Cúm gà, vịt, chim...
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 13 trang, bài viết từ 136 đến 150 trên tổng số 188 bài trong đề mục
HongYen 31.05.2006 13:22:22 (permalink)
Các nhà khoa học của 100 quốc gia tham dự hội nghị về cúm gia cầm tại Rome

31 May 2006



Các nhà khoa học từ 100 quốc gia tề tựu về Rome để tham dự một hội nghị nhằm mục đích định nghĩa vai trò chính xác của các loại di điểu trong việc làm tăng sự lây lan cúm gia cầm.

Hội nghị 2 ngày này, dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Thú Y Thế Giới, đã được mô tả là một diễn đàn để cứu xét một cách rộng rãi về nhiều điều vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.

Một bản tuyên bố của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói rằng vấn đề then chốt trong những câu hỏi chưa được giải đáp là liệu các loại chim hoang dã có thể hành động như là những ổ chứa các loại vi rút như vi rút cúm gia cầm H5N1 hay không.

Cũng theo bản tuyên bố của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc thì các nhà khoa học biết rằng các loại di điểu có thể di chuyển trên những đoạn đường dài trong khi đang bị nhiễm bệnh, tuy nhiên các khoa học gia vẫn chưa biết một cách rõ ràng là chúng đã bị nhiễm bệnh từ nơi nào.

Theo các chuyên gia thì hội nghị này sẽ không thể đưa ra một kết luận rõ ràng nào về việc liệu cúm gia cầm có liên quan đến các loài chim hoang dã hay liên quan đến việc con người buôn bán gia cầm trong nội địa.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-05-31-voa3.cfm
HongYen 24.06.2006 13:51:23 (permalink)
WHO xác nhận sự biến chủng của virút H5N1 tại Indonesia

23 June 2006



Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng, loại virút H5N1 gây bệnh cúm gia cầm đã biến chủng một chút nơi những người trong một gia đình Indonesia bị nhiễm bệnh nhưng không biến hóa thành một dạng có thể lây nhiễm nhiều hơn.

Các giới chức Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng, kết quả các cuộc điều tra của họ về một nhóm ca bệnh tại miền Bắc đảo Sumatra này đã xác nhận sự biến chủng này.

Indonesia đã báo cáo về một nhóm người nhiễm bệnh đông đảo nhất thế giới, với 8 người trong cùng một gia đình bị nhiễm loại virut này ở miền bắc đảo Sumatra. 7 người trong gia đình này đã chết. Vụ bộc phát bệnh này đã khiến người ta lo ngại là virút H5N1 có thể lây truyền từ người này sang người khác.

Hơn 120 người, hầu hết là ở Á Châu đã chết vì bệnh cúm gia cầm từ cuối năm 2003 tới nay.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-06-23-voa17.cfm
HongYen 05.07.2006 11:48:26 (permalink)
Trung Quốc loan báo vụ bộc phát virut cúm gia cầm mới

01 July 2006


Trung Quốc loan báo một vụ bộc phát virut cúm gia cầm mới trong vùng Ningxia ở miền Tây Bắc.

Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc nói rằng, vụ bộc phát virút H5N1 được phát hiện tại thành phố Zhongwei. Hiện chưa có được thông tin về bao nhiêu chim chóc bị nhiễm virut hoặc các gia cầm nuôi trong trại có bị nhiễm virut hay không.

Trung Quốc đã báo cáo về gần 40 vụ bộc phát cúm gia cầm nơi chim chóc và gia cầm trên khắp Trung Quốc trong năm vừa qua. Số người bị nhiễm bệnh cúm gia cầm tại Trung Quốc là 19 người trong đó có 12 người thiệt mạng.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng, loại virut H5N1 đã làm ít nhất 130 người thiệt mạng kể từ khi chúng xuất hiện tại Á Châu hồi năm 2003.

Hầu hết các nạn nhân bị nhiễm bệnh này từ súc vật, nhưng các chuyên gia y tế e rằng loại virut này có thể thay đổi thành một dạng có khả năng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-01-voa12.cfm
HongYen 05.07.2006 11:51:16 (permalink)
WHO xác nhận thêm 1 ca tử vong mới vì cúm gia cầm tại Indonesia

04 July 2006





Tổ Chức Y Tế Thế Giới xác nhận thêm 1 ca tử vong mới vì cúm gia cầm tại Indonesia. Hôm thứ Hai, Tổ Chức Y Tế Thế Giới xác nhận là một bé trai 5 tuổi qua đời hồi tháng trước tại tỉnh Đông Java, đã bị nhiễm virút cúm gia cầm.

