VĂN XUÔI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CHU NHẠC ( II )
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 7 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 104 bài trong đề mục
tamvanvov 02.01.2013 20:36:17 (permalink)
Ký sự Hàn Quốc ( VIII )

8 ... & Sex

Đến Jeju, có biết bao nhiêu điểm tham quan, thắng cảnh, song nếu không đến “ Love land “ ( Miền đất tình yêu ) thì coi như chưa đến Jeju. Có người nhắn gửi vậy, nên càng sinh háo hức. Vừa may, trong chương trình thăm thú Jeju có địa điểm này.


Hôm ấy, trời mưa rả rích cả ngày. Sau khi lên Đỉnh Bình minh trong cơn mưa, tiếp đến là tua cưỡi ngựa, mệt nhoài rồi, chúng tôi được phía bạn đưa đến thăm “ Miền đất tình yêu “. Nói vậy cho thêm hấp dẫn, thực ra, đây là Bảo tàng sức khỏe và giới tính. Là gì thì gì, cũng xem cho biết, cho thỏa chí tò mò...
Cái gọi là “Miền đất tình yêu” này được xây dựng thành một công viên khép kín, bên trong chia thành nhiều khu vực, có vườn hoa, cây cảnh, hồ nước, khu trưng bày và bán các dụng cụ sex cho người trưởng thành...Và đặc biệt nhất, là la liệt các tượng, khóm tượng về chủ đề sex, có nhiều tượng đơn lẻ thể hiện các tư thế, cách thức về tình dục, lại có hàng loạt các tượng, khóm tượng trình bày theo chủ đề về bộ phận sinh dục và mối quan hệ trong tình dục...
Nói đến sex, thì phải bàn về “ văn hóa sex ”. Song bàn về lĩnh vực này thì vô cùng phong phú, có mà cả ngày, cả năm, cả đời cũng chẳng bao giờ cạn. Thôi thì, cụ thể hơn, là nghĩ và bàn về sức khỏe tình dục, hay trừu tượng hơn là đôi chút quan niệm về sex. Sâu xa hơn, lịch sử phong kiến cho thấy, một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, đều cấm kỵ cái việc viết và nói chuyện phòng the một cách công khai, trong khi vẫn coi tình dục là một trong “ tứ khoái “. Ngay cả khi, về các ngón nghề chơi bời, các bậc cao nhân quân tử xưa nay vốn thông thạo, thì vẫn cứ cấm kỵ việc bàn về nó ở chỗ đông người, và xem như việc này thuộc phạm vi đạo đức. Thế nên, dân gian mới có câu bỡn rằng: “ Ban ngày quan lớn như thần/ban đêm thì lại lần mần như ma “...
Trở lại với chủ đề sex ở Jeju. Love land, chắc chắn là sự biểu hiện một cách công khai, rõ ràng quan niệm về sex. Từ xã hội phong kiến, Hàn Quốc bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với đó là kinh tế thị trường, là sự du nhập của văn hóa văn minh Âu Mỹ. Hẳn là, cũng đã từng có một cách mạng về tình dục ở đây, và sản phẩm của nó chính là những gì được trưng bày tại công viên-bảo tàng này. Quan trọng hơn, đó là quan niệm và cách nghĩ, cách hành xứ mới về sex trong đời sống xã hội của họ.
Thiển nghĩ, về sex, ở đây, chí ít là có sự rõ ràng, công khai. Để rồi theo đó, mà hành xử, trong phạm vi gia đình, quan hệ đôi lứa và ngoài xã hội...
Xin không bàn thêm nữa, thay đó, là một số hình ảnh ghi từ Jeju Love land ...
#16
    tamvanvov 28.07.2013 17:41:28 (permalink)
    Làng

    Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn 

    Chế Lan Viên

    Chủ bút : Cuối năm 1964, khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc bắt đầu nổ ra, gia đình tôi chuyển từ nơi ở trên phố Phó Đức Chính ( Hà Nội )về sống tại quê ( huyện Văn Lâm, Hưng Yên ). Khi đó tôi mới 7 tuổi, đang học năm đầu của bậc tiểu học. Môi trường sống thay đổi, đã ảnh hưởng đến cả gia đình và cá nhân tôi sau này. Dự định viết một tiểu thuyết về làng quê mình đã nảy sinh trong tôi từ lâu. Và cách đây mấy năm, tôi đã bắt tay viết những dòng đầu tiên. Song công việc công sở bận rộn khiến tôi bỏ bê...
    Nay tôi gắng ép mình khởi động lại công việc khó khăn này...


    Ngày giỗ tổ. Tôi thu xếp công việc để về quê. Cái họ Nguyễn làng Khê có ba chi. Nhà tôi là trưởng chi giữa. Mỗi chi có một ngày giỗ tổ riêng, và cùng chung ngày giỗ cụ tổ khởi phát . Cũng chẳng rõ thuở lập làng, cụ thuỷ tổ từ đâu đến. Chỉ biết rằng, cụ có ba con trai thì lập thành ba chi đến ngày nay. Lại căn cứ vào ngôi chùa Lĩnh làng bên, tương truyền được xây từ thời Lý, là một trong số bảy mươi hai ngôi chùa được xây theo lệnh của bà Hoàng thái hậu Ỷ Lan triều Lý Nhân Tông, sau khi bà này hối hận vì đã ra xui bẩy nhà vua giết Thái hậu Thượng Dương cùng bảy hai cung nữ, thì chí ít làng cũng được lập từ trước đó, nghĩa là vào thế kỷ mười một . 
    Theo thói quen, mỗi khi về quê, bao giờ tôi cũng ghé thăm mảnh vườn nhà. Trước đây, khi mẹ tôi mất, vườn bỏ không người ở, tôi nhờ người hàng xóm trông nom hộ. Đầu năm nay, thằng con trai lớn chị gái tôi viện cớ nhà nó hẻo lánh khó làm ăn nên muốn mượn đất xây cửa hàng bán tạp hóa ở đó. Thế là một cửa hiệu mọc lên. Tôi về đến nơi, thấy vợ chồng đứa cháu đang tíu tít bán hàng. Không ngờ nông thôn mà đông khách ra trò. Khách mua hàng toàn người loanh quanh người làng, họ chào tôi , lại khen tôi tốt bụng nhường cho cháu. Đáp lễ họ mà tôi có cảm giác trong những lời khen ấy có gì đó canh khoé. Nghĩ thế, tôi chợt giật mình, thôi chết, lát nữa trong bữa cỗ việc họ, thế nào cũng có người trong họ cới chuyện từ việc này cho mà xem. Quả nhiên, khi cỗ nửa chừng, chén chú chén anh đã ngà ngà, người chú họ chừng tuổi tôi tên Cán, vốn nóng tính hay gây sự , rót đầy chén rượu cho tôi và cho chú, rồi bảo : 
    - Anh trưởng... Anh uống với tôi một chén. Trăm phần trăm nhé. Uống là uống cái tình họ hàng ruột thịt, chứ quyết không phải là uống rượu đâu mà sợ say. 
    Tôi nâng hai tay cung kính mời chú uống trước, bụng nhẩm tính cách nói năng vì biết không khéo sẽ sinh chuyện từ đây. Chú Cán một hơi cạn , dốc ngược chén không còn một giọt , cao giọng : 
    - Tình nghĩa là phải cạn. Cạn là cạn rượu, tình thì còn dài, còn dây dưa hết đời này sang đời khác, phải thế không các ông, các bác, các cháu ? 
    Một người chú họ cao niên tên Mảnh, vốn có tiếng túc trí đa mưu trong làng, cười khà khà, thủng thẳng : 
    - Này anh trưởng. Chú Cán chú ấy nói đúng đấy. Xưa nay, chi nhà này bao giờ cũng lấy chuyện tình nghĩa làm đầu. Cũng chính vì tình nghĩa, mà xưa ông nội anh đi thi đỗ đạt, có chạy chọt quan trên thì cũng được một chức quan nhỏ địa phương, những ông cụ đã không làm thế, mà về quê mở trường dạy học cho con em họ hàng làng xóm, được tiếng thơm để đời. Rồi nữa đến cha anh, chữ nghĩa Tây Tàu làu làu, thêm nghề kiến trúc, về quê tậu ruộng xây nhà tây to đùng ăn hàng trăm mâm cỗ không hết chỗ ngồi, giàu có nhất vùng, thuốc phiện cô đầu đủ cả, thế rồi lúc già cũng về quê làm ruộng sinh sống... Thử hỏi, không tình nghĩa thì sao làm được vậy ?... Còn đến anh, xin lỗi anh trưởng... Bây giờ anh giàu có thế nào họ hàng không biết, chứ với chức cán bộ cấp vụ thì cũng coi như ngày xưa đỗ đạt làm quan... những không biết tân thời... anh có làm giống ông nội anh, cha anh hay không thì họ hàng chúng tôi đây chẳng rõ ?... 
    Tôi cười . Méo mặt mà cuời. Cố nặn ra câu nói lấy lòng, bởi tôi hiểu chẳng biết sau này mình có làm được như thế không, song trước mắt cứ phải thoát ra khỏi trận đồ bát quái mà mọi người đang bầy ra trước mặt mình: 
    - Thưa các ông, các chú ! Mọi người thấy đấy, cháu đã cho xây tường bao giữ đất giữ vườn. Cháu định sau này về hưu, nhà ngoài thành phố cháu để cho các cháu, còn vợ chồng cháu về quê xây nhà sống nốt quãng đời tuổi già, Bây giờ đường sá thuận tiện, đi lại dễ dàng, với lại ở mãi thành phố cũng tù túng lắm ạ... 
    Chú Giảng, người chú cao niên, nhánh gần nhất với nhà tôi, người mà họ hàng quen gọi vui là phó chi, những lúc tôi vắng nhà, mọi công việc đầu trò của chi họ đều do chú quyết định, mừng ra mặt, thật thà bảo : 
    - Anh trưởng nghĩ thế là phải ! ... Được lời ấy của anh, chú với mọi người trong họ rất mừng. Hôm nay giỗ tổ, nói có các cụ tổ tiên và mọi người trong họ chứng giám, tôi có đến năm con trai, lo lấy vợ dựng nhà cho chúng nó đến tàn một đời... quê lại đất chật người đông, nhiều lần định nói chuyện với anh, định mua lại mảnh đất hoặc một nửa chỗ đất ấy của anh cho các em nó có chỗ ở... 
    Chú Giảng nói đến đây thì dừng lại nhìn tôi, nhìn mọi người. Đám cỗ ồn ào hẳn lên ra vẻ tán đồng. Tôi chưa biết nói sao thì chú Giảng tiếp lời : 
    - Nhưng cứ nghĩ đi nghĩ lại, thấy có gì đó không phải, nên thôi. Hôm nay nói ra thế, anh trưởng ạ, không phải chú mượn chuyện đánh tiếng mua đất của anh đâu, mà chỉ muốn bày tỏ nỗi lòng... Chú biết, mảnh đất ấy không phải là đất hương hoả xưa do các cụ để lại, mà là cha mẹ anh mua lại khi về làng sống, lúc chiến tranh đánh Mỹ xảy ra. Như thế nào là toàn quyền ở anh, chứ họ hàng quyết không dám ý kiến gì ... 
    Chú Cán oang oang tham gia : 
    - Nhưng mà thằng cu cháu con chị Ngoãn xây cửa hàng to đùng ở đấy. Thì cứ cho là cho nó mượn nhưng biết đến bao giờ nó trả ? Chẳng hiểu anh trưởng có tính đến chuyện ấy không ? 
    Tôi nhẩm bụng, gay rồi. Giờ mới là lúc khó xử đây. Tôi im lặng nín nhịn, kéo dài chừng nào hay chừng ấy. Liền khi đó, chú Mảnh vuốt râu, khề khà lên tiếng : 
    - Chú Cán đừng lo hộ ... Chú chỉ được cái biết một mà không biết mười thôi... Tôi là tôi hiểu tấm lòng anh trưởng... Thôi thì thiên hạ bao la, đâu cũng là nhà, ở đâu quen đó. Anh trưởng và các cháu ở thành phố quen rồi, sau này về hưu anh có về quê với chúng tôi thì càng vui , song cứ ở ngoài đó cùng các cháu cho gia đình đông đúc cũng tốt. Miễn là.... 
    Chú Mảnh bỏ lửng, nâng chén nhấp một ngụm, lại vuốt vuốt chòm râu mới để còn ngắn tũn, vừa định nói thì chú Cán chặn họng : 
    - Sao bác bảo em chỉ biết một mà không biết mười ? Bác thì thông minh nhất họ, nhất làng rồi. Thông minh bác có thừa, truyền sang cho cả mấy đứa con, nên bây giờ chúng nó mới không đứa nào chịu đứa nào cả... 
    Mọi người lên tiếng gạt đi không cho chú Cán nói tiếp. Chú Mảnh vẫn giữ vẻ mặt bình thản, cười cười nói với tôi, coi như chưa từng nghe chú Cán khích bác : 
    - Anh trưởng ạ !... Miễn là... anh cứ cho xây một căn nhà nhỏ ba gian bỏ đấy... Tiền xây anh bỏ ra cũng được... mà để họ hàng chúng tôi góp vào cũng được ... Gọi là có nơi thừa tự , như nhà thờ họ ấy mà... 
    - A a a ... Chú Cán vống lên rồi tự vả nhẹ vào mặt mình, hệt như người diễn trò trên sân khấu – Bái phục ! Em thật bái phục quan bác... Bác Mảnh ạ... Em là em cứ xin lỗi vì nãy vô lễ với bác... Đúng là em chỉ biết một... Không. Biết nửa một thôi ... Ngu quá. Mình ngu quá !... 
    - Thế ý kiến bác Giảng thế nào ? Thấy em đề đạt như vậy có được không ? 
    Chú Mảnh hỏi thẳng chú Giảng theo kiểu mớm lời, tìm đồng minh, rồi cười khà khà, lại đắc ý nhìn khắp lượt mọi người, vuốt vuốt chòm râu ngắn tũn , ghé sát mặt chú Giảng ngồi bên vẻ chờ đợi. Chú Giảng bị hỏi đột ngột, lại khó nghĩ, cứ ậm à ậm ừ mãi không thành câu. Song dường như dưới áp lực cái nhìn xoáy vào tâm can của chú Mảnh, đành nuốt khan cục khó vào bụng, liều nói : 
    - Nói có anh trưởng đây... lại có đủ mặt họ hàng... Tôi thấy chú Mảnh nói cũng được đấy... Có điều là... Thôi thì tuỳ anh trưởng ... 
    Chú Giảng cười bối rối, sợ mất lòng tôi lại sợ mất lòng họ, song bụng chắc cũng tán thành ý kiến chú Mảnh, muốn tôi hiến mảnh vườn cho họ mạc xây nhà thờ tổ. Tôi không chấp chú Giảng, song hơi bực vì chú cũng vào hùa với mọi người. Tôi cố lờ đi, hỏi chuyện một cậu em ngồi cạnh mình chuyện mùa màng, làng xóm . Chú Giảng cũng không dám nói gì thêm. Còn chú Mảnh thì sợ câu chuyện nguội mất, cất lời xuê xoa : 
    - Anh trưởng ạ !... Hôm nay nhân việc họ giỗ tổ, mọi người cùng cái tâm hướng tổ nên mới chuyện vậy... Anh trưởng cũng đừng nghĩ ngợi nhiều, ngày tháng còn dài rộng cơ mà !... Chúng tôi ở làng, biết anh trưởng học rộng hiểu nhiều, bao giờ anh trưởng cũng có những việc làm đúng lễ nghĩa, phải thế không ạ ? 
    Lác đác có người tán thưởng, phần đông cánh trẻ thì chỉ mải ăn uống, không muốn can dự vào. Chú Mảnh hơi mất hứng, có vẻ không hài lòng, bắt đầu quay lại phản công chú Cán. Cái cục giận ban nãy với chú Cán còn chặn ngang họng. Chú Cán tự nhận mình ngu, thua cuộc rồi, không ngờ ông anh họ vẫn để bụng, đề xướng việc to không thành, quay ra chơi mình, liền chấp nhận vào trận mới . Bữa cỗ chạp tổ sôi sục hẳn lên. Người đứng về phía chú Mảnh, kẻ lại bênh chú Cán, có người ra điều can ngăn cả hai bên ... Tôi nén tiếng thở dài, nhìn ra những bụi tre xơ xác khô cằn nơi góc vườn...
    còn nữa )
     
