Hình Ảnh "Paris Plage" & Khắp Nơi
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 23 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 343 bài trong đề mục
Viet duong nhan 26.07.2005 02:06:35 (permalink)
DU LỊCH PARIS


Phải biết cách tiêu tiền ở thủ đô ánh sáng

Carol Pucci

The Seattle Times



Tôi đang được hưởng những gì mà cô bạn Harriet Welty của tôi gọi là "một thoáng của Paris."

Ngồi lọt thỏm trong cái ghế bành đỏ, đặt ngoài hàng hiên quán Café Marly tại viện bảo tàng Louvre, tôi ngắm nhìn tòa kim tự tháp làm bằng kính của kiến trúc sư I.M. Pei lung linh trong ánh nắng. Một người bồi mặc vét đen mang cà phê đến, sữa nóng đựng trong cái bình bằng bạc.

Bấy giờ là 8 giờ 30 sáng. Vài tiếng đồng hồ nữa, hàng hiên này sẽ chật ních những người dân Paris chưng diện bảnh bao đến nhâm nhi rượu vang, phì phèo thuốc lá, ăn những bữa trưa với giá cả vượt trên túi tiền của tôi. Nhưng vào lúc này, giá tiền chỉ nhỉnh hơn một chút so với giá của tiệm cà phê Starbuck dọn ly giấy mới mở ở Paris, tất cả hàng ghế đầu này đều toàn quyền cho tôi sử dụng bao lâu tùy thích.

Cái hóa đơn tính tiền cho tôi là 6 đô la. Nhưng, như cô bạn Welty - tác giả hai cuốn sách viết về người Pháp và phong tục tập quán của người Pháp - đã dậy tôi, là có những lúc đồng tiền mà bạn chi ra ở Paris rất đáng giá, nó không liên hệ gì đến chuyện bạn tiêu bao nhiêu tiền.

Sáu đô la trả cho một chỗ ngồi đối diện với sân điện Louvre là một cái giá hời, so với một tiệm cà phê du khách, nằm trên con phố đông đảo ở góc đường, tính 5 đô la để nhìn ra mấy cái bãi đậu xe và một tiệm bán nước hoa.

Uống cà phê ở điện Louvre là một món xa xỉ mà tôi tự bù lại cho mình trong vài ngày sắp tới với sứ mạng căng dài trị giá của đồng đô la, hiện đang bị co thắt lại ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

C'est la vie! Đời là thế! Trong hai năm vừa qua, đồng euro đã tăng lên đến 30 phần trăm so với đồng đô la.

Còn những chuyện người Pháp ghét người Mỹ như thế nào, và người Mỹ ghét người Pháp như thế nào? Thật toàn là những chuyện thổi phồng phóng đại, ít nhất đó là kinh nghiệm của tôi, và những gì mà các du khách khác bảo tôi. Sau hai tuần làm việc ở Đông Au, trên đường về, có ngày nghỉ là tôi nghĩ ngay đến việc tới Paris. Không bao giờ mà việc không đến Paris lại nẩy ra trong trí tôi.

Tôi không phải là người duy nhất.

"Chúng tôi đã nói đến chuyện đi những chỗ khác, nhưng rồi luôn luôn Paris lại cứ lôi kéo chúng tôi quay trở lại," bà Sandy Howell cho biết. Bà và chồng là ông Bob Howell, hiệu trưởng trung học, đã đến thăm Paris lần thứ tư vào tháng Tư vừa qua. Hai ông bà sống ở Peora, Illinois, tham gia vào một nhóm thảo luận trên Internet có tên là Paris Qui, và bà thường đưa lên lưới những ý kiến để tiết kiệm tiền trong các chuyến du lịch Paris.

"Mặc dù có e ngại về chuyện không biết người Pháp sẽ đón tiếp chúng tôi ra sao, nhưng năm ngoái chúng tôi vẫn cứ đi Paris. Hóa ra chuyện e ngại của chúng tôi là vô căn cứ, chúng tôi thích chuyến đi ấy vô kể," bà nói. "Năm nay, mối e ngại của chúng tôi là vấn đề tiền. Chắc chắn sẽ tốn kém hơn."

