Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 9 của 72 trang, bài viết từ 121 đến 135 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Phù vân 07.07.2011 00:14:29 (permalink)
0
 


HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ

                                                             
                                                                                                                   

                  




                                  .ĐUÔNG DỪA-MÓN ĐẶC SẢN KINH DỊ.

                                     http://www.box.net/shared/2e99s5db4ssk3kxzdlu1


Truyện ngắn Nguyễn HỮU TIẾN _ diễn đọc Dzuylynh                                     



Quê tui tuy không phải là xứ dừa nhưng cũng có trồng dừa nhiều lắm, Nói chi xa xôi, nhà tui thôi, ngày ấy dù là nhà nghèo nhất xóm nhưng cũng sở hữu được cả chục cây dừa chứ bộ! Lớp của người chủ cũ trồng từ…kiếp trước, lớp sau khi dọn về ở mẹ tui trồng tiếp nữa…

Cây dừa gắn liền với đời sống của từng người dân quê tui vì tất cả bộ phận của nó từ thân lá cho đến trái dừa….không có cái gì mà bỏ đi hết…kể cả những loài ký sinh hại chết nó.



Ngày đó gia đình tui có được đồng ra đồng vô mỗi ngày để mua đồ ăn, mua gạo…cũng là nhờ vào mấy cây dừa ấy. Ngày ngày tui phụ mẹ giựt từng tàu lá dừa khô xuống, róc hết lá, rồi bó lại từng bó chừng một ôm rồi để dành bán cho người ta mua về nhúm lửa….Vào mùa mưa dầm, không có củi khô để chụm, nếu mà không có lá dừa để nhúm lửa thì để nấu được nồi cơm ăn cũng “trần ai khoai củ” chứ chẳng chơi à nghen!

Nhà trồng dừa nhiều nhưng tui thì lại không biết leo dừa mới nghiệt chứ!… leo lên thì được nhưng khi leo xuống thì…tui bó tay. Tui duy nhất chỉ leo được mỗi cây dừa nằm sát nhà tui mà thôi, bởi vì khi leo xuống thì tui “quá giang” bằng đường…mái nhà, chứ nếu mà ôm thân cây dừa tuột xuống thì ít nhiều gì tui cũng bị te tua cái bụng và nát bấy cái ngực…hì hì…!


Mỗi lần muốn hái dừa khô đem bán thì mẹ tui toàn nhờ mấy anh hàng xóm leo dùm, rồi biếu cho người ta vài trái dừa khô hay dừa nạo ăn lấy thảo vậy thôi. Lâu lâu lại phải nhờ người ta leo “xổ” dừa nữa. Xổ dừa nghĩa là làm sạch ngọn dừa để chuột không làm ổ trên cây dừa, dọn dẹp sạch rác rưới, chặc bớt bẹ dừa khô, lột bớt lớp áo dừa để cây dừa nẩy nhiều lưỡi mèo, cho nhiều trái và nhất là để ngăn cho con Đuông không sống được trên đọt dừa. Bởi nếu mà cây dừa nào bị Đuông”tá túc” là coi như cây dừa đó trước sau gì cũng bị “khai tử” mà thôi… Đuông là một loại côn trùng ký sinh, nó đặc biệt thích ăn củ hũ dừa (cái đó ai mà chả thích ăn, tui còn thèm muốn chết huống chi là con Đuông..he.. he…!!!).

 
Con Kiến Vương hay có nơi người ta còn gọi là con Bọ Rầy - là một loài bọ cánh cứng, khi tới tuổi trưởng thành, sau khi giao phối thì nó tìm cây dừa nào khỏe nhất để đục lỗ và đẻ trứng vô đó. Trứng phát triển thành ấu trùng trong thân cây dừa cho đến khi ấu trùng lớn cỡ bằng ngón tay thì gọi là Đuông. Con Đuông là loại ấu trùng…ăn được. Đuông nhờ ăn củ hũ dừa mà sống, mà củ hũ là phần lõi non nhất – là phần “tủy sống” của cây dừa, nó trắng, dòn, ngọt và ngon… không thể tả (Tiến tui sẽ có entry nói về thứ đặc sản này kỹ hơn đó…! Bà con chờ xem nghen…!)….. Nhờ vậy mà con Đuông có vị ngọt, béo và rất hấp dẫn, Với con Đuông người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như tẩm nước mắm ăn sống nè, lăn bột chiên nè… rang, nướng nè, luộc nước dừa, nấu cháo, trộn gỏi củ hũ dừa nữa nè…Nếu có dịp nào đó về quê tui ngay dịp người ta hạ dừa bắt Đuông là bạn sẽ được dịp thưởng thức món Đuông. Bảo đảm ăn một lần bạn sẽ nhớ suốt đời… !


Đuông là món đặc sản ngon bổ nhưng rất quí hiếm, Mà sao nó lại quí hiếm nè???... Là vì dẫu biết con Đuông nó ngon, nó hấp dẫn nhưng muốn có được Đuông ăn người ta phải hạ cây dừa xuống, chẻ ngọn ra mới bắt được nó, mà làm vậy thì coi như giết luôn cây dừa, mà cây dừa nào mà “được” Kiến Vương chọn để đẽ trứng thì cũng phải là cây dừa phát triển tốt và trồng năm mười năm chứ hổng ít…cho nên không người nào dám hy sinh cây dừa để mà bắt Đuông hết, chỉ chờ khi thấy cây dừa nào vàng lá, rũ đọt…coi như chắc cú là cây dừa sẽ “ngủm củ tỏi” thì người ta mới đốn cây dừa xuống và bắt Đuông…Có người từ lúc sinh ra cho tới lúc về miền “cực lạc” vẫn chưa một lần được ăn con Đuông…cho nên suy ra Đuông là món ăn quí hiếm là như vậy đó! Đuông còn là món đặc sản …kinh dị nữa....! Vì sao gọi nó là món ăn “kinh dzị” vậy cà??? –Xin thưa: Là vì con Đuông Đuông có hình dạng y như con sâu, có màu trắng sữa, mềm nhũn, thân nó có nhiều lông măng, nó không có chân, chỉ cử động thun ra thun vô…dòm thấy mà ớn!.

Khác với cây Chà Là, cây Cau…cũng có Đuông nhưng mỗi cây chỉ có một con làm “bá chủ” Cây dừa thì khác, một cây có tới hàng trăm con Đuông, mỗi con khoét một lỗ, cứ ăn tới cho tới khi nào nát ruột của đọt dừa thì thôi, cho nên hầu như không có con Đuông nào …ốm hết, con nào cũng mập ú, nhũn nha nhũn nhĩn…đầu đít bằng nhau, bụng thì tròn ủm, nung núc sữa. Cũng vì không có chân nên chúng không thể đi được mà chỉ biết ăn tới đâu lết thân theo tới đó nhờ vào phần đầu chúng rất cứng và có cặp răng rất khỏe (vậy nới cạp thân dừa mới được chứ! Đúng hông?...) Hồi nhỏ tui cũng may mắn được chứng kiến người ta bắt Đuông vài lần, cứ hể nghe nói nhà ai chuẩn bị hạ một cây dừa để bắt Đuông thì y như rằng cả xóm kéo tới coi như một sự kiện gì đó lớn lao vậy. tụi con nít tụi tui thì càng kg thể bỏ qua cơ hội có một không hai này… Nhớ có lần cây dừa của nhà anh Tâm Bắp bị Đuông ăn, cây dừa ngày một cằn cỗi, không trổ bông ra trái, lá dừa vàng khè, đọt bị Đuông ăn, gãy ngang, rũ quẹo xuống…Có những đêm vắng vẽ tui đi ngang qua cây dừa, tui còn nghe rõ mồn một tiếng Đuông cạp ruột dừa rào rạo bên trong…nghe ớn hông?… Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tui thấy con Đuông…trước đó tui cũng nghe mấy ông bợm nhậu trong xóm kể về món Đuông, tui cũng chỉ biết đại khái rằng con Đuông nó như con sâu. Mà tui không hiểu nỗi mấy ông nội đó nữa, thiếu gì món không nhậu, lại đi nhậu với con sâu đó làm gì…??? Khi thấy anh Tâm Bắp cưa xong cái ngọn dừa ra khỏi thân cây, bắt đầu lấy búa bổ ra để bắt Đuông…thì lũ con nít tụi tui cũng bắt đầu bu lại. Riêng tui thì rất háo hức muốn nhìn mặt con Đuông để biết nó tròn méo thế nào…

