Thi Sĩ Nguyễn Hữu Loan
Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 44 bài trong đề mục
HongYen 01.08.2005 14:49:40 (permalink)
Thi Sĩ Nguyễn Hữu Loan

VNTHUQUAN: Nhạc Việt

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=34478&mpage=1&key=

>>>>>>>>>

Nhà thơ Hữu Loan.


Thứ ba, 14/12/2004, 17:10 GMT+7

Điều ít biết về 'Màu tím hoa sim' của Hữu Loan

Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Nhưng quanh sự kiện này, cũng không ít độc giả còn thắc mắc về bản cũ và bản mới chỉnh sửa sau này của bài thơ.

Tại Sài Gòn, trước năm 1975, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo bạn đọc yêu thích thơ nhạc đều rất quen thuộc với bài Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Tuy bấy giờ tác giả đang sống ngoài Bắc, nhưng tác phẩm ấy đã chiếm một chỗ đứng trong lòng người yêu thơ miền Nam. Bài thơ được giới thiệu không những qua sách báo, mà còn được phổ nhạc, hát rộng rãi trên đài phát thanh, các buổi trình diễn văn nghệ trên sân khấu đương thời, nhất là vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20. Bản Màu tím hoa sim thời ấy ngắn hơn bản tác giả công bố sau này. Nghĩa là dừng lại, chấm hết ở mấy câu: "Tôi hát trong màu hoa. Áo anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu" chứ không có thêm “Tôi ví vọng về đâu. Tôi với vọng về đâu. Áo anh nát chỉ dù lâu...” ở cuối bài như sau này.

So với bản Màu tím hoa sim "nay" thì bản "xưa" tuy ngắn hơn nhưng ý thơ đi rất trọn nghĩa, trọn tình, không trúc trắc, không khiến người đọc phải dừng lại suy nghĩ. Nhà thơ có quyền sửa thơ của mình, hoặc thêm vào những đoạn mới. Song về phía những độc giả đã cảm nhận, yêu thích, hoặc có những kỷ niệm gắn bó với Màu tím hoa sim theo bản cũ thì khó "làm quen" với những đoạn mới, chữ mới, với hơi thơ có vẻ xa lạ với bài thơ từng biết. Do vậy, một số độc giả đã tỏ ra tâm đắc với bài Màu tím hoa sim trước kia. Nhưng dù Màu tím hoa sim bản "xưa" hay "nay" vẫn chỉ để viết về một người, một mối tình.

Đó là người vợ trẻ Đỗ Thị Lệ Ninh đã mất sau ngày cưới không lâu vì chết đuối. Các anh của “nàng”, theo tài liệu của Hàn Anh Trúc là 3 người có thực ở chiến trường Đông Bắc. Đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Hữu Loan kể và Hàn Anh Trúc ghi lại trong một cuốn biên khảo văn học rằng, bố vợ ông trước kia làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên “vợ mình sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má”, bài thơ mới có câu “má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”. Hàn Anh Trúc viết là Hữu Loan sáng tác bài thơ ngay tại mộ người vợ trẻ, rồi: "ghi vào chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Bạn anh đã chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm chiến tranh". Điều đó đã được chính nhà thơ Hữu Loan xác nhận.

(Theo Thanh Niên)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/12/3B9D9953/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2005 16:46:13 bởi HongYen >
#1
    HongYen 01.08.2005 14:51:55 (permalink)
    Thứ sáu, 21/2/2003, 14:47 GMT+7

    Chuyện tình xưa của tác giả 'Màu tím hoa sim'

    "Chiếc bình hoa ngày cưới/Thành bình hương tàn lạnh vây quanh...", hình ảnh này gây day dứt với tất cả những ai từng đọc vần thơ trên. Đó là mối tình của thi sĩ Hữu Loan và cô học trò kém ông 16 tuổi, bà Lê Đỗ Thị Ninh.

