THƠ ĐƯỜNG Tú lang thang
Thay đổi trang: << < 343536 > >> | Trang 35 của 46 trang, bài viết từ 511 đến 525 trên tổng số 676 bài trong đề mục
duonglam 10.06.2014 03:59:23 (permalink)
0

 
Đánh giặc Nguyên Mông lần thứ hai [1284]
 
 
Dân Việt ngàn xưa đuổi giặc Mông
 
Đằng Giang kiếm bạt máu loang hồng
 
Thoát Hoan - Vạn Kiếp hồn chưa tĩnh
 
Hưng Đạo - Chuơng Dương lập đại công
 
Ngũ Lão trí cao xua giặc dữ
 
Toa  Đô đầu rụng biết đâu hùng?...
 
Trời Nam trống trận rền vang dội
 
Khúc khải hoàn ca dậy núi sông…

Duong Lam

                                     [voduonghonglam]

GHI CHU:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_l%E1%BA%A7n_2
 
 
 
duonglam 01.08.2014 13:52:27 (permalink)
0
 
 
HẬN HOÀNG SA

Chiều mưa nghe gió Hoàng sa lạnh,
Tráng sĩ dừng cương buốt lạnh lòng.
Kiếm gỏ sao khuya tràn hận biển,
Gươm mài núi khuyết ngập hờn sông.
Vua Hùng dựng nước- ngàn son sắt,
Dân Việt chung xây- một chữ đồng,
Hẹn quyết ngày mai thề lấy lại,

Tấc vàng tất đất của cha ông…
Duong Lam
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2014 13:57:57 bởi duonglam >
lá chờ rơi 04.08.2014 08:47:52 (permalink)
0
duonglam




Đánh giặc Nguyên Mông lần thứ hai [1284]
 
Dân Việt ngàn xưa đuổi giặc Mông
Đằng Giang kiếm bạt máu loang hồng
Thoát Hoan - Vạn Kiếp hồn chưa tĩnh
Hưng Đạo - Chuơng Dương lập đại công
Ngũ Lão trí cao xua giặc dữ
Toa  Đô đầu rụng biết đâu hùng?...
Trời Nam trống trận rền vang dội
Khúc khải hoàn ca dậy núi sông…

Duong Lam
 
Thân họa :
 
QUYẾT CHIẾN
 
Âu Á xưa từng khổ nạn Mông
Việt Nam bô lão họp Diên Hồng
Một lời quyết chiến không hàng địch
Sáu chữ trương cờ lập chiến công*
Thà quỷ nước Nam không đế Bắc**
Rạng danh dân Việt tộc oai hùng
Bạch Đằng một thuở lừng kim cổ
Xác giặc ngông cuồng nổi ngập sông.
Lá chờ rơi 04/08/2014
* Trần Quốc Toản với lá cờ đề 6 chữ “phá cường địch báo hoàng ân”
** Trần Bình Trọng cam chịu chết chứ không hàng địch với câu “thà làm quỷ nước Nam, không làm vua đất Bắc"
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 08:50:27 bởi lá chờ rơi >
duonglam 11.08.2014 13:17:47 (permalink)
0
Chào bác Lá chờ rơi!
Chúc bác luôn mạnh khỏe…
Thân mến,
Duong Lam
-------------------
 
 LIỂU CHƯƠNG ĐÀI
 Liểu Chương Đài hỡi ! Liểu Chương Đài,
Ca nữ ngày xuân hát tăng ai?
Mắt biếc mi xanh màu giếng ngọc,
Môi hồng má thắm sắc hoa trời !
Ngày đi tin nhạn ngàn quan tái,
Năm đợi thơ chàng vạn dặm khơi.
Cành liểu bên hồ xưa còn đó,
Gặp nhau tim đập...chẳng nên lời ...

