Dong thơ cũ
NGUYỄN-THUỢNG-HIỀN
1868-1925
Quê Liên-Bạt, Ứng-Hòa, Hà-Đông, đậu Cử-Nhân,
Hoàng-Giáp, làm Toản Tu Quốc Sử, Đốc Học Ninh-
Bình, từ quan, sang Nhật theo phong trào Đông du,
liên lạc với các nhà Cách mạng lo việc cứu nước,
công việc không thành, sang Tầu vào tu ở chùa
Thường-Tịch-Quang tại Hàng-Châu và tịch tại đó,
theo di chúc, tro được thả xuống sông Tiền-Đường.
THUẬT CẢM
術感
匹馬煙塵別舊林,
捐 驅誓報國恩深。
補天填海雖難事,
破釜沉舟自壯心。
萬里征衫隨雁渡,
三更雄劍作龍吟。
何時親繫彊胡頸,
歸對江山酒滿斟。
Thất mã yên trầm biệt cựu lâm,
Quyên khu thị báo quốc ân thâm.
Bổ thiên điền hải tuy nan sự,
Phá phủ trầm chu tự tráng tâm.
Vạn lý chinh san tùy nhạn độ,
Tam canh hùng kiếm tác long ngâm.
Hà thời thân hệ cường Hồ cảnh,
Qui đối giang san tửu mãn châm
~Nguyễn-Thượng-Hiền~
Bản dịch:
Ngựa biệt rừng xưa khói bụi tung,
Cao dày ơn nước quyết đền xong,
Vá trời lấp biển dù gian khổ,
Thuyền đắm rồi tan chẳng ngại ngùng.
Áo khoác đường trường theo bóng nhạn,
Gươm thiêng đêm vẳng thét oai rồng.
Ngày nào tay trói quân Hồ lỗ,
Rót chén vui mừng với núi sông.
Cụ Phan Bội Châu nghe tin ông mất có bài văn tế rất thống thiết:
"Than ôi! Dâu chìm biển nổi ngán cuộc đời mây gió đòi phen; Kẻ Bắc người Nam xót tình bạn ruột tằm mấy đoạn.
Cây tàn núi lở, dấu sư nho khôn biết đâu tìm; Trời sập đất già, nguồn đạo nghĩa chẳng bao giờ cạn.
Lững lơ mây bạc cuối trời; Thấp thoáng gió hương trước án.
Nhớ tiên sinh: thơ kiểu Thịnh Đường, văn khuôn Tiền Hán.
Nức tài danh tự thuơ ấu đồng; Kể môn phiệt vẫn nhà khoa hoạn.
Ngang mắt trắng liếc phường hủ tục, kệ thây cá chậu chim lồng;
Bước mây xanh che mặt trần ai, thời cũng bảng rồng tháp nhạn.
Vận Tổ quốc rủi gặp hồi truân bĩ, nghiệp trung hưng mong mỏi xoay trời;
Nơi đình vi vừa nhẹ gánh thần hôn, đường muôn dặm vội vàng dắt ban.
Ngó cân đai cáng tuôn lệ ngọc, Tống Văn Sơn gay mắt với Hồ Nguyên;
Nhớ nước non thêm nóng gan vàng, Châu Thuấn Thuy băng ngàn qua Nhật Bản.
Vượt khơi cưỡi gió, lưới bủa chẳng nề; nếm mật nằm gai, tuyết sương bao quản.
Gót bôn tẩu trải bao phen nguy hiểm, khi Hương Cảng, khi Quang Đông, khi Long Châu, khi Băng Cốc, tức tối đất không dụng võ, giọt khấp đình ai nếm máu Thân Tư: Thuốc cứu đời toan mượn ngón văn chương, nào Yên Kinh, nào Tam Tinh, nào Ngô Quận, nào Hán Thành, ngậm ngùi trời chẳng chìu người, phường y quốc khó ra tay Biền Hoãn.
Ngoài năm chục thân già lận đận vóc hạc mình mai; Hai mươi năm hồn mộng đi về, sông Lô núi Tản.
Phong triều đất khách, tóc trắng điểm sầu; Nhật nguyệt trời riêng, lòng son chẳng vẹn.
Hai mươi lăm triệu xương tan thịt nát, xót đồng bào giữa biên trầm luân. Những toan một mình mô tối chuông mai, dắt đại chúng thoát vòng hạn hán.
Luống ước trời Nam đất Việt, khắp mọi vùng mưa pháp mây từ, Thôi đành cửa Phật buồng Thiền, chuyên một niệm câu kinh quyển tán...
(...)
Hồn hỡi chứng cho, mấy lời đơn giản.
~Phan-Bội-Châu~
PHẠM-TƯ-TRỰC
1869-1921
Tức Phạm-Đăng-Thê, quê Hoàng-Xá, Nguyên-Xá,
Vũ-Thư, Thái-Bình, đậu Tú-Tài, Huấn-Đạo huyện
Thanh-Miện, tham gia phong trào Đông-Du và Duy-
Tân, Phủ Thống-Sứ Bắc-Kỳ giao ông soạn quyển
Quốc Sử Việt-Nam, mmới viết mấy chương đầu, bị
nghi và trả về nhiệm sở cũ. Đoạn mở đầu Việt -sử
ông viết như sau:
Ngô quốc bản phi ti,
Ngô tộc diệc phi di.
Văn phong loát Trung Quốc,
Võ lược khai biên thùy.
Chi Lăng tẩu Tống binh,
Bạch Đằng phá Nguyên si (sư).
Lê tổ, Trần Hưng Đạo,
Hách hách thanh danh thùy.
Phong tuy độc bất thích đồng quần,
Hổ tuy bạo bất thực đồng khí.
Vật loại thương như tư,
Nhân loại hồ bất thị
Phù xà giảo gia kê
Tích nhân sử thâm bi
Tư ngôn như bất tín,
Khuyến quân tộc Nam sử.
Ông tự dịch:
Nước ta vốn văn minh đã trải,
Dân ta nào có phải hèn đâu.
Văn phong ngang sách nước Tàu,
Võ công đánh dẹp bấy lâu lẫy lừng.
Phá giặc Tống, Chi Lăng thuở trước,
Trận Bạch Đằng đuổi được quân Nguyên.
Vua Lê giữ vẹn ngoài biên,
Mà Trần Hưng Đạo nên thiên anh hùng.
Dữ như hổ, độc như ong.
Nhưng trong đàn nó không cùng hại nhau.
Làm người sao chẳng nghĩ sâu,
Để cho người trước chế câu “cắn gà”.
Ví không tin ở lời ta,
Hãy xem Nam sử để mà thử coi.
………………………………
~Phạm-Tư-Trực~
HỐ-SĨ-TẠO
1869-1934
Quê Hòa-Cư, Tuy-Viễn (Tuy-Phước) Bình-Định,
đậu Tiến sĩ 35 tuổi, được bổ làm Tri-Huyện Tân-Định
(Ninh-Hoà) Khánh-Hoà. Hưởng ứng phong trào Duy
Tân, bị bắt giam, trong tù ông cảm khái lúc xuân về:
Năm mới ngày xuân cha chả vui
Vui rồi nghĩ lại vẫn bùi ngùi
Một thân võng lọng, gông cùm đủ
Nửa áng xuân thu khổ sướng rồi
Chương chướng ngoài tai trâu ngựa gọi
Khăng khăng trong dạ đá vàng trui,
Từ đây cho đến về sau nữa,
Sau nữa ra răng để thử coi”.
~Hồ-Sĩ-Tạo~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2011 20:38:24 bởi Anh Nguyên >
TRẦN-TẾ-XƯƠNG
1870-1907
Sinh ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định
(sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện
nay là phố Minh Khai, phường Vị
Xuyên, thành phố Nam Định.
BA CÁI LĂNG NHĂNG
Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
~Trần-Tế-Xương~
CHỮ NHO
Nào có ra gì cái chữ nho!
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!
~Trần-Tế-Xương~
ĐÊM DÀI
Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng loà,
Đêm sao đêm mãi thế ru mà ?
Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết,
Xao xác năm canh một tiếng gà.
Chim chóc hãy còn nương cửa tổ,
Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa.
Nào ai là kẻ tìm ta đó,
Đốt đuốc mà soi kẻo lẫn nhà.
~Trần-Tế-Xương~
ĐỒNG TIỀN
Phàm kim chi nhân, duy tiền nhi dĩ
Hết tiền tiêu, tráng sĩ cũng nằm co!
Chẳng dại khôn cũng chẳng thân sơ,
Có hơi kẽm, tha hồ ngang ngửa!
Thơ rằng :
Toán lai thế sự kim năng ngữ
Thuyết đáo nhântình kiếm dục minh
Dơ dáng thay những mặt tài tình
Co quắp lắm cũng ra hình thủ lỗ
Tiền dẫu hết, hết rồi lại có
Chữ bất nhân tạc đó không mòn.
Ai ơi giữ lấy lòng son!
~Trần-Tế-Xương~
Chú thích:
1- Người đời nay, thường chỉ tiền mới
có thể giải quyết được mọi sự
2- Tính lại việc đời thì vàng (tiền) có thể
biết nói năng. Nói đến nhân tình (cảnh
con người) lưỡi kiếm muốn kêu lên.
3- Ý nói : kể cả những kẻ tài tình mà ham hố
với đồng tiền quá cũng thành kẻ ki bo, bẩn thỉu.
LỄ XƯỚNG DANH KHOA ĐINH DẬU
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!
~Trần-Tế-Xương~
NĂM MỚI CHÚC NHAU
Lẳng lặng mà nghe họ chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.
Nó lại chúc nhau cái sự giàu,
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu?
Nó lại mừng nhau có lắm con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non,
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người trong nước
Sao được cho ra cái giống người!
~Trần-Tế-Xương~
PHÚ HỎNG THI KHOA CANH TÝ
Đau quá đòn hằn,
Rát hơn lửa bỏng
Hổ bút hổ nghiên,
Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ "lương nhân đắc ý"[1], thêm nỗi thẹn thùng,
Ngẫm đến câu "quyển thổ trùng lai"[2], nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng.
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy :
Dốt chẳng dốt nào ;
Chữ hay, chữ lỏng.
