GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 404142 > >> | Trang 42 của 58 trang, bài viết từ 616 đến 630 trên tổng số 867 bài trong đề mục
thiên thanh 28.04.2014 19:52:56 (permalink)
0
 
 
 

* * *

(xin bấm lên ảnh để nghe bài hát)

Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn
Thơ Du Tử Lê . Nhạc Phạm Đình Chương


Đêm về theo bánh xe lăn 
Tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng 
Tìm tôi đèn thắp hai hàng 
Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây 
Ngỡ hồn tu xứ mưa bay 
Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa 
Đời tan, tan nát chiêm bao 
Tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào
 
Đêm về theo chiếc xe qua 
Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hành Xanh 
Nhớ em, kim chỉ khứu tình 
Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre 
Nhớ mưa, ôi nhớ mưa! 
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè 
Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do 
Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè 
Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường


cảm ơn anh Hoàng Vân, & chị Bạch Vân đã cho phép tt đăng bài hát ...   ...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2014 23:32:37 bởi thiên thanh >
dzuylynh 28.04.2014 23:51:19 (permalink)
0


http://www.box.com/shared/822669c460abe2363274

n ỗ i l ò n g t h á n g t ư


thơ hồnghoang.
phổ nhạc & trình bày dzuylynh_album Nỗi buồn tháng tư



mưa về rực nắng tháng tư
nửa in dấu lửa nửa như ngậm ngùi
cũng là giọt máu giống nòi
oan khiên chồng chất sao đòi hờn căm

nỗi sầu day dứt tháng năm
tim làm sao thở tối tăm cõi lòng
vết đau sâu ứa đôi giòng
nghe chừng tiếng vọng Mẹ tê tái hồn

ru con ngơ ngẩn mỏi mòn
yêu thương Mẹ trải sắt son một thời
bên này một cõi rã rời
xa xăm chốn ấy một trời phiêu linh

giọt thương lóng lánh ân tình
nghe như lòng Mẹ trăm nghìn trở trăn
đoạn trường thay những vết hằn
bao năm thăm thẳm nhọc nhằn Mẹ mang...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2014 23:52:35 bởi dzuylynh >
dzuylynh 29.04.2014 00:06:29 (permalink)
0




donwload

XIN TẠ ƠN NGƯỜI GÌN GIỮ NON SÔNG

thơ tânhìnhthức dzuylynh | thiênthanh diễn đọc

bưng biền gió cát, rừng thẳm non cao
sông dài biển rộng, thành thị thôn trang
từ giả mực xanh giấy trắng, xa tuổi thanh xuân một thời hoa mộng
các anh đi canh giặc đuổi thù, giữ gìn từng tấc đất quê hương
tổ quốc danh dự trách nhiệm mang nặng trên vai những đứa con Mẹ ViệtNam
những mũi tên bất khuất kiêu hùng bật khỏi cánh cung thời lọan
hun hút lao theo vận mệnh trầm luân đất nuớc
bốn vùng chiến thuật đã hằn sâu dấu giày người đi giữ nước, dựng lại màu cờ
để rồi có một ngày gãy cờ, bẻ súng, rơi gươm, chinh bào rách nát
anh hùng ngã ngựa, đồng đội tác tan...
anh còn sống, dẫu chưa tròn nghiệp nhà binh
anh đi vào chốn lao lung tù ngục
nung nấu căm thù giặc Bắc tràn Nam
nuốt lệ làm quên, chẻ máu nuôi hờn sau song cửa ngục
anh người về một bóng ma trơi,
lang thang tìm con thơ vợ trẻ thất thểu xó chợ đầu đường sau ngày nước mất nhà tan

anh ngủ quên một giấc thiên thu
hận Bến Hải khí chập trùng biên ải
còn vẳng bên tai lời đạn xé bom gào, tiếng nấc cụt ngắt ngang dương thế
hồn oan tử sĩ rền rĩ than van trong gió giật mưa giông bãi hoang tàn chiến địa

chúng tôi thức trọn mấy mươi năm để lật lại từng trang quân sử
để nghiêng mình thương tiếc những anh linh
để ngẩng lên kính cần nâng tay
cánh tay phế tích thăng trầm một thời quân ngũ năm xưa
chào kính hương linh những ngưởi đi không trở lại
đồng đội cũ trở về không trọn vẹn hình hài cha ban mẹ dưỡng chín tháng cưu mang

tất cả đã trôi vào giòng sông dĩ vãng đau thương
nhưng chưa ai quên
và chúng tôi vẫn nhớ
dẫu cuối đất gầm trời lang bạt tha hương viễn xứ
dẫu còn vất vưởng bi thương nương hơi thở hắt tháng ngày tàn
ở địa ngục trần gian bắc trung nam cố quốc
nơi phương đông không có ánh mặt trời
nơi hai chữ tự do là ảo vọng
đêm tưởng nhớ thắp nén tâm hương ngưỡng vọng
xin tri ân những anh hùng mạt vận mà muôn năm khí phách mãi không tan với hồn thiêng sông núi
cái siết tay thật chặt, một vòng ôm nồng nàn, một niềm tin quang phục
đến các anh những đồng đội cũ
đến những người mà tổ quốc muôn đời tổ quốc ghi công
xin tạ ơn Người Gìn Giữ Non Sông
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2014 19:23:24 bởi dzuylynh >
dzuylynh 29.04.2014 00:25:35 (permalink)
0





download

XA RỒI CÁT BỤI

thơ Lê phú Hải | phổ nhạc & trình bày dzuylynh
album Nỗi đau còn đó | 38 mùa xuân đã mất

Xa rồi cát bụi mấy mươi năm
Chí lớn về đâu chí lớn thầm?
Rũ áo phong trần cơn mộng dữ
Lạnh về vai nhỏ rét căm căm
hờ hơ hơ hơ ...
Lớp lớp thư sinh hề tráng sĩ
Mà tráng sĩ hề sống bao năm!
Còn mấy chàng Siêu ngày tóc bạc?
Lận đận tha hương những vết bầm
Xa rồi khói bếp những chiều xưa
Một góc vườn hoang mấy gốc dừa
Ly biệt biệt ly... sầu ly biệt
Mẹ ngồi lau sậy dáng đong đưa
Thương đứa con xưa, ngày bé bỏng
Mòn đời trận mạc đã về chưa?
Cha già ngoảnh mặt che thương nhớ
Tiếng đàn hiu hắt mấy cơn mưa
Xa rồi năm tháng cũ chơi vơi
Lửa khói binh đao dậy ngút trời
Ai cứ nhiễu nhương mà thắng trận
Ta đành ngã ngựa mảnh hồn rơi ...
hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ
Em có theo ta về cõi nhớ
Những ngày mộng ảo biệt trùng khơi
Thương tiếc về đâu miền quá vãng?
Chim vàng nức nở gọi tình ơi!
Xa rồi ta có nhớ gì không?
Nghìn dặm quê hương mấy tấc lòng
Lá xác xơ bay buồn riêng nỗi
Khúc hát khúc hát ngày xưa ai ngóng trông...
Khúc hát ngày về ai ngóng trông!
Chinh phụ ta xưa giờ tóc bạc
Phù dung cũng chết bởi hoài mong
Còn chút lòng ta là đồng vọng
Ai còn không có có còn không?
Hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm hưm...

Half Moon Bay April 16.2013
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2014 19:22:18 bởi dzuylynh >
dzuylynh 29.04.2014 00:28:04 (permalink)
0






download


NGƯỜI TÌNH: QUÊ HƯƠNG

thơ Tóc nâu | dzuylynh diễn ngâm


Tô vẽ những gì trên tranh nhớ
Sắc nét màu gì cho dịu êm
Con tim thầm lặng như thế đó
Giai điệu nguyên sơ tựa miếu đền.

Khung trời tháng tư nay bát ngát
Nắng tròn hôn nụ cánh hoa tươi
Ta vẫn bước mòn đường vạn lối
Chẳng khúc quanh nào được chung đôi.

Hỏi hồn có dại vương sương lạnh
Có trắng đêm thâu mộng khúc sầu
Lay lắt gió, từng chiều hiu quạnh
Khi tháng tư về, ai nhớ nhau?

Tháng tư ngâm mãi bài viễn xứ
Nát nhầu kỷ niệm, tháng tư ơi!
Đâu ai viết lại giòng lịch sử
Rách cả giang san, khóc mộ đời...

Như thể trần gian Tình chỉ một
Người tình tên rất đẹp: Quê Hương.
Lỡ yêu từ thuở đầu biết khóc
Xa nhau tang trắng khắp nẻo đường...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2014 19:21:23 bởi dzuylynh >
dzuylynh 29.04.2014 00:32:03 (permalink)
0





download


NƠI ĐẶT TRÁI TIM MÌNH

thơ tânhìnhthức dzuylynh | thiênthanh diễn đọc


Em đặt trái tim mình trên đỉnh đầu ngọn bút
Là đỉnhThiên Ấn bút trời giáng thế,
Ngũ Hành Sơn năm ngọn núi quê hương
Dãy Thất Sơn linh hiển đất phương Nam
Núi Hồng Lĩnh cõi Bắc ngày ly khai lập quốc
Chỗ tiền nhân dựng nghiệp: ngọn Hòanh Sơn...

Em vẽ trái tim VIỆT-NAM giang san tổ quốc
Vẽ những địa danh linh kiệt bốn ngàn năm
vẫn còn đó hiên ngang cùng tuế nguyệt
Em đặt giọt máu mình trên đỉnh đầu ngọn bút
để vẽ anh người chinh chiến sa trường
Poncho bọc thây một thời đi giữ nước
Hồn oan tấm thẻ bài còn rền rĩ khua vang
và những tù nhân mục xác chốn lao lung
những anh hùng vong thân vì xã tắc!

Anh đặt trái tim em trên đỉnh đầu ngọn bút
để nhắc em chẳng bao giờ quên nguồn cội Tiên Long
Để nhớ thương quay quắt những đêm trường
từ một chốn tha hương phiêu bạt
Nơi cắn đôi hạt lệ tạm dung thân
gượng nửa kiếp khách phong trần lữ thứ...
Em vẽ trái tim em đỏ bầm giọt máu
vẫn chưa khô thao thức mộng ngày về
Tháng năm ơi sao mòn mỏi lê thê...
em đặt nỗi đau lên vành khăn tang tổ quốc
vẽ cờ bay phần phật khắp sơn khê
Vẽ trời Nam rộn rã khúc khải hòan ca chiến thắng !

Em đặt ngọn bút vào giữa trái tim mình
Vẽ trái tim mình có dễ gãy lắm không anh?
Bởi ngọn bút làm từ than Nông Sơn, Hòn Gay, Cẩm Phả
ở một nơi gọi cẩm tú sơn hà
nay cũng đã rơi vào tay giặc Tàu phương Bắc
Và trái tim anh một mắc xích xuyên tâm
cũng đau đớn ngày đêm quặn thắt
hận quân thù dày xéo đất quê ta
để nhắc em luôn nhớ đến nước nhà - Nghĩa Trang Biên Hòa - chỗ hài cốt anh bị san bằng đào xới
bởi kẻ dạ thú lòng lang trả thù hèn mạt
Tượng Tiếc Thương cũng hóa thành tro bụi
Sĩ tử anh hùng đành cúi mặt buông tay

Ngọn bút chì có thể vẽ nên những giấc mộng an bình,
Những bức tranh tuyệt mỹ về tình yêu - con người - tổ quốc
Có thể nào xóa đi vẽ lại, như người ta di dời biên cương cột mốc không anh?
Như người ta bán xới đồng bào dân tộc non sông
Nơi hơi ấm tình thương không còn nữa, chỉ quẩn quanh tiếng cú rúc đêm trường
Nơi người sống là những xác thân vô hồn gắng gượng
cúi mặt gầm đầu vô cảm với quê hương...
Ngọn bút chì em sẽ vẽ nên bão lửa
đốt tàn tro vôi vữa dấu binh đao
Cho lê dân thôi thảm thiết than gào
ngày quân giặc vùi thân sâu huyệt mộ !

