Thực Phẩm
Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 5 của 6 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 78 bài trong đề mục
HongYen 05.11.2006 23:06:12 (permalink)
Ăn rau củ cho xương chắc khỏe
16:10:06, 04/11/2006
 
Xin Mời:



<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2007 11:11:27 bởi HongYen >
#61
    HongYen 22.11.2006 22:41:00 (permalink)
    Dấu Hiệu Khi Thiếu Sinh Tố
     
    Việt Báo Thứ Sáu, 11/17/2006, 12:02:00 AM
    NGUYỄN Ý ĐỨC 
     

    Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì sức khỏe cũng như góp phần vào việc điều hành chức năng của các cơ quan, bộ phận trong người.
     
    Tên tiếng Anh của Sinh Tố là Vitamin, có nguồn gốc tiếng La Tinh “vita” có nghĩa là đời sống và amino là chất dinh dưỡng cần thiết.
    Hầu hết các sinh tố được cung cấp từ thức ăn, vì cơ thể con người không tổng hợp được, ngoại trừ hai sinh tố D và K. Điều may mắn là trong thực phẩm đều có đủ các loại sinh tố.
     
    Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng sinh tố rất nhỏ nhưng lượng nhỏ đó giữ vai trò rất quan trọng cho sự sống còn của con người. Không có sinh tố thì những sinh vật cao cấp như loài người không thể tồn tại.
     
     Một số công dụng của sinh tố:
    - Góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng.
    - Điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt...
    -Giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng.
    -Giữ vai trò xúc tác trong các phản ứng sinh hóa và biến năng lượng để giúp tế bào hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người.
    -Ngoài ra, sinh tố còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể sử dụng các khoáng chất, chất đạm, chất  bột đường và nước.
    Điều cần lưu ý là các sinh tố không cung cấp năng lượng (calori) và không có khả năng tự nó làm tăng trưởng cơ thể như các chất đạm, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và nước.
    Có 13 loại sinh tố chính. Đó là sinh tố A, C, D, E, K và tám sinh tố thuộc nhóm B như B1 (thiamin), B2  (riboflavin), B3 (niacin), B5 (pantothenic acid), B6 (pyridoxine), B12 cobalamin), folacin (acid foli) và biotin.
     Đặc biệt, sinh tố A vừa có trong thực phẩm từ động vật như thịt, trứng... lại cũng có ở dạng gọi là caroten trong thực vật. Khi được đưa vào cơ thể, caroten được biến thành sinh tố A. Caroten có nhiều trong cà rốt, rau xanh, cà chua ..  Caroten còn là một chất chống oxy hóa rất hữu hiệu.
    Ngoài ra còn một số chất không là sinh tố nhưng có các chức năng gần giống như sinh tố (vitaminlike substances). Chẳng hạn như bioflavonoid, carnitine, coenzyme, inositol.
     
    Sinh tố được chia ra làm hai nhóm: Nhóm  hòa tan trong chất béo như các sinh tố A, D, E, và K và nhóm hòa tan trong nước gồm có sinh tố C và các sinh tố B.
     
    Sự phân biệt này rất quan trọng vì cơ thể tồn trữ sinh tố hòa tan trong chất béo ở gan và mô béo tương đối lâu hơn, nên tình trạng thiếu hụt các sinh tố nhóm này chậm xẩy ra. Còn những sinh tố hòa tan trong nước chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên để tránh các bệnh gây ra do thiếu những sinh tố nhóm này.
    Đa số sinh tố rất dễ bị sức nóng và ánh sáng hủy hoại. Do đó, dù trong quá trình tồn trữ và nấu nướng thực phẩm, một số sinh tố bị mất đi. Sự mất mát càng lớn khi thực phẩm được tồn trữ dưới ánh sáng, sức nóng hoặc không được ướp lạnh, cất giữ đúng cách.
     
    Sinh tố hòa tan trong mỡ béo có tính chất ổn định hơn sinh tố hòa tan trong nước khi thực phẩm được nấu nướng. Ví dụ, khi đun sôi thì lượng sinh tố hòa tan trong nước bị phân hủy trong nước nóng, cho nên muốn duy trì lượng sinh tố này thì không nên nấu quá lâu và chỉ nên nấu với ít nước.
     
    Mỗi sinh tố có nhiệm vụ riêng của nó. Trong một số trường hợp, vài loại sinh tố có tác dụng hỗ tương nhưng không thể thay thế cho nhau.
    Ví dụ:
    -Sinh tố D có hiệu quả tốt hơn nếu dùng chung với sinh tố A.
    -Cặp sinh tố D và A hoạt động tốt hơn nếu có sự hiện diện của sinh tố B;
    -Sinh tố E được tăng hiệu năng khi đi chung với cặp sinh tố D và A;
    -Sinh tố C có ảnh hưởng đến tác dụng của sinh tố A;
    -Khi thiếu sinh tố B1 thì sự hấp thụ những sinh tố khác trong cơ thể gặp trở ngại.
    Mặc dầu cơ thể cần sinh tố, nhưng sinh tố không thể thay thế thực phẩm. Nếu thay thế được thì người ta đã không cần những bữa ăn rườm rà mà chỉ cần uống vài viên sinh tố.
     
     Các dấu hiệu khi cơ thể thiếu sinh tố.
     
    1-Thiếu sinh tố A
    Nhu cầu sinh tố A mỗi ngày là 900mcg.
    Thiếu sinh tố A sẽ đưa đến giảm thị giác, mờ mắt ban đêm, giác mạc khô và đục, răng yếu mau hư, da khô có vẩy, tóc khô giòn, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, xương chậm phát triển.
    Tuy nhiên, tình trạng thiếu sinh tố A ít khi xẩy ra vì thực phẩm ăn vào hàng ngày có rất nhiều sinh tố này.
    Sinh tố A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, sữa, lòng đỏ trứng gà, các loại rau trái cây có lá và vỏ mầu vàng...
     
    2- Thiếu sinh tố D
    Thiếu sinh tố D sẽ làm giảm sự hấp thụ calcium và phosphore ở ruột với hậu quả là xương và răng mềm và biến dạng. Trẻ em thiếu sinh tố D sẽ bị bệnh còi xương: xương ngực nhô về phía trước, xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư.
    Ngoài ra, thiếu sinh tố D cũng đưa đến chứng co cứng và giựt các cơ (tetany), đặc biệt là cơ mặt, bàn tay, bàn chân.. Chứng này cũng xẩy ra trong trường hợp calcium huyết xuống thấp.
    Nhu cầu sinh tố D hàng ngày vào khoảng 5mcg.
    Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng thiên nhiên đã giúp cơ thể tạo ra sinh tố D qua tác dụng của tia nắng mặt trời lên da. Mỗi ngày ta chỉ cần phơi nắng khoảng mười phút, hai ba lần mỗi tuần là có đủ số sinh tố D cần thiết.
    Sinh tố D có nhiều trong các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ... Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa có một ít sinh tố D. Rau và trái cây hầu như không có sinh tố này.
     
    3- Sinh tố E
    Dấu hiệu do thiếu sinh tố E ít khi thấy ở con người, vì sinh tố này có trong mọi loại thực phẩm. Ngoài ra, sinh tố được tồn trữ trong một thời gian khá lâu trong tất cả các mô bào.
    Sinh tố E giúp duy trì sự vẹn toàn của tế bào máu, bảo vệ tế bào phổi với ô nhiễm và giúp các tế bào này hô hấp hiệu quả hơn. Trái với sự tin tưởng của nhiều người, sinh tố E không  tăng cường khả năng tình dục của nam giới.
    Trẻ sơ sinh, nhất là khi sinh thiếu tháng, không có đủ sinh tố E sẽ có một số dấu hiệu như phú nề, vết thương trên da, tế bào máu bất bình thường..
    Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 8mg sinh tố E.
    Sinh tố E có nhiều trong rau salad và các loại dầu thực vật ngoại trừ dầu dừa, mầm lúa mì, bắp, các loại hạt có vỏ cứng như hạt dưa, hạt bí, trong măng tây và các loại rau có lá màu lục...
    Thực phẩm động vật có rất ít sinh tố E.
     
