GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 14 của 29 trang, bài viết từ 391 đến 420 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 11.11.2013 22:14:06

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.11.2013 11:50:19
0
                 
  
L  ê  n  h    Đ  ê  n  h

Thuyền trôi theo giòng sông
Lênh đênh kiếp phiêu bồng
Thương hồ là mạch sống
Cuốn theo đời lưu vong

Từ cuồng lưu xuân ấy
Quân giặc về xéo dầy
Phương nam giông bão dậy
Em xa quê từ đây ...

Lánh ngạc ngư thủy quái
Em, con ruốc xa bầy
Nổi trôi vùng nước mặn
Lạc lòai nơi đầm sâu

Máu đỏ nhuộm sông Hồng
Ngập tanh tràn Nam thổ
Cửu Long chừ hoen ố
Chín con rồng lưu vong...

Câu ca dao đồng vọng
Giọng hò mờ cuối sông
Con lái đò không thấy
Sáo lìa bầy bay xa

Lênh đênh phương trời lạ
Đất tha hương là nhà
Chừ bóng chim tăm cá
Quê hương ta là đâu!

Phù vân.Fontana
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2013 01:32:04 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 12.11.2013 21:50:23
0
SAU LƯNG NỖI NHỚ VẪN LÀ QUÊ HƯƠNG
 
                                                                     Cận cảnh chợ nổi Miền Tây
Độc đáo nhất ở vùng sông nước miền Tây có chợ nổi trôi lền bềnh trên sông để, tụ họp để buôn bán sầm quất chẳng thua gì trên bờ.

Đa phần các phương tiện tại chợ nổi là xuồng, ghe. Họ đến từ khắp nơi tụ về đây thành một khu chợ dài hàng cây số. Đặc biệt, trong những ngày tết, chợ nổi trên sông càng náo nhiệt hơn với xuồng ghe tấp nập tụ về để trao đồi hàng hóa.

Chợ nổi thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có.
 
                      
Toàn cảnh khu chợ nổi Cái Răng ở TP. Cần Thơ. 

Như ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.
Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 giờ sáng. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan. Tiểu thương ở đây hầu hết đều sống luôn trên sông.
Sức hút của chợ nổi đối với thập khách chính là giữ gìn, phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là người nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc.
Các chợ nổi tiếng nhất ở Miền Tây như Cái Răng, và Phong Điền (Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang), Châu Đốc (An Giang), tỉnh Cà Mau có chợ nổi Cà Mau. Tỉnh Vĩnh Long có chợ nổi Trà Ôn. Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm. Ở Tiền Giang Chợ nổi Cái Bè.…
Những hình ảnh cuộc sống chợ nổi ở miền Tây:
 
         
Những chiếc xuồng, ghe chở đầy nông sản tụ lại họp thành chợ nổi trên sông.

       
Trời con sương mù trong đêm chợ nổi đã đông đúc người để mua bán hàng hóa

 
Anh Đặng Thành Tài, có hơn 13 năm trong giới thương hồ buôn bán trái cây ở chợ nổi Phong Điền, TP. Cần Thơ. Công việc của anh Tài là thu mua trái cây của nhà vườn đem ra rồi đem bán lại cho thương lái đi xa

 
Bà Ngô Thị Bé Sáu, dân thương hồ 20 năm nay bám nghề ở chợ nổi Cái Răng. Nhờ chợ nổi, bà nuôi được gia đình 6 người có cuộc sống ấm no, con cái đi học đến nơi đến trốn.

 
Những đứa trẻ theo cha mẹ buôn bán và sống trên chợ nổi. Buổi sáng, bé ăn bánh và cháo thịt.

 
Điểm tâm sáng trên xuồng ghe.





 
Nhà vườn mang trái cây chất đầy ắp các ghe xuồng để bán cho giới thương hồ ở chợ nổi..

                     
Niềm vui của nông dân khi đem bán trái cây ở chợ nổi..




                                                                          
Bán hoa ở chợ nổi.

 
Cây bẹo treo lũng lẳng hàng hóa trên ghe xuồng, để người mua biết ghe đó bán loại nào.

                         
Chợ nổi thường có phong cách bán là thẩy chụp.

                               
Chợ nổi có phong tục là chen xuồng ghe với nhau mới có thể đi.



      
Những quán ăn di động trên sông, để phục vụ cho dân thương hồ sống trên chợ nổi.
 


                         
Ghe bán cà phê phin tại chợ nổi trên sông.



                                 
Chợ nổi thu hút nhiều du khách quốc tế.
 
nguồn : từ email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.11.2013 21:55:39 bởi dzuylynh >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.11.2013 15:33:22
0
 

tôi đợi tắt hoàng hôn, lênh đênh biển
tìm tiếng đàn trên ngọn sóng ngược xuôi
tay phăng gió điệu valse theo ba bốn 
bên kia bờ, chùm ba lặng reo vui
*
chìm sau núi, vài octave mỏng mảnh
nốt chỉ còn là dư ảnh ngày đi
đêm khoá sol , trăng ngực trần se lạnh
chùng vài dây, trong sương mặn lạ kỳ 
 *
buồn muôn thuở chỉ vài giây trống vắng
dạo khúc cầm * trên giòng nhạc trầm kha
gõ trên phím bản hát lời rủ quyến
nốt cuối mùa sót lại những âm ba
*
biển đợi tắt hoàng hôn, mời triều xuống
phổ thơ người bằng sóng vỗ mông mênh
tôi lang thang qua những La, Fa trắng
tìm đánh vần những dấu lặng không tên

đông hương 




 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2013 15:37:41 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.11.2013 00:55:42
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
San Jose: Diễn Hành Ngày Cựu Chiến Binh
Cuộc diễn hành với các sắc phục đủ màu, quân trang, quân phục rất lạ mắt. Các dàn trống kèn trình bày các nhạc khúc quân hành, nhịp nhàng dẫn bước chân. Người tham dự phấn khích vỗ tay hoa hô chào đón. Các em bé được cha mẹ giải thích.


Cali Today News - Hàng năm đến ngày lễ cựu chiến binh, thành phố San Jose có tổ chức lễ kỷ niệm, lễ thăm viếng nghĩa trang. Ngày Cựu Chiến Binh năm nay 2013 được tổ chức vào lúc 11:00am ngày Thứ Hai 11/11/2013 tại trung tâm thành phố San Jose.

 
Khán đài chính đặt tại đường Market St. Khoảng 9:00am đã có đông người tham dự đứng hai bên đường từ HP Pavilion Santa Clara đến đường Market để chào đón đoàn diễn hành đi ngang qua.
 
Có hàng trăm đơn vị Dân Quân Cán Chính tham dự. Những hội cựu chiến binh của 2 cuộc thế chiến, các cựu chiến binh các cuộc chiến tại Đại Hàn, Việt Nam...v.v. Và nhiều đoàn của các trường học, các tổ chức yểm trợ cựu chiến binh, hội các bà mẹ con em tử sĩ, mất tích, các đoàn Hướng Đạo Hoa Kỳ, và không thể thiếu đoàn diễn hành của người Việt. Năm nay có 2 đơn vị Việt Nam tham đự: Hội Cựu Chiến Binh Việt Mỹ AVVA, Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc Cali. Trong đoàn diễn hành của LH/CQN có sự tham dự của các Cựu SVSQ Thủ Đức, Lực Lượng cựu SVSQ Thủ Đức Bắc Cali, Hội Nữ Quân Nhân, Hội Thiết Giáp, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia...v.v. Ngoài ra còn có một đoàn Việt Nam: Đoàn Lân Bữu Kim Tự cũng có mặt với 9 con lân và 1 con rồng.
 
Vào lúc 12:00pm, sau những nghi thức khai mạc, đoàn diễn hành bắt đầu xuất phát từ HP Pavilion; dẫn đầu là đoàn xe môtô của cảnh sát SJ 10 chiếc, tiếp sau đó là đoàn môtô của các cựu chiến binh, các chiếc xe của đoàn diễn hành được dẫn đầu với vị sĩ quan Grand Marshal, Dr. S. “Pete” Worden, các chiếc xe của các sĩ quan quân đội, của các vị dân cử trong chính quyền Quận Hạt và Thành Phố: Thị trưởng SJ Ông Chuck Reed, các NV Kansan Chu, Herrera, GSV Dave Cortese, Thị trưởng thành phố Santa Clara, các chiếc xe của các dân cử tiểu bang và liên bang: DB Nora Compos, DB Joe Lofgren, DB Mike Honda...v.v.
 
Tiếp theo sau đó là các đoàn xe và đơn vị cựu quân nhân HK Đệ II thế chiến, các nữ quân nhân, các y tá trong các đơn vị quân đội. Có rất nhiều đoàn thể của các tổ chức dân dự cũng có mặt được sắp xếp xen kẻ nhau. Các đoàn cựu chiến binh Trung Hoa Dân Quốc, Đại Hàn, Việt Nam.
 
Các đơn vị khi khán đài được BTC xướng danh và sơ lược tiểu sử của đơn vị. Toán quân nhân thời Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến, thời Nam Bắc chiến tranh trang bị với các cây súng dài, các bộ quân phục, quân trang được mang theo. Các đoàn Marching Band của các trường học đứng lại biểu diễn...v.v. 
 
Cuộc diễn hành với các sắc phục đủ màu, quân trang, quân phục rất lạ mắt. Các dàn trống kèn trình bày các nhạc khúc quân hành, nhịp nhàng dẫn bước chân. Người tham dự phấn khích vỗ tay hoa hô chào đón. Các em bé được cha mẹ giải thích. Hàng ngàn lá cờ Hoa Kỳ được phát ra, được vẫy lên. Tất cả hòa nhịp, tạo những nụ cười, những giọt nước mắt xúc động.
 
Buổi lễ chấm dứt khoảng 3:00pm.
Lê Bình


dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.11.2013 06:05:22
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
Bức tường Berlin sụp đổ : Nhìn lại bài học lịch sử 1989
Posted on Nov.14,2013 by DaVang


Bức tường Berlin bên phía tây, trước ngày bị sụp đổ Jean-Claude Mouton
Tú Anh
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?

