VIẾT THÊM ĐIỀU GÌ ? đăng sơn.fr
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 12 của 29 trang, bài viết từ 166 đến 180 trên tổng số 431 bài trong đề mục
dang son 05.07.2013 16:15:44 (permalink)
.
 

dangson.fr 
 
 

     
 CÓ THỂ LẮM CHỨ.
 
 
 
 Một ngày nào đó ,quay đi quay lại,thấy mình một mình rồi đổ chướng ,đổ khùng ngồi viết lại một hàng chữ cũ :
 
   " Chữ nè ! Em Yêu !

Hãy tha lỗi cho anh khi anh đã viết những điều khá buồn bã ở đời.Lắm lúc anh bất mãn và thất vọng chuyện đời,chuyện người và chuyện của anh và anh đã " lợi dụng " em để hả cơn.

Thứ lỗi cho anh.Biết đâu khi viết xong,ngồi đọc lại ,anh sẽ được vui.Không vui dược hôm nay thì ngày mai sẽ vui.Vui vẻ và thuận hoà vơí riêng em khi loài người và tình yêu,tình đời có thể bỏ rơi anh mà ra đi.
Riêng em.Anh biết em ở lại.


Vậy nhé em. Hãy ở lại để cùng nhau chia sẻ điều buồn vui.Chữ ơi ! Khi viết,anh không hề đeo mặt nạ hoá trang vơí em.Anh chỉ muốn thật sự là anh.Và em.Em cũng chẳng có cái mặt nạ nào khi em đến vơí anh. "
 
 
     Cũng được ,chứ sao không? ( Khi ta có một người yêu rất thủy chung )
 
     đăng sơn.fr
dang son 18.07.2013 12:24:38 (permalink)
.
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Góc Viết.
 
________________________________________
 
 
 
   Thời đại mới.Áp lực mới. Đi một vòng đây đó,thấy nguời ta chạy ( kiểu chạy đua ) Người ta thấy mình hầu như không còn thì giờ nữa ở  những cái vòng tròn quay cuồng. Có người vừa nói chuyện với kẻ đối diện,miệng nói trong lúc tay cầm cái điện thoại và bấm liên tục trên màn ảnh,mắt  này liếc nguời kia,mắt kia liếc cái màn ảnh. Ông kia vừa đẩy xe cho con trẻ lên cái vỉa hè,đầu thì  kẹp cái phone nghiêng đầu nói vào máy..... Những đứa trẻ thì vừa bước lên,bước xuống cửa  trạm xe lửa,xe bus ,vừa nói alô alô.
 
   Thời đại mới ư ? Và nguời ta sẽ làm gì,nghĩ gì,chơi gì nếu một ngày nào đó không còn cái điện thoại di động để lạng  web,để viết thư kiểu meo meo kiểu  net ?
 
   Tờ báo làm cái thống kê đang nằm dưới mắt tôi nêu lên vài con số đáng suy ngẫm : 68 % nguời dùng điện thoại di động thấy  bị ghiền nó ( và không thể xa  nó ). 65 % nguời dùng mạng nối ở Facebook thú nhận là mình chạy ra  chạy vào thuờng xuyên để  thăm dò,canh chừng mạng tin tức nối bạn  hữu....
 
  Né - né những con số thống kê trên tờ báo có đầy quảng cáo máy phone,tablette và những cái loạn cào cào kiểu dụ dỗ tiêu thụ bán hàng,bán chương trình thể thao,phim ảnh trên màn ảnh điện thoại cầm tay,tôi quay lại phía tay trái ngoài quán nước khi nghe một tiếng Ôi - Ôi Chao ! : Thì ra có cô gái kia đang đạp nhầm lên một bãi phân của  chú chó vì cô vừa  bước vội vừa ghé mắt vào cái điện thoại và không có " thì giờ " nhìn xuống đất. Vậy là chèm nhẹp và cô sẽ phải dùng thì giờ để thanh toán  thứ của nợ đã dẫm lên.
 
 
   Tôi phì cuời,cuời thầm thầm và biết mình sẽ dùng thì giờ tắt ngúm cái điện thoại vì sợ mình có ngày cũng bị chèm nhẹp như thế.
   Có thì giờ hay không thì cũng  chỉ do ở mình mà thôi.
 
  Phải là như thế không ?
 
 
   đăng sơn.fr
 
dang son 23.07.2013 12:56:07 (permalink)
.
 
 

  NHẬP đề
  và
  KHÔNG đề  -
 

  _____________________________________________
 

    Khi viết,tôi thấy có sự khó khăn khi đặt cái tựa . Đặt tựa cho một bài tùy bút dễ hơn cho truyện ngắn .
 
        Ở dạng tùy bút,ta có thể dựa vào một ý tưởng để diễn đạt tâm trạng vui,buồn hoặc là không này ,không kia - Nếu ta bí tựa thì đặt đại cho bài vừa viết xong là Tản Văn - Chữ Tản Văn có lúc làm tôi khó chịu vô cùng theo cái nghĩa tản mạn,lang thang không định hưóng cho điều mình viết ,viết theo  kiểu hỗn độn,kiểu tả pí lù ,chữ chạy trong đầu đến đâu thì viết đến đó . Tùy cung cách suy nghĩ sự việc,tùy khả năng sáng tạo ,mỗi người có một phương hướng viết khác nhau ( và điều kiện viết,kỷ thuật viết ra sao thì còn tùy ) .