    Bà Ninh là con gái của Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương. Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ngài Tổng thanh tra ngưỡng mộ danh tiếng của cậu học trò Hữu Loan đã vời cậu vào dạy học cho con gái. Sau khi tốt nghiệp thành chung, Hữu Loan phải ra Hà Nội học tú tài. Trong một đợt phát động Tuần lễ vàng, Hữu Loan diễn thuyết trước đám đông. Nào ngờ, gặp lại cô học trò ngày xưa, nay đã trở thành thiếu nữ "đẹp một vẻ trong trắng, giản dị". Họ nhanh chóng thành thân với nhau vào năm 1948. Cưới xong, Hữu Loan phải tức tốc hành quân theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến sĩ. Mấy tháng sau ngày cưới, ông nhận được tin vợ chết đuối. Nỗi đau đớn khôn nguôi đã kết thành thơ Màu tím hoa sim, khóc người vợ trẻ đẹp, sắt son nhưng xấu số.

    Nay, đã ở tuổi 87, nhưng trí tuệ ông vẫn còn mẫn tiệp. Nửa thế kỷ nay, vắng bóng trên văn đàn, ông bỏ về quê làm ruộng. Ông giải thích đơn giản: "Tôi là người hay cãi, thích chống đối, không thể làm những gì trái với suy nghĩ của tôi".

    (Theo Tiền Phong)

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2003/02/3B9C53E5/
    #2
      HongYen 01.08.2005 14:56:38 (permalink)
      Ước gì... “màu tím hoa sim”

      22:45:28, 20/12/2004

      Chuyện nhà thơ lão thành Hữu Loan được một công ty mua bản quyền bài thơ Màu tím hoa sim với giá 100 triệu đồng khiến người ta vui. Số tiền ấy dù sao cũng hỗ trợ ít nhiều cho tuổi già của ông thêm chút thong dong, thêm chút hạnh phúc, nhất là cảm thấy nghiệp dĩ của mình được trân trọng.


      Chợt nghe một chuyện khác, buồn làm sao! Trong giới cải lương ai cũng biết NSƯT Viễn Châu, một nghệ sĩ cũng trên 70 tuổi như nhà thơ Hữu Loan, có nhiều tác phẩm nổi tiếng qua gần nửa thế kỷ. Đến bây giờ, hàng ngàn bài vọng cổ của ông vẫn còn sức sống, vẫn được các nghệ sĩ trẻ hát lại thường xuyên. Mới đây, dạo một vòng các nhà sách, thấy mấy chục tuyển tập ca cổ, tân cổ phát hành hàng loạt, in ấn đẹp đẽ, trong đó chỉ riêng tác phẩm của Viễn Châu đã chiếm hơn một phần ba. Chà, kiểu này "ông cụ" lãnh nhuận bút "tràn trề" đây! Ai ngờ, ông thở dài: "Tôi còn không biết mặt mũi mấy cuốn đó ra sao. Học trò tôi đi nhà sách, trông thấy bèn mua về mấy tập tặng tôi. Rồi người đại diện của tôi mới đứng ra đòi bản quyền giùm. Có NXB cầm tới một phong bì và nói: Cháu tưởng ông chết rồi chứ ! Tôi không biết trong phong bì có bao nhiêu, và cũng không nhận. Còn NXB khác thì đòi trầy trật họ mới chịu đưa và còn kỳ kèo giá cả. Buồn quá".

      Quả thật đáng buồn. Các NXB lẽ ra phải có động tác đầu tiên là "xin phép" tác giả, thỏa thuận nhuận bút, rồi mới được quyền in ấn. Đằng này, không thèm xin phép, cũng không thèm thanh toán tử tế. Đành rằng có thể không tìm ra tác giả, nhưng chỉ có mỗi NXB Âm nhạc là có "Lời ngỏ" đầu sách cáo lỗi và mời tác giả hoặc người thân liên hệ để nhận nhuận bút, còn các NXB khác hầu như phớt lờ. Mà Viễn Châu là một tên tuổi lớn như thế, có khó gì mà không tìm ra ông, chỉ cần gọi đến Hội Sân khấu là biết ngay. Thật ra, các NXB tâm huyết in ấn những tập ca cổ để góp phần vực dậy cải lương cũng là điều đáng khen. Nhưng trân trọng cải lương thì cũng phải trân trọng những cây bút đã sống chết vì cải lương. Và các tác giả cần sự trân trọng này hơn cả tiền nhuận bút.

