GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 343536 > >> | Trang 36 của 58 trang, bài viết từ 526 đến 540 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 01.02.2014 21:40:37 (permalink)
0




Trước thềm năm mới dzuylynh và bằng hữu Tạp Kỹ Quán Giai Điệu Phù Trầm
THÂN CHÚC BDH/VNTQ
QÚY THI HỮU, VĂN NGHỆ SỸ
QÚY KIM BẰNG ẨN DANH THƯỜNG XUYÊN ĐỌC VÀ CỔ ĐỘNG GDPT
MỘT GIÁP NGỌ VẠN SỰ NHƯ Ý
 

***

(xin bấm lên ảnh để nghe bài thơ)
   https://app.box.com/s/fbgd0mzds7l6cie6qlpj

ĐAN ÁO TÌNH THƠ
thơ đônghương|diễn ngâm dzuylynh

ngồi đan áo ấm Xuân anh
mà quên may áo ngự hàn cho em 
buốt ngày, buốt cả lẫn đêm
hai giòng mưa, gió tạt mềm cả tim
*
mùa Đông nhảy xổ lên thềm
quấn qua quấn quýt nghiêng rèm tuyết bay
dấu chân cánh én lạc bầy
trong đêm trừ tịch, giẫm đầy sương sa
  *
trời mình tầm quá người ta
bên ni- bên nớ dặm xa mấy ngàn?
lập đông, môi gió bồn chồn
thổi không nhanh được chiếc hôn em chờ
 *
em ngồi đan áo tình thơ
cho mau kịp tối giao thừa tặng anh
xin đàn hải điểu bay nhanh
sợ đêm mai Tết quà em trễ giờ...
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2014 18:44:54 bởi dzuylynh >
thiên thanh 02.02.2014 20:43:16 (permalink)
0



Giáp Ngọ 2014
 
kính chúc Quê Hương Việt Nam ngày mai không còn cộng sản

kính chúc bố lynh cùng các quý bạn, các quý khách xa gần, ẩn hiện của Giai Điệu Phù Trầm
một Giáp Ngọ đầy sức khỏe, niềm vui và vạn sự cát tường

  


dzuylynh 03.02.2014 05:57:12 (permalink)
0



 
(xin bấm lên ảnh để nghe bài hát)       

MƯA XUÂN NGANG LŨNG HOA VÀNG
sáng tác | trình bày Dzuylynh
album Cánh Thiên Di
( tặng cecile.linhvũ.nghinhnguyên.senđất.dohop.càna.cátly.tócnâu.marie.thúylan.đônghương.saolinh.màuhoakhế.chiềubuồn )
 
đâu một nhành mai vàng đầu năm cũ ?
đâu người thôn nữ với nụ tầm xuân
ba mươi chín mùa qua sống đời luân lạc
biết đến bao giờ mới thấy xuân sang?

nghe giọt mưa ngang thung lũng hoa vàng
buổi sáng mồng ba chén trà trở nhạt
quạnh quẽ phương xa nhớ về quê nhà
Mẹ Việt Nam ơi ! biết đến bao giờ...

tuyết trắng trời Âu xuân chào lưu khách
đào hồng bắc Mỹ gió lạnh đầu đông
Canada buồn rừng phong xơ xác
thương những đứa con xa lâu qúa chưa về

đâu một vạt mưa đầu xuân quê cũ
đâu giàn thiên lý năm cánh đơm hoa
gần bốn mươi năm lữ khách xa nhà
biết đến bao giờ mới thấy xuân sang?

nghe vạt mưa ngang thung lũng hoa vàng
buổi sáng mồng ba tách cà phê đắng
khói thuốc ngổn ngang nỗi niềm cô quạnh
ngóng về quê mẹ trăm vạn sầu thương ...

mưa Xuân sáng mùng ba Tết Giáp Ngọ. San Jose CaliforniaFeb2.2014.dzuylynh

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2014 18:39:05 bởi dzuylynh >
dzuylynh 04.02.2014 02:14:21 (permalink)
0



(xin bấm lên ảnh để nghe bài hát)


 RU VỀ PHẬN NGƯỜI
 Lời Nguyễn Hải Hà | Nhạc & trình bày Dzuylynh
 ( cho Người da vàng lưu vong )

Ngày giá buốt... con tim mù
Lời thì thầm của tiếng mộng du
Ru về cuộc đời phận kiếp lưu vong
Ru lời thật thà ngày tháng long đong
Ru trầm mộng mị về giữa hư không tháng ngày...

Ngày nắng cháy... đôi vai trần
Người ngồi chờ từng tiếng nỉ non
Ru về phận người sỏi đá trông mong
Ru về tình người từ đáy sông khô
Bên lề cuộc trần còn ngóng mưa xa cuối nguồn...

Ta mang nặng tình sầu chờ dấu cưu mang
Qua trăm nghìn đèo rừng núi cheo leo
Đêm sâu vực thẳm ngồi nhìn bóng xuôi tay ngậm ngùi
Ngày hấp hối trăm năm về
Lời cỏ dại mọc nhánh từ tâm
Cho đời tủi nhục hạnh phúc mong manh
Cho đời bội bạc còn chút ăn năn
Mai còn gặp lại hỏi lòng còn nhớ những chuyến xe qua bụi mờ...

mùngbốntếtgiápngọ.feb32014.hảihàdzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2014 04:58:25 bởi dzuylynh >
Phù vân 05.02.2014 01:57:52 (permalink)
0
CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM
Câu chuyện đầu xuân: Văn hóa Việt trong vận khí suy vong


Thụy My
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.
***
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?
Không khí đường phố cũng uể oải và bải hoải. Chỉ sát Tết người dân mới có chút tiền để mua sắm, nhưng ở nhiều tụ điểm mai và đào vẫn ế chỏng chơ. Khách hàng đã và đang quay lưng với thị trường như một dạng văn hóa phủ nhận trong kinh doanh.
Đã đến lúc người dân không thể mặc định sắc màu của nền văn hóa dân tộc như những báo cáo tô hồng của chính phủ về nền kinh tế hay những nghị quyết của đảng về đường lối kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội đến hết thế kỷ 21. Hiện tại được dẫn dắt bởi quá khứ, và tương lai lại được quyết định bởi những gì trong hiện tại.
Quá khứ đó, chúng ta thấy cái gì? Năm 2013 chứng kiến những trận hôi của vĩ đại chưa từng thấy ở một số địa phương, cuộc tranh cướp bánh sushi trong một nhà hàng ngay tại thủ đô, cho dù không thể cho rằng tất cả những người tranh giành đều đói khát và đất nước cũng chưa đến thời đói kém…
Những hiện tượng xã hội đó đang góp phần triệt tiêu nhanh chóng khẩu hiệu của đảng “xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Tương tự, điều lạ lùng là trong mấy năm gần đây, chẳng mấy cơ quan tuyên giáo và dân vận còn nhắc tới khẩu hiệu này. Vì sao vậy? Đơn giản là thực tiễn đã trở nên tồi tệ đến mức giới chức đảng lẫn chính quyền không thể cứ mãi tự ru ngủ mình và mị dân xã hội bằng những lý lẽ một chiều đã bị thực tế bào mòn đến tận chân gốc. Dù luôn bị ăn sâu tâm lý thành tích, ít nhất họ cũng phải tự rung động một nỗi xấu hổ tối thiểu nào đó chứ!

