Lớp nhiếp ảnh mầm non + Link web tham khảo và phần mềm sửa ảnh.
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 52 bài trong đề mục
suoimohg 22.02.2009 09:40:28 (permalink)
Vâng em cũng đang xem lại để lựa chọn sao cho không trùng lặp!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.02.2009 09:41:47 bởi suoimohg >
#16
    Cù Lần 24.02.2009 09:08:51 (permalink)
    Cù vào ghi danh học dziên ! [sm=salute.gif]
    #17
      HÀN PHONG 24.02.2009 10:35:59 (permalink)
      hehe lâu nay thấy Cù chụp đẹp quá, vào viết bài hướng dẫn được rồi chứ học hành nỗi gì nữa
      #18
        lang thang 24.02.2009 11:01:02 (permalink)
        LT muốn tìm tài liệu về chụp đêm mờ chưa rảnh, để hè đi thí nghiệm luôn
        @Cù vào viết bài đi chứ học hành gì?
        #19
          vũkimThanh 25.02.2009 02:43:23 (permalink)

          Trích đoạn: Cù Lần

          Cù vào ghi danh học dziên ! [sm=salute.gif]


          Cù Lần này cũng là cao thủ PTS bây giờ còn giả vờ cưa sừng đi làm nghé phải không?
          Nơi đây là mảnh đất phì nhiêu cho các bạn thoải mái phát huy sáng kiến và nâng cao các khẩu súng kiếm tìm tác phẩm nghệ thuật cho bà con thưởng lãm.....vậy mà ai cũng giơ tay ghi danh học viên...thế mới lạ đời chứ.....
          #20
            Cù Lần 26.02.2009 08:49:56 (permalink)
            Ơ !........... [sm=doh.gif]........Hổng lẽ Cù lại đi viết bài "Hướng Dẫn Thao Tác Chỉnh Nút AUTO PROGRAM Trên Máy Chụp Hình Kỷ Thuật Số, Loại "Nhắm Rồi Bấm" hay sao đây nhỉ ? .................. [sm=so_funny.gif]  
            #21
              Tần Anh 15.03.2009 09:37:56 (permalink)
              Thầy ơi, nhà cháu chụp không hiểu sao nó cứ bị đen xì như thế này, mà rõ ràng đã để chế độ chụp tự động rồi.

              Nếu chụp ngược sáng thì phải căn máy như thế nào hả thầy. ( tại cái cây này cao quá cứ phải ngửa cổ lên chụp, nên không thể tránh khỏi ngược sáng)

              http://a367.yahoofs.com/lifestory/hPoSTLmZHwP__DOT__e6vyrWuqipIG2Ps-_1/blog/ap_20090307100939526.jpg.jpg?lb_____DgEHeI3dp
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.03.2009 09:39:36 bởi Tần Anh >
              #22
                lang thang 15.03.2009 12:39:44 (permalink)
                Dô đây TA nhớ gọi rõ "thầy bói", gọi không "thầy" người ta tưởng LT dạy chụp ảnh, họ cười bật ghế u đầu không ai đền àh
                LT thấy cái này trắng chứ đen đâu. Đúng là ngửa cổ lên trời nên ảnh sáng quá.
                TA coi bài đầu tiên, có ví dụ mấy chức năng chụp ảnh chế độ A, S. Tùy lúc mà dùng.
                Máy PnS thì không điều chỉnh gì được nhiều đâu, cảm biến nhỏ quá nên chịu vậy.
                 
                Nếu chụp ngược sáng mà chủ đề gần thì bật flash, giúp cân bằng sáng với nền phía sau. trường hợp tấm hình kia, chủ đề nằm cao quá, chỉ còn cách chỉnh f (trong chế độ A) lớn nhất để hạn chế bớt ánh sáng vào, nếu máy có chức năng chỉnh tay thì  để về M, chỉnh S (thời gian) nhanh hơn, chỉnh f lớn hơn, hai yếu tố này làm giảm lượng ánh sáng vào máy, may ra sẽ rõ hơn 1 tý.
                LT nghĩ sao nói vậy, trúng trật phải bấm máy mới biết 
                #23
                  lang thang 11.04.2009 10:57:50 (permalink)
                  Hình như trong này chưa có bài về cách tạo ảnh HDR, nay LT viết 1 bài ví dụ cho ai muốn thử. Ứng dụng của nó cũng đa dạng, điển hình nhất là khi muốn tạo ra 1 ảnh với đầy đủ chi tiết ở vùng tối và sáng, bên cạnh đó nếu khéo tay, có thể làm những bức ảnh với màu sắc như tranh vẽ.
                  HDR là kỹ thuật mà ngày nay nhiều máy ảnh đã tích hợp sẵn, theo LT biết thì dòng Fuji Pro có chức năng này rất mạnh, khi chụp cộng với tăng % HDR thì tấm hình sẽ chi tiết cả vùng tối lẫn vùng sáng, nếu chụp bình thường thì ta phải đánh đổi: hoặc đẹp vùng tối, cháy vùng sáng, và ngược lại. 
                  Phần mềm LT đang dùng là Photomatic Pro3
                   
                  Bước đầu tiên là cần phải có ít nhất 3 bức ảnh với độ sáng khác nhau, ví dụ +2EV, 0 và -2EV. Nếu muốn ảnh đẹp hơn, nhuyển hơn thì có thể làm các tấm +3, +2, +1, 0...-3.
                  Đây là bức ảnh mà LT chụp với 0EV, màu sắc bình thường, do chụp vào buổi chiều nắng nhạt, nên chỗ sáng thì tạm ổn, chỗ tối thì màu bết lại, không nhìn thấy chi tiết.
                   
                   
                  Còn đây là tấm LT đã chỉnh tối lại bằng cách -3EV,
                   
                   
                  Còn đây là tấm chỉnh sáng hơn, +3EV.
                   