Ngọn bút chì vẽ nên ngàn ngọn lửa
lửa Độc lập - Tự do - Bác ái - Công bằng
Lửa thiêu đốt đến tột cùng chủ nghĩa ngọai lai dị dạng
Hủy diệt đám rợ người buôn dân bán nước
Em đặt trái tim mình trên đầu ngọn bút
Để gạch nát vết tủi nhục ngàn năm Bắc thuộc
để rạch xóa dấu nhớp nhơ trăm năm đô hộ giặcTây
Bôi tẩy sáu mươi tám năm ách Cộng Sản từ nay
giặt rửa ba mươi tám năm phiêu bạt kiếp lưu đày
Vẽ lại tấm dư đồ thành trang tân huyền sử:
VIỆT NAM ! VIỆT NAM : Minh Châu Trời Đông !
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2014 19:20:13 bởi dzuylynh >
Phù vân 29.04.2014 00:41:33 (permalink)
0
KỈ NIỆM 39 NĂM NGÀY " GIẢI PHÓNG MIỀN BẮC "


 
 

Nếu nói :  “giải phóng là giải nguy, giải cứu hay giải thoát một tình huống bất ổn cho cá nhân hay tập thể hoặc cho một nơi chốn nào đó đang lầm than cơ cực để thoát ra khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu, hướng đến những điều kiện sống mới tốt đẹp tự do hơn” .
 Thì những ngày này đánh dấu 39 năm, kể từ 30/4/1975 ngày miền Nam bị CS Bắc Việt chiếm đóng, nhưng khung cảnh xã hội, đời sống, nhân văn con người miền Nam đã hoàn toàn  “ Giải Phóng miền Bắc” .
Nói như thế mà  không ngoa chút nào . Bởi không chỉ bằng hình ảnh thực tế  so sánh chứng minh …


  Sài Gòn, Miền Nam(trên) và Hà Nội, miền Bắc(dưới) cùng thời điểm thập niên 1970 . Miền Nam được khối thế giới tự do viện trợ chủ yếu để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, ngược lại miền Bắc được khối CS/XHCN viện trợ vũ khí để gây chiến tranh, phát triển “nghĩa trang” đẫm máu và nước mắt .

 

Còn cụ thể hơn (một con số mà nhà nước, đảng CSVN cho là nhạy cảm chưa bao giờ dám thống kê chi tiết công bố chính thức)….Trong thời gian 39 năm ấy có gần 10 triệu cư dân miền Bắc trong đó rất đông gia đình là đảng viên CS đã lũ lượt từ giã quê cha đất tổ và thiên đàng “phân xanh phân Bắc” XHCN nghèo nàn lạc hậu kéo nhau xuôi vào khắp các tỉnh thành miền Nam định cư lập nghiệp để mong nhận được hay hướng đến những điều kiện sống khác, tốt hơn miền Bắc .
Ngược lại trong cùng thời gian ấy không có gia đình người dân miền Nam nào tự nguyện ngược ra “thiên đàng XHCN” miền Bắc để sinh cơ lập nghiệp !?.
Như một đàn chim khổng lồ suốt 30 năm (1945-1975) trong chiếc lồng sắt ngục tù CS/XHCN đã được làn gió tự do phóng khoáng (dù mới bị CS chiếm đóng) bên kia vĩ tuyến 17 phà hơi  “giải phóng” để một số đông đồng bào miền Bắc dứt khoát thoát ra khỏi cái lồng sắt CS cất cánh bay về phương Nam, vùng đất lành  chim đậu .
Chính những bước chân của hàng chục triệu đồng bào miền Bắc sau 1975 xuôi Nam ấy đã trả lời hùng hồn cho câu hỏi : Ai đã “giải phóng” ai !?
Cũng trong chiều hướng “giải phóng” – Thì sau khi đánh chiếm được miền Nam các chóp bu lãnh đạo trong bộ chính trị CSVN liền áp đặt ngay một chủ trương như “cướp ngày” gọi là “cải tạo công thương nghiệp” tại miền Nam, bức tử giết chết tức khắc một trong những nền kinh tế trẻ trung năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á đồng thời song song với đó là tròng cái thòng lọng tập thể nhà nước hoá “Hợp tác xã nông nghiệp” dẫn đến nông dân toàn miền Nam phản kháng thụ động khiến ruộng đồng hoang hóa hiu hắt, sự bất hợp tác suốt 4 năm liền (1975-1979) tạo nên bi kịch nông dân gối đầu trên ruộng đất màu mỡ nhưng cả nước suýt đứng bên bờ vực chết đói, chính điều này đã mạnh mẽ tác động  “giải phóng” tư duy 2 ông chóp bu CSVN cắm chốt tại miền Nam là Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh để 2 ông này lén lút tháo cái thòng lọng tập thể hoá XHCN và phá bỏ gông cùm “ngăn sông cấm chợ” tại miền Nam  .
Ngày nay 3 mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu đứng trong nhóm hàng đầu thế giới là Gạo, Cà phê và Tiêu mang về nguồn ngoại tệ quan trọng lên đến hàng chục tỷ USD/Năm là từ hàng vạn cá thể gia đình nông dân miền Nam sản xuất mà không cần đến bất cứ sự lãnh đạo nào của “nhà nước và đảng ta” ! Đó chính là sự khẳng định nhân dân miền Nam đã “giải phóng” cái  tư duy làm ăn tập thể kiểu XHCN “cha chung không ai khóc” lạc hậu do “nhà nước đảng ta” lãnh đạo áp đặt…
Và cũng quan trọng không kém, qua sự đánh chiếm miền Nam từ thực trạng tình thế của quốc gia hiện nay đã “giải phóng” cái tư duy bịp bợm ấu trĩ của các chóp bu CSVN khi….
Cứ đến tháng 4 hàng năm,  như âm thanh phát ra từ cái băng cassette rẻ tiền nhão nhoẹt, khá đông người dân cả nước chán ngấy đến lợm giọng với cái mỹ từ ăn mày từ dĩ vãng máu xương :“đảng ta lãnh đạo toàn dân chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng Miền Nam” của bộ máy tuyên truyền chế độ CSVN …(dù từ năm 1973 Mỹ đã rút hết quân về nước và trước đó quân đội Mỹ đã đánh bại phát xít Nhật giải phóng Châu Á,Đông Dương trong đó có Việt Nam)  .
Trong khi cả bầy đàn họ – các chóp bu CSVN- không ai đui mù hay chột con mắt nào để không biết xấu hổ khi lùa hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ  gọi là “xuất khẩu lao động” sang làm vợ hờ,osin,bán cơ bắp như nô lệ cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan những quốc gia có nền kinh tế tài chính quốc phòng giàu mạnh hơn Việt Nam nhiều lần , nơi mà “đế quốc Mỹ xâm lược” đã đổ máu xương hỗ tương gìn giữ bảo vệ hơn nữa thế kỷ qua nhưng tuyệt nhiên họ không cướp 1cm2 đất đai lãnh thổ của quốc gia nào, ngay cả với Nhật Bản kẻ bại trận trước họ, còn hơn thế, duy nhất ngoại lệ của truyền thống xứ hoa Anh đào , Hoàng Gia, lưỡng viện Quốc Hội và toàn dân Nhật Bản lần đầu tiên trong lịch sử nước mình  đã đồng lòng tôn vinh một người nước ngoài, kẻ thù không đội chung trời , người đã buộc họ ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện,tước khí giới và chiếm đóng toàn lãnh thổ là một trong 12 vị ân nhân đã làm nên nước Nhật hùng mạnh ngày nay, đó chính là Thống Tướng quân đội Mỹ: DouglasMacArthur. (*)
Và hiện tại, 2014, chính phủ và người dân hai quốc gia Nhật-Hàn  vẫn còn tự nguyện đài thọ quân phí cho gần 100.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên lãnh thổ  mình canh giữ  cho sự an toàn của nền an ninh quốc gia để họ rảnh tay dồn nỗ lực phát triển kinh tế .
Có ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “đế quốc xâm lược” ăn ngủ hơn nữa thế kỷ trên đất nước mình và vẫn còn tiếp tục như thế không !?
Ngược lại thật là mỉa mai cay đắng , đất trời biên giới biển đảo chủ quyền Việt Nam lại bị “ đồng chí 4 tốt 16 vàng” CS/Trung Quốc xâm lược chiếm đoạt ?? . Giữa Mỹ và Trung Quốc ai mới đích thị là “đế quốc xâm lược” Việt Nam ?
Những thực tế nói trên đã có đủ ý nghĩa để “giải phóng” cái hình ảnh đế quốc Mỹ xâm lược trong tư duy bệnh hoạn bịp bợm lừa dối nhân dân của “đảng ta” chưa  – Hởi các “ngài” chóp bu CSVN ?
Bên cạnh đó, mới đây thôi đồng bào trong và ngoài nước đã chứng kiến một sự “Giải Phóng” tư duy con người CSVN đầy ý nghĩa …
Ngày 25/2/2014 tại Genève (Thụy Sĩ) Ông Đặng Xương Hùng, đảng viên CSVN cựu Lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012), cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao CH/XHCN/VN trong bài thuyết trình trước Summit for Human Rights and Democracy ông lên tiếng với cộng đồng nhân loại văn minh trên thế giới bằng lời lẽ tâm huyết như sau ( nguyên văn, trích đoạn) :
 
Ông Đặng Xương Hùng, đảng viên CSVN nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012), nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao CH/XHCN/VN .

                             “ Thưa các Quý vị và các bạn,
Tôi tên là Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012), cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao CH/XHCN/VN đã quyết định ly khai từ bỏ Đảng cộng sản Việt Nam từ 18/10/2013. Tôi xin cảm ơn UN Watch đã cho tôi cơ hội để đề cập đến tình phi dân chủ và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đây cũng là lý do dẫn đến việc tôi quyết định ly khai đảng CSVN.
Tôi vào đảng cộng sản năm 1986. Lúc đó đảng đang có những cố gắng đổi mới. Lúc bức tường Berlin sụp đổ, đã có một vài nhân vật có tư tưởng dân chủ xuất hiện như Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ. Nhưng họ nhanh chóng bị loại ra khỏi guồng máy lãnh đạo. Những tư tưởng dân chủ vừa nhen nhóm đã bị dập tắt.
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa quốc tế đã sụp đổ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lê Nin một cách mù quáng, khước từ việc tiếp thu những tư tưởng dân chủ và nhân quyền đã trở thành phổ quát, từ đó họ đã đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến tình trạng khủng hoảng toàn diện như hiện nay. Từ đây tôi cũng lý giải được câu hỏi: “Tại sao Việt Nam không có tự do và nhân quyền?”. Chính đảng cộng sản là cội nguồn sinh ra mọi sự suy vong của đất nước. Trước tình hình Việt Nam ngày càng nguy cấp, tôi không thể tiếp tục im lặng mà phải công khai bày tỏ thái độ: dứt khoát từ bỏ đảng cộng sản. Lúc này đây, tôi muốn hô to với thế giới bên ngoài rằng: 
- Đất nước chúng tôi đang lâm nguy!
- Đồng bào tôi đang bị đàn áp dưới chế độ cộng sản!
- Hãy quan tâm đến tình hình nhân quyền và dân chủ của Việt Nam!
Chế độ hiện tại là chế độ độc tài, đảng trị, phục vụ quyền lợi của những người cầm quyền. Điều 4 Hiến pháp – được sửa đổi và có hiệu lực từ 1/1/2014 – quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin coi luật pháp chỉ là công cụ đàn áp của giai cấp thống trị. 
Hệ thống bộ máy nhà nước được xây dựng và tổ chức nhằm mục tiêu cơ bản là bảo vệ sự cai trị của đảng lên toàn xã hội, coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của công dân. Do đó, Nhà nước Việt Nam không có thái độ tôn trọng quyền của người dân. Những lãnh đạo cộng sản hiện nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ. 
Lực lượng công an, cảnh sát được xây dựng hùng hậu. Thay vì tập trung vào nhiệm vụ chính là bảo đảm an ninh và trật tự xã hội họ lại đổ nhiều công sức vào việc theo dõi, trấn áp và ức hiếp nhân dân. Trong thể chế xã hội chủ nghĩa, công an là công cụ bảo vệ sinh mạng của chế độ – nên họ được dung túng như một lực lượng kiêu binh. Tôi rất tâm đắc với khuyến nghị của một quốc gia trong kỳ kiểm điểm định kỳ vừa rồi là Việt Nam nên đào tạo kiến thức về nhân quyền cho lực lượng công an.
Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án) đều là bộ máy của đảng, phục vụ mục đích cai trị của đảng. Tôi đã từng phát biểu rằng Quốc hội Việt Nam chỉ là một chi bộ của Đảng. Vừa rồi, trước những đòi hỏi chính đáng và thiết tha của trí thức và nhân dân, Quốc hội vẫn bỏ phiếu thông qua sửa đổi Hiến pháp với tỷ lệ 98%. Các đại biểu Quốc hội không thể làm khác được vì họ đều là đảng viên CS. (hết trích) (**) .