Người ta tin rằng đứa bé đã tiếp xúc với những con gà bị nhiễm bệnh.

Tính từ năm 2003 tới nay, hơn 120 cái chết vì bệnh cúm gia cầm đã được các nhà khoa học xác định. Phần lớn các ca tử vong xảy ra tại Châu Á.

Giới khoa học lo sợ nguy cơ lây nhiễm virút cúm gia cầm từ người sang người có thể gây ra một trận đại dịch toàn cầu.

Hồi cuối tháng Sáu vừa qua, Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói cơ quan này tin rằng một gia đình người Indonesia đã bị nhiễm bệnh do virút được truyền từ người sang người.

Nhưng các giới chức y tế trấn an rằng hình thức virút cúm gia cầm đã giết chết 7 thành viên của gia đình 8 người trong cuộc, đã chết theo nạn nhân cuối cùng trong gia đình này.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-04-voa5.cfm
HongYen 16.07.2006 23:31:01 (permalink)
Indonesia xác nhận ca tử vong thứ 41 vì cúm gia cầm

15 July 2006


Trại gà ở Indonesia


Indonesia cho hay các cuộc xét nghiệm được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm có liên hệ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đã xác nhận ca tử vong thứ 41 vì bệnh cúm gia cầm tại Indonesia.

Hôm thứ Sáu tại Jakarta, một giới chức Bộ Y Tế Indonesia loan báo rằng cuộc xét nghiệm cho thấy một bé gái 3 tuổi, qua đời vào ngày 6 tháng 7 vừa qua, đã nhiễm virút H5N1.

Người ta tin rằng bé gái này đã nhiễm virút từ các con gà mắc bệnh tại ngôi làng của gia đình em trên đảo Java.

Số tử vong vì bệnh cúm gia cầm tại Indonesia nay chỉ kém có Việt Nam, nơi có tất cả 42 trường hợp tử vong.

Indonesia bị chỉ trích vì đã không áp dụng biện pháp tiêu hủy gia cầm bị bệnh, vẫn được coi là phương pháp tốt nhất để ngăn chận sự lây lan của virút cúm gia cầm.

Trên khắp thế giới, bệnh cúm gia cầm đã giết chết tất cả 131 người.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-15-voa6.cfm
HongYen 19.07.2006 17:54:40 (permalink)
Các chuyên gia cảnh báo cúm gia cầm đang lây lan khắp thế giới với tốc độ nhanh chóng

17 July 2006

Các chuyên gia cúm gia cầm nói rằng dịch bệnh này đang lây lan ra khắp thế giới ở một mức độ nhanh chóng hơn nhiều so với dự đoán. Họ cảnh báo thế giới chớ nên tự mãn, đồng thời kêu gọi các nước hãy cấp thời thực thi những kế hoạch chuẩn bị chống một trận đại dịch toàn cầu.

Thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA gửi về bài tường trình sau đây từ Genève, nơi các chuyên gia đang nhóm họp để thẩm định tình trạng chuẩn bị của thế giới trong công tác ứng phó với nguy cơ xảy ra một đại dịch.

Phối hợp viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc đặc trách chống bệnh cúm gia cầm, ông David Nabarro, nói rằng trong những năm từ 2003 đến 2006, virút H5N1, hình thức gây chết người của bệnh cúm gia cầm, đã được phát hiện tại 16 quốc gia. Ông Nabarro nói chỉ trong vòng 6 tháng, con số này đã tăng gấp đôi.

Tôi có thể nói là chắc chắn bệnh cúm gia cầm càng ngày càng lây lan sang nhiều nước hơn với một tốc độ gây quan tâm sâu sắc cho tôi và các đồng nghiệp của tôi.