                   
                  Còn đây là kết quả:
                   
                  Tấm hình này vẫn chưa đạt như ý muốn vì thảm cỏ hơi quá sáng, tuy nhiên nếu nhìn với bức ảnh gốc đầu tiên thì chúng ta thấy là mảng tối của ảnh đã khá hơn, nhìn được chi tiết. Khi đã thực hành nhiều thì mọi người sẽ biết cách chỉnh sao cho vừa đủ. LT làm biếng chỉnh lui tới nếu biết PS thì mang vào đó làm thêm sẽ tốt hơn.
                   
                  Cách dùng: LT copy trên mạng
                  (Trong bài hướng dẫn dưới không nói cách xử lý ảnh, cá nhân LT nghĩ HDR sẽ gom noise từng tấm ảnh, vì vậy để tấm cuối cùng bớt noise, chúng ta nên khử noise từng tấm trước khi tiến hành ghép lại.)
                   
                  Công cụ

                  Máy ảnh: Về nguyên tắc, bấy kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào mà có khả năng chỉnh sáng tối là có thể thực hiện được, tuy nhiên tốt hơn hết là sử dụng các máy ảnh kỹ thuật số có thể chụp file Raw và có chức năng AEB – auto exposure bracketing. (tự động thay đổi thời gian phơi sáng). Trong trường hợp này tôi sử dụng máy Canon 350D

                  Chân máy ảnh: Chụp HDR có nghĩa là bạn phải chụp nhiều tấm ảnh giống nhau cho một khung cảnh, bởi vậy việc sử dụng chân máy ảnh là rất cần thiết, bạn nên chọn loại chân chắc chắn, Trong một số ít trường hợp, bạn có thể sử dụng các chân đế tự nhiên như là tảng đá, bờ tường… Tôi sử dụng một chân để (tripod) Carbon của hãng Verbol (400$, nặng 2,1kg, có thể tải được 11kg) (Nếu không có chân máy, có thể dùng PS để chỉnh)

                  Phần mềm: Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để xử lý được HDR, tôi thường sử dụng PhotoMatix (99$) và Photoshop (699$)

                  Làm thế nào để chụp HDR

                  Trong ví dụ này, tôi đưa ra việc làm HDR với từ 3 bức ảnh RAW. Tôi đặt máy ảnh với chế độ AEB với sự chênh sáng là -2 / +2 stops. Như vậy, với 3 bức ảnh, chúng ta có một bức đúng sáng, một bức thiếu sáng (-2EV) để ghi nhận chi tiết của vùng sáng, một bức thừa sáng (+2EV) để ghi nhận chi tiết của vùng tối.

                  Việc sử dụng chân đế là cần thiết bởi vì chúng sẽ cho ta ba bức ảnh có khuôn hình giống hệt nhau, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ta ghép hình sau này.
                  Bạn cũng có thể chuyển máy về chế độ Manual và chụp nhiều bức với độ chênh sáng nhiều hơn nếu thấy cần thiết

                  Xử lý ảnh HDR ra sao

                  Bây giờ chúng ta tiến hành xử lý ảnh HDR từ ba ảnh RAW đã chụp ở bước trên. Chúng ta sử dụng phần mềm PHOTOMATIX. Bạn có thể sử dụng phần mềm khác để xử lý nếu bạn muốn.

                  Photomatix có thể xử lý cả file RAW, Tiff, do vậy không cần chuyển đổi trước thành Jpeg trước khi xử lý.

                  Chọn Menu HDR >> Generate, sau đó chọn Browse.. >> Chọn cả 3 file ảnh đã chụp.

                  Có các lựa chọn:
                  Align Source Images: Canh thẳng các ảnh gốc (dùng trong trường hợp khi 3 bức ảnh chụp có sự thay đổi về khuôn hình.

                  Attempt to reduce ghosting artifacts: Giúp loại bỏ các bóng ma do vật/người chuyển động.
                  Nhấn OK và chờ máy ghép ảnh HDR.
                  Sau vài phút, chúng ta đã có một bức ảnh có độ thay đổi ánh sáng rất cao (Hight Dynamic Range), tuy nhiên do thiết bị hiển thị (Màn Hình, máy in) của chúng ta đều là các thiết bị có khả năng thể hiện thấp (low dynamic range), do đó đã không thể hiện hết được các thông số của bức ảnh. Một số vùng trời bị cháy sáng và vùng cây có thì bị đen. Do vậy ta cần chuyển bức ảnh về phù hợp với khả năng hiển thị của thiết bị.

                  Trong Photomatix, chúng ta sử dụng tính năng Tone Mapping. Đây là phần đem lại cho chúng ta nhiều phấn khích nhất khi sử lý ảnh HDR.

                  Từ menu HDR chọn Tone Mapping.

                  Bây giờ bạn đã thấy bức ảnh giống với những bức HDR khác. Chúng ta đã nhìn thấy chi tiết của vùng trời và đất. Sự khác biệt chính là điều chỉnh các thanh trượt cho phù hợp. Bạn cũng có thể sáng tạo để ra những tác phẩm ấn tượng nếu bạn muốn. Thông số cụ thể tùy thuộc từng bức ảnh và ý đồ của tác giả. Xin được giới thiệu sơ qua về các tham số khi Tone Mapping.

                  Luminosity
                  Điều chỉnh sự sáng tối của vùng tối. Nếu kéo về bên phải thì nó sẽ tăng độ chi tiết vùng tối và làm sáng ảnh lên, kéo về bên trái thì sẽ làm cho bức ảnh trông thạt hơn.

                  Strength
                  Điều chỉnh sự tương phản của bức ảnh.
                  Color Saturation
                  Điều chỉnh độ bão hòa màu của các kênh RGB, satulation càng lớn, bức ảnh trông càng sặc sỡ.

