TẠI SAO CHÚNG MÌNH LÀM THƠ ?
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 8 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 113 bài trong đề mục
dang son 24.10.2011 20:21:02 (permalink)
0

..





TÂM TÌNH QUA CÁCH VIẾT.



_________________________________




Con chữ có một độ ấm riêng.
Những hàng viết bằng một trái tim có cách thức làm người đọc thấy vui và ấm lòng. Ở một trang tâm tình của người bạn viết,tôi đọc được như sau :




* TRÍCH TỪ CHỦ ĐỀ :
Những Mảnh Vụn Học trò - TG : Khù Khờ.


Tuổi chớm thu





" ... Vào mùa thu, vạn vật dường như chậm lại. Khả năng phân tích của tôi bắt đầu giậm chân tại chỗ. Tôi không quá bận tâm lo toan cho tương lai sắp đến. Thấy những thứ mất, còn chung quanh, tôi hướng đến quan niệm mới về cuộc sống. Ở khoảng ngắn, trống rỗng của suy nghĩ, tôi chợt nghe, chợt thấy những điều mà cuộc sống vội vã đã cuốn trôi ... từ nhiều năm. Ngồi làm việc quá nửa đêm, tôi ngủ quên trong dĩ vãng. Hiện về hình ảnh của tôi khi còn bé, hồn nhiên như hai chị em trong đoản truyện “Nhặt Lá Bàng”, gọi gió lên để đuổi theo mơ ước. Hồi còn bé, thỉnh thoảng tôi thoáng nghĩ mai mốt cuộc đời sẽ ra sao. Giờ tôi đã đến nơi đó, nhìn lại bóng hình cũ của mình. Chiều bước ra khỏi chỗ làm, tôi nán lại đôi phút nhìn những chiếc lá vừa thay màu áo. Cùng một góc nhìn, có hôm tôi thấy ngày rực rỡ hẳn. Tôi nhìn mà lòng rộn rã như đi chợ tết. Tôi ngỡ những chiếc lá vàng, đỏ trên cành là những cánh mai, cánh đào đang khoe sắc thắm. Nhớ lại những chiếc áo dài ngày tết, tôi can đảm nhìn kỹ hơn chỗ lá uốn cong, một chút bóng loáng nhô lên. Hình ảnh tết đi liền với chốn cũ. Tôi nhớ Sài Gòn, khi đi tôi không nghĩ đến ngày trở lại. Giờ đây, đâu có gì ngăn cản chuyến trở về của tôi. Chắc chỉ tại lòng! Tôi mới chợt nhận một điều thú vị: tĩnh vật có linh hồn, có lúc vui, biết buồn ... theo tôi. Chỉ mấy năm trước, tôi rất ngạc nhiên khi thấy những người nghệ sĩ nam dễ rướm nước mắt khi nhắc đến kỷ niệm tạo cảm xúc cho họ. Tôi nghĩ họ không thật, hay quá yếu đuối. Tôi từng ngồi nhìn bố tôi rơi nước mắt như vậy. Tôi từng nhìn vài người ngồi khóc ngon ơ như đứa trẻ khi nhắc về tuổi thơ của họ. Họ kể cho tôi vài lần, rồi về bên kia thế giới. Cái vỏ nam nhi cứng rắn của tôi mỏng dần. Tôi mới khám phá ra rằng dám khóc là sự can đảm, chứ không phải yếu hèn. Tôi trôi theo những suy nghĩ mông lung đó trên bàn phím, đôi khi ngay giữa buổi họp, lúc cuộc tranh cãi đến hồi quyết liệt. Ở những góc xa kia, có vài tên, mặt đăm chiêu lắm. Có lẽ họ đang đọc giá cổ phiếu lên xuống trong ngày hay bài bình luận về trận banh sắp diễn ra vào buổi tối. Có ai hỏi ý kiến, tôi ba phải, pha những câu đùa, ngơ ngác như bài thơ tôi vừa làm. Đâu phải lúc nào mình cũng cần phải nghiêm chỉnh, cứ hằn học lẫn nhau, vạch muộn phiền ngang vầng trán. Có những cái không đáng, tôi ráng vất bỏ bên ngoài. Cuộc đời có quá nhiều thay đổi, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có ai biết được, chắc được ngày mai của mình.

Đừng bịt tai vì thơ đâu biết nói
đừng lắc đầu dồn máu đỏ mặt thêm
đừng bậm môi, vai rung rõ tiếng cười
đừng nhắm mắt nhìn ra đằng sau gáy.

Có cho vàng, chỉ vài năm trước, tôi khó tưởng tượng được mình viết được những câu như vậy. Không phải vì đó là những câu thơ hay. Những lời đó, rất khác với lối tôi nói, nghiêm túc lắm. Ít người quen nghĩ rằng tôi lại bông đùa như thế. Thỉnh thoảng tôi cũng ngờ vực thơ tôi làm. Có phải nó thoát từ trong tôi, hay chỉ là âm điệu tôi vô tình nghe được, rồi vội chép xuống? Khởi đầu từ bài thơ đầu tay “Cơn Gió Thoảng” đến với tôi khi đứng chờ mưa tạnh. Đọc lại, tôi vẫn thấy lâng lâng, trẻ lại với chút ngại ngùng của tuổi mới lớn. Trong bao bài thơ của tôi, tôi ưng ý nhất cảm hứng đầu tay đó. Tôi bất chợt tìm thấy nguồn cảm hứng từ hình ảnh của “tóc chấm vai” trong nhiều bài thơ học trò. Nhân vật đó có thể là thật, mà tình tiết đều hư cấu. Tôi giữ nét ngớ ngẩn trong thơ, vì thỉnh thoảng đọc lại, tôi thấy mình trẻ lại. Tôi đi lạc và đâm mê thơ, lúc nào không biết. Trước đây tôi không thích thơ tự do vì vần điệu khó theo và ý khó nắm. Bây giờ tôi tặc lưỡi thưởng thức cái đẹp mà thơ mang đến cho tôi. Thơ tự do không bị đóng khung nên âm điệu ít nhàm chán và ý hay dễ thoát hơn. Tôi dạo qua những trang thơ, thấy ý tưởng lạ, đôi khi phải trở lại một bài thơ nhiều lần mới cảm nhận được nhiệt độ và sức cuốn đẩy của nó. Đọc hết những bài thơ của một tác giả hay nghe lại những sáng tác của một nhạc sĩ, tôi thường tìm thấy vài từ và vài hình ảnh được dùng đi, dùng lại. Tôi nghĩ không phải vì họ thiếu từ ngữ hay thiếu cảm xúc. Tôi đoán rằng họ chưa hài lòng với cách bày tỏ cảm xúc qua hình tượng mới khám phá. Tôi cảm thấy như vậy, vì tôi cũng lặp lại, vài thứ đã viết.

Khi làm thơ, tôi ít chú trọng đến vần điệu, tự cảm xúc dẫn dòng thơ lên thấp cao. Tôi ít quan tâm đến từ dùng. Tôi không ngồi cắn bút, ráng lựa chữ hay, gieo đúng luật bằng trắc, để tạo âm vang và giúp cho bài thơ dễ nhớ. Với tôi, làm thơ không phải là xếp chữ. Đôi khi cái bóng nhoáng của từ ngữ làm lu mờ ý thơ, thậm chí còn làm bài thơ rỗng tuếch. Tôi không biết vẽ, nên tôi làm thơ. Bắt đầu từ hình ảnh lờ mờ, tôi vẩy mực quanh, điểm thêm vài chấm chấm. Tôi có thói quen bỏ vài khoảng trống để người đọc tự diễn giải. Có lẽ, thơ khác nhạc và văn xuôi ở chỗ đó. Lạ lắm, tôi chưa hiểu tại sao, khi đọc lại những bài thơ cũ của mình, tôi vẫn sống lại cùng cảm xúc ở những khoảng trống đó. Đôi khi vì vội, làm rồi không đọc lại, hay không muốn đọc lại để sửa tới, sửa lui làm mất ý thơ ... tôi phạm những lỗi chính tả quá sơ đẳng vì thói phang thơ, vì nhìn không ra dấu chữ đánh sai, viết sai những từ lâu không dùng, hay bỏ sót dấu nối. Trong bài thơ làm gần đây, tôi viết:

đất nứt, chồi quả nắng hồng
soi tấm áo mỏng, thẹn thùng sương tan ...

Có người nhắc tôi sửa lại chính tả, trồi thay vì chồi. Tôi nhận ra sơ sót:

đất nứt, chồi / quả nắng hồng
soi tấm áo mỏng, thẹn thùng sương tan ...

Hiện tượng mặt trời mọc, tôi kéo dài ra ba hình ảnh tiếp nối nhau. Người làm thơ được mặc sức tưởng tượng, nên tôi vẽ vời mặt trời từ lòng đất chui lên. Đất nứt ra chồi cây và từ đó kết trái mặt trời. Viết như vậy, tôi cố níu kéo thời gian để lớp sương mai đừng vội tan. Tôi thích thú với khám phá mới “quả nắng hồng”, như một lần đã mường tượng mặt trời chiều là quả cam, muốn ngắt về bỏ túi. Về sau, đọc thơ của Luân Hoán, tôi mới biết ông có viết một câu na ná như vậy về mặt trời chiều. Tôi đâm ngỡ ngàng, sao hai người lại cùng suy nghĩ, cách nhau hơn chục năm. Dăm bài thơ, tôi cố viết mông lung, thả những câu không kết nối. Rồi tôi dùng chỉ một chữ hay một hình ảnh làm trọng tâm, diễn tả cảm xúc của tôi trong bài thơ đó. Vậy mà có người, đôi người nhìn ra. Tôi ngạc nhiên, lịm người vì sung sướng.

Chỉ vài bài thơ, tôi được nghe khen. Tôi chắc, có nhiều bài thơ bị coi là lãng xẹt. Người làm thơ không muốn giải thích những bài thơ của mình. Tôi cũng thế. Tôi thoáng nghe ... dạo này, thơ tôi ... hơi trăng hoa. Tôi ngập ngừng, gõ bút. Sau khi đọc đi, đọc lại những bài thơ tôi đã viết, tôi an tâm. Vì vậy, trong những bài thơ gần đây, tôi phớt thêm nụ hôn. Thơ không phải là tự sự. Nếu chỉ là tự sự, thì đó chỉ là của riêng của người làm thơ, chứ nó không thể chở cảm xúc của độc giả. Họ đọc thơ, để được thông cảm. Trong thơ, tôi muốn hài hoà màu sắc của dĩ vãng và hiện tại. Thả bước trở về dĩ vãng để thấy mình trẻ lại, nhận rõ cảm giác muốn yêu và được yêu. Quay bước về hiện tại, xác định những gì nên làm, để còn yêu và được yêu. Nụ hôn trong thơ tôi, đơn thuần chỉ là sự ân cần, sự rung động ở bất cứ tuổi nào cũng có.

Buổi chớm thu, em ngồi thương chiếc lá
đủ sắc màu, ngày tàn héo bao xa?
tay chậm sương, tôi phớt nhẹ môi hồng
bảo còn đấy, nụ cười ... tôi điêu đứng.

( Khù Khờ )





_________________




* * THẾ GIỚI THƠ CỦA KHÙ KHỜ .




Con đường bâng quơ

Con đường … nào bâng quơ
như dòng thơ lạc lối …
tôi đi tìm bóng mình
trên bầu trời không sao.
Thế là hết buổi chiều,
mất cả ngày đi quanh
chân mòn trên hè phố
đánh thức … lại tháng ngày.
Chưa gặp … đã mở lời
nở nụ cười xa xôi
thôi … để lại cuối đường
mai tìm lại … làm quen.





Lang Thang


Chiều đi hoang dọc ngang trang giấy
không bóng người, vắng cả thời gian
bút nhịp chân đứng giữa đất trời
dòng tư tưởng lùi xa hun hút.

Ngày chưa qua …
qua chưa bàn chân hoang
chút ngập ngừng …
tìm, rồi trốn thời gian.

Chiều qua chưa …
chưa qua đời lang thang
tránh lại gặp
ờ … mấy hạt mưa nghiêng.




Khù Khờ





____________________________



Xin cám ơn tác giả Khù Khơ và thế giơí chữ



đăng sơn.fr
#31
    dang son 25.10.2011 13:08:55 (permalink)
    0



    ..



    * DẠO Ở VƯỜN THƠ.



    ______________________





    HOÀ TAN.

    Em về học cách hoà tan
    Em về học cách hoà cuộc sống vào lòng rộng mở
    Thương cái nắng làm tóc em hong rối
    Thương giá lạnh mấy mùa luồn trong kẽ tay...


    Thy Nguyên 81

    ...






    NÂNG NIU

    Xin hãy nâng niu kỷ niệm
    Bóng dáng hạnh phúc đã qua
    Hồi tưởng có khi lệ nhòa
    Nổi trôi theo miền ký ức

    Bước Chân nhẹ vui khe khẽ
    Khi còn tình ái trong tim
    Bước chân nặng nề u ám
    Khi đam mê đã rời xa

    Chiếc lá nào của hôm qua
    Bay bay trong chiều ngược gió
    Mùa thu nào của riêng ta
    Thay màu hàng phong tàn úa

    Gởi lại nụ hôn nho nhỏ
    Nhạt nhòa theo bóng thời gian
    Đốm nắng lung linh trên cỏ
    Nâng niu hương sắc muộn màng

    *Mưa phố núi.





    MƯA BÓNG MÂY

    Trời tháng chín vẫn còn mưa lất phất
    Cơn mưa phùn còn sót lại cuối thu
    Gió heo may thổi rách áng mây mù
    Anh làm rách... trái tim em... ngưng thở.

    Trời Sài Gòn bây giờ nhiều mưa đổ
    Mưa Paris có đủ ướt áo ai ?
    Sao nghe như những nổi nhớ thật dài
    Chợt thấy thèm hương cà phê phố cũ.

    Những sợi nắng tàn chưa hay ủ rũ ?
    Vương trên môi trên má trên mắt ai
    Những con nắng đuổi dài theo ngọn gió
    Em thẫn thờ một chiều mưa bóng mây.

