GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 14 của 58 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 867 bài trong đề mục
sen dat 26.07.2013 09:31:11 (permalink)
0


    Bài đọc thêm :

    Nhật Bản phản pháo và đính chính từ MSN

    Ông Timothy Mousseau, Giáo sư sinh học trường Đại học South Carolina là người hiện đang nghiên cứu trực tiếp về hệ sinh vật ở Fukushima cho biết, bằng chứng về hiện tượng biến đổi gen ngày một tăng ở khu vực nhưng những hình ảnh thực vật có hình dáng kỳ lạ này không có mối liên hệ nào với hiện tượng nhiễm phóng xạ cả. Nhóm chuyên gia sẽ cần phải tiến hành nhiều dự án nghiên cứu sau đó để xác minh sự thật. "Những bức ảnh thực vật đó có thể khiến chúng ta liên tưởng nhưng hiện tại, chúng vẫn chỉ là tin đồn.", ông cho biết thêm.

    Cùng lúc đó, một website Nhật Bản khác cũng phản pháo lại thông tin sai lệch mà MSN đưa ra. Website này khẳng định những hình ảnh thực vật đột biến không liên quan gì tới thảm họa Fukushima như MSN đưa tin.
Cuối cùng, trước sức ép dư luận, hôm nay MSN đã phải đính chính lại bài báo đã đăng với nội dung như sau: "Đính chính: Một bài báo thuộc website Nhật Bản cho biết, những hình ảnh này không liên quan gì tới thảm họa Fukushima. Chúng tôi rất tiếc vì đã đưa thông tin sai lệch tới độc giả.".

    Hy vọng rằng thông tin đính chính của MSN phần nào cũng dập tắt được những khúc mắc nghiêm trọng đang bùng phát trong dư luận, mà điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển xã hội cũng như kinh tế của Fukushima nói riêng và toàn nước Nhật nói chung.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.07.2013 09:32:14 bởi sen dat >
Attached Image(s)
thiên thanh 27.07.2013 02:25:40 (permalink)
0
tt chào chú Sen đất  

~~~~

Quê Hương và Tình Yêu trong dòng nhạc Lam Phương



Tạp Ghi của Lê Ngọc Châu (Munich-Germany)



Lời phi lộ: Khi nói đến nhạc sĩ tài danh Lam Phương có lẽ không nhiều thì ít những ai ái mộ Anh đều biết Lam Phương là một trong rất ít các nhạc sĩ có sự đa dạng trong sáng tác, từ những bài hát "bình dân" (bolero) cho đến nhạc lính, tình ca, quê hương ..v.v... Vì không phải là một nghệ sĩ thuần túy nên có lẽ tôi chưa hội đủ khả năng, kiến thức và hiểu biết để bình phẩm về người nhạc sĩ tài danh này. Tôi chỉ mạo muội tóm lược những gì biết về nhạc sĩ Lam Phương, lược thuật vài bài hát đượm tình Quê Hương, chất chứa tâm trạng "Tình Yêu", phóng tác thành bài tạp ghi sau đây để giới thiệu cùng quý vị độc giả. Cũng xin phép nhạc sĩ Lam Phương cho tôi được xưng hô "Anh" cho bớt xa lạ dù chúng ta chưa hề quen biết, diện kiến, có chăng chỉ được nghe đến tên tuổi Anh qua lãnh vực âm nhạc. Hơn nữa vì tôi cũng chẳng phải là một văn sĩ nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót trong bài tạp ghi này, kính mong nhạc sĩ Lam Phương và quý vị thức giả hoan kỷ cho. 
Trân trọng cám ơn (LNC)


* * *






Trước khi đi vào phần chính của bài tạp ghi, tôi xin giới thiệu sơ vài nét về nhạc sĩ Lam Phương.

Lam Phương (LP) tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Anh là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Các em của anh không có ai theo con đường âm nhạc hay nghệ thuật gì cả.

Thời Đệ Nhị Thế Chiến, bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa Đồng Minh và Nhật Bản nên miền quê của Nam Việt Nam chúng ta thời đó thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh dội bom để đánh Nhật lúc bấy giờ đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương. Nhiều gia đình đã phải lánh nạn, đàn ông đi trước dò đường tìm nơi định cư rồi sẽ trở về đón gia đình sau. Ba của LP cũng bỏ Rạch Giá lên Sài Gòn tìm đường sinh sống nhưng ông không trở về đón vợ con vì đã có liên hệ với nhiều người đàn bà khác tại đây. Vì vậy LP có rất nhiều em cùng cha khác mẹ!

Cho nên LP rất thương mẹ cũng bởi nguyên nhân này và đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng giàu lòng mẫu tử!. Từ đó anh đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình hầu có thể giúp đỡ mẹ già, em út.

Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở miền quê Rạch Giá quá khó khăn nên LP, người con trai trưởng khi ây chỉ mới 10 tuổi đã phải bơ vơ lên Sài Gòn một mình bỏ lại mẹ và các em để kiếm ăn và ... giúp gia đình.

LP đến tá túc tại nhà một người dì ở Tân Định. Khi đời sống tạm ổn định, mẹ anh dẫn các em lên theo. Cả gia đình dọn về một ngôi nhà mướn tồi tàn, chật hẹp trong một căn hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Đa Kao. Lúc đó anh còn đang học Trung Học. Đây là thời kỳ LP bi quan nhất. Những đêm mưa dù không lớn, nước chảy vào nhà, từ trên mái xuống, từ ngõ trước vào. 

Sự nghiệp âm nhạc của LP bắt đầu bằng tấm lòng thương mẹ. Lúc mới mười mấy tuổi, mẹ anh thường nói với anh niềm mơ ước nhỏ bé là mong được có một nơi trú ngụ . . . đỡ tồi tàn hơn. Câu nói của mẹ như ngọn lửa nung đúc LP trong thập niên 50 khi LP chập chững bước vào âm nhạc với quyết tâm là anh sẽ nuôi mẹ và các em bằng âm nhạc.
Cảnh nhà túng quẫn, tại Sài Gòn LP phải đi làm mướn, gánh thuê để có tiền ăn học. Vốn thích nhạc, LP dành tiền mua những bản nhạc về hát nghêu ngao sau những giờ phút làm việc mệt nhọc. 

Anh theo học nhạc sĩ Hoàng Lang. Ông thầy thấy anh tính tình chất phác, yêu nhạc mà lại quá nghèo nên dạy anh miễn phí căn bản nhạc lý. Tuy nhiên, LP học thầy thì ít nhưng "học lóm" thì nhiều. Cho đến nay, anh lúc nào cũng nhắc nhở và nhớ ơn vị thầy tốt bụng này.




Lam Phương thầm ước ao trở thành một nhạc sĩ nên với chút vốn liếng học được, năm 1952, LP với 15 tuổi đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay mang tên "Chiều Thu Ấy" ẩn chứa khá nhiều mộng mơ của chàng thiếu niên vừa mới lớn và dĩ nhiên là chẳng ai muốn biết đến. Chẳng có nhà xuất bản nào chịu mua nhưng LP không lấy thế làm nản lòng. Anh buồn nhưng không thất vọng, tiếp tục tự học nhạc và tự nhủ rằng: Nhạc phải đáp ứng được sở thích của đại đa số mới có cơ may bán trong tiệm sách, ngoài lề đường.

Năm 1952, LP tuy nhỏ tuổi thật nhưng theo nhận xét của tôi (người viết bài tạp ghi này) thì LP có tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn. Anh đã đóng vai của chàng thanh niên biết yêu đương, biết say sưa bên người tình và cũng đã biết đau khổ cho dù có thể đó chỉ là tưởng tượng. Tình tiết éo le đã được "bộc lộ" trong bản nhạc đầu tiên, khởi điểm cho sự nghiệp âm nhạc của anh: 

Chiều thu ấy, ngồi bên em dưới ánh trăng vai kề vai 
Nhìn mây bay, hồn lâng lâng theo gió lay hương mùa say. 
Chiều thu ấy, nhìn nhau tay nắm tay, mắt hoen lệ tràn. 
Buồn ngao ngán, nàng xa cách, duyên tình ta ôi bẽ bàng 
Ngày nào còn thơ, say sưa trong mơ, ...
( Chiều thu ấy )


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=95xW6un5qO0[/YouTube]


Những ngày tháng nghèo khổ kể trên đã tích lũy, làm “vốn liếng” cho Lam Phương. Chúng ta có thể tìm thấy được sự bi quan này trong rất nhiều tác phẩm của LP trong thập niên 60, 70 và sau này ở hải ngoại. Trong một đêm mưa năm 1954, vì quá tủi thân cho cảnh cơ cực, bi đát của gia đình mình nên LP đã sáng tác bản "Kiếp Nghèo", một bản nhạc đã được quần chúng đón nhận nồng nhiệt và báo chí khen ngợi hết mình, vì đã diễn tả, phác hoạ cái cảnh cơ cực một "Kiếp Nghèo" trong xã hội mà khi nghe hát người ta có thể hình dung ra ngay: 

“ Đường về đêm nay vắng tanh 
Dạt dào hạt mưa rớt nhanh 
Lạnh lùng mưa xuyên mái tranh 
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh 
Lầy lội qua muôn lối quanh 
Gập ghềnh đường đê tối tăm 
Ngập ngừng dừng bên mái tranh 
Nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi...”


