Cây thuốc Việt Nam
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 42 bài trong đề mục
Hà Thu 12.01.2009 10:40:55 (permalink)
0
Hoa rau đay:

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/01763CA1C85B4433BB1D1D7465FFBEAE.jpg[/image]
Attached Image(s)
#16
    Hà Thu 12.01.2009 11:06:33 (permalink)
    0
    Qủa đay:


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/4FF8C29030AA4F94BA8C050AD097716E.jpg[/image]
    Attached Image(s)
    #17
      Hà Thu 12.01.2009 19:59:33 (permalink)
      0
      Cây Xương Sông
      Xương sông, Rau húng ăn gỏi - Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce (Conyza lanceolaria Roxb., B. myriocephala DC.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.
      Vị cay, tính bìnhLá Xương sông được dùng ăn gỏi cá, gỏi chả nướng và cũng dùng làm gia vị (băm ra ngâm muối vài ngày) hoặc nấu với thịt cá.
      Thường dùng chữa:
      1. Cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế quản;
      2. Tưa mồm, trắng lưỡi, viêm miệng;
      3. Ðầy bụng đi ngoài, nôn mửa;
      4. Sốt co giật ở trẻ em.
      Liều dùng 15-20g dạng thuốc sắc. Có thể dùng lá tươi ngậm hoặc chiết lấy nước uống. Dùng ngoài, giã nát, xào nóng chườm lên những chỗ sưng tấy, đau nhức, thấp khớp.  (có tác giả cho là có tính ấm); có tác dụng khư phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.


      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/05BA5E8960FF43669E19CBDD8F30921F.jpg[/image]
      Attached Image(s)
      #18
        Hà Thu 12.01.2009 20:39:33 (permalink)
        0
        Cây Dướng
         
        Cây Dướng họ Dâu tằm (broussonetia papyrifera). Là loại cây to sống lâu năm, cao thông thường từ 10-16m, vỏ thân cây nhẵn màu nâu tro, lá đơn, mép có răng cưa, đầu lá nhọn, mặt dưới có lông dính, cụm hoa đực dạng bông dài, mọc ở ngọn cành, cụm hoa cái hình đầu nhiều hoa phủ đầy lông, quả mọng có đường kính tới 3cm, chín đỏ rất mềm. Mùa hoa của cây dướng vào các tháng từ 5-6 hằng năm. Mùa quả thu hoạch vào tháng 8 đến tháng 11.

        Theo Đông y, lá dướng có vị ngọt, tính hàn, công dụng trị tả, cầm máu, làm thuốc nhuận tràng sử dụng cho trẻ em, nấu xông chữa cảm mạo.

        Vỏ, rễ cây dướng có vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, chữa lỵ, cầm máu. Nhựa của cây dướng có tính chất sát khuẩn nên thường được sử dụng để đắp lên các vết thương do ong đốt, chó cắn hoặc còn đắp cho cả vết rắn cắn...

        Quả của cây dướng Đông y còn gọi với tên là chử thực tử và cho rằng vị ngọt, tính lạnh, không độc đi vào các kinh tỳ và tâm, có công hiệu bổ thận, thanh can, minh mục, lợi tiểu.


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/12F3A1B632A048C0B09E4840E12278D6.jpg[/image]
        Attached Image(s)
        #19
          Hà Thu 12.01.2009 21:09:41 (permalink)
          0
          Hoa Ngâu

          Không chỉ dùng để ướp trà, hoa ngâu còn là một vị thuốc. Ngoài tác dụng nổi bật là chữa cao huyết áp, hoa ngâu còn giúp làm tỉnh rượu, chữa bế kinh, giúp tỉnh táo đầu óc... Không dùng cho phụ nữ có thai.
          Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc, mùa hoa vào tháng 7, tháng 8.
          Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Nó được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc.
          Chữa tăng huyết áp: Hoa ngâu 10 g, hoa cúc 30 g. Hai thứ gộp chung, chia làm 3 phần bằng nhau. Khi dùng cho một phần vào tách, rót nước sôi già ngâm, để nguội uống. Uống hết 3 phần thuốc đó trong một ngày.
          Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10 g, rượu 50 g. Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 3 ngày, uống liền trong 5 ngày, ngày uống 1 lần.
          Chữa chứng thương tích do vấp ngã, bị đòn: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50 g. Gộp chung cả hai thứ, cho vào một lượng nước vừa phải nấu chín, chắt lấy nước, đổ nước vào nấu tiếp, nấu đủ 3 lần, gộp chung nước thuốc chắt 3 lần, trước tiên nấu bằng lửa mạnh (vũ hỏa), sau nấu bằng lửa yếu (văn hỏa) thành cao.
          Mỗi lần dùng, quết một ít cao này lên vải lụa mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, ngày đắp thuốc cao này một lần.
          Chữa chứng say rượu: Hoa ngâu, hoa sắn dây (cát hoa) mỗi thứ 10 g. Gộp chung cả hai thứ vào ly, rót nước sôi già vào ngâm uống.



