Dòng thơ mới
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 46 bài trong đề mục
Anh Nguyên 14.09.2011 09:12:26 (permalink)




J. LEIBA
1921-1941

Tức Lê-Văn-Bái, quê Nam-Trục, Nam-Định,
sau về quê học chữ Hán, đậu bằng Thành Chung,
làm thư ký tòa sứ Bắc-Kỳ,làm thơ viết báo,cộng tác
với các báo.


        
HOA BẠC MỆNH
 
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu;
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai
Ba xuân, muôn thắm thêu cành biếc
Bạc mệnh hoa kia đã rụng rồi
 
Héo trước trăm hoa, hoa bạc mệnh
Đang xuân, để khỏi thấy xuân tàn
Chúa xuân ví biết tình hoa thế
Xin kiếp sau đừng nợ thế gian
 
Hồn kết gió hương trời Nhược thuỷ
Cánh viền mây thắm động Thiên thai
Hoá thành những giọt mưa thơm ấy
Tưới nở trăm hoa đã héo rồi!
~J. Leiba~


NHỚ

Một chiều thu trước bên sông vắng
Mà cánh phù dung đỏ khắp bờ
Người đẹp chờ thuyền sang bến mộng
Màu da màu áo trắng như mơ.

Môi hồng thiếu phụ buồn man mác
Hoa rụng trong thu gợn ngậm ngùi
Một cánh hoa rơi rồi một cánh
Lòng ta tàn một chút gì vui.

Buồn vướng mắt nhung xinh đẹp quá
Ầm thầm ủ một mộng yêu đương
Thu xưa từ độ thu xa lắm…
Hẳn một tình duyên đã lỡ làng.

Bờ thu đỏ nhuộm màu hoa rụng
Chẳng một con thuyền đậu bến sông
Thiếu phụ mong gì hoa đã rụng
Trời chiều lại lỡ một chờ mong!...

…Lòng tôi buồn bã từ hôm ấy
Và mỗi chiều thu nắng đẹp tàn
Nhìn cánh phù dung nơi bến vắng
Nhớ người thiếu phụ nhớ yêu đương.
~J. Leiba~


MAI RỤNG

Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai,
Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài,
Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ,
Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai...
Hoa mai đã tạ, lá mai vàng,
Vàng úa đầu cành, ủ bóng dương,
Lác đác mai già rơi mặt đất:
Hoa xưa thành quả, quả nay tàn!
Quả tàn héo rụng gốc cây khô;
Thiếu nữ âu sầu tưởng mộng xưa.
Vạch cỏ, ngậm ngùi nghiêng giỏ hốt;
Rạt rào hoa rụng cánh như mưa.
Giỏ chưa đầy quả, lệ chan sầu,
Vứt giỏ bên mình, kéo áo lau.
Gió đuổi hoa tàn bay xớn xác,
Má hồng sầu ủ, ủ làn thâu...
..."Năm xưa em ở chốn phòng khuê.
Yêu, nhớ, ngây thơ đã biết gì."
Mai nở, mai tàn, mai lại rụng,
Tường đông xuân sắc mặc đi về.
Tường đông, xuân ấy gặp tình lang,
Chàng nhủ cùng em nỗi nhớ thương.
Ngơ ngẩn em về, sầu chẳng mối:
Ngây thơ, em mới biết yêu chàng.
Yêu chàng, em cố chuốt hình dung
Tô cặp môi son, điểm má hồng,
Em thấy xuân nay hoa nở đẹp,
Cảm tình Thanh đế, tạ đông phong,
Vườn tình hoa ánh cánh song sa,
Rẽ liễu cùng chàng dựa bóng hoa.
Hoa tặng vừa tàn bông thược dược,
Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa...
Xuân tàn, hạ cỗi, cảnh thu sầu,
Mờ mịt hơi đông ám ngọn lau.
Xuân tới cành đào hoa lại nở,
Mong chàng mỏi mắt, thấy chàng đâu?
Gió xuân lại thổi chốn vườn xưa,
Lệ đẫm khăn là, dạ ngẩn ngơ.
Hoa cỏ thương người, xuân ủ bóng.
Đâu ngày xuân thắm buổi ngây thơ?
Sầu đối gương loan, bóng lạ người,
Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai?
Bơ phờ tóc rối, vành khăn lệch,
Ủ rũ hoa gầy, má đỏ phai.
Phấn mốc, hương bay, chiếu lệch giường,
Song thưa, gió ném cánh hoa tàn.
Ba xuân những biếng thăm vườn cũ,
Trước cửa rêu dầy, lớp cỏ lan.
                       * * *
Phòng không chi tưởng cảnh xuân tình,
Nhánh liễu phai tơ rụng trước mành.
Chợt nghĩ vườn xuân, xuân sắp hết.
Gượng vui, khoác áo dạo hoa đình.
Xuân hết, đào phai, lý rụng rồi,
Hoa đình tịch mịch vẻ xuân phai.
Tơi bời ong bướm bay qua ngõ,
Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.
Xuân buồn như nhắc cảnh xuân vui
Gió thổi lay cành, rụng quả mai,
Thương dấu xuân tàn, nghiêng giỏ hót
Thương xuân, xuân hỡi, có thương người?
Lệ chan má phấn, ủ mày ngày.
Thấm thoát màu xuân có thế thôi
Cảnh cũng như người, chung hối hận:
Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai?
.............................................
Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai,
Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài,
Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ.
Âu sầu thiễu nữ khóc hoa mai.
~J. Leiba~


NĂM QUA

Em nhớ năm em mới lên mười,
Tóc em buông xoã chấm ngang vai
Ngây thơ nào biết em xinh đẹp,
Cùng trẻ bên đường đánh "chắt" chơi.
Anh đi qua đó đứng nhìn em,
Em vứt sành đi vội đứng lên,
Dắt tay cười nói thi nhau chạy
Em vấp vào anh ngã xuống thềm.
Me em chạy lại bế em hôn,
Êm ái đe em sẽ đánh đòn.
Em phải nhịn đau không dám khóc.
Vì em trông thấy vẻ anh buồn...
............................................
Em nhớ năm em lên mười hai,
Một mình em lấy trộm gương soi
Đường ngôi đương kẻ thì anh đến,
Anh đến bên em mỉm miệng cười,
E thẹn, quăng gương chạy xuống nhà,
Nín hơi anh gọi cũng không thưa,
Sau mành lấp ló em nhìn trộm,
Em đợi anh về mới dám ra...
............................................
Em nhớ năm em lên mười lăm,
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân.
Mừng xuân em thấy tim hồi hộp.
Nhìn cái xuân sang khác mỗi lần.
Ba mươi, em đứng ngắt hoa đào;
Nghỉ học anh về qua trước ao,
Ngẩng mặt vừa khi anh ngó thấy,
Ném hoa em vội chạy ngay vào,
Mồng hai, anh lễ tết nhà em,
Em đứng nhìn anh, nấp bóng rèm,
Mười sáu xuân rồi anh đã nhớn;
Tìm em rầu rĩ vẻ anh nhìn.
Em thấy tim em đập rộn ràng,
Muốn ra lại ngại cháy tâm can,
Mẹ em rót nước mời anh uống;
Anh tủi, em rầu, ai khổ hơn?

Năm ấy xuân em có một mình,
Ai vui em những ngẩn ngơ tình,
Này quân tam cúc năm xưa đó;
Nào lúc vui đùa, em với anh?
Mồng một, vui xuân hai chúng ta,
Em mười ba tuổi, tính còn thơ.
Em anh còn cãi nhau như trẻ,
Em dỗi, anh nhìn, dạ ngẩn ngơ...

Xuân nay tr
ước cách bao rồi?
Nhớ buổi xuân nào, tiếc phút vui.
Em ước đôi ta cùng bé lại:
Vui xuân lại được đánh bài chơi!
Ngày nay nhớ lại buổi vô tình,
Anh lặng yêu em, em nhớ anh.
Rồi nữa xuân qua, xuân lại lại
Biết rằng sau có vẹn ba sinh?
............................................
Hôm qua em đến mái đông lân,
Cô gái khâu thêu vẻ ngại ngần.
Tơ lụa bộn bề quần áo cưới,
Vội vàng cho khách kịp ngày xuân.
Duyên mình hờ hững hộ duyên ai
Cô gái đông lân đáng ngập ngùi
Ngán nỗi năm năm đưa chỉ thắm,
Phòng không may áo cưới cho người!...

Anh
ơi! Anh mải bước công danh,
Để
phụ cho nhau một mối tình.
Nhãnh liễu vườn xuân, ai ấy chủ?
Chờ ai biết có khỏi trao cành?
Má đỏ, xuân em chỉ có thì,
Xuân qua, phó nhẽ đợi anh về,
Tương tư lệ nhỏ phai mầu phấn,
Anh hỡi! Yêu nhau há đợi gì?
Danh lợi như mây nổi giữa trời,
Hồng nhan phải giống mãi trên đời?
Đợ
i anh áo gấm xuân sau lại,
Chỉ sợ nghiêng giành hót quả mai!