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=ea8BBw6UpK0[/YouTube]


Năm 1954, "Kiếp Nghèo" và "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" mới thực sự tạo tên tuổi cho anh. Từ đó, sự nghiệp của Lam Phương chắp cánh bay cao.


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=8-6sbyFZFL8[/YouTube]




(còn tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2013 05:00:39 bởi thiên thanh >
thiên thanh 28.07.2013 05:21:52 (permalink)
0
Một nhạc phẩm nữa cũng được LP sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình thời còn ở Đa Kao, bản "Đèn Khuya", sáng tác năm 1958 trong đó tiềm tàng ý chí vươn lên, không chịu đầu hàng cách dễ dàng cái "định mệnh không may mắn" dành cho anh LP:

Không biết đêm nay vì sao tôi buồn
Buồn vì trời mưa hay bão trong tim ?
Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm
Để rồi buồn ơi nghe tiếng mưa đêm

Khi bước chân đi lần trong cuộc đời
Lời mẹ hiền ru con nhớ khôn nguôi
Khi lớn con đi trên vạn nẻo đời
Đừng buồn khi lúc tay còn trắng tay


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=31kV1C6JbSk[/YouTube]


Cả hai bài "Kiếp Nghèo" và "Đèn Khuya", đều được nữ danh ca Thanh Thúy của miền Nam Việt Nam lúc đó trình bày và đều nằm trong 10 bản nhạc (top ten) được ưa chuộng nhất vào đầu thập niên 60.

Để diễn tả, nói lên cảm xúc về cuộc di cư của người miền Bắc vào Nam năm 1954 nhạc sĩ Lam Phương tuy là người Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc đượm tình quê hương, phản ảnh sự di cư, đi tìm tự do của người miền Bắc qua các tuyệt tác như "Đoàn Người Lữ Thứ" hay "Chuyến Đò Vĩ Tuyến"
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=8-6sbyFZFL8#at=93[/YouTube]


Đêm nay trăng sáng quá anh ơi!
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu?
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng, vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng
Ợ.. ai.. hò
...
(Chuyến Đò Vĩ Tuyến)




và Nhạc Rừng Khuya,

Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng 
Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng 
Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi! 
...
Lửa cháy hăng lửa dục lòng dân đoàn kết 
Lửa reo vang lửa gào lòng ta nguồn sống 
Lửa Tự Do muôn năm vẫn reo rừng ơi ....
(Nhạc Rừng Khuya)
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=JEIMr-4MJ_g[/YouTube]



để rồi đến, sống hoà mình cùng với "Nắng Đẹp Miền Nam".




Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh. 
Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hòa . 
Đường cày hôm qua nay lên tràn bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi! 
Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi mình ngắm nhau cười.
(Nắng Đẹp Miền Nam, Nhạc Lam Phương; Lời: Hồ Đình Phương)


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=58V2F7OiRhQ[/YouTube]



Những năm kế tiếp, nhạc phẩm của Lam Phương được đón nhận một cách nồng nhiệt, có thể được coi là một loại nhạc phổ thông tiêu biểu của Việt Nam, với những lời lẽ mộc mạc và âm điệu giản dị trong sáng, gần gũi với quần chúng. Chính nhờ đặc điểm không cầu kỳ này nên nhạc của anh đã in sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn một cách rất dễ dàng, trở thành một hình thức văn chương truyền khẩu mang đầy nhạc tính.

Lam Phương đến tuổi thi hành quân dịch, nhập ngũ năm 1958, phục vụ trong Ban Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Đô. Lúc quê hương đi vào cuộc chiến, âm nhạc của anh cũng từ giã thành thị len lỏi theo bước chân người quân nhân thi hành bổn phận giữ gìn Miền Nam Tự Do. Anh yêu đời quân ngũ và thương những người lính chiến đấu gian khổ nơi đồn xa biên trấn nên đã viết những bản nhạc thật là tuyệt vời biểu lộ rõ tình cảm giữa em gái hậu phương và người lính Việt Nam Cộng Hoà. Anh rung cảm bằng "Tình Anh Lính Chiến"

Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
Thương những người mạch sống đang khơi
Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương
Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến
Đời lính chiến xui gặp nhau đây
Đôi lứa mình còn mỗi đêm nay
Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường ...


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=yfoaUL_-Bns[/YouTube]



hay vừa gian nan, vừa oai hùng trong những buổi “Chiều Hành Quân” và "Đêm Dài Chiến Tuyến" hoặc tươi cười thản nhiên lên đường làm tròn bổn phận người trai thời binh loạn với nhạc phẩm "Bức Tâm Thư":

Vài hàng gửi anh triều mến
Vừa rồi là còn truyền tin
Nói rằng nước non đang mong
Ði quân dịch là thương nòi giống
Người thường tìm sang giàu tới
Lòng này thì khác tình ơi
Cầm tay súng tòng quân anh tươi cười ...
(Bức Tâm Thư)


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=cInO-18d178[/YouTube]


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=PVhhNJmX4L4[/YouTube]


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=FNXZRLEgA40[/YouTube]







Anh tham gia với Đài Phát Thanh Quân Đội và Biệt Đoàn Văn Nghệ. Năm 1959, anh giải ngũ rồi gia nhập ban văn nghệ Bảo An và đoàn Hoa Tình Thương. LP tiếp tục sáng tác, sinh hoạt với các ban nhạc Đài Phát Thanh Quân Đội, Đài Sài Gòn và Biệt Đoàn Văn Nghệ cho đến ngày 30 tháng Tư năm 75, cũng là ngày anh rời khỏi Việt Nam; Lập Ban Kịch “Sống” với Túy Hồng, quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh cùng hợp tác, trình diễn trên đài truyền hình. Ngoài việc sáng tác, Lam Phương còn cộng tác với nhiều ban nhạc của các đài phát thanh khác như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, v.v. Không những thế anh còn phụ trách phần văn nghệ cho ban kịch Thẩm Thúy Hằng.

Những năm cuối của thập niên 60 là thời gian tên tuổi Lam Phương nổi như cồn tại Nam Việt Nam. Cuộc sống vật chất của LP đã sáng sủa hơn rất nhiều sau khi nhạc phẩm "Nắng Đẹp Miền Nam" được tung ra và lại càng khả quan hơn sau "Tình Anh Lính Chiến" và "Chiều Hành Quân". Đây là 2 nhạc phẩm do chính Lam Phương xuất bản và tự phát hành. Số lượng bán 2 nhạc phẩm này phải nói là kỷ lục. Tinh thần của anh đã bớt đi phần nào nỗi bi quan để vui với ánh mắt, với nụ cười của người mẹ hiền và bầy em nhỏ. Từ cuối thập niên 60 anh lập gia đình với nữ nghệ sĩ Túy Hồng.

Qua dòng nhạc của Lam Phương người nghe có thể hồi tưởng ngay lại được những kỷ niệm vui buồn trên quê hương Miền Nam Việt Nam yêu dấu thuở thanh bình cũng như thời ly loạn khi chiến tranh leo thang do cộng sản miền Bắc gây nên. Và đậm nét nhất vẫn là những dấu ấn tình yêu: Những nhung nhớ, tiếc nuối, biệt ly xen lẫn trách móc và oán hờn, trong đó không thiếu "hình ảnh" những mảnh đời vụn nát, đau thương, tan tác để rồi tâm hồn cũng bồi hồi và tiếc nuối.
 
 
(còn tiếp)


<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.07.2013 21:13:59 bởi thiên thanh >
thiên thanh 28.07.2013 22:51:54 (permalink)
0

Lam Phương là một tâm hồn đa dạng, ẩn núp sau cái cá tính bình dị, hiền hoà là tình yêu quê hương nồng nàn, thắm thiết, qua những bài hát ca ngợi đồng quê, tình tự Việt Nam, điển hình như: Khúc Ca Ngày Mùa hay Trăng Thanh Bình (tác phẩm thứ hai sau Chiều Thu Ấy):

....
Giờ đây ánh trăng lên rơi xuống khắp đồng quê
bao la la bao la a ... a ...
Có một đàn cò trắng bay về về đồi xa
xa xa xa vời
Mừng vui lúa tung tăng hò reo lúa mừng trăng reo
vang vang tình tang lúa reo
Lúa mừng cuộc đời sống thanh bình đã về đây với dân yên lành
Cùng cười lên thắm tươi lúa ơi!
Cho nhân loại được sống yên vui
Cho cung hằng cũng hé môi cười
cười lả lơi trong nhân thế yêu đời
Hò khoan ánh trăng lên rọi xuống khắp trần gian
xa xôi lúa đầy vơi trăng ơi!
Trăng về là nguồn sống yên lành
của toàn dân yêu trăng thanh bình!
(Trăng Thanh Bình) 



[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=uJmPD3BE_sA[/YouTube]






Nhạc sĩ Lam Phương đã cùng với Hoàng Thi Thơ chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu Mambo của Nam Mỹ nhưng đa dạng với rất nhiều đề tài khác nhau. Điều lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh. Bản nhạc thịnh hành của LP theo điệu mambo thời đó, thuở mà miền Nam Việt Nam còn thanh bình, có thể nói cả nước cùng hát là "Khúc Ca Ngày Mùa“

Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát 
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác 
chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời 

Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát 
Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát 
Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời .....



