Con đường di sản miền Trung
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 49 bài trong đề mục
toanhuynh 08.06.2009 00:59:39 (permalink)
Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình.
Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê,
gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng.
Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này.
Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng.

Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên,
Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại.
Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến
đầu năm 1843 mới hoàn tất. Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã
hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.
(Nguồn từ Wikipedia)

Lăng Minh Mạng
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/AB727E03FA4A4A939500976DD067FC4D.jpg[/image]


 
 
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/D8BF763B9DDA4FAFB273C5D5815E5B82.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 01:59:18 bởi vũkimThanh >
Attached Image(s)
#16
    toanhuynh 08.06.2009 01:07:26 (permalink)
    Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo,
    xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân
    (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực,
    Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha),
    xung quanh lăng có La thành bao bọc. Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng.
    Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân
    nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá "phổi xanh", bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm).

    Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc.
    Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn
    và Hữu Hồng môn. Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua,
    giống như hai lá "phổi xanh", bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm).
    Ở giữa hai hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt, trên đường thần đạo, là Minh Lâu. Hồ Tân Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu thành).
    (Nguồn từ Wikipedia)

    Hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/0B5E2C382CFB42E4A99DC3B7E383BF75.jpg[/image]


     
     
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/C5810F91C3AB4343A4B03DD15393C342.jpg[/image]


     
     
    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/E7E6D294AEE04AA88CDEA545B555FAFA.jpg[/image]


     
    Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua.
    Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh lăng.
    Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch. Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo,
    các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này.
    Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ.
    Tuy vậy, ở ngoài rìa, men theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng, xen lẫn với cây cối có
    các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như: đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan,
    Tạ Hư Hoài ... làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ.

    Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750 m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài,
    đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua.
    Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt,
    hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.
    (Nguồn từ Wikipedia)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 01:59:53 bởi vũkimThanh >
    Attached Image(s)
    #17
      lang thang 08.06.2009 01:13:02 (permalink)
      Cảm ơn những chú thích và hình ảnh của toanhuynh. Quê LT cũng ở Huế nhưng thời gian sống ở đó không nhiều. Hầu như "mất gốc", vào đây mới biết thêm nhiều điều về Huế.
      Tp Huế có 1 nét đặc trưng rất riêng, không đông đúc như tp lớn khác. Mọi thứ diễn ra rất bình lặng.
      #18
        toanhuynh 08.06.2009 01:17:18 (permalink)
        Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
        Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào
        loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n­ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp,
        bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng
        và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.

        Địa danh "Lăng Cô" có người cho rằng là do người Pháp đọc trại tên "An Cư", vốn là làng chài ở phía nam đầm.
        Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò,
        sau đó được dân địa phương đọc trại lại là Lăng Cô.

        Lăng Cô có vị trí địa lý nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn
        với bán kính là 70 km. Lăng Cô có thể thu hút khách tham quan, nghiên cứu tại các trung tâm trên và giải tỏa áp lực những thời điểm đông khách.
        Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc-Nam cách thành phố Đà Nẵng 30 km và thành phố Huế 70 km, có thể hỗ trợ phát triển
        các loại hình du lịch đa dạng cho 2 trung tâm du lịch quốc gia trên và tăng ngày nghỉ của khách dừng chân tại Lăng Cô,
        như các du khách thường nói: “Lên non gặp Người Hùng Bạch Mã, xuống biển gặp Người Đẹp Lăng Cô”

        Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây,
        đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.
        Lăng Cô là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú: bờ biển, bãi cát mịn, đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân,
        gần rừng nguyên sinh Bạch Mã và các di tích lịch sử.v.v. sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất thỏa mãn các loại hình du lịch.
        (Nguồn từ Wikipedia)

        Và đây là Vịnh Lăng Cô - Huế
        vừa được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) công nhận là một trong các các vịnh biển đẹp nhất thế giới.


        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/14160AD04E724621B8C84197BB7EF686.jpg[/image]


         
         
        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/3688C4D8277B4F87B5C1FC13B3056CB0.jpg[/image]
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 02:00:31 bởi vũkimThanh >
        Attached Image(s)
        #19
          toanhuynh 08.06.2009 01:27:28 (permalink)

          Trích đoạn: lang thang

          Cảm ơn những chú thích và hình ảnh của toanhuynh. Quê LT cũng ở Huế nhưng thời gian sống ở đó không nhiều. Hầu như "mất gốc", vào đây mới biết thêm nhiều điều về Huế.
          Tp Huế có 1 nét đặc trưng rất riêng, không đông đúc như tp lớn khác. Mọi thứ diễn ra rất bình lặng.

