TÂM TÌNH CAO NIÊN ĐÔNG NAM HOUSTON 2009
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
Trần Mạnh Hùng 27.10.2009 03:19:09 (permalink)
Đôi giòng trước khi vào truyện

Tập truyện " TÂM TÌNH CAO NIÊN " tác giả Matthew Lê, được trích đăng trong tạp chí Hội Cao Niên Đông Nam Houston từ năm 2005 đến nay.

Vì nhận thấy những mẫu truyện ngắn rất là lý thú và phù hợp với mọi từng lớp tuổi, nhất là đi sâu vào tâm tình của các vị " thất thập cổ lai hy" và tác giả Matthew Lê cũng ở trong " thất thập cổ lai hy"

Tập truyện này đã góp nhặt từ trong tạp chí " Nguyệt San Tâm Tình Cao Niên" của Hội Cao Niên Đông Nam Houston

Xin giới thiệu cùng với bạn đọc xa gần
Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2009 03:21:18 bởi Trần Mạnh Hùng >
#1
    Trần Mạnh Hùng 27.10.2009 03:33:47 (permalink)
    MATTHEW LÊ


    Lá Mùa Thu

    Mùa Thu, mùa lá vàng rơi, chỉ sự chia ly, nên người ta thường nói nước mắt mùa Thu!

    Chia tay nơi này, để gặp gỡ chốn khác, như chương trình H.O. bảo lãnh, tạm biệt người thân ở Việt Nam sang Mỹ gặp người thân quen khác. Trong cái buồn có cái vui. Trước khi lá vàng gợi nên bao nguồn cảm hứng cho các văn nhân thi sĩ Mùa Thu, mùa của tuổi già, báo trước những ngày sắp chia xa với con cháu. Mái tóc điểm tuyết sương vì giãi dầm mưa nắng. Sau mùa Thu là mùa Đông cây cối trơ cành trụi lá, khẳng khiu, chơ vơ giữa trời. Mùa Xuân đến, cây cối đơm chồi nẩy lộc cũng là thời điểm của tuổi già nhẩm tính sổ đời, chuẩn bị về với tổ tiên, về với trời đất, về với Chúa để được an hưởng sự sống trường cửu.

    Mùa Đông ra đi, nhường chỗ cho mùa Xuân đến mang rất nhiều yù nghĩa: 1. Tiết trời đông lạnh lẽo, giảm bớt tiềm năng sinh động mọi tạo vật, nói dễ hiểu hơn co dúm, lười biếng. 2. Linh giác của mọi sinh vật bị hạn chế sức đề kháng, thậm chí lười biếng cả việc ăn uống. 3. Mùa Xuân đến bầu khí trở nên ấm áp, thảo mộc đơm bông kết trái, muông thú ra khỏi nơi ẩn náu, con người tăng thêm tuổi thọ, sinh hoạt xã hội nhộn nhịp hơn ... vv ...

    Tuổi già, được coi là người có phước, bớt sự lo phiền. Vì nợ trần gian sắp trả xong, sau bao nhiêu năm gian khổ tuổi già, đuợc coi là tuởi xóa mờ dĩ vãng, nhìn thực tại, hướng về tương lai vĩnh cửu. Tuổi già, được sánh ví như người học trò nhiều năm chăm chỉ học hành, thành đạt bác sĩ, kỹ sư, đem kinh
    nghiệm trừng trải, sự hiểu biết giúp đỡ hướng dẫn con cháu thăng tiến. Vui với cháu khi vui, và buồn với con cháu lúc buồn!

    Tạ ơn trời phật, tuổi già Viêt Nam nơi đất Mỹ được hưởng nhiều ưu đãi tinh thần vật chất. Vùng đông Nam Houston đã có Hội Cao Niên quy tụ qúy cụ đến sinh hoạt. Nhiều nơi ước mơ chưa có .

    Khi nhâm nhi ly cà phê, chung trà.
    Khi đấu trí cuộc cờ.
    Khi đồng ca khúc hát quê hương.
    Khi đàm luận thế sự, tình đời.
    Khi mời nhau chén cơm, ly nước.
    Khi rủ nhau đi nhà thờ,
    hay vãng cảnh chùa.

    Ôi! Đẹp làm sao tình bạn già thắm thiết! Tôi và người biết nhau lúc bóng xế, chiêu tà! Tôi và người đang bước vào mùa thu lá bay! Vì chưa muốn nhìn nai vàng ngơ ngác! Tôi và ngườI cùng gìn giữ mùa Xuân! chỉ có Chúc Xuân mới đem niềm đến vui cho mọi người, và con cháu cùng vui sống bên Xuân Tuổi Già.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2009 01:36:17 bởi Trần Mạnh Hùng >
    #2
      Trần Mạnh Hùng 03.11.2009 04:01:49 (permalink)
      GÀ NHÀ

      Gà trống bảo gà mái ra sân xem có lúa gạo không. Gà mái đi ra và nói:

      - Không có hạt nào!
      Nghe gà mái trả lời , gà trống đi ra sân, nhìn khắp nơi. Qủa thực không có một hat lúa gạo nào. Gà trống ngẩâng cao cổ cất tiếng gáy vang:
      - Cúc… Cù ...Cúc… Cu...!

      Chủ nhà thấy điềm lạ, giữa trưa mà nghe tiếng gà gáy, nên vội vã chạy ra sân xem. Gà trống vỗ cánh phành phạch, nhẩy nhót lung tung, mỏ mổ xuống đất, kêu … Tục… Tục … liên hồi. Chủ nhà hiểu ý, vào nhà lấy lúa gạo vãi đầy sân. Gà trống kêu gà mái và bầy con bu quanh đống lúa gạo, vui vẻ mổ từng hạt, từng hạt.

      Cốt truyện trên có ý đề cao trách nhiệm người chồng, người cha trong gia đình phải cố gắng chu tròn mưu kế sinh nhai cho người thân yêu.

      Song song với trách nhiệm người cha, người mẹ cũng góp công sức với chồng quán xuyến mái ấm gia đình trong ngoài tốt đẹp.

      Ngày nay, quí bà ngoài công việc coi sóc nhà cửa ra họ còn đảm nhận vai trò quan trọng ngoài xã hội. Các bà rất xứng đáng được vinh danh là nữ lưu của mọi thời đại, người vợ đảm đang bảo vệ hạnh phúc của gia đình.
      Trúc xinh, trúc mọc bờ ao.
      Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh.”

      Xuân năm nay là Xuân Ất Dậu. Anh chàng gà trống vẫn siêng năng cất tiếng gáy vang vang mỗi buổi hừng Đông, đánh thức mọi người chuẩn bị đi làm, và nhắc nhở mọi người hãy tỉnh thức cầu nguyện, nhất là sau cơn lũ sóng thần tại Á Châu. Ai nấy cũng đã bừng tỉnh cơn mê, mở rộng lòng quảng đại từ bi, bác ái giúp đỡ nạn nhân thiên tai.

      “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

      Tháng 2, 2005
      Matthew Lê
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2009 05:12:51 bởi Trần Mạnh Hùng >
      #3
        Trần Mạnh Hùng 03.11.2009 04:09:55 (permalink)



        Tăng Thêm Tuổi Thọ


        Ngày xưa các cụ ta thường nói “Lá lành đùm lá rách.” Ngày nay gọi là vấn đề nhân đạo, các nưóc chậm tiến nghèo khó.

        Trong lãnh vực gia đình thì ở Việt Nam xưa và nay các người già đa số vẫn phải buôn gánh bán bưng. Buôn thúng bán mẹt. Vất vả hai sương một nắng. Khi con cái đến tuổi lập gia đình thì các bậc làm cha mẹ, thường phải lo toan mọi bề. Họ bỏ tiền ra lo đám cưới cho con cái. Thường thì tiền mừng đám cưới rất ít, không đủ chi phí, gia đình phải bù thêm.

        Còn ở Mỹ các cụ đã có tiền già, đau ốm bệnh tật có Medicaid, chính phủ trả tiền. Các cụ thường chỉ ở nhà coi chừng cháu nội, cháu ngoại hay coi con cháu hàng xóm. Nếu muốn đi đâu thì có sẳn xe hơi tại nhà, không phải đội mưa, đội nắng. Tiền già tạm đủ chi dùng, nếu cần chi món khác thì con cái chi ra như mừng đám cưới, góp chùa, góp nhà thờ hay đi chơi qua các tiểu bang, hay về Việt Nam thăm quê nhà. Con cái họ đến tuổi lập gia đình, thì các cô cậu tự biết lo cả, cha mẹ chỉ giúp, hay mùng chút qùa cưới. Thường đám cưới ở Mỹ sau tiệc thì tiền mừng từ đủ tới dư.

        Cha mẹ khi tuổi già yếu không làm được việc gì lại có người tới tận nhà săn sóc, nấu ăn giặt giũ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mà do chính phủ trả tiền lương cho người giúp việc đó. Ngoài giờ dòm chừng cháu, ông bà cha mẹ già lại có thì giờ đi sinh hoạt hội cao niên miễn phí ẩm thực vui vẻ, thoải mái. Họ có những bác sĩ,ø và y tá săn sóc sức khoẻ, còn có luật sư cố vấn quền lợi, vân... vân …
        Như vậy “Ai đã có, lại được cho thêm, ai không có, ngay cả cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.” (cao xanh) Đó là tùy theo cách khéo cư xử với mọi người. Mới nghe qua tưởng là tạo hóa bất công, nhưng thật ra là có lý do khiến người ta phải suy gẫm -như mây khi hợp khi tan, ngày và đêm, trăng khi tròn, khi khuyết, khi đầy khi vơi. Trời khi gió khi mưa cần cho sự sống. Đang khi đi ngoài trời nắng, nóng nực, gặp cây to bóng mát, gió thổi, nhiệt độ trong người giảm xuống dễ chịu. Mưa xuống cần cho rau trái, cây cỏ, như người và vật cần nước uống mới sống nổi. Một năm có bốn mùa, khi nóng khi mát, đó là định luật của Trời đất, giống như con người trong gia đình và ngoài xã hội, có nhiều ý kiến khác nhau mới rút ra những bài học kinh nghiệm tốt đẹp, đó là tranh luận của tuổi trẻ. Người ta khi về già nghỉ hưu nên ít và chạm thực tế, phần tuổi già mệt mỏi như mùa thu, mùa đông dịu mát, mongcho sóng yên biển lặng, tàu sắp cặp bên bờ. Trồng cây có ngày ăn trái, cải ra hoa, cà trổ nụ, nên người ta luôn nhớ ơn Trời đất cho nắng gió mưa, không khí, rừng núi sông biển, cây cối rau trái, hoa cỏ, gia cầm gia súc, tôm cua cá. Tôm cua cá bơi lội chỗ nào có nước đều là nhà, ong bướm nhởn nhơ bay lượn chỗ nào có vườn hoa cây cảnh đều là chốn nương thân. Tạo hoá sinh ra chúng như vậy, nên cứ thế mà sống, không suy nghĩ gì. Con người cũng vậy chỗ nào có không khí, có nước người ta cứ thế mà sống. Con cua ở ruộng ở đồng ở sông gọi là cua đồng. Song ở biển gọi là cua bể, tôm tép là ở sông, ở biển gọi là tôm hùm - những hải sản vì to lớn nên ở biển rộng lớn mới đủ diện tích và thể tích bơi lội vẫy vùng. Con người cũng vậy, ai ở nhà lá tại thôn quê, chung quanh có nhiều vườn cây cối mát mẻ nên đâu có cần máy lạnh, chỉ nhà gạch ở thành thị kín đáo mới cần máy lạnh, đã có nhà gạch ở sanh trọng lại được cho thêm. Như tuổi già ở Mỹ được cho thêm hồi còn ở Việt Nam như cây cối đem trồng nơi đất đai mầu mỡ, phì nhiêu thì ra trái nhiều và to lớn. Tạo hoá đã đặt con người ở địa vị lớn cỡ nào thì ngài cũng trang bị phương tiện, môi sinh, địa bàn lớn cỡ đó để dễ bề hoạt động, sinh sống, nếu nhỏ thì phương tiện nhỏ theo nhu cầu, nhưng dù nhỏ dù lớn nếu làm tròn bổn phận đều ích nước lợi nhà.