      Biết là như thế,tôi không viết tản văn,tôi viết  tùy bút để kể chuyện và quay đi,quay lại vẫn thấy khó khi phải tìm một cái tựa . Ngày xưa đi học,giờ văn,thầy cô có bảo là cái tựa  là một đại ý .
 Thế nhưng khi chưa viết mà đã đặt cái tựa chính cho bài thì ý tưởng của mình có sẽ bị đóng khung chật chội lắm hay không ?
      Thí dụ như : Bài tên là BUỒN  . Dĩ nhiên rồi : Khi có một chữ " buồn " to tướng như thế ở đầu bài thì làm sao mà vui cho được ? Như vậy là toàn thể bài viết để chỉ nói về chữ Buồn thôi hay sao ?
Nhỡ thấy buồn quá,sợ buồn héo hắt mà mình muốn vui thì sao ? Viết ra sao,làm cách nào để cân bằng tâm trạng  cho một bài tùy bút ?

     Viết !  Viết ,có phải là một cách thức để làm cân bằng trí não và thoải mái với những ý nghĩ của mình hay không ?
 
 

     đăng sơn .fr
 
 
 
dang son 05.08.2013 02:06:19 (permalink)
.         
 
 





VIẾT
ở một Diễn Đàn Trẻ -








_______________________________________________________________





   Nản chí ! Tôi viết :





" Chú vào đọc các tiết mục  ở Web quá trẻ,quá mới như  ở đây theo một chiều hướng đi lên .



Có lúc chú ngẩn ngơ giật mình .  


Quả đúng như thư của Adm và bạn trẻ VoMinhĐang đã viết  cho  chú ở mail :



Tuổi trẻ  bên  nhà đang có chiều hướng ngã về truyện Tàu và Kiếm Hiệp !



Đã có
bao nhiêu Nicks  ở đây lấy tên theo kiểu múa kiếm của kiếm hiệp chưởng  ? .1000 năm Tàu đô hộ
đất ta ! Chưa đủ hay sao ?




   Chú hay dùng lời thẳng mích lòng - Đành chịu .




Ai có tham vọng làm nhà văn ? Tuổi nào để  có thể làm nhà văn ? Nhà Văn là cái  gì ?



Ta học gì để viết và sẽ  trình bày tư tưởng của mình ra sao  ?




  Chú biết sẽ có ngày chú rời diễn này và có thể chú không luyến tiếc . Bởi vì  ...............   "








   thân ái





   đăng sơn.fr

  ( France )
 
 
 
 
dang son 05.08.2013 03:13:18 (permalink)
_
 
 



NO Robot






   Hãy thứ lỗi cho tôi
   Thứ lỗi bằng một nụ cười


   Vì ,bởi lẽ
   Tôi đang chán đời
   Chán viết lách


  Vì : Ngày hôm nay,tôi đã viết khoảng 3000 chữ
  Cay và đắng lắm

  Tôi quên mình đã giả vờ hạnh phúc
  Quên mình có lúc đã dững dưng trước cuộc đời và bao sự giả tạo


  Tôi quên và lờ đi bao nhiêu cái bảng quảng cáo
  Họ ....


   Họ luồn lách vào những trang Webs
   Họ cố tình mua chúng ta cho bằng đựợc
   Họ bán linh  hồn cho ma quỷ
Qua những hình thức mệnh danh cho Apple,cho Samsung,Sony.....

  Họ nói là dân chơi thì phải có IPhone ,Ipad hoặc là cái điện thoại loại  mới nhất để giảm thiểu thất nghiệp...



  Ôi !
  Ôi !


Thứ lỗi cho tôi
Khi tôi nhìn thằng con mình đang nghịch cái điện thoại ở bàn ăn
Tôi ngứa mắt
Tôi kiếm chuyện
Tôi hung hãn



  Thứ tội cho tôi khi tôi không phải là người máy thời 2019

  Trái tim tôi vẫn còn đập
  Trí tuệ không nằm ở cái Pc kiểu 1500 Go



   Hãy để tôi còn biết mỉm cười khi lắng nghe
   Ở sân vườn của mùa hè

   Tôi ,có lúc, sợ thành mình thành người máy
   Sợ trái tim mình không còn biết yêu ai


   Thứ lỗi cho tôi
   Khi tôi đắng


   Ngày mai ,tôi sẽ bớt đắng
Ngồi thinh lặng trong  chốc lát

   Và sẽ mặn mà làm thơ tình hoặc thử viết một lá thư tình dài nhất thế kỷ



   Tôi mong,như thế .









đăng sơn.fr
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2013 03:21:51 bởi dang son >
dang son 07.08.2013 12:50:47 (permalink)
.
 



   VIẾT CHO 2 ĐẲNG CẤP .



   ________________________________________________





Để tự chế,tôi mở Pc,viết thật nhanh để thử chạy đua với ý nghĩ riêng tư của mình .


Ở thế giới viết của Net ,tôi nhìn nhận và có thể chia hai loại viết theo kiểu Hạ và Thượng  .


Ở hai nhánh sông thì có hai bờ : Hữu Ngạn và Tả Ngạn . Đứng ở đầu một dòng sông chữ nghĩa,tôi thử viết  theo kiểu Hạ và Thượng .




1.   Hạ -



Tôi đá cá lăn dưa,tôi coi  trời bằng vung . Đời cũng bằng vung . Lê la ở quán nhậu,ngồi chung với bọn du thực,nốc bia,đá văng chai bia ngã sóng soài,tôi chửi rủa,tôi lằn nhằn . Mẹ họ nó .Đời này chỉ có tiền . Mẹ kiếp,có thực mới vực được đạo . Tôi thù đời ....