Để đối phó, cặp vợ chồng này mua vé xe buýt và xe điện metro hàng tuần ($17.50), sử dụng thẻ gọi điện thoại về thăm nhà ($18 cho 120 phút), khám phá các khu phố bằng những chuyến tham quan đi bộ có hướng dẫn ($12), lấy bữa trưa làm bữa chính thay vì bữa chiều, viếng thăm các viện bảo tàng vào những ngày miễn phí, tự mua vé xe lửa để thăm nhà thờ Chartres, thay vì mua tour.

"Có thể chúng tôi sẽ tiết kiệm tiền nhiều hơn bằng cách đi thăm các tỉnh nhỏ, hoặc ngay cả đi thăm các nước khác, nhưng Paris vẫn là chỗ chúng tôi muốn đến. Vì thế phải nghiên cứu," bà Howell nói. "Càng đắt đỏ, lại càng phải nghiên cứu nhiều hơn, nhưng tôi thích sự thách thức này."

Tôi cũng vậy. Thế là tôi vớ lấy cuốn sổ tay và ghi nhận lại một số khám phá tốt nhất của tôi.

Việc leo thang của đồng euro đã gây ảnh hưởng tới giá cả khách sạn. Nhưng "Chúng tôi không hề tăng giá trong ba năm nay," một viên thư ký của khách sạn hai sao Hotel de la Place des Voges cho biết, trong lúc tôi đòi xem phòng. Tuy nhiên tính theo hối suất hiện hành thì một căn phòng giường đôi hiện nay là 128 đô la một đêm, so với 90 đô la vào năm 2001.

Tôi đã giữ chỗ trong một khách sạn ở khu Quartier Latin với giá 90 đô một đêm, nhưng rồi do thôi thúc vào phút chót, tôi bỏ việc giữ chỗ, rồi liên lạc với cơ sở Alcove & Agapes. Đây là một cơ sở dịch vụ ở trọ có ăn sáng, họ cung cấp hơn 100 buồng trong các tư gia tại Paris mà chủ nhân là đủ các hạng người, từ nghệ sĩ cho đến các bà cụ.

Tôi chọn một "bà ngoại" và gặp cụ Claudine, 72 tuổi, ra chào khách vào trọ trong một tòa cao ốc cũ kỹ hàng thế kỷ ở gần ga Lyon, nơi bà cụ đã sống 40 năm nay.

Căn buồng tôi ở rất rộng rãi, trần cao, bao lơn có trồng hoa, trang bị một giường đôi, một bàn giấy cổ kính, bàn ghế bằng gỗ sồi. Tôi sử dụng chung một buồng tắm lớn với một người khách khác, một phụ nữ ở Chicago đến. Đây chỉ là một bất tiện rất nhỏ so với cái giá 80 đô, bao ăn sáng, và được sống ngay trong một khu xóm giềng của dân Paris.

Sát góc đường là một trạm xe metro, nối liền với điện Louvre, điện Champs-Elysées, nhà hát Opera và tất cả các viện bảo tàng, các địa điểm thắng cảnh, các khu mua bán ở trung tâm thành phố Paris.

Cách đấy một quãng là một quán cà phê Internet và một cái chợ khu vực họp trên đường. Tôi lang thang đi nhìn các quầy hàng, tán gẫu với nông dân, nếm thử những đĩa ba tê gan ngỗng và hít thở mùi vị của phó mát và bánh mì mới ra lò. Mỗi ngày tôi đi bộ 10 phút dọc con đường Rue de Lyon để tới khu nhà ngục Bastille, một khu vực tân tiến, nổi tiếng với các câu lạc bộ và các quán cà phê. Gần đấy là một trong những khu mà tôi thích nhất ở Paris, khu Le Marais. Đây là một khu Do Thái, tại đây tôi rất khoái các quán rượu vang, phòng trà, phòng tranh, các quán chỉ bán báo, hoặc chocolat, hoặc dụng cụ âm nhạc.

