Thực Phẩm

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 78 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thực Phẩm - 02.05.2005 13:02:29
“Thức ăn sức khỏe” & “Thức ăn có hại”

Chủ Nhật, 01/05/2005, 15:31 (GMT+7)
Cách đây không lâu, sau 3 năm nghiên cứu và phân tích, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách thực phẩm, đưa ra 6 nhóm “thức ăn sức khỏe” và 10 nhóm “thức ăn rác”. Với cách nhìn của các nhà dinh dưỡng, “thức ăn sức khỏe” và “thức ăn rác” có những lợi ích và tác hại thế nào đối với cơ thể?

Xin mời:

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ChannelID=12

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Thực Phẩm - 02.05.2005 13:20:52
Thứ Hai, 25/04/2005, 18:58 (GMT+7)

Vai trò của chất xơ đối với cơ thể


Vì vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, chất xơ thực phẩm ngày càng được chú ý nghiên cứu - Từ việc Vai trò của chất xơ đối với cơ thểdùng chất xơ làm thức ăn chính, thức ăn bổ sung đến việc đưa ra những chế độ ăn giàu chất xơ. Nguồn cung cấp chất xơ duy nhất cho cơ thể là từ các loại rau quả, đậu, hạt, ngũ cốc.

Nguồn cung cấp chất xơ
Chất xơ là chất bã thức ăn còn lại sau khi được tiêu hóa, gồm các chất tạo thành vách tế bào (cellulose, hemicellulose, pectin và lignin) và các chất dự trữ, bài tiết bên trong tế bào (gôm, nhầy). Hiện nay, các chất sáp, cutin, glycoprotein (chất đạm cấu tạo vách tế bào không tiêu hóa được) cũng được xếp vào loại chất xơ thực phẩm.

Chất xơ cung cấp cho cơ thể con người chủ yếu là từ trái cây, rau ăn lá, củ rễ, rau đậu, các loại đậu hạt, ngũ cốc còn lớp vỏ cám, cám gạo. Chất nhầy (là loại chất xơ tan được) có trong rau mồng tơi, rau đay, mướp, thanh long, hoàng tinh, xương sâm, xương sáo (thạch đen), hột é (húng quế), hột é trắng (trà tiên), vỏ hột lười ươi, mủ trôm, rau câu, lá găng... Mỗi loại rau quả chứa loại chất xơ và lượng chất xơ khác nhau. Rau, củ, quả nào càng nhiều bã và càng già thì chứa càng nhiều chất xơ.

Tác dụng của chất xơ

Trước kia, người ta xem chất xơ là một chất trơ không có giá trị dinh dưỡng vì không tiêu hóa được. Nhưng ngày nay, chất xơ được xem có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tác dụng đáng chú ý nhất của chất xơ là giúp cải thiện chức năng ruột già. Nhờ khả năng ngậm nước mạnh, chất xơ thực phẩm được xem như thuốc nhuận tràng loại tạo khối phân, giúp bình thường hóa tình trạng phân và số lần đi tiêu. Như vậy, tác dụng chính của chất xơ thức ăn đối với ruột già là chống táo bón và cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào ruột già. Ăn thiếu chất xơ có thể gây rối loạn ruột già. Dùng các loại rau quả có nhiều xơ là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị táo bón chức năng.

Chất xơ giúp phòng ngừa tình trạng khó đi tiêu ở bệnh nhân tim mạch, bệnh hậu môn (trĩ, mạch lươn), phụ nữ mang thai... Dùng lâu dài làm giảm được triệu chứng của hội chứng đại tràng kích thích, bệnh túi thừa đại tràng và viêm đại tràng mạn tính; Giảm triệu chứng trong tiêu chảy cấp và giúp điều chỉnh rối loạn hoạt động ruột do mổ ruột già hay hồi tràng.

Các nhà dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn rau, trái cây hơn là uống nước ép của chúng; Ăn ngũ cốc còn lớp cám hơn là ngũ cốc đã loại bỏ cám. Trung bình, mỗi ngày nên ăn khoảng 2 chén rau đầy (trên 400g). Tác dụng chống táo bón thường thấy rõ sau 24 giờ và đạt mức tối ưu sau 1-3 ngày dùng liên tục. Đây là điều cần chú ý vì hầu hết bệnh nhân táo bón thường nôn nóng, muốn dùng món ăn hay thứ thuốc nào có tác dụng nhanh, mà nhanh - thường không hẳn là tốt, lại dễ gây lệ thuộc.

Tác dụng quan trọng thứ hai của chất xơ thực phẩm là góp phần làm giảm cholesterol máu. Điều cần lưu ý là chất xơ trong thức ăn có làm giảm cholesterol máu hay không còn tùy thuộc vào loại chất xơ, lượng chất xơ ăn vào, mức độ tăng cholesterol máu... Thức ăn có chứa chất xơ tan như cám yến mạch, pectin, lúa mạch, đậu hạt, rau đậu, trái cây và rau có thể làm giảm được 5-10% lượng cholesterol máu, có khi tới 25%; Nhưng nếu tách riêng chất xơ ra để dùng thì chỉ làm giảm được cholesterol dưới 5%.

Tác dụng quan trọng thứ ba của chất xơ thực phẩm là hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một số chất xơ tan làm tinh bột lưu lại lâu trong ruột, chậm hấp thu glucose, do đó làm lượng đường trong máu không tăng cao đột ngột. Tinh bột chậm tiêu hóa còn tạo cảm giác no, góp phần làm dịu đáp ứng đường huyết. Thức ăn xay thô có tác dụng tốt hơn xay mịn và thức ăn giàu chất xơ tốt hơn là xơ chiết tinh.

Chất xơ còn tác dụng giúp điều chỉnh cân nặng. Chất xơ có tính nhớt như gôm, pectin, gel, chất nhầy sẽ tạo cảm giác no, làm giảm lượng ăn, cản trở khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.

Dùng nhiều chất xơ có tác dụng gì không?


Dùng nhiều thức ăn chứa chất xơ không gây nguy hiểm gì ngoài cảm giác tự nhiên là no đầy và đôi khi sôi bụng. Nhưng nếu dùng chất xơ dưới dạng bột khô tinh chế thì có thể gây tác dụng phụ. Người có cơ địa dị ứng hít phải bột khô của chất xơ chiết tinh có thể bị dị ứng.

Người vốn bị hẹp môn vị, dính ruột, bán tắc ruột nếu nuốt phải một lượng lớn chất xơ tan, nhất là bột khô có thể gây tắc thực quản hay tắc ruột do khả năng hút nước đóng cục. Có thể dễ dàng phòng tránh điều này bằng cách không dùng chất xơ dạng bột và uống nhiều nước sau khi dùng chất xơ.

Có nên uống thuốc sau bữa ăn có chất xơ?


Không nên uống thuốc sau bữa ăn có chất xơ; Vì chất xơ trong thức ăn có thể làm giảm hấp thu nhiều loại thuốc như paracetamol, các thuốc trợ tim loại digoxin hay glycoside trợ tim, calci, sắt, kẽm, đồng, salicylat (aspirin), nitrofurantoin, các dẫn chất của coumarin.

Tốt nhất, nên uống thuốc trước bữa ăn có chất xơ hơn 1 giờ, ngoại trừ thuốc chống viêm. Người không ăn được rau quả có thể bổ sung chất xơ bằng các loại thức ăn làm sẵn chế từ ngũ cốc còn lớp cám (bánh cám, bột cám rắc lên các món ăn khác, cháo gạo lứt, bánh mì đen), rau câu, xương sâm, xương xáo, hột é, mủ trôm v.v...

Cuối cùngb]Cuối cùng, nên tăng từ từ lượng chất xơ ăn vào để giảm thiểu các tác dụng phụ có thể xảy ra. Người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn ít béo, nhiều chất xơ từ nhiều nguồn (trái cây, rau, đậu hạt). Các đối tượng sau đây cần chú ý ăn đủ chất xơ: trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính. Chất xơ đặc biệt hữu ích cho người bệnh tiểu đường, vữa xơ động mạch, ung thư, viêm ruột thừa, loét tá tràng, bệnh tim thiếu máu, viêm túi mật, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thoát vị ruột. Tuy nhiên, nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng mà quá lạm dụng chất xơ, có thể sẽ gây tình trạng mất cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng.

Thạc sĩ BS. LÊ HOÀNG SƠN

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=75864&ChannelID=198
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.07.2005 16:49:18 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ăn Gì ??? - 04.05.2005 14:04:24
Thứ ba, 3/5/2005, 09:30 GMT+7

Ăn gì - chuyện không dễ



Đừng xem thường bữa ăn sáng.


Nhiều bà nội trợ đau đầu về việc lập các thực đơn bổ dưỡng, giúp con cái thông minh, mọi người trong gia đình tránh bệnh này tật nọ, lại vừa với khẩu vị cả nhà. Chuyện sẽ đơn giản hơn nếu bạn hiểu biết về thức ăn, biết kết hợp các loại thực phẩm và cân bằng thời gian giữa các bữa.

Một bữa ăn được coi là cân bằng dinh dưỡng khi lượng rau quả và ngũ cốc (cơm, bánh mì, phở...) bằng nhau, còn các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, bơ...) thịt, cá, trứng hoặc các chất đạm nói chung chỉ nên chiếm một nửa so với rau quả, ngũ cốc. Bạn hãy nắm vững tỷ lệ này mỗi khi nấu ăn cho cả nhà.

Bữa sáng

Bây giờ hiếm ai chịu khó dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, nếu có thì cùng lắm là gói xôi, bát mì hay ổ bánh mì ốp la. Nếu bạn vẫn giữ được thói quen chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả gia đình thì điều đó thật đáng khích lệ. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất vì cơ thể vừa trải qua một đêm dài, nếu bỏ ăn hoặc ăn thiếu chất thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của ngày hôm đó. Thực ra, chuẩn bị một bữa sáng đạt tiêu chuẩn không mất nhiều thời gian và công sức như bạn nghĩ.

Hãy mua sẵn bánh mì, bánh sandwich, sáng hôm sau chỉ việc phết lên một ít bơ, mứt, thêm một cốc sữa tươi là bạn đã có ngay một suất ăn bổ dưỡng. Có thể ăn kèm với rau xà lách hoặc một vài lát cà chua để bổ sung vitamin và cân bằng dưỡng chất. Nên sử dụng bơ ít béo hoặc không béo. Bữa sáng không nên ăn mặn.

Với trẻ, nhất thiết buổi sáng phải ăn thứ có tinh bột, bánh mì hoặc cháo, thêm một ít hoa quả tươi dễ tiêu hóa như lê, dâu tây, dưa... Nên chọn loại sữa không kem hoặc sữa đậu nành.

Bạn có thể chuẩn bị sẵn một nồi cháo từ tối hôm trước, tốt nhất là cháo cá để phục vụ cả nhà, rẻ mà ngon, lại rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng bạn cần lưu ý hạn chế ăn cháo trứng hoặc thịt vào buổi sáng vì chúng chứa nhiều cholesterol và chất béo.

Nếu ông xã có thói quen uống trà, cà phê vào buổi sáng, hãy cho thêm một giọt mật ong vào tách để tạo vị ngọt tự nhiên, hơn nữa mật ong rất tốt cho sức khỏe.

Bữa trưa


Ngày càng có nhiều người phải ăn trưa tại cơ quan, ăn cơm bụi thay vì nấu ăn ở nhà. Chính vì vậy, nhiều người vẫn chủ trương ăn trưa qua loa, dành bụng tối về ăn cơm nhà. Tuy nhiên, bữa trưa rất quan trọng vì bạn không thể làm việc hiệu quả trong cả buổi chiều khi dạ dày chỉ có vài sợi bún hay dăm cọng rau. Những món ăn nhẹ như bún, phở, bánh trái... hãy để dành bữa tối vì lúc đó nhu cầu nạp năng lượng của cơ thể thấp. Bữa trưa bạn nên ăn cơm, thịt gà, thịt bò, thịt lợn hoặc cá, các loại quả đậu... Nên ăn một ít canh rau hoặc sinh tố hoa quả.

Bữa tối

Bữa tối là thời gian mọi người có mặt đông đủ nhất, tề tựu quanh mâm cơm. Gánh nặng lúc này dồn lên vai bạn, làm sao để có mâm cơm vừa ngon miệng, bổ dưỡng mà vẫn hợp khẩu vị của mỗi người. Nếu nhà bạn hay ăn cơm muộn sau 8 giờ thì chỉ nên ăn nhẹ vì thời gian từ lúc ăn tới lúc đi ngủ không nhiều, dạ dày không kịp tiêu hóa hết thức ăn.

Có thể nấu các món trứng vào bữa tối nhưng đừng làm trứng ốp la vì món đó nhiều cholesterol. Nên hạn chế nấu các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt vịt, thịt lợn vào buổi tối mà thay bằng thịt gà hoặc cá. Không nên ăn da gà vì nó chứa nhiều cholesterol. Một con gà luộc cả da chứa 127 mg cholesterol, nhưng nếu bỏ da thì chỉ còn 42 mg cholesterol. Nếu nhà bạn thích ăn cà ri thì chịu khó thay thịt bò bằng thịt gà.

Buổi tối chỉ nên dùng sữa ít béo, sữa đậu nành. Nếu con bạn không thích ăn rau, bạn có thể dùng các món salad cho thay đổi khẩu vị.

(Theo Đẹp)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/05/3B9DD459/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
9 Nguyên Tắc Sống Thọ - 09.05.2005 09:22:26
Chủ nhật, 8/5/2005, 08:00 GMT+7

9 nguyên tắc vàng giúp nâng cao tuổi thọ

1. Người có tuổi nên hạn chế ăn đồ ngọt.

. Các loại đường trong bánh kẹo được hấp thu vào máu rất nhanh, buộc tuyến tụy hoạt động mạnh đột xuất để tiết ra insulin điều chỉnh đường huyết. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tụy bị quá tải, gây tiểu đường.