2 .   Thượng -



  Đừng hỏi tôi đi học để làm gì ? Và bằng cấp để làm gì ?

  Nếu chịu khó phân định được hai danh từ : Tri Thức và Trí Thức ,tôi nghĩ là không khó lắm .  Có trí tuệ mà không dùng tri thức để nghĩ suy và hành động thì bằng cấp chỉ là mảnh giấy vô tri .


  Văn hóa là gì ?  Và Văn Học giúp gì được cho nền văn hóa  ?  Phong tục tập quán theo lằn mốc của thời đại nói lên điều gì ?


  Có phải chăng là viết được một vài bài thơ,vài  bài văn là  đã gọi là văn học ?






   -----------




Giữa hai phía tả  và hữu của dòng sông chữ nghĩa,ta chọn dòng nào để luân chuyển ý nghĩ của mình ?







đăng sơn .fr
 
 
 
 
 
dang son 09.08.2013 12:53:33 (permalink)
.
 


VIẾT
cho một cô học trò nhỏ .




____________________________________



Xưa . Đã vài lần em hỏi tôi :

- Để có thể viết văn,ta có cần phải giỏi về luận văn không ?


Trả lời em là " Không "


Em tròn con mắt,lại hỏi :

- Sao không ? Chứ làm sao viết được ?

- Nè ! Nhỏ mà hỏi hoài thì tôi sẽ cạu nha nhỏ .


Thế là cô nhỏ không thắc mắc vớ vẩn nữa - Nhỏ ngồi hì hục viết .







Là người thích đọc và đọc rất nhiều, để tiết kiệm năng lực và thì giờ,tôi luôn kén chọn điều để đọc . Những quyển sách nói về chính trị,về những quyền chức tham lạm hoặc sách kể về những chuyện lừa đảo thủ đoạn trên chính trường hoặc có khi đọc về những sự viêc ô uế ở những tu sĩ áo thụng đã làm tôi nhức đầu .


Tôi đọc xong,quên biến đi và tìm đọc những gì học trò viết,trong đó có Em .

Em viết gì ? Cách thức hành văn của em ra sao ?


Đã có thầy cô nào giảng giải cho em nghe về tốc độ và âm điệu trên một dòng chữ văn xuôi chưa,em ?

Khi viết,em hãy thử hình dung mình là một dòng sông chuyên chở chữ nghĩa . Em biến mình thành dòng nước cuốn . Lúc nào nước cần trôi
thật chậm rãi êm đềm,lúc nào thì cần cuốn rút rất mạnh,rất nhanh
( tốc độ, cường lực )

Viết cũng có khi cần để ra một khoảng trống để mình và người đọc tạm ngừng ý nghĩ trước khi đi vào phần chuyển tiếp của những phân đoạn cần thiết .


Khái niệm viết là một quá trình thâu nhập,khi đọc ,ta có xem hành động của mình như là sự
ấp ủ một thứ mầm nhận thức để chờ kết quả trồi lên mặt đất thành lá,thành hoa ( Sự diễn đạt khi viết ) ?



Khi tôi đọc em . Vững đấy chứ cho dù tốc lực của câu viết chưa đủ mạnh,chưa đủ chín . Em cần thời gian để tôi luyện mà .


Cô nhỏ .


Hãy đọc,hãy kiên trì theo năm tháng . Đừng đọc những điều quá hạ tầng vớ vẩn của những hạng người viết vớ vẩn kiểu thựơng tầng hạ cám trên những diễn đàn nuôi sự đả kích bôi nhọ. Hãy mạnh dạn trong sự im lặng không trả lời những góp ý cợt nhả để khoác hành lý trí tuệ dong duỗi một thân một mình .

Tư tưởng của một kẻ viết là mạnh dạn suy định để đi con đường riêng của chính mình . Câu chữ " Hợp Bầy " và " Tách Bầy " là điều rất cần để có thể viết .


Viết đi - Để một ngày nào đó,ngồi trước mặt nhau,em sẽ không hỏi tôi " Viết Để Làm Gì" "Làm Sao Để Viết" nữa .


Được như thế không Em ?




đăng sơn.fr
 
 
 
    
dang son 22.08.2013 12:44:50 (permalink)
.
 
 

   VIẾT
   và KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
.





Hôm nay,có thì giờ để được đọc một vài bài viết  hay của các cây bút trẻ tại quê nhà . Ở họ,tôi cảm thấy một vài tâm trạng bức  rứt về  cung cách sáng tác .


  Viết như thế nào  là viết theo kiểu Thuần Việt  ?


Thế nào là thuần túy viết kiểu Việt Nam ?


Khi viết ,ta có chắc chắn rằng ta không hề chịu  một ảnh hưởng nào của  những người đi trước mình ?


Làm cách nào để thoát ra khỏi những ảnh hưởng ấy ?



   Phong cách viết đến từ đâu ?




Thiết nghĩ : Viết là một hành động sáng tạo . Và Viết theo từng đề tài khác nhau . Người viết bằng  nhịp đập của trái tim sẽ viết khác với những tay bồi bút .







đăng sơn.fr
 
 
 
 
dang son 22.08.2013 12:52:44 (permalink)
.
 
 


   TỊNH YÊN .