        Các cụ trước ở Việt Nam đã được đi định cư ở Mỹ, lại được hưởng quyền lợi như các cụ người Mỹ đó là ơn phước từ bi gia hộ của Trời Phật hay ân sủng của Thiên Chúa ban xuống. Ơn phước hay ân sủng nếu đem ra phân phát, thì dòng nước khác sẽ chảy tới không bao giờ ngưng, nếu dừng lại, hay dòng nước đang chảy mà có vật cản lại thì rác rến đổ xuống không có lối thoát tích tụ lâu ngày thành ra ô uế hôi hám, tự nhiên mất đi nguồn mước trong sạch. Nên khi các cụ đi vãn cảnh chùa, hay đi lễ nhà thờ đều nhớ về các cụ ở Việt Nam trong tời kinh tiếng mõ, hay lời kinh cầu nguyện và gửi về Việt Nam những món quà đậm đà tình quê hương.
        Như vậy vì vật chất và tâm hồn mở mang nên tuổi thọ các cụ được tăng thêm, như con tàu ra biển khơi, không còn là con thuyền nhỏ trên sông mà làcon tàu lớn thì mới đảm đương nổi với sóng to gió cả.

        Tựa như người cha trong gia đình là người
        đầu tầu, là người đứng mũi chịu sào, thường những việc nặng nhọc đều do người cha đảm đương. Tạo hoá đã tạo ra họ có sức mạnh hơn phụ nữ, họ là những người đi tiên phong khai phá đất đai những người kế tục xây dựng đất nước ngày nay, các chủ sỡ chủ hãng, hoạt động cộng đồng, các hội đoàn thiện nguyện, bầu cử, ứng cử … vân … vân … Người cha thường làm việc ngoài nhiều hơn việc nhà nên họ có thì giờ giao thiệp bạn bè, tham khảo sách báo nên kiến thức mở mang.

        Các bà mẹ ngoài việc buôn bán, làm ăn còn mang nặng đẻ đau, nuôi nấng con cái, đi chợ nấu ăn giặt giũ … vân … vân … nên đâu còn thì giờ vì thế kiến thức, thường không bằng các ông.

        Tuy nhiên có những quí bà cũng ra gánh vác việc lớn ngoài xã hội thường là những bà không vướng bận gia đình, hay con cái họ đã trưởng thành.

        Ngày nay ở Mỹ người cha cũng đã thông cảm nỗi vất vả của các bà mẹ nên đã tiếp lo việc gia đình, mặc dầu các ông cũng bận lắm.

        Father’s Day là ngày có ý nghĩa để con cái nhớ ơn thân phụ là ngày vui nên cha mẹ càng tăng thêm tuổi thọ.

        Tháng Sáu năm 2005
        MATTHEW LÊ
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2009 01:38:16 bởi Trần Mạnh Hùng >
        #4
          Trần Mạnh Hùng 03.11.2009 04:24:18 (permalink)
          MATTHEW LÊ



          Tuổi Già Quí Giá



          Ai khi tặng quà, thì thường mua những món qua øcó giá trị lâu dài như tặng một chục trứng gà. Họ đem về cho gà ấp nở ra một bày gà con rồi nuôi lớn, hay mua một con bò sữa cho ra sữa mỗi ngày, hoặc mua một cây cam, cây táo đem ra vườn trồng, khi lớn lên sẽ cho ra trái quanh năm. Nhưng ở trần gian, tặng thưởng quí giá của con người, là ai có ông bà cha mẹ sống được tới tuổi già. Họ có thời gian lâu dài chăm sóc con cháu, lo toàn mọi việc nhà cho con cháu ăn tâm đi học đi làm. Đó là về vật chất, còn về tâm linh và y học, thì ông bà cha mẹ, con cháu vì cùng chung máu huyết nên khi vui cùng vui, khi buồn cùng buồn, chia ngọt sẻ bùi lẫn đắng cay. Những trái tim nếu cùng một dòng máu như một khâu dây chuyền, thì hoà một nhịp đập, tiếp sức cho nhau nên con cháu thường mạnh khỏe, dễ làm ăn. Nói cho dễ hiểu là như con thuyền có nhiều người chèo chống không sợ gió táp mưa sa, như bày chiên có chủ chăn thì không sợ sói lang, như lớp học có thầøy dạy dỗ thì học viên có nhiều kiến thức để khôn lớn vào đời dễ dàng. Có ông bà cha mẹ già như có cây to bóng mát, như mái nhà che mưa nắng.

          Ông bà cha mẹ khi già yếu không còn làm được việc gì nữa, con cháu phải phụng dưỡng tử tế để báo đáp công đức sinh thành vì các ngài đã cống hiến cả đời mình cho gia đình và cho xã hội. Các ngài dù là công nhân, thợ thuyền, thày giáo, nhà buôn, bác sĩ, kỹ sư, đềøu là những người phục vụ tha nhân về vật chất lẫn tinh thần. Đến khi tuổi già, tuổi về chiều như cảnh hoàng hôn, mặt trời và vật đều nghỉ tay làm việc, chim về tổû. Bên này trái đất là cảnh hoàng hôn, thì đồâng thời bên kia trái đất bình minh sẽ ló rạng, xoá tan màn đêm đen tối. Mặt trời mọc, mở ra một ngày mới tươi sáng, chim luí lo ca hót, bướm ong bay lượn vườn hoa, như vậy nhờ có hoàng hôn nên chỗ kia mới có bình minh. Nhờ có tuổi già mới có tuổi trẻ, tre già măng mọc, nước chảy bèo trôi, non xanh nước biếc.

          Khi sinh hoạt hội già không phân biệt thân sơ, không phân biệt giai cấp, ai cũng như ai, tôn giáp hoà đồng, một lòng hướng thiện, từ bi hỉ xả, mến Chúa yêu người, thật là tuổi già thân thiện không gì vui bằng.

          Cha mẹ vui hưởng tuổi già.
          Phước cho con cháu ở xa ở gần.


          Ai có lòng hiếu kính tổ tiên, ông bà cha mẹ ấy là bậc chân tu. Mà tổ tiên đầu tiên nhất chính là Đấng Tạo Hoá, có người gọi là Ông Trời. Ởû Việt Nam nhiều người thường đặt bàn Ông Thiên ở ngoài trời trước sân nhà để thờ phượng. Người có đạo thờ phượng Đấng Tạo Hoá ở nhà thờ thì tạ ơn Thiên Chúa. Các cụ nay đã tuổi già bóng xế thường chỉ nhớ vềø tích cũ chuyện xưa, còn hiện tại thì các cụ không nhận định được nhiều vì trí óc không còn sáng suốt minh mẫn lắm, như cỗ xe chạy lâu ngày nay đã hao moon. Các con cháu có nói gì thì nói ngắn gọn đơn sơ thì các cụ mới hiểu nổi. Con cháu các cụ là những người Việt Nam, được định cư ở Mỹ, một đất nước tự do, nhân quyền, là những người ăn no mặc ấm. Họ cảm thấy mình hạnh phúc hơn nhiều, người ở các nước chậm tiến nên hay có long tử thiện, chia sẻ ơn phước hay ân sủng để giúp đỡ những người kém may mắn hay đáp ứng nhu cầu của mọi gnười.

          Ví như con tàu lớn chở đày hàng hoá và lương thực, nếu quá tải, khi sóng to gió lớn dễ bị chìm tàu. Nếu đem san bớt ra con thuyền nhỏ, thì an toàn vô bờ, vì con thuyền nhỏ (ví như người nghèo khổ), đã quá nhẹ, mà lại không có gì để chở, cũng dễ dàng bị lật trong cơn bãûo. Như vậy, con tàu lớn vừa cứu mình mà vừa con thuyền nhỏ. Ơn phước trao ra giống như trời mưa to gió lớn, nước tràn đày vùng đất. Vùng đất cao phải chảy xuống chỗ trũng rồi chả ra sông ra

          biển thì mọi nơi đều an toàn, nếu không chảy vào chỗ trũng, hay không có chỗ trũng đễ chảy vào, nước mưa lớn lâu ngày sẽ ngập lụt. Cũng như vậy, người giàu giúp người nghèo và người nghèo lại giúp người giàu, chỗ có cho chỗ không có.

          Con cháu các cụ có người ở gần, có người ở xa, mỗi người mỗi hoàn cảnh không ai giống ai. Mỗi khi con cháu đi xa về gần thì có khi mừng rỡ, có khi nghẹn ngào. Để giải khuây nỗi ưu tư các cụ có hội già để lui tới hàng ngày, lấp đày khoảng trống vắng, cô đơn.

          Matthew Lê
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2009 01:40:38 bởi Trần Mạnh Hùng >
          #5
            Trần Mạnh Hùng 04.11.2009 11:06:17 (permalink)

            Cùng Nhau Xây Dựng


            Để kỷ niệm ngày July 4th, là ngày nước Mỹ lập bản Tuyên Ngôn Tự Do Nhân Quyền, là ngày Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có công khái phá đất đai, mở mang xây dựng đất nước Hoa Kỳ là một cường quốc như ngày nay. “Uống nước nhớ nguồn.” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” Nên mọi dân tộc tại đây, ai ai cũng làm bổn phận công dân là kế tục xây dựng sự nghiệp tiền nhân để lại cho thế hệ ngày nay và mai sau. “Ăn cây nào rào cây nấy.” Riêng người Mỹ gốc Việt không những góp phần xây dựng Việt Nam quê hương nhà tự do hạnh phúc, như thân cây trồng tại Mỹ nhưng cành và hoa trái của nó tỏa rộng vươn dài tới Việtnam.

            Nhìn bụi bay biết có gió. Nhìn mây đen biết sắp có mưa. Nơi nào có bụi tre bụi trúc là biết nơi đó có người Việt Nam sinh sống. Nơi có cờ vàng ba sọc đỏ tung gió, sau chương trình H.O. bảo lãnh, sau những con tàu vượt biên gọi là thuyền nhân (boat people), người Việt sinh sống rải rác khắp nơi trên thế giới như men dậy trong bột. Sinh trưởng ngày càng đông. Sinh ra hoặc lớn lên ở đất nước nào, tự nhiên nói tiếng nước đó, như một phép lạ đã diễn ra cho các tông đồ xưa kia nói tiếng lạ khi đi rao giảng tin mừng, thì ngày nay cũng diễn ra cho người Việt hải ngoại, lan rộng khắp vùng trời, thật là nhiệm mầu khiến các nước trên thế giới chú ý.

            Các cụ già khi đi lễ nhà hay thờ hay khi lên chùa thường kể cho nhau nghe, hoặc là sự tích xưa kia Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con khôn, xuất gia tu thành chánh quả đắc đạo dưới cội bồ đề

            tựa như lời Thánh nhân ghi chép “Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ con cái hay ruộng đất vì danh Thầy thì sẽ được gấp bội và còn được sống đời đời”.

            Lời Phật dạy “Chúng sanh hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

            Lời Chúa là ngọn nến cho chân tôi cho đường lối tôi, tay không phải cầm đuốc.

            Những người sống đời sống tu trì, không vướng bận gia đình, tâm hồn thanh thản, không bon chen lợi danh, không phải chật vật vì cơm áo, ra đời với hai bàn trắng, khi ra về cũng trắng tay, của cải để lại thế gian ấy là công đức vô lượng, tư` bi hỉ xả, bác ái tông đồ.

            Các cụ nay tuổi già không còn đi làm việc như xưa, của cải tiền bạc bây giờ tuy không có nhiều như tuổi trẻ, song vẫn nhớ về quê hương Việt Nam bằng những món qùa tình nghĩa đồng bào “Một miếng khi đói bằng gói khi no”. Cây nhỏ thì tưới ít nước, cây lớn thì tưới nhiều, vì cây nhỏ mà tưói nhiều quá sẽ bị úng nước Tùy theo khả năng của mỗi người, tùy theo nhu cầu mà cung cấp. Nhà đi làm gầøn thì cho xe đạp. Nhà hơi xa thì cho xe Honda. Nhà quá xa thì cho xe hơi. Nhà trong ngõ hẹp mà cho xe hơi thì đâu có chỗ đậu. Nếu có ít tặng ít, co nhiều tặng nhiều. Nhiều giọt nước tạo thành đại dương, nhiều hạt cát tạo ra sa mạc.