Phối hợp viên cao cấp của LHQ đặc trách chống bệnh cúm gia cầm, ông David Nabarro


Một lý do gây quan tâm khác là tỷ lệ tử vong cao. Trợ lý Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bà Margaret Chan, nói có tất cả 228 ca bệnh cúm gia cầm nơi người được báo cáo tại 10 quốc gia, trong số đó đã có 130 ca tử vong. Sau đây là phát biểu của bà Chan:

Dựa trên số liệu vừa kể, thì bệnh cúm gia cầm là một chứng bệnh gây hậu quả thảm khốc. Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến một tỷ lệ tử vong cao đến như thế. Điều đó có nghiã là hơn 50% người bị nhiễm virút, rốt cuộc sẽ mất mạng.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới khẳng định rằng chủ yếu bệnh cúm gia cầm vẫn là một chứng bệnh nơi loài vật. Con người chỉ mắc bệnh sau khi đã trực tiếp tiếp xúc với một con vật bị bệnh. Trong những tháng gần đây, chúng ta cũng đã được chứng kiến một số ca lây nhiễm bệnh cúm gia cầm từ người sang người có giới hạn, đáng kể nhất là tại Indonesia.

Mặc dù mức độ nguy hiểm đối với con người vẫn nằm ở mức tối thiểu, Tổ Chức Y Tế Thế Giới thừa nhận rằng virút H5N1 có thể đột biến để trở thành một dòng mới có thể lan truyền dễ dàng từ người sang người, và như thế có thể gây ra một trận đại dịch có nguy cơ giết chết hàng triệu con người.

Phó Tổng Giám Đốc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, ông David Harcharik, nói nhiều nước tại Châu Á, Trung Đông và Châu Âu đã ngăn chận thành công sự lây lan của bệnh cúm gia cầm. Những nước này đã thành công bằng cách sử dụng những phương pháp như giết bỏ gà bị mắc bệnh, khử trùng và tiêm chủng gia cầm. Ông Harcharik nói, một khi đã ngăn chận được virút H5N1 nơi gà vịt, thì các ca bệnh cúm gia cầm nơi người cũng sẽ ngưng. Ông nhận định tiếp như sau:

Khu vực đặc biệt gây quan tâm là Châu Phi. Tại châu lục này, có nguy cơ thực sự cúm gia cầm có thể gây ra một trận đại dịch tại nhiều nước, ít nhất trong ngắn hạn. Một lý do là vì, rất khó thực thi những biện pháp kiểm soát thích đáng trong bối cảnh của Châu Phi. Giết bỏ gia cầm, bồi thường cho giới nông dân và áp dụng những biện pháp kiểm soát hữu hiệu đối với việc vận chuyển động vật sống, là những biện pháp rất hửu hiệu tại Châu Aâu và Đông Á, lại rất khó có thể thực hiện tại Châu Phi.

Ông Harcharik cho biết một nỗi lo ngại khác là các hoạt động buôn bán gà bất hợp pháp tại Châu Phi. Ông nói vận chuyển gà vịt và các sản phẩm gà vịt ngang qua biên giới các nước là một trong những phương tiện chính để virút lây lan. Ông cảnh giác về nguy cơ sẽ vẫn còn, ngày nào mà các biện pháp kiểm soát hữu hiệu vẫn chưa được thực hiện.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-17-voa40.cfm
HongYen 26.07.2006 22:29:13 (permalink)
26 Tháng 7 2006 - Cập nhật 10h56 GMT

Glaxo có vaccine ngừa H5N1


Nhiều hãng dược phẩm đã tham gia nghiên cứu chế tạo vaccine


Hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh tuyên bố đã chế tạo thành công vaccine ngừa cúm avian do virus H5N1 gây ra và có thể sản xuất đại trà vào năm 2007.
Loại vaccine này tỏ ra có hiệu quả trong thử nghiệm khi dùng hai liều 3.8 micrograms và Glaxo nói liều lượng chính xác là rất quan trọng.

Các hãng đều muốn chỉ cần tới liều nhỏ nhất vì như vậy sẽ sản xuất được nhiều liều hơn.

Kết quả thí nghiệm chưa được Glaxo công bố nhưng hãng này nói các nước có thể đặt vaccine ngay từ bây giờ để nhận hàng vào đầu năm 2007.

Một trong các đối thủ của Glaxo, hãng Sanofi Aventis của Pháp, cũng đang cố gắng chế tạo vaccine.

Một nghiên cứu đăng trên tờ Lancet hồi tháng Năm cho thấy vaccine của Sanofi tỏ ra hữu hiệu khi tiêm hai liều 7.5 microgram.

Một hãng khác là Baxter International đã được Y tế Anh đặt hàng hai triệu liều vaccine để cung cấp cho nhân viên khối chính phủ.