    4- Sinh tố K
    Sinh tố K giúp cơ thể chống chẩy máu khi bị thương tích trên da thịt hoặc xuất huyết tại các cơ quan nội tạng. Sinh tố này cũng giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu, mà khi thiếu, máu sẽ ở trong tình trạng liên tục loãng.
    Khi thiếu sinh tố K, máu sẽ không đông, vết thương chẩy máu liên tục.
    Các vi khuẩn trong ruột tạo ra 80% số lượng sinh tố K cần thiết, phần còn lại do thực phẩm cung cấp. Sinh tố này có nhiều trong trà xanh, củ cải, đậu nành, dầu thực vật, gan, lòng đỏ trứng...
     
    5- Sinh tố B1
    Thiếu sinh tố B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi, sưng phù cơ thể...
    Sinh tố B1 (hoặc thiamine) có nhiều trong mầm lúa mì, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, cá...
    Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với sinh tố B1 là từ 1-3mg.
     
    6- Sinh tố B2
    Các dấu hiệu do thiếu sinh tố B2 gồm có: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay không chịu được ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay chân giòn...
    B2 có nhiều trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim gan thận động vật, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá mầu lục...
    Mỗi ngày cơ thể cần 1,5mg B2.
     
    7- Sinh tố B3
    Khi thiếu sinh tố B3 hoặc Niacin, các triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng; nhức đầu, sưng và chẩy máu ở nướu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu trầm trọng có thể đưa tới bệnh Pellagra với viêm da, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giảm cân, giảm trí nhớ...
    Sinh tố này có nhiều trong các thực phẩm giầu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, cá, nấm, các loại hạt, sữa, ngũ cốc, rau, trứng...
    Nhu cầu hàng ngày từ 5 tới 17mg sinh tố B3.
     
    8- Sinh tố B6
    Thiếu sinh tố B6 (Pyridoxine) có những biểu hiện như giảm sinh lực, ăn mất ngon, mất ký, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vẩy,... Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính...
    B6 có nhiều trong cám gạo và lúa mì, hạt hướng dương, có ít hơn trong trái chuối, trái bơ,  cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành...
    Nhu cầu sinh tố B6 khoảng 2mg/ngày.
     
    9- Sinh tố B12
    Mỗi ngày, nhu cầu sinh tố B12 là từ 2 đến 4mcg. Nếu ăn 100gram thịt bò là đã có đủ số lượng B12 này.
    Thiếu sinh tố B12 thường thấy ở người chỉ ăn rau trái cây hoặc những người không sản xuất được yếu tố nội tại tạo sinh tố B12, vì bị cắt bỏ bao tử, thiếu máu ác tính, nhiễm ký sinh trùng ...
    Dấu hiệu thiếu sinh tố B12 gồm có: lưỡi viêm đỏ, cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu...
    Gan là cơ quan chứa nhiều sinh tố B12 nhất rồi đến thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phó mát, sò, cua... Thực phẩm thực vật không có sinh tố B12.
     
    10- Sinh tố C
    Hiện nay, tình trạng thiếu sinh tố C trong cơ thể ít khi xảy ra, vì có rất nhiều thực phẩm cũng như nước uống chứa sinh tố này. Tuy nhiên, khi thiếu, các dấu hiệu sau đây sẽ xuất hiện: giảm cân, mệt mỏi, kém tập trung, đau nhức khớp và cơ, khó thở, sưng và chẩy máu nướu, chẩy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thiếu trầm trọng sinh tố C sẽ đưa tới bệnh scurvy với rụng răng, mềm xương, mạch máu dễ vỡ, chẩy máu, thiếu máu, suy tim, tử vong...
    Sinh tố C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, dâu, cà chua ... hoặc trong súp-lơ, khoai lang, khoai tây...Thịt cá chứa rất ít sinh tố C.
    Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 60mg sinh tố C.
     
    Kết luận:
    Trên đây là dấu hiệu khi cơ thể thiếu sinh tố trầm trọng. Sự thiếu trầm trọng này thường hay xảy ra khi con người ‘nhất bên trọng, nhất bên khinh’, chỉ thích ăn thực phẩm này mà bỏ rơi thực phẩm kia. Hoặc tiêu thụ thực phẩm không có chất dinh dưỡng.
     
    Cho nên, để tránh nguy cơ bệnh tật gây ra do thiếu sinh tố, cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì mỗi thực phẩm có thành phần chất dinh dưỡng riêng.
     
    Ngoài ra, mỗi ngày có thể uống thêm một viên đa sinh tố, để trong lòng đỡ thắc mắc, lo ngại thiếu vitamin. Đặc biệt là đối với quý vị tuổi cao, ‘ăn cho xong bữa, cốt sao no bụng thì thôi...
     
    NGUYỄN Ý ĐỨC 
    Texas-Hoa Kỳ
     
    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=97949
    #62
      HongYen 05.12.2006 09:16:52 (permalink)
      Tìm Hiểu về Bạch Quả, Nhân Sâm và Củ Tỏi
      09-28-2006, 03:52 PM
       
      Bạch Quả

      Có tài liệu nói rằng bạch quả là giống cây hiện diện nhiều nơi trên trái đất đã hai trăm triệu năm nay, từ hồi mà các con khủng long còn đầy dẫy khắp nơi.

      Thời đó, có rất nhiều loại bạch quả khác nhau, còn thấy vết tích hóa thạch trong các tầng địa chất. Cách đây chừng 60 triệu năm, thì chỉ còn một loại. Vào khoảng 7 triệu năm nay, thì giống cây này không còn thấy ở Mỹ châu, và khoảng hai triệu năm nay thì biến khỏi châu Âu. Mãi sau này, nhà khoa học người Đức tên là Kaempfer mới du nhập từ Nhật về thế giới Tây phương. Bạch quả là một loại cây cao lớn, đường kính thân cây có thể to tới một mét, sống lâu năm, chừng hai mươi tuổi mới trổ hoa, mỗi thứ cây chỉ có hoa đực, một thứ chỉ có hoa cái. Hoa cái thụ phấn từ cây hoa đực mà kết quả. Có nơi trồng bạch quả để lấy bóng mát, nhưng trái rụng xuống đất nhơ nhớp lại sinh mùi khó ngửi.
       
      Bạch quả dùng làm thuốc ở bên Tàu có lẽ từ mấy ngàn năm nay. Tục truyền rằng vua Thần nông được thần nhân chỉ cây bạch quả ngoài song cửa, và bảo rằng có thể dùng cho các lão quan trong triều thêm minh mẫn.Về văn chương thì từ đời nhà Tống đã có nói đến bạch quả.
      Bạch quả có số lượng bán hàng đầu trong số các dược thảo bán tự do ở Mỹ, dưới hình thức chất lấy từ lá cây bạch quả phơi khô (theo bảng phân loại thực vật của Linne, thì tên cây bạch quả là Ginkgo biloba). Ở bên Đức, có một hội đồng thuộc Bộ Y tế xét về các dược thảo, và công nhận cho dùng để chữa bệnh lú. Từ năm 1987 tới nay, có một số cuộc khảo sát có kiểm chứng khoa học, cho thấy bạch quả có công hiệu trong việc chữa trị bệnh lú nhẹ, mức độ công hiệu có thể nói là ngang với thuốc Aricept (donezepil) là thuốc mới được dùng để chữa lú kiểu Alzheimer mức độ nhẹ và vừa phải.

      Hiện nay, viện Khảo cứu Y khoa Liên bang Hoa kỳ đang cấp ngân khoản cho viện đại học Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania để nghiên cứu thêm về công hiệu cũng như hiệu quả phụ của bạch quả dùng làm thuốc chữa bệnh lú cho người trên 75 tuổi. Kết quả sơ khởi cho thấy là bạch quả ít phản ứng, tuy nhiên, có một số trường hợp làm cho dễ chảy máu, vì bạch quả làm cho tiểu cầu khó tụ lại (cũng tương tự như Aspirin), vì vậy cũng phải cẩn thận.

      Nhân sâm

      Về phương diện thực vật học, có ba loại nhân sâm khác nhau. Loại thông dụng nhất ở các nơi kể cả ở Mỹ, là Panax ginseng. Thứ nhân sâm thường trồng ở Mỹ để xuất cảng sang Trung hoa thuộc loại Panax quinquefolius. Còn loại thứ ba, gọi là sâm Tây bá lợi á, thì không thuộc họ Panax. Hội đồng về dược thảo của Bộ Y tế Đức công nhận cho dùng sâm như là thuốc bổ, dùng cho người mệt nhọc, tâm thần uể oải và dùng cho người dưỡng bệnh.