Nhưng thích nhất là tôi được dịp biết cụ Claudine, một phụ nữ vui vẻ, thích nghe nhạc thời trang của nhạc sĩ Sting và nhạc Ả Rập. Trong phòng ngủ, bà cụ treo một lá cờ Mỹ, thích xem những cuốn băng video du lịch. Bà cụ đang học Anh ngữ, gắn trên tủ lạnh một mẩu giấy ghi hàng chữ "Would you like some tea?" (Bạn có muốn dùng chút trà không?). Bà cụ thực tập câu tiếng Anh này với tôi mỗi ngày có đến vài lần.

Trong một bữa ăn sáng gồm cà phê và bánh croissant, chúng tôi chuyện trò trong lúc bà cụ nhúng cái chén cà phê expresso vào một cái bát lớn. Cụ đem ra khoe những tấm ảnh chụp con gái và mấy đứa cháu ngoại đang sống ở San Antonio, và một hộp đựng giầy chứa đầy những tấm bưu thiếp của những các du khách từng ở trọ nhà cụ, ở khắp nơi trên thế giới gửi về.

Có một buổi sáng, cụ loan báo "Hôm nay tôi sẽ đi bộ ra khu Bercy (một khu phố kế cận, nơi có những kho rượu vang cũ cải biến thành hiệu tiệm, quán ăn) để mua cho cô một món quà." Cụ trở về với một cái bao đựng Savon de Marseille, bánh xà phòng làm bằng dầu ô liu từ miền nam nước Pháp.

Tôi cảm thấy như tôi đã tìm ra được một căn nhà mới ở Paris, và tuyệt nhất là đã tìm ra được một người bạn mới.

Tôi tìm cách đi thăm càng nhiều viện bảo tàng càng tốt, nhưng tôi muốn thưa thật rằng những giây phút thích thú nhất của tôi ở Paris là những lúc nhìn ngắm người qua lại. Đây là một hoạt động mà tốn kém đâu đó chỉ chừng khoảng từ 2 đến 6 đô la, giá tiền một ly cà phê sữa, một cốc rượu vang, một chai bia, hoặc một món uống lạnh nào khác trong một quán cà phê vỉa hè.

"Đó là thứ hoạt động mà dân Paris luôn luôn làm," bà Francoise Foret, 35 tuổi, người sinh trưởng tại Paris, nói. "Họ gọi một tách cà phê và một ly nước lạnh, rồi ngồi phưỡn ở đấy hết giờ này sang giờ khác."

Địa điểm nào và khu phố nào, được nhìn ngắm ai - tất cả các yếu tố ấy quyết định cho giá cả. Trừ phi bạn thích ngồi nhìn các du khách khác, còn không thì hãy bỏ qua khu Champs-Elysées và cái tiệm Starbucks mới mở cạnh hiệu bán hành lý rẻ tiền gần nhà hát Opera, mà đi bộ vào một con đường phía trong, hoặc lấy xe metro đi vài trạm để khám phá một khu vực khác.

Một trong những khu đắc ý của tôi là khu Bastille. Lần này, tôi ngẫu nhiên gặp một chợ phiên bán đồ thủ công, bán sản phẩm nghệ thuật và đồ cổ, tương tự như một thứ chợ trời ở Mỹ, trước khi lang thang bước vào quán rượu L'An Vert gần phố Rue de Lappe.

Một chiều khác, trong lúc tôi đang ngồi nhàn hạ ở quán Café des Phares nhìn những người đi pa tanh vùn vụt chạy qua, thì một người đàn ông tóc trắng, thả dài ngang vai, bước đến chơi bản La Bamba với cây đàn ghi ta gắn máy khuếch âm. Ba người lớn tuổi hơn đi theo sau, họ chơi kèn trôm pét và kèn tu ba. Tôi bỏ vài xu vào cái ly giấy của họ và khoan khoái với phần giải trí mà họ cung cấp với cái giá chỉ có vài xu một bản nhạc.

Từ công trường Place Saint Michel đi metro 10 phút đến trung tâm du lịch Quartier Latin là quán Le Bouquet d'Alesia, một quán bia đầy những người dân Paris đến ăn chiều. Họ ngồi từng cặp, hoặc ngồi một mình với quyển sách và một ly Burgundy 3 đô la.

