Hình Ảnh "Paris Plage" & Khắp Nơi

Thay đổi trang: << < 101112 | Trang 12 của 12 trang, bài viết từ 331 đến 343 trên tổng số 343 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
NĂM NGÀY LÊU LỔNG Ở PARIS - 04.10.2010 03:51:14


NĂM NGÀY LÊU LỔNG Ở PARIS



Phan Thanh Tâm

Năm ngày lêu lổng lu bù với hai bạn thổ công ở Paris Trần Văn Ngô và Trần Công Sung, cùng trong nghề báo bổ hồi trước 1975 cho tôi thấy Paris là một thành phố không có ngủ. Càng về khuya, cuộc sống càng có ý nghĩa. Đêm tối là lúc mọi người túa ra đường vui đùa, tận hưởng, như thể không có ngày mai. Paris đúng là kinh đô của ánh sáng, có rất nhiều thứ lạ, đầy nghệ thuật, vừa cổ kính vừa tân thời, quyến rũ vô cùng.
Đời sống đắt đỏ, chật chội nhưng lại có vẻ thanh thản, ung dung, vui hưởng, nhâm nhi khắp nơi. Hàng quán lúc nào cũng đông khách. Giữa tiếng ồn ào, huyên náo, tôi mơ hồ cảm thấy lẫn quất dấu vết của người xưa từ mấy trăm năm trước trên từng viên gạch, trên mỗi lối đi; hay nghe văng vẳng đâu đó tiếng vó ngựa lọc cọc ở cuối góc phố. Có đến đây mới thấy ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Pháp trong cuộc sống của ngưởi Việt Nam .
Từ ga Lyon chạy vào thành phố, Paris đã có dáng dấp mỹ miều. Hai hàng cây cao, cũng là buồng phổi của thành phố, trông rất mát mắt. Lá xanh um đan vào nhau. Vòm cây chạy dài tới tận đàng xa trên con đường nhỏ nhắn, đầy xe cộ chen chúc. Có lẽ không có thành phố nào cây cảnh được chăm sóc cẩn thận và đầy mỹ thuật như ở Paris ; nhất là ở các vườn hoa, công viên. Nhà cửa xinh xắn, mang dấu kiến trúc đậc biệt của thời xưa cũ. Thành phố được tân trang nhung vẫn giữ lấy nét riêng của mấy thế kỷ trước.


Paris còn là thành phố của ái tình, của đôi lứa. Họ hôn nhau đắm đuối, trọn vẹn; trên ghế đá công viên, trên xe điện, giữa lộ, bên đường hay vừa đi vừa hôn, như chim chóc, tíu tít, quấn quýt lấy nhau. Hạnh phúc chan hòa. Thiên hạ tôn trọng chuyện riêng tư; thông cảm tuyệt đối. Chỉ ở chốn giáo đường là có bảng kêu gọi mọi người nên có những hành vi tự chế.

