GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 50 của 58 trang, bài viết từ 736 đến 750 trên tổng số 867 bài trong đề mục
sen dat 25.10.2014 09:22:40 (permalink)
0
Nhân mùa Halloween sắp đến SĐ dịch một truyện giúp vui độc giả Giai Điệu Phù Trầm. SĐ sẽ đánh máy nguyên bản tiếng Anh và đưa vào phòng ngoại văn sau. Mong các bạn tìm đuợc những phút thư giãn vào ngày cuối tuần.
CHIẾC XE HƠI MÀU TÍM -Sen Đất chuyển ngữ

Nguyên bản: THE VIOLET CAR- Tác giả Edith Nesbit - Trích từ cuốn Stories from Different Genres - Heinemann New Windmills

Bạn đã từng bao giờ biết đến những cánh đồng cỏ -những khoảng mênh mông lộng gió,  biết về những triền đồi uốn lượn gợn lên nền trời, cùng với những thung lũng nơi thấp thoáng các trang trại các dãy nhà nép mình giữa những lùm cây rậm rạp trông như những búp hoa cẩm chướng chưa? Để rồi được trải nghiệm cái cảm giác thoải mái khi  duỗi mình trên  bãi cỏ vào những ngày hè dài,  giữa lớp cỏ non xanh mơn mởn, dưới khung trời trong vắt, hoang hoãi đâu đó mùi bách lý hương, văng vẳng bên tai tiếng chuông đeo cổ leng keng của những chú cừu và tiếng chim sơn ca hót líu lo.Thế nhưng vào những chiều đông khi gió nổi lên đưa mưa giông vương đầy mắt, quất vào những thân cây khô cằn trơ trụi, tung bụi mù giăng khắp các ngọn đồi như một tấm khăn choàng xám, lúc này tốt hơn là được ngồi bên lò sưởi ấm áp, trong một trang trại nằm ẩn khuất đâu đó, trước khung cửa sổ với những ánh nến và ánh lửa lấp lánh trong đêm tối, tựa như ánh sáng chân tình  soi thấu cõi lòng ẩn chứa những điều ăn năn lầm lỡ của kiếp nhân sinh.
 Tôi sẽ không vẽ vời văn chương - tức là sẽ không cân nhắc xem nên phải nói cái gì, hoặc sẽ tìm cách viết sao để thuyết phục bạn, tôi chỉ kể lại điều này một cách chân thành giản dị mà thôi. Tôi đã từng nghĩ mình có thể vẽ vời sắp xếp câu chuyện của mình bằng những câu tứ thi vị hoa mỹ. Thế nhưng khi ngẫm nghĩ về điều đã thực sự xảy ra tôi cho rằng dùng những lời lẽ chân thật đơn giản sẽ là tốt nhất. Tôi không biết cách dàn dựng câu truyện cũng không biết thêu dệt thêm thắt. Tốt hơn là đừng có cố mà làm như thế. Những điều đó đã xảy ra. Tôi không có tài thêm mắm thêm muối về chuyện đã xảy ra; mà tôi cũng chả cần phải thêm thắt làm gì cả.
Tôi là một nữ điều dưỡng  được phái đến Charlestown để chăm sóc một ca tâm thần. Lúc đó là vào tháng mười một, thành phố Luân Đôn sương mù dày đặc đến nỗi chiếc xe tắc xi chạy chậm rì vì vậy tôi đã lỡ chuyến tàu mà lẽ ra đã phải rời bến. Tôi gởi một bức điện tín tới Charlestown vào ngồi trong phòng chờ ảm đạm của London Bridge. Trong khi chờ tôi ngồi bên cạnh một đứa bé. Mẹ bé là một góa phụ. Bà ta trông có vẻ quá mệt mỏi để đáp trả những câu hỏi dồn dập của nó, bà trả lời cộc lốc, điều này có vẻ không thỏa mãn được đứa bé. Đứa bé nhận ngay ra là mẹ nó không muốn nói nữa. Nó ngả lưng trên chiếc ghế rộng đầy bụi bặm ngáp dài. Tôi nhìn vào mắt nó và mỉm cười. Nó không mỉm cười nhưng nhìn tôi. Tôi rút từ trong giỏ xách môt cái ví lụa, lấp lánh hạt cườm và tua sắt,  loay hoay tìm cách mở. Ngay lập tức, đứa bé trườn dọc ghế sáp lại nói: "Để con làm cho" - Sau đó thì tất cả trở nên suon sẻ. Người mẹ ngồi hai mắt nhắm lại. Khi tôi đứng lên, bà ta mở mắt ra và cám ơn tôi. Đứa bé ôm lấy tôi và hôn. Một lúc sau tôi thấy mẹ con họ đi vào toa hạng nhất cùng chuyến tàu với tôi. Vé tàu của tôi hạng ba.
Tất nhiên là tôi đã hy vọng sẽ có một phương tiện chuyển vận nào đó đến gặp tôi ở sân ga - nhưng chẳng thấy gì cả. Chả có chiếc tắc xi, xe ngựa cũng chẳng thấy đâu. Lúc đó trời đã nhá nhem, gió thổi những làn mưa sàn sạt bay trên con đường hiu hắt trước cửa sân ga. Tuyệt vọng tôi hoang mang nhìn ra ngoài.
_Cô đã dặn xe tới rước chưa? Đó chính là giọng nói của người góa phụ hỏi tôi.
Tôi giải thích:_Xe  hơi sẽ đến đón tôi ngay thôi mà
Bà ta nói: _Cô hãy để xe tôi đưa về được không? Cô đi về đâu vậy?
_Tới Charlestown, tôi đáp, và khi nói điều đó tôi nhận ra nét thay đổi rất kỳ lạ trên khuôn mặt bà ấy. Một thoáng thôi nhưng khó mà nhầm lẫn được.
Tôi vội hỏi:_Sao trông chị lại như thế?.
Đương nhiên  bà ta đáp lại: _Trông như thế là thế nào hả cô?
_Không có gì bất ổn với ngôi nhà đó chứ? Tôi hỏi vì tin đã nhận ra điều này trong một thoáng đổi thay đó. Tôi còn rất trẻ để biết và hẳn người ta đã nghe được những tin đồn. "Ý tôi muốn hỏi không có lý do gì để tôi không nên tới đó phải không chị?"
_Không -ồ không có gì đâu cô!" Bà ta vội lãng tránh liếc nhìn ra ngoài trời mưa, cử chỉ này đủ làm cho tôi hiểu rằng đúng là phải có lý do khiến bà ta không muốn tôi đến đó.
_Xin chị đừng ngại, tôi nói, chị đã có lòng nhưng có lẽ nơi đó không cùng đường với chị và..."
_Ôi - nhưng tôi sẽ đưa cô đến - đương nhiên là tôi sẽ đưa cô đến mà" -bà ta vừa nói xong thì đứa trẻ reo lên:"Mẹ ơi, xe đến rồi kìa."
Xe đã đến mặc dù  hai chúng tôi chả ai nghe thấy tiếng xe cho đến khi đứa trẻ lên tiếng. Tôi chả biết gì về xe hơi cả không biết tên bất cứ bộ phận nào của xe. Cái xe trông giống một chiếc xe ngựa bốn bánh, chỉ khi đã vào ngồi sau xe thì giống như ngồi trong một toa xe lửa; ghế kê sát vào góc xe,  khi cửa xe đóng lại thì một chỗ ngồi nhỏ được kéo lên và đứa trẻ ngồi lên giữa hai chúng tôi. Chiếc xe chạy như là ảo thuật - hoặc có thể nói giống như một chiếc xe lửa trong mơ.
Xe chở chúng tôi băng băng trong đêm tối - tôi có thể nghe  tiếng gió gào, những làn mưa quất tời bời trên mặt kiếng xe, ngay cả tiếng mưa xuyên qua những vòng lăn của bánh xe. Không còn nhìn thấy quang cảnh của làng quê nữa - chỉ còn màn đêm mịt mùng và những tia sáng quét ra từ những ngọn đèn phía trước xe.
 Dường như một lúc rất lâu sau đó, người tài xế mới xuống xe và mở cánh cổng. Xe chúng tôi đi qua cổng, sau đó đường đi trở nên gập ghềnh hơn nhiều. Trong xe mọi người khá là yên lặng, và đứa nhỏ thì đã ngủ thiếp đi.
Xe ngừng lại,  máy nổ đứt đoạn hổn hển như thể sắp hụt hơi, trong khi chú tài bỏ hành lý của tôi xuống. Trời tối như mực đến nỗi tôi không thể nhìn được hình dáng ngôi nhà, chỉ thấy ánh sáng phát ra từ cửa sổ thang lầu, bức tường thấp phía trước khu vườn thấp thoáng trong ánh đèn tù mù và ánh sáng của những ngọn đèn pha. Tuy nhiên tôi cảm nhận ngôi nhà khá lớn với những cây cổ thụ bao quanh, sát kề một cái ao hay rạch gì đó .
 Ngày hôm sau khi trời sáng tôi thấy tất cả y vậy. Tôi không thể giải thích được tại sao tôi nhận ra điều này ngay trong đêm đầu tiên tới, khi trời tối hù thế nhưng đúng là tôi đã nhận biết được hình dáng ngôi nhà. Có thể là do cái gì đó tựa âm thanh của mưa rơi trên cành lá và trên mặt nước. Tôi cũng không hiểu được.
Chú tài nhấc cái rương của tôi để lên lối đi bằng đá, nơi đó tôi bước ra nói lời cảm ơn và chào từ giã.
"Xin đừng nán lại làm gì, đừng chờ nữa" tôi nói "Giờ thì ổn rồi không việc gì nữa đâu. Cám ơn nhiều nhé!"
Tuy vậy cái xe vẫn đứng nổ máy cho đến khi tôi bước đến thềm cửa, sau đó xe mới rồ máy to lên, lấy hơi như nó vốn thế, quay đầu và phóng đi.
Cửa vẫn chưa mở. Tôi buộc phải gõ rầm rầm. Đập thật mạnh cánh cửa. Tôi chắc mẫm là nghe có tiếng xì xào từ bên trong. Cái đèn xe thoắt một cái đã chỉ còn như vì sao nhỏ mập mờ xa xa. Tiếng máy nổ giờ xem ra hoàn toàn ì ạch khó nhọc. Khi không còn nghe tiếng xe nữa không gian trở nên lắng đọng im ắng. Ánh đèn đỏ hắt ra từ rèm cửa sổ, tuy nhiên tuyệt không có dấu hiệu gì của sự sống. Tôi ước sao mình đừng vội xa những người bạn tháp tùng đưa mình đến đây, xa cuộc đồng hành thân thiết, xa chiếc xe chắc chắn tuyệt vời tiện nghi.
Tôi lại gõ cửa và lần này tôi gào lên: _Xin chào! Xin cho tôi được vào nhà. Tôi là điều dưỡng viên đây mà!
Im lặng một lúc. Một sự ngập ngừng như thể để cho phía bên kia cánh cửa người ta còn thì thầm trao đổi ý qua ánh mắt.
Thế rồi phía sau cánh cửa chìa khóa mạnh dạn tra vào xoay vòng, khung cửa không còn lạnh lẽo ẩm ướt mà sáng lên ấm áp chào mời - những khuôn mặt xuất hiện.
_"Vào đi - Ồ xin vào nhà cho", một giọng cất lên, giọng  phụ nữ và rồi giọng đàn ông liền sau đó : -Chúng tôi đã không nghĩ là có ai ở ngoài đó.
_Tôi đập cửa rầm rầm rồi mà!
Tôi vào nhà, mắt nheo lại vì ánh đèn, người đàn ông gọi người giúp việc rồi cả hai khiêng rương của tôi lên lầu.
Người đàn bà nắm tay tôi, dẫn tôi đến một căn phòng thâm thấp, vuông vắn dễ thương ấm cúng và tiện nghi với những đồ trang trí nội thất chắc chắn tiện dụng thời bán Victorian - thể hiện theo phong cách đồ đạc làm bằng gỗ đào hoa tâm được bọc lót vải len. Dưới ánh đèn tôi quay lại quan sát bà ta. Bà ta là một người nhỏ nhắn mảnh mai. Mái tóc, khuôn  mặt và hai  cánh tay đều có màu tai tái.
_Bà là bà Eldridge phải không ạ?
_Đúng rồi! bà ta nhỏ nhẹ trả lời. "Ôi tôi rất vui được cô đến nhà. Hy vọng cô sẽ không buồn chán khi ở đây. Mong rằng cô sẽ lưu lại đây. Hy vọng sẽ làm cô được thoải mái dễ chịu.
Bà ta có lối ăn nói dịu dàng ân cần rất dễ gây được thiện cảm.
Tôi nói: _Chắc chắn là con sẽ rất thoải mái khi ở đây rồi bác à! Nhưng chính con mới là người đến để chăm sóc bác mà. Bác ốm lâu mau rồi bác?
_"Không phải tôi bị ốm đâu, thật đấy" bà ta đáp " Chính là ông nhà tôi ổng bị ốm đấy"
Chính tay ông Eldridge đã viết thư mời tôi đến chăm sóc cho vợ,  người theo ông là hơi bị loạn trí. Tôi bèn nói: Con hiểu rồi.
Không bao giờ nên tranh cãi với người điên làm gì chỉ làm trầm trọng thêm tâm bệnh của họ mà thôi.
"Nguyên do là..." bà  bắt đầu kể lể, rồi khi nghe tiếng chân của ông ta ở cầu thang bà ta vội lẻn ra ngoài để lấy giá nến và nước nóng.
Ông ta bước vào và đóng cửa phòng lại. Ông ta là một người luống tuổi thanh nhã để râu, thần thái khá bình thường.
_Cô sẽ chăm sóc cho bà ấy nhé. Ông ta nói. "Tôi không muốn bả chuyện trò với mọi người. Bả mắc chứng ảo tưởng phịa ra mọi chuyện cô à"
_Ảo tưởng kiểu gì vậy cà? tôi hỏi giọng tưng tửng
_Thì bả cho là tôi điên đó! Ông ta nói và cười ré lên.
_Điều này thì cũng rất bình thường thôi ạ Tất cả chỉ vậy thôi sao bác?
_Chừng đó là đủ rồi. Bả không nghe những gì tôi có thể nghe, không  thấy những gì tôi có thể thấy, và cũng không ngửi được mùi gì. Nhân đây tôi muốn hỏi cô là cô có thấy hay nghe điều gì về một chiếc xe hơi khi cô đến đây không vậy?
_Thì con đã đến đây trong môt chiếc xe hơi mà. Tôi đáp ngắn gọn. "Bác đã không cho ai ra đón con, một phụ nữ đã cho con đi quá giang." Tôi định giải thích về việc lỡ chuyến tàu sớm thì nhận ra ông ta không lắng nghe tôi. Ông ta đang mãi nhìn ra phía cửa. Khi ấy vợ ông bước vào,  một tay cầm bình nước nóng bốc hơi nghi ngút tay kia cầm giá nến, ông ta tiến đến bên bà ta rỉ tai vẻ háo hức. Câu duy nhất tôi nghe lỏm được là: "Thật đấy,cô ta đến đây trên một chiếc xe mà!"
Rõ ràng đối với những con người chân chất này chiếc xe mới mẻ không kém gì tôi. Điện tín của tôi ngày hôm sau mới tới..
Họ đối xử với tôi rất tốt. Họ tiếp tôi như một người khách quý. Mãi đến ngày hôm sau khi mưa dứt cơn tôi mới có thể ra ngoài. Tôi thấy Charlestown là một trang trại, trang trại rộng lớn nhưng ngay cả đối với con mắt không lấy gì làm chuyên nghiệp tinh đời của tôi, trang trại trông có vẻ bừa bộn và không thịnh vượng cho lắm. Hoàn toàn chả có gì cho tôi làm ngoài việc lẽo đẽo theo bà Eldridge, phụ giúp làm công việc nội trợ  với bà khi có thể, ngồi cùng khi bà may vá trong phòng khách ấm cúng của gia đình. Vài ngày sống trong nhà, tôi bắt đầu xâu chuỗi những chi tiết rời rạc mà tôi nhận thấy là lạ, thế rồi  sinh hoạt của trang trại bỗng dưng gợi sự chú ý khi những điều lạ lùng  xảy ra không lâu sau đó.
Tôi nhận thấy hai ông bà Eldridge rất mực yêu thương nhau. Chính tình yêu thương và cái cách họ biểu lộ tình yêu với nhau làm ta nhận ra là họ đang đau khổ và chịu đựng lẫn nhau. Bà ấy chả có dấu hiệu gì của kẻ bị tâm thần cả ngoại trừ việc bà ta cứ khăng khăng rằng ông ấy bị loạn trí. Buổi sáng  trông họ khá lvui tươi, sau bữa ăn chính họ có vẻ mỗi lúc một âu sầu hơn; sau khi  dùng tách trà chiều xong cũng là lúc trời vừa nhá nhem - họ luôn cùng nhau đi dạo. Họ chả bao giờ rủ tôi đi cùng, và họ luôn đi về một hướng - băng qua các cánh đồng cỏ tiến ra biển. Sau chuyến đi dạo họ luôn quay về mặt mày tái mét buồn thảm. Sau đó có lúc bà ta hét la một mình trong phòng ngủ, trong khi ông ta giam mình trong căn phòng nhỏ được gọi là văn phòng nơi ông ta làm sổ sách kế toán và thanh toán lương  cho người giúp việc cũng là nơi cất giữ gậy săn và súng.
Sau khi dùng bữa tối sớm sủa, họ luôn cố tạo sự vui vẻ mà tôi thừa biết  là vì tôi và tôi cũng nghĩ rằng mỗi người họ đều cho làm như thế  cũng là để tốt cho nhau thôi. Tựa như khi tôi nhận ra  Charlestown được bao quanh bởi những cây cổ thụ và có một cái ao lớn cạnh ngôi nhà trước khi được họ chỉ cho biết, tôi cũng đã nhận ra rằng họ đang ở trong trạng thái  sợ hãi  khi sống trong khung cảnh ấy mà không thể nào giải thích được. Họ thầm lén quan sát tôi. Và tôi cũng đã nhận ra nỗi sợ ấy không phải do bà ta. Tôi bắt đầu cảm thấy yêu mến cả hai sau hai ngày sống ở nơi đó. Họ rất tốt, rất dễ thương, quá ư bình thường và rất ư  bình dị dễ gần - loại người mà lẽ ra không biết đến sự sợ hãi -  đó là loại người hầu hết chân chất đáng ra phải hưởng được những niềm vui đạm bạc đơn sơ, không ưu phiền ngoại trừ những muộn phiền sẽ đến với tất cả chúng ta, sự ra đi của những người bạn lâu năm và những biến chuyển chậm chạp trong thời đại văn minh tiến bộ. Có vẻ như phần đất này là nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Những cánh đồng cỏ, bãi chăn súc vật truyền thống thân thương từ bao đời,  những bãi ngô chạy dài bất tận. Tôi  thầm mong ước rằng mình cũng được sinh ra từ  nơi đây, rằng mình là con gái của một người nông dân. Tất cả những áp lực, đua tranh của những khóa huấn luyện, thi cử, trường học và bệnh viện có vẻ như qúa ư ồn ã phù phiếm so với cuộc sống miền bình nguyên phóng khoáng tịch mịch nơi đây. Cảm nhận điều này càng lúc càng rõ, tôi lại càng ý thức mình cần phải rời bỏ hoàn toàn nơi này - thật tình mà nói chả có việc gì đáng để cho một người đã từng được huấn luyện như tôi  thực hành cả.
 Một buổi trưa khi chúng tôi cùng đứng trước khung cửa mở, tôi đã nói với bà ấy rằng: "Con không thể ở lại đây được nữa bác à." Lúc ấy là vào tháng hai, cây cối dọc con ngõ nhỏ phủ đầy những chùm hoa tuyết. "Bác trông khá là khỏe mạnh mà"
"Thì tôi khỏe chứ sao." Bà ta nói.
"Cả hai bác đều khỏe luôn." Tôi nói "Con không thể chìa tay ra  lấy tiền của hai bác mà lại không làm gì cả"
"Cô đang làm nhiều điều đấy" Bà ta nói ""Cô không hiểu cô đã làm được nhiều đến như thế nào đâu cô à". " Vợ chồng chúng tôi từng đã có một đứa con gái" Bà ta chêm vào cuộc đối thoại một cách mập mờ đoạn  im lặng một lúc rất lâu rồi nói giọng rất bình tĩnh rõ ràng: "Ổng không bao giờ còn được như trước kể từ lúc đó"
 Tôi ngước nhìn những tia nắng mong manh tháng hai và hỏi: "Không còn được như trước, tại sao vậy bác?"
Bà ta vỗ vỗ lên cái trán nhăn nheo xanh xao vàng vọt của mình bộc bạch theo cái lối chân quê: "Không bình thường ở đây nè cô".
Tôi hỏi: " Bác nói sao?" Bác yêu của con à, hãy nói rõ cho con hay đi, biết đâu con sẽ có cách để giúp đấy"
Giọng bà ta quá đỗi bình thản, quá ư dịu dàng. Khi nghe lời bà kể tôi không biết ai trong hai người họ cần được tôi chăm sóc nữa.
"Ổng đã nhìn thấy những điều mà chả ai nhìn thấy, nghe những thứ mà chả ai nghe được và ngửi thấy mùi mà cô không thể ngửi thấy nếu như cô đứng ngay bên cạnh ông ta."
Tôi chợt mỉm cười nhớ lại những lời ông ta nói buổi sáng hôm tôi mới đến:" Bả không thể nhìn thấy, nghe thấy mà cũng không ngửi thấy" Và một lần nữa tôi tự hỏi liệu tôi phải phục vụ ai trong hai người đây?.
Tôi hỏi:"Bác có biết lý do tại sao không ạ?"
Bà ta nắm lấy cánh tay tôi kể lể: _"Sau khi Bessie con gái chúng tôi qua đời, đúng vào cái ngày đưa tang con bé ổng đã trở nên như vậy. Nó đã bị một chiếc xe hơi cán chết. - Người ta cho đó là một vụ tai nạn. Tai nạn xảy ra trên đường Brighton. Chiếc xe màu tím. Bà ta nói thêm: "Người ta để tang những nữ hoàng trong sắc tím phải vậy không cô?" "Và Bessie của chúng tôi là một nữ hoàng cho nên chiếc xe có màu tím. Điều đó hoàn toàn hợp lẽ phải không cô?
Tôi thầm nghĩ  giờ mình đã nhận ra bà ấy không được bình thường và  đã biết được nguyên cớ tại sao rồi. Chính vì đau khổ khiến đầu óc bà ta bị xáo trộn. Cần phải thay đổi cách nhìn của mình mới được, mặc dù còn phải tìm hiểu rõ hơn vì bà ta bất thình lình nói: "Không tôi sẽ không kể cho cô nghe bất cứ gì nữa đâu."
Ông ta bước ra ngay sau đó. Ông ta không bao giờ để tôi ở một mình quá lâu với bà ta. Bà ấy cũng chả để tôi ở lâu một mình với ông ta.