    #17
      tamvanvov 25.08.2013 11:30:56 (permalink)
      Làng ( 1 )

      1. Ngót năm mươi năm trước, chiếc xe cam nhông chở gia đình tôi dừng bánh nơi ngã ba đường. Tôi ngồi trong lòng bố ở ca bin xe ngơ ngác chưa hiểu gì thì bố tôi bảo : 
      - Đến nơi rồi. Nào bố con mình xuống đi. Quê nhà mình đây...

      Bác tài xế cùng bố tôi đỡ mẹ và hai chị gái tôi lục tục trèo từ thùng xe hàng xuống đất. Tôi thấy rất đông người đứng chờ, họ giúp nhà tôi chuyển giường tủ, đồ đạc trên thùng xe xuống rồi buộc dây khiêng đi. Khi đồ đạc chuyển đi hết rồi, bố mẹ tôi chào cảm ơn bác tài xế , đợi cho chiếc xe quay đầu nổ máy chạy đi, để lại phía sau luồng bụi đất và khuất hẳn sau khúc ngoặt, mới dắt chị em tôi đi. Qua một chiếc cầu bắc chênh vênh bằng những thanh tà vẹt ngang con sông nhỏ, lại theo đường bờ mương nước, tôi thấy cơ man là tre. Đã mấy lần theo cha mẹ về quê ngoại mỗi dịp hè nên tôi biết cây tre là thế nào nên cứ chỉ chỏ làm vẻ hiểu biết. Đường làng lát gạch nghiêng, tôi đi guốc gỗ nên trầy trật mấy lần suýt trẹo chân. Khi ngang qua một luỹ đất cao với tre gai và dứa dại dầy đặc, mẹ tôi bảo là ngày trước nhà mình ở đây. Tôi ngây thơ hỏi: 
      - Thế bây giờ nhà mình về ở chỗ này hả mẹ ? 
      - Không, không ! ... – mẹ vội bảo – Bây giờ là của người khác rồi. Nhà mình không có nhà, phải ở nhờ nhà cụ Thi, con ạ . 
      Tôi không hiểu tại sao lại đi ở nhờ , song cũng không hỏi thêm. Tôi lờ mờ biết rằng có chuyện gì đó mà trẻ con không hiểu được. Hôm ấy, bữa cơm trưa cả nhà tôi ăn cơm với nhà bà cụ Thi. Lại mất cả buổi chiều, đến sâm sẩm tối, mọi người mới giúp nhà tôi kê dọn xong đồ đạc vào căn nhà ngang mà bà cụ Thi cho gia đình tôi mượn. 
      Đêm đầu tiên ngủ ở quê, tôi thiếp đi vì mệt sau một ngày di chuyển, bận rộn cùng cả nhà. Rồi tôi tỉnh ngủ. Thoạt đầu tôi vẫn tưởng mình đang ở ngôi nhà cũ ở ngoài thành phố, nên đưa mắt nhìn ra cửa sổ cạnh giường, những bây giờ tối om. Ngọn đèn dầu hãm hạt đỗ đỏ quạch trên nóc tủ chè đủ cho tôi hiểu mình đang ở quê. Gia tài nhà tôi, của nả trông thấy có một chiếc giường tây, một chiếc phản lim, một tủ chè gụ, một tủ đứng đựng quần áo, thêm chạn bát và vài cái chum vại đựng gạo. Thường thì tôi ngủ chung với bố mẹ trên chiếc giường tây, hai chị gái tôi ngủ trên chiếc phản, đã nhiều năm nay là thế. Tôi nằm im nghe ngóng. Chợt tôi nghe tiếng bố tôi húng hắng, trở mình và hình như ông quàng tay lên người mẹ định âu yếm, an ủi. Lại hình như mẹ gạt tay bố rồi trở mình nằm nghiêng về phía tôi ở trong cùng và choàng tay ôm riết tôi vào lòng. Tôi vốn sợ bóng đêm nên sung sướng nép mình trong lòng mẹ êm ái, lại lo mẹ biết là mình tỉnh ngủ, bèn nằm im thin thít vờ ngủ say, không dám thở mạnh. Tôi đoán là mẹ giận bố. Tôi biết, trước khi về quê, giữa cha mẹ tôi đã xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt. Mẹ tôi thì không muốn về quê nội mà muốn về quê ngoại, nơi đất vườn rộng, lại có bà ngoại và các cậu dì tôi giúp đỡ. Còn bố tôi thì nhất quyết về quê nội, dù có phải bỏ tiền ra mua đất, dù có thiếu thốn đến mấy cũng chịu được, vì vốn chất gia trưởng, muốn giữ tiếng là không phiền lụy bên nhà vợ . Tôi chỉ hiểu vậy thôi, chứ đâu biết còn những nguyên nhân sâu xa khác, mà mãi đến sau này tôi mới rõ. Ấy là sự ê chề, cay đắng mà mẹ tôi phải gánh chịu những ngày tháng về làm dâu bên quê nội tôi trong thời kỳ cải cách ruộng đất...
      Tôi nghe tiếng bố tôi thở dài. Lại nghe tiếng côn trùng sau nhà i ỉ, tiếng cá đớp ao bèo lóp tóp, tiếng ếch nhái từ ngoài đồng xa mơ hồ. Ngoài sân vườn không ánh điện, chỉ bóng đêm đặc quánh đến mức có thể xắt ra thành miếng. Rồi nghe đâu như gió mùa nổi. Tôi hình dung ra cả một thế giới mồ mả ma quái đang nhảy nhót ngoài kia, bỗng thấy sởn người, nên co mình nằm thụt sâu vào lòng mẹ như bào thai trong bụng người. Và tôi thiếp dần đi trong nỗi sợ, mơ hồ thấy tiếng thở dài của cha, tiếng mẹ trở mình quay lại phía cha ... 
      Rồi những bỡ ngỡ ban đầu cũng dần qua đi . Chỉ lo nhất là không biết rồi đây cả nhà sẽ sinh sống bằng gì ?... 

