ba mươi hai tuổi.. Theo mẹ là Nguyệt Hạ hồi hương về Pháp cuối năm 1975. Nguyệt Thủy được mẹ lo cho ăn học và trở thành nữ chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp và khả ái. Tuy đã trên ba mươi tuổi mà vẫn còn độc thân. Vì phải lo cho bà mẹ bị nghiện rượu mấy năm nay, tối ngày mẹ cô cứ say sưa, không ăn mà chỉ có uống rượu thôi. Thân xác suy mòn, tiều tụy, sắc hương chẳng còn chút gì tồn tại. Tuy Nguyệt Thủy rất khổ tâm, nhưng bổn phận làm con phải tròn chữ hiếu.

                      Từ khi lên ngồi trên máy bay, Thanh Vinh cứ ngắm nhìn và để ý Nguyệt Thủy, khi thấy cách cô đối đãi và chăm sóc hành khách. Cậu nghĩ : " Cô đầm này dáng điệu dịu dàng, nhỏ nhẹ, chắc có máu Á-Châu ? Vậy đợi cổ đi đến gần, mình hỏi tiếng Việt thử coi !"
                      Nguyệt Thủy nãy giờ cũng để ý Thanh Vinh, cô đẩy chầm chậm xe nước đến gần Thanh Vinh. Không bỏ lỡ cơ hội, cậu đưa mắt nhìn lên hỏi :
                      - Xin lỗi cô nói tiếng Việt được không ?
                      Nguyệt Thủy mỉm cười trả lời :
                      - Dạ được một chút !
                      - Cô cho tôi xin ly nước cam !
                      - ... Dạ mời ông !
                      - Cám ơn cô !...Tôi tên Thanh Vinh ! Xin cô cho biết quý danh ?
                      - Janine... !
                      - ... Có tên Việt không ?
                      - Nguyệt Thủy !
                      - Nguyệt Thủy ! Ô ! Tên cô đẹp quá !... Mẹ tôi cũng tên Nguyệt...
                      Nguyệt Thủy lõ đôi mắt tròn xoe nhìn, và nghĩ : ''Ông trẻ này lại nịnh đầm !''. Thanh Vinh cảm thấy Nguyệt Thủy không mấy gì hài lòng khi cậu nói mẹ cậu trùng tên với cô, cậu liền đính chánh :
                      - Mẹ tôi tên Nguyệt Thu !
                      Nguyệt Thủy mỉm cười :
                      - Vậy à ! Xin lỗi ! Thủy đi làm... Chút nữa, tới lúc chiếu phim Thủy rảnh, anh qua quày bar bên kia uống nước !
                      - Vâng !
                      Thanh Vinh được nói chuyện cùng Nguyệt Thủy vài lời xong. Cậu nghĩ : ‘’Nếu mình không bạo dạn hỏi tiếng Việt, thì chắc cô cũng không nói đâu ! Lạ thật ! Lai mà giống y như đầm thiệt’’. Thanh Vinh mỉm cười sung sướng. Sau đó, cô cậu gặp nhau cùng chuyện trò và thăm hỏi gia cảnh...
                      *

                      Máy bay đáp xuống phi trường Charles-De-Gaulle rất đúng giờ. Tất cả hành khách ra khỏi máy bay. Họ nối đuôi trình giấy thông hành và đi lấy hành lý. Thanh Vinh nán đứng đợi Nguyệt Thủy ra cùng phi hành đoàn. Vừa thấy Nguyệt Thủy, cậu vội vàng đưa tấm danh thiếp và nói :
                      - Tôi về đây chỉ được có ba tuần, nếu hôm nào cô rảnh nhớ gọi đến số này, và mời cô đi dùng cơm với tôi một lần nhé !
                      Nguyệt Thủy tươi cười đưa tay lấy tấm danh thiếp và nói nhanh :
                      - Dạ, cám ơn anh ! Thủy được nghỉ ba ngày. Sau đó sẽ bay lại đường bay này !
                      - Vậy tối mai...Thủy gọi... nha !
                      - Thủy không dám hứa !
                      - Thôi... Chào Thủy nhé !
                      Thanh Vinh nghe trong lòng vui vui, và Nguyệt Thủy cũng không khác gì ! Cô nghĩ : ‘’Anh Vinh ăn nói dịu dàng, lại còn đẹp trai nữa ‘’. Cô nhìn tấm danh thiếp đề : ''Giám đốc kỹ sư điện tử'', tự thốt lên : ‘’Ghê quá ! Mấy ông trai trẻ này ! ‘’
                      Nguyệt Thủy theo đồng nghiệp đi thẳng ra ngoài, leo lên chiếc xe buýt Air-France để đưa họ tới Porte-de-Maillot thả xuống đó, rồi mạnh ai tùy tiện về nhà nấy.
                      Nguyệt Thủy về đến nhà gần bảy giờ tối,  lấy chìa khóa mở cửa vô nhà. Cô gọi mẹ. Nhưng bà Nguyệt Hạ đi đâu mất, trên bàn hai ba chai rượu vin Bordeaux cạn đáy nằm đó, Nguyệt Thủy gom bỏ vào thùng rác. Cô đi tắm. Tắm xong ra salon mở T.V. ngồi nghe tin tức. Khoảng nửa tiếng đồng sau, cô đứng lên nhìn ra cửa sổ, nghe khắc khoải tâm hồn, tự hỏi : ‘’Không biết mẹ mình đi đâu rồi cà ? Cô nghe lòng buồn buồn, trở vô, đến mở cái xách tay lấy tấm danh thiếp đọc số điện thoại Thanh Vinh ghi cạnh mấy số bên Mỹ. Cô ưởn ngực hít thật mạnh và thở ra một hơi dài để lấy tinh thần gọi cho Thanh Vinh .
                      Tiếng điện thoại reo vang trong căn appartement năm phòng, rộng cả trăm thước vuông nằm trong một khu vườn lớn (Résidence de Vaugirard) có nhiều cây cổ thụ che đầy bóng mát và đủ loại hoa kiểng trông thật là sang trọng. Bà Nguyệt Thu đang đặt bàn ăn, bà thò tay nhấc điện thoại :
                      - A-lô ! Tôi nghe đây !
                      - A-lô ! Dạ thưa bà có ông Thanh Vinh nhà không ?
                      - Vâng có ! Xin lỗi cô cho tôi được biết quí danh !
                      - Dạ thưa bà, cháu tên Nguyệt Thủy !
                      - Nguyệt thủy ?
                      Bà Nguyệt Thu hơi ngạc nhiên bởi cái tên quen quen, bà tiếp :
                      - Vâng, xin cô chờ một tí nhé ! Vinh ơi ! Có điện thoại của con. Cha chả, mới về là có nàng gọi rồi !
                      Thanh Vinh tươi cười nhận điện thoại qua tay mẹ :
                      - Dạ, con cám ơn mẹ !... A-lô tôi nghe !
                      - Nguyệt Thủy đây ! Xin lỗi, Thủy có phiền gì anh Vinh không ?
                      - Không. Rất hân hạnh nữa là khác.
                      - Anh về với ba mẹ chắc vui lắm...hén ?
                      - Vâng, cám ơn Thủy. Tôi vui lắm ! Còn cô ?
                      Nguyệt Thủy nín thinh vài giây... :
                      - Dạ... Thủy cũng thường thôi !
                      - Sau nghe giọng nói của Thủy hơi gợn buồn vậy ?
                      - Dạ, đâu có !
                      - Bác gái khỏe chứ ?
                      - Dạ, cám ơn anh. Má Thủy khỏe... à ... tối nay anh làm gì ?
                      - Mẹ tôi bảo, ăn cơm xong đi ngủ sớm !
                      Nguyệt Thủy bỗng cười khúc khích, nói đùa đùa :
                      - Anh Vinh được mẹ cưng như em bé bê-bê hén !
                      Thanh Vinh đổi điện thoại không giây đi vào phòng, lên giường nằm nói chuyện cho thoải mái :
                      - Cả năm mới về gặp mẹ vài ba tuần. Nên mẹ muốn ở nhà. Nhưng... còn Thủy có đi chơi đâu tối nay không ?
                      - Chưa biết ! Tại Thủy thấy số điện thoại của anh cùng đường giây với nhà Thủy. Chắc anh Vinh ở gần đây quá ?
                      - Nhà ba mẹ tôi ở Paris mười lăm. Còn Thủy ?
                      - Quận mười bốn, gần Porte-d’Orléans !
                      - Thế thì mình ở gần nhau rồi.
                      - Nhà anh ở porte nào mà gần ?
                      - Porte-de-Versailles.
                      Bà Nguyệt Thu gõ cửa phòng và gọi :
                      - Vinh à ! Đói bụng chưa ? Ra ăn cơm con ơi !
                      - Dạ, con ra liền mẹ à !
                      - Thủy phiền anh Vinh quá !
                      - Không. Không có phiền đâu Thủy à ! Thủy cho xin số điện thoại liền được không ? Hồi chiều lo nói chuyện mà quên xin.
                      - Anh ghi nha !
                      - Rồi, chút nữa tôi gọi lại nhé !
                      - Dạ.
                      Cơm đã dọn sẵn ba má Thanh Vinh ngồi chờ. Cậu bước ra phòng ăn đến bàn, ông Thanh Phong hỏi :
                      - Mới về, mà con nói chuyện với ai lâu thế ?
                      Bà Nguyệt Thu đỡ lời dùm con trai cưng của bà :
                      - Thì bạn của nó chớ ai !
                      Ông Thanh Phong hỏi tiếp :
                      - Bạn gái hả con ?
                      - Dạ.
                      - Quen ở đâu vậy ?
                      - Dạ, con vừa quen trên đường bay về đây.
                      Bà Nguyệt Thu tiếp :
                      - Ông sao hay để ý tới bạn bè của nó chi vậy. Thôi ăn cơm đi con. Rồi còn nghỉ ngơi nữa.
                      Dùng cơm xong, Thanh Vinh phụ mẹ dọn chén bát xuống bếp. Trong đầu nghĩ đến Nguyệt Thủy thật nhiều. Loay hoay với mẹ một hồi, cậu vô phòng điện thoại lại nhà Nguyệt Thủy, Nguyệt Thủy nghe điện thoại reo thấy mừng mừng trong lòng liền chạy nhanh đến bắt lên :
                      - A-lô ! ...
                      - Thủy hả ! Vinh đây, Thủy ăn cơm chưa ?
                      - Chưa !
                      - Trời ơi ! Giờ này mà chưa ăn cơm !
                      Nguyệt Thủy nín thinh, bên đầu giây tiếp :
                      - A-lô ! A-lô !
                      - Thủy nghe mà, anh Vinh nói tiếp đi.
                      - Thủy muốn đi ra ngoài ăn gì không ? Cho địa chỉ, Vinh sẽ đến đưa Thủy đi ăn.
                      - Anh Vinh ăn rồi mà !
                      - Ăn nữa đâu có sao ! Bác gái có nhà không ?
                      Nguyệt Thủy ấm ớ... :
                      - ...Ơ...ơ không !
                      - Cho địa chỉ nhé !
                      - Anh có viết chưa ? Thủy đọc nè ! Số...đường Général Leclerc quận mười bốn, số mật-mã...lầu năm, tay mặt.
                      - Rồi, nửa tiếng nữa Vinh đến rước Thủy nhé !
                      Thanh Vinh vào phòng thay quần áo, cậu mặc quần Jean, áo T.sirt trắng, phía trước ngực in chữ California màu đen. Thanh Vinh vừa bước ra khỏi phòng gặp ba mẹ cậu đang ngồi xem truyền hình, hai ông bà cùng hỏi :
                      - Giờ này con đi đâu vậy ?
                      - Dạ, con thả một vòng để ngắm cảnh Paris về đêm ba má à !
                      Bà Nguyệt Thu căn dặn con :
                      - Đừng đi khuya quá nghe con !
                      - Dạ, thưa ba cho con mượn xe !
                      - Chia khóa ba treo đàng kia, và giấy xe trong cặp-táp của ba kìa.
                      - ... Con cám ơn ba ! Thưa ba mẹ con đi !
                      Đàng này, Nguyệt Thủy cảm thấy trong lòng xôn xao, rộn ràng. Cô trang điểm chút son phấn đơn sơ, chải mái tóc cắt úp chấm vai và kẹp vén qua bên mép tai trái, cô mặc chiếc rốp lửng màu tím tay ngắn sát nách, dài khỏi đầu gối, gương mặt hơi trái xoan, đôi mắt to đượm nét buồn, nước da trắng hồng mịn màn, vóc dáng cao ráo, mảnh mai...
                      Thanh Vinh tướng diện đạo mạo, trẻ trung, cao gần một thước tám, gương mặt chữ điền, ánh mắt trong sáng và thông minh, cộng thêm nụ cười rất tế nhị. Hai cô cậu trông thật xứng đôi vừa lứa !
                      Thanh Vinh lái xe đến rước Nguyệt Thủy. Hai người đưa nhau ra miệt Champs-Élysées..
                      Tìm chỗ đậu xe xong, vào nhà hàng... Vì đã gần mười một giờ khuya rồi nên họ chỉ vào nhà hàng ăn đêm thôi. Nguyệt Thủy và Thanh Vinh, hai người đều lựa món sà-lách Niçoise, trộn đủ thứ, như cà-tô-mát, cá thu hộp, ô-liu đen, phó-mát, jambon... và cùng gọi hai ly bia express.
                      Đầu tháng tám, mùa hè ban đêm vẫn nóng cỡ hai mươi bảy, hai mươi tám độ. Hai bên lề đường người ta vẫn còn đi dạo đông đảo. Ăn uống xong, Thanh Vinh đưa Nguyệt Thủy về, và họ cùng hẹn nhau hôm sau.
                      Nguyệt Thủy vừa vô nhà, thấy mẹ đang nằm ngả nghiêng trên salon, miệng thì ngâm thơ lảm nhảm...