    * Thảo Lam




    BIỂN




    Biển thì cũ, nhưng không biết già
    Như em vậy, mãi luôn tươi trẻ
    Đứng trước biển, anh luôn như thế
    Cứ ngây ngô, nhìn con sóng đuổi nhau...

    Biển thì già, nhưng sóng luôn trẻ trung
    Như em vậy, chỉ thích lời của gió
    Đứng trước em, anh luôn như thể
    Chưa bao giờ đi qua tuổi hai mươi !

    Biển, biển ơi tôi đang gọi tên em
    Ồn ã quá, đất trời sao ngột ngạt ?
    Ta lạc vào em, em lạc vào biển biếc
    Tóc đã bạc đầu vẫn mải miết tìm nhau !



    * HP, ngày 30.6.2010
    Kiều Anh Hương




    #32
      dang son 29.10.2011 22:33:29 (permalink)
      0






      ..



      ..




      ... CHỮ CỦA NHỮNG TRANG CHỮ VÀ TAI NẠN KHI vừa VIẾT XONG BÀI....

      ____________________________________________________________



      Lạ thật ! Tôi đã dùng rất nhiều thì giờ để viết một bài về Thế Giới Chữ Nghĩa của bạn tôi : Nhà thơ,người Viết tên Khải Ý ( Rysky - Life ở phương trời Úc Đại Lợi )...Viết ngon ,viết lành,lúc sửa soạn tải bài đăng thì ngón tay của mình lại làm biến mất chữ.



      Giận và buồn !

      Thôi thì sẽ dùng thì giờ để ngồi viết lại.

      Trong khi chờ đợi cái can đảm ngồi gõ chữ,tôi đọc lại bức email mà anh vừa gửi và đọc vài bài thơ của Khải Ý.Như một cách ủi an mình :



      .... Sơn,

      Cám ơn bạn đã có nhã ý muốn giới thiệu thơ của tôi. Tôi hiểu đó là một công việc đòi hỏi nhiều tìm tòi, đọc, suy nghĩ, suy tưởng, kết hợp, gợi / gọi hứng và viết. Dùng một hồn thơ để đi vào một hồn thơ. Thế mới thú vị. Xin cám ơn bạn trước.

      Nhân tiện bạn nói khi bạn đọc thơ tôi, có đôi chỗ khó hiểu và phải động não. Thường thường, tôi đợi thơ về. Thơ nhập thì tôi viết lại cách đắm đuối trong tất cả cái khéo vụng của mình. Vậy nên, bạn đừng mong hiểu gì cả. Cũng như tôi, tôi chẳng hiểu hết tại sao lại thơ là thơ như thế vậy. Bạn đọc thơ tôi ... " xin người chỉ nhận vui buồn, khi đi đâu đó trong lời thơ tôi ".

      Cái đập vào mặt, cái thổi ngang tai, cái vuốt rợn da - cái ấn tượng đầu tiên ấy chính là cái mà chúng ta nên chia xẻ và hỏi han nhau. Nhờ cái cảm tượng ( tưởng ?) đầu tiên ấy mà tôi có một mong ước bạo dạn. Tôi mong người đọc thơ tôi chia xẻ và nhờ cái cơn cớ nhỏ nhoi ban đầu ấy mà cái thi tính trong hồn người đọc sẽ vùng dậy tràn trề để thi hóa mọi sự. Nhờ vậy mà tâm hồn được sung mãn và thế gian sẽ chan hòa thi ca. Và đó là sự sáng suốt sáng láng vô cùng giữa thực tại này.

      Lại nữa, thơ về giữa phận con người. Về trên tất cả những dâm đãng, thánh thiện, thực tế, hão huyền, gần/xa v.v. và v.v.. Đại khái là mọi sự đều có trong thơ, nhưng mọi tiêu chuẩn, xét đoán, thành kiến, luật lệ và cũng là mọi sự thực ra thì cũng chẳng liên quan gì đến Thi Tính, và do đó, Thi Ca. Chúng ta chia cho nhau tiếng khóc. Tiếng khóc sẽ nhờ đó mà lớn hơn vì đã ẩn một niềm hân hoan tình tự loài người.

      Khổ nỗi, đó lại chính là cái bản phận "ăn mày" của chúng ta, hay chí ít là của tôi. Chúng ta tồn tại nhờ mâu thuẫn giằng xé. Tôi ăn mày tứ đại. Tôi ăn mày ước mơ. Tôi ăn mày thân xác, linh hồn và tinh thần. Tôi ăn mày đồng loại. Và tôi ăn mày ở trong chính sự sống ăn mày của tôi. Một cách vô cớ, vô ơn, vô minh và vô hạn định.

      Sở dĩ nói như vậy là bởi vì có cái gọi là Cô Đơn. Cô Đơn là trùng khơi của Sáng Tạo. Cô Đơn là em gái nọ trần truồng mơn mởn mời gọi tôi nhập cuộc dã thú. Tôi làm tình với em nọ mà lại nghĩ đến Cô Đơn. Anh Sơn có hiểu ý tôi ở đây ? Cái bản phận ăn mày của chúng ta, vì nó đã là bản phận nên mâu thuẫn tự sinh, xoay vòng, tự phát triển, tự giới hạn. Nói một cách khác thì chúng ta không thể dùng bản phận mình mà vượt lên sự ăn mày cuộc sống. Chính ở đây, Satre đã nôn mửa. Jesus đã tuyên bố " Thiên Chúa Là Con Đường. Ngài là Tình Yêu. " Rồi còn Bồ Tát Long Thọ, trí giả Krishnamurti, trí giả Phạm Công Thiện, thi sĩ Bùi Giáng, Henry Miller, Rainer Maria Rilke, Ezra Pound, những hệ thống mỹ học, những lịch sử dân tộc v.v và v.v..

      Tình Yêu là tuyệt vọng rực rỡ của Cô Đơn khi nó trùm khắp trùng khơi Sáng Tạo hừng hực. Chúng ta nhìn vào mắt nhau. Nhìn sâu và trao nhau một sự hiểu. Cái hình thức của " nhìn " và " trao " không mấy quan trọng. Ngẫu nhĩ hạnh ngộ thì duyên tựu nhân thành và bát ngát Ý về ở bên triền Thi Ca.

      Mượn lời Krishnamurti, qua lời dịch của TS Nguyễn Tường Bách, tôi muốn gọi mảnh đất Thi Ca ấy là một mảnh đất không có đường vào, tức là pathless land hay phi đạo lộ. Và đây là nguyên uỷ của câu tôi muốn nhắn với bạn ... " xin người chỉ nhận vui buồn, khi đi đâu đó trong lời thơ tôi "

      Tôi hy vọng tôi đã trao cho bạn chút ít hình thức của hồn thơ tôi đặng bạn có thể bắt đầu Sáng Tạo từ đây một cơn cuồng quẫy giữa bản phận mình.

      Kính bút và chúc bình an,
      < Khải Ý (Sydney)





      _____________________



      < THẾ GIỚI CHỮ CỦA KHẢI Ý - ( Rysky - Life )






      Tâm-sự .



      Em người về từ những hàng dây.
      Tôi bước lầm
      lũi qua bóng vắt. Con chim điện mổ xẹt bay rơi chiều tối.
      Đã làm xong phận sự nô lệ ủi an một ngày cho đời và cho sự đói.

      Tôi vác ghế bằng con tim bốn ngạch tám nơi mười hai mối tình
      bắc cho mẹ ngồi quạt hõm bấy nhiêu năm tóc bạc.

      Thòm thèm đêm em mở ra nhè nhẹ
      tiếng mẹ ho, tiếng bước đi, tiếng người ngoài phố nói vu vơ

      ~ những bông hồng lướt qua chậm chậm ~ cửa đưa

      nôi ~ ướt tả và em mở ~ những cơn mưa ~
      vỗ lưng ru ~ bàng bạc ~ ngủ đi ~ em mà sáng trời ~ sẽ ~
      mẹ nói gì khe khẽ ~ bao giờ anh chết hãy tương tư ~
      ...




      Buốt.



      Nước ngập mất ly rượu.
      Uống! Uống nước mắt.
      Mát lòng lắm ~
      Mát mặt lắm.



      Muốn khóc lên từ cội
      cho vui lại ngày sau.
      Cũng chỉ còn hy vọng
      mới cứu được mắt người

      đang rơi
      rơi
      như lá.

      Ôi! Ánh ấy áng mây.
      Thiên thu khi trôi mãi.



      Vì ta giao diện ảo
      ảnh hóa đào hoa qua
      chia pha điện chập.



      Những con thuyền lênh đênh
      cho phận người máu mới.



      Cho những bận lưu đày
      đạp đất trời chuyển thức

      ./.






      Đêm.



      ~ êm ~

      Hiên hòa gió quên
      trăng vần.g
      vằng vặc

      ~


      Người nhặt tất cả mai này,
      có nghĩ tới
      tối sâu vào
      tôi tội lắm ?

      ~ êm ~


      Đêm ơi ...




      ..

      Những con đường không lối.


      tôi đốt thuốc. Lên những con đường


      và những hàng cây rụng trái
      và những bông hoa trao lời

      Tôi thối lại sự xấu hổ
      một vài ngày lẻ. Bạc mình rung rinh
      đầy quá khứ. Cả cuối đời
      ngợi ca đêm qua
      nửa hai thân mình

      đã lạc khuôn, bong bước, long hồn
      sự liền lạc dường như mối nối
      mỏng như tơ, thở như thường,
      nỗi nhớ như lông mi bàn tay tuổi

      gửi vào sự xấu hổ
      những tầng im
      những cửa đóng
      những ngôi nhà biệt tịch thâm tâm

      Lầm lì.
      Lỡ lạc.
      Ù cạc
      mái mưa ngang.

      Tôi thành những con đường đốt cháy.
      Gửi trìu mến cho giả tạo.
      Gửi em cho quỷ dữ.
      Gửi tôi cho cái gì đặt để và xiết chết cả cô đơn

      bơ vơ trên lối cổ nhân về
      ...



      Đi tìm


      Nghe những sợi tóc nức nở.
      Như em gọi vói từ thác đổ thời gian.
      Như em ngồi im trên ấy nhìn xuống
      và anh mót tiếng em thở ở việc download những ký tự biệt truyền

      không có trong trình đơn ở giữa trán
      những sự thật cô đơn kinh hãi
      và kinh khủng quá sự cô đơn dại liệt này

      anh nằm đâu đó gưới gốc chữ Y
      cố gắng bươi móc như con chó xục vào đống rác

      mùi em lạnh quá xác
      ~ anh bật sưởi ~
      thật trang trọng ngồi giữa những xác này, nhà thương đêm, phòng trắng toát

      rịn ra từ trán
      xác nọ
      một cành hoa rực rỡ mùi trên ót

      nức nở ý nghĩa của chiều sâu
      của bờ môi thâm sắc.

      Lạy mày. Thời gian hỡi !!!

      ./.




      Sờ soạng.
      Cắt nửa quả táo đêm
      đến anh trong bóng của

      Những khoanh ngồi ngủ vẫn
      chực chờ chưa nhắm ~ đợi ~

      Gợi lại khoang buồng hoang
      lỗ loang mảng ức vùi
      vì nhau mà lên ngôi,
      vì nhau tim óc ... Ôi !!!

      Vì lời câm cần ẩn
      ngẩn vân tay cuống táo
      những ngỗ ngáo mặt tình
      và mặt anh triều rưng

      sừng sỏ gì đêm tội
      rụng một ngắc ngoải ngoài.
      Em ơi, em biếc thật.

      Đêm vui anh cùng im
      ~ ~ ~






      Điều gì ?


      Nhắm mắt. Nhắm
      thật sâu. Thật
      không thấy trở về im ắng.

      Hòa vào ngữ.
      Hóa vào nghĩa.
      Bay hết các chân trời ký tự.
      Vẫn không ra khỏi năm ngón tay
      tưởng tượng loài người.
      Nói chi đến truy vấn tại sao mình hiểu. Như vầy hay như kia.
      Tầm cỡ Tình-Yêu không chiều sâu.

      Ta tư tưởng điều chi
      ngoài miếng ăn và những điều căn bản.
      Điều chi suy tưởng về điều gì ?

      Sống cho đến lúc chết, hay chết cho đến lúc chết ?
      Tứ Cú âm thầm.
      Trong lúc sống chết trùng nhị bội.
      Xin được nghe bùi ngùi suối reo.

      Một lần thân phận hoàng hôn
      muôn đời lấn cấn bình minh nghĩa người




      * Risky - Life - Khải Ý
      ( dactrung.net )





      __________________________________






      #33
        dang son 31.10.2011 15:10:16 (permalink)
        0




        ...





        VIẾT VĂN HAY LÀM THƠ ?
        _____________________




        Đọc được ở Đặc Trưng.net có một bài phỏng vấn nhà thơ Hoàng xuân Sơn rất hay.Khi được nhà văn nữ Lê Quỳnh Mai hỏi về việc viết văn hay làm thơ,ông trả lời một cách rất đơn giản .


        Làm thơ ,với ông,coi bộ dễ dàng hơn vì viết văn thì vất vả lắm ! Phải nặng đầu,nặng óc vì theo ông thì phải có một sức sống mãnh liệt và có tài năng sáng tạo phi thường và ông chọn thơ vì đó như là
        tiếng nói của kẻ lười biếng,một cánh cửa của một phần đời... "


        Sau đó,ông mở lời tâm sự về quan niệm làm thơ và sự sáng tạo.Ông cho rằng ông không có cái biệt tài để viết văn và " nghề Thơ " chỉ có cái vẻ hào nhoáng bề ngoài.Thơ ,vói ông chỉ là một phương tiện tâm sự và không rao truyền một thứ ngôn ngữ nào to tát.


        Rồi nhà thơ tiếp lời với câu hỏi :
        " Chung tình,trong đời sống lứa đôi là một đức tính tốt,nhưng trong sáng tạo văn chương,chung tình có phải là một trở lực không ? "


        Đọc xong bài phỏng vấn để hiểu rõ cách ăn nói và quan niệm về sáng tạo cũng như cách bày tỏ tình thân với bạn bè và những người cùng viết lách,tôi cảm thấy có sự gần gũi và cảm phục ông về đức tính khiêm nhường.