       
      ( còn nữa )
       
      #18
        tamvanvov 02.09.2013 08:33:21 (permalink)
        Độ Hán giang, nỗi niềm quê của Lý Tần

        Tôi có khoảng chục năm sống và đi học phổ thông ở quê. Quê tôi, một làng quê điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, còn xưa kia, thuộc trấn Kinh Bắc. Nếp sống, tập tục là của vùng Kinh Bắc. Dù không còn đất hương hỏa do cụ kị xưa để lại, ở quê, tôi vẫn còn chút đất cắm dùi, là do thời chiến tranh chống máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, bố mẹ tôi về quê bỏ tiền mua lại một mảnh đất ở giữa làng. Sau này, lập nghiệp thành phố, cha mẹ khuất núi đều chôn cất tại quê, nên năm dăm ba lần về quê thăm vườn cũ, thắp hương cho cha mẹ ông bà. Thêm nữa, vê họ hàng ở quê, nhà tôi là ngạch trưởng, bản thân phải đóng vai ông trưởng chi họ. Thôi thì, có đi đâu thì cũng phải thủ lễ ngày giỗ cụ tổ chi họ... Đi xa, lâu lâu mới về làng, lại chớp nhoáng đảo nhoàng, nên cái gì cũng lạ. Quang cảnh, nhà cửa, sông ngòi nay ít nhiều đổi khác, song không mấy ngại. Điều đáng ngại nhất, là gặp người làng mình, mà cứ như người xa lạ. Người ta biết mình, chào mình, mà mình lại chẳng thể nhớ, chẳng thể thuộc mặt thuộc tên họ là ai... Gặp người quen thì chào trước, được chào thì chào lại, giữ lễ là chính thôi. Lâu lâu, có người làng hay chuyện, tự giới thiệu họ là ai, con cái nhà nào trong làng... Mình thi khi biết, khi không, đành gật đầu vâng dạ cho qua chuyện ... Thật ái ngại làm sao. Thế nên, với tâm trạng này, tôi đã có lần bình bài thơ " Hồi hương ngẫu thư " của Hạ Tri Chương, là để tự nhủ lòng mình. Bài thơ ấy có câu rằng:" Nhi đồng tương kiến bất tương thức/ Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.( Nghĩa là : Trẻ con ở làng trông thấy mình nào biết mình là ai/ Chúng cười hỏi, rằng khách từ nơi đâu đến đây ).... Song như vậy, khả dĩ vẫn còn được. Chứ đằng này, Lý Tần, trong bài thơ " Độ Hán Giang " của mình, mức độ e ngại còn hơn nhiều; những là " Cận hương tình cánh khiếp,/Bất cảm vấn lai nhân", kia mà !
        Hôm nay, tranh thủ kỳ nghỉ lễ, tôi mới về quê ra. Đi trên đường làng, vẫn cái tình cảnh ấy, tâm trạng ấy. Tới đây, tôi bận chút việc sân vườn, nhà cửa ở quê, hẳn sẽ hay phải về quê hơn. Ô, may mà, đã có cái nhà ông Lý Tần, sống từ thời Đường, giãi bày hộ tâm trạng mình rồi
         
        #19
          tamvanvov 22.09.2013 16:33:11 (permalink)
          Làng ( 2 )
           
          2
          Điều lo lắng nhất là gia đình tôi sẽ sống bằng gì, rồi ra cũng có cách giải quyết. Ngoài việc được hỗ trợ một năm tiền lương của bố tôi, ông còn bán đi chiếc xe đạp loại dành cho thiếu nhi Liên Xô vốn vẫn làm phương tiện đi làm công sở ở Hà Nội, được cả thẩy 150 đồng. Số tiền bán xe đạp vừa đủ để mua một miếng đất thổ cư giữa làng rộng hơn một sào Bắc Bộ, song người chủ đất cho chịu 50 đồng sau một năm mới phải trả nốt. Vậy là gia đình tôi đã có miếng đất cắm dùi.

          Có đất cắm dùi, nhưng rồi lấy tiền đâu ra để làm nhà ? Dù có nhà tranh vách đất thì cũng tốn kém ít nhiều. Song đấy là chuyện tính sau, trước mắt, miếng ăn cho vào miệng hàng ngày mới là đáng kể. Các cụ nhà mình xưa đã dạy “miệng ăn núi lở “ là gì. Miếng ăn rỉ rả ngày ngày đến núi còn lở, huống hồ trông vào khoản trợ cấp một lần. Hợp tác xã người ta có ưu tiên cấp cho chút ruộng 5 phần trăm thì cũng con phải cấy hái chờ đến mùa màng chứ. Lo miếng ăn chưa xong thì cái tết sầm sập đến...
          Cái tết năm 1964 sang 1965, mùa đông tháng chạp ấy sao mà rét. Ở thành phố, nhà cửa san sát chật hẹp nên cái lạnh dường như bớt đi. Căn nhà ngang gia đình tôi ở nhờ nhà bà cụ Thi, đầu hồi nhà kề ngay bờ ao, hướng Bắc. Mấy cái ao liên tiếp nhau, điểm xuyết đôi ba cụm tre là đến ngay cánh đồng. Gió mùa đông bắc hun hút thổi. Những ngày gió mùa về, rét ơi là rét. Có bao nhiêu quần áo rét mang ra mặc hết vào người vẫn thấy rét.
          Gần tết năm ấy, chờ đợi mãi mà chẳng thấy nhà mình sắm sửa tết nhất gì cả. Khác hẳn mọi năm khi còn ở thành phố, dù cài gì cũng mua theo tem phiếu song đủ cả, nhất là đám trẻ con mấy chị em chúng tôi còn được sắm quần áo mới. Mấy ngày giáp tết, trẻ con được nghỉ học. Ở nhà, lẩn quẩn chân mẹ, chẳng thấy sắm sanh gì. Tôi lại hồi tưởng đến những tết trước. Dịp này, năm ngoàí, tôi còn được mẹ cho đi chơi chợ hoa Hàng Lược. Thật khó tả cái niềm vui trẻ thơ khi lạc vào chợ hoa tết. Cơ man là hoa đào, lay ơn, thược dược... Như xứ sở thần tiên mà tôi đã từng được xem trên phim ở bãi chiếu bóng ngoài trời dốc Yên Phụ. Tuyệt nhất là mấy chị em chúng tôi, cùng chúng bạn trong cái ngõ Trúc Lạc, trốn nhà, rủ nhau lên tận Quảng Bá xem đánh cờ người. Những hình tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt trong bộ Tam cúc vẫn chơi hàng ngày, nay là những con người cụ thể diện trang phục xanh đỏ tím vàng, y hệt quân bài, tay cầm biển chữ, di chuyển theo sự điều khiển của người chơi cờ. Chúng tôi xem mê ly, quên cả đói bụng, cho đến khi trời ngả sang chiều mới rủ nhau về, trong sự chờ đợi lo âu của bố mẹ. 
          Giờ thì xa rồi. Tôi có nằm mơ cũng chẳng được thế nữa. Đám trẻ con trong cái ngõ Trúc Lạc ấy, theo cha mẹ tứ tán cả. Chẳng biết mấy đứa còn ở lại, tết này có lên Quảng Bá xem cờ người không ?...
          Thấy đám trẻ chúng tôi buồn thiu mà không dám ho he thắc mắc gì, lựa lúc bố tôi vắng nhà, mẹ tôi bảo: “ Giờ nhà mình về hẳn quê rồi. Chẳng còn được mua sắm tết theo tem phiếu như ở Hà Nội nữa đâu. Tết năm nay, thiếu thốn nhiều, các con ạ...”. Mẹ tôi bỏ dở chừng câu nói, giọng như nghẹn đi, mắt ầng ậc nước. Tôi biết bà cố nén để không bật lên tiếng nấc. 
          Chị Nguyên, là chị lớn trong ba chị em chúng tôi, khi đó đang học dở lớp 6, cố làm ra vẻ người lớn, an ủi : “ Đâu có gì, mẹ ơi. Chúng con cùng lớn rồi mà. Tết nhất, nhà có gì ăn nấy... Với lại, quần áo mẹ mua tết năm ngoái vẫn còn mới tinh, diện vào vẫn đẹp lắm ...”. Nói an ủi cho mẹ yên lòng, mà giọng chị Nguyên cũng có nước mắt... Mẹ tôi cố làm ra cười, bảo: “ Gì thì gì...Thế nào... thì cũng có bánh chưng, các con ạ “. 
          Phiên chợ giáp tết, mẹ tôi ghé cùng mấy người làng lần mò đi chợ Nôm, nghe nói là khá xa. Đây là cái chợ đặc biệt, mà mãi sau này tôi mới rõ, câu dân gian cửa miệng rằng “ đồng nát thì về Cầu Nôm, con gái nỏ mồm về ở với cha “, là nói đến cái chợ Nôm này. Mẹ đi chợ tết, còn bố tôi ở nhà, hì hục lấy đất thịt, nhào thật nhuyễn với trấu thóc, đắp một cái bếp lò to tướng ngay trong góc nhà. Tôi xem bố đắp bếp, mấy lần hỏi mà bố tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Quá trưa ấy, mẹ tôi đi chợ về, trong quang thúng, ngoài những thứ hàng sắm tết, còn có một chiếc nồi đồng to tướng. Tôi lăng xăng giúp mẹ bỏ những thứ hàng tết ra, tò mò hỏi :” Sao nhà mình lại thổi cơm vào cái nồi to thế hả mẹ ? “. Mẹ ngần ngừ một chút, rồi ấn nhẹ ngón tay chỏ vào trán tôi, bảo : “ Sau tết này, nhà mình sẽ tráng bánh cuốn, để mang bán cho mọi người lấy tiền mà nuôi các con ăn học chứ “.
          Tôi reo lên thích thú: “ Ôi, thích thế mẹ. Nhà mình tha hồ được ăn bánh cuốn rồi “.
          Nhưng tôi đã nhầm. Thực ra, tôi còn quá nhỏ để chưa thể hiểu gì...
          Ấy, bắt đầu cho một nỗi cơ cực, tủi hờn !...
           
