VIẾT THÊM ĐIỀU GÌ ? đăng sơn.fr
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 13 của 29 trang, bài viết từ 181 đến 195 trên tổng số 431 bài trong đề mục
dang son 13.09.2013 15:21:14 (permalink)
.
 
.



ÁO ( mặt nạ ) CỦA NGƯỜI VIẾT ?



_____________________________________________





2.



Đọc xong bài viết về sự ca tụng quá mức ( cho đến một cái độ ảo ) như thế ,tôi phì cưòi khi nhớ lại câu nói của một nhà văn lão thành ,ông đã nhăn mặt : " Chúng đang trải chiếu cho nhau ngồi " . Khi viết như thế là ông nhà văn đã thấy từng đám xúm xít nhau ngồi lại ăn uống đớp hít với nhau rồi nâng ly ca ngợi nhau ,có kẻ múa bút đưa bạn mình lên mây để giữ tình cảm . Có kẻ chỉ vì muốn có cái lợi lớn nhỏ cho mình ( Tôi đưa ông lên mây ở báo này,ông trả ơn viết đẹp về vài bài lếu láo của tôi ở báo kia ... )



Cứ thế rồi treo giải trong đám cho nhau với cái nhãn hiệu Văn Học và làm Văn Học .


Ở đất Pháp cũng có vài đám ruồi nhặng đó khi hò hét,hùn tiền bạc treo giải cho nhau cho dù tác phẩm đọc xong,không ngửi nổi . Có người đọc xong,chán nản lắc đầu chê trách thì kẻ phê bình treo giải nhún vai,thản nhiên nói :

- Tại ông ( bà ) chưa đủ trình độ để đọc một tác phẩm lớn . Hãy đi xem thật nhiều các cuộc triễn lãm về nghệ thuật . Khi có mắt thẫm mỹ thì một bãi rác được phóng họa,được bắt góc cạnh để sáng tạo thì rác trở thành Nghệ Thuật Rác !



Lắc đầu quay đi là chuyện của người đọc, người thưởng thức . Không vừa mắt,vừa mũi với mình thì mình chê là thối là tởm là kinh dị .


Nếu tạm tách rời chuyện viết lách để nói qua về chuyện sân khấu ca hát,ta đọc gì ? Thấy gì ở những lời phân tích và phê bình từ những người chân chính,có tâm với nghệ thuật ca hát trình diễn ?


Để làm một ca sĩ hàng đầu ,đựợc sự ca ngợi hò hét từ phía khán giả,ta có cần rú lên,gào thét thật to,thật rền ở một đoạn nhạc hay không ? Ta có cần gập lưng,lăn lộn một cách thảm thiết để vài khán giả thấm cái tận cùng thê lương ? Và ở bài hát nào,ta cũng ầm ĩ theo Cung cách bầm dập,hãm hiếp nghệ thuật như thế, nhạc sĩ sáng tác bản nhạc sẽ nói gì ?



Ông nhạc sĩ già có nhiều kinh niệm lăn lóc từ 60 năm trong nghề đã phê bình :

Những kẻ này chỉ nên gọi họ là người hát để mình nghe nhạc giải trí chứ không phải là " Ca Sĩ " . Họ hát không có hồn trong bản nhạc cho dù rất kỹ thuật và đầy kịch tính .


Đọc những bài báo phê bình những kẻ ca hát,siêu sao như thế từ những lời viết chân thật để xây dựng ,bạn nghĩ gì ?

Đọc thêm những lời viết kiểu nâng bi,ca tụng của một đám ký giả bèo nhèo trục lợi theo hùa ,bạn đã nghĩ gì ?



Nếu cần viết một bài nhận định về nghệ thuật theo một lãnh vực nào đó mà bạn thích, bạn sẽ viết ra sao ?

- Viết kiểu giận dữ,thoá mạ như một số độc giả ghi danh làm thành viên ở những Forums chuyên về tin tức Ca Nhạc Sân Khấu ( họ đã về hùa kiểu ghét bỏ,văng tục, móc méo và tự hạ nhân cách riêng khi viết những câu góp ý rất hạ cấp ) ?!

- Viết với thái độ quân bình trầm tĩnh phân tích cái hay,cái dở và tránh đi phần nào ở sự chủ quan ?





3.



Mặc ÁO hay đeo Mặt Nạ khi viết ?



Gõ ngón tay trên phím chữ hay cầm cây bút , mình hãy đối diện với chính mình . Tâm hồn và trí tưởng không cần một cái áo rộng hay chật bó nào . Cái mặt nạ như lúc dự dạ hội hóa trang không cần thiết .


Viết mà như một ông hoàng,bà chúa âm nhạc thợ hát đang uốn lưng gào thét trên sân khấu để làm hư hại nghệ thuật thì đừng viết nữa . Chữ nghĩa không phải là một đống rác nghệ thuật .





đăng sơn.fr
 
   
dang son 14.09.2013 01:53:22 (permalink)
.
 
 
.  ÁNH SÁNG
trên con đường của tâm thức  -


   ......................................


    Bạn trẻ !


    Tôi rất thích cách viết  và cách lý luận của cháu .
Khi cháu viết :

" ... Tại sao ta cứ mãi viết theo những gì mà người khác đã dẫn lối trước ? ... "

   Và vì đam mê, vì cần tìm  một con đường mà cháu viết . Viết như  kiểu  " Có công màu sắt,có ngày bong gân ( hay là nên kim ? )

Trong một phương cách lập luận và dẫn luận đề để lập luận ,cháu có thấy trên con đường đang đi của những người viết cần có điều gì khi muốn ĐI ?

Bởi thế, bài viết này có cái tựa như trên : Ánh Sáng - Con Đường Tâm Thức .

    Người viết xin giải thích như sau :

    Ta cần phải có ánh sáng để rọi chiếu rõ và chọn cho mình một con đường để đi . Ta không thể dọ dẫm mãi trong  bóng  tối với những cây gậy dò lối . Nếu không có   ánh sáng của mặt trời, ta dùng lửa thắp đuốc ,ta dùng đèn pile hoặc bất cứ một phương tiện nào khác để soi đường . Giữa những con đường ngang dọc, quanh co,ta chọn một phương hướng và cố gắng đi tới cái đích nhắm .
Khi ta đi như thế ,hẳn nhiên ta phát hiện ra những dấu chân của những kẻ đã đi trước ta , và họ đã có thể vấp ngã,đứng dậy tiếp tục đi . Khi biết họ ngã,ta áp dụng câu " ăn cỗ đi trước lội nước theo sau .


    Bạn trẻ .

    Đọc kỹ  lại những gì cháu đã viết về con đường mở một trào lưu văn học mới là điều khó tưởng . Những câu như thế làm tôi nhớ lại những điều tôi đã học được,khi các thầy trong vấn đề nghệ thuật đã tâm  tình :

    - Tất cả những sáng tạo về nghệ thuật là một sự lập đi lập lại theo những ý tưởng đã có nhưng ta nên làm cách nào để có ý tưởng mới hơn trong sự dung hoà cũ và mới .
  Âm nhạc có 7 notes chính ,người nhạc sĩ sáng tác đã làm gì với 7 notes căn bản ấy để có được những cung điệu
trầm bỗng riêng biệt để không bị chê trách là nhại lại người đi trước  ?

  Ta có 24 chữ cái để tạo thành văn chương . Ta nghĩ gì khi viết ? Ta cần thứ ánh sáng như thế nào để đi,để chạy và có rõ rệt lối đi của mình ?

  Chính tâm thức ( sự kết tạo từ tư tưởng kết hợp với độ nhạy cảm của cảm xúc riêng ) là ngọn ánh sáng căn bản cần thiết để chọn đường đi . Trên con đường đi  của sự viết đó,ta sẽ học hỏi thêm và  khám phá thêm những điều mới lạ .

  Nhà văn - Người viết là kẻ thách thức,hằn học , gây khổ ải với chính mình .

  Khi viết,hắn cần biết rõ là hắn viết gì ? Muốn gì khi  viết thành
câu chữ ? Hắn muốn bay ư ? Hắn cứ việc
chắp đôi cánh để bay đến một bầu trời đẹp hoặc tận cùng xấu xí và tạo  nên một thế giới riêng cho hắn .

Thế nào là cảm xúc ? Ta sờ mó vào cảm xúc khi viết bằng cách nào ? Làm thế nào để cảm xúc của mình là một ngọn gió mới,có lúc dịu dàng,có lúc vũ bão để hòng mong chạm đến những cái " Tôi " vị kỷ của người đọc ?

Viết về một bà mẹ khóc con chết - người viết có đặt mình trong tâm trạng của bà mẹ để khóc nức nở khi viết ?
    Viết về một sự tha thứ,kẻ viết có nhìn thấy nụ cười chan hòa ấm áp
của chính mình khi viết ?

   Viết bằng nguồn ánh sáng của tâm thức là viết bằng nhịp tim rung cảm,là sống vượt ra ngoài cái hạn định của thói đời chê bai thấp hèn vật chất .

  Đừng nghĩ đến danh vọng chưa đến khi con đường chỉ mới bắt đầu . Đừng nghĩ đến tiền bạc khi ta chỉ vừa khám phá ra  những điều  mà người đi trước trên đoạn đường đã ngã .

Chỉ có ánh sáng của một  sự thức tĩnh mới có thể dẫn ta trên con đường viết . Viết để làm gì ? Viết  vì điều gì ?   Bao nhiêu kẻ đi trước chúng ta đã đặt câu hỏi như thế ?

Trong sự mù lòa của ảo vọng ê chề,bao nhiêu kẻ viết đã bỏ cuộc giữa chừng  ?


    Chúc những bạn trẻ luôn tìm thấy con đường viết của mình dưới một ngọn đèn ánh sáng của tri thức .


    Rất mong .



đăng sơn.fr
 
 
 
 
dang son 15.09.2013 08:30:30 (permalink)
.
HỌA SĨ và những Giấc Mơ .
  
 
 

  1.     Họa sĩ
 
        Tôi yêu thích những người vẽ . Bạn gọi họ là họa sĩ cũng được , tôi gọi họ là người vẽ khi họ  phác họa những đuờng nét bằng bút mực,bút chì hay cọ vẽ hoặc bằng chính con chuột để vẽ trên màn ảnh máy vi tính .