Quan ngại về đại dịch

Quan ngại lớn nhất hiện nay là virus H5N1 sẽ hợp nhất với một loại virus gây bệnh khác và biến dạng thành chủng có thể lây truyền từ người sang người.

Từ 2003 tới nay đã có 231 người nhiễm cúm gà và 133 trong số đó tử vong.

Tuy nhiên người ta chưa phát hiện ra chủng virus cúm gia cầm có khả năng lây từ người sang người và vì không ai biết chủng này, nếu có, sẽ cấu dạng như thế nào, nên rất khó để chế một loại vaccine đặc trị.


Cúm gia cầm lan tràn tại nhiều nước


Tuy nhiên một số hãng, trong đó có hãng Glaxo, đang tìm cách chế tạo vaccine dựa trên chủng H5N1 hiện đang tồn tại, vì dù sao có còn hơn không.

Glaxo cho hay sẽ bắt đầu thảo luận với các chính phủ về liệu họ có muốn đặt hàng vaccine hay không và muốn đặt hàng bao nhiêu.

Vaccine của Glaxo hiện nằm trong danh sách ưu tiên để được các cơ quan quản lý dược phẩm của châu Âu và Hoa Kỳ xem xét cấp giấy lưu hành.

Glaxo đã được Hoa Kỳ cấp 272 triệu đôla để nghiên cứu phát triển vaccine phòng bệnh.

Vẫn còn nhiều câu hỏi

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi vaccine phòng dịch có thể tung ra thị trường.

Trước hết, còn chưa rõ liệu Glaxo có thể sản xuất ngay bao nhiêu lliều vaccine và ngay cả việc chuyển từ phòng thí nghiệm ra sản xuất đại trà khó khăn ra sao.

Thứ hai, cũng vẫn chưa ai hay nếu như virus H5N1 biến thể thì loại vaccine này có còn hiệu nghiệm nữa hay không.

Glaxo tin tưởng rằng vaccine của hãng mình vẫn có tác dụng khi dòng virus biến thể chút ít.

Hãng này cũng cho biết giá bán của vaccine sẽ cao hơn vaccine phòng cúm thông thường, tức khoảng 4 bảng Anh / liều tiêm.

Cũng theo Glaxo, các tác dụng phụ của vaccine chống cúm gia cầm giống như các biểu hiện trong chữa trị cúm influenxa thông thường, và chỉ là sốt cao ở một vài bệnh nhân.

Glaxo đã mua lại công ty chế biến vaccine của Canada là ID Biomed với giá hai tỷ đôla hồi năm ngoái và nay là hãng chế tạo vaccine lớn thứ hai toàn cầu sau Sanofi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/science/story/2006/07/060726_glaxo_vaccine.shtml
HongYen 31.07.2006 22:38:46 (permalink)
Lào xác nhận vụ bộc phát virut H5N1 tại một nông trại gần Vientiane

28 July 2006


Gà bán trong chợ ở Vientiane, Lào


Sau khi cúm gia cầm được chận đứng trong 7 tháng, trong thời gian đó Thái Lan nhận được những lời khen ngợi về nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh này, nay Thái Lan lại báo cáo một trường hợp tử vong vì cúm gia cầm. Trong khi đó bên kia biên giới Thái Lan, nước Lào đã báo cáo một vụ bộc phát của virút cúm gia cầm trong bầy gà gần thủ đo nước này. Đây là vụ bộc phát đầu tiên kể từ năm 2004. Từ Bangkok, TTV Ron Corben của đài VOA tường trình về mối nguy hiểm kéo dài không dứt của dịch cúm gia cầm.

Chính phủ Lào đã xác nhận vụ bộc phát của virút H5N1 tại một nông trại cách thủ đô Vientiane 25 kilômét vừa qua làm chết khoảng 2500 con gà.

Vụ bộc phát cúm gia cầm này xảy ra tại cùng khu vực mà dịch bệnh này tác hại năm 2004, khiến trên 140 ngàn gia cầm thiệt mạng. Trong vụ bộc phát mới đây của cúm gia cầm, kết quả các cuộc xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm tại Lào giờ đây đã được các nhà khoa học Thái Lan xác nhận. Đã xảy ra những ca bệnh mới mặc dù có các nỗ lực chống lại virút dịch bệnh này của các nước trong khu vực rộng lớn ở hạ nguồn sông Mekong gồm các nước Thái Lan, Việt Nam, Kampuchia, Lào và Miến Điện.

