Người Thật Việc Thật
Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 17 của 21 trang, bài viết từ 241 đến 255 trên tổng số 315 bài trong đề mục
HongYen 03.01.2007 09:25:47 (permalink)

chùa Một Cột

 
 




Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự)

 


Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, có nguồn gốc từ một giấc mơ lành của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Theo truyền thuyết, vào năm 1049, một hôm nhà vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm dắt Vua lên tòa sen. Tỉnh giấc, vua đem việc ấy hỏi các quần thần, trong đó có các nhà sư đạo cao đức trọng. Sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao.
 
Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa đài (đài hoa sen) nằm trên một cột đá ở giữa hồ nhỏ gọi là Linh Chiểu tỉnh, nên được gọi là chùa Nhất Trụ (một cột). Ở chùa Long Đọi (Nam Hà) có một tấm bia còn ghi lại sự tích này: "Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vươn lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly".
 
Chùa nằm trong khu vườn Tây Cấm thuộc thôn Thạch Bảo, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long. Khi chùa được khánh thành, các Sư chay đàn, tụng kinh cầu cho Vua sống lâu. Vì thế chùa còn có tên là Diên Hựu (kéo dài cõi phúc).
 
Hằng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.
 
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa, trước sân dựng một ngọn bảo tháp. Năm 1108. Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong “tứ đại khí” - bốn công trình lớn của nước ta thời đó - là : tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Giác thế chung đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chung (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.

 
Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m, đường kính 1,20m gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Tầng trên là là một khung gỗ kiên cố đỡ ngôi đài với mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Hình dáng ngôi chùa như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Đi qua ao theo lối nhỏ lát bằng gạch, ta sẽ đến một cầu thang dẫn lên Phật đài có một tấm biển bằng chữ Hán đề trước cửa: Liên Hoa Đài.
Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu :
Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn.
(Huệ Chi dịch)
 
Hoa sen lúc mới nở đã có "quả" lại có "nhân" tượng trưng cho giáo lý nhà Phật. Hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, giữa trần gian mà chẳng nhuốm mùi tục lụy. Chùa Một Cột, vì lẽ đó, là biểu tượng của cõi Thiền "bất nhiễu", "vô ưu". Gắn liền với lịch sử thủ đô, đó cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật.
VÕ VĂN TƯỜNG VÀ HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
 
HongYen 03.01.2007 10:41:00 (permalink)

Post #: 235

 
04/10/03
 
http://www.informationclearinghouse.info/article2842.htm
 
 


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/3F0BB7B01344490082396179B4B6AD71.JPG[/image]
Attached Image(s)
HongYen 03.01.2007 10:57:44 (permalink)
04/10/03
 
http://www.informationclearinghouse.info/images/SQ2.gif
 
 


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/ABB7A1697EBC4915841E9C301399F65A.jpg[/image]
Attached Image(s)
HongYen 03.01.2007 11:08:10 (permalink)
04/10/03
 
http://www.informationclearinghouse.info/images/SQ3.gif
 
http://www.informationclearinghouse.info/article2842.htm


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/FB8922DACD4C44D3810365D8C27A9D9B.JPG[/image]
Attached Image(s)
HongYen 03.01.2007 11:14:08 (permalink)
04/10/03


http://www.informationclearinghouse.info/images/SQ4.gif

http://www.informationclearinghouse.info/article2842.htm
 


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/2C426A11542A48BC8242567F91634ECF.JPG[/image]
Attached Image(s)
HongYen 03.01.2007 11:30:44 (permalink)
HongYen 08.01.2007 00:35:32 (permalink)
Cha đẻ của Mì Ăn Liền qua đời
06/01/2007

Ông Momofuku Ando đã từ trần thọ 96 tuổi
 
Nhà phát minh người Nhật sáng chế mì ăn liền là món ăn đã bán được hàng tỉ gói trên khắp thế giới kể từ khi được đưa ra thị trường nhiều thập niên trước đây, đã từ trần, thọ 96 tuổi.
 
Ông Momofuku Ando, chủ tịch Công ty Thực Phẩm Nissin, qua đời ngày hôm qua vì một cơn đau tim.
 
Ông Ando sinh tại Đài Loan năm 1910 khi đảo này bị Nhật Bản chiếm đóng. Năm 1958 ông sáng chế ra sản phẩm mì ăn liền đầu tiên trên thế giới.
 