Duong Lam


Điển Tích Truyện Kiều - Liễu Chương Đài
Khi về hỏi liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay
[Nguyen Du]



Đời vua Đương Huyền Tông có chàng tú tài họ Hàn , nổi tiếng là danh sĩ, lên kinh đô Trường An chuẩn bị thi tiến Sĩ. Chàng ta thuê phòng trọ ở phố Chương đài, phía Tây kinh thành.

Cạnh bên nhà họ Hàn là nhà Liễu thị, một ca nữ tài sắc đã làm đắm say lắm tao nhân mặc khách, nhưng không ai dám ngỏ tình, vì giai nhân đã có vị tướng quân họ Lý bảo bọc. Mỗi lần tướng Lý đến thăm Liễu thị, đều có mời Hàn sang chơị. Hai người đối ẩm trong giọng ca tiếng đàn nàng Liễụ..Phần Liêũ thi, những lúc ở nhà một mình, lại thường nhìn qua kẽ vách dòm sang nhà Hàn. Liễu thị thấy Hàn tuy nghèo khó, nhưng lại rất phóng khoáng, hiếu khách. Nhìn trộm lâu ngày, thấy thương, rồi thầm yêu chàng tú tàị. Hôm đó, Lý tướng quân đến, Liễu thị đánh bạo, thưa:

- Hàn Tú tài là người có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại rất hào sảng. Tương quân đã kết thân với chàng ta, thì thiếp nghĩ cũng nên tìm cách giúp đỡ.

Tướng Lý gật gù, cười độ lượng, truyền Liễu thị bày tiệc, rồi mời Hàn sang nói chuyện:

- Hàn Tú tài là bậc danh sĩ ; Liễu thị là kỹ nữ tài sắc. Danh sĩ mà sánh duyên cùng tài sắc chẳng phải là xứng đôi lắm sao?. Ta đứng chủ hôn cho đôi lứa.

Cả hai người được gá duyên đều ngây người trước thái độ bao dung của vị tướng quân. Qua hồi xúc động, đôi tân lang lạy tạ ơn vị tướng quân " fair play " nàỵ Sau đó, Lý tướng quân từ biệt , hai người sống chung với nhau như vợ chồng, tình yêu tha thiết.

Tú tài Hàn tuy là người lỗi lạc, nhưng thi tiến sĩ lại không đỗ. Vợ chồng không lấy thế làm điều khổ tâm, vẫn thương yêu nhau trong cuộc sống hàn vị. Bốn năm sau, có quan Tiết độ sứ Thanh Châu là Hầu Di Dật, từ lâu ngưỡng mộ tài năng của Hàn , đã tâu với vua xin chàng về làm tòng sự. Hàn phải về Thanh Châu nhận chức, hẹn với Liễu thị khi cuộc sống ổn định, sẽ trở về lại kinh đô rước nàng.

Nhưng rồi công việc tất bật, sau ba năm Hàn không về kinh được, gởi cho nàng lá thư với nỗi phập phồng nàng kỹ nữ đã ôm cầm sang thuyền khác:

"Chương đài Liễu, Chương đài Liễu
Tích nhật thanh thanh kim tại phủ
Túng sử trường điều tự cửu thùy
Dã ưng phan chiết ta nhân thủ ".
(Liễu Chương đài, Liễu Chương đài
Còn chăng thuở trước dáng xanh tươi
Thướt tha vẫn giống như năm nọ
Vin bẻ đành tay kẻ khác rồi!

Đọc thơ, Liễu thị hiểu là chồng âu lo mình phụ bạc. Nàng đáp thư:

"Dương liễu chi, phương chi tiết,
Khá hận niên niên tặng ly biệt.
Nhất diệp tùy phong hốt báo thu
Túng sử quân lai khởi kham chiết ".
(Nhành dương liễu, trạc xuân xanh
Đeo nặng bao năm nỗi biệt tình
Chiếc lá gió đưa, thu đà tới
Chàng về chưa chắc được vin cành.

Sau đó, Liễu thị xuống tóc vào nương cửa Phật, tránh lũ bướm ong quấy nhiễu.