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu,
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.[3]
Quanh năm phong vận, áo hàng gù, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh,[4]
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ[5], bít tất tơ, giày Gia Định bóng[6].
Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ
Chỉ vì quen lối thị thành, nên một tuổi một già, hoá ra lóng ngóng[7].
Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa[8],
Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng[9]
Năm vua Thành Thái mười hai,
Lại mở khoa thi Mỹ Trọng[10]
Kỳ đệ tam văn đã viết rồi,
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò[11]
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng[12].
Sáng đi lễ phật, còn kỳ này kỳ nữa là xong,
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Nào ngờ :
Bảng nhỏ có tên
Ngoại hàm còn trống.[13]
Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang[14] ;
Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!
Thôi thời thôi :
Sách vở mập mờ;
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy;
Khoa sau ắt chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài;
Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng!
~Trần-Tế-Xương~
Chú thích:
1- Lương nhân đắc ý: Người chồng (hoặc vợ) đắc ý, được thể. Tác giả dùng chữ sẵn trong sách cổ, hàm ý nói những tưởng có thể đỗ đạt vinh dự
2- Quyển thổ trùng lai: chữ rút từ thơ của Đỗ Mục tiếc thương cho Hạng Vũ, đại ý nói là "Con em xứ Giang Đông có lắm người tài giỏi. Nếu biết dốc hết lực lượng để đánh quật trở lại (quyển thổ trùng lai) thì chưa biết cục diện sẽ thế nào"
3- Xuống lõng: chỉ việc xuống thuyền chơi gái, hát ả đào trên mặt sông.
4- Ô lạc hoạn: Ô che bằng thứ lụa màu xanh óng ánh
5- Quần tố nữ: Quần may bằng vải trắng đẹp hiệu Tố Nữ
6- Giày Gia Định: giày ta, hở gót, mũi da đen bóng, sản xuất ở Gia Định (Nam Bộ)
7- Lóng ngóng: lao đao, lận đận
8- Tú rốt bảng: đỗ tú tài cuối cùng bảng. Tú Xương đỗ vào loại "thiên thủ" (lấy thêm)
9- Cảnh nọng: khoanh thiệt cắt ở phần cổ trâu, bò hoặc lợn. Theo tục lệ nông thông trước đây, trong mỗi kỳ việc làng, đó là phần được hưởng của người đứng vị trí thứ hai trong làng xã (tiên chỉ, người đứng đầu, được hưởng phần sở).
10- Mỹ Trọng: tên xã ngoại ô Nam Định, nơi đặt trường thi.
11- Xem giò: xem chân gà luộc đem cúng để đoán điềm tốt xấu
12- Nói mộng: kể lại giấc chiêm bao để thầy bói đoán điềm may rủi
13- Ngoại hàm: Ngoài hòm, theo thể lệ thi củ, thí sinh nộp quyển bỏ vào một cái hòm để sẵn. Hết giờ thu quyển, người ta đánh một hồi trống, dứt hồi trống ấy thì những quyển nộp chậm phải để ngoài hòm, không được chấm nữa. Cả hai câu ý noi: đã phạm trường quy thì dù còn chưa dứt hồi trống thu quyển, quyển coi như bị loại ra ngoài hòm rồi.
14- Bảng cót: bảng ghi tên những thí sinh được vào kỳ sau
PHÚ THẦY ĐỒ
Thầy đồ thầy đạc,
Dạy học dạy hành.
Vài quyển sách nát,
Dăm thằng trẻ ranh.
Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía,
Số có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh.
Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát:
Cho nên thầy lẩn quẩn loanh quanh.
Trông thầy:
Con người phong nhã,
Ở chốn thị thành,
Râu rậm như chổi,
Đầu to tày giành.
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo,
Cũng nhiều lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh.
Nhà lính, tính quan: ăn rặt những thịt quay, lạp xưởng, mặc rặt những quần vân, áo xuyến,
Đất lề quê thói: chỗ ngồi cũng án thư, bàn độc, ngoài hiên cũng cánh xếp, mành mành.
Gần có một mụ, sinh được bốn anh.
Tên Uông, tên Bái, tên Bột, tên Bành.
Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển, cờ, mũ, áo,
Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè, rượu, cơm, canh.
Chọnh ngày lễ bái,
Mở cửa tập tành
Thầy ngồi chễm chện,
Trò đứng xung quanh.
Dạy câu Kiều lẩy,
Dạy khúc Lý kinh.
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép,
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành!
~Trần-Tế-Xương~
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
~Trần-Tế-Xương~
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận.
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không.
~Trần-Tế-Xương~
THAN CÙNG
Lúc túng toan lên bán cả trời,
Trời cười thằng bé nó hay chơi.
Cho hay công nợ là như thế,
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
Còn dăm ba chữ nhồi trong ruột,
Khéo khéo không mà nữa lại rơi!
~Trần-Tế-Xương~
NHỚ NGƯỜI XA
Ta nhớ người xa cách núi sông,
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã,
Vữa mới quen nhau đã lạnh lùng?
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng,
Khi riêng, riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng!
~Trần-Tế-Xương~
CẢM TẾT
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo,
Tiền bạc trong kho chửa lãnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh chưng sắp gói e nồm chẩy,
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi đành tết khác,
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo.
~Trần-Tế-Xương~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2011 20:56:23 bởi Anh Nguyên >
PHAN-CHU-TRINH
1872-1926
Quê Tây-Lộc, Tiên-Phước,Tam-Kỳ, Quảng-Nam,
đậu Cử-Nhân, sớm ý thức cách mạng, làm bài ỀChí
thành thông thánhỂ gây chấn động học giới, chính
giới, văn giới, lập Đông-Kinh nghĩa thục, đường lối
cứu ngước của ông là dựa vào lý tưởng cách mạng
Pháp, không tán thành võ trang bạo động, bị nghi
cầm đầu vụ chống thuế ở miền Trung, bị đày đi
Côn-Đảo.
CẢM TÁC
Làm trai quyết gánh gánh gian nan,
Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng,
Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi,
Trải qua đã nát mấy buồng gan,
Tếch dương Ấn Ưộ nhì thiên hạ ,
Lên tháp Ba Lê nhất thế gian.
Mượn bút Tương Như đề mấy chữ
Thân này xin phó với giang san.
~Phan-Chu-Trinh~
ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn-Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non,
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan nào sá sự cỏn con.
~Phan-Chu-Trinh~
CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH
Thế sự hồi đầu dĩ nhất không
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương túy mộng trung
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Cánh tri hà nhật xuất lao lung
Chư quân vị tất vô tâm huyết
Thí hướng tư văn khán nhất thông.
~Phan-Chu-Trinh~
Dịch:
Cuộc đời ngoảnh lại vắng không
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu
Cường quyền dẫm đạp mái đầu
Văn chương tám vế say câu mơ màng
Tháng ngày uất giận đành cam
Sổ lồng tháo cũi biết làm sao đây?
Những ai tâm huyết vơi đầy
Dốc lòng văn đạo thơ này thấu cho.
~Huỳnh-Thúc-Kháng~ (?)
Tâm thành thấu đạo thánh
Thế sự coi kìa nghĩ chán không
Non sông cạn lệ khóc anh hùng
Muôn dân nô lệ vòng cường tỏa
Tám vế văn chương giấc ngủ nồng!
Há nhịn trăm năm người chửi mắng?
Thà trôi ngày tháng kiếp cùm gông!
Quý ông đâu phải không tâm huyết
Xin đọc thơ này chút cảm thông.
~Thích Đức Nhuận~
21-6-1990
Bài sau có khác vài chữ:
Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng.
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ thi văn túy mộng trung.
Trường thử bách niên cam thoá mạ,
Bất tri hà nhật xuất lao lung.
Chư quân vị tất vô tâm huyết,
Thỉnh bả tư văn khán nhất thông.
~Phan-Chu-Trinh~
Việc thế quay nhìn, vẫn số không,
Nước non lệ hết, vắng anh hùng.
Vạn dân tôi tớ quân cường bạo,
Tám vế say mê giấc mộng nồng.
Sống mãi trăm năm cam mắng nhiếc,
Ngày nào chẳng biết thoát lao lung.
Các ông đâu phải không tâm huyết,
Xin chuyển thơ này để hiểu chung...
KHUYÊN QUỐC DÂN TẤN THỦ
Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo,
Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Dở túi văn chương đã mốc meo,
Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo .
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo.
~Phan-Chu-Trinh~
TRONG NGỤC QUỐC SỰ
PHẠM SANTÉ
I
Ba năm trải khắp đất Ba-Ri
Lao ngục chưa hề biết tí ti,
Sự khiến xui nên hay buộc tới,
Sống thừa còn có oán hờn chi .
Mỗi ngày đúng bữa ba lần xúp,
Hai đứa chia nhau một bánh mì .
Tám kiếp trâu già chi sợ ách,
Ngồi buồn bắt vế cứ ngâm thi .
II
Từ ấy giam luôn mấy tháng tròn,
Nhờ trời ngủ kỹ lại ăn ngon .
Ngày ba lần xực coi còn đói,
Ưêm chín giờ chơi ngáy vẫn giòn .
Mỗi bữa nửa giờ ra hóng mát ,
Mỗi tuần hai bận xuống thăm con .
Vui buồn mình biết lòng mình vậy,
Miễn trả cho rồi nợ nước non .
~Phan-Chu-Trinh~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.02.2011 21:05:41 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-ĐÌNH-HIẾN 1872-1947
Quê Lộc-Đông. Quế-Sơn, Quảng-Nam, đậu Cử- Nhân, giữ chức Hàn lâm Viện kiểm thảo, được chọn vào học chữ Pháp ở trường Quốc Học, được phái sang Pháp học về chính trị và phong tục.
BANG SƠN ĐỘNG (Vịnh núi Trà Bang ở Ninh Thuận) 合分分合此江山,
造化長存一巨觀.
筆撟擎天批曉日,
沙城到海鎮洄瀾,
石懸鍾鼓,高曾去,
岩濟碥丕玉女還.