        Vậy mới biết,có tài,có danh mà vẫn không làm mình mất đi mình từ những điều đã viết.

        Nhìn quanh ,nhìn lại thì thấy đã có biết bao ê chề đến từ những kẻ mệnh danh là Văn Thi Sĩ,rất văn hoa,tao nhã và bóng bẩy khi viết,nhưng một khi trở về vói con người thật của mình thì lại khác hoàn toàn.

        Ngẫm nghĩ thì thấy và hiểu rằng : Văn chương có một trọng trách.Thật đó và Ảo cũng đó.Văn có tải được đạo hay không thì chỉ có người viết vơí lòng thành tâm mới hiểu được.




        đăng sơn.fr


        ( Viết sau khi đọc bài : Phỏng vấn nhà Thơ Hoàng Xuân Sơn của Lê Quỳnh Mai < dactrung.net < )

        --------------------------------------------------------------------------------

        #34
          dang son 18.11.2011 03:33:48 (permalink)
          0



          ..




          LÂU RỒI ĐỜI MÌNH CŨNG QUEN






          Mấy hôm nay,trời trái mùa,trời ngược ngạo.Nắng đang vào hạ hừng hực hốc người rồi tự dưng đổ chứng đẩy mùa thu kéo gió heo mây về .Mưa.Mưa.
          Thấy trời rưng rưng buồn,mình cũng buồn tình kiếm cái vỉa hè quán cà phê ngồi tư lự.
          Con người hay bị ảnh hưởng theo thời tiết.Mưa khiến lòng người ta dịu lại,buồn buồn cái gì đó không rõ,thử nếm thêm cái buồn tình,mình lôi tập thơ của con nhỏ học trò mới gửi qua, đọc lại một vài đoạn .

          Con nhỏ viết Bài : Mùa Đông Trong Anh*

          … Em mải miết đi tìm
          Mải miết ngồi khâu vá
          Mải miết nhặt mùa hạ
          Cho mùa đông của anh …

          Chẳng biết con nhỏ lấy tâm trạng từ đâu mà kể mấy cái câu buồn thảm bơ vơ quá ! Để coi ? Ngậm chất đăng đắng của ngụm cà phê ít sữa, đọc tiếp bài khác :


          … Phố cũ rồi
          Niềm tin cũng cũ
          Khi khung cửa nhà ai để ngỏ
          Em thấy tình yêu
          Trong mái ấm của anh
          Bên ánh đèn hồng
          Bên chị,bên con
          Anh là người đàn ông duy nhất….*

          Vậy đó.Tập thơ có 45 bài mà không thấy bài nào con nhỏ vui ! Nhớ có lần mình đã viết cho con nhỏ khi vừa nhận được tập bản thảo trước khi hắn in thành thi tập :
          ‘’ Thơ của em buồn bã quá ! Cứ như thế,chừng nào đời mới vui ?! ‘’

          Mà kể cũng lạ ! Mắc cái chúng gì mà con nhỏ kêu mình là Thầy ngon lành và tự nhận là Học Trò ngang xương ? Hắn ở cái xứ mà mình đã bỏ đi từ lâu và xa,xa lắm…Hồi đó,mình ở Saigon.Chiến tranh,bom đạn khiến mình chỉ biết quanh quẩn ở mấy cái xó xỉnh của Saigon.Tuổi trẻ của mình kẹt ở mấy thước vuông của giảng đường áo trắng,tóc ngắn,tóc dài….Cứ vậy,sáng nắng,chiều mưa,có khi ngồi hiu hắt bên mấy thằng bạn mặt mày méo mó vì đang chán người,chán cảnh,chán tình,chán đời,chán đủ thứ…

          Có thằng bạn buông cây đàn sau khi lải nhải vài bản nhạc pháp,nó loạng quạng nói :
          - Tao chỉ muốn đi qua Tây.Qua đó,ngồi ăn mày ở lề đường cũng thấy sssssướng !

          Thằng Saigon bạo mồm,bạo miệng quá đáng ! Làm gì có chuyện Mít qua đây để đi ăn mày ? Ăn mày để đổi lấy sự tự do theo ý nó ư ? ( Chẳng biết giờ này nó đang lê la ở cái chỗ nào trên trái đất ? ! )

          Ấy là chuyện xưa của thời tuổi trẻ của nắng mưa Saigon.


          Bây giờ.Mình đang ngồi ở đây.Thêm lưng chừng những năm tháng nữa trên xứ người.bao nhiêu chục năm đã đi qua ? Bao nhiêu ngày mưa cộng với bao nhiêu ngày nắng ? Đếm riết rồi cũng chẳng còn đếm nữa.

          Gấp tập thơ của cô nhỏ đã tự nhận ẩu là ‘’ học trò ‘’ của mình lại.Thơ của Hắn cũng nhắc và cũng có những cơn mưa đáo để rầu rĩ như bài Mưa Ướt Em :


          …………….Với người
          chẳng biết vì đâu
          Người bỏ quên người
          Mưa ướt phố
          Ướt áo em tôi……*


          Trời ạ ! Mưa như thế thì khi nào mà chả ướt ! Ướt cho ngập lụt thêm những trận cuồng phong,gian nan giữa cuộc đời./


          Viết đến đoạn này thì bầu trời xám ngắt đang chuẩn bị nhả thêm một trận mưa rào xuống hàng hiên quán .Bụng cồn cào đang nhả mưa báo hiệu với cái bao tử.Cái đồng hồ cũ mèm mèm từ một ngàn chín trăm ..lâu lắm đang nhắc nhở đến giờ phải rời quán đi công chuyện.Mọi việc cứ tuần tự nhắc nhau.

          Thôi.Tạm ngưng viết.Sẽ còn dịp để viết.Viết dưới cơn mưa cũng là một cái thú như khi muốn nói chuyện một mình.Lâu rồi đời mình cũng ……..



          đăng sơn.fr

          *Thơ Thy Nguyên 81 - Phạm Thúy Nga – Sân Người / 2010



          ...




          GÓC EM

          Cuối tháng
          quay trái
          nghiêng phải
          ngó trước
          nhìn sau
          em chỉ thấy thiếu anh là lớn nhất.

          Đọc trên facebbook
          biết anh có thêm một người đàn bà
          biết anh có thêm một đứa trẻ
          biết anh cộng hạnh phúc bằng mắt
          biết anh nâng hạnh phúc bằng tay
          em vui như chính em là người đàn bà đó…

          Ông Trời vá tháng mười như thế
          Ông Trời vá em như thế
          thu êm trôi
          thu rơi
          ngang qua vai em một chiều thứ bảy
          nhà bên CD Trịnh vô tình
          lùa cho mùa đông chạm góc
          em.


          * Thy Nguyên 81.


          ---




          NỤ TẦM XUÂN

          Em qua mùa thu mặc áo
          ủ ấm cho giấc mơ người tặng lời cầu hôn
          đêm qua.

          Em độc hành
          với mùa xuân đợi
          chờ anh ở phía bên kia những giằng xé
          đời thường.

          Có gì đâu
          gia tài em chật ních những nụ cười
          hàng tá sách văn chất chồng năm mười bẩy
          con còng no sóng vần vũ vùi sâu dưới cát
          mà em thì chật hớ những vần thơ.

          Có gì đâu
          cái bóng đổ xiên
          chạm đáy mọi ưu tư thuần khiết
          em nông nổi
          em thờ ơ
          em đánh mất
          dòng tin nằm gọn mấy từ.

          Có gì đâu
          em dấu ước mơ gần
          kiệm cả cái nhìn anh sâu thẳm
          lá tầm xuân
          ngọt mưa xuân
          nở bung một khoảng trời mới
          nơi ấy
          em tắm gội tuổi ba mươi.

          -----------

          BÔNG TẦM GAI

          Em
          giấc mơ không nơi cư trú đời anh
          gọi chiều xuống tắm
          hoàng hôn đời người vắt vẻo
          hạnh phúc dậm chân
          ngay ngưỡng cửa cuối năm.

          Em vắt cạn tháng
          người dốc cạn năm
          em hốt trọn thăm thẳm mở chốt giấc mơ còn nhảy nhót
          người mơ hồ chùng chình
          ngân ngấn
          bấm nút hoa thị bằng đốt tay
          tốc tốc cài lên mái hiên cuối dốc.

          Em ken nắng
          người đổ mưa
          làm lại giấc mơ định sẵn
          heo may giả vờ tĩnh lặng
          để buổi chiều thất thiệt
          phẳng phiu trực diện cho đi.

          Anh không nói
          anh không học cách hi sinh
          không học cách để tìm lối
          cho con tim ngự trị
          thoai thoải nghi ngại cạn mức
          em tân trang sao được
          em đánh bóng sao được
          cây hoa giấy đời anh
          giấc mơ không nơi cư trú đời anh.

          Em một góc mân mê
          tự nhiên,mặc nhiên mãn nguyện
          lối xưa
          bông tầm gai gọi về...

          -----------

          PHỐ THỊ CÒN ANH

          Nghe mưa gõ vào hạt ươm xuân
          lời hư hao em cố tình buông neo
          dấu đỉnh nhớ anh
          trong hốc sâu của tri âm đối bóng.

          Một ngày chân em quen bước
          khúc trầm duyên nợ ta mắc nhau
          em lạ lùng ru giấc
          bóng chạm đáy hoài mong
          em ru nỗi buồn đỏng đảnh
          em ngấu nghiến tiếng xuân để anh vấp góc anh.

          Em thương cả dấu chân cũ
          nhớ quên phố thị còn anh
          hoảng hốt gió vấn mưa đằm đầu năm dạ khúc
          xuân không nhạt
          em không nhạt
          mà anh xoắn nỗi nhớ xếp chữ khơi dòng...


          * Thy Nguyên 81.




          ______________________________________






          #35
            dang son 28.11.2011 12:15:28 (permalink)
            0




            ..



            NÀNG THƠ
            CHÀNG THƠ

            ĐỜI THẬT.


            _____________________






            * THÊM MỘT LẦN THẬT TÌNH.



            _____________________________________________




            Bạn tôi cựa quậy với câu hỏi :

            - Nè ông ! Thất tình là cái gì hả ông ? Ông có bao giờ bị tình yêu nó vật chưa ? Và nó vật ra sao ?


            Thật tình mà nói : tôi không làm sao định nghĩa được chữ THẤT TÌNH .Thất tình cũng có thể là một danh từ hay một động từ.Và bạn tôi đang hỏi một điều khó.Chẳng lẽ tôi lại ngồi rên rỉ khóc lóc và bắt chước mấy anh ca sĩ lè nhè kể chuyện thất tình ?

            Mỗi người có một trí nhớ riêng biệt.Bạn tôi biết rõ là như thế khi ánh mắt vời vợi của hắn đang nhận chìm tôi xuống một khoảng trầm nhất ở bản Je pense à toi của Jean François Michel đang hát :
            .... Il fait si tard,je pense à toi
            Je ne suis pas très drôle ce soir,je pense à toi
            Je ne sais plus où tu es,ni ce que tu deviens.....

            ( Trời muộn lắm rồi,anh nghĩ về em
            Anh không được vui lắm ở tối nay,anh nhớ em
            Anh không biết em ở đâu
            Em như thế nào... )




            Mắt bạn tôi chìm xuống như bóng đêm ngoài cửa kính phòng khách,tôi ngồi yên ,không đi tìm cái định nghĩa cho tình yêu và những điều buồn bã vây quanh nó nữa.Lời bản nhạc đang nói,đang kể cho tôi nghe chuyện nhung nhớ của một người yêu dành cho một người yêu.Bạn tôi nhâm nhi ly rượu vang ,chất men đậm đến từ vườn nho của miền trung nam đất Pháp.Ở đó,bạn tôi đã gặp và yêu người ấy.

            Người ấy có ánh mắt của một dòng sông lờ lững,có nụ cười biết cười cả bằng môi,bằng mắt.Người ấy thích được nắm tay nhau khi đi dạo trên bờ biển.Màu biển dưới ánh mặt trời thì lúc nào cũng xanh ngát.Cả nụ hôn hẹn hò ngoài quán nước để nhạc tình lúc nào cũng ngát xanh.Người ấy viết văn,làm thơ tình hay lắm ! Nàng biết cách pha trộn giữa sự cổ kính của ngôn ngữ nơi thành nội Huế đến nỗi lãng mạn của một miền đất đỏ đã ôm gọn những con dốc và những buổi chiều mưa bay...

            Bạn tôi yêu người ấy lắm ! Yêu nhiều.


            Tôi ngồi lắng nghe bạn.nghe cho xong bản nhạc tình khác mà chàng J.F.Michel vừa hát : " Tình yêu ! Tình không là gì cả.Tình yêu không có thật và chỉ là ảo giác mà thôi... "
            Và tôi hỏi :
            - Chuyện của bạn đẹp như thế thì thất tình chỗ nào ?

            Hình như bạn thở dài :

            - Nàng của tôi rất mơ mộng.Nàng hay làm thơ tình trên Net và nàng có một người tình thơ ở những bài thơ..

            Tôi phì cười nhìn bạn :

            - Kệ cô ấy.Cô có quyền làm thơ và mơ mộng cho cuộc đời này bớt khô cằn chứ ?

            Bạn lại thở dài não nùng :

            - Tôi nghĩ là nàng có một hình bóng thần tượng trong thơ vì nàng đặc biệt có những trang thơ của hắn và nàng rất nâng niu....

            - Ông đang ghen hả ?

            Bạn tôi vừa lắc đầu vừa gật đầu.Mắt buồn hơn trong giọng nói :

            - Tôi không biết làm thơ và viết văn như nàng.Tôi phải làm sao ?


            Ơ hay ! Tôi không phải là hắn thì tôi biết phải làm sao ? Tôi cũng không phải là cái người thơ kia để được tôn làm thần tượng.Không lẽ tôi an ủi bạn bằng những câu nói nghe có vẻ thừa thãi như sau : - " Bạn yên tâm.Trong thơ có nàng thơ và chàng thơ.Hãy để cho tâm hồn người ta bay bổng.Thơ và đời là hai chỗ khác nhau "

            Chẳng biết khi nói lời ủi an như thế,bạn có hiểu cho tôi không ?
            Chỉ biết bạn tôi đang ngẩn ngơ,đang sợ sệt và đang bi thảm hoá cuộc tình của mình.