  _______________________________________________________




Một cô nhỏ gửi thư  nhắn , đề nghị làm Biên Tập Viên   để giúp tôi sửa chữa các lỗi typo và dấu tiếng việt.


Biên tập viên là cái  gì vậy ?


Ở một toà báo hay có chức vụ Rédacteur - biên tập viên - Nhiệm vụ của  hắn là gì ?



   Trả lời thư cô bé có lòng tốt ấy,tôi viết : Ok . Nhưng xin cháu bé đừng sửa cách hành văn của chú ở chủ đề  " Viết Để Làm Gì "



   Cô nhóc hứa điều  lệ  ấy .



   Tôi cám ơn cô để thấy lòng tịnh yên và sẽ  xem cô ấy sửa chữa gì .



   Nếu không đúng ý thì cái " tôi " của tôi sẽ là một hỏa diệm sơn .

   Khi viết,thì lòng mình tịnh . Khi cần phản ứng ,tôi biết mình sẽ làm gì .







đăng sơn.fr
 
 
dang son 23.08.2013 13:48:09 (permalink)
.
 
 

THÁI ĐỘ VIẾT



NIỀM KIÊU HÃNH






-------------------------------






Trong quá khứ và ngay cả thời hiện đại , bạn đã gặp những cây bút và những kẻ đốn mạt chưa ?

( Trong cái nghĩa của chữ đốn mạt có ẩn dấu chữ HÈN )



Ở cái thời của Apple mà còn nhắc đến chữ Sĩ - Kẻ Sĩ - thì có lẽ cũng sẽ có vài kẻ nực cười - Cười kiểu cười cợt ,nhạo báng ....



Đã có lần nghe câu
mỉa móc : - Bán cái sĩ diện đi mà ăn há ? Sĩ diện có to bằng tiền không ? Chảnh quá ta ơi !





Sĩ là cái gì ?

Diện có phải là danh dự ở một cung cách suy nghĩ và sống ?


Khi suy nghĩ,trầm lòng để viết ,tên người viết phải thật tình mà đối diện với chính mình . Nhìn thật sâu vào trí tuệ và tâm hồn mình để thấy rõ cái Sĩ ,cái Kiêu Hãnh của mình .




Sĩ diện hay không cũng là một phong cách suy nghĩ . Nghĩ gì khi cầm bút và tìm Nghĩa Thật cho con chữ của mình ?





đăng sơn . fr

( Viết tặng những cây bút trẻ )
 
 
 
dang son 25.08.2013 02:17:54 (permalink)
.
 
 

    NGÔN NGỮ .



    Ngôn ngữ học nằm trong thuật tư tưởng .

   Từ trẻ sơ sinh đến lúc 3,4 tuổi , con người tập nhìn,tập phát triển sự khám phá  sau khi quan sát sự thể .

   Đứa trẻ có thể lý luận theo một hình thức thông minh . Hỏi cha nó :
  - Ba ! Tại sao con trai không giống con gái ? Ba ! Tại sao là con trai thì không chơi búp bê và  không mặc áo đầm ?

Cha nó sẽ trả lời ra sao ? Và sẽ dùng từ ngữ như thế nào để con trẻ  dễ hiểu ?

Lớn thêm chút nữa ,đứa trẻ tròn 5, 6 tuổi ,đi học về . Nó mếu máo :

    - Ba !   Bạn con toàn là tóc vàng ,mắt xanh,mũi cao . Tại sao  con không giống tụi nó ?

Cha bế con vào lòng,dẫn con đến trước cái gương kính,chỉ tay vào gương . Ôn tồn :

  -  Con thấy hai người ở gương kính . Một lớn, một nhỏ . Cha con là người Việt Nam,tóc đen thì con là con . Con giống ba .

   Thằng bé yên lòng,không thắc mắc nữa . Và lớn lên để học thêm

   Năm 10 tuổi , nó xem cha nó là thần tượng .
   20 tuổi . Chàng thanh niên thấy mình mạnh hơn cha mình
   30 tuổi . Gã đàn ông thấy mình đầy sinh lực và trội hơn cha mình ( Con hơn cha là nhà có phước )
   40 tuổi . Sau những thành công tạo dựng và thêm những thất bại ê chề ,gã đàn ông chợt nhớ đến những lời cha   ở ngày xưa.

    50 tuổi - Có 2 vấn đề khá to tát :
    1. Cha già còn sống - Thằng con về nhà thăm cha . Nói với cha mình : Con nghĩ là  theo kinh nghiệm thì cha có lý để dạy con .

    2. Cha đã khuất bóng - Thằng con ra mộ thăm cha,quỳ xuống than khóc ." Cha ơi - Phải chi cha còn sống ".


-------------------

    Đó chỉ là một trong những bài học riêng mà tôi đã học  khi cầm bút . Tôi không có mộng làm văn học to lớn .
    Văn học là gì ?  - Có phải là ngôn ngữ học cộng với văn hóa ( chữ nghĩa )

   Thế nhưng trong vấn đề Chữ Nghĩa ,ta phải có tâm - Tâm đến từ thuật Tư Tưởng .

   Ở môn tư tưởng học có điều lệ về óc phân tích,óc phán đoán và nghệ thuật bàn luận . Bàn luận khác với tranh cãi,đả kích .  Ta trình bày một vấn đề , ta  biết lắng nghe sự phản hồi và giữ im lặng đủ để phân tích vấn đề .


Về phần người viết . Ta cần điều gì ắt có và đủ để  VIẾT ?