      Cái giá của bài thơ mà nhà thơ Hữu Loan đã nhận không hẳn ở con số 100 triệu đồng, mà là cách hành xử văn hóa. Ước gì với Viễn Châu và các tác giả khác sẽ có một "màu tím hoa sim" dịu dàng như thế!

      Hoàng Kim

      http://web.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/4/4/78006.tno?SearchTerm=Màu%20Tím%20Hoa%20Sim
      #3
        HongYen 01.08.2005 15:00:26 (permalink)
        Shop văn nghệ 22:17:07, 10/12/2004

        [image][/image]


        "Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím. Áo nàng màu tím hoa sim"...


        Trong ảnh là nhà thơ Hữu Loan (trái) đang ngồi bên một lão nông dân ở miền quê Vân Hoàn (Thanh Hóa) ?


        Nơi "ngồi" thì đúng (là nơi cụ Loan đang ở). Còn "người ngồi" cạnh nhà thơ trong ảnh thì không phải "lão nông", mà là... nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng từ TP.HCM ra. Nhưng hai người đang nói gì với nhau ?
        Theo Shop văn nghệ biết, nhà điêu khắc đã (cùng một công ty luật và sở hữu trí tuệ) tham gia "bàn bạc nối kết" giữa Vitek với tác giả Hữu Loan về việc mua bản quyền bài thơ Màu tím hoa sim 100 triệu đồng (như Thanh Niên số ra ngày 10/12 đã đưa tin). Và chuyển lời của Vitek "nhấn mạnh" với nhà thơ: "Giá trị của thơ không thể tính bằng tiền, dầu là trăm triệu, hoặc hơn nữa; ở đây Công ty Vitek 100% Việt Nam, có những cảm nhận về văn hóa Việt hơn hẳn các đồng nghiệp người nước ngoài, nên quyết định chọn Màu tím hoa sim cho việc khuếch trương thương hiệu của mình, hơn là chọn hoa hậu, cầu thủ. Vì Vitek tin rằng sự sống của tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian, bền vững hơn nhan sắc ngoài đời và siêu sao trên sân cỏ”.

        (Nguyễn)

        http://web.thanhnien.com.vn/Vanhoa/ShopVannghe/2005/4/4/100378.tno?SearchTerm=Màu%20Tím%20Hoa%20Sim

        #4
          HongYen 01.08.2005 15:05:38 (permalink)
          Thứ Năm, 30/12/2004, 12:29

          ....
          1....


          2. VN chính thức tham gia Công ước Berne về bảo hộ quyền tác phẩm VHNT- điều được chờ đợi đã lâu. Liên quan vấn đề tác quyền, cuối năm, một sự kiện nhỏ được bàn tán xôn xao, đó là chuyện bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan được mua bản quyền với giá 100 triệu đồng- góp phần làm nóng bầu không khí văn học đang hồi ảm đạm.

          3....



          http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202&ChannelID=7
          #5
            HongYen 01.08.2005 15:22:10 (permalink)
            Màu Tím Hoa Sim

            Nàng có ba người anh đi bộ đội
            Những em nàng
            Có em chưa biết nói

            Khi tóc nàng còn xanh
            Tôi người Vệ quốc quân
            Xa gia đình
            Yêu nàng như tình yêu em gái
            Ngày hợp hôn
            Nàng không đòi may áo cưới
            Tôi mặc đồ quân nhân
            Đôi giầy đinh
            Bết bùn đất hành quân
            Nàng cười xinh xinh
            Bên anh chồng độc đáo

            Tôi ở đơn vị về
            Cưới nhau xong là đi
            Từ chiến khu xa
            Nhớ về ái ngại
            Lấy chồng thời chiến binh
            Mấy người đi trở lại
            Lỡ khi mình không về
            Thì thương
            Người vợ chờ
            Bé bỏng chiều quê ...