[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=yDssmu_aMAY[/YouTube]



Qua những dòng nhạc ở trên chúng ta cảm nhận ra ngay là nhạc của Lam Phương lãng đãng trên đồng lúa, bát ngát trên sông nước mênh mông. Nó xuất phát từ ngõ hẻm thành phố về đến tận đường mòn thôn xốm. Nó hiện hữu ngay trong trường học và luôn cả ngoài chiến trường. Nó chứa đựng nồng nàn tình yêu, hồng môi thiếu nữ:

Ngày hôm nay thanh thanh gió đưa cành mơn man tà áo 
Làn mây xanh vây quanh ánh vừng hồng chiếu xuống niềm tin 
Đàn chim non tung tăng như đón chào ngày vui thế gian 
Chúc ai tìm được bến mơ 
Mừng cho đôi uyên ương sớm sum vầy trong hạnh phúc 
Và đôi tay thân yêu sẽ là nguồn sống của đời ta 
Nhiều khi mong trăng lên chung chén trà kể chuyện thuở xưa 
Bên bếp hồng đùa vui trẻ thơ ...
(Ngày Hạnh Phúc)


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=eo_eNlRGgFQ[/YouTube]



Và cuối tháng tư 1975, khi Miền Nam Tự Do bị cộng sản (với sự giúp đỡ của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu) cưỡng chiếm, anh đem gia đình lên tầu Trường Xuân với 4.000 người của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy rời bỏ quê hương vào ngày 30 tháng 4. Tàu hỏng máy nhưng đã được một thương thuyền Đan Mạch kéo vào Hương Cảng và sau đó được sang tỵ nạn tại Mỹ. Anh thay đổi chỗ ở khá nhiều, khi thì Houston, Virginia. DC, khi thì Paris, Quận Cam bên Cali. Sau Lam Phương sang sống ở Paris Pháp, nơi Anh cho biết là anh thích nhất.

Ra hải ngoại, dòng nhạc của LP có nhiều thay đổi. Sáng tác của anh mang tính cách tình cảm hơn. Trước hết, trong thời gian ở Paris, khung cảnh mới lạ mang tính chất lãng mạn và cổ kính của thành phố đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương. Anh cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại, sinh kế như khi còn ở Việt Nam. Trong thời gian này, nhiều nhạc phẩm đặc sắc ra đời như: Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, v.v...


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=7YxzmuTGRtY[/YouTube]


Lời nhạc của LP ở hải ngoại có vẻ bóng bẩy hơn so với lúc còn ở trong nước. Đối tượng của anh bây giờ không còn là giới bình dân nữa.

Trong những ngày tháng đầy rẫy khó khăn mà bất cứ người lưu vong nào cũng phải đương đầu, từ cay đắng cho đến những khắc khoải của nỗi sầu viễn xứ, Lam Phương còn phải trải qua những kinh nghiệm chua chát của riêng anh để rồi anh đã mượn lời ca, điệu nhạc diễn tả ước muốn của một người rời bỏ quê hương vì hoàn cảnh mong có ngày về chốn cũ được anh gói gấm bằng những lời nhạc rất đơn sơ, dễ hiểu nhưng đong đầy tình yêu quê hương mà bất cứ người tỵ nạn nào cũng phải mũi lòng khi nghe:

Đến bao giờ trở về Việt Nam, thăm đồng lúa vàng, thăm con đò chiều hoang 
Đường mòn quanh co ôm chân hàng tre thắm, nghe gió chiều nhẹ đưa 
Đến bao giờ ta được nhìn ta, ta được nhìn ta trong niềm vui phố xưa 
Cô em đôi mắt ướt mang sầu chia ly ra mừng đón anh về 
Quê hương ơi, Việt Nam nước tôi, tôi mong ngày về từng phút người ơi 
Quê hương tôi nằm cạnh biển khơi, cho tôi tiếng khóc từ khi ra đời 
Bây giờ mình đã đôi nơi, bây giờ buồn lắm người ơi
(Đường Về Quê Hương)


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=PRzRGCf2f00#at=216[/YouTube]



Một bản nhạc khác cá nhân tôi rất thích là Chiều Tây Đô vì nó không những chất chứa kỷ niệm ấu thơ thời học trò mà còn phác hoạ phần nào hình ảnh của quê nhà hiện tại. Chính vì thế người viết đã thực hiện một Slide Show rất tài tử bài hát này với tiếng hát của ca thi sĩ Miên Thụy (Hoà Lan), xin được giới thiệu cùng quý độc giả,


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=dB0oNSA15MA[/YouTube]
Link: http://www.youtube.com/watch?v=dB0oNSA15MA



.... 
Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển 
Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay 
Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày 
Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm 
Bao năm giải phóng như thế này phải không anh ? 

Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường 
Nay nghe sao khác từ tên đường ...
(Chiều Tây Đô)

Đặc điểm nữa, như đã trình bày ở trên, vì hoàn cảnh gia đình nên Lam Phương rất thương mẹ và là người con rất có hiếu. Bóng dáng người mẹ hiền lúc nào cũng phản phất trong lời ca đơn sơ của anh, nhất là những nhạc phẩm đầu tiên vào giữa thập niên 50. Trong nhiều bản nhạc hình ảnh người Mẹ hay tình mẫu tử đã được anh khéo léo nhắc đến, điển hình

Khi bước chân đi lần trong cuộc đời
Lời mẹ hiền ru con nhớ khôn nguôi
...
Mưa ơi! Mưa ơi! Còn nhớ thương hoài
Nhớ khi mẹ lo sớm chiều, nhớ nụ cười khi nâng niu
Đôi tay run run ánh mắt dịu hiền
Biết tìm lại chốn nào, Mẹ ơi biết chăng!

Cũng vì anh đã dồn hết tình thương yêu cho người mẹ quê mùa chân chất, nghèo nàn nhưng giầu tình thương đã khiến Lam Phương viết những ca khúc nổi tiếng với tham vọng qua sự thành công trân lãnh vực âm nhạc anh có thể giúp mẹ và gia đình vượt qua cơn bỉ cực. Và Lam Phương đã bật khóc nức nở khi nhắc đến người mẹ thân yêu đã qua đời vào năm 1979. Từ khi mẹ mất, anh không về Việt Nam để chăm sóc mộ phần mặc dù rất nhớ thương.

Lý do theo Lam Phương cho biết là chế độ hiện nay không thích hợp với anh: “Rất nhiều người hỏi tại sao tôi không về. Quê hương ai cũng thương hết, ai cũng nhớ hết, nhất là tôi. Tôi qua năm 75, tôi còn nhớ nhiều hơn nữa nhưng tôi không về”. Có lẽ cùng chung cảnh ngộ như anh bởi chính tôi cho đến nay cũng không về nơi chôn nhau cắt rún từ khi rời Việt Nam lần cuối vào tháng tư 1975, và đã khóc thầm khi hay tin Ba tôi phải ngồi tù vì là công chức thời VNCH để rồi đổ lệ thật nhiều khi Ba tôi mất năm 1978 trong lúc tôi đang chờ kết quả xin tỵ nạn chính trị nên không về dự đám tang được, vì thế trong thời gian qua thỉnh thoảng tôi cũng nghêu ngao hát (kiểu hát hay không bằng hay hát) vài bản nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này như Thành Phố Buồn, Chiều Tây Đô, Bức Tâm Thư hay Đường Về Quê Hương ...

Và khác với tôi ngoài những giọt lệ dành cho Cha mình, Lam Phương vốn là nhạc sĩ nên đã xúc cảm viết thành ca khúc “Khóc Mẹ” vào năm 1984 tại Paris để tưởng nhớ người Mẹ anh thương mến:

Đất trời này tạo thành thân ta 
Ơn cưu mang tiếng khóc đầu môi 
Mang thân trai chưa đền sông núi 
Nay đã vội xa cách bùi ngùi
...
...
Các bụi này mẹ vừa yên thân 
Sau bao năm nước mắt chảy xuôi 
Con ra đi trong giờ mẹ hấp hối 
Để muôn đời thành kẻ vong ân



[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=KFpn9g7S4SA[/YouTube]






(còn tiếp)


<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2013 16:27:33 bởi thiên thanh >
Phù vân 30.07.2013 01:05:57 (permalink)
0




l ã n g  d u

bóng ngã về tây chiều đã chiều
mặt hồ khua sóng điệu buồn thiu
 hoang tiêu đảo vắng đìu hiu lạnh 
phiêu lãng mình ta dạ khách hành

xé đất cào non đòi dăm mảnh 
xô trời róc tạm vạt nắng hanh
xới bóng bên sông dành dư ảnh
rạch cuồng lưu vỡ dán thành tranh

đồng lọai nơi này vẫn lạnh tanh
nhớ nuớc thương quê dạ chẳng đành
nghĩa nhân trôi giạt xuôi ghành thác
nhạt nhẽo vô tình bạc lắm thay

lãng du nửa kiếp chốn lưu đày 
đất lạ người dưng ngậm đắng cay
ngã nghiêng trước gió đời lau sậy
đỉnh non thơ thới cùng tháng ngày

hàn dạ lữ -7.2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 14:52:54 bởi Phù vân >
Phù vân 30.07.2013 01:24:22 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

 
 
Điều kỳ diệu 



 
Whit là một thuật sĩ, anh ta làm thuê trong một nhà hàng ở Los Angeles, ở đó mỗi tối khi khách ăn, anh giúp vui bằng những màn ảo thuật nho nhỏ của mình.

Vào một buổi tối nọ, anh ta ngồi xuống cạnh một gia đình nọ, sau khi đã tự giới thiệu về mình, Whit lấy ra một bộ bài và bắt đầu biểu diễn. Anh yêu cầu co gái trẻ ngồi cạnh mình hãy chọn ra một lá bài. Cha cô ta bảo với Whit rằng Wendy bị mù.