Trước đó sau khi công khai tuyến bố từ bỏ đảng CS ông Đặng Xương Hùng đã từng nhận xét phát biểu :
Thực ra trên toàn thế giới chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên là còn theo chủ nghĩa cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi ”…(***)

Ông nói với hành động nhận xét này , ông tố cáo “sự độc tài” của chế độ CS/Hà Nội, Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số đảng viên khác noi theo .
Thật vậy, trong hơn 180 quốc gia thế giới tự do đa nguyên dân chủ hiện nay thì chỉ còn sót lại 4 chế độ độc tài CS, trong đó CSVN là một, vẫn độc tài toàn trị theo chủ nghĩa CS, đúng như lời ông Đặng xương Hùng nói, khi hầu hết mọi chế độ CS đã từ bỏ nó thì các chóp bu CSVN vẫn khư khư ôm lấy  thì “người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi”… Huống chi là ông, một viên chức ngoại giao và hơn thế, cả cái bộ chính trị với bầy đàn các chóp bu gọi là lãnh đạo CSVN, chắc chắn củng phải thấy điều đó khi họ biết ăn ngon mặt đẹp và mắt họ không bị chột con nào ! Vậy mà họ cứ một mực tung hô trước đồng bào mình rằng : “CS/XHCN là khát vọng của nhân dân (Việt Nam) ta” !?
Một thứ chủ nghĩa CS lạc hậu đầy tội ác, nhân loại đang kinh tởm lên án từ bỏ chôn lấp nó mà lại lấy đó làm “khát vọng” cho dân tộc mình !?
Chỉ có phường bịp bợm,lưu manh, lấy vinh thân phì gia cho cá nhân gia đình đặt lên trên lợi ích của quốc gia dân tộc, phản bội lại nhân dân những người đang nuôi dưỡng mình mới hành xử như thế .
“ Một trong những hành vi vô liêm sĩ mất nhân cách rất xấu hổ của một công dân,một con người là bịp bợm lừa dối dân tộc, gia đình và ngay cả với chính bản thân mình ” .
Ai là đối tượng liên quan đến nhận xét nói trên ? Cụ thể, không nhầm lẫn chút nào, dễ nhận diện ra nhất, đó chính là các chóp bu gọi là “lãnh đạo” của đảng CSVN hiện nay .
 
 
Hoàng Thanh Trúc
(*) http://www.erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/00-Muc_luc.htm
(**) danlambaovn.blogspot.com/…/bai-thuyet-trinh-cua-ang-xuong-hung-tai.
(***)http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intervw-d-x-hung-02042014051700.html

<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2014 18:10:00 bởi Phù vân >
Phù vân 29.04.2014 11:38:13 (permalink)
0
Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam
 

[tube]https://www.youtube.com/watch?v=Nc1F--GFuXw[/tube]
Lễ tưởng niệm trước di cốt Tướng Nguyễn Khoa Nam

 
Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.
Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.




Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…
Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…


Văn tế tưởng niệm Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam

Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)

Kính thưa Tư lệnh,

Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.

Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".

Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.

Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.

Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.

Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014.
HUỲNH CÔNG THUẬN


* Tin mới:
Ngày 22/4/2014 “người tù thế kỷ” cho biết cách đây mấy ngày có hai sĩ quan công an cấp tá cùng với một người thường phục bất ngờ đến gặp nói là thăm viếng, nhưng lại dò hỏi ông chụp những hình này ở đâu, với ai, sau 37 năm ngồi tù đầu óc ông hơi lễnh lãng nên không nhớ được các chi tiết địa danh. Ông Cầu có hỏi:
- Bộ cấm chụp hình mặc đồ quân đội cũ hả? Tui mới ở tù ra chưa không biết có gì mấy chú chỉ dạy thêm, để rảnh tui mua sách luật về tìm hiểu.
- Ô! Không, luật không cấm nhưng chúng tôi sợ ông bị họ lợi dụng, ông có biết không, những hình này đưa ra nước ngoài được trả 3000 đô – 5000 đô lận đó.
- Ô! Vậy tốt quá, tui bị mười một thứ bệnh con cháu tui đang lo không tiền trị bệnh đây, vậy sẽ có được một ít tiền trị bệnh rồi...
Sáng 24/4/2014 lại có 2 cán bộ từ tỉnh Kiên Giang lên Sài Gòn đến nhà gặp ông Cầu (đi cùng với Trung tá công an phường) họ nói là theo lệnh lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến viếng thăm ông... nói vòng vo một lúc họ khuyên ông không nên chụp hình mặc đồ lính cũ vì sợ ông bị lợi dụng, họ còn hình này đưa ra nước ngoài được trả 9.000 đô – 10.000 đô !
Trời, tăng giá nhanh thật, tuần trước 3000 đô – 5000 đô, mới mấy ngày lên giá 9.000 đô – 10.000 đô rồi!
Dạ, quý vị làm ơn cho địa chỉ người mua hình chứ nói khơi khơi ai mà biết.
Chỉ mấy tấm hình mà quý vị cho giá nghe chóng mặt, xin hỏi còn quay video thì giá bao nhiêu ?!
*


Một vài hình ảnh đại diện các binh chủng:










Huỳnh Công Thuận
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.04.2014 18:13:31 bởi Phù vân >
dzuylynh 30.04.2014 00:04:13 (permalink)
0
Xem bộ phim Lịch Sử Tổ Quốc Việt Nam
Thực hiện: GMD


( xin bấm lên ảnh để xem phim )
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2014 00:08:32 bởi dzuylynh >
da vàng 30.04.2014 23:14:29 (permalink)
0
 
 
MỘT PHÚT MẶC NIỆM CHO TẾT MẬU THÂN HUẾ


 

Câu chuyện xảy ra trong Tết Mậu Thân 1968...
 

Lúc đó chúng tôi từ SàiGòn về Huế ăn Tết và chúc thọ song thân chúng tôi, nhà ở tại Bầu Vá, đường Huyền Trân Công Chúa. Đêm mồng một Tết, thừa dịp hưu chiến, việc canh phòng Cố Đô được nới lỏng cho mọi người dễ đi lại. việt cộng đánh úp và chiếm trọn tỉnh Thừa Thiên...Những ngày hãi hùng...
May sao quân đội Mỹ đổ bộ ở Thuận An đánh quét sạch việt cộng sau hai ba tuần giao chiến ác liệt...
Khi Bàu Vá được giải phóng, chúng tôi được quân đội Mỹ đưa về tạm trú tại trại Macvy của quân đội Mỹ thiết lập gần trường Khải Định .
 

Đây là là bài của bà Nguyễn thị Thu Ba ( con gái của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác, tác giả Hồ Trường ) đã trích trong Nhật Ký của Bà viết năm 1983 khi bà và chồng qua tị nạn ở Pháp với con gái là Tôn Nữ Đông Hương.

*** 

Xe đưa thẳng chúng tôi vào trại Macvy là đại bản doanh của quân đội Mỹ. Trong trại, chỉ có mình tôi là phụ nữ. Vài người lính lại hỏi han thấy tôi trả lời bằng tiếng Anh, họ thích và thán phục, có cảm tình với chúng tôi.

Ba hôm liên tiếp, chúng tôi được tiếp tế toàn đồ hộp, ration A hay B gì đó, trong đó có đủ hết ngay cả tăm xỉa răng. Họ cho chúng tôi mỗi người một giường bố, thấp lè tè, đặt ở một lối đi có gió lùa. Mền đắp là một miếng vải nylon mà lúc ấy Huế đang vào tháng Giêng với cái lạnh ẩm ướt buốt giá .

Tôi nằm mà run lên từng chặp, cuồn cuộn ở ruột, nhưng vẫn cảm thấy yên ổn, sung sướng hơn những kẻ đang dẫy chết ngoài trận địa.

Hai ngày sau khi đến, Thiện ( em chồng tôi ) gặp được một tốp ký giả bạn ngoại quốc... Tay bắt mặt mừng, như cá gặp nước, họ reo lên, bu quanh nói chuyện.

Họ cho biết ngày mai họ sẽ đi Đà Nẵng bằng trực thăng. Thiện chụp cơ hội xin cho cà ba chúng tôi đi theo. Họ bằng lòng ngay, nhưng rủi cho chúng tôi, lúc ấy ông tỉnh trưởng Thừa Thiên đang lảng vảng ở đó, nghe nói, y chận lời ngay, nói chúng tôi là công dân Việt Nam phải ở dưới quyền ông, phải về bên trại Việt Nam thiết lập nơi trường Kiểu Mẫu, tất là toà Khâm Sứ cũ.

Tỉnh trưởng, nếu tôi nhớ rõ là ông Nguyễn Đăng Khoa. Vì y mà ba chúng tôi phải trải qua những ngày tháng hãi hùng nơi trại này, thay vì được thoát ngay. Nhưng có lẽ y chì là công vụ của Định Mệnh để lưu chúng tôi lại, mà riêng tôi lại có dịp báo đáp ơn sâu nghĩa nặng cho mẹ chồng tôi như sẽ thấy sau này .  

Cứ thản nhiên như tế, cuộc sống phiêu lưu kéo dài được hai ngày. Đến chiều thứ ba, khi chúng tôi dắt nhau ra ngoài cổng trại để kiếm chỗ làm và đi toilet, vì trong trại không có nhà vệ sinh thì gặp ngay chú Lan, người nhà hớt hải chạy lại kêu:
Cậu mợ ơi, cụ Bà bị thương nặng nơi đầu, mê man bất tỉnh, con đưa xuống còn để nằm ngoài kia (chú dơ tay về phía xa) Câu mợ ra đưa Cụ vào chữa gấp. Thôi cho con về cho kịp thiết quân luật . 

Chúng tôi chưa kịp hỏi han thì chú ta te cò chạy mất, kêu mấy cũng không quay lui. Thật ra thì chú ở trên Bầu Vá xa lắm mà trời đã gần tối rồi. 

Cả ba chúng tôi tay chân còn rụng rời, không biết mẹ nằm ở đâu vì chú Lan không chỉ rõ, bèn vội vàng đi về phía mấy dãy nhà bên trái cổng. Chúng tôi đang lo lắng vì trời tối dần, đèn đuốc không có mà phải đi tìm cho ra. Đi quanh hai ba vòng không thấy đâu cả, lại càng lo sợ... Thì may sao, như được Trời giúp, đến trước hành lang một tòa nhà kia thấy trong xó có một cái bàn mà trên ấy tôi nhận ra cái mền xám mẹ chồng tôi thường đắp ở nhà, trùm lên một cái gì đó có vẻ như hình người. 

Chúng tôi vội giở lên: chính Mẹ mình, bà nằm co quắp, mê man bất tỉnh, mặt mày lem luốt những máu là máu. Chúng tôi khóc oà lên, xúm nhau đỡ bà nằm lên mền đưa gấp về "bịnh viện". Kêu là bịnh viện cho rôm vậy thôi, chớ thuốc men chả có gì, giường nằm cũng không, còn nhân viên chỉ lèo tèo vài ba cô y tá và một bác sĩ mà giờ này ông ta đi đâu mất; chồng tôi chạy quanh kiếm không ra.

Một chặp lâu, tường như cà thế kỷ ông ở đâu lù lù về nhờ có người báo ông mới về gấp. Ông khám sơ, bảo phải cho nước biển vào gấp. May sao sục sạo hồi lâu trong mấy tủ, "đào" ra được một chai, cho vào liền, đồng thời ông rửa ráy vết thương rồi băng bó lại.

Mẹ chồng tôi bị một mảnh sắt nhỏ của súng cối găm sâu vào màng tang, nên máu cứ chảy rỉ rỉ ra hoài không làm sao chặn lại được, trừ khi mổ lấy mảnh sắt ra nhưng ở đây làm gì có dụng cụ máy móc mà mổ với xẻ! Thôi đành đáp ứng với tình thế chứ viết làm sao bây giờ! Chồng tôi ngồi canh mẹ, đè cứng lấy tay bà không cho nhúc nhích sợ sút kim ra.

Lúc ấy đã bảy giờ, trời tối om. Chung quanh, người bị thương nằm la liệt, có người đã chết nằm co quắp ven tường không ai rảnh mà đem đi, thật là rùng rợn. Vậy mà số người ở đâu cứ đưa đến mỗi lúc một đông, để nằm cùng ở dưới sàn nhà vì không có giường.

Cái chết, cái sống, người mất, người còn, tôi thất thần không còn nhận ra ai chết ai sống nữa! Vì trước mặt tôi khung cảnh quá khủng khiếp, hỗn loạn, máu đổ, người rên, kẻ không chân, người cụt tay có phải chăng đây là địa ngục trần gian và chúng tôi bị đọa xuống ?