Vì vậy, khi có tuổi, bạn nên được cung cấp đường từ nguồn chất bột là chủ yếu (như cơm, bánh mỳ). Loại đường này chậm hấp thu, chúng được dự trữ ở cơ thể và chỉ giải phóng từ từ vào máu theo nhu cầu hoạt động, không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

Các nguyên tắc khác:

2. Dùng vừa phải chất béo, chọn loại có chất lượng cao

Ở người cao tuổi, hoạt động của men lipase phân giải chất mỡ giảm nên cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu. Cholesterol máu tăng là tiền đề dẫn đến vữa xơ động mạch, ảnh hưởng đến cơ tim (gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim) và làm thiếu máu cục bộ ở não (dẫn đến mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hay quên, giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng, thậm chí xuất huyết não, liệt nửa người, hôn mê).

Để ngăn ngừa, bạn nên hạn chế calo trong khẩu phần, giảm mỡ động vật, tăng sử dụng dầu thực vật và các hạt có dầu để cung cấp các acid béo không no.

3. Lựa chọn chất đạm thích hợp

Ở người cao tuổi, việc tiêu hóa hấp thu protein kém đi, khả năng tổng hợp của cơ thể cũng giảm, dễ xảy ra tình trạng thiếu protein. Vì vậy, cần chú ý bảo đảm protein cho người cao tuổi. Nên hạn chế ăn thịt, nhất là thịt mỡ, thay bằng cá vì có loại đạm dễ tiêu, nhiều acid béo không no, rất cần đối với người cao tuổi có cholesterol cao.

Nên ăn nhiều đạm nguồn thực vật, nhất là đậu phụ vì chúng ít gây thối rữa. Thức ăn nguồn thực vật còn có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và hạ cholesterol xấu.

4. Bảo đảm đủ nước, vitamin và chất khoáng

Người cao tuổi thường giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát, vì thế cần đề phòng thiếu nước. Nên uống nước vào những bữa nhất định, ví dụ uống trà buổi sáng, uống nước vào buổi trưa, buổi chiều. Trong mùa hè, cần tăng cường số lần uống nước. Ăn nhiều rau quả để đủ vitamin và chất khoáng: 200-300 g rau và ít nhất 100 g quả chín mỗi ngày.

5. Chế độ ăn giàu các chất ôxy hóa

Khi lượng gốc tự do tăng cao bất thường, vượt khỏi tầm khống chế bình thường của hàng rào bảo vệ, chúng sẽ khởi động những phản ứng dây chuyền ôxy hóa có hại cho cơ thể. Các gốc tự do sau khi gây tổn thương màng tế bào sẽ dẫn đến nhiều tổn thương khác như biến đổi cấu trúc protein, ức chế hoạt động các men, biến đổi cấu trúc và thuộc tính các nội tiết tố. Đây là cơ sở sinh ra các bệnh thường gặp ở người cao tuổi như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường, ung thư...

Các chất chống oxy hóa có nhiều ở rau quả, bao gồm vitamin E, C; beta-caroten...

Việc uống nước chè, ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh, nhiều gia vị (hành, hẹ, húng, diếp cá, lá lốt, tỏi, gừng, riềng, nghệ...) và quả chín sẽ cung cấp nhiều vitamin và các chất khoáng, làm tăng chất chống ôxy hóa.

tiếp.....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.05.2005 09:33:28 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: 9 Nguyên Tắc Sống Thọ - 09.05.2005 09:28:06
.....

6. Không nên ăn mặn

Đã có nhiều nghiên cứu và điều tra dịch tễ học dinh dưỡng cho thấy mối liên quan giữa mức tiêu thụ muối ăn với tần suất bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, nên ăn giảm muối (dưới 6 g/ngày).

7. Không nên uống rượu

Người cao tuổi thường có nhiều nhược điểm về sức khỏe, tăng huyết áp, xơ động mạch, thiếu máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não, chức năng thận, gan bị suy yếu, có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn người trẻ. Những nhược điểm này là tiền đề cho nhiều tai biến như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Với người cao tuổi, rượu, kể cả rượu thuốc, là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hằng ngày. Đối với người cao tuổi khỏe mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia có thể dùng với liều nhỏ trong những ngày vui.

8. Kiểm soát cân nặng

Để có tuổi thọ cao và dự phòng các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng, nên giữ cân nặng ở mức vừa phải, không nên béo quá hoặc gầy quá vì cả béo và gầy đều có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.

9. Giữ lối sống năng động và tập luyện cơ thể đều đặn

Việc này sẽ giúp làm tăng HDL - cholesterol, làm giảm LDL cholesterol, giảm cân, giảm huyết áp. Tập luyện đều đặn có thể làm hạ cholesterol trong máu xuống tới 15%. Hằng ngày nên đi bộ hoặc tập luyện thể dục thể thao tùy theo sở thích của từng người, ít nhất là 30-45 phút. Việc tập luyện đều đặn như vậy giúp ngăn ngừa tăng 6 kg trong vòng 1 năm.

TS Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/05/3B9DDDB4/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
THỰC PHẨM: Cao Huyết Áp - 12.05.2005 03:51:07
Thứ tư, 11/5/2005, 09:34 GMT+7

Món ăn làm giảm huyết áp

Khi có bệnh tăng huyết áp, điều đầu tiên nên làm là điều chỉnh chế độ ăn (ăn nhạt, đủ chất dinh dưỡng) kết hợp dùng thuốc lợi tiểu. Nếu bệnh không cải thiện thì mới dùng thuốc hạ áp; và ngay cả lúc này, chế độ ăn vẫn giữ vai trò rất quan trọng.

Sau đây là những món ăn có tác dụng giảm huyết áp:

Cháo gạo lứt, đậu đỏ và ngô: Gạo lứt 80 g, đậu đỏ 30 g, ngô 30 g.
Nấu tất cả thành cháo nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Súp bột mì và rong biển: Bột mì 80 g, rong biển 20 g, hành 10 g, dầu vừng 30 g. Rong biển rửa sạch, xào chung với hành bằng dầu vừng. Sau đó đổ vào ít nước, vặn lửa nhỏ nấu riu riu chừng 25 phút. Bột mì dùng nước nhào đều rồi cán mỏng, cắt thành từng miếng nhỏ, dùng 1 lít nước luộc chín, sau đó vớt ra bỏ vào nồi nước rong biển đã nấu ở trên, nêm vừa mắm muối là được.

Dưa chuột trộn chua ngọt: Dưa chuột 100 g, tỏi 20 g, hành 10 g, giấm 10 ml, dầu vừng 5 g. Dưa chuột rửa sạch, cắt lát, hành rửa sạch, cắt khúc, tỏi bỏ vỏ, giã nát. Trộn đều tất cả với dầu vừng, nêm muối. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Canh cá quả, giá và cải canh: Cá lóc 50 g, giá 50 g, cải canh 30 g, tỏi 10 g, hành 5 g, bột canh. Làm sạch cá, xào chung với giá và cải canh, cho hành tỏi vào cho thơm. Sau đó cho vào nồi nước nấu sôi, nêm một chút bột canh là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Canh thịt lợn, cà tím và dưa chuột: Thịt lợn nạc 50 g, cà tím 50 g, dưa chuột 30 g, tỏi 10 g, hành 5 g, dầu vừng 10 g, bột canh. Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng; cà rửa sạch cắt miếng; thịt lợn rửa sạch, cắt miếng; hành cắt đoạn; tỏi bỏ vỏ giã nát. Để nồi nóng đổ dầu vào, phi hành cho thơm, rồi xào với thịt lợn đã ướp tỏi. Sau đó cho nước vào nấu sôi, bỏ các thứ nấu thêm chừng 20 phút là được. Dùng ăn thay thức ăn.

Canh thịt lợn và cần tây: Thịt lợn nạc 100 g, cần tây 100 g, nấm hương 30 g, gừng 5 g, tỏi 10 g, hành 10 g, dầu vừng 10 g, muối. Thịt lợn rửa sạch cắt miếng, cần tây rửa sạch, cắt khúc; nấm hương lựa sơ, bỏ cuống, cắt làm hai, rửa sạch; gừng cắt lát, hành cắt đoạn, tỏi bỏ vỏ, cắt lát. Để nồi nóng, đổ dầu vào, chờ dầu nóng, bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, bỏ thịt lợn vào xào sơ. Sau đó cho tất cả vào nấu thành canh với lửa nhỏ chừng 35 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Mộc nhĩ xào tỏi : Mộc nhĩ 40 g, tỏi 15 g, gừng 5 g, dầu vừng. Mộc nhĩ ngâm nước, bỏ rễ, thái nhỏ; tỏi bỏ vỏ, cắt lát, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ tỏi, gừng, hành vào phi thơm, cho mộc nhĩ vào xào chín là được. Khi ăn rắc thêm bột tiêu. Mỗi ngày ăn một lần.

Canh sò nấu râu ngô: Thịt sò 30 g, râu ngô 50 g, hành 10 g, gừng 3 g, muối vừa đủ. Thịt sò rửa sạch, cắt miếng; râu ngô rửa sạch, bỏ vào túi vải; gừng cắt lát, hành cắt khúc. Cho tất cả vào nồi nấu với nước hoặc nước gà luộc. Nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn cái, uống nước.

Canh rong biển và hạt bo bo: Rong biển 30 g, bo bo 30 g, dầu đậu tương 10 g, gia vị. Rong biển rửa sạch, cắt thành sợi, bo bo rửa sạch. Rong biển xào sơ với dầu ăn, rồi nấu chung với hạt bo bo đến chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn.

Canh cá giếc nấu với vừng đen: Cá giếc 1 con (300 g), vừng đen 15 g, hành tiêu, gừng, gia vị. Cá làm sạch, lọc lấy thịt cho vào nấu với vừng đen; thêm hành tiêu, gừng gia vị.

Canh rong biển với bí đao: Rong biển 30 g, bí đao 100 g, lạc 50 g, thịt lợn nạc 50 g, gia vị vừa đủ. Cho cả 4 thứ trên nấu chung thành canh, nêm vừa ăn. Dùng trong bữa ăn liên tục 7 ngày.

tiếp.....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.05.2005 03:55:57 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
THỰC PHẨM: Cao Huyết Áp - 12.05.2005 03:57:52
......

Thịt lợn nạc xào rau cần, giá đỗ: Thịt lợn nạc 50 g, rau cần 150 g, giá 50 g, gừng 3 g, dầu đậu tương, xì dầu 10 g, trứng gà 1 quả, bột đao 20 g. Thịt lợn nạc rửa sạch, cắt miếng; rau cần rửa sạch, cắt khúc; giá rửa sạch, bỏ rễ; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Cho thịt nạc, trứng gà, bột đao, muối vào bát, đổ ít nước vào trộn đều. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi đổ thịt lợn đã trộn vào xào sơ, sau đó bỏ rau cần, giá vào xào chín là ăn được. Mỗi ngày ăn 2 lần.

Canh cải bắp, đậu đỏ: Cải bắp 100 g, đậu đỏ 15 g, gừng 3 g, hành 10 g, dầu lượng thích hợp, muối vừa ăn. Cải bắp rửa sạch, cắt khúc; đậu đỏ ngâm nước rửa sạch; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, đổ vào nửa lít nước, bỏ đậu đỏ vào nấu 40 phút, sau đó bỏ cải bắp vào nấu chín, nêm muối là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Canh ốc, cần tây: Ốc đồng 50 g, thịt lợn nạc 20 g, cần tây 50 g, đậu đỏ 15 g, nấm hương 15 g, gừng 3 g, hành 10 g, tỏi 10 g, xì dầu 10 g, dầu một lượng thích hợp. Thịt ốc đồng rửa sạch, cắt miếng; thịt lợn cắt miếng; cần tây rửa sạch, cắt khúc; đậu đỏ rửa sạch; nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ cuống; cắt làm đôi. Dùng một nồi nấu đậu đỏ với 1 lít nước cho đậu chín. Lấy nồi khác để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, bỏ ốc, thịt, vào xào sơ. Tiếp theo đổ đậu đã nấu chín cùng với nước vào nồi ốc, thịt. Cho cần tây, nấm hương, xì dầu vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ hầm nhừ là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Cần tây xào đậu phụ: Rau cần 100 g, đậu phụ 100 g, thịt lợn nạc 30 g, nấm hương 30 g, gừng 3 g, hành 10 g, xì dầu 10 g, tỏi 10 g, dầu ăn lượng thích hợp. Rau cần rửa sạch, cắt khúc, đậu phụ cắt miếng; thịt lợn nạc cắt miếng; nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ rễ, cắt nhỏ; gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi cắt lát. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm, rồi cho tất cả các thứ vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng lúc đói bụng.

Chè vừng đen, khoai mài: Vừng đen 30 g, khoai mài 30 g, đường phèn 3 g. Vừng đen rang thơm, xay thành bột, khoai mài rang khô, tán thành bột, trộn hai thứ bột vào nhau. Nấu với 2 bát nước, dùng lửa lớn nấu sôi, nêm ít đường phèn, khuấy đều, nấu thêm khoảng 5 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Cà tím xào tỏi: Tỏi 30 g, cà tím 200 g, hành 10 g, muối 5 g, xì dầu lượng thích hợp. Tỏi bỏ vỏ. Cà rửa sạch, cắt miếng, dùng lửa lớn hấp chín; sau đó lấy ra bỏ cà vào trộn đều với tỏi đã khử sơ với dầu mè, nêm ít xì dầu là được.

Thịt lợn xào cần tây: Thịt lợn nạc 50 g, cần tây 100 g, mộc nhĩ 30 g, gừng 5 g, hành 10 g, muối vừa ăn, dầu ăn lượng thích hợp. Thịt lợn nạc rửa sạch, cắt miếng; cần tây rửa sạch, cắt khúc; nấm ngâm nước cho mềm, bỏ cuống, cắt làm đôi; gừng cắt khúc. Để chảo nóng đổ dầu vào chờ sôi bỏ gừng, hành vào khử cho thơm. Bỏ các thức vào thêm một ít nước, dùng lửa nhỏ nấu 25 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Canh giá, cải bẹ xanh, rong biển: Giá 100 g, cải bẹ xanh 100 g, rong biển 50 g, gừng 5 g, hành 10 g, muối, dầu. Giá bỏ rễ, rửa sạch; cải bẹ xanh rửa sạch; rong biển rửa sạch; gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào chờ dầu sôi bỏ gừng, hành vào phi thơm. Rồi đổ 1 lít nước, nấu sôi rồi vặn nhỏ lửa trong 45 phút, nêm muối.