Cái ấn tượng đầu tiên của tui khi lần đầu nhìn thấy con Đuông cũng khá là sợ, vì hồi nhỏ tui vốn sợ sâu mà…. bà con đã từng thấy con sâu của cây Gòn chưa? nó là loài sâu mà theo tui từng thấy là bự nhất rồi, vậy mà con Đuông nó còn bự hơn nữa. Con vừa thì bằng ngón tay trỏ, con mập thì bự cỡ ngón cái, có con còn bự bằng hai ngón tay luôn…Ghê nhất là mấy cọng lông trên mình nó, đuông Chà Là thì không có lông chứ Đuông dừa thì có đó…thử bắt một con bỏ lên lòng bàn tay cho nó ngọ ngoạy mà coi… đãm bảo bạn không nổi da gà là tui không ăn tiền luôn…!

Hồi đó tui thắc mắc trong bụng là không hiểu vì sao người ta có thể cho cái con sâu gớm ghiếc đó vô miệng mà nhai được ta? Nhìn thấy nó lúc nhúc trong thau thôi là tui muốn xanh mặt rồi nói gì tới chuyện ăn nó, tưởng tượng thôi là cũng thấy muốn ói rồi…Thà nó như là con rắn, bình thường tuy là tui không dám ăn thịt rắn vì thấy cái da của nó ghê ghê, nhưng khi chị tui lột da nó ra, làm thịt và nói dóc với tui rằng đó là thịt gà thì tui cũng ăn tuốt luốt…khuất mặt khuất mày thì vậy. Còn đằng này, con Đuông nó y như con sâu, mần kiểu nào nó vẫn nguyên hình con sâu…sao mà có thể gắp cho nó vô miệng mà ăn được đây hả trời….!!!

Lần đầu tiên biết con Đuông đối với tui như vậy là xong, tui không ăn con Đuông nào hết vì …sợ quá. Nhưng những lần thấy người ta hạ dừa bắt Đuông sau đó thì vì tui cũng đã nghe quá nhiều người khen Đuông ăn ngon, vì tui cũng đã lớn lên một chút, hết còn thấy sợ con Đuông nữa, và nhất là vì tò mò, muốn ăn thử nó một lần cho biết để không thôi sau này người ta nói về Đuông mà không biết gì để nói theo …thì quê lắm. Và tui bắt đầu tham gia phụ mấy ông già bắt Đuông và làm Đuông từ đó, Cũng từ đó tui biết ăn con Đuông…lần đầu tiên phải nói là tui ăn con Đuông chẳng qua là vì…cái sĩ diện đàn ông. Để mấy ông già khỏi kêu tui là thằng con nít mà thôi.

 
Nhớ lại lần đầu tiên tui ăn Đuông…Tui nhắm mắt, trân mình gắp con Đuông cho vô miệng, mà thật tình lúc đó tui cũng chỉ dám ăn con Đuông lăn bột chiên mà thôi vì lớp áo bột mì chiên giòn bên ngoài sẽ che đi cái hình thù con sâu gớm ghiếc của con Đuông nên cũng đỡ “ớn” phần nào. Để tui cố gắng nhớ lại và diễn tả kỹ càng cái cảm giác lần đầu tiên tui ăn con Đuông cho bà con nghe thử nghen….Chà…Biết ví von sao đâu cho bà con dể hiểu đây ta? À…!! Bà con cứ tưởng tượng con Đuông như cái túi nilon nhỏ cỡ ngón tay cái có hình dạng như con sâu nghen, rồi bà con gom hết tất cả chất béo trên đời này như bơ, sữa, phô mai, dầu mỡ…đem xay nhuyễn…trộn chung lại với nhau rồi đem nhét thật chặt vào cái túi đó, cột chặt hai đầu cho căng cứng rồi đem lăn bột, chiên giòn…Khi ăn, bà con cứ gắp nguyên cái túi chất béo đó mà cho vô miệng, ngậm chặt miệng lại và hai ba…cắn…! Một tiếng “phụp” rất là “thanh tao” sẽ vang lên trong họng như là bom nổ, … vỏ túi bể ra…ngay sau đó là vô số chất bổ trong túi sẽ bung ra …giải phóng chất béo ra tràn ngập họng nó len lỏi vào tận kẽ răng thiếu điều như muốn chui qua kẽ răng mà xịt ra ngoài luôn vậy…Lúc đó thì bà con chỉ còn “biết câm nín nghe tiếng em…nuốt” thôi chứ không thể làm gì khác hơn nữa. Bà con chỉ còn có thể tận hưởng tất cả hương vị thơm ngon, béo ngọt của con Đuông qua… đầu lưỡi mà thôi…(vì đã cứng họng rồi mà…he he!!!). Nói chung là bà con sẽ không nhai được gì hết, một cảm giác vừa ngon vừa ngán, vừa muốn…phun ra ngoài….Nhưng khoan hãy phun ra vội… Chỉ cần vài giây định thần lại thôi, bà con hãy cứ nghĩ đây là một món ăn mà mình có thể ăn được lần này là duy nhất trong đời thì bà con sẽ không nỡ nào phun ra được cho dù …rất muốn. Cố gắng nuốt “ực” một cái, rồi bắt đầu tiếp tục “chép chép” miệng vài cái nhe!!!, đưa đầu lưỡi quét dọc theo hai hàm răng, vét sạch hết mọi chất béo còn lại…nuốt một lần nữa…Bảo đảm là bà con sẽ bước sang một thế giới khác liền…cái thế giới của sự lâng lâng lên tới óc o…thế giới của “tá lả” mùi vị xông lên tới … mỏ ác, thế giới của hàng vạn tinh túy của cây dừa đang từ từ lan tỏa khắp cơ thể…xâm nhập vào từng mạch máu … thẩm thấu đến tận đơn vị tế bào…..hay “na nô” hơn nữa là vào tới tận từng đơn vị ADN trong cơ thể của bà con luôn…


Sỡ dĩ tui diễn tả không giống ai như vậy là vì thật tình tui cũng kg biết nói sao về cảm giác của mình trong cái lần đầu tiên ăn con Đuông đó. Nó ngon kg ra ngon, mà dỡ cũng kg ra dỡ, nó cứ thấy là lạ…nó thấm từ từ…cộng với cảm giác sờ sợ đến sởn gai ốc…nó như lần đầu bà con biết tới trò chơi cảm giác mạnh vậy…Ban đầu thì sợ, la hét muốn stop trò chơi, nhưng chơi xong một thì bà con lại muốn chơi tiếp nữa… Ăn Đuông cũng vậy. Ăn một con thấy ớn ớn, ăn thử con thứ hai thầy là lạ, ăn tiếp con thứ ba bắt đầu thấy hấp dẫn…đến con thứ tư là ghiền hồi nào hỗng hay…!!! Tui nhớ hoài câu nói của một người bạn tui sau khi được tui cho thưởng thức món Đuông: “Ăn Đuông cũng giống như ăn Sầu Riêng vậy…” Ăn một lần đầu thấy “thúi” không chịu nỗi nhưng ăn lần hai thì đã thấy ngon, lần 3 thì…thành “fan” của Sầu Riêng” mất rồi…