          #20
            tamvanvov 05.10.2013 11:10:18 (permalink)
            Trở lại Sa pa
             
            Ngày còn đi học cái địa danh Sa-pa thật xa xôi và lãng mạn sách vở, ấy là sự ảnh hưởng bởi truyện ngắn " Lặng lẽ Sa-pa " của nhà văn Nguyễn Thành Long. Cái bầu không khí se lặng và sương khói hư ảo của dãy Hoàng Liên Sơn; cái lạ lẫm kỳ bí của đời sống các dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây; và thêm, sự nhiệt tình tận tâm với công việc của những con người miền xuôi lên đây, tất cả làm nên sự lôi cuốn, hấp dẫn của thiên truyện. Cái truyện ngắn ây của Nguyễn Thành Long càng về sau càng trở nên nổi tiếng, thành kinh diển để các nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học ở xứ ta đưa vào giảng dạy trong hệ thống văn học nhà trường, trong các khóa học dài hạn, hoặc lớp bồi dưỡng viết văn ở xưa ta...Với riêng tôi, Lặng lẽ Sa-pa không ngoại lệ. Sau này, khi về làm báo chuyên nghiệp, đầu quân cho VOV từ giữa những năm tám mươi của thế kỷ trước, tôi cũng ao ước được đặt chân đến Sa-pa, hơn thế nữa, được gặp gỡ hỏi chuyên nhà văn Nguyễn Thành Long. Thế rồi, tôi đạt được cả hai nỗi mong muốn đó, trước khi khi lên với Sa-pa, tôi đã được đến thămm gặp gỡ nhà văn Nguyễn Thành Long tại nhà ông ở phố Dã Tượng Hà Nội. Nhà ông ở thuộc một biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp, chung với mấy gia đình khác, theo kiểu tập thể. Chật hẹp, tối tăm, chung đụng và dễ va chạm trong sinh hoạt là đặc điểm chung của hầu hết các khu tập thể cán bộ viên chức Hà Nội một thời. Khi đó, Nguyễn Thành Long ốm yếu, bệnh thêm nặng vì hằng ngày phải hít thở khí thải từ bếp đun dầu hỏa được đặt ngay trong nhà. Tôi và nhà thơ Trần Phương Trà hỏi chuyện ông. Bằng chất giọng Quảng Ngãi đặc sệt, tuy hơi khó nghe song nhỏ nhẹ thân thương, ông kể lể sự tình. Chỉ vì xây cất trái phép mây căn bếp cùng với các gia đình khác, mà nhà ông gặp phiền toái, ấy là việc đội quy tắc phường đến phá dỡ và phạt diện tích xây dựng trái phép. Ông than phiền dến Hội Nhà văn, rồi Hội nhà văn lại nhờ cậy đến nhà văn Phan Quang ( khi dó đương kim Tổng giám đốc VOV, kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN ). Tôi là người được nhà văn Đặng Quang Tình ( khi đó là Trưởng ban Ban thính giả của VOV ) cử đến nhà ông để hỏi chuyện, tìm hiểu thực tế, tìm cách giúp đỡ gia đình ông. Giờ thì là câu chuyện của cái lý, cái tình... Lẽ đương nhiên, được cả lý cả tình là tốt nhất, còn không, thì phải để cái lý thắng cuộc. Cũng trao đi đổi lại, song việc của gia đình ông lại thuộc về cái tình, rốt cuộc, cũng không thể làm gì khác được...Còn Sa pa, mãi dến mùa hè năm 2004 tôi mới lần đầu đặt chân đến. Lần đầu, lạ lẫm, thích thú, chộn rộn, nên ham nhìn, ham biết, song chẳng mấy nhớ... Sau này, tôi chỉ còn ấn tượng về ngôi nhà thờ cổ nơi trung tâm thị trấn trầm lặng trong cái lạnh và sương mù; rồi đó là những câu chuyện hóm hỉnh về chuyện sinh con đẻ cái và những bài thơ ngơ ngác, ngộ nghĩnh của nghệ nhân dân gian Giàng Seo Gà, người Mông, Trưởng phòng VHTT huyện Sa pa; rồi nữa là hai cô gái phóng viên trẻ trung xinh đẹp của VOV Tây Bắc, áo đỏ chói, đèo nhau bằng xe máy đổ dốc diệu nghệ theo các con dốc ngoằn ngoèo, cua tay áo từ Sa pa về thị xã Lào Cai trong trời mưa to đường trơn nhẫy...Sau đó, thêm vài lần nữa tôi trở lại với Lào Cai và Sa-pa, song trong điều kiện công việc vội vàng. Nay mới trở lại Sa-pa thư thả hơn. May mắn được mấy ngày nắng đẹp xen kẽ giữa những đợt mưa triền miên do ảnh hưởng tư cơn bão số 9 đổ vào miền nam Trung quốc và cơn bão số 10 đang lăm le ngoài khơi miền Trung... Giờ thì nhà cửa đẹp đẽ khang trang hơn, nhiều khách sạn to nhỏ mọc lên, khách du lịch đông hơn, dịch vụ ăn uống cũng đầy đủ, sang trọng hơn. Ấn tượng nhất là những quán cafe Wifi theo kiểu Tây, na ná kiểu quán cafe phố nhỏ, thị trấn nhỏ ở phương Tây mà tôi từng thấy trong các chuyến công du nước ngoài. Lẽ dĩ nhiên, thoạt đầu là để phục vụ khách Tây, rồi đó, nó cũng phù hợp với nét sinh hoạt mới của giới chủ, giới trẻ xứ ta... Rồi đó, món ăn cá hồi sống kiểu Tây ( loại cá hồi được nuôi ngay tại Sa pa )... Nét văn hóa Tây pha trộn, song cơ bản vẫn là văn hóa bản địa của người Mông, người Tày Nùng, người Giáy... Cũng không thể không nhắc đến những phiên chợ Tình Sa pa tụ họp thường xuyên vào tối thứ bảy hằng tuần ngay trung tâm trước của nhà thờ cổ. Thay vì, chỉ thuần các cặp trai gái người dân tộc thủ thỉ bên nhau, còn có thêm các cặp gái Mông trai Tây thủ thỉ với nhau bằng tiếng Anh...Ôi, một Sa pa vừa lạ vừa quen của thời mở cửa... Bầu trời trong đầy sao, phảng phất trong gió lạnh buổi khuya mùi ngô khoai nướng, trứng nướng, mùi thuốc tắm thảo mộc từ hai bên đường lan tỏa... Xa xa kia bên hổ nước, một cặp nam nữ đang đi nép bên nhau...Lòng lại nhớ đến bầu không gian huyền hoặc của một Sa pa trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa-pa " của nhà văn Nguyễn Thành Long, nhớ đến từng chi tiết của câu chuyện, nhất là trạng thái hân hoan của chàng trai ở Trạm thủy văn, nhân vật chính, dùng thủ thuật lăn đá chặng đường ô tô, chỉ với mục đích dừng xe khách, để được nhìn thấy, được nói chuyện với khách miền xuôi của một thời khao khát, mộng mơ...
            #21
              tamvanvov 26.10.2013 17:13:38 (permalink)
               
              LŨ MUỘN
               
              Cuối tháng 9, vào công tác Sài Gòn. Thời gian eo hẹp nên dự định xuống miền Tây phải cắt bỏ. Chợt nhớ, mùa này đang là mùa nước nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long, bèn alo cho anh bạn đồng nghiệp, người phụ trách Văn phòng VOV Miền Tây tại Cần Thơ nài : " Cuối tuần, tiện có xe, ông chạy ù lên thành phố chơi với tôi đi. Anh em mình lai rai nói chuyện miền Tây cho đỡ nhớ. Có quà gì đặc sản miền Tây thì mang lên, nhất là mắm cá linh...". Là đùa vậy thôi, chứ gặp nhau, cạch ly tý chút là vui rồi, chứ giờ này, kiếm đâu ra mắm cá lình...

              Anh bạn lên, lúc ngồi lai rai với nhau nơi quán ăn ngõ nhỏ, ngoài chuyện nghề, chuyện tiếu lâm hiện đại, là chuyện ẩm thực. Thôi thì các món ăn Bắc Trung Nam đủ cả. Lẽ đương nhiên, ẩm thực miền Tây không thể không nhắc đến. Tôi từng có gần chục năm trời sống ở miền Tây Nam Bộ, gì thì gì, những món nhậu khoái khẩu như khô cá đuối, xoài xanh chấm nước mắm dầm đường thốt nốt, canh chua me bông súng cá rô, lấu mắm cá linh, cá linh tẩm bột chiên ròn đã từng ăn. Bàn món ăn, để xôm trò, để đưa cay, song cái chính là để nhớ một thời xa xưa gian khó, một thời tuổi trẻ đầy hoài bão, khát khao được tung hoành đó đây, mong được cống hiến...
              Và nữa, còn để nuối tiếc một miền sinh thái đặc trưng nơi mảnh đất Chín Rồng. Anh bạn than thở, rằng năm nay lũ nhỏ, bà con miền Tây buồn xo xúi. Nước lũ nhỏ, theo đó là thất bát mùa màng, thất bát mùa đánh bắt thủy sản. Ở đâu, chứ miền Tây thì phải lũ to, lũ càng to càng mừng. Bởi giản đơn, lũ miền Tây là mùa màng, là cơm ăn áo mặc, là của cải trời cho, là văn hóa sinh hoạt tinh thần của người dân. Một vùng sinh thái ngập nước đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng cho con người từ thuở khai thiên lập địa, từ thuở người đi mở đất...
              Mấy hôm nay, báo chí đưa tin, lũ miền Tây đang lên to. Nghe mà mát lòng hởi dạ. Lại bấm máy alo vào cho anh bạn đồng nghiệp " Lũ to rồi nhé. Mừng ông, mừng bà con miền Tây ". Anh bạn cười hồ hởi : " Uh, mừng quá ông ơi. Lũ muộn, thôi thì vớt vát ông ạ. Phen này, may ra, anh em ta còn có mắm cá linh mà ăn".
              Nói nói cười cười với nhau qua điện thoại, mà xống mũi mình lại cay cay ứa nước mắt... Chao ơi, nhớ mùa nước nổi miền Tây biết chừng nào!...
              #22
                tamvanvov 16.11.2013 17:23:43 (permalink)
                Thiên chức
                 
                Sáng nay, tình cờ xem một phóng sự về thiên nhiên hoang dã trên truyền hình, nói về loài chim tu hú. Câu thơ “ Khi con tu hú gọi bầy / Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần...” của Tố Hữu, gợi lên bao cảm giác thân thương về những mùa hè vái chín, mùa thi học trò trong ký ức một thời ...