Đại diện của Tổ chức lương nông Liên hiệp quốc tại Lào, bà Leena Kirjavanainen, nói rằng chính phủ tại đó đã nhanh chóng đối phó với vụ bộc phát mới này

Bà Leena nói rằng chính phủ đã nhanh chóng đáp ứng rất tốt về với vụ bộc phát cúm gia cầm này. Ngay khi dịch bệnh bộc phát các toán nhân viên của bộ Chăn nuôi gia súc và và các trung tâm thú y đã hành động ngay.

Tại Lào chưa có người nào thiệt mạng vì cúm gia cầm, là dịch bệnh đã sát hại trên 130 người trong vòng 3 năm qua, phần lớn là những người tại Ðông Nam Á. Việt Nam và Indonesia đều xác nhận mỗi nước có trên 40 người chết vì cúm gia cầm và số nạn nhân chết vì bệnh này tại Thái Lan đã lên tới 15 người. Trong năm 2006 chưa thấy Việt Nam báo cáo trường họp có người chết vì cúm gia cầm.

Ông Peter Cordingly, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế` thế giới tại Manila, hồi gần đây cảnh báo rằng Indonesia vẫn còn là khu vực mà người ta lo ngại sẽ xảy ra thêm các ca bệnh cúm gà, nhất là vào những tháng trời trở lạnh vào cuối năm nay:

Chúng tôi biết chắc rằng virút cúm gia cầm bám sát trong môi trường tại Indonesia vì vậy chúng tôi biết là trong khi thời tiết ấm áp thì dịch bệnh chỉ bộc phát lẻ tẻ nhưng chúng tôi sợ rằng tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng một khi thời tiết mát mẻ trở lại tại Indonesia.


Indonesia vẫn còn là khu vực bị lo ngại sẽ xảy ra thêm các ca bệnh cúm gà, nhất là vào những tháng trời trở lạnh vào cuối năm nay
Thái Lan là nước được Tổ chức y tế thế giới ca ngợi về công cuộc khống chế dịch cúm gia cầm nay phải đối phó với ca bệnh chết người đầu tiên từ 7 tháng nay. Một thiếu niên 17 tuổi được báo cáo đã bị nhiễm virút bệnh cúm gia cầm từ loài gà chọi. Hôm nay, các giới chức y tế Thái Lan đã thành lập những toán y tế đặc biệt để chẩn bệnh và chữa trị cho các bệnh nhân mới.

Có thêm nhiều nạn nhân bị nhiễm bệnh từ các loại chim bị bệnh, nhưng có một vài ca bệnh lây từ những người trong gia đình.

Các chuyên gia y tế sợ rằng virút cúm gia cầm sẽ biến chủng để lây lan dễ dàng từ người này sang người khác, khiến đưa tới một dịch bệnh toàn càu có thể làm thiệt mạng nhiều triệu người.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-28-voa19.cfm
HongYen 31.07.2006 22:43:33 (permalink)
Châu Á cần viện trợ 500 triệu đôla để đối phó với dịch cúm gia cầm

29 July 2006


Bộ Trưởng Y Tế Ấn Độ kêu gọi huy động tài nguyên để ngăn chận một cơn dịch cúm gia cầm


Bộ Trưởng Y Tế Ấn Độ nói các quốc gia Châu Á cần được viện trợ 500 triệu đôla để chống chọi với một cơn dịch cúm gia cầm có thể bùng phát trong khu vực.

Bộ Trưởng Anbumani Ramadoss đưa ra lời kêu gọi này tại một hội nghị khu vực về bệnh cúm gia cầm tổ chức tại New Dehli.

Lên tiếng trước một cử tọa gồm các giới chức y tế và nông nghiệp, ông Ramadoss nói cần phải huy động tài nguyên để ngăn chận một cơn dịch cúm gia cầm.

........

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-29-voa6.cfm

***



Thái Lan ra lệnh tiêu hủy 300 ngàn con gà trong tỉnh Nakhon Panom

30 July 2006



Bộ Nông nghiệp Thái Lan cho biết virut H5N1 đã lây truyền trong đàn gà nuôi ở một trại trong tỉnh Nakhon Panom


Các giới chức ở Thái Lan đã ra lệnh tiêu hủy 300 ngàn con gà ở vùng đông bắc nước này để giải quyết một vụ bột phát cúm gà trong vùng.