            Nhưng không chết
            Người trai khói lửa
            Mà chết
            Người gái nhỏ hậu phương
            Tôi về
            Không gặp nàng
            Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
            Chiếc bình hoa ngày cưới
            Thành bình hương
            Tàn lạnh vây quanh

            Tóc nàng xanh xanh
            Ngắn chưa đầy búi
            Em ơi giây phút cuối
            Không được nghe nhau nói
            Không được nhìn một lần
            Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
            Áo nàng màu tím hoa sim
            Ngày xưa
            Một mình
            Đèn khuya
            Bóng nhỏ
            Nàng vá cho chồng tấm áo
            Ngày xưa ...

            Một chiều rừng mưa
            Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
            Biết tin em gái mất
            Trước tin em lấy chồng
            Gió sớm thu về rợn rợn nước sông
            Đứa em nhỏ lớn lên
            Ngợ ngàng trông ảnh chị
            Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí

            Chiều hành quân
            Qua những đồi sim
            Những đồi sim dài trong chiều không hết
            Màu tím hoa sim
            Tím chiều hoang biền biệt
            Nhìn áo rách vai
            Tôi hát trong màu hoa
            "Áo anh sứt chỉ đường tà
            Vợ anh, mất sớm, mẹ già chưa khâu ..."

            Hữu Loan


            http://s88869826.onlinehome.us/files/huuloan.html
            #6
              HongYen 01.08.2005 15:27:29 (permalink)


              Ông Nguyễn Hữu Loan sanh ngày 2 Tháng Tư năm 1916 taị Nga Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.

              http://www.fva.org/bios/nhloan.htm

              >>>>>>>>>>>>>

              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=58403&mpage=1&key=
              #7
                HongYen 01.08.2005 17:51:59 (permalink)


                Trích đoạn: HongYen

                Hi Phuongsg,

                Maù Tím Hoa Sim cuả Nguyễn Hữu Loan d8uợc phổ nhạc qua:

                Những đồi hoa sim" của nhạc sĩ Dzũng Chinh do ca sĩ Tuấn Vũ trình bày
                http://s37.yousendit.com/d.aspx?id=1UOV8XOKR2NWS2RA4ZIZD6TO49

                http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=63274&mpage=1&key=

                Cám ơn bạn.

                >>>>>>>>>>>>

                Có những bài cùng ý và tên khác như:

                * Màu Tím Hoa Sim của Duy Khánh
                * Aó Anh Sứt Chỉ Đường Tà cuả Phạm Duy

                Chúc vui với màu hoa sim tím




                #8
                  HongYen 01.08.2005 18:24:42 (permalink)
                  Hữu Loan, từ “Màu tím hoa sim” đến “Dao khúc: Cừu và cò”

                  Saturday, May 01, 2004


                  Thơ, đối với một số người, là cứu cánh để tồn tại và sống còn trong những hoàn cảnh bi đát nhất. Như, những người bị giam hãm trong phòng biệt giam, chung quanh là không khí u trệ hắc ám, nhìn đời sống toàn màu đen, nếu không có óc tưởng tượng để vượt trên những chấn song của những tâm hồn thi nhân thì có lẽ khó sống còn nổi trong những điều kiện sinh hoạt vô cùng ngặt nghèo. Hay, những người bị cả một chế độ khủng bố, bao vây kinh tế, theo dõi tư tưởng, cả đời lao đao. Không những chỉ một cá nhân cam chịu riêng mình mà còn cả gia đình thân quyến cũng chịu ảnh hưởng lây. Có những người vẫn an nhiên sống bất chấp đày ải. Nhưng cũng có những người không gượng dậy nổi trước những đè nén đôi khi vượt khỏi sức chịu đựng của con người. Thơ, như ví von của Phùng Quán, là gậy chống để gượng đứng dậy và tiếp tục đi...

                  Nhìn lại những biến cố văn học Việt Nam, từ xưa đến nay, có những người vì án văn tự mà bị tru di tam tộc. Ðó là thời quân chủ phong kiến. Chế độ Cộng Sản có những cái án mà không thành án, suốt đời đeo đẳng, Thí dụ, vụ án “Xét lại”, vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”... Sự tàn bạo, khốc liệt không thua gì đời phong kiến, nếu không nói là thâm độc hơn.