  đăng sơn.fr
 
   
 
 
 
dang son 05.09.2013 13:01:21 (permalink)
.
 
 
 
 
 

CHẤT LƯỢNG để VIẾT

___________________________________________



Kẻ viết tập trung sự suy nghĩ của hắn khi dùng thì giờ ngồi viết :

* Sự ĐAU KHỔ .

Trong sự khổ đau có ẩn chứa một cái nghĩa khác là sự từng trải lăn lóc bằng những nụ cười, những giọt nước mắt truớc những tình cảnh không thể cưỡng lại . Đời sống dạy ta điều chấp nhận . Chấp nhận điều phi lý bất công ư ? Chấp nhận những cái lừa lọc, dối gian của người ư ?
Để cưỡng chống lại ,kẻ viết phải viết gì ?


* Sự HẠNH PHÚC .

Với cây bút , người viết cũng có thể là một họa sĩ để phác họa những mơ ước của mình . Ta vẽ lòng nhân ái,nỗi đại lượng,vẽ tình đồng loại có nụ cười và những vòng tay hoà bình ....

Vẽ hay viết là hành động đến từ tim óc .


Ở đây,người viết như tôi có thể thêm vào một điều nữa . Đó là sự MÂU THUẨN ( nghịch lý ) để so sánh và kháng cự lấy chính mình khi viết .

Không thể nào không có ánh sáng và bóng tối trong lòng mình khi viết . Ánh sáng có đủ mạnh để soi sáng bóng đêm trong tâm hồn của chữ viết hay không đã là một chuyện khác .



đăng sơn.fr
 
dang son 09.09.2013 15:26:16 (permalink)
.
 

THÊM MỘT LẦN NỮA ĐỂ VIẾT NGẮN.
RẤT NGẮN




Chỉ còn chừng 10 phút nữa là đến giờ ra cổng,đi làm.

Ly cà phê sữa thấy ngon hơn mọi lần với tiếng nhạc nho nhỏ.Buổi sáng đang kéo đến ngoài khung cửa sổ.Tiếng chim hót,mùi thơm của cây cỏ mùa xuân đang tạo nên một cảm giác dễ chịu...

Tất cả buổi sớm đang yên tĩnh.Không ghé vào trang thời sự của Msn đọc vài mẫu tin tức như thường lệ nữa.Cái cảm giác đang yên tĩnh nên để dành đọc những điều êm đềm ở vài trang của những bạn viết..


Tình cờ đọc thấy một đoạn có bạn nhắc đến mình và cách dùng chữ của mình.Thế ư ? Ngạc nhiên khi thấy còn có người nghĩ đến và nhắc đến.Tình thân của những người viết là như thế.


Buổi sáng.
Thời tiết nói sẽ đẹp trời.

Buổi sáng ngắn.Rất lặng tĩnh ở bàn giấy dưới ánh đèn ấm và giữa tiếng nhạc có guitar đệm thênh thang.Muốn và đang muốn viết thêm vài điều về sự suy nghĩ của mình.
Đang muốn viết về một cái tựa sách đang gây chấn động ở Italie.Cái tựa đen như cửa địa ngục trần gian :" Sex à Vatican ".

Lại chuyện của những người mang chiếc áo thầy tu và làm bậy.Bậy từ nhà thờ ,bậy chạy ra ngoài đưòng, ở dancing thâu đêm ,ở các động điếm.

... Mình nghĩ bụng sẽ dành ra một khoảng thì giờ đủ để tìm hiểu và sẽ viết.Viết như một cách thức giải tỏa những ấm ức giữa trần đời.

Chuyện còn dài.





đăng sơn.fr
( Viết trong một khoảng khắc ngắn.Rất ngắn )
 
dang son 10.09.2013 13:05:24 (permalink)
.
 
 
        Đăng vào: 1 phút trước
.  











                   vào THẾ GIỚI CHỮ
                              của Nguyễn Xuân Sang
                                  (   *  viptruyen.vn  )



   ______________________________________________






     Ở một  trang viết này của tôi ,có lần Nguyễn Xuân Sang thắc mắc,đặt lại câu hỏi :



    "   Câu hỏi này là sao ạ? " Viết vì Cần tiền ? " hay " Viết để tạo ra tiền? " chẳng phải là đều vì muốn có tiền hay sao?

Theo cháu câu hỏi này nên sửa lại là: "Viết vì cần tiền hay viết vì niềm đam mê ?"




        Tôi đã đọc nhưng không trả lời một cách trực tiếp cho câu hỏi , bởi vì tự trong câu hỏi ; Sang đã tìm thấy câu trả lời . Vì gì mà viết ? Có nên đặt nặng câu " VÌ TIỀN " hay không ?




        Nói thật,tôi sợ danh từ Nhà Văn  - Nhà Thơ ( vì những lý do rất riêng ) Khi viết ở đây đó,tôi không xem mình là nhà văn , nhà thơ .


        Khi vào trang viết của Nguyễn Xuân Sang . Đọc xong 2 tác phẩm ,tôi thấy gì ? Nhận định gì qua cách cấu tạo bố cục , ý tưởng và cấu trúc về kỷ thuật hành văn của Sang ? ( Một thanh niên trẻ có đôi mắt sáng dưới cái mũ đội kiểu Rap ?  )/I]




        Đọc người viết trẻ ở Đêm Thành Phố Đầy Sao để  biến mình thành một sợi bông bay trên những cảnh đời ngang dọc khốn cùng qua nét vẽ  về hai cậu bé nghèo khổ . Đọc  để hòa nhập vào cơn đói đến tận cùng và thấy đắng ở những giọt lệ tuổi thơ  .  Đọc để thấy cái tâm trong khốn khổ,bạo lực .