24 năm trước đây, bức tường Berlin sụp đổ trong bối cảnh hàng triệu dân Đông Đức biểu tình phản kháng tình trạng ù lì của chế độ Cộng sản và đòi quyền tự do sang Tây Đức.
Lễ hội tưng bừng vào đêm 09/11/1989 chào đón người dân hai miền được trùng phùng sau gần 40 năm chia cắt được xem là hệ quả của ngọn gió cải cách mà lãnh đạo Liên Xô thời bấy giờ là Mikhai Gorbatchev thực hiện từ năm 1985 thổi qua Đông Âu.
Một tháng trước khi xảy ra sự kiện lịch sử « bức tường ô nhục » sụp đổ, thì vào ngày 07/11/1989, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Đức, đích thân lãnh đạo Liên Xô kêu gọi Đông Đức « cải cách sâu rộng ».
Ngày 03/10/1990 nước Đức thống nhất. Bức tường Berlin sụp đổ kéo theo sự tan rã của toàn khối Cộng sản Đông Âu.
Tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội Đông Đức lúc đó như thế nào? Vì sao giới lãnh đạo không thấy được chế độ bị thoái trào ?
Nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Âu Dương Thệ, Dormund, Đức Quốc phân tích :
Từ « Bức tường Berlin còn tồn tại 50 -100 năm nữa » tới « Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
I. Sự sụp đổ của Cộng Hòa Dân Chủ Đức
RFI đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Âu Dương Thệ, Dormund, Đức Quốc.
RFI : Bức tường Berlin đã sụp đổ như thế nào?
Âu Dương Thệ : Bức tường Berlin chia cắt thủ đô Berlin được xây rất đột ngột từ 1961 và được bảo vệ ngày đêm rất nghiêm ngặt và sắt máu bởi những lực lượng công an và quân đội Đông Đức. Bức tường Berlin là một biểu tượng ngăn chia giữa chế độ toàn trị Cộng sản Đông Đức (DDR) và chế độ dân chủ đa nguyên ở Tây Đức khi ấy. Nhưng đối với 17 triệu dân Đông Đức (ĐĐ) khi ấy và những người yêu chuộng tự do dân chủ thì đây là một „bức tường ô nhục“!
Mãi tới tháng 6.1989 TBT và Chủ tịch nước ĐĐ Erich Honeker vẫn còn tuyên bố ngay tại Mạc tư khoa là “Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 tới 100 năm nữa!“. Nhưng chỉ gần nửa năm sau, ngày 9.11.1989, hàng chục ngàn nhân dân Đông Berlin và Tây Berlin đã leo lên bức tường chia cắt hai thành phố và đục đổ bức tường ô nhục, chấm dứt chế độ toàn trị và mở đường cho 17 triệu dân DDR thống nhất với Tây Đức trong hòa bình và tự do dân chủ. Bức tường Berlin sụp đổ chỉ sau 3 tuần Bộ Chính trị Cộng sản Đông Đức truất phế Honecker. Và chỉ một ngày sau (8.11.89) Bộ Chính trị cho điều tra về sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng của Honecker sau gần 20 năm làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
RFI : Cuộc cải tổ sâu rộng ở Liên Xô của Mikhail Gorbatchev ảnh hưởng gì tới sự sụp đổ của Đông Đức?
Chế độ toàn trị ở Đông Đức không do nhân dân Đông Đức thành lập mà do Hồng quân Liên Xô dựng lên sau khi chế độ độc tài Hitler thất bại trong Thế chiến Thứ 2 (1939-1945). Cho nên dưới con mắt của nhân dân Đông Đức, những người cầm đầu Cộng sản Đông Đức chỉ là cánh tay dài của đảng Cộng sản Liên Xô, không được sư tín nhiệm của nhân dân. Hiến pháp của Đông Đức cũ – cũng tương tự như Hiến pháp của chế độ toàn trị ở Việt Nam – ngay phần mở đầu và Điều 1 đã đề cao chủ nghĩa Marx-Lenin và đảng Cộng sản Đông Đức là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội.
Như vậy chế độ toàn trị ở Đông Đức chỉ có thể tồn tại chừng nào còn được Liên Xô ủng hộ và chừng nào Mạc tư khoa còn nắm vững tình hình cả trong lẫn ngoài. Các điều kiện này đã bị mất dần từ khi Gorbatchev làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô (1985) với những thay đổi toàn diện các chính sách đối nội và đối ngoại, nhất là với Khối quân sự Vac-xa-va bao gồm nhiều nước Cộng sản Đông Âu, trong đó có Đông Đức. Biến động chính trị vào mùa hè 1989 ở Ba Lan chuyển từ độc tài toàn trị sang dân chủ đa nguyên đã như trận động đất khủng khiếp trong Thế giới Cộng sản. Liên Xô không can thiệp, vì Gorbachov đã đề ra chủ trương không can thiệp vào nội bộ các nước đồng minh. Chấn động chính trị rất mạnh khi ấy đã dội tới cả VN khiến Nguyễn Văn Linh phải trở lại với chính sách đàn áp văn nghệ sĩ và báo chí, đồng thời khởi đầu giải pháp cầu hòa với Bắc kinh.
RFI : Tại sao nhóm lãnh đạo CS Đông Đức đã mất uy tín với nhân dân?
Sau Thế chiến 2 cả Tây và Đông Đức kinh tế hầu như tàn rụi, nhưng Tây Đức chỉ sau khoảng 2 thập niên đã trở thành một cường quốc kinh tế ở Âu Châu với kĩ nghệ tân tiến và trên 60 triệu dân được hưởng cuộc sống sung túc và tự do. Trong khi đó kinh tế Đông Đức theo kế hoạch hóa, công hữu đất đai nên không ngóc đầu lên được. Chỉ vài thí dụ dẫn chứng, Auto hiệu Trabant của Đông Đức tuy rất tồi về kĩ thuật, nhưng muốn mua cũng phải đặt cọc cả hàng năm trước. Sau khi bức tường Berlin bị đổ hàng vạn người Đông Đức chạy vào các siêu thị ở Tây Berlin, thứ hàng được họ ưa chuộng nhất là chuối tiêu. Vì ở Đông Đức chuối tiêu là một xa xỉ phẩm phải nhập cảng bằng ngoại tệ, nhưng Cộng Hòa Dân Chủ Đức không đủ ngoại tệ. Trong khi đó sau khi Đức thống nhất người ta đã tìm thấy trong các biệt thự của các ủy viên Bộ chính trị chỉ toàn các sản phẩm hạng sang, nhập cảng từ Tây Đức và các nước tư bản như TV, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén …!
Các sự kiện đó chứng minh là, những người lãnh đạo Đông Đức khi ấy chỉ là những người đạo đức giả, sống trong nhung lụa, không quan tâm tới cuộc sống của người dân, nhưng vẫn tiếp tục cai trị bằng chế độ công an mật vụ – Stasi – và vẫn đề cao chủ nghĩa Marx-Lenin đã hoàn toàn bất cập. Ngay cả khi Gorbatchev đã tiến hành cải tổ sâu rộng ở Liên Xô, nhưng ông Honecker vẫn từ chối cải cách. Cho nên nhân dân Đông Đức ngày càng bất mãn. Vì thế trong dịp dự lễ Quốc khánh thứ 40 của Đông Đức Gorbatchev đã cảnh báo “Kẻ nào đi muộn sẽ bị đời trừng phạt”. Chính khi ấy Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng có mặt trong cuộc lễ này và tính ở lại nghỉ một thời gian, nhưng khi Honecker bị truất phế (18.10.89), đã phải hấp tấp về nước.
RFI : Phong trào đòi dân chủ của nhân dân Đông Đức khi ấy ra sao?
Theo dõi nội tình của Đông Đức từ khi được Liên Xô dựng lên vào sau Thế chiến Thứ hai thì thấy, ngay 1953 người dân Đông Đức đã có cuộc nổi dậy rất lớn, nhưng đã bị các sư đoàn Hồng quân Liên Xô sử dụng thiết giáp đàn áp. Các cuộc vận động dân chủ phải tạm thời chuyển vào các hoạt động xã hội -tôn giáo, đặc biệt của Giáo hội Tin lành ở Đông Đức. Mãi tới khi Hiệp ước An ninh và Hợp tác Âu Châu (KSZE) được kí kết ở Thủ đô Helsinki (Phần Lan) 1975 giữa một bên là Liên Xô cùng các nước Cộng sản Đông Âu và bên kia là Mĩ, Gia Nã đại và các nước Tây Âu thì các cuộc vận động cho nhân quyền và tự do dân chủ lại bộc pháp trở lại rất nhanh và rất mạnh. Vì Hiệp ước Helsinki, ngoài việc gìn giữ hòa bình và hợp tác ở Âu Châu, còn qui định cả việc thừa nhận trao đổi thông tin giữa hai khối và bảo đảm nhân quyền cùng các quyền tự do căn bản.
Lúc đầu những người sáng lập tổ chức “Sáng kiến vì Hòa bình và Nhân quyền” (IFM) đưa ra phong trào “Hòa bình và Nhân quyề” theo những qui định của Hiệp ước Helsinki với chương trình hành động gần giống Hiến chương 77 của nhóm ông V. Havel (Tiệp) và trở thành nhóm đối lập quan trong ngay trong lòng chế độ toàn trị DDR.
Các biến động chính trị lớn vào mùa hè 1989 ở Ba lan đã làm bùng nổ phong trào tị nạn của hàng chục ngàn người dân Đông Đức chạy sang các nước lân bang như Hung, Tiệp và vào các sứ quán Tây Đức xin tị nạn chính trị. Chính các cuộc tị nạn đông đảo này đã gây thêm phân hóa trầm trọng ngay trong Bộ chính trị ĐCS ĐD và khiến cho phong trào đòi tự do dân chủ ở Đông Đức đạt đến cao độ. Một phong trào đối lập mới ra đời ở Đông Đức là “Tân Diễn đàn“ (Neus Forum) vào cuối hè 1989 và ra Lời kêu gọi “Vùng lên 89“ (Aufbruch 89) đòi đối thoại giữa nhân dân với nhà cầm quyền để cải tổ chính trị theo hướng dân chủ. Chỉ vài tháng sau đã có trên 200.000 người kí tên ủng hộ Lời kêu gọi.
Các cuộc biểu tình vào chiều Thứ hai mỗi tuần xuất phát từ nhà thờ Nikolaikirche ở Leipzig với các khẩu hiệu „Chúng tôi là nhân dân“, „Khước từ bạo lực“ vào 4.9.89 đã có sức thu hút sự tham gia tích cực của nhân dân rất mạnh, đầu tháng 9 chỉ có 1200 người nhưng tới cuối tháng 10 đã có tới nửa triệu người tham dự. Nó còn thuyết phục cả nhiều cán bộ cao cấp đảng Cộng sản Đông Đức ở địa phương tham gia và nhiều đơn vị công an, quân đội đã chống lại lệnh của Honecker từ chối dùng vũ lực đàn áp người biểu tình. Chỉ một tuần trước khi bức tường Berlin sụp đổ đã diễn ra cuộc biểu tình rất lớn ở quảng trường Alexanderplatz , Đông Berlin với khoảng nửa triệu người tham dự.
RFI : Tây Đức và Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã đóng vai trò như thế nào đối với các phong trào đòi dân chủ ở DDR và Đông Âu?
Cuộc „Cách mạng nhung“ diễn ra ở Đông Đức và hầu hết các nước Cộng sản Đông Âu đã diễn ra trong hòa bình, mở ra một kỉ nguyên mới về phương thức thay đổi thể chế chính trị so với các thế kỉ trước đây chỉ thuần dùng bạo lực. Thành công nhanh chóng, lớn lao và ít hao tổn nhân mạng và tài sản này là sáng kiến và công lao đầu tiên của chính nhân dân Đông Đức và các nước Đông Âu. Điều này thật rõ ràng không ai có thể phủ nhận được. Vì họ đã biết kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh quốc tế của thời đại vào đúng lúc, đúng chỗ.
Nhưng sự hậu thuẫn cả về tinh thần lẫn vật chất của Tây Đức cho Đông Đức và Liên Hiệp Châu Âu cho toàn bộ Đông Âu là một yếu tố cực kì quan trọng. Chính sự hưng thịnh vững vàng của Liên Âu (khi ấy với 12 nước và khoảng 300 triệu người) cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã trở thành một tấm gương cho các cuộc vận động dân chủ tự do ở Đông Đức và Đông Âu trong thập niên 80 vừa qua. Trong các sách Hồi kí của cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl và cựu Ngoại trưởng Đức D.Genscher, cũng như nhiều sách nghiên cứu của các chuyên gia chính trị đã xác nhận, Liên Âu là hậu phương vững chắc cho sự thống nhất Đức và thay đổi thể chế chính trị trong hòa bình và nhanh gọn ở Đông Âu trên hai thập niên trước đây.
II. Cuối trào của triều đình XHCN ở VN?
RFI : Đâu là những tương đồng lớn giữa hai chế độ toàn trị ở Đông Đức và Việt Nam?
Ngày 23.10 trong cuộc họp tổ ở Quốc hội bàn về „Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992“ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố “Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Khi chọn cách chơi chữ như vậy, người cầm đầu chế độ đồng thời là lí thuyết gia của Đảng muốn để cho mọi người biết là, chế độ toàn trị sẽ còn tồn tại tiếp tục cả thế kỉ nữa ở Việt Nam. Một sự tình cờ là, ý tưởng này cũng giống như tuyên bố của Honecker vào giữa năm 1989 „Bức tường Berlin còn tồn tại 50-100 năm“. Tuyên bố giống nhau của hai thủ lãnh độc tài cho thấy, đây là cách nói cường điệu khi họ phải đối diện với nguy cơ. Nhưng điều gì đã xẩy ra ở DDR chỉ nội sáu tháng sau đó thì đã trở thành một sự kiện lịch sử ai cũng biết.
So sánh hai chế độ toàn trị ở VN hiện nay và ở cựu Đông Đức thì tuy có một số điểm khác nhau, nhưng tương đồng là chính. Những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, cũng rất giáo điều và bảo thủ, bất chấp tình hình quốc tế và trong nước đã thay đổi triệt để, nhưng họ vẫn chống lại nguyện vọng của nhân dân, như Honecker trước đây hơn 20 năm ở ĐĐ. Điển hình mới nhất như trong việc gọi là sửa đổi Hiến pháp. Khởi đầu họ kêu gọi mọi người góp ý kiến và sẵn sàng nghe cả ý kiến trái chiều. Nhưng khi nhân dân thuộc nhiều giới công khai đóng góp ý kiến, đại biểu cụ thể là “Kiến nghị 72” do nhiều nhân sĩ , trí thức trong và ngoài nước đưa ra và được cả hàng ngàn người thuộc nhiều giới- kể cả nhiều đảng viên tiến bộ- kí tên đồng ý thì ông Trọng đã rất kiêu căng ngạo mạn kết án “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! » Đúng ra phải trân trọng đối thoại với dân, nhưng ông Trọng đã cao ngạo khinh thường những đóng góp thành thực này. Vì vậy chính ông Trọng đã tự đánh mất tư cách và khả năng của người lãnh đạo!
Tại Hội nghị Trung ương 8 đầu tháng 10 những người bảo thủ và các nhóm lợi ích trong Trung ương đã thỏa hiệp ngầm với nhau bắt Quốc hội phải thông qua „Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992“ ngay trong kì họp thứ 6 này để mong kéo dài chế độ độc tài. Mặc dầu những điều căn bản vẫn còn tranh cãi, như để ĐCS độc quyền tiếp tục, kinh tế Nhà nước vẫn nắm chủ đạo, đất đai vẫn thuộc quyền công hữu, quân đội và công an phải tuyệt đối trung thành với Đảng…!
RFI : Sự bất lực và tha hóa đạo đức của những người có quyền lực ở Việt Nam như thế nào và dẫn tới những hậu quả gì?
Chính ông Trọng và các ủy viên Bộ chinh trị đã biết rằng, việc duy trì chế độ độc đảng, trong đó giành quyền ưu đãi gần như tuyệt đối cho những người có quyền lực ở trung ương và địa phương đã không làm chế độ ổn định, mà chỉ phát sinh thêm và trầm trọng hơn tệ trạng tham nhũng của bọn quan tham, biến các tập đoàn nhà nước thành nơi chia quyền, đục khoét tài sản quốc gia một cách vô trách nhiệm. Điển hình như việc làm ăn thua lỗ của Tập đoàn Vinashin vừa phải phá sản ít ngày trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Than Việt Nam…đã làm thất thoát cả hàng chục tỉ Mĩ kim. Trong vụ Vinashin Nguyễn Tấn Dũng đã hai lần xin lỗi và nhận trách nhiệm, nhưng ông ta vẫn chỗm chệ ở ghế Thủ tướng!
Chỉ có nhân dân phải gánh vác các hậu quả tại hại này. Rõ ràng nhất như nạn lạm phát cao và thường xuyên trong nhiều năm làm cho cuộc sống của nhân dân rất cơ cực; nợ công ngày càng phình ra đang tới mức mất kiểm soát –trong báo cáo vừa qua tại Quốc hội, Nguyễn Tấn Dũng đòi tăng ngân sách lên 5,3%. Nhiều chuyên viên Việt Nam và các tổ chức tài chánh quốc tế, như Ngân hàng Thế giới, đã cho biết, các con số nợ công mà chính phủ đưa ra còn thấp hơn rất nhiều so với thực tế! Trong ba năm trở lại đây mức tăng trưởng kinh tế của VN mỗi năm lại đi xuống, trong khi nhiều nước trong khu vực lại đang lên!
Trong khi tiền thuế của nhân dân và tài nguyên của đất nước bị lạm dụng và lãng phí khủng khiếp thì sự giầu lên nhanh và bất chính của cán bộ có quyền đã trở thành công khai. Chính ông Trọng đã nói trong nhiều Hội nghị trung ương và qua phong trào chỉnh đảng với các cuộc tự phê bình và phê bình ngay trong Bộ chính trị kéo dài nhiều tuần lễ trong năm 2012…. Nhưng việc chống tham nhũng đã thất bại, không những thế dự tính đòi kỉ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không thành và đang tạo nên sự chống đối công khai lẫn nhau. Hiện nay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn kể tiếu lâm, chế diễu công khai cả Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng.
Nguy hiểm nữa là, do những khó khăn kinh tế, tài chánh và không được sự tin cậy của nhân dân, nên những người lãnh đạo chế độ ngày càng phải quỵ lụy Bắc kinh nhằm mưu đồ bảo vệ cái ghế và tiền bạc. Điển hình nhất là Thông cáo chung 10 điểm ngày 15.10 giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã mở toang cửa cho Bắc kinh tham dự và can thiệp vào nhiều lãnh vực của VN từ quốc phòng, an ninh, chính trị, ngoại giao tới kinh tế, tài chánh, báo chí và văn hóa tư tưởng! An ninh và chủ quyền của Việt Nam đang bị đe dọa!
Nói tóm lại, vì thiếu năng lực và tha hóa đạo đức, nên những người đang nắm quyền lực đang đục ruỗng gia tài của Đảng do các thế hệ trước để lại!
RFI : Các cuộc vận động dân chủ ở trong nước đang phát triển như thế nào?
Chính vì thế, mặc dầu bị đe dọa của chế độ công an trị cực kì tàn bạo, nhưng nhân dân nhiều giới, từ trí thức, chuyên viên, thanh niên, công nhân và nông dân và cả nhiều đảng viên biết quí tự trọng đã không còn sợ. Trong những năm gần đây nhiều giới ở trong nước theo dõi rất sát tình hình thời cuộc và đặc biệt xung đột ở đầu não chế độ toàn trị. Nhiều cuộc vận động đã bung ra trong các lãnh vực đang có bức xúc lớn, như các biểu tình chống sự xâm lấn của Bắc kinh, ủng hộ các vụ khiếu kiện đất đai của nông dân, nhà thờ, đòi tự do cho các thanh niên và các Blogger bị giam giữ trái phép, ra các Kiến nghị và Tuyên bố về sửa đổi Hiến pháp…Phương pháp tranh đấu là hòa bình, khước từ bạo lực, với mục tiêu trong sáng là chấm dứt đàn áp, công an trị và bảo vệ nhân quyền, tiến tới dân chủ đa nguyên. Vài năm trước chỉ có một số người, nhưng nay đang lan tỏa ra nhiều giới và sự tham gia ngày càng tích cực và đông đảo.
Đặc biệt nữa là, các cuộc vận động này đã biết tận dụng các phương tiện thông tin nhanh chóng và quảng đại là Internet cả trong nước lẫn ngoài nước. Nên không chỉ nhiều giới ở trong nước mà cả báo chí quốc tế và chính giới các nước dân chủ biết rất rõ về Kiến nghị 72 của hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên và đảng viên tiến bộ đòi thay đổi thực sự và toàn diện Hiến pháp, các tuyên bố của Phật giáo và Công giáo, « Tuyên bố về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị », « Tuyên bố 258 » của những người trẻ Việt Nam !, lời kêu gọi từ bỏ Đảng CS và lâp đảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu Đằng, hay mới đây lời nói rất khẳng khái và đúng đắn của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên mới 21tuổi tại tòa án « Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng ».
RFI : Rút ra bài học nào từ Đông Đức, Đông Âu tới Việt Nam ?
Thế hệ Cộng sản Việt Nam đầu tiên đã biết thu phục nhân dân và có công rất lớn trong việc giành lại độc lập. Đây là gia tài rất quí để lại. Nhưng các thế hệ tiếp sau đã không biết gìn giữ và vun bồi. Trái lại, càng về sau bọn con cháu chỉ thích ham chơi hoang phí và làm điều bạo ngược chống lại dân, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Họ còn đang tháo khoán cho Bắc kinh thực hiện chính sách bành trướng ở biển Đông và bòn rút tài nguyên của Việt Nam . Chính vì thế họ là những người đang đục ruỗng gia tài của Đảng, không những thế còn đang chia bè, chia cánh, tranh giành quyền lợi ích kỉ và thanh toán lẫn nhau!
Vì vậy nhân dân ta đã thức tỉnh và đang đứng dậy, không thể chờ và tin vào những lời hứa cuội của những người cầm đầu chế độ toàn trị! Các cuộc vận động dân chủ đang lên cao ở trong nước cho thấy, nhân dân Việt Nam đang tự tin, quyết nắm lấy tương lai trong chính tay mình.
Tóm lại, trước đây trên hai thập kỉ nhân dân Đông Đức và các nước Cộng sản Đông Âu đã đứng dậy chấm dứt các chế độ toàn trị của các tập đoàn lãnh đạo tham nhũng, bất lực và ích kỉ. Nay nhân dân Việt Nam cũng đang hành động chính nghĩa như vậy!
nguồn: HNSG
***
Lời bàn
Trông người mà nghĩ đến ta
Vò tai bứt tóc nặn ra lập trường
Đã gây biết mấy tai ương
Quay về chính nghĩa con đường quốc gia
Chớ nên dại dột sa đà
Hán Tàu thần tượng có là ra ma !
Bác linh thiêng cứu sơn hà ?
Cút ra bãi rác nằm mà an thân
Để cho quần chúng nhân dân
Giữ yên xã tắc thập phần tự do
Chớ chờ tường đổ mới lo!
ĐỔI THAY CHÍNH THỂ TỰ DO? trễ rồi!!!
- dl -

<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2013 08:31:49 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.11.2013 08:15:28
0
 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

Tuyệt tác - Phải nhìn kỹ từng chi tiết mới thấy các hình thiếu nữ khỏa thân  

Một nghệ sĩ đã dành nhiều thời gian và công sức để xếp hình các người mẫu nude thành hình con chim và các côn trùng trên máy tính.
 