                  Thời kháng chiến hay khi vào tiếp thu miền Bắc, Ðảng Cộng Sản vẫn một chủ trương văn nghệ chỉ huy, văn chương phục vụ chính trị. Từ đề cương văn hóa “Chủ Nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh Ðặng Xuân Khu đọc trước Hội Nghị Văn hóa ở chiến khu Việt Bắc năm 1948 trở về sau, một đường lối cực đoan bảo thủ được thi hành với tất cả những biện pháp khắc nghiệt dành cho những ai muốn đi ra ngoài cương lĩnh ấy.

                  Năm 1955, nội tình miền Bắc nhiều rối ren. Phong trào cải cách ruộng đất rập khuôn Trung Quốc đã gây ra biết bao nhiêu oan khuất và sự phẫn nộ của dân chúng lên cao đến nỗi phải phát động chương trình sửa sai để làm giảm bớt căng thẳng. Văn nghệ cũng nhân theo đó mà nêu ra những khiếm khuyết của lãnh đạo, xoáy vào những bi thảm mà chính sách cải cách ruộng đất gây ra. Ðể đòi hỏi những mục tiêu tự do cầm bút.

                  Những nhà văn như Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Văn Cao, Nguyễn Hữu Ðang, Phùng Quán, Hữu Loan... cùng chia sẻ một chủ trương chống lại chính sách chỉ huy văn nghệ của Ðảng. Những Nhân Văn Giai Phẩm Mùa Xuân,Giai Phẩm Mùa Thu với những bài thơ và truyện ngắn đã gây ra những dư luận sôi nổi với sự đồng tình của mọi giới từ trí thức đến bình dân.

                  Mục tiêu đầu tiên là phê phán Tố Hữu một cai thầu văn nghệ với tập thơ “Việt Bắc” được coi như là đỉnh cao thi ca của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cũng như, văn nghệ sĩ đòi quyền được tự do sáng tác, không muốn bị giam hãm trong vai trò minh họa cho chế độ. Tham ô, lãng phí, cửa quyền, bất công... tất cả những tiêu cực của chế độ được đề cập đến cũng như vai trò của những ông bình vôi, những cây đa cây đề của văn nghệ bị lột trần trong vai trò văn nô hèn hạ.

                  Theo nhà thơ Lê Ðạt một người cột trụ của Nhân Văn Giai Phẩm trả lời bà Thụy Khuê của đài RFI mới đây thì thực hiên giai phẩm là một việc làm tự phát chứ không ảnh hưởng từ những biến cố ở Liên Xô và Trung Hoa. Nhân Văn Giai Phẩm Mùa Xuân xuất bản Tháng Giêng năm 1956 trong khi cuối Tháng Hai cùng năm thì Ðại Hội lần thứ 20 Ðảng Cộng Sản Liên Xô phục hồi danh dự cho các văn nghệ sĩ bị giết hại hoặc đấy ải dưới thời Stalin. Ðến Tháng Năm, Mao Trạch Ðông phát động chiến dịch “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Năm 1956 quả là một năm đầy biến cố cho các chế độ Cộng Sản trên toàn thế giới.

                  Dĩ nhiên, ở Việt Nam, cả bộ máy chuyên chế không nương tay trong việc trừng phạt và dẹp tan những tư tưởng phản động chống đối. Tự phê, tự kiểm, một không khí khủng bố lan rộng trong giới văn nghệ sĩ. Trần Dần là một người hứng chịu những trừng phạt khủng khiếp nhất, không có án văn tự nhưng ghê khiếp với những hậu quả cho cả vợ con và gia đình. Ông bị Ðảng không cho phép kết hôn với bà Bùi Thị Ngọc Khuê là người có gia đình di cư vào Nam và thuộc giới tư sản địa chủ. Ông bất chấp và xin ra khỏi quân đội cũng như bỏ sinh hoạt Ðảng Ðoàn. Vì những bài thơ chống chế độ. Ông bị bắt giam, có lúc uất ức cứa cổ tự sát. Họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ chân dung một người có vết sẹo trên cổ ám chỉ Trần Dần và bị kết tội “Bọn Nhân Văn”. Lúc đó, bị gán cho nhãn hiệu ấy là một tội danh chết người.