                  White Clip - Black Clip
                  Bạn có thể nhìn thấy biểu đồ histogram thay đổi khi điều chỉnh cặp tham số này. white clip điều chỉnh sự tương phản của vùng sáng còn black clip điều chỉnh sự tương phản của vùng tối.
                  Sau khi bạn đã điều chỉnh xong, nhớ lưu ảnh lại và nếu cần thì tách lớp để xử lý riêng bên Photoshop. Nếu bạn thành công, đừng quên chia sẻ tác phẩm với tôi nhé.

                  longpt (http://photo.vn/Forums/viewtopic/t=10674.html)
                   
                   
                  #24
                    lang thang 07.05.2009 03:43:12 (permalink)
                    Khử Bụi Trên Màn Quang Cảm



                    Disclaimer: Mặc dù chúng tôi đã và đang thực hành rất nhiều một cách thành công các điều chỉ dẫn dưới đây trên nhiều loại máy (DSLRs) chẳng hạn như Canon 10D, 20D, 1Ds, và gần đây nhất, là máy ảnh 1D Mark3, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho những hư hại nào xảy cho máy ảnh của quý vị nếu quý vị quyết định thực hành các điều chỉ dẫn đó. Những điều chỉ dẫn dưới đây đều có tính cách truyền bá và thông tin, và nếu quý vị quyết định thực hành các điều chỉ dẫn này, quý vị phải tự mình gánh chịu những rủi ro có thể xảy ra.


                    I. Dẫn Nhập

                    Từ ngày các máy ảnh số trở nên thông dụng, số người xử dụng và làm chủ các máy ảnh càng ngày càng cao. Ngày nay, thị trường nhiếp ảnh số là một trong những thị trường phát triển gồ ghề nhất, có sức thu hút các nhà làm máy ảnh lớn như Canon, Nikon, Fujifilm, Kodak, Pentax, etc., rất mạnh trong sự đầu tư và phát triển sản phẩm với các kĩ thuật tân kì cho cái thị trường mới này. Cách đây vài năm, phần lớn của thị trường này còn thiên về các máy nhiếp ảnh số “tài tử,” các loại máy ảnh point-and-shoot (P&S,) mà hầu như ai ai cũng có thể xử dụng. Sản phẩm về các máy digital single-lens reflex (DSLR), loại máy ảnh số có khả năng thay đổi ống kính như người-anh-em máy phim, hầu như không có, hoặc quá mắc mỏ khiến cho người tiêu thụ, dù có muốn, cũng phải “kính nhi viễn chi.” Chỉ từ khi cái máy ảnh số của nhà Canon, cái máy DSLR Canon 1D, ra đời với cái giá mà dân mộ điệu có thể “gồng” lên chịu được. Đây có lẽ là một bước chân âm thầm cho giới tiêu thụ, “a small step,” nhưng là một dấu ngoặc lớn, một "giant leap," cho nghành nhiếp ảnh. Đã có rất nhiều thay đổi trong nghành nhiếp ảnh từ cái thuở ban đầu ấy. Thay đổi trong phạm trù cách thức thu hình, thay đổi trong cung cách tạo hình, cho tới các công việc thông thường như là bảo trì máy.

                    Thời Diễm Xưa, cái thời trước Canon 1D, công việc bảo trì máy cũng hơi đơn giản, ít nhất là đối với dân hobbyist. Lâu lâu nổi hứng lôi máy ra lau chùi buồng máy, cà chỗ này chút xíu, đánh bóng chỗ kia tí tị. Lúc cần đi (ra) ngoài, chỉ cần nhét cuộn phim vô là có thể lấy vài “bô” đầy. Hết cuốn phim này, ráp cuộn khác vô. Cứ thế mà chụp. Với cái máy số thì khác hẳn. Không chịu giữ sạch cái màn quang cảm (biến,) cái photo sensor, hình chụp bầu trời đẹp thế kia, về tải vào máy vi tính, thấy toàn là “mụn” như rỗ hoa! Trong máy ảnh số, muốn thay cái màn quang cảm không phải là chuyện đơn giản và dễ làm như thay cuộn phim khác. Đi mua máy khác nhiều khi còn đỡ tốn hơn.

                    Vậy chứ “mụn” là gì? Tại sao lại có “mụn”? Làm sao để biết “mụn” ở chỗ nào trên màn quang cảm? Và làm thế nào để bớt “mụn”?

                    “Mụn” là những hạt bụi nhỏ li ti trên mặt màn quang cảm. Có tháo ống kính ra, nhìn cho kĩ vào cái màn quang cảm cũng không thấy gì hết. Những hạt bụi trời này rất nhỏ, mắt thường thấy không được, thành ra có muốn “nặn” cũng không phải dễ.


                    II. Khám Bệnh

                    Muốn thấy được bụi trên màn quang cảm, quý vị cần phải:

                    1. Chụp một tấm hình với hậu cảnh màu trắng (white background.) Hình không cần phải ở dạng RAW. JPEG là đủ.

                    2. Xiết khẩu độ xuống tới mức tối thiểu mà ống kính quý vị đang dùng cho phép. Xin quý vị lấy độ phơi sáng (exposure) bình thường như những lúc quý vị đang chụp cảnh. Đây là một trong những lúc quý vị chụp mà không sợ hình bị rung!

                    3. Tải hình vào máy vi tính (PC).

                    4. Mở hình bằng Photoshop (PS).

                    5. Trong PS, quý vị lần theo menu, mở bật Auto Levels lên: Image >> Adjustment >> Auto Levels

                    6. Sau bước thứ 5, quý vị sẽ thấy bụi trên màn ảnh.


                    Màn quang cảm có bụi là do nhiều nguyên nhân. Tôi chỉ xin liệt kê một số sau đây:

                    1. Thay ống kính thường xuyên là một trong những nguyên nhân chủ yếu để cho bụi lọt vào màn quang cảm. Bụi càng đóng vào nhiều hơn nếu quý vị thay ống kính lại để máy mở (camera on.) Khi máy mở, dòng điện cung cấp cho màn phim sẽ gây ra những phân lượng điện (charges) trên màn quang cảm, và những phân lượng điện này sẽ “hút” bụi trong không khí vào buồng máy. Hiện tượng này giống như khi quý vị cọ sát một mảnh plastic hay ni lông để hút những mảnh giấy vụn trên bàn.

                    2. Nếu ống kính của quý vị dùng kính lọc (filter) loại drop-in hay thấy ở các ống kính “trường túc,” thì khi quý vị gắn hay tháo kính lọc ra, bụi sẽ theo đó mà vào, mặc dù quý vị không phải tháo ống kính.