好位靈區苗胜跡,
碑檯屹立萬年看. Hợp phân phân hợp thử giang sơn, Tạo hóa trường tồn nhất cự quan. Bút kiểu kình thiên phê hiểu nhựt, Sa thành đáo hải trấn hồi lan. Thạch huyền chung cổ, cao tăng khứ, Nham tế biển phi, ngọc nữ hoàn. Hảo vị linh khu miêu thắng tích, Bi đài ngật lập vạn niên khan. ~Nguyễn-Đình-Hiến~ Dịch: Hợp phân phân hợp, đất nước này, Cảnh lớn đất trời mãi còn đây. Núi cao như bút phê trời sáng, Sa thành tới biển chặn sóng đầy. Đá chồng chuông trống, tăng đi khỏi, Đầu non cửa đóng, ngọc nữ về. Đất linh này ai vẽ thắng tích, Bia dựng ngất cao vạn năm nhìn. LƯƠNG-THÚC-KỲ
1873-1947
Quê Hà-Tân, Đại-Lộc, Quảng-Nam,
đậu cử nhân năm 17 tuổi, làm Thị Lang
tại Huế, tính phóng khoáng, có đức độ
và tài năng, nhiệt tình thúc đẩy phong
trào Duy Tân, mở trường Dục-Thanh
vàđứng làm Giám-Hiệu. CẢM TÁC Ngọt ngon mặn lạt chục năm thừa, Mùi thế thôi thôi rứa cũng vừa. Muôn đội ơn trên soi xét đến. Trăm phần nợ nước báo đền chưa? Thú vui người ngọc vừng trăng tỏ. Dan díu cô tiên ngọn gió đưa. Thu xếp đồ thư lưng nửa trắp Non sông kìa đó cảnh nhà xưa. ~
Lương-Thúc-Kỳ~
PHAN-ĐIỆN
1875-1945
Quê Tùng-Ảnh, La-Sơn, Hà-Tĩnh, gia đình khoa
bảng, đỗ đầu xứ, chống chế độ bảo hộ Pháp, ghét
triều Nguyễn bất lực để mất nước. Dân ấp Thái-
Hà (Hà-Nội) làm đền Trung-Liệt để thờ các liệt sĩ,
Hoàng-Cao-Khải muốn đổi thành Trung-Luơng
(trung thần, lương tướng) để bắt dân chúng thờ
cả mình nữa, ông đề vào tường bài thơ châm biếm:
Các cụ liều thân bỏ chiến trường
Ai đem Trung liệt đổi Trung lương. Thờ bên trung trực bên gian nịnh. Thế cũng đền đài cũng khói hương! Thơm thúi lẫn nhau mùi tắc họng, Ngọt ngào đầu miệng lưỡi không xương. Nhà Nho lại có thằng nào đó? Luồn cúi vào ra nịnh cụ Hoàng! ~
Phan-Điện~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.03.2011 11:42:29 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-THƯỢNG-HIỀN
1868-1925
Quê Liên-Bạt, Ứng-Hòa, Hà-Đông, đậu Cử-Nhân,
Hoàng-Giáp, làm Toản Tu Quốc Sử, Đốc Học Ninh-
Bình, từ quan, sang Nhật theo phong trào Đông du,
liên lạc với các nhà Cách mạng lo việc cứu nước,
công việc không thành, sang Tầu vào tu ở chùa
Thường-Tịch-Quang tại Hàng-Châu và tịch tại đó,
theo di chúc, tro được thả xuống sông Tiền-Đường.
THUẬT CẢM
術感
匹馬煙塵別舊林,
捐 驅誓報國恩深。
補天填海雖難事,
破釜沉舟自壯心。
萬里征衫隨雁渡,
三更雄劍作龍吟。
何時親繫彊胡頸,
歸對江山酒滿斟。
Thuật cảm
Thất mã yên trầm biệt cựu lâm,
Quyên khu thị báo quốc ân thâm.
Bổ thiên điền hải tuy nan sự,
Phá phủ trầm chu tự tráng tâm.
Vạn lý chinh san tùy nhạn độ,
Tam canh hùng kiếm tác long ngâm.
Hà thời thân hệ cường Hồ cảnh,
Qui đối giang san tửu mãn châm
~Nguyễn-Thượng-Hiền~
Bản dịch:
Ngựa biệt rừng xưa khói bụi tung,
Cao dày ơn nước quyết đền xong,
Vá trời lấp biển dù gian khổ,
Thuyền đắm rồi tan chẳng ngại ngùng.
Áo khoác đường trường theo bóng nhạn,
Gươm thiêng đêm vẳng thét oai rồng.
Ngày nào tay trói quân Hồ lỗ,
Rót chén vui mừng với núi sông.
Cụ Phan Bội Châu nghe tin ông mất có bài văn tế rất thống thiết:
"Than ôi! Dâu chìm biển nổi ngán cuộc đời mây gió đòi phen; Kẻ Bắc người Nam xót tình bạn ruột tằm mấy đoạn.
Cây tàn núi lở, dấu sư nho khôn biết đâu tìm; Trời sập đất già, nguồn đạo nghĩa chẳng bao giờ cạn.
Lững lơ mây bạc cuối trời; Thấp thoáng gió hương trước án.
Nhớ tiên sinh: thơ kiểu Thịnh Đường, văn khuôn Tiền Hán.
Nức tài danh tự thuơ ấu đồng; Kể môn phiệt vẫn nhà khoa hoạn.
Ngang mắt trắng liếc phường hủ tục, kệ thây cá chậu chim lồng;
Bước mây xanh che mặt trần ai, thời cũng bảng rồng tháp nhạn.
Vận Tổ quốc rủi gặp hồi truân bĩ, nghiệp trung hưng mong mỏi xoay trời;
Nơi đình vi vừa nhẹ gánh thần hôn, đường muôn dặm vội vàng dắt ban.
Ngó cân đai cáng tuôn lệ ngọc, Tống Văn Sơn gay mắt với Hồ Nguyên;
Nhớ nước non thêm nóng gan vàng, Châu Thuấn Thuy băng ngàn qua Nhật Bản.
Vượt khơi cưỡi gió, lưới bủa chẳng nề; nếm mật nằm gai, tuyết sương bao quản.
Gót bôn tẩu trải bao phen nguy hiểm, khi Hương Cảng, khi Quang Đông, khi Long Châu, khi Băng Cốc, tức tối đất không dụng võ, giọt khấp đình ai nếm máu Thân Tư: Thuốc cứu đời toan mượn ngón văn chương, nào Yên Kinh, nào Tam Tinh, nào Ngô Quận, nào Hán Thành, ngậm ngùi trời chẳng chìu người, phường y quốc khó ra tay Biền Hoãn.
Ngoài năm chục thân già lận đận vóc hạc mình mai; Hai mươi năm hồn mộng đi về, sông Lô núi Tản.
Phong triều đất khách, tóc trắng điểm sầu; Nhật nguyệt trời riêng, lòng son chẳng vẹn.
Hai mươi lăm triệu xương tan thịt nát, xót đồng bào giữa biên trầm luân. Những toan một mình mô tối chuông mai, dắt đại chúng thoát vòng hạn hán.
Luống ước trời Nam đất Việt, khắp mọi vùng mưa pháp mây từ, Thôi đành cửa Phật buồng Thiền, chuyên một niệm câu kinh quyển tán...
(...)
Hồn hỡi chứng cho, mấy lời đơn giản.
~Phan-Bội-Châu~
PHẠM-TƯ-TRỰC
1869-1921
Tức Phạm-Đăng-Thê, quê Hoàng-Xá, Nguyên-Xá,
Vũ-Thư, Thái-Bình, đậu Tú-Tài, Huấn-Đạo huyện
Thanh-Miện, tham gia phong trào Đông-Du và Duy-
Tân, Phủ Thống-Sứ Bắc-Kỳ giao ông soạn quyển
Quốc Sử Việt-Nam, mmới viết mấy chương đầu, bị
nghi và trả về nhiệm sở cũ. Đoạn mở đầu Việt -sử
ông viết như sau:
Ngô quốc bản phi ti,
Ngô tộc diệc phi di.
Văn phong loát Trung Quốc,
Võ lược khai biên thùy.
Chi Lăng tẩu Tống binh,
Bạch Đằng phá Nguyên si (sư).
Lê tổ, Trần Hưng Đạo,
Hách hách thanh danh thùy.
Phong tuy độc bất thích đồng quần,
Hổ tuy bạo bất thực đồng khí.
Vật loại thương như tư,
Nhân loại hồ bất thị
Phù xà giảo gia kê
Tích nhân sử thâm bi
Tư ngôn như bất tín,
Khuyến quân tộc Nam sử.
Ông tự dịch:
Nước ta vốn văn minh đã trải,
Dân ta nào có phải hèn đâu.
Văn phong ngang sách nước Tàu,
Võ công đánh dẹp bấy lâu lẫy lừng.
Phá giặc Tống, Chi Lăng thuở trước,
Trận Bạch Đằng đuổi được quân Nguyên.
Vua Lê giữ vẹn ngoài biên,
Mà Trần Hưng Đạo nên thiên anh hùng.
Dữ như hổ, độc như ong.
Nhưng trong đàn nó không cùng hại nhau.
Làm người sao chẳng nghĩ sâu,
Để cho người trước chế câu “cắn gà”.
Ví không tin ở lời ta,
Hãy xem Nam sử để mà thử coi.
………………………………
~Phạm-Tư-Trực~
HỔ-SĨ-TẠO
1869-1934
Quê Hòa-Cư, Tuy-Viễn (Tuy-Phước) Bình-Định,
đậu Tiến sĩ 35 tuổi, được bổ làm Tri-Huyện Tân-Định
(Ninh-Hoà) Khánh-Hoà. Hưởng ứng phong trào Duy
Tân, bị bắt giam, trong tù ông cảm khái lúc xuân về:
Năm mới ngày xuân cha chả vui
Vui rồi nghĩ lại vẫn bùi ngùi
Một thân võng lọng, gông cùm đủ
Nửa áng xuân thu khổ sướng rồi
Chương chướng ngoài tai trâu ngựa gọi
Khăng khăng trong dạ đá vàng trui,
Từ đây cho đến về sau nữa,
Sau nữa ra răng để thử coi”.