TS Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/05/3B9DE13F/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
THỰC PHẨM: Vitamin - 14.05.2005 11:42:18
Thứ bảy, 14/5/2005, 00:15 GMT+7

Vì sao cần bổ sung vitamin và khoáng chất?


Dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.


Bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ vi chất thiết yếu cho người bình thường, chưa kể người già, phụ nữ mang thai hay mãn kinh... Nguyên nhân chủ yếu là do cách chế biến và sở thích riêng. Do đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp rất quan trọng để duy trì cuộc sống.

Con người có thể thiếu một hoặc nhiều vi chất thiết yếu vì nhiều lý do. Trong một cuộc điều tra dinh dưỡng mới đây của Mỹ, rất nhiều người hấp thu quá ít canxi, magiê, sắt, kẽm và thậm chí cả đồng và mangan. Việc giảm cân hay ăn chay có thể đẩy con người đến nguy cơ thiếu chất. Nghiên cứu cho thấy người già thường bị thiếu vitamin A, E, canxi và kẽm, đôi khi là vitamin D, B1, B2. Phụ nữ tiền mãn kinh lại hấp thụ ít canxi, sắt, vitamin A và C.

Vitamin A

Sự thiếu hụt vitamin A thường gặp ở người già. Vi chất này rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh và loãng xương, không nên bổ sung quá 10.000 đơn vị vitamin A mà không có chỉ định của bác sĩ.

Beta-carotene

Là một tiền tố của vitamin A, song beta-carotene có ảnh hưởng độc lập với sức khỏe con người. Nghiên cứu cho thấy beta-carotene có thể làm tăng số lượng tế bào bạch huyết và nâng cao khả năng chống ung thư của hệ miễn dịch ở những người bổ sung 25.000-100.000 đơn vị mỗi ngày. Tuy nhiên, beta-carotene tổng hợp lại không có lợi cho người hút thuốc lá, dễ gây bệnh tim và ung thư phổi. Beta-carotene tự nhiên có thể tiêu diệt các yếu tố tiền ung thư, trong khi loại tổng hợp không có tác dụng này.

Vitamin B

Nhiều loại vitamin B, trong đó có B1, B2 và B3, được bổ sung vào các sản phẩm bột trắng và những loại thực phẩm đã bị mất loại vitamin này trong khi chế biến. Vitamin B5 thì do các khuẩn đường ruột sản sinh và đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin B6 rất phổ biến.

Axit Folic cũng là một loại vitamin B. Nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai với nhu cầu gấp đôi người thường. Sự thiếu hụt axit folic trong thai kỳ liên quan đến nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân và dễ bị khiếm khuyết ống thần kinh. Cần bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày trước và sau khi mang thai.

Vitamin B12 ít khi bị thiếu hụt ở người khỏe mạnh, trừ người ăn chay (không ăn sữa và trứng). Hiện tượng thiếu vitamin B12 ở người già thường do sự suy giảm khả năng hấp thu vi chất này từ thức ăn do tuổi tác. Có thể bổ sung vitamin B12 ở liều 100 mcg mỗi ngày nếu không bị bệnh thiếu máu ác tính hoặc rối loại đường ruột- dạ dày.

Trong nhóm vitamin B, bộ ba axit folic, B12 và B6 rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng homocysteine trong máu. Sự gia tăng chất này liên quan đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, Alzheimer và loãng xương. Hiện các nhà khoa học chưa biết nó có vai trò trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, cần bổ sung hằng ngày 400 mcg axit folic, 10 mg vitamin B6 và 50 mcg B12 mỗi ngày để phòng bệnh.

Vitamin C

Bổ sung vitamin C tối thiểu 100 mg mỗi ngày có thể tăng cường sức miễn dịch. Có thể nạp vi chất này nhiều hơn vì uy nó không tích tụ trong cơ thể, song hiệu quả phòng bệnh thì tương đương so với liều thấp hơn.

Vitamin D

Có thể hấp thu vitamin D từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày hoặc ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cơ thể vẫn có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông, đặc biệt là người già và người ăn kiêng.

Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến chứng loãng xương và gãy xương ở người già. Ở phụ nữ mãn kinh, 800 đơn vị vitamin D mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa mất xương. Không nên hấp thu quá 2.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày vì nó có thể trở thành độc tố.

Vitamin E

Bổ sung ít nhất 100 đơn vị mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần 50 đơn vị vitamin E cũng có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở người hút thuốc lá.

Vitamin K

Thiếu vitamin K gây ra các sự cố liên quan đến máu và loãng xương. Cần bổ sung ít nhất 1mg vitamin K mỗi ngày để giảm mất xương ở phụ nữ.

Canxi

Hấp thu đủ canxi trong suốt cuộc đời là điều cần thiết để đạt tới khối xương cao nhất và ngăn ngừa bệnh mất xương. Canxi làm chắc xương ở trẻ và làm chậm quá trình mất xương ở người lớn. Phụ nữ mãn kinh cần hấp thu 1.500 mg canxi mỗi ngày, trong đó có 500-700 mg từ thức ăn và 800-1.000 mg từ viên bổ sung.

Phốt pho

Dinh dưỡng hằng ngày luôn cung cấp đủ khoáng chất này. Dư thừa phốt pho sẽ không tốt quá trình chuyển hóa xương và canxi. Do đó, nhìn chung là không cần bổ sung phospho.

Magiê

Bổ sung ít nhất 250 mg mỗi ngày có thể chống mất xương

Kali

Hấp thu đủ kali sẽ ngừa chứng tăng huyết áp và đột quỵ. Tuy nhiên, quá nhiều kali sẽ gây khó chịu dạ dày. Cách tốt nhất để tiếp nhận kali là ăn ít nhất 5 bữa hoa quả, rau và nước quả mỗi ngày.

Sắt

Tình trạng thiếu sắt rất phổ biến ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, người ăn chay, thai phụ và vận động viên. Cần bổ sung sắt từ thực phẩm như thịt bò, quả dâu... Nên nhớ thừa sắt cũng rất nguy hiểm, gây ra bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư, tăng nguy cơ lây nhiễm và làm trầm trọng thêm bệnh thấp khớp.

Iốt

Nhìn chung người bình thường hấp thu đủ iốt từ bữa ăn hằng ngày, trừ phi không ăn muối iốt, đồ biển và rong biển. Người mắc bệnh tuyến giáp nên khám bác sĩ trước khi bổ sung iốt.

Kẽm

Bổ sung 30-50 mg kẽm/ngày có thể phòng chống suy nhược và tăng cường sức miễn dịch. Chú ý là quá nhiều kẽm lại phản tác dụng, gây suy miễn dịch.

Đồng

Bổ sung 3 mg đồng/ngày để chống mất xương. Tuy nhiên, do kẽm gây cản trở hấp thu đồng, nên phải bổ sung đồng bất cứ khi nào bổ sung kẽm trong vài tuần.

Mangan

Hàm lượng mangan rất thấp trong các loại thực phẩm tinh luyện và chế biến sẵn. Do đó, những người chủ yếu ăn thực phẩm công nghiệp dễ bị thiếu mangan, gây loãng xương. Chú ý, cần bổ sung mangan khi bổ sung sắt, do sắt cản trở hấp thu mangan và làm giảm lượng mangan có sẵn trong cơ thể.

Crom

Cho đến nay, việc nghiên cứu crom trong dinh dưỡng gặp khó khăn vì một vài hạn chế về kỹ thuật trong phân tích thực phẩm và dịch cơ thể chứa crom. Thiếu crom có liên quan đến những bất thường về đường huyết và cholesterol. Lượng crom trong cơ thể sẽ giảm khi về già.

Selen

Phần lớn người bình thường có đủ selen, nếu tính theo mức khuyến cáo 70 mcg/ngày. Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung khoảng 200 mcg selen từ men mỗi ngày trong vòng 4-5 năm, nguy cơ tử vong vì ung thư sẽ giảm 50% trong vòng 7 năm. Liều selen an toàn tối đa là 350-400 mcg/ngày.

Mỹ Linh (theo Mothernature)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/05/3B9DE07A/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.05.2005 11:44:12 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: THỰC PHẨM: Vitamin - 20.05.2005 10:22:18
Thứ năm, 19/5/2005, 16:43 GMT+7

Vitamin E có thể chống bệnh Parkinson


Vitamin E có nhiều trong ngô, hạt, rau lá xanh, dầu thực vật, mầm lúa...


Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin E có thể giúp người già đối phó với căn bệnh liệt rung khổ sở, các nhà nghiên cứu vừa thông báo hôm nay.

Một công trình tổng kết từ 8 nghiên cứu nhằm tìm kiếm ảnh hưởng của vitamin C, E và beta carotene (tiền tố của vitamin A) trong thức ăn lên sự phát triển của căn bệnh não này đã cho thấy: sử dụng vitamin E điều độ làm hạ thấp nguy cơ mắc bệnh.

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy chế độ ăn giàu vitamin E giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự tàn phá của bệnh Parkinson", tiến sĩ Mayhar Etminan, thuộc Bệnh viện Hoàng gia Victoria ở Quebec, Canada, cho biết trên tạp chí The Lancet Neurology. Trong khi đó, cả vitamin C lẫn beta carotene dường như đều không có tác dụng bảo vệ trước căn bệnh này.

Hội chứng Parkinson, hay còn gọi là bệnh liệt rung, ảnh hưởng đến khoảng 1% số người trên tuổi 65 trên toàn thế giới. Biểu hiện của bệnh là người bệnh thường run khi đứng yên, cứng ở các gốc chi, động tác chậm chạp, tăng phản xạ tư thế (khi bị xô về phía trước vẫn có xu hướng giữ nguyên tư thế nên rất dễ ngã). Những nguyên nhân gây tổn thương hệ thống ngoại giáp là chấn thương vào đầu, ngộ độc (sunfua cacbon, oxit cacbon, mangan), viêm trục thần kinh, xơ cứng động mạch não dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu gây thiếu máu lên não.

Nhóm khoa học đã tìm hiểu các nghiên cứu gần đây thực hiện từ năm 1966 đến tháng 3 năm 2005. Họ cũng cho biết cần có thêm nghiên cứu để xác nhận phát hiện của mình. Vitamin E là một chất chống ôxy hoá bảo vệ tế bào trước những tổn thương. Nó có nhiều trong các loại thực phẩm như quả hạch, hạt, mầm lúa mỳ, rau bina và các loài thực vật lá xanh.

T. An (theo IOL)


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
3 dưa hấu = 1 Viagra - 29.05.2005 04:14:44
Thứ bảy, 28/5/2005, 15:06 GMT+7


3 quả dưa hấu bằng một viên Viagra


Trong dưa hấu chứa nhiều citrullin, các nhà dược lý học cho rằng loại acid amin thiên nhiên này có tác dụng dược học tựa như dược chất sildenafil citrat của Viagra.

Viagra phát sinh hiệu quả tuy nhanh, nhưng có tác dụng phụ nhất định đối với cơ thể, trong khi “Viagra thiên nhiên” tuy tạo hiệu quả chậm hơn, nhưng tuyệt đối không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, phải ăn đến những 3 quả dưa hấu mới đạt hiệu lực bằng 1 viên Viagra.

Tận dụng kết quả nghiên cứu này, công ty vitamin thiên nhiên bang Arizona (Mỹ) chế ra sản phẩm mới, mang tên Stimulin, một viên thuốc sẽ có hàm lượng citrullin tương đương trong 3 quả dưa hấu. Được biết, sản phẩm này với ruột dưa là nguyên liệu chính, do vậy tuyệt đối an toàn cho cơ thể - được mệnh danh là dược phẩm thiên nhiên đầu tiên xúc tiến chức năng tính dục nam giới.

Theo y học cổ truyền: dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, có công hiệu thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); lợi niệu trừ phiền (lợi tiểu, giảm bứt rứt). Trong các loại quả, dưa hấu chứa dịch quả phong phú nhất, hàm lượng nước đạt trên 96%. Trong nước dưa hấu chứa nhiều acid malic; acid glutamid; arginine; đường glucose; fructose; lyciumanid; bêta-caroten; vitamin A, B, C, protid và các chất khoáng như calci, phosphor, sắt..., những thành phần này rất hữu ích cho cơ thể, hơn nữa dễ được hấp thu.

Dưa hấu tuy thơm ngon, nhưng không thích hợp cho mỗi người. Người suy chức năng thận không nên ăn nhiều, để tránh tăng gánh nặng cho thận. Dưa hấu giàu đường, người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều. Người trung - lão niên tỳ vị hư hàn; hàn thấp hơi thịnh (rối loạn tiêu hóa do lạnh), trẻ nhỏ chức năng đường ruột chưa phát triển toàn diện, tuyệt không tham ăn nhiều dưa hấu mà gây tổn thương đường tiêu hóa.

(Theo Người Lao Động)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/05/3B9DEAD8/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ăn Chay - 30.05.2005 04:35:47
Ăn chay

Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ DC, PhD.

Người ăn chay được định nghĩa là không ăn thịt, cá, gà, vịt, chim muông, thường được chia làm 3 loại ăn chay.

1- Ăn chay có uống thêm sữa: dùng thêm sữa và tất cả các sản phẩm làm bằng sữa cùng với rau, hoa quả cộng ngũ cốc nhưng không ăn thịt cá gà vịt.

2- Ăn chay uống sữa và ăn trứng: dùng thêm sữa, các loại sản phẩm làm bằng sữa, ăn trứng cùng với rau, hoa quả ngũ cốc nhưng không ăn thịt cá gà vịt.

3- Ăn chay thuần: kiêng cử tất cả các thịt cá gà vịt, tất cả sản phẩm làm bằng động vật kể cả sữa, phô-mai, sản phẩm làm bằng sữa, trứng. Không dùng các vật dụng làm bằng thú vật lụa, tơ tầm, áo len, áo lông cừu, quần áo da, các sản phẩm làm bằng chất hữu cơ của động vật. Có người còn kiêng ăn cả những củ mọc dưới đất như củ hành, khoai tây, cà rốt.

Các nhà khoa học nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ lệ những người ăn chay chết vì các bệnh suy hóa ít hơn những người ăn mặn và ngày nay ăn chay thuần khỏe mạnh hơn những người ăn chay uống thêm sữa và ăn thêm trứng.