                    3. Quý vị khử bụi, hay hút bụi máy ảnh trong môi trường có gió hay không khí bị chuyển động, e.g., quạt, etc.

                    4. Ống kính bị bụi bám. Nhất là chung quanh phần đuôi của ống kính, gần chỗ nối tiếp với máy. Những hạt bụi nhỏ li ti này có thể lọt qua khe giao tiếp giữa máy ảnh và ống kính vào buồng máy. Trường hợp này hay xảy ra sau các chuyến săn hình trong môi trường có nhiều cát như sa mạc.


                    Theo quan niệm của tôi, máy ảnh của quý vị phải được đối xử như một người tình, hay hơn thế nữa, một hồng nhan tri kỉ. Phải được nâng niu. Phải được quý trọng. Phải gượng nhẹ. Mà trong các cơ phận, cái màn quang cảm đứng đầu. Nó chẳng những là “vòng đo” để chúng ta có thể so sánh (đánh giá) giữa các “người yêu” với nhau, mà nó còn là cái linh hồn của cái máy ảnh. Những tác phẩm mà quý vị có được là đều từ đó mà ra cả. Thành ra khử bụi ở trên màn quang cảm đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, bởi vì quý vị không phải thực hiện các phương thức (procedures) khử bụi một lần là xong. Hơn nữa, đối với người tri kỉ, cần phải trân trọng.

                    Trong các cách thức để khử, cách hay nhất là dùng PS để tẩy hết những “mụn” này ra. Để tẩy, quý vị nên dùng clone tool trong PS. Cách này hay nhất là vì quý vị không phải đụng tới máy và tháo ráp ống kính ra vô để quét bụi.

                    Khi máy ảnh có quá nhiều bụi thì có lẽ khử bụi máy là một điều cần thiết. Có 2 cách khử: Thổi và quét. Để khử bụi màn phim của máy, quý vị có thể theo các phương thức sau đây, tuỳ theo từng “môn phái:”


                    1. Phái Thiếu Lâm

                    Ở đây, môn phái Thiếu Lâm tụ tập các sao Bắc Đẩu trong nghề làm máy ảnh như Canon, Nikon, Fujifilm, Kodak, etc. Nhà Canon có khuyến khích người xử dụng máy ảnh số nên thổi bụi thay vì quét bụi. Muốn thổi bụi, quý vị cần 1 chai có chứa khí than bị nén (compressed carbon dioxide CO2) và thổi vào buồng máy. Quý vị cũng có thể dùng đồ thổi tay (hand-squeezed blower) để thổi. Tránh dùng những chai có chứa không khí bị nén (compressed air, e.g., Dust-Off,) vì những chai này có chứa chất xịt lỏng (liquid propellant) có thể xịt vô màn quang cảm khi quý vị dùng. Cho nên quý vị nên cẩn thận khi dùng các chai khí nén.

                    Phương pháp này, theo như tôi được biết, không đạt được kết quả cao cho lắm.


                    2. Phái Võ Đang

                    Phái này dùng một loại “chổi” quét bụi của nhà Photographic Solution. Giá thị trường vào khoảng 50 đô cho mỗi bịch 12 cái chổi, thêm khoảng 9 đô nữa cho một chai thuốc tẩy Eclipse. Thuốc tẩy Eclipse là một loại dung dịch methanol, rất dễ bay hơi. (Quý vị hay đi du lịch nên để ý, thuốc Eclipse là chất dễ gây hoả hoạn, vì có methanol, thành ra bị cấm mang lên máy bay.) Còn chổi của họ là một cái que, ở một đầu có gắn một mảnh (giống như) plastic cuộn lại vòng quanh cái que. Hình tượng của cái que và mảnh plastic này giống như là cái chổi quét rác mà quý vị thường thấy (thành ra mới được gọi là chổi.) Phương thức quét bụi như sau:

                    i. Xác định bụi trong màn phim như đã diễn tả trong phần Khám Bệnh.

                    ii. Sau bước (i), nếu bụi ít, nên tẩy bụi bằng clone tool trong PS như đã diễn tả ở trên.

                    iii. Muốn khử bụi trên màn quang cảm, lần theo cái menu của máy, chọn phần Sensor Cleaning. Sau khi chọn phần Sensor Cleaning, nhớ bấm máy (press the shutter) để cái gương (mirror) trong buồng máy bật lên.

                    iv. Sau khi cái gương bật lên, và sau khi tháo ống kính ra, quý vị sẽ thấy “hình em trong đáy cốc.” Nhỏ khoảng 1 hay 2 giọt Eclipse lên đuôi chổi, quý vị bắt đầu quét. Quý vị không nên nhỏ nhiều thuốc tẩy Eclipse. Một hay 2 giọt là đủ. Nếu nhiều quá, thuốc tẩy có thể để lại các vết dơ, các “vết thương lòng,” trên mặt màn phim khi thuốc bay hơi không kịp. Một chai thuốc tẩy 60ml quý vị có thể xài cả năm.

                    v. Thật cẩn trọng và gượng nhẹ, quý vị quét (đi) màn phim một lần với một mặt của cây chổi. Rồi quý vị quét lại màn phim một lần nữa với mặt kia của cây chổi. Tổng cộng quý vị quét 2 lần, dùng cả 2 mặt của cây chổi. Xong 2 lần này rồi, nhiệm vụ của cây chổi này đã hết, quý vị có thể chơi một đường lả lướt cho nó vào sọt rác.

                    vi. Sau đó quý vị phải tắt máy (turn off) để tấm gương bật về vị trí cũ. Sau khi gương bật về vị trí cũ, “nàng” biến mất!

                    vii. Sau khi tấm gương về vị trí cũ, quý vị lại phải làm lại bước 1 tới 6 trong phần Khám Bệnh để tái xác định màn quang cảm của quý vị có còn bụi hay không. Có nghĩa là quý vị phải chụp 1 tấm ảnh, bỏ nó vào PS, rồi xem có còn bụi hay không.

                    viii. Nếu ít bụi, quý vị theo bước (ii) ở trên. Nếu còn nhiều bụi, quý vị theo bước (iii) tới (vii) nhưng dùng một cây chổi khác.

                    ix. Lập lại các chiêu thức từ (i) tới (viii) cho tới khi nào màn quang cảm (gần) hết bụi.


