Ung Thư Tử Cung
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 36 bài trong đề mục
HongYen 26.08.2005 07:26:35 (permalink)
Thứ tư, 24/8/2005, 09:18 GMT+7

Đau và sưng tấy có thể báo hiệu ung thư buồng trứng


Một số phụ nữ nhận thấy các triệu chứng đau và sưng bụng vài tháng trước khi phát hiện bệnh.


Ung thư buồng trứng - căn bệnh được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó thường không bị phát hiện cho đến lúc di căn - thực tế không hoàn toàn thầm lặng. Nhiều phụ nữ cảm thấy những triệu chứng như đau và sưng bụng trong những tháng trước khi phát hiện bệnh.

Một vài bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng này nhiều tháng trước lần chẩn đoán cuối cùng, và một số người khác có thể được chẩn đoán sớm hơn nếu chụp ảnh khung xương chậu, tiến sĩ Lloyd H. Smith, trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là trưởng khoa sản và các bệnh phụ nữ tại Đại học Davis, California (Mỹ) cho biết.

Khi nghiên cứu về việc liệu căn bệnh này có bộc lộ những dấu hiệu sớm, Smith và cộng sự xác nhận rằng gần một nửa trong số 1.985 bệnh nhân ung thư buồng trứng đã nói cho một bác sĩ về triệu chứng của họ 3 tháng trước khi bệnh được phát hiện. 7% từng phàn nàn về hiện tượng sưng, đau bụng hoặc các triệu chứng khác từ 10 đến 12 tháng trước đó.

Ở những phụ nữ bị ung thư buồng trứng, đau và sưng bụng xuất hiện nhiều hơn đáng kể trong khoảng 6 tháng trước khi phát hiện bệnh so với nhóm phụ nữ không bị ung thư và bị ung thư vú. Trong khoảng 1-3 tháng trước chẩn đoán bệnh, những cơn đau ở khung xương chậu và các triệu chứng ở dạ dày - ruột cũng thường xuyên hơn hai nhóm kia.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy ở một số bệnh nhân, ung thư buồng trứng có thể được chẩn đoán sớm ít nhất 4 tháng so với hiện nay, căn cứ vào việc chụp ảnh bụng hoặc thực hiện các cuộc kiểm tra dạ dày - ruột trước khi tiến hành test để chẩn đoán ung thư buồng trứng", nhóm kết luận.

T. An (theo Tân Hoa Xã)

http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/08/3B9E16B7/
#16
    HongYen 08.10.2005 16:42:39 (permalink)
    Phụ nữ bị Việt Nam ung thư ngày càng gia tăng

    Thursday, November 25, 2004


    SÀI GÒN 25-11- Một bản phúc trình của Bộ Y tế VN cho hay, nếu như phụ nữ tại Sài Gòn bị ung thư cổ tử cung rất nhiều, thì tại Hà Nội, ung thư vú chiếm số đông. Và đáng ngại là tỷ lệ ung thư ở phụ nữ VN ngày càng gia tăng.

    Tờ Thanh Niên dẫn lời bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Sài Gòn cho biết, bình quân mỗi năm có 28-30/ 100,000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung mới được phát hiện còn ở Hà Nội con số này là khoảng 6/100,000 phụ nữ.

    Kể từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 10 năm 2004, bệnh viện Ung bướu Sài Gòn tiếp nhận đến 2,000 bệnh nhân ca ung thư cổ tử cung mới. Trong đó 60% người bệnh đến BV khi bệnh ở giai đoạn I và II, giai đoạn III và IV chiếm 40%, tuổi thường mắc phải từ 35 đến 65.

    Theo ghi nhận trước đây của giới chuyên môn, phần lớn phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là ở các nước nghèo, có điều kiện kinh tế, môi trường, vệ sinh kém, sinh đẻ nhiều... Hiện nay các nhà khoa học còn phát hiện thêm nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Thế giới đang nghiên cứu sản xuất ra loại vaccin phòng loại virus này.

    Ung thư vú chiếm tỷ lệ cao hàng thứ hai ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Riêng tại Sài Gòn, bình quân có 17 trường hợp ung thư mới/100,000 phụ nữ (ở Hà Nội tỷ lệ này là 21/100,000). Trong số các bệnh nhân ung thư nhập viện tại BV, số ca ở giai đoạn I (giai đoạn sớm) chiếm 10%, giai đoạn II chiếm 60%, giai đoạn III chiếm 25% và giai đoạn IV (giai đoạn cuối) chiếm 5%, phụ nữ 35-55 tuổi là đối tượng thường mắc phải.

    Phần lớn chị em tự phát hiện khi thấy có một cục lạ nổi cộm trong vú nhưng không thấy đau, hoặc qua việc khám sức khỏe tổng quát. Hiện nay, nguyên nhân gây nên ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ là: phụ nữ trên 35 tuổi, phụ nữ sống độc thân, có ít con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi; người béo phì; có mẹ hay chị em bị ung thư; phụ nữ có kinh sớm (lúc 12-13 tuổi) hay mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)...

    Các nhà khoa học còn ghi nhận rằng có khoảng 5-10% phụ nữ bị ung thư vú là do có gen di truyền (BRCA1, BRCA2). Theo bác sĩ Chấn Hùng, tỷ lệ 10% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là con số lớn hơn so với trước đây, đó là nhờ việc khám bệnh tổng quát định kỳ.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=14292&z=2
    #17
      HongYen 08.10.2005 16:46:21 (permalink)
      UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (Cervical cancer)


      Đời lắm cái bất ngờ. Bạn có ngờ chăng, theo kết quả một khảo cứu đăng trên tạp chí của Hội Ung thư Hoa kỳ (American Cancer Society), phụ nữ Việt Nam ta trên đất Mỹ, bị ung thư cổ tử cung nhiều nhất, hơn hai lần rưỡi (more than two and a half times), so với bất cứ sắc dân nào khác sống tại Mỹ.

      Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư xảy ra nhiều nhất cho giới phụ nữ. Hàng năm, tại Mỹ, có thêm 15.700 trường hợp ung thư cổ tử cung mới được khám phá, và 4.900 người qua đời vì nó. Trên toàn thế giới, nó nhiều đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, và gây tử vong cho phụ nữ cũng chỉ sau ung thư vú.

      Tại Mỹ, trong vòng 50 năm qua, phương pháp truy tìm "Pap smear", phối hợp với việc khám vùng chậu (pelvic examination), đã khiến con số ung thư cổ tử cung, cũng như tử vong do nó gây ra giảm rất nhiềụ

      Tử cung (uterus) của người phụ nữ gồm hai phần: phần thân (body) và phần cổ (cervix). Cả hai phần đều có thể bị ung thự So với ung thư của phần thân tử cung, ung thư phần cổ tử cung xuất hiện sớm hơn (trung bình vào khoảng tuổi trên 40), và cũng độc hơn. Ung thư xuất hiện ở người càng trẻ, nó càng độc.

      Tuy chưa biết rõ nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, nhưng các khảo cứu cho thấy một số điều rất đặc biệt liên quan đến loại ung thư nàỵ Những phụ nữ Trời sinh có đời sống tình dục phong phú, sớm "làm sex", lại ngủ cùng giường với nhiều bạn tình khác nhau (multiple sexual partners) dễ bị ung thư cổ tử cung. Đàn ông phong nhã, đào hoa, nhiều bồ bịch, cũng khiến người phụ nữ ngủ cùng giường với họ dễ bị ung thư cổ tử cung. Rồi phụ nữ có đường sinh dục nhiễm siêu vi trùng "papilloma" (human papillomavirus, một giống siêu vi trùng lây truyền qua đường giao hợp) dễ bị ung thư cổ tử cung hơn người không nhiễm loại siêu vi nàỵ Và các khảo cứu đưa đến kết luận: có sự tương quan mật thiết giữa siêu vi papilloma và ung thư cổ tử cung. Như vậy, ung thư cổ tử cung có thể là một bệnh do... quí ông gây cho quí bà, qua trung gian của con siêu vi papillomạ (Ôi cha, nay trong thời buổi của các thuốc cường dương, nhiều ông đào hoa, nhiều bồ bịch, càng thêm khả năng reo rắc bệnh ung thư cổ tử cung).

      Ngoài ra, hút thuốc lá, và dùng thuốc ngừa thai trên 5 năm cũng làm tăng triển vọng bị ung thư cổ tử cung.


      Triệu chứng


      Ung thư cổ tử cung có thể gây chẩy máu âm đạo (abnormal vaginal bleeding), nhất là sau lúc giao hợp, và khiến âm đạo tiết ra chất tiết bất thường (vaginal discharge, ta hay quen miệng gọi "huyết trắng", nhưng người viết tự hỏi, chúng ta có nên thay từ "huyết trắng" bằng một từ khác đúng nghĩa hơn, chẳng hạn "chất tiết âm đạo", cho phù hợp với "vaginal discharge" trong tiếng Anh).