Lợi ích của ăn chay-

- Ăn chay có thể ngừa được bệnh đau tim vì các thực phẩm động vật trong mỡ có nhiều cholesterol, mỡ bảo hoà, thực phẩm chay không có những chất này thêm vào đó chất sơ trong rau trái giúp cho giảm chất cholesterol trong máu, giảm đóng cứng thành động mạch, giảm áp huyết cao, giảm các chứng bệnh về đau tim.

- Ăn chay có thể ngừa được các chứng bệnh ung thư, kết quả về y tế cho thấy số người ăn chay bị mắc bệnh về ung thư dưới 50% so với người ăn mặn. Số người ăn thịt cá bị ung thư vú gấp 8 lần người ăn chay, kể cả những người bị bệnh về ung thư ruột cũng ít hơn rất nhiều so với người ăn thịt cá.
Các thực phẩm động vật thường có nhiều mỡ và ít chất sơ, do đó tạo nhiều bệnh về ung thư như ung thư ruột già, ngực, nhiếp hộ tuyến. Ung thư ruột già là do ăn thịt nhiều. Ăn quá nhiều mỡ kích thích sự tiết ra quá nhiều kích thích tố estrogen tạo ra ung thư vú, ung
thư buồng trứng. Nhũng người ăn chay có thể ngừa hoặc có thể làm giảm bệnh tiểu đường. Nếu ăn chay có thể chũa hẳn được hoặc làm giảm bớt bệnh tiểu đường của những
người không dùng insulin.

Vì thực phẩm ít chất mỡ nhiều chất sơ giúp cho insulin trong cơ thể điều hoà được chất đường một cách hữu hiệu. Những người bị lệ thuộc vào insulin, ăn chay có thể giảm được số lượng insulin xử dụng hàng ngày, các nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường cho rằng bệnh tiểu đường có thể là do phản ứng chống miễn nhiễm đối với thực phẩm có chất đạm động
vật. Ăn chay có thể ngừa được sạn mật, sạn thận và bệnh xốp xương, bệnh xuyễn. Dinh dưỡng có nhiều chất đạm động vật có khuynh hướng làm cho cơ thể tiết ra nhiều calcium, oxalate và uric acid ba chất này là các chất chính tạo ra sạn trong cơ thể. Các nhà khoa
học Anh Quốc khuyến khích những người bị bệnh cao cholesterol, nhiều mỡ trong máu, có sạn thận nên ăn chay cho bệnh thuyên giảm. Các nhà khoa học Thụy Điển chứng minh rằng ăn chay ròng trong một năm sẽ giảm được cường độ tạo bệnh của bệnh xuyễn.


tiếp...

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Ăn Chay - 30.05.2005 04:39:51
tiếp...

Ăn chay có thể có hại

Những người ăn chay thuần loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm của động vật kể cả sữa và trứng có thể có hại vì một số thực phẩm chỉ có trong gia súc mà thôi. Ăn chay thuần có thể có hại vì ăn chay không có đầy đủ được các chất đạm. Cơ thể cần chất đạm để tăng trưởng, thay thế các tế bào chết. Chất đạm được thủy phân ra gồm có 24 loại amino acid, trong đó có 8 loại cơ thể không thể sản xuất được phải đem từ ngoài vào có nghĩa là từ thực phẩm. Các chất amino acid cần thiết là: phenylalanine, leucine, isoleucine, methionine,valine, lysine, threonine, và tryptophan.

Trong số amino acid tối cần thiết này có 4 loại thực phẩm ăn chay không có, có nghĩa là hoàn toàn trong rau đậu, ngũ cốc không có 4 chất này mà chỉ có trong thịt cá mà thôi. Các chất này là: Lysine, ryptophan, threonine, và methionine có trách nhiệm giúp cho tăng trưởng tế bào và giúp cho bộ óc thông minh nhanh nhẹn, do đó những người ăn chay cần phải uống thêm các loại amino acid này. Mua tại các tiệm bán vitamin. Thêm vào các sự cần thiết kể trên, tất cả các loại amino acid cần phải được ăn vào cùng lúc, thẩm thấu cùng lúc để có thể làm được nhiệm vụ điều hoà biến năng trong cơ thể.

tiếp...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2005 04:41:14 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Ăn Chay - 30.05.2005 04:53:35
tiếp...

Vitamin và khoáng chất

Có một số vitamin và khoáng chất không có hoặc có rất ít trong thực phẩm chay là vitamin A, Calcium, Zinc, Riboflavin, chất sắt và vitamin B12.

- Vitamin A còn được gọi là Beta carotene rất cần thiết cho mắt và cho toàn thể các hoạt động của cơ thể như bảo trì và tu sửa các tế bào liên kết, giúp tồn trữ chất béo trong tế bào mỡ, giúp hệ thống miễm nhiễm chống lại nhiễm trùng. Một loại chống ốc xýt hoá, chống ung thư và làm cho lâu già. Đối với người ăn chay vì thiếu vitamin A trong thực phẩm nên có thể các chất đạm không thể thủy phân được vì thiếu vitamin A đưa đến các bệnh về da, tóc có gầu, mất cảm giác về ngửi, dị ứng, quáng gà, sưng mắt, khô các màng nhờn trong phổi, trong bộ máy sinh dục.

- Vitmin D cần cho thẩm thấu calcium và phosphorus vào trong cơ thể, cần thiết cho mọc răng, ngừa xốp xương và bệnh còi xương của trẻ em. Vitamin D chỉ có trong sữa, gan dầu cá, bơ. Nhưng may trong ánh sáng mặt trời có thể giúp cho cơ thể sản xuất ra vitamin D nếu cơ thể được phơi ra ánh sáng mặt trời 20% cơ thể trong vòng 30 phút
là đủ dùng cho một ngày. Calcium giúp bắp thịt cử động giây thần kinh chuyến mạch giúp cho xương tăng trưởng. Triệu chứng thiếu calcium sinh ra vọp bẻ, móng tay dễ gẫy, đau nhức các khớp xương, tê cóng tay chân.

Uống calcium trước khi đi ngủ sẽ giúp cho ngủ ngon suốt đêm.

Thiếu chất kẽm (zinc) trong rau trái ngũ cốc là do đất mất hết màu mỡ và những nhà trồng tỉa chỉ bón thêm có 2 chất là nitrogen và phosphorus, do đó thiếu toàn bộ các khoáng chất khác đặc biệt là chất kẽm. Chất kẽm giúp cho các bộ phận sinh dục, nhiếp hộ tuyến và thủ y phân các chất đạm. Triệu chứng thiếu chất kẽm là nhức đầu, giảm cảm giác về mùi v.v.., vết thương lâu lành.

Riboflavin hay vitamin B2 cần cho tạo ra hồng huyết cầu, tế bào tăng trưởng, sản xuất ra các kháng thể, thiếu chất này ảnh hưởng hại cho các bào thai trong bụng mẹ.
Chất sắt cần cho sản xuất huyết đạm và giữ dưỡng khí trong hồng huyết cầu. Thiếu chất sắt đưa tới bệnh thiếu máu triệu chứng là chóng mặt, mệt mỏi xanh xao, rụng tóc, dễ gẫy móng tay. Qúa nhiều chất sắt làm hư hại bắp thit tim và gan. Vitamin B12 cần cho sự biến năng trong tất cả các tế bào đặc biệt là tế bào ruột, tủy xương và thần
kinh, cần cho sự phân chất ra DNA. Thiếu vitamin B12 sinh bệnh pernicous anemia là một loại bệnh máu to nhỏ không điều, hồng huyết cầu có hình lưỡi liềm, sinh các bệnh về tâm thần, bấn loạn thần kinh và mệt mỏi kinh niên.

Vitamin B12 hoàn toàn không có chất trong rau đậu và ngũ cốc. Các thực phẩm chay có thể bị nhiễm trùng khi được tưới trồng trong đất, vi trùng này có thể tạo ra vitamin B12 một số rất nhỏ. Nhưng đối với các nước tân tiến, kỹ nghệ thực phẩm được khử trùng cận
thận nên không thể có được B12 trong thực phẩm chay.

Những người ăn chay thuần còn có thể bị thiếu năng lượng, đặc biệt đối với người mang thai có thể sinh con thiếu cân, trẻ em có thể bị chậm lớn, bắp thịt không nẩy nở lớn được. Một số các nhà dinh dưỡng khác cho rằng có thể đủ dưỡng sinh cho những trẻ em ăn
chay, nhưng một số khác không đồng ý.


Viễn tượng của ăn chay

Theo quan điểm của hội American dietetic cho rằng ăn chay rất tốt cho sức khỏe, các chất dưỡng sinh trong thực phẩm chay có đủ các chất cần thiết nuôi sống cơ thể, nếu được tính toán cận thận. Những người ăn chay tùy thuộc vào trái cây, rau trái ngũ cốc, đậu, trứng và các sản phẩm có sữa được coi là đầy đủ cho nhu cầu dưỡng sinh. Những người ăn chay thuần loại bỏ các sản phẩm động vật có thể bị thiếu dinh dưỡng.

Vì vậy, mỗi cá nhân ăn chay điều phải tính kỹ lưỡng về cân lượng các chất cần thiết cho cơ thể từ số lượng chất đạm chất béo, chất tinh bột các loại vitamin và khoáng chất theo nhu cầu dinh dưỡng đã trình bày trong bài trước.

tiếp...

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Ăn Chay - 30.05.2005 05:09:18
tiếp...

Hội American Dietetic đề nghị:


1- Xử dụng rất ít số lượng chất đường và chất béo.

2- Dùng các loại ngũ cốc chưa xay như gạo lức thay cho ạo đã giã kỹ.

3- Ăn nhiều các loại đậu ngũ cốc, rau trái khác nhau hất là những loại có vitamin C để giúp cho chất sắt dễ thấm vào máu.

4- Nếu có xử dụng sữa, nên dùng loại ít chất béo (low fat milk).

5- Nên hạn chế ăn khoảng 2 đến 3 trái trứng một tuầnđể tránh quá nhiều cholesterol.

6- Những người ăn chay thuần nên dùng các loại soy milk hay cereal hoặc vitamin phụ thêm để có vitamin B12.

7- Đối với trẻ con phải tính cho đủ số lượng năng lượng ăn vào, đủ chất sắt, vitamin D hoặc dùng thêm các vitamin và khoáng chất thêm để cho đủ lớn.

8- Tham khảo với chuyên viên dinh dưỡng trong lúc mang thai,nuôi con, bình phục sau cơn đau yếu, trong lúc lớn.

9- Nên dùng thêm vitamin, khoáng chất và các loại amino acid khi cần.





Thực phẩm thay thế thực phẩm động vật


Thực phẩm có chất đạm: Đậu nành, đậu phộng, gạo ngũ cốc.

Thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất:Vitamin A: Các rau màu xanh đậm, rau màu vàng, lúa mì, lúa mạch, cà rốt khoai tây, rau dền, rau mùi tây.

Vitamin D: Bơ nhân tạo, ánh sáng mặt trời.

Calcium: Đậu hủ, đậu, hạt nhân, rau cải, đậu biển, hạnh nhân.

Chất sắt: Rau đậu, rau lá xanh, trái cây khô, bánh mì.

Chất kẽm: Lúa mì, lúa mạch, hạt nhân, rau đậu, khoai tây.
Vitamin B12: Sữa đậu nành, ngũ cốc có thêm vitamin.


Thiếu khoáng chất magnesium

Trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày thiếu khoáng chất magnesium đã làm cho khoảng 215 ngàn người Mỹ chết về bệnh đau tim mỗi năm, và trên thế giới hàng năm có
khoảng 20 triệu người đã chết về bệnh này do thiếu khoáng chất magnesium cũng như liên hệ tới nhiều bệnh khác nữa. Theo ông Paul Mason một nhà khảo cứu tại California đã tường trình như trên.

tiếp...



HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hội American Dietetic - 30.05.2005 05:26:20
tiếp…

Hội American Dietetic đề nghị:

1- Xử dụng rất ít số lượng chất đường và chất béo.
2- Dùng các loại ngũ cốc chưa xay như gạo lức thay cho gạo đã giã kỹ.
3- Ăn nhiều các loại đậu ngũ cốc, rau trái khác nhau nhất là những loại có vitamin C để giúp cho chất sắt dễ thấm vào máu.
4- Nếu có xử dụng sữa, nên dùng loại ít chất béo (low fat milk).
5- Nên hạn chế ăn khoảng 2 đến 3 trái trứng một tuần để tránh quá nhiều cholesterol.
6- Những người ăn chay thuần nên dùng các loại soy milk hay cereal hoặc vitamin phụ thêm để có vitamin B12.
7- Đối với trẻ con phải tính cho đủ số lượng năng lượng ăn vào, đủ chất sắt, vitamin D hoặc dùng thêm các vitamin và khoáng chất thêm để cho đủ lớn.
8- Tham khảo với chuyên viên dinh dưỡng trong lúc mang thai, nuôi con, bình phục sau cơn đau yếu, trong lúc lớn.
9- Nên dùng thêm vitamin, khoáng chất và các loại amino acid khi cần

tiếp...

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Giải phẩu tử thi - 30.05.2005 05:31:04
tiếp…

Giải phẩu tử thi



Theo các bản tường trình của các nhà khảo cứu và duyệt xét về magnesium ấn hành trong suốt 3 thập niên vừa qua, dựa trên những khảo nghiệm về bệnh lý, giải phẩu tử thi, thử nghiệm trên xúc vật đều nhìn nhận rằng:

(1) Bệnh đột nhiên chết thường thấy tại các nơi nhà máy cung cấp nước thiếu khoáng chất magnesium.

(2) Khoáng chất magnesium trong cơ tim của nhũng người đột nhiên chết rất thấp.

(3) Các bệnh tim đập nhanh, động mạch tim co thắt lại là do thiếu magnesium.

(4) Chích thêm magnesium đã làm giảm nguy cơ cho nhương người bị bệnh tim đập nhanh,và bệnh tim đập nhanh và bệnh nghẽn máu cơ tim.