                      Hoa tươi ong bướm lượn quanh
                      Hoa tàn ong bướm bay nhanh cái...vèo.
                      Bây giờ hết cảnh đói nghèo
                      Mà sao tình bạn chán phèo quá đi...


                      Ngâm mấy câu thơ xong, là bà cười khặc khặc như người mất trí. Nguyệt Thủy biết mẹ mình đang say sướt mướt. Cô nhè nhẹ đến gần hỏi :
                      - Má à ! Má ăn gì chưa ?
                      Bà Nguyệt Hạ giựt mình, ngồi dậy, đôi mắt nặng oằn, nhướng nhướng, nhìn nhìn con và nói một giọng nhè nhè, nhừa nhựa... :
                      - ...Ăn gì, ăn ...cái gì bây giờ ? ... Ư...ư... con về hồi nào đó ?
                      - Dạ, con về hồi chiều này ! Má ăn gì chưa ? Con đi nấu chút súp cho má ăn nghe !
                      - Thôi. Ăn cái gì ? Nè... nè con khui dùm má chai rượu, má mới mua đó.
                      - Má say quá rồi, uống chi nữa !
                      - Say đâu mà say chứ ! Hổng khui thì... thì tao khui.
                      Bà Nguyệt Hạ vừa đứng lên là ngả xuống liền, từ trong miệng bay ra mùi rượu nực nồng làm Nguyệt Thủy muốn nghẹt thở. Nhưng cô cũng ráng chìu ý mẹ đi khui rượu. Cô xách chai rượu xuống bếp khui xong đem lên, trên này bà Nguyệt Hạ đã ngáy khò khò tại salon. Nguyệt Thủy lấy mền đắp lên cho mẹ, cô vào phòng thay đồ ngủ, nằm trằn trọc suy nghĩ đến Thanh Vinh, người con trai mà cô vừa quen nhưng sao trong lòng lại nghe vấn vương tình cảm đậm. Biết rằng, việc làm, ngành của cô, cô giao thiệp rất nhiều đàn ông, con trai, mà chưa dám để ý đến một ai, chỉ xem họ như bạn đồng nghiệp. Mặc dầu có vài ba cậu muốn thân thiện. Nhưng cô vẫn từ chối. Bởi cô thường mang cái mặc cảm là có bà mẹ bệnh hoạn như thế, cô khổ tâm lắm. Hơn nữa, cô chỉ giao thiệp với người Âu-Mỹ ít khi được quen với Việt Nam. Bởi bận đi làm rồi về lo cho mẹ. Có đôi khi cô muốn tự nguyện không lấy chồng. Nhưng bây giờ cô gặp được Thanh Vinh, làm tâm hồn cô đang thay đổi...
                      Căn appartement ba phòng do tiền của Nguyệt Thủy dành dụm và gom góp một số nữ trang của mẹ bán nhập vô để đủ mua góp. Đã có chỗ cho hai mẹ con, mỗi người một phòng ngủ mà dường như salon là giường ngủ thường niên của bà Nguyệt Hạ. Nguyệt Thủy đoán mẹ mình có một nỗi buồn đau, u uất gì đó. Dù vậy, mẹ cô cũng ráng lo cho cô ăn học đến nơi, đến chốn. Từ ngày Nguyệt Thủy học ra trường và đi làm đến nay đã gần mười năm. Rồi bỗng nhiên vài năm nay mẹ cô lại uống rượu say sưa. Những năm Nguyệt Thủy còn đi học, bà đi làm từ hai giờ chiều đến ba bốn giờ sáng. Nhưng gần mười năm nay bà không còn đi làm như thế nữa. Chẳng biết bà buồn chuyện chi mà sanh ra như vậy. Phải chăng bà quá cô đơn, hay lý do gì đó ? Nhưng tại sao bà không nghĩ đến đứa con gái mà bà hết mực thương yêu lo lắng khi bà còn trẻ ? Thật cũng lạ !

