GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM

Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 17 của 29 trang, bài viết từ 481 đến 510 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Tác giả Bài
thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 31.12.2013 14:49:55
0
 
 
 
 
 
 
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=3Uo0JAUWijM[/YouTube]

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.01.2014 04:25:06
0
 
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
 

Kết thúc năm 2013: Những nhân vật, sự kiện trong năm tại Hoa Kỳ
 

Cali Today News - Trước thềm năm mới 2014, báo The Guardian đã có một bài viết “nhìn lại” năm 2013 của Hoa Kỳ. Trang này đã đặt ra những giải thưởng cho những nhân vật, sự kiện của năm.

 1. NHÂN VẬT CỦA NĂM: EDWARD SNOWDEN.
Cách đây vài năm, Thomas Friedman, một trong những cây bút chính của tờ New York Times đã cho ra đời một cuốn sách với tựa đề “Những cá nhân quyền lực” nhằm liệt kê những người có tầm ảnh hưởng lớn trên trường thế giới. Lúc đó, Edward Snowden có lẽ không phải là cái tên xuất hiện trong đầu nhà báo này, thế nhưng đó là khi vụ rò rỉ thông tin chưa xảy ra. Khi thời thế thay đổi, năm 2013, nếu nói về nhân vật có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới thì có lẽ khó có ai qua được cái tên Edward Snowden. 
 
Edward  Snowden tay đào tẩu được nhắc đến nhiều  nhất ở Hoa Kỳ.Uncredited/AP
 
Dù bạn có yêu thích Snowden hay ghét anh ta, dù bạn nghĩ Snowden là kẻ phản bội đất nước hay là người hùng, dù bạn cho rằng Snowden là kẻ yêu bản thân hay yêu nước đi  chăng nữa thì với quyết định bỏ trốn và tiết lộ hàng chục ngàn (có thể lên đến hàng triệu) những tài liệu mật của Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ của Snowden đã gây cho chính phủ Hoa Kỳ không ít sóng gió, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao quốc gia và quan trọng hơn hết là thay đổi mối quan hệ giữa cơ quan NSA và nền công nghiệp công nghệ cao. Nó cũng thay đổi nhận thức của chúng ta về hoạt động tình báo của NSA trong và ngoài nước cùng với nhiệm vụ thu thập tin tức của cơ quan này. 
 
2. NHÂN VẬT THỨ HAI CỦA NĂM: JOHN KERRY
 
Khi John Kerry được đề cử làm Bộ trưởng bộ Ngoại giao vào đầu năm nay, hầu hết mọi người đều cho rằng đó giống như việc trao vương miện cho vị trí thứ hai trong một cuộc thi sắc đẹp của Foggy Bottom. Vốn dĩ, bà Susan Rice là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này. Thế nhưng lúc ấy, bà lại đang là trung tâm điểm chỉ trích của phe Cộng Hoà vì vụ đánh bom vào toà lãnh sự Mỹ gây chết người ở Libya. 
 
Photo Courtesy: Chip Somodevilla /Getty Images
 
Vượt qua những điều tiếng chỉ là nhân vật sơ cua, ông John Kerry đã có những thành quả nổi bật trong sự nghiệp ngoại giao của mình: Ký thành công một bản thoả thuận tạm thồi với Iran để kiềm chế tham vọng hạt nhân của nước này; tạo một bước đột phá trong ngoại giao với Nga để loại bỏ kho vũ khí hoá học của Sirya; đạt được một thoả thuận với chính phủ Afghanistan về sự hiện diện lâu dài của quân đội Hoa Kỳ tại quốc gia này. 
Nhưng những điều trên chưa phải là thành công lớn nhất của ông trong năm nay. Điều sẽ làm nên tên tuổi của John Kerry chính là đưa được Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán để đạt được thoả thuận tái thiết lập hoà bình Trung Đông. Nếu trong năm tới, thoả thuận này được thiết lập thì ông Kerry sẽ trở thành một vị Bộ trưởng bộ Ngoại giao số một trong lịch sử Hoa Kỳ.
 
3. NHÂN VẬT BỊ ĐÁNH GIÁ SAI VỀ KHẢ NĂNG CỦA NĂM: BARACK OBAMA
 
Các phương tiện truyền thông gọi năm nay là năm thất bại của ông Obama. Những con buôn chính trị thậm chí còn đặt ra câu hỏi liệu có phải ông Obama đang có quãng thời gian 5 năm tồi tệ nhất trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ hay không? Câu trả lời là 50 - 50.
 
Nếu dựa vào cuộc thăm dò ý kiến của người dân hoặc dựa vào số vụ bê bối, câu trả lời là có, 2013 không phải là một năm thuận lợi với vị tổng thống này. Nhưng nếu dựa vào những chính sách của ông, 2013 lại là một năm thành công đáng ngạc nhiên..
 
Photo COurtesy:AP
 
Về chính sách đối ngoại, ông Obama đã cùng với ông John Kerry đưa Israel và Palestine đến ngồi lại trong bàn đàm phán, nỗ lực suốt năm năm không mệt mỏi để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran mà không dùng đến lực lượng quân sự của ông đã bắt đầu có hiệu quả. Ông tiếp tục giữ cho Hoa Kỳ dần tránh xa khỏi cuộc chiến Afghanistan và đưa ra những cải tiến mới trong chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ. Về phần Syria, ông đã phải dùng đến biện pháp quân sự, điều mà ông không hề mong muốn và rồi “giành chiến thắng” ở giờ thứ 11 của cuộc chiến khi mà Bashir Assad đồng ý từ bỏ vũ khí hoá học còn phía Mỹ tuyên bố sẽ không tham gia thêm vào nội chiến Syria. Những nỗ lực này được xem là những bước quan trọng để tách rời Mỹ khỏi Trung Đông và đặt ra một chính sách đối ngoại hạn chế hơn, khiêm tốn hơn.
 
Về đối nội, những gì mà Obama đạt được phần nào đó ít ấn tượng hơn, chủ yếu là do sự tồn tại của Quốc hội do Đảng Cộng Hoà chi phối. Ông Obama vẫn nhìn chằm chằm xuống đảng Cộng Hoà trên vách đá tài chính và việc chính phủ đóng cửa mà không hề có ý định từ bỏ để đạt được sự thoả thuận. (Cuối cùng đảng Cộng Hoà đã phải đồng ý tăng thuế.) Dù cho những bất cập trong chương trình Obamacare, ông vẫn kiên quyết không nhượng bộ trước đảng Cộng Hoà để bảo vệ chương trình chăm sóc sức khoẻ của mình. Chỉ vài ngày nữa thôi, bộ luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực, giúp làm cho cuộc sống của hàng triệu người Mỹ trở nên tốt hôn. Trong khi đó, ông vẫn bị thất bại trong việc ban hành luật kiểm soát súng, hoặc cải cách nhập cư,… Tuy nhiên, những chính sách này của ông thật ra đều là những chính sách cải cách quan trọng cho xã hội.
 
Ngoài ra, ông Obama còn thành công trong việc giành chiến thắng tại Toà án tối cao về quyền đồng tính và đưa ra các quy định mới về môi trường. 
 
Với những thành công kể trên, Barack Obama đã có một năm 2013 không đến nỗi tệ, nếu không muốn nói là khá tốt.
 
4. SỰ KIỆN ĐẦY BẤT NGỜ NHẤT TRONG NĂM: TIỂU BANG UTAH CHO PHÉP HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH.
 
Utah được xem là một tiểu bang thuộc hàng cổ hữu nhất của Hoa Kỳ, vì thế hình ảnh một cặp đồng tính nam kết hôn hồi tuần trước đã trở thành hình ảnh gây bất ngờ nhất của năm. Và thời điểm hôn nhân đồng tính được chấp nhận tại tiểu bang này được xem là thời điểm tuyệt vời nhất năm, thời điểm của sự tiến bộ về quyền của người đồng tính..
 
Chỉ trong năm nay, tại Hoa Kỳ đã có đến 18 tiểu bang chấp thuận hôn nhân đồng tính. Nhận thức của mọi người về những người đồng tính cũng đã có nhữngchuyển biến tích cực, họ đã dần chấp nhận những con người này vào xã hội.
 
5. BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ XẤU XA CỦA NĂM: ĐẢNG CỘNG HOÀ.
 
2013 được cho là năm khủng khiếp của quyền phụ nữ sau khi chính phủ đã đưa ra luật mới về việc phá thai. Luật phá thai mới thu hút được nhiều chú ý nhất là của Texas. Tại Bắc Cali, Pat McCrory đã ký lệnh đóng cửa hầu hết các phòng khám phá thai ở đây. Tại Bắc Dakota, các nhà lập pháp đã nỗ lực bảo vệ quyền sống của những thai nhi khi đưa ra luật cấm phá thai nếu thai nhi đã ở khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Ở Ohio, một đạo luật chống phá thai mới cũng đã được ban hành theo hướng làm cho việc phá thai trở nên khó khăn hơn trước đây bằng nhiều quy định nghiêm ngặt. Chính đảng Cộng Hoà là người đã thông qua và ủng hộ những bộ luật này. Dư luận cho rằng đảng Cộng Hoà đang cố chứng minh sự tận tâm của mình để bảo vệ những bào thai, trong khi đó, chính họ là người đã thông qua việc cắt giảm trợ cấp thực phẩm của các gia đình nghèo – đồng nghĩa với cắt giảm thực phẩm của những trẻ em đã được sinh ra đời - để mở rộng chương trình y tế cho những người dân mà theo số liệu của tòa Bạch Ốc: có đến 5 triệu người dân Hoa Kỳ hiện đang sống mà không có bảo hiểm y tế. Vậy để 5 triệu người kia có bảo hiểm y tế - một điều liệu có cần thiết? – thì có thể làm tổn hại đến những gia đình nghèo, những người chỉ sống dựa vào những chương trình của chính phủ. Sự vô tâm của đảng Cộng Hoà được xem là một trong những hình ảnh xấu nhất của năm.
 
Linh Nguyễn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.01.2014 06:39:42 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.01.2014 06:17:39
0

  Định luật hóa công bất biến muôn đời đã nhỏ từng giọt thời gian xuống cõi hồng trần phù du huyễn ảo...
Trong êm đềm thanh nhã, hạnh phúc bình an hay giữa phong ba bão tố cuộc đời... dấu tích hoài niệm là giai điệu phù trầm đã đưa ta về một chốn an cư, trôi dạt vào một góc đời nhau để rồi kết nụ khai hoa, nở ra những đóa từ tâm tri âm tri kỷ.  
Chúng ta đã đồng hành trên câu thơ nốt nhạc, biết bao ngày đêm thức ngủ vui buồn với nhau, biết bao ân tình và kỷ niệm, có phải không...
Xin mượn một thi phẩm của người thơ tócnâu đã ngẫu hứng viết tặng Giai Điệu Phù Trầm từ ngày khai hoang đặt hạt mầm đầu tiên cho khu vườn văn nghệ này như lời tâm tình cuối năm cùng qúy bạn.
Chân thành cám ơn đônghương, phùvân, dohop, sônghương, thiênthanh, davàng, senđất, cànanguyễn, thúylan,mỹduyên, giáo hiến... cùng các thi nhân bằng hữu năm châu bốn bể đã thường xuyên cộng tác, đóng góp văn thơ, tác phẩm nhiếp ảnh cùng bài vở sưu tầm cho Giai Điệu Phù Trầm ngày thêm hương sắc.



Trước ngưỡng cửa tân xuân, GDPT xin kính chúc qúy tao nhân mặc khách một năm mới An Khang Thịnh Vượng, thế giới hòa bình an lạc.
Không quên tri ân ban điều hành vnthuquan, các bằng hữu, qúy thành viên vntq và qúy khách ẩn danh đã thương mến ủng hộ, cổ động và quá bước ghé thăm chúng tôi, cùng ngồi xuống bên giòng sông tĩnh lặng lắng nghe Giai Điệu Phù Trầm cuộc sống . 

Dec31.ngàycùngthángtận.2013
dzuylynh
 


https://app.box.com/s/6lylltxhpbp0xa81wav3

GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM 
thơ TócNâu | nhạc&trìnhbày Dzuylynh
 
Giai chương,
thi ngữ đầy vơi...
Điệu nhạc tương khúc
với đời tiêu dao
Phù du trọn kiếp hư hao
Trầm thân ẩn tích, tặng nhau ân cần
Trước ta...
bóng ngã chiều tàn
Sau lưng...
lộng gió hoang tàn mùa xưa
Lấy gì đong đủ nắng, mưa?
Lấy gì gom trọn thuở chưa biết buồn!
Nghiêng người
xin đặt nụ hôn
Bên thềm sỏi đá đã mòn rêu xanh
Thời gian là một bức tranh
Nhân gian hữu sắc, hữu thanh vô ngần...   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.01.2014 08:07:34 bởi dzuylynh >

Thúy Lan
  • Số bài : 584
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.11.2010
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.01.2014 13:32:16
0

 
dzuylynh
 Chân thành cám ơn đônghương, phùvân, dohop, sônghương, thiênthanh, davàng, senđất, cànanguyễn, thúylan,mỹduyên, giáo hiến... cùng các thi nhân bằng hữu năm châu bốn bể đã thường xuyên cộng tác, đóng góp văn thơ, tác phẩm nhiếp ảnh cùng bài vở sưu tầm cho Giai Điệu Phù Trầm ngày thêm hương sắc
 


                                     

  
  
Thúy Lan cảm ơn chú Dzuylynh, chú lúc nào cũng ưu ái dành thời giờ để ý, quan tâm những bài viết của tất cả thi hữu bạn và bài vở Lan. Chú thực sự là một vị Thi Ca Nhạc Sĩ đặt hết  tâm huyết và lồng nghệ thuật vào trong lý tưởng mang dòng máu Da Vàng. Và điều này đã đang minh chứng hùng hồn qua Giai Điệu Phù Trầm.  
 

Thời gian và không gian luôn quấn quýt nhau, Chú có cảm nhận hay không? Riêng Lan thì niềm tin- hy vọng, tình người chất chơn sẽ là những lớp phù sa màu mỡ  bồi đắp những bờ bến yêu thương ... đời sẽ đẹp-  rộn rả tiếng khóc/cười trong niềm hạnh phúc khôn cùng. 
 
Cảm ơn Chú đã phổ bài thơ Rồi Sẽ Tan Như Sương mang bút hiệu Thúy Lan ... bài thơ thêm một lần nữa, hân hạnh được Chú chấp đôi cánh bay xa hơn.   
 
Thúy Lan con, mến chúc đại gd Chú Hạnh An- chào đón một Mùa Xuân Tha Hương tràn đầy niềm vui về một ngày mai thật gần ... 

Thúy Lan


thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 01.01.2014 19:24:59
0
tấm thiệp thay lời chúc ... 
 
 


Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 02.01.2014 20:29:06
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
Vẻ đẹp vĩ đại của những công trình "bất tử".
Cùng lặng ngắm những báu vật kiến trúc quý giá của nhân loại. Những công trình đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, và chứng minh là dấu tích vĩ đại của một thời kỳ phát triển cực thịnh đã qua.



 Vạn lý trường thành (Trung Quốc) dài hơn 20.000 km, được xây dựng trong hơn 1.000 năm, và cần tới hàng triệu nhân công thực hiện.




 Đại hý trường La Mã ở Rome (Ý) được hoàn tất năm 80, có sức chứa 50.000 khán giả, là nơi diễn ra những vở kịch lớn, những cuộc hành quyết, những trận chiến sinh tử giữa các võ sĩ giác đấu.




 Chợ La Mã ở Rome (Ý) cách đây 1.200 năm, là một quảng trường rộng lớn, vừa là nơi để người dân tới họp chợ, buôn bán, vừa là một trung tâm hội bàn chính trị của nhà nước.




 Binh sĩ đất nung ở Tây An (Trung Quốc) gồm 700 bức tượng bằng đất nung, có kích thước như người thật khắc họa tướng sĩ trong quân đội Trung Quốc khi xưa, được chôn theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.




 Các Kim tự tháp ở Giza (Ai Cập) là một trong 7 kỳ quan của thế giới, và là biểu tượng của du lịch Ai Cập.




 Thành phố cổ Pompoeii ở Ý đã tồn tại từ thế kỷ thứ I dưới thời đế chế La Mã. Pompeii đã bất ngờ bị chôn vùi dưới tàn tro khi ngọn núi Vesuvius bất ngờ phun trào năm 79.




 Vệ thành Parthenon ở Athens (Hy Lạp) được xây trên đỉnh đồi Parthenon, là nơi làm nhiệm vụ quan sát, bảo vệ cả thành phố. Vệ thành trông giống một ngôi đền thờ, với những bức tượng cổ bằng cẩm thạch có niên đại từ thế kỷ thứ V.




 Thành phố cổ Ephesus ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước, dưới thời đế chế La Mã. Hiện nay những thư viện, nhà hát, và nhiều công trình khác đã được phục dựng lại để đưa du khách trở về với không gian của 2.000 năm trước.




 Thành phố cổ Teotihuacán ở Mexico có Kim tự tháp Mặt Trăng, và Mặt Trời, được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ I. Đây cũng là những Kim tự tháp thuộc hàng lớn nhất thế giới.




 Thành phố cổ Hierapolis ở Thổ Nhĩ Kỳ có những hồ bơi nước nóng, khiến du khách liên tục tìm tới đây trong suốt hai thiên niên kỷ qua. Vì có những mạch suối nước nóng này mà thành phố Hierapolis được xây dựng để trở thành “thành phố nghỉ dưỡng”.




 Toàn thể động Ellora ở Ấn Độ gồm: 34 đền thờ, và tu viện thờ Đức Phật cùng các vị thần Hindu. Những công trình này được đúc từ một khối núi đá đồ sộ.




 Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II, với mục đích bảo vệ lãnh thổ.




 Nhà tắm La Mã ở thành phố Bath (Anh) được xây dựng phổ biến, vì nơi đây có những suối nước nóng. Bath trở thành thị trấn nghỉ dưỡng được yêu thích nhất dưới thời đế chế La Mã. Sau này, vào thế kỷ 18, nhiều công trình được xây mới với lối kiến trúc Tân cổ điển.




 Hang động Long Môn, ở Trung Quốc, với những bức tượng Phật được chạm khắc tinh tế vào thành vách của 1.350 hang động. Công trình bắt đầu được tiến hành từ thế kỷ thứ V.




 Vòng tròn đá Stonehenge ở Anh là một di tích bí ẩn từ thời tiền sử được dựng lên từ 6.000 năm trước. Các nhà khảo cổ tin rằng nó có liên hệ với những hiện tượng thiên văn.




 Khu di tích khảo cổ Machu Picchu ở Peru, là nơi lưu giữ những gì còn sót lại của đế chế Inca tồn tại vào khoảng thế kỷ 15.




 Đền Angkor Wat ở Campuchia với những phế tích còn sót lại của ngôi đền cổ, được xây dựng từ thế kỷ thứ 9. Nơi đây thờ các vị thần Hindu, và từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương của các tín đồ đạo Hindu, và cả đạo Phật.




 Toàn thể 492 hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng (Trung Quốc) có tới hàng ngàn bức tượng Phật giáo. Toàn thể động này nằm trên con đường tơ lụa, được các vị sư sãi kỳ công tạc nên từ các khối núi đá trong ròng rã 1.000 năm (từ thế kỷ 6-16) mới hoàn tất.




 Cách đây khoảng 1.000 năm, thành phố cổ Petra ở Jordan từng là trung tâm của các cuộc giao thương, mua bán hương liệu, gia vị, tơ lụa… của người La Mã, Hy Lạp, Ả Rập, Ai Cập... Nơi đây có khoảng 500 ngôi đền, tượng đài, lăng mộ được tạc thẳng vào vách đá.
Pi Uy
Theo Travel & Leisure








<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2014 20:45:14 bởi Phù vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 03.01.2014 04:20:41
0
 


(xin bấm lên ảnh để nghe bài hát)
 
Yêu đời lên nhé
thơ BDT Bùi hồng Lĩnh| nhạc|trìnhbày Dzuylynh
( tặng Cecile.Marguerite.Teresa.Marie )
***
" Yêu đời lên nhé, dù một người trẻ tuổi tranh đấu cho tự do mới qua chết
Vì từ cái chết đó, hàng trăm ngàn người biết được
Từ những người đó, sẽ có hàng trăm người thức tỉnh
Và nếu chỉ có hàng chục người tiếp nối con đường của người đã chết
Chúng ta đã tìm được niềm vui trong sự mất mát và bất hạnh " ( BHL )



Yêu đời lên nhé!
  Đau trong thân, đánh thức lúc nửa đêm
Dù tê nhức, dù đau buốt
Nhưng ai ơi mai có bình minh
Đau nào có chết, đau nào có mất
Đôi tay giang san còn níu kéo trần gian
Yêu đời lên nhé!
Quên đau thương đến lúc nửa đêm
Ngày mới tới, luồng gió mới
Tâm tư kia theo gió thảnh thơi...

Yêu đời lên nhé!
Em yêu ơi thao thức từ lâu
Dù mất mát, đừng đau xót
Tin tôi đi sẽ có ngày mai
Con đò xưa
Giòng Sông cũ... Muà lúa mới
Trăm năm sau đếm lại đêm nay
Nghìn thu sau nhớ lại đêm này.

Yêu đời lên nhé!
Yêu đời lên em...
Xin cho đi đôi mắt buồn vui
Xin cho đi đời đã nổi trôi
Xin cho đi đau yếu lả hơi
Xin cho đi đói rách tả tơi
Em yêu ơi! Yêu đời lên nhé!
Xin hôm nay xin lại bình minh...

Yêu đời em nhé, yêu đời lên Em!
Xin hôm nay, xin lại bình minh!





<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.01.2014 09:07:23 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.01.2014 00:19:15
0



2014 - NIỀM TIN VÀ HY VỌNG

Người da vàng đã thôi còn ngái ngủ
Giấc mộng dài chìm đắm, tỉnh từ nay
Những bàn tay đã biết nắm bàn tay
Những khối óc cũng bắt đầu thức dậy
Bảy mươi năm cúi mình làm lau sậy
Hãy vươn cao hùng khí giống Lạc Hồng
Hãy rùng thân bay đến đỉnh thăng long
Giương móng vuốt mắt trừng xua Hán tặc
Hẹnnhausaigon lệ tràn cuối mắt
Dưới quốc kỳ vang khúc hát tân xuân
Thôi thúc niềm tin thốc bừng giông tố
Thác lũ tuôn tràn hy vọng sóng xô
Mốc hẹn bảy năm Tàu vồ nước Việt
2020 xác Việt hồn Tàu
Đất nước Việt-Nam biến thành Tỉnh Chệt !
Cũng sẽ tan như nước xiết vỗ bờ
Hỡi những Da Vàng lạc dấu bơ vơ
Chớ bước lang thang chợ Tàu phố Chệt
Sẽ có một ngày giang san mất hết
Từ Nguyễn Gia Long cõng Thực Dân về
Phát Xít Nhật vào, chết đói lương dân
Mỹ mượn Miền Nam định phân vũ khí
Xây dựng hí trường tỉ thí Tàu Nga
Mỹ cút Ngụy nhào tù lao rộng cửa
Đón nhận anh hào thất thế sa cơ
Bắc Việt ranh ma ngược giáo trở cờ
Phế Mẹ Việt-Nam tôn thờ Hán Cộng
Chữ S bể Đông tiền nhân cơi rộng
Để đến bây giờ bằng cọng giây lưng
Tổ quốc lâm nguy phừng phừng rực lửa
Còn ngủ mê sao dân tộc đồng bào?
Im tiếng than gào, xốc áo xăn tay
Dũng khí ngút cao lao vào giết giặc
Giữ ngọn đuốc thiêng đấu tranh đừng tắt!
Thục Nữ, Nam Nhi đáng mặt hào hùng
Giải phóng quê nhà thóat cảnh lao lung
Cộng sản thảm thê khốn cùng lực cạn
Sắp hết đêm đen, rạng sáng giang hà

phùdungsydney 03/01/2014
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2014 00:31:40 bởi Phù vân >

Tóc nâu
  • Số bài : 4317
  • Điểm: 24
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.03.2007
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.01.2014 01:36:04
0

...

 



https://app.box.com/s/6lylltxhpbp0xa81wav3

GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM 
thơ TócNâu | nhạc&trìnhbày Dzuylynh
 
Giai chương,
thi ngữ đầy vơi...
Điệu nhạc tương khúc
với đời tiêu dao
Phù du trọn kiếp hư hao
Trầm thân ẩn tích, tặng nhau ân cần
Trước ta...
bóng ngã chiều tàn
Sau lưng...
lộng gió hoang tàn mùa xưa
Lấy gì đong đủ nắng, mưa?
Lấy gì gom trọn thuở chưa biết buồn!
Nghiêng người
xin đặt nụ hôn
Bên thềm sỏi đá đã mòn rêu xanh
Thời gian là một bức tranh
Nhân gian hữu sắc, hữu thanh vô ngần...   

***
 
Tóc đây anh Lynh, năm mới nghe nhạc phổ từ ca nhạc sĩ DL làm Tóc vui ghê, bận quá và tại đi bộ (đến mòn dép luôn) cho nên đến hôm nay mới ' vìa' tới phố TTK!
 
Cảm ơn anh Lynh đã làm cho bài thơ thẩn đẹp hẵn lên qua lời ca, điệu nhạc.
Cảm ơn Thiên Thanh( alias bé Bo ) đã ra công làm  tấm ảnh rất nên thơ.
 
Tóc không quên dẫn 'người yêu không biết nói' (quà Noël năm nay) tới chúc mừng năm 2014 cùng gia đình trang Giai Điệu Phù Trầm:

Một năm thật thịnh vượng và thật an bình, hạnh phúc!
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2014 01:37:29 bởi Tóc nâu >
Attached Image(s)
Thơ rơi
[link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 04.01.2014 15:12:32
0
DÒNG SÔNG XANH( LỤC HÀ)
  

Gần cuối đời, mượn ngườì làm thi sĩ
Viết về em, tà áo lục anh thương
Không bên anh, em vẫn là tri kỷ
Mộng mơ đầu anh đứng nhớ sông Tương

Trăm thế kỷ tình còn ray rức mãi
Anh thường về ôm ánh nước sông Hương
Anh cúi mặt tìm trong giòng biếc ấy
Gọi tên người, nhâm nhi nỗi cô đơn

Tiếng liêu trai bổng trầm trên đỉnh mộng
Luôn tương tư kẻ ngày đó si tình
Anh nắn nót kẽ tên em bằng phấn
Trang giấy màu ghém gói nét yêu em

Viết giùm anh, thật hay, thiên sử cũ
Em triệu lần làm dậy sóng lòng anh
Tiếng hát em vỗ về anh giấc ngủ
Neo thuyền xưa đậu mãi bến sông xanh

Viết tặng tiếng hát "Dòng sông xanh"(LỤC HÀ )

Để tưởng nhớ đến chị Lục Hà ( Hà Thanh ) đã thương em như một người em .
Kính mong hương hồn chị sẽ sớm về nơi cõi trời chỉ có màu xanh và hoa nở  bốn mùa

đông hương

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.01.2014 15:17:32 bởi thương yêu >
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 06.01.2014 16:55:41
0
40 năm Hoàng Sa! Nỗi hận ngàn đời!






Lê Thiên (Danlambao) - "...Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.