~J.Leiba~


<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.01.2012 11:56:03 bởi Anh Nguyên >
#31
    Anh Nguyên 24.09.2011 11:39:50 (permalink)




    QUANG-DŨNG
          1921-1988


    NHỮNG CÔ HÀNG XÉN
     
    Rặng vải ven sông Đáy
    Um tùm bóng cuối xuân
    Sông cạn phơi lòng cát trắng
    Người qua nâng váy ôm quần
    Những gánh hàng xén bồ căng
    Má hồng thôn nữ
    Thoảng mùi thơm quê mùa
    Hơi thở ấm trầu đen rưng rức
    Mẹ già nón nhẹ bay tua

    Rặng vải um tùm quả chín
    Mòng mọng căng lên sức sống chan hòa
    Cuối xuân mây lạnh
    Đầu hạ gió đưa
    Tu hú phương nào bịn rịn

    Tu hú tu hú
    Mùa vải ven bờ
    Nơi quê hương trời xưa ấu thơ
    Mái tóc em vừa vương hương bưởi
    Chân nhẹ nhàng còn dính phấn hoa
    Thôn nào cô mới đi qua
    Gà vừa gáy sáng
    Thắt lưng đào bên sông im lặng
    Kĩu kịt đôi bồ
    Các cô hàng xén ngày xưạ

    Các cô hàng xén ngày xưa
    Gương tròn bỏ túi
    Tóc giắt hoa nhài
    Hay ngậm ngùi xem Nhị Độ Mai
    Gấp trang sách lại thương đời Cúc Hoa
    Trong bồ đủ loại Tây Du
    Chinh Đông Chinh Tây
    Bìa sơn dầu gáy mốc
    Đôi cuốn Thạch Sanh
    Một chồng Trê Cóc
    Khi gió mùa xuân
    Xanh càng tươi lộc
    Bói trang Kiều xem chuyện nhân duyên

    Tiếng trường xa đã điểm
    Đường về trường huyện xôn xao
    Các cô đôi má ửng đào
    Mấy anh lớp nhất lối nào vừa qua
    Hàng các cô
    Ngòi bút “ba la”
    Giấy tây, phẩm tím
    Mươi bó quản bút
    Thước kẻ tẩy chì
    Các anh sắp đến mùa thi
    Lúa đồng cũng sắp đến kỳ vàng hoẹ

    Rặng vải quanh đường về
    Quả ngả màu hoàng hôn đỏ sẫm
    Sóng hiu hiu chiều
    Gió mát ven đê

    Các cô hàng xén gánh về
    Tiếng cười khúc khích
    Tu hú im rồi
    Vàng nghiêng nắng chếch
    Các cô về qua sông
    Sông Đáy xuôi dài cồn cát mênh mông
    Làng bên bờ xanh mía
    Thoảng mùi hoa lan hoa nhài nhè nhẹ
    Tiếng nói xa dần
    Chiều tím cuối mùa xuân
    Sông nước trong xanh
    Những bước chân tròn cát mịn

    Hàng cau chiều phất phơ
    Diều sáo vang lên trăng sáng tỏ
    Ngõ làng rộn tiếng cười reo, chó sủa
    Hoa lan vào ngõ tối còn thơm
    Các cô hàng xén về làng

    Các cô hàng xén về làng
    Mai lại đi từ tối đất
    Cần cù nuôi mẹ nuôi em
    Những cô hàng xén tên xinh
    Đẹp như ca dao nước Việt.

    ~Quang-Dũng~

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2012 10:21:03 bởi Anh Nguyên >
    #32
      Anh Nguyên 09.10.2011 09:49:09 (permalink)
      NGUYỄN-HỮU-NHẬT

       
      MẤT, CÒN SỐNG MÃI
             Tưởng niệm 100 năm ngày sinh của cô
                  Nguyễn-Thị-Giang (1909-2009)

       
      1.
      bức thư thứ nhất: “thưa thầy mẹ
      con chết đi ngoài ý muốn mình,
      nhục nước, thù nhà, không báo được
      thôi thì đành giữ tấm lòng trinh.
       
      quay đầu về quê cha, đất tổ
      hướng đền Hùng, hoa cỏ cũng linh,
      nơi chúng con trên đường gian khổ
      tạm dừng chân son sắt tỏ tình
       
      đứa con dâu chẳng tròn chữ hiếu
      kính lạy xin thày mẹ tha cho
      tội đã không cùng lên máy chém.
      với chồng con chết vì tự do!”
       
      bức thư thứ hai: “anh đã mất,
      mất còn sống mãi với núi sông
      hồn bay bổng về nơi chín suối
      khiến cho người yêu nước thêm đông
       
      người ở lại sau anh gắng sức
      rèn súng gươm đánh đuổi kẻ thù,
      cứu dân mình chính là cứu nước
      vẻ vang ngời sáng tận thiên thu.”
       
      và sau chót: “bài thơ tuyệt bút,
      thân đã không giúp ích gì đời,
      thù chẳng trả cho người tình sớm
      chưa thành công hẳn đã thành người…
       
      2.
      hoa tươi rụng khi vừa chớm nở
      lòng thương người yêu nước vẫn xuân
      đường anh mở, em theo tiến bước
      nhìn cờ bay, nghĩ lại tủi than
       
      sau này biết có ai hiểu được
      nỗi lòng mình sầu thảm ra đi?”,
      mảnh giấy vở học trò để lại
      bút chì xanh run nét chữ ghi
       
      lấy cái chết giữ lòng chung thủy,
      Nguyễn Thị Giang tự bắn vào đầu
      tình đã hẹn giờ sinh tuy khác
      chết cùng ngày chẳng thể xa nhau!
       
      người đã mất, chúng còn trói lại
      phơi trần truồng trên ván khá lâu,
      ba ngày sau mói cho chôn cất
      chim đỗ quyên khắc khoải kêu sầu…
       
      3.
      trên cánh đồng buổi chiều hôm ấy,
      mười Bảu, tháng Sáu, năm Ba mươi,
      Cô Giang mặc toàn đồ tang trắng
      làng Thổ tang đất trắng sương trời
       
      người vẫy vùng một thời ngang dọc
      về quê chồng nằm chết, chao ôi
      tình đẹp quá bởi lòng yêu nước
      thương giống nòi quằn quại mãi thôi
       
      ánh mặt trời vàng chiều tắt thở
      tình Vĩnh yên người chết chẳng yên
      trong quán vắng đầu làng xụp tối
      máu và thư nằm với Người hiền
       
      4.
      trên đoạn đầu đài đền nợ nước
      “Việt nam muôn năm!”, tiếng hô vang
      trước trại lính khố xanh Yên báy
      cỏ uá vàng trời đất phát tang!
       
      Nguyễn Thái Học vóc người tầm cỡ
      mặt vuông, râu quai nón uy nghi,
      vầng trán cao, tai to, miệng rộng
      coi đỉnh chung nhưchuyện bất nghì
       
      sống thường không một xu dính túi,
      tiền chia cho các bạn tiêu chung,
      dịch sách quý trên lầu Thu xã,
      lệnh cấm in, tức giận vô cùng
       
      súng mù chữ, mặc thây sách vở
      bao người rên trong đó ai nghe
      trước một kẻ thù quen sắt máu
      sầu kêu lên chẳng khác tiếng ve!
       
      giặc cướp nước chỉ chờ nhả đạn
      ta tay không giành lại tự do?
      “ôi văn chương bày trò múa rối
      đau long dân ăn chẳng đủ no!...”
       
      5.
      kể từ đấy, máu người nô lệ
      vui lòng đem tưới cây tự do
      dẫu hoa nở sớm chiều tàn tạ
      hương vẫn còn đâu đó thơm tho
       
      đèn yêu nước bao đời thắp sang
      lửa trong lòng căm uất, oằn rên
      Nguyễn Thái Học soi lên cho tỏ
      mở đường đi, nối bước Tổ tiên
       
      chịu mãi cảnh đè đầu, vít cổ
      đau chỉ đâu tan cửa nát nhà
      mà hơn thế, ta còn làm nhục
      cả bao đời hiể hách ông cha!
       
      “giặc đến nhà, đàn bà phải đánh
      kẻ thất phu còn chẳng chịu yên”,
      huống chi lại sức dài vai rộng
      bó tay ngồi không dám đứng lên?
       
      rời căn gác Nam đồng Thư xã
      Nguyễn Thái Học đi tìm tự do:
      “vui cả nước cơm no áo ấm
      đời riêng tôi nà dáng so đo!”
       