                    Thủ pháp quét bụi thì đơn giản, nhưng chúng ta phải lập đi lập lại cái chiêu “Xác Định Bụi” và “Quét Bụi Thủ” lia chia thành ra nhiêu khê lắm!

                    Cách thức lần theo menu, chọn Sensor Cleaning, bấm máy tắt máy đều dựa trên cách thức mở lộ màn phim của sản phẩm Canon. Máy Nikon hoặc Pentax có thể hơi khác, e.g., có thể không cần phải bấm máy khi bắt đầu quét và tắt máy khi quét xong. Xin quý vị theo sách chỉ dẫn (manual) của máy. Còn lại các cách thức quét bụi đều vẫn giống nhau.


                    3. Phái Tiêu Hao

                    Gọi là phái Tiêu Hao là vì quý vị phải tự chế biến dụng cụ võ khí để tiêu cái hao. Nếu quý vị ra chiêu theo chiêu số (ii) cho tới (viii) của phái Võ Đang cỡ độ mười lần (mới hết bụi) thì tốn kém lắm lắm. Cứ mỗi cây chổi quét bụi vào khoảng 4 đô. Mười lần là 40 tiền. Chơi theo ông Trương Tam Phong của phái Võ Đang mà múa Thái Cực Chổi kiểu này cũng được nhưng…phê lắm! Muốn cho đỡ phê, chúng ta phải tìm cách khác.

                    Noi theo phái Võ Đang, chúng ta cần một cái chổi. Muốn có cái chổi xử dụng được mà không đòi hỏi nhiều chất xanh thì ta phải chế. Chế cây chổi này cũng giản dị:

                    a. Quý vị vào Wal-Mart mua 1 cái muỗng dẹp (cái spatula, dùng để xúc trứng,) giá độ khoảng 2 hay 3 đô gì đó 1 gói (package) 4 hay 5 cái, lớn nhỏ đủ loại.

                    b. Quý vị cũng phải sắm thêm 1 bịch Pec-Pad (lint-free Pec-Pad) để làm phần đuôi chổi. Bịch Pec-Pad này cũng của nhà Photographic Solution làm ra. Một bịch Pec-Pad độ khoảng 8 đô 100 tấm. Mua 1 bịch, quý vị có thể xài tới 100 lần lận.

                    c. Lựa cái spatula nhỏ nhất, dùng kéo cắt bề ngang của nó xuống khoảng ½ phân Anh (inch.) Cái này là cái cán cây chổi tự chế của quý vị.

                    d. Xếp 1 mảnh Pec-Pad làm đôi.

                    e. Quấn chung quanh cây chổi tự chế 1 mảnh Pec-Pad đã được xếp đôi theo như trên. Quý vị có thể dùng dây thun hay băng dán Scotch (Scotch tape) để cột hoặc dán nó lại.

                    f. Sau khi quý vị cột hoặc dán miếng Pec-Pad vào cây spatula (đã cắt,) quý vị đã có trong tay một cây chổi thần.

                    g. Quý vị theo thủ pháp (i) cho tới (ix) đã diễn tả trong phần Phái Võ Đang để quét bụi.


                    Khác với phái Võ Đang, phái Tiêu Hao chúng ta không quăng cây chổi đi sau mỗi lần chùi. Trái lại, chúng ta giữ cái cán chổi và chỉ quăng đi cái Pec-Pad. Nếu quý vị muốn chùi lần nữa, quý vị chỉ việc gắn 1 miếng Pec-Pad mới vào cái cán chổi.


                    4. Phái Visible Dust

                    Phái này dùng cây chổi thần Sensor Brush của nhà Visible Dust làm ra. Nguyên thuỷ, cây chổi này được làm ra để quét bụi trong các phòng thí nghiệm sinh hoá (bio labs.) Có một anh chàng làm trong phòng lab, cũng là dân chơi ảnh, mới nghĩ tới việc dùng cây chổi quét bụi trong phòng lab để quét bụi máy ảnh của anh chàng. Từ đó Sensor Brush ra đời.

                    Vậy cây Sensor Brush khác với các cây chổi khác ra sao?

                    Khác nhiều lắm! Đuôi cây Sensor Brush làm bằng lông “rồng”: Cả cây chổi trông giống như cây cọ vẽ. Lông của cây Sensor Brush được làm một cách đặc biệt (bio grade,) rất tơ và rất mịn để không thể làm trầy màn quang cảm khi quý vị quét đi quét lại. Hơn nữa, kĩ thuật khử bụi của nhà Visible Dust cũng rất đặc thù: Khử bụi bằng cách dùng phân lượng điện để hút bụi ra! Nên nhớ rằng nguyên nhân chính sự hiện diện của bụi trong màn phim là do các phân lượng điện (induced charges) tích tụ trên mặt của màn phim, và những phân lượng điện này hút bụi vào buồng máy. Nay ta lại dùng phân lượng điện để hút bụi ra. Mặt khác, vì đuôi của cây chổi thần làm bằng lông (rồng) rất mềm (một sợi lông của cây chổi thần có thể có đường kính vào khoảng 10^(-4) hoặc 10^(-5) m, tức là 1/10,000 hay 1/100,000 m) ta không sợ cây chổi làm hư hại phần vi kính (microlenses) của màn quang cảm.

                    Vì khử bụi bằng kĩ thuật khác, cách thức xài cây chổi thần cũng khác.

                    Để có phân lượng điện tích tụ trên đuôi chổi, ta cần phải thổi cái đuôi chổi. Thổi bằng các chai khí nén (compressed-air can) hay bằng khí than (carbon dioxide, CO2) đều được cả. Khi thổi, các phân tử không khí (hay khí than) giao động, cọ sát, và tạo ra phân lượng điện. Khi ta quét màn phim, các phân lượng điện này sẽ “hút” bụi ra. Sau mỗi lần hút bụi, cây chổi thần này cần phải được “thổi” một lần nữa để đánh văng đi các phần tử bụi dính trên lông rồng.