      Tinh chất lấy từ củ sâm ra có chứa 25 chất ginsenoside, mỗi chất có ảnh hưởng khác nhau và nhiều khi trái ngược vào hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm.

      Nói chung thì cơ chế tác dụng chưa được rõ ràng. Sách vở tài liệu về nhân sâm thì rất nhiều, nhưng chưa đủ bằng chứng xác thực về hiệu quả của nhân sâm. Có lẽ không nên dùng lâu quá ba bốn tháng, vì có thể có xáo trộn về các tuyến nội tiết.
      Củ Tỏi
      Cả y khoa cổ truyền phương Đông và phương Tây đều có dùng tỏi (tên khoa học là Allium sativum) để chữa bệnh. Dân Anh xưa gọi tỏi là thần dược của người nghèo (poor man treacle Hiện nay thì tỏi rất thịnh hành ở các cửa hàng dược thảo, dưới nhiều hình thức, tỏi tươi, tỏi khô và tỏi bột . Hội đồng về dược thảo của Đức công nhận dùng tỏi chữa chứng cao mỡ trong máu, và bệnh đóng mỡ trong động mạch. Tinh chất tỏi có tác dụng chữa bệnh là allicin, chất này dễ bị sức nóng và độ at xit phá hủy, vì vậy dùng tỏi tươi thì mới tốt.
      Có thứ viên bọc (gọi là enteric coated) giữ cho chất tỏi qua bao tử nguyên vẹn và hấp thụ ở ruột được nhiều hơn, ngoài ra cũng đỡ bị mùi tỏi ở miệng. Còn mùi tỏi toát ra theo tuyến mồ hôi ngoài da thì không tránh được.
      Tỏi làm cho cholesterol hạ được phần nào (được độ 10 phần trăm) nếu mức độ cholesterol không cao lắm. Cơ chế làm giảm cholesterol cũng tương tự như Mevacor, Zocor, nhưng không được mạnh như mấy thứ thuốc đó. Tỏi không có tác dụng gì vào huyết áp.

      Vài giòng về vấn đề dược thảo
      Tại Mỹ, số người dùng dược thảo đã tăng lên rất nhiều. Năm 1980, số dược thảo bán ra là 350 triệu đô la, năm 1998, con số lên đến 4 tỉ.
      Nhiều thứ dược thảo khá an toàn, nhưng cũng có một số có tính độc đáng kể. Thí dụ như ma hoàng (có chứa chất ephedrine), thường được quảng cáo như là phương thuốc "thiên nhiên" để giảm ký, cũng có khi dùng cho "lên tinh thần". Đã có tới 800 trường hợp ngộ độc vì chất này được báo cáo với Sở Kiểm Soát Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ. Các triệu chứng (do ephedrine kích thích hệ thần kinh giao cảm) gồm có run rẩy tay chân, phong giựt , lên cơn cao huyết áp nặng, loạn nhịp tim, có thể đưa đến tử vong do đứng tim hoặc tai biến mạch máu não. Sở Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm nay đã ra lệnh giới hạn liều lượng.
      Mới chỉ có một số rất ít dược thảo được nghiên cứu với thống kê khoa học đúng tiêu chuẩn để xác định công hiệu cũng như các phản ứng phụ, nếu có.
      Về phương diện pháp lý, các dược thảo không phải là " thuốc", cho nên các tiệm, các công ty bán ra không phải chứng minh hiệu quả hay là mức an toàn, mà cứ việc quảng cáo tùy ý. Cho nên người tiêu thụ cũng nên dè dặt khi sử dụng dược thảo.

      Bs Vũ Quí Ðài, Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Ðại Học Sài Gòn 
      http://www.datvietlive.com/forums/showthread.php?p=908801
      #63
        HongYen 05.12.2006 09:35:54 (permalink)
        #64
          HongYen 24.12.2006 12:24:30 (permalink)
          Dùng dầu olive có thể ngừa ung thư
          Thursday, December 21, 2006
           
           
          Ðại học Copenhagen khảo sát đàn ông Âu Châu

           
          NEW YORK (Reuters) - Những người dùng nhiều dầu olive trong chế độ dinh dưỡng của họ có thể giúp ngăn chặn sự hư hại của những tế bào, do đó có thể ngừa bệnh ung thư, theo một cuộc nghiên cứu mới.
          Trong một cuộc khảo sát 182 người đàn ông Âu Châu, các nhà nghiên cứu tìm thấy những bằng chứng rằng dầu olive có thể giảm thiểu sự hư hại do oxy-hóa gây ra cho thành phần di truyền của những tế bào - đây là tiến trình có thể dẫn tới bệnh ung thư.
          Họ nói rằng sự khám phá này có thể giúp giải thích tại sao số người mắc vài loại bệnh ung thư có tỉ lệ cao hơn trong vùng Bắc Âu so với vùng Nam Âu - là nơi dầu olive được dùng trong thức ăn hàng ngày của dân chúng.
          Họ cũng tán thành lời khuyên nên thay thế những chất béo bão hòa (saturated fats) từ những thực phẩm, như thịt mỡ và bơ, bằng những chất béo thực vật, nhất là dầu olive, theo lời đồng tác giả của cuộc khảo cứu, Bác Sĩ Henrik E. Poulsen, thuộc Bệnh Viện Ðại Học Copenhagen ở Ðan Mạch.
          Ông và các đồng nghiệp đã báo cáo những kết quả tìm thấy của họ trên đặc san FASEB Journal - một ấn phẩm của Federation of American Societies for Experimental Biology (Hiệp Hội Mỹ về Sinh Học Thí Nghiệm).
          Cuộc khảo cứu bao gồm những người đàn ông khỏe mạnh, ở tuổi từ 20 tới 60, sinh sống trong năm nước Âu Châu. Trong hai tuần lễ, mỗi ngày những người tham gia cuộc nghiên cứu tiêu thụ tổng cộng 60 ml (2 ounces) dầu olive, trong những bữa ăn của họ. Vào lúc kết thúc cuộc nghiên cứu, trong cơ thể của những người này có sự giảm bớt trung bình 13 phần trăm của một chất gọi là 8oxodG - chất này bị coi là dấu hiệu của sự hư hại do oxy-hóa gây ra cho thành phần di truyền DNA của những tế bào.
          Những hư hại như vậy xảy ra khi sự đề kháng của cơ thể để chống oxy-hóa không đủ sức đương đầu với những phó sản thuộc phản ứng của chất oxy trong tiến trình biến dưỡng (metabolism). Dầu olive chứa một số hợp chất, gọi là phenol, được coi là những chất có khả năng cao về chống oxy-hóa.
          Tuy nhiên, có vẻ như những hợp chất đó không phải là yếu tố chính giúp giảm thiểu sự hư hại của DNA do oxy-hóa, theo lời toán nghiên cứu. Những người đàn ông tham gia cuộc khảo sát đã dùng ba sản phẩm dầu olive khác nhau, với những mức của hợp chất phenol khác nhau, và các nhà nghiên cứu thấy rằng họ đã giảm sự hư hại của tế bào do oxy-hóa, bất kể mức chứa đựng hợp chất phenol trong dầu cao hay thấp.
          Vì vậy, các nhà nghiên cứu nghi rằng chính những chất béo vô bão hòa trong dầu olive có tác dụng ngăn chặn sự hư hại trong thành phần DNA của những tế bào.
          Họ nói rằng những kết quả tìm thấy này ngụ ý rằng dầu olive có thể là một phần của lý do tại sao một số loại bệnh ung thư - như những bệnh ung thư vú, ruột kết, buồng trứng và tuyến tiền liệt - ít xảy ra hơn trong những nước Nam Âu so với những nước Bắc Âu.
          Vào lúc bắt đầu cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người đàn ông Bắc Âu có những mức của chất 8oxodG cao hơn so với những người Nam Âu. Họ nói rằng điều này phù hợp với dự kiến của họ về hiệu ứng của dầu olive trong chế độ dinh dưỡng của vùng Ðịa Trung Hải.
          Tuy nhiên, Bác Sĩ Poulsen nói với thông tấn Reuters rằng sự quan trọng của thức ăn hàng ngày gồm những gì nhiều hơn là dầu olive; nghĩa là cũng cần có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên vẹn và cá.
          Ông nói thêm rằng bất kể những phúc lợi của dầu olive, nó không thể thay thế cho một chế độ dinh dưỡng lành mạnh tổng quát và tập thể dục thường xuyên. (n.m.)
          http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=53246&z=4