 
Đuông bây giờ đã là “Quốc Hồn Quốc Túy” rồi. Bởi vì Đuông không chỉ là món đặc sản duy nhất của miền nào hết, nơi nào có trồng dừa là có Đuông. Nghe đâu ngày xưa Đuông còn là món để dâng cho vua Minh Mạng nữa đó. Ổng ghiền món Đuông tới nỗi mà đã cho thợ chạm khắc hình con Đuông trên cửu đỉnh đặt ở Thế miếu ngoài cung đình Huế. Và xem Đuông như là một sản vật lạ và quí của nước Nam…ghê chưa! Bây giờ khi đã quen ăn Đuông rồi thì tui lại khoái ăn món Đuông nướng hơn, món này nhờ để nguyên con mà nướng không tẩm ướp nên nó còn nguyên 100% hương vị “chính thống” của con Đuông. Mà cũng nhờ nướng vàng lớp da bên ngoài mà khi ăn cũng bớt cảm giác “ngán” nữa.


Nướng Đuông, nghe đơn giản vậy chứ mần nó cũng không dể chút nào đâu à nghen! Cả một nghệ thuật luôn đó. Hồi đó tui còn nhớ tui thấy mấy ông già bơm nhậu trong xóm tui nướng Đuông, vừa nướng vừa nhậu…vừa ăn Đuông, vừa đờn ca tài tử…thật thú vị vô cùng. Đuông sau khi bắt về, trước tiên tui thấy mấy ổng lựa Đuông ra, con bự để riêng và con nhỏ một thau riêng nghen, (nghe nói thau này thau kia là bà con cũng ngầm hiểu là số lượng Đuông trong một cây dừa nó nhiều tới cỡ nào rồi hén) Đuông nhỏ thì đưa ra sau bếp cho mấy bà làm món lăn bột chiên giòn hay nấu cháo cho sắp nhỏ húp tẩm bổ. Mấy con Đuông bự thì mấy ổng mới để mần món nướng. Tui thấy mấy ổng lấy ngay cái tàu dừa của cây dừa vừa hạ xuống, róc hết lá, còn lại sống lá, chặt ra và chẻ đôi ra làm kẹp gắp nướng Đuông vì cây dừa còn tươi khi nướng trên lữa sẽ không bị cháy mà còn cho mùi thơm rất đặc trưng của tàu dừa khi bị cháy xém nữa đó. kẹp con Đuông vô giữa hai nẹp sóng lá dừa, đừng kẹp chặt quá, con Đuông sẽ bị bể thì còn gì là chất bổ nữa…đưa kẹp Đuông lên lữa than, để nóng riu riu, lật qua lật lại cho con Đuông chín vàng đều, canh cho vừa giòn da là lấy ra liền. Nước mắm me đã mần sẳn nghen, khi con Đuông vừa nướng xong còn nóng giòn, mà chấm vô mắm me rồi bỏ vô chén, trong chén đã có sẳn rau thơm, tía tô hay rau cải trời, sẳn đũa kẹp chung con Đuông nướng với rau ghém…cho vô miệng...Vỏ Đuông bể ra, chất béo lan tỏa trong miệng, nữa giống như ăn đậu hủ trắng, nữa giống ăn phô mai, phần ăn giống như ăn bánh kem dừa….một phần giống cảm giác như ăn óc heo….Rồi cộng thêm với mùi nồng cay của rau thơm, chút chua chua mặn mặn của mắm me… Ăn Đuông mà “đúng bài” là phải ăn từ từ, nhai chầm chậm để tận hưởng hết linh hồn của món ăn…vừa nhai vừa lắng nghe tiếng run rần rật của từng giác quan trong trong cơ thể…Cuối cùng là “đưa cay” với nửa ly “xây chừng” rượu Ấp Sanh nữa …Hic hic….Tui dám “cá” với bà con là…lúc đó có vổ vai hỏi tên thì bà con cũng sẽ không nhớ rõ là mình tên gì nữa đâu!

Từ khi lên Sài Gòn mưu sinh tới giờ tui không còn được ăn món Đuông nữa… có nhớ, có thèm thì cũng ráng chịu mà viết ra bài này cho “đỡ vả” vậy thôi…chứ biết làm sao mà có dịp thưởng thức nữa…!!!vì như đã nói ở trên là món Đuông vốn dĩ là món hiếm, Bởi vì bây giờ người ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc dùng để tiêu diệt Đuông không cho chúng ký sinh và giết chết cây dừa nữa, Đuông dừa quê tui đã gần như là “tuyệt chủng”…. Có còn chăng thì đó là Đuông bắt từ cây Chà Là, cây Cau…hay là do các “fan” của Đuông thèm chúng quá nên phải tìm cách nuôi chúng trong thân cây mía…mà thôi! Vì thế cho nên nếu ở Sài Gòn mà có bán con Đuông dừa thì chắc hẳn giá cả của nó chắc cũng cao cỡ cái ngọn dừa - nơi mà bọn chúng sinh sống vậy… Bây giờ tui chỉ còn biết nhâm nhi món Đuông “quí hiếm mà kinh dị” qua ký ức mà thôi …Mỗi lần về quê, cứ nhìn thấy những cây dừa hơi vàng lá, hơi xơ xác một chút... là tui lại ước gì cho nó … chết trụi luôn, để mà tui có dịp được thưởng thức lại món đặc sản “cảm giác mạnh” của ngày ấy xa xưa…



 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2011 06:16:59 bởi Ct.Ly >
damotlanyeunhau 07.07.2011 04:48:02 (permalink)
0


Trích đoạn: dzuylynh


... nhặt nắng Hạ sang gửi về cho em
lời hát sầu khơi nỗi hờn viễn xứ
thôi thì cũng đành vọng khúc Tương Như
gửi nắng gửi thương theo đời lữ thứ
gửi nắng cho em sưởi ấm mộng xuân thì ...

  http://www.box.net/shared/2dav3rb3d08l8aivz4fp

GỬI NẮNG CHO EM
Album Lệ Tým
sáng tác & trình bày dzuylynh
 
 
gửi nắng cho em giữa ngọn lửa Hạ
nơi anh trải vạt nắng lụa hong tơ
để em thôi ngồi đếm những hạt mưa ...
võng trưa ru hời câu hát đò đưa
gửi nắng cho em bớt đời hiu quạnh
song thưa mây trắng lạnh bụi vô thường
gửi chút yêu thương cho em ấm tình tha hương
gửi chút tơ vương cho em nối khúc duyên thừa...
lời hát gọi mưa quên thời bão nổi
lời hát gọi con nắng mới lên đời
điệp khúc nhặt khoan gửi lời theo nắng
nhặt nắng Hạ sang gửi về cho em
lời hát sầu khơi nỗi hờn viễn xứ ...
thôi thì cũng đành vọng khúc Tương Như
gửi nắng gửi thương theo tình lữ thứ
gửi nắng cho em sưởi ấm mộng Xuân thì
 

half moon bay june.26.2011.dzuylynh



aB thân mến chào nlynh, chào cả nhà CLB Tri Âm

Một chút nắng mong manh
Sợi hanh vàng, óng ả
Du dương trên phím đàn
Da diết note trầm ca

nlynh ơi!!! mà lynh thiệt nhen, hỗm rày trời Syd nắng ngả nghiêng chân trời luôn Có lẽ gió ghen vì thế, nên giông tố kéo về - gió mạnh lạnh kinh khủng, kí gì hổng dính với mình đều bay hun hút [sm=n_no.gif]. Chắc phải đợi sang Xuân mB mới đi ra khỏi nhà lang thang úng cafe dzí winh dohop, úng soda chanh múi đường dzí winh Ẹc, nhúm lửa dùm nlynh luộc thơ nấu nhạc, lơ lửng trên dòng Sông Hương nghe hò Huệ, lang thang vùng chín mùi dzí Con Ma Nhỏ...và các anh chị bạn hữu của CLB Tri Âm nữa nha [sm=flower.gif]

Chúc nhau luôn vui khoẻ, bình an


Phù vân 07.07.2011 05:07:12 (permalink)
0
 
Phù Vân thân mời ACE CLB.TÂ và quý khách cùng... ùm tiếp thêm món nữa nhen !
 