                Vậy mà, tiếng chim gọi mùa thân thương ấy, lại là tiếng kêu của một loài chim, nếu mang phân tích từ góc độ khoa học đặc trưng loài trong sự sinh tồn của thiên nhiên hoang dã, thì lại rất vô duyên...
                Tôi dùng từ “ vô duyên “, thực ra chỉ là một cách nói theo kiểu tu từ mà thôi. Chim tu hú sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã như thế nào, thực ra, đã được gói gọn trong câu tục ngữ của người xưa rồi, ấy là “ tu hú đẻ nhờ “...
                Chim tu hú, có tên khoa học là Endynamis scolopacea, chuyên ăn sâu bọ (cả những loài sâu bọ độc, chính điều này khiến nó chối bỏ thiên chức ấp trứng, nuôi con ) và các loại quả chín hoang dại. Nếu chỉ có vậy, hẳn nó sẽ là loài chim vô hại, thậm chí đáng yêu. Song cái đáng bàn là đặc tính “ đẻ nhờ “ của nó. Để thực hiện được việc này, chim tu hú trống phải rình mò, rồi đánh lạc hướng và canh cho con mái thực hiện hành vi đẻ nhờ. Thường chúng chọn tổ làm sẵn của các loại chim chích, chim sâu nhỏ bé và hiền lành. Con mái có thể rỉa ăn trứng của chim chích rồi đẻ trứng của nó vào đấy. Về hình thù và kích cỡ bên ngoài, trứng của chúng na ná nhau, nên chim chích bố mẹ không phát hiện ra được trứng lạ. Thời gian nở cũng cỡ gần nhau, thậm chí, trứng tu hú còn nở trước. Khi chim tu hú non mới nở ra, nó có thể đủ sức gồng mình để hất những quả trứng chim chích chưa kịp nở, hoặc cả chim chích non nếu nở cùng, bắn tung ra khỏi tổ rơi xuống đất. Vậy là, tu hú non đã độc chiếm sự nuôi dưỡng của chim chích bố mẹ để lớn nhanh như thổi. Trong khi đó, chim chích bố mẹ cứ hằng ngày cần mẫn kiếm tìm sâu bọ tha về mớm nuôi những con tu hú non, kẻ đã giết chết con đẻ của mình mà không hay ...
                Câu hỏi đặt ra là, khi còn là trứng, hoặc còn là chim non mới nở, chim chích bố mẹ không phát hiện ra kẻ giả danh, song khi tu hú non lớn hơn, mọc nhiều lông cánh, có kích cỡ to lớn chim chích bố mẹ đến mấy lần, vậy mà, chúng vẫn không phát hiện ra chăng, mà lại cứ cần mẫn mù quáng chăm bẵm tu hú non ?... Câu trả lời nhường về thuộc tính thiên nhiên, ấy là thiên chức làm cha làm mẹ của phần lớn sinh vật, giống nòi trên trái đất này...
                Con người cùng vậy. Cha mẹ sinh con đẻ cái, là thiên chức, nuôi dạy con cái lớn lên là thiên chức... Và cũng đã có những đứa trẻ dễ thương ấy, sau này lớn lên sinh ra hư hỏng, thành kẻ thủ ác, phạm tội bất lương... Có cha mẹ nào lại muốn con như vậy chẳng ?... Đã có những bậc cha mẹ, khi đứa con mình mang nặng đẻ đau, dầy công nuôi dưỡng, vun đắp, sau này trở thành kẻ bất lương, thủ ác, đã đau đớn mà thốt lên rằng “ biết thế này, tao bóp chết mày từ trong trứng, từ lúc còn đỏ hỏn “... 
                Nếu biết thế... Là than vậy thôi, khi người ta không thể làm gì khác, chứ nếu cho làm lại, tin rằng, sẽ chẳng một ai đang tay... 
                Là bởi thiên chức, hay là niềm hy vọng, cũng là trời ban cho con người, vào sự tốt lành chăng ?...
                 
                #23
                  tamvanvov 18.01.2014 18:11:25 (permalink)
                  Lối đi đầy mùi khói cuối năm
                   
                  "Sương chiều nghe lạnh bước chân/ Khách áo cũ/ Tìm về bạn cũ/ Ai đốt rác lá tre bên ngõ/ Lối đi đầy mùi khói cuối năm ", trong bài thơ Khói cuối năm của mình, nhà thơ Phùng Cung đã viết thế.
                  Một cảm xúc lan nhẹ trong lòng tôi. Ôi cái mùi khói đống rấm lâu lắm rồi tôi không được thấy. Đã ngót nghét hai chục năm rồi, kể từ khi mẹ tôi theo mấy chị em chúng tôi ra thành phố sống, rồi bệnh già mà khuất núi, tôi không được ăn tết ở quê. Nhớ hồi, mới chuyển từ Nam ra lại ngoài Bắc, bỏ nghề cũ theo nghề cầm bút, khi đó mẹ tôi cũng đã gửi căn nhà ở quê cho đứa cháu trông nom hộ, ra ở với chị tôi, tết năm ấy mẹ bảo tôi rằng hai mẹ con sẽ về quê ăn tết. Đó là năm cuối cùng của cái thời gạo sổ, thịt phiếu. Năm ấy, giáp tết, anh em cơ quan cậy nhờ chỗ quen biết ở cơ sở mua rẻ được con lợn ngót tạ, cùng cả gạo nếp, đỗ xanh về chia nhau ăn tết. Chiều hai chín tết, tôi đến nhà người chị gái đón mẹ về quê. Chiếc xe đạp Phượng hoàng cà tàng của tôi ghi-đông treo lủng củng những túi đựng đồ. Mẹ ngồi sau ôm trong lòng tay nải đẫy quần áo. Xe nặng, đường gió bấc to, kẽo kẹt mãi trong dòng xe cộ nườm nượp ngược xuôi về quê ăn tết, phải nghỉ dọc đường đến vài lần lấy sức và cho mẹ đỡ tê chân, hai mẹ con tôi mới vượt được chặng đường non ba chục cây số về đến quê. Đến nhà, chẳng kể đường xa tuổi cao mệt mỏi, mẹ nhanh nhẹn hoạt bát hẳn lên, bắt tay ngay vào công việc dọn dẹp quét tước. Đúng tâm trạng người được trở về những gì từng thân thuộc gắm bó với mình. Căn nhà bỏ lâu không người chăm chút nên bề bộn quá. Rồi mẹ làm cơm bữa tối cho hai mẹ con, và nữa là sơ chế thịt thà thức ăn mang về. Tôi cũng sà vào giúp mẹ một tay, vừa làm vừa trò chuyện cho vui, dù biết nhiều khi chỉ làm quẩn chân mẹ. Sáng ba mươi tết, hai mẹ con lại cật lực dọn dẹp, sửa sang bàn thờ, nhà cửa, sân vườn. Ngôi nhà tranh tường đất lợp rạ ba gian hai chái được cha mẹ tôi dựng trên mảnh đất rộng sào rưỡi sang nhượng lại từ hồi đầu cuộc chiến tranh chống xâm lược bằng không quân của Mỹ ra miền Bắc khi gia đình tôi từ Hà Nội về quê định cư, trông bên ngoài có vẻ sập sệ những bên trong đồ đạc vẫn khá sạch sẽ ngăn nắp. Tôi quét mảnh sân trước nhà dài mảnh như tấm khăn, mà ngày trước cha tôi đã cầy cục mua lại gạch Bát Tràng cổ của một nhà nọ cậy bỏ đi để làm sân theo kiểu mới, mang về lát. Lòng rẩm riu rằng đã có bàn chân của bao thế hệ dẫm lên đó ? 
                  Khi sắp xếp lại bàn thờ, tôi tỷ mẩn dùng tro bếp đánh bóng kỹ đôi chân nến dồng cổ, bình hương có hình lưỡng long chầu nguyệt, bát đựng nước cúng vẽ hình phượng múa và hai chữ Nho nội phủ, rồi bộ ấm tách trà sứ Nhật Bản mỏng tang đến mức ánh sáng có thể xuyên qua và những chiếc đĩa sứ thạch trúc. Đó là những món đồ thờ tự mà cha tôi kỳ công sắm từ ngày trước... 
                  Chiều tất niên, theo đúng tập tục làng quê tôi, làm những thủ tục tống cựu nghênh tân, chắc cũng như nhiều vùng quê Bắc bộ khác, mẹ quét tước mùn rác, là khô từ xó vườn, luỹ tre, đến lối ngõ, tất cả vun thành đống tướng phía bìa hàng rào ngoài cổng, châm lửa đốt. Lửa đống rấm âm ỉ cháy, khói lên nghi ngút. Lắng nghe, kìa đây đó những tiếng chổi nhà nhà quét tước, khắp ngõ khắp làng. Và đống rấm nhân lên những đống rấm. Khói thơm nồng quấn quýt mái nhà, vòm cây, lũy tre như một dải mây trầm mãi không thoát lên cao được, ôm choàng lấy xóm làng. Người đi mà mắt cay cay, bởi nhiều nhẽ, bị khói xông ư, không, hơn thế là cảm xúc chờ đón thời khắc giáp ranh năm cũ năm mới cùng vạn vật thiên nhiên... Với người quanh năm ngày tháng ở quê đã thế, thì với người đi xa hiếm có khi ăn tết quê như tôi lại càng chứa chan xúc cảm. Tôi tha thẩn, hết ra ngõ ngó nghiêng khói đống rấm và chào đáp lễ lời hỏi thăm của bà con họ hàng , lại quay vào bếp xem mẹ tôi nấu cỗ , rồi lên nhà châm tuần hương mới trên bàn thờ tổ tiên, tư lự chiêu đôi ba ngụp trà ... 
                  Như đã thành nếp, chiều ba mươi, trong những món cỗ, bao giờ mẹ tôi cũng làm món bún chả. Mùi vị quyến rũ của chả nướng quện với mùi khói bếp, khói lửa đống rấm, mùi hương trầm tạo nên một hương vị đầm ấm khôn cùng. Trách chi khách giang hồ tha hương, vào giờ phút ấy vẫn lang thang trên nẻo đường phiêu bạt, chưa được sum vầy cùng người thân, sao khỏi nao lòng ?!...
                  Chiều muộn, mẹ tôi có ý ngóng chị gái tôi lấy chồng xã bên về gửi tết. Chưa kịp nhắc thì đã thấy vợ chồng chị tôi và lúc nhúc mấy đứa cháu lên tiếng ngoài cổng. Vợ chồng chị mang biếu mẹ cặp bánh chưng và nửa cân giò nạc. Mẹ giục tôi sắp cỗ cúng sớm để vợ chồng chị tôi cùng ăn cơm tất niên và còn phải về kịp cúng tất niên bên nhà chồng. Đông người ăn, con cháu tuy chưa thật đầy đủ song mẹ tôi vui lắm. Mẹ chỉ ăn qua quýt, luôn miệng nói ,chuyện nọ dọ chuyện kia, chưa xong người này đã nhoằng sang người khác, và cũng luôn tay gắp thức ăn bỏ vào bát mọi người, nhìn con cháu ăn làm vui. 
                  Lúc anh chị tôi về rồi, mẹ thắp tuần hương mới trên bàn thờ, khấn các cụ và khấn mà như nói chuyện với cha tôi, đại ý muốn báo với ông rằng hãy yên tâm ở bên kia thế giới vì mẹ đã nuôi chị em chúng tôi nên người đúng như lời hứa với cha tôi lúc ông rời xa mãi mãi. Mẹ còn hẹn với cha tôi hãy gắng đợi bà dăm năm nữa, bởi bà con muốn lo cho tôi thành gia thất thì mới yên lòng... 
                  Nghe lời mẹ khấn cha, tôi cảm thấy mình bé bỏng lạ, hệt như cậu bé con ngày nào thỉnh thoảng bị cha mẹ rầy mắng, tự đáy lòng thầm nhận bao lỗi lầm mà mình từng mắc phải làm cha mẹ buồn lòng, và cầu xin người tha thứ. Ngoài vườn, những cây cải sót lên ngồng vào hạt mẩy tự bao giờ đung đưa trong gió lạnh. Bên kia hàng rào, những đống rấm vẫn âm ỉ cháy, toả mùi khói thơm nồng xua bớt đi cái giá rét. Chốc chốc, gió lùa mạnh làm bùng lên ngọn lửa, phát ra những tiếng nổ lách tách vui vui mơ hồ trong gió xuân !...
                  #24
                    tamvanvov 09.03.2014 08:30:36 (permalink)
                    Hoa rừng
                     