          #65
            HongYen 08.01.2007 00:59:39 (permalink)
            Giá trị dinh dưỡng và trị liệu pháp của rong biển dùng trong y học Trung Quốc
            2006-12-18
            Người dịch: Chu Hữu Tín
             
             
            (VNC) Có 4 loại rong biển thường dùng trong y học Trung Quốc:
            Tảo bẹ Laminaria (kelp), một loài rong tảo mầu nâu và thanh tảo Ecklonia (hạng mục thường dùng nhiều hơn), một loài rong tảo màu xanh như nguồn của kunbu (Laminaria thỉnh thoảng được gọi là haidai, để phân biệt nó với tảo xanh (Ecklonia) hoặc các nguồn khác)
            Sargassum, rong tảo màu nâu, như là nguồn của haizao
            Pyrphora, rong tảo màu đỏ, như là nguồn của zicai
             
            Các loài rong biển này sẽ được trình bày ngắn gọn trong báo cáo này.
            Giá trị dinh dưỡng của rong tảo (SEAWEED'S NUTRITIONAL VALUE) (1)
            Rong biển rút một số lượng lớn đặc biệt các yếu tố khoáng chất từ biển có thể chiếm đến 36% trọng lượng khô của nó. Các yếu tố đa lượng khoáng chất gồm có sodium, calcium, magnesium, potassium, chlorine, sulfur và phosphorus; các yếu tố vi lượng gồm có iodine, iron, zinc, copper, selenium, molybdenum, fluoride, manganese, boron, nickel và cobalt.
             
            Rong biển có một tỷ lệ lớn iodine so với yêu cầu tối thiểu bữa ăn, đã biết cơ bản như là một nguồn của chất dinh dưỡng này. Hàm lượng iodine cao nhất được tìm thấy trên rong biển màu nâu, với tảo bẹ khô thay đổi từ 1500-8000 ppm (phần triệu=parts per million) và tảo thạch y khô (rockweed) (Fucus) từ 500-1000 ppm.ửTong nhiều trường hợp, rong biển đỏ và xanh có hàm lượng thấp, ước chừng 100-300 ppm trong cỏ biển khô, nhưng vẫn còn cao so với bất kể cây trồng trên đất liền nào khác. Yêu cầu ngày của người trưởng thành, hiện nay được khuyến cáo ở mức 150 µg/ngày, có thể được yểm trợ bởi số lượng rất nhỏ rong biển. Chỉ một gam rong biển nâu khô cung cấp từ 500-8,000 µg iodine và rong biển xanh và đỏ (như là nori tím (purple nori) được dung trong bếp Nhật Bản) cung cấp 100-300 µg trong một gam riêng biệt.
             
            Số lượng cỏ biển tiêu dùng như lương thực ở Nhật Bản, hoặc trong chất bổ sung, thường nhiều hơn 1 gam mỗi ngày. Công trình nghiên cứu cho biết là cơ thể con người có thể thích ứng với số lượng iodine hất thụ cao, trong đó tuyến tụy tạng là mô chủ yếu có liên quan trong việc dùng iodine (đây là một thành phần của hocmon tụy tạng). Phần rất lớn dân số trên thế giới nhận iodine không đủ vì đất đai, thực vật, và động vật phục vụ nguồn ăn phổ biến rất thấp về iodine. Trong nhiều nước, iodine được thêm vào muối ăn để đảm bảo việc đạt được số lượng đầy đủ. Tuy nhiên, vài nước đang phát triển vẫn còn nắm bắt và chịu đựng những ảnh hưởng hấp thụ ssố lượng iodine thấp. Trung quốc có dân số đông nhất với một lịch sử hấp thụ số lượng iodine thấp, theo sau là Ấn Độ.
             
            Ngoài iodine, cỏ biển là một trong những nguồn thực vật giàu nhất về calcium, nhưng hàm lượng calcium của nó liên quan đến rào cản yêu cầu chế độ ăn uống so với iodine. Hàm lượng calcium của cỏ biển điển hình là khoảng 4-7% chất khô. Ở 7% calcium, một gram cỏ biển khô cung cấp 70 mg calcium, so với một yêu cầu ăn uống ngày khoảng 1,000 mg. Lại, chất này cao nhiều hơn so với việc cung cấp của lương thực trên nền không sữa.
             
            Hàm lượng Protein trong cỏ biển thay đổi chừng mực. Nó thấp trên tảo nâu ở mức 5-11% chất khô, nhưng có thể so sánh về số lượng về mặt rau xanh ở mức 30-40% chất khô trong vì loài tảo đỏ. Tảo xanh, vẫn không thu hoạch nhiều, lại có một hàm lượng protein có ý nghĩa, ví dụ, đến 20% chất khô. Spirulina, một loài tảo nhỏ (micro-alga), được biết đến nhiều về hàm lượng rất cao của nó, ví dụ, 70% chất khô.
             
            Cỏ biển có vài vitamins. Tảo đỏ và tảo nâu giàu carotenes (provitamin A) và được dùng, thật vậy, như một nguồn carotenes hỗn hợp tự nhiên trong bổ sung chế độ ăn uống. Hàm lượng thay đổi từ 20-170 ppm. Vitamin C trong tảo đỏ và tảo nâu cũng đáng chú ý, với hàm lượng thay đổi từ 500-3000 ppm. Những vitamins khác cũng hiện diện, gồm có B12, không tìm ... [tiếp theo]
             
            http://www.vietmedia.com/news/?L=grabstory.html&Cat=KhoaHoc&ID=3330
            #66
              HongYen 08.01.2007 03:43:05 (permalink)
              2007: Dân Mỹ Sẽ Săn Lùng Thực Phẩm Có Chứa Omega-3
              Việt Báo Chủ Nhật, 1/7/2007, 12:02:00 AM
               
              Một trong những thực phẩm được săn lùng trở nên nóng nhất của năm 2007 sẽ có thêm một loại nữa: Omega-3. Bài viết của Bruce Horovitz, USA Today cho biết, đây là loại acid có trong cá, một số hạt đậu và dầu- có thể sẽ được đưa vào danh mục các thức ăn cần thiết cho cơ thể con người. Hãng Tropicana tháng này đã trình làng loại nước cam đầu tiên của Hoa Kỳ có chứa omega-3. Kellogg đưa chất này vào ngũ cốc mang tên Kashi. Unilever sản xuất Omega-3 trong 'I can't Believe It's Not Butter.'
              Có thể nói mục tiêu chính của thị trường thực phẩm là 79 triệu người tuổi từ 60 trở lên vì omega-3 được cho là chất cắt giảm nguy cơ đột quỵ tim và nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
               
              Theo HealthFocus USA Trend Survey, cứ 10 người lớn thì có 4 người cần omega-3 trong thức ăn kiêng của họ. Maureen Putman, trưởng phòng tiếp thị của Tập đoàn The Hain Celestial gọi omega-3 là loại thực phẩm huyền thoại, và đã đưa omega-3 vào bánh mì Health Valley. Chất này cũng đã được đưa vào sữa trẻ con Earth's Best kể từ khi có các cuộc nghiên cứu nói rằng nó trợ giúp cho sự phát triển trí não.
               