                    Khi dùng Sensor Brush, ta không cần phải nhỏ vào cái đuôi chổi thuốc tẩy Eclipse. Thuốc tẩy này bây giờ là “xưa rồi diễm.” Nhà Visible Dust có bán kèm theo cây chổi thần của họ một lọ thuốc tẩy Sensor Clean. Chai thuốc tẩy này không có chứa chất cồn (alcohol, như methanol chẳng hạn) thành ra không gây cháy. Do đó lọ thuốc tẩy này có thể được đặt hàng (order) và gửi (ship) qua đường máy bay được. Cách xài chai thuốc tẩy này cũng tuỳ hỉ, vì theo tôi thấy, hiệu quả của chai thuốc tẩy này không cao lắm. Vì không có chất cồn, e.g., methanol, thành ra dung dịch thuốc tẩy không bay hơi một cách mau lẹ và do đó hay “đóng quân” trên màn quang cảm. Trong trường hợp này, muốn thấy màn quang cảm khô, quý vị phải đợi mút mùa lệ thuỷ, trừ phi quý vị nhúng một miếng Pec-Pad vào để lau khô nó! Nhiều lúc sau khi lau khô rồi, quý vị lại thấy những “vết thương lòng” trên mặt màn quang cảm! Rồi lại phải quét, phải chụp, phải coi…Ôi cái vòng lẩn quẩn ấy giống như Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang nói chuyện huề vốn!


                    V. Ngừa Bệnh

                    Muốn khỏi phải xuất thủ, cho dù dùng tuyệt chiêu của phái Võ Đang hay Visible Dust, ta cần phải ngăn ngừa những đám bụi đời này cắm trại trên mặt màn phim của quý vị, cho nó khỏi giống như những đồ cổ trong Thành Phố Ma ở Bodie. Ngăn ngừa cho màn phim khỏi bị bụi cũng không khó khăn cho lắm. Tôi xin liệt kê một số như sau:

                    1. Tránh thay ống kính.

                    2. Nếu phải thay ống kính, nên tắt máy (turn off) trước khi thay, hoặc dùng một cái bao (bị) để cản bụi.

                    3. Tránh thay ống kính ở chổ có gió hoặc không khí bị chuyển động.

                    4. Thổi bụi chung quanh ống kính trước khi tháo ống kính ra khỏi máy.


                    Để tránh thay ống kính, quý vị nên quyết định trước mình sẽ đi chụp cái gì. Dựa theo đó, quý vị lựa chọn ống kính nào có đủ tầm (range) và nên để ống kính này lưu trú thường niên trên máy của quý vị. Thí dụ như ống kính zoom 28-300mm f/3.5-5.6L của Canon chẳng hạn. Ống kính này vừa bắn xa bắn gần được. Mang 1 hay 2 ống kính zoom cũng rất tiện lợi vì những dụng cụ quý vị khiêng ra ngoài bãi (field) đều ít và nhẹ đi. (Nói vậy chứ cái ống kính 28-300mm f/3.5-5.6L mà tôi vừa nêu ra cũng nặng lắm!) Nên nhớ, ngoài cái máy ảnh và ống kính ra, quý vị còn phải khiêng cả chân chống (tripod) và cả chục thứ lỉnh kỉnh khác nữa, kể cả nước uống. Cần lưu ý là, ống kính zoom càng dài và lại có tầm rộng, hình quý vị chụp không được sắc như ống kính có tầm ngắn hơn. Nói thí dụ, nếu các ống kính có cùng một thiết kế, so sánh giữa

                    a. Mang 2 ống kính 28-135mm và 100-300mm và
                    b. Mang 1 ống kính 28-300mm

                    Ta thấy:

                    Về phẩm chất của tác phẩm thì quý vị có nhiều hơn nếu quý vị theo (a). Mang nhiều hơn nếu theo (a). Về tiện lợi thì (b) tiện hơn nếu quý vị phải đi hike xa hoặc đang đi du lịch.

                    Nói chung là cái gì cũng có cái giá của nó. Chỉ có một điều, quý vị phải trả cho cái giá đó là bao nhiêu. Bụi cũng có cái giá của nó. Nếu không, tại sao quý vị lại bỏ tiển bỏ công để quét nó ra? Nếu nó có giá, ai mua bụi, tôi bán bụi cho
                     
                    LT sưu tầm bài này trên 1 dd(Đông Quân)
                    Để khi nào phải thử xem, mấy cái bụi này cũng có giá ghê.
                    #25
                      suoimohg 10.05.2009 12:29:08 (permalink)
                      Thật ra việc bụi chui vô máy, lens cũng là chuyện bình thường vì chúng ta sẽ không tránh khỏi bụi và phải chấp nhận sống chung với nó!
                      Về vấn đề kiểm tra bụi trên Sensor thì LT đã viết rất kỹ rùi suối chỉ xin bổ xung một chút như sau:
                      Để kiểm tra Sensor có bị bụi hay không thì: Chọn chế độ chụp Av(Ca), ISO thấp nhất, khép khẩu nhỏ nhất, chọn một khung hình đồng màu(ko cần phải là màu trắng) và Chụp, trong quá trình chụp bạn hãy vừa tiến gần đến chủ thể vữa "lắc" nhẹ máy. Kiểm tra trên máy tính, những diểm ko cùng màu chủ thể là bụi
                      Suối thường tự lau lấy theo hướng dẫn sử dụng và kết quả là rất tốt.
                      Tốt nhất để hạn chế bụi thì sau mối lần đi chụp về chúng ta phải vệ sinh máy lens trước khi tháo lens ra khỏi body, dùng bóng thổi bụi trước khi lau!
                      #26
                        lang thang 11.05.2009 06:37:37 (permalink)
                        Máy LT hôm rồi cũng bị bụi, không mở ống kính mấy mà cũng dính. Dùng bóng thổi thì nó bay mất. Tốt nhất đừng để bị mốc.
                        #27
                          Chân Phương 17.05.2009 11:40:21 (permalink)

                          Trích đoạn: lang thang

                          Hôm nay lục lọi trên mạng thì tìm ra trang web viết về Histogram. Cái này trước giờ LT không biết, thực ra là dùng máy phim xưa quá nên không có
                          Tìm trong máy ảnh PnS ở nhà thì cũng thấy có chức năng này, máy Canon khi review chức năng Histogram, bên cạnh biểu đồ, nó còn cho mình thấy chỗ nào quá sáng hay quá tối bằng cách chớp màu lên đoạn đó. Rất hữu ích để kiểm tra độ sáng của ảnh.