                      *

                      Cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt Thủy và Thanh Vinh, đem đến cả hai một tình cảm càng ngày càng thiết tha và sâu đậm. Sau khi Thanh Vinh hết ba tuần lễ nghỉ hè. Cậu trở lại Cali. làm việc. Nguyệt Thủy vẫn tiếp tục nghề của cô. Mỗi lần bay đi và về, cô nghỉ ở nhà được ba ngày. Từ dạo đó Thanh Vinh và Nguyệt Thủy thường xuyên viết thư cho nhau. Và thỉnh thoảng họ hẹn gặp nhau ở Los-Angeles. Kết cuộc mối tình giữa hai người rất thắm thiết.
                      Một năm sau, cũng vào mùa hè. Thanh Vinh trở về Paris và xin cha mẹ cưới Nguyệt Thủy cho cậu. Một hôm Thanh Vinh mời mẹ cha đi ăn cơm chung với hai mẹ con Nguyệt Thủy, sẵn dịp giới thiệu cho cha mẹ đôi bên biết mặt. Họ hẹn nhau đến một nhà hàng Tàu ở quận mười ba.
                      Trước mấy ngày, Nguyệt Thủy năn nỉ mẹ bớt uống rượu. Bà Nguyệt Hạ nghe lời con, nhưng bà phải uống thuốc an thần cho tỉnh táo tâm thần.
                      Đến ngày hẹn đi ăn. Ông bà Thanh Phong và con trai đến nhà hàng trước. Mười phút sau Nguyệt Thủy dẫn mẹ vào. Bà Nguyệt Thu vừa thấy Nguyệt Hạ, bà sửng sốt, làm mặt nghiêm xem như chưa từng quen biết nhau, bà nghĩ : Trời ơi ! Sao mà ông trời sắp đặt chi quái ác như vầy ? Nguyệt Hạ cũng ngạc nhiên không ít.
                      Thanh Vinh đứng lên giới thiệu :
                      - Dạ, thưa ba má, đây là bác Nguyệt Hạ mẹ của Nguyệt Thủy đấy ba má !
                      Hai ông bà Thanh Phong đều đứng lên chào. Nét mặt Nguyệt Thu thay đổi không tự nhiên chút nào. Mọi người ngồi bàn... Cậu bồi bàn đem mấy tờ thực đơn đưa mỗi người... Bà Nguyệt Thu lựa lựa... Sau đó, mọi người đều chọn menu năm phần... Người ta vừa bưng đồ ăn ra... Bàn phía bên trong. Thật ngẫu nhiên ! Bà Lệ Huyền cũng đi ăn với bạn bè.
                      Vào thập niên sáu mươi khi xưa Lệ Huyền là bạn của Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu. Hai bà vừa thấy Lệ Huyền cả hai đều hết hồn. Lệ Huyền nhìn ra thấy hai người bạn cũ, bà đứng lên õng a, õng  ẹo đi qua bàn chào hỏi, cười nói sang sảng :
                      - Nguyệt Thu ! Nguyệt Hạ !...Thiệt là trái đất tròn ! Sao mà tụi bây gặp lại nhau được vậy ?
                      Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu muốn đứng tim, bốn mắt nhìn nhau. Còn ông Thanh Phong, Thanh Vinh và Nguyệt Thủy không hiểu gì hết, nên chỉ gật đầu chào. Bà Nguyệt Thu lúng túng chẳng biết phải làm sao, bà liền nói :
                      - À, ờ cũng ngẩu nhiên thôi ! Mai mốt mình gặp sau nhé Lệ Huyền ! Vì bữa nay con trai tao mời... ăn cơm.
                      Nguyệt Thu bối rối, lật đật bảo con cho số điện thoại mà không cần suy nghĩ :
                      - Vinh, con ghi số điện thoại nhà mình cho dì Huyền đi con !
                      Thanh Vinh cũng làm theo lời mẹ. Lệ Huyền lấy số điện thoại và chúc cả bàn ăn ngon, bà õng ẹo đi trở về bàn.
                      Bữa cơm Tàu thịnh soạn, ông Thanh Phong, Thanh Vinh cùng Nguyệt Thủy ăn rất tự nhiên. Chỉ có bà Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu là nuốt hết nỗi. Ăn xong tính tiền, mọi người ra về. Hai bà, Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu muốn nghẹt thở...

                      *

                      Vào khoảng năm 1964, Nguyệt Hạ là cô vũ nữ hai mươi tuổi làm tại phòng trà... giữa thủ đô Sài-gòn. Lúc đó, cô mướn một căn phòng nhỏ. Chung quanh có các cô, cậu sinh viên học đủ ngành. Phòng của Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu cạnh bên. Dạo ấy, Nguyệt Thu nữ sinh viên trường luật, năm thứ hai. Cô sanh trưởng trong một gia đình người Bắc di cư vào Nam năm 1954, cư ngụ trên Hố Nai (Biên Hòa), gia cảnh không mấy gì khá giả cho lắm, hôm nào rảnh là Nguyệt Thu qua phòng Nguyệt Hạ để tâm sự, than thở, nói là gia đình cô nghèo mà cô tiếp tục học hành thì không giúp được gì cho mẹ cha ở nhà. Nguyệt Hạ nghe động lòng. Mặc dù cô mang thân làm vũ nữ, nhưng tấm lòng của cô hay thương người, nhứt là các sinh viên nghèo mà chăm học nên cô hay tặng chút ít tiền bạc để mua sách vở... Nguyệt Hạ nghe những lời than thở của Nguyệt Thu, thấy vậy, cô mới rủ Nguyệt Thu nên đi làm vũ nữ với cô, chớ đi dạy kèm tiền đâu có bao nhiêu. Vì nào là tiền phòng, tiền học, tiền sách... còn không đủ, thì làm sao có tiền mà giúp gia đình. Nguyệt Thu nghe những gì Nguyệt Hạ cắt nghĩa trong việc làm ấy. Nên cô không ngần ngại đi làm ngay vài ngày sau đó. Bởi nơi vũ trường có nhiều khách ngoại quốc. Vì Nguyệt Thu nói rất khá sinh ngữ Anh và Pháp. Cách nói chuyện của cô thật hoạt bát và duyên dáng.
                      Sau đó, ngày ngày Nguyệt Thu đi vào trường đại học. Đêm đêm xách giỏ đi làm vũ nữ. Từ nhà ra đi, cô vẫn mặc áo dài trắng, quần đen, xách cặp-táp theo giống như đi dạy kèm cho học sinh. Nhưng khi đến nơi vũ trường, cô thay đổi xiêm-y theo phòng trà. Cô trang điểm phấn son rất đơn sơ, và luôn giữ tư cách lịch sự, đàng hoàng, trên gương mặt có vẻ ngây thơ, vì cô mới va chạm đời, cô rất ăn khách là nhờ những điểm ấy, không bao giờ cô đi chơi khách. Nếu kẹt quá thì đẩy qua cho Nguyệt Hạ giải quyết vấn đề ấy thay thế ! Cô chỉ tiếp khách, khách mời uống nước ‘’trà Sàigòn’’, cô được chia đôi với chủ và có một chút tiền lương cố định hàng tháng. Chủ biết cô có trình độ học vấn khá cao nên rất quý cô và chủ thường nhờ cô coi sổ sách. Tuy Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu đồng tuổi, nhưng Nguyệt Hạ ra đời sớm nên sành sõi và rất vững nghề, cô rất thích làm anh hùng che chở, bênh vực Nguyệt Thu khi bị những tay anh chị... đụng đến, Nguyệt Hạ xem Nguyệt Thu như cánh hoa yếu đuối. Hai người bạn gái thân thương nhau lắm. Trong khi đó lại có thêm một cô bạn đồng nghiệp là Lệ Huyền. Thỉnh thoảng cả ba đi ăn sáng trong chợ Sài-gòn hoặc thả bộ vào các Thương-Xá đại lộ Lê-Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do để mua sắm son phấn, áo quần v.v... Nhưng Nguyệt Thu không mấy gì hạp với Lệ Huyền. Bởi Lệ Huyền hay móc lò, kê tủ đứng, nói Nguyệt Thu là : ‘’Nữ sinh viên còn trinh, biết đâu ...’’. Lệ Huyền nói xong, cô cười khặc khặc, khà khà. Bởi cô thiếu tư cách và thô lỗ nên khi nào có cô đi chung thì Nguyệt Thu nét mặt không mấy gì được vui.