              Omega-3 có trong các loại thực phẩm tự nhiên như nước cam, bơ, sữa, trứng, ngũ cốc và cả trong thực phẩm dành cho chó mèo.
               
              http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=116&nid=100470
              #67
                HongYen 14.01.2007 23:47:07 (permalink)
                Cà Rốt, Nhân Sâm Của Người Nghèo
                NGUYỄN Ý ĐỨC
                Việt Báo Thứ Sáu, 1/5/2007, 12:02:00 AM

                Xin Mời

                http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=289551&mpage=1&key=&#291743

                Texas-Hoa Kỳ
                NGUYỄN Ý ĐỨC
                http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=100372
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2007 11:16:39 bởi HongYen >
                #68
                  HongYen 14.01.2007 23:55:29 (permalink)

                  Cà Rốt, Nhân Sâm Của Người Nghèo
                   
                   
                  Cà-rốt
                   
                  Nhân sâm


                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/06FEB604D9E7487CB0F9B7BEA29EC2AD.JPG[/image]
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.01.2007 00:02:44 bởi HongYen >
                  Attached Image(s)
                  #69
                    HongYen 02.03.2007 18:12:15 (permalink)
                    Dân Mỹ Bị Đầu Độc Msg Gây Béo Phì Có Khắp Nơi  
                    Việt Báo Chủ Nhật, 2/18/2007, 10:24:00 PM
                     
                    Một bài báo trên mạng vừa lên tiếng báo động về một loại hóa chất có thể gây ra dịch béo phì ở người, mà bạn của tác giả bài báo, tên John Erb vừa phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng này. Bài báo viết:
                     
                    John Erb là một giáo sư phụ tá nghiên cứu tại Trường Đại Học Waterloo, Ontario, Canada, đã làm việc nhiều năm cho chính phủ. Ông vừa thực hiện cuộc nghiên cứu và khám phá của ông đã gây ngạc nhiên dư luận, công bố trong cuốn sách có tựa đề 'Vụ Đầu Độc Chậm Ở Nước Mỹ' (The Slow Poisoning of America).
                     
                    Trong hàng trăm cuộc nghiên cứu khắp thế giới, các nhà khoa học đã tạo ra các con mèo và chuột béo phì bằng chế độ ăn uống đặc biệt để đưa chúng vào cuộc thử nghiệm bệnh tiểu đường. Họ tạo ra các sinh vật béo phì bệnh hoạn đó bằng cách chích MSG - một loại hóa chất có 25 tên gọi khác nhau, ngay khi chúng vừa được sinh ra. Liều MSG nhiều gấp ba lần lượng insulin được tuyến tụy tiết ra, đã làm cho chuột bị béo phì và chúng được đặt tên là 'các con chuột bị béo phì bởi chất MSG' (MSG-Treated Rats).
                     
                    Tác giả bài báo thú nhận rằng ông đã bị sốc. Ông vào nhà bếp, kiểm tra các ngăn tủ và tủ lạnh, kinh hoảng khi thấy MSG có trong mọi thứ: súp Campbell, Hostess Doritos, khoai tây chiên Lays, Top Ramen, Betty Crocker Hamburger Helper, nước sốt đóng hộp Heinz, thịt đông lạnh Swanson, dầu giấm trộn sà lách Kraft, có trng cả những món được giới thiệu là 'ít chất béo.'Có những thứ không ghi chữ MSG trên nhãn sản phẩm được gọi là 'Hydrolyzed Vegetalbe Protein', mà được ghi dưới cái tên khác là Monosodium Glutamate (MSG)
                     
                    Tác giả hốt hoảng khi thấy có quá nhiều thực phẩm dùng cho trẻ con có chứa MSG, ẩn dưới nhiều tên gọi khác nhau để những người vốn có tính cẩn thận muốn đọc thành phần cấu tạo thực phẩm, có thể không nhận ra. Những cái tên khác đó là Accent, Aginomoto, Natural Meet Tenderizer…
                    Bài báo viết tiếp: 'Các nhà sản xuất không dừng lại ở đó. Khi đưa cả gia đình đi ăn ở tiệm, và nếu chúng ta cẩn thận hỏi nhà hàng rằng trong thực đơn có các món chứa MSG không, thì nhiều nhân viên, kể cả người quản trị đều thề rằng họ không hề xài tới MSG. Nhưng khi chúng ta đòi xem thành phần món ăn, và họ bất đắc dĩ phải đưa cho xem, chắc chắn các bạn sẽ nhìn thấy MSG và Hydrolyzed Vegetalbe Protein ở khắp nơi: Burger King, McDonalds, Wendy's, Taco Bell…Tất cả các nhà hàng như TGIG, Chilis', Applebees và Denny's đều có đưa MSG thoải mái vào các món ăn. Kentucky Fried Chicken có vẻ là đơn vị tồi tệ hơn cả: MSG được tìm thấy trong tất cả các đĩa thịt gà, dầm giấm trộn salad…
                     
                    Khi các bạn đọc bài báo này, G.W. Bush và những người ủng hộ ông đã thúc đẩy Quốc Hội thông qua dự luật có tên gọi là 'Trách Nhiệm Cá Nhân Trong Đạo Luật Tiêu Thụ Thực Phẩm' (Personal Responsibility in Food Consumption Act) đã từng được biết là 'Cheeseburge Bill.' Vài tháng trước, John Erb đã chuyển quyển sách cùng với mối quan ngại của ông tới một viên chức y tế cao cấp của chính phủ Canada. Trong khi ngồi ở văn phòng chính phủ, viên chức này nói với ông ấy: 'Tôi biết rất rõ về mối nguy hiểm của MSG. nhưng tôi không dám đụng tới vấn đề này.' Và viên chức cao cấp hàng đầu của chính phủ này đã từ chối công bố để công chúng biết về những gì mà John Erb phát hiện được.
                     
                    Nếu bạn là một trong một vài người vẫn nghĩ rằng MSG là tốt cho chúng ta, và bạn không tin những gì John Erb nói, hãy vào trang web http://wwwpubmed.com đánh vào chữ MSG Obese và thử đọc một vài bản tin trong 115 nghiên cứu y khoa.
                     
                    http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=102796
                    #70
                      HongYen 06.04.2007 19:25:09 (permalink)
                      Ăn kiểu Địa Trung Hải giúp phòng hen xuyễn
                      05 Tháng 4 2007 - Cập nhật 21h05 GMT
                       
                       
                      Thực đơn Địa Trung Hải nhiều rau, trái cây và dầu oliu
                       
                      Một nghiên cứu mới cho thấy ăn uống kiểu Địa Trung Hải có thể giúp trẻ em phòng chống các bệnh về đường hô hấp.
                       
                      Các khoa học gia Anh, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã phân tích thực đơn hàng ngày và sức khỏe của gần 700 trẻ em sống tại nông thôn đảo Crete, nơi bệnh hen xuyễn vô cùng hiếm gặp.
                       
                      Họ kết luận rằng thực đơn giàu hoa quả và rau tươi giúp chống lại các bệnh đường hô hấp.
                       
                      Các chuyên gia cũng nói có bằng chứng cho thấy ăn kiểu Địa Trung Hải còn giúp giảm các triệu chứng bệnh hen.
                       
                      Hơn năm triệu người Anh bị hen xuyễn và cứ 10 trẻ em thì một em bị bệnh.
                      Cha mẹ của các em tuổi từ 7 tới 18 tham gia khảo sát phải trả lời các câu hỏi về tần số sử dụng 58 thực phẩm, chia làm chín loại: rau, trái cây, hạt, cá, ngũ cốc, đồ sữa, thịt đỏ, thịt trắng và dầu ăn.
                       
                      Thực đơn kiểu Địa Trung Hải giàu rau quả và ít mỡ.
                       
                      80% số trẻ được hỏi ăn trái cây, và hơn 2/3 các em ăn rau tươi, hai lần một ngày.
                       
                      Ăn cam, táo, cà chua và nho mỗi ngày cũng có tác dụng tốt chống nhức đầu sổ mũi.
                       
                      #71
                        HongYen 06.04.2007 19:33:36 (permalink)
                        #72
                          HongYen 07.04.2007 10:24:04 (permalink)
                          Địa Trung Hải
                           
                          http://www.lib.utexas.edu/maps/europe/mediterranean_rel82.jpg


                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/ABCA8EA0AFCD4848ACBEC35BCA2B2C1A.JPG[/image]
                          Attached Image(s)
                          #73
                            HongYen 13.05.2007 22:56:09 (permalink)




                             
                            10 Thức Ăn Thần Dược Cho Da
                             
                            Việt Báo Thứ Bảy, 5/12/2007, 12:02:00 AM
                             
                             




                              Theo những bác sĩ chuyên môn về da (dermatologist), có những loại thức ăn là kẻ thù của làn da như thịt ba rọi chiên (bacon) và loại phô mai.
                             
                            Hai loại thức ăn kể trên có thể làm nghẹt mạch máu, và làm bít lỗ chân lông. Cũng như ăn quá nhiều chất đường rất có hại cho làn da, có thể làm cho tế bào da bị mất sự co dãn, dễ nhăn nheo và tạo những vết tàn nhang.
                             