Chừng nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình...."




Ngụy Văn Thà
Sinh: 16/01/1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh
Mất: 19/01/1974 (30 tuổi) tại Hoàng Sa
Trung tá Hải quân QLVNCH
Anh Dũng Bội tinh và Bảo Quốc Huân chương.
Thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo.

Anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa chống quân Tàu cộng xâm lăng biển đảo Việt Nam. (Nguồn: Wikipedia)
Để đánh dấu ngày 19/01/1974, ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Cộng xua quân, xua tàu cướp đoạt phi pháp, tin chắc mọi người Việt quốc gia chân chính cả trong lẫn ngoài nước sẽ khơi dậy nỗi đau lịch sử để vùng lên cứu nước, cứu dân.
Trước tiên, mỗi người cùng dâng lên một nén hương cầu cho các chiến sĩ Hải quân VNCH vị quốc vong thân vì một Hoàng Sa của Việt Nam, vì chủ quyền quốc gia trên mọi miền đất đai-biên giới-biển đảo của dân tộc. Chúng ta đặc biệt tôn vinh 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh, mà đại diện là cố Trung tá Ngụy Văn Thà. Họ quả là những người trai nước Việt kiên cường liều chết theo đảo, để cho cả nước nhận rõ, qua mọi thời đại, giữa Việt Nam Cộng Hòa và Cộng sản Việt Nam, ai chính ai tà? Ai bảo vệ đất nước, ai mãi quốc cầu vinh?

VNCH Kiên Quyết Đấu Tranh Bảo Vệ Chủ Quyền QG

Chúng ta không quên, ngay sau khi quân xâm lược bắc phương sử dụng bạo lực của vũ khí hiện đại cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang được các chiến sĩ hải quân VNCH bảo vệ, chính phủ Việt Nam Cộng đã công bố ngay một bản tuyên bố đề ngày 14/2/1974, mạnh mẽ tố cáo trước công luận thế giới tội ác của quân xâm lăng.
Với lời lẽ đanh thép và lập trường cứng rắn, bản tuyên bố khẳng định:


“Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.


Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng: 


Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.


Chừng nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.


Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.


Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.


Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Để gìn giữ truyền thống tôn trọng hòa bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.


Tuyên bố bởi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974”

Từ Công hàm 1958, CSVN dựng trò phản ứng.

Như mọi người Việt Nam đều biết, từ năm1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng của nước VNDCCH đã vâng lệnh Hồ Chí Minh, Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký Đảng LĐ (tức ĐCSVN) kiêm Chủ tịch Nước VNDCCH, ký công hàm dâng Hoàng Sa, Trường Sa và Vùng Biển Đông của Việt Nam cho Hán triều. Thế nên, khi xảy ra cuộc tấn công của Tàu Cộng đánh vào Hoàng Sa, phía CS Bắc Việt và nước VNDCCH do CSVN thống lĩnh đã hoàn toàn không có một tiếng nói. Như vậy, rõ ràng Công hàm 1958 đã dọn đường cho cuộc đánh chiếm thô bạo của Trung Cộng vào Hoàng Sa năm 1974.



Do đó, trước khi, đang khi và cả sau khi Cộng sản Tàu xua hải quân của chúng có chiến đấu cơ Mig yểm trợ, ngang nhiên đánh giết Hải quân VNCH, cướp đoạt Hoàng Sa, phía Cộng sản Bắc Việt với cái gọi là Chính phủ VNDCCH đã không có nửa lời lên án hành động xăm lăng trắng trợn của giặc phương bắc. Đó là lý do khiến chúng ta mỗi lần nhắc tới hận Hoàng Sa, chúng ta càng sôi lên nỗi hận với cái Công hàm bán nước! Và buộc chúng ta phải “lải nhải” mãi về cái văn tự khốn nạn ấy nếu như có ai phỉ báng chúng ta là “lải nhải”, “tiếp tay tuyên truyền cho Trung quốc!”
Ai và cái gì là công cụ tuyên truyền cho Trung Cộng, nếu không phải Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh cùng đồng bọn, hết thảy chính là đồng tác giả của cái Công hàm 1958 đốn mạt kia? Còn hơn xa công cụ tuyên truyền: Công cụ bán nước! Tại sao lại phải giấu giếm che đậy nữa trong khi bí mật đã “bật mí” nhờ công lao của “người đồng chí đàn anh” vi phạm nguyên tắc bảo mật ngoại giao song phương mà phát tán cái công hàm định mệnh ấy ra, làm hại cả lũ “đàn em” xuẩn động!!!
Chuyện Hoàng Sa – Công hàm 1958, không lải nhải thì lại càng ấm ức sôi sục ruột gan! Bởi vì chính cái Công hàm khốn kiếp ấy mà thân phận tôi đòi của dân tộc Việt Nam đối với Hán tộc không bao giờ là chuyện đã qua, bỏ đi. Nó còn dai dẳng mãi và là vấn đề của ngàn năm chồng tội (chứ không phải ngàn năm công tội đâu nhé)!


Phản đối bằng công thức để đánh thức con cọp đói tham ăn

Cũng vì cái Công hàm ấy mà mải cho đến năm 1979 (tức là đến 5 năm sau cuộc xâm lăng thô bạo của Trung cộng) Bộ Ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới ra cái “Tuyên bố về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa” ngày 07/8/1979 hết sức gượng ép. Thực chất bản tuyên bố này chỉ là thứ công thức quen thuộc dùng để lấp liếm cho Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng mà thôi.
Lời lẽ “thanh minh” của bản tuyên bố rõ ràng nhằm đánh lừa dư luận quần chúng nhân dân Việt Nam hơn là tỏ rõ một thái độ tích cực và cương quyết chống quân xâm lược Bắc Kinh. Nó là ma đưa lối quỉ dẫn đường cho kẻ thù của dân tộc lấn tới, gia tăng bắt bớ, đánh đập, hãm hại ngư dân VN, cùng cướp tàu, cướp lưới và đánh cướp nhiều tài sản khác của ngư dân trên biển.
Hình ảnh mới nhất được báo VNExpress của CSVN đưa lên ngày 25/12/2013 là “tàu lạ” lại tiếp tục uy hiếp tàu đánh cá ngư dân VN: “Ngày 24/12/2013, đang trên Vịnh Bắc Bộ, chiếc tàu cá của ngư dân xã Hoằng Trường (Thanh Hóa) bất ngờ hứng trận mưa hung khí [gạch, đá, sắt vụn] và những cú đâm chính diện [ba lần] từ con ‘tàu lạ’ khiến 11 ngư dân có mặt trên tàu hoảng loạn, [có người bị thương] và tàu cá VN phải tháo chạy [thoát thân]!” Vị trí bị tấn công là Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách đất liền Việt Nam gần 100 hải lý! Có vậy, người dân trong nước mới thấm thía về sự “hữu hiệu” của cái gọi là “HỢP TÁC TUẦN TRA TRÊN BIỂN” giữa Hải quân hai nước anh em mà cả hai bên mới đây lại cam kết thực hiện!
Còn trên đảo thì Tàu Cộng cho xây dựng cơ quan hành chánh, cơ sở quân sự và tình báo kiểm soát toàn thể quần đảo Hoàng Sa cùng cả vùng biển bao quanh! Trên đất liền thì Tàu phù tràn ngập, làm chủ, tung hoành từ vùng rừng núi cho tới những khu sinh hoạt kinh doanh sầm uất, từ Quảng Ninh tới Lạng Sơn, rồi Ninh Bình, vào Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Dương, Lâm Đồng cùng nhiều nơi khác. Ấy là chưa kể việc hàng loạt thương nhân (hay gian nhân thuộc cụm tình báo chiến lược Trung Cộng phái đi) len lỏi khắp nơi trong nước dùng đủ thứ mánh lới lừa bịp đầu độc, phá hoại nông lâm sản VN, giết chết hàng loạt nông dân lẫn tiểu thương Việt Nam!
Vậy thì Cộng sản VN chống là chống cái gì trước âm mưu xâm lược của bắc phương ngày càng bành trướng. Và rồi cứ thậm thà thậm thụt “tình đồng chí răng liền răng môi liền môi” hoặc “tình hữu nghị láng giềng đời đời bất diệt!”

Đau lòng di ảnh Ngụy Văn Thà!

Ngày 31/7/2011, báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc CSVN có một loạt bài tuyên truyền và biện minh cho thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với vụ Trung Cộng cướp đoạt Hoàng Sa. Đến cuối năm 2011, người ta lại bày trò vinh danh Ngụy Văn Thà trong một cuộc Hội Thảo. Nhưng có cái gì đó làm nghẹn tiếng nấc của người quốc gia chân chính:
Di ảnh Ngụy Văn Thà bé tí bị đặt khép nép bên dưới bức chân dung thật lớn của ông Hồ!
Ngụy Văn Thà đâu có phục vụ dưới trướng Hồ Chí Minh! Ngụy Văn Thà đâu có là đảng viên CSVN do họ Hồ “lãnh đạo”! Ngụy Văn Thà là chiến sĩ chống cộng, chống HCM và bè lũ của Hồ thì có thể nào Ngụy Văn Thà khép nép dưới bóng Hồ?
Trong trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia, rõ ràng Ngụy Văn Thà vượt xa trên Hồ Chí Minh về tinh thần, phẩm chất và tư cách đối phó với quân xâm lược. Ngụy Văn Thà hy sinh mạng sống để giành lại đảo dù biết là vô vọng, là phải ngã gục. Trong khi Hồ Chí Minh cúi đầu dâng nạp đất đảo quê hương cho bắc phương. Hai thái độ, hai hành vi hoàn toàn tương phản!
Bởi thế, ở đâu người ta đặt di ảnh người anh hùng dân tộc Ngụy Văn Thà để tri ân và tôn vinh, ở đó – nếu thật lòng với Anh, thì tuyệt đối bên cạnh hay xung quanh di ảnh của Anh, không được đặt tượng hay trương ảnh những tên bán nước hại dân, nhất là Hồ Chí Minh! Làm như vậy là hạ nhục người có công lớn với nước chứ đâu phải là vinh danh! Hãy dẹp ngay cái trò khỉ ấy đi.
Với bà quả phụ Ngụy Văn Thà, nếu bà còn trung thành và hãnh diện về người chồng quá cố của mình, đề nghị bà đừng bao giờ bước tới những chỗ vinh danh kiểu đàng điếm ấy mà mất đi phẩm chất và danh dự người vợ của chiến sĩ Việt Nam anh hùng vị quốc vong thân.

Cảnh giác với những trò hề ngày 19/01/2013.

Ngày 19/01/2014 đánh dấu năm thứ 40 ngày uất hận Hoàng Sa! CSVN chắc chắn sẽ lại giở trò lừa mị rẻ tiền với những tuyên bố rỗng tuếch, những lễ nghi hình thức đình đám, trống chiêng ồn ào vô bổ như họ đã từng làm năm qua, và có thể rầm rộ hơn thế nữa. Cụ thể, ngày 05/11/2013 Báo Đất Việt của CSVN đưa tin Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, ông Bùi Văn Tiếng tuyên bố: "Sang năm, đúng vào ngày 19/1/2014, chúng tôi sẽ tổ chức ngày nhắc nhở 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và sẽ có một số hoạt động quan trọng!"
Chính môi mép của Nguyễn Tấn Dũng đã chẳng có lần công khai tung hô trước QHCS về cuộc chiến anh dũng của VNCH chống lại quân xâm lược Bắc Kinh trên cả mặt trận quân sự lẫn mặt trận chính trị sao? Nhưng, than ôi! Cái lưỡi Cộng sản! Lật dễ như chơi! Sau cái nói mang tính tuyên dương mồm loa mép giải ấy là gì? Toàn là chụp mũ: nào là “phản động”, nào là “thế lực thù địch”, nào là “âm mưu diễn biến hòa bình”! Nực cười thay! Đích thực ai là PHẢN ĐỘNG, ai là THẾ LỰC THÙ ĐỊCH đối với quốc gia dân tộc? Nay người dân đã rõ cả rồi! Có điều là súng của “bạo lực cách mạng” đã được lệnh lên nòng cả rồi (theo đảng lệnh mới nhất vừa ban hành), người dân đành tạm thúc thủ vậy!
Tuy nhiên, những sự thật dưới đây sẽ làm sáng hơn điều mà kẻ gian phi cứ chối quanh, chơi trò gắp lửa bỏ tay người!

Hoàng Sa trên thành phố Đà Nẵng: Trò hề và thực tiễn

Thử hỏi hoạt động của CSVN cho Hoàng Sa, Trường Sa là những hoạt động gì? Chỉ riêng ở Đà Nẵng, họ đã chẳng lập ra chức Chủ tịch Huyện đảo Hoàng Sa, mà viên Chủ tịch thì nằm ỳ ở thành phố Đà Nẵng để tuyên bố vung vít ì sèo đó sao? Họ đã ồn ào lập dự án xây dựng trụ sở cơ quan Huyện đảo Hoàng Sa này nọ, cũng ngay giữa lòng Đà Nẵng để mà làm cái gì? (Phải chăng có xây mới cất đầy túi?)
Điều oái oăm và mỉa mai đến nôn mửa là, “ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.” (Đài Á Châu Tự Do báo động ngày 20/12/2013).
Thì ra ở đâu có cái danh (đừng nói chi bóng dáng) Hoàng Sa, Trường Sa, ở đó có bóng ma Tàu phù nhếch nhác!
CSVN còn hứa hẹn mở khoa lịch sử Hoàng Sa-Trường Sa cho con em học! Dám không? Chúng tôi lại thách thức nhà cầm quyền CSVN một lần nữa đấy! Mở cái môn lịch sử ấy ra cho hậu duệ Việt Nam nghiền ngẫm và căm thù, thì đừng có giả mù sa mưa mà bỏ qua cái CÔNG HÀM LỊCH SỬ 1958 DO PHẠM VĂN ĐỒNG ký đấy nhé! Lịch sử bán nước! Lịch sử ô nhục ấy, cố tình hay giả vờ vô tình quên đều là đồng phạm hay tòng phạm cả!
Trời không dung! Đất không tha! Cả dân tộc sẽ có ngày nhất tề vùng lên trừng trị!

“Việt Nam không HAI LÒNG với Trung Quốc”!!! 

Ngụy Văn Thà và Hồ Chí Minh, ai vì nước nước quên mình? Ai vì Tổ quốc hy sinh mình? Ai cầu vinh bán nước cho Quốc tế Cộng sản, đặc biệt cho Tàu Cộng? Bài học đáng học ấy không đưa ra cho toàn dân học thì bảo học cái gì ở đâu để bảo vệ Tổ quốc non sông?
Ngụy Văn Thà và đồng đội của anh với lý tưởng “vì Tổ quốc quên mình” thật sự, mới đích thực là những dũng sĩ liều thân phụng sự CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC. Chỉ một việc này đủ minh chứng tư cách và tinh thần yêu nước của các chiến sĩ VNCH trong đó có Ngụy Văn Thà và 73 đồng đội của anh cùng toàn thể quân cán chính VNCH vượt trội tư cách đốn mạt của những tên bán nước từ Hồ Chí Minh, Ung Văn Khiêm, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng…
Chỉ mới ngày 17/12/2013 đây thôi, báo chí trong nước rầm rộ loan tin ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ CSVN tại Trung Quốc, khi trở về Việt Nam tham dự Hội nghị Ngoại vụ 17 và Hội nghị Ngoại giao 28, đã mạnh miệng thề thốt: “Việt Nam không HAI LÒNG với Trung Quốc.”
Lời cam kết trên của gã đại sứ CSVN đã và đang để lộ bộ mặt tôi đòi trâng tráo của tập đoàn CSVN khiến mọi người Việt Nam nhận rõ hơn cái não trạng và tâm lý thuộc quốc của họ trước mẫu quốc Trung Hoa! Lại là một cách khẳng định thừa nhận và tuân thủ mệnh lệnh “16 chữ vàng và 4 tốt” mà Trung Cộng đã “chiếu cố” ban cho. Ô nhục! Ôi! Ô nhục!

Nền giáo dục thuộc quốc

Chưa hết! Gần đây, trong nước đang rộ lên thông tin về những chuyện giáo dục vô cùng quái đản. Chẳng hạn, trong các bài học giáo dục ở trường học, người ta không ngừng tìm cách toa rập với tình báo Trung Cộng, luồn lách những bài học nhồi sọ quảng bá tính chất mẫu quốc của Trung Quốc đối với một Việt Nam thuộc quốc của Tàu. 
Cụ thể, cách đây không lâu, học sinh Việt Nam được bố trí đi vẫy cờ Trung Cộng đón mừng Tập Cận Bình sang kinh lược xứ ta. Cờ in 6 sao vàng trên nền đỏ, trong khi chính cờ Trung Cộng chỉ có 5 sao! Sao vàng của cờ VNCS phải chăng đang tự sáp nhập vào nhóm sao chư hầu Trung Quốc!
Rồi thì, người dân VN lại choáng váng trước hình ảnh hết sức đau lòng: Sách Giáo khoa cho con nít VN in hình Cờ Trung Quốc tung bay trên nóc trường học Việt Nam! Hình ảnh ấy chẳng minh họa vị trí mẫu quốc Trung Hoa bên trên thuộc quốc Việt Nam đó sao?
Lại mới đây nữa có chuyện cài đặt phần mềm bài học hình LƯỠI BÒ Trung Hoa vào chương trình giáo dục VN rải khắp các Trường học cả nước! Rồi lại quanh co lấp liếm chạy tội. Đổ lỗi hết nơi này tới chỗ khác. Nhưng, trả lời sao đây khi chính tờ Thanh Niên Online ngày 24/12/2013 tiết lộ: “Một cuốn sách bài tập tin học dành cho học sinh trung học cơ sở, quyển 2 (lớp 7) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bảncũng in hình bản đồ có ‘đường lưỡi bò’”?!!!! Phải chăng đây là việc làm của tư nhân vì làm ăn “chạy theo lợi nhuận” theo kiểu kinh tế thị trường hay đồng thời cũng là thủ đoạn lưu manh của bầy tôi Hán phỉ cố tình đánh lận con đen, dùng thủ thuật tẩy não quen thuộc của chúng hòng đầu độc và thủ tiêu tâm thức yêu nước nơi đầu óc tuổi thơ, tận diệt tinh thần quốc gia dân tộc ở các thế hệ tương lai của đất nước?
Ấy, cơ quan Giáo dục của “đảng ta” đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thiết lập giáo án bài học lịch sử Hoàng Sa-Trường Sa cho con dân nước Việt rồi!

Lý tưởng dân tộc thuộc về ai?

Ngụy Văn Thà… thà chết vì nước, chẳng thà làm tôi giặc Cộng, làm tôi giặc Tàu! Các chiến sĩ đồng đội của Anh cũng vậy! Như đã nêu trên, xin lặp lại: Truyền thống ấy từ đâu, nếu không từ lý tưởng vì Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm của QL/VNCH, của chính thể Việt Nam Cộng Hòa? Lý tưởng của người chiến sĩ VNCH minh bạch lắm! Không mồm loa mép giải xảo quyệt! Trái lại, thật sự hy sinh mạng sống chống quân xâm lược, cứu nước! Chỉ hiềm một nỗi là cả Chính thể lẫn Quân lực VNCH bị giết chết và thua cuộc vì cái tập đoàn khốn nạn làm tôi cho Nga-Tàu và Quốc tế Cộng sản, bán nước hại dân trắng trợn, ngụy trang dưới nhiều lớp vải thưa che mắt thánh!
Như vậy đủ rõ bản chất “ngụy” thuộc về ai? Cái chết tất tưởi của chủ nghĩa Cộng sản quốc tế là câu trả lời chính xác nhất! Cho nên, đã tới lúc người Cộng sản tại Việt Nam phải noi gương hàng triệu cựu đảng viên cs khắp thế giới này mà ăn năn sám hối đi. Bởi vì, sớm muộn gì cái chế độ CS đáng ghê tởm ở trong nước cũng sẽ bị lịch sử nghiền nát, chôn vùi và đào thải!
Trận cuồng phong dân chủ cuối thế kỷ 20 xóa sạch tà quyền Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Cơn bão cát sa mạc đầu thế kỷ 21 này lại quét đi hàng loạt những dấu vết độc tài độc trị khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Còn tại Việt Nam? Trận bão nhiệt đới có lẽ đã đến lúc đủ mạnh để sẵn sàng trút cơn thịnh nộ lên đầu bọn độc tài, độc đảng gian ác, khát máu và bán nước. Nhất định chúng sẽ bị tru diệt! 
Đánh dấu ngày Hận Mất Hoàng Sa (19/01/1974-2014). 

Lê Thiên


nguồn

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 08.01.2014 22:07:24
0
Về một bài thơ Hoài niệm ca sĩ Hà Thanh
Trúc Chi

Tin ca sĩ Hà Thanh giã biệt cõi phù sinh này đến với tôi qua một bài thơ. Tác giả là một người trong Nguyễn Phước tộc, một người theo tôi biết, sống để làm thơ và làm thơ để mà sống: Tôn Nữ Đông Hương. Tôi không nói ngoa mà cũng không cường điệu. Là vì trong mấy năm gần đây kể như tuần nào tôi cũng nhận được một hai bài của Đông Hương qua điện thư. Làm thơ mà nhiều và đều tay như vậy hiện nay trong làng thơ hải ngoại, tôi nghĩ chỉ có một cây bút khác bên phía nam là anh Trần Vấn Lệ.

Tôi nhận được bài thơ Dòng Sông Xanh của Đông Hương hôm 1/02/14, một ngày sau khi Hà Thanh qua đời. Đây là bài thơ nhắc đến tình yêu của một người thân của Đông Hương đối với Hà Thanh,. Mà hình như cũng là một chuyện tình dang dở. Một chuyện tình mang cái nghiệp muôn thủa của nội dung câu ca dao:
Tóc mai sợi ngắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài nghìn năm

Qua bài thơ, tôi được biết khuê danh của Hà Thanh là Lục Hà. Cũng không biết rõ chữ Hà trong Lục Hà có nghĩa là sông hay là sen. Nhưng mà Đông Hương đã tô thêm một nét đẹp cho cái tên Lục Hà khi diễn nôm thành Dòng Sông Xanh. Với người làm thơ, Đẹp là đủ rồi! Hoài Thanh đã từng nói Quách Tấn dùng điển sai trong bài Đêm Thu Nghe Quạ Kêu nhưng theo ông thì “điều ấy tưởng chẳng có quan hệ gì lắm.”

Kể, viết về một chuyện tình của người khác mà ngôn từ đưa lại một sức truyền cảm ở một độ cao như lời thơ của Đông Hương quả có hiếm: “Em triệu lần làm dậy sóng lòng anh.”Tôi nghĩ, chính người thơ cũng đã từng da diết lắm trong rung cảm riêng của mình mới có được cái tứ mãnh liệt như vậy.

Nhưng mà, chúng ta hãy lắng nghe Đông Hương, một thi tài của Huế, kể và sống với chuyện tình của hai người Huế bên dòng Hương khoảng thập niên 50/60 thế kỷ trước.



Viết tặng tiếng hát "Dòng sông xanh"(LỤC HÀ )( theo ý muốn một người đã từng thương yêu chị)
Để tưởng nhớ đến chị Lục Hà ( Hà Thanh ) đã thương em như một người em .
Kính mong hương hồn chị sẽ sớm về nơi cõi trời chỉ có màu xanh và hoa nở bốn mùa.




DÒNG SÔNG XANH ( LỤC HÀ)

Gần cuối đời, mượn ngườì làm thi sĩ
Viết về em, tà áo lục anh thương
Không bên anh, em vẫn là tri kỷ
Mộng mơ đầu anh đứng nhớ sông Tương

Trăm thế kỷ tình còn ray rức mãi
Anh thường về ôm ánh nước sông Hương
Anh cúi mặt tìm trong giòng biếc ấy
Gọi tên người, nhâm nhi nỗi cô đơn

Tiếng liêu trai bổng trầm trên đỉnh mộng
Luôn tương tư kẻ ngày đó si tình
Anh nắn nót vẽ tên em bằng phấn
Trang giấy màu ghém gói nét yêu em

Viết giùm anh, thật hay, thiên sử cũ
Em triệu lần làm dậy sóng lòng anh
Tiếng hát em vỗ về anh giấc ngủ
Neo thuyền xưa đậu mãi bến sông xanh

đông hương


 
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 09.01.2014 07:08:46
0
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
 
Quận Cam: Phản Đối Vì Cuốn Lịch In Ghi Về Lãnh Tụ CSVN
 
 
LITTLE SAIGON (VietBao) – Một cuốn lịch Tam Tông Miếu đang bị một số nhà hoạt động ở Quận Cam chất vấn vì nội dung có ‘vấn đề’…
Trong một Thông Cáo đề ngày 4-1-2014, ký tên ông Phan Kỳ Nhơn, Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, về việc “Lịch Tam Tông Miếu năm 2014 có ghi những chi tiết về các tên lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng như những ngày kỷ niệm của bọn chúng, đang được bày bán tại hải ngoại,” trong đó nói rằng nơi bán ra là hãng lịch Nhựt Thanh ở Garden Grove.
Thông Cáo có đoạn viết:
“Qua sự cảnh báo của nhiều đồng hương, chúng tôi đã lật từng trang của lịch NHỰT THANH và thấy trong đó có kê khai những chi tiết liên quan đến các tên lãnh đạo cộng sản, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh và nhiều tên khác..,ngoài ra cũng có ghi những ngày kỷ niệm của những tổ chức của chúng từ những ngày đảng cộng sản được du nhập và hoạt động tại Việt Nam từ trước đến nay. 
Đây là sự lợi dụng thời điểm bận bịu của mọi người trong những ngày cuối năm, cận Tết để bọn tay sai, dưới mọi hình thức du nhập những tài liệu của bọn cộng sản ra hải ngoại hầu mong dần dần sẽ nhuộm đỏ cộng đồng, nhất là đầu độc thế hệ trẻ trong từng gia đình tỵ nạn của chúng ta…
…Chúng tôi đang chờ đợi sự hỗ trợ của đồng hương Tỵ Nạn Cộng Sản, nhất là các đại lý, các tiệm sách báo… hầu ngăn chặn sự tuyên truyền của Cộng sản qua lịch Nhựt Thanh nêu trên.”
Phóng viên VB đã điện thoại tới hãng lịch, được thầy Nhựt Thanh giải thích rằng “tui bị chơi…”
Lý do, năm nào in cũng không có vấn đề, chỉ năm nay là “bị dính.”
Nhà in lịch này là Hương Trang ở Sài Gòn, nhưng khi in là do Sở Văn Hóa Thành Phố SG cho phép, với mục tiêu in để bán ra hải ngoại và đã dặn là đừng để dính chính trị…
Thầy Nhựt Thanh nói rằng ông không ưa Cộng sản vì có anh ruột bị bắn chết trong kỳ Mậu Thân, để lại 3 cháu nhỏ cho ông nuôi. Ông nói qua điện thoại rằng, các nhà sách nên xé các trang trong lịch có vấn đề này…

Thông báo lịch Tam Tông Miếu
nguồn HNSG
 
LỜI BÀN 
 
NHỰT THANH... NHANH THỰC !
Nhựt Thanh không phải bị chơi
Bởi vì "nghị quyết" đã khơi lịnh rồi
Cộng đồng Người Việt chúng tôi
Luôn luôn thức tỉnh đứng ngồi bảo nhau
Việt cộng thái thú cho Tàu
Thọc mồm há mõm phá nhầu dân ta
Ba mươi tám cái xuân qua
Dai lì đeo bám từ trong ra ngòai
Tẩy chay Lịch Miếu Tam Tông
Đốt lên cúng vọng cái vong cáo Hồ !
- Ong -
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.01.2014 07:25:00 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.01.2014 20:22:23
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Kỳ lạ: Bé gái nửa người nửa rắn

Bé gái 8 tuổi tên Mai Li Fay tại Thái Lan phải sống một cuộc sống không như những cô gái khác. Hằng ngày, hàng ngàn người tập hợp đến trước gia đình cô bé để có cơ hội xem và có thể chạm vào thiếu nữ này. Một số người hành hương tại nơi đây và khách du lịch cho rằng nếu chạm vào người cô gái này sẽ mang đến cho mình vận may…
Theo chuyên gia y tế hàng đầu của Thái Lan, Tiến sĩ Ping Lao cho rằng cô gái trẻ này bị một hội chứng rất hiếm được mang tên Serpentosis Malianorcis hoặc bệnh Jing Jing, do đó khiến cho nửa thân phần dưới của cô gái giống như loài bò sát này. Từ cổ chí kim đến nay, chỉ một vài trường hợp như vậy được ghi nhận. Điều này các chuyên gia phát biểu rằng cũng chưa có câu trả lời chính xác, bởi vì sự giải thích về khoa học bệnh lý có giới hạn và tại thời điểm này, không có thể chữa được bệnh tương tự như vậy.