                      Suốt mấy năm liền, Nguyệt Thu vừa đi làm vừa đi học đại học. Sau đó, cô thi đậu bằng cử nhân luật, cô bắt đầu đi làm tập sự có được chút tiền thù lao. Từ đó cô dứt khoát bỏ nghề vũ nữ bất đắc dĩ ! Nhưng cô vẫn còn ở chỗ cũ. Cũng vừa lúc đó, Nguyệt Hạ có chửa hoang với người khách Mỹ, bụng càng ngày càng bự, cô phải nghỉ làm để chờ ngày sinh nở. Cái nghề tiền rừng bạc biển. Nhưng khi hết đi làm chỉ một thời gian ngắn là tiền cạn khô. Nguyệt Hạ ngày đêm suy nghĩ, cô qua phòng Nguyệt Thu than thở :
                      - Nguyệt Thu à ! Chắc tao phải đi tìm nơi khác, chứ ở đây tao thấy mắc cỡ với mấy anh chị sinh viên quá hà Nguyệt Thu ơi ! Kiếm chỗ nào phòng rộng hơn một chút. Tao với mầy mướn chung nha !
                      - Tìm đâu ra bây giờ ?
                      - Thiếu gì !
                      - Mầy biết hả Nguyệt Hạ ?
                      - Ừa, tao nghe bên hẻm đường Trần Quí Cáp có chỗ cho mướn, phòng sạch sẽ hơn ở đây và giá cũng phải chăng.
                      - Đừng có đắc tiền lắm là được rồi.
                      - Tùy theo mình muốn lấy phòng nhỏ hay lớn thôi.
                      Nguyệt Thu và Nguyệt Hạ dắt nhau đi xem phòng. Cuối cùng hai cô đồng ý mướn và hì hục dọn đến hẻm Trần Quý Cáp.

                      Gần đến ngày sanh nở, Nguyệt Hạ túng thiếu nên muốn vào nhà thương Từ-Dũ sanh cho đỡ tốn tiền. Nhưng Nguyệt Thu không bằng lòng, vì cô đã đi làm luật sư có khá tiền, cô sẵn sàng lo giúp Nguyệt Hạ hết mình. Cô đưa Nguyệt Hạ đi sanh trong một nhà bảo sanh tư... Tình nghĩa chi giao cao như núi, rộng như biển trời. Hai cô thề thốt, kết tình bạn keo sơn chẳng bao giờ nhạt phai.
                      Nguyệt Hạ sanh con gái, cô và Nguyệt Thu, đều bằng lòng đặt tên cho bé là Nguyệt Thủy. Khi bé Nguyệt Thủy được vài tháng, Nguyệt Hạ mướn vú nuôi, cô trở lại nghề cũ, còn Nguyệt Thu thì gia đình gọi về lấy chồng. Từ đó Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu phải chia tay. Nguyệt Thu lấy ông dược sĩ vừa ra trường, tên Nguyễn Thanh Phong ba mươi tuổi. Cưới xong vài tháng sau thì ông dẫn vợ sang Pháp cùng tu nghiệp và sống luôn bên ấy. Vài năm sau hai ông bà có đứa con trai đặt tên là Thanh Vinh.

                      *

                      Một cuộc đổi đời, vào tháng 4 năm 1975, Nguyệt Hạ và con hồi hương về Pháp. Nhờ gia đình của Nguyệt Hạ khi xưa có quốc tịch Pháp nên được hồi tịch.
                      Sang Pháp, bé Nguyệt Thủy được tám tuổi, Nguyệt Hạ và con lúc đầu được chánh phủ trợ cấp, và cho ở trong trại tạm cư ngoại ô Paris. Sáu tháng sau họ muốn đưa hai mẹ con cô đến những tỉnh xa xôi. Nguyệt Hạ không thích sống xa Paris. Người ta nói: nếu cô không chịu đi, thì phải tự túc lo liệu, họ chỉ trợ cấp tám trăm quan mỗi tháng thôi. Lúc đầu hai mẹ con sống rất là vất vả với số tiền ấy. Nguyệt Hạ phải bán vài món nữ trang và nhờ người đứng ra bảo đảm mướn một phòng nhỏ (chambre de bonne). Sau đó Nguyệt Hạ định đi tim việc làm. Nhưng nàng suy nghĩ, rồi tự hỏi : ‘’Làm gì bây giờ ? Trong khi mình chẳng có bằng cấp gì cả ! Tiếng Pháp nói dở, tiếng Anh cũng chẳng khá hơn ! Ai mướn mình bây giờ ?’’
                      Cuối cùng nàng soi gương ngắm lại vóc dáng, rồi an ủi tự nhủ : ''Với chút hương sắc của tuổi ba mươi này, mình hy vọng trong mấy hộp đêm người ta sẽ không từ chối''.
                      Bao nhiêu ngày Nguyệt Hạ hy vọng và nghĩ ngợi lung tung. Sau đó, nàng mướn người giữ bé Nguyệt Thủy, và đi tìm việc trong các vũ trường. Nguyệt Hạ xem nghề cũ ấy là nghề của nàng trên cõi đời này rồi. Mấy đêm liền lẩn quần, loanh quanh trong ba bốn hộp-đêm. Nàng được việc làm. Trở lại cảnh cũ mà xứ người, mỗi nơi luật lệ khác nhau. Lúc đầu còn bỡ ngỡ, nhưng chỉ vài ngày là hiểu ngay. Nguyệt Hạ đi làm, trước để lo thân và nuôi cho con ăn học, cùng phụ giúp chút ít cho gia đình bên nhà.

                      Suốt mười mấy năm dài Nguyệt Hạ làm nghề vũ nữ kiêm chiêu đãi viên một trong những hộp-đêm sang trọng tại thủ đô ánh sáng Paris. Nhờ có quốc tịch Pháp, nên người ta khai báo đàng hoàng. Nguyệt Hạ được may mắn gặp thời cũng là tiền rừng bạc biển. Nàng đổi phòng rộng rãi hơn. Cuộc sống hai mẹ con được khá gấp bội phần khi xưa. Nàng luôn khuyên dạy con : ''Con ráng ăn học, chớ đừng để thân phận dốt nát như mẹ, phải rửa chén, lau bàn...''. vì nàng nói dối với con là đi chạy bàn cho nhà hàng về đêm. Nguyệt Thủy tâm tánh hiền ngoan và rất nghe lời của mẹ dạy. Cô cố gắng chăm học. Sau khi cô đậu tú tài đôi xong, liền đi ghi danh thi tuyển ngành chiêu đãi viên hàng không. Cô được trúng tuyển và tiếp tục đi học thêm. Mấy năm sau Nguyệt Thủy ra trường và được đi làm, tiền lương khá cao. Cô năn nỉ mẹ nghỉ làm đêm. Vì cô đủ sức nuôi mẹ. Nguyệt Hạ cũng cảm thấy quá mệt mỏi với cái nghề ấy. Hơn nữa, hương sắc cũng đã tàn phai theo những năm tháng phong trần, sương gió... Nên bà nghe lời con mà giải nghệ liền sau đó.
                      Bấy giờ Nguyệt Hạ đã trên bốn mươi tuổi, bà nghĩ : ''Ở không cũng buồn !''. Bởi bà quen với phấn son, chưng diện và muốn tiếp xúc với người đồng hương. Nên bà đi tìm việc lòng vòng trong khu có nhiều tiệm Việt Nam. Cuối cùng, bà xin được một chân bán băng tại Trung Tâm băng nhạc Vân-Phương trong những ngày cuối tuần.