      Có người phụ nữ thấy đau, nhưng một khi thấy đau, ung thư cổ tử cung đã tiến triển khá xạ Nhiều vị coi thường những triệu chứng chảy máu, ra chất tiết âm đạo bất thường, cứ ngỡ tại "nóng" trong người nên nó vậy, không chịu đi khám bác sĩ. (Người viết thực không ưa cái thuyết "tại nóng trong người nên nó vậy, có sao đâu" đã làm hại biết bao người).

      Có người thấy đau chân, do dây thần kinh tọa (phát xuất từ cột xương sống vùng lưng dưới, rồi xuống chân, có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và điều khiển sự vận động của chân) đã bị ung thư đến thăm và tàn phá.

      Rất nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung chưa gây triệu chứng gì cả, khám phá sớm nhờ phương pháp truy tìm "Pap smear".


      Định bệnh


      Khi thăm khám, bác sĩ thấy cổ tử cung bị ung thư lở loét (ulcerative), mọc những hạt nho nhỏ bất thường (granular), hoặc bở, mới đụng phải đã chảy máu (friable), tòe loe như nấm (exophytic), hoặc có những chỗ bầm chết (necrotic).

      Thấy vậy, bác sĩ sẽ dùng một đèn soi đặc biệt gọi là "colposcopy", nhìn cho rõ những chỗ bất thường, rồi cắt thịt tại những chỗ bất thường ấy đem thử (biopsy). Nhiều khi bác sĩ vanh tròn quanh cổ tử cung, cắt hẳn lấy một khoanh đem thử cho chắc ăn (conization).

      Trường hợp ta để quá trễ, coi thường những triệu chứng báo hiệu của ung thư cổ tử cung, để nó tiến triển nhanh, mạnh, lan cả xuống âm đạo (vagina), sang hai bên thành vùng chậu, lên trên phía bọng đái, ra sau tấn công trực tràng, lúc đó, bác sĩ sẽ khám thấy những khối bất thường tại những vùng nàỵ Những khối này cũng cần được cắt một chút thịt để thử.

      Còn nếu thấy cổ tử cung vẫn tốt nguyên, không hề có dấu chứng gì khiến bác sĩ nghi ung thư cần cắt thịt đem thử, bác sĩ cũng sẽ cẩn thận làm "Pap smear" cho bạn. Đây là một phương pháp truy tìm ung thư cổ tử cung rất giản dị, được đặt tên để chúng ta cùng ghi nhớ công ơn nhà y học Papanicolaou, vị đã nghĩ ra cách truy tìm loại ung thư nguy hiểm nàỵ Bác sĩ dùng một thanh gỗ nhỏ, hai đầu có hình dáng khác nhau, giúp bác sĩ quệt tìm những tế bào tróc ra từ cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ phết những tế bào lấy được từ cổ tử cung lên trên một miếng kính, rồi gửi miếng kính đến phòng thí nghiệm, nhờ bác sĩ chuyên khoa Mô-học (pathologist) đọc dưới kính hiển vi, xem những tế bào tróc ra từ cổ tử cung ấy bình thường hoặc bất thường, và nếu bất thường, chúng bất thường đến mức độ nàọ

      Sau cùng, bác sĩ sẽ thăm khám vùng chậu (pelvic examination) của bạn, sờ xem tử cung, và các cơ quan khác trong vùng chậu có gì bất thường.


      Chữa trị


      Ung thư cổ tử cung tiến triển qua một tiến trình dài, từ giai đoạn nhẹ nhất, khi mới có những thay đổi khác thường ở cổ tử cung, song chưa phải thực sự là ung thư (premalignant changes, giai đoạn rất sớm này có thể khám phá được bằng Pap smear), đến giai đoạn nặng nhất, khi ung thư đã bò sang các cơ quan lân cận, vào bụng, và theo máu chạy đến cả các cơ quan ở xa như gan, phổi, xương.

      Khám phá kịp thời ở giai đoạn nhẹ nhất, sự chữa trị cứu sống người bệnh gần như 100 phần trăm. Còn để muộn quá, nhất là khi ung thư đã đến thăm các cơ quan khác, tử vong sẽ rất caọ

      Ung thư cổ tử cung được chữa bằng nhiều cách: quang tuyến trị liệu (radiation therapy), giải phẫu (surgery), và bằng các chất thuốc hóa học (chemotherapy). Sự chữa trị tùy thuộc nhiều yếu tố: ung thư đã tiến triển đến giai đoạn nào, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh, đồng thời cũng dựa vào ý muốn của họ (chẳng hạn họ còn muốn giữ lại tử cung để có con).

      Nói chung, đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung được chữa bằng quang tuyến trị liệu, một số trường hợp chữa bằng giải phẫu (khi ung thư còn trong những giai đoạn thực sớm, chưa tiến triển xa). Hóa học trị liệu, so với quang tuyến trị liệu, và giải phẫu, không hữu hiệu bằng, chỉ được dùng phối hợp với phương pháp chữa bằng quang tuyến trong những trường hợp đã quá nă.ng.

      Dù trong những trường hợp nhẹ nhất, ung thư mới là một điểm tí ti nằm tại cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống, chưa lan sang ngang, sự chữa trị đã thành công hoàn toàn, bác sĩ xoa tay sung sướng, người bệnh thở ra một hơi dài nhẹ nhõm, ta vẫn phải theo dõi con ma ung thư thường xuyên. Vì con ma ung thư cổ tử cung, bị bóp cổ chết, đến 10 năm sau, vẫn có thể trở lại ám ta nữạ Do thế, cho dù ung thư cổ tử cung chỉ ở thể nhẹ nhất, đã chữa khỏi, bạn vẫn phải giữ hẹn với bác sĩ, đến thăm khám trở lại 3-4 tháng sau, sau đó cứ mỗi 6 tháng, và rồi mỗi năm, cho đến... suốt đờị


      Phòng ngừa


      Với loại ung thư cổ tử cung, câu các cụ ta nói rất đúng, "phòng bệnh hơn chữa bệnh" (tuy không mấy cụ chịu đi khám phụ khoa và làm "Pap smear", dẫu nay Medicare đã trả cho việc này). Một khi ung thư cổ tử cung đã phát ra và gây triệu chứng, ta khám phá ra nó, có chữa cũng mệt lắm. Việc đi khám phụ khoa và làm Pap smear lại giản dị, đâu đau đớn gì. Ấy thế, nhưng các cụ ta vẫn cứ ngạị

      Việc phòng ngừa xin đi lại ngay từ đầu, thời người phụ nữ còn là những cô học sinh thơ ngây trong trắng. Xin cứ giữ nét ngây thơ trong trắng ấy càng lâu càng tốt. Vì nay, không còn nghi ngờ gì nữa, siêu vi trùng papilloma, truyền qua đường giao hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc gây ung thư cổ tử cung. Vướng vào "sex" sớm, bỏ học bỏ hành, còn dễ làm bạn với con siêu vi papillomạ Nó sinh sống nơi cổ tử cung, ăn uống đục khoét, sau sẽ đưa đến ung thự

      Việc nghiên cứu để tìm ra thuốc ngừa (vaccine) và thuốc chữa giống siêu vi trùng này đang được tiến hành. Song dù cho thuốc được tìm ra (triển vọng chắc còn xa), ý người viết, trong tuổi học trò, cứ thơ ngây trong trắng càng lâu càng tốt.

      Lỡ không còn ngây thơ trong trắng nữa, nhớ đi khám phụ khoa và làm Pap smear đều, ngay từ năm bắt đầu... hết ngây thơ trong trắng. Vì Pap smear có thể cho kết quả âm tính sai (false-negative, có ung thư đấy, nhưng nó bảo rằng không) từ 5% đến 10%, nên đầu tiên, ta phải làm nó hàng năm trong 3 năm liên tiếp, nếu năm nào nó cũng bảo quả không có gì bất thường, sau ta sẽ làm nó thưa rạ Phương pháp truy tìm ung thư Pap smear cần được phối hợp với khám vùng chậu (pelvic examination, ta hay gọi khám phụ khoa). Việc khám vùng chậu và làm Pap smear nên được tiếp tục thực hiện đều đặn cho cả các vị quá tuổi 65 (nên nay Medicare cho phép các cụ trên 65 khám vùng chậu và làm Pap smear mỗi 3 năm, nếu có gì bất thường, có thể khám thường hơn). [Song xin nhớ, Pap smear là phương pháp chỉ để truy tìm ung thư cổ tử cung (cercical cancer), còn ung thư thân tử cung (uterine cancer) và ung thư buồng trứng (ovarian cancer) là những câu chuyện khác nữa, không thể khám phá bằng Pap smear. Nên dù có làm Pap smear đều, sau lỡ bị ung thư thân tử cung, hoặc ung thư buồng trứng, xin quí vị phụ nữ đừng trách oan các bác sĩ tội nghiệp].