                  Trần Dần bị kết tội là đồ đệ của Hồ Phong, một nhà văn đã viết bức thư ngỏ gửi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản Trung Hoa phê phán “năm lưỡi dao” đâm vào tim óc các nhà văn, bị bắt giam và đày đọa tới chết trong những trại lao cải tàn khốc. Thế là, cả đời của nhà thơ Trần Dần và gia đình rơi vào tình trạng vô cùng khốn khổ. Gia cảnh nheo nhóc, con cái học hành dang dở tuy thông minh hiếu học nhưng vì cái án treo Nhân Văn lơ lửng. Bị bao vây kinh tế, ông suốt đời như cái bóng âm thầm, nhiều người thương tình muốn giúp đỡ mà không dám sợ bị tội liên quan. Như thế ai mà cả gan dám quan hệ với Trần Dần sẽ bị hậu quả ngay. Vậy, vẫn có một người đã dám công nhiên chia sẻ bằng thi ca. Ðó. Tác giả “Màu tím Hoa Sim” - Hữu Loan.

                  Hữu Loan, một kiện tướng văn nghệ với bài thơ “ Màu tím hoa sim” mà người yêu thơ cả hai miền Nam Bắc truyền tụng hay truyện ngắn “Lộn Sòng” đăng trên Giai Phẩm Mùa Ðông đã gây ra những chấn động cho chế độ miền Bắc. Hơn thế nữa, ông là một người kiên cường, từ bỏ tất cả để về quê ông ở Thanh Hóa làm ruộng, đi cày, thồ đá, sống thanh bạch. Bị đày về quê nhà, đóng vai trò nông dân, ông phải cày bừa, kéo những xe chở đá nặng nề khổ sở như những người bị lao động khổ sai. Ðảng cố tình đày đọa ông và gia đình suốt ba chục năm trường mà ông vẫn kiên cường chịu đựng. Về sau này, khi chế độ bị bắt buộc phải thay đổi đường lối cực đoan, thì nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo văn nghệ đến ve vuốt theo lệnh Ðảng để lợi dụng danh tiếng và tài năng của ông. Ông vẫn giữ mực thường tiếp đãi, tự nhiên không cay đắng không xun xoe. Trong mọi thái độ vẫn giữ tính chất của kẻ sĩ.

                  tiếp....
                  #9
                    HongYen 01.08.2005 18:28:05 (permalink)
                    Tiếp....


                    Thấy tính cảnh của gia đình Trần Dần, Hữu Loan viết tặng bạn bài thơ “Dao khúc: Cừu và cò” với những ví von ẩn dụ. Hữu Loan đã mang câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...” vào thơ mình với hình ảnh nhiều nỗi niềm.

                    Vẽ hình ảnh của Trần Dần bằng những câu thơ:

                    “...Bố Cò chỉ ngồi

                    nằm hay đứng

                    không đi

                    Phong Ác bắt

                    Cứ đi

                    Là phải

                    Ði còm...”


                    Vẽ hình ảnh của bà vợ Trần Dần, một nhân dáng tội nghiệp vì chồng vì con mà hy sinh với chịu đựng biết bao nhiêu khổ nạn:

                    “Cò Mẹ kiếm ăn

                    trên cạn

                    giữa những nơi hôm qua còn là bãi chiến trường

                    dẫy đầy mìn bom

                    nổ rồi

                    chưa nổ

                    giữa đế dép nát, giày hư, vỏ rum, Bồ đào, Vốt ka hảo hạng

                    hộp sữa, hộp bơ

                    cặn bã phù hoa

                    từ yến tiệc lầu cao quẳng xuống

                    (nước miếng dào lên

                    chát đắng

                    trong mồm)


                    tiếp....
                    #10
                      HongYen 01.08.2005 18:32:03 (permalink)
                      tiếp...

                      Vẽ hình ảnh của những đứa con:

                      “...Cò Bé không thương thì ai thương mẹ?