Giới hữu trách thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan cho biết virut H5N1 đã lây truyền trong đàn gà nuôi ở một trại trong tỉnh Nakhon Panom, nằm cách Bangkok 740 kilomet về phía đông bắc.

Khu vực này giáp ranh Lào, nơi các giới chức phát hiện virut H5N1 trong đàn gà hồi tuần trước.

.....

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-30-voa15.cfm

HongYen 02.08.2006 22:50:51 (permalink)
Việt Nam đứng trước nguy cơ tái phát cúm gia cầm

02 August 2006


Nguy cơ tái phát cúm gà gia tăng vì số lượng gia cầm được nuôi đang nằm ở mức cao


Việt Nam đang có mối nguy tái phát dịch cúm gia cầm vì các nước láng giềng đang bị dịch bệnh này hoành hành, và vì điều kiện thời tiết trong thời gian sắp tới tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm gà phát tán nhanh hơn.

Bản tin của Tân hoa xã trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết như thế hôm thứ tư. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam, ông Bùi Bá Bỗng nói rằng nguy cơ tái phát cúm gà cũng gia tăng vì số lượng gia cầm được nuôi đang nằm ở mức cao vì nông dân đang nuôi nhiều để chuẩn bị bán ra trong dịp Tết.

Cũng theo lời ông Bùi Bá Bỗng, những yếu tố khác gây ra mối nguy tái xuất hiện cúm gà là thiếu thuốc chủng cho vịt lông trắng và mùa di điểu sắp đến.

Các giới chức của Cục Thú Y Việt Nam cho biết tính cho đến nay đã có 98,4 triệu con gà và 35,2 triệu con vịt đã được tiêm chủng, và giới hữu trách dự định hoàn tất công tác tiêm chủng trước tháng 10 năm nay.

Vụ bộc phát cúm gà lần chót ở Việt Nam xảy ra hồi tháng Chạp năm ngoái, và giới hữu trách Hà Nội đã được nhiều chuyên gia y tế Quốc tế tán dương vì những nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh nguy hiểm này.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-08-02-voa10.cfm
Ngọc Lý 03.08.2006 22:58:31 (permalink)
.

Cúm Gia Cầm vào Việt Nam qua
đường biên giới Hoa Việt.





Phụ nữ Việt đi dọc biên giới Trung quốc - Lạng Sơn, Băc Việt Nam.
Hàng ngày, có trên 1000 con gà bị bệnh được chuyển lậu
vào Việt Nam qua đường này.


Đồng Đăng, Việt Nam:


Hàng ngày, những người buôn lậu đã chuyển trên 1,000 con gà bị cúm gia cầm và cấm nhập cảnh vào Việt Nam qua ngã Lạng Sơn, một trong sáu tỉnh phía Bắc Việt Nam dọc theo biên giới Hoa Việt. Làm như vậy, các nhà chuyên môn về y tế nói, hàng ngày họ đã tiếp tục mang vào Việt Nam một số lượng vi khuẩn cúm gà rất cao từ nguồn phát xuất là phía Nam Trung quốc. Tại Việt Nam, Cúm gia cầm đã là đại họa cho gà vịt và làm chết ít nhất 42 người từ năm 2003.

Từ tháng Năm, 2005, giới nghiên cứu y tế đã tìm bằng chứng xác nhận vi khuẩn cúm gà mang vào Việt Nam qua các con gà nhập lậu này. Họ cô lập được giòng vi khuẩn H5N1 vốn lạ ở Việt Nam nhưng lại là loại đang tràn lan tại Quảng Tây, phía bên kia núi của biên giới Lạng Sơn.

Sự chuyển lậu này xảy ra phần lớn vào ban đêm. Nhưng có hôm giữa thanh thiên bạch nhật, người ta cũng thấy trên một tá (12) người buôn lậu gà vịt đang đi xuống dọc sườn núi ven làng Đồng Đăng.

Chính quyền địa phương cho biết kẻ buôn lậu này có thể trở nên bạo động, nổ súng vào người trong vùng. Theo báo cáo của báo chí Việt Nam, buôn lậu gà vịt tại Lạng Sơn đã từng dùng súng chống trả lính Việt Nam khi họ tìm cách ngăn cản. Đã có trường hợp, 5 người lính Việt Nam bị thương và xe của họ bị phá hủy.