B Ú N BÒ HUẾ
(Trích: "Viết Về Huế" của Tuệ Chương Hoàng Long Hải )




Nước ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác nhau: Người Bắc ăn phở, người Nam ăn hủ tiếu, người Trung ăn bún bò. Nhìn chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản khác như Quảng Nam có mì Quảng, Bình Định có bánh tráng, kể sao hết được.

Mì làm bằng bột mì, bún làm bằng bột gạo. Bột mì có nhiều ca-lo-ri hơn bột gạo nên người sinh sống ở xứ lạnh thường ăn mì, người xứ nóng ăn gạo. Ở xứ ta thì ngược lại, ngoài Bắc, ngoài Trung lạnh thì ăn phở, bún bò làm bằng bột gạo, miền Nam xứ nóng thì ăn hủ tiếu, mì làm bằng bột mì.

Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà định cư ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ hủ tiếu thì rõ. Hủ tiếu đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.

Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là nước mắm, không gọi nó là xì dầu hay dịch ra tiếng Pháp là một loại xốt lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là Soupe de Chinoise. Sao lại là món xúp của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?

Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam, rất dân tộc. Bún là tiếng nôm, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng nôm, không dính dáng gì tới ngưu là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là ngưu nhục.

Nếu phở là Soupe de Chinoise thì tô phở chắc phải theo chân người Lạc Việt hay Tàu mà xuống đất Nam Việt, tức là vùng sông Nhị ngày nay. Nói thế cũng chưa chắc đúng. Biết đâu sứ Việt Nam khi qua Trung Hoa thấy tô phở ngon mà rước về, không có cờ quạt, lọng che như người xưa đón quan trạng vinh qui mà phải học thuộc lòng cách nấu rồi dấu lén trong trí, như kiểu ông Trạng Bùng dấu hột bắp nếp (*) trong búi tóc để đem về nước Việt làm giống. Người Tàu thường tự khoe là nước của Thiên triều, cao hơn các dân tộc chung quanh một bậc nhưng không mấy khi hào phóng mà chia cho chư hầu một hột giống bắp, giống đậu, hoặc cách chế biến một món ăn, một tô phở, mặc dù người Tàu bóc lột chư hầu không thiếu phần triệt để.

Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn lưu lạc nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám Mì Quảng ồn ào như hải cảng Đà Nẵng nhưng bún bò lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.

Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò định cư ở Cố Đô thì nó có phần thay da đổi thịt. Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: Bún bò giò heo. (Không ai gọi Bún bò thịt heo). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật. Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng Lạc Quần Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ Nét Gầy và Mây, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.

Bò teo heo nở là kinh nghiệm các bà đầu bếp. Vì vậy, trước khi bị miếng giò heo bề thế tấn công, các miếng thịt bò đã vội teo lại khi đôi đủa của người đầu bếp lật qua lật lại chúng trong nồi thịt xáo. Không như thịt heo chặt từng miếng to, thịt bò được thái mỏng, không quá mỏng để khi nó teo lại người ta không thấy nó ở đâu cả, ướp gia vị tiêu hành nước mắm trước khi cho vào nồi xáo. Khi thịt bò vừa chín, người ta cho nó vào nồi nước bún bò.

Để nước xáo được trong, không như nồi nước lèo phở, nấu lần thứ nhứt sôi, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại; người nấu bún bỏ vào nồi một trái thơm gọt vỏ hoặc vài muỗng me khô, một bó sả. Tuy nhiên, người ta thường nấu với thơm hơn me chua vì chất thơm làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn.

Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được sạch, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn.

Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.

Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái gió bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.

Khi chiến tranh lan tràn rộng hơn, nhiều người miền Nam ra phục vụ ngoài Trung, người ta bỗng thấy xuất hiện những tô bún bò có giá sống. Thế là không xong rồi. Khó có thể có sự hòa hợp hòa giải loạn xà ngầu giữa tô phở Hà Nội, tô bún bò giò heo Huế và tô hủ tiếu Nam bộ. Thật đấy, người khó tính chẳng bao giờ chịu một tô bún bò giá sống nửa Nam nửa Trung.

Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị chơn chất hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi giò heo theo sau. Khi tôi mới lớn, ăn bún bò, thấy nồi nước xáo của mấy chị, mấy mự (mợ) mấy dì bà con xa gần bên ngoại tôi là nồi đất, chưa hiện đại như sau nầy để có nồi nhôm. Bún làm bằng gạo trắng, nhiều khi gạo đỏ, và cọng bún lại nhỏ hơn cọng bún của tô bún bò Huế. Thuở ấy, cả thị xã chỉ có mấy tiệm ăn, người ta bán phở: phở nước, phở xào chớ không bán bún bò bao giờ. Muốn ăn bún bò, phải ăn bún gánh của những người đi bán dạo. Sau nầy, khi tôi xa xứ rồi mới nghe nói tới những quán bún bò giò heo bên bờ sông Thạch Hãn, gần Ty Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như trong hồi ký của cô giáo Bùi Ngọc Lan. Tôi là dân Quảng Trị chính cống mà không được cái may mắn như cô giáo trẻ từ Huế ra dạy ở trường Trung Học Nguyễn Hoàng.

Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh thuyền chở trăng, hoa bắp lay, hay lá trúc che ngang mặt chữ điền như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chả. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là điều rất khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa.

Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem chả sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm giáo tại gia nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là trả thù đời. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thanh Trư Bát Giới. Biết đâu đó lại là điều vui!

Bún bò giò heo Huế cũng mang tính giai cấp như trong cộng đồng nó hiện hữu. Cà-phê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa, hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua ngự hay các nàng dùng để thời.

Cảnh tang thương ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân ông Rớt bị Việt Cộng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc gia mà họ gọi là phản cách mạng. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.

Vốn có cuộc sống kín cổng cao tường, các bà các cô gái Huế không mấy khi ra ngồi tiệm ăn bún bò. Cắn miếng thịt heo to, ớt đỏ dính quanh mồm, vừa ăn vừa hít hà hay xì xụp giữa chỗ đông người là việc không mấy khi họ chịu làm. Thế nhưng không phải họ không được ăn những tô bún ngon. Họ ở nhà ăn bún gánh, là bún của những người gánh bán dạo từng nhà. Đừng tưởng rằng những tô bún gánh nầy ít ngon. Thật ra, có gánh còn ngon hơn cả bún bò mụ Rớt hay cô Ba. Người sành ăn không ăn bún gánh sớm. Họ chờ hơi trưa, khi bụng đói hơn chút nữa, khi nồi nước xáo rặc bớt nước, cô lại. Đó là lúc cao điểm của một tô bún bò ngon.

Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. Cộng đồng bún bò gánh đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.

Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuôn ra, loảng dần trong không khí. Đạo quân bún gánh đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại nem An Cựu nếu so với nem Thủ Đức thì Thủ Đức thua xa.