      Khi đã có "sex", chỉ nên nằm cùng giường với một người tình chung, không nên có nhiều bạn tình, dễ bị lây siêu vi papillomạ Trong việc chọn mặt gửi vàng, trao thân gửi phận, nên đắn đo suy nghĩ, chọn người phong nhã song chân chỉ hạt bột, cơm nhà quà vợ, đừng chọn người hào hoa, nhưng tính thích yêu nhiều người cùng lúc, bồ bịch lung tung.

      Đời lắm việc khó hiểụ Phụ nữ Việt Nam ta trên đất Mỹ vẫn ngoan hiền, chung thủy, đàn ông chúng ta cần cù cày cuốc nuôi vợ nuôi con, có chút thì giờ rảnh, lại hướng về quê hương còn tang thương trong tay bọn Việt cộng, quyết tranh đấu sao cho đất nước sớm được hưởng tự do nhân quyền, mấy ai lăng nhăng tình áị Thế sao phụ nữ ta bị ung thư cổ tử cung nhiều hơn các sắc dân khác? Có yếu tố di truyền chăng? Hay chỉ tại các cụ, các bà, các cô cứ "ngại", không đi khám phụ khoa và làm Pap smear đều đặn?


      BS. Nguyễn Văn Đức
      #18
        HongYen 08.10.2005 16:50:35 (permalink)
        Phụ nữ dân tộc thiểu số và đồng tính luyến ái nên thử Pap định kỳ để được phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung
        Ngày 5 tháng 1, năm 2005





        NOTE: You will need a Vietnamese font installed on your computer in order to correctly read this webpage. If you are not able to read this page, download this press release in Adobe PDF format.
        You will need Adobe Acrobat Reader installed on your computer to open PDF documents. Click here to download Reader for free.


        QUẬN KING, WA – Tháng Giêng là Tháng Quốc gia Nâng cao Nhận thức về Sức khoẻ Cổ tử cung. Nhân dịp này, Sở Y tế Seattle & Quận King và các cơ quan cùng hợp tác kêu gọi phụ nữ trên toàn quận hãy làm hẹn với nhân viên y tế để thử Pap định kỳ. Ung thư cổ tử cung hầu như chữa khỏi được nếu phát hiện sớm. Tuy vậy, đối với một số nhóm, rất ít phụ nữ được xét nghiệm, trong đó có phụ nữ gốc châu Mỹ La tinh, gốc Á châu, nhất là người Việt, phụ nữ đồng tính luyến ái, và những người không có bảo hiểm y tế.

        Bác sĩ Alonzo Plough, Giám đốc kiêm Uỷ viên Dịch vụ Y tế của Sở Y tế Seattle & Quận King cho biết: “Xét nghiệm Pap là một cách phòng ngừa rất hiệu nghiệm và hữu ích. Việc phụ nữ được xét nghiệm định kỳ đã giảm tỉ lệ bị ung thư cổ tử cung xuống 42% và tỉ lệ chết vì ung thư cổ tử cung giảm đi 70%.”

        Việc xét nghiệm Pap định kỳ giúp nhân viên y tế phát hiện mầm bệnh sớm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ nữ không biết đến xét nghiệm Pap hay tầm quan trọng của nó trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung. Trong những trường hợp phát hiện ung thư cổ tử cung khi bệnh đã lan qua bộ phận khác, thì đa số người phụ nữ đã không có xét nghiệm Pap trong 5 năm trước đó hay chưa từng được xét nghiệm.

        Trong suốt tháng Giêng, Sở Y tế Seattle & Quận King sẽ hợp tác với Dịch vụ Thông tin Ung bướu ở Seattle của Viện Ung bướu Quốc gia (National Cancer Institute's Cancer Information Service) và Dịch vụ Y tế Cộng đồng Quốc tế (International Community Health Services) để tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc xét nghiệm Pap. Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm qua xét nghiệm Pap định kỳ.

        Để biết thêm chi tiết về xét nghiệm Pap, xin liên lạc Đường dây Tiếp cận Y tế Cộng đồng (Community Health Access Line) tại số 1-800-756-5437.

        Bà Ellen Phillips Angeles, Quản lý của Chương trình Sức khoẻ Vú và Cổ tử cung của Tiểu bang Washington (Washington Breast and Cervical Health Program) tại Sở Y tế Seattle & Quận King cho biết: “Xét nghiệm Pap là một thành tích của ngành y tế công cộng. Đó là một trong những xét nghiệm đầu tiên có thể phát hiện những thay đổi trong tế bào trước khi chúng trở thành ung thư. Kể cả khi chúng ta phát hiện ung thư qua xét nghiệm, nếu được khám định kỳ, rất có thể mầm ung thư đó được khám phá ở thời kỳ sơ khai khi mà bệnh dễ chữa trị nhất.”

        Phụ nữ gốc Á châu và châu Mỹ La tinh, và phụ nữ có thu nhập thấp có tỉ lệ xét nghiệm Pap thấp hơn mức trung bình của toàn quốc.

        Bác sĩ Bùi Quỳnh ở Dịch vụ Y tế Cộng đồng Quốc tế tại Trạm xá Holly Park nói: “Theo thống kê, phụ nữ Việt Nam có xác suất bị ung thư cổ tử cung rất cao, nhưng lại có khuynh hướng xét nghiệm Pap rất ít so với phụ nữ da trắng. Vì lý do đó, việc xét nghiệm Pap định kỳ là cực kỳ quan trọng nếu người phụ nữ đã từng có quan hệ tình dục, dù cho họ cảm thấy mình vẫn khoẻ mạnh.”

        Cô Nguyễn Lynn, một Y tá Công cộng tại Trung tâm Y tế Công cộng phía Bắc (North Public Health Center) phát biểu: "Người Việt Nam có câu ‘sức khoẻ là vàng’, nhưng tiếc thay nhiều người Mỹ gốc Việt không biết cách giữ gìn sức khoẻ tốt lắm. Nhiều gia đình chỉ đến bác sĩ khi họ bị bệnh. Xét nghiệm định kỳ có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở thời kỳ sơ khai.”

        Để biết thêm chi tiết về Chương trình Sức khoẻ Vú và Cổ tử cung, xin quí vị ghé thăm trang web: www.metrokc.gov/health/women/bchp.htm

        http://www.metrokc.gov/health/news/05010502.htm
        #19
          HongYen 08.10.2005 16:58:53 (permalink)
          UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

          (21.09.2003, 09:33 pm GMT+7)

          Ung thư cổ tử cung là gì?



          Ung thư cổ tử cung là sự phát triễn bất thường của những tế bào tại cổ tử cung, là phần hẹp và thấp của tử cung

          Ung thư là từ chuyên môn Y học mô tả những tế bào thay đổi hình dạng và chức năng. Thay vì phân chia và lớn lên dưới sự kiểm soát và theo trật tự, những tế bào này phát triễn ngoài sự kiểm soát tạo thành một khối gọi là khối u.

          Một khối được xem lành tính ( không ung thư ) nếu nó giới hạn trong một vài lớp tế bào không xâm nhập vào mô xung quanh. Những nếu khốI u lan tớI mô xung quanh hay có khả năng lan mô quanh quanh mạnh thì đó là ung thư.

          Cổ tử cung bao gồm 3 lớp

          Lớp bao ngoài được xem như bao xơ (slippery covering)

          Lớp giữa là lớp cơ

          Lớp trong là lớp niêm mạc, gồm những tế bào mỏng và dẹt gọi là tế bào vảy ( squamous cells ), lớp này chứa rât nhiều tuyến nhỏ tiết ra chất dịch nhầy trong có tác dụng bôi trơn.

          Hầu như tất cả ung thư cổ tử cung có nguồn gốc từ lớp trong

          Bình thường những tế bào của cổ tử cung phát triễn có trật tự. Những khi sư kiểm soát này mất tế bào trở nên phát triễn quá nhanh thành ung thư.

          Sự loạn sản nhẹ ( mild cervical dysplasia ) khi những tế bào bất thường còn ở giới hạn 1/3 chiều sâu của những lớp tế bào bề mặt.

          Sự loạn sản vừa ( moderate cervical dysplasia ) khi sự loạn sản này phát triễn tiếp tục tới 2/3 chiều sâu của lớp tế bào bề mặt.

          Nếu những tế bào này phát triễn tiếp tục toàn bộ chiều dày của lớp tế bào bề mặt này gọi là loạn sản nặng( severe cervical dysplasia ), hay là ung thư tại chổ ( carcinoma insitu ) hay CIS, nếu nó không phát triễn nữa không xâm lấn vào mô xunh quanh vẫn ở lớp thượng bì thì là lành tính ( benign ).

          Một khối là ung thư khi mà những tế bào bất thường:

          Chúng xâm nhập tới lớp màng chia cắt giữa lớp bề mặt và lớp mô nâng đở phía dưới gọi là stroma của cổ tử cung và lan tớimô xung quanh.

          Có vài kiểu ung thư cổ tử cung



          Ung thư tế bào vảy ( squamous cell carcinoma (SCC) )là dạng thường gặp nhất của ung thư cổ tử cung, chiếm khoảng 85-90% tất cả các loại. Nó phát triễn từ những tế bào bên trong của cổ tử cung, gọi là tế bào vảy. Nó thường phát triễn giữa ranh giới giữa cổ tử cung và âm đạo ( ectocervix ) gặp phần cổ tử cung mở vào tử cung ( endocervix ).


