Truyện ngắn của Trung Kim
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 52 bài trong đề mục
Thanh Vân 08.01.2010 02:48:11 (permalink)
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvnqnvntn31n343tq83a3q3m3237nvn

Đã mang vào thư viện

Chúc Trung Kim luôn vui

***

Nghe đến bún bò mụ Rớt là thấy híc hà rồi, vì cay lắm 


#31
    trungkim 10.01.2010 12:57:29 (permalink)
    Cám ơn bạn Thanh Vân đã mang vào thư viện. Chúc chủ nhật vui vẻ!
    Vâng, bún bò Huế thì cay hết biết. Nhưng ăn riết..quen!
    #32
      trungkim 14.01.2010 23:19:20 (permalink)
      * Một câu chuyện tức cười đầu năm

              Năm nào cũng thế, tôi thường rảo xe quanh phố một chặp rồi về. Tôi thích cái không gian và thời gian tĩnh lặng thiêng liêng của ngày đầu xuân khác hẳn với mọi ngày ồn ào náo nhiệt của Sài Gòn. Sáng nay cũng thế, chẳng cần phải ăn mặc tươm tất như thường ngày đi làm, tôi khoác đại chiếc áo gió mặc trong nhà mỗi khi thời tiết trở lạnh, rồi đi.


              Vừa ra khỏi ngõ, tôi gặp bác D.
         - Chúc mừng năm mới bác khỏe mạnh!
            Bác D. vẫy tay để tôi dừng lại.
         - Đầu năm gặp chú là tôi may lắm. Tôi thích nói chuyện chơi với chú mà cả năm có thấy mặt mày chú đâu! Xóm làng ai cũng thích chú. Chú có cái tâm. Đầu năm đi đâu mà vội, vào nhà uống chút cà phê. Tôi khoái người như chú đạp đất nhà tôi.
            - Dạ.. Hãy còn quá sớm, mới 6, 7 giờ sáng. Để lát nữa rồi…
          - Chậc, đâu có gì ngại. Nhà tôi đi du lịch hết rồi! Thế mới kẹt cho tôi chớ! Sáng sớm mùng 1 mà tìm được một anh xe ôm thì thật là khó.
          - Dạ kẹt gì bác?
         - Tôi có thằng em nằm bệnh viện mới điện thoại nhắn tôi. Trong nhà có bốn năm chiếc xe mà bó tay,
             Tôi nghĩ chắc họ đi du lịch đã mang theo chìa khóa xe rồi.
          - Dạ bác lấy xe con đi tạm.
         - Đâu phải tôi không có xe. Nhưng tôi già rồi, tay lái không vững kể từ ngày tim tôi bất ổn đến giờ.
          - Dạ thôi để con chở bác đi một chút.
          - Được thế thì tốt quá!
           Thế là tôi chở bác D. đến bệnh viện Chợ Rẫy. Bác D. ngại phiền tôi đầu năm nên nói:
          - Thôi để lát bác đi xe ôm về cũng được. Đầu năm mà làm phiền chú quá!
            Nhưng cả bác D. và tôi nhìn quanh chẳng thấy một anh xe ôm hoặc một anh xích lô nào.
          - Không sao con chờ bác được mà!
          - Thôi thì con đã giúp bác thì giúp cho trót. Chờ bác một chút nhé!
            Tôi không nghĩ là một chút như bác D. đã nói. Bởi vào thăm người bệnh đâu phải chỉ vào nhìn mặt một cái rồi về. Tôi định rảo quanh phố như dự định ban đầu thì bỗng một người phụ nữ chừng hơn 50 tuổi từ trong bệnh viện hớt hải chạy ra nhảy một cái lên ngồi sau lưng tôi rồi ra lệnh:
          - Đi!
          - Ủa…
          - Tui bảo đi thì đi đi! Người ta đang gấp mà! Đi về đường Ba tháng Hai!
            Chẳng hiểu vì sao tôi như cái máy phóng xe theo ý của người phụ nữ. Có điều tôi biết chắc rằng người phụ nữ này có một người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện và bà ta cần phải khẩn cấp như thế.
       Đến trước một căn nhà ở trong một con hẻm trên đường Ba Tháng Hai.
           - Chờ tui một chút, chờ tui một chút!
      Tôi chưa kịp nói gì thì người phụ nữ đã lao vào trong nhà. Một lúc sau, người phụ nữ chạy ra, phóc lên sau lưng tôi rồi ra lệnh nữa:
           - Đi đi, lẹ lên!
      Tôi định mở miệng thì bà ta lại quát lên:
           - Tui biểu đi đâu thì cứ đi đó. Đừng có hỏi gì cả! Đầu óc người ta đang bấn loạn cả lên đây!
             Đúng là nét mặt người phụ nữ đang bấn loạn đến tội nghiệp.  Tâm trí của bà ta chẳng chú ý đến điều gì chung quanh.
           - Chạy về đường Hoàng Hoa Thám!
           - Hoàng Hoa Thám nào?
          - Chời ơi là chời! Hoàng Hoa Thám mà không biết thì làm ăn cái gì! Đi, đi về hướng Tân Bình!
            Sau khi vào một ngôi nhà trên đường Hoàng Hoa Thám, người phụ nữ vội chạy ra rồi ra lệnh tiếp:
           - Đi về bệnh viện!
            Tôi phóng một mạch về bệnh viện. Tâm trạng tôi lúc này cũng hoảng loạn theo người phụ nữ chứ không phải là rảo quanh thành phố để hưởng cái không gian yên bình của ngày đầu năm như ý định ban đầu trước khi ra khỏi nhà nữa.
             Đến bệnh viện, vừa nhãy xuống xe, người phụ nữ hất hàm hỏi:
           - Bao nhiêu?
           - Tôi…
           - Tui hỏi bao nhiêu? Lẹ lên! Làm ăn gì mà chậm chạp quá!
           - Tôi đâu phải xe ôm!
           - Ủa!?
            Người phụ nữ nhìn vào cái áo khoác của tôi rồi nhìn vào mặt tôi:
            - Không phải xe ôm sao đứng đây! Rồi còn chờ tôi ở mấy nhà kia nữa! Thôi thì lấy đại đi!
            Tôi lắc đầu. Người phụ nữ vì quá khẩn cấp nên vừa ném cho tôi một câu: “ Thôi cám ơn nghe!” vừa phóng chạy vào bệnh viện. Đúng lúc ấy, bác D. cũng vừa ra. Nhìn tôi, bác nói:
          - Có chuyện gì mà mặt mày vui thế?
          - Dạ, vui lắm bác ạ!
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2010 11:05:28 bởi trungkim >
      #33
        Ct.Ly 15.01.2010 19:16:52 (permalink)
        #34
          NgụyXưa 17.01.2010 07:39:33 (permalink)
          Xin chào làm quen với Trung Kim. Hy vọng là lần tới về VN NgụyXưa cũng được gặp may như cái bà gì đó trong truyện.
          #35
            trungkim 17.01.2010 11:17:21 (permalink)
            Chào Ct. Ly!
            Tuy không lấy tiền nhưng dư đô la để dẫn Ct. Ly vào sở thú xem voi ăn mía và dẫn đi ăn kem mía đặc đông lạnh tê cứng ở Đầm Sen!
            Ừ, mà nghe Băng Nguyệt nói nhà chị Ct. Ly ở Nam Định lận mà? Bay vào Sài Gòn một chuyến đi, tk dẫn đi hát karaoke!
            #36
              trungkim 17.01.2010 11:22:31 (permalink)
              Rất hân hạnh được quen biết anh Nguỵ Xưa! Thế là anh đang ở nước ngoài? Vâng khi nào có dịp về Sài Gòn - Việt Nam, tk sẽ làm xe ôm cho anh nhé! Chúc anh vui và sớm về thăm quê hương!
              #37
                NgụyXưa 18.01.2010 02:50:52 (permalink)

                Thế là anh đang ở nước ngoài? Vâng khi nào có dịp về Sài Gòn - Việt Nam, tk sẽ làm xe ôm cho anh nhé!
                Cám ơn TK. Sài Gòn là nơi NX sống thời niên thiếu. Bao giờ trở vể NX sẽ liên lạc với TK. Mấy chục năm rồi không được đi xe ôm.
                #38
                  trungkim 20.01.2010 12:53:02 (permalink)
                  Chào anh Nguỵ Xưa!
                  TK đã đọc một số văn, thơ của anh. Hoá ra anh là cây đa, cây đề văn chương đây mà. Truyện và bút ký của anh rất chân thật và giản dị khiến cho người đọc cảm xúc. Hy vọng lần về Sài gòn tới được đón tiếp anh. À, mà chuyến về Sài gòn có "Một Thoáng Hồ Tây", anh không đi xe ôm sao? Ừ nhỉ..Có "Một thoáng.." bên cạnh thì làm sao đi xe ôm được nhỉ!
                   Chúc anh vui, khoẻ!
                  #39
                    trungkim 20.01.2010 13:05:32 (permalink)
                    Truyện ngắn