                      Cò Bé còn thương cha

                      Và suốt đêm thức vẽ

                      Bé vẽ cha

                      Một mắt

                      Mầu đỏ mưa sa

                      Trên hình chữ nhật

                      Ðồng tử vàng tang

                      Ðưa ma

                      Phố sập

                      Vẽ cổ cha

                      Gân to

                      Kim ấn

                      Vắt ngang!

                      lập thể Picasso?

                      Cubitsm Cò con

                      Chưa có Cò đâu

                      Khi có

                      “vấn đề bố Cò”

                      đăng trang đầu

                      “Ðây “Nhân Dân” Số 1...”


                      và phác họa một thời đại của những con cừu non với những bánh vẽ của một chế đo độc đoán:

                      “...bọn nghệ nô

                      đem hết tài

                      khuyển



                      tạo mầu

                      tạo thanh

                      gây ảo

                      tối

                      đa

                      hay hiện thực quái thai

                      thảo nguyên âm thanh

                      thảo nguyên áp phích

                      xanh mướt

                      mênh mông

                      ngon mắt

                      ngon tai

                      đến tận thiên hà!

                      (chỉ không ngon miệng)

                      vì thèm quanh năm

                      (như tội tổ tông)

                      được gậm

                      được nhai

                      được tiêu hóa

                      dần

                      một bữa

                      no



                      thật...”


                      Bài thơ khá dài, Hữu Loan đã so sánh hai phận người, một con cò lặn lội bờ sông và một những con cừu cam chịu phận hèn, ở trong “khuôn” thì phải “khổ”.

                      tiếp...
                      #11
                        HongYen 01.08.2005 18:34:19 (permalink)
                        tiếp...

                        Thơ Hữu Loan như những âm thanh gợn lên từ những xúc cảm từ nỗi uất hận từ những trái tai gai mắt của một thế kỷ nhiễu nhương. Câu kết như một lời “ ai điếu cho một nền văn chương minh họa”

                        “...Tiếng người hát

                        trong không thời gian

                        vang vọng

                        (sùi sụt mưa thu điệp khúc

                        Chiêu Hồn)

                        Những thân Cò

                        Từ nguyên thủy

                        Việt Nam

                        Hỡi người Cò

                        Thời văn minh CS
                        Vị dương gian tối cao

                        Ðội trưởng

                        Ðội

                        Thập loại chúng sinh Cò.


                        Hữu Loan đã làm một công việc của một người thấy sự bất bằng mà lên tiếng. Ðã có kinh nghiệm sống với Cộng Sản, ông cũng thừa hiểu những trò trả thù của chế độ. Nhưng, có hề gì, đã hơn ba mươi năm trong lò luyện ngục thì sá gì thêm một chút đòn hằn!!!

                        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=3756
                        #12
                          HongYen 02.08.2005 10:49:28 (permalink)
                           

                          Violet Myrtle Flower (Hoa sim)
                           
                          http://i1.trekearth.com/photos/19881/hoa_sim.jpg

                          http://www.trekearth.com/gallery/Asia/Vietnam/photo182612.htm

                          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/2F8822AB57F34A989C96A415296DA471.jpg[/image]
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.01.2007 04:43:26 bởi HongYen >
                          Attached Image(s)
                          #13
                            HongYen 06.08.2005 16:55:26 (permalink)
                            Thứ sáu, 21/2/2003, 14:47 GMT+7

                            Chuyện tình xưa của tác giả 'Màu tím hoa sim'


                            Nhà thơ Hữu Loan.

                            "Chiếc bình hoa ngày cưới/Thành bình hương tàn lạnh vây quanh...", hình ảnh này gây day dứt với tất cả những ai từng đọc vần thơ trên. Đó là mối tình của thi sĩ Hữu Loan và cô học trò kém ông 16 tuổi, bà Lê Đỗ Thị Ninh.

                            Bà Ninh là con gái của Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương. Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ngài Tổng thanh tra ngưỡng mộ danh tiếng của cậu học trò Hữu Loan đã vời cậu vào dạy học cho con gái. Sau khi tốt nghiệp thành chung, Hữu Loan phải ra Hà Nội học tú tài. Trong một đợt phát động Tuần lễ vàng, Hữu Loan diễn thuyết trước đám đông. Nào ngờ, gặp lại cô học trò ngày xưa, nay đã trở thành thiếu nữ "đẹp một vẻ trong trắng, giản dị". Họ nhanh chóng thành thân với nhau vào năm 1948. Cưới xong, Hữu Loan phải tức tốc hành quân theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến sĩ. Mấy tháng sau ngày cưới, ông nhận được tin vợ chết đuối. Nỗi đau đớn khôn nguôi đã kết thành thơ Màu tím hoa sim, khóc người vợ trẻ đẹp, sắt son nhưng xấu số.