                            Có những bác sĩ chữa trị da cho khách bằng cách hướng dẫn dùng những loại thức ăn tốt, ba ngày sau theo dõi tình trạng của da đã kết luận rằng: sau khi theo chương trình kiêng cử bằng thức ăn, làn da của những người khách hàng đó đã thấy kết quả như làn da trở nên mềm mại hơn, và màu sắc hồng hào, tươi mát hơn.
                             
                            Có nhiều người cũng đã dùng nhiều loại thuốc chữa trị da không có kết quả, sau khi theo phương pháp ăn uống sau đây đã nhận xét rằng làn da của họ rõ ràng có thay đổi, tươi sáng hơn, sạch hơn, lộ nét khỏe mạnh.
                             
                            Mời các bạn hãy theo dõi những thức ăn mầu nhiệm nầy:
                             
                            1-Những loại rau cải lá xanh:
                            Có công dụng làm tiêu trừ mụn. Tất cả những loại rau cải lá xanh đậm như loại rau mồng tơi (spinach) hay loại rong biển có đầy đủ chất chống vi trùng bịnh (antioxidants) và dồi dào chất sắt (iron), những phụ nữ thiếu chất sắt trong cơ thể, dể phát sinh những quầng đen nằm phía dưới mắt.
                            Chất xanh của rau cải lá xanh đậm cũng có chứa nhiều chất kẽm (zinc). Theo những cách chữa trị da nổi tiếng của người Swedish, họ dùng đến 85% chất Zinc trong các phương pháp của họ, và kết quả trông thấy sau ba tháng chữa trị.
                            Chất kẽm cũng giúp giảm thiểu sự hủy hoại tế bào.
                             
                            2- Dầu olive:
                            Có công dụng chống lại sự khô da. Chất dầu olive làm mềm mại làn da. Có nhiều người theo những chương trình kiêng cử quá đáng, lâu dần cơ thể họ bị thiếu chất dầu mà không biết. Sau khi dùng dầu olive để bồi đắp sự thiếu xót đó, làn da họ trở lại mềm mại sau vài tuần lể. Dùng dầu olive một muổng canh mổi ngày là vừa đủ cho cơ thể bạn.
                             
                            3- Nước:
                            Cơ thể chúng ta cấu tạo bởi 75% nước. Nước có công dụng giữ cho lớp da bên trong luôn luôn ở trạng thái ẩm ướt.
                            Nước (H2O) là chất tốt nhất để tránh cho làn da khô khan, xấu xí. Bạn cần phải uống đủ ít nhất là 8 ly nước mổi ngày (8 oz. mỗi ly), cần phải uống nhiều hơn nữa nếu bạn có tập thể dục.
                             
                            4-Cải Broccoli:
                            Có công dụng giúp da giữ được sự dẽo dai (elastic). Loại rau Broccoli có rất nhiều chất sinh tố A và C hơn mọi loại rau cải khác, có thể ngừa ung thư da.
                            Sinh tố C giúp da co dãn dể dàng, còn sinh tố A giúp liền lặn những vết sẹo nằm phía dưới làn da, bị hư hỏng vì mụn (acne), ngừa nhiễm trùng.
                             
                            5- Trái dâu Berries:
                            Chống lại sự lão hóa của làn da. Trái berries là nguồn chứa chất polyphenols, ngăn ngừa da bị  nhăn nheo. Một nắm nhỏ trái berries có chứa ba lần nhiều hơn chất sinh tố C của một trái cam, đủ cho sự cần dùng của cơ thể bạn trong một ngày, giữ được làn da tươi trẻ lâu.
                             
                            6- Cá Thu (Salmon):
                            Có công dụng làm giảm bớt mụn trên da mặt, những vết sưng vì mụn bọc sẽ xẹp nhanh chóng.
                            Loại cá thu có chứa chất omega-3 fatty acids, giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi trùng. Cũng như những loại cá cháy (mackerel), cá bass, cá hồi (trout), cá xanh (bluefish). Nên ăn cá thu ba lần một tuần. Nếu bạn không thích ăn cá, thì có thể uống dầu cá loại 2,000 mg mỗi ngày cho đủ số lượng cần dùng cho cơ thể. Mỡ ca, những loại hột (nuts) cũng có chứa lượng chất kẽm (zinc), giúp tái tạo tế bào.
                             
                            7-Trái dưa tây (Cantaloupe)
                            Ăn vài miếng dưa mỗi ngày, giúp ngăn ngừa những vết đốm màu nâu thường hay nổi trên lưng bàn tay của người lớn tuổi. Trái dưa cantaloupe có dồi dào chất lycopene, chất beta-carotene, là nguồn sinh tố A, chống lão hóa da.
                             
                            8- Đậu nành (Soy)
                            Ngăn ngừa mụn lấm tấm nổi trên da mặt. Đậu hủ (Tofu) là một loại thức ăn rất tốt cho làn da mặt, ngăn ngừa mụn. Ăn vài lần mỗi tuần lễ, như sau: mỗi lần 3 ounces hay nửa chén thì vừa đủ cho cơ thể bạn.
                             
                            9-Củ cà rốt (Carrots)
                            Ngừa sự lão hóa của da. Hãy nhai bao nhiêu bạn muốn, không hạn chế. Cà rốt giúp cho cơ thể đốt cháy, biến đổi chất beta-carotene thành sinh tố A cần dùng cho cơ thể bạn, nó là chìa khóa sức khỏe của bạn. Bạn cũng có thể tìm thấy công dụng tương tự ở trái cam tươi, hay trái mơ (apricots), và khoai lang (sweet potatoes).
                             
                            10-Lúa mạch (Oatmeal):
                            Công dụng trục xuất độc tố trong tế bào. Bạn dùng nồi nấu chậm (low-cook) để nấu nhừ thành món cháo để ăn, gọi là cháo lúa mạch, đừng dùng loại bột pha sẵn.
                            Chất lúa mạch giúp cơ thể thải ra chất độc, rất dồi dào sinh tố B, giúp tái tạo tế bào mới.
                             
                            Chúc các bạn tự săn sóc sắc đẹp hiệu nghiệm qua mười món ăn kể trên
                            NGỌC ANH & PHƯƠNG OANH
                             
                            http://www.vietbao.com/?ppid=75&pid=64&nid=107543
                            #74
                              HongYen 16.05.2007 23:30:40 (permalink)
                              Thực Phẩm Bổ Dưỡng Trí Não
                              Việt Báo Thứ Sáu, 5/11/2007, 12:02:00 AM
                               
                              BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC
                               
                              Não là trung tâm điều khiển tất cả các chức năng của cơ thể, từ những hoạt động nhìn thấy được như sự chớp mắt, hắt hơi, đi đứng chạy nhẩy, ăn uống...tới những sinh hoạt vô hình như mơ màng, mộng mị, suy nghĩ, buồn rầu, chán nản...
                               
                              Để hoàn tất các công việc này, trí não cần năng lượng cung cấp từ thực phẩm và dưỡng khí có sẵn trong không gian thiên nhiên.  Với trọng lượng bằng 1/50 sức nặng của cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 Calori, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày.
                               
                              Coi vậy thì sự dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cấu trúc và các chức năng của não.  Về phương diện cấu trúc, tế bào não gồm có chất đạm, nước và nhiều hóa chất khác.  Với chất đạm thực phẩm, tế bào não sản xuất cả trăm hóa chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dinh dưỡng khác như chất béo, carbohydrat, sinh tố, khoáng chất và nước cũng đều quan trọng.
                               
                              Não không tích trữ oxy nên cần có sự liên tục cung cấp từ mạch máu. Chỉ cần gián đoạn oxy khoảng mười giây là con người đã bất tỉnh.
                               
                              Mỗi phút, gần một lít máu có oxy và các chất dinh dưỡng được đưa lên não.
                              Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ bảo vệ và tăng cường sức mạnh trí não.
                              Chất dinh dưỡng nào cũng tốt, cũng cần thiết. Tuy nhiên, như cổ nhân ta thường nói “ăn gì bổ nấy”, có một số chất dinh đưỡng đặc biệt bổ dưỡng cho trí não, nhất là về phương diện tinh thần.
                              Các nhà dinh dưỡng đề nghị ba nguyên tắc để nuôi dưỡng não hợp lý:
                              -Giảm thiểu hoặc loại bỏ những chất có hại cho não như transfatty acid, rượu, nicotin.
                              -Tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bằng cách ăn chung với nhau các thực phẩm mà não cần.
                              -Cân bằng giữa ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrat, chất béo và chất đạm để não có thể làm việc hữu hiệu ban ngày và nghỉ ngơi thoải mái ban đêm.
                               