         Không ngạc nhiên trong cách viết của Nguyễn Xuân Sang
nhưng vẫn thả lỏng mình để người viết dắt mình đi qua hai tâm trạng của hai cậu bé khổ sở . Đọc như thế để xét nét về thể loại của truyện hiện thực xã hội .


        Nhà văn là ai  ? Và khi viết ,hắn phải mang một trọng trách,một sứ mạng như thế  nào ? Ra sao ? Hắn viết về những đau thương,tâm trạng bi đát khốn cùng của xã hội để làm gì ?


       Và người đọc - Đọc trên những dòng chữ ấy,thấy gì , hiểu gì ? Thấm thía để nhận thức ra điều nhân bản như thế nào ?


     Khi đọc Nguyễn Xuân Sang,tôi không muốn mình là một nhà phê bình văn
học ( vì tôi không đủ trình độ phê bình văn học với tư cách một người viết ) Tôi không muốn mổ sẻ chữ nghĩa của  tay viết trẻ này khi thấy  sự có vẻ lúng túng của hắn khi viết  và tả về những hình ảnh của mấy cô gái giang hồ trong tác phẩm "  TRONG BÓNG TỐI " -  ( Hắn còn trẻ quá để sâu sắc hơn khi vẽ tâm trạng gái ăn sương ở phố khuya ! )



      Đọc xong hai tác phẩm của tay viết trẻ,tôi thích thú với một
niềm kỳ vọng,một nỗi vui mừng :


      Ta viết - Kiên trì học hỏi để viết - Đừng đặt nặng vào sự thành công khi con đường viết sẽ còn rất dài . Sứ mạng viết đến từ tâm thức . Viết là chuyển đạt một kỳ vọng ,một soi sáng thức tỉnh .




       Chúc tác giả Nguyễn XuânSang vững tin  ở bút lực của mình .





       đăng sơn.fr.
 
 
 
dang son 13.09.2013 15:16:01 (permalink)
.
 
 
 
 
. . mặt NẠ hay là CHIẾC ÁO ?




1.


Vừa rồi,đọc được một bài viết quá hay từ một chủ đề :




Người viết trẻ và những chiếc áo quá cỡ



Với một số người viết trẻ, họ được ban phát lời khen một cách dễ dãi, tùy tiện, thậm chí họ phải nhờ người khác ban khen, điều này làm cho việc đánh giá họ không chính xác. Không chỉ vậy, có sự nhập cuộc của truyền thông, tài năng của một số người viết đã được thổi phồng lên gấp nhiều lần so với tài năng thực sự.
Từ một người vô danh, anh ta bỗng nhiên nổi tiếng, trở thành một nhà văn được báo chí săn đón. Lúc đó, anh ta nghĩ mình đã là nhà văn lớn, vênh váo và ngồi nghĩ ra cách làm sao trả lời báo chí cho bớt kệch cỡm.



1. Một đứa trẻ, chắc chắn không thể mặc được áo của người lớn. Cũng như những người chưa viết được những tác phẩm cho ra hồn thì không thể gọi là nhà văn, họ chỉ nên được gọi là cây bút. Đối với những người viết trẻ, vốn đã tham gia nhiều vào đời sống văn học, lại viết thường xuyên, in ấn nhiều, thì có thể được gọi là nhà văn trẻ. Thế nhưng, không ít người sáng tác đã được giới truyền thông tặng cho những chiếc áo quá khổ.

Họ được khoác cho cái mác “nhà văn”, mặc dù chẳng đáng. Hơn nữa, người viết đó được ca ngợi quá mức, vượt xa nhiều lần tài năng của họ, điều này chẳng giúp người viết đó sung sướng được bao nhiêu, nhưng sẽ sớm giết họ khi đã làm cho họ ngộ nhận quá mức. Gần đây, báo chí lại đi ca ngợi vô lối những cuốn sách chất lượng quá kém, mà khi hỏi người ca ngợi đã đọc cuốn đó chưa thì chỉ nhận được cái lắc đầu.
Một số người viết trẻ từng chơi blog đã đọc được những lời chửi bới bậy bạ của cô gái tên Vũ Phương Thanh trên blog cá nhân của cô, bất kể cô này vui hay buồn. Dường như blog là thứ để Thanh xả ra những bực dọc, những chán nản, hay cả những niềm vui ở đời sống thực.
Theo lời một blogger, đọc những gì Vũ Phương Thanh viết trên blog thì thấy cô có cá tính, nhưng lời lẽ phần nhiều thô tục. Thực chất, Thanh là cô gái học hành chưa đến nơi đến chốn ở Hà Nội, một mình vào Sài Gòn kiếm sống. Khi phong trào chơi blog nổi lên thì cô cũng “nhào dzô” và nhanh chóng trở thành một hot-blogger nhờ… sự ngỗ ngược.