      6.
      lời hào sảng cất lên, tiếng thét:
      “cần thì cứ giết chỉ mình tôi,
      nếu chưa đủ hả xin cứ việc
      đem tru di cả nhà nhà tôi!
       
      còn ai khác, đều là vô tội!”,
      giặc Tây nghe da ốc nổi gai
      tay vấy máu mà lòng run sợ
      một cá gì cao hơn nhân tài!
       
      xin chịu chết thay cho cả nước,
      đủ làm người cao cả hơn lên,
      và cúi xuống với đời bất hạnh
      chia niềm đau, xẻ bớt ưu phiền…
       
      7.
      hàng rào lính khố xanh vây chặt
      lính sen đầm, lính Tây gác nghiêm,
      bãi cỏ rông người dân đứng chật
      trời mù sương đèn điện mù them
       
      sang mùa hạ buồn, mây đen đúa
      mưa phùn rơi nhẹ ướt tóc người
      ông cố đạo Dronet lung túng:
      “cứu nước mà có tội sao Trời!”
       
      bóng máy chém. đổ dài trên cỏ
      lòng dân đau nước mắt chạy quanh,
      nuốt căm uất trào ra máu mắt
      tiếc anh hùng, thương tóc còn xanh…
       
      8.
      mạt cưa trong giỏ mây câm nín
      tên cai Công, đao phủ chùn tay,
      lòng bão nổi, gió im phăng phắc
      nhìn trời run từng hạt mưa bay
       
      lần lượt gọi, bước lên máy chém.
      mười ba người, mười ba đầu rơi,
      máu vọt mạnh phun ra đỏ thắm
      Ta thù Tây chẳng đội chung trời!
       
      “Việt nam muôn năm …đầu rơi rụng!
      Việt nam muôn…ôi rụng đầu rơi!
      Việt nam…người mất còn sống mãi!!!
      Việt…dậy mà đi…hỡi mọi người!!!”
       
      trước khi đưa cổ vào máy chem,
      đòi ngửa mặt lên nhìn lưỡi dao,
      Phó Đức Chính muốn xem cho tỏ
      khối sắt kia phập xuống thế nào?
       
      hai tay bị trói giật cánh khuỷu
      người sau cùng: Nguyễn Thái Học, lên…
      mắt sáng rực nhìn vào dân chúng,
      nở nụ cười hết sức tự nhiên…
       
      9.
      ánh mắt ấy Cô Giang nhận được
      vội đem theo về làng Thổ tang,
      thay chồng nhìn lại quê lần cuối,
      trước lúc tìm nhau ở suối vàng:
       
      “đời em, anh hiểu, hơn ai hết,
      anh chết vì dân chỉ một lần,
      em chết hai lần: vì đất nước
      và vì anh, chỉ một tấm than…”
      ~Nguyễn-Hữu-Nhật~
         Na-Uy, Oslo, 1989            

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2012 10:25:26 bởi Anh Nguyên >
      #33
        Anh Nguyên 24.10.2011 11:48:28 (permalink)








        TẾ-HANH
        1921-2009

        Tức Trần-Tế-Hanh, sinh tại Đông-Yên,
        Bình-Dương, Bình-Sơn, Quảng Ngãi, học
        Quốc-Học Huế, Quen các nhà thơ trong
        phong trào Thơ Mới, giàu tình yêu quê
        hương, thành viên ban Chấp hành Hội
        NVVN, chủ tịch HĐ dịch thuật, HĐ thơ.

         

        VƯỜN XƯA
         
        Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,
        Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc,
        Hai ta ở hai đầu đất nước,
        Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

        Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa,
        Như mặt trăng mặt trời cách trở,
        Như sao Hôm sao Mai không cùng ở,
        Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

        Hai ta như sen mùa hạ cúc mùa thu,
        Như tháng Mười hồng tháng Năm nhãn,
        Em theo chim em đi về tháng Tám,
        Anh theo chim cùng với tháng Ba qua.

        Một ngày xuân em trở lại nhà,
        Nghe mẹ nói anh có về hái ổi,
        Em nhìn lên vòm cây gió thổi,
        Lá như môi thầm thì gọi anh về.

        Lần sau anh trở lại một ngày hè,
        Nghe mẹ nói em có về bên giếng giặt,
        Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt,
        Nước như gương soi lẻ bóng hình anh.

        Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,
        Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc,
        Hai ta ở hai đầu đất nước,
        Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
        ~Tế-Hanh~


        NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG

        Quê hương tôi có con sông xanh biếc
        Nước gương trong soi tóc những hàng tre
        Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
        Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

        Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
        Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi
        Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
        Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

        Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
        Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
        Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
        Bầy chim non bơi lội trên sông

        Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
        Sông mở nước ôm tôi vào dạ
        Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió bể
        Vẫn trở về lưu luyến bên sông

        Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
        Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
        Tôi nhớ cả những người không quen biết
        Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
        Quê hương ơi ! Lòng tôi cũng như sông
        Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước
        Tôi sẽ về sông nước của quê hương
        Tôi sẽ về sông nước của tình thương
        ~Tế-Hanh~





        ANH-HUY
         

        THU SAY               

        Rượu say uống mãi càng say,
        Trời mưa nắng mãi không ngày râm ư? 
        Bao năm lòng vướng hải hồ,
        Rượu đời cạn mãi mà chưa thấy tàn.
        Ôi giang san! Hỡi giang san!
        Trời mưa để nắng, nắng tràn để mưa.
        Tóc tơ rụng mãi là thưa đầu dần.
        Sao trời Thu cả mùa Xuân,
        Trăm hoa có nở một lần lòng tôi?
        Mặt khô, cằn cỗi da mồi,
        Hai mươi tuổi lẻ, héo đời thơ sanh.
        Lòng đau âu sự đã đành,
        Duyên tơ đứt nối không thành tình tang.
        Ngân thơ, rung một điệu đàn
        Sầu, sầu, sầu dứt, tiếp tràn sầu thêm.
        Quên là khi rượu say mềm,
        Trà nghiêng chén, chén, chén rền...cũng quên.

        Rượu đây, say tiếp! tiếp liền!
        Tiếp quên cả vạn não phiền ngày mưa.
        Uống đi ai, rượu hải hồ!
        Trời còn mưa nắng, say bừa còn say.
        Rượu nồng nhắp lưỡi tê cay,
        Trò đời biết lại còn cay hơn nhiều.
        Ôi! Nhân gian quá tiêu điều,
        Vu vơ như thể cánh diều ta bay.
        Mây tan mây, ngày tan ngày,
        Đầy sân rợp lá rụng bay, Thu rồi.
        Thu rồi Thu, Thu lại Thu,
        Rượu say, say rượu, lu bù lại say.
        Bao thu đã nặng sầu đầy,
        Bao thu gầy, cái thân gầy gầy thêm.
        Ai đem cạm bẫy lừa chim?
        Rượu đời uống mãi là quên hải hồ.
        Mưa, còn mưa, tạnh rồi mưa,
        Mưa rồi lại nắng, trời chưa râm nào
        Râm mà tạnh, cho anh hào
        Rượu quên say, ruột thôi cào...  Giang-sơn!

        Vị đời nếm cả cô đơn,
        Đường tơ nảy một, Phiếm đờn lìa đôi.
        Quê hương ư? - Cả tám trời.
        Gia đình ư? - Cả những người đó đây.
        Bạn cùng hương rượu, thơ mây,
        Thơ vang vang vút, rượu say say nhừ.
        Rượu say, say mãi mãi ư?
        Thì say! Thì rượu! không chừa là say.
        Còn lăn lóc, còn tê cay,
        Còn mê man trộn lẫn ngày vào đêm.
        Chưa tan hết nỗi ưu phiền,
        Là còn say để mà quên sự đời.
        Vơi! - Ừ vơi! - Vơi! - Ừ vơi!
        Rót thêm?- Ừ rót! Say rồi? - Ừ say!
        Hỏi là đêm hay là ngày?
        Hỏi mưa hay nắng, còn say hay gì?
        Từ ngày lạc bước ra đi,
        Cái bay bay mất, cái về về chưa!
        Môi ướt rượu, mắt nhòa mơ,
        Cả đời muốn những say sưa cả đời.
        Muốn nay mai, lại nay mai
        Cứ mau hết để đến ngày chờ mong...
        ‘‘Yêu anh, em cứ khóa phòng,
        Nợ đời mưa, nắng, say...xong anh về.
        Hoa trôi còn vướng bè kia,
        Huống anh, một kẻ ra đi, chẳng thời!
        Cứ còn nước cá còn bơi,
        Còn luồng gió hướng, chim trời còn bay.
        Sự đời say vẫn cứ say.’’
        ~Anh-Huy~
        (Lẳng lặng - 1942)
                         

        LẮNG TIẾNG MƯA THU

                      Mưa!
        Những giọt nhỏ đều đều.
                      Mưa!
        Một màn trời trăng trắng.
                      Mưa!
        Ngõ sụt sùi vắng lặng.
                      Mưa!
        Cây cối nở xanh rêu.
                      Mưa, mưa!
        Mưa những giọt đều đều,
        Mái nhà kêu lắc rắc,
        Nhịp theo lời âm nhạc
        Buồn buồn réo rắt kêu.

                      Mưa, mưa!
        Ôi! mưa hoài mưa hủy,
        Mưa sao không thèm nguôi,
        Rét cả lòng thế kỷ
        Và rét cả lòng ai.