            Ai đi đường thường mang theo hành lý, xách tay. Nhưng hành trang vào đời không thể thiếu đó là tình thương. Cha mẹ dù trời mưa trời nắng cũng vất vả đi làm việc kiếm tiền nuôi con ăn học khôn lớn. Dù khi mạnh khỏe hay khi ốm đauvẫn săn sóc tử tế chu đáo, đó là tình thương gia đình. Còn những người không phải là gia đình mà họ

            vẫn giúp đỡ đó là tình thương cao cả hơn nữa. Tình thương như dòng nước chảy qua đồng cỏ, như đồng ruộng được tát nước nên xanh tươi, như con đò chở khách, như bóng đêm có trăng rằm, như trái đất đón ánh mặt trời buổi bình minh. Tình thương không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, thân hay sơ, không kể đêm hay ngày. Ban ngày con co,ø con vạc không dám đi kiếm ăn vì nó sợ đại bàng, chim ó, hay những loài chim to lớn và lanh lẹ khác, nên nó thường đi ăn đêm. Khi trời tối, cá tôm đâu thấy đưòng bơi lội, ở yên nên cò dễ đánh bắt. Ơû hoàn cảnh nào thì theo đó mà sinh sống. Tàu đò thì phải chạy trên sông để chở hành khách và hàng hóa. Tuổi già thì có Hội Cao Niên lấp đầy khoảng trống vắng quạnh hiu đễ khi con cháu bận đi học đi làm, quên đi âu lo phiền muộn về tuổi già sức yếu, êm ả như mặt nước hồ thu, như cánh diều no gió. Nơi đây là niềm an ủi tinh thần và vật chất, như đêm đầy trăng sao, khi rảnh rỗi thì làm việc nhẹ nhàng như coi cháu ,làm vườn coi như thể dục dưỡng sinh. Con công hay múa, con cá luôn bơi lội, con nhỏ hay chạy nhảy thì mới khỏe mạnh. Chiếc xe đểû một chỗ lâu ngaỳ khonâg xử dụng cũng rỉ rét hư hao. Con người hằng ngày đi ra ngoài nắng gió, đi sinh hoạt hội đoàn, nếu cứ ở trong nhà hoài, lâu ngày sẽ như cây gỗ mục. Con nhện quanh quẩn nơi bếp nên đen thui vì khói. Con ruồi, con muổi ở nơi rác rến nên dơ dáy. Con người gặp khi thiên thời địa lợi thì nhân hòa. Nuớc ở trong cái chai hình gì thì hình đó - như chai hình bầu , trái bí, bình cổ cong. Hội Cao Niên chẳng khác bình nước ở trong chai, khi tròn khi dẹp, không thể hoạt động mạnh mẽ như các hội đoàn khác được mà phải tùy từng lúc - vì đã là hội cao niên thì thường là ông già bà lão, tuổi già sức yếu, có khi còn mắát mờ chân
            chậm, cần sự giúp sức của hội đoàn khác, việc nhà việc công cũng lắm nỗi đa doan. Có cụ còn phải chăm sóc mẹ già, cháu nội cháu ngoại, nào khi đón con cháu về gần, có khi lại đi thăm con ở các tiểu bang khác, làm công qủøa ở các hội dòng, nhà thờ, có cụ lại công qủa nhà chùa, nấu cơm chay thụ trai đúng ngọ, khi thì cầu siêu cầu ăn, đám giỗ, đám cưới v.v... Vậy mà vẫn sắp xếp thì giờ đi sinh hoạt hội già là đìễu rất vui mừng, lại còn tham gia công tác thiện nguyện cho hội, nên các hội viên rất thông cảm lẫn nhau, cùng cầu nguyện cho nhau luôn có sức khỏe, có thì giờ đến với hội.

            “Lạy Trời mưa thuận gió hòa cho cây xanh lá cho hoa tươi màu.” Trăng còn khi tròn khi khuyết, nước khi nước lớn nước ròng, trời khi nắng khi mưa, tuổi già khi khỏe mạnh khi ốm dau, khi trời trở gió nào ai biết trước, nên khi nhiệm vụ có chểnh mảng, sơ sót thì cũng thật là ngoài ý muốn.

            Nếu quí vị nào cảm thấy đang khi mình còn có lúc có sức khỏe vui lòng cùng nhau xây dựng để Hội được bền vững ...

            “Một cây làm chẳng nên non.
            Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

            July 2005
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2009 01:42:01 bởi Trần Mạnh Hùng >
            #6
              Trần Mạnh Hùng 06.11.2009 05:03:41 (permalink)


              Ngày Qua Mau




              Lễ Vu Lan là ngày kỷ niệm con cái báo hiếu cha mẹ. Các gia đình Việt Nam hay đến chùa vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch thường tổ chức cúng cơm chay cho các tổ tiên ông bà, cha mẹ đã qua đời, các cô hồn gọi là xá tội vong nhân. Ngày nay nhiều người thường phát quà cho người nghèo và đãi cơm chay miễn phí cho mọi người. Trong khi dự lễ con cái thường cài bông hồng đỏ lên áo nếu là còn mẹ. Họ cài bông hồng trắng nếu là mất mẹ để gọi là tưởng nhớ công đức sanh thành của cha mẹ dù là các ngài còn sống hay đã qua đời. Đó là tại các chùa, còn ở nhà thờ thì đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn, thì điều răn thứ bốn là “Thảo kính cha mẹ”.

              Đa số mọi người đều tin là con người có linh hồn, sau khi qua đời tuy thể xác đã trở về cát bụi, nhưng linh hồn vẫn còn sống mã, vì thế họ mới cúng lễ và cầu nguyện, vì tin như thế nên ai ai khi còn sống ở trần gian cũng cố gắng ăn ở ngay lành, tu nhân tích đức, bác ái tông đồ, cầu trời khẩn phật, thờ phượng Thiên Chúa. Thân xác con nguời nhờ đồ ăn thức uống và môi truờng sống mà lớn lên từng ngày, linh hồn chính là tinh hoa của thân xác, khi con người qua đời thì tinh hoa đó sẽ rời khỏi thân xác. Ngưòi ta sống không bằng thể xác mà còn sống bằng tâm linh, như tàu bè qua lại trên biển ban đêm nhờ có ngọn hải đăng soi đường. Hai con mắt con chim cú nhìn rõ trong đêm để đi kiếm ăn. Con mèo trong bóng đem rình mồi nhờ hai con mắt như hai ngọn đèn. Người ta nhờ có ban đêm mà được nghỉ ngơi, như vậy ngày và đêm mà đều cần thiết cho người và loài vật. Con người tìm về cội nguồn thờ phượng đấng Tạo Hóa là con người mạnh về tâm linh, thể xác nhờ đó mạnh theo, đó là người có đức tin, tin là con người sau đời này là sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu. Trời nắng, trời mưa, nước sông nước biển không bao giờ cạn, cây cối hoa màu cứ đời đời đơm bông kết trái.

              Khi người ta vận động, khi đi bộ lâu hay tập thể dục thể thao, hơi nước trong người thoát ra, đỗ mồ hôi làm cho cơ thể mệt vì thiếu nước nên phải tìm nước uống giải khát. Linh hồn cũng vậy khi vận chuyển cũng xanh xao hao gầy cần đức tin là đồ ăn thức uống thì linh hồn mới mạnh mẽ, vui tươi. Người không có đức tin khi gặp khó khăn thường buồn phiền chán nản. Đức tin thường biểu lộ ra bằng hành động cụ thể. Người thì cầu trời khẩn Phật, ăn chay ngày rằm, ba mươi, mùng một âm lịch, từ bi hỉ xả, tụng kinh gõ mõ công qủa công đức vô lượng hải hà. Người thì thờ phượng Đức Chúa Trời, thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi, làm việc bác ái tông đồ, rao giảng tin mừng ơn cứu độ, lần chuổi mân côi cầu nguyện, ăn năn xám hối, ăn chay vào các ngày thứ sáu là ngày Chúa Giêsu chịu nạn trên cây thập giá, mến Chúa yêu người, phục vụ tha nhân. Các bậc tổ tiên ông bà xưa kia thì hay lập đàn ngoài trời cúng lễ.

              “Cầu Trời mưa xuống,
              lấy nước tôi uống,
              lấy ruộng tôi cày,
              Ai ơi bưng bát cơm đầy.
              Dẻo thơm một hạt,
              Đắng cay muôn phần.”

              Chỉ công lao khó nhọc của nhà nông dầm mưa dãi nắng, có người vất vả lắm mới đủ miếùng cơm manh áo. Có người làm việc nhẹ nhàng mà lại dư ăn dư mặc, ấy là bởi xã hội nào cũng có người giàu, người nghèo, nếu ai ai cũng bác học, bác sĩ thì ai người làm việc chân tay, như thợ thuyền sản xuất ra đờ tiêu dùng, đồ ăn thức uống cho xã hội, ai người chịu đỗ rác, quét đường. Ngày nay cũng nhờ khoa học nghiên cứu tiến bộ nên người ta phần lớn chậm, cần sự giúp sức của hội đoàn khác, việc nhà việc công cũng lắm nỗi đa doan. Có cụ còn phải chăm sóc mẹ già, cháu nội cháu ngoại, nào khi đón con cháu về gần, có khi lại đi thăm con ở các tiểu bang khác, làm công qủøa ở các hội dòng, nhà thờ, có cụ lại công qủa nhà chùa, nấu cơm chay thụ trai đúng ngọ, khi thì cầu siêu cầu ăn, đám giỗ, đám cưới v.v...

              Làm việc bằng máy móc nên cũng đỡ cực nhọc. Người nghèo ví như trái ớt trái chanh, hạt muối hạt tiêu, tuy nó nhỏ bé và rẻ tiền hơn các loại trái cây khác, nhưng thiếu nó tô bún không ngon. Cá thì có cá thu cá chim cá lóc là thứ cá ngon và đắt tiền, nhưng cũng có cá cơm cá linh con tép con riu là thứ cá nhỏ và rẻ để cho người ít tiền mua. Con người cũng vậy, phải có nguời chịu lao động chân tay, chịu làm thuê làm mướn thì người giàu mới kinh doanh mở mang hãng xưởng, vậy người giàu hay nghèo đềøu là ân nhân của xã hội. Người nghèo là nơi để người giàu nhờ đó mà tu nhân tích phước. Tạo hóa an bài như vậy để giúp đỡ lẫn nhau, như muốn chuyên chở cá tôm, cây trái từ làng mạc ra tàu lớn để đem đến các thành phố thì phải nhờ những con đò nhỏ, chứ tàu lớn đâu thể vào kinh rạch được. Con cá con tôm bơi lội từ làng này qua làng khác mà nó còn không hay vì chung quanh nó đâu đâu cũng toàn là nước. Con người cũng xuôi theo dòng đời, dù đời này hay đời sau do Tạo hóa an bài, dòng đời đôi khi cũng gặp mưa bão thì tìm nơi ẩn núp, chỗ ẩn núp là lòng ăn năn sám hối, từ bỏ tội lỗi đễ linh hồn được cứu rỗi. Dù là trẻ thơ nhưng nó cũng mang dòng máu của cha mẹ nó, như cha me,ï rựu chè, cờ bạc hút xách, sì ke ma túy, hay không là những thứ đó thì cũng là hỉ nộ ái ố, nóng giận ghen ghét ích kỷ v.v... mấy ai mà không có một ít, từ khi sinh ra và đến khi lớn lên.

              Các cụ già xưa và nay thường ăn chay cầu nguyện nhiều hơn hồi còn trẻ phải bận lo gia đình con cái lúc đó chúng còn nhỏ, kinh qua nhiều gian nan thử thách, nhiều gian khổ. Ra đời với hai bàn tay trắng, đến khi ra về cũng trắng đôi tay, chỉ có thành tâm hướng thiện là tồn tại muôn đời, phục vụ xã hội “Yêu mến tha nhân, yêu người người lân cận như chính mình”. Người lân cận gần nhứt là những người trong gia đình, họ hàng bà con, sau đến lối xóm bạn bà. Để tỏ tình yêu đó, người ta có thể trao tặng tiền bạc, của caiû, đồ ăn thức uống v...v.. cho nhau. Nhưng mấy ai làm được như vậy quả là vị thần tiên hay bậc hiền nhân. Mỗi ngày qua mau ai làm được việc gì tốt thì họ cố gắng làm, bởi khi nhìn lại tuổi đời, dù người giàu hay nghèo, trí thức hay lao dộng, chẳng mấy chốc mái đầu cũng đều điểm pha màu tuyết sương, vì thế ngoài những lúc làm việc nhẹ nhàng của gia đình, các cụ thường lui tới Hội Cao Niên chuyện trò trao đổûi kinh nghiệm những năm tháng qua để truyền lại cho con cháu mai sau trong tình đồng hương là niềm an ủi tuổi già, xóa tan những phiền muộn âu lo, làm cho hội quán khởi sắc, những ngày vui đó không qua mau mà in đậm trong tâm tư mỗi người. Các cụ ở đó con cháu an tâm đi học đi làm, vừa ích lợi cho mình mà giúp cho mọi người - mọi bật. Sau cơn mưa trời lại sáng. Người ta ra khỏi nhà đi sinh hoạt như con đò vừa cập bến mọi người lên bờ, như học trò tan trường, như buổi bình minh. Các cụ sau một đêm ngủ nghỉ ra ngoài vận động cho máu huyết lưu thông tinh thần tỉnh táo, hít thở không khí trong lành ban mai, thả bộ trong vườn hoa, cây kiểng còn nghe vang vọng tiếng thơ của mùa vu lan báo hiếu đâu đây:

              Dù cho vật đổi sao dời,
              thì ta vẫn nhớ những thời gian qua.
              Đến nay cha mẹ đã già,
              Nuôi con khôn lớn đậm đà tình thương.