Tôi không có ý tọc mạch nghi ngờ họ, mặc dù ở vị trí một điều dưỡng viên điều trị  người bệnh tâm thần tôi không chắc là mình sẽ không cần đến những dò xét thám thính như thế  để khẳng định. Tôi không dò thám họ nhưng cơ hội tình cờ đến. Tôi có việc phải vào làng kiếm ít vải lụa xanh cho chiếc áo choàng tôi đang may dang dở. Đó là vào một chiều hoàng hôn rực rỡ khiến chân tôi cứ muốn đi mãi đi hoài. Để rồi thấy mình đứng trên một triền cỏ cao xuôi về miền duyên hải gập ghềnh lởm chởm của nước Anh -nơi có những gờ đá đứng, đó là vùng eo biển với  vách đá trắng sừng sững miệt mài sóng vỗ. Giữa khung trời  kim tước đang mùa nở hoa cùng với tiếng chim sơn ca hót líu lo, đầu óc tôi lan man suy ngẫm về cuộc đời của chính mình, tâm hồn dâng lên bao hy vọng và ước mơ. Thế rồi không hiểu bằng cách nào bỗng dưng tôi thấy mình đang đi vào một con đường. Tôi lần theo con đường hướng ra biển, được một lúc thì con đường lẫn vào trong bãi cỏ xanh như dòng suối ẩn tàng thấp thoáng trong cát. Không có gì ngoài những bãi cỏ xanh và những bụi hoa kim tước cùng tiếng chim sơn ca hót líu lo. Cuối triền dốc là tới ghềnh đá, sóng vỗ rì rào. Tôi quay đầu trở về, mon men theo con đường, đi trở lui được  khoảng chừng vài thước thì gặp ngay con đường làng hai bên có hố sâu với hàng rào chắn  màu nâu. Tại đó tôi bắt gặp họ trong lúc trời đã nhá nhem. Tôi nghe thấy tiếng họ trước khi họ kịp thấy tôi. Thoạt tiên tôi nghe giọng của bà ấy nói rằng: Không, không, không, không"
"Tôi đã nói với bà là có mà" Đó là giọng của ông ta cất lên "Đấy, bà nghe thấy chứ, tiếng máy xe ì ạch đó, ngay phía xa kìa - xa xa đó? Hẳn là nó đang ở sát bờ đá kìa."
Bà ta nói: Không có gì cả anh yêu à! Thật đấy không có gì đâu mà.
Em điếc và đui rồi - này hãy lùi lại đi, nó đang tiến gần đến rồi.
Tôi đi vòng lại khúc quanh của đường làng và khi tới nơi tôi thấy ông ta nắm lấy tay bà kéo mạnh bà nép vào sát bờ rào , như thể sự nguy hiểm mà ông ta e sợ đang thật sự rất gần bên họ. Tôi dừng lại sau vòng rào và thụt lùi lại. Họ không nhìn thấy tôi. Bà đang nhìn vào khuôn mặt ông và họ đang ở trong trạng thái lẫn lộn đau xót yêu thương buồn khổ. Khuôn mặt ông ta đầy vẻ kinh hoàng, mắt ông ta lướt nhanh như thể đang dõi theo cái gì đó đang vút qua con đường - một cái gì đó mà bà ấy và tôi không thể nhìn thấy. Tiếp đến ông ta co rúm người lại ép mình vào bờ rào, hai tay ôm lấy mặt, toàn thân run lập cập đến nỗi mặc dầu đứng xa đến mười hai thước qua lớp rào rậm rạp um tùm  tôi vẫn nhìn thấy.
"Và còn cái mùi của nó" ông ta nói "Em lại muốn nói là không ngửi thấy phải không?"
Bà ta vòng tay ôm lấy ông ta:"Về nhà thôi anh yêu, về nhà  đi! Tất cả chỉ là do anh tưởng tượng mà thôi - hãy về với người vợ già hết mực yêu anh đây này."
Họ dắt díu nhau trở về nhà.
Hôm sau tôi gặng hỏi bà ta khi bà vào phòng tôi để xem cái áo choàng màu xanh mới may. Khi đưa áo cho bà xem tôi đã kể cho bà hay điều tôi đã nghe và thấy ngày hôm qua trên con đường làng.
Tôi nói: Giờ con đã rõ ai trong hai người cần được chăm sóc rồi đó bác.
Trước sự ngỡ ngàng của tôi bà ta háo hức hỏi: _Ai vậy cô?
Tôi đáp lại: Còn ai nữa, đương nhiên là bác trai rồi. Có thấy gì ở đó đâu kia chứ.
Bà ta ngồi xuống chiếc ghế bành bọc vải bông gần khung cửa sổ và bật khóc nức nở, tôi đứng bên cạnh ra sức vỗ về an ủi bà.
Cuối cùng bà ta nói: Biết được như vậy cũng nhẹ lòng. Tôi đã từng không biết phải tin vào cái gì nữa đây. Nhiều khi, như vừa mới đây thôi, tôi tự hỏi rốt cuộc có thể chính tôi là người bị điên như ổng nói không chừng. Phải chăng không có gì ở đó? Chả bao giờ có gì ở đó - Hình phạt ứng vào ổng chứ không phải tôi. Vào ổng đó. Được đấy, phải cám ơn về điều này thôi..
Tôi nghĩ thầm bà ta càng khóc thì lòng càng được nhẹ nhõm khuây khỏa hơn. Tôi nhìn bà ấy với sự khó chịu., và quên rằng tôi đã từng yêu mến bà. Thế rồi những lời lẽ kế tiếp làm tôi đau lòng. 
"Ông như thế đủ khổ rồi. Thế nhưng ổng sẽ chả ra làm sao, nếu như tôi thật sự mất trí và ổng cứ tưởng mình là nguyên do khiến tôi điên. Ổng điên có một lần trong ngày. Ổng sẽ không thể chịu được nếu như lúc nào cũng  bị như tôi đang phải chịu lúc này. Tốt hơn là để ổng điên  - Tôi chịu đựng tốt hơn ổng đấy"
Tôi hôn bà ta và rồi quàng hai tay ôm lấy bà và hỏi: "Hãy nói cho con biết cái gì đã khiến bác trai sợ hãi đến thế - và cứ diễn ra hàng ngày - hãy nói đi bác?
" Đúng vậy, kể từ khi ...tôi sẽ kể cho cô nghe. Sẽ nhẹ nhõm nếu nói ra được. Đó là chiếc xe hơi màu tím đã cán chết Bessie con gái của chúng tôi. Cô biết rồi đó, đứa con gái tôi đã từng kể cho cô nghe đó. Ổng nghĩ rằng đã nhìn thấy chính chiếc xe màu tím ấy- mỗi ngày chạy lên đường làng chỗ đó. Ổng nói ổng nghe tiếng xe, và rằng còn ngửi thấy mùi động cơ - mùi nhiên liệu chứa trong xe- cô biết chứ gì."
Mùi xăng phải không?
"Đúng vậy, cô có thể thấy bộ dạng  ổng lắng nghe âm thanh của xe, có thể nhìn thấy ổng nhìn chiếc xe. Cái xe ám ảnh ổng như một bóng ma. Cô biết không, chính ổng là người  bế con bé lên sau khi chiếc xe màu tím cán qua nó. Chính điều này đã làm ổng biến đổi.  Tôi chỉ thấy con bé khi ổng mang nó về ôm nó trong tay.- và rồi ổng phủ mặt con bé lại.  Thế nhưng chính ổng đã nhìn thấy con bé ngay khi người ta chạy bỏ lại nó nằm dài trên đất. Cô có thể nhìn thấy  chỗ đó trên đường, nơi cái xe xuất hiện mỗi ngày.
Người ta có quay trở lại không?
Ồ có chứ...họ quay trở lại. Tuy nhiên Bessie đã không trở về. Thế nhưng đã có một sự trừng phạt cho họ. Ngay chính trong cái đêm tang tóc ấy, cái xe màu tím đã vọt qua ghềnh đá khiến mọi người trong xe nát tan. Người đàn ông lái xe chính là chồng của người đàn bà góa bụa đêm đầu tiên đã đưa cô tới nhà đó.
"Con ngạc nhiên là bà ta vẫn đi xe sau vụ đó" tôi nói -  ý tôi cũng chỉ muốn lan man góp chuyện vậy thôi.
Bà Eldridge nói "Ôi tất cả cũng chỉ là do thói quen thôi mà. Chúng tôi không thể ngừng đi dạo bởi vì con gái chúng tôi đã bị chết trên đường. Đi xe đối với họ tự nhiên như chúng tôi đi bộ vậy mà. Ổng đang gọi tôi đó. Ổng muốn tôi đi ra ngoài với ổng"
Bà ta vội vã ra đi và trong lúc hấp tấp bị trượt thang lầu và trật mắt cá chân. Tất cả xảy ra trong vòng một phút, vết trật khá trầm trọng.
Khi tôi băng bó chỗ bị thương xong và bà đã yên vị trên chiếc trường kỷ, bà nhìn ông ta đứng lớ ngớ bối rối ngó ra ngoài cửa sổ, với cái nón cát -kết cầm sẵn trong tay. thế rồi bà ta nhìn tôi nói:
"Bác trai không thể bỏ lỡ cuộc đi dạo của ông ấy được, con hãy đi với ổng đi con yêu. Ra ngoài hít thở khí trời sẽ tốt cho con đấy"
Thế là tôi ra đi mặc dù hiểu rõ ý ông ta không muốn tôi đi theo nhưng lại sợ đi một mình nên đành phải đi cùng.
Chúng tôi đi về phía con đường trong im lặng. Khi đến khúc quanh ông ta bất thình lình dừng lại, níu lấy cánh tay tôi và kéo tôi lùi ra sau. Hai mắt ông ta dõi theo cái gì đó mà tôi không nhìn thấy và rồi ông ta thở phào  và nói:" Tôi nghĩ mình đã nghe tiếng động cơ xe đang chạy tới. Ông ta tỏ ra khó có vẻ kiềm chế được sự kinh hãi , tôi thấy mồ hôi hột lấm tấm trên trán và thái dương của ông ta. Và rồi chúng tôi quay trở về nhà.
Chỗ chân bị trật nặng. Bà Eldridge cần phải nghỉ ngơi. Ngày hôm sau một lần nữa tôi là người đi cùng với ông ta tới khúc quanh đường làng.
Lần đó ông ta không thể hoặc đã không cố giấu cảm xúc của mình. " Đó đó hãy nghe đi!" ông ta kêu lên. Có chắc là cô không nghe gì sao?
_Con chả nghe gì cả bác à.
_Hãy lùi lại đi !. Ông ta chợt hét toáng lên và rồi chúng tôi đứng sát tựa vào hàng rào.
Một lần nữa đôi mắt lại dõi theo cái gì đó mà tôi không thấy và một lần nữa lại thở phào.
_Ông ta nói: "Sẽ có một ngày nó giết chết tôi - nếu không phải là vì bà ấy tôi không biết mình còn canh chừng được lâu mau đây".
_Hãy nói cho con nghe đi bác. Tôi nói giọng khẩn thiết đầy xúc động của một người đang chứng kiến nỗi lo lắng ưu phiền của người khác.Ông ta nhìn tôi chăm chú.
_Vì Chúa tôi sẽ nói cho cô nghe. Ông ta nói. Tôi không thể kể cho bà ấy nghe. Cô gái à. Tôi đã từng thầm ao ước đến nỗi mong mình là một người dân La mã, để làm một giáo sĩ nói ra được điều này. Thế nhưng tôi có thể kể cho cô nghe mà không ngại tâm hồn vốn đã bị tổn thương của mình suy sụp mất mát thêm nữa. Cô đã từng nghe đồn về một chiếc xe màu tím gặp tai nạn nát bét khi đi về phía núi đá kia chưa?
_Vâng vâng con có nghe" Tôi nói .
_Người đàn ông cán chết con gái tôi là người lạ mới tới nơi đây. Anh ta vô tình  không nhận ra tôi hoặc anh ta đã nhận ra tôi, đã nhìn thấy chúng tôi trực diện tại hiện trường. Và hẳn cô đã nghĩ là ngày hôm đó anh ta sẽ ở trong nhà, kéo rèm che xuống. Nhưng anh ta đã không ở nhà. Đúng vào cái lúc mà chúng tôi đang chôn cất con bé anh ta rong ruỗi khắp làng quê trong chiếc xe màu tím đáng nguyền rủa của anh ta.Thế rồi khi trời sập tối, sương mù ập tới - anh ta chạy tới đằng sau tôi, trên chính con đường này, tôi lùi lại anh ta cho xe tiến lên và hỏi với ra, đèn pha xe chết tiệt chiếu thẳng vào mặt tôi. " Ông anh ơi có thể cho tôi biết đường  đi tới Hexham lối nào không?".
"Tôi đã muốn chỉ cho anh ta lối đi về địa ngục. Thế rồi đó lại là lối đi dành cho tôi chứ không phải anh ta. Tôi không hiểu tại sao mình làm điều đó. Tôi không cố ý làm. Tôi đã không nghĩ rằng tôi sẽ làm và trước khi ý thức được điều gì tôi đã buột miệng nói ra : Hãy chạy thẳng- cứ tiếp tục thẳng tiến, thế là  xe nổ máy, kêu ầm ì rồi vọt đi. Tôi chạy theo cố gọi anh ta dừng lại nhưng chỉ vô ích, làm sao có thể  chạy theo cái xe quái đản đó chứ? Và rồi cái xe cứ thế chạy thẳng. Thế rồi từ đó trở đi, ngày ngày,  xe chạy qua, chiếc xe màu tím mà không ai nhìn thấy ngoài tôi ra, nó cứ thế tiếp tục lao thẳng tới trước."
_"Bác phải rời khỏi đây thôi bác à!" tôi nói, theo cái giọng đã được huấn luyện. "Bác đã tưởng tượng ra những điều đó. Có lẽ bác đã  tưởng tượng ra toàn bộ câu chuyện. Con không nghĩ bác đã nói cái xe màu tím là chạy thẳng. Con hy vọng tất cả chỉ là tưởng tượng, đó là do sự chấn động về cái chết của đứa con gái tội nghiệp của bác mà thôi. Bác phải đi khỏi đây ngay".
"Tôi không thể" ông ta nói giọng nghiêm trọng. Nếu tôi đi khỏi đây một người nào khác sẽ thấy chiếc xe. Cô hiểu không, ai đó sẽ thấy cái xe hàng ngày chừng nào tôi còn sống. Nếu không phải là tôi thì sẽ là người khác. Và tôi chính là người đáng phải nhìn thấy nó. Tôi không muốn ai khác nhìn thấy nó - thật quá ư khủng khiếp cô à. Ông ta gằn giọng bồi thêm một câu: "Khủng khiếp hơn cô nghĩ nhiều đấy"
Khi cùng đi trên đường vắng lặng tôi hỏi ông ta rằng cái gì khiến chiếc xe màu tím khủng khiếp đến vậy. Tôi đinh ninh rằng ông ta trả lời vì chiếc xe đã vấy máu con gái ông...Điều ông ta trả lời là, "Nó quá khủng khiếp để mô tả cho cô," và rồi ông ấy nhún vai.
Tôi là một người còn trẻ, và tuổi trẻ luôn nghĩ mình có thể dời cả non cao. Tôi tự động viên mình rằng tôi có thể chữa căn bệnh hoang tưởng của ông ta bằng cách tấn công - không nên nhắm ngay vào cái chứng bệnh tâm thần ấy, không thể nhắm thẳng vào thành lũy chính, thường luôn được cho là  khó chiếm,phải tấn công các vùng ven trước rồi mới mong xuyên thủng được thành trì
Tôi bắt đầu thuyết phục ông ta đừng ra khúc quanh con đường đó vào giờ đó buổi chiều.
"Nhưng nếu tôi không đi đến đó người khác sẽ gặp cái xe."
Tôi mau mắn trả lời:_Chả ai ở đó mà nhìn thấy nó đâu bác à.
"Ai đó sẽ có mặt ở đó mà. Hãy nghe lời tôi đi cô à, ai đó sẽ có mặt ở đó và rồi họ sẽ biết."
Tôi nói:"Vậy con sẽ là  người đó." " Giờ bác nghe nhé,  bác cứ việc ở nhà với bác gái đi và con sẽ đi cho -  nếu con thấy cái xe con hứa sẽ kể cho bác nghe và nếu con không thấy - thì được thôi, con sẽ ra đi mà lương tâm không cắn rứt.
Ông ta lập lại: "Lương tâm không cắn rứt"
Tôi tranh luận với ông ta mọi lúc khi tôi bắt gặp ông ta một mình. Tôi dồn mọi nổ lực quyết tâm ra sức thuyết phục. Giống như cánh cửa bạn cố mở, tra chìa khóa hoài không được cho đến chiếc chìa khóa cuối cùng thì bất thình lình cửa mở ra. Đúng vậy, tôi sẽ đi đến con đường đó một mình và ông ta sẽ không đi nữa.
Thế rôi tôi ra đi.
Như tôi đã nói trước là tôi không thông thạo trong việc viết truyện, có lẽ tôi sẽ không thể làm cho bạn hiểu được là đối với tôi để  ra đi được như vậy quả là khó khăn đấy - cùng một lúc tôi cảm thấy vừa là một người nhát gan vừa là một nữ anh hùng. Có lẽ đối với bạn việc một chiếc xe chỉ có người nông dân già tội nghiệp hoang tưởng  trông thấy, dường như chỉ là chuyện nhảm nhí, vớ vẩn. Nhưng với tôi thì không thế. Bạn biết đó, từ lâu nay đầu óc tôi luôn nghĩ về điều này, nó chi phối  cuộc sống của tôi trước khi tôi biết được nguyên nhân bản chất sự ám ảnh đó. Nỗi ám ảnh đó chính là sự sợ hãi mà tôi cảm nhận được khi đi dạo chung với hai người họ, nỗi sợ được chia sẻ bên giường, bên bàn ăn khi đi nghỉ hay khi thức giấc cùng họ. Chứng kiến người đàn ông luống tuổi sợ sệt về điều ám ảnh này để rồi lấy làm e ngại  cho nỗi sợ hãi của ông ta . Cái ông già này lại trông quá ư xác tín. Khi trò chuyện với ông ta, thật khó mà tin rằng ông ta bị điên, một cái xe kỳ dị khủng khiếp mà ông ta đã thấy hẳn phải hiện hữu, không thể không có được. Bởi không cần đứng trên con đường đó, khi nghe ông ta kể về điều ấy một người nào đó sẽ tưởng tượng được ra nó ngay - miệng nói phi lý thì dễ thế nhưng suy tư về sự "phi lý" ấy thì không dễ đâu và để cảm nhận ra sự "phi lý" ấy là cực kỳ khó khăn.
Tôi trở lên trở xuống con đường trong buổi chiều tà, mong rằng mình sẽ không bị kinh hoàng về sự khủng khiếp ẩn chứa trong cái xe màu tím đó. Tôi không muốn nghĩ đến sự chết chóc. Tôi sẽ không bị khùng điên bởi ý định trao đổi này hoặc bị bất cứ chứng bệnh nào trong những chứng bênh cuồng điên đó. Tôi sẽ không bị thôi miên mê sảng khi nhìn thấy những điều đó.
Tôi đi lên con đường - tôi đã hứa với ông ta là đứng gần ngã rẽ khoảng năm phút, và tôi đã đứng đó trong chập choạng tối, hướng nhìn về những cánh đồng cỏ và biển khơi. Bầu trời đã thấp thoáng những vì sao. Cảnh vật lặng như tờ. Năm phút trôi qua thật chậm. Tôi đưa tay lên xem đồng hồ. Bốn giờ - bốn giờ mười lăm -bốn giờ rưỡi. Năm giờ. Tôi bất chợt quay lại và tôi thấy ông ta đã  bám theo tôi. Ông ta đứng cách xa chừng mười hai thước và đang ngoảnh mặt hướng nhìn về cái xe hơi đang phóng trên đường. Nó chạy rất nhanh và trước khi tới nơi ông ta đứng, tôi thấy cái xe quá ư khủng khiếp. Tôi lui lại ép sát người  vào thành rào rạn nứt - như thể để nhường chỗ cho cái xe thật chạy qua- mặc dù tôi biết cái xe này không thực - Nó trông giống như thực - nhưng tôi biết nó không có thực. Khi xe tới gần ông ta, ông ấy  giật lùi lại, thế rồi bất thình lình ông ta gào lên: "Không, không, không, không, không chạy nữa, không chạy nữa" đó là những gì ông ta hét, cùng với tiếng kêu la đó ông ta té ngã vật xuống đường trước mũi xe, và những bánh xe lớn cán qua người ông.Thế rồi xe lướt qua mặt tôi và tôi đã nhìn thấy trọn vẹn sự kinh khiếp của nó. Không phải là máu - cái đó không kinh khiếp. Mà là cái màu sắc của nó như bà ấy đã từng kể, màu tím. Tôi chạy đến bên ông, nâng đầu ông lên. Ông ta đã chết. Lúc đó tôi khá vững vàng trầm tĩnh và cảm thấy rằng đối với mình được như vậy thật quá ư đáng khen. Tôi đi đến một túp lều tranh nơi một người thợ đang dùng trà nhờ giúp- ông này kiếm thêm vài người và một tấm phên.
Khi tôi kể cho vợ ông ta nghe, điều đầu tiến rõ ràng mà bà ấy nói là:   "Như vậy tốt hơn cho ổng. Những gì ổng làm thì giờ đã trả." Vậy là  có vẻ như bà ấy đã biết hoặc đã đoán ra- hơn là ông ấy từng nghĩ.
Tôi ở lại với bà  cho đến khi bà qua đời không lâu sau đó
Tôi từng nghĩ có lẽ ông cụ đã bị chiếc xe thực sự đụng và cán chết, một vụ tai nạn xảy ra ở mọi con đường không riêng con đường đó, ở mọi thời điểm không chỉ thời điểm đó, tại nạn có thể xảy ở tất cả các xe mọi sắc màu  không riêng gì màu tím. Mà này, một chiếc xe thực lưu lại dấu vết trên người bạn nơi nó làm bạn tử thương phải vậy không nào? Thế nhưng khi tôi nhấc đầu ông già lên khỏi mặt đường, không thấy có dấu vết gì trên người, không máu me, xương không bị gãy - tóc tai không bị rối quần áo cũng không. Nói cho bạn hay ngay cả một vết bùn lấm trên người cũng không có  ngoại trừ chỗ ông ta chạm đất khi té xuống. Cũng chả có vết xe lưu lại trên bùn đất.
Chiếc xe cán chết ông ta đến rồi đi như một cái bóng. Khi ông ta té xuống, cái xe hơi lạng nghiêng để cho các bánh xe có thể chạy qua người ông ta.
Bác sĩ nói ông ấy chết vì bị bệnh tim. Tôi là người duy nhất hiểu rằng ông ấy chết bởi một chiếc xe màu tím, khi đã cán chết ông nó âm thầm chạy về phía biển. Và cái xe đó trống rỗng - không có người trong đó. Nó chính là cái xe màu tím không người âm thầm vút qua những con đường làng.
Đóa Hồng Tím 27.10.2014 00:14:32 (permalink)
0