          Adenocarcinoma phát triễn từ những tế bào có hình trụ ( column-shaped cells ) nó lót mặt trong của tuyến tiết nhầy cổ tử cung, chiếm 10% , trong mốt vài tình huống hiếm adenocarcinoma phát triễn từ mô liên kết xung quanh cổ tử cung.

          Có kiểu ung thư phối hợp như adenosquamous carcinomas, là dạng kết hợp giữa ung thư carcinoma và ung thư tế bào vảy.

          Bạn cần biết

          Hỏi: Ung thư cổ tử cung có thể điều trị được hay không?

          Trả lời: Nếu ung thư được chẩn đoán sớm thì 100% có thể điều trị được. Cơ hội phát hiện ung thư sớm khi làm Pap smear thường xuyên. Pap smear là phương pháp thành công nhất trong tầm sóat ung thư cổ tử cung sớm.


          Những số liệu về ung thư cổ tử cung

          Là ung thư đứng hàng thứ 2 thường gặp của ung thư hệ thống sinh sản nữ, chiếm 6% trong tât cả các loại ung thư ở nữ.

          Ung thư giai đoạn sớm hay tổn thương tiền ung thư có thể điều trị được 100%

          Sống sót sau 5 năm cho những ung thư giai đoạn sớm là 91%

          Tỷ lệ tủ vong do ung thư cổ tử cung giảm hằng năm 74% giữa năm 1995 và 1992 tiếp tục giảm 2% mỗi năm.

          Sủ dụng Pap smear test ngày càng nhiều góp phần làm giảm tử vong cho bệnh ung thư cổ tử cung. Phuơng [háp đơn gian và hiệu quả này có thể tầm soát nhũng tổ thương tiền ung thư của cổ tử cung và hơn 90% ung thư cổ tử cung. Sự thậtlà còn rất nhiều phụ nữ phải chết hàng năm như vậy vì cái bệnh mà có thể tầm soát sớm và đơn giản phản ánh sự yếu kém về giáo dục cộng đồng tính hiệu quả của Pap smear.

          Ðiều nay cho thấy dĩ nhiên là những phụ nữ không làm Pap thường xuyên theo khuyến cao có tỷ lê mắc bệnh ung thư cổ cao hơn những phụ nữ có làm Pap thưởng xuyên.



          Giữa 60% - 80% phụ nữ mới chẩn đoán ung thư cổ tử cung khôn có làm Pp test trong vòng 5 năm trở lại.

          Những nhà nghiên cứu đang nghiên cứu nhữn phương pháp mới phòn ngừa, phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung và những tổn thương tiền ung thư mà có thể dẫn đến nó.

          Ai bị ung thư cổ tử cung?

          Thường chẩn đoán gặp ở phụ nữ 50-55.

          Những em gái dưới 15 tuổi thì không mắc ung thư cổ tử cung, nhựng nguy cơ ung thư cổ tử cung giatăng một cách mạnh mẽ khoảng 18-19 tuổi tới sau 30 tuổi.

          Ở người da đen và da trắng, ung thư in situ ( lành tính ) là thường gặp giữa 25-30 tuổi.

          Một vài ca nhân dễ bị ung thư hơn người khác.

          Người dân thành thị và nhựn người dân tộc thiểu số dểbị ung thư cổ tử cung hơn những người khác.

          Người phụ nữ Việt Nam ỡ Mỹ có tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao nhất.

          Những nguyên nhân ung thư cổ tử cung

          Chúng ta không biết được nguyên nhân chính xac của ung thư cổ tử cung, những một vài yếu tố nguy cơ có thể biết.

          Tiền sử bệnh tật- lối sống- đặc biệt là những hành vi tình dục đóng vai trò phát triễn ung thư


          Những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là

          Human papillomavirus (HPV)

          Sexual history

          Một vài yếu tố nguy cơ khác cũng được xác định.

          Human Papilloma Virus (HPV)

          Human papillomavirus (HPV) là một virus có thể lây:

          - Qua đường tình dục.

          - Qua bộ phận sinh dục ngoài.

          - Vùng xung quanh hậu môn.

          Nó không có liên quan gì với HIV gây bệnh AIDS. Có khoảng 46 týp di truyền của HPV, những không phải tất cả chúng đều nguy hiểm. chỉ có vài loại có thể lây từ người này qu người khác qua hoạt động tình dục, gây loạn sản cổ tử cung ( dysplasia ) và tiến triễn tới ung thư cổ tử cung.

          HPV có thể gây genital warts ( nhũng tổn thương bumpy , dẹt và thường không nhìn thây được ), khác với ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên những phụ nữ có genitl warts có nguy cơ tăng hai lần có Pap smear bất thường hơn bình thường.



          Bạn cần biết:

          Hybrid Capture Test

          Dây là một test mới được FDA chấp thuận năm 1999 có khả năng tìm được 14 týp human papilloma virus (HPV) có thể gây nhiễm cổ tử cung. Test này sử dụng chemoluminescence ( chuyển năng lượng hoá học thành áng sáng ) kỷ thuật này xác định một cách chính xác có sự hiện diện của HPV hay không.


          Tiền sử tình dục

          Một phụ nữ có nguy cơ phát triễn ung thư cổ tử cung nếu

          Có nhiều bạn tình.

          Quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 8 tuổi.

          Hay có bạn tình mà ông ta quan hệ tình dục với phụ nữ có ung thư cổ tử cung.

          Những yếu tố ung thư khác

          Nghèo đói. Những phụ nữ nghèo hay không có điều kiện đikhám và điều trị những tổn thương tiền ung thư (precancerous cervical conditions ). Và ở những phụ nữ này một khi đã có ung thư thì ung thư đã di căn xa. Phụ nữ nghèo thường dinh dưỡng kém, mà dinh dưỡng kém thường gia tăng nguy cơ ung thư

          Tiền sử thử nghiệm Pap ( Pap smear test history ) Không làm Pap smear thường xuyênthì gia tăng nguy cơ bỏ sót những ung thư cổ tử cung không biết. Khoảng 60-80% phụ nữ mới chẩn đoán ung thư cổ tử cung không có làm Pap smear trong vòng 5 năm trở lại

          Hút thuốc lá. Những phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng 2 lần hơn phụ nữ không hút. Càng hút thuốc lá nhiều- thời gian hút càng dài- thì nguy cơ càng cao

          Thói quen ăn uống: Aên ít trái cây và rau tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

          Hệ thống miễn dịch kém. Có nguy cơ cao hơn người bình thường đó là những người nhiễm HIV, những ngưởi ghép tạng có sự dụng ức chế miễn dịch.

          Những thuốc chứa hormon. Vài chuyên gia khuyên rằng những thuốc chứa hormon ( thuốc ngừa thai ) có thể làm cho phụ nữ nhạy cảm hơn với HPV. Ít nhất có một nghiệ cứu cho thấy là uống thuốc ngừa thai có thể àm gia tăng nguy cơ những dang thương sinh dục liên quan tới HPV. Những nhiên cứu khác cho thấy sửdụng thuốc ngừa thai trong 5 năm hay hơn làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung đặc biệt đồi với những người sử dụng chúng trước 25 tuổi

          Diethylstilberstrol ( DES ). Một loại hiếm ung thư cổ tử cung đượ chẩn đoán trong một số ít phụ nữ sử dụng DES mộtloại thuốc đã từng được sử dụng để ngừa miscarriage

          Douching. làm phá huỷ những yếu tố chống lạivirus sẵn có trong lòng âm đạo, những phụ nữ mà douch mỗi tuần co nguy cơ ung hưcao hơn người không.

          Tiếp xúc hoá chất. Những phụ nữ tiếp xúc hoá chất nhiều, làm việc trong nhà máy hoá chất, nông trại làm tăn nguy cơ ung thư cổ tử cung.

          Những triệu chứng của ung thư cổ tử cung?

          Triệu chứng thường xuất hiệ khi ung thư đã xâm nhập mô xung quanh.

          Ra huyết bất thường.

          Ra dịch bất thường âm đạo.

          Ðau vùng chậu.

          Ra huyết bất thường có thể xảy ra:

          Giữa chu kỳ kinh.

          Sau khi mãn kinh.

          Sau khi giao hợp.

          Sau khi thăm khám vùng chậu.

          Những triệu chứng này không phải luôn luôn là của ung thư cổ tử cung. Chúng có thể là của bệnh lạy qua đường tình dục ( sexually transmitted diseases (STDs) ) hay những bệnh khác. Bác sĩ của ban sẽ khám và biết được chúng.

          Bạn cần biết:

          Hỏi: Nếu tôi không có ra huyết bất thường, điều đó có nghĩa là tôi không cần lo lắng về bệnh ung thư cổ tử cung?