                      Rồi một buổi chiều thu... Vào ngày thứ bảy, ngoài trời gió thổi hiu hiu, man mác lạnh, ngàn chiếc lá vàng lác đác rơi rơi. Trong tiệm khách ra vào mua băng đông nghẹt. Nguyệt Hạ đang tươi cười, vui vẻ đứng bán băng, bất chợt nhìn thấy Nguyệt Thu vào tiệm. Vừa gặp lại người bạn năm xưa chưa kịp chào hỏi vui mừng gì cả. thì Nguyệt Thu đưa ngón tay lên miệng suỵt và lắc đầu, từ từ tiến lại gần nói nhỏ với Nguyệt Hạ :
                      - Có chồng tao đứng ngoài kia !
                      Nguyệt Hạ sửng sốt, nước mắt muốn trào ra. cố nén lòng, nuốt thương đau, đôi môi run run gượng cười, tiếp Nguyệt Thu như người khách lạ chưa từng quen biết.
                      Qua tuần sau, Nguyệt Thu gọi điện thoại đến tiệm... muốn hẹn riêng với Nguyệt Hạ để hai chị em cùng tâm sự. Nhưng Nguyệt Hạ nói :
                      - Nguyệt Thu à ! Theo tao thấy mầy muốn dấu bặt cái dĩ vãng xa xưa. Thì nên dấu đi ! Kể từ bây giờ tụi mình xem nhau như đã chết hết rồi. Hoặc như chưa bao giờ có quen biết với nhau !
                      Nguyệt Thu khóc nức  nở trong điện thoại, và nói :
                      - Nguyệt Hạ ơi ! Xin mầy thông cảm cho hoàn cảnh của tao. Không phải tao làm phách, hay khinh rẻ mầy, hoặc tao quên thuở cơ hàn của chúng mình khi xưa đâu !
                      Nguyệt Hạ cũng nghẹn ngào :
                      - Cái dĩ vãng xấu xa ấy, mầy dấu là phải ! Vì đối với người đời họ không bao giờ thông cảm. Nhứt là đối với chồng mầy. Hạnh phúc của mầy, cũng chính là hạnh phúc của tao đó Nguyệt Thu à ! Mầy đừng lo và cũng đừng tìm gặp tao nữa, hãy xóa đi nhe ! Tao chúc mầy mãi mãi hạnh phúc bên cạnh chồng con.
                      Nguyệt Thu chúc lại :
                      - Tao cũng cầu chúc mầy và đứa con gái được an lành !
                      Từ dạo ấy, Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu không hề gặp lại nhau. Rồi bây giờ, trong cảnh tình của các con. Hai bà đang đứng trước ngã ba đường thật khó xử. Đã hơn ba mươi năm qua dĩ vãng không bay mất, bây giờ nó lại quay về. Có lẽ người khổ nhứt là Nguyệt Thu !
                      Ông Thanh Phong đã thấy mặt Nguyệt Thủy, một cô gái lai, ông hơi phân vân, sợ con ông sẽ khổ vì mấy cô đầm lai. Nhưng ông chẳng biết phải làm sao. Còn bà Nguyệt Thu thì cứ ôm ấp cái dĩ vãng xa xưa mà trong lòng lo âu, hồi hộp, sợ chồng sẽ biết được. Hai ông bà mỗi người ôm mỗi nỗi khổ.
                      Trong khi họ lo lắng chẳng yên lòng, Lệ Huyền điện thoại lại thường xuyên, bởi bà Nguyệt Thu trong lúc lính quýnh bảo con bà cho số điện thoại nhà. Bà không ngờ Lệ Huyền vẫn còn cái tâm xấu như xưa. Lệ Huyền cố ý muốn gặp riêng ông Thanh Phong thôi. Bữa nay Nguyệt Thu cùng con trai đi phố. Lệ Huyền gọi lại :
                      - A-lô !
                      - A-lô ! Lệ Huyền đây ! Có con Nguyệt Thu nhà không vậy anh ?
                      Ông Thanh Phong thấy khó chịu cách Lệ Huyền gọi vợ ông bằng con...này, con nọ, ông trả lời :
                      - Không ! Nhà tôi đi vắng rồi ! Có chuyện gì thì chị nhắn lại tôi đi !
                      - May quá ! Không có Nguyệt Thu ở nhà... thì tốt !
                      - Chuyện gì vậy chị Lệ Huyền ?
                      - Tôi nghe loáng thoáng con anh sắp lấy con gái của con Nguyệt Hạ phải không ?
                      - ... Gia đình chúng tôi mới bàn tính thôi, chớ chưa có gì rõ ràng.
                      - Anh có biết rõ về con Nguyệt Hạ không ?
                      - Dạ không ! Mà chuyện của sắp nhỏ. Có dính líu gì người lớn đâu ! Chúng nó cũng lớn quá rồi !
                      - Con Nguyệt Thu nó có nói với anh là con Nguyệt Hạ bạn của nó khi xưa ở Sài-gòn không ?
                      - Xin lỗi ! Chị nói gì mà tôi không hiểu ? Nguyệt Hạ nào bạn của vợ tôi đâu ? ... à ! Có phải chị Nguyệt Hạ...tôi nhớ rồi ! Mà bà ấy đâu phải bạn của vợ tôi !
                      Ông Thanh Phong bóp đầu suy nghĩ. Lệ Huyền sẵn đã không ưa Nguyệt Hạ và Nguyệt Thu từ xưa, nay bà ta muốn có dịp trả thù đời. Bà dở vọng như là tội nghiệp ông Thanh Phong :
                      - Trời ơi ! Anh sống với vợ anh mấy mươi năm mà anh không biết khi xưa nó làm cái nghề gì à ?
                      - Vợ tôi là luật sư mà chị ? Thôi, chị muốn nói gì thì đợi vợ tôi về rồi chị gọi lại nói.
                      - Tôi muốn nói thiệt chuyện bí mật của vợ anh đã dấu anh mấy mươi năm kìa !
                      Ông Thanh Phong nghe. Ông bắt đầu thấy bực, nhưng làm sao ông không muốn nghe được ? Ông bèn hỏi Lệ Huyền :
                      - Chuyện gì mà bí mật dữ vậy chị ?
                      Lệ Huyền ỡm ờ... rồi nói :
                      - Chẳng có gì quan trọng lắm ! Ở đời ! Dĩ vãng ai mà không có ! Nhưng... đối với tình nghĩa vợ chồng phải nói thật, tại sao mà con Nguyệt Thu nó dấu anh kìa ?
                      Ông Thanh Phong càng nghe như lửa đốt ruột, ông mạnh giọng nói hơi lớn tiếng :
                      - Chuyện gì chị cứ nói ra đi, chị cứ lòng vòng hoài làm tôi nóng ruột quá !
                      - Anh muốn biết thiệt hôn ?
                      - Thì chị nói đi !
                      - Được rồi ! Tôi nói cho anh biết, là bởi vì tôi quý anh lắm đấy !
                      - Tôi không cần chị quý hay khinh, mà tôi muốn nghe chị nói thật hết về vợ tôi thôi !
                      Trong bụng của Lệ Huyền đã nư, bà nói thầm : - Kỳ này tao cho chúng bây biết tay của bà. Cho chúng bây đứt tình, đoạn nghĩa luôn...ha ha... Rồi Lệ Huyền làm bộ thở ra và từ từ nói :
                      - Ngày xưa... tôi với con Nguyệt Hạ là vũ nữ làm chung với nhau, mà... mà có cả con Nguyệt Thu vợ của anh nữa ! Ba đứa tụi tôi thân nhau lắm !
                      Ông Thanh Phong vừa nghe như bị trời đánh. Ông đứng dậy đi lấy nước mát hớp mấy ngụm nuốt vào, ông nói nhanh :
                      - Thôi bấy nhiêu đó đủ rồi. Tôi rất cám ơn chị ! Chào chị !
                      Ông Thanh Phong cúp liền điện thoại, ông dựa lưng, ngửa đầu, dang hai cánh tay thẳng ra trên salon, mắt nhìn lên trần nhà thấy mình như trong cơn ác mộng, ông nhủ thầm : ''Trời ơi ! Mình lầm Nguyệt Thu mấy chục năm nay rồi...?''. Ông đứng dậy, ra trước cửa sổ ngó lên trời, ông hồi tưởng lại ba mươi hai năm qua, ngày cưới Nguyệt Thu. Bất chợt ông tự hỏi : - Nguyệt Thu khi xưa làm vũ nữ, mà sao nàng vẫn còn trinh trắng khi về làm vợ mình kìa ? Dạo đó, mình đâu phải là thằng con nít mới lớn lên đâu ! à, có thể là bạn của Nguyệt Hạ thôi ! Ông Thanh Phong tự hỏi, rồi tự trả lời, cuối cùng, ông nghe trong lòng nhẹ bớt phần nào. Nhưng ông lại nghĩ việc khác : ''Mình không thể bằng lòng cho Thanh Vinh cưới cô đầm lai ấy được. Tuy có học và đẹp, nhưng cái ngành của cô ta làm rất là phức tạp. Không khéo, thì con trai mình sẽ khổ vì cô ấy ! Từng tuổi này, mình mới nếm mùi rắc rối ! Thật là khổ ! Vợ ơi ! Con ơi !''.