Vào Saigon, nhớ Huế, đố ai khỏi nhớ tô bún bò Huế. Người ta có thể ghé quán Hạnh Lợi trên đường Hiền Vương, gần ngã tư Pasteur để làm một chầu cho đã nhớ. Hạnh Lợi có nhiều món ăn Huế: Nem chả, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc bọc tôm thịt nhưng tôi chỉ thích có bún bò. Nó là Huế bậc nhứt trong những món ăn Huế. Chả ở đây vẫn ngon hơn chả Quốc Hương trên đuờng Trần Hưng Đạo. Chả Huế làm bằng thịt quết, không thêm bột nên miếng chả vị ngọt hơn. Người Saigon cái gì cũng vội: Ăn vội, đi vội, nói vội theo cuộc sống văn minh. Họ không có thì giờ ngồi nhâm nhi miếng chả để phân biệt cái nào là thịt, cái nào là bột lạt lẽo trong miếng chả đang ăn.

Nếu chỉ muốn ăn có mỗi một món bún bò, người ta đến Bún Bò Quốc Việt trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần cuối đường. Quán nầy trông có vẽ bình dân, ghế bàn xộc xệch, dành cho lính tráng gốc Huế hơn là khách văn nhân; nhưng tô bún bò Quốc Việt không kém tô bún bò Huế chính cống. Năm 1970, tôi có cô bạn nữ quân nhân người Nam, tên là Nguyễn T. Thanh Nh. làm việc cùng cơ quan, một người hễ khi tôi nói gì về Huế thì vểnh tai, tròn xoe hai mắt như cố ghi vào trí vào lòng những gì tôi nói. Một lần tôi đãi cô ăn bún bò ở đây. Nghe ăn bún bò, cô ta thích lắm, muốn ăn cho biết. Nhưng khi tô bún được bưng ra thì cô ta chỉ ngồi nhìn, không dám cầm đũa. Hỏi, cô ta trả lời: Ớt thế làm sao ăn, sợ quá!

Sau 1972, vì sợ chiến tranh, người Huế khăn gói vào sống Saigon nhiều hơn nên trong hành trình Nam Tiến của họ có mang theo hình ảnh tô bún bò Huế. Do đó, sau 1972, Saigon bỗng rộ lên nhiều tiệm bún bò. Saigon đã bị Huế xâm lăng cũng như mấy trăm năm trước, tô hủ tiếu gốc Tàu chế ngự thị trường ăn uống Saigon.

Bún bò cũng không sống nỗi với Cộng Sản, chúng cũng vượt biên và nhờ lòng ưu ái của nền đa văn hoá Mỹ, tô bún bò giò heo Huế nay đã định cư ở Cali và vài nơi khác, chưa biết bao giờ nhập quốc tịch Mỹ.

Tôi ước ao tô bún bò sẽ không bị Mỹ hóa: thêm một miếng Hamberger chẳng hạn. Dù sao, tô bún bò khi chưa bị Mỹ hóa thì vẫn còn bản sắc dân tộc Việt, bưng tô bún bò, nuốt những sợi bún phải chăng là nuốt vào lòng sợi nhớ sợi thương.

(*) Dẻo như cơm nếp. Có khi người ta gọi là bắp trắng theo màu sắc.

(*) Bắp chuối xắt thành từng lát thật mỏng. Món ăn rất thông dụng của người Việt ăn sống hoặc nấu canh chua như người Nam.

Cà Na tn nguyen 07.07.2011 08:02:15 (permalink)
0

ÔNG TƯ đại diện béhộp và mít Ẹc , nhờ tỷ Phù Vân gửi lời đội ơn Bé Cà đã tặng tấm hình thật ý nghĩa nhen Càna !
May mừ hùi đó Ông Tư biết bơi... chớ hông thì bị chú Chệt múm rùi á CàNa ạ !
Là con Hồng cháu Lạc, dẫu cho có lết đi bụi đời 4 Bể 5...Châu ,nhưn khi ĐẤT cần thì NƯỚC phải chải ngược dòng dìa mừ TƯỚI chớ a !
Ngày xưa Ông Cha ta đã óanh giặc Nguyên , giặc Mông Cổ bỏ gánh de chai lông dịt mừ chại thí mụ nụi lun mà...
để coi GIẶC TÀO HŨ  lần này có còn..NGUYÊN MÔNG hông? hay bị..tét mông... nguyên một cặp lun ???
Nước NON hay NƯỚC GIÀ chi cũng đìu là H2O mừ con gái ui !
ờ mừ HO 2 hay H2O wên rùi ta?
HO đã thành Suyễn !
H2 hông bằng 2 hát hén !
chúc Cà lun tưi trẻ đẹp đẽ như hùi nào giờ nhen.

ÔNG TƯ


Cà na cảm ơn Tỷ Phù vân.
Cảm ơn Mr Ec khen ảnh của Cà Na
Ông Tư à, Cà na tình cờ chụp  bức ảnh  ,  ngắm lại thì thấy giống  như ảnh của những khuôn mặt   trầm tư , băn khoăn nhìn ra biển nên Cà na quyết định  gửi tặng  CLBTA đó mà...
Ông Tư à , Cà na gọi Ông Tư vì muốn...phá lại cái tính  hay đặt  nickname cho người khác của ông Tư  á
Nhưng nghe vậy thì...già quá , nếu có ảnh hưởng đến sự " tài hoa  lãng mạn "  của TCNS Dzuylynh thì Ông Tư đừng giận Cà Na nghen !
Cà na có bức ảnh này hay lắm , tặng Ông Tư nè :




Chân dung...Ông Tư !

( Cà Na còn nhìn thấy những chân dung khác ở chung quanh nữa, mà chưa dám đặt tên ! )
Thôi , Cà na nghịch vậy đủ rồi , Cà na về làm vườn nghen Ông Tư , chúc ông luôn vui khoẻ...
 Cà na

PS :
* Ông Tư gọi Cà Na là  "con gái ' làm Cà Na muốn[sm=mecry.gif]vì nhớ  Daddy của Cà Na quá !
* Hic  !, ông Tư lại gọi Cà na  bằng 1  nickname mới  " Bé Cà " rồi ! Mà hổng sao , trong  đây có " bé Hộp " tên giống  Bé Cà rồi !



dohop 07.07.2011 08:24:53 (permalink)
0
Chuyện một giấc mơ

Đêm qua nằm mộng thấy tay em
Mười ngón xinh ngoan, đôi tay mềm
Vẫn còn chiếc nhẫn ngày thơ ấu
Tay ngà êm ấm, ngọt mơ đêm

Đêm qua anh thấy mắt em nhung
Long lanh mi ướt đẹp muôn trùng
Giọt lệ nào rơi lem áo trắng
Cho anh đau đớn đến tận cùng?

Đêm qua nằm mộng thấy môi son
Ngọt ngon trái táo chín đỏ hồng
Nụ hôn gửi gió tim anh vỡ
Dĩ vãng thơ ngây ngập cõi lòng

Đêm qua nằm mộng thấy vai em
Run run theo tiếng nấc muộn màng
Vụng về anh nhẹ ôm vai nhỏ
…Tóc rối theo mây… quá lỡ làng!

Đêm qua nằm mộng thấy ngực em
Nổi chìm theo hơi thở nồng nàn
Đầy đặn tình anh hằng xây đắp
Xinh như mộng đẹp đã chóng tàn

Đêm qua mơ thấy mộ em xinh
Nấm đất vô tri cũng hữu tình
Hoa tím rụng rơi đùa ngọn cỏ
Bướm vàng khép cánh hoa rung rinh
dohop 21/4/2006

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/68461/2F1405B32B0A419D9C705FD4458B349B.jpg[/image]

bé hộp kính mến chào Cả Nhà...