Nghệ sĩ Cecelia Webber đã cắt ghép những hình mẫu nude để xếp thành hình con chim rất sống động.
 
 
Nghệ sĩ 28 tuổi đến từ Canada chụp rất nhiều ảnh người mẫu nude. Cô cắt ghép, xoay hình và tô màu để tạo thành hình chim và côn trùng đẹp lạ.
 
 

Hình con sâu được ghép từ hình những mẫu nude.
 
 

Nghệ sĩ Cecelia phải bỏ rất nhiều thời gian, có thể vài tháng, để hoàn thành một tác phẩm như thế này.
 
 


Tạo hình con bướm sặc sỡ của tác giả Cecelia. Với các tác phẩm công phu Cecelia phải dành một năm mới hoàn thiện.
 
  


Một trong những bước khó nhất là sắp xếp các hình mẫu nude vào với nhau.
Công đoạn này luôn đòi hỏi sự sáng tạo và kiên nhẫn.
 
 


Nhiều người không nghĩ rằng hình con bướm này lại được ghép từ hình mẫu nude.
 
  


Mỗi tác phẩm là sự tập hợp của hình ảnh những người mẫu nude ở nhiều tư thế khác nhau.
 
 

Đôi chim tình tứ.
 
 

Con công sặc sỡ.
sưu tầm
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2013 08:25:25 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.11.2013 10:15:42
0
      

V Ỡ

mai sau có dứt đường tơ
cho nhau một nửa bài thơ làm quà
ngày nhà em kết pháo hoa
anh ra chiến tuyến xông pha trận tiền
giã từ sách vở bút nghiên
áo thư sinh vắt trên triền tương tư
bây giờ ở chốn thảo lư
hái tương tư thảo viết thư cho người
ngày xưa mai huệ xanh tươi
bây giờ lan cúc còn cười thắm xinh
trách chi con tạo bất bình
chia uyên rẽ thúy cho mình chia xa
trăng che nửa bóng lá ngà
nắng chia nửa mảnh nhạt nhòa đồi mơ
nón bài thơ nhớ ngẩn ngơ 
mũ xanh áo trận giày sault bụi mờ
trưng vương cổng nhện giăng tơ
ai chờ mang hũ cốt thơ về thờ...
 
...nửa này vương cánh phi cơ
nửa kia ở lại hòai mơ tương phùng 
 
.lanchy.
(đến qúy thi hữu saomai,saolinh,đỗquân,ấutým,hòangbạchvân,dohop,tócnâu,diênvỹ,huyềnbăng,cátly,càna,thúylan,nghinhnguyên,đônghương)


 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2013 23:06:52 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.11.2013 21:33:55
0
 
 
 
 
 




Còn Yêu Em Mãi

Tác giả: Nguyễn Trung Cang


Yêu em như thuở nào, 
tình yêu còn biên đầy trang giấy, 
Yêu em như thuở nào, 
Tình yêu còn đong đầy trang sách. 

Dù biết trái tim đã già, 
Mà những thiết tha chẳng nhòa, 
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng, 
Gọi tên nhau lúc cô đơn, 
Để nghe sưởi ấm tâm hồn. 

Em ơi đây tiếng đàn, 
Lời ca dệt ân tình năm tháng, 
Câu ca hay khúc nhạc 
Tình yêu còn đong đầy khao khát, 
Dù có cách xa mỏi mòn, 
Mà những dấu yêu mãi còn, 
Sưởi ấm xác thân héo gầy, 
Tình yêu như gió đem mây, 
Gọi mưa giăng kín khung trời. 

Điệp khúc:
Này em hỡi, 
ta mơ ngày sẽ tới, 
khi tương phùng, 
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc. 
Ngọt hay đắng, 
trong cuộc đời mưa nắng, 
ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời. 

Riêng ta nơi núi rừng, 
về đêm càng nghe hồn băng giá, 
câu ca hay khúc nhạc, 
càng thêm sầu cho tình tan nát. 

Dù biết cách xa với đời, 
dù biết thủy chung chẳng rời, 
mà vẫn xót xa tháng ngày, 
chờ ta chi nữa em ơi, 
còn đâu giây phút tuyệt vời.


  

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.11.2013 04:54:10
0
 
        Tặng tt và Giai điệu Phù Trầm
 
 
 
 
 
Nghệ sĩ Bướm...
 
Chúc mọi người một cuối tuần vui và bình an.
 
 CàNa

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.11.2013 22:46:38
0
  : "Cảm ơn ông Tư  đã sáng tác  bài thơ Men Thu cho mọi người thưởng thức.
Hic , Cà na gọi chung ông Tư  là " bạn " cho ông Tư được trẻ mà cũng bị rầy !. Bộ ôngTư chỉ thích làm " ông già ông Tư  " thôi hả ? "
 : " ông tư đã già từ khi còn trẻ lựng Cà ơi! Là bướm cũng chẳng mà là bạn thì cũng không nghen... đã làm " bốlynh" mấy chục năm rồi, nay lên chức "ông tư " coi bộ hợp thời trang đó chớ hả Na ? Càna mãi lo chuyện đồng áng, tậu đất làm vườn mà chểnh mảng làm thơ, có muốn ông Tư bưng bỏ vô hũ Càna chưng trong tiệm thuốc Bắc ở siêu thị chú Xèng của béhộp không ? 



 
N g h ệ   s ĩ   B ư ớ m...
( tặng LinhVũ.CaoNguyên.đônghương.TrầntrungĐạo.hươnglinh NguyễntấtNhiên.NghinhNguyên.HuyềnBăng )

đêm mơ hóa bướm theo Trang Tử
thăm mấy sào hoa mệt muốn đừ
cánh vỗ nhịp thi từ giai điệu
mấy khúc cầm thiếu đủ bao nhiêu...

có biết bao điều chưa muốn ngỏ
có hàng trăm vạn nỗi lo toan
mãn khai hơn bốn nghìn năm đã
một đóa Tiên Rồng hoa rách tươm

ta không vốn dĩ lòai ong bướm
hút nhụy vờn hoa hớp sắc hương
cánh nhạc oằn thân chùng sương đọng
hỗn mang nhịp phách khúc tiêu bồng

bảng nhãn thám hoa, lòng chớm động
hành giả giang hồ, nghiệp chướng đong  
có không không có hay không có
có có không hay không có không...

nguyệt cầm xước, tiếng muôn âm đục
sáo trúc trầy, ngân vạn sắc thanh
ví sả thân này thành trăm mảnh
hóa khúc nhạc lành dâng chúng sanh

ôm đàn nghe Nước chân cầu chảy
vỗ khúc tâm hư ngóng núi Non
Lão Trang ứng điệp về Hoa Quốc
Ta hóa rồng bay đến Lạc Hồng !

dzuylynhhàndạlữ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2013 07:42:16 bởi dzuylynh >

nghinhnguyen
  • Số bài : 1392
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.08.2007
  • Nơi: Duc Linh -Binh Thuan
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 17.11.2013 20:15:13
0
Xin chân thành cảm ơn tri âm với tấm lòng độ lượng bao dong của người nghệ sĩ . Nỗi  buồn của nhân thề cũng là nỗi buồn  của người nghệ sĩ, Thi sĩ Hàn Mạc Tử đã viết : "Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh/ Hơn hết u buồn của nước mây/ Của những tình duyên thương lỡ dỡ/ Của lời rên xiếc gió heo mây..." Dẫu cách xa vạn dặm tình ý vẫn thấy gần . chúng ta sinh ra thời vận nước suy vi, bao thảm cảnh của cuộc đời, bao nhiêu trăn trở, may mắn Trời ban cho chút hồn thơ để giải tõa vả sẻ chia những nỗi buồn niềm vui  trong cuộc đời có chút tình tri âm. tri kỷ
đó là hạnh phúc khi yêu và được yêu, chúng ta ý thức rằng chúng ta còn nợ cuộc đời quá nhiều khi ta vào đời.
 NN xin gởi đến DL cảm nghĩ về món nợ nầy 
 
NỢ VÀO ĐỜI
 
Từ chưa mở mắt chào đời
Là ta đã nợ 
Đất Trời
Mẹ Cha
Tiền nhân đỗ máu đào ra
giữ gìn tổ quốc, cho ta cội nguồn
Nợ người cần lao sớm hôm
bát cơm manh áo đã làm ấm no
Nợ người trí thức chăm lo
công trình tích lũy dâng cho đời này
Nợ ơn dạy dỗ của thầy
Nợ tình
Nợ bạn
bao ngày tháng qua
Nợ người - người đã cho ta
từ tronh cau đắng  - có pha ngọt ngào
 
Kiếp nhân sinh có là bao
mỏng giòn yếu đuối bước vào trần ai
một đôi chân - gánh bờ vai
Nợ đời ai dễ môt mai trả đền ?
 
Nghinh Nguyên 
Hãy giữ tình yêu sống trong ta
Dẫu cho tình đời có phôi pha
Mỗi ngày góp nhặt niềm vui mới
Trái tim nhân ái mãi không già....

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 18.11.2013 00:30:55
0
GIAO DUYÊN THƠ BẰNG HỮU



ĐÀN THEO ÂM SÓNG

tôi đợi tắt hoàng hôn, lênh đênh biển
tìm tiếng đàn trên ngọn sóng ngược xuôi
tay phăng gió điệu valse theo ba bốn 
bên kia bờ, chùm ba lặng reo vui 
*
chìm sau núi, vài octave mỏng mảnh
nốt chỉ còn là dư ảnh ngày đi
đêm khoá sol , trăng ngực trần se lạnh
chùng vài dây, trong sương mặn lạ kỳ  
 * 
buồn muôn thuở chỉ vài giây trống vắng 
dạo khúc cầm * trên giòng nhạc trầm kha 
gõ trên phím bản hát lời rủ quyến 
nốt cuối mùa sót lại những âm ba 
*
biển đợi tắt hoàng hôn, mời triều xuống 
phổ thơ người bằng sóng vỗ mông mênh 
tôi lang thang qua những La, Fa trắng 
tìm đánh vần những dấu lặng không tên 

đông hương  


 
c u n g  v ỹ
biển đợi hòang hôn say sóng, lặn
  chờ âm thầm thao thức,
  vỹ cầm ngân
lũ chim đêm giăng cánh chắn cung hằng
thêm những dấu ký âm dài vô tận...

thời con gái chỉ còn
in dấu lặng
những vui buồn
gom góp
mấy trường canh
dấu liên ba hai nhịp gánh hai thân
chừa một nhịp dành hai thần một phách

thơ khổ chủ có làm đau nhạc khách?
mưa thu dầm có lạnh nắng đông hanh?
luyến lưu chi gió mát với trăng thanh
cho cung vỹ hải hành cùng sóng nhạc! 

thơ ẩm túy,
  khướt say,
  sa hủ nhạc
nhạc ngà ngà,
  nhạc ngả,
ngủ bình thơ
nhạc và thơ là rễ má rau mơ
làm mặc khách tao nhân mờ nhân ảnh

  xin bọt biển hóa sao trời lấp lánh
ghép thành lời thánh sáng tặng thi nhân
cho tôi nghe nhịp thở chốn dương gian
hòa tiếng kệ âm tràn con sóng nhạc

dzuylynh.Nov172013
- tặng dv.tl.đh.nn.hb -
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2013 00:44:04 bởi dzuylynh >

Cà Na tn nguyen
  • Số bài : 1717
  • Điểm: 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.03.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 19.11.2013 01:14:54
0
 
 Ông Tư ơi !
 CàNa thích Bướm từ nhỏ, theo Cà na thì đó là những  nghệ sĩ đúng nghĩa ., Xinh đẹp , phóng khóang , làm đẹp cho cuộc đời , nhàn nhã rong chơi dù kiếp sống ngắn ngủi.
 Nhất là ảnh chụp chú Bướm này, có vẻ gì phiêu bạt hay hay
 Vì post sau thiên thanh nên nhân tiện Cà na tặng để cảm ơn tt hay post nhạc cuối tuần cho mọi người thưởng thức đó mà
 Thêm chú Bướm này nữa, cũng có vẻ  "trầm tư " nè.ông Tư..( Nhưng ảnh chụp hơi mờ !  )
 
 
 
 
 Hic ! Dạo này  trong trí Cà na chỉ hiện ra chuyện vườn tược, rau trái, nấu ăn thì làm sao Cà na làm thơ được. Vậy mà ông Tư cũng dọa ...ngâm Cà na vô hu? thuốc Bắc ở siêu thị chú Xèng của béhộp !
 ( Ủa , mà sao lâu quá hổng thấy béhôp hả ông Tư ? )
 
Cà Na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2013 10:17:49 bởi Cà Na tn nguyen >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.11.2013 07:26:10
0
TRUYỆN ĐỜI THƯỜNG