RFI
 : Những giá trị truyền thống của ông cha như « Giấy rách phải giữ lấy lề », « Một câu nhịn chín câu lành »…dường như đã bị thay bằng sự vô cảm, tâm lý mạnh được yếu thua. Ngày nào đọc báo cũng đều thấy những tin được gọi là « cướp, hiếp, giết », người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau, thậm chí mạng người có thể bị mất đi vì những lý do rất nhỏ nhặt. Thưa anh, phải chăng đạo đức xã hội đang rơi xuống tận đáy ?
Khi xảy ra cái chết ở thẩm mỹ viện Cát Tường tại Hà Nội vào năm 2013, một quan chức cao cấp ngành y tế đã phải thốt lên rằng đạo đức và y đức đã xuống đến đáy. Nhưng tôi cho là tất cả vẫn chưa phải tồi tệ nhất. Cái tồi nhất nằm ở phía trước, ở thì tương lai đầy sương mù và dưới vực thẳm, mà chế độ này và phần lớn dân chúng vẫn chưa hình dung hết.
Phía trước ấy là một cuộc tha hóa vĩ đại của toàn bộ nền văn hóa. Tuân theo quy luật vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định văn hóa và bất kỳ khi nào nền kinh tế lao vào hố sâu khủng hoảng, đời sống sẽ trở nên thiếu thốn và đói kém đến mức một bộ phận dân chúng sẵn sàng giết nhau để sinh nhai.
Lịch sử đã chứng minh hết sức cận kề ở một quốc gia đông dân nhất thế giới, chính là Trung Quốc trong thời Cách mạng văn hóa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó có đến 30 triệu người bị chết không chỉ bởi vô số cuộc thanh trừng, mà còn bởi đất nước này đã rơi vào thảm trạng đói kém đến mức tại một số nơi người dân đã phải ăn nhau để cầm hơi. Đó chính là điều tồi tệ phi nhân tính nhất, mà một nền văn hóa suy đồi đến tận cùng có thể mang lại.
Năm 2013 đã trở nên một đặc tả khá kinh khủng, trên bức tranh khốn quẫn của nền văn hóa đang lao dốc và còn chưa tìm thấy đáy ở Việt Nam. Cùng với cái gọi là nền văn hóa tham nhũng chưa từng thấy ở đất nước này, khắp nơi trong xã hội đã diễn ra cảnh cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau, thầy đánh trò và trò giết thầy, nạn cướp của và hiếp dâm nổi lên khắp nơi. Cường hào ác bá cũng hoàn hành tàn lộng và bất chấp đạo lý. Nhưng nghịch lý ghê gớm là kinh tế càng suy thoái, người giàu lại càng giàu. Không biết bao nhiêu quan chức đã ních đầy túi và chỉ còn chờ chực cơ hội biến khỏi tổ quốc nếu xảy ra động loạn…
Rồi một điều tất yếu phải xảy ra là khi luật pháp không còn là mái nhà che chở cho người dân, chính nhân dân đã phải làm thay luật pháp. Nạn tự xử đối với những kẻ trộm chó mèo diễn ra ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ở Bắc Giang, khi vài người dân bị công an khởi tố bắt giam vì đánh chết cẩu tặc, đã có đến 800 người dân khác đồng ký tên vào một bản tuyên bố cùng nhận tội. Đó là cái gì? Một loại văn hóa phản kháng của người dân đang phát tiết ngay trong lòng chế độ “của dân, do dân và vì dân”.
Tố chất văn hóa phản kháng đó đã dẫn đến làn sóng chống người thi hành công vụ lan rộng một cách đầy tự phát và bạo lực ở nhiều nơi. Không hiếm cảnh thanh niên đi đường và những người dân “săn sóc” một cách đặc biệt đến hành vi của cảnh sát giao thông, bởi lực lượng cảnh sát bị xem là đối tượng tham nhũng nhất quốc gia này càng ngày càng mang ý nghĩa như một mồi lửa châm ngòi cho các cuộc xung đột tự phát và rất khó kềm chế.
RFI : Thưa anh đầu năm thường nói chuyện vui, nhưng bức tranh thực tế xã hội lại quá xám. Những cách hành xử của con người thường từ nền giáo dục mà người đó được hấp thụ. Vậy thì theo anh trách nhiệm của ngành giáo dục đối với nền văn hóa như thế nào ?
Đóng góp không nhỏ vào sự xuống cấp của nền văn hóa là thực trạng lầy lội và ô nhiễm nặng mùi của ngành giáo dục vẫn chưa hề được cải tạo. Tiên đề “Tiên học lễ, hậu học văn” từ ngàn đời nay đã từ lâu bị phần lớn trường học biến thành thảm trạng mà chúng ta nên nhận thức lại là “Tiên học phí, hậu học thêm”. Có lẽ mệnh đề này mới nói lên tất cả cái thực trạng quay quắt đến mức khốn cùng của môi trường giáo dục đào tạo và giới quan chức điều hành ngày nay.
Không khác gì thị trường bất động sản, vài năm gần đây người ta đã phải dùng đến cụm từ “bong bóng đại học” cho sự bùng nổ bội cung của hàng trăm trường đại học tư thục và dân lập từ Bắc chí Nam. Nhưng ngược lại với đà tăng tiến theo cấp số nhân về số lượng các trường đại học, cao đẳng và chương trình “đào tạo 20.000 tiến sĩ’ của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân và đời Bộ trưởng kế vị, chất lượng đào tạo còn lâu mới làm nên một nền văn hóa xứng tầm với Thái Lan. Ít nhất là về tỉ lệ công trình nghiên cứu được công bố trên đầu các tiến sĩ, cùng bài luận văn tả cảnh các cô giáo bỏ nghề và học sinh vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm.
Tình trạng xuống cấp toàn diện của giáo dục và văn hóa cũng khiến cho hiện tượng không có tác phẩm hay trong văn học nghệ thuật trong suốt nhiều năm qua trở nên rất dễ lý giải trong đời sống văn nghệ Việt Nam. Bất chấp các cuộc thi và trao giải thưởng đều đặn hàng năm của các hội đoàn văn học và nghệ thuật nhà nước, vẫn không có lấy vài ba tác phẩm trong lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc… ghi dấu ấn cho một tinh thần hồi tâm thành khẩn.
Hầu như tất cả đều nhàn nhạt, nhòa nhạt và luôn đi sau hiện tồn nhức nhối của xã hội ít ra vài thập kỷ. Nhiều nhà văn và nhà viết kịch đủ lòng tự trọng không còn cầm nổi bút, bởi tâm trạng chán chường và thất vọng quá giới hạn cho phép. Chỉ còn một số người viết vì cơm áo gạo tiền, hoặc làm cái gọi là “sáng tạo” vì các đơn đặt hàng và giải thưởng từ Nhà nước. Không thể nói khác hơn, văn học nghệ thuật quốc doanh từ lâu nay đã mang trên mình thiên chức văn hóa cộng sinh.
RFI : Khái niệm « văn hóa cộng sinh » mà anh vừa đề cập, có lẽ không thể loại trừ giới quan chức, vì những lề thói đã ăn sâu vào họ ?
Văn hóa gia đình, văn hóa trường học và văn hóa cộng đồng là ba rường cột của một nền văn hóa. Nhưng một khi cả ba trụ cột ấy đều bị xâm hại một cách trầm kha, thì không còn gì có thể cứu vãn nổi một nền văn hóa chính trị. Nhất là khi nền văn hóa chính trị ấy lại bị ruỗng mục bởi thói vô cảm, vô trách nhiệm và quá đậm đặc tố chất lợi ích nhóm của giới quan chức.
Vì thế, chúng ta có thể coi văn hóa quan chức là thành tố thứ tư gây xâm hại đối với nền văn hóa Việt Nam đương đại, nhưng đặc biệt hơn cả lại là nhân tố cộng sinh ưu tú nhất. Giới quan chức đổ cho 70% doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ, nhưng làm sao có thể lý giải sự mâu thuẫn không thể chấp nhận được, giữa tỉ lệ “chỉ có 1% công chức yếu kém” như báo cáo của chính quyền, với con số ít nhất 30% công chức “chủ động nhận hối lộ” trong những kết quả khảo sát về tham nhũng?
Một cuộc khủng hoảng văn hóa đang tăng tiến với gia tốc ngày càng gấp rút. Cuộc khủng hoảng ấy lại biến diễn sang cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với xã hội, của công dân đối với đất nước và cuối cùng là của người dân đối với chế độ. Những cuộc điều tra xã hội học đã cho thấy niềm tin của giới trẻ vào đảng và chế độ sa sút khủng khiếp, và trong giới trẻ giờ đây không còn cái gọi là lý tưởng nữa. Nếu có được một cuộc khảo sát độc lập, người ta tin chắc rằng chỉ còn không đầy 10% trong số lớp trẻ tin vào việc “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa” có thể tôn tạo cho nền văn hóa dân tộc.
Ngược lại, một chủ nghĩa văn hóa phủ nhận đang hình thành và phát triển rất ghê gớm trong một số khá đông lớp trẻ ở Việt Nam.

RFI
 : Về « chủ nghĩa văn hóa phủ nhận » như anh nói, theo anh lớp trẻ đang phủ nhận những giá trị gì ?
Phủ nhận những giá trị tinh thần, phủ nhận những giá trị truyền thống, và phủ nhận với chính những thế hệ đi trước. Hiện tượng đó làm chúng ta nhớ lại thế hệ mất mát, nảy sinh ở châu Âu trong vài thập kỷ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cũng là suy thoái kinh tế trầm kha, cũng là cái nhìn về một tương lai mơ hồ, cũng là tâm trạng đầy bất an và dễ nổi loạn.
Nhưng ở Việt Nam, điều nguy hiểm hơn nhiều là cái tương lai như thế còn trở nên vô định bởi một nền chính trị hủ hóa, cố chấp và luôn có nguy cơ gây nên hiệu ứng hạ cánh cứng. Từ đó sẽ sinh đẻ vô số hậu quả trầm luân cho đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo.
Hơn bao giờ hết, đặc thù văn hóa Việt Nam được quyết định bởi nội lực nền kinh tế và kế sinh tồn của mỗi công dân. Trong giai đoạn “cất cánh” từ thời mở cửa kinh tế những năm 1990, chủ nghĩa kiếm tiền và đầu cơ thượng hạng đã phủ trùm lên cả xã hội, để sau đó vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008 đến nay, điều được coi là “văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” cũng bị suy mòn theo lý lịch không mấy trong sáng của đồng tiền.
Phía trước, màu đen khó che giấu của của nền kinh tế đang chờ đón một khoảng trống chân không văn hóa, nơi mà hố sâu bất bình đẳng xã hội sẽ sâu thẳm hơn bao giờ hết. Tâm lý chà đạp lẫn nhau sẽ thổi bùng lên ngọn lửa tranh đấu cực kỳ tàn khốc giữa các giai tầng và trong chính từng giai cấp, để cuối cùng bản thân nền văn hóa bị giẫm đạp đến kiệt sức.
Không thể lạc quan về nền văn hóa Việt trong năm 2014 và cả những năm sau đó, tôi cho rằng sự biến mất của một nền chính trị đương thời còn dễ được chấp nhận hơn rất nhiều, so với những mất mát của một nền văn hóa dân tộc mà người dân nước Việt có thể phải mất đến nửa thế kỷ để phục hồi nó.
Rất nhiều người như tôi vẫn ngày đêm dồn dập thổn thức trong lòng một câu hỏi đích đáng: Ai và những tác nhân nào đã khiến cho nền văn hóa dân tộc suy đồi và suy vong ghê gớm đến thế? Kẻ nào phải chịu trách nhiệm lịch sử về hậu quả quá đau đớn ấy?
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành thì giờ để tâm tình với thính giả RFI Việt ngữ trong những ngày đầu năm về những suy tư liên quan đến nền văn hóa Việt.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.02.2014 01:59:19 bởi Phù vân >
dzuylynh 05.02.2014 04:18:59 (permalink)
0
TẾT VIỆT NAM THA HƯƠNG

Những hình ảnh Tết Việt tại San Jose  
 
 
Đi đến đâu, từ Lion Plaza cho đến Senter Rd, Grand Centery Mall cũng thấy một rừng hoa muôn màu, muôn sắc, chỗ nào cũng đông vui. Những người đi chợ Tết là tham dự vào một sinh hoạt truyền thống cho có không khí tết.

Cali Today News - Ngày Tết Nguyên Đán, một ngày quan trọng nhất trong năm của người Việt từ rất lâu đời. Đời sống người Việt đi đâu cũng nhớ đến ngày Tết. Mang theo truyền thống đó, người Việt đang định cư ở hải ngoại không quên “Ba Ngày Tết”.  
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Có hay không mùa đông mới biết
Giầu nghèo ba mươi Tết mới hay.”
 
Ngày tết quan trọng như vậy cho nên dù cho xa cách quê hương, tại San Jose vẫn ăn Tết, mà ăn Tết lớn, lớn hơn Việt Nam nhiều. Có người đi chợ Tết cho biết như vậy.
 
Bắt đầu ngày Tết, chuẩn bị Tết là ngày Ông Táo về trời, 23 tháng Chạp. Vẫn theo một tập quán của người xưa, chợ tết là không thể thiếu vắng trong dịp Tết nhứt.
 
“Anh Hai anh tính đi mô
Tôi đi chợ Tết mua khô cá thiều.”
 
Ở San Jose, khô cá thiều có quanh năm ở các chợ Việt Nam, hoa kiểng cũng có quanh năm không thiếu, nhưng đến Tết mà thiếu chợ Tết thì dường như người ta thấy “thiếu thiếu” một cái gì! Người Mỹ gốc Việt tổ chức chợ Tết nhiều ngày hơn, và giữ truyền thống  ăn Tết vui hơn trong nước.
 
“Anh về hái đậu trẩy cà
 Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên
Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của
Miệng tiếng người cười rỡ sao nên
Lấy chồng phải gánh giang sơn
Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì ? “
 
Tại Lion Plaza, các khu thương mại, các chợ Việt Nam trong vùng đã bày bán các loại hoa Mai, Lan, Cúc, Trúc, các loại cây kiểng, các loại bánh mứt, trái cây, hầu hết là những thứ mà đồng hương chúng ta cần để chưng  trong 3 ngày Tết, tất cả đều có tại các gian hàng chợ hoa Tết. Chợ Tết đã bắt đầu một tuần trước Tết. Nơi nầy năm nào cũng vậy, pháo đã nổ vang trời, đường xe chật chội, bãi đậu xe kín không còn chỗ, khu vực ngả tư King Rd. và Tully Rd. vào những ngày nầy không còn chỗ chen chân. Trong bãi đậu xe, một khu vực dành cho chợ Tết với hàng vài chục gian hàng có mái che, hoặc bày ra trên mặt đất, có đủ mọi thứ: Nào cúc, đào hồng, mai vàng, mai trắng, lay-ơn, huệ, bánh tết, bánh chưng…v.v. Ăn Tết tại San Jose mà không đi chợ Tết là một thiếu sót lớn. Chị Lan Trần, chủ một gian hàng bán tranh Tết cho biết: “Tiền bán chưa chắc đủ trả tiền chỗ, nhưng ra đây buôn bán cho vui ba ngày Tết.” Chị là công nhân điện tử. Một người khác bán hoa đào cũng có cùng tâm trạng. Anh nói “Mỗi năm bày ra đây cho có không khí Tết.” Anh trồng các loại bông kiểng trong chậu, và bán thêm các loại hoa đào rừng.
 