Dạ hộp cũng giống nàng aB mặn nồng... Thời tiết "Xích Lại Nè"  (Sydney) đang lạnh, mưa gió... Nhớ cái lúc ai đó lang thang trên biển rộng... đi trốn giặc Tàu....

Quả là đời thật vô thường. Như một tô phở, tô phở mới đó còn đầy, vậy mà cũng có lúc cạn... Chỉ còn thoáng mùi ngò gai, mùi đinh hương, hương cay cay của những cánh hồi... Mùi thơm còn đó nhưng ngò gai, đinh hương, star anise đang ở đâu?


Chẳng biết có ai khóc tiếc thương ngò gai, đinh hương, star anise, bô xít, bọ xè, rau muống, rau nhút, rau lang, khoai mì, xuyên tâm liên, vú sữa, măng cụt, sầu riêng... Damn, sao cái gì cũng ghi là made in PRC (People Republic of China) vậy cà? Hãy đổi tên trái địa cầu khỉ này thành "Hành tinh PRC" luôn cho rồi đi, nhiều nước quá, ngay cả anh hùng chiến tranh Ngô Lâm (cựu ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ) cũng không nhớ nổi.

Ôi gió lạnh, trăng tàn, muối mặn, rau cay....  Ngay cả mấy con bọ xít bọ xè, mấy thứ vô tri vô giác như rau muống cũng không được tha.... Quả thật, đời là vô thường

Ngô Lâm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2011 06:20:05 bởi Ct.Ly >
Attached Image(s)
Phù vân 07.07.2011 09:56:16 (permalink)
0

Trích đoạn: tn nguyen


Cà na cảm ơn Tỷ Phù vân.
Cảm ơn Mr Ec khen ảnh của Cà Na
Ông Tư à, Cà na tình cờ chụp  bức ảnh  ,  ngắm lại thì thấy giống  như ảnh của những khuôn mặt   trầm tư , băn khoăn nhìn ra biển nên Cà na quyết định  gửi tặng  CLBTA đó mà...
Ông Tư à , Cà na gọi Ông Tư vì muốn...phá lại cái tính  hay đặt  nickname cho người khác của ông Tư  á
Nhưng nghe vậy thì...già quá , nếu có ảnh hưởng đến sự " tài hoa  lãng mạn "  của TCNS Dzuylynh thì Ông Tư đừng giận Cà Na nghen !
Cà na có bức ảnh này hay lắm , tặng Ông Tư nè :




Chân dung...Ông Tư !

( Cà Na còn nhìn thấy những chân dung khác ở chung quanh nữa, mà chưa dám đặt tên ! )
Thôi , Cà na nghịch vậy đủ rồi , Cà na về làm vườn nghen Ông Tư , chúc ông luôn vui khoẻ...
 Cà na

PS :
* Ông Tư gọi Cà Na là  "con gái ' làm Cà Na muốn[sm=mecry.gif]vì nhớ  Daddy của Cà Na quá !
* Hic  !, ông Tư lại gọi Cà na  bằng 1  nickname mới  " Bé Cà " rồi ! Mà hổng sao , trong  đây có " bé Hộp " tên giống  Bé Cà rồi !







Tấm chân dung này thực quả là wá xuất sắc bé Cà ạ !
Cô hàng hoa thiệt là có chìu sâu bắt ớn lun !
Rất lập thể...cờ thế và very trù tượng hay đại lọi như dậy !
ông tư thấy tất cả nỗi thống khổ, ray rứt, băn khoăn, phóng khóang, rộng lượng, ẩn nhẫn và u trầm trong những nét gấp gãy của một phiến ĐỜI trong ĐÁ  !
đúng là chân dung của ông tư đây !

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐỜI ĐÃ HỘI TỤ TRONG PHIẾN THẠCH NHAM NÀY !

Gọi CàNa là con gái có lẽ đúng hơn là con trai chứ? ái dà , con gái nhớ daddy làm cho ông tư trộm nghĩ hẳn là ông ấy đã đi xa...
Khi Cà na còn biết là mình đang nghịch thì điều ấy chứng tỏ CàNa chưa biết nghịch !

Tấm lòng từ bi đại bác của Cà khi chứng kiến một cảnh đọan lìa nhân thế trong bịnh viện đã làm ta khi rên chiện BYE JOHN mà phải sa lệ mừ !

ông tư làm gì có thời giờ rảnh đâu mừ giựng hờn vu vơ cơ chứ? hì hì chủ íu là VUI nhen Cà Na!
Dù sao đi nữa , làm Ông Tư còn phẻ hơn làm Bà Tư chớ hen !
ui con trai ta đã 25 , con gái đã 30 tủi rùi mừ !
ta đã GIÀ khú đế từ lâu rùi mừ bé Cà ; mà vẫn thèm nghe MẸ ta tiếng gọi..bé Tư !
haha

CLB.TÂ là anh em một nhà !

hỉ nộ ái ố tham sân si ì xèo cho nó..ra vẻ một tí rùi..rút cụt rùi cũng như áng phù vân mà bay tút lút thui !
ui xời.

nlynh tặng nhỏ Cà nè !

              

GỖ ĐÁ BUỒN TỪ THUỞ SƠ SINH
thơ minh hải _ phổ nhạc & trình bày dzuylynh

http://www.box.net/shared/f2zjp2p61cn5nkb1hhyb

Em có về giữa tiếng mưa đêm
      Bên đời anh thôi hết muộn phiền

            Em có về giữa lúc đông sang
                  Bên chiếu chăn muộn màng thức giấc
                        Em có về giữa chốn vườn xưa

                             Cất giùm anh một chút hồn mơ

                                   Em có về nửa đời mệt mỏi

                                        Để riêng anh một thuở hao gầy
                                              Có về đâu ngàn sau sau nữa
                                                    Gỗ đá buồn từ thuở sơ sinh

                                                          Có về đâu một lần ly biệt
                                                               Mất nhau rồi ngõ vắng lặng thinh một mình... 

                                                saigonvietnam gỗ đá thay tên .1980. minhhải _ dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 09:41:11 bởi Phù Vân >
Cà Na tn nguyen 07.07.2011 17:31:43 (permalink)
0

nlynh tặng nhỏ Cà nè !

                

GỖ ĐÁ BUỒN TỪ THUỞ SƠ SINH

thơ minh hải _ phổ nhạc & trình bày dzuylynh

http://www.box.net/shared/f2zjp2p61cn5nkb1hhyb

em có về giữa tiếng mưa đêmbên đời anh thôi hết muộn phiềnem có về giữa lúc đông sangbên chiếu chăn muộn màng thức giấcem có về giữa chốn vườn xưacất giùm anh một chút hồn mơem có về nửa đời mệt mỏiđể riêng anh một thuở hao gầycó về đâu ngàn sau sau nữagỗ đá buồn từ thuở sơ sinhcó về đâu một lần ly biệtmất nhau rồi ngõ vắng lặng thinh một mình...  saigonvietnam gỗ đá thay tên .1980. minhhải _ dzuylynh

_____________________________




Cà Na cảm ơn NLynh đã tặng Cà Na một bản nhạc rất ý nghĩa.
Chẳng hiểu sao Cà Na cảm thấy  bản nhạc  này như 1 tiếp nối của bài thơ Chấp ngã ,và bài thơ Chấp ngã lại như tiếp nối của Vần thơ dang dở mà Cà Na đã "tâm đắc"  rinh 2 câu thơ

em về đâu để ta mơ
tim ta chết giữa thờ ơ tháng ngày...