Có hàng trăm quán cà phê ở góc đường như loại này và đều có dọn đồ ăn bất cứ lúc nào trong ngày. (Đừng phải đợi cho đến tận 7 giờ tối là giờ sớm nhất mà hầu hết các quán ăn mới mở cửa dọn bữa tối.) Hai người có thể ăn một bữa khiêm tốn với giá 20 đô một người, gồm cả vang và món tráng miệng.

Tôi ngồi với cô bạn Jennefer, người đã sống ở khu này sáu tháng qua. Những bàn cà phê phía trước đầy những người hút thuốc và say sưa chuyện trò bên những ly cà phê expresso. Hầu hết những nơi như chỗ này đều một khu phía sau. Khi được yêu cầu, một người bồi quấn cái tạp dề trắng, thắt nơ đen, dẫn chúng tôi đến một cái bàn yên tĩnh, trải khăn bàn mầu hồng, với những khăn ăn mầu hồng.

Chúng tôi tán gẫu trong suốt hai tiếng đồng hồ bên những đĩa xà lách rắc phó mát dê, những miếng ớt ngọt nướng lò và những ly Chablis mát lạnh. Bồi không chờ tiền tip, nhưng chúng tôi vẫn để lại chút đỉnh. Có lẽ vì chúng tôi tránh khỏi đám du khách ồn ào, cho nên người bồi mỉm cười và nói tiếng Anh với vẻ thân thiện, thay vì lối nói trịch thượng mà tôi từng gặp trong những chuyến viếng thăm trước.

"Những chỗ như thế này thật là tuyệt," Jennefer nói. "Có nhiều cá tính hơn là những quán đắt tiền, mà lại được thưởng thức đồ ăn ngon lành hơn."

Một buổi tối, đã đến lúc tiêu tiền thoải mái, chúng tôi bèn tới quán Le P'tit Troquet, một tiệm ăn nhỏ xíu, tiệm không cho hút thuốc, với vài cái bàn bằng đá hoa và ghế da xanh, nằm trên phố Rue de L'Exposition gần tháp Eiffel.

Thực đơn với giá cố định là 35 đô một người. Bữa của tôi gồm một bát xúp cà chua mát lạnh, một đĩa cá, cà phê và kem cam thảo. Đấy là một bữa ăn thượng hảo hạng, nhưng bảnh hơn nữa lại là màn tiếp theo đó. Sau bữa ăn, chúng tôi tà tà tản bộ đến tháp Eiffel để ngắm đèn. Cứ mỗi tiếng đồng hồ thì đèn lại nhấp nháy sau khi tắt 10 phút. Vào một đêm như thế này, nhìn từ dưới chân tháp lên lại còn tuyệt hơn là nhìn từ trên đỉnh xuống, mà tốt hơn nữa là lại còn miễn phí.

Đối với hầu hết những người thích khám phá các khu ngoài thành phố thì nghĩa địa Pere-Lachaise là địa điểm cưới cùng, nhưng gần đấy lại là một mảng của Paris mà hầu hết các du khách không nhìn thấy. Vì cô bạn Harriet của tôi sống ở khu này, tôi bèn rủ cô đi thăm với tôi.

Chúng tôi đi dọc phố Menilmontant đến Belleville. Chỗ này từng là một ngôi làng, nơi sinh của Maurice Chevalier và Edith Piaf, một khu pha trộn hỗn tạp của những ngôi nhà cao tầng, những tiệm bán món couscous, những khu chợ đầy khách hàng vận váy dài, quấn khăn choàng hoa trên đầu.

Con phố Menilmontant leo dốc, lên tận đỉnh đồi. Đây là một trong những con đường dài nhất Paris. Đi bộ trên đường này hệt như đi ngang Phi Châu, Algeria, Ai Cập, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn vào các cửa hàng, thấy nào là trang phục các nữ vũ công múa bụng, nào là những bát điếu hút thuốc bên trong có đựng nước, những đôi dép da mở ngỏ ngón chân.