(5) Nhiều bảng tường trình về sự liên hệ giửa bệnh xuyễn với thiếu magnesium: Dinh dưỡng thiếu magnesium đưa tới bệnh xuyển và nghẽn cuống phổi kinh niên. Quá nhiều calcium và thiếu magnesium trong máu đưa tới lá phổi thở dồn dập, và magnesium sulfate S04 dùng để chữa bệnh xuyễn rất có hiệu quả.

(6) Thiếu magnesium trong người bị bệnh tiểu đường kết quả gia tăng nhịp tim đập, gia tăng áp huyết, giảm sự biến năng chất đường và sinh bệnh nghẻn máu cơ tim.

(7) Mồ hôi ra nhiều sẽ bị mất nước đưa tới mệt mỏi, vọp bẻ vì khoáng chất giúp cho sự co thắt bắp thịt và biến đổi chất nhiều magnesium dinh dưỡng ra thành năng lượng để cơ thể sự dụng.

(8) Thiếu magnesium sinh ra bệnh mệt mỏi kinh niên triệu chứng là nhức đầu thường xuyên, xưng các hạch, xốt và ớn lạnh định kỳ, mệt mỏi, đau nhức bắp thịt, đau cổ họng, tê cóng tay chân, nhương người bị bệnh mệt mỏi kinh niên cảm thấy dễ chiu khi uống magnesium.

(9) Thiếu magnesium ảnh hưởng tới sự chuyển mạch hệ thống thần kinh không đều hoà, đưa tới chán nản, lẫn lộn, mất trí, suy nhược và rung, co dật bắp thịt. Uống thêm magnesium giúp có các bệnh về tim cũng như các bệnh về nghẽn máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh suy não, xuyễn mệt mỏi kinh niên, trước khi tắt kinh và các bệnh về tâm thần được thuyên giảm.

Số lượng magnesium uống phụ thêm mỗi ngày từ 350 tới 450mg hoặc 6mg magnesium mỗi ngày cho mỗi một ký lô sức nặng. Thực phẩm có nhiều magnesium là mầm lúa mì, cám, hạt nhân, đậu phộng, đậu nành, cần tây, bắp, củ rền, trái cây.

Trong công thức Bio-Men 62 và Bio-women 62 của Dr. Nguyen. Nutrition Therapy có đầy đủ số lượng Magnesium cần thiết cho cơ thể xử dụng mỗi ngày đặc biệt là kết hợp với các loại vitamin khoáng chất gia tăng hiệu lực.

Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ DC, PhD.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.05.2005 05:36:02 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Rau Dấp Cá - 02.06.2005 13:02:30


Thứ tư, 1/6/2005, 08:17 GMT+7

Rau dấp cá - vị thuốc đa năng

Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.

Rau diếp cá còn có tên là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb., mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc.

Diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.

Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ (6-10 g sắc uống hằng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống), viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa (dùng lá khô 20 g hoặc tươi 40 g, sắc nước uống hằng ngày), viêm thận, phù thũng, kiết lỵ (dùng 50 g tươi sắc uống), tiểu buốt, tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi, lá mã đề rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, gạn nước uống).

Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Liều dùng 30-50 g rau tươi, có thể ăn sống, xay nát uống hoặc giã đắp ngoài da.

Cũng theo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làm chắc thành mao mạch, chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể.

Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác dụng chống ôxy-hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống ôxy hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu" nhất.

Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế nào ung thư máu.

Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinh niên và polyp, làm tăng tưới máu sau phẫu thuật. Chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến vú.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/06/3B9DE3E0/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nha Dam * Lô Hội - 02.06.2005 13:06:17


Thứ ba, 31/5/2005, 16:19 GMT+7

Lô hội - mỹ phẩm diệu kỳ

Để làm mát mắt, cắt lạng 2 lá lô hội rồi đắp mặt có chất dịch vào mí mắt (phải nhắm mắt lại), nằm yên trong 15 phút. Dịch trong lá lô hội có tác dụng làm dịu mát mắt khi mỏi mệt.

Cây lô hội có vị trí rất quan trọng trong dược học cổ truyền Á Đông. Nhiều gia đình trồng lô hội làm thuốc trị bỏng. Khắp thế giới đánh giá cao khả năng chữa lành vết thương và làm đẹp của nó. Cléopatra đã từng dùng lô hội để dưỡng da. Ngày nay, lô hội được dùng nhiều trong công nghiệp mỹ phẩm và để trị bỏng do phóng xạ.

Lô hội là một cây lưu niên và quanh năm xanh lá. Trong làm đẹp, lô hội có tác dụng dưỡng da và làm mượt tóc. Muốn dùng lô hội để dưỡng da, dưỡng tóc, trước hết phải có "dịch lô hội".

Cách chế "dịch lô hội": Chọn những lá dày, cắt sát gốc, rửa sạch để khô, loại bỏ gai ở mép, cắt thành đoạn ngắn, xay hoặc giã nhỏ. Dùng vải màn, gạc hoặc phin cà phê lọc bỏ bã. "Dịch lô hội" tươi có tác dụng mạnh, đặc biệt phần màng xanh bên ngoài có những chất kích thích da có thể gây ngứa. Những người có làn da quá mẫn cảm nên sắc lá lô hội rồi cô đặc lại. Loại "dịch lô hội chín" này có tác dụng tương đối ôn hòa và có thể bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn.

Bạn có thể tự chế kem dưỡng với "dịch lô hội" như sau: Dùng lòng trắng trứng gà tươi cho vào một bát sạch, đánh thành bọt, thêm 5 -10 giọt dịch lô hội vào đánh đều.

Dưỡng da: Trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, dùng loại kem này bôi đều lên da mặt, sau khoảng 15-20 phút thì rửa sạch bằng nước ấm, rồi xoa nhẹ lên da mặt vài phút. Làm khoảng 2-3 lần/tuần.

Làm mượt tóc: Cũng dùng loại kem tự chế trên bôi lên da đầu và tóc. Khoảng 10-15 phút sau gội sạch bằng nước ấm.

(Theo Tiền Phong)
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/Lam-dep/2005/05/3B9DDC90/


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
8 loại trái cây - 04.06.2005 21:28:13
Thứ năm, 2/6/2005, 11:15 GMT+7



8 loại trái cây dành cho người ăn kiêng

Lo sợ vì tăng cân, bạn tìm đủ mọi cách để hóa giải lượng mỡ thừa như lập trình chế độ ăn uống, thậm chí có lúc kiêng khem quá mức. Điều đó chẳng nên chút nào. Một số hoa quả có thể giúp bạn giảm cân.

Cam: Dùng cam mỗi ngày, bạn sẽ có một làn da mịn màng và loại bỏ được lượng calories không cần thiết.

Chanh: Vitamin C trong chanh giúp da mịn màng, tươi sáng. Ngoài ra, uống 1 ly nước chanh mỗi ngày sẽ giúp cơ thể phân giải độc tố, mỡ thừa và hỗ trợ tiêu hóa. Không uống khi đang đói.

Chuối: Mỗi bữa dùng hai bát cơm. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn một bát cơm với thức ăn, sau đó dùng 2-3 quả chuối thay cho bát cơm còn lại.

Dứa: Chứa bromelain nên có thể phân giải protein trong dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Dứa còn có tác dụng phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.

Nho: Dùng 100-150 g nho mỗi ngày là bạn đã "nạp" cho cơ thể nguồn năng lượng tương đương một bát cơm chan với canh rau nấu thịt nạc. Nước ép từ nho tươi có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa.

Táo: Hàm lượng dinh dưỡng trong táo tương đương hai bát cơm. Dự định ăn kiêng của bạn sẽ thành công nếu một bữa trong ngày, bạn dùng hai quả táo.

Xoài: Xoài chín rất giàu axit folic, canxi, vitamin B1, B2, có khả năng xua tan chứng đầy bụng và phân giải lượng mỡ thừa. Sau mỗi bữa cơm, bạn có thể dùng 1/2 quả. Không nên ăn trừ bữa sẽ gây nóng ruột.

Sơri: Giàu vitamin, không chỉ tốt cho da, có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn tiêu hao bớt lượng calories mà bạn "nạp" quá nhiều vào mỗi bữa.

(Theo Tiếp Thị & Gia Đình)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/06/3B9DEB49/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Sữa - 20.06.2005 03:43:16
Uống Sữa Giảm Nguy Cơ Bệnh Tim Mạch và Tai Biến Mạch Máu Não


Nghiên cứu cho 764 bệnh nhân phái nam, tuổi trung bình 45 tới 59, theo dõi cân lượng và đồ ăn uống. Bệnh nhân theo dõi tình trạng sức khỏe, đo điện tâm đồ trước
khi vào chương trình nghiên cứu, rồi đo lại tâm điện đồ 5 năm một lần, trong vòng 20 năm. Trong thơì gian nghiên cứu này, 54 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, 139 bệnh bệnh tim mạch, cơn đau tim và đau ngư.c. 225 bệnh nhân tử vong.

Lúc đầu thì bệnh nhân uống sữa tươi thường, nhưng tơí năm 2000 thì hầu hết bệnh nhân đổi sang sữa skimmed milk hay semi- skimmed milk. Bệnh nhân đàn ông uống trên ½ lít sữa mỗi ngày. Đo lượng cholesterol trong máu và huyết áp không thay đổi khi uống trên hay dưới ½ lít sữa mỗi ngày. Bệnh nhân nào uống ít sữa lại thường hay uống rươ.u.
Bệnh nhân uống nhiều sữa mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh tim mạch hay tai biến mạch máu não. Journal of Epidemiol Community Health, 59: 505, 2005


Bàn thêm: Kết quả nghiên cứu dịch tễ kể trên khác vơí lời khuyên thông thường là uống sữa tăng cao bệnh cholesterol trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên uống nhiều sữa thường (lượng mỡ 2%), mà nên uống sữa mỡ thấp (low fat) hay sữa không có mỡ (non fat milk). Tuy nhiên, sữa chứa nhiều chất vôi. Chất calcium giúp răng tốt, đỡ bị lơi niếu răng, và giúp xương hàm mạnh thêm. Ăn uống sữa hay đồ ăn chứa nhiều calcium giúp xương trẻ em tăng trưởng, rất lợi khi lớn lên. Trong một nghiên cứu khác do Ts Catherine S. Berkey tại Đại Học Y Khoa Harvard nghiên cứu 13000 trẻ em tuổi từ 9 tơí 14, trong 3 năm liên tục, từ 1996, cho thấy khi trẻ em uống sữa hơn 3 li mỗi ngày cân lượng tăng cao, mập hơn 25%, so với trẻ em uống dưới 3 li sữa mỗi ngày.
25% trẻ trai và 15% trẻ gái uống nhiều hơn 3 li mỗi ngày.

Nói tóm lại trẻ cần uống sữa, dưới 3 li một ngày thì tốt hơn uống quá nhiều sữa, trên 3 li mỗi ngày. Trong nghiên cứu này, phần lớn trẻ uống sữa ít chất mỡ hơn trẻ uống sữa thường tức là có 2% chất mỡ. Tuy nhiên uống sữa skim milk lại không tốt bằng sữa
thường. Ngoài ra theo các tác giả thì dường như kích thích tố estrone và bạch đản trong sữa làm trẻ em bị mập? Estrone là 1 trong 3 kích thích tố estrogens thiên nhiên. (Hai (2)
kích thích tố estrogens thiên nhiên khác là estradiol và estriol).

Theo kết quả nghiên cứu kể trên cho biết trẻ uống sữa vừa đủ (dưới 3 li mỗi ngày) tốt hơn uống quá nhiều sữa (trên 3 li mỗi ngày), và uống sữa thường tốt hơn uống sữa skimmed milk. Cơ Quan Hướng dẫn đồ ăn kim tự tháp do Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cũng khuyến cáo nên uống 2 tới 3 li sữa mỗi ngày rất tốt bồi bổ chất vôi calcium cho cơ thể và
phòng ngừa bệnh loãng xương khi về già. Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine, June 2005.

Những kết quả kể trên cho thấy những khác biệt và lợi hại khi trẻ em và người lớn uống sữa

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Hội American Dietetic - 21.06.2005 22:57:17
Thứ ba, 21/6/2005, 12:18 GMT+7

Tăng cường trí nhớ bằng dâu tây


Dâu tây rất tốt cho não.


Người có tuổi muốn nuôi dưỡng trí nhớ nên tìm đến dâu tây, cam, đậu hạt và các loại rau lá xanh đậm. Nguyên nhân là do những thực phẩm này rất giàu axit folic.

Axit folic là một loại vitamin B, có nhiều trong ngũ cốc và rau hoa quả đậm màu. Ở Mỹ, vi chất này được bổ sung vào các sản phẩm bột mì và ngũ cốc. Liều khuyến cáo mỗi ngày ở đây là 400 mcg, đặc biệt phụ nữ mang thai phải hấp thu đủ. Tầm quan trọng của axit folic đã được khẳng định từ lâu, ví dụ như làm giảm nguy cơ phá huỷ khuyết tật bẩm sinh của não và tuỷ sống, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, axit folic còn đóng vai trò quan trọng đối với chứng mất trí. Những người có ít vi chất này rẫt dễ mắc bệnh tim và bị giảm chức năng nhận thức, tắc nghẽn động mạch ảnh hưởng tới lưu lượng máu trong não.

Khi về già, tình trạng suy giảm chức năng não là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, liệu những người khỏe mạnh có thể kiềm chế tốc độ suy kiệt của bộ não bằng cách tăng cường bổ sung axit folic hay không. Các nhà khoa học Hà Lan đã tìm hiểu vấn đề này trên hơn 800 người từ 50 đến 75. Liều axit folic thử nghiệm gấp đôi khuyến cáo của Mỹ, tương đương với khoảng 1 kg dâu tây.

Số người tham gia nghiên cứu ngẫu nhiên uống viên vitamin tổng hợp chứa 800 mcg axit folic mỗi ngày, hoặc dùng giả dược trong vòng 3 năm. Kết quả cho thấy axit folic đã phát huy tác dụng bảo vệ não, trưởng nhóm nghiên cứu Jane Durga , Đại học Wageningen, khẳng định.