~Hồ-Sĩ-Tạo~
tam bỏ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2012 19:51:04 bởi Anh Nguyên >
TRẦN-TẾ-XƯƠNG
1870-1907
Sinh ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam
Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu,
hiện nay là phố Minh Khai, phường
Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
BA CÁI LĂNG NHĂNG
Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
~Trần-Tế-Xương~
CHỮ NHO
Nào có ra gì cái chữ nho!
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!
~Trần-Tế-Xương~
ĐÊM DÀI
Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng loà,
Đêm sao đêm mãi thế ru mà ?
Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết,
Xao xác năm canh một tiếng gà.
Chim chóc hãy còn nương cửa tổ,
Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa.
Nào ai là kẻ tìm ta đó,
Đốt đuốc mà soi kẻo lẫn nhà.
~Trần-Tế-Xương~
ĐỒNG TIỀN
Phàm kim chi nhân, duy tiền nhi dĩ
Hết tiền tiêu, tráng sĩ cũng nằm co!
Chẳng dại khôn cũng chẳng thân sơ,
Có hơi kẽm, tha hồ ngang ngửa!
Thơ rằng :
Toán lai thế sự kim năng ngữ
Thuyết đáo nhântình kiếm dục minh
Dơ dáng thay những mặt tài tình
Co quắp lắm cũng ra hình thủ lỗ
Tiền dẫu hết, hết rồi lại có
Chữ bất nhân tạc đó không mòn.
Ai ơi giữ lấy lòng son!
~Trần-Tế-Xương~
Chú thích:
1- Người đời nay, thường chỉ tiền mới
có thể giải quyết được mọi sự
2- Tính lại việc đời thì vàng (tiền) có thể
biết nói năng. Nói đến nhân tình (cảnh
con người) lưỡi kiếm muốn kêu lên.
3- Ý nói: kể cả những kẻ tài tình mà ham hố
với đồng tiền quá cũng thành kẻ ki bo, bẩn thỉu.
LỄ XƯỚNG DANH KHOA ĐINH DẬU
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!
NĂM MỚI CHÚC NHAU
Lẳng lặng mà nghe họ chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.
Nó lại chúc nhau cái sự giàu,
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu?
Nó lại mừng nhau có lắm con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non,
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người trong nước
Sao được cho ra cái giống người!
~Trần-Tế-Xương~
PHÚ HỎNG THI KHOA CANH TÝ
Đau quá đòn hằn,
Rát hơn lửa bỏng
Hổ bút hổ nghiên,
Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ "lương nhân đắc ý"[1], thêm nỗi thẹn thùng,
Ngẫm đến câu "quyển thổ trùng lai"[2], nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng.
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy:
Dốt chẳng dốt nào ;
Chữ hay, chữ lỏng.
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu,
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.[3]
Quanh năm phong vận, áo hàng gù, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh,[4]
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ[5], bít tất tơ, giày Gia Định bóng[6].
Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ
Chỉ vì quen lối thị thành, nên một tuổi một già, hoá ra lóng ngóng[7].
Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa[8],
Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng[9]
Năm vua Thành Thái mười hai,
Lại mở khoa thi Mỹ Trọng[10]
Kỳ đệ tam văn đã viết rồi,
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò[11]
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng[12].
Sáng đi lễ phật, còn kỳ này kỳ nữa là xong,
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Nào ngờ :
Bảng nhỏ có tênNgoại hàm còn trống.[13]
Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang[14] ;
Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!
Thôi thời thôi :
Sách vở mập mờ;
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy;
Khoa sau ắt chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài;
Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng!
~Trần-Tế-Xương~
Chú thích:
1- Lương nhân đắc ý: Người chồng (hoặc vợ) đắc ý, được thể. Tác giả dùng chữ sẵn trong sách cổ, hàm ý nói những tưởng có thể đỗ đạt vinh dự
2- Quyển thổ trùng lai: chữ rút từ thơ của Đỗ Mục tiếc thương cho Hạng Vũ, đại ý nói là "Con em xứ Giang Đông có lắm người tài giỏi. Nếu biết dốc hết lực lượng để đánh quật trở lại (quyển thổ trùng lai) thì chưa biết cục diện sẽ thế nào"
3- Xuống lõng: chỉ việc xuống thuyền chơi gái, hát ả đào trên mặt sông.
4- Ô lạc hoạn: Ô che bằng thứ lụa màu xanh óng ánh
5- Quần tố nữ: Quần may bằng vải trắng đẹp hiệu Tố Nữ
6- Giày Gia Định: giày ta, hở gót, mũi da đen bóng, sản xuất ở Gia Định (Nam Bộ)
7- Lóng ngóng: lao đao, lận đận
8- Tú rốt bảng: đỗ tú tài cuối cùng bảng. Tú Xương đỗ vào loại "thiên thủ" (lấy thêm)
9- Cảnh nọng: khoanh thiệt cắt ở phần cổ trâu, bò hoặc lợn. Theo tục lệ nông thông trước đây, trong mỗi kỳ việc làng, đó là phần được hưởng của người đứng vị trí thứ hai trong làng xã (tiên chỉ, người đứng đầu, được hưởng phần sở).
10- Mỹ Trọng: tên xã ngoại ô Nam Định, nơi đặt trường thi.
11- Xem giò: xem chân gà luộc đem cúng để đoán điềm tốt xấu
12- Nói mộng: kể lại giấc chiêm bao để thầy bói đoán điềm may rủi
13- Ngoại hàm: Ngoài hòm, theo thể lệ thi củ, thí sinh nộp quyển bỏ vào một cái hòm để sẵn. Hết giờ thu quyển, người ta đánh một hồi trống, dứt hồi trống ấy thì những quyển nộp chậm phải để ngoài hòm, không được chấm nữa. Cả hai câu ý noi: đã phạm trường quy thì dù còn chưa dứt hồi trống thu quyển, quyển coi như bị loại ra ngoài hòm rồi.
14- Bảng cót: bảng ghi tên những thí sinh được vào kỳ sau
PHÚ THẦY ĐỒ
Thầy đồ thầy đạc,
Dạy học dạy hành.
Vài quyển sách nát,
Dăm thằng trẻ ranh.
Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía,
Số có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh.
Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát:
Cho nên thầy lẩn quẩn loanh quanh.
Trông thầy:
Con người phong nhã,
Ở chốn thị thành,
Râu rậm như chổi,
Đầu to tày giành.
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo,
Cũng nhiều lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh.
Nhà lính, tính quan: ăn rặt những thịt quay, lạp xưởng, mặc rặt những quần vân, áo xuyến,
Đất lề quê thói: chỗ ngồi cũng án thư, bàn độc, ngoài hiên cũng cánh xếp, mành mành.
Gần có một mụ, sinh được bốn anh.
Tên Uông, tên Bái, tên Bột, tên Bành.
Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển, cờ, mũ, áo,
Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè, rượu, cơm, canh.
Chọnh ngày lễ bái,
Mở cửa tập tành
Thầy ngồi chễm chện,
Trò đứng xung quanh.
Dạy câu Kiều lẩy,
Dạy khúc Lý kinh.
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép,
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành!
~Trần-Tế-Xương~
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
~Trần-Tế-Xương~
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận.
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không.
~Trần-Tế-Xương~
THAN CÙNG
Lúc túng toan lên bán cả trời,
Trời cười thằng bé nó hay chơi.
Cho hay công nợ là như thế,
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
Còn dăm ba chữ nhồi trong ruột,
Khéo khéo không mà nữa lại rơi!
~Trần-Tế-Xương~
NHỚ NGƯỜI XA
Ta nhớ người xa cách núi sông,
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã,
Vữa mới quen nhau đã lạnh lùng?
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng,
Khi riêng, riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng!
~Trần-Tế-Xương~
CẢM TẾT
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo,
Tiền bạc trong kho chửa lãnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh chưng sắp gói e nồm chẩy,
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi đành tết khác,
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo.
~Trần-Tế-Xương~
PHAN-CHU-TRINH
1872-1926
Quê Tây-Lộc, Tiên-Phước,Tam-Kỳ, Quảng-Nam,
đậu Cử-Nhân, sớm ý thức cách mạng, làm bài “Chí
thành thông thánh” gây chấn động học giới, chính
giới, văn giới, lập Đông-Kinh nghĩa thục, đường lối
cứu ngước của ông là dựa vào lý tưởng cách mạng
Pháp, không tán thành võ trang bạo động, bị nghi
cầm đầu vụ chống thuế ở miền Trung, bị đày đi
Côn-Đảo.
CẢM TÁC
Làm trai quyết gánh gánh gian nan,
Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng,
Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi,
Trải qua đã nát mấy buồng gan,
Tếch dương Ấn Ðộ nhì thiên hạ ,
Lên tháp Ba Lê nhất thế gian.
Mượn bút Tương Như đề mấy chữ
Thân này xin phó với giang san. ~
Phan-Chu-Trinh~
ĐẬP ĐÁ CÔN-LÔN Làm trai đứng giữa đất Côn-Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non,
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan nào sá sự cỏn con. ~
Phan-Chu-Trinh~
CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH
Thế sự hồi đầu dĩ nhất không
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ
Bát cổ văn chương túy mộng trung
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Cánh tri hà nhật xuất lao lung
Chư quân vị tất vô tâm huyết
Thí hướng tư văn khán nhất thông. ~
Phan-Chu-Trinh~
Dịch: Cuộc đời ngoảnh lại vắng không
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu
Cường quyền dẫm đạp mái đầu
Văn chương tám vế say câu mơ màng
Tháng ngày uất giận đành cam
Sổ lồng tháo cũi biết làm sao đây?
Những ai tâm huyết vơi đầy
Dốc lòng văn đạo thơ này thấu cho. ~
Huỳnh-Thúc-Kháng~ (?) Tâm thành thấu đạo thánh Thế sự coi kìa nghĩ chán không
Non sông cạn lệ khóc anh hùng
Muôn dân nô lệ vòng cường tỏa
Tám vế văn chương giấc ngủ nồng!
Há nhịn trăm năm người chửi mắng?
Thà trôi ngày tháng kiếp cùm gông!