Ông tiếp tục đưa ra thị trường món mì li năm 1971 khiến sản phẩm mì ăn liền của ông  thành công thêm.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-01-06-voa20.cfm
 
HongYen 08.01.2007 21:56:39 (permalink)
Cứu thêm 14 nạn nhân đắm tàu Indo
 
 
.......
14 nạn nhân, trong đó có 13 nam và một nữ, được đưa lên bờ bằng chiếc tàu chở hàng đang đi từ đảo Java về Sulawesi.
 
Các thủy thủ của tàu đã phát hiện ra những hành khách sống sót này đang bám trên một chiếc thuyền cứu sinh.
 
Các quan chức Indonesia nói các hành khách, vốn bị trôi dạt trên biển trong hơn chín ngày, sống sót được là nhờ uống nước mưa và dùng thực phẩm có dự trữ trên thuyền cứu sinh. Tất cả những người này hiện đang được chữa trị trong bệnh viện ở phía Nam Sulawesi vì họ đều mất nước.
Một người đàn ông khác, khi được cứu hộ thì còn sống nhưng đã qua đời trên đường vào đất liền.
.....
 
Những người sống sót này được tàu trục vớt từ cách nơi chiếc phà của họ bị chìm tới 500km. Thời tiết xấu đã đẩy dạt các nạn nhân của vụ đắm tàu, và cản trở nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2007/01/070108_indo_ferry.shtml


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/C43F6124E15345FAB199A27FD1C500BD.jpg[/image]
Attached Image(s)
HongYen 10.01.2007 22:37:25 (permalink)
Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa
 
 
Nghĩa trang Biên Hòa vốn nằm dưới sự quản lý của Quân khu 7
 
Trong một quyết định không được truyền thông trong nước phổ biến rộng rãi, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị dân sự hóa khu nghĩa trang Biên Hòa.
 
Nghĩa trang này, nay nằm tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là nơi chôn cất hàng chục ngàn binh lính và sỹ quan của chế độ Việt Nam Cộng hòa.
 
Từ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, nghĩa trang này vẫn nằm dưới sự quản lý của Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng.
 
Quyết định số 1568/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ viết: "Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa địa sang sử dụng vào mục đích dân sự".
 
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương được giao trách nhiệm ra quyết định thu hồi đất trong tháng 12/2006 và thực hiện quản lý, sử dụng khu nghĩa trang này "bình thường như các nghĩa địa khác" ở Việt Nam.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan trong quyết định này báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 30/7/2007.
 
Hòa hợp, hòa giải
 
Ông Võ Văn Cư, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, nói với đài BBC phải tới tháng 7/2007, tỉnh mới chính thức nhận bàn giao khu nghĩa trang xã Dĩ An.
 
"Hiện nay chúng tôi đang lập kế hoạch để quản lý khu đất này như một nghĩa trang dân sự".
 

 
Nghĩa trang đã lâu không được trùng tu
 






 



Dưới sự quản lý của quân đội, tuy người dân vẫn có thể vào thăm mộ thân nhân, khu nghĩa trang hàng chục năm nay không được trùng tu và nhiều nơi đã xuống cấp khá trầm trọng.
 
Cộng tác viên Nguyễn Vi Túy của ban Việt ngữ, vừa có chuyến thăm tới Nghĩa trang Biên Hòa, mô tả rằng khung cảnh nơi đây khá tiêu điều.
 
Người dân đã định cư xung quanh khu nghĩa trang, quân đội cũng làm vườn và chăn nuôi tăng gia ngay bên cạnh.
 
Nghĩa trang Biên Hòa lâu nay đã nằm trong tâm điểm các khuyến nghị của người Việt hải ngoại, những người cho rằng chính phủ trong nước phải tu sửa nơi chôn cất tử sỹ của chế độ cũ trước khi có thể nói đến hòa hợp, hòa giải dân tộc.
 
Một trong các cựu lãnh đạo của chế độ VNCH, tướng Nguyễn Cao Kỳ, cũng đã trực tiếp yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
 
Cuộc chiến tương tàn
 
Ông Nguyễn Văn Hoành, một người từng phục vụ trong quân đội VNCH, nói với BBC rằng quyết định của chính phủ Việt Nam là "một điều tốt đẹp".
"Khi đi ngang qua nghĩa trang Biên Hòa, thấy có sự xây cất mới, tôi cũng thấy vui".
 
Tuy nhiên, cựu trung tá không quân VNCH Nguyễn Phúc Tửng, hiện đang sống tại Pháp, nhận xét điều này vẫn còn chưa đủ.
 