Trong các bài kiểm tra trí nhớ, những người được bổ sung axit folic có điểm số tương đương với người trẻ hơn 5,5 năm. Còn trong các test về tốc độ nhận thức, họ thực hiện tốt như người trẻ hơn 1,9 năm. Nhóm của Durga chưa rõ axit folic bảo vệ não bằng cách nào, song có giả thuyết cho rằng vi tố này làm giảm viêm sưng não, hoặc tác động tới hoạt động của các gene liên quan đến chứng mất trí.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ xem xét trên những người già khỏe mạnh và không có triệu chứng Alzheimer, nên chưa thể biết liệu axit folic có đối phó với căn bệnh này không.

Mỹ Linh (theo AP)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/06/3B9DF5E0/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Thực Phẩm - 03.07.2005 11:09:05
Chất Ðạm (Protein)

Thursday, June 30, 2005


Bác sĩ Nguyên Thế Thứ, DC., PhD.


Thực phẩm nuôi dưỡng chúng ta sinh sống hàng ngày gồm chất Ðường, chất Ðạm, chất Béo và 70 loại vitamines và khoáng chất, chúng ta sẽ khảo sát các chất dưỡng sinh này để sống khỏe, sống vui, và sống lâu.


Ðịnh Nghĩa

Chất đạm là vật liệu chính tạo dựng cơ thể con người và động vật, là nền tảng cấu tạo ra các loại tế bào, các loại kháng sinh, các chất xúc tác và các chất kích thích tố (Hormones). Chất đạm còn được biến đổi ra thành năng lượng cho cơ thể sử dụng, cứ mỗi gam chất đạm biến năng ra được 4 kí lô calories cho cơ thể sử dụng, đáp ứng khoảng từ 15% tới 20% số năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.

Chất đạm giống như chất đường là một hợp chất hữu cơ gồm có Carbon, Hy drô, Ốc-xy và thêm vào đó 16 phần trăm chất Ni tơ, chất Sulfur, chất Phốt pho, chất Sắt và chất Cobalt. Tinh thể căn bản của chất đạm là Amino acid, các Amino acid kết tinh với nhau thành chất đạm Protein. Khi chất đạm trong thực phẩm được để ra ngoài dễ bị các vi trùng, vi khuẩn làm hư thối ăn vào rất độc. Khi được thủy giải chất đạm được phân nhỏ ra thành Amino acid.


Cấu tạo

Có tất cả 22 loại Amino acid được thấy trong chất đạm, tất cả thuộc loại Alfa-amino Carboxylic acid gồm loại Amino (NH2) và loại Acid Carboxylic (COOH).

Cùng với phương thức cấu tạo tương tự, các Amino acid kết hợp với nhau thành chuỗi xoắn từ 10, 100 đến 300 Amino acid (3) được gọi là Polypeptide. Những chuỗi xoắn Polypeptide nầy có thể kết hợp dưới nhiều hình thức như: Nhiều chuỗi có thể kết hợp với nhau thành một chuỗi dài, có thể đứt đoạn thành hình cầu, hay những hình khác

Amino acid được chia ra làm bốn loại cấu tạo hình thể:

- Cấu tạo nhất dạng: Theo số loại, thứ tự những chuỗi Amino acid.

- Cấu tạo nhị dạng: Theo chuỗi xoắn với nhau.

- Cấu tạo tam dạng: Hỗn hợp nhiều loại, nhiều hình thể khác nhau.

- Cấu tạo tứ dạng: Hai hay nhiều chuỗi Polypeptide kết hợp với nhau bằng sức hút hơn là bằng phép nối.


Phân loại Amino acid thiết yếu

Trong số 22 loại Amino acid được thấy trong chất đạm có 8 loại được xếp vào loại thiết yếu cho cơ thể vì phải ăn từ những thực phẩm hàng ngày đem vào trong cơ thể, không có những chất nầy, cơ thể không thể tăng trưởng phát triển điều hòa mà còn sinh bệnh tật. Tám loại chính cần cho người lớn là: Valine, Lysine, Threonine, Leucine, Isoleucine, Trytophan, Phenylalamine và Methionine, và thêm loại Histidine cần cho trẻ em mau lớn (1). Và mới đây các học giả nghiên cứu còn cho rằng Histidine cũng cần cho người lớn (2). Những loại nầy sẽ được trình bày cặn kẽ sau.

Còn có 14 loại Amino acid còn lại, trong cơ thể có thể tự tạo ra được bằng các chất đường, chất béo và chất Amino acid khác, do đó được gọi là Amino acid phụ yếu:

Glycine

Alanine

Serine

Cystine

Tyrosine

Aspartic acid

Asparagine

Glustamic acid

Proline

Hydroxyproline

Citrulline

Arginine

Norleucine

Hydroxyglutamic acid


Sự ước lượng nhu cầu về Amino acid tối cần cho cơ thể người lớn và trẻ em hàng ngày được liệt kê trong bảng 3-1.


HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Công dụng của Amino acid - 03.07.2005 11:15:25
tiếp.....

Công dụng của Amino acid thiết yếu

Leucine do ông Proust phân chất từ trong Pho mát (Cheese) ra vào năm 1819 (17) và năm 1820 ông Braconnot (18) phân chất được đưa ra từ chất đạm có mầu trắng được đặt tên là Leucine.

Isoleucine do ông Ehzlich phân chất ra đầu tiên vào năm 1904 từ đường củ cải và sau đó trong lúa mì, trứng, thịt bò (19).

Valine được phân chất ra trong lá lách vào năm 1856 do ông Gorup-besanez và ông Schiitzenberger (20) đến năm 1906 ông Fischer (21) mới xác định được phương trình cấu tạo và chứng minh được trong một số các chất đạm có số lượng tương đối rất nhỏ.

Leucine, Isoleucine và Valine cả ba loại cùng có công thức hóa học Amino acid cấu tạo theo dây chuỗi có nhánh và có đặc tính gần giống nhau, cơ thể không thể tự tạo được mà phải ăn các đồ ăn hàng ngày. Nếu thực phẩm hàng ngày thiếu loại Amino Acid Valine hoặc trong cơ thể thiếu các chất điều tố để biến tạo ra những chất hữu dụng, Valine sẽ có nhiều trong máu và đi tiểu ra chất Valine. Nếu thiếu Valine triệu chứng chính là hay buồn nôn, bộ óc phát triển chậm chạp, đần độn. Nếu trẻ em sinh ra cơ thể không biến tạo được chất Isoleucine, Leucine và Valine, những chất nầy được đào thải qua đường tiểu tiện, nước tiểu có mùi mật ngọt, sau đó ói mửa, co quắp tay chân và có thể chết. Nguyên nhân chính là thiếu Vitamin B12 làm cho tiến trình biến tạo bị đứt đoạn.

Leucine và Valine có trong thảo mộc và vi khuẩn. Isoleucine do vi khuẩn tạo ra.

Lysine do ông Drechsel tìm ra năm 1889 nhưng mãi tới năm 1902 ông Fischer (21) mới xác định được phương trình cấu tạo, chỉ có rất ít trong một số động vật mà không có trong thảo mộc, thiếu chất này hoặc cơ thể không có thể biến chế được chất Lysine con người sinh ra chậm chạp, bộ óc không phát triển được bình thường. Lysine được thấy trong vi khuẩn, rong, rêu, men rượu.

Methionine do ông Mueller tìm ra vào năm 1922 trong lúc nghiên cứu sự sinh sản của vi trùng Streptococcus, sau đó ông Baiger và Coyne xác định phương trình cấu tạo và đặt tên vào năm 1928 (22). Methionine là loại Amino acid thiết yếu có Sulfure trong phương trình cấu tạo và khi được biến tạo để sử dụng trong cơ thể phải có Folic acid và Vitamin B12 tác dụng. Nếu sự biến chế bị đứt đoạn hoặc vì thiếu những chất điều tố do ảnh hưởng di truyền đưa đến bộ óc không phát triển bình thường được, hoặc ảnh hưởng tới bộ xương sống, xương lồng ngực phát triển không đồng đều, méo, vẹo, tay chân dài quá khổ, bàn chân bẹt ra, ngón chân cái giao chỉ, nhiều khi còn bị kinh phong. Methionine có trong thảo mộc và vi khuẩn.

Phenylalamine và Tyrosine được tìm thấy trong măng vào năm 1879 do ông Schulze và ông Bariberi, đến năm 1882 ông Erlenmeyer và Lipp xác định phương trình cấu tạo chất Phenylalamine là chất tiền chế của Tyrosine, cả hai chất biến tạo ra các chất kích thích tố Thyroxine, chất Tyramine tăng áp huyết, chất chuyển mạch thần kinh.

Epinephrine và chất Melamin tạo ra da màu. Khi có những bất biến di truyền về sự biến tạo Phenylalamine và Tyrosine sinh ra bệnh bạch tạng (Albinism) do sự thiếu chất điều tố Tyrosinase. Bệnh đái ra nước tiểu đen (Alkaptonuria) có nhiều nồng độ acid do thiếu điều tố Homogentisic Acid Oxidase. Bệnh đái ra chất Tyrosine do thiếu chất điều tố Hydroxy-Phenylpyruvate Oxidase đưa đến bệnh hư gan có thể chết trong vòng 6 tháng sau khi sinh, nếu sống sót sinh bệnh viêm gan. Bệnh thường thấy nhiều là bệnh đái ra Phenyl gọi là Phenylketouria viết tắt PKU. Do thiếu chất điều tố Phenylalamine Hydoxylase sinh ra mất trí, kinh phong lở loét, run rẩy tay chân, dễ khích động. Ðể đề phòng bị hư óc, hiện nay tại các bệnh viện tân tiến đều được bó buộc phải thử máu PKU cho các trẻ em sơ sinh. Số trẻ sơ sinh bị bệnh này theo tỷ lệ .

Tryptophan được tìm thấy vào năm 1901 do ông Hopkins và Cole là chất tiền chế của Niacin gọi tắt là Vitamin B3, tiền chế của chất Serotonin, một chất chuyển mạch thần kinh cho ta thấy được cảm giác và làm co mạch máu, co thắt bắp thịt. Ảnh hưởng di truyền về sự không biến tạo được chất Trytophan đưa đến các loại bệnh về sẩn, lở loét gọi là bệnh Hartnup và “Blue diaper syndrome” (tã lót có màu xanh) của trẻ em. Trytophan được dùng để chữa bệnh mất ngủ. Sử dụng quá chất L-tryptophan đưa đến bệnh mất bạch huyết cầu và đau bắp thịt có thể đưa đến chết (5) và ảnh hưởng tới di truyền, đứa trẻ đẻ ra cũng bị ảnh hưởng tới bệnh bạch huyết (27) nhưng có bản báo cáo mới nhất những biến chứng ở trên không phải do sự nhiễm độc của L-tryptophan mà do biến chứng của cơ thể (28). Tryptophan có trong thịt cá.

Histidine được tìm thấy vào năm 1896 do Kossel (23), là chất Amino acid cần thiết cho trẻ em lớn bình thường, thay thế các tế bào bị thương, bị bệnh. Ðối với người lớn Histidine làm cho mạch máu nở rộng, làm giảm áp huyết. Quá nhiều Histidine sinh ra dị ứng. Nếu bị ảnh hưởng di truyền cơ thể không thể biến tạo được chất Histidine con người sinh ra bệnh nói ngọng. Histidine có trong thịt cá, thảo mộc.

tiếp....

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Công dụng của Amino acid - 03.07.2005 11:21:49
tiếp.....

Công dụng của amino acid phụ yếu

Các chất Amino acid phụ yếu là những chất cơ thể có thể tự sản xuất biến chế ra được.

Alanine do ông Strecker phân chất và đặt tên ra từ chất Acetaldehyde vào năm 1850 là chất Amino acid phụ có trong thảo mộc và do vi khuẩn tạo ra, đồng thời cơ thể có thể tiết chế ra được. Alanine có thể biến đổi ra thành Pyruvic acid vào chu trình Kreb để tạo ra năng lượng.

Arginine do ông Schulze và Steiger tìm ra vào năm 1886 là một loại Amino acid thiết yếu cho cơ thể tăng trưởng nhưng không có trách nhiệm bảo trì tế bào bị thương hay bệnh hoạn. Arginine góp phần tạo ra chất Urea. Có năm loại ảnh hưởng di truyền về khiếm khuyết sự tạo thành Urea có thể đưa đến hỏng bộ óc, bất tỉnh, co giật tay chân.

Cystine do ông Wollaston tìm ra năm 1810, cơ thể có thể biến chế chất nầy ra từ chất Methionine và Serine. Biến chứng di truyền trong sự biến tạo Cystine đưa đến sự thải quá nhiều qua đường tiểu tiện sinh ra sạn ở thận và ở bọng đái hoặc tồn trữ quá nhiều trong người đưa tới các bệnh hỏng thận, tủy xương, bạch huyết, bệnh về xương có thể chết yểu.

Glutamic acid do ông Ritthansen tìm ra năm 1866 là chất độc nhất được tiết chế ra rất nhiều tại óc chiếm tới 37% so với gan chỉ có 5.2% (26), đồng thời có trong động vật và thảo mộc. Quá nhiều chất Glutamic acid có thể đưa tới quá nhiều amonia trong máu có thể làm cho bất tỉnh, chết. Ăn đồ ăn có nhiều bột ngọt có chất Glutamic gọi là Monosodium Glutamate đưa tới thần kinh bấn loạn, mặt nóng bừng, đau ngực, nhức đầu.

Glycine do ông Braconnot tìm ra năm 1820 và do ông Berzelins đặt tên năm 1848, là chất Amino acid phụ yếu có thể biến chế trong cơ thể ra từ chất serine và là chất tiền chế của Creatine rất cần cho bắp thịt hoạt động. Quá nhiều Glycine trong máu đưa tới cơ thể lười biếng, chậm chạp, bộ óc thiếu minh mẫn.

Proline và Hydroxyproline do ông Fischer tìm ra năm 1904. Proline do Glutamate tạo thành và Proline là chất tiền dẫn của Hydroxyprolin. Cả hai chất là những chất chính trong các sơ thớ (Collagen) của bắp thịt kể cả da, gan, phổi, tim và xương. Thiếu chất nầy cơ thể có thể bị hư thận và óc ngu đần.

Serine do ông Cramer tìm ra và đặt tên vào năm 1865 và trong cơ thể Glycine biến tạo thành Serine và ngược lại. Serine có nhiều tại gan và thận.