          @lang thang: Thì ra LT là người gốc Huế.
          Vậy là em "múa rìu" rồi.
          Có sai xót gì ở bài viết, LT bổ sung dùm em hén vì kiến thức về Huế không nhiều, chỉ lấy bài trên Wikipedia làm minh họa.!
          #20
            Minh Xuân 08.06.2009 01:35:25 (permalink)
            Chúc mừng "con đường di sản miền Trung" của bạn. Minh Xuân xin góp ảnh lên rừng "gặp người hùng Bạch Mã"
             

            Thác Đỗ quyên - Bạch Mã
            #21
              toanhuynh 08.06.2009 01:37:26 (permalink)
              Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km²,
              trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương,
              thuộc địa phận ba huyện Phong Điền - Quảng Điền - Hương Trà, Huế.
               
              Độ sâu của phá này từ 2-4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại.
              Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.
              (Nguồn từ Wikipedia)

              Phá Tam Giang
              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/866780C1C2A54A5CA33CBB0C8CB573F4.jpg[/image]


               
               
              Hoàng hôn trên Phá Tam Giang

              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/4E542E2A82C04B9391FBFB2711564455.jpg[/image]

              Dân gian có câu:
              Yêu em, anh cũng muốn vô
              Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 02:01:15 bởi vũkimThanh >
              Attached Image(s)
              #22
                toanhuynh 08.06.2009 01:44:52 (permalink)

                Trích đoạn: Minh Xuân

                Chúc mừng "con đường di sản miền Trung" của bạn. Minh Xuân xin góp ảnh lên rừng "gặp người hùng Bạch Mã"


                Thác Đỗ quyên - Bạch Mã

                 
                @Minh Xuân: Cám ơn anh đã góp thêm ảnh cho phong phú.
                Em đã đi Huế nhiều lần rồi mà chưa được lên Bạch Mã.
                #23
                  toanhuynh 08.06.2009 02:01:26 (permalink)
                  Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km
                  và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa,
                  trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa
                  cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích.
                  Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á
                  và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
                  Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan).
                  (Nguồn từ Wikipedia)

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/DE1753F78ED241C09D794409C724C89D.jpg[/image]

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/D5930034F49E46FFB9B40D1C432D9F36.jpg[/image]

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/05D35116B0C5484386B4A3B9231F949D.jpg[/image]

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/140D464618C84BD28A2F7D98FD1D31EC.jpg[/image]

                  Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ
                  và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận
                  với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua,
                  thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413),
                  vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện
                  ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
                   
                  Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn
                  tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ
                  và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp
                  của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

                  Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

                  Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy
                  các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc.
                  Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.
                  (Nguồn từ Wikipedia)
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 02:05:27 bởi toanhuynh >
                  Attached Image(s)
                  #24
                    toanhuynh 08.06.2009 02:31:19 (permalink)
                    Đã đến Huế mà không có cầu Trường Tiền thì coi như là chưa đến Huế.
                    Toàn Huỳnh bổ sung thêm hình ảnh cây cầu này.

                    Cầu Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là chiếc cầu bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa,
                    đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hội; ngay giữa thành phố Huế, Việt Nam.

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/43127276701047E39B8558F4A8098429.jpg[/image]

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/70484/37F0E9BFF83F48E3A3327FBF27C694E0.jpg[/image]

                    Dưới thời vua Lê Thánh Tôn, thì sông Hương đã có cầu. Và chiếc cầu đó, được làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Rồi vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống.

                    Trải bao năm tháng, không biết năm nào, cầu Mống được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.

                    Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levécque)
                    giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899)
                    thì hoàn thành và được mang tên vị vua này. Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó.

                    Nhưng sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì nhà cầm quyền cho đổi tên là cầu Clémenceau,
                    theo tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

                    Đến năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng.

                    Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 16 (1906), chiếc cầu mới được sửa chữa lại bằng xi măng cốt thép.
                    Tổng chiều dài cây cầu là 401,10m, rộng 6,20m, có 6 vài, 12 nhịp, mỗi nhịp được thiết kế hình bán nguyệt.
                    Và diện mạo này, vẫn giữ được cho đến ngày hôm nay.

                    Đến năm 1937, cầu được mở rộng thêm hai hành lang ở hai bên, dành cho người đi bộ, xe đạp và những bao lơn hình bán nguyệt được tạo ra ở 5 trụ cầu giữa 2 vai để có chỗ dừng chân, hay né tránh nhau.

                    Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị đặt mìn giựt sập hai phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại.
                    Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 7 bị phá hủy, sau đã được sửa chữa lại. Từ năm 1991 đến 1995, công ty Công ty Cầu 1 Thăng Long lãnh trách nhiệm trùng tu, xây lại hai nhịp cầu, đổi màu cầu từ màu dụ bạc sang màu lam, nên chiếc cầu không còn giống chiếc lược ngà và không còn lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa.
                     