Nghệ sĩ với cây đàn

Pardon (xin lỗi) hay merci (cám ơn), hai tiếng thường nghe khi chen chúc trong đám đông hay phố xá. Ông bạn Trần Văn Ngô, trong buổi gặp đầu tiên đã biếu cho tôi một cái thẻ gọi điện thoại télécarte. Muốn liên lạc các nơi khi xử dụng điện thoại công cọng, phải mua thẻ naỳ. Ở đây, các máy điện thoại không nhận tiền đồng hay tiền cắt. Chỉ vì Tây con, rắn mắc đã khều tiền, lấy hết. Phương tiện giao thông ở Paris muốn cho tiện lợi và nhanh chóng thì dùng xe điện ngầm hay xe buýt.
Cả một thế giới ở dưới mặt đất. Đèn đuốc sáng trưng. Hàng quán, buôn bán tấp nập. Ông đi qua bà đi lại, lên xuống ào ào, như trẩy hội. Ở các lối đi thuận tiện là chỗ trấn đóng của các nghệ sĩ giang hồ, phiêu lãng. Họ sống nhờ vào tiếng đàn, giọng hát, cây cọ và lòng tùy hỷ của khách bộ hành. Hình ảnh người nghệ sĩ với cây đàn, giá vẽ cùng nét vẽ nguệch ngọc hay câu ca, điệu nhạc réo rắc, gieo vào lòng du khách nhiều ấn tượng khó phai. Paris mà thiếu họ chắc hẳn bớt đi phần lãng mạn, thi vị.
Ngưòi âu tây ở Paris không to lớn, mập bự như người Mỹ. Dáng vẻ tầm thước, roi roi như người Việt Nam nên thấy người mình cũng bề thế không đến nỗi nào. Phải chăng vì uống nhiềù rượu vang đỏ, thường đi bộ hay vì cuộc sống vô tư dễ dãi, với lối làm việc tà tà nên họ có tầm vóc như thế? Nhà báo Trần Công Sung, sang Pháp từ năm 1968, hồi hòa đàm Ba Lê, cho biết, ở Paris vào mùa hè mà bệnh nặng sẽ rất nguy vì bệnh viện không có bác sĩ, y tá. Hầu hết đi chơi xa.
Ông bạn Sung còn bày kế, muốn chiếm thành phố Paris , hãy đợi vào muà hè. Nội các chính phủ đóng cửa nghỉ họp. Họ đang phơi nắng, ngắm ngực và đùi đầm non ở các bãi biển. Ngay cả cảnh sát cũng không thấy. Xe cộ chạy như mắc cửi; mạnh ai nấy lấn; chẳng có len, liếc gì cả. Buổi chiều tối mà tìm chỗ đậu là cả một kỳ công. Phải nhanh tay lẹ mắt; đậu xuôi, đậu ngược gì cũng được; có chỗ là mau mau lủi vaò. Chậm thì phải lái vòng vòng cả giờ.
Đái đường
Sống ở Mỹ hơn gần ba mươi năm tôi chưa hề thấy cảnh đái đường. Trong năm ngày ở Paris, xứ văn minh bậc nhất, một bửa, hơn nửa khuya trong lúc thả bộ về chỗ trọ, tôi thấy, một anh chàng đang tè vào góc tường, y như năm xưa ngày nào ở Saigon về đêm. Nơi này, cũng như ở các thành phố của Âu Châu, cầu tiêu công cọng rất hiếm thấy, đều phải trả tiền. Ngay cả khi vào viếng cung điện Versailles . Dù đã mua vé vào cửa nhưng khi muốn xử dụng cầu tiều cũng phải đóng 20 cent.
Đi đâu, chỗ nào cũng thấy yêu đương thắm thiết, nhưng tôi không thấy có bà nào mang bầu. Ông bạn Sung tiên đoán, nước Pháp, hiện có 60 triệu người, trong tương lai sẽ toàn dân tứ xứ vì các bà không thich chuyện đẻ đái. Khi cần có tiếng cười hay khóc của trẻ thơ trong nhà, họ đi rước con thiên hạ về nuôi. Việc trao chồng đổi vợ vui chơi qua đêm hiện là một lối sống rất phổ thông, được dân Paris ưa chuộng. Các câu lạc bộ này mọc lên khắp nơi.
Nửa đêm được đưa đến ngồi ở quán Les Deux Margots, nơi các văn nhân triết gia Pháp như Jean-Paul Sartre một thời hay đến, ông bạn Trần Công Sung, hiện làm cho một hảng thuốc, từng giang hồ khắp chốn cho biết, những người chạy bàn ở đây lương lớn hơn kỹ sư. Còn dân rệp, lố nhố ở bên kia đường gốc ở Trung Đông, chính phủ nuôi cho tới chết. Thất nghiệp nhiều không phải không có việc mà vì không ai dám mướn.
Xứ Pháp đuổi người khó lắm. Lỡ mướn rồi thì thà cho nó ngồi chơi xơi nước, hút thuốc lá vặt, hơn là tìm cách sa thải. Đụng tới họ là rắc rối, phiền hà vô kể. Cũng như các thành phố khác, dưới ánh đèn đường, từng đám xúm nhau chơi trò bịp: thảy bài ba lá. Paris hiện có nạn ôm con đi ăn xin. Đa số là dân Đông Âu thuộc các xứ cọng sản củ mò sang kiếm sống. Phần lớn là dân Lỗ Mã Ni.
Người đẹp mời gọi
Đêm lể độc lập của Pháp 14/7, sau khi xem pháo bông ở tháp Eiffel, chúng tôi không biết xe mình đậu ở đâu nữa vì xe thiên hạ đậu bừa phứa, ngang dọc, xuôi ngược; ngay cả giữa lộ; khiến cho chủ xe mất phương hướng. Sau đó là nạn kẹt xe. Lạ cái là trong cảnh hỗn loạn đó, không hề thấy có một ông cảnh sát nào cả. Mạnh ai nấy bóp; mạnh ai nấy xấn tới. Tiếng còi inh ỏi. Càng lúc càng rối nùi. Ay vậy mà chẳng có cọ quẹt hay tai nạn gìû. Cũng không có cãi lộn, chửi bới. Xe cộ ở Paris đều nhỏ, gọn; dân Paris quen lái, lách, lòn. Trên đường về gặp nhiều kiều nữ, chận đầu xe, đưa tay vẫy, mời gọi. Viens ici, viens ici ! Tới đây. Tới đây !
Theo bạn Sung, ở các nơi khác, nghề rước mối là bị hoàn cảnh đưa đẩy. Còn đây là dân làm ăn lẻ, cần tiền xài; thuộc loại mì ăn liền. Khỏi cần tán tỉnh lôi thôi. Từ ngày có internet người đẹp đứng đường vẫy khách ít đi. Chị em ta chuyên nghiêp cho khách phương xa thì có cả một khu phố ở Montmartre . Tại đây, đèn đuốc sáng trưng. Các cửa hiệu treo giăng đầy hình ảnh vú vê, thân xác lõa lồ, với các kiểu cách làm tình rõ ràng, to bự. Màu sắc lập lòe, đập thẳng vào mắt người qua đường. Cạnh đó có một của hàng tên Chaò Bà; nghe nói do đảng ta khai thác và quản trị.
Hôm đầu tiên vừa đến thành phố này, gia đình tôi du ngoạn sông Seine nổi tiếng bằng thuyền tàu. Thuyền chạy chầm chậm dọc con sông để cho du khách thấy Paris ở hai bên bờ sông về đêm. Có rất nhiều công trình kiến trúc của Pháp. Mỗi ông vua làm một cây cầu. Mỗi chiếc cầu bắc qua con sông là mỗi tác phẩm điêu khắc khác biệt, của một thời Trung Cổ.
Từ bến Pont de l'Alma, chiếc tàu chạy quanh Ile de la Cité, với tượng Nữ thần Tự Do,(chị em của Nữ thần Tự Do ở Nữu Ước), nhà thờ Notre Dame de Paris, được nhắc nhở nhiều nhờ truyện về Quasimodo, Thằng Gù" của Victor Hugo. Dọc theo sông có nhiều lâu đài, công thự, viện bảo tàng như Musée du Louvre, d'Orsay, d'Art Moderne. Về con sông Seine không có gì là thơ mộng, quá sạch sẽ quá tươm tất. Cảnh sông nước đầy vẻ nhân tạo, không còn nét thiên nhiên của con sông về đêm.
Như mạ với con
Mấy hôm sau chúng tôi viếng cung điện Versailles, cách Paris 20 cây số, để thấy vẻ nguy nga, huy hoàng, tráng lệ của các thời vua chúa; leo lên tháp Eiffel nhìn bao quát Paris, khâm phục cái ngông của của một kỹ sư muốn dựng một cái tháp bằng sắt từ hơn trăm năm trước; vào nhà thờ Notre Dame de Paris để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc hồi thế kỷ thứ 13 và tính sáng tạo của văn hào Victor Hugo.
Ông bạn thân Trần Văn Ngô, làm báo từ năm 1960 có bút hiệu là Từ Nguyên, ngồi tại Paris mà làm chủ bút tờ tuần báo Đất Việt, báo quán tại Garden Grove, California, phát hành nhiều tiểu bang ở Mỹ, đã hướng dẫn gia đình chúng tôi viếng viện bảo tàng Louvre và vườn Luxembourg. Chúng tôi còn lướt qua xem những sạp buôn sách cũ dọc bờ sông Seine, có từ bao thế hệ, khiến tôi không khỏi lẩn thẩn nghĩ tới sự giao tiếp giữa người xưa và nay cùng cuộc sống lặng lẽ của các chủ sạp.
Trong thời gian ở Paris tôi được ăn một bữa ăn đáng nhớ. Đó là ăn cá kho tộ trong quán Le Palanquin, một tiệm ăn xinh xắn, sang trọng nằm trên đường Princesse (Công Chúa) thuộc Quận 6. Con đường có nhiều tiệm ăn Mỹ, Anh, Pháp, Mễ Tây Cơ, nổi tiếng dành cho du khách và giới nghệ sĩ. Ngay giữa lòng thủ đô Paris, sau hơn nửa tháng chỉ biết toàn đồ tây, tàu, pizza, hay tay cầm, mà được ăn cơm với cá kho, thiệt là hết sẩy. Đúng là cơm với cá như mạ với con. Ca dao, tục ngữ Việt Nam quá súc tích, tóm gọn cả ý và tình.
Năm 1976, trong lúc chuẩn bị khai trương quán thì cuốn sách Le Palanquin des Larmes (kiệu nước mắt), nói về cuộc đời của một người đàn bà bị ép duyên hồi còn nhỏ, của nhà văn nữ Trung Hoa Chow Ching Lee xuất hiện và bán rất chạy. Bà Từ Dung, bà xã của ông bạn Trần Văn Ngô, cùng với cô em gái mới dựa vào đó mà đặt cho tên quán. Sau hơn một phần tư thế kỷ quán trờ thành một nơi không thể không đến nếu du khách có viếng Paris . Sách báo và các khách sạn lớn đều có giới thiệu về quán ăn, nấu theo lối gia đình, thuần túy Việt Nam này. Quán ăn có cả một trang nhà để giới thiệu về quán của mình www.lepalanquin.com.
Không đem về nhà
Bữa ăn tối đó ngoài cá kho, thịt sườn nướng, thịt gà kho, còn có một tô phở nhỏ. Tráng miệng có một loại kem đặc biệt. Bà Từ Dung cho biết, bà thích khách hàng người Mỹ. Họ kỹ luật, lịch sự, chờ hướng dẫn vào bàn. Ăn xong là ra về, không ngồi lì lai rai. Ông Tây bà đầm thì khác. Họ tự tiện vào quán, ngồi la cà tán dốc tới khuya, và nhả khói mù quán. Khách Nhật thì khó tính. Họ gọi thực đơn từ món, không đặt một lúc và lại hay giục muốn cho mau. An còn thừa thì để đó. Dân Au Châu chưa có thói quen bỏ vào hộp mang về.
Dịp này tôi còn gặp lại một người bạn thân sau hơn 30 năm không gặp: ông bạn Trần Công Sung. Cơm ngon, gặp lại bạn cũ, chuyện vản không ngừng. Một buổi tối rất thú vị. Trần Công Sung vẫn như xưa, vẫn đùa giỡn nói: dân Việt Nam nào ở Mỷ cũng giống nhau. Lao động tối mặt tối mũi, dành dụm tiền sang tây vaì ngày, tới sờ tháp Eiffel chụp vài tấm hình, trở về khoe nhặng lên là biết Paris ! Nhà quê dễ sợ!
Đúng vậy. Đi du lịch theo lối cưỡi ngựa xem hoa thì làm sao thưởng ngoạn được hết hương hoa của đồng nội.Tuy nhiên, mình nên đại khái, có một cái nhìn bao quát, vì làm sao xem hết và rành rẽ cho được. Ngay cả sách viết về Paris có cả ngàn cuốn. Trong một tiệm sách lớn ở khu Bercy, sách loại này, chiếm cả một khu bằng tiệm sách Nam Á của bà Kim Thúy ở chợ Việt Nam trong Quận 13. Họ viết về đủ mọi góc cạnh. Muốn mua một cuốn cũng không biết nên lựa cuốn nào.
Vào viện bảo tàng Louvre mà muốn xem cho hết, muốn cho rành về hội họa hay nghệ thuật nắn tượng thì không biết bao lâu mới xong. Tại đây có cả ngàn bức tranh, tượng đồng, tượng đá từ thòi thượng cổ, trung cổ, cận đại cho tới ngày nay. Nó còn chia ra nhiều phái: phái Ý, phái Đức, phái Pháp, phái Anh. Còn muốn xem cho hết cung điện Versailles, với vườn ngự uyển, trung tâm chính trị của Pháp hồi thế kỷ 17, thì phải mất mấy ngày cho thỏa?
Nụ cười Mona Lisa
Cho nên, cũng như như bất kỳ người Việt Nam nào đến Paris, tôi chỉ có thể, ngoài những nơi đã kể, còn tới chiêm ngưỡng nụ cười thâm trầm, có một không hai của Mona Lisa; ngắm tượng vai trần của nữ thần Venus; đi qua vườn Lục xâm Bảo, nhớ cậu bé tung tăng đi học ngày tựu trường trong đoản văn bất hủ của Anatole France: lá thu rơi từng chiếc, từng chiếc trên đôi vai trắng của các pho tượng trong vườn; thỉnh thoảng dừng chân ở các quán nhỏ bên viả hè, trầm ngâm với cốc cà phê đen, nhìn ông đi qua bà đi lại; hay đêm khuya nện gót giày trên các viên gạch lót từ xa xưa ỏ các khu phố; hoặc lên đồi cao của nhà thờ Sacré Coeur ngắm các vì sao trên trời và Paris sáng choí lộng lẫy dưới kia; rồi nhìn các nghệ sĩ, mưu sinh bằng cách vẽ chân dung, hay dùng kéo cắt thành hình dáng khuôn mặt cho du khách. Mỗi bức giá $20. Trong số các nghệ sĩ này, tôi thấy có hai người Việt Nam đang vẽ cho khách hàng.
Ngoài ra, tôi còn đến viếng khu Chinatown ở quận 13 vài lần. So với các khu chợ Á Đông ở Mỹ nơi này không bằng. Thành công có lẽ là các cửa tiệm của ngưòi Hoa và Miên. Nhất là của dòng họ Tang Frères. Bạn Sung cho tôi biết, năm 1975 có hai tiệm bán thực phẩm Việt và Hoa cùng mở ở khu này. Gần 30 năm sau, số thương vụ hàng năm của người Trung hoa gần một tỷ. Mỗi ngày có một chiếc máy bay chuyên chở rau, trái, hoa, qủa tươi tới Paris .
Tiệm Việt Nam vẫn còn đó. Có điều khác là ông bà chủ Việt Nam lụm khụm, già hơn. Bàn ghế cũ kỹ hơn. Quán hàng của ông bà vẫn kiên trì không có gì thay đổi. Trong các món ăn, phở là món được phổ biến khắp nơi. Tiệm nào cũng có ông tây bà đầm xì xụp húp. Tô phỏ nhỏ, mắc nếu so với ở Mỹ. Các thứ thực phẩm khác như, sầu riêng, xòai tượng, nhản từ Việt Nam qua không thiếu thứ gì. Cơ sở buôn bán của người Việt Nam ở rải rác, nhiều nhất là ở ngoại ô phiá nam Paris .