Bé gái nửa người nửa rắn

Gia đình cô bé này đã phải chấp nhận tình huống của con mình với sự đau khổ và buồn bã. Nhưng nó đã mang về cho gia đình cô bé này nguồn doanh thu rất đáng kể và cả sự nổi tiếng. Nhưng bù lại ở đó họ sẽ phải trả giá bằng sự thiếu đi sự riêng tư và gần gũi.
Bình Minh (DailyMail)
 
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.01.2014 20:24:04 bởi Phù vân >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 13.01.2014 20:23:45
0
ngược dòng thời gian, trở về Indochine 1946 -1954
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=JIinDmZyVps[/YouTube]

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 14.01.2014 23:31:45
0
 
 
*  *  *
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
  PHỎNG VẤN VỀ HẢI CHIẾN HÒANG SA
 VÀ CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Không phải ai trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố đầy đau thương và oán hận. Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy  mươi tư người lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân” trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời. Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc,phục vụ cho đảng và nhà nước. Trong số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những người anh hùng tại Hoàng Sa ruột thịt ngày ấy. 
Là một người sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa – Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi. Trong hoàn cảnh của một  người tù đang bị quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chếcủa mình: thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. Với mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực, công bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước.

Bài phỏng vấn đầu tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH. 
Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.
- Lê Hưng: Một bạn trẻ ở Hải Phòng sinh sau năm 1975. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Hưng tham gia nghĩa vụ quân sự và khi dời quân ngũ, anh tiếp tục theo học đại học. Tuy nhiên, trước đây anh không hề biết về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm về trước.
- Ông Ngô Nhật Đăng: là con trai của nhà thơ Xuân Sách. Ông đã từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1982 và tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Ông Ngô Nhật Đăng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội và từng nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Hiện ông đang sống tại Hà Nội và vẫn tiếp tục có những hoạt động cổ vũ cho Nhân quyền và nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.
- Bà Ngô Thị Hồng Lâm: sinh 1957 tại HN. Hiện đang sống tại Sài Gòn. Bà Hồng Lâm nguyên là một cán bộ công tác chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng. Sau khi dời công tác, bà dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện và công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ cho Dân chủ, Nhân quyền và đặc biệt là vấn đề Toàn vẹn lãnh thổ.
(Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, tôi xin phép được dùng “bạn” chung trong cách xưng hô).
Xin bạn cho biết, bạn biết gì về cuộc Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm? 
Lê Hưng: Rất tiếc là tôi không hề biết gì về trận hải chiến đó. Vì từ trước tới nay tôi không thấy báo chí đưa tin hay những người quen của mình nhắc tới. Hoàn toàn không có trong lịch sử mà tôi được học. Có thể thông tin về trận hải chiến 40 năm trước đã hoàn toàn bị che giấu, bưng bít cho đến ngày hôm nay.
Ngô Nhật Đăng: Ngày đó tôi mới bước sang tuổi 16, cũng như tuyệt đại đa số người dân miền Bắc lúc đó tôi chưa bao giờ được nghe nhắc tới Hoàng Sa – Trường Sa. Tôi được biết đến sự kiện này do nghe bố tôi và các bạn của ông nhắc tới: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi thư ra Hà Nội yêu cầu chính phủ VNDCCH lên tiếng về việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa”. Chính câu chuyện đó gây ấn tượng mạnh với bản thân tôi.
Ngô Thị Hồng Lâm: Đó là một cuộc xâm lăng phi pháp, chà đạp lên Luật pháp quốc tế của Trung Quốc cách đây 40 năm của thế kỉ trước nhằm thực hiện ý đồ “muốn biến nước ta từ cái tổ Con Đại bàng thành tổ con Chim Chích” như lời của ông cha ta đã dạy.
Xin cho biết cảm nghĩ của bạn đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH?
Lê Hưng: Tôi rất kính trọng sự hy sinh cao cả của những người đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của dân tộc ta. Tôi là một người theo Đạo Mẫu Việt Nam, tôi tôn thờ những người đã có công giúp dân, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ngô Nhật Đăng: Đó là một sự kiện bi tráng, sau này được đọc các tư liệu, các tác phẩm thơ văn – tất nhiên là của VNCH – tôi càng thấy ngưỡng mộ họ. Có một điều an ủi là sau bao nhiêu năm bị quên lãng các anh đã được “chiêu tuyết” lại, điều đó càng khẳng định: Nhân dân sẽ không bao giờ quên những người con đã đổ máu để giữ gìn đất đai của Tổ Quốc và lịch sử sẽ công bằng.
Ngô Thị Hồng Lâm: Vào thời điểm 19/1/1974, khi ấy mọi thông tin còn bị cộng sản bưng bít rất chặt. Người dân miền Bắc VN hầu như chỉ có một luồng thông tin giáo điều từ cái gọi là “Đài Tiếng nói VN” nên không được biết kịp thời cuộc đánh chiếm đảo Hoàng Sa của người có bộ mặt nạ “anh em” Trung Quốc. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa Hải quân VNCH và bọn Trung Quốc xâm lược. Mặc dù VNCH không giữ được đảo Hoàng Sa nhưng các chiến sĩ đã thể hiện lòng yêu nước vô cùng mãnh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Đó là những hy sinh đau thương nhưng rất vẻ vang của tất cả các chiến sĩ VNCH và đặc biệt là 74 người lính Hải Quân VNCH. Họ đã ngã xuống trong trận đánh này, để lại trong lòng chúng tôi hình ảnh đẹp và sự ngưỡng mộ những người con của Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta không được phép quên họ.Suy nghĩ của bạn về những người lính của cả 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và với những người lính QĐVN (đặc biệt là đồng đội của ông Ngô Nhật Đăng) đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984? 
Và ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay bạn nghĩ sao về điều ấy? 
Lê Hưng: Với tôi, những người lính dù là VNCH hay VC đều không không có tội. Là lính, họ chỉ hành động theo lý tưởng và tuân theo mệnh lệnh. Họ là những con người có trái tim yêu nước, yêu dân tộc của mình. Tôi cũng không được biết về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984. Cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979 thì có nghe nói tới. Nhưng tôi nghĩ, sự thật vẫn là sự thật dù có bị bưng bít. Và việc làm ngu ngốc và hèn nhát nhất chính là phủ nhận và bưng bít sự thật.
Về việc những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, tôi xin phép không trả lời dài dòng vì hiểu biết của tôi có hạn. Nhưng những người lính dù là VNCH hay lính QĐND, họ đều đã đổ máu xương, hy sinh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tổ quốc. Người thân của họ đã phải chịu quá nhiều mất mát đau thương. Mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng, trẻ thơ mất bố, bạn bè chiến hữu mất đi một người anh em.

Ngô Nhật Đăng: Tôi đã có thời gian là lính (1978-1982) có tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt-Trung. Tôi tin rằng không có sự khác biệt nào giữa những người lính dù dưới thể chế chính trị nào khi chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, chúng tôi cũng không hề đắn đo và sẵn sàng hy sinh chống bọn cướp nước hồi năm 1979 cũng như các anh hùng giữ đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy. Điều đó là chắc chắn.
Không riêng gì người lính và cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH cũng bị gọi là “ngụy” (xin lỗi, tôi coi đây là một từ “mất dạy”) mà cả những người từng tham gia chính quyền trước năm 1954 cũng bị gọi như vậy. Số này ở lại Hà Nội không di cư vào Nam cũng khá đông, họ cũng bị đi tù (gọi là cải tạo) một thời gian. Tôi cũng có một số bạn bè cùng học là con cái của những người này, quan sát họ tôi cũng có những suy nghĩ khác với những điều thường được “giáo dục” trong nhà trường. Tất cả sách giáo khoa và cả các tác phẩm văn học của Việt nam lẫn Liên Xô mà chúng tôi chỉ được phép đọc đều miêu tả những người phía bên kia cực kỳ xấu xa, độc ác, mất hết nhân tính, sẵn sàng mổ bụng ăn gan kẻ thù… Dù không tin hoàn toàn nhưng dù sao vẫn để lại dấu vết trong đầu óc. Cũng may mắn từ bé tôi đã được đọc các cuốn sách trong tủ sách gia đình những cuốn như “Chuông nguyện hồn ai”, “Phía Tây không có gì lạ” v.v… nó làm cho tôi có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Quay về câu hỏi của bạn về những người lính VNCH. Thời chúng tôi cũng thường nghe lén các đài phát thanh Sài Gòn (việc này rất nguy hiểm), các bài hát về chiến tranh về thân phận người lính của phía VNCH cũng gây những xúc động mạnh cho chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào cuối năm 1973 (lúc này đã có Hiệp định Paris) một anh bộ đội từ chiến trường ra đến nhà tôi báo tin người cậu ruột của tôi đã chết tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Là con út của bà ngoại, ông chỉ hơn tôi có 6 tuổi nên hai cậu cháu thường quấn quýt với nhau.
Đây là cú gõ cửa đầu tiên của chiến tranh thăm viếng nhà tôi, bố tôi cũng thường đi chiến trường trong những thời gian ác liệt (kể cả thời chống Pháp) nhưng ông chỉ đi ngắn chừng 1 năm và lần nào cũng trở về nguyên vẹn. Anh ở lại nhà tôi 2 ngày trước khi về đơn vị và ngủ chung với tôi, tôi được nghe nhiều chuyện về chiến tranh, khi tôi hỏi anh về những người lính “ngụy” anh văng tục: “Hay ho cái đéo gì, anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau”. Và tôi mới biết các anh cũng thường hay nghe lén những ca khúc của Trịnh Công Sơn.
Sau này có một thời gian tôi sống và làm việc ở Sài Gòn, quen biết nhiều hơn, thậm chí có một người từng là Đại úy cũng nhận tôi là em kết nghĩa (anh đã vượt biên năm 84). Theo tôi, dù đã muộn màng, chúng ta phải đánh giá lại giai đoạn lịch sử đau thương này của đất nước, trả lại danh dự cho những người đã nằm xuống vì đạn bom, những người còn sống bị đày ải vì lao tù, chiến tranh đã lùi xa mà vết thương này vẫn chưa lên da non đó là điều không thể chấp nhận.

Ngô Thị Hồng Lâm: Thực tế thì một điều bất hạnh nhất cho một đất nước là có chiến tranh. Bất hạnh hơn nếu đó lại là một cuộc nội chiến muốn thống trị nhau bằng bạo lực. Với nhận thức của tôi thì cuộc chiến của quân đội 2 miền Nam và Bắc Việt Nam là một cuộc nội chiến, “người chiến thắng” chẳng có gì để tự cho mình là cuộc chiến chính nghĩa và vẻ vang. Đây là điều ngộ nhận rất thiếu nhân văn của những người cầm quyền Hà Nội. Cuộc chiến đã tàn 40 năm rồi, đủ độ lùi của thời gian rồi, để “từ nay người biết thương người”. Tuy nhiên, mỗi kỉ niệm 30/4 Ban Tuyên huấn họ vẫn cứ cho phát lại những cuốn băng thời sự cũ “quân ta hừng hực khí thế chiến đấu” nghe sao mà thấy vết thương lòng của dân tộc Việt Nam mãi mãi không thể hàn gắn và câu nói của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “ngày 30/4 có một triệu người vui thì có một triệu người buồn” vẫn còn nguyên tính thời sự và cuối cùng thì người lính cả 2 bên chiến tuyến họ chỉ là những nạn nhân của cuộc chiến.
Vì thế cho nên không thể có sự khác biệt trong đối xử với người lính của 2 bên chiến tuyến, không thể giữ mãi sự khác biệt bên trọng bên khinh. Càng không thể dùng từ “ngụy” đối với người lính VNCH Trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc Việt Nam. Cần vinh danh họ. Cũng như những người lính đã hy sinh ở biên giới Việt-Trung vào năm 1979 họ đều là những anh hùng xứng đáng được Tổ Quốc Việt Nam ghi công và đời đời nhớ ơn họ.
Những người lính VNCH bị nhà nước cộng sản gán cho họ từ “ngụy” là một điều ngộ nhận của họ. Cần phải có một sự đổi mới về nhận thức với những người ở bên kia chiến tuyến, để xóa bỏ sự hằn thù dân tộc cho vết thương mau liền da liền thịt, tiến đến hòa hợp dân tộc để tăng cường sức mạnh của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bản thân tôi cực lực phản đối sự phân biệt đối xử hoặc xúc phạm với những người ở bên kia chiến tuyến trong đời sống cũng như nghĩa trang nơi họ yên nghỉ.
Bạn có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không? Nếu có, bạn có sẵn sàng tham gia không? 
Lê Hưng: Họ xứng đáng được vinh danh, họ xứng đáng được ca ngợi. Nếu không thì máu xương, tuổi trẻ, gia đình mà họ đã phải đánh đổi để dành lấy chủ quyền cho đất nước lẽ nào lại là vô nghĩa hay sao!? Chúng ta, thế hệ sau này vô ơn quá.
Ngô Nhật Đăng: Ồ, đó là việc rất nên làm và tất nhiên tôi sẵn sàng tham gia.
Ngô Thị Hồng Lâm: Việc vinh danh những người lính VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 là việc phải làm để tỏ lòng biết ơn những người con của Tổ Quốc Việt Nam đã hy sinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của ông cha ta để lại và qua đó giáo dục, nhắc nhở các thế hệ trẻ của Việt Nam lớn lên sau này phải biết ơn những người đã vì bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc mà hy sinh. Không được phép vong ân với những chiến sĩ VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa năm 1974 và những chiến sĩ QĐNDVN trong chiến trận bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.Việc bạn hỏi chúng tôi có sẵn sàng tham gia không? Xin thưa rằng, tôi vốn xuất thân trong chuyên ngành Nghiên Cứu Lịch Sử, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp của mình cùng các thế hệ học trò tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974 hàng năm mà không cần phải xin phép bất cứ một “ông Kẹ” nào.
Theo bạn, những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân VN ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông? 
Lê Hưng: Theo tôi, những người cách đây 40 năm bảo vệ Hoàng Sa và những người hôm nay xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn nước ta, họ rất tương đồng. Họ là những người yêu nước, dám đứng lên bảo vệ đất nước mình dù biết trước hậu quả là có thể sẽ phải hy sinh mất mát nhiều, thậm chí tù đày hoặc hy sinh.
Về cá nhân tôi bất kỳ lúc nào đất nước cần tôi sẽ chiến đấu vì tôi cũng đã từng là lính. Và quan trọng hơn tôi là một con dân đất Việt. Tôi chiến đấu cho Dân tộc, cho Tổ Quốc của chúng ta chứ không phải chiến đấu cho bất cứ một chế độ, một chủ thuyết hay một đảng phái nào.
Ngô Nhật Đăng: Tất nhiên với sự xa cách về thế hệ nên sẽ có những khác biệt, nhưng lòng yêu nước và sự cảnh giác trước “hiểm họa phương Bắc” thì sẽ mãi trường tồn, điều đó ăn vào máu mỗi con dân Việt chân chính.
Ngô Thị Hồng Lâm: Theo tôi sự khác nhau của những người lính VNCH ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo với những công dân Việt Nam ngày nay xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đó là về thời gian. Còn sự tương đồng ở đây chính là lòng tự trọng dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, mảnh đất thiêng ngàn đời của ông cha ta để lại mà mỗi chúng ta phải có trách nhiệm và ý chí bằng mọi giá phải bảo vệ và gìn giữ. Rất tiếc là khi nhân dân xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược thì lại bị nhà cầm quyền đàn áp bằng bạo lực để làm vừa lòng “ông bạn vàng” Trung Quốc với cái “mặt nạ 4 tốt và 16 chữ vàng”.
40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay Hoàng Sa vẫn bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Theo bạn chúng ta phải cần có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân bạn có thể thực hiện hay tham gia góp phần để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Tổ quốc Việt Nam? 
Lê Hưng: Tôi xin được nói rằng, con người của tôi không giống như bọn ngu bị nhồi sọ, tôi không bị mù hay bị điếc mà không biết chế độ này như thế nào. Người dân Việt Nam khổ sở ra sao và đang mong chờ điều gì, nhưng họ chưa làm được có thể họ chưa tìm thấy những người bạn đồng hành. Hoặc là chưa vượt qua được nỗi sợ hãi.
Ngô Nhật Đăng: Xin quay trở lại, ngoài câu chuyện về bức thư của ông Nguyễn Văn Thiệu, tôi được nghe kể về sự trả lời từ phía Hà Nội: “Ông Phạm Văn Đồng nói ở hành lang: “Có còn là của mình nữa đâu mà đòi”. Lúc đó Hà Nội đã cảm thấy sock trong việc TQ bắt tay với Mỹ (từ năm 72 qua “ngoại giao bóng bàn” và Nixon thăm Bắc Kinh).
Thầy dạy tôi cũng là một nhà sử học nói với chúng tôi: “Từ năm 1928, Pháp đã cắm các cột mốc chủ quyền “Indochina” (Đông Dương) lên tất cả các hòn đảo ở Hoàng Sa và một số ở Trường Sa”.
Có lần tôi hỏi ông về Hoàng Sa và Trường Sa…
Ông trả lời: – Hồi năm 1957, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có ký một hiệp ước giữa 2 đảng với nội dung: Vì Hải quân Việt Nam (DCCH) còn yếu nên Hải quân Trung Quốc sẽ giúp Bắc Việt bảo vệ Biển Đông (lúc đó trong sự kiểm soát của VNCH) và Vịnh Bắc Bộ. Hai bên sẽ cùng nhau khai thác các nguồn lợi ở đây, nếu có nước thứ ba thì cũng phải có sự đồng ý của cả hai bên. Đổi lại, Trung Quốc trả lại Việt Nam 2 hòn đảo Cái Chiên và Bạch Long Vỹ mà họ chiếm lại từ Tưởng Giới Thạch (trước đó là người Nhật).
Riêng điều này thì chính xác vì mẹ tôi kể từng ra Cái Chiên và Bạch Long Vỹ làm “Lễ tiếp quản” (hồi đó bà đang là diễn viên của văn công Quân đội). Tất nhiên thông tin này cần phải kiểm chứng, nhất là từ những người chép Sử.
Tôi có hỏi ông: – Như thế thì làm sao có thể đòi lại được?
Ông trả lời: – Hiệp định ký giữa 2 đảng sẽ trái với luật pháp quốc tế vì nếu hai nước có ký kết một hiệp định tương tự thì phải do chính phủ ký và phải thông qua Quốc hội. Nhưng nếu lôi ra thì lại động chạm đến ông Hồ Chí Minh, đó cũng lại là một điều “kiêng kỵ”. Dù sao đi nữa, việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng không thể coi là việc đã rồi, việc này đòi hỏi phải có sức mạnh của cả dân tộc, nhất là những người đang ở cương vị lãnh đạo đất nước. Trước hết chúng ta cần phải có quyền được biết tất cả những sự thật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Được công khai lên án những việc làm ngang ngược, càn rỡ của nhà cầm quyền Trung Quốc và tranh thủ sự đồng tình của Quốc tế cũng như tôn trọng các luật biển mà cả hai bên từng cam kết đồng ý.
Ngô Thị Hồng Lâm: Sự chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa thể hiện sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ của từng nước trên trường quốc tế. Vì thế mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam rất bất bình và đã từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố lớn của Việt Nam mà mở đầu là cuộc biểu tình cuối năm 2007, rồi rất nhiều các cuộc khác trong năm 2011 và 2012. Đây là việc làm chính đáng của nhân dân cả nước. Lẽ ra phải được những người cầm quyền ủng hộ và tán thành như một bước quan trọng trong mở đầu cho kênh ngoại giao và đàm phán. Những cuộc biểu tình của nhân dân cần phải được tôn trọng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa lịch sử trong việc giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Được biết chú Ngô Nhật Đăng cũng là một trong số những người đã nhiều lần xuống đường biểu tình và thậm chí bị công an bắt giữ chỉ vì thể hiện lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam. Chú nghĩ sao về hành động này của chính quyền? Và nếu sau này lại có một hoặc nhiều cuộc xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, chú có tiếp tục tham gia không? 
Ngô Nhật Đăng: Rất tiếc cho họ, đáng lẽ đây là một dịp để chính quyền có thể “mượn” được sức dân, không những chỉ trong việc bảo vệ chủ quyền mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Họ lo sợ những cái không có thật, chứng tỏ họ là những người lãnh đạo thiếu cái tâm và tầm nhìn xa. Rất tiếc, nếu cứ có những hành xử với người dân như vậy thì điều họ lo sợ có thể trở thành sự thật. Đó là điều mà không ai muốn nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn. Nếu lại có những cuộc biểu tình nữa để bày tỏ lòng yêu nước thì tôi coi việc phải tham gia như là một nghĩa vụ công dân.
Không giống như gần 40 năm qua, báo chí của đảng luôn né tránh, thậm chí bưng bít về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 74, hoặc chỉ đưa tin một cách rất hạn chế. Năm nay, báo chí “lề đảng” đã không ngần ngại đưa tin về trận hải chiến này và không ngần ngại gọi 74 người lính hải quân VNCH là “anh hùng”, bạn nghĩ sao về việc này? 
Ngô Nhật Đăng: Đó là điều họ phải làm từ lâu rồi mới phải, nhưng dù sao muộn còn hơn không. Hơn ai hết họ quá hiểu sự o ép khó chịu của tay “láng giềng to xác”. Đây là lúc lựa chọn giữa đất nước và quyền lợi cá nhân, không có kiểu lập lờ nước đôi được.
Ngô Thị Hồng Lâm: Đúng là năm nay là một năm khá đặc biệt. Trước áp lực của quần chúng bắt buộc Tuyên Huấn chỉ thị báo chí phải đưa tin, bài về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa của Hải quân VNCH mà những thập kỉ trước họ rất kiệm lời và cho là việc “nhạy cảm” hay “chạm húy”. Hay nói cách khác thì đây là một sự hèn nhát của những người cầm quyền. Nhưng họ không thể làm ngơ mãi được vì lương tâm của họ chắc đã hối thúc họ không thể ngậm miệng thêm nữa trước xu hướng tiến lên của một dân tộc ngàn đời không chịu sống quỳ.
Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân Việt Nam ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Bạn nghĩ sao về những bạn trẻ vẫn đang ra sức truyền bá sự thật hiện tại và lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa bất chấp tù đầy và bắt bớ, sách nhiễu hay đánh đập? 
Ngô Nhật Đăng: Tuyệt vời!!! Tôi không còn biết dùng từ gì hơn để nói về các bạn trẻ đó. Tôi được gặp, được nghe, được nói chuyện với các bạn và đó là niềm hạnh phúc. Không riêng tôi, nhiều người thuộc thế hệ cha chú của tôi cũng vui mừng. Họ bảo: Vẫn có những cô bé, cậu bé như vậy, đất nước này không thể mất.
Theo bạn, 40 năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ chúng ta ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm Hải chiến Hoàng Sa năm 1974? 
Lê Hưng: Theo tôi nghĩ 40 năm sau, có thể mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều. Cũng có thể chúng ta đã lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nếu vậy thì ngày hôm nay và ngay bây giờ, chúng ta phải dũng cảm và quyết tâm đứng lên tranh đấu đòi lại đất Mẹ.
 
nguồn NET
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2014 23:38:25 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 15.01.2014 11:24:00
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Người Việt ký thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa quốc tế


Trà Mi-VOA
Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo này trái phép.
Bức thư vừa phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qncbđworpress.cọm trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định. 
Những người ký tên trong thư chất vấn rằng nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.
Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình
Thư nói ngày 191/ năm nay cũng cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư’.
Một người ký tên trong thỉnh nguyện thư, blogger Lê Anh Hùng, nói bức thư dù không mang tính chính phủ hay tổ chức nào, nhưng giá trị của nó là những tiếng nói thổn thức của người dân Việt Nam trong và ngoài nước:
“Đây là hành động theo kênh dân sự. Điều này một là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, hai là qua đó để đánh động chính phủ Việt Nam buộc họ phải hành xử theo cách mà chính phủ Philippines đang làm với Trung Quốc.”
Anh Hùng nói dù bức thư có mang lại hiệu quả mong đợi hay không, điều quan trọng đối với anh là:
“Dù có hay không đây cũng là một bước tiến quan trọng và đáng khích lệ trong công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.”
Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế và Toà án Công lý Quốc tế.
Thời hạn chót thu thập chữ ký là đến 191/, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.
Tính đến tối ngày 13/1 đã có hơn 3.500 người Việt trên khắp thế giới ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng, trong số này có Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu.
 nguồn : HNSG
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2014 04:51:17 bởi Phù vân >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.01.2014 16:07:49
0
Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa  
 
 
 
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974  giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH  và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng  đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
 

 
Chiếm Lại Đảo DUCAN
 
Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
 
Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
 

 
Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.
 
Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.
 
Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh “bằng mọi giá”! Rõ là lệnh đi với lạc!
 
Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.
 
Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
 
1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.
 
2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.
 
3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận.
 
Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.
 

 
Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
 
Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ vào. Thương vong chắc chắn là lớn!
 
Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.
 
Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
 
Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.
 
Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.
 
Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.
 
Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.
 
Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.
 
Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là: “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều” thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái “biển bạc” của nước mình thì bị tầu-Tầu đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.
 
ĐAUĐAUĐAU!
Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.
 
© Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu
 

 

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 16.01.2014 16:22:15
0


NGƯỜI LÍNH VNCH ... TÔI NỢ ANH

Anh lớn lên
quê hương dày lửa khói,
Sách vở buồn
chữ nghĩa dở dang rơi,
Mực chưa vơi ... 
gác bút
bước vào đời, 
Trường nghiêng nắng 
Ve ngân lời từ giã!

Mái trường yêu 

áo thư sinh
gởi lại,
Những phương trình, hàm số ngỗn ngang vương,
Tấm bảng đen
buồn im lắng trên tường,

Vết phấn trắng 
học đường ... 
bao kỷ niệm!