Thương cho nàng. đã vào chùa mặc áo nâu sồng mà vẫn không yên câu kinh tiếng mõ. Phiên tướng Sa Tra Lợi đang tại chức Xạ Kỵ tướng quân của vua Đường Huyền Tông, xông vào thiền môn, bắt Liễu thị về làm thiếp.

Thời gian cũng qua đị.

Mươì hai năm sau, Tiết độ sứ Hầu Di Dật về kinh công cán, Hàn tháp tùng. Về đến Tràng An, Hàn thăm dò tin tức mới biết vợ mình đã sa vào tay kẻ khác. Thế cô, phận nhỏ đành im tiếng. Một hôm, đang tảng bộ trên phố thì gặp một cổ xe ngựa thong thả đi quạ Trên xe chợt có giọng đàn bà vọng ra:

- Có phải Hàn viên ngoại ở Thanh Châu đó không ?.
Nghe giọng nói, Hàn rúng động, ấp úng chưa kịp trả lời, thì người trên xe tiếp:

- Ngày mai, thiếp cũng sẽ qua đường này. Xin chàng hãy đến đây cho thiếp trông thấy lần cuối.

Hôm sau, y hẹn, Hàn đứng chờ đợi tình. Chiếc xe đến, từ trên đó ném xuống chiêc khăn hồng bọc ngoài một hộp sáp thơm. Giọng đàn bà thổn thức:

- Cảm ơn chàng, em đã trông thấy chàng lần cuốị ...Vĩnh biệt phu quân.

Xe vụt chạy nhanh mất hút. Đêm đó, Hàn phải dự tiệc với hàng quan chức ở kinh thành nơi một tửu lầu sang trọng. Trong tiệc, mọi ngươì đều cười nói vui vẻ chỉ có mình Hàn mặt ủ mày ê . Có người gạn hỏi nguyên nhân; Hàn phải đem chuyện mình kể trong bàn tiệc. Hàn vừa dứt lời, viên tướng trẻ Hứa Tuấn ném mạnh chén rượu xuống đất đánh "xoảng", cất giọng oang oang:

- Giữa kinh thành này mà cũng có quan triều đình làm loạn vậy sao ? Tiểu nhân này, tuy tài hèn sức mọn nhưng cũng xin được ra tay, đưa phu nhân về cho Hàn viên ngoạị Xin Hàn viên ngoại hãy viết ít chữ để làm tin với phu nhân.

Hàn chép lại bài thơ Liễu thị đã gởi cho mình mười lăm năm trước khi vào qui y cửa Phật. Hứa Tuấn nhận thư, phóng ngựa đến tư dinh của Sa Tra Lợị Tướng Phiên này đang vắng nhà. Hưá Tuấn lớn tiếng với đám gia nhân:

- Tướng quân bị ngã ngưạ, thương tích nặng, e khó qua khỏị , Ngài bảo ta về rước phu nhân cho ngài gặp mặt.

Hứa Tuấn phóng ngựa chạy thẳng vào dinh. May mắn, Liễu thị đang sắp sửa nhờ ba thước lụa kết liễu đời mình., thì nhận được bài thơ tình của mình đã viết cho tình lang. Hứa Tuấn đỡ bà lên mình ngựa, phóng như bay trở về tửu lầụ… Có ai đang hồi hợp chờ đợi, lồng ngực thình thịch liên hồị... Rồi, hai trái tim cùng chung nhịp đập.
..[Cành liểu bên trời xưa còn đó,
Gặp nhau tim đập...chẳng nên lời .]
 
duonglam 18.08.2014 03:10:49 (permalink)
0
repost!
Xin mời quý bạn Hoạ và dán 1 bản vào đây. Chúc vui.