để vào bài Hoa Penseé của Cà Na dạo  nọ
Từ sự liên tưởng đó, Cà Na chợt muốn mang bài Hoa Pensée về đây ,mặc dù tính Cà Na ít thích post điều gì..2 lần. Có lẽ vì Cà Na thấy  hoa Pensée trong bài ấy...đẹp quá ,dùng trang trí thì chắc CLB Tri Âm sẽ thêm màu sắc  !
Cà Na



<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 07:21:13 bởi tn nguyen >
Cà Na tn nguyen 07.07.2011 17:36:20 (permalink)
0


Đầu tháng năm, Gánh hát Bồ tèo đến,lập Vườn Tao Ngộ cạnh vuờn Những loài hoa đẹp .
Khi ấy N đang ươm trồng loại hoa Pensée ( Pansy -Tử la Lan )...
Có lẽ tiếng đàn ,tiếng hát, lời thơ hàng đêm vọng sang đã khiến cho N, vốn là 1... nông dân ,đâm ra...mơ mộng !
Nhất là những lời tình thơ gây nhiều xao xuyến của anh DzuyLynh , đã khiến N vì lòng ái mộ đã nảy ra ý mang thơ anh đặt vào loạt ảnh sưu tầm về loại hoa này ..Để mong nhờ đó loài hoa vốn được nhắc nhở nhiều trong văn chương ,thi nhạc sẽ càng thêm thơ...
Và vì vậy, để cho tròn bài viết , N cũng ..ráng tưởng tượng ,ráng ..lãng mạn thử 1 lần xem sao ..
Và bài viết lãng mạn ..đầu tay với nhiều thiếu sót này ( thơ không đúng vần , lời văn bị gò bó và giới hạn theo ảnh.. ) N xin đặc biệt gửi tặng anh DzuyLynh để thay lời cảm ơn anh về tiếng hát và những dòng nhạc rất đẹp mà anh đã và sẽ tiếp tục tặng cho mọi người...
Sau đây là 1 ít chi tiết ngắn gọn về hoa Pensée mà N sẽ dùng trong bài viết của mình.
Hoa Pensée ( Tử la Lan ) (Pansy violets ) thuộc gia đình Violaceae  ,là 1 loại hoa được lai tạo và có rất nhiều loại. Hoa luôn có 3 màu và thích hợp với khí hậu mát ,không chịu được nóng. Không thuộc loại lưu niên mà phải trồng mỗi năm hoặc mỗi 2 năm.
Hoa còn có tên là Hoa Bướm,  Heart 's Easy ( Thanh thản ) ,và đôi lúc cũng được xem như tiêu biểu cho một loại bùa yêu hoặc 1 mối tình vô vọng...

NTN



Hoa Pensée


                                               Em về đâu để ta mơ...
                             Tim ta chết giữa thờ ơ tháng ngày...
                                                                              
(Thơ DzuyLynh )

Đó là nỗi

                     
Tương tư     
                                                                

 
hay là niềm


Thương nhớ
               

 

  Khắc khoải 

  Vì định mệnh đã khiến chúng ta gặp gỡ và cùng nhắp chén


Bùa yêu 
 
   
Đó là nước chiết từ hoa, bôi lên bờ mi khép hờ đã khiến chúng ta yêu nhau cuồng si ...
( Sheakespear  -  Giấc mơ giữa đêm hè. )



Mê đắm..


bằng 1 tình yêu



Nồng cháy


Và dù những ngày tháng 



Bên nhau


Như


Hoa bướm
 
 mình đã yêu thương và trao cho nhau biết bao 


   
Đắm say





Yêu dấu !

 
Rồi cũng có thể đến lúc em phải lìa xa anh, như kết thúc của những




cuộc tình buồn

 
Nhưng em dù lìa xa anh vẫn mang theo tình yêu của chúng ta, một tình yêu mang nhiều nghĩa nặng ân tình mà chỉ riêng em & anh hiểu và sẽ cùng nhau chia sẻ đến những kiếp sau...

Và tuy em lỗi hẹn, xa anh, nhưng chắc chắn anh sẽ không bao giờ giận trách em...bởi lẽ , <điều anh mong muốn suốt cuộc đời còn lại của mình, đó là sự bình yên và thanh thản cho em ...>


 
Thanh thản

Anh yêu dấu.
Em xin cảm tạ anh mãi mãi về điều này. Cũng như cảm tạ tình yêu thương, sự hy sinh anh đã dành cho em...



Tình yêu của anh !



Và dẫu

                                                             Em về theo cánh chim bay ,
                                               Theo cơn mưa nhỏ , đắm say trả người...


Em vẫn mong tình em mãi ở cạnh anh, để

                                                         Em về như chiếc lá rơi...
                                              Nhẹ nghiêng cánh mỏng ru lời từ tâm...


                                                          À ơi...

                                                    Em về bỏ hẹn trăm năm ...
                                             Thương anh với chút trầm luân, giữa đời...



                                                         
                                                                                                                NTN
                                                                                                                     
                                                                                          
Tháng 6 năm 2010.


< Sửa đổi bởi: tn nguyen -- 16.6.2010 6:04:16 >

(trả lời: tn nguyen)
Post #: 371 RE: Những loài hoa đẹp - 16.6.2010 0:18:16
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 11:25:29 bởi tn nguyen >
Cà Na tn nguyen 07.07.2011 18:16:02 (permalink)
0


Cà Na nán lại viết vài câu..tản mạn với dohop
dohop à, Cà na mang mấy câu thơ của dohop để vào bức ảnh này cho vui nghen





Đêm qua anh thấy mắt em nhung
Long lanh mi ướt đẹp muôn trùng
Giọt lệ nào rơi lem áo trắng
Cho anh đau đớn đến tận cùng?


vì những câu thơ này khiến Cà Na nhớ đến 1...niềm riêng rất tâm đắc của Cà Na
Đó là từ thuở...mới lớn , Cà Na rất thích 4 câu thơ  của nhà thơ Đỗ trung Quân như sau

giữa cuộc đời trải đầy gai nhọn
sao em chạy chân không
đôi bàn chân rướm máu
lòng ta đau khôn cùng
...


có lẽ vì Cà na...hay chạy chân không nên Cà Na ,giống như tất cả các cô gái khác, mơ có 1 tấm lòng quan tâm của 1 người biết xót xa khi chân mình vì vô tư mà dẫm lên gai ,rướm máu...
Và Cà na nghĩ rằng vô tình  ,4 câu thơ này có 1 ảnh hưởng rất lớn lên quan niệm tình cảm của Cà na...

Cảm ơn dohop đã tặng cho người đọc những bài thơ lãng mạn rất  dễ thương. Chúc vui và có nhiều sáng tác mới.
Giờ thì Cà Na phải chạy đây !

 Cà Na
triart 07.07.2011 22:55:57 (permalink)
0


Những xúc cảm rung động hồn NS Thi Ca Nhạc Hoạ


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/B35D86E87279421A8939C77CF88DBDFB.jpg[/image]



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/D8D7F4976F064629B199DC22B40202AA.jpg[/image]


[2câu trên :DzuyLynh;2câu giữa :tn nguyen;2câu dưới :triart]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/B7917927D86A4266A60CFD4A2D45F802.jpg[/image]


[Yêu] thuở hồn hoang

[Tranh Antique]


Thanks CàNa với bài viết -thơ và hình ảnh rất gợi cảm "Hoa Pense'e"
Gợi lại một sáng tác rất phiêulinh của TCNS DL



<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.07.2011 01:30:07 bởi triart >
Attached Image(s)
dzuylynh 08.07.2011 00:58:16 (permalink)
0
 
HẠ XA


    thơ Ấu Tím .
diễn ngâm Ái Huyền .
nhạc đệm Dzuylynh

                 



http://www.box.net/shared/y6h4dcsc8syoujsrcfnk


      đầu Hạ xa anh em về Huế
      để lại tình đầu gởi cho anh
      mùa Xuân đến chim còn vui thế
      chừ em về chiếc bóng lẻ cành
      Hạ ở Huế phượng vui nở đỏ
      và em sầu lăng tẩm xanh rêu

      anh nặng nợ sông hồ cung nỏ

      em mần răng giữ được cánh chim trời

      Thu ở Huế mưa dầm day dứt

      và vì ai dạ rối rứa tề

      mắt vì ai mắt nhòa tức tưởi

      chuông chiều ngân O ơi O nhớ ai
      Đông vừa đến có người sang hỏi
      mạ nhận cau trầu em cắn môi

      hoa sầu đông rụng đầy sân thổn thức
      ngỡ màu môi em anh chừ mô
      Hạ năm xưa anh tiễn em về Huế
      Hạ năm nì ai tiễn em sang sông
      sang sông mà chẳng có đò

      có đôi con mắt thay đò đưa dâu

      cô dâu nhắn gởi đôi câu

      đò ơi có biết tình sâu em gởi đò
...