Ông Đỗ Văn Được, Giám đốc sức khỏe gia cầm [director of animal health] tại Lạng Sơn, cho biết sự khác biệt về giá cả tại Trung quốc - Việt Nam đã làm nghề buôn lậu gà vịt bành trướng tại vùng biên giới. Trung bình, gà bán với giá 30 cents/ nửa cân (1lb) tại Trung quốc, khi mang sang Việt Nam có thể bán tới 1 đô la.

Hơn thế nữa, Ông Được cho biết các nông dân Trung quốc tìm cách bán tháo gà bị bệnh sang Việt Nam với giả rẻ.

"Họ chỉ cốt kiếm càng nhiều tiền càng tốt".

Chính quyền Trung quốc xác nhận có sự chuyển lậu gà từ Trung quốc sang Việt Nam, nhung các con gà này không bị bệnh.

Nông dân Trung quốc cho biết họ có thể báo cáo láo với chính quyền Trung quốc là gà đã bị diệt, rồi mang gà sang Việt Nam và còn được chính quyền bồi thường thêm tiền.



Trích tin The Washington Post,
By Alan Sipress
Researcher Vivian Zhang in Beijing contributed to this report.
Washington Post Foreign Service
Sunday, July 30, 2006; Page A23

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/07/29/AR2006072900484.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2006 23:08:08 bởi Ngọc Lý >
trungnghia 04.08.2006 09:28:21 (permalink)
Không cần phải ra Lạng Sơn mới thấy gia cầm mang mầm bệnh được nhập lậu đâu các bạn. Ngay chỗ tui đang ở là Sài gòn cũng như vậy thôi. Khi xảy ra dịch làn đầu tiên, chính quyền cấm vận chuyển gia cầm vào thành phố nhưng vẫn có những người lén lút chở gà vịt từ các tỉnh lân cận vào bán. Họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt thôi. Nhưng mà cũng tội, một số người trong số đó là dân chăn nuôi gia cầm, tiếc của nên đem bán lậu như vậy mong kiếm ít tiền, chứ đem tiêu hủy thì mất trắng luôn.
HongYen 05.08.2006 11:52:38 (permalink)
04 Tháng 8 2006 - Cập nhật 03h41 GMT

VN tăng cường chống cúm gia cầm


Bảy người nghi nhiễm H5N1 ở Indonesia xét nghiệm âm tính


Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát trở lại, UBND TP.HCM yêu cầu các quận huyện tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia cầm sai qui định trên thị trường, đặc biệt là những địa bàn giáp ranh với các tỉnh.
Ngày 10-8 tới, một cuộc diễn tập về xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân, nhằm sẵn sàng phòng chống đại dịch cúm ở người sẽ được tổ chức tại Quảng Trị.

Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã có thông báo dẫn lời Tổ chức Y tế thế giới: “Dịch cúm gia cầm lan rộng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á sau nhiều tháng khống chế được dịch."

Báo chí trong nước trích thuật bà Chiến cảnh báo rằng sau khi xuất hiện chùm ca bệnh tại Indonesia, H5N1 có nguy cơ biến chủng có thể lây nhiễm từ người sang người và khả năng bùng phát dịch rất cao trong mùa đông và xuân sắp tới.

Ca mới sau gần cả năm

Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, phó trưởng khoa hồi sức chống độc Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang cho các phóng viên biết bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam có các biểu hiện lâm sàng nghi nhiễm cúm A H5N1.

Bệnh nhân 35 tuổi này, ở ấp Thạnh Nguyên, xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang, nhập viện lúc 12g30 ngày 30-7 trong tình trạng sốt cao và suy hô hấp.

"Chúng tôi chụp X-quang phổi thì thấy phổi mặt bị tổn hại trầm trọng. Phổi trái còn một ít tế bào tốt. Nhưng bên phải đã tiêu tan," bác sĩ Hùng cho biết đã gởi mẫu bệnh đi Viện Pasteur TP. HCM xét nghiệm.

Trong vùng vẫn đang nóng

Tại Thái Lan, một bé gái 9 tuổi qua đời sáng nay ở bệnh viện tỉnh Lop Buri, nghi vì H5N1. Đây là ca nghi nhiễm cúm gia cầm đầu tiên trong tỉnh.

Bác sĩ Pranom Kamtiang cho biết đang chờ kết quả xét nghiệm từ Bangkok để biết có phải là do H5N1 hay không, "Chúng tôi đang theo dõi 19 bệnh nhân khác."