 
PHÀM PHU TỤC TỬ
Bài này tựa đề là phàm phu tục tử nên một vài từ ngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy. Người viết báo trước để những ai dị ứng với chuyện bậy bạ thì cảm phiền nhắm mắt đừng đọc.. Những đoạn thơ hoặc nhạc nếu không ghi chú tên tác giả tức được trích trong internet hoặc lưu truyền trong dân gian.
  *
  Nhớ ngày xưa còn con gái mới lớn, đầu óc tui thật trong sáng, thánh thiện. Tui mơ có được một người bạn đời hợp ý tâm đầu để cùng ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ, đối ẩm, thả diều, bắt bướm... Vợ chồng phải coi nhau như bạn, giữ tình thanh tao chứ không để ba cái chuyện đầu gối tay ấp làm vẩn đục vấy bẩn. Tui mơ, tui mộng đủ thứ cho đến khi tui gặp được chàng.
  Chàng là một thư sinh tuấn tú tướng người rất nho nhã, đàng hoàng, và hiền như bụt. Chàng thuộc thơ của các văn nhân thi sĩ như cháo; lâu lâu lại xổ vài bài thơ lãng mạn mà vì chàng chỉ đọc vài câu, vừa vặn hợp tình, hợp cảnh, không nhiều hơn ý muốn nói nên tôi khó mà nhận ra là thơ văn của ai. Cho dù mơ mộng mấy đi nữa, nhưng cũng là nhi nữ thường tình, tui vốn không quên “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Nay đã gặp người hợp nhãn, hợp ý tui chẳng ngần ngại gì mà không gần gũi để tìm hiểu thêm.
Nhiều lần trốn đi ngắm sóng biển, ngắm sao trời, thơ thẩn với chàng quá, má tui đã cấm không cho hai đứa gặp nhau nữa. Chàng thở dài ngâm nga thơ Nguyễn Bính:
  “Giá đừng có dậu mồng tơi
Tối nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.”
  Tui kể lại với má. Thế là má tui bỏ lệnh cấm vận vì không muốn trở thành dậu mồng tơi lỡ ai hái nấu canh thì khổ. Má tui lâu nay rất mê thơ, đã từng chép mấy tập thơ dầy cộm nên thấy chàng biết xài thơ đã cho điểm tốt ngay.
  Chàng còn là một thư viện truyện cười, kể tui nghe đủ thứ truyện vui thật dễ thương...Chàng lắng nghe tâm sự của tui; đồng cảm với mơ ước của tui và đã tỏ tình một cách rất thơ theo đúng cái thắc mắc đang lởn vởn trong đầu tui hôm hai đứa đang thơ thẩn dạo chơi:
  Người đâu gặp gỡ làm chi!
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
  Rồi chàng hứa...sẽ là người bạn đời mà tui tưởng tượng. Thế là chẳng bao lâu đám cưới của đôi trai thanh gái lịch đã xảy ra. Chàng trở thành chồng tui và từ từ lộ nguyên cái chất phàm phu tục tử mà tui không thể nào tưởng tượng được.
  **
  Bắt đầu buổi tân hôn, hai đứa tui ngủ chung giường nhưng chắn giữa là một cái gối như đã giao hẹn trước kia. Ðược đâu vài phút chàng bắt đầu hát:
  - Tay có bằng lòng cho tay nắm với?
  - Xin nắm tay hở? Nắm một chút thôi nhen. Nắm tay được vài phút chàng hát tiếp:
  - Tóc có bằng lòng xin một sợi thôi?
  - Xin tóc làm gì vậy?
  - Ðể anh kết tóc se tơ ấy mà...
  Giọng chàng êm như ru hát thì thầm bên tai tôi:
  - Chân có bằng lòng cho chân kẹp lại?
  - Một phút thôi nhen! (tui nói ỉu xìu)
  - Môi có bằng lòng xin một nụ hôn?
  Im lặng! Tui hết trả lời được nữa mà nhắm mắt chết trân. Rồi chàng xin lần cuối cùng với ca khúc của Ngô Thụy Miên:
  “Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng
  Cứ thế, chàng tấn công từng tí từng tí thật tình tứ. Cái gối chắn bị quăng khỏi giường! Từ nay hết tình thoát tục, hết tình thanh tao, hết tình bạn bè mà bắt đầu cho tình vợ chồng chính hiệu.
  Nhưng đó đâu có phải là lần xin cuối cùng. Ðêm đó chàng cứ xin thêm, xin nữa, xin tới, xin lui. Tui hỏi chàng:
- Sao anh xin hoài vậy?
  Chàng hát:
Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng lòng bỗng rộn ràng...
 (Tình nhớ của TCS)
  Thật ăn gian, trích câu này ghép câu nọ nhưng cũng không sao! Tình vợ chồng ngó bộ cũng hay hay đó chứ. Tui làm thơ cho chàng nghe:
  Hình như em đã lên tiên,
Mây xanh, gió mát, kỳ viên chốn này.
Anh ơi em muốn vòng tay,
Giữ em thật chặt ngất ngây suốt đời.
  Người ta cứ hỏi tình yêu màu gì? Trong Asia 57, Thùy Dương bảo là màu đỏ, màu hồng, màu cầu vồng ngũ sắc, nhưng Việt Dũng đều cho là trật và cuối cùng anh ta trả lời là tình yêu màu xanh. Sai hết quí dị ơi. Câu trả lời đúng nhất là “Tình yêu màu nho”. Quí dị théc méc hả? Tại sao là màu nho? Nho xanh, nho đỏ hay nho đen? Xin thưa “màu nho” nói lái lại là “mò nhau”. Ðúng quá rồi còn gì! Yêu nhau là phải mò nhau rồi phải không? Vậy mà nghĩ lại cái hồi hai đứa tui bồ nhau, chỉ toàn là đưa nhau đi thưởng ngoạn ngắm cảnh, chẳng hun chẳng hít gì ráo trọi. Thế mới phục chàng biết kiềm chế, giả nai nên mới dụ được tui, con bé ngây thơ sống trên mây trên gió. Nhưng mà nghĩ kỹ, nếu chàng cho tui biết màu của tình yêu sớm chắc tui ... lấy chàng sớm hơn không chừng! Chàng lý sự với tôi:
  “Ở đời ai cũng như ai
Ăn cơm bằng đũa, để tay mà mò.”
  Ăn ở với nhau một thời gian, tui thấy ai chế ra câu này thật đúng quá xá cỡ:
  “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Lấy nhau rồi nham nhở lắm ai ơi!”
  Bây giờ 2 đứa tui chẳng còn giữ gìn, chẳng còn kín đáo, chẳng còn ý tứ với nhau gì cả. Câu châm ngôn về tứ khoái của con người mà chàng kê đầu giường và lấy làm tâm đắc là:
  “Trên đời có bốn cái vui. 
Ăn, ngủ, iêu, ị lui cui cả ngày”.
  Nhất khoái của chàng là cái máu ăn thì ôi thôi khỏi nói. Chàng ăn uống như hùm như hổ, ăn lia chia suốt ngày không liền miệng. Cái từ “Ăn to, nói lớn” là thế nào giờ đây tui mới biết. Vì ăn nhiều quá nên “nói lớn” bằng bên dưới hơi nhiều, chàng nổ pháo liên hồi khắp nhà nghe bất nhã hết sức dị đó. Vậy mà chàng cũng có câu để bào chữa:
  Cái **** là cái trời cho,
Ai mà không **** ốm o gầy mòn.
Cái **** là cái tròn tròn,
Ai mà không **** gầy mòn ốm o!
  Chuyện gì chồng tui cũng trích thơ, trích ca dao tục ngữ chế biến để ngâm nga. Thơ văn tao nhã ngày nào đã đi đâu mất mà giờ đây chỉ toàn là thơ nham nhở, thô tục, bậy bạ hết nước nói. Nhưng nguy hiểm một điều là tui dần dần trở thành ma tà đạo như chàng - tui thấy thích và cười quá xá khi nghe những bài thơ quái đản đó mới chết chứ.
  Bây giờ tui nói về “nhị khoái” của chàng tức cái tính ngủ. Chàng ngủ dễ lắm và rất say. Ngủ say đến nổi có lần tôi nghịch lấy màu vẽ vằn vẽ vện lên mặt mà vẫn không biết gì cả. Ăn được, ngủ được là tiên trên đời mà. Thấy vậy tôi cũng mừng cho chàng nhưng ngặt cái chàng lại ngáy dữ dội. Có lúc tiếng ngáy như tiếng rắn kêu, có lúc như tiếng bò rống, và có lúc nghe như tiếng đàn cò ò e. Không sao! “Yêu nhau yêu cả ngáy to đấy mà!”
  Có lần tụi tui vừa mới mua về cái xe Honda đời mới, chạy êm như ru. Tối đó, tui nằm ngủ mơ thấy mình lái chiếc xe mới này tà tà dạo biển. Ðang chạy ngon lành, bỗng dưng tiếng máy xe kêu lên kỳ lạ - rẹt...rẹt....khẹt...khẹt rồi lớn lên dần. Cuối cùng nó khẹt lên một cái rồi xe bị dừng lại không chạy nữa. Tui tá hỏa tam tinh. Thôi tiêu! Mua nhằm cái xe dỏm rồi. Xe mới có bảo hành, sửa không tốn tiền nhưng máy đã có vấn đề thì dù sửa lại cũng không được tốt. Chơi bạo bỏ ra hai mấy ngàn mà mang đồ bịnh về nhà, xui thật là xui. Tui buồn hết sức và giật mình tỉnh dậy. Ðang còn lơ mơ tui mơ hồ nghĩ:
- Xe đã tắt máy hết chạy nhưng sao vẫn còn nghe tiếng máy nổ rột rột thế kia?
  Tui bàng hoàng một lúc rồi chợt tỉnh hẳn ngó sang bên cạnh. Anh chàng yêu dấu của tui đang ngủ ngon ngủ lành, miệng đang kê gần tai tui mà ngáy vang trời hệt như tiếng xe hư trong giấc mơ của tui. Trời ơi hỡi trời! Tui nhớ trong dân gian người ta có câu ca dao nói về cô vợ ngáy nhiều nhưng khi chồng yêu thì vẫn bảo:
  Ðêm nằm thời ngáy o o.
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
  Còn tui? Vừa tức cười, vừa thương chồng, trong khi anh chàng đang kéo đờn cò thì tui ngồi dậy lấy bút rặn mấy câu thơ ngày mai chàng thức dậy tặng làm quà:
  Xe mới chồng cũ!
Vừa mua được chiếc Honda
Mới teng, bóng rạnh, trông mà bắt mê
Lái xe đi dạo đồng quê
Bao nhiêu người ngắm, hả hê lòng nàng.
Xe đang bon chạy trên đàng,
Bỗng nhiên máy nghẹt, kêu vang tiếng ồn.
R...ộ..t... r...ộ..t..., r...ộ..t.. r...ộ..t, r...ồ.n.. r...ồ.n..,
Kêu như tàu lửa chạy vô đường hầm.
Kêu to như tiếng trời gầm.
Xe mới mà thế!!! Tối tăm mặt mày.
Cái số tui thật không may!
Giật mình thức dậy! Mới hay chồng già.
Ổng đang dí mỏ chĩa qua
tai mình mà ngáy như là sấm vang
Xe cũ đổi mới dễ dàng.
Chồng già sao đổi? Ðành mang suốt đời.
  Chàng được tui tặng bài thơ khoái chí tử lắm, bảo là tui bây giờ đã thực tế hơn nhiều, làm thơ không còn màu mè hoa lá cành nữa. Cũng phải, sống với một kẻ phàm phu tục tử như chàng mà tui còn thanh cao mơ mộng mới là chuyện lạ.
  Sống chung với nhau, từ từ chàng đem cái khả năng trích dẫn làm cho những chuyện phàm tục mà tui chỉ biết lơ mơ trước đây bỗng trở thành thi vị. Tui bắt đầu cảm thấy cái ý tưởng của chàng sao mà trực tiếp, thực dụng quá, không có chút mộng mơ, bay bổng nào cả. Nhưng phải thừa nhận là không phải là không có chút lý sự. Rồi những suy diễn của chàng dẫn tui đi xa hơn chút nữa, không phải chỉ trích dẫn mà còn suy luận, dĩ nhiên là theo cái cách của chàng.
  Những lúc thong thả, rảnh rang tui hay nghe nhạc tiền chiến, nhạc tình để mơ mộng. Bài nào cũng bị chàng bình loạn tứ lung tung. Chẳng hạn bài “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng, khi nghe đến đoạn:
  Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao?
  ......
  Chàng cười lớn xía vô: 
- Vì anh hết xí quách rồi.
  Rồi khi nghe:
  Hãy nói về cuộc đời 
Tình yêu như lưỡi dao 
Tình yêu như mũi nhọn 
Êm ái và ngọt ngào
......
  Chàng nói với tui:
- Trước đây hai đứa mình đều có cái ấn tượng về những nhà văn nhà thơ và những nhạc sĩ với nhiều chữ nghĩa, nhiều cảm xúc nên đã phong thần các vị ấy rồi tha hồ tưởng tượng ra những cảm giác thật cao siêu, thoát tục. Nay anh mới ngộ ra rằng họ cũng chỉ từ những cảm giác trần tục mà làm cho nó đẹp thêm nhờ chữ nghĩa bóng bẩy.
  - Ừ nhỉ, nghe cũng đúng đấy chứ. Anh Bằng này ghê thiệt! Ví cái đó như con dao với mũi nhọn đâm địch thủ vừa êm ái vừa ngọt ngào. Nạn nhân không chết không bị thương mà sát thủ lại bị rụng rời.
  Chàng tiếp thêm để dẫn chứng:
- Còn Trịnh Công Sơn thì trong bài Tình sầu có viết “Cuộc tình lên cao vút, như chim mỏi cánh rồi...”. Phạm Duy trong bài Tôi đang mơ giấc mộng dài có câu “Tình yêu nở những con chim, nở những con chim tuyệt vời...”. Thấy không, toàn ví von tình yêu với chim chóc chứ đâu có trừu tượng để em mơ mộng.
  Tụi tui tiếp tục thưởng thức cái thanh, cái tục của âm nhạc. Nhưng nghe một đỗi tôi bị tẩu hỏa nhập ma luôn vì nhạc sĩ nào cũng bị chàng lôi ra dẫn chứng. Riết rồi tôi có cảm giác tình yêu và tình dục chỉ là một, và trên đời này chẳng có ai thanh cao ráo trọi.
  Còn nữa, những chuyện tiếu lâm dễ thương ngày nào bây giờ đã thay bằng mấy cái chuyện chàng gọi là chuyện cấm đàn bà, chuyện dành cho người lớn. Chàng hay dẫn cái trí tưởng tượng của tui đi vào con đường tà đạo rồi cười khoái chí. Hôm đó chàng đố:
  - Hai con rùa một đực một cái rủ nhau vào hang. Một lúc sau có một con rùa chạy ra ngoài. Theo em thì con rùa nào còn ở lại trong hang? Tại sao?
  Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Em nghĩ là con rùa cái chạy ra vì nó chịu không nổi phải bỏ chạy.
  - Sai!
  Tôi đía chàng:
- Chẳng lẽ con rùa đực phải chạy ra ngoài kiếm con rùa cái khác thế thân vì con dợ của nó chịu không nổi bị chết rồi?
  - Ðúng là rùa đực chạy ra ngoài nhưng lý do thì em nói sai.. Con rùa cái nằm lại trong hang vì nó bị... lật ngữa mất rồi!
  **
  Không biết từ ngày nào tui và chàng thường thưởng thức và ngâm thơ Hồ Xuân Hương cho nhau nghe chứ không còn những bài thơ tình lãng mạn của Xuân Diệu, hay những vần thơ dễ thương của Nguyễn Bính, Huy Cận ...Cái thanh và cái tục của thơ Hồ Xuân Hương thì quá xá hay, nhưng tụi tui thích nhất là bài “cờ người” mà chàng cứ rủ tui chơi hoài.
  Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa.
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên.
Hai xe ngà chàng gác hai bên,
Thiếp sợ bí thiếp liền nghễnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đang cơn bất ý,
Ðem chốt đầu dú dí vô cung.... (thơ Hồ Xuân Hương)
 
  Ðấu cờ kiểu này được một thời gian thì tui kéo cờ trắng đầu hàng. Chàng như dũng tướng, đêm bảy ngày ba ngày nào cũng chiếu tướng nên tui chịu đời hổng thấu. Nhưng tui phải ráng chịu đấm ăn xôi để tình vợ chồng được nồng nàn, chồng khỏi phải đi cày “guộng” khác mất hạnh phúc gia đình. Chàng của tui bây giờ cũng không còn dùng nhạc hoặc thơ văn chính qui nữa, chàng huy động đến kho tàng văn chương bình dân, nói trắng ra là những điều thu lượm được từ các quán cóc, vỉa hè; sửa lại ý tứ của những tác giả uy tín hoặc tự đặt vè. Thay cho việc đánh cờ, bây giờ chàng ngâm:
  Con heo ủn ỉn trong chuồng
Má mày có muốn vô buồng với tao?
  Nghe mà rợn da gà, tui vội vắt giò lên cổ bỏ chạy. Tụi tui chơi rượt bắt y chang cái cảnh con gà trống lên cơn chạy rượt con gà mái. Ðến khi chụp được con gà mái thì gà trống chồng tui hí hửng xuống giọng ca mấy câu vọng cổ ngay:
  - Em cưng ơi! Nếu em có thương anh thì hãy cắn răng chằng con mắt, để anh leo lên anh lúc, anh lắc, anh đẩy củ khoai ...từ!
  Tui thật là thảm thương, gọi trời, trời không thấu, gọi chồng, chồng hổng tha. Tui vừa la làng vừa nghĩ kế để thoát khỏi ....cảnh bị gà trống dí mỗi ngày. Hồi giờ chỉ nghe nói thuốc kích thích dục tình chứ đâu nghe nói thuốc làm giảm bao giờ. Bỗng dưng tui nhớ đến câu truyền khẩu của dân gian “Ăn gì bổ nấy”, chắc phải nghiên cứu đến vấn đề thực phẩm cho chàng mới được.
  Suy nghĩ riết cũng ra, trước nhất mình phải tránh cho chàng ăn trứng, hotdog, ngầu pín, cà dái dê, gân bò, tránh những món gì dai dai. Thay vì thế thực đơn ngày nào sáng trưa chiều tui cũng chơi món bún và rau muống luộc vì người ta hay nói “mềm như bún”, hoặc “ỉu xìu như cọng rau muống luộc” mà. Ở tiểu bang Minnesota người ta không cho bán rau muống nữa, không mua được thì tui chơi bún riêu, bún bò, bún sứa, miễn sao là bún thì được! A, cái món bún sứa coi được đây. Vừa bún vừa sứa thì làm sao mà cương cho nổi.
  Chàng rất thích món bún sứa tui nấu, khen ngon nức nở và ăn quá xá cỡ. Tui cười thầm trong bụng thấy tội nạn nhân của mình hết sức. Tui vừa gắp thêm sứa bỏ vào tô cho chàng vừa giả bộ yêu chìu nói với chồng:
- Anh thích sứa hở? Ðể em làm gỏi sứa cho anh ăn nữa nhen?
  Tui làm gỏi sứa liên tục mấy ngày luôn và “hy sinh” ăn rau nộm mà dành hết sứa cho chàng. Sứa khô bên này bán hơi mắc nhưng vì việc lớn không thể tiếc tiền được.
  Ăn bún, ăn sứa chưa đủ đâu. Tui còn nghĩ ra món gà cho chàng ăn vì người xưa còn nói “nhanh như gà” mà.. Kỳ này cho gục luôn cái con dê chúa. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn sót có một thứ, đó là con chi chi như người ta vẫn nói “nhũn như con chi chi”. Hỏi hoài vẫn không biết nó là con gì, có ăn được không nên tui đành chịu thua, không có món này trong thực đơn của chàng.
  Nhưng mà như Nguyễn Ngọc Ngạn nói trên Paris By Night - con dê ăn cỏ mà sao cũng cứ dê - chồng tui ăn bún, ăn sứa, ăn gà mà chàng cứ “sung” như thường, vẫn dê như trước thế mới công toi. Kế hoạch một thất bại thì tui binh qua đường khác, đó là “Dĩ độc trị độc”! hay còn gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Kết quả thế nào thì hạ hồi sẽ phân giải...
  Sống với nhau đã lâu nhưng hai đứa tui vẫn còn tình điệu lắm, vẫn còn rủ nhau ngồi ngoài vườn ngắm hoa, xem bướm. Nhưng khi thấy tui bắt hụt con bướm chàng lại ngâm:
  “Bướm đồng đụng đến thì bay,
Bướm nhà đụng đến lăn quay ra giường...”
  Ðến khi nhìn những con chim se sẽ đang bay nhảy đớp những vụn bánh mì tui quăng trên sân cỏ thì chàng đọc tiếp:
  “ Chim rừng bóp cái chết ngay,
   Chim nhà mà bóp càng ngày càng to!!!!”
  - Ðồ quỉ! Anh này càng ngày càng tục hà!
Tui vừa mắng yêu anh chàng và vừa cười quá xá cỡ. Chàng của tui cứ đi sưu tầm trên mạng những câu thơ tục và vui như vậy để đầu độc tâm hồn trong trắng của tui mỗi ngày, bảo sao tui không bị ba trợn theo.
Gần nhà tui có sợi dây điện giăng ngang đường. Trừ mùa đông tuyết giá, ngày nào cũng có rất nhiều con chim sẻ đậu dầy đặc một hàng dài trông đẹp hết sức. Tui có cảm tưởng những con chim này sau những lúc tung cánh khắp phương trời, chúng tụ tập về đây để nghỉ ngơi, tán dóc, thăm hỏi, tán tỉnh nhau...Còn chồng tui thì nhìn tụi nó rồi tuyên bố một câu ....thúi ình:
- Nhìn tụi nó là anh nhớ cái thời đi ỉa hồi nhỏ!!! Tui phản đối:
- Dô diên! Mắc mớ gì mấy con chim này với chuyện đi ị của anh?
  Chồng tui tỉnh bơ kể:
- Hồi anh còn nhỏ ở xóm biển. Nhà cửa ở đây vừa chật chội, vừa lụp xụp, đâu có ai xây nhà cầu riêng trong nhà. Cả xóm xài chung một cái cầu công cộng. Cái cầu này được dựng ra trên mặt biển, cách bờ khoảng chừng vài chục mét, che chắn bởi vài tấm ván. Lối đi ra cầu là những tấm ván nhỏ và dài bắc trên những trụ gỗ. Cái kiểu giông giống như cầu tre vậy đó. Ị xuống nước thủy triều lên là cuốn trôi hết trọi.. Thường thì người lớn mới ngồi trong cầu, còn đám con nít tụi anh thích ngồi trên lối ra cầu vừa khỏi chờ đợi, vừa ị vừa tán dóc, mát mẻ và thú vị lắm. Gió đồng sao bằng gió biển, vậy mà người ta nói “nhất quận công, nhì ỉa đồng”. Iả đồng còn thua xa ỉa biển.
Ðời anh quả là được hưởng khá nhiều lạc thú. Ði ị bọn anh cũng rủ nhau cả đám cho vui, từ xa nhìn tới giống y như mấy con chim đậu trên sợi dây điện này vậy. Thành ra anh nhìn tới mấy con chim của em là lại nhớ tới chuyện đi ị ngày xưa.
Chàng làm tui giờ đây bị ám ảnh cứ nhìn đến mấy con chim đậu trên dây điện là lại tưởng tượng ra cảnh ỉa biển của bầy con nít. Bữa nào có dịp về Việt Nam phải về thăm cái xóm lưới ấy để cùng nhau hưởng thử cái thú mà chàng cho là hơn cả quận công mới được. Dĩ nhiên là phải đi vào ban đêm để khỏi bị chụp hình đăng báo. Mà quên! Với phương tiện quay phim hiện đại bằng điện thoại di động như hiện nay coi chừng bị quay lén đem lên mạng lắm à. Thôi tui hổng dám!
  Bỗng dưng tui nghĩ ra một điều và hỏi chàng:
- Vậy chứ hồi đó bọn anh chùi bằng gì? Rửa bằng nước biển hở?
  Chàng cười hơi quê quê:
- Cái cầu ván cao hơn mặt biển cả thước thì làm sao mà lấy nước rửa được. Bọn anh thường ngồi hong gió biển cho khô!
  Eo ui! Tui nghe mà hết nước nói. Thì ra lời đồn tui nghe còn thua sự thật. Tui nghe nói người ta đi ị đồng lấy cục đá hay lấy lá mà chùi. Bây giờ còn nghe chính đương sự nói là hong gió cho khô! Nghe mà rợn cả da gà. Hồi xưa thì vậy, không biết bây giờ còn giữ tật xưa không ta?
Cái xóm lưới của chàng hồi nhỏ nghe kể lại cũng rất thú vị tuy hơi bậy bạ. Dân biển thường chế thơ, chế nhạc ngâm nga trong những buổi nhậu làm vui. Không biết sao những bài chế biến này chui tọt vô nằm trong ký ức của chàng để lâu lâu sống lại và đem ra phun châu nhả ngọc.
  Trong hãng tui có chị Nga, chơi thân với tui lắm. Tui hay kể cho chồng tui nghe về chuyện này chuyện nọ có nhắc tên Nga. Chàng bỗng cười tủm tỉm, hỏi tui:
- Có muốn nghe xóm lưới của anh hát về Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên không?
  Tui biết chàng nhắc đến “xóm lưới” tức sắp xổ “thơ chế” gì đây rồi. Nhưng như đã biết đàn bà là chúa tò mò, và đầu óc tui đã lỡ bị đầu độc rồi nên tui dỏng tai lên ngay. Anh chàng hắng giọng:
  Vân Tiên ngồi núp bụi môn
  Chờ cho trăng lặn, bóp ...mồm Nguyệt Nga
  Nguyệt Nga vừa khóc, vừa la
  Mẹ ơi, bớ mẹ, người ta bóp ....mồm
  Ối trời ơi! Nguyễn Ðình Chiểu ở trên trời chắc phải bịt tai không dám nghe tiếp. Nhưng tui thì khác, đã nói đầu óc bị vẩn đục rồi mà, tui cười quá xá cỡ và còn hỏi ảnh:
- Còn gì nữa không?
  - Muốn nghe nữa hở? Ðể anh nhớ thử coi. Hình như có hát về Thạch Sanh và công chúa.
  Ảnh lục trong óc một chút rồi nhớ ra và đọc:
  Thạch Sanh ngồi gốc cây đa
  Thấy nàng công chúa bay qua ...ở truồng.
  Thạch Sanh đứng dậy mà dòm
  Thấy nàng công chúa... ở truồng bay qua.
  Xin lỗi! tui phải sửa lại vài chữ trong mấy bài thơ chớ không ghi lại nguyên văn kẻo độc giả bảo là thô tục quá. Ðề tài là “phàm phu tục tử” thì phải viết cho đúng cái tục chứ nhưng tui cũng phải né né một chút kẻo thiên hạ chửi! Văn vẻ gì mà toàn kể chuyện yêu, ị, xì hơi... eo ơi nghe ghê quá. Nói chứ mấy chuyện đó là chuyện thường tình của con người. Văn chương thi phú diễn tả bằng những từ ngữ bóng bẩy cho lắm nói chung chỉ để đánh lừa lỗ nhĩ của ta mà thôi, thực chất cũng là nhiêu đó. Ngày xưa thơ dại tui đã sống trên mây trên gió, suy nghĩ về những gì xa vời phi thực tế - tui đã từng nghĩ là công chúa hoàng tử không bao giờ đi cầu vì họ không phải là người thường nữa đó. Ông chồng của tui đã từ cái xóm lưới chân chất, trần tục mà lôi tui xuống với thực tại trần trụi, tục lụy và rất người này. Tui giờ lại thấy yêu cái “tục” của “người” bởi vì “người” có thể sống thực với chính mình. Mắc mớ gì phải che đậy, phải màu mè, phải tránh né.
Nghĩ đi nghĩ lại, có phải chỉ có vợ chồng tui phàm trần thế tục như vậy không? Chắc là không rồi vì người xưa có nói “Phu phụ tương kính như tân”, vợ chồng phải trọng nhau như lúc mới cưới. Tại sao phải nói vậy? Có lẽ vì hết thời mới cưới phần đông người ta không còn giữ kẻ lịch sự hảo với nhau nữa. Và cũng vì vậy mới có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Yêu đối phương thì phải cùng nuôi con rận thì hôn nhân mới hạnh phúc và tồn tại. Phải không?
 
Thời gian cứ thế mà trôi. Chàng cứ tiếp tục làm phàm phu tục tử và tui thì chìu chàng hết nước nói. Nhưng đừng nhìn bề ngoài của tui vui vẻ hạnh phúc như thế mà lầm. Tui vẫn âm thầm và kiên trì chiến đấu với phương cách “Gậy ông đập lưng ông” của mình. Và gần đây chuyện lạ bỗng xuất hiện. Mấy món đồ ăn vặt tui làm từ đầu tuần vẫn nằm đúng vị trí trong tủ lạnh. Tối hôm đó tui đề nghị:
  - Ðã sang xuân rồi, mình tắt máy sưởi để hưởng chút không khí lành lạnh của mùa xuân nhen anh!
  Chàng co mình:
- Ðừng, anh còn lạnh lắm!
  Tui ôm chàng vào lòng, âu yếm nói:
- Heat tự nhiên có ngay bên cạnh nè, sao lại phí phạm năng lượng vậy? Chàng lơ tì nằm xụi lơ!
Liên tiếp mấy hôm liền, mới 4 giờ sáng chàng đã thức dậy, lụi hụi pha cà phê. Hôm nay chàng gây tiếng động hơi lớn làm tui giật mình thức dậy, rồi ngủ lại không được nên tui lần xuống bếp. Hình ảnh mà tui nhìn thấy là chàng đang ngồi mơ màng nhìn những giọt cà phê nhỏ long tong vào ly. Tui than:
  - “Ðêm xuân một khắc ngàn vàng”! Sao lại phí phạm của cải mà ngồi mơ mộng vớ vẩn vậy hở anh?
  Giọng chàng buồn hiu trả lời tôi:
  Vàng bạc là của phù du.
  Giờ anh chỉ muốn đi tu cho rồi
  Sức cùng lực kiệt tàn đời,
  Còn đâu tứ khoái? nên ngồi mộng mơ
  Mừng quá, thành công rồi. Nhớ lại một đoạn thơ vui, tui vừa cười vừa chọc địch thủ:
  Bây giờ sống cũng bằng không,
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha.
Dù cho có sống đến già,
Dù cho béo tốt cũng là công toi.
Giờ đây súng đã tịt ngòi,
Gia tài còn lại một... vòi nước trong.
  Napoleon suốt một đời chinh chiến đã rút ra kết luận “Kẻ chiến thắng là kẻ thắng trận cuối cùng”. Tui nghĩ hoài vẫn không thông. Ðó là trong hai đứa tui ai là kẻ thắng trận cuối cùng? Chàng đã biến tui thành một phàm thê tục tĩu hay tui đã biến một phàm phu tục tử thành gã mơ mộng?
 
   Hoàng Thanh
   Minnesota Tháng 2, 2008


<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.11.2013 07:54:40 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.11.2013 08:05:14
0
                                
 
* * *
KIẾN TRÚC TÔN GIÁO - DANH LAM THẮNG CẢNH

Những Ngôi Chùa đẹp nhất Châu Á

Không có nơi nào trên trái đất có nhiều Đền-Chùa như ở châu Á. Cũng không có nơi nào ở châu Á lại có nhiều Đền-Chùa của đạo Phật, đạo Lão … đẹp tới như vậy. Sau đây là những ngôi Chùa mang đậm nét công trình kiến trúc nghệ thuật theo kiểu cổ điển tuyệt vời nhất ở Châu Á. Nếu có cơ hội xin mời bạn đến viếng thăm :

1. Chùa Golden Pavilion – ở Kyoto – Nhật Bản

Chùa Golden Pavilion hay còn gọi là Chùa Kinkakuji.  Chùa Golden Pavilion là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Kyoto- Nhật Bản. Lúc đầu, nơi này được xây dựng như một nơi nghỉ dưỡng cho Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu vào cuối thế kỷ 14. Vào năm 1950, ngôi chùa đã bị thiêu rụi bởi một nhà sư trẻ, tuy nhiên Chùa đã được xây dựng lại theo đúng nguyên mẫu ban đầu rồi dát vàng vào năm 1955. Được bao phủ giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với mây trời, hồ nước trong xanh làm cho vẻ đẹp của ngôi Chùa này càng trở nên cổ kính, ấn tượng hơn. 
 
2. Chùa  Wat Rong Khun (Chùa Trắng) – ở Chiang Rai - Thái Lan
 
 
Chùa  Wat Rong Khun được xây dựng tại tỉnh Chiang Rai, đây là ngôi Chùa không giống như bất kỳ những ngôi đền khác của Thái Lan. Chùa là một kiệt tác hiện đại được xây dựng bởi Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ nổi tiếng - người đã cống hiến 10 năm cuộc đời mình cho dự án lớn này, nhân danh Đức Phật. Đây là dự án hiện đại được xây dựng gần như hoàn toàn bởi các vật liệu màu trắng và được trang trí bằng những mảnh nhỏ của đôi kính và làm cho ngôi Chùa  long lanh chiếu sáng hơn , đặc biệt là vào ban đêm.
 
Khi được hỏi về dự án của mình, Chalermchai Kositpipat cho biết ông có ý định xây dựng một bản sao của thiên đường tráng lệ và rực rỡ. Ông thiết kế Chùa pha trộn các yếu tố Phật giáo truyền thống với yếu tố hiện đại, nhằm làm cho Chùa Wat Rong Khun có kiến trúc độc đáo hơn .
 