Quý ông đâu phải không tâm huyết
Xin đọc thơ này chút cảm thông.
~Thích-Đức-Nhuận~ 21-6-1990
Bài sau có khác vài chữ: Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang s ơn vô lệ khấp anh hùng. Vạn dân nô lệ cường quyền hạ, Bát cổ thi văn túy mộng trung. Trường thử bách niên cam thoá mạ,
B ất tri hà nhật xuất lao lung. Chư quân vị tất vô tâm huyết,
Thỉnh bả tư văn khán nhất thông. ~
Phan-Chu-Trinh~
Việc thế quay nhìn, vẫn số không, Nước non lệ hết, vắng anh hùng. Vạn dân tôi tớ quân cường bạo, Tám vế say mê giấc mộng nồng. Sống mãi trăm năm cam mắng nhiếc, Ngày nào chẳng biết thoát lao lung. Các ông đâu phải không tâm huyết, Xin chuyển thơ này để hiểu chung... KHUYÊN QUỐC DÂN TẤN THỦ
Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo,
Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Dở túi văn chương đã mốc meo,
Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo .
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo. ~
Phan-Chu-Trinh~
TRONG NGỤC QUỐC SỰ PHẠM SANTÉ
I
Ba năm trải khắp đất Ba-Ri
Lao ngục chưa hề biết tí ti,
Sự khiến xui nên hay buộc tới,
Sống thừa còn có oán hờn chi .
Mỗi ngày đúng bữa ba lần xúp,
Hai đứa chia nhau một bánh mì .
Tám kiếp trâu già chi sợ ách,
Ngồi buồn bắt vế cứ ngâm thi .
II
Từ ấy giam luôn mấy tháng tròn,
Nhờ trời ngủ kỹ lại ăn ngon .
Ngày ba lần xực coi còn đói,
Ðêm chín giờ chơi ngáy vẫn giòn .
Mỗi bữa nửa giờ ra hóng mát ,
Mỗi tuần hai bận xuống thăm con .
Vui buồn mình biết lòng mình vậy,
Miễn trả cho rồi nợ nước non . ~
Phan-Chu-Trinh~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2011 06:09:04 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-ĐÌNH-HIẾN
1872-1947
Quê Lộc-Đông. Quế-Sơn, Quảng-Nam, đậu Cử-
Nhân, giữ chức Hàn lâm Viện kiểm thảo, được
chọn vào học chữ Pháp ở trường Quốc Học, được
phái sang Pháp học về chính trị và phong tục.
BANG SƠN ĐỘNG
(Vịnh núi Trà Bang ở Ninh Thuận)
合分分合此江山,
造化長存一巨觀.
筆撟擎天批曉日,
沙城到海鎮洄瀾,
石懸鍾鼓,高曾去,
岩濟碥丕玉女還.
好位靈區苗胜跡,
碑檯屹立萬年看.
Hợp phân phân hợp thử giang sơn,
Tạo hóa trường tồn nhất cự quan.
Bút kiểu kình thiên phê hiểu nhựt,
Sa thành đáo hải trấn hồi lan.
Thạch huyền chung cổ, cao tăng khứ,
Nham tế biển phi, ngọc nữ hoàn.
Hảo vị linh khu miêu thắng tích,
Bi đài ngật lập vạn niên khan.
~Nguyễn-Đình-Hiến~
Bản dịch:
Hợp phân phân hợp, đất nước này,
Cảnh lớn đất trời mãi còn đây.
Núi cao như bút phê trời sáng,
Sa thành tới biển chặn sóng đầy.
Đá chồng chuông trống, tăng đi khỏi,
Đầu non cửa đóng, ngọc nữ về.
Đất linh này ai vẽ thắng tích,
Bia dựng ngất cao vạn năm nhìn.
LƯƠNG-THÚC-KỲ
1873-1947
Quê Hà-Tân, Đại-Lộc, Quảng-Nam, đậu
cử nhân năm 17 tuổi, làm Thị Lang tại Huế,
tính phóng khoáng, có đức độ và tài năng,
nhiệt tình thúc đẩy phong trào Duy Tân,
mở trường Dục-Thanh và đứng làm Giám-Hiệu.
CẢM TÁC
Ngọt ngon mặn lạt chục năm thừa,
Mùi thế thôi thôi rứa cũng vừa.
Muôn đội ơn trên soi xét đến.
Trăm phần nợ nước báo đền chưa?
Thú vui người ngọc vừng trăng tỏ.
Dan díu cô tiên ngọn gió đưa.
Thu xếp đồ thư lưng nửa trắp
Non sông kìa đó cảnh nhà xưa.
~Lương-Thúc-Kỳ~
PHAN-ĐIỆN
1875-1945
Quê Tùng-Ảnh, La-Sơn, Hà-Tĩnh, gia đình khoa
bảng, đỗ đầu xứ, chống chế độ bảo hộ Pháp, ghét
triều Nguyễn bất lực để mất nước. Dân ấp Thái-
Hà (Hà-Nội) làm đền Trung-Liệt để thờ các liệt sĩ,
Hoàng-Cao-Khải muốn đổi thành Trung-Luơng
(trung thần, lương tướng) để bắt dân chúng thờ
cả mình nữa, ông đề vào tường bài thơ châm biếm:
Các cụ liều thân bỏ chiến trường
Ai đem Trung liệt đổi Trung lương.
Thờ bên trung trực bên gian nịnh.
Thế cũng đền đài cũng khói hương!
Thơm thúi lẫn nhau mùi tắc họng,
Ngọt ngào đầu miệng lưỡi không xương.
Nhà Nho lại có thằng nào đó?
Luồn cúi vào ra nịnh cụ Hoàng!
~Phan-Điện~
HUỲNH-THÚC-KHÁNG
1876-1947
Sinh tại Thanh Bình,Tiên Cảnh,Tiên Phước,
Quảng Nam. Một trong những nhà lãnh đạo
phong trào Duy Tân, bị đày ở Côn Đảo 1908-
1921. Viện Trưởng viện Dân Biểu Trung Kỳ
1926, Bộ trương Bộ Nội Vụ CPLT nước VN
DCCH 1946.
BÀI CA LƯU BIỆT
(Viết năm 1908, trước khi
bị đày ra Côn Đảo)
Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết,
Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan.
Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,
Tố hoạn nan hành hồ hoạn nạn.
Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn,
Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia,
Bấy nhiên năm cũng vẫn chưa già.
Nọ núi Ấn, này sông Đà,
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt.
Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt,
Ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu!
Một mai kia con tạo khéo cơ cầu,
Thảy bốn biển cũng trong vòng trời đất cả.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả,
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn.
Trăng kia khuyết đó lại tròn!
~Huỳnh-Thúc-Kháng~
Khó nhọc nghề nông mới mó tay,
Phong lưu ngày trước, khổ ngày nay.
Sương mai cạnh núi, băng lừa nghé,
Nắng xế bờ khe, gắng kéo cày.
Nước cạn nửa phần chênh ruộng dốc,
Bùn sâu mấy lớp cỏ lùng dày.
Nhà nho chỉ biết cơm xơi mãi,
Hút, trắng trên mâm kéo cải rầy.
~Hùnh-Thúc-Kháng~
(Thi Tù Tùng Thoại)
Nguyên tác Hán văn, tác giả tự dịch.
Hai câu chót dịch từ hai câu chữ Hán:
Nho gia quán bão nhân gian phạn,
Đản hướng bàn gian luận tế sơ.
Côn Đảo mười năm khổ chửa xong,
Lại mang mền chiếu đến Cỏ Ông.
Dốc cao sớm dậy rề khiêng đá,
Bãi biển trưa nằm hứng gió đông.
Công việc nặng nề ngày bận rộn,
Bạn bè rơi rắc chạy lung tung.
Khác nơi mà cảnh chung cay đắng,
Ngựa dưới tay xe, hạc nhốt lồng.
Quên tù, gặp lúc hứng thơ lên,
Toà Điển nằm chơi sẵn có nền.
Non nước một vùng trông đẹp mắt,
Bệnh sầu trăm mối chất thành vền.
Đá từng cơn nổ như trời đổ,
Sóng mấy lần xoay đất muốn chênh.
Cảnh mới khiến người mơ cảnh cũ,
Hải Vân trên đinh ngắm Thần Kinh.
Mấy cánh bèo trôi giữa biển khơi,
Gió phong một trận tựa sao rơi.
Ngựa tàu cảnh ấy còn ôm giận,
Sâu chạm nghề kia chẳng ích đời.
Cuộc thế, cờ luôn thay nước mới,
Lều non, tre vẫn giữ màu tươi.
Mến xưa, nhớ cảnh, lòng chan chứa,
Sóng dội tai ai, nấy sụt sùi.
Trong nước bôn ba dạt cánh bèo,
Văn hào ngoài đảo khéo nằm queo.
Thi không đuổi giặc, ngâm vô ích,
Rượu vẫn tiêu sầu, uống lại reo.
Nửa kiếp cần gì đầu tóc bạc,
Trăm năm còn có sử, gương treo,
Dời non chí cũ nào đâu đấy?
Một khúc bi ca đọc chán phèo.
~Huỳnh-Thúc-Kháng~
CẢM KHÁI LÚC ĐI ĐÀY VỀ
(bản dịch)
Nợ bầy đeo đuổi giục bên người,
Chả để nằm yên xó góc trời.
Biển Bắc dê cùng chung mấy độ,
Nhành Nam chim sẵn ổ muôn đời.
Rừng sâu với quế ca xăng xái,
Hang thẳm tìm lan dạo thảnh thơi!
Rốt cuộc máu lòng tìm chỗ dốc,
Sử xanh núi biếc rưới cùng nơi.
NGÔ-TẬP-XUYÊN
Chưa biết lý lịch, nhưng là tù quốc sự phạm
ở Cô Đảo, có lúc cùng làm ruộng, chăn trâu
với cụ Huỳnh.
Bờ ao ủm thủm một gian lều,
Ruộng cỏ xanh um, cuối nước nhiều.
Núi cách gần quên vùng biển bọc,
Đêm khuya thoảng có tiếng gà kêu.
Tóc hai mối rối, già toan đến,
Mưa một cày trâu, khổ đủ điều.