            Bóng đêm xuống sâu và có lẽ lạnh hơn vơí màn sương mù bên ngoài.Ở đây,mùa đông đang chầm chậm đến.Bạn tôi giữ im lặng.Tôi biết bạn đang nghĩ về nàng.Trong nỗi lặng thinh đó,tôi ấn ngón tay vào máy hát để nghe lại bài hát Je pense à toi.


            --- La nuit s'achève,je pense à toi
            Même si l 'on me téléphone,je parle mais je pense à toi...




            Và bỗng chốc,tôi hiểu : Tại sao người ta thất tình.








            đăng sơn.fr

            ( Trích từ chủ đề : Thêm Một Lần Nữa )
            #36
              dang son 28.11.2011 15:13:40 (permalink)
              0





              ..


              BÀI SƯU TẦM :



              _________________________






              THỬ TÌM HIỂU
              THẾ NÀO LÀ

              MỘT BÀI THƠ HAY


              * G.S.Xuân Vũ TRẦN ÐÌNH NGỌC







              Người ta đã bàn luận nhiều về đề tài:”Thế nào là một bài Thơ hay ?”. Người thích bài này, kẻ ưa bài kia, thật khó mà định nghĩa thế nào là một bài Thơ hay, nhưng hầu như tất cả mọi người đều đồng ý Thơ là tuyệt đỉnh của Văn chương, Thơ ít chữ nhưng nói nhiều hơn văn xuôi và vì vậy không phải ai cũng làm được một bài thơ hay, dù có nhiều kẻ suốt đời nặng lòng với Thơ.

              Người viết bài này hoan nghênh tất cả các bài Thơ do nhiều tác giả khổ công sáng tác, chỉ không hoan nghênh những bài Thơ dùng từ rất kêu nhưng xét giá trị từng câu, toàn bài thấy vô nghĩa.

              Vâng, nó vô nghĩa! Có nghĩa là người đọc không hiểu tác giả bài Thơ muốn nói lên cái gì, ám chỉ cái gì, hoặc gởi gấm cái gì trong những hàng chữ kia. Có thể những ông, bà tác giả đó nguỵ biện rằng người đọc không đủ trình độ hiểu Thơ của họ. Nói như thế với một em bé trình độ tiểu học thì có thể chứ với những người đã có trình độ Ðại học VN hoặc đã có làm Thơ thì đúng là nguỵ biện và quá cao ngạo, kiêu căng.

              Ðể tôi kể bạn nghe một giai thoại về Thơ. Có một ông nhà thơ, làm được một số bài thơ và được bè bạn cũng có, tự ông ta cũng có, dùng ống đu đủ thổi lên như hàng Thi vương, Thi bá, độc nhất vô nhị.. Có một người quen ông ta, một hôm lấy 4 câu thơ của ông ta ở mấy chỗ khác nhau, cho một cái tựa và đặt liền vào nhau như một bài thơ. Người này, nhân lúc trà dư tửu hậu đem ra, nói là thơ mới làm, nhờ ông ta nhuận sắc dùm. Ông ta đọc xong bài thơ, hét toáng lên rằng:”Thơ gì vô nghĩa thế này ? Tao không biết mày định nói cái gì ? Vứt thùng rác cho rồi !” Người bạn lúc đó mới ôn tồn nói:”Thưa thi hào, chính là thơ của đại gia đấy ! ”Nhà thơ vẫn không tin và người bạn phải lấy cuốn Thơ ra chỉ vào những câu ông đã trích. “Ðại thi hào” ngồi ngẩn tò te ra . Vậy mà lâu nay có ai nói cho ông ta biết đâu hoặc có nói, ông ta cũng không chịu nhìn nhận một sự thực.

              Về định nghĩa thế nào là một bài thơ hay. Nếu trả lời cho đầy đủ kèm theo những dẫn chứng thì có thể phải cả cuốn sách mới đủ. Nhưng tôi chỉ sơ lược mấy điểm chính để các bạn chưa từng làm Thơ hoặc có ý định sẽ vào làng Thơ, nắm được thế nào là một bài thơ hoặc câu thơ hay.


              1- LỜI HAY, Ý ÐẸP, TRUYỀN CẢM


              Lời thơ trong sáng, tự nhiên, không cố ý gọt dũa, hoặc có gọt dũa, nhưng người đọc không thấy, ta gọi tắt là lời hay.

              Ý thơ hàm súc, dồi dào, gọi tắt là ý đẹp.

              Ðọc lên thấy xúc động, nao nao, xao xuyến trong tâm hồn, tức là thơ có sức truyền cảm.

              Ðó là thơ tả tình. Thí dụ: (trích truyện Kiều)



              Một mình nàng, ngọn đèn khuya

              Áo dầm giọt lệ, tóc se mái sầu



              Hoặc
              Cũng liều nhắm mắt đưa chân

              Thử xem con tạo xoay vần đến đâu!

              Ðến như thơ tả cảnh thì đọc câu thơ lên thấy như vẽ trước mắt ta phong cảnh tác giả muốn phô diễn. Thí dụ:


              Chim hôm thoi thót về rừng

              Ðoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành



              Hoặc:

              Cỏ non xanh tận chân trời

              Cành lê trắng điểm một vài bông hoa



              Chỉ có một ngọn đèn khuya , chiếc áo nàng đang mặc đẫm nước mắt và mái tóc bù rối của nàng mà người đọc tưởng tượng ra được một thiếu phụ đang trải qua những đau thương , cay đắng của cuộc đời. Chỉ có 14 chữ mà nói lên được cái tâm sự dằng dặc cả mấy trang nếu phải viết bằng văn xuôi.

              Hai câu sau tả cảnh cũng thế. Một buổi chiều hiu hắt, u buồn, chim lặng lẽ về tổ, đoá trà mi cô đơn dưới ánh trăng thượng tuần. Vẫn có hoa và trăng nhưng hoa và trăng nhuốm vẻ tiêu điều như lòng người. Cái buồn của nhân vật như lây sang ta, đó chính là truyền cảm.

              Hai câu chót là bức tranh của Claude Monet hoặc của Vincent van Gogh đưa tầm mắt ta ra xa đến tận chân trời, toàn mầu xanh tươi, chỉ điểm vài cánh lê trắng muốt.

              Thật tài tình. Và thật thơ.

              Không chỉ trong những đọan tả cảnh, tả tình mà còn là những đoạn Mượn Cảnh Tả Tình, có nghĩa người đọc chỉ cần chú ý vào không gian, thời gian, sự vật xung quanh nhân vật mà thấy rõ được tâm sự nhân vật, cái rất khó tả cho đúng. Chúng ta hãy đọc lại đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sau đây sẽ nhận ra điều đó:


              Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

              Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

              Bốn bề bát ngát xa trông

              Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

              Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya

              Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng!

              Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

              Tin sương luống những rày mong mai chờ

              Bên trời góc bể bơ vơ

              Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

              Nhớ người tựa cửa hôm mai

              Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

              Sân Lai cách mấy nắng mưa

              Có khi gốc tử đã vừa người ôm

              Buồn trông cửa bể chiều hôm

              Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

              Buồn trông ngọn nước mới sa

              Hoa trôi man mác biết là về đâu

              Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu

              Chân mây mặt nước một mầu xanh xanh

              Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

              Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.



              Bình giải sơ lược, sáu câu đầu tác giả tả nàng Kiều trong hoàn cảnh tồi tệ nhất là ở “thanh lâu” (thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần), Kiều bẽ bàng cho thân phận ngay cả khi ngắm áng mây buổi sớm, nhìn ngọn đèn leo lét ban tối. Cảnh ấy, tình này làm cho lòng nàng đòi đoạn, đứt ruột (như chia tấm lòng).

              Bốn câu kế, Kiều nhớ đến Kim Trọng, người yêu đầu đời và trọn đời. Nhớ đến đêm trăng sáng năm xưa cùng chàng thề thốt, nay biệt vô âm tín mà tấm thân nhơ nhuốc này biết bao giờ gột rửa để trở nên trong sạch, xứng đáng với chàng?

              Bốn câu kế:”Nhớ người tựa cửa...” Kiều nhớ cha mẹ. Không biết giờ này lấy ai thay mình phụng dưỡng song thân? Như ông Lão Lai ngày xưa, thấy cha mẹ buồn liền ra sân múa hát, làm trò hề cho cha mẹ vui cười lên mà khuây khoả tuổi già. Quay đi quay lại, ấy vậy mà cha mẹ trăm tuổi lúc nào không hay (có khi gốc tử đã vừa người ôm).

              Tám câu sau cùng tả cảnh nhưng là cảnh có tâm hồn người hàm chứa trong đó: cửa bể, con thuyền, ngọn nước, hoa trôi, bèo dạt... trong khi tạo vật vẫn vô tình với nỗi buồn của con người:” Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

              Hoặc như trong “Cung Oán Ngâm khúc”:


              Cầu Thệ thủy ngồi trơ cổ độ

              Quán Thu phong đứng rũ tà huy

              Phong trần đến cả sơn khê

              Tang thương đến cả hoa kia, cỏ này!

              Tuồng huyễn hoá đã bày ra đấy

              Kiếp phù sinh trông thấy mà đau

              Trăm năm còn có gì đâu

              Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!



              Nơi bến đò xưa, cây cầu bắc trên dòng nước chảy không ngừng vẫn “trơ mặt với phong sương”, cũng như cạnh đó, quán trống, trong nắng chiều yếu ớt, gió thu lạnh lẽo hun hút thổi làm cảnh trí càng thêm tiêu sơ. Nàng cung nữ, vì nhớ đến thân phận hẩm hiu của mình, nhìn hoa cỏ, núi sông đều thấy một mầu tang thương. Tất cả do “Tạo hóa đành hanh quá ngán” bày ra và rốt cuộc kiếp người trôi nổi chỉ còn lại một nấm cỏ khâu xanh rì!


              2- ÂM ĐIỆU, TIẾT TẤU


              Nhiều nhà ngôn ngữ học quốc tế sau khi nghiên cứu về tiếng Việt đã cho rằng tiếng Việt khi nói có âm điệu nhát (singing language).

              Sở dĩ có được kết luận đó vì tiếng Việt có các thanh bằng, trắc khác nhau nên khi nói, các từ ngữ lên xuống theo các thanh cho âm điệu và tiết tấu.

              Thi sĩ tiếng Việt khi làm thơ lại càng cần phải để ý đến các thanh bằng trắc này để cho bài thơ có âm điệu tiết tấu hay, dễ đọc và quyến rũ. Chính bởi thế thơ có niêm luật, niêm là dính, luật là những chữ phải bằng hay phải trắc hay phải hợp vận.Thí dụ hai câu lục bát:

              Bằng bằng trắc trắc bằng bằng (vần)

              Bằng bằng trắc trắc bằng bằng (vần) trắc bằng


              Thành Tây có cảnh Bích câu

              Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao

              Đua chen thu cúc, xuân đào

              Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông!

              Những chữ 1,3,5 (nhất, tam, ngũ) bất luận, luật là bằng nhưng có thể trắc, và ngược lại.(Vì bài này không chủ trương dạy cách làm thơ, quí bạn đọc muốn nghiên cứu tường tận hơn về niêm, luật bằng trắc, vận có thể đọc trong sách Việt Nam Văn học sử yếu của GS Dương quảng Hàm hoặc các sách Văn học sử khác.).

              Người làm thơ cần đặc biệt chú ý đến vần vì nếu thơ không có vần, sẽ không được gọi là thơ. Có người đã ví một cách ngộ nghĩnh là thơ không vần như mặc quần không áo, nó thiếu phần quan trọng để thành những câu thơ như tác giả của nó mong muốn. Hơn nữa, vần dùng tài tình cho người đọc thơ thấy tài của tác giả mà không phải ai cũng có thể làm được. Những bài thơ nổi tiếng thường là những bài thơ vần được sử dụng chặt chẽ, khít khao và tài tình.

              Thí dụ: Bản dịch “Lầu Hòang Hạc” của Tản Đà tiên sinh từ nguyên tác Hòang Hạc lâu của Thôi Hiệu:


              Hạc vàng ai cỡi đi đâu

              Mà nay Hòang Hạc riêng lầu còn trơ

              Hạc vàng đi mất từ xưa

              Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay

              Hán Dương sông tạnh, cây bày

              Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non

              Quê hương khuất bóng hòang hôn

              Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!



              Thơ tự do không bắt buộc phải có vần nhưng cũng cần vần khi có thể để cho câu thơ nổi nang hơn, có chất thơ hơn. Còn thơ mới, vần chữ cuối câu hay cước vận, bắt buộc phải có vận, hợp vận

              Thí dụ:


              Nào còn đâu những đêm vàng bên bờ suối

              Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

              Đâu những chiều mưa chuyển động bốn phương ngàn

              Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới.

              Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

              Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

              Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng...

              (Hổ nhớ rừng - Thế Lữ)


              Hoặc một đọan đầu trong bài “Nắng Quê Hương” của tác giả bài này:


              Em sang đây mang giùm anh chút nắng

              Nắng Sàigòn - Hànội – Nắng Quê Hương

              Nắng ngày xưa em nhặt ở sân trường

              Đem hong gió Thu vàng hay ép sách.


              TÓM TẮT


              Một bài Thơ hay phải hội đủ ba yếu tố: Lời hay, Ý đẹp, và Truyền cảm. Có cả ba yếu tố thiết yếu này, người ta gọi tắt là một bài thơ hay, một bài thơ có hồn. Khi thi sĩ cảm hứng, tứ thơ tuôn tràn, hồn thơ lai láng. Chính kẻ viết bài này, có nhiều lần bút không kịp ghi tứ thơ trên giấy, phải dùng những chữ viết tắt mà chính tác giả mới đọc được, ghi vội ra vì nếu để giây phút đó qua đi, sẽ không thể hoặc khó có thể làm được bài đã định. Sau giây phút “xuất thần” đó, bây giờ mới thong thả coi lại bài thơ từ đầu tới cuối và chỉnh những từ không vừa ý. Thường chỉ chỉnh sơ sài, dăm ba từ bị thay thế cho thích hợp, nhưng cái cốt lõi đầu tiên, cái khung, cái hồn của bài thơ thì không bao giờ thay đổi, bởi nó đã hay hoặc vừa ý (với chính nhà thơ.)