              Matthew Lê
              Tháng 8, năm 2005
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2009 01:42:59 bởi Trần Mạnh Hùng >
              #7
                Trần Mạnh Hùng 10.11.2009 04:10:12 (permalink)

                Đêm Thu Trăng Tỏ


                Hằng năm cứ vào ngày rằm thág 8 âm lịch thì người Việt Nam gọi là Tết Trung thu. Ngày này cha mẹ thường mua lồng đèn cho con em đi rước. Nào là lồng đèn ông sao, lồng đèn cá chép, con thỏ, con gà, con bướm, lồng đền xếp quả dưa, quả bí, lồng đèn hoa sen v.v... Đủ màu sắc xanh đỏ tím vàng trông rất đẹp mắt. Các trường học thì tổ chức thi đua làm lồng đền châmá điểm treo giải thưởng. Các hội đoàn thiện nguyện tổ chức đêm hội hoa đăng rước đèn múa lân múa rồng, phát quà phát bánh trung thu, bánh nướng, bánh dẻo, bánh con heo niễn phí cho nhi đồng, tổ chức ca múa nhạc kịch, biểu diễn thi thời trang quốc hồn quốc túy, phong tục cổ truyền v.v...

                Các cụ già bày cỗ trông trăng rằm sáng tỏ, uống trà đối ẩm, ngâm thơ vịnh nguyệt vui cùng trẻ thơ.
                Sở dĩ cổâ nhân dùng đêm rằm tháng 8 âm lịch là đêm Trung Thu vì trăng đêm rằm nếu là mùa hè thì khí trời oi bức nóng nực, mặt trăng khi mờ khi tỏ, khi ẩn khi hiện, còn đêm rằm mùa thu khí trời mát mẻ, không gợn chút mây trong xanh nên đêm thu trăng tỏ, vì ít mây nên vào đêm này trời thường không mưa, thật là hợp cảnh cho trẻ em ca múa rước đèn ngoài sân ngoài ngõ.

                Nhìn lại mùa xuân thì bà con vừa bận rộn mừng Tết Nguên Đán. Mùa đông thì bên ngoài trời giá rét, vì thế các cụ ta xưa kia chọn ngày này là đã có tính kỹ. Nói đến các cụ thì không quên trong tháng này tại Hoa Kỳ các con cháu dù ở xa ở gần, từ các tiểu bang đều tụ về nhà ông bà để mừng thọ Grandparents Day.
                Người ta thường ca tụng công ơn cha mẹ:
                “Công cha như núi thái sơn.
                Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                Ca nhạc thì nhiều bài lắm. Nào là Nhớ Mẹ, Lòng Mẹ, Bà Mẹ Quê, Tình Cha... Nhưng bài ca tụng ông bà thì rất ít. Thực ra công ơn cha mẹ là to lớn, đìều đó ai cũng công nhận là rất đúng. Nhưng suy nghĩ kỹ thì công ơn ông bà còn to lớn hơn nữa. Vì ông bà khi xưa sinh ra cha mẹ các cháu phải nuôi nấng cực khổ, vất vả. Đến khi cha mẹ các cháu lập gia đình sinh ra các cháu, vì bận đi làm kiếm kế sinh nhai cả ngày, giao các cháu cho ông bà săn sóc. Như vậy, ông bà trước đã nuôi một đàn con nay lại nuôi tới đàn cháu nội và có khi cả cháu ngoại nữa.

                Ở Việt Nam cha mẹ bận đi làm, nếu nhà nào khá thì có thể mướn người giúp việc coi con, thì ông bà cũng đỡ một chút. Nhưng nhà nào không khá, hay nghèo quá thì ông bà phải lo.

                Ơ û Mỹ gởi babysit hay mướn người giữ trẻ thì tiền công không phải là rẻ. Ai có ông bà ở nhà với cháu thì cha mẹ an tâm đi làm lại đỡ mất công và mất thì giờ đi gởi.

                Các cô cậu có gia đình thì thường muốn ở chung hay ở gần nhà cha mẹ để gởi con. Phần đông con gái thì thường gần gũi và có lòng hiếu thảo với cha mẹ hơn. Nhưng ngày nay, ở My,õ các cô con dâu cũng rất hiếu thảo với cha mẹ chồng. Vì các cô cậu bận đi làm cả ngày, nhà cửa, con cái giao cho ông bà nội con ngó, săn sóc. Nhiều bà mẹ chồng vừa coi cháu, lại vừa lo cơm nước. Khi con cái về tới nhà đã có cơm ăn. Con dâu chỉ cần ăn xong rửa chén rửa bát, hay tắm rửa cho con cái của mình. Vì thế các con dâu rất biết ơn cha mẹ chồng. Mỗi chiều tối sau khi tan sở làm về thường ghé vào các tiệm ăn mua phụ thêm những món ngon vật lạ đem về cho mẹ già đỡ vất vả nấu nướng. Thật là khiến người ta cảm động. Không còn là cảnh mẹ chồng nàng dâu hồi xưa như những bài ca “Kiếp làm Dâu” như các tuồng cải lương than thở.

                Các cháu nội ngày nay hay cháu ngoại cũng rất nhớ ơn ông bà. Tư khi còn nhỏ hay khi tới tuổi đi học, các cháu cũng quanh quẩn vui chơi bên ông bà. Ôâng bà coi sóc các cháu từ niếng ăn giấc ngủ. Khi cha mẹ các cháu bận đi làm, ông bà chỉ dạy cháu làm bài tập ở nhà mà cháu gọi là “homework”. Có những trẻ không có ông bà khi tan học, cha mẹ bận ở sở làm chưa thể tới đón, các trẻ đó phải ngồi nhờ nhà hàng xóm, hay vào thư viện, có trẻ phải ra ngoài công viên nhờ các thiện nguyện ngó chừng, chờ khi cha mẹ tan sở mới tới đón

                Các cháu đó thật là bơ vơ tội nghiệp. Như thế đủ biết có ông bà quan trọng biết là ngần nào. Nhớ khi xưa các cháu thường nghêu ngao đọc:
                “Bà ơi cháu rất yêu bà.
                Đi đâu bà cũng mua qùa về cho.
                Hôm qua có chiếc bánh bò.
                Bà chia cho cháu phần to nhất nhà.”
                Chỉ rõ ông bà tất là thương cháu.
                Oâng bà tuy tuổi đã già
                Vẫn lo cho cháu dù xa dù gần.

                Cũng có khi các cháu lèng èng hay không vâng lời thì ông bà cũng rất mệt. Nhưng cũng có khi các cháu nhỏ thường ca múa và làm nhiều trò vui, khi ca nhạc rap, nhạc rock, ra điệu bộ nhiều khi ông bà không nhịn được cười, khiến lòng già ấm áp, nguôi ngoai quên hết phiền muộn âu lo vì tuổi già sức yếu.

                Bây giờ thì trẻ đã già
                Búp măng mới mọc thì ta vun trồng
                Mai sau nối nghiệp tổ tông.
                Xây dựng sự nghiệp cha ông đời đời.

                Xây dựng sự nghiệp ngày nay và mai sau cậy nhờ vào lớp trẻ đang khi họ còn nhiệt tâm, nhiệt thành còn dồi dào sức khỏe. Cổ nhân có nói “trẻ cậy cha, già cậy con”. Các ông bà nay tuổi đã già sức yếu chỉ còn trông nhờ vào các con các cháu gánh vác việc gia đình và xã hội. Bản tin Tâm Tình Cao Niên là lời của những ông bà lão. Thường là những người đã có cháu nội cháu ngoại, tinh thần cũng không còn sáng suốt lắm, lại không phải là thi hào văn sĩ gì không dám “múa rìu qua mắt thợ” nên lời lẽ chỉ là đơn sơ mộc mạc giản dị. Qúi cụ qúi ông bà, các bác các anh chị em, các cháu có ghé mắt xem qua xin cảm thông

                có gì sơ sót xin bổ sung dùm. Cao niên chỉ mong giãi bày tâm tư. Nhiều khi viết ra rồi phải đọc đi đọc lại nhiều lần vì không nhớ mình đã viết những gì, ấy bởi: “Tôi viết không phải tôi viết, mà là Đấng viết trong tôi.” Đôi khi nghĩ thân già nhiều lúc lẩm cẩm, rồi lo sợ đủ thứ:

                Sợ khi rày gió mai mưa.
                Sợ khi bóng ngã về trưa về chiều.
                Những khi nhà vắng quạnh hiu.
                Trao ra những nỗi những điều thở than.

                Khi ông bà cha mẹ ở chung với con cháu thì lo: Mình làm theo ý mình thì con cháu không vui. Còn ở riêng một mình thì lo tối lửa tắt đèn biết cậy nhờ vào tay ai. Vì thế muốn vẹn toàn đôi bề thì khi ở chung tránh nói nhiều. Khi cần lắm mới nói, còn ở riêng thì khi có thời giờ rảnh, năng lui tới thăm nom, có gói quà tấm bánh đem ra. Như thế làm cho người ta khó quên và dễ là chỗ thân tình, nhất là những dịp đặc biệt như sinh nhật, mừng thọ, ngày lễ Tết, ngày hội hè đình đám, gặp nhau tay bắt mặt mừng:

                Món dưa món cà đậm đà tình thân
                Lâu lâu trái bưởi trái bòng
                Chỉ mong sum họp chẳng mong chi nhiều.

                Những khi sum họp thường hay tương trợ lẫn nhau. Đó là những người thiện nguyện, không phân biệt tuổi tác, già trẻ. Những người thiện tâm không ngại khó ngại khổ. Những người ăn chắc mặc bền là những người cần cù lao động. Khi trà sớm, khi cơm trưa, Hội Cao Niên thường ngày gặp gỡ quây quần như một đại gia đình những ngày trời quang mưa tạnh, những ngày nắng ráo thì hội quán đông hơn. Đôi khi trao ra những loa quả đầu mùa. Cây nhà lá vườn như trái na trái nhãn, trái cóc, trái ổi. Ơû Việt Nam những trái này là những trái thường ngày, vì nó vừa nhiều, vừa rẻ. Nhưng ở Mỹ, nó là món qùa quí hiếm vì bây giờ nó là đồ ngoại. Con người khi còn ở Việt Nam thì ai cũng như ai. Nhưng khi qua định cư ở Mỹ rồi đối với Việt Nam bây giờ họ là người nước ngoài, là Việt kiều Mỹ. Nên khi trở về thăm quê nhà, các cụ ông, cụ bà như là vinh qui bái tổ, vỏng lọng về làng rất được con cháu, bà con, lối xóm đón tiếp niềm nở, tới thăm hỏi mừng THỌ tấp nập, thật là: “Phước như đông hải. Thọ tỉ nam sơn.”

                Tháng 9, 2005
                Matthew Lê
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.11.2009 04:12:59 bởi Trần Mạnh Hùng >
                #8
                  Trần Mạnh Hùng 15.11.2009 01:31:24 (permalink)
                  Đời Sống Xã Hội



                  Gia đình là nền tảng của xã hội. Nhiều gia đình trong một nước tạo thành quốc gia. Gia đình nào dù nhiều dù ít con cái thì cũng lo đủ thứ, nào là lo cho con ăn, giấc ngủ, lo manh quần tấm áo. Nhà nào có con trai lo sao cho đỗ đạt thành tài, có công ăn việc làm chắc chắn rồi mới lo cho lập gia đình. Nhà nào có con gái thì lo trau dồi công dung ngôn hạnh, kim chỉ vá may, rồi lo sớm gả chồng cho con yên bề gia thất. Ơû Mỹ thì các cô cậu còn lo học hành tốt nghiệp nên lập gia đình trễ. Các cô gái đa số có sự nghiệp nên dễ có ý trung nhân tốt.

                  Khi lập gia đình thì nhu cầu về nhà ơ,û xe cộ và mọi thứ cần dùng hằng ngày cho con cái đều phải có. Vì the,á cả hai người đều phải có công ăn việc làm mới đủ chi dùng. “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.”

                  Người không vướng bận gia đình thì ăn ngon ngủ yên hơn người có gia đình. Những người có gia đình pgải chăm lo con cái, khi ăn học, khi mạnh khỏe, lúc ốm đau. “Tu là cõi phúc.” Người tu hành không bận lo cơm ăn áo mặc, nhà ở xe cộ và những nhu cầu khác. Họ chỉ lo làm tròn bổn phận hằng ngày, phục vụ xã hội, phục vụ tha nhân, sớm tối kinh kệ và cầu nguyện.

                  Còn người lập gia đình thì lo bon chen kiếm sống, bao nhiêu thứ phải lo toan. Nếu con cái siêng năng học hành, làm việc thì đỡ, nhưng nhiều khi con ham chơi, ham vui, thì cha mẹ phiền não. Tuy thế ở Mỹ đa số con cái đều chịu khó vừa học vừa làm, số ham chơi thì ít. Tuổi trẻ thì làm việc nhiều. Tuổi già thì làm ít. Vật gì không còn hữu dụng sẽ bị đào thải theo luật tự nhiên của dất Trời. Làm vừa sức thì bền lâu, làm quá sức thì mau hao mòn.