 TÔI LÀ TRĂM NĂM


tôi là thân tầm gửi
trên cọc nhọn tim ai
đã một lần vướng mắc
vương suốt một cuộc đời
*
trăm năm tình như nhất
trăm năm ngời yêu thương
lung linh giọt hương  mắt
trong nắng sớm qua vườn
*
mùa tim tôi đang nụ
cây lá chồi mong manh
cây lá chồi non xanh
cây lá chồi non xanh 
*
tiếng hát loài chim lạ
mông mênh lời tri ân 
tôi là thân phiến đá
trên rừng thiêng năm xưa
mong tìm về nước Chúa
*
quên tiếng bước cuộc đời
quên oán trách loài người
quên tiếng khóc mọc mời
tim mình không nắng mưa
*
tôi từ thân tầm gửi
vương cọc nhọn tim thơ
nên hồn buồn vướng mắc
theo ánh sáng người mù
theo ánh sáng tình đầu
theo chiếc bóng ngọt ngào
nằm mơ lời thương yêu
*
nằm mơ lời thương yêu
 gối đầu trăng chiều Hạ
gối đầu sóng Hoàng Hà
gối đầu sóng bạc đầu
lạc trong vùng chiêm bao
*
cuộc tình tôi chơn chất
giữ lời nguyền yêu ai
vẫn trọn lời yêu ai
 nguyên cuộc đời sau- trước
*
 ngọt bùi nguyên hương nhớ
mang mang tầm yên vui
 vô biên là ranh giới
vô biên từ thuở ấy
tim ngoan  và mê say...
 
đht

<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2014 04:18:46 bởi Ct.Ly >
Phù vân 01.11.2014 04:37:40 (permalink)
0
                                                                                       

Chào mừng ngày Cô Hồn Các Đảng

( ngọai trừ đảng Cộng Sản )

Nhân Ngày Lễ Hội Halloween, kể chuyện Ma: Chuyện Ma Của Tôi Ở Louisiana

“Ông biết không, thằng con trai của tôi không bao giờ nó dám bước chân đến căn nhà này. Nó chỉ đến thềm cửa, rồi ngưng, không bao giờ bước vào trong nhà.”. Hồi còn nhỏ, nó hay chơi với cậu con trai ông chủ nhà. Nhưng có một việc ghê sợ xảy ra, nó không bao giờ kể cho tôi nghe, từ đó làm cho nó tránh xa căn nhà.


Photo Courtesy:wholelifechallenge.com
 
Cali Today News - TẠI MỘT CĂN NHÀ KHÔNG CÓ TÊN, ở một tỉnh ẩn danh, trong tiểu bang mang tên Vua Louis thứ 14, tôi đã gặp ma.
 
Tôi và con ma không được giới thiệu cho nhau biết một cách đàng hoàng, chính thức - thực gia thì bà quản gia cứ chối leo lẻo, và khẳng định nhiều lần rằng làm gì có ma nào ở đây, ngay từ phút tôi đặt chân bước vào.
Trong lúc dẫn tôi đi vào trong nhà, bà quản gia dõng dạc tuyên bố: “Nhà này không có ma đâu – ít ra là chẳng bao giờ tôi trông thấy nó.”. Bà dẫn tôi đi ngang hành lang nhỏ bước vào trong nhà, rồi đi đến một hành lang lớn và rộng, trang hoàng bằng những đoá hoa muà thu. Căn nhà tôi ở là một biệt thự thật lớn, cổ xưa, gần một trăm năm, có nhiều phòng rộng mênh mông, phòng này nối tiếp phòng khác, và mỗi phòng đều được trang hoàng bằng bàn ghế tủ giả loại cổ, những chậu cây bằng bình sứ mạ đồng, những tấm gương to lớn, lộng lẫy, và khá nhiều tranh hoạ thật đẹp. Trên trần nhà là những ngọn đèn chandlier sang trọng, qúi phái. Thỉnh thoảng có treo những bộ quần áo cưới phụ nữ trắng toát, theo chiều lộn ngược.
 
Căn biệt thự đúng là một lâu đài điển hình của miền Nam qúi phái ngày xưa, chúng ta thường thấy ở tiểu bang Louisiana. Bây giờ biệt thự này được cải biến thành nhà trọ theo kiểu “bed-and breakfast”, khách có một chỗ ngủ ban đêm, và một bữa ăn sáng. Bà quản gia chỉ cho tôi xem căn phòng rộng lớn tôi sẽ ngủ tối nay. Giữa phòng có một cái giường khổng lồ, cỡ king-size. Trên đó là nệm dầy, vải phủ bằng luạ satin trắng ngà. Gối nệm đều một một trắng mát dịu. Đúng là giường ngủ cho vua chúa ngày xưa. 
 
Bà quản gia dặn dò tôi: “Tối nay ông ở đây một mình. Cả toà nhà này chỉ có một người khách là ông thôi.”.
Tôi nói đuà với bà: “Không sao đâu, tôi sẽ ngủ ngon nếu bà đoan chắc với tôi là sẽ không có ma.”.
“Cái miệng ông chỉ nói bậy thôi nào! Làm gì có ma.”. Bà bảo đảm với tôi như vậy. sau đó bà kể tiếp: “Nói nào ngay, người ta có kể chuyện ma ở đây. Nhưng chẳng có ai thấy ma lần nào. Tôi cũng chưa bao giờ thấy ma ở đây.”.
 
Tôi năn nỉ bà kể cho tôi nghe về “những câu chuyện ma” ở đây. Và bỗng dưng từ  miệng bà quản gia người miền Nam này tuôn ra một câu chuyện ma cực kỳ hấp dẫn.  Câu chuyện nó như thế này: Ngày xưa chủ căn nhà này là một gia đình người Cajun. Họ nói họ đã trông thấy một con ma mang hình dáng một cô bé gái. Khi còn sống, cô bé thường bị cha mẹ nhốt trong căn phòng chứa đồ, dưới gầm cầu thang, closet nhỏ bỏ không. Cô bé bị nhốt trong bóng tối, tức quá, cô la hét, đá, đạp cửa, đòi đi ra, và cái thói quen đạp cửa tiếp tục xảy ra trong kiếp sau của cô.
 
Khi gia đình Cajun vào ở trong căn nhà. Bất kể họ khoá cửa cái closet nhỏ đó như thế nào đi nữa, họ vẫn nghe có tiếng đá vào cửa, lịch kịch hoài. Và cánh cửa tự động mở ra khi mọi người thức dậy vào buổi sáng. Cuối cùng, thì họ bỏ vào trong closet đồ chơi cho trẻ em vào mỗi tối với hy vọng sẽ làm vui lòng cô bé “ma” đó.
Bỗng dưng bà quản gia khoe với tôi: “Năm ngoái trong buổi tiệc lễ Halloween tại nhà. Tôi đã mặc bộ hoá trang làm giống em bé “ma” trong tủ closet dưới gầm cầu thang.”.
 
Tôi nghĩ nếu như bà quản gia kể cho tôi câu chuyện về người nào đó treo cổ tử tử trong phòng treo quần áo, hay lâu đài này bị nguyền rủa bằng lời quỉ ám, chắc tôi dư sức trấn áp nỗi lo sợ trong lòng. Bởi vì đó là những chuyện hoang tưởng thông thường. Nhưng kỳ này bà quản gia kể cho tôi nghe con ma lại là một cô bé gái bị nhốt trong phòng kín với đầy đồ chơi trên tay, làm cho tôi hơi sợ trong lòng.
 
Bà quản gia ra đi với nụ cười vui vẻ: “Mà quên! chưa nhắc ông. Nếu như tối nay ông có nghe tiếng lục đục gì. Chắc là ông sẽ gặp cô bé ma đó.”. Nói xong bà ra đi, bỏ lại tôi một mình trong căn nhà cực kỳ rộng lớn. Lúc bấy giờ mới vào buổi xế chiều.
 
TRONG CĂN BIỆT THỰ, NGƯỜI TA ĐỂ VÀI NGỌN ĐÈN CÒN SÁNG, rải rác trong vài căn phòng ngủ khác. Tôi làm biếng, chẳng thấy cần phải đi xem xét lại, và tắt bớt đèn đi. Thay vào đó, tôi đi thẳng đến phòng ngủ của mình ở tầng thứ nhất, và tôi bước vào phòng tắm, thay quần áo, súc miệng, rửa mặt.
 
Bắt đầu từ lúc đó, tôi cảm thấy có một cái gì sờ sợ. Hình như có ai đang theo dõi tôi. Tôi cảm thấy ớn lạnh ở sau gáy, và sống lưng hơi tê tê. Tôi nhìn mặt mình trong gương, không thấy có gì khác lạ - không một điềm gì mới, hay một biểu hiện gì lạ. Tôi ra khỏi phòng tắm, đóng cánh cửa phòng có tấm kính. Tôi tự vấn lòng có lẽ mình lo sợ hoảng, tưởng tượng đấy thôi.
 
Tôi ngồi xuống bàn, lấy chiếc laptop ra, và bắt đầu trả lời các email. Cho đến 11 giờ kém 15. Nhờ ánh sáng trên màn hình của computer làm tôi hết lo sợ vẩn vơ, giúp tôi chú ý đọc email, và quanh trở về với thời đại điện tử “số” của cuộc sống ngày nay.
 
Đúng 11 giờ tôi nghe có tiếng động sh-sh-sh, sh-sh-sh. 
 
Một chiếc khăn tắm rơi xuống nền gạch của phòng tắm. Tôi ngó vào căn phòng tắm mình vừa khép cửa lại. Tiếng động tiếp tục trở lại, và kỳ này một khăn tắm khác rơi xuống nền gạch.
 
Các ngón tay của tôi trở nên lạnh cứng trên phím chữ của computer, và tôi cố sắp xếp những suy nghĩ trong đầu cho có lớp lang. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý kiến đoán xem tiếng động đó xuất phát từ đâu mà ra- có người mới bước vào nhà, hay một con thú hoang nào xâm nhập- nhưng không phải, rõ rệt là có tiếng bước chân đi trên nền nhà. 
 
Đến lúc đó, tôi quyết định rút lui về phòng ngủ của mình, và lấy chăn mền cuốn chặt vào người, nằm thật  gọn ở thế thủ. Vủ khí duy nhất của tôi bây giờ là chiếc điện thoại cell phone và cái computer laptop.  
 
Khoảng nửa đêm, tôi nghe có tiếng động thùm thụp trên lầu. Sau đó, tôi lại nghe một tràng dậm chân nữa. Một lát, tôi lại nghe có tiếng người đi trên gác, ở lầu hai. Tôi sợ lạnh cứng cả người. Tôi vẫn nằm trên giường, lấy computer gửi lời nhắn cho bạn trên tweeter viết cho họ biết nỗi kinh sợ của tôi. Tôi viết: “Có tiếng động lục đục ở trên gác.”.
 
Vâng, tôi sợ lắm. Tôi không chú ý đến lời dặn của bà quản gia, vì thế bây giờ tôi mới thấy sợ. Vào giờ nửa đêm chỉ có một mình tôi trên một cái giường rộng mênh mông, và bỗng dưng phải nghe thấy những tiếng động lạ lùng. 
 
Tiếng động đó không phải là tiếng động của căn nhà cũ kỹ. Trong nhà này không có máy lạnh, cũng không có lò sưởi. Các bạn tôi trên tweeter nói rằng tại vì khí trời đang nóng bức chuyển sang mát, nên căn nhà cũ có tiếng kọt kẹt, và tôi tưởng tượng ra như vậy. Nhưng tôi đoan chắc đó không phải là tiếng động của căn nhà cũ. 
Vài phút sau, tôi lại nghe có tiếng ai chạy xuống nhà dưới. Một người nào đó sắp sửa nhập bọn vớí tôi ở tầng trệt này hay sao? Tôi nhìn chằm chặp vào cánh cửa phòng ngủ, đem coi có ai tới không. Rồi tôi đi vào Facebook.
 
Tôi tán gẫu với bạn bè khắp nơi trên thế giới, nói với họ hoàn cảnh bế tắc của tôi lúc này. Tôi nói với họ rằng tôi đang bị mất ngủ, bị đánh thức và sợ hết hồn vì những tiếng động kỳ lạ trong căn nhà hoang vắng. Căn nhà nghe nói đã bị một cô bé gái làm chủ lúc về đêm. Giờ này tôi đang ở giữa một cuộc phưu lưu kinh hoàng, và không có lối thoát. 
 
Cuối cùng, tôi nghe có tiếng chân bước lên lầu, và tiếng lịch kịch dồn dập hơn. Tôi muốn cười thật to – nhưng cười không được – tôi viết trong Tweeter, nói với bạn tôi hình như có MA  thật. Bỗng dưng từ lúc đó  tôi nghe có tiếng động lớn như người ta đang chơi “bowling” trên sàn nhà, ngay trên đầu tôi, và tiếng cánh cửa đóng sập lại.
 
Qua mạng liên lạc xã hội, tôi bắt đầu nhận được vô số kể những lời khuyên, góp ý phải đối phó như thế nào trong trường hợp bị  MA  nhát.Có người khuyên tôi cứ đứng dậy “đối diện” thẳng với con MA  xem sao, có người khuyên tôi nên gọi điện thoại cho cảnh sát, báo cáo về người lạ mặt lẻn vào nhà. Có người khuyên tôi đọc kinh xin thánh St. Michael che chở, người khác khuyên nên nhờ thánh Joseph, giỏi hơn trong việc chuyên trị MA  nhát. Người theo Ấn Độ giáo khuyên tôi lấy nhang ra đốt để khấn hương linh con MA. Bạn tôi là một nữ tu công giáo khuyên tôi nên rời khỏi căn nhà ngay lập tức. 
 
Cuối cùng thì thân thể tôi mệt nhoài, và tôi nằm thở dốc, cuốn mình thật chặt bằng chăn mền, trông như cái xác ướp. Căn nhà trở nên yên tĩnh trở lại, và trong nhiều giờ, tôi nằm mắt thao láo lắng nghe sự yên lặng, trong bụng vẫn còn sợ, nhưng hy vọng rằng tình trạng xấu nhất đã qua đi. Tôi nhủ lòng rằng hãy ráng gồng mình cho đến sáng là xong.
 