Báo Việt ở Paris

Về báo bổ, người Việt Nam có mặt ở đâu thì báo có mặt ở đó. Tuy nhiên so voí thủ đô của người tị nạn ở Mỹ, thì báo địa phương ở Paris rất là khiêm tốn, chỉ có vài ba tờ sống bằng quảng cáo. Ngoài ra còn có một tờ ra hằng tháng, có đặt bán ỏ các hiệu sách: tờ Nhân Bản của Tổng Hội Sinh Viên. Báo tư nhân thì có tờ Tin Tức, song ngữ Việt Pháp, do ông Nguyễn Đình Nhân, từng làm việc với đài truyền hình Pháp chủ trương. Hai tờ khác là: Áp phe, nhại theo tiếng Pháp Affaires (kinh doanh) do Trần Trung Quân chủ trương và tờ Bạn Đường của Từ Ngọc Lê.
Tiệm sách trong khu 13 có ba tiệm: Nam Á, Diễm Phương và Khai Trí. Tiệm Nam Á là tiệm có khá đầy đủ sách báo Việt. Ngoài ra, còn có một tiệm chuyên bán sách của chính quyền Cọng Sản Việt Nam . Tôi định ghé qua nơi này nhưng khi đi ngang thì thấy đóng cửa. Về sinh hoạt cộng đồng, theo sự dò hỏi của tôi thì không có sôi nổi như các năm trước. Năm nay có một tổ chức mới khai sanh gọi là Cộng Đồng Việt Nam Tự Do tại Pháp bao gồm Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn.
Tháng 7 và 8 là hai tháng nghỉ hè của dân Pháp. Trời chợt nắng, chợt mưa, bất thường. Sau mỗi cơn mưa rào thành phố tươi mát ra như một thiếu nữ vừa mới tắm.Cây cối tươi tỉnh hẳn. Dân mít ở Pháp lâu năm gọi tháng bảy là tháng khát tình; tháng dễ dụ đàn bà, con gái về nhà. Trong khi dân địa phương rũ nhau đi ra biển thì du khách trên thế giới đổ về thủ đô nước Pháp. Một thủ đô, có nhiều di tích lịch sử vừa bảo thủ vừa tân tiến, dung hòa, kết tinh mọi luồng tư tưởng, mọi loài hoa quí và hiếm; rất cần thiết cho sinh họat văn hóa, nghệ thuật và sự tiến bộ.
Tuy nhiên, Paris chỉ là nơi đến để mà viếng, để mà vui chơi, tận hưởng chớ không phải là nơi để mà ở. Muốn bồi bổ tinh thần, và có một nơi để mà nhớ, để mà quyến luyến thì nên lêu lổng năm ba ngày ở Paris, kinh đô ánh sáng của thế giới./.