                  Người làm việc quá nhiều có quá dư, làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Nếu người này quá dư, người khi phải thiếu. Như con tàu lớn chở được nhiều hành khách lại chạy mau nên người ta chen nhau lên đó. Họ đâu biết nếu chở quá tải sẽ dễ bị chìm tầu, nên phải chia bớt khách cho tầu nhỏ, thì cả hai đều an toàn. Mà tầu lớn lại có người có lòng từ thiện, người có lòng từ tâm ví như “Gieo giống chi gặt giống nấy, gieo ít gặt ít, gieo nhiều gặt nhiều, không gieo không gặt, trồng đậu được đậu, trồng cà được cà, trồng khoai được khoai, gieo nhân nào quả nấy.” Trồng cây nhỏ thì mau được nhưng thu hoạch ít như cây ớt cây hành, cây rau thơm. Trồng cây lớn tuy lâu năm nhưng thu hoạch nhiều như cây cam, táo, soài v.v... Con người làm việc gì nếu muốn có kết quả tốt thì phải khiên nhẫn chờ đợi ở đời này, đời sau và đời con cháu. “Cây xanh thì lá cũng xanh. Cha mẹ hiền lành đẻ đức cho con.” “Cây nhà lá vườn.” Cây cối do tay người chăm lo tưới nước vun trồng thì cây lá xanh tươi, đơm bông kết trái. Không chỉ cây trái mà còn nói về những sản phẩm do tay người làm ra, phải tốn hao nhiều tiền bạc, công sức và đỗ mồ hôi mới có được. Như khi con cái trưởng thành khôn lớn nên người thì cha mẹ cũng phải vất vả lắm lo cho gia đình trong ngoài êm ấm, cơm dẻo canh ngọt.

                  Người phục vụ là người lo cho người khác, là người quên mình phục vụ tha nhân. Đem công sức và mồ hôi của mình lo cho người khác, đó là của cải để dành đời này và đời sau “mà không mối mọt nào đục khoét được và không trộm cắp nào lấy được”. Những người khác đó là những người ở gần và ở xa, những người ở gần thì hay gặp gỡ nhiều hơn. “Bà con xa không bằng lắng giềng gần.” Họ thường dùng những lời hay ý đẹp khi chuyện trò tránh làm mích lòng:
                  “Lời nói không mất tiền mua.
                  Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

                  Những người gặp gỡ thường ngày trở thành thân quen. Hay đó là căn duyên tiền địch từ thuở nào, là bởi trồng cây tới ngày ra trái. Trái cây và bông hoa thì có nhiều màu sắc khác nhau để dễ phân biệt và làm đẹp cảnh bật. Người ta cũng có nhiều sắc tộc, da trắng như người Âu Châu, da vàng như người Á Châu, da đen như Phi Châu v.v...

                  Những người được ăn uống đầy đủ thì thường thông minh hơn người thiếu thốn. Cũng như cây cối được chăm bón thì sinh hoa kết trái xanh tươi, cây thiếu nước thiếu chăm bón thì khô héo. Cũng đôi khi có những người nghèo khó mà thông minh. Những người này thường ở các nước khác giả giàu tình nhân đạo bảo trở hay nhận làm con nuôi cho ăn học đào tạo nhân tài. Những vị mạnh thường quân này là ân nhân củ thế giới.

                  Thế giới ngày nay trên đỉnh văn minh của thời đại, nhưng hiện tượng gì lên dỉnh cao nhất thì lại đi xuống. Như con người leo lên tới đỉnh núi, không còn chỗ lên nữa thì phải tụt xuống và đồng thời cũng đang trên đà hủy diệt. Một phần do thiên tai, một phần do loài người vô tình gây ra như những cuộc thí nghiệm vũ khí hạt nhân bom nguyên tử, phá núi, phá rừng, những tàn phá do bom đạn chiến tranh, những nhà máy thải khí độc v.v... Làm cho tầng ozone bao quanh trái đất bị lủng như mái nhà trái đất bị dột. Làm cho không khí bao quanh trái đất có chỗ thoát ra ngoài, như quả bong bóng có lỗ mọt xì hơi. Làm cho trái đất dưới sức nóng mặt trời bây giờ càng ngày càng nóng lên khiến các tảng băng ở Bắc Cực trôi ra biển cả làm điều hòa thãn nhiệt cho quả đất, song mực nước biển dâng cao lên làm cho mưa bão bất thường, thiên tai lũ lụt động đất v.v...

                  Biết rằng những việc con người làm ra đều nhằm vì lợi ích. Nhưng được bề này lại mất bề kia. Như thuốc trụ sinh uống vừa phải thì là chữa được nhiều bệnh. Nhưng dùng quá liều hay dùng nhiều quá thì lại có hại như môi khô, run rẩy tay chân, phá hồng huyết cầu trong máu. Lâu ngày làm cho cơ thể khô đét tiều tụy. Hay việc chế tạo ra người nhân tạo gọi là bản copy, không biết người copy này có linh hồn hay không—nếu không có linh hồn là cõi siêu nhiên thì làm sao phân biệt được điều xấu điều tốt.

                  Để khắc phục những tình huống xấu xảy ra, người ta ngoài việc lo tròn bổn phận hằng ngày, lại lo sớm tối kinh nguyện. Cầu nguyện cho quốc thái dân an. Nếu ai ai cũng một lòng hướng thiện thì thế giới đâu còn người xấu, việc xấu, ấy là “lời cầu nguyện có thể dời non lắp biển, làm đổi mới bộ mặt thế giới.”

                  Vì thế vấn đề hòa bình thế giới và an bình của nhân loại do sự rao giảng tin mừng cứu độ cho các con chiên bổn đạo của các linh mục, mục sư, và thuyết pháp, thuyết giảng của các thượng tọa, các nhà tu hành cho thiện nam tín nữ về lãnh vực tinh thần là điều cần thiết là công đức vô lượng.

                  Dù cho biển cạn non mòn.
                  Dù sông núi lở vẫn còn Trời cao.
                  Mai sau dù có thế nào.
                  Con người vẫn có cõi vào bồng lai.

                  Nói đến công đức vô lượng thì người ta thường nghĩ đến các thượng tọa, các ni su vào mùa vu lan báo hiếu vừa qua trong bộ áo cà sa màu vàng. Nhân mùa này Hội Cao Niên có tổ chức dạ tiệc gây qũy tại hàng Ocean Palace Houston, quan khách tham dự và hội viên đông đảo tấp nập, kết quả thành công rất là đáng vui mừng phấn khởi. Những chiếc nơ màu vàng gắn trên ngực áo Ban Điều Hành là biểu tượng của mùa Vu Lan báo hiếu nơi Phật đường, là màu cờ Việt Nam Cộng Hòa của những người Việt định cư tại Hoa Kỳ.

                  Người ta gọi tuổi xanh là tuổi của các em nhỏ khoảng từ nhỏ tới 10 tuổi. Tuổi hồng khoảng mười tám, đôi mươi. Còn tuổi vàng là tuổi của nguời cao niên, quí trọng như vàng bạc.

                  Sau ngày Hội Cao niên gây quỹ tại nhà hàng Ocean Palace là ngày các nhà thờ, các đền chùa kêu gọi đồng bào Houston và các tiểu banh quyên góp quần áo, mền gối, thực phẩm, tiền bạc cứu giúp đồng bào bị bão lụt ở New Orleans di tản qua.

                  Trong nổi đau buồn của người di tản khiến ai ai không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho những người mất nhà cửa, xe cộ, gia tài, sản nghiệp, công ăn, việc làm, có người mất cả người thân trong cơn bão Hurricane Katrina. Ai người ở chốn bình yên không ai thờ ơ trước đại họa đau thương. Kẻ ít người nhiều ra tay giúp đỡ trong tinh thần “lá lành đùm lá rách”.

                  “Nhiều điều phủ lấy giá gương.
                  Người trong một nước
                  thì thương nhau cùng.”

                  Ngày nay không phải chỉ trong một nước giúp nhau, mà nhiều nước trên thế giới cùng tham gia cứu trợ - thật là:

                  Dù xa dù gần vẫn cần đến nhau


                  Vui Hưởng Tuổi Già

                  Cụ già như chuối chín cây
                  Như hương hoa buởi toả đầy làng thôn.

                  Cha mẹ vui hưởng tuổi già
                  Phước cho con cháu ở xa ở gần.

                  Dù cho vật đổi sao dời
                  Thì ta vẫn nhớ những thời gian qua.

                  Đến nay cha mẹ đã già
                  Nuôi con khôn lớn đậm đà tình thương.

                  Ông bà tuy tuổi đã già
                  Vẫn lo cho cháu dù xa dù gần.

                  Đi dâu vẫn nhớ Hội già
                  Khi vui sum họp khi trà khi dưa.

                  Dù cho Trời nắng Trời mưa
                  Dù hay dù dở vẫn vừa lòng nhau.

                  Matthew Lê
                  Tháng Chín, 2005





                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2009 01:34:38 bởi Trần Mạnh Hùng >
                  #9
                    Trần Mạnh Hùng 22.11.2009 06:55:49 (permalink)


                    MÙA GIÁNG SINH LẠI VỀ



                    Mùa đông đã tới mang theo không khí giá lạnh báo hiệu Mùa Giáng Sinh đã gần kề, ngoài đường phố khách bộ hành vội vã bước mau về tới nhà để tránh cái giá rét, cảnh vật cây cối trơ cành khẳng khiu trụi lá, nhất là ở những tiểu bang phía Bắc nước Mỹ, tuyết phủ ngập mái nhà, đường phố, các thảm cỏ xanh nay thay bằng màu trắng xóa, về ban đêm cây cối lấp lánh những hạt tuyết như những viên kim cương, lóng lánh như những vì sao chiếu sáng trông rất ngoạn mục-Những vì sao sáng như thiên đường hạ giới vang lên khúc ca mừng Chúa giáng trần. Tháng 12 dương lịch vào đêm 24 là thế giới mừng Christmas Day, đó là ngày mừng Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ nơi hang lừa, mặc lấy thân phận khó mghèo để cùng cảm thông nỗi thống khổ của nhân loại, mang tin mừng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Để mừng Chúa Hài Đồng ra đời ngày này người ta thường tặng quà cho nhau, các nhà thờ thường quyên góp quần áo, đồ dùng, thực phẩm, tiền bạc để ông Già Noel phát quà cho thiếu nhi hay các gia đình nghèo, những nơi phát quà như vậy người ta thường phát Tờ Mục Vụ rao giảng tin mừng Chúa giáng trần:
                    Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm

                    Người thiện tâm là những tín đồ và cả những người ngoại đạo, họ cùng tới nơi hang đá được dựng lên đêm Noel trong sân giáo đường để chiêm bái và thờ lạy, vang lên bài Thánh ca mừng “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…”
                    Chúa sinh ra đời nơi thấp hèn để biểu lộ “Ai hạ mình xuống sẽ được cất lên- Ta là bánh trường sinh, ai ăn sẽ sống muôn đời, nước Ta ban ai uống sẽ không khát bao

                    giờ.

                    Cuộc đời góc bể chân mây
                    Rày đây mai đó, biết ngày nào vui
                    Muốn cho thân khỏi ngậm ngùi
                    Tìm nơi cứu Chúa sẽ nguôi âu sầu.

                    Vì nhân loại mê đắm trong tội lỗi của Adam và Evà, nên đi trong nơi tối tăm, vì thế Chúa Giêsu giáng trần để đem ánh sáng cho thế gian, nếu ai tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế sẽ đi trên con đường dẫn đến sự sống đời đời. Cây có cội gốc, nước có nguồn, con người tìm về cội nguồn là tìm về Đấng Tạo Hóa là Thiên Chúa, chim khôn tìm cây lành mà đậu, chim bồ câu không dám bay đi đâu xa quá vì lỡ khi trời mưa bão, không dám bay qua sông, qua biển, chỉ bay quanh quẩn những vùng có cây cối, có nhà cửa để khi mỏi cánh có chỗ đáp xuống. Con người cũng vậy, không nên đi đâu quá xa nhà, chỉ trừ khi vì công tác, hay nhiệm vụ, đó là những người không vướng bận gia đình, nhất là những người có con cháu còn nhỏ, phải ở gần bên để săn sóc chúng. Cha mẹ vợ chồng con cái vì công ăn việc làm, vì hoàn cảnh có khi ở gần, có khi phải ở xa, nhưng Thiên Chúa thì luôn ở cùng nếu ai kêu cầu Ngài “ Này ta đứng ngoài cửa mà gõ, ai nghe tiếng Ta ra mở, Ta sẽ vào cùng người ấy”. Như trong cơ thể con người chỗ nào cũng có máu, nếu ta lấy kim chích vào bất cứ chỗ nào thì cũng thấy đau. Thiên Chúa cũng vậy, mắt thường không nhìn thấy được, nhưng cảm nhận được, vì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, con người ở trong Chúa như nước ở trong chai và chai ở trong nước.