                              1- Chất béo Omega-3.
                               
                              Não bộ có 60% chất béo, đặc biệt là các acid béo cần thiết. Trong số này, DHA là chất quan trọng nhất cho sự học và cho trí nhớ.
                               
                              Cá vẫn được coi như “thực phẩm của trí não” từ nhiều ngàn năm. Cá có chất béo omega-3 với thành phần chính yếu cho sự phát triển não bộ thai nhi là chất docosahexaenoic acid (DHA). Chất này có trong máu của người mẹ và được nhau (placenta) chuyển tới thai nhi.
                               
                              Theo bác sĩ Russel L. Blaylock, tác giả sách dinh dưỡng Health and Nuitrition Secrets,  khi thai nhi nhận được nhiều chất béo này thì hoạt động của não tốt hơn và khi lớn lên, các em có chỉ số IQ cao hơn. Trong khi đó, các em nhận được ít DHA có khó khăn trong sự học và khả nặng nhìn của mắt cũng kém.
                               
                              Bác sĩ Ray Sahelia, tác giả sách Mind Boosters, cho biết omega-3 có giá trị cao vì chúng cung cấp độ lỏng cho màng tế bào và tăng sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh. Omega-3 cũng giảm sự kết tụ của tiểu cầu, do đó giảm rủi ro cơn suy tim và tai biến não.
                               
                              Theo Jean Carper, tác giả sách Miracle Cures: “Không cung cấp đầy đủ chất béo đặc biệt mà màng tế bào não cần sẽ đưa tới rối loạn về tâm tính, trí nhớ, sự tập trung và hành vi”
                               
                              Kết quả nghiên cứu công bố trong Archives of Neurology tháng 11 năm 2006 cho hay người có lượng DHA cao trong máu đều ít bị rối loạn nhận thức vì tuổi già tới 47%, so với người có ít DHA.
                               
                              Nghiên cứu mới nhất công bố trong Journal of Neuroscience số tháng 4, 2007 cho hay ăn nhiều omega-3 có thể giảm thiểu rủi ro bệnh Alzheimer ở tuổi già. Các nhà khoa học của Đại học California-Irvine nghiên cứu ba nhóm chuột. Nhóm được nuôi dưỡng với omega-3 có ít một loại chất đạm được coi như gây ra tổn thương cho tế bào não và đưa tới bệnh sa sút trí tuệ.
                               
                              Dùng bao nhiêu cho vừa.
                               
                              Chất béo omega- 3 có tự nhiên ở nhiều loại cá nước lạnh như cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ và trong một số thực vật như dầu canola, đậu nành, hạt lành (flax seed)...
                               
                              Để được hưởng những ích lợi của dầu mỡ cá Omega 3, ta không cần phải tiêu thụ một lượng cá lớn như người Eskimo.
                              Theo các cuộc nghiên cứu kéo dài 20 năm ở Hòa Lan thì chỉ cần ăn cá 2 lần trong một tuần lễ là đã giảm đến phân nửa các vụ tai biến về tim mạch so với người không ăn một chút cá nào.
                               
                              Theo Giáo sư William E. Connor của Viện Khoa học Sức Khỏe ở tiểu bang Oregon, mỗi tuần chỉ cần ăn chừng 180 gr cá đã đủ để có được tác dụng phòng bệnh của Omega 3.
                               
                              Tổ Chức Sức Khỏe ở Canada và Cơ quan Dinh Dưỡng ở Anh khuyên mọi người nên ăn khoảng 0, 5% tổng số nhu cầu năng lượng  mỗi ngày dưới hình thức chất béo omega- 3.
                               
                              Với những người không thích ăn cá thì omega-3 cũng có trong một vài thực phẩm gốc thực vật, như hạt lanh (flaxseed), quả óc chó (walnut), hạt cây bồ đào (butternut), dầu mầm lúa mì, rong biển, nhưng không được tốt bằng trong cá.
                               
                              Omega-3 cũng được bán trên thị trường dưới dạng viên. Theo kinh nghiệm của người đã dùng, chỉ cần một hoặc hai viên mỗi ngày là đủ.
                               
                              Ngoài ra, cần được sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa tác dụng phụ, dùng quá nhiều cũng như tương tác với các dược phẩm khác. Sự an toàn, công hiệu, phân lượng của viên dầu cá chưa được kiểm chứng, xác định và các nhà nghiên cứu đều khuyên là không nên thay thế cá trong thực phẩm bằng dầu cá.
                              Dùng quá nhiều dầu cá, nhất là loại viên dầu, có nguy cơ băng huyết trầm trọng vì tác dụng loãng máu của dầu; nguy cơ khó chịu cơ quan tiêu hóa, thiếu hồng huyết cầu hoặc tai biến động mạch não.
                              Những ai đang uống thuốc aspirin hoặc thuốc chống đau nhức cũng nên cẩn thận khi dùng dầu cá vì thuốc và dầu cá đều làm máu loãng. Bệnh nhân dùng thuốc suy tim nhóm Digitalis cũng phải cẩn thận vì dầu cá có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.
                               
                              Cá càng lớn, lượng omega-3 càng nhiều. Nhưng cẩn thận với cá sông lạch vì sợ bị ô nhiễm. Cá biển tương đối an toàn hơn. Hóa chất độc thường tích tụ trong mỡ, nên dầu cá cô đọng có thể nhiễm nhiều hóa chất này.
                               Cũng cần phân biệt dầu mỡ cá với dầu gan cá như Dầu gan cá thu Cod-Liver oil, dầu gan cá mập. Các dầu này được dùng trong việc trị bệnh từ thuở xa xưa, khi sinh tố D chưa được khám phá.
                               
                               2- Đường trái cây
                               
                              Thực phẩm có nhiều loại đường như glucose, dextrose, sucrose, fructose. Các đường này có tác động khác nhau lên tế bào nói chung và não, nói riêng.
                              Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của não.
                              Mức độ chuyển vào máu nhanh hoặc chậm của đường trong một loại thực phẩm nào đó gọi là chỉ số đường huyết (glycemic index).
                               
                              Thực phẩm có đường huyết cao sẽ kích thích tụy tạng tiết ra nhiều insulin. Hậu quả là đường glucose trong máu lên xuống rất nhanh và ảnh hưởng tới hành vi của con người. 
                              Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp không thúc đẩy tụy tạng sản xuất nhiều insulin, cho nên đường huyết ổn định hơn, giúp cho trí óc làm việc đều hòa.
                               
                              Đường fructose trong trái cây như trái táo, bưởi chua (grapefruit), anh đào (cherries), cam, nho có chỉ số đường huyết thấp đều tốt cho não. Trái cây còn có chất xơ có tác dụng làm sự chuyển đường vào máu và các tế bào chậm hơn, do đó không gây thay đổi đột ngột của đường huyết. Vì thế ăn nguyên trái có nhiều lợi điểm hơn là uống nước vắt trái cây không còn bã tép.
                               
                              Rau như các loại đậu nành, đậu lentil...có chỉ số đường huyết thấp trong khi đó khoai tây, cà rốt lại có chỉ số đường huyết cao hơn.
                               
                              Kết quả nghiên cứu công bố trong American Journal of Medicine số tháng 11 năm 2006 cho biết các tham dự viên uống nước rau, trái cây vài lần trong một tuần lễ sẽ có ít rủi ro bị sa sút trí tuệ tới 76% , so với những người chỉ uống dưới một ly mỗi ngày.
                              Ngoài đường fructose, trong vỏ, da của rau trái cây còn có chất tự nhiên polyphenol là chất rất tốt cho não để bảo vệ trí tuệ.
                               