          Trả lời: Trong những giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng gì cả. Không may mắn là ra huyết bất thường là dấu hiệu bệnh lý trễ, ung thư di căn mô xung quanh.

          Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được không?

          Trong những giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung hay những tổ thương tiền ung thư thì 100% cóthể điều trị được.

          Hầu hết những dạng thông thường của ung hư cổ tử cung bắt đầu bằng việc thay đổi những tế bào vùng cổ tử cung.

          Những thay đổi này có thể phát hiện sớm, và bắt đầu điều trị ngay để phòng ngừa ung thư phát triễn

          Phương pháp phát hiện tốt nhất ung thư cổ tử cung và tổn thương tiền ung thư là đi khám phụ khoa định kỳ và làm Pap test

          Bạn cần biết

          Hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo một phụ nữ làm Pap test hàng năm kể từ khi lần đâu tiên khi bắt đầu hoạt động tình dục hay được 18 tuổi.

          Bởi vì ung thư cổ tử cung phát triễn từ từ, cho nên một vài thầy thuốc cho rằng một phụ nữ không cần làm Pap test mội năm khi:

          - 65 tuổi hay lớn hơn.

          - Ðã có Pap test bình thường trong 3 năm.

          Nhiều chuyên gia khuyên rằng làm Pap test mỗi 3 năm khi đã cắt tử cung vì những lý do không liên quan tới cổ tử cung.

          Bạn cần biết:

          Những phụ nữ có những yếu tố ung thư cổ tử cung mà không đi khám phụ khoa định kỳ thì có khả năng:
          Phát triễn ung thư cổ tử cung IN SITU lúc 30- 40 tuổI.
          Phát triễn ung thư xâm lấn lúc được 40-50 tuổi..

          http://www.ykhoa.info/index.php?act=view&code=post&cid=14&id=91
          #20
            HongYen 08.10.2005 17:04:21 (permalink)
            .
            Ung Thư Cổ Tử Cung


            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/0FDFA92BF0CA43AA8FF3A5D1FF7D6FD1.JPG[/image]
            Attached Image(s)
            #21
              HongYen 22.12.2005 16:46:55 (permalink)

              Cảnh giác với ung thư tử cung


              21:59:10, 19/12/2005


              Ảnh: Paradisewalk

              Kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ Mỹ cho thấy, những phụ nữ bị ung thư tử cung có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn các đối tượng khác.

              Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu trên 102 phụ nữ dưới 45 tuổi đã qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung vì bị ung thư. Kết quả: có 26 người bị ung thư buồng trứng, trong đó chỉ có 3 trường hợp là do ung thư tử cung phát triển. Phần lớn các trường hợp ung thư buồng trứng xuất hiện ở các phụ nữ bị ung thư tử cung giai đoạn đầu. (MSN)

              Cần sa gây giảm trí lực

              Thanh thiếu niên thường hút cần sa dễ có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Các nhà khoa học tại Đại học Y Albert Einstein (Mỹ) tiến hành chụp cắt lớp não bộ của 114 đối tượng, trong đó có 26 người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt. Trong nhóm 26 người này, có 15 người nghiện cần sa. Kết quả: trong não của những thanh thiếu niên nghiện cần sa nặng có sự khác thường tại vùng não điều khiển các chức năng nghe và nói. Trong não của những người nghiện cần sa cũng có tổn thương tương tự trong não của những người mắc bệnh tâm thần phân liệt. (ABC)

              Cảm lạnh có thể gây ung thư ở trẻ em

              Những trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp do nhiễm vi-rút sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu trắng hoặc u não, nhất là những em đã bị nhiễm bệnh trong thời kỳ thai nhi hoặc sơ sinh. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle (Anh) trong 45 năm đã củng cố một giả thuyết trước đây cho rằng, tác động thường xuyên của các nhân tố môi trường trên một địa bàn và trong thời gian dài có thể dẫn đến một số bệnh ung thư. Sự bùng phát bệnh lây nhiễm từ vi-rút là nguyên nhân tiềm tàng của bệnh ung thư. (NK)

              H.Y

              http://web.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2005/12/19/132977.tno?SearchTerm=bệnh%20tâm%20thần
              #22
                tieuboingoan 28.12.2005 18:45:54 (permalink)
                “Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung cho thấy có hiệu quả 100%”: Sự thật và sự thật một nửa


                Nguyễn Đình Nguyên


                Trong vài tuần vừa qua, giới truyền thông nóng sốt lên hết chuyện thuốc trị dịch cúm gia cầm, thì đến chuyện vaccine phòng chống ung thư. Trên những tờ báo lớn uy tín chạy những tít đề “Nghiên cứu cho thấy vaccine có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung” (AP) hoặc “Vaccine ung thư cổ tử cung cho thấy có hiệu quả ngăn ngừa 100%” (thông cáo báo chí của CSL) hoặc khiêm tốn hơn “Vaccine Gardasil của hãng Merck có kết quả ngăn ngừa tiền ung thư và ung thư không xâm lấn 100%”. Giới chị em gần như rất hào hứng với kết quả nghiên cứu mới công bố này, nhủ rằng từ nay ta không sợ gì một trong những loại ung thư đứng hàng đầu và cũng chiếm tử lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước đang phát triển này nữa. Câu chuyện thực sự như thế nào, bài viết này nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiệu quả thực sự của vaccine này ngăn ngừa phát triển ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

                Trước hết phải nói ngay rằng đây không phải là một kết quả mới mẻ gì về loại vaccine ngăn ngừa nhiễm trùng HPV, cũng không phải lần đầu tiên được công bố, nhưng đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên quy mô đa quốc gia lớn nhất. Nghiên cứu này có tên gọi là FUTURE II (Female United to Unilaterally Reduce Endo/Ectocervical disease), là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có định hướng, ngẫu nhiên, mù kép (tức là cả bệnh nhân và bác sĩ không ai biết ai dùng vaccine thật và ai dùng vaccine giả). Phần báo cáo của nghiên cứu này (có thể tham khảo nguyên văn tóm tắt báo cáo ở đây:

                (http://www.idsociety.org/Template.cfm?Section=Program2&CONTENTID=14108&TEMPLATE=/ContentManagement/ContentDisplay.cfm, trang 682) bao gồm 12167 phụ nữ tuổi 16-23 đã có quan hệ tình dục, thu thập từ trên 90 trung tâm nghiên cứu của 13 quốc gia Âu, Nam Mỹ, Á, Mỹ; số bệnh nhân này được phân chia làm hai nhóm: nhóm được dùng vaccine Gardasil (ba liều vào ngày 1, tháng thứ 1 và tháng thứ 6)- một loại vaccine tứ giá (kết hợp cho 4 loại HPV 16, 18, 6 và 11) gồm 6082 người và 6075 người còn lại không dùng vaccine (trong nghiên cứu người ta dùng thuật ngữ giả dược hay điều trị giả, tức là cũng dùng vaccine theo mẫu mã nhưng thực ra chỉ là nước cất, không có tác dụng của thuốc để làm chứng).

                Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng này là xem hiệu quả của vaccine liệu có làm giảm tần suất mắc mới (incidence) giai đoạn tiền ung thư (loạn sản tế bào nội mô thượng bì cổ tử cung độ 2/3) và ung thư không xâm lấn (carcinoma in situ, CIS) do liên quan đến virus HPV (human papilloma virus) loại 16/18 hay không.

                Kết quả thu thập sau khi theo dõi các đối tượng trên trong thời gian dài nhất là 2 năm. Tóm tắt kết quả nghiên cứu này được nêu trong bảng 1: Kết quả chính (tức là dựa trên những bệnh nhân thoả mãn điều kiện của nghiên cứu đặt ra); kết quả phụ, bao gồm tất cả các bệnh nhân có tham gia, kể cả những bệnh nhân được chẩn đoán ngay trong khi vừa cho dùng vaccine.

                TBN sưu tầm từ ykhoa.net
                #23
                  HongYen 07.04.2006 12:59:21 (permalink)
                  Thuốc Cervarix có khả năng chống bệnh ung thư cổ tử cung

                  06 April 2006



                  Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vắc xin đang được thí nghiệm có khả năng chống lại bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ.

                  800 phụ nữ đã được cho dùng thử thuốc Cervarix và kết quả cho thấy thuốc này tạo nên thể kháng ở mức độ cao, có khả năng chống lại 2 loại virút gây u nhú rất thông thường.

                  Hai loại virút này gây ra ít nhất 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Bác sĩ Diane Harper thuộc trường đại học Y khoa Dartmouth ở tiểu bang New Hampshire nói rằng kết quả thí nghiệm sẽ dọn đường cho việc chủng ngừa trong một phạm vi rộng lớn.