                    Con bò cái

                    Con bò cái rướn bốn chân cố kéo cái cày phía sau lên. Để cho bò nhẹ sức kéo, tôi ngửa cày lên một chút cho lưỡi cày cạn bớt dưới lớp đất. Nhưng bò vẫn không bước tới được. Tức quá, tôi vừa quất vào bò một cái thật mạnh vừa thét lên “Đi! Có đi không?”. Con bò nẫy lên một cái rồi lì lợm đứng yên. Tôi khổ sở “Bò ơi là bò, mày cày cho tao một chút đi. Tao lạy mày, bò ạ! Tao khổ quá rồi. Mày không cày thì tao lấy lúa đâu để đóng thuế đây!” Từ sáng giờ tôi đã đổ mồ hôi sôi nước mắt với con bò này rồi mà cũng chỉ được hơn chục đường cày. Chẳng hiểu sao nó trở chứng lừng khừng, lừng khừng như muốn thoát khỏi cái ách trên cổ để quay về nhà. Nghĩ tới số lúa phải đóng thuế sau vụ mùa khiến tôi toát mồ hôi hột. Người có kinh nghiệm làm rẫy ở địa phương này cho dù làm hết đất đã giao khoán chưa chắc đã đóng đủ số lúa nhà nước ấn định. Vừa mới thống nhất đất nước, gia đình tôi lên xứ Tây Nguyên này kiếm ăn vì nghe nói trên đây đi mót thôi cũng đủ sống qua ngày. Khi lên đây mới vỡ lẽ, người ta đưa hết vào làm ăn tập đoàn, tập thể nhưng lúa ngô khoai sắn lại ít hơn rơm rạ cỏ cây. Rồi trừ đóng cho nhà nước xong còn lại chia cho dân chẳng được bao nhiêu nên đội quân đi mót còn đông hơn cả đội quân đi làm. Thời gian sau này, nhà nước lại chuyển qua khoán đất theo lao động chính cho từng hộ để dân tự làm rồi sau thu hoạch đóng thuế lại cho nhà nước. Nhà tôi có 7 lao động chính được nhận 2, 8 hecta. Nhận được nhiều đất thì mừng đấy, nhưng bảy đôi tay trước đây chỉ biết cầm bút bây giờ làm sao cầm nổi cây cày. Vả lại, cũng chẳng có kinh nghiệm, chẳng có bò xe, công cụ gì để cày xới. Phần thì đói rách nữa có hơi sức đâu mà làm. Người dân ở đây đã có sẵn kinh nghiệm làm nông lẫn cả công cụ làm ăn, còn con cái mới lớn đã vội lập gia đình, tách hộ cho nên lao động chính trong hộ cũng ít. Lao động chính ít thì nhận đất ít nhưng họ vào rừng tìm những chỗ đất tốt khai hoang thêm. Thế là họ làm ra được nông sản nhiều hơn mà đóng thuế lại ít hơn. Một phần nữa, đất đai được qui hoạch để chia, đa số là cằn cỗi, bạc màu, cây cỏ còn không mọc nổi thì làm sao có sản lượng. Với sức lực có hạn, gia đình tôi chỉ làm được một hecta. Đã vậy, con bò tự nhiên đổ chứng không muốn cày nữa thì làm sao đây! Bức bối quá, tôi lại hết sức quất lia lịa vào con bò. Con bò ẹo mông qua kéo lưỡi cày đi lệch khỏi đường cày. Tôi vừa giựt giựt dây mũi bò vừa hét lên “ Tắc tắc.. tắc! Tắc đi, tắc.. ắc.. ắc..” Con bò đau quá chuyển nhanh qua hướng trái. Nhưng nó cũng không đi thẳng vào đường cày mà như muốn đi vòng tròn. Tôi điên lên quất như mưa bão vào con bò khiến nó vọt chạy kéo theo cái cày vuột khỏi tay tôi ngã nằm lết dài dưới đất. Tôi ra sức kéo rì dây mũi trở lại. Con bò đau quá phì nuớc giải chảy ra lòa lợm cả mũi miệng. Nó trợn mắt, nghẹo đầu rồi đứng lại. Tôi không còn kiềm chế được nữa, nhảy đến quất tới tấp vào con bò cho đến khi cái roi tre tan tác. Con bò cứ xà quần, xà quần quanh tôi mà không thoát ra khỏi tôi được bởi dây mũi của nó đã bị tôi giữ chặt. Chưa đã tức, tôi vác cái cày lên ném một cái thật mạnh vào nó rồi nhảy đến đánh đấm túi bụi vào nó. Khi tay chân tôi thốn đau, tôi buông dây mũi ra bỏ mặc và bật khóc một cách bất lực. Tôi buông người nằm ngã vật xuống đất cho bao nhiêu nỗi cùng cực khốn nạn trào ra trên mắt, mũi, môi, miệng, tim, gan tôi. Lúc đó tôi ước gì tim tôi ngừng đập, gan óc tôi vỡ tung ra cho rồi. Một lúc sau, tôi mở mắt thấy con bò vẫn còn đứng đó, nước giải vẫn còn chảy lòng thòng trắng xóa. Đôi mắt nó buồn buồn nhìn tôi như chia sẻ mà chẳng tức giận trách móc gì tôi cả. Bỗng nhiên tôi thấy tội nghiệp nó quá. Tôi tàn bạo quá sức. Nó là một con bò cái làm sao mạnh như bò đực được. Mẹ tôi vì chỉ ít tiền nhưng cần phải có bò để cày. Mà mua bò cái vừa tập cho nó kéo cày vừa mong cho nó đẻ con sinh lợi nữa chứ. Trong lúc nhà người ta luôn dành hai, ba con bò đực khỏe mạnh chỉ để kéo cày thôi. Tôi hối hận đứng dậy đến ôm đầu nó và vuốt ve mặt nó mà lòng tôi quặn thắt với hoàn cảnh của mình. Chợt nó nhảy vọt một cái khiến tôi suýt ngã. Tôi nhìn theo ánh mắt lấm lét của nó thì thấy anh xã đội trưởng du kích đang ẩn núp trong rừng tre gần đó và đang giương khẩu súng ngắm về hướng chúng tôi. Hóa ra anh ta nãy giờ ở trong đó để săn chim. Chẳng lẽ con bò của tôi sợ anh xã đội trưởng du kích bắn mà lừng khừng không chịu cày chăng?