                            Nay, đã ở tuổi 87, nhưng trí tuệ ông vẫn còn mẫn tiệp. Nửa thế kỷ nay, vắng bóng trên văn đàn, ông bỏ về quê làm ruộng. Ông giải thích đơn giản: "Tôi là người hay cãi, thích chống đối, không thể làm những gì trái với suy nghĩ của tôi".


                            http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2003/02/3B9C53E5/
                            #14
                              HongYen 06.08.2005 16:58:25 (permalink)
                              Thứ ba, 14/12/2004, 17:10 GMT+7

                              Điều ít biết về 'Màu tím hoa sim' của Hữu Loan


                              Nhà thơ Hữu Loan.

                              Đến nay, "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Nhưng quanh sự kiện này, cũng không ít độc giả còn thắc mắc về bản cũ và bản mới chỉnh sửa sau này của bài thơ.

                              Tại Sài Gòn, trước năm 1975, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo bạn đọc yêu thích thơ nhạc đều rất quen thuộc với bài Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Tuy bấy giờ tác giả đang sống ngoài Bắc, nhưng tác phẩm ấy đã chiếm một chỗ đứng trong lòng người yêu thơ miền Nam. Bài thơ được giới thiệu không những qua sách báo, mà còn được phổ nhạc, hát rộng rãi trên đài phát thanh, các buổi trình diễn văn nghệ trên sân khấu đương thời, nhất là vào những năm thập niên 60 của thế kỷ 20. Bản Màu tím hoa sim thời ấy ngắn hơn bản tác giả công bố sau này. Nghĩa là dừng lại, chấm hết ở mấy câu: "Tôi hát trong màu hoa. Áo anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu" chứ không có thêm “Tôi ví vọng về đâu. Tôi với vọng về đâu. Áo anh nát chỉ dù lâu...” ở cuối bài như sau này.

                              So với bản Màu tím hoa sim "nay" thì bản "xưa" tuy ngắn hơn nhưng ý thơ đi rất trọn nghĩa, trọn tình, không trúc trắc, không khiến người đọc phải dừng lại suy nghĩ. Nhà thơ có quyền sửa thơ của mình, hoặc thêm vào những đoạn mới. Song về phía những độc giả đã cảm nhận, yêu thích, hoặc có những kỷ niệm gắn bó với Màu tím hoa sim theo bản cũ thì khó "làm quen" với những đoạn mới, chữ mới, với hơi thơ có vẻ xa lạ với bài thơ từng biết. Do vậy, một số độc giả đã tỏ ra tâm đắc với bài Màu tím hoa sim trước kia. Nhưng dù Màu tím hoa sim bản "xưa" hay "nay" vẫn chỉ để viết về một người, một mối tình.

                              Đó là người vợ trẻ Đỗ Thị Lệ Ninh đã mất sau ngày cưới không lâu vì chết đuối. Các anh của “nàng”, theo tài liệu của Hàn Anh Trúc là 3 người có thực ở chiến trường Đông Bắc. Đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên Thường vụ Trung ương Đoàn. Hữu Loan kể và Hàn Anh Trúc ghi lại trong một cuốn biên khảo văn học rằng, bố vợ ông trước kia làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên “vợ mình sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má”, bài thơ mới có câu “má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”. Hàn Anh Trúc viết là Hữu Loan sáng tác bài thơ ngay tại mộ người vợ trẻ, rồi: "ghi vào chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Bạn anh đã chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm chiến tranh". Điều đó đã được chính nhà thơ Hữu Loan xác nhận.

                              (Theo Thanh Niên)

                              http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/12/3B9D9953/
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > | Trang 1 của 3 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 44 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9