                    Mùa Giáng Sinh nhiều nhà dựng cây thông gọi là cây Noel, treo đèn kết hoa, dây kim tuyến đủ màu rực rỡ, dưới gốc cây thì để những gói quà cho người lớn và trẻ em, nửa đêm giáng sinh sau khi đi lễ nhà thờ về thì mở tiệc ăn mừng và mở quà, người ngoại đạo tuy không đi lễ nhà thờ nhưng nhiều nhà cũng dựng cây Noel và cũng mở quà. Ở Việt Nam đêm Noel người ta tuôn ra khắp các đường phố vui chơi, các xe lôi, xe kéo, xe tắc xi chở khách; các xe cà rem, các xe bong bóng bán cho trẻ nhỏ, các quán ăn, quán nước được ngày vui rất là phát tài, mọi người đi đến các nhà thờ dự lễ, xem trang trí các hang đá, và xem trình diễn ca múa nhạc kịch rao giảng về đời Chúa Cứu Thế.

                    Hồi xưa ở Việt Nam, trước cổng nhà thờ thường có những người nghèo khổ ngồi xin ăn, để tránh tình trạng họ tu tập đông đảo, vừa mất trật tự an ninh và mất vệ sinh nên những ngày chủ nhật trong nhà thờ có để thùng tiền quyên góp giúp người nghèo. Ngày nay ở Mỹ cũng vậy, nhất là ngày Lễ Giáng Sinh thì đưa giỏ tiền quyên góp cho nhà nghèo, người homeless trong các thánh lễ để thực hiện Lời Chúa “Ta đói ngươi cho Ta ăn, Ta khát ngươi cho Ta uống, Ta mình trần ngươi cho Ta áo mặc…” “Ai nghe Lời Chúa mà đem ra thực hành, ví như người khôn xây nhà trên đá, dù mưa sa, nước cuốn, bão táp cũng không sụp đổ “ như việc từ thiện, bác ái đem ra thực hành khiến người nhận không bao giờ quên được, nó tồn tại mãi trong lòng mọi người.

                    “Dù xây chín đợt phù đồ Không bằng làm phước cứu cho một người”.

                    Ngày nay ở Mỹ hay trên thế giới người ta không phải chỉ cứu một người, mà có người cứu được hằng chục, hằng trăm, hằng ngàn người đó là những cá nhân, hay những con tầu Nhân Aùi, tầu Đại Dương v.v… cứu người vượt biển và giúp những nạn nhân di tản thiên tai, bão lụt, sóng thần, gần đây nhứt là đại họa hurricane Katrina tại 3 tiểu bang Louisiana, Mississippi và Alabama, bão Rita, trận dộng đất lớn ở Pakistan. Những người ở chốn bình yên, những người no đầy ơn phước, thì cánh cửa từ bi rộng mở ra tay cứu tế, người luôn nghĩ đến người khác là ngưòi có hạnh phúc, đón mừng Merry Christmas and Happy New Year 2006.

                    Ở Việt Nam thì thường năm hết Tết đến ai ai cũng muốn có bộ quần áo mới để đi chúc Tết mọi nhà, người lớn thì thường mua vải may, trẻ em thì thường mua quần áo mới may sẵn, vì thế ngày Tết rất là nhộn nhịp hơn ngày thường, còn ở Mỹ thì quanh năm vào các ngày lễ các cửa hàng on sale thì người ta đua nhau đi mua sắm, nghĩa là ngày Tết đương lịch và ngày thường không khác nhau lắm. Khi đi làm việc thì phụ nữ ăn mặc kín đáo, nhưng khi đi shopping thí ăm mặc có chút hở hang, nhất là vào mùa hè nóng bức, khi đi dự tiệc cưới hay dạ tiệc, dự hội thì các bà các cô ăn mặc rất là lộng lẫy- các cửa hàng, các mall bán hàng, tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng, mua rồi sau lễ còn được trả lại, quí bà mua rồi mặc chụp hình thì ai cũng khen là xinh đẹp bội phần nên mua rồi không nỡ trả lại, vì thế các nhà tạo mẫu luôn design những kiểu hợp thời trang làm đẹp cho người và cho đời, đặc biệt là những chiếc áo dài dạ hội nửa kín nửa hở của các Hoa Hậu Việt Nam trong mùa hè Á Châu (ASIA) rực rỡ khiến cả thế giới hâm mộ những người phụ nữ Việt Nam.

                    “Những người thắt đáy lưng ong
                    Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”.
                    Nuôi con khôn lớn nên người để tiếp tục sự nghiệp của tiền nhân để lại. Nay ông bà cha mẹ là những vị cao niên đã già yếu, hồi còn trẻ họ đã cống hiến công sức tiền của cho gia đình và cho xã hội, nay tuy về già không còn giúp ích được nhiều như hồi xưa, nhưng họ lại sanh ra cho đất nước những người con ưu tú, hữu ích làm cho quốc gia ngày càng giàu mạnh theo đà tiến bộ văn minh không ngừng của nhân loại. Thật là “Con hơn cha là nhà có phước”

                    Ơn phước do Trời Phật từ bi gia hộ hay là tình yêu Thiên Chúa trao ban cho tất cả mọi người, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn, những người cô đơn buồn tủi, những người già yếu bệnh tật v.v…Tình yêu đó tuôn trào thì được nhận lại vì tâm hồn người nhận rung động hay cảm động, như khi ta gọi phôn thì bên kia đầu dây trả lời, hay khi ta cười với ai thì họ cười đáp lại, người trao ra tình yêu luôn vui mừng, như cánh cửa tâm hồn rộng mở thì tinh hoa của Đất Trời lùa vào, là vẻ đẹp của thiên nhiên với muôn kỳ hoa dị thảo, nhưng vẻ đệp đó thay đổi tùy theo từng mùa. Trong Trời Đất vạn vật biến hóa không ngừng, cây cối cứ mọc lên, con trẻ từ từ lớn lên, người lớn mỗi ngày mỗi già đi. Con người là một tiểu vũ trụ, có khi khỏe mạnh, có khi bệnh hoạn khi ốm đau, do ảnh hưởng khí hậu, thời tiết, do đồ ăn thức uống có khi thiếu vệ sinh, hay do môi trướng sống bị ô nhiễm v.v…thì Trái đất là một đại vũ trụ cũng có khi bình yên, cũng có khi có những biến động từng chu kỳ, một phần do loài người vô tình gây ra như bom đạn chiến tranh, những cuộc thử nghiệm nguyên tử, nhà máy thải khí độc v.v..nhưng một phần cũng do những cơn chấn động địa chất, cái củ không còn hữu dụng nên tự nó đào thải để tái tạo cái mới theo luật tự nhiên của Tạo Hóa, như cây cối từng mùa đơm bông kết trái, khi trái già thì rụng đi, rồi lại tái sinh, như khi người mẹ chuyển bụng sanh con, cho ra đời một hài nhi, một sự sống mới thì cũng có những cơn đau bụng co thắt từng hồi; như khi người ta ăn nhằm tiêu, ớt cay quá nhiều thì cũng chảy nước mắt, rát lưỡi, nóng đỏ môi. Trái đất cũng có lúc chịu sự tác động bên trong hay từ bên ngoài, khi mưa thuận gió hòa, khi phong ba bão táp, mưa nắng thất thường, những sự thiệt hại mất mát về người hay về tiền bạc, của cải của những nạn nhân sóng thần hay bão Hurricane, động đất là sự hi sinh cao cả, lớn lao cho nhân loại trường tồn, khiến cả thế giới những người ở chốn bình yên đều nghiêng mình kính cẩn.

                    Mùa Giáng Sinh lại về sau những thiên tai, bão lụt vừa qua, khiến nhân loại ai ai cũng tu nhân tích đức, tỉnh thức cầu nguyện vì không biết giờ nào CON NGƯỜI đến.

                    Tháng 12 năm 2005
                    Matthew Lê

                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.11.2009 07:06:14 bởi Trần Mạnh Hùng >
                    #10
                      Trần Mạnh Hùng 04.12.2009 07:29:36 (permalink)
                      BÓNG DÁNG CUỘC ĐỜI

                      Về mùa hè mặt trời chiếu rọi xuống trái đất nóng nực nên về đêm mặt nước biển vẫn còn nóng, khi nó bốc hơi gặp không khí ban đêm đã dịu mát nên khi nó chưa lên tới tầng mây đã cô đọng lại thành những giọt hơi nước nhỏ li ti gọi là sương mù, những hạt sương mù này có màu trắng đục không trong trẻo như những giọt mưa là vì nó chứa muối và còn chất cặn bã của nguồn nước chưa được thanh lọc như những giọt mưa, vì như thế nó lại là những hạt nước có chứa thực phẩm cho cây cối, làm cho nhiều hạt và cây nẩy mầm và làm cho không khí có độ ẩm khiến nhiều cây vì nắng hạn sắp khô thì nó lại làm cho cây cối tươi tốt trở lại, giống như về mùa đông lạnh trong nhà mở heat có hơi nóng nên làm da thịt bị khô nên người ta lại phải mở thêm một máy hơi nước nhỏ để làm da và đồ đạc trong nhà không bị khô nẻ.

                      Ở Việt Nam nhiều nghề nghiệp phải đi làm về ban đêm, nhất là các cô gái sống về nghề đi khuya về sáng dầu dãi gió sương, thân thể xanh xao hao gầy, da dẻ thâm nám; những người lao công nghèo khổ vất vả làm ở các ghe tàu bỏ hàng hóa, rau quả về ban đêm để bạn hàng kịp phiên chợ sáng. Tiền mua bán ở Mỹ và ở Việt Nam trị giá thật là khác nhau, tiền Mỹ như bánh phồng tôm, khi ở Mỹ là nhỏ nhưng khi về đến Việt Nam lại là lớn: một ly cà phê ở Mỹ giá $1 đô la về Việt Nam mua được 10 ly, một tô phở ở Mỹ $5 về Việt Nam mua được 10 tô. Như vậy ở nơi này là nhỏ nơi kia lại là lớn, tùy theo hoàn cảnh, tùy nơi, tùy lúc. Khi người ta tặng một món quà nhỏ nhưng người nhận lại cho là lớn vì lúc đó họ đang cần, nhiều khi nhìn sự việc rất khó đoán, như một người nhà quê chở một ghe trái cây ra chợ bán, hay một xe hàng đầy dưa hấu, thế mà người nông dân có được học gì đâu mà vẫn tính nhẩm ra giá tiền không sai. Trời cho mỗi người một năng khiếu để sinh tồn và để giúp đỡ lẫn nhau vì không ai biết hết mọi thứ. Nhìn mây đen vần vũ biết trời sắp đổ mưa, ấy là dấu hiệu dễ biết, nhưng có những dấu hiệu ít ai để ý ví như gót giày thì luôn bị mòn nhưng gót chân người ta không bao giờ mòn, cũng như thế xác con người càng ngày càng hao mòn, già nua còn linh hồn người ta tin là sống mãi, thể xác ví như gót giày, còn linh hồn ví như gót chân, của cải khi còn khi hết, nhưng loài người thì không bao giờ hết, từ đời nọ qua đời kia con người sinh sản đầy mặt đất từ cổ chí kim.

                      Những cơn chấn động địa chất, thiên tai bão lụt, động đất làm bao nhiêu người mất mát gia sản, sự nghiệp, bao người phải hi sinh mạng sống do thiên nhiên, những người phải mất mát thiệt thòi, nghèo đói bệnh tật phải hi sinh vì lý do nào thì thường được đền bù ở đời này hay đời sau vì nước khi nào cũng chảy vào chỗ trũng, trăng khi vơi lại đầy đó là định luật của Tạo Hóa, cũng như con người khi thức khi ngủ để cho thân thể được khỏe mạnh, vì khi ngủ thân thể được nghỉ ngơi, ban ngày thể xác làm việc, ban đêm nghỉ ngơi thì thường hay nằm mơ ấy là lúc linh hồn hoạt động để cả hai cùng lớn lên, người ta còn gọi linh hồn là tâm hồn, tâm hồn làm việc lành thì vui tươi, làm việc xấu thì bất an. Trong hoàn cảnh nào dù giàu nghèo sang hèn nếu làm tròn bổn phận mình, thì mỗi người đều rất là quan trọng và đèu cần cho xã hội- như trên thân thể người ta mỗi bộ phận đều có mỗi nhiệm vụ, tai để nghe mắt để nhìn, mũi để ngửi và thở miệng để ăn và nói, tuy chân lo làm việc để thân thể được khỏe mạnh, các bộ phận hoạt động điều hòa thì xã hội càng ngày càng tiến bộ, như khâu dây chuyền trong nhà máy sản xuất, như bầu trời phải có khi nắng khi mưa, khi lạnh khi nóng thì người và vật mới sống nổi- về mùa lạnh thì con người nghỉ ngơi nhiều, ít hoạt động, ít ra ngoài trời, như cây cối mùa này cũng nghỉ ngơi, không ra lá, ra hoa, trơ cành khẳng khiu nên cần phải có mùa nóng để cơ thể con người đổ mồ hôi, bài tiết chất dơ chất độc ra ngoài, vạn vật đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết trái, mùa lạnh con người ít vận động dể bị cảm cúm nên khi ở trong nhà thì đi bộ trên máy, không nên vận động quá sức làm cho trái tim quá mệt vì nó hoạt động suốt đêm ngày không được nghỉ ngơi như các bộ phận khác.