Đi đến đâu, từ Lion Plaza cho đến Senter Rd, Grand Centery Mall cũng thấy một rừng hoa muôn màu, muôn sắc, chỗ nào cũng đông vui. Những người đi chợ Tết là tham dự vào một sinh hoạt truyền thống cho có không khí tết. Chị nói “Mua ở trong chợ cũng được, như mua ở đây vui hơn.” Hoa lay-ơn một bó $6 đồng. Một bó hoa đào $40, chậu cúc $13-$14 đồng, rẻ hơn trong chợ được vài đồng. Đi trong không gian đó, hoạ nhập vào không khí đó chúng ta sẽ thấy được Tết đã về.
 
Ngoài chợ Tết, các Hội Tết, Hội Hoa Xuân đồng loạt mở cửa vào ngày Mùng 2 Tết.
 
Ca dao Việt có ghi:
“Mồng một ăn Tết nhà cha,
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.”
“Cu kêu ba tiếng cu kêu 
Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè.”
 
Đêm Giao Thừa, các chùa đã mở cửa đón giao thừa, từ ngôi chùa nhỏ là Hồng Danh, cho đến ngôi chùa lớn như Đức Viên đều có lễ cúng Giao Thừa rộn ràng nhộn nhịp. Đến thăm Chùa Hồng Danh có khoảng hơn 20 Phật Tử cùng với hai vị sư Tỳ Kheo Thích Quảng Thường và Tỳ Kheo thích Quảng Lương cùng Phật tử dâng hương đọc kinh và đốt pháo. Cảnh chùa vắng vẻ như một ngôi chùa ở làng quê, tiếng pháo nổ xé tan màn đêm và chuẩn bị đón Chúa Xuân về. Có một chút mưa như rửa sạch bụi trần gian, xóa tan những nhọc nhằn của năm cũ.
 
Các Phật tử chùa Hồng Danh trong nghi thức cầu an đầu năm

 
Chùa Đức Viên đông hơn, tấp nập hơn. Đèn hoa sáng rực, người đi lại chen chúc nhau. Bên trong tiếng tụng kinh trầm trầm vang ra, bên ngoài, nơi cửa chính có 3 bàn thờ, đồng hương Phật tử thành kính đốt nhang vái lạy. Cảnh chùa ngày Tết rộn rả vui hơn ngày thường; tuy nhiên, năm nay ít tiếng pháo. Sau một thời kính, Sư Cô Đàm Nhật gửi lời chúc Tết và khuyến tu.
 
Nhiều Gia đình phật tử thắp hương để cầu mong cho gia đình và người thân trong đầu năm mới

Không Khí tấp nập của ngày đầu năm mới tại chùa Đức Viên, San Jose
 
Ngày Mùng Một Tết đón năm mới tại Điện Thờ Phật Mẫu.  Thứ Sáu Mùng Một Tết có lễ cúng đầu năm tại Điện Thờ. Hàng trăm đồng hương và tín đồ đã đến thăm Điện và dùng cơm đầu năm tại Điện Thờ.
 
Ngày Hai Tết, Hội Hoa Xuân tại Việt Nam Town, và Hội tết tại Fairgrounds đồng loạt mở cửa đón đồng bào du Xuân.  Thật đúng với câu “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” cả hai nơi đều đông người du Xuân. Vì ngày thứ Bảy nắng ấm, trời trong nên mọi sự hanh thông. 
 
 
Tại Hội Hoa Xuân, Little Sài Gòn trên đường Story chật cứng ngưòi ra vô. Lễ chào cờ và cúng tổ tiên đã diễn ra lúc 11:00am trong sự chào đón của mọi người. Ở đây có 5 vị đại diện 5 tôn giáo lớn của VN là Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo đến chúc Tết đồng hương. Có Thị trưởng San Jose ông Chuck Reed và Phó thị trưởng SJ bà Madison Nguyễn đến chúc Tết. Chương trình văn nghệ kéo dài đến 6:00pm mới chấm dứt.
 
Trong khi đó, tại Hội Tết Fairground Vietnamese Tet Festival củng nhộn nhịp không kém. Với 3 sân khấu lớn, và một sân khấu cổ nhạc đã thu hút người đến xem thật đông. Chương trình bắt đầu từ 10:00am ngày thứ Bảy Mùng 2 Tết Giáp Ngọ. Bên trong còn có các gian hàng của các văn phòng đại diện các tổ chức công quyền, y tế, thương mại đến trưng bày triển lãm. Có các chương trình tôn giáo, văn nghệ…v.v.
 
 
Nhìn tổng quát thì năm nay 2014, Giáp Ngọ, dân Việt tại San Jose ăn Tết lớn và tràn ngập không khí Tết. Có người nói là “Ăn Tết lớn hơn ở Việt Nam” Pháo nổ vang trời suốt 1 tuần lễ tại Lion Plaza, và 2 ngày tại Grand Centery Mall. 
 
Một du khách đến từ Toronto Canada cho biết cảm tưởng: “Ồ! Tết lớn quá. Ở Toronto chưa bao giờ có cái Tết nào lớn như thế. Ở San Jose nắng ấm, mai đào nở rộ pháo nổ vang trời còn hơn là ở Việt Nam. Vui thiệt là vui”.
 
Lê Bình   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.02.2014 03:26:38 bởi dzuylynh >
Cà Na tn nguyen 05.02.2014 07:20:35 (permalink)
0
(xin bấm lên ảnh để nghe bài thơ) 
   https://app.box.com/s/fbgd0mzds7l6cie6qlpj
 
 
                 Cảm ơn chị Đông Hương và ông Tư cho thưởng thức một bài thơ rất hay !
                Cà na vốn ái mộ những ý tưởng lạ trong thơ của chị Đông Hương , như đoạn này
 
em ngồi đan áo tình thơ 
cho mau kịp tối giao thừa tặng anh 
xin đàn hải điểu bay nhanh 
sợ đêm mai Tết quà em trễ giờ... 
 
             Rất dễ thương ! 
            Cà na tặng chị 
 

 

Cà na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.02.2014 07:23:21 bởi Cà Na tn nguyen >
dzuylynh 05.02.2014 10:58:48 (permalink)
0

@ CB :
Sáng nay ngồi bên ly cafe sữa nóng, vô đây nghe một loạt bài của nhạc sĩ Dzuy Linh, hai bài ngâm thơ CUỐI NĂM RA CHỢ & ĐAN ÁO TÌNH THƠ làm gợi nhớ cả một trời quê hương . Cám ơn nhạc sĩ thật nhiều    

(xin bấm lên ảnh để nghe bài hát)
  https://app.box.com/s/vz7rl0u459560ssf2nvj

buồn...
thơ|nhạc|hát|Dzuylynh
album giai điệu phù trầm
( tặng chiều buồn & qúy thi nhân, bằng hữu màuthiênthanh )

***
đưa tay chạm một phiến buồn
mù sương một chỗ cuối nguồn phù vân
phủi tay giũ bụi hồng trần
trơ vơ mấy hạt trong ngần kim cang

mây giăng lớp lớp hàng hàng
phủ mờ vạn vạn ngàn ngàn mái rêu
chân va một cõi hoang tiêu
bước cao bước thấp tâm xiêu lệch hồn

gối đầu lên miếng càn khôn

ngã lưng lũng thấp thả hồn lên non
tiêu ngân khánh vọng mất còn
hút theo hạc dã bóng mòn chân mây

chiều buồn vương mấy tàng cây

ta buồn trương giấc ngủ say cội đào
nâu sòng mấy nếp hanh hao
cởi ra rồi lại xếp vào tàng thư

tưởng chừng đã chạm chân như

hóa ra ý đã ẩn cư trên ngàn
mấy vần thi lạc đi hoang 
chỏng trơ thư án, mang mang... chiều buồn

TiếtLậpXuânTếtĐốngĐa. mùngnămgiápngọ.Feb42014. dzuylynh


<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.02.2014 04:06:26 bởi dzuylynh >
dzuylynh 07.02.2014 03:29:28 (permalink)
0
MÙA XUÂN CHO EM
sángtác|trìnhbày Dzuylynh
album Giai Điệu Phù Trầm

Dấu yêu...
 lại đây.
 lại đây với anh!
Cỡi áo phong trần, dừng gót lãng du kiếp da vàng luân lạc...
Lại đây, lại đây em!
Tựa vai anh khép đôi mi gầy; ru một giấc say như những ngày thơ ấu xưa
Khi đất nước còn yên bình
 khi mùa xuân chưa chiến chinh
Lại đây ..
để quên tháng ngày điêu linh quê hương lửa cháy...
Về bên anh...
Đong chút xuân thì chưa tàn phai theo giòng tuổi đời trôi cuối nhánh sông...
***
Dù nơi chốn xa không pháo hoa rượu hồng, không cành mai vàng khoe sắc
Nhưng còn có nụ anh đào đẫm sương,
vườn khuya giao thừa anh hái tặng em
Dẫu tóc xanh ngày xưa đã bạc màu gió sương
Dẫu nụ hôn đã khô trên môi người một thời xa rất xa...
Kìa trông gío lay ngọn cỏ bồng còn in dấu chân ngựa hồng
hay tóc em vờn trong gío xuân ngát hương 
Mùa xuân đâu trên nhánh hoa đào đã quên ngày tháng mùa đông lạnh lùng xanh xao...
Lại đây dấu yêu...
Lại đây!
Cầm tay nói lời yêu thương với người, với đời 
Lại đây hát lời xuân ca trong nắng mới chan hòa cùng bướm hoa lượn bay
Vui cùng tháng ngày ly hương...

thunglũngtìnhyêumùngbảytếtgiápngọfeb62014.dzuylynh
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.02.2014 21:33:23 bởi dzuylynh >
SongHuong 07.02.2014 07:56:29 (permalink)
0

 
XUÂN

Sáng nay
Xuân chạm mái hiên
Liêu xiêu bước gậy
Mẹ nghiêng tuổi trời
Cha đi về 
Cuối sông đời
Chuyền vai con
Gánh một thời lo toan

Sáng nay
Xuân trải nắng vàng
Cánh chim vỗ nhịp
Giao hoan đất trời
Ru hờ
Câu hát ... ầu ơi
Phù sinh
Gói lại trong lời ca dao

Sáng nay
Xuân phớt má đào
Giữa dòng tin muộn
Nụ trao .... môi người
Nhủ lòng
Xuân hãy còn tươi
Thoảng nghe đâu đó
Nụ cười con thơ

Huế 2/2014
Sông Hương






dzuylynh 09.02.2014 22:42:13 (permalink)
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

 
TCS VÀ NHỮNG GIAI ĐIỆU CỦA QUỶ - Một vết nhơ của nền âm nhạc Việt Nam. 

 
CỘNG SẢN NẰM VÙNG: Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn.


Trịnh Công Sơn.
 

Cuối cùng thì giờ đã điểm. Qua bao nhiêu ca ngợi, bao nhiêu tranh cãi, lý luận, có lẽ, đã đến lúc Trịnh Công Sơn nên trở lại với những gì của Trịnh Công Sơn, đó là sự thật về con người Trịnh Công Sơn.
 