Nắng quân trường 

tháng ngày dài huấn nhục,
Đêm di hành 
lạnh buốt dưới mưa rơi,
Da sạm đen 
màu nắng đổi cuộc đời,
Người lính mới 
ca vang lời sông núi.

Anh bước đi hơn nửa vùng đất nước,
Treo cuộc đời trên đầu súng 
mong manh,
Tấm poncho che hạnh phúc dân lành,
Bùn vương gót 
thơm đồng xanh lúa mới

Hai mươi năm 
Anh chưa tròn giấc ngủ,
Vì đạn thù vẫn cày nát quê hương,
Bước quân hành
ngọn cỏ đọng giọt sương,
Anh dừng gót ... 
hậu phương 
hoàng hôn phủ.

Sông Bến Hải 
lửng lơ buồn im lắng,
Chảy ngăn đôi 
đau xót Mẹ Việt Nam,
Gót giày Saut in dấu nẻo quan san,
Ngăn cuồng vọng lan tràn từ phương Bắc.

Huế cổ kính 
Kinh Đô Nam Quốc Việt,
Cầu Tràng Tiền nghiêng bóng nước Hương Giang,
Tết Mậu Thân 
giặc đốt phá điêu tàn,
Chiếc cầu gãy 
Anh bàng hoàng chua xót !

Ôi Quảng Trị 
Cổ thành nghiêng đổ nát,
Máu của anh 
từng viên gạch đỏ loang,
Anh hiên ngang dựng lại ngọn cờ vàng,
Cờ phất phới trên hằng ngàn xương trắng

Phá Tam Giang lững lờ theo năm tháng,
Ngược xuôi giòng len rừng lá xanh xanh,
Lá hằn ghi 
muôn vết tích quân hành,
Sông in bóng ngàn hùng anh nước Việt.

Đồi Charlie chiều rừng xanh bão lửa,
Nắng hạ buồn đưa tiễn cánh dù hoa,
Hè bảy hai (72) 
bao tang trắng 
lệ nhòa,
Anh gãy cánh 
xót xa người ở lại.

Tống Lê Chân
pháo đạn thù bao phủ,
Năm trăm ngày tử thủ 
thức trắng đêm,
Chí hùng anh 
đôi chân cứng 
đá mềm,
Anh ngạo nghễ giữa muôn trùng quân giặc.

An Lộc Địa
chín mươi ngày rung chuyển,
Hằng trăm ngàn đạn pháo 
máu xương rơi,
Anh hiên ngang sừng sững với đất trời,
Anh vẫn sống với cuộc đời đáng sống !

Anh nổi trôi bồng bềnh trên sóng nước,
Mộng hải hồ 
áo trắng giữ quê hương,
Hoàng Sa buồn 
máu nhuộm đỏ đại dương,
Anh nằm xuống 
tang thương lòng biển mẹ !

Lững lờ mây
xé trời nghiêng cánh sắt,
Anh tung hoành ngang dọc giữa không gian,
Giữ quê hương 
diệt lũ cộng bạo tàn,
Giáng những trận kinh hoàng trên đầu giặc.

Màn đêm buông 
những Kinh Kha thời đại,
Đang âm thầm trên đất giặc hiểm nguy,
Vì quê hương
anh nào có ngại gì,
Trai thời loạn 
mấy người đi 
trở lại ...

Hai mươi năm
Anh miệt mài đi mãi,
Chưa một lời than thở 
kiếp chinh nhân,
Máu tuôn rơi 
thịt nát 
không ngại ngần,
Vì Tổ Quốc 
chưa một lần buông súng.

Tháng Tư Đen 
Ngày Ba Mươi 
gãy súng,
Giặc Hồ vào 
máu nhuộm đỏ quê hương,
Đôi dép râu mang chủ nghĩa bạo cường,
Gieo tang tóc 
xây thiên đường bằng máu !

Cuộc đời anh chôn vùi theo vận nước,
Người quyên sinh tuẩn tiết với non sông,
Hồn lửng lơ nhìn đất mẹ 
đau lòng,
Khóc nước Việt chìm trong giòng huyết lệ !

Kẻ sa cơ ngẩng cao đầu bất khuất,
Nơi pháp trường 
trước mũi súng cộng nô,
Anh hiên ngang đả đảo lũ giặc hồ,
Rồi gục ngã theo cơ đồ mệnh nước !

Người ở lại 
chuỗi ngày dài lao lý,
Trong gông cùm, tra tấn 
máu thịt rơi,
Ôi đớn đau 
đói khát 
thân rã rời,
Anh uất hận lìa đời trong ngục tối!

Kẻ lết lê bên lề của cõi sống,
Tấm thân tàn nương trên mảnh mo cau,
Nửa đôi chân 
vết thương rỉ máu đào,
Tháng Tư đến
lệ trào trong giấc ngủ!

Loài quỷ đỏ trả thù trên xác chết,
Nghĩa trang buồn 
chúng tàn phá tan hoang,
Xác thân anh trong cát bụi thời gian,
Giờ trơ trọi mảnh xương tàn 
mưa nắng!

Người còn sống giống như người đã chết,
Khác nhau chăng 
một xác chết biết đi,
Mất quê hương 
Anh còn lại những gì ...
Ngoài kỷ niệm khắc ghi vào quân sử!

Ba mươi bốn năm 
lạc loài viễn xứ,
Đếm tháng ngày trên những bước lưu vong,
Tôi nợ Anh 
nghe ray rức trong lòng,
Vong Quốc Hận 
sục sôi giòng máu nóng!

Tôi nợ Anh 
nhịp quân hành rộn rã,
Ánh đuốc thiêng 
khúc hát khải hoàn ca,
Tôi nợ Anh 
nợ nước với thù nhà,
Món nợ đó 
Tôi thề sẽ phải trả 

Món nợ đó 
Tôi thề sẽ phải trả 
Trả cho Anh và Tổ Quốc Việt Nam.

Hoàng Nhật Thơ


dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 20.01.2014 08:40:37
0
ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ
Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa tại Annandale, VA  


 
Hình Lê Tiến Dũng

225 hình Lễ Tưởng Niệm 40  Năm Hải Chiến Hoàng Sa tại Annandale, VA do CH Lê Tiến Dũng thực hiện..
https://plus.google.com/photos/112485815019156243624/albums/5970351193732942417?banner=pwa&authkey=CIug67uImraIOg
182 hình Lễ Tưởng Niệm 40  Năm Hải Chiến Hoàng Sa tại Annandale, VA 
do Anh Nhất Hùng thực hiện..
https://plus.google.com/photos/107083453647862057018/albums/5970474123889007649?banner=pwa
133 hình Lễ Tưởng Niệm 40  Năm Hải Chiến Hoàng Sa tại Annandale, 
VA do Ông Nguyễn Văn Đặng thực hiện..
https://plus.google.com/116760988778272852998/posts/DiYkbmoMaVB?gpinv=AMIXal-cIxuFrk4yTg-unA9_oE0sdDfeO6QxQmgbKAt1HCLhFjgW6R8aA4E1enjpCn3FBWgom6v_kLIDyjYf5dGuwBDd_PJZcMSE0OonjQQTyjl8LZh-uQI&cfem=1
 
 nguồn: HNSG
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2014 08:42:35 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.01.2014 10:38:15
0
Giải trí cười chút cho vui
 
 
  




 





 
 







 

 
 

   

 
   

    
 
  
   
  

  

   
   
  
 
  

   
 
   


 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.01.2014 10:53:50 bởi dzuylynh >

da vàng
  • Số bài : 48
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 30.11.2013
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 21.01.2014 16:35:43
0
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế Lân


Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Bùi Thế Lân trong chiến dịch tái chiếm cổ thành Quảng Trị tháng 9-1972.

Tin Thiếu tướng Bùi Thế Lân từ trần đến với tôi quá đột ngột. Có lẽ cũng như nhiều người quen khác của ông. Bởi mới 3 hôm trước đây, tôi nghe nói ông còn khỏe mạnh và còn đi ăn với gia đình. Hơn một tháng trước, ông gửi cho tôi khoảng 50 bức ảnh về ngày sinh nhật thứ 82 của ông tại nhà riêng ở San Jose. Trông ông rất khỏe mạnh, vui tươi, hạnh phúc cùng bạn bè. Có một bức ảnh ông gửi riêng cho tôi và hỏi đùa là “Trông giống Nhật hoàng không ?”. Tôi trả lời “Giống đến nỗi ông bà đi ngoài đường phố Tokyo, dân bò ra đường chào hết”. Thỉnh thoảng tôi điện thoại sang thăm ông, không có một dấu hiệu nào về bệnh tật của ông cả.
Sáng 15-1-2014, tôi dậy vào lúc 05 giờ, mở e-mail đọc. Người đầu tiên báo tin buồn cho tôi là anh Nguyễn Gia Quyết, một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), hiện ở Houston. Chỉ có một dòng ngắn ngủi “Anh ơi, Thiếu Tướng Bùi Thế Lấn đã từ trần sáng nay 14-1 rồi, anh biết tin chưa”. Sau đó một nguồn tin của anh BMH thông báo môt số chi tiết cùng 2 tấm ảnh của ông. Tôi lập tức gọi điện thoại sang cho ông Hùng Sùi, người bạn cùng khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với tướng Lân và tôi, hiện ông Hùng ở San Jose cùng thành phố với ông Lân. Ông Hùng Sùi xác nhận tin này và cho tôi biết thêm bác sĩ Luyện, cùng khóa với chúng tôi, sau này là bác sĩ tại Mỹ và cũng là BS của gia đình tướng Lân. Theo vị BS này, tướng Lân ra đi đột ngột vì bệnh tim mạch. Ông Hùng cũng nói thêm về dự tính của anh em cùng khóa trong tang lễ của tướng Lân là bạn bè trong Khóa 4 dự tính sẽ phủ cờ, nhưng anh em trong binh chủng TQLC nói để binh chủng của anh em đảm nhận việc này. Tôi nghĩ đó cũng là điều hợp lý. Từ đó chúng tôi ôn lại những kỷ niệm xa gần với người bạn cùng khóa này. Điểm lại Đại Đội 3 - khóa 4 Thủ Đức của chúng tôi có lẽ “sản xuất” ra nhiều vị Tướng nhất trong các khóa Sĩ Quan, kể cả hiện dịch và trừ bị. Từ chuẩn tướng Nguyễn Đình Bảo “người ở lại Charlie” sớm nhất rồi đến tướng Hồ Trung Hậu, Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lưỡng … có lẽ tướng Lân là vị ra đi sau cùng.
  
Những ngày mới gặp
Ông Bùi Thế Lân và tôi cùng được động viên vào khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1953 và ra trường với cấp Thiếu Úy vào năm 1954. Ông Lân và tôi cùng các ông Hùng Sùi, Mai Hắc Lào, Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lưỡng… cùng ở chung Đại Đội 3. Lúc đó, đại đội trưởng là một sĩ quan nhảy dù người Pháp - Trung Úy Bardet, đại đội phó là Trung Úy Kỳ Quan Liêm. Trước khi mãn khóa, đại đội 3 của tôi từ Thủ Đức được di chuyển bằng tàu thủy Gascogne ra Bãi Cháy- Quảng Ninh học “Stage Commandos”. Một khóa học rất gian khổ. Lúc đó ông Lân cũng đã đeo cặp kính trắng dày cộm nên được anh em tặng cho cái biệt danh là “Lân mù”. Ông là một sinh viên sĩ quan bình thường như bao nhiêu anh em khác. Cũng đi cầu khỉ, bơi thuyền, leo núi, tập trận bắn đạn thật và hàng chục bài tập nguy hiểm khác đến mờ người, song lúc nào cũng tươi cười, thân thiện với mọi người. Sau 2 tháng chúng tôi về thi cuối khóa và làm lễ mãn khóa ngày 01-6-1954 cùng khóa 10 Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt tại Sài Gòn. Cuộc duyệt bính khá rầm rộ, vác khẩu Garant lệch vai.
Chúng tôi là dân Bắc Kỳ mới vào Nam nên thường thân thiết với nhau hơn, nhất là khi được phép ra Sài Gòn vào những ngày Thứ Bảy - Chủ Nhật. Chúng tôi đi thành nhóm và đôi khi có anh em sống ở miền Nam hướng dẫn đi khắp Sài Gòn, từ Sở Thú đến Chợ Lớn. Năm bảy anh em chỉ dám thuê chung một phòng trong một khách sạn lem nhem trong những con phố hẹp. Nhưng ông Lân thường không hay đi lang thang, không lần mò vào những nơi xa lạ như Kim Chung Đại Thế Giới, Chợ Bến Thành, ông tìm những nơi yên tĩnh nghỉ ngơi. Có lần tôi thấy ông nằm trên ghế đá Thảo Cầm Viên ngủ tỉnh bơ như ở nhà.
Sau khi mãn khóa, tôi về làm huấn luyện viên ở Trường Commnandos Nord VN từ Bãi Cháy di chuyển vào Đồng Đế - Nha Trang sau hiệp định Génève. Một thời gian sau, ông Bùi Thế Lân cũng về Nha Trang, đó là thời kỳ Binh Chủng TQLC mới thành lập. Có lẽ vì thế ông là Đại Đội Trưởng Đại Đội 1- Tiểu Đoàn 1 của binh chủng này. Chúng tôi thời còn trẻ, tâm hồn phơi phới lại cùng gặp nhau vui đùa trên bãi biển Nha Trang.
  
Vị chỉ huy trẻ đầy tài năng
Khi tôi thuyên chuyển về Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh của TQLC cũng đặt ở một khu doanh trại tại Saigon. Tôi nhớ vào khoàng năm 1970, lúc đó ông là Đại Tá Tham Mưu Trưởng TQLC, có lần tôi hỏi ông có muốn cho nữ xương ngôn viên Đài Truyền Hình Quân Đội mặc quân phục của TQLC không? Ông gật ngay: “Ừ sang đây, tao cho vải may quân phục”. Rồi ông cười nói: “Nữ xướng ngôn viên thì chỉ thấy nửa thân hình trên màn hình ti vi, chứ đâu có thấy toàn thân nên không cần quần, đúng không?”. Tưởng ông nói đùa, tôi sang lấy vải, ông chỉ cho vải đủ may một cái áo thật. Tôi chê ông hà tiện, ông nói “của quân đội đâu phải của chùa”. Từ đó nữ xương ngôn viên đài truyền hình Quân Đội mặc quân phục TQLC và tất nhiên chỉ có cái áo trên màn hình.
Vào thời kỳ ông chỉ huy mặt trận Quảng Trị, ông nổi tiếng là môt sĩ quan có kinh nghiệm và biệt tài chi huy, đến ngay cả sĩ quan và nhà báo Mỹ cũng ca ngợi tài năng cũng như phẩm chất của ông. Mỗi khi có trận đánh lớn như trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, tôi thường gừi phóng viên chiến trường ra và luôn điện thoại “gửi ông chăm sóc giùm”. Nhờ vậy ông cho phóng viên của Đài Phát Thanh Quân Đội luôn đi theo sát các đơn vị chiến đấu và được chăm sóc cẩn thận. Tôi còn nhớ phóng viên Nhật Lệ đã làm tường thuật truyền thanh ngay tại mặt trận giữa thành phố khi các đơn vị TQLC tiến chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Rất hiếm có phóng viên nào có thể làm được công việc trực tiếp truyền thanh ngay tại mặt trận nếu không được vị tư lệnh chiến trường yểm trợ.
Ông là một vị tướng trẻ, được hầu hết Sĩ Quan và Binh Sĩ dưới quyền kính trọng, nể phục. Tính kỷ luật của ông nổi tiếng trong quân lực, gần giống như tác phong của Tướng Đỗ Cao Trí. Song ông 2 vị tướng này cũng là những sĩ quan rất hào hoa. Đôi khi ở chiến trường về đến Sài Gòn, ông đưa cả Bộ Tham Mưu đi ăn đi chơi. Những lúc đó ông rất bình dị và cởi mở với mọi người.
Có lẽ kể về thành tích chiến trận của ông phải là một tập sách dầy, tôi không đủ sức làm công việc ấy, xin dành cho nhà viết quân sử VN. Sau những ngày gian khổ, chiếm được cổ thành Quảng Trị, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một bức thư ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của các đơn vị tham gia trận đánh này, đặc biệt là Thiếu tướng Bùi Thế Lân và Sư Đoàn TQLC.
Ở đây tôi chỉ chú trọng đến một vài kỷ niệm riêng tư mà chắc ít người biết.
  
Vị tướng hào hoa
Khi tôi nói chuyện với ông Hùng Sùi sáng 15-1-2014, ông Hùng còn nhắc lại một kỷ niệm ngày họp Khóa 4 ở Câu Lạc Bộ Công Binh – Phú Thọ. Năm ấy dường như là lần họp thứ tư hay thứ năm gì đó của anh em trong khóa. Ông Lân đã là Đại Tá nhưng khi trình diện trước khóa, chúng tôi vẫn giữ đúng tư thế của thời là Sinh Viên Sĩ Quan. Ông đứng nghiêm, giơ tay chào và trình diện: “EOR (Eleve Officier de Reserve) Bùi Thế Lân, Onzième Brigade, Trosième Compagnie”.  
Sau một ngày ở bên nhau với đủ thứ chuyện, buổi tối chúng tôi có chương trình dạ hội. Tất nhiên tôi phải lãnh phần cung cấp ca nhạc sĩ cho dạ hội. Hầu như tất cả các ca sĩ nổi danh của Saigon đều có mặt góp vui. Hôm đó có cả Kiều Chinh và Kim Vui đến với tư cách khách mời. Ông Lân khoái nhảy Mambo Cha Cha Cha, ông “múa” cũng điệu nghệ lắm. Ông Hùng Sùi nhắc lại một chuyện vui với Tướng Lân.
Tối đó bỗng có 2 người đẹp lạ mặt đến tìm Đại Tá Lân. Chúng tôi không hề biết 2 người đẹp này là ai. Ông Lân ngỏ ý không muốn gặp, ông chỉ ngồi tiếp khách vài phút rồi đứng dậy. Tôi nói Kim Vui ra sàn nhảy với tướng Lân rồi giữa khung cảnh đèn màu chập choạng và piste đông nghẹt, một người bạn khác ra mời Kim Vui nhảy Tango. Ông Lân lịch sự nhường bạn rồi đi theo lối hậu trường sân khấu ra chiếc xe của tôi có tài xế chờ sẵn, đưa thẳng ông về nhà. Hôm sau chúng tôi mới biết đó là 2 người đẹp “mê” tiếng “anh hùng hào hoa” của người sĩ quan TQLC nên tìm đến gặp mặt. Ông Lân không muốn dây dưa nên “chuồn” thẳng. Sau này, mỗi lần gặp nhau, chúng tôi thường nói lại chuyện vui này.
  
Lần gặp cuối cùng
Tôi gặp tướng Lân lần cuối cùng vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ông đưa quân từ Đà Nẵng về Vũng Tàu. Hôm đó ngồi ăn trưa với tướng Lân ở doanh trại Bộ Tư Lệnh TQLC tại bờ biển Vũng Tàu. Bữa ăn trưa đó còn có ông Nguyễn Quang Đan (hiện đang ở Mỹ) là Chánh văn phòng của tướng Lân và cũng là ông chú họ của tôi cũng biết khá rõ. Trong khi ngồi ăn, có chiếc trực thăng trực thăng của Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cùng một sĩ quan Mỹ đáp xuống gặp tướng Lân. Tôi lánh mặt vào phòng trong để cuộc nói chuyện của họ tự nhiên hơn. Chừng nửa giờ sau, chiếc trực thăng cất cánh ra biển. Chúng tôi tiếp tục cuộc nói chuyện. Thật ra cuộc gặp này để nói về cuộc đảo chính khi “tình hình đất nước đã lâm nguy”. Ông đồng ý tham gia cuộc đảo chính để “cứu vãn tình hình” và nhận lời chiếm dinh Độc Lập. Những người chủ trương đảo chánh tin tưởng tướng Lê Quang Lưỡng –Tư lệnh binh chủng Nhảy Dù, đang đi hành quân song cũng hứa nếu về được sẽ giữ vững cửa ngõ Sài Gòn. Ngoài ra còn Tướng Lê Minh Đảo Tư Lệnh Sư Đoàn 18 ở Long Khánh, các binh chủng thiết giáp, pháo binh, các trường huấn luyện xung quanh khu vực Saigon, số quân nhân còn lại trong các đơn vị, sẽ tham gia với tất cả những gì còn lại.
  
Vì cú lừa ngoạn mục
Biết rằng cuộc đảo chính thì dễ nhưng giữ Saigon mới khó vì quân Mỹ đã rút hết, cả những bom đạn, vũ khi yểm trợ cũng chẳng còn gì. Giữ Saigon, đóng cửa phi trường và mang theo, bảo vệ số gia đình người Mỹ còn sót lại. Sau đó nếu thế ta quá yếu, sẽ rút về vùng 4, lúc đó tình hình còn rất sáng sủa. Các vị Tướng lãnh nổi danh như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng… và toàn thể quân nhân vùng 4 sẵn sàng chiến đấu tới phút cuối cùng. Như thế tình hình có thể cứu vãn được bằng một cuộc thương thuyết. Nếu có cuộc đảo chánh đó, biết đâu tình hình có thể sẽ khác đi rất nhiều.
Nhưng rồi một ông Trung tướng Mỹ của tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vào thuyết phục người đứng đầu cuộc đảo chính rằng “Các ông không cần đảo chánh, nếu Tổng Thống Thiệu ra đi, chỉ còn các ông chứ ai nữa. Nếu các ông làm người dân thiệt hại nặng nề, thành phố tan hoang, sẽ mang tội với lịch sử. Chi bằng các ông cứ đợi đó, bất chiến tự nhiên thành”. Cú lừa ngoạn mục này đã khiến người đứng đầu đảo chánh dễ dàng buông tay.
Lúc đó ở Sài Gòn có Trung Tá Lê Mộng Hoan (hiện ở Orange County) đang là phi đoàn trưởng Phi Đoàn Phản Lực Vùng 4 cũng về nằm trong Tân Sơn Nhất chờ làm đảo chánh. Nhưng phút chót, nếu không ôm được chiếc phản lực còn để ở phi trường quân sự bay về Cần Thơ chắc cũng kẹt lại rồi. Ông Lân thường nhờ ông Nguyễn Quang Đan, liên lạc qua điện thoại với tôi cho kín đáo. Nhưng đợi mãi không có tin tức gì khác nên Tướng Lân buộc phải đưa quân xuống tàu di tản. Trước khi đi, ông cũng cho người gọi điện thoại cho tôi nhưng tôi không thể gặp ông được.
Mãi sau này, sau hơn 12 năm ở cái gọi là “trại cải tao” ra, một thời gian nữa rồi tôi mới liên lạc lại với ông Lân. Nhắc lại chuyện xưa, tướng Lân hỏi tôi có viết hồi ký về cuộc “đảo chánh hụt” đó không. Tôi nói không có ý định gì cả. Ông Lân cũng do dự một chút rồi nói “Quên đi cũng phải, viết cũng chẳng có lợi gì”. Tuy nhiên ông vẫn nói nếu tôi viết lại toàn bộ câu chuyện ông Lân sẽ là một nhân chứng. Nhưng cho đến nay, trước lúc từ biệt người anh hùng TQLC, tôi chỉ nhắc lại một phần chuyện đó để chứng tỏ rằng ông là người sẵn sàng chiến đấu tới phút cuối cùng.
Trước nỗi mất mát lớn lao và rất bất ngờ một vị tướng đáng kính và cũng là niềm hãnh diện của Khóa Cương Quyết. Xin giơ tay kính chào vị anh hùng của chúng tôi lần cuối và xin chia buốn cùng tang quyến. Tôi không dám đại diện cho ai cả, nhưng tôi cho rằng đó cũng là nỗi tiếc thương của toàn thể anh em khóa 4 Trường Sĩ Quan Thủ Đức và những anh em Thương phế binh của binh chủng TQLC còn ở lại Sài Gòn mà tôi đã từng gặp mặt.
  
Tiểu sử Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
(1932-2014)
Cố thiếu tướng Bùi Thế Lân sinh Tháng 11, năm 1932, tại Hà Nội.
Ông là học sinh hai trường trung học Chu Văn An và Dũng Lạc ở Hà Nội.
1953: Động viên vào Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, năm 1954 tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy- Sau đó làm Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến.
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC
1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham MưuTQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ
1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.
- Thăng cấp Thiếu Tá
1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá
1966: Thăng cấp Đại Tá
1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC
1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Tổng Thanh Tra QLVNCH.
- Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ
1975: Đầu tháng 4 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California
Huy Chương:
- Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quý kể cả các huy chương của Đồng Minh.
- Legion of Merit ( Degree of Commander)
 
Văn Quang – Sài Gòn 16-1-2014
 
Hình:



 Tướng Lân mặc quân phục bên tân phu nhân


 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Bùi Thế Lân trong chiến dịch tái chiếm cổ thành Quảng Trị tháng 9-1972


 Tướng Bùi Thế Lân khi còn mang cấp Chuẩn Tướng


 Ông Bùi Thế Lân chụp tháng 11- 2013, vào ngày sinh nhật thứ 82 của ông tại San Jose
 
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.01.2014 16:38:03 bởi da vàng >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 22.01.2014 21:57:19
0
VẺ VANG NGƯỜI VIỆT / THẾ HỆ THỨ HAI VIỆT NAM CỘNG HÒA HẢI NGỌAI
Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai. 
Trong hàng trăm Sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ gốc Việt hiện nay, sẽ có một số vị trở thành Tướng lãnh.
Những gương mặt nam, nữ người Việt Quốc Gia Hải ngoại đang chiến đấu trong Quân lực
Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với giới truyền thông và công chúng Mỹ, nhiều phóng sự và
tin tức từ giới truyền thông đã tạo nên những hình ảnh đẹp đầy thiện cảm về những quân
nhân gốc Việt được biết đến như:

- Đại Tá Nguyen M Hung, Lực lượng duyên phòng, được giao trọng trách điều tra về vụ dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm làm tràn dầu vùng vịnh năm 2010.



USCG photo. Đai tá Nguyen M Hung trã lời phỏng vấn trong cuộc hợp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.

- Đại Tá Lương Xuân Việt, cựu Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù, người hùng trở về từ chiến trường Afganistan.


Photo Credit: Spc. Tobey White. Đai tá Lương Xuân Việt và Thượng sì I Gregory Patton.
- Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene, Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân Hoa Kỳ – Director of The Air Force International Specialist Program.


Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene.
- HQ Trung Tá Lê Bá Hùng, nguyên Hạm trưởng Khu truc hạm USS Lassen (DDG-82). Hiện nay là Sĩ quan phụ tá Tư lịnh Đệ Thất hạm đội.


USN photo. HQ Trung tá Le Ba Hung nhận quyền chỉ huy Khu trục ham USS Lassen DDG-82.

- HQ Trung tá Duong Huu Ngan, Chỉ huy trướng Phi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám
- Carrier Airborne Early Warning Squadron 116.


VAW-116 photo. HQ Trung tá Duong Huu Ngan và các Sĩ quan Phi đoàn 116 trên Hàng không mẫu hạm trước giờ cất cánh.

- HQ Trung Tá Tuyên uý Linh mục Dang Van Chin, Tuyên uý trưởng, Bộ chỉ huy yễm trợ tiếp vận Hài quân Hoa Kỳ tại Brahan. Nguyên HQ Trung uý Hải Quân VNCH.

USN photo. HQ Trung tá Tuyên uý Công giáo, Linh mục Dang Van Chin và Hạ sĩ Thuỷ thù cơ khí Than Tran trên Chiếm hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Essex LHD-2 năm 2009. - HQ Trung tá Bác sĩ Hoang Ngoc Tuan, nguyên Y sĩ trưởng trên Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Peleliu LHA-5. Hiện là hiện là Y sỉ trưởng tại Căn cứ Thuỷ quân lục chiến – Camp Penleton, San Diego.


USN photo. HQ Thiếu tá Bác sĩ Hoang Ngoc Tuan đang giải phẩu bệnh nhân trên Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Peleliu LHA-5, năm 2008.

- Trung Tá Thomas Nguyen, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 44, Lữ đoàn 108 Phòng Không Lục quân, giúp huấn luyện và phát triễn Quân đội A Phú Hản.


US Army photo. Trung tá Thomas Nguyen nhận quyền chỉ huy Tiểu đòan 2, Trung đoàn 44 Phòng không.
- Trung tá Không quân Nhat Thomas Tran, thuộc Không đoàn viễn chinh 438 (438 Air Expeditionary Wing), giúp huấn luyện và phát triễn Không lực A Phú Hản.


ISAF photo. Trung tá Không quân Nhat Thomas Tran (giữa) tại một phi trường quân sự A Phú Hản.

- Thiếu tá Elizabeth Phạm, Phi công chiến đấu cơ F-18D của Quân chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

USMC photo Thiếu tá Elizabeth Pham và các Phi công Thuỷ quân Lục chiến trong ngày họp mặt Phi công Quốc Tế năm 2010.
- HQ Thiếu tá Luật sư Phan Thanh Chinh Christopher, ngành Quân pháp Hải quân Hoa Kỳ – United States Navy Judge Advocate General’s Corps, Hội trưởng Quân nhân người Mỹ gốc Việt – VAAFA.


VAAFA photo. HQ Thiếu tá Luật sư Christopher Phan.
Và còn nhiều Quân nhân gốc Việt khác cũng nổi bật không kém.

Trong các bản danh sách thăng cấp đăng trên báo chí của Quân đội như: Navy Times, Marine Corps Times, Army times và Air Force Times, và trên các Website của các đơn vị Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ, thường thấy có nhiều Sì quan và Hạ sĩ quan mang họ Việt Nam như: Nguyễn, Lê, Lương, Trần, Trịnh, Phạm, Phan, Đoàn, Đỗ, Đặng, Dương, Hoàng, Hà, Châu v.v… được chọn thăng cấp hàng năm, cho thấy người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đang góp phần chiến đấu đáng kể trong Quân lực hùng mạnh nhứt Thế giới Hoa Kỳ.

Cho đến nay vẫn chưa thấy có một thống kê chính thức nào cho biết có bao nhiêu người Việt Quốc Gia Hái Ngoại phục vụ và chiến đấu trong Quân đội Hoa Kỳ. Nhưng theo tin tức và tài liệu tham khảo, thì ước lượng có trên 4000 Quân nhân gốc Việt đang phục vụ trong các Quân, Binh chủng Hái, Lục và Không quân Hoa Kỳ ! Họ mang đủ mọi cấp bậc, từ Binh sĩ, Hạ sĩ quan lên đến Sĩ quan các cấp. Số Sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1000 vị, cấp Sĩ quan cao nhứt là Đại tá, và đã có trên 20 người Việt đang mang cấp bậc nầy.
Cần nên biết, Theo hệ thống thăng cấp Tướng lành Hoa Kỳ thì Sĩ quan Đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiếnthăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Lực lượng duyên phòng và Hải Quân thăng cấp Phó đề đốc rất khó! Phải hội đủ các điều kiện:
- Phải mang cấp Đại tá 3 năm. (cũng có trường hợp Binh chùng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).
- Phải là Chỉ huy Trường Xuất sắc.
- Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.
- Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.
- Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).
- phài qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.
- Do Tổng thống quyết định bổ nhiệm.
- Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lành chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ!
Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc.

Số Chuẩn tướng và Phó đề đốc Quân lực Hoa Kỳ hiện nay được ghi nhận như sau:
- Hải quân: 110 Phó Đốc.
- Coast Guard: 19 Phó Đề Đốc.
- Thuỷ quân lục chiến: 40 Chuẩn tướng.
- Lục quân: 150 Chuẩn tướng.
- Không quân: 139 Chuẩn tướng .
- Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.

Năm nay – 2011, Hải Quân có một số vị HQ Trung tá (Navy Commander) như: Ha Van Thinh – Bác sĩ, Christopher Stephen Ly – Nha sĩ và Trinh N K – Cơ khí đã thăng cấp HQ Đaị tá (Navy Captain). Cũng trong tháng 5 vừa qua, có 12 vị HQ Trung tá được chọn thăng cấp HQ Đại tá. Đó là Le Ba Hung, Duong Huu Ngan, Do H Thuy, Tran Quoc Bao, Pham Tung Xuan, Doan William Ray II, Huynh Thanh T, Lac Tri H, Nguyen Mark Minh Duy, Tran Jim T, Liebig Tina Tran và Duong Thanh X. N. Họ sẽ được Hội đồng thăng cấp (Boards) và Thượng viện duyệt xét để chính thức thăng cấp HQ Đại tá.
Những vị trong danh sách dưới đây, ai sẽ là Tướng Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên ?

1 – Đại tá Nguyen M Hung hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng duyên phòng Hoa Kỳ. Năm 2010, Đại tá Hùng được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng duyên phòng và Cơ quan Quản trị Khóang sản (Minerals Management Service) Bộ nội vụ Hoa Kỳ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 Công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.
Tháng 6 năm 2010, Đại tá Hung là một trong hai trăm mười chín Đại Tá Lực Lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đề đốc. Đại tá Hùng là một trong bốn Đại tá gốc Việt sáng giá đễ trở thành người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng Hoa Kỳ.
Đại tá Hung được thăng cấp vào năm 2007.


USCG photo. Đại tá Nguyen M Hung, Lực lượng duyên phòng.

2 – Đại tá Luong Xuan Viet, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Nhảy dù, trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lảnh đạo và chỉ huy của Đại tá Việt, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9000 Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lảnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tai chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt haị nhẹ với tổn thất 17 Quân nhân. 
Trước những chiến công của Lữ đoản 3 Nhảy dù, Ngũ giác đài – Pentagon đã mời Đại tá Việt đến để thuyết trình trước các Tướng lảnh và Viên chức Quốc phòng về Chiến thuật và cách chỉ huy hiệu quả của ông cứu được nhiều sinh mạng binh sĩ.
Đại tá Việt được thăng cấp năm 2009. Như vậy sau 3 năm mang cấp Đại tá, đến năm 2012, Đại tá Việt sẽ được chọn, và có nhiều hy vọng đễ trở thành Chuẩn Tướng. Đại tá Việt là một trong bốn Đại tá gốc Việt xuất sắc và sáng giá nhứt.


Army Via AP Photo. Đại tá Nhảy dù Luong Xuan Viet.

3 – Đại tá Bác sĩ Không quân Paul Đoàn nguyên là Chỉ huy trưởng các Liên đoàn 332, 379 và 435 Quân y Không quân Viễn chinh. Được thăng cấp Đại tá năm 2009.
Hiện nay là Chỉ huy trưởng Personnel Reliability Program Quân y, Bộ tư lệnh Không quân Hoa Kỳ.
Đại tá Paul Doan là mot trong những Đại tá gốc Việt Xuất sắc, có thể được chọn thăng cấp Chuẩn tướng Quân y Không quân.


USAF photo. Đại tá Y sĩ Không quân Paul Doan.

4 – HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung gia nhập ngành Nha khoa Hái quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sì Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phuc vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA.
HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện đễ có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.


USN photo HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung “đứng” và HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka “ngồi”.

Danh sách Sĩ quan cấp Đại tá gốc Việt:
Hải quân:

- Tran Ngoc Nhung
- Thu Phan Getka
- Phan Phan
- Ha Van Thinh
- Chau Hanh Huu
- Trinh N K
- Bach Ken K
- Christpher Steven Ly
- Kim Hong Chin, Lu David (không rõ Việt hay Hoa?)


USN photo. HQ Trung tá Chau Huu Hanh được thăng cấp Đại tá năm 2010.
Lực lượng duyên phòng – U.S Coast Guard:
-Nguyen M Hung.

Lục quân:
- Luong Xuan Viet
- Phuong T. Pierson
- Hoang David Nga
- Ha Dong Chin
- Winborne Tracy La, Parks Kendall Tre (không rõ Việt hay Hoa?).

Không quân:
- Paul Doan
- Vincent Dang
- Mylene Huynh
- Lynda Vu
- Patrick D. Reardon (Việt mang họ và tên Mỹ).
Sĩ quan cấp Trung tá ước lượng:
- Hài quân: trên 50
- Lực lượng duyên phòng: 5
- Lục quân: trên 40
- Thuỷ quân lục chiến: trên 3
- Không quân: trên 40

Thực tế thì số Sĩ cao cấp đang phục vụ trong Quân lực Hoa Kỳ còn nhiều hơn trong danh sách được đề cập nơi đây!
VAAFA photo. Những Quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt hôm nay đang góp phần chiến đấu cho Tự Do của Hoa Kỳ và Thế giới.

Hệ thống thăng cấp Quân lực Hoa Kỳ từ Thiếu uý lên đến Chuẩn tướng và Phó đề đốc:
- Sau 18 tháng mang cấp Thiếu uý, sẽ được chọn thăng cấp Trung uý, gần 100% sẽ được thăng cấp.
- Sau 2 năm mang cấp Trung uý, sẽ được chọn thăng cấp Đại uý, gần 100% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang Đại uý, sẽ được chọn thăng cấp Thiếu tá, khoàng 80% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang cấp Thiếu tá, sẽ được chọn thăng cấp Trung tá, khoảng 70% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang cấp Trung tá, sẽ được chọn thăng cấp Đại tá, khoảng 50% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang cấp Đại tá, sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng và Phó đề đốc, khoàng 3% sẽ được thăng cấp.
Dĩ nhiên tất cả Sĩ quan được chọn thăng cấp phải xuất sắc, và hội đủ nhửng điều kiện quy định.
Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trở thành Tướng lảnh Quân lực Hoa Kỳ chỉ còn là thời gian!
Trong hàng ngũ Tướng lảnh Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ hiện nay vẫn chưa có người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng. Tuy nhiên, với trên 20 Đại tá và trên 140 Trung tá, cùng với khoảng 20 Trung tá Hải, Lục và Không quân sắp được lên Đại tá, thì người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trở thành Tướng lảnh Quân đội Hoa Kỳ chỉ còn là thời gian !

Thiết nghĩ dù cho ai trong những Sĩ quan gốc Việt được vinh dự thăng cấp Chuẩn tướng Bộ binh, Không quân, cũng như Phó Đề Đốc Lực lượng duyên phòng và Hài quân để trỡ thành vị Tướng gốc Việt đầu tiên, thì thành tựu vẻ vang của họ đã chứng minh được qua phương vị lảnh đạo chỉ huy, cùng với tài năng và lòng dũng cảm, đó cũng chính là niềm hảnh diện chung của Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại.
Chúng ta còn mong muốn trong hàng Tướng lành Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ sẽ còn có thêm nhiều cấp Tướng lảnh gốc Việt khác như người Mỹ gốc Nhựt, Đaị Hàn, Phi Luật Tân và Trung Hoa đang mang cấp Tướng trong Quân lực Hoa Kỳ hiện nay.
Mong lắm thay.

Viết theo Tài liệu tham khảo:
Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions- General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.
BM: Vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên; Saigonecho: Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ‏; Voa: Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt; Viet Thuc: Trò chuyện với 2 người Việt tham gia cứu hộ và thu dọn trong vụ khủng bố 11/9/2001.
I would especially like to thanks the Photographers and the Authors from the U.S Navy, Air Force, Army, Marine Corps, Coast Guard, US Department of Defence and other Websites for their photos and articles.
Chúng tôi không thể sưu lục hơn taì liệu hiện có, nên không có đù danh sách nhiều vị Sì quan
gốc Việt khác! và mong được thông cảm cho những thiếu sót ngoài ý muốn. Chân thành cảm ơn.

Nam Yết. October 2011 do Phillip T chuyển
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.01.2014 22:11:19 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 26.01.2014 22:10:57
0
 
 
https://app.box.com/s/d1v4xvemlucdpmo07xad

Khi tôi chết đừng đưa tôi ra biển
thơ Nguyễn văn Phán | phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
album Giai Điệu Phù Trầm
( kính tặng hương linh Thiếu Tướng Tư Lịnh SĐ/TQLC )

Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Lao Bảo, Khe Sanh
Để đêm nghe vang dội khúc quân hành
Ôi ! Lính chiến một thời kiêu hãnh quá.
 Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Ben-Hét, Đắc-Tô
Nơi bạn bè tôi, xây mộng sông hồ
Nguyện trấn giữ dãy Trường Sơn yêu quý.
 Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Bình Giả, Chiến Khu Đ
Cho hồn tôi siêu thoát với lời thề
Thân chiến sĩ, nguyện xin đền nợ nước.
 Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Cái Nước, Đầm Dơi
Đêm U Minh, nghe tiếng thét vang trời
Mừng chiến thắng để dâng về tổ quốc.
 Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Trả tôi về với dân tộc Việt Nam
Gói thân tôi ba sọc đỏ cờ vàng
Xin liệm kín với hồn thiêng sông núi.

San Jose Jan25.2014 - chiều vĩnh biệt thiếu tướng Bùi Thế Lân
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2014 08:35:39 bởi dzuylynh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.01.2014 21:13:54
0
Nguyễn Ngọc Duy Hân: Ngựa  

 
Khi chuẩn bị để viết một chút tản mạn về ngựa, tôi nghĩ ngay đến chuyện ngắn “Người ngựa, Ngựa người” của Nguyễn Công Hoan đã đọc lâu rồi. Đại khái chuyện kể trong đêm giao thừa, một người phu xe ráng chạy thêm giờ để có tiền đem về ăn Tết. Anh gặp một cô gái hết thời không có nhà để về bắt anh kéo xe đi lông rông rồi đề nghị trả công bằng “chuyện ấy” thay vì tiền kéo xe: Một người phải làm ngựa kéo xe và một “con đĩ ngựa” trong phận làm người, thật là chua xót. Sau này nhà văn Xuân Vũ cũng viết chuyện “Ông Chủ Xe Thổ Mộ và Chú Ngựa Già”, mô tả con ngựa gầy yếu phải làm việc vất vả mà không được cho ăn đầy đủ, chủ có đánh đau mấy ngựa cũng không đi nổi. Chủ liền nghĩ ra kế cột mớ cỏ non trên gọng xe làm mồi nhử để nó ráng kéo. Ngựa đâu hiểu nó có ráng mấy cũng không với được bó cỏ, vì thực chất của Xã hội Chủ Nghĩa là nghèo khổ lừa dối, những chiếc “bánh vẽ” chỉ để ngắm nhìn ca tụng, không ăn được! Thế nhưng chuyện về ngựa không phải chỉ là hai câu chuyện buồn như thế, cũng có chút vui vui, nhất là trong dịp đầu năm Ngọ mình cũng nên quên đi những phiền muộn, quên đi “Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoang” để cùng vui Xuân. Vậy mời bạn“Khớp con ngựa ngựa Ô”, cùng tôi “Ngựa phi đường xa” trong“Vó ngựa giang hồ” trên những con đường thênh thang “Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau” và dù “Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương” cũng xin vững dây cương trên lưng con “Ngựa Hồng” mà tặng nhau một “Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa”. Vâng, dù có khi thất bại ngã ngựa, nhưng “Ngựa vẫn hí vang đường xa, vọng suốt đất trời kia” …. bạn nhé.


 
Tôi xin bắt đầu với các con ngựa trong thần thoại Tây Phương. Thời ấy, hình ảnh con Nhân Mã đầu người mình ngựa rất phổ biến, trong Thiên Văn cũng có chòm sao tên là Nhân Mã và trong mười hai quẻ bói Tây Phương cũng có con bài Nhân Mã. Riêng con ngựa của người khỏe vô địch Hercules mang tên Arion thì có chân người, nói tiếng người và chạy rất nhanh. Thủy Vương Neptune có biệt tài tạo ra những loài ngựa pha giống kỳ lạ như loài Hyppocampus với thân mình của rồng hay cá, chỉ có hai chân trước. Con ngựa thần unicorn xoãi cánh, đầu có một sừng ở giữa trán cũng là hình ảnh con ngựa trong thần thoại rất đẹp.
 
Kế tới con ngựa gỗ thành Troy cũng rất nổi tiếng. Cuộc chiến dai dẳng 10 năm tại vùng đất Hy Lạp cuối cùng chấm dứt nhờ mưu kế của Odyssey. Odyssey cho làm một con ngựa gỗ khổng lồ rồi để lính vào trốn trong bụng, khi quân thành Troy mở cửa nhận ngựa làm chiến lợi phẩm cũng chính là khi họ rước quân địch vào. Sau con ngựa gỗ này, trong văn chương Pháp nổi tiếng có nhà văn Alexandre Dumas với bộ chuyện “Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ” (Les Trois Mourquetaires) đã được làm thành phim ảnh cũng như phim hoạt họa. Hình ảnh ba chàng lính vẫy vùng trên lưng ngựa với thanh gươm làm câu chuyện thật sống động. Với khẩu hiệu “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”, các chàng ngự lâm tính khí hào hùng đã làm “vang bóng một thời”. Câu chuyện này đã được cụ Nguyễn Văn Vĩnh trong nhóm Ðông Dương Tạp Chí dịch ra Việt Ngữ năm 1921. Tôi nhột lắm vì khẩu hiệu của các tay ngự lâm này tôi chỉ thực hiện được vế sau, tức là “mọi người vì một người”. Tôi chỉ muốn người khác phục vụ để ý tới mình, còn mình thì ngại khó, ơ hờ không theo tinh thần “một người vì mọi người”. Ước gì tất cả chúng ta đều có tinh thần hy sinh yêu nước, vì việc chung để nước Việt khá hơn.
 
Con ngựa nổi danh khác trên thế giới là con Bucephalas của vua Alexandros. Chuyện kể rằng có người lái buôn Ba Tư dắt con hắc mã đến bán cho vua Philippos II của Macedonia, nhưng tất cả các tay kỵ mã tài giỏi nhất đều chịu thua con ngựa bất kham này. Hoàng tử Alexandros lúc đó hãy còn nhỏ, đã đi chậm rãi đến bên ngựa, dịu dàng đưa tay vỗ nhẹ vào cổ khẽ lái ngựa hướng về phía mặt trời, nhờ thế ngựa không còn sợ bóng của chính mình và cuối cùng đã trở thành tuấn mã. Vị vua trẻ cỡi con Bucephalas chinh phục cả nước Ba Tư để dựng lên một đế quốc mới ở châu Á. Đọc xong chuyện này tôi rút ra bài học là muốn trị những người nóng nảy khó tính, mình phải “dịu dàng” và tìm cách hướng người đó về điều không làm họ nổi điên lên nữa. Nói vậy nhưng không dễ các bạn nhỉ, nhẹ nhàng thì cũng phải có giới hạn, có lẽ vì thế nên biết bao cặp đã phải ly dị vì hết kiên nhẫn để “dịu dàng” với nhau.
 
Chuyện vua Darius của nước Ba Tư lên ngôi cũng lạ. Sau khi hoàng đế Smerdis băng hà, tất cả người trong hoàng tộc đều đồng ý nếu sáng hôm sau ngựa của người nào lên tiếng trước thì người đó sẽ được làm vua. Ngựa của Darius vốn mến chủ, vừa trông thấy ông đã hí vang để chào mừng, nên Darius được lên ngôi hoàng đế. Thế mới biết lời chào quan trọng như thế nào, tôi phải học kinh nghiệm này để luôn nhanh nhẩu thăm hỏi người khác, tỏ sự quan tâm không thờ ơ vô cảm.
 
Qua tới thời Hán Sở Tranh Hùng, con ngựa được nhắc tới là con Ô Truy – một con ngựa chứng xuất hiện tại núi Ðồ Sơn – đã phá phách xóm làng, làm hại mùa màng không ai trị được. Hạng Võ nghe tin đã dùng thần lực để khuất phục Ô Truy, sau đó cùng thần mã tạo ra nhiều chiến công oanh liệt. Sau này vì trúng kế của Hàn Tín và tiếng sáo Trương Lương, Hạng Võ đã bị vây tại Cửu Lý Sơn. Vợ của Hạng Võ là Ngu Cơ đã phải tự sát để chồng rảnh tay phục nghiệp, nhưng Hạng Võ nghĩ mình đã làm 8000 đệ tử đất Giang Ðông bị hại nên thua buồn tự vận. Con Ô Truy không phục ai nên đã nhào xuống sông chết theo chủ. Riêng nàng Ngu Cơ sau khi chết, trên mộ lại mọc lên một loại cỏ sắc xám rất đẹp mà người ta gọi là Ngu Mỹ Nhân Thảo. Cũng như Ngu Cơ, xưa nay nước ta đã có biết bao nhiêu người vợ hiền hy sinh tất cả cho chồng con, nhất là trong thời chồng đi tù “Cải tạo”, không biết bao nhiêu bông hoa, bao nhiêu ngọn cỏ quý mới đủ để vinh danh những người phụ nữ Việt Nam này.
 
Ðời Hậu Hán, trong cuộc chia ba chân vạc giữa Tây Thục – Bắc Ngụy – Ðông Ngô; Lưu Bị đã được con ngựa Ðích Lư cứu thoát khỏi cuộc mưu sát của vợ Lưu Biểu và Thái Mạo. Ngựa đã vượt qua một dòng suối nhỏ tên là Đàn Khê khi bị truy binh đuổi theo rất nguy ngập. Sau này thi sĩ Tô Ðông Pha nhà Tống đã làm bài thơ vịnh với tựa đề “Dược Mã Ðàn Khê” để ghi nhớ sự kiện này. Ðích Lư dưới mắt có chỗ trũng như chứa nước mắt, cạnh trán lại có điểm trắng nên nhiều người xem tướng bàn với Lưu Bị không nên dùng. Lưu Bị không tin, cho là người ta sống chết có số. Quả vậy, Đích Lư cứu chủ chứ đâu có hại chủ, nếu bạn tin bói toán phong thủy bạn cũng nên cân nhắc lại nhé. Gần 90 triệu người Việt đâu có sanh cùng ngày mà sao phải cùng chịu khổ, chịu đàn áp dưới chế độ hiện tại?
 
Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường cũng tạo ra nhiều chiến công giúp Lưu Bị tạo dựng sự nghiệp. Sau này do mưu kế Ðông Ngô, Quan Vân Trường bị mất thành Kinh Châu phải lấy cái chết để đền ơn tri ngộ. Xích Thố dù được bên địch “o bế” rất kỹ, nhưng đã nhịn ăn chết theo Quan Công chứ nhất định không cho ai khác cưỡi. “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, thì ra không phải chỉ loài chó mà loài ngựa cũng rất trung thành. Nói tới lòng thủy chung của ngựa cũng nên nhắc tới câu nói “Ngựa Hồ, Chim Việt”. Tích xưa kể rằng khi dân Hồ ở phương Bắc mang triều cống vua Hán Võ Ðế con Thiên Lý Mã, vua cho chăm sóc đặc biệt tại vườn Thượng Lâm nhưng ngựa luôn buồn rầu, chỉ khi nào thấy gió Bắc thổi tới thì mới hí lên vui mừng. Sau đó ngựa bỏ ăn và chết. Đọc những điển tích này tôi thấy rất xấu hổ, vì mình là con người nhưng lòng thủy chung, son sắt với quê hương như thế nào? Biết bao nhiêu người đã vì lợi danh mà phản bội người có ơn với mình, hoặc từng “ăn cơm Quốc gia mà thờ ma Cộng sản”, hình thức này hình thức khác đã làm hại đất nước, không lẽ lại nặng lời mắng họ là còn thua loài trâu ngựa!
 
Gia Cát Lượng thì biết sử dụng trâu gỗ, ngựa máy. Ngựa của Gia Cát tiên sinh là một thứ ngựa máy có thể thay thế ngựa thật để vận tải quân lương, giúp thành công trong việc chia ba thiên hạ. Ngoài ra dã sử Trung Hoa cũng chép chuyện vua nước Lương có ngựa quý chạy ngàn dặm, tên là Tiêu Sương. Khi Tiêu Sương bị vua Tống đánh cắp đem về, nó nhớ chủ cũ bỏ ăn rồi chết. Đường Huyền Tông cũng nổi danh là ông vua mê ngựa, ông có đến bốn vạn con ngựa quý.
 
.Vừa qua là chuyện ngựa thế giới, riêng ngựa Việt Nam ta lại hay hơn nhiều vì đã góp phần trong việc chống quân Tàu xâm lăng, tôi xin trích vài chuyện tiêu biểu.  

  
Tượng Thánh Gióng  

   
Trước hết, có lẽ không ai không biết chuyện con ngựa sắt của Thánh Gióng. Chuyện vào đời vua Hùng Vương thứ Sáu khi có giặc Ân từ phương Bắc qua xâm phạm bờ cõi; thế giặc quá mạnh nên vua phải kêu gọi hiền tài trong nước chống đỡ. Lúc đó tại làng Phù Ðổng – thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay – có chàng trai đã xin vua đúc con ngựa sắt và thanh gươm để giết giặc. Người thanh niên này rất lạ, lúc ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, cứ nằm im như cục bột, thế nhưng khi hay tin giặc tới, đứa bé ăn nhiều, lớn lên như thổi và đột nhiên nói được rồi cưỡi ngựa sắt xông pha ra trận. Phá xong giặc Ân, Gióng đã phi ngựa lên núi Sóc Sơn bay về trời. Tương truyền rằng vó ngựa sắt in dấu rất sâu, tạo thành các ao hồ từ vùng Kim Anh, Ða Phúc cho đến Sóc Sơn. Vua Hùng nhớ ơn nên cho lập đền thờ và phong chàng là Phù Ðổng Thiên Vương, tức là Thánh Gióng.  
   
Lịch sử Việt Nam còn nhiều chuyện kể về công lao của ngựa trong việc bảo vệ tổ quốc như nhờ kỵ binh mà vua Lê Ðại Hành đã giết chết Hầu Nhân Bảo – tướng nhà Tống tại ải Chi Lăng. Cũng nhờ kỵ binh phối hợp mà Lý Thường Kiệt đã đại phá ba châu là châu Khâm, châu Liêm và châu Ung của nhà Tống và đánh tan quân Chiêm Thành.  
   
Chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung dịp đầu xuân Kỷ Dậu 1789 cũng đã được ghi vào lịch sử. Vì quân Thanh qua xâm lăng nước ta lần này mang theo rất nhiều kỵ binh cỡi ngựa, nên vua Quang Trung đã có sáng kiến dùng voi để chống lại. Quả thế, ngựa quân Thanh thấy voi Việt thì mất vía tan hàng, Sầm Nghi Ðống đành treo cổ tự vận ở Ðống Ða. Tôn Sĩ Nghị đang đêm nghe tin bỏ cả ấn tín, người không kịp mặc giáp, ngựa chẳng kịp đeo yên chạy rút về Tàu để thoát thân.  
   