“Không sao – anh trả lời – nếu là như vậy tôi muốn chơi một trò khác”.
Quay sang cô gái, Whit nói: “Whendy, cô có thể gíup tôi trong trò chơi này không?”.
Một chút do dự, cô gái nhún vai và trả lời: “Vâng”.
Whit kéo ghế lại ngồi ngang cô gái và nói: “Tôi sẽ đưa một quân bài ra, Wendy, và nó có hai màu, hoặc là đỏ hoặc là đen.
Tôi muốn cô sử dụng khả năng tinh thần của mình để nói tôi biết màu của lá bài, đỏ hay đen. Cô đồng ý chứ?”. Wendy gật đầu.
Whit cầm lá bài lớn nhất và hỏi: “Đây là lá đỏ hay đen?”.
Nghĩ một chút, cô gái mù đáp: “Đen”. Gia đình cô mỉm cười sung sướng.
Whit cầm lá bảy cơ: “Đây là lá đỏ hay đen?”.
Wendy trả lời: “Đỏ”.
Whit lấy lá bài thứ ba, lần này là con ba rô và hỏi: “Đỏ hay đen?”.
Không do dự, Wendy đáp: “Đỏ!”. 
Các thành viên trong gia đình hết sức kinh ngạc. Anh ta lấy ra ba lá bài và cô đóan đúng cả ba. Và tiếp tục, cô đóan đúng hết lá bài thứ sáu. Gia đình cô không thể nào tin đó là sự may mắn của cô.
Đến lá bài thứ bảy, Whit cầm con năm cơ: “Wendy, tôi muốn cô nói số và lọai của lá bài này, một trong những lọai cơ, rô, chuồn, bích”.
Sau một lúc nghĩ ngợi, Wendy đáp: “Con năm cơ!”. Mọi người kinh ngạc đến cực điểm, họ há hốc miệng nhìn cô gái.
Cha cô ta hỏi Whit có hay không điều kì diệu này. Whit đáp: “Ông hãy hỏi Wendy”.
“Wendy, đó là cái gì?” – ông ta quay sang hỏi con gái. Wendy mỉm cười đáp: “Đó là điều kì diệu!”
Whit bắt tay gia đình và ôm chặt lấy Wendy, dọn những quân bài, anh tạm biệt gia đình. Dĩ nhiên, điều ki diệu anh đã mang đến cho gia đình thì không thể nào quên.

Điều kì diệu xảy ra ảnh hưởng nhiều đến Wendy. Nó không chỉ là cơ hội đem chút “ánh sáng” cho cô và làm cô trở nên đặc biệt trong gia đình, mọi người đều hãnh diện về khả năng của cô với bạn bè mình.
 
Vài tháng sau, khi câu chuyện đã bị quên lãng, Whit nhận được gói bưu phẩm kèm theo một lá thư do Wendy gửi đến. Trong thư, cô cảm ơn Whit vì đã là cô cảm thấy trở nên đặc biệt, giúp cô “thấy” được dù chỉ trong giây lát, cô cảm thấy rất hạnh phúc và cuộc sống còn nhiều ý nghĩa đối với cô. Cô nói sẽ giữ những điều xảy ra như bí mật của riêng mình và sẽ không bao giờ kể với ai. Cuối cùng cô gửi tới anh một bộ bài dành cho người mù để anh có thể đem nhiều hạnh phúc nữa cho những người như cô.
Tại sao Wendy biết được màu của những con bài? Whit chưa bao giờ gặp cô trước khi cô vào nhà hàng và anh cũng không nói trước với cô ta về những quân bài. Và cô ta bị mù thì không thể nào thấy được màu sắc cũng như giá trị của những lá bài. Vậy làm như thế nào?
Whit đã truyền thông tin bằng mật mã của bàn chân từ người này đến người khác mà không dùng lời nói. Khi Whit bắc ghế ngồi ngang với Wendy: “Tôi sẽ đưa một quân bài ra, Wendy, và nó có hai màu hoặc là đỏ, hoặc là đen”, anh đạp nhẹ chân cô ta một cái khi anh nói từ “đỏ” và hai cái khi nói “đen”.
Ngừng một chút để cô hiểu, anh lặp lại điều qui định đó bằng cách: “Tôi muốn cô sử dụng khả năng tinh thần của mình để nói tôi biết màu của lá bài, đỏ (khẽ đạp chân cô một cái) hay đen (đạp hai cái)”. Khi cô nói vâng, anh biết cô đã hiểu mật mã và trò chơi bắt đầu.
Tại sao cô biết được con năm cơ? Đơn giản. Anh đạp chân cô năm lần. Khi anh yêu cầu cô đóan lọai của lá bài là cơ, rô, chuồn, bích, anh khẽ đạp sau khi nói từ “cơ”…

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 14:58:48 bởi Phù vân >
Phù vân 30.07.2013 08:01:02 (permalink)
0




 BÌM BỊP KÊU CHIỀU
( tặng SaoLinh - xuôi về con sóng Tiền Giang )

Từ xuồng bỏ bến sang sông
Chiều nghe bìm bịp kêu trông ngóng người
Tìm đâu tiếng nói giọng cười
Còn đâu sóng vỗ nhịp mười điệu thương

Đèn chao ngọn bấc đêm trường
Gió lay dáng cũ phên lùa hương xưa 
Còn đâu sáng đón chiều đưa
Thương em vò vỏ sớm trưa một mình

Lục bình tým ngát bờ kinh
Gác xiêu cổ tự chày kình nhẹ buông
Chiều nghe bìm bịp kêu buồn
Phù sa đỏ nước mà xuồng xanh rêu

Đình xưa vắng bóng ngọn nêu
Phướng phơ phất gió lạnh lều am tranh
Nhìn đôi sẻ nhỏ chuyền cành
Nhớ người con gái bên mành đợi ai

Giòng đời ngã rẽ chia hai
Giòng sông lặng lẽ miệt mài nổi trôi
Tým màu sim tým núi đồi
Vàng bông điên điển bãi bồi cố hương

Hương cau thoang thỏang cuối vườn
Trúc xanh rợp mát nẽo đường quê em
Cô thôn ngày cũ êm đềm
Tiền Giang ơi nỗi nhớ mềm tâm cang

Chiều nghe bìm bịp kêu vang
Nhớ đàn sáo nhỏ đi hoang chưa về
Ly hương vác mảnh tình quê
Nặng vai thiên lý nhiêu khê phận mình

Mơ ngày thấy lại bình minh
Cờ bay phất phới điêu linh không còn
Tiền Giang một dạ sắt son
Như người xa xứ mãi còn thủy chung

hàn dạ lữ  - chiều nhớ về quê mẹ.29.7.2013
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 14:59:29 bởi Phù vân >
Phù vân 30.07.2013 08:46:42 (permalink)
0





VỀ THÔI
 
 Về thôi nắng tắt bên đồi
Hòang hôn mây tým bồi hồi chân mây
Buông tay thả xuống tháng ngày
Nhớ quên hư ảnh đong đầy xác thân

Sao còn mê mãi phân vân
Về nghe chuông nguyện vang ngân giáo đường
Cuộc trần biết mấy nhiễu nhương
Thương vay khóc mướn tình trường cạn sâu

Dầm thân trong cuộc bể dâu
Đã hoen nhục thể đã đau linh hồn
Lắng nghe khúc hát vô ngôn
Ai phân thành bại ai dồn dại khôn

Quay lưng làm cuộc tẩu bôn
Thiên la địa võng càn khôn đang chờ
Về thôi tỉnh một cơn mơ
Chung tay vẽ lại màu cờ Việt Nam 

bêntrờiphiêulãng. 7.25.2013. phù vân 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 15:00:43 bởi Phù vân >
Phù vân 30.07.2013 11:38:35 (permalink)
0
"Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống II” Thành Công Rực Rỡ

Có thể nói đây là một sinh hoạt âm nhạc truyền thống Việt Nam quy mô nhất; lần đầu tiên tổ chức tại Seattle tiểu bang Washington.

Cali Today News - Vào lúc 07 giờ tối ngày 19 tháng 07 năm 2013, tại Hí Viện Shorecrest Performing Arts Center thành phố Shoreline, cận bắc Seattle, tiểu bang Washington đã diễn ra buổi Lễ khai mạc Đại hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam II do Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Hướng Việt cùng đại diện các nhóm nhạc dân tộc trên toàn thế giới tổ chức. Chương trình đại hội diễn ra trong ba ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Đặc biệt buổi biểu diễn tối Thứ Bảy thu hút  đông đảo khán giả tham dự với cả sự ngạc nhiên và lòng ngưỡng mộ những tài danh hàng đầu của nền âm nhạc truyến thống VN mà người Mỹ gọi là “ Best of the Best”,  trên toàn thế giới qui tụ về trình diễn. Chương trình biểu diễn nghệ thuật với nhiều loại nhạc cụ gồm đàn Tranh, đàn Nhị, đàn Bầu, Sáo, Tỳ Bà, đàn Nguyệt, dàn gõ với Trống, Phách, Mõ, sềnh tiền, Chén và nhạc cụ Tây Nguyên.v.v được phối hợp xử dụng cho từng ca khúc và thể loại trình diễn khác nhau đã làm mọi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
 
 
Tiếp xúc với Dr. Việt Hải trưởng nhóm Hướng Việt và cũng là trưởng ban tổ chức đại hội lần này, để tìm hiểu về chủ đích buổi trình diễn Âm Nhạc Truyền Thống như trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, học tập, và phát huy bộ môn âm nhạc cổ truyền Việt Nam; đồng thời cũng để bảo tồn và phổ biến âm nhạc dân tộc đến với âm nhạc thế giới. Và đây cũng là cơ hội để vinh danh các Thầy Cô tiền bối của Âm Nhạc Dân Tộc.