          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/97A30D87589145DF8E5C98486457A840.jpg[/image]
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.01.2009 21:11:29 bởi Hà Thu >
          Attached Image(s)
          #20
            Hà Thu 12.01.2009 21:15:12 (permalink)
            0
            Cây Duối vàng
            Cây nhỏ, cao 4-5m. Thân và cành khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dạng đầu có cuống, đính ở dưới những cành ngắn, gồm 10-12 hoa. Cụm hoa cái chỉ có 1 hoa. Quả mọng màu vàng, gắn trên đài tồn tại.
            Quả chín ăn ngọt và thơm. Lá Duối dùng để đánh bóng đồ gỗ. Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc. Vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy. Lá làm thức ăn cho gia súc. Nhiều bộ phận được dùng làm thuốc:
            1. Lá Duối: chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt; còn dùng chữa nắng nóng. Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi).
            2. Nhựa mủ Duối dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc; 3. Vỏ Duối dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đắp bó chữa gẫy xương;
            4. Cành và rễ thái mỏng sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng. Vỏ rễ chữa đái đục, bí đái. Liều dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc để uống và ngậm. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.
            Ở Ấn Độ, nước sắc vỏ dùng chữa sốt, lỵ và ỉa chảy. Rễ dùng đắp trị mụn nhọt mưng mủ và viêm; cũng dùng trị rắn cắn. Nhựa mủ sát trùng, làm se, dùng đắp nứt nẻ ở tay và ở gót chân.


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/616CB6135A444E4AAD2F541A874F6E1D.jpg[/image]
            Attached Image(s)
            #21
              Hà Thu 13.01.2009 19:50:35 (permalink)
              0
              Cây Hẹ
              Theo đông y thì củ hẹ có tính ấm, vị cay, tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ hồi hương cứu nghịch, chỉ hãn.
              Lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc.
              Hạt hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, tác dụng bổ can, thận.
              Cây hẹ có tác dụng chữa ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, lỵ amibe, ra mồ hôi trộm.


              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/AE93F4E5B24E4EC5BD2E9F0FEDAD70A3.jpg[/image]
              Attached Image(s)
              #22
                Hà Thu 13.01.2009 19:55:01 (permalink)
                0
                Và: Rối như canh Hẹ

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/D2279BDC4E504BB2880D9DC4E8FF53CA.jpg[/image]
                Attached Image(s)
                #23
                  sen dat 16.01.2009 21:27:08 (permalink)
                  0
                  Hà Thu thích ăn rong biển hông? Đây cũng là một dược phẩm quý giá.  Làm sạch ruột, nhuận trường,giảm huyết áp, giảm cholesterol. 

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/AEC55E92B16140839908945587D0D6DA.JPG[/image]
                  Attached Image(s)
                  #24
                    sen dat 16.01.2009 21:32:15 (permalink)
                    0
                    Rong biển làm được nhiều món ăn ngon có loại rong biển làm thành bánh tráng cuốn với cơm và các nguyên liệu khác gọi là sushi của Nhật nhiều người ăn cũng thấy khoái khẩu

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/0505A0D43D0441DBA3AC5C934CAA9387.jpg[/image]
                    Attached Image(s)
                    #25
                      Hà Thu 29.01.2009 19:45:45 (permalink)
                      0
                      Cảm ơn bác SD! Món này HT thích lắm.
                      Giới thiệu với bác hàng xóm của rong biển: Tảo biển.
                      Tảo cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư do có tác dụng làm giảm lượng estrogen (nguyên nhân gây ung thư).
                      Chất chiết xuất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những loại thuốc không tan trong dạ dày, chỉ phóng thích hoạt chất ở ruột non. Ngoài ra tảo còn được nghiên cứu làm thuốc cầm máu và sát trùng.


                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/9C2341A5B5E3472E8302A457E2F02302.jpg[/image]
                      Attached Image(s)
                      #26
                        tinhtho17 07.02.2009 21:20:19 (permalink)
                        0
                        Chà, đọc mới thấy nhiều cây em gặp mừ ko biết tác dụng của nó, nhìn cây duối vàng là em ấn tượng nhất, vì hồi nhỏ hay được mọi người cho ăn cái cây đó. Ngày trước ở quê em nhìu cây đó lắm, mà giờ ko thấy một cây nào . Cảm ơn mọi người về những thông tin thật bổ ích ạ.
                         
                        #27
                          sen dat 20.02.2009 22:55:48 (permalink)
                          0
                          Thật ra không biết Hà Thu nghĩ sao về cây cỏ dược liệu chứ SĐ từ lâu đã thầm phục nền đông y rồi! Cây nấm linh chi cũng là nguồn dược liệu quý chữa được nhiều bệnh như ung thư. Thường được chế biến thành viên hay thành nước hoặc như một thứ nước uống thay trà

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/AEDBD5E2A71C4377A979A9E52F2B1631.jpg[/image]
                          Attached Image(s)
                          #28
                            Hà Thu 21.02.2009 15:14:54 (permalink)
                            0
                            Bác Sen đất ơi. HT không chỉ thích mà còn biết ơn Nấm Linh Chi lắm, nhờ nó mà hôm nay HT vẫn còn đủ sức khỏe để ngồi đây chung vui với mọi người trong Thư Quán đấy.
                            Nấm Linh Chi còn được chiết xuất thành dạng nước, giá của nó khá đắt nhưng công dụng chữa bệnh thì rất tuyệt vời.
                             
                            Đây là loại nước Nấm Linh Chi mà HT thường dùng
                             


                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/62320/93402349ADAB48CF850E6667F0B8E14C.jpg[/image]
                            Attached Image(s)
                            #29
                              sen dat 01.03.2009 19:34:35 (permalink)
                              0
                              Ủa Hà Thu bị bịnh gì mà dùng linh chi? Mau mạnh khoẻ nghen! Chút qua bên nhà Bảy ăn bông cải xanh cái loại rau này cũng tốt lắm á! Bây giờ là một cây thuốc đó là ĐƯƠNG QUI tên khoa học của nó là Angelica sinensis dùng điều chế dược liệu có hiệu quả đáng kể  trong trường hợp nhạy cảm với nhiều loại chất khác nhau như phấn hoa, bụi, thực phẩm gồm viêm mũi, suyễn...

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/6F2EDF4CD50042C0AF319EC08C4A6A32.jpg[/image]
                              Attached Image(s)
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 42 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9