       Có dịp đi ngang những góc phố, hạ máy ảnh xuống,tôi đứng từ xa rồi lại gần để ngắm tư thế của một người vẽ tranh . Kệ gỗ dựng nghiêng,bản vẽ đang có những nét hình thành ở  những ngón tay . Tôi cố gắng giữ một khoảng cách vừa phải để không làm kinh động phút nhiệm mầu thần kỳ của người sáng tác .
     Nếu trên bản vẽ đang hiện ra một cảnh  phố vườn,công viên thì tôi nhìn lại quang cảnh thật và đoán xem màu sắc đậm nhạt của thứ ánh sáng trên tranh vẽ để so sánh với cảnh thật .Ở những gam màu xám hoặc xanh tươi trên bản vẽ ấy,tôi cũng thử đoán xem tâm trạng của kẻ đang sáng tạo ( ông ,bà đang nghĩ gì ? Buồn ,vui,cảm xúc thế nào ? )   Tôi thích im lìm mà đoán như lúc mình vẽ, mình chụp ảnh theo lối vẽ tranh và  cố gắng đặt tâm hồn mình vào điều đang làm như một thử thách với chính mình .

      Yêu thích,trân trọng người họa sĩ như thế,tôi dè dặt không gây tiếng động để nghệ sĩ yên tâm trong thế giới tâm tưởng mà sáng tạo .   Vì như thế, người họa sĩ đang vẽ hộ tôi một giấc mơ đẹp .
      Tôi chỉ biết thầm cám ơn .
 

     2.  Người Viết[ .
 
       Ở những ngày nghĩ,được rãnh rỗi ,ngồi ở một hàng quán yên tĩnh , thỉnh thoảng tôi  được nhìn thấy một người viết ở một góc bàn nào đó ( gần và xa )
      Hình ảnh ấy yên ả và đẹp lắm . Bàn tay cầm bút,dáng mặt  suy nghĩ,đắn đo khi ngừng bút . Rồi lại hạ bút viết liên tục,rồi có lúc ngừng lại không viết nữa .
      Muốn ngắm nhìn một người viết,ta càng im lìm kín đáo thì càng tốt . Đừng soi mói,đừng hỏi han ,đừng gây tiếng động - Để được như thế,tôi cũng viết ,viết như cách đuà vui chạy nhảy
với con chữ của mình . Viết những hàng đơn
giản,kể lại câu chuyện của một người đang viết .

    Tôi không thể  nào hàm hồ lại bàn người viết, hỏi anh,chị đang nghĩ gì ,viết về điều gì ? Họ viết gì kệ họ,miễn là  họ trầm tư để viết . Họ có phải là một nhà văn hay không thì cũng kệ họ .

    Người viết cũng có thể là một họa sĩ,một người chụp ảnh . Điều khó là làm sao  thành thật với chính mình qua những ý nghĩ để tạo nên điều sáng tạo .

     Vẽ bằng giấc mơ . Chụp ảnh để vẽ lại giấc mơ . Và viết là ghi lại những điều mình hoài vọng .

     Giấc mơ đẹp có hình tượng một họa sĩ say mê,một nhiếp ảnh gia nhìn đời qua ống kính riêng và người
viết là kẻ ghi lại những hình ảnh đẹp như thế.
 
 
 
    đăng sơn.fr
 
 
 
 
 
dang son 06.10.2013 01:21:06 (permalink)
.
 


THƯ GỬI NHỮNG BẠN TRẺ .





......




  Nếu đọc  cái tựa đề, bạn có để  ý  là chữ " Trẻ " viết  bằng chữ hoa không ?



   Nếu bạn  nói mình còn trẻ thì xin bạn đọc tiếp . Nếu bạn cảm thấy mình " Già  " thì xin mời bạn đừng đọc . Vì đây là thư " đụng độ "  , viết gửi cho bạn rất trẻ .




    Tôi viết như sau ( Thư được chia làm nhiều phần khác nhau để  " Đụng "  ) :




  1.



  Cháu .



       Chú nhớ có lần đọc lá thư dài của cháu xong,chú đề nghị cháu  viết chung với chú ở chủ đề
" Viết để Làm Gì " .


       Và chú chờ đợi với sự lưỡng
lự của cháu . 28 tuổi rồi mà cháu còn ngại ngần và thiếu tự tin để viết ư ?   Những bài thơ của cháu,loại thơ rất phóng khoáng kiểu tự do tư tưởng - viết rất nhiều
về biển của cháu,chú đã đọc để hiểu cách chơi nghịch với chữ nghĩa của 28 tuổi .


     Khi cháu viết về truyện kiếm hiệp thì chú chẳng bao giờ vào đọc, cho dù rất  vững tin về bút lực thâm  hậu của cháu . Ai vào đọc cháu , khen cháu nức nở, chú mặc kệ vì những lý do giản di của chú : Chú không khoái truyện kiếm hiệp . Ngày xưa,đi học , chú chỉ đọc vỏn vẹn vài bộ kiếm hiệp rồi quên đi  để theo đọc những tác giả khác viết về tình cảm,tâm lý , hiện thực .


    Cháu !


    Cho đến khi nào cháu sẽ viết theo một cách khác  ? Có nghĩa là viết về một cảm xúc có thật giữa đời trần gian  bây giờ ?




2.


     Cháu Bé !



     Chú biết cháu có tham vọng viết truyện dài loại dã sử kiếm hiệp cho dù cháu là phái nữ . Chú vào đọc và thấy buồn cười và khá ngạc nhiên . Ơ kìa, trí tưởng của cháu  rất phong phú và cháu đọc  khá nhiều kiếm hiệp của tàu nên cháu dụng ngữ khá lắm !


    Có đoạn cháu viết rất ngây ngô để lòi ra sự lúng túng vụng về  của một tay viết quá trẻ . Kim Dung viết kiếm hiệp khi đã bao nhiêu tuổi ? Một Sào Phủ viết kiếm hiệp khi nào ?



     Chú vào  trang truyện đang viết dở dang của cháu, để thấy cháu thú nhận là cháu đang lẩn quẩn và bí ở truyện tiếp nối . Đó là một khúc xương rất  khó nuốt cho những tay  bút trẻ có tham vọng viết truyện dài nhiều chương .


     Nếu viết truyện ngắn, thì ta gỡ thế bí  dễ dàng như trở bàn tay .


    Chú lấy một thí dụ như một vở kịch ngắn sau đây :


   *   Đùa Nghịch .



   " ... Ở Net . Ngày kia , cô nhà văn tí  hon nhận được lời  góp ý có vẻ trêu đùa của Adm . Cô phụng phịu ,dỗi hờn  trong  buổi tối .



       Suy nghĩ một lúc,cô bật đèn bàn viết :


      " Anh Quản Lý Diễn Đàn nè !


       Hãy để em viết một cách yên ổn . Đừng nhạo phá em . Em sẽ tịt ngòi và không thể làm một nhà văn sau này ...  

      Đừng trêu em . Lỡ có ngày em chướng lên, em yêu anh thì chúng ta  cùng  mệt  ... "





     Cháu .


      Nếu cần một lời khuyên ,thì chú tỉ tê với cháu như thế này :

      -  Đừng đeo theo  truyện dài nữa .

      - Tập Trung bút lực vào truyện rất  ngắn và gọn ghẽ  ( Để có thể viết,cháu có thể  quan sát các sự việc chung quanh hàng ngày và nhận thức bằng trí  tuệ và điều nhạy cảm riêng . Từ đó, văn thành hình  qua mặt chữ của một phong thái riêng .







   3.   Cháu .



       Chiều nay, vào diễn đàn,chú thấy cái tên của cháu nhưng lại ở chủ đề mang tên " RÁC " .


      Cháu để lại vài ký hiệu lạ lẫm và  lại im lặng sau một thời gian cháu bị cấm cửa - Và chú kiên nhẫn chờ sự trở lại của cháu với một phong thái điềm đạm hơn ( vì thời gian  là thầy kinh nghiệm )


     Sự tỏ ra bất cần đời, bất cần thiên hạ  là một trong những thách thức của  tuổi trẻ - Ngày xưa,thời áo trắng,chú cũng thế, và chú đã nhờ thời gian để trầm lại .


   Ở một người viết ( cho dù viết dưới bất cứ dạng  hình nào ) ta cần gì  ?  -  Ta cần
một  thể cách khí khái , có khi ngạo mạn ,cao ngạo vừa đủ để đi con đường sáng tạo .


    Thế nhưng phong thái không phải là điều đóng kịch ,diễn phim . Phong thái được định hình  từ cách suy nghĩ và  thái độ học đời, trả đời .


    Chú lấy một thí dụ ở hình ảnh Giầu và Nghèo  :


     Có hai cung cách giữa cái thật và không thật ( ảo  hình ).


     Anh nhà giàu từ trong trứng nhưng điềm đạm ,bình dân không hống hách khoe khoang . Ra đường , cho dù có lúc ăn mặc rất lè phè , la lết nhưng người tinh mắt  vẫn nhận ra cái cốt cách con nhà giàu của anh .


    Anh nhà nghèo nhưng vì mặc cảm thích huênh hoang,chơi đồ hiệu sau khi chạy nợ - Người sành sõi vẫn nhận ra cái lúng túng ,hớ hênh đỏm dáng và ảo dạng của anh ta cho dù .....




   Giàu hay  Nghèo . Không quá nặng để đối diện với đời . Chỉ có phong cách và bãn lãnh mới có thể nói là mình có chỗ đứng .


   Một người viết ngoài văn phong của một trình độ ngôn ngữ cần phải có một phong thái . Và  lắm lúc cần gạt bỏ đi những ngạo mạn,cao ngạo không cần thiết .


    Chú mong là cháu hiểu .


....





      đăng sơn.fr
 
 
 
    
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2013 01:23:55 bởi dang son >
dang son 07.11.2013 12:36:38 (permalink)
.
 
 
VIẾTGÌ
đểnhauVui ...



__________________________________________________






Viết gì để làm nhau vui  ( ? )


Đó không phải một câu hỏi kiểu thường thức như một cách giao tiếp xã giao .