 
Từ phải: Nghệ sĩ Vân Ánh, thi sĩ Linh Vũ, Nghệ sĩ Việt Hải, Giáo Sư  Ngọc Dung và Nghệ sĩ Bảo Sơn trong ngày khai mạc
Có thể nói đây là một sinh hoạt âm nhạc truyền thống Việt Nam quy mô nhất; lần đầu tiên tổ chức tại Seattle tiểu bang Washington. Ngoài những bậc Thầy của nền âm nhạc truyền thống như Giáo Sư Ngọc Dung, Giáo Sư Phương Oanh, Nhà Giáo- Nhạc Sĩ Phạm Thúy Hoan và Giáo Sư Nguyễn Văn Đời. Ngoài ra còn có các ngôi sao trẻ hàng đầu của nền âm nhạc cổ Việt Nam hiện nay từng đoạt huy chương vàng như Nhạc Sĩ Kim Uyên (Lê Thị Kim), Võ Vân Ánh, Phan Đức Thành, Hải Yến, Thanh Hòa, Thúy Vân.v.v đã tạo nên một đêm Đại Nhạc Hội Âm Nhạc Truyền Thống thành công rực rỡ với những ca khúc và tấu khúc quá tuyệt vời. Đây là một đêm qui tụ thật nhiều tài năng xuất sắc của nền âm nhạc truyền thống VN khiến nhiều người ngạc nhiên và hâm mộ. Chúng tôi rất hân hạnh được cơ hội tham dự từ ngay buổi lễ khai mạc . Đại Hội đã để lại trong lòng chúng tôi nhiều cảm giác mới lạ và nhiều nét độc đáo của âm nhạc Việt. Lẽ ra chương trình này phải được phát triển lớn mạnh hơn trước đây để giới thiệu và hòa nhập vào văn hóa Âu Mỹ. Tuy nhiên vẫn chưa muộn vì với tinh thần đam mê âm nhạc và nghệ thuật, hy vọng giới trẻ hôm nay sẽ cố gắng nhiều hơn để mang những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt giới thiệu và hội nhập vào nền văn hóa đa dạng của thế giới.

 
 
 
Chúng tôi nhận thấy có tài năng trẻ cô Vân-Ánh Vanessa Võ đã bước vào vòm trời Hollywood với âm nhạc truyền thống VN. Cô đã nhận được những giải thưởng lớn với những thành công (Gold Medalist, Emmy Award winner) trong bộ phim “Bolinao 52 -California, USA và nhiều bộ phim khác như “Daughter From Danang”, thắng giải Grand Jury Prize, bộ phim “Sundance Film Festival” được đề cử giải Oscar 2003 phim “A Village named Versailles”.v.v. Hiện cô đang có nhiều hợp tác mang tầm vóc quốc tế trong lĩnh vực âm nhạc. Với tài năng điêu luyện xuất chúng đuợc đánh giá qua các giải thưởng gần đây, Nghệ sĩ Vân Ánh được xem như là người mở cánh cửa nơi hải ngoại cho âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam hãnh diện đóng góp vào vườn hoa muôn sắc của nghệ thuật âm nhạc trên thế giới. 
 


 
 
Trong đêm đại nhạc hội, cô trình bày nhạc phẩm “Vịnh Hoa Đào” do cô sáng tác bằng đàn tranh và song tấu cùng tiếng đàn dương cầm với nhạc sĩ Lannie Triệu rất tuyệt vời. Trong cuộc biểu diễn với tài nghệ thiên phú của cô, người ta có thể cảm nhận được hình ảnh tươi sáng của mùa xuân với vườn đào rực rỡ qua mười ngón tay luyến láy của cô, hay hình ảnh những em bé tung tăng đùa vui trong gió dưới những cánh hoa rơi nhè nhẹ của nắng xuân.
 
Hay một màn biểu diễn độc đáo của bốn ngôi “sao vàng” Nhạc Sĩ Phạm Đức Thành (Bầu), Kim Uyên (Tranh cao), Vân Ánh (Tranh trầm), Hải Yến (bộ Gõ), tất cả đã Ứng Tác, Ứng tấu, một sáng tạo kẻ tung, người hứng trong một giai điệu tuyệt vời, đã làm cả Hội Trường như rơi vào thinh lặng; chỉ còn lại âm thanh của đàn tranh, đan bầu, tiếng đánh nhịp, tiếng trống đan nhau tạo lên một bức tranh âm thanh huyền hoặc. Có nghe mới biết được âm nhạc Việt Nam rất phong phú và đa dạng; mặc dù đã qua bao thăng trầm và ảnh hưởng bởi nhiều nền âm nhạc ngoại, nhưng nét thuần Việt vẫn còn rõ nét. Đặc biệt nhất là tiếng đàn tranh với cung bậc, nhẹ nhàng, thanh thoát, nhún nhảy nghe lạ và khác với các loại nhạc cụ có âm sắc tương tự của Trung Hoa, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Đàn Tranh Việt Nam có những thủ pháp của bàn tay trái, rất quan trọng đó là ngón rung, ngón mổ, ngón luyến v.v. còn bàn tay phải gẩy lên giai điệu của bản nhạc, diễn tả tiếng đàn mạnh, nhẹ, to, nhỏ, tất cả các yếu tố trên đã tạo ra những cung bậc buồn, vui, tức giận, ai oán, dịu dàng, duyên đáng; đó chính là những âm điệu độc đáo khác biệt của đàn tranh Việt.
 
 
Màn biểu diễn độc đáo của bốn ngôi “sao vàng” Nhạc Sĩ Phạm Đức Thành (Bầu), Kim Uyên (Tranh cao), Vân Ánh (Tranh trầm), Hải Yến (bộ Gõ),

 
Đặc biệt tiết mục “Tứ Đại Cảnh”, “Cổ Bản”, “Đảo Ngũ Cung” do ba Giáo Sư âm nhạc Phương Oanh, Thúy Hoan, Ngọc Dung trình diễn đã chinh phục được trái tim của khán giả mộ điệu với ngón đàn điêu luyện của giai điệu ba miền Bắc, Trung, Nam được kết tấu hài hòa, nhịp nhàng đầy quyến rũ theo từng cung bậc thăng trầm, luyến láy mang đậm hơi thở không gian Việt.

 
 
Tiết mục “Tứ Đại Cảnh”, “Cổ Bản”, “Đảo Ngũ Cung” do ba Giáo Sư âm nhạc Phương Oanh, Thúy Hoan, Ngọc Dung trình diễn

 
Một màn trình diễn khác của ngôi sao Hải Yến với nhạc cụ Tây Nguyên (đàn T’rưng) trong bài “Cao Nguyên Chào Mặt Trời” đã làm lòng tôi xúc động, vì cao nguyên Trung phần là nơi tôi có nhiều kỷ niệm từ những giọt rượu cần đến những nguồn âm thanh thiên nhiên, đến những tiếng cồng chiêng, những nhạc cụ thô sơ bằng tre, bằng đá là giai điệu êm nhẹ, bình an của núi rừng bất tận trong cõi lòng tôi. Hôm nay nghe Hải Yến với tài nghệ thiên phú, với bàn tay phù thủy trên những ống tre đã đưa tôi về lại khung trời của núi rừng hùng vĩ năm xưa với một nỗi buồn vui khôn xiết.
 
 
 
Ngôi sao Hải Yến với nhạc cụ Tây Nguyên (đàn T’rưng) trong bài “Cao Nguyên Chào Mặt Trời”

  
Chương trình có rất nhiều tiết mục đặc sắc; rất tiếc chúng tôi không thể trình bày hết được như hợp tấu đàn tranh “Hòn Vọng Phu”, “Lý Con Sáo” cải lương của nhóm Tiếng Hoài Hương, độc tấu đàn tranh “Sang Xuân” của Thúy Vân, Tam tấu đàn tranh “Hội Ngộ Khúc” của nhóm Tre Viêt Ensemble, Đơn ca “Giọng Hò Phương Nam” với Liêu Nguyệt Lan, Vũ “Hái Trà”, “Múa Đũa” “Trống Cơm” song tấu tranh “Nhớ Về Hải Đảo” và “Phù Sa Vũ Khúc” của Hướng Việt Performing Arts Group, độc tấu sáo Giai Điệu Quê Hương với Thanh Hòa.v.v nhưng đặc biệt tiết mục ngâm thơ “Thăng Long Thành Hoài Cổ” với Kim Uyên, Đức Thành và Hải Yến đã để lại trong lòng mọi người một chút bùi ngùi, một chút thương, chút nhớ về quê hương xa xa ngàn dặm của một thời ngựa xe mang dấu hồn thu thảo.
 
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
 
Và một tiết mục khác liên quan đến lịch sử Việt; nhất là trong lãnh vực âm nhạc, đó là thể loại Nhã Nhạc Cung Đình Huế thời triều Nguyễn trong “Tùng Quân & Đăng Đàn Cung” với tất cả nghệ sĩ tham dự đại hội đồng trình diễn, đã làm nhiều người lớn tuổi nhớ về Cố Đô Huế một thời huy hoàng của lịch sử âm nhạc Việt Nam. Nhạc cung đình là một bộ môn duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại cho đến ngày hôm nay vì nhã nhạc Huế có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật.