                    Tối về, tôi cứ day dứt hành động tàn nhẫn của tôi. Điều gì khiến tôi dần dần cộc cằn, thô lỗ? Nhìn mặt con bò hiền từ ngây ngô như thế sao tôi lại đánh đập tàn bạo với nó? Để chuộc lại lỗi lầm, tôi ôm đàn ra ngồi bên chuồng bò rồi đàn hát cho nó nghe. Tôi có cảm tưởng như nó biết nghe những tâm sự, những nỗi buồn của tôi. Đôi tai nó vểnh lên và đôi mắt ít vô tư hơn. Rồi từ đó, chiều nào tôi cũng ôm đàn ra ngồi cạnh chuồng đàn hát cho bò nghe. Một phần vì cuộc sống ở đây cũng tẻ nhạt quá. Ngoài giờ đi rẫy, tối về nhà chẳng biết khuây khỏa nỗi niềm như thế nào.

                    Một chiều, tôi cũng đang ôm đàn hát cho bò nghe thì anh du kích xã đến. Anh ta ôm bụng cười rồi nói: “Bộ mày không nghe người ta nói: Đàn gãi tai trâu à?” “Kệ!” “Mai cho tao mượn bò xe đi chở củi một ngày được chớ?” “Chắc tui phải đi theo chứ con bò cái này yếu lắm mà hay trở chứng nữa”. “Thì mày đi luôn cho tao, mai mốt vào ủy ban xã kí giấy tờ tao nói cho một tiếng!”.

                    Trời vừa hừng sáng thì anh xã đội trưởng du kích đến. Tôi ra chuồng thì thấy con bò nằm chứ không đứng như thường lệ. Tôi thắt dây vào mũi con bò rồi kéo nó đứng dậy. Nó mệt mỏi đứng lên và đi cà nhắc ra khỏi chuồng. “Ôi..con bò què chân rồi!”. Để anh xã đội trưởng tin, tôi dẫn bò đi một vòng quanh sân. Đúng là một chân trước của con bò không thể đi được. Thế là anh xã đội trưởng thôi không mượn bò nữa mà chỉ mượn chiếc xe. Bò đã không đi nữa thì đương nhiên tôi đi làm gì. Anh xã đội trưởng đã đi mượn được một con bò khác và đã đến kéo chiếc xe của tôi vào rừng. Điều kì lạ là khi tôi mời thầy thuốc đến để chữa trị cho bò thì nó không đi cà nhắc nữa.

                    Đến trưa, bỗng từ phía khu rừng xa, người ta nghe nhiều tiếng súng nổ vọng về. Chưa ai hiểu chuyện gì nhưng đến khi có người chạy từ rừng về báo là anh xã đội trưởng du kích đã bị Fulro* bắn chết cùng với con bò rồi. Chiếc xe kéo của tôi cũng bị bắn gãy nát. Tôi rùng mình nhìn con bò với lòng biết ơn. Nó điềm nhiên nhai cỏ trong chuồng mà chẳng có ý kiến gì cả. Nếu lúc sáng, nó vẫn ngoan ngoãn bình thường thì chắc chắn cả tôi và nó đều xuống chầu diêm vương rồi.

                    Cuối mùa ấy, chỉ tiêu giao nộp cho nhà nước là 70 kg lúa mỗi sào trong đó: 8/10 cho huyện, 2/10 cho xã và thôn. Nhà tôi phải nộp 1960 kg trong 2,8 hecta đã nhận. Nhưng tận lực, kiệt sức cũng chỉ làm được một hecta và chỉ thu hoạch được 60 bao lúa loại bao gạo 50 kg. Đất cao, khô cằn, không phân bón, thiếu kinh nghiệm nên hạt lúa chắc ít hơn hạt lúa lép. Trung bình mỗi bao mà được 25 kg là cám ơn trời đất lắm. Thế là thấy rõ gia đình tôi làm không đủ đóng thuế cho nhà nước rồi.

                    Mẹ tôi phải kêu người đến bán con bò đi để có tiền trả nợ lúa giống và mua thêm lúa cho đủ đóng thuế. Người mua dẫn con bò cái của tôi đi mà nó cứ lừng khừng như chẳng muốn rời khỏi tôi. Ra đến đường, nó chợt quay lại nhìn tôi với ánh mắt buồn…
                                                                                                                                   
                                                                                                                                                     Trung Kim



                    * FULRO (viết tắt từ Front Uni de Lutte des Races Opprimées trong tiếng Pháp, có nghĩa Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức) là một tổ chức chính trị, quân sự do một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thành lập năm 1964 để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đến năm 1975 và chống chính quyền Việt Nam đến năm 1992. Thời điểm kết thúc được tính là khi 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nạp vũ khí cho quân Liên Hiệp Quốc tại Campuchia. (nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/FULRO)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2010 18:08:25 bởi trungkim >
                    #40
                      Ct.Ly 15.02.2010 17:33:55 (permalink)
                      #41
                        trungkim 17.02.2010 10:09:44 (permalink)

                        Trích đoạn: Ct.Ly

                        Đã mang vào thư viện

                        Đọc truyện con bò cái của Trung Kim, thật tội nghiệp nó quá, dù là thú vật, nhưng cũng có cãm tính như người

                        Đánh con bò đau tay, nhg người đánh nó còn đau lòng hơn phải không TK


                        Cám ơn chị Ct. Ly đã mang CON BÒ CÁI vào thư viện! Vâng, con bò đau mà lòng mà lòng mình càng đau hơn! Chúc Ct. Ly năm mới vạn sự như ý và trẻ mãi nhé!
                        #42
                          trungkim 28.02.2010 18:45:24 (permalink)
                          Truyện ngắn
                                                                     Dối chồng

                                  Trước khi lấy An, Hằng là một cô gái duyên dáng được nhiều chàng trai theo đuổi. Nhất là Tâm, một kỹ sư trẻ mới ra trường và là con trai duy nhất của một chủ tiệm vàng giàu có ở Đà Nẵng. Từ khi Hằng còn học lớp 11 trường trung học Sao Mai cho đến mấy năm sau, Tâm vẫn chưa lúc nào chịu từ bỏ lời van nài đòi cưới Hằng làm vợ. Nhưng Hằng vẫn không một chút nào rung động con tim. Khi Hằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chuyển ra Huế dạy học thì gặp An. Chẳng hiểu sao ngay cái ánh mắt đầu tiên với An thì Hằng đã xao động bối rối. Cuối cùng thì yêu An và lấy An. Thật ra An cũng đâu có gì nổi bật hơn Tâm, lại con nhà nghèo nữa. Nhưng ở An có một lực hấp dẫn đối với phái nữ và đã có nhiều cô gái đẹp gợi mở tình cảm với An. Có lẽ trong hai tâm hồn có sẵn sự đồng điệu một kiểu cách kiêu sa, để rồi ai cũng sợ mất tình cảm nên nhanh chóng chiếm hữu nhau chăng?