Tyrosine do ông Liebig tìm ra vào năm 1846 và trong cơ thể do Phenylalanine tạo thành. Tyrosine là chất tiền dẫn của nhiều chất khác, tạo thành những chất kích thích tố Thyroid ở cổ, chất Epinephrine, chất chuyển mạch thần kinh biến đổi sắc tố mầu tại da, tạo thành chất Tyramine làm cho cao máu. Những bệnh di truyền ảnh hưởng đến Tyrosine được ghi trong phần Amino acid thiết yếu Phenylalanine.


Phân loại chất đạm

1. Phân loại theo hình thể gồm có:

* Loại hình cầu: Loại nầy có hình dáng theo tỷ lệ chiều dài chia cho chiều ngang không quá 10, thường khoảng 3, 4 có đặc tính dễ hòa tan trong nước, hay trong dung dịch điện giải, dễ hư thối được thấy như:

- Bạch đạm (Albumins): Ðiển hình trong lòng trắng trứng. Bạch đạm dễ hòa tan trong nước, dễ đông đặc bởi sức nóng. Bạch đạm trong máu có tác dụng như một chất trung hòa.

- Cầu đạm (Globulins): dễ hòa tan trong dung dịch điện giải dễ đông đặc khi gặp sức nóng, trong máu huyết tương. Cầu đạm giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại mọi vi trùng, bệnh tật.

* Loại hình chỉ sợi: Có những thớ tỷ lệ chiều dài so với chiều ngang trên 10 dài như sợi, có thể co, giãn, là nền tảng cấu tạo hình thể của sinh vật thảo mộc, không tan trong nước. Gồm có:

- Collagens (sơ thớ): Là chất chính yếu cho các mô liên kết, quá nửa số chất đạm trong cơ thể con người thuộc loại sơ thớ. Khi sơ thớ được nấu trong nước sôi biến dạng ra chất keo dẻo (Gelatins) dễ tiêu hóa, dễ hòa tan.

- Elastin (sơ dai): Gần giống như sơ thớ nhưng khi bị nấu trong nước sôi không bị biến dạng ra chất keo dẻo được thấy trong các động mạch, các Tendon nối liền xương với bắp thịt.

- Keratin (sơ cứng): Là những chất làm ra tóc, lông, móng tay, vẩy.


2. Phân loại theo công dụng trong cơ thể gồm:

- Tạo hình thể như loại hình chỉ sợi.

- Chất điều tố là chất tác động các chất khác gia tăng tác dụng hữu ích cho cơ thể

- Chất kích thích tố đa số các chất kích thích tố là chất đạm.

- Chất độc tố do vi trùng, vi khuẩn sinh ra rất độc cho cơ thể.

- Chất kháng sinh do cơ thể tạo ra để chống lại các vi trùng hoặc các chất lạ ngoại nhập vào cơ thể.

- Chất huyết đạm: Ðiều dưỡng khí như Hemoglobin trong hồng huyết cầu có nhiệm vụ mang dưỡng khí nuôi cơ thể và đẩy thán khí ra ngoài.

3. Phân loại theo đặc tính kết hợp với chất khác

Khi các chất Amino acid kết hợp với một chất không phải là chất đạm tạo ra đặc tính và công dụng khác như:

- Glycoprotein: Kết hợp giữa chất đạm và chất đường như Mucin chất nhờn trong nước dãi và trong nước ở bao tử.

- Nucleoprotein: Sự kết hợp chất đạm với một chất Nucleic acid như trong DNA và RNA trong yếu tố di truyền.

- Lipoprotein: Phối hợp chất đạm với chất mỡ như chất Cholesterol hoặc trong màng mỡ của tế bào, lòng đỏ trứng.

- Chromoprotein: Chất đạm phối hợp với chất mầu như trong huyết đạm, các vết nám.

Metalloprotein: Các chất sắt với chất đạm.


Nguồn cung ứng chất đạm trong thực phẩm

Thực phẩm được chia làm hai loại: Loại có đầy đủ Amino acid thiết yếu được gọi là thực phẩm đầy đủ chất đạm như trứng, sữa, thịt, cá, gà vịt.

Loại không đủ chất amino acid thiết yếu được gọi là thực phẩm không đủ chất đạm như: Rau, đậu, ngũ cốc là những chất không đủ chất đạm. Các loại nầy thường thiếu bốn thứ chính Lysine, Tryptophan, Thereonine và Methionine. Thiếu những chất nầy cơ thể chậm lớn và bộ óc không nẩy nở thông minh được. Tất cả các loại rau thiếu ba loại Amino acid thiết yếu là: Lysine, Tryptophan và Methionine.

Tất cả loại ngũ cốc thiếu Lysine, ngoài ra gạo và bắp còn thiếu thêm Tryptophan và Threonine. Ðậu nành thiếu Methionine, đậu phộng thiếu Methionine và Lysine. Trái cây thiếu Methionine và Tryptophan (4).


Nhu cầu hằng ngày cần và đủ chất đạm cho cơ thể con người

Nhu cầu cần và đủ chất đạm để nuôi cơ thể tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người lúc khỏe mạnh bình thường hay lúc đau yếu. Trong những trường hợp bệnh tật, giải phẫu, bị phỏng hay mang thai số lượng chất đạm cần phải được gia tăng để thay thế số tế bào bị hủy hoại vì bệnh tật. Các trẻ em đang lớn cần nhiều chất đạm hơn để cho các tế bào tăng trưởng. Số lượng chất đạm cần thiết tùy thuộc bởi sức nặng dự tính cho mỗi mục đích mong muốn như:

Cho trẻ em mới lớn: Thời kỳ tăng trưởng cơ thể của các trẻ em là thời kỳ cần rất nhiều thực phẩm đầy đủ chất đạm hơn bất cứ thời kỳ nào hết. Theo sự nghiên cứu của viện nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng của Hoa Kỳ (The Food and Nutrition Board of the National Research Council) nhu cầu cần và đủ mỗi ngày cho trẻ em là 2.2 gam cho mỗi kí lô sức nặng cơ thể. Trẻ sơ sinh tới 6 tháng cần 2 gam mỗi ngày cho mỗi kí lô. Từ 6 tháng tới 1 năm cần 1.7 gam cho mỗi kí lô, từ 1 tới 8 tuổi cần 1.8 gam đến 1.5 gam cho mỗi kí lô, từ 4 tuổi tới 10 tuổi cần từ 1.5 đến 1.2 gam.

- Cho thai nghén và cho con bú: Vì bào thai cần tăng trưởng mau, do đó người mẹ mang thai cần phải được cung cấp thêm số lượng chất đạm, khoảng 30 gam thêm cho số lượng trung bình cần cho người đàn bà là 0.8 gam mỗi ngày cho mỗi kí lô sức nặng. Người cho con bú cần thêm hơn số lượng trung bình từ 12 tới 15 gam chất đạm mỗi ngày để làm thành sữa và khoảng 20 gam mỗi ngày nữa trong suốt thời gian cho con bú.

- Cho tuổi già: Trung bình người lớn cần khoảng 0.8 gam mỗi ngày cho mỗi kí lô sức nặng cơ thể nhưng vì tuổi càng cao số lượng Acid tiết ra trong bao tử để biến đổi chất đạm ra thành Amino acid càng ít, do đó số lượng chất đạm ăn vào chưa bài tiết hết đã bị đào thải ra ngoài, vì vậy phải cần thêm số lượng chất đạm.

- Cho người đau yếu và giải phẫu: Bất cứ những bệnh tật nào hay giải phẫu cơ thể đều bị mất chất đạm do các tế bào bị hủy diệt và số lượng chất đạm dự trữ bị thiếu hụt. Nếu số lượng chất đạm trong máu bị mất một cách đột ngột như thương tích mất máu, bị phỏng mất huyết thanh người bệnh có thể ngất xỉu. Nếu mất chất đạm một cách từ từ người bệnh có thể sụt cân, da xanh xao và khô có vẩy, sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu sinh ra nhiều chứng bệnh khác.

Tóm lại nhu cầu cần và đủ cho đàn ông khoảng 60 kí và đàn bà 45 kí vào khoảng 0.8 gam mỗi ngày cho mỗi kí lô (12) là 46 gam chất đạm mỗi ngày cho đàn ông và đàn bà là 36 gam mỗi ngày.

Hai bảng tường trình nhu cầu cần thiết về Amino acid của ông Rose và các cộng tác viên của ông (10) và của ông Hegsted (15) đã được các khoa học gia khác xác định dựa theo sự phân tích, thống kê liên hệ giữa Amino acid và Nitrogen tồn trữ trong cơ thể của đàn ông và đàn bà, trẻ em được liệt kê như sau cho ta khái niệm về sự cần thiết chất đạm hằng ngày.

Kết quả cho thấy số lượng hằng ngày của đàn ông nhiều hơn số nhu cầu ấn định. Nhưng ông Rose và các khoa học gia của ông vẫn chấp nhận vì dựa theo kết quả của những người tình nguyện thí nghiệm. Kết quả của đàn bà gần sát với nhu cầu ấn định.


Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ DC., PhD

7891 Westminster Blvd.

Westminster, CA-92683. USA

ÐT: 714- 891-7775

(Chuyên trị đau lưng và cụp xương sống)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=28067&z=14

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Cách Ăn Uống Cho Năm 2005 - 17.07.2005 15:33:36
Lối Sống Mới Và Cách Ăn Uống Cho Năm 2005

Bộ Canh Nông và Y Tế Hoa Kỳ vừa đưa ra những khuyến cáo năm 2005 cho dân chúng đặc biệt giảm năng lượng calories khi ăn uống, chọn những đồ ăn lành mạnh, tập thể dùng hàng ngày và giảm cân lượng, giảm mập. Ăn những loại nguyên hạt hơn là xay nghiền nát như ăn 3 ounces đồ ăn nguyên hạt mỗi ngày, tương đương vơí 3 lát bánh mì làm bằng nguyên hạt. Tức là giữ năng lượng không quá 2000 calories mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau và trái cây (5-9 phần ăn, tương đương 41/2 chén mỗi ngày) tức là tăng cao gấp 2 lần trước đây.

Tránh ăn thịt nhiều mỡ, tránh thịt đỏ (như thịt bò hay thịt heo). Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh kinh niên hay tâp luyện nhiều hơn, 60-90 phút mỗi ngày, khi cần phải giảm cân lượng. Khuyến cáo kể trên đặc biệt lưu ý những chuyên viên y tế kể cả bác sĩ phải khuyến cáo bệnh nhân thường xuyên, mỗi lần bệnh nhân tới khám bệnh vì những lý do bệnh tật nào khác. Tiểu sử hồ sơ bệnh lý cần thêm phần theo dõi cân lượng, hoạt động của mỗi bệnh nhân, đồ ăn thức uống, điều chỉnh năng lượng mỗi ngày, v…v…

Ngoài ra, bệnh nhân tránh ăn đồ mặn, tức là giảm muối sodium, tránh uống rượu quá mức (bệnh nhân bị bệnh kinh niên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống rượu, vì có rất nhiều trường hợp không thể uống rượu). Tồn trữ đồ ăn an toàn để tránh những bệnh truyền nhiễm do vi trùng Salmonella hay E Coli. Bệnh nhân phải năng rửa tay, rửa rau, rửa trái cây. Phải để riêng rẽ đồ ăn còn sống vơí đồ ăn đã nấu chin. Nhiệt độ nấu phải cao vừa đủ để tiêu diệt vi trùng. Ðồ ăn dễ hư phải để ngay vào tủ lạnh hay đông lạnh. Nếu cần biết thêm chi tiết, nên hỏi: ccjm@ccf.org. (Cleveland Clinical Journal of Medicine, volume 72, July 2005).

(Bàn thêm: Nói tóm lại, Khuyến Cáo Ăn Uống Cho năm 2005 gồm có: ăn nhiều rau, trái cây, nhiều đồ ăn nguyên hạt, đồ ăn sữa không có chất béo. Lưu ý năng lượng đồ ăn mỗi ngày, để ý phần ăn vừa đủ dưới 2000 calories mỗi ngày, những người không bệnh tật cũng phải cữ giảm rượu, tránh đồ ăn mặn, tránh đồ ăn có nhiều mỡ bão hòa (saturated fats), tránh cholesterol, tránh ăn đồ quá ngọt. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tật và tập thể dục 60-90 phút mỗi ngày để giảm cân lượng hay khỏi mập).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714)547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/Group/DienDanYKhoa/; www.KhoaHoc.Net, Sức Khỏe

Số: 3757
Ra Ngày: 16/7/2005
http://www.vietbao.com/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Thức ăn giúp cơ thể khỏe - 17.07.2005 16:07:21
Thứ Bảy, 16/07/2005, 18:27 (GMT+7)

Các thức ăn giúp cơ thể khỏe mạnh


Tỏi là một vị thuốc chữa nhiều bệnh về dạ dày, cảm cúm.

TTCN -

1) Tóc.

Ngũ cốc là thực phẩm quan trọng, nhiều dưỡng chất, rất có ích lợi cho sức khỏe, làm tóc bóng mượt.

2) Não

Đường, bí đỏ cung cấp nhiều năng lượng cho não, giúp tăng cường trí thông minh.

3) Mắt

Các loại quả màu đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc có nhiều vitamin A, làm sáng mắt. Uống trà cũng làm tăng thị lực.

4) Phổi

Ăn nhiều cà chua sẽ giúp cơ thể hạn chế những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

5) Da

Các loại hoa quả như cam, chanh, nho chứa nhiều vitamin C, rất có lợi cho da, giúp da mịn màng.

6) Tim

Các loại thực phẩm có nhiều vitamin E, magnê như quả hạnh, đỗ tương giúp ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch máu, cao huyết áp. Uống trà cũng là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh đau tim.

7) Dạ dày

Tỏi là một vị thuốc chữa nhiều bệnh về dạ dày, cảm cúm.

8) Xương, chân

Bơ, cà rốt, chuối là những thực phẩm giàu kali, magnê giúp xương vững chắc, cơ bắp hoạt động dẻo dai.