                    Lần này đi Tây Bắc, đúng vào ngày giáp ranh tháng Giêng và Hai xuân Giáp Ngọ. Thời tiết trái ngược nhau, khi miền đồng bằng Bắc Bộ đang mưa phùn lây nhây, vậy mà mới qua cung đường Mai Châu sương mù khuất lối, rồi ngang cao nguyên Châu Mộc se se, Tây Bắc đã hiện ra với quanh cảnh trời khô nắng nhẹ nồng nồng... 
                    Dù đào muộn và hoa mận hoa mơ đã mạn, bù lại, đến Yên Châu hai bên đường ngập tràn hoa xoài, đây là một địa danh nóng nhất của vùng Tây Bắc, cùng với Mường La, Quỳnh Nhai, và lòng chảo Điện Biên, thị xã Lai Châu cũ ...
                    Trên những dặng núi xa mờ trong sương chiều, đã phảng phất đâu đó màu trắng hoa ban,lòng rẩm riu, hình như mùa hoa ban năm nay đến sớm...
                    Đây là một thời điểm hiếm hoi nhất của núi rừng Tây Bắc, ấy là khoảng thời khắc nhiều loai hoa đặc trưng nhất của miền Tây Bắc lựa chọn để phô mình. Trong khi đào hoa gắng gượng trút nốt những giọt nhựa cuối cùng từ thân cành khô già thành những nụ hoa rụt rè e ngại chút xuân mưộn, thì hoa mận hoa mơ đến lúc mãn khai; còn hoa ban và hoa gạo lại nhanh nhẩu mà phô mình chút ít, nhằm báo hiệu cho một mùa khai mở mỗi riêng mình... Trong khi đó, mặc cho những loài hoa có thời có khắc, hoa trạng nguyên lại thủng thẳng mà đỏ suốt bốn mùa bất kể hàng nơi rào hay bờ hoang cỏ dại...
                    #25
                      tamvanvov 13.04.2014 17:34:42 (permalink)
                      Về bốn chữ Hán trên cổng Đền Hùng
                       
                      Về bốn chữ Hán trên cổng Đền Hùng, mấy năm qua đã có nhiều bài viết lý giải ngữ nghĩa khác nhau. Bốn chữ ấy là Cao sơn cảnh hành hay là Cao sơn cảnh hạnh , và ý nghĩa như thế nào ? Đa phần ý kiến thiên về Cao sơn cảnh hành và dịch nghĩa là: Núi cao đường lớn, hoặc là : Lên cao để ngắm cảnh đẹp. Giản đơn vậy sao ?!Theo thiển ý của chúng tôi, cuộc tranh luận này có thể đi đến hồi kết sau bài viết của nhà thơ Ngô Văn Phú. Nói như vậy, về cơ bản, chúng tôi đồng tình với cách lý giải của tác giả. Nhà thơ Ngô Văn Phú đã truy nguyên được gốc của bốn chữ đó xuất phát từ Kinh Thi. Theo dẫn dụ thì câu " Cao sơn ngưỡng chỉ. Cảnh hành hành chỉ" là hai câu đầu trong chương V của Thiên Xa hạt ( chốt xe ), bài số 224 phần Tiểu nhã. Tác giả cũng đã đặt tổng thể hai câu ấy không những trong chương V mà cả bốn chương còn lại củaThiên Xa hạt. Ở đây, nhà thơ Ngô Văn Phú tóm tắt nội dung cả thiên ( gồm 5 chương, mỗi chương là một bài có 6 câu ) , đó là : chuyện về gặp được người con gái út đẹp, hân hoan sắm sửa xe nhằm đánh tới nhà nàng xin được cưới về, với tình cảm hạnh phúc tràn ngập vì sắp lấy được người con gái tài hạnh vẹn toàn mà mình ngưỡng mộ từ lâu.Cùng với ý này, chúng tôi xin được bàn thêm. Ấy là, không chỉ có vậy, cả 5 chương nêu trên còn hàm ý rằng, người đàn ông ( chủ thể của Thiên Xa hạt) còn có sự lo âu mình kém tài đức hơn nàng và cả lòng mong, tự nhủ sẽ tu dưỡng tài đức sao cho đủ sánh với nàng. Và như vậy, ngay ở đây, vượt lên trên câu chuyện bình thường là hàm ý đức hạnh và sự tu dưỡng của con người ta.Về phần chú giải của Chu Hy, tác giả Ngô Văn Phú dẫn sách Lễ ký tập thuyết, Chu Hy lý giải là : Núi cao thì để người ta ngưỡng trông. Bậc có đức hạnh lớn thì được người ta xem như khuôn phép mà noi theo. Theo chúng tôi, nếu viện dẫn thêm chút nữa thì mọi sự sẽ sáng tỏ hơn. Đó là, cũng trong phần chú giải nêu trên, Chu Hy còn lý giải tiếp : " Khổng Tử mới khen rằng : Kinh Thi chuộng điều nhân nghĩa như thế, cứ hướng tới con đường mà đi, nửa đường kiệt sức mới chịu dừng quên thân mình già, chẳng cần biết số năm mình còn sống là không đủ, cứ cần cù lao nhọc, ngày ngày cố gắng mãi, đến chết mới thôi ". Vậy đã rõ ràng , cao hơn và phủ lên trên đó không chỉ là con đường, mà còn là ý nghĩa về đường đời của con người ta với ý chí và sự hành xử hướng tới những điều nhân nghĩa . Cách lý giải trên có thể xem là cội nguồn của bốn chữ đó. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đặt trong văn cảnh cụ thể của Đền Hùng thì từng cặp từ vẫn có thể bàn thêm. Trong bài viết của mình, nhà thơ Ngô Văn Phú cho rằng, hai chữcao sơn ( hiểu nghĩa là núi cao ) như thế đã rõ ràng không cần nhắc đến. Nhưng chúng tôi nghĩ, nghĩa đen là vậy, song nó còn mang một ý nghĩa tượng trưng nữa. Mới đây, trong một lần trao đổi với ông Nguyễn Xuân Đài, nguyên Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, ông cho rằng : Nói cao sơn là phải nghĩ đến tín ngưỡng dân gian của một số nước Đông Á ( có Trung Hoa và Việt Nam ), là tục thờ thần cao sơn của Đất Việt ( tức thần núi cao, chẳng hạn như Tản Viên sơn thần ). Điều này cũng phù hợp với sự kính trọng, tôn vinh, sùng bái và thể hiện lòng biết ơn Vua Hùng của cư dân Lạc Việt từ xưa đến nay. Chúng tôi đồng tình với ông Nguyễn Xuân Đài về điểm này. Đồng thời, cũng khiến chúng tôi liên hệ đến các bức đại tự Cao sơn ngưỡng chỉ thường được treo trong nhiều nhà thờ tổ họ, dòng tộc có truyền thống Nho học ở ta. Chỉ khác , chữ chỉ có bộ Thổ nên mang ngữ nghĩa là nền đất ( nghĩa bóng là truyền thống dòng tộc ) mà thôi. Còn hai chữ Cảnh hành ( hay Cảnh hạnh ? ). Từ lý giải của nhà thơ Ngô Văn Phú, chúng tôi đồng tình với cách hiểu của tác giả nên đọc hiểu là cảnh hạnh, chỉ đức hạnh lớn, song vẫn muốn được bàn thêm. Bộ sách Minh tâm bảo giám ( NXB Văn hóa thông tin -1996- dịch giả Nguyễn Quốc Đoan), là một tập đại thành những câu cách ngôn của các bậc danh nho, hiền triết Trung Hoa từ cổ đại đến đời Tống, và được xem là quyển sách về đức dục của người xưa. Điều mang ra bàn ở đây là trong 20 thiên của bộ sách này, có rất nhiều câu cách ngôn được rút ra từ bộ Cảnh Hạnh lục, và được chú giải là : sách cảnh hạnh, là sách viết về những nết ( hạnh ) vô cùng tốt đẹp (cảnh ), lấy ý từ Kinh Thi : Thái sơn ngưỡng chỉ. Cảnh hạnh hành chỉ (Ngửa trông núi Thái. Làm theo hạnh lớn ). Cao sơn ở đây đã được cụ thể là Thái sơn. Cái chính muốn nói là ý nghĩa đức hạnh được nhấn mạnh. Lại xin được chia sẻ với ông Nguyễn Xuân Đài, trong một bài viết khác về sự lựa chọn cách đọc và hiểu thế nào cho hợp. Ông Nguyễn Xuân Đài đã viện dẫn đôi câu đối hai bên cổng chính Đền Hùng để minh chứng. Đó là : "Thác thủy khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch/ Đăng cao vọng viễn quần phong la liệt tự nhi tôn " ( Mở lối đắp nền bốn mặt non sông về một mối/ Lên cao nhìn rộng chập trùng đồi núi tựa cháu con ) ; " Đăng giả hệ hà tư, vạn cổ giang sơn đế tạo thủy/ Giai tai do vượng khí, thiên nhiên thành quách úy thông gian " ( Lên đây nhớ về cội nguồn, vạn cổ giang sơn này do vua tạo dựng/ Đẹp thay nhờ vượng khí, ngàn năm thành quách cây cỏ tốt tươi ). Như thế có thể thấy, sự lên cao kia chỉ nhằm thấy được tầm vóc và công đức của các Vua Hùng to lớn dường bao. Đấy mới là ý nghĩa chính, quy tụ tất hết thảy chữ nghĩa, ý vị của cả quần thể di tích này. Vậy, dù cách đọc bốn chữ đó là Cao sơn cảnh hành hay Cao sơn cảnh hạnh, ( chỉ vì trong tiếng Hán cùng một mẫu tự tuỳ theo văn cảnh mà đọc làhành chỉ sự đi, con đường hay hạnh chỉ sự nết na, đức hạnh ), thì ở đây ( Đền Hùng ) cũng không thể hiểu đơn sơ là núi cao, đường lớn được, mà phải hiểu rút gọn là núi cao, đức hạnh lớn , cụ thể hơn, như cách hiểu nghĩa mà nhà thơ Ngô Văn Phú lý giải là : Núi cao để mà trông ngóng. Đức lớn để mà ngưỡng mộ.Cách hiểu nghĩa này phù hợp với di tích Đền Hùng, mà càng hợp với sự tôn kính, ngưỡng vọng của cả dân tộc, đất nước ta với công đức dựng nước của các Vua Hùng, đến mức hằng năm có một ngày Giỗ tổ chung của quốc gia vào mồng 10 tháng 3 âm lịch ! ./.
                      #26
                        tamvanvov 21.09.2014 18:11:38 (permalink)
                        Vi Ứng Vật - U nhân ưng vị miên...

                        Chủ bút :
                        Năm nay, tiết ngâu muộn, mưa suốt tháng bảy, kéo sang đầu tháng tám. Khi trời hửng, nắng đã rõ tiết thu. Ừ, mà tiết Trung thu đến nơi rồi. Hơi thu rõ nhất là lúc nửa đêm về sáng, trong cái se lạnh tĩnh lặng của đất trời. Nơi phố thị, có được sự tĩnh lặng không phải dễ. Song lúc trở mình chợt tỉnh canh khuya, lắng nghe, gạn lọc, ta có thể bắt gặp được những thanh âm bí ẩn của đất trời lúc chuyển mùa. Rồi, có thể ta khó ngủ lại. Thức thì sinh nghĩ ngợi. Nhưng mà, có kể chi, cứ miên man nghĩ, biết đâu, ta lại ngộ được những điều thú vị, mới mẻ; hoặc giả, có những điều bấy lâu tưởng phức tạp, khó lý giải, khó xử, giờ đây lại hiển hiện rõ ràng, giản dị, minh triết...