Khi đến với nhau,chỉ cần nhìn nhau ,muốn nói ,muốn kể chuyện đời,chuyện tình gì đó thì cứ tự nhiên . Thân tình thì khỏi cần phải rào trước đón sau .



1.


Mấy hôm nay,trời xìu xìu . Ra chợ,gặp bạn . Chẳng cần hỏi là là buôn bán ra sao . " Ế ẩm hay đắt hàng ? "


Chỉ cần nhìn xuống hai bàn chân bạn thì biết là bạn mình khỏe như con trâu - Vẫn đi đôi dép , cho dù là trời vào mùa thu,mùa đông  lạnh .


Marc cười tươi khi nghe câu khen : " Lúc nào cũng thấy bạn vui "


Anh chàng nheo nheo con mắt : " Tớ đã thay đổi nhiều . Xưa kia ,tớ cạu cọ nóng tính lắm . Hở chút là tớ đùng đùng đập phá và hung dữ . Lúc bé,cha mẹ rầu rĩ lắm . Có lúc tớ đỏ au mặt mày muốn đứng tim ... "


- Chứ sao bây giờ hiền lành thế ?



Marc kể chuyện tình . 28 năm trước ,vợ ngoại tình ,ly dị ,chàng đập nát căn nhà và đồ đạc . Sau đó,gặp nàng bây giờ . Nàng biết cách làm chàng dịu đi và hạnh phúc .


- Ừa ,ừa . Bây giờ mình hiền rồi .




Trời hiu hiu nắng rồi trời mưa . Khi từ giã nhau ,thấy vui với cái "Ừa ừa " của bạn . Biết mà . Khi có tình yêu và biết cách giữ gìn tình yêu,con người ta dịu dàng trở lại .


Người nghe câu chuyện cũng có thêm vài điều dịu dàng,ngòn ngọt để viết ....





2.



Buổi sớm - Mở cửa văn phòng . Hé mũi nhìn ra cửa sổ . Thấy trời êm êm vì cơn mưa đêm đã tạnh từ lúc nào.



Màn ảnh pc báo là có thư nhận được .



Cô bạn nhỏ viết chữ không bỏ dấu tiếng việt . Có lẽ vì cô lười khi phải bỏ công sức gõ thêm dấu trên phím chữ .


Cô nói là cô sẽ bỏ đi ( như bao lần cô thấy chán và không vui ở một diễn đàn viết )


Cô rủ rỉ,nỉ non phàn nàn này này,nọ nọ ....




.....



Gửi lại vài chữ ( có dấu tiếng việt đàng hoàng ) để an ủi cô và tặng cô chữ " Hơ hơ " - Cười mím chi -



Thấy hơi cạu - hơi cáu .


Chẳng lẽ viết cho cô bạn ấy như sau :



" Em gái !



Xin em đừng hù anh nữa . Những tuồng phim bộ,những kịch bản ở từng trang Net sinh hoạt,anh hiểu họ mà .


Khi viết , anh có một thế giới riêng để viết điều cần viết . Anh không để ý xem họ viết gì ,trải chiếu cho nhau ngồi kiểu ra sao ? Và họ sẽ đánh đấm diễn trò ra sao ( ? )


Muốn yên ả,hiền lành thì anh kệ họ . Họ là ai,làm gì,nghĩ gì là chuyện của họ .Đường mình,mình đi ... "




Anh chẳng có lời lẽ nào để níu kéo em ở lại .Đi đâu cứ đi ,miễn là dùng vài sự lãng quên để có thể quên . Nhẹ nhàng mà quên ( nhưng đừng nhạy cảm quá đáng với những gì làm mình không vui )



----




Khi viết, trên một hành trình viết,ta nên có cách làm mình vui .


Không vui hôm nay thì ngày khác sẽ vui . Miễn là mình biết mình viết gì ....






đăng sơn.fr - CHÚNG MÌNH
 
 
    
dang son 06.12.2013 16:57:19 (permalink)
.
 
 
 
 VÀI Ý KIẾN VỀ TRUYỆN THẬT NGẮN 





"... Hoàn cảnh mới,tâm lý mới. Cách đọc ngày nay khác với cách đọc ngày xưa. Cách thưởng ngọan ngày nay khác cách thưởng ngọan ngày xưa. Cách khác thì hậu quả cũng khác. Quan điểm khác. Thẩm mỹ khác..." (Võ Phiến ) 

"... Nó cố tình tạo ra một dáng điệu thoan thoắt, nhẹ nhõm. Hình thức gọn ghẽ không gây sợ hãi cho người đọc, không làm họ hối hả.... " ( Võ Phiến ) 

"... Chúng ta cần đọc cao giọng, đọc đi đọc lại cho nhập tâm câu văn chuyển hóa, biến nhịp điệu thành khúc nhạc thầm của nôi tâm, nhiên hậu...." ( Đặng Tiến ) 

Đó là một novelles ( Daniel Boulanger), một flash fiction ( Pamelyn Casto ), một cực-đỏan-thiên ( Trung Quốc )...... 
Đó là "...một câu chuyện nho nhỏ,hoặc một khía cạnh,một tình cảm,một ảo tưởng,một đoạn đối thọai của một người đều có thể làm thành đề tài của truyện cực ngắn...Truyện cực ngắn dối dào triết lý tính. ôợt truyện cực ngắn có khái quát lực đối với sinh hoạt hiện thực và xuyên thấu lực đối với bản chất sinh hoạt là đã thông qua sự thực hiện lập ý...." ( Tạ Quốc Tuấn ) 

"... Cái hay của truyện cực ngắn không nằm ở chỗ nó tả mà nằm ở chỗ nó gợi ra. Một truyện cực ngắn hay là truyện có sức ngân và vang thật xa và thật lâu....Đọc xong,người ta cứ bị ám ảnh mãi. Qua sự ám ảnh ấy,câu chuyện tiếp tục tỏa sáng và phát nghĩa....Cũng giống như trong THƠ, ở truyện cực ngắn,tác giả chỉ phát ra một số gợi ý để người đọc,chính người đọc mới là kẻ hòan tất tác phẩm..." (Nguyễn Hưng Quốc ) 

* Tài liệu tham khảo : 
- Tạp Chí VĂN HỌC số Tân Niên 2&3/2004 . 
- Website : http://tienve.org










-----




Truyện thật ngắn của Cao Nguyên và các Bạn 




Trong nhịp sống hối hả hiện nay,khỏang thời gian ngắn giữa những công việc bề bộn,dường như chúng ta không còn đủ điều kiện để đọc những truyện quá dài , những tiểu thuyết hay trường thiên tiểu thuyết Một Game chơi mới dành cho chúng ta trên những con chữ cũ với cách chơi mới. Từ ngữ nghĩa hiện hình đến ngữ nghĩa ẩn dụ.Tính khái quát của vấn đề rút vào chiều sâu trong từng con chữ , đủ để chúng ta mang theo trên đường từ nhà đến nơi làm việc , chuyển hóa con chữ từ nơi làm việc về nhà,trả nó về trong cuộc sống riêng tư , nghiệm ra một điều : cuộc sống là thế đó. 
Thấy nó hay hay từ những điển hình trước đó, CN cũng viết thử xem những gì mình nghĩ ra từ một bất chợt trong sự tiếp xúc hằng ngày và cả trong những ý nghĩ còn ẩn dấu trong mình. 
Xin mời các Bạn cùng viết với CN những gì mà ta có thể gởi được cho ta và cho người một chút niềm riêng. 
Hy vọng Đề Mục này sẽ gây được thích thú cho Bạn. 

Cao Nguyên thân mời, 







Bói Chữ


Tôi vừa hỏi một nàng văn thuộc thế hệ một-rưỡi: tại sao viết "nữa nạc nữa mở", chỉ có bốn chữ mà sai ba chữ? Nàng trả lời: lỗi chính tả mà em thường gặp nhất là dấu hỏi, ngã. Nguyên nhân chính của lỗi này do cái nhìn thiện mỹ của em luôn thấy dấu ngã đẹp hơn dấu hỏi.

Tôi đùa: Vậy là em thích ngã hơn hỏi. Người có cá tính này hẳn có tấm lòng vị tha.

Nàng cười và khuyên tôi nên làm nghề bói chữ.


Cao Nguyên



an toàn

Nơi ngả tư, khi đèn đỏ giao thông đường dọc vừa lóe đỏ, Nàng đã dợm bước sang ngang. Tôi vội nắm tay kéo Nàng lùi lại: 
- Cách an toàn nhất là mình phải chờ tín hiệu cho phép qua đường.
Nàng cười:
- Anh đâu cần em cho phép mà đã nói "anh yêu em"?
- Vì anh sợ người khác bạo hơn anh!

Cao Nguyên







lung linh 

(gởi người còn thích lung linh 
của hoa tâm nở trên ghềnh đời thô)
 

Nhiều người bảo Phố Trời là Ảo. Vậy mà thường ngày vẫn thích ra vào. Vì muốn nhìn khoảnh khắc lung linh của một đóa hoa, một vì sao, một giọt sương, một nụ cười... trước khi lửa thời gian đốt rụi. 
Nếu không có những con Phố Ảo, không chừng thân mình đã thác và tâm đã loạn. 
Dĩ nhiên, Phố Ảo cũng có nhiều hố thẳm chứa những quá quắt của tình người trong những ngóc ngách nhân sinh thô thiển. Chẳng hề có chút lung linh của thiên đường vọng tưởng. Chẳng hề có chút chân ngôn gởi chia ly và hội ngộ. Người còn thích lung linh đừng bao giờ để mắt nhìn vào. Nếu không, sẽ phí những tia mắt sáng. 

Cao Nguyên





 
_______ 










Dốc Ngắn -


___________________________________






1. 



Buổi xế chiều - Ghé lại thăm nhà anh sau khi vượt con dốc không cao lắm !


Gõ cửa một hồi lâu . Hình như nhà anh đã cúp điện . Nhìn qua kẻ hở thấy còn nhúm chữ .