"Tôi muốn tất cả những người chiến sỹ miền Nam cũng như miền Bắc phải được tôn trọng, vinh danh như nhau".
 
"Chỉ trùng tu nghĩa trang Biên Hòa mà thôi chưa bù đắp nổi các mất mát của các chiến binh cộng hòa".
 
Chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, đã gây ra mất mát to lớn về nhân mạng. Một triệu binh lính người Việt của cả hai bên đã thiệt mạng.
Nguyên thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, khi nói về kết thúc cuộc chiến này, đã bình luận đó là sự kiện mà "khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn".
 
Ông Kiệt cũng nói đó là "vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành".
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/01/070110_bienhoa_cemetery.shtml
HongYen 10.01.2007 22:52:47 (permalink)
.Tượng Tiếc Thương
 
 
 
Ảnh minh họa
 
>>>>>>>>>>>>>>
 
Nguyễn Thanh Thu Về VN Tạc Lại Tượng ‘Tiếc Thương’
NGUYỄN HIỀN . Việt Báo Chủ Nhật, 12/31/2006, 12:02:00 AM
 






Westminster (VB) . - Nhà điêu khắc mang cấp bậc Trung Úy ngành Quân Nhu VNCH, nay đang có mặt tại VN để bắt tay vào việc tạc lại pho tượng Tiếc Thương, thay cho bức tượng lịch sử từng dựng ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa, bị mất tích trong 31 năm qua.
 
Cựu Đại tá Nguyễn Hữu Đạm, chỉ huy trưởng Trường Quân Nhu QL/VNCH cho hay như vậy, trong một bài viết về liên đội chung sự và các nghĩa trang quân đội, đăng trong đặc san ngành quân nhu 2007, phát hành nhân cuộc họp mặt cựu chiến binh Quân Nhu tại Little Saigon vào ngay 30-12.
 
Trong bài viết dài 5 trang, Đại Tá Đạm (tốt nghiệp khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, hiện cư ngụ ở Houston -Texas) đã thuật lại nhiệm vụ của ngành quân nhu từ việc ngoài tiền tuyến lo thả hỏa châu, thả dù tiếp tế tiền đồn,..., cho đến lo việc chung sự khi người chiến sĩ đền nợ nước. Bài viết cho biết, tác giả bức tượng Tiếc Thương, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ( trung úy của liên đội chung sự) đã vẽ tới 7 bản vẽ về bức tượng đệ trình Tổng thống Thiệu, lúc ấy là trung tướng Chủ tịch UBLĐ Quốc Gia. Bức mẫu nào cũng tạc hình ảnh oai hùng của chiến sĩ VNCH, tạc người lính ở tư thế đứng.
 
"Trong lúc đang chờ bên ngoài vì Tổng Thống bận tiếp một vị tướng lãnh, ông Thu chợt nghĩ tới một hình ảnh khác, một đề tài mới đã làm ông xao xuyến tâm hồn mấy đêm rồi.. Đó là hình ảnh thực ông Thu bắt gặp được, khi thấy một người lính Dù ngồi bất động trước hai ly bia. Một ly đang uống dở, còn một ly đầy nguyên, với nén nhang vắt trên miệng ly....Đầu anh cúi xuống như nhìn vào cõi hư vô. Trên khuôn mặt dày dặn phong trầm vì nắng mưa và khói súng, từng giòng mồ hôi chảy dài xuống đôi gò má nhô cao, râu ria mọc lởm chởm... ông Thu thấy anh lính chiến giống hệt pho tượng đá,...thời gian như đông đặc lại...", theo lời bài viết kể lại.
 
Xúc động trước hình ảnh và tâm trạng tiếc thương người bạn đồng đội của anh lính Dù tiểu đoàn 6, ông Thu đệ trình thêm bản vẽ thứ 8 phác họa ngay lúc ngồi chờ Tổng thống tiếp kiến. Thật bất ngờ, Tổng thống cũng bị xúc động và chọn mẫu tượng người lính ngồi!
 
Tháng 8/1966, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu khởi sự đắp tượng Tiếc Thương với người mẫu chính là anh lính Dù đã bắt gặp vừa kể, Pho tượng cao 4 mét từ gót giày đến đỉnh nón sắt, nặng 4 tấn, sơn màu đen. Ba năm sau, thấy pho tượng bằng xi măng sợ không được lâu bền, chính quyền yêu cầu ông Thu đúc pho tượng y như thế, bằng đồng. Chính quyền cấp cho ông Thu 9 triệu đồng và 14 tấn đồng bằng vỏ đạn..
 
