TINH THẦN TUỆ GIÁC VĂN THÙ
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 17 trên tổng số 17 bài trong đề mục
tueuyen 30.04.2010 22:23:29 (permalink)
0
Trên căn bản của sự thông hiểu tuệ trí này của tính không bởi vì nó là một phẩm chất của tâm, điều duy trì tương tục trong một phương thức ổn định, và cũng bởi vì nó sở hữu sự hổ trợ vững chắc trên nền tảng của lý trí và kinh nghiệm, nó có khả năng phát triển được năng lực vô hạn của nó. Tuy cội nguồn của khổ đau có thể được tiêu trừ, nhưng Đức Phật nhấn mạnh rằng chúng ta phải nhận ra bản chất tự nhiên của khổ đau. Trái lại nếu không có bất cứ khả năng nào về tự do khỏi khổ đau, trong trường hợp này sự nhấn mạnh của Đức Phật trên việc quán chiếu bản chất tự nhiên của khổ đau sẽ chỉ là một thói quen khổ sở được phác họa để tạo nên sự ngã lòng của chúng ta.
#16
    tueuyen 15.05.2010 05:59:30 (permalink)
    0
    Trong kinh điển Đức Phật đã từng thí dụ sự tương tự với người nào đấy trong tù. Người ấy quá si mê đến nổi họ không nhận ra họ đang ở trong tù và nếu sự nhận thức đó không sinh khởi, họ không thể thấu hiểu tình trạng thật sự của những liên hệ, họ sẽ không chân thành nguyện ước để đạt đến sự tự do khỏi ngục tù. Thời khắc mà họ nhận ra rằng họ là một tù nhân, chính đó là một hình thức của khổ đau, thế thì nguyện vọng để tìm tự do khỏi tù ngục sẽ lóe lên. Lúc bấy giờ người ấy sẽ bắt đầu tiến hành những chuẩn bị để thoát khỏi.

    Do vậy, Đức Phật đã dạy về hai chân lý đầu tiên: sự thật về khổ đau (khổ đế ), sự thật về nguồn gốc của khổ đau (tập đế), lập tức liền theo giáo huấn ấy bằng sự thật của chấm dứt (diệt đế) và con đường dẫn đến tự do (đạo đế). Trái lại, nếu chỉ có hai chân lý duy nhất, hai chân lý đầu tiên và không có chân lý thứ ba cùngthứ tư, thế thì sẽ không có điểm trọng tâm hấp dẫn trong giáo huấn của Đức Phật về sự thật của khổ đau. Không chỉ ngài nên từ bỏ sự thực hành và để có một đời sống dễ duôi mà ngài cũng sẽ khuyên bảo điều này đến môn đệ của ngài để tiếp nhận lối sống ấy. Tuy nhiên, đây không là trường hợp sau khi nói về khổ đau và nguyên nhân của nó, Đức Phật đã có phương pháp đối trị nó, chân lý về sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt đau khổ.

    --***---
    Tuệ Uyển
    02/04/2010
    The Spirit of Manjushri
    Session One: The Twelve Links and Renunciation
    http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=253&chid=508
    .
    #17
      Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 17 trên tổng số 17 bài trong đề mục
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9