Cuộc sống muôn mầu
Thay đổi trang: << < 313233 > >> | Trang 31 của 36 trang, bài viết từ 451 đến 465 trên tổng số 534 bài trong đề mục
mayngan 24.05.2013 14:35:30 (permalink)
Chuyến du hành này trở về Nha Trang không còn thấy..
Chiếc xích lô và ông lão quê miền Nam trên phố
Hy vọng con ông ấy đã đón về sum họp

 
Cuộc sống còn giá trị vì còn cái Radio
 

 

 
Nhưng riêng góc quán này có tươm tất hơn xưa
Cô hàng nước thoải mái đọc báo chờ khách
 

 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.05.2013 14:39:39 bởi mayngan >
mayngan 24.05.2013 14:45:39 (permalink)
Mấy năm trước đã từng qua đây...giờ quay lại vẫn thế ,đất đai vẫn hoang hoá chưa
được đầu tư xây dựng...có lẽ hết tiên..
Trên đường từ Nha Trang đến Cam Ranh










mayngan 07.06.2013 21:28:20 (permalink)
Tháng năm gánh chữ tặng dương gian
Phong nhã ca thi gửi cõi trần
KINH NGỌC thâm sâu đầy ý đạo
VÔ THANH hàm súc tính nhân văn
Khiêm cung giản dị đời cư sĩ
Chân thật hiền hòa kiếp thế nhân
Triết lý vàng rơi nơi bến tạm
Thơ hoa muôn sắc thả phù vân
mayngan
 



mưa phố núi 12.06.2013 04:26:13 (permalink)
Chào MayNgan !
đây là phượng tím ( Jacaranda ) đặc trưng mùa hè của California. Tặng Huynh nhé, vì mpn nghĩ Sài Gòn chưa có hoa này !
 

Attached Image(s)
mayngan 11.07.2013 16:32:22 (permalink)
@Mưa phố núi: Hoa phượng tím thật đẹp và hiếm ở VN nhưng hiện nay đã được nhân giống và trồng thành công ở TP Đà Lạt
thường nở hoa vào mùa hè Đà Lạt
Còn đây:
Ông cụ hơn 80 tuổi hằng ngày gánh nước ở giếng Bá Lễ nổi tiếng ở Hội An bỏ mối cho những gia đình chỉ quen sài nước giếng Bá Lễ ,chứ không sài nước máy vì họ cho rằng nước giếng Bá Lễ ngọt hơn rất nhiều và bánh Cao lầu nổi tiếng Hội An cũng được sản xuất bằng nước giếng Bá Lễ...một nguồn nước tinh khiết hằng trăm năm nay và không bao giờ cạn
 

 

 

 

 
Giếng Bá Lễ nằm trong con kiệt(ngõ,hẻm)

Tính uống thử xem ngọt đến mức nào nhưng ông lão đã mang đi theo cái gầu múc nước đành chết thèm..hi

 
 
mayngan 12.07.2013 01:38:35 (permalink)
Giếng cổ dưỡng ẩm thực

Không phải chỉ dì Bảy mới chọn nước giếng Bá Lễ để nấu chè, mà hầu hết các đặc sản Hội An đều dùng nước giếng Bá Lễ để nấu ăn. Tò mò, tôi tìm đến chiếc giếng độc đáo này. Giếng Bá Lễ nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Trần Hưng Đạo. Thành giếng được xây bằng gạch rêu phủ xanh rì, hệt như loại gạch người Chăm xưa dùng để xây tháp cổ. Nước trong, mát và đầy ắp, thả gầu xuống chỉ chừng 3 sải tay là chạm mặt nước. Bà cụ tên Tư ở đầu ngõ kể, nước giếng chỉ được dùng để nấu ăn chứ tuyệt đối không dùng tắm rửa hay giặt giũ. Dễ đến cả trăm năm nay, người Hội An coi nước giếng như “nước thiêng” nên không ai dám phí phạm.