                      Mưa, mưa!
        Những người co chiếu đắp,
        Đêm tàn không chợp mắt
        Lòng vằng vặc mưa mưa.

                      Mưa, mưa!
        Có những lòng se tơ,
        Có những lòng dệt lụa,
        Có những lòng may thơ.

        Đêm thu mưa gió là như thế,
        Mà bước sao anh vẫn bước đều?
        Quả quyết anh đi tìm lẽ sống,
        Để về xây đắp lại tình yêu?
        Bước chân nhịp nhịp trên đường vắng,
        Nhịp nhịp trên đường nhữmg bước chân;
        A ha! Những kẻ cười mưa gió,
        Nóng ở trong lòng, nóng ở thân!

        Và ta, nóng ở trong đôi mắt,
        Lửa hồn rực cháy mưa không tắt,
        Nhìn thấy xa xa ánh mặt trời
        Ngày mai sáng tỏ cuộc đời tươi.

        Và em, còn nữa trong rèm trúc,
        Đan áo len, riêng để tặng người...

        Rồi ngày một, ngày hai,
        Nắng lạt vàng phai thắm,
        Gió rộn lòng anh,
        Nghiêng nghiêng sầu ngả trắng,
        U uất bụi kinh thành,
        Nẻo xa heo hút, ngùi thương bạn,
        Bốn phía cao mây, gót lộng hành,
        A ha! Những kẻ cười nhân sự,
        Vũ bão coi như chuyện đã đành.

        Rồi chốn nghiêm linh:
                Biển cả,
                Sông sâu,
                Núi cao,
                Rừng thẳm,
                Đèo cheo leo,
        Đường cong queo, cây đá gập ghềnh;
        A! sóng gió đảo điên,
        Oai hùng quyết liệt,
        Bền gan, vững chí tung hoành.

        Ta là kẻ đã cười vang trong chiến trận,
        Đã hát vang qua những bãi sa trường,
        Đã reo vang cùng bốn cõi biên cương.
        Ta là kẻ đã say vùi trong khói lửa,
        Đã say vùi nghiêng ngửa,
        Đã say vùi trong nghĩa sống hiên ngang.

        Ôi! nghĩa sống, nghĩa sống!
        Bao nhiêu là nghĩa sống:
        Tim cháy lên như lửa hồng,
        Mắt hoa lên như phải bỏng,
                Và máu sôi lên,
                Ngực lồng lên,
        Thân thể căng lên từng thớ thịt,
        Với bao nhiêu ý nghĩ oai hùng.

        Hôm nay đây nằm lắng tiếng mưa thu,
        Là một kẻ thương binh trong tử địa,
        Là một kẻ giam mình trong thất thế,
        Lửa căm hờn nung đốt chí âm u.
        ~Anh Huy~
        (Lửa loạn - 1952)

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2012 10:16:07 bởi Anh Nguyên >
        #34
          Anh Nguyên 03.11.2011 09:23:12 (permalink)




          ĐOÀN-VĂN-CỪ

                    1923

          Sinh tại Hà Nội


           
          CHỢ TẾT
           
          Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
          Sương hồng lam ôm ấp mái nhà gianh.
          Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
          Người các ấp tưng bừng ra chợ tết,
          Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc,
          Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
          Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
          Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
          Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
          Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
          Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
          Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,
          Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
          Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
          Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

                                 *
          Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
          Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
          Để lắng nghe người khách nói bô bô.
          Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
          Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
          Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,
          Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
          Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
          Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
          Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
          Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
          Chú hoa-man đầu chít chiếc khăn nâu,
          Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
          Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
          Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
          Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
          Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
          Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rợi,
          Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
          Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
          Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết.
          Con gà sống màu thâm như cục tiết,
          Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

                                    *
          Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
          Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh.
          Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
          Những người quê lũ lượt trở ra về.
          Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
          Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
          ~Đoàn-Văn-Cừ~


          ĐÁM HỘI                

          Mùa xuân ấy , ông tôi lên tận tỉnh,
          Đón tôi về xem hội ở làng bên.
          Suốt ngày đêm chuông trống đánh vang rền,
          Người lớn, bé, mê man về hát bội.
          Những thằng cu tha hồ khoe áo mới,
          Và tha hồ náo nức kéo đi xem.
          Các cụ già uống rượu mãi gần đêm,
          Tổ tôm điếm chơi đều không biết chán.
          Những con bé áo xanh đòi chị ẵm,
          Để đi xem đám rước lượn quanh làng.
          Các bà đồng khăn đỏ chạy loăng quăng,
          Đón các khách thập phương về dự hội.
          Một chiếc kiệu đương đi dừng bước lại,
          Rồi thình lình quay tít mãi như bay.
          Một bà già kính cẩn chắp hai tay,
          Đứng vái mãi theo đám người bí mật.
          Trên bãi cỏ dưới trời xuân bát ngát,
          Một chị đương đu ngửa tít trên không.
          Cụ lý già đứng lại ngửng đầu trông
          Mắt hấp háy nhìn qua đôi mục kỉnh.
          Mấy cô gái nép gần hai chú lính,
          Má đỏ như bẽn lẽn đứng bên nhau.
          Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu,
          Tìm đến chiếc san màu bay trước gió.
          Bác nhà quê kiễng chân nhìn ngấp ngó,
          Rồi reo lên cho ai nấy đều trông.
          Đoàn trải dài vùn vụt giữa dòng sông,
          Người lố nhố chèo trên làn nước lạnh.
          Bọn đô vật trước đinh thi sức mạnh,
          Mình cổi trần gân cốt nổi như lươn.
          Tiếng reo hò khuyến khích dậy từng cơn,
          Lẫn tiếng trống bên đường khua rộn rã.

          Bên mấy chiếc khăn vuông hình mỏ quạ,
          Đứng chen vào chiếc mũ trắng nghênh ngang.
          Bọn trai quê bá cổ cạnh cô hàng,
          Vờ mua bán để tìm câu chuyện gẫu.
          Một chú xẩm dạo đàn bên chiếc chậu,
          Mắt lờ mờ nghe ngóng tiếng deo tiền.
          Thằng bé em đòi mẹ bế lên đền,
          Xem các cụ trong làng ra cử tế.
          Tiếng chiêng trống chen từng hồi lặng lẽ,
          Những bóng người trịnh trọng khẽ đi lên.
          Những cánh tay áo thụng vái mơ huyền,
          Đang diễn lại cả một thời quá khứ.
          Mà đất nước non sông cùng cây cỏ,
          Còn thuộc quyền sở hữu của Linh-thiêng.
          Khi tế xong một cụ đứng trên thềm,
          Giơ bánh pháo cho người kia lại đốt.
          Bọn trai gái đứng xem đều chạy rạt,
          Một thằng cu sợ hãi khóc bi be.

          Người đi xem nhiều bọn đã ra về...
          Trên đường vắng lá đề rơi lác đác,
          Ốc xa rúc từng hồi trong xóm mạc,
          Trời đỏ hồng sau những trái đồi xanh,
          Đàn chim hôm nhớn nhác gọi trên cành,
          Vệt tháp trắng in dài trên đồng vắng,
          Tiếng chuông tối nhặt khoan trong yên lặng,
          Lẫn trống chèo văng vẳng phía làng xa
          Của đám dân nô nức dưới trăng tà...
          ~Đoàn-Văn-Cừ~

           
          TRĂNG HÈ                 

          Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa,

          Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ,
          Bóng cây lơi lả bên hàng dậu,
          Đêm văng, người im, cảnh lặng tờ.
           
          Ông lão nằm chơi ở giữa sân,
          Tàu cau lấp loáng ánh trăng ngân.
          Thằng cu đứng vịn bên thành chõng,
          Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân.
           
          Bên giếng, dăm cô gái xứ quê
          Từng đàn vui vẻ rủ nhau về,
          Trên vai nặng trĩu đôi thùng nước,
          Kĩu kịt đi vào lối cổng tre.
           
          Trong xóm giờ lâu quá nửa đêm,
          Tiếng chày giã gạo đã ngừng im.
          Trăng tà hạ xuống ngang đầu núi,
          Đom đóm bay qua dải nước đen.
           
          Tiếng ốc trên chòi rúc thiết tha,
          Gió lay cót két rặng tre già.
          Sao trời từng chiếc rơi thành lệ,
          Sương khói bên đồng ủ bóng mơ.
          ~Đoàn-Văn-Cừ~

           
          ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ

          U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
          Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
          Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
          Bên miền quê ngoại của hai thân.

          Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
          Những dòng sông trắng lượn ven đê .
          Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
          Người xới cà, ngô rộn bốn bề .

          Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
          Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
          Trông u chẳng khác thời con gái
          Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au .

          Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
          Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
          Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
          Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

          Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
          Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
          Bóng u hay bóng người thôn nữ
          Cúi nón mang đi cặp má hồng.

          Tới đường làng gặp những người quen.
          Ai cũng khen u nết thảo hiền,
          Dẫu phải theo chồng thân phận gái
          Đường về quê mẹ vẫn không quên.