Chồng tôi vẫn cúi đầu ôm tay mẹ, ông em thì mắt đỏ hoe, không dám nhìn cảnh đau lòng ấy. Còn tôi... có gì hơn chú em chồng, tâm thần bất định, trí óc rối loạn, muốn rời ngay chỗ này mà đi thật xa, kiếm một nơi nào yên tỉnh để nghỉ ngơi một chút nhưng nhiệm vụ trước mặt bắt buộc tôi phải cố trấn tỉnh mà lo cho tròn: nào mẹ chồng, nào em chồng, nào chồng người nào cũng đang lâm vào một cảnh bi đát đau thương cần tôi phải lo sắp đặt bảo bọc cho họ.
 
Ý nghĩ đó làm cho tôi lần lần bình tỉnh lại để đóng vai người đạo diễn. Nhưng trong cách tổ chức tôi cố giữ phần ưu thế, đặt cho mình vai trò vừa được nhẹ nhàng vửa được tránh sự sợ hãi. Sau đó tôi chia công tác, chồng tôi ngồi với mẹ cho đến canh tư, Thiện theo tôi đi tìm chỗ ngủ để lấy sức rồi đến canh tư trở lại thay thế chỗ cho anh, còn tôi có phận sự canh chừng có việc gì bất trắc xảy ra, tôi sẽ giải quyết.

Khi đưa Thiện đi tìm được một chỗ ngoài hành lang để nằm ngủ cho qua đêm, tôi trở lại chỗ chồng tôi thì con đường hẽm đã đầy người mới chở đến nằm la liệt. Trong đêm tối tôi quờ quạng cố tránh họ mà đi, miệng cứ la:  Xin nằm sát vào thành cho có chỗ cho người đi . Nhưng lúc ấy một ánh đèn bấm của người y tá loé lên, tôi thấy mình đang đứng giữa đống xác chết, người cụt tay, người cụt chân, đầu vỡ nát, những cặp mắt lồi, miệng tét giơ hai hàm răng... Ôi! Khủng khiếp quá! Ghê rợn quá! Tôi thất kinh hồn viá, ngã lăn ra trên đống xác, không còn hay biết gì nữa. Đến khi tỉnh lại, chả biết là bao lâu, tôi vẫn chưa định thần tìm hiểu tại sao mình nằm đây. Mãi một lúc sau khi đã tỉnh hẵn, tôi mới nhớ là đang định đi đến chỗ mẹ chồng và chồng mình đang còn ngồi đó với mẹ. Tôi như muốn khóc lên trong bóng tối, chả biết phải đi về phía nào, quên cả ngã vào ra, tôi bước liều...

Té ra tôi đã đi ngược lại, đến một phòng trữ gạo mà bao còn vứt ngổn ngang, tôi mệt quá, nằm vật xuống trên một bao, thiếp đi cho đến sáng bị người giữ kho kéo đuổi ra.

Tôi liền đi tìm Thiện để lại đổi phiên cho anh thì thấy chú ta còn ngủ, mà trời ơi, lại nằm cạnh một người đã chết từ lâu được đắp chiếu mà chú ta không hay biết gì cả. Khi thức dậy, chú vừa tỉnh thì thất kinh khi thấy mình nằm cạnh xác ấy cả đêm. Chúng tôi vội vàng đi lại chỗ chồng tôi. Anh vẫn còn ngồi với mẹ, ngồi suốt cả đêm trong phòng lạnh buốt, một tay vẫn đè lên tay đang được tiếp máu của mẹ, tay kia để trên bụng mẹ để truyền hơi ấm qua cho mẹ, miệng lẩm nhẩm niệm Phật.

Bây giờ trời đã sáng hung, một chút sau khi chúng tôi đến thì hết nước biển, ông bác sĩ khuyên chúng tôi nên đưa bà cụ xuống phòng dưới để té chỗ cho các bệnh nhân mới đến. Chúng tôi đành xúm nhau quấn bà trong mền đưa xuống để nằm trong góc phòng và ngồi cạnh bà canh chừng. 

Bà vẫn mê man, mặt mày sưng phù lên, máu vẫn rỉ ra thấm ướt cuốn băng. Hơi thở có vẻ càng yếu dần đi. Chúng tôi nhờ mấy bà ở đó canh chừng giùm để đi ra rửa mặt và kiếm gì ăn lót dạ. Đang kiếm chưa ra thì nghe có người chạy theo réo lên:
- Các ông bà ơi, bà cụ tắt thở rồi !
 
Chúng tôi hết sức bối rối, chả biết phải làm gì để lo đám tang cho mẹ trong hoàn cảnh hiện tại, thiếu thốn mọi phương tiện, nhất là tiền. Tôi vội đi tìm các cô y tá để hỏi phải làm thủ tục như thế nào. Trong lúc bước ra ngoài trời, tôi xúc động quá vì vừa đi vừa khóc lớn, thì ở góc tường có một cô gái nghe khóc, quay lại nhìn tôi ròi chạy lại:
-Ai như chị Hanh vậy?
-Em Soa!
 
Tôi vừa nói vừa khóc, mếu máo kể tình trạng của chúng tôi. Soa là người học trò cũ của chồng tôi, xưa kia ở cạnh nhà và rất mến chúng tôi. Soa nghe tôi kể xong, xúc động muốn khóc theo, rồi tự dưng mở lời :
-Em sẵn có tiền đem theo, chị cầm tạm mười ngàn mà lo cho cụ.

Trời ơi! Đang bối rối, tôi được Soa cho mượn tiền một cách hồn nhiên vồn vã, tôi nghẹn ngào không biết phải ăn nói làm sao để cám ơn tấm lòng hào hiệp của người con gái mới lớn lên.  
 
Thật là tấm lòng vàng hiếm có trong thời buổi chiến tranh, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, ai có tiền mới sống được.
Tôi cầm tiền rồi như cái máy, chả tìm hỏi ý kiến ai, vụt chạy thẳng theo đường cái băng qua cánh đồng An Cựu.
 
Chân không giày dép, tôi chạy bộ trên đường. Cái lạnh buốt da chân đã đành, còn cái lạnh của vỏ đạn rải khắp nơi trên mặt đường cắt chân tôi chảy máu mà lúc ấy nào tôi có để ý, cứ thế chạy miết cho đến Miễu Đại Càng vào nhà quàn mua một cái hòm gỗ tạp hết 7000 đồng rồi ra thuê một chiếc xích lô đạp chở về.

Đang đi trên đương thì bị máy bay Mỹ tảo thanh vùng An Cựu bắn việt cộng, đạn bay vèo vèo trúng cái hòm lủng mấy lổ mà may quá, lạy Trời lạy Phật không trúng anh phu xe và tôi đang lúp xúp chạy một bên. Khi đạn nổ, anh phu xe hoảng hốt đòi quăng xe chạy núp, tôi cũng hoảng ôm tay anh chặt cứng. Trong lúc đó tôi không còn biết mình là ai nữa, chỉ thấy hoảng sợ, mong bấu víu vào một vật gì mà cánh đồng thì trống trải không một bóng người, cây bên đường thưa thớt, biết trốn vào đâu?

Thôi thì đành chịu chết với anh phu xe vậy. Có Trời mới hiểu cho tâm trí tôi lúc này! Con ơi! Chồng ơi! Sao đời tôi hoạn nạn quá vậy?

Máy bay đã mất hút, đạn không còn nổ, song tôi vẫn không buông tay anh phu xe, tôi lấy lời lẽ dịu ngọt van lơn anh , thuyết phục anh chịu khó chở chiếc quan tài về trại tôi sẽ xin trả tiền thật hậu. Tôi còn nhớ là tôi kêu gọi lương tâm của anh, đồng thời tôi cũng như giảng đạo cho anh nghe :
 -Nếu anh bỏ tôi, anh chạy anh cũng sẽ chết, thà chết mà làm được một việc nghĩa giúp tôi đem hòm về chôn mẹ chồng tôi, anh sẽ được Trời Phật cho anh khỏi xuống địa ngục..

Mà anh ta nào có hiểu Điạ Ngục với Thiên Đàng, Còn lương tâm? Ôi chao! Nhất là trong thời buổi loạn ly này ai cũng chỉ lo cho mạng sống của mình trước đã. Điều mà làm cho anh ta xiêu lòng không gì khác hơn là tiền, nghe tôi nói tôi sẽ trả rất hậu cho anh là anh nhận lời ngay. Khi con người thoát được hoạn nạn, thì việc đầu tiên là nghĩ đến mối lợi, đến đồng tiền. Tiền cũng như một tắm kiếng phản chiếu ánh dương thường làm mờ cả lương tâm con người.
Vì vậy anh ta leo ngay lên xe đạp đi, tôi theo sau đẩy thêm cho mau.
 
Trong giây phút đó, tôi chỉ có trong đầu óc ý nghĩ là mẹ tôi sẽ được chôn cất tử tế đàng hoàng khỏi bị bó chiếu đắp vùi xuống như bao người xấu số khác , hoặc sẽ bị chó đói đào lên ăn thịt. Lòng tôi dấy lên một niềm hân hoan đầy tình thương, chả còn nhớ gì đến đôi chân đau buốt rách da.

Về đến trại tôi thấy hai anh em đang đứng canh mẹ, đầu gục xuống như hai khúc gỗ, mỗi người một vẻ buồn, mặt mày hốc hác bơ phờ, đau khổ lộ ra trên đôi mắt đục ngàu.Tôi bước nhanh vào kêu to lên: 
- Mua được hòm rồi !

Cả hai đều ngạc nhiên :
-Tiền mô mà mua rứa ?

Chồng tôi mắt sáng lên và mừng rỡ. Tôi kể lại chuyện xong, hối thúc hai anh em bắt tay vào việc.
 
Trong lúc Thiện đi tìm thuê người đào huyệt thì tôi phụ chồng liệm mẹ
 
Cả đời tôi đâu bao giờ dám sờ mó đến thây người chết đâu và có biết gì là liệmthế mà sao lúc ấy tôi bạo dạn thế! Tôi lấy hai áo gấm chú Lan chở theo hôm qua, mở rộng hai cánh tay rồi mặc vào cho mẹ. Tôi làm rất tự nhiên, không sợ hãi tí nào và lòng tràn ngập yêu thương. Tôi quấn mền cho bà, tẩm liệm xong, thì mấy người phụ đang khiêng cái hòm ra, chưa đào xong huyệt, thì đạn súng cối việt cộng bắn vào rơi nổ ầm ầm, họ bỏ chạy hết chỉ còn ba chúng tôi cứ tiếp tục đào huyệt, lấp đất không biết có đủ bề sâu không nữa, ba chúng tôi bỏ chiếc hòm vào huyệt, lấp đất lại . Làm xong, tôi cảm thấy nhẹ nhàng, rất tự hài lòng đã làm tròn bổn phận một người dâu hiếu thảo.Trong lúc ấy, đạn vẫn vèo vèo trên đầu, chung quanh, nhưng hình như có sự phù hộ của mẹ, cả ba chúng tôi đều an toàn... ( trích một đoạn về Tết Mậu Thân )

Nguyễn Thị Thu Ba . 

 *Toulouse, 1968. Hôm đó tôi đang mở Tivi theo dõi Tết Mậu Thân Huế, thấy chiếu cảnh một người đàn bà đang ngồi bên đường, đầu đội cái nón lá rách, đang lấy tay lấp một khoảng đất dài bằng cho một cái hòm, tôi nghĩ là bà đang chôn cất ai đó. Bỗng dưng mặt mày tôi choáng váng, tôi gọi chồng:
- Anh ơi ! Lại coi nì ! Trởi ! thì ra lúc TV chiếu thật gần người đàn bà, bà ta ngước mặt lại nhìn ống kính, tôi nhận ra là mẹ mình! Tôi run bắn cả người và cảm thấy một cái lạnh như thép xuyên vào ngực mình ! Chồng tôi cũng không ngờ nhưng xem rồi bỏ đi chỗ khác...

Mấy tháng sau, khi chú Thiện tôi và Ba  Mẹ tôi đã trở vào SàiGòn lại, tôi gửi thư về hỏi mẹ, bà cho biết là những cảnh trên TV là do tốp ký giả ngoại quốc bạn chú Thiện từ Đà Nẵng trở vào Huế để quây phim phóng sự Tết Mậu Thân thì tình cờ lại gặp gia đình tôi và quay cảnh trong lúc chôn cất bà Nội tôi, và sau đó chắc đài truyền hình Pháp đã mua lại những cuộn phim quý giá này, và một sự tình cờ của Trời mà tôi đã nhìn thấy tận mắt cảnh mẹ mình chôn bà Nội. 