Ngoài ra còn có một địa danh liên hệ tới ngựa mà ta nên hãnh diện nhắc tới: Đó là núi Mã Yên – còn gọi là gò Yên Ngựa tại Chi Lăng. Trong trận chiến kháng Minh, dưới sự lãnh đạo của anh hùng áo vải Lam Sơn – tức Bình Ðịnh Vương Lê Lợi, trận chiến cuối cùng để giải ách nô lệ cho dân Việt sau gần 20 năm đô hộ của quân nhà Minh là trận chiến xảy ra tại núi Mã Yên này.  

  
Tranh “Mã đáo thành công”  

   
Ngày xưa, các sĩ tử đậu ông nghè ông cống đều được Vua ban ngựa để cỡi về quê vinh qui bái tổ, ngựa này sẽ được thắng kiệu vàng, tra khớp bạc: Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau. Thế nên theo phong tục Việt Nam khi gửi thiệp mời đám cưới, trên các tấm thiệp thường in hình ảnh cô dâu, chú rể cỡi ngựa che lọng rước dâu về nhà chồng. Còn theo phong tục Tây Phương thì người ta tặng móng ngựa cho cô dâu chú rể trong ngày cưới. Những câu “Cân đai xe ngựa, Lên xe xuống ngựa” để nói về những người có sự nghiệp lớn. Khi phải ra hầu tòa người ta nói là phải đứng trước vành móng ngựa, có lý do tại sao lại dùng nhóm chữ “Vành móng ngựa” nhưng bài dài quá rồi, nếu bạn chưa biết thì chịu khó “gú-gồ” nhé. Trong các chứng bệnh nguy hiểm có bệnh “Thượng mã phong” cũng nên nhắc tới cho đủ bộ phải không các bạn.  
   
Một trong những nhục hình ngày xưa có hình phạt “Tứ Mã Phanh Thây” – tức là cột tứ chi của tội nhân cho bốn con ngựa kéo về bốn phía khác nhau để chết thật là đau đớn, nạn nhân điển hình là Kinh Kha khi mưu sát hụt Tần Thủy Hoàng. Dưới thời Cộng Sản, bọn cầm quyền tuy không thi hành bản án tứ mã phanh thây nhưng đã bắt bỏ tù, trấn dập hành hạ người dám lên tiếng cho Nhân Quyền bằng những cách tàn ác không kém. Thương thay cho những anh hùng ngã ngựa, dù chết trong lao tù nhưng tôi tin tinh thần bất khuất của họ sẽ sống mãi để làm gương cho hậu thế.  
   
Ngựa có đặc tính lạ hơn các loài động vật khác thích ngủ đứng, ban đêm bất kỳ khi nào đi xem xét, người ta luôn thấy ngựa đứng nhắm mắt ngủ. Tội nghiệp ghê, ngủ vậy có mỏi chân và ngon giấc không nhỉ? Ngựa lại biết xem dự báo thời tiết, nếu đang đi bỗng nhiên ngựa dừng lại, đập mạnh móng xuống đất thì trời sắp mưa hoặc có mạch nước ngầm ở vùng đó. Ngày nay với máy móc phương tiện phát triển cao, nhưng người ta vẫn lấy sức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn tính sức mạnh của động cơ.  

  
Tượng ngựa đá tạc nơi sườn núi Stone ở Mỹ  

   
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều câu nói, điển tích liên quan tới ngựa đã được xài thường xuyên hầu như ai cũng biết. Chẳng hạn khi muốn nói tới chuyện phúc họa khó lường, được hôm nay nhưng mất ngày mai, người ta dùng câu “Tái ông mất ngựa”. Nói về sự phản bội, cha ông ta có câu: “Thay ngựa giữa dòng”, nói về lòng tham vô đáy thì có “Ðược đầu voi, đòi đầu ngựa”. Để đo lường ý chí biết vượt qua thử thách người ta dùng câu “Đường dài mới biết ngựa hay”“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” ý để nói người xấu luôn tìm tới với nhau để làm chuyện xấu. Riêng về gia đình, vợ chồng thì có câu “Gái có chồng như ngựa có cương”, rồi thì “Đầu trâu mặt ngựa, Làm thân trâu ngựa, Ngựa dập voi giày, Như ngựa bất kham, Cỡi ngựa xem hoa, Lên xe xuống ngựa”… Nếu sống không định hướng, không có mục đích rõ ràng người ta ví “lông bông như ngựa chạy”, người phụ nữ nào hư thân trắc nết thì có thể bị bà con chửi là “Con Ngựa Thượng Tứ”. Gái điếm trở về làm ăn lương thiện thì ví là ngựa hoàn lương. Ba gai, bất trị thì được tặng danh hiệu ngựa bất kham. Mặt chảy dài buồn rầu lo lắng thì bị ví là mặt dài như mặt ngựa. Con cái hư hỏng, không giáo dục được gọi là ngựa đứt dây cương… tất cả đều được dùng rất thường xuyên trong đời sống, đủ để thấy vai trò của ngựa quan trọng như thế nào.  
   
Ngựa cũng có tình mẫu tử rất cao. Chuyện kể rằng khi quan nước Thi Lợi muốn thử xem nước Xá Vệ có người tài hay không, bèn đem hai ngựa mẹ và ngựa con giống hệt nhau để bắt phân biệt. Bên Xá Vệ xem xét tỉ mỉ từ tai đến chân nhưng không có cách nào nhận ra, may thay có cô gái hiến kế là hãy mang một ít cỏ tươi đến sẽ biết kết quả. Thật thế, khi ngựa mẹ thấy cỏ liền nhường cho con ăn trước; trong khi ngựa con thì “vô tư” nhai ngấu nghiến ngay, Xá Vệ thắng cuộc nhờ cách thử này.  
Ngoài ra giống ngựa cũng rất tinh khôn, biết phân biệt được gia đình dòng tộc của chúng. Dù cho ngựa bị đem đi lưu lạc phương xa nhưng nếu gặp lại nhau, chúng ngửi mùi mồ hôi thì biết có họ hàng với nhau hay không, nên loài ngựa thì không có chuyện loạn luân ăn ở với nhau lung tung xèng như các giống vật khác. Loài người chúng ta nếu cứ loạn luân, đem thân “cho không biếu không” thiếu lý trí thì có đáng xấu hổ không nhỉ?  
   
Thịt ngựa không được nhắc tới nhiều như món ăn quý, ngoại trừ cao xương ngựa trị được chứng đau nhức xương khớp, làm mạnh gân cốt nhờ ngựa có nhiều loại acid đặc biệt và protein. Thế nhưng người ta có một món trà rất quý gọi là “Trảm Mã Trà”: Trên núi Vân Vụ bên Tàu có trồng nhiều trà, buổi sáng người ta cho ngựa nhịn đói phi lên núi ăn đọt trà. Sau khi ăn no thì giết chết ngựa lấy trà trong dạ dày ra. Nhờ dịch vị trong dạ dày ngựa, trà đã được biến hóa thành loại trà quý. Thì ra ngoại trừ cafe cứt chồn và cafe cứt voi, món trà Trảm Mã này xem ra cũng là sản phẩm đặc biệt mà có lẽ chỉ chú Ba Tàu mới nghĩ ra được, chắc là ngon và thơm vì không phải mang tên cứt ngựa và không phải đi qua khâu cuối ở chỗ đó! Nói tới đây tôi phải nhắc tới màu xanh rêu đậm cũng được gọi là màu cứt ngựa. Có lần tôi hỏi con trai cái quần màu cứt ngựa của con đâu rồi, nó tiếng Việt vu vơ nên trố mắt ra nhìn, khi nghe giải thích xong nó giận dỗi bảo: “Con không muốn mẹ nói quần con là cứt ngựa!”  
Trong Kinh thánh Cựu ước xưa cũng có nhắc tới bốn con ngựa của Apocalypse: Chúng là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết. Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan, 4 con ngựa này được coi là dấu hiệu của sự phán xét trong ngày tận thế. Chúng có màu trắng, đỏ, đen và xanh xám. Tại Ấn Độ, thần Kalki – biểu tượng của tương lai – là hình ảnh một con ngựa. Trong đạo Hồi, thánh Mohamet lúc giáng trần cũng cưỡi bạch mã. Hình ảnh Chúa Giêsu cỡi lừa và tay phải cầm chiếc gậy khi vào thành Jerusalem là một hình ảnh rất ý nghĩa. Còn theo đạo Phật, khi Thích Ca ra đi tìm sự giác ngộ cũng đã cưỡi ngựa trắng và khi tạo đạt rồi thì chỉ thấy ngựa, không thấy ngài đâu nữa, tức là Phật Thích Ca đã hóa thân vào con ngựa của ngài.  
   
Trong chuyện chưởng, ngựa là phương tiện giao thông hàng đầu, các nhân vật trong chưởng đều phi ngựa như bay, làm hình ảnh họ càng thêm anh hùng. Riêng anh chàng Vi Tiểu Bảo thì nhờ ma lanh nên đã thắng cá cuộc đua ngựa với Ngô Ứng Hùng cả vạn lạng bạc. Tiểu Bảo thừa biết loại ngựa Vân Nam của Ứng Hùng sẽ ăn đứt bầy ngựa của mình, nên bày mưu đút lót, rủ rê lính chăm sóc ngựa đi uống rượu chơi gái, rồi tìm cách cho bầy ngựa Vân Nam ăn bả đậu để chúng đau bụng tiêu chảy, nhờ thế ngựa của Tiểu Bảo thắng cuộc chạy đua. Vua Khang Hy cũng phải lắc đầu khen Bảo khôn lanh. Riêng tôi thì không ưa nhân vật Vi Tiểu Bảo, có lẽ vì hắn ma lanh, hay cà rởn, thế mà lúc nào cũng được bao nhiêu mỹ nữ yêu thương giúp đỡ!  
Bây giờ trở lại chuyện thực tế, tôi xin nhắc tới một trong những trò vui xuân là phi ngựa đuổi theo bắt lại mũi tên đang bay, kỵ sĩ phải vừa dũng cảm vừa khôn khéo mới điều khiển được tuấn mã, và dĩ nhiên ngựa phải phi nhanh hơn tên bay mới mong thắng cuộc.  
   
Hàng năm vào ngày 16 tháng 8 là ngày tết Ngựa được tổ chức ở thành phố Labay, Hòa Lan. Vào ngày này, ngựa được chiều chuộng cho ăn những món đặc biệt hơn ngày thường. Xem ra ngựa ở đây còn sướng hơn những người dân Việt nghèo khổ, dù ngày Tết tới vẫn đói rách thèm thuồng.  
   
Người Hungary cũng có các ngày hội truyền thống để người ta có dịp xem cầu thủ ngựa ra sân thi đá banh. Hai đội bóng toàn là ngựa không có người điểu khiển đã được huấn luyện đặc biệt để đá quả banh vào khung gỗ tranh tài, coi bộ cũng lý thú quá nhỉ?  
   
Ở Việt Nam từ thời vua Hùng cũng có tổ chức các cuộc đua ngựa, đặc biệt là thi cưỡi ngựa làm cơm. Người dự thi được phát một bó đuốc, một ống nứa trong đó sẵn gạo nếp và nước. Sau một hồi trống lệnh, các kỵ sĩ phải vừa cho ngựa chạy vừa lấy lửa đốt đuốc làm sao cho chín ống cơm. Cơm chín trước và ngon thì thắng cuộc được thưởng, dĩ nhiên là không được vụng về làm cháy bờm ngựa. Binh lính thời Lê Trung Hưng và thời Tây Sơn cũng đã áp dụng cách nấu cơm độc đáo này để vừa hành quân vừa nấu được cơm ăn tiết kiệm thì giờ. Ừ nhỉ, ở hải ngoại thì giờ quý hiếm mà mỗi ngày lái xe về nhà hay bị kẹt xe, nếu mình có nồi điện trên xe để vừa nấu cơm vừa lái thì tốt biết mấy!  
   
Trong binh chủng Việt Nam Cộng Hòa, 5 phi đoàn trực thăng của Không Quân đã được mang 5 năm danh hiệu của loài ngựa mỗi khi bay hành quân như Bạch Mã 217, Hắc Mã 211, Hồng Mã 225, Phi Mã 227 và Hải Mã 255. Các phi hành đoàn này phải dùng những danh hiệu trên để liên lạc với đài radar “Paddy” mỗi khi cất cánh.  
   
Tượng Đức Trần Hưng Đạo cỡi ngựa – thánh tổ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại Bến Bạch Đằng Saigon, tượng Lê Lai cỡi ngựa mặc hoàng bào cứu Chúa, tượng thánh tổ ngành truyền tin Trần Nguyên Hãn cũng cỡi ngựa, đã là những hình ảnh oai hùng trong lịch sử Việt.  
   
Cảnh sát các nước bên Mỹ, Úc, Canada…. ngày nay vẫn còn cỡi ngựa đi tuần trên đường phố, làm dàn chào danh dự, dẫn đầu các cuộc diễn hành trong các ngày đại lễ. Quan tài của cố Tổng Thống Kenedy hay công nương Diana đều được đoàn xe ngựa kéo tới thánh đường rồi ra nghĩa trang, sau đó mới chuyển bằng xe về an táng tại quê nhà.  
   
Lông đuôi ngựa làm sợi dây kéo đàn vĩ cầm tốt và hay hơn bất kỳ các dây đàn làm bằng chất khác.  
   
.../... 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.01.2014 21:49:50 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.01.2014 21:22:45
0
Nguyễn Ngọc Duy Hân: Ngựa  
(tiếp theo và hết.)
 
Bây giờ tôi xin được nói qua một chút về chuyện ngựa trong văn học nghệ thuật. Ngựa được xem như điểm mốc của thời gian, nên trong Bích Câu Kỳ Ngộ, Giáng Kiều đã khuyên Tú Uyên: “Bóng câu cửa sổ dễ cầm được ru”, từ đó người ta hay ví thời gian trôi đi quá nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Câu ở đây nghĩa là con ngựa, không phải con chim bồ câu như lúc bé tôi vẫn tưởng. Ngoài ra trong Chinh Phụ Ngâm cũng nhắc tới ngựa: “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”, hay cụ đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng ca ngợi sự hy sinh của nghĩa sĩ Cần Giuộc thời chống Pháp qua câu: “Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây”.
 
Gần hơn một chút có bà huyện Thanh Quan với câu: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”.
 
Đặc biệt trong truyện Kiều, ngựa được nhắc tới 13 lần trong 12 câu, xin điểm một vài câu tiêu biểu: Để diễn tả nét đẹp hài hòa giữa người và ngựa tạo nên tác phong của Kim Trọng, thi hào Nguyễn Du đã viết: 
“Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”

Hoặc:
Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo

Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

 
Kim Trọng cưỡi ngựa đeo chuông, Từ Hải đeo gươm trên lưng ngựa chiến oai hùng, còn Sở Khanh thì quất ngựa truy phong, cũng là ngựa nhưng tính cách rất khác nhau, thật là lý thú.
 
Bài Đi Chơi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp mà sau này Trần Văn Khê phổ nhạc cũng có hình ảnh rất thơ mộng: “Thầy theo sau cưỡi ngựa”. Trong bài Mỏi Mòn theo lối vấn đáp của của Thanh Tịnh cũng nói tới ngựa: “Có bóng tình quân muôn dặm ruổi, Ngựa hồng tung bụi cõi xa mơ” Gần đây trong bài Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười của Trần Trung Đạo cũng có lời thơ thật đẹp: “Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê”.
 
Về tiểu thuyết thì cũng nên nhắc tới chuyện dài “Vết thù hằn trên lưng ngựa hoang” của nhà văn Duyên Anh, đã được làm thành phim, hay cuốn “Ngựa chứng trong sân trường” cũng của Duyên Anh, rồi tập chuyện “Ngựa nản chân bon” của Nguyễn Mộng Giác… Hồi bé tôi có xem cuốn “Chuyến xe thổ mộ” của Bích Thủy và “Thần Mã” của Hoàng Đăng Cấp do Tuổi Hoa xuất bản. Nhớ lại cái thời học sinh mê đọc sách, mê đọc tiểu thuyết… dù thức khuya bị mắng vẫn không sợ, thấy thật vui. Tuổi trẻ bây giờ hình như không thích đọc sách nữa, chúng mê phim ảnh, mê trò chơi điện tử hơn.
 
Về âm nhạc, ngựa đã xuất hiện trong rất nhiều bài nhạc Việt. Như phần đầu bài, tôi đã nhắc tới các bài hát quen thuộc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Dân ca, Lê Uyên Phương… mà có lẽ ai cũng biết, không cần phải ghi chú. Tôi có anh bạn rất thích bài Đạo Ca 3 thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc. Anh nghe đi nghe lại nhiều lần rồi ghen tức với họ Phạm. Tôi tưởng anh ghen vì nghe nói vợ cả của Phạm Thiên Thư rất đặc biệt, tự tay cưới vợ lẽ cho chồng, nhưng anh bảo không phải. Anh tức vì Phạm Thiên Thư đã quá may mắn trong vai chàng dũng sĩ cỡi con ngựa vàng, mà cuối cùng ngựa vàng đã hóa thân thành người yêu, trong khi anh thì ngược lại, người yêu đang là người lại hóa thành ngựa! Thấy tôi vẫn tối tăm không hiểu anh giải thích rằng lúc mới cưới, vợ anh là cô gái đáng yêu làm sao, nhưng sau này lúc nào nàng cũng hí, cũng la hét, phi thật nhanh đi … shopping xài tiền, lại thích trang điểm sexy, điệu đà nhìn rất “ngựa”, không từ người hóa ngựa là gì! (Xin lỗi các chị, tôi chỉ lập lại lời anh than thở, và không chịu trách nhiệm về sự so sánh của anh!) Trong Rong Ca 9 của Phạm Duy cũng có bài Ngựa Hồng khá nổi tiếng, rồi bài Vó Ngựa Giang Hồ của Lê Mộng Nguyễn, Ngẫu Hứng Ngựa Ô của Trần Tiến… Trong bài Ghé Bến Sàigòn, nhạc sĩ Văn Phụng đã miêu tả “Ngựa xe như nước rộn ràng” hoặc trong bài Sàigòn của Y Vân: “Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau”… Thế nhưng người nhắc tới ngựa nhiều nhất trong nhạc có lẽ là Trịnh Công Sơn, với những câu như: “Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương… Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần … Ngựa hí vang đường xa, vọng suốt đất trời kia … Đời vẽ tôi tên mục đồng, rồi vẽ thêm con ngựa hồng”… Tôi vẫn tiếc cho tài sáng tác âm nhạc của họ Trịnh, nếu anh không bị chủ nghĩa Cộng Sản làm lầm lạc thì hay biết mấy. Ngoài ra, một người bạn đã nhắc tôi nếu viết về ngựa trong âm nhạc, đừng quên nói tới câu “Em tan trường về, anh theo Ngọ về”, tôi không biết có thích hợp hay không, dù rất có thể cô Hoàng Thị Ngọ này sanh vào năm ngựa.


Con Shareef Dancer

 
Rất nhiều nhà điêu khắc, họa sĩ nổi tiếng đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa in trên sách báo, trưng bày các viện bảo tàng, đền đài, lăng tẩm… Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều có tượng danh nhân ngồi trên lưng ngựa đặt trang trọng ở các quảng trường, công viên hay trong những lâu đài. Tượng ngựa đá tạc nơi sườn núi Stone ở Mỹ, tượng ngựa Zizeka ở Czech là hai bức tượng công phu nhất thế giới. Được nhắc tới nhiều là nghệ sĩ Albert (Đức) chuyên khắc ngựa trên gỗ, Reni (ltalia) chỉ vẽ ngựa trên tường, Jerico (Pháp) chuyên vẽ ngựa đua, ngựa chiến. Họa sĩ Trung Hoa Từ Bi Hồng đã vẽ hàng trăm bức tranh ngựa với tư thế khác nhau rất sinh động, tranh ngựa của ông có mặt ở khắp nơi kể cả các nước Âu Mỹ, cho thấy loài ngựa rất được yêu quý. Riêng các bức tranh “Mã đáo thành công” thường được tặng cho những ai mới khai trương cửa tiệm hoặc để chúc thuận lợi cho người lập công danh trên quân trường. Hình ngựa cũng được vẽ làm tem thư khắp nơi trên thế giới.
 
Ngựa được dùng trong giao thông liên lạc, khi săn bắn kể cả thay trâu bò cày ruộng. Phi nước đại là cách vận chuyển rất nhanh của ngựa, kỷ lục chạy nhanh nhất của ngựa ở cự ly 150 mét là 66 km một giờ. Giống ngựa Ả Rập có thể chạy liên tục 250 km suốt ngày đêm trong những điều kiện khó khăn. Ngựa còn được huấn luyện biểu diễn trong các gánh xiệc. Ngựa có thể nhảy theo điệu nhạc, đi bằng hai chân sau, đứng thẳng bằng hai chân trước, khéo léo đi trên một quả cầu lớn mà không ngã hay mạnh dạn nhảy qua vòng lửa.


Con ngựa Annihilator

 
Nói chuyện ngựa thì cũng nên nhắc tới giống bọ ngựa hay còn gọi là ngựa trời, dù bé nhỏ mỏng manh nhưng con cái có gan ăn thịt con đực sau khi giao cấu xong, lý do là cần chất bổ trong lúc bụng mang dạ chửa. Một số phụ nữ Việt Nam bị “trọng nam khinh nữ”, bị các ông “đì”, kiếp sau đầu thai làm bọ ngựa cái coi bộ có lý à nhe!
 
Con ngựa với chiều cao hơn 2 mét Luscombe Nodram đã đạt kỷ lục ngựa cao nhất thế giới. Nó thuộc giống ngựa Shire và nặng gấp 3 lần trọng lượng của các con ngựa thông thường. Chú ngựa khổng lồ này đã cùng cô chủ Jane Greenman đến tham dự các show biểu diễn ngựa Sydney Royal Easter ở Brisbane và Melbourne, Úc. Hiện trên thế giới giống ngựa Shire chỉ còn gần 2000 con, có nguy cơ tuyệt chủng.
 
Con ngựa mắc nhất cũng nên nói tới là con Shareef Dancer, giá 40 triệu đô Mỹ nhờ đua 5 lần đã thắng giải nhất 3 lần và một lần hạng nhì. Chú ngựa Annihilator đứng hạng nhì với giá 19 triệu, kế tới là con Green Monkey với giá 16 triệu đô Mỹ khi chú vừa tròn 2 tuổi.
 
Con ngựa nhỏ nhất thế giới tên là Einstein, khi sanh ra nặng chưa đến 3 ký và cao chỉ khoảng 35 cm. Chú ngựa nhỏ nhì tên Thumbelina, khi 7 tuổi cao 43 cm và nặng 26 ký, nó sống chỉ 17 năm vì nhỏ con. Quả vậy, nhỏ con coi bộ khó sống dai, bằng chứng là mấy ông Tây ông Mỹ bự con sống thọ và sung sướng hơn dân An-na-mít ta nhiều.


Chú ngựa Einstein

 
Suốt hơn 150 năm, bất kể mưa hay nắng vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng Mười Một, hàng trăm ngàn người đã hội tụ tại trường đua Flemington để theo dõi Melbourne Cup. Hàng triệu người trên thế giới cũng theo dõi cuộc đua này qua truyền hình, đài phát thanh. Melbourne Cup bắt đầu từ năm 1861, từ từ trở thành ngành kinh doanh lớn tại Úc với giải thưởng vào khoảng năm triệu đô Úc. Chú ngựa mang tên Archer là nhà vô địch đầu tiên và đã phải đi 800 cây số từ Nowra, New South Wales đến trường đua để ứng thí. Tuy nhiên, con ngựa nổi tiếng nhất Melbourne lại là Phar Lap. Cái tên Thái Lan này có nghĩa là tia chớp và điều đó cũng rất đúng. Phar Lap đã thắng 37 trên 51 cuộc đua mà nó tham dự. Nghe đồn rằng nó bị đầu độc nên chết vào năm 1932. Cơ thể của nó được trưng bày tại ba viện bảo tàng khác nhau: Bộ da của Phar Lap được để tại Melbourne, bộ xương thì ở New Zealand và trái tim thì chưng bày tại Canberra. Người Úc vẫn ví von có trái tim như Phar Lap bởi trái tim của nó to gấp đôi bình thường. Các chị có mong quý ông tim to như thế không? Tôi cũng hơi ngần ngại, tim to 9, 10 lỗ mà lại chứa hình ảnh các phụ nữ khác thay vì tha nhân, vợ con thì chẳng thà tim nhỏ còn tốt hơn, các chị nhỉ? Ngựa muốn tham dự Melbourne Cup phải từ ba tuổi trở lên, trọng lượng tối thiểu 49 ký. Có hàng trăm chú ngựa được đề cử tham gia mỗi năm nhưng cuối cùng chỉ 24 con được chọn ra thi. Melbourne Cup là sự tự hào của người Úc, không chỉ bởi giải thưởng lớn mà còn hội tụ tính chất đặc sắc của một lễ hội truyền thống có giá trị văn hóa.


Chú ngựa nhồi bông

 
Hội đua ngựa Sài gòn ra đời từ năm 1893, do một nhóm sĩ quan Pháp, chủ đồn điền, thương gia thành lập. Trường đua Phú Thọ ra đời năm 1932. Tại trường đua Phú Thọ Saigon, con ngựa nổi tiếng tên là Thoại Lan. Trong các năm 1970-1972, Thoại Lan gần như không có đối thủ lúc nào cũng về nhất.
 
Một cô ngựa nữa mà nhiều người biết đến là Makybe Diva. Diva là con ngựa duy nhất giành ba giải vô địch của Melbourne Cup vào các năm 2003, 2004 và 2005. Một bức tượng bằng đồng của Makybe Diva đã được tạc tại vùng quê của chủ nó tại thị trấn Port Lincoln miền Nam Úc. Con của Makybe Diva đã được trả năm triệu đô-la Úc bởi vì người ta hy vọng rằng nó sẽ thành một con ngựa nòi và sẽ về nhất như mẹ nó sau này. Viết tới đây tôi chợt nghĩ tới một nhóm nhỏ ở Montreal cùng với Toronto, Canada đã được thành lập để tạo học bỗng, giúp phương tiện cho con của các nhà dân chủ Việt Nam bị chết, bị cầm tù được có cơ hội học hành, vươn lên. Thật thế, ngoại trừ lý do nhân đạo mà mình cần giúp các cháu, những đứa con khốn khổ này biết đâu sẽ mang dòng máu bất khuất của cha mẹ, tương lai sẽ là nhân tài cho đất nước.


Quần áo cho ngựa

 
Chiếc váy ngắn “mini-ríp” cũng được bắt nguồn từ cuộc đua ngựa. Vào năm 1965, cô người mẫu nước Anh Jean Shrimpton đã làm nhiều người chú ý khi cô mặc một chiếc váy trắng rất ngắn đến xem Melbourne Cup. Lúc đó chiếc váy này đã gây phản cảm và bị cho là quá hở hang. Tuy nhiên cơn sốc cũng qua nhanh và váy ngắn đã được nhiều cô khác bắt chước mặc, riết rồi cũng quen mắt. Ngày nay, người đến xem đua ngựa cũng mặc đủ thứ trang phục từ cổ điển với mũ hay nơ kẹp trên đầu, đến các mốt mới kể cả các trang phục lạ mắt quái đản. Thật là một ngày hội tưng bừng không chỉ cho ngựa, cho dân đánh cá ngựa mà còn cho mọi người phô diễn thời trang. Người tới trường đua có khi không để xem ngựa, mà để ngắm người, khoe xem ai ăn mặc tóc tai “ngầu” hơn ai!
 
Theo tài liệu của Liên đoàn đua ngựa thế giới IFHA, tổng thu hàng năm của kỹ nghệ cờ bạc qua các cuộc đua ngựa lên đến gần 120 tỉ đô và riêng tại Mỹ là 14 tỉ. Các vụ cá ngựa chỉ riêng trong hai tuần tại Kentucky Derby đã lên đến hơn 100 triệu đô, tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm. Cá độ qua đua ngựa là môn cờ bạc hợp pháp, có luật lệ đàng hoàng. Người ta có thể đánh cá nho nhỏ khoảng 10 đô lên đến hàng chục ngàn, không những mua độ trực tiếp tại các trường đua, ta còn có thể bắt độ các cuộc đua khắp thế giới nhờ máy điện toán (off-track betting-OTB), hay chơi game đua ngựa điện tử. Nhưng như các môn cờ bạc khác, đây cũng là cách làm tán gia bại sản cho nhiều người. Xem ra rất dễ ăn nhưng cũng rất dễ phải nhảy lầu tự tử vì thua cá! Tôi cũng nhớ người bạn xưa, hồi đó anh mê đua ngựa bằng máy game đặt tại các quán cafe. Anh thua cháy túi, lấy luôn cả tiền thuê nhà đem đi cúng … ngựa, cô vợ nhất định đòi ly dị. Chúng tôi lúc đó thương bạn, nhất là hai đứa bé nên đứng ra xin dùm và cho anh mượn 1 tháng tiền nhà để vợ con không bị đuổi ra khỏi chung cư, anh hứa bỏ đua ngựa làm lại cuộc đời, nhưng không được bao lâu. Căn bệnh ghiền đã thấm vào máu anh nên rốt cuộc họ vẫn ly dị và chúng tôi mất toi tiền cho mượn! Thật ra thì người ta không phải chỉ chơi cá ngựa, mà còn đánh cá tất cả các cuộc thi đá banh, bóng rổ, boxing… Ngay cả vị nào sẽ được bầu lên chức Đức Giáo Hoàng hoặc cô Kate vợ hoàng tử Anh sẽ sanh trai hay gái mà người ta còn đem ra cá độ, thì chuyện gì khác mà người ta không đánh cuộc!
 
Nếu bạn nằm mơ thấy ngựa và muốn đánh số đề thì mua số 12 – 52 – 92. Trò chơi “Cờ cá ngựa” gồm bàn cờ, hột xí ngầu và các chú ngựa chờ vào “chuồng” để thắng cuộc cũng như các games ngựa của người tây phưong cũng rất thu hút.
 
Thịt ngựa rẻ hơn thịt bò, nên thỉnh thoảng người ta cũng trộn thịt ngựa vào thịt bò bán rồi bị khám phá, chẳng hạn cơ quan An toàn thực phẩm Anh (FAS) đã phát hiện sản phẩm thịt bò xay đông lạnh nhãn hiệu Findus (Thụy Điển) và Tesco (Anh) với tỉ lệ trên 60% là thịt ngựa. Tesco đã phải xin lỗi và thu hồi các sản phẩm “bị lỗi”. Sản phẩm Lasagne Beef của hãng Findus cũng bị phát hiện có chứa phần lớn thịt ngựa. Thế mới biết làm cái gì gian cũng có thể bị lộ tẩy không dấu lâu được, chỉ có tại các nước Cộng sản là sự thật bị bưng bít không tỏ lộ ra được thôi! Riêng xứ Mít ta lại có món độc đáo là tiết canh ngựa, nhưng báo có đăng tin một số người ở Lào Cai đã bị ngộ độc do ăn món huyết ngựa sống này. À, sẵn nhắc tới tiết canh tôi mới nhớ, hôm đó chúng tôi và mấy người bạn làm tiết canh vịt, các anh cá nếu tôi dám ăn một dĩa sẽ “chung” $200 đô Canada, tôi thích tiền quá nhưng chịu thua, bạn có tiếc dùm tôi không?
 
Một chuyện cũng khá thú vị là ngựa được dùng để dẫn đường cho người mù thay vì chó. Mona Ramouni – một cô gái mù sống tại Michigan – Mỹ, không nuôi chó dẫn đường vì cô theo đạo Hồi, cho rằng chó là một loài vật mang lại sự ô uế. Thế nên cô đã nhờ chú ngựa nhỏ dẫn đường, chú ngựa này được huấn luyện ngoài việc dẫn đường rất tốt, khi cần còn cho Ramouni cỡi đi chơi, hơn cả chó vì không cỡi chó đi công chuyện được!
 
Cô Sarah Butler sống tại Yorkshire, nước Anh cũng nổi tiếng vì có bộ sưu tập đặc biệt với hơn 1000 chú ngựa nhồi bông làm đồ chơi. Tôi cũng rất thích các con thú nhồi bông, nhưng tính đủ các con gấu, chó, mèo mình có được chỉ khoảng 100 con, đa số là do mấy đứa cháu lớn rồi không thèm chơi nữa đem cho bác, cho mợ, chừng nào mới tạo được “record” đây!?
 
Bình thường chúng ta hay thấy chó và mèo được cho mặc quần áo, nhưng cũng không ít người đã cho ngựa mặc những bộ trang phục rất đẹp và mắc tiền. Rõ khổ, người dân nước tôi nghèo đói rách rưới, thiếu ăn thiếu mặc trong khi ở xứ Tự Do người ta tốn không biết bao nhiêu tiền may mặc cho thú vật.


Ngựa gỗ Bigger Bertie

 
Nói về gây giống, chú ngựa Alflora của ông Peter Hockenhull ở Shrophire đã lập kỷ lục ngựa giống sản xuất nhiều con cháu nhất nước Anh. Trong “sự nghiệp” 16 năm, Alflora đã phối giống sản xuất tổng cộng 1331 con, với giá 3000 bảng Anh một lần. Được biết, mặc dù đã bước sang tuổi 23 nhưng chú ngựa này vẫn rất khỏe đem nhiều lợi nhuận cho chủ. Song le, kỷ lục của Alflora đang bị thách thức bởi những chú ngựa đua trẻ trung và khỏe mạnh khác như con ngựa Fair, 14 tuổi, đã giành chiến thắng ở lễ hội Cheltenham phối giống tạo ra 150 con trong năm và còn nhiều nữa.
 
Chú ngựa thông minh nhất thế giới tên là Lukas. Lukas đã được sách Kỷ lục Guinness công nhận về khả năng biết đếm, biết phân biệt chính xác 19 con số.
 
Mới đây, một tác phẩm điêu khắc được thực hiện bởi nghệ sĩ Tone Dew, East Yorkshire nước Anh đã được nổi tiếng vì ông đã dành hơn 1 năm để tạc chú ngựa gỗ xinh đẹp và khổng lồ. Rồi tới chú ngựa gỗ cho trẻ em cỡi tên là Bigger Bertie, cao 5m, nặng 2 tấn với danh hiệu ngựa đồ chơi lớn nhất thế giới.
 
Nếu có đến Nam Úc, bạn hãy đi thăm con ngựa gỗ cách Adelaide khoảng 40 cây số ở phố Gumeracha, được mệnh danh là con ngựa lớn nhất thế giới cao bằng một căn nhà lầu 3 tầng.


Ngựa ở Gumeracha, Úc

 
Con ngựa của Denys d’Argos tuy rất đẹp nhưng chỉ là ngựa trong tranh. Tương truyền D’Argos vẽ bức tranh ngựa này giống đến nỗi có một đàn ngựa thật trông thấy đâm ra mê mẩn, bứt đứt dây cương xô đến làm bức tranh chút nữa bị phá hỏng.
Thôi nãy giờ dông dài đã nhiều, cảm ơn bạn đã cùng tôi dong ruỗi trên xe ngựa từ Đông sang Tây, từ cổ sang kim, tôi xin “dừng bước giang hồ” tạm kết thúc ở đây. Chúng ta rời “chuyến xe thổ mộ” ghé vào chợ Tết mua cành mai, vài cái bánh chưng chuẩn bị ăn Tết nhé.
 
Vâng, ngày Xuân gần kề, dù “kiêng” không muốn nhắc tới chuyện buồn, nhưng lòng tôi vẫn vấn vương khi nghĩ tới đại đa số người dân Việt thế kỷ thứ 21 mà vẫn lầm than trong kiếp “trâu ngựa” nghèo khổ. Tại hải ngoại thì vật chất có thể tốt hơn, nhưng nghĩ tới kiếp lưu vong xa nhà mà Từ Công Phụng trong bài Như Chiếc Que Diêm đã than: “Xót dùm cho tấm thân ta ngựa bầy đã xa”, lòng tôi cũng chùng xuống. Dù sao tôi cũng thân chúc tất cả trong năm mới này sẽ có những tâm tình mới, tích cực vươn lên để hạnh phúc hơn. Chúc bạn nguyên năm giữ được miệng lưỡi luôn nói lời chân thành, uy tín vì “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” – một lời đã nói ra, bốn ngựa phi theo không kịp. Chúc bạn có những thay đổi mới, đừng như “Ngựa quen đường cũ”, “Ngựa non háu đá” nhưng “Thẳng như ruột ngựa” và luôn trọn tình trọn nghĩa như câu: “Khuyển, Mã chí tình”.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bộ sấm ký đã có câu: “Mã đề dương cước anh hùng tận, Thân Dậu niên lai kiến thái bình”. Năm nay lại là năm Ngựa, chúng ta thử kiểm nghiệm xem sao. Cầu xin ơn Trên cho bọn chóp bu nhà nước, bọn công an “đầu trâu mặt ngựa” ác với dân, hèn với giặc sớm bị loại bỏ để người dân Việt được hưởng mùi Tự Do No Ấm thật sự. Riêng bạn sẽ giữ vững dây cương trên cuộc hành trình tìm hạnh phúc, và khi tìm được rồi sẽ biết cách nắm giữ để san sẻ hạnh phúc của mình với người chung quanh.
 
Nguyễn Ngọc Duy Hân
http://duyhantrinhtayninh.blogspot.ca/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.01.2014 21:54:42 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.01.2014 21:27:48
0
Ngựa Phi Đường Xa - Lê Yên
Hợp ca Thăng Long
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=DHIx7ZnFbIY[/YouTube]

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.01.2014 21:35:58
0
Năm Ngọ, nói chuyện ngựa


Kha Lăng Đa




Năm nay là năm Ngọ, tức năm con ngựa. Ngọ là con Giáp thứ 7 trong 12 con Giáp, kết hợp với chữ Giáp đứng đầu 10 Thiên Can thành năm Giáp Ngọ. 

SINH HỌC TỔNG QUÁT VỀ NGỰA

Ngựa được nuôi bởi con người, được nhận dạng, phân loại bởi hình dáng và màu lông. Tầm vóc ngựa đua cao khoảng 14 tới 16 gang tay, nặng từ 400 tới 500 kg. Ngựa nhỏ nhất là ngựa Falbella cao khoảng 48 cm (19 inches) hoặc thấp hơn 5 gang tay và chỉ nặng 14 kg (30 pounds). Ngựa to nhất là ngựa Belgian cao 1 met 8 (6 feet) hoặc 18 gang tay, nặng 1.450 kg.

Ngựa có lông, bờm và đuôi dài. Lông ngựa mọc dày vào mùa Đông và rụng vào mùa Xuân. Những màu lông ngựa là đen, nâu, xám, màu kem, vàng và trắng. Bờm và đuôi ngựa có thể khác màu với màu lông ngựa. Mắt ngựa to nhứt trong loài động vật và lồi nên ngựa nhìn thấy xuyên suốt từ trước ra đàng sau. Ngựa có thể nhìn ban đêm thật rõ. Ngựa có sự khó khăn về nhận thức màu sắc. Nó phân biệt được màu đỏ và màu xanh nhưng không phân biệt được màu xanh dương và bóng xám.

Ngựa có hàm răng mạnh khoẻ. Ngựa đực thường có 40 răng, ngựa cái 36 răng. Giữa răng cửa và răng hàm đàng sau là một khoảng trống nên người ta lợi dụng nơi đó để dặt hàm thiếc. Ngựa có thể đóng kín mũi lại để tránh gió bụi. Đôi tai to lớn của ngựa có thể chuyển động để định hướng, thu nhận âm thanh.

Chân ngựa với khớp xương có sự cấu tạo đăc biệt nên nó chạy rất nhanh. Tốc độ tối đa của ngựa là 70 cây số/giờ (45 miles/hr)

Khi ngựa trưởng thành từ 1 tuổi trở lên, có thể kết bạn. Chu kỳ chấp nhận sự giao phối của ngựa cái là 21 ngày, nhứt là ở 5 ngày đầu. Chu kỳ nầy ngưng vào mùa Đông. Mùa Xuân là mùa ngựa sinh sản.

Ngựa sống liên kết và có sự cư xử hòa nhã với nhau để tránh sự tranh giành ăn, uống và tranh giành giao phối với ngựa cái. Chúng liên lạc với nhau bằng điệu bộ thể lý hơn là những âm thanh, thí dụ khi ngựa vảnh tai lại đàng sau là ra hiệu sự phản đối.

NGUỒN GỐC VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA GIỐNG NGỰA

Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.

Khoảng 700 năm sau Tây Lịch, nhà tiên tri Mohammed tin tưởng mình là truyền nhân của đáng Allah đã đi rao giảng đạo Hồi bằng cách chỉ huy đoàn kỵ mã Ả-Rập dẫm nát Châu Âu. Kẻ bại trận phải chọn con đường theo Allah hay là chết. Đế quốc nầy mở rộng tới bờ Địa Trung Hải, sang Phi Châu, bao gồm cả Tây Ban Nha. Trước khi đế quốc nầy sụp đô, Tây Ban Nha đã bị cai trị hàng trăm nam. Do đó, ngựa Ả-Rập pha giống ngựa Tây Ban Nha thành một giống ngựa tốt và là tổ tiên của ngựa Châu Mỹ.

Mấy trăm năm sau, Thành Cát Tư Hãn kéo rốc cả bộ lạc với kỵ binh chiếm gần hết nước Trung Hoa, Tây Hạ, Triều Tiên, Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ và một phần đất nước Nga Sô. Quân Mông có tài cưỡi ngựa cả ngày không biết mệt mỏi lại hung bạo, hiếu sát. Vó ngựa của kỵ binh Mông Cổ tới đâu. cỏ cũng không mọc nổi! Chúng gieo rắc tang thương khắp cõi Á sang Âu. Nhưng, hai làn sang xâm chiếm nước ta đều bị thảm bại vao đời nhà Trần (Trần Nhân Tông).

Sự lai giống ngựa theo sự bành trướng của đế quốc Hồi Giáo và Mông Cổ lan tràn khắp thế giới, trong đó ngựa Ả-Rập lai giống ngựa Tây Ban Nha, được gây giống ở các nước châu Âu, còn ngựa Mông Cổ thì được gây giống ở Á Châu.

Năm 1518, môt người Tây Ban Nha tên Don Hermando Cortés dẫn môt đoàn kỵ binh gôm 16 con ngựa đổ bộ lên Mexico tìm vàng. Nước Mỹ thời đó chưa có ngựa nên dân da đỏ thấy kỵ binh của Tây Ban Nha xuất hiên (nhìn xa như con vật 4 chân lại có đầu người) nên sợ hãi, bỏ chạy, mặc dù quân số đông gấp bội mà phải đầu hàng. Sau nầy, dân da đỏ học lóm cách cưỡi ngựa của Tây Ban Nha để săn bán và đánh trận, chống lại người da trắng. Sau nhiều trận đánh, người Mỹ thấy ngựa là chiến vật lợi hại của người da đỏ nên Đại tá Ronard Mckenzie đã nhận lệnh, chỉ huy đoàn kỵ binh thứ 4 đã thảm sát toàn bộ lạc Kiowas và 1.400 con ngựa!

Sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, vào khoảng thế kỷ 16, di dân Tây Ban Nha không chịu nổi sự khắc nghiệt khí hậu của vùng đất mới nên rút toàn bộ về nước, bỏ lại tất cả gia súc, trong đó có ngựa. Chúng trở thành thú hoang, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, rất nhiều.

Gần một thế kỷ sau, người Châu Âu trở lại Mỹ để khẩn hoang, canh tác thì ngựa đã chạy hàng đàn, có đàn gần cả chục ngàn con.

Năm 1918, nước Mỹ có 29 triệu con ngựa. Năm 1926, số ngựa chỉ còn 3 triệu vì bị ảnh hượng của nền văn minh cơ giới từ thế kỷ 20. Vậy mà cơ lực của xe hơi, máy cày, máy kéo, phi cơ.. kể cả sức tống của phi thuyền không gian đều lấy đơn vị là “Mã lực”. Thì ra dù con người đã văn minh, nhưng vẫn còn hoài niệm về ngựa, cho nên mới có tên “Mustang”cho loại xe thể thao đầu tiên, rồi đến Bronco I (ngựa chưa thuần hoá), Bronco II, rồi “Pinto” (ngựa lang), “Colt” (ngựa tơ).

PHIẾM LUẬN VỀ NGỰA

Người ta thường quan niệm đời người ngắn ngủi như ông Cao Bá Quát đã nói trong bài thơ “Uống rượu tiêu sầu”:

"Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù dù trông thấy cũng nực cười”


Ý nầy cũng giống nhu câu “ Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Bởi vậy mà nhiều người yêu cuồng sống vội để không luyến tiếc khi tuổi đời đã bóng xé về chiều. Các cô, các cậu, các ông, các bà ăn diện bảnh bao, thường bị người đời mỉa mai rằng: “Con ấy, bà ấy,thằng ấy, ông ấy sao mà ngựa quá!”. Những kẻ xấu xa, gian ác thường bị người ta gọi là bọn “Đầu trâu, mặt ngựa!”. Bọn nầy thường hay kết hợp với nhau thành băng nhóm nên người ta phê phán là “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Những người đã phạm tội lỗi, không biết ăn năn cải hối mà vẫn tái phạm, người ta chê rằng: “Ngựa quen đường cũ”. Để trừng trị những kẻ phạm tội ác, ngày xưa ở La Mã có luật hành hình tội nhân bằng “Tứ mã phân thay”. Cách xử tử nầy trông thật khủng khiếp! Sau nầy, thế giới văn minh xet xử tội nhân theo pháp luật rõ ràng và tại các toà án, người ta có làm “Vành móng ngựa”- nơi phạm nhân đứng trước toà thọ án. Vành móng ngựa ngày nay để tượng trưng cho uy lực của pháp luật.

Cổ nhân đã dạy chúng ta trước khi phát ngôn phải uốn lưỡi bảy lần để không nói những lời quá dáng, xúc phạm đến kẻ khác. Lời dạy ấy được gói ghém trong câu: “ Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi theo được). Trong xã hội loài người, có nhiều lời khuyên của cổ nhân hãy biết yêu thương nhau, trong đó có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, để cho con người biết sớt chia vui buồn, gian khổ ... cùng nhau.

Trong những cuộc tranh đua về thể thao hay trên các lãnh vực khác, những người tưởng rằng sẽ thua nhưng rốt cuộc lại thắng, người ta cho đó là “Ngựa về ngược”. Những người lòng dạ trung trực, ngay thẳng người ta thường ví “Thẳng như ruột ngựa”. (Ruột ngựa dài 22m, có một khoảng gọi là manh tràng là một túi kín đáy, dài 1m, đường kính 0,20m co thể chứa 30 lít thức ăn. Manh tràng có nhiều vi khuẩn với nhiệm vụ làm lên men thức ăn làm cho sự tiêu hoá dễ dàng. Manh tràng là khúc ruột thẳng cho nên người ta nói: “thẳng như ruột ngựa”).

Theo những thầy tướng số thì những nàng “cuời như ngựa hí” là những nàng..rất dâm! Những anh trẻ tuổi tánh tình bốc đồng, tự cao, tự đại lại háo thắng, hay công kích kẻ khác, bị người đời cho rằng “Ngựa non háu đá. Thường trong số những người tài giỏi, có người hay có tật nầy tật nọ, hay trở chứng bất ngờ cho nên người ta nói: “Ngựa hay lắm tật” hay là “ Ngựa chứng ngựa hay. Khi bị công kích, bị giáng những đòn cân não quá đau đớn, người ta tức tối vô cùng, cái tức ấy được ví: “Tức như bị ngựa đá”, nhứt là khi bị người yêu phản bội.

Những cô nhẹ dạ non lòng thường bị những chàng “Sở Khanh” dụ dỗ rồi nửa chừng chàng “Quất ngựa truy phong” để cho nàng mang nỗi khổ đau của kẻ bị phụ tình. Để ví những gương mặt dài khác thường, người ta dùng câu: “Mặt dài như mặt ngựa’. Để chỉ sự lẻ loi của một người, người ta hay nói kẻ ấy “đơn thân độc mã. Chúng ta sống ở đời nhiều năm tháng mới thấu rõ nhân tình thế thái. Do đó, cổ nhân có câu:

“Trường đồ tri mã lực
Sự cựu kiến nhân tình”


Để nhắc nhở người ta phải thích nghi với hoàn cảnh sống, phải giao hoà tình cảm với người chung quanh, tục ngữ có câu: “Núi dốc khó cho ngựa, người trái tính khó cho người thân. Nếu chúng ta đã nhận được tiếng thơm là người tài giỏi thì phải giữ chữ tín với mọi người, không thay đổi lập trường, lời nói nên tục ngữ có câu: “Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Người ta thường tặng bức tranh “Mã đáo thành công”cho những của hiệu kinh doanh, buôn bán trong ngày khai trương. Câu trên nếu viết đầy đủ gòm có 2 vế đối nhau theo lối văn biền ngẫu: “ Mã đáo thành công, kỳ khai đắc thắng”. Câu trên cũng có thể chúc cầu cho người trên đường lập công danh hay những người sắp ra quân đánh giặc.

Trên chiến trường ngày xưa, những chiến sĩ ngồi trên lưng ngựa thường là bậc trượng phu, khí phách, có “Tinh thần mã thượng”, không đánh người dưới ngựa. Tướng Mã Viện tức Phục Ba Tướng Quân đã bộc lộ chí khí nam nhi qua câu nói: “Đại trượng phu nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn chớ không chết trên giường nhi nữ”. Người xưa ca tụng những người có chí lớn, ngồi trên yên ngựa nên có câu : “Mã thượng đắc thiên hạ”, nghĩa là ngồi trên lưng ngựa để giành được thiên hạ.

Lời nói của Mã Viện khiến người viết nhớ đến chuyện “Thượng Mã Phong”. Từ ngữ nầy nhằm nhắc nhở các “đấng trượng phu” coi chừng bị “đứt bóng” thình lình ở chốn.. phòng the vì chứng “Thượng Mã Phong”. Đó là chứng bệnh chết trên ..thân thể ngọc ngà của giai nhân (chớ không phải chết trên lưng ngựa ở chiến trường) vì chàng quá “happy” tuôn hết “hồ lô”sinh khí (không đóng nắp). Để chữa chứng bệnh nầy chỉ cần lấy vật bén nhọn như “cái trâm em cài” đâm vào đầu xương cụt cho chảy máu thì cứu được chàng, nhưng phải giữ nguyên vị trí cũ. Đừng hốt hoảng mà hất chàng “té xuống ngựa” sẽ không cứu được!


HÌNH ẢNH CON NGỰA TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Qua những tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, hình ảnh con ngựa được lồng vào cho nhiều cảnh huống khác nhau rất sinh động. Trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm”, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn do Bà Đoàn Thị Điẻm dịch sang chữ Nôm, hình ảnh chàng trai xếp bút nghiên theo việc đao cung được diễn tả như sau:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giả nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió Thu

. . . . . . . . . . . . .

Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chành sắc trắng như là tuyết in.

. . . . . . . . . .

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

. . . . . . .

Tiếng nhạc ngựa lần xen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.


Lúc chàng trai hào kiệt làm người chinh phu đi chiến đấu ở phương xa, hình ảnh con ngựa luôn gắn bó với chàng:

Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon,
Ôm yên, gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát tráng, ngủ cồn rêu xanh.

. . . . . . . . .

Tưởng chàng trãi nhiều bề nắn nỏ,
Ba thước gươm, một cổ nhung yên,
Xông pha gió bãi trăng ngàn,
Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành.

. . . . . . . . . . .

Chàng ruỗi ngựa dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in,
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.


Trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã vẽ hình ảnh chàng Kim Trọng mặc áo xanh, cưỡi ngựa bạch đi du ngoạn trong tiết thanh minh rất đẹp:

Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha màu áo, nhuộm non da trời.
. . . . . . . .
Gió chiều như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn trông theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha.


Trong đoạn Thúc Sinh từ giả Kiều để về thăm nhà, tác giả đã diễn tả hình ảnh buổi chia ly trong khung cảnh trời vừa chớm Thu:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.


Lúc Kiều bán mình chuộc cha, nàng nhờ em là Thúy Vân thay mình để nên chuyện tơ duyên với Kim Trọng vì kiếp nầy nàng đã lỗi nguyền với chàng:

Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.


Có một bài thơ nổi tiếng của Thanh Tịnh diễn tả sự mong chờ mòn mỏi của người chinh phụ qua bao tháng năm dài. Nàng nương song của, nhìn xa để tìm bóng ngựa hồng của người chinh phu về, nhưng đau buồn thay khi ngụa về, chiếc yên lại vắng bóng chàng kỵ sĩ. Bài thơ nầy tựa đề là “Mòn mỏi”:

- Em ơi! nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói toả mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruỗi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ

- Xa nhìn trong cõi trời mây
Chị ơi! em thấy một cây liễu buồn

- Bên rừng em hãy lặng nhìn theo
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi
Trên mình ngựa hí, lạc vang reo

- Bên rừng ngọn gió rung cây
Chị ơi! con nhạn lạc bầy kêu sương

- Tên chị ai giao giữa gió chiều
Phải chăng em hởi tiếng chàng kêu
Trên dòng sông lặng em nhìn thử
Có phải chăng người của chị yêu?

- Sóng chiều đưa chiếc thuyền lan
Chị ơi! con sáo gọi ngàn bên sông
Ô kìa bên cõi trời Đông
Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa

- Nầy lặng em ơi! lặng lặng nhìn,
Phải chăng mình ngựa sắc hồng in
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm

- Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi! trên ngựa chiếc yên... vắng người


Ông Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của tác phẩm “Lục Vân Tiên”có làm một bài thơ vịnh con ngựa Tiêu Sương là ngựa quý của vua nhà Lương. bị vua Tống sai người bắt trộm, nhưng ngựa có nghĩa, nhớ cố quốc, nó bỏ ăn cho đến chết. Bài thơ ấy tựa đề là:

Ngựa Tiêu sương

Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu sương,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nở phụ quê hương.