Phan Thanh Tâm
Saint Paul, Minnesota
___________
Nguồn : e-mail


ảnh net

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Ảnh phong cảnh đẹp nhất 2010 - 29.11.2010 06:05:09

Ảnh phong cảnh đẹp nhất 2010 

Giải thưởng cuộc thi ảnh về phong cảnh – Landscape Photographer of the Year Awards 2010, do báo Telegraph (Anh) tổ chức đã chính thức được công bố.
 
175 bức ảnh đẹp nhất sẽ được giới thiệu tại một cuộc triển ở Anh từ cuối tháng 11/2010 tới giữa tháng 1/2011.
Dưới đây là những bức ảnh đoạt giải cao nhất trong cuộc thi Landscape Photographer of the Year Awards 2010:





Bức ảnh lâu đài Corfe ở Dorset (Anh) của tác giả Antony Spencer đã đoạt giải nhất của cuộc thi ảnh phong cảnh năm 2010.





Bức ảnh bãi biển ở Isle of Eigg (Scotland) – Ảnh: của tác giả
Dudley Williams giành giải nhất ở thể loại phong cảnh cổ điển.





Tác giả Taliesin Coombes với bức ảnh ‘Bữa sáng’ đã đoạt giải nhất ở thể loại dành cho nhiếp ảnh gia trẻ.





Giải nhất của thể loại về đường sắt đã thuộc về bức ảnh ga tàu Grindleford của tác giả Chris Howe.





Bức ảnh về vùng ngoại ô South Downs gần Kingston, East Sussex (Anh)
của nhiếp ảnh gia Slawek Staszczuk đoạt giải cao nhất
trong thể loại Thiên nhiên nước Anh.






Falkirk Wheel vào đêm (Giải nhì, Thể loại cảnh thành phố).
Ảnh: David Stanton






Cánh đồng thần tiên (Giải nhì, Thể loại cảnh cổ điển).
Ảnh: Marshall Pinsent





Núi Pew Tor, Devon (Commended, Thể loại cảnh cổ điển).
Ảnh: Alex Nail





Thung lũng ánh sáng (Giải khuyến khích, Thể loại cảnh cổ điển).
Ảnh: Cumbria Adam Burton





Cây cầu bắc qua sông Dart ở Bellever, Devon
(Giải khuyến khích, Thể loại cảnh cổ điển) - Ảnh: Colin Grace





Cánh đồng hoa oải hương lúc bình minh (Giải khuyến khích, Thể loại cảnh cổ điển).
Ảnh: Antony Spencer





Khoảnh khắc hoàng hôn tại ngọn hải đăng Neist Point ở Isle of Skye
(Giải khuyến khích, Thể loại cảnh cổ điển) – Ảnh: Fortunato Gatto





Malham Moor vào đông (Giải khuyến khích, Thể loại cảnh về cuộc sống).
Ảnh: Stephen Garnett

____________
Nguồn : i_meo
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.11.2010 06:06:29 bởi Viet duong nhan >

Tung Son
  • Số bài : 243
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.06.2007
RE: Ảnh phong cảnh đẹp nhất 2010 - 08.12.2010 19:06:44
Chào chị 7

Ảnh thiệt đẹp. Chị 7 ở Paris mạnh khoẻ không? Thân chào.

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Chợ Noel trên đại lộ Champs Elyées 2010 - 15.12.2010 18:33:52
Chợ Noel trên đại lộ Champs Elyées
 
Champs Elysées, đại lộ đẹp nhất Paris. Thanh Hà/RFI

  Thanh Hà

Ngôi làng Giáng sinh nằm trên đại lộ đẹp nhất của Paris trải dài xuống đến quảng trường Concorde. Khoảng 160 căn nhà gỗ sơn trắng, trang trí bằng màu sắc của nữ thần băng tuyết và ông già Noel được dựng lên trong ngót bảy tuần lễ từ ngày 19/11/10 đến 02/01/11.
Bước ra khỏi trạm xe điện ngầm Franklin D. Roosvelt không khí như ấm hẳn lên cho dù nhiệt độ ngoài trời là trên dưới không độ. Một bên là đại lộ đẹp nhất của thủ đô Paris và bên kia là quảng trường Concorde rực sáng với chiếc bánh xe khổng lồ La Grande Roue lộng lẫy.
Dọc theo trục lộ này hai bên đường, khoảng 160 căn nhà gỗ sơn trắng, trang trí bằng những màu sắc của nữ thần băng tuyết và ông già Noel được dựng lên trong ngót bảy tuần lễ từ ngày 19/11/10 đến 02/01/11 để tạo nên không khí của khu chợ Giáng sinh nhộn nhịp nhất thủ đô Paris. Ban tổ chức đặt tên cho đoạn đường đó là Ngôi làng Noel trên đại lộ Champs Elysées.


Nhà gỗ trong Ngôi làng Giáng sinh tại Champs ElyséesThanh Hà/RFI

Là một trong số gần một chục chợ Giáng sinh đóng đô tại Paris và các vùng phụ cận vào những tuần lễ cuối trong năm, đặc điểm của Ngôi làng Noel trên đại lộ nổi tiếng này là ban tổ chức như đã đón ý của đủ mọi tầng lớp khách hàng. Chẳng thế mà khu chợ Champs Elysées này vừa nghĩ ra nhiều trò giải trí dành cho các vị khách hàng tí hon, vừa chọn những gian hàng để làm vừa lòng các bà các cô muốn đi tìm một món già độc đáo, vừa đề cao khía cạnh nghệ thuật với hẳn một gian triển lãm các tác phẩm điêu khác trên băng nước đá hay trên gỗ để nhắm vào lớp du khách hiếu kỳ, lại vừa có các quầy rượu nóng thơm mùi quế để làm quên đi cái giá buốt của mùa đông. 
Chỉ mới ra đời từ năm 2008, chợ Giáng sinh Champs Elysées đã trở thành môt trong những hoạt động không thế thiếu vào dịp lễ cuối năm.