Em cố gắng đọc như sau :



" Truyện thật ngắn của Cao Nguyên và các Bạn 




Trong nhịp sống hối hả hiện nay,khỏang thời gian ngắn giữa những công việc bề bộn,dường như chúng ta không còn đủ điều kiện để đọc những truyện quá dài , những tiểu thuyết hay trường thiên tiểu thuyết Một Game chơi mới dành cho chúng ta trên những con chữ cũ với cách chơi mới. Từ ngữ nghĩa hiện hình đến ngữ nghĩa ẩn dụ.Tính khái quát của vấn đề rút vào chiều sâu trong từng con chữ , đủ để chúng ta mang theo trên đường từ nhà đến nơi làm việc , chuyển hóa con chữ từ nơi làm việc về nhà,trả nó về trong cuộc sống riêng tư , nghiệm ra một điều : cuộc sống là thế đó. 
Thấy nó hay hay từ những điển hình trước đó, CN cũng viết thử xem những gì mình nghĩ ra từ một bất chợt trong sự tiếp xúc hằng ngày và cả trong những ý nghĩ còn ẩn dấu trong mình. 
Xin mời các Bạn cùng viết với CN những gì mà ta có thể gởi được cho ta và cho người một chút niềm riêng. 
Hy vọng Đề Mục này sẽ gây được thích thú cho Bạn. 

Cao Nguyên thân mời, " 







***








2.




MỘTMÌNH



_____________________________________________





Cái tựa nằm ở trên không phải là tên bài hát của Lam Phương khi ông cảm thấy cô quạnh lúc sáng tác .


Đó là cái tựa ở đề mục này,khi em một mình đến gõ cửa nhà thăm anh .


Anh đi chốn nào ?


Anh đi một mình hay với hai mình - anh ?


Em vẫn một mình ,ghé thăm anh . Chiều đang mưa ở con dốc nhà anh .



đăng sơn.fr 






3.



ĐIỀU KIỆN .





______________________________________________




Khi anh viết như cách dẫn bài và biện luận :

" .... 
Trong nhịp sống hối hả hiện nay,khoảng thời gian ngắn giữa những công việc bề bộn,dường như chúng ta không còn đủ điều kiện để đọc những truyện quá dài , những tiểu thuyết hay trường thiên tiểu thuyết
..... "





Ở một ngày cũ,đọc như thế,em đã nhăn mặt nhíu mày không đồng ý cho lắm .


Tại sao lại hối hả trong đời sống . Ta đi đâu để về nơi nao,anh ?
Hối hả để có dịp đứng tim ,ngã ngửa và chết ư ?


Là người học triết,anh biện luận theo một dung cách hối hả ư ?

Là một người cầm bút,có khi nào anh hối hả khi suy nghĩ và viết ?


Em là kẻ cầm bút sau anh nhưng không hối hả khi viết . 

Có thể anh sẽ lắc đầu khi nói bên tách trà nóng :

'' Vì em còn trẻ,còn sung sức hơn anh "



Ở ngày cũ bên một diễn đàn ,trong đề mục Viết Để Làm Gì của em,anh ghé đến ,viết :


'' Chúc em khoẻ viết . Anh thì chỉ còn sức để run "




No ! No !


Anh vẫn còn sức viết đó chứ . Em đọc anh ở đây đó . Đôi lúc, em chép miệng nói với một cô bạn nhà văn : 


" Tôi thèm viết chung với Cao Nguyên về những đề tài của đời sống. Chữ của anh ấy sâu ! "


Bạn viết cười, nói như nhạo :


- Đủ sức đấu với anh ấy không ?


Em im lặng,suy nghĩ .


Thế nào là đủ và không đủ ? Anh triết lý theo kiểu của anh ở cái thời 70 . 75. Em chỉ là kẻ hậu sinh . Em học luật,học Triết và đi sau anh khá chậm nhưng ....


Ngày kia,sau khi viết một bài về tủ sách có 3 ngăn,anh hỏi em :


- Trong 3 ngăn sách Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai của anh,em thích ngăn nào nhất ,



Em hiểu đó là một câu hỏi giăng bẩy của kẻ học thức . Em không dễ gì rơi vào " bẫy chữ ngầm " của anh . Em trả lời là thích cả 3 ngăn .



Là người viết,chúng ta đã hiểu nhau .



Bây giờ,nếu anh không trở lại để viết thì em chiếm đất,em viết trong khi chờ đợi sự trở lại của anh






Em .




đăng sơn.fr 








KHOẢNG KHÔNG .







...




* Ngày cũ,anh đã viết :



-

điểm gặp

- Anh nghĩ mình nên hẹn gặp ở đâu có khung cảnh lãng mạn như thơ?
- Bên trái ngực. Nơi vừa có vườn địa đàng vừa có hỏa ngục.


* Cao Nguyên





Ngày mới - em viết :



CHỖ HẸN .


- Anh thích khi em hẹn với anh .

- Ở đâu ,anh ?


- Ở chỗ còn lại một khoảng trống trong trái tim em .




đăng sơn.fr


 
 
dang son 09.12.2013 15:08:11 (permalink)
.
 
 
 
 
ĐỌC và VIẾT -

Bạn thân ái.






Bạn đang muốn đọc về điều gì ? 


Và khi đọc xong,chúng ta giữ lại được điều gì ? Điều gì cần loại bỏ và những điều gì cần giữ lại trên con đường suy nghĩ để viết ?




....



Hẳn có những ngày, bạn ghé tiệm sách hoặc thư viện, mắt bạn chạy nhanh trên những tựa sách và bạn chọn một quyển sách để đọc . Tôi
nghĩ đây là một hành động đẹp và thiết thực vì bạn đang háo hức,tìm điều thu nhận .


Tôi có một thói quen khi lựa đề tài sách báo để đọc . Điều trước tiên là xem ở tấm bìa sau để đọc lời giới thiệu hoặc sự tóm lượt đề tài,sau đó, mở mục lục để xem những điều cần đọc trước hay đọc sau .

Biết là mỗi người đều có một dụng ý và ý thích khác nhau . Đọc một quyển sách nói về khoa học hoặc về triết học, tiểu thuyết rất khác nhau . Có người chọn quyển tiểu thuyết nhưng lại mở trang cuối cùng,chỗ kết truyện tìm biết ngay câu chuyện kết thúc ra sao để quyết định chọn sách hay không . ( Điều này làm tôi chột dạ vì nghĩ : " Chẳng lẽ đi xem một cuốn phim,ta lại muốn biết phim sẽ chấm dứt như thế 
nào ? - Điều này sẽ làm ta mất sự thú vị ! )



Hành động đọc và xem phim rất khác nhau, nhưng tựu chung mà nói là một hành động ý thức về văn hóa ( ngôn ngữ và ý nghĩ ) .



Nếu gặp một đề tài viết có chiều sâu , phong phú ,ta sẽ đọc ra sao ? Đọc chậm rãi hay đọc thoáng, lướt qua vội vàng như ăn uống dành giật với thời gian cấp tốc ? ( Nhai - Ngốn : Khó tiêu )


Xem một cuốn phim video,bạn có thể bấm luớt đi cho đến đoạn bạn muốn xem sau những đoạn làm bạn nhàm mắt,buồn ngủ nhưng đọc sách thì lại khác . Có những tác giả đã cặm cụi nghiên cứu ,tìm tòi và cẩn thận để viết điều cần chuyển đạt ,nếu ta đọc quá vội và không dùng thì giờ để suy nghĩ,định luận thì có khác gì lúc ta vừa chạy vừa ăn ?



Bây giờ, xin nói qua đến chuyện viết ( Viết lách và không Lách ).



Phần đông,để có thể viết,ta cần phải thu thập qua chuyện ĐỌC . Đọc gì ? Viết Gì ?



Với thời buổi hiện đại, internet là một phương tiện truyền thông nhanh,gọn nên hàng ngày,có thêm người đọc và người viết . Các trang
mạng lưới webs lần lượt ra đời theo một tốc độ ồ ạt để cung cấp tài liệu,âm nhạc,bài vở cho từng giới thích hợp .


Đã bao lần tìm vào một diễn đàn trẻ mới thành lập,bạn thấy gì ? Đọc gì ? Và danh từ " Rác Văn Học " cũng từ đó được định hình một cách đau lòng . Sự ý thức không đủ thì chả trách nào rác internet ô uế ra đời càng lúc càng đầy ấp .


Đã có biết bao người ghi danh gia nhập để làm thành viên ? Và trong số các thành viên ấy, đã có bao nhiêu người có sự vững chãi ,đủ
nhận thức để đăng tải những bài viết,những đề tài, truyện ngắn có chiều sâu và chât lượng ?



Khi vào trang viết của một thành viên và đọc phần tiểu sử lý lịch,bạn có ngạc nhiên không khi thấy những thần đồng tí hon ghi số tuổi nhỏ nhất là 13 tuổi ở một diễn đàn văn học . 

Bạn có ngạc nhiên khi đọc phần ghi tâm trạng của những thành viên ra vẻ lạ lùng,bí hiểm hoặc bỡn cợt,tạo dáng ?




Ngạc nhiên,thích thú hay không là chuyện riêng của từng người tham gia sinh hoạt ở diễn đàn .



Là một người yêu thích sự đọc và sự viết ,tôi ca tụng và trân trọng những tâm hồn có định hướng và thành tâm khi họ viết vì họ biết họ phải viết gì sau khi khổ công rèn luyện tư tưởng và đặt đúng giá trị cho chữ nghĩa của mình .


Bạn có thể đặt cho mình cả chục cái danh hiệu, chữ ký nhưng thiết nghĩ tâm hồn và tư tưởng mới là chỗ đứng thật từ tâm trạng đọc và
viết nơi bạn .





Mong là như thế






đăng sơn.fr




 
dang son 09.12.2013 15:53:50 (permalink)
..
 
 
 
 

NGỐN .

( MọtSách )







Là người chụp ảnh nhưng đang ở văn phòng, không có máy ảnh và tấm ảnh nào chụp về " con mọt sách " nên tôi thử kể cho bạn nghe về con Mọt Sách .



Mời bạn rời những trang sách đang nằm la liệt trên bàn,trên giường và đi với tôi để gặp nó . Nó đang gặm sách . Đủ thứ sách .



Theo văn chương thì con mọt sách này là lưỡng tính ( không là giống đực hay giống cái ) . Nó rất tò mò và hiếu học nên hay nhìn ngắm những kẻ đọc sách .