          ~Đoàn-Văn-Cừ~

          <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2012 11:42:21 bởi Anh Nguyên >
          #35
            Anh Nguyên 04.11.2011 19:50:24 (permalink)




            VĂN-CAO
              1923-1995

            Tức Trần-Văn-Cao, sinh tại Hải-Phòng,
            Nhạc sĩ, với bài Thiên Thai và Trường ca
            Sông Lô nổi tiếng, ngoài ra còn làm thơ,
            viết tryuện ngắn và vẽ.                          
             
            BÀI THƠ BÊN SUỐI

            Suối mơ bên rừng thu vắng
            Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng
            Ngày chưa đi sao gió vương?
            Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương

            Suối ơi ôi nguồn yêu mến
            Còn ghi khi bóng ai tìm đến
            Đàn ai ngân buông lưu luyến
            Suối hát theo đôi chim uyên

            Từng hẹn mùa xưa
            Cùng xây nhà bên suối
            Nghe suối róc rách trôi
            Hoa lừng hương gió ngát
            Đàn ai đùa trong khóm lá vàng tươi

            Tơ đàn chùng nhớ tháng năm
            Rừng còn nhớ tới người
            Trong chiều nào giữa chốn đây
            Hồn cầm lắng tiếng đời

            Suối ơi nghe rừng ca hát
            Dòng êm đưa lá khô vàng trôi
            Còn như dư hương yêu dấu
            Với suối xưa trôi nơi đâu?…

            ~Văn-Cao~


            CHIẾC XE XÁC QUA PHƯỜNG DẠ LẠC*
             
            Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
            Chập chờn ảo hóa tà ma...
            Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
            Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
            Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
            Tình tang... Não nuột khóc tàn sương
            áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
            Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
            Ta đi giữa đường dương thế
            Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây...
            Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
            Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ
            Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
            Thanh xuân hờ thanh xuân
            Bước gần ta chút nữa thêm gần

            Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy
            Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?
            Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
            Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa
            Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
            Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu
            Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
            - Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu

            Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
            Dặt dìu cung bậc âm dương
            Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
            Đầm đìa rả rích phương Đông
            Mang mang thở dài hồn đất trích
            Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
            Cửa ô đau khổ
            Bốn ngả âm u
            (Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
            Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
            Đêm đêm, dài canh tan tác
            Bốn vực nhạc động, vẫy người
            Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
            Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
            Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ
            Kèn nhịp xa điệu múa vô luân
            Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
            Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
            Kiếp người tang tóc
            Loạn lạc đòi xương chất lên xương
            Một nửa kêu than, ma đói sa trường
            Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc

            Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
            Đi vào ngõ khói công yên
            Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
            Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
            Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo
            - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
            Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
            Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
            Mưa, mưa hằng thao thức
            Trong phố lội đìu hiu
            Mưa, mưa tràn trên vực
            - Hang tối gục tiêu điều
            Mang linh hồn cô liêu
            Tiếng xe càng ám ảnh
            Tiếng xa dần xa lánh
            Khi gà đầu ô kêu.

            ~Văn-Cao~




            NGUYỄN-XUÂN-HUY

             
            GIẬN NHAU 

            Hôm nọ em biếng học,
            Khiến cho anh bất bình,
            Khẽ đánh em cái thước,
            Vào bàn tay xinh xinh.

            Anh nhiếc em ‘‘biếng lười’’,
            ‘‘Rắn mặt’’ cùng ‘‘khó dạy’’;
            Ròi lệ em chan hòa,
            Rồi lòng anh tê tái...

            Giận anh, em ủ rũ,
            Từ hôm đó mà đi:
            Anh hỏi, em không đáp,
            Anh cười, em ngoảnh đi.

            Chơi ‘‘đi chốn đi tìm’’,
            Em không chơi với nữa;
            Khăn đào em đang thêu
            Cho anh, em bỏ dở.

            Hôm nay em đã cười,
            Nũng nịu đến ‘‘xin lỗi’’.
            Được thể anh làm cao:
            ‘‘Sao em không giận mãi?’’
            ~Nguyễn-Xuân-Huy~
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2012 11:36:38 bởi Anh Nguyên >
            #36
              Anh Nguyên 23.11.2011 11:02:17 (permalink)




                  LÝ-ĐÔNG-A

                  
              CHIẾN SĨ TƯ

              Chợt thức mình một gối.
              Xào xạc lá sương mai,
              Lạnh lùng con quẹt rối,
              Nao lòng nhớ những ai

              Những thanh niên Lạc Hồng,
              Lăn mình chốn tang bồng,
              Từ bỏ nơi yên ấm,
              Gian khổ vì non sông.

              Ngày kia khói ải bay,
              Giũ áo ra đi ngay,
              Từng bao thừa sống chết,
              Son sắt dạ khôn lay.

              Vào ra hang hùm beo,
              Bạt thiệp chốn hiểm nghèo,
              Đói rét thân gầy rạc,
              Lẩn lút mệnh cheo leo.

              Các anh cúi đầu nghĩ,
              Cứu vớt đời đau thương;
              Quên mất ngừng mắt lệ,
              Từng mây bạc vấn vương...

              Các anh nắm tay quyết,
              Tiêu diệt quân địch thù
              Ôm ấp bầu tâm huyết,
              Quên phắt chốn phòng thu.

              Các anh tung gót bước,
              Đâu không là chiến trường,
              Không quên đằng sau trước,
              Người sợ, người kính thương.

              Tất cả có DUY DÂN
              Tất cả bởi nhân quần.
              Chúng ta vì lý tưởng,
              Con đường sáng vô ngần.

              Những người bạn thiên cổ,
              Yêu nhau chịu đựng nhau,
              Đồng chí là nghĩa đó,
              Phú quỷ mà chi đâu.

              Cùng tôi ngậm ngùi than,
              Hãy tìm trong gian nan
              Một nền triết học mới,
              An ủi tấc bàng hoàng.

              Trầm mặc trong rừng rậm,
              Còn tinh thần tre lau,
              Ánh vinh quang lẫm lẫm,
              Trong mình phải tìm đâu,

              Nghĩa Duy Dân phấn đấu,
              Máu giống nòi nung nấu,
              Thiên cổ anh em ta,
              Chút vị vì mắc mấu.

              Cách biệt đầy nhớ nhung.
              Phong quang ít lúc chung,
              Đàn chim từng ríu rít,
              Cất cánh đã bay tung.

              Một ngày mai chiến sĩ,
              Một văn minh hùng vĩ
              Một triết học đẩy nên.
              Nghĩa Duy Dân đồng chí.
              ~Thái Dịch Lý-Đông-A~
                             1944


              HUYẾT HOA      

              Hồn bạch trĩ bâng khuâng tìm nước cũ
              Tìm cột dài, mầm ngắn núi Viêm Phương
              Tìm nắng mưa bầu đoàn loài một tổ
              Đậu cành Nam đeo đẳng rũ đau thương.

              Hồn tài tử với ngút đầy oan khổ
              Khúc đoạn trường nên tuyệt cổ văn chương
              Một tấm lòng son ngút tình gột rửa
              Chót đèo bòng tình cố quốc tha hương.

              Hồn cô nghiệt ngoài khơi trong bến Ngự
              Dẫu tái sinh hữu hạnh dạ còn vương
              Cán Long Tuyền mài sương hàn Đỗ Vũ
              Tấm lòng người vong quốc chết đau thương.


              quốc chi sỉ
              huyết chi hoa!

              Trời bó mãi, đất bó mãi không tha
              Năm năm mây bạc, đầu bạc chẳng già
              Quả tim đúc lại, nhủ cho ngàn biển
              Vô tình vẫn mãi, hữu tình không tha!

              Hận lòng như gió, thổi đời muôn thuở
              Sự nước non dài, dài cả đời ta.
              ~Thái-dịch Lý-Đông-A~


              CHÍNH KHÍ VIỆT

              Một ngày lạnh nước người không tri kỷ,
              Ta vỗ án hét thành ca chính khí.
              Đông thê thê như gió thổi u hồn,
              Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.

              Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy,
              Thoát lăm le như giục người chọn lấy,
              Năm ngàn năm làn máu nóng dạt dào,
              Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy.

              Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét,
              Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét
              Gọi quá khứ vị lai những u hồn
              Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.

              Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
              Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc.
              Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
              Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.

              Thưở Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
              Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất.
              Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
              Lúc cứu quốc vòng bôn lao uất uất.

              Thà làm ma nước Nam không vua Bắc,
              Đầu chẳng còn quyết không đương cắt tóc.
              Lửa đốt mình không phụ nợ non sông,
              Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc.

              Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết,
              Những trung hồn xưa, nay, mai oanh liệt,
              Mở nguồn sống xưa, nay, mai nước nòi,
              Muôn nghìn đời dạt dào chính khí Việt.

              Chính khí Việt suốt đất trời bàng bạc,
              Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc.
              Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
              Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc.

              Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng,
              Sắt tôi với máu đào hun lửa nóng,
              Và Đại Việt muôn năm! cả toàn dân
              Vượt đau nhục nên sống còn hùng tráng.
              ~Lý-Đông-A~
              Liễu-Châu 1942


              <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2012 11:56:51 bởi Anh Nguyên >
              #37
                Anh Nguyên 25.11.2011 10:38:14 (permalink)




                T.T.KHÁNH



                BÀI THƠ THỨ NHẤT


                Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
                Giải đường xa vút bóng chiều phong,
                Và phương trời thẳm mờ sương cát,
                Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.

                Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
                Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
                Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
                Anh sợ tình ta cũng thế thôi.

                Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
                Cánh hoa tan tác của sinh ly,
                Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
                Là chút lòng trong chẳng biến suy.

                Đâu biết lần đi một lỡ làng
                Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
                Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
                Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.
                ~T.T. KH~



                HAI SẮC HOA TY-GÔN*

                Từ đấy thu rồi thu lại thu
                Lòng tôi còn giá đến bao giờ.
                Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
                ‘‘Người ấy’’ cho nên vẫn hững hờ.

                Tôi vẫn đì bên cạnh cuộc đời,
                Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi,
                Mà từng thu chết, từng thu chết,
                Vẫn giấu trong tim một bóng người.

                Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
                Một mùa thu cũ rất xa xôi.
                Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
                Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.

                Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
                Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu...
                Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
                Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

                Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
                Trời ơi, người ấy có buồn không?
                Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
                Tựa cánh hoa phai, tựa máu hồng.
                ~T.T. KH~


                BÀI THƠ ĐAN ÁO

                Chị ơi, nếu chị đã yêu,
                Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương.
                Đã xa hẳn quãng đời hương,
                Đã đem lòng gửi gió sương mịt mùng.
                Biết chăng chị mỗi mùa đông
                Đáng thương những kẻ có chồng như em.
                Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
                Đan đi đan lại áo len cho chồng.
                Như con chim hót trong lồng,
                Hạt mưa rụng xuống bên sông bơ thờ.
                Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
                Than ôi gió đã sang bờ ly tan!
                Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
                Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
                Như con chim hót trong lồng,
                Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.
                Ngoài trời mưa gió xôn xao,
                Ai đem khóa chết tim vào lồng ‘‘nghiêm’’.
                Ai đem lễ giáo giam em,
                Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...
                Lòng em khổ lắm chị ơi!
                Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
                Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
                Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.
                ~T.T. KH~


                BÀI THƠ CUỐI CÙNG

                Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ...
                Một mùa thu cũ một lòng đau.
                Ba năm ví biết anh còn nhớ
                Em đã câm lời có nói đâu?

                Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,
                Càng khơi càng thấy lụy từng khi.
                Trách ai mang cánh ty-gôn ấy
                Mà viết tình em được ích gì?

                Chỉ có ba người được đọc riêng
                Bài thơ đan áo của chồng em.
                Bài thơ đan áo nay rao bán
                Cho khắp người đời thóc mách xem.

                Là giết đời nhau đãy biết không?
                Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung.
                Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
                Là chút dư hương, điệu cuối cùng.

                Từ nay anh hãy bán thơ anh,
                Và dể yên tôi với một mình.
                Những cánh hoa lòng hừ, đã ghét
                Thì đem mà đổi lấy hư danh.

                Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
                Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi.
                Buồng ‘‘nghiêm’’ thơ thẩn hồn eo hẹp
                Ai nhớ người không muốn nhớ lời.

                Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,
                Tôi run sợ viết bởi rồi đây,
                Nếu không im được thì tôi chết.
                Đêm hỡi làm sao tối thế này?

                Năm lại năm qua cứ muốn yên,
                Mà phương trời gió chẳng làm quên.
                Mà người vỡ lở duyên thầm kín
                Lại chính là anh, anh của em.
                ~T.T. KH~


                MẦU MÁU TY-GÔN

                Người ta trả lại cánh hoa tàn
                Thôi thế duyên mình cũng dở dang
                Màu máu Ty-gôn đà biến sắc
                Tim người yêu cũ phủ màu tang

                K...hỡi người yêu của tôi ơi
                Nào ngờ em giết chết một đời
                Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ
                Hình bóng em hoài mãi thế thôi

                Quên làm sao được thuở ban đầu
                Một cánh Ty-gôn dạ khắc sâu
                Một cánh hoa xưa màu hy vọng
                Nay còn dư ảnh trái tim đau

                Anh biết làm sao được hỡi trời
                Dứt tình sao nỡ nhớ không thôi
                Thôi em hãy giữ cành hoa úa
                Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời.
                ~Thâm-Tâm~


                DÒNG DƯ LỆ
                Cho tôi ép nốt dòng dư lệ,
                  Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
                                            T.T.Kh


                Gió đưa xác lá về đường,
                Thu sang nhuộm cả sầu thương một trời.
                Sầu thương quyện lấy hồn tôi,
                Đêm qua ngồi đọc thơ người xa săm.
                Một ngàn năm, một vạn năm,
                Con tằm vẫn kiếp con tằm vương tơ.
                Tặng người gọi một dòng thơ,
                Hay là dòng nước mắt thừa đêm qua.
                Đường về Thanh Hóa bao xa?
                Bao giờ ra nhớ rủ ta với chàng!
                Bảo rằng quan chẳng cho sang,
                Ai đời quan cấm đò ngang bao giờ?

                Vườn Thanh qua đấy năm xưa,
                Trọ nhờ đêm ấy trời mưa tối trời.
                Quanh lò sưởi ấm bên tôi,
                Bên người lão bộc, nàng ngồi quay tơ.
                Tuổi nàng năm ấy còn thơ,
                Còn bao hứa hẹn đợi chờ một mai.
                (Rồi đây bao gió bụi đời,
                Tôi quên sao được con người vườn Thanh!)
                Lạnh lùng canh lại sang canh,
                Lòng tôi thao thức với tình bâng quơ.
                Bởi sinh lạc kiếp giang hồ,
                Dám đâu toan tính se tơ giữa đường.

                Thu sang rồi lại thu sang,
                Cúc bao lần nở, lá vàng bao rơi?
                Bao nhiêu vật đổi sao dời,
                Đường bao nhiêu dặm, hỡi người bốn phương!
                Trọ bao nhiêu quán bên đường,
                Nhưng không lần nữa qua vườn Thanh xưa.
                Cô nàng năm ấy quay tơ,
                (Tôi sao quên được!) hẳn chưa lấy chồng.
                Một hôm lòng lại nhủ lòng
                Nơi đây giáp với cánh đồng vườn Thanh...
                Rồi tôi len lén một mình,
                Ra đi với những tâm tình hay hay.
                Đường mòn tràn ngập bông may,
                Gió may báo trước một ngày thu sang.
                Dừng chân trước cửa nhà nàng,
                Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau.
                Tìm nàng chẳng thấy nàng đâu,
                Lá rơi lả tả bên lầu như mưa...
                Chợt người lão bộc năm xưa,
                Từ đâu mang mảnh guồng tơ lại nhà.

                Một hai xin phép ông già,
                Trọ nhờ đêm ấy nữa là hai đêm.
                Ông già nể khách người quen,
                Ngậm ngùi kể lại một thiên hận tình!
                Rồi ông kết: (giọng bất bình),
                ‘‘Trời cay nghiệt thế cho đành? Thưa ông,
                Cô tôi nhạt cả môi hồng,
                Cô tôi chết cả tấm lòng ngây thơ.
                Đâu còn sống lại trong mơ,
                Đâu còn sống lại bên bờ sông yêu?
                Buồng the sầu sớm thương chiều,
                Khóc thầm biết có bao nhiêu lệ rồi.
                Tơ duyên đến thế thì thôi!
                Thế là uổng cả một đời tài hoa.
                Đêm đêm bên cạnh chồng già,
                Và bên cạnh bóng người xa hiện về...’’

                Rùng mình tôi vội gạt đi:
                ‘‘Già ơi! Thảm lắm! kể chi dài dòng.
                Cháu từ mắc số long đong,
                Yêu thương chìm tận đáy lòng đã lâu.
                Đau thương qua mấy nhịp cầu,
                Cạn dòng nước mắt, còn đâu khóc người...’’

                ‘‘Dối già một chút mà thôi,
                Nghe lời già kể, cháu mười đêm luôn,
                Chợt thương, chợt nhớ, chợt buồn,
                Cháu như một kẻ mất hồn, già ơi!’’

                Chuyện xưa hồ lãng quên rồi,
                Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh.
                Bao nhiêu oan khổ vì tình,
                Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa?
                Phải chăng? Mình có nên ngờ,
                Rằng người năm cũ bây giờ là đây?
                ~Nguyễn-Bính~


                BÀI THƠ TRẢ LỜI

                Các anh hãy chuốc thật say,
                Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im!
                Giờ hình như quá nửa đêm,
                Lòng đau đau lại cái tin cuối mùa.
                Hơi đàn buồn như trời mưa,
                Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi!
                Giờ hình như đã tối rồi,
                Bánh xem đã nghiến, đã rời rã đi!...