Thanh Hà/RFI
Khách hàng tí hon là vua
 
Noel là mùa thiêng liêng mà những đôi mắt ngây thơ đã chờ đợi suốt cả năm thành thử ban tổ chức đã không quên dành cho các vị khách tí hon hay ít tuổi một chỗ đứng đặc biệt : vừa bước chân vào khu chợ Giáng sinh này ta thấy ngay một cỗ xe ngựa bằng gỗ quay vòng tròn bên này đường. Trước mặt là một nhà ga xe lửa với một con tàu chạy bằng điện để chỉ phục vụ riêng cho các cô các cậu bé.
Một thú vị khác là cứ khi đêm về thì ông già Noel cũng đàn tuần lộc ẩn hiện trên vòm cây làm trẻ nhỏ nín thở cầu nguyện ông lão áo đỏ, râu tóc trắng như tuyết không quên mình đêm 24 tới này.
Ở xa hơn một chút là các quầy hàng bán đồ chơi, bánh kẹo, là một gian hàng bán hạt dẻ nóng, là một anh chàng ăn mặc ngộ nghĩnh vừa bán bong bóng bay, vừa quay kẹo bông gòn màu hồng lợt, lại vừa bày bán những quả táo bọc một lớp đường đỏ sẫm mà người Pháp gọi là quả Táo Tình yêu, Pomme d’Amour.
Ngay cạnh đó là nhiều gian hàng bán đồ chơi. Bên cạnh những chiếc lồng đèn, những người máy robot, những chú lính chì như từ một hành tinh xa lạ nào mới tới, khách tham quan không thể bỏ qua quầy hàng bán đồ chơi bằng gỗ của cô Cecile.
Từ quảng trường Concordi đi ngược trở lại phía Khải Hoàn Môn, trong tiếng hò reo hết sức hào hứng ta thấy nào là sân chơi cầu tuột, nào là cỗ xe điện chạy vòng số tám, nào là dàn đu dây để đáp ứng cái thú "đi tìm cảm giác mạnh" của thanh thiếu niên. Đó là chưa kể khi màn đêm buông xuống, như có phép lạ, một sân khấu dã chiến bỗng hiện ra với cả một dàn nhạc. Các cô MC xinh xắn lôi kéo các bạn trẻ vào những điệu ca hết sức lôi cuốn.


Du khách ngoại quốc ngắm tượng tháp EiffelThanh Hà/Paris

Champs Elysées, tủ kính của nền du lịch Pháp
Một đặc điểm kháclà chợ Giáng sinh do ở khu Champs Elysées thu hút rất nhiều khách quốc tế vì vậy dù có là mùa Noel hay không thì cũng có nhiều căn nhà gỗ trắng chỉ dành riêng để bán tượng tháp Eiffel, túi sách tay, khăn quàng cốc uống nước … với màu cờ của nước Pháp vào bất cứ giờ nào. Cô bán hàng đầu đội mũ của ông Già Noel thu tiền không ngơi tay.
2010 là năm nước Pháp vinh danh văn hóa của Nga, cho nên Ngôi làng giáng sinh đã có đến ba quầy hàng bán trứng cá muối caviar, một thứ xa xỉ phẩm mà đến nay còn nhiều gia đình vẫn coi là không thể thiếu trong bữa tiệc nửa đêm. 
Cũng để vinh danh nước Nga, chợ Giáng sinh tại khu tam giác vàng này của Paris đã cố ý dành khá nhiều quầy hàng để bày bán đồ trang sức bằng hổ phách, một thứ đá quý được coi như là biểu tượng của nước Nga. Quý vị thử hình dung ra một căn nhà gỗ sơn trắng đơn sơ bỗng rực rỡ với không biết bao nhiêu là chuỗi dây chuyền, khuyên tai, vòng, nhẫn, mề đay vàng như mật và trong vắt. Một màu vàng đôi khi ngả thành màu nâu sậm với gợn bọt li ti … Cho dù có đến mấy cửa hàng bán đồ mỹ nghệ và trang sức bằng hổ phách, nhưng hàng nào cũng đông chật người. Đương nhiên hầu hết khách hàng thụôc phái đẹp.
Dù thế nào đi chăng nữa mục tiêu đầu tiên của khu chợ Giáng sinh tại Champs Elysées cũng là để giới thiệu đến khách thập phương một số đặc sản của nước Pháp. Nói về thực phẩm thì phải kể đến gian hàng kẹo nu-ga nổi tiếng của thành phố Montélimar, quầy bán những bánh chocolat khổng lồ mà người ta phải dùng búa để đập thành từng mảnh, đến căn nhà gỗ được trang hoàng với màu sắc của riêng vùng Alsace và bà chủ tươi cười mời khách nếm loại bánh mì Pain d’Epice thơm mùi hồi, một đặc sản của vùng miền Bắc sát với biên giới biên giới nước Đức này.


Rùa làm từ Ngà voi sinh học tại cửa hàng của anh AntoineThanh Hà/RFI

Đi tìm quà tặng
Nhìn đến các tặng phẩm có thể làm quà đêm giáng sinh, bên cạnh các gian hàng bày bán găng tay, mũ len phần lớn là hàng của Trung Quốc thì còn phải kể đến một vài gian hàng khá đẹp mắt bày bán áo len loại len alpaga đặc trưng của Perou, đến căn nhà gỗ của Canada bày bán mũ lông của những miền cực lạnh. Rất lạ là một gian hàng bày bán giỏ đan và áo đầm của trẻ em thêu xích móc của Việtnam lạc lõng trong số 170 căn nhà gỗ trong Ngôi làng Noel này.
Nhưng nếu để tìm một món quà Giáng sinh lạ mắt, thì có thể ghé qua hàng của một cặp vợ chồng từ vùng Provence miền Nam nước Pháp lên họp chợ với những khung ảnh, những cuốn album hình mà bìa bọc bằng vỏ cây. Trông thô thiển nhưng trang nhã. Một gian hàng mỹ nghệ đẹp mắt khác căn nhà gỗ của anh Antoine. Anh bán con giống khắc trên « ngà chế tạo từ cây cọ ». Antoine giải thích thêm về nguyên liệu này và cho biết đây là lần thứ nhì anh tham gia chợ Giáng sinh.
Không thể chia tay với khu chợ Giáng sinh mà không thả bước trên con lộ đẹp nhất thế giới : Dạo bước trên đại lộ Champs Elysées dài hơn hai cây số, ta có cảm tưởng như muôn vàn vì sao, những giọt nước lóng lánh đang tỏa xuống trần. Sát ngay bên cạnh con đường đầy sao đó là đại lộ Montaigne, con đường mà các nhà thời trang nổi tiếng như từ Christian Dior đến Chanel, từ Versace đến Emanuel Ungaro đã chọn làm "căn cứ" thì chúng ta như lạc vào một khu rừng thông : hai hàng thông đỏ rực, lơ lửng trên không.

Đại lộ Montaigne sát cạnh Champs Elysées

Thanh Hà/RFI


nguồn : i-meo

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.12.2010 18:36:54 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Chợ Noel trên đại lộ Champs Elyées 2010 - 15.12.2010 18:43:51

Trích đoạn: Tung Son

Chào chị 7

Ảnh thiệt đẹp. Chị 7 ở Paris mạnh khoẻ không? Thân chào.

Cám ơn anh Tùng Sơn, anh cũng khoẻ ?

Xin lỗi vdn trả lời trễ nhen !
Có cảnh chợ NOEL Paris cho anh ngắm nè. Định đi xem & chụp vài tấm hình, thì trời lạnh và tuyết rơi quá xá - Vdn không dám đi.
Chúc
anh & gia đình đón Mừng NOEL thật vui vẻ đầm ấm & Một năm mới 2011 đầy may mắn AN LÀNH.
Thân
7_vdn


Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Christmas at Disneyland Paris HD - Noel 2009 - 17.12.2010 20:54:24
Christmas at Disneyland Paris HD - Noel 2009

Xem >> Christmas at Disneyland Paris - Noel ...