Giống y một đứa trẻ hợc nghe,học nói,học chạy,nó lân la và bắt đầu gặm sách . Sách và chữ nghĩa của thánh hiền có mùi thơm của giấy và một hương vị đặc biệt là sự thâm thúy tinh hoa . Để có thể hưởng và yêu quý được điều này thì cần phải tu luyện ( trong chữ " Tu " có chữ thiền định và hãm mình ... )



Thế nhưng,mọt là loài anh em của những con mối . Nó lý luận sau khi gặm sách : Giấy được chế tạo bằng gỗ . Gỗ đến từ cây - Và ta gặm,ta cứ nhấm .


Đến một ngày kia, những bạn bè mối đã rỉa nát những đà thành chống của căn nhà,nhà sụp . Tan tành . Mối ăn no say . Không cần tìm hiểu .


Con mọt sách gậm giấy cũng như thế với một tốc độ nhanh theo cái nghĩa là " Ngốn " - " Tọng " Nó không nhai vì sợ mất thời gian .



Một ngày kia, ăn no, nghĩ là đủ chữ để viết . Nó gậm sang cây bút . Và nó không hiểu điều nó viết. Nó nói mình đang đứng trên vực thẫm của chữ nghĩa .





...




Trong văn chương,chữ luôn đi với cái " NGHĨA "



Tôi thấy con Mọt buồn bã,ngồi xuống cạnh nó, ủi an . Tôi muốn nói với nó rằng ( bằng một thứ ngôn từ của trái tim và trí tuệ " :


- Em này . Đừng lấy cái tên là Mọt Sách nữa .

Đừng gặm sách một cách vô bổ . Đừng nuốt tọng chữ . Vì chữ rất khó nuốt . Trong chữ có cái lõi rất cứng . Đó là nghĩa .

Trong cái nghĩa,có cái TÂM .








đăng sơn.fr 
 
 
 
dang son 10.12.2013 20:21:18 (permalink)
.
 
 



xoay QUANH CÁCH NHÌN .





Chào Bạn .




Tôi có điều muốn thú thật cùng bạn :


- Để có thể viết,tôi phải đọc và tìm đọc rất nhiều những đề tài liên quan tới sự suy nghĩ và cách viết của mình . Là một người viết, không lẽ ta cứ loanh quanh,lập đi lập lại những đề tài,những chủ đề đã mòn vẹt lối ?

- Ta có chắc rằng những điều ta đã trải qua,đã gậm nhấm qua quá trình nhận thức là đúng ? Đúng trên bình diện chủ quan hay khách quan và cho đến lúc nào thì những lập luận của người đi trước và chính của mình sẽ bị sai lầm ?


- Trong sự viết và sự cố gắng rèn luyện cung cách suy nghĩ, phê bình ,so sánh,phán đoán ,ta cần nên kết nạp theo điều gì để làm giàu thêm cho số vốn ngữ vựng của mình ?



Sau một quá trình đi,sống,và viết,tôi có lắm lúc nghi ngờ cả với cách thức viết lách của mình như một tự vấn ,tôi ngồi im lìm để hỏi lại mình :

- Ngươi nghĩ gì ? Viết gì ?

- Viết theo kiểu " dạy đời " - cố vấn - hoặc phô trương sự hiểu biết ?


- Sự học và trình độ hiểu biết của ngươi đến đâu ? Và sẽ tiến hóa như thế nào ?



Có lúc tôi trả lời được cho chính bản thân và cũng có lúc tôi ứ hự theo kiểu " cứng họng " .




Để có thể tìm thêm những câu trả lời chính xác và trên cái nghĩa khách quan,tôi tìm đọc những tay ký giả vừa làm báo,vừa viết văn để so sánh sự suy nghĩ của họ trên cùng một đề tài,một vấn đề .


( Điều này không phải là dễ, vì khi đọc theo một nhịp độ chậm rãi , ta có thể nào gạt bỏ đi cái " TÔI " đầy thành kiến và quá chủ quan của mình để kết nạp lập luận của người khác ? )


Lập luận không phải là ngụy biện để ngụy luận . Phương pháp lập luận là mở rộng tầm nhìn , xem xét các khía cạnh của một vấn đề và phân tích điểm mạnh ,điểm yếu , sau đó so sánh để có thể phát hiện vấn đề dưới toàn bộ ánh sáng .


Thí dụ đơn giản và cụ thể :



* Bạn và tôi ngồi đối diện nhau . Ở giữa mình là cái chai và luồng ánh sáng chiếu đến từ SAU LƯNG bạn , và chúng ta nhìn cái chai ấy với hai cái nhìn khác nhau .


Bạn sẽ thấy hình thù cái chai ấy theo thứ ánh sáng mà bạn nhận thức . Còn tôi,tôi thấy gì ? Trong cái nhìn ấy , tôi đang nghĩ gì ? Và chúng ta sẽ đề cập đến điều gì ? 


Bạn có thể nói là cái chai này đẹp lắm . Nếu tôi cãi lại : - Tôi thấy nó xấu xí .


( Thế là chúng ta có chuyện để cãi nhau )


Sự thật ra sao ? 



Ai có lý và ai sẽ đuối lý ?



Chi bằng,ta phải hỏi ý người thứ ba ( ngoại cuộc ) 


Nếu là người điềm đạm ,người thứ 3 ấy sẽ xoay,di chuyển cái chai theo các hướng ánh sáng gần xa . 


Và nói nhỏ nhẹ :


- Cái chai này xấu hay đẹp là từ ý nghĩ của các bạn mà thôi . Tự thân nó, nó chỉ là cái chai vô tri giác .




... Bạn có đồng ý hay không là chuyện riêng và quyền của bạn .






Nhưng -



Nếu là một người viết và ý thức rõ ràng điều mình muốn viết từ sự khởi động của ý nghĩ và cảm hứng,chúng ta sẽ viết gì khi cần viết ?


Làm cách nào để tự chủ và điều khiển cảm xúc của mình để cái chai vẫn là một cái chai ( dẫu vô tri giác ) nhưng chính ý nghĩ của kẻ viết đang mang lại một màu sắc,một hình ảnh không đơn thuần để có một ý nghĩa ?




Thiết nghĩ với 24 chữ cái ,ta có thể cải biến để 24 chữ ấy thành một tiết tấu ,cung điệu . Cảm xúc hay không là nằm ở độ sâu của tư tưởng ( cách nhìn nhận,cung cách diễn đạt )



Văn chương là nghệ thuật của ngôn ngữ . Để có thể sử dụng ngôn ngữ,ta hãy quên đi chuyện của con Mọt Sách . Ta hãy biến những con mọt sách ấy thành những nét chấm phá trên tranh vẽ của một danh họa .


Muốn là một danh họa không phải là dễ .



Có thể nào chúng ta hóa giải những sự khó khăn để nó trở thành cái dễ dàng ?




Ta dùng nguồn ánh sáng mạnh nhất từ tâm thức - nếu có thể .










đăng sơn.fr










( ViếtĐểLàmGì )

 
 
 
 
 
dang son 11.12.2013 12:41:09 (permalink)
.
 
 
 

XOAY QUANH CHUYỆN ĐỌC và VIẾT -


.









Biết là có lắm thứ đã và đang làm bạn nhức đầu, khó chịu,ngầy ngật trước những điều thử thách , khó khăn ở cuộc sống .

Biết là những lo toan,tất bật có thể làm cho chúng ta hối hả ,lo lắng với khoảng khắc của thời gian ( 24 hoặc 25 giờ trong ngày ?!! ?? ! )


Biết thì không chừng nào biết cho đủ ?



Biết là như thế, nên tôi phải ngừng cái " Biết " của mình lại, vặn thật nhỏ tiếng âm thanh của cái radio ở bàn ăn , sửa soạn bữa ăn sáng và đọc những điều mình yêu thích .


Tất cả đều êm đềm ,ấm áp khi biết lòng đang tịnh yên để đọc những dòng viết hay và đẹp ( trong sự giản dị ).Để nắm giữ nỗi yên ả ấy,tôi tắt ngấm những bản tin buồn bã về tình hình kinh tế,chính trị mà các ký giả đang lèo nhèo vào sáng sớm . Khi đọc, ta cần sự tập trung để có thể thưởng thức hoàn toàn cách diễn đạt tâm tình của tác giả .


Tôi có vài điều để đọc .


Mở trang Truyện Ngắn mang tên " Ai Không Trở Về " * của một tay viết trẻ,tôi đọc gì ? Thấy gì ?


Chữ Tôi của nhân vật chính ấy đã dẫn người đọc vào những ý nghĩ rất NGƯờI, rất sâu lắng từ cảm xúc ( thứ cảm xúc rất nhẹ nhưng có khả năng lay chuyển lương tâm ) Chữ Tôi biết đặt mình xuống một nơi sâu thẵm nhất của một đứa con khi đặt câu hỏi về sự vắng mặt của người cha . Cái tôi ấy biết nhìn cảnh tượng vò või của bà mẹ,của đứa em mình .


Khung cảnh đời qua ánh mắt . Tấm lòng của đứa con qua cảnh ly biệt với bao câu hỏi để không còn tìm câu trả lời chính xác nữa .


Theo tôi - Đó là những áng văn đẹp,chân thành và xác định được cho riêng tôi cái sứ mạng và ý nghĩa của văn chương .


Người ta hay nói : Văn chương là cái đẹp .



Thế nào là ĐẸP ?


Ở đây,tôi không làm bạn nhức đầu óc về sự định nghĩ của cái đẹp trừu tượng và hiện thực ( vì đây không phải là một bài viết kiểu triết học rắc rối và lẩm cẩm , khô khan )



Đẹp không nằm ở một cái bìa sách có cái tựa ,có hình ảnh và thứ chữ in trang nhã . Đẹp không nằm ở câu viết kiểu hoa dạng lá cành đầy sáo ngữ của một tay viết đi lục lạo ,tự dầy vò tư tưởng rồi viết ra những điều mà toàn bộ sự suy tưởng đều mơ hồ , rối rắm .