Đây chỉ là một đoạn hồi ký trong nhật ký của mẹ tôi nói về Tết Mậu Thân, vì gia đình còn trải qua không biết bao nhiêu chuyện nữa, và thật may cho ba tôi và chú tôi đã thoát khỏi bị "chôn sống"... vì hai ông có tên trong danh sách những người này, đã hai lần bị bắt đi "rửa óc" (laver le cerveau), lần thứ ba họ bảo 11 giờ sáng họ đến tìm thì 10 sáng Mỹ đánh lên đến Bầu Vá...
 
đông hương 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2014 23:29:45 bởi da vàng >
da vàng 01.05.2014 00:54:29 (permalink)
0
VIẾT VỀ MỘT TẤM HÌNH (TDT)



 
Đây là một tấm hình vô danh trên Internet, đầy khí thế oai hùng bất khuất, phù hợp với không khí Tháng Tư Đen.



Và đây, câu chuyện của một tấm hình… chưa bao giờ kể…



…Tôi cũng không ngờ, khi chụp tấm hình anh chị em Sinh Viên Paris vào một ngày cuối Tháng Tư năm 75, ngày mà họ cấp bách làm một cuộc xuống đường qua các dẫy phố thành phố Paris , để ủng hộ Miền Nam Việt Nam và tưởng nhớ tới những chiến sĩ thân yêu đang hy sinh trong giai đoạn mịt mù khói lửa này, lại là một tấm hình lịch sử, đánh dấu sớm ngày tang thương của đất nước… chỉ sớm trước có 3 ngày.

Phải, trước đó, ròng rã suốt tháng Ba, hình ảnh trên Tivi cho thấy người dân Đà Nẵng chạy loạn, hình ảnh các chiến trận hoang tàn, rồi cuộc rút lui chiến thuật bỏ đứt vùng Cao Nguyên, rồi việc tổng thống Thiệu từ chức v v…đã dồn dập chiếm trọn giờ tin tức trên đài truyền hình , khiến cho người SV Việt, sống xa quê nhà có cảm tưởng như đang ngồi trên lửa bỏng…

Tổng Hội SV tại Paris do anh Trần Văn Bá làm chủ tịch lúc đó , đã quyết định phải làm một cái gì để nâng đỡ tinh thần bên quê nhà , mong ước chuyển về bên ấy chút tâm hiệp với các chiến sĩ đang khốn đốn vì bom lửa đạn . Họ , những người sinh viên thuộc vùng Paris và những vùng lân cận Orsay-Antony, Nanterre đã kêu gọi nhau cùng tổ chức “Một Ngày cho Quê Hương ” .

Trước tiên, phải là một cuộc xuống đường để ủng hộ Miền Nam .

Ngày 27 tháng Tư, mọi người hẹn nhau tại Cư Xá Sinh Viên Quốc Gia trên đường Bertholet. Cư xá là một Hotel 7 tầng, Hotel Lutèce, được SV âu yếm gọi là Nhà Lý Toét ,nằm ngay trong khu La Tinh, trung tâm của các ngôi trường đại học lớn của thủ đô Paris.

Hotel Lutèce được Chính Phủ VNCH thuê dài hạn từ nhiều năm, để tá túc những SV trong những năm đầu khi họ từ Việt Nam qua Paris du học, giống như một ký túc xá .

Sinh Viên đồng lòng thúc đẩy anh em xuống đường trong tinh thần tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh tại quê nhà để bản thân mọi người được tiếp tục trau dồi việc học nơi xứ người .

Từng thước vải đen được trải ra, những dòng chữ “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Đã Nằm Xuống Cho Tự Do “, “Miền Nam Tự Do Bất Diệt “, “ Ngày Đại Tang ” vv… được viết bằng tiếng Pháp , chữ trắng trên nền vải đen.

Mỗi người tự chít cho mình vành khăn trắng trên trán, phần để nói lên tâm nguyện của mình, phần để nhận diện nhau, tránh sự trà trộn trong lúc diễn hành của những phần tử “ không Quốc Gia “, muốn phá hoại.

Đúng 3 giờ trưa, anh em SV bắt đầu cuộc tuần hành trong thầm lặng qua các dãy phố của Quận 5, khu Đại Học : Biểu ngữ được dương cao , bát nhang, Lá Quốc Kỳ mầu Vàng 3 Sọc Đỏ đươc căng rộng 4 góc, dẫn đầu cuộc tuần hành dài cả trăm người .

Hoàn toàn trong im lặng : không hoan hô, đả đảo. Một sự chịu đựng đầy tôn nghiêm và trật tự…Khởi đầu đoàn người bắt đầu đi từ đường Gay Lussac, một đại lộ sát nách với Điện Panthéon , nơi chôn cất những vĩ nhân của nước Pháp như Voltaire , Victor Hugo ,Marie Curie vv…

Cũng trên trục lộ chính này, Tháng 5 năm 1968 ( Mai 68 ) các sinh viên Pháp đã rầm rộ xuống đường đòi chình quyền De Gaulle phải từ chức, dẫn tới một cuộc Trưng Cầu Dân Ý và sự rút lui của nhân vật lịch sử De Gaulle.

Tấm hình ” Sinh Viên Paris Xuống Đường ” đã được bấm ngay trên Đại Lộ Gay-Lussac này.

Đoàn tuần hành đi dọc xuống tới vườn Luxembourg , rồi quẹo mặt ra đường Boulevard St Michel , đi ngang trước cửa trường La Sorbonne ,ngôi trường Văn Khoa và Luật Khoa nổi tiếng của Paris . Qua chiếc cầu Pont St Michel , sau đó đổ ra Đại Lộ Rivoli rồi trực chỉ nhắm Công Trường La Concorde đi tới .

Chữ La Concorde có nghĩa là “Đồng Tâm” :. Anh em Sinh Viên, những đứa con của Miền Nam , đang thực sự hướng về quê nhà , đang thực sự đồng tâm chia sẻ nỗi điêu đứng của đất nước trong giai đoạn tàn tạ khốn đốn này..

Bên đường, tiếng la khinh bỉ ” Fantoches ‘ ( Bọn bù nhìn ) từ những người Pháp trẻ thiên tả cũng nhiều, tiếng khích lệ từ những người lớn lái xe qua ” Sao không làm sớm hơn ” cũng không ít.

Anh chị em SV vẫn âm thầm tiến bước. Ban Báo Chí của Tổng Hội trao tay cho những người qua đường những tờ bươm bướm in bằng máy Ronéo nói lên tình trạng của một nước tự do nhỏ bé đang bị cả khối Cộng Sản phụ nhau lấn chiếm.

Cuộc tuần hành , không có giấy phép của Tòa Đô Chính . Tình trạng đất nước đang ở giai đoạn khẩn trương , không còn thì giờ để xin phép Tòa Đô Chính qua thủ tục hành chánh rườm rà. Vả lại đơn xin chắc chắn cũng sẽ bị tòa Đại Sứ Bắc Việt và cánh Tả Pháp thiên Cộng phản đối , ngăn chặn .

Bởi vậy phải tính chuyện liều mạng tổ chức một cuộc tuần hành chớp nhoáng , trong trường hợp bị chặn lại, cũng sẽ có tiếng vang trong giới báo chí, vẫn sẽ có những phản ứng thuận lợi về hình ảnh hiền hòa của một Miền Nam đang bị xâm chiếm, trái ngược với những thỏa hiệp trong Hiệp Định Paris đã được ký kết ngay tại thành phố này.

Cuộc tuần hành tuy không hợp lệ, nhưng lại là một thành công. Thành công ở chỗ đã không bị giải tán trong suốt lộ trình : Cơ quan công lực thành phố Paris thấy những khuôn mặt SV trẻ Việt Nam tuần hành đông đảo, nhưng nghiêm túc , trong trật tự, không la hét, đập phá nên họ lẳng lặng theo sát, cuối cùng Cấp Trên của họ đã tiếp xúc thẳng tại chỗ với người đại diện của Tổng Hội Sinh Viên là anh chủ tịch Trần Văn Bá… Sau khi đã biết rõ chủ đích ôn hòa và lộ trình của đoàn người, chính họ lại đích thân hộ tống đoàn tuần hành , giúp giải tỏa những khúc kẹt xe do cuộc xuống đường gây nên để giao thông có thể tránh và rẽ qua những hướng khác, một cách nhã nhặn , êm thắm .

Tôn chỉ của xã hội Pháp “ Liberté -Égalité – Fraternité “ ( Tự Do – Bình Đẳng – Nhân Ái) quả thật đã được tôn trọng một cách dân chủ..

Riêng đối với niềm tin của những con dân Đất Việt , Hồn thiêng sông núi , Vong Linh các chiến sĩ ,của Tiền Nhân hình như đã chứng giám và hỗ trợ cho lòng thiện tâm của lớp trẻ , nên màn đầu của chương trình “ Một Ngày Cho Quê Hương” đã có được một cuộc tuần hành êm ả, thành công.

Màn sau của cuộc biểu tình đã được dự trù là sau khi đã tới được Công Trường La Concorde rồi , Sinh Viên sẽ tới ngay trước cổng tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, nằm tại một góc của Công Trường La Concorde ( cuối đường Rivoli ) để phản đối chính sách Mỹ đã dồn miền Nam vào hoàn cảnh tang thương hiện tại.

Nhưng khi đoàn SV tới sát khu Tòa Đại Sứ Mỹ, thì nhân viên công lực Pháp , có Sĩ Quan Cao Cấp hiện diện đã chặn đoàn biểu tình lại. Họ nhã nhặn nói : “Chúng tôi không thể để các bạn tới gần hơn nữa”.

Tôn trọng luật lệ xứ người, anh chị em SV đã dàn ngang tại một góc Công Trường La Concorde , chênh chếch đối diện với Tòa Đại Sứ Mỹ , trang nghiêm làm nghi thức tưởng niệm các Chiến Sĩ và cất cao bài Quốc Ca miền Nam để kết thúc cuộc biểu dương tấm lòng chia sẻ nỗi đau thương với đất nước.

Tiếng hát của 300 người trẻ tuy đông đảo nhưng nghe vẫn như mất hút, lạc lõng bơ vơ giữa không gian bao la của một công trường rộng lớn. Lạc lõng bơ vơ như thân phận côi cút của một mảnh đất nhỏ bé đang bị bỏ rơi , nằm bên kia quá nửa vòng trái đất .

Đoàn biểu tình sau đó kéo nhau từng nhóm nhỏ về tụ tập tại Trường Chính Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Assas, nằm bên hông Vườn Lục Xâm Bảo. Giảng đường to lớn của trường Đại Học có khuynh hướng thân Hữu này luôn luôn rộng mở cho những người con của Miền Nam Tự Do.

Tại đây anh chị em Sinh Viên của cả 3 Khu Đại Học đã làm 1 đêm không ngủ : Có hội thảo, có ca hát. Những bài hát quê hương, tranh đấu được anh em SV tự hát an ủi nhau trong giờ phút khốn đốn của Miền Nam Nước Việt .

3 ngày sau, đâu ngờ, Saigon thất thủ.

Thôi rồi, thế là mất hết , mất Sài Gòn, mất Quê Hương, mất luôn ngày về của lớp trẻ vẫn hằng mơ ước một ngày có thể đóng góp phần trí tuệ của mình cho quê hương thân yêu Miền Nam…


TDT
(viết cho ngày 27 tháng Tư… 39 năm về trước)

 
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=DACslyGhoRM[/YouTube]
da vàng 02.05.2014 14:37:42 (permalink)
0
 
Tưởng Niệm 30- 4- 2014 tại Paris
 
 
[tube]https://www.youtube.com/watch?v=SoHCA6-WpfE[/tube]
da vàng 02.05.2014 14:44:53 (permalink)
0
NÓI VỚI CON VỀ MỘT NGÀY QUỐC NHỤC
Thơ Vũ Đình Trường – Nhạc & Tiếng hát Nguyễn Văn Thành



 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=NKD0f_EUdfI[/YouTube]



1.

Mai con lớn có về thăm đất Việt
Đi giùm cha ra tận Ải Nam Quan
Khóc hộ cha giọt lệ buồn bi thiết
Thương quê hương ôi tủi nhục vô vàn

Vá hộ cha mảnh dư đồ rách nát
Lũ sài lang xâu xé đã bao đời
Máu tiên tổ thấm trong từng tấc đất
bọn cường quyền đem bán tựa đồ chơi

Con hãy nhớ quê hương mình hùng vĩ
từ Nam Quan trải rộng đến Cà Mau
Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo
Là của ta sử sách đã in sâu

Xin cầu nguyện với Hồn Thiêng Sông Núi
Đưa dân ta ra khỏi ách tôi đòi
Xua tan đi những mây mù u tối
Cho quê mình sống lại những ngày vui

2.