Cho biết hèn hơn cao thượng đấy,
Văn minh học lốinchớ nên kiêu.
~Ngô-Tập-Xuyên~
(Huỳnh-Thúc-Kháng dịch)
DƯƠNG-TỰ-NHU
1876-1930
Con Dương-Khuê, đỗ cử nhân Thành-Thái
thứ 12 (1900), Tri Huyện, Tri Phủ, Bố Chánh
Hưng Yên.
TẶNG CÔ ĐẦU YẾN
Quân thị phong lưu hồng phấn khách,
Ngã vi du hoạn thiếu niên nhân.
Mối tơ duyên vừa độ thanh xuân,
Tài sắc ấy bắc đồng cân coi cũng phỉ.
Giang sơn gặp gỡ người tri kỷ,
Trăng gió đong đưa thói hữu tình.
Khéo trêu ngươi ai ấy với mình,
Nhị đào đó để chim xanh ngăn cấm mãi.
Nhất tiếu đông phong ưng dĩ đãi,
Đã tìm hoa xin chớ ngại đường dài.
Xin ai đừng có quên ai.
~Dương-Tự-Nhu~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.05.2011 10:38:36 bởi Anh Nguyên >
ƯNG-BÌNH THÚC-GIA-THỊ
1877-1961
Sinh tại Huế, cháu nội Tuy-Lý-Vương, tốt nghiệp
Quốc học Huế, đậu Cử nhân Hán văn, làm quan đến
hàm Thượng thư. "Tiếng hát Ngư Ông, giữa sông Bành Lệ,
Tiếng kêu hàn nhạn giữa áng Hoành dương,
Một mình em đứng giữa sông Hương,
Tiếng ca du nử đoạn trường ai nghe.
Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã,
Khách thiên giai vẫn lạ mà quen,
Nước non ai kẻ bạn hiền,
Biết ai ly phụ giữa miền sông Hương.
Biết ở đâu là cầu Ô Thước,
Mênh mông nguyện ước, dưới nước trên trời,
Ðêm khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh vắng có người sầu riêng.
Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long,
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặng gây lòng nhớ thương.
Bên chợ Ðông Ba tiếng gà gáy sáng,
Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh,
Giửa sông Hương tiếng sóng khuynh thành,
Ðêm khuya một chiếc thuyền tình ngữa nghiêng.
~Ưng-Bình Thúc-Gia-Thị~
CÂU HÒ MÁI NHÌ Chiều chiều trước bến Vân Lâu,
Ai ngồi ai câu,
Ai sầu ai thảm,
Ai thương ai cảm,
Ai nhớ ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
~Ưng-Bình Thúc-Gia-Thị~
THƯƠNG-TÂN-THỊ 1878-1966
Nại-Nông, Thừa-Thiên, Huế.
KHUÊ PHỤ THÁN
(Thay lời vợ vua Thành-Thái)
I.
Chồng hỡi chồng ơi! Con hỡi con!
Cùng nhau chia cách mấy thu tròn.
Ven trời góc bể buồn chim cá,
Dạn gió dày sương tủi nước non.
Mộng điệp khéo vì ai lẽo đẽo,
Hồn quyên luống để thiếp thon von.
Ngày qua tháng lại trông đăm đẳm,
Muôn vạn xa xuôi mắt đã mòn.
II
Đã mòn con mắt ở Phi Châu,
Có thấy chồng đâu con ở đâụ
Dẫu đặng non xinh cùng bể tốt,
Khó ngăn gió thảm với mưa sầụ
Trách ai dắt nẻo khôn lừa lọc,
Khiến thiếp ra thân chịu dãi dầụ
Bớ bớ xanh kia sao chẳng đoái,
Xui lòng oằn oại trót canh thâụ
III
Canh thâu chưa nghỉ hãy còn ngồi,
Gan ruột như dầu sục sục sôị
Nghĩa gá ấp yêu đành lỡ dở,
Công cho bú mớm chắc thôi rồị
Quyết gìn giữ dạ tròn sau trước,
Biết cậy nhờ ai tỏ khúc nôi!
Dâu bể xanh xanh trời một góc,
Hỡi chồng ơi! Với hỡi con ôi!
IV
Con ôi! Ruột mẹ ngướu như tương,
Bảy nổi ba chìm xiết thảm thương.
Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương.
Quê người đành gởi thân trăm tuổi,
Đất tổ mong vì nợ bốn phương.
Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp,
Để cho vẹn vẽ mối cang thường.
V
Cang thường gánh nặng cả hai vai,
Biết cậy cùng ai tỏ với ai.
Để bụng chỉ e tằm đứt ruột,
Hở môi thì sợ vách nghiêng taị
Trăng khuya nương bóng chinh chinh một,
Kiếng bể soi hình tẻ tẻ hai.
Nhắm thử từ đây qua đến đó,
Đường đi non nước độ bao dài?
VI
Bao dài non nước chẳng hay cùng,
Xin gởi hồn ta đến ở chung.
Sống thác miễn cho tròn một tiết,
Trước sau khỏi thẹn với ba tùng.
Quê nhà đã có người săn sóc,
Đất khách nương nhau khỏi lạ lùng.
Mảng tính chưa xong vừa chớp mắt,
Trống lầu đâu đã đổ lung tung.
VII
Đã đổ lung tung tiếng trống thành,
Giựt mình tỉnh dậy mới tàn canh.
Sương sa lác đác dằn tàu lá,
Gió thổi lai rai lạc bức mành.
Cảnh ấy tình này thôi hết muốn,
Trời kia đất nọ nỡ bao đành.
Thương nhau chẳng đặng cùng nhau trọn,
Xin hẹn chung cùng kiếp tái sanh.
VIII
Kiếp tái sanh may có gặp không,
Kiếp này đành thẹn với non sông.
Chiêm bao lẩn thẩn theo chơn bướm,
Tin tức bơ vơ lạc cánh hồng.
Tính tới tính lui thân cá chậu,
Lo quanh lo quẩn phận chim lồng.
Đã không chung hưởng thôi thì chớ,
Sao lỡ xa nhau chồng hỡi chồng!
IX
Hỡi chồng! Có thấu nỗi nầy chăng?
Sóng gió khi không dậy đất bằng.
Non nước chia hai trời lồng lộng,
Cha con riêng một biển giăng giăng.
Mối sầu kia gỡ khoanh chưa hết,
Giọt thảm này tuôn bửng khó ngăn.
Ngán bấy cuộc đời khôn gượng gạo,
Canh chầy còn ở dưới cung trăng.
X
Ở dưới cung trăng luống nỉ non,
Đắng cay như ngậm trái bồ hòn.
Khói mây giọng quốc nghe hơi mỏn,
Sương tuyết mình ve nhắm đã mòn.
Lằn mõ làng xa canh lốc cốc,
Tiếng chua chùa cũ dộng bon bon.
Nỗi riêng ai biết ta thương nhớ,
Chồng hỡi chồng ơi! Con hỡi con!
~Thương-Tân-Thị~
(Viết ở Ba Kè, tháng 3 năm 1919)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.05.2011 10:20:48 bởi Anh Nguyên >
DƯƠNG-DÌNH-THẠC
1881-1908
Quê Chiên-Đàn, Tam-Kỳ, Quảng-Nam,(Tam-Xuân,
Núi-Thành, QN), khảng khái, nhiệt tình yêu nước,
chống cường hào, quan lại. Kháng thuế, bị đày Côn-
Đảo và mất tại đó, trước khi mấ có làm thơ:
Nhất trích diêu diêu cô đảo trung,
Khả liên Nam Bắc bịnh tương đồng.
Viêm bang văn hiến khan do tạc,
Âu hoá phong trào vị tấu công.
Thủy quốc đào thinh tao mộng điệp,
Cố san vân ý luyến chinh hồng.
Tọa giang mạc sái Tân đình lệ,
Đa khủng Côn Lôn hải nhiễm hồng.
~Dương-Đình-Thạc~
Bản dịch:
Hòn đảo mồ côi giữa cõi cùng
Đày ra, Nam Bắc kiếp tù chung.
Nước nhà văn hiến còn in cũ,
Âu hoá phong trào chửa trót công.
Tiếng sóng góc trời rầy giấc điệp,
Luồng mây núi cũ mến chim hồng.
Thôi đừng rưới lệ Tân đình nữa,
E nhuộm Côn Lôn nước biên hồng.
Phan-Châ-Trinh có thơ viếng trước mộ ông:
Thanh sơn bích thủy ủng cô phần.
Phong vô thiên nhai khấp cố nhân.
Vị cảm tận tình quyên huyết lệ,
Hồi đầu quốc thổ chính trầm luân”.
Bản dịch:
“Non xanh nước biếc nấm mồ côi,
Mưa gió thương ai một góc trời.
Chưa dám hết lòng tuôn nước mắt,
Ngoảnh về nước cũ vẫn chơi vơi”.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 07:43:13 bởi Anh Nguyên >
NGUYỄN-BÁ-TRÁC
(TIÊU-ĐẨU)
1881-1945
Quê Bảo-An, Điện-Bàn, Quảng-Nam, đậu Cử
Nhân, hưởng ứng phong trào Duy Tân, sang học
Nhật, Tầu, sau hợp tác với Pháp, làm ở phủ Toàn
Quyền Đông Dương, làm báo, Tuần phủ Quảng-
Ngãi, Tổng đốc Thanh-Hóa, Bình-Đình-Định, bị
xử bắn năm 1945. HỒ TRƯỜNG Đại trượng phu không hay xé gan bể ruột
Phú cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời Nam ngàn dặm thẳm
Non nước một màu sương.
Chí chưa thành,
Danh chưa đạt,
Trai trẻ bao năm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Thiên hạ mang mang
Ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường, hồ trường!
Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương?
Nước biển đông chảy xiết sinh cuồng lan
Rót về Tây Phương?
Ngọn bắc phong vi vút, cát chạy đá giương
Rót về Nam phương?
Trời Nam mù mịt
Có người quá chén như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say?