3. Chùa Wat Phra Kaew (Chùa Phật Ngọc) – ở Bangkok - Thái Lan
 
 
Chùa Wat Phra Kaew hay Chùa Phật Ngọc là một ngôi Chùa linh thiêng nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan, nằm trong khuôn viên của Cung điện hoàng gia Thái. Chùa được xây dựng bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulakole dời kinh đô đến Bangkok năm 1785. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa là bức tượng Phật bằng ngọc bích khoác trên mình bộ áo bằng vàng, một trong những bức tượng Phật nổi tiếng và lâu đời nhất trên thế giới.
 
4. Chùa Hoa Sen - Lotus Temple – ở Delhi – Ấn Độ
 
Lotus Temple là ngôi đền nổi tiếng nhất tại Ấn Độ. Đây cũng là một kỳ quan sáng tạo của con người với kiến trúc thiết kế đặc biệt gồm 27 mái vòm hành lang bằng cẩm thạch dưới dạng cánh hoa sen xếp thành 3 lớp. Mất hơn 10 năm thiết kế và xây dựng, từ lúc chính thức mở cửa vào năm 1986, nơi đây đã trở thành một địa điểm tham quan ưa thích của du khách khi đến với Ấn Độ.
 
5. Đền Harmandir Sahib - The Golden Temple -  ở Amristar – Ấn Độ
 
 
Đền Harmandir Sahib hay còn gọi là The Golden Temple là điểm tham quan chính ở Amristar- Ấn Độ và là một công trình tôn giáo quan trọng, thiêng liêng nhất với những người theo đạo Sikh. Người đã có công xây dựng ngôi đền nổi tiếng này đầu tiên là Giáo trưởng Ram Dast vào thế kỷ 16 và hoàn thành bởi người kế nhiệm Giáo trưởng Arjan. Vào khoảng thế kỷ 19, đền được phủ phần mái bằng vàng, tạo nên vẻ đẹp hào nhoáng như bây giờ. 
 
6. Tu viện Paro Taktsang (hay Tigers Nest) - xứ Bhutan
 
Tọa lạc trên một vách đá cheo leo ở độ cao 900m của xứ Bhutan (một quốc gia nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc).    Tiger’s Nest (Hổ Huyệt Tự) là một tu viện Phật giáo nổi tiếng của người Tây Tạng. 
Được xây dựng từ thế kỷ 17 nhưng lại bị thiêu rụi trong một vụ cháy kinh hoàng vào năm 1998. Sau này, tu viện đã được sửa chữa, xây mới lại, còn hiện nay, người ta hạn chế không cho du khách thăm viếng để tạo một không gian yên tĩnh cho việc chay tịnh.
 
7. Đền Borobudur , Indonesia
 
Nằm trên hòn đảo Java cách 40 km về phía Tây Bắc Yogyakarta, Borobudur là ngôi đền Phật giáo nổi tiếng và lớn nhất của Indonesia. Nguyên gốc từ Borobudur có nghĩa là “Đền thờ Phật trên ngọn núi”. Được xây dựng trong suốt 75 năm vào thế kỷ 8-9 dưới vương triều Sailendra với gần 2 triệu khối đá lớn, đây là một công trình vĩ đại về mặt kiến trúc và vẻ đẹp tổng thể. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang vào thế kỷ 14 do nhiều lý do bí ẩn và đến năm 1970, chính phủ Indonesia đã phải kêu gọi UNESCO trợ giúp trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm.
Lưu Ly - Source : Travelatus
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.11.2013 08:12:00 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.11.2013 09:44:57
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Dĩ Dãng Dơ Dáy Dễ Dầu Dì Dấu Diếm?
“Chuyện xảy ra cho ông Kennedy giống như sự trừng phạt của Thượng Đế” (what happened to Kennedy may have been divine retribution).
***
Saigon tháng 11 của 50 năm trước đón nhận tin TT Kennedy bị ám sát ra sao?
Nhiều người dân Saigon lập tức gắn liền hai vụ ám sát lừng danh này lại với nhau, theo như Keever nhớ lại. Một bà hầu gái VN nói với bà như sau: “Ông Diệm bùm, ông Nhu bùm, ông Kennedy cũng bùm, chết nhiều quá, Saigon sẽ loạn cho mà coi”.

Cali Today News – Nữ ký giả Beverly Deepe Keever  của Hoa Kỳ hôm thứ ba 19/11 đã viết: “Trong tháng 11 năm 1963 có 2 cái chết của các vị Tổng Thống, đầu tiên là ông Diệm ở miền Nam VN, sau đó là ông Kennedy của Mỹ, đã khiến siêu cường số một dính sâu vào chiến cuộc VN suốt 10 năm sau đó”.  
Bà Keever lúc đó đang ở Saigon, làm việc cho nhiều hãng tin, nhớ lại mọi người Mỹ tại thành phố xinh đẹp này đều sửng sốt trước tin ông Kennedy bị giết, chỉ 3 tuần sau khi hai anh em ông Diệm và Nhu bị sát hại.
 
Nhiều người dân Saigon lập tức gắn liền hai vụ ám sát lừng danh này lại với nhau, theo như Keever nhớ lại. Một  bà hầu gái VN nói với bà như sau: “Ông Diệm bùm, ông Nhu bùm, ông Kennedy cũng bùm, chết nhiều quá, Saigon sẽ loạn cho mà coi”.
 
TT Johnson đang nói với các ký giả.Photo Courtesy: Lyndon Baines Johnson Library
 
Lời tiên tri đơn giản đó đã thành sự thật khi ông Johnson “leo thang vùn vụt” bằng cách gửi quân ồ ạt sang VN. Một người Việt là nhân viên điện thoại nói với bà Keever: “Nước Mỹ rồi sẽ loạn như VN thôi khi mà ông Kennedy bị giết y hệt như ông Diệm”.
 
Đáng kể nhất là vào năm 1964, theo hai sử gia Arthur M. Schesinger Jr. và Robert Dallek, TT Johnson đã nói với các ký giả: “Chuyện xảy ra cho ông Kennedy giống như sự trừng phạt của Thượng Đế” (what happened to Kennedy may have been divine retribution).
 
Một người khác là Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, được sử gia Seth Jacobs nhắc đến, là vào giữa năm 1965 khi gần 200,000 quân nhân Mỹ đến VN, đã nói: “Chúng ta đang trả giá cho tội ác đã loại bỏ Tổng Thống Diệm”.
 
Lúc đó liệu có ai trong số những người Mỹ nghĩ đến cái giá của tháng 4 năm 1975, 12 năm sau tháng 11 đầy chết chóc oan khiên? 
 
Trường Giang (nguồn Consortiumnews.com)  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.11.2013 20:44:19 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 22.11.2013 09:13:28
0
 
 
 
 


Blue    .

Người da đen đang thổi saxophone
Kề chuyện những đoạn đường
Họ đã đi qua
Những ngày cúi lưng nhặt bông gòn trên cánh đồng nắng cháy
Những giọt mồ hôi đen rơi xuống đất
Mấy trăm năm
Đã làm nước tưới cho những cây bông mới

Cũng trong nắng gắt
Người chủ phe phẩy cái quạt trong bóng dâm
Cười vui cho một mùa hoa nữa
Những bông trắng nõn
Nằm trong bàn tay đen của từng đàn thợ
Hay bay theo những luồng gió lên cao
Thật đẹp

Đêm đang đi qua
Tiếng kèn vẫn réo rắt trong quán vắng
Những người khách mỏi mệt 
Bên những chai bia
Có người đứng dậy đi vào cầu tiêu
Đêm vẫn còn dài

Người da đen vẫn kể
Những đoạn đường họ đã đi qua
Lúc họ nhìn trong gương
Thấy mình là người giữ nhà trung thành cho những người da trắng
Và những đời người không căn cước

Đêm qua
Trong một thành phố trung Mỹ
Có người da đen đã trở thành người uy quyền nhất trên thế giới
Những dòng nước mắt chảy mãi trên khuôn mặt
Nhiều người
Đã trôi đi những tức tưởi và mặc cảm

Đêm nay
Sao người da đen thổi kèn vẫn còn buồn
Điệu Blue
True Blue

 BDT

  ***
 

DL độc tấu O Sole Mio (written by Giovanni Capurro and the melody was composed by Eduardo ) 

Điệu thức Nam Ai
(trích tùy bút Duy Linh "Cỏ bồng dấu ngựa" )

Người nô lệ phun những giọt nước mắt đen đúa lên chiếc kèn đồng.
ai óan, bi thương, tủi nhục òa vỡ trôi vào men cay chiếc ly thủy tinh màu huyết dụ sóng sánh Cordon Blue.
Cũng có thể gọi là True Blue không Anh?

Đọc thơ anh, em buồn xanh người và màu da bỗng sẫm vàng hơn sáu mươi năm đã khóac
Đêm nay sao mình không ngồi xuống, anh chia cho em một chút tuổi bụi lưu vong của năm lần ba trăm sáu mươi lăm ngày lẻ chứ, Anh!
" Đêm nay sao người da đen thổi kèn vẫn còn buồn
Điệu blue
True blue "
( thơ BDT )
Anh hỏi anh sao? Anh trả lời anh rồi đấy thôi ! Người da đen vẫn còn buồn hay tiếng kèn vẫn còn buồn, và cả hai vẫn buồn muôn thuở ! Hay là tại người buồn... kèn có vui đâu bao giờ...
Bọn mọi da trắng ăn cắp tiếng cười đen, trả lại giọng hờn bi óan, phẩn nộ trong ẩn nhẫn nấp sâu trong hồn người nhạc công da màu mang họ màu xanh blue. Cái hồn lãng tử giang bạt kỳ hồ, cái kiếp nô lệ lầm than, hay hồn tiếng Sax cuộn lại, thắt chặc rồi bung ra tả tơi nỗi lòng của người đàn bà da đen đồng tính trong The color Purple của nhà văn, nữ sử gia, biên tập viên Alice Walker...nếu con chữ biết leo lên nốt nhạc!
Tiếng kèn buồn, tiếng kèn vẫn còn buồn và tiếng kèn sẽ còn buồn muôn thuở, phải không Anh?
Tiếng kèn da đen buồn vì mất gốc mà còn bị giữ nguyên màu nguyên thủy, tiếng kèn da vàng buồn vì mất nước nên da có cằn khô nhợt nhạt hơn...dẫu sao, trắng pha đen ra màu súc cù là, vàng trộn trắng hóa thành màu vôi vữa bị bạch tạng!
 
Tiếng cười đen nghẹn ngào nức nở nghe sao rất trắng, trắng màu bạch kim xi vỏ chiếc kèn đồng, hay trắng nhẵn màu xương trắng máu đỏ da đen đồng lọai.
Mấy mươi năm rồi anh ngồi làm mẫu cho người điêu khắc gia tạc tượng da vàng luân lạc trong Bar bên ly Whisky khét lẹt mùi xích sắt nóng nung bể lò rèn nô lệ để nghe rổn rảng âm khua tàn bạo, vô tâm cùng tiếng nghiến răng của ngọn roi da xiết chặt hằn sâu trên da thịt con người ngòai cánh đồng cỏ cháy, trong hầm mỏ buốt gía căm căm buổi cuối đông.
Bọn mọi trắng tạp chủng tạ ơn dân bản địa bằng cách lùa người da đỏ tội nghiệp vô một lổ nhỏ tình thương, ban cho vài lá bài và mấy con xúc xắc, bố thí vài xu lẻ cùng dúm thức ăn thừa cướp được từ mẫu bánh mì lúa mạch mặn mồ hôi sôi nước mắt của người dân đóng thuế, hoa mỹ gọi là trợ cấp nghìn thu.
Và cũng đã chưa quên dán lên chiếc nhãn Chú Gà Tây đáng thương sinh Bắc tử Nam sinh Tây tử Mỹ không hề nhận được giấy báo tử trước cuối tháng mười một.
Đính kèm là luận điệu giả dối điêu ngoa tởm lợm, gióng môi khua mép rền rĩ tiếng tri ân vô vị rỗng tuếch bủa tai những khai quốc công thần thuộc bộ tộc có làn da màu đồng mắt cua Indian đến từ Nam Mỹ tự thuở khai thiên lập địa.
Những anh hùng David "  Davy' Crockett- King of the Wild Frontier, Daniel Boone được mệnh danh là những folk heroes of the United States có bao nhiêu công với tạp chủng quốc cũng đồng nghĩa với có bấy nhiêu tội diệt chủng với thổ dân là những người đi khai hoang lập ấp từ thời hồng hoang khởi thủy.
Để hôm nào có dịp gặp nhau...
Em sẽ thổi cho anh nghe giai điệu Nam Ai nước Việt da vàng bởi "  Chiếc kèn Saxo Ténor tù lao cải" với chiếc lược chải tóc mài bằng mười ngón tay chai sần rướm máu sau chuỗi giờ lao động khổ sai trong suốt bốn mươi chín ngày ròng rã chế tác từ miếng nhôm vỏ hỏa châu cầm tay.  Một lọai hỏa tín hiệu soi sáng quen thuộc với bao nhiêu vết bầm đen in dấu lên bắp vế người trung đội trưởng Cọp Biển " Lính Con Bà Phước " can trường tầm giặc trong những đêm trường sơn Hạ Lào,Thừa Thiên - Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972.
Chiếc lược nhôm và mảnh bao nhựa tái sinh đã réo rắt gọi hồn đồng đội là những ai ra đi chẳng hẹn ngày về trong mùa Vu Lan đầu tiên của năm tháng khổ sai biệt xứ...
Tiếng Saxo dã chiến này cũng từng trỗi lên dưới ánh sáng giải ngân hà leo lét đêm Giáng Sinh 1976 tại mật khu Hiệp Đức, Quảng Nam vốn là hang ổ thâm sơn cùng cốc của cộng phỉ, thí điểm trại Tù Binh liên khu 5 của CSVN sau ngày cướp trọn miền Nam .
Mảnh nylon tạo âm kia chính là chiếc áo gói tán "đường chén" đen trị giá một đồng rưỡi tiền Việt Cộng năm 1976 của người sĩ quan rất trẻ với chiếc mũ nồi xanh đội lệch, là bạn tù sau ngày mất nước vừa liếm sạch sau lần gia đình thăm nuôi duy nhất.
Để rồi sau đó người vợ trẻ bị cán bộ quản giáo và đám cảnh vệ bề hội đồng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, mắt mở trừng trừng, thây phơi bên giòng suối cạn; sau cả tuần lễ vất vả gian nan trèo đèo băng suối đi thăm nuôi chồng cải tạo.
Hãy tưởng tượng xem tiếng kèn "lược" da vàng châu Á tha hương và tiếng kèn đồng da đen châu Phi luân lạc có mang cùng âm hưởng hay không? Anh!
" Đêm đang đi qua
Tiếng kèn vẫn réo rắt trong quán vắng
Những người khách mỏi mệt
Bên những chai bia
Có người đứng dậy đi vào cầu tiêu
Đêm vẫn còn dài... "
 
Mình về thôi, anh ạ ! Đêm có còn dài lắm không? Cho em xin điếu thuốc với... Anh lại đi vào cầu tiêu nữa ư?
Ừ thế cũng ok. Trút ra, trút ra hết những gì không muốn giữ lại trong lòng, người nhạc công da đen đã chẳng đang bảo thế là gì!
Buồn với chả buồn, không khéo con bé bán nước bọt hôm nay rao hàng khản cổ ế ẩm đang ngồi thu lu bên vệ đường nó cười nhạo anh em mình kia kìa! Anh buông tay ra, đừng chòang vai em chứ, bọn mọi trắng lại lấm lét xầm xì bây giờ.
Nếu hậu duệ của mười bảy triệu cái trứng Nam Việt của Mẹ Âu Cơ ấp vào ngày ba mươi tháng tư năm bảy mươi lăm nở cùng một lúc hôm nay, bọn mọi trắng chúng nó sẽ trở thành dân tộc thiểu số ngay chính trên quê hương mình, Anh có biết không?
Lúc ấy, người nhạc công da đen cười, cây Saxophone cười, buồn ơi đi vắng .
Và em khóc...
một mình .
Dẫu gì, em chỉ là một đứa con nít sống lâu năm.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.11.2013 21:20:49 bởi dzuylynh >

THƯƠNG GIANG
  • Số bài : 5247
  • Điểm: 12
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.05.2009
  • Nơi: Xứ sở bạch dương
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 23.11.2013 07:43:37
0
Ghé thăm anh Tư và gửi tặng anh Tư bài thơ cũ nè!
Chúc anh Tư có nhiều sức khỏe & sáng tác hay nhé!
https://www.youtube.com/watch?v=OEghcRl5otc

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 23.11.2013 23:13:49
0
 
                           
 
 
TĨNH TÂM
 
Gió ơi gió...em bây chừ vui lắm!
Mắt không còn lệ đẫm gối chăn đêm
Tâm vô ưu rất thanh thản êm đềm
Hồn vui vẻ bên đàn em thơ dại...
 