Ở những ngày cũ,tôi đã đọc những quyển sách quá " khó đọc " . Đọc vì tò mò khi giới báo chí đã ca tụng,đã trao giải . Mở những trang sách của một nhà văn người Pháp gốc Việt ấy mà có thời báo chí đã không hết lời ngợi ca ,tôi thấy gì ? Hiểu gì sau khi đọc ? 


- Một cung cách dẫn chuyện theo cách rối rắm tơ vò , một nhục thể hoang ố theo hình thức văn chương tự kỷ và làm dáng . Viết theo cách đào sâu ý nghĩ hành xác,dày vò tâm trí và hoang tưởng khi tả về cái mất mát từ người cha .

- Có cần cố gắng để tạo ra một tác phẩm siêu thực , khó hiểu để chứng tỏ một trình độ suy nghĩ thượng thừa ? - ( Nếu đọc tôi mà bạn không hiểu thì có nghĩa là trình độ nhận thức của bạn còn non kém ! )



Không .


Thẳng thừng là KHÔNG để ném trả lại những ý tưởng hoang rồ ấy lại cho quyển sách ,cho tác giả .Tôi quay đi ,tìm lại cho mình những điều giản đơn ,thoáng khí ở những tác giả,tác phẩm khác .


Khi đọc,tôi có quyền chọn điều mình đọc trong kỳ vọng tìm ra cái " đẹp " chân thật và không bôi son,trét phấn . Sự rung động trong một nỗi lặng thinh cho ta điều cảm thông .


Cần viết thì cần đọc .


Đọc để thấy cái đẹp của một ánh nắng chếch ngang qua vỉa hè và bức tường loang lổ có bà mẹ thẩn thờ ngồi dõi mắt đợi chồng,đợi con .
Nếu người viết diễn tả được tâm trạng, ý nghĩ từ đôi mắt của bà mẹ ấy, tạo được những bức rứt ,mong chờ và đưa được người đọc đến sát gần bà mẹ để cũng sót sa,bồn chồn thì gọi là đẹp ( Cái đẹp sâu sắc của tâm hồn là thứ ngôn ngữ đáng quý )



Cần đọc để viết .


Đọc gì ở sáng sớm ? 


Đọc câu chữ nhẹ nhàng ,viết tươm tất của một người trẻ khi nhìn cái chai và tả ý nghĩ về số phận của nó theo thứ ánh sáng của tâm thức .Đọc và hiểu chữ " Cần phải HỌC " của người viết để biết là anh muốn học và hành ra sao ?




Đọc thêm điều gì ?


Đọc được và hiểu ra cái lõi cốt của niềm yêu thích sự giản dị tươi thắm của người viết nữ khi cô biết rõ là mình đọc gì, viết gì sau khi định rõ được khả năng viết của mình .




Có những câu hỏi do dự,thắc mắc của vài người trẻ đang muốn đi trên con đường viết lách làm tôi nhớ lại những điều căn bản khi háo hức muốn viết vào thời xưa :


- Viết theo hình thức nào ? 

- Làm sao để lột tả được cảm xúc ?

- Cách thức vào đề dẫn truyện ?

- Cách thức mô tả nhân vật và những điều kiện cần phải có ở mặt tâm lý ?



Nhiều . Nhiều lắm .



Khi ấy,tôi đã lần mò và học nằm lòng một câu viết của hai bậc thầy nhà văn ( Cách hành văn trong sáng của họ đã làm tôi thích thú và nể phục ) :


- Khi viết,đừng bắt chước ai .Hãy thật là chính mình ( Nhật Tiến )

- Đừng thần tượng hóa tác giả đi trước - Hãy cố gắng để viết hay hơn họ ( Duyên Anh )




Nhọc lòng, và tôi hiểu .

Cho dù là có được đào tạo từ trường Văn Khoa nhưng nếu không có tâm hồn và sự nhạy cảm cần thiết thì ta chỉ viết để " tự sướng " và tự thỏa mãn cái Tôi nhỏ bé của mình mà thôi .


Cô sinh viên kia tâm sự : " Khi viết, tôi được bay bổng để hóa thân ,tôi có thể sống hơn điều tôi đang có "



Có thật là như thế không ?



Cô bay đi đâu ? Cô có cảm nhận được cái đói của những kẻ khốn cùng , có cảm nhận được thân phận nô lệ , không dân chủ, không có tự do ? Khi khóc lóc ,tả oán về thân phận của kiếp người,cô hiểu gì và làm cách nào để truyền đạt được cái thông điệp muốn gửi gấm đến người đọc ? Thông điệp ấy ra sao ?




Nhà văn là gì ? Người đang kể chuyện ư ? Kể để làm gì ?



Hắn . Kẻ viết bằng cái Tôi . Hắn đã đặt bao nhiêu câu hỏi khi rời mắt khỏi những tác phẩm chuyên chở điều ray rức của nội tâm . Hắn rọi ánh đèn nào ,ra sao để chói sáng phần tối nghịt nhất trong tâm tưởng của hắn .


Có khi nào hắn có được 10 / 1000 sự hãnh diện tối thiểu sau khi hoàn thành xong một bài viết ? Có khi nào hắn tự thấy xấu hổ về những điều đã viết ra ở một khoảng trống tự đầy ải .





Nhà văn ơi !



Ngươi chẳng là cái gì cả theo định nghĩa của danh từ Vô Vi .


Cái khoảng không của vũ trụ vẫn lừng lững trên đầu ngươi . Ngươi làm cách nào lấp được một khoảng trống đó ?



Văn chương,tự nó, đã có câu trả lời .









đăng sơn.fr

CHÚNG MÌNH



* Viết sau khi đọc " AI KHÔNG TRỞ VỀ " - Deconlonton - Viptruyên.vn







http://viptruyen.vn/...o-viptruyen-vn-
   
 
 
 
dang son 13.12.2013 13:43:32 (permalink)
.
 
 




CHỮ -







    Cảm hứng là điều cần thiết cho việc viết lách .


   Viết theo một kỷ thuật viết thì cần  thiết  là phải có sự tự chủ để tập trung hẳn vào đề tài viết . Viết lan man không đầu , không đuôi là viết theo kiểu  " tản mạn " .


  Tản mạn theo đúng nghĩa của sự lang thang , không chủ định . Nếu mình thả nổi tâm tư như một dòng nước cuốn bèo dạt mây trôi thì có khi  dòng chữ của mình chỉ là đôi chốc bềnh bồng ( thả lỏng )


     Tôi không thích cho lắm  chữ '' thả lỏng " như thế . Thả lỏng mình không có nghĩa là cứ vớ cái gì là đọc cái đó . Vớ ba cái quảng cáo đầy màu sắc,đầy giá cả đại hạ giá để khiến mình  nổi cơn thèm muốn, lại chạy ra chợ, ra  tiệm vác về dăm ba thứ không cần thiết, để sau đó,nghĩ lại thấy vô bổ ( Không có  chúng, mình không chết ! )


    Đời sống,công việc làm có quá nhiều áp lực . Có những ngày, mình tưởng, mình thấy thời gian như bó cứng lại. Chạy đầu này,đầu kia, nhìn, ngó những người vừa ăn,vừa chạy . Nhìn  và nghe những câu quen quen : '' Tôi không có thì giờ " " Tôi quýnh,tôi quáng ".....Tôi và ..... Tôi, Tôi .



    Ừ - Thì tôi , những cái " tôi " góp lại thành một tập đoàn , một xã hội , một cung cách văn hóa cảm nhận phong trào . ( Tôi phải nghĩ, phải làm cho giống người khác , nếu không thì tôi bị đào thải  ) .


     Đôi lúc, lẩm cẩm phát phì cười : Té ra mình bị biến dạng thành người máy hoặc thành những kẻ tiêu thụ ,chạy theo  kỷ thuật marketing của những tay có bằng cấp trong lãnh vực quảng cáo đánh mạnh vào thị hiếu ....



     Có cách nào thoát ra khỏi khuynh hướng bị ám thị ấy không ?



    Có chứ . Một vài ba cách :


    Định tâm, định huớng,định thần .


   Giữ yên mình và tìm  những điều  hay ho ( có thể ) để đọc .



     Đọc gì ?    


   Chẳng lẽ vào đọc ở một diễn đàn, tìm một cái tên, tò mò, mở lý lịch xem và rơi mắt vào chỗ ghi đề tâm trạng của  một thành viên mới  : - Chữ ghi : -Giới  Tính : Nữ . Tâm trạng : Muốn có Người Yêu .



      Ngộ ! Lạ !



    Người yêu theo kiểu nào ? Thật hay giả ?   Sao không tạo và tìm người yêu ở đời thật của trần gian hiện hữu . Chữ nghĩa trên những trang Webs có phải là một món đồ chơi  ?



    Thôi mà . Đùa giỡn như thế để làm gì ?








     đăng sơn.fr

    ( Viết sau khi đọc - Bổ và vô bổ ) 
 
 
 
 
dang son 15.12.2013 23:32:27 (permalink)
.
 
 
 
 
 




NHIỆT ĐỘ của CẢM GIÁC .



____________________________________________







Bây giờ là sáng sớm nơi tôi ở . Trời không lạnh cóng như mấy hôm trước để khi thức dậy, mở cửa nhìn khu vườn ẩm nước, tìm thấy cái cảm giác nhẹ nhàng. Yên tịnh .


Bây giờ, nơi bạn ngồi đọc những dòng chữ này, trời nóng hay trời lạnh ? Thân nhiệt của bạn đang là bao nhiêu độ C ? Bạn , nếu đang bị lạnh, bạn có muốn tôi làm ấm bạn không ? ( Hay là ngược lại ? )


Tôi hỏi như thế để làm gì ? . 


Hỏi để có câu trả lời khi đặt cái tựa mang tên " NHIỆT ĐỘ của CẢM GIÁC " 


Ở ngôn ngữ học, tôi yêu sự chính xác khẳng định . Thí dụ khi nói về sự lạnh và nóng,tôi thích người chọn câu diễn đạt rõ ràng : " Tôi đang bị nóng " thay vì " Tôi có cảm giác đang bị nóng " ....