Một điển cố văn học “Ngựa hồ hí gió Bấc, chim Việt đậu cành Nam’, nguyên chữ Hán là:” Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi’, cũng mang ý nghĩa thương nhà nhớ nước như bài thơ trên. Nước Hồ ở phía Bắc nước Trung Hoa có môt loài ngựa quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, mỗi lần nghe hơi gió Bấc thì nó cất tiếng hí vang. Nước Việt ở phía Nam Trung Hoa có một loài chim quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, nó tìm cành cây ở phía Nam mà đậu. Loài vật còn có nghĩa đối với nước non, sao con người lại nở vong ân với Tổ Quốc!

Theo câu nói đầy chí khí hùng anh của Tướng Mã Viện nêu trên phần phiếm luận nên có điển tích văn học là “Mã cách lý thi”( Da ngựa bọc thây). Bài cổ thi tựa đề là “Lương Châu từ” cũng nói lên hào khí của người chiến sĩ sắp lên yên ngựa để xông pha nơi chiến địa:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.


Bài dịch thơ ( của Tô Kiều Ngân ):

Rượu Bồ đào, chén dạ quang,
Mới vừa muốn uống đã vang tiếng tỳ.
Say nằm trận địa, cười chi?
Xưa nay chinh chiến người đi không về.


Thời xưa, những nho sinh theo việc bút nghiên, giồi mài kinh sử, được vợ hiền tần tảo sớm hôm nuôi chàng ăn học với ước mong một ngày chàng đổ đạt hiển vinh “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”.

Ca dao Việt Nam cũng có những câu ca dao mang hình ảnh con ngựa phi:

Rồng chầu xứ Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rể xanh cây mới về.


Trong kho tàng cổ văn Việt Nam, có tác phẩm “Lục súc tranh công” kể chuyện 6 con vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, heo tranh nhau kể công. Đầu tiên, trâu ganh tị với chó, chó cãi lại rồi chó ganh tỵ với ngựa, ngựa ganh tị với dê, dê ganh tị với gà, gà ganh tị với heo. Sau, nhờ chủ nhà giải hòa, sáu con vật cảm thông nhau và con nào cũng an phận làm công việc của con ấy. Xin trích một đoạn ngựa bị trâu, chó công kích nên nổi giận, phản kích: 

. . . . . . . . . . . .

Ngựa nghe nói tím gan, nổ phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
“Ớ nầy nầy, tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa?
Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như tao ai dám phân lê
Tao cũng từng đi quán về quê
Đã ghe trận đánh Nam, dẹp Bắc
Mỏi gối nưng phò xã tắc
Mòn lưng cúi đội vương công
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia
Ông Quan Công sáu ải thoát qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố

. . . . . . . . . . . . . . 

Hai câu thơ của vua Trần Thánh Tông ( tức Thánh Tông Thượng Hoàng vì vua tại ngôi là Trần Nhân Tông) còn ghi chép trong lịch sử khi quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta bị Trần Hưng Đạo với tài điều binh khiển tướng đã phá tan 50 vạn quân thù. Vua Trần Nhân Tông đem bọn tướng giặc bị bắt là Ô Mã Nhi, Phàn Tiêp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đến trước chiêu lăng để làm lễ hiến phù. Thánh Tông Thượng Hoàng hân hoan khi thấy đất nước thái bình và chợt thấy chân của những con ngựa đá trước chiêu lăng bị dính bùn đất như đã xông trận trở về nên cảm hứng đặt 2 câu thơ:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu 


Dịch nôm:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vũng âu vàng


NGỰA TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM

Hình ảnh con ngựa cũng được khai thác rất nhiều trong âm nhạc Việt Nam. Bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam có nhựng bài bản như Lý Ngựa Ô Nam, Lý Ngựa Ô Bắc, Hướng Mã Hồi Thành, Sơn Đông Hướng Mã.. Tân nhạc thì có rất nhiều bài có đề cập tới ngựa như:

- Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( của Ngọc Chánh và Phạm Duy)
- Ngựa Phi Đường Xa ( của Lê Yên )
- Người Kỵ Mã Trong Sương Chiều ( của Văn Sanh )
- Ngẫu Hứng Ngựa Ô ( của Trần Tiến )
- Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng ( tức Đạo Ca 3 của Phạm Thiên Thư và Phạm Duy )
- Ngựa Hồng ( tức Rong Ca 9 của Phạm Duy )
- Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa ( của Lê Uyên Phương )

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa mặc dù tựa đề không mang chữ ngựa như nhạc phẩm:

- Một cõi đi về (...một ngày đầu Thu nghe chân ngựa đi về chốn xa...)
- Dấu chân địa đàng (...ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần...)
- Xa dấu mặt trời (...vó ngựa trên đời hay dấu chim bay...)
- Xin mặt trời ngủ yên (...ôi chinh chiến đã mang theo bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...)
- Phúc âm buồn (...ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây...)

Các nhạc sĩ khác cũng có những nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa như:
- Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú ( của Vũ Đức Sao Biển )
(...ngựa hồng bao năm rồi tìm cuộc vui, sao quanh đời ta còn vọng mãi chút hương xưa ngày thơ ấu...)
- Sài Gòn ( của Y Vân )
(... ngựa xe như ngước trên đường vẫn qua mau...)
- Chinh phụ ca ( của Phạm Duy )
(...ngựa hồng âu yếm bước sang , trên lưng có chàng trai tráng...)
- Ghé bến Sài Gòn ( của Văn Phụng )
(... ngựa xe như nước rộng ràng... ) 
. . . . . . . . . . . . .

NHỮNG CHUYỆN VỀ NGỰA

1- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương và con ngựa sắt.

Đời vua Hùng Vương thứ 6, có giặc Ân hung bạo sang xâm chiếm nước ta, không ai chống nổi. Vua sai sứ đi rao, tìm nhân tài dẹp giặc. Bấy giờ ở làng Phù Đổng (nay thuộc huyện Võ giang, tỉnh Bắc Ninh) có một đứa bé xin đi đánh giặc Ân. Sứ giả về tâu với vua. Vua lấy làm lạ truyền cho đứa bé nhập triều. Đứa bé xin đúc cho một con ngựa sắt và cái roi cũng bằng sắt, Khi ngựa và roi đức xong, đứa bé vươn vai thành người cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên lưng ngựa, cầm roi đi đánh giặc. Sau khi phá tan giặc Ân, người và ngựa đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.

2- Chuyện Tái Ông Thất Mã.

Ở gần cửa ải, có một ông già bị mất một con ngựa. Mọi người đều tỏ ý tiếc cho ông. Ông nói: “Biết đâu đó lại chẳng là điều may mắn!”. It lâu sau, con ngựa ấy dẫn một con ngựa Hồ là loài ngựa tốt về nhà ông. Mọi người đều mừng cho ông già. Ông nói: “ Biết đâu đó chẳng là cái hoạ”.

Đứa con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa Hồ, chẳng may ngựa phi nhanh quá, nó té ngựa và bị què chân. Mọi người lại đến an ủi ông già. Ông ta nói “ Biết đâu đó lại chẳng là phúc lớn”.

Năm sau, quân Hồ tràn vào, trai tráng bị bắt lính, ra trận chết rất nhiều, riêng con trai của ông già bị què chân nên không bị bắt lính.

3- Chuyện bộ xương ngựa đáng giá ngàn vàng.

Năm 318 trước Công Nguyên, nước Yến có loạn. Lợi dụng thời cơ nầy, nước Tề tiến đánh nước Yến, giết chết Yến Vương Khoái. Ít lâu sau, Yến Chiêu Vương lên ngôi. Để thu hồi đất đai bị mất, Yến Chiêu Vương đến nhà Quách Hoè, một hiền giả của nước Yến trước đó để hỏi kế sách thực hiện ý muốn của mình. Quách Hoè thưa rằng:

- Nhà vua nào xây dựng được nghiệp đế là do đã biết coi người hiền là thầy giáo của mình. Nhà vua nào xây dựng được nghiệp vương là do đã coi người hiền là bạn của mình. Nhà vua nào hoàn thành được nghiệp bá là do đã coi người hiền là đại thần, còn vị vua nào không giữ được đất nước của mình là do coi người hiền như kẻ nô dịch của mình. Nếu bệ hạ thực sự muốn nghe lời chỉ bảo của người hiền, cung kính lễ phép, coi họ là thầy thì mọi người hiền trong thiên hạ sẽ quy tụ về nước Yến. Yến Chiêu Vương nói:

- Trẫm thực lòng muốn học tập tất cả mọi người hiền, chỉ có điều không biết trước hết nên gặp gỡ ai là thích hợp nhất? 

Quách Hoè không trực tiếp trả lời câu hỏi của nhà vua mà ông kể cho nhà vua nghe câu chuyện sau đây:

- Đời xưa, có một vị quốc vương đã bỏ ra một ngàn lượng vàng để tìm mua một con thiên lý mã, nhưng 3 năm trôi qua mà vẫn không mua được. Có một vị đại thần tâu xin chịu vất vả vì bệ hạ một chuyến. Sau 3 tháng, vị đại thần tìm được một con thiên lý mã, nhưng nó đã chết!. Ông liền bỏ ra năm trăm lượng vàng để mua bộ xương con ngựa ấy đem về. Vị quốc vương kia giận dữ, quát mắng:

- Ai cho phép nhà ngươi dùng số vàng lớn như vậy của trẫm để mua về một bộ xương ngựa?

Vị đại thần nọ tâu:

- Một con thiên lý mã đã chết mà đã dám mua tới năm trăm lượng vàng, huống hồ chi một con thiên lý mã đang sống thì sẽ mua tới bao nhiêu? Người trong thiên hạ tất nhiên ai nấy đều cho rằng bệ hạ thực sự muốn mua thiên lý mã và nhứt định họ sẽ đem thiên lý mã tới cửa triều đình.

Quả nhiên chưa đầy một năm, nhà vua đã mua được 3 con thiên lý mã vừa ý. Kể xong câu chuyện. Quách Hoè thưa:

- Ngày nay, nếu bệ hạ thực sự muốn cầu tìm người hiền tài làm thầy dạy thì xin hãy bắt đầu từ thảo dân. Ngay đến Quách Hoè tôi, sức hèn, tài mọn mà còn được nhà vua trọng dụng thì những người có tài hơn thảo dân sẽ nghĩ sao? Nhứa định từ nơi xa ngàn dặm họ sẽ vội vàng tìm đến đây thôi!

Yến Chiêu Vương thấy có lý bèn xây cho Quách Hoè một ngôi nhà và thật sự coi ông là thầy dạy.

Câu chuyện lan truyền ra nhiều nơi, rất nhiều người hiền tài từ khắp các nước chung quanh kéo tới gặp Yến Chiêu Vương. Yến Chiêu Vương nhờ dựa vào họ, cuối cùng đánh bại nước Tề, thu hồi được những đất đai bị mất.

4- Con ngựa thành Troy

Hỳ Lạp trong thời thượng cổ, ở mạn Bắc Tiểu Á Tế Á có thành Troy là đô thị giàu có, dân cư đông đúc, Hy Lạp muốn đánh chiếm đã 10 năm mà không được. Tướng Odysseus của Hy Lạp bày mưu làm một con ngựa bằng gỗ rất lớn, rỗng ruột, có bánh xe để di chuyển. Ông cho một toán quân sĩ đục trong bụng ngựa rồi kéo quân, đẩy con ngựa gỗ đến trước cửa thành Troy, giả vờ như muốn khiêu chiến. Trong thành Troy, quân sĩ cũng chuẩn bị phòng thủ. Nhưng, quân Hy Lạp bỗng rút quân, làm như thay đổi ý định không tấn công thành Troy nữa. Họ bỏ lại con ngựa gỗ trước mặt thành.

Quan quân của thành Troy thấy vậy bèn mở cửa thành, đẩy con ngựa gỗ vào thành, mở tiệc ăn mừng..chiến thắng và thu được.. “chiến lợi phẩm”. Đêm ấy quan quân trong thành Troy say vùi trong men rượu. Đến khuya, toán quân trong bụng ngựa gỗ mở nấp, đu dây xuống, giết chết hết lính canh rồi mở của thành cho lực lượng quân Hy Lạp mai phục bên ngoài tràn vào đánh chiếm thành Troy.

LỜI CUỐI CHO CHUYỆN NGỰA

Năm Ngọ nào cũng nghe nhiều người bàn tán 4 câu sấm của ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: 

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề, dương cước, anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình


Không biết 2 câu sấm nầy có ứng nghiệm vào năm Ngọ nầy và năm Thân, năm Dậu kế tiếp hay không? Nếu xét theo tình hình thế giới thì thì hy vọng 2 câu sấm ấy đoán đúng cho năm Giáp Ngọ nầy và năm Bính Thân, năm Đinh Dậu sắp tới. Ở Syria thì nhân dân nổi dậy muốn lật đổ chính quyền hiện tại. Ở Trung Đông thì Iran và Palestine muốn triệt tiêu Do Thái. Do Thái muốn đánh Iran trước khi Iran xài bom nguyên tử. Ở Á Châu thì Trung Quốc chiếm biển đảo của VN. Bắc Hàn đe doạ tấn công Nam Hàn. Nếu thực sự Bắc Hàn dám hành động thì Mỹ sẽ bênh vực Nam Hàn và liên minh của Mỹ sẽ có Ấn Độ, Úc châu. Nhật Bản. Trung Quốc sẽ bênh vực đàn em Bắc Hàn. Nếu Bắc Hàn dùng bom nguyên tử thì Mỹ cũng sẽ trả đũa bằng bom nguyên tử và Trung Quốc sẽ phải di tản số dân khổng lồ ở phần đất sát biên giới Bắc Hàn, kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái đến bi đát. Cộng Sản Việt Nam sẽ không còn chỗ dựa vào quan thầy nữa. Đó là cơ hội cho Dân tộc VN vùng lên lật bạo quyền để đất nước thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng CSVN, xây dựng lại nền Tự Do Dân Chủ, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc sau bao năm chịu thống khổ, lầm than. Đó là niềm hy vọng 4 câu sấm trên sẽ ứng nghiệm như vậy (?)

Kha Lăng Đa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.01.2014 21:38:07 bởi thiên thanh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 28.01.2014 23:49:24
0
Cám ơn bài viết rất hay nhân dịp năm ngọ sắp đến! Đúng là ngựa là đề tài rất hay và thường những tác phẩm nói đến ngựa là những tác phẩm để đời. Bài vết thù trên lưng ngựa hoang hình như lấy cảm hứng từ một tác phẩm cùng tên của nhà văn Duyên Anh thì phải! Sen Đất còn nghe nói con ngựa không giao phối với thế hệ đã sinh ra nó! Sen Đất sẽ mang hoa xuân vào sau nha!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.01.2014 23:52:04 bởi sen dat >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
Re:GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM - 29.01.2014 03:00:20
0
QUÊ HƯƠNG LÀ ĐÙM KHẾ CHUA
NGỰA BÀ NGỰA ÔNG

Đổi vợ: Thú chơi biến thái ở Sài Gòn

Khi ăn nhậu họ tạo lá thăm số từ  đánh 1 đến 8 rồi để các bà bắt trước. Sau đó, các ông bắt thăm được số nào thì trở thành cặp đôi với người phụ nữ mang số đó. Nếu trùng số với vợ mình thì xóa rồi bắt lại.
Trong giới ăn chơi ở TP HCM, lâu nay vẫn râm ran về một vài hội nhóm bí mật có cái tên rất quái gở: Hội đổi vợ... Hội này đang tồn tại ngấm ngầm giữa lòng thành phố, hoạt động thậm thụt, không ồn ào và trở thành mốt sa đọa của một số người.
Trong tiếng Anh, swing có nghĩa là trao đổi quyền ân ái tạm thời, và người tham gia được gọi là swinger. Theo một vài tài liệu nghiên cứu xã hội học thì phong trào swing ra đời từ những năm 50 thế kỷ trước tại Mỹ sau chiến tranh Triều Tiên.
Tài liệu của Hiệp hội Swing NASCA Bắc Mỹ khẳng định, thế chiến thứ hai đã khiến nhiều phụ nữ trẻ có chồng là phi công của Mỹ trở thành góa phụ. Các phi công còn sống sót sau cuộc chiến đã lập một câu lạc bộ giúp đỡ các góa phụ trẻ này từ tình cảm, vật chất đến cả tình dục. Sau chiến tranh Triều Tiên, một số lớn phụ nữ có chồng là phi công bị rơi vào cảnh góa bụa đã gia nhập các câu lạc bộ này. Nữ nhiều, nam ít nên hiện tượng quần hôn xảy ra trong các câu lạc bộ.
Năm 1960, tại Anh, kể từ khi thuốc tránh thai được phát minh, phong trào buông thả tình dục trong giới trẻ bùng phát mạnh. Các nhà sử học gọi giai đoạn này là "Cuộc cách mạng tình dục ở châu Âu". Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ phi công của Mỹ lan sang Anh gặp môi trường "cách mạng tình dục" đã biến nhanh thành phong trào swing sex. Phong trào này được định hình và lan ngược trở lại Mỹ, và được gọi gọn lại là swing.
Phong trào swing dần thoái hóa vì sự kỳ thị của xã hội. Nó chuyển trạng thái sang các loại hình "sinh hoạt thị giác", và các loại tạp chí sex, phim sex bùng nổ. Một số tín đồ swing vẫn ngấm ngầm hoạt động trong vòng bí mật để tránh ánh mắt dè bỉu, kỳ thị của xã hội.
Từ năm 1990, bước nhảy vọt công nghệ Internet đã tạo điều kiện cho phong trào swing trỗi dậy mạnh mẽ. Những lời mời gọi tham gia swing không còn truyền tai chậm chạp nữa mà lan nhanh theo đường truyền Internet mà vẫn đảm bảo bí mật. Kể từ năm 1995, một số nhà kinh doanh đã nắm bắt cơ hội đứng ra mua bán nhu cầu quái gở này và hàng loạt câu lạc bộ swing ra đời ở Mỹ. Năm 2005, John Stossel - một nhà nghiên cứu xã hội học của Mỹ thực hiện một cuộc thăm dò và kết luận có hơn 4 triệu người đã từng tham gia swing.
Hiện, rất nhiều trang mạng của các câu lạc bộ kinh doanh swing ở Mỹ vẫn chào mời khách hàng công khai. Phí của các cuộc sinh hoạt không hề rẻ, thấp nhất là 20.000 USD cho một thẻ sinh hoạt swing trong một năm. Đắt đỏ là vậy nhưng mỗi câu lạc bộ có ít nhất 1.000 cặp đôi tham gia. Giống như các loại hình giải trí khác, swing cũng len lỏi vào xã hội Việt một cách ngấm ngầm.
Rất nhiều topic, diễn đàn sex tiếng Việt kêu gọi lập nhóm swing. Những thành viên đăng ký tham gia đều để lại tuổi, số đo 3 vòng và nick yahoo của hai vợ chồng. Khi thêm những nick này để trò chuyện tìm hiểu, phát hiện đó chỉ là những gã sở khanh tìm thú vui làm tình miễn phí lập nick ảo để thả mồi câu.
Trên trang web của một câu lạc bộ swing vùng LasVegas (Mỹ), một ngày sau khi nhận được đoạn chat và vài dòng giới thiệu, một người trả lời bằng tiếng Việt rất rõ ràng: "Chao ban. Rat tiec la toi dang o My. Neu ban thich, toi se gioi thieu mot nguoi ban cua toi dang sinh song tai Saigon".
Ngay sau khi nghe trình bày lý do gọi điện làm quen, Phi trả lời gọn "Ông nhầm người" rồi tắt máy. Nhưng hôm sau, Phi gọi lại bằng thái độ ân cần vui vẻ, mời đi uống cà phê. Anh ta hẹn ngày 19/8 đi một mình đến gặp vợ chồng Phi tại quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 1, TP HCM). Cạn ly cà phê vẫn chưa thấy Phi đến, bất chợt người ngồi bàn bên cạnh đến mượn bật lửa mồi thuốc. Mồi thuốc xong, anh ta hỏi: "Có phải anh là… không?". Thấy khách gật đầu, anh ta ngồi xuống, nói mình là Phi rồi ngoắc cô gái trẻ ngồi lẻ loi một mình trong góc quán đến ngồi chung bàn. Đó là vợ Phi.
Phi tự giới thiệu mình 38 tuổi và cô vợ tên Ngọc 25 tuổi. Phi tốt nghiệp cử nhân ở Úc và cô vợ tốt nghiệp cử nhân tại Sài Gòn. Phi có vẻ gai góc sành đời bao nhiêu thì cô vợ có vẻ ngây thơ bấy nhiêu. Trong khi Phi liến thoắng trò chuyện thì cô vợ e thẹn, ngại ngùng khép kín. Mọi câu trả lời, cô ta đều chuyển sang cho chồng.
Khi bị hỏi về nhân thân, Phi khuyên: "Với những thành viên đã gia nhập trong hội, tiết lộ thông tin cá nhân như thế là quá nhiều. Quy định cơ bản nhất cho các thành viên trong hội là: Gặp, thấy, làm nhưng không biết". Có nghĩa là, các thành viên gặp gỡ nhau để biết mặt và làm tình chứ không nên tò mò tìm hiểu về nhau. Ai vi phạm, đuổi ngay ra khỏi cuộc chơi và không có cơ hội tái gia nhập.
Phi cho biết, buổi cà phê hôm nay, anh ta có nhiệm vụ kiểm tra "hộ chiếu" trước khi xét duyệt vào hội. "Hộ chiếu" là giấy đăng ký kết hôn của người xin nhập hội. Quy định của hội là, người nào giới thiệu thành viên mới, người đó chịu trách nhiệm kiểm tra "hộ chiếu" và hoàn toàn chịu trách nhiệm về người mới. Đổi lại, người bảo lãnh, giới thiệu được ưu tiên trao đổi vợ với thành viên mới như là một thủ tục "xét tuyển". Bất cứ thành viên mới nào cũng phải vượt qua cửa ải này để chứng tỏ thiện chí. Phi trấn an, chỉ duy nhất một lần người bảo lãnh kiểm tra "hộ chiếu", kiểm tra nhân thân và thủ tục "xét tuyển" người xin vào hội để chống "mọt".
"Mọt là cánh nhà báo, công an hay những kẻ chưa vợ chui vào hàng ngũ. Anh yên tâm, đây là lần duy nhất anh tiết lộ nhân thân. Tụi tôi không lưu giữ thông tin này", Phi giải thích. Và để chứng tỏ đó là quy định chung, Phi chìa ra giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của họ. Sau khi xem bản photo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Phi hỏi thêm vài chi tiết như: Vợ anh có đồng ý tham gia không? Đã từng tham gia swing lần nào chưa? Trình độ học vấn? Đang cư ngụ quận nào? Lý do gia nhập hội? Câu trả lời không cần chi tiết.
Sau khi xem tấm ảnh cô gái mặc đồ tắm được giới thiệu là vợ thành viên mới, ánh mắt Phi như dính cứng vào bức ảnh một lúc, rồi nói như tuyên bố: "Ố khày! Vợ chồng anh được gia nhập. Pass của anh là Con Chim Dễ Thương. Nếu chat online thì chúng tôi gọi anh là conchimdethuongOX. Còn vợ anh là conchimdethuongBX. Anh phải tạo một nick yahoo mới chuyển cho tôi. Nick yahoo không được trùng với pass. Khi nào sinh hoạt, chúng tôi sẽ thông báo cho anh qua mail. Nếu người nhắn tin gọi không đúng pass, anh đừng trả lời. Khi nhận được mail yêu cầu gặp nhau chỗ cũ thì anh phải hiểu chỗ cũ tức là quán cà phê X ở Bàu Cát, Tân Bình. Xem mail xong phải xóa ngay".
Phi cho biết, nhóm swing của mình không phải là duy nhất bởi TP HCM có khoảng 10 nhóm swing hoạt động riêng rẽ. Nhóm của Phi lập từ cuối năm 2009 do một người có pass là Bim Swing OX. Bim Swing OX học thiết kế đồ họa ở Úc về nước năm 2007. Khi còn ở bên đó, Bim Swing có tham gia một câu lạc bộ trao đổi vợ chồng làm tình. Khi về Việt Nam, trong lần đi Vũng Tàu tắm biển, họ quen một cặp vợ chồng ở chung khách sạn. Sau cuộc nhậu làm quen, họ đã trao đổi vợ chồng cho nhau. Sau chuyến đó, hai cặp vợ chồng này rủ rê thêm vài cặp khác tham gia chơi trò này.
Và chuyến sinh hoạt "giao lưu" đầu tiên của họ là một ngày cuối năm 2009 tại Đà Lạt. Hiện giờ nhóm của họ có 8 cặp vợ chồng, trong đó có một cặp chồng Mỹ, vợ Việt. Tuổi của thành viên trẻ nhất là 26 và cao nhất là 40. Tất cả đều có bằng cử nhân ở các chuyên ngành khác nhau.
Họ thường chọn ngày cuối tuần, cuối tháng hẹn nhau tại một khu du lịch để ăn nhậu, trò chuyện. Khi ăn nhậu họ tạo lá thăm đánh số từ 1 đến 8 rồi để các bà bắt trước. Bắt dính số nào thì mang số đó. Sau đó, các ông bắt thăm được số nào thì trở thành cặp đôi với người phụ nữ mang số đó. Nếu trùng số với vợ mình thì xóa rồi bắt lại. Nếu anh 26 tuổi bắt đúng số phụ nữ 40 tuổi thì cũng phải "làm tròn nghĩa vụ" chứ không được từ chối bởi bất cứ lý do gì.
Khi đã chia đôi xong, các cặp dìu nhau vào phòng muốn làm gì thì làm trong 3 giờ. Thời gian kết thúc, chỉ cần phụ nữ than phiền về người đàn ông "chơi không đẹp", thì cặp đôi đó sẽ không còn cơ hội tham gia lần sau.
Do chỉ có 8 cặp trao đổi lòng vòng riết cũng nhàm, nhóm này bàn với nhau tuyển thêm thành viên để có "làn gió mới". Họ đề ra quy định tuyển dụng: Các cặp vợ chồng từ 25 tuổi trở lên 40 tuổi, có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Không phân biệt giai cấp, tầng lớp, sang hèn, nghề nghiệp; Không phân biệt xấu đẹp; Không tiếp nhận các trường hợp chưa xác định giới tính hoặc giới tính không rõ ràng; Không tiếp nhận người không có khả năng hành vi dân sự và độc thân.
Nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt là không tìm hiểu đời tư và số điện thoại của bạn tình; Không quấy rầy, đeo bám, tiếp cận ngoài buổi sinh hoạt; Không quay phim, chụp hình lẫn nhau; Luôn lịch sự, ân cần và thỏa mãn phụ nữ; Không tỏ thái độ ghen, gây sự, đánh nhau; Không tranh giành bạn tình của nhau; Kết thúc một chuyến sinh hoạt, tổng chi phí được phân đều cho các thành viên góp vào chi trả.
Phi khẳng định, trong những chuyến sinh hoạt, chưa từng có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Đang trò chuyện bỗng Phi quay sang nói nhỏ gì đó với cô vợ. Cô ta lắc đầu quầy quậy, mặt đỏ bừng. Phi nháy mắt bảo nhỏ với khách: "Sáng chủ nhật, tụi tôi hẹn nhau cà phê ở đây. Ông cứ đưa bà xã ra đây làm quen với mọi người. Còn bây giờ, nếu hứng, ông gọi bà xã ra đây, tui với ông trao đổi".
nguồn: bài trong nước

Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 17 của 29 trang, bài viết từ 481 đến 510 trên tổng số 867 bài trong đề mục