              Thi sĩ phải có hứng sáng tác, thơ mới hay. Hứng là cái sáo diều hoặc sợi dây đàn treo trong không gian, một làn gió nhẹ thổi qua đủ làm nó phát ra thanh âm. Tâm hồn thi sĩ cũng ví như cái sáo hoặc sợi dây đàn đó, một ý tưởng mới, một cảm nghĩ mới, một sự việc mới xảy ra trước mắt khiến nhà thơ muốn dùng bút ghi lại sự việc hoặc những cảm nghỉ của mình trong khi người không có tâm hồn thi sĩ, không để ý tới sự việc xảy ra, cũng không có những cảm nghĩ mà nhà thơ có. Ðó chính là “Cái sáo hoặc sợi dây đàn” của thi sĩ. Nó vô cùng bén nhạy nên thi sĩ mới có hứng thơ. Với nhà văn, hứng viết văn cũng tương tự thế. Do đó, chúng ta phân biệt hai loại, nếu ghi thường: văn xuôi; nếu ghi có vần điệu tiết tấu: Thơ. Cả hai đều là văn chương, tuy co những nét đặc thù khác hẳn nhau.

              Ðể làm rõ nét cái hứng của thi nhân, chúng tôi xin đưa ra trường hợp Thi sĩ Ôn như hầu Nguyễn gia Thiều.

              Tất cả chúng ta nhìn các cung nữ thời xưa, lúc son trẻ được nhà vua vời vào cung làm cung phi đều là chuyện bình thường bởi vua có quyền sinh sát toàn dân. Vua muốn là Trời muốn vì vua là Thiên tử, con Trời. Riêng tác giả “Cung oán ngâm khúc” lại có cái nhìn khác. Thi nhân nghĩ chỉ vì phải phục vụ cho những sắc dục tham lam, bất chính của nhà vua mà các cung nữ này bị giam trong cung cấm, uổng phí cả một đời thanh xuân khi nhà vua chỉ dùng các nàng cho một đêm vui rồi không bao giờ đoái hoài tới nữa làm nhiều cung phi chết già trong cung cấm. Nhà vua, sau khi thoả mãn, ân ái một đêm, lại đi tìm những bông hoa hương sắc khác để tủi hổ, bẽ bàng, đau khổ cho hàng trăm, hàng ngàn cung phi mà họ không biết kêu cứu vào đâu được.(Ngán thay cái én ba nghìn). Từ đó thi nhân viết cuốn “Cung oán ngâm khúc” để thay cho các cung phi nói lên nỗi lòng đòi đoạn nơi cung cấm, may ra tiếng nói có thấu đến cửu trùng, các nàng được giải thoát khỏi cuộc sống tối tăm, chết dần, chết mòn, được trở về nơi thôn dã sống với gia đình và biết đâu lại có được một tấm chồng để nương tựa suốt cuộc đời còn lại.

              Vì đặt mình vào hoàn cảnh các cung phi bị thất sủng, thi nhân đã cực tả được những đau xót của các cung phi:

              Trải vách quế gió vàng hiu hắt

              Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng

              Oán chi những khách tiêu phòng

              Mà xui phận bạc nằm trong má đào...



              Trở lại ý hướng mượn cảnh tả tình của thi nhân, chúng ta hãy đọc lại hai bài thơ (Đường luật) sau đây, của Bà huyện Thanh Quan và Cụ Nguyễn Khuyến:



              CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

              Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

              Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn

              Gác mái ngư ông về viễn phố

              Gõ sừng mục tử lại cô thôn

              Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

              Dặm liễu sương sa khách bước dồn

              Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ

              Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn !



              THU ÐIẾU

              Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

              Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

              Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

              Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
              Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt

              Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

              Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

              Cá đâu đớp động dưới chân bèo.



              Hai bài thơ này cùng làm theo thể Ðường luật, thơ bảy chữ tám câu, rất phổ thông từ đầu thế kỷ thứ XIX. Nữ sĩ Hồ xuân Hương cũng là một trong những nhà thơ sử dụng thể thơ này nhiều nhất.

              Bài “Chiều hôm nhớ nhà” có dăm tiếng Hán -Việt như: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, chương đài, lữ thứ nhưng không phải là những chữ quá khó. Sáu câu đầu tả cảnh để làm nền cho hai câu cuối tả tình. Bạn để ý cặp câu:”Gác mái... và Gõ sừng...”; cặp “Ngàn mai... và Dặm liễu...”, (động tự đối với động tự, danh tự đối với danh tự) làm theo thể biền ngẫu nghĩa là mỗi chữ đối nhau, nét đặc thù của thơ Ðường luật. Ðọc xong bài thơ ta thấy tâm hồn ta cũng chìm lắng vào nỗi buồn của “kẻ chốn chương đài, người lữ thứ” một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía của hai tâm hồn xa nhau.

              Như bài Thu Ðiếu, hay Mùa Thu câu cá, cặp câu “thực” và “luận”: “Sóng biếc...” đối với “Lá vàng...” và “Từng mây...” đối với “Ngõ trúc...”.Toàn bài không có một chữ Hán, một điển cố, vẽ ra bức tranh thu êm đềm, tịch mịch trong đó chỉ có một động vật duy nhất là nhà thơ đang thả hồn vào thiên nhiên với lá vàng rơi rụng, với từng mây xanh ngắt, với ngõ trúc quanh co. Tất cả đã toát ra mùi vị Thiền và bức tranh:” Vạn vật đồng nhất thể” vô cùng sâu sắc.



              Hai bài thơ trên, cùng một số bài thơ khác của hai tác giả này và nhiều tác giả khác như Nguyễn công Trứ, Cao bá Quát, Hồ xuân Hương v.v…đã được đa số chúng ta học thuộc lòng từ hồi còn ngồi lớp 8, lớp 9 trong phần Cổ văn.

              Tuy nhiên, vì thơ Đường luật phải tuân theo niêm, luật, vần và biền ngẫu như thế nên từ thế hệ 1932, các nhà thơ đã than là thể thơ này quá khó so với những thể thơ lục bát, song thất lục bát, nhất là thơ mới và thơ tự do ra đời trong khỏang thời gian đó. Các cụ nói:” Khó cho thiên hạ đến bao giờ...” để nói về thể thơ Đường luật này. Hơn nữa, khi phải diễn tả một tình cảm phức tạp, dài dòng thơ Đường không đáp ứng nổi như song thất lục bát và lục bát.Và cũng kể từ đó, các thể thơ tự do, thơ mới 8, 9 chữ hay thơ 7 chữ, mỗi đọan bốn câu, gồm nhiều đọan, vần cuối ở các câu 1, 2, và 4 rất được thịnh hành. Thể thơ Đường chỉ còn thấy thưa thớt nơi các cụ đồ nặng lòng với thơ cổ khi xưa và những tác giả không thích thơ mới. Cũng nên lưu ý, thơ mới có âm điệu, tiết tấu và cách diễn tả hùng mạnh mà thơ Đường không thể. Thơ tự do cho người làm thơ diễn đạt ý tưởng không giới hạn nhưng cũng không phải dễ để sáng tác một bài thơ tự do hay.

              Để có một cái nhìn xuyên suốt về Thơ, nguyên tắc chung cho hầu hết các môn khoa học là: hợp lý = dễ hiểu = dễ nhớ, dù là toán học hay nhân văn. Từ những bài thơ cổ này, chúng ta cũng suy ra, để hiểu thơ cũng như để sáng tác thơ, chúng ta cần một ít chữ Hán-Việt, hiểu nghĩa và cách sử dụng chúng mới dễ quay trở khi làm thơ.



              A--THƠ HAY RẤT DỄ THUỘC DỄ NHỚ



              Từ đó ta thấy, thơ hay là thơ có thể học thuộc lòng một cách dễ dàng. Một học sinh có trí nhớ trung bình chỉ cần ngâm nga hai bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến và bà huyện Thanh Quan nói ở trên vài lần là thuộc lòng. Thơ đọc trúc trắc, khó hiểu, vô nghĩa, không dễ dàng học thuộc, chắc chắn không phải thơ hay. Cũng nên lưu ý, thơ đọc trúc trắc chính vì tác giả của nó không am tường luật bằng trắc hoặc không sử dụng đúng qui luật bằng, trắc và vần.

              Ðể kiểm chứng điều này, quí bạn đọc thử nhớ tên một nhà thơ, ông A, bà B v.v…cố nhớ lấy một bài thơ hay vài câu thơ của họ mà quí vị đã đọc, xem có thuộc được bài nào không, câu nào không. Không có, ấy là thơ ra sao quí vị đã biết. Nhưng có nhiều tác giả thời nay lại nghĩ cứ làm thơ khó hiểu, tối nghĩa hay vô nghĩa, cao kỳ, dùng những từ cho kêu là được quần chúng ái mộ. Sự thực không phải thế. Thơ kêu nhưng rỗng thì không khác một cái thùng phuy, càng rỗng càng kêu to.

              Trước đây, rất nhiều người, ngay cả ở nông thôn Việt nam, đã học thuộc lòng Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên, Nhị Ðộ Mai, Cung oán ngâm khúc, Tì bà hành, Trinh thử, Trê cóc, Ngư tiều vấn đáp, Lục súc tranh công, Bích câu kỳ ngô v.v…lúc rảnh rang, đọc vanh vách cho nhau nghe dù có nhiều người không có sách hoặc không biết chữ, chỉ học lóm bạn bè. Sở dĩ họ thích, họ say mê vì lời Thơ gần gũi với họ, tả cái tâm lý chung của họ hay người xung quanh họ như Jacques Prévert, một Thi sĩ Pháp có viết:” Ðọc Thơ lại thấy có mình ở trong” cũng là ý nghĩa đó. Người nông dân học thuộc lòng dễ dàng như vậy vì những câu Thơ này giản dị, dễ hiểu, hợp lý, vần vò. Chính bởi thế, nguời ta còn gọi Thơ là văn vần để phân biệt với văn xuôi.

              Trước 4-1975, ở miền Nam Việt Nam, có một số tác giả làm Thơ đăng trên các báo, tạp chí, nguyệt san, cả những nguyệt san được coi là thời thượng, nổi tiếng lúc đó mà nguời viết không tiện hài tên, bạn bè những tác giả này cũng ca tụng họ hết mình như hàng thi bá (một nhược điểm của giới làm Văn học Nghệ thuật cận và hiện đại, hay dở gì khen bừa); nhưng bây giờ hỏi còn ai nhớ được một bài Thơ của họ hoặc ít nhất là tinh thần những bài thơ đó không ? Chúng nói lên cái gì? Chúng ca tụng hay đả phá cái gì? Ðủ biết Thơ phải gần gũi với dân gian mới có thể tồn tại với thời gian. Thơ xa rời thực tế là chỉ để trang điểm nhất thời, dù Thơ bác học (Hán văn), cao xa đi nữa.



              B-PHẢI GÂY ÐƯỢC SỰ XÚC ÐỘNG



              Thơ là văn xuôi đã gạn lọc, cô đọng lấy phần tinh tuý sâu sắc của văn chương nên Thơ phải súc tích và truyền cảm nghĩa là gây được sự xúc động, xao xuyến từ tác giả sang người đọc.

              Người đọc phải có được sự rung động của tác giả , dù cường độ kém hơn, mới được gọi là thơ hay. Thơ đọc lên trơ trơ trích trích, không chuyển động được một “thớ thịt đường gân” nào của người đọc, đó là Thơ kém giá trị. Ngưòi ta đọc Chinh phụ ngâm mà tưởng rằng mình là người chinh phụ, có chồng sắp ra ngoài quan ải đánh giặc, giữ nước. Người ta đọc Cung Oán mà cứ ngỡ mình là người cung phi bị thất sủng, nhà vua không đoái hoài tới.

              Ðó là sự thành công của tác giả.



              C-THƠ PHẢI NÓI LÊN MỌI KHÍA CẠNH CỦA ÐỜI SỐNG



              Ðành rằng Thơ tình ái là loại Thơ nhiều người làm, nhiều người đọc nhất và cũng dễ làm hơn nhiều loại khác, nhưng một tác giả cả đời chỉ viết được những bài thơ tình ái hoặc ca tụng đàn bà như nhà thơ Ðinh Hùng là một (Ðường vào Tình sử, chính ông thú nhận), thì chưa thể gọi được là đã quán xuyến về Thơ.

              Hầu hết những bài Thơ hay của những tác giả như Nguyễn bỉnh Khiêm, Nguyễn công Trứ, Trần tế Xương, Cao bá Quát, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Tản Ðà, Nguyễn Trãi v.v…đều là Thơ về Thiền, Thơ yếm thế, luận bàn thế sự, nhân tình thế thái, Thơ đạo lý, triết lý cuộc đời, thơ nhàn v.v… mà rất ít hoặc không có Thơ tình.

              Nguyễn Du tả Kiều trong thanh lâu, Kiều tiếp khách, Kiều tắm… vì Kim Vân Kiều là một cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du phỏng theo cốt truyện của một tác giả Trung hoa (Thanh Tâm tài nhân) trước tác ra và đặt tên là Ðoạn trường Tân Thanh. Là tiểu thuyết, vả lại trung thành với nguyên tác, Ðoạn trường Tân Thanh cần phải có đủ tình tiết, hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, người đọc mới thấy hết được những khiá cạnh của nhân vật chính trong truyện. Chứ không phải ông có ý tả chân để khiêu dâm như một số người đã gán cho ông (Huỳnh thúc Kháng, Ngô đức Kế: ai, dâm, sầu oán, đạo, dục, tăng, bi) hay như Nguyễn công Trứ: “Bán mình trong mấy mươi năm, Ðố đem chữ hiếu mà lầm được ai.”)