XUÂN MUỘN

Chúng chứng sao rồi lại cũng sang ?
Hỡi xuân tươi thắm của thiên đường
Bướm bay xiên xẹo tình vô định
Ong lượn vòng vo ý rõ ràng
Bởi trước giữa trời không giọt nắng
Nhưng giờ khắp chốn tỏa muôn hương
Tình xuân còn lại bao nhiêu đó
Muốn tặng dâng nhau phải vội vàng.
Lá chờ rơi 13/10/11




ĐÔI MẮT
                                                Tặng giếng mắt xưa…
 
Con  sáo buồn ai con sáo sang,
Sông Ngân bến cạn hóa thiên đường.
Chàng Ngưu nghĩa cũ tình tha thiết,
Chức nữ duyên xưa hết lỡ làng.
Ta lấy hoa trời làm Thượng Uyển
Xây lầu nguyệt quế tặng Thiên Hương!
Em xưa ánh mắt hồ thu thủy,
Xô dạt tình ta mấy dặm trường...
 
Tú lang thang
lá chờ rơi 18.08.2014 10:46:59 (permalink)
0

ĐÔI MẮT

(Tặng giếng mắt xưa…)
 
Con  sáo buồn ai con sáo sang,
Sông Ngân bến cạn hóa thiên đường.
Chàng Ngưu nghĩa cũ tình tha thiết,
Chức nữ duyên xưa hết lỡ làng.
Ta lấy hoa trời làm Thượng Uyển
Xây lầu nguyệt quế tặng Thiên Hương!
Em xưa ánh mắt hồ thu thủy,
Xô dạt tình ta mấy dặm trường...
 
Tú lang thang
 
Thân họa :
 
TÌNH XƯA DUYÊN MỚI
 
Mang bức tình thư sáo vội sang
Nhắn người đang trước ngã ba đường
Tình xưa nên bỏ trên đầu chợ
Duyên mới đành gieo ở cuối làng
Chớ chọn “tiếng vang mà rỗng tuếch”

Cứ chờ “hữu xạ tự nhiên hương”
Người hay hãnh diện cùng nhân thế
Ngựa giỏi phi nhanh giữa lộ trường.
Lá chờ rơi 18/08/2014


<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2014 10:55:03 bởi lá chờ rơi >
duonglam 28.08.2014 08:58:52 (permalink)
0
 
ÔNG CÂU
[Bài xướng]

Bến vắng xuồng câu vẫn lão ông
Lặng im cần trúc thả xuôi dòng
Nhọc nhằn bảng lảng chòm râu bạc
Khắc khổ lung linh mặt nước trong
Đắp đổi sớm chiều nhìn xót dạ
Đi về mưa nắng thấy nao lòng
Quanh năm quạnh quẽ thân còm cõi
Hạ bạc cũng rồi một kiếp không.

Cao Linh Tử
29/9/2012

NGƯ ÔNG ĐỢI BẠN
[hoạ thơ Cao linh Tử]
Bên trời sắc sắc lại không không
Danh lợi mà chi để não lòng
Một cõi phiêu bồng theo cát bụi
Đôi vần thơ thẩn gởi trời trong
Thuyền neo bến cạn tìm đâu cá
Luới thả sông sâu nước rẽ dòng
Bến vắng ngư bà thương réo gọi
Rượu mồi đã sẵn bạn chờ Ông...

Tú lang thang


Hạ Nhàn

Rượu mồi đã sẵn bạn chờ Ông
Bìm bịp vừa kêu nước đứng dòng
Gác mái giải khuây ly đế lạt
Cắm sào ngơi nghỉ bến sông trong
Đàn kìm tiếng gảy vừa âm điệu
Dây bắc lời ca nhẹ cõi lòng
Cá nước chim trời đời giản dị
Thần tiên hạ giới có nên không?
Cao Linh Tử

duonglam 30.08.2014 13:51:51 (permalink)
0
  
  
  DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :

 HAI BÀ TRƯNG





Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương
Dương Lam
-----------------------------------------
Ghi chú
[1] Long thành [thành Long biên ,địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------
BÀI ĐỌC THÊM
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...
[Việt nam Quốc sữ diễn ca] 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.08.2014 14:15:52 bởi duonglam >
Đuyên Hồng 30.08.2014 16:53:14 (permalink)
0
duonglam