9) Móng tay, móng chân

Cua, thịt bò, sữa, nấm, nghêu, sò, hến là những thực phẩm khuyến khích, chứa nhiều kẽm, giúp móng tay, móng chân khỏe mạnh. g

HÀ HƯƠNG (tổng hợp)

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=88980&ChannelID=12

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Vitamin - 08.08.2005 08:22:22
Vitamin

Wednesday, August 03, 2005


Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ DC., PhD.

Trước khi chưa tìm ra Vitamin, con người phải chịu khổ sở về một số bệnh như Pellagra (bệnh tróc vẩy ở da, tiêu chảy, lở miệng), Scurvy (chảy máu ở lợi, rụng răng, phù, đau các khớp xương, xương phát triển không bình thường), bệnh quáng gà (không thể nhìn thấy về đêm), Ricket (bệnh thiếu Calcium), làm cho sưng gan, đau mình, sốt, xương mỏng biến dạng dễ gẫy. Những bệnh này hoành hành như là một bệnh dịch làm chết cả một làng, một đội quân, các thủy thủ trong một chiếc tàu.

Những chứng tích lịch sử ghi nhận trên những bức tường cổ Ai Cập hơn năm ngàn năm về trước có vẽ những hình khuyên ăn gan gia súc, cầm thú có Vitamin A để tránh bệnh mù. Những hình vẽ thượng cổ Trung Hoa ghi nhận cách chữa bệnh vẹo xương Ricket, một loại bệnh thiếu Vitamin D. Thời kỳ đế quốc Hy Lạp có viết cả một thành phố chịu khổ đau về bệnh chảy máu lợi bể các mạch máu dưới da, bệnh Scurvy thiếu Vitamin C. Bệnh Scurvy đã giết chết 626 thủy thủ trong cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Sir George Anson vào năm 1747. Bệnh phù thũng Beriberi đã tàn phá nước Nhật vì ăn toàn gạo giã, thiếu Vitamin B1 vào thế kỷ thứ 19, mãi tới năm 1887 ông Takaki mới tìm ra cách chữa bệnh phù thũng Beriberi bằng cách dinh dưỡng. Vào cuối thế kỷ thứ 19, khoa học rầm rộ phát triển, nhiều lý thuyết nổi tiếng ra đời, nhiều phát minh khoa học được tìm thấy: Darwin đưa ra lý thuyết biến thiên (Theory of Evolution). Freud đưa ra lý thuyết nhân vị. Pasteur, Kock, Metchnikoff đưa ra lý thuyết vi trùng sinh ra bệnh tật (Germ Theory of Diseases) và sản xuất ra nhiều loại thuốc chữa được nhiều loại bệnh dịch. Tất cả những quan niệm trên làm nền tảng cho sự hiểu biết và tìm kiếm ra Vitamin.

Năm 1911 nhà sinh hóa học người Ba Lan ông Casimir Funk nghiên cứu các loại bệnh Scurvy, Benberi, Rickets, Pellagra đã đưa tới kết luận là nguyên do chính là thiếu dinh dưỡng. Mặc dầu thời đó các chất đường chất đạm chất béo đã được nhìn nhận là thực phẩm căn bản. Ông Funk đề nghị rằng một loại cần thiết thứ tư, tuy rất ít nhưng rất cần thiết cho cơ thể không có không được ông ta gọi là Vitamin.

Năm 1913 Osborne, Mendel (3) McCollum và David (2) nghiên cứu riêng rẽ đã tìm ra trong dầu gan cá, trong bơ và lòng đỏ trứng một loại dinh dưỡng tan được trong chất béo gọi là Vitamin A. Sau đó thêm ba loại Vitamin có thể tan trong dung dịch chất béo và chín loại Vitamin tan trong dung dịch nước (1). Ngày nay Vitamin được coi rất quan trọng trong vai trò dinh dưỡng .


Định nghĩa


Vitamin là một hợp chất hữu cơ có rất ít trong các chất dinh dưỡng nhưng rất cần thiết cho từng giai đoạn của sự biến tạo thực phẩm trong tế bào để tăng trưởng và duy trì đời sống. Cơ thể không thể tự điều chế ra được mà phải ăn từ những thực phẩm, ngoại trừ Vitamin D có thể điều chế khi có ánh mặt trời nhưng phải có các chất tiền dẫn trong da thịt, một vài loại Vitamin khác như Vitamin K, B12, Thiamin, có thể do các vi trùng, vi khuẩn trong ruột tạo ra và hấp thụ vào máu. Vitamin không tạo ra Calori, không làm cho cơ thể tăng trưởng có nghĩa là nếu cơ thể nhịn ăn mà uống thuốc bổ không giúp ích được gì cho sự tăng trưởng và tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Nhu cầu Vitamin trong cơ thể của mỗi loại động vật và con người khác nhau thí dụ như: người, khỉ, heo cần Vitamin C trong khi đó chó, chuột, thỏ cơ thể chúng có thể tự tạo ra Vitamin C được. Nếu thiếu Vitamin trong đồ ăn, hoặc bộ máy tiêu hóa không hấp thụ được vào máu để nuôi cơ thể thì sẽ sinh ra một số bệnh đặc biệt.


Phân loại và đặt tên

Vitamin được chia làm hai loại:

***Loại có thể hòa tan trong các chất béo như rượu và Eter gồm Vitamin A, D, E, và K.

****Loại có thể hòa tan trong nước gồm các loại Vitamin B và C.



tiếp....

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Vitamin - 08.08.2005 08:24:52
Danh mục : Vitamin được đặt theo mẫu tự A, B, C


Sau khi đã phân chất được tính chất hóa học của vitamin, người ta đã bắt đầu đặt tên theo sự cấu tạo hóa chất để dễ phân biệt và hiểu được đặc tính, càng ngày càng nhiều Vitamin được tìm ra và biến chế theo các phương trình hóa học, sự đặt tên càng phức tạp. Tuy nhiên các nhà khoa học trên thế giới đã thỏa thuận giữ nguyên các tên nguyên thủy theo mẫu tự và kèm thêm vào đó tên khoa học như: Vitamin A (Retinol), B1 (Thiamin), C (Ascorbic acid), D (Calciferol) v.v...

Sự phân loại và danh mục các loại Vitamin được trình bày trong các phần kế tiếp dựa trên quyết định của IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) thỏa thuận vào năm 1957. Và chỉ trình bày các loại Vitamin ảnh hưởng đến cơ thể con người.

Sau đây là phần tóm lược, danh mục, công dụng của các loại Vitamin do ông Cheldelin xếp loại vào năm 1951:

Vitamin A: Ngăn ngừa được bệnh quáng gà Nyctalopia, bệnh khô mắt Xerophthalmia, bệnh hoa mắt không nhìn rõ khi có nhiều ánh sáng Hemeralopia. Rất cần thiết cho tế bào tăng trưởng. Gồm có các loại có tên như Retinol, Retinoic acid, 3-dehydroretinol.

Vitamin B: Nguyên thủy dùng để chữa bệnh phù thũng Beriberi, hiện nay có rất nhiều công dụng được gọi là Vitamin B Complex.

Vitamin B1: Chữa bệnh Beriberi, và các bệnh đau nhức thần kinh. Được gọi là Thiamin tại Hoa Kỳ và Aneurine tại Anh Quốc.

Vitamin B2: Kích thích sự tăng trưởng, ngăn ngừa bệnh ngứa mắt, lở mép, lở tai. Được gọi là Riboflavin.

Vitamin B3: Ngừa bệnh Pellagra, thần kinh suy nhược. Được gọi là Niacin hay Nicotinic Acid.

Vitamin B4: Giúp cho các bắp thịt của chuột và gà khỏi suy yếu là hợp chất vừa Riboflavin và Pyridoxol.

Vitamin B5: Giúp cho biến năng các chất đạm, đường, béo, được gọi là Pantothenic acid.

Vitamin B6: Cần thiết cho các hoạt động biến năng, tăng trưởng, thiếu máu, các bệnh về da, về thần kinh. Được gọi Peridoxine, Peridoxal, Peridoxamine.

Vitamin B7: Cần thiết cho sự thủy giải các chất béo, chất đạm, đào thải các thán khí. Được gọi là Biotin.

Vitamin B8: Adenylic acid, hiện không còn được kể là Vitamin.

Vitamin B9: Cần thiết cho hồng huyết cầu và sinh phân Nucleic acid. Được gọi là Folacin, Folic acid.

Vitamin B10: Giúp cho gà và chim mau lớn, gồm hợp chất Cyanocobalamin và Pteroylmonoglutamic.

Vitamin B11: Giúp cho gà và chim mau lớn hợp chất giống như B4

Vitamin B12: Chữa bệnh máu hồng huyết cầu không được bình thường ở con người, giúp cho súc vật mau lớn, được gọi Cyanocobalamin.

Vitamin B13: Chưa được xác nhận.

Vitamin B14: Chưa được xác nhận.

Vitamin B15: Chưa được Hoa Kỳ công nhận. Được dùng nhiều tại Nga và các nước khác để chữa bệnh tim và mạch máu gọi là Pangamic acid (23).

Vitamin C: Chữa được Scurvy, được gọi là Ascorbic acid.

Vitamin D: Chữa bệnh Rickets gọi là Calciferol.

Vitamin E: Ngăn ngừa ốc-xýt hóa, giữ cho hồng huyết cầu khỏi bị tiêu hủy. Ngừa bệnh bất lực trong động vật. Được gọi Alpha, Beta-tocopherols.

Vitamin F: Cần thiết cho Fatty acid, và ngăn cứng động mạch trong động vật dùng nhiều ở Âu Châu.

Vitamin G: Không còn được dùng cho Riboflavin.

Vitamin H: Không được dùng cho Biotin.

Vitamin I: Ngăn ngừa bệnh không tiêu hóa trong chim bồ câu.

Vitamin J: Ngừa bệnh sưng phổi còn được gọi Vitamin C2.

Vitamin K: Ngừa bệnh máu loãng, giúp cho diễn trình đông máu. Được gọi Phyuoquinone, Menaquinone.

Vitamin L: Cho rằng cần thiết cho sự tạo ra sữa. Có thể liên hệ đến Anthranilic acid, Adenosine.

Vitamin M: Ngừa thiếu máu và thiếu bạch huyết cầu của khỉ. Gọi là Pteroylmonoglutamic acid.

Vitamin N: Đã bị bỏ, tin rằng có thể chữa ung thư.

Vitamin P: Không được gọi là Vitamin, giúp cho mạch máu khỏi bị bể.

Vitamin R: Giúp cho vi trùng tăng trưởng, liên hệ với Folic acid.

Vitamin S: Giúp cho gà mau lớn

Vitamin T: Giúp cho chuột mau lớn.

Vitamin U: Chữa được ghẻ lở.

Vitamin V: Giúp cho vi trùng tăng trưởng mau.


Đơn vị đo lường số lượng Vitamin mỗi loại cần thiết cho cơ thể được dùng là I.U. (The Intemational Unit) cho Vitamin A, D, E, các loại khác dùng Milligram là đơn vị đo lường. Riêng về Vitamin A, vì tính chất hấp thụ của các loại tiền chế Vitamin (Provitamine) trong cơ thể, năm 1967 các chuyên viên của FAO/WHO đã quyết định lấy Microgram của Retinol làm đơn vị thay cho I.U. trong thí nghiệm gọi là R.E. (Retinol Equivalent):

1 Retinol Equivalent = 6Èg Beta Carotene = 1Èg tiền chế Vitamin A Carotenoids = 3.33 I.U. Vitamin A rút từ Retinol = 10 I.U. Vitamin A rút từ B-carotene.

tiếp....

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Vitamin - 08.08.2005 08:27:03
Vai trò của Vitamin


Vitamin có trách nhiệm hỗ trợ cho dinh dưỡng trong diễn trình biến năng của cơ thể gồm có thay thế và kiến tạo các tế bào trong cơ thể gọi là sự biến sinh và phân hóa các thực phẩm ra thành năng lượng, tồn trữ và sử dụng cho các hoạt động của cơ thể được gọi là sự tạo năng. Rõ ràng hơn, Vitamin giúp cho các chất béo, chất đường biến đổi ra thành năng lượng, giúp cho sự tạo thành các tế bào trong cơ thể như tế bào xương, tế bào bắp thịt, thần kinh v.v...

Ngoài ra Vitamin còn là một chất khích điều tố có trách vụ tác động một chất điều tố khác hoạt động. Không có khích điều tố, nhiều phản ứng hóa học quan trọng trong cơ thể không thể thành hình được.

Trong các thực phẩm được đem vào cơ thể hàng ngày thường không đủ các Vitamin, do đó việc uống thêm các Vitamin cho đủ số Vitamin cần thiết cho cơ thể là điều quan trọng, đặc biệt với các trẻ em đang lớn, các bà có thai cho con bú, người đang bị bệnh nhất là các bệnh về thiếu dinh dưỡng. Uống nhiều Vitamin quá cũng không giúp ích được gì, như các loại Vitamin có thể tan trong nước thì khi uống quá nhiều sẽ bị bài tiết qua tiểu tiện. Quá nhiều Vitamin có thể tan trong chất béo đưa đến tích trữ thặng dư trong cơ thể và sinh ra bệnh. Do đó nhiều công trình nghiên cứu để ấn định tiêu chuẩn cần thiết cho các loại Vitamin được dùng tối đa, an toàn cho một ngày được gọi là “đề nghị tiêu chuẩn dưỡng sinh” cho từng loại Vitamin. Từ đó, các nhà bào chế đã căn cứ vào các chất cấu tạo theo phương trình điều chế hóa học của Vitamin để điều chế ra các loại Vitamin biến chế. Những loại Vitamin biến chế nầy được điều chế tại các phòng bào chế thuốc có tác dụng tương tự như các loại Vitamin thiên nhiên trong thảo mộc hoặc trong động vật.

Vitamin có đặc tính dễ bị triệt tiêu khi nấu ở nhiệt độ cao, hoặc lâu và dễ tan trong nước nấu đồ ăn. Tránh nấu ở nhiệt độ cao có không khí và Vitamin dễ mất đặc tính nếu đồ ăn quá nhiều chất kiềm. Các loại rau nên hấp giữ được Vitamin. Nếu đem cắt nhỏ, nghiền nát và không để trong tủ lạnh các đồ ăn, rau đậu là nguyên do chính mất các chất Vitamin.

tiếp....

Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 78 bài trong đề mục