              Quan niệm coi Kim Vân Kiều là một cuốn tiểu thuyết dâm ô đã quá lỗi thời. Trái lại người ta có thể tìm trong đó những vần thơ bất hủ được lưu truyền mãi mãi. Chúng ta chỉ nên coi Kiều là một tác phẩm văn chương mà thôi. Càng không nên đưa Kiều ra làm mẫu mực về đạo đức, luân lý mặc dù nhân vật Kiều rất nhân bản, chứa đựng đầy đủ tâm lý của con người bình thường.

              Theo thiển ý, chỉ có một điều tiếc: Nguyễn Du không sáng tác mà nhờ vào một cốt truyện Tàu, dĩ nhiên thuộc thời đại vua Tàu, nhân vật Tàu, phong tục, văn hóa Tàu..., tuy cũng tương cận với chúng ta nhưng không thể bằng tất cả đều là Việt Nam.



              D-CUỘC ÐỜI: ÐỀ TÀI VÔ TẬN CHO THI NHÂN



              Cõi nhân sinh này còn rất nhiều điều cần đến nhà thơ, nhà văn ghé mắt đến. Nào là tôn giáo, gia đình, xã hội, đất nước, quê hương, dân tộc, tự do, dân chủ, bình đẳng, nào là công bằng, bác ái, vị tha, hi sinh cứu giúp kẻ khốn cùng… Ngay như thiên nhiên, cây cỏ, thú vật, chim muông, gia cầm, gia súc cũng là những đề tài vô tận.

              Học giả Phạm Quỳnh trong báo Nam Phong xuất bản năm 1921 có viết:”...Làm một bộ tiểu thuyết, cốt là đặt cho hay, viết cho khéo, cho người đọc có hứng thú, ...có lẽ ở những nước văn minh có thể nghĩ như thế được; nhưng ở những dân còn bán khai như dân ta thời văn chương rất là quan hệ cho đời lắm, nhà làm văn có cái trách nhiệm duy trì cho xã hội, dìu dắt cho quốc dân, nếu làm sai trách nhiệm ấy thời dẫu văn chương hay đến đâu cũng có tội với quốc gia, với danh giáo vậy. Các nhà tiểu thuyết ta há không nên cẩn thận lắm ru?” (Hết trích)

              Tác giả Tô Hoài thời tiền chiến chỉ tả mấy con dế mèn phiêu lưu mà cũng được học sinh đua nhau đọc, nổi tiếng một thời. Vậy không phải chỉ Thơ tình ái mới ăn khách. Yêu đương, nhớ nhung, dang dở, chia phôi …chỉ bấy nhiêu, không phải lúc nào độc giả cũng “tiêu hoá “được. Viết lắm sẽ nhàm. Cứ một loại Thơ đó chỉ chứng tỏ tác giả không thể viết và nghĩ đa dạng mà thôi. Có nghĩa là tác giả không đủ tài. Mà cuộc đời hiện đại lại quá đa dạng, đa phương. Sự biến hoá của cuộc đời làm ta chóng mặt. Một vị Tổng Thống Mỹ, ông Franklin Roosevelt bảo với mọi người, trước khi ông đọc diễn văn trước quốc dân:” Vỗ tay nhiều không có nghĩa là diễn văn hay” Ta cũng có thể lấy câu đó áp dụng cho một số tác giả thơ, văn ngày nay được bè bạn dùng ống đu đủ thổi phồng và vỗ tay quá lố. Và đó cũng là lý do làm mất niềm tin của đa số độc giả có trình độ.



              Đ-LÀM THƠ PHẢI TUÂN THEO NIÊM LUẬT, BẰNG TRẮC



              Ngoại trừ Thơ tự do, không cần vần, không niêm luật bằng trắc, không giới hạn số câu, số chữ trong câu (Xin đọc bài Thương tiếc Columbia), còn các thể thơ khác như lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn (Ðường luật), Thơ Mới … đều phải theo luật Thơ (vần, bằng trắc) Thơ mới hay. Vần dùng gượng ép, mất hay một phần. Chữ đúng ra phải vần mà không vần, không hay.

              Ngoài ra, cũng để nhắc lại, cách dùng chữ, gieo vần thật quan trọng. Có nhiều từ kép, cụm từ có thể dùng xuôi ngược sao cũng cùng nghĩa. TD: đớn đau hay đau đớn, trôi nổi hay nổi trôi, phiền muộn hay muộn phiền, nghĩa đều như nhau. Nhưng không thể viết xa xót thay vì xót xa, loài lạc thay vì lạc loài, nhiên tự thay vì tự nhiên. Những chữ bị đảo ngược như vậy hoặc có nghĩa khác hoặc vô nghĩa. Cần nhất là tránh làm Thơ vô nghĩa hoặc tối nghĩa dù đọc lên đầy hán tự có vẻ bác học.



              E-Ý QUAN TRỌNG HƠN LỜI



              Ðiều chót, dù còn nhiều điều chưa nói do giới hạn của bài này. Nếu ta không thể thoả mãn được cả hai phương diện hiệp vận (vần) và ý thì nên dùng chữ nào cho rõ ý còn hơn là dùng chữ hiệp được vần mà ý sai lạc hoặc vô nghĩa. TD: Bốn câu của cụ Yên Ðổ.


              Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

              Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo

              Có khi từng gác cheo leo

              Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang


              Tất cả đều hiệp vận ngoại trừ “leo” và “chiều”. Tuy nhiên, “chiều” mới đúng nghĩa. Nếu dùng “chèo” thì hiệp vận nhưng sai nghĩa.

              Thí dụ khác: Bốn câu Thơ dịch của người viết bài này:

              Xuân sang ngoạn cảnh xem hoa

              Hè về hóng mát tà tà ao sen

              Vào Thu rượu cúc êm êm

              Ðông coi tuyết phủ, nối vần Nàng Thơ(TÐN)


              Tất cả đều hiệp vận, ngoại trừ “êm” và “vần” , nhưng đúng ý nghĩa. Giả sử thay hai chữ “nối vần” bằng hai chữ “êm đềm” cho vần với câu trên thì trước nhất bị điệp ngữ êm, thứ hai “êm đềm Nàng Thơ” lại có nghĩa khác, không nói được cái thú ngâm Thơ, sáng tác Thơ của tác giả. (Ðông ngâm bạch tuyết thi). Bài thơ trên dịch từ bài thơ chữ Hán:

              Xuân du phương thảo địa

              Hạ thưởng lục hà trì

              Thu ẩm hoàng hoa tửu

              Ðông ngâm bạch tuyết thi

              Ý nghĩa của một câu Thơ, một bài Thơ là quan trọng như vậy.

              Một bài Thơ hay, một câu Thơ hay rất dễ nhìn ra y như một bông hoa đẹp. Ðâu cần phải phân tích cánh hoa làm sao, đài hoa, sắc hoa thế nào, ta mới biết là bông hoa đẹp.

              Tiền nhân xưa sáng tác Thơ, vào hội Thơ, ngâm Thơ như một cái thú của đời người, nhất là khi về già. Không gì bằng có bạn Thơ, có giấy bút, có rượu, dù chỉ thanh đạm, cùng làm Thơ, cùng bàn luận về văn chương, về những hào khí của người xưa. Tổ tiên ta dùng Thơ để nói về mình, về người, dạy đời, mỉa mai những thói rởm của đời, tôn vinh những thú vui thanh quí, cao nhã “an bần lạc đạo” mà Thơ chính là một dụng cụ sắc bén và đắc dụng nhất cho các mục tiêu đó. Ta thử đọc lại một bài thơ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:


              THƠ NHÀN


              Một mai, một cuốc, một cần câu

              Thơ thẩn dù ai vui thú nào

              Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

              Người khôn, người đến chốn lao xao

              Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

              Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

              Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

              Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao!



              Bài sau đây của thi hào Tản Ðà Nguyẽn khắc Hiếu, làm cho vở chèo Thiên thai. Ðây là cảnh hai tiên nữ tiễn Lưu Thần, Nguyễn Triệu về trần:

              TỐNG BIỆT
              Lá đào rơi rắc lối Thiên thai
              Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi!

              Nửa năm tiên cảnh
              Một bước trần ai

              Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!

              Ðá mòn, rêu nhạt
              Nước chảy, huê trôi,

              Cái hạc bay lên vút tận trời

              Trời đất từ đây xa cách mãi

              Cửa động,

              Ðầu non,

              Ðường lối cũ,

              Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi!



              Dù là một huyền thoại, người đọc Thơ không khỏi bùi ngùi cho cuộc chia tay giữa người tiên, kẻ tục sau một thời gian ngắn chung sống. Chữ dùng rất thanh thoát thích hợp với cảnh tiên: lá đào, Thiên thai, đá mòn, rêu nhạt... cái hạc, cửa động, đầu non ... và kết thúc bằng ánh trăng mơ hồ huyền ảo muôn đời soi bóng. Một bài Thơ tuyệt đẹp. Từ đó chúng ta suy ra Thơ là thơ thẩn, là mơ hồ, đôi khi xa rời thực tế. Như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:


              Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

              Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây...


              Thơ là kết tụ của tình yêu, tình yêu nam nữ, vợ chồng, tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người. Thơ là tự do, phóng khoáng, là sắc sắc không không của nhà Phật, là Vô vi, Thiền quán như Lão tử thực hành và đôi khi cũng cần phải yếm thế, chán cái đời sống đầy tục lụy này như Cao bá Quát, hay châm biếm những thói rởm, tật xấu của người đời như Trần tế Xương... Thơ thực quá, thô sơ quá, thơ không hay, không thoát. Nhiều bài không thể gọi được là Thơ mà chỉ là những bài vè dân quê truyền tụng ở nông thôn. Thơ lục bát tuy vậy rất khó làm, dễ trở thành bài vè ít giá trị. Làm được Thơ lục bát như truyện Kiều là một tuyệt tác.

              Có nhiều bạn đọc viết thư cho người viết hỏi họ có thể sáng tác Thơ, có thể thành nhà thơ được không? Tiện đây, xin trả lời chung như thế này:

              Ai cũng có thể sáng tác và trở thành thi sĩ, nếu:

              a- Yêu thơ, đọc nhiều thơ, học thuộc thơ kiểu mẫu, thơ hay, chất Thơ ngấm vào trí óc giống như chất bổ ngấm vào thân thể, chúng giúp cho nhà thơ rất nhiều. Tuy vậy xưa kia đã có những người thuộc lòng cả cuốn truyện Kiều, cả cuốn Nhị độ Mai hay Bích câu kỳ ngộ nhưng vẫn không thể sáng tác Thơ.

              b- Có thiên khiếu về Thơ. Có sự rung cảm, xúc động sâu xa như sợi dây đàn hoặc cái sáo trong không gian như đã nói ở trên.

              c- Có vốn liếng nhiều về từ ngữ để sử dụng khi cần diễn dịch một ý tưởng thành lời nói, chữ viết, nhất là thành Thơ. Thơ tiếng Việt rất cần danh từ Hán - Việt.

              d- Nắm vững các niêm, luật (bằng, trắc, vần) và các thể Thơ. Dùng chúng như những cái chìa khóa dẫn đường vào việc sáng tác Thơ.

              e- Tuân theo các niêm, luật đó ngoại trừ Thơ tự do. Tuy nhiên, dù là Thơ tự do, nó vẫn không phải văn xuôi, vẫn cần một sự sắp xếp ý, lời và vẫn cần vần khi có thể cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối.


              Ðể bạn đọc hiểu thêm, xin nói như thế này. Có những nhà văn viết văn khá hay, nổi tiếng nhưng chính những nhà văn đó nói họ không thể sáng tác Thơ mặc dù chữ nghĩa đầy đầu.

              Ngược lại, có những thi sĩ không thể viết truyện, viết bình luận, nghĩa là văn xuôi.

              Bởi như đã nói, tuy cùng là văn chương nhưng chúng hoàn toàn khác biệt về phương diện sáng tác. Lại cũng khác biệt về phương diện thưởng thức. Cũng cần nói thêm, khi đã không có trình độ thưởng thức thì bài nào cũng như bài nào, vàng thau lẫn lộn, bị đánh giá như nhau. Trình độ thưởng thức chính là những kiến thức thu thập được trong lãnh vực Thơ, nó chính là những bước căn bản đầu tiên đưa đến sự sáng tác Thơ nếu có hứng sáng tác.

              Luận bàn về Thơ, chục pho sách cũng không đủ nói hết. Ðể kết thúc bài mạn đàm thiếu sót về Thơ này, xin mời quí bạn đọc một bài Thơ lục bát của tác giả bài này, bài “Chiều Ba Mươi”, thơ vui Tết và bài “Nói với Bút” cả hai đã đăng trên nhiều báo từ năm 1978 và 1992. Bài sau tác giả mượn cây bút để nói lên nỗi lòng của mình.



              CHIỀU BA MƯƠI



              Vòng tay nhật nguyệt luân hồi

              Cho Xuân trở lại nét môi diễm kiều

              Lược gương từ giã cô liêu

              Nâng niu mái tóc đây chiều ba mươi
              Trẻ thơ tươi tắn nụ cười

              Ðầu xanh, đầu bạc người người vui lây

              Gió ngoài song, lạnh hiên tây

              Chiều Xuân thi hứng lúc đầy, lúc vơi

              Trong bình đào thắm, mai tươi

              Nhìn em muốn hỏi Xuân cười lúc nao?

              Giang tay bồng nhẹ Xuân vào

              Môi son má phấn: Mai, Ðào hay em?







              NÓI VỚI BÚT



              Bút ơi ! Yêu bút thiết tha

              Bút theo ta chạy ta bà khắp nơi

              Mùa Xuân rừng núi rong chơi

              Miền quê, thành thị khắp nơi ra vào

              Hạ về bút lắm xôn xao

              Biển giông bão nổi ào ào chớm Thu

              Mùa Ðông bút có sương mù

              Có đôi chim gáy gật gù sớm mai

              Ðường đời lắm nẻo chông gai

              Bút cùng ta luận một vài điều hay

              Cường quyền bút chẳng run tay

              Bút mong Dân tộc những ngày sáng tươi

              Chán đời vẫn hé môi cười

              Ta cùng với bút một đời bên nhau

              Vì ta bút trải tình sâu

              Vì ta nên bút giãi dầu nắng mưa

              Lòng ta bút hiểu hay chưa ?