Chí ta ta biết, lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây ~Nguyễn-Bá-Trác~ HỒ TRƯỜNG Tích tịch tình tang, Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, Trời đất mang mang ai người tri kỷ, Lại đây cùng ta cạn một hồ trường. Hồ trường hề! Hồ trường! Ta biết rót về đâu? Rót về Đông phương, biển Đông nổi sóng sinh cuồng loạn. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong heo hút cát chạy đá giương. Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan. Rót về Nam phương, trời Nam mờ mịt, có người quá chén như điên như cuồng. Tích tịch tình tang Nào ai tỉnh, nào ai say? Chí ta ta biết, lòng ta ta hay. Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, Hà tất cùng sầu đối cỏ cây. ~
Nguyễn-Bá-Trác~ HỒ TRƯỜNG VÀ NAM PHƯƠNG CA KHÚC
TTO - LTS: Trong văn học VN đầu thế kỷ hai mươi có một bài thơ đăng trên Nam Phong tạp chí và ngay lập tức nổi tiếng trong giới chí sĩ lúc bấy giờ. Đó là bài Hồ trường của Nguyễn Bá Trác (1881-1945) đăng trên tạp chí Nam Phong.
Cho đến năm 1998 trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật có đăng một bài của Đông Trình dẫn lời Nguyễn Văn Xuân cho biết bài Hồ Trường do Nguyễn Bá Trác dịch lại từ một ca khúc của Trung Quốc.
Nay nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân sưu lục được nguồn gốc xuất xứ của nguyên tác lời ca tiếng Trung Quốc (mà Nguyễn Bá Trác đã dịch thoát thành bài Hồ Trường), và dịch sát nghĩa lại để bạn đọc có dịp đối chiếu giữa nguyên tác, bản dịch nghĩa và lời thơ.
Cho đến nay, có ít nhất 5 bản in lời ca Hồ Trường (1) mà các bản có nhiều chỗ không giống nhau. Để góp một phần tài liệu cho sự tham khảo, đối chiếu được rộng rãi chúng tôi trích lục các văn bản bằng chữ Hán, chữ Việt đã in trên Nam Phong tạp chí - nơi xuất xứ của lời ca này - cách nay đã 86 năm đối với Nam phương ca khúc và 84 năm đối với Hồ Trường.
Trong bài viết này chúng tôi quy ước như sau: Gọi Hồ Trường đối với lời ca tiếng Việt đã lưu hành từ trước tới nay. Nam phương ca khúc là tên tạm đặt cho lời ca mà Nguyễn Bá Trác đã nghe được, chép lại và dịch thành lời ca Hồ Trường.
I. Nguồn gốc lời ca Hồ Trường
Nam phương ca khúc (NPCk) được đăng lần đầu tiên theo thiên ký sự Hạn mạn du ký (HMDK) của Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí phần chữ Hán số 30, trang 214 năm 1919.
HMDK trước tiên được viết bằng chữ Hán, đăng tải từ số 22 đến số 35 năm 1919, 1920; sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong từ số 38 đến số 43 năm 1920, 1921.
Hạn mạn du ký là thiên ký sự gồm 14 chương kể lại cuộc đông du của tác giả trong khoảng 6 năm (1909 - 1914) từ Sài Gòn sang Xiêm La - Hương Cảng - Nhật - Trung Hoa - rồi về VN.
Nam phương ca khúc nằm ở chương 10: “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương”. Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu, “rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát” (lời Nam phương ca khúc), ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam” (2), họ Lưu nói “nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru?”. Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.
Về mặt văn bản mà xét, thì bài ca ấy không rõ tựa đề, không biết tác giả, Nguyễn Bá Trác chép lại toàn vẹn Nam phương ca khúc. Và khi Hạn mạn du ký được sang chữ Việt thì lời ca này đã được dịch rất thoát, tuy nhiên nó vẫn là “lời ca” minh hoạ cho văn cảnh ấy chứ không phải “bài thơ hồ trường” như nhiều người từng gọi.
Cũng vì vậy, trong bài viết này, người viết xin gọi theo cách cũ là “Lời ca hồ trường” (3). Hồ trường so với Nam phương ca khúc có nhiều điểm khác biệt. Người dịch đã linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác.
Hồi ấy Hồ Trường được dịch thẳng từ lời ca chữ Hán sang lời ca chữ Việt mà không có bản dịch nghĩa, nay thấy cần có nguồn tài liệu để dựa vào mà đính chính một số điểm khác biệt của Hồ Trường, nên tôi chụp lại nguyên tác hán văn Nam phương ca khúc từ Nam Phong tạp chí, đồng thời phiên âm dịch nghĩa để bạn đọc tham khảo.
II. Nam phương ca khúc
Phiên âm:
Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ (4) hề, , thí lai đối chước hữu dư thương.
Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử
Dịch nghĩa:
Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.
Qua bản phiên âm và dịch nghĩa NPCK, chúng tôi thấy cần dừng lại lưu ý một đôi chỗ. Số là trong HMDK đăng tải trên Nam Phong - ở cả phần chữ Hán và chữ Việt - không có phần chú thích các từ khó hiểu thuộc về điển tích đã dùng trong NPCK và Hồ Trường, nay xin nói thêm về các điển ấy.
Ở câu đầu tiên có cụm từ “xé gan bẻ cột”. Trong NPCK ta thấy viết là Bẻ cột - chiết hạm. (Có nhiều người lầm viết là bẻ cật). Theo các từ điển thông dụng Trung Quốc thì điển tích “bẻ cột” xuất phát từ sách Hán Thư – truyện Chu vân: Thời Hán thành Đế, Hòe Lý Lệnh (một chức quan trong hàng Tam Công) là Chu Vấn tâu với vua xin giết An Xương Hầu Trương Vũ, vua nổi giận sai chém Chu vân. Khi bị bắt lôi đi, Chu Vân uất ức bám tay vào vặn cột điện, cột cung điện bị gãy, nhơn lúc lộn xộn ấy, Tân Khánh Kỵ giải cứu Chu Vân. Sau đó Thành đế biết Chu Vân xin giết Trương Vũ là vì lòng trung, bèn tha tội.
Khi sửa cung điện, Thành đế lệnh phải giữ nguyên dạng phần cột bị gãy, lấy hình ảnh đó mà biểu dương lời nói ngay thẳng của Chu Vân. Đời sau thường dùng từ “chiết hạm – bẻ cột” để chỉ hành vi dũng cảm trong việc dùng lời lẽ để can gián vua. Thôi Đồ trong bài thơ Ký cữu (gởi cậu) có câu “trí quân kỳ chiết hạm” (hết lòng vì vua mà bẻ gãy cột).
Chữ “Thương” ở cuối câu thứ năm (được lặp lại nhiều lần trong lời ca) có thể đọc là “trường” hay “tràng” mà Nguyễn Bá Trác đổi thành “Hồ trường”, từ một chữ “thương” biến thành hai chữ “hồ trường” rồi thành hẳn tên bài ca, kể cũng kỳ thú!
Thương có ba nghĩa:
1. Là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, “thương” là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là “chí”;
2. Mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là “thương”. Sách Lã Thị Xuân Thu – thiên Đạt Úc có câu “Quản tử thương Hoàn Công” (Quản Từ kính cẩn mời rượu Tề Hoàn Công).
3. Tự uống rượu một mình gọi là “thương”, Phạm Thành Đại trong bài “Túc tư khẩu thỉ văn nhạn” có câu “bá tửu bất năng thương” (nâng ly khó uống một mình).
Khi dịch nghĩa NPCK, chúng tôi dùng nghĩa “thương là chén rượu đầy”. Còn từ “hồ trường” trong lời ca Hồ trường là sự sáng tạo của dịch giả Nguyễn Bá Trác, chúng tôi không dám lạm bàn.
Chữ “phần tử” mà chúng ta thấy ở cuối bài NPCK là một từ chỉ quê hương (mà dịch giả Hồ trường đổi thành “cỏ cây”). Phần và tử là tên hai loại cây. Cây phần là một loại Du trắng nên còn gọi là “Phần du”.
Trong Hán thư - Giao tự chí, quyển thượng có ghi lại rằng: “Trong buổi lễ tế Giao, Hán Cao tổ có khấn mình là người ấp Phong, làng Phần du (làng có trồng cây phần du làm đặc trưng, sau thành tên làng), người đời sau lấy chữ Phần du để chí cố hương. Cây Tử tức là cây Thị, gỗ dùng để đóng đàn, khắc bản in…
Quê cha đất tổ gọi là “tử lý” hay “tang tử”. Kinh thi có câu “duy tang dữ tử, tất cung kính chi” (cây do cha mẹ trồng, ắt phải cung kính vậy); Phạm Thành Đại có câu “thân tu tử lý cung” (cung kính quê nhà mà lo tu sửa thân); truyện Kiều có câu “có khi gốc tử đã vừa người ôm”. “Phần tử” là từ được ghép bởi “Phần du” và “Tử lý” (hoặc “Tang tử”). Nguyễn Du viết: “Đoái thương muôn dặm tử phần; hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa” (Kiều).
Các chú thích vừa nêu có thể là dài dòng nhưng qua đó, phần nào bạn đọc có thể thấy những điểm khác biệt giữa NPCK và Hồ Trường, đồng thời có thể xác định bản Hồ trường nào đã theo đúng bản gốc.
III. Lời ca Hồ trường
Nguyên bản trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Trang 400 – 401 (giữ nguyên các lỗi sai so với chính tả ngày nay)
1. Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
2. Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
3. Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
4. Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
5. Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
6. Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
7. Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
8. Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
9. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
10. Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
11. Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
12. Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Qua lời ca Hồ trường này, chúng ta thấy các bản in lại có nhiều chỗ khác biệt. Các điểm sai lệch quan trọng có thể kể:
Ở câu 1: có vài bản in là bẻ cật (có lẽ do liện hệ gan - cật nên thành xé gan bẻ cật thay vì bẻ cột). Ở câu 2: nhầm thành tha phương (nguyên bản là “tha hương”).
Ở câu 4: hầu hết các bản in lại đều là “thân thế” (nguyên bản là “thân thể”), tuy nhiên, ở đây có lẽ bản gốc Nam Phong sai vì trong NPCK chữ Hán dùng chữ “thân thế”.