                                 Qua biến chuyển thời cuộc, An và Hằng lên Tây Nguyên lập nghiệp. Cuộc sống đầy những lo toan vất vả khiến cho Hằng không cảm thấy toại nguyện như mong muốn của mình thời con gái nên thỉnh thoảng cũng tiếc nuối về cái quá khứ mà mình được ngưỡng mộ lẫn cả những tình cảm mà lẽ ra mình xứng đáng được hưởng. Một hôm, dì của Hằng từ Đà Nẵng lên rồi rủ Hằng về lại thăm bạn bè cũ. An cũng đồng ý để vợ mình đi chơi một chuyến cho thoải mái. Qua ngày thứ hai ở tại nhà dì thì Tâm đến. Hằng không ngạc nhiên về sự xuất hiện của Tâm, bởi Hằng biết Tâm vẫn thường ghé nhà dì chơi và hỏi thăm về Hằng luôn. Nhưng Hằng bối rối là vì Tâm biết giờ làm việc thì vợ chồng dì đã đi vắng sao Tâm vẫn đến. Vừa thấy Hằng, tâm như bắt được của quý, nhào đến nắm tay Hằng và nói: “Anh nhớ em lắm. Anh biết em khổ. Phải chi hồi đó em lấy anh thì em đâu có như thế này. Bây giờ anh vẫn còn yêu em. Trong lòng anh lúc nào cũng nghĩ về em. Anh ước ao được làm cho em hạnh phúc đến chừng nào…” Một làn hơi ấm là lạ khác với chồng mình, một cảm giác dài dại hưng phấn từ tay Tâm truyền qua tay Hằng rồi len lỏi vào cơ thể Hằng cùng với những lời lẽ dịu ngọt chia sẻ những nhọc nhằn mà mình cam chịu từ bấy lâu nay khiến Hằng không thể kiềm chế mình được nữa. Cô vỡ òa vào lòng Tâm như trút hết nỗi niềm số phận cho Tâm. Tâm cuốn lấy Hằng không để cho Hằng kịp kiềm chế bản thân.  Thế là Hằng không thể ngăn nổi những cảm xúc lạ lùng khác với chồng mình cứ trào lên cuồn cuộn trong từng tế bào da thịt mình nữa nên đành buông xuôi để cho Tâm lột áo váy mình ra.

                                 Suốt tuần sau đó, cả hai sống trong nhục dục tràn trề. Hằng đắm đuối quá cũng quên mất thực tại và cũng không nghĩ đến là mình đang phạm tội. Tâm thì tận dụng thời gian để thỏa mãn nỗi khao khát chiếm hữu thân thể Hằng mà mình đã ao ước từ lâu. Cho đến khi Hằng sực nhớ mình còn có một người chồng đang mong đợi mình về thì lý trí và lương tâm bắt đầu lên tiếng.

                                 Ngày đưa Hằng ra bến xe trở lên Tây Nguyên, Hằng chưa kịp nhờ Tâm mua cho mình một viên thuốc say sóng thì Tâm đã biến mất như một tên trốn nợ. Hằng thở dài cam chịu như mặc nhiên với ý nghĩ: “Anh ta đã chiếm đoạt được và no nê với khoái cảm nhục dục rồi thì vậy thôi!”. Nhưng khi nghĩ vậy thì Hằng thấy thương An quá. Đến lúc này cô bắt đầu cảm thấy mình có tội với chồng. Thế là Hằng khóc trong nỗi ray rứt ăn năn suốt cả chặng đường từ Đà Nẵng lên Tây Nguyên.

                                 Vừa thấy mặt Hằng, An mừng qua reo lên: “A..em về rồi! Không có em anh chẳng làm được gì cả!” Hằng vỡ òa trên vai An nhưng An đâu có biết đó là những giọt nước mắt ăn năn hối hận: “Nhớ anh nhiều lắm thế à!” Và như để thỏa lòng nhớ nhung khao khát bấy lâu, An bế Hằng vào giường. Sau khi khỏa thân Hằng, An khựng lại vì thấy trên thân thể của Hằng có điều gì khác lạ với tấm thân mịn màng mà mình đã từng ngắm nghía trước đây. Trên bầu vú của Hằng còn có một vết tích tròn như những dấu răng. “Sao nơi đó của em lại thẫm đỏ…” “Ngồi lì một chỗ trên chiếc xe dằn, xóc suốt chặng đường dài như thế thì biểu sao không bầm dập!”. “Còn vết răng ai cắn em đây?”. Hằng biết lúc này chỉ cần nói ra sự thật hoặc hơi do dự, lúng túng một chút thì tình yêu và hạnh phúc của mình tan tành mây khói. Đây là vết cắn không sâu lắm mà Tâm đã không kiềm chế được mình khi quá hưng phấn. Thật ra thì lúc đó Hằng đắm đuối quá nên cũng không thấy đau lắm. “Con của bạn em cắn đấy!”. Để khỏa lấp sự hoài nghi trong đầu An, Hằng ghì An xuống ngực mình: “Xa anh, em nhớ anh quá…” Thế là An chìm đắm trong tình dục và quên đi những thắc mắc nhỏ nhặt trong đầu.