  
 
  DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :

 HAI BÀ TRƯNG





Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương
Dương Lam
-----------------------------------------
Ghi chú
[1] Long thành [thành Long biên ,địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------
BÀI ĐỌC THÊM
 
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...
[Việt nam Quốc sữ diễn ca] 
 


HAI BÀ TRƯNG
Voi gầm ngựa hý dậy con đường
Nợ nước thù gia biến hận trường
Phục quốc vung gươm xông trận tuyến
Phất cờ chém giặc vạch biên cương
Long Biên rửa kiêm thu bờ cõi
Sông Hát trẫm mình giữ tiết hương*
Trung nghĩa muôn đời danh liệt nữ
Hai Bà một họ ấy Trưng Vương
Saturday, August 30, 2014
Đuyên Hồng
*Mã Viện thắng Hai Bà nhờ kế bẩn: y ra lệnh cho bọn trai lính cởi hết quần áo đánh với các nữ quân của Bà Trưng. Các Bà vì thẹn thùng nên không chống đỡ nổi và thua trận. Đúng là mưu giặc Tàu vừa thâm vừa bẩn.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.09.2014 12:12:31 bởi Đuyên Hồng >
duonglam 05.09.2014 07:10:39 (permalink)
0
 
Cám ơn Đuyên Hồng  đã ghé thăm và hoạ thơ,chúc luôn vui khoẻ và gặp mọi sư may mắn...
THÂN MẾN,
Dương Lam
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2015 10:46:28 bởi duonglam >
duonglam 05.09.2014 07:24:32 (permalink)
0
 
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT
 

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"

 
Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông
Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng
 
 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Non Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống TIÊN RỒNG
  Dương Lam


[  
 
--------------------------------  
 
Chú thích:

[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt giữa quân Bà và quân Ngô... 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.

--------------------------------------------------------------
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu)
"Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ II là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống tri của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo.

Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên dùng tài làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà gả chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ sao lại chịu khom lưng làm  tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng:
"Có Bà nữ tướng.
 Vâng lệnh trời ra.
 Cỡi voi một ngà.
 Dựng cờ mở nước.
 Lệnh truyền sau trước.
 Theo gót Bà Vương".
 Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam. 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.09.2014 11:10:09 bởi duonglam >
duonglam 14.09.2014 11:27:18 (permalink)
0
 
 
Gương danh nhân:

"Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc:"...
 TRẦN BÌNH TRỌNG  

 
Trời Nam anh kiệt dậy uy danh
Bình Trọng ngày xưa rạng sử xanh
Đà- Mạc chặn thù -ngăn Thát Đát
Thiên -Trường phò chúa- giúp Vua Trần 
“Làm vương đất Bắc?”- sống ô nhục ?...
“...Thà quỷ nước Nam “- chết hiển vinh...
  Mắng giặc núi rừng vang dội tiếng
Hùm thiêng thất thế vẫn oai linh...

Duonng Lam
----------------------------------
BÀI ĐỌC CHI TIẾT

Trần Bình Trọng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Bình Trọng ( 1259- 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[2][3], được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Xuất thân
Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa[1], sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam[cần dẫn nguồn]. Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo (Thụy Bảo đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại). Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần. Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, có tài liệu nói phụ thân ông là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nên được vua gả công chúa Chiêu Thánh cho.

Trận đánh chiến lược
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết. Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Anh dũng hy sinh
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.
Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng[7] năm Ất Dậu (26-2-1285), 
 Đánh giá
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.

Trong các tác phẩm văn học
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính.
Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.

Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông. 