                Hồn tôi lờ mờ sương khuya,
                Hờ rung tôi viết bài thơ trả lời.
                Vâng, tôi vẫn biết có người
                Một đêm cố tưởng rằng tôi là chồng,
                Để hôm sau khóc trong lòng.
                Vâng, tôi vẫn biết cánh đồng thời gian,
                Hôm qua rụng hết lá vàng,
                Và tôi lỡ chuyến chiều tàn về không.
                Tiếng xe trong vết bụi hồng,
                Nàng đi thuở ấy nhưng trong khói mờ.
                Tiếng xe trong xác pháo xưa,
                Nàng đi có mấy bài thơ trở về.
                Tiếng xe mở lối vu quy,
                Hay là tiếng cắt nàng chia cuộc đời.
                Miệng chồng Khánh gắn trên môi,
                Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ.
                Đàn xưa từ chia đường tơ,
                Sao tôi không biết hững hờ nàng đan.
                Kéo dài một chiếc áo lam,
                Tơ càng đứt mối, nàng càng kéo giay.

                Nàng còn gỡ mãi trên tay,
                Thì tơ duyên mới đã thay hẳn mầu.
                Chung hai thứ tóc đôi đầu,
                Bao giờ đan nối những câu ân tình.
                Khánh ơi, còn hỏi gì anh?
                Lá rơi đã hết màu xanh màu vàng.
                Chỉ kêu những tiếng thu tàn,
                Tình ta đã chết anh càng muốn xa.
                Chiều tan, chiều tắt, chiều tà,
                Ngày mai, ngày mốt vẫn là ngày nay.
                Em quên mất lối chim bay,
                Và em sẽ chán trông mây trông mờ.
                Đoàn viên từng phút từng giờ,
                Sống yên lặng thế em chờ gì hơn?
                Từng năm từng đứa con son,
                Mím môi vá kín vết thương lại lành.
                Khánh đi còn hỏi gì anh,
                Ái tình đã vỡ, ái tình lại nguyên.
                Em về đan nốt tơ duyên,
                Vào tà áo mới, đừng tìm mối xưa.
                Bao nhiêu hạt lệ còn thừa,
                Dành ngày sau khóc những giờ vị vong.
                Bao nhiêu những cánh hoa lòng,
                Hãy dâng cho trọn nghĩa chồng hồn cha.
                Nhắc làm chi chuyện đôi ta,
                Bản năng anh đã phong ba dập vùi.

                Hãy vui lên các anh ơi!
                Nàng đi tôi gọi hồn tôi trở về.
                Tâm hồn lạnh nhạt đê mê,
                Tiếng mùa lá chết đã xê dịch chiều.
                Giờ hình như gió thổi nhiều,
                Những loài hoa máu đã gieo nốt đời.
                Tâm hồn nghệ sĩ nổi trôi,
                Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh.
                Sá chi những truyện tâm tình,
                Lòng đau đau chứa trong bình rượu cay!
                ~Vô danh
                ~
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 09:48:45 bởi Anh Nguyên >
                #38
                  Anh Nguyên 28.11.2011 12:05:55 (permalink)




                  ĐẰNG-PHƯƠNG

                                

                  ANH HÙNG VÔ DANH     

                  Họ là những anh hùng không tên tuổi
                  Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
                  Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
                  Nhưng can đảm và tận tâm giúp nước.
                  Họ là kẻ từ nghìn muôn thuở trước
                  Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
                  Và làm cho những đất cát hoang vu
                  Biến thành một giải sơn hà gấm vóc.
                  Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc
                  Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn
                  Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
                  Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng.
                  Họ là kẻ khi giang sơn chuyển động
                  Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
                  Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
                  Để bảo vệ tư do cho Tổ Quốc.
                  Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc
                  Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan
                  Người thất cơ đành thịt nát xương tan
                  Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.
                  Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm
                  Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa
                  Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
                  Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.
                  Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
                  Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
                  Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
                  Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
                  Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
                  Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên
                  Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
                  Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
                  Nhưng máu xương trộn với non sông
                  Và anh hồn chung với tấm trinh trung
                  Đã hòa hợp thành linh hồn giống Việt.
                  ~Đằng Phương Nguyễn-Ngọc-Huy~


                  NGÀY TANG YÊN-BÁI 

                  Gió căm hờn rên rỉ tiếng gào than
                  Từ lưng trời khăn trắng phủ màn tang
                  Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
                  Trên Yên Bái âu sầu và lặng lẽ

                  Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
                  Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
                  Thong thả tiến đến trước đài danh dự

                  Trong quần chúng: đứng cúi đầu ủ rũ
                  Vài cụ già tóc bạc lệ tràn rơi
                  Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!

                  Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
                  Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
                  Của những trang anh liệt sắp lìa đời
                  Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười
                  Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
                  Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
                  Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
                  Éo le thay muốn phụng sự quê hương
                  Phải giẫm nát bao lòng mình kính mến

                  Nhưng này đây phút thiêng liêng đã đến
                  Sau cái nhìn chào non nước bi ai
                  Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
                  Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
                  ‘‘Việt Nam muôn năm!’’, một đầu rơi rụng
                  ‘‘Việt Nam muôn năm!’’, người kế tiến lên

                  Và Tử thần kính cẩn đứng ghi tên
                  Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.
                  ~Đằng-Phương~
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 09:50:43 bởi Anh Nguyên >
                  #39
                    Anh Nguyên 30.11.2011 00:47:18 (permalink)




                    HỒ-HÁN-SƠN


                    TÌNH NGHÈO    

                    Nhớ thuở
                    Anh cày thuê
                    Em chăn trâu
                    Bóng mát dưới cầu
                    Quen nhau
                    Một cỗ trầu cau
                    Nên đôi vợ chồng
                    Túp lều tre nứa
                    Dựng cuối vườn làng
                    Hai mùa lúa chín, ngô vàng
                    Chày tre cối đất nhịp nhàng đã vui!
                    Thế rồi!
                    Mõ giục từng hồi
                    Giặc tràn mấy xứ
                    Lúa khoai màu mỡ
                    Ai không tiếc ruộng tiếc đồng
                    Đường quê thiên hạ tiễn chồng
                    Em đưa anh ra lính
                    Giặc vào anh đánh
                    Giặc tan anh về
                    làm sao đuổi hết giặc đi
                    Để cho cối đất chầy tre nhịp nhàng
                    Bao giờ
                    Giặc chết trên ngàn
                    Giặc tàn ngoài đê?
                    Nhớ lời Em nhé!
                    Và, cánh đồng quê
                    Dù, không may...
                    Anh cứ về
                    Ai cười: người đuổi giặc???
                    Ai ghét: kẻ thương binh!!!
                    Còn làng còn nước còn Anh
                    Còn đồng ruộng cũ còn tình lứa đôi
                    Em vui!
                    Nước nhà độc lập
                    Đường quê tấp nập
                    trai tráng về làng
                    Hai mùa lúa chín ngô vàng
                    Chày tre cối đất nhịp nhàng như xưa.
                    ~Hồ-Hán-Sơn~
                           1952


                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 09:51:51 bởi Anh Nguyên >
                    #40
                      Anh Nguyên 04.12.2011 11:25:39 (permalink)




                      VŨ-ANH-KHANH
                                   1926-1957

                      Tức Nguyễn-Năm, sinh taĩi thị xã Phan-Thiết,
                      Bình-Thuaản, sống taĩt Saụigoụn, có thơ Đăng
                      trên các báo ơủ miền Nam cuối thaảp niên
                      1940. Taảp kết ra Bắc năm 1954, bị bơụ Bắc
                      bắn chết khi ông bơi qua sông Bến-Haủi Đeạ
                      trơủ về miền Nam. 

                           