              -------------------------------------------------

              * Little Saigon, CA 6-4-2002
              G.S. Xuân Vũ TRẦN ÐÌNH NGỌC

              #37
                dang son 13.01.2012 15:57:11 (permalink)
                0

                .






                THƠ - Ý của THƠ
                và Nàng Thơ.





                __________________________________




                Để làm thơ,thường thì người ta biết rõ tại sao mình làm thơ.Thơ là một cảm xúc đến có thể rất bất chợt. Một ngày mưa dầm dề,một góc sáng trống trải hay vào một buổi đêm lang thang ở đầu góc phố,những câu chữ,những ý tưởng có thể đến bất chợt.Người làm thơ nắm bắt ý tưởng và ghi lại vài câu chữ trong đầu óc hoặc tìm tờ giấy cây bút để thành hình,dàn dựng cho một hình ảnh.Có thể rất thực thể,có thể rất trừu tượng.

                Người có thói quen và không có cái thói quen nhìn ngắm một tác phẩm kiểu trừu tượng của Picasso có những ý nghĩ rất khác nhau.
                Tại sao Picasso không vẽ thẳng hình dáng của một người đàn bà xinh đẹp mà lại vẽ kiểu rối rắm nguệch ngoạc ?
                ( Ý nghĩ của người không thích và không hiểu tranh thể loại này )

                Khi nhìn một bức tranh lập thể của chiều hướng này,người yêu thích lại có cái nhìn qua những cách hài hoà của màu sắc và đường nét diễn đạt khác nhau và người thưởng thức có thể tưởng tượng theo cái cảm quan của mình...

                Đó là tạm thô thiển để nói về hình ảnh ,màu sắc trong sự sáng tạo và cung cách cảm nhận khác nhau.

                Trở lại vấn đề của thơ và cảm hứng của thơ.Người làm thơ có nhiều tâm trạng khác nhau trong các thời kỳ.Đang yêu đương,người thơ cũng có thể nghĩ đến những trường hợp chia lià sau sự kích thích hưng phấn,hắn cũng có thể buồn rầu,bi quan tưởng tượng đến một sự chia ly " có thể ".Và điều Có Thể này không nhất thiết là có thể xảy ra.

                Khi nắm bắt trong một khoảng chốc ý tưởng để thành hình cho bài thơ,không hẳn là người viết phải rất " thành thật " kể lể hết tâm sự của mình như kiểu " vạch áo cho người xem lưng " ,để người đọc đoán được và khẳng định được
                rằng : " À,cái người này dang buồn đau,thất tình ".

                Không . Người làm thơ có sẵn một bối cảnh,một trí nhớ,một kinh nghiệm sống mà chỉ hắn mới biết rõ được là tại sao hắn viết,tại sao hắn làm một bài thơ như thế.Và khi nói về một câu chuyện tình yêu,người thơ phải lấy ra một hình bóng nào đó như một mẫu tượng có tên là Nàng Thơ ( đối tượng ) để viết .Đối tượng này không nhất thiết là một người thật ngoài đời.


                Vưà qua,tôi gặp bạn bè,có vài người đọc hỏi :

                - Chữ Em và chũ Nàng trong những bài thơ của ông là ai ?

                - Ông đang yêu và có phải ông đang thất tình ?


                Tôi ngậm câm không trả lời.Biết trả lời ra sao ? Cải chính hay không là cái quyền riêng của người viết.Hắn biết tại sao hắn đọc thơ và làm thơ.Hắn có cái chủ quyền tối ưu rất độc lập của mình.Vì hắn biết : Hắn viết cho hắn.Viết như một cách làm dịu lại đời sống.

                Tình yêu là một điều kỳ bí.Trong thơ văn,tình yêu cũng là một thứ không khí để chữ nghĩa có đất để sống.






                đăng sơn.fr







                #38
                  dang son 22.01.2012 23:33:39 (permalink)
                  0


                  ..



                  CÕI MỜ ẢO CỦA NHÂN GIAN.




                  ________________________________





                  Có những điều mà ta không tài nào hiểu nổi ! Nhất là khi nói về cái thế giới rất huyền ảo và mông lung của thế giới chữ nghĩa.


                  Khi thích văn chương thì ta tìm đọc những bài viết hay ở cõi chữ nghĩa.Tuy rằng là một người không mặn mà lắm với thế giới Thi Ca của một Nguyên Sa,Nguyễn Tất Nhiên hoặc các tác giả khác nhưng tôi đã có dịp đọc thơ và tìm hiểu về thơ và những kỷ thuật làm thơ qua những sáng tác.

                  Gần đây,ở thế giói Internet,qua một vài diễn đàn,tôi chú ý đến một vài chủ đề chuyên đăng thơ của một nhà thơ rất nặng tình với Huế và miền đất đỏ.

                  Người đăng chủ đề này có nhiều cái nick ở các diễn đàn khác nhau ( và chỉ là một người ).Người lấy nhiều cái tên ở một diễn đàn hoặc các diễn đàn khác nhau là cái quyền của họ. Tôi không có gì để thắc mắc và phản đối.Vì nghĩ rằng ai cũng có những lý do riêng về cái bút hiệu hoặc cái tên chọn của họ.


                  Nhưng có điều là người lấy nhiều cái tên và đã đăng tải những chủ đề về nhà thơ yêu Huế đó là một người quen khá thân với tôi.

                  Khi tôi thắc mắc hỏi :

                  - Nhà thơ đó là cái gì của bạn ?

                  Người bạn viết ấy chỉ cho biết nhà thơ ấy là một người bạn khá thân và người bạn rất ái mộ tài thơ ấy. Ngoài ra,nhà thơ ấy là người vẫn liên lạc thường với người bạn viết.


                  Ngày hôm nay,nhân việc tìm đọc vài bài viết ở trang chính một diễn đàn,tình cờ tôi đọc được một bài viết rất hay và cảm động về nhà thơ ấy và thấy có ghi năm sinh và ngày mất của người thơ.Tôi thấy bàng hoàng và ngỡ ngàng.


                  Tôi tự đặt câu hỏi :

                  - Tại sao người bạn viết thân tình ấy lại không nói rõ cho tôi biết là người thơ ấy đã mất khi tôi hỏi về mối giao tình giữa họ ?



                  Có điều gì bí mật ? Có điều gì không ổn ?

                  Lại thêm một huyền thoại bao quanh một câu chuyện như có vể trang điểm cho văn học sử chăng ?


                  Biết thế nào là thế nào ? Thế giới của chữ nghĩa và thế giới ảo có điều gì khác nhau ?






                  đăng sơn.fr

                  #39
                    dang son 24.01.2012 13:25:43 (permalink)
                    0





                    ....


                    THẾ GIỚI CHỮ VÀ THƠ.



                    ____________________________________




                    Xin Giữ Giùm Một Tiếng Chuông Ngân
                    Thơ: Trần Kiêu Bạc



                    Chào Sàigòn, chào cơn gió mùa Đông
                    Hỏi thăm những hàm răng run lập cập
                    Những làn môi xám màu trong gió bấc
                    Tưởng lạnh nhiều,chừng mười mấy độ C

                    Lề đường vỡ bung dưới bước chân đi
                    Guốc cao gót rung từng viên gạch vỡ
                    Đêm gần khuya chờ nhau đi Thánh Lễ
                    Áo đủ màu trộn vào tiếng chuông xa

                    Đêm của chúng mình, không của người ta
                    Đêm của em, đêm xuýt xoa bờ vai lạnh
                    Đêm của anh, đêm ngọt ngào bàn tay ấm
                    Đêm đầy trời sao, “Đêm Thánh Vô Cùng”

                    Bềnh bồng trong nhau giữa tiếng chuông ngân
                    Dập dềnh ngoài nhau bụi đường mệt mỏi
                    Nghĩ đêm dài mà đêm qua rất vội
                    Còn lại trong nhau nỗi nhớ bềnh bồng

                    Xin em giữ giùm một tiếng chuông ngân
                    Rúc vào chăn êm còn vang chuông đổ
                    Cất cho anh chút chuông lùa qua khe cửa
                    Chuông của Nhà Thờ, chuông của tim anh!




                    TRẦN KIÊU BẠC





                    ______________________






                    Dẫu suốt đời mình vất vả tìm nhau *
                    ( TrầnKiêuBạc )






                    DẪU MỘT ĐỜI

                    _________________________________
                    đăng sơn.fr & Trần K.Sơn





                    Người phương ấy - ta bên này lưu lạc
                    Khung trời nắng vẫn là mối tình chung
                    Biển vẫn xanh nay là tình biển khát
                    Cũ ta rồi,cứ một thuở lưu vong

                    Em Sài Gòn,ai một đời nhung nhớ ?
                    Những con đường còn ghi lại bước chân vui ?
                    Góc quán ấy,ai còn dành giữ chỗ ?
                    Tóc vẫn còn nhắc nhở đến một thời ?

                    Ta vẫn thế,vòng tay ôm tình nhớ
                    Dẫu một đời,vẫn vất vả tìm nhau - - -







                    VỀ MỘT THỜI HUẾ XƯA. ___________________________________
                    Trần K.Sơn



                    Trả người về với bài thơ rất Huế
                    Huế một thời gió bụi ở riêng ta
                    Áo trắng ấy,con đường ghi vết cũ
                    Vẫn một đời tô điểm dấu sót sa

                    Trả người về ngôi trường mềm đất đỏ
                    Từng cơn mưa vẫn gợi nhớ xôn xao
                    Ngày tháng ấy xa rồi những rạo rực
                    Đành lìa rồi cho cũ mối tình nhau

                    #40
                      dang son 15.02.2012 23:53:14 (permalink)
                      0




                      * ĐI DẠO Ở VƯỜN THƠ


                      _______________________________________________




                      Thơ VƯƠNG TRẦN TUẤN





                      MÙA ĐÔNG ĐÀ LẠT

                      Cơn lạnh se da
                      Tách café hững hờ nhỏ giọt
                      Khu vườn có những tán lá màu ngọc bích
                      Dãy hành lang rêu phong
                      Thoang thoảng mùi Ngọc lan

                      Hoa Mimosa rực vàng
                      Ô cửa kính lóng lánh vài hạt sương ban sớm
                      Bên voan cửa màu hồng
                      Có đôi mắt mùa đông
                      Vô tình chạm vào đáy cốc

                      Mùa đông Đà lạt
                      Sương giăng kín khu vườn cổ tích
                      Vòm cổng chạm trổ cầu kỳ
                      Có bầy chim di trú lặng lẽ ẩn thân

                      Phố núi cựa mình khe khẻ
                      Người lử khách
                      Ra đi từ sáng tinh mơ
                      Ngang qua khu vườn cổ tích
                      Nghe mùi hương nhè nhẹ bay theo.





                      VƯỜN NHÀ EM

                      Tôi đi
                      bằng đôi chân trần
                      Vườn nhà em đang mùa trỉu trái
                      Em lẫn giữa
                      màu xanh mềm mại
                      Tôi hát bâng quơ
                      theo lời gió thầm thì.



                      NGÀY VỀ PHỐ BIỂN

                      Tôi về Vũng tàu
                      Mùa mưa bắt đầu nặng hạt
                      Đường về nhà em khan khác
                      Bầy chim bắt sâu râm ran gọi nhau

                      Loanh quanh Bãi Sau
                      Dãy cafe xưa vẫn còn ngắm biển
                      Nơi mà mỗi sáng em vẫn loay hoay
                      Bỏ chút xíu mặn mòi vào vị đắng
                      Ví như mai mốt xa nhau
                      Anh về cao nguyên chập chùng đồi núi
                      Có chăng"chớp bể mưa nguồn"

                      Bãi Trước
                      Buổi chiều mịt mờ khói sóng
                      Bầy chim quen ríu rít gọi đàn
                      Tuổi thơ em gắn liền với biển
                      Em sợ về xứ xa
                      Có ai vỗ về như sóng
                      Nên tình yêu lao đao

                      Biển đêm ngái ngủ
                      Bàn tay khe khẽ chạm vào
                      Òa vỡ bao điều tha thiết
                      Mai về cao nguyên gió lạnh sương mù
                      Hạt mưa thành muối trên tay ran rát.





                      * THƠ THY NGUYÊN 81


                      ĐỘC THOẠI

                      Quá nửa đời
                      người
                      vẫn là người khách trọ
                      nửa tầm xuân
                      nửa lại đo phần.

                      Người xây những cây cầu ken dày màu xạm
                      ngược xuôi hỉ nộ đong đầy
                      người hành bộ vá đời mình trên cỏ
                      gột rửa bụi phiền
                      người độc thoại với gương...




                      CHỢ XUÂN

                      Xuân bện những bụi mưa còn đợi
                      Em dùng dằng chắt giọt bán mua
                      Chiều phẳng lặng như tờ giấy
                      Lời anh cong
                      Em ở đợ bước chân.

                      Thấm thoắt đã mười năm
                      Nụ cười anh chưa cũ
                      Giấc ngủ chập chờn những dại khôn không đủ
                      Người cầm cả hạt mưa không giấu nổi ngón hoa.

                      Thôi thì rét đã tận cùng đáy cốc
                      Mấy mùa thương đã mòn vẹt bến thơ
                      Yêu đến hết nghĩa là còn mong một cánh cửa
                      Xôí xả bật mở để nguội đến bây giờ...

                      Ngoài kia gió xuân lan man neo đậu
                      Người khản giọng rã rời
                      Sau một hồi trút hội thoại đa mang
                      Phía bên kia vừa vặn gửi lại loạt âm thanh tun tút
                      Thì mưa xuân cứ cùng em xuống chợ
                      Cứ bện những bụi người cho hối hả gọi tên.





                      CẦM MƯA



                      Cầm cho được những niềm vui
                      Cầm cho cạn cả nỗi buồn đã vướng
                      Đêm cô đặc
                      Đêm như thoát xác cỏ cây.