                      Chiều hôm ấy, bà Nguyệt Thu và con về nhà. thấy chồng ngồi yên một chỗ, ông không hỏi, không nói gì đến vợ con. Bà xuống bếp lo cơm tối xong, dọn lên cả ba đều vào bàn ăn. Bà Nguyệt Thu thấy chồng hôm nay có thái độ lạ, bà hỏi :
                      - Anh có chuyện gì buồn phải không ?
                      - Ăn cơm đi, đừng hỏi gì nữa cả !
                      Ông quay sang nhìn Thanh Vinh và tiếp :
                      - Còn việc con muốn cưới cô Nguyệt Thủy kể như không được rồi.
                      Thanh Vinh nghe cha vừa nói, cậu buông liền chén đủa xuống bàn. Cổ họng nghèn nghẹn nhìn cha mẹ, cậu hỏi :
                      - Chuyện gì vậy ba mẹ ?
                      - Hỏi mẹ con đi !
                      Bà Nguyệt Thu lại sửng sốt :
                      - Trời ơi ! Có chuyện gì sao anh không nói ra, mà ấp úng hoài vậy ? Nói đi, nói đại đi !
                      - Em với bà Nguyệt Hạ má cô Nguyệt Thủy là bạn. Tại sao em không nói cho tôi biết ?
                      Bà Nguyệt Thu muốn ngất xỉu vì lời nói vừa rồi của chồng. Mặt bà tái nhợt, tay run run, nước mắt tuôn rơi. Thanh Vinh không hiểu, lại càng không hiểu thêm. Cậu nhìn mẹ, nhìn cha, buông ra lời nức nở :
                      - Nếu ba không thương Nguyệt Thủy thì tụi con đành cam chịu, chớ ba má đừng có gây gỗ. Vì từ hồi nào đến gìờ ba má sống hạnh phúc, êm đềm. Nay, tại vì việc hôn nhơn của con mà ba má mất vui, thì làm sao con vui được ?
                      Bà Nguyệt Thu nghẹn ngào nói :
                      - Không có hề gì đâu con, con hãy bình tĩnh, việc gì rồi để từ từ má giải quyết với ba con. Má sẽ nói ra hết cho con và ba con nghe câu chuyện.
                      Vài ngày sau Nguyệt Thu trân mình kể lể hết sự tình cho chồng và con bà nghe. Sự thật đã phơi bày, bà thấy nhẹ người. Nói xong, lại lo lo trong lòng, bà nhũ thầm : Nếu chồng mình không thông cảm, hoặc không tin mình, thì mình phó mặc chuyện gì đến rồi sẽ đến !
                      Thanh Vinh nghe câu chuyện ấy xong, lòng cậu lại càng thấy thương hai mẹ con Nguyệt Hạ hơn nữa. Còn ông Thanh Phong đứng lên nhìn trời qua cửa sổ mà thở ra, rồi ông chấp tay sau đít đi tới đi lui, bỗng quay lại ông nói với vợ :
                      - Chuyện em dấu anh hơn ba mươi năm nay, anh thông cảm, anh sẽ không nghĩ gì đến nữa. Nhưng...anh quyết định không bằng lòng hỏi cưới cô Nguyệt Thủy cho thằng Vinh.
                      Thanh Vinh kêu lên :
                      - Ba ! Ba ơi ! Nguyệt Thủy đâu có tội tình gì, mà ba không thương chứ ? Trời ơi trời !
                      Bà Nguyệt Thu thấy con mình đau đớn, bà đến ngồi gần ôm hai vai con vuốt, và an ủi :
                      - Con đừng buồn nữa, để má năn nỉ ba con !
                      Thanh Vinh đứng dậy đi vô phòng của cậu. Ngoài salon còn lại hai ông bà Thanh Phong. Cả hai không ai nói gì nữa cả. Mỗi người mỗi ý nghĩ...Bà Nguyệt Thu đi xuống bếp lo cơm.
                      Hôm sau, ông Thanh Phong chờ vợ con đi vắng, ở nhà ông liền điện thoại gặp ngay bà Nguyệt Hạ, bằng một giọng cứng rắn và nghiêm nghị, ông nói :
                      - Chuyện sắp nhỏ không thành đâu nhé chị !
                      Bà Nguyệt Hạ bị cứng họng. Ông Thanh Phong nói tiếp với cái giọng như là một lệnh truyền :
                      - Hôm nay đây. Tôi yêu cầu chị nên khuyên con gái của chị, phải xa lánh con trai tôi tức khắc ! Tôi có mấy lời, mong chị hiểu nhiều hơn nữa. Chào chị !
                      Bà Nguyệt Hạ nghe những lời của ông Thanh Phong nói, bà im lặng, nín thinh, mà không nói nổi một câu nào.
                      Thanh Vinh hẹn được Nguyệt Thủy ở một quán cà-phê gần nhà cô, để hỏi lại thử xem hư thực thế nào ! Cả hai gặp nhau, Thanh Vinh nắm tay Nguyệt Thủy và hỏi :
                      - Nguyệt Thủy à ! Em có biết, mẹ em hồi thuở sanh tiền làm nghề gì không ?
                      Nguyệt Thủy đã hiểu rõ câu chuyện. Cô cố nén lòng, nuốt nước mắt trở vào tim. Nhưng không làm sao xoa dịu được cơn đau, cô khóc và nấc lên thành tiếng, nghẹn ngào nói :
                      - Anh hãy nhìn kỹ hình dạng của em là gì đây ? Em là đứa con gái lai Mỹ. Còn mẹ em, dù mẹ em có làm gì xấu xa đi nữa, thì cũng mãi mãi là mẹ của em. Mẹ em, người đã hy sinh cho em, cho gia đình, và đôi khi hy sinh luôn cả người dưng nước lã nữa anh à!
                      Nói đến đây, Nguyệt Thủy nuốt nỗi đau, tủi buồn, nàng tiếp :
                      - Từ cái ngày mình gặp dì Lệ Huyền, mẹ em biết sẽ không dấu được ai, nên người kể hết cho em nghe rồi. Vì mẹ em nghi, là dì Lệ Huyền sẽ không để yên cho mẹ anh sống đời hạnh phúc đâu. Bà ấy có mối thù riêng gì đó với mẹ anh khi xưa. Theo mẹ em đoán, là dì Lệ Huyền ganh ghét với mẹ anh. Bởi vì, dì Nguyệt Thu có học, có giáo dục, đẹp và hiền, lại được mẹ em thương và có chồng, có con và được sống hạnh phúc đàng hoàng. Còn dì Lệ Huyền, thì lang bang, không con, không chồng, học hành thì... chắc cỡ như mẹ em là cùng. Nhưng hai người, hai tánh tình thật là khác nhau !
                      Thanh Vinh ngồi lắng nghe Nguyệt Thủy, chàng đưa hai bàn tay lên ôm đầu. Lòng chàng thấy thương hai mẹ con Nguyệt Thủy thêm, vì họ chân thật.
                      Nguyệt Thủy nói tiếp :
                      - Anh biết tại vì sao, trên ba mươi tuổi mà em chưa lấy chồng không ? Biết bao nhiêu lần em muốn đánh bật cái mặc cảm lai Mỹ ra khỏi lòng mình. Nhưng sao nó cứ lảng vảng bao quanh em hoài. Rồi năm rồi, bỗng gặp anh và quen với anh đến ngày nay. Thú thật với anh ! Lúc nào em cũng cảm thấy lo sợ. Sợ người ta sẽ chê trách và khinh rẻ, vì em là con gái của một người đàn bà là loại gái giang hồ, dốt nát, thất học ...là...là... Thôi. Bây giờ thì mọi việc rõ ràng quá rồi, em có nói nhiều cũng vô ích !. Phận làm con mà ! Sự việc như vậy rồi ! Thôi thì phần anh, anh lo. Còn phần em, để mặc em lo. Sự đời nó là vậy đó ! Mình hãy chia tay, hoặc xem nhau như bạn qua đường đi anh Vinh à !
                      Thanh Vinh nắm tay Nguyệt Thủy, chàng lắc đầu và nói :
                      - Má anh đã kể cho anh nghe y như em vừa kể. Thật tội nghiệp cho dì Nguyệt Hạ và em quá !
                      - Thôi, anh đừng tội nghiệp hay thương hại làm gì ! Vì đời là thế !
                      - Mà anh yêu em chân thành !... Không thể được. Anh phải tranh đấu với ba anh mới được. Anh phải nói chuyện với ba anh. Dù sao ba anh cũng là người có ăn học, thì phải có kiến thức rộng mới được chứ ! Theo anh biết, tánh ba anh từ thuở giờ rất bình dân. Ông đối xử với nhân viên trong nhà thuốc Tây... như người thân gia đình. Và ông cũng thường hay đi ủy lạo chung với những phái đoàn từ thiện để thăm nom các gia đình nghèo. Anh hy vọng là ba anh sẽ thông cảm !
                      - Tùy anh quyết định, chớ em và má em thì như vậy rồi ! Thân phận hẩm hiu của mẹ con em thế đó. Có lẽ vì thế mà má em cứ uống rượu cho quên đời !
                      - Thôi anh về ! Anh sẽ gọi cho em sau nha !
                      Thanh Vinh và Nguyệt Thủy tạm biệt, chia tay. Lòng của hai cô cậu đau buồn vô tận. Nguyệt Thủy lẵng lặng đi lên nhà.
                      *