Ngoài các Giáo Sư tiền bối âm nhạc còn có các nhóm nhạc khác từ nhiều nơi về như: Tre Việt (Canada), Tiếng Vọng Quê Hương (San Jose CA), Phương Ca Oslo (NaUy), Tiếng Hoài Hương (Oregon), Hương Xưa (Houston) và nhóm chủ nhà Hướng Việt. Chúng tôi nhìn thấy mọi người làm việc rất hăng say trong tinh thần phục vụ nghệ thuật rất cao độ, chính vì thế mà đêm Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống đã thành công rực rỡ với nhiều tràng pháo tay hoan hô nồng nhiệt.

Với một đêm Đại Nhạc Hội có tầm vóc, với hằng trăm diễn viên từ nhiều nơi qui tụ về, với những tài nghệ khác nhau, với hằng chục tiết mục từ các thể loại hòa tấu, độc tấu, tốp tấu, múa, đơn ca.v.v mà thời gian rất giới hạn để tập dợt với nhau, đó chính là một thách thức lớn. Cuối cùng thì sân khấu, âm thanh, ánh sáng được hoàn chỉnh tuyệt vời ngoài dự tính và nhất là kết quả sau cùng của một đêm Đại hội âm nhạc truyền thống dân tộc thành công trên mọi mặt; đồng thời đã để lại trong lòng mọi người những hình ảnh Quê hương tuyệt đẹp và những tình tự dân tộc khó quên.
 
 
 
Nhóm Hướng Việt trong màn múa nón đặc sắc
 
 
Chương trình khai mạc cũng như kết thúc đã để lại một dấu ấn tuyệt vời đầy ý nghĩa của đêm Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 2  tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ rất long trọng, đầy nghệ thuật và nhiều nét đặc trưng văn hóa Việt. Với hùng hậu diễn viên vừa Thầy, vừa trò, vừa những ngôi sao trẻ sáng chói âm nhạc hiện nay hải ngoại, đã tạo thành một bức tranh âm thanh màu sắc tuyệt dịu, lung linh hồn non nước Việt.

Một nét đặc biệt khác trong phần cuối chương trình ngày thứ Bảy: Giáo Sư Phương Oanh và Việt Hải đã làm hý viện bừng lên một sức sống tươi vui qua nhạc phẩm “Yêu Đàn Yêu Người” Giáo Sư Phượng Oanh đã hướng dẫn mọi người ca theo một đoạn ngắn do cô soạn thảo “....Vui ca hát đêm nay, cung đàn lời ca chứa chan mãi ân tình. Rồi ngày mai xa cách đôi đường. Bầu tranh sáo ngân ca, quê mẹ xa cách trùng mãi ghi lòng. Đường dầu xa gian khổ vẫn bền....”.Sau đó mọi người cùng ca theo với các nghệ sĩ hòa theo tiếng vỗ tay đánh nhịp thật rộn ràng vui nhộn.

Cũng trong dịp Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 2, Ban Tổ Chức cũng trao Plaques, hoa và quà lưu niệm đến các Thầy Cô để tỏ lòng biết ơn của đạo nghĩa Thầy trò.
 
 
 
 
 
 
giới truyền thông và và quý đồng hương quan tâm đến văn hóa dân tộc có mặt tham dự đại hội
 
  
Chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam lần 2 trong ba ngày đã kết thúc vào ngày Chủ Nhật 21 tháng 07/2013 với sự lưu luyến chia tay của khán giả. Ngoài phần trình diễn các tấu khúc làm khán giả thích thú, say mê còn có phần thuyết trình về âm nhạc Việt để mọi người tìm hiểu về tinh hoa và những nét đặc thù của nhạc Việt trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Đồng thời Ban Tổ Chức cũng kêu gọi sự trợ giúp của mọi tầng lớp để phát triển âm nhạc dân tộc Việt, nuôi dưỡng một thế hệ nghệ sĩ mới cho nền nghệ thuật nước nhà.
 
 
 
Ngày bế mạc với phần trao bằng tri ân của ban tổ chức cho các ân nhân yểm trợ đại hội


Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống kỳ 2 năm nay đã để lại trong lòng mọi người một ấn tượng về giai điệu âm thanh huyền hoặc, mà ít có cơ hội chúng ta được thưởng thức. Một bức tranh được vẽ bằng những nốt nhạc, bằng phím đàn, bằng những giai điệu ngũ âm của một quê hương bên kia bờ đại dương với ruộng đồng, với đàn cò trắng, với dòng sông, mái rạ của ngày tháng yên bình xưa cũ.
 
Linh Vũ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 14:49:55 bởi Phù vân >
thiên thanh 31.07.2013 15:38:20 (permalink)
0
Quê Hương và Tình Yêu trong dòng nhạc Lam Phương
(tiếp theo & hết)

 
Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền Tân Nhạc Miền Nam, đã thành danh ngay từ khi còn ở dưới tuổi đôi mươi! Sở dĩ nhạc của anh được nhắc nhở nhiều vì lời ca lãng mạn mà bình dị khiến cho ai nghe qua khó quên. Anh được rất nhiều người yêu mến, không chỉ vì anh có những bản nhạc nổi tiếng mà quan trọng hơn vì anh là một người hiền hoà, khiêm tốn nên chiếm được cảm tình của mọi giới khán thính giả.

..... Giống như nhiều người khác khi đào thoát khỏi Việt Nam tìm Tự Do sau ngày 30-04-1975 và đã được tỵ nạn tại đệ tam quốc gia anh bảo lãnh vợ là Túy Hồng sang đoàn tụ. Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân giữa LP và Túy Hồng tan vỡ. Lời nhạc của anh từ đó bắt đầu hiện rõ nét chua xót, đắng cay như bài "Tình Vẫn Chưa Yên" chẳng hạn.

Sự ngao ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến cho Lam Phương, từ một người hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn đã thay đổi cảm xúc và có những lời nhạc thống thiết, uất ức lẫn oán trách, chẳng hạn như trong tác phẩm "Lầm":

Anh đã lầm đưa em sang đây để đêm thường nghe tiếng thở dài
Thà cuộc đời yên trong lòng đất được trở về tiếng khóc ban sơ
Hơn là mang kiếp mong chờ

Anh đã lầm đưa em về đây cho tâm hồn tan nát từng ngày
Cùng điệu nhạc lâm ly huyền bí Dìu lòng người sang chốn đam mê
Đưa anh vào khổ lụy hôm nay ....


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=J3hvrl5hhfo[/YouTube]


Sau sự đổ vỡ này, LP đã sống những chuỗi ngày thật đau khổ. Tình yêu vụt bay, tất cả đối với LP chỉ còn là kỷ niệm và anh đã cho ra đời nhạc phẩm Như Giấc Chiêm Bao:

Còn những gì ? Tình mười năm đó
Lệ biệt ly, tan nát người đi
Lời trùng dương, đêm đêm vỗ về
Trong muộn thề ... từng cánh bay đi
Còn những ngày, mặn nồng ân ái
Người vội quên hay cố vùi chôn
Kỷ niệm xưa, câu ca êm đềm
Biết người còn ghi thắp trong tim

Bây giờ mình đã xa nhau, thương anh nước mắt tuôn trào
Mười năm yêu đó ...
Như cơn mưa rào, như giấc chiêm bao


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=i4QUPZ8j7X8[/YouTube]



Trong sự khủng hoảng tình cảm nói trên, nhạc sĩ Lam Phương đã sống những chuỗi ngày mang nặng đau buồn. Nhưng cũng nhờ "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" đó mà anh đã cho ra đời nhiều ca khúc tình cảm thật đặc sắc khác. Lam Phương từng cho biết là nguồn cảm hứng thường đến từ tâm tư của chính anh và điều quan trọng nhất là cần sự yên tịnh để tập trung tư tưởng, mặc dù anh có thể sáng tác vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Theo nhạc sĩ Lam Phương, trong cái thế giới yên lặng đó anh đã sống thật với những cảm nghĩ của mình khi đối diện với hoàn cảnh bẽ bàng và tìm sự giải tỏa nỗi buồn qua âm nhạc, chứa đựng những lời lẽ phản ảnh đúng con tim anh như qua ca khúc “Một Đời Tan Vỡ" chẳng hạn:

Tình ơi ...
Tình một đời thì mang lừa dốí
Còn tình một đêm sớm bỏ ra đi
Trở về tìm đường xưa chung lối
Chỉ gây khổ thêm mà thôi 
Thà cuộc đời như con nước đưa bèo trôi
Lúc có lúc không cũng vậy thôi
Từ đây sẽ vắng câu mộng mơ xa vời
Đây đó cho qua một kiếp người !


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=jVVcomL1M3Q[/YouTube]


Tuy nhiên "sự thất tình" của anh không lâu lắm. Thời gian sau, Lam Phương đã tìm được nguồn an ủi bởi một cuộc tình khác, kéo dài cho đến ngày hôm nay. Người vợ sau tên Diệu của anh đã khiến cho Lam Phương tìm lại được nguồn sống mới, hàn gắn vết thương lòng tưởng như không bao giờ lành được và dần dần quên đi những đắng cay từng dày xéo tâm hồn anh trước đó. Cũng từ đó cuộc sống cuả Lam Phương rộn rã hẳn lên kể “Từ Ngày Có Em Về”, tựa đề một nhạc phẩm rất nổi tiếng:

Từ ngày có em về, nhà mình toàn ánh trăng thề
Giòng nhạc tình đang tắt lâu, tuôn trào ngọt ngào như giòng suối
Anh yêu phút ban đầu, đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu
Trong mắt em buồn về mau, em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau
...