Theo những tài liệu nghiên cứu để lại, giếng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII-IX. Nước giếng Bá Lễ từng là loại hàng hóa bán cho các thuyền buôn đến từ Ba Tư, Nhật Bản… Trước giếng tên gì không ai rõ, nhưng khoảng hơn 100 năm trở lại đây, giếng được gọi là Bá Lễ xuất phát từ việc có bà phú hộ trong làng đã bỏ ra 100 đồng tiền Đông Dương trùng tu lại. Từ đó, người ta lấy tên bà đặt thành tên giếng. Có thể do giếng đã ở với đất Hội An cả nghìn năm, lại cũng có thể nó mang lại cho người dân nhiều nguồn lợi cả từ vật chất đến tinh thần, nên ngày rằm, mồng một, người dân Hội An thường sắm sanh hương hoa đến bên thềm giếng, đặt lễ, như một sự tạ ơn. Tôi hỏi dì Bảy, thiếu nước giếng Bá Lễ dì có nấu chè nữa không? Dì đáp: “Không, không nấu nữa, bởi có nấu cũng không còn ra vị chè Hội An”. Không phải người Hội An đề cao vai trò của giếng, mà sự thật là thiếu nước giếng này, những đặc sản Hội An, như cao lầu, bánh vạc, bánh bao, chè xí mà… thiếu đi cái vị đặc trưng.
Sẽ là thiếu sót nếu như viết về giếng Bá Lễ lại không viết về hai vợ chồng ông lão Nguyễn Đường, người đã có mấy chục năm làm nghề gánh nước thuê ở Hội An. Ông là người cuối cùng còn gánh nước thuê ở nơi này. Nhà ông nằm trong một con ngõ nhỏ, sâu hun hút. Bà cụ bán cơm gà đầu ngõ, ngưng tay xới cơm ngẩng lên chỉ cho tôi lối vào nhà ông Đường, bà cụ không quên dặn: “Con vào đó giúp gì được cho ông bà ấy thì giúp nhé, nghĩ hoàn cảnh mà thấy tội tội”. Ngõ nhỏ, hẹp, tối, tôi còn đang lọ mọ tìm đường thì thấy tiếng gọi phía sau, hóa ra bà cụ bán cơm gà chỉ đường cho tôi hồi nãy. Bà cụ bảo: “Thôi để bà đưa con vào tận nhà, chứ khó tìm lắm!”. 7h tối, hình như ông bà Đường đều đã cơm nước xong xuôi, cả nhà 3 người nằm trên một tấm phản giữa nhà xem ti vi. Thấy có khách đến, ông đỡ bà ngồi dậy, cậu con trai tên Quốc ngơ ngác nhìn khách chả nói chả rằng, với tay tắt ti vi. Bà Nguyễn Thị Mỹ nói như phân bua: “Nó (con trai bà) bị thần kinh đấy. 51 tuổi rồi mà như đứa trẻ”. Gần 40 năm nay, cả gia đình 3 người sống phụ thuộc vào những gánh nước trên đôi vai ông Nguyễn Đường.

Ở tuổi 82, ông vẫn mạnh khỏe, làn da đen bóng, bàn tay gân guốc nổi đầy. Ông vẫn dư sức ngày dăm lượt gánh đôi thùng nước đầy đi băng băng qua những con phố...
...
Quỳnh Vân
Còn nhiều giếng khác nữa nhưng không thể ngon ngọt bằng giếng Bá Lễ như cái giếng ở chợ Hội An



Có mấy chai nhựa dưới giếng chắc của khách du lịch làm rớt


 
Một ngày mưa ngâu ở Hội An










suoimohg 16.07.2013 09:44:54 (permalink)
Chào Mây Ngàn!
Vẫn tràn đầy cảm xúc về những thân phận con người, chúc mừng MN đã thành công trong thể loại ảnh rất khó này!
Thân mến!
mayngan 17.07.2013 00:37:45 (permalink)
@Cảm ơn Suối mơ,lâu lắm mới lại gặp Suối,chúc Suối luôn hạnh phúc,an lành nhé
Hơn 5 năm trước đã dừng chân để chụp tấm ảnh này vào một ngày nắng đẹp tại một nhánh sông Thu Bồn ở TP cổ Hội An


Hôm nay quay lại cỏ cây hai bên bờ đã có nhiều thay đổi nhưng trên chiếc thuyền bé tẹo có 2 vợ chồng cùng mưu sinh trên sông nước bằng nghề chài lưới ven sông




 
Phía trên bờ cũng có hai vợ chồng nông phu đang chắt chiu chăm sóc cánh đồng xanh nhỏ bé quanh nhà với đụn rơm còn cao ngất ,chứng tỏ mùa trước trúng mùa bội thu



thiên thanh 18.07.2013 16:16:30 (permalink)
cảm ơn anh Mây Ngàn cho tt đi vià lại quê hương qua những tấm hình chụp thật đẹp
mayngan 19.07.2013 01:02:44 (permalink)
thiên thanh


cảm ơn anh Mây Ngàn cho tt đi vià lại quê hương qua những tấm hình chụp thật đẹp

Cảm ơn đã ngắm nhìn những tấm hình,Chúc Thiên Thanh luôn hạnh phúc,an lạc

Riêng mayngan thích ngao du và lưu lại những khoảnh khắc trên đường thiên lý để chia sẻ lại cho bạn bè ,gia đình và cả cho chính mình khi nhìn lại những tấm ảnh...rồi...kỷ niệm xưa lại về..hi
Chẳng hạn như tấm ảnh này chụp 3 năm về trước khi đang ngồi trên xe


 
 Còn đây là tấm ảnh mới chụp lại sau 3 năm .Riêng 2 căn nhà này cảnh vật chung quanh vẫn không thay đổi .Một bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã


 
Còn đây là hình ảnh Hội An vào những đêm rằm cả phố cổ đều cúp điện chỉ sài đèn lồng và nhà nhà đều cúng trời đất với lễ vật là hoa quả ,bánh kẹo xanh xanh đỏ đỏ rồi rải đầy đường nhưng không có trẻ nhỏ nào lượm...hi..hi lũ chuột đêm ấy được chén no bụng

























Ai cũng say sưa theo những thế cờ



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2013 01:07:06 bởi mayngan >
mayngan 04.08.2013 00:43:40 (permalink)
Những tấm hình này phải kỳ công trên đường thiên lý mới chụp được
Các kiểu cầy ruộng


















mayngan 04.08.2013 00:48:08 (permalink)
Ruộng đồng xứ Quảng núi non và mây trắng tuyệt đẹp nhưng vẫn là nơi thường hứng chịu thiên tai và đất đai bạc mầu






Chợt nhớ tới một người thiếu phụ xứ Quảng với vóc dáng xinh đẹp rời quê hương lên thành ,tần tảo mưu sinh mười năm trời khi con mới lên 4 tuổi để kiếm chút tiền nuôi con ăn học,Cô ấy đã xin một tấm hình gửi về quê cho con và mong nó cảm nhận được chút gian khổ của một người mẹ.Giờ này con cô ấy cũng đã trưởng thành vì đã cách đây 4 năm rồi.Hằng mong gia đình cô ấy đạt đuọc nhiều mộng ước




GÁNH HÀNG RONG
Gánh hàng rong một đời lang thang gánh
Đội nắng mưa bươn chải chốn Đô thành
Ngày cất bước để đêm về trăn trở
Lũy tre làng, con nước ,ruộng đồng khô
Ôi nhớ quá..một đàn con thơ dại
Lệ phong sương bao thuở đẫm đêm dài
Lòng cha mẹ trải đầy trên phố lạnh
Giọt mồ hôi đổi lấy ước mơ xanh
Rồi sẽ đến một ngày không xa nữa
Chốn thị thành vắng bóng gánh hàng xưa
Ngày sẽ sáng..ngày mai đời sẽ sáng
Có lẽ nào số phận mãi lang thang
Bằng nghị lực,niềm tin và ước vọng
Tương lai hồng mở lối rộng mênh mông

mayngan
 
Những căn nhà mơ ước thôi nhưng ở chắc buồn lắm vì cóc nhái kêu










<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2013 01:04:47 bởi mayngan >
Kinhlao 04.08.2013 15:35:24 (permalink)
Góc cạnh đời thường của bác thật tuyệt. Cảm ơn bác đã chia sẻ những khoảnh khắc lắng đọng thường ngày!
Cho em góp với bác một bức làm quen ạ.
 
mayngan 07.08.2013 10:52:11 (permalink)
@ Cám ơn Kinh lao ,đấy là nguời thuộc dân tộc gì vậy?
Đây là khu thánh địa Mỹ Sơn một thời huy hoàng nhưng nay chỉ còn là phế tích
Ai đến đây cũng ngậm ngùi cho sự thăng trầm của thời cuộc
































 
mayngan 07.08.2013 16:40:47 (permalink)
Gành đá đĩa tuy Hòa Phú Yên
Ghềnh Đá Dĩa còn có các cách gọi (viết) khác là Gành Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chấtViệt Nam, thắng cảnh này nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Gềnh Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Dĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.

Liền kề với Ghềnh Đá Dĩa là Bãi Bãng tĩnh lặng với bãi cát trải mịn màng

Xương rồng mọc hoang trên cát nhiều vô kể






















Rất nhiều cành dao mọc quanh bờ biển và là một cây thuốc trị viêm xoang rất hiệu nghiệm

Sau đây là một số cách dùng cây giao chữa bệnh trong dân gian:

- Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Dùng khoảng 15 đốt cành giao, cắt nhỏ từng đoạn ngắn, cho vào túi nylon đập nát rồi cho vào nồi cùng nước, đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10 -5 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Chữa côn trùng, ong, rắn cắn, bò cạp đốt: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên nơi bị cắn.
- Chữa chấn thương, đau nhức: Dùng cành giao giã nhỏ, đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
- Chữa mụn cơm: Dùng nhựa cây giao đắp lên mụn cơm. Không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.
Như trên đã nói, cây giao có độc tính, nhất là nhựa cây có thể gây mù mắt (nhựa dính vào mắt), không để nhựa dính vào da, mắt. Và có độc, nên không sử dụng cành giao dài ngày. Theo kinh nghiệm dân gian nên tối đa không quá 10 ngày.
Lương y Quốc Trung




Thay đổi trang: << < 313233 > >> | Trang 31 của 36 trang, bài viết từ 451 đến 465 trên tổng số 534 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9