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.09.2014 07:19:54 bởi duonglam >
duonglam 18.09.2014 02:54:01 (permalink)
0
 
 
VẠN DẶM KIẾM HỒNG TUNG VÓ NGỰA
[Trích QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU]

Muôn câu ý đẹp tình thêm đẹp,
Rượu tiễn chàng đi bước hải hồ.[5]



 
Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa,
Ngàn năm khuê các dậy lầu thơ...[6]
Ta vây Khương thượng - giặc tan vỡ,
Địch đến Nhị hà-  nươc nghẽn bờ.[7]
Thây giặc chất cao thành gò Đống,[8]
Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ...[9] 
Duong Lam
---------------------------------------------
Chú thích:
[5] Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế … , chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân , Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân tiến ra Bắc. Ngọc Hân công chúa tức Hữu cung hoàng hậu tiễn đưa [ Rượu tiển chàng đi bước hải hồ , Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa …]
[6]. Ngọc Hân Công chúa là một cô gái thông minh, một nữ sĩ tài hoa ,hương sắc vẹn toàn .Từ nhỏ đă được học thông kinh sử và giỏi thơ văn .Bà đã nỗi tiếng trong làng thơ nôm với bài “Ai tư vãn” gồm 164 câu,theo thể song thất lục bát ca tụng chiến công vua Quang Trung Nguyễ n Huệ [ Ngàn năm khuê cát dậy lầu thơ…]
[7,8] Đêm 30 tháng Chạp âm lịch Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn quân lính bỏ mạng. [Ta vây Khương Thượng giặc tan vỡ …] Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. [Thây giặc chất cao thành Gò Đống…]
Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. [Địch đến Nhị hà nước nghẽn bờ ]… Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới cho đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới dắt nhau bỏ chạy làm cho suốt năm sáu chục dặm đường không có bóng người và trâu bò súc vật…
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày với kế hoạch tốc chiến tốc thắng ,với thiên tài mưu lược về quân sự của Nguyễn Hụê , quân Tây Sơn với quân số 10 vạn [phần lớn là dân quân chưa được tập luyện] đã đánh tan 29 vạn quân Thanh , lập nên một kỳ công hiển hách nhất trong lịch sữ nước ta và cả thế giới...Trưa mồng 5 Tết xuân Kỹ Dậu, Quang Trung với chiến bào đầy khói đen ,trên mình voi nhuộm đầy khói súng tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng hã hê chào đón của toàn dân. … [Sau này khi nhớ lại lời hứa hẹn 10 năm sau vua Quang Trung sẽ lấy lại 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây mà Tàu đã chiếm của nước Nam ta trước kia không phải là lời nói quá nếu nhà vua không mất sớm…]!!!
[9]Tin bại trận đưa về, Càn long mắt nhắm mắt mở, nửa tĩnh nửa mê…Thôi rồi giấc mộng đế quốc bành trướng của triều Thanh tan tành thành mây khói…[Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ…]
[ thơ Dương Lam ]

 
 
duonglam 20.09.2014 09:20:58 (permalink)
0
 
 
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]
 
 
Như mơ ngày Tết xuân năm ấy
Nguyễn Huệ oai hùng giữa núi sông. 

 Áo trận thơm nồng xuân Kỷ Dậu,
Giáp bào rạng rỡ đất Thăng Long. 

Trời Nam Lừng Lẫy Trang Hào Kiệt,
Sử Việt Vang Danh Giống Lạc Hồng.
Thắp nén hương lòng dâng Tổ Quốc,
KHÓI TRẦM LỘNG GIÓ QUYỆN TRỜI ĐÔNG...
Duong Lam

 
 
Chiến thắng XUÂN KỶ DẬU (1789)

Bài chi tiết: Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Trận Hà Hồi, Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa, và Trận Thăng Long

Thần tốc bắc tiến

 
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm,[41][42] Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.[43]

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn,[44][45] tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,[46] có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.[47] Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.[48][49]

Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ[cần dẫn nguồn]:


Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"

[nguồn Wikipedia]

duonglam 24.10.2014 10:42:05 (permalink)
0
THÀNH PHỐ HOA

XƯỚNG
THÀNH PHỐ HOA


Cao ngất trời mây cõi mộng hoa
Rừng thông bát ngát thoảng hương hoa
Lâm Viên lộng gió cao nguyên lạnh
Đà Lạt mờ sương thành phố hoa
Mặc khách say sưa miền sơn cước
Tao nhân nhàn nhã chốn phù hoa
Đa tình bao kẻ khi rời bước
Vương mãi bên mình một cánh hoa.