Rồi mai mốt con về thăm đất Việt
Xin đừng quên cái nhục của đời cha
một cái nhục không bút nào tả xiết
bọn vô lương bán rẻ cả sơn hà

Đáng giận thay loài vong nô khiếp nhược
đất quê hương mang cống hiến cho người
Lê Chiêu Thống còn chưa đành bán nước
nỗi đau này đến chết vẫn chưa vơi

Cờ ta phải bay tung trời Bản Giốc
Ải Nam Quan trở lại với sơn hà
đất nước ta là rừng vàng biển ngọc
phải giử gìn cho rạng mặt cha ông

Xin cầu nguyện với Hồn Thiêng Sông Núi
Đưa dân ta ra khỏi ách tôi đòi
Xua tan đi những mây mù u tối
Cho quê mình sống lại những ngày vui.

Nguồn: Nguyễn Văn Thànḥ (danchuca)




Phù vân 03.05.2014 05:19:59 (permalink)
0
Nguyễn Tất Nhiên – gã cuồng thơ yểu mệnh
– Có những người chết trẻ, nhưng tên tuổi và tác phẩm của họ còn ở lại rất lâu với cuộc đời. Đó là Đặng Thế Phong (24 tuổi), Hoàng Quý (26 tuổi), Hàn Mặc Tử (28 tuổi), Bích Khê (30 tuổi)… Tất cả đều là những bậc tài hoa, mệnh yểu! Trong số họ, tôi hay nghĩ về bạn tôi, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Anh chỉ nấn ná với dương gian đến năm 40 tuổi.
Năm 1937, ở tuổi 17, Chế Lan Viên trình làng tập thơ “Điêu tàn”, được coi như một kỳ tích. Năm 14 tuổi (1966), Nguyễn Tất Nhiên đã có “Nàng thơ trong mắt”, rồi hai năm sau, mới tròn 16 tuổi, cùng với thi văn đoàn Tiếng Tâm Tình, Nhiên lại có tập “Dấu mưa qua đất” và 18 tuổi có tập “Thiên tai”, đều ký bút danh Hoài Thi Yên Thi. Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi đã có tập thơ riêng, được xem như thần đồng, nhưng đó là thơ dành cho thiếu nhi. Còn với thơ tình thì Nguyễn Tất Nhiên đã lập nên một kỷ lục. Có điều, chỉ với một “Điêu tàn” thôi, Chế Lan Viên đã trở thành một cây đại thụ.
Còn Nguyễn Tất Nhiên, với bút hiệu Hoài Thi Yên Thi, thì dù đã in 3 tập thơ rồi, vẫn còn là một… mầm xanh! Trong làng thơ miền Nam trước 1975, với cái bút hiệu còn thơm mùi giấy học trò như thế, chàng thiếu niên của vùng đất Đồng Nai vẫn chỉ mới là con chim sẻ vừa ra ràng. Nhưng vài năm sau, khi trở thành Nguyễn Tất Nhiên, với sự chắp cánh của nhạc sĩ Phạm Duy, con chim sẻ ấy đã vững cánh bay xa…
Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 tại Đức Tu, Biên Hòa. Sinh thời anh chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong hai thành phố Biên Hòa và Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi gặp Nhiên là dạo cuối năm 1972, tại nhà thi sĩ Du Tử Lê, một căn phòng nhỏ ở số 8, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Nguyễn Tất Nhiên là “khách thơ” thường xuyên tạm trú ở đó. Lần nào tôi tới cũng thấy anh đang cặm cụi làm thơ. Tôi không hiểu tại sao trong căn phòng chật hẹp như thế, mà thằng bé Lê Tử Du, con trai của Du Tử Lê, còn đỏ hỏn, lại có thể chịu đựng nổi khói thuốc mịt mù của Nhiên phả ra như khói tàu hỏa. Nguyễn Tất Nhiên hút liên tục. Điếu này vừa dứt lại mồi tiếp điếu khác, quăng tàn thuốc la liệt xuống sàn. Lê coi Nhiên như một đứa em ruột thịt, nên Lê dọn nhà đi đâu, Nhiên cũng đi theo.
Về sau, Du Tử Lê mua được một căn nhà trong làng Báo Chí ở bên kia cầu Sài Gòn và trở thành hàng xóm, láng giềng của tôi. Tôi ở cuối đường số 2. Giữa đường, có Cung Văn – Nguyễn Vạn Hồng, sát với nhà văn Thụy Vũ. Đầu đường, có họa sĩ Phạm Văn Hạng và Phan Kim Thịnh (tức nhà báo Lý Nhân, người hay viết cho An ninh thế giới sau này). Đường số 3 có Nguyễn Đình Toàn. Du Tử Lê ở đường số 4. Vài lần, Nguyễn Tất Nhiên ghé tìm, nhưng Du Tử Lê đi công tác xa, không có nhà. Chẳng còn ai thân thiết ở đây, thế là bất đắc dĩ, Nhiên qua ở lại nhà tôi.
Những lần ghé lại, Nhiên dường như không ngủ, cứ lục đục suốt đêm để pha càphê, hút thuốc và làm thơ.  Sáng, tôi chạy ra quán mua bàn chải đánh răng, khăn mặt về cho khách. Nhiên khoát tay lia lịa: “Khỏi, khỏi. Để chiều về Biên Hòa tắm luôn một lượt. Ông đọc bài thơ tôi mới làm tối qua đây này”. Nguyễn Tất Nhiên không cần quan tâm đến bất cứ một điều gì khác ngoài thơ. Anh say thơ đến điên cuồng, đến mức lập dị. Lần nào gặp, tôi cũng thấy anh mặc chiếc áo ca-rô, bỏ ngoài quần tây nhăn nhúm, chân đi đôi dép lẹp xẹp, khá lôi thôi và bất cần.
Những cây viết trẻ miền Nam đều coi tạp chí Văn là mảnh đất ươm mầm, được Văn chọn đăng truyện ngắn hay thơ là lấy làm hãnh diện lắm, coi như đó là dấu ấn trưởng thành. Một hôm, tôi và Du Tử Lê, mỗi người có một bài viết về Nguyễn Tất Nhiên và Kim Tuấn (tác giả những bài thơ nổi tiếng “Anh cho em mùa xuân”,”Những bước chân âm thầm”) trên tờ Văn Học do anh Phan Kim Thịnh làm chủ bút. Báo ra, cầm tờ Văn Học trên tay, Nguyễn Tất Nhiên nói: “Phải chi được đăng trên tờ Văn thì hay biết mấy!”. Khi đó, Nhiên đã nổi tiếng, nhưng anh vẫn còn giữ nguyên cái mơ ước rất dễ thương của tuổi học trò.
Tôi với Nguyễn Tất Nhiên gặp nhau rất nhiều lần, có những lần ngồi quán càphê suốt buổi, nhưng vẫn không thân bằng so với đạo diễn Lê Cung Bắc thân với Nguyễn Tất Nhiên. Mới đây, tôi có hỏi Lê Cung Bắc: “Hồi đó, anh đi đâu trên Biên Hòa mà gắn bó với Nguyễn Tất Nhiên như thế?”.
Bắc kể: “Năm 1973, sau khi học xong cao học, tôi bị động viên vào trường sĩ quan Thủ Đức. Ra trường, bị thuyên chuyển lên Biên Hòa. Ở đó, tôi có mướn một căn phòng nhỏ trên đường Ngô Quyền để tá túc. Một buổi chiều, tôi từ Sài Gòn lên Biên Hòa. Xuống bến xe, đi bộ lững thững về nhà, ngang qua quán cà phê Tuyệt, thì có một thanh niên ăn mặc lôi thôi, lếch thếch, trông rất lãng tử, từ trong quán đi ra, cứ lẽo đẽo theo sau. Đến đầu ngõ, tôi sắp quẹo vào, thì người thanh niên đó vượt lên hỏi, có phải anh là Lê Cung Bắc không? Tôi gật đầu. Người thanh niên tự giới thiệu mình là nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, ái mộ tôi đã lâu, mãi đến bây giờ mới được gặp.
Lúc bấy giờ thơ của Nhiên đã có tiếng tăm. Tôi lại là người yêu thơ, nên hai chúng tôi kéo nhau vào một quán cà phê gần đó ngồi nói chuyện. Nguyễn Tất Nhiên tâm sự, trong đời Nhiên có hai người mà anh yêu mến và kính phục tài năng nhất. Về thi ca là Du Tử Lê, về thoại kịch là Lê Cung Bắc. Từ đó tôi và Nhiên trở nên gắn bó. Tôi coi Nhiên như em và thương nó vô cùng. Một thời gian sau, Nguyễn Tất Nhiên nói với tôi, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ của Nhiên, mà chỉ để tên một mình ông trên bản nhạc, chứ không có tên tác giả bài thơ. Hiện các ca sĩ đang hát ì xèo mà chẳng thấy ai trả cho Nhiên một cắc bạc nào hết.
Tôi đưa Nguyễn Tất Nhiên đến gặp nhà văn Chu Tử, chủ bút nhật báo Sóng Thần, tờ báo mà tôi có tên trong nhóm chủ trương. Ngay hôm sau, ông Chu Tử phang Phạm Duy một bài khá nặng trên mục Ao Thả Vịt. Thế là nổi đình, nổi đám. Về sau, nghe nói nhà xuất bản hay ai đó có điều đình và gửi cho Nhiên một số tiền, không biết là bao nhiêu. Có tiền, Nhiên nói muốn may tặng tôi một bộ veston, vì gia đình Nhiên là chủ một tiệm may khá nổi tiếng ở Biên Hòa. Nhưng tôi từ chối…”
Lê Cung Bắc còn nhận xét, Nguyễn Tất Nhiên rất dễ thương, dù có vẻ hơi bất bình thường. Nhiên từng khoe là anh giả điên rất giỏi, đến độ qua mặt được cả hội đồng giám định y khoa, để khỏi bị đi lính. Rồi Nhiên tự diễn xuất cho Bắc coi. Coi xong, Lê Cung Bắc cười ngặt nghẽo: “Chú mày có vẻ điên thật hơn là giả điên!”. Sau ngày 30-4-1975, Nguyễn Tất Nhiên làm việc tại ban điều hành Hợp tác xã xe lam Biên Hòa, thỉnh thoảng vẫn về Sài Gòn, ngồi uống rượu với Lê Cung Bắc, cho đến ngày Nguyễn Tất Nhiên rời xa quê hương.
Nguyễn Tất Nhiên cũng rất thân với nhà thơ Phạm Chu Sa. Một lần ngồi uống rượu, Phạm Chu Sa nhận xét: “Bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên nghe ngồ ngộ. Có vẻ hay và chững chạc hơn là Hoài Thi Yên Thi nhiều”. Nguyễn Tất Nhiên bộc bạch ngay: “Bút hiệu này do Du Tử Lê đặt. Ngay lần đầu mới gặp, Lê đã chê cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thi”.
Nguyễn Tất Nhiên hỏi Du Tử Lê: “Bạn bè em cũng chê. Cái bút hiệu này hơi sến phải không?”. Lê đáp: “Tất nhiên”. Khi biết là họ Nguyễn, Du Tử Lê mới nói: “Nguyễn, tất nhiên, sao không lấy là Nguyễn Tất Nhiên”. Vậy là cái tên định mệnh đó ra đời, gắn chặt với thi nghiệp một con người tài hoa bạc mệnh.
Đầu thập niên 80 (của thế kỷ trước), Nguyễn Tất Nhiên sang Pháp, được vài năm thì qua Mỹ định cư. Lúc này bệnh tâm thần của Nhiên, từ giả thành thật và có phần nặng thêm. Ngày 3-8-1992, Nguyễn Tất Nhiên đã tìm đến một ngôi chùa tại quận Cam (California), uống nhiều thuốc an thần rồi vào xe hơi, nằm chết ở đó! Lúc này anh vừa tròn tuổi 40.
Đây là bài thơ được xem là cuối cùng của Nguyễn Tất Nhiên.
Tình ơi hỡi tình
Lâu rồi… không nhớ bao lâu
Tìm nhau trong cõi bạc đầu nhân gian
Em về dưới gót trăng tan
Có nghe thiên cổ tiếng ngàn thông đau.
Lâu rồi… lâu lắm xa nhau
Còn chăng hư ảnh trong màu thời gian
Em đi tóc lộng mây ngàn
Ngàn mây lộng khổ mây bàng bạc theo
Lâu rồi… không biết bao nhiêu
Nắng mưa trên những tan xiêu đỗ đời
Hôm em êm ả điệu ngồi
Sau lưng là những tình ơi hỡi tình.
Mới đây, một tờ báo in trong nước đã có bài viết nhắc lại vụ kiện bản quyền nổi đình, nổi đám một thời giữa Nguyễn Tất Nhiên và Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy phát biểu: “Vụ kiện này hắn hơi điên khùng đấy, hắn ở nhà thương điên ra mà. Tôi đâu có chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền. Ngày ấy, Nguyễn Tất Nhiên có bao giờ nói thẳng với tôi đâu mà chỉ qua những người khác. Tôi chỉ phổ nhạc thôi, còn nhà xuất bản trả tiền hắn chứ. Tôi không mất một xu nào cho hắn. Còn các nhà xuất bản có trả hắn không thì tôi không biết”.
Theo tôi thì việc ai trả tiền bản quyền và trả bao nhiêu cho Nguyễn Tất Nhiên không quan trọng. Vấn đề là một tác giả như Phạm Duy thừa hiểu rằng, khi một nhạc sĩ phổ thơ của thi sĩ nào đó, thì tên của tác giả bài thơ phải được đứng chung với tên của nhạc sĩ trên mọi ấn phẩm. Bởi vì, nhờ công sức của cả hai gộp lại mới thành ca khúc.
Nguyễn Tất Nhiên đã thành người thiên cổ và Phạm Duy cũng đã về với cát bụi. Mọi thứ đã bị bụi thời gian phủ lấp. Nhắc lại chuyện này cũng chỉ như là một giai thoại giữa hai con người nổi tiếng, thuộc hai thế hệ khác nhau. Để có cớ nhớ về một nhà thơ, người bạn tài hoa đã khuất dặm mây ngàn…
Đoàn Thạch Hãn