                      Sau khi Nguyệt Hạ nhận được cú điện của ông Thanh Phong. Bà biết con mình bị từ hôn. Bà buồn đến đỗi quẩn trí, bà chịu hết nỗi, cứ cho là lỗi ở tại nơi bà. Vì cuộc đời của bà có một dĩ vãng mà người đời cho là xấu xa nên làm con gái của bà phải chịu khổ lây.
                      Mấy tuần Nguyệt Hạ suy nghĩ và khổ tâm vô cùng. Bà nằm, ngồi không yên chút nào. Bà cứ uống rượu, mà không còn thấy say nữa. Bà lại nghĩ đến cái chết để cho khuất mắt mọi người. Bà viện cớ đi khám bác sĩ xin thuốc an thần và thuốc ngủ để cai rượu. Bà đi khám một loạt bốn năm ông bác sĩ, được có nhiều toa mà mua thuốc. Mua được một số thuốc, bà đem về lén hòa vô rượu, chờ Nguyệt Thủy đi vắng, ở nhà bà uống hết vô bụng. May thay ! Vừa uống thuốc xong, Nguyệt Thủy cũng vừa về tới. Vô nhà, cô thấy mẹ nằm dài trên salon, cô nghĩ : ‘’Mẹ lại say rượu nữa rồi !’’. Nguyệt Thủy đi xuống sau bếp định rót nước uống, bỗng chợt thấy một hộp thuốc trống không rớt bên cạnh thùng rác, cô cầm lên đọc, thấy là thuốc ngủ, cô bươi vạch thùng rác, lại có thêm ba hộp trống không nữa. Cô thất thần, lật đật gọi sở cứu cấp chở mẹ vào nhà thương... rửa ruột. Bà Nguyệt Hạ xem như thoát chết. Nhưng bà bị hôn mê bất tỉnh.
                      Sự việc đáng tiếc xẩy ra, Nguyệt Thủy khóc nức nỡ và gọi cho Thanh Vinh hay. Thanh Vinh cùng mẹ chạy liền vào bệnh viện... thăm Nguyệt Hạ. Hai mẹ con bất kể chồng, cha. Bởi ông Thanh Phong quá cố chấp mà nghe lời Lệ Huyền. Bà Nguyệt Thu tức mình, nghĩ trong bụng : ‘’Con Lệ Huyền này, sao mà nó ác chi mà ác dữ vậy. Ông trời cho nó trôi qua đây làm chi để nó làm khổ người ta chứ ? Nguyệt Hạ ơi ! Tao không có bỏ mầy đâu !’’
                      Hai mẹ con Nguyệt Thu vào phòng, chỉ nhìn cái xác vướng đầy dây ống để chuyền nước biển và máy hô hấp... Hơi thở của Nguyệt Hạ thoi thóp. Vì bà vẫn còn trong tình trạng hôn mê. Nguyệt Thu cầm tay bạn nước mắt đôi dòng.

                      Sau hơn một tuần lễ, Nguyệt Hạ mới hồi phục. Bà vừa thấy Nguyệt Thu trở lại thăm. Hai người bạn thân ôm nhau khóc nức nỡ. Bà Nguyệt Thu hứa :
                      - Từ đây cho tới chết tao với mầy mãi mãi là bạn, Và tụi miinh sẽ không bao giờ xa cách nhau nữa.
                      Nguyệt Hạ đôi mắt lệ còn đọng đầy, giọng nói yếu ớt :
                      - Không được đâu Nguyệt Thu à ! Còn chồng mầy nữa chớ ! Xin đừng vì mẹ con tao mà gia đình mầy mất hạnh phúc ! Người Việt mình, thời buổi nào cũng còn giữ mãi cái thành kiến... Nhứt là dân Việt Nam mình. Thôi, số phận của mẹ con tao trời đã dành sẵn vậy rồi !
                      Nguyệt Thu vẫn ôm bạn, và vỗ lưng nói :
                      -Mầy đừng lo buồn nữa, và cũng đừng lo cho thân tao. Tao tranh đấu cho các con, chớ tao không cần bản thân tao nữa đâu. Nhưng tao có chút hy vọng, là ba thằng Vinh không hẹp lượng gì đâu. Bởi vì từ ngày ổng cưới tới bây giờ, tánh ổng tao biết quá ! Ổng cũng rất từ tâm, thương người. Tại bất chợt con Lệ Huyền... Tại nó hết ! Nó vẫn còn tâm tánh xấu xa, ích kỹ, cố tình hại tao với mầy nên nó có cơ hội trả thù, chờ có dịp mà kể chuyện xưa của tụi mình cho chồng tao nghe. Chồng tao, ổng bị cú sốc mới như vậy đó thôi.
                      Nguyệt Thủy và Thanh Vinh đứng nghe hai bà mẹ than thở, nước mắt cô cậu cũng không cầm được. Bà Nguyệt Hạ hỏi con :
                      - Bác sĩ có nói chừng nào cho má ra bệnh viện không con ?
                      - Dạ có ! Bác sĩ nói, má ở đây cỡ ba bốn ngày nữa thôi má à !
                      - Thôi, tối rồi con về với dì Thu và Vinh đi ! Bữa nay má thấy khỏe nhiều lắm !
                      Nhìn Nguyệt Thu, bà tiếp :
                      - Nguyệt Thu à ! Mầy cũng về với tụi nhỏ đi. Tao rất cám ơn mầy !
                      - Ơn nghĩa gì giữa tao với mầy ? Tụi mình đã xem nhau như ruột thịt dính liền thân rồi mà !
                      Bà Nguyệt Thu ôm hôn bạn, và nói :
                      - Mầy ráng nằm đây thêm vài ngày nữa thôi. Có gì mai tao vô nữa. Các con lại hôn mẹ bây rồi về với mẹ. Thôi, tao về nghe Nguyệt Hạ !
                      Cả ba ra về, bà Nguyệt Hạ còn lại trong phòng một mình, bà thấy nhẹ lòng đôi chút dùm cho con gái của bà. Nhưng còn Nguyệt Thu với Thanh Phong sẽ ra sao đây ? Bà nghe lâng lâng buồn !
                      Còn Nguyệt Thu nghĩ : ''Nếu chồng mình không chịu. Thì mình cũng phó mặc cho ông ấy. Mình nhứt định giữ gìn tình nghĩa là quan trọng hơn hết, và, mình chấp nhận cho Thanh Vinh và Nguyệt Thủy kết duyên với nhau''.
                      Sau bao ngày ông Thanh Phong suy nghĩ thiệt, hơn, nghe lòng hối hận, ông nghĩ : ''Mình được người đời cho mình là hiền đức. Không lẽ ngày nay vì nghe lời của bà Lệ Huyền, mà mình lại trở thành kẻ ác đức sao đây ? Mình thiệt là nông nỗi, nóng nảy, hấp tấp. Điện thoại làm chi để cho chị Nguyệt Hạ như thế ! Cũng may là không sao. Nếu chỉ chết, thì chắc mình sẽ ân hận suốt cả đời quá !''. Ông Thanh Phong tự trách mình xong. Ông chờ vợ con về, nhờ đưa ông đi thăm bà Nguyệt Hạ để nói vài lời xin lỗi và bằng lòng hỏi cưới Nguyệt Thủy cho Thanh Vinh.

                      *

                      Đám cưới của Thanh Vinh và Nguyệt Thủy thật linh đình, do vợ chồng ông Thanh Phong đứng ra làm chủ hôn và mời bạn bè thân thuộc đôi bên trên dưới khoảng ba trăm người. Từ đó hai gia đình kết nghĩa sui gia rất thân tình. Họ sống một cuộc đời thật là hạnh phúc.

                      Sau khi đám cưới xong, Nguyệt Thủy phải theo chồng qua Cali. Cô xin hãng Air-France chuyển từ chiêu đãi viên hàng không qua làm tiếp đãi viên văn phòng cùng hãng tại Los-Angeles. Còn vài ngày trước khi đi, Nguyệt Thủy thấy mẹ vui vẻ và bớt uống rượu. Cô đề nghị với mẹ :
                      - Má à ! Má qua Mỹ sống với tụi con nghe má ? Nhà mình để đó, lâu lâu về Paris thăm nhà.
                      - Chưa được đâu con.
                      - Sao vậy má ?
                      Bà Nguyệt Hạ gật gật đầu và mỉm cười :
                      - Má phải vô nhà thương cai rượu trước đã. Sau đó sẽ tính sau !
                      Nguyệt Thủy vừa nghe mẹ mình tự nguyện muốn đi cai rượu cô vui mừng quá, vội chạy lại ôm mẹ hôn hít hai ba cái vì từ lâu cô cũng muốn đem mẹ đi nhưng sợ mẹ cô bị chạm tự ái giận lên là khổ hơn nữa. Bởi cô biết quá tánh của mẹ rất cứng rắn, ít chịu ai khuyên bảo hoặc sai khiến.
                      Bà Nguyệt Hạ đã bằng lòng cho con đưa vào dưỡng đường đặc biệt, bà ở trong đó một tháng cai rượu. Và sau khi cai rượu xong, bà chỉ muốn đi đi, về về Paris - Los-Angeles thôi, chớ bà không thích bỏ hẳn nhà của hai mẹ con bà và cả Paris thơ mộng ! Từ đó bà sống vui và yêu đời hơn bao giờ hết.

                      Giữa mùa hè đầy nắng ấm, Nguyệt Thu đến nhà Nguyệt Hạ rủ nhau đi ăn bánh, uống cà-phê và thả bộ dạo mát, ngắm cảnh, ngắm hoa trong vườn Lục-Xâm-Bảo. Hai bà tươi cười, sung sướng và tha hồ nhắc về dĩ vãng xa xưa. Vì cả hai bà bây giờ không còn mang cái mặc cảm, lo âu hay sợ sệt ai nữa cả...