                          Hình trên là 1 biểu đồ Histogram. Phần bên trái biểu thị màu tối nhất, giá trị 0, và phần bên phải biểu thị sáng nhất , giá trị 255. Giữa 2 màu là giá trị trung bình gray 18%.
                          Hầu hết các máy ảnh hiển thị cho bạn một histogram của hình ảnh đã có trên màn hình LCD, do đó, bạn có thể xem các điều kiện của hình ảnh. 
                          Một số máy ảnh mới đã được cung cấp một histogram sống để xem trước của hình ảnh khi nó được thực hiện! Qua đó chúng ta sẽ thấy ảnh có dư hay thiếu sáng không để chỉnh lại trước khi chụp. Ảnh đúng sáng 
                          Đây là 1 histogram lý tưởng, các giá trị phân phối từ đen tới trắng mà không có quảng trống.
                           
                          Ảnh thiếu sáng


                          Biểu đồ dồn về bên trái (biểu thị màu đen)  chứng tỏ ảnh thiếu sáng.

                          Ảnh dư sáng


                          Biểu đồ này thì ngược lại, giá trị tràn về bên phải, chứng tỏ quá nhiều ánh sáng.

                          Ảnh tương phản mạnh.


                          Các giá trị ở 2 đầu ảnh tăng cao, biểu thị tương phản giữa tối và sáng.

                          Ảnh ít tương phản


                          Ảnh đã qua chỉnh sửa
                           


                          Hình dạng biểu đồ thung lũng này chứng tỏ ảnh quả qua chỉnh sửa, hoặc đã scan làm cho nhiều giá trị bị biến dạng hoặc mất. Trên biểu đồ là vậy, nhưng hình ảnh thật không có nghĩa là có gì biến dạng hay mất đi.

                          Trên đây là những hình dạng cơ bản nhất của biểu đồ Histogram.
                          Qua biểu đồ, chúng ta biết được ảnh có bị cháy sáng hay quá tối hay không. Khi chụp ảnh, chúng ta cũng có thể nhìn thử rất nhanh chóng biểu đồ để chỉnh máy. Nhiều cảnh đẹp, chúng ta không có cơ hội ngắm lần thứ 2, thay vì bấm lia lịa để trừ hao hoặc canh theo cảm giác, biểu đồ cũng là 1 cách đơn gian để nhắm và chỉnh.
                          Với những máy hiện đại cho phép ngắm Histogram sống, tức là ngắm trước khi chụp, đó là 1 lợi thế không nên bỏ qua.
                          Với ảnh chụp bằng file RAW, hình ảnh trong Histogram không lý tưởng như trên, với file Jpeg thì đẹp hơn vì máy ảnh đã xử lý dữ liệu, RAW là định dạng thô chưa qua xử lý nên phần "hậu kỳ" sẽ quyết định bức ảnh.

                          Và cuối cùng, máy dù hiện đại bao nhiêu vẫn là máy, không có sai hoặc đúng tuyệt đối trong đồ thị histogram, đơn giản là nó chỉ ghi lại những giá trị sáng tối trong ảnh, các bạn có thể chình ảnh tối hơn để làm nổi bật chủ thể, hay chỉnh sáng hơn nếu thích. Không phải đúng theo Histogram mới là ảnh đẹp nhất. Tuy nhiên, tuân theo hostogram thường là ảnh đẹp

                          (lược dịch từ knol by langthang)


                          Chào bạn Lang Thang và các ACE,

                          Cảm ơn LT đã đem về và lược dịch bài viết về Histogram!

                          Trong digital photography, histogram là phương tiện rất tốt dùng cho đo sáng và white balancing khi chụp hình.
                          Tuy nhiên, histogram thường được trình bày khó hiểu khiến cho ngay cả các phó nhòm chuyên nghiệp cũng lắc đầu ngao ngán!
                          Đối với các photographers; thì việc đo sáng, contrast, và whitebalancing... là những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng hình ảnh của mình.
                          Chúng ta thường dùng RAW format trong khi chụp ảnh digital vì cần edit các yếu tố như exposure values, contrast, brightness, color saturations... bằng các image software như LightRoom hoặc P/S.
                          Tuy nhiên, để có thể làm tốt những việc editing này, chúng ta không thể không hiểu "How the histogram is built and how it works?" cũng như "How to read the histogram của mỗi ảnh mà chúng ta chụp được?".

                          Rất tiếc, nhiều tài liệu giảng dạy về histogram trên internet cũng như printed versions đang dùng đã quá lỗi thời (với các histogram trong các image file system 8-bit so với 12, 14, và 16 bits... hiện nay) cũng như chưa trình bày vấn đề quan trọng nhất là hiểu được "How the histogram is built and how it works."
                          Hiểu được vấn đề của histogram một cách rõ ràng và thật là căn bản, chúng ta sẽ dễ dàng điều chỉnh được các yếu tố của hình ảnh digital như exposure values, contrast, brightness, và color saturation... một cách dễ dàng hơn khi working với RAW images trong LightRoom hoặc P/S!
                          Thậm chí, nếu đã quen mắt và tính toán, đọc được histogram... bạn sẽ chẳng bao giờ cần chụp bằng RAW để làm gì mà chỉ dùng JPEG là đủ (ngoại trừ khi muốn làm HDR images hoặc vài mục đích chuyên biệt khác cho design works!).

                          Hy vọng sắp tới khi thời gian cho phép, CP sẽ cố viết cô đọng hai phần nêu trên trình bày cho những ACE yêu thích histogram.