Ở câu 5 có vài bản in “vỗ gươm mà hát” (thay vì “vỗ tay”) và tiếp đó là “nghiêng bầu mà hỏi” (thay vì “nghiêng đầu”). Ở câu 9 hầu hết các bản đều in “ngọn bắc phong vi vút” (thay vì “vì vụt”)…
Như đã nói, bài viết này chỉ dựa vào bản Hạn mạn du ký in lần đầu trên Nam Phong, người viết chưa được đọc bản in thành sách sau đó, cũng có khả năng tác giả HMDK có điều chỉnh đôi chỗ về ý hoặc về lỗi kỹ thuật, đồng thời bản dịch NPCK của chúng tôi nếu có lầm lẫn, xin bạn đọc điều chỉnh giúp cho.
Bến Nghé - tháng 8 năm Ất Dậu PHẠM HOÀNG QUÂN
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 09:24:41 bởi Anh Nguyên >
ĐOÀN-NHƯ-KHUÊ
(HẢI-NAM)
1883-1957
Quê Hải-Yến, Tiên-Lữ, Hưng-Yên, nhỏ theo
Nho học, sau tự học quốc ngữ, cộng tác với các
báo, chuyên vế dịch văn tiết Trung Quốc. BỂ THẢM
Bể thảm mênh mông sóng lụt trời!
Khách trần chèo một lá thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Coi lại cùng trong bể thảm thôi,
Nổi chìm, chìm nổi biết bao người!
Kiếp người nghĩ cũng lênh đênh quá,
Quá cánh bèo trên mặt nước trôi.
Quá cánh bèo trên mặt nước trôi,
Nước trôi bèo nổi, ngán cho đời.
Cuộc đời đổi đổi, thay thay mãi,
Trải mấy lần dâu hóa bể khơi.
Trải mấy lần dâu hóa bể khơi,
Một hai ba tuổi, chín mười mươi.
Xiết bao mừng rỡ bao thương xót!
Khóc mấy mươi phen, mấy trận cười!
Khóc mấy mươi phen, mấy trận cười!
Dẫu cười chưa hẳn đã là vui.
Trần vui sao lại cho là tục;
Mới lọt lòng ra đã khóc rồi.
Mới lọt lòng ra đã khóc rồi,
Kiếp trần ngán lắm khách trần ơi!
Một lần mình khóc, lần người khóc,
Sống thác đôi lần, giọt lệ rơi.
Sống thác đôi lần, giọt lệ rơi.
Cảnh phù du cũng khéo trêu người.
Bể bao nhiêu nước, bao nhiêu thảm!
Lấp chẳng đầy, cho tát chẳng vơi! ~Đoàn-Như-Khuê~ LÊ-QUANG-NHƠN 1883-…. Quê Vĩnh-Long, đậu bằng Thành Chung,
Công chức tòa Khâm Huế, tòa Bố Vĩnh-Long,
Sàigòn, viết báo, làm thơ, ca ngợi các tổ chức
yêu nước, chủ trương Nam Phong thư xã.
THANH NIÊN TIỀN PHONG Dao găm, chiếc nóp, nón, tầm vông, Bốn món tùy thân với tấm lòng. Kháng chiến đành rằng tài tiểu nhược, Thi gan mới rõ mặt anh hùng. Thà liều với nước xông tên đạn, Khỏi thẹn cho thân mắc chậu lồng. Tranh đấu tinh thần lòng sắt đá. Trăm năm chẳng hỗ tiếng Tiền phong. ~Lê-Quang-Nhơn~
XUÂN CẢM CHINH PHU Non sông rạng tiếng bốn phương trời, Cờ phất tranh hùng khắp khắp nơi. Tiếng trống khải hoàn mong đón rước, Xuân về với cảnh vật đua tươi. ~Lê-Quang-Nhơn~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2012 19:59:47 bởi Anh Nguyên >
TÔN-THỌ-TƯỜNG
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng, Ngàn thu rạng tiết gái Giang-Đông. Lìa Ngô bịn rịn chòm râu bạc, Về Hán trau tria mảnh má hồng. Son phấn thà cam dày gió bụi, Đá vàng chi để thẹn non sông. Ai về nhắn với Châu-Công-Cẩn, Thà mất lòng anh đặng bụng chồng. ~Tôn-Thọ-Tường~
TỰ THUẬT
Giang sơn ba tỉnh vẫn còn đây,
Trời đất, ai xui đến nỗi nầy?
Chớp nhoáng thẳng bon giây thép kéo,
Mây tuôn đen nghịt khói tầu bay.
Xăng văng, chậm tính, thương đôi chỗ,
Khấp khởi, riêng lo, biết những ngày.
Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc,
Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay. ~Tôn-Thọ-Tường~
PHAN-VĂN-TRỊ
1830-1910
Quê Hưng-Thạnh, Bảo-An, Bến-Tre, đỗ Cử-Nhân,
Không ra làm quan, sống đạm bạc ở Bìnhh-chánh
(thị xã Tân-An), khi Pháp chiếm Gia-Định, ông cùng
các Sĩ phu khởi xướng tị địa, về đồng bằng Cửu-Long
cổ động nhân dân ủng hộ các nhóm kháng chiến, khi
Pháp chiếm miền Tây, ông về Phong-Điền, Cần-Thơ
dạy học, làm thơ.
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC Cài trâm sửa trấp, vẹn câu tòng Mặt giả trời chiều biệt cõi đông Ngút tỏa vần Ngô, in sắc trắng Duyên về đất Thục, đượm màu hồng Hai vai tơ tóc bên trời đất Một gánh cang thường nặng núi sông Anh hỡi Tôn Quyền, anh có biết Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng! ~Phan-Văn-Trị~
TỰ THUẬT
(Họa bài Tự Thuật
của Tôn Thọ Tường)
Hơn thua chưa quyết đó cùng đây,
Chẵng đã nên ta phải thế này.
Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy,
Cồn Rồng dầu mặc bụi tro bay.
Nuôi muông giết thỏ còn chờ thuở,
Bửa lưới săn nai cũng có ngày.
Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ,
Lòng ta sắt đá, há lung lay?
~Phan-Văn-Trị~ GIA ĐỊNH THẤT THỦ VỊNH 1. Thương thay đất Gia Định! Tiếc thay đất Gia Định! Vực thẳm nên cồn, đất bằng nổi sóng 2. Tàu khói chạy mây tuôn sông mấy khúc, lờ lạt bến Trâu Dây thép giăng chớp nhoáng đất ngàn trùng, ngã xiêu thành Phụng. 3. Bờ cõi phân chia khác mặt, trông ra như quáng như mù. Giang sơn dời đổi lạ mày, tưởng tới dường mê dường tỉnh 4. Lớp cũ tàn, lớp mới mọc, ngổn ngang xe ngựa đất gò bằng. Dấu trước lấp, dấu sau bồi, tan nát cửa nhà trời dậy sấm. 5. Inh ỏi súng rền kinh cửa Bắc, hãi hùng trăm họ dứt câu ca. Tò le kèn thổi trời Nam, mờ mịt năm canh không tiếng trống. 6. Hào kiệt tìm phương lánh mặt, sa cơ gió hạc lúc hư kinh. Anh hùng kiếm chốn ẩn thân, sút thế nước cờ cơn lúng túng. 7. Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi loài tanh hôi lang lệ biết bao nhiêu. Nơi Chợ Lớn sắp tới Cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm. 8. Cầu Thị Nghè cùng nơi Chợ Quán chúa Giê-su đắc ý vểnh râu. Chùa Cẩm Đệm trải đến Cây Mai, Phật Bồ Tát chịu nghèo ôm bụng. 9. Nơi nơi nổi xóm đạo nhà thờ. Chốn chốn lập chùa thiêng miếu thánh 10. Dọc dọc ngang ngang mấy lớp, thảy đều chúng nó lâu đài. Văn văn võ võ hai bên, nào thấy quan ta võng lọng. 11. Ngậm ngùi thay ba bốn lân Gò Vấp cây cỏ khô thân thế cũng khô. Bát ngát nhẽ Mười tám thôn Vườn Trầu hoa trái rụng, người đời cũng rụng. 12. Mấy dặm Gò Đen - Rạch Kiến, ngọn lửa thiêu sự nghiệp sạch không. Đòi nơi Rạch Lá - Gò Công, trận gió quét cửa nhà trống rỗng. 13. Tiếng kêu oan, oan này vì nước, hồn nghĩa dân biết dựa vào đâu? Thân liều thác, thác cũng vì vua, xương nghĩa sĩ chất đà đầy đống. 14. Sông núi đào, mồ xiêu mả lạc, thương thay kẻ thác chẳng an hồn. Đường sá đắp, cửa nát nhà tan, cực bấy người còn khôn nỗi sống. 15. Sau trước vầy đàng tả đạo, dân ta đòi bữa đòi suy. Đêm ngày ỏi tiếng Lang Sa, thế nó càng ngày càng lộng. 16. Cờ Thành Thang sao không thấy phất, bỏ liều con đỏ chốn chông gai. Áo Võ Vương sao chẳng thấy cài, nỡ để dân đen trong bùn lấm. 17. Đầu Trung nguyên tóc hãy còn dài, công này nhờ Chu Bá, học Xuân Thu xin chớ biếm Hoàn Công. Tay tả nhậm áo kia khỏi mặc, việc ấy bởi vì ai, học Luận ngữ cớ sao chê Quản Trọng. 18. Bóng xế dặm ngàn trong man mác, nước non này ai thấy chẳng buồn. Trời chiều chim chóc nhảy lăng xăng, tình cảnh ấy lòng nào chẳng động? 19. Nay ta nhân cảm việc đời, vậy mới tả một bài ngâm vịnh: Dắng dỏi lầu Tây tiếng địch xoang, Đoái trông thấp thoáng bóng dương tàn. Giang sơn tám cõi êm tì báo Thế giới ba ngàn nổi sói lang. Áy náy người lo ơn cúc dục, Bâng khuâng kẻ tưởng nghĩa quân vương. Ai về bến bắc thăm người Võ, Hỏi cán cờ mao trải mấy sương? ~Phan-Văn-Trị~
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2011 05:08:42 bởi Anh Nguyên >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu: