GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 46 của 58 trang, bài viết từ 676 đến 690 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Phù vân 25.07.2014 00:07:51 (permalink)
0
 
 
* * *
 
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (phần 3)
 
 

Giáo dục tiểu học:

 Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.
 
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
 
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.
 
Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).

Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).

 
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục.
 
Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dân và Đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
 
 

Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.

 
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
 

 Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản

 Giáo dục trung học:


 

 Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn

 
Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).
 
Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…
 
Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.


Tên gọi năm lớp bậc tiểu học trước 1971sau 1971 lớp năm lớp một lớp tư lớp hai lớp ba lớp ba lớp nhì lớp tư lớp nhất lớp năm Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp lớp đệ thất lớp sáu lớp đệ lục lớp bảy lớp đệ ngũ lớp tám lớp đệ tứ lớp chín Tên các lớp trung học đệ nhị cấp lớp đệ tam lớp mười lớp đệ nhị lớp 11 lớp đệ nhất lớp 12
 

Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký

 
Trung học đệ nhất cấp:


Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73

 
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%.
 
Những học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần.
 
Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.
 
Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp.
 
Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.


Sân trường Marie Curie

 
Trung học đệ nhị cấp:
 
 

Nam sinh Võ Trường Toản

 
Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở.
 
Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chường và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai.
 
Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.
 
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.
Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).


Thầy trò trường nữ Gia Long

 
Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.
 
Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.
 

Nữ sinh Lê Văn Duyệt

 
Trung học tổng hợp:
 
Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.
 
Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.
 

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960

 
Bổ sung ( theo góp ý của đọc giả Nguyễn ):
 
Ở Huế: Ngày 4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trường
Trung-học trực thuộc mang tên [link=http://truongkieumauhue.org/]Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).
 
Ở Cần Thơ: Năm 1966, Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm của Viện Đại học Cần Thơ.
 

Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975

 
Trung học kỹ thuật:


Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao

 
Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.
 
Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ;  tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).
 

Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.

(còn tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.07.2014 04:05:02 bởi Phù vân >
sen dat 27.07.2014 21:14:22 (permalink)
0
Ông Dzuylinh chắc còn mãi tịnh tâm hay sao mà im re! Để coi xem có tiết mục gì sẽ giúp vui cho Giai Điệu Phù Trầm nha!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.07.2014 21:15:55 bởi sen dat >
thiên thanh 30.07.2014 17:18:51 (permalink)
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (phần 4)


 

Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử

Các trường tư thục và Bồ đề:
 
 

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974

Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.
Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.
 

Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)

Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.
Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.
Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm.
Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).
 

Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.

Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:
 

Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.

Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng.
Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục.
Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=gxhaxaLAGVE[/YouTube]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2014 17:22:47 bởi thiên thanh >
thiên thanh 30.07.2014 17:27:18 (permalink)
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tiếp theo)
 
Giáo dục đại học:
 


Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.
Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.
 

Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh

Số liệu giáo dục bậc đại học: Niên họcSố sinh viên 1960-61 11.708[45] 1962 16.835[10] 1964 20.834[10] 1974-75 166.475[46] Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).
Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.

Bổ sung của đọc giả Trần Thạnh (26.12.2013):

VNCH có nhiều trí thức tốt nghiệp từ Pháp và Hoa Kỳ nên có hai hệ thống bằng cấp khác nhau:
 

Thạc Sĩ người Việt đầu tiên là ông Phạm Duy Khiêm, bào huynh của nhạc sĩ Phạm Duy.
Ecole Normale Supérieure
Ðánh dấu hoa* là ông Phạm Duy Khiêm. Ðánh dấu X là TT Pháp Georges Pompidou

Theo hệ thống của Pháp (ngày trước):
-  Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).
Theo hệ thống của Hoa Kỳ:
- Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ(PhD).
Khó có thể so sánh Master và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau.   ( Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người ).
Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation). Người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này.
 

Đại học Luật khoa Sài Gòn

Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình Viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở).
Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều Phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc Trường hay Trường Đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…).
Trong mỗi Phân khoa Đại học hay Trường Đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).
 

Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.
Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc.
Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).
Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.
 

Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học.
Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.
 

Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn

Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.
Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngành học. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này ( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, và Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện.
Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học” cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình viện đại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.

Các viện đại học công lập:

Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.
Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.
 
 

Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ). Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).

Các viện đại học tư thục:

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975  viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.
 
 

Viện Đại học Đà lạt

Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.
 

Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973

Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng.
Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.
 
 

Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn

Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.
Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2014 17:37:15 bởi thiên thanh >
thiên thanh 31.07.2014 15:03:36 (permalink)
0
Huỳnh Minh Tú - Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tiếp theo và hết)
 
 

Các học viện và viện nghiên cứu:


Viện Pasteur Nha Trang

Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.
Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.
Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.
Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.
 
 

Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.

Các trường đại học cộng đồng:

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.
Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.
Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.

Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:

 
 
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật

Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.
Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc. Qua từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.
 
 

Trường Cao đẳng Điện học

Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức
Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia:Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.
 
 

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia

Các trường nghệ thuật:

Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.
 
 

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.
Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật: Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).
 
 

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ  (1954-1966).
 
Sinh viên du học ngoại quốc:


Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA

 

Trang trong sách Địa Lý lớp Ba

Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967

Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]
 
 

Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba

  


Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo.
 
Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.
 


Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.

NHÀ GIÁO

Đào tạo giáo chức:

 

Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères


Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường Cao đẳng Sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.
Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.
Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.
Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.
 
 

Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v…

Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.
 
 

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đời sống và tinh thần giáo chức:

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.
Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà.
Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.
 
 

Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm.

THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

 
 

Chứng chỉ Tú Tài 1
 
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.
 


Chứng chỉ Tú Tài 2

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu

Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:
 


Ông Phan Huy Quát

  • Phan Huy Quát: sinh năm 1911, mất năm 1979; Tổng trưởng Giáo dục Quốc gia Việt Nam 1949. Ông mất trong tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nguyễn Thành Giung: sinh năm 1894 tại Sa Đéc; tiến sĩ vạn vật học (Viện Đại học Khoa học Marseille); Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952-53 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội.
  • Trần Hữu Thế: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 1995 tại Pháp; tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn; từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Philippines. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đã được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
  • Nguyễn Văn Trường: sinh năm 1930 tại Vĩnh Long; giáo sư tại Viện Đại học Huế; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của Viện Đại học Cần Thơ vào năm 1966.
  • Trần Ngọc Ninh: sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, giáo sư Văn minh Đại cương và Văn hóa Việt Nam tại Viện Đại học Vạn Hạnh; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.[98]
  • Lê Minh Trí: bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, làm Tổng trưởng Giáo dục bị ám sát bằng lựu đạn năm 1969.[100]
  • Nguyễn Lưu Viên: sinh năm 1919; bác sĩ, từng làm việc tại Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Viện Pasteur Sài Gòn; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ở Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủ Trần Thiện Khiêm.
  • Ngô Khắc Tĩnh: sinh năm 1922 tại Phan Rang, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; dược sĩ (tốt nghiệp ở Pháp); từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên; từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Đỗ Bá Khê: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Southern California); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người đã thiết lập hệ thống các trường đại học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam và được xem là “cha đẻ của các trường đại học cộng đồng Việt Nam”. Ông còn thiết lập Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức vào năm 1974 dựa theo mô hình của các viện đại học bách khoa ở California (Hoa Kỳ) và làm việc với vai trò viện trưởng sáng lập của viện đại học này.
  • Nguyễn Thanh Liêm: sinh năm 1934 tại Mỹ Tho; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Iowa State, Hoa Kỳ); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời  Đệ nhị Cộng hòa.
  • Các Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vương Quang Nhường, Nguyễn Dương Đôn, Nguyễn Quang Trình

ĐÁNH GIÁ

 

Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950
 

Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:
Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét)
 
Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).[104]
 
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…
 
Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:
Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.“[107]
 
***
(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)
Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)

<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2014 15:52:06 bởi thiên thanh >
sen dat 31.07.2014 16:52:39 (permalink)
0
Mất mạng do ăn tái, sống
http://www.thanhnien.com....ng-do-an-tai-song.aspx
Nhiều người có thói quen ăn các món tái, sống một cách cẩu thả mà không biết rằng nguy cơ các ấu trùng, giun sán… thâm nhập vào cơ thể dẫn đến nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Mất mạng do ăn tái, sống 1

 Giun lươn bò lổn nhổn dưới da do ăn hải sản tái, sống - Ảnh: T.L
Ngon miệng, hại mạng!
Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhiệt đới trung ương Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân tên Đ. (nhà ở Thái Thịnh, TP.Hà Nội). Trước khi vào viện, ông Đ. thường bị đau bụng, tiêu chảy, người luôn buồn nôn, có những đường ngoằn ngoèo xuất hiện dưới làn da và bị sụt đến 13 kg. Khi vào viện, ông Đ. trong tình trạng suy kiệt. Bác sĩ xác định ông bị nhiễm ấu trùng giun lươn, do ông Đ. khi làm việc ở quán hải sản thường dùng món hàu sống, tôm sống tái mù tạt.
BV Chợ Rẫy TP.HCM cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân trúng độc và tử vong sau khi ăn ốc bươu vàng tái. Đó là N.V.H  (22 tuổi, ngụ P.4, Tân An, Long An). Anh H. cùng 3 người khác bắt ốc bươu vàng ngoài đồng đem về để sống rồi thẻo thịt ở phần đầu cho vào đĩa, vắt chanh lên cho tái làm mồi lai rai với rượu. Ngon miệng, cả 4 người làm hết hơn ký ốc thịt. Hai ngày sau, cả 4 người đều có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm (đau bụng, đau đầu dữ dội…). Ba người kia bệnh tình nhẹ hơn, riêng anh H. nguy kịch, được chuyển lên BV Chợ Rẫy nhưng đã tử vong trước khi nhập viện. Các bác sĩ cho rằng ốc mà anh H. ăn phải đã bị nhiễm thuốc trừ sâu. Khi ăn ốc tái, uống rượu, rượu làm chất độc có trong thịt ốc lan nhanh khắp cơ thể, gây ngộ độc dẫn đến tử vong.
 Mất mạng do ăn tái, sống 2

Một bệnh nhân bị hoại tử do liên cầu khuẩn heo từ tiết canh - Ảnh: Ngọc Thắng
Một trường hợp khác cũng nguy kịch vì ăn ốc tái chanh. Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 TP.HCM từng tiếp nhận bệnh nhi T.T (12 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) vào viện trong tình trạng sốt cao, nôn ói, đau đầu dữ dội, người lừ đừ. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm não do nhiễm một loại ký sinh trùng từ ốc. Trước nhập viện mấy ngày, T.T có ăn ốc sên sống tái chanh. Người nhà cho bác sĩ biết, em này thường ăn món ốc nướng, luộc, tái.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết: “Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn thịt ốc, cá, các loại hải sản dạng tái hoặc còn sống. Phần đông bệnh nhân đến từ các tỉnh ĐBSCL. Tình huống cũng hay gặp là do nhậu với mồi là ốc bươu vàng tái chanh. Món này rất nguy hiểm!”. Theo bác sĩ Phú, triệu chứng lâm sàng của những bệnh nhân khi nhập viện thường là sốt, nôn ói, tay chân run, khó thở, nặng hơn có thể hôn mê sâu.
Sán đầy não do ăn tiết canh heo
Thời gian gần đây, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo. Các bệnh nhân đến từ các tỉnh thành phía bắc: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội... Phần lớn các ca bệnh có liên quan đến chế biến, ăn tiết canh heo. Trường hợp gần đây bị tử vong sau ăn tiết canh heo là ông V.A. (39 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Bình), vào viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, nhất là ở vùng mặt. Mặc dù các bác sĩ khẩn trương cứu chữa, nhưng do bệnh tình quá nặng nên bệnh nhân đã tử vong. Qua kiểm tra, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân V.A dương tính với liên cầu khuẩn heo.
Hai trường hợp khác: một nam thanh niên sống tại TP.Hà Nội bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo với các biểu hiện sốt cao, co giật, hôn mê và Nguyễn Văn T. (31 tuổi, ngụ Hà Nội) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, cơ thể có các ban bị hoại tử. Trước khi nhập viện, cả hai đều có ăn tiết canh heo.
Mất mạng do ăn tái, sống 3


 Món tiết canh - thực phẩm không được kiểm soát nguy cơ nhiễm sán - Ảnh: Bạch Dương
Cũng tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội mới đây tiếp nhận một bệnh nhân (58 tuổi, trú Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) được chẩn đoán bị sán ở não - loại sán có từ heo. Người nhà bệnh nhân cho biết bệnh nhân hay ăn tiết canh heo trước đó. Sau ăn, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tri giác lơ mơ, nổi các cơn co giật. Kết quả chụp CT Scanner sọ não phát hiện nhiều ổ sán trong não, mỗi lát cắt chụp CT phát hiện 4 - 5 ổ sán. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội, cho biết mỗi năm khoa tiếp nhận hàng chục ca sán não, nguyên nhân mắc sán có thể do ăn tiết canh, thịt sống…
    

   
Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn ốc, cá, các loại hải sản dạng tái, hoặc còn sống... Tình huống cũng hay gặp là nhậu với mồi ốc bươu vàng tái chanh


Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM

Mới đây, các chuyên gia thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương phải huy động lực lượng để điều trị cho chùm 8 bệnh nhân cùng bị nhiễm giun xoắn từ heo. Cả 8 bệnh nhân này khi vào viện đều có các triệu chứng sốt, đau nhức cơ, đau đầu, tiêu chảy, trong đó có 1 bệnh nhân 34 tuổi trong tình trạng nặng, khó thở, tràn dịch màng tim. Quá trình điều trị, một số bệnh nhân nặng hơn: xuất hiện phù mi mắt, phù chân... Qua xét nghiệm cho thấy, cả 8 bệnh nhân đều nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo do ăn chung một nguồn thịt heo và khả năng thịt heo chưa qua nấu chín.
Dễ nhầm với sốt xuất huyết
Theo các bác sĩ, trứng sán có trong tiết canh, thịt sống khi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa sẽ chui qua thành ruột, vào mạch máu đi khắp nơi trong cơ thể. Sán trú ngụ, làm tổ tại chỗ nào của cơ thể thì gây bệnh chỗ đó: cơ, mắt... Tại não, sán có thể gây tình trạng phù não, co giật, thậm chí tử vong. Bác sĩ lưu ý, heo trông khỏe mạnh cũng có thể mang liên cầu khuẩn, khi heo bệnh, yếu, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết (máu) ở heo. Vì thế, nếu ăn tiết canh lấy từ những con heo này thì nguy cơ người sẽ bị nhiễm liên cầu khuẩn heo và có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết tác nhân gây bệnh liên cầu khuẩn heo là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng của heo. Tuy nhiên, liên cầu này cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của heo.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội, với những trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo, bệnh khởi đầu sốt cao, đau đầu, rét người; nhiều trường hợp nổi những ban tím dưới da nên ban đầu có thể lầm tưởng là sốt xuất huyết. Sau đó, các ban này có thể hình thành từng mảng lớn màu tím đen trên bề mặt da. “Liên cầu khuẩn heo nguy hiểm cho người, bởi nó gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim”, bác sĩ Hà lưu ý.
Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nhấn mạnh: “Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt heo chưa nấu chín vì có thể nhiễm liên cầu khuẩn, dù tiết canh đó lấy từ heo không có biểu hiện bệnh”.

Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi 'món độc'
http://www.thanhnien.com....-sinh-xoi-mon-doc.aspx

Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

Ăn sống, tái bạch tuộc có nguy cơ nhiễm sán cao  - Ảnh: Bạch Dương

Quá trình xâm nhập của ấu trùng vào phổi nếu ăn hải sản sống - Ảnh: T.L
Sán dải bò đầy quần !
    

   
Nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi...
   

Bác sĩ Nguyễn Thị Hợp

Chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi TP.HCM, cho biết đã từng gặp một nữ bệnh nhân tên Th. (36 tuổi, ngụ TP.HCM) đến khám do sáng ngủ dậy thấy chiếc quần bên trong chứa đầy các đoạn có màu trắng đục. Bệnh nhân này cho biết chị rất thường ăn thịt bò còn sống (dạng tái). Theo ông Siêu, chị Th. bị nhiễm sán dải bò, có tên là taenia saginata (ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt), những đoạn màu trắng đục, dẹt xuất hiện ở quần trong của bệnh nhân là nang chứa hàng trăm ngàn cái trứng của sán dải bò!
TS-BS Hồ Văn Hoàng, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định), cho biết mới đây có trường hợp bệnh nhân nữ T.T.N (30 tuổi) phát hiện quần trong của mình có những đoạn dây màu trắng đục, ngứa ngáy khó chịu. Qua xét nghiệm cho thấy chị này bị nhiễm sán dải bò. Nữ bệnh nhân này cho biết chị rất thường xuyên ăn thịt bò dạng tái chanh…
Còn chị L.T.M (35 tuổi, ngụ TP.HCM) cho hay do quá gầy, có người quen bày cách ăn thịt bò, thịt heo tái, sống, ăn nhúng giấm thì sẽ giúp mập lên. Chị làm theo một năm nay, nhưng ngày càng gầy hơn. Lo lắng, gia đình khuyên chị đi BV khám, qua xét nghiệm tại BV Đại học Y Dược TP.HCM, kết quả chị bị nhiễm sán dải bò. Tháng 5 vừa qua, các báo cũng thông tin về một nữ bệnh nhân người Trung Quốc cảm thấy trong người mệt mỏi đi khám và được bác sĩ phát hiện con sán dài đến 2,4 m trong ruột. Nữ bệnh nhân này cũng có thói quen hay dùng thịt bò dạng sống.
“Nang sán nằm trong thịt bò, nếu ăn thịt bò còn sống, thì nang sán vào người phát triển thành con sán dài có nhiều đốt, đầu sán bám vào thành ruột. Những đốt sán trưởng thành rụng rồi rơi ra ngoài, chứa đầy trứng sán, rớt ở quần, giường, ghế sofa, lây cho nhiều người trong gia đình, kể cả khách! Nhiễm sán dải bò rất thường gặp, và những bệnh nhân này đều có sở thích dùng thịt bò chưa chín, bên trong miếng thịt còn ứa máu tươi. Khi nhiễm vào cơ thể người, sán dải bò sẽ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, những người bị nhiễm loại sán này luôn cảm thấy người uể oải, mệt mỏi, cơ thể thì xanh, tái”, TS-BS Siêu nói.
Lên tới tận não
    

Trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả trong hải sản sống
Theo các bác sĩ, hải sản sống thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, lỵ, tả... Tôm sống thì mang ấu trùng sán lá phổi. Các loại hải sản như bạch tuộc, sò, ốc, sam, cá nóc, cá nhồng, cá đối... có thể gây ngộ độc khi ăn sống.
Ăn sống hải sản nguy hiểm, vì bản thân chất đạm trong hải sản có chứa histidin, khi ăn vào cơ thể chất này sẽ thành histamin - đây là chất thường gây ngộ độc; ngoài ra, các loại hải sản sống vùng biển gần bờ, bản thân nó dễ bị nhiễm các độc chất, các kim loại nặng thải ra từ công nghiệp, sông ngòi, do vậy nếu dùng hải sản sống dễ bị ngộ độc, nhiễm độc. Chưa nói, các hải sản còn mang trên mình nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, nên khi ăn sống các vi sinh vật đó vào cơ thể gây ngộ độc.
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, ký sinh trùng gây bệnh thường sống trên chuột, chuột thải ấu trùng ra ngoài, ấu trùng đó có thể nhiễm trên ốc, cá, lươn. Do vậy, nếu ăn ốc, cá, lươn... không qua nấu chín, không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. 

Không chỉ thịt bò, theo các bác sĩ, nếu dùng thịt heo không đảm bảo vệ sinh, thịt, hoặc các sản phẩm làm từ heo nhưng còn sống sẽ có nguy cơ nhiễm sán dải heo. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu cũng cho biết, trước đây từng có bệnh nhân bị nang sán đóng thành khối u ở não. Khi mổ ra thì đó là một nang sán dải heo. Theo ông Siêu, mặc dù ít gặp hơn sán dải bò, nhưng sán dải heo nguy hiểm hơn bởi chúng có thể xâm nhập vào máu lên não, mắt rất nguy hiểm.
TS-BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), cho biết tại Hà Nội đã gặp nhiều bệnh nhân vào viện bị nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo, do ăn thịt chưa nấu chín. Theo TS-BS Nguyễn Thu Hương, thức ăn có nguy cơ cao gây nhiễm ấu trùng giun xoắn là thịt heo sống hoặc tái (như món lạp, nem chạo, nem chua ủ bằng thịt sống, tiết canh...). Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 - 6 tuần. Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành...
Động kinh, nhức đầu, liệt... vì ăn đồ sống, món độc
Chiều qua 16.7, bác sĩ Trần Văn Dễ, Phó giám đốc BV Nhi đồng TP.Cần Thơ, cho biết BV vừa cấp cứu thành công một ca ngộ độc hết sức hy hữu - ngộ độc do uống mật của con cá ét. Đó là trường hợp bệnh nhi P.V.Th (3 tháng tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) vào viện ngày 9.7 trong tình trạng bị suy hô hấp nặng. Người nhà bệnh nhi này cho biết, do cháu bị khò khè khó thở và khó ngủ, gia đình nghĩ cháu bị hen suyễn, và có người chỉ cách uống mật con cá ét sẽ khỏi. Chỉ 2 giờ sau khi cho uống mật cá ét thì cháu rơi vào tình trạng nói trên.
Trước đó BV đa khoa Kiên Giang từng tiếp nhận cấp cứu cho 3 người bị trúng độc sau ăn cá nóc tái chanh. Những trường hợp tương tự, theo ghi nhận của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho thấy ở 10 tỉnh thành ở phía bắc có các ca bệnh sán lá phổi có liên quan đến việc ăn hải sản chưa qua nấu chín.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hợp (Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư), nếu ăn tôm, cua nước ngọt chưa nấu chín (cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống...) sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng. Ấu trùng sán vào dạ dày, ruột, xuyên qua ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi, phế quản phổi để làm tổ ở đó. Chúng tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Đôi khi sán lá phổi ký sinh ở nơi khác như dưới da, tinh hoàn, đặc biệt ở não gây các triệu chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức đầu, liệt...
Uống tiết xong nhập viện
Năm ngoái, ở Đắk Lắk xôn xao vụ trúng độc tập thể sau khi ăn thịt và uống rượu pha máu sống của con nưa (một loại trăn rừng) khiến 14 người phải nhập viện điều trị dài ngày. Những người này trước đó chế biến con nưa tại nhà ông N.T.S (43 tuổi, ở xã Cư K’lông, H.Krông Năng, Đắk Lắk) và lấy máu nưa pha rượu nhậu. Sau chầu nhậu đó, 5 người trong gia đình ông S. đều cảm thấy người khó chịu. Vài ngày sau, ông S. sốt cao, nôn ói, đại tiện ra máu, phải đi cấp cứu ở BV đa khoa H.Krông Năng. Tiếp sau đó, những người tham gia uống rượu máu nưa đều có triệu chứng giống ông S., lần lượt nhập viện ở TP.Buôn Ma Thuột, một số người nặng chuyển về BV Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị, trong đó có nạn nhân 52 tuổi N.N.S nặng nhất - hôn mê sâu, phải thở máy nhiều ngày mới qua khỏi.
Là người trực tiếp điều trị những bệnh nhân nhậu rượu máu nưa, bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Phó khoa Nhiễm BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết các bệnh nhân trên đều có triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có thể nguyên nhân là do uống máu sống. “Việc dùng mật và máu sống của động vật hoang dã có thể bị nhiễm khuẩn và các loại vi rút lạ, rất nguy hiểm!”, bác sĩ Lâm khuyến cáo.
THANH NIÊN
========

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
http://vtc.vn/321-494697/...ot-lan-mat-mot-doi.htm

(VTC News) –  Người đàn ông trong hình dưới đây bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, phải xin xuất viện về nhà chết.

Chết vì bát tiết canh

Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW.

Khi nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.

Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.

Trao đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.

Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.

Bác sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.

Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.

Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân này phải cắt bỏ chân vì bị hoại tử do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.

Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen.

Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.

Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
http://vtc.vn/321-494697/...ot-lan-mat-mot-doi.htm

(VTC News) –  Người đàn ông trong hình dưới đây bị suy đa tạng, mặt tím bầm vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh, phải xin xuất viện về nhà chết.

Chết vì bát tiết canh

Sáng 5/6, bệnh nhân Lê Đình H. được đưa đến BV đa khoa Hương Trà (Huế) với các triệu chứng sốt cao, người run cầm cập. Sau khi điều trị khoảng 3 giờ đồng hồ thì bệnh nhân có triệu chứng choáng, xuất hiện vết tím tái trên da... nên đã được chuyển lên BV TW Huế để điều trị.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại khoa cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW.

Khi nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp, trụy tim mạch, ngưng tim, ngưng thở và tử vong nên được gia đình đưa về nhà để tổ chức mai táng. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn, dẫn tới nhiễm trùng huyết suy đa tạng, có nhiều ban hoại tử đen toàn thân, đặc biệt là ở mặt.

Trước khi nhập viện một ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Khi về nhà, bệnh nhân có biểu hiện sốt, khó thở… nhưng chỉ nghĩ là bị ốm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Đến khi thấy tình trạng sức khỏe ngày càng nguy kịch mới nhập viện thì đã quá muộn.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Chân bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo thông tin từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.

Trao đổi với VTC News, Ths – Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW cho biết: Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.

Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.

Bác sỹ Cấp nói: “Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.

Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị ốm vì liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.

Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh”.
Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.

Ăn tiết canh lợn: Sướng một lần, mất một đời
Bệnh nhân này phải cắt bỏ chân vì bị hoại tử do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Theo Bác sỹ Cấp, khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết.

Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.

Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen.

Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.

Để tránh mắc liên cầu khuẩn lợn, bác sỹ Cấp khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
=====
Người Việt đang ăn “ngu” để chết
http://saigonecho.com/ind...et-dang-an-ngu-de-chet

Cali Today News - Người Việt mình thường có thói quen thích ăn của ngon vật lạ, thấy cái gì ngon lạ là cứ muốn ăn, ăn để khoe với người khác rằng mình may mắn hơn người ta nên mới được ăn đồ ngon lạ như thế, ăn để thể hiện phong cách khác người của mình, mà chăng mấy quan tam nguồn gốc, xuất xứ, cũng như tác dụng của thứ mình ăn. Để rồi khi thấy tác hại ghê rợn của việc "ăn ngu, ăn sai" thì đã quá muộn. Nhẹ thì mang bệnh tật đầy mình, nhiễm trùng huyết, nặng thì tê liệt cơ thể vĩnh viễn, viêm màng não, toàn thân bất toại, còn không thì cũng mất mạng.

Dường như hiếm có người dân nước nào trên thế giới hưởng thụ văn hóa ăn uống độc đáo như người dân Việt Nam mình, ăn toàn những món tươi sống ngon lạ đến mức mà có nhiều người cảm thấy ghê rợn như: tiết canh lợn, tiết canh dê, óc khỉ, tiết rùa, tiết rắn, bào thai rắn, mắt đại bàng, côn trùng sống… Tôi chẳng biết mức độ ngon, bổ dưỡng của những món được gọi là của ngon vật lạ đó như thế nào nhưng chắc bất cứ ai khi nghe qua và cả khi nhìn thấy cũng phải rùng mình, ám ảnh.
Óc khỉ là món phải ăn tươi sống sau khi vừa "đao phủ" đầu khỉ ngay trên bàn tiệc. Nhiều người cứ truyền miệng nhau, ăn gì bổ nấy, ăn óc sẽ được bổ óc, thế là cứ kéo nhau truy tìm mua khỉ sống rồi ngang nhiên thực hiện hành vi "đao phủ" vô nhân đạo để dùng muỗng múc óc tươi ăn, chẳng cần biết trong đó chứa bao nhiêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tiết rắn, tiết rùa là phải pha với rượu uống ngay lập tức sau khi con vật bị giết. Uống tiết rắn, tiết rùa thì được nhiều đấng mày rây truyền miệng nhau giúp cơ thể cường tráng, sung sức nên cứ tha hồ mà tranh nhau uống. Còn tiết lợn, tiết dê, thì cũng cần phải ăn tươi sống mới ngon bổ. Mà thiết nghĩ ăn tiết lợn, tiết dê, nói thẳng toẹt ra chẳng khác nào ăn máu, uống máu của chúng. Chỉ nghe đến thôi là cảm thấy rợn người với cảnh ấy rồi chứ đừng nói gì đến chuyện có thể ngồi ăn uống, hưởng thụ ẩm thực. Chẳng biết ăn tiết, uống máu, ăn óc khỉ ngon bổ khỏe thế nào như bao nhiêu người đồn thổi, nhưng một số người ăn vào, đã có những than phiền như bị trúng độc, đi cấp cứu, mang bệnh tật, và thậm chí mất mạng. Ấy vậy mà cũng nhiều người vẫn muốn ăn, vẫn ham ăn, vẫn thích ăn. Nhiều người Việt Nam có ý nghĩ rất đơn giản đến mức hồn nhiên vô tư, con lợn được nuôi trong nhà, cho ăn cám, ăn cơm thừa canh cạn hàng ngày cho nên ăn tiết lợn, ăn máu lợn cũng chẳng có gì là độc hại, rồi con dê nó chỉ ăn cỏ, chứ có ăn thứ gì khác độc hại đâu mà lo, nên cứ mặc nhiên vô tư mà ăn tiết dê. Tiết dê, tiết lợn, ăn vừa mát, vừa bổ, vừa khỏe!?!!! Ai cũng nhìn màu sắc đỏ tươi của tiết lợn, tiết dê cũng nghĩ là ngon bổ nhưng ít người biết được rằng, trong tiết canh tiềm ẩn hàng ngàn vi khuẩn của nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến chết người.

Nhiều người ngoại quốc đến Việt Nam, nhìn thấy những món ngon vật lạ mà dân việt mình thích thú thưởng thức, họ vừa có cảm giác ghê rợn, vừa có cảm giác như người việt Nam mình đang dần bị mất đi cái thứ gọi là "nhân tính". Cách đây không lâu, một anh bạn người Nhật của tôi đến Hà Nội, anh cảm thấy rất ngạc nhiên đến mức bất ngờ khi người Hà Nội rất thích ăn thịt chó. Anh bày tỏ hình ảnh và thái độ của mình trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook: tôi không ngờ chó mà cũng có thể ăn thịt được, ở nước tôi, mua một con chó để nuôi phải mất cả ngàn dollar, còn ở Việt Nam, họ ăn thịt chó chỉ tốn vài dollar. Cùng là kiếp con chó nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau, số phận chúng lại được an bài khác nhau. Quả thật là người Việt mình hưởng thụ cách ăn uống không chỉ vô nhân tính mà còn vô cảm. Tôi nói vậy bởi lẽ nhìn hình ảnh những con thú kia, họ chẳng biết sợ hãi là gì, từ thú dữ, thú độc như rắn, đại bàng cho đến thú nhà, thú hiền, như lợn, dê.

Tôi còn nhớ cách đây khoảng mười năm trước, khắp các thành phố lớn nhỏ ven biển miền trung, ở đâu cũng có người chết vì ăn cá nóc. Là dân miền biển, nhiều người dân nơi đây đủ biết cá nóc mang độc nguy hiểm như thế nào, nhưng họ vẫn ăn. Người thì nói ăn cá nóc là phải biết cách rửa, cách làm cá cho đúng rồi mới chế biến và ăn thì mới không bị trúng độc. Người thì nói cá nóc là cá để làm cảnh, muốn ăn thì phải làm "phép" mới được ăn thì sẽ không bị trúng độc. Nói đi nói lại thì cũng là miệng lưỡi người đời trước cái nhục của miếng ăn. Tôi không muốn nói người Việt mình ăn "ngu" nhưng tôi đang tự hỏi mình khi đem cả tính mạng của mình để đánh đổi cho vài phút hưởng thụ miếng ăn thì không phải là ngu chứ là gì? Ăn mà không phải để bồi bổ sức khỏe, không phải để hưởng thụ cái ngon đúng nghĩa mà để tìm đến sự nguy hiểm, bệnh tật, đến cái chết thì có phải là quá ngu không?
=======

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân về hiểm họa do ăn ốc sên, và do ăn tái, sống
http://www.thanhnien.com....-viec-an-tai-song.aspx

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian gần đây, các cơ sở điều trị tại Đà Nẵng, TP.HCM tiếp nhận điều trị nhiều ca bệnh nặng, diễn biến nguy kịch và đã có một số trường hợp tử vong do sử dụng ốc sên làm thức ăn, chữa bệnh; việc sử dụng ốc sên ở dạng sống, tái, nướng làm xuất hiện bệnh lý cấp tính ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người ăn.

Vì vậy, cuối tuần qua, Cục An toàn thực phẩm ra khuyến cáo: tuyệt đối không sử dụng ốc sên chế biến thức ăn với bất cứ mục đích nào; tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế với ốc, sò tự nhiên khác; nếu lỡ ăn, mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như sốt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nổi ban cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Theo Cục An toàn thực phẩm, mỗi năm trong nước có 70 - 100 ca bệnh được phát hiện, và có chiều hướng gia tăng do thói quen ăn sống, ăn tái ốc sên, ốc bươu tự nhiên nhiễm ấu trùng giun tròn A.cantonensis. Ấu trùng giun từ ốc sên vào đường tiêu hóa, xuyên qua thành ruột, vào máu, di chuyển đến các mô, tổ chức khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở não gây ra tổn thương não, màng não, thần kinh trung ương, mạch máu đáy mắt và dẫn đến viêm não, màng não cấp tính. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun A.cantonensis.

Mới đây, từ ngày 15 - 18.7, Báo Thanh Niên đã có loạt bài Ký sinh trùng tấn công não người, Mất mạng do ăn tái, sống - phản ánh nhiều người mắc bệnh viêm não do dùng ốc sên; và thói quen ăn tái, sống ốc sên cũng như một số thực phẩm khác bị nhiễm ký sinh trùng làm nguy kịch, tử vong...
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2014 16:56:00 bởi sen dat >
Attached Image(s)
dzuylynh 01.08.2014 05:21:26 (permalink)
0
Cà Na tn nguyen


 
Ông Tư khỏe không ông Tư ?
 Tặng ông Tư


 
Ông Tư và Cà Na 


@ ông tư khỏeeeeee, Càna. mới ngày nào Càna còn chút híu mà chừ đã lớn đại rồi hén ! không ngờ Càna còn lưu lại được tấm hình đã chớp gần nửa thế kỷ nay .
@ chào Sen đất, lâu qúa không được đọc những truyện ngắn rất hay của bạn, viết tiếp đi nghen!
***
 

vọng cố hương

ly hương đã mấy mùa trăng
nhớ về đất mẹ băn khoăn tấc lòng
hồng trần đã lắm đục trong
điền viên vui thú thong dong cuối đời
đêm đêm nằm đếm sao trời
ngày qua tháng lại bời bời ruột gan
tiếc thương một giải giang san
sầu gieo đất khách mang mang cũng đành...

dzuylynh-california cuối hạ 2014
***

Mỏi Mòn
Ra đi từ độ tròn trăng
Hỡi người viễn xứ nhớ chăng quê nhà
Hồng trần một cõi ta bà
Bon chen tục lụy lệ nhoà đắng cay

Niềm thương nỗi nhớ u hoài
Trông về quê Mẹ trăng cài đầu non
Ra đi lúc hãy còn son
Đến nay tóc đã mỏi mòn điểm sương

Nhớ về cố quốc mà thương
Nước còn hay mất sầu vương ngậm ngùi
 
Sao Linh
***

 
Nắng Tan
Chiều xuống nhớ quê buồn lãng đãng
Sau đồi chân mỏi vẫn lang thang
Tìm bên lối nhỏ phương trời cũ
Chỉ thấy sao trời khi nắng tan
 
Bùi hồng Lĩnh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2014 05:49:38 bởi dzuylynh >
dzuylynh 01.08.2014 06:25:12 (permalink)
0

 
 

   LUÂN LẠC

biển cạn
sông khô
đất lở
núi nghiêng

không hồ thỉ tang bồng sao chân vẫn bước
chẳng buồn đau thương hận sao lệ còn tuôn...

nước mất
nhà tan
tha hương
luân lạc
xót quê hương phải đọan đành thân Bắc thuộc
đau thân ta chịu cam phận bạt Tây phương...
nước mới lạc giòng vô định bến
người dưng xa lạ hóa vô tâm
ta khách ly hương một bóng chiếc âm thầm
em cũng xa quê dặm trường thân viễn xứ

quốc nương bờ sậy
nhạn lẩn chân mây
thời gian qua như một cái chau mày
em gặm nhấm cùng nỗi hờn châu thổ
ta quắt quay với bóng đổ trường sơn

mòn giày vẹt gót xới mòn pho quân sử
dốc ngược thời gian ngụp lặn đáy trầm tư
luân lạc tha phương từ thuở tóc xanh màu
chẳng nhẽ bây giờ ngồi chờ ngày khô máu...

dzuylynh-hòang hoa lũng 2014 - nỗi buồn tháng bảy
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.08.2014 00:30:54 bởi dzuylynh >
Tóc nâu 02.08.2014 22:51:39 (permalink)
0
 
'Giai điệu phù trầm' ( đã ) trầm đâu tiếng hát?
Thấy chủ nhân ngồi nhắc thuở xa xưa
Bài viết hay, đọc mãi vẫn không thừa...
Nhưng chẳng lẽ ta lại chừa tương lai (lẫn) hiện tại?!
Phá chủ nhân vì đã lâu chưa về lại
Rồi xin lẹ làng bỏ chạy cho nhanh
Đứng chàng ràng sẽ biết tay đàn anh
Ổng lên lớp, mình  xanh mặt như tàu lá chuối!
 
TN
 
hì hì .... cái nì gọi là chẳng bao giờ nghiêm túc được như người khác! Trời lỡ tặng cho bản tính phá thì tội gì không nhận anh Lynh hử?
 
Đóa Hồng Tím 03.08.2014 03:44:44 (permalink)
0




em nghiêng đầu, ngỡ anh hôn mái tóc
biết còn thơm thoang thoảng chút y lăng
em nghiêng khóe lung linh vài hạt ngọc
thương vẫn nhiều, duy nhất một vầng trăng  
 @@@
em nghiêng nón, nhớ ngày xa xôi ấy
gió qua cầu, quấn quít áo tay anh
mùa Hạ Huế, mới mười lăm vươn dậy
quên được nào cái vuốt nhẹ trên tay
*
em nghiêng mặt, dám mô nhìn người lạ
răng tim vừa sai nhịp, lỗi bâng khuâng ?
thẹn hay ốt dột, cắn môi, làm bộ
như sáu vài cầu trói chặc đôi chân 
 *
rồi ngày đi, và tháng năm lỡ hẹn
ước cũng hùa quên Hạ với ve ran
đời trôi theo bước Ai cùng hoài niệm
vỡ ào mưa trong tic tac mất, còn
 *
em nghiêng tóc, soi vào giòng sông cũ
nhớ thật nhiều, tóc se lạnh sương đêm
bàng bạc trăng, màu ánh sầu vạn cổ
đêm muộn rồi, lặn nghiêng phía không Anh.
 
đông hương




nghinhnguyen 03.08.2014 18:43:38 (permalink)
0
http://mp3.zing.vn/bai-ha...Minh-Thu/IWA9OAE9.html
Dzuylynh thân mến !
Nghinh Nguyên vưa XB tập thơ tự tuyển. NS Minh Thu có phổ ra bản nhac nấy gởi đến DL và các bạn thưởng lảm. trong tâp này phẩn phụ lục có bài và bản nhac Ru Em Ru Tôi của DL. có một số bài viết trước 75 bị kiểm duyệt bỏ. mong có điều kiễn rẽ gởi đến DL    
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 10:18:32 bởi nghinhnguyen >
nghinhnguyen 03.08.2014 18:46:02 (permalink)
0
xóa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 10:06:58 bởi nghinhnguyen >
nghinhnguyen 03.08.2014 18:48:50 (permalink)
0
xóa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2014 10:21:39 bởi nghinhnguyen >
sen dat 04.08.2014 20:32:07 (permalink)
0
Chào Dzuylinh và giai điệu phù trầm.
Hồi giữa tuần SĐ mắc mưa, chỉ trúng vài giọt mưa lúc về nhà  thấy rờn rợn ơn ớn sau lưng chủ quan lo lăng xăng đi làm ba chuyện linh tinh rồi mới thay đồ ai dè bị cảm nặng nằm liệt giờ mới lồm cồm vào đây thấy nhà ta rộn ràng vui vẻ. Tóc Nâu chắc mới đi nghỉ hè về phải không?.   Mùa này là mùa Vu Lang  và tiếp nữa là Trung Thu Sen đất sẽ vào đây giúp vui và sẽ viết lách sinh hoạt bình thường trở lại sau tháng 9. SĐ không có face book bạn bè mạng chỉ có một nhúm trên diễn đàn này thôi nên SĐ sẽ vào đây vui vầy đều đặn trong những tháng sắp tới. Dạo gần đây thấy nhân tình thế thái quanh mình, SĐ nghĩ có lẽ chúng ta đang ở giai đoạn mạt vận thì phải?. Sao con người bây giờ đạo đức xuống cấp quá. Mấy đứa ăn trộm ăn cắp phạm tội thì đúng là đáng phạt nhưng phạt chúng ra làm sao cho phải lẽ chứ ai đời...Dzuylinh có coi trên mạng cảnh một nam thanh niên ăm trộm xe bị bắt quả tang ở Hà Nội bị đánh hội đồng rồi bị lột trần như nhộng bị chụp hình tung lên mạng mấy ngày nay không? Trời ơi là trời, tôi ơi là tội! Sao con người ta tàn nhẫn vói nhau quá vậy a trời! Thôi để bữa nào khoe khỏe nhân mùa Vu Lang, mùa xá tôi vọng nhân SĐ phải vào đây viết một bài nói về bọn cô hồn sống này mới được! Hổng chừng lại tưởng mình trừng phạt như vậy là đúng lắm, đáng lắm!.Thứ người này khi đi lên chùa có thể mồm vẫn leo lẻo tụng kinh nam mô a di đà cũng nên!.  Cũng như bọn trộm chó có đứa bị đánh chết luôn. Đúng là coi con người không bằng con chó!
Thôi, giờ hãy nhìn  cái hình  vui vui này đã!
ảnh sưu tầm
 
Attached Image(s)
sen dat 07.08.2014 17:18:34 (permalink)
0
HOA  MÙA VU LANG
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2014 17:29:50 bởi sen dat >
Attached Image(s)
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 46 của 58 trang, bài viết từ 676 đến 690 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9