Bài viết còn kể những sự thực quanh các huyền thoại về pho tượng mà dân gian đồn đãi dạo ấy, cùng việc nhà nước CS thấy người dân còn tưởng nhớ đến chánh quyền Cộng Hòa cũ mà tượng trưng là bức tượng Tiếc Thương, nên đã dời bức tượng đi một nơi nào không ai biết. Còn mồ mã tại nghĩa trang thì đập phá, không cho tu sửa để cho hoang phế điêu tàn. "Trong số 16 ngàn ngôi mộ đã chôn tại đây từ Đại tướng đến binh nhì, các gia đình tử sĩ dã cải táng về chôn cất ở chỗ khác, đến năm 2005 chỉ còn lại chừng phân nửa..." bài viết cho  biết.
 
Sau khi thuật lại chi tiết hình thành pho tượng với lối văn kể rất cảm động kèm thên trích thơ Chinh Phụ Ngâm, Đại tá Nguyễn Hữu Đạm cho hay, "tin giờ chót cho biết ông Nguyễn Thanh Thu hiện nay đã trở về VN để đắp lại bức tượng Tiếc Thương với một kích thước nhỏ hơn, để làm một kỷ niệm bất diệt của một đời nghệ sĩ và cũng là của một chiến sĩ QL/VNCH".
 
Chưa biết pho tượng đang tạc lại có được dựng lại ở Nghĩa Dũng Đài nghĩa trang Biên Hòa không. Người ta nhớ lại trong những năm qua, nhiều người và đoàn thể hải ngoại lên tiếng đòi hỏi chính quyền VN phục hồi nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Trong số người lên tiếng có cựu phó TT Nguyễn Cao Kỳ.
 
Được biết, nhà thơ Nguyên Sa từng là một trung úy Quân Nhu, và ông chánh án Nguyễn Trọng Nho từng là sĩ quan ngành này, trước khi trở thành Dân Biểu đơn vị Saigon, luật sư, và tiếp tục học ở HK trở thành chánh án.
 
Vị tham chánh quân nhu hạng nhất, đầu tiên của QL/VNCVH là Đại tá Tạ xuân Thuận, tốt nghiệp tại Pháp 1950. Cựu đại tá Thuận hiện cư ngụ tại Houston, những năm 70-74 là Đổng lý văn phòng bộ Cựu Chiến Binh.
 
ĐẶC SAN ĐẤT MỚI
 
Ngoài bài viết trên, đặc san Đất Mới của  hội ái hữu Quân Nhu hải ngoại còn nhiều bài viết giá trị như Lược Sử tổ chức và nhân sự ngành Quân Nhu VNCH của Nguyễn văn Phiên, ngành nhiên liệu QLVNCH của Hà văn Thức, Trung tâm khảo sát, kỹ thuật Quân nhu của Huỳnh văn Đôn và Dương hiển Hẹ, Kho nhiên liệu Chu Lai của Lê đình Thọ, bài hoài niệm về nhà văn tài hoa gốc Quân Nhu Đỗ trọng Huề, của tác giả Nguyễn Văn Phiên, bài kỷ niệm những ngày cuối cùng ở Bộ TTM của Nguyễn Tuệ, bài về quân khuyển trong quân lực VNCH của Cao Thế Định, cùng nhiều bài khảo cứu,hồi ký, kỷ niệm vui buồn đời lính quân nhu, và thơ văn sáng tác của các tác giả Thái Công Tụng, Nguyễn Tấn Bộ,Phan Văn Thùy, Nam Thao, Thanh Toàn, Nguyễn Kim Ngọc, PH Cường, Lê Văn, Mục sư Huỳnh Văn Công,Nhị An, Thốt Nốt, Tái Chín, Hoàng Văn Yên, Lê Văn Phúc, Nhữ Văn Trí, Thái Công Tụng,.v.v.
 
Hội ái hữu Quân Nhu do ông Đỗ Tấn Tâm làm hội trưởng, và Đặc san Đất Mới do ông Lê Đình Thọ chủ nhiệm. Liên lạc 858-484-5367 và 714-552-2652.