                  Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh là công ty đã bào chế thuốc Cervarix. Bệnh ung thư cổ tử cung gây tử vong cho khoảng 230000 phụ nữ trên khắp thế giới mỗi năm.

                  http://www.voanews.com/vietnamese/2006-04-06-voa32.cfm
                  #24
                    Gicungme 24.04.2006 15:44:57 (permalink)
                    HY thân mến, PTNN là một chủ đề được nhiều phụ nữ hết sức quan tâm, nhất là người VN chúng ta, do yếu tố di truyền cùng một số điều kiện hạn chế khác nên phụ nữ thường có bộ ngực không được đầy đặn lắm, tôi nghĩ đó cũng là một điều vô cùng thiệt thòi.. Họ rất mong muốn và có nhu cầu được cải thiện để có một bề ngoài với những điểm nhấn mạnh mẽ, lôi cuốn hơn, đầy nữ tính hơn, rất cảm ơn bạn với bài viết chủ đề này, tôi có một số thắc mắc sau mong được bạn giúp giải đáp :
                    - PTNN có quy định số tuổi tối thiểu và tối đa không?
                    - Sau khi đã làm PTNN có bị hạn chế các động tác khi tập thể dục không? Nếu tập thể dục thường xuyên có gây ảnh hưởng đến hình dạng bộ ngực?
                    -Bạn có thể cho biết một vài địa chỉ nơi đáng tin cậy nhất để có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện PTNN mà không lo lắng phải mất mạng hay ân hận gì về sau?
                    -Giá cả như thế nào?
                    -Có phải ở Thái lan họ làm việc này tốt hơn ở VN?
                    -Nếu có thể được bạn cho một bài viết chi tiết về quá trình, thời gian tiến hành 1 cuộc PTNN, để những người có nhu cầu có thể hình dung và chuẩn bị sẵn cho mình từ tinh thần cũng như thể trạng, chân thành cảm ơn bạn đã có bài viết hết sức thiết thực và bổ ích, chúc bạn Vui - Khỏe.
                    #25
                      HongYen 02.05.2006 12:47:50 (permalink)
                      Thứ Hai, 17/04/2006, 18:26 (GMT+7)

                      Xử trí ung thư phụ khoa

                      Đừng buồn bởi bếu phát hiện sớm, hy vọng khỏi bệnh chiếm tỉ lệ rất cao bởi cách xử trí chủ yếu là phẫu thuật.

                      Hầu hết các triệu chứng báo hiệu ung thư phụ khoa thường mơ hồ, có thể lẫn lộn với các bệnh lành tính khác. Đa số bệnh này thường tiến triển tại chỗ trong thời gian khá dài.

                      Dưới đây là cách xử trí kịp thời các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ hoặc buồng trứng.

                      1. Ung thư cổ tử cung


                      - Thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 35-55.
                      - Dấu hiện báo động là tình trạng dịch tiết âm đạo gia tăng và hôi, có thể lẫn máu.
                      - Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu với tình trạng ra máu dai dẳng.

                      Xử trí:

                      - ­Đầu tiên, cần tiến hành kiểm tra phết tế bào âm đạo. Sau đó, các bác sĩ sẽ trả kết quả kiểm tra trong khoảng 10 ngày.
                      - Siêu âm để xác định tình trạng của cổ tử cung. Có hai loại siêu âm: siêu âm thông thường ở vùng bụng hoặc siêu âm ngả âm đạo (dành cho người đã lập gia đình).
                      - Nếu nghi ngờ bị ung thư, các bác sĩ sẽ cho bạn nội soi cổ tử cung và thử mẫu cổ tử cung, nạo lòng cổ tử cung lấy mẫu xét nghiệm mới định bệnh chính xác.
                      - Nếu xác định là ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn và tuỳ từng lứa tuổi, hoàn cảnh của bệnh nhân sẽ tính đến việc bảo tồn tử cung, buồng trứng hay cắt bỏ.

                      2. Ung thư âm hộ, âm đạo


                      - Phụ nữ châu Á thường gặp bệnh này ở độ tuổi trên dưới 50. Biểu hiện thời kỳ đầu của bệnh thường không rõ ràng nên bệnh nhân dễ bỏ qua.
                      - Bệnh phát triển sẽ hình thành hình hoa, vết loét, cửa mình ra nhiều mủ hoặc chất dịch có lẫn máu.
                      - Nếu do khối u sưng ăn sâu vào trong, đè dây thần kinh âm hộ, bệnh nhân cảm thấy đau, mệt, đi tiểu nhiều, tiểu buốt và táo bón.

                      Xử trí:

                      - Bạn sẽ được bác sĩ cho đi xét nghiệm máu
                      - Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên biệt để xác định bất kỳ tế bào ở khu vực nào trong âm hộ, âm đạo có bất thường.
                      - Soi âm hộ, âm đạo để xác định bệnh chính xác hơn.
                      - Phẫu thuật là biện pháp chính để xử trí ung thư âm đạo. Bên cạnh đó, hoá trị và xạ trị cũng cần thiết. Phương pháp điều trị còn tuỳ thuộc vào dạng ung thư, vị trí và kích thước.

                      3. Khối u buồng trứng - kẻ sát nhân thầm lặng


                      - 70% phụ nữ không được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Đến khi bệnh nhân biết thì đã muộn.
                      - Khi phát hiện thấy các triệu chứng như: khó chịu ở vùng bụng dưới, cảm giác áp lực ở vùng xương chậu, chảy máu khác thường ở âm hộ, trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột, hãy nghĩ ngay đến ung thư buồng trứng và đến bác sĩ để khám và làm xét nghiệm.

                      Xử trí:

                      - Bạn sẽ trải qua quá trình siêu âm vùng bụng hoặc siêu âm ngả âm đạo để đánh giá tình hình của buồng trứng. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm máu.
                      - Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X- quang hoặc CT-scan vùng bụng. Cách xử trí này cũng có giá trị trong một số trường hợp đặc biệt.

                      BS. DUNG HẠNH (Báo Tiếp thị & Gia đình)


                      http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=133184&ChannelID=241
                      #26
                        HongYen 11.06.2006 13:29:05 (permalink)
                        Mỹ chấp thuận việc sử dụng thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil

                        09 June 2006


                        Ông Alex Azar, thuộc Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, loan báo thuốc Gardasil có thể được dùng cho các trẻ gái và phụ nữ từ 9 tuổi đến 26 tuổi.


                        Các giới chức Hoa Kỳ đã chấp thuận việc sử dụng một loại thuốc chủng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung có tên là Gardasil.

                        Hôm thứ Năm Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ loan báo rằng thuốc Gardasil có thể được dùng cho các trẻ gái và phụ nữ từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

                        Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thuốc Gardasil là một loại thuốc an toàn và công hiệu trong việc chống lại nhiều loại virut Papilloma, gọi tắt là HPV, trong đó có 2 loại vi rút gây tử vong cho hầu hết các ca bệnh ung thư cổ tử cung.

                        Mỗi năm có gần 300,000 phụ nữ trên thế giới bị chết vì bệnh ung thư này.

                        Thuốc chủng ngừa này là do công ty Dược Phẩm Merck sản xuất, và công ty này đã thử nghiệm thuốc Gardasil trên 27,000 phụ nữ và trẻ gái tại 33 quốc gia trên thế giới.

                        http://www.voanews.com/vietnamese/2006-06-09-voa7.cfm
                        #27
                          HongYen 19.07.2006 17:39:15 (permalink)

                          PTNN là một chủ đề được nhiều phụ nữ hết sức quan tâm


                          Chào bạn Gicungme

                          Bản thân Hy cũng rất mong muốn có đuợc vẻ đẹp tự nhiên về bộ ngực. Về tiền nong thì HY không dám bàn ở đây vì tuỳ hoàn cảnh mỗi người. Tuy vậy HY chỉ mặc áo ngực loại mềm phía dưới và hai bên để có thể nâng phần mềm đầy đặn hơn. Hiện taị có loại áo với chất nâng ở thể lỏng, rất mềm maị và tự nhiên.

                          Cám ơn bạn Gicungme quan tâm đến vấn đề nhạy cảm của phe ta.
                          #28
                            HongYen 19.07.2006 17:43:14 (permalink)
                            Sẽ không còn bệnh ung thư cổ tử cung?

                            21:47:00, 17/07/2006
                            Khánh Vy

                            Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - nơi luôn quá tải bệnh nhân (ảnh: Thanh Tùng)
                            Một tin vui mà cánh chị em phụ nữ vô cùng quan tâm trong những ngày gần đây, đó là thông tin về việc đã có thuốc phòng ngừa được bệnh ung thư cổ tử cung - một căn bệnh gặp nhiều nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ.

                            Quan hệ tình dục lần đầu sớm, coi chừng!

                            Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ở phụ nữ thường gặp, đứng hàng thứ hai chỉ sau ung thư vú. Riêng tại Việt Nam, cổ tử cung là bộ phận bị ung thư nhiều nhất mà chị em phải gánh chịu (với hơn 3 ngàn trường hợp tử vong/năm). Địa phương có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung mới (xuất độ) cao nhất là phụ nữ tại khu vực TP.HCM (với mức bình quân: cứ 100 ngàn phụ nữ thì có khoảng 28,6 người mắc mới ung thư cổ tử cung hằng năm), còn xuất độ tính chung cả nước là 20 trường hợp mắc mới/100 ngàn phụ nữ/năm.