Chợ NOEL Paris


<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2010 20:59:45 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Đường hoa Nguyễn Huệ Sài Gon - Ý tưởng trang trí bằng "tre" - 17.12.2010 21:55:10

Đường hoa Nguyễn Huệ Sài Gon - Ý tưởng trang trí bằng "tre"
 
Dùng được tre để tạo thành cảm xúc và văn hóa sống không phải là một điều dễ thực hiện. Kiến Việt xin gửi tới các bạn Ý tưởng trang trí bằng "tre" cho đường hoa Nguyễn Huệ tại Sài Gòn, của một đồng nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vật liệu "tre", công trình gần đây nhất anh tham gia thiết kế là nhà triễn lãm quốc gia Việt Nam tại Expo Thượng Hải 2010.



Hiện trạng đường hoa Nguyễn Huệ



Hình ảnh đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp lễ hội


Cây tre đã ghi đậm dấu ấn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người Việt Nam, gắn liền với những bước thăng trầm của dân tộc.Trên thế giới, tre được sử dụng như vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, loài cây này còn có thể đóng vai trò gì hay sẽ tàn lụi và mất dấu trên con đường công nghiệp hóa ở nước ta?
Trong các dịp lễ hội của dân tộc, sử dụng vật liệu giàu tính văn hóa như tre để trang trí, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới lạ, độc đáo thật sự cần thiết để thể hiện tinh thần hiện đại, giàu bản sắc của người Việt Nam trong thời đại mới. “Đường hoa Nguyễn Huệ” đã trở thành một nét văn hóa, một điểm đến của du khách trong và ngoài nước vào mỗi dịp Tết truyền thống của dân tộc. Không chỉ là nơi trưng bày, xếp đặt hoa lá, đường hoa còn là nơi để người dân thành phố thể hiện tinh thần, khát vọng qua chủ đề mỗi năm như : “Trên đường hội nhập”, “Ra khơi”, “Vượt sóng”, …
Chủ đề đường hoa Tết Tân Mão 2011 sẽ là “Vươn đến tầm cao mới”.
Trên tinh thần của chủ đề đó, tác giả muốn đem đến hình ảnh độc đáo, mới lạ cho đường hoa thông qua những kết cấu bằng tre giàu tính kĩ thuật và hình tượng.

1.Vị trí Bùng binh cây liễu:

Ý tưởng chính từ kết cấu lá cây dừa nước đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ. Người xem còn cảm nhận được hình ảnh cánh chim, cánh buồm, bông sen…

Sự sắp xếp các đơn vị cấu kiện theo hình tròn xoay giải quyết được tất cả các hướng nhìn tại vị trí này. Bố cục này còn đem lại cảm giác đoàn kết, hội tụ tại bùng binh trước ủy ban nhân dân thành phố này.













2.Cổng vào đường hoa:

Vẫn sử dụng mô-đun hình cánh chim nhưng thay đổi tỉ lệ để thích hợp với hình thức cổng hơn.












3.Vị trí Bùng binh đồng hồ:
Lấy ý tưởng từ hình ảnh trống đồng, bao gồm 40 khung xếp tròn xoay, các thanh giằng chéo liên kết các khung lại với nhau. Các khung tre này có thể được sử dụng lại để làm công trình sau khi lễ hội kết thúc.





4.Tiểu cảnh giữa đường hoa:

Dựa trên kĩ thuật đơn vị hóa các cấu kiện, ý tưởng rất khả thi, có thể thực hiện tại một nơi khác và mang đến đường hoa lắp ghép vào. Sau thời gian lễ hội, cũng dễ tháo ra và khả năng tái sử dụng rất cao.




 
Bài và ảnh Kts.Trần Bá Tiệp


i-meo : HinhTran


Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
THẾ GIỚI BẮT ĐẦU CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2011 - 01.01.2011 08:55:49
   THẾ GIỚI BẮT ĐẦU CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2011  
Thế giới bắt đầu bước vào chào đón năm mới 2011 với các lễ mừng được tổ chức với những cách thức và hương vị khác nhau từ nơi này đến nơi khác.

Tại Úc, nhiều đám đông người dân tụ tập tại Sydney để xem những gì được ca ngợi là màn trình diễn pháo hoa quy mô lớn nhất và hiện đại nhất trong đêm giao thừa.



Màn pháo hoa chào mừng năm mới 2011 ở Sydney, Australia

Trước đó, hàng nghìn người dự lễ hội năm mới đã xuống đường phố ở New Zealand - quốc gia đầu tiên trên thế giới chứng kiến năm mới 2011.

Các lễ ăn mừng và trình diễn đón năm mới cũng được lên kế hoạch ở châu Âu, bao gồm màn pháo hoa kết hợp với âm nhạc ở khu London Eye tại trung tâm thủ đô của Vương quốc Anh - đánh dấu kỷ niệm 10 năm xây dựng công trình này.

Ít nhất gần một triệu người được dự kiến có mặt ở New York để xem quả cầu Times Square Ball nổi tiếng điểm giờ vào lúc nửa đêm.

Trước đó, trong thời tiết khá hơn, chính quyền thành phố đã nỗ lực dọn dẹp đường phố sau trận bão tuyết vừa bao phủ thành phố tuần này.

Rồng leo cao


Pháo hoa mừng năm mới 2011 ở New Zealand.

Tại Sydney, khoảng 1,5 triệu người đã cắm trại trước địa điểm diễn ra màn trình diễn pháo hoa, trong số đó nhiều người đã mang cả chăn mền tùy thân.

Những đám đông đầu tiên đi dự đêm hội giao thừa bắt đầu tới cảng Sydney chừng 12 giờ trước khi diễn ra màn pháo hoa, theo tường thuật của hãng tin AP.

"Chúng tôi biết là có thể ăn mừng năm mới ở nhà ra sao, nhưng đêm hội Sydney lớn hơn và hay hơn rất nhiều so với bất cứ nơi nào khác", Marcio Motta, một khách thăm 26 tuổi đến từ Brazil, nói với hãng Press Association.

Trong khi đó, năm nay lần đầu tiên thủ đô Hà Nội của Việt Nam, chính thức kỷ niệm năm mới mà người ta gọi là Tết Tây, với tư cách một thành phố tròn 1.000 năm tuổi.

Năm ngoái, chính quyền thành phố tập trung tổ chức lễ hội vào dịp Tết cổ truyền, ngày lễ đánh dấu năm mới âm lịch.

Còn ở Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan, pháo hoa sẽ tạo hình một con rồng leo thang bay lên nhà chọc trời cao nhất.


Tuy nhiên, tại Miến Điện, chính phủ quân sự đã cấm tất cả các loại pháo hoa và nói sẽ có hành động nghiêm khắc với bất cứ ai sử dụng chúng.