  Nguyễn Tất Nhiên
 
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh. Anh mạnh dạn nói được tiếng nói của tình yêu tuổi trẻ với sân trường, kỳ thi, chiến tranh, mất mát, hoài vọng, tuyệt vọng... Chẳng phải sớm gì trong thể loại thơ, mà sớm trong phong cách biểu hiện. Anh dùng thứ ngôn ngữ của thời đại, rất hiện thực, không đẽo gọt; vậy mà thứ ngôn ngữ ấy bỗng nhiên mới, lạ, và được đón nhận nồng nhiệt. Bắt được giọng thơ tươi rói và đầy sức thu hút của anh, một nhạc sĩ tài danh phổ ngay thơ của anh thành nhạc, làm rung động bao trái tim cuồng nhiệt yêu đương thời chiến loạn. Vậy rồi thơ anh cất lên thành cơn sóng lớn, vượt bờ. Không ai mà chẳng biết thơ anh, không ai mà không hát nhạc phổ thơ của anh.
Hãy đọc một số bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc mà ai cũng biết; và nên nhớ rằng lúc ấy, Nguyễn Tất Nhiên chỉ mới xấp xỉ ở tuổi hai mươi, để thấy cái tài hoa dị thường của anh:
 
Khúc Buồn Tình
1.
Người từ trăm năm
về ngang sông rộng
ta ngoắc mòn tay
... trùng trùng gió lộng
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
 
người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn!
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
 
người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
 
2.
thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm
vì ta, phải khổ!)
(1970)
 
Trong tình yêu, thơ anh táo bạo vay mượn những hình ảnh thánh thiện để ví von mình, ví von người tình. Có thể nói lối vay mượn này là bước khai phá có một không ai của anh vào thời ấy, khiến thơ anh càng thêm phần đặc dị, ngời sáng, mà lại gần gũi biết bao với tâm tình giới trẻ.
 
Ma Sœur
đưa em về dưới mưa
nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió
hồn mình gần nhau chưa?
 
tay ta từng ngón tay
vuốt lưng em tóc dài
những trưa ngồi quán vắng
chia nhau tình-phôi-thai
xa nhau mà không hay
(hỡi em cười vô tội
đeo thánh giá huy hoàng
hỡi ta nhiều sám hối
tính nết vẫn hoang đàng!)
 
em hiền như "ma sœur"
vết thương ta bốn mùa
trái tim ta làm mủ
"ma sœur" này "ma sœur"!
có dịu dàng ánh mắt?
có êm đềm cánh môi?
ru ta -- người bệnh hoạn
ru ta suốt cuộc đời
(cuộc đời tên vô đạo
vết thương hành liệt tim!)
 
đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc!
 
đưa em về dưới mưa
áo dài sầu hai vạt
khi chấm bùn lưa thưa...
 
đưa em về dưới mưa
hỡi em còn nít nhỏ
chuyện tình nào không xưa?
 
vai em tròn dưới mưa
ướt bao nhiêu cũng vừa
cũng chưa hơn tình rụng
thấm linh hồn "ma sœur"...
(1971)
 
Linh Mục
1.
dĩ vãng là địa ngục
giam hãm đời muôn năm
tôi -- người yêu dĩ vãng
nên sống gần Sa-tăng
ngày kia nghe lời quỷ
giáng thế thêm một lần
trong kiếp người linh mục
xao gầy cơn điên trăng!
 
2.
vì tôi là linh mục
không mặc áo nhà giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
 
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu hủy lầu chuông!)
 
vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn
nên người tình duy nhất
vừa thiêu hủy lầu chuông!
 
vì tôi là linh mục
không biết mặt thánh thần
nên tín đồ duy nhất
cũng là đấng quyền năng!
 
3.
tín đồ là người tình
người tình là ác quỷ
ác quỷ là quyền năng
quyền năng là tín đồ
tín đồ là người tình
thiêu hủy lầu chuông tôi
(vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân gian!)
 
4.
vì tôi là linh mục
không biết rửa tội người
nên âm thầm lúc chết
tội mình còn thâm vai...
(1970)
 
Ðụng chạm, lôi kéo những biểu tượng linh thiêng, đưa vào thơ và đưa vào tình yêu đời thường. Vậy mà anh chẳng làm mất lòng ai. Người ta vẫn cứ thích thú ca hát lời thơ của anh:
 
Hai năm tình lận đận
1.
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
hơi thở dài như nhau (?)
 
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bính
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn luýnh quýnh
giữa sân trường trao thư!)
 
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt biếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao...
 
2. 
em bây giờ, có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ, có lẽ
xin làm người-tình-thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ, có lẽ
rơi xuống trần gian, mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ!)
 
anh bây giờ, có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bặm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh!)
 
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!...
(1972)
 
Anh thoát ra khỏi những hình ảnh và ngôn ngữ thơ chắt lọc, sang cả quí phái của nền thơ truyền thống. Thơ anh, không cứ là trăng là gió, là bến nước, bờ mây, tóc thề và áo dài bay tha thướt, mái tranh, cây đa hay gốc chuối... (như thể là người thơ cứ suốt đời ở nhà quê, cảnh cũ!) mà thay vào đó là những hình ảnh rất thực của thị thành với "tóc demi garçon", tóc bính, cột điện, với xe đạp, cà phê, cà phê đá, rạp cải lương, nhà ga và toa tàu, mùa thi với văn bằng... Tự ví mình như là một gã ngông cuồng, là người phá phách, là người vô đạo, là sa-tăng ác quỷ... nhưng trên thực tế thì anh rất hiền, và trong tình yêu, thường là người thua cuộc, hoặc tự nguyện chịu thua cuộc. Trách người chỉ là trách nhẹ nhàng. Còn lại là trách mình.
Thơ tình của anh vì vậy mà phổ cập, mà thành của chung. Ai đọc cũng thấy, cũng nghe được nhân dáng và kinh nghiệm của chính mình trong ấy. Từ thứ tình yêu reo vui, nhảy múa theo nhịp chân của "cô Bắc-kỳ nho nhỏ" cho đến tình yêu của người tuyệt vọng... anh nói thay mọi người bằng thánh ca của tình yêu.
Nhưng đặc biệt là lúc khổ đau vì tình, thơ anh chùng xuống, gãy đổ, nát tan... và quả là anh đã đi thật sớm, trước thế hệ của anh, trong sự cảm nhận cũng như lối biểu đạt về tình yêu:
 
Thiên thu
sao thiên thu không là xa nhau?
nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đường cúp điện rất lâu!
 
sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau!
 
sao thiên thu không là đường chim?
nên mây năm xưa còn trên tay phiền
tôi đứng như tường vôi luống tuổi
và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!
 
sao thiên thu không là lãng quên?
nên tình xưa còn cháy âm thầm
tôi đứng như căn nhà nám lửa
và những người thân trốn chạy vội vàng!
 
sao thiên thu không là sương tan?
nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
tôi đứng như dòng sông yên lặng
và những cánh buồm kiệt sức lang thang!
 
sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!
(1970)
 
Trong thơ lục bát, anh vẫn theo vần nhịp cũ nhưng lối diễn đạt rất là thảnh thơi, thoải mái, tự nhiên như nói chuyện. Ðây, vần lục bát của hơn 30 năm trước:
 
Nên thời gian ấy ngùi trông
giọt mưa xanh mấy tuổi nàng
tôi nghe lá rụng như vàng áo xưa
 
hơi tàn tro ấm lần đưa
ba năm khơi lại cũng vừa đủ đau!
 
sớm, trưa, chiều, tối, ra, vào
người chưa yên nỗi thầm xao xác lòng
nên thời gian ấy ngùi trông
khô như hạt bụi trưa ngừng ngập bay...
 
ba năm vuốt sợi tình dài
ừ, tôi còn vụng ngón-tay-dậy-thì
thuở nào sầu đã lâm ly
giờ thêm già héo (nhiều khi hận thù!)
 
lửa đom đóm mỏi mòn, lu
nhưng tôi cứ buồn vi vu thổi hoài
 
mưa thì mưa thả phai phai
rồi sau đó sẽ một vài tang thương
bởi quen cầm lược soi gương
biết ai ôm gối mộng thường lâu chăng?
 
giọt mưa xanh mấy tuổi nàng
tôi nghe lá rụng như vàng áo xưa...
(1970)
 
Hôm nay
khi không tình não nùng buồn
gót chân ai bỏ con đường nhớ nhung
gót chân ai nhẹ vô cùng
dẫm lên xác-lá-tôi từng tiếng kêu
gót chân ai bước, nhẹ hều
bước qua tôi, bước, hư nhiều thói quen!
 
khi không tình não nùng buồn
nhớ hôm qua vẫy tay ngừng ngập xa
tóc ai ngắn ngắn, như là
suốt đời chưa chịu thiệt thà chấm vai
suốt đời khét nắng rong chơi
kể như hơi hướm bàn tay tôi, thừa!
 
mừng em sớm biết lọc lừa
biết ngây thơ giả -- biết đùa với đau!
 
biệt ly dù ở ga nào
cho tôi ngồi một toa tàu lãng quên...
(1974)
 
Ðó là Nguyễn Tất Nhiên của tuổi hai mươi, với TÌNH qua tập Thơ Nguyễn Tất Nhiên; và bây giờ hãy đọc Nguyễn Tất Nhiên với TÂM qua Tâm Dung. Tập trước được xuất bản năm 1980 (gom lại những bài thơ cũ trước năm 1975 và một số ít cuối thập niên 70) khi anh mới vượt biên ra hải ngoại; tập sau được xuất bản 9 năm sau đó. Tựa tập thơ là Tâm Dung, bao gồm nhiều bài thơ bắt đầu bằng chữ TÂM (như Tâm khai, Tâm sân, Tâm hoa, Tâm xuân, Tâm hồng, Tâm hương, Tâm mưa, Tâm sương, Tâm ca, Tâm cảm...) được chính tác giả mở đầu bằng một đoạn rất thâm trầm về tư tưởng Phật giáo, khiến người đọc có cảm tưởng là sẽ được đọc một tác phẩm về Thiền vậy:
"Dung, theo nghĩa dung chứa.
Năm lần Phật chỉ cho ngài A Nan, tâm là cái thấy.
Lấy cái thấy phân biệt để chỉ cái thấy vô phân biệt, lấy cái tâm vọng để chỉ cái tâm chơn, lấy ngón tay phàm phu để dụ như ngón tay Phật chỉ trăng. Kẻ trèo đèo này chỉ mong góp một cỏn con Phật sự, vọng động chăng?
Chỉ mong quí thiện hữu niệm tình: vọng mà biết mình vọng, còn hơn không."
Nguyễn Tất Nhiên
(Westminster, Ca. ngày 12/01/89)
 
Nhưng không. Dù mào đầu như thế, dù chọn lựa chủ đề và tựa đề như thế, thơ anh vẫn cứ là thơ, không phải là tập giáo nghĩa khô khan, cứng nhắc. Chỉ khác là anh đã chững chạc hơn (dĩ nhiên!), bớt bông đùa hơn, và trải đều lên những trang thơ là cõi lòng bát ngát của anh.
 