                            Theo phó giáo sư - bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung đã được biết rõ, đó là do nhiễm vi-rút HPV (Human Papilloma Virus). Bác sĩ Nguyễn Văn Thái (khoa Giải phẫu bệnh lý, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) cho biết: "Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, 90 - 99% các trường hợp ung
                            Khám, tầm soát để phát hiện sớm bệnh ung thư

                            thư cổ tử cung là do vi-rút HPV gây ra". Còn tiến sĩ - bác sĩ Vũ Thị Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương (TP.HCM) cho biết: "Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nguy cơ do nhiễm HPV lên đến 82% ở các nước đang phát triển. HPV được mô tả như là một trong những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử cung (dị sản cổ tử cung) - tiền đề của ung thư cổ tử cung. HPV có hơn 100 týp, chúng có thể gây những tổn thương u nhú dạng mụn cóc (thường lành tính) ở thanh quản, da tay, chân, niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có một số týp thường kết hợp với ung thư".

                            Nhiễm HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nguyên nhân bị lây nhiễm HPV, theo tiến sĩ Vũ Thị Nhung, có 30 týp lây truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục. Phần lớn nhiễm HPV là tạm thời, nếu người phụ nữ có sức đề kháng mạnh thì có thể không dẫn đến bệnh. Khoảng 5% - 10% số người nhiễm HPV sẽ tồn tại tình trạng nhiễm này, và có khả năng tiến triển sang các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, nếu không theo dõi, chữa trị tốt sẽ dẫn đến ung thư thật sự.

                            Những yếu tố, nguy cơ nhiễm HPV theo các nhà chuyên môn đó là: có nhiều bạn tình; bạn tình bị nhiễm HPV, mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Các bạn gái dưới 25 tuổi có tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất; các nguyên nhân khác như hút thuốc lá (làm tích tụ nhiều chất nicotin trong chất nhầy cổ tử cung), dùng thuốc corticoid bừa bãi; những bạn gái giao Cổ tử cung là phần dưới tiếp nối với thân tử cung, gồm hai phần: phần trên âm đạo (dài khoảng 2,5 - 3 cm). Trong lòng cổ tử cung có một ống nối lòng tử cung với âm đạo gọi là kênh cổ tử cung. Phần cổ tử cung nằm trong âm đạo có một lỗ thông kênh với âm đạo gọi là cổ ngoài... Lát - trụ (một vùng của cổ tử cung) là nơi luôn biến động trong suốt cuộc đời sinh sản, vì dễ bị tổn thương và luôn được tái tạo, và chính là chỗ xuất phát của 95% tân sinh trong biểu mô và ung thư xâm lấn cổ tử cung.

                            hợp lần đầu sớm (trước 21 tuổi)... thì nguy cơ nhiễm HPV cao gấp hai lần. Dùng thuốc viên ngừa thai kéo dài nguy cơ cao gấp 4 lần; sinh con trên 3 lần nguy cơ cao gấp 2 - 4 lần; hút thuốc lá thường xuyên nguy cơ lây cao gấp 2 lần... Bao cao su là vật chống lây nhiễm HPV hữu hiệu.

                            Sẽ phòng ngừa được bệnh ung thư cổ tử cung?

                            Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc phát hiện và điều trị, nhưng ung thư cổ tử cung vẫn còn là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ và gây tử vong rất cao. Bình quân hằng năm, thế giới có 500 ngàn trường hợp mắc mới và khoảng 270 ngàn phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Phần lớn các trường hợp bị nhiễm HPV không biểu hiện triệu chứng, nên các chị em không hề biết trong cơ thể mình đang có sự hiện diện của kẻ có nguy cơ gây ung thư cho "vùng nhạy cảm". Thống kê cho thấy, có khoảng 50 - 90% phụ nữ có "hoạt động" tình dục đều bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, thường không có triệu chứng gì. Phần lớn HPV sẽ biến mất sau hai năm, nếu nhiễm kéo dài là yếu tố dẫn đến ung thư. Biện pháp tầm soát, để phát hiện bệnh, theo tiến sĩ Vũ Thị Nhung là qua xét nghiệm HPV và xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung). Đối với phụ nữ dưới 30 tuổi thì chỉ cần làm xét nghiệm PAP, vì nhiễm HPV ở lứa tuổi này có thể chỉ là tạm thời. Nên kết hợp cả hai loại xét nghiệm trên cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Những người xét nghiệm cho kết quả dương tính với HPV, thì cần theo dõi chặt chẽ, làm xét nghiệm HPV mỗi 6 - 12 tháng/lần để biết HPV có tồn tại hay không, nhằm có hướng xử lý.


                            Chữa trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM)

                            Còn về điều trị ung thư cổ tử cung. Tùy vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chữa trị (hóa trị, xạ trị hay phẫu trị, đốt điện...). Kết quả điều trị thành công 100% đối với các tổn thương tiền xâm lấn của ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ điều trị sống còn sau 5 năm sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Chẳng hạn, giai đọan I - IIA là 80%; giai đoạn IIB là 55%; giai đoạn III giảm còn 35%; đến giai đoạn IV chỉ còn 5% - 10%. Vì vậy, cần phải có chiến lược truy tầm sớm ung thư cổ tử cung để chữa trị kịp thời.

                            Tại buổi sinh hoạt giữa các nhà chuyên môn về bệnh ung thư cổ tử cung mới đây ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, một thông tin mới, rất quan trọng mang niềm vui đến cho các chị em được đưa ra đó là, đã có vắc - xin phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Đây được xem là lần đầu tiên, thế giới nghiên cứu ra vắc - xin phòng bệnh ung thư. Hiện đã có hai loại vắc - xin phòng ung thư cổ tử cung của hai nhà cung cấp khác nhau. Một loại đã được FDA (Mỹ) chấp thuận cho sử dụng vào ngày 8/6 vừa qua. Dự kiến, vào đầu năm 2007, sẽ có một loại được đưa vào thị trường nước ta, loại còn lại sẽ được đưa vào sau đó 1 năm (2008). Đây được xem là một bước tiến bộ trong việc chăm sóc sức khỏe cho chị em phụ nữ!

                            Khánh Vy

                            http://www.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2006/7/19/156094.tno
                            #29
                              HongYen 13.12.2006 07:24:53 (permalink)
                              Nhắc Quý Cô Sớm Chủng Ngừa Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

                              BS TRẦN MẠNH NGÔ . Việt Báo Thứ Bảy, 12/9/2006, 12:02:00 AM

                              Mới chừng mấy tháng trước, FDA cho phép dùng thuốc chủng siêu vi trùng Human Papillomavirus (HPV) ngừa ung thư cổ tử cung. Thuốc chủng có thể dùng cho phụ nữ từ 9 tới 26 tuổi.

                              Nhiều nghiên cứu gần đây hiện đang trình bày trong Hội American Association for Cancer Research Frontiers tại Boston, November 2006, khuyến khích phụ nữ nên hiểu biết thêm về vai trò chủng ngừa ung thư cổ tử cung. Phụ nữ coi thường chuyện này là bởi họ chưa thấy triệu chứng do siêu vi trùng (virus) HPV xuất hiện trong người. Bệnh nhân không hỏi bác sĩ, không tìm hiểu vai trò quan trọng của thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung. Ngay cả bác sĩ cũng không cổ võ cho bệnh nhân biết.

                              Hiện giờ chỉ có 40% phụ nữ ở Hoa Kỳ nghe nói siêu vi trùng HPV. Trong số người này thì chỉ phân nửa biết HPV gây ung thư cổ tử cung. 64% HPV truyền nhiễm qua ngả tình dục, 79% làm thử nghiệm Papsmears bất bình thường, tức là có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Khi nghe nói về sự lợi hại của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung thì 63% phụ nữ ở Mỹ có ý định muốn chích ngừa HPV.

                              Hiện giờ mỗi năm ở Mỹ có 13,000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung. Tử vong về ung thư cổ tử cung đứng hàng đầu ở đây. Phụ nữ trên 18 tuổi phải thử nghiệm Papsmears, truy tầm ung thư cổ tử cung hàng năm. Nếu chờ triệu chứng ung thư phát hiện thì quá trễ. Chích ngừa HPV, ngừa ung thư cổ tử cung, là điều mọi phụ nữ nên làm, vì sẽ giảm nguy cơ tử vong rất nhiều.

                              Nhưng vấn đề quan trọng nhất là những người sống ở Mỹ hiện giờ không biết phí tổn chích ngừa ra sao và họ cũng chưa rõ có những hãng bảo hiểm y tế nào chịu đài thọ cho việc chích ngừa HPV. Người Việt hải ngoại còn ít hiểu biết hơn về vần đề khám Papmears định kỳ.