Tại Diyananko, một khu tập thể của các nghệ sĩ Phi Châu, chúng tôi mua một số vòng đeo tay làm bằng rơm và giây thép với giá 4 đô một chiếc, rồi vòng qua Menilmontant, đến Cité de l'Ermitage, một con đường hẹp lót đá với những túp nhà ngay ngắn, vườn tược gọn gàng, sót lại từ thời khu này còn làm nông và Belleville bấy giờ là một ngôi làng nhỏ.

Tại tiệm Les Noces d'Or, một tiệm bánh của người Algeria với vài cái bàn, mấy tấm ảnh treo trên tường chụp những người Algeria thời xưa, chúng tôi bị cám dỗ bởi ly trà bạc hà, những món kẹo dẻo bằng hạnh nhân, chà là và mật ong. Gần Place Maurice Chevalier, bên kia là một nhà thờ

Sưu tầm HST
#16
    Viet duong nhan 26.07.2005 06:06:09 (permalink)
    Một thuở "buồn ghê gớm". Nơi góc nhỏ bên bờ sông này, vdn hay ra đây ngồi...
    Nhìn thấy Notre Dame De Paris


    Bây giờ
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.07.2005 08:24:45 bởi Viet duong nhan >
    #17
      Viet duong nhan 26.07.2005 08:28:05 (permalink)
      Liễu rũ ven bờ sông Seine
      Nơi hẹn hò kín đáo tình tự
      "Paris Plage"


      #18
        Viet duong nhan 26.07.2005 08:30:27 (permalink)
        Mây xám hoàng hôn đang từ từ buông rũ xuống dòng sông Seine "Paris Plage". Trông đẹp thật !

        #19
          Viet duong nhan 26.07.2005 08:31:56 (permalink)
          Hồ bơi lội - tập thể dục "Paris Plage"


          #20
            Viet duong nhan 26.07.2005 08:32:56 (permalink)
            Thả bộ dặt dìu "PP"


            #21
              Viet duong nhan 26.07.2005 08:34:13 (permalink)
              Bé chơi một mình trên bãi cỏ nhân tạo "PP"

              #22
                Viet duong nhan 26.07.2005 08:35:51 (permalink)
                Các em chơi trong bãi cát "PP"

                #23
                  Viet duong nhan 26.07.2005 08:37:18 (permalink)
                  Nhạc Sĩ Với Cây Đàn "PP"



                  #24
                    Viet duong nhan 26.07.2005 08:38:34 (permalink)

                    Một trong những căn nhà cổ xưa được xây cất năm (1519) hiện đang tân trang - nằm bên cạnh "PP".



                    #25
                      Viet duong nhan 26.07.2005 08:40:12 (permalink)
                      Du thuyền trên dòng sông Seine "PP"


                      #26
                        Viet duong nhan 26.07.2005 08:41:38 (permalink)

                        Hoa thi sĩ tuyệt vọng (fleur poète désespoir)
                        #27
                          Viet duong nhan 26.07.2005 08:42:53 (permalink)
                          Khu Á Châu - Paris Quận 13



                          Những Cao Ốc Paris 13


                          Vdn và các bạn vừa "ăn hàng" xong.
                          Ảnh chụp trước cửa nhà hàng "Bambu = Quán Tre" Paris 13.


                          Đại lộ d' Ivry Quận 13 Paris - Mùa hè chiều thứ Bảy 16/7/2005...


                          Và đây là nhà hàng mà thỉnh thoàng 7_vdn ra làm "thâu ngân viên". Khi bà chủ đi vắng...

                          Đối với vdn thì tiệm ăn nào cũng ăn được và hợp khẩu.

                          #28
                            Viet duong nhan 26.07.2005 08:44:19 (permalink)

                            Mùa hè trên lề đường Quận 13 Paris nè...
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.07.2005 08:46:24 bởi Viet duong nhan >
                            #29
                              nhukhuyen 05.08.2005 19:54:05 (permalink)
                              HÌNH ẢNH PARIS ĐẸP QUÁ 7 ƠI ! NHƯNG KHÔNG ẤN TƯỢNG BẰNG ĐÔI MẮT BIẾT CƯỜI CỦA 7 ĐÂU !
                              THƯƠNG CHÚC 7 LUÔN VUI KHOẺ ! NK
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 23 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 343 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9