Giờ mình có nhau rồi, đời đẹp vì tiếng em cười
Vượt ngàn trùng qua bể khơi, dắt dìu cùng về căn nhà mới
Ta xây vách chung tình, nhiều chông gai có tay mình
Xin cảm ơn đời còn nhau, xin ghi phút ban đầu bằng bài tango cho em
(Bài Tango Cho Em)

 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=UXk2th1j8-M[/YouTube]
 

Tình yêu là đề tài có thể nói được hấu hết các ca nhạc sĩ khai thác trên lãnh vực văn học nghệ thuật. Chuyện tình của LP thì coi như chiếm rất nhiều chỗ trong lòng, trên những dòng nhạc và lời ca, phần lớn là buồn bã, đau thương, khắc khoải, đợi chờ... như: Trên Đỉnh Đau Thương, Phút Cuối, Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi, Tình Vẫn Chưa Yên ... Cũng nhờ đó mà anh đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mà điển hình là bài "Một Đời Tan Vỡ". Tuy nhiên kể từ khi Lam Phương tìm được nguồn hạnh phúc mà đối với anh là một cuộc “Tình Đẹp Như Mơ”. thì dòng nhạc của Lam Phương trở nên dồi dào, tha thiết hơn, trong đó có “Cỏ Úa” , “Một Mình” v.v...


[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=O7JFDwq3F90[/YouTube]


Năm 1995 anh rời Pháp trở về định cư ở Hoa Kỳ.

Cuối thập niên 90, đầu năm 1999 Lam Phương bị bệnh tiểu đường và có lượng cholesterol cao.

Ngày 13 tháng 3 năm 1999, do biến chứng của bệnh tiểu đường, anh đã phải vào bệnh viện cấp cứu và từ đó LP bị liệt nửa người. Cho đến nay, mặc dầu được điều trị nhưng tình hình sức khỏe của anh khá bấp bênh. Biến cố này đưa Lam Phương về lại với nỗi bi quan vốn đã đeo đuổi theo anh từ thuở còn thanh niên.

Theo tin mới nhất bằng điện thư từ nhạc sĩ Cao Minh Hưng cho biết sau lần cùng với Quý vị trong "Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ" - như ns Anh Bằng, giáo sư Lê Văn Khoa, nhà văn Việt Hải, nữ nhạc sĩ Diệu Hương ...- và thân hữu viếng thăm nhạc sĩ Lam Phương cuối năm 2010 vừa qua thì anh LP hiện tá túc tại nhà người em rể và đang được chăm sóc bởi vợ chồng người em gái. 


Hình: Thành viên Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và thân hữu viếng thăm NS_Lam Phương





Tóm lại, sự nghiệp của Nhạc Sĩ Lam Phương gồm trên 200 tác phẩm trải dài trong một thời gian gần 50 năm với một nét nhạc rất bình dị, chân thành và mộc mạc. Qua đó Anh đã đóng góp những tác phẩm có giá trị nhất định mà người đời ghi nhận, một công trình lớn lao trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam trong hơn bốn thập niên qua (cho đến khi không sáng tác được nữa vì bạo bệnh!).

Xin được nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu cuả nhạc sĩ Lam Phương: Chiều Tàn, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Phút Cuối, Buồn Mà Chi, Biết Đến Bao Giờ, Kiếp Tha Hương, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, Tình Vẫn Chưa Yên, Một Đời Tan Vỡ , Từ Ngày Có Em Về, Tình Đẹp Như Mơ , Cỏ Úa , Một Mình , Tình Bơ Vơ , Thu Sầu, Duyên Kiếp, Thao Thức Vì Em (Em là tất cả), Thành Phố Buồn, Mưa Lệ, Tiễn Người Đi, Biết Đến Bao Giờ , Đêm Tiền Đồn, Ngày Hạnh Phúc .... Nhưng những bản nhạc của LP có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 thì phải nói đến: Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư và Nắng Đẹp Miền Nam. Các thế hệ ca sĩ nổi tiếng đều trưởng thành theo dòng nhạc trữ tình của Lam Phương.

Còn rất nhiều bản nhạc thật hay và trữ tình của nhạc sĩ Lam Phương. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết trong bài tạp ghi để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ gói ghém những bài hát chan chứa "Tình Yêu" và đượm tình "Quê Hương" của Lam Phương đã được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại sau đó.

Lam Phương là người nhạc sĩ tài danh được đánh giá cao như là một trong những nhạc sĩ sáng chói của Việt Nam với năng khiếu về âm nhạc và có một tâm hồn nhiều xúc cảm để sáng tác!


* Lê Ngọc Châu
(Germany, Munich_20-01-2011)


Tài liệu tham khảo: 
- Wikipedia và Internet.
- Lời Nhạc góp nhặt từ Internet
 
(bài nhận qua email từ chính tác giả )
youtubes do thiên thanh lụm lụm trên internet

thiên thanh 31.07.2013 15:57:54 (permalink)
0

 
Cuốn sách và giỏ đựng than
 
 
Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
 
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
 
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
 
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
 
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
– Ông xem này . Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư… – Ông cụ nói – Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

 
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy
 
 
(lụm lụm trên net)
Phù vân 01.08.2013 01:57:07 (permalink)
0


 


K H U YẾ T

Vắng nhau một nửa đời nhau khuyết
Một nửa vầng trăng đơn lẻ loi
Một nửa tà huy rơi đáy vực
Một nửa dòng tơ đứt giữa guồng

Vắng nhau một nửa đời nhau khuyết
Một nửa vòng tay xiết rã rời
Một nửa bờ môi hời hợt khép
Một nửa thi vần hẹp ý gieo

Khuyết gió còn đâu dáng liễu reo
Khuyết sao u tối nẽo ngân hà
Khuyết mưa che nhạt vòm nắng hạ
Khuyết nhạn đường mây thả khói sương

Vắng cha vắng cả một trời thương
Vắng mẹ lời ru cánh võng buồn
Vắng giọng vạc sành than đêm tối
Vắng dòng sông cạn mạch dừng trôi  

Khuyết bạn tìm ai cạn chén bôi
Mảnh dư đồ rách lấy chi bồi
Ai đêm cùng thức năm canh đợi
Thắp sáng giang hà ngọn đuốc khơi


 31.7.2013. hàn dạ lữ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 02:42:03 bởi Phù vân >
Phù vân 01.08.2013 02:53:57 (permalink)
0



GIÒNG SÔNG BĂNG

giòng sông không chảy nữa
không chảy nữa đã bao năm
giấc trầm kha mệt nhòai cũng đổ kềnh trên hoang tàn bến bãi 
tất cả chỉ còn là trầm tích
lặng yên lắng đọng đáy hanh hao
tim hóa thạch
máu bện nên những sợi xích rỉ mòn
nghiến rách niềm tin và hy vọng 
rên xiết nổi trôi chập chùng dư vị mốc đắng liêu xiêu bềng bồng
vùng vẫy vô vọng với rong rêu cát đá trên thân
vết nứt chẳng bao giờ xóa mờ khe hở khổ đau di hận
tổ quốc giang san, chiến tranh thành bại... tất cả đã mờ dưới giòng sử thi u tịch
khi giòng sông đóng băng, tất cả chẳng còn gì 
khi trái tim khép lại, tất cả chẳng còn gì
khi đôi mặt nhắm lại, tất cả trở về từ khởi điểm
mở ra đi cho tâm thức bước vào
dẫm chân lên cái lạnh của giòng sông
để thấy và để biết thế nào là cô đơn, cái gì là thống khổ
tại sao ta mất nước để bây giờ lưu vong
giòng sông ký ức không chảy nữa, đóng băng tự trong lòng
giòng sông băng! nơi ấy, ta còn lại gì?
nỗi đau!
và tuyệt vọng!
thế thôi!
ừ... 
chỉ thế thôi!
cũng đủ.

 6.24.2013. phùvân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 03:12:45 bởi Phù vân >
Phù vân 01.08.2013 04:56:15 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

THÀNH PHỐ DƯỚI ĐÁY BIỂN
 

1. Nhà khoa học Franck Goddio và nhóm thợ lặn đang kiểm tra một bức tượng Pharaoh. Bức tượng làm bằng đá hoa cương màu đỏ có chiều cao hơn 5 mét, được tìm thấy gần ngôi đền lớn của Heracleion dưới đáy biển.
 

 
 
2. Phần đầu của một bức tượng khổng lồ bằng đá hoa cương đỏ trong đền thờ Heracleion. Đây là hình ảnh thần Hapi, vị thần lũ lụt của sông Nil, biểu tượng của đất đai màu mỡ trù phú.



 
 
3. Các nhà khoa học đang trục vớt bức tượng thần Hapi cao 5,4m bằng đá granite đỏ. Đây là bức tượng lớn nhất từng được tìm thấy của vị thần này.
 


 
4. Nhiều bức tượng lớn và mảnh vỡ của một bia đá khổng lồ được trục vớt lên xà lan. Các bức tượng của Pharaoh, hoàng hậu và thần Hapi có niên đại thế kỷ 4 TCN còn bia đá vào khoảng thế kỷ 2 TCN.