                              Sở Y Tế luôn luôn khuyến cáo phụ nữ người Việt khám bệnh tử cung vì bệnh nhân người Việt hải ngoại, nhất là ở vùng Orange County và Los Angeles, nơi có tỉ lệ ung thư cổ tử cung rất cao. Nói tóm lại, chích ngừa ung thư cổ tử cung rất quan trọng cho mọi phụ nữ. Chích ngừa ung thư cổ tử cung còn quan trọng hơn ở những nước đang mở mang, kể cả Việt Nam. Nếu chưa có phương tiện chích ngừa ung thư cổ tử cung thí ít ra phụ nữ cũng phải khám nghiệm, làm Papsmears truy tầm định kỳ ung thư cổ tử cung, mỗi 1-3 năm một lần.

                              Chú thích: Mỗi năm có chừng một phần tư triệu người trên thế giới bị ung thư tử cung. Thuốc chủng có khả năng ngừa nhiễm 2 loại siêu vi trùng HPV gây nguy cơ ung thư tử cung (70%). Tháng June 2006, FDA cho phép dùng Gardasil, thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và ung thư cửa mình phụ nữ, để ngừa HPV loại 16, 18 đồng thời ngừa mụn cơm phong tình do HPV loại 6, 11. 16, 18.

                              Thuốc chủng Gardasil ngừa ung thư cổ tử cung CIN, cervical intraepithelial neoplasia, ung thư cổ tử cung adenocarcinomas, nằm một chỗ, chưa lan, in situ (CIS), tiền ung thư âm hộ vulvar intraepithelial neoplasia (VIN), và tiền ung thư âm hộ vaginal intraepithelial neoplasia (VaIN), do siêu vi trùng loại 16, 18. Gardasil có thể ngừa những loại mụn cơm phong tình trong những cơ quan sinh dục loại 6, 11, 16 và 18. FDA chỉ cho phép phụ nữ còn trẻ (26 tuổi) hay cho trẻ gái từ 9 tuổi trở lên mới được chích thuốc chủng Gardasil.

                              Khi nói về ung thư tử cung nằm một chỗ, chưa lan, tức là chỉ ở cổ tử cung, lớp tế bào ung thư nằm ngoài cùng nhất, trên cùng nhất của cổ tử cung, gọi là ung thư cổ tử cung 0 hay ung thư cổ tử cung si situ. Nếu đã bị bệnh thì những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung gồm có 4 loại:

                              1) LEEP (dùng cách cắt bằng thủ thuật electrosurgical excision), phương pháp dùng dao lạnh cắt bỏ phần chóp cổ tử cung.

                              2) Điều Trị bằng Laser.

                              3) Conization (cắt bỏ mô nón, cắt bỏ cổ tử cung).

                              4) Cryotherapy (phẫu thuật đông lạnh).

                              Chủng ngừa tránh ung thư cổ tử cung phụ nữ có thể là một trong những hiện tượng y khoa quan trọng cho năm 2006.

                              >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

                              Y Dược Ngày Nay (Issue 06/12/06)
                              1.- Trẻ Gái Thích Uống Thuốc Giảm Mập? - Trần Mạnh Ngô, M.D.
                              2.- Sớm Điều Trị Bệnh Tiền Cao Huyết Áp - Y Dược Ngày Nay
                              3.- Nhiễm Trùng Đường Tiểu (Urinary Tract Infection) - Nguy hiểm hơn, vi trùng từ thận có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, và theo máu tới tấn công các cơ quan khác... Nguyễn Văn Đức, M.D.
                              4.- Giáo Dục Trẻ Con Bằng Tỉnh Lặng - Khi ta tập nghe con cái trong tỉnh lặng, ta chợt nhận ra con người ngoài sau cái xác thân nhỏ bé ... Thái Minh Trung, M.D.
                              5.- Thịt và Sữa Bò Có Nhiễm Hormone Hay Không? Tại sao phải sử dụng hormone trong chăn nuôi và nó ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của người tiêu thụ? ... Nguyễn thượng Chánh, DVM
                              6.- Tìm Hiểu Vấn Đề Ghép Tim, Ghép Thận, v..v... Nhớ hồi nào đọc báo, nói đến ghép tim lần đầu tiên như là một chuyện hoang đường. Và tử vong lúc ban đầu khá cao...Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.
                              7.- Dấu Hiệu Khi Thiếu Sinh Tố - Không có sinh tố thì những sinh vật cao cấp như loài người không thể tồn tại. ... Nguyễn Ý Đức, M.D. (Câu Chuyện Thầy Lang)
                              8.- Một Số Ngộ Nhận với Bệnh Tiểu Đường - Liên Hiệp Quốc cũng dành ngày 14 tháng 11 mỗi năm để các quốc gia thành viên cùng nhau tìm cách ngăn...Nguyễn Ý Đức, M.D. (Câu Chuyện Thầy Lang)
                              9.- Mắt Đỏ - Người Việt ở hải ngoại lo lắng những bệnh về mắt nhiều hơn khi còn ở Việt Nam. Có lẽ một phần do phương tiện y tế ở đây phổ thông hơn ...Trần Mạnh Ngô, M.D.
                              10.- Nguồn vi trùng đề kháng kháng sinh là người nằm giường bệnh trước đó - Lây truyền trong bệnh viện khuẩn MRSAhay VRE đóng góp rõ ràng vào bệnh suất và tử suất ... Dược sĩ Lê Văn Nhân
                              11.- Thuốc Trị Cao Huyết Áp Làm Tăng Mức Đường Trong Máu ... Dược sĩ Lê Văn Nhân
                              12.- Cardiotoxicity trong khi dùng Doxorubicin - Trong việc ước định (estimate) nhiệm vụ (function) cuả tim trước khi cho dùng ... Nguyễn Tài Mai, M.D.
                              13.- Hậu quả của bịnh trầm cảm không trị đúng mức - Thái Minh Trung, M.D.
                              14.- Thuốc Chống Loạn Trí Cũng Điều Trị Ngắn Hạn Bệnh Lo Sợ Tổng Quát ...ở bệnh nhân không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm hay thuốc làm êm dịu ... Dược Sĩ Lê Văn Nhân
                              15.- Rxpress ...News : Thông Tin Dược Phẩm Cuối Tháng October, 2006 - Đầu Tháng November, 2006 - Dược sĩ Trịnh Nguyễn Đàm Giang
                              16. FDA Ra Lệnh Thu Hồi Hàng Triệu Viên Thuốc Acetaminophen (generic) loại 500mg YDượcNgàyNay
                              17.- 1) Intraductal Papilloma of the Breast F-18 FDGPET Demonstration. 2) Research Clinical Nuclear Medicine - Nguyễn Đình Bá, M.D.
                              18.- Có Gì Mới: NEJM - Endarterectomy - Nguyễn Tài Mai, M.D.
                              19.- Dùng D-dimer Để Xác Định Thời Gian Chống Đông Sau Khi Bị Huyết Khối Nghẽn Mạch. Dược sĩ Lê Văn Nhân
                              20 Thuốc Trị Cao Huyết Áp Làm Tăng Mức Đường Trong Máu. Dược Sĩ Lê Văn Nhân
                              21.- Trong báo American Family Physicians, October 2006, có 3 bài quan trọng: 1) phòng ngừa sức khỏe cho trẻ em ở Mỹ. 2) vai trò của bác sĩ khi phải đối diện với... Trần Mạnh Ngô, M.D.
                              22.- Đọc Báo NEJM số mới nhất October 26, 2006 - Nguyễn Tài Mai, M.D.
                              23 .- Chloroquine lại trở nên hữu hiệu đối với Plasmodium Falciparum - Trong báo New England Journal of Medicine 355, 19, ra ngày 9-11-2006,... Nguyễn văn Đích, M.D.
                              24.- Đo Lường DNA Ký Sinh Trùng Sốt Rét Trong Nước Bọt và Nước Tiểu - Y Dược Ngày Nay
                              25.- Ù Tai vì Streptomycine - Trần Mạnh Ngô, M.D.
                              26.- Mộng Tinh, Thủ Dâm và Xuất Tinh Sớm - Nguyễn văn Đích, M.D.
                              27.- Ảnh Hưởng Của Chất Phóng Xạ Lên Con Người - Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết
                              28.- Thư từ Xứ Mặt Trời Mọc - Tiến Sĩ Nguyễn Đức Thái
                              29.- Những Nguyên Nhân Thay Đổi Thái Độ Giới Tính Của Trẻ Em - Đỗ Hùynh Phi, M.D. thông tin
                              30.- Bàn Luận Về Search Engines - Nguyễn Tài Mai, M.D. và Nguyễn Nguyên, M.D.

                              Ngoài ra còn nhiều Tham Khảo: Đố Vui Để Học, Từ Điển Y Học Anh-Việt-Pháp, Dịch Thuật Từ Y Khoa Anh-Việt-Pháp của Bác sĩ Nguyễn Nguyên
                              Xin Thân Mến Kính Chúc Quý Độc Giả Và Thân Hữu Một Lễ Giáng Sinh Vui Vẻ và Một Năm Mới 2007 Tràn Đầy Sức Khỏe.

                              http://yduocngaynay.com/

                              http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=99080
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.12.2006 01:06:31 bởi HongYen >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 36 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9