Buồn xưa ơi, hãy đi xa...chớ lại!
Đừng cận kề làm đau nhói trái tim
Đừng để cho tiếng nấc cuả nỗi niềm
Vương trên môi má triền miên chẳng dứt
 
Hồn thoát ra những buồn vui rưng rức
Rất bình yên trong tỉnh thức thân tâm
Để lắng nghe thụ nhiếp thật thâm trầm
Lời Pháp thoại thấm đầm trong trí huệ
 
Ngồi yên lặng miệng lâm râm lời kệ
Để tinh thần giác tuệ được lặng yên
Để quán thêm sự siêu việt cuả Thiền
Từ từ giũ sạch ưu phiền tục giới
 
Sương Anh 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2013 03:53:13 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 23.11.2013 23:48:10
0
 Hic ! Dạo này  trong trí Cà na chỉ hiện ra chuyện vườn tược, rau trái, nấu ăn thì làm sao Cà na làm thơ được. Vậy mà ông Tư cũng dọa ...ngâm Cà na vô hu? thuốc Bắc ở siêu thị chú Xèng của béhộp !
 ( Ủa , mà sao lâu quá hổng thấy béhôp hả ông Tư ? )
 
Cà Na
*****

Bé hộp dân oan sau khi cải tạo ở sóc Bom Bo về vì tội danh Vặt Lông Dzịt và quánh Khỉ Nam Tiên bây giờ theo phụ dì Chín bán Bánh Mì Ly rùi Cà ui !
Bé Hộp, ăn hủ tíu cô Tóc rùi ra chào chị Cà Na nghen ! có chị quan họ Rau Muống đến thăm nuôi nữa nè HộpMắtNai !
Ông Tư dạo này bỏ nghề luộc Thơ nấu Nhạc chùa rùi, lổ sở hụi,  chuyển qua làm nghề bán bông nuôi miệng, đang trên "thủy trình " đi giao bông cho công viên Tao Đàn mày nghe tao nghe mày đàn đó Cà ui.


                    https://app.box.com/shared/41o7dyajxix3pgf7lsx6
               MẮT NAI _ thơ dohop. phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
Mắt Nai 
Long lanh ướt át 
Nhung đen ngây thơ 
Mi cong thơm ngát 
Dịu dàng như mơ… 
  
Mùa xuân hoa giăng 
Bươm bướm tung tăng 
Đồi non hoa reo 
Cỏ xanh vui theo… 
  
Hạ về chia tay 
Nắng chói tim anh 
Mắt ướt thơ ngây
Em như áng mây… 
  
Mùa thu lá rơi 
Mắt biếc thơ ngây 
Xạc xào lá khô
Tim anh ngất say… 
  
Mùa đông giá băng 
Thiếu vắng em thơ
Giờ em nơi đâu
Hoa khóc tàn mơ?
  
   dohop 10/8/2005

                                     

<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2013 03:55:35 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 24.11.2013 04:44:07
0
nghe nhạc cuối tuần...
 
... thân mến tặng các bạn GĐPT   ...
 ... ...
 
                                                                                                                  ảnh & mixage: anh 5
 
Yêu Một Người
 
Nhạc  Ngọai Quốc  .  Lời Việt Khúc Lan .  thiên thanh hát

Yêu một người nên nhớ một người
Những ngày vui đã qua đi rồi
Giữa đêm lạnh, từng cơn bão vẫn xoay trong hồn.

Xa một người nên khóc một người
Dẫu ân ái đến nay không trọn
Mộng trăm năm sẽ cho ta những phút ngỡ ngàng thế thôi.

Mộng rơi giữa thềm hoa
Mộng sao vẫn cay đắng xót xa
Rượu cay có mình ta
Uống cho cạn nỗi đau muôn đời.

Mộng rơi giữa đời ta
Mộng như những cánh én thướt tha
Chiều nay có mình ta
Với cơn sầu.

Yêu một người nên nhớ một người
Suối lệ rơi giữa đêm vô tận
 Tiếc chi một vòng tay đã cách xa phương trời.

Xa một người nên khóc một người
Câu hẹn xưa chớ nên mong đợi
Tình yêu ơi, hãy cho nhau khúc hát lỡ làng thế thôi.
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2013 04:45:53 bởi thiên thanh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.11.2013 08:41:33
0
KHOA HỌC KỸ THUẬT
  Boeing 797
Một máy bay khổng lồ chở 1000 hành khách trên chặng đường 16.000 km ở vận tốc 0.88 mach, tương đương với 1061/km/giờ.
Dưới đây là giấc mơ mà Mỹ đã ra công sức từ lâu để thực hiện. Những hình ảnh do một phó nhòm tài tử chụp được



Hãng Boeing chuẩn bị tung ra loại máy bay mới này cho hành khách thế giới sử dụng, có thể làm đảo lộn cả bộ mặt cuả kỹ nghệ du lịch hàng không dân sự



Thiết kế cuẳ chiếc Boeing 797 này gồm việc kết hợp cánh và thân máy bay làm một, doTrung Tâm Nghiên Cứu cuả Cơ Quan Quản Trị Hàng Không & Không Gian NASA cuả Mỹ thực hiện .

Con chim khổng lồ này có sải cánh (envergure) là 265 feet (khoảng 87 mét) (so với 70 mét cuả 747) và sẽ có thể sử dụng những đường bay thiết kế riêng cho máy bay Airbus A-380 mà sải cánh là 262 feet (khoảng 86 mét).Máy bay B-797 là một thách thức trực tiếp cuả Boeing Mỹ trước A-380 Airbus cuả châu Âu, là hãng đã đạt được 159 đơn đặt hàng chắc chắn. Việc cho ra chiếc B-797 có mục đích để … đè bẹp chiếc A-380…
Chiếc A-380 đã nằm trên sàn thiết kế từ năm 1999 với phí tổn chi ra đã là 13 tỷ, thì coi như đã tạo lợi thế cho Boeing 797, vì chiếc Airbus vẫn lệ thuộc vào lối thiết kế kinh điển, dùng thân máy bay chở người, mà vài thập niên tới đây sẽ trở nên lỗi thời.Chiếc B-797 trên thực tế được coi là "cánh bay" chứ không còn là "máy bay" nữa!



Thiết kế "kết hợp cánh và thân" (fusion aile et fuselage) mang lại nhiều lợi điểm so với thiết kế kinh điển bấy lâu nay, mà quan trọng nhất là "lực bốc và cản" (Ascenseur et Trainée nói theo tiếng Pháp, và Lift & Drag theo tiếng Anh), coi như hữu hiệu hơn đến 50%; chưa kể trọng lượng tổng cộng cuả máy bay sẽ giảm được 25%, và năng lượng sử dụng (xăng) sẽ hữu hiệu hơn được 33%, so với A-380 cuả Airbus.Đó là chưa kể sự vững chắc (rigidité) là một yếu tố cốt lõi làm cho máy bay bền bỉ hơn.

Kết hợp cánh và thân còn làm máy bay ít bị ảnh hưởng cuả không khí xáo trộn bên ngoài (turbulences) tức là bay êm ả hơn cho hành khách, dù thời tiết xấu, góp phần thêm vào việc tiết kiệm năng lượng.Tổng hợp lại, thiết kế mới cho phép B-797 có vận tốc đường trường (vitesse de croisière. tiếng Anh là cruising speed) cuả nó là 654 Miles/Hour (1061 Km/giờ), so với chiếc Airbus chỉ đạt được 570 MPH (924 Km/giờ) .



Ngày giờ chính xác B-797 được đưa vào sử dụng thì chưa biết chắc, nhưng trận chiến giành ưu thế trong vận chuyển hàng không dân sự coi như đã được họach định thật rõ ràng.                        

sưu tầm

   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.11.2013 08:49:13 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.11.2013 09:31:55
0
SAU LƯNG NỖI NHỚ VẪN LÀ QUÊ HƯƠNG    
 
TRÁI  CÂY  MIỀN  NAM

                  
 Các bạn còn nhớ những quả này không? 
Đây là trái THỊ... thơm lừng cả xóm và còn có một sự tích huyền thoại khó quên.







Cao Lao hôm nay có nhiều cây thị thân phải hai vòng tay người ôm mới hết. Có những cây đến 4 người ôm hiện còn sống giữa vườn nhà ông Cao Viết Thiếu, Nguyễn Trọng Chiến, Hồ Xuân Đỡi... 



Thị cổ thụ hiện vẫn là niềm tự hào của người dân Cao Lao. Đến mùa thị chín, người làng hái trái đi bán. Bán không kịp, thị chín rụng đầy, họ thu dọn và đổ vào góc vườn, cứ thế thị lại được sinh sôi.







Em Tấm đang ngồi chờ.....



Đây là trái Lý... cũng thơm lừng..





 Quả lý, "đặc sản" miền Nam, bây giờ tìm cũng khó. Cây và hoa như quả mận, vị cũng giống  nhưng đặc hơn và kg rỗng như mận trắng. Chả trách có ng gọi nó là mận trắng, có vị ngọt







Đây là trái Lê-Kim-Ma









Lợi ích sức khỏe từ lê ki ma


Vị ngọt vừa đủ quyện với vị béo và thơm của nước dừa, màu sắc bắt mắt từ cơm nạc lê ki ma làm thành món bánh bò ngon mà lạ.

Lê ki ma hay quả trứng gà có tên khoa học Pouteria lucuma, thuộc họ Sapotaceae, là loại cây ăn quả bản xứ vùng Andes, Nam Mỹ. Vì có màu và hương vị như lòng đỏ trứng luộc nên người Anh gọi lê ki ma là eggfruit, có giá trị dinh dưỡng cao và nguồn hydrat cacbon lớn, vitamin và khoáng chất dồi dào. Lê ki ma còn được người Péru gọi là “vàng của người Incas” - một tộc người da đỏ ở miền nam châu Mỹ, bởi đặc điểm cây có thể mọc trên vùng cao 1.000 m và có hương vị hoàn toàn khác biệt với những trái lê ki ma trồng ở vùng khác. Một cây có thể cho đến 500 trái/năm, có thể dùng làm thức ăn chính khi thiếu hụt lương thực.

 Lợi ích sức khỏe từ lê ki ma Do những khám phá mới về tính năng trị liệu mà lê ki ma trở nên một loại trái rất được ưa chuộng. Có hàm lượng niacin (vitamin B3), beta-caroiten, sắt và chất xơ, là những thành phần chống ô xy hóa cực mạnh cho da và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lê ki ma còn giúp tăng tỷ lệ hồng cầu trong máu, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm cholesterol và triglecirid trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì, hạn chế các cơn nhồi máu cơ tim, tăng hiệu quả của hệ miễn nhiễm và tăng lực rất tốt.

Lê ki ma có hương vị hấp dẫn nên trở thành nguyên liệu chính cho nhiều món tráng miệng, bánh, salad, kem lạnh, yaourt, nước cốt, thức uống... Ngoài ăn tươi thì lê ki ma còn được chế biến thành bột, có thể bảo quản được một năm. Để chọn được trái lê ki ma ngọt, bở, thơm, không nên ham trái láng đẹp mà nên chọn trái hình trái tim, một đầu nhọn, vỏ mỏng, nếu ăn ngay thì lấy trái mềm.

Hãy thử nhâm nhi một ly sinh tố lê ki ma, bạn sẽ biết vì sao thức uống này được nhiều người ưa chuộng. Nguyên liệu là: 2 kg lê ki ma, 100 gr dừa nạo, 4 hũ yaourt, 250 ml sữa tươi. Cách thực hiện: Lê ki ma gọt vỏ, bỏ hột, tán nhuyễn và đem xay chung với dừa nạo, yaourt, sữa tươi, chúng ta sẽ được một thức uống màu vàng cam rất đẹp, thơm ngon và bổ dưỡng.

Lưu ý: ăn nhiều trái lê ki ma cùng một lúc có thể bị say.

 Minh Quân
======================



Đây là trái "Bồ Quân" cũng có người gọi là trái Hồng Quân... trước khi ăn nên vò tròn cho mềm thì vô cùng ngọt...

 

Bồ quân - trái lạ mùa tựu trường

Thường trái dập không ăn được nhưng với bồ quân, trái càng dập thì ăn càng ngon ngọt!

Có người gọi bồ quân là trái mùa tựu trường, bởi vào mùa này, bồ quân mới chịu chín đỏ. Những quả bồ quân thoạt trông như quả sung, khi chín thì ửng đỏ và quả tròn treo trên cành lủng lẳng.

Thường thì trẻ con ở quê vẫn hay dùng trái bồ quân non chọi nghịch nhau hoặc chơi bắn bi. Những quả xanh, tròn nếu cắn phải sẽ cảm ngay một vị chát hơi chua rất khó chịu.

Điều khá lạ là với loại trái này, khi chín "hườm" hoặc chín "quá" thì muốn ngon, người ăn thường vò viên nó trong lòng bàn tay cho dập dập. Lúc đó vỏ bồ quân càng căng mọng và phần thịt quả bên trong như chực vỡ, đầy hấp dẫn.

[image]http://img.news.zing.vn/img/134/t134946.jpg">
Cho đến nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu để chỉ ra công dụng hiệu quả của loài trái lạ này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian thì ngoài việc được sử dụng như một loại trái cây hấp dẫn, bồ quân còn có tính nhuận trường. Thân cây bồ quân thường có gai và người dân quê tận dụng những chiếc gai này thay cho kim để lể ốc.

Bí mật vì sao trái bồ quân càng dập thì càng ngon ngọt vẫn là một ẩn số!









Còn đây trái Ô-Môi...của tuỏi ô-mai ghiền với vị chua chua.. chát chát... ngòn ngọt  vô cùng hấp dẫn với tuổi vô tư....



 
Thuốc bổ từ cây ô môi

          Ô môi là loại cây rất quen thuộc với người dân miền Nam, chúng mọc hoang hoặc được trồng lấy quả. Quả ô môi thường được dùng ngâm rượu làm thuốc bổ, hoặc nấu cao mềm để kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.

 Cây ô môi khô

Cây ô môi có tên khoa học là Cassia grandis L.F. Đây là một loài cây gỗ to, thuộc họ Vang, thân cao tới 10-12 m, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim, gồm hàng chục đôi lá chét dài 7-12 cm, rộng 4-8 cm, có phủ lông mịn. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40 cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60 cm, đường kính 3-4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc. Chính thứ cơm đặc sền sệt chứa trong quả ô môi này được nhân dân ta ngâm rượu làm thuốc bổ để uống, hoặc nấu cao.