                              3-Amino acid
                               
                              Acid amin là đơn vị cấu tạo của chất đạm thực phẩm,
                              Não bộ cần acid amin để chế tạo các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng.
                              Các chất dẫn truyền mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, giống như người giao liên, truyền tin tức qua nhiều nhà kế tiếp. Nếu được nuôi dưỡng  kỹ càng, người giao liên sẽ làm việc hữu hiệu hơn.
                              Hai loại acid amin quan trọng cho trí não là tryptophan và tyrosine. 
                              Tryptophan là tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin. Cơ thể không tạo ra tryptophan được nên cần thực phẩm cung cấp Tyroxine cần để sản xuất các chất dẫn truyền hưng phấn trí não là dopamine, epinephrine và norepinephrine. Cơ thể tạo ra được tyroxine nếu trong thực phẩm không có đầy đủ.
                              Chất đạm có trong thịt động vật và trong các thực phẩm thực vật. Nhu cầu của cơ thể với chất đạm thay đổi tùy theo tuổi tác, giai đoạn tăng trưởng và hiện trạng cơ thể. Theo các nhà dinh đưỡng, mỗi ngày cơ thể cần từ 45-50 gr chất đạm trong các loại thực phẩm khác nhau.
                               
                              4- Chọn lựa chất béo tốt cho não
                               
                              Chất béo cần thiết cho não bộ từ khi mới sanh cho tới tuổi già.
                              Não tăng trưởng mạnh nhất trong năm đầu của đời sống với kích thước gấp đôi vào lúc sinh nhật một năm tuổi. Chất béo là thành phần quan trọng của màng tế bào não và các màng bao bọc quanh sợi thần kinh. Do đó, cơ thể em bé cần nhiều chất béo trong giai đoạn này. Và Tạo hóa đã đáp ứng nhu cầu đó bằng sữa người mẹ có rất nhiều chất béo.
                               
                              Khi lớn lên, não vẫn tiếp tục cần chất béo, nhưng phải là loại không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
                              Chất béo có cả trong thực phẩm gốc động vật lẫn thực vật và đều tốt cho não, nếu dùng ở mức độ vừa phải. Chất béo gốc thực vật có lợi điểm là hầu như không có cholesterol, một loại chất béo cần thiết nhưng nhiều quá sẽ gây ra ảnh hưởng xấu.
                               
                              5-Sinh tố, khoáng chất
                               
                              Não cần hầu hết các loại sinh tố khoáng chất để có thể hoàn thành các chức năng của mình.
                              -Sinh tố nhóm B có vai trò quan trọng để tránh sự thoái hóa chức năng não bộ do tuổi già.
                              Kết quả nghiên cứu của đại học Harvard vào năm 2004 cho biết, phụ nữ ở tuổi trung niên ăn nhiều rau có lá mầu xanh đều duy trì khả năng suy nghĩ tốt hơn cho tới tuổi thất tuần, so với những người không ăn rau xanh. Rau lá xanh có nhiều sinh tố B.
                              -Sinh tố B6 cần cho sự duy trì các chức năng bình thường của não bộ, điều hòa sự sản xuất chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát sự ngủ nghỉ, cảm xúc. Sinh tố này có nhiều trong thịt, cá, gan, quả hạch, đậu, chuối, trái bơ, lúa mì.
                              -Sinh tố B12 duy trì sự hoạt động của tế bào thần kinh, cần thiết cho vỏ bọc các sợi thần kinh. B12 có nhiều trong thịt bò, thịt gà, cá, lòng đỏ trứng, pho mát.
                              -Sinh tố C giúp não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Não cũng có một cơ chế để rút sinh tố C về não nhiều hơn khi có nhu cầu.
                              -Folic acid dường như có ảnh hưởng tới chúc năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, và khi thiếu làm tâm tình buồn chán.
                              Folic có nhiều trong các loại rau lá mầu lục, hạt đậu, cám lúa mì, thịt heo, thịt gà, tôm cá cua, sò hến.
                              -Calci cần thiết cho sự tiếp nhận, dẫn truyền các tín hiệu thần kinh.
                              Calci có nhiều trong sữa, sữa chua, pho mát, cá, tôm trứng, đậu nành, hạt ngũ cốc.
                              -Potassium cần cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và có nhiều trong cam, chuối, khoai tây, trái cây khô, sữa.
                              -Sắt cần thiết cho sự lành mạnh của các tế bào thần kinh và cho sự dẫn truyền tín hiệu. Thiếu sắt, con người trở nên bẳn tính, kém linh lợi.
                              Sắt có nhiều trong gan, thận, thịt heo, thị bò, gà, cá, rau cải có lá mầu lục.
                              -Selen là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn chặn ung thư, trì hoãn tiến trình lão hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu selen có thể là rủi ro đưa tới hội chứng chậm phát triển trí não (Down Syndrome).
                              Selen có nhiều trong cá, sò, hến, thịt động vật, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan động vật. Rau và trái cây có rất ít selen.
                               
                              6-Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng. Mỗi ngày nên tiêu thụ ít nhất năm ly nước.
                               
                              7-Thời gian ăn
                               
                              Nhiều nghiên cứu cho hay, khi nào ăn cũng có ảnh hưởng tới trí não.
                              Bỏ một bữa ăn hoặc ăn uống thất thường có thể có ảnh hưởng ngắn hạn tới các chức năng của não. Khi não thiếu các chất dinh dưỡng và năng lượng trong một thời gian ngắn, các chức năng như trí nhớ, sự tập trung và ngay cả tính tình cũng thay đổi. Kinh nghiệm cá nhân nhiều người cũng thấy như vậy. Khi bụng đói thì khó mà tập trung làm việc, đầu óc mung lung choáng váng.
                               
                              Do đó, để não làm việc tối đa, nên ăn đều đặn vào cùng thời điểm mỗi ngày.
                              Đồng thời, giữa các bữa ăn chính, nên ăn xen kẽ một chút thực phẩm nhẹ như một miếng trái cây, một nắm hạt ngũ cốc để liên tục cung cấp năng lượng cho trí não.
                               
                              Nói tới đây, cũng xin nhấn mạnh ở bữa ăn sáng. Có nhiều bằng chứng cho thấy điểm tâm có thể là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày cho não bộ. Nghiên cứu cho thấy, các sinh viên học sinh ăn uống đầy đủ buổi sáng đều tập trung học hành tốt, có điểm cao khi thi trắc nghiệm, có nhiều sáng kiến, nhớ lâu và đi học đều đặn hơn.
                              Bữa ăn sáng khởi động sự chuyển hóa căn bản và các chức năng của não để bắt đầu cho một ngày mới.
                              Nên điểm tâm với thực phẩm mang nhiều sức mạnh cho trí não như thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ như trái cây, các loại hạt còn vỏ và một ít chất đạm cần thiết.
                               
                              8-Sức nặng của cơ thể
                               
                              Kết quả nghiên cứu của đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia cho hay, mập phì có thể là rủi ro đưa tới sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
                              Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chế độ dinh dưỡng của dân chúng vùng Địa Trung Hải có thể phòng tránh được bệnh sa sút trí tuệ tới 65%. Kết quả nghiên cứu đã được phổ biến trên Archives of Neurology số tháng 12 năm 2006.
                              Chế độ dinh dưỡng này có nhiều rau, các loại hạt, cá, trái cây, dầu ô liu, rất ít thịt động vật.
                              Dinh dưỡng như vậy cũng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh tim mạch và vài loại ung thư.
                               
                              Kết luận
                               
                              Dinh dưỡng lành mạnh đều bảo vệ cơ thể không những với các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường mà còn bảo vệ và tăng cường sức khỏe trí não.
                              Ăn uống với các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ có thể gia tăng các chức năng của trí não như sự suy nghĩ, sự tập trung đồng thời cũng phòng tránh được sự suy sụp về nhận thức gây ra do sự hóa già.
                              Nên tránh các thực phẩm không tốt cho não bộ như rượu, các chất nhuộm mầu thực phẩm nhân tạo, nước uống quá nhiều đường tinh chế, chất béo transfatty, nicotine thuốc lá, hạt ngũ cốc không còn cám.
                              Ngoài ra, cũng nên thường xuyên dùng đến trí não để tránh rủi ro bị sa sút trí tuệ.
                              Như là:
                              - Kích thích tế bào não bằng các trò chơi trí óc như tài bàn tổ tôm, mà chược, cờ tướng, ô chữ, domino...
                              - Luôn luôn giữ liên lạc giao tế với bạn bè thân thuộc để tăng sự rung động tri thức, dồi dào tình cảm
                              - Vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày để tăng máu huyết lưu thông lên não.
                              Và đừng để cơ thể quá mập phì.
                               
                              Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
                              Texas-Hoa Kỳ
                               
                              http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=107518
                               
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 5 của 6 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 78 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9