                                  Hằng có thai và hoài nghi cái thai của mình chẳng biết đó là con của ai. Riêng An thì rất vui. Còn Tâm thì ba tháng sau cũng biết qua dì của Hằng nhờ tình cờ vui miệng dì khoe: “Con Hằng sắp có con rồi. Thai đã ba tháng. Từ nay chắc là khó ra thăm Đà Nẵng được...”. Tâm nghe dao động nỗi lòng, bởi tính lại những ngày Hằng ăn ở với mình đến giờ cũng đúng chừng đó thời gian. Thế là Tâm về viết thư nhờ một người thân tín lên Tây Nguyên trao tận tay Hằng để hỏi xem có phải là con của mình không.

                                 Thời tiết tháng 12 trên Tây Nguyên lạnh kinh khủng. An kéo chăn phủ lên tận cổ Hằng kẻo sợ cô cảm lạnh ảnh hưởng đến đứa con rồi lấy cái áo khoát của Hằng mặc vào cho mình. Cài nút xong, An thọc hai tay vào túi áo cho ấm thì bỗng nhiên Hằng bật dậy, nhào tới chụp giữ lấy tay An. Lúc này An cũng nhận ra trong túi áo khoát có một bức thư. Bức thư và thái độ hoảng hốt của Hằng làm cho An nghi ngờ. Thế là An nhất định phải đoạt cho bằng được để xem bức thư của ai và nói về điều gì. Còn Hằng thì dù sống chết thế nào cũng phải ra sức liều mạng để lấy bức thư. Cuộc giằng xé xảy ra kịch liệt, có cả năn nỉ van xin, có cả vũ lực thô bạo. Nhưng cuối cùng An mạnh hơn đã đoạt được bức thư sau khi đã tát Hằng mấy bạt tai. An định tỉnh táo rồi mở thư ra đọc thì thấy Hằng cúi mặt khóc. Chợt thấy thương Hằng quá nên An tự trách mình hành động như thế là tàn nhẫn, vô văn hóa. Thế là An đưa thư trả lại cho Hằng “Anh xin lỗi. Nếu em đồng ý cho anh đọc thì anh đọc!” Nhanh như chớp Hằng chụp lấy bức thư, chạy lại bếp lửa than đang để sưởi ấm, rồi ném vào đốt cháy hết. An thở dài buồn cho phận mình và buồn cho hành động thiếu suy nghĩ của Hằng. Rồi An chợt nhớ khi mới lấy nhau, Hằng thường nhắc đến một người tên Tâm đã từng một thời theo đuổi đòi cưới Hằng. Thế là An liên tưởng đến chuyến đi Đà Nẵng về mang theo những dấu vết khó hiểu trên thân thể Hằng. Ngọn lửa hoài nghi  trong lòng An bắt đầu nhen nhúm. An nghĩ đến chuyện chia tay và khổ sở như muốn khóc: “Tôi hỏi cô, đứa con trong bụng cô là con của ai thế?”. Nhưng Hằng đến âu yếm, vuốt ve An: “Anh đừng hiểu lầm và hằn học với em như thế…Anh không nên đọc bức thư này vì nó chẳng có gì đáng cho anh đọc cả. Nó là chuyện riêng của gia đình, dòng họ em”. “Tôi là chồng cô kia mà!”. “Nhưng đâu phải chồng là chuyện gì cũng phải biết!” “Tôi hết tin cô rồi. Phải có gì đó cô mới giấu tôi quyết liệt như thế!” “Không..ông! Không có gì cả. Em hứa là em yêu anh hết lòng mà!” Hằng thấy gương mặt An bức bối, khổ sở như vừa bị ai nhổ nước bọt vào mặt thì cảm thấy mình tàn nhẫn quá. Nhưng cô dứt khoát giữ vững lập trường để duy trì hạnh phúc gia đình, để tránh sự tan vỡ tình yêu giữa cô và An. Bù lại, cô nguyện từ đây sẽ làm bất cứ điều gì mang lại hạnh phúc cho An và sẽ tận tụy hết lòng với An để chuộc lại lỗi lầm của mình. Hằng úp mặt vào người An hôn hít, vuốt ve. An đẩy Hằng ra và định nói gì nữa thì Hằng úp môi mình vào miệng An và đẩy lưỡi mình qua miệng An. An hất mặt ra và định đứng dậy bỏ đi. Nhưng Hằng quàng tay qua hông An và ghì An xuống giường rồi lột áo quần của mình và An ra. An chống chế nhưng Hằng dùng miệng lưỡi lẫn cả những bộ phận cơ thể kín đáo của mình để kích thích khắp cơ thể An. Cuối cùng An buông xuôi vì không thể kiềm chế mình được nữa. Sau cuộc giao hoan, An nằm thừ người ra nghĩ ngợi trong lúc Hằng nằm cạnh vẫn vuốt ve An và quan sát nét mặt của An. An nói: “Nếu em không nói sự thật thì mình chia tay!” “Em đã nói là không có gì cả mà..à! Em thề suốt đời sống chung thủy với anh rồi thì anh phải tin em chứ!” “Thế bức thư đó ai gởi cho em?” “Không ai cả, em viết cho đỡ buồn vậy thôi!” “Buồn chuyện gì?” “Đã nói là chuyện của gia đình em, dòng họ em rồi mà!” “Vậy thì có gì phải giấu anh?” “Tốt hơn hết là anh không nên biết. Nếu biết anh sẽ coi thường dòng họ em” “ Vô Lý! Em không nói thì anh đến chết vẫn nghi ngờ em!” Thấy An lại bức bối, Hằng lại vuốt ve kích thích An nữa. Và An lại cũng không kiềm chế được mình. Thế là cả hai lại đắm đuối vào một cuộc mây mưa khác.