                      Vạn vật quanh năm có bốn mùa xuân hạ thu đông thì đời người cũng theo đó cũng có từng mùa, về tuổi thơ, tuổi trẻ đến tuổi già ai ai cũng theo luật tuần hoàn của tạo hóa mà biến đổi, trái cây cũng có lúc ra hoa kết trái còn xanh lúc chín rồi phải có lúc rụng có trái chín mới rụng, có trái hãy còn xanh đã bị rụng ấy là vì mưa sa bão táp ảnh hưởng môi trường.

                      Người ta không thể giao phó cho Trời đất làm hết, như khi đã có hạt lúa, hạt đậu thì phải đem trồng trọt tưới nước chăm lo thì cây mới mọc lên, như khi mái nhà bị lủng thì phải sửa chữa thì mới không bị mưa dột, hay khi có dịp may, có cơ hội thì hãy nắm lấy tạo thành quả ấy là Trời đất ban cho; nhưng dịp may hay là cơ hội đến vẫn là dịp đem lại hạnh phúc cho mọi người, làm cho quốc thái dân an.

                      Chẳng tham gác tía tòa lầu
                      Chỉ tham bốn bể năm châu một nhà
                      Chảng tham phù phiếm xa hoa
                      Chỉ tham đất nước nhà nhà an vui.

                      Khi nhà nhà an vui thì mọi người với tâm trạng vui mừng thì làm việc gì cũng cố gắng và dể thành công, mùa vui mừng nhất là mùa xuân Bính Tuất sắp về, muôn hoa đua nở khoe sắc thắm, năm con chó giữ nhà, hy vọng năm nay sẽ được an bình hạnh phúc hơn năm ngoái, cũng như mọi người , sau những năm thiên tai bão lụt, động đất, thì mọi người đều bàng hoàng như tỉnh cơn mê, ai nấy lo tỉnh thức cầu nguyện.
                      Năm hết Tết đến, mỗi lần nhìn hoa mai hoa đào nở các cụ lại thấy mình tăng thêm tuổi thọ, tuổi thọ càng cao thì công đức càng nhiều vì năm tháng chồng chất, vì thế các cụ rất vui, thấy cuộc sống mình có ý nghĩa, tuy về già dù không làm được nhiều như hồi còn trẻ song bây giờ các vị cao niên ngoài những lúc phụ tiếp lo việc gia đình cho con cháu, lại có thì giờ kinh sớm mõ chiều, sớm tối cầu nguyện, việc từ thiện, bác ái tông đồ, tu nhân tích đức. Các vị cao niên dù là:

                      Mãi lo trà sớm rưọu trưa
                      Mãi lo cái lọ bình xưa sơn mài
                      Mãi lo con cóc, con nai, con riu, con tép,
                      song con cháu người, người vẫn lo.
                      Matthew Lê

                      Tháng Một, 2006
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2009 07:31:18 bởi Trần Mạnh Hùng >
                      #11
                        Trần Mạnh Hùng 10.12.2009 12:30:51 (permalink)

                        TẬP QUEN NẮNG, QUEN GIÓ


                        Một người ngồi ở bờ sông câu cá, câu được một con cá, song lại thả xuống sông, có người thấy vậy hỏi sao lại thả cá, thì người đó trả lời vì con cá nhỏ nên không lấy, đợi có cá lớn mới lấy; cứ như thế cả buổi có cá nhỏ lại thả đi, chả có con cá lớn nào, ra về tay không.

                        Như vậy dù có cá nhỏ nhưng nhiều con thì cũng đầy giỏ. Việc gì tới tay dù là việc tốt nhỏ cũng đừng bỏ qua niềm vui nhỏ nhiều lần thành lớn.

                        Đôi khi gặp người ý hợp tâm đầu trao ra những gói quà dù là nhỏ không phải xa hoa phung phí gì cũng nói lên tình cảm đậm đà, đến khi có việc cần gì thì họ thường giúp đỡ lẫn nhau. Vào những ngày lễ người ta mua sắm cho gia đình và tặng quà cho bà con, bạn bè vì những ngày này các cửa hàng “on sale” mua sắm thì giúp cho mọi người có dịp dùng đồ mới vừa đẹp vừa tốt mà ngày nay lại được giá rẻ là sự vui mừng của người mua và cả người bán hàng, người công nhân sản xuất; nhờ đó mới có đồ cũ cho người dân các nước nghèo.Mua sắm làm cho đồng bạc luân lưu, kinh tế phồn thịnh tạo công ăn việc làm cho nhiều người, người chịu mua sắm là làm đep cho người và cho đời, làm giàu cho đất nước, làm cho những người trẻ tuổi chịu khó làm việc hơn, nhưng đừng phung phí quá mức, ấy là ích nước lợi nhà.Tuổi già thì không mua sắm như tuổi trẻ nhưng những ngày lễ ngày Tết, họ thường mua sắm cho mình thì ít, nhưng họ lại trao tặng quà cho họ hàng, bạn bè, nhờ Ơn Trên gia hộ, ví như dòng sông nước tràn đầy thì chảy ra biển, bốc hơi thành mây, mưa xuống lại tưới cho cây cối vạn vật nghĩa là lại trỏ về chốn cũ không mất mát đi đâu, tạo ra niềm vui, nơi nào có niềm vui mới, đó có sự an bình, khi có sự an bình thì người ta mới nghĩ đến tìm tòi học hỏi mở mang kiến thức; mở mang tâm hồn là phát triển tinh hoa của Trời đất; mở mang cỏi lòng là phát triển nhân đức, tinh thần suy nghĩ, cơ thể hoạt động làm cho cơ thể đổ mồ hôi là lau rửa các tế bào cho sạch bụi bám, như viên đá quí bóng láng phản chiếu vẻ đẹp của vủ trụ, vì thế con người dù làm việc trí thức hay lao động chân tay luôn phát triển không ngừng về mọi mặt, xây dựng trái đất, xây dựng thiên cơ. Vậy nên dù đã đến tuổi cao niên, các vị vẫn cố gắng làm những công việc nhẹ nhàng vừa sức, để cơ thể nhờ vận động luôn sạch đẹp và trí óc được sáng suốt, như trong căn nhà đồ đạc luôn được lau chùi thì không bị bụi bặm, nhện giăng làm cho mau mục nát như nhà hoang.

                        Những buổi họp mặt, đàm đạo trong tuổi già làm trau dồi kiến thức thực tế, là dịp mài dũa thâm tâm . Nếu ít đi ra ngoài như con chim nhốt trong lồng chỉ bay trong phạm vi nhỏ hẹp, đến khi bay ra ngoài, đôi cánh như tê dại không thể bay cao bay xa như những con chim khác được bay lượn ngoài bầu trời. Con người ít ra ngoài thì sợ nắng sợ gió, sợ đủ mọi thứ vì không quen, nhưng không nên đi nhiều quá mức lại sinh ra mệt mỏi; nếu có dịp đi gần thì ra ngoài cho quen nắng quen gió, không đi quá lâu quá xa nhỡ khi trái gió trở trời thì còn mau kịp về nhàngồi nghỉ, suy nghĩ những ngày xưa kia khi còn ở Việt Nam, bữa đói bữa no, rau cháo qua ngày chỉ có cái xe đạp lọc cọc, hay khá hơn chút thì cái xe máy cũ mèm; nhà cửa thì chật chội thiếu tiện nghi, có người còn ở nhà tranh vách lá xiêu vẹo.

                        Nay định cư ở Mỹ, nhà cao cửa rộng, gia đình nào cũng có từ hai tới ba cái xe hơi, đồ ăn thức uống thì ê hề đến nỗi người trẻ thì không dám ăn nhiều sợ mập, người già thì kiêng mỡ kiêng đường, thật là một cuộc sống tư do ấm no mà nhiều người ở các nước nghèo mơ ước mà không có được, ấy là ơn phước Trời Phật gia hộ hay ân sủng Thiên Chúa trao ban. Nhiều người vừa lo cho gia đình lại còn gửi quà về Việt Nam giúp cho những đồng bào nghèo đói bệnh tật, như thế họ đâu nghĩ trở về Việt Nam sinh sống làm gì. Về Việt Nam lo cho mình còn chưa nổi, làm sao giúp ai, mà còn làm gánh nặng cho đất nước đã chật, người đã đông. Trong khi tại Mỹ đất đai rộng rãi bao la, nhất là các vị cao niên ngày càng già yếu, các cụ ở Mỹ đã có chính phủ lo Medicaid, Medicare, lãnh tiền già mỗi tháng, tiền food stamp đầy đủ; khi bệnh hoạn lại có“provider” giúp việc nhà, các cụ nếu về Việt Nam, thì con cháu các cụ phải lo, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

                        Ở Mỹ các cụ lại có Hội Già lui tới cho quen nắng quen gió giúp cho thân thể khỏe mạnh, thư giãn gân cốt, tinh thần thoải mái là phương thuốc thần tiên không phải tốn tiền mà quên hết phiền lo, quên hết bệnh tật, vui hưởng tuổi già.
                        Matthew Lê

                        Tháng Hai, 2006
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.12.2009 12:34:34 bởi Trần Mạnh Hùng >
                        #12
                          Trần Mạnh Hùng 16.12.2009 05:23:23 (permalink)
                          NGÀY VÀ ĐÊM


                          Ngày nào trời nắng thì buổi sáng sớm có sương mù. Ngày nào trời mưa thì sáng sớm trời âm u. Ban đêm các nhà khoa học thường hay thức khuya để nghiên cứu. Đêm yên tĩnh thì dễ làm việc, vì thế họ hay uớng nước trà đậm, cà phê phin cho tỉnh táo. Các nhàvăn, các thi sĩ cũng vậy, thường sáng tác về đêm, ý tứ dồi dào. Con cò thường đi ăn đêm vì lúc đó, cá, tôm đã ngủ yên, nên cò dễ đánh bắt. Các cụ già ít ngủ, nên ban đêm thức khuya, dậy sớm cầu nguyện cho thế giới an hoà, nhà nhà yên vui trong tình yêu Thiên Chúa, trong ơn phước từ bi gia độ của Trời Phật. Ban ngày các cụ đi sinh hoạt hội già, như tới nhà giữ trẻ vậy. Ơû đó có đông người, các cụ cần gì thì có người giúp đỡ. Nếu cụï nào bị bệnh thì có người sẵn sàng chở đi bác sĩ, sau đó mới gọi phone cho con cháu của cụ. Cụ già mạnh giỏi bình yên, con cháu không tốn tiền vẫn gưỉ tới đây.

                          Cụ già như chuối chin cây,
                          Như hương hoa bưởi tỏa đầy làng thôn.

                          Ban ngày là mặt trời, ban đêm là mặt trăng. Mặt trời dọi vào trái đất xóa tan màn đêm u uẩn. Trên mặt đất là mặt nước biển như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu lại mặt trăng và các vì sao lấp lánh khi mờ khi tỏ. Nhờ có mặt trời trái đất mới phân biệt ngày và đêm. Dưới ánh mặt trời, trái đất quay tạo ra sức gió làm điều hoàthân nhiệt, làm cho khối lửa mặt trời không bao giờ tắt, làm cho cơ thể con người ấm lean, đổ mồ hôi bài tiết chất dơ ra ngoài, ánh nắng mặt trời tiêu điệt nhiều vi trùng, tạo hồng cầu trong máu. Nhớ có mặt trời, mọi laòi mới sống sổi, nên conngười rất biết ơn Đấng Tạo Hoá. Trăng sao là nguờn cảm hứng cho thi nhân, nào những đêm trăng sáng tỏ, các cụ thường tụ họp nhau lại.

                          “Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
                          Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.”