 NGUYỄN HIỀN
 
 
 
HongYen 10.01.2007 22:58:08 (permalink)
HongYen 11.01.2007 22:50:56 (permalink)
Gián Điệp
 
Gián Điệp nghe như ghê gớm lắm.  Mà ghê thật từ một vật nhỏ tí ti như nút aó, đến ca sĩ, tu sĩ.....bây giờ là đồng Gia-Nã-Đại.
 
Khi xưa học được bài về cây viết chì tự thuật về mình đã là siêu việt.  Như tôi là một cây đứng giữa bè bạn thân yêu, rồi ngươì ta cưa, xẻ, bào....rồi thành cay viết chì.  Khi dược ra cây viết chì màu mè, rồi các chú học trò nhich ngợm cắn xé, ngặm...
 
Nếu khôn hơn chắc hỏi loại cây gì mới làm viết chì được....  Hay ờ Mỹ thì thêm vào pencil No # 2, mới làm bài thi được....
 
Bây giờ với hình thức đồng Canada, mà ruột thì cái đài gián điệp....
 


[/link]
 
 By TED BRIDIS, Associated Press Writer Thu Jan 11, 4:16 AM ET
 
AP - Wed Jan 10, 5:56 PM ET
(AP Photo/CIA) [link=http://news.yahoo.com/photo/070110/480/3e601fd202f6424288eb18332f6bf4ad]http://news.yahoo.com/photo/070110/480/3e601fd202f6424288eb18332f6bf4ad

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/4D726AD13904466B96DFE17964C3BDA7.jpg[/image]
Attached Image(s)
#252
    HongYen 12.01.2007 09:33:07 (permalink)
     
    The World Trade Organization: WTO
     
     
    http://edition.cnn.com/2007/BUSINESS/01/10/vietnam.wto.ap/index.html
     
    >>>>>>>>>>>>
     
     




    VN-Từ một nước bị cô lập trở thành thành viên thứ 150 của WTO


    Matt Steinglass
    Hà Nội
    11/01/2007
     
    Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã được chính thức hóa hôm thứ năm. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâu dài của Việt Nam, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế với sự chỉ đạo tập trung sang một nền kinh tế thị trường, và từ việc bị cô lập tới việc mở cửa và hội nhập quốc tế cũng như toàn cầu hóa.
     
    .....
     
    http://www.voanews.com/vietnamese/2007-01-11-voa18.cfm

     
    #253
      HongYen 12.01.2007 23:10:24 (permalink)
      Rao bán dzợ, rao bán quốc dza
       
      Thấy người ta rao bán dzợ, bá quốc dza, rồi bán gì nưã nhỉ.
       
      Bán dzợ trên eBay, rồi Đài-Loan, rồi Mã-Lai, rồi đâu nưã mong Quý Bạn su tấm tiếp sức.
       
      Bây giờ noí chuyện quốc dza đaị sự.
       
      Có nhớ một quốc gia ở Đại Tây Dương chỉ có một vua và một thần dân.  Mà vua là ông anh và em la thần dân.  Trước đó ông ông mua một hòn đảo không tên trong Đaị Tây Dương thuộc Ba-Tây sau đó hình thành quốc gia với sự giúp đỡ cuả Mỹ, vì thần dân vốn là quốc tịch Mỹ....
       
       
      Sau đây là chuyện quốc gia đang được ra bán
       
      "Quốc gia" giá 500 triệu bảng Anh
       
       
      Sealand vốn là pháo đài phòng thủ hồi Đệ nhị thế chiến
       
      Không chỉ báo chí Anh quốc mà cả ở Việt Nam cũng quan tâm nhiều đến câu chuyện một hòn đảo ngoài khơi nước Anh được rao bán với giá 500 triệu Bảng Anh.
       
      Thú vị hơn là chủ nhân mới của Sealand sẽ sở hữu không chỉ khu pháo đài dựng trên hai cột bê tông giữa biển, mà còn có cơ hội làm người chủ của một "quốc gia độc lập".
       
      Địa danh này vẫn còn nằm trong vòng tranh chấp nhưng giới kinh doanh vẫn mong đợi vào khả năng miễn thuế đối với các công ty đăng ký đặt trụ sở trên đảo.
       
      ....
      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2007/01/070110_sealand.shtml
      #254
        HongYen 13.01.2007 06:20:46 (permalink)
         
        Những con tem của đảo quốc Sealand
         
        http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/778267.stm
        #255
          Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 17 của 21 trang, bài viết từ 241 đến 255 trên tổng số 315 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9