                       Ấu Tím
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 10:21:23 bởi dzuylynh >
dzuylynh 08.07.2011 02:43:58 (permalink)
0

 
CHẤP NGÃ
thơ minh hải_ nhạc & trình bày dzuylynh

                                                 
 
 
   ngày em đi
                                                                       mây không về nữa
                                                                       con chim chiều buồn lạc lối ăn năn

                đêm dãy chết
                bên sân chùa úa lạnh
                tháng năm dài phổ độ mối tình câm

 
                                                                               ngày em đi
                                                                         mưa không về nữa
                                                                                      nhóm hương tàn ta đốt cạn ngàn sau
                                                                      những bài kinh
                                                           đã lâu ta chưa đọc 
                                          đến bây giờ ta nhớ chỉ một câu

                   đến bây giờ ta chỉ nhớ
một câu
trong tâm tư
tiếng em cười hư ảo
thấm ngọc ngà son phấn với tả tơi
dáng em qua
còn buốt cháy chỗ ngồi
   thân chấp ngã
                                                                 còn chi đời hạnh ngộ

                                    ngày em đi
                                    ta không về nữa
                                    áo nâu sòng xin đốt trả nhân duyên
                                    đem tâm tướng ra phơi ngoài sân vắng 


                                                                                                         rồi
                                                                                                              thật thà ngồi ngóng
                                                                                                                                 dáng trăm năm...

 
 
                                                     Kim Sơn Tự . 2011 . vothuongdzuylynh
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 12:29:31 bởi dzuylynh >
#132
    dzuylynh 08.07.2011 02:59:25 (permalink)
    0

    Trích đoạn: damotlanyeunhau


    Trích đoạn: dzuylynh

    ... nhặt nắng Hạ sang gửi về cho em 

     http://www.box.net/shared/2dav3rb3d08l8aivz4fp

    GỬI NẮNG CHO EM
    Album Lệ Tým
    sáng tác & trình bày dzuylynh
     
    half moon bay june.26.2011.dzuylynh



    aB thân mến chào nlynh, chào cả nhà CLB Tri Âm

    Một chút nắng mong manh
    Sợi hanh vàng, óng ả
    Du dương trên phím đàn
    Da diết note trầm ca

    nlynh ơi!!! mà lynh thiệt nhen, hỗm rày trời Syd nắng ngả nghiêng chân trời luôn Có lẽ gió ghen vì thế, nên giông tố kéo về - gió mạnh lạnh kinh khủng, kí gì hổng dính với mình đều bay hun hút [sm=n_no.gif]. Chắc phải đợi sang Xuân mB mới đi ra khỏi nhà lang thang úng cafe dzí winh dohop, úng soda chanh múi đường dzí winh Ẹc, nhúm lửa dùm nlynh luộc thơ nấu nhạc, lơ lửng trên dòng Sông Hương nghe hò Huệ, lang thang vùng chín mùi dzí Con Ma Nhỏ...và các anh chị bạn hữu của CLB Tri Âm nữa nha [sm=flower.gif]

    Chúc nhau luôn vui khoẻ, bình an




     
    hu la cục Múi.. cưng bò đi mô mừ phú lít tìm miết hông thí dị?
    béhộp kím múi hòai hông thí nên chơi búng hột me mình ên...
    uh ! nlynh lúc nào mừ hỏng linh !
    có bịnh họan chi nhớ nói cho anh biết , đặng anh gửi thút chụt cho em hỉ?
    bắt chướt béhộp hun chùn chụt chèm nhẹp mí cáis nhen !
     
    è. coi chừng dập cí bánh phồng tơm á !
    dzui dzẻ hỉ cục múi
    nlynh
    #133
      SongHuong 09.07.2011 06:53:57 (permalink)
      0
      TÌNH LẶNG


      Vỹ Dạ chiều nay lất phất mưa
      Giọt buồn rơi ngập lối đi xưa
      Bằng lăng lặng khóc trong chiều muộn
      Tóc rối phương xa khẽ gió lùa?

      Em sẽ về thôi...thật sao em
      Hay là trăn trở suốt bao đêm?
      Trăng khuya một mảnh vàng lơ lửng
      Chiếc là chao nghiêng đậu trước thềm

      Dẫu biết em về như giấc mơ
      Chút tình riêng lặng giữa trang thơ
      Hương xưa đồng vọng niềm xa xứ
      Khúc hát tha phương vẫn hững hờ

      Muốn gởi về em khúc Nam ai
      Để buồn thôi nặng xoã đôi vai
      Sông xưa, bến cũ, con đò nhỏ
      Vẫn ngóng ai sang, dẫu dặm dài

      Đừng để là mây bay bốn phương
      Giọt buồn rơi lặng nước sông Hương
      Đêm chia hai nửa vòng tay lạnh
      Ta sẻ chia nhau những đoạn trường


       
      Sông Hương
      #134
        Thanh Vân 09.07.2011 23:42:05 (permalink)
        0
        Thanh vân xin chào các bạn ,  cho Thanh Vân làm quen với các bạn văn nghệ sĩ trong Câu Lạc Bộ Tri Âm

        Thanh Vân xin gửi một nhạc phẩm  Paris có gì lạ không em  - do ca sĩ
        Elvis Phương
        trình bày

        chúc các bạn ngày cuối tuần vui vẻ

        Paris, có gì lạ không em?
        bài thơ của Nguyên sa
        Phổ nhạc: Ngô Thụy Miên


        Vài hình ảnh ở Paris với tiếng hát vượt thời gian Elvis Phương





        Paris có gì lạ không em?
        Mai anh về em có còn ngoan
        Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
        Em có tìm anh trong cánh chim


        Paris có gì lạ không em?
        Mai anh về giữa bến sông Seine
        Anh về giữa một giòng sông trắng
        Là áo sương mù hay áo em?

        Em có đứng ở bên bờ sông?

        Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
        Anh về có nương theo giòng nước
        Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

        Anh sẽ thở trong hơi sương khuya

        Mỗi lần tan một chút suơng sa
        Bao giờ sáng một trời sao sáng
        Là mắt em nhìn trong gió đưa…

        Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay

        Tóc em anh sẽ gọi là mây
        Ngày sau hai đứa mình xa cách
        Anh vẫn được nhìn mây trắng bay

        Anh sẽ chép thơ trên thời gian

        Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
        Vì em hay một vừng trăng sáng
        Đã đắm trong lòng cặp mắt em?

        Anh sẽ đàn những phím tơ chùng

        Anh đàn mà chả có thanh âm
        Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
        Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung


        Paris có gì lạ không em?
        Mai anh về mắt vẫn lánh đen
        Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
        Chả biết tay ai làm lá sen?…



        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.07.2011 00:01:15 bởi Thanh Vân >
        #135
          Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 9 của 72 trang, bài viết từ 121 đến 135 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9