                      HẬN THA-LA            

                      Đây Tha-La xóm đạo,
                      Có trái ngọt cây lành.
                      Tôi về thăm một dạo,
                      Giữa mùa nắng vàng hanh.
                      Ngậm ngùi Tha-La bảo:
                      Đây rừng xanh, rừng xanh!
                      Bụi mờ quanh nẻo vắng,
                      Khói đùn quanh mái tranh,
                      Gió đùn quanh mây trắng,
                      Và...lửa loạn xây thành!
                      Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi:
                      - Nắng hạ vàng, ngàn hoa gạo rưng rưng.
                      Đây Tha-La! Một xóm đạo ven rừng...
                      Có trái ngọt, cây lành...im bóng lá!
                      Con đường nhỏ, bụi phủ mờ gót lạ,
                      Ngày êm êm...Lòng viễn khách bơ vơ.
                      Về chi đây, khách hỡi! Có ai chờ?
                      Ai đưa đón?  - Xin thưa... Tôi lạc bước...
                      Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
                      Không có ai chờ, ai đưa đón tôi dâu!
                      Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
                      Tìm hoa rụng lạc loài bên vệ cỏ.
                      Ngàn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió,
                      Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
                      Nhìn hoa rơi, lòng viễn khách bâng khuâng,
                      Tha-La hỏi: Khách buồn nơi đây vắng?
                      - Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng.
                      - Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
                      Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
                      Gió vun vút, gió rợn rùng...gió rít.
                      Bỗng đâu đây, vẳng véo von tiếng địch.
                      Thôi hết rồi, còn chi nữa Tha-La!
                      Bao người đi, thề chẳng trở lại nhà.
                      Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn.
                      Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán.
                      Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa,
                      Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa.
                      Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh,
                      Khách rùng mình, ngẩn ngơ, lòng hiu quạnh,
                      Thôi hết rồi, còn chi nữa Tha-La!
                      Đây mênh mông xóm đạo với rừng già.
                      Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách,
                      Khách nhẹ bước trên con đường đỏ quạch.
                      Một cụ già đang đón gió bâng khuâng,
                      Đang đón mây xa...Khách bỗng ngại ngần:
                      - Kính thưa cụ, vì sao Tha-La vắng?
                      Cụ ngạo nghễ cười, rung rung râu trắng.
                      Nhẹ bảo chàng: - Em chẳng biết gì ư?
                      Bao năm qua khói lửa phủ mịt mù,
                      Người nước Việt ra đi vì Nước Việt!
                      Tha-La vắng, vì Tha-La đã biết
                      Yêu giống nòi, đau đất nước lầm than!
                      Trời xanh xanh, mây trắng ngoẹn ngàn hàng,
                      Ngày hiu quạnh...ờ ơ hơ...tiếng hát:
                      Buồn như gió lướt, lạnh dài đôi khúc nhạc.
                      Tiếng hát rằng:...Tha-La giận mùa thu,
                      Tha-La hận quốc thù,
                      Tha-La hờn quốc biến,
                      Tha-La buồn tiếng kiếm.
                      Não nùng chưa? Tha-La nguyện hy sinh.
                      ờ ơ hơ...Có một đám chiên lành,
                      Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy,
                      Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy:
                      - Lạy Thánh Cha,
                      - Lạy Đức Thánh Mẹ,
                      - Lạy Đức Thánh Thần.
                      Chúng con xin về cõi tục để làm dân.
                      Rồi...cởi trả áo tu,
                      Rồi...xếp kinh cầu nguyện,
                      Rồi...nhẹ bước trở về trần.
                      Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
                      Người hãy ngừng  chân,
                      Nghe Tha-La kể. Nhưng...mà thôi khách nhé!
                      Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ,
                      Trời Tha-La vần vũ đám mây tang.
                      Vui gì đâu mà tâm sự?
                      Buồn làm chi cho bẽ bàng!
                      ờ...ơ...hơ...ờ...ơ...hơ...tiếng hát:
                      Rung lành lạnh ngăn trầm đôi khúc nhạc,
                      Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
                      Giờ ra đi, viễn khách hãy đi thôi.
                      Khách ngoảnh mặt, nghẹn ngào trông nắng đổ,
                      Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ,
                      Lá rững cao, vàng rụng, lá rừng bay...
                      Giờ khách đi, Tha-La tiễn câu này:
                      - Khi hết giặc, khách trở về thăm nhé!
                      Trở về thăm xóm đạo,
                      Có trái ngọt cây lành,
                      Tha-La dâng ngàn hoa gạo,
                      Và suối biếc rừng xanh.
                      Trông đám chiên hiền thương áo trắng,
                      Nghe trời nổi gió, nhớ quanh quanh!
                      ~Vũ-Anh-Khanh~
                       (Trích trong truyện Nửa bồ xương khô)

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 09:53:16 bởi Anh Nguyên >
                      #41
                        Anh Nguyên 18.12.2011 12:03:04 (permalink)




                        TỐ-HỮU


                        THƯ ĐỀ THÁM GỬI CHA VỢ.
                        (Bá Phúc cha vợ của Đề Thám
                        Hùm thiêng Yên-Thế)

                        Đọc mấy lời trong bức thư cha dụ
                        Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y
                        Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi
                        Trong quá khứ, cha ghi nhiều kiêu hãnh

                        Kìa mũi kiếm máu kẻ thù còn dính
                        Mà anh hùng tim lạnh bời hư vinh
                        Trong phong ba vùng vẫy bóng ngư kình
                        Tham mồi béo nạp mình cho ngư phủ
                        Chốn rừng xanh tung hoành con mãnh hổ
                        Tham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con

                        Bả vinh hoa làm mất cả tâm hồn
                        Nhưng nào chuyển được lòng son dạ sắt

                        Mây Hồng Lĩnh còn mịt mờ u uất
                        Sông Nhị Hà còn chất chứa căm hờn
                        Thì đời con là của cả giang sơn
                        Dù gió kép mưa đơn đâu dám kể

                        Trong những lúc cha vui đầy vị kỷ
                        Là khi con rầu rĩ khóc non sông
                        Năm canh trường cha nệm gấm chăn bông
                        Nơi rừng thẳm con nằm gai nếm mật
                        Cha hít thở hương trầm thơm bát ngát
                        Pha sặc mùi máu thịt của lê dân
                        Thì mũi con nghẹt thở, cổ khô khan
                        Tai vẳng tiếng hồn oan trong thảm cảnh

                        Cha - trên ngực đầy mề-đay, kim khánh
                        Con - bên sườn lấp lánh kiếm tiêm cừu
                        Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều
                        Con tận tụy vì dân, và đất nước

                        Buổi đoàn viên xin cha đừng mơ ước
                        Cuộc hội đàm sẽ là đại bác thần công
                        Bức thư đây là bức cuối cùng
                        Mà cha chỉ là cha trong dĩ vãng

                        Thôi - Hạ bút cho thâm tình gián đoạn
                        Để nghe lời kết án kẻ gian phi
                        Thanh gươm thần, ta tuốt sẵn, chờ khi...

                        ~Tố-Hữu~


                        KHI CON TU HÚ*

                        Khi con tu hú gọi bầy,
                        Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần,
                        Vườn ươm dậy tiếng ve ngân,
                        Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào,
                        Trời xanh càng rộng càng cao,
                        Đôi con tu hú lộn nhào từng không...

                        Ta nghe hè dậy bên lòng,
                        Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
                        Ngột làm sao, chết uất thôi,
                        Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

                        ~Tố-Hữu~
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 10:00:36 bởi Anh Nguyên >
                        #42
                          Anh Nguyên 22.12.2011 07:43:27 (permalink)




                          VŨ-HỮU-ĐỊNH
                                1942-1982

                          Quê Thừa-Thiên, Huế.


                          ĐÊM MƯA THIẾU RƯỢU NHỚ LÝ H Ạ


                          Lý Hạ xưa say bằng huyễn mộng

                          Ta nay say bằng rượu pha cồn
                          Cảm đau thân thể người trong sử
                          Rượu đắng cay mà sao thấy ngon
                          Lý Hà yêu người mà hoá quỷ
                          Ta yêu người nên nghèo rớt mồng tơi
                          Đêm mưa thiếu rượu thương người cũ
                          Ngâm vài câu Lý Hạ, rợn người.

                          Cú tưởng nằm kề bên họ Lý
                          Gác chân nhau nói chuyện biển dâu
                          Ma quỷ sợ tâm hồn ướt rượu
                          Gối chai không mà thương nhớ nhau
                          Thời đại thánh thần đi mất biệt
                          Còn lại bơ vơ một giống sầu
                          Rót mãi bao nhiêu tình cũng cạn
                          Nâng ly, nhìn thấy tóc bạc mau

                          Mưa nhức, mưa như cuồng, tức thở
                          Thịt rồng đâu, nem phượng ở đâu
                          Đĩa ngọc chén vàng đâu mất cả
                          Mắm ruốc, me chua tiêu hết sầu
                          Mời nhau một chén đêm huyền sử
                          Lý Hạ đâu? Còn ta ở đâu?
                          ~Vũ-Hữu-Định~
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 10:07:34 bởi Anh Nguyên >
                          #43
                            Anh Nguyên 05.01.2012 10:12:40 (permalink)



                            XUÂN-TÂM
                             

                            NGHỈ HÈ

                            Sung sướng quá giờ cưối cùng đã hết
                            Đ
                            oàn trai non hớn hở rũ nhau về
                            Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê
                            Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ

                            Một nét mặt trăm tiếng cười rộn rã
                            Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu
                            Chờ đêm nay sáng sớm bước lên tàu
                            Ă
                            n chẳng được lòng nôn nao khó ngủ
                            Trong khoảnh khắc sách bài là giấy cũ

                            Nhớ làm chi thầy mẹ đợi em trông
                            Trên đưòng làng huyết phượng nở thành bông
                            Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt
                            Kiểm soát kỷ có khi còn thiếu sót
                            Rương chật rồi khó nhốt cả niềm vui
                            Tay bắt tay hồn không chút bùi ngùi
                            Các bạn hỡi trời mai đầy ánh sáng
                            ~Xuân-Tâm~



                                      ~/*   ~/*    ~/*
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2012 10:34:17 bởi Anh Nguyên >
                            #44
                              hm2003b 04.05.2014 01:06:18 (permalink)
                              Nam Trân quê ở huyện Đại Lộc chứ không phải Điện Bàn
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 46 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9