Tuyệt thế nhân gian


MỐI DUYÊN SÔNG NƯỚC



Bờ sông cỏ phụng mọc như hoa
Bến nước thu phong trổ bóng hoa
Thuyền gỗ lờ đờ người kiếm cá
Xe bò loáng thoáng ai xem hoa
Chàng trai dưới sóng tay chài cá
Người đẹp trên bờ mắt ngắm hoa
Ngước mặt nhìn lên không chớp mắt
Đêm về mãi nhớ bóng nàng hoa

Đông Hòa 



EM & HOA




Hôm ấy gặp em giữa chợ hoa
Ngẩn người cứ ngỡ mắt ta hoa
Mình ngà vóc ngọc mờ trăng lạnh
Mắt phượng mày ngài tỏ dáng hoa
Các cụ ông ngồi xâu giỏ cước
Mấy bà lão đứng xỏ đài hoa
Khách du ngơ ngẩn dừng chân bước
Đồng thốt nên lời "Đẹp tựa hoa!"

Ðông Tà - CSL 


KIẾP HOA


Tô điểm cho đời rạng rỡ hoa ,
Cuộc đời ngắn ngủi cũng là hoa .
Sáng cười trong nắng khoe hương sắc ,
Đêm khóc trên cành rũ lá hoa .
Người quý ươm trồng nơi cảnh đẹp ,
Kẻ cần buôn bán chốn phồn hoa
Cũng là thân phận trời sinh đó ,
Sao chóng phai tàn hỡi kiếp hoa !

vivi02

CẢM CUỘC ÐỜI


Sao người mộng mị cảnh xa hoa
Có sướng chi đâu kiếp bướm hoa
Giữa chốn lợi danh lo tá hỏa
Nơi phường lừa lọc nhiễm ba hoa
Mịt mù lối sống thành tha hóa
Bỏ mặc nhân tâm tối sắc hoa
Chẳng dám luận bàn câu phước họa
Chỉ xin giữ lại chút lòng hoa...
BHD2



KIỀU HOA


Hiếm được như nàng một dáng hoa
Bao đời quân tử mộng tìm hoa
Anh hùng Từ Hải cờ sai nước
Thục nữ Thúy Kiều chịu tiếng hoa
Hận kẻ bạc tình xa lệ nhụy
Thương người tri kỷ xót tim hoa
Chữ TRINH ba bảy đường chung thủy
Tắm nỗi đau đời vẫn vẹn hoa.

Kim Giang 


ĐÓN TẾT NGẮM HOA


Vui tết cùng em thưởng lãm hoa
Lầu son gác tía một rừng hoa
Lả lơi hoa thắm, tha hồ . . . Bướm
Lơ lửng bướm bay, mơm mởm . . . hoa.
Kia trúc, kia mai khoe sắc thắm
Đây lan, đây cúc mượt mà hoa
Gió xuân thoang thoảng mùi hương phấn
Ngây ngất bên nhau đẹp tựa hoa

Trần Mạnh Hùng
 


EM LÀ THƠ NỞ HOA


Có phải em là thơ nở hoa ?
Xuân về cánh bướm lượn vờn hoa
Trăng khuya rượu chếnh vùi hương tóc
Chiều muộn thơ tràn thoảng phấn hoa
Kỳ ngộ gió đưa mây hợp phố
Vô duyên nước chảy mộng phù hoa
Đêm xuân gối mộng say hồn khách
Bỏ áo rời xiêm rối nguyệt hoa...
Duong Lam
 
Thay đổi trang: << < 343536 > >> | Trang 35 của 46 trang, bài viết từ 511 đến 525 trên tổng số 676 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9