                      Chân tình giữ vẹn sắt son
                      Chi giao nghĩa trọng như non biển trời
                      Bây giờ sự thật trải phơi
                      Nguyệt Thu, Nguyệt Hạ trọn lời thề xưa.




                      (Ngoại ô Paris, bên bờ sông Seine, Bạch-Am đêm hè 8/2000)
                      (Đã có TV VNTQ)

                       
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.10.2010 02:33:35 bởi Viet duong nhan >
                      #41
                        Viet duong nhan 17.05.2010 02:50:31 (permalink)
                         
                        CẢO THƠM BÓNG CHỊ
                        (Thân tặng Việt Dương Nhân)

                        Cha Mẹ đi về Chị đừng đi
                        Em thơ ngây đất khóc biết gì
                        Hồn sông xác núi rêu xanh đói
                        Đứt ruột ve sầu bóng sinh ly

                        Thương Chị lòng thiền lòng quê hương
                        Dở dang nghiên bút vút lên đường
                        Đội trời đạp đất phù sa mộng
                        Gửi thơm quê Mẹ nuốt đau buồn

                        Hoa trôi bèo giạt hoa tuyết bay
                        Hương áo sương mù gót trần ai
                        Kinh đô ánh sáng mờ dư lệ
                        Nữ trung hào kiệt lỡ đầu thai

                        Sinh bất phùng thời hoa khổ qua
                        Gươm thiêng phục hổ không hàng ma
                        Đi về lủi thủi đèn không bóng
                        "Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" (1)

                        Gửi Chị bông sen trắng quê mình
                        Mặc mưa mặc gió mặc vô tình
                        Đổi đời ong độc hoa bướm độc
                        Rửa ruột sạch trơn cầu chân kinh (2)

                        Xin Chị đừng đi đừng buồn đau
                        Tang thương mất gốc vẫn còn rau
                        Mình về mót giống trồng khoai bắp
                        Con cháu ấm no mãi nghìn sau

                        Mai vàng Bình Chánh trăng sao (3)
                        Cảo thơm bóng Chị ngọt ngào ...Chị ơi !

                        MD.06/17/2009
                        Luân Tâm

                        ____________
                        (1) Hai câu thơ bất hủ tuyêt tác cuả danh tướng Đặng Dung thời Hậu Trần, trong bài " Cảm Thuật ":
                        "Thời lai đồ điếu thành công dị
                        Vận khứ anh hùng ẩm hận đa"

                        mà Cụ Trần Trọng Kim đã dịch là:
                        "Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
                        Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay"

                        (2) Hai câu thơ tuyệt vời thâm thuý cuả Cụ Nguyễn Đình Chiểu trong Truyện Lục Vân Tiên:
                        "Nước trong rửa ruột sạch trơn
                        Một câu danh lợi chi sờn lòng đây"

                        (3)"Bình Chánh":Tên một quận thuộc tỉnh Gia Định,là quê cuả Nữ sĩ Việt Dương Nhân.
                         
                         
                        #42
                          Dạ Nguyệt 20.10.2010 03:11:39 (permalink)
                          EM LÀ THƠ
                                                    Viết cho nàng Mai ly,
                                                            Tặng vdn.        


                          Em là hoa của nhiệm mầu,         
                          Ươm thơ tươi thắm ,dạt dào ý xuân .
                          Em là mái tóc giai nhân,
                          Dệt thiên tình sử, muôn phần diễm trang.

                          Em là hoa của núi ngàn,
                          Gửi mây cho gió, thêm hương cho đời.
                          Trăng tà bóng xế mây trôi,
                          Em còn thơ thẩn, bên trời thở than ?

                          2
                                                 
                          Thì thôi em, mộng phù vân .
                          Trăm năm thôi cũng có ngần ấy thôi .
                          Gặp nhau một thoáng bên trời,
                          Tiễn nhau một thuở, trọn đời tiếc thương .

                          Sông kia rồi cũng xa nguồn,
                          Bên dòng nước chảy, cánh buồm xa xa.
                          Nàng từ gió táp mưa sa ,
                          Tấm thân đào liễu, như hoa bềnh bồn

                          3

                          Thương thay một kiếp má hồng,
                          Thuyền tình sóng vỗ, giữa dòng lênh đênh.
                          Bên bờ vực thẳm vô minh ,
                          Tấm thân cát buị, như hình phù du.

                          Đêm nằm xõa tóc hoang vu,
                          Sương rơi nặng hạt trăng thu đầu ghềnh.
                          Nàng về gõ mõ tụng kinh,
                          Bồ đề Tịnh độ, một cành hóa duyên.

                          4

                          Sen vàng đậu cánh hoa đêm
                          Sang xuân có kẻ bên thềm dõi trông.
                          Ngày xưa má thắm, môi hồng,
                          Hạ khoe áo đỏ, bềnh bồng tóc mây.

                          Thu về chuốc chén rượu say,
                          Sang Đông còn rạng, hoa bay nét cười.
                          Ngày Xuân có kẻ sang chơi ,
                          Câu thơ nét nhạc, bên trời hàn sương
                           
                          5
                           
                          Một mai đời cũng vô thường,
                          Cầm như con én lượn vòng mà thôi.
                          Chiêm bao dỡ khóc dỡ cười,
                          Tỉnh ra thức giấc, bồi hồi nhớ trông.
                           
                          Từ em bỏ phố theo chồng,
                          Con chim thôi hót, trong lồng ngẩn ngơ.
                          Người về lối cũ hang sơ,
                          Dấu hài xưa đọng bên bờ trúc mây.
                           
                          6
                           
                          Sương đông trĩu cánh hoa gầy,
                          Nửa đêm con nhạn lạc bầy kêu sương.
                          Canh khuya giấc điệp mơ màng,
                          Sáng ra thức dậy vô thường sắc không.
                           
                          Trông vời trời đất mênh mông,
                          Quê cha đất mẹ, ngày trông mai chờ.
                          Đêm buồn nhặt cánh thư xưa,
                          Chép dòng dư lệ, cũng rời rạc hoa. 
                           7
                           
                                               Nàng về tắm giọt mưa sa,                       
                          Tìm trong kỷ niệm ánh tà huy bay.
                          Ta về nhặt nắng hiên tây,
                          Gửi hương cho gió gửi mây cho ngàn.
                          Gửi thơ cho khắp nhân gian,
                          Con tằm vẫn kiếp con tằm vương tơ…
                           Ai đem tơ dệt thành thơ ,
                          Ai đưa con sáo bên bờ sang sông ? 
                                             
                          8

                          Em từ bỏ xứ tha hương,
                          Dấu xưa xe ngựa, phố phường vào thu.
                          Đêm về nhỏ lệ thành thơ,
                          Bao năm sầu đọng, úa tờ thư xanh .

                          Con chim nó hót trên cành,
                          Em thay áo mới, áo xanh da trời .
                          Thu vàng bóng nguyệt đầy vơi,
                          Nhìn trăng có kẻ, bên trời ngẫn ngơ.       
                                                         
                           9
                                
                           Nàng về gõ cửa Chân Như ,
                          Khép trang huyễn mộng, giã từ phồn hoa.
                          Từ em giũ áo ta bà,
                          Tóc mây xưa cũng theo tà huy bay .

                          Trăng về ngõ trúc hiên tây ,
                          Vàng thu mấy độ, hoa gầy liễu nghiêng .
                          Từ em thắm đượm mùi thiền,
                          Sáng qua Vô Ngã, tối miền Hoa Nghiêm . 
                                                
                          10
                           
                          Nhẹ tênh quên hết ưu phiền ,
                          Muối dưa rau quả, tùy duyên tháng ngày .
                          Mắt em hiền tựa Như Lai ,
                          Môi em nở nụ, như ngày mới quen.

                          Hoa lòng đẹp tựa hoa sen,
                          Tay lần tràng hạt, TÂM nghiêng bồ đề .
                          Thuyền từ lạc khỏi bến MÊ
                          TRĂM NĂM MỘT CÕI, ĐI VỀ CÓ KHÔNG .

                          Dương Lam
                           
                           
                           
                          #43
                            SuongAnh 28.12.2010 06:03:24 (permalink)
                             
                             
                             
                             
                             
                             " Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát...
                            là những gì tượng trưng cho hạnh phúc con người
                            Việt Dương Nhân,
                            qua tập thơ Cát Bụi,
                            muốn gửi tặng cho đời.
                             
                            Xin tặng cho đời...một vườn bông
                            Xin tặng cho đời...những nụ hồng
                            Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
                            Xin tặng đời...lời hát êm trong... (VDN) "
                             
                            Nguyễn Hữu Nhật
                            #44
                              Dạ Nguyệt 04.01.2011 06:49:05 (permalink)




                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 49 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9