Cảm giác đến từ ý nghĩ và ý nghĩ điều khiển tâm trạng . Bạn đang vui ư ? Ý nghĩ của mình sẽ ra sao ? Bạn có thể diễn tả ý nghĩ ấy bằng một hành động ( nụ cười, nhịp điệu của cử chỉ,thái độ ) Bạn đang buồn bã chán chường ư ? Bạn ra sao ? Lạnh hay nóng hừng hừng ?


Trên mặt chữ nghĩa văn chương, người đọc có thể " đo " được cảm giác của mình khi mình viết . Tốc độ viết được đo bằng những dấu phẩy,dấu chấm cắt câu hoặc xuống hàng thay dòng . Ta đang làm gió phừng phừng lạnh hay đang tỏa hương nắng ấm áp ? Và viết về đề tài nào để trong mạch bài viết sẽ mang lại đầy đủ sự cân bằng giữa hơi lạnh và hơi nóng để có khoảng nhiệt độ cân bằng ?



Sự cảm nhận , nhạy cảm và ý thức tự chủ nằm ở kỷ thuật viết sau khi đã cẩn thận tìm đọc và tạm đo được nhiệt độ của cảm giác ở các tác giả . Họ có làm ta nổi điên lên và nóng nảy ở một đoạn , một trang viết ? Họ làm ta bần thần,bàng hoàng sau khi gấp trang sách lại và suy ngẫm lại vài điều đã đọc ? Ta cảm thấy hân hoan,sung sướng hay bi lụy . Tất cả những cảm giác đọc và thu nhận ấy sẽ giúp gì được cho ta ( một người đang muốn viết ) ?





Dẫu biết rằng mỗi người cầm bút đều có một tâm trạng, một thứ nhiệt độ khi viết, nhưng riêng tôi , tôi cần một hơi ấm vừa đủ để viết vì muốn chia sẻ, muốn tặng bạn một thứ không Lạnh, không Nóng và tùy ở bạn, bạn nhận hoặc từ khước khi ngồi viết với thứ nhiệt độ riêng của cảm giác . 




Chúc bạn ấm và không quá sức ,quá tải vì quá vui,quá buồn khi viết .






đăng sơn.fr



( Bài đăng ở Viết cho VipTruyện. vn )




Read more: http://viptruyen.vn/...l#ixzz2nYtHbzi3 
 
 
dang son 16.12.2013 02:15:09 (permalink)
.
 
 
 
 
 
 


đề tài viết chung ...


..














TÁC GIẢ  và Tác Phẩm .



   ___________________________________________________







Có khi nào muốn viết mà  bạn bị khựng vì chưa biết mình muốn viết gì không  ?



Người viết sợ nhất là điều gì ? Và tại sao ?




...








....




Tôi xin để khoảng trống ở trên để bạn điền vào chỗ trống . Chỗ ấy rộng lớn hay chật hẹp là còn tùy ở ý tưởng của bạn . Bạn có hai cách để vận trí (  bằng  phía óc tay  phải hay  tay trái là tùy bạn mà thôi )




Bây gìờ, tôi thử tập trung ở  sự cân bằng của não bộ - Không tay trái, không tay phải . Tôi thuận tay  phải nhưng khi gõ chữ, tôi dùng  hai bàn tay và 10 ngón tay .



Hãy thử bắt vận tốc viết của tôi , nhé bạn .



3.2.1.0  < Go




Tôi bắt đầu bằng  chữ A của ngôn ngữ Pháp và Việt Nam - Viết theo lối hiện thực .




A -




Nếu bạn là phái nữ , có lẽ khi viết thư tình, bạn dùng chữ A để bắt đầu  viết .



   Thư có thể viết như sau :


  
   " Anh yêu dấu .


Em  thử chơi chữ với anh khi em viết chữ " Yêu Dấu "   Yêu thì cứ hoạch tẹt , cần  chi phải dấu . Dấu yêu đảo ngữ thành yêu dấu . Khi yêu nhẹ nhàng, người ta cần sự kín đáo . Anh  hiểu chứ ?





B -


Không lẽ viết một dọc  ngữ vần bằng chữ B như  cách đấu với chữ .


   Thí dụ : " Bà ba bán bún bò "


   No ! No ! Chuyện ấy xưa rồi . Thời bây giờ , để gọi nhau một cách dễ thương, ta dùng chữ BB ( Baby, bébé )


Để viết thư mùi mẫn ,để dịu ngọt , ở ngôn ngữ Việt Nam , ta dùng chữ Bé thay  vì Baby, bébé . Lớn hay nhỏ, hãy  dùng chữ bé . Nghe be bé dễ yêu .




   *  C .



Chữ này  hơi khó xài . Ở văn viết, họ dùng để chửi tục bằng chữ tắt kiểu tốc ký . Thay vì nói thẳng ra thì tục , nên cẩn thận thì dùng chữ viết tắt ( Xin đừng bình giảng )



   Tôi thích chữ " C " khi viết tắt chữ Cám Ơn . Cám ơn cho dù là cám ơn rất vội vàng .





*   D -



   Bạn nghĩ gì với chữ D viết hoa ? 

   Đó là  cái tên của một người đang yêu bạn ư ?


   Với tôi, đó là  chữ Dịu Dàng . Dịu để viết . Dịu để đời còn nét  dễ thương .




   


E -



Chữ E này tuyệt vô cùng tận . 

Hãy tưởng tượng dùm tôi trong vòng 1 phút . Rồi tôi nói cho bạn nghe .




...




Nếu tình tứ , lãng mạn chun chút thì có thể bạn sẽ dùng chữ E đội nón để viết chữ YÊU .


Tôi ít lãng mạn nên tôi dùng chữ E không bỏ dấu , không đội nón, che dù .


E : Em


   Nếu bạn là người tình của tôi , tôi  xin bạn nhắm đôi mắt đẹp nghe tôi gọi  " EM "  - Vậy thôi - Đủ xài .




   * F -



Mẫu tự " F " không dùng được khi viết bằng  việt ngữ .

Bạn có cách nào giúp tôi không ?   Xin đừng chạy chữ F viết theo kiểu lười như : "  tôi đang bị fong ( phong ) . Nếu bạn viết như thế, tôi sẽ nổi  cáu, tôi fang bạn .





*  G .




Bạn đừng nghĩ là G là Gà ( Gà mờ , gà cồ hoặc là ....... )


G cũng có nghĩa là gài bẫy . Nếu là kẻ lanh lợi, bạn sẽ " Gài " người đọc ra sao ? Ơ hơ !





* H .



  Chữ này đẹp lắm . Để đẹp thì ánh sáng và âm thanh phải đi chung với nhau .


  H - Phát âm là Hát . Phải rồi . Nếu bạn không biết hát thì ngôn ngữ viết của bạn sẽ hát ra sao ?







  ...




Trở lại chữ " D "




Đừng ngạc nhiên , không phải là tôi đang bị bí chữ và nghĩa đâu .


   Tôi viết chữ " D  " to tướng như thế là vì tôi đang khiêu dụ bạn theo cách dụ dỗ, dụ khị .







   Bạn muốn có nhiều người đọc bạn ư ?


  Không khó lắm đâu .  Đây là chiêu bài của tôi :



   - Nắm ý tưởng, dựa vào một ý chính để viết thật nhanh như đấu trí với chính mình .


   - Đừng ngừng viết khi ý tưởng đang chạy từ ngón tay và ý  nghĩ . Khi bạn ngừng bất chợt, có nghĩa là chữ đã bắt đầu chạy thoát  bạn .




Không khó lắm khi viết văn - Miễn là bạn biết bạn đang muốn viết về điều gì .




Tôi tạm  ngừng ngón tay trên phím vì tôi đang chờ đọc câu viết của bạn .



Hãy bắt đầu ngay bây giờ .








   tình thân -





đăng sơn.fr


 
 
dang son 30.12.2013 12:42:02 (permalink)
.
 
 
 


NHỮNG CÂU HỎI TỰ ĐẶT .





   Đọc thấy một người trẻ đặt câu viết - kiểu tư lự như sau :




".......Bản thân là dân tự nhiên, không học sâu về văn học, không biết gì về kĩ thuật viết, dụng chữ nối từ,... Viết được một câu chuyện khó như thế nào ?
Những bạn ở đây hẳn đều hiểu cảm giác đó. Ý tứ trong đầu có nhiều nhưng bút lực không đủ để diễn tả. Đang viết thì bí, bí tình tiết, bí từ ngữ, bí tâm lý nhân vật. Và một lý do nữa, là mình sợ, sợ mươi năm nữa, kinh qua bể dâu, bản thân uể oải rã rời, đam mê viết cũng chết tàn chết lụi. Thế nên thường tự nhắc : Muốn khả năng viết lách tăng lên thì phải viết đi. Cứ viết hằng ngày, hằng tuần. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Như viết post này để biểu đạt được suy nghĩ trong đầu chẳng hạn. Trau dồi ngôn từ, kĩ thuật viết, dựng khung cốt truyện.... "

*   ( Chủ đề : Có nên viết truyện ? )






       Ta hãy tạm dùng hình ảnh của một đứa bé con :


       Bé ra đời, dùng đôi mắt để ngó và khám phá hình ảnh chung quanh . Tất cả những hình thể, màu sắc hiện diện tạo thành một thế giới, trong thế giới ấy có đầy đủ ánh sáng và âm thanh trộn lẫn . Theo sự hình thành tự nhiên của trí não, đứa bé sẽ dùng cảm quan để nhận xét và so sánh sự vật như điều khám phá : Thích thú khi nhận được hơi ấm dịu dàng,sợ hãi khi cảm thấy bị đe dọa ( bóng tối, tiếng động , hình vật lạ ....)

       Bé lớn dần sau khi biết lật, bò,đi  và chạy  để tầm mắt hướng đến các hoạt động khác . 

     Từ  sự khám phá học hỏi không ngừng và cộng  thêm những năng khiếu thiên bẩm,đứa trẻ học cách đọc, cách viết và hòa nhập vào đời sống gia đình, học đường và tập thể xã hội .


      Sự suy nghĩ là một quá trình phải có với các điều kiện chung quanh để có sự kết nạp . Sách báo là một trong những điều kiện cần thiết để kết nạp và phân loại những điều đã thâu thập .


     Để viết ( sau khi đọc ) - Người viết cần gì ngoài cây bút, bàn phím chữ ...?  Nghĩ gì để viết và viết theo đề tài gì ?