TÔI THỨC DẬY VÀO KHOẢNG 4 GIỜ SÁNG, do tiếng va chạm loảng xoảng của ly tách bằng pha lê, hình như có ai đang sắp xếp các chén dĩa. Tôi nằm suy nghĩ mãi về gia đình người Cajun, về cách họ trấn an cô bé gái bằng những món đồ chơi trẻ con. Nhưng giờ này tôi làm gì mà có đồ chơi. Vật duy nhất tôi để trong túi xách là cái kèn harmonica tôi mới mua. Trong vài giây, tôi thấy yên lòng vì mình cũng có món đồ chơi cho cô bé MA, nhưng tôi nhận ra rằng nếu giờ này mà có ai thổi kèn harmonia trong bóng tối, chắc là tôi sẽ chết vì đau tim.
 
Và cứ như thế, tôi nằm im trên giường cho đến sáng, không ngủ, mà cũng không nhúc nhích. Tôi đợi mãi cho đến khi tôi nghe tiếng bà quản gia đến, chuẩn bị bữa ăn sáng trong nhà bếp. Khi đó, tôi mới bò ra khỏi giường.
Bà quản gia làm việc âm thầm, lặng lẽ. Đến khi tôi lên tiếng chào bà, bà bắt đầu nói chuyện về nắng mưa, thời tiết trong ngày. Tôi thuật lại cho bà nghe những gì xảy ra trong đêm, làm cho tôi ngủ không được.
 
Bà thú nhận: “Ông biết không, thằng con trai của tôi không bao giờ nó dám bước chân đến căn nhà này. Nó chỉ đến thềm cửa, rồi ngưng, không bao giờ bước vào trong nhà.”. Hồi còn nhỏ, nó hay chơi với cậu con trai ông chủ nhà. Nhưng có một việc ghê sợ xảy ra, nó không bao giờ kể cho tôi nghe, từ đó làm cho nó tránh xa căn nhà. Bà quản gia cũng kể lại rằng cô cháu gái của bà từng lên lầu trên, và nói chuyện với một người bạn vô hình. 
 
Vậy chứ mà bà quản gia vẫn không chịu thưà nhận bà có bằng cớ về những chuyện MA  con cháu bà gặp. Bà cầu mong căn nhà đừng có MA  để bà có việc làm, có khách để tiếp. Kể cũng đúng, nếu tôi phải làm việc trong một căn nhà suốt ngày giống như bà quản gia, tôi cũng đâu muốn căn nhà ấy có MA.
 
Chuyện có thật do Andrew Evans  kể lại trên National Geographic Traveler
 
Nguyễn Minh Tâm dịch theo Reader’s Digest tháng 10/2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.11.2014 04:44:04 bởi Phù vân >
Phù vân 01.11.2014 20:54:36 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Bình Phước: Ban phát đất rừng cho cán bộ khiến cho rừng tan hoang.

Với chiêu bài “đất đai là sở hữu toàn dân”, chính quyền CSVN đã cướp đi của người dân Việt Nam không biết bao nhiêu cơ man là đất. Cho đến nay những vụ kiện cáo đất đai giữa người dân với chính quyền vẫn còn đang rất nóng.

 

Quyết định cho thuê đất rừng qua các đời chủ tịch tỉnh Bình Phước. Ảnh Tuổi Trẻ
 
Cali Today News - Để hợp pháp hóa cho hành động cướp đất của mình, chính quyền Việt Nam gọi việc đó nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trả cho người dân với giá rẻ bèo nhưng đem bán cho các công ty kinh doanh bất động sản với giá trên trời để hưởng chênh lệch. Hầu như đứng đằng sau những phi vụ cướp đất ấy đều có bàn tay của con cháu các quan chức cấp cao trong chính quyền. Song, đó chưa phải là tất cả, mới đây trên tờ báo Tuổi Trẻ mới phanh phui thêm vụ chính quyền tỉnh Bình Phước đem đất rừng để ban phát cho quan chức cấp tỉnh. Điều đáng nói là, trong khi người dân ở tỉnh này còn nghèo, không có đất canh tác, họ phải lén lút khai phá đất rừng để trồng trọt, thường xuyên gặp phải sự ngăn cản, thậm chí bị bỏ tù từ phía cơ quan chức năng, thì bằng việc ban phát đất rừng cho cán bộ đã khiến cho người dân cực lực phản đối.
 
Theo tờ Tuổi Trẻ, mỗi quan chức cấp tỉnh của Bình Phước chỉ bằng cách viết đơn gửi lên trên, chính quyền sẽ suy xét để cấp cho họ với diện tích rừng không quá 10 hecta. Sự việc này đã diễn ra từ hồi những năm 2007-2008, nhưng vào thời điểm đó giá cao su thấp nhiều quan chức chẳng màng. Từ sau khi giá cao su tăng cao, nhiều quan chức rỉ tai nhau để viết đơn để xin cấp đất. Từ trong khoảng thời gian đó đến nay, những thửa rừng được cấp cho cán bộ trồng cao su nay đã đến hồi thu hoạch. Để tránh bị điều tiếng, cán bộ cho vợ, con mình đứng để với lý do “để mấy bả ở nhà sản xuất”.
 

Diện tích rừng tự nhiên sau khi đến tay cán bộ tỉnh Bình Phước đã trở thành vườn cây cao su. Ảnh: Tuổi Trẻ
 
Ngay cả việc cấp đất rừng cho cán bộ cũng không được công bằng, chỉ có những lãnh đạo cấp sở, ngành hoặc cán bộ trong văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh mới biết. Còn cấp dưới hơn không hề có thông tin. Việc chia chác đất rừng cho cán bộ tỉnh Bình Phước không hề có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, mà chỉ có cán bộ cấp đất cho nhau theo tiêu chí… tình nghĩa.
 
Theo báo Tuổi Trẻ, “bà Nguyễn Thị Thu Ánh (vợ ông Lê Văn Tánh - quyền chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước) được 6,2 hecta; Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt vợ của ông Nguyễn Phú Quới, hiện làm giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được thuê 6,6 hecta; Bà Nguyễn Thị Liên (vợ ông Nguyễn Văn Tới, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông) được nhận 9,7 hecta; Bà Nguyễn Thị Kim Em (vợ ông Trần Văn Lộc, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được nhân 8,2 hecta. Không những vậy, “trong một quyết định mới đây của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, còn có trường hợp ông Bùi Chiến Thắng (con ông Bùi Huy Thống, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước) được thuê tới 15 hecta. Ông Hồ Thanh Bông - nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, hiện là phó chánh Thanh tra tỉnh Bình Phước được thuê 10 hecta ở huyện Lộc Ninh. Tất thảy đều là cán bộ cộng sản, cấp cao của tỉnh Bình Phước.
 
Chia chác làm tan hoang rừng
 
Hết thảy đất đai mà cán bộ tỉnh Bình Phước được cấp đều thuộc đất rừng Tà Thiết quản lý. Theo tờ Tuổi Trẻ, “vị trí của các khoảnh đất rừng này khá đẹp và thuận lợi về mặt giao thông: từ Sài Gòn chỉ cần đi thẳng quốc lộ 13 qua tỉnh Bình Dương, thị xã Bình Long của tỉnh Bình Phước, khi tới ngã ba thuộc xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh thì quẹo trái hơn 10km là tới”. Vậy là quá thuận tiện cho cán bộ đi lại thăm nom vườn tược. Chẳng những vậy, khi thu hoạch mũ cao su họ lại thuận lợi để vận chuyển mang đi bán.
 
Nếu trước đây với diện tích gần 12.500 hecta rừng tự nhiên mà ban quản lý rừng được giao để quản lý, thì nay chỉ còn 3.100 hecta là rừng tự nhiên. “Hơn 8.200 hecta đã được chuyển sang rừng trồng cao su, phần còn lại là đất trống hoặc diện tích khác” theo báo Tuổi Trẻ cho biết.
 
Ông giám đốc Ban quản lý rừng Tà Thiết nói với báo Tuổi Trẻ rằng, “do ông mới về đây nhận nhiệm vụ được hơn một năm nay. Trong số hơn 3.100 hecta rừng tự nhiên còn lại thì sắp tới tỉnh Bình Phước cũng sẽ tiếp tục chuyển khoảng 2.000 hecta sang rừng sản xuất để trồng cao su, chỉ còn giữ hơn 1.000 hecta là di tích lịch sử để giao cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh quản lý”.
 
“Có lẽ khi đó Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết cũng sẽ giải thể thôi”. Ông giám đốc Hùng nói với báo Tuổi Trẻ như vậy.
 
Chính quyền Việt Nam lâu nay vẫn tuyên truyền người dân phải giữ rừng, bảo vệ rừng. Đi trên những con đường ở vùng núi đều thấy những khẩu hiệu hô hào người dân bảo vệ rừng. Có lẽ, bảo vệ rừng chỉ đối với người dân, còn với cán bộ thì không cần. Vậy nên mấy ông quan chức tỉnh Bình Phước tha hồ làm cho rừng Tà Thiết tan hoang.

 Trả lời về việc rừng tự nhiên bị tan hoang, ông Chủ tịch tỉnh Bình Phước nói: “Tôi rất bình thản”.Ảnh: Tuổi Trẻ
 
Nhưng không chỉ cán bộ đang nhiệm sở mới “xí phần”, tiếp tay cho việc tàn phá rừng Tà Thiết, đến ngay cả những quan chức về hưu cũng xin cho được vài hecta để “hưởng già” và “cải thiện đời sống”. Điều đáng lên án là những vị hưu chức hầu như ai cũng có nhà cao cửa rộng ở thành phố Bình Dương, thậm chí cả ở Sài Gòn, nhưng với tính tham lam họ vẫn muốn có thêm mặc kệ rừng than khóc và người dân không có đất canh tác.
 
Quan chức chối bỏ trách nhiệm
 
Khi phóng viên hỏi ông Nguyễn Văn Trăm- Chủ tịch tỉnh Bình Phước về việc quan chức được ban phát rừng để trồng cây cao su nhằm “cải thiện đời sống”, ông trả lời rất ư vô trách nhiệm: “Khi ký tôi cũng không biết những người này ở đâu, chỉ có danh sách còn con người tôi cũng không biết mặt”. Theo ông Trăm, việc ban phát rừng cho cán bộ đã có từ những đời chủ tịch tỉnh đi trước, việc ông hạ bút ký cũng chỉ là làm theo chủ trương đã có từ trước mà thôi.
 
Chẳng những vậy, ông Trăm còn tỏ ra rất bình thản và cho rằng mình chẳng liên quan gì đến những quyết định bất công trên. “Tôi chưa ký cho ai một mét đất nào, chưa ký cho doanh nghiệp nào, cũng chưa ký cho một miếng cây miếng củi nào qua biên giới. Tôi rất bình thản về việc này”. Ông Trăm trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ như vậy.
 
Sự bình thản của ông Trăm thực đáng cho người dân lên án vì vô trách nhiệm. Ông đường đường là một Chủ tịch tỉnh, người đứng đầu về mặt hành chính nhưng nếu vào năm 2002, Bình Phước có tới 127.800 hecta rừng tự nhiên, thì tới năm 2013 chỉ còn 58.600 hecta. Việc mất đi hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên do chính quyền tỉnh Bình Phước ban phát đất rừng cho cán bộ nhưng ông Trăm vẫn “rất bình thản về việc này”.
 
Rồi mai đây, khi rừng đã tan hoang, nước lũ từ trên nguồn đổ xuống, người trực tiếp trở thành nạn nhân không phải là ông Trăm hay những cán bộ đã được cấp rừng trồng cao su, vì họ đã có nhà cao cửa rộng ở những thành phố tiện nghi như: Sài Gòn, Bình Dương. Người chịu những tai ương do lũ lụt chính là những người dân nghèo, những người không hề có được một miếng đất để trồng trọt, canh tác nhưng lại phải gánh chịu tai ương do chính những cán bộ gây ra.
 
Người Quan Sát
thiên thanh 04.11.2014 23:01:22 (permalink)
0
Harrison Forman: Hình ảnh Hà Nội 1940  
 

Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những sự hiện diện của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.


Tàu điện trên phố Hàng Đào.


Những biển báo ở góc phố Hàng Đào - Cầu Gỗ.


Góc phố Hàng Gai - Hàng Đào.


Phố Cầu Gỗ với những pa-nô quảng cáo lớn trước các tòa nhà.


Phố Hàng Đào với đường xe điện ở giữa.


Phố Hàng Bạc.


Rạp phim Trung Quốc ở phố Hàng Bạc, nay là rạp Chuông Vàng.


Quầy giải khát bên bờ hồ Hoàn Kiếm.


Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng xuống mặt nước hồ.


Bốt Hàng Trống bên bờ hồ.


Tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm.


Quầy bán hoa bên bờ hồ.


Một phụ nữ ngồi xe kéo đi qua bờ hồ.


Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự.


Một hầm tránh bom đang được xây dựng gần bến Cầu Cháy (khu vực chân cầu Chương Dương ngày nay).


Một hầm tránh bom đang xây cất.


Nhân công người Việt, trong đó có cả trẻ em tham gia xây hầm trú ẩn.


Cổng vào ga Đầu Cầu, ngày nay là ga Long Biên.


Trạm biến thế và trạm tàu điện tại ngã năm Bờ Hồ.


Những thùng phuy xăng được vận chuyển trong thành phố bằng xe kéo.


Đường dẫn lên cầu Long Biên.


Bảng khoảng cách đường bộ từ Hà Nội đến các địa phương ở miền Bắc đặt tại đầu cầu Long Biên.


Những người phụ nữ từ khu vực ngoại thành vào Hà Nội qua cầu Long Biên.


Toàn cảnh cầu Long Biên, lúc này vẫn còn nguyên vẹn.


Gỗ bên bờ sông Hồng, gần cầu Long Biên.


Trạm xăng của hãng Texaco gần cầu Long Biên.


Phía trước một cửa hàng xăng dầu của hãng Standar Vaccuum tại Hà Nội.


Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza.


Phố Paul Bert (Tràng Tiền).


Nhà hát Lớn Hà Nội.


Góc phố nơi giao giữa phố Paul Bert với đại lộ Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).


Ngã tư phố Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Rivìere (Ngô Quyền) với nhà hát Lớn ở phía cuối.


Bờ hồ Hoàn Kiếm nhìn từ đầu phố Paul Bert.


Ngã ba Paul Bert - Fourès (ngày nay là Đinh Lễ).


Rạp Eden (nay là rạp Công Nhân) trên phố Paul Bert.


Một người Pháp ngồi trên xe kéo tay.


Ông lão hát xẩm mù trên hè phố.


Một góc phố Huế.


Tượng đài Thống chế Ferdinand Foch tại vườn hoa Canh Nông (nay là công viên Lê Nin).


Một khu phố mới của Hà Nội.


Quầy vé số trên vỉa hè Hà Nội .


Phố Hàng Khay.


Trụ sở hãng xe hơi Ford ở Hà Nội.


Trẻ em làm nhân viên phục vụ tại một trạm xăng.


Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội - nay là Ngân hàng Nhà nước ViệtNam.


Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội, ngày nay là vũ trường New Century trên phố Tràng Thi.


Trụ sở công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông ở Hà Nội.


Phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Văn Phan.


Phố Hàng Tre.



Hàng xăng dầu của hãng Texaco giữa phố Hàng Tre và Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân ngày nay).
 
 
(lụm lụm trên nét)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.11.2014 23:02:35 bởi thiên thanh >
nghinhnguyen 06.11.2014 19:40:34 (permalink)
0
KÝ ỨC RỪNG
Rừng còn đâu ?
Hổ nhớ rừng !
Rừng đâu còn đón những tầng mây bay
Bốn mùa giờ quá đổi thay
Nắng mưa theo bọn tỉnh say thất thường
Rừng tàn rưng rưng hơi sương
Còn đâu vêt tích đường trương sơn xưa
Con đường xương máu nắng mưa
Còn chăng dấu vết mấy mùa chiến tranh
 
Cạn khô con suối trong lành
Mất rồi xanh thẳm mênh mông đại ngàn
Một phần dâng hiến ngoại ban 
Những phần còn lại vào bàn tay đen
Bầy sâu lũ mọt tranh ăn
Rừng đâu còn nữa để ngăn giặc thù ?
 
NN


sen dat 08.11.2014 09:38:41 (permalink)
0
Mấy cái hình Hà nội xưa đáng giá ghê!
Đọc bài viết sưu tầm của Phù Vân SĐ nghĩ ở đâu cũng có những vấn đề tâm linh mà khoa học không thể giải thích. Thật ra bản thân chúng ta cũng có lúc tự hỏi chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu.?
SĐ vẫn hay nghe ngưòi ta nói âm siêu dương thới tức là nếu ở dương sự vui là chính thì ở âm siêu thoát hay thới có ý nghĩa tương tự. Tuy chúng ta đang sống nhưng vẫn phải nghĩ đến sự chết để chuẩn bị cho linh hồn được chết thanh thản.
Ở Việt Nam nhất là Đà lạt là vùng nổi tiếng có những ngôi nhà ma. Gần đây các đoàn làm phim thi nhau đổ về Đàlạt để làm phim ma điển hình là bộ phim Trái tim máu mà doanh thu rất lớn khiến ai cũng ngỡ ngàng nhưng bản thân SĐ vẫn thấy sao sao ấy, một là nó quá kinh dị kiểu bạo động khiến coi phát ngán nhưng lại không gây một nỗi sợ đúng nghĩa.
SĐ có một người bạn thân cái gì cũng tâm sự. Một hôm ngưòi đó kể lại một chuyện thật kỳ lạ về ngưòi chị ruột đi làm dâu. Sau đó chị ấy về kể lại có hôm tỉnh dậy nhìn qua bên thấy có ngưòi đàn ông không phải chồng mình đang nhe răng cưòi chị ấy sợ quá sau kể lại với chồng, ngưòi chồng bảo nếu thấy gì khác lạ thì cứ coi như không có gì. Họ không làm gì mình thì mình cũng lơ đi! Rồi sống trong nhà quen đôi khi chị ấy xuống cầu thang lấy nước thấy có bóng ngưòi đi ngược chiều cầu thang với mình, nhiều khi trưa lên lầu trên bất ngờ thấy ba ngưòi đàn ông ngồi quanh bàn đánh cờ chị lặng lẽ đi xuống. SĐ hỏi sao không cho thầy tới yểm để họ  lảng vảng với ngưòi sống sao chịu nổi, thì ngưòi bạn tâm sự bảo rằng đạo phật chỉ đọc kinh an ủi cho siêu thoát chứ không diệt hẳn linh hồn .
SĐ mang vào đây vài hình nổi gai ốc nhân mùa halloween vẫn còn lai rai nha!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.11.2014 13:32:11 bởi sen dat >
Attached Image(s)
Phù vân 09.11.2014 06:51:38 (permalink)
0
sen dat


Mấy cái hình Hà nội xưa đáng giá ghê!
Đọc bài viết sưu tầm của Phù Vân SĐ nghĩ ở đâu cũng có những vấn đề tâm linh mà khoa học không thể giải thích. Thật ra bản thân chúng ta cũng có lúc tự hỏi chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu.?
SĐ vẫn hay nghe ngưòi ta nói âm siêu dương thới tức là nếu ở dương sự vui là chính thì ở âm siêu thoát hay thới có ý nghĩa tương tự. Tuy chúng ta đang sống nhưng vẫn phải nghĩ đến sự chết để chuẩn bị cho linh hồn được chết thanh thản.
Ở Việt Nam nhất là Đà lạt là vùng nổi tiếng có những ngôi nhà ma. Gần đây các đoàn làm phim thi nhau đổ về Đàlạt để làm phim ma điển hình là bộ phim Trái tim máu mà doanh thu rất lớn khiến ai cũng ngỡ ngàng nhưng bản thân SĐ vẫn thấy sao sao ấy, một là nó quá kinh dị kiểu bạo động khiến coi phát ngán nhưng lại không gây một nỗi sợ đúng nghĩa.
SĐ có một người bạn thân cái gì cũng tâm sự. Một hôm ngưòi đó kể lại một chuyện thật kỳ lạ về ngưòi chị ruột đi làm dâu. Sau đó chị ấy về kể lại có hôm tỉnh dậy nhìn qua bên thấy có ngưòi đàn ông không phải chồng mình đang nhe răng cưòi chị ấy sợ quá sau kể lại với chồng, ngưòi chồng bảo nếu thấy gì khác lạ thì cứ coi như không có gì. Họ không làm gì mình thì mình cũng lơ đi! Rồi sống trong nhà quen đôi khi chị ấy xuống cầu thang lấy nước thấy có bóng ngưòi đi ngược chiều cầu thang với mình, nhiều khi trưa lên lầu trên bất ngờ thấy ba ngưòi đàn ông ngồi quanh bàn đánh cờ chị lặng lẽ đi xuống. SĐ hỏi sao không cho thầy tới yểm để họ  lảng vảng với ngưòi sống sao chịu nổi, thì ngưòi bạn tâm sự bảo rằng đạo phật chỉ đọc kinh an ủi cho siêu thoát chứ không diệt hẳn linh hồn .
SĐ mang vào đây vài hình nổi gai ốc nhân mùa halloween vẫn còn lai rai nha!


Cám ơn Sen Đất về các bài vở thật là hữu ích .
Người xưa nói " Âm siêu Dương thới . Người nay nói là Ăn âm dương tới ... luôn bác tài hehe.
Qủy nhập tràng có thật à nghen Sen ! Việt Nam mình có Ma Cà Nhỏng cáo hồ tu luyện lâu năm trong hang Bắt Chó mà thành Qủy mắc dịch nhai xương uống máu con đen!
Nè, đúng là thằng cha qủy sứ ma vương Matthew Williams người  Ăng Lê này vừa ăn con đỏ vừa lê... lết tới tận cùng " nỗi đau xác thịt " :

Quỷ Nhập Tràng có thật ở Anh: Móc mắt và ăn gần nửa gương mặt nạn nhân

Các nhà điều tra ở xứ Wales hôm thứ sáu 7/11 loan báo họ tìm thấy một xác chết của một phụ nữ bị giết chết và bị ăn hết một phần mặt tại làng Argoed, xứ Wales

 

Cô Cerys Yemm. Photo Courtesy: telegraph.co.uk

Cali Today News – Được biết người này tên là Cerys Yemm, 22 tuổi. Bạn bè của cô cho cảnh sát biết lần sau cùng mà người ta thấy cô là khi cô cùng một thanh niên tên Matthew Williams, 34 tuổi, rời một quán rượu địa phương. 
 
Chi tiết rất rùng rợn là đến sáng thứ năm khi cảnh sát tìm ra họ trong căn phòng khách sạn của Williams thì cô Yemm đang nằm sõng soài trên nền nhà và Wiliams thì đang ăn thịt cô, miệng nhai ngấu nghiến một phần mặt của cô như ma cà rồng. Cảnh sát cho cho hay cô Yemm đã qua đời ngay tại hiện trường. 
 
Cảnh sát phải dùng gậy điện để khống chế hung thủ, vốn đang lên cơn say ma túy nặng nề. Sau đó được biết hung thủ ăn thịt người đã từ trần trong bệnh viện. Lyn Beasley, một người hàng xóm ở gần khách sạn, mô tả cảnh tượng như sau: “Hung thủ móc mắt nạn nhân và nuốt chửng, sau đó ăn thịt hết nửa mặt của cô”.
 
Được biết nạn nhân là nhân viên bán hàng của một cửa tiệm địa phương còn Wiliams mới được thả tự do hai tuần trước đây vì tội đã tấn công một cô bạn gái cũ.
 
Một người biết cả hai cho cảnh sát  hay là ‘họ gặp nhau lần đầu trong quán rượu, tán ngẫu một lúc, rồi uống rượu, sau đó Williams đề nghị lấy taxi đưa cô gái về phòng ngủ  ở khách sạn và ngay lập tức tấn công ăn thịt cô gái khi vào phòng’.
 
Đào Nguyên
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2014 08:13:52 bởi Phù vân >
thiên thanh 10.11.2014 18:41:59 (permalink)
0

TIẾNG VIỆT - HỒN VIỆT


 
Như ta đã thấy, nhiều nước trên thế giới phải vay mượn ngôn ngữ của quốc gia khác để làm tiếng nói cho dân tộc mình trong khi đó Tiếng Việt ta có một giá trị độc đáo là ngôn ngữ thống nhất... có 80 triệu người nói thuần túy Tiếng Việt như là ngôn ngữ chính. Điều hãnh diện nữa là Tiếng Việt được các nhà ngôn ngữ học xếp vào một trong 40 ngôn ngữ quan trọng trên thế giới.
 
Ưu điểm khác là Tiếng Việt được viết theo vần ABC, không kém gì ngôn ngữ của các quốc gia tân tiến hiện nay. Ta lại đặc biệt sáng chế ra năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng, để viết được tất cả Tiếng Việt theo âm điệu trầm bổng của một ngôn ngữ đơn âm. Không những phong phú mà Tiếng Việt còn có âm điệu uyển chuyển nên thơ văn dễ phát triển, nói lên được tất cả những cảnh vật muôn hình vạn trạng, tình tiết éo le, tạo được một kho tàng văn chương giàu mạnh với nhiều tác phẩm tuyệt vời như Đoạn Trường Tân Thanh, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên... 
 
Khi xưa ta dùng chữ Hán của người Trung Hoa, về sau các cụ ta có sáng kiến dùng Chữ Nôm để có thể viết các tác phẩm bằng Việt Văn cho đến khi ta phát minh ra Chữ Quốc Ngữ. Nói về Chữ Nôm, từ thế kỷ thứ 13, Hàn Thuyên là người đã dùng Chữ Nôm đầu tiên để làm thơ văn bằng Việt Ngữ. Rồi từ đấy Văn Nôm ngày càng phát triển và từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18 là thời kỳ cực thịnh của Chữ Nôm. Trong khoảng thời gian nầy ta có các tác phẩm bằng Chữ Nôm như Quốc Âm Thi Tập và Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi, rồi đến các truyện như Chiêu Quân Cống Hồ, truyện Trinh Thử. Còn Thơ Nôm thì có các tác giả như Hồ Quý Ly, Nguyễn Biểu, vua Lê Thánh Tôn với Viện Hàn Lâm Tao Đàn; Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân Quốc Ngữ Thi. Sau đó đến thời kỳ toàn thịnh của Văn Nôm với Đào Duy Từ, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ, bà Đòan Thị Điểm với bản dịch Chinh Phụ Ngâm; Nguyễn Gia Thiều với Cung Oán Ngâm Khúc; Nguyễn Huy Tự với Hoa Tiên Truyện và Nguyễn Du với tác phẩm bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh. Rồi đến thế kỷ thứ 19, còn được gọi là cận kim thời đại, với những danh sĩ Thơ Nôm như Nguyễn Văn Thành nổi tiếng với bài Tế Trận Vong Tướng Sĩ; Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên cùng Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan.
 
Như đã đề cập ở trên, Chữ Nôm phỏng theo Chữ Hán là một sáng kiến để viết các tác phẩm bằng Việt Văn cho đến khi có Chữ Quốc Ngữ. Sau khi được phát minh, Chữ Quốc Ngữ đã chứng tỏ là một phương tiện hữu dụng trong việc phổ biến văn học, nghệ thuật, chính trị, khoa học, kỹ thuật v...v... Chữ Quốc Ngữ còn có ưu điểm là dễ dàng đi vào quảng đại quần chúng vì nó giản dị, dễ nhớ, học mau và biết viết mau. Ngoài ra. Chữ Quốc Ngữ được phát triển mạnh là nhờ ở các phong trào truyền bá Quốc Ngữ cũng như các học giả, các nhà báo nhà văn, nhà thơ đua nhau sáng tác không ngừng.
 
Văn chương Tiếng Việt có rất nhiều nét đặc thù, trong khuôn khổ bài nầy, chúng tôi chỉ xin đề cập đến hai trong những nét đặc thù đó là Thuật Ghép Chữ và Chính Tả. Tiếng Việt là tiếng đơn âm, nếu dùng toàn tiếng một thì sẽ rất nghèo nàn vì thế các cụ ta và các học giả đã nghĩ ra cách ghép chữ cho Tiếng Việt được thêm phong phú.
 
Tiếng Việt có nhiều cách ghép chữ như:
 
- Ghép Chữ Nho: Phần lớn các chữ ghép của ta do hai Chữ Nho ghép lại, thường được gọi là Tiếng Hán Việt và ta dùng quen thành Tiếng Việt thông dụng như: độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình, trí thức, bô lão, thi văn, thế lực...
 
Tài tình nhất là những chữ kép hoàn toàn ghép bằng hai Tiếng Việt thuần túy. Lối nầy có nhiều cách như:Ghép hai chữ mà đứng riêng ra thì không có nghĩa, ví dụ: bâng khuâng, sỗ sàng, sặc sụa, sững sờ, tầm tã, thỉnh thoảng, xập xệ...
 
- Ghép một chữ phụ với một chữ có nghĩa để làm mạnh ý: bực tức, cực khổ, cứng rắn, ồn ào, tan tác, thương yêu, xấu hổ, yếu hèn...
 
- Ghép một chữ với một chữ khác để làm nhẹ bớt ý: cồm cộm, cong cong, đo đỏ, khen khét, mằn mặn, nhè nhẹ, trăng trắng... 
 
Đặc biệt nữa là một chữ đem ghép với nhiều chữ khác để hàm ý nghĩa thật mạnh, như chữ Trắng thì có: trắng bạch, trắng bệch, trắng bóng, trắng dã, trắng hếu, trắng mởn, trắng muốt, trắng mướt, trắng nõn, trắng ngà, trắng ngần, trắng phau, trắng tinh, trắng toát, trắng trẻo, trắng xóa... Còn chữ Đỏ thì ta có: Đỏ au, đỏ chét, đỏ choét, đỏ chói, đỏ gay, đỏ lòm, đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thắm và Vắng thì ta có: Vắng bặt, vắng lạnh, vắng ngắt, vắng tanh, vắng teo, vắng vẻ...
 
Tài hơn nữa, ta đem một chữ rất thường dùng ghép với một chữ khác để cấu tạo thành không biết bao nhiêu chữ kép với những nghĩa đầy lý thú, như một chữ Ăn đem ghép thành: ăn ảnh, ăn bám, ăn bận, ăn bẩn, ăn bòn, ăn bóc, ăn bớt, ăn cắp, ăn có, ăn cỗ, ăn cơm, ăn cưới, ăn cướp, ăn cháo, ăn chay, ăn chạy, ăn chắc, ăn chận, ăn chẹt, ăn chịu, ăn chơi, ăn chùa, ăn chực, ăn dè, ăn đêm, ăn đòn, ăn đút, ăn đứt, ăn gian, ăn giỗ, ăn hại, ăn hàng, ăn hiếp, ăn kiêng, ăn khao, ăn khem, ăn khín, ăn khớp, ăn lãi, ăn lạt, ăn lận, ăn lời, ăn lương, ăn lường, ăn mày, ăn mặc, ăn mặn, ăn mót, ăn mừng, ăn nằm, ăn nói, ăn ngủ, ăn nhậu, ăn nhín, ăn nhịp, ăn nhờ, ăn ở, ăn quịt, ăn rơ, ăn sương, ăn tạp, ăn Tết, ăn tiệc, ăn tiền, ăn thề, ăn thua, ăn trộm, ăn trớt, ăn uống, ăn vạ, ăn vã, ăn vặt, ăn vận, ăn vụng, ăn xài, ăn xén, ăn xin, ăn xổi, ăn ý...
 
Lại cũng với chữ Ăn mà đem ghép làm bốn chữ cấu tạo nên nhiều thành ngữ để mô tả mọi hoàn cảnh sinh hoạt rất phong phú như: ăn cám trả vàng, ăn cháo đá bát, ăn chay nằm mộng, ăn chực nằm chờ, ăn dơ ở dáy, ăn dưng ngồi rồi, ăn đấu trả bồ, ăn đói mặc rách, ăn gian nói dối, ăn gởi nằm nhờ, ăn kiêng nằm cữ, ăn miếng trả miếng, ăn ngay nói thẳng, ăn nhờ ở đậu, ăn sung mặc sướng, ăn tục nói phét, ăn thiệt làm dối, ăn trên ngồi trước, ăn trắng mặc trơn, ăn trước trả sau, ăn vóc học quen...
 
Còn chữ Ở đem ghép với chữ khác thì ta có: ở ác, ở ẩn, ở cữ, ở bạc, ở chung, ở dơ, ở đậu, ở đợ, ở giá, ở góa, ở không, ở lính, ở mướn, ở ngoải (Tiếng Miền Nam, có nghĩa là ở ngoài ấy), ở rể, ở riêng, ở tù, ở trần, ở trỏng (Tiếng Miền Nam, có nghĩa là ở trong ấy), ở truồng, ở vậy... 
 
- Ghép hai chữ thay cho cả một câu: như “cuộc bể dâu” chỉ hai chữ “bể dâu” mà thay cho cả câu “Bãi bể biến thành ruộng dâu” Thương hải biến vi tang điền” trong Kiều có câu:
 
Trải qua một cuộc bể dâu,
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

 Hoặc hai chữ “vân cẩu” trong thành ngữ thường dùng “bức tranh vân cẩu”, nói nôm na là bức tranh chó mây, trong Cung Oán Ngâm Khúc ta có câu: “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”, ý nói cuộc đời đổi thay mau chóng như đám mây có lúc giống hình con chó rồi chỉ thoáng qua tan biến mất.
 
- Ghép ba tiếng như: Trai tứ chiếng, gái giang hồ, anh hùng rơm, quân tử Tàu...
 
Xa hơn nữa, ta còn ghép bốn chữ:léng pha léng phéng, lỉnh ca lỉnh kỉnh, ỡm à ỡm ờ...
 
Còn Chính Tả là phép viết Tiếng Việt cho đúng. Ngôn ngữ nào cũng có chính tả nhưng chính tả trong Tiếng Việt ta rất quan trọng vì Tiếng Việt là tiếng đơn âm lại có năm dấu Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng cho nên cùng viết một chữ mà viết sai hoặc đánh dấu sai sẽ biến thành một chữ khác với nghĩa khác hẳn. Chính tả Tiếng Việt thường chú trọng ở:
- Dấu Hỏi và dấu Ngã
- Chữ Ă và chữ Â
- Chữ O và chữ Ô
- Chữ C và chữ T
- Chữ D và chữ GI
- Chữ I và chữ Y
- Chữ N và chữ NG
- Chữ O và chữ U
- Chữ S và chữ X
 
Chúng tôi xin đơn cử một vài thí dụ về chính tả trong Tiếng Việt
 
- Dấu Hỏi và dấu Ngã: Nếu chữ Nghỉ viết dấu Hỏi thì có nghĩa là nghỉ ngơi, nghỉ chân, nghỉ hè, nghỉ mát, nghỉ phép, nghỉ tay, nghỉ trưa, nghỉ việc...
 
Trong văn chương ta có:
 
Truyền chân quán khách bộ hành nghỉ ngơi.
 (Nhị Độ Mai)
 
Trước là thăm bạn, sau là nghỉ chân.
 (Lục Vân Tiên)
 
Đêm trăng nầy nghỉ mát phương nao.
 (Chinh Phụ)
 
Nghỉ cũng còn có nghĩa là hắn, nó, ông ấy, người ấy như trong Kiều nói về gia thế Vương Ông:
 
Gia tư nghỉ cũng thường thường bực trung.
 (Kiều)

Còn chữ Nghĩ nếu viết dấu Ngã thì có nghĩa là suy xét, nghĩ lại, nghĩ ngợi, nghĩ thầm, nghĩ vẩn vơ... như: 
 
Sự đời nghĩ cũng nực cười,
 Một con cá lội mấy người buông câu.
 (Ca Dao)

Nóng lòng chẳng biết nghĩ sâu,
 (Kiều)

Vắt tay nằm nghĩ cơ trần,
(Cung Oán)
 
- Chữ Ă và chữ Â: Nếu chữ Nắm viết Ă có nghĩa là nắm lấy, nắm cổ, nắm chính quyền, nắm tay, nắm cơm, nắm xương... như:
 
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
 Mải vui quên hết lời em dặn dò.
 (Ca Dao)
 
Nắm xương biết gởi tử sinh chốn nào.
 (Kiều)
 
Được riêng chữ tiết nắm phần chữ danh.
 (Nhị Độ Mai)
  
Hay chữ Nấm viết  có nghĩa là cây nấm, nấm hương, nấm rơm, nấm đất, nấm mồ... như:
 
Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ.
 (Tục Ngữ)
 
Sè sè nấm đất bên đường
 (Kiều)

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
 (Cung Oán)
 
- Chữ O và chữ Ô: Nếu chữ Thong viết O, có nghĩa là thong dong, thong thả... như:
 
Thong dong nối gót thư trai cùng về.
 (Kiều)

Tay trần vui chén thong dong,
 (Kiều)

Và chữ Thông viết Ô có nghĩa là thông báo, thông cáo, thông cảm, thông dâm, thông dịch, thông dụng, thông đồng, thông hành, thông lệ, thông minh, thông suốt, thông tấn xã, thông tin, thông thái, thông thạo, thông thương và cũng có nghĩa là cây thông, rừng thông, đồi thông, thông reo... như:
 
Dối trên hại dưới bấy lâu thông đồng.
 (Nhị Độ Mai)

Thông minh vốn sẵn tính trời,
 (Kiều)

Lớp cùng thông như đốt buồng gan,
 (Cung Oán)
 
Nào ai cấm chợ ngăn sông,
 Ai cấm chú lái thông đồng đi buôn.
 (Ca Dao)

- Chữ C và chữ T: Nếu chữ Chúc viết C có nghĩa là chúc mừng, chúc ngôn, chúc Tết, chúc tụng, chúc từ, chúc thọ, chúc thư hay có nghĩa là một đầu nghiêng xuống (đầu cân chúc quá)... như:
 
Vịnh ca Thiên bảo, chúc lời Nghiêu hoa.
 (Nhị Độ Mai)
 
Đặt bày hương án, chúc nguyền thần linh.
 (Lục Vân Tiên)
 
Còn chữ Chút viết T có nghĩa là chút đỉnh, chút ít, chút xíu, chút nữa, chờ một chút hay có nghĩa là cháu năm đời (con của người chắt), cây chút chít... như:
 
Gọi là chút đỉnh vật thường làm tin.
 (Lục Vân Tiên)
 
Gọi là nếm trải mùi trần chút chơi.
 (Bích Câu)
 
Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa.
 (Kiều)
 
- Chữ D và chữ GI: Nếu chữ Dương viết D có nghĩa là dương bản, dương cầm, dương cực, dương gian, dương thế, hay có nghĩa là con dê như linh dương, sơn dương hoặc có nghĩa là bể như Thái Bình Duong, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và cũng có nghĩa là giống đực, màu xanh... như:
 
Hay đâu còn sống mà ngồi dương gian.
 (Lục Vân Tiên)
 
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan.
 (Kiều)

Còn chữ Giương viết GI có nghĩa là giương buồm, giương cánh, giương dù, giương cờ, giương cao ngọn cờ đấu tranh, giương cung, giương mắt... như:
Giương cung sắp bắn phượng hoàng,
 Chẳng may lại gặp một đàn chim di.
 (Ca Dao)
 
Tàu chen, mãi đổ thuyền giương buồm về.
 (Nhị Độ Mai)
 
Quân reo, súng nổ, cờ giương,
(H. Chừ)
 
- Chữ I và chữ Y: Nếu chữ Tai viết I có nghĩa là lỗ tai, bông tai, thính tai, vành tai, tai nấm hoặc có nghĩa là tai nạn, tai biến, tai họa, tai hại, thiên tai... như:
 
Ở đây tai vách mạch rừng,
 (Kiều)
 
Uổng thay đàn gảy tai trâu,
 (Lục Vân Tiên)
 
Có tài mà cậy chi tài,
 Chữ tài liền với chữ tai một vần.
 (Kiều)
 
Hay chữ Tay viết Y có nghĩa cánh tay, bàn tay, khuỷu tay, tay lái, tay áo, tay phải, tay trái, tay sai... như:
 
Tay làm hàm nhai.
 (Tục Ngữ)
 
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
 (Tục Ngữ)

Xem cơ báo ứng biết tay trời già.
 (Nhị Độ Mai)
 
Tay không chưa dễ tìm vành ấm no.
 (Kiều)
 
- Chữ N và chữ NG: Nếu chữ Làn viết không có G nghĩa là làn gió, làn khói, làn mây, làn sóng, làn thu thủy...
 
như làn thu thủy, nét xuân sơn,
 (Kiều)

Thói đời giọt nước, làn mây,
 (Hoa Tiên)
 
Phải cung rày đã sợ làn cây cong.
 (Kiều)
 
Và nếu chữ Làng viết có G, nghĩa là làng mạc, làng xóm, làng văn, làng báo, làng chơi hoặc có nghĩa là làng nhàng (mảnh khảnh, hơi gầy), mắt làng (mắt trông không rõ)... như:
 
Phép vua thua lệ làng.
 (Tục Ngữ)

Vừa ăn cướp, vừa la làng.
 (Tục Ngữ)
 
Văn chương phú lục chẳng hay,
 Hãy về làng cũ học cày cho xong.
(Ca Dao)

Mùi phú quý nhử làng xa mã,
 Bả vinh hoa lừa gã công khanh.
 (Cung Oán)
 
Dưới trần mấy mặt làng chơi,
(Kiều)
 
- Chữ O và chữ U: Nếu chữ Cao viết O có nghĩa là ở bên trên, cao cấp, cao chót vót, cao cờ, cao cường, cao độ, cao điểm, cao hứng, cao kế, cao lương, cao nguyên, cao nhã, cao nhòng, cao siêu, cao thượng, cao trào, cao xạ, cao xanh hoặc có nghĩa là thuốc cao và cũng có nghĩa là sào (một phần mười của mẫu ruộng)... như:
 
Than rằng lưu thủy cao sơn,
 Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri âm.
 (Lục Vân Tiên)

Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm,
 (Cung Oán)

Cao cao lầu phụng, xa xa mặt rồng.
 (Nhị Độ Mai)
 
Hoặc chữ Cau viết U có nghĩa là cau ăn trầu, cây cau, cau tươi, cau khô, sự tích Trầu Cau hay có nghĩa là cau có, cau mày... như:
 
Có trầu mà chẳng có cau,
 Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.
 (Ca Dao)

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng,
 Cau tươi ăn với trầu vàng sướng không?
 (Ca Dao)
 
Được mùa lúa thì úa mùa cau,
 Được mùa cau thì đau mùa lúa.
 (Tục Ngữ)
 
Cau có như nhà khó hết ăn.
 (Tục Ngữ)

- Chữ S và chữ X: Nếu chữ Sa viết S có nghĩa là sa bàn, sa lầy, sa mạc, sa mù, sa ngã, sa sầm, sa sút, sa thải, sa trường, châu sa hoặc có nghĩa là một bộ phận trong khung dệt, một loại hàng dệt thưa hay chim se sẻ... như:
 
Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
 Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
 (Ca Dao)
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.
 (Kiều)

Sa cơ một phút ra người cửu nguyên.
 (Nhị Độ Mai)

Còn chữ Xa viết X nghĩa là xa cách, xa gần, xa giá, xa hoa, xa lánh, xa lìa, xa lộ, xa xăm, xa xỉ, xa xôi, quân xa, công xa... như:
Liệu mà xa chạy cao bay,
 Ái ân ta có ngần nầy mà thôi.
 (Kiều)
 
Tuần hoàn lẽ ấy chẳng xa,
 (Nhị Độ Mai)
 
Lại e non nước xa xôi nghìn trùng.
 (Lục Vân Tiên)

Xa mặt cách lòng.
 (Tục Ngữ)

Bà con xa không bằng láng giềng gần.
 (Tục Ngữ)
 
Như ta đã thấy, Tiếng Việt ta đậm đà, phong phú và qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, Tiếng Việt đã tạo nên một kho tàng văn chương với nhiều tác phẩm tuyệt vời. Vì thế, giữ gìn và bảo tồn Tiếng Việt là giữ mãi Hồn Việt trong tim và khi mà Hồn Việt ta còn thì Văn Hóa ta còn, Văn Hóa ta còn thì Tiếng Việt ta còn, Tiếng Việt ta còn thì Nước Việt ta còn.
 
 
Lê Thương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.11.2014 19:02:36 bởi thiên thanh >
sen dat 10.11.2014 19:30:20 (permalink)
0
SĐ hy vọng sẽ còn nhiều dịp để bàn về những vấn đề kỳ lạ này! Người ta nói rằng ma cà rồng là một chứng bệnh khi người bệnh thèm máu nhưng thật ra giờ bên Châu Âu người ta đã tìm ra những bằng chứng về điều này. Những truyền thuyết đâu phải tự nhiên có, hầu như đa số thường bắt nguồn từ những sự kiện có thật. Cái chứng thèm tiết canh của người Việt Nam coi bộ còn nguy hiểm hơn gặp "ma cà rồng" chứ không phải chuyện đùa đâu! Nhiều người ăn xong cái miệng đỏ lòm còn cười nói nói nhìn phát ớn lạnh luôn!
Những đặc sản mang tên 'tử thần' của người Việt (Bài sưu tầm)

1. Tiết canh
Tiết canh là món ăn chỉ có duy nhất ở Việt Nam, dẫu đây là món ăn truyền thống được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng đã có không ít người rước họa vào thân vì ăn tiết canh.
Tiết canh bản chất là tiết sống mang rất nhiều mầm bệnh, nếu con vật mắc bệnh thì nguồn tiết chắc chắc cũng chứa các sinh vật gây bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán...

2 Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc biệt.Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được.
Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, lại không qua chế biến chín nên nem chua có thể bị lây nhiễm liên cầu lợn.
3 Cóc
Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng, da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn, các độc tố này gây ra các triệu chứng nổi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.

4 Cá nóc nổi tiếng là loài cá độc, nhưng không ít người Việt vẫn liều ăn loài cá có thịt ngon tuyệt này để rồi phải trả giá bằng cả tính mạng.
Sau khi ăn các thực phẩm biển trên, người bệnh chỉ sau 10- 15 phút cảm thấy tê lưỡi, họng, môi, mặt, yếu vận động các chi, khó thở do liệt các cơ hô hấp, tím, tụt huyết áp và ngừng thở dẫn đến tử vong, đó là tác dụng của độc tố tetrodotoxin có trong thực phẩm, độc tố này rất bền vững, không bị phá hủy bởi nhiệt độ, vì vậy kể cả kho, rán, hay khô, sấy cá nóc đều bị ngộ độc.

 5 Cháo ấu tẩu
Củ ấu tẩu có thể dễ dàng tìm thấy ở một vài tỉnh vùng cao miền Bắc như Cao Bằng, Lào Cai...Thông thường, ấu tẩu được ngâm rượu để dùng xoa bóp xương khớp nhưng một số người lại dùng ấu tẩu để nấu cháo. Nếu ấu tẩu không ninh đủ thời gian rất dễ gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Trong củ ấu tầu có độc tố là aconitin rất độc, ngay sau khi ăn, uống chỉ cần một ngụm nhỏ người bệnh thấy ngay cảm giác tê lưỡi, mất cảm giác ở đầu lưỡi, họng, mặt rồi đến các chi, tiếp theo là cảm giác buồn nôn, co giật cơ, rối loạn nhịp tim, trống ngực và khó thở, thở khò khè rồi ngừng thở và tử vong nhanh.
 
 
 


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.11.2014 19:32:09 bởi sen dat >
Attached Image(s)
sen dat 10.11.2014 19:42:58 (permalink)
0
6. Con ba ba

Ba ba là một món cao lương mỹ vị tại các nhà hàng Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ được ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Ba ba chết có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn do cơ thể chúng lúc này sản sinh ra độc tố Histamine, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhiều và không cấp cứu kịp thời.
7. Bọ xít, ve sầu

Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu, đuông dừa... từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.
8. Sứa

Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm, lẩu, canh, bún. Tuy nhiên ăn sứa vào mùa chúng sinh sản rất nguy hiểm. Mùa xuân - hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sứa phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Khi đó mới đem chế biến làm thức ăn.
9. Con so

Con sam là một đặc sản biển rất độc đáo và bổ dưỡng. Nhưng nếu người chế biến nhầm lẫn chúng với con so - có hình dạng rất giống sam nhưng nhỏ hơn - thì hậu quả sẽ rất khó lường, bởi trứng và thịt so rất độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt so vì nhầm với con sam.
 10. Măng tươi

Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai trẻ em hơn một tuổi.
 
 
Attached Image(s)
da vàng 13.11.2014 15:36:04 (permalink)
0
 
 
 
“Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ… Muộn Vẫn Phải Nói…
 

Phila Tô
 
 
(RPG.Đuôi đạn B40, kỷ vật của Gen USMC Sheehan )

Tháng 8/2012 tôi được đi du lịch 7 ngày đến miền Đông-Bắc Mỹ như Philadelphia, NewYork, Washington D.C và Canada, tôi thấy vui khi được chạm tay vào quả chuông Độc Lập, thăm tượng Nữ Thần Tự Do, thác Niagara, Ground Zero, đài tưởng niệm các Tổng Thống Hoa Kỳ v.v…nhưng khi đứng trước bức tường đá đen, nhìn thấy hình mình in trên đó, “nằm” chung với tên của 58,772 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh và mất tích (MIA) trên chiến trường Việt Nam, lòng tôi bâng khuâng và tự hỏi tại sao mình còn sống và đứng đây, nhận Hoa Kỳ là quê hương thứ hai trong khi 1,200 MIA còn ở lại VN, thân xác họ bị chôn vùi ở những nơi xưa kia là chiến trường khốc liệt như Cồn Tiên, Ia Drang, Cầu Khởi, Bời Lời hay trong ngục tù CS. 
 
Nhìn lên bức tường đá đen, bất ngờ tôi thấy tên White, tôi tự hỏi đây có phải là cố vấn (CV) White đi với tôi trong trận Bời Lời (Tây Ninh) ngày 16/9/1968 hay không? Trận đó tôi chỉ biết là khi vừa đụng địch, White ngã xuống, bất tỉnh và được trực thăng tản thương ngay.
 
Tôi thấy tên Joe, có phải đây là CV Joe bị thả lầm vào tuyến VC, bị bắn vào nách xuyên qua vai trong trận Bời Lời 16/9 mà đã được đại đội tôi cứu về và tải thương hay không?
 
Tôi đọc được tên Jack, có thể là CV mà Trâu Điên Trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho đi với tôi trong trận kinh Cán Gáo tỉnh Chương Thiện ngày 19/6/69, ngày đó, Jack và tôi cùng bị thương nặng, tôi gẫy chân tay “trào máu họng”, còn Jack bị bay mất một cánh tay.
 
Những cố vấn đi với tôi chỉ trong một thời gian rất ngắn, có khi vài giờ rồi bị thương, được tải thương nên tôi không nhớ chính xác tên và cũng không rõ tình trạng của họ sau đó. Dù Mr White, Mr Joe, Mr Jack có là cố vấn hay không thì những tên ấy trên bức tường đá đen này vẫn là những người bạn đồng minh anh hùng đã chiến đấu để bảo vệ VN Tự Do, họ đã “nằm” xuống, còn tôi, người Việt Nam tỵ nạn thì lại được đứng đây, ngay Thủ Đô Hoa Kỳ. Nghĩ đến White, đến Joe, Jack, tôi đưa tay quẹt ngang mắt, đứng nghiêm đưa tay chào các ông và các anh hùng trên bức tường đá đen.
 
Hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đến đây để thăm một di tích lịch sử Hoa Kỳ gắn liền với chiến tranh VN, với người Mỹ gốc Việt Nam, không phải viếng một nghĩa trang nên tôi không có nhang để thắp, không có bông để tặng các ông.
 
Trong các buổi lễ quan trọng của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, sau nghi thức chào Quốc Kỳ VN và Hoa Kỳ là “Một Phút Mặc Niệm” để tưởng nhớ đến quân dân cán chính VNCH đã hy sinh… để tưởng nhớ đến hơn 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ miền Nam VN Tự Do v.v…, đó là một phút để tưởng nhớ và vinh danh chung, nhưng sau khi viếng bức tường đá đen, chào từ giã White, Joe, Jack, tôi nghĩ mình sẽ phải viết về những vị cố vấn đã đi hành quân với “Trâu Điên”, nhất là những CV đã đi với ĐĐ1/TĐ2, họ đã bị thương, đã hy sinh cách nay đã mấy chục năm, phải viết như nói lời cám ơn, dù muộn vẫn phải nói.
 
Sau khi thăm bức tường đá đen, vì trình độ computer và tiếng Mỹ của tôi ở dạng ABC nên tôi đã nhờ Quốc Việt, chuyên viên điện toán, vào các Web của USMC, Web đài tưởng niệm ở Washington DC, Web nghĩa trang Arlington và Web của các cựu QN/TQLC Mỹ đã tham chiến tại VN để tìm tên các CV cũ, và tình trạng “sức khỏe” của họ, nhưng chỉ tìm được tên 5 cố vấn Mỹ bị tử thương khi đi hành quân với TQLC/VN, không thấy tên các cố vấn mà tôi muốn biết, như vậy có lẽ họ đều bình an nên tôi ngưng tìm.
 
Năm 2014, Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (TQLC/VN) thực hiện cuốn Quân Sử (QS), cần tài liệu chính xác cho các bài viết nên tôi đã liên lạc được với cấp chỉ huy cũ của tôi là Trâu Điên Trưởng Trung Tá Ngô Văn Định (Đồ Sơn), và Cố Vấn, Đại Úy John Sheehan, là hai người biết rõ những gì đã xảy ra với đại đội của tôi trong các cuộc hành quân.
 
Trước khi nói về những việc mà Đồ Sơn và John Sheehan giúp tôi tìm được tin tức các cựu CV đã cùng tôi chiến đấu bên nhau, tôi xin nói qua về nhiệm vụ của CV và mối thân tình của các CV với Trâu Điên nói chung, của Sheehan với Đồ Sơn nói riêng.
Tôi không rõ hệ thống cố vấn (CV) và nhiệm vụ của họ ở các đơn vị bạn, nhưng với Binh Chủng TQLC/VN thì mỗi khi một tiểu đoàn đi hành quân thì sẽ được tăng phái 2 CV Mỹ, một CV đi với tiểu đoàn trưởng (cánh A), một CV đi với tiểu đoàn phó (cánh B). Cấp đại đội thì không có CV đi theo, trừ khi đại đội đó đi riêng với nhiệm vụ đặc biệt.
 
Nhiệm vụ của CV Mỹ khi đi hành quân với tiểu đoàn TQLC/VN là liên lạc với các trực thăng Mỹ để xin tản thương, tiếp tế, quan trọng nhất là khi tiểu đoàn đụng trận thì liên lạc và phối hợp với hệ thống CV Mỹ để xin yểm hỏa lực Pháo Binh, Không Quân Mỹ. CV chỉ có nhiệm vụ theo dõi diễn tiến hành quân, báo cáo và xin yểm trợ hỏa lực, đôi khi góp ý, nhưng không đi vào chi tiết kế hoạch hành quân của đơn vị trưởng. Các CV luôn có sổ tay ghi chép mọi diễn biến trong ngày, như một cuốn nhật ký hành quân để xác định trách nhiệm rõ ràng và đó chính là những tài liệu quý giá chính xác về sau này
 
Cũng xin nói thêm là khi đi hành quân, CV tự túc mang theo lương thực và vật dụng cá nhân, tiểu đoàn chỉ cung cấp người mang máy truyền tin cho họ mà thôi. Khi chấm dứt hành quân thì nhiệm vụ của CV cũng hết và họ trở về nơi cư trú riêng. Nhưng vì TQLCVN là đơn vị tổng trừ bị, đi hành quân liên tục, dài ngày khắp 4 vùng chiến thuật nên các CV Mỹ gần như là quân số cơ hữu của tiểu đoàn, Việt-Mỹ thân thiện và sống chết bên nhau. Mặc dầu được luân phiên thay đổi về nghỉ nhưng có nhiều CV vẫn muốn đi với TQLC. Có CV đã trở về Mỹ sau khi hết nhiệm kỳ, nhưng rồi “nhớ rừng” họ lại xin quay trở lại với TQLC/VN. Đại Úy CV Campbell là một trong những người đó.
 
Thomas Campbell là CV cho Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh, trong trận Phong Điền, Huế, ngày 29/6/1966, Trung Tá Lê Hằng Minh tử trận thì CV Campbell cũng bị thương, người mang máy cho ông tử trận nhưng ông ta không xin tải thương mà ở lại tiếp tục chiến đấu.
 
Sau khi Tr/Tá Lê Hằng Minh tử trận, Thomas Campbell xin tiếp tục ở lại và làm cố vấn cho Trâu Điên Trưởng Ngô Văn Định (Đồ Sơn) thêm 3 nhiệm kỳ nữa cho tới Mậu Thân 1968 thì Campbell về Mỹ dạy môn lãnh đạo và chỉ huy tại Đại Học Austin Texas và viết sách. Trong tựa đề một cuốn sách, Đại Tá hồi hưu Thomas Campbell đã viết như sau:
 
***
 
Preface
 
_ Long ago, I was young and full of passion for adventure, glory, excitement and faraway places. I satisfied those powerful yearnings tenfold over in the U.S Marines.
 
The greatest of all those adventures began in November 1965 when I was assigned as an advisor to the Vietnamese Marines. I thought that I would make them better Marines, but in the final analysis they made me a better Marine. I learned things from them that are not taught in American military schools. My best teachers were Major Le Hang Minh, Major Nguyen The Luong, Major Dinh Van Ngo, Captain Nguyen Xuan Phuc and Minh’s ever faithful bodyguard.
 
This is the story and the lessons.
 
Co van My
Tom Campbell
Austin, Texas.
 
***.
 
Năm 1968, sau khi Thomas Campbell rời Trâu Điên về Mỹ thì Đại Úy John Sheehan đến thay thế Thomas làm cố vấn trưởng, và cố vấn phó là Trung Úy Carl White. CV John Sheehan làm việc với Trâu Điên Trưởng Ngô Văn Định suốt thời gian Têt Mậu Thân tới trận Cầu Khởi và Bời Lời cho tới ngày 6 tháng 1/1969 thì Trung Tá Ngô Văn Định vả Đại Úy Sheehan cùng bị thương trong trận U Minh. Sau đó thì cả hai ông cùng rời Trâu Điên, Trung Tá Định lên làm Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng TQLC, còn Đại Úy Sheehan thì về Mỹ, tiếp tục trong quân đội, chức vụ sau cùng của John Sheehan là Đại Tướng 4 sao, Tư Lệnh NATO, rồi hồi hưu năm 1997.
 
(“General Sheehan retired from the Marine Corps on September 24, 1997 and, a year later, joined Bechtel International, the 5th-largest privately owned company in the U.S., as a Senior Vice President.”).
 

 
Ngày 6/1/1969, Đồ Sơn bị thương khá nặng vì đạn B40 nên Sheehan cấp tốc tải thương Trâu Điên ra tàu bệnh viện HQ Mỹ, ở đó Đồ Sơn được cứu sống, nếu như…! Còn CV Sheehan bị nhẹ nên ông ta không tản thương. Khi về Mỹ, Sheehan đã mang cái đuôi đạn B40 (RPG) về để làm kỷ niệm. Sau 30/4/75, khi liên lạc được với Trâu Điên Ngô Văn Định thì Gen Sheehan đã gửi trả lại cái đuôi đạn B40 ấy cho Đồ Sơn để làm kỷ niệm. Ông Sheehan viết:
 
Col Dinh, 
This RPG belong to you. You fought well and were good leader. 
I could not have a better friend to fight alongside. 
The RPG is a little dirty but it looks better than it did at 01:30 on January 6th, 1969. 
God Bless and Semper Fi! 
Jack Sheehan 
Gen USMC



(RPG.Đuôi đạn B40, kỷ vật của Gen USMC Sheehan )
 
Đi Tìm Cố Vấn Cố Nhân.
 