Đây là trái Điều (đỏ) và Đào (vàng)... ruột đặc nhưng hột thì lộn ra ngoài... vừa chua vừa ngọt và vừa thơm










Đặc sản của Việt Nam




Trái Khế 




Trái Đu Đủ



Mận Trắng



Mận Đỏ



Trái Xoài Màu Đỏ



Cây Xoài đỏ



Mít Tố Nữ



Mía



Thanh Long



Phật Thủ

<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.11.2013 19:31:34 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 27.11.2013 23:03:20
0


TẠ ƠN

ơn tổ quốc mớm cho ta lý tưởng
để xả thân này gìn giữ non sông
ơn Lạc Long Quân Âu Cơ huyền thọai
cho cháu con ta máu huyết tiên rồng
biết ngẫng cao đầu ngạo nghễ biển đông
ơn Mẹ Cha yêu ban cho vóc dáng
răn dạy bảo ban tỏ đạo làm người
tứ đức tam tòng trí nhân hiệp nghĩa
hiếu hạnh lễ ân sao đáp đền công
ơn hiền thê vẫn một đời tận tụy
mở rộng vòng tay nồng ấm yêu thương
ơn con trẻ biết xiển dương huyết thống
tiên liệt tổ tông lá ngọc cành vàng
sớm đã nên người hữu dụng tha hương
ơn đồng đội cũ tháng ngày chinh chiến
người đã vùi thây tiền tuyến sa trường
ơn những anh hùng vị quốc vong thân
vào thuở quê hương sa vào tay giặc
ơn chiến hữu ta thân tàn ma dại
đã lững quên đi một vạt hình hài
ở lại quê nhà thống khổ điêu linh
áp nhận đòn thù oan nghiệt vô nhân
của lũ cộng nô đê hèn bán nước
ơn ơi mũ sắt giày sault áo trận
cũng đã cho ta thỏa chí kiêu hùng
ơn anh những người thầy thuốc bao dung
trong biết bao lần đạn xẻ dao đâm
đêm ngày chữa ta vết thương chiến trận
ơn những hồn thơ và ơn vía nhạc
những đã cho ta sống thác vạn lần
để mấy đêm trăng thao thức bâng khuâng
mộng du bước giữa giấc trường lưu mộng
ơn tha hương chỗ trời vừa đủ rộng
để đại bàng gãy cánh gượng bay rong
đêm đêm mài tâm dưới ánh trăng loang
ngày ngày rèn dũa ý thân tu học
ơn những đọan đường trần gian gai góc
đã cho ta nhẫn nhục học làm Người

dzuylynh.cuốinẽothahương.thanksgiving2013  


<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.11.2013 21:07:22 bởi dzuylynh >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.11.2013 03:45:57
0


Tạ Ơn Anh 

Anh không còn đôi chân
Lướt trên sàn khiêu vũ
Anh không còn đôi tay
Kê đầu em giấc ngủ

Anh không còn là người
Cũng không thành con thú
Môi anh sao mỉm cười
Mắt như vì tinh tú

Anh ngày xưa ngày xưa
Là thiên thần Mũ Đỏ
Chân anh mang giày saut
Tay lái dù trong gió

Hay anh là Nghĩa quân
Giữ làng cho dân ngủ
Hay anh là Mũ Xanh
Tuyến đầu anh trấn thủ

Đất mẹ chưa ru anh
Cuộc chiến tàn cờ rủ
Tay chân làm phân xanh
Vài ba bông dại nở

Xưa lựu đạn dao găm
Nay chiếc lon nho nhỏ
Xưa đánh pháo diệt tăng
Nay cơm thừa nước đổ

Xưa đồng đội như rừng
Gót giày vang mặt phố
Nay xa cách muôn trùng
Một thân nơi xó chợ

Những nguời hai mươi năm
Thoảng như cơn mộng dở
Còn mỗi khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ


Đỗ Tiến Đức

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.11.2013 03:48:03
0
 
 
 
Tạ Ơn Mẹ

(Viết thay lời những người con gốc Việt gửi đến các bà mẹ Hoa Kỳ đã dày công dưỡng dục)

Tạ ơn Mẹ, người không cùng huyết thống
Tóc mẹ vàng, da mẹ trắng như mây
Mẹ vớt con từ vực thẳm lưu đày
Nuôi con lớn bằng tình thương máu mủ

Tạ ơn Mẹ vì con mà lam lũ
Ngày qua ngày trong xưởng máy, nhà kho
Làm thêm giờ cho con được ấm no
Đêm lại thức dạy con từng tiếng Mỹ

Khác ngôn ngữ như ngăn thành, cách lũy
Mẹ dỗ con bằng ánh mắt, vòng tay
Mẹ gốc Âu, con gốc Á, khổ thay
Con là nợ, vì đâu mà mẹ gánh!

Mẹ biết con từ quê hương bất hạnh
Có lũ người hung ác tựa sài lang
Nuốt miền Nam bằng nanh vuốt bạo tàn
Đưa cả nước trở lại thời trung cổ

Cũng từ đó con như chim mất tổ
Tuổi còn thơ đã bỏ mẹ, lìa cha
Xuống thuyền đi trong nước mắt nhạt nhòa
Đem tính mạng gửi trên đầu ngọn sóng

Nhờ ơn Mẹ như trời cao biển rộng
Con mới còn sống sót đến ngày nay
Được nên người trên đất nước thứ hai
Niềm hãnh diện cho cả hai dân tộc

Trong hồn con mẹ rạng ngời ánh đuốc
Sáng bập bùng soi mỗi bước con đi
Lời Mẹ hiền con sẽ mãi còn ghi:
“Là dân Mỹ, nhưng đừng quên gốc Việt!”

Dâng lên Mẹ đóa hồng tươi thắm thiết
Chứa tình con từng cánh đỏ yêu thương
Mai con về quì hôn đất quê hương
Càng nhớ đến ngàn công ơn của Mẹ.

VŨ ĐÌNH TRƯỜNG

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.11.2013 19:30:52
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA

Người việt cộng xấu xí


Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.
 
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
 
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/đúng/sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này? 
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
 
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
 
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”.
 
Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.
 
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,…
 
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
 
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức:
 
 
Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới. 
 
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
 
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
 
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sàigòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
 
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
 
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng…
 
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
 
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác.
 
Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác!
 
Vì chúng ta lương thiện. Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
 
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
 
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật. Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
 
Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng. Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt. Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!
 
… còn rất nhiều tin.
 
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?
 
Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
 
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.
 
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu,thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém.
 
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
- Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
- Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
- Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi! 
 
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
 
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
 
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?
 
Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
 
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản.
  
Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
 
 
Nghe nói cụ Tản Đà có câu: Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn! Cho nên quân ấy mới làm quan. Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại. Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
 
Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
 
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp.
 
Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa?
 
Việc gì mà họ không dám làm?
 
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống, mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
 
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
 
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách, nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực, một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
 
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói:
Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.
 
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
 
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
 
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à?
 
Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
 
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
 
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
 
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
 
 
 
Hanwonders

<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2013 20:24:16 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.11.2013 21:24:53
0

Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng


....Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình ! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.

Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mảnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ, hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tĩnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.

Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên. Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực. Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con? 
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu ! 
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên 
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ. Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: 
- Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi: 
- Con có thấy gì không? 
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ: 
- Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ. 
Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè? 
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại 
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên: 
Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm? 
Tôi lặng im không nói được lời nào. 
Thầy tiếp: 
- Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ! Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó...

Nguồn:email

<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2013 21:26:01 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 30.11.2013 21:31:09
0
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
 
 



Tháng 11 trời Connecticut bắt đầu lạnh, cái lạnh làm se cả lòng người xa xứ. Tôi bước đi chậm rãi, ngắm vội vài lá vàng rơi rụng. Trời trong xanh thì thầm gọi chào buổi sáng. Lần đầu tiên, tui được nhìn thấy mùa thu xứ Mỹ. Đã quá thu rồi! Ừ, vậy mà, thu vẫn đi êm đềm nhẹ nhàng vào lòng người thật khó tả!
 

(Note: Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa)

Tui nghe tiếng má tui gọi ơi ới “Khanh ơi”. Tui giật thót mình, hồn thu đang dạt dào tự nhiên... bay mất. Tui lật đật quay đầu trở lại, thấy má tui đang đứng lớ ngớ bên ngoài cửa apartment (chà! có chuyện gì đây?) Má tui trả lời gọn lỏn “Cửa đóng rồi, cứng ngắc không mở được. Đang luộc 2 trứng gà, không vặn lửa lớn, nhưng để lâu cháy nhà.” Trời đất, tui nghe tới đây, hồn vía như lên tới tận mây xanh, mới qua Mỹ có 3 ngày đâu biết tiếng Anh tiếng em gì? Réo gọi ai đây, điện thoại cũng không có, tui phải làm sao bây giờ? Trời lạnh mà mồ hôi rịn ra ướt cả lưng áo.
 


Tự nhiên như có phép lạ, một ông già Mỹ trắng lù lù thò cái đầu từ cửa sổ bên cạnh nhà ra (chắc là nghe tiếng động). Má tui đứng mà nhảy tưng tưng, ông bước ra ngoài, rồi hỏi một tràng tiếng Mỹ, tui không hiểu gì hết (biết trả lời lại chết liền!) Tui nhìn qua nhìn lại, má tui nhanh như hỏa tiễn thời chiến tranh VN, xáp tới ổng, giơ hai tay lên làm dấu như 2 quả trứng, ổng lắc đầu. Má tui tiến thêm bước nữa, đưa hai tay lên (cong ngón cái và ngón trỏ lại với nhau) tạo thành hình tròn rồi chỉ vào bộ ngực của má tui (hình như trên đời này, khi không còn cách nào nói cho đối phương hiểu, chỉ còn cách là làm tín hiệu có sẵn ngay trước mắt). Giống như 2 quả trứng, ổng cũng lắc đầu nguầy nguậy.

Quýnh quáng quá, như là phản xạ tự nhiên, má tui tiến sát vào ổng, và chỉ gần phía dưới bụng (chỗ hiểm) ý nói là giống 2 quả trứng (chà! cái này mới là ghê chứ) rồi đưa tay về phía cửa đang đóng kín. Ông già sợ tái xanh cả mặt mày, ổng lui ra, ổng né. Ổng càng né, má tui càng xáp vô, đến khi nào chỉ đúng “mục tiêu” thì thôi. Mắt ông mở tròn xoe, ổng nhìn má tui như thể nhìn người hành tinh xuống, còn má tui nhìn ổng như thể là ông không có thật trên đời! Rồi ông cuống cuồng chạy vào nhà lấy phone, tui hiểu ngay ý má tui, tui cười chịu không nổi, tui cười tới đâu, tui sởn gai ốc tới đó. Tui thấy ông nói xí xô xí xào gì đó trong phone; không đầy năm phút sau, một đoàn hùng hậu 6 chiếc, xe chữa lửa, cảnh sát một toán người tiến đến. Xe hú còi inh ỏi náo động xé toạc bầu không khí đầy thu vàng đang êm ả của xóm tui. Tui tá hỏa tam tinh, má tui thì xụi lơ, teo héo! Tui nghĩ bụng phen này chết chắc, má tui chắc là bị bắt quá vì cái tội xáp vô ông già Mỹ kia.




Ngay lập tức police bước tới hỏi một tràng tiếng Mỹ (tui và má tui là dân quê thứ thiệt, đi qua Mỹ mà còn đòi đem theo một cặp gà con trống mái gầy giống cho nó đẻ, thì lấy đâu ra tiếng Mỹ mà học). Mà cũng phải, thử nghĩ lại coi, lúc đó sợ cháy nhà, sợ bị bắt muốn chết giấc, hồn vía mất tiêu lấy đâu ra từ ngữ mà nói lại. Một chữ thank you cũng quên tuốt luốt. Tui trả lời bằng động từ tu quơ, quơ qua, quơ lại, Má tui một lần nữa soạn lại “bổn cũ”. Lần này ngay ông police mà tiến tới, đưa hai tay lên ra dấu như 2 quả trứng chỉ vào “chỗ hiểm”, ông police lùi lại, rồi má tui đến đập cánh cửa. Ngó chừng như ổng hiểu ý, họ nạy cửa bung ra. Má tui te te chạy vào: 2 quả trứng gà sắp sửa nổ tung, vì nồi nước đã cạn queo. Mùi khen khét bốc lên như chờ đợi mời mọc mọi người.

Lúc này ông hàng xóm nhìn má tui từ đầu cho tới chân, ông bỗng cười sặc sụa, cười ngặt nghẽo, cười muốn tắt hơi. Rồi mọi người cùng cười vang. Tui mừng rơn trong bụng. Thoát nạn!
 


Rồi, mùa Thu đi, mùa Đông lại đến. Ông già hàng xóm ấy trở nên thân thiết hơn, gia đình chúng tôi biết tên ông là David. Mà lạ thiệt, má tui không chịu kêu tên đó mà cứ gọi là ông “ÉT” (egg) cho dễ nhớ mà! Cứ mỗi tuần đều đặn, ông ghé nhà tui, tặng cho gia đình tui một vỉ trứng gà. Có hôm vui thiệt, má tui tản bộ ra đầu ngõ (thèm thịt gà nguyên con nấu cháo), vừa đến cửa tiệm quên mất từ con gà. Má tui đưa hai tay lên làm giống như 2 cánh gà đập phành phạch vào đùi, miệng thì kêu ò ó o o như tiếng gà gáy. Ông Mỹ bán hàng mắt như muốn nổ đom đóm, đứng như trời trồng. Bỗng đâu ông già hàng xóm xuất hiện, tới làm thông dịch, nghe thấy “hiểu liền!” biểu đem ra một con gà cho má tui. Vậy đó, ông còn làm tài xế cho cả gia đình tui, chở đi shopping, đi chợ VN, đi học ESL, có khi ông ngồi đợi cả buổi.

Tui kể đến chuyện ngứa. Đầu mùa Đông tới, da tự nhiên ngứa, ngứa gì mà ngứa gãi muốn điên lên, tụi tui đi ra tiệm thuốc đem theo ông ET hàng xóm (thông dịch viên bất đắc dĩ). Tui chỉ cần ra dấu, cởi áo lạnh ra, xắn tay áo lên, gãi “ rột” một cái, là ông biết ý ngay, mua liền cho 1 chai thuốc ngứa.
 


Vậy đó, rồi ông vui lây cùng chúng tôi theo năm tháng, cho đến ngày mà má tui biết được bập bẹ vài chữ. Hôm đó, ông đem trứng gà cho nhà tui, má tui không nhận vì trong tủ đầy nhóc trứng rồi, Lần này thì má tui nhẹ nhàng say:  “No, thank you, have a nice day,” gọn ơ, ngọt xớt! Mặt ông cười, nụ cười chất ngất một niềm vui, vui như đón bình minh. Ừ, phải rồi, ông đang đón một bình minh của sự đổi đời của cả một gia đình trước mặt ông mà ông không hề hay biết. Bình minh của những con người mới đang bước đi chập chững để tạo dựng cuộc sống ngay trên đất nước ông... Và ông cùng đồng hành với chúng tôi trong những năm tháng đầu tiên mà không mệt mỏi. Mà mệt mỏi làm sao được chứ, khi mà trái tim ông đang vui sướng san sẻ tình thương cho người đang đón nhận.
 


Đã bao nhiêu năm rồi, bây giờ hỏi lại má tui, má tui nói nhớ ông “ET” quá chừng luôn. Rồi má tui cười xoà, nụ cười có nhiều kỷ niệm. Sáng nay, hai quả trứng gà “ốp-la” được đứa con gái tui bày ra bàn chờ điểm tâm, tui nhìn mà cười tíu tít, nó hỏi “làm gì mà mom cười vui vẻ quá vậy!” Trời đất, nó đâu có biết. Có một ngày nọ, lâu lắm rồi… hai quả trứng gà như câu chuyện hài đã đi vào lòng người thật đậm đà khó quên. Có diễm phúc nào bằng khi mà tui đang có thêm một quê hương, một quê hương mới, một quê hương không sinh ra tui nhưng ràng rịt bước chân tui đến cuối cuộc đời.

Mùa Thu đến, mùa thu mênh mang ngọt ngào chuyên chở những dòng ký ức xa xôi để lại trong lòng người thêm nhiều nỗi niềm nhung nhớ.



Tui Tạ ơn Trời, tui cám ơn đời, tui cám ơn người, tui cám ơn vùng đất đã ưu ái cưu mang tui trong những ngày khốn khó... Hình như mắt tui cay sè...
 

 Bảo Huân


 
nguồn: email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.11.2013 21:41:44 bởi thiên thanh >

Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 14 của 29 trang, bài viết từ 391 đến 420 trên tổng số 867 bài trong đề mục