 
5. Mẫu vật bằng vàng (11 x 5cm) được tìm thấy ở phía Nam Heracleion, trên đó là đoạn văn bản chữ Hy Lạp có nội dung như là một tầm ngân phiếu vào thời đại của vua Ptolemy III (246-222TCN) về việc xây dựng.

 
6. Bức tượng đồng của Osiris, một vị vua bị ám sát nhưng sau đó đã hồi sinh. Nó được trang trí với vương miện Atef cùng đôi mắt được làm nổi bật bằng vàng ròng.

 
7. Một nhà khảo cổ đang đo bàn chân của bức tượng đá khổng lồ được phát hiện tại khu vực Heracleion trong vịnh Aboukir.



 
8. Chiếc đèn dầu bằng đồng có niên đại khoảng thế kỷ 2 TCN, được phát hiện trong đền thờ Amun.



 
9. Franck Goddio bên tấm bia đá khắc chữ cao 1.9m được xây dựng bởi Nectanebo (378-362 TCN). Tấm bia này trông tương tự như tấm bia Naukratis nổi tiếng trong bảo tàng Ai Cập tại Cairo.


 
10. Tấm bia này được coi là bằng chứng rõ ràng về việc đây chính là thành phố Heracleion được nhắc đến trong huyền thoại và các thư tịch cổ.

 
11. Các nhà khoa học đang kiểm tra một phiến đá được khảm những miếng vàng có niên đại vào khoảng thế kỷ 6 – thế kỷ 2 TCN.



 
12. Một đồ dùng bằng vàng có tên gọi là Phiale được phát hiện tại di chỉ Heracleion. Phiale là những chiếc đĩa nông thường được dùng để chứa đồ uống hay lễ vật trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại.


 
13. Một trong những bức tượng còn nguyên vẹn nhất tại đây là bức tượng bằng đá đen của nữ hoàng Ptolemy trong trang phục giống như hình ảnh của nữ thần Isis.


 
14. Còn đây là một bức tượng của hoàng hậu Ptolemaic bằng đá granit đỏ. Bức tượng có kích thước 490cm và nặng chừng 4 tấn.

 
15. Các nhà khảo cổ đang tiến hành trục vớt bức tượng của thần Hapi cao 5.4m và cũng được làm bằng đá granit đỏ.


 
16. Trải qua hơn 2 ngàn năm chìm dưới đáy sâu của Địa Trung Hải, những bức tượng tuyệt vời này mặc dù đã phị hư hỏng phần nào nhưng vẫn còn cho thấy được vẻ uy nghi của chúng.


 
 17. Bức tượng cao 5 mét này đã bị bùn đất dưới đáy biển vùi lấp hoàn toàn, chỉ còn trồi lên phần đầu tượng bị rêu mốc và san hô phủ kín
 
 
18. Hình ảnh thần Hapi vẫn đứng sừng sững dưới đáy biển suốt hàng ngàn năm qua như minh chứng cho sự bất diệt của lịch sử và văn hóa.

 
19. Sau hàng ngàn năm ngủ yên dưới đáy biển tối tăm, phần đầu đã bị rời ra của một bức tượng Pharaoh khổng lồ lại được đón ánh nắng mặt trời.



 
20. Một bức tượng bằng đồng của vi Pharaoh triều đại thứ 26 được tìm thấy tại đền thờ Amon ở Heracleion. Hình ảnh nhà vua cởi trần và mặc váy là trang phục truyền thống rất đặc trưng của các Pharaoh.

 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2013 15:03:08 bởi Phù vân >
Phù vân 02.08.2013 00:12:04 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 

Tục hiến trinh tiết thiếu nữ cho... trâu thời cổ đại

Trong lịch sử nhân loại, trinh tiết được xem là “món quà” để hiến tế cho thần linh, tăng lữ,… thậm chí là cho trâu.

Hiến tế trinh tiết cho trâu
 
Ai Cập cổ đại được xem là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất trên trái đất. Nền văn minh Ai Cập cũng đã tạo ra những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo mà một trong số đó chính là tục hiến trinh cho trâu.
 
Tập tục hiến trinh kì lạ này của người Ai Cập xuất phát từ phong tục sùng bái thần Kim Ngưu của người Ai Cập cổ. Kim Ngưu vốn là tên dùng để chỉ một loại trâu với bộ lông vằn đặc trưng. Theo truyền thuyết của người Ai Cập xưa, loài trâu này chính là hóa thân của bộ phận sinh dục của một vị thần.

 
Những con trâu này sau khi được sinh ra sẽ được đưa đến cho các thầy tư tế nuôi nấng vô cùng cẩn thận với chế độ chăm sóc, ăn uống đặc biệt. Khi những con trâu này được 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đưa vào một ngôi miếu có tên là miếu Kim Ngưu. Con trâu này sẽ ở đây trong 40 ngày. Và trong thời gian đó, một lễ hiến trinh kì lạ sẽ xảy ra trong chính ngôi đền Kim Ngưu.
 
Khi con trâu ở trong miếu Kim Ngưu sẽ không có một người đàn ông nào được phép đi vào trong miếu. Chỉ có những người con gái còn trinh tiết mới được phép vào trong miếu và để thực hiện lễ hiến tế trinh tiết cho vị thần đáng kính của họ.
 
Những người con gái này sẽ khỏa thân, đi vào trong miếu và dâng hiến cho con trâu trinh tiết của mình. Lần lượt từng người con gái sẽ làm điều này với một niềm tin sâu sắc rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tôn giáo của mình. Bản thân các thiếu nữ Ai Cập cũng luôn coi tập tục hiến trinh này là một điều cao quý và thiêng liêng dành cho họ.
 
Tục hiến tế trinh nữ của người Maya
 
Theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do thủy thần nổi giận. Để vị thần trở nên vui vẻ, họ đưa vào giếng một cô gái đồng trinh 14 tuổi. Người xưa quan niệm rằng, cô gái khi được vứt vào giếng sẽ trở thành người hầu của thủy thần, được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống an nhàn.

 
Ngay cả những khi thời tiết ổn định, không hạn hán hay thiên tai, giới tăng lữ ở Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để cám ơn Thủy thần. Người dân khắp nơi kéo đến tập trung ở ngôi miếu thần cạnh giếng phép. Ngôi miếu này dài 60 m, cao 30 m, trong miếu khắc hình của thủy thần - một con rắn có cánh.
 
Cô gái được tuyển chọn mặc một bộ đồ lộng lẫy, ngồi đợi trong miếu. Đứng cạnh cô gái là nhiều chàng trai khỏe mạnh khoác trên mình bộ giáp vàng, sẵn sàng đưa cô dâu của thần mưa tới giếng thánh “an toàn”.
 
Buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc rạng sáng, “cô dâu” của thủy thần được đặt trong kiệu hoa và được các pháp sư làm phép, chúc phúc. Cô gái còn phải uống một thứ nước ma thuật giúp an thần, giữ bình tĩnh. Đoàn người sẽ rước cô gái tới giếng thánh trên con đường dài 400 m.
 
Khi tới nơi, cô gái trẻ bị các chàng trai vệ sĩ tung lên không trung rồi rơi tự do vào giếng thánh. Lúc này tiếng trống nổi lên, đám đông sẽ nhảy múa hát hò, những người giàu có sẽ ném vàng bạc, châu báu xuống giếng để cầu xin sự bình an.
 
Hiến trinh cho thầy tế, tăng lữ
 
Tại Ấn Độ, trong xã hội, tăng lữ, thầy cúng có vị trí và vai trò rất quan trọng. Họ được xem là những người đại diện cho thần linh, cầu nối giữa các vị thần với những con người phàm tục. Tăng lữ, thầy cúng sẽ có trách nhiệm lắng nghe, truyền đạt lại những yêu cầu của thần linh với con người. Ngược lại, họ là những người sẽ dâng lên thần linh lời thỉnh cầu con người mong muốn.Vì thế, vị trí của các tăng lữ, thầy cúng luôn được nhấn mạnh trong từng phong tục, tập quán của người Ấn.

 
Trong tục hiến trinh tiết của người con gái Ấn, tăng lữ và thầy cúng là những người đứng ra, thay mặt cho thần linh để đón nhận sự dâng hiến trinh tiết của những người con gái trong trắng. Sức mạnh của phong tục kì lạ này còn được thể hiện qua sự tác động của nó đối với tầng lớp quý tộc trong xã hội Ấn Độ. Thông thường, tầng lớp quý tộc vẫn được coi là một cấp cao hơn so với những thành phần khác trong xã hội Ấn Độ.
 
Tuy nhiên, trong phong tục hiến tế gái trinh cho các tăng lữ, thầy cúng thì tầng lớp quý tộc cũng không phải là ngoại lệ. Phong tục này còn được áp dụng luôn với cả các bậc vua chúa. Theo tục lệ này, sau khi quốc vương tổ chức lễ cưới với hoàng hậu thì trong thời gian ba ngày đầu tiên, quốc vương không được tiếp xúc thân thể với hoàng hậu.
  
Vào ngày thứ ba, nhà vua sẽ phải tự nguyện dâng hiến đêm đầu tiên của hoàng hậu cho vị tăng lữ cao cấp nhất trong giới tăng lữ. Chỉ sau khi thực hiện nghi lễ tự nguyện này, nhà vua mới có thể chính thức có quan hệ thể xác với hoàng hậu. Như vậy, đủ thấy sức mạnh của tầng lớp tăng lữ, thầy cúng trong cuộc sống tâm linh của người dân Ấn Độ.
 
TheoNguoiduatin


 


Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 14 của 58 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9