Như tôi đã viết ở trên, cấp đại đội không có CV đi theo, trừ khi đi riêng một mình với nhiệm vụ đặc biệt, tôi là đại đội trưởng thường được Đồ Sơn cho cố vấn đi theo, rồi các CV này ra đi hoặc bị thương, thời gian chưa đủ để “tôi nhớ tên anh, tôi viết tên anh trên đá trên hoa..”. Nay, sau khi thấy những tên tương tự trên Bức Tường Đá Đen, tôi nhờ Đồ Sơn và Sheehan tìm họ và chuyển dùm tới họ lời hỏi thăm cám ơn của chúng tôi.
 
1/Người đầu tiên tôi muốn hỏi thăm là Thomas Campbell.
 
Tom (Thomas) là CV trưởng của Trâu Điên Lê Hằng Minh (1966), còn tôi chỉ là trung đội trưởng nên không có gì liên quan đến công việc, còn giao tiếp thì lại càng không, dù họ rất lịch sự, vì vốn liếng tiếng Anh của tôi không đủ để tâm tình mà chỉ có danh từ Việt-Mỹ pha lẫn nhau trong lúc cần thiết khi đụng trận, thí dụ như nói CV gọi “phở bắc”, “gà cồ”, tức là xin pháo binh CV hiểu liền, báo có “ký-lô” (killed: chết), whiskey (wounded: bị thương) để CV gọi trực thăng tải thương. CV xin trực thăng Mỹ tải thương và yểm trợ thì lúc nào được đáp ứng nhanh chóng. Chiến trường, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó quý vị ơi.
Nói đến ngôn ngữ Việt-Mỹ khi đụng trận thì tôi nhớ đến Trâu Điên Nguyễn Xuân Phúc, trong lúc khẩn cấp tại trận Hạ Lào, TQLC và VC trộn với nhau, vì an ninh quân bạn, phi công Mỹ chưa thả bom nên Robert Lửa Phúc yêu cầu:
- I’m Crazy Buffalo Battalion commander! Please give me all you have at xxx (tọa độ).
 
Phi công còn chần chừ thì anh Phúc hét vào máy:
-Oh my God! Trời ơi! I’m ground commander. Go ahead, do it, please!
 
Tôi nhờ Đồ Sơn và Sheehan hỏi thăm Thomas là vì trong trận Trâu Điên bị phục kích tại cây số 17 QL1 (Phong Điền), Trâu Điên Lê Hằng Minh tử trận, Thomas bị thương, anh Phúc, Hợp và tôi bị thương, nhưng Thomas, Hợp và tôi không xin tải thương mà tiếp tục ở lại chiến đấu, nhìn nhau với vết thương thấm máu, mỉm cười rồi mời nhau điếu thuốc, chỉ có thế thôi.
Sau vài ngày hỏi thăm vể Thomas Campbell thì tôi nhận được email của Đồ Sơn báo cho biết đã có thư của Gen Sheehan, ông ấy viết như sau:
 
***
Col. Dinh; as you know Tom Campbell was one of my closest friends. I was in Houston when he was undergoing cancer treatment at MD Anderson Hospital. He always spoke with tremendous pride about his time with you and the Trau Dien Bn. I think he was responsible for convincing me to request an assignment with the VNMC when I returned to Vietnam.
I will always treasure our relationship and as well as my relationship with Carl. Difficult times make friendship stronger and special.
 
As a matter of historical correctness, I appreciate the promotion to Major; but I was a Captain my entire tour with the VNMC. The USMC was slow on promotions–probably about the same as the VNMC.
 
Thank you for your kind words and dedication to those Marines both US and Vietnamese you are remembering.
Trau Dien.
LN 2
 
***
 
Ông Gen Sheehan đã ký tên là …Trau Đien LN2 mà không là Gen USMC như trước nữa, LN2 tức là Leatherneck 2, là ám danh truyền tin của Cố Vấn Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên.
 
Thật là vui với kỷ niệm “đơn vị cũ, chiến trường xưa”, ý của một Gen USMC muốn nhận ông là Trau Dien, muốn trở lại với Trâu Điên để cùng chiến đấu bên nhau, bảo vệ VN Tự Do, nên tôi sẽ tôn trọng nguyện vọng của Gen John Sheehan, từ đây, mỗi khi nhắc tới Gen Sheehan thì tôi sẽ chỉ viết ngắn gọn là LN2.
 
Không chỉ Gen Sheehan, mà còn một Gen USMC khác nữa, cũng là cố vấn Trâu Điên, năm 2008 ông đã đến thăm Tiểu Đoàn Trưởng và các Đại Đội Trưởng Trâu Điên tại Little Saigon, đó là Gen Hoar. Năm 1966, Trung úy Joseph Hoar là CV Trâu Điên ở Cồn Tiên và sau đó là các tiểu đoàn TQLC khác nữa.
 

(Trâu Điên Cương, Phán, Cấp, Hoar, Đồ Sơn, Dzoan, Cự)             (Gen Joseph Hoar).
 
Chẳng phải vì “thấy sang bắt quàng làm họ” mà tôi đưa hình hai vị tướng 4 sao vào bài viết này, mà chính quý vị ấy đã nhận mình là “Trau Dien” và đến với chúng tôi như những “đồng đội” gần nửa thế kỷ về trước, dù ngày nay chúng tôi là những quân nhân bị “gẫy súng”. Quý vị ấy đã đến với chúng tôi như nước Mỹ đã mở rộng vòng tay đón chúng tôi. Đó cũng là lý do tôi chọn tựa đề cho bài viết này là “Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ, dù muộn nhưng vẫn phải nói”, nói để cám ơn quý vị đã anh dũng chiến đấu và hy sinh bên cạnh Trâu Điên nói riêng và Binh Chủng TQLCVN nói chung. Đã có tới 5 vị Cố Vấn hy sinh bên cạnh các tử sĩ TQLC/VN và hầu như CV nào cũng bị thương. Bây giờ tôi xin tiếp tục hỏi thăm tin tức về các CV khác:
 
2. Các cố vấn tử thương và bị thương trong trận Cầu Khởi là ai?
 
Sau gần 9 tháng hành quân Mậu Thân ở Saigòn, khi tình hình ở Thủ Đô đã trở lại thanh bình thì tháng 9/68, Chiến Đoàn B/TQLC, trong đó có Trâu Điên, được tăng phái cho Nhẩy Dù, dưới quyền chỉ huy tổng quát của Tướng Dư Quốc Đống, để lùng và diệt địch vùng Khiêm Hanh và Bời Lời, Tây Ninh, nơi Tiểu Đoàn 14D Chủ Lực và Trung Đoàn 33 VC đang lẩn trốn.
 
Sáng 14/9/68, từ quận Khiêm Hanh, Đồ Sơn cho lệnh đại đội tôi nhẩy trực thăng “diều hâu” vào mục tiêu Cầu Khởi, để tìm TĐ14D, nếu đụng địch thì Tiểu Đoàn sẽ vào tiếp viện và tiêu diệt địch. Vì đại đội tôi đi riêng nên có một cố vấn đi theo.
Khi đại đội tôi vừa nhẩy trực thăng xuống mục tiêu Cầu Khởi thì bị địch bao vây và tấn công ngay, nhờ kế hoạch hành quân đúng và có CV đi theo nên đã kịp thời liên lạc với hệ thống CV Mỹ xin yểm trợ Pháo Binh, máy bay B57 và trực thăng võ trang Cobras can thiệp kịp thời. Chúng tôi đứng vững để tiểu đoàn nhẩy vào diệt và mọi diễn biến đã đúng như tiên liệu, Trâu Điên hoàn thành nhiệm vụ.
 
Điều không may là đang lúc sôi động thì CV bị trúng đạn, ông ta được tải thương và 1 đại úy cố vấn khác xuống thay thế, nhưng đến 11 giờ đêm, khi đang điều động trực thăng tải thương các thương binh TQLC thì đại úy CV này lại bị thương nữa nên đã được phi hành đoàn trực thăng mang đi luôn. Cả 2 CV đến với tôi quá nhanh và đi cũng nhanh nên tôi không nhớ rõ tên, hơn 40 năm sau, nay tôi nhờ Đồ Sơn và LN2 tìm tung tích của họ để gửi lời cám ơn. Vài ngày sau tôi nhận được email của Đồ Sơn với nội dung đại ý như sau:
 
***
 
_ “ Hi Cấp. Theo tài liệu của Gen Sheehan tìm được thì cố vấn đi với ĐĐ1 của Cấp nhẩy vào Cầu Khởi ngày 14/9/68 là SFC Charles James Moore thuộc Airborne Ranger, Ông Moore tình nguyện nên Đại Úy John Sheehan cố vấn trưởng TĐ2 đồng ý cho đi. Sau đó thì Moore bị pháo kích rồi tải thương, nhưng Moore đã chết trên đường tải thương lúc 4 giờ chiều. Còn Đại Uý thuộc Airborne Ranger đến thay Moore rồi cũng bị thương lúc 11 giờ đêm, được phi hành đoàn trực thăng tải thương luôn với thương binh TQLC thì chưa tìm ra danh tánh, sẽ trả lời sau”.
 
***
 
Như vậy là tôi đã rõ số phận của 2 vị CV đánh trận Cầu Khởi ngày 14/9 với chúng tôi. Đại đội tôi chỉ chọn có 90 người cho nhiệm vụ này và đã bị TĐ14D VC bao vây, trận chiến kéo dài một ngày một đêm, nhưng chúng tôi vẫn đứng vững, vì nhờ có các CV đã hết lòng kêu gọi hỏa lực PB và KQ yểm trợ. Dù Trâu Điên đã diệt được TĐ14D, nhưng chúng tôi rất buồn khi một CV tử thương, một bị thương chưa tìm ra danh tánh. Chúng tôi xin chân thành chia buồn cùng gia đình các vị CV này. CV đã giúp chúng tôi chiến thắng trong tình thế “chỉ mành treo chuông” rồi các CV ra đi, còn chúng tôi thì đến, đến định cư ngay trên quê hương của các ông.
 
3/ Những Cố Vấn Trận Bời Lời?
 
Ngày 14/9/68 tôi đụng trận Cầu Khởi thì ngày 16/9/68, Đại Đội 1 của tôi và ĐĐ3 của Đ/Úy Trần Văn Thương lại nhẩy trực thăng vào mục tiêu mật khu Bời Lời, để chụp 50 VC mà máy bay quan sát L19 phát giác ra chúng đang dừng quân tại đây.
Vì 2 đại đội đi riêng, coi như cánh B, Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Nguyễn Kim Đễ đi học, nên cố vấn phó là Đại Úy Carl White đi với tôi. Khi 2 đại đội vừa nhẩy khỏi trực thăng xuống mục tiêu là đụng liền (máy bay quan sát L19 cho tin rất đúng, nhưng chưa chính xác, vì không phải chỉ có 50 VC, mà là 3 tiểu đoàn VC thuộc Trung Đoàn 33 đang ém quân tại đây, vì có nhiều súng phòng không, tài liệu và vũ khí tịch thu được, cùng lời khai của tù binh).
 
Sau khi xung phong vào mục tiêu thì cố vấn Carl White ngã xuống, nhắm mắt, mặt trắng bệch, tôi không rõ ông bị thương ở đâu, nhưng thấy tình trạng nguy hiểm nên xin tải thương cho ông ta ngay và một cố vấn khác được thả xuống thay thế.
Trước khi nói tiếp diễn tiến cuộc đụng độ thì tôi xin mở ngoặc ở đây để nói về cố vấn phó TĐ2/TQLC là Carl White.
 
Trong trận Mậu Thân ở Saigòn trước đó, khi đại đội tôi tiến quân trên đường Hậu Giang, để đến giải tỏa khu vực cư xá Phú Lâm thì Carl White bị “sniper” VC cho một viên vào trán, viên đạn xuyên qua nón sắt, vì đã chui qua cuộn băng cứu thương cá nhân gài trên nón sắt nên yếu đà và bị nón nhựa giữ lại, chỉ đủ sức chạm vào và để lại cục u tụ máu trên trán White. Sau trận này thì Carl White được thăng đại úy.
 

(hình chụp Carl White ngay tại Chợ Lớn, trên trán còn cục u, cạnh đó là “nhà bán”).
 
LN2 trả lời cho Đồ Sơn về Carl White, theo tài liệu mật vừa được giải mà thì nguyên văn như sau:
_ “at 1555H Capt White was Medivac for Heat Prostration  by the 2nd Bn C and C heliopter.”
 
Như vậy Capt White đã được trực thăng C&C của Đồ Sơn và Sheehan bốc đi bình an, không phải là White mà tôi đọc được trên bức tường đá đen, xin chúc mừng ông. Tôi còn được biết thêm, với kỷ niệm hòn bi ở trán, sau này Carl White đã viết cuốn hồi ký về Trâu Điên và Mậu Thân, xin trích:
 
***
 
TRÂU ĐIÊN!
 
Crazy Buffaloes In Cholon Gap.
(by Major Carl White, United States Marine Corps (Retired).
 
After massive Viet Cong and North Vietnam­ese Army forces launched their Tet Offensive against South Vietnam in the last hours of January 1968, the South Vietnamese Marine Brigade’s 2nd Rifle Battalion was among the units distinguising themselves in the successful defense of Saigon.
 
One of six battalions in the brigade, the 2nd Battalion was commanded by a battle-hardened veteran of near­ly 13 years of combat, Major Ngô Văn Định. A national hero, he had been decorated for gallantry many times, wounded seriously four times, and regarded among the military leadership of South Vietnam and the U.S. Ma­rine advisors who had served with him as a courageous and exceptionally skilled battlefield commander.
 
His battalion was one of the most highly acclaimed military units in the country–from any nation–well known throughout South Vietnam. In 1966, U.S. Presi­dent Lyndon B. Johnson had awarded it the Presidential Unit Citation for heroism in the Battle of Phung Du. The battalion was the first in the Vietnamese Marine Brigade to receive that highest of U.S. unit awards.
 
***
 
Cố vấn phó Carl White được bốc đi thì có CV khác đến thay thế. Sau khi nhận lệnh Đồ Sơn, tôi thả trái khói màu vàng đánh dấu bãi đáp cho trực thăng thả CV xuống, nhưng đến khi nghe Đồ Sơn nói CV đã xuống rồi, Cần Thơ (danh hiệu của tôi) đã gặp CV chưa?
_ Chưa thấy! Lạ quá!
 
Tôi cho lùng sục xung quanh thì phát giác cách chỗ tôi chừng 100m, khu vực tuyến VC, cũng có khói màu vàng đang bốc lên. Tôi “tá hỏa tam tinh” vội báo cho Đồ Sơn biết và xin ông xác nhận điểm thả CV. Ngay lúc đó, đang bay C&C, Đồ Sơn cũng nhận ra dưới đất có 2 vị trí khói vàng và ông cho biết CV đã bị thả xuống vị trí trước tuyến VC rồi!
 
Khi phát giác sự nhầm lẫn tai hại này thì Đồ Sơn rồi Chiến Đoàn Trưởng Tôn Thất Soạn và cả hệ thống cố vấn yêu cầu (ra lệnh) tôi cho người đi cứu cố vấn ngay!
 
Thật là rắc rối, chúng tôi đang đụng, VC đang bao vây, giằng co nhau chiếm từng gốc cây, bụi tre gai, súng phòng không rất mạnh khiến trực thăng khó khăn vào vùng yểm trợ, làm cách nào tiến gần 100m đến trái khói vàng kia? Hơn nữa, chưa biết CV ở vị trí nào, sống chết ra sao, một nhiệm vụ “vô kế khả thi”.
 
Tôi đã nhận lệnh của cấp trên đi tìm và cứu CV ngay, nhưng tôi cũng nhận ra hàm ý của lời căn dặn thêm là phải hết sức cẩn thận kẻo …“Bắc-Bình, Gay-Go”.
 
“Bắc-Bình Gay-Go” có nghĩa là “B.G”, là Bình Giả, những gì xẩy ra tại trận Bình Giả, Phước Tuy, ngày 31/12/1964 chúng tôi hiểu cả rồi, chỉ vì thượng cấp QĐ “ở trên trời” ra lệnh “bằng mọi giá” cho TĐ4/TQLC đi tìm xác phi cơ, phi công! Rồi cái giá phải trả là TĐ4 hy sinh thêm hằng trăm sinh mạng khác. Nay tôi phục cấp chỉ huy của tôi đã sáng suốt, dày đạn kinh nghiệm chiến trường, ông hiểu khả năng của thuộc cấp nên ra lệnh cho tôi cẩn thận, tùy cơ ứng biến, nhưng tôi chưa biết “biến” bằng cách nào, trong khi mỗi giây phút chậm trễ là rất nguy hiểm cho cố vấn và chính chúng tôi. Thiếu CV và CV đang trong tình trạng sinh tử này thì chúng tôi sẽ khó mà có yểm trợ hỏa lực từ phía HK.
 
Tôi nhớ mãi trong cuộc hành quân giải tỏa đồn Đức Cơ năm 1965, các phi cơ đang quần thảo trút bom đạn xuống mục tiêu thì một “thần sấm” trúng phòng không, phi cơ chúi xuống rồi nổ còn phi công bay ra, cánh dù lơ lửng bay theo chiều gió đưa phi công về phía địch, biên giới Việt Miên, lập tức các phi cơ bỏ mục tiêu mà bay vòng tròn quanh cánh dù, các trực thăng cũng bay theo và bắn xuống đất nơi mà dù lơ lửng bay ở trên cao… tôi không rõ số phận phi công đó.
 
Một điều đáng quan tâm nữa liên quan tới vụ trực thăng thả lầm CV vào tuyến VC là Đại Úy Thương ĐĐ3 đã báo cho tôi biết anh đã trông thấy một trực thăng bị “xịt khói” rồi bay đi cùng thời điểm CV được thả xuống. Tôi không có thì giờ nghĩ về trực thăng bị bắn ra sao mà tìm cách cứu CV. Chợt Hạ Sĩ 1 Nguyễn Văn Thà, người mang máy cho tôi, hốt hoảng la:
_ Ông thầy coi kìa.
 
Theo hứơng tay chỉ của Thà, qua ống nhòm, tôi đã nhận ra một cánh tay từ bụi rậm đưa lên rồi mất hút. Quả quyết đây là cố vấn bị thả nhầm vị trí, đã sẵn kế hoạch trong đầu, tôi ra lệnh ngay cho trung đội trưởng là Thiếu Úy Huỳnh Vinh Quang, tập trung tất cả đại liên M60 và M79 của đại đội tác xạ tối đa và liên tục vào tuyến VC mà phía ngoài bãi đáp là nơi CV núp. Có lẽ VC chưa phát giác ra vị trí CV núp, mà nếu có thấy thì chúng quyết bắt sống chứ không bắn chết, giá trị sống chết khác nhau.
Trong khi các súng M60 và M79 bắn tối đa vào tuyến VC thì Trung Sĩ 1 Trần Tráng dẫn tiểu đội bò dưới hỏa lực của mình để yềm trợ cho HS1 Bùi Ngọc Đường và HS Nguyễn Văn Hợi chạy thật nhanh đến nơi có CV núp. Đường và Hợi là hai cận vệ đã cứu tôi thoát chềt nhiều lần nên tôi tin tưởng và hy vọng Đường và Hợi sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
 
Khi viết lại việc này, tôi xin phép không đi vào chi tiết diễn tiến cuộc cứu CV, nhưng thật căng thẳng và lo âu, hồi hộp từng giây, tay tôi liên tục đốt thuốc, vừa kéo xong một hơi thì vất đi, đốt điếu khác, tôi đã phải làm một việc lần đầu tiên quá khả năng của tôi.
 
Tôi thở phào khoan khoái khi thấy Đường cõng một người trên lưng, lom khom lúp súp chạy về, Hợi thì vừa phụ đẩy vừa canh chừng phía sau, tiểu đội của Trần Tráng cũng đang rút lui theo. Cái hình ảnh không bao giờ tôi có thể quên được là khi vừa chạy về tới chổ tôi đứng thì Đường ngã vật ra, CV Mỹ ngã theo, cả hai thân hình nhuộm máu.
 