Theo thống kê chính thức, giới chức y tế Thái Lan đang theo dõi 164 ca bệnh tình nghi, trong đó riêng tỉnh Phichit trên miền bắc có 107 ca.

Các tỉnh đang tiếp tục tiêu hủy gia cầm hàng loạt và xiết chặt các biện pháp kiểm soát việc vận chuyển gia cầm và xử lý gia cầm chết mà không rõ nguyên nhân. Ai vi phạm sẽ bị phạt 10.000Baht và bỏ tù một năm.

Tại Indonesia kết quả xét nghiệm cho thấy bảy người nghi nhiễm cúm gia cầm ở tỉnh Bắc Sumatra cho thấy không phải.

Trước đó người ta sợ có các ổ dịch mới sau khi ghi nhận các ca bệnh mới họ hàng với nhau trong cùng một làng trước đây từng có bảy người chết vì H5N1.

Nếu điều đó xảy ra, có nhiều khả năng virút có thể đã biến chủng. Đại diện WHO tại Indonesia, bà Sari Setiogi cảnh báo còn các ca tình nghi khác cần theo dõi.

Indoneisa đang chịu nhiều sức ép buộc phải làm tốt hơn vì họ không mạnh tay trong việc tiêu hủy hàng loạt các đàn gia cầm, lấy lý do không đủ tài chánh để làm.

Tính cho tới nay đã có 42 ca tử vong vì H5N, bằng với ở Việt Nam, là nước được khen là có biện pháp phòng chống tốt.

Nhưng sau gần một năm khống chế được dịch, nhà chức trách ở Việt Nam đang chờ kết quả xét nghiệm máu của một ca bệnh mới ở Kiên Giang.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/08/060804_birdflulatest.shtml
HongYen 13.08.2006 05:47:02 (permalink)
Vịt ở Bến Tre, Tiền Giang, và Long An bị nhiễm một dạng vi rút cúm gà H5

11 August 2006



Một số thủy cầm ở miền Nam Việt Nam bị nhiễm một dạng vi rút cúm gà H5 trong lúc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hối thúc tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm nơi người.

Theo bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn Reuters, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng thành phố Hồ Chí Minh, ông Đổng Mạnh Hòa, cho biết một số mẫu thủy cầm của 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An khi xét nghiệm đã cho kết quả dương tính đối với cúm A hoặc H5.

Một viên chức chính quyền tỉnh Bến Tre cho phái viên của Reuters biết rằng hơn 50 con vịt khỏe mạnh đã bị tiêu hủy sau khi xét nghiệm cho thấy đàn vịt này có vi rút H5, nhưng tỉnh này chưa có bộc phát dịch.

Tin này được loan báo một ngày sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gởi một công điện hỏa tốc đến các Bí thư và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương để yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A nơi người.

Các chuyên gia y tế Việt Nam cho rằng nguy cơ dịch cúm gà bùng phát trở lại hiện ở mức cao vì nhiều yếu tố như thời tiết, dịch cúm gà nơi gia cầm và người liên tiếp xuất hiện ở các nước láng giềng, và thói quen cho vịt chạy đồng của nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-08-11-voa14.cfm
HongYen 17.08.2006 22:52:28 (permalink)
Ngân Hàng Thế Giới tặng Lào một Trung Tâm Phòng Chống Cúm Gia Cầm

16 August 2006





Ngân Hàng Thế Giới vừa trao tặng cho chính phủ Lào một Trung Tâm Phòng Chống Cúm Gia Cầm mới được thành lập nhằm giúp nước này trong công tác phòng chống dịch bệnh này.

Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh Cúm ở Người và Gia Cầm vừa loan báo khoản trao tặng tương đương 2 triệu đôla cho Lào.

Trung tâm phòng bệnh này do Ngân Hàng Thế Giới thành lập cùng với sự tài trợ của nhiều tổ chức cấp viện khác, trong đó có Ủy Ban Châu Âu.

Các khoản tài trợ này dành cho các nước đang phát triển, để giúp họ xúc tiến các dự án khắc phục hậu quả kinh tế và xã hội do dịch bệnh cúm gia cầm gây ra.

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-08-16-voa5.cfm
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 10 của 13 trang, bài viết từ 136 đến 150 trên tổng số 188 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9