Giữ nhiệm vụ trưởng cơ quan an ninh tình báo Thừa Thiên- Huế từ 1966 đến đầu 1975, tôi có bổn phận phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ sinh mạng và tài sản cho đồng bào trong tỉnh. Và trên hết mọi chuyện, là đối phó với cục Tình Báo Chiến Lược Bắc Việt. Lồng vào đó là một mạng lưới CS nằm vùng tinh vi và dày đặc tại Huế. Thật không sai khi nói Huế là một ổ nằm vùng. Do vậy, có lẽ chúng tôi là người “may mắn” có bổn phận biết rất “kỹ” về Trịnh Công Sơn và toàn bộ những phần tử hoạt động cộng sản khác ở Huế giao hảo với y. Tôi biết Trịnh Công Sơn và nhóm người nối giáo cho giặc này dưới tất cả các khía cạnh khác nhau. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ thói quen đến phẩm hạnh, đến tiểu sử, đến gia đình, thậm chí, nếu cần, thì cả gia phả v.v. tôi có bổn phận phải biết. Và tôi sẽ lên tiếng một cách thẳng thắn về những sự việc, thông tin, dữ kiện mà chúng tôi có được về đương sự trong bài viết này. Hy vọng, sẽ cung cấp cho lịch sử, và cho những ai quan tâm đến vấn đề Trịnh Công Sơn, cũng như các hoạt động chung của đương sự với các phần tử nằm vùng  khác tại Huế, mà dù thương, dù ghét, dù hận thù, dù ngưỡng mộ tôn sùng, dù căm phẫn… những thông tin chính xác và cần thiết, để quý vị có thể tự mình thẩm định lại một cách đúng đắn, về con người Trịnh Công Sơn. Bởi vì, mỗi  người chúng ta, dù thế nào đi nữa, dù thương dù ghét, cũng không ai muốn mình bịp cả!
Trịnh Công Sơn bên nào: Bên này? hay bên kia?  Quốc gia? Cộng sản?
 
Lý lịch Trịnh Công Sơn ghi nhận tại cơ quan CSQG Huế
Sinh ngày 28/2/1939.
Học lực: Tú tài I, tức lớp 11, chương trình Pháp.
Tốt nghiệp trường Sư Phạm Quy Nhơn.
Giáo viên tiểu học.
Nghiện rượu và thuốc lá nặng.
Sức khỏe trung bình.
Bản chất: Trầm lặng, kín đáo, khôn ngoan, giỏi che đậy ý nghĩ của mình.
 
Đã có quá nhiều tranh cãi về TCS, quá nhiều câu hỏi được đặt ra: ‘Trịnh Công Sơn bên mô? Bên ni? Bên tê?”
 
Trong chức vụ và trách nhiệm của một Phó Trưởng Ty CSĐB và sau đó là Chỉ Huy Truởng BCH/CSQG/Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế trong 9 năm, từ tháng 6/1966 đến đầu năm 1975, và là người đích thân, áp lực, móc nối và sau đó điều khiển Trịnh Công Sơn trong chiến dịch xâm nhập vào các bộ phận trí thức vận, tôn giáo vận, học sinh sinh viên Giải Phóng Thành Phố Huế, qua những phòng trào quần chúng đấu tranh tại đô thị của cộng sản, tôi có thể xác nhận rõ ràng và minh bạch về con người của Trịnh Công Sơn:
- Trịnh Công Sơn:  Bên ni, quốc gia.
- Trịnh Công Sơn cũng là: Bên tê, cộng sản nằm vùng.
- Trịnh Công Sơn còn có khả năng là: Bên nớ, tình báo ngoại quốc.
Hay nói một cách thẳng thắn, theo danh từ chuyên môn của ngành tình báo, thì Trịnh Công Sơn là điệp viên hai mang 100% và có khả năng mang thứ ba là làm cho cơ quan tình báo ngoại quốc. Nhưng vấn đề được đặt ra là, mang nào là mang chính của Trịnh Công Sơn? Trái tim của Trịnh Công Sơn đặt ở bên nào trong cuộc chiến Quốc Cộng cay đắng này?
 
I- Trịnh Công Sơn: Bên ni.
Trịnh Công Sơn bên ni? Có phần đúng, vì chính tôi đã tổ chức Trịnh Công Sơn làm tình báo viên cho ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế. Mặc dầu trong khoảng thời gian từ 1966 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975 cũng có lúc gián đoạn tạm thời vì anh ta không ở Huế. Nhưng chung chung thì anh ta đã hợp tác với chúng tôi trong khoảng thời gian không phải là ngắn.
 
Có người sẽ đặt câu hỏi, cái gì đã làm cho Trịnh Công Sơn hợp tác với Liên Thành, hay nói thẳng ra là chấp nhận làm mật báo viên cho CSĐB/ thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên- Huế:
1- Vì có máu phiêu lưu ưa mạo hiểm muốn thành điệp viên?
Câu trả lời: Không phải.
2- Vì tình cảm cá nhân giữa Liên Thành và Trịnh Công Sơn? Vì hai người quen biết với nhau từ lâu?
Câu trả lời: Cũng không phải!
3- Vì tinh thần ái quốc, tinh thần trách nhiệm của người quốc gia, tinh thần trách nhiệm của một thanh niên đối với hiện tình đất nước vào thời điểm đó?
Câu trả lời: Lại càng không phải!.
4- Vì quyền lợi bản thân, vì an ninh bản thân?
Câu trả lời: Đúng. Hoàn toàn đúng!
Khi tổ chức Trịnh Công Sơn, tôi đã dùng chiến thuật “cây gậy và củ rà rốt”:
Tôi đã đưa ra những bằng chứng rành rành hành động tiếp tay với giặc của Trịnh Công Sơn trong việc đào thoát của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, do cơ quan B5 và Thành ủy Huế trực tiếp tổ chức. Rồi việc một số cơ sở nội thành Việt Cộng trong giới trí thức sinh viên tiếp xúc thường xuyên với Trịnh Công Sơn, và nhất hạng là việc cán bộ Thành Ủy Việt Cộng Huế Lê Khắc Cầm đã rất nhiều lần tiếp xúc với Trịnh Công Sơn.
 
Tôi đã nói với Trịnh Công Sơn:
“Với chừng đó sự việc đủ cho tôi có thể ký lệnh bắt giữ anh, cho thẩm vấn, thiết lập hồ sơ, không đưa ra tòa mà trong quyền hạn và chức vụ của tôi. Ngoài Chỉ Huy Trưởng CSQG, Tổng Thư Ký điều hành Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh tôi còn giữ chức vụ là Tổng Thư Ký Hội Đồng An Ninh Tỉnh, tôi có thể đề nghị vì tình hình an ninh, giữ anh hai năm tại Phú Quốc và sau hai năm lại tái xét. Cứ như vậy mỗi đợt 2 năm. Có bao nhiều lần hai năm tại đảo Phú Quốc trong đời người, anh có chịu nổi không?”
Đó là cây gậy mà tôi dùng làm áp lực với Trịnh Công Sơn.
 
Vậy còn củ cà rốt của Ty CSQG Thừa Thiên như thế nào?
Ngoài những giúp đỡ, phe lờ những việc không tiện nói ra, để gia đình Trịnh Công Sơn có thể kiếm sống, củ cà rốt rất ngọt là một Sự Vụ Lệnh đặt biệt đại khái:
“Họ và tên…
Người mang giấy nầy là viên chức Đặc Biệt thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Yêu cầu các cơ quan Quân, Dân, Chính giúp đỡ, trong khi thừa hành phận sự.
Huế, ngày….
Chỉ Huy Truởng CSQG TT-Huế
Kiêm Tổng Thứ ký Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh.
Thiếu Tá Liên Thành”. 
 
Bề mặt và bề trái của tấm giấy này chỉ để bảo vệ cho Trịnh Công Sơn trốn lính.
Để đổi lại, Trịnh Công Sơn cung cấp những tin tức của địch mà chúng tôi cần. Tỷ như danh tánh tổ chức, cá nhân các cơ sở nội thành Việt Cộng trong các tổ chức trí vận, dân vận, tôn giáo vận của Thành Ủy Việt Cộng, các đường dây các trạm liên lạc nội thành của bọn chúng, kế hoạch hành động của bọn chúng v.v… Tóm lại những gì mà Trịnh Công Sơn biết được.
 
Nhưng những gì áp lực, những gì gượng ép bắt buộc, thường kết quả không như mình mong muốn. Những gì Trịnh Công Sơn cung cấp cho chúng tôi chỉ là 1/10 những sự việc mà Trịnh Công Sơn  biết được. Có nhiều việc rất quan trọng mà Trịnh Công Sơn đã tham gia, biết rõ ràng tường tận, nhưng y vẫn giữ im lặng không hề báo cáo. Trong khi đó thì một đường dây nội tuyến khác của chúng tôi đã phúc trình sự việc lại cho chúng tôi. Xin đơn cử một vài trường hợp sau đây:
1- Tại bờ sông Hương thuộc vùng Gia Hội, đoạn đối diện với rạp Ciné Châu Tinh có một bến đò, thường xuyên có một chiếc đò neo tại đó của một cặp vợ chồng nghèo, bán chè cháo độ nhật trên sông Hương về đêm. Người chồng là cơ sở nội thành của Việt Cộng, nhưng thật ra lại là người của chúng tôi. Chiếc đò đó chúng tôi đã bỏ tiền ra mua và giao cho cơ sở sử dụng làm trạm liên lạc gặp mặt của cán bộ nội thành Việt Cộng. Rất nhiều cán bộ, cơ sở Việt Cộng trong tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng Thành phố Huế đến đó để hội họp như: Ngô Kha, Trần Hoài, Hoàng thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế…  và ngay cả đương sự là Trịnh Công Sơn  cũng đã đến đó hội họp một đôi lần, nhưng tuyệt đối không bao giờ TCS cho chúng tôi biết trạm liên lạc này.
2- Cũng như vậy, trạm thứ hai là một quán café gần nhà thượng nghị sĩ Trần Điền. Đây cũng là trạm liên lạc hội họp nội thành của bọn chúng. Chính Trịnh Công Sơn đã đi cùng Ngô Kha đến đây nhiều lần, nhưng đương sự vẫn tuyệt đối không báo cáo lên.
 
Chúng tôi cũng phát hiện rất nhiều thư từ, tài liệu Việt Cộng từ nội thành Huế chuyển vào Sài Gòn do Trịnh Công Sơn giao cho Nguyễn Hữu Đống chuyển đi. Lợi dụng những chuyến bay quân sự của một số bạn bè Không Quân nên không bị ai soát hỏi. Việc hiện nay Lê Khắc Cầm xác nhận Trịnh Công Sơn chính là chủ nhân của cái gọi là “Thư Gởi Ngô Kha là hoàn toàn đúng 100%. Bởi vì người của chúng tôi đã theo dõi tất cả các thư từ mà Trịnh Công Sơn nhận chuyển đi bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả các chuyến bay quân sự mà Trịnh Công Sơn cứ ngỡ là rất an toàn. Tất cả các thư từ và tin tức đó đều được chúng tôi đọc trước khi đến tay người nhận. Để đánh giá đầy đủ hơn về Trịnh Công Sơn, xin quý vị vào trang mạng www.damau.org, tìm đọc lại lá thư đầy tham vọng chính trị, nguyền rủa cuộc sống tại Miền Nam, ngợi ca và ao ước được sống trong thiên đường Cộng Sản của đương sự. Bút tích lá thư này đã được cơ quan CSĐB chúng tôi kiểm chứng 100% là của đương sự.
 
Quý vị hãy tự đánh giá về “thiên tài” Trịnh Công Sơn và đánh giá lại cái gọi là gia tài âm nhạc của y. Bởi vì sau khi đã chứng kiến cái chết thê thảm của 5327 đồng bào Huế, nhìn thấy Huế tràn ngập xác người mà chính Trịnh Công Sơn đã viết Hát Trên Những Xác Người: “chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy trên con đường người cha già ôm con lạnh giá,… tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em…” thì cho đến cuối cùng Trịnh Công Sơn vẫn ca ngợi cộng sản! “Mẹ vỗ tay reo mừng xác con, mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh, chị vỗ tay hoan hô hòa bình, người vỗ tay cho thêm thù hận, người vỗ tay xa dần ăn năn” rất sặc mùi phong trào sinh viên tranh đấu đòi hòa bình ngày không ăn đêm không ngủ của bọn cộng sản. Thế thì tâm hồn, trái tim và âm nhạc của Trịnh Công Sơn có phải là của một con người bình thường? Hay đó là “những giai điệu của quỷ” ?
 