                        Vi Ứng Vật, thi sĩ đời Đường, trong bài thơ " Thu dạ ký Khâu viên ngoại ", đã thấu tỏ điều này " Không sơn tùng tử lạc/ U nhân ưng vị miên."...
                        Về tiểu sử : Vi Ứng Vật là người Trường An (nay là Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây).
                        Đời Đường Huyền Tông, ông được bổ làm chức Tam vệ lang, được ra vào cung cấm. Sau ông thi đỗ Tiến sĩ, được cử làm Thứ sử Trừ Châu, Giang Châu, rồi Tô Châu; được dân chúng rất mến phục. Năm 792 ( hoặc 793 ? ), đời Đường Đức Tông, Vi Ứng Vật mất, lúc ấy ông khoảng 55 tuổi.
                        Sinh thời, tính ông chuộng nghĩa hiệp, có lúc cuồng phóng, nhưng cũng rất cao khiết, mỗi lần đi đến đâu, ông cũng cho quét sạch đất, đốt hương rồi mới ngồi. Ông không thích giao du rộng, bạn thơ chỉ có Lưu Trường Khanh, Cố Huống, Thích Hiệu Nhiên; và ông thường ví mình với Đào Tiềm.
                        Cùng với bài thơ " Hữu sở tư ", bài " Thu dạ ký Khâu viên ngoại " là những bài thơ nổi tiếng của Vi Ứng Vật :
                        # Nguyên bản chữ Hán :
                        秋夜寄丘員外

                        懷君屬秋夜,
                        散步詠涼天。
                        空山松子落,
                        幽人應未眠。
                        # Bản âm Hán Việt:
                        Thu dạ ký Khâu viên ngoại
                        Hoài quân thuộc thu dạ
                        Tản bộ vịnh lương thiên
                        Không sơn tùng tử lạc
                        U nhân ưng vị miên.
                        # Dịch nghĩa :
                        Đêm thu gửi viên ngoại họ Khâu
                        Nhớ bạn thường vào lúc đêm thu,
                        tản bộ gặp trời đẹp lòng những muốn ngâm vịnh,
                        núi vắng ( đến nỗi ) nghe rõ tiếng quả thông rụng,
                        Người đi lánh đời ( mà ) ngủ không nổi,
                        Hiện có một số bản dịch thơ, song tôi chưa ưng bản dịch nào, nên chẳng tiện nêu ra đây, là có ý muốn chờ ...
                         
                        ĐÊM THU GỬI KHÂU VIÊN NGOẠI
                        Dịch: Lan Hoa
                        ***
                        Lẻ bước rừng thu khuya
                        Tri âm hoài khúc vịnh
                        Thông rụng vào u mịch
                        Trằn trọc đường chân tu

                         
                        Hoa Mai dịch :
                        *Bài 1:
                        Đêm thu thường nhớ tri âm,
                        Những ngày trời đẹp muốn ngâm thơ nhàn.
                        Trái thông rụng giữa non ngàn,
                        Lánh đời mà cứ mơ màng năm canh!

                        Bài 2:
                        Đêm thu nhớ bạn hiền
                        Ngày ngâm ngợi cảnh tiên
                        Núi vắng quả thông rụng
                        Ước một giấc cô miên!
                         
                        Đêm Thu thương nhớ bạn hiền
                        Nhẹ chân tản bộ lạc miền trời say
                        Mình ngâm vịnh, một mình hay
                        Tiếng thông rơi giữa đồi cây vắng người
                        Vấn vương chi với cuộc đời?
                        Mà không ngủ được
                        mình tôi...
                        một mình...!
                        ( Nguyễn Trọng Liên dịch )
                        Đêm thu thường nhớ bạn hiền
                        Một mình ngâm vịnh với miền đơn côi
                        Thông rơi núi vắng bóng người
                        Đêm dài thao thức lánh đời chẳng yên!
                         (Đặng Đình Nguyễn dịch )
                        Đêm thu bỗng nhớ chàng
                        Trời đẹp thèm ngâm vịnh
                        Chỉ thông rơi núi vắng
                        Lánh đời ngủ sao đang!
                         
                        ( Nhược Mộng dịch )
                         
                         
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2014 18:17:15 bởi tamvanvov >
                        #27
                          tamvanvov 11.10.2014 16:40:49 (permalink)
                          Viết cho người níu giữ mùa thu
                           
                          (Thân tặng Nguyễn Chu Nhạc!)
                          Hoa Mai với Nguyễn Chu Nhạc quen nhau trên mạng thấm thoắt mà đã gần 2 năm và cũng đã gặp nhau vài lần trong đời thực tại Sài Gòn. Nhà báo, nhà đài, nhà văn, nhà thơ… Ôi nhiều “nhà” quá! Biết gọi sao cho chính xác nhỉ? Thôi thì tôi cứ gọi
                          là nhà thơ Chu Nhạc vì bài này tôi viết về những bài thơ của anh – một người nặng duyên nợ với mùa Thu.
                          Trong vòng nửa năm nay, anh tặng tôi 4 cuốn sách, 2 thơ, 2 văn xuôi. Trừ cuốn Hiên lan ra thì 3 cuốn kia tựa đề đều có chữ thuChút thu (NXBVH – 2011); Cho thu dùng dằng thêm chút nữa (NXBVH – 2014); Khi lòng ta chợt nhớ thu (NXBLĐ – 2014). Tôi hỏi thẳng: “Sao Chu Nhạc thích mùa thu đến thế?” Anh trả lời ngay: “Vì tôi mạng Hỏa nên thích những gì êm ái, dịu dàng như mùa thu vậy!” Có lý! Nhưng tôi thầm nghĩ chắc anh có nhiều kỷ niệm tình yêu gắn với mùa thu.
                          Anh xa vào lúc cuối thu
                          Đồng hoe hoe sắc chim gù thung hoa
                          Muộn màng bão mới đi qua
                          Bình yên choàng xuống mái nhà thôn quê.
                          Anh xa vào lúc gió se
                          heo may chín rực bờ tre. Ráng chiều,
                          bên trời ai lẩy câu Kiều
                          lặng yên mía ngọt từ nhiều đắng cay.
                          Anh xa vào lúc hương bay
                          Cỏ thơm đến nỗi đắm say đất trời
                          Sen tàn giữ lá còn tươi
                          Dành cho hạt cốm một đời sắc hương.
                          Anh xa vào lúc mờ sương
                          hàng cây trơ trụi ven đường khẽ run
                          vòm trời tai tái màu hun
                          lẻ loi con én cô đơn cuối trời,
                          Anh xa thương nhớ em ơi
                          dọc đường câu hát nhắn người thiết tha
                          gừng cay muối mặn ngày qua
                          chớ quên ở chốn quê nhà ai mong
                          .

                           
                          Bài thơ Anh xa vào lúc cuối thu này anh viết từ năm 1981, in trong tập thơ đầu tayChút thu (NXBVH- 2011) khi là chàng kỹ sư nông nghiệp mới ra trường được vài năm và đang công tác tận miền Tây Nam Bộ. Nhân vật trữ tình là “Anh”, kể lại việc mình đi xa vào lúc cuối thu, trong khung cảnh thân thuộc của một miền quê đồng bằng Bắc Bộ với bao hình ảnh thân quen: cánh đồng hoe hoe sắc, tiếng chim gù đây đó, những mái rạ bình yên, heo may se lạnh, hương cỏ thơm, lá sen gói cốm ủ hương mùa hạ, hàng cây trơ trụi ven đường run rẩy trong sương lạnh lúc sớm mai và cả vòm trời tai tái lúc bình minh chưa rạng. Người đi như cố thu hết vào trong tầm mắt, ghi khắc vào trong tim óc tất cả những gì yêu dấu của quê hương trước lúc đi xa.
                          Anh giấu người mà anh muốn san sẻ nỗi niềm đến tận cuối bài mới cho hiện diện qua mấy từ emngười và ai:
                          Anh xa thương nhớ em ơi
                          dọc đường câu hát nhắn người thiết tha
                          gừng cay muối mặn ngày qua
                          chớ quên ở chốn quê nhà ai mong.

                          Đó là người con gái gắn bó với anh gừng cay muối mặn những tháng năm qua. Anh tự nhủ lòng: chớ quên ở chốn quê nhà ai mong. Cảm nhận quê hương và con người quê hương tinh tế đến thế. Lòng tự dặn lòng chân thành như thế, hẳn người ra đi phải là người sâu sắc, thủy chung.
                          Thì ra Hoa Mai đoán mò mà… trúng! Hì...
                          ***
                          Năm nay, thu đến quá muộn với Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung nhưng lại có dấu hiệu ra đi sớm vì gió Bắc đã lởn vởn ở trên cao. Tôi chia sẻ nỗi buồn mong đợi thu của Chu Nhạc bằng bài thơ Hà Nội giờ này chưa có mùa thu. Có lẽ tình yêu mùa thu của anh từ trước đến nay đã thể hiện khá rõ trong bài thơ nhỏ có tựa đề hơi dài và cũng hơi điệu đàng: Cho thu dùng dằng thêm chút nữa. Đây cũng là tên một tập thơ của anh do NXBVH xuất bản vào đầu năm 2014. 
                          Bài thơ vỏn vẹn 4 câu:
                          Cho thu dùng dằng thêm chút nữa,
                          Để lá rớt buồn mái phố rêu
                          Ô cửa nhà ai vờ khép mở
                          Dáng thu mờ tỏ cứ như trêu…

                          Vậy là hồn thu của thi nhân đang năn nỉ Tạo Hóa hãy để cho thu dùng dằng thêm chút nữa bởi luyến tiếc mùa thu đang chuyển sang đông. Dùng dằng là cái thế đã tới lúc đi rồi nhưng còn bâng khuâng, bịn rịn chưa nỡ rời chân. Đem cái động thái, cái tâm thế của người mà gán cho thu thì đã là cao hơn nghệ thuật nhân hóa nhiều rồi. Thu đã là một hình hài có linh hồn tựa người thu! Năn nỉ là bởi lòng yêu thu chưa thỏa và cũng bởi một lý do thật dễ thương:
                          Ô cửa nhà ai vờ khép mở
                          Dáng thu mờ tỏ cứ như trêu

                          Rõ là dáng thu hữu ý nên mới vờ khép mở để thu hút ánh nhìn của thi nhân. Sự ỡm ờ, bỡn cợt rất tình tứ nằm trong hai trạng thái tương phản khép>mở và mờ>tỏ. Cái ảo bao giờ cũng đẹp hơn, hấp dẫn hơn cái thật và cái ảo cứ như trêu ngươi tính tò mò, hiếu kì cố hữu của nòi thi sĩ đa tình. Sợ thu đi nhanh, cánh cửa sổ kia sẽ khép chặt ngăn gió đông về và bóng dáng thu sẽ mất hút thì chao ôi là tiếc! Người đọc cũng phải bật cười trước tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
                          Nếu thơ đúng là người thì khi viết những dòng này, tôi cảm thấy một Chu Nhạc thật sự đang hiện diện bên tôi với vóc dáng thư sinh, vẻ mặt tư lự và đôi mắt thăm thẳm một chiều sâu suy nghĩ về thế thái nhân tình cùng với nụ cười tủm tỉm... Không ồn ào sôi nổi mà chân thành, đằm thắm, ấy là tính cách Chu Nhạc - ông bạn văn chương trên blog tiếng Việt của Hoa Mai. Đấy là Hoa Mai "rẩm riu" nghĩ thế!
                          Sài Gòn 11-10-2014
                           
                          #28
                            tamvanvov 25.02.2015 14:31:08 (permalink)
                            Lòng trần chợt động...
                             