13 entry trên blog được cô tụ tập lại, được Công ty Sách Bách Việt in thành tập và phát hành. Nó được gọi là tập truyện ngắn, với tên “Cho em gần anh thêm chút nữa”, Thanh lấy bút danh là Gào. Ngay lập tức, đã có không ít báo “xông” vào ca ngợi Gào, giống như một hiện tượng.
Đây là một đoạn trích từ bài giới thiệu của tác giả Gia Bách trên báo An ninh thủ đô và được nhiều mạng khác post lại: “Mười một câu chuyện còn rất trẻ, giọng văn đôi khi táo bạo, đôi khi bất cần và có thể khiến người đọc hơi rùng mình vì những gì mà người trẻ đang làm nhưng như Gào nói, truyện của cô thiên về cảm xúc, viết về nỗi đau của người phụ nữ. Nó không thời thượng, không hời hợt, không sến, nó được yêu thích bởi vì được đi ra từ đời thật, từ những gì cô chứng kiến ở bạn bè, hay được nghe kể lại”.
Khi viết phần giới thiệu này, tôi cam đoan tác giả Gia Bách đã không đọc, mà chỉ cố tình “nghe nói” rồi viết bừa. Chính xác, tập truyện của Gào gồm 13 truyện chứ không phải chỉ có 11. Lời giới thiệu sách Gào đã viết rất rõ. Đọc những gì Gia Bách ca ngợi Gào, tôi thấy anh chỉ khen lấy được, chỉ để có bài và cũng chẳng biết khen như vậy có lợi cho Gào hay không. Xin Gia Bách hãy đọc truyện của Gào đi rồi hãy viết.

Một thời gian dài, báo chí ca ngợi tác phẩm “Chuyện tình New York” của Hà Kin. Mặc dù Hà Kin đã thanh minh ngay đầu cuốn sách: “Tác phẩm của tôi chỉ là một dạng tự truyện, không phải là một tác phẩm văn học, trong đó chỉ có những câu chuyện và bài học cuộc sống thực tế tôi cóp nhặt và muốn chia sẻ”.
Thế nhưng, người ta vẫn cố gắng coi đó là một “hiện tượng văn học mạng”, để đẩy nó thành một cuốn sách bán chạy và được đổi bìa, tái bản đến lần thứ ba. Hà Kin từng tâm sự, cô chỉ đơn giản muốn kể lại một thời “yêu thương” và “dữ dội” của mình, nhưng khi ca ngợi, người ta đã biến nó thành một… tiểu thuyết.

Ai có thể tưởng tượng nổi, những lời lẽ sau được “thở” ra từ miệng một cây bút nữ, khi cô này được phỏng vấn trên báo: “Ngay như bạn trai tôi, anh ấy cứ đọc truyện của tôi lại shock nặng và ghen tuông vài ngày. Sau đó anh ấy cho rằng quá khứ của tôi có đến một nửa số đàn ông Việt Nam… Tôi viết và tôi thích thú với việc quan sát của mình. Tôi thích nhìn ngắm tôi trong gương, thích nói chuyện với tôi trên giường ngủ, ngoài đường phố, bên cốc rượu, trong quán bar, trong những nụ hôn của người yêu… Tôi đã thấy và đang thấy tôi khác với ngày hôm qua, ngày hôm kia. Bên cạnh đó, tôi nhìn ngắm cơ thể và hành động của người trẻ, lắng nghe tiếng nói của người trẻ để thấy họ đang làm gì và ra sao”. Đó là lời của tác giả Từ Nữ Triệu Vương mà một thời, báo chí đã ca ngợi hết lời, dự báo một tác giả quậy phá chẳng những ở đời thực mà còn cả văn chương, nhưng giờ, cô đã lặn mất tăm chẳng thấy viết văn nữa.

Còn rất nhiều tác giả, được tung hô, được ban những lời khen “bốc giời”, bởi những người cố tình làm cho văn học lâm vào tình trạng vàng thau lẫn lộn. Cũng có thể họ chỉ tìm cách bán báo, hoặc điều gì đó mà hết lời ca ngợi một tác giả với những tác phẩm mà mình chưa từng đọc, chưa từng hiểu, để rồi họ ngộ nhận, không thể nào sáng tác. Hoặc tác phẩm mà họ vừa được ca ngợi chỉ là một thứ rác rưởi, mà sau khi in ấn, tác giả của nó không còn khả năng viết nữa. Đáng tiếc thay.




2. Blog Yahoo 360 đóng cửa, những tưởng một số blogger “văng mạng” sẽ mất “nhà”, nhưng họ vẫn chuyển được sang “căn nhà” mới tùy lựa chọn mỗi người. Và loại văn được viết trên đó vẫn tồn tại hiển nhiên. Sẽ có người nói rằng mỗi thể loại, mỗi dòng văn học đều có đối tượng đọc riêng của nó.

Nói như vậy cũng có nghĩa rằng, những thứ được gọi là “văn học mạng” đều là những thứ khiêu dâm, rác rưởi, thì cũng có những đối tượng thưởng thức “món” đó(?!). Trong Kinh Thánh có đoạn: “Có anh em nào khi con cái xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá không? Hay khi nó xin con cá mà lại cho nó con rắn không?”.
Ý nói, mỗi người cha người mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho con cái. Thì đối với mỗi nhà văn, cũng phải mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho người đọc chứ. Thế nhưng, một số người đã mang những thứ rác rưởi đến cho đối tượng người đọc là trẻ vị thành niên, vốn đang rất tò mò (nhà văn đích thực người ta không quan tâm đến loại sách này).