                      Giờ. Em cầm mưa tự mình tan chảy
                      Cái ngoảnh mặt phủ dầy
                      Lẫn vào đêm mộng mị
                      mỏng như cánh chuồn bay thấp.

                      Ai biết đêm nói với ngày những gì
                      Ai biết gió lẻn trăng cười với giấc mơ không thật
                      Cánh cổng bé li ti xạt xào phía ngực
                      Ước một lần đến chợ tình Khâu Vai.

                      Em. Lâu rồi không vẽ người trong mưa
                      Trong giăng giăng của của bốn bề mắt ướt
                      Gió liu riu ru nỗi niềm bay ngược
                      Thèm giọt rượu tận đáy cốc trái mùa.




                      * THƠ BIỂN HỒNG



                      BIỂN YÊU.


                      Lắng nghe biển thở trong lòng
                      Thì thầm câu hát trên cồn cát cao
                      Làm sao để biết còn nhau ?
                      Làm sao để giữ nguyên màu tình yêu ?

                      Biển nằm đợi cánh hải âu
                      Tình anh như sóng ân cần hỏi thăm
                      Em là bãi cát lặng thầm
                      Chờ anh phủ sóng ôm chầm lấy em.





                      Lắng Đọng


                      Cô đơn mình em nơi khung cửa
                      Ở giửa ngày mưa rả rít sầu
                      Tiếng hát lần tìm qua nổi nhớ
                      Tan loãng vào tim nửa giấc mơ


                      Ta chạy vòng quanh ở cuộc đời
                      Như mây bay mãi đến chơi vơi
                      Bóng anh tìm bóng em ngày tháng
                      Biết đến bao giờ thôi lẻ đôi . .


                      ***



                      Hẹn anh cuối ngõ đường xưa
                      Hương mùi dạ lý đong đưa tình nào
                      Long lanh ánh mắt trời sao
                      Nụ hôn tình ái anh trao ngọt ngào
                      Tìm câu ngôn ngữ dạt dào
                      Theo con sóng dỗ cho vừa lòng em
                      ...Hẹn nhìn ánh mắt đêm sâu
                      Hẹn nhau để mãi một câu ân tình..






                      * Thơ @nguyênhạ



                      VẾT HẠ.



                      vết mùa hạ chúm chím nơi cửa sổ
                      xoã tóc dài từ nỗi nhớ xa xăm
                      anh ở đâu làm hồn em nhung nhớ ?
                      tình em đây,vẫn còn chỗ cho nhau

                      Vẫn trời hạ,biển dài theo con sóng
                      Bãi cát nằm thoai thoải dưới trời mây
                      Đỏ bờ môi nghe dấu đời níu động
                      Tím mắt rồi khi chờ một vòng tay






                      LẶNGTHẦM
                      Ở CƠN BÃO CHIỀU




                      Cơn bão nhỏ bay về thành phố
                      Chập chùng cơn gió buốt lạnh tôi
                      Những hàng hiên phố vắng bỏ ngõ
                      Phố mưa,phố vắng cả tiếng cười

                      Cửa kính mờ ,ngôi quán buồn lên tiếng
                      Mời tôi vào một góc lặng trầm ngâm
                      Ly cà phê lười biếng không mở miệng
                      Ngó tôi buồn - hai đứa ngồi lặng câm





                      __________________________________________
                      #41
                        mưa phố núi 16.02.2012 15:12:02 (permalink)
                        0
                        Vằng Vặc Muôn Thu
                         
                                                ---Thơ Thâm Tâm ---
                         
                        Tên thật là Nguyễn Tấn Trình ,sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 , Hải Dương ,Bắc Việt. Ông làm thơ rất nhiều thường đăng trên các tạp chí như Tiểu thuyết thứ bảy ,Tiểu thuyết thứ năm ,Ngày Nay nhưng không xuất bản thành sách.Thi nghiệp của ông có một giai thoại mà khách yêu thơ không thể không biết : đó là mối tình nửa hư nửa thực của ông và nữ thi sĩ T.T.KH , tác giả bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn. Cho đến nay sau gần một thế kỷ ,vẫn không ai biết gì thêm về mối tình bí ẩn này.
                         
                                Khi chiến tranh Pháp Việt bùng nổ ,cũng như nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước khác.Nhà thơ Thâm Tâm tham gia cuộc kháng chiến dành độc lập cho quê hương. Khi đất nước chia đôi không ai nghe tin tức gì về nhà thơ này. Năm 1968 , trong bộ sách biên khảo Việt Nam thi nhân tiền chiến ,trong phần tiểu sử ,ông Nguyễn Tấn Long ghi rằng : có tin thi sĩ Thâm Tâm đã chết bên bờ sông Đuống. Thi ca Việt Nam đã mất đi một tiếng thơ nồng nàn cả về tình yêu lẫn tình non nước.


                        TỐNG BIỆT HÀNH

                        Đưa người ta không đưa sang sông
                        Sao có tiếng sóng ở trong lòng
                        Bóng chiều không thắm không vàng vọt
                        Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
                        Đưa người ta chỉ đưa người ấy
                        Một giã gia đình một dửng dưng
                        Ly khách ! Ly khách ! Con đường nhỏ 
                        Chí lớn chưa về bàn tay không ,
                        Thì không bao giờ nói trở lại  !
                        Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

                        Ta biết người buồn chiều hôm trước
                        Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
                        Một chị hai chị cũng như sen
                        Khuyên nốt em trai dòng lệ xót
                        Ta biết người buồn sáng hôm nay
                        Trời chưa mùa thu tươi lắm thay
                        Em nhỏ ngây thơ đôi mắt ướt
                        Vo tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

                        Người đi  ! Ừ nhỉ ! Người đi thực !
                        Mẹ thà coi như chiếc lá bay
                        Chị thà coi như là hạt bụi
                        Em thà coi như hơi rượu cay.

                        Mây thu đầu núi gió lên trăng
                        Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm
                        Ly khách ven trời nghe muốn khóc ,
                        Tiếng Đời xô động tiếng hờn căm.
                         
                         
                        NGẬM NGÙI CỐ SỰ
                         
                        Lảo đảo năm năm lệ mấy hàng
                        Ngậm ngùi cố sự , bóng lưu quang
                        Cuối thu mưa nát lòng dâu bể
                        Ngày muộn chuông đau chuyện đá vàng.

                        Chán ngán nhân tình sầu ngất ngất
                        Già teo nhân thế , hận mang mang...
                        Hẹn cùng trời đất mòn xuôi ngược
                        Chí lớn không đầy nửa tấc gang.

                        trích tuần báo Sài Gòn Nhỏ - của chị Hoàng Dược Thảo
                        Little Sai Gon New of California

                         


                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.02.2012 15:15:08 bởi mưa phố núi >
                        #42
                          dang son 24.02.2012 13:55:50 (permalink)
                          0


                          **

                          @ - Cám ơn Mưa đã ghé với trang chữ.

                          Mưa đã có một bài viết tên Hương Sả ( Xả )- Hay lắm ! ( Nhẹ nhàng )

                          Chúc Mưa hay mưa.


                          nđs. -----------
                          #43
                            dang son 19.03.2012 11:41:00 (permalink)
                            0

                            ----





                            - Cám ơn MưaPN đã có công đưa bài sưu tầm về các hình thức " lạm dụng " chữ nghĩa vào trang nhà.

                            Đây là một trong những điều đáng để ta phải suy nghĩ khi đọc và viết.

                            - Chúc Mưa hay mưa và có lắm điều vui,an lành.




                            nđs.
                            #44
                              dang son 19.03.2012 13:17:07 (permalink)
                              0





                              .





                              TỪ NHỮNG NGÀY MƯA
                              đến với thơ của Đông Hương.

                              __________________________________






                              KHI MƯA CHẠM VÀO CÁT




                              Nắng mắc quá anh, mua không nỗi
                              em cần bán bớt mây trời xưa
                              có tiền chuộc lại vài con suối
                              đủ mướn dòng sông đang ngủ trưa

                              em là đồi cát trong sa mạc
                              một lần cạn sợt nước chờ mong
                              anh cơn mưa lẻ ngày đang hạn
                              rơi xuống mùa khô chút xíu thương

                              rồi mai em cát bay thành thị
                              và anh mưa lữ thứ đêm nào
                              buồn treo lên vách , hoài tri kỷ
                              tình cảm khòm vai gánh nhớ cao

                              hương một chiều mưa thơm gió cát
                              sa mạc trường niên - nhớ với trông
                              mai đây sương khói miền tao ngộ
                              anh xối mưa vào tim chạm em

                              Xưa em là cát trong sa mạc
                              gặp mưa em trổ đoá kim sa .


                              * Đông Hương -ĐóaHồngTím - France.




                              ________________




                              ... Nắng mắc quá anh, mua không nỗi
                              em cần bán bớt mây trời xưa
                              có tiền chuộc lại vài con suối
                              đủ mướn dòng sông đang ngủ trưa



                              Thật vậy không khi Đông Hương viết như thế ?

                              Thú thật người đọc là tôi đã bàng hoàng,có một chút lặng người khi đọc từ một buổi chiều mưa. Với tiếng nhạc làm tình khúc rơi trên mái nhà,tôi lắng nghe mưa. Phải vặn nhạc nhỏ lại để ngắm một bức tranh ,người vẽ tranh không cầm cây cọ,không vẽ bằng màu sắc của chuyện thường tình.

                              Đông Hương đã vẽ bằng một ý tưởng của hành động lạ thường :

                              " Nắng mắc quá anh, mua không nỗi "


                              Lạ lùng quá đỗi ! Nắng thì là nắng từ một ánh trời xanh xanh.Có ai bán được nắng ? Và bán với giá bao nhiêu để mà biết đắt hay rẻ ? Vậy mà người thơ đã ngơ ngẫn đứng tần ngần ra vẻ tiếc và thấy mình không đủ tiền.

                              Khi biết túi không đủ thì phải làm sao ? Tôi thấy ngay câu trả lời ở đoạn dưới.Nàng đã chọn cho mình cái quyết định :

                              ... em cần bán bớt mây trời xưa
                              có tiền chuộc lại vài con suối
                              đủ mướn dòng sông đang ngủ trưa...


                              Ôi chao ! Gan dạ và liều mạng quá rồi .Để đạt cho được mục tiêu,nàng thơ đã cầm lòng bán cả khoảng mây trời.

                              Thơ như thế ! Chữ như thế mộc mạc hiền lành quá ! Trong sự hiền hoà đã có những hành động có thể nói là táo bạo và liều mạng.

                              Thượng đế tạo ra vũ trụ.Vậy mà có nguời vẫn đủ cái gan dạ muốn mua cả nắng,người thơ đã lợi dụng ý tưởng để nắm lấy cái hành động bán cả đám mây bềnh bồng,rồi lại muốn chuộc vài con suối để thực hiện điều mình đang muốn mướn cả một dòng sông...

                              Cả gan như thế để làm gì ?

                              Thấy có vài lý do cho câu hỏi " Để " như thế khi nàng biện minh như phân trần cho hành động táo bạo ấy ,và người đọc thơ đã phải tìm kiếm ở đoạn chữ từ câu thứ 5 :

                              " em là đồi cát trong sa mạc
                              một lần cạn sợt nước chờ mong
                              anh cơn mưa lẻ ngày đang hạn
                              rơi xuống mùa khô chút xíu thương
                              ...



                              Tội lắm ! Hiểu rồi mà.
                              Hiểu lắm ! Cứ như thế ,người ta biết tại sao thế giới của chữ có thể gây
                              " choc " vì đụng chạm vào cảm xúc.Điều không thể làm được,người thơ vẫn làm vì nỗi rung động riêng của mình.

                              Có thể ở một ngày thiếu nắng,nhiều mưa,chữ đã lơ lững trong đầu óc và chữ cần phải rơi xuống những ngón tay của người viết.Chữ biến dạng gió nắng trên sa mạc,chữ muốn rời một nỗi buồn treo trên vách để trở thành một thứ hương thơm của kỷ niệm và bao điều vương vấn...

                              Chỉ vì một lẽ :

                              " anh xối mưa vào tim chạm em "




                              Ôi ! Thật như thế sao ? Chữ " anh " ấy đã hiền hay đã rất ác khi xối mưa chạm vào tim nàng ?


                              Là người đọc,tôi không thể nào biết được. Theo một sự tò mò thôi thúc,tôi thử đi tìm những cơn mưa đâu đó,kiểu khác trong thơ của Đông Hương :




                              ... dấu gót chân nho nhỏ
                              buồn tình lội trong mưa
                              mùa mưa chưa mọc cỏ
                              chỉ đám lá tàn thừa...


                              ... dấu chân em còn đó
                              bong bóng nước còn đây
                              chờ cánh chim bằng đổ
                              thăm em tháng chín này

                              ừ ! chân em biếng mỏi
                              khi dấu chân anh lồng...


                              * ( DẤU CHÂN ANH )



                              hoặc là :



                              ... " 9 giờ tối em về , trăng 3/4
                              và mây nhìn em với mắt không vui
                              trong tiếng gió nhẹ hạt mưa lấm tấm
                              trên tóc em lóng lánh chuỗi sương trời

                              9 giờ tối ni trăng chưa định tuổi
                              nên mưa thầm thì sau gót chân em
                              dấu bóng trăng ướt dưới mưa dọi lại
                              trong khắc giây , em ngỡ bóng chân mình...


                              * ( MƯA VÀ TRĂNG )




                              Đã vẫn yêu những dòng nước của mưa,tôi thấy ướt khi đọc chữ của Đông Hương.Đọc xong,để có thể thả trôi mình trong dòng cảm xúc,tôi nghĩ là mình nên quay về với những trang thơ ướt chữ của mình ở " Những buổi chiều còn mưa ".
                              Ở đó,tôi đã mang bài thơ tên " KHI MƯA CHẠM VÀO CÁT " để có thể ghép với những bài thơ khác về mưa.


                              Mưa từ góc phố núi của tôi,có lẽ cũng chẳng bao giờ có thể ướt hơn thơ nơi thành phố hồng của một O Tím có một thời nặng nợ để mãi có duyên vơí Huế.






                              đăng sơn.fr




                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 8 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 113 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9