Rõ ràng, các lễ hội chào đón năm mới, dù với những diện mạo khác nhau ở khắp nơi trên thế giới, từ vùng lãnh thổ nhỏ bé ở Thái Bình Dương là Kiribati, nơi sớm nhất chào đón năm mới 2011 vào lúc 1000 GMT, cho tới những nơi khác từ Đông qua Tây, từ Nam tới Bắc, đều đang được mọi người háo hức đón chào và chờ đợi với những kỳ vọng tốt đẹp nhất.

Tin BBC


Nhập gia tuỳ tục : Người ta ăn Tết , Mình cũng ké phần .
Trước khi ăn Tết Ta , mình hoà vui với dân bản xứ .

Tigon
___
ST

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Báu vật Việt Nam tỏa sáng tại Seoul - 19.01.2011 05:13:15
THẾ GIỚI Thứ ba, 18/1/2011, 14:55 GMT+

Báu vật Việt Nam tỏa sáng tại Seoul

Bảo tàng cung đình quốc gia Hàn Quốc đang tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt mang tên "Báu vật của triều đại Nguyễn tại Việt Nam", kéo dài đến ngày 6/2.
 
Ngai vàng triều Nguyễn thuộc thế kỷ 19. Ảnh: koreatimes.

Cuộc triển lãm bao gồm 165 hiện vật có trong triều đại này cùng các bức ảnh và băng hình về những di tích lịch sử ở Huế, cung điện thời Nguyễn. Các hiện vật được cung cấp với sự hợp tác của Bảo tàng cổ vật cung điện Huế ở Việt Nam.
Triều Nguyễn (1802-1945), triều đại cuối cùng của Việt Nam, đã dời đô từ Hà Nội vào thành phố Huế ở miền trung.
Theo Korea Times, sảnh chính của triển lãm chào đón khách tham quan bằng ngai vàng lộng lẫy của thế kỷ 19 đặt tại chính giữa, biểu tượng cho sự uy nghiêm và cao quý của nhà Nguyễn. Với tổng cộng 13 vị hoàng đế cai trị trong 144 năm, triều Nguyễn là một trong những triều đại lâu dài nhất của Việt Nam.
Triển lãm cũng trưng bày các hiện vật có trong các lăng tẩm, miếu thờ mang đậm dấu ấn Khổng Tử. Các vị hoàng đế kế thừa truyền thống của các triều đại trước và tôn vinh quyền lực của mình bằng cách cho xây các công trình hoành tráng như Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cuộc triển lãm còn giới thiệu một lư hương lớn có từ năm 1925 cùng với quốc kiếm và các vật dụng dùng trong các nghi lễ của triều đình.


Hoàng bào triều Nguyễn. Ảnh: koreatimes.

Phần giữa của cuộc triển lãm giới thiệu các trang phục cung đình lộng lẫy, gồm các phục trang dành cho nghi lễ, thiết triều hay trang phục đời thường. Các hoàng thân quốc thích đi những đôi ủng được thêu các họa tiết đặc trưng như rồng phượng, cùng với chiếc mũ miện nhỏ thêu vàng. Ngày thường, họ đi giày lụa gắn ngọc trai, ngọc bích, vàng trên đó thêu nhiều câu thơ.
Ở phần sau cùng của triển lãm là những đồ thủ công tinh xảo của triều đại. Các đồ vật làm bằng bạc hay sơn mài được các bậc thầy chế tác và mang đậm dấu ấn của thời kỳ.
Một phần ấn tượng của triển lãm là sự tái tạo bằng công nghệ số Kinh thành Huế do trường công nghệ văn hóa KAIST tạo ra. Bản phục chế 3D được chiếu tại hội trường để tái hiện lại thời kỳ huy hoàng của nhà Nguyễn.


Song Minh

ST
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.01.2011 05:14:47 bởi Viet duong nhan >

Viet duong nhan
  • Số bài : 6666
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.10.2004
  • Nơi: Suối Yêu Thương
Những cung đường thú vị nhất thế giới - 02.04.2011 20:22:35
Những cung đường thú vị nhất thế giới


1. Đường Đại Tây Dương (Na Uy)
Được người dân địa phương gọi với cái tên Atlanterhavsveien, đường Đại Tây Dương là một phần của đường quốc lộ 64 của Na Uy, nối làng Karvag (tỉnh Averoy) với làng Vevang (tỉnh Eide). Hiện nay, đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi đến thăm khu vực này, và được hầu hết các công ty du lịch đưa vào lộ trình của mình. Đường Đại Tây Dương cũng đã được bầu chọn là công trình xây dựng thế kỷ của Na Uy.

2. Đường núi Jebel Hafeet (Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất) 
Giống như hầu hết những dự án xây dựng khổng lồ ở quốc gia dầu lửa giàu có này, đoạn đường núi Jebel Hafeet cũng mới vừa hoàn thành gần đây. Đoạn đường này chủ yếu được xây dựng để giúp các tay lái có thể chinh phục được đỉnh ngọn núi Jebel Hafeet.

3. Cầu Bảy Dặm (Florida, Mỹ) 

Được xem là một trong những cung đường khơi gợi cảm hứng nhất thế giới, cầu Bảy Dặm ở Florida (Mỹ) có chiều dài đúng 7 dặm (11,3 km), bắc qua Đại Tây Dương, nối đảo Knight với đảo Little Duck. Khi hoàn thành năm 1982, đây là cây cầu phân đoạn dài nhất thế giới. Với độ cao 20 mét so với mặt nước biển, tàu thuyền có thể thoải mái qua lại ở phía dưới cầu. Thiết kế của chiếc cầu này cho phép nó chịu được sức gió lên tới hơn 320 km/h.
4. Đường Grossglockner High Alpine (Áo) 

Cung đường này nằm giữa những ngọn núi ở Áo, nối bang Salzburg với bang Carinthia, đưa khách tham quan đến với một số thắng cảnh nổi tiếng ở đất nước Trung Âu này như công viên quốc gia Hohe Tauern, núi Grossglockner (điểm cao nhất của Áo, với chiều cao 3.798 mét) và dòng sông băng Pasterze.

4. Timgad (Algeria) 

Được vua Trajan cho xây dựng vào năm 100 sau Công nguyên tại điểm hội tụ của ít nhất là 6 con đường chính trong vùng, thành cổ Timgad hiện vẫn là một công trình xây dựng nhận được sự tôn kính và nể phục từ những kỹ sư thời hiện đại.

5. Đường Transfagarasan (Romania) 

Giữa những ngọn núi Carpathian, nơi được cho là quê hương của Bá tước Dracula, có một đoạn đường dài 90 km có thể mang lại cho bạn cảm giác kinh hãi chẳng kém gì khi phải đối diện với ma cà rồng. Đoạn đường có tên Transfagarasan, chạy qua phần cao nhất của dãy núi Carpathian.