Chúng cũng như những đứa trẻ, khi bố hay mẹ đưa cho hòn đá, thì trước hết nó cứ gặm cái đã, rồi mới thấy là không thể ăn được. Thứ văn kiểu như Keng, Gào… viết, thực chất là thứ văn đồi trụy. Nó sẽ tiêm nhiễm vào đầu óc người trẻ sự bất cần, theo kiểu “yêu cũng được mà không yêu cũng chẳng sao”. Từ đó dẫn đến tính phá bĩnh, bất trị ở các em. Đó là tội ác, là vô lương tâm.

Không ít người đã bị một số phương tiện truyền thông lừa, nhưng chúng ta không thể đổ hết lỗi cho truyền thông. Họ chỉ làm nhiệm vụ của họ là quảng bá. Lỗi của họ là quảng bá không đúng với thực chất, quảng bá khi chưa hiểu rõ nội dung của cái mà mình quảng bá. Lỗi của người đọc, của công chúng là không chịu nhìn bằng con mắt mình, không chịu nghe bằng tai mình, không chịu đọc bằng khả năng của mình mà chỉ qua người khác.
Họ quá dễ dàng sập bẫy những chiêu PR, không có khả năng đánh giá lại giá trị của những lời ca ngợi thái quá từ giới truyền thông. Đã có tác giả cảm thấy ngại không dám gặp bạn viết, bởi một tờ báo đã ca ngợi mình hết mức. Tác giả này vốn khiêm tốn, gia tài là mấy đầu sách nhưng trả lời báo chí rất rụt rè, thận trọng.

Nhưng anh không biết rằng, người phỏng vấn anh đã “chua” thêm mấy dòng khiến anh… rợn tóc gáy. Thực tình, anh không dám trả lời ngỗ ngược như thế, nhưng qua sự “nhào nặn” của một cây bút báo chí non kém trình độ, bài phỏng vấn đó đã trở thành một nỗi ám ảnh, day dứt. Nhưng bài đã lan truyền trên mạng, không thể nào sửa chữa được.

Khi người viết trẻ được tặng chiếc áo quá khổ, tức là được khen vượt qua tài năng của anh ta, sẽ dẫn đến hai khả năng. Một là, anh ta sẽ cảm thấy sung sướng vì được ca ngợi hết lời, được trở thành nhà nọ nhà kia quá dễ dàng. Hai là, anh ta sẽ buồn phiền và đề phòng truyền thông hơn, vì anh thấy mình chưa đáng được như vậy. Nhưng cả hai khả năng đều khiến người viết trẻ có chút tiếng tăm.

Phần lớn, người viết trẻ với tính hiếu thắng, một chút tự hào của mình lại thích được khen hơn là chê. Thích nghe những lời mềm tai để thấy mình đã lớn lên nhiều và vô tình, dị ứng với những lời góp ý chân thành. Không chịu được những lời góp ý chân thành và chủ quan tin vào những lời ban khen vô lối là một căn bệnh mà nhiều người viết trẻ đã mắc phải.

3. Đã đến lúc, chúng ta nên có một cái gọi là “văn hóa khen ngợi”. Khen hay chê đối với một con người là việc cực kỳ khó khăn, khen chê văn nghệ sĩ càng khó, khen chê những người viết trẻ còn khó hơn nữa. Khen và chê làm sao để người viết trẻ không nản lòng, không ngộ nhận và kích thích sự sáng tạo của họ, tiếp thêm cho họ sức lực sáng tạo, đó là việc nên làm.

Thực tế, có những kiểu chê một cách chủ quan, cố tình vùi dập người viết. Kiểu này thường diễn ra ở những cá nhân vốn có sự kỳ thị trước đó, hoặc ghen theo kiểu “trâu buộc tức trâu ăn”. Cũng có trường hợp chê theo kiểu cha chú một cách phũ phàng, phủ nhận tất cả, không công nhận điều gì. Còn việc khen một cách tùy tiện diễn ra ở những cá nhân, vốn quá cảm tình với người viết trẻ (cụ thể nào đó) vì sự chủ quan, khen lấy được.

Đã có một nhà văn có uy tín, chủ quan khi khen một cây bút, khiến cho cây bút này cảm thấy mình đã ở một vị thế quá cao, dẫn đến căn bệnh huênh hoang. Cây bút này cũng “tịt ngòi” sau một cú sốc trở thành hiện tượng đó. Thường, kiểu khen tùy tiện có ở những nhà làm truyền thông, những phóng viên hời hợt chạy theo đề tài, có tính ẩu đoảng, nói leo…

Họ chỉ biết khen để có lợi cho mình mà không biết rằng, việc làm đó góp phần giết chết tài năng của một cây bút. Không phải ai cũng biết khen và biết chê. Thực sự, để khen và chê tốt đều phải học, có mẹo và cần có văn hóa.

Người đó phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, có mục đích là làm cho nền văn chương phát triển, tìm tòi những tài năng sáng tạo mới. Họ không vì những mối tư thù hay chút ít lợi lộc cá nhân mà dễ dàng phóng bút viết bừa.

Xin hãy cho những người viết trẻ những tấm áo vừa khít với cơ thể họ, để vóc dáng họ được tu chỉnh, khỏi luộm thuộm, thùng thình. Bởi họ chỉ là những nhà văn tương lai, những cây bút sẽ làm đời sống văn học nước nhà trở nên phong phú, lớn mạnh. Đừng lấy sự tùy tiện ra để giết chết khả năng sáng tạo của họ.


Ngô Thục Miên
Nguồn: An ninh Thế giới cuối tháng
 
 
 
 
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 12 của 29 trang, bài viết từ 166 đến 180 trên tổng số 431 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9