                          Ban ngày sinh hoạt hội già vui vẻ, ban đêm ngủ nghỉ thoải mái, vì thế nhiều cụ già vẫn còn đọc sách đọc báo được, mà không cần phải đeo dính lão. Các cụ tựa như mùa thu, mùa đông. Lò sưởi đêm đông bao giờ cũng ấm áp, chiếu sáng tình người hơn bếp lửa mùa hè nóng bức, oi nồng như ngày 30, tháng 4, năm 1975, ngày lịch sử Việt Nam sang trang, đất nước chấm dứt chiến tranh. Đổi lại miền Nam Việt Nam phải trải qua những ngày đau thương đói khổ. Các ông phải đi tù cải tạo, các bà phải lo buôn gánh bán bưng, nuôi bầy con thơ, thăm nuôi chồng, phụng dưỡng cha mẹ già … Song khi đi thăm chồng, các bà không hề kể lể than van, vì các ông ở trong tù cũng chịu nhiều nỗi đắng cay. Các ông, các bà nay đã là những cụ già, định cư tại đất Mỹ, có hội già sinh hoạt, cuộc sống ấm no, vẫn luôn nhớ về quê nhà, nguyện cầu cho đất nước Việt Nam được tự do hạnh phúc … …

                          Mathew Lê
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2009 05:26:56 bởi Trần Mạnh Hùng >
                          #13
                            Trần Mạnh Hùng 21.12.2009 06:22:44 (permalink)
                            CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG

                            Dưới ánh mặt trời và mặt trăng, mỗi con người là một ngọn đèn đỏ, ví như khi ta để bàn tay trước ngọn đèn thì màu đỏ của máu hiện ra. Từ trên vũ trụ nhìn xuống, dưới ánh sáng mặt trời, con người là những ngọn đèn đỏ di động, trên trái đất tự quây quanh nó như một lồng đèn kéo quân Tết Trung Thu, ánh lên màu vàng của tia sáng mặt trời, pha lẫn màu đỏ, tạo nên nhiều màu sắc rực rỡ , của vạn vật, sông núi, biển cả. Mỗi người là ánh đèn đỏ đó phản chiếu vào vũ trụ là những vì sao, nên người xưa thường nhìn sao mà biết vận mệnh của con người, vì thế khi một người qua đời, thì ngọn đèn đỏ tắt, nên vì sao đó cũng tắt theo, gọi là một vì sao rụng.

                            Ở trên đời biết bao là vật chất cám dỗ, nào là nhà cao cửa rộng, xe cộ, nữ trang, vàng bạc, đá quí, mua sắm, may mặc, ăn uống, cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút xách, nhưng cái quan trọng mà mọi người muốn có là sự tự do, ai cũng muốn làm theo ý mình, người muốn đi biển, người lại muốn đi chơi núi, người muốn ăn tiệm, người lại muốn về nhà nấu ăn. Như vậy muốn hài lòng, thì phải có người nhường, người nhường là người cao thượng, là người quên mình, hi sinh cho người khác, đem lại tự do hay lợi ích cho người khác, mỗi lần quên mình, nhưng lại được nhiều người nhớ tới.

                            Khi cơn giông gió đi qua thì cuốn theo bụi bặm, thổi đi khắp nơi, mà trong đám bụi đó thường chứa theo mầm hạt của cỏ cây, khi mưa xuống, làm cho mầm hạt đó nở hoa kết trái, có nghĩa là trời đất dù có mưa gió đều nhằm lợi ích cho con người và vạn vật.

                            Cuộc đời con người cũng vậy, khi bị bệnh hoạn ốm đau hay biến cố gì thì như cơn gió thổi qua, sau cơn mưa trời lại sáng, làm cho người ta hiểu rằng những lúc bình an, khỏe mạnh là hạnh phúc biết bao, nên để cảm tạ ơn Trời người ta gia tăng cầu nguyện, làm việc bác ái, qua gian khổ, con người lại trưởng thành hơn.. Tấm lòng bác ái giống như nhà cao cửa rộng, có nhiều phòng ốc, có nhiều đà cột, hay bê tông cốt sắt, chống đỡ, khi gặp gió bão thì đứng vững hơn những căn nhà nhỏ hẹp xiêu vẹo, cũng như con tàu lớn, thì chở được nhiều hành khách, và hành trang, có thể ra khơi rộng, có thể đương đầu với sóng to gió cả, con thuyền nhỏ thì chở ít hàng hóa và chỉ quanh quẩn trên sông, người có tấm lòng bác ái, có tấm lòng rộng mở đón nhận niềm vui tràn ngập tâm hồn, thì không có chỗ cho buồn phiền, luôn có gió mát thổi vào khu vườn làm tỏa hương thơm ngào ngạt của những đóa hoa, bốn mùa mai lan, cúc trúc, làm cho nhiều người muốn bước tới, là có nhiều tấm lòng và nhiều đôi bàn tay góp sức, thì làm việc gì cũng mau chóng và dễ thành công, như ngày nay người ta đã có thể nói chuyện với nhau qua điện thoại, cao hơn nữa hiện nay các kỷ nghệ gia đang nghiên cứu, tìm cách sau này người ta chỉ cần bật Ti Vi lên là nhà này có thể nói chuyện với nhà kia qua hình ảnh và quang cảnh hiện tại, vì thu hình bằng tia sáng mặt trời nên chỉ phát hình vào ban ngày, tạo niềm vui hội ngộ và khi sinh hoạt hằng ngày, trái tim đang đập để bơm máu lưu thông khắp cơ thể, thì các bộ phận trong người phải tiếp nhận máu đi vào đi ra, như người thân quen đi đâu về thì người trong nhà phải ra mở cửa.

                            Khi cơ thể vận động thì đổ mồ hôi, khi đó thì cơ thể phải cần nước uống, như cây cối phải tưới nước để khỏi khô héo, khi cơ phận hoạt động thì chân tay cũng phải hoạt động theo, trái tim đang đập ví như cái xe hơi đã nổ máy rồi thì phải chạy, phải đổ xăng, đổ nước, như con người phải ăn uống, nếu đề máy rồi mà cứ đậu tại chỗ hoài, hay chạy ì ạch từ chút thì xe dễ bị nóng máy, vì vậy con người dù muốn dù không, đều phải năng vận động, nếu không bước đi càng ngày càng chậm , mà các mạch máu đôi khi bị tắt nghẽn, người cao tuổi thì làm việc đơn giản nhẹ nhàng, cho nhịp tim đập điều hòa, vận động chân tay và lao động trí óc cho cơ thể phát triển đều đặn, sự vận động là trợ sức cho trái tim.

                            Vậy mà nhiều khi con người ta vẫn có lúc bệnh hoạn yếu đau, ấy là do ảnh hưởng thời tiết, khí hậu, khi lạnh quá, khi lại nóng bức quá, khi mưa gió thất thường, ảnh hưởng môi sinh, như nhà máy nhả khói, hay thải khí độc, khói xe hơi, trong nuớc có thải hóa chất, xăng dầu, các chất thải như rác rưới, hay do đồ ăn thức uống thiếu vệ sinh, như ăn phải cá tôm, heo bò bệnh; ảnh hưởng tinh thần như hỉ, nộ, ái, ố quá mức, nóng giận, ghen ghét, sầu não vân vân ngoài ra còn do ảnh hưởng nữa là do vòng quay và sự chuyển động của địa cầu, làm sóng biển nhấp nhô, trồi sụt mà con người là một tiểu vũ trụ thì cũng phải hô hấp theo, phải xáo trộn theo, cho nên con người phải vận động thì mới hòa nhịp, vì thế ngay khi còn nhỏ, trẻ con đã phải đi học, khi lớn lên ai ai cũng phải làm việc, như con cá ngày ngày bơi lội kiếm ăn, con chim bay đó đây tìm ồi, con người thở hít trong bầu không khí, như khi đã lên thuyền thì phải ra sức chèo lái, dù mưa sa bão táp, dù bệnh hoạn ốm đau, vẫn phải giữ vững tay chèo, nếu không con thuyền sẽ bị chao đảo .

                            Ngoài những yếu tố nêu trên, con người còn gặp những trái ý, những đau khổ, bệnh tật, còn do di truyền dòng máu của cha mẹ, ông bà, có những đời trước bị bệnh gan, bênh phổi hay rượu chè, sì ke, ma túy. Đó là ảnh hưởng về thể xác, còn về tâm linh thì vận mệnh con người ảnh hưởng theo nhiều việc mà con người chưa hiểu hết được, song có một điều trước mắt đó là ảnh hưởng theo ban ngày có ánh mặt trời thì ăn uống, làm việc, ban đêm thì phải ngủ nghỉ, con người sinh sống thuận theo trời đất, thuận theo âm dương thì thoải mái, vì sự tuần hoàn của vũ trụ có liên quan với sự tuần hoàn của tiểu vũ trụ là con người và vạn vật, vì thế khi con người có làm việc mà không nghỉ ngơi thì tâm linh bị xáo trộn.

                            Tạo Hóa an bài những kỳ công, kỳ diệu, là muốn con người trở nên tốt, đời này và đời sau, ai vượt qua được những khó khăn, sẽ là người vinh quang.

                            Tháng Năm, 2006.
                            Mathew Lê
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2009 06:26:49 bởi Trần Mạnh Hùng >
                            #14
                              Trần Mạnh Hùng 18.01.2010 13:22:49 (permalink)


                              Xuân Về Hoa Nở


                              Năm hết tết đến, mùa xuân đã lại về, trong nhà ngoài ngõ hoa đào, hoa mai, muôn hoa đua nở khoe màu rực rỡ, mọi người gặp nhau tay bắt mặt mửng, cầu chúc nhau một năm mới an khang thịnh vượng, mọi điều may mắn.
                              Quanh năm khi xum họp gia đình, khi tiếp xúc ngoài xã hội , thì ai nấy đều cố gắng hoà nhã, nhẫn nhịn, khi giao tế có khi va chạm hay xúc phạm, dù nhẹ hay nặng mà giữ được bình tĩnh, không nóng giận, như cái nồi cái chảo nếu bị va chạm mà không móp, ấy là đồ cứng, đồ tốt. Sự bình tĩnh phát xuất từ nội tâm và môi miệng, mỗi người cần ăn, uống và mở lời nói là để nuôi dưỡng cơ thể, ăn và uống là nuôi dưỡng thể chất, mở lời nói là nuôi dưỡng tinh thần, nói tốt thì vui vẻ, nói xấu thì buồn bã, tinh thần buồn bã thì mất ăn mất ngủ, tinh thần vui vẻ thì thân thể khoẻ mạnh.
                              Thế giới ngày nay mà mọi người đang sinh sống, không khí để thở, nguồn nước để uống và cần dùng, nhiều nơi đã bị ô nhiễm, có những con người đầy tội lỗi, nhưng những ai có lòng vị tha, loa động cần cù, từ bi hỉ xả, mến chúa yêu người, thì giống như những đoá hoa Sen toả hương thơm ngát ở trên mặt hồ, dù gần bùn mà vẫn không hôi tanh mùi bùn, ai nấy lo tu thân, đem niềm vui đến cho mọi nhà, bằng cách trao ra những gì mình có, để làm vơi đi nỗi thống khổ của nhân loại, như đem nước đổ vào rổ rá thì không bao giờ đầy, nhưng đem nước tưới vào cây trồng, thì sẽ trổ hoa kết trái bốn mùa. Tiền bạc hay của cải cho đi cũng sẽ sinh hoa kết qủa như vậy, vì để tạo ra tiền bạc của cải, con người phải ăn và uống mới sinh sống và làm việc được. Vậy là trong tiền của mà người ta có được chứa đựng những giọt mồ hôi, đồ ăn và nước uống, " uống nước nhớ nguồn " để nhớ ơn công đức sanh thành của cha mẹ, nhất là vào những ngày tết, con cháu quây quần xum họp mừng thọ ông
                              bà, các cụ nay không còn nhanh nhẹn như những người tuổi trẻ, con thỏ thì chạy nhanh, con rùa tuy chậm chạm, nhưng nó lại biết bơi lội dưới ao hồ, ông bà nay là những vị cao niên, tuổi gìa sức
                              yếu, tuy chậm chạp, nhưng vẫn còn biết săn sóc cháu nội, cháu ngoại, và còn nhiều cụ vẫn còn đilễ nhà Thờ hay mỗi sáng hay chiều, tham gia các hội dòng HỘI CAO NIÊN ở các nhà Chùa thì công quả cơm chay thụ trai đúng ngọ
                              Đôi khi ông bà, cha mẹ già cả lẩm cẩmcó sai sót điều gì mong các em các cháu thông cảm
                              Matthew L ê


                              Trích trong Báo Xuân Tâm Tình Cao Niên số đặc Biệt Xuân Canh Dần 2010
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2010 13:25:40 bởi Trần Mạnh Hùng >
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 16 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9