Con đường này được khởi công vào năm 1983. Mặc dù chỉ có độ dài 8,3 km, nhưng phải mất 6 năm việc xây dựng mới hoàn thành. Trong suốt quá trình xây dựng, đã có không dưới 10 trận bão lớn gây cản trở công việc của các công nhân. Đi dọc cung đường này, bạn sẽ có cơ hội phóng tầm mắt ra biển Đại Tây Dương rộng lớn. Với chiều cao 1.249 mét so với mực nước biển, Jebel Hafeet là điểm cao nhất của Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống nhất, thuộc địa phận thành phố Al Ain. Đoạn đường có chiều dài 11,7 km với 60 góc cua được đánh giá là đạt đến những chuẩn mực của sự hoàn hảo, thực sự tuyệt vời cho những chuyến du ngoạn bằng xe hơi. Cầu Bảy Dặm hiện tại được xây trên một cây cầu cũ mang tên khá rắc rối là Knights Key-Pigeon Key-Moser Channel-Pacet Channel Bridge, được dựng từ những năm 1909 - 1912 và bị phá hủy nặng nề bởi một cơn bão lớn năm 1935.   Vào tháng 4 hàng năm, cầu Bảy Dặm sẽ đóng cửa trong khoảng 2,5 giờ đồng hồ vào một ngày thứ 7, để tổ chức một cuộc thi chạy bộ có tên Seven Mile Bridge Run để kỷ niệm ngày khánh thành cầu.       Đường Grossglockner High Alpine dài 48 km, nằm ở độ cao 2.504 mét so với mực nước biển, có cả thảy 36 khúc cua. Dọc đường đi, du khách sẽ được thưởng ngoạn khung cảnh yên bình, nên thơ với những đồng cỏ, những cánh rừng của dãy núi Alpes, những mỏm đá và cả những tảng băng.       Tại trung tâm của khu thành cổ có một khải hoàn môn cao 12 mét có tên Trajan Arch, phía dưới là đoạn đường chính dẫn vào thành. Đoạn đường này hiện nay vẫn giữ được nét nguyên sơ như khi được xây dựng từ thời Roman.     Nằm giữa hai điểm cao nhất của đất nước Romania là Moldoveanu và Negoiu, đường Transfagarasan nối cả khu vực Transylvania với các thành phố Sibiu và Pitesti. Đi trên cung đường này, bạn sẽ liên tiếp phải đối mặt với những khúc cua tay áo và đoạn đường vòng, ở độ cao tới 2.034 mét so với mực nước biển. Không chỉ được chiêm ngưỡng vô số cảnh đẹp ở hai bên đường đi, bạn còn được trải nghiệm cảm giác nóng bức của mùa hè khi ở dưới chân núi và sự lạnh giá của mùa đông khi lên tới đỉnh. Rõ ràng, ít có nơi nào có thể mang lại những cảm nhận khác biệt đến như vậy trong một khoảng thời gian ngắn.


Việt Báo (Theo Afamil

ST

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.04.2011 20:26:58 bởi Viet duong nhan >

onapthanh
  • Số bài : 38
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.01.2014
RE: Hình Ảnh "Paris Plage" & Khắp Nơi - 16.01.2014 18:34:46
Thật tuyệt vời. Đây là nơi nổi tiếng cả thế giới và ai cũng muốn tới

coicoi
  • Số bài : 57
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.06.2014
Re:Hình Ảnh "Paris Plage" & Khắp Nơi - 20.06.2014 12:09:45
nhìn ngộ nghĩnh thế 


heyboy
  • Số bài : 58
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.04.2014
Re:Hình Ảnh "Paris Plage" & Khắp Nơi - 01.06.2015 00:35:20
Ta Ba Lô Trên Đất Á



Cuốn sách đầu tiên của người Việt hướng dẫn chi tiết về việc đi du lịch.

“Hầu hết mọi người đều thích du lịch, và hầu hết người trẻ đều thích du lịch bụi. Nhưng làm thế nào để có thể đi? Nếu bạn đang tự hỏi câu đó, thì tôi có tin mừng cho bạn: du lịch bụi không phải là chế tạo tên lửa. Nó dễ thôi, và không tốn nhiều tiền như ta tưởng.”

Rosie Nguyễn đã mở đầu cuốn sách nhỏ này một cách thẳng thắn, mộc mạc và hài hước như thế. Đó cũng là cách mà cô “dẫn dắt” người đọc trong suốt hành trình Ta ba lô trên đất Á - cuốn sách đầu tiên của một tác giả Việt hướng dẫn chi tiết về việc đi du lịch.

Một vài năm trở lại đây, sách viết về đề tài du lịch ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả trẻ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng: sách du ký truyền cho người trẻ cảm hứng sống và xê dịch, nhưng không trực tiếp đến mức khuyến khích hay trở thành động lực để độc giả đọc xong là có thể “xách ba lô và lên đường”. Lý do là bởi những cuốn sách du ký thường tập trung vào việc kể lại những trải nghiệm, suy nghĩ của tác giả nhưng lại thiếu đi rất nhiều thông tin cần thiết, cụ thể để độc giả có thể tự thực hiện được một hành trình của riêng mình.

Nhưng rõ ràng, “du lịch bụi” không nên chỉ là một cụm từ hay một ý niệm để người trẻ đôi khi mơ màng nghĩ tới rồi chậc lưỡi. Du lịch bụi nên là một kế hoạch cụ thể. Và Ta ba lô trên đất Á ra đời để giúp bạn hiện thực kế hoạch đó.

Cuốn sách được chia làm nhiều chương. Chương đầu tiên dẫn người đọc đến với thế giới phượt: thế nào là phượt, phượt thì cần những gì, phượt để làm gì? Chương thứ hai là những hướng dẫn quan trọng và thực tế để phượt, từ việc tìm thông tin ở đâu, nên lựa chọn điểm đến và hành trình như thế nào, cho đến những điều nên chú ý khi đi phượt, thậm chí còn bao gồm cả một danh sách mẫu những đồ dùng cần mang theo khi phượt. Các chương tiếp theo đầy ắp kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, con người ở các quốc gia, những kinh nghiệm du lịch cụ thể, những câu chuyện, trải nghiệm thú vị, chân thực và đầy cảm xúc trên từng cung đường tác giả đã đi qua. Tất cả được viết với một văn phong giản dị, gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc và dí dỏm. Một trong những điểm đặc biệt khác cần ghi nhận ở cuốn sách này, đó là góc nhìn rất thực tế và khách quan của tác giả. Là một phượt thủ, một kẻ yêu xê dịch, sống để được đi, nhưng Rosie Nguyễn không hề cực đoạn khi nói về phượt, không cường điệu, không tô vẽ.

Như một người bạn chân thành, hòa nhã và hiểu biết, Ta ba lô trên đất Á giúp bạn mở cánh cửa để có một cái nhìn thực tế và rõ nét về phượt, để bạn biết được nên bắt đầu từ đâu và như thế nào, khi bạn đã sẵn sàng rồi, lựa chọn có “xách ba lô lên và đi” hay không là của bạn. Có thể bạn là một người trẻ, khao khát mơ về chuyến đi đầu tiên của mình nhưng không biết làm cách nào để bắt đầu? Hoặc bạn là một người đã đi nhiều nơi, nhưng chỉ đi theo tour và đang tìm hiểu về du lịch bụi? Hay bạn là một phượt tử đã đi được kha khá nơi, nhưng vẫn muốn biết xem quyển sách này có gì hay ho mới mẻ? Nếu vậy, thì đây là quyển sách dành cho bạn.


 

Thay đổi trang: << < 101112 | Trang 12 của 12 trang, bài viết từ 331 đến 343 trên tổng số 343 bài trong đề mục