                            Những ngày giáp tết Ất Mùi, bận bịu tối tăm mặt mũi, vậy mà vẫn phải thu xếp đi Tây Bắc, bởi chung riêng đều có. Chiều phóng đi Sơn La, đường 6 đang giai đoạn mở rộng, xe chen chúc nhau trong làn bụi, từ vùng cam Cao Phong trở lên mới thông thoáng. Thường vào mùa này, từ con đèo Thung Khe trở đi sương mù dầy đặc...

                            Vậy mà gặp lúc trời hửng nắng, chỉ bảng lảng sương chiều. Xe leo dốc, ngược chiều với đoàn xe về xuôi, xe nào xe ấy, từ du lịch 4 chỗ sang trọng đến xe tải siêu trường siêu trọng đều buộc vài ba cành đào núi trên nóc hoặc nơi sau xe. Chốc chốc lại bắt gặp xe tải loại nhỏ chở đầy đào núi, có cả những gốc đào cổ thụ thân đầy rêu mốc. Lòng thấy hứng khởi với không khí xuân tết dù ngoài trời buốt giá. Chặng đường từ lối rẽ đi Mai Châu, ngang qua cửa ngõ Hang Kia, Pà cò, đến Vân Hồ, Châu Mộc, quãng quãng lại có một chợ đào tự lập, do người dân bản địa chặt cành đào nhà ra bán lấy tiền tiêu tết và cả dân buôn đào chuyên nghiệp, mà thành. Hai bên đường trải dài miên man những nương những vườn đào, mận mơ của người dân đang mùa ra hoa. Từ trên cao nhìn xuống như những mâm xôi ngũ sắc bầy xếp liền nhau trong bữa tiệc năm của nhà Trời. Thật tuyệt vời. Mấy cậu phóng viên trẻ đi cùng trầm trồ háo hức muốn dừng xe sà xuống chụp ảnh Nhưng tôi bảo, đi thôi kẻo trời muộn đường xa, đợi hôm về thảnh thơi hơn thì tha hồ mà chụp.
                            Hy vọng là thế, nhưng hôm sau quay về, trời mù sương đặc quánh trong buốt giá. Xe đi như bò trong ánh đèn rùa vàng vọt dù mới đầu chiều. Bao nhiêu vườn đào mận hôm trước rực trong ánh chiều nay mờ mịt chẳng thấy gì, Xe bám đuôi nhau dò đường mà đi vì chỉ sơ xảy một chút là lao xuống vực ngay. Chúng tôi xuýt xoa tiếc mãi vì chiều qua bỏ lỡ. Vì nghĩ là lỗi ở mình, tôi động viên khéo, rằng kiểu gì cũng sẽ chụp được cảnh đẹp...
                            Thật may, bỗng nhiên, đến một đoạn đường, sương mù loãng ra chút ít, và ngay đó, chúng tôi phát hiện thấy, rìa đường ngay sau những dãy hàng đào cành bày bán, bên trong hàng rào đá, llà những vườn đào, mận mơ đang độ trổ hoa... Thật chẳng còn mong muốn gì hơn, mấy chúng tôi liên sà vào, tha hồ chọn góc độ, lựa khuôn hình mà chớp... Khi xem lại hình, mới nhận ra, hiệu ứng sương mù đã tạo ra một không gian huyền ảo, và có gì đó kỳ bí... Nếu sáng rõ, có thê hoa sẽ rực rõ hơn, song sau cây và hoa, sẽ chẳng còn gĩ nữa. Đằng này, cây và hoa cũng mờ ảo, hơn thế không gian xung quanh huyền bí như hút lấy cái nhìn, như quyến rũ người ta, thầm rủ hãy dấn thêm chút nữa...
                            Ôi, lòng trần chợt động... 
                            Tất cả những gì của 35 năm trước như ùa về... Nhớ nao lòng cái ngày cánh sinh viên Đại học Nông nghiệp Hô-xê Mac-ti ( ĐH Nông nghiệp I Hà Nội ) chúng tôi lên cao nguyên Châu Mộc thực tập, học, ăn ở cùng các đội sản xuất của Nông trường Mộc Châu những 3 tháng trời... Nhớ khung cảnh, trời đất Mộc châu ngày ấy, nhớ tên các em gái công nhân nông trường trẻ trung, xinh tươi, tốt bụng và nồng nhiệt, hồn nhiên, nào Hường, Luyên, Dịu và gì gì nữa... 
                            Mấy năm gần đây, tôi thường xuyên qua lại tuyến đường này, cùng có lòng dò hỏi xem những cô gái ngày ấy chồng con ra sao, rồi cũng biết được tin về cô này, cô nọ và gia đình của họ... Thậm chí, trong bữa tiệc giao lưu với Quỹ tín dụng Mộc Châu, có cu cậu nhân viên khi biết tôi có thời sống ở đây, đã tự nhận là con cô nọ, rồi còn vui miệng mà bảo tôi rằng: " Có khi bác là bố cháu cũng nên ". Rồi sau đó, cu cậu cứ chốc chốc lại rót chén rượu đầy đưa đến tôi, mà mỗi câu gọi " Bố ơi ", nó bắt tôi cạn một chén, cho đến lúc tôi say mèm, và cũng tiện miệng mà gọi cu cậu là con...
                            Ôi, một thời trẻ trung và nồng nhiệt...
                            Những cô gái một thời của Mộc Châu, cũng như những cây đào, mận mơ đứng chân trên mảnh đất huyền diệu này...
                            Sau mỗi cô gái ngày ấy là một thân phận, và sau mỗi cây đào, mận mơ cũng là những thân phận...
                            #29
                              tamvanvov 15.03.2015 15:05:08 (permalink)
                              Vừa đó, mà đã bốn mươi năm...
                               
                              Vậy là, chúng tôi lại ơi ới hẹn họ gặp nhau...
                              Là để ngồi với nhau. Hàn huyên, chuyện trò, và bàn chuyện kỷ niệm bốn mươi năm ngày tốt nghiệp phổ thông.
                              Vừa đó, mà đã gần bốn mươi năm trôi qua...


                              Chúng tôi, những học sinh niên khóa 1972-1975 của mái trường cấp 3 Bần Yên Nhân ( nay là Trường trung học phổ thông Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo cách gọi mới ).
                              Ngày ấy, vẫn là tỉnh chung Hải Hưng, từ hai tỉnh Hưng Yên-Hải Dương sáp nhập mà thành. Cái tên trường Bần Yên Nhân là tên của thị trấn sở tại, chẳng thể nhầm lẫn với bất kỳ địa danh nào, là bởi cái tên rất riêng, còn về địa lý, nó cách thủ đô chừng 25 cây số trên trục quốc lộ số 5 nối thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng; và nữa, bởi nó gắn liền với món tương Bần tiến vua nổi tiếng xứ Việt ta từ xa xưa... qua những câu dân gian còn truyền lại, như: " Dưa La, cà Láng/ Nem Báng, tương Bần ", hay như: “ Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn ” ...
                              Mùa hè năm ấy, là một mùa hè đặc biệt của dân tộc, của đất nước ta, có một không hai trong lịch sử nước nhà. Nói vậy, quả không quá lên chút nào. Đúng vào thời điểm chúng tôi ráo riết ôn luyện bài vở để chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông và Đại học thì tin chiến thắng từ chiến trường miền Nam dồn dập bay về, với trận thắng mở màn tại Buôn-mê-thuột, Tây Nguyên, khởi đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng...
                              Tôi nhớ, những ngày ấy, chiếc loa phát thanh công cộng của thị trấn Bần Yên Nhân gần nơi cổng trường học chúng tôi học, liên tục phát đi thông báo của Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin chiến thắng gấp theo bước chân thần tốc của các chiến sĩ giải phóng quân. Các nhân viên Văn hóa thông tin thị trấn còn sáng tạo bằng cách treo biển có bản đổ tổ quốc, vẽ sơ đồ chiến dịch Hồ Chí Minh biểu thị bằng những mũi tên đỏ mô tả đường tiến quân giải phóng của ta... Ôi, náo nức không gì bằng. Cánh học sinh chúng tôi, ai ai cũng hăng hái bày tỏ sự hiểu biết của mình về lịch sử, địa lý và quân sự qua các cuộc bàn tán, tranh luận trong giờ ra chơi... Và thú thật, vui quá, náo nức quá, cũng ít nhiều xao nhãng việc học hành, ôn luyện...
                              Và năm ấy, cũng đi vào lịch sử việc học hành thi cử của ngành giáo dục nước nhà. Ấy là, từ việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông thường xuyên với 4 môn bắt buộc tùy chọn theo năm ( 2 môn tự nhiên + 2 môn xã hội ), cộng thêm môn ngoại ngữ khuyến khích, thì kỳ thi ấy, đột xuất chuyển ngay thành 6 môn bắt buộc ( 3 môn tự nhiên : Toán, Lý, Sinh + 3 môn xã hội : Văn, Sử, Chính trị ) và vẫn thêm môn ngoại ngữ khuyến khích. Vậy là, nếu thi đủ, thì phải thi những 7 môn học. Việc ấy, với cánh học sinh chúng tôi bấy giờ ít nhiều gây tâm lý ngỡ ngàng, lo ngại, nhất là các bạn học lực trung bình. Nhưng rồi, nương theo khí thế chiến thằng hào hùng của đất nước, cánh học sinh chúng tôi đã vượt qua kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông niên khóa 1972-1975 với kết quả khá cao. Và ngay sau đó, lại tiếp tục vượt qua kỳ thi Đại học để bước chân vào các Trường Đại học mà mình mơ ước, với mong muốn có được tri thức, đặng góp phần xây dựng, phát triển nước nhà sau chiến tranh...
                              Và giờ đây, đã ngót bốn mươi năm qua, kể từ ngày ấy... Không ít người trong số chúng tôi đã học hành thành tài, có địa vị xã hội, ngang dọc đó đây... và cũng có nhiều người ở lại quê nhà làm lụng mọi nghề... Song điều đó, chẳng hề gì để hằng năm, cứ định kỳ, chúng tôi lại họp mặt. Bao hàn huyên, bao câu chuyện cuộc đời, buồn vui đã trải, để rồi sau đó, bạn bè thêm chan hòa, gắn kết, giúp giập, đỡ đần nhau hơn ...
                              Và bao giờ cũng vậy, khi chúng tôi ngồi lại với nhau, thì mỗi người, từ ông bà giáo sư tiến sĩ, vị cán bộ hàm thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng, hay ông bà nông dân ở làng gì gì đó, đều hồn nhiên trở về với tính cách học trò, bông đùa, trêu chọc, tán nhau thoải mái, với những câu xưng hô cửa miệng, ông ông tôi tôi, tớ tớ cậu cậu, mày mày tao tao... Có hề hấn chi đâu, khi mà, mái đầu chúng mình đều rưng rưng ngả bạc...
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 7 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 104 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9