Viết kiểu tùy bút để diễn đặt tâm trạng riêng ư ? ( Nhật Ký ư ? ) . Có khó lắm khi viết để diễn đạt tâm trạng của mình  ?


    Lấy thử một ví dụ :  Buồn và Vui ( ! )


    Ta có thể bắt kịp  ý nghĩ mình để viết :


   "..... Hôm nay, tôi ( cảm thấy ) buồn bã vì nhiều việc  đã xảy đến . Bạn tôi bệnh nặng, qua đời . Cha tôi về nhà, báo  tin thất nghiệp . Mẹ tôi bỏ  anh em ( chúng tôi ) ra đi . Tôi có cảm tưởng đang là ngày tận thế .


          Viết xong, dùng thì giờ, đọc lại như xem lại một đoạn phim do mình  thủ diễn vai chính . Đọc lại như một cách điều hòa ,tự chế để kiểm soát dòng chữ, câu viết .

         Làm cách nào cho câu văn ngắn lại, gọn gàng, chặt chẽ nhưng tích tụ được ở cái ý chính  : 


      " Hôm nay,tôi rất buồn vì các việc xảy ra : Bạn bệnh nặng, qua đời, cha báo tin thất nghiệp. Mẹ bỏ nhà ra đi .... "



       Nếu muốn đoạn nhật ký, tùy bút của mình thành một bài văn theo kiểu văn chương thì lại là một vấn đề khác hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng riêng ở nỗi nhạy cảm của tâm hồn , người viết có thể viết xen vào những dấu phẩy,dấu chấm để dùng những hình ảnh thuộc phần ngoại cảnh như nhiệt độ mùa màng, bóng gió, áng mây, tiếng động ... như một cách hòa âm cho một bản nhạc . Kỷ thuật dùng ẩn dụ, ẩn ngữ và cách sử dụng ngôn từ là điều mà chỉ có tâm hồn mới có đủ sức chuyển tải .


    Viết là một thói quen ư ?


    Tôi không hoàn toàn đồng ý về câu nói nhận định ở trên . Cái thói quen nào có thể thay thế được sự học hỏi và cảm quan nhận định khi ngồi đặt bút . Viết ra sao để ta phải là chính ta nhưng người đọc vẫn có thể hòa nhập khi đọc để tạm quên cái " tôi " tự nhiên sẵn có của họ - cho dù chỉ là một thoáng chốc - ?



   Chức năng của văn chương nằm ở sự diễn đạt thoáng khí, xuôi chèo của một chuỗi suy tưởng . Khi ta chưa nắm vững hình  thức viết tự bút và tùy bút thì có cách nào để ngồi viết một truyện ngắn ?




    Đôi điều tự luận ở đây .

    Như một cách ve vuốt vài ý nghĩ vừa thành hình sau khi đọc .Đọc là cách biến thể và sau đó trở lại với chính mình để viết .







    đăng sơn.fr 
 
 
dang son 05.01.2014 21:48:40 (permalink)
.
 
 
 





Bóng Nắng và Bóng mát khi sống và VIẾT -






__________________________________________________ _______________








Có vài điều để tâm tình với bạn đọc - ( Những cái TÔI có thể rất cực kỳ dễ thương và dễ ghét ) :





Khì đến sinh hoạt với tập thể và đặc biệt với một diễn đàn viết, hẳn có lúc bạn rất bỡ ngỡ vì nhiều lý lẽ . Bạn tìm điều gì giữa tập thể ? Bạn có thể nào hòa hợp để tạm quên cái TÔI của chính mình đi không ? Bạn nghĩ gì về danh từ Bản Thể và Tách Thể khi muốn nhập bầy ?


Tôi thử đơn giản vấn đề ở cách hoà nhập với những bản thể khác để tạo thành một sự hợp tác và tạo thành một sức mạnh của đoàn thể :



Khi vào một lớp học, một đám đông và cảm thấy mình bỡ ngỡ, xa lạ trước những khuôn người và những điều mới lạ chung quanh, bạn ra sao ? Bạn tỏ thái độ như thế nào để có thể phá đi những khoảng cách và hòa nhập vào đám đông ?


Không phải ai cũng bạo dạn để hoà nhập ( điều này còn tùy thuộc về những yếu tố khác như : sự thoải mái của cung cách giao tế, vấn
đề xã giao và sự cởi mở của từng cá nhân cũng như không khí của hoàn cảnh giao hiệp .... ) - Điều này cho chúng ta rõ là không phải
ai cũng giống ai .




Bây giờ , ở đoạn viết này,tôi xin đi thẳng vào vấn đề Tách Bầy và Nhập Bầy :


Đứng trước nền văn minh, nhưng nếu lùi lại một thời xa xưa, có nhà khảo cổ nghiên cứu về ngôn ngữ đã nói : " Con người là một loài thú biết suy nghĩ " . Điều này cũng dễ hiểu mà thôi vì ta có bộ óc trời cho để học hỏi và thâu thập và ta có ý thức rõ ràng về những điều phải làm, phải đối chọi từ sự suy nghĩ ( tư tưởng )


Một đứa trẻ phải trải qua một quá trình thu nhận sự giáo dục để đáp ứng trước các vấn đề của sự sống còn và dần dà trưởng thành .Đứa trẻ sẽ học cách sát nhập, suy luận và cưỡng chống .

Trong vấn đề viết lách cũng có một quãng đường phát triễn như thế . Muốn viết, trước tiên ta phải học, phải đọc rất nhiều để tích tụ và rút tiả sự suy luận . Sự đọc phải trải qua các việc suy nghĩ, phân tích ( trải nghiệm ) . Sau đó, ta cầm bút trong sự suy nghĩ chính chắn để viết .


Ta viết gì ? Và chọn đề tài nào để viết .



Viết về những kỷ niệm thơ ấu, có gia đình, có mẹ,có cha ư ? Ta đã nhận định như thế nào về một trong những nguyên tắc gia đình để viết ? Và ta sẽ viết như thế nào để người đọc cảm nhận được cái tình cao cả đùm bọc thương yêu và hy sinh của bậc sinh thành ?


( Nếu viết về một hoàn cảnh tang thương , chia lià và sự phủ nhận của lương tâm và trách nhiệm , ta sẽ diễn tả ra sao mối thương tâm đau khổ ấy ? )


Ở các lớp học về tâm lý và kịch nghệ của tôi bên này , đã bao lần tôi chứng kiến được sự lúng túng của học viên .


Có lần ,tôi hỏi con bé 17 tuổi khi thấy bé cắn bút trước bài trắc nghiệm khi viết một đề tài về vở kịch mang tên Ly Dị .


Tôi hỏi bé :

- Tại sao em chọn đề tài khó khăn này với lứa tuổi quá trẻ của em ?


- Vì em đau khổ khi cha mẹ em chia tay .



Và bé khóc oà .



Tôi im lặng . Và bảo cô bé hãy viết thật sự bằng những giọt lệ của mình . Cô không hiểu thế nào là viết bằng những giọt lệ ( Vì ban đầu,cô nghĩ là dễ dàng để viết về những sự cải cọ , không thuận tình của cha mẹ để xảy ra cảnh chia tay )


Cũng trong lớp học ấy, khi tôi đọc bài của một cô bé khác cùng lớp tuổi 17, cô chọn về đề tài Tình Yêu Tuổi Trẻ để viết những phân đoạn kịch có lớp lang . Tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi cô viết những câu đối thoại rất trôi chảy đầm thắm . Và vở kịch đã được sủa chửa một phần nhỏ để diễn một cách thành công trong ngày cuối năm .


Với sự náo nức và tò mò của một người viết và chấm bài, tôi hỏi cô :


- Bé này . Bé đã yêu bao nhiêu lần để viết như thế ?!


- Em chưa biết yêu, nhưng em quan sát và nhìn vào những trường hợp của bạn bè, người thân chung quanh .


- Em có nghĩ là tình yêu đẹp lắm không và nếu có tình yêu, tình của em sẽ có màu sắc như thế nào ?


Bé thật thà trả lời : - Em không biết , nhưng nhờ vào sự tưởng tượng, em sẽ liệu mà pha màu .



Văn chương ở cách trả lời là ở chỗ ấy . Nếu là một nhà văn, tôi nghĩ là em sẽ viết rất hồn nhiên và sẽ lột tả được những màu sắc như cách thức của một họa sĩ tài ba .



Tôi đã gặp, đã đọc những câu viết rất tạo dáng của những người có tham vọng làm nhà văn và tôi đã thất vọng .





Ở chủ đề này, tôi chỉ xin bạn một điều : Đừng tạo dáng, đừng viết theo phong trào, trào lưu khi muốn viết . Viết bằng tâm hồn thật, viết đơn giản . Nếu bạn đau khổ, hãy trầm lòng với sự đau khổ và khi viết là để nhận thức và thoát ra khỏi sự đau khổ ấy bằng mọi hình thức .


Khi nổi giận để phản kháng một vấn đề , ta có đủ thì giờ để nhận thức tại sao ta phản kháng và ta có đủ can đảm nói và viết lên sự không chấp nhận ấy trong một cung cách tế nhị nhưng thẳng thắn minh bạch - ? -



Nếu cần tỏ thái độ trong một đoàn thể, ta lùi lại vài bước, ta dùng thì giờ suy nghĩ cặn kẽ và tỏ thái độ . Đó là sự tách bầy để gìũ vững bản thể . Trong đám đông, ta có đủ sức cuỡng lại cách suy nghĩ của đám đông theo kiểu trào lưu ,thời trang hay không là một chuyện rất cần suy nghĩ kỹ càng khi viết .


Văn chương chỉ thật sự có giá trị và bày tỏ được sự chân thiện mỹ khi tự biết khả năng bày tỏ bằng cung cách tao nhã và chân chính của kẻ viết .



Tôi mong đọc những bài của bạn viết - Hãy chứng tỏ phong cách của bạn với một tấm lòng .




Mong lắm !







đăng sơn.fr



Read more: http://viptruyen.vn/...l#ixzz2pXF5JbfZ
   
 
 
 
 
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 13 của 29 trang, bài viết từ 181 đến 195 trên tổng số 431 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9