                    Ngoài ra, ở hai đầu cầu, người ta còn gắn thêm hai tấm bảng bằng đồng ghi tên cầu là cầu Tràng Tiền, chứ không phải là cầu Trường Tiền, một cái tên quen thuộc đã đi vào sử sách và thơ ca.
                    (Nguồn từ Wikipedia)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 02:35:15 bởi toanhuynh >
                    Attached Image(s)
                    #25
                      Mộc 08.06.2009 09:40:41 (permalink)
                      Chào bác T.H em thấy hình Bác chụp đẹp wa', còn nhận xét thì em còn kém lắm ko dám múa rìu wa mắt thợ (phần này để cho các cao thủ).
                      Nhưng em hy vọng Bác thường xuyên lên sân chơi này để anh em đc dịp chiêm ngưỡng những vùng miền VN qua ống kính của Bác.
                       
                      #26
                        Nguyên Cương 08.06.2009 10:26:11 (permalink)
                        Cám ơn ToanHuynh đã mở ra 1 topic rất bổ ích và lý thú. Ảnh của TH rất đẹp, nhưng chơi PS hơi quá tay. Nhưng đấy là chủ ý của Th muốn tạo ấn tượng mạnh, chứ NC nghĩ ảnh gốc cũng rất đẹp chứ ko phải là khiếm khuyết như TH nói đâu.
                        Ngày xưa NC có qua Huế 1 thời gian. Khi đó mọi thứ đều mộc mạc đơn sơ hơn bây giờ. Tiếc rằng ngày đó không có điều kiện chụp ảnh, nên bây giờ được ngắm những tấm ảnh của TH, NC thấy rất cảm động... tiếc là chưa thấy ảnh lăng Tự Đức, cảnh ở đó lãng mạn, trữ tình hơn ở lăng Minh Mạng... Còn xem ảnh Lăng Cô thì thấy buồn vì nhà xây nhiều quá, đang lấn dần cảnh đẹp nguyên sơ ở đó...
                        Những kiến trúc Chàm cũng rất đáng nể. Hồi ở Đà Nẵng, ngày nào NC cũng vào Bảo Tàng Chàm, xem mải mê mà không thấy chán
                        Xin phép Hàn Phong, NC đưa vào đây bài thơ này

                        CẢM ĐỀ CỔ THÁP MỸ SƠN
                        (Duy Xuyên)
                         
                        Một lần viếng cảnh Mỹ Sơn
                        Ngất cao cổ tháp cạnh sườn Trường Sơn
                        Bạc phau mưa bụi, gió vờn
                        Xanh thêm rêu, hốc đá mòn lạnh căm
                        Công trình tác tự nghìn năm
                        Giờ trùng tu lại khách thăm vui lòng
                        Hưng, Vong: luật của vô cùng
                        Tháp còn hiện hữu bên dòng nhân gian.
                         
                        Nguyễn Văn Liêu
                        (cựu học sinh Sào Nam)
                        Tác và dịch
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 11:22:23 bởi Nguyên Cương >
                        #27
                          lang thang 08.06.2009 12:45:46 (permalink)
                          LT may ra còn chút rễ ở Huế chứ gốc bay mất tiêu rồi, cảm ơn bài viết chi tiết về Huế của toanhuynh nhé.
                          Cầu Tràng Tiền lên màu đẹp quá.
                          #28
                            Lá Chanh 08.06.2009 13:49:55 (permalink)
                            Lá hổng biết gì về cái miệt này hết! cám ơn huynh Toán chia sẻ hình ảnh quê hương, ảnh của Toán chụp đẹp quá! nước trong veo cảnh đẹp qua cái nhìn, cái bắt của Toán, chỉ có vài tấm Toán pha chế nêm nếm PS hơi nhiều nên nhìn hơi là lạ với mắt của riêng Lá thui.
                            Hồ nước miệt..... dưng. tặng huynh Toán mần quen!





                            [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/2B65D2E5C5004BEC947F6706D4A7CBCC.jpg[/image]
                             
                             
                            Ý quên! cho Lá hỏi sao cầu Tràng Tiền...nhiều màu dzậy?
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 13:53:50 bởi LaChanh >
                            Attached Image(s)
                            #29
                              toanhuynh 08.06.2009 14:00:23 (permalink)
                              @La Chanh: cám ơn Lá đã tặng cho 1 bức ảnh đẹp!
                              Tấm này, Lá chụp ở đâu mà đẹp vậy?

                              "Ý quên! cho Lá hỏi sao cầu Tràng Tiền...nhiều màu dzậy?"
                              Bây giờ người ta lắp hệ thống đèn chiếu sáng nên cầu Tràng Tiền có rất nhiều màu, thay đổi theo chương trình đã định sẵn.
                              Em ngồi canh cầu Tràng Tiền 1 màu rất lâu mới chụp được vì màu thay đổi liên tục.

                              @mọi người: Cám ơn các anh chị đã bỏ thời gian để xem ảnh.
                              Đúng là Toàn dùng PS quá nặng tay.
                              Sẽ rút kinh nghiệm cho những ảnh sao!
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.06.2009 14:05:46 bởi toanhuynh >
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 49 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9