                                  Một tháng sau, Hằng bị sốt rét nặng quá nên hư thai. Sau khi hư thai, Hằng càng trẻ, đẹp hơn. Và cũng chính Hằng càng trẻ đẹp hơn nên An thường nghĩ tới bức thư. Lòng An không khi nào là không tự trách mình nếu lúc ấy mà đọc bức thư thì đâu đến nổi cứ mãi dằn vặt, ray rứt mình suốt đời như thế. Còn Hằng thì cứ mỗi lần mà An đề cập đến bức thư là mỗi lần Hằng đều làm cho An chìm đắm trong nhục dục.

                                 Sau khi hư thai một tháng, Hằng lại có thai nữa. Cứ thế lần lượt một đứa trai rồi một bé gái ra đời, kết nối nghĩa vụ và trách nhiệm của An khiến cho An phải an phận.
                                                                         
                                 Trước khi con gái Hằng về nhà chồng, Hằng nói: “Không phải chuyện gì cũng phải thú thật với chồng. Có những điều nói ra sẽ mất hạnh phúc, có khi tan vỡ” “Nhưng mẹ ạ, lỡ khi chồng mình biết được sự thật thì sao?” “Đành phải chịu thôi. Nhưng nếu chôn chặt được thì hãy chôn chặt. Trước mắt là giữ được tình yêu và hạnh phúc cho mình. Mọi chuyện rồi cũng trôi qua hết đời mình thôi con ạ. Đời người sống có bao lâu đâu mà để cho bất hạnh đến sớm hơn!” Con gái Hằng ngước nhìn ba mình râu tóc bạc phơ đang ngồi sầu muộn, trầm tư bên cửa sổ. Cô nhìn những nếp nhăn nheo in hằn trên trán và đôi mắt u buồn của ba như đang chất chứa một nỗi niềm gì bất hạnh mà ba phải cam chịu, hoặc tưởng chừng như ba đang bị hành hạ bởi một bản án khổ sai vô hình. Bỗng dưng cô thấy tội nghiệp cho ba mình quá. Hằng nhìn theo ánh mắt thương cảm của con gái và cái dáng dấp khổ tâm u buồn của An lại đập vào mắt Hằng. Tuy đã quá quen thuộc với nỗi buồn trầm tư này kể từ ngày Hằng đốt bức thư. Nhưng hôm nay, bỗng dưng Hằng bật khóc.
                          #43
                            NgụyXưa 04.03.2010 01:53:12 (permalink)

                            Dối chồng ...
                            vẫn chờ Trung Kim viết thêm "Dối Vợ" để ... học hỏi (j/k)
                            #44
                              trungkim 07.03.2010 23:38:21 (permalink)

                              Trích đoạn: NgụyXưa


                              Dối chồng ...
                              vẫn chờ Trung Kim viết thêm "Dối Vợ" để ... học hỏi (j/k)

                              Hổng dám đâu, tk học anh thì có. Những truyện ngắn tk đăng ở trên có một truyện cũng..dối vợ đó anh! Cám ơn anh đã đọc truyện. Anh nói TÊT về thăm VN sao không nghe thấy gì cả?
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 52 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9