Tâm nguyệt
từ gót sen hài em hút dấu
sầu tôi như lá thẫn thờ bay
ví dù lá ngập đường em bước
lá cũng xin đừng bận gót ai...
 
từ mắt chia lòng sông cách núi
sầu tôi như bụi khắp không gian
ví dù bụi ố hoen màu trắng
bụi cũng xin đừng vương mắt xanh...
 
từ tóc bay xuôi dòng quá khứ
sầu tôi như bóng lặng lờ trôi
ví dù bóng đẳng đeo tròn kiếp
bóng cũng xin dòng tóc thảnh thơi...
 
từ hơi thở của không gian khác
sầu tôi như lịch nhẩn nha rơi
mỗi ngày thiên hạ hồn nhiên xé
lịch mới, như tờ-thương-nhớ-tôi!
 
từ hoa môi của bình minh khác
núi đồi vắng cả tiếng thông reo
chim thôi cười chúc mừng hoa lá
thành-phố-tôi già ho động cơ
 
từ vỡ, lành trăng lồng bóng nước
từ em là nguyệt lộng đời sông
từ tôi là một dòng tâm nguyệt
sông có trăng cười sông xóa trăng...
(06/01/1989)
 
Tâm duyên
1.
mùa hè anh lên núi
thấy tóc em lành nhiên
cười theo chiều, gió tối
trời đi vào giấc yên
cho sự sống duyên hiền
từng búp hoa huệ nhỏ
cho sự sống hương êm
từng thoảng hoa huệ thở
sự sống trắng tinh im
từng nụ quan-âm nở
im lặng là xin dâng
tặng đời bông hoa nữa...
 
mùa hạ anh ra đường
thấy mới tinh tất cả
thấy nắng nôi dịu dàng
đang vuốt ve cây cỏ
thấy cây cỏ dễ thương
đang làm duyên, tóc xõa
thấy lửa trời nung ngon
chín bòn bon sự sống
thấy sự sống nhịp nhàng
theo đỏ, vàng, xanh, đỏ...
thấy phố xá từ tâm
đèn cười hoa ba đóa...
(17/01/89)
 
Rõ ràng là anh đã học ở đâu, từ những vật vô tri, từ người tình, từ cuộc đời, từ nỗi buồn đau, từ cơn thất chí, từ niềm tuyệt vọng, từ cơn bệnh tưởng, từ một nền đạo lý hun đúc tâm anh, hay từ tất cả những thứ trên: đức khiêm nhẫn và lòng tha thứ, chịu đựng vô cùng:
 
Tịnh khúc
buồn ơi...
tôi bỏ tôi chìm đắm
trong tiếng làm thinh của ghế bàn
ghế bàn không sẻ chia sầu thảm
nhưng biết làm thinh lặng cảm thông
bàn ghế đâu như người vui nhảm
tọc mạch đời nhau để miệng mồm
buồn ơi, tôi muốn như bàn ghế
chịu đựng đời không biết thở than!
 
buồn ơi...
tôi bỏ tôi tàn tạ
lạy đời xin một bận ngó lơ
lần té nặng này tôi muốn giữ
cho tim đừng hối hận trèo cao
lần té nặng này tôi muốn sống
buồn ơi, đừng giết chết tình nhau
buồn ơi, tôi muốn hôn đời sống
dù môi nhầu nứt nẻ thương đau!
 
buồn ơi...
tôi bỏ tôi ngây dại
có phải thu-bồn chở tóc ai
có phải lần run tay vuốt đại
là lần đời biết thứ tha tôi
có phải lần xin tay nắm... đại
là lần té gập dưới bàn tay?
buồn ơi, tôi muốn dâng đời sống
một đóa hồng đau đớn tuyệt vời!
 
buồn ơi...
tôi bỏ tôi rời rã
bất lực làm sao trước cuộc đời
ừ nhỉ, trước giờ tôi chiến đấu
cho niềm bất lực buổi hôm nay!
ừ nhỉ, bây giờ tôi mới biết
ghế bàn nên kính trọng như thầy
bàn ghế dạy tôi điều nhẫn nhục
dạy tôi bình thản thứ tha đời
bàn ghế có bao giờ bất lực
có bao giờ biết đợi trông chi
buồn ơi, tôi muốn như bàn ghế
thương đời như thể bỉ khinh thôi!
 
buồn ơi...
tôi bỏ tôi gần chết
tay đời bít lối chẳng ngưng tay
u đầu sứt trán lao vào vách
tội tình tôi sao nặng thế này?
 
buồn ơi...
trong đám đông tàn nhẫn
một người chứng kiến đủ cho tôi
nhờ ai, tôi đã thành tâm nhẫn nhờ ai,
tôi phục dưới chân đời
buồn ơi, tôi muốn như dòng lệ
cay đời như kẻ thích ăn cay!
 
buồn ơi...
tôi có tôi-bàn-ghế
nguyện hiến cho đời một tấm lưng
(13/01/89)
 
Ðiều anh học được, làm được, cũng cho ta học được. Một tấm lòng khiêm cung, khiêm nhẫn. Một tấm lòng bao dung, tha thứ, và trên hết, vẫn tiếp tục yêu thương con người, yêu thương cuộc đời.
Sau đây là bài Tâm Dung, bài thơ được lấy đặt tên chung cho tập thơ. Bài thơ được đặt ở cuối tập. Không rõ sau bài này, Nguyễn Tất Nhiên còn những bài khác chăng. Nhưng đọc xong bài này, tôi nghĩ đời thơ của anh đến ngang đây cũng quá đủ rồi. Không cần phải thêm một bài nào nữa. Ðây không phải là một bài thơ tuyệt tác của nền văn học nước nhà, mà là lời tỏ tình tuyệt vời của một tín đồ thuần thành của tình yêu, suốt đời chỉ tận tụy yêu, và tụng đọc bài kinh yêu. Sau đây là vài trích đoạn:
 
Tâm dung
1.
có thể nào trẻ thơ sống bên ngoài lòng mẹ? có thể nào anh sống ngoài tầm mắt em?
...
4.
vì người yêu thương trời đất cũng yêu thương, vì em đang ban phát yêu thương, vì anh cũng là thành phần muôn một của đất trời, nên cho dù em không hay không biết yêu thương vẫn thấm nhuần đều trên cuống đọt ngàn xanh dù em không biết không hay anh vẫn lan âm thầm khắp mặt địa cầu bất đồng khí hậu nhưng phải chăng em, nơi đá khô đất khó nào mà không diệp lục phải chăng em, đồng hoang man dã nào mà không có hoa chỉ tay em? vì em đang ban phát yêu thương nên anh khẩn xin là cọng cỏ được lần nào của chân em, tội nghiệp cho anh lòng còn ham muốn, tội nghiệp cho anh một đơn thân cỏ dại đòi chỉ riêng dành cho ngón ngón nhịp nhàng nhịp từng mỗi nhịp tim...
5.
tình yêu sao mà đau khổ với khổ đau, toại nguyện phải chăng là hạnh phúc? em lý lẽ gần nhau tình sẽ chết, vậy người ta sinh ra, sống, để làm chi?
6.
anh cô đơn ca hát vu vơ lời gì vô ý chỗ đám đông nơi con người dễ dàng phỉ báng kẻ điên khùng, ấy chết, anh chẳng thể viện lý do cuộc sống vắng em, dù em sẽ tin, nhưng thảm trải dưới chân có lời nào giải thích? dưới chân tình yêu, anh xin thành khẩn hứa chịu đựng ngang nhau hết thảy kẻ thân, thù.
.......
10. 
anh muốn dụi tóc vào những ngón tay em cho hiện ra vài điểm bạc, cho thời gian đẹp phôi phai, cho sen lòng anh ngày mỗi thêm một đóa, cho hoa huệ hoa trang em đong đưa ngần ấy búp nhỏ đơm hương cho gió tình thơm tho không phân biệt chiếm hữu, tự do.
11.
mặt đất kia phù sa đắp bồi cho lúa no hạt mởn mơ bông, ruộng lòng anh đòng đòng  tươm mắn sữa vì em là mưa hạ nắng đông là suối sông nguồn lượng cho rễ ngon khoáng chất trẩy hoa cành, vườn lòng anh xanh ngát tận chân trời vì em là yêu thương không phân biệt hoa nào là  hoa hạnh phúc quả nào là quả đau thương.
12.
buổi sáng tinh khôi bừng mắt dậy thấy hoa lá không tên bóng động hình bên cửa sổ đùa gió vui sương, môi cười theo hồn nhiên nụ, hoa cười hay anh cười? trưa trưa rực nắng chan vàng đồng hướng dương hực vàng một cánh ngút ngàn chân mây, những nụ cười hàm tiếu tròn đầy, anh cười hay hoa cười? chiều chiều nghiêng nghiêng nắng dịu nghiêng nghiêng mình chào người và người chào đáp lại, người cười hay tim cười? buổi tối anh ngon lành êm ả ngủ, thở đều hòa nơi một kẽ ngón chân em, em thở hay anh thở...
(19/01/89)
 
Sau đó không thấy thơ Nguyễn Tất Nhiên nữa. Rồi một hôm, nghe tin anh mất. Trên chiếc xe cũ, đậu dưới bóng cây, trong vườn một ngôi chùa. Ðời anh, lúc nào cũng đi sớm hơn kẻ khác. Ðời không ruồng bỏ anh, cũng chẳng người tình nào ruồng bỏ anh (không ai có thể ruồng bỏ một người đáng yêu như thế! mà cũng chẳng ai có thể ruồng bỏ được một gã yêu tha thiết, yêu miệt mài, yêu thủy chung suốt đời như thế!). Chỉ có anh, tự ý đi thật sớm, rời bỏ cuộc đời, để lại một cõi thơ bát ngát. Không cần phải tội nghiệp cho anh, và đừng tưởng anh khổ đau cùng tận! Anh là kẻ hạnh phúc vô cùng tận với tình yêu bất diệt và tấm lòng bao dung hiếm có. Và thơ anh, đã hóa thân khắp nơi khắp chốn: là ngọn cỏ mềm, là gió mơn man, là dòng sông êm, là bàn ghế lặng thinh, là đất trời mênh mang vô hạn... Nơi đó, có đủ hương vị của tình yêu cũng như những hỉ, nộ, ái, ố... bình thường của một con người, dù là con người thi sĩ, hay văn sĩ. Nhưng tất cả đều được dung chứa trong một cõi lòng thật rộng.
Có thể nói, giới hạn giữa sống-chết, qua Tâm Dung ấy, không còn nữa.
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.05.2014 05:31:41 bởi Phù vân >
thiên thanh 03.05.2014 05:39:44 (permalink)
0
 
 
 




downloal

Đêm Chôn Dầu Vượt Biển
Tác giả: Châu Đình An


Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn 
Anh chôn, chôn hết cả những gì của yêu thương 
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình 
Gửi lại em trăm nhớ ngàn thương 
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non. 

Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương 
Ra đi trên chiếc thuyền 
Hy vọng vượt trùng dương 
Em đâu đâu có ngờ đêm buồn 
Bỏ lại em cay đắng thật thương 
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non. 

Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vọng 
Anh phải bỏ đi để em còn sống 
Anh phải rời xa mẹ Việt Nam đau đớn 
Quê mình rồi đây em có đợi chờ 
Anh tạm rời xa nước non mình yêu kiều 
Ô người thân yêu người quen hàng xóm 
Mong vượt biển Đông mà lòng anh tan nát 
Núi mờ mờ xa ôi ngọn núi ở quê hương! 

Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh đi 
Ra đi trên sóng cuộn thấy gì ở quê hương 
Xa xa ôi núi mờ xa dần 
Một giọt nước mắt khóc phận thân 
Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong 


Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi 
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào 
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng 
Nhìn lại bên bờ nước non mình muối mặn 
Khóc nghẹn ngào !!! 
Hò ơi! Hò ới! tạm biệt nước non 

Thay đổi trang: << < 404142 > >> | Trang 42 của 58 trang, bài viết từ 616 đến 630 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9