                          Thân ái,
                           

                           
                          #28
                            lang thang 17.05.2009 14:21:46 (permalink)
                            Nếu được anh CP chỉ bí quyết thì hay quá.
                            Trong này hầu như toàn người chụp ảnh không thèm học bài, đụng đâu bắn đó, mà LT là đại diện tiêu biểu.
                            Nếu được anh làm vài bài để chỉ cách đo sáng cho đúng, ví dụ chụp trời nắng, trời râm...rồi cả white balance nửa.
                            #29
                              Chân Phương 18.05.2009 02:11:41 (permalink)

                              Trích đoạn: lang thang

                              Nếu được anh CP chỉ bí quyết thì hay quá.
                              Trong này hầu như toàn người chụp ảnh không thèm học bài, đụng đâu bắn đó, mà LT là đại diện tiêu biểu.
                              Nếu được anh làm vài bài để chỉ cách đo sáng cho đúng, ví dụ chụp trời nắng, trời râm...rồi cả white balance nửa.


                              Chào bạn LT,

                              CP cũng chỉ bạ đâu đọc đó và bạ đâu chụp đó, cũng như học hỏi từ người đi trước...
                              Rất nhiều lần học được cái mới lạ là do đi tìm và cố gắng loại bỏ những khuyết điểm trong hình mình hoặc người khác đã chụp mà thôi!

                              Không biết CP có đủ thời gian đóng góp vào forum như mong muốn? Sau đây là vài ý lẩm cẩm của CP về histogram. Lang Thang và các ACE khi đọc thấy luộm thuộm thì thứ lỗi cho CP vì kém cỏi trong cách trình bày.
                              Xin cảm ơn,

                              Nhiều tài liệu hiện hành giảng dạy về digital photography rất công phu có đề cập đến digital Histogram.
                               
                              Tiếc thay, khi trình bày về histogram, các tác giả thường viết không đi vào căn bản về cấu tạo của digital histogram khiến cho người mới cầm máy ảnh cũng như những ai có nhiều kinh nghiệm vẫn rất mơ hồ khi đọc histogram để ứng dụng nó một cách kiến hiệu trong quá trình chụp cũng như processing hình ảnh của mình với các image software như PhotoShop hoặc LightRoom.
                               
                              Để hiểu được “how digital histogram is built and how it works”, chúng ta cần một ít kiến thức cơ bản về digital photography:
                               
                              1/    RAW format là hình ảnh được ghi nhận bằng digital signal thể hiện bằng các binary bits 0 và 1. Tùy theo giai đoạn phát triển, các camera manufactures đã dùng các hệ thống digital khác nhau cho RAW format file systems của mình.
                              Vì thế, một image file in RAW có thể là 8, 10, 12, 14, 16-bit blocks data…
                              2/    Digital histogram là một đồ thị diễn tả các chi tiết hình ảnh từ dạng analog được converted sang digital dưới dạng căn bản nhất của nó là RAW, trước khi process sang bất kỳ dạng digital image file nào khác.
                               
                              Những điều dưới đây vô cùng quan trọng, CP xin các bạn chú ý vì rất ít tài liệu nói đến:
                               
                              3/   Tất cả các digital censors trong máy ảnh của chúng ta đều ghi hình dưới dạng RAW trước khi process trở thành các dạng khác (JPEG, for example…). Dù máy ảnh digital đó có supports việc lưu trữ ảnh trong dạng RAW hay không, thì máy ảnh vẫn chỉ có thể ghi lại bằng RAW rồi mới converts sang JPEG để lưu trữ lại trong external memory (SD, HDSD, FC…)
                              4/   Hình ảnh khi ghi nhận được (hoặc converted từ analog signals sang) bằng digital signals được chia ra nhiều mật độ khác nhau từ vùng tối nhất (lowkey) đến vùng sáng nhất (highkey).
                              Trái với suy nghĩ thông thường của chúng ta là các chi tiết từ các vùng lowkey cho đến highkey được ghi nhận và phân bố đồng đều như nhau, RAW fomart systems ghi nhân và phân bố các chi tiết theo một nhánh của đường hyperbole:
                              -         Đầu tiên, mật độ tối-sáng của hình ảnh được phân chia ra làm nhiều areas khác nhau với mật độ đi từ tối nhất cho đến sáng nhất. Thí dụ, với hệ thống RAW format 12-bit hiện nay, các vùng tối-sáng được chia thành sáu areas khác nhau đi từ lowkey area cho đến highkey area.
                              -         Mỗi area đó tương đương với một fstop trong máy ảnh chúng ta ghi nhận được. Nói khác đi, dynamic range của máy là + hoặc -3 fstops.
                              -         Các areas đó lại được phân bố không đồng đều như sau:
                              Với hệ thống RAW format 12-bit for example, thì mỗi data block gồm có 4096 bits để thể hiện các digital signal.
                              Vùng sáng nhất được thể hiện bằng một nửa số bits của các data block đó, tức là 2048 bits.
                              Vùng sáng kế tiếp được thể hiện bằng một nửa số bits của vùng highkey, tức là 1024 bits.
                              Vùng sang tiếp theo được thể hiện bằng một nửa số bits của vùng trước nó, tức là 512 bits…so on…
                              Vùng lowkey chỉ được thể hiện bằng 64 bits là một con số vô cùng khiêm nhường của vùng highkey (2048 bits).
                               
                              5/   Chúng ta hãy quan sát hình vẽ đính kèm dưới đây để thấy sự phân bố digital signal data block của RAW format, hệ thống 12-bit:
                               
                               
                               
                               


                               
                               
                               
                              Sự phân bố digital signal data block của hệ thống RAW format 12-bit được trình bày như các block màu green trong đồ thị. Vùng thấp nhất bên tay trái được trình bày cho lowkey area. Vùng cao nhất bên tay phải được trình bày cho highkey area.
                              Đường đồ thị màu đỏ phân chia thành hai vùng bên trên và bên dưới nó. Vùng bên trên cái line màu đỏ là vùng hình ảnh mà camera’s censor không ghi nhận được vào image RAW files. Phần bên dưới line màu đỏ (chính xác hơn là, nằm trong các blocks màu green) mới là những vùng được digitalize thành RAW files.
                              (Còn tiếp) 

                               
                                 
                               
                               


                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 52 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9