II- Trịnh Công Sơn: Bên tê?
Những ai đã nghĩ rằng Trịnh Công Sơn là cộng sản, hoạt động cho cộng sản điều đó đúng 100%. Tôi khẳng định như vậy.
Về câu hỏi: Trịnh Công Sơn bên tê?
 
Câu trả lời của tôi: Chính xác! Trịnh Công Sơn bên tê. Y hoạt động cho cộng sản. Cán bộ điều khiển và chỉ đạo trực tiếp đương sự là: Lê Khắc Cầm.
 
Như đã biết trong một buổi họp mặt tại Tuyệt Tình Cốc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, vào thời điểm cao trào Tranh Đấu Miền trung đang lên cao 1965-1966, trước sự hiện diện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Đinh Cường, nữ văn sĩ Túy Hồng, Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, những tay sinh viên tranh đấu gộc và cũng là đám cơ sở của Thành Ủy Huế, Trịnh Công Sơn đã hát một ca khúc mới. Ca khúc này nói lên nỗi bất hạnh của tuổi trẻ bị cuốn vào cơn bão của cuộc chiến, nhưng hoàn toàn không nói gì đến nguyên nhân của cuộc chiến, di hại của nó, cũng như cách giải quyết vấn đề như là nhạc của các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng v.v. Bài hát đó là bài“Vết Lăn Trầm”:
Bài ca dao trên cồn cát, trên ngai vàng quê nhà một thời ngủ yên tuổi xanh… rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình…”
 
Đó là bài nhạc phản chiến đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Tác phẩm này được thai nghén trong một cái lò của cộng sản nằm vùng, theo ý muốn của Hà Nội, thì dĩ nhiên nó là con đẻ của cộng sản. Hãy điểm lại tình hình đất nước lúc đó. Trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa với Trịnh Công Sơn đang lăn xả vào cuộc chiến cầm súng chiến đấu chống lại hiểm họa cộng sản, thì Trịnh Công Sơn không làm gì cả, chỉ ăn xổi ở thì, rảnh rang quá sức đến nổi chợt thấy hoang vu quanh mình nên đi làm cộng sản!
 
Sau nầy TCS viết nhạc nói về cuộc chiến theo nhu cầu đấu tranh tại đô thị của đám sinh viên, trí thức hoạt động nằm vùng. Nhu cầu đó là làm tê liệt tinh thần bất khuất truyền thống của người Việt Nam, không muốn chiến đấu, bi quan nhu nhược, ỷ lại cầu an. Nhiệm vụ của Trịnh Công Sơn là chế ra những loại thuốc độc như thế!
 
Cũng đã có một vài phúc trình nói rằng, có một vài bài nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, tuy là nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng lời của Phan Duy Nhân. Phan Duy Nhân là một sinh viên, cán bộ cộng sản. Tôi nhớ không lầm thì y đã bị bắt và giam tại Côn Sơn từ sau Mậu Thân 1968.
 
III-Trịnh Công Sơn: Bên nớ?
Tức cơ quan tình báo ngoại quốc.
 
Tôi không muốn trả lời là “yes” hay “no”. Không thể trả lời Yes vì chưa có thể công bố lúc này, nhưng cũng không thể nói “No” vì:
1- Có một số tin tức khá chính xác, cho rằng một số bài nhạc gọi là “phản chiến”, Trịnh Công  Sơn đã viết theo đơn đặt hàng của tình báo ngoại quốc. Loại nhạc này được tung ra để tạo thêm chứng cớ là dân Miền Nam không muốn chiến tranh, muốn đầu hàng cộng sản. Bối cảnh phản chiến như thế rất thích hợp cho việc “đồng minh tháo chạy”.
2- Như Trịnh Cung (tức Nguyễn Văn Liễu) cũng đã viết:
Ngày 30 tháng 4 thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó Đỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ, đề nghị Sơn là đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ”.
Vì sao lại được đi Hoa Kỳ một cách đặc biệt như thế?
 
Những phân tích của CSQG Thừa Thiên Huế và suy nghĩ, ý kiến của tôi  về Trịnh Công Sơn:



Trịnh Công Sơn.
 

Là một cán bộ điều khiển Trịnh Công Sơn trong chiến địch xâm nhập vào hàng ngũ các tổ chức cộng sản tại Huế, trong một thời gian khá dài, BCH CSQG Thừa Thiên Huế và tôi có những nhận xét sau đây.
1- Mặc dầu hợp tác với cơ quan tình báo quốc gia nhưng trái tim của Trịnh Công Sơn đã dành cho cộng sản.
2- Những xáo trộn chính trị, những cuộc biểu tình đình công bãi thị, những ngày tuyệt thực, những đêm không ngủ, những màn văn nghệ đấu tranh phản chiến, đòi hòa bình, đòi người Mỹ rút quân của đám trí vận nội thành diễn ra triền miên tại Đại Học Huế, trên khắp các ngỏ đường của cố đô, hoặc công khai hoặc bí mật, đều có công của Trịnh Công  Sơn góp tay vào. Chúng đòi người Mỹ rút quân để cho cộng sản một mình tung hoành và hòa bình tức khắc có nghĩa là giao nộp đất nước này cho cộng sản thì sẽ hết chiến tranh thôi.
3- Nỗi sợ lớn nhất trong đời Trịnh Công Sơn là sợ đi lính. Vì thế, bằng mọi giá chấp nhận mọi điều kiện để y được bao che trốn lính. Ngoài ra, để chắc ăn, Trịnh Công Sơn còn quyết tâm ve vãn các ông lớn, các giới chức cao cấp của chính quyền VNCH thích nhạc của y, để cho y dễ dàng trốn lính. Quan hệ của Trịnh Công Sơn với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Đại Tá Lưu Kim Cương v.v. là một ví dụ. Trịnh Công Sơn đã trở thành con người luồn cúi hèn hạ  thiếu tư cách.
 
Trịnh Cung nói:
Trịnh Công Sơn sai lầm với người Cộng sản như sau:
Không ở trong đường dây của một tổ chức và chịu sự lãnh đạo của một tổ chức đó.
Phát biểu của Trịnh Cung hoàn toàn dựa trên sự phán đoán chủ quan, không dựa trên sự kiện. Phát biểu này hoàn toàn sai sự thật. Sự thật là Trịnh Công Sơn đã chịu sự điều khiển của cộng sản qua đường dây của tên cán bộ nội thành đặc trách trí vận Lê Khắc Cầm.
 
Ông Trịnh Cung, theo ghi nhận của CSQG đã đổi tên từ Nguyễn Văn Liễu ra thành Trịnh Cung, không chỉ bởi tình bạn với Trịnh Công Sơn, mà còn bởi quan hệ tình cảm với cô em gái Trịnh Công Sơn là Trịnh Vĩnh Thúy. Có thể vì mối ràng buộc tình cảm nhiều mặt đã che mờ sự sáng suốt nên Trịnh Cung đã không biết rằng ông anh rễ hụt đang hoạt động cộng sản.
 
Lần nữa, với tư cách là chỉ huy trưởng lực lượng CSQG Thừa Thiên/ Huế tôi xin xác định:Trịnh Công Sơn nằm trong tổ chức trí vận của cơ quan Thành Ủy Việt Cộng Huế hẳn hoi. Và cán bộ lãnh đạo chỉ huy Trịnh Công Sơn là Lê Khắc Cầm.
 
Trịnh Công Sơn đã nằm trong tổ chức nằm vùng tại Huế. Từng nhúng tay phối hợp giải thoát Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng phủ Ngọc Phan, theo chỉ thị của B5 và Thành Ủy. Sau này, những tên đại ác đó trở thành đao phủ thủ Tết Mậu Thân. Trịnh Công Sơn nghĩ gì khi viết và hát: “Chiều đi qua bãi dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…”
 
Xin hỏi vong hồn Trịnh Công Sơn, ai chôn xác anh em? Ai đã đập đầu anh em? Và ai đã giúp giải cứu những tên đại đồ tể này, để rồi chúng trở về giết dân lành Huế tết Mậu Thân? Trịnh Công Sơn có trách nhiệm trong chuyện này hay không? Xin hỏi vong hồn ông?
 
Biết rất rõ ai gây ra chuyện thảm sát rùng rợn tại quê hương của chính mình, nhưng Trịnh Công  Sơn sau đó vẫn tiếp tục hoạt động nằm vùng, như vậy Trịnh Công Sơn còn có trái tim không? Có tình người không? Rồi Trịnh Công Sơn vẫn viết nhạc phản chiến. Mục đích phản đối chiến tranh một chiều, phản đối cuộc chiến tranh tự vệ của bao thế hệ thanh niên tại Miền Nam đang hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước và dân chúng chống lại bọn cộng sản. Có bao giờ Trịnh Công Sơn viết nhạc để phản đối chiến tranh từ phía bắc vĩ tuyến 17? Chưa bao giờ!
 
Có nghĩa là TCS chỉ phản đối cuộc chiến đấu của người đang phải tự vệ. Còn thực tế thì Trịnh Công Sơn kín đáo ủng hộ và tiếp tay cho sự xâm lăng bằng vũ khí của cộng sản đối với người dân Miền Nam. Như vậy, thử hỏi Trịnh Công Sơn có lương thiện không? Những lời lẽ mang tính triết lý về thân phận con người trong nhạc Trịnh Công Sơn có thật sự từ trái tim anh ta? Hay chỉ là những giai điệu vay mượn dối trá, phục vụ cho ác quỷ?
 
Trịnh Công Sơn phối hợp thường xuyên với lực lượng “Sinh Viên Giải Phóng Thành Phố Huế” của trường Đại Học Huế, nhằm thi hành công tác dân vận, trí vận, qua những hội thảo, ca nhạc phản chiến. Tên tuổi đám Việt Cộng nằm vùng có liên hệ chặt chẽ với y tôi đã viết ở phần trên.
 

 

Trịnh Công Sơn và “Phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi của sinh viên Huế tháng 8/1965 với các cuộc biểu tình, tuần hành, phát thanh, “những đêm không ngủ” đã góp phần nâng cao ý thức chính trị trong nhân dân, giúp các tầng lớp trung gian hiểu rõ hơn về chính sách xâm lược của Mỹ và bản chất tay sai của chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện thuận lợi cho Huế bước vào cao trào đấu tranh chính trị suốt mùa hè năm 1966” — Trích sách cộng sản NXBKHXH 2005, Địa Chỉ Thừa Thiên Huế
 
Theo Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn: “Không dám thoát ly theo MTGPMN”Điều này hoàn toàn không đúng, bởi lẽ:
Vai trò và trách nhiệm của Trịnh Công Sơn rất quan trọng trong việc gây suy sụp tinh thần yêu nước của nhiều tầng lớp thanh niên Miền Nam Việt Nam. Qua những bản nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn đã tạo được một tình trạng tâm lý ươn hèn chủ bại cho một số người Miền Nam. Một số khác thì phản ứng mạnh chống chính quyền, gây bất lợi về mặt chính trị cho quốc gia. Như vậy, Trịnh Công Sơn đã và đang thực hiện thành công sứ mạng mà cộng sản rất cần thời bấy giờ.
 
Nếu Trịnh Công Sơn thoát ly, thì nhạc Trịnh Công Sơn sẽ bị chính quyền VNCH cấm, và như thế thì làm sao làm nhạc ca hát cho những buổi hội thảo chống chiến tranh? Làm sao Trịnh Công Sơn có thể đích thân tham dự phổ biến nhạc phản chiến? Làm sao trở thành thần tượng lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham dự các buổi trình diễn này tại các trường Đai học Huế, Saigòn, Đà Lạt?
 
Và cuối cùng, nếu thoát ly lên mật khu với Việt Cộng, liệu khi đối diện với cuộc sống kham khổ với bộ mặt thật của chế độ cộng sản và đám Bác Đảng thì Trịnh Công Sơn có còn được ăn xổi ở thì như ở Miền Nam để mà thai nghén ra những tác phẩm phản chiến? Hay là lúc đó Trịnh Công Sơn phải thoát thân xin hồi chánh và chấm dứt giấc mơ cộng sản, hết sáng tác nhạc phản chiến có lợi cho bọn cộng sản? Bọn Việt Cộng phải phân tích về con người Trịnh Công Sơn và phải có bài toán về y ngay.
Về phương diện nầy ta thấy ngay, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tức là bọn cộng sản Hà Nội trá hình đã khôn ngoan để Trịnh Công Sơn ở lại hậu phương địch có lợi nhiều hơn là rút Trịnh Công Sơn ra mật khu. Hơn nữa nếu Trịnh Công Sơn thoát ly ra mật khu, thì không phải tự ý y quyết định được, mà do Thành Ủy Huế. Y không gặp nguy hiểm như Tường và Phan thì tại sao phải điều y ra mật khu? Trong khi nhu cầu hiện diện của y tại các đô thị để hỗ trợ cho các tầng lớp quần chúng đấu tranh rõ ràng có lợi cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhiều hơn.
 
Tóm lại, sự ở lại Miền Nam của Trịnh Công Sơn rất cần thiết trong cuộc chiến xâm lăng Miền Nam của cộng sản mà Trịnh Công Sơn thủ vai trò ru ngủ và làm bạc nhược các thế hệ thanh niên Miền Nam. Trịnh Công Sơn không cần cho công tác chiến tranh trực tiếp như bọn Hoàng Phủ, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha v.v.
 
Có một vài sự việc liên quan đến TCS tôi vẫn thường nghe trên một số báo chí, diễn đàn tranh cãi bàn luận:
1- Trịnh Cung và một vài người đã nói trong Mậu thân 1968 Trịnh Công Sơn bị công sản giết hụt.
Ai giết hụt Trịnh Công Sơn? Hoàng Phủ Ngọc Tường? Hoàng Phủ Ngọc Phan? Nguyễn Đắc Xuân? giết hụt Trịnh Công Sơn? Nhân chứng? Chuyện khôi hài!
Ba tên ác quỷ này “vừa là đồng chí, vừa là anh em với Trịnh Công Sơn” mà! Tôi khi đó là phó Trưởng ty CSĐB, và là Quận trưởng Quận III, vùng Trịnh Công Sơn trú ngụ. Vì vậy tôi biết rõ chuyện nầy lắm, xin đừng bịa đặt.
2- Ngày 30/4/1975 Trịnh Công Sơn cùng gia đình đã vào phi trường Tân Sơn Nhất để đi cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng Trịnh Công Sơn và gia đình đã bị ông Kỳ bỏ rơi. Lại một chuyện bịa đặt nữa.
 
Ngày 28 tháng 4/1975 tôi gặp Trịnh Công Sơn tại một địa điểm đã hẹn trước, tại thành phố Saigon. Tôi nói với Trịnh Công Sơn:
- Tôi là người sẽ đưa anh đi. Đã có phương tiện cho anh và gia đình. Mỗi người chỉ mang một xách tay nhỏ mà thôi.
Trịnh Công Sơn đã trả lời tôi:
- Cám ơn Liên Thành, nhưng mình quyết định ở lại. Người cần đi là Liên Thành, nên đi gấp đi.
 
Câu nói đó của Trịnh Công Sơn tôi không ngạc nhiên tí nào, tôi chỉ làm nhiệm vụ mà “người bạn” giao phó. “Người bạn” này đã lầm anh sở khanh Trịnh Công Sơn rồi! Nhưng BCH CSQG Thừa Thiên Huế thì không lầm. Hắn ở lại để chia phần chia ghế chăng? Tôi lẩm bẩm! Tôi chia tay Trịnh Công Sơn  khoảng 11 giờ trưa ngày 28 tháng 4 năm 1975. Sáng 30 tháng 4 năm 1975 khi tôi đang ở trên tàu ngoài vùng biển Vũng Tàu, thì Trịnh Công Sơn hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” trên đài phát thanh Saigòn. Trịnh Công Sơn đón những người anh em đồng chí của Trịnh Công Sơn vào thành phố, để nối vòng tay lớn của quỷ, của lạc hậu, của nghèo đói và cơ cực. Người chở Trịnh Công Sơn đến đài phát thanh Sài Gòn sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngoài Nguyễn Hữu Đống ra còn có Nguyễn Hữu Thái. Nguyễn Hữu Thái là tên đặc công thuộc Thành Ủy T4 Sàigòn, tên thủ phạm vụ tung lựu đạn giết chết giáo sư Nguyễn văn Bông Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Mục đích của vụ giết giáo sư Nguyễn Văn Bông là để đổ thừa cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu giết đối lập, gây mất lòng tin của đồng bào Miền Nam đối với vị Tổng Thống chống cộng triệt để này và gây bất ổn chính trị cho Miền Nam. Với sự hiện diện của hai tên đặc công nằm vùng ngay lập tức bên cạnh mình ngay giờ đầu khi Sài Gòn lọt vào tay cộng sản, thử hỏi Trịnh Công Sơn có phải là đồng bọn băng đảng với bọn nằm vùng hay không? Câu trả này một đứa trẻ con cũng có thể nói đúng được!
 
Cuộc chiến đã chấm dứt hơn 38 năm qua, nhưng vòng tay của quỷ mà Trịnh Công Sơn đã mơ uớc để “nối vòng tay lớn” vẫn còn siết chặt vận mệnh dân tộc. Hẳn Trịnh Công Sơn dưới suối vàng vẫn còn vui lắm, vì có nhiều người vẫn còn ngưỡng mộ bài hát “Nối Vòng Tay Lớn” này!
 
Chúng tôi đã thua vì không còn súng đạn để chống lại súng đạn của toàn bộ lực lượng cộng sản quốc tế đổ vào bàn tay cộng sản Hà Nội. Chúng tôi có lỗi, nhưng chúng tôi cũng đã tận lực.
 
Ai đã gây ra chuyện không còn súng đạn này? Truy nguyên câu hỏi, chúng ta phải nhận thấy rằng, cái đau của Miền Nam là đã có những kẻ thờ ma cộng sản, nối giáo cho giặc bằng nhiều cách, đã giúp tạo ra những biến động chính trị tại Sài Gòn và tại Miền Trung. Lửa của những cuộc xuống đường, tự thiêu, đấu tranh bạo động đã là nguyên nhân cho phong trào phản chiến quốc tế và tại Mỹ có cớ để cổ võ cho cái gọi là “dân chúng Miền Nam bất mãn chế độ Mỹ Ngụy”. Cuối cùng, một số kẻ phản chiến tại Mỹ trở thành những vị dân cử nghị sĩ, cờ đã vào tay, bọn phản chiến “Mỹ Cộng” này thẳng tay cắt viện trợ cho Miền Nam, một xu cũng chẳng! Kết quả, cộng sản đã đi bộ vào Miền Nam, ngồi xổm lên ngôi vị thống trị, gây bao tàn hại cho đất nước, bán đứng tiền đồ non sông cho Bắc Kinh.
 
Lỗi này tại ai?
Trong suốt chiều dài cuộc chiến, Quân Lực VNCH, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, đã chế ngự được cái sai, bóp nát được cái ác, bảo vệ được bờ cõi, bảo vệ được sinh mạng và tài sản của đồng bào. Thế nhưng, bên cạnh đó là một số những kẻ lãnh đạo quân sự cũng như hành chánh, các vị gọi là “ chính trị gia”, đã ươn hèn  xu nịnh, đã bợ đỡ những thế lực tôn giáo đen tối để được vinh thân và yên thân. Họ nhắm mắt làm ngơ, mặc đầu biết rõ rằng những kẻ lãnh đạo tôn giáo mà họ đang dựa vào, là những tên Việt Cộng nằm vùng, chẳng hạn như Trí Quang, Thiện Siêu, Đôn Hậu, Chánh Trực, Như Ý v.v… Họ không dám  chống lại hoặc cưỡng lại bọn chúng. Vì chống lại những nhân vật lãnh đạo tôn giáo có nghĩa là họ đặt sinh mạng chính trị vào ván bài định mạng may ít rủi nhiều. Cái gương của Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn đó. Cái gương của những nhân viên dưới quyền trong chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa bị sa thải, bị tù tội, thậm chí bị tử hình còn đó. Hầu hết những chính trị gia của chúng ta chỉ vì phiếu bầu, chứ không vì quyền lợi quốc gia dân tộc. Mà phiếu bầu thì dễ kiếm nhất từ các nhà thờ các chùa, các vị tu sĩ tôn giáo. Những chiếc ghế cao trong chính quyền cũng dễ bị lung lay hoặc bị bứng bỡi những chiếc áo tu hành đầy quyền năng này. Từ đó đẻ ra một hệ quả là họ thuần phục Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu, Chánh Trực như thuần phục thần linh, sẵn sàng để các chiếc áo cà sa này vo tròn bóp méo.
 
Ngoài những tên cộng sản đội lốt tu hành mà tôi vừa kể trên, còn có một đám trí thức khoa bảng, sinh viên, đã được ông bà cha mẹ của bọn chúng dùng tiền bạc, dùng lúa gạo, dùng thực phẩm, dùng tinh hoa lễ nghĩa đạo đức của miền nam nuôi nấng dạy dỗ chúng thành người có bằng cấp, để rồi một sớm một chiều, chúng quay lại phản bội ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, đi theo cộng sản. Chúng đem AK về thành phố bắn phá, sát hại đồng bào. Bọn này là ai? bọn chúng là đám Việt Cộng nằm vùng, là đám thành phần thứ ba, là đám giáo sư và sinh viên tại Huế mà tôi đã nêu tên họ nhiều lần ở phần trên. Và tôi sẽ lập đi lập lại những cái tên này cho đến mãn đời tôi. Điển hình là: Lê Văn Hảo, Đào Thị Xuân Yến, Lê Khắc Quyến, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa, Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm thị Xuân Quế, Lê Khắc Cầm, Lê Khắc Phò, Hoàng thị Ngọ, Thái Kim Lan… và quá nhiều….
 
Từ sau 1963 đến 1972, đám Việt Cộng đội lốt tu hành phối hợp với đám trí thức sinh viên cơ sở nội thành Việt Cộng đã phá nát Miền Nam, đặt biệt là Huế. Hậu quả của những vụ tranh đấu của Thích Trí Quang 1966, vụ tàn sát đồng bào Huế trong Mậu Thân 1968, vụ mưu toan tổng nổi dậy tại Huế vào 5/1972 để chiếm Huế làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, trước khi ký hòa đàm Paris 1973, tất cả chính là con đường dẫn tới hậu quả đau thương của ngày 30/4/1975.
 
Sau 30/4, Trịnh Công Sơn đã không được sử dụng. Cộng sản có nghi ngờ Trịnh Cộng Sơn hai lòng nữa nạc nữa mỡ không? Dĩ nhiên là có. Tình trạng này là chung cho tất cả nhóm chính trị thuộc cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chứ không riêng gì cá nhân Trịnh Công Sơn. Cũng may cho Trịnh Công Sơn, sau này gặp “quý nhân phò trợ” là bà Phan Lương Cầm, vợ thứ hai của Võ Văn Kiệt. Trịnh Công Sơn có số nhờ vả ông lớn bà lớn. Ngày xưa thì nhờ vả ông bà Nguyễn Cao Kỳ, Lưu Kim Cương. Nay cộng sản vào thì nhờ Bà Phan Lương Cầm, vợ Võ Văn Kiệt, con nuôi của Thiếu úy Phan Tử Lăng trong quân đội Pháp tại Huế. Sau này Phan Tử Lăng trở thành Đại Tá trong quân đội nhân dân của Võ Nguyên Giáp. Bà Cầm say mê nhạc Trịnh Công Sơn, nhờ đó, Trịnh Công Sơn được Sáu Dân, tức Võ Văn Kiệt cứu vớt. Đời Trịnh Công Sơn bắt đầu bước sang một trang mới. Cất cánh giàu sang phú quí, Trịnh Công Sơn quay lại hất hủi đám Trịnh Cung, Nguyễn Hữu Đống và đám bạn bè tranh đấu cũ tại Huế mà đã một thời tận sức, tận lòng giúp đõ Trịnh Công Sơn và gia đình y.
 
Giấc mộng cuối đời của Trịnh Công Sơn là mong muốn trở thành đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam. Đúng như như Trịnh Cung đã viết trong bài “Trịnh Công Sơn và tham vong chính trị”. Khi giấc mộng vàng này bị Hoàng Hiệp, chính trị viên của Hội Âm Nhạc Thành Phố HCM, và cũng là cán bộ trách nhiệm quản lý Trịnh Công Sơn ngăn chận bóp nát, thì Trịnh Công Sơn tức giận, phản ứng bắng lời những lẽ tục tĩu mà tôi không dám lập lại. Có nhiều người vì quá thần tượng Trịnh Công Sơn nên cho rằng Trịnh Cung nói láo. Riêng tôi, tôi không hề ngạc nhiên là Trịnh Công Sơn đã nói như vậy. Chuyện đó quá  bình thường đối với Trịnh Công Sơn, bởi tôi biết rõ bản chất thượng đội hạ đạp của Trịnh Công Sơn từ lâu lắm rồi, vào đảng là miếng đĩnh chung rất lớn, đâu dễ cho Trịnh Công Sơn chối từ. Xin đọc bài của Trịnh Cung để biết Trịnh Công Sơn đã nói gì với Hoàng Hiệp:
Ba mươi bốn năm đã trôi qua, nhiều tranh luận về “thiên tài” Trịnh Công Sơn,  hắn là ai? là quốc gia hay cộng sản?
 
Là một người, vì lý do nghề nghiệp, cùng thế hệ, tuổi đời suýt soát nhau, Trịnh Công Sơn là bạn của anh tôi, thành phố Huế lại nhỏ, cho nên tôi biết rất rõ và rất sâu về Trịnh Công Sơn, nhưng tôi vẫn im lặng. Không phải vì “sợ” khi đụng đến “thiên tài” Trịnh Công Sơn của một số không nhỏ những người đã và đang hết lòng xuýt xoa ngưỡng mộ y, mà thật tình vì trong lòng xem thường Trịnh Công Sơn.
 
Bất hạnh thay quê hương xứ Huế và đất nước Việt Nam lại có “thiên tài” kiểu này, đã vậy vào khoảng tháng hai/2011 cộng sản đã đặt tên đường Trịnh Công Sơn tại Huế. Phải nhấn mạnh với quý độc giả rằng, việc chọn lựa đặt tên đường dưới chế độ cộng sản là một quyết định được nghiên cứu kỹ bởi công an và Bộ Chính Trị, sau khi cân nhắc công trạng, thành tựu công tác, lòng trung thành của đương sự đối với Bác Đảng. Với Trịnh Công Sơn, tuy rằng giấc mơ vào Đảng chưa thành hình lúc còn sống, lúc đầu cũng có bị chút bạc đãi vì nghi ngờ hai mang, tuy nhiên, việc sau này được kề cận lân la với Võ Văn Kiệt, được làm chủ một “đại bài” nhập rượu ngoại quốc, trở nên giàu có và cuối cùng là việc được đặt tên đường Trịnh Công Sơn tại Huế và sắp tới tại ven Hồ Tây, Hà Nội, âu đó cũng là một sự sòng phẳng trả ơn của cộng sản đối với Trịnh Công Sơn.
 

 
“Được biết, đường Trịnh Công Sơn sẽ xuất phát từ chân cầu Gia Hội, cạnh đầu đường Chi Lăng, chạy dọc bờ sông Hương đến vị trí giao nhau với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chiều dài con đường mang tên cố nhạc sĩ này là 600m, chiều rộng 11m.”  Trích báo cộng sản.
 
Phải nói rằng Trịnh Công Sơn luôn có số may mắn ở cả hai chế độ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thì y được trốn lính, được nỗi tiếng, ở chế độ cộng sản thì y được giàu có, được đặt tên đường. Chung quy cũng vì giỏi luồn cúi nịnh bợ.
 
Đã từ lâu rồi, ít khi tôi muốn nhắc đến tên Trịnh Công Sơn. Rất nhiều người ở Huế hỏi tôi về Trịnh Công Sơn, vì họ biết là tôi biết tận kẻ răng chân tóc toàn bộ nhóm nằm vùng Huế,. Họ muốn tôi xác nhận Trịnh Công Sơn là ai? Có hoạt động CS không? tôi chỉ cười mà không nói. Ngoài ra, cũng có một số anh em trong hàng ngũ mật báo viên của ty CSQG Thừa Thiên Huế hoạt động chung với Trịnh Công Sơn trong muốn tôi bạch hóa sự thật về Trịnh Công Sơn, vì đó là vấn đề của sự thật và lịch sử. Thật ra thì tôi cũng có phần muốn chờ xem có ai đó ngoài tôi ra, nói lên điều này. Bởi vì tôi tin rằng, tôi không phải là người duy nhất biết con người thật của Trịnh Công Sơn.
 
Nhưng sau hai bài viết của Trịnh Cung, và anh Bằng Phong Đặng văn Âu, gây tranh luận giữa hai phe chống và bênh Trịnh Công Sơn, cũng như bài viết khá hời hợt và sai lầm của Trung Tá Nguyễn Mâu, tôi quyết định nói ra toàn bộ sự thật. Bản thân các bài viết trên cũng như rất nhiều ý kiến về Trịnh Công Sơn đều thiếu sót, mù mờ. Cũng dễ hiểu và thông cảm được, vì cả hai tác giả trên có lẽ đều không biết nhiều, biết rõ và biết sâu về Trịnh Công Sơn bằng cơ quan tình báo CQQG Thừa Thiên Huế, tác nhân trực tiếp điều khiển và theo dõi Trịnh Công Sơn, thì làm sao độc giả có thể biết được đâu là sự thật để tìm cho mình một thái độ, một lý do nào đó để tiếp tục, hoặc yêu, hoặc hận. Vì thế mà tôi đã phải nói ra những gì mà tôi biết, rồi quý vị và lịch sử tùy nghi suy nghĩ định đoạt. Yêu vẫn cứ yêu, ghét vẫn cứ ghét. Không sao cả!
 
Hay là quý vị có thể bình tĩnh hơn, để đánh giá và chọn cho mình một thay đổi tình cảm nào đó?
 
Đương nhiên, những gì tôi vừa trình bày trên sẽ gây sóng gió đụng chạm. Con người bình thường ai cũng muốn sóng yên biển lặng, tôi cũng không khác. Nhưng vì là người mang bản chất đương đầu, thấy việc sai trái khó thể làm ngơ, thì giữa sự thật và sóng yên biển lặng, tôi chọn sự thật.
 
Tôi, Liên Thành, hoàn toàn chịu trách nhiệm những gì tôi nói về Trịnh Công Sơn.
 
Sau đây, tôi xin ghi lại nguyên văn lời kêu gọi của Trịnh Công Sơn tại đài phát thanh Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng đi với hắn có tên giết người Nguyễn Hữu Thái, đặc công cộng sản T4, Người cung cấp sáu trái lựu đạn MK6 trong vụ giết giáo sư Nguyễn Văn Bông, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, lúc đó đang là trung úy chiến tranh tâm lý tại Sài Gòn.
“Tôi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em văn nghệ sĩ ở miền nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta, đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này. Cũng như những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền nam Việt Nam (không rõ) hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước chúng ta. Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ đến đây với thái độ hoà giải tốt đẹp. Các bạn không có lí do gì sợ hãi để phải ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi xin ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng Lâm thời để góp tiếng nói xây dựng đất miền Nam Việt Nam này (không rõ…) Gặp tất cả anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời. Hiện tại chúng tôi đang ở tại đài phát thanh Sài Gòn và tôi mong các bạn chuẩn bị sãn sàng để đến đây góp tiếng nói, lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm. Và tôi xin tất cả các anh em sinh viên học sinh của miền nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau, khóm phường đều kết hợp chặt chẽ chuẩn bị để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến. Xin chấm dứt. Và tôi xin hát một bài. Hiện tại ở trên đài thì không có đàn ghi-ta. Tôi xin hát lại cái bài “Nối vòng tay lớn”. Hôm nay thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết……”



Hình ảnh trưa ngày 30/4 năm 1975 tại đài phát thanh Sài Gòn, Nguyễn Hữu Thái cầm hồ sơ màu trắng, Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, sau đó Trịnh Công Sơn nói lời kêu gọi chào mừng quân giải phóng và hát bài Nối Vòng Tay Lớn…



Trịnh Công Sơn và tên sát nhân đặc công Nguyễn Hữu Thái (đeo kính), một trong ba kẻ giết GS Nguyễn Văn Bông.



Trịnh Công Sơn (trái) và tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường (phải) tiếp tục thân thiết sau 1975. GS Bửu Ý ngồi cạnh TCS, tiếp theo là Nguyễn Trọng Tạo.




nguồn : NET

<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2014 01:11:34 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 10.02.2014 04:59:08 (permalink)
0

em về từ cát bụi
trong sa mạc tình người
rơi vùng hoang dã Núi
quanh triền da vành môi
*
em từ cơn gió cát
phiêu bồng bay lang thang
nhớ khoảng đời đánh mất
không hồn, tim thọ tang
 *
em một chiều ngả nắng
sau ráng hoàng hôn thô
trầm tịnh trong im lặng
cuộn mình chăn hư vô
*
em đi từ tảng sáng
dừng chân quán thơ anh
nhấp chung tình thật cạn
rồi tìm đường nhà trăng
*
em linh hồn cát bụi
bay về rừng ước ao
đúng gốc già nguồn cội
mà anh là tim nhau

đông hương
Cám ơn Cà na đã thích thơ đông hương , gửi bài này cho Cà na đây nì và GĐPT




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.02.2014 05:02:42 bởi thương yêu >
Phù vân 12.02.2014 01:07:27 (permalink)
0
TÍN NGƯỠNG CỦA TRÁI TIM
Lễ Tình Yêu “Valentine” và ngôn ngữ của các loài hoa
Chúng ta tạm thời không bàn đến nguyên nhân tại sao có ngày Lễ Valentin và hãy chấp nhận ngày 14 tháng 2 là ngày Lễ Valentine, được gọi là Lễ Tình Yêu và Hoa, vì ngày 14.2 đã trở thành thông lệ từ hàng trăm năm qua cho người phái nam và họ không thể quên được „tục lệ“ là đến ngày lễ này đi mua hoa tặng vợ, tặng người yêu hay bạn gái.

Tương tự như người Việt tị nạn cộng sản lâu nay lấy ngày 30.4.75 làm ngày quốc hận để nhắc nhở nhau đừng quên ngày Việt Nam Cộng Hoà bị cộng sản VN cưỡng chiếm, hay như ở Mỹ có ngày „Lễ Tạ Ơn“ thì người La Mã từ mấy thế kỷ nay đã chọn ngày 14.2 làm ngày „Lễ Tình Yêu“ và  từ đó người ta cổ xúy, duy trì ngày Lễ  Valentine cho đến ngày nay.  
Có vài giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguyên nhân tại sao có ngày Lễ Valentine. Có giả thuyết cho rằng ngày Lễ Valentin là ngày kỷ niệm và tưởng nhớ đến bà hoàng Juno là người đã bảo vệ cho hôn nhân và gia đình. Họ đã tặng cho „người đàn bà“ những bó hoa, được xem như là biểu tượng cho sự biết ơn của người đàn ông. Một giả thuyết khác thì  bảo rằng ngày lễ Valentin là ngày kỷ niệm Thánh Valentin vì cũng vào ngày 14.2, hai thế kỷ sau Thiên Chúa là ngày mà  Đức Hồng Y (ĐHY) Valentin của Terni, một thành phố thuộc miền trung nước Ý, xưa gọi là Interamna bị vua La Mã thời đó là Claudius Goticus xử tử hình, lý do Hồng Y Valentin vẫn một lòng giữ vững niềm tin đối với Thiên Chúa Giáo. Và sau đó vì có truyền thuyết cho rằng ĐHY Valentin đã từng tặng hoa cho những đôi nhân tình khi Ngài còn sống nên để nhớ ơn, dân chúng đã chọn ngày 14.2 làm ngày Lễ Tình Yêu để tưởng niệm đến ĐHY Valentin! 
 
Chúng ta tạm thời không bàn đến nguyên nhân tại sao có ngày Lễ Valentin và hãy chấp nhận ngày 14 tháng 2 là ngày Lễ Valentine, được gọi là Lễ Tình Yêu và Hoa, vì ngày 14.2 đã trở thành thông lệ từ hàng trăm năm qua cho người phái nam và họ không thể quên được „tục lệ“ là đến ngày lễ này đi mua hoa tặng vợ, tặng người yêu hay bạn gái. 
 
Một điều mà tôi nói riêng ghi nhận được kể từ lúc bắt đầu sống kiếp sống lưu vong đến nay là sau Tết Dương Lịch, kể từ trung tuần tháng giêng trở đi thì người ngoại quốc từ Âu Châu đến Mỹ và Úc Châu nói chung quảng cáo rất rầm rộ ngày Lễ Valentine, "Lễ Tình Yêu". Theo dòng thời gian, người đàn ông không phải chỉ mua hoa thôi mà họ còn mua nhiều tặng vật khác làm quà tặng cho „vợ, cho người yêu lí tưởng“ hay bạn gái của mình. Qua hệ thống Internet hiện đang thông dụng thiên hạ quảng cáo rùm beng nhiều loại quà khác nhau, tương xứng tùy theo túi tiền của mỗi người, nhưng quan trọng hơn hết vẫn đề cập đến những bông hoa, những bó hoa đủ loại. Tôi tò mò tìm hiểu và hôm nay xin được phép giới thiệu với quí đồng hương vài nét đặc biệt về „ngôn ngữ của các loài hoa“ liên quan đến ngày lễ này, để nếu ai đã „sang ngang“, đang yêu hay có bạn gái muốn mua hoa tặng có thể tùy theo đó mà chọn loại hoa thích hợp.
 
Nếu bạn mua loại hoa (sau đây) Thì hoa này biểu hiệu cho một (sự) ….
        Hay có nghĩa: 
 
  - Acacia         Tình yêu thanh khiết
- Alpine rose Khi nào chúng ta gặp lại
- Anemonne Vui mừng hay Tin tưởng
- Aster Không tin vào sự trung thành (của người yêu)
        - Belladonna Em đẹp nhưng không kém nguy hiểm
  - Nettle (Anh đã nhìn thấy) em hay ghen tuông
- Chrysanthemum Tim anh còn trống vắng
- Dahlia         Tôi đã có người yêu!
        - Edelweiss Em quá đẹp
- Erica Tôi thích sự cô đơn
- Feathered pink         Em rất nhẹ dạ
- Lilac Em cũng trung thành
- Geranium Anh chờ em ở chỗ hẹn cũ
- Bell flower Tim chúng ta cùng một nhịp đập
- Wallflower Anh sầu nhớ đến em
- Immortelle Tình yêu vĩnh cửu
- Jasmin         Em đẹp quyến rũ, mê hồn
- Comflower Anh (tôi) chưa mất hy vọng
- Crocus         Tôi cần thời giờ để suy nghĩ
- Lime-tree blossom Hãy mơ đẹp và nghĩ đến anh (tôi)
- Lily         Tin tưởng, trong sạch
- Mayflower Ngây thơ, vô tội
- Mallow         Em lạnh nhạt
- Marguerite Hãy để anh (tôi) yên
- Myrtle         Chúng ta sẽ làm đám cưới nay mai
- Black nightshade Em ghen vô lí
- Daffodil / narcissus Em làm điệu
- Orchid         Em còn ham chơi đối với anh
- Parsley         Anh thích tính ở nhà (hay nội trơ)
  - Red Rose Anh yêu em hơn tất cả
- Yellow Rose Không trung thành
- Rhododentron          Khi nào chúng mình gặp lại?
  - Rosemary Từ biệt em, anh bỏ cuộc
- Yarrow         Anh kiên nhẫn
- Cattail         Em phải quyết định
- Iris         Anh sẽ tranh đấu vì … em
- Sunflower Em quá đòi hỏi, đối với anh
- Tulip Em không có 1 sự cảm xúc chân thật
- Blue viola         Kiên trì chịu đựng
- Forget-me-not         Hãy nghĩ đến anh (tôi)
- Morning glory Em sẽ thuộc về anh
- Feverfew         Hãy để tôi yên
- Cypress         Anh đau khổ chết đi thôi!
 
Vậy thì, bạn sẽ chọn hoa để nói giùm những ý tưởng thầm kín của bạn và khi người nhận hoa cũng đừng quá vô tình, và cố hiểu lời nhắn gửi không lời qua những cành hoa mình nhận được!
 
Khi vướng vào đường tình, người ta thường hay mơ mộng, nghi ngờ…. Biết bao nhiêu văn nghệ sĩ đã viết văn, ra nhạc hay làm thơ để vinh danh tình yêu cũng có và chua chát vì tình cũng chẳng thiếu. Riêng thi sĩ Xuân Diệu đã thố lộ: 
 
Yêu là chết trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hay thờ ơ giả dối!
 
Vâng, khó mà phân biệt đâu thật đâu giả. Dầu vậy, thiên hạ vẫn ngập lặn trong tình yêu, không ngừng nghỉ. Hãy nhìn sang Holywood thì thấy ngay, nghệ sĩ yêu nhau vội vã và chia tay nhau cũng rất nhanh, nhưng sau đó họ lại lao đầu vào những cuộc tình khác. Cứ thế mà tiếp nối…. Một trong những món quà thường được mua tặng cho người yêu vẫn là những bông hoa hay bó hoa.
 
Quí vị nào chưa quyết định mua gì để tặng trong dịp Lễ Tình Yêu, tôi nghĩ có thể mua bó hoa toàn hoa hồng đỏ (Red Rose), vừa sang trọng vừa ngấm ngầm bày tỏ “Anh yêu Em hơn tất cả ”. Ai còn độc thân, con tim vẫn còn trống vắng và muốn kín đáo hẹn hò với người yêu hay bạn gái thì có thể chọn mua bó hoa gồm Chrysanthemum và Rhododentron. Người nào biết bạn gái của mình có nhiều chàng trai theo đuổi nhưng không sờn lòng thì có thể mua tặng bó hoa “ Iris kèm theo Blue Viola và vài cành Cattail “ kín đáo muốn nói là anh kiên trì chịu đựng, sẽ tranh đấu vì em, nhưng em phải có một quyết định hoặc để nhắc nhở đối tượng đừng quên mình thì hãy mua tặng một bó hoa  Forget-Me-Not ! …
 
Người viết không phải là người có thú “trồng Hoa”, biết "Hoa” sành điệu hay thông thạo về "Hoa” nhưng muốn góp phần nhỏ vào ngày Lễ Tình Yêu nên đã sưu tầm, mạo muội phóng dịch “ngôn ngữ của các loài Hoa” để giới thiệu đến bạn đọc bốn phương như là một gợi ý để quí vị tùy theo đó mà chọn mua loại hoa thích hợp để  “riêng tặng ai đó” mà bạn muốn tặng, thay cho lời tỏ tình (nếu bạn rụt rè), cho tâm trạng hay ý nghĩ thầm kín của bạn. Vì thế chắc chắn không làm sao tránh khỏi thiếu sót nên kính mong các bậc thức giả và quí vị am hiểu về hoa rộng lòng thông cảm và chỉ giáo cho. Trân trọng cám ơn.
 
©  Lê hoàng Thanh (Nhân dịp Lễ Valentine)

  nguồn: Calitoday
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.02.2014 01:08:58 bởi Phù vân >
Cà Na tn nguyen 13.02.2014 02:00:31 (permalink)
0
                  em một chiều ngả nắng
                  sau ráng hoàng hôn thô
                 trầm tịnh trong im lặng
cuộn mình chăn hư vô  
 

 Cà Na cảm ơn chị đông hương . 
Đọan thơ này sao giống diễn tả tâm trạng của Cà Na khi ở Cà Na farm qúa !
Hoa và ảnh của Cà Na tặng chị nì  ! ( Khi mô rảnh , chị bày em nói tiếng Huế nhé, à không ,chị bày em nói tiếng Huế hỉ.  )




 
Cà na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2014 09:36:06 bởi Cà Na tn nguyen >
SongHuong 13.02.2014 10:34:13 (permalink)
0

 
KÍ ỨC HỘI LIM
 
Tặng TP VTN
 
Anh về thăm lại Hội Lim
Bước chân vô thức lần tìm dáng xưa
Trời xuân nhẹ lất phất mưa
Em anh cứ ngỡ như vừa hôm qua
 
Áo dài mớ bảy mớ ba
Quai thao, nón thúng mặn mà trúc xinh
Năm xưa bên góc sân đình
Trầu têm cánh phượng chút tình gởi trao
 
Giờ em biền biệt phương nao
Lụa sồi yếm thắm hôm nào còn chăng ?
Sông Thương nước chảy dùng dằng
Liền anh lạc bước giữa dòng dân ca
 
Trời Âu tuyết trắng mờ xa
Câu hò giã bạn đêm qua lỗi vần
Hội Lim lòng chợt tần ngần
Cơi trầu còn đó… biết dành trao ai ?
 
2/2014
Sông Hương
 
Thay đổi trang: << < 343536 > >> | Trang 36 của 58 trang, bài viết từ 526 đến 540 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9