CV đã được cứu, vui hơn nữa là tất cả toán cấp cứu đi và về đầy đủ, trừ 4 người trong tiểu đội của Trần Tráng bị thương nhẹ. Tr/Úy CV bị bắn vào nách, trực thăng đã xuống bốc người bị thương đi ngay và thả một thiếu tá CV khác xuống thay thế, tôi không kịp nhìn bảng tên của họ. Sau đó tôi không biết tin tức của trung úy CV này sống chết ra sao.
 
Sau cuộc hành quân, CV Mỹ ở trên Sư Đoàn đã gửi xuống cho đại đội tôi một số huy chương, trong đó có 1 Bronze Star là cao hơn cả, tôi biết phần thưởng danh dự này sẽ thuộc về ai. Nếu CV hỏi ý kiến tôi thì tôi sẽ đề nghị cho Đường, Hợi và tiểu đội Trần Tráng mỗi người 1 Silver Star hay cao hơn.
 
Hạ Sĩ 1 Bùi Ngọc Đường, ngừơi cận vệ, người bạn thân tín của tôi mang Bronze Star, anh còn được Thiếu Tá Lê Đình Bảo, Trưởng Phòng Chính Huấn Sư Đoàn TQLC thưởng cho 1 xe Honda 50. Đường không nghĩ đến những gì sẽ được hoặc sẽ mất khi lao vào lửa đạn, anh xứng đáng được nhận các phần thưởng này, nhưng rất tiếc “TQLC sống hùng sống mạnh nhưng không sống lâu”, Đường chưa kịp chở người yêu dạo phố Sài Gòn bằng Honda thì anh tử trận sau đó trong một cuộc hành quân sang Miên.
 
Người cõng CV về là Bùi Ngọc Đường đã tử trận, thế còn các cố vấn thì sao? Tôi đã nhờ Đồ Sơn hỏi LN2 thì nhận được 2 email nguyên văn như sau:
 
***
 
On Tue, Aug 26, 2014 at 7:57 PM, John Sheehan wrote:
Col, Dinh; we think the Marine in question is I/Lt Joe Bargerstock. He was shot in the chest and upper body, more serious than originally thought –spent a long time in the hospital. He ultimately retired after 20 years in the Marine Corps. Carl White talks to him and Carl will give you the detail info​.
 
Hope this helps.
Your friend and fellow Marine
Jack
 
——————-
 
Col. Dinh.​ As I was going through my records in search of the information you requested I came across a picture of the team of VN Marines who rescued Lt Bargerstock. The squad leader was awarded a Bronze Star and the others were awarded achievement medals. The picture was taken a month or so after the fight.
 
I will send you a copy of the picture in the morning. ( I need to go buy a new memory card)
S/F
Jack.
 
***
 
Theo email thứ nhất của LN2 trên đây thì Tr/Úy CV được cứu về từ tay Việt Cộng là I/Lt Joe Bargerstock chỉ bị thương nặng và đã giải ngũ, giả sử ngày đó vì xuống giúp tôi mà ông có mệnh hệ nào thì tôi buồn lắm. Tin ông bình an và giải ngũ, ông và tôi cùng mừng và xin chúc ông khỏe trẻ mãi.
 
Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn, theo tài liệu mật vừa được giải mã, cuộc hành quân Bời Lời này có 2 CV bị thương, 3 người Mỹ thuộc phi hành đoàn trực thăng chết.
 
Ngày đó, khi Đ/Úy Trần Văn Thương báo cho tôi biết có 1 trực thăng bay lên bị bắn xịt khói, tôi đã nghĩ đây là trực thăng chở CV Joe đến thay cho Carl White bị bắn nên họ đã vội vàng thả Joe xuống rồi bay đi, nay thì đúng như tôi đoán, nhưng rất buồn là cả phi hành đoàn 3 người đã “nổ” theo trực thăng!
 
Còn email thứ hai thì LN2 nói về huy chương tặng cho toán “rescued LT Joe”, trong đó có 1 Bronze Star. Dầu sao thì cũng cám ơn quý vị, nhưng khi xông vào chỗ chết để tìm sự sống cho Lt Joe Bargerstok thì đó cũng như nhiệm vụ Trâu Điên cứu đồng đội mà không bao giờ nghĩ đến việc sẽ mất gì (mạng), sẽ được gì (huy chương, thăng cấp). Vả lại Trâu Điên mà LN2 gắn Bronze Star lên ngực thì đã được “hòm gỗ cài hoa”, Quốc Kỳ phủ quan tài, đó niềm vinh dự tối cao của một quân nhân VNCH nói chung, TQLC và Trâu Điên nói riêng, vì vấn đề tế nhị đối với gia đình người đã tử trận, tôi không thể đưa tấm hình đó vào bài viết này được.
 
Major Ward, Người Hùng…
 
Theo tin LN2 cung cấp thì CV xuống thay cho Trung Úy Joe Bargerstock là Thiếu Tá H.T.Ward, CV của Chiến Đoàn. Major Ward đã cùng tôi trải qua một đêm vô cùng hồi hộp.
 
Vì phòng không của VC khá mạnh, nên cho đến chiều tối cánh A của Tiểu Đoàn Trưởng Đồ Sơn vẫn không xuống được nên Đồ Sơn cho lệnh tôi và Đ/Úy Thương phối hợp phòng thủ đêm tại chỗ còn Đồ Sơn, Ban 3 Lâm Đồng và Chiến Đoàn Trưởng Saigòn thì bay C&C suốt đêm để theo dõi địch di chuyển và yểm trợ tinh thần cho chúng tôi.
 
Dựa vào địa thế một mặt là rừng tre gai rậm rạp, mặt kia là bãi đáp trực thăng (LZ) trống trải, chúng tôi biết địch, nếu tấn công đêm thì chúng chỉ có thể tấn đêm từ phía LZ, nên tôi đã bàn với CV Ward thiết lập sẵn kế hoạch hỏa lực, nhất là hỏa lực của trực thăng võ trang cobras.
 
Gần về sáng, đúng như dự đoán, VC tấn công mãnh liệt từ hướng LZ, chúng đã vào sát tuyến phòng thủ của chúng tôi, muốn dùng biển người, nhưng đây là lúc CV Ward ra tay. Theo như kế hoạch đã tính trước, các trực thăng cobras theo hướng dẫn của CV cứ phóng hỏa tiễn và bắn đại liên sát tuyến phòng thủ của chúng tôi, buộc địch tan tác và rút lui.
 
Chúng tôi không đi vào chi tiết diễn tiến trận tấn công đêm của VC, nhưng quả thật là gay cấn và hồi hộp, nếu không có Major Ward với tài điều khiển cobras thì 2 đại đội 1&3 Trâu Điên đã bị biển người của 3 tiểu đoàn Trung Đoàn 33 tràn ngập, dĩ nhiên yếu tố con người, tinh thần chiến đấu của Trâu Điên là quyết định.
 
Ngày 17/9, trời vừa sáng, cánh A của Đồ Sơn đã xuống mà còn thấy VC chạy tán loạn từ LZ trốn vào rừng. Nhưng rất tiếc 2 Trâu Điên lại bị hy sinh vào giờ thứ 25, Hạ Sĩ 1 Thà, người mang máy cho tôi, và cũng là người đã phát giác ra vị trí CV Joe núp, Thà thấy cây B40 nẳm cách tuyến chừng 20m, anh vội bỏ máy, chạy ra lựơm B40, nhưng một tiếng nổ kinh hồn, tên VC đã tự sát bằng chất nổ gài đầy người khiến nó và Thà biến mất trong đám cây cỏ sình lầy, còn Hạ Sĩ Tha đi với Đại Đội Phó Lâm Tài Thạnh cũng bị tử thương khi đi thu lượm chiến lợi phẩm.
 
Một điều khá bất ngờ với tôi là vị Tư Lệnh chỉ huy chiến dịch lùng và diệt địch này là Tướng ND Dư Quốc Đống cũng xuống ngay vị trí phòng thủ của 1 Đại Đội Trâu Điên khi khói súng chưa tan, ông hài lòng với kết quả mà chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Theo tài liệu mật của Mỹ vừa đựơc giải mã thì kết quả trong trận Cầu Khởi và Bời Lời như sau:
 
Trong cuộc Hành Quân Cầu Khởi ngày 14/9/68 có một CV chết là Charles James Moore và 1 đại úy CV Mỹ bị thương. Trâu điên 3 tử trận, 10 bị thương.
 
Hành quân Bời Lời ngày 16/9/68 có 3 người Mỹ thuộc phi hành đoàn chết và 2 CV bị thương. Trâu Điên 6 bị thương và 2 tử thương ( đó là HS1 Thà và HS Tha)
 
Vũ khí của VC thu được:
1 SC 61ly, 11 AK, 2 Đại liên, 1 B40, 2 súng trường SKS, 3 VC bị bắt và 53 xác VC nằm trước truyến phòng thủ của Trâu Điên.
Cuộc hành quân lùng diệt địch Cầu Khởi Bời Lời của Trâu Điên kết thúc bằng một màn cười ra nước mắt, chết tới nơi cũng cười. Khi vừa đóng quân đêm xong thì lệnh thượng cấp bắt Trâu Điên phải di chuyển gấp đi nơi khác để B52 trải thảm vùng này, nhưng khốn khổ thay khi ra khỏi tuyến chừng 500m là đụng nặng, tiến không được mà đứng yên thì B52 đến! Đây là lúc Đồ Sơn và LN2 phải làm việc với thượng cấp vô cùng cấp bách và dĩ nhiên với bao mạng người, thượng cấp buộc phải chấp thuận lời yêu cầu của Đồ Sơn và LN2 mà điều B52 đi chỗ khác.
 
4/ Cố Vấn Bị Mất Cánh Tay, Nay Ra Sao?
 
Sau trận Cầu Khởi và Bời Lời thì Trâu Điên đi U Minh, ngày 6 tháng 1/69, Đồ Sơn và LN2 cùng bị thương vì B40 thì Th/Tá Nguyễn Xuân Phúc về làm Trâu Điên Trưởng. Ngày 16/9/69, trong cuộc hành quân tâi kinh Cán Gáo tình Chương Thiện, anh Phúc giao cho tôi chỉ huy cánh B và có CV đi theo. Khi từ ruộng nước tiến vào bìa làng thì ban chỉ huy cánh B bị đụng nặng, tôi bị gẫy chân tay, “trào máu họng”, CV bị bay một cánh tay, cận vệ của tôi tử trận, các hiệu thính viên bị thương. Cố vấn được tải thương đi đâu, tình trạng thế nào thì cho đến nay tôi cũng không biết, đó là một trong những lý do tôi viết bài này để hy vọng biết được tin ông ta vẫn bình an mạnh khỏe, dù là một thương phế binh.
 
Còn tôi được đưa bệnh viện Phan Thanh Giản Cần Thơ cấp cứu rồi chuyển tiếp về bệnh viện Lê Hữu Sanh Thị Nghè SG. Khi tỉnh dậy thì tôi thấy “Bà Mẹ Quê” của tôi đang lấy tay cạy những vết máu và bùn đã khô trên mặt tôi, nước mắt mẹ già chảy xuống mặt con làm tôi mở mắt ra, thấy con tỉnh lại, mẹ già đưa tay quẹt nước mắt, run run nói:
_“Con bị thế thế này nhưng còn sống là mẹ mừng rồi”.
 
Bà mẹ Việt Nam cũng như tất cả bà mẹ các dân tộc khác, thương con vô cùng, nhất là các con vì nhiệm vụ mà lao vào lửa đạn. Quý độc giả đã coi cuốn phim “We Are The Soldiers”, đã nhìn thấy cảnh các bà mẹ, người vợ lo âu sợ sệt khi thấy người bưu tín viên đi vào cư xá, họ sẽ thở phào nếu người mailman đi qua, nhưng họ sẽ hốt hoảng, ngã xuống rồi ngất đi khi người mailman dừng trước cửa. Mẹ tôi đã xỉu, đã chết giấc như thế khi nghe tin tôi bị thương, vậy thì các bà mẹ, các bà vợ của các Cố Vấn Mỹ đã đi với tôi rồi bị thương, tử thương là hình ảnh của mẹ tôi.
 
Đã gần nửa thế kỷ qua, nay, 2014, tôi mới có dịp ôn lại những kỷ niệm xưa, đã quá muộn, nhưng muộn còn hơn không, muộn vẫn phải nói lời cám ơn đến các vị Cố Vấn, đến các bà mẹ, các người vợ của các quân nhân Mỹ nói chung, và các cố vấn Mỹ nói riêng đã bị thương và hy sinh trên chiến trường Việt Nam.
 
Nếu tôi chỉ nói lời cám ơn “xuông” thì chưa đủ, mà còn phải khuyến khích các con cháu phục vụ nước Mỹ, quê hương thứ hai của chúng tôi. Con của các TQLCVN như Lương Xuân Đương, Đoàn Trọng Cảo, của Cần Thơ, Hà Nội v.v.. đã là cấp chỉ huy, là USMC và các quân binh chủng khác nữa trong quân đội Hoa Kỳ. Trước kia chúng ta là đồng minh, nay chúng ta là “đồng bào”.
Trâu Điên và Cố Vấn Mỹ đã sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến, là đồng minh, là đồng đội, chúng tôi cùng giúp nhau sao cho nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp, đúng như Cố Vấn Thomas Campbell đã viết trong tựa đề cuốn sách:
“ I thought that I would make them better Marines, but in the final analysis they made me a better Marine.”



(Cấp trước khi bị thương)                     (Các đại đội trưởng: Cấp bó bột chân tay, Hợp, Dzoan, Tiền)
 
Ghi Chú: Nếu các binh chủng bạn có những tiểu đoàn nổi tiếng như Sấu Thần, Cọp Ba Đầu Rằn, Song Kiếm Trấn Ải v.v.. thì Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến( TQLC) chúng tôi cũng có những tiểu đoàn nổi tiếng, một trong những đơn vị đó là Trâu Điên, tức Tiểu Đoàn 2/TQLC. Trong bài viết này tôi xin dùng danh xưng “Trâu Điên”, và các Tiểu Đoàn Trưởng là “Trâu Điên Trưởng”.
Tôi xin chân thành cám ơn Trâu Điên Trưởng Đồ Sơn và cố vấn trưởng Trâu Điên John Sheehan đã cung cấp cho tôi tài liệu để tôi viết bài này. ( MX Tô Văn Cấp)
 
Phila Tô 
©T.Vấn 2014


<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2014 15:37:20 bởi da vàng >
dzuylynh 16.11.2014 07:32:36 (permalink)
0



NGỒI ĐÓ CHI CHO THÊM BUỒN CHIẾN HỮU
ngồi đó chi cho thêm buồn chiến hữu
đứng lên đi, tôi cho mượn một bờ vai
đã dập nát bởi hòn tên mũi đạn
nhưng cũng còn đủ chỗ cho nhau tựa một lần

bờ vai lệch một thời gánh oằn lưng trách nhiệm
tổ quốc non sông danh dự con người
trao bó cờ lấy cớ để làm quen
và để nhỏ lệ với nhau tri ân những anh hùng liệt nữ

những trai làng từ bỏ nông trang
ôm súng đạn đi làm người hào kiệt
những sĩ tử thoắt biến thành tử sĩ
không trở về cố lý buổi phân kỳ...

anh người Lính tuổi đời non thế kỷ
anh Chiến Binh còn đương tuổi xuân thì
tôi một thời cũng đã khoác chinh y
và như thế chúng ta là bè bạn

ngồi đó chi cho thêm buồn chiến hữu
đi theo tôi trả lại cỗ quan tài
mua lá quân kỳ mai phủ kín đời trai
thay da ngựa bọc thây miền quan tái

xòe tay ra, tôi tặng tấm thẻ bài
để cạo gió nơi địa đầu biên ải 
mài làm dao giải thoát kiếp tù binh
khi thất trận cho hào hùng sĩ khí

tôi vẫn nhớ bốn lăm năm về trước
những Marines kiêu dũng của đồng minh
cùng chúng tôi tiêu diệt lũ âm binh
cũng vãi đái ra quần khi lâm trận

kẻ nói láo giờ đây lâm trọng bịnh
bởi một thời làm gã điếm đi đêm
hắn tổng thống mấy lần từng trốn lính
ngọai trưởng kia phản chiến cũng ra trò

ngồi đó chi cho thêm buồn chiến hữu
đứng lên đi giũ sạch những ưu phiền
chiến tranh làm cho nhân loại cuồng điên
theo tôi, đi làm mấy ly phiên phiến

mấy mươi năm thân đất khách quê người
xong phận tù đã thoát lũ đười ươi
tôi vẫn nhớ ngày cuối thu ảm đạm
nghĩa trang quen lắm những bia mồ

non sáu mươi nghìn ... con số những anh hùng
đã một thời vì nước Việt lao lung
bia vinh danh muôn thuở chẳng lu mờ
tôi trân trọng tri ân và mãi nhớ

ngồi đó chi cho thêm buồn chiến hữu
lấy bản đồ ra tôi chỉ cho xem
đi hết nghĩa trang có một rặng liễu xanh
dừng lại đấy ghi danh mà giữ chỗ...

ngồi đó chi cho thêm buồn? Chiến Hữu!


Chiều Oak Hill Memorial Park .San Jose.California- Veterans Day.Nov11.2014.Dzuylynh
Ct.Ly 19.11.2014 20:12:57 (permalink)
Phù vân 20.11.2014 01:38:09 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Một phần tư thế kỷ mỏi mòn chờ đợi, họ mới đến được bến bờ tự do

Phải mất đến 25 năm chờ đợi mỏi mòn ở Thái Lan, ông Sabay Kieng mới đặt chân đến phi trường quốc tế Pearson International Airport của Canada của Toronto hôm thứ bảy qua.

 

Nhiều người ra phi trường đón gia đình ông Sabay Kieng. Photo Courtesy: DAVID COOPER / TORONTO STAR
 
Cali Today News - Ông Kieng là một trong số 14 thuyền nhân VN đến được Toronto, khởi đầu một cuộc sống tự do mới mẻ. Người đàn ông đã 42 tuổi ngỡ ngàng vì có nhiều đồng hương gốc Việt đến phi trường đón họ và vỗ tay vang lừng.
 
Ông nói nhỏ nhẹ: “Tôi thật không ngờ chúng tôi được đón tiếp như thế này”. Vợ ông là người Thái Lan tên Thaury và 3 đứa con của ông cũng nằm trong số người định cư đầu tiên đến Canada.
 
Gia đình ông Kieng là nằm trong nhóm đầu tiên của 105 người Việt tị nạn sẽ đến Canada từ đây đến cuối năm 2014, sau một thỏa hiệp đạt được giữa chính phủ liên bang Canada và cộng đồng VN từ năm 2005.
 
Họ đúng là những thuyền nhân bị bỏ quên. James Nguyễn, Chủ Tịch Hiệp Hội Người Việt của Toronto nói: “Những người VN này sống trong bóng tối quá lâu, giờ đây họ mới được bước ra ánh sáng, đây là giây phút xúc động cho cả cộng đồng người Việt”
 
Có 60,000 thuyền nhân từ Đông Dương được tái định cư ở Canada, chưa đầy 2 năm sau năm 1979. Nhưng số phận của ông Kieng và hàng trăm người khác không may mắn như thế, họ bị kẹt lại Thái Lan và làm đủ nghề để sống còn, vì họ không phải là công dân Thái Lan
 
Ông Nguyễn cho hay chính phủ của Thủ Tướng Harper đồng ý chấp nhận cho 105 người Việt đến Canada, nhưng họ phải tự lập. Cộng đồng người Việt ở Toronto đã quyên được trên 200,000 đô la để giúp đỡ đồng hương mới đến, đồng thời tìm chổ ở và việc làm cho họ.
 
Tình dân tộc tràn trề, mỗi gia đình Việt mới đến sẽ có 5 gia đình gốc Việt tài trợ. Trong lúc giấc mơ của nhiều người tị nạn Việt mới đến chỉ mong sao con cái họ đi học đàng hoàng ở Canada thì ông Nguyễn nói: “Tôi cũng là thuyền nhân từ Malaysia, giờ đây đến lượt tôi phải giúp đỡ đồng bào đến sau”
 
Trường Giang